Bức Thông Điệp Về Giáo Lý Thực Hành Đơn Giản

Bức Thông Điệp Về Giáo Lý Thực Hành Đơn Giản: Tác giả nói: “Chúng ta cần khẳng định rằng kiến thức về giáo lý thực hành (Fiqh) là nguồn kiến thức Islam cần phải được quan tâm hơn hết bởi vì nó là nền tảng cơ sở mà người Muslim dùng để cân đo việc làm và hành động của y, xem hành động đó là Halah hay Haram, việc làm đó đúng hay sai, có giá trị hay không có giá trị nơi Allah? Những người Muslim trong tất cả mọi niên đại đều quan tâm đến kiến thức hiểu biết về điều Halal, Haram, có giá trị, không có giá trị, đúng và sai trong hành động và việc làm dù đó là mối quan hệ giữa họ với Allah hay giữa họ với các bề tôi của Ngài: bà con ruột thịt thân thích hay không phải bà con ruột thịt, kẻ thù hay bạn bè, người có quyền phán xét hay người bị phán xét, người Muslim hay không phải Muslim. Để có được nguồn kiến thức hiểu biết đó thì chỉ có nguồn kiến thức về giáo lý thực hành, một nguồn kiến thức nghiên cứu về hệ thống sắc luật của Allah đối với các hành động của các bầy tôi của Ngài mang tính chất yêu cầu, mang tính chất cho phép lựa chọn hay mang tính chất tùy thuộc vào tình huống và hoàn cảnh....”


Bức Thông Điệp Về
Giáo Lý Thực Hành Đơn Giản
< اللغة الفيتنامية >


Tác giả:
Saaleh bin Ghaa-nim Al-Sadlaan
Giảng viên bộ môn Fiqh (giáo lý thực hành) tại khoa luật Shari’ah trường đại học Imam Muhammad bin Su’ud Al-Islamiyah – thủ đô Riyaadh



Biên dịch: Abu Zaytune Usman Ibrahim
Kiểm thảo: Abu Hisaan Ibnu Ysa

 

رسالة في
الفقه الميسر

        
تأليف
د.صالح بن غانم السدلان
الأستاذ في قسم الفقه في كلية الشريعة بجامعة الإمام محمد بن سعود الإسلامية - الرياض




ترجمة: أبو زيتون عثمان بن إبراهيم
مراجعة: أبو حسان محمد زين بن عيسى

Lời mở đầu

اَلْحَمْدُ لِلَّهِ وَحْدَهُ وَالصَّلَاةُ وَالسَّلَامُ عَلَى مَنْ لَا نَبِيَّ بَعْدَهُ، أَمَّا بَعْدُ:
Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah I, Đấng Duy Nhất; cầu xin bằng an và phúc lành cho vị Nabi, vị mà sau Người không có vị Nabi nào được cử phái đến với nhân loại nữa, ...
Tầm quan trọng của di sản giáo lý thực hành
Chúng ta cần khẳng định rằng kiến thức về giáo lý thực hành (Fiqh) là nguồn kiến thức Islam cần phải được quan tâm hơn hết bởi vì nó là nền tảng cơ sở mà người Muslim dùng để cân đo việc làm và hành động của y, xem hành động đó là Halah hay Haram, việc làm đó đúng hay sai, có giá trị hay không có giá trị nơi Allah I? Những người Muslim trong tất cả mọi niên đại đều quan tâm đến kiến thức hiểu biết về điều Halal, Haram, có giá trị, không có giá trị, đúng và sai trong hành động và việc làm dù đó là mối quan hệ giữa họ với Allah I hay giữa họ với các bề tôi của Ngài: bà con ruột thịt thân thích hay không phải bà con ruột thịt, kẻ thù hay bạn bè, người có quyền phán xét hay người bị phán xét, người Muslim hay không phải Muslim. Để có được nguồn kiến thức hiểu biết đó thì chỉ có nguồn kiến thức về giáo lý thực hành, một nguồn kiến thức nghiên cứu về hệ thống sắc luật của Allah I đối với các hành động của các bầy tôi của Ngài mang tính chất yêu cầu, mang tính chất cho phép lựa chọn hay mang tính chất tùy thuộc vào tình huống và hoàn cảnh.
Cũng giống như bao nguồn kiến thức khác, nguồn kiến thức giáo lý thực hành sẽ được phát triển khi nó được sử dụng và sẽ bị mai một khi nó bị xao lãng.
Nhiều quốc gia Islam đã thay thế những hệ thống luật khác cho sắc luật của Allah I dựa trên quan điểm, tập tục, môi trường sống của họ. Họ đã thích thú và hài lòng với hệ thống luật tự thiết lập của họ để rồi họ gặp phải sự bế tắc và những trở ngại trong cuộc sống. Mặc dù đã có những thay đổi tiếp nối nhau nhưng cuối cùng với sức mạnh nền tảng của hệ thống giáo lý của Allah I thì nó vẫn trụ được một cách kiên cố và bất biến dù trải qua bao niên đại của thời gian; bởi lẽ Allah I luôn giữ cho cộng đồng này vững bước theo sắc lệnh của Ngài.
Mặc dù ta vẫn thấy nhiều cộng đồng Islam không theo đúng hoàn toàn với giáo luật của Allah I nhưng chắc chắn rằng Allah I sẽ luôn khẳng định tôn giáo của Ngài cho dù những người thờ đa thần căm ghét và tìm cách chống phá.
Nguồn kiến thức giáo lý thực hành được hình thành khi nào? Nguyên nhân sự hình thành, đặc điểm và giá trị của nó? Điều gì bắt người Muslim phải hướng tới nó?
Những câu hỏi này sẽ được trình bày rõ ở phần sau đây:
Sự hình thành của nguồn kiến thức giáo lý thực hành đã bắt đầu từ lúc sinh thời của Thiên sứ Muhammad e và dần dần trở nên rõ rệt hơn trong thời của các vị Sahabah. Nguyên nhân nó xuất hiện và hình thành sớm giữa thời đại của các vị Sahabah là do nhu cầu cấp thiết của mọi người về sự hiểu biết các giới luật mới của thực tế. Nhu cầu này thúc đẩy cho sự hiện diện của nguồn kiến thức giáo lý thực hành (Fiqh) trong mọi thời đại mục đích để tổ chức và xây dựng trật tự và khuôn phép cho các mối quan hệ con người trong xã hội, qua đó để biết được quyền của mỗi con người, đáp ứng lợi ích cho thực tế mới, loại trừ những điều bất lợi và những nhược điểm cố hữu và khẩn cấp.
Chỗ đứng và lợi thế của di sản giáo lý thức hành
Giáo lý thực hành học Islam mang nhiều đặc điểm vượt trội, tiêu biểu:
1.    Nền tảng của nó là sự thiên khải từ Thượng Đế:
Đúng vậy, giáo lý thực hành học Islam vượt trội và chiếm ưu thế bởi vì nền tảng và cơ sở của nó là sự mặc khải của Allah, Thượng Đế Tối Cao và Toàn Năng được thể hiện qua Kinh Qur’an và Sunnah của Thiên sứ Muhammad e. Bởi thế, mỗi người học giả nghiên cứu trong thành phần đại diện cơ quan chấp hành đều phải được giới hạn trong phạm vi hai nền tảng này cho việc rút ra các qui định và điều luật. Tất cả mọi điều đều được thiết lập dựa trên hai nền tảng chủ yếu này, cả hai được xem là linh hồn của hệ thống luật, là mục đích cho tổng thể, là hệ thống nguyên lý mang tính toàn bộ, bao quát cả không gian và thời gian. Và hai nền tảng này đã được hoàn tất khi Allah I phán:
﴿ٱلۡيَوۡمَ أَكۡمَلۡتُ لَكُمۡ دِينَكُمۡ وَأَتۡمَمۡتُ عَلَيۡكُمۡ نِعۡمَتِي وَرَضِيتُ لَكُمُ ٱلۡإِسۡلَٰمَ دِينٗاۚ ﴾ [سورة المائدة: 3]
{Ngày hôm nay TA (Allah) đã hoàn chỉnh cho các ngươi tôn giáo của các ngươi; TA cũng đã hoàn tất ân huệ của TA cho các ngươi và TA đã hài lòng lấy Islam làm tôn giáo cho các ngươi.} (Chương 5 – Al-Ma’idah, câu 3).
Sau đó, sẽ không có sự điều chỉnh, thay đổi, thêm bớt và bổ sung gì nữa mà chỉ còn lại sự ứng dụng thực tế theo lợi ích của con người tương đồng với mục đích của hệ thống giáo lý.
2.    Nó bao quát tất cả yêu cầu của cuộc sống:
Giáo lý thực hành học Islam vượt trội và ưu việt bởi vì nó thiết lập các mối quan hệ của con người ở ba góc độ: mối quan hệ giữa con người với Thượng Đế của y, mối quan hệ giữa con người với chính bản thân y, và mối quan hệ giữa con người với cộng đồng và xã hội. Nó vượt trội và ưu việt là bởi vì nó là giáo lý cho cuộc sống trần tục và cõi Đời Sau, cho tôn giáo và cho quốc gia, cho tất cả nhân loại mãi đến Ngài Tận Thế. Các giáo điều và giới luật của nó hỗ trợ lẫn nhau giữa đức tin, thờ phượng, đạo đức, các quan hệ giao tế và ứng xử trong xã hội mang yếu tố đánh thức lương tâm, ý thức trách nhiệm, yếu tố quan sát và kiểm soát của Thượng Đế về những điều bí mật, thầm kín và công khai; hướng tới mục đích thỏa nguyện, yên bình, thanh thản, đức tin, hạnh phúc và ổn định; xây dựng cuộc sống riêng tư của cá nhân và chung cho tập thể và tạo ra sự hành phúc của cả thế giới.
Chính vì mục đích đó nên hệ thống giáo lý thực hành (Fiqh) là những gì liên quan đến người chủ thể gánh vác trách nhiệm từ lời nói, hành vi, sự cam kết và các hành động toàn diện. Và cũng chính vì vậy mà giáo lý thực hành được chia thành hai dạng: giáo lý thờ phượng và giáo lý đời sống xã hội (nói một cách nôm na là đạo và đời).
Dạng thứ nhất: giáo lý thờ phượng (đạo)
Giáo lý thờ phượng là giáo lý về Taha-rah, lễ nguyện Salah, nhịn chay, hành hương Hajj, thuế an sinh Zakah, sự nguyện thề, và những điều khác thuộc mối quan hệ giữa con người với Thượng Đế của y.
Dạng thứ hai: Giáo lý đời sống xã hội (đời)
Giáo lý đời sống xã hội là giáo lý về các hợp đồng giao ước, các mối quan hệ xã hội, các hình phạt dân sự và hình sự, bảo lãnh, và những điều xã hội khác thuộc mối quan hệ giữa con người với nhau dù ở phương diện cá nhân hay phương diện tập thể.
Giáo lý đời sống xã hội được phân ra thành nhiều loại sau đây:
    Giáo lý về hôn nhân gia đình: kết hôn, ly dị, gia phả, quan hệ huyết thống, trách nhiệm nuôi dưỡng và chu cấp, thừa kế gia tài, .. và tất cả những gì liên quan đến mối quan hệ vợ chồng, con cái và bà con thân thuộc.
    Giáo lý dân sự: là những gì liên quan đến việc quan hệ trao đổi giữa các cá thể về tài sản, quyền lợi và trách nhiệm với nhau từ giao dịch mua bán, thuê mướn, cầm cố, ủy quyền, bảo đảm, hợp tác kinh doanh, hợp đồng khế ước, tranh chấp, thưa kiện,...
     Giáo lý hình sự: là những gì liên quan đến người chủ thể chịu trách nhiệm từ hành vi phạm tội đáng bị hình phạt, mục đích là để bảo vệ cuộc sống con người, bảo về tài sản, danh dự và quyền lợi của họ, hạn chế tội phạm và bảo đảm trật tự an ninh xã hội.
    Giáo lý về thủ tục tố tụng, kiện cáo, khiếu nại dân sự hoặc hình sự: là những gì liên quan đến tòa án xét xử, đến các vụ kiện tố, tranh chấp, phương pháp xác định sự thật, làm chứng, ... mục đích là để thực hiện công lý trong quần chúng nhân dân và xã hội.
    Giáo lý về hiến pháp: là những gì liên quan đến bộ máy tổ chức, quản lý hệ thống luật cũng như nền tảng luật, nhằm xác định quyền hành của người phán quyết cũng như quyền lợi và nghĩa vụ chấp hành của cá nhân hay tập thể.
    Giáo lý quan hệ quốc tế: là những gì liên quan đến hệ thống mối quan hệ giữa các quốc gia Islam với các quốc gia không phải Islam trong thời bình cũng như trong thời chiến; những gì liên quan đến các mối quan hệ giữa những người Muslim đang sinh sống và làm việc tại quốc gia Islam; giáo lý này bao hàm cả việc Jihaad và các hiệp ước; mục đích để khẳng định các mối quan hệ, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia.
    Giáo lý về kinh tế và tài chính: là những gì liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cá nhân về tài chính, liên quan đến việc tổ chức, xây dựng và quản lý hệ thống tài chính, liên quan đến các quyền và nghĩa vụ của Nhà nước về tài chính, tổ chức quản lý kho bạc, nguồn lực, mục đích nhằm để quản lý các mối quan hệ tài chính giữa người giàu và người nghèo, giữa Nhà nước và từng cá thể trong quần chúng nhân dân.
Điều này bao hàm các nguồn tài sản của Nhà nước tức chung của dân và riêng của từng cá nhân như chiến lợi phẩm, các loại thuế, các khoáng sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nguồn tài sản chung của xã hội như: thuế an sinh Zakah, của bố thí thiện nguyện; các tài sản của gia đình như các khoản chu cấp, gia tài kế thừa, các di chúc; các tài sản của cá thể như lợi nhuận kinh doanh mua bán, thuê mướn, hợp tác, sản xuất và tất cả những gì đồng thuận với giáo lý; và các hình phạt tài chính như Kaffa-rah, Fidyah, sự đền bù và bồi thường.
    Giáo lý về đạo đức và lễ nghĩa: là những gì liên quan đến chuẩn mực đạo đức và lễ nghĩa trong ứng xử nhằm tạo ra sự đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau dưới sự nhân từ và đức độ trong con người.
3.    Giáo lý thực hành học Islam xoay quanh hai giới luật Halal (được phép) và Haram (không được phép)
Giáo lý thực hành học Islam khác với các hệ thống luật do con người thiết lập là tất cả mọi hành vi, mọi việc làm của người chủ thể có trách nhiệm được dựa trên nguyên tắc Halal và Haram. Điều này làm giáo lý đời sống xã hội đi theo hai phương diện:
Phượng diện thứ nhất: mang tính chất đời sống trần tục được dựa trên những hành vi và việc làm công khai có thể quan sát và cảm nhận được qua các giác quan một cách thực tế, không có quan hệ với điều thầm kín, và người thẩm phán sẽ dựa theo những gì y quan sát và cảm nhận được để phán quyết theo khả năng có thể của y.
Giá trị của phương diện này là để bảo đảm công lý, không để điều đúng thành sai và sai thành đúng trong thực tế, và không để điều Haram trở thành Halal và điều Halal trở thành Haram trong thực tế. Và ở phương diện này thì sự phán quyết và thi hành án là bắt buộc khác với Fata-wa (tư vấn giáo lý).
Phương diện thứ hai: mang tính chất cho cuộc sống ở cõi Đời Sau cũng dựa trên bản chất thật của sự việc và thực tế, tuy nhiên, nếu sự việc đó thầm kín không được hé lộ với mọi người thì sự việc đó là điều giữa người chủ thể với Thượng Đế của y. Đây là điều nằm trong vai trò của người Fata-wa (tư vân giáo lý).
4.    Giáo lý thực hành học Islam vượt trội và ưu việt bởi có sự gắn kết với đạo đức và phẩm hạnh
Giáo lý thực hành học Islam khác với các hệ thống luật do con người thiết lập về sức ảnh hưởng của nó qua các nguyên tắc giáo lý về đạo đức và phẩm hạnh. Các hệ thống luật do con người thiết lập chỉ nhằm mục đích hưởng lợi, đó là quản lý trật tự hệ thống và ổn định xã hội, mặc kệ một số các nguyên tắc tôn giáo và đạo đức.
Riêng đối với giáo lý thực hành Islam thì nó hết sức quan tâm đến nhân cách, phẩm hạnh lý tưởng, đạo đức chuẩn mực. Nó qui định các hình thức thờ phượng để tẩy sạch tâm hồn, tránh xa những điều trái với đạo lý. Nó cấm việc cho vay lấy lãi nhằm mục đích để truyền bá tinh thần tương trợ và đồng cảm giữa mọi người với nhau; để bảo vệ những người nghèo khỏi lòng tham của những kẻ giàu có, những kẻ sở hữu nguồn tài chính; ngăn chặn sự tham nhũng gian lận trong hợp đồng và tiêu thụ tài sản bất chính; và để thúc đẩy tình yêu thương con người, mang đến sự tin cậy và ngăn chặn các tranh chấp giữa mọi người. Tất cả nhằm để bảo vệ vật chất và các quyền của mọi người.
Nếu tổng hợp được tôn giáo và đạo đức trong ứng xử và giao tế của cuộc sống thì sẽ cải thiện được cá nhân và cộng đồng, mang lại cho họ sự hạnh phúc, dẫn họ đến với con đường vĩnh hằng nơi Thiên Đàng hạnh phúc của cõi Đời Sau. Đó là mục tiêu của Fiqh (giáo lý thức hành), một nguồn kiến thức tốt đẹp nhất cho con người ở thực tại và tương lai giúp họ hạnh phúc trọn vẹn ở cuộc sống trần tục này và ở cuộc sống Đời Sau.
Chính vì lẽ này, kiến thức giáo lý thực hành vẫn còn được tồn tại mãi và luôn được vận dụng và thực hành: các nguyên tắc căn bản của nó không thay đổi chẳng hạn như sự đồng thuận trong hợp đồng, đảm bảo thiệt hại, trấn áp tội phạm và bảo vệ các quyền, trách nhiệm cá nhân; còn đối với giáo lý thực hành dựa trên nền tảng Qiyaas (so sánh và suy luận) và phương diện quan tâm đến cải thiện và phong tục tập quán thì có sự chấp nhận thay đổi và phát triển để đáp ứng nhu cầu cần thiết của thời dại, lợi ích của nhân loại trong các môi trường khác nhau, nhằm mục đích phù hợp với không gian và thời gian, miễn là nó vẫn dựa trên mục đích đúng đắn của giáo lý nền tảng. Đó là vòng tròn dành riêng cho giáo lý đời sống xã hội, không áp dụng cho giáo lý tín ngưỡng và thờ phượng. Cho nên giáo lý thực hành đời sống xã hội cũng mang một nguyên tắc “Luật thay đổi theo sự thay đổi của thời gian”.
Như vậy, việc tuân thủ và chấp hành theo Fiqh (giáo lý thực hành) là nghĩa vụ bắt buộc?
Đúng vậy:
Bởi vì người Mujtahid (người nghiên cứu và rút ra luật dựa trên các nền tảng giáo lý căn bản; có thể gọi là cố vấn giáo luật) phải tuân thủ và thực hiện đúng với điều mà y đã nghiên cứu và kết luật, và điều mà y nghiên cứu và kết luật được coi là điều luật của Allah đối với y; còn người không phải là Mujtahid có nghĩa vụ phải tuân thủ và làm theo người Mujtahid vì trước mặt y không có phương pháp nào khác hay con đường nào khác để biết được giáo luật ngoài việc xin tư vấn từ các cố vấn giáo luật. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿فَسۡ‍َٔلُوٓاْ أَهۡلَ ٱلذِّكۡرِ إِن كُنتُمۡ لَا تَعۡلَمُونَ ٧﴾ [سورة الأنبياء:7]
{Bởi thế, nếu các ngươi không biết thì hãy hỏi những người hiểu biết.} (Chương 21 – Al-Ambiya, câu 7).
Việc phản đối một điều luật nào đó trong các giáo luật đã được khẳng định bằng cơ sở giáo lý nền tảng (Qur’an và Sunnah) hoặc cho rằng điều luật đó quá nghiêm khắc như về mức hình phạt chẳng hạn hoặc cho rằng điều luật đó không phù hợp để thực thi và chấp hành trong thực tế thì việc làm đó là vô đức tin trục xuất người chủ thể ra khỏi tôn giáo của Islam.
Riêng đối với việc phản đối những điều luật được khẳng định bằng Ijtihaad (sự nghiên cứu: so sánh, suy luận) dựa trên các lập luận và ưu thế của các phỏng đoán thì việc làm đó là tội lỗi và trái đạo; bởi lẽ những người Mujtahid đã nỗ lực hết sức mình với kiến thức căn bản và sâu rộng vốn có của bản thân họ trong việc phân tích kỹ càng dựa trên các cơ sở giáo lý nền tảng mới đưa đến kết luận chứ không phải nói và khẳng định sự việc theo ý thích cá nhân hay theo sự tiện ích của nhu cầu hoặc theo sự tham vọng muốn được tiếng tăm và danh lợi.
Những người Mujtahid đích thực luôn dựa theo các cơ sở giáo lý nền tảng xác thực với lòng ham muốn điều chân lý bằng sự thành tâm, trung thực và uy tín.
Tác giả
Tiến sĩ Saleh Bin Gha-nim

 

 


Phần một
Sự thờ phượng
Chương 1: Taha-rah

Khái niệm:
-    Theo nghĩa của từ: Taha-rah (طَهَارَةٌ) có nghĩa là sạch sẽ và tinh khiết.
-    Theo thuật ngữ giáo lý: Taha-rah là danh từ để gọi việc vệ sinh và tẩy sạch thân thể khỏi những thứ ngăn cản lễ nguyện Salah và các hình thức thờ phượng khác.
Nước
Các dạng nước
Nước được giáo lý phân thành ba dạng: nước Tahoor, nước Ta-hir và nước Najis.
- Nước Tahoor: là nước còn nguyên bản chất ban đầu của nó, có thể làm mất đi tình trạng Hadath( ) của cơ thể và loại bỏ những thứ Najis( ). Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَيُنَزِّلُ عَلَيۡكُم مِّنَ ٱلسَّمَآءِ مَآءٗ لِّيُطَهِّرَكُم بِهِۦ﴾ [سورة الأنفال: 11]
{Và Ngài cho mưa từ trên trời xuống để tẩy sạch các ngươi} (Chương 8 – Al-Anfaal, câu 11).
-    Nước Ta-hir: là nước đã thay đổi màu sắc, mùi, và vị của nó bởi những thứ không phải Najis; bản thân của dạng nước này là sạch nhưng không thể làm mất đi tình trạng Hadath của cơ thể bởi vì nó đã thay đổi một trong những tính chất của nó.
-    Nước Najis: là nước đã thay đổi bởi những thứ Najis dù nhiều hay ít.
•    Làm sạch nước Najis bằng cách loại bỏ sự thay đổi tính chất của nó bằng cách thêm nước hay bằng cách nào đó có thể làm cho nó không còn dấu tích của Najis.
•    Nếu người Muslim nghi ngờ nguồn nước Najis hay Tahoor thì y hãy khẳng định bằng Yaqeen (sự kiên định): Bản chất gốc của các thứ Ta-hir (sạch) là Tahoor.
•    Nếu thứ được phép làm Taha-rah giống với thứ không được phép làm Taha-rah thì hãy bỏ qua và thay thế bằng hình thức Tayammum( ).
•    Nếu quần áo lẫn với quần áo dính Najis hoặc với quần áo Haram thì hãy khằng định bằng Yaqeen, và dâng lễ nguyện Salah một lần duy nhất.
Các dạng Taha-rah
Trong giáo lý, Taha-rah được chia thành hai dạng: Taha-rah Ma’nawiyah và Taha-rah Hissiyah.
Taha-rah Ma’nawiyah là sự tẩy sạch con tim khỏi những vết nhơ của tội lỗi.
Taha-rah Hissiyah là sự tẩy sạch thân thể, đây chính là Taha-rah mà giáo lý thực hành muốn nói đến cho lễ nguyện Salah. Taha-rah Hissiyah được phân thành hai loại:
    Taha-rah Hadath:
Có ba hình thức: tắm đối với đại Hadath, làm Wudu’ đối với tiểu Hadath và hình thức thay thế cho cả hai nếu như không có nước hoặc không thể sử dụng nước là Tayammum.
    Taha-rah Khabath:
Có ba hình thức: rửa, lau chùi và rưới nước.
*****
Vật dụng ăn uống
Vật dụng ăn uống mà giáo lý thực hành muốn nói đến ở đây bao hàm tất cả những vật dụng đựng chứa thức ăn và đồ uống như: nồi, soong, chảo, chén, dĩa, bát, ly, tách, cốc, và các loại bình chứa, ...
Phân loại các vật dụng chứa đựng thức ăn đồ uống
Các loại vật dụng chứa đựng thức ăn đồ uống dựa theo chất liệu thì có rất nhiều dạng:
1.    Các vật dụng chứa đựng bằng vàng và bạc.
2.    Các vật dụng chứa đựng bằng bạc
3.    Các vật dụng chứa đựng được áo bên ngoài bởi chất liệu khác.
4.    Các vật dụng chứa đựng nguyên gốc có sẵn và các vật dụng chứa đựng được chế tạo.
5.    Các vật dụng chứa đựng bằng da.
6.    Các vật dụng chứa đựng bằng xương.
7.    Các vật dụng chứa đựng từ sứ, gỗ, và các chất liệu bình thường khác.
Giáo lý qui định về các vật dụng chứa đựng thức ăn đồ uống
Tất cả mọi vật dụng đựng thức ăn đồ uống nếu sạch dù quí giá hay không quí giá đều được phép sử dụng trừ các vật dụng đựng được làm bằng vàng và bạc hoặc được áo bên ngoài bởi hai kim loại quí này. Cơ sở cho giới luật này là Hadith của Huzhaifah t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ تَشْرَبُوا فِى آنِيَةِ الذَّهَبِ وَالْفِضَّةِ، وَلاَ تَأْكُلُوا فِى صِحَافِهَا، فَإِنَّهَا لَهُمْ فِى الدُّنْيَا وَلَنَا فِى الآخِرَةِ} رواه البخاري ومسلم.
“Các ngươi không được uống cũng như không được ăn với các vật dụng đựng bằng vàng và bạc, bởi quả thật các vật dụng đựng bằng vàng và bạc là của họ (những người ngoại đạo) ở trên thế gian và sẽ là của các ngươi ở cuộc sống Đời Sau.” (Albukhari, Muslim).
Sự cấm đoán này là chung cho cả nam và nữ không có sự phân biệt.
Các vật dụng đựng thức ăn đồ uống không được coi là Najis trong trường hợp ngờ vực khi mà chưa xác định được rõ rằng nó dính Najis; bởi lẽ bản chất nguyên gốc của mọi sự vật là sạch.
Các vật dụng đựng thức ăn đồ uống của người ngoại đạo
Các vật dụng đựng thức ăn đồ uống của người ngoại đạo bao hàm của người dân kinh sách và của người thờ đa thần (hay vô thần). Tất cả các vật dụng đựng thức ăn đồ uống của họ đều được phép sử dụng nếu như chưa thể khẳng định rõ ràng rằng chúng Najis bởi lẽ bản chất nguyên gốc của chúng là Taha-rah.
    Quần áo của những người ngoại đạo là Ta-hir nếu như không có cơ sở khẳng định rằng nó Najis.
    Da của con vật chết thuộc các loại động vật được phép ăn thịt của chúng là Ta-hir sau khi đã tẩy sạch bằng phương pháp thuộc da.
    Những gì bị cắt lìa ra từ cơ thể con vật sống là Najis giống như xác chết trừ lông như lông cừu, lông vũ.
    Sunnah khuyến khích đậy kín các vật dụng đựng thức ăn và buộc kín miệng các túi chứa nước bởi Jabir t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{أَوْكِ سِقَاءَكَ وَاذْكُرِ اسْمَ اللهِ، وَخَمِّرْ إِنَاءَكَ وَاذْكُرِ اسْمَ اللهِ، وَلَوْ تَعْرُضُ عَلَيْهِ شَيْئًا عُوْدًا} رواه البخاري ومسلم.
“Hãy buộc các túi chứa của ngươi lại và nhân danh Allah, hãy đậy kín vật dụng đựng thức ăn của ngươi lại và nhân danh Allah, hãy phủ lên đó (vật dụng đựng thức ăn đồ uống) lên đó bất cứ thứ gì dù chỉ là một thanh cây.” (Albukhari, Muslim).
*****
Istinjaa’ - Istijmaar và văn hóa đi vệ sinh
* Istinjaa’: là hình thức làm vệ sinh hai đường bài tiết (cơ quan sinh dục và hậu môn) bằng nước.
* Istijmaar: là hình thức làm vệ sinh hai đường bài tiết (cơ quan sinh dục và hậu môn) bằng cách lau chùi với đá, lá cây, giấy, ...
* Sunnah khuyến khích bước vào nhà vệ sinh bằng chân trái, trước khi bước vào nên nói:
{بِسْمِ اللهِ، أَعُوذُ بِاللهِ مِنَ الْخُبْثِ وَالْخَبَائِثِ}
“Bismillah, a’u-zdu billa-hi minal khubthi wal khoba-ith”
“Nhân danh Allah, bề tôi cầu xin Allah che chở và phù hộ khỏi những tên Shaytan nam và nữ”.
* Sunnah khuyến khích bước ra khỏi nhà vệ sinh bằng chân phải, sau khi bước ra nên nói:
{غُفْرَانَكَ، الْحَمْدُ لِلهِ الَّذِى أَذْهَبَ عَنِّى الأَذَى وَعَافَانِى}
“Ghufra-naka, alhamdulillah allazdi azdhaba anni al-azda wa a’fa-ni”
“Cầu xin Allah tha thứ, mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah, Đấng đã xua tan mọi điều xấu khỏi bề tôi và ban sự an lành cho bề tôi.”
* Nếu đi vệ sinh ở ngoài trời (không phải nhà vệ sinh hay buồng tắm) thì Sunnah khuyến khích đi xa khỏi tầm mắt của mọi người, nên tìm chỗ khuất và không làm ô uế ảnh hưởng đến sinh hoạt của mọi người.
* Không nên (Makruh: bỏ tốt hơn làm) mang vào nhà vệ sinh những thứ có tên của Allah ngoại trừ thực sự cần thiết; không nên nói chuyện trong lúc đang trong nhà vệ sinh và nên dùng tay trái làm vệ sinh.
* Không được phép hướng mặt hoặc quay lưng về phía Qiblah khi đi vệ sinh ở ngoài trời; điều này được phép ở bên trong nhà vệ sinh nhưng tốt nhất là nên tránh.
* Không được phép đại, tiểu tiện trên đường, dưới bóng mát có ích cho mọi người, dưới gốc cây ăn trái, và những nơi công cộng.
* Nếu dùng vật khô để lau chùi như đá, giấy, lá cây, đất khô, ... thì ít nhất phải ba lần chùi, nếu chưa sạch thì phải chùi thêm nhiều lần. Sunnah khuyến khích thực hiện lau chùi theo số lẻ tức  3, 5, 7 lần ...
* Không được phép làm vệ sinh bằng xương, phân khô, thức ăn và những thứ cần được quí trọng.
* Nếu kết hợp cả hai hình thức làm vệ sinh: lau chùi rồi rửa với nước là cách làm vệ sinh tốt nhất.
* Phải rửa sạch chỗ dính Najis trên quần áo với nước, nếu vết bẩn khó thấy thì phải giặt nguyên cái.
* Sunnah khuyến khích nam giới đi tiểu với tư thế ngồi nhưng đứng tiểu không phải là điều Makruh nếu như không vấy bẩn.
*****
Sunnah Al-Fitrah
Khái niệm:
Sunnah Al-Fitrah là hình thức giữ gìn cơ thể cho sạch sẽ qua các việc tẩy đi những thứ tự nhiên được Allah I tạo ra trên cơ thể con người.
Sunnah Al-Fitrah gồm những việc làm sau:
1.    Siwaak: Là làm sạch răng miệng bằng một loại cây trầm hương thân nhỏ như cây sậy bên trong có lỗi dạng sợi. Sunnah khuyến khích dùng Siwaak thường xuyên, bởi vì điều đó làm sạch răng miệng đồng thời làm Thượng Đế hài lòng; đặc biệt lúc làm Wudu’, lúc dâng lễ nguyện Salah, đọc Qur’an, vào Masjid, vào nhà, lúc ngủ dậy, và lúc nào răng miệng có mùi hôi.
2.    Cạo (cắt ngắn) lông mu, nhổ (cạo) lông nách, cắt móng tay chân.
3.    Cắt tỉa râu mép chừa râu cằm.
4.    Chăm sóc đầu tóc cho gọn gàng và sạch sẽ, có thể dùng mỹ phẩm làm mượt tóc. Không nên cạo một phần rồi chừa lại một phần hoặc cắt ngắn một phần rồi phần kia dài hơn.
5.    Thay đổi sự bạc của lông, tóc bằng cách nhuộm màu nâu đỏ của cây lá móng Henna.
6.    Dùng nước hoa (nữ giới không dùng khi ra ngoài, có thể dùng mỹ phẩm khử mùi nếu như cơ thể có mùi hôi).
7.    Khitaan: cắt bỏ phần da quy đầu của dương vật đối với nam giới.
Riêng với nữ giới thì chỉ rạch nhẹ phần lớp da trên đầu của âm vật, một phần mô lên ngay bên trên âm hộ.
Khitaan là việc làm Sunnah để giữ vệ sinh và mang nhiều lợi ích. Khitaan là điều Sunnah đối với nam giới.
*****

 

Wudu’
Khái niệm:
Wudu’ là dùng nước để tẩy rửa bốn bộ phận của cơ thể theo một nghi thức nhất định của giáo lý.
Ân phúc của Wudu’
Thiên sứ của Allah e nói:
{مَا مِنْكُمْ مِنْ أَحَدٍ يَتَوَضَّأُ فَيُسْبِغُ الْوُضُوءَ ثُمَّ يَقُولُ أَشْهَدُ أَنْ لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ وَأَنَّ مُحَمَّداً عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ إِلاَّ فُتِحَتْ لَهُ أَبْوَابُ الْجَنَّةِ الثَّمَانِيَةُ يَدْخُلُ مِنْ أَيِّهَا شَاءَ} رواه مسلم.
“Bất cứ ai trong các ngươi làm Wudu’ một cách chu đáo rồi nói: Ashhadu alla-ila-ha illollo-hu wahdahu la shari-kalah wa anna Muhammadan abduhu wa rosu-luh thì cả tám cánh cổng của Thiên Đàng sẽ được mở ra cho y để y đi vào tùy thích.” (Muslim).
Chu đáo ở đây là rửa các bộ phận qua khỏi phần phạm vị qui định bắt buộc (rửa qua khỏi cùi chỏ, qua khỏi mắt cá chân lên đến phần dưới của cẳng chân) bởi vì những phần được rửa khi làm Wudu’ sẽ trở thành ánh hào quang vào ngày Phục sinh. Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّ أُمَّتِى يُدْعَوْنَ يَوْمَ الْقِيَامَةِ غُرًّا مُحَجَّلِينَ مِنْ آثَارِ الْوُضُوءِ، فَمَنِ اسْتَطَاعَ مِنْكُمْ أَنْ يُطِيلَ غُرَّتَهُ فَلْيَفْعَلْ} رواه البخاري ومسلم.
“Quả thật vào Ngày Phục sinh, cộng đồng tín đồ của Ta được gọi đến, họ đến với những ánh hào quang từ dấu tích của Wudu’. Bởi thế, ai trong các ngươi có thể mở rộng ánh hào quang đó thì hãy làm” (Albukhari, Muslim).
Những điều kiện cần thiết cho Wudu’
1.    Islam
2.    Tỉnh táo (không bị mất trí: bệnh tâm thần, điên dại).
3.    Ý thức (trẻ con đã có ý thức cho hành vi của mình).
4.    Sự định tâm.
5.    Cắt đứt Hadath (đại tiểu tiện).
6.    Làm vệ sinh (hậu môn và bộ phận sinh dục) bằng hình thức Istinjaa’ (rửa với nước) hoặc bằng hình thức Istijmaar (lau chùi).
7.    Nước phải sạch.
8.    Tẩy sạch những thứ ngăn nước tiếp xúc với da.
9.    Vào giờ giấc qui định của các lễ nguyện Salah đối với ai đã Hadath.
Các nghi thức trụ cột của Wudu’
Wudu’ có sáu nghi thức trụ cột:
    Thứ nhất: Rửa mặt, súc miệng và làm sạch những gì bên trong mũi.
    Thứ hai: Rửa hai khuỷu tay từ đầu ngón tay cho đến cùi chỏ.
    Thứ ba: Vuốt đầu và hai tai
    Thứ tư: Rửa hai bàn chân từ đầu ngón chân cho đến mắt cá chân.
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِذَا قُمۡتُمۡ إِلَى ٱلصَّلَوٰةِ فَٱغۡسِلُواْ وُجُوهَكُمۡ وَأَيۡدِيَكُمۡ إِلَى ٱلۡمَرَافِقِ وَٱمۡسَحُواْ بِرُءُوسِكُمۡ وَأَرۡجُلَكُمۡ إِلَى ٱلۡكَعۡبَيۡنِۚ﴾ [سورة المائدة: 6]
{Này hỡi những người có đức tin! Khi các ngươi đứng dậy để dâng lễ nguyện Salah thì các ngươi hãy rửa mặt và hai tay của các ngươi đến cùi chỏ, các ngươi hay vuốt đầu của các ngươi và rửa hai bàn chân của các ngươi cho đến mắt cá chân.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 6).
    Thứ năm: Thực hiện theo trình tự bởi vì Allah I đã phán những nghi thức này theo trình tự, và Ngài đã chen nghi thức vuốt đầu vào những lần rửa.
    Thứ sáu: Sự liên tục, không có sự gián đoạn bởi Thiên sứ của Allah  đã làm như thế.
Những điều Sunnah trong Wudu’
Tiêu biểu những điều Sunnah trong Wudu’:
-    Siwak.
-    Rửa hai bàn tay ba lần.
-    Súc miệng và làm sạch mũi.
-    Luồn các ngón tay vào râu cằm nếu râu rậm và vào các kẻ ngón tay, chân.
-    Thực hiện bên phải trước bên trái sau.
-    Rửa hai hoặc ba lần.
-    Lấy nước mới cho hai tai (vuốt đầu xong, lấy nước vuốt hai tai).
-    Du-a sau Wudu’.( )
-    Dâng lễ nguyện Salah hai Rak’at sau Wudu’.( )
Những điều Makruh (bỏ tốt hơn làm) trong Wudu’
    Làm Wudu’ tại chỗ Najis vì sợ rằng Najis sẽ dính vào người.
    Thực hiện hơn ba lần cho mỗi nghi thức, bởi vì Thiên sứ của Allah e chỉ thực hiện mỗi nghi thức ba lần, ba lần và Người nói:
{فَمَنْ زَادَ عَلَى هَذَا أَوْ نَقَصَ فَقَدْ أَسَاءَ وَظَلَمَ} رواه أبو داود.
“Ai làm thêm hoặc bớt đi thì quả thật y đã làm điều xấu và bất công.” (Abu Dawood).
    Sử dụng nước một cách hoang phí; bởi vì sự hoang phí luôn là điều bị ngăn cấm đối với bất cứ thứ gì.
    Bỏ một hoặc nhiều điều Sunnah của Wudu’, bởi lẽ bỏ điều Sunnah là bỏ đi ân phước. Người Muslim nên duy trì những điều Sunnah chứ không nên bỏ.
Những điều làm hư Wudu’
1.    Những gì xuất ra từ hai con đường bài tiết (sinh dục và hậu môn).
2.    Mất trí do bị bệnh tâm thần, điên dại hoặc ngất xỉu, và say.
3.    Sờ, chạm, đụng trực tiếp vào sinh dục (bằng lòng bàn tay) mà không sự ngăn cách.
4.    Người đàn ông sờ chạm phụ nữ với ham muốn hoặc người phụ nữ sờ chạm đàn ông với ham muốn.
5.    Ăn thịt lạc đà.
*****
Tắm
Khái niệm:
Tắm là cho nước đi khắp toàn thân từ đầu đến chân với định tâm thờ phượng.
Trong nghi thức tắm này thì đàn ông và phụ nữ không có gì khác biệt trừ trường hợp tắm khi dứt kinh nguyệt hay máu sản thì người tắm phải tẩy sạch hoàn toàn những vết máu cũng như phải khử đi mùi hôi của máu.
Những điều bắt buộc tắm
Có sáu điều bắt buộc người Muslim phải tắm:
1-    Xuất tinh bởi sự giao ban giữa người nam và người nữ hoặc dưới hình thức khác (mộng tinh, thủ dâm, ...)
2-    Đầu dương vật đã nằm bên trong âm đạo.
3-    Khi người Muslim chết thì phải được tắm ngoại trừ người chết Shaheed (hy sinh) trong trận chiến vì chính nghĩa của Allah I.
4-    Người Kafir vào Islam hoặc người bỏ Islam rồi quay lại.
5-    Kinh nguyệt.
6-    Máu hậu sản.


Islam khuyến khích tắm trong các trường hợp sau:
    Tắm vào ngày thứ sáu cho lễ nguyện Salah Jumu’ah.
    Tắm để vào Ihram cho cuộc hành hương Hajj.
    Tắm sau khi đã tắm người chết.
    Tắm cho lễ nguyện Salah Eid (Al-Fitri và Al-Adha).
    Khi tỉnh lại từ cơn bệnh tâm thần, điên dại và ngất xỉu.
    Tắm khi vào Makkah.
    Tắm để dâng lễ nguyện Salah Kusuf (khi có hiện tượng nguyệt thực, nhật thực) hoặc lễ nguyện Salah cầu mưa (Istisqaa’).
    Tắm cho mỗi lễ nguyện Salah đối với người mắc chứng rong kinh.
Những điều kiện cần thiết làm nên giá trị của tắm
    Định tâm
    Islam
    Sự tỉnh táo, vẫn còn lý trí (tức không mất trí, tâm thần hay điên dại).
    Trẻ con đã có ý thức cho hành vi của mình.
    Nước Tahoor.
    Tẩy xóa những gì ngăn nước tiếp xúc da.
Điều trụ cột của tắm
Điều bắt buộc cho sự tắm là phải định tâm và phải cho nước đi khắp toàn thân từ đầu đến chân. Chỉ cần nghĩ rằng nước đã đi khắp toàn thân là được.
Người tắm định tâm tắm Sunnah hoặc định tâm tắm bắt buộc thì cả hai đều có giá trị qua lại.
Người trong tình trạng Junub và kinh nguyệt chỉ cần tắm một lần là được.
Những điều Sunnah khi tắm:
    Nhân danh Allah, nói: Bismillah.
    Tẩy sạch những vết bẩn và những thứ dính trên người.
    Rửa hai bàn tay trước khi cho vào chậu nước.
    Làm Wudu’ trước khi tắm.
    Thực hiện theo trình tự bên phải trước bên trái sau.
    Có sự liên tục.
    Lấy tay kỳ cọ khắp cơ thể.
    Rửa hai bàn chân tại một chỗ khác.
Những điều Makruh (bỏ tốt hơn làm) khi tắm
    Dùng nước một cách hoang phí.
    Tắm tại nơi Najis.
    Tắm mà không che chắn khỏi tầm mắt của mọi người.
    Tắm trong nguồn nước đứng, không chảy.
Những điều cấm đối với người trong tình trạng Junub:
    Dâng lễ nguyện Salah.
    Tawaf ngôi đền Ka’bah.
    Sờ, cầm quyển Kinh Qur’an.
    Ngồi trong Masjid.
    Đọc Qur’an.
*****
Najis, giáo luật và cách tẩy xóa
Khái niệm:
Najis theo nghĩa của từ là sự dơ bẩn và ô uế.
Theo thuật ngữ giáo lý, Najis là môt danh từ chỉ những thứ được coi là ô uế ngăn việc dâng lễ nguyện Salah như nước tiểu, máu, rượu, ...
Phân loại Najis:
Najis được phân thành ba loại: loại được đồng thuận, loại không được đồng thuận và loại được xí xóa.
1.    Loại Najis được đồng thuận quan điểm của giới học giả:
    Tất cả xác chết của động vật trên cạn, riêng những xác chết động vật sống trong biển thì Ta-hir (sạch) và Halal.
    Máu chảy ra khỏi cơ thể: máu chảy ra từ các động vật trên cạn trong suốt quá trình giết mổ.
    Thịt heo (lợn).
    Nước tiểu người.
    Phân người.
    Dịch Mazdi (dịch trong suốt được tiết ra ở đầu dương vật hay trong âm vật khi bị kích thích hoặc khi hưng phấn, được gọi là tinh tương hay dịch nhờn).
    Dịch Wadi (dịch tiết ra sau khi đã xuất tinh, thường đi cùng với nước tiểu).
    Thịt của các loài động vật không được phép ăn thịt của chúng.
    Những gì được cắt lìa ra từ cơ thể sống của các động vật chẳng hạn như một cái chân dê được cắt ra khi nó còn sống.
    Máu kinh nguyệt.
    Máu hậu sản.
    Máu do chứng rong kinh.
2.    Loại Najis không được đồng thuận quan điểm trong giới học giả:
    Nước tiểu của các động vật được phép ăn thịt của chúng.
    Phân của các động vật được phép ăn thịt của chúng.
    Tinh dịch.
    Nước bọt của chó.
    Chất nôn mửa.
    Xác chết của loài không máu: ong, gián, bọ chét, ...
3.    Loại Najis được xí xóa:
    Bụi đất trên đường.
    Máu chảy ra ở lượng không đáng kể.
    Mủ, dịch từ các vết thương của con người hay động vật được phép ăn thịt của chúng.
Cách tẩy sạch Najis
Tẩy sạch Najis bằng rửa, rưới, chà cọ và lau chùi.
-    Làm sạch quần áo khỏi Najis: nếu Najis là chất rắn thì tống khứ chất Najis đó rồi giặt.
-    Làm sạch nước tiểu của bé trai sơ sinh: làm sạch nước tiểu của bé trai sơ sinh chưa ăn dặm bằng cách rưới nước.
-    Làm sạch Najis trên nền đất bằng cách tẩy mất đi dấu vết của Najis nếu nó là Najis dạng rắn còn nếu nó là Najis dạng lỏng thì giội nước lên chỗ Najis đó.
-    Làm sạch giầy dép bằng cách chà cọ hoặc đi bộ trên đất.
-    Nếu con chó liếm vào vật dụng đựng thức ăn đồ uống thì phải rửa bảy lần, một lần bằng đất.
*****
Tayammum
Khái niệm:
Theo thuật ngữ giáo lý, Tayammum là danh từ chỉ hình thức lau mặt và hai tay với bụi đất sạch theo một ý nghĩa đặc biệt, đó là thay cho việc Wudu’ và tắm nếu không có nước hoặc không thể dung nước.
Những đối tượng được qui định làm Tayammum:
    Người không tìm thấy nước do mất nước hoặc do nước ở cách xa.
    Người bị thương, đau bệnh sợ dùng nước sẽ gây hại đến sức khỏe.
    Khi nước quá lạnh và không thể làm nóng nó.
    Khi nước khan hiếm chẳng hạn như chỉ chừa để uống hay để sử dụng cho việc cần thiết để duy trì sự sống.
Các nghi thức bắt buộc của Tayammum
    Sự định tâm.
    Đất khô hoặc cát sạch.
    Đánh hai bàn tay lên mặt đất khô (cát) một lần.
    Lau mặt và hai bàn tay.
Những điều Sunnah của Tayammum
    Nhân danh Allah, nói: Bismillah.
    Hướng mặt về phía Qiblah.
    Khi nào muốn dâng lễ nguyện Salah.
    Đánh hai bàn tay lên mặt đất khô (cát) lần thứ hai.
    Theo thứ tự.
    Luồn các ngón tay vào các kẻ ngón tay.
Những điều làm hư Tayammum
    Khi có nước, và có thể dùng nước.
    Những điều làm hư Wudu’ và những điều làm hư sự tắm; bởi lẽ Tayammum là hình thức thay thế Wudu’ và tắm.
Cách thức Tayammum
-    Định tâm
-    Nói Bismillah đồng thời đánh hai bàn tay lên đất.
-    Thổi nhẹ, dùng bàn tay phải lau mặt, rồi dùng bàn tay trái lau lên phần mu của bàn tay phải và ngược lại.
Tayammum cho cả người bị thương và băng bó
Ai bị thương và bị băng bó gặp khó khăn trong việc Wudu’ hay tắm thì hãy lau chùi lên chỗ băng bó và rửa bộ phận còn lại.
Ai không có nước cũng như không có đất dù đã cố gắng đủ mọi cách thì cứ dâng lễ nguyện Salah trong tình trạng đó của y và không cần phải thực hiện lại.
*****
Vuốt lau lên giày (vớ) và chỗ băng bó
    Học giả Ibnu Al-Mubarak nói: Không có sự bất đồng quan điểm về giáo lý lau chùi lên giày. Imam Ahmad  nói: Trong tâm tôi không có một điều gì khúc mắc về vấn đề lau chùi lên giày cả, bởi vì có tới bốn mươi Hadith từ Thiên sứ của Allah e làm cơ sở cho vấn đề đó. Và Imam Ahmad  còn nói: Lau chùi lên giày còn tốt hơn rửa bởi vì Thiên sứ của Allah e và các vị Sahabah của Người chỉ tìm những điều tốt nhất.
    Thời gian được phép lau chùi: một ngày một đêm đối với người Muqeem (người đang ở tại nơi định cư), ba ngày ba đêm đối với người Musa-fir (người đi đường xa); thời gian bắt đầu từ lúc xảy ra Hadath lần thứ nhất sau khi đã mang giày (vớ) vào.
    Các điều kiện: giày (vớ) phải là thứ Halal, sạch sẽ, bao phủ hết những phần cần phải rửa của bàn chân, và được mang vào sau khi đã có Taha-rah.
    Cách thức lau chùi lên giày (vớ): cho hai bàn tay thấm nước rồi đồng loạt vuốt lau phần mu của giày (phần mu của bàn chân) với các ngón tay từ đầu ngón chân lên đến cẳng chân, thực hiện một lần duy nhất; không vuốt lau phần đế giày.
    Những điều làm mất giá trị việc lau vuốt lên giày (vớ): Việc lau vuốt lên giày (vớ) sẽ không còn được phép với một trong bốn điều sau:
1.    Khi đã cởi giày (vớ) khỏi bàn chân.
2.    Khi cần phải tắm bắt buộc (tắm Junub hay tắm kinh nguyệt, máu hậu sản).
3.    Khi giày (vớ) rách và hở nhiều.
4.    Khi đã hết thời gian qui định cho phép lau vuốt lên giày (vớ).
* Được phép lau chùi lên tất cả chỗ băng bó vết thương mà không có qui định thời gian hoặc ngay cả khi tắm bắt buộc.
*****

 


Chương 2
Lễ nguyện Salah

Khái niệm
Theo nghĩa của từ, Salah có nghĩa là cầu nguyện. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَصَلِّ عَلَيۡهِمۡۖ إِنَّ صَلَوٰتَكَ سَكَنٞ لَّهُمۡۗ وَٱللَّهُ سَمِيعٌ عَلِيمٌ ١٠٣﴾ [سورة التوبة: 103]
{Và hãy cầu nguyện cho họ. Quả thật, sự cầu nguyện của Ngươi (Muhammad) là một sự bảo đảm yên bình cho họ. Và Allah là Đấng Hằng Nghe, Đấng Hằng Biết.} (Chương 9 – Attawbah, câu 103).
Theo thuật ngữ giáo lý thì Salah là một nghi thức thờ phượng với các lời nói, động tác đặc trưng được qui định bắt đầu bằng lời Takbeer và kết thúc bằng lời Salam.
Giới luật về lễ nguyện Salah
Lễ nguyện Salah được sắc lệnh vào đêm dạ hành Isra’ trước cuộc dời cư Hijrah. Nó là một trụ cột trong các trụ cột của Islam đứng sau lời tuyên thệ Shahadah. Nó là điều trọng yếu sau Tawhid. Thiên sứ của Allah e nói:
{رَأْسُ الأَمْرِ الإِسْلاَمُ وَعَمُودُهُ الصَّلاَةُ وَذِرْوَةُ سَنَامِهِ الْجِهَادُ فِيْ سَبِيْلِ اللهِ} رواه الترمذي، ابن ماجه وأحمد.
“Cái đầu của sự việc là Islam, cột sống của nó là lễ nguyện Salah, và đỉnh chóp của nó là chiến đấu cho con đường chính nghĩa của Allah.” (Tirmizdi, Ibnu Ma-jah, và Ahmad).
Ý nghĩa và giá trị của lễ nguyện Salah
Lễ nguyện Salah là một hình thức thờ phượng nhằm mục đích tạ ơn các ân huệ mà Allah I đã ban cho các bề tôi của Ngài. Nó như là một hình thức thể hiện ý nghĩa nổi bật nhất của sự thờ phượng và qui phục từ các bề tôi đối với Allah, Đấng Tối Cao và Toàn Năng; nó là một hình thức thờ phượng thể hiện sự hạ mình và khúm núm của người bề tối trước Ngài qua các lời tụng niệm, tán dương, ca ngợi và cầu nguyện Ngài. Nó được coi là một sự kết nối, một mối liên hệ giữa người bề tôi với Thượng Đế của y vượt lên trên thế giới vật chất đến với sự tinh khiết của tâm hồn và sự thanh thản và yên bình của tinh thần.
Giáo luật về lễ nguyện Salah
Lễ nguyện Salah được phân thành hai dạng: Fard (nghĩa vụ bắt buộc) và Tatauwu’a (tự nguyện).
Lễ nguyện Salah Fard được chia thành loại: Fard Ain và Fard Kifa-yah.
Fard Ain: là nghĩa vụ bắt buộc đối với từng cá nhân tín đồ Muslim nam và nữ, đó là năm lễ nguyện Salah trong một ngày đêm. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿إِنَّ ٱلصَّلَوٰةَ كَانَتۡ عَلَى ٱلۡمُؤۡمِنِينَ كِتَٰبٗا مَّوۡقُوتٗا ١٠٣﴾ [سورة النساء: 103]
{Quả thật, lễ nguyện Salah được sắc lệnh cho những người có đức tin vào giờ giấc ấn định.} (Chương 4 – Annisa’, câu 103).
﴿وَمَآ أُمِرُوٓاْ إِلَّا لِيَعۡبُدُواْ ٱللَّهَ مُخۡلِصِينَ لَهُ ٱلدِّينَ حُنَفَآءَ وَيُقِيمُواْ ٱلصَّلَوٰةَ وَيُؤۡتُواْ ٱلزَّكَوٰةَۚ وَذَٰلِكَ دِينُ ٱلۡقَيِّمَةِ ٥﴾ [سورة البينة: 5]
{Và họ được lệnh chỉ phải thờ phụng riêng Allah, triệt để thần phục Ngài một cách chính trực và dâng lễ nguyện Salah một cách chu đáo và đóng Zakah và đó là tôn giáo đúng đắn.} (Chương 98 – Al-Bayyinah, câu 5).
Thiên sứ của Allah e nói:
{بُنِيَ الإِسْلاَمُ عَلَى خَمْسٍ: شَهَادَةِ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ وَإِقَامِ الصَّلاَةِ وَإِيتَاءِ الزَّكَاةِ وَحَجِّ الْبَيْتِ وَصَوْمِ رَمَضَانَ } رواه البخاري ومسلم.
“Islam được dựng trên năm nền tảng trụ cột: Lời tuyên thệ Shahadah (لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ و مُحَمَّد رَسُولُ اللهِ) - (không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah và Muhammad là Thiên sứ của Ngài), dâng lễ nguyện Salah, xuất Zakah, hành hương Hajj tại ngôi đền Ka'bah và nhịn chay tháng Ramadan.” (Albukhari, Muslim).
Na-fi’a bin Al-Azraq nói với Ibnu Abbas t: Ông có tìm thấy năm lễ nguyện Salah trong Qur’an không? Ông Ibnu Abbas t nói: Có. Rồi ông đọc:
﴿فَسُبۡحَٰنَ ٱللَّهِ حِينَ تُمۡسُونَ وَحِينَ تُصۡبِحُونَ ١٧ وَلَهُ ٱلۡحَمۡدُ فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِ وَعَشِيّٗا وَحِينَ تُظۡهِرُونَ ١٨﴾ [سورة الروم: 17، 18]
{Bởi thế, hãy tán dương Allah khi các ngươi bước vào buổi tối (cuộc lễ nguyện Maghrib và I’sha) và bước vào buổi sáng (cuỗc lễ nguyện Fajr). Và mọi lời ca tụng trong các tầng trời và trái đất đều thuộc về Ngài và (hãy ca tụng Ngài vào cuộc lễ nguyện Asr) lúc xế chiều và (vào cuộc lễ Zhuhur) lúc ban ngày khi trệch bóng.} (Chương 30 – Arrum, câu 17, 18).
Hadith: Một người đàn ông vùng sa mạc đã đến gặp Thiên sứ của Allah e, nói: Allah đã qui định lễ nguyện Salah đối với tôi thế nào? Thiên sứ của Allah e nói:{خَمْسَ صَلَوَات}  - “Năm lễ nguyện Salah bắt buộc”. Người đàn ông nói: Tôi có phải làm thêm ngoài năm lễ nguyện Salah bắt buộc đó không? Thiên sứ của Allah e nói:{لَا، إِلَّا أَنْ تَطَوَّعَ}  - “Không, ngoại trừ anh muốn tình nguyện làm thêm” (Albukhari và Muslim).
Sai bảo trẻ nhỏ dâng lễ nguyện Salah
Sai bảo trẻ nhỏ thực hiện lễ nguyện Salah khi chúng lên bảy và đánh đòn chúng (không gây thương tích) khi chúng lên mười nếu chúng không chấp hành. Việc làm này chiếu theo Hadith: Thiên sứ của Allah e nói:
{مُرُوا أَبْنَاءَكُمْ بِالصَّلاَةِ لِسَبْعِ سِنِينَ وَاضْرِبُوهُمْ عَلَيْهَا لِعَشْرِ سِنِينَ وَفَرِّقُوا بَيْنَهُمْ فِى الْمَضَاجِعِ} رواه أبو داود والترمذي.
“Các ngươi hãy bảo con cái của các ngươi dâng lễ nguyện Salah khi chúng lên bảy và hãy đánh đòn chúng khi chúng lên mười nếu chúng không thực hiện; và các ngươi hãy tách chúng ngủ riêng.” (Abu Dawood và Tirmizdi).
Giới luật đối với người phủ nhận nghĩa vụ bắt buộc của lễ nguyện Salah
Ai không thừa nhận lễ nguyện Salah là nghĩa vụ bắt buộc đối với tín đồ Muslim thì người đó là Kafir (kẻ ngoại đạo) nếu y không thuộc thành phần thiếu hiểu biết ngay cả khi y thực hiện nó bởi điều đó đã phủ nhận mệnh lệnh của Allah I và Thiên sứ của Ngài đồng thời đi ngược lại với sự thống nhất và đồng thuận của toàn thể cồng đồng tín đồ Muslim. Tương tự, ai bỏ bê lễ nguyện Salah một cách xao lãng và lười biếng cho dù có thừa nhận tính bắt buốc của nó. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿فَٱقۡتُلُواْ ٱلۡمُشۡرِكِينَ حَيۡثُ وَجَدتُّمُوهُمۡ وَخُذُوهُمۡ وَٱحۡصُرُوهُمۡ وَٱقۡعُدُواْ لَهُمۡ كُلَّ مَرۡصَدٖۚ فَإِن تَابُواْ وَأَقَامُواْ ٱلصَّلَوٰةَ وَءَاتَوُاْ ٱلزَّكَوٰةَ فَخَلُّواْ سَبِيلَهُمۡۚ إِنَّ ٱللَّهَ غَفُورٞ رَّحِيمٞ ٥ ﴾ [سورة التوبة: 5]
{Hãy đánh và giết những kẻ thờ đa thần ở nơi nào các ngươi tìm thấy chúng; các ngươi hãy bắt chúng, vây chúng và mai phục chúng; nhưng nếu chúng hối cải và dâng lễ nguyện Salah và đóng Zakah thì hãy mở đường cho chúng. Quả thật, Allah là Đấng Hằng Tha Thứ, Rất Mực Khoan Dung.} (Chương 9 – Attawbah, câu 5).
Ông Jabir t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّ بَيْنَ الرَّجُلِ وَبَيْنَ الشِّرْكِ وَالْكُفْرِ تَرْكَ الصَّلاَةِ} رواه مسلم.
“Quả thật sự phân biệt giữa một người với Shirk và sự vô đức tin là bỏ lễ nguyện Salah” (Muslim).
Các nghi thức trụ cột (nghi thức Rukun) của lễ nguyện Salah
Lễ nguyện Salah gồm mười bốn nghi thức trụ cột, không được phép bỏ lỡ bất cứ nghi thức nào trong các nghi thức trụ cột này dù là cố tình, vô ý hay không hiểu biết (có nghĩa là nếu thiếu một trong các nghi thức trụ cột thì lễ nguyện Salah không có giá trị).
1.    Đứng dâng lễ nguyện Salah đối với lễ nguyện Salah bắt buộc, đối với người có khả năng.
2.    Takbir Ihram: lời “Ollo-hu Akbar” để vào lễ nguyện Salah.
3.    Đọc chương Kinh Fatihah.
4.    Ruku’a: cúi gập người.
5.    Trở dậy từ Ruku’a và đứng thẳng nghiêm.
6.    Sujud: cúi đầu quỳ lạy mọp xuống đất.
7.    Trở dậy từ Sujud.
8.    Ngồi lại giữa hai Sujud.
9.    Các động tác và tư thế phải nghiêm trang.
10.     Tashahhud cuối: đọc bài Attahiyah ... trước khi cho Salam
11.     Ngồi để Tashahhud cuối.
12.     Salawat cho Nabi e: nói lời “Ollo-humma solli ala Muhammad ...”
13.     Cho Salam: nói hai lần lời chào Salam “Assala-mu’alaykum warohmatullo-h”. Tốt nhất là không thêm lời “wa baroka-tuh” bởi Ibnu Mas’ud t nói: “Thiên sứ của Allah e thường nói lời Salam bên phải và bên trái của Người với lời [Assala-mu’alaykum warohmatullo-h]” (Muslim).
14.     Thực hiện theo trình tự của các nghi thức (từ 1 đến 13).
Các nghi thức Wajib (nghi thức bắt buộc) của lễ nguyện Salah
Lễ nguyện Salah có tám nghi thức Wajib. Nếu cố tình làm thiếu một trong các nghi thức Wajib thì lễ nguyện Salah không có giá trị, còn nếu làm thiếu do quên hoặc không hiểu biết thì không sao nhưng phải Sujud Sahu.
1.    Tất cả các lời Takbir trong Salah ngoài Takbir Ihram.
2.    Lời “Sami’ollo-huliman-hamidah” đối với Imam và người dâng lễ nguyện Salah một mình.
3.    Lời nói “Rabbana walakal-hamdu”.
4.    Nói một lần lời “Subha-na-rabbi-yal’azhi-m” trong Ruku’a.
5.    Nói một lần lời “Subha-na-rabbi-yal’ala” trong Sujud.
6.    Lời nói “Rabighfirli” giữa hai lần Sujud.
7.    Tashahhud đầu: đọc bài Attahiya ... sau hai Rak’at.
8.    Ngồi để Tashahhud đầu.
Shurut của lễ nguyện Salah
Shurut “شُرُطٌ” là số nhiều của Sharat “شَرْطٌ” có nghĩa là điều kiện cần khi muốn thực hiện lễ nguyện Salah.
Các Sharat của lễ nguyện Salah gồm có: định tâm, Islam, sự tỉnh táo và lý trí (không điên khùng hay bệnh tâm thần), có ý thức (trẻ con đã có ý thức về hậu quả cho các hành vi), vào giờ qui định, Taha-rah, hướng mặt về Qiblah, che kín phần Awrah (Awrah của nam từ rốn đến đầu gối, Awrah của nữ là toàn thân trừ bàn tay và gương mặt), và tránh sự dơ bẩn và ô uế.
Các giờ qui định cho năm lễ nguyện Salah bắt buộc
Quả thật, Thiên sứ của Allah e đã ấn định các giờ cho năm lễ nguyện Salah bắt buộc trong nhiều Hadith.
Ông Ibnu Abbas t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{أَمَّنِى جِبْرِيلُ عَلَيْهِ السَّلاَمُ عِنْدَ الْبَيْتِ مَرَّتَيْنِ فَصَلَّى بِىَ الظُّهْرَ حِينَ زَالَتِ الشَّمْسُ وَكَانَتْ قَدْرَ الشِّرَاكِ وَصَلَّى بِىَ الْعَصْرَ حِينَ كَانَ ظِلُّهُ مِثْلَهُ وَصَلَّى بِىَ - يَعْنِى الْمَغْرِبَ - حِينَ أَفْطَرَ الصَّائِمُ وَصَلَّى بِىَ الْعِشَاءَ حِينَ غَابَ الشَّفَقُ وَصَلَّى بِىَ الْفَجْرَ حِينَ حَرُمَ الطَّعَامُ وَالشَّرَابُ عَلَى الصَّائِمِ فَلَمَّا كَانَ الْغَدُ صَلَّى بِىَ الظُّهْرَ حِينَ كَانَ ظِلُّهُ مِثْلَهُ وَصَلَّى بِىَ الْعَصْرَ حِينَ كَانَ ظِلُّهُ مِثْلَيْهِ وَصَلَّى بِىَ الْمَغْرِبَ حِينَ أَفْطَرَ الصَّائِمُ وَصَلَّى بِىَ الْعِشَاءَ إِلَى ثُلُثِ اللَّيْلِ وَصَلَّى بِىَ الْفَجْرَ فَأَسْفَرَ ثُمَّ الْتَفَتَ إِلَىَّ فَقَالَ يَا مُحَمَّدُ هَذَا وَقْتُ الأَنْبِيَاءِ مِنْ قَبْلِكَ وَالْوَقْتُ مَا بَيْنَ هَذَيْنِ الْوَقْتَيْنِ} رواه أبو داود.
“Đại Thiên thần Jibril u đã chủ trì lễ nguyện Salah cho Ta hai lần tại nhà. Ngài làm Imam lễ nguyện Salah Zhuhur cho Ta lúc mặt trời vừa nghiêng bóng; ngài làm Imam lễ nguyện Salah Asr cho Ta lúc bóng của một vật bằng chính nó; ngài làm Imam lễ nguyện Salah Maghrib cho Ta lúc người nhịn chay xả chay; ngài làm Imam lễ nguyện Salah I-sha’ lúc ánh hoàng hôn mất dạng; và ngài làm Imam lễ nguyện Salah Fajar cho Ta lúc người nhịn chay bị cấm ăn và cấm uống (Azan Fajar). Rồi vào ngày hôm sau, ngài làm Imam lễ nguyện Salah cho Ta lúc bóng của một vật bằng chính nó; ngài làm Imam lễ nguyện Salah Asr cho Ta lúc bóng của một vật bằng gấp đôi nó; ngài làm Imam lễ nguyện Salah Maghrib cho Ta lúc người nhịn chay xả chay; ngài làm Imam lễ nguyện Salah I-sha’ cho Ta lúc hai phần ba của đêm; và ngài làm Imam lễ nguyện Salah Fajar cho Ta lúc ánh bình minh đã vàng. Sau đó, Đại Thiên thần Jibril u quay sang phía Ta nói: Này Muhammad, đây là giờ giấc của các vị Nabi trước ngươi; và giờ giấc (của mỗi lễ nguyện Salah) nằm trong hai khoảng (đã được thực hiện trong hai ngày: hôm trước và hôm nay)” (Abu Dawood).
Quả thật, các giờ giấc của năm lễ nguyện Salah bắt buộc được phân chia giữa ngày và đêm. Nếu con người lấy đi một lượng nhỏ thời gian từ giấc ngủ dành cho Thượng Đế của y thì chắc chắn y sẽ đạt được sự thoải mái và làm cho cơ thể trở nên tích cực hơn trong công việc hàng ngày của y; và giờ lễ nguyện Salah Fajar để y cảm nhận được bản thân mình vượt trội hơn các tạo vật khác và để y tăng thêm đức tin Iman.
Và khi vào phần thời gian chính giữa của ban ngày, y lại đứng trình diện trước Thượng Đế của y trong giờ lễ nguyện Salah Zhuhur và cải thiện, điều chỉnh việc làm của y từ đầu ngày, sau đó đến giờ Asr y dâng lễ nguyện Salah để chuẩn bị cho phần thời gian còn lại trong ngày, rồi đến Maghrib y đón nhận ban đếm và I-sha’ cho suốt thời gian trong đêm; hai lễ nguyện này là ánh sáng và sự hướng dẫn cho y trên con đường đúng đắn. Tương tự, lễ nguyện Salah trong các giờ giấc khác nhau là cơ hội để suy ngẫm về vũ trụ càn khôn của Allah Vĩ Đại đang ràng buộc tất cả mọi thứ đang tồn tại xung quanh con người trong ngày và đêm.
    Giờ qui định cho lễ nguyện Salah Zhuhur
Giờ qui định cho lễ nguyện Salah Zhuhur bắt đầu từ lúc mặt trời vừa nghiêng bóng cho đến khi bóng của mọi vật bằng chính nó.
    Giờ qui định cho lễ nguyện Salah Asr
Giờ qui định cho lễ nguyện Salah Asr bắt đầu từ lúc bóng của mọi vật bằng với chính nó cho đến khi bóng của mọi vật bằng gấp đôi nó; còn giờ bất đắc dĩ cho Asr là từ lúc bóng của mọi vật bằng gấp đôi nó cho đến lúc mặt trời lặn.
    Giờ qui định cho lễ nguyện Salah Maghrib
Giờ qui định cho lễ nguyện Salah Maghrib bắt đầu từ lúc mặt trời vừa lặn khuất cho đến khi ánh hoàng hôn hoàn toàn biến mất.
    Giờ qui định cho lễ nguyện Salah I-sha’
Giờ qui định cho lễ nguyện Salah I-sha’ bắt đầu từ lúc ánh hoàng hôn hoàn toàn biến mất cho đến khi nửa đêm.
    Giờ qui định cho lễ nguyện Salah Fajar
Giờ qui định cho lễ nguyện Salah Fajar bắt đầu từ lúc rạng đông cho đến khi mặt trời mọc.
Giờ giấc lễ nguyện Salah tại các quốc gia ở vĩ độ cao
Các quốc gia ở vĩ độ cao được phân thành ba nhóm:
1.    Nhóm một: Các quốc gia nằm giữa vĩ độ (45) và (48) ở phía bắc và phía nam. Đây là các quốc gia có những dấu hiệu vũ trụ cho thấy thời gian của ban ngày và ban đêm dài hoặc ngắn.
2.    Nhóm hai: Các quốc gia nằm giữa vĩ độ (48) và (66) ở phía bắc và phía nam. Đây là các quốc gia không có các dấu hiệu vũ trụ để biểu hiện rõ thời gian của một số ngày trong năm, chẳng hạn như ánh hoàng hôn không biến mất cho đến khi nó gần như nhập vào cùng với rạng đông.
3.    Nhóm ba: Các quốc gia nằm trên vĩ độ (66) ở phía bắc và phía nam cho đến hai cực. Đây là các quốc gia không có các dấu hiệu vũ trụ biểu hiện thời gian trong một khoảng thời gian dài của năm về ban ngày hay ban đêm.
Giáo lý cho mỗi nhóm quốc gia này:
Đối với các cư dân tại các quốc gia thuộc nhóm một phải thực hiện lễ nguyện Salah theo đúng giờ giấc được thể hiện rõ. Đối với các quốc gia thuộc nhóm ba thì không có quan điểm bất đồng giữa các học giả rằng giờ giấc của năm lễ nguyện Salah tại các quốc gia này được xác định theo hình thức ước tính; điều này được dựa trên cơ sở ước tính thời gian trong Hadith Dajjaal khi Thiên sứ e nói rằng ngày đầu tiên khi hắn xuất hiện sẽ bằng một năm .. các vị Sahabah đã hỏi: một ngày tương đương với một năm thì sẽ thực hiện lễ nguyện Salah thế nào, có phải là chỉ cần dâng lễ nguyện Salah của một ngày đêm là được? .. Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ اقْدُرُوا لَهُ قَدْرَهُ} رواه مسلم.
“Không, các ngươi hãy ước lượng nó (thành các ngày và giờ giấc trong các ngày)” (Muslim).
Tuy nhiên, giới học giả bất đồng quan điểm nhau về cách thức và phương pháp ước lượng giờ giấc. Một số thì nói phương pháp ước lượng là ước lượng dựa theo quốc gia gần nhất với họ có thời gian ban ngày và ban đêm rõ ràng có thể xác định giờ giấc các lễ nguyện Salah dựa theo các tiêu chí của giáo luật. Quan điểm này có thể được xem là hợp lý nhất. Một số học giả khác thì cho rằng cách thức ước lượng thời gian là ước lượng theo tiêu chí ban ngày 12 tiếng và ban đêm là 12 tiếng. Một số khác lại nói rằng phải ước lượng dựa theo thời gian của Makkah và Madinah.
Đối với các quốc gia thuộc nhóm hai: các giờ giấc ngoài giờ I-sha’ và Fajar được xác định giống như các quốc gia thuộc nhóm một, riêng giờ I-sha’ và Fajar thì sẽ áp dụng theo phương pháp của các quốc gia thuộc nhóm ba.
*****
Lễ nguyện Salah tập thể
Giá trị của lễ nguyện Salah tập thể
Lễ nguyện Salah tập thể mang mục đích tuân phục, là một hình thức thờ phượng thiêng liêng. Một trong những giá trị lớn nhất của lễ nguyện Salah tập thể là thể hiện sự kết chặt, đoàn kết, và bình đẳng giữa các tín đồ Muslim khi mà họ cùng nhau tập hợp lại năm lần trong một ngày đêm, cùng đi theo sự chủ trì của một người dẫn đầu, cùng hướng về một hướng. Điều đó làm cho các trái tim gắn kết lại với nhau phá vỡ mọi khoảng cách.
Giới luật của lễ nguyện Salah tập thể
Lễ nguyện Salah tập thể là nghĩa vụ bắt buộc (Wajib) đối với các tín đồ Muslim nam, tự do, có khả năng đến tham dự buổi dâng lễ tập thể, dù là người đang ở nơi định cư hay là người đi đường xa. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَإِذَا كُنتَ فِيهِمۡ فَأَقَمۡتَ لَهُمُ ٱلصَّلَوٰةَ فَلۡتَقُمۡ طَآئِفَةٞ مِّنۡهُم مَّعَكَ﴾ [سورة النساء: 102]
{Và khi Ngươi (Muhammad) ở cùng với họ (những người Muslim), Ngươi hãy đứng chủ lễ để hướng dẫn họ, và để cho một thành phần của họ cùng đứng dâng lễ nguyện Salah với Ngươi.} (Chương 4 – Annisa’, câu 102).
Mệnh lệnh nói lên sự bắt buộc phải thi hành. Và nếu Allah I ra lệnh việc làm đó trong hoàn cảnh hiểm nguy thì dĩ nhiên trong hoàn cảnh bình yên và an toàn đáng phải chấp hành hơn nữa.
Lễ nguyện Salah tập thể gồm bao nhiêu người?
Lễ nguyện Salah được cho là tập thể phải gồm có ít nhất vị Imam (người đứng chủ lễ) và một người Ma’mum (người dâng lễ nguyện theo sau) dù người Ma’mum là phụ nữ bởi Hadith do Abu Musa thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{اثْنَانِ فَمَا فَوْقَهُمَا جَمَاعَةٌ} رواه ابن ماجه.
“Từ hai trở lên là tập thể” (Ibnu Ma-jah).
Nơi thực hiện lễ nguyện Salah tập thể
Theo Sunnah lễ nguyện Salah tập thể được khuyến khích thực hiện tại Masjid, được phép thực hiện tại những nơi khác khi cần thiết.
Phụ nữ được quyền dâng lễ nguyện Salah tập thể riêng trong nhóm nữ giới của họ, bởi A’ishah và Ummu Salmah đã có làm như vậy (theo Hadith do Adda-raqudni ghi lại) và Hadith do Abu Dawood ghi lại rằng Thiên sứ của Allah bảo bà Ummu Waraqah làm chủ lễ nguyện Salah cho người nhà của bà trong gia đình.
*****
Lễ nguyện Salah Qasr (rút ngắn)
Lễ nguyện Salah Qasr là gì?
Lễ nguyện Salah Qasr là lễ nguyện áp dụng trong lúc đi đường xa, đó là lễ nguyện Salah rút ngắn các lễ nguyện gồm bốn Rak’at (Zhuhur, Asr, và I-sha’) thành hai Rak’at. Lễ nguyện Salah theo hình thức này nói lên ý nghĩa thiêng liêng của hệ thống giáo lý Islam rằng nó luôn quan tâm đến hoàn cảnh của người tín đồ, nó luôn tạo sự dễ dàng cho người tín đồ.
Hình thức Qasr (rút ngắn bốn Rak’at thành hai Rak’at) được qui định trong Qur’an và Sunnah và có thể nói được hầu hết các học giả thống nhất.
Hình thức Qasr là áp dụng chung cho mọi hoàn cảnh: bình an và nguy cấp
 Lễ nguyện Salah theo hình thức Qasr được áp dụng trong lúc đi đường xa dù ở hoàn cảnh an bình hay nguy hiểm. Ali nói với Umar: hãy dâng lễ nguyện Salah Qasr trong khi chúng ta đã trong tình cảnh an bình .. thế là Umar nói với Ali: tôi thấy giống như những gì cậu thấy, và tôi đã hỏi Thiên sứ của Allah e về điều đó thì Người nói:
{صَدَقَةٌ تَصَدَّقَ اللهُ بِهَا عَلَيْكُمْ فَاقْبَلُوا صَدَقَتَهُ} رواه مسلم.
“Đó là phần Sadaqah mà Allah ban cho các ngươi, bởi thế các ngươi hãy nhận lấy phần Sadaqah của Ngài” (Muslim).
Khoảng cách lộ trình được phép thực hiện lễ nguyện Salah theo hình thức Qasr
Khoảng cách lộ trình được phép thực hiện lễ nguyện Salah theo hình thức Qasr là khoảng cách lộ trình được dân chúng coi là đi đường xa và mang theo lương thực đi đường.
Thời điểm bắt đầu cho hình thức Qasr trong lễ nguyện Salah
Người đi đường xa bắt đầu hình thức Qasr khi nào đã rời khỏi dân làng của y, và như thế nào được xem đã rời khỏi dân làng là dựa theo quan điểm thường lệ của người dân về việc đó; bởi vì Allah Tối Cao đã gắn điều kiện cho việc được phép rút ngắn lễ nguyện Salah là khi di chuyển xa trên trái đất, và việc di chuyển xa trên trái đất chỉ được hình thành khi nào người chủ thể đã rời khỏi dân làng của y.
*****
Dồn hai lễ nguyện Salah cùng nhau
Việc gom hay dồn hai lễ nguyện Salah lại với nhau trong giờ của một trong hai lễ nguyện là điều miễn giảm cho người tín đồ Muslim trong trường hợp cần thiết. Nhiều học giả khuyến khích bỏ hình thức gom dồn hai lễ nguyện Salah trừ trường hợp thực sự cần thiết; bởi lẽ Thiên sứ của Allah e rất ít dùng hình thức này.
Tất cả những ai được phép dùng hình thức Qasr (rút ngắn) trong lễ nguyện Salah đều được phép dùng hình thức dồn hai lễ nguyện Salah vào một giờ của một trong hai lễ nguyện, tuy nhiên, không phải tất cả những ai được phép dùng hình thức dồn hai lễ nguyện Salah đều được phép dùng hình thức Qasr.
Dồn hai lễ nguyện Salah có hai cách: Taqdeem và Ta’kheer( )
Tốt hơn hết là người chủ thể nên thực hiện theo cách nào mà y cảm thấy tiện lợi nhất cho bản thân bởi vì mục đích của việc cho phép dùng hình thức dồn hai lễ nguyện Salah chung với nhau là để tạo sự dễ dàng và giảm bớt gánh nặng cho người tín đồ. Còn nếu cả hai đều tiện lợi cho người chủ thể thì tốt nhất người đó nên dồn theo cách Ta’kheer. Khi ở tại nơi định cư thì theo Sunnah nên dâng lễ nguyện Salah vào đúng giờ giấc của từng lễ nguyện.
*****
Sujud Sahu
 Sahu có nghĩa là quên một nghi thức nào đó trong lễ nguyện Salah. Sujud Sahu được qui định trong giáo lý và được đồng thuận quan điểm của tất cả các vị Imam Sunnah. Thiên sứ của Allah e đã Sujud Sahu trong lễ nguyện Salah của Người và Người ra lệnh cho các vị Sahabah của Người làm theo. Sujud Sahu được qui định phải thực hiện trước hoặc sau Salam đối với ai dâng lễ nguyện Salah làm thêm hoặc thiếu hoặc có sự ngờ vực do quên. Sujud Sahu gồm cả thảy hai lần Sujud, không đọc Tashahhud, và mỗi lần Sujud là mỗi lần Takbir và sau đó cho Salam.
*****
Lễ nguyện Salah tự nguyện
Ý nghĩa và giá trị của lễ nguyện Salah tự nguyện
Một trong các ân huệ mà Allah I ban cho các bề tôi của Ngài là Ngài đã qui định các hình thức thờ phượng phù hợp với bản chất tự nhiên của con người và Ngài cho cơ hội để những ai trong các bề tôi của Ngài muốn bù đắp những thiếu sót, những lỗi lầm để được Ngài tha thứ và ban phước được trọn vẹn. Và một trong các cơ hội để bù đắp những thiếu sót và những lỗi lầm là lễ nguyện Salah tự nguyện. Quả thật, Thiên sứ của Allah e đã có nói rằng lễ nguyện Salah tự nguyện sẽ hoàn thiện lễ nguyện Salah bắt buộc.
Việc làm tự nguyện tốt nhất trong các việc làm tự nguyện
Việc làm tự nguyện tốt nhất trong các việc làm tự nguyện là đi Jihaad cho con đường chính nghĩa của Allah I, kế đến là học hỏi và dạy kiến thức giáo lý như Allah I đã phán:
﴿يَرۡفَعِ ٱللَّهُ ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ مِنكُمۡ وَٱلَّذِينَ أُوتُواْ ٱلۡعِلۡمَ دَرَجَٰتٖۚ وَٱللَّهُ بِمَا تَعۡمَلُونَ خَبِيرٞ ﴾ [سورة المجادلة: 11]
{Allah sẽ nhấc cao những người có đức tin trong các ngươi và những ai được ban cho kiến thức lên địa vị và cấp bậc cao. Và Allah hiểu rõ những gì các ngươi làm.} (Chương 58 – Al-Mujadalah, câu 11).
Việc làm tự nguyện tốt đẹp kế tiếp là lễ nguyện Salah, và nó là hình thức thờ phượng bằng thể xác tốt nhất bởi Thiên sứ của Allah e nói:
{اسْتَقِيمُوا وَلَنْ تُحْصُوا وَاعْلَمُوا أَنَّ خَيْرَ أَعْمَالِكُمُ الصَّلاَةُ} رواه ابن ماجه.
“Các ngươi hãy đi thẳng trên con đường ngay chính (của Allah) và chắc chắn các ngươi sẽ không bao giờ thực hiện hết tất cả những gì (Allah) sắc lệnh cho các ngươi; nhưng các ngươi hãy biết rằng việc làm tốt nhất của các ngươi là lễ nguyện Salah.” (Ibnu Ma-jah).
Các lễ nguyện Salah tự nguyện tiêu biểu:
    Lễ nguyện Salah ban đêm:
Lễ nguyện Salah vào ban đêm tốt hơn lễ nguyện Salah vào ban ngày, và thời điểm tốt đẹp nhất trong đêm cho việc dâng lễ nguyện Salah là từ lúc nửa đêm trở đi. Thiên sứ của Allah e nói:
{يَنْزِلُ رَبُّنَا تَبَارَكَ وَتَعَالَى كُلَّ لَيْلَةٍ إِلَى السَّمَاءِ الدُّنْيَا حِينَ يَبْقَى ثُلُثُ اللَّيْلِ الآخِرُ فَيَقُولُ مَنْ يَدْعُونِى فَأَسْتَجِيبَ لَهُ وَمَنْ يَسْأَلُنِى فَأُعْطِيَهُ وَمَنْ يَسْتَغْفِرُنِى فَأَغْفِرَ لَهُ} رواه البخاري ومسلم.
“Mỗi đêm vào lúc một phần ba thời gian còn lại của đêm, Thượng Đế của chúng ta, Đấng Tối Cao và Ân Phúc đi xuống tầng trời hạ giới và Ngài phán: Ai cầu nguyện TA, TA sẽ đáp lại lời nguyện cầu của người đó; ai cầu xin khấn vái TA, TA sẽ ban cho y; và ai cầu xin TA tha thứ, TA sẽ tha thứ cho y.” (Albukhari, Muslim).
Và cái được gọi là Tahajjud chính là lễ nguyện Salah sau một giấc ngủ, bà A’ishah  nói: “Qiyaam (lễ nguyện Salah trong đêm) đích thực chính là Qiyaam sau giấc ngủ.”
    Lễ nguyện Salah Dhuha
Theo Sunnah, khuyến khích thực hiện lễ nguyện Salah Dhuha trong một số ngày chứ không làm thường xuyên bởi Hadith do ông Abu Sa’eed Al-Khudri thuật t lại:
{كَانَ رَسُولُ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- يُصَلِّى الضُّحَى حَتَّى نَقُولَ لاَ يَدَعُهَا وَيَدَعُهَا حَتَّى نَقُولَ لاَ يُصَلِّيهَا} رواه أحمد والترمذي، و قال حسن غريب.
“Thiên sứ của Allah e dâng lễ nguyện Salah Dhuha đến nỗi chúng tôi cho rằng Người sẽ không bỏ nó và Người bỏ nó đến nỗi chúng tôi cho rằng Người sẽ không dâng lễ nguyện Salah Dhuha nữa.” (Ahmad và Tirmizdi, và ông nói Hadith khá tốt).
Có thể dâng lễ nguyện Salah Dhuha bao nhiêu Rak’at tùy thích, hai, bốn, sáu, tám Rak’at, ít nhất là hai Rak’at.
    Lễ nguyện Salah chào Masjid
Khuyến khích dâng lễ nguyện Salah hai Rak’at chào Masjid khi vào bên trong. Ông Abu Qata-dah t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا دَخَلَ أَحَدُكُمُ الْمَسْجِدَ فَلاَ يَجْلِسْ حَتَّى يُصَلِّىَ رَكْعَتَيْنِ} رواه البخاري.
“Khi nào ai đó trong các ngươi vào Masjid thì y chớ đừng ngồi xuống cho tới khi đã dâng lễ nguyện Salah hai Rak’at.” (Abukhari).
    Sujud Tila-wah
Khuyến khích người đọc và lắng nghe Qur’an Sujud Tila-wah, khi Sujud hãy Takbir rồi cho Salam sau Sujud; lời nói trong Sujud: Subha-na-rabbi-yal-a’la hoặc những lời Zhikir khác được nói trong các Hadith.
    Sujud tạ ơn
Sunnah khuyến khích Sujud tạ ơn khi được ban cho ân huệ cũng như khi được cứu rỗi khỏi những điều xấu. Ông Abu Bakrah t nói: “Quả thật, Thiên sứ của Allah e thường cúi đầu quỳ lạy mỗi khi gặp được điều tốt và niềm vui.” (Abu Dawood, Tirmizdi và Ibnu Ma-jah).
Ka’ab bin Malik t đã cúi đầu quỳ lạy tạ ơn Allah I khi được tin rằng Allah I đã chấp nhận sự sám hối của ông. Cách thức Sujud tạ ơn cũng giống như Sujud Tila-wah.
    Salah Tarawih
Lễ nguyện Salah Tarawih là lễ nguyện Sunnah Muakkadah. Thiên sứ của Allah e đã từng dâng lễ nguyện Salah này tập thể trong Masjid sau lễ nguyện Salah I-sha’ trong tháng Ramadan. Sau đó, Umar bin Al-Khattaab t đã khôi phục lại Sunnah này trong thời ông làm Khalif. Tốt nhất là nên thực hiện 11 Rak’at và nếu làm thêm nhiều hơn số lượng này thì cũng không vấn đề gì.
    Salah Witir
Lễ nguyện Salah Witir là Sunnah Muakkadah mà Thiên sứ của Allah e đã thường xuyên duy trì và ra lệnh cho các vị Sahabah của Người làm theo. Lễ nguyện Salah Witir gồm ít nhất một Rak’at, tốt nhất là 3 Rak’at và nhiều nhất là 11 Rak’at.
Giờ giấc của lễ nguyện Salah Witir: từ sau I-sha’ cho đến trước rạng đông.
Cách thức của lễ nguyện Salah Witir:
1.    Thực hiện liên tục các Rak’at, chỉ ngồi lại Tashahhud ở Rak’at cuối cùng.
2.    Thực hiện giống như lễ nguyện Salah Maghrib (3 Rak’at).
3.    Hai Rak’at thì cho Salam, sau đó thực hiện Rak’at cuối cùng rồi cho Salam. Đây là cách tốt nhất bởi vì đó là cách thức mà Thiên sứ của Allah e đã làm và thường duy trì cách này.
    Sunnah Rawa-tib
Lễ nguyện Salah tốt nhất trong Sunnah Rawa-tib là hai Rak’at trước Fajar bởi Hadith do bà A’ishah  thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{رَكْعَتَا الْفَجْرِ خَيْرٌ مِنَ الدُّنْيَا وَمَا فِيهَا} رواه مسلم والترمذي.
“Hai Rak’at trước Fajar tốt hơn cả thế gian và những gì trong nó.” (Muslim và Tirmizdi).
Sunnah Rawa-tib gồm cả thảy mười hai Rak’at: 4 Rak’at trước Zhuhur, 2 Rak’at sau Zhuhur, 2 Rak’at sau Maghrib, hai Rak’at sau I-sha’ và hai Rak-at trước Fajar.
Theo Sunnah, khuyến khích thực hiện bù lại các lễ nguyện Salah Rawa-tib khi lỡ mất. Tuy nhiên, tốt nhất là nên bỏ việc làm này bởi vì nó mang đến sự khó khăn, ngoại trừ hai Rak’at Sunnah trước Fajar thì nên thực hiện bù lại nếu như lỡ mất.
Các lễ nguyện Salah Rawa-tib này nên thực hiện tại nhà thì tốt hơn, ngược lại, các lễ nguyện Salah bắt buộc thì phải thực hiện tập thể tại Masjid.
*****
Lễ nguyện Salah Jumu’ah (ngày thứ sáu)
Ân phúc của ngày thứ sáu
Ngày thứ sáu là ngày hồng phúc và tốt nhất trong các ngày, Allah I đã lấy nó làm ngày hội cho cộng đồng này. Một trong các giá trị tiêu biểu cho lễ nguyện Salah Jumu’ah là để những tín đồ Muslim có sự kết nối nhằm tạo nên sự đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Ngày thứ sáu là ngày tết hàng tuần của người Muslim và đó là ngày mà mặt trời mọc tốt đẹp nhất.
Giới luật cho lễ nguyện Salah Jumu’ah
Lễ nguyện Salah Jumu’ah là nghĩa vụ bắt buộc. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِذَا نُودِيَ لِلصَّلَوٰةِ مِن يَوۡمِ ٱلۡجُمُعَةِ فَٱسۡعَوۡاْ إِلَىٰ ذِكۡرِ ٱللَّهِ وَذَرُواْ ٱلۡبَيۡعَۚ ذَٰلِكُمۡ خَيۡرٞ لَّكُمۡ إِن كُنتُمۡ تَعۡلَمُونَ﴾ [سورة الجمعة: 9]
{Hỡi những ai có đức tin, khi tiếng Azan được cất lên gọi các ngươi đến dâng lễ nguyện Salah Al-Jum’ah  vào ngày thứ sáu thì các ngươi hãy tạm gác lại việc mua bán mà nhanh chân đến (Masjid) để tưởng nhớ Allah. Đó là việc tốt đẹp cho các ngươi nếu các ngươi nhận thức được} (Chương 62 – Al-Jum’ah, câu 9).
Lễ nguyện Salah Jumu’ah gồm hai Rak’at; theo Sunnah, khuyến khích người tín đồ tắm rửa sạch sẽ và đến Masjid sớm.
Lễ nguyện Salah Jumu’ah bắt buộc đối với đối tượng nào?
Lễ nguyện Salah Jumu’ah bắt buộc đối với tất cả tín đồ Muslim nam giới, tự do, đã đến tuổi chịu trách nhiệm cho hành vi của mình và không có nguyên do cản trở chính đáng.
Giờ giấc của lễ nguyện Salah Jumu’ah
Được phép thực hiện trước lúc mặt trời nghiêng bóng nhưng tốt nhất là sau khi mặt trời đã nghiêng bóng bởi vì đó là giờ giấc mà Thiên sứ của Allah e thường dâng lễ nguyện Salah.
Các điều kiện cần cho lễ nguyện Salah Jumu’ah
Điều kiện cần để lễ nguyện Salah Jumu’ah có giá trị gồm các điều sau:
•    Giờ giấc
•    Sự định tâm
•    Số người tham dự được coi là nhiều đủ để làm Jumu’ah dựa theo quan niệm thường lệ của từng nơi.
•    Phải có hai bài thuyết giảng chứa đựng nội dung: ca ngợi và tán dương Allah I, Salawat cho Thiên sứ của Allah e, đọc một câu Kinh Qur’an kèm với lời nhắc nhở kính sợ Allah I. Tiếng của lời thuyết giảng phải đủ lớn để mọi người tham dự nghe thấy; không được phép nói chuyện lúc Imam đọc bài giảng thuyết. Ai bắt kịp với Imam một Rak’at thì người đó bắt kịp lễ nguyện Salah Jumu’ah, còn nếu bắt kịp với Imam ít hơn thế thì y phải dâng lễ Salah Zhuhur tức bốn Rak’at.
*****
Lễ nguyện Salah Eid
Ý nghĩa của lễ nguyện Salah Eid
Lễ nguyện Salah Eid là một nghi thức tôn giáo thuộc những biểu hiệu đặc trưng của cộng đồng tín đồ Muhammad, nó là dịp để các bề tôi tạ ơn Allah I đã giúp họ hoàn thành nghĩa vụ nhịn chay Ramadan và là dịp để tôn vinh cuộc hành hương đến ngôi đền Thiêng Ka’bah tại Makkah. Ngoài ra, lễ nguyện Salah Eid như là sự kêu gọi đến với sự yêu thương, đoàn kết hữu nghĩ giữa các đồng đạo Muslim, một ngày hội để tẩy sạch tâm hồn của mỗi người.
Giới luật
Lễ nguyện Salah Eid là nghĩa vụ bắt buộc đối với tập thể được gọi Fardhu Kifa-yah. Thiên sứ của Allah e và các vị Khalif sau Người đều duy trì lễ nguyện Salah Eid này; và nó là Sunnah Mu-akkadah (không nên bỏ lỡ) đối với mỗi người tín đồ Muslim nam và nữ. Nó chỉ qui định đối với người ở tại nơi định cư chứ không đối với người đi đường.
Điều kiện
Các điều kiện của nó cũng giống như các điều kiện của lễ nguyện Salah Jumu’ah trừ hai bài thuyết giảng là Sunnah và diễn ra sau lễ nguyện Salah.
Thời điểm
Từ lúc mặt trời mọc nhô cao vào buổi sáng khoảng một sào cho đến lúc mặt trời nghiêng bóng. Nếu thông báo Eid diễn ra sau khi mặt trời nghiêng bóng thì sẽ dâng lễ nguyện Salah Eid trong ngày hôm sau vào đúng giờ giấc qui định.
Cách thức dâng lễ nguyện Salah Eid
Lễ nguyện Salah Eid gồm hai Rak’at bởi lời của Umar bin Al-Khattaab t đã nói: “Lễ nguyện Salah Eid Al-Fitri và Al-Adha là hai Rak’at, hai Rak’at. Đó là lễ nguyện Salah đầy đủ chứ không phải rút ngắn theo chiếc lưỡi của vị Nabi của các người. Quả thật sẽ là người sai trái đối với ai phủ nhận.” (Ahmad).
Lễ nguyện Salah Eid được thực hiện trước bài thuyết giảng.
Trong Rak’at thứ nhất, nói Takbir sáu lần sau Takbir Ihram và trong Rak’at thứ  hai nói Takbir năm lần.
Nơi thực hiện lễ nguyện Salah Eid
Nơi để thực hiện lễ nguyện Salah Eid là ở bãi trống, được phép thực hiện trong các Masjid nếu cần.
Những điều Sunnah cho ngày Eid
Theo Sunnah, khuyến khích nói lời Takbir thường xuyên tức không chỉ giới hạn sau các lễ nguyện Salah; khuyến khích nam giới Takbir to tiếng vào đêm của Eid. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَلِتُكۡمِلُواْ ٱلۡعِدَّةَ وَلِتُكَبِّرُواْ ٱللَّهَ عَلَىٰ مَا هَدَىٰكُمۡ وَلَعَلَّكُمۡ تَشۡكُرُونَ ١٨٥﴾ [سورة البقرة: 185]
{Và Ngài muốn các ngươi hoàn tất số ngày (nhịn chay) được ấn định và muốn các ngươi Takbir (tán dương sự vĩ đại của Ngài) về việc Ngài hướng dẫn các ngươi và để cho các ngươi có dịp tạ ơn Ngài.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).
Imam Ahmad  nói: Ibnu Umar t thường Takbir trong cả hai ngày Eid.
Và vào ngày mồng mười của tháng Zdul-Hijjah, Allah I phán:
﴿وَيَذۡكُرُواْ ٱسۡمَ ٱللَّهِ فِيٓ أَيَّامٖ مَّعۡلُومَٰتٍ﴾ [سورة الحج: 28]
{... và để họ tụng niệm đại danh của Allah trong các ngày được ấn định.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 28).
Còn Takbir giới hạn là Takbir sau các lễ nguyện Salah bắt buộc. Riêng Eid Al-Adha thì lời Takbir được khuyến khích đối với người đã Tahallul từ lễ nguyện Salah Fajar vào ngày A’rafah cho đến ngày cuối của các ngày Tashreeq.
Khuyến khích những người Ma’mum đến nơi Salah sớm còn Imam thì khuyến khích đến trễ cho tới giờ Salah. Người đến tham dự lễ nguyện Salah Eid nên vệ sinh thân thể sạch sẽ và ăn mặc quần áo sạch đẹp chỉnh tề, nên chọn bộ quần áo tốt đẹp nhất trong các bộ quần áo có được, và phụ nữ không nên chưng diện.
Các điều Sunnah của lễ nguyện Salah Eid
Theo Sunnah, lễ nguyện Salah Eid Al-Adha nên thực hiện sớm còn lễ nguyện Salah Al-Fitri nên thực hiện trễ hơn.
Theo Sunnah, khuyến khích ăn vài trái chà là trước khi ra đi Salah Eid Al-Fitri và nên nhịn ăn sáng trước khi đi Salah Eid Al-Adha mục đích để chừa bụng ăn thịt Qur’ban.
*****
Lễ nguyện Salah cầu mưa (Istisqa’)
Giá trị của lễ nguyện Salah cầu mưa (Istisqa’)
Allah I đã tạo ra con người và Ngài đã đặt trong con người bản năng tự nhiên hướng tới Ngài cũng như tìm sự cứu rỗi và giúp đỡ ở nơi Ngài khi gặp phải khốn khó và điều chẳng lành. Cầu mưa là một trong những biểu hiện của bản năng tự nhiên mà người Muslim hướng đến Thượng Đế của y để cầu xin Ngài ban những cơn mưa phúc lành xuống.
Lễ nguyện Salah Istisqa’ là gì?
Lễ nguyện Salah Istisqa’ là cầu xin Allah I ban cho mưa xuống mang phúc lành đến cho xứ sở và cư dân của nó bằng hình thức Salah, Du-a và cầu xin Ngài tha thứ.
Giới luật
Lễ nguyện Salah Istisqa’ là Sunnah Muakkadah, Thiên sứ của Allah e đã làm việc làm này và thông báo cho tất cả mọi người đến tham dự buỗi lễ cầu mưa.
Thời điểm và cách thức
Giống như lễ nguyện Salah Eid.
Khuyến khích người Imam thông báo giờ tiến hành lễ nguyện Salah Istisqa’ trước đó vài ngày
Người Imam nên kêu gọi mọi người ăn năn sám hối và duy trì việc nhịn chay, làm Sadaqah và bỏ đi những việc làm xấu và tội lỗi; bởi vì những việc làm tội lỗi và nghịch lại với mệnh lệnh của Allah I là nguyên nhân bị Ngài trừng phạt cho sự khô hạn giống như việc tuân lệnh Ngài là nguyên nhân được Ngài ban cho phúc lành và tốt đẹp.
*****
Lễ nguyện Salah Kusuf (khi có hiện tượng nhật, nguyệt thực)
Hiện tượng nhật, nguyệt thực
Nhật thực và nguyệt thực là hiện tượng mặt trời và mặt trăng bị che khuất và mất đi ánh sáng. Đó là một dấu hiệu trong các dấu hiệu của Allah I kêu gọi con người luôn ở tư thế sẵn sàng, khẳng định sự theo dõi và quan sát của Ngài đối với tạo vật, kêu gọi con người tìm sự cứu rỗi và phụ hộ ở nơi Ngài trong mọi hoàn cảnh, suy ngẫm về sự vĩ đại và tinh vi của vũ trụ này, và xác nhận rằng chỉ có Ngài mới là Đấng đáng được thờ phượng.
Giới luật
 Khi xảy ra hiện tượng nhật thực hay nguyệt thực thì theo Sunnah các tín đồ Muslim nên dâng lễ nguyện Salah tập thể, được gọi là lễ nguyện Salah Kusuf. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَمِنۡ ءَايَٰتِهِ ٱلَّيۡلُ وَٱلنَّهَارُ وَٱلشَّمۡسُ وَٱلۡقَمَرُۚ لَا تَسۡجُدُواْ لِلشَّمۡسِ وَلَا لِلۡقَمَرِ وَٱسۡجُدُواْۤ لِلَّهِۤ ٱلَّذِي خَلَقَهُنَّ إِن كُنتُمۡ إِيَّاهُ تَعۡبُدُونَ ٣٧ ﴾ [سورة فصلت : 37]
{Và trong các dấu hiệu của Ngài là ban đêm và ban ngày, mặt trời và mặt trăng. Các ngươi chớ quỳ lạy mặt trời hay mặt trăng mà hãy quỳ lạy phủ phục Allah, Đấng đã tạo hóa chúng, nếu các ngươi thực sự chỉ thờ phượng một mình Ngài.} (Chương 41 – Fussilat, câu 37).
Giờ giấc
Giờ để dâng lễ nguyện Salah Kusuf từ lúc bắt đầu xảy ra hiện tượng cho đến khi kết thúc. Không thực hiện bù lại nếu như để lỡ mất giờ đó.
Cách thức
Gồm hai Rak’at; Rak’at thứ nhất, đọc bài Fatihah và một chương Kinh dài rồi Ruku’a thật lâu, sau đó trở dậy đọc bài Fatihah và một chương Kinh dài rồi Ruku’a, sau đó trở dậy rồi Sujud hai lần thật lâu; Rak’at thứ hai thực hiện cũng giống như Rak’at thứ nhất, nhưng các chương Kinh ngắn hơn một chút.
*****
Mai táng và các giáo luật
Con người dù có sống thọ đến đâu thì cũng phải chết
Con người ai cũng phải chết dù sớm hay muộn. Chết là một sự chuyển tiếp từ cõi của lao động và việc làm đến với cõi ban thưởng. Người Muslim có nghĩa vụ và bổn phận với người Muslim trong việc viếng thăm nhau khi bị bệnh và phải an táng cho nhau khi chết.
-    Theo Sunnah, khuyến khích đi viếng người bệnh và nhắc nhở người bệnh sám hối và nói lời di chúc.
-    Theo Sunnah, nên để người sắp chết hướng mặt về phía Qiblah bằng cách đặt y nằm nghiêng bên phải nếu không gặp sự trở ngại. Còn nếu gặp khó khăn thì cứ để người sắp chết nằm ngửa chân hướng về phía Qiblah, đầu nâng cao một chút để mặt hướng về Qiblah. Sau đó, nhắc người sắp chết nói lời Shahadah “La-ila-ha-illallah” và thường xuyên làm ướt cổ họng của người đó bằng nước hoặc thức uống, và đọc chương Yasin (يس).
-    Nếu người Muslim đã chết, theo Sunnah khuyến khích dùng tay vuốt mắt để mắt nhắm lại, cột chặt hai hàm lại, làm mềm các khớp, nhấc y lên khỏi mặt đất, cởi quần áo ra, che kín phần Awrah, đặt lên chiếc giường tắm sao cho bên thân phải hướng về Qiblah nếu không gặp khó khăn còn không thì cứ nằm ngửa hai chân hướng về Qiblah.
Tắm người chết
-    Người tắm cho người chết: ưu tiên người được người chết di ngôn tắm cho mình, kế đến là cha rồi ông, sau đó là người thân thuộc khác. Đối với người chết là nữ: ưu tiên người được người chết di ngôn tắm cho mình, kế đến là mẹ rồi đến bà, sau đó là người thân thuộc khác. Và vợ (chồng) được quyền tắm cho chồng (vợ) của mình.
Người tắm phải là người tỉnh táo, ngay chính và hiểu biết về giáo lý tắm rửa cho người chết.
-    Cấm người Muslim tắm cũng như an táng cho người ngoại đạo; nếu không có người đứng ra chôn người chết ngoại đạo thì cứ đào đất và thả xác chết xuống rồi đắp lại.
Các thức tắm người chết theo Sunnah
Khi tắm người chết phải đậy kín phần Awrah của người chết. Đầu tiên nâng đầu người chết lên cao gần như tư thế ngồi rồi dùng tay ấn nhẹ vào bụng để ép những chất dơ trong bụng ra ngoài, giội nhiều nước. Kế đến, quấn dẻ lau vào bàn tay và chà cọ vào phần kín, tháo dẻ lau ra và quấn một dẻ lau khác tiếp tục vệ sinh phần kín, tiếp đến, làm Wudu’ cho người chết. Sau đó, định tâm tắm cho người chết, nên tắm bằng nước lá táo hoặc cũng có thể tắm với xà bông, bắt đầu từ phần đầu, râu rồi đến thân bên phải và tiếp đến là thân bên trái, tắm lần hai, lần ba như lần thứ nhất; nếu cảm thấy chưa được sạch thì cứ tiếp tục tắm cho đến khỉ cảm thấy sạch, và lần tắm cuối cùng là nên tắm với nước long não hoặc nước pha với chất thơm. Nếu người chết có râu mép dài hoặc móng tay chân dài thì hãy cắt tỉa bớt, riêng đối với phụ nữ thì cột tóc lại ra phía sau gáy thành ba lọn (có thể cột theo hình thức thắt bính) đối với tóc dài, còn nếu tóc ngắn thì để nguyên vậy cũng không vấn đề gì.
Liệm người chết
-    Theo Sunnah, nên liệm nam giới trong ba lớp vải trắng, trải ba lớp vải ra rồi rắc lên những chất thơm và đặt thi hài lên, lót một miếng gòn ngay phía dưới hậu môn (dưới mông) và phủ lên phần kín như là một chiếc quần nhỏ, kế đến rắc lên toàn thân thi hài các chất thơm, sau đó, lần lượt quấn từng lớp vải một, lớp thứ nhất lấy phần vải bên trái quấn qua bên phải rồi phần bên phải quấn qua bên trái, tương tự đến lớp thứ hai và thứ ba cũng thế, sau đó gom chụm phần vải dư ở phần đầu lại và cột không chết mối để dễ tháo mối ra lúc đã đặt vào huyệt.
Đối với trẻ con (giới nam) thì chỉ cần quấn trong một lớp vải là được, cũng được phép quấn trong ba lớp vải nếu muốn.
-    Đối với người chết là nữ giới thì liệm trong năm lớp: một lớp như chiếc váy để mặc cho thân dưới, một cái áo mặc ở thân trên, một chiếc Hijab đội lên đầu phủ xuống ngực, và hai lớp vải bên ngoài phủ toàn thân.
Riêng trẻ con (nữ giới) thì chỉ cần liệm trong một cái áo và hai lớp vải ngoài cùng là được.
-    Người chết dù là giới nam hay nữ thì chỉ cần tắm một lần khắp toàn thân là được, tương tự chỉ cần liệm trong một lớp phủ kín toàn thân là đã đạt yêu cầu; tắm nhiều hơn một lần và liệm hơn một lớp vải chỉ mang tính Sunnah.
-    Thai nhi bị sảy từ bốn tháng trở lên, phải đặt tên, tắm và dâng lễ nguyện Salah cho nó.
Cách thức dâng lễ nguyện Salah cho người chết
-    Theo Sunnah, người Imam nên đứng đối diện ngang với phần đầu nếu người chết là đàn ông và đứng ở phần chính giữa của người chết nếu là nữ giới. Takbir bốn lần, giơ hai bàn tay lên cho mỗi lần Takbir; lần Takbir thứ nhất: đọc thầm A’u-zdu billah, Bismillah và bài Fatihah, lần Takbir thứ hai: Salawat cho Nabi đọc:
{اللَّهُمَّ صَلِّ عَلَى مُحَمَّدٍ، وَعَلَى آلِ مُحَمَّدٍ، كَمَا صَلَّيْتَ عَلَى إِبْرَاهِيمَ وَعَلَى آلِ إِبْرَاهِيمَ، إِنَّكَ حَمِيدٌ مَجِيدٌ، اللَّهُمَّ بَارِكْ عَلَى مُحَمَّدٍ، وَعَلَى آلِ مُحَمَّدٍ، كَمَا بَارَكْتَ عَلَى إِبْرَاهِيمَ، وَعَلَى آلِ إِبْرَاهِيمَ، إِنَّكَ حَمِيدٌ مَجِيدٌ}
“Ollo-humma solli a’la Muhammad wa a’la a-li Muhammad, kama sollayta a’la Ibrahim wa a’la a-li Ibrahim, innaka hami-dum maji-d. Ollo-humma ba-rik a’la Muhammad wa a’al a-li Muhammad, kama ba-rakta a’la Ibrahim wa a’la a-li Ibrahim, innaka hami-dum maji-d”.
-    Lần Takbir thứ ba đọc lời Du-a nói:
{اللَّهُمَّ اغْفِرْ لِحَيِّنَا وَمَيِّتِنَا وَصَغِيرِنَا وَكَبِيرِنَا وَذَكَرِنَا وَأُنْثَانَا وَشَاهِدِنَا وَغَائِبِنَا اللَّهُمَّ مَنْ أَحْيَيْتَهُ مِنَّا فَأَحْيِهِ عَلَى الإِيمَانِ وَمَنْ تَوَفَّيْتَهُ مِنَّا فَتَوَفَّهُ عَلَى الإِسْلاَمِ. اللَّهُمَّ اغْفِرْ لَهُ وَارْحَمْهُ وَعَافِهِ وَاعْفُ عَنْهُ وَأَكْرِمْ نُزُلَهُ وَأَوْسِعْ مُدْخَلَهُ وَاغْسِلْهُ بِالْمَاءِ وَالثَّلْجِ وَالْبَرَدِ وَنَقِّهِ مِنَ الْخَطَايَا كَمَا يُنَقَّى الثَّوْبُ الأَبْيَضُ مِنَ الدَّنَسِ، وَأَبْدِلْهُ دَارًا خَيْرًا مِنْ دَارِهِ وَأَهْلاً خَيْرًا مِنْ أَهْلِهِ وَزَوْجًا خَيْرًا مِنْ زَوْجِهِ وَأَدْخِلْهُ الْجَنَّةَ وَأَعِذْهُ مِنْ عَذَابِ الْقَبْرِ وَ عَذَابِ النَّارِ وَأَفَسِحْ لَهُ فِيْ قَبْرِهِ وَنَوِّرْ لَهُ فِيْهِ}  
“Ollo-humma ighfir lihayyina wa mayyitina wa saoghi-rina wa kabi-rina wa zdakarina wa untha-na wa sha-hidina wa gha-ibina. Ollo-humma man ahyaytahu minna fa-ahyihi a’lal-i-man wa man tawaffaytahu mina fatawaffahu a’lal Islam. Ollohummaghfir lahu warhamhu wa a’fihi wa’fu anhu wa akrim nuzu-lahu wa awsi’a mudkholahu wa ighsilhu bilma’ waththalji walbaradi wa naqqini minal khoto-ya kama yunaqqo aththawbul abyadh minad danas, wa abdilhu da-ran khoiran min da-rihi wa ahlan khoiran min ahlihi wa zawjan khoiran min zawjihi wa adkhilhul jannah wa a’izduhu mi a’zda-bil qabri wa a’zda-bin na-ri wa afsih lahu fi qabrihi wa nawwir lahu fi-hi”.
“Lạy Allah, xin Ngài hãy tha thứ cho người sống, người chết, người có mặt, người vắng mặt, trẻ nhỏ, người lớn, nam giới và nữ giới trong bầy tôi. Lạy Allah, ai mà Ngài làm cho họ sống thì xin Ngài hay cho y sống trong đức tin Iman, và ai mà Ngài cho chết thì xin Ngài hãy để y chết trong Islam. Lạy Allah, xin Ngài tha thứ cho y (người chết), thương xót y, và xí xóa cho y, và xin Ngài hãy rộng lượng đối với chỗ trú ngụ của y và xin Ngài làm rộng lối vào cho y, xin Ngài hãy tắm y với nước, đá và tuyết, xin Ngài tẩy sạch tội lỗi của y giống như Ngài tẩy sạch y phục màu trắng khỏi vết bẩn, xin Ngài ban nơi trú ngụ cho y tốt hơn nơi trú ngụ của y trước kia, xin Ngài hãy ban cho y người vợ tốt hơn người vợ của y trên cõi trần, xin Ngài hãy thu nhận y vào Thiên Đàng, xin Ngài hãy cứu y thoát khỏi sự trừng phạt nơi cõi mộ và sự trừng phạt nơi Hỏa Ngục, xin Ngài mở rộng cõi mộ cho y và ban ánh sáng nơi đó cho y.”
-    Nếu người chết là trẻ con thì sau khi nói xong lời “Ollo-humma man ahyaytahu minna fa-ahyihi a’lal-i-man wa man tawaffaytahu mina fatawaffahu a’lal Islam” thì hãy nói:
{اللهم اِجْعَلْهُ ذُخْرًا لِوَالِدَيْهِ، وَفُرُطاً وَشَفِيْعاً مُجَاباً، اللهم ثَقِّلْ بِهِ مَوَازِيْنَهُمَا وَأَعْظِمْ بِهِ أُجُوْرَهُمَا وَأَلْحِقْهُ بِصَالِحٍ سَلَفِ الْمُؤْمِنِيْنَ، وَاِجْعَلْهُ فِيْ كَفَالَةِ إِبْرَاهِيْم، وَقِهِ بِرَحْمَتِكَ عَذَابَ الْجَحِيْمَ}
“Ollo-humma ij’alhu zdukhran liwa-lidayhi wa furutan wa shafi’an muja-ban, ollo-humma thaqqil bini mawa-zi-nahuma wa a’zhim bihi uju-rahuma wa alhiqhu bi sa-lihin salafil mu’mini-n waj’alhu fi kafa-lah Ibrahim, wa qihi birahmatika a’zda-bal jahi-m”.
“Lạy Allah, xin Ngài làm cho nó trở thành điều dữ trữ tốt đẹp cho cha mẹ của nó, lạy Allah xin Ngài hãy làm cho chiếc cân của cha mẹ nó nặng bởi nó và                                                   và ban cho hai người họ công đức to lớn bởi nó, xin Ngài để nó cùng với những người có đức tin ngoan đạo thời trước, xin Ngài hãy để nó cùng với nhóm phái của Ibrahim và với lòng thương xót của Ngài xin Ngài hãy cứu y thoát khỏi sự trừng phạt đau đớn của Hỏa Ngục”.
-    Takbir lần thứ tư: đứng nghỉ một chút rồi cho Salam một lần bên phải.
Ân phúc của lễ nguyện Salah cho người chết
Người dâng lễ nguyện Salah cho người chết sẽ được một Qiraat ân phước, một Qiraat tương đương với quả núi Uhud; và nếu y tiễn người chết đến mộ và đợi cho tới khi chôn cất xong thì y sẽ được hai Qiraat.
-    Theo Sunnah, bốn người đàn ông khiêng người chết, mỗi người đứng mỗi góc của chiếc giường khiêng, nên nhanh chân khi khiêng người chết đi, những người đi bộ đi phía trước người chết còn những người cưỡi đi phía sau.
Cách thức đào huyệt, chôn, và những điều cấm đối với khu mộ
Huyệt phải được đào sâu, khi đã đào xong thì khoét một khoảng trống sát đáy huyệt ở phía bên Qiblah làm nơi đặt thi hài được gọi là Lihad. Người đặt thi hài vào Lihad nên nói “بِسْمِ اللهِ وَعَلَى مِلَّةِ رَسُوْلِ اللهِ” – “Bismillah, wa a’la millati rosu-lilla-h” có nghĩa là “Nhân danh Allah, và trên tôn giáo Thiên sứ của Allah”. Thi hài được đưa vào Lihad bằng thân phải, tức thân bên phải của thi hài hướng về Qiblah, rồi dựng đứng thân bên trái lên, sau đó phủ đất lại, bề mặt của mộ chỉ nhô cao lên khoảng một gang tay rồi rưới nước lên bên trên.
-    Cấm xây mồ, trát vữa bên trên mộ, cấm giẫm đạp lên mộ, cấm dâng lễ nguyện Salah tại mộ, cấm lấy khu mộ làm Masjid, cấm sợ chạm mộ để lấy phúc lành, cấm đốt nhang đèn ở khu mộ, cấm Tawaf (đi vòng quanh mộ như nghi thức đi vòng quanh ngôi đền Ka’bah) mộ.
-    Theo Sunnah, nên nấu thức ăn và mang cho gia đình của người chết; gia đình của người chết không nên làm thức ăn tiếp đãi mọi người bởi vì đó không phải là Sunnah của Thiên sứ e.
-    Theo Sunnah, người đi viếng mộ nên nói:
{السَّلاَمُ عَلَيْكُمْ دَارَ قَوْمٍ مُؤْمِنِينَ وَإِنَّا إِنْ شَاءَ اللهُ بِكُمْ لاَحِقُونَ، يَرْحَمُ اللهُ الْمُسْتَقْدِمِيْنَ مِنْكُمْ وَالْمُسْتَأْخِرِيْنَ، نَسْأَلُ اللهَ لَنَا وَلَكُمْ الْعَافِيَةَ، اللَّهُمَّ لاَ تَحْرِمْنَا أَجْرَهُمْ وَلاَ تَفْتِنَّا بَعْدَهُمْ، وَاِغْفِرْ لَنَا وَلَهُمْ} رواه مسلم، النسائي، أبو داود، ابن ماجه، أحمد ومالك.
“Assalamualaykum da-ra qawmin mu’mini-n wa inna insha-ollo-h bikum la-hiqu-n, yarhamullo-h almustaqdimi-n minkum walmusta’khiri-n, nas-alullo-ha lana wa lakum al’afiyah, ollo-humma la tahrimna ajrohum, wa la taftinna ba’dahum, waghfir lana wa lahum”
“Chào an lành đến nơi của nhóm người có đức tin, quả thật chúng tôi, insha-Allah sẽ hội ngộ với quí vị, Allah yêu thương những người đi trước và những người đi sau trong các vị, chúng tôi cầu xin Allah ban cho chúng tôi và cho quí vị sự tha thứ và bằng an. Lạy Allah, xin Ngài đừng cấm ân phúc của họ đối với chúng tôi và đừng ban điều xấu cho chúng tôi sau họ, và xin Ngài tha thứ cho chúng tôi và cho họ” (Muslim, Annasa-i, Abu Dawood, Ibnu Ma-jah, Ahmad và Malik).
-    Theo Sunnah, nên đến gia đình của người chết để an ủi trước và sau khi chôn cất, thời gian sau khi chết tối đa là ba ngày.
-    Theo Sunnah, người gặp phải sự cố và chuyện buồn (mất người thân) nên nói:
{إِنَّا لِلهِ وَإِنَّا إِلَيْهِ رَاجِعُونَ اللَّهُمَّ أْجُرْنِى فِى مُصِيبَتِى وَأَخْلِفْ لِى خَيْرًا مِنْهَا}
“Inna lillah wa inna ilayhi ro-ji’u-n, ollo-humma’jurni fi musi-bati wa akhlifni li khairan minha”
“Quả thật, chúng ta là vật của Allah và chúng ta phải quay trở lại với Ngài. Lạy Allah, xin Ngài hãy ban ân phước cho bề tôi về sự mất mát này và xin Ngài hãy bù lại cho bề tôi điều tốt đẹp hơn”( ).
-    Được phép khóc cho người chết (bởi khóc là cảm xúc tự nhiên của con người trong biểu hiện tình cảm thương tiếc và đau buồn), nhưng cấm gào thét vật vã, xé áo, tát vào má, ...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 3
Giáo luật về Zakah

Zakah là trụ cột thứ ba trong năm trụ cột của Islam.
Giá trị Zakah
Việc giáo lý qui định Zakah mang những giá trị sau đây:
    Thanh lọc bản thân con người khỏi bản chất keo kiệt và lòng tham.
    Giúp đỡ những người nghèo, hỗ trợ những người thiếu thốn, khó khăn và bần cùng.
    Cải thiện đời sống an sinh xã hội, thể hiện tinh thần tốt đẹp “lá lành đùm lá rách”.
    Hạn chế sự tích tụ khối tài sản khủng trong giới người giàu, các nhà thương gia làm cho đồng tiền chỉ gói gọn trong một nhóm người nhất định hoặc tạo ra một nhà nước của các nhà giàu độc tài.
Khái niệm Zakah
Zakah là nguồn tài sản bắt buộc được định lượng mà người tín đồ Muslim phải có nghĩa vụ xuất ra khi tất cả nguồn tài sản sở hữu của họ đã đạt đến mức qui định phải xuất dựa trên các điều kiện được qui định.
Zakah là hình thức để thanh lọc tinh thần và tâm hồn của người bề tôi. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿خُذۡ مِنۡ أَمۡوَٰلِهِمۡ صَدَقَةٗ تُطَهِّرُهُمۡ وَتُزَكِّيهِم بِهَا﴾ [سورة التوبة: 103]
{Hỡi Sứ giả!) Hãy nhận lấy của bố thí từ tài sản của họ để tẩy sạch và thanh lọc họ} (Chương 9 – Attawbah, câu 103).
Giáo luật về Zakah
Zakah là nghĩa vụ bắt buộc mà Allah I đã sắc lệnh cho mỗi người tín đồ Muslim đã sở hữu lượng tại sản theo qui định. Allah I đã sắc lệnh nghĩa vụ này trong Kinh sách của Ngài và Thiên sứ của Allah e đã tiếp nhận nó và ra lệnh cho tất cả những ai đủ điều kiện theo qui định phải chấp hành sắc lệnh này, dù đó là người già hay trẻ, lớn hay nhỏ, nam hay nữ, còn khỏe mạnh hay bệnh tật, tỉnh táo hay mất trí đều phải thi hành sắc lệnh này khi đã đủ điều kiện theo qui định. Bởi Allah I đã phán:
 ﴿خُذۡ مِنۡ أَمۡوَٰلِهِمۡ صَدَقَةٗ تُطَهِّرُهُمۡ وَتُزَكِّيهِم بِهَا﴾ [سورة التوبة: 103]
{Hỡi Sứ giả!) Hãy nhận lấy của bố thí từ tài sản của họ để tẩy sạch và thanh lọc họ} (Chương 9 – Attawbah, câu 103).
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَنفِقُواْ مِن طَيِّبَٰتِ مَا كَسَبۡتُمۡ وَمِمَّآ أَخۡرَجۡنَا لَكُم مِّنَ ٱلۡأَرۡضِۖ ﴾ [سورة البقرة: 267]
{Hỡi những ai có đức tin! Hãy bố thí những bổng lộc tốt mà các ngươi đã tìm kiếm được cũng như những bổng lộc mà TA đã cho xuất ra cho các ngươi từ đất đai} (Chương 2 – Albaraqah, câu 267).
﴿وَأَقِيمُواْ ٱلصَّلَوٰةَ وَءَاتُواْ ٱلزَّكَوٰةَ﴾ [سورة المزمل: 20]
{Và các ngươi hãy dâng lễ nguyện Salah và xuất Zakah} (Chương 73 – Al-Muzammil, câu 20).
Thiên sứ của Allah e nói:
{بُنِيَ الإِسْلاَمُ عَلَى خَمْسٍ: شَهَادَةِ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ وَإِقَامِ الصَّلاَةِ وَإِيتَاءِ الزَّكَاةِ وَحَجِّ الْبَيْتِ وَصَوْمِ رَمَضَانَ} رواه البخاري ومسلم.
“Islam được dựng trên năm nền tảng trụ cột: Lời tuyên thệ Shahadah (لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ و مُحَمَّد رَسُولُ اللهِ) - (không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah và Muhammad là Thiên sứ của Ngài), dâng lễ nguyện Salah, xuất Zakah, hành hương Hajj tại ngôi đền Ka'bah và nhịn chay tháng Ramadan.” (Albukhari, Muslim).
Các loại tài sản bắt buộc phải xuất Zakah
Có bốn loại tài sản bắt buộc phải xuất Zakah: các giá trị tiền tệ, vật nuôi, những gì mọc ra từ đất đai và hàng hóa kinh doanh
1-    Các giá trị tiền tệ: vàng, bạc và các loại tiền tệ.
-    Bắt buộc phải xuất Zakah đối với vàng khi nào số lượng vàng sở hữu được là 20 Mithqaal (tương đương với 2,2 cây 6 phân 7 li) trở lên: mức lượng xuất là 1/40 tức 2,5 % của tổng số vàng có được.
-    Bắt buộc phải xuất Zakah đối với bạc khi nào số lượng bạc sở hữu được là 200 Dirham trở lên: mức lượng xuất cũng là 1/40 (2,5%) của tổng số lượng bạc sở hữu được.
-    Các loại tiền tệ hiện nay sẽ được tính theo giá trị của một trong hai kim loại vàng hoặc bạc (đúng nhất là dựa vào vàng trong thời đại ngày nay), khi số tiền đã đạt đến mức qui định thì phải xuất Zakah: mức lượng xuất cùng là 1/40 (2,5%) của tổng số tiền có được.
2-    Vật nuôi:
Các loại vật nuôi phải xuất Zakah chỉ gồm lạc đà, bò và dê (cừu) nếu như chúng được nuôi thả rong hoặc chủ yếu là thả rong. Khi nào đến thời điểm Zakah và đủ số lượng qui định phải xuất theo mức lượng dưới đây:
-    Dê:
•    Số lượng từ 40 đến 120 con xuất 1 con cừu.
•    Số lượng từ 121 đến 200 con xuất 2 con cừu
•    Số lượng 201 con xuất 3 con cừu.
•    Sau đó cứ mỗi 100 con xuất 1 con cừu.
-    Bò:
•    Số lượng từ 30 đến 39 con xuất 1 con bò một tuổi.
•    Số lượng từ 40 đến 59 xuất 1 con bò hai năm tuổi.
•    Số lượng 60 con xuất 2 con bò một năm tuổi.
•    Sau đó cứ mỗi 30 con xuất 1 con bò một năm tuổi, mỗi 40 con xuất 1 con bò hai năm tuổi.
-    Lạc đà:
•    Số lượng từ 5 đến 9 con xuất 1 con cừu.
•    Số lượng từ 10 đến 14 con xuất 2 con cừu
•    Số lượng từ 15 đến 19 con xuất 3 con cừu.
•    Số lượng từ 20 đến 24 con xuất 4 con cừu
•    Số lượng từ 25 đến 35 con xuất 1 con lạc đà cái một năm tuổi.
•    Số lượng từ 36 đến 45 con xuất 1 con lạc đà cái hai năm tuổi.
•    Số lượng từ 46 đến 60 con xuất 1 con lạc đà cái ba năm tuổi.
•    Số lượng từ 61 đến 75 con xuất 1 con lạc đà bốn năm tuổi.
•    Số lượng từ 76 đến 90 con xuất 2 con lạc đà cái hai năm tuổi.
•    Số lượng từ 91 đến 120 con xuất 2 con lạc đà cái ba năm tuổi.
•    Số lượng 121 con xuất 3 con lạc đà cái hai năm tuổi.
•    Sau đó, cứ mỗi 40 con xuất 1 con lạc đà cái hai năm tuổi; và mỗi 50 con xuất 1 con lạc đà cái 3 năm tuổi.
-    Nếu các vật nuôi (lạc đà, bò, dê) được lấy để kinh doanh thì khi đến thời điểm Zakah thì sẽ xuất Zakah theo giá trị của nó (quy ra tiền) và xuất 1/40 (2,5%) tổng giá trị tất cả vật nuôi. Nếu không để kinh doanh thì không phải xuất Zakah.
3-    Những gì mọc ra từ đất đai
Bắt buộc phải xuất Zakah đối với tất cả các loại hạt, tất cả các loại trái được đong đo bằng cách cân hoặc có thể dự trữ lâu dài như chà là khô, nho khô. Số lượng đạt đến mức qui định phải xuất là 300  Sa’ trong thời của Nabi tương đương với 624  kí lô.
-    Nếu như các loại trái cùng một loại cho dù khác giống thì được tính chung với nhau trong việc xuất Zakah khi đã đạt đến mức qui đinh phải xuất Zakah.
-    Mức lượng xuất Zakah đối với hạt và trái:
•    Xuất 1/10 tổng số lượng thu hoạch nếu như việc trồng trọt được tưới tiêu không tốn chi phí như được tưới bằng nước mưa.
•    Xuất 1/20 tổng số lượng thu hoạc nếu như việc trồng trọt được tưới tiêu có sự tốn kém chi phí.
•    Xuất 3/40 tổng số lượng thu hoạch nếu như việc trồng trọt có kết hợp giữa tưới tiêu tốn phí và không tốn phí.
-    Bắt buộc phải xuất Zakah khi hạt đã già và khi trái vừa chín.
-    Không phải xuất Zakah đối với các loại rau củ, trái cây, trừ phi là hàng hóa buôn bán thì phải xuất 1/40 (2,5 %) theo giá trị tiền tệ khi đạt đến mức phải xuất cũng như đã đến thời điểm phải xuất.
-    Không xuất Zakah đối với những gì được lấy từ biển như ngọc trai, san hô, cá, .. tuy nhiên, nếu chúng được lấy để kinh doan mua bán thì phải xuất Zakah 1/40 (2,5%) theo giá trị tiền tệ khi đạt đến mức phải xuất cũng như đã đến thời điểm phải xuất.
-    Mỏ quặng là thứ được chốn dưới lòng đất. Bắt buộc phải xuất 1/5 dù tìm thấy nhiều hay ít, còn 4/5 con lại là thuộc quyền sở hữu của người tìm thấy.
4-    Hàng hóa buôn bán và kinh doanh
Hàng hóa buôn bán và kinh doanh là những gì được mang ra để mua bán nhằm mục đích thu lợi nhuận: nhà cửa, đất đai, động vật, thức ăn, đồ uống, các thiết bị, dụng cụ, ...
Hàng hóa buôn bán và kinh doanh khi đã đến thời điểm xuất Zakah và tổng giá trị của chúng đạt đến mức phải xuất thì phải xuất Zakah cho người nghèo, mức xuất là 1/40 (2,5%) tổng giá trị toàn bộ hàng hóa. Cũng được phép xuất 1/40 (2,5%) tổng lượng hàng hóa.
-    Nếu định tâm dự trữ hàng hóa chứ chưa diễn ra hoạt động kinh doanh thì không phải xuất Zakah.
-    Thời điểm phải xuất Zakah của sản phẩm vật nuôi và lợi nhuận kinh doanh buôn bán được tính chung với thời điểm phải xuất Zakah của nguồn vốn nếu như đã đạt đến mức qui định phải xuất.
Các điều kiện bắt buộc phải xuất Zakah
 Zakah bắt buộc đối với người tự do, Muslim, đã đạt đến mức qui định phải xuất, sở hữu độc lập, đã vào thời điểm phải xuất.
Xuất Zakah
Thời điểm xuất Zakah
Bắt buộc phải xuất Zakah ngay chẳng hạn đối với sự thề nguyện và bị hình phạt Kaffa-rah; bởi lẽ mệnh lệnh mang ý nghĩa ngay lập tức như lời phán của Allah I:
﴿وَءَاتَوُاْ ٱلزَّكَوٰةَ﴾ [سورة البقرة: 277]
{Các ngươi hãy xuất Zakah} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 277).
Tuy nhiên, vẫn được phép trì hoãn nếu thực sự cần thiết nhưng phải trong thời gian ngắn.
Giới luật cho người không chấp hành nghĩa vụ Zakah
Ai phủ nhận một cách có hiểu biết và cố tình rằng nghĩa vụ Zakah không phải là bổn phận bắt buộc thì người đó là người vô đức tin cho dù y có xuất đi chăng nữa, bởi vì y đã phủ nhận mệnh lệnh của Allah I, mệnh lệnh của Thiên sứ của Ngài e và phủ nhận điều mà cộng đồng tín đồ Islam đã động thuận và thống nhất. Người đó sẽ được yêu cầu quay đầu sám hối, nếu y đồng ý quay đầu sám hối thì tốt còn không thì phải giết (theo luật Islam nếu đó là nhà nước Islam). Còn ai không chấp hành xuất Zakah do lơ là, keo kiệt thì người đó là người đã phạm vào những điều trái lệnh và tội lỗi.
Trẻ em và người mất trí sẽ do người bảo hộ và đại diện của họ đứng ra xuất giùm cho họ.
Những điều Sunnah (khuyến khích làm) trong việc xuất Zakah
    Nên công khai để tránh có sự hiểu lầm mang tính vu khống
    Nên tự mình trực tiếp xuất Zakah để xác thực rằng của Zakah đã được đưa đến người đáng được hưởng.
    Lúc đưa Zakah nên nói:
{اللَّهُمَّ اجْعَلْهَا مَغْنَمًا وَلاَ تَجْعَلْهَا مَغْرَمًا}
“Ollo-humma ij’alha maghnaman wa la taj’alha maghraman”
“Lạy Allah, xin Ngài làm cho nó (của Zakah) thành nguồn lợi chớ đừng làm cho nó thành nguồn nợ”
    Người nhận nên nói:
{آجَرَكَ اللهُ فِيْمَا أَعْطَيْتَ، بَارَكَ لَكَ فِيْمَا أَبْقِيْتَ وَجَعَلَهُ لَكَ طَهُوْرًا}
“A-jarakollo-hu fi-ma u’ti-tu, ba-roka laka fi-ma ubqi-tu wa ja’alahu laka tuhu-ran”.
“Cầu xin Allah ban phước cho anh (chị)  về những gì anh (chị) đã cho đi, xin Ngài ban phúc cho anh (chị) về những gì anh (chị) chừa lại, và xin Ngài thanh lọc anh (chị) bởi việc làm đó của anh (chị)”
    Nên đưa của Zakah cho những nghèo thuộc họ hàng không nằm trong trách nhiệm phải nuôi dưỡng và chu cấp.
Các đối tượng hưởng Zakah
Những thành phần hay đối tượng hưởng của Zakah gồm 8 thành phần hay 8 đốik tượng. Tất cả họ đều được nói đến trong lời phán của Allah I:
﴿إِنَّمَا ٱلصَّدَقَٰتُ لِلۡفُقَرَآءِ وَٱلۡمَسَٰكِينِ وَٱلۡعَٰمِلِينَ عَلَيۡهَا وَٱلۡمُؤَلَّفَةِ قُلُوبُهُمۡ وَفِي ٱلرِّقَابِ وَٱلۡغَٰرِمِينَ وَفِي سَبِيلِ ٱللَّهِ وَٱبۡنِ ٱلسَّبِيلِۖ فَرِيضَةٗ مِّنَ ٱللَّهِۗ وَٱللَّهُ عَلِيمٌ حَكِيمٞ ٦٠ ﴾  [سورة التوبة: 60]
{Thật ra, của bố thí (Zakah) chỉ dành cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người thu và quản lý của bố thí, người Muallaf (mới gia nhập Islam hay người có thiện chí muốn vào Islam), người bị giam cầm (nô lệ hay tù binh chiến tranh), người mắc nợ, con đường phục vụ chính nghĩa của Allah và người lỡ đường. Đó là mệnh lệnh của Allah bởi vì Allah là Đấng hằng biết và rất mực sáng suốt.} (Chương 9 – Attawbah, câu 60).
Nói chi tiết về 8 đối tượng được hưởng của Zakah:
1-    Những người nghèo: Họ là những người chưa đảm bảo được nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống.
2-    Những người có hoàn cảnh khó khăn: Họ là những người đã đảm bảo được một phần nào nhu cầu tối thiểu của cuộc sống nhưng còn nhiều khó khăn.
3-    Người thu và quản lý của bố thí: Họ là những người đại diện đứng ra thu gom, quản lý và xuất của Zakah đến những đối tượng hưởng Zakah nếu như họ chưa có lương cho công việc đó.
4-    Người Muallaf (mới gia nhập Islam hay người có thiện chí muốn vào Islam): Họ là những người đứng đầu, những người lãnh đạo của một cộng đồng nào đó thuộc những người mới gia nhập Islam hay có thiện chí với Islam, hoặc những người không thuộc cấp lãnh đạo mà chỉ là dân thường nói chung.
5-    Người bị giam cầm (nô lệ hay tù binh chiến tranh): Họ là những người nô lệ hay tù binh chiến tranh có sự giao ước với người chủ rặng họ sẽ chuộc lại bản thân họ.
6-    Người mắc nợ: Họ được chia thành hai nhóm
•    Người đứng ra bảo lãnh nợ cho người khác
•    Người mắc nợ cho bản thân mình và không có điều kiện trả nợ.
7-    Con đường phục vụ chính nghĩa của Allah: Họ là những người đi chiến đấu cho con đường chính nghĩa của Allah I, những người đi kêu gọi mọi người đến với Allah I và những gì giúp đỡ và hỗ trợ họ trong công việc đó.
8-    Người lỡ đường: Họ là những người lữ hành gặp sự cố (mất tiền bạc và phương tiện để quay trở về quê hương và nhà cửa của họ).
*****
Zakah Al-Fitri
Giá trị của Zakah Al-Fitri
Zakah Al-Fitri thanh lọc bản thân người nhịn chay khỏi những điều thô tục, sàm bậy làm mất đi tính hoàn thiện của việc nhịn chay; đồng thời nó như là một cách giúp đỡ và hỗ trợ phần nào cho những người nghèo và khó khăn vào ngày vui Eid.
Mức lượng và các loại thức ăn cho Zakah Al-Fitri
Mức lượng Zakah Al-Fitri là một Sa’ lương thực, một Sa’ tương đương khoảng bốn nắm tức khoảng 3 kí lô, lương thực được dựa theo lương thực của từng nơi sinh sống dù đó là lúa mì, chà là khô, gạo, nho khô hay lúc mạch.
Thời điểm xuất Zakah Al-Fitri
Bắt buộc phải xuất Zakah Al-Fitri vào đêm Eid, thời gian được phép xuất là hai ngày trước ngày Eidd do Ibnu Umar t đã lừng làm thế; và thời điểm tốt nhất cho việc thực hiện Zakah Al-Fitri là vào lúc rạng đông của ngày Eid cho đến khi trước Salah Eid một chút xíu bởi vì Thiên sứ của Allah e đã bảo thực hiện việc Zakah Al-Fitri trước khi mọi người ra đi tham dự buổi lễ nguyện Salah Eid.
Ai là người có bổn phận phải xuất Zakah Al-Fitri
Zakah Al-Fitri bắt buộc đối với tất cả người Muslim tự do, nam hay nữ, nhỏ hay lớn, già hay trẻ. Khuyến khích xuất Zakah giùm cho cả thai nhi.
Các thành phần hưởng Zakah Al-Fitri
Những đối tượng hưởng Zakah Al-Fitri cũng giống những đối tượng hưởng các Zakah khác nói chung, tuy nhiên, những người nghèo và những người khó khăn là những người ưu tiên hàng đầu. Thiên sứ của Allah e nói:
{أَغْنُوهُمْ عَنْ السُّؤَالِ فِيْ هذا الْيَوْمِ}
“Hãy làm cho họ không cần phải xin hỏi nữa trong ngày này”.

 

 

 

Chương 4
Nhịn chay Ramadan

Khái niệm nhịn chay
Nhịn chay nhịn ăn, nhịn uống, nhịn giao hợp (vợ chồng) với định tâm thờ phường từ lúc rạng đông cho tới lúc mặt trời lặn.
Nhịn chay được sắc lệnh vào khi nào?
Allah I sắc lệnh bổn phận nhịn chay cho cộng đồng tín đồ Muhammad giống như Ngài đã sắc lệnh cho các cộng đồng trước, Ngài phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ كُتِبَ عَلَيۡكُمُ ٱلصِّيَامُ كَمَا كُتِبَ عَلَى ٱلَّذِينَ مِن قَبۡلِكُمۡ لَعَلَّكُمۡ تَتَّقُونَ ١٨٣ ﴾ [سورة البقرة: 183]
{Hỡi những ai có đức tin, việc nhịn chay đã được sắc lệnh cho các ngươi giống như nó đã được sắc lệnh cho những người trước các ngươi, mong rằng các ngươi sẽ ngay chính biết kính sợ Allah.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 183).
Bổn phận nhịn chay được sắc lệnh vào tháng Sha’baan năm thứ hai hijri.
Lợi ích của nhịn chay
Nhịn chay mang lại những lợi ích cho tinh thần, sức khỏe và xã hội.
Những lợi ích tinh thần: Nhịn chay giúp rèn luyện ý chí kiên cường và nhẫn nhục, giúp biết cách kìm hãm bản thân, tăng cường lòng kính sợ và trung thực đối với Allah I.
-    Những lợi ích sức khỏe: Nhịn chay tẩy sạch đường ruột, cải thiện dạ dày, làm sạch cơ thể khỏi các chất thải và trầm tích, làm giảm cân của cơ thể và trọng lượng của mỡ bụng.
-     Những lợi ích xã hội: Nhịn chay giúp rèn luyện tinh thần đoàn kết, yêu thích sự công bằng, xã hội biết thương yêu và tương trợ lẫn nhau, giúp giữ xã hội khỏi những điều xấu và tệ nạn.
Xác định tháng Ramadan
Có hai cách để xác định vào tháng Ramadan:
-    Cách thứ nhất: Ngày đầu tiên của Ramadan là ngày sau ngày hoàn tất tháng trước nó, đó là tháng Sha’baan. Nếu tháng Sha’baan trọn ba mươi ngày thì ngày đầu tiên của Ramadan là ngày ba mươi mốt của Sha’baan.
-    Cách thứ hai: Dựa vào trăng lưỡi liềm, nếu nhìn thấy trăng lưỡi liềm vào đêm 30 của Sha’baan thì đã vào Ramadan, bắt buộc phải nhịn chay vào ngày hôm đó bởi Allah phán:
﴿فَمَن شَهِدَ مِنكُمُ ٱلشَّهۡرَ فَلۡيَصُمۡهُۖ ﴾ [سورة البقرة: 185].
{Bởi thế, ai trong các ngươi chứng kiến tháng đó thì phải nhịn chay các ngươi và để cho các ngươi có dịp tạ ơn Ngài.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 183 - 186).
Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا رَأَيْتُمُ الْهِلاَلَ فَصُومُوا وَإِذَا رَأَيْتُمُوهُ فَأَفْطِرُوا فَإِنْ غُمَّ عَلَيْكُمْ فَصُومُوا ثَلاَثِينَ يَوْمًا} رواه مسلم.
“Khi nào các ngươi nhìn thấy trăng lưỡi liềm thì các ngươi hãy nhịn chay và khi nào các ngươi nhìn thấy nó (lần nữa) thì các ngươi hãy xả chay, nhưng nếu các người không nhìn thấy do nhiều bị mây che khuất thì các người hãy nhịn chay tròn ba mươi ngày.” (Muslim).
Nếu người dân bản xử nhìn thấy trăng lưỡi liềm thì bắt buộc họ phải nhịn chay.
Việc nhìn thấy trăng lưỡi liềm sẽ khác nhau tùy theo từng khu vực, chẳng hạn như khu vực châu Á khác với khu vực châu Âu, khu vực châu Phi khác với khu vực châu Mỹ. Do đó, mỗi người dân trên từng lãnh thổ sẽ bắt đầu vào Ramadan một cách khác nhau về thời gian; và nếu tất cả những người Muslim trên mọi miền của trái đất đều nhịn chay bởi một sự nhìn thấy trăng lưỡi liềm duy nhất thì đấy là một trong những cái đẹp của Islam thể hiện sự đoàn kết, sự hiệp nhất và tình huynh đệ đồng đạo.
Để xác nhận nhìn thấy trăng lưỡi liềm khẳng định vào tháng Ramadan chỉ cần một người ngay thẳng nhìn thấy hoặc hai người là được bởi Thiên sứ của Allah e đã chấp nhận sự nhìn thấy trăng lưỡi liềm của một người duy nhất để vào Ramadan( ), riêng việc nhìn thấy trăng lưỡi liềm để xác định xả chay kết thúc tháng Ramadan thì phải cần đến hai người ngay chính nhìn thấy bởi Thiên sứ của Allah e đã không chấp nhận sự nhìn thấy của một người duy nhất để khẳng định việc xả chay kết thúc Ramadan( ).
Nhịn chay Ramadan là nghĩa vụ bắt buộc
Nhịn chay tháng Ramadan là bổn phận bắt buộc được khẳng định trong Qur’an, Sunnah và Ijma’ (sự đồng thuận và thống nhất của cộng đồng tín đồ Muslim). Nó là một trong các trụ cột của Islam. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿شَهۡرُ رَمَضَانَ ٱلَّذِيٓ أُنزِلَ فِيهِ ٱلۡقُرۡءَانُ هُدٗى لِّلنَّاسِ وَبَيِّنَٰتٖ مِّنَ ٱلۡهُدَىٰ وَٱلۡفُرۡقَانِۚ فَمَن شَهِدَ مِنكُمُ ٱلشَّهۡرَ فَلۡيَصُمۡهُۖ ﴾ [سورة البقرة: 185].
{Tháng Ramadan là tháng mà Kinh Qur’an được ban xuống làm Chỉ đạo cho nhân loại và mang bằng chứng rõ rệt về sự Chỉ đạo và Tiêu chuẩn phân biệt phúc tội. Bởi thế, ai trong các ngươi chứng kiến tháng đó thì phải nhịn chay.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).

 

Thiên sứ của Allah e nói:
{بُنِيَ الإِسْلاَمُ عَلَى خَمْسٍ: شَهَادَةِ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ وَإِقَامِ الصَّلاَةِ وَإِيتَاءِ الزَّكَاةِ وَحَجِّ الْبَيْتِ وَصَوْمِ رَمَضَانَ} رواه البخاري ومسلم.
“Islam được dựng trên năm nền tảng trụ cột: Lời tuyên thệ Shahadah (لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ و مُحَمَّد رَسُولُ اللهِ) - (không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah và Muhammad là Thiên sứ của Ngài), dâng lễ nguyện Salah, xuất Zakah, hành hương Hajj tại ngôi đền Ka'bah và nhịn chay tháng Ramadan.” (Albukhari, Muslim).
Những điều trụ cột của nhịn chay
1-    Niyah: là sự định tâm nhịn chay chấp hành theo lệnh của Allah I bởi Thiên sứ của Allah e đã nói:
{إِنَّمَا الأَعْمَالُ بِالنِّيَّاتِ} رواه البخاري ومسلم.
“Quả thật, các việc làm đều phải bằng sự định tâm” (Albukhari, Muslim).
2-    Nhịn: là nhịn ăn, nhịn uống và nhịn giao hợp (vợ chồng).
3-    Thời gian: là toàn bộ ban ngày được tính từ lúc rạng đông cho đến khi mặt trời lặn.
Các điều kiện bắt buộc nhịn chay Ramadan
1-    Islam
2-    Trưởng thành
3-    Tỉnh táo
4-    Có khả năng nhịn chay
Và giáo lý qui định điều kiện sức khỏe cho phụ nữ trong việc nhịn chay là họ chỉ được phép nhịn chay trong tình trạng không có kinh nguyệt và máu hậu sản.
Các điều kiện để nhịn chay có giá trị (đạt yêu cầu)
-    Islam
-    Định tâm từ ban đêm
-    Tỉnh táo
-    Có ý thức (trẻ con đã có ý thức về hành vi của mình)
-    Dứt kinh nguyệt
-    Dứt máu hậu sản
Những điều Sunnah (khuyến khích) của nhịn chay
1-    Nhanh chóng xả chay khi đến giờ xả chay, nên xả chay ngay khi xác định mặt trời đã lặn.
2-    Nên xả chay với chà là chín tươi hoặc chà là khô hoặc nước trước tiên, có nghĩa là nên bắt đầu xả chay với chà là chín tươi, nếu không có thì chà là khô, nếu không có thì bắt đầu với nước. Nên dùng theo số lẻ: ba quả, năm quả hoặc bảy quả.
3-    Cầu nguyện trước lúc xả chay, Thiên sứ của Allah e thường cầu nguyện trước lúc xả chay:
{اللهم لَكَ صُمْنَا وَعَلَى رِزْقِكَ أَفْطَرْنَا، فَتَقَبَّلْ مِنَّا إِنَّكَ السَّمِيْعُ الْعَلِيْمُ} رواه أبو داود.
“Ollo-humma laka sumna wa a’la rizqika aftarna, fataqabbal minna innakas sami’ul ‘ali-m”
“Lạy Allah, vì Ngài bầy tôi nhịn chay và với bổng lộc của Ngài bầy tôi xả chay, xin Ngài hãy chấp nhận nó từ bầy tôi, quả thật Ngài là Đấng Hằng Nghe và Hằng Biết”.
4-    Dùng bữa Suhur: là bữa ăn khuya vào cuối thời gian của đêm với định tâm nhịn chay.
5-    Ăn trễ bữa Suhur: trì hoãn bữa Suhur đến tận phần cuối cùng của đêm.( )
Những điều Makruh (không nên làm) trong nhịn chay
Người nhịn chay nên từ bỏ những điều có thể làm hư sự nhịn chay như:
1.    Súc miệng, súc mũi với cường độ mạnh khi làm Wudu’.
2.    Vợ chồng hôn nhau, có thể việc hôn nhau sẽ tạo nên sự hưng phấn dẫn đến điều làm hư nhịn chay: xuất tinh tương (Mazdi) hoặc giao hợp.
3.    Thường xuyên nhìn ngắm vợ (chồng) với cái nhìn ham muốn.
4.    Thường nghĩ đến chuyện chăn gối.
5.    Mơn trớn, sờ chạm trong sự ham muốn (vợ chồng).
Các lý do được phép không nhịn chay Ramadan
1.    Không được phép nhịn chay trong lúc chu kỳ kinh nguyệt và trong thời gian máu hậu sản.
2.    Người cần ăn uống để cứu những người gặp nguy như cứu người chết đuối chẳng hạn.
3.    Người đi đường xa được phép dâng lễ nguyện theo hình thức Qasr (rút ngắn) theo Sunnah nên không nhịn chay.
4.    Người bệnh sợ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
5.    Phụ nữ mang thai và cho con bú lo sợ sức khỏe cho bản thân họ hoặc cho con cái của họ, nếu nguyên do là lo sợ cho sức khỏe của con thì bắt buộc người giám hộ đứa bé phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo, và tất cả hai nhóm phụ nữ này đều phải nhịn chay bù lại.
Những điều làm hư nhịn chay
Những điều làm hư nhịn chay gồm những điều sau đây:
1.    Bị trục xuất khỏi Islam (hay bỏ đạo).
2.    Định tâm xả chay (ngưng cuộc nhịn chay)
3.    Lưỡng lự giữa việc tiếp tục nhịn chay hay ngưng cuộc nhịn chay.
4.    Ói mửa một cách có chủ ý.
5.    Tiêm dịch truyền (thuộc dạng dinh dưỡng) vào cơ thể.
6.    Chu kỳ kinh nguyệt và máu hậu sản.
7.    Nuốt đờm khi nó đã ra đến miệng.
8.    Giác lể: người giác lể và người được giác lể.
9.    Xuất tinh (tinh tương, tinh dịch) do hôn, âu yếm, mơn trớn, sờ chạm, hoặc thủ dâm.
10.     Quan hệ giao hợp.
11.     Tất cả những gì từ chất lỏng hay những gì khác đi vào cơ thể qua cổ họng.
Lưu ý:
Ai giao hợp vào ban ngày Ramadan qua đường âm đạo hay không phải qua đường âm đạo thì đều phải nhịn chay bù lại đồng thời phải chịu phạt Kaffa-rah nếu người đó thực hiện hành vi đó một cách có chủ ý; còn nếu y thực hiện hành vi đó do quên thì nhịn chay của y vẫn còn giá trị, y không phải nhịn chay bù lại cũng như không phải chịu hình phạt Kaffa-rah.
Hình phạt Kaffa-rah: giải phóng một người nữ nô lệ, nếu không tìm thấy thì phải nhịn chay hai tháng liền, nếu không có khả năng nhịn chay thì phải nuôi ăn sáu mươi người nghèo, còn nếu không có khả năng thì được xí xóa.
Nếu y quan hệ tình dục với vợ không qua đường âm đạo thì y phải nhịn chay bù lại và phải sám hối với Allah I.
Nên nhịn chay bù lại cho Ramadan ngay khi có thể, nếu trì hoãn đến Ramadan mùa sau mà không có lý do chính đáng thì ngoài việc phải nhịn chay bù lại y còn phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo tương ứng với số ngày bù lại.
Ai chết nhưng vẫn chưa thực hiện nhịn chay nguyện thề hoặc đi hành hương nguyện thề thì người wali của y sẽ thực hiện bù lại giùm cho y.
Những nhịn chay khuyến khích
Giáo lý khuyến khích nhịn chay vào những ngày sau đây:
    Ngày A’rafah, đối với người không đi hành hương Hajj, và đó là ngày mồng chín của tháng Zdul-Hijjah.
    Nhịn chay vào ngày mồng chín, mồng mười, mười một của tháng Muharram.
    Sáu ngày của tháng Shauwaal.
    Nửa tháng đầu của tháng Sha’baan.
    Mười ngày đầu của tháng Zdul-Hijjah.
    Tháng Muharram.
    Ba ngày trăng sáng của mỗi tháng: ngày 13, 14, 15.
    Ngày thứ hai và thứ năm hàng tuần.
    Nhịn chay một ngày và nghỉ một ngày.
    Nhịn chay của những người độc thân chưa có khả năng lập gia đình.
Những ngày Makruh (không nên nhịn chay, tốt nhất nên từ bỏ) cho việc nhịn chay
    Nhịn chay ngày A’rafah đối với người đang dừng chân tại đó trong chuyến hành hương Hajj.
    Nhịn chay ngày thứ sáu một cách đơn lẻ.
    Nhịn chay vào cuối tháng Sha’baan.
* Đây là những ngày nhịn chay mang tính chất không nên làm, nên từ bỏ là tốt nhất.
* Những ngày nhịn chay Makruh mang tính nghiêm cấm:
    Nhịn nhiều ngày liên tục.
    Nhịn chay vào ngày nghi ngờ.
    Nhịn chay nguyên năm.
    Phụ nữ nhịn chay khuyến khích không xin phép người chồng.
Nhịn chay bị nghiêm cấm
Đó là nhịn chay vào những ngày sau đây:
    Nhịn chay vào ngày Eid, Eid A-Fitri hay Eid Al-Adha.
    Nhịn chay vào các ngày Tashreeq (ngày 11, 12, 13 của tháng Zdul-Hijjah) đối với người không phải là người làm Umrah dạng Tamattu’a không có khả năng giết Fidyah.
    Nhịn chay vào những ngày kinh nguyệt và máu hậu sản.
    Nhịn chay của người bị bệnh với căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng.
*****
I’tikaaf
Khái niệm
I’tikaaf là hình thức ở lại trong Masjid để thờ phượng với sự định tâm. Có thể gọi nôm na là sự lánh trần trong Masjid để toàn tâm thờ phượng Allah I.
Giá trị của việc I’tikaaf
-    I’tikaaf nhằm mục đích để trái tim và tinh thần không còn bận rộn đến mọi sự việc trần gian, tập trung trọn vẹn cho việc thờ phượng Allah I và tưởng nhớ đến Ngài.
-    Gởi thân mình cho Allah I và mong được sự ban phúc từ nơi Ngài và được Ngài thương xót.
Phân loại I’tikaaf
I’tikaaf có hai dạng:
1.    Dạng thứ nhất: Bắt buộc, đó là sự thề nguyện, chẳng hạn như một người nguyện: nếu thành công một việc làm nào đó thì sẽ I’tikaaf ba ngày, hoặc nếu công việc thuận lợi sẽ I’tikaaf thế này thế này.
2.    Dạng thứ hai: Sunnah Mu’akkadah, và tốt nhất nên I’tikaaf vào mười ngày cuối của Ramadan.
Các điều trụ cột của I’tikaaf
1.    Người I’tikaaf: việc I’tikaaf là một việc làm đích thực nên bắt buộc phải có người chủ thể để thực hiện việc làm này.
2.    Ở lại trong Masjid: Ali t nói: Không có I’tikaaf trừ phi phải ở trong Masjid có dâng lễ nguyện Salah tập thể. Bởi vì nếu người I’tikaaf tại Masjid có lễ nguyện Salah tập thể thì điều đó sẽ giúp người đó hoàn thành khâu chuẩn bị cho các lễ nguyện Salah tốt hơn.
3.    Nơi I’tikaaf: đó là chỗ mà người I’tikaaf sẽ lấy làm nơi cho việc I’tikaaf của mình.
Các điều kiện để việc I’tikaaf có giá trị
1.    Người I’tikaaf phải là người Muslim, việc làm này không có giá trị với người Kafir.
2.    Phải là người tỉnh táo có ý thức, tức không có giá trị đối với người bệnh tâm thần, điên dại hay trẻ con chưa ý thức được hành vi của mình.
3.    Phải ở tại Masjid có lễ nguyện Salah tập thể.
4.    Người I’tikaaf phải ở trong tình trạng sạch sẽ không Junub, kinh nguyệt hay máu hậu sản.
Những điều làm hư I’tikaaf
1.    Giao hợp ngay cả khi không xuất tinh, bởi Allah I  phán:
﴿وَلَا تُبَٰشِرُوهُنَّ وَأَنتُمۡ عَٰكِفُونَ فِي ٱلۡمَسَٰجِدِۗ﴾ [سورة البقرة: 187]
{Và các ngươi không được ăn nằm với trong thời gian I’tikaaf trong Masjid.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 187).
2.    Những thứ kêu gọi đến tình dục.
3.    Ngất xỉu, bệnh tâm thần, mất trí dù do say hay nguyên nhân nào khác.
4.    Bị trục xuất khỏi Islam.
5.    Rời khỏi Masjid không có lý và nhu cầu cần thiết.
Những lý do được phép ra ngoài Masjid
Các lý do mà người I’tikaaf ra ngoài Masjid được chia thành ba dạng:
1.    Các lý do được giáo lý qui định
Các lý do được giáo lý qui định cho phép người I’tikaaf đi ra ngoài chẳng hạn như đi ra để dâng lễ nguyện Salah Jumu’ah, Salah Eid do Masjid mà y I’tikaaf không có tổ chức lễ nguyện Salah Jumu’ah và Eid.
Nguyên nhân của sự cho phép này là bởi vì việc I’tikaaf được xem là việc làm ngoan đạo để đến gần Allah I qua sự từ bỏ những điều tội lỗi và trái lệnh, và việc bỏ lễ nguyện Salah Jumu’ah hoặc Eid là điều trái lệnh, đi ngược lại với sự ngoan đạo của việc làm I’tikaaf.
2.    Các lý do tự nhiên
Các lý do tự nhiên được phép đi ra khỏi Masjid trong thời gian I’tikaaf chẳng hạn như đi tiểu, đại tiện hoặc tắm Junub do mộng tinh nếu như không thể tắm trong Masjid. Tuy nhiên, sự được phép này có kèm theo điều kiện, đó là người I’tikaaf chỉ được ra ngoài Masjid với thời gian đủ cần cho nhu cầu chứ không được quá lâu hơn mức cần.
3.    Các lý do cấp bách
Các lý do cấp bách được phép rời khỏi Masjid chẳng hạn như lo sợ tiền của bị mất hoặc lo sợ đồ đạc bị hư hỏng hoặc lo sợ cho tính mạng gặp nguy hiểm nếu như cứ liên tục I’tikaaf.

 

 

 

 

 

 

 


Chương 5
Hành hương Hajj

Khái niệm:
Hajj là đi hành hương đến Makkah để viếng ngôi đền Ka’bah với những nghi thức đặc trưng trong một thời điểm nhất định trong năm.
Tầm quan trọng của Hajj trong Islam
Hajj là trụ cột thứ năm trong các trụ cột của Islam được Allah I sắc lệnh xuống vào năm thứ chín Hijri.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَلِلَّهِ عَلَى ٱلنَّاسِ حِجُّ ٱلۡبَيۡتِ مَنِ ٱسۡتَطَاعَ إِلَيۡهِ سَبِيلٗاۚ وَمَن كَفَرَ فَإِنَّ ٱللَّهَ غَنِيٌّ عَنِ ٱلۡعَٰلَمِينَ ﴾         [سورة آل عمران: 97]
{Và để phụng mệnh Allah thì bắt buộc con người phải đi hành hương Hajj tại ngôi đền thiêng liêng Ka’bah khi có điều kiện, và kẻ nào phủ nhận và bất tuân thì quả thật Allah là Đấng Giàu Có nhất trong toàn vũ trụ} (Chương 3 - Ali-‘Imran, câu 97).

 


Thiên sứ của Allah e nói:
{بُنِيَ الإِسْلاَمُ عَلَى خَمْسٍ: شَهَادَةِ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ وَإِقَامِ الصَّلاَةِ وَإِيتَاءِ الزَّكَاةِ وَحَجِّ الْبَيْتِ وَصَوْمِ رَمَضَانَ} رواه البخاري ومسلم.
“Islam được dựng trên năm nền tảng trụ cột: Lời tuyên thệ Shahadah (لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ و مُحَمَّد رَسُولُ اللهِ) - (không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah và Muhammad là Thiên sứ của Ngài), dâng lễ nguyện Salah, xuất Zakah, hành hương Hajj tại ngôi đền Ka'bah và nhịn chay tháng Ramadan.” (Albukhari, Muslim).
Giới luật của Hajj
Hành hương Hajj là nghĩa vụ bắt buộc đối với các bề tôi của Allah I một lần trong đời. Thiên sứ của Allah e nói:
{الْحَجُّ مَرَّةً فَمَنْ زَادَ فَهُوَ تَطَوُّعٌ} رواه أبو داود والنسائي وأحمد.
“Hajj chỉ bắt buộc một lần, bởi thế, ai làm nhiều hơn thì đó là việc làm tự nguyện (được khuyến khích)” (Abu Dawood, Annasa-i và Ahmad).
Umrah (tiểu hành hương)
Umrah theo nghĩa của từ là sự viếng thăm, còn theo thuật ngữ giáo lý thì nó có nghĩa là cuộc viếng thăm ngôi đền Ka’bah với các nghi thức đặc trưng không qui định thời gian nhất định.
Umrah là nghĩa vụ bắt buộc đối với mỗi người bề tôi một lần trong đời.
Ý nghĩa và giá trị của Hajj và Umrah
Hajj và Umrah tẩy sạch linh hồn khỏi vết bẩn của tội lỗi để nó trở nên cao quý và được yêu thương nơi Allah I ở cuộc sống cõi Đời Sau. Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ حَجَّ فَلَمْ يَرْفُثْ وَلَمْ يَفْسُقْ رَجَعَ مِنْ ذُنُوْبِهِ كَيَوْمِ وَلَدَتْ أُمِّهِ} متفق عليه
“Ai làm Hajj mà không dâm dục, không làm điều tội lỗi thì sẽ trở lại y như thuở mới lọt lòng mẹ” (Albukhari, Muslim).
Các điều kiện bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ Hajj và Umrah
-    Islam
-    Tỉnh táo
-    Trưởng thành
-    Có khả năng và điều kiện: về sức khỏe, phương tiện và sự an toàn.
-    Là người tự do hoàn toàn.
-    Điều kiện dành cho phụ nữ: cần phải có người Mahram đi cùng; nếu người phụ nữ đi Hajj không có Mahram đi cùng thì cô ta sẽ mang tội và Hajj của cô ta vẫn đạt yêu cầu.
-    Nếu trẻ con định tâm làm Hajj thì đó là Hajj tự nguyện được ban ân phước, nhưng phải thực hiện Hajj bắt buộc khi nào đã trưởng thành.
-    Nếu một người chết đi nhưng chưa thực hiện Hajj thì trích từ nguồn tài sản để lại của y để đưa cho người khác thực hiện hộ y.
-    Không được phép đi Hajj hộ cho người khác đối với ai chưa đi Hajj cho bản thân mình.
Các loại hành hương
1.    Umrah
2.    Hajj Ifraad
3.    Hajj Qiraan
4.    Hajj Tamattu’a
    Umrah (tiểu hành hương) là loại hành hương được phép thực hiện trong mọi thời gian của năm; nhưng tốt nhất là nên thực hiện cùng với Hajj hoặc nên thực hiện trong tháng Ramadan.
     Hajj Ifraad là loại đại hành hương định tâm thực hiện cuộc hành hương Hajj đơn lẻ không có Umrah vì Umrah đã làm trước kia hoặc nhập chung với Umrah.
    Hajj Qiraan là loại đại hành hương: người thực hiện mặc đồ Ihram và định tâm vào Hajj cùng với Umrah, các việc làm được nhập chung với nhau, nên chỉ cần Tawaaf một lần và Sa’i một lần là đủ cho cả hai: Hajj và Umrah.
    Hajj Tamattu’a là loại đại hành hương tốt nhất trong các loại hành hương: người thực hiện sẽ mặc đồ Ihram và định tâm làm Umrah trong những tháng của Hajj, y sẽ Sa’i, Tawaaf và hoàn tất việc Umrah. Sau đó, đến ngày mồng tám tháng Zdul-Hijjah y mặc đồ Ihram và định tâm vào Hajj, rồi thực hiện các việc làm của Hajj như Tawaaf, Sa’i, dừng chân tại A’rafah và những nghi thức khác của Hajj; và y phải giết một con vật (Hady: cừu, dê).
Các nghi thức trụ cột của Hajj và Umrah
-    Hajj có bốn nghi thức trụ cột: Ihram, Tawaaf, Sa’i, và dừng chân tại A’rafah. Nếu thiếu một trong các nghi thức trụ cột này thì Hajj không có giá trị.
-    Umrah có ba nghi thức trụ cột: Ihram, Tawaaf, và Sa’i.
    Nghi thức trụ cột thứ nhất: Ihram
Là sự định tâm vào Hajj hoặc Umrah sau khi mặc đồ Ihram.
Những điều bắt buộc của Ihram
-    Ihram tại Mi-qaat: Mi-qaat là nơi được giáo lý qui định cho việc Ihram. Người đi Hajj hay Umrah không được vượt qua nơi này mà chưa định tâm.
-    Nam giới không được phép mặc y phục may sẵn như áo dài, áo ngắn, quần,.. (mà chỉ mặc hai mảnh vải: một che thân trên và một che thân dưới), không được lấy bất cứ thứ gì phủ trên đầu, không được phép mang giày trừ phi không tìm thấy dép. Riêng phụ nữ không được che mạng (gương mặt) và không được mang bao tay.
-    Nói Talbiyah: đó là lời
{لَبَّيْكَ اللهم لَبَّيْكَ، لَبَّيْكَ لَا شَرِيْكَ لَكَ لَبَّيْكَ، إِنَّ الْحَمْدَ وَالنِّعْمَةَ لَكَ وَالْمُلْكُ، لَا شَرِيْكَ لَكَ}
“Labbaikollo-humma labbaika, labbaika la shari-ka laka labbaika, innal-hamda wanni’amata laka wal-mulk, la shari-ka laka”.
“Xin vâng lệnh Ngài, lạy Allah, xin vâng lệnh Ngài, xin vâng lệnh Ngài, không có đối tác cùng với Ngài, xin vâng lệnh Ngài, quả thật mọi sự ca ngợi, tán dương, ân huệ và mọi vương quyền đều thuộc về Ngài, Ngài không có đối tác ngang vai”.
Người thực hiện Hajj hay Umrah sẽ nói lời Talbiyah này lúc định tâm Ihram tại Mi-qaat. Sau đó, khuyến khích lặp đi lặp lại lời Talbiyah này, nam giới khuyến khích nói to tiếng. Đối với Umrah thì lời Talbiyah được qui định dừng lại ngay khi Tawaaf, còn đối với Hajj thì lời Talbiyah được qui định dừng lại lúc ném trụ Jamarat Aqabah.
    Nghi thức trụ cột thứ hai: Tawaaf
Tawaaf là nghi thức đi bảy vòng quanh ngôi đền Ka’bah, gồm các điều kiện:
-    Định tâm khi bắt đầu Tawaaf
-    Phải trong tình trạng Taha-rah (tức đã có Wudu’ hoặc tắm khi cần phải tắm).
-    Phải che kín Awrah khi Tawaaf giống như trong lễ nguyện Salah.
-    Phải Tawaaf ngôi đền Ka’bah từ trong phạm vi Masjid cho dù ở khoảng cách xa với ngôi đền.
-    Ngồi đền phải nằm phía bên trái của người Tawaaf khi Tawaaf.
-    Tawaaf gồm cả thảy bảy vòng.
-    Các vòng Tawaaf phải liên tục, không được cắt quãng khi không thực sự cần thiết.
* Những điều khuyến khích trong Tawaaf
•    Nên chạy chậm đối với nam giới trong ba vòng đầu, chỉ khuyến khích đối với Tawaaf Qudu-m.
•    Để hở vai bên phải (đối với nam giới), khuyến khích trong tất cả bảy vòng Tawaaf nhưng chỉ đối với Tawaaf Qudu-m.
•    Hôn cục đá đen khi bắt đầu Tawaaf và mỗi khi bắt đầu cho mỗi vòng nếu không gặp trở ngại, tương tự, việc đưa tay chào góc Al-yama-ni (góc thứ tư của ngôi đền tính từ góc có cục đá đen).
•    Khi bắt đầu vòng đầu tiên nên nói:
{بِسْمِ اللهِ وَاللهُ أَكْبَرُ، اللهم إِيْمَانًا بِكَ وَتَصْدِيْقًا بِكِتَابِكَ وَوِفَاءً بِعَهْدِكَ وَاتِّبَاعًا لِسُنَّةِ نَبِيِّكَ صَلَى اللهُ عَلَيْهِ وَسَلَّمَ.}
“Bismillah, wollo-hu-akbar, ollo-humm i-ma-nan bika wa tasdi-qan bikita-bika wa wifa-an bi’ahdika wattiba’an lisunnati Nabi-yika sollollo-hu a’layhi wasallama”.
“Nhân danh Allah, Allah là Đấng Vĩ Đại nhất. Lạy Allah, bề tôi xin tin nơi Ngài, tin nơi Kinh sách của Ngài, thực hiện theo lời giao ước của Ngài và đi theo Sunnah của vị Nabi của Ngài.”
•    Nên Du-a nhiều trong suốt thời gian Tawaaf, không có giới hạn và qui định lời Du-a cụ thể nào. Tất cả mỗi người Tawaaf nên Du-a với những gì mà Allah I cho phép. Tuy nhiên, khuyến khích vào mỗi cuối vòng thì nên nói lời Du-a:
﴿رَبَّنَآ ءَاتِنَا فِي ٱلدُّنۡيَا حَسَنَةٗ وَفِي ٱلۡأٓخِرَةِ حَسَنَةٗ وَقِنَا عَذَابَ ٱلنَّارِ﴾ [البقرة: 201].
{Rabbana a-tina fid-dunya hasanah wa fil-a-khiroti hasanah wa qina a’zda-ban-na-r}
{Lạy Thượng Đế của chúng con, xin Ngài ban cho chúng con những gì tốt đẹp trên thế gian và ở cõi Đời Sau và xin Ngài hãy cứu chúng con khỏi hình phạt nơi Hỏa ngục.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 201).
•    Dâng lễ nguyện Salah hai Rak’at sau khi Tawaaf xong ngay tại phía sau Maqaam Ibrahim (nếu không gặp trở ngại), trong Rak’at đầu đọc chương 109 – Al-Kafirun, Rak’at thứ hai đọc chương 112 – Al-Ikhlaas sau bài Fatihah.
•    Sau khi Salah xong, uống nước Zamzam.
•    Quay trở lại chào Salam đến cục đá đen trước khi rời đi để Sa’i.
    Nghi thức trụ cột thứ ba: Sa’i
Sa’i là đi qua lại bảy dòng giữa hai ngọn đồi Safa và Marwah với định tâm thờ phượng, đi là một dòng và trở lại là một dòng kế tiếp. Sa’i là nghi thức trụ cột của Hajj và Umrah.
* Các điều kiện cần cho Sa’i
-    Định tâm bởi Thiên sứ của Allah e đã nói:
{إِنَّمَا الأَعْمَالُ بِالنِّيَّاتِ} رواه البخاري ومسلم.
“Quả thật, các việc làm đều phải bằng sự định tâm” (Albukhari, Muslim).
-    Được thực hiện theo thứ tự với Tawaaf, tức phải được thực hiện sau Tawaaf.
-    Sự liên tục giữa các dòng, không được cắt quãng trừ phi thực sự cần thiết.
-    Phải thực hiện đủ số lượng bảy dòng, nếu thiếu một hay hai dòng thì nghi thức Sa’i không có giá trị.
-    Sa’i phải được thực hiện sau Tawaaf dù đó là Tawaaf bắt buộc hay Tawaaf tự nguyện.
* Những điều khuyến khích trong Sa’i
    Chạy nhanh giữa hai vạch sáng màu xanh lá cây, đây là khoảng không gian mà Hajar mẹ của Nabi Isma’il u đã chạy qua chạy lại để tìm kiếm nước uống cho con của mình. Và đây chỉ là Sunnah chỉ đối với nam giới có khả năng, còn người già yếu và phụ nữ thì không khuyến khích.
    Đứng lại ở trên đồi Safa và Marwah để Du-a trước khi bắt đầu cho mỗi dòng.
    Lời Du’a lúc đứng trên mỗi đồi Safa và Marwah:
{اللهُ أَكْبَرُ، اللهُ أَكْبَرُ، اللهُ أَكْبَرُ، لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ، لَهُ الْمُلْكُ، وَلَهُ الْحَمْدُ، وَهُوَ عَلَى كُلِّ شَىْءٍ قَدِيرٌ، لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ وَحْدَهُ، صَدَقَ وَعْدَهُ وَنَصَرَ عَبْدَهُ وَهَزَمَ الأَحْزَابَ وَحْدَهُ}
“Ollo-hu-akbar, Ollo-hu-akbar, Ollo-hu-akbar, la ila-ha illollo-h wahdahu la shari-kalah, lahul mulku, wa lahul hamdu wa huwa a’la kulli shay-in qodi-r, la ila-ha illollo-h wahdahu, sodaqo wa’dahu wa nasoro abdahu wa hazamal ahza-ba wahdah”.
“Allah vĩ đại nhất, Allah vĩ đại nhất, Allah vĩ đại nhất, không có Thượng Đế nào khác ngoài Allah chỉ một mình Ngài duy nhất, mọi vương quyền, mọi sự ca ngợi và tán dương đều thuộc về Ngài, và Ngài là Đấng Toàn năng trên tất cả mọi thứ, không có Thượng Đế nào khác ngoài Allah chỉ một mình Ngài duy nhất, lời hứa của Ngài là sự thật, Ngài sẽ giành thắng lợi cho người bề tôi của Ngài và Ngài sẽ đánh bại các đảng phái”.
    Sự liên tục giữa Sa’i và Tawaaf.
    Nghi thức trụ cột thứ tư: dừng chân tại A’rafah
Dừng chân tại A’rafah thực chất là có mặt tại nơi được gọi là A’rafat, dù là một lúc hay thời gian lâu hơn với định tâm dừng chân từ Zhuhur của ngày thứ mồng chín cho đến Fajar của ngày mồng mười tháng Zdul-Hijjah.
Ai không kịp dừng chân tại A’rafah thì Hajj không có giá trị, người đó kết thúc bằng Umrah và phải thực hiện Hajj lại vào lần khác, và phải giết tế một con Hady (dê, cừu) nếu lúc Ihram không đưa ra điều kiện. Và trường hợp y bị bệnh hoặc hết chi phí, nếu lúc Ihram có kèm điều kiện thì cứ Tahallul (kết thúc Ihram) không phải chịu bất cứ điều gì, còn nếu không có kèm theo điều kiện khi Ihram thì phải chịu phạt Hady.
Những điều bắt buộc (wajib) của Hajj
-    Ihram tại Mi-qaat.
-    Dừng chân tại A’rafah cho đến lúc mặt trời lặn, và đừng chân ban ngày ở đó.
-    Ngủ lại tại khu vực Muzdalifah cho đến nửa đêm.
-    Ngủ tại Mina trong các đêm Tashreeq (11, 12, 13 tháng Zdu-Hijjah).
-    Ném các trụ Jamarat theo trình tự được qui định.
-    Cạo đầu hoặc cắt ngắn tóc.
-    Tawaaf Wida’ (chia tay).
Những điều Wajib của Umrah
-    Ihram tại nơi Makkah đối với cư dân của nó và tại Mi-qaat đối với ai không phải dân của Makkah.
-    Cạo đầu hoặc cắt ngắn tóc.
* Lưu ý
Ai bỏ một điều trụ cột nào đó của Hajj hoặc Umrah thì Hajj và Umrah của y không có giá trị.
Ai bỏ một điều Wajib thì phải bị phạt giết tế một con cừu, còn ai bỏ điều Sunnah thì không vấn đề gì.
Những điều cấm trong suốt thời gian Ihram
Đây là những điều bị nghiêm cấm đối với người đi làm Hajj hoặc Umrah, nếu vi phạm sẽ bị phạt một con cừu, hoặc nhịn chay hoặc nuôi ăn người nghèo. Người Muhrim (người đã định tâm vào Ihram) nam hay nữ hay lưu ý những điều cấm sau:
    Cạo, bứt, nhổ lông tóc trên toàn cơ thể.
    Cắt móng tay chân.
    Chùm phủ đầu, che mặt đối với phụ nữ trừ phi có nam giới không phải Mahram đi ngang qua.
    Nam giới mặc y phục may sẵn như áo, quần, ...
    Dầu thơm, nước hoa.
    Săn giết thú trên cạn được phép ăn thịt.
    Tiến hành lễ giao ước (cưới, gả).
    Giao hợp (vợ chồng). Nếu giao hợp trước Tahallul đầu thì Hajj bị hư hoàn toàn, bắt buộc phải chịu phạt một con lạc đà và phải làm lại trong năm tới; còn nếu giao hợp sau Tahallul đầu thì Hajj không bị hư nhưng phải chịu phạt một con cừu.
    Sự mơn trớn giữa người đàn ông và phụ nữ (vợ chồng) ngoài âm đạo, nếu xuất tinh thì người đó phải chịu phạt một con lạc đà, còn nếu không xuất tinh thì phải chịu phạt một con cừu, nhưng Hajj không bị hư.
Phụ nữ cũng giống như đàn ông trong các điều cấm này trừ việc mặc y phục được may. Phụ nữ được phép mặc tất cả những gì theo ý muốn nhưng không chưng diện, phải che kín đầu chừa gương mặt, không được che mặt trừ phi có nam giới đi ngang qua.
Tahallul lần đầu khi nào đã thực hiện xong hai trong điều: Tawaaf, ném trụ Jamarat và cạo hay cắt ngắn tóc.
Trường hợp người phụ nữ là Hajj dạng Tamattu’a có kinh nguyệt trước khi Tawaaf, cô ta sợ bị lỡ chuyến Hajj thì cô ta cứ định tâm vào Ihram, sau định tâm thì Hajj của cô ta sẽ trở thành dạng Qiraan, người kinh nguyệt và máu hậu sản làm tất cả các nghi thức của Hajj trừ việc Tawaaf ngôi đền.
Người trong tình trạng Ihram được phép cắt cổ các loại gia súc, gia cầm như gà, ...và được phép giết những thú vật nguy hiểm như sư tử, cọp, báo, rắn, bọ cạp, chuột và tất cả những loại có thể gây hại; tương tự, được phép săn bắt sinh vật trên biển.
Người trong tình trạng Ihram hay không trong tình trạng Ihram đều bị cấm đốn, chặt cây ở khu vực Haram.
Ai có lý do cần cần đến những việc làm bị cấm trong Ihram ngoài chuyện quan hệ vợ chồng như cạo đầu, mặc y phục may chẳng hạn thì người đó phải chịu phạt và được phép lựa chọn một trong ba hình thức chịu phạt:
1.    Nhịn chay ba ngày.
2.    Nuôi ăn sáu người nghèo.
3.    Giết một con cừu.
* Ai làm một điều gì đó thuộc những điều cấm trong Ihram do không biết, hoặc quên hoặc bị cưỡng ép thì người đó không có tội cũng không phải chịu phạt; bởi lời phán của Allah I:
﴿رَبَّنَا لَا تُؤَاخِذۡنَآ إِن نَّسِينَآ أَوۡ أَخۡطَأۡنَاۚ﴾ [سورة البقرة: 286]
{Lạy Thượng Đế, xin Ngài đừng bắt tội bầy tôi nếu bầy tôi quên hay sai sót.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 286).
Nhưng người đó phải ngừng và tránh điều cấm đó ngay khi biết và nhớ ra.
* Ai săn giết thú trên cạn trong lúc y đang trong tình trạng Ihram, nếu con vật tương đương với gia súc thì y lựa chọn giữa việc phải mua một con gia súc tương đương rồi giết thịt nuôi ăn những người nghèo ở Haram hoặc qui ra giá tiền rồi mua thức ăn (lương thực) cho mỗi người nghèo một bụm tay hoặc nhịn chay cho mỗi bụm tay một ngày tương ứng; còn nếu con vật bị săn giết không tương đương với các con gia súc thì y lựa chọn giữa việc dùng giá của nó mua lương thực và phát cho những người nghèo ở Haram hoặc nhịn chay cho mỗi bụm tay một ngày tương ứng.
* Mức phạt dành cho hành vi giao hợp (vợ chồng) trong Hajj trước Tahallul lần đầu là một con lạc đà, nếu không tìm thấy thì phải nhịn chay ba ngày trong Hajj và bảy ngày khi trở về nhà; còn nếu như hành vi đó xảy ra sau Tahallul lần đầu thì mức phạt được lựa chọn trong: nhịn chay, nuôi ăn sáu người nghèo, giết một con cừu.
* Bắt buộc người làm Hajj dạng Tamattu’a và Qiraan phải giết một con Hady nếu như người đó không thuộc cư dân Makkah, và Hady đó chính là một con cừu hoặc một phần bảy của con lạc đà hoặc một phần bảy của con bò; nếu ai không tìm thấy Hady thì phải nhịn chay ba ngày trong thời gian làm Hajj và bảy ngày khi trở về nhà.
* Người bị cản trở không thể hoàn tất việc Hajj nếu không tìm thấy Hady thì phải nhịn chay mười ngày.
* Ai lặp đi lặp lại nhiều lần với cùng một điều cấm trong Ihram mà chưa có thực thi mức phạt thì chỉ thực thi mức phạt có một lần khác với việc săn bắt; còn ai lặp đi lặp những điều cấm nhưng không cùng loại chẳng hạn như cạo đầu rồi sau đó lại cắt móng tay thì mỗi loại phải chịu phạt một lần.
Thời gian vào Hajj và các điểm Mi-qaat để Ihram vào Hajj và Umrah
    Thời gian: là các tháng Shauwaal, Zdul-Qi’dah, và Zdul-Hijjah.
    Địa điểm để Ihram vào Hajj hoặc Umrah: có năm địa điểm mà người đi làm Hajj hoặc Umrah phải định tâm tại đó
1.    Zdul-Hulaifah: là điểm Mi-qaat của cư dân Madinah và những ai đến từ hướng đó. Nó cách xa Makkah khoảng 435 cây số, và nó là điểm Mi-qaat cách xa Makkah nhất so với những điểm Mi-qaat khác.
2.    Al-Juhfah: là điểm Mi-qaat của cư dân xứ Sham (Jordan, Syria, Li-băng và Palestine) và Ai Cập và những ai đến từ hướng đó. Nó cách xa Makkah khoảng 180 cây số.
3.    Yalamlam: là điểm Mi-qaat của cư dân Yemen và những ai đến từ hướng đó. Yalamlam là một thung lũng cách Makkah khoảng chừng 92 cây số.
4.    Qarnul-Manaazil: là điểm Mi-qaat của cư dân Najd và Ta-if và những ai đến từ hướng đó, ngày này nó được biết đến với cái tên “Al-Shail Al-Kabir”. Nó cách Makkah khoảng 75 cây số.
5.    Zdaatu I’rq: là điểm Mi-qaat của cư dân Iraq và Kharaasaan (Afghakistan) và những người ở khu vực trung và bắc của Najd và những người đến từ hướng đó.
* Ai không thuộc những xứ nằm trong các điểm Mi-qaat này thì điểm Mi-qaat của họ sẽ từ nơi của họ, ngay cả dân Makkah thì điểm Mi-qaat của từ Makkah.
* Ai trong cư dân Makkah muốn làm Hajj thì y Ihram tại nơi của y, còn ai trong cư dân Makkah muốn làm Umrah thi y Ihram từ bên ngoài phạm vị Haram, hướng nào cũng được.
* Người làm Hajj hoặc Umrah không được qua khỏi Mi-qaat mà không có Ihram; ai qua khỏi điểm Mi-qaat mà không có Ihram thì bắt buộc người đó phải trở lại Mi-qaat để Ihram, còn nếu không quay lại thì Ihram tại nơi hiện thời của y và bắt buộc y phải giết một con cừu, Hajj hoặc Umrah của y không ảnh hưởng gì; còn nếu Ihram trước Mi-qaat thì vẫn được nhưng Makruh (nên không làm).
*****
Al-Adhiyah
Khái niệm
Al-Adhiyah là một danh từ trong thuật ngữ giáo lý chỉ con vật được giết tế từ ba loại gia súc nhất định: lạc đà, bò, dê hoặc cừu vào ngày mồng 10 và những ngày Tashreeq (11, 12, 13) của tháng Zdul-Hijjah với định tâm làm hài lòng Allah I.( )
-    Al-Adhiyah là việc làm Sunnah.
Thời điểm giết Al-Adhiyah
Thời điểm giết tế Al-Adhiyah là từ sau lễ nguyện Salah Eid của ngày mồng 10 cho đến cuối những ngày Tashreeq (tức cuối ngày 13) của tháng Zdul-Hijjah.
-    Theo Sunnah, con vật Al-Adhiyah sau khi giết xong nên phân thành ba phần: một để ăn, một phần để biếu tặng và một phần để bố thí cho người nghèo.
-    Việc giết tế Al-Adhiyhah mang ý nghĩa to lớn trong phúc lành: thể hiện sự tương trợ tương ái giữa những người Muslim, giúp đỡ người nghèo và khó khăn.
-    Al-Adhiyah chỉ có giá trị đối với lạc đà từ năm tuổi trở lên, bò từ hai năm tuổi trở lên, dê từ một năm tuổi trở lên, và cừu từ sáu tháng tuổi trở lên.
-    Một con cừu, dê có giá trị cho một người (một gia đình), một con lạc đà có giá trị cho bảy người (bảy gia đình), và một con bò có giá trị cho bảy người (bảy gia đình). Con vật Al-Adhiyah phải là con vật lành lặn không bị dị tật.
Al-Aqi-qah
Al-Aqi-qah là con vật được giết để ăn mừng cho em bé chào đời. Đây là việc làm Sunnah. Bé trai là phải hai con cừu còn bé gái thì một con cừu. Nên giết ăn mừng sau khi em bé được bảy ngày tuổi kể từ ngày sinh. Trong ngày hôm đó nên: đặt tên cho em bé; cạo đầu em bé và lấy tóc đem cân rồi qui ra trọng lượng của bạc, sau đó qui ra tiền và bố thí cho người nghèo.
Nếu Al-Aqi-qah không kịp thực hiện vào ngày thứ bảy kể từ ngày sinh thì hãy thực hiện vào ngày thứ 14 tức sau hai tuần, còn không thì vào ngày thứ 21, còn không thì bất cứ thời điểm nào thích hợp.
Việc làm Al-Aqi-qah là việc làm mang ý nghĩa tạ ơn Allah I về ân huệ Ngài ban cho.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương 6
Jihaad

Khái niệm
Jihaad là sự đấu tranh và chiến đấu với kẻ thù ngoại đạo.
Ý nghĩa và giá trị của Jihaad
Jihaad được Allah I sắc lệnh nhằm để khẳng định những mục tiêu sau:
    Để giơ cao lời phán của Allah I và để tôn giáo hoàn toàn vì Ngài.
    Để gầy dựng sự công bằng trên trái đất, duy trì điều chân lý và tiêu diệt điều trái với đạo lý.
    Để tuyên truyền tôn giáo, bảo vệ những người Muslim và chống lại sự xâm lược và phá hại của kẻ thù.
Giáo luật về Jihaad
Jihaad là Fardhu Kifa-yah (nghĩa vụ bắt buộc mang tính tập thể) có nghĩa là chỉ cần trong tập thể có ai đó đứng lên gánh vác nghĩa vụ này thì những người khác không còn phải bắt buộc phải thực hiện.
Bắt buộc tất cả những ai có khả năng phải chấp hành nghĩa vụ này trong những trường hợp sau:
    Khi có sự giao tranh diễn ra giữa những người Muslim và kẻ thù ngoại đạo.
    Khi kẻ thù xâm lược xứ sở mình.
    Khi có sự huy động của Imam.
Các điều kiện bắt buộc cho việc Jihaad
Các điều kiện bắt buộc cho việc Jihaad là Islam, tỉnh táo, trưởng thành, nam giới, và có sức khỏe lành lặn (không bệnh tật, không dị tật như mù, què, ..) và có phần chu cấp.
Các loại Jihaad
Jihaad được phân thành bốn loại
1.    Jihaad với bản thân: là sự đấu tranh với bản thân trong việc học hỏi kiến thức tôn giáo, thực hành theo giáo lý, tuyên truyền vào kêu gọi đến tôn giáo, và kiên nhẫn chịu đựng trên những khó khăn và gian truân.
2.    Jihaad với Shaytaan: là chiến đấu với bản ngã và dục vọng của bản thân để đi đúng theo con đường của Allah I và Thiên sứ của Ngài e.
3.    Jihaad với những người ngoại đạo và những kẻ giả tạo đức tin: là đấu tranh với họ bằng trái tim, chiếc lưỡi, tiền của và sức lực.
4.    Jihaad với những người bất công, lệch lạc và trái đạo: Tốt nhất là bằng sức lực nếu có khả năng, còn nếu không thể thì bằng chiếc lưỡi và nếu không thể thì bằng con tim.
Ân phúc của người Shaheed (hy sinh cho con đường chính nghĩa của Allah) ở nơi Allah I
Người chết Shaheed có bảy điều phúc ở nơi Allah I: Được tha thứ tội lỗi ngay khi giọt máu đầu tiên rơi xuống, nhịn thấy chỗ ngụ của mình trong Thiên Đàng, tránh được sự trừng phạt nơi cõi mộ, được an toàn khỏi cơn đại chấn động của giờ Tận thế, cảm nhận được sự ngọt ngào của đức tin Iman, được cưới tiên nữ Hur-ain và được xin ân xá cho bảy mươi người thân của mình.
Nguyên tắc trong chiến tranh
 Nguyên tắc trong chiến tranh của Islam: không giết phụ nữ và trẻ em nếu họ không tham gia đánh chiến, không được kiêu ngạo và tự đắc, không mong ước gặp kẻ thù, cầu nguyện Allah I ban cho sự thắng lợi:
{اللهم مُنَزِّلُ الْكِتَابِ وَمُجْرِيْ الْسَحَابِ وَهَازِمُ الْأَحْزَابِ، اِهْزِمْهُمْ وَانْصُرْنَا عَلَيْهِمْ}
“Ollo-humma munazzilul kita-b wa mujzis saha-b wa ha-zimul ahza-b, ihzimhum wansurna a’layhim”
“Lạy Allah, Đấng ban xuống Kinh sách, Đấng điều hành những đám mây, Đấng đánh bại mọi đảng phái, xin Ngài hãy đánh bại họ và giúp bầy tôi giành thắng lợi”.
* Cấm bỏ chạy khi đối mặt với kẻ thù.
Các tù binh chiến tranh
-    Trẻ em và phụ nữ bắt làm nô dịch.
-    Đàn ông thì dưới sự lựa chọn của Imam giữa việc thả tự do và giết.
Trách nhiệm của Imam (người lãnh đạo và chỉ huy đoàn quân chiến)
Phải kiểm tra đoàn quân của mình khi xuất chinh, tránh tạo ra sự sợ hãi và làm yếu đi tinh thần chiến đấu của quân lính, không được phép nhờ sự trợ giúp từ người ngoại đạo trừ trường hợp hết sức cần thiết một cách cấp bách, kiểm tra lương thực, cùng chia sẻ khó khăn và hòa nhập với quân lính, quan tâm và yêu cầu cung cấp cho họ các trang bị tốt và đủ, ngăn cấm quân lính làm chuyện xấu và trái đạo, nói với họ những lời lẽ làm tăng thêm sự kiên cường, thúc họ hy sinh và khuyên họ kiên nhẫn, nên chia đoàn quân thành các tiểu đoàn và bổ nhiệm tiểu đoàn trưởng cho từng tiểu đoàn, phân công nhiệm vụ canh gác, cử người đi theo dõi và quan sát địch, bàn bạc tham khảo vụ việc Jihaad với giới học giả và các nhà phân tích.
Nghĩa vụ và bổn phận bắt buộc của quân lính đối với người lãnh đạo và chỉ huy
Quân linh phải phục tùng mệnh lệnh của người lãnh đạo và chỉ huy, phải kiên nhẫn và chịu đựng cùng với y, không được phép tự ý ra quân khi chưa có phép của y trừ phi kẻ thù đột ngột xuất hiện và vì lo sợ kẻ thù mang đến điều xấu, nếu kẻ thù yêu cầu ngừng chiến hoặc hoặc đang ở trong những tháng Haram thì người Muslim được phép kí kết hiệp ước ngừng chiến.

 

 

 

Phần 2: Giao dịch xã hội
Chương một
Mua bán

Giới luật:
Mua bán là điều được phép trong giáo lý Islam. Bằng chứng cho điều này là từ Qur’an, Sunnah, Ijma’ và lý lẽ.
Ý nghĩa của việc cho phép mua bán
Tiền, hàng hóa và đồ đạc được phân bố trong công chúng nói chung, con người thực sự cần có quan hệ với những gì trong tay của người chủ sở hữu, đó là sự trao đổi để đáp ứng nhu cầu của đôi bên. Việc giáo lý cho phép mua bán là nhắm đáp ứng nhu cầu này. Allah I cho phép việc mua bán để khẳng định nhu cầu đó được diễn ra trong sự tốt lành và lợi ích.
Các yếu tố trụ cột của mua bán
1.    Thể thức: tuyên bố và chấp nhận.
2.    Hai bên giao dịch: người bán và người mua.
3.    Nội dung giao dịch: giá cả và món hàng.
    Thể thức mua bán:
Thể thức mua bán là tuyên bố và sự chấp nhận cũng như những gì mang ý nghĩa của sự đồng thuận của hai bên, chẳng hạn như câu nói của người bán: tôi bán cho anh, hoặc tôi đưa cho anh với giá thế này thế này; còn người mua nói: tôi mua, hoặc tôi đồng ý hoặc những gì mang ý nghĩa tương tự.
Thể thức mua ban có thể bằng hành động từ hai bên: người bán và người mua.
    Thỏa thuận qua điện thoại
Nói chuyện qua điện thoại được xem là một cuộc thỏa thuận, và cuộc thỏa thuận nay sẽ chấm dứt khi kết thúc cuộc điện thoại.
    Điều kiện để cuộc mua bán có hiệu lực
Cuộc mua bán chỉ có hiệu lực theo giáo lý khi hội đủ các điều kiện sau đây:
1.    Sự đồng thuận giữa đôi bên: người bán và người mua hoặc giữa những người đại diện cho hai bên.
2.    Mỗi bên đều là người tự do, đủ tuổi để chịu trách nhiệm hành vi.
3.    Món hàng phải là thứ hữu ích được phép trong giáo lý; không được phép bán những thứ không có ích, hoặc những thứ có ích nhưng bị giáo lý nghiêm cấm như rượu, heo (lợn).
4.    Món hàng đem bán phải là vật sở hữu của người bán hoặc được quyền ủy thác bán tại thời điểm thỏa thuận (hợp đồng).
5.    Món hàng phải rõ ràng: bản chất, thuộc tính và phải được nhìn thấy.
6.    Giá của món hàng phải được rõ ràng.
7.    Món hàng phải là vật có khả năng nhận và quản lý; không được phép bán những thứ không thể nhận và quản lý được chẳng hạn như chim đang bay trên không, ...
    Sự giao điều kiện trong mua bán:
Sự giao điều kiện trong mua bán được phân thành hai dạng: điều kiện đúng và cần thiết, và điều kiện không đúng làm hư hợp đồng.
1.    Điều kiện đúng và cần thiết trong mua bán: Chẳng hạn như giao điều kiện trì hoãn việc thanh toán toàn phần hay một phần giá cả đến một thời điểm nào đó; cầm cố hay bảo đảm một thứ cụ thể nào đó. Mục đích cho phép giao điều kiện trong mua bán là nhằm để cho cuộc thỏa thuận được diễn ra tốt đẹp và cải thiện nhu cầu cần thiết. Hoặc cũng có thể giao điều kiện trong tính chất của món hàng.
Cơ sở giáo lý cho điều này là lời của Thiên sứ của Allah e:
{الْمُسْلِمُونَ عَلَى شُرُوطِهِمْ} رواه أحمد وأبو داود.
“Những người Muslim có quyền đưa ra các điều kiện của họ.” (Ahmad, Abu Dawood).
    Người bán được phép giao điều kiện với người mua được sử dụng lợi ích từ món hàng đã bán trong một khoảng thời gian nhất định như giao điều kiện được ở lại nhà đã bán trong thời gian một tháng, chẳng hạn.
2.    Điều kiện không phù hợp, làm hư hợp đồng mua bán:
Những điều kiện không phù hợp, làm hư hợp đồng mua bán chẳng hạn như: một trong hai bên giao điều kiện bắt bên kia phải thỏa thuận một hợp đồng khác về bán, thuê, .. hoặc những điều kiện không làm hư hợp đồng mà bản thân điều kiện đó không có hiệu lực chẳng hạn như giao điều kiện không được phép thua lỗ hoặc phải bố thí món hàng nếu không thì phải hoàn trả lại hoặc giao điều kiện bắt người mua không được phép bán, ngoại trừ điều kiện này mang tính cải thiện trong trường hợp đặc biệt nào đó.
    Các loại mua bán bị nghiêm cấm
Islam cho phép mua bán tất cả mọi thứ mang lại lợi ích tốt đẹp và hồng phúc nhưng cấm một số hình thức mua bán trong đó có sự không rõ ràng và gian lận hoặc mang đến điều bất lợi cho những người trong chợ hoặc gây sự hiềm khích và thù hằn trong cạnh tranh.
Các loại mua bán bị cấm gồm các loại sau đây:
    Hình thức bán Mulasamah: hình thức bán theo kiểu sờ chạm, chẳng hạn như người bán nói: bất cứ cái áo nào anh sờ vào thì nó là của anh với giá thế này, đây là kiểu bán không hợp thức trong giáo lý bởi vì nó mang tính không rõ ràng và gian lận.
    Hình thức bán Muna-bazdah: có nghĩa là một người nói: bất cứ cái áo này anh ném nó về phía tôi thì anh phải trả thế này, thế này. Đây là hình thức mua bán không hợp thức trong giáo lý bởi có sự không rõ ràng và gian lận.
    Hình thức bán bằng cách ném hạt sỏi: chẳng hạn như người bán nói: hãy ném hạt sỏi, nếu nó trúng vào món hàng nào thì anh sẽ trả thế này, thế này. Đây là hình thức mua bán không hợp giáo lý bởi vì trong đó có sự không rõ ràng và gian lận.
    Hình thức Najish: Người không mua nâng giá món hàng lên để đánh lừa người mua, đây là hình thức mua bán Haram bởi vì trong đó có sự lường gạt và đánh lừa người mua.
    Hình thức hai cuộc mua bán trong một cuộc mua bán: chẳng hạn như người bán nói: tôi bán cái này cho anh với điều kiện anh phải bán lại cho tôi cái này; hoặc người bán nói tôi bán món hàng này cho anh với giá 10 đồng nếu trả tiền mặt và 20 đồng nếu thanh toán sau (thời gian nhất định) nhưng người mua đã chưa xác định rõ là mua theo dạng nào mà cả hai đã rời đi. Đây là hình thức bán không đúng.
    Hình thức người dân bản địa bán cho người dân xứ khác: có nghĩa là người dân bản địa làm môi giới bán hàng cho người nơi khác mang hàng đến với giá cao hơn mức giá hàng ngày của món hàng đó.( )
    Hình thức bán phá giá người anh em của mình: chẳng hạn như người bán B nói với người đang muốn mua món hàng của người bán A với già 10 đồng: tôi bán cho anh món hàng giống như vậy với giá 9 đồng thôi.
    Hình thức bán món hàng trước khi lấy nó: có nghĩa là một người mua món hàng từ một người với giá 100 đồng và đã trả tiền nhưng chưa lấy món hàng, sau đó, anh ta (người mua) bán cho người khác món hàng đó với giá 150 đồng.
    Hình thức bán I’nah: là hình thức một người bán một món hàng với giá ghi nợ là thế này rồi sau đó anh ta (người bán) mua lại nó với giá ít hơn.
    Mua bán sau Azan lần thứ hai của lễ nguyện Salah Jumu’ah.

 

 


Riba
(Cho vay lấy lãi)
Khái niệm Riba trong giáo lý
Sự đổi chác một cách hơn kém nhau đối với những thứ nhất định.
Ý nghĩa của việc cấm Riba
Islam cấm Riba bởi các điều sau:
1.    Thiếu sự cân xứng giữa các nỗ lực và thành quả của thực tế bởi vì người chủ nợ Riba chẳng phải nỗ lực bỏ công sức gì cả và cũng chẳng phải chịu một sự mất mát nào trong việc gặt hái lợi nhuận.
2.    Làm sụp đổ nền kính tế xã hội do các chủ nợ Riba miễn cưỡng lao động .. họ có xu hướng an nhàn, lười biếng lao động chỉ biết dựa vào lợi nhuận từ đồng tiền cho vay và tao ra gánh nặng cho người mắc nợ nặng lãi.
3.    Làm cho đạo đức xã hội bị sụp đổ do không có sự giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau giữa các cá thế, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của xã hội, thay vào đó là sự ích kỷ, tham lam không còn có hình ảnh của sự hy sinh, tình thương và lòng vị tha nữa.
4.    Phân chia xã hội thành hai tầng lớp đối nghịch nhau: tầng lớp người nghèo, dễ bị đàn áp và đối xử bất công, luôn chịu thiệt thòi trong nỗ lực lao động và sản xuất mà không nhận được thành quả xứng đáng; và tầng lớp giàu có thượng lưu, nắm mọi quyền lực về nguồn tài chính.
Các dạng Riba
Hầu hết giới học giả phân Riba thành hai dạng chủ yếu: Riba Annasi-ah và Riba Al-Fadhl.
1.    Riba Annasi-ah:
 Annasi-ah có nghĩa là sự trì hoãn. Riba Annasi-ah có nghĩa là sự gia tăng giá trị của một trong hai vật đổi chác khi tri hoãn (chậm trễ) việc thanh toán, và đây được gọi là dạng tín dụng.
2.    Riba Al-Fadhl:
Al-Fadhl trong ngôn từ trái nghĩa với thiếu hoặc kém có nghĩa là dư, hơn.
Riba Al-Fadhl là sự trao đổi hơn kém giữa hai vật đổi chác cùng loại, chẳng hạn như vàng đổi hơn kém với vàng, lùa mì đổi hơn kém với lúa mì, .. và đây được gòi là dạng Riba trong mua bán và Riba ẩn.
-    Trường phái Sha-fi’y lại phân thêm một dạng Riba thứ ba, đó là Riba trao tay, có nghĩa là trì hoãn nhận hàng.
-    Một số học giả khác thì phân thêm dạng Riba thứ tư, đó là Riba cầm cố và vay mượn.
-    Tuy nhiên, hai dạng Riba thứ ba và thứ tư thực chất cũng nằm trong hai dạng đầu tiên, không có gì khác biệt.
-    Các nhà kinh tế thời đại mới phân Riba thành Riba tiêu dùng và Riba sản xuất:
•    Riba tiêu dùng: là dạng gia tăng được thực hiện  trên các khoản vay mượn sử dụng để mua các nhu cầu của người tiêu dùng như mua thực phẩm, thức uống, thuốc men, v.v.
•    Riba sản xuất: là dạng vay mượn các khoản nợ dùng để hoạt động sản xuất chẳng hạn như xây dựng nhà máy sản xuất, làm nông nghiệp hoặc chỉ để dùng cho các mục đích thương mại.
Tương tự, các nhà kinh tế mới này cũng phân Riba thành hai dạng khác nữa: Riba lãi suất cao và Riba lãi suất thấp.
•    Riba lãi suất cao: là dạng cho vay với lãi suất cao.
•    Riba lãi suất thấp: là dạng cho vạy với lãi suất thấp.
    Islam nghiêm cấm Riba dưới mọi hình thức dù ở dạng nào đi chăng nữa. Tất cả các dạng Riba được nêu trên đều nằm trong lời phán nghiêm cấm của Allah, Đấng Tối Cao:
﴿وَأَحَلَّ ٱللَّهُ ٱلۡبَيۡعَ وَحَرَّمَ ٱلرِّبَوٰاْۚ ﴾ [سورة البقرة: 275]
{Nhưng Allah cho phép buôn bán và cấm cho vay lấy lãi.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 275).
    Những phương thức giao dịch tài chính và kinh doanh mà Islam đã mở ra không tồn tại sự Riba
Islam đã tạo ra phương thức để loại trừ Riba và để tương lai không còn tồn tại sự Riba.
Những phương thức tiêu biểu trong các phương thức này:
1.    Cho phép mở công ty theo hình thức một người đầu tư vốn và một người khác đứng ra hoạt động kinh doanh, hai bên cùng hưởng lợi nhuận theo sự thỏa thuận trên hợp đồng của đôi bên. Dạng thức này công bằng cho cả đôi bên: nếu có sự thiệt hại và thua lỗ thì cả hai cùng phải chịu, bên chủ đầu tư vốn chịu thiệt vốn còn bên đứng ra hoạt động kinh doanh chịu thiệt công sức và sự nỗ lực.
2.    Cho phép hình thức mua bán trả trước lấy hàng sau, kèm theo các điều kiện như trong các sách thực hành giáo lý đã đưa ra.
3.    Cho phép hình thức mua bán trả sau tức lấy hàng trước trả tiền sau, hay gọi nôm na là hình thức bán ghi nợ. Islam cho phép hình thức này nhằm tạo điều kiện dễ dàng trong sinh hoạt đời sống con người và để không dính vào Riba.
4.    Khuyến khích thành lập những tổ chức cho vay mượn mang tính từ thiện (không có lãi): dù là cho những cá nhân vay mượn hay cho những tập thể vay mượn. Đầy là hình thức mang tính bảo trợ xã hội.
5.    Islam qui định đưa nguồn tài chính Zakah cho những người mắc nợ gặp khó khăn, và cho những người nghèo và vô gia cư, cũng như những ai cần sự giúp đỡ, nhằm hỗ trợ xây dựng cuộc sống an sinh xã hội được đồng đều.
    Đó là những phương thức quan trong mà Islam đã mở ra cho bất kỳ cá nhân và tập thể nào trong cộng đồng nhằm cải thiện an sinh xã hội, xác thực tính nhân đạo, và đảm bảo lợi ích và sự thịnh vượng của lao động và sản xuất.
Giáo luật về ngân hàng và lợi tức ngân hàng
Các khoản lợi nhuận của các ngân hàng (không hoạt động theo phương thức của Islam) được thu từ các khoản gửi tiết kiệm, cho vay lấy lãi (nhiều hay ít) đều thuộc hình thức Riba. Cho dù họ có gọi nó là khoản lợi tức từ nguồn vốn thì thật ra đó là lãi từ việc cho vay mà Islam nghiêm cấm từ Qur’an, Sunnah và Ijma’, không phải nghi ngờ gì nữa.
Quả thật, đã có ghi nhận rằng giới học giả đã thống nhất và đồng thuận về việc nghiêm cấm cho vay lấy lãi dù hình thức đó có được gọi với bất cứ tên gọi nào khác đi chăng nữa.
Như vậy, không phải nghi ngờ gì nữa rằng tất cả những lợi tức từ các hoạt động của ngân hàng đều trên hình thức Riba bị nghiêm cấm.
*****
Thuê mướn
Khái niệm
Thuê mướn là hợp đồng sử dụng những lợi ích được phép.
Giới luật
Islam cho phép việc thuê mướn.
Ý nghĩa của việc giáo lý cho phép việc thuê mướn
Việc thuê mướn mang lại các lợi ích cho nhau giữa đời sống sinh hoạt con người, con người cần sử dụng nhiều thứ trong sinh hoạt, lao động và sản xuất, họ cần đến nhà cửa, động vật, xe cộ. Giáo lý cho phép hình thức thuê mướn để tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng trong đời sống sinh hoạt, lao động và sản xuất của con người.
Phân loại thuê mướn
Có hai dạng thức thuê mướn:
1.    Thuê mướn trên các vật cụ thể như thuê xe, nhà, đất đai, ...
2.    Thuê mướn sức lao động chằng hạn như thuê người xây bức tường, thuê người xây nhà, thuê người trồng trọt, ...
Các điều kiện trong việc thuê mướn
Thuê mướn có giá trị và hiệu lực khi nào hổi đủ bồn điều kiện sau:
1.    Người thuê phải là người ý thức hành vi pháp lý.
2.    Phải biết rõ vật cần thuê như nhà, sự phục vụ, ..
3.    Phải biết rõ giá cả thuê và nội dung của vật cần thuê.
4.    Lợi ích sử dụng phải thuộc những thứ được phép trong giáo lý như thuê nhà để ở, chớ không được phép thuê làm điều Haram chẳng hạn như Zina, thuê nhà làm nhà thờ hoặc để bán rượu, ...
     Nếu đi xe, tàu hoặc đưa một cái để cắt hoặc may hoặc thuê một con lừa mà không có hợp đồng thì tất cả đều tính theo sự thuê mướn của tập quán thường lệ của từng nơi.
     Các vấn đề trong giao dịch thuê mướn.
-    Việc thuê mướn được phép dừng, nếu người được thuê qua đời thì sẽ chuyển tiếp đến người khác sau đó nếu chưa hủy hợp đồng.
-    Tất cả những thứ Haram bán thì đều Haram thuê mướn.
-    Sự thuê mướn bị hủy nếu vật thuê mướn bị hỏng và không còn dùng được nữa.
-    Được phép lấy tiền công cho việc dạy học, xây các Masjid, riêng đối với Hajj thì chỉ được phép khi nào cần.
-    Imam, người Azaan và thầy dạy Qur’an được phép lấy tiền công từ ngân quỹ Islam.
-    Người thuê mướn không phải lãnh trách nhiệm khi vật thuê bị hỏng bởi sự cố không phải do hành động bất cẩn hay do hành động của người chủ sử dụng.
-    Sự thuê mướn phải được thỏa thuận bằng hợp đồng và phải thực hiện theo các điều kiện được thỏa thuận.
*****
Waqf
Hiến tặng
Khái niệm
- Theo nghĩa của từ Waqf (وَقْفٌ) có nghĩa là hiến một vật gì đó, số nhiều của (وَقْفٌ) là (أَوْقَاف) – Awqaaf.
- Theo thuật ngữ giáo lý thì Waqf có nghĩa là hiến tặng vật gốc và làm từ thiện phần hữu ích nó mang lại.
Cơ sở giáo lý về qui định Waqf
Cơ sở giáo lý Waqf được qui định từ Sunnah của Thiên sứ e và từ sự đồng thuận quan điểm Ijma’.
Từ Sunnah của Thiên sứ e: Hadith được ghi lại bởi Albukhari và Muslim: “Ông Ibnu Umar thuật lại: Umar sở hữu được một miếng đất từ chiến lợi phẩm trong trận chiến Khaibar. Ông muốn dùng miếng đất này làm từ thiện nên đã đến xin ý kiến của Thiên sứ e, ông nói: Thưa Thiên sứ của Allah, quả thật tôi sở hữu được một miếng đất từ chiến lợi phẩm trong trận chiến Khaibar, đó là tài sản mà tôi chưa bao giờ có được như vậy. (Tôi muốn làm Sadaqah miếng đất đó), Người bảo tôi nên làm gì? Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنْ شِئْتَ حَبَسْتَ أَصْلَهَا وَتَصَدَّقْتَ بِهَا}
[Nếu anh muốn, anh hãy hiến tặng nó (giữ nguyên đất) và làm từ thiện với nó].
Thế là Umar bin Al-khattaab t đã làm Sadaqah với miếng đất đó nhưng nó không được bán, không được cho và không được kế thừa” (Albukhari, Muslim).
Ông Umar t đã hiến tặng miếng đất đó để làm Saqadah cho người nghèo, bà con họ hàng, nô lệ, những người lỡ đường và những người Jihaad cho con đường chính nghĩa của Allah (có nghĩa là những người đó sẽ là những người hưởng lợi từ miếng đất đó và đất đó vẫn giữ nguyên không thuộc quyền sở hữu của một ai).
Và người đại diện quản lý miếng đất đó được phép hưởng lợi từ một cách hợp lý khi cần.
Waqf thuộc những điều đặc biệt dành riêng cho những người Muslim. Ông Jabir t nói: Không ai trong các vị Sahabah của Thiên sứ e lại không có một thứ gì đó dành cho Waqf.
Điều này cho thấy những gì mà mọi người của thời đại ngày nay hoàn toàn ngược lại với thời đại của các vị Sahabah, hầu hết mọi người trong thời đại ngày nay chỉ biết đến di chúc mà không biết đến Waqf.
Ý nghĩa của việc giáo lý qui định Waqf
    Tạo điều kiện cho những ai được Allah I ban cho sự giàu có, dư dả có cơ hội gia tăng công đức, tích nhiều ân phước. Họ sẽ xuất ra một thứ gì đó từ nguồn tài sản của họ cho việc từ thiện và ngoan đạo nhưng vẫn giữ nguyên tài sản gốc, và lợi ích của tài sản hiến tặng đó vẫn được duy trì và tiếp diễn ngay cả khi người hiến tặng đã rời khỏi trần gian bởi vì nó đã được giao cho người quản lý, trông coi và phát triển nó. Người hiến tặng của Waqf dù đã không còn trên thế gian nhưng vẫn duy trì lợi ích cho người đời và duy trì phần công đức và ân phước cho bản thân mình luôn được tiếp diễn.
    Waqf là một trong các nguồn tài chính cơ bản để xây dựng và hình thành các Masjid, trường học, và các cơ sở hạ tầng từ thiện và phúc lợi xã hội Islam. Nó cũng là một trong những nguồn tài chính vững chắc và bền lâu cho các tổ chức từ thiện và bảo tồn tôn giáo. Hầu hết các Masjid được dựng lên qua bao thời đại lịch sử đều từ các nguồn Waqf này, không những vậy, tất cả những phúc lợi xã hội và từ thiện của Islam đều được duy trì bởi các nguồn Waqf.
Phân loại Waqf
Waqf được phân thành hai dạng: Khairiyah và Ahliyah
1.    Waqf Khairiyah:
Đó là dạng lúc đầu Waqf vào từ thiện và phúc lợi xã hội, dù chỉ một khoảng thời gian, nhưng sau đó chuyển sang cho một cá nhân nào đó hay những cá nhân nào đó, chẳng hạn như một người Waqf miếng đất cho bệnh viện hoặc trường học nhưng sau đó chuyển sang cho con cái của y.
2.    Waqf Ahliyah:
Đó là dạng lúc đầu Waqf cho bản thân mình hoặc một cá nhân hay một tập thể nào đó nhưng sau đó lại chuyển sang cho phía tổ chức từ thiện và phúc lợi xã hội, chẳng hạn như một người Waqf cho bản thân mình, rồi sau đó là cho con cái của y, và cuối cùng lại chuyển sang phía tổ chức từ thiện và phúc lợi xã hội.
Waqf với nguồn tài sản nào?
Giới học giả đều thống nhất rằng Waqf là đối với tài sản cố định từ các bất động sản như đất đai và nhà ở; hoặc được phép Waqf đối với các động sản như sách, quần áo, động vật và vũ khí dựa theo lời của Thiên sứ e:
{وَأَمَّا خَالِدٌ فَإِنَّكُمْ تَظْلِمُونَ خَالِدًا، قَدِ احْتَبَسَ أَدْرَاعَهُ وَأَعْتُدَهُ فِى سَبِيلِ اللهِ} رواه البخاري ومسلم.
“Đối với Khalid thì quả thật các ngươi đã bất công với Khalid rồi, bởi thực chất anh ta đã hiến tặng Waqf những cái áo giáp và binh khí cho con đường chính nghĩa của Allah” (Albukhari, Muslim).( )
Được phép và có giá trị nếu Waqf ngay cả đối với đồ nữ trang để đeo và để cho mượn, bởi vì nó mang lại lợi ích thường xuyên và bên lâu giống như bất động sản.
Các điều kiện dành cho người chủ Waqf
Người chủ thể Waqf cần hội đủ các điều kiện qui định sau đây thì việc Waqf của y mới có giá trị:
1.    Người chủ thể Waqf phải là người tình nguyện chứ không phải là người bị ép buộc.
2.    Người chủ thể Waqf phải là người tỉnh táo chứ không phải là người tâm thần hay điên dại.
3.    Người chủ thể Waqf phải là người đã trưởng thành, không phải là trẻ con cho dù đã có ý thức hành vi hay không ý thực về hành vi của bản thân.
4.    Người chủ thể Waqf phải là người chính chắn chứ không phải là người thiếu suy nghĩ và vô trách nhiệm.
Các điều kiện dành cho vật được đem làm Waqf
Để cho của Waqf có hiệu quả nên cần phải có các điều kiện được qui định:
1.    Các tài sản phải là nguồn tài sản hữu ích từ bất động sản và các tài sản khác.
2.    Tài sản Waqf phải được xác định rõ và cụ thể.
3.    Của Waqf phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của người chủ thể Waqf ngay tại thời điểm Waqf.
4.    Của Waqf phải là tài sản thuộc quyền sở hữu riêng của một mình người chủ thể Waqf chứ không phải thuộc quyền sở hữu chung cùng với người khác.
5.    Của Waqf không liên quan đến quyền lợi của người khác.
6.    Lợi ích của vật Waqf phải là những gì được phép.
Sự khác biệt giữa Waqf và di chúc
1.    Waqf giữ nguyên tài sản gốc và tận dụng điều hữu ích nó mang lại, còn di chúc là sở hữu những gì của người chết để lại bởi sự biếu tặng dù đó là vật thể hay lợi ích của vật thể.
2.    Waqf là điều bắt buộc phải thực hiện theo không được phép quay lại để thay đổi bất cứ điều gì, còn di chúc cũng là điều bắt buộc phải thực hiện theo nhưng được phép quay lại thay đổi tất cả hay một phần trong di chúc.
3.    Waqf là xuất một món vật nào đó cho một ai đó và qui định cụ thể cho việc dùng lợi ích của món vật được Waqf, còn di chúc là người hưởng di chúc được quyền sử dụng theo ý của riêng mình.
4.    Quyền sở hữu lợi ích của Waqf được diễn trong lúc người chủ thể Waqf còn sống và sau khi chết, còn quyền sở hữu lợi ích của di chúc chỉ diễn ra sau khi người di chúc chết đi.
5.    Tài sản Waqf không có giới hạn mức lượng tối đa, còn tài sản di chúc thì không được phép vượt quá 1/3 số lượng tài sản để lại trừ phi người thừa kế cho phép.
6.    Tài sản Waqf được phép cho người thừa kế, còn tài sản di chúc thì không được phép cho người thừa kế.
*****
Di chúc
Khái niệm
Di chúc là lệnh bắt phải thực hiện sau khi chết và nó chứa đựng nội dung biếu tặng tài sản, gả con gái, tắm rửa và dâng lễ nguyện Salah cho người chết.
Cơ sở giáo lý về qui định di chúc
Cơ sở giáo lý về qui định di chúc dựa trên Qur’an, Sunnah và Ijma’.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿كُتِبَ عَلَيۡكُمۡ إِذَا حَضَرَ أَحَدَكُمُ ٱلۡمَوۡتُ إِن تَرَكَ خَيۡرًا ٱلۡوَصِيَّةُ﴾ [سورة البقرة: 180]
{Các ngươi được sắc lệnh rằng khi một ai đó trong các ngươi sắp từ trần, nếu y để lại tài sản thì phải lập di chúc.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 180).
Thiên sứ của Allah e nói:
{مَا حَقُّ امْرِئٍ مُسْلِمٍ لَهُ شَىْءٌ يُوصِى فِيهِ يَبِيتُ لَيْلَتَيْنِ إِلاَّ وَوَصِيَّتُهُ مَكْتُوبَةٌ } رواه البخاري ومسلم.
“Người Muslim sở hữu một thứ gì đó cần di chúc thì không được phép nằm bệnh quá hai đêm mà không ghi di chúc” (Albukhari, Muslim).
Di chúc được công nhận trên những hình thức nào?
1.    Lời diễn đạt.
2.    Viết.
3.    Ra hiệu bằng các cử chỉ thân thể có thể hiểu được.
    Hình thức thứ nhất: Lời diễn đạt
Không có sự bất đồng quan điểm trong giới học giả về việc di chúc được công nhận qua lời diễn đạt một cách rõ ràng bằng chính ngôn từ di chúc, chẳng hạn như một người nói: tôi di chúc cho người này thế này ...; hoặc qua lời diễn đạt không bằng chính ngôn từ di chúc nhưng mang hàm ý được hiểu là di chúc chẳng hạn như một người nói: sau khi tôi chết đi, tôi để thứ này lại thế này .. hoặc các người hãy làm chứng cho tôi rằng tôi để lại thứ này cho người này ..
    Hình thức thứ hai: Viết
Nếu người di chúc không có khả năng nói thành lời chẳng hạn người bị câm thì phải viết ra.
    Hình thức thứ ba: Ra hiệu bằng các cử chỉ thân thể có thể hiểu được
Di chúc được công nhận bằng những cử chỉ ra dấu của thân thể nếu như người di chúc không có khả năng nói chuyện và không thể viết.
Giới luật di chúc
Di chúc được giáo lý qui định và ra lệnh thực hiện. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ شَهَٰدَةُ بَيۡنِكُمۡ إِذَا حَضَرَ أَحَدَكُمُ ٱلۡمَوۡتُ حِينَ ٱلۡوَصِيَّةِ ٱثۡنَانِ ذَوَا عَدۡلٖ مِّنكُمۡ﴾ [سورة المائدة: 106]
{Hỡi những người có đức tin, khi nào một người (Muslim) của cộng đồng các ngươi sắp từ trần trong lúc y muốn lập di chúc thì hai người công mình trong các ngươi sẽ đứng ra làm chứng.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 106).
Các dạng di chúc
1.    Dạng di chúc mang tính bắt buộc (Wajib):
Đối với ai mắc nợ và cần phải có trách nhiệm với con cái hay người thân thì bắt buộc y phải nói rõ tình trạng mắc nợ đó của y bằng cách viết ra một cách rõ ràng cụ thể để xác định khoản nợ dù là khoản nợ phải thanh toán hiện tại hay khoản nợ phải thanh toán sau này, y phải viết ra những gì cần gửi gắm và ủy thác mục đích để người hưởng thừa kế hiểu rõ mà thực hiện cho đúng.
2.    Dạng di chúc mang tính khuyến khích (Sunnah):
Giáo lý khuyến khích di chúc một phần ba tài sản cho những người không nằm trong thành phần được hưởng quyền thừa kế. Đây là di chúc được khuyến khích mang mục đích từ thiện để giúp đỡ những người bà con hay người ngoài hoặc để đóng góp xây dựng phúc lợi như xây Masjid, trường học, các văn phòng phúc lợi xã hội, ...
Mức lượng di chúc
Phần tài sản di chúc không được vượt quá 1/3 tổng tài sản. Một Hadith ghi lại rằng Sa’ad t nói với Thiên sứ của Allah e: Tôi lập di chúc với toàn bộ tài ản của tôi được không? Thiên sứ của Allah e nói: “Không”. Ông nói: Một nửa có được không? Thiên sứ của Allah e nói: “Không”. Ông Sa’ad nói: Một phần ba có được không? Thiên sứ của Allah e nói:
{الثُّلُثُ، وَالثُّلُثُ كَثِيرٌ } رواه البخاري ومسلم.
“Một phần ba, và một phần ba là nhiều” (Albukhari, Muslim).
Không được phép để lại di chúc cho những người thuộc những người thừa kế cũng như không được phép di chúc nhiều hơn 1/3 cho người không nằm trong thành phần thừa kế trừ phi có sự đồng ý của những người thừa kế.
Những điều hiệu lực hóa di chúc
1.    Di chúc phải mang tính công bằng
2.    Di chúc phải dựa trên giáo lý của Allah I qua chiếc lưỡi của vị Nabi của Ngài e.
3.    Người lập di chúc phải thành tâm vì Allah I, mục đích di chúc của y là nhằm vào việc thiện tốt và ngoan đạo.
Các điều kiện đối với người lập di chúc
1.    Là người thuộc thành phần có lòng hảo tâm
2.    Là chủ sở hữu.
3.    Là người tự mình quyết định.
Các điều kiện đối với đối tượng được di chúc
1.    Phải thuộc thành phần ngoan đạo và những gì được phép.
2.    Đối tượng được di chúc phải hiện hữu tại thời điểm di chúc hoặc được xác thực là hiện hữu.
3.    Đối tượng được di chúc phải được xác định cụ thể.
4.    Đủ điều kiện sở hữu.
5.    Không phải là kể giết người.
6.    Không phải là người thuộc thành phần được quyền thừa kế.
Các điều kiện đối với vật di chúc
1.    Phải là tài sản có khả năng thừa hưởng.
2.    Phải là nguồn tài sản được hình thành trong phạm vi giáo lý.
3.    Phải là nguồn tài sản có khả năng sở hữu mặc dù không có tại thời điểm di chúc.
4.    Phải là nguồn tài sản thuộc quyền sở hữu của người di chúc trong suốt thời gian di chúc.
5.    Tài sản di chúc không phải là của Haram và trái với giáo lý.
Chứng thực di chúc
Giới học giả đều đồng thuận rằng viết di chúc nên mở đầu bằng Bismillah, ca ngợi, tán dương Allah I và Salawat cho Nabi, sau đó là tuyên bố hai người làm chứng.
 Các loại di chúc
Có ba loại di chúc:
1.    Di chúc của người Hakim (thống đốc).
2.    Di chúc của thẩm phám.
3.    Di chúc của một cá thể Muslim nào đó.
Những điều vô hiệu hóa di chúc
1.    Có sự thay đổi về di chúc bằng thủ tục pháp lý.
2.    Kèm cho di chúc những điều kiện không thể xảy ra.
3.    Không có của thừa kế cho phần di chúc.
4.    Vô hiệu các điều kiện của người lập di chúc
5.    Người lập di chúc bị trục xuất khỏi Islam (bỏ đạo); đây là quan điểm theo một số học giả.
6.    Người được di chúc từ chối di chúc.
7.    Người được di chúc chết trước người di chúc.
8.    Người được di chúc giết người di chúc.
9.    Tài sản di chúc đã bị hư hỏng và thiệt hại.
10.     Di chúc vô hiệu lực nếu nó được di chúc cho người kế thừa và không được những người thừa kế cho phép.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần ba
Tình trạng gia đình
Hôn nhân

Ý nghĩa của việc qui định hôn nhân
Hôn nhân là một trong những điều Sunnah của Islam, điều được Thiên sứ của Allah e khuyến khích, Người nói:
{يَا مَعْشَرَ الشَّبَابِ مَنِ اسْتَطَاعَ مِنْكُمُ الْبَاءَةَ فَلْيَتَزَوَّجْ فَإِنَّهُ أَغَضُّ لِلْبَصَرِ وَأَحْصَنُ لِلْفَرْجِ وَمَنْ لَمْ يَسْتَطِعْ فَعَلَيْهِ بِالصَّوْمِ فَإِنَّهُ لَهُ وِجَاءٌ} رواه البخاري ومسلم.
“Hỡi các thanh niên, ai trong các ngươi đủ điều kiện (lập gia đình) thì hãy kết hôn bởi quả thật kết hôn sẽ hạ thấp cái nhìn xuống và ngăn cản nhục dục không hợp thức (Islam); và ai không có điều kiện thì y hãy nhịn chay bởi nhịn chay là rào chắn ngăn cản y đến với (hành vi tình dục Haram)” (Albukhari, Muslim).
Ý nghĩa và giá trị của việc kết hôn lập gia đình
    Kết hôn là môi trường tốt lành để thiết lập và gắn kết gia đình, trao đổi tình yêu thương, thanh lọc bản thân khỏi hành vi tình dục Haram, cân bằng nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người một cách hợp lý và đạo đức.
    Kết hôn là cách tốt nhất để sinh con và duy trì gióng nòi, là cách tốt nhất để giữ gìn và bảo vệ dòng tộc, huyết thống.
    Kết hôn là cách tốt nhất để làm dịu cơn ham muốn tình dục, một nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người; là cách tốt nhất để thực hiện hành vi tình dục một cách an toàn khỏi nhiều bệnh tật nguy hiểm.
    Kết hôn mang lại sự thỏa mãn bản năng làm cha mẹ của con người; giúp bản năng đó được phát huy khi có sự hiện diện của trẻ con.
    Kết hôn mang lại sự bình yên, an lành và thanh thản trong tâm hồn và tinh thần, giữ cho mọi người trở thành người chồng, người vợ, người cha, ngượi mẹ thanh khiết và cao quý.
Khái niệm Nikaah (kết hôn)
-    Theo nghĩa của từ, Nikaah có nghĩa là giao hợp, quan hệ tình dục, là sự kết giao giữa hai thứ với nhau. Với những ý nghĩa này nên người ta dùng nó để gọi sự giao ước giữa hai người muốn chung sống với nhau như vợ chồng.
-    Theo thuật ngữ giáo lý, Nikaah là danh từ để chỉ một cuộc hôn ước trong đó phải có lời cưới, gả và sự đồng ý của đôi bên theo thể thức của Islam.
Giới luật Nikaah (kết hôn)
Kết hôn là điều Sunnah (khuyến khích) đối với ai có ham muốn tình dục nhưng không sợ bản thân rơi vào hành vi Zina (tình dục không hợp thức Islam); là điều Wajib (bắt buộc) đối với ai lo sợ bản thân mình rơi vào hành vi Zina; là điều được phép đối với ai không có lòng ham muốn tình dục như người bất lực (liệt dương, yếu sinh lý) và người già; và là điều Haram (cấm) đối với hoàn cảnh chiến tranh.
Thể thức Nikaah
Nikaah được thừa nhận bởi tất cả các lời nói mang ý Nikaah bằng mọi ngôn ngữ. Một số thí dụ về các lời trong Nikaah: tôi đồng ý gả con gái tôi cho anh .., tôi đồng ý để anh cưới con gái tôi .., tôi đồng ý cuộc Nikaah này, tôi đồng ý cưới .., tôi đồng ý, tôi bằng lòng, ..
Khuyến khích dùng tiếng Ả Rập trong Nikaah, tuy nhiên, nếu ai không biết thì cứ dùng ngôn ngữ riêng của mình để tiến hành Nikaah.
Các điều trụ cột của Nikaah
Nikaah có hai trụ cột chính:
1.    Lời hứa gả: Đây là lời nói từ người Wali (đại diện bên gái: cha, ông nội, anh, em (trai), chú, bác, .. hoặc vị Hakim), hoặc từ người được ủy quyền làm Wali.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿فَٱنكِحُواْ مَا طَابَ لَكُم مِّنَ ٱلنِّسَآءِ﴾ [سورة النساء: 3]
{Các ngươi hãy cưới những phụ nữ được cho là tốt đẹp với các ngươi.} (Chương 4 – Annisa’, câu 3).

2.    Lời chấp nhận: Đây là lời nói từ người chồng hoặc người được ủy quyền nhận lời thay. Thí dụ cho các lời chấp nhận: tôi chấp nhận, tôi đồng ý, tôi bằng lòng Nikaah này, hoặc chỉ cần nói: tôi chấp nhận, tôi bằng lòng, tôi đồng ý, là được.
Các điều kiện của Nikaah
Nikaah có giá trị khi hội đủ bốn điều kiện sau:
1.    Xác định rõ vợ và chồng (vợ là ai và chồng là ai).
2.    Sự đồng ý và bằng lòng của đôi trai gái. Không được phép ép bất cứ người nào trong hai người họ. Phải xin phép (hỏi ý kiến xem có đồng ý không) người nữ dù còn con gái hay đã từng có chồng. Sự đồng ý của người nữ còn con gái là sự im lặng, còn sự đồng ý của người nữ đã từng có chồng là nói bằng lời.
3.    Wali: Người đại diện cho người nữ, phải là nam giới trưởng thành, tự do, tỉnh táo, chính trực và công minh. Cha của người nữ là người xứng đáng làm Wali cho cô ta nhất, sau đó là người mà người cha đã ủy quyền, sau đó là ông nội (ông cố nội) của cô ta, sau đó là con trai, (cháu nội) của cô ta, sau đó là anh (em trai) ruột của cô ta, sau đó là anh (em trai) cùng cha của cô ta, sau đó là chú, bác của cô ta, sau đó là những người có quan hệ huyết thống gần nhất với cô ta, sau đó là người cầm quyền, trông coi vụ việc của người Muslim.
4.    Sự làm chứng: Cuộc Nikaah không có giá trị trừ phi ít nhất có hai người nhân chứng công minh, chính trực, nam giới và có ý thức trách nhiệm cho hành vi.
5.    Cả hai người vợ, chồng đó không dính vào bất cứ trở ngại nào cho việc Nikaah.
Những điều Sunnah và những điều cấm trong Nikaah
    Theo Sunnah, nên cưới một người vợ đối với ai sợ không thể đối xử công bằng, và nên cưới người phụ nữ ngoan đạo, còn con gái, có khả năng sinh sản và có sắc đẹp.
    Khuyến khích nhìn người phụ nữ (không được phép nhìn Awrah, toàn cơ thể của phụ nữ là Awrah trừ gương mặt và han bàn tay) đối với ai muốn đính hôn, nhưng không được phép ở trong không gian riêng chỉ có hai người, tương tự, người nữ cũng được phép ngắm nhìn người đàn ông muốn lấy làm chồng giống như vậy.
    Nếu người đàn ông cảm thấy bất tiện trong việc nhìn mặt người nữ mà anh ta muốn đính hôn thì anh ta có thể cử một người phụ nữ nào đó đáng tin đi nhìn mặt và mô tả lại cho anh ta.
    Được phép ngỏ lời đính hôn hay tiến hành đính hôn với người nữ đã ly dị chồng ở dạng ly dị mãi mãi trong thời gian ở vậy (Iddah).
    Theo Sunnah, nên tiến hành cuộc Nikaah vào buổi chiều của ngày thứ sáu bởi trong thời gian đó có sự đáp lại lời cầu nguyện, và nên tiến hành trong Masjid nếu không gặp trở ngại.
    Giáo lý cấm người đàn ông đính hôn với người nữ đã được người anh em (đồng đạo) của y đính hôn trừ phi người anh em đó đã hủy cuộc đính hôn đó hoặc cho phép anh ta đính hôn.
    Không được phép đính hôn hay ngỏ lời đính hôn với người phụ nữ đã ly dị đang trong thời gian ở vậy đối với dạng ly dị được phép quay lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Phần 4
Giáo lý dành riêng cho phụ nữ Muslim

Lời giới thiệu
Đấng chủ nhân của giáo lý phán lời phán của Ngài đến với những người chịu trách nhiệm hành vi được phân theo ba phần:
1.    Phần dành riêng cho nam giới.
2.    Phần dành riêng cho nữ giới.
3.    Phần dành chung cho cả hai giới.
Trong các phần này, tôi thích đề cập đến các giáo lý thực hành quan trọng nhất dành riêng cho nữ giới bởi vì trong các nội dụng được trình bày ở trên hầu hết là giáo lý chung cho cả hai giới.
Và bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu các giáo lý dành riêng cho phụ nữ.
Các vấn đề dành riêng cho nữ giới
    Vấn đề thứ nhất: giáo luật lau vuốt lên tóc giả
Đội tóc giả được phép đối với ai thực sự cần (hói đầu, rụng tóc, trong thời gian điều trị bệnh rụng tóc, hói đầu).
Nếu người phụ nữ thực sự cần đến việc đội tóc giả thì cô ta không được phép lau vuốt lên tóc giả đó khi làm Wudu’ để dâng lễ nguyện Salah; bởi lẽ tóc giả đó không phải là khăn đội phủ đầu (Hijaab) cũng không mang ý nghĩa như khăn đội phủ đầu (Hijaab); và bởi vì nó không phải là tóc thật mà Allah I tạo ra.
    Vấn đề thứ hai: Sớn móng tay, chân
Một số phụ nữ thích sơn phết lên móng các ngón tay, chân với những thứ ngăn không cho nước chạm tới da. Đây là điều không được phép. Phải nên tẩy sạch khi làm Wudu’.
    Vấn đề thứ ba:  Kinh nguyệt
Kinh nguyệt là máu xuất ra từ âm đạo theo chu kỳ hàng tháng của người phụ nữ trong tình trạng xuất khỏe bình thường nhưng không phải do sinh con hay bệnh lý.
Đa số giới học giả chuyên về giáo lý thực hành thấy răng thời điểm bắt đầu cho sự dậy thị ở nữ giới sớm nhất là chín tuổi. Khi nào người nữ thấy máu xuất ra trước độ tuổi này, tức độ tuổi sớm nhất cho sự dậy thì ở nữ giới, thì đó không được xem là máu kinh nguyệt mà là máu của bệnh lý. Và đa số nữ giới thường có độ tuổi mãn kinh trễ nhất là ở tuổi năm mươi.
Dịch liên quan đến kinh nguyệt có sáu dạng: máu màu đen (đỏ sậm ngã đen), máu màu đỏ, dịch màu vạng, dịch màu trắng (huyết trắng), khí hư màu xanh, dịch màu nâu.
Thời gian tối thiểu của một chu kỳ kinh là một ngày đêm, trung bình là năm ngày đêm và tối đa là mười lăm ngày đêm, và thông thường và phổ biến là sáu đến bảy ngày.
Thời gian sạch kinh tối thiểu giữa hai chu kỳ kinh là 13 ngày, đó là thông thường và phổ biến, tuy nhiên có thể ít và nhiều hơn.
Kinh nguyệt ngăn cấm lễ nguyện Salah, nhịn chay, vào Masjid, đọc Qur’an từ quyển Kinh Qur’an, Tawaaf ngôi đền Ka’bah, và quan hệ tình dục (vợ chồng).
Kinh nguyệt là một trong các dấu hiệu của tuổi dậy thì ở nữ giới.
    Vấn đề thứ ba: Máu hậu sản
Máu hậu sản là máu xuất ra từ âm đạo sau khi sinh con hoặc do sảy thai.
Thời gian máu hậu sản: thời gian tối đa là bốn mươi ngày, đây là điều phổ biến, tuy nhiên không có thời gian tối thiểu rõ ràng.
Nếu người phụ nữ sinh đôi thì thời gian của máu hậu sản được tính từ đứa bé thứ nhất chứ không tính theo đứa bé thứ hai.
Máu hậu sản ngăn cấm người chủ thể cũng giống như những điều mà máu kinh nguyệt ngăn cấm.
    Vấn đề thứ năm: Chứng rong kinh
Máu rong kinh là máu xuất ra từ âm đạo ngoài thời gian chu kỳ kinh nguyệt và máu hậu sản. Tất cả máu xuất ra trong thời gian vượt qua chu kỳ tối đa của kinh nguyệt và máu hậu sản hoặc ít hơn chù kỳ tối thiểu hoặc xuất ra trước độ tuổi dậy thì – chín tuổi đều được xem là máu của chứng rong kinh.
Giáo luật của máu rong kinh là nó diễn ra thường xuyên nên không ngăn cấm lễ nguyện Salah cũng như không ngăn cấm sự nhịn chay.
Người bị chứng rong kinh làm Wudu’ cho mỗi lần dâng lễ nguyện Salah, và chồng của cô ta được phép quan hệ với cô ta.
Máu mà người mang thai gặp phải trong thời gian mang thai được xem là cùng nhóm với máu rong kinh.
    Vấn đề thứ sáu:
Nữ giới không được phép cạo đầu ngoại trừ trường hợp cần thiết; cấm nữ giới cạo nhổ lông mày, xăm mình, gắn tóc giả, mài giũa cho răng nhỏ lại múc đích làm đẹp bởi Thiên sứ của Allah e đã nguyền rủa người làm và người được làm những điều đó. (Theo Hadith được ghi lại bởi Albukhari, Muslim, Abu Dawood, Tirmizdhi, Ibnu Ma-jah, Annasa-i và Ahmad).
Nữ giới không được dùng nước hoa trừ phi lúc gần chồng và lúc cùng với các chị em nữ giới khác.
    Vấn đề thứ bảy: Awrah của nữ giới
Tất cả cơ thể nữ giới đều là Awrah khi có sự hiện diện của đàn ông Ajnabi (được phép cưới làm chồng). Cho nên nữ giới phải tranh xa những người đàn ông Ajnabi giống như nữ giới không được phép cùng với người đàn ông Ajnabi trong một không gian riêng chỉ có hai người.
Nữ giới không được đi xa trừ phi có người Mahram (là người có huyết thống gần với cô ta như cha, ông nội, con trai, cháu trái ruột, anh (em) trai ruột, chú bác ruột) đi cùng.
Nữ giới phải che đậy toàn thân trong lễ nguyện Salah ngoài gương mặt, hai bàn tay và hai bàn chân. Bắt buộc người phụ nữ phải ché kín toàn thân khi có sự hiện diện những người đàn ông Ajnabi; khuyến khích che kín cả hai bàn tay và hay bàn chân.
Y phúc che kín thân thể phải là y phục đủ dày để không nhìn thấy những gì sau lớp vải, y phục không được giống y phúc của nam giới, y phục không được với màu sắc và kiểu dáng gây sự chú ý của mọi người xung quanh, y phục không được bắt chước theo y phục đặc trưng của người ngoại đạo.
    Vấn đề thứ tám: Sự chưng diện của phụ nữ
Có những chưng diện được phép với nữ giới và có những chưng diện bị nghiêm cấm đối với họ.
Phụ nữ được phép dùng nước hoa, vàng, bạc, tơ lụa và các loại y phục màu sắc.
Cấm chưng diện ở đây có nghĩa là cấm làm đẹp để tạo sự chú ý của mọi người, đặc biệt là đối với những nam giới không phải thành phần Mahram.
    Vấn đề thứ chín: Giọng, tiếng của phụ nữ
Giọng, tiếng nói của người phụ nữ không phải là Awrah, chỉ có điều là phụ nữ không nên khuếch đại giọng của mình trước mọi người.
Riêng sự ca hát của nữ giới là Haram; ca hát không chỉ Haram đối với nữ giới mà còn Haram cho cả nam giới. Phụ nữ được phép thể hiện niềm vui trong những ngày Eid cùng chung với tập thể phụ nữ khác, họ được phép ngâm thơ nhưng không được dùng các nhạc cụ.
    Vấn đề thứ mười:
Nữ giới được phép tắm rửa cho con trai nhỏ của mình và cho chồng mình, họ được phép dâng lễ nguyện Salah cho người chết giống như nam giới, tuy nhiên, họ không được phép đưa tiễn người chết đến nơi chôn cất, họ cũng không được phép viếng mộ. Họ bị cấm biểu hiện cảm xúc buồn bã và thương tiếc một cách thái quá như gào thét, tát má, xe áo, bứt nhổ tóc; tất cả những việc làm đó đều là những việc làm của những người thời tiền Islam – Jahiliyah. (Nam giới cũng không được phép thể hiện cảm xúc thái quá như thế).
Người vợ không được phép vắng mặt hơn ba ngày đối với chồng, người chồng không được phép đi xa vợ quá bốn tháng 10 ngày. Phụ nữ phải thường xuyên ở trong nhà của chồng, chưng diện và làm đẹp cho chồng ngắm nhìn.
    Vấn đề thứ mười một:
Nữ giới được phép đeo các trang sức được Allah I cho phép từ vàng và bạc dựa theo phong tục tập quán; những hay tránh sự phung phí và phô trương quá mức.
Đồ trang sức từ vàng và bạc được đeo hàng ngày hoặc được dùng để đeo trong các dịp thích hợp thì không phải xuất Zakah.
    Vấn đề thứ mười hai:
Người vợ được phép lấy tiền của chồng làm Sadaqah không cần phải hỏi ý kiến chồng nếu theo lệ thường của tập quán sống nào đó và cô ta biết rằng chồng sẽ đồng ý về điều đó. Người vợ được phép xuất Zakah cho chồng từ tài sản của cô ta. Nếu người chồng keo kiệt không chu cấp đủ theo trách nhiệm bắt buộc cho người vợ thì người vợ được phép lấy tiền của chồng mà không cần xin phép với mức vừa đủ cho nhu cầu tiêu xài theo đời sống thường lệ.
    Vấn đề thứ mười ba:
Phụ nữ mang thai và cho con bú được phép không nhịn chay khi cả hai lo sợ thiệt hại cho bản thân và đứa con hoặc chỉ lo sợ cho bản thân. Hai nhóm phụ nữ trong hai trường hợp này đều phải nhịn chay bù lại nhưng không cần phải chịu bất cứ hình phạt nào. Còn nếu cả hai nhóm phụ nữ này chỉ lo sơ cho đứa con thì cả hai vừa phải nhịn chay bù lại và vừa phải chịu phạt.
Riêng đối với người cho bú nếu có khả năng thuê người cho con bú thì không được không nhịn chay.
Phụ nữ không được phép nhịn chay Sunnah nếu không có sự cho phép của chồng khi người chồng đang có mặt.
    Vấn đề thứ mười bốn:
Nam giới không được phép ngăn cấm vợ của y đi hành hương Hajj bắt buộc, nếu người vợ xin phép người chồng thì người chồng phải đồng ý và tạo điều kiện thuận lời cho cô ta trong việc thực hiện nghĩa vụ bắt buộc đối với Allah I. Riêng đối với Hajj Sunnah thì người chồng có quyền ngăn cấm nếu việc làm đó là nhằm mục đích cải thiện cho vấn đề con cái.
    Vấn đề thứ mười lăm:
Người phụ nữ đi hành hương được phép mặc y phục bình thương khi Ihram, và khi Ihram thì nên tránh:
1.    Xức nước hoa lên y phục.
2.    Đeo bao tay.
3.    Đeo mạng che mặt.
4.    Mặc các loại y phục sặc sỡ gây sự chú ý cho mọi người xung quanh.
    Vấn đề thứ mười sáu:
Người trong thời gian máu hậu sản và người có kinh nguyệt tắm và đi vào Ihram rồi thực hiện các nghi thức của Hajj trừ việc Tawaaf ngôi đền Ka’bah, và khi nào đã sạch thì mới Tawaaf.
    Vấn đề thứ mười bảy:
Phụ nữ thực hiện Hajj được qui định nên nói lời Talbiyah nhưng không nói to tiếng. Khi đi Tawaaf cũng như đi Sa’i không khuyến khích chạy, không lớn tiếng trong lúc Du-a, và cũng không được chen lấn để hôn cục đá đen.
    Vấn đề thứ mười tám:
Cạo đầu và cắt ngắn tóc là một trong các nghi thức của Hajj và Umrah, tuy nhiên, phụ nữ chỉ được yêu cầu cắt ngắn tóc mà thôi.
Cách thức cắt ngắn tóc cho phụ nữ là cắt tất cả phần đuôi tóc khoảng bằng một đốt ngón tay, túm tất cả tóc lại rồi cắt phần đuôi (ngọn).
    Vấn đề thứ mười chín:
Khuyến khích người phụ nữ đi Hajj nên Tawaaf Ifa-dhah sớm vào ngày Nahr (ngày mồng 10) nếu sợ đến chu kì kinh nguyệt. Bà A’ishah  bảo phụ nữ phải sớm Tawaaf Ifa-dhah vào ngày Nahr vì sợ kinh nguyệt. Người phụ nữ không cần phải Tawaaf chia tay khi đã Tawaaf Ifa-dhah xong.
    Vấn đề thứ hai mươi:
Phụ nữ Muslim không được phép kết hôn với người đàn ông không phải Muslim dù đó là người thờ đa thần, Hindu, hay bất cứ thành phần nào; ngay cả dân kinh sách bởi vì người đàn ông thường có quyền bên trên người vợ và người vợ thường vâng lời chồng, và đây là ý nghĩa quản lý và cầm quyền. Bởi thế, người ngoại đạo không được phép cầm quyền và quản lý người chứng nhận lời tuyên thệ Shaha-dah: không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah I và Muhammad là vị Thiên sứ của Ngài e.
    Vấn đề thứ hai mươi mốt:
Sự nuôi dưỡng là chăm sóc, dạy dỗ con cái khi chúng còn bé. Người mẹ có nghĩa vụ và bổn phận phải chăm sóc và dạy dỗ con cái, phải bắt cô ta chăm sóc nuôi dạy con cái nếu cô ta từ chối.
Trách nhiệm nuôi dạy con cái chưa trường thành sau mẹ là bà ngoại (bà cố ngoại trở lên), kế đến là cha, rồi bà nội, rồi đến ông nôi kế đến là mẹ của ông nội, sau đó là chị (em gái) ruột, kế đến là chị (em gái) cùng mẹ, sau đó là chị (em gái) cùng cha, rồi đến cô ruột, rồi đến các dì, dì của mẹ, sau đó là dì của ba, kế đến là các cô của ba, rồi đến các con gái của chị, sau đó là các con gái của chú (bác), rồi đến những người thân có quan hệ huyết thống gần nhất, sau đó là đến người Hakim.
Người cha phải trả tiền công cho người nuôi dạy đối với ai yêu cầu y trả. Người nuôi dạy phải là người trưởng thành, tỉnh táo, có khả năng nuôi dạy, là người uy tín đáng tin cậy, có phẩm chất đạo đức tốt và là người Muslim. Và người nữ lãnh trách nhiệm nuôi dạy là người chưa có gia đình nêu đã lập gia đình thì quyền nuôi dạy đó không còn nữa. Khi bé trai lên bảy thì nó sẽ lựa chọn ở với ai trong cha mẹ của nó, còn bé gái khi lên bảy thì cha có quyền hơn trong việc nhận nuôi cho đến khi gả chồng.
    Vấn đề thứ hai mươi hai:
Các học giả của bốn trường phái Sunnah đều đồng thuận rằng bắt buộc người phụ nữ phải che kín toàn thần khi xuất hiện trước đàn ông Ajnabi, mặc dù một số thì thấy rằng gương mặt và hai bàn tay là Awrah, còn một số khác thì không cho hai bàn tay và gương mặt là Awrah.
Đây là những gì được tích hợp một cách ngắn gọn và được biên soạn một cách cấp bách. Cầu xin Allah, Đấng Toàn Năng ban cho nó nhiều hữu ích. Allah là Đấng hướng dẫn đến con đường chân lý và đúng đắn.
Tiến sĩ. Saleh bin Gha-nim Assadlaan
Giảng viên bộ môn giáo lý thực hành ban luật Shari’ah tại Riyaadh trường đại học Imam Muhammad bin Su’ud Al-Islamiyah.

 


 
Mục lục

الصفحة    العنوان    م
1    Lời mở đầu       1
1    Tầm quan trọng của di sản giáo lý thực hành    2
3    Chỗ đứng và lợi thế của di sản giáo lý thức hành    3
3    Nền tảng của nó là sự thiên khải từ Thượng Đế       4
4    Nó bao quát tất cả yêu cầu của cuộc sống         5
7    Giáo lý thực hành học Islam xoay quanh hai giới luật Halal (được phép) và Haram (không được phép)        6
8    Giáo lý thực hành học Islam vượt trội và ưu việt bởi có sự gắn kết với đạo đức và phẩm hạnh         7
    Phần một: Sự thờ phượng        8
13    Chương 1: Taha-rah           9
13    Nước    10
15    Các dạng Taha-rah       11
15    Vật dung ăn uống          12
16    Phân loại các vật dụng chứa đựng thức ăn đồ uống    13
16    Giáo lý qui định về các vật dụng chứa đựng thức ăn đồ uống    14
17    Các vật dụng đựng thức ăn đồ uống của người ngoại đạo        15
18    Istinjaa’ – Istijmaar và văn hóa đi vệ sinh         16
20    Sunnah Al-Fitrah         17
21    Wudu’    18
22    Ân phúc của Wudu’    19
23    Những điều kiện cần thiết cho Wudu’         20
23    Các nghi thức trụ cột của Wudu’        21
24    Những điều Sunnah trong Wudu’      22
25    Những điều Makruh (bỏ tốt hơn làm) trong Wudu’    23
26    Những điều làm hư Wudu’        24
26    Tắm    25
27    Những điều bắt buộc tắm       26
27    Islam khuyến khích tắm trong các trường hợp sau        27
28    Những điều kiện cần thiết làm nên giá trị của tắm        28
28    Điều trụ cột của tắm          29
29    Những điều Sunnah khi tắm        30
29    Những điều Makruh khi tắm         31
29    Những điều cấm đối với người trong tình trạng Junub       32
30    Najis, giáo luật và cách tẩy xóa        33
30    Phân loại Najis            34
32    Cách tẩy sạch Najis          35
32    Tayammum            36
33    Những đối tượng được qui định làm Tayammum         37
33    Các nghi thức bắt buộc của Tayammum         38
34    Những điều làm hư Tayammum         39
34    Cách thức Tayammum        40
34    Tâymammum cho cả người bị thương và băng bó         41
34    Vuốt lau lên giày (vớ) và chỗ băng bó          42
38    Chương 2: Lễ nguyện Salah          43
38    Giới luật về lễ nguyện Salah        44
39    Ý nghĩa của lễ nguyện salah         45
39    Giáo luật về lễ nguyện Salah        46
41    Sai bảo trẻ nhỏ dâng lễ nguyện Salah       47
42    Giới luật đối với người phủ nhận nghĩa vụ bắt buộc của lễ nguyện Salah    48
43    Các nghi thức trụ cột (nghi thức Rukun) của lễ nguyện Salah       49
44    Các nghi thức Wajib (nghi thức bắt buộc) của lễ nguyện Salah       50
45    Shurut của lễ nguyện Salah           51
45    Các giờ qui định cho năm lễ nguyện Salah bắt buộc       52
48    Giờ qui định cho lễ nguyện Salah Zhuhur    53
48    Giờ qui định cho lễ nguyện Salah Asr    54
48    Giờ qui định cho lễ nguyện Salah Maghrib        55
48    Giờ qui định cho lễ nguyện Salah I-sha’         56
48    Giờ qui định cho lễ nguyện Salah Fajar         57
48    Giờ giấc lễ nguyện Salah tại các quốc gia ở vĩ độ cao        58
50    Lễ nguyện Salah tập thể          59
50    Giá trị của lễ nguyện Salah tập thể          60
51    Giới luật của lễ nguyện Salah tập thể    61
51    Lễ nguyện Salah tập thể gồn bao nhiêu người?         62
52    Nơi thực hiện lễ nguyện Salah tập thể        63
52    Lễ nguyện Salah Qasr (rút ngắn)         64
52    Lễ nguyện Salah Qasr là gì?    65
53    Hình thức Qasr là áp dụng chung cho mọi hoàn cảnh: bình an và nguy cấp    66
53    Khoảng cách lộ trình được phép thực hiện lễ nguyện Salah theo hình thức Qasr    67
53    Thời điểm bắt đầu cho hình thức Qasr trong lễ nguyện Salah         68
54    Dồn hai lễ nguyện Salah cùng nhau    69
54    Dồn hai lễ nguyện Salah có hai cách: Taqdeem và Ta’kheer        70
55    Sujud Sahu            71
55    Lễ nguyện Salah tự nguyện        72
55    Ý nghĩa và giá trị của lễ nguyện Salah tự nguyện          73
56    Việc làm tự nguyện tốt nhất trong các việc làm tự nguyện        74
57    Các lễ nguyện Salah tự nguyện tiêu biểu         75
61    Lễ nguyện Salah Jumu’ah (ngày thứ sáu)           76
61    Ân phúc của ngày thứ sáu           77
61    Giới luật cho lễ nguyện Salah Jumu’ah        78
62    Lễ nguyện Salah Jumu’ah băt buộc đối với đối tượng nào?        79
62    Giờ giấc của lễ nguyện Salah Jumu’ah    80
63    Các điều kiện cần cho lễ nguyện Salah Jumu’ah        81
63    Lễ nguyện Salah Eid        82
63    Ý nghĩa của lễ nguyện Salah Eid         83
64    Giới luật của lễ nguyện Salah Eid        84
64    Điều kiện của lễ nguyện Salah Eid        85
64    Thời điểm của lễ nguyện Salah Eid        86
64    Cách thức dâng lễ nguyện Salah Eid        87
65    Nơi thực hiện lễ nguyện Salah Eid         88
65    Những điều Sunnah cho ngày Eid           89
66    Các điều Sunnah của lễ nguyện Salah Eid       90
67    Lễ nguyện Salah cầu mưa (Istisqa’)          91
67    Giá trị của lễ nguyện  Salah cầu mưa         92
67    Lễ nguyện Salah Istisqa’ là gì?          93
67    Giới luật của lễ nguyện Salah Istisqa’        94
67    Thời điểm và cách thức    95
67    Khuyến khích người Imam thông báo giờ tiến hành lễ nguyện Salah Istisqa’ trước đó vài ngay         96
68    Lễ nguyện Salah Kusuf (khi có hiện tượng nhật, nguyệt thực)    97
68    Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực          98
68    Giới luật của lễ nguyện Salah Kusuf          99
69    Giờ giấc của lễ nguyện Salah Kusuf          100
69    Cách thức dâng lễ nguyện Salah Kusuf        101
69    Mai táng và các giáo luật            102
69    Con người dù có sống thọ đến đâu thì cũng phải chết          103
70    Tắm người chết          104
71    Cách thức tắm người chết theo Sunnah        105
71    Liệm người chết          106
73    Cách thức dâng lễ nguyện Salah cho người chết          107
76    Ân phước của lễ nguyện Salah cho người chết          108
76    Cách thức đào huyệt, chôn, và những điều cấm đối với khu mộ         109
80    Chương 3: Giáo luật về Zakah          110
80    Giá trị của Zakah              111
80    Khái niệm Zakah          112
81    Giáo luật về Zakah          113
82    Các loại tài sản bắt buộc phải xuất Zakah         114
82    Các giá trị tiền tệ: vàng, bạc và các loại tiền tệ           115
83    Vật nuôi          116
85    Những gì mọc ra từ đất đai          117
86    Hàng hóa buôn bán và kinh doanh        118
87    Các điều kiện bắ buộc phải xuất Zakah         119
87    Xuất Zakah          120
87    Thời điểm xuất Zakah        121
87    Giới luật cho người không chấp hành nghĩa vụ Zakah       122
88    Những điều Sunnah trong việc xuất Zakah         123
89    Các đối tượng hưởng Zakah         124
91    Zakah Al-Fitri            125
91    Giá trị của Zakah Al-Fitri         126
91    Mức lượng và các loại thức ăn cho Zakah Al-Fitri           127
91    Thời điểm xuất Zakah Al-Fitri           128
92    Ai là người có bổn phận phải xuất Zakah Al-Fitri           129
92    Các thành phần hưởng Zakah Al-Fitri    130
94    Chương 4: Nhịn chay Ramadan             131
94    Khái niệm nhịn chay             132
94    Nhịn chay được sắc lệnh vào khi nào?    133
94    Lợi ích của nhịn chay    134
95    Xác định tháng Ramadan        135
97    Nhịn chay Ramadan là nghĩa vụ bắt buộc           136
98    Những điều trụ cột của nhịn chay          137
98    Các điều kiện bắt buộc nhịn chay Ramadan          138
99    Các điều kiện để nhịn chay có giá trị            139
99    Những điều Sunnah của nhịn chay         140
100    Những điều Makruh trong nhịn chay       141
101    Các lý do được phép không nhịn chay Ramadan        142
101    Những điều làmk hư nhịn chay          143
103    Những nhịn chay khuyến khích          144
104    Những ngày Makruh cho việc nhịn chay         145
104    Nhịn chay bị nghiêm cấm         146
105    I’tikaaf    147
105    Khái niệm I’tikaaf        148
105    Giá trị của việc I’tikaaf         149
105    Phân loại I’tikaaf           150
106    Các điều trụ cột của I’tikaaf         151
106    Các điều kiện để việc I’tikaaf có giá trị        152
107    Những điều làm hư I’tikaaf              153
107    Những lý do được phép ra ngoài Masjid         154
110    Chương 5: Hành hương Hajj              155
110    Khái niệm hành hương Hajj       156
110    Tầm quan trọng của Hajj trong Islam          157
111    Giới luật của Hajj         158
111    Umrah (tiểu hành hương)          159
112    Ý nghĩa và giá trị của Hajj và Umrah          160
112    Các điều kiện bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ Hajj và Umrah           161
113    Các loại hành hương           162
114    Các nghi thức trụ cột của Hajj và Umrah             163
114    Nghi thức trụ cột thứ nhất: Iharam         164
115    Nghi thức trụ cột thứ hai: Tawaaf         165
118    Nghi thức trụ cột thứ ba: Sa’i            166
120    Nghi thức trụ cột thứ tư: dừng chân tại A’rafah        167
120    Những điều bắt buộc (Wajib) của Hajj        168
121    Những điều Wajib của Umrah          169
121    Những điều cấm trong suốt thời gian Ihram          170
125    Thời gian vào Hajj và các điểm Mi-qaat để Ihram vào Hajj và Umrah        171
126    Al-Adhiyah            172
126    Khái niệm Al-Adhiyah           173
127    Thời điểm giết Al-Adhiyah         174
127    Al-Aqi-dah             175
130    Chương 6: Jihaad           176
130    Khái niệm Jihaad         177
130    Ý nghĩa và giá trị của Jihaad            178
130    Giáo luật về Jihaad          179
131    Các điều kiện bắt buộc cho việc Jihaad         180
131    Các loại Jihaad              181
132    Ân phúc của người Shaheed (hy sinh cho con đường chính nghĩa của Allah) ở nơi Allah    182
132    Nguyên tắc trong chiến tranh          183
133    Các tù binh chiến tranh          184
133    Trách nhiệm của Imam (người lãnh đạo và chỉ huy đoàn quân chiến)         185
133    Nghĩa vụ và bổn phận bắt buộc của quân lính đối với người lãnh đạo và chỉ huy    186
136    Phần 2: Giao dịch xã hội            187
136    Chương một: Mua bán          188
136    Giới luật của mua bán             189
136    Ý nghĩa của việc cho phép mua bán         190
136    Các yếu tố trụ cột của mua bán          191
139    Các loại mua bán bị cấm          192
142    Riba      193
142    Khái niệm Riba trong giáo lý           194
142    Ý nghĩa của việc cấm Riba           195
143    Các dạng Riba          196
144    Những phương thức giao dịch tài chính và kinh doanh mà Islam đã mở ra không tồn tại sự Riba         197
146    Giáo luật về ngân hàng và lợi tức ngân hàng         198
146    Thuê mướn          199
146    Khái niệm thuê mướn        200
146    Giới luật thuê mướn           201
147    Ý nghĩa của việc giáo lý cho phép việc thuê mướn          202
147    Phân loại thuê mướn         203
147    Các điều kiện trong thuê mướn         203
148    Các vấn đề trong giao dịch thuê mướn         204
149    Waqf (hiến tặng)             204
149    Khái niệm Waqf          205
149    Cơ sở giáo lý về qui định Waqf        206
150    Ý nghĩa của việc giáo lý qui định Waqf          207
151    Phân loại Waqf       208
152    Waqf với nguồn tài sản nào?            209
153    Các điều kiện dành cho người chủ Waqf      210
153    Các điều kiện dành cho vật được đem làm Waqf       211
154    Sự khác biệt giữa Waqf và di chúc        212
155    Di chúc         213
155    Khái niệm di chúc          214
155    Cơ sở giáo lý về qui định di chuc        215
156    Di chúc được công nhận trên những hình thức nào?        216
157    Giới luật của di chúc            217
157    Các dạng di chúc          218
158    Mức lượng di chúc           219
158    Những điều hiệu lực hóa di chúc        220
159    Các điều kiện đối với người lập di chúc         221
159    Các điều kiện đối với đối tượng được di chúc         222
159    Các điều kiện đối với vật di chúc          223
160    Chứng thực di chúc          224
160    Các loại di chúc           225
160    Những điều vô hiệu hóa di chúc         226
163    Phần ba: Tình trạng gia đình        227
163    Hôn nhân          228
163    Ý nghĩa của việc qui định hôn nhân          229
163    Ý nghĩa và giá trị của việc kết hôn lập gia đình         230
164    Khái niệm Nikaah (kết hôn)        231
164    Giới luật Nikaah (kết hôn)         232
165    Thể thức Nikaah            233
165    Các điều trụ cột của Nikaah         234
166    Các điều kiện của Nikaah         235
167    Những điều Sunnah và những điều cấm trong Nikaah         236
170    Phần 4: Giáo lý dành riêng cho phụ nữ Muslim         237
170    Lời giới thiệu           238
170    Các vấn đề dành riêng cho nữ giới           239
170    Vấn đề thứ nhất: giáo luật lau vuốt lên tóc giả          240
171    Vấn đề thứ hai: Sớn móng tay, chân            241
171    Vấn đề thứ ba:  Kinh nguyệt           242
172    Vấn đề thứ ba: Máu hậu sản         243
172    Vấn đề thứ năm: Chứng rong kinh        244
173    Vấn đề thứ sáu         245
173    Vấn đề thứ bảy: Awrah của nữ giới         246
174    Vấn đề thứ tám: Sự chưng diện của phụ nữ    247
174    Vấn đề thứ chín: Giọng, tiếng của phụ nữ         248
175    Vấn đề thứ mười    249
175    Vấn đề thứ mười một        250
176    Vấn đề thứ mười hai        251
176    Vấn đề thứ mười ba      252
176    Vấn đề thứ mười bốn       253
177    Vấn đề thứ mười lăm       254
177    Vấn đề thứ mười sáu        255
177    Vấn đề thứ mười bảy        256
178    Vấn đề thứ mười tám        257
178    Vấn đề thứ mười chín         258
178    Vấn đề thứ hai mươi        259
178    Vấn đề thứ hai mươi mốt         260
179    Vấn đề thứ hai mươi hai        261