Fata-wa Về Nhịn Chay Bù

Fata-wa Về Nhịn Chay Bù: Đây là cuốn sách nhỏ tập hợp các Fata-wa về nhịn chay bù từ những học giả lớn: tiêu biểu như Sheikh Bin Baaz, Sheikh Ibnu U’thaimeen.

اسم الكتاب: من فتاوى الصيام


تأليف: جماعة من العلماء


نبذة مختصرة: كتاب مترجم إلى اللغة الفيتنامية عبارة عن مجموعة من فتاوى الصيام، تم جمعها من فتاوى كبار العلماء، وفيها بيان قضاء ما فات من الصيام.

Fata-wa
Về
 Nhịn Chay Bù
] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامية [
Tập thể các học giả

Dịch thuật: Abu Zaytune Usman Ibrahim

Kiểm duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa






2014 - 1435

 

 
﴿ من فتاوى الصيام - القضاء﴾
« باللغة الفيتنامية »
جماعة من العلماء


ترجمة: أبو زيتون عثمان إبراهيم

مراجعة: أبو حسان محمد زين بن عيسى



2014 - 1435
 

Mục lục
    Chủ đề    Trang
    1- Sự khác nhau giữa nhịn chay bù và nhịn chay chính thức    19

    2- Không bắt buộc chủ thể bỏ lễ nguyện Salah thực hiện bù lại những việc làm thờ phượng mà y đã không thực hiện lúc y đang trong tình trạng vô đức tin    20

    3- Một người cố tình không nhịn chay một ngày của Ramadan rồi sau đó hối hận và sám hối thì có được Allah chấp nhận sự ăn năn hối cải không?    22

    4- Một người không nhịn chay một ngày của Ramadan không có lý do chính đáng theo giáo luật thì phải nhịn chay bù lại một ngày hay hai tháng?    23

    5- Ai không nhịn chay Ramadan thì quả thật y đã phạm phải đại tội trong các đại tội và y phải nhịn chay bù lại.    23

    6- Một người bị hư sự nhịn chay do uống nước vì tập thể dục rồi sau đó tiếp tục hoàn tất cuộc nhịn chay của y phải chịu điều gì?    25

    7- Một người vào Islam trong Ramadan có cần phải nhịn chay bù lại cho những ngày trước đó của Ramadan đó không?    26
    8- Một người phụ nữ cố ý xả chay trong ngày nhịn chay bù lại thì sẽ bì gì?    27

    9- Một người cố ý không nhịn chay nhiều Ramadan thì giới luật qui định thế nào?    27

    10- Một người phụ nữ không nhịn chay nhiều Ramadan vì không biết rằng nhịn chay Ramadan là nghĩa vụ bắt buộc thì cô ta phải làm sao?    28

    11- Một người không nhịn chay Ramadan vì không biết rằng nhịn chay Ramadan là nghĩa vụ bắt buộc thì giáo luật qui định thế nào?    30

    12- Người phụ nữ không nhịn Ramadan vì không được ai truyền đạt giáo lý thì cô ấy phải làm gì?    30

    13- Một người dậy thì ở độ tuổi 12 nhưng chỉ bắt đầu nhịn chay Ramadan ở tuổi 14, giới luật qui định thế nào về người thanh niên này?    31

    14- Một người thiếu nữ dậy thì không nhịn chay Ramadan vì không biết giáo luật; thiếu nữ này dậy thì bởi yếu tố kinh nguyệt, cô ấy phải làm thế nào?    32

    15- Một cô bé có kinh nguyệt và đã không nhịn chay Ramadan cho tới khi được 15 tuổi vì không biết giáo luật thì sẽ thế nào?    32
    16- Một bé gái đã dậy thì nhưng gia đình không bảo cô ấy nhịn chay do suy nghĩ không đúng    33

    17- Một cô bé dậy thì ở độ tuổi 12 nhưng mẹ cô bé ngăn cản không cho cô nhịn chay với lý do còn nhỏ thì cô ta phải làm gì?    34

    18- Một người không biết mình dậy thì vào năm nào có phải nhịn chay bù lại không?    34

    19- Người phụ nữ không nhịn chay nhiều tháng Ramadan do trong thời gian máu hậu sản nhưng chưa nhịn chay bù lại có bị sao không?    35

    20- Người phụ nữ không nhịn chay do trong thời gian máu hậu sản nhưng chưa thể nhịn chay bù lại có phải chịu gì không?    35

    21- Người phụ nữ không nhịn chay Ramadan do kinh nguyệt nhưng đã không nhịn chay bù lại vì không biết giáo luật    36

    22- Một người phụ nữ không nhịn chay Ramadan do máu hậu sản nhưng cũng không có khả năng nhịn bù lại cho tới khi vào Ramadan thứ hai    38

    23- Người phụ nữ không nhịn chay hai Ramadan vì hạ sinh em bé nhưng không nhịn chay bù lại vì thiếu hiểu biết giáo luật; nhưng hiện giờ người phụ nữ này đã lớn tuổi không có khả năng nhịn chay    39

    24- Người phụ nữ không nhịn chay Ramadan do máu hậu sản và kinh nguyệt và đã dùng hình thức nuôi ăn người nghèo để thay thế cho việc nhịn bù lại    41

    25- Người phụ nữ không nhịn chay những ngày của Ramadan và không có khả năng nhịn chay bù lại do mang thai    43

    26- Một người phụ nữ không nhịn chay bù lại vì việc sinh nở luôn lặp đi lặp lại trong tháng Ramadan    43

    27- Người phụ nữ vì không biết đã nhịn chay luôn cả những ngày có kinh nguyệt    44

    28- Người phụ nữ vẫn nhịn chay khi chu kỳ kinh nguyệt đến    44

    29- Một người phụ nữ thấy một ít máu trong đêm nhưng ban ngày không còn nữa, cô ấy nhịn chay hai ngày, sau đó là chu kì kinh nguyệt diễn ra, vậy hai ngày nhịn chay đó có giá trị không?    45

    30- Thấy kinh nguyện trong suốt thời gian nhịn chay bù lại có làm hư nhịn chay đó không?    45

    31- Người phụ nữ có được phép nhịn chay bù trước cho Ramadan chưa đến không?    47

    32- Một người đàn ông giao hợp với vợ của anh ta trong lúc cô ta đang nhịn chay bù lại    48

    33- Không được phép dừng nhịn chay bù lại trừ phi có lý do chính đáng theo giáo luật    49

    34- Nếu sự nhịn chay làm bệnh tình nặng thêm hoặc làm căn bệnh lâu khỏi thì được phép thôi nhịn chay và phải bù lại    52

    35- Người bệnh cần phải dùng thuốc mỗi ngày, nếu ngưng uống thuốc thì bệnh tình sẽ nặng thêm    53

    36- Một người không nhịn chay những ngày Ramadan do bị bệnh    54

    37- Bác sĩ bảo người bệnh phải chia các bữa ăn thành sáu bữa ăn nhỏ mỗi ngày vì cơ thể người bệnh yếu .. người phụ nữ này không thể nhịn chay bù lại thì phải làm sao?    55

    38- Một nữ bệnh nhân được bác sĩ nói rằng nhịn chay làm hại sức khỏe của cô ta thì phải làm sao?    56

    39- Bác sĩ khuyên rằng không nên nhịn chay do bệnh thận    56

    40- Các bác sĩ bảo người bệnh phải uống nước thường xuyên, nếu không căn bệnh sẽ quay lại, vậy người bệnh sẽ làm thế nào?    57

    41- Người bị bệnh thận được bác sĩ khuyên uống nước thường xuyên và bác sĩ cũng cho biết rằng nhịn chay sẽ làm tăng thêm lượng sỏi trong thận    58

    42- Người phụ nữ mắc chứng bệnh đột quỵ và được các bác sĩ khuyên không nhịn chay    59

    43- Người bệnh được bác sĩ khuyên không nhịn chay trong thời gian năm năm phải làm sao?    60

    44- Khi nào bác sĩ giỏi và uy tín khẳng định nhịn chay làm hại sức khỏe bệnh nhân thì người bệnh đó không nhịn chay    61

    45- Khi nào các bác sĩ khẳng định rằng căn bệnh không có hy vọng chữa khỏi thì người bệnh hết nghĩa vụ nhịn chay nhưng phải nuôi ăn người nghèo    62

    46- Các bác sĩ khuyên người bệnh bỏ luôn nhịn chay do căn bệnh nan y, người bệnh không nhịn chay theo lời bác sĩ và dùng hình thức nuôi ăn người nghèo, sau đó khỏi bệnh    63

    47- Một người không nhịn chay vì nghe lời bác sĩ rằng căn bệnh không có hy vọng chữa khỏi nhưng rồi sau đó thì khỏi, người này phải làm sao?    63

    48- Ai là vị bác sĩ nên nghe theo lời nói của họ khi họ cho lời khuyên không nhịn chay?    64

    49- Một người không nhịn chay vì nghe theo lời khuyên của bác sĩ không phải người Muslim    65

    50- Một người bị bệnh nguy kịch vào mười ngày cuối của Ramadan    65

    51- Người mắc bệnh tiểu đường không nhịn chay Ramadan nhưng không có khả năng nhịn chay bù     67

    52- Trì hoãn việc nhịn chay bù cho Ramadan do bệnh    67

    53- Cô bé không nhịn chay những ngày Ramadan do cơ thể yếu vì tuổi còn nhỏ    68
    54- Không nhịn chay bù lại do thời tiết quá nóng, có được phép dùng hình thức ăn nuôi ăn người nghèo để thay cho nhịn chay không?    69

    55- Gặp khó khăn và trở ngại trong việc nhịn bù có được phép dùng hình thức nuôi ăn người nghèo để thay thế không?    69

    56- Một người không nhịn chay vì bệnh và đã có sự bất đồng quan điểm về số ngày của Ramadan: 29 hay 30 ngày?    71

    57- Cô ấy có phải nhịn chay bù lại cho những ngày mà cô ấy đã nhịn sau khi đã sạch máu hậu sản trong thời gian 40 ngày không?    71

    58- Sự khác nhau giữa việc trễ nải nhịn bù Ramadan có lý do chính đáng và việc trễ nải không có lý do    72

    59- Sớm nhịn chay bù lại hay trì hoãn việc làm đó, cái nào tốt hơn?    73

    60- Không bắt buộc phải có sự liên tục trong nhịn chay bù    74

    61- Người nào không nhịn chay một số ngày trong Ramadan và không thực hiện bù lại ngay sau đó mà nhịn bù lại trong tháng Sha’ban thì không vấn đề gì    74
    62- Một người không nhịn chay những ngày của Ramadan và không nhịn chay bù lại cho đến khi vào Ramadan tiếp theo thì có mang tội không?    75

    63- Trì hoãn việc nhịn bù cho Ramadan vì lý do mang thai, người phụ nữ đó phải bị như thế nào?    76

    64- Một người trễ nải việc nhịn chay bù lại cho Ramadan do bệnh và lớn tuổi già yếu không có khả năng nhịn chay bù lại thì phải làm thế nào?    76

    65- Người phụ nữ không nhịn chay những ngày của Ramadan và hiện tại không có khả năng nhịn chay do đã lớn tuổi và già yếu thì làm thế nào?    77

    66- Một người phụ nữ lớn tuổi không nhịn chay bù lại cho những ngày có kinh nguyệt do không hiểu biết giáo luật thì phải làm thế nào?    79

    67- Một người phụ nữ chào đón Ramadan thứ hai nhưng lại chưa nhịn bù cho những ngày đã bỏ lỡ của Ramadan trước đó vì nghe theo Fata-wa sai lệch    79

    68- Một người phụ nữ trì hoãn việc nhịn chay bù Ramadan cho tới chỉ còn vài ngày nữa thì chu kỳ hàng tháng lại đến, vậy cô ta có bị tội cho sự trì hoãn việc nhịn bù đó không?    81

    69- Một người thiếu nợ những ngày của Ramadan nhưng lại không nhớ cho tới khi vào Ramadan kế tiếp thì sẽ như thế nào?    82

    70- Một người phụ nữ trực nhớ sau mười năm rằng bà ta vẫn còn nợ những ngày của Ramadan thì bà ta làm thế nào?    83

    71- Một người đàn ông quên mình thiếu nợ những ngày Ramadan cho tới khi vào Ramadan thứ hai có bị tội không?    84

    72- Người phụ nữ phải nhịn chay bù lại cho Ramadan nhưng lại quên mất không biết bao nhiêu ngày    86

    73- Người phụ nữ thiếu nợ những ngày của Ramadan và quên không biết mình đã nhịn bù lại hay chưa?    86

    74- Một người đã bỏ nhịn chay những ngày của Ramadan một cách xao lãng và không biết số ngày thì làm thế nào?    87

    75- Người phụ nữ không nhịn chay trong Ramadan ... và cô ta không biết rõ số ngày cô ta đã không nhịn chay thì cô ta phải làm thế nào?    88

    76- Một người không rõ mình đã dậy thì trong năm nào .. có phải nhịn chay bù không?    89

    77- Người phụ nữ đã không những chay một số ngày của Ramadan nhưng lại không rõ ba hay bốn ngày thì cô ta phải làm thế nào?    90

    78- Việc nhịn chay bù lại cho Ramadan có cần phải có phép của người chồng không?    90

    79- Người phụ nữ nhịn chay bù lại cho Ramadan nhưng chồng của cô ta ngăn cấm không cho cô ta nhịn chay bù, cô ta phải làm thế nào?    91

    80- Có được phép nhịn chay Ramadan với định tâm bù lại cho năm ngoái không?    92

    81- Nhịn chay trong tháng của Allah – Muharram với định tâm nhịn bù    93

    82- Người mắc nợ nhiều Ramadan định tâm nhịn bù lại cho những ngày của mỗi năm trước theo thứ tự trước sau    94

    83- Người mang thai và người cho con bú được phép thôi nhịn chay nếu gặp khó khăn trong việc nhịn chay nhưng phải nhịn chay bù lại    95

    84- Người cho con bú không nhịn chay vì lo sợ cho đứa con của mình    96

    85- Việc dùng hình thức nuôi ăn người nghèo thay cho việc nhịn chay bù lài đối với người mang thai có được phép không?    97

    86- Người phụ nữ đã không nhịn chay nhiều Ramadan vì lý do mang thai và cô ấy gặp khó khăn trong việc nhịn chay bù lại vì nguyên nhân cho con bú, vậy cô ấy có được phép dùng hình thức nuôi ăn người nghèo để thay thế không?    98

    87- Câu nói không cần phải nhịn chay bù lại đối với người mang thai và cho con bú là không đúng    98

    88- Bắt buộc phải nhịn chay bù lại cho Ramadan trước khi vào Ramadan tiếp theo    101

    89- Người phụ nữ qua đời nhưng vẫn còn nợ hai tháng Ramadan    101

    90- Một người bị bệnh tim không có khả năng nhịn chay, con cái của người đó có được phép nhịn chay thay không?    102

    91- Người cha dặn dò con nhịn chay bù cho những ngày mà ông ta còn nợ    103
    92- Một người phụ nữ không nhịn chay Ramadan vì bệnh rồi sau đó qua đời, người thân của người phụ nữ này có bắt buộc phải làm gì không?    103

    93- Một người phụ nữ chưa nhịn chay bù lại cho những ngày mà bà đã thiếu nợ vì ly do bệnh rồi sau đó qua đời, hỏi người thân của bà có phải làm gì cho bà không?    104

    94- Người không nhịn chay ngày nào trong cuộc đời của mình rồi chết đi, giáo luật có qui định rằng những người thân của y nhịn chay bù lại cho y không?    106

    95- Có được phép nhịn chay giùm mẹ của mình nếu như bà là người bỏ lễ nguyện Salah nhưng sau đó đã quay về sám hối?    108

    96- Một người chết trong tháng Ramadan, người thân của y có phải hoàn thành việc nhịn chay giùm y không?    109

    97- Một người qua đời vào giữa Ramadan, họ Fata-wa rằng phải nhịn chay hoặc nuôi ăn người nghèo giùm y, điều đó có đúng không?    110

    98- Một người phụ nữ bị bệnh nhiều năm rồi qua đời, hỏi chồng cô ta có phải nhịn chay giùm cho cô ta đối với những ngày mà cô ta đã chưa thực hiện bổn phận không?    111

    99- Một người phụ nữ không nhịn chay Ramadan do bệnh và qua đời trong tháng Shauwal, có được phép nhịn chay bù lại giùm cô ta hay không?    112

    100- Một người phụ nữ đã không nhịn chay trong mười năm qua vì lớn tuổi rồi sau đó qua đời, bắt buộc những người hưởng quyền thừa kế từ bà ...    113

    101- Ai không có khả năng nhịn chay bù lại cho những ngày thiếu nợ cho tới chết thì không phải nhịn bù cũng không phải nuôi ăn người nghèo    114

    102- Ai vào Ramadan rồi bị bệnh và chết đi thì không phải nhịn chay bù cũng không phải ...    115

    103- Một người bất tỉnh trước Ramadan sau đó qua đời, người thân của y có phải làm gì ?    116

    104- Người cha qua đời trong khi vẫn còn nợ những ngày nhịn chay Ramadan nhưng không biết rõ là bao nhiều ngày thì đứa con phải làm thế nào?    117

    105- Một người phụ nữ qua đời sau khi mẹ của cô ta đã ngăn không cho cô ta nhịn chay vì sức khỏe cô ta yếu, vậy mẹ cô ta có phải nhịn chay bù lại giùm cô ta cho những ngày mà bà đã ngăn cô ta ...?    117

    106- Một người bệnh không chịu thôi nhịn chay và vợ của anh ta nguyện sẽ nhịn chay giùm cho anh ta nếu anh ta giã biệt cõi đời, thế là anh ta không nhịn chay sau đó anh ta qua đời. Hỏi vợ người đàn ông này có phải nhịn chay giùm cho anh ta không?    118

    107- Người phụ nữ có phải nhịn chay bù lại giùm cho người ông qua đời những vẫn còn nợ những ngày của Ramadan?    119

    108- Cô ấy có phải nhịn chay cho người mẹ qua đời của cô ấy sau khi bà đã xuất Fidyah (nuôi ăn người nghèo thay cho việc nhịn chay)?     120

    109- Giới luật về việc nhịn chay bù cho người chết sau năm mười năm    121

    110- Ai là người có trách nhiệm nhịn chay bù cho người chết?    122

    111- Giới luật về sự trễ nải trong việc nhịn bù cho người chết    123

    112- Hadith “Ai chết đi mà còn nợ nhịn chay thì người thân của y sẽ nhịn chay hộ y” (Albukhari, Muslim) mang ý nghĩa chung chung chứ không mang ý nghĩa cụ thể về sự nguyện thề    124

    113- Một người qua đời trong lúc vẫn còn nợ những ngày của Ramadan, có được phân những ngày đó cho những người thân của người chết không?    127

114- Giới luật về việc những đứa con nhịn chay bù lại cho cha của họ trong một ngày duy nhất    127

    115- Nhịn chay sáu ngày của tháng Shauwal có giá trị cho việc nhịn chay bù lại không?    128

    116- Giới luật nhịn bù cho những ngày bỏ lỡ của Ramadan trong hai ngày thứ năm và thứ sáu    129

    117- Giới luật về việc nhịn chay ngày A’rafah trong khi còn nợ những ngày của Ramadan    129

    118- Nhịn chay ngày lễ Eid với định tâm bù lại cho Ramadan    130

    119- Đi Hajj trước khi nhịn chay bù lại cho Ramadan, giáo luật nói gì về cuộc đi Hajj đó?    130

120- Người lớn tuổi và mang bệnh không có khả năng nhịn chay thì làm sao?    131


ﭑ       ﭒ  ﭓ  ﭔ
Nhân Danh Allah
Đấng Rất Mực Độ Lượng
Đấng Rất Mực Khoan Dung

Nhịn Chay Bù
    Sự khác nhau giữa nhịn chay bù và nhịn chay chính thức
•    Hỏi: Nhịn chay bù và nhịn chay chính thức có sự khác biệt nhau không?
    Trả lời: Có, giữa hai cái ấy có sự khác biệt, tiêu biểu:
Thứ nhất: Nhịn chay bù có khoảng thời gian thực hiện rộng hơn, kéo dài đến Ramadan tiếp theo riêng nhịn chay chính thức thì chỉ gói gọn trong tháng Ramadan.
Thứ hai: Nhịn chay chính thức bắt buộc phải chịu hình phạt Kaffa-rah khi chủ thể vi phạm hành vi quan hệ giao hợp, còn nhịn chay bù thì không phải chịu hình thức phạt Kaffa-rah khi chủ thể vi phạm hành vi quan hệ giao hợp.
Thứ ba: Chủ thể nhịn chay chính thức khi ăn uống vào lúc ban ngày một cách không có lý do chính đáng theo giáo luật thì nhịn chay của y bị hư nhưng y phải nhịn ăn nhịn uống vào thời gian còn lại của ban ngày hôm đó; riêng chủ thể nhịn chay bù khi ăn hoặc uống vào lúc ban ngày thì sự nhịn chay của y bị hư nhưng y không phải tiếp tục nhịn ăn uống vào thời gian còn lại của ban ngày hôm đó, bởi vì nhịn chay bù không có sự nghiêm cấm liên quan đến thời gian. (Theo bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Ibnu Uthaimeen: 19/373)
    Không bắt buộc chủ thể bỏ lễ nguyện Salah thực hiện bù lại những việc làm thờ phượng mà y đã không thực hiện lúc y đang trong tình trạng vô đức tin
    Hỏi: Sheikh của chúng ta nói gì về trường hợp một người cố tình không dâng lễ nguyện Salah, không nhịn chay nhưng rồi sau đó được Allah hướng dẫn, người đó ăn năn sám hối và đã khóc hối hận cho bản thân mình đã sai phạm, người đó dâng lễ nguyện Salah, nhịn chay và thực hiện tất cả các nghĩa vụ thờ phượng trở lại. Vậy y có phải dâng lễ nguyện Salah và nhịn chay bù lại cho khoảng thời gian mà y đã bỏ nghĩa vụ thờ phượng không hay chỉ cần ăn năn sám hối là đủ?
    Trả lời: Ai bỏ dâng lễ nguyện Salah, bỏ nhịn chay rồi quay lại sám hối với Allah bằng sự sám hối chân thành thì không bắt buộc người đó phải thực hiện bù lại những gì đã bỏ; bởi việc bỏ dâng lễ nguyện Salah là sự vô đức tin Kufr bị trục xuất khỏi tôn giáo Islam cho dù người đó không phủ nhận tính bắt buộc của nó theo quan điểm đúng nhất trong hai quan điểm của các học giả, Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ قُل لِّلَّذِينَ كَفَرُوٓاْ إِن يَنتَهُواْ يُغۡفَرۡ لَهُم مَّا قَدۡ سَلَفَ﴾ [سورة الأنفال: 38]
{Hãy bảo những kẻ không có đức tin rằng nếu chúng ngưng (việc tội lỗi của chúng) thì việc làm quá khứ của chúng sẽ được tha thứ.} (Chương 8 – Al-Anfal, câu 38).
Thiên sứ của Allah e nói:
« أَنَّ الإِسْلاَمَ يَهْدِمُ مَا كَانَ قَبْلَهُ » رواه مسلم.
“Quả thật Islam hủy hết những gì trước nó” (Muslim).
Sự sám hối bắt buộc phải là trước đó, bằng chứng cho điều này rất nhiểu, tiêu biểu như lời phán của Allah Tối Cao:
﴿ وَإِنِّي لَغَفَّارٞ لِّمَن تَابَ وَءَامَنَ وَعَمِلَ صَٰلِحٗا ثُمَّ ٱهۡتَدَىٰ ٨٢ ﴾ [سورة طه: 82]
{Và chắc chắn TA (Allah) tha thứ cho ai biết hối cải và có đức tin và làm việc thiện rồi theo đúng sự Chỉ đạo.} (Chương 20 – Taha, câu 82).
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ تُوبُوٓاْ إِلَى ٱللَّهِ تَوۡبَةٗ نَّصُوحًا عَسَىٰ رَبُّكُمۡ أَن يُكَفِّرَ عَنكُمۡ سَيِّ‍َٔاتِكُمۡ وَيُدۡخِلَكُمۡ جَنَّٰتٖ﴾ [سورة التحريم : 8]
{Hỡi những người có đức tin, các ngươi hãy chân thành quay đầu sám hối với Allah, mong rằng Thượng Đế của các ngươi sẽ xóa mọi tội lỗi cho các ngươi và sẽ thu nhận các ngươi vào Thiên Đàng.} (Chương 66 – Attahrim, câu 8).
Thiên sứ của Allah e nói:
« التَّائِبُ مِنَ الذَّنْبِ كَمَنْ لاَ ذَنْبَ لَهُ » رواه ابن ماجه.
“Người quay đầu sám hối giống như người không mang tội” (Ibnu Ma-jah).
Người sám hối nên làm nhiều việc thiện tốt và nên cầu xin Allah thật nhiều để giữ vững điều chân lý và để có kết cuộc tốt đẹp. (Theo bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz:15/359).
    Một người cố tình không nhịn chay một ngày của Ramadan rồi sau đó hối hận và sám hối thì có được Allah chấp nhận sự ăn năn hối cải không?
•    Hỏi: Giới luật đối với ai ăn uống trong tháng Ramadan một ngày một cách có chủ ý rồi y ăn năn sám hối với Allah, vậy sự sám hối của y có được Ngài chấp nhận không?
    Trả lời: Vâng, sự sám hối của y được chấp nhận nếu hội đủ các điều kiện; đó là hối hận với những gì đã làm, chấm dứt tội lỗi, thành thật quyết tâm không quay lại làm tội lỗi, và một điều kiện thứ ba liên quan đến quyền con người tức y phải trả lại những gì mà y đã gây ra với một người nào đó có nghĩa là y phải bị xử theo luật Qisaas (giết người đền mạng, gây thương tích phải bị làm thương tích trở lại) hoặc bồi thường thiệt hại hay những hình thức trả lại công bằng khác cho người mà y đã làm lỗi. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ وَإِنِّي لَغَفَّارٞ لِّمَن تَابَ وَءَامَنَ وَعَمِلَ صَٰلِحٗا ثُمَّ ٱهۡتَدَىٰ ٨٢ ﴾ [سورة طه: 82]
{Và chắc chắn TA (Allah) tha thứ cho ai biết hối cải và có đức tin và làm việc thiện rồi theo đúng sự Chỉ đạo.} (Chương 20 – Taha, câu 82).
Ngoài ra còn có nhiều bằng chứng giáo lý khác cho vấn đề này từ Qur’an và Sunnah. (Theo Ủy ban thường trực Islam: 10/248)
    Một người không nhịn chay một ngày của Ramadan không có lý do chính đáng theo giáo luật thì phải nhịn chay bù lại một ngày hay hai tháng?
•    Hỏi: Tôi không nhịn chay một ngày trong tháng Ramadan mà không có lý do chính đáng theo giáo luật, vậy tôi nhịn chay bù lại một ngày cho ngày hôm đó hay phải nhịn chay hai tháng liền?
    Trả lời: Tôi không biết người đó xả chay là do bởi nguyên nào? Nếu bởi sự giao hợp thì y phải biết rằng sự giao hợp trong ban ngày Ramadan là Haram, người chủ thể phải chịu phạt Kaffa-rah: trả tự do cho một người nô lệ, nếu không tìm thấy thì phải nhịn chay hai thang liền, nếu không thể thì phải nuôi ăn cho sáu mươi người nghèo. Còn trường hợp y bị hư sự nhịn chay của mình bởi những điều khác thì y phải sám hối với Allah và phải nhịn chay bù lại cho ngày mà y đã bị hư cuộc nhịn chay. (Fata-wa tổng hợp của Sheikh Ibnu Uthaimeen: 19/370)
    Ai không nhịn chay Ramadan thì quả thật y đã phạm phải đại tội trong các đại tội và y phải nhịn chay bù lại.
•    Hỏi: Giới luật như thế nào về một người Muslim lơ là và xao lãng bổn phận nhịn chay Ramadan không có lý do chính đáng theo giáo luật trong suốt nhiều năm? Người đó có phải thực hiện bù lại hoặc phải chịu Kaffa-rah không, và nếu thực hiện bù lại thì y thực hiện các tháng đó như thế nào?
    Trả lời: Người bỏ nhịn chay tháng Ramadan trong khi y là người phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình (người tỉnh táo, Muslim, đã trưởng thành) thì quả thật y đã làm trái lệnh Allah và Thiên sứ của Ngài, đã phạm phải một đại trọng tội. Y phải sám hối với Allah cho tội lỗi đó của y, và y phải nhịn chay bù lại cho những ngày mà y đã bỏ thực hiện nghĩa vụ đồng thời phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo tương ứng với số ngày đã bỏ nghĩa vụ nếu như y có khả năng nuôi ăn; trường hợp nếu y nghèo không có khả năng nuôi ăn thì y chỉ nhịn chay bù lại và sám hối là được. Bởi lẽ, nhịn chay Ramadan là nghĩa vụ bắt buộc mà Allah đã sắc lệnh cho những tín đồ Muslim và Thiên sứ của Allah e đã cho biết rằng nó là một trong các trụ cột của Islam.
Và sự việc của người này phải được trình lên cấp lãnh đạo Islam hoặc lên văn phòng kêu gọi làm việc thiện tốt và ngăn làm điều tội, nếu người này phủ nhận nghĩa vụ bắt buộc của nhịn chay Ramadan thì y trở thành kẻ ngoại đạo phủ nhận Allah và Thiên sứ của Ngài, y được cấp lãnh đạo yêu cầu ăn năn sám hối, nếu y không đồng y ăn năn sám hối thì y sẽ bị giết vì tội bỏ đạo, vì Thiên sứ của Allah e đã nói:
« مَنْ بَدَّلَ دِينَهُ فَاقْتُلُوهُ » رواه البخاري.
“Ai thay đổi tôn giáo thì các ngươi hãy giết y” (Albukhari).
Còn nếu như y bỏ nhịn chay vì bệnh hoặc do chuyến lữ  hành thì không việc gì nhưng y phải nhịn chay bù lại sau khi đã khỏi bệnh hoặc đã trở về nhà từ cuộc lữ hành đó, bởi Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ وَمَن كَانَ مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ  ﴾ [سورة البقرة: 185].
{Ai trong các ngươi bị bệnh hoặc đang đi đường xa thì hãy nhịn bù lại vào những ngày khác} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).
(Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz: 15/332).
    Một người bị hư sự nhịn chay do uống nước vì tập thể dục rồi sau đó tiếp tục hoàn tất cuộc nhịn chay của y phải chịu điều gì?
•    Hỏi: Một người quá mệt do tập thể dục buổi sáng vào ngày của các ngày Ramadan, y đã uống nước rồi tiếp tục cuộc nhịn chay. Hỏi sự nhịn chay của người đó có giá trị hay không?
    Trả lời: Không được ăn uống vì lý do tập luyện thể dục mà bắt buộc người nhịn chay phải bỏ tập thể dục nếu như việc tập luyện đó ảnh hướng đến sự nhịn chay. Những gì mà người hỏi nêu ra từ việc uống nước khi anh ta đang nhịn chay vì quá mệt do tập luyện thể dục là việc làm sai trái, y phải sám hối và cầu xin Allah tha thứ và không tái diễn lần nữa, y phải nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó; nếu ngày hôm đó là của Ramadan năm trước và Ramadan của hiện tại đã qua thì ngoài việc nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó y còn phải nuôi ăn một người nghèo nửa Sa’ thức ăn cho việc y đã trễ nải trong việc nhịn bù, còn nếu như ngày hôm đó là của Ramadan trong năm hiện tại thì y chỉ cần nhịn chay bù lại là đủ. (Al-Muntaqa từ Fata-wa của Sheikh Al-Fawzaan: 3/130)
    Một người vào Islam trong Ramadan có cần phải nhịn chay bù lại cho những ngày trước đó của Ramadan đó không?
•    Hỏi: Một người vào Islam sau vài ngày của Ramadan có phải nhịn chay bù lại những ngày đã qua đó không?
    Trả lời: Người đó không phải nhịn chay bù lại cho những ngày đã qua đó bởi vì lúc đó anh ta vẫn là người ngoại đạo, và người ngoại đạo thì giáo luật không yêu cầu y phải thực hiện bù lại những gì trước đó bởi Allah đã phán:
﴿ قُل لِّلَّذِينَ كَفَرُوٓاْ إِن يَنتَهُواْ يُغۡفَرۡ لَهُم مَّا قَدۡ سَلَفَ وَإِن يَعُودُواْ فَقَدۡ مَضَتۡ سُنَّتُ ٱلۡأَوَّلِينَ ٣٨﴾ [سورة الأنفال: 38]
{Hãy bảo những kẻ không có đức tin rằng nếu chúng ngưng (việc tội lỗi của chúng) thì việc làm quá khứ của chúng sẽ được tha thứ. Ngược lại, nếu chúng tái diễn thì hình phạt áp dụng cho những kẻ sai trái trước chúng là một bài học dành cho chúng.} (Chương 8 – Al-Anfal, câu 38).
Và bởi vì những người gia nhập Islam vào thời của Thiên sứ e nhưng Người đã không bảo ai phải thực hiện bù lại những gì đã mất trước đó từ việc nhịn chay, lễ nguyện Salah hay Zakah.
Tuy nhiên, nếu một người vào Islam vào ban ngày của Ramadan thì có bắt buộc y phải nhịn cho phần còn lại của ban ngày hôm đó đồng thời phải nhịn bù lại hay chỉ nhịn cho phần còn lại của ban ngày hôm đó không cần phải nhịn chay bù lại? Vấn đề này có sự bất đồng quan điểm giữa các học giả, quan điểm hợp lý nhất là phải nhịn chay phần còn lại trong ngày hôm đó bởi vì y đã trở thành người có bổn phận phải nhịn nhưng không cần phải nhịn chay bù lại vì trước đó y không phải là người có bổn phận phải nhịn, trường hợp này giống như một đứa trẻ dậy thì vào ban ngày của Ramadan thì bắt buộc cậu ta phải nhịn vào thời gian còn lại trong ngày nhưng không phải nhịn chay bù lại. (Fata-wa tổng hợp của Sheikh Ibnu Uthaimeen: 19/96)
    Một người phụ nữ cố ý xả chay trong ngày nhịn chay bù lại thì sẽ bì gì?
•    Hỏi: Một ngày trong số những ngày tôi nhịn chay bù lại, sau giờ Zhuhur tôi cảm thấy đói nên tôi đã ăn và đã uống một cách có chủ ‎ý, đó không phải do tôi quên hay không biết, vậy giới luật qui định thế nào đối với trường hợp này của tôi?
    Trả lời: Bắt buộc cô phải tiếp tục hoàn tất cuộc nhịn chay của ngày hôm đó, cô không được xả chay khi mà cuộc nhịn chay là nghĩa vụ bắt buộc (Fardhu) chẳng hạn như nhịn chay bù lại cho Ramadan, nhịn chay vì lời đã nguyện, .. cô phải sám hối với Allah về những gì cô đã làm, và ai sám hối với Allah thì Ngài sẽ tha thứ cho người đó. (Fata-wa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz: 15/355)
    Một người cố ý không nhịn chay nhiều Ramadan thì giới luật qui định thế nào?
•    Hỏi: Một người không nhịn chay bất kỳ Ramadan nào từ độ tuổi 28 cho đến tuổi 35, sau đó y ăn năn sám hối quay về với Allah, hiện tại y đang bối rối và lo lắng không biết có phải thực hiện bù lại hay phải làm Sadaqah. Xin hỏi người đàn ông này phải làm như thế nào, y phải thực hiện ra sao?
    Trả lời: Nếu anh ta vẫn duy trì lễ nguyện Salah trong lúc anh ta bỏ nhịn chay thì anh ta phải nhịn chay bù lại đồng thời phải nuôi ăn mỗi ngày cho một người nghèo, mức nuôi ăn là nửa Sa’ lúa mì hay gạo; còn nếu như anh ta không duy trì lễ nguyện Salah thì anh ta chỉ cần Tawbah là đủ, không cần phải nhịn chay và dâng lễ nguyện Salah bù lại bởi lẽ bỏ lễ nguyện Salah là vô đức tin bị trục xuất khỏi Islam trở thành kẻ ngoại đạo, và người ngoại đạo khi vào Islam thì không phải thực hiện bù lại những gì trong thời gian vô đức tin. (Ủy bản thường trực: 10/350)
    Một người phụ nữ không nhịn chay nhiều Ramadan vì không biết rằng nhịn chay Ramadan là nghĩa vụ bắt buộc thì cô ta phải làm sao?
•    Hỏi: Kể từ khi bắt đầu đến tuổi phải nhịn chay, tôi đã không nhịn chay Ramadan trong suốt 12 năm trời vì không hiểu biết về giáo luật. Nhưng sau đó, Alhamdulillah, tôi đã duy trì nhịn chay cho đến nay. Vậy giới luật Islam dành riêng cho khoảng thời gian mà tôi không nhịn chay như thế nào, tôi có phải nhịn chay bù lại hay nhịn chay một phần và thay thế một hình thức nào đó một phần? Và mẹ tôi cũng cùng tình trạng với tôi mặc dù có khác số năm, nhưng giờ bà đã lớn tuổi và tình trạng sức khỏe của bà không cho phép nhịn chay lâu dài như thế này?
    Trả lời: Cô và mẹ của cô phải nhịn chay bù lại những ngày nhịn chay mà hai người đã không thực hiện đồng thời phải ăn năn sám hối với Allah và cầu xin Ngài tha thứ. Bởi lẽ, cả hai người đều sai trong việc xao lãng nghĩa vụ và trì hoãn thực hiện bù lại, cho nên bắt buộc cả hai phải sám hối với Allah, phải ăn năn về những gì đã làm và cầu xin Allah tha thứ, cầu xin Ngài sự khoan dung và xí xóa, phải chân thành quyết tâm không tái phạm như thế nữa, cả hai phải nhịn chay bù lại những ngày đã không nhịn chay đồng thời nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo tương ứng với số ngày không nhịn chay, mức lượng nuôi ăn cho một người là nửa Sa’ chà là khô, hoặc lúa mì hoặc lương thực của nơi họ đang sinh sống; nhưng nếu không có khả năng nuôi ăn vì hoàn cảnh gia đình nghèo thì chỉ cần nhịn chay bù lại là được. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ وَمَنْ كَانَ مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ  ﴾ [سورة البقرة: 185].
{Ai trong các ngươi bị bệnh hoặc đang đi đường xa thì hãy nhịn bù lại vào những ngày khác} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).
Cô không phải là người bệnh cũng không phải là người đi đường xa cho nên cô đáng phải nhịn chay bù lại hơn, và mẹ cô cũng thế, bà phải nhịn chay bù lại cho dù không cần phải liên tục, có thể nhịn một ngày nghỉ một ngày. Riêng trường hợp nếu cơ thể bà yếu do lớn tuổi không thể chịu đựng sự nhịn chay thì bà hãy nuôi ăn mỗi ngày cho một người nghèo nửa Sa’ lương thực trong xứ; còn nếu như bà có thể nhịn chay thì bắt buộc bà phải nhịn chay; nhưng nếu trong thời gian hiện tại bà bị bệnh ngăn bà không thể nhịn chay thì bà cứ trì hoãn cho đến khi khỏi bệnh insha-Allah rồi sau đó bà hãy nhịn chay đồng thời nuôi ăn người nghèo mỗi ngày, và thức ăn có thể đưa cho những người nghèo hoặc cho một người duy nhất. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz: 15/388)
    Một người không nhịn chay Ramadan vì không biết rằng nhịn chay Ramadan là nghĩa vụ bắt buộc thì giáo luật qui định thế nào?
•    Hỏi: Một người ăn uống bình thường trong những ngày của Ramadan một cách không có lý do chính đáng theo giáo luật, và bởi vì y không biết rằng phải bắt buộc nhịn chay nguyên tháng, vậy y phải làm gì?
    Trả lời: Y phải nhịn chay bù lại những ngày đó bởi vì việc một người không biết nghĩa vụ bắt buộc không phải là hết nghĩa vụ mà chỉ là không có tội. Như vậy, người đàn ông này không mang tội về những ngày y không nhịn chay bởi vì y không biết, tuy nhiên, y phải nhịn chay bù lại. Nhưng trường hợp nếu ai là người mới cải đạo, có thể không biết rằng nhịn chay là bắt buộc phải nhịn nguyên tháng thì y sẽ không có tội cũng như không cần phải nhịn chay bù lại. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Ibnu Uthaimeen: 19/372)
    Người phụ nữ không nhịn chay Ramadan vì không được ai truyền đạt giáo lý thì cô ấy phải làm gì?
•    Hỏi: Người bỏ nhịn chay Ramadan do không hiểu biết về giáo luật cũng như do ít có sự tuyên truyền và giảng dạy giáo lý Islam trong đất nước của họ thì giới luật qui định như thế nào?
    Trả lời: Người không hiểu biết như trong trường hợp này vẫn không mất đi nghĩa vụ phải thực hiện bù lại bởi vì vấn đề này là điều được biết trong cộng đồng Muslim, và nó là điều được phổ biến rộng rãi mà ai cũng biết cả. (Fata-wa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz: 15/229)
    Một người dậy thì ở độ tuổi 12 nhưng chỉ bắt đầu nhịn chay Ramadan ở tuổi 14, giới luật qui định thế nào về người thanh niên này?
•    Hỏi: Tôi dậy thì ở độ tuổi 12 trước Ramadan khoảng một tháng nhưng tôi chỉ bắt đầu nhịn chay Ramadan vào năm tôi 14 tuổi, vậy tôi có phải nhịn chay bù lại cho các Ramadan của hai năm trước đó hay không?
    Trả lời: Bạn phải nhịn chay bù lại cho tất cả những ngày mà bạn đã không nhịn chay trong các Ramadan đó, bạn phải cầu xin Allah tha thứ và sám hối với Ngài về việc mà bạn đã không nhịn chay trong các tháng Ramadan đó khi không có lý do chính đáng theo giáo luật. Mong rằng Allah sẽ tha thứ cho bạn bởi vì Ngài đã phán:
﴿ وَتُوبُوٓاْ إِلَى ٱللَّهِ جَمِيعًا أَيُّهَ ٱلۡمُؤۡمِنُونَ لَعَلَّكُمۡ تُفۡلِحُونَ ٣١ ﴾ [سورة النور: 31]
{Và tất cả các ngươi hãy sám hối với Allah hỡi những người có đức tin, mong rằng các ngươi sẽ được thành đạt.} (Chương 24 – Annur, caau 31).
﴿ وَإِنِّي لَغَفَّارٞ لِّمَن تَابَ وَءَامَنَ وَعَمِلَ صَٰلِحٗا ثُمَّ ٱهۡتَدَىٰ ٨٢ ﴾ [سورة طه: 82]
{Và chắc chắn TA (Allah) tha thứ cho ai biết hối cải và có đức tin và làm việc thiện rồi theo đúng sự Chỉ đạo.} (Chương 20 – Taha, câu 82).
(Ủy ban thường trực 10/340)
   
    Một người thiếu nữ dậy thì không nhịn chay Ramadan vì không biết giáo luật; thiếu nữ này dậy thì bởi yếu tố kinh nguyệt, cô ấy phải làm thế nào?
    Hỏi: Một bé gái có kinh nguyệt ở độ tuổi 14 nhưng đã không nhịn chay vì không biết tuổi có kinh nguyệt là bắt buộc phải nhịn chay, vậy giới luật qui định thế nào cho trường hợp này?
    Trả lời: Một bé gái có kinh nguyệt ở độ tuổi 14 nhưng đã không nhịn chay vì không biết tuổi có kinh nguyệt là bắt buộc phải nhịn chay thì không có tội bởi vì cô ta không biết, người không biết thì không có tội, tuy nhiên, khi cô ta biết nhịn chay là bắt buộc với cô ta thì cô ta phải nhịn chay bù lại ngay. Quả thật, người phụ nữ khi đã dậy thì bắt buộc phải nhịn chay, sự dậy thì ở người phụ nữ được thể hiện qua một trong bốn điều: tròn 15 tuổi, mọc lông ở bộ phận sinh dục, xuất tinh và kinh nguyệt. Nếu xảy ra một trong bốn điều này thì người phụ nữ đó đã dậy thì, cô ta phải có nghĩa vụ tôn giáo và chịu trách nhiệm trước các hành vi của mình giống như người lớn. (Fata-wa tổng hợp của Sheikh Ibnu Uthaimeen: 19/91)
    Một cô bé có kinh nguyệt và đã không nhịn chay Ramadan cho tới khi được 15 tuổi vì không biết giáo luật thì sẽ thế nào?
•    Hỏi: Một cô gái dậy thì ở độ tuổi 11 nhưng vì tuổi còn nhỏ và không hiểu biết về giáo luật, cô gái cứ tưởng rằng nhịn chay chỉ bắt buộc khi nào đã được 15 tuổi, cho nên bốn năm qua, cố ta không nhịn chay bất kỳ Ramadan nào, vậy cô ta phải làm gì?
    Trả lời: Tôi thấy trong vấn đề này rằng nếu cô ta sống ở một nơi xa xôi với kiến thức giáo lý Islam, và cô ta và cả người thân của cô ta đều không biết về giáo luật thì cô ta không phải nhịn chay bù lại; còn trường hợp nếu cô ta sống trong đất nước có các học giả và những người hiểu biết,  chỉ cần cô ta hỏi là chắc chắn họ sẽ cho cô ta biết nhưng cô ta lơ là thì bắt buộc cô ta phải nhịn chay bù lại những tháng Ramadan mà cô ta không nhịn chay kể từ sau khi dậy thì. (Sheikh Ibnu Uthaimeen, từ Fata-wa “Nu-run Ala Addurb” –“Ánh sáng trên con đường”).
    Một bé gái đã dậy thì nhưng gia đình không bảo cô ấy nhịn chay do suy nghĩ không đúng
•    Hỏi: Tôi có một đứa con gái giờ đã được 13 tuổi, chúng tôi quan niệm rằng con gái sẽ không nhịn chay cho đến khi nó được mười lăm tuổi. Nhưng khi hỏi thăm một số người thì được biết rằng nữ giới khi có kinh thì phải nhịn chay. Tôi hỏi con gái tôi thì nó cho biết rằng nó đã có kinh cách đây ba năm từ lúc nó được mười tuổi. Bởi vậy, chúng tôi muốn biết sự thật thế nào, nữ giới phải nhịn chay khi nào được mười lăm tuổi hay khi nào có kinh, và nếu phải nhịn chay vào năm có kinh thì chúng tôi phải làm gì đối với ba năm qua, con bé có phải nhịn chay bù lại không?
•    Trả lời: Bắt buộc người nữ giới phải nhịn chay khi đã dậy thì, và nữ giới đạt đến sự dậy thì bởi một trong những điều sau: được mười lăm tuổi, hoặc có kinh nguyệt, hoặc mọc lông ở bộ phận sinh dục hoặc xuất tinh do kích thích hay nằm mộng cho dù ở đổ tuổi sớm hơn mười lăm.
Dựa theo điều này, bắt buộc con gái của bạn phải nhịn chay bù lại những ngày nhịn chay mà cô ta đã bỏ lỡ kể từ khi có kinh lần đầu tiên, đồng thời cô ta phải chịu hình thức phạt Kaffa-rah, đó là nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo tương ứng số ngày nhịn chay đã bỏ lỡ, lý do đã không nhịn chay bù lại trong năm mà để qua Ramadan của năm khác, mức lượng một ngày nuôi ăn ở đây là nửa Sa’ lương thực của nơi họ đang sinh sống, còn nếu không có khả năng nuôi ăn do nghèo thì chỉ cần nhịn chay là được. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz 15/173)
    Một cô bé dậy thì ở độ tuổi 12 nhưng mẹ cô bé ngăn cản không cho cô nhịn chay với lý do còn nhỏ thì cô ta phải làm gì?
•    Hỏi: Vài năm trước lúc tôi được mười hai tuổi, tôi đã bắt đầu có chu kỳ hàng tháng, và chu kỳ đầu tiên của tôi đến vào tháng Ramadan, và như đã biết độ tuổi này vẫn còn nhỏ. Chính vì vậy mà mẹ tôi đã không cho tôi nhịn chay sau khi tôi sạch kinh từ chu kỳ đó với lý do vì tôi vẫn còn nhỏ, thế là tháng Ramadan trôi qua và tôi không nhịn chay gì cả. Đã qua nhiều năm .. vậy tôi có nhịn chay bù lại tháng đó không và hình phạt Kaffa-rah như thế nào?
•    Trả lời: Bắt buộc người thiếu nữ nói trên phải nhìn chay bù lại những ngày đã không nhịn chay sau kỳ kinh đầu tiên của tháng Ramadan; vì cô ta đã dậy thì bởi chu kỳ kinh đó, đồng thời cô ta cũng phải chịu phạt Kaffa-rah vì đã trì hoãn việc nhịn chay bù lại cho đến Ramadan khác, mức lượng Kaffa-rah là nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo nửa Sa’ lương thực từ lúa mì, gạo hay những lương thực khác của từng nơi. (Theo Ủy ban thường trực về Fata-wa 10/366)
    Một người không biết mình dậy thì vào năm nào có phải nhịn chay bù lại không?
•    Hỏi: Tôi không biết mình dậy thì ở độ tuổi nào và tôi không nhịn chay khi vào học lớp sáu vì tôi không biết mình đã dậy thì hay chưa, vậy tôi có phải nhịn chay bù lại hay không?
•    Trả lời: Bạn không phải nhịn chay bù lại bởi vì căn nguyên của sự việc là bạn không dậy thì cho đến khi bạn biết rõ bạn đã dậy thì. Nếu bạn không chắc bạn đã dậy thì chưa, rồi bạn nhịn chay hay không nhịn chay lúc đó thì căn nguyên của sự việc là bạn vô tội và bạn không cần phải nhịn chay bù lại. (Theo Fata-wa “Ánh sáng trên con đường” của Sheikh Ibnu Uthaimeen).
    Người phụ nữ không nhịn chay nhiều tháng Ramadan do trong thời gian máu hậu sản nhưng chưa nhịn chay bù lại có bị sao không?
•    Hỏi: Vợ tôi hạ sinh em bé vào đầu tháng Ramadan, kể từ ba năm nay cô ấy không nhịn chay bất kỳ tháng Ramadan nào, vậy cô ấy phải chịu hình phạt Kaffa-rah không?
•    Trả lời: Cô ấy phải mau mau nhịn chay bù lại cho những tháng Ramadan của ba năm đó, đồng thời cũng bắt buộc cô ấy phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo tương ứng với các số ngày của Ramadan mà cô ấy đã không nhịn chay với nửa Sa’ lúa mì hay gạo hoặc các lương thực của nơi của từng nơi, bởi vì cô ấy đã trì hoãn việc nhịn chay bù lại cho đến những Ramadan kế tiếp trong khi cô ấy có khả năng. (Ủy ban thường trực: 10/224)
    Người phụ nữ không nhịn chay do trong thời gian máu hậu sản nhưng chưa thể nhịn chay bù lại có phải chịu gì không?
•    Hỏi: Một người phụ nữ không nhịn chay tháng Ramadan do hạ sinh em bé nhưng đã không nhịn chay bù lại sau đó, sự việc đó đã qua một thời gian dài, và cô ấy không có khả năng nhịn chay, giới luật qui định thế nào?
•    Trả lời: Bắt buộc người phụ nữ đó phải sám hối với Allah về những gì cô ta đã làm bởi vì không được phép cho một người trì hoãn việc nhịn chay bù lại của Ramadan đến Ramadan kế tiếp ngoại trừ có lý do chính đáng theo giáo luật. Do đó, cô ấy phải sám hối, rồi nếu cô ấy không có khả năng nhịn chay dù là nhịn một ngày nghỉ một ngày cũng không có khả năng, hãy xem nếu nguyên nhân không có khả năng kéo dài thì cô ấy hãy nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo, còn nếu nguyên nhân không có khả năng là điều có hy vọng sẽ mất đi thì cô ấy hãy đợi đến khi nào nguyên nhân đó không còn nữa thì nhịn chay bù lại. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Uthaimeen: 19/382)
    Người phụ nữ không nhịn chay Ramadan do kinh nguyệt nhưng đã không nhịn chay bù lại vì không biết giáo luật
•    Hỏi: Em gái tôi qua nhiều năm không nhịn chay bù lại những ngày của chu kỳ kinh nguyệt vì không hiểu biết giáo luật, đặc biệt một số người trong công chúng nói với cô ấy là không cần phải nhịn chay bù lại, xin hỏi cô ấy phải làm sao?
•    Trả lời: Cô ấy phải cầu xin Allah tha thứ và sám hối với Ngài, phải nhịn chay bù lại những ngày đã không nhịn chay đồng thời phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo, tập thể các vị Sahabah của Nabi e cũng đã cho Fata-wa như thế, mức lượng của một ngày ăn là nửa Sa’ lương thực tính theo kí lô là khoảng 1,5 kg. Lời nói của một số người không hiểu biết không làm mất đi bổn phận phải nhịn bù lại của cô ta. Bà A’ishah  nói: “Chúng tôi được lệnh phải nhịn chay bù lại nhưng chúng tôi không được lệnh phải thực hiện bù lại các lễ nguyện Salah” (Albukhari và Muslim).
Trường hợp nếu tháng Ramadan kế tiếp đã đến mà cô ta vẫn chưa nhịn chay bù lại thì cô ta mang tội, cô ta phải nhịn bù lại đồng thời phải sám hối và nuôi ăn người nghèo mỗi ngày nếu cô ta có khả năng, còn nếu cô ta không có khả năng vì nghèo thì chỉ cần nhịn chay và sám hối là đủ. Và nếu cô ta không thể nhớ hết những ngày nhịn chay cần phải bù lại thì cứ tính theo sư ước đoán là được bởi Allah đã phán:
﴿ فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ ﴾ [سورة التغابن: 16]
{Bởi thế, các ngươi hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi.} (Chương 64 – Attagha-bun, câu 16).
Còn việc không phải thực hiện bù lại các lễ nguyện Salah là do sự giảm nhẹ của Allah, do lòng thương xót của Ngài đối với phụ nữ.
Và người bệnh phải duy trì việc dâng lễ nguyện Salah theo khả năng của họ ngay cả cho dù có dâng lễ nguyện Salah trong quần áo Najis nếu như không thể giặt và không tìm thấy quần áo khác để thay, họ phải Tayammum nếu như không thể dùng nước bởi dựa theo lời phán của Allah đã nói trên: {Bởi thế, các ngươi hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi.} (Chương 64 – Attagha-bun, câu 16). Và cho dù có dâng lễ nguyện Salah không hướng đúng về Qiblah nếu như không có khả năng thì cũng không sao. Bắt buộc người bệnh phải dâng lễ nguyện Salah theo khả năng của bản thân: đứng, ngồi, hoặc nằm ... bởi Thiên sứ của Allah e đã nói với Imran bin Husain t khi ông bệnh:
« صَلِّ قَائِمًا ، فَإِنْ لَمْ تَسْتَطِعْ فَقَاعِدًا ، فَإِنْ لَمْ تَسْتَطِعْ فَعَلَى جَنْبٍ » رواه البخاري.
“Ngươi hãy đứng dâng lễ nguyện Salah, nếu không thể thì hãy ngồi, nếu không thể thì hãy thực hiện ngay cả nằm (trên giường bệnh)” (Albukhari).
Do đó, người bệnh phải dâng lễ nguyện Salah dù trong hoàn cảnh nào trừ phi người bệnh đã không còn tỉnh táo nữa bởi Thiên sứ của Allah e đã nói:
« رُفِعَ الْقَلَمُ عَنْ ثَلاَثَةٍ عَنِ النَّائِمِ حَتَّى يَسْتَيْقِظَ وَعَنِ الْمَجْنُونِ حَتَّى يُفِيقَ وَعَنِ الصَّغِيرِ حَتَّى يَبْلُغَ » رواه ابن ماجه.
“Cây viết được giơ lên (không viết) đối với ba dạng: người ngủ cho đến khi thức dậy, người mất trí (tâm thần, điên dại) cho đến khi tỉnh lại, và trẻ con đến khi dậy thì” (Ibnu Ma-jah).
Tuy nhiên, nếu sự mất trí diễn ra trong hai, ba ngày do bệnh tình rồi tỉnh lại thì phải thực hiện bù lại bởi tình trạng này giống như tình trạng ngủ. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz 15/184)
    Một người phụ nữ không nhịn chay Ramadan do máu hậu sản nhưng cũng không có khả năng nhịn bù lại cho tới khi vào Ramadan thứ hai
•    Hỏi: Một người phụ nữ không nhịn chay Ramadan do trong thời gian máu hậu sản nhưng không thể nhịn chay bù lại do phải cho con bú cho đến khi Ramadan kế tiếp, vậy cô ta phải làm thế nào?
•    Trả lời: Bắt buộc người phụ nữ này phải nhịn chay bù lại những ngày mà cô ta không nhịn chay cho dù sau Ramadan thứ hai bởi vì cô ta không nhịn chay bù lại giữa Ramadan thứ nhất và thứ hai là có nguyên do chính đáng, tuy nhiên, nếu không có sự khó khăn trong việc nhịn chay bù vào mùa đông hoặc nhịn một ngày nghỉ một ngày thì bắt buộc cô ta phải thực hiện nhịn chay như thế ngay cả khi đang cho con bú. Do đó, cô ta phải cố gắng những gì trong khả năng trong việc nhịn chay bù lại cho Ramadan đã qua trước khi vào Ramadan kế tiếp; còn nếu như cô ta không có khả năng thì không vấn đề gì nếu như cô ta trì hoãn việc nhịn bù lại cho đến Ramadan thứ hai. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Ibnu Uthaimeen: 19/381)
    Người phụ nữ không nhịn chay hai Ramadan vì hạ sinh em bé nhưng không nhịn chay bù lại vì thiếu hiểu biết giáo luật; nhưng hiện giờ người phụ nữ này đã lớn tuổi không có khả năng nhịn chay.
•    Hỏi: Mẹ tôi không nhịn chay hai tháng Ramadan, sự việc đó xảy ra cách đây hơn kém 15 năm. Việc mẹ tôi không nhịn chay trong hai tháng Ramadan đó là do bà hạ sinh em bé trong hai năm liên tiếp, và lúc đó bà cứ ngỡ không cần phải nhịn chay bù lại nhưng cuối cùng bà nghe rằng bắt buộc phải nhịn chay bù lại những ngày đã bị bỏ lỡ. Tuy nhiên, mẹ tôi hiện giờ đã lớn tuổi gần 60 tuổi và bà mang một số chứng bệnh, bà không thể nhịn chay bù lại với khoảng thời gian như thế, và được biết mẹ tôi trong bảy năm đã liên tục nhịn chay thêm Sunnah sáu ngày của tháng Shauwaal vì Allah. Xin hỏi mẹ tôi phải làm thế nào, quả thật bà ấy rất lo?
•    Trả lời: Bắt buộc mẹ bạn phải nhịn chay bù lại cho hai tháng Ramadan đã qua đó. Bà có thể nhịn chay bù lại trong những ngày mùa đông với thời gian ban ngày ngắn hơn và thời tiết cũng ít nóng hơn, và bà cũng có thể nhịn chay bù lại một cách không liên tục bởi vì Allah phán {hãy nhịn bù lại vào những ngày khác} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185) nhưng Ngài không bắt buộc phải nhịn bù lại một cách liên tục với những ngày nối tiếp nhau mà sự liên tục chỉ bắt buộc đối với trong những ngày của Ramadan mà thôi. Trong vấn đề này rất thoáng, cho nên mẹ bà ấy có thể nhịn chay bù lại theo khả năng của bà. Còn nếu như bà không còn khả năng nhịn chay thì bà được phép nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo tức ba mươi ngày cho một tháng và ba mươi ngày cho một tháng tiếp theo, tổng cộng tất cả là 60 người nghèo cả thảy, bà có thể đưa thức ăn cho 30 người, mỗi một người hai ngày thức ăn, một ngày từ tháng của năm thứ nhất và một ngày từ tháng của năm thứ hai, như vậy, 30 người nghèo thay cho 60 người nghèo chỉ có điều mỗi người được cho hai ngày ăn.
•    Xin hỏi Sheikh: Có phải theo hình thức Kaffa-rah thì không được phép cho chẳng hạn như cho ba người nghèo hoặc bốn người nghèo với nhiều ngày?
Sheikh  trả lời: Nói một cách tổng thể thì không đúng có nghĩa là không đúng khi cho một người nghèo nhiều ngày thức ăn mà phải cho mỗi ngày một người.
•    Xin hỏi Sheikh: Nếu số lượng người nghèo không đủ chỉ số trong thành phố thì sao?
Sheikh  trả lời: Nếu không dễ tìm kiếm đủ số lượng người nghèo trong thành phố này thì có thể tìm kiếm ở những nơi khác, cũng giống như đối tượng hưởng của Zakah nếu không có trong thành phố này thì bắt buộc phải xem ở thành phố khác để đưa của Zakah cho họ.
•    Xin hỏi Sheikh: Như vậy chỉ được phép phân 60 người nghèo hoặc 30 người nghèo theo cách mỗi hai ngày cho một người nghèo?
Sheikh  trả lời: Đúng vậy, cho mỗi một người nghèo tuy nhiên hai ngày là của hai năm khác nhau chứ không phải của một năm.
(Theo Fata-wa “Ánh sáng trên con đường” của Sheikh Ibnu Uthaimeen).
    Người phụ nữ không nhịn chay Ramadan do máu hậu sản và kinh nguyệt và đã dùng hình thức nuôi ăn người nghèo để thay thế cho việc nhịn bù lại.
•    Hỏi: Một người phụ nữ vẫn còn trẻ, cô là một giáo viên, cô có bốn đứa con. Người phụ nữ này đã không nhịn chay Ramadan có nguyên do chính đáng đó là trong thời gian máu hậu sản và kinh nguyệt hàng tháng; tuy nhiên, mỗi khi xong tháng Ramadan ân phúc thì cô ta không nhịn chay bù lại những ngày đã bỏ lỡ mà cô ta lại dùng cách nuôi ăn người nghèo, cô ta nói: ai nói rằng không được phép dùng hình thức nuôi ăn người nghèo để thay thế mà phải nhịn chay là nói dối.
•    Trả lời: Bắt buộc đối với ai không nhịn chay vào ban ngày của Ramadan có lý do chính đáng như bị bệnh hoặc đi đường xa hoặc có kinh nguyệt hay trong thời gian máu hậu sản phải nhịn chay bù lại, không được phép dùng hình thức nuôi ăn người nghèo để thay thế khi mà họ vẫn có khả năng nhịn chay bởi lẽ Allah đã phán:
﴿ وَمَنْ كَانَ مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ  ﴾ [سورة البقرة: 185].
{Ai trong các ngươi bị bệnh hoặc đang đi đường xa thì hãy nhịn bù lại vào những ngày khác} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).
Khi nào có báo cáo của bác sĩ rằng cô ta không thể nhịn chay thì lúc bấy giờ cô ta mới dùng hình thức nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo với nửa Sa’ lúa mì, gạo hoặc những lương thực trong xứ, và cô ta phải nuôi ăn thêm mỗi ngày một người nghèo vì cô ta đã trì hoãn việc nhịn chay bù lại đến Ramadan tiếp theo mà không có lý do chính đáng theo giáo luật. Còn lời nói của cô ta: “ai nói rằng không được phép dùng hình thức nuôi ăn người nghèo để thay thế mà phải nhịn chay là nói dối” là không đúng. Bắt buộc phải nhịn chay bù lại trừ trường hợp không còn khả năng nhịn chay thì mới phải dùng đến hình thức nuôi ăn để thay thế. Quả thật, bà A’ishah  khi được hỏi về điều đó thì bà nói:
« كَانَ يُصِيبُنَا ذَلِكَ فَنُؤْمَرُ بِقَضَاءِ الصَّوْمِ وَلاَ نُؤْمَرُ بِقَضَاءِ الصَّلاَةِ » متفق عليه.
“Vấn đề đó xảy đến với chúng tôi thì chúng tôi được lệnh phải nhịn chay bù lại nhưng chúng tôi không được lệnh phải dâng lễ nguyện Salah bù lại” (Albukhari, Muslim).
                              (Ủy ban thường trực 10/343).
     Người phụ nữ không nhịn chay những ngày của Ramadan và không có khả năng nhịn chay bù lại do mang thai.
•    Hỏi: Một người phụ nữ không nhịn chay năm ngày trong Ramadan, cô ta chưa nhịn chay bù lại thì mang thai, khi cô ta muốn nhịn chay bù lại thì không thể, và ngày sinh sẽ rơi vào Ramadan cho nên cô ta cũng không thể nhịn chay Ramadan đó, vậy cô ta phải làm sao? Cô ta có phải nhịn chay bù lại tháng Ramadan đó và năm ngày kia không hay nuôi ăn năm ngày và nhịn bù cho tháng Ramadan đó?
•    Trả lời: Nếu sự việc giống như lời kể thì cô ta phải nhịn chay bù lại năm ngày kia và nhịn chay bù cho tháng Ramadan nhưng không phải chịu phạt Kaffa-rah. (Ủy ban thường trực 10/343).
    Một người phụ nữ không nhịn chay bù lại vì việc sinh nở luôn lặp đi lặp lại trong tháng Ramadan.
•    Hỏi: Giới luật qui định thế nào đối với người lặp đi lặp lại việc sinh nở hơn một lần vào tháng Ramadan và không thể nhịn chay bù lại?
•    Trả lời: Bắt buộc người phụ nữ hạ sinh em bé vào tháng Ramadan phải nhịn chay bù lại những ngày đã không nhịn chay sau Ramadan đó. Nếu cô ta trễ nải việc nhịn chay bù lại đến Ramadan kế tiếp mà không có lý do chính đáng theo giáo luật thì bắt buộc cô ta nhịn chay bù lại đồng thời phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo tương ứng với số ngày cô ta không nhịn chay trong tháng Ramadan đã qua; còn nếu việc trễ nải việc nhịn bù có lý do chính đáng theo giáo luật thì chỉ bắt buộc cô ta nhịn chay bù lại những ngày đã không nhịn chay mà thôi. (Ủy ban thường trực: 10/367)
    Người phụ nữ vì không biết đã nhịn chay luôn cả những ngày có kinh nguyệt.
•    Hỏi: Một phụ nữ nói rằng chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên của cô ta diễn ra trong tháng Ramadan và lúc đó cô ta được mười ba tuổi. Cô ta đã dâng lễ nguyện Salah, nhịn chay nhưng không nhịn chay bù lại những ngày của chu kỳ kinh, và lúc đó cô ta không biết rằng giáo lý cấm nhịn chay trong lúc có kinh cũng như phải nhịn chay bù lại sau Ramadan. Quả thật, điều này xảy ra cách đây nhiều năm, vậy bây giờ cô ta có phải nhịn chay bù lại cho những ngày đó không?
•    Trả lời: Thứ nhất: Người có kinh không được phép nhịn chay trong thời gian của chu kỳ kinh và cũng không được dâng lễ nguyện Salah. Hành động nhịn chay và dâng lễ nguyện Salah trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ nêu trên là sai, cô ta phải sám hối với Allah và cầu xin Ngài tha thứ tội lỗi, bởi lẽ không thể chấp nhận lý do không hiểu biết trong trường hợp này vì bắt buộc cô ta phải đi hỏi thăm những người hiểu biết.
Thứ hai: Cô ta phải nhịn chay bù lại tất cả những ngày của chu kỳ kinh nguyệt đó của tháng Ramadan, nhịn chay không có giá trị trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, và cô ta phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo nửa Sa’ lương thực của từng nơi. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz 15/189).
    Người phụ nữ vẫn nhịn chay khi chu kỳ kinh nguyệt đến.
•    Hỏi: Tôi hết chu kỳ kinh, sau đó mười ngày tôi lại thấy kinh, nó diễn ra được bốn ngày thì tôi uống thuốc rồi nó ngưng, .. đó là tháng Ramadan năm 1400 hijri, tuy nhiên, trong bốn này đó tôi vẫn nhịn chay, vậy tôi có phải nhìn chay bù lại bốn ngày đó không hay bốn ngày nhịn chay trước đó của tôi đã đủ rồi, và xin cho biết máu trong bốn ngày đó có màu đen?
•    Trả lời: Bạn phải nhịn chay bù lại bốn ngày đó vì bạn đã nhịn chay trong lúc có kinh là không đúng, theo lời bạn trình bày thì máu trong bốn ngày đó có màu đen thì đó chứng tỏ là máu kinh nguyệt. (Ủy ban thường trực 10/152).
    Một người phụ nữ thấy một ít máu trong đêm nhưng ban ngày không còn nữa, cô ấy nhịn chay hai ngày, sau đó là chu kì kinh nguyệt diễn ra, vậy hai ngày nhịn chay đó có giá trị không?
•    Hỏi: Một người phụ nữ cho con bú, cô ta hết máu hậu sản vào tháng thứ ba sau khi sinh. Rồi sau đó, cô ta thấy một ít máu trong đêm, ban ngày thì không thấy, cô ta đã nhịn chay hai ngày trong tình trạng như thế, sau đó cô ta thấy máu một lần nữa và lần này là chu kỳ hàng tháng của cô ta. Vậy hai ngày mà cô ta nhịn chay có giá trị không?
•    Trả lời: Nếu sự việc giống như lời bạn kể rằng máu chỉ xuất ra trong đêm mà thôi thì nhịn chay của cô ấy trong hai ngày đó là có giá trị. (Ủy ban thường trực 10/150).
    Thấy kinh nguyện trong suốt thời gian nhịn chay bù lại có làm hư nhịn chay đó không?
•    Hỏi: Khi tôi nhịn chay bù lại, vào giờ Zhuhur thì chu kỳ háng tháng của tôi đến, vậy tôi có phải nhịn chay lại ngày hôm đó không?
•    Trả lời: Khi một người phụ nữ nhịn chay rồi chu kỳ kinh nguyệt đến trong ngày hôm đó thì ngày nhịn chay đó đã không còn giá trị bởi Thiên sứ của Allah e đã nói về phụ nữ:
« أَلَيْسَ إِذَا حَاضَتْ لَمْ تُصَلِّ وَلَمْ تَصُمْ » رواه البخاري.
“Chẳng phải là khi phụ nữ có kinh thì không dâng lễ nguyện Salah và không nhịn chay đó sao!?” (Albukhari).
Người e đã nói những lời hướng về phụ nữ trong ngày Eid:
« مَا رَأَيْتُ مِنْ نَاقِصَاتِ عَقْلٍ وَدِينٍ أَذْهَبَ لِلُبِّ الرَّجُلِ الْحَازِمِ مِنْ إِحْدَاكُنَّ » . قُلْنَ وَمَا نُقْصَانُ دِينِنَا وَعَقْلِنَا يَا رَسُولَ اللهِ قَالَ « أَلَيْسَ شَهَادَةُ الْمَرْأَةِ مِثْلَ نِصْفِ شَهَادَةِ الرَّجُلِ » . قُلْنَ بَلَى . قَالَ « فَذَلِكَ مِنْ نُقْصَانِ عَقْلِهَا ، أَلَيْسَ إِذَا حَاضَتْ لَمْ تُصَلِّ وَلَمْ تَصُمْ » رواه البخاري ومسلم.
“Ta không thấy sự thiếu trí tuệ và tôn giáo kém hơn các nàng.” Họ nói: Sự thiếu tôn giáo và trí tuệ của chúng tôi là gì thưa Thiên sứ của Allah? Người nói: “Chẳng phải sự làm chứng của người phụ nữ bằng nửa sự làm chứng của người đàn ông sao”. Họ nói: Thưa đúng vậy. Người nói: “Đó là sự thiếu trí tuệ của họ, còn sự thiếu tốn giáo của họ: chẳng phải là khi phụ nữ có kinh thì không dâng lễ nguyện Salah và không nhịn chay đó sao?” (Albukhari, Muslim).
Do đó, khi nào người phụ nữ có kinh trong ban ngày thì cuộc nhịn chay ngày hôm đó của cô ta không có giá trị, và nếu như đó là ngày nhịn chay bắt buộc thì cô ta phải nhịn chay bù lại, còn nếu như đó là sự nhịn chay tự nguyện thì không cần phải nhịn bù lại. (Sheikh Ibnu Uthaimeen từ Fata-wa Ánh sáng trên con đường).
    Người phụ nữ có được phép nhịn chay bù trước cho Ramadan chưa đến không?
•    Hỏi: Người phụ nữ Muslim có được phép nhịn chay bù trước cho những ngày có thể sẽ không nhịn chay được của tháng Ramadan sắp đến hay không, đối chiếu theo việc được phép xuất Zakah Fitri trước cho nhiều năm sắp tới vì lo ngại sẽ bị hạn hán và trở nên nghèo?
•    Trả lời: Câu hỏi này thật kỳ quặc, bởi quả thật không ai bắt một người phải nhịn chay Ramadan trước khi tháng Ramadan đến cũng giống như không ai bắt một người phải dâng lễ nguyện Salah Zhuhur trước khi mặt trời nghiêng bóng. Nếu bắt một người nào đó nhịn chay Ramadan trước khi tháng Ramadan đến thì quả thật sự nhịn chay đó không mang lại giá trị gì và cũng không được Allah thừa nhận vì đó là việc làm Bid’ah mang tội. Thiên sứ của Allah e đã nói:
« لاَ تَقَدَّمُوا رَمَضَانَ بِصَوْمِ يَوْمٍ وَلاَ يَوْمَيْنِ إِلاَّ رَجُلٌ كَانَ يَصُومُ صَوْمًا فَلْيَصُمْهُ» رواه البخاري ومسلم.
“Các ngươi không được nhịn chay Ramadan trước một ngày hay hai ngày ngoại trừ người nào thường nhịn chay trước đó thì hãy nhịn chay” (Albukhari, Muslim).
Tất cả điều này đều là lo sợ con người nhịn chay Ramadan trước một hay hai ngày.
Trường hợp đối chiếu với Zakah Fitri thì quả thật Zakah Fitri cũng không được phép xuất trước thời điểm của nó cho dù có sợ hạn hán đi chăng nữa, chỉ được phép thực hiện Zakah Fitri trước ngày Eid Fitri một hay hai ngày mà thôi. Cho nên, nếu một người xuất Zakah Fitri vào nửa tháng Ramadan, theo quan điểm đúng nhất trong các quan điểm của giới học giả, thì việc xuất Zakah đó không có giá trị. Nếu ngay cả trong tháng Ramadan cũng không có giá trị thì nói chi là xuất Zakah Fitri trước cho nhiều năm, câu nói này chẳng học giả nào nói cả, và tôi cũng không nghĩ rằng có người lại hỏi với câu hỏi như thế này, tuy nhiên, dù thế nào khi có người hỏi thì bắt buộc phải trả lời. Trả lời cho câu hỏi này, tôi nói: không được phép nhịn chay Ramadan trước khi Ramadan đến và cũng không được phép xuất Zakah Fitri trước Eid Fitri ngoại trừ trước một hay hai ngày mà thôi. (Sheikh Ibnu Uthaimeen từ Fata-wa Ánh sáng trên con đường).
    Một người đàn ông giao hợp với vợ của anh ta trong lúc cô ta đang nhịn chay bù lại.
•    Hỏi: Vào một ngày, vợ tôi đang nhịn chay bù lại cho những ngày đã bỏ lỡ của tháng Ramadan, vào giờ trưa trước Zhuhur của ngày hôm đó, tôi đã giao hợp với cô ấy. Rồi sau đó tôi cảm thấy trong lòng có một điều gì đó không đúng về sự việc đã xảy ra chỉ có điều là không chắc chắn, tôi biết rằng người nhịn chay khuyến khích được quyền làm chủ bản thân nếu muốn thì tiếp tục hoàn tất cuộc nhịn chay còn không thì có thể ngừng nhịn chay tùy thích mà không phải nhịn chay bù lại... tôi cứ nghĩ rằng việc nhịn bù cho ngày hôm đó còn rất nhiều thời gian khác nữa dựa theo lý rằng nghĩa vụ nhịn chay cũng được xí xóa qua việc được phép xả chay.
Hôm nay tôi rất lo lắng sau khi nghe được chương trình nhắc nhở và vợ tôi cũng thế. Xin Sheikh cho biết chúng tôi có phải chịu hình phạt Kaffa-rah hay chỉ một trong hai chúng tôi bị phạt trong khi tôi không phải là người nhịn chay trong ngày hôm đó?
•    Trả lời: Việc nhịn chay bù lại cho tháng Ramadan của một người là bắt buộc, khi đã đi vào sự nhịn chay thì bắt buộc phải hoàn tất nó không được dừng lại ngoại trừ có lý do chính đáng theo giáo luật, người chồng không được phép bắt người vợ đang nhịn chay bù lại phải ngừng nhịn, anh ta cũng không được phép giao hợp với cô ấy và cô ấy không phải vâng lời anh ta về điều đó.
Tuy nhiên, bạn đã giao hợp với vợ trong khi cô ấy đang nhịn chay bù lại cho tháng Ramadan nên bắt buộc bạn và vợ bạn phải sám hối về sự việc đã xảy ra, vợ bạn phải nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó nhưng cô ấy không phải chịu phạt Kaffa-rah; bởi vì hình phạt Kaffa-rah chỉ đối với những ai giao hợp trong tháng Ramadan mà thôi, còn đối với nhịn chay bù thì không phải chịu hình phạt Kaffa-rah dựa theo quan điểm hợp lý nhất trong hai quan điểm của giới học giả. (Ủy ban thường trực: 10/351)
    Không được phép dừng nhịn chay bù lại trừ phi có lý do chính đáng theo giáo luật.
•    Hỏi: Một người bạn của tôi, cô ấy nói rằng có một ngày cô ấy nhịn chay bù lại, rồi bổng nhiên có khách đến thăm nhà của cô ấy, vì muốn thể hiện sự hiếu khác nên cô ấy đã ngừng nhịn chay trong ngày hôm đó để cùng ăn uống với khách. Cô ấy hỏi tôi về vấn đề đó thì tôi bảo rằng được phép, không sao cả bởi vì Thiên sứ của Allah đã từng đến với một trong các bà vợ của Người trong lúc Người đang nhịn chay. Người đã hỏi vợ của Người rằng nếu bà có thức ăn thì Người sẽ xả chay và ăn với bà còn không thì Người tiếp tục nhịn chay. Như vậy có đúng không? Người nhịn chay bù lại khi có điều cần ngừng nhịn chay có được phép ngừng nhịn chay hay không?
•    Trả lời: Nếu là nhịn chay bù lại cho những ngày Wajib chẳng hạn như nhịn chay bù cho Ramadan thì không được phép ngừng nhịn ngoại trừ trường hợp cần thiết một cách khẩn cấp; còn việc ngừng nhịn vì để tiếp khách viếng là Haram không được phép, bởi lẽ theo nguyên tắc giáo lý: “Người nào được qui định điều bắt buộc thì y phải hoàn thành nghĩa vụ đó trừ phi có lý do chính đáng theo giáo luật”.
Riêng đối với nhịn chay bù cho những ngày nhịn chay khuyến khích thì không bắt buộc phải hoàn tất bởi vì đó không phải là điều Wajib.
Như vậy, người nhịn chay khuyến khích khi xảy ra những điều cần ngừng nhịn chay thì được phép ngưng nhịn chay, bởi vì một Hadith ghi lại rằng Thiên sứ của Allah e đã đến với bà A’ishah , người mẹ của những người có đức tin, Người e nói: “Nàng có gì không?”. Bà nói: Chúng ta được biếu món Hais. Người e nói:
« أَرِينِيهِ فَلَقَدْ أَصْبَحْتُ صَائِمًا »
“Hãy mang đến cho Ta xem, quả thật sáng dậy Ta đã nhịn chay”
Khi nhìn thấy thức ăn thì Người e đã ăn. (Hadith do Muslim ghi lại).
Đó là đối với nhịn chay khuyến khích (Sunnah) chứ không phải nhịn chay bắt buộc (Fardhu).
Tôi khuyên người chị (em) hỏi câu hỏi này hãy đừng cho Fata-wa trừ phi đã biết rõ vấn đề, bởi việc Fata-wa là nói về lời của Allah, nhưng nói về Allah một cách không có kiến thức là Haram như Ngài đã phán:
﴿ وَلَا تَقۡفُ مَا لَيۡسَ لَكَ بِهِۦ عِلۡمٌۚ إِنَّ ٱلسَّمۡعَ وَٱلۡبَصَرَ وَٱلۡفُؤَادَ كُلُّ أُوْلَٰٓئِكَ كَانَ عَنۡهُ مَسۡ‍ُٔولٗا ٣٦ ﴾ [سورة الإسراء: 36]
{Và chớ làm chứng cho điều mà ngươi không biết một tí nào. Chắc chắn cái nghe, cái thấy, và trái tim, tất cả những (bộ phận cảm giác) đó sẽ bị hạch hỏi về điều đó.} (Chương 28 – Al-Isra’, câu 36).
﴿ قُلۡ إِنَّمَا حَرَّمَ رَبِّيَ ٱلۡفَوَٰحِشَ مَا ظَهَرَ مِنۡهَا وَمَا بَطَنَ وَٱلۡإِثۡمَ وَٱلۡبَغۡيَ بِغَيۡرِ ٱلۡحَقِّ وَأَن تُشۡرِكُواْ بِٱللَّهِ مَا لَمۡ يُنَزِّلۡ بِهِۦ سُلۡطَٰنٗا وَأَن تَقُولُواْ عَلَى ٱللَّهِ مَا لَا تَعۡلَمُونَ ٣٣ ﴾ [سورة الأعراف : 33 ]
{Hãy bảo chúng (Muhammad!) Thượng Đế của Ta chỉ cấm làm các điều thô bỉ và sàm bậy, dù công khai hay thầm kín, Ngài cấm làm những điều tội lỗi, cấm việc áp bức và chèn ép kẻ khác bất chấp lẽ phải và sự thật, cấm làm điều Shirk với Allah điều mà Ngài không bao giờ chấp thuận và Ngài cấm việc nói bậy cho Allah những điều mà các ngươi không biết.} (Chương 7 – Al-‘Araf, câu 33).
Bởi thế, không ai được phép cho lời Fata-wa về giáo luật của Allah mà không có sự hiểu biết. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Ibnu Uthaimeen: 20/62)
    Nếu sự nhịn chay làm bệnh tình nặng thêm hoặc làm căn bệnh lâu khỏi thì được phép thôi nhịn chay và phải bù lại.
•    Hỏi: Một người Muslim bị bệnh trĩ nặng, một loại bệnh nan y, thường chảy máu do nhiễm trùng nặng. Người này bị chảy máu trong suốt thời gian Ramadan ân phúc. Đi khám với bác sĩ chuyên khoa về căn bệnh này thì bác sĩ bảo căn bệnh này cần phải điều trị lâu dài .. bác sĩ bảo phải ăn uống để điều trị, bác sĩ kê toa thuốc, người đó đã uống và máu không còn chảy ra nữa. Hỏi người bệnh trong tình trạng như thế có được phép không nhịn chay để uống thuốc điều trị và người đó vẫn thực hiện năm lễ nguyện Salah khi máu vẫn đang tiếp tục chảy ra làm bẩn quần áo lót và quần áo ngoài?
•    Trả lời: Nếu trường hợp giống như lời bạn kể tức sự nhịn chay sẽ làm cho căn bệnh nặng thêm hoặc lâu khỏi thì người đó được phép không nhịn chay và phải nhịn bù lại khi đã khỏi bệnh như Allah đã phán:
﴿ فَمَن كَانَ مِنكُم مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ  ﴾ [سورة البقرة: 184].
{Ai trong các ngươi bị bệnh hoặc đang đi đường xa thì hãy nhịn bù lại vào những ngày khác} (Chương 2 – Albaqarah, câu 184).
Người đó phải dâng lễ nguyện Salah theo khả năng của mình, y có thể dâng lễ nguyện Salah bằng cách đứng, ngồi, hay nằm tùy theo khả năng như Thiên sứ của Allah e đã nói:
« صَلِّ قَائِمًا ، فَإِنْ لَمْ تَسْتَطِعْ فَقَاعِدًا ، فَإِنْ لَمْ تَسْتَطِعْ فَعَلَى جَنْبٍ » رواه البخاري.
“Hãy đứng dâng lễ nguyện Salah, nếu không thể đứng thì hãy ngồi, nếu không thể ngồi thì hãy nằm” (Albukhari).
Người đó phải làm Taha-rah để Salah sau khi vào giờ tức làm Wudu’ cho mỗi lễ nguyện Salah, bởi vì Thiên sứ của Allah e đã bảo bà Hamnah con gái của ông Jahash làm Wudu’ cho mỗi lễ nguyện Salah khi bà bị rong kinh, bà không thể vệ sinh phần kín. (Ủy ban thường trực: 10/192)
    Người bệnh cần phải dùng thuốc mỗi ngày, nếu ngưng uống thuốc thì bệnh tình sẽ nặng thêm.
•    Hỏi: Tôi là người đàn ông bị bệnh thần kinh tọa, đi khám thì được bác sĩ cho toa thuốc điều trị lâu dài và liên tục, phải uống thuốc mỗi ngày ba lần, nếu có sự gián đoạn căn bệnh có thể nặng hơn thậm chí có thể té ngả mà không kiểm soát được. Tôi muốn nhịn chay nhưng tôi sợ nếu việc uống thuốc mỗi ngày bị gián đoạn thì căn bệnh của tôi khó khỏi?
•    Trả lời: Nếu vậy thì đừng nhịn chay, cầu xin Allah ban phúc lành cho anh. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ وَمَنْ كَانَ مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ  ﴾ [سورة البقرة: 185].
{Ai bị bệnh hoặc đang đi đường xa thì hãy nhịn bù lại vào những ngày khác} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).
Tình trạng của anh là phải dùng thuốc thường xuyên và liên tục mỗi ngày thì anh không phải nhịn chay cho đến khi Allah cho anh khỏi bệnh. Anh hãy hỏi các bác sĩ đã cho anh thuốc, nếu căn bệnh này theo chẩn đoán và kinh nghiệm hiểu biết bệnh lý của họ cần phải dùng thuốc liện tục như thế để hạn chế các triệu chứng chứ không thể khỏi thì anh hãy dùng hình thức nuôi ăn người nghèo để thay thế giống như trường hợp của những người lớn tuổi già yếu. Cách nuôi ăn người nghèo là mỗi ngày một người nghèo với nửa Sa’ chà là khô, hoặc gạo, có thể cho một người nghèo duy nhất hay nhiều người, có thể cho vào đầu, giữa hay cuối tháng Ramadan. Còn trường hợp các bác sĩ cho biết rằng căn bệnh này có hy vọng chữa khỏi sau hai hay ba năm chẳng hạn Insha-Allah thì anh sẽ đợi đến khi nào khỏi rồi nhịn chay bù lại. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz: 15/218)
    Một người không nhịn chay những ngày Ramadan do bị bệnh.
•    Hỏi: Tôi bị đau ở vùng bụng làm tôi không thể nhịn chay Ramadan nguyên tháng, tôi phải làm sao?
    Trả lời: Nếu người Muslim bị đau bụng hay bị bệnh mà không thể nhịn chay hoặc có sự khó khăn trong việc nhịn chay thì người đó không nhịn chay, đợi khi nào khỏi bệnh thì nhịn chay bù lại bởi Allah, Đấng Tối Cao đã phán:
﴿ شَهۡرُ رَمَضَانَ ٱلَّذِيٓ أُنزِلَ فِيهِ ٱلۡقُرۡءَانُ هُدٗى لِّلنَّاسِ وَبَيِّنَٰتٖ مِّنَ ٱلۡهُدَىٰ وَٱلۡفُرۡقَانِۚ فَمَن شَهِدَ مِنكُمُ ٱلشَّهۡرَ فَلۡيَصُمۡهُۖ وَمَن كَانَ مَرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۗ يُرِيدُ ٱللَّهُ بِكُمُ ٱلۡيُسۡرَ وَلَا يُرِيدُ بِكُمُ ٱلۡعُسۡرَ وَلِتُكۡمِلُواْ ٱلۡعِدَّةَ وَلِتُكَبِّرُواْ ٱللَّهَ عَلَىٰ مَا هَدَىٰكُمۡ وَلَعَلَّكُمۡ تَشۡكُرُونَ ١٨٥ ﴾ [سورة البقرة: 185].
{Tháng Ramadan là tháng mà Kinh Qur’an được ban xuống làm Chỉ đạo cho nhân loại và mang bằng chứng rõ rệt về sự Chỉ đạo và Tiêu chuẩn phân biệt phúc tội. Bởi thế, ai trong các ngươi chứng kiến tháng đó thì phải nhịn chay, và ai bị bệnh hoặc đi xa nhà thì phải nhịn chay bù lại số ngày đã thiếu. Allah muốn điều dễ dàng cho các ngươi chứ Ngài không muốn gây khó khăn cho các ngươi, và Ngài muốn cho các ngươi hoàn tất số ngày nhịn chay theo ấn định và Ngài muốn cho các ngươi tán dương Ngài về việc Ngài hướng dẫn các ngươi và để cho các ngươi có dịp tạ ơn Ngài.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).
    Bác sĩ bảo người bệnh phải chia các bữa ăn thành sáu bữa ăn nhỏ mỗi ngày vì cơ thể người bệnh yếu .. người phụ nữ này không thể nhịn chay bù lại thì phải làm sao?
•    Hỏi: Vợ tôi bị bệnh dạ dày, đi khám tại bệnh viện chuyên khoa Al-Hada ở Ta-if, vào Ramadan năm ngoái cố ấy nhịn chay được mười ngày và không thể hoàn tất những ngày còn lại của Ramadan, bác sĩ chuyên khoa nói với chúng tôi: cô ấy nên chia mỗi ngày thành sáu bữa ăn vì cô ấy rất yếu. Bây giờ sắp đến Ramadan rồi mà cô ấy vẫn chưa có khả năng nhịn chay bù lại cho những ngày của Ramadan năm ngoái, xin hỏi vậy cô ấy có được dùng hình thức nuôi ăn người nghèo để thay thế nhịn chay không? Hiện tại bác sĩ vẫn khuyên là để cô ấy ăn mỗi ngày sáu bữa.
    Trả lời: Nếu thực tế đúng như lời kể thì cô ấy có lý do chính đáng được giáo lý qui định là không nhịn chay Ramadan nhưng cô ấy phải nhịn chay bù lại khi nào đã khỏe lại và đủ sức nhịn chay, tương tự nếu không nhịn chay của Ramadan hiện tại hoặc Ramadan kế tiếp sau đó thì cô ấy cứ không nhịn chay mà hãy nhịn chay bù lại khi nào Allah cho khỏi bệnh. (Ủy ban thường trực: 10/191)
    Một nữ bệnh nhân được bác sĩ nói rằng nhịn chay làm hại sức khỏe của cô ta thì phải làm sao?
•    Hỏi: Một người phụ nữ trải qua cuộc giải phẫu trước khi vào tháng Ramadan, cuộc giải phẫu như sau: cắt bỏ hoàn toàn một bên thận và lấy sỏi bên thận thứ hai. Các bác sĩ khuyên suốt đời không được nhịn chay. Cho hỏi giới luật Kaffa-rah cho trường hợp đó như thế nào và cách nuôi ăn sáu mươi người nghèo trong trường hợp đó? Có bắt buộc phải Kaffa-rah cho trường hợp đó khi mà bác sĩ đã khuyên không nhịn chay vì lo sợ cho cuộc sống của cô ấy? Có phải bắt buộc phải Kaffa-rah hàng năm không và có được phép Kaffa-rah bằng tiền không?
    Trả lời: Nếu bác sĩ là người Muslim đáng tin bảo rằng nhịn chay sẽ gây hại đến cô ấy thì cô ấy không nhịn chay mà dùng hình thức nuôi ăn người nghèo để thay thế, cô ta phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo với nửa Sa’ lúa mì hoặc gạo hoặc chà là khô hoặc lương thực trong xứ nhưng không được phép Kaffa-rah bằng tiền. (Ủy ban thường trực: 10/182)
    Bác sĩ khuyên không nên nhịn chay do bệnh thận.
•    Hỏi: Tôi bị bệnh thận và các bác sĩ khuyên tôi không nên nhịn chay, tôi không quan tâm đến lời khuyên của họ nên tôi đã nhịn chay và cơn đau thật sự có sự gia tăng. Vậy xin hỏi tôi có bị sao không nếu tôi không nhịn chay và hình thức Kaffa-rah cho điều đó là gì?
    Trả lời: Khi nào sự nhịn chay gây khó khăn cho bạn và làm cho bệnh tình nặng hơn và bác sĩ Muslim đáng tin khuyên bạn rằng nhịn chay sẽ gây hại đến sức khỏe và làm bệnh tình nặng hơn và khiến tính mạng của bạn nguy hiểm thì bạn được phép không nhịn chay và nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo và bạn không phải nhịn chay bù lại bởi vì bạn không thể nhịn bù lại; tuy nhiên, nếu bệnh tình của bạn đã khỏi và sức khỏe của bạn đã hồi phục hoàn toàn thì bạn phải nhịn chay giống như bao người khác và bạn không phải nhịn chay bù lại cho những năm đã qua, những năm mà bạn đã không nhịn chay mà đã dùng hình thức Kaffa-rah để thay thế. (Sheikh  Ibn Jibreen từ Fata-wa Islamiyah: 2/138)
    Các bác sĩ bảo người bệnh phải uống nước thường xuyên, nếu không căn bệnh sẽ quay lại, vậy người bệnh sẽ làm thế nào?
•    Hỏi: Tôi bị đau thận và đã trải qua cuộc giải phẫu hai lần, các bác sĩ khuyên tôi phải uống nước thường xuyên cả ngày lẫn đêm, một ngày không được ít hơn 2 lít rưỡi, nếu trong ba giờ liên tục không có nước thì sẽ rất nguy hiểm. Vậy tôi có làm theo lời khuyên của họ không hay là tôi phó thác cho Allah và cứ nhịn chay bình thường? Nếu tôi không nhịn chay thì cách Kaffa-rah như thế nào?
    Trả lời: Nếu đúng như lời bạn nói và những vị bác sĩ kia là những bác sĩ giỏi thì bạn được phép không nhịn chay để giữ gìn và bảo vệ sức khỏe của bạn và để ngăn sự nguy hại đến tính mạng của bạn. Nhưng sau khi bạn khỏe lại và có khả năng nhịn bù lại mà không ảnh hưởng gì tới sức khỏe thì bạn phải nhịn chay bù lại; còn nếu tình trạng bệnh lý của bạn cứ kéo dài hoặc trong thận của bạn sẽ hình thành sỏi nếu không uống nước thường xuyên và liên tục như lời bác sĩ đã nói và bệnh của bạn không hy vọng khỏi hẳn thì bắt buộc bạn phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo tương ứng với số ngày mà bạn không nhịn chay. (Ủy ban thường trực: 10/179)
    Người bị bệnh thận được bác sĩ khuyên uống nước thường xuyên và bác sĩ cũng cho biết rằng nhịn chay sẽ làm tăng thêm lượng sỏi trong thận.
•    Hỏi: Người bị bệnh thận không có khả năng nhịn chay; bởi vì bác sĩ khuyên người bệnh đó nên dùng các chất lỏng thường xuyên, họ còn nói với người bệnh đó: nhịn chay sẽ làm tăng thêm các viên sỏi trong thận và sẽ hủy hoại thận. Xin hỏi giới luật qui định cho trường hợp này thế nào?
    Trả lời: Trả lời cho trường hợp đó tôi nói: nếu đây là tình trạng thực sự của bệnh nhân và bệnh này được coi là một trong những căn bệnh kéo dài thì người bệnh được phép không nhịn chay mà nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo như đã được nói. Cách nuôi ăn thì hoặc là nấu thức ăn rồi mời gọi họ đến ăn hoặc phát gạo hay lúa mì cho từng người, nếu như nấu ăn mà có thêm thịt và những thức ăn phụ khác thì càng tốt.
Trường hợp nếu bác sĩ nói: với căn bệnh này thì việc nhịn chay sẽ gây hại đến bạn vào những ngày nắng nóng nhưng sẽ không gây hại đến bạn vào những ngày mùa đông thì bạn phải trì hoãn sự nhịn chay đến những ngày mùa đông và không được dùng hình thức nuôi ăn người nghèo để thay thế. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Ibnu Uthaimeen: 19/124)           
    Người phụ nữ mắc chứng bệnh đột quỵ và được các bác sĩ khuyên không nhịn chay
•    Hỏi: Một người phụ nữ mắc chứng bệnh đột quỵ và các bác sĩ ngăn không cho nhịn chay, vậy giới luật qui định thế nào về trường hợp này?
    Trả lời: Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ شَهۡرُ رَمَضَانَ ٱلَّذِيٓ أُنزِلَ فِيهِ ٱلۡقُرۡءَانُ هُدٗى لِّلنَّاسِ وَبَيِّنَٰتٖ مِّنَ ٱلۡهُدَىٰ وَٱلۡفُرۡقَانِۚ فَمَن شَهِدَ مِنكُمُ ٱلشَّهۡرَ فَلۡيَصُمۡهُۖ وَمَن كَانَ مَرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۗ يُرِيدُ ٱللَّهُ بِكُمُ ٱلۡيُسۡرَ وَلَا يُرِيدُ بِكُمُ ٱلۡعُسۡرَ وَلِتُكۡمِلُواْ ٱلۡعِدَّةَ وَلِتُكَبِّرُواْ ٱللَّهَ عَلَىٰ مَا هَدَىٰكُمۡ وَلَعَلَّكُمۡ تَشۡكُرُونَ ١٨٥ ﴾ [سورة البقرة: 185].
{Tháng Ramadan là tháng mà Kinh Qur’an được ban xuống làm Chỉ đạo cho nhân loại và mang bằng chứng rõ rệt về sự Chỉ đạo và Tiêu chuẩn phân biệt phúc tội. Bởi thế, ai trong các ngươi chứng kiến tháng đó thì phải nhịn chay, và ai bị bệnh hoặc đi xa nhà thì phải nhịn chay bù lại số ngày đã thiếu. Allah muốn điều dễ dàng cho các ngươi chứ Ngài không muốn gây khó khăn cho các ngươi, và Ngài muốn cho các ngươi hoàn tất số ngày nhịn chay theo ấn định và Ngài muốn cho các ngươi tán dương Ngài về việc Ngài hướng dẫn các ngươi và để cho các ngươi có dịp tạ ơn Ngài.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).
Nếu một người bị bệnh với một căn bệnh mà không có hy vọng khỏi thì người đó không nhịn chay mà nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo. Cách nuôi ăn: phát thức ăn cho họ từ gạo, tốt hơn nữa là có kèm theo thịt và những thức ăn phụ khác hoặc mời họ đến dùng bữa tối hay bữa trưa.
Đây là giới luật đối với người bệnh không có hy vọng khỏi, và người phụ nữ bị một căn bệnh như lời của người đặt câu hỏi thuộc dạng này nên bắt buộc cô ta phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Ibnu Uthaimeen: 19/115)
    Người bệnh được bác sĩ khuyên không nhịn chay trong thời gian năm năm phải làm sao?
•    Hỏi: Anh tôi bị viêm loét bao tử, bác sĩ chuyên khoa đã giới hạn dùng một số loại thức ăn nhất định và cấm không cho nhịn chay trong khoảng thời gian 5 năm, anh tôi đã thử nhịn chay và thực sự thấy có ảnh hưởng, xin hỏi trường hợp của anh tôi ra sao?
    Trả lời: Nếu sự việc đúng như lời bạn nói về anh của bạn, và bác sĩ cấm anh của bạn nhịn chay là một bác sĩ giỏi, kinh nghiệm, uy tín và đáng tin cậy thì anh ta phải nghe theo lời khuyên của bác sĩ đó là không nhịn chay Ramadan cho đến khi nào anh ta khỏe lại và có khả năng nhịn chay. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ فَمَن كَانَ مِنكُم مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ  ﴾ [سورة البقرة: 184].
{Ai trong các ngươi bị bệnh hoặc đang đi đường xa thì hãy nhịn bù lại vào những ngày khác} (Chương 2 – Albaqarah, câu 184).
﴿ وَمَا جَعَلَ عَلَيۡكُمۡ فِي ٱلدِّينِ مِنۡ حَرَجٖۚ ﴾ [سورة الحج: 78]
{Và Ngài (Allah) đã không gây khó khăn cho các người trong tôn giáo.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 78).
﴿ لَا يُكَلِّفُ ٱللَّهُ نَفۡسًا إِلَّا وُسۡعَهَاۚ  ﴾  [سورة البقرة: 286]
{Allah không bắt một linh hồn nào gánh vác trách nhiệm quá khả năng của nó.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 286).
Thiên sứ của Allah e nói:
« وَإِذَا أَمَرْتُكُمْ بِأَمْرٍ فَأْتُوا مِنْهُ مَا اسْتَطَعْتُمْ » رواه البخاري ومسلم.
“Và khi nào Ta bảo các ngươi làm điều gì đó thì các ngươi hãy làm theo khả năng của các ngươi” (Albukhari, Muslim).
Vậy, khi nào anh của bạn khỏe lại thì phải nhịn chay bù lại cho những tháng Ramadan mà anh ta đã không nhịn chay. (Ủy ban thường trực: 10/187)
    Khi nào bác sĩ giỏi và uy tín khẳng định nhịn chay làm hại sức khỏe bệnh nhân thì người bệnh đó không nhịn chay.
•    Hỏi: Một người bị bệnh gan, bác sĩ bảo người đó không được nhịn chay để dùng thuốc. Người bệnh đó nói rằng anh ta có thể đi bộ đến Masjid và đến bệnh viện, anh ta hỏi vậy đấy có phải là sự biện minh để không nhịn chay không?
    Trả lời: Nếu sự việc giống như lời người hỏi rằng người bệnh gan được bác sĩ khuyên không nên nhịn chay, nếu người bác sĩ đó là người đáng tin có kinh nghiệm chuyên môn và là bác sĩ giỏi thì người bệnh đó nên không nhịn chay bởi vì bác sĩ là người hiểu rõ tình trạng căn bệnh; và người bệnh này phải nhịn chay bù lại sau khi đã khỏe và có khả năng nhịn chay trở lại. (Ủy ban thường trực: 10/194)
    Khi nào các bác sĩ khẳng định rằng căn bệnh không có hy vọng chữa khỏi thì người bệnh hết nghĩa vụ nhịn chay nhưng phải nuôi ăn người nghèo.
•    Hỏi: Tôi bị bệnh tiểu đường và viêm loét, tôi không có khả năng nhịn chay vậy tôi phải làm thế nào?
    Trả lời: Bạn phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tư vấn, nếu bác sĩ chuyên khoa nói rằng nhịn chay gây hại đến bạn thì bạn hãy thôi nhịn chay, khi nào Allah cho bạn khỏe lại thì bạn hãy nhịn chay bù lại sau đó.
Trường hợp nếu các bác sĩ chuyên khoa nói rằng sự nhịn chay luôn gây hại đến căn bệnh này và theo kinh nghiệm chuyên môn của họ thì căn bệnh này sẽ không có hy vọng khỏi, lúc bấy giờ bạn được phép không nhịn chay mà dùng hình thức nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo để thay thế với nửa Sa’ lương thực của nơi mà bạn sinh sống tức khoảng chừng 1,5 kg và bạn không phải nhịn chay bù lại, bởi Allah Tối Cao đã phán:
﴿ فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ  ﴾ [سورة التغابن: 16]
{Bởi thế, các ngươi hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi.} (Chương 64 – Attagha-bun, câu 16).
 (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz: 15/219).
    Các bác sĩ khuyên người bệnh bỏ luôn nhịn chay do căn bệnh nan y, người bệnh không nhịn chay theo lời bác sĩ và dùng hình thức nuôi ăn người nghèo, sau đó khỏi bệnh.
•    Hỏi: Một người bị bệnh mãn tính, các bác sĩ khuyên ông ấy phải bỏ nhịn chay luôn, tuy nhiên, sau đó ông ấy đi khám các bác sĩ ở nước ngoài và Allah đã cho ông ấy khỏi bệnh tức sau 5 năm mang bệnh. Như vậy, qua thời gian 5 năm ông ấy đã không nhịn chay Ramadan, ông ấy phải làm sao sau khi được Allah cho khỏi bệnh, ông ấy có phải nhịn chay bù lại cho những Ramadan đã qua đó không?
    Trả lời: Nếu các bác sĩ khuyên ông ấy phải bỏ luôn nhịn chay là những bác sĩ Muslim uy tín, chuyên môn và có kinh nghiệm về căn bệnh này, họ cho rằng căn bệnh này không có hy vọng khỏi thì ông ấy không phải nhịn chay bù lại mà chỉ cần nuôi ăn người nghèo là đủ, và nếu như Allah cho ông ấy khỏi bệnh sau đó thì ông ấy phải nhịn chay. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz: 15/354)
    Một người không nhịn chay vì nghe lời bác sĩ rằng căn bệnh không có hy vọng chữa khỏi nhưng rồi sau đó thì khỏi, người này phải làm sao?
•    Hỏi: Nếu một người khỏi bệnh sau khi mà trước đó các bác sĩ đã khẳng định rằng căn bệnh đó không có hy vọng chữa khỏi, và sự khẳng định đó đã trải qua những ngày của Ramadan, vậy người bệnh đó có phải nhịn chay bù lại cho những ngày đã bỏ lỡ đó không?
    Trả lời: Nếu một người không nhịn chay Ramadan hoặc những ngày của Ramadan vì một căn bệnh được biết là không có hy vọng chữa khỏi hoặc do được phổ biến rộng rãi trong công chúng hoặc là do được khẳng định bởi các bác sĩ chuyên môn uy tín thì bắt buộc người đó phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo. Khi người đó đã làm thế nhưng sau đó được Allah cho khỏi bệnh thì y không phải nhịn chay bù lại cho những ngày mà y đã dùng hình thức nuôi ăn người nghèo để thay thế.
Điều này giống như những gì mà các học giả chuyên về giáo lý thực hành đã đề cập đến về một người đàn ông không thể thực hiện Hajj bắt buộc do bệnh tật không mong chữa khỏi nên ông ấy đã nhờ một người khác thực hiện Hajj thay ông, nhưng rồi sau đó ông ta đã khỏi bệnh thì không bắt buộc ông phải thực hiện nghĩa vụ Hajj bắt buộc lần hai. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Ibnu Uthaimeen: 19/126)
    Ai là vị bác sĩ nên nghe theo lời nói của họ khi họ cho lời khuyên không nhịn chay?
•    Hỏi: Bác sĩ bảo không được nhịn chay, có phải nên nghe theo lời nói của tất cả các bác sĩ hay phải kèm theo điều kiện rằng bác sĩ đó phải là người Muslim?
    Trả lời: Nếu bác sĩ là bác sĩ chuyên khoa và có chuyên môn đáng tin cậy nói với người bệnh rằng quả thật nhịn chay sẽ tổn hại đến sức khỏe của bạn thì người bệnh hãy nghe theo lời y không nhịn chay ngay cả dù đó không phải là người Muslim và không tìm thấy ai khác chuyên khoa ngoài y và nếu người bệnh cần ăn uống bình thường. (Al-Muntaqa từ Fata-wa của Sheikh Al-Fawzaan: 5/127)
    Một người không nhịn chay vì nghe theo lời khuyên của bác sĩ không phải người Muslim.
•    Hỏi: Một bác sĩ không phải Muslim khuyên tôi không nhịn chay bởi vì nhịn chay sẽ làm tổn hại đến sức khỏe của tôi, và sau khi tôi không nhịn chay được 15 ngày thì tôi mới biết rằng bác sĩ đó không phải là người Muslim, vậy tôi phải làm sao?
    Trả lời: Bắt buộc bạn phải nhịn chay bù lại cho những ngày mà bạ đã không nhịn chay, bởi vì bạn đã nhầm trong việc tin vào lời của bác sĩ người ngoại đạo và bởi vì người bác sĩ ngoại đạo không đáng tin. Cho nên bạn cần phải tìm đến bác sĩ là người Muslim có kinh nghiệm chuyên môn để tư vấn về vấn đề này cũng như các vấn đề giáo lý khác. Sau này bạn nên lưu ý điều này hơn và các bác sĩ Muslim rất nhiều, Alhamdulillah. (Al-Muntaqa từ Fata-wa của Sheikh Al-Fawzaan: 5/129)
    Một người bị bệnh nguy kịch vào mười ngày cuối của Ramadan.
•    Hỏi: Tôi bị bệnh rất nguy kịch vào mười ngày cuối của Ramadan năm 1395 Hijri và căn bệnh bắt tôi phải thôi nhịn chay bốn ngày của tháng ân phúc đó. Tôi định tâm rằng khi khỏi hẳn tôi sẽ nhịn chay bù lại cho bốn ngày hôm đó nhưng bệnh tình của tôi lại kéo dài đến tận hôm nay, và chúng ta giờ đây sắp đón tháng Ramadan mới rồi nhưng tôi vẫn chưa nhịn chay bù lại cho những ngày mà tôi đã không nhịn chay và tôi cũng không có khả năng nhịn chay cho tháng Ramadan sắp tới 1396 hijri. Nhìn vào bệnh tình của tôi tôi thấy rằng rất khó khỏi sau này. Tôi xin hỏi quí ngài tôi sẽ dùng hình thức nuôi ăn người nghèo để thay thế và tôi có thể dùng tiền để thay việc nuôi ăn không và nếu như không có đủ số người nghèo trong khu vực của tôi thì tôi có được phép chọn một số người nghèo nào đó để nuôi ăn nhiều ngày không?
    Trả lời: Nếu sự việc giống như lời bạn nói thì bạn phải ráng đợi đến khi Allah cho bạn khỏi bệnh rồi bạn nhịn chay bù lại cho những ngày mà bạn đã không nhịn chay của các tháng Ramadan đã qua bởi vì Allah đã phán:
 ﴿ وَمَنْ كَانَ مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ  ﴾ [سورة البقرة: 185].
{Và Ai bị bệnh hoặc đang đi đường xa thì hãy nhịn bù lại vào những ngày khác} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).
Bạn nói rằng theo suy đoán của bạn thì bạn không bao giờ khỏi bệnh, điều đó thật không đúng bạn phải nên suy nghĩ tích cực về Allah và hy vọng Ngài sẽ cho bạn khỏi bệnh đồng thời hãy chuẩn bị cho Đời Sau. Cầu xin Allah ban cho bạn khỏi bệnh và phù hộ cho bạn trong việc thực hiện các bổn phận. Và khi nào các bác sĩ khẳng định rằng căn bệnh này không thể nhịn chay cũng như không có hy vọng chữa khỏi thì bạn được phép dùng hình thức nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo để thay thế nhịn chay, mức lượng nuôi ăn một người là nửa Sa’ lương thực của nơi bạn đang sinh sống; bạn có thể mời họ đến dùng bữa tối hoặc bữa trưa; còn riêng dùng tiền để thay thế thức ăn thì không được phép. (Ủy ban thường trực: 10/197)
    Người mắc bệnh tiểu đường không nhịn chay Ramadan nhưng không có khả năng nhịn chay bù lại
•    Hỏi: Một người bị bệnh tiểu đường không thể nhịn chay Ramadan, sau khi hết tháng Ramadan y định nhịn chay bù lại thì y cảm thấy trong người mệt do bệnh cũ, vậy giới luật qui định thế nào cho trường hợp này?
    Trả lời: Người bệnh này dùng hình thức nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo để thay cho nhịn chay bởi vì đây là căn bệnh không có hy vọng chữa khỏi. Bệnh tiểu đường – cầu xin Allah phù hộ tránh khỏi nó – thường thì không chữa khỏi cho nên người bệnh sẽ dùng hình thức nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo để thay cho việc nhịn chay. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Ibnu Uthaimeen: 19/115)
    Trì hoãn việc nhịn chay bù cho Ramadan do bệnh.
•    Hỏi: Tôi bị bệnh và không thể nhịn chay Ramadan, tôi đã trì hoãn nhịn chay bù lại cho đến Ramadan của năm sau đó, vậy xin hỏi tôi chỉ cần nhịn chay bù lại là đủ hay còn phải Kaffa-rah nữa?
    Trả lời: Nếu bạn trì hoãn việc nhịn chay bù lại vì căn bệnh thì bạn chỉ cần nhịn chay bù lại là đủ. Nếu căn bệnh kéo dài cùng với bạn cho đến Ramadan tiếp sau đó thì bạn chỉ cần nhịn chay bù lại là được không phải chịu bất cứ điều gì Alhamdulillah; nhưng nếu bạn đã khỏe mà không nhịn chay bù lại do lơ là và xao lãng rồi trì hoãn cho đến Ramadan tiếp theo thì bạn phải vừa nhịn chay bù lại vừa phải chịu Kaffa-rah, đó là phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo, mức lượng nuôi ăn cho một người là nửa Sa’ lương thực của nơi bạn đang sinh sống, nó tương đương với 1,5 kg, bạn có thể gom lại cho một số người nghèo nhất định. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz: 15/350)
    Cô bé không nhịn chay những ngày Ramadan do cơ thể yếu vì tuổi còn nhỏ.
•    Hỏi: Một người đàn ông có con gái bắt đầu chu kì kinh nguyệt ở tuổi 13, cô bé bắt đầu kỳ kinh đầu tiên trước khi vào tháng Ramadan. Người cha đã bảo đứa con gái nhịn chay nhưng vì cơ thể của đứa con gái còn nhỏ nên hơi khó khăn. Cô bé đã ngừng nhịn chay vào những ngày cuối của tháng Ramadan đó vì không có khả năng. Vậy xin hỏi cô bé đó có phải nhịn chay bù lại cho những ngày mà cô bé đã ngừng nhịn chay do không có khả năng không?
    Trả lời: Cô bé này đã dậy thì trước khi vào tháng Ramadan với một trong các yếu tố biểu hiện sự dậy thì, đó là kinh nguyệt, thì sự nhịn chay Ramadan là bổn phận bắt buộc đối với cô ta. Do đó, những ngày mà cô ta không nhịn chay vì không có khả năng do cơ thể còn yếu không làm mất đi bổn phận nhịn chay, mà cô ta phải nhịn chay bù lại khi nào có khả năng, bởi Allah Tối Cao phán:
﴿ وَمَنْ كَانَ مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ  ﴾ [سورة البقرة: 185].
{Và ai bị bệnh hoặc đang đi đường xa thì hãy nhịn bù lại vào những ngày khác} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).
(Ủy ban thường trực: 10/336)
    Không nhịn chay bù lại do thời tiết quá nóng, có được phép dùng hình thức ăn nuôi ăn người nghèo để thay cho nhịn chay không?
•    Hỏi: Tôi hạ sinh em bé vào ngày 21/8/1407 Hijri, tôi không nhịn chay Ramadan ân phúc của năm 1407 Hijri. Tôi muốn hỏi rằng tôi có được phép dùng hình thức nuôi ăn người nghèo để thay thế nhịn chay hay phải nhịn chay? Xin cho biết rằng tôi sống ở khu vực rất nóng, đó là tỉnh Tihamah Asir; tôi thật sự rất hoang mang về sự việc này, mong quí ngài tư vấn giáo luật về trường hợp của tôi, cầu xin Allah ban phúc lành cho quí ngài!
    Trả lời: Bắt buộc bạn phải nhịn chay bù lại cho tháng Ramadan của năm 1407 Hijri mà bạn đã bỏ lỡ, và bạn nên tranh thủ nhịn chay bù lại trước khi Ramadan tiếp theo đến. Việc bạn sống ở khu vực nóng bức không phải là lý do để bạn được phép không nhịn chay và việc nuôi ăn người nghèo cũng không được phép đối với trường hợp của bạn trong khi bạn có khả năng nhịn chay. (Ủy ban thường trực: 10/350)
    Gặp khó khăn và trở ngại trong việc nhịn bù có được phép dùng hình thức nuôi ăn người nghèo để thay thế không?
•    Hỏi: Tôi bị tai nạn trước tháng Ramadan vài ngày, tôi đã không thể nhịn chay tháng Ramadan đó, tôi đã nhịn chay Ramadan tiếp theo đó tức của năm 1400 và của năm 1401 Hijri. Xin hỏi giới luật qui định thế nào về tháng thứ nhất mà tôi đã không nhịn chay trong khi tôi biết tôi có khả năng nhịn chay chỉ có điều tôi cảm thấy rất mệt. Tôi phải nhịn chay bù lại cho tháng đó hay được phép nuôi ăn người nghèo, và giới luật cho những tháng Ramadan sau này thế nào, tôi sẽ nhịn chay cho dù mệt hay tôi được phép nuôi ăn người nghèo thay cho nhịn chay?
    Trả lời: Thứ nhất: những ngày mà bạn đã không nhịn chay của tháng Ramadan năm 1399 hijri, bạn đã không nhịn chay bù lại cho những ngày đó cho đến nay thì bắt buộc phải nhịn chay bù lại đồng thời phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo tương ứng với số ngày mà bạn đã không nhịn chay; bởi lẽ bạn đã trễ nải việc nhịn bù lại cho tới khi Ramadan tiếp theo đã đến trong khi bạn có khả năng nhịn chay.
Thứ hai: Còn đối với những tháng Ramadan sau này, bắt buộc phải nhịn chay nếu bạn có khả năng, nhưng nếu có sự trở ngại và khó khăn cho bạn thì bạn thôi không nhịn nhưng bạn phải nhịn chay bù lại khi nào bạn có khả năng trở lại, bởi Allah tối cao đã phán:
﴿ وَمَنْ كَانَ مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ  ﴾ [سورة البقرة: 185].
{Và ai bị bệnh hoặc đang đi đường xa thì hãy nhịn bù lại vào những ngày khác} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).
 (Ủy ban thường trực: 10/364).
    Một người không nhịn chay vì bệnh và đã có sự bất đồng quan điểm về số ngày của Ramadan: 29 hay 30 ngày?
•    Hỏi: Tôi đã trải qua một cuộc giải phẫu trong tháng Ramadan và bây giờ tôi muốn nhịn chay bù lại. Những người Muslim ở thành phố tôi chia làm hai nhóm: nhóm thứ nhất xả chay cuối tháng theo Ả rập xê út và một số quốc gia Islam khác tức nhịn chay 29 ngày; nhóm thứ hai thì nhịn chay tròn 30 ngày, nhóm này theo Algeria, và xin lưu ý rằng quốc gia Algeria thì xác định đầu và cuối tháng theo cách tính thiên văn. Vậy tôi phải nhịn chay bù lại thế nào, 29 hay 30 ngày?
    Trả lời: Cách tính theo thiên văn không được coi là cơ sở nền tảng để xác định đầu và cuối tháng của Ramadan, mà cơ sở xác định là nhìn thấy trăng lưỡi liềm (trăng đầu tháng và cuối tháng). Nếu trường hợp không nhìn thấy trăng lưỡi liềm thì sẽ làm tròn 30 ngày. Do đó, bạn phải nhịn chay bù lại 29 ngày cho tháng Ramadan đó, làm theo các nước nhịn chay dựa vào cơ sở nhìn thấy trăng lưỡi liềm để xác định đầu và cuối tháng. (Ủy ban thường trực: 10/108)
    Cô ấy có phải nhịn chay bù lại cho những ngày mà cô ấy đã nhịn sau khi đã sạch máu hậu sản trong thời gian 40 ngày không?
•    Hỏi: Một người phụ nữ đã dứt máu hậu sản trước thời gian bốn mươi ngày, cô ta tắm và nhịn chay những ngày còn lại của Ramadan. Người ta bảo cô ta rằng phải nhịn chay bù lại cho những ngày mà cô ta đã nhịn chay trước khi được bốn mươi ngày. Xin hỏi giới luật qui định thế nào về vấn đề đó, cô ấy có phải nhịn chay bù lại hay không? Và có được phép quan hệ vợ chồng sau khi đã dứt máu hậu sản trước bốn mươi ngày không? Và khi dứt kinh nguyệt trước bảy ngày có được phép quan hệ vợ chồng không?
    Trả lời: Nếu sự việc như lời bạn kể rằng cô ấy sạch máu hậu sản trước khi tròn bốn mươi ngày, rồi cô ấy tắm và nhịn chay những ngày còn lại của Ramadan, thì những ngày nhịn chay đó là đúng và hoàn toàn có giá trị, cố ấy không phải nhịn chay bù lại, và không vấn đền gì trong việc quan hệ vợ chồng trong suốt thời gian đó – tức những ngày sau khi sạch máu hậu sản trước bốn mươi ngày; tương tự, cũng không vấn đề gì trong việc quan hệ vợ chồng sau khi đã sạch kinh nguyệt trước bảy ngày. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz: 15/197)
    Sự khác nhau giữa việc trễ nải nhịn bù Ramadan có lý do chính đáng và việc trễ nải không có lý do
•    Hỏi: Giáo luật Islam qui định thế nào về trường hợp người đàn ông trễ nải nhịn chay bù cho Ramadan cho đến sau Ramadan tiếp theo có lý do chính đáng theo giáo luật và trường hợp người đàn ông trễ nải nhịn bù không có lý do?
    Trả lời: Ai trễ nải có lý do chính đáng theo giáo luật như bị bệnh hoặc đi đường xa, ... thì không vấn đề gì bởi Allah Tối Cao đã phán:
﴿ وَمَنْ كَانَ مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ  ﴾ [سورة البقرة: 185].
{Và ai bị bệnh hoặc đang đi đường xa thì hãy nhịn bù lại vào những ngày khác} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).
﴿ فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ  ﴾ [سورة التغابن: 16]
{Bởi thế, các ngươi hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi.} (Chương 64 – Attagha-bun, câu 16).
Còn người nào trễ nải việc nhịn bù không có lý do chính đáng theo giáo luật thì người đó đã làm trái lệnh Thượng Đế của y, y phải sám hối với Ngài về việc làm đó, phải nhịn chay bù lại đồng thời phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo, mức lượng nuôi ăn cho một người nghèo là nửa Sa’ lương thực của từng nơi tương đương khoảng 1,5 kg, có thể cho một số người nghèo hay một người nhất định trước hay sau nhịn chay. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz: 15/343)
    Sớm nhịn chay bù lại hay trì hoãn việc làm đó, cái nào tốt hơn?
•    Hỏi: Giới luật qui định thế nào về việc sớm nhịn chay bù lại cho Ramadan?
•    Trả lời: Việc sớm nhịn chay bù lại tốt hơn là trì hoãn nó, bởi lẽ con người không biết điều gì sẽ xảy ra với y, và việc một người tranh thủ thực hiện bù lại những gì từ việc nhịn chay sẽ tốt hơn và an toàn hơn.
Bà A’ishah  nói:
« كَانَ يَكُونُ عَلَىَّ الصَّوْمُ مِنْ رَمَضَانَ ، فَمَا أَسْتَطِيعُ أَنْ أَقْضِىَ إِلاَّ فِى شَعْبَانَ » رواه البخاري ومسلم.
“Có lần tôi phải nhịn chay bù lại cho tháng Ramadan nhưng vì tôi không có khả năng nên tôi phải nhịn bù lại trong tháng Sha’ban” (Albukhari và Muslim).
Nếu không có Hadith này thì tôi đã nói rằng bắt buộc phải sớm nhịn chay bù lại. Hadith cho thấy rằng người nào thiếu nợ Ramadan thì không trì hoãn nó đến Ramadan thứ hai. Do đó, một người không được phép trì hoãn việc nhịn chay bù lại cho Ramadan này đến Ramadan tiếp theo trừ phi có lý do chính đáng theo giáo luật chẳng hạn như bị bệnh không có khả năng nhịn hoặc chẳng hạn như một người phụ nữ sinh nở không thể nhịn chay thì cô ta được phép trong việc trì hoãn việc nhịn bù cho Ramadan năm ngoái cho tới sau Ramadan tiếp theo. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Ibnu Uthaimeen: 19/365)
    Không bắt buộc phải có sự liên tục trong nhịn chay bù
•    Hỏi: Một người đàn ông nhịn bù lại cho Ramadan có được phép nhịn trong các ngày không liên tục với nhau không?
•    Trả lời: Vâng, được phép nhịn chay bù lại trong các ngày riêng biệt không liên tục với nhau, bởi lời phán của Allah:
﴿ وَمَنْ كَانَ مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ  ﴾ [سورة البقرة: 185].
{Và ai bị bệnh hoặc đang đi đường xa thì hãy nhịn bù lại vào những ngày khác} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).
Nhưng Ngài không bắt phải nhịn bù với các ngày liên tục. (Ủy ban thường trực: 10/346)
    Người nào không nhịn chay một số ngày trong Ramadan và không thực hiện bù lại ngay sau đó mà nhịn bù lại trong tháng Sha’ban thì không vấn đề gì.
•    Hỏi: Hình thức Kaffa-rah như thế nào đối với người không nhịn chay Ramadan và không thực hiện bù lại mà đợi đến Sha’ban?
•    Trả lời: Nếu nhịn chay bù lại trước khi vào Ramadan kế tiếp thì sự nhịn chay bù lại đó vẫn có giá trị, không phải chịu bất cứ điều gì. (Ủy ban thường trực: 10/349)
    Một người không nhịn chay những ngày của Ramadan và không nhịn chay bù lại cho đến khi vào Ramadan tiếp theo thì có mang tội không?
•    Hỏi: Ai gặp được Ramadan mà vẫn còn thiếu nợ của Ramadan trước đó có bị mang tội không bởi vì y không nhịn chay bù lại cho những ngày đó trước khi vào Ramadan? Y có phải chịu phạt Kaffa-rah không?
•    Trả lời: Tất cả những ai còn nợ của Ramadan thì phải nhịn chay bù lại trước khi Ramadan tiếp theo đến, họ được phép trì hoãn việc nhịn bù đến tháng Sha’ban. Nếu Ramadan thứ hai đã đến mà vẫn chưa nhịn chay bù lại một cách không có lý do chính đáng theo giáo luật thì người đó mang tội, y phải nhịn chay bù lại sau đó đồng thời phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo. Fata-wa này là dựa theo Fata-wa của một nhóm Sahabah của Thiên sứ. Mức lượng nuôi ăn cho mỗi người nghèo là nửa Sa’ lương thực của nơi đang sinh sống, có thể đưa cho một số người nghèo nhất định hay một người nhất định. Còn trường hợp trễ nải việc nhịn bù có lý do chính đáng theo giáo luật chẳng hạn như bị bệnh hoặc đi đường xa thì chỉ việc nhịn chay bù lại không phải nuôi ăn người nghèo, bởi Allah Tối Cao phán:
﴿ وَمَنْ كَانَ مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ  ﴾ [سورة البقرة: 185].
{Và ai bị bệnh hoặc đang đi đường xa thì hãy nhịn bù lại vào những ngày khác} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).
 (Bộ Fata-wa tổng hợp của sheikh Bin Baaz: 15/339).
    Trì hoãn việc nhịn bù cho Ramadan vì lý do mang thai, người phụ nữ đó phải bị như thế nào?
•    Hỏi: Vợ tôi không nhịn chay 6 ngày Ramadan, từ lúc có thai cho đến nay cô ấy chưa nhịn chay bù lại cho sáu ngày đó, cô ấy sẽ hạ sinh em bé trong Ramadan kế đến, rồi cố ấy sẽ cho con bú. Hỏi giáo luật qui định thế nào về trường hợp của cô ấy, khi nào cô ấy nhịn chay bù lại cho sáu ngày đó và cô ấy có phải chịu Kaffa-rah không?
•    Trả lời: Cô ấy phải nhịn chay bù lại cho những ngày Ramadan đã không nhịn khi có khả năng dù là sau Ramadan kế tiếp và không phải chịu Kaffa-rah. Trường hợp trễ nải không có lý do tức đã xao lãng thì cô ấy phải sám hối, nhịn chay bù lại và đồng thời phải chịu phạt Kaffa-rah, đó là nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo, mức lượng nuôi ăn cho mỗi người nghèo là nửa Sa’ lương thực của nơi đang sinh sống, nửa Sa’ tương đương khoảng 1,5 kg. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz: 15/348)
    Một người trễ nải việc nhịn chay bù lại cho Ramadan do bệnh và lớn tuổi già yếu không có khả năng nhịn chay bù lại thì phải làm thế nào?
•    Hỏi: Tôi là người đàn ông đã lớn tuổi, tôi đã gần 70, tôi đã không nhịn chay 26 ngày của Ramadan trước đây, qua nhiều năm tôi chưa nhịn chay bù lại bởi vì tôi thường bị bệnh. Câu hỏi của tôi: tôi có phải nhịn chay bù lại cho những ngày đó hay có thể dùng hình thức nuôi ăn người nghèo thay thế? Và mức lượng của đơn vị Sa’ bằng bao nhiêu kg?
•    Trả lời: Nếu ông có hy vọng được khỏi bệnh thì ông phải nhịn chay bù lại bởi Allah Tối Cao phán:
﴿ وَمَن كَانَ مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ  ﴾ [سورة البقرة: 185].
{Và ai trong các ngươi bị bệnh hoặc đang đi đường xa thì hãy nhịn bù lại vào những ngày khác} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).
Còn nếu như ông trễ nải việc nhịn bù một cách xao lãng trong khi có đủ thời gian để nhịn bù lại thì ông vừa phải nhịn bù lại vừa phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo đồng thời phải sám hối với Allah vì đã trễ nải. Mức lượng nuôi ăn một người nghèo là nửa Sa’ lương thực của nơi đang sinh sống tương đương khoảng 1,5 kg; được phép nuôi ăn một người nghèo duy nhất. Và khi nào không có khả năng nhịn chay do già yếu vì lớn tuổi hoặc do bệnh không có hy vọng chữa khỏi theo báo cáo của bác sĩ chuyên khoa đáng tin thì nghĩa vụ nhịn bù lại không còn nữa thay vào đó là nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo với nửa Sa’ lương thực của nơi đang sinh sống. (Bộ Fata-wa của Sheikh Bin Baaz: 15/204)
    Người phụ nữ không nhịn chay những ngày của Ramadan và hiện tại không có khả năng nhịn chay do đã lớn tuổi và già yếu thì làm thế nào?
•    Hỏi: Ba mươi lăm năm trước tôi hạ sinh một bé gái trong tháng Ramadan, và hai năm sau đó tôi lại sinh tiếp một bé gái nữa cũng trong tháng Ramadan và trong hai Ramadan đó tôi đều chỉ nhịn chay có mười ngày. Hiện tại tôi là người phụ nữ đã lớn tuổi và còn mang bệnh, tôi phải làm thế nào?
•    Trả lời: Khi nào Allah cho cô khỏe lại thì bắt buộc cô phải nhịn chay bù lại cho những ngày đã không nhịn chay trong hai mùa Ramadan đó, đồng thời cô phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo nếu như việc trễ nải nhịn bù là do xao lãng trong khi vẫn có khả năng cho việc nhịn chay. Mức nuôi ăn cho một người nghèo là nửa Sa’ chà là khô, hoặc gạo hoặc lương thực của nơi cô đang sinh sống tương đương 1,5 kg cho mỗi ngày; cô có thể cho một số người nghèo nhất định hoặc gom lại cho một hay hai người nghèo nhất định. Và cùng với việc nhịn chay bù, nuôi ăn người nghèo thì cô còn phải sám hối với Allah.
Trường hợp trễ nải việc nhịn chay bù lại là do bệnh chứ không phải là sự xao lãng thì chỉ cần nhịn chay bù lại là đủ chứ không phải nuôi ăn người nghèo. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ شَهۡرُ رَمَضَانَ ٱلَّذِيٓ أُنزِلَ فِيهِ ٱلۡقُرۡءَانُ هُدٗى لِّلنَّاسِ وَبَيِّنَٰتٖ مِّنَ ٱلۡهُدَىٰ وَٱلۡفُرۡقَانِۚ فَمَن شَهِدَ مِنكُمُ ٱلشَّهۡرَ فَلۡيَصُمۡهُۖ وَمَن كَانَ مَرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۗ  ﴾ [سورة البقرة: 185].
{Tháng Ramadan là tháng mà Kinh Qur’an được ban xuống làm Chỉ đạo cho nhân loại và mang bằng chứng rõ rệt về sự Chỉ đạo và Tiêu chuẩn phân biệt phúc tội. Bởi thế, ai trong các ngươi chứng kiến tháng đó thì phải nhịn chay, và ai bị bệnh hoặc đi xa nhà thì phải nhịn chay bù lại số ngày đã thiếu.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).
(Bộ Fata-wa của Sheikh Bin Baaz: 15/344).
    Một người phụ nữ lớn tuổi không nhịn chay bù lại cho những ngày có kinh nguyệt do không hiểu biết giáo luật thì phải làm thế nào?
•    Hỏi: Một người phụ nữ lớn tuổi đã gần 60, trước đây do không hiểu biết về giáo luật kinh nguyệt nên đã không nhịn chay bù cho những ngày của chu kỳ kinh hàng tháng, bà không nhịn chay bù lại vì cũng nghe nhiều người thiếu hiểu biết nói rằng không cần phải nhịn bù?
•    Trả lời: Người phụ nữ đó phải sám hối với Allah về việc làm đó bởi vì bà không hỏi những người hiểu biết, bà phải nhịn chay bù lại cho những ngày đã bỏ lỡ đó dựa theo sự ước đoan của trí nhớ đồng thời phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo; mức lượng nuôi ăn một người nghèo mỗi ngày là nửa Sa’ chà là khô, hoặc lúa mì hoặc gạo hoặc lương thực của nơi đang sinh sống. Nhưng nếu bà không có khả năng nuôi ăn thì chỉ cần nhịn chay thôi là đủ. (Ủy ban thường trực: 10/151)
    Một người phụ nữ chào đón Ramadan thứ hai nhưng lại chưa nhịn bù cho những ngày đã bỏ lỡ của Ramadan trước đó vì nghe theo Fata-wa sai lệch.
•    Hỏi: Một người phụ nữ có kinh và đã nhịn chay bù lại một số ngày đã bỏ lỡ, nhưng khi Ramadan thứ hai sắp đến thì cô ta không nhịn chay nữa vì cô ta nghe một số người nói: không được phép nhịn chay trong tháng trước tháng Ramadan tức tháng Sha’ban?
•    Trả lời: Nhịn chay bù lại cho Ramadan trong Sha’ban chẳng có vấn đề gì cả, có nghĩa là một người nhịn chay Ramadan của năm 1410 hijri thì không vấn đề gì nếu y nhịn chay bù trong tháng Sha’ban; bởi vì trong hai bộ Sahih Albukhari và Muslim ghi lại rằng bà A’ishah  đã nói:
« كَانَ يَكُونُ عَلَىَّ الصَّوْمُ مِنْ رَمَضَانَ ، فَمَا أَسْتَطِيعُ أَنْ أَقْضِىَ إِلاَّ فِى شَعْبَانَ » رواه البخاري ومسلم.
“Có lần tôi phải nhịn chay bù lại cho tháng Ramadan nhưng vì tôi không có khả năng nên tôi phải nhịn bù lại trong tháng Sha’ban” (Albukhari và Muslim).
Cho nên, việc một người nhịn chay bù trong tháng Sha’ban thì không sao cả; nhưng cô ấy được Fata-wa không đúng nên khi nào Ramadan của năm nay qua rồi thì cô ấy phải nhịn chay bù lại cho những ngày còn thiếu của năm ngoái, cô ấy chỉ nhịn chay bù lại chứ không phải làm gì thêm. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ فَمَن كَانَ مِنكُم مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ وَعَلَى ٱلَّذِينَ يُطِيقُونَهُۥ فِدۡيَةٞ طَعَامُ مِسۡكِينٖۖ فَمَن تَطَوَّعَ خَيۡرٗا فَهُوَ خَيۡرٞ لَّهُۥۚ وَأَن تَصُومُواْ خَيۡرٞ لَّكُمۡ إِن كُنتُمۡ تَعۡلَمُونَ ١٨٤ ﴾ [سورة البقرة: 184].
{Do đó, ai trong các ngươi bị bệnh hoặc đang đi đường xa thì hãy nhịn bù lại vào những ngày khác, còn đối với những ai không có khả năng nhịn chay thì có thể chuộc tội bằng cách nuôi ăn người thiếu thốn, nhưng người nào tự nguyện bố thí để làm điều tốt thì điều đó càng tốt hơn cho y, tuy nhiên, việc các ngươi nhịn chay sẽ tốt hơn cho các ngươi nếu các ngươi biết được giá trị của việc làm đó.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 184).
Và cô ấy không bị mắc tội vì do lỗi ở lời Fafa-wa sai, và quả thật tôi đã có cảnh báo những người này, những người thản nhiên trả lời Fata-wa trong khi họ không phải là những học giả. Cầu xin Allah phù hộ và chẻ chở! (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Ibn Uthaimeen: 19/369)
    Một người phụ nữ trì hoãn việc nhịn chay bù Ramadan cho tới chỉ còn vài ngày nữa thì chu kỳ hàng tháng lại đến, vậy cô ta có bị tội cho sự trì hoãn việc nhịn bù đó không?
•    Hỏi: Một người phụ nữ nói: sau Ramadan tôi đã thiếu một số ngày nhưng tôi đã trì hoãn việc nhịn bù cho những ngày đó đến mùa đông bởi vì nhịn chay làm tôi rất mệt, đôi lúc tôi không thể chịu nổi. Thế là tôi đã nhịn bù những ngày đó vào tháng Sha’ban, tôi muốn hoàn tất cho tất cả những ngày đã thiếu đó, nhưng chỉ được vài ngày thì chu kỳ hàng tháng của tôi lại đến. Vậy, tôi phải làm sao, tôi có bị sao không? Tôi có phải chịu Kaffa-rah không?
•    Trả lời: Bạn không bị phạt Kaffa-rah, mà bạn chỉ nhịn chay bù lại cho những ngày mà bạn còn nợ thôi. Còn việc bạn trì hoãn nhịn bù thì không mang tội bởi vì bạn đã định nhịn bù lại cho tất cả những ngày đó nhưng vì chu kỳ kinh nguyệt đến bất chợt và ngăn sự nhịn chay của bạn, bởi lẽ đó bạn không mang tội. Hơn nữa, một người phải nhịn bù lại được phép trì hoãn cho đến khoảng thời gian mà y có thể thực hiện bù lại trước khi Ramadan thứ hai đến, và bạn đã làm như thế, bạn đã làm điều được phép, và người làm điều được phép thì không mang tội. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Ibnu Uthaimeen)
    Một người thiếu nợ những ngày của Ramadan nhưng lại không nhớ cho tới khi vào Ramadan kế tiếp thì sẽ như thế nào?
•    Hỏi: Tôi đi đường xa trong tháng Ramadan, tôi đã không nhịn chay hai ngày trong chuyến lữ hành của tôi và tôi định tâm là sẽ nhịn bù lại, nhưng rồi tôi không nhớ điều đó mãi tới khi đã vào Ramadan năm nay. Xin hãy cho tôi biết về trường hợp này của tôi?
•    Trả lời: Nếu thực tế như lời bạn nói thì bạn không có tội trong việc trễ nải nhịn bù lại hai ngày đó cho tới khi đã vào Ramadan tiếp theo, bạn chỉ cần nhịn bù lại hai ngày đó sau Ramadan tiếp theo này là được
عَنِ ابْنِ عَبَّاسٍ قَالَ لَمَّا نَزَلَتْ هَذِهِ الآيَةُ (وَإِنْ تُبْدُوا مَا فِى أَنْفُسِكُمْ أَوْ تُخْفُوهُ يُحَاسِبْكُمْ بِهِ اللهُ) قَالَ دَخَلَ قُلُوبَهُمْ مِنْهَا شَىْءٌ لَمْ يَدْخُلْ قُلُوبَهُمْ مِنْ شَىْءٍ فَقَالَ النَّبِىُّ -صلى الله عليه وسلم- « قُولُوا سَمِعْنَا وَأَطَعْنَا وَسَلَّمْنَا ». قَالَ فَأَلْقَى اللهُ الإِيمَانَ فِى قُلُوبِهِمْ فَأَنْزَلَ اللهُ تَعَالَى ( لاَ يُكَلِّفُ اللهُ نَفْسًا إِلاَّ وُسْعَهَا لَهَا مَا كَسَبَتْ وَعَلَيْهَا مَا اكْتَسَبَتْ رَبَّنَا لاَ تُؤَاخِذْنَا إِنْ نَسِينَا أَوْ أَخْطَأْنَا) قَالَ قَدْ فَعَلْتُ (رَبَّنَا وَلاَ تَحْمِلْ عَلَيْنَا إِصْرًا كَمَا حَمَلْتَهُ عَلَى الَّذِينَ مِنْ قَبْلِنَا) - قَالَ قَدْ فَعَلْتُ (وَاغْفِرْ لَنَا وَارْحَمْنَا أَنْتَ مَوْلاَنَا) قَالَ قَدْ فَعَلْتُ. رواه مسلم.
Ông Ibnu Abbas t thuật lại: Sau khi câu Kinh {Và nếu các ngươi bộc lộ hay giấu kín điều nằm trong lòng của các ngươi thì Allah sẽ vẫn thanh toán các ngươi về điều đó.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 284) thì một điều gì đó đã vào trong trái tim của họ (các vị Sahabah) đồng thời cũng có một điều gì đó không vào trong trái tim họ. Thế là Nabi e nói: “Các ngươi hãy nói chúng tôi xin nghe và vâng lệnh!”. Rồi Allah gieo dức tin Iman trong trái tim của họ và Ngài mặc khải xuống câu Kinh {Allah không bắt một linh hồn nào gánh vác trách nhiệm quá khả năng của nó. Nó sẽ hưởng phúc về điều tốt mà nó đã làm và sẽ chịu phạt về tội mà nó đã gây ra. Lạy Thượng Đế, xin Ngài đừng bắt tội bầy tôi nếu bầy tôi quên hay sai sót} thì Allah bảo: TA đã làm thế. {Lạy Thượng Đế, xin Ngài đừng bắt bầy tôi gánh vác nặng nề giống như Ngài đã đặt gánh nặng lên những người trước bầy tôi; lạy Thượng Đế, xin Ngài đừng bắt bầy tôi vác gánh vượt quá khả năng của bầy tôi} thì Allah bảo: TA đã làm thế. {Xin Ngài hãy lượng thứ cho bầy tôi, tha thứ tội lỗi cho bầy tôi và tương xót cho bầy tôi.} thì Allah bảo: TA đã làm thế. (Hadith do Muslim ghi lại).
 Cũng trong một Hadith Sahih khác của Muslim rằng Thiên sứ của Allah e nói:
« مَنْ نَسِىَ وَهُوَ صَائِمٌ فَأَكَلَ أَوْ شَرِبَ فَلْيُتِمَّ صَوْمَهُ فَإِنَّمَا أَطْعَمَهُ اللهُ وَسَقَاهُ » رواه مسلم.
“Ai quên trong lúc nhịn chay mà ăn hoặc uống thì hãy tiếp tục hoàn tất sự nhịn chay của y, bởi quả thật Allah chỉ muốn cho người đó ăn và uống mà thôi” (Muslim).
(Ủy bản thường trực: 10/336).
    Một người phụ nữ trực nhớ sau mười năm rằng bà ta vẫn còn nợ những ngày của Ramadan thì bà ta làm thế nào?
•    Hỏi: Một người phụ nữ đã không nhịn chay 10 ngày của Ramadan nhưng lại quên nhịn chay bù lại, mãi tới sau mười năm thì bà mới chợt nhớ ra, bà ta phải làm thế nào?
•    Trả lời: Bắt buộc đối với người nào bỏ nhịn chay Ramadan phải nhịn bù lại khi nào có khả năng cho dù ở khoảng thời cuối cuộc đời. Người đó phải nhịn chay bù lại, đó là nghĩa vụ đối với Allah nên phải thực hiện bù lại, và Thiến sứ của Allah e có nói:
« اقْضُوا اللهَ ، فَاللهُ أَحَقُّ بِالْوَفَاءِ » رواه البخاري.
“Các ngươi hãy thực hiện bù lại các nghĩa vụ đối với Allah, bởi Allah đáng để phải thực hiện bù lại những gì đối với Ngài” (Albukhari).
Bắt buộc phải nhịn chay bù lại đồng thời phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo vì đã việc trễ nải nhịn bù có nghĩa là nuôi ăn người nghèo là do sự trễ nải còn nhịn chay bù lại là để không mang tội bởi vì nhịn chay Ramadan là trụ cột trong các trụ cột của Islam. (Al-Muntaqa, Fata-wa của Sheikh Al-Fawzaan: 3/133)
     Một người đàn ông quên mình thiếu nợ những ngày Ramadan cho tới khi vào Ramadan thứ hai có bị tội không?
•    Hỏi: Một người đàn ông nhịn chay Ramadan và đã thôi nhịn một ngày cho chuyến đi xa, rồi anh ta đã quên nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó mãi tới khi Ramadan kế tiếp đến, anh ta muốn nhịn chay bù lại nhưng anh ta có mang tội không? Anh ta có phải nuôi ăn người nghèo vì đã trễ nải việc nhịn bù lại không?
•    Trả lời: Nếu một người bỏ việc nhịn chay bù lại  Ramadan cho tới Ramadan thứ hai mà không có lý do chính đáng theo giáo luật thì y mang tội, y phải nhịn chay bù lại những ngày đã bỏ lỡ đồng thời phải nuôi ăn người nghèo, dựa theo quan điểm được cho là hợp lý và đúng nhất trong các quan điểm của giới học giả; bởi lẽ Allah, Đấng Tối Cao đã phán:
﴿ وَمَن كَانَ مَرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۗ يُرِيدُ ٱللَّهُ بِكُمُ ٱلۡيُسۡرَ وَلَا يُرِيدُ بِكُمُ ٱلۡعُسۡرَ وَلِتُكۡمِلُواْ ٱلۡعِدَّةَ وَلِتُكَبِّرُواْ ٱللَّهَ عَلَىٰ مَا هَدَىٰكُمۡ وَلَعَلَّكُمۡ تَشۡكُرُونَ ١٨٥ وَإِذَا سَأَلَكَ عِبَادِي عَنِّي فَإِنِّي قَرِيبٌۖ أُجِيبُ دَعۡوَةَ ٱلدَّاعِ إِذَا دَعَانِۖ فَلۡيَسۡتَجِيبُواْ لِي وَلۡيُؤۡمِنُواْ بِي لَعَلَّهُمۡ يَرۡشُدُونَ ١٨٦ ﴾ [سورة البقرة: 183- 186].
{Và ai bị bệnh hoặc đi xa nhà thì phải nhịn chay bù lại số ngày đã thiếu. Allah muốn điều dễ dàng cho các ngươi chứ Ngài không muốn gây khó khăn cho các ngươi, và Ngài muốn cho các ngươi hoàn tất số ngày nhịn chay theo ấn định và Ngài muốn cho các ngươi tán dương Ngài về việc Ngài hướng dẫn các ngươi và để cho các ngươi có dịp tạ ơn Ngài.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).
Allah không nói đến việc nuôi ăn và giới hạn bởi bất cứ điều kiện nào, cho nên chỉ bắt buộc nhịn chay bù lại thôi.
Trường hợp nếu một người trễ nải có lý do chính đáng giống như người đàn ông này, anh ta đã quên ngày hôm đó và mãi tới Ramadan tiếp theo thì anh ta mới chợt nhớ ra, thì đây là việc trễ nải do quên nên không có tội, nhưng anh ta phải nhịn chay bù lại. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Ibnu Uthaimeen: 19/384)
    Người phụ nữ phải nhịn chay bù lại cho Ramadan nhưng lại quên mất không biết bao nhiêu ngày.
•    Hỏi: Giới luật qui định thế nào về việc dùng hình thức nuôi ăn người nghèo thay thế việc nhịn chay nguyên tháng Ramadan đối với người phụ nữ mang thai không có khả năng nhịn chay, tuy nhiên, cô ấy đã nhịn chay một ít ngày Ramadan nhưng lại không biết rõ số ngày cô ta phải nhịn chay bù lại?
Trả lời: Bắt buộc cô ấy phải xác định bằng cách nhắm chừng theo trí nhớ của cô ấy số ngày mà cô ta đã không nhịn chay để nhịn chay bù lại. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Ibnu Uthaimeen: 19/384)
    Người phụ nữ thiếu nợ những ngày của Ramadan và quên không biết mình đã nhịn bù lại hay chưa?
•    Hỏi: Một người phụ nữ không nhịn chay một số ngày của Ramadan nhưng lại quên không biết mình đã nhịn bù lại chưa? Cô ấy cho rằng hình như đã nhịn chay bù lại tất cả chỉ còn một ngày duy nhất, vậy cô ấy phải nhịn chay lại cho tất những ngày thiếu nợ đó hay nhịn chay dựa theo điều cô ấy chắc chắn?
•    Trả lời: Nếu cô ấy cho rằng hình như cô ấy đã nhịn bù lại chỉ còn một ngày là chưa nhịn thì cô ấy chỉ cần nhịn một ngày duy nhất; còn nếu cô ấy chắc chắn chỉ còn lại một ngày là chưa nhịn nhưng cô ấy không biết mình đã nhịn chưa thì bắt buộc cô ấy phải nhịn cho ngày đó bởi vì căn nguyên của sự việc là cô ta chưa nhịn cho nên cô ta phải nhịn, tình huống này khác với tình huống nếu cô ta hoài nghi không biết là cô ta phải nhịn bù một hay hai ngày thì cô ta chỉ cần nhịn một ngày, nhưng nếu cô ta biết rõ số ngày nhưng lại hoài nghi không biết đã nhịn hay chưa thì cô ta phải nhịn. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Ibnu Uthaimeen: 19/372)
    Một người đã bỏ nhịn chay những ngày của Ramadan một cách xao lãng và không biết số ngày thì làm thế nào?
•    Hỏi: Tôi là người Muslim, Alhamdulillah, nhưng trước đây tôi đã từng xao lãng nhịn chay Ramadan có nghĩa là nhịn chay không đầy đủ mà không có lý do chính đáng theo giáo luật, và bây giờ tôi đã ăn năn sám hối và biết rằng mình đã nợ những ngày của các Ramadan đã qua, vậy tôi phải làm thế nào?
•    Trả lời: Bắt buộc bạn phải nhịn chay bù lại cho những ngày mà bạn đã xao lãng dựa theo sự nhắm chừng của bạn, đồng thời bạn phải sám hối với Allah, phải hối hận về sự việc đã xảy ra và quyết không tái diễn nữa.
Cùng với điều đó thì bạn phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo tương ứng với số ngày mà bạn đã xao lãng theo sự nhắm chừng của bạn, mức lượng nuôi ăn cho mỗi một người là nửa Sa’ lương thực tương đương khoảng 1,5 kg. Cầu xin Allah ban hồng phúc cho bạn trong việc sám hối thành tâm và xin Ngài tha thứ cho bạn và tất cả chúng ta. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz)
    Người phụ nữ không nhịn chay trong Ramadan ... và cô ta không biết rõ số ngày cô ta đã không nhịn chay thì cô ta phải làm thế nào?
•    Hỏi: Có một năm tôi đã không nhịn chay một số ngày vì chu kỳ hàng tháng nhưng tôi đã không thể nhịn chay cho tới tận bây giờ. Quả thật, cho tới giờ là đã qua nhiều năm nhưng tôi muốn nhịn chay bù lại cho những ngày thiếu nợ đó mà tôi lại không biết rõ bao nhiêu ngày, tôi phải làm sao?
•    Trả lời: Có ba điều bạn phải thực hiện:
Điều thứ nhất: Sám hối với Allah vì đã trễ nải việc nhịn bù, ăn năn và hối hận cho sự xao lãng của bản thân, quyết không tái phạm như thế nữa; bởi Allah Tôi Cao và Nhân Từ phán:
﴿ وَتُوبُوٓاْ إِلَى ٱللَّهِ جَمِيعًا أَيُّهَ ٱلۡمُؤۡمِنُونَ لَعَلَّكُمۡ تُفۡلِحُونَ ٣١ ﴾ [سورة النور: 31]
{Và tất cả các ngươi hãy sám hối với Allah hỡi những người có đức tin, mong rằng các ngươi sẽ được thành đạt.} (Chương 24 – Annur, câu 31).
Sự trễ nải việc nhịn bù của bạn là việc làm trái lệnh Allah và sự sám hối với Ngài cho hành động đó của bạn là điều bắt buộc.
Điều thứ hai: Xác định số ngày nhịn chay theo sự nhắm chừng của bạn, Allah không gây gánh nặng vượt quá khả năng của bất kỳ linh hồn nào. Do đó, bạn cứ nhịn chay theo số ngày mà bạn đã khẳng định dựa trên sự nhắm chừng của bạn, nếu bạn cho là mười ngày thì hãy nhịn mười ngày, nếu bạn cho rằng ít hơn hay nhiều thì bạn cứ nhịn chay theo sự nhắm chừng của bạn, bởi Allah đã phán:
﴿ لَا يُكَلِّفُ ٱللَّهُ نَفۡسًا إِلَّا وُسۡعَهَاۚ  ﴾  [سورة البقرة: 286]
{Allah không bắt một linh hồn nào gánh vác trách nhiệm quá khả năng của nó.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 286).
﴿ فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ  ﴾ [سورة التغابن: 16]
{Bởi thế, các ngươi hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi.} (Chương 64 – Attagha-bun, câu 16).
Điều thứ ba: Bạn phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo nếu bạn có khả năng cho điều đó, bạn có thể gom lại tất cả cho một người nghèo duy nhất; còn nếu bạn nghèo không có khả năng nuôi ăn thì bạn không phải làm gì ngoài việc nhịn chay và sám hối. Mức lượng nuôi ăn bắt buộc cho một người nghèo mỗi ngày là nửa Sa’ lương thực của nơi đang sinh sống, nửa Sa’ tương đương với 1,5 kg. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz: 15/342)
    Một người không rõ mình đã dậy thì trong năm nào .. có phải nhịn chay bù không?
•    Hỏi: Người hỏi nói rằng anh ta không biết mình đã dậy thì trong năm nào và anh ta không nhịn chay Ramadan vào năm đầu tiên của cấp 2 (lớp sáu). Và nếu tôi đã không biết rõ mình đã dậy thì vào năm nào thì tôi có phải nhịn chay bù lại không?
•    Trả lời: Bạn không phải nhịn chay bù lại cho trường hợp này, bởi lẽ căn nguyên của sự việc là bạn không dậy thì cho tới khi nào bạn biết rõ rằng bạn đã dậy thì. Việc bạn hoài nghi không biết bạn đã nhịn chay sau khi bạn đã dậy thì hay bạn đã không nhịn chay thì căn nguyên của sự việc là bạn không cần phải nhịn chay bù lại. (Sheikh Ibnu Uthaimeen từ Fata-wa “Ánh sáng trên con đường”)
    Người phụ nữ đã không những chay một số ngày của Ramadan nhưng lại không rõ ba hay bốn ngày thì cô ta phải làm thế nào?
•    Hỏi: Một người phụ nữ thiếu nợ Ramadan nhưng cô ta lại không rõ là bốn hay ba ngày, và bây giờ cô ta đã nhịn chay ba ngày, cô ta phải làm thế nào?
•    Trả lời: Nếu một người không rõ phải nhịn chay bù bao nhiều ngày thì người đó hãy lấy con số ít nhất. Nếu một người phụ nữ hay một người đàn ông lưỡng lự và phân vân không biết mình phải nhịn chay bù lại ba hay bốn ngày thì hãy lấy con số ít hơn tức lấy ba ngày bởi vì con số ít hơn là chắc chắn còn con số lớn hơn là hoài nghi; tuy nhiên, nếu muốn an tâm hơn thì nên nhịn bù luôn cả ngày được cho là hoài nghi. Nếu ngày đó chắc chắn thì y coi như y đã hoàn thành nghĩa vụ nhịn bù còn nếu như ngày đó không phải thì coi như đó là ngày nhịn chay tự nguyện, chắc chắn Allah sẽ không làm mất đi ân phước của những người làm tốt. (Sheikh Ibnu Uthaimeen từ Fata-wa “Ánh sáng trên con đường)         
    Việc nhịn chay bù lại cho Ramadan có cần phải có phép của người chồng không?
•    Hỏi: Giới luật qui định thế nào về người phụ nữ nhịn chay mà không có sự cho phép của người chồng (tức người chồng không biết) hai ngày và sự nhịn chay này là nhịn chay bù lại cho tháng Ramadan ân phúc. Người phụ nữ này ngại nói cho chồng biết mình đang nhịn chay, nếu như thế là không được thì cô ấy có phải chịu phạt Kaffa-rah không?
•    Trả lời: Bắt buộc người phụ nữ đó phải nhịn chay bù lại cho những ngày của Ramadan ngay cả người chồng của cô ta không biết. Và việc nhịn chay bắt buộc của người phụ nữ không được qui định là phải có phép của chồng, do đó, sự nhịn chay của người phụ nữ được nói là hoàn toàn đúng và có giá trị. Tuy nhiên, đối với nhịn chay tự nguyện tức không bắt buộc thì người phụ nữ không nhịn chay khi mà chồng cô ta đang có mặt bên cạnh ngoại trừ anh ta cho phép; bởi lẽ ngoài nhịn chay Ramadan thì Nabi e đã cấm phụ nữ nhịn chay khi chồng cô ta đang có mặt bên cạnh cô ta trừ phi có phép của anh ta. ]Hadith do Albukhair và Muslim ghi lại[. (Ủy ban thường trực: 10/ 353)
    Người phụ nữ nhịn chay bù lại cho Ramadan nhưng chồng của cô ta ngăn cấm không cho cô ta nhịn chay bù, cô ta phải làm thế nào?
•    Hỏi: Một người phụ nữ không nhịn chay những ngày của Ramadan mỗi năm do sự việc bất đắc dĩ: do bệnh hoặc do kinh nguyệt, chứ không phải cố tình không nhịn chay. Và sự việc này diễn ra trong nhiều năm, nhưng cô ấy đã không nhịn chay bù lại sau mỗi Ramadan, và tất cả số ngày thiếu nợ gom lại thì rất nhiều độ khoảng 6 tháng. Và hiện tại cô ấy muốn nhịn chay bù lại, cô ấy đã bắt đầu nhịn chay mỗi ngày thứ hai và thứ năm, tuy nhiên, chồng cố ây ngăn không cho cô ấy nhịn chay, vậy cô ấy phải làm gì bây giờ? Cô ấy phải vâng lời chồng mà không nhịn chay hay cứ nhịn chay không cần phép của chồng?
•    Trả lời: Bắt buộc người phụ nữ trong lời kể nhịn chay bù lại cho những ngày mà cô ta đã không nhịn chay đồng thời phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo lý do trễ nải việc nhịn bù; và chồng cô ấy không được phép ngăn cấm cô ấy nhịn chay bù lại bởi vì đó là nghĩa vụ bắt buộc của cô ấy và cô ây không phải vâng lời chồng trong vấn đề này. (Ủy ban thường trực: 10/369)
    Có được phép nhịn chay Ramadan với định tâm bù lại cho năm ngoái không?
•    Hỏi: Có một người phụ nữ năm ngoái đã không nhịn chay vì mang thai mãi cho tới Ramadan năm nay, và hiện giờ cô ấy đang nhịn chay. Xin hỏi Ramadan của năm nay là bù lại cho năm ngoái hay cô ta nhịn chay Ramadan của năm nay? Có phải bắt buộc chồng của cô ta nuôi ăn người nghèo hay chỉ cần cô ta nhịn chay thôi là được hoặc giới luật như thế nào?
•    Trả lời: Nhịn chay của người phụ nữ trong lời kể trong tháng này là cho năm này, và khi nào hết Ramadan này thì cô ta nhịn chay bù lại cho Ramadan năm ngoái. Cô ấy không được phép định tâm tháng Ramadan này cho nhịn chay của năm ngoái, và nếu cô ấy đã làm vậy thì không đúng và không có giá trị.
Và khi nào đã hết Ramadan này thì cô ấy phải nhịn chay bù lại cho năm ngoái. Nếu viêc trễ nải việc nhịn bù vì lý do chính đáng theo giáo luật thì cô ấy chỉ cần nhịn chay là đủ, còn nếu trễ nải việc nhịn bù của cô ấy không có lý do chính đáng theo giáo luật thì ngoài việc phải nhịn chay bù lại cô ấy còn phải nuôi ăn người nghèo tương theo số ngày nhịn chay đó.
Tóm lại: Bắt buộc phải định tâm tháng Ramadan này cho năm này, khi xong Ramadan này thì nhịn chay bù lại cho Ramadan của năm qua. Nếu sự trễ nải nhịn bù có lý do thì chỉ cần nhịn bù lại là được, còn nếu không có lý do thì phải vừa nhịn bù vừa nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo. Và chồng của cô ấy không phải chịu bất cứ điều gì. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Ibnu Uthaimeen: 19/379)
    Nhịn chay trong tháng của Allah – Muharram với định tâm nhịn bù
•    Hỏi: Tôi bắt đầu nhịn chay Ramadan kể từ 5 năm nay, tôi luôn cố gắng giữ gìn việc nhịn chay bắt buộc cũng như những nhịn chay khuyến khích, tôi đã không hề nghỉ nhịn chay ngày nào, ngay cả trong những ngày của chu kỳ hàng tháng tôi cũng nhịn chay bởi vì tôi không biết là bắt buộc phải nghỉ nhịn chay trong những ngày đó và phải nhịn chay bù lại. Sau khi tôi biết được mình đã làm sai, tôi rất tiếc về việc làm đó của mình, rồi khi vào tháng Muharram tôi đã nhịn chay và định tâm cho Kaffa-rah và bù lại những ngày đó. Như vậy được chưa hay tôi còn phải làm gì thêm nữa?
•    Trả lời: Nhịn chay của cô ta trong tháng Muharram với định tâm Kaffa-rah cho việc cô ta đã nhịn chay trong tình trạng kinh nguyệt và không nhịn chay bù lại cho những ngày đó, nếu cô ta muốn những ngày nhịn chay đó để Kaffa-rah cho tội mà cô ta đã làm thì những ngày nhịn chay đó không mang ý nghĩa cho việc nhịn bù lại mà cô ta phải nhịn chay bù lại. Còn nếu như cô ấy nhịn chay tháng Muharram với định tâm nhịn chay bù lại cho những ngày mà cô ta đã nhịn chay nhưng được xem là không có giá trị vì cô ta đang trong tình trạng kinh nguyệt thì việc nhịn bù đó có giá trị. Nếu số ngày cô ta nhịn bù ít hơn số ngày mà cô ta đã nhịn chay trong những ngày chu kỳ kinh nguyệt thì bắt buộc cô ta phải nhịn thêm để hoàn tất số ngày còn lại.
Xin hỏi Sheikh: Việc cô ấy đặc biệt hóa tháng Muharram cho nhịn chay mang ý nghĩa gì chăng?
Trả lời:  Việc cô ấy đặc biệt hóa tháng Muharram là vì lời của Thiên sứ e:
« أَفْضَلُ الصِّيَامِ بَعْدَ رَمَضَانَ شَهْرُ اللهِ الْمُحَرَّمُ » رواه مسلم.
“Nhịn chay tốt nhất sau Ramadan là nhịn chay trong tháng của Allah Muharram” (Muslim).
Cô ấy đặc biệt hóa tháng này vì ân phúc của nó. (Sheikh Ibnu Uthaimeen từ Fata-wa “Ánh sáng trên con đường).
    Người mắc nợ nhiều Ramadan định tâm nhịn bù lại cho những ngày của mỗi năm trước theo thứ tự trước sau.
•    Hỏi: Một người phụ nữ vào buổi đầu của tuổi trường thành, cô ta không biết rằng người có kinh phải nhịn chay bù lại, và cứ như thế thời gian gian trôi qua gần mười năm, sau đó cô ta mới biết điều đó. Giờ đây cô ta đã lớn tuổi, cô ta có phải nhịn chay bù lại cho những ngày đó không hay phải gì?
•    Trả lời: Bắt buộc cô ấy phải nhịn chay bù lại cho tất cả những ngày mà cô ta đã không nhịn chay, cô ta phải định tâm nhịn bù cho những ngày của mỗi năm trước theo thứ tự trước sau, đồng thời cô ta phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo, mức lượng nuôi ăn cho một người là nửa Sa’ lương thực của từng nơi nếu cô ta có khả năng, còn nếu như cô ta nghèo không có khả năng nuôi ăn thì việc nuôi ăn được xí xóa; còn trường hợp nếu cô ta không có khả năng nhịn chay do tuổi già thì dùng hình thức nuôi ăn. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz: 15/187)
    Người mang thai và người cho con bú được phép thôi nhịn chay nếu gặp khó khăn trong việc nhịn chay nhưng phải nhịn chay bù lại.
•    Hỏi: Người phụ nữ mang thai không thể nhịn chay thì phải làm thế nào?
•    Trả lời: Giới luật về người mang thai gặp khó khăn trong nhịn chay giống như giới luật qui định cho người bị bệnh, tương tự người đang cho con bú cũng thế, nếu gặp khó khăn trong nhịn chay thì được phép thôi nhịn chay và sẽ nhịn chay bù lại khi có khả năng; bởi Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ وَمَن كَانَ مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ  ﴾ [سورة البقرة: 185].
{Và ai trong các ngươi bị bệnh hoặc đang đi đường xa thì hãy nhịn bù lại vào những ngày khác} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).
Một số vị Sahabah của Thiên sứ e cho rằng cả hai dạng phụ nữ này không cần nhịn chay mà chỉ cần dùng hình thức nuôi ăn để thay thế. Nhưng câu nói đúng là câu nói thứ nhất vừa nêu ở trên bởi vì giới luật dành cho họ giống như giới luật đối với người bị bệnh và bởi vì bằng chứng giáo lý là bắt buộc phải nhịn chay bù lại chứ không có bằng chứng làm khác. Và một trong những bằng chứng chứng minh cho điều đó là lời thuật của Anas bin Malik Al-Ka’bi rằng Thiên sứ của Allah e nói:
« إِنَّ اللهَ وَضَعَ عَنِ الْمُسَافِرِ نِصْفَ الصَّلاَةِ وَالصَّوْمَ وَعَنِ الْحُبْلَى وَالْمُرْضِعِ » رواه الإمام أحمد وأهل السنن الربع بإسناد حسن.
“Quả thật, Allah đã giảm cho người đi đường xa phân nửa lễ nguyện Salah và sự nhịn chay và cho người mang thai và cho con bú” (Hadith do Imam Ahmad và các vị Imam của bộ Sunan với đường dẫn truyền tốt).
Hadith này cho thấy người mang thai và người cho con bú giống như người đi đường xa trong giới luật nhịn chay rằng họ được phép ăn uống bình thường nhưng phải nhịn chay bù lại; riêng lễ nguyện Salah là dành riêng cho người đi đường xa rằng họ được giảm lễ nguyện Salah từ bốn Rak’at thành hai Rak’at. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Bin Baaz: 15/223)
    Người cho con bú không nhịn chay vì lo sợ cho đứa con của mình
•    Hỏi: Nếu người phụ nữ đang cho con bú không nhịn chay vì lo sợ ảnh hưởng đến đứa con thì cô ta phải làm sao?
•    Trả lời: Người cho bú không bị sao cả khi không nhịn chay do lo sợ cho sức khỏe của đứa con nhưng cô ta phải nhịn chay bù lại sau đó. Và nếu việc cô ta không nhịn chay vì lo sợ cho đứa con thì một số học giả bắt buộc người có trách nhiệm chu cấp co đứa bé phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo, tức họ qui định việc nhịn chay bù lại đối với người mẹ còn việc nuôi ăn người nghèo là nghĩa vụ của người có trách nhiệm nuôi dưỡng đứa bé như cha, hoặc anh hoặc những người có trách nhiệm khác. Và nếu việc lo sợ cứ tiếp diễn thì cô ta cũng không sao bời vì cô ta không bị bắt tội trong trường hợp này; tuy nhiên, theo suy nghĩ của tôi sự ảnh hưởng sẽ không tiếp diễn kéo dài vì những ngày mùa đông ngắn và thời tiết thì lạnh nên sữa của cô ấy không bị hạn chế khi nhịn chay, bởi thế, cô ta có thể nhịn chay bù lại cho những ngày đã bỏ lỡ vào những ngày mùa đông. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Ibnu Uthaimeen: 19/161)
    Việc dùng hình thức nuôi ăn người nghèo thay cho việc nhịn chay bù lài đối với người mang thai có được phép không?
•    Hỏi: Vào tháng Ramadan năm 1409 hijri, vợ tôi đã không nhịn chay 14 ngày do chu kỳ hằng tháng của phụ nữ. Sau đó, vợ tôi chỉ có thể nhịn chay bù lại được bảy ngày, còn lại bảy ngày, và cô ấy giờ đây đang mang thai trong tháng thứ sáu. Xin hỏi việc nuôi ăn người nghèo có thay cho việc nhay bù lại được không?
•    Trả lời: Bắt buộc vợ của anh phải nhịn chay bù lại cho những ngày mà cô ta đã không nhịn chay do kinh nguyệt. Nếu cô ấy trễ nải việc nhịn bù đo đến Ramadan kế tiếp mà không có lý do chính đáng theo giáo luật thì cô ta phải nhịn chay bù lại đồng thời phải nuôi ăn người nghèo mỗi ngày tương ứng, mức lượng nuôi ăn mỗi ngày là nửa Sa’ lương thực của nơi đang sinh sống, đem cho những người nghèo trong xứ và có thể cho mỗi một người nghèo duy nhất; còn nếu cô ấy trễ nải vì mang thai hoặc bị bệnh thì ngoài việc nhịn chay bù lại cô ấy không cần phải làm gì khác. (Ủy ban thường trực: 10/157)
    Người phụ nữ đã không nhịn chay nhiều Ramadan vì lý do mang thai và cô ấy gặp khó khăn trong việc nhịn chay bù lại vì nguyên nhân cho con bú, vậy cô ấy có được phép dùng hình thức nuôi ăn người nghèo để thay thế không?
•    Hỏi: Quả thật vợ tôi đã mắc nợ ba hay bốn Ramadan và cô ấy chưa thể nhịn chay bù lại do mang thai hoặc cho con bú. Hiện giờ cô ấy đang trong thời gian cho con bú. Xin hỏi cô ấy có được phép dùng hình thức nuôi ăn người nghèo thay cho việc nhịn chay bù không vì cô ấy có sự khó khăn trong việc nhịn chay bù lại cho ba hoặc bốn Ramadan?
•    Trả lời: Không có vấn đề gì trong việc trễ nải nhịn bù, nếu cô ấy gặp khó khăn vì mang thai và cho con bú thì khi nào có khả năng trở lại thì tranh thủ nhịn chay bù lại ngay. Bởi lẽ trường hợp của cô ấy giống như trường hợp của người bị bệnh được Allah qui định:
﴿ وَمَن كَانَ مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ  ﴾ [سورة البقرة: 185].
{Và ai trong các ngươi bị bệnh hoặc đang đi đường xa thì hãy nhịn bù lại vào những ngày khác} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).
Và cô ấy không phải nuôi ăn người nghèo. (Ủy ban thường trực: 10/221)
    Câu nói không cần phải nhịn chay bù lại đối với người mang thai và cho con bú là câu nói không đúng
•    Hỏi: Khi tôi mang thai đứa con đầu, đó là chín năm trước, tôi đã hỏi một trong những người kêu gọi đến với đường lối Salaf về việc tôi không thể nhịn chay Ramadan do mang thai thì người đó đã trả lời tôi rằng tôi không phải nhịn chay và đưa ra bằng chứng bằng một Hadith: “Quả thật, Allah đã giảm cho người đi đường xa phân nửa lễ nguyện Salah và sự nhịn chay và cho người mang thai và cho con bú” (Hadith do Imam Ahmad và các vị Imam của bộ Sunan với đường dẫn truyền tốt). Và tôi cũng không phải dùng hình thức nuôi ăn để thay thế. Thế là tôi đã không nhịn chay mỗi khi mang thai hoặc khi cho con bú trong suốt thời gian bốn năm tức đến khi tôi mang thai đứa thứ tư, và sau đó tôi nghe một người anh em khác nói rằng tôi phải dùng hình thức nuôi ăn để thay thế cho việc nhịn chay, người đó lấy bằng chứng từ việc làm của Ibn Abbas khi ông thấy vợ ông đang cho con bú thì ông nói: nàng thuộc thành phần những người không có khả năng nhịn chay, nàng phải dùng hình thức nuôi ăn để thay thế và nàng không cần phải nhịn chay bù lại. Thế là tôi lại dùng tiền để mua thức ăn để nuôi ăn cho bốn tháng mà tôi đã nợ Ramadan. Tuy nhiên, khi tôi nghe từ chương trình “Ánh sáng trên con đường” của một vị học giả thì biết rằng trường hợp của tôi là phải nhịn chay bù lại cho dù có trễ nải như thế nào cùng với nuôi ăn người nghèo, vậy tôi phải làm sao?
•    Trả lời: Câu nói đúng trong trường hợp này là người mang thai và cho con bú phải nhịn chay bù lại, còn những gì được ghi lại từ Ibnu Abbas và Ibnu Umar rằng người mang thai và cho con bú dùng hình thức nuôi ăn người nghèo để thay thế việc nhịn chay là câu nói không đúng trái với các bằng chứng giáo lý. Allah, Đấng Tối Cao đã phán:
﴿ وَمَن كَانَ مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ  ﴾ [سورة البقرة: 185].
{Và ai trong các ngươi bị bệnh hoặc đang đi đường xa thì hãy nhịn bù lại vào những ngày khác} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).
Người mang thai và cho con bú nằm cùng với giới luật đối với người bị bệnh chứ không cùng với giới luật đối với người già yếu, cho nên, người mang thai và cho con bú phải nhịn chay bù lại khi nào có khả năng cho dù có trễ nải đi chăng nữa; nếu việc trễ nải có lý do chính đáng theo giáo luật thì không phải nuôi ăn người nghèo mà chỉ nhịn chay bù thôi còn nếu việc trễ nải là do xao lãng và không chịu nhịn bù mặc dù có khả năng thì phải vừa nhịn chay vừa nuôi ăn người nghèo khi để trễ đến Ramadan tiếp theo. Do đó, trường hợp trễ nải do mang thai và cho con bú không phải là xao lãng thì chỉ cần nhịn bù lại là được không phải nuôi ăn người nghèo. Những gì mà bạn đã làm từ việc nuôi ăn cho người thì đó được gọi làm từ thiện cho con đường chính nghĩa của Allah, bạn sẽ được ban cho ân phước. Như vậy, bạn chỉ cần nhịn chay bù lại là được, bạn hãy nhịn chay theo khả năng của bạn không cần phải nhịn chay liên tục, bạn có thể nhịn chay rồi nghỉ xen kẻ như thế cho đến khi hoàn tất nghĩa vụ. Cầu xin Allah giúp bạn và phù hộ cho bạn. Khi nào người bề tôi trung thực và thành tâm vì Allah và cầu xin Ngài trợ giúp và phù hộ thì chắc chắn Ngài sẽ giúp đỡ phù hộ và ban sự dễ dàng cho người đó. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz: 15/225)
    Bắt buộc phải nhịn chay bù lại cho Ramadan trước khi vào Ramadan tiếp theo
•    Hỏi: Tôi đã không nhịn chay ba ngày trong Ramadan do bị bệnh, vậy tôi có thể nhịn chay bù lại cho ba ngày đó bất cứ thời gian nào phải không?
•    Trả lời: Bạn phải nhịn chay bù lại cho ba ngay mà bạn đã bỏ lỡ của Ramadan đó, bạn nhịn chay bù lại càng sớm càng tốt. Bạn không được phép trễ nải việc nhịn chay bù lại cho ba ngày đó hoặc trì hoãn một ngày cho tới khi vào Ramadan tiếp theo trong khi bạn có khả năng nhịn chay; bởi lẽ nếu bạn trễ nải cho tới khi vào Ramadan kế tiếp thì bắt buộc bạn vừa phải nhịn chay bù vừa phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo tương ứng với số ngày nhịn bù. (Ủy ban thường trực: 10/358)
    Người phụ nữ qua đời nhưng vẫn còn nợ hai tháng Ramadan
•    Hỏi: Một người phụ nữ bị bệnh và đã qua đời trong khi còn mắc nợ hai tháng Ramadan, giới luật qui định trường hợp này thế nào?
•    Trả lời: Giáo luật qui định cho một số người thân của người phụ nữ đó nhịn chay thay cô ta bởi Nabi e nói:
« مَنْ مَاتَ وَعَلَيْهِ صِيَامٌ صَامَ عَنْهُ وَلِيُّهُ » رواه البخاري ومسلم.
“Ai chết đi mà còn nợ nhịn chay thì người thân của y sẽ nhịn chay hộ y” (Albukhari, Muslim).
Người thân ở đây bao hàm bên nội và bên ngoại, nếu gặp khó khăn trong việc nhịn giùm cô ấy thì có thể dùng hình thức nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo với mức lượng nửa Sa’ lương thực tương đương với 1,5 kg. Không vấn đề gì nếu đưa tất cả phần lương thực cho một người duy nhất. (Bộ Fata-wa tổng hợp: 15/365)
    Một người bị bệnh tim không có khả năng nhịn chay, con cái của người đó có được phép nhịn chay thay không?
•    Hỏi: Cha của bạn tôi là một người lớn tuổi thường xuyên dâng lễ nguyện Salah, nhưng sáu năm trước ông đã bỏ nhịn chay mà chỉ duy trì lễ nguyện Salah nguyên nhân là do bệnh tim mãn tính. Xin hỏi con cái của ông có được phép nhịn chay thay cha mình được không?
•    Trả lời: Nếu ông ta vẫn còn sống và không có khả năng nhịn chay được khẳng định bằng các chứng từ của bác sĩ rằng ông không thể nhịn chay và không có hy vọng khỏi bệnh thì ông ta được phép dùng hình thức nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo để thay thế việc nhịn chay, mức lượng nuôi ăn cho một người nghèo mỗi ngày là nửa Sa’ chà là khô hay lương thực của nơi đang sinh sống. Như vậy người già yếu không có khả năng nhịn chay cũng như người bệnh không có hy vọng chữa khỏi thì được phép dùng hình thức nuôi ăn người nghèo để thay thế, trừ phi người chết chưa hoàn thành việc nhịn chay thì con cái của y sẽ lựa chọn: nếu họ nhịn chay giùm y thì họ là những người làm tốt như Thiên sứ của Allah e đã nói:
« مَنْ مَاتَ وَعَلَيْهِ صِيَامٌ صَامَ عَنْهُ وَلِيُّهُ » رواه البخاري ومسلم.
“Ai chết đi mà còn nợ nhịn chay thì người thân của y sẽ nhịn chay hộ y” (Albukhari, Muslim).
Còn nếu họ nuôi ăn người nghèo thì cũng đã đủ. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz: 15/202)
    Người cha dặn dò con nhịn chay bù cho những ngày mà ông ta còn nợ
•    Hỏi: Cha tôi chết sau căn bệnh và căn bệnh đó đã ngăn ông nhịn chay nửa tháng Ramadan. Quả thật, cha tôi đã dặn tôi nhịn chay giùm ông cho những ngày đó, vậy tôi phải thực hiện điều đó hay nuôi ăn người nghèo?
•    Trả lời: Nếu sự việc như lời bạn nói thì điều đó không bắt buộc bạn phải nhịn chay thay cha của bạn cũng như không bắt buộc bạn nuôi ăn người nghèo cho những ngày đó, những ngày mà cha bạn không có khả năng nhịn chay; bởi ý nghĩa chung chung trong lời phán của Allah:
﴿ لَا يُكَلِّفُ ٱللَّهُ نَفۡسًا إِلَّا وُسۡعَهَاۚ  ﴾  [سورة البقرة: 286]
{Allah không bắt một linh hồn nào gánh vác trách nhiệm quá khả năng của nó.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 286).
Và cha của bạn là người không có khả năng nhịn chay và cũng không có khả năng nhịn bù lại cho nên cha của bạn không phải bị một điều gì cả. (Ủy ban thường trực: 10/371)
    Một người phụ nữ không nhịn chay Ramadan vì bệnh rồi sau đó qua đời, người thân của người phụ nữ này có bắt buộc phải làm gì không?
•    Hỏi: Dì tôi mắc chứng nhức đầu mãn tính, cơn đau đầu hết rồi tái lại, cứ như thế, và mỗi khi cơn đau đến thì đầu dì tôi đau nhức tột cùng, những lúc như vậy bà thường bất tỉnh từ 8 đến 10 tiếng đồng hồ, có kêu la thế nào dì tôi cũng không giật mình. Dì tôi đã mất một ngày nhịn chay Ramadan vì sứ cố này và bà đã qua đời mấy ngày trước. Xin hỏi chúng tôi là nhừng người thân của bà có phải làm gì cho bà không, chúng tôi có phải làm Sadaqah cho bà về những ngày bà đã không nhịn chay không?
•    Trả lời: Nếu người phụ nữ trong lời kể còn một số ngày của Ramadan mà bà chưa nhịn chay và bà chưa nhịn chay bù lại thì giáo luật có qui định cho phép người thân của bà nhịn chay bù thay bà cho những ngày đó bởi Thiên sứ của Allah e đã nói:
« مَنْ مَاتَ وَعَلَيْهِ صِيَامٌ صَامَ عَنْهُ وَلِيُّهُ » رواه البخاري ومسلم.
“Ai chết đi mà còn nợ nhịn chay thì người thân của y sẽ nhịn chay hộ y” (Albukhari, Muslim).
(Bộ Fata-wa tổng hợp của Bin Baaz: 15/366).
    Một người phụ nữ chưa nhịn chay bù lại cho những ngày mà bà đã thiếu nợ vì ly do bệnh rồi sau đó qua đời, hỏi người thân của bà có phải làm gì cho bà không?
•    Hỏi: Mẹ tôi qua đời nhưng vẫn chưa thực hiện bù lại năm tháng nhịn chay. Bà đã không nhịn chay những tháng bắt buộc đó do trong thời gian cho con bú, và bà chưa thể nhịn chay bù lại trong suốt cuộc đời của bà do mắc nhiều chứng bệnh trong đó có bệnh tiểu đường. Mặc dù vậy, bà thực sự đã cố gắng nhịn chay bù lại, nhưng bà bắt đầu nhịn chay được tám ngày thì bà qua đời. Xin hỏi làm thế nào để thực hiện bù lại cho bà?
•    Trả lời: Nếu sự trễ nải cho việc nhịn bù là do không có khả năng nhịn chay vì bệnh tật liên tục và thương xuyên hoặc do nguyên nhân cho con bú thì bà ấy không phải nhịn chay bù lại cũng không phải nuôi ăn người nghèo, bởi lẽ bà đã được xí xóa. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ وَمَن كَانَ مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ  ﴾ [سورة البقرة: 185].
{Và ai trong các ngươi bị bệnh hoặc đang đi đường xa thì hãy nhịn bù lại vào những ngày khác} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).
Bà ấy được xí xóa và không phải chịu bất cứ điều gì, dù là nhịn chay hay nuôi ăn người nghèo cho nên các bạn không phải chịu bất cứ điều gì cả. Nhưng trường hợp nếu các bạn biết rõ rằng bà không nhịn chay do xao lãng trong khi vẫn có khả năng nhịn chay bù lại thì giáo luật qui định các bạn phải thực hiện bù lại cho bà ấy, các bạn là những đứa con của bà hoặc là những người bà con ruột thịt của bà có thể cùng nhau chia sẻ mỗi người một ít trong việc nhịn chay bù lại giùm bà; bởi lẽ Thiên sứ của Allah e đã nói:
« مَنْ مَاتَ وَعَلَيْهِ صِيَامٌ صَامَ عَنْهُ وَلِيُّهُ » رواه البخاري ومسلم.
“Ai chết đi mà còn nợ nhịn chay thì người thân của y sẽ nhịn chay hộ y” (Albukhari, Muslim).
Nếu các bạn nhịn chay giùm bà ấy thì các bạn được Allah ban cho ân phước rất lớn, và các bạn có thể dùng hình thức nuôi ăn để thay thế cho việc nhịn chay tuy nhiên nhịn chay tốt hơn; bởi có một Hadith Sahih ghi lại rằng ông Ibnu Abbas t thuật lại: có một người phụ nữ nói với Thiên sứ của Allah e: quả thật mẹ tôi qua đời và bà vẫn còn nợ nhịn chay Ramadan, vậy tôi nhịn chay cho bà được không? Người e nói:
« أَرَأَيْتِ لَوْ كَانَ عَلَى أُمِّكِ دَيْنٌ أَكُنْتِ قَاضِيَةً اقْضُوا اللهَ ، فَاللهُ أَحَقُّ بِالْوَفَاءِ » رواه البخاري ومسلم.
“Cô có thấy rằng nếu mẹ cô mắc nợ thì cô có trách nhiệm phải trả không? hãy trả nợ cho Allah bởi Allah đáng để phải trả nợ hơn hết” (Albukhari, Muslim).
Hadith này và Hadith vừa nêu trước đó đều là bằng chứng giáo lý cho thấy rằng nên nhịn chay bù lại giùm người chết dù là đối với nhịn chay thề nguyện hay nhịn chay Ramadan hoặc nhịn chay Kaffa-rah, đây là quan điểm đúng nhất trong các quan điểm của giới học giả. nếu việc nhịn chay bù lại không được dễ dàng thì có thể dùng hình thức nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo. Như vậy, nói tóm lại nếu người chết đi còn nợ việc nhịn chay nhưng vì lý do xao lãng thì người thân phải thực hiện bù lại cho y còn nếu như vì lý do chính đáng theo giáo luật chẳng hạn như bệnh thì người thân của y không phải nuôi ăn người nghèo cũng không phải nhịn chay giùm. (Bộ Fata-wa của Sheikh Bin Baaz: 15/371)
    Người không nhịn chay ngày nào trong cuộc đời của mình rồi chết đi, giáo luật có qui định rằng những người thân của y nhịn chay bù lại cho y không?
•    Hỏi: Có được phép nhịn chay giùm người chết khi người chết đó chưa từng nhịn chay Ramadan ngày nào trong cuộc đời của y? Xin cho biết người chết này đã xuất Kaffa-rah trước khi chết.
•    Trả lời: Giáo luật có qui định cho người thân của người chết nhịn chay bù giùm y nếu y là người Muslim duy trì lễ nguyện Salah; bởi Thiên sứ của Allah e nói:
« مَنْ مَاتَ وَعَلَيْهِ صِيَامٌ صَامَ عَنْهُ وَلِيُّهُ » رواه البخاري ومسلم.
“Ai chết đi mà còn nợ nhịn chay thì người thân của y sẽ nhịn chay hộ y” (Albukhari, Muslim).
Còn nếu người chết không nhịn chay vì nguyên nhân không có khả năng do bệnh không hy vọng chữa khỏi thì không nhịn chay giùm y. Việc người chết trong lời kể có nuôi ăn trong lúc còn sống là có giá trị nếu y xuất cho tất cả những ngày mà y đã không nhịn chay.
Trường hợp người chết đó là người không dâng lễ nguyện Salah thì không được nhịn chay giùm y, bởi lẽ người nào không dâng lễ nguyện Salah một cách có chủ ý là Kafir vô đức tin, dựa theo quan điểm đúng nhất trong hai quan điểm của giới học giả. Thiên sứ của Allah e nói:
« الْعَهْدُ الَّذِى بَيْنَنَا وَبَيْنَهُمُ الصَّلاَةُ فَمَنْ تَرَكَهَا فَقَدْ كَفَرَ » رواه الإمام أحمد والترمذي بإسناد صحيح عن معاذ بن جبل رضي الله عنه.
“Sự giao ước giữa chúng ta và họ là lễ nguyện Salah, bởi thế, ai bỏ lễ nguyện Salah là kẻ vô đức tin Kafir” (Imam Ahmad và Tirmizhi ghi lại với đường dẫn truyền Sahih từ lời thuật của Mu’adz bin Jabal t).
Một Hadith Sahih khác được ghi lại rằng Jabir bin Abdullah t thuật lại: Thiên sứ của Allah e nói:
« إِنَّ بَيْنَ الرَّجُلِ وَبَيْنَ الشِّرْكِ وَالْكُفْرِ تَرْكَ الصَّلاَةِ » رواه الإمام مسلم.
“Quả thật, ranh giới giữa một người với sự Shirk và Kufr và là bỏ lễ nguyện Salah” (Imam Muslim).
Và các Hadith về vấn đề này rất nhiều. Cầu xin Allah phù hộ cho tất cả những người Muslim trong việc tìm kiếm sự hài lòng của Ngài, xin Ngài phù hộ họ trong việc thực hiện tốt các nghĩa vụ mà Ngài đã qui định cho họ từ việc dâng lễ nguyện Salah và những việc làm thờ phượng khác; quả thật Ngài là Đấng Hằng Nghe và rất gần các bề tôi của Ngài. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz: 15/361)
    Có được phép nhịn chay giùm mẹ của mình nếu như bà là người bỏ lễ nguyện Salah nhưng sau đó đã quay về sám hối?
•    Hỏi: Mẹ tôi qua đời và có một khoảng thời gian bà đã không nhịn chay một Ramadan nào cũng như chẳng dâng lễ nguyện Salah mãi đến khi thời gian cuối của năm cuối đời. Bà đã định tâm đi Hajj đến ngôi đền của Allah nhưng Allah đã an bài tuổi đời của bà trước mùa Hajj. Xin hỏi tôi có được phép nhịn chay giùm bà những tháng mà bà đã không nhịn chay không? Xin cho biết rằng bà đã dâng lễ nguyện Salah trở lại trước khi bà qua đời.
•    Trả lời: Bạn không phải nhịn chay cho những ngày mà mẹ bạn đã không nhịn chay lúc bà không dâng lễ nguyện Salah; bởi vì bỏ lễ nguyện Salah là vô đức tin làm vô hiệu quá mọi việc làm thờ phượng khác. Thiên sứ của Allah e đã nói:
« الْعَهْدُ الَّذِى بَيْنَنَا وَبَيْنَهُمُ الصَّلاَةُ فَمَنْ تَرَكَهَا فَقَدْ كَفَرَ »  رواه ألإمام أحمد وأهل السنن عن بريدة بن الحصيب رضي الله عنه بإسناد صحيح.
“Sự giao ước giữa chúng ta và họ là lễ nguyện Salah, bởi thế, ai bỏ lễ nguyện Salah là kẻ vô đức tin Kafir” (Imam Ahmad và những người của bộ Sunan ghi lại với đường dẫn truyền Sahih từ lời thuật của Buraidah bin Al-Hasib t).
Và các Hadith nói về vấn đề này rất nhiều. Còn nếu bà ấy bỏ nhịn chay sau khi Allah đã hướng dẫn bà quay lại với lễ nguyện Salah thì giáo luật qui định bạn chịn chay giùm cho bà bởi Nabi e đã nói:
« مَنْ مَاتَ وَعَلَيْهِ صِيَامٌ صَامَ عَنْهُ وَلِيُّهُ » رواه البخاري ومسلم.
“Ai chết đi mà còn nợ nhịn chay thì người thân của y sẽ nhịn chay hộ y” (Albukhari, Muslim).
Nếu bạn không nhịn chay và những người thân của bà ấy không thể nhịn chay thì có thể dùng hình thức nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo với nửa Sa’ lương hực của nơi đang sinh sống.
Giáo luật cũng qui định cầu xin cho mẹ bạn thật nhiều và làm Saqadah cho bà ấy, mong rằng những việc làm đó của bạn sẽ mang điều tốt cho bà ấy. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz: 15/355)
    Một người chết trong tháng Ramadan, người thân của y có phải hoàn thành việc nhịn chay giùm y không?
•    Hỏi: Nếu một người Muslim nhịn chay một số ngày của Ramadan rồi chết đi trước khi hoàn tất những ngày còn lại thì người thân của y có được phép hoàn tất cho y không?
•    Trả lời: Nếu y chết trong thời gian của Ramadan thì không người thân của không phải hoàn tất những ngày còn lại giùm y bởi vì người chết khi đã chết là đã chấm dứt các việc làm của y như Thiên sứ của Allah e đã nói:
« إِذَا مَاتَ الإِنْسَانُ انْقَطَعَ عَمَلُهُ إِلاَّ مِنْ ثَلاَثٍ صَدَقَةٌ جَارِيَةٌ وَعِلْمٌ يُنْتَفَعُ بِهِ وَوَلَدٌ صَالِحٌ يَدْعُو لَهُ »  رواه مسلم.
“Khi một người chết đi thì các việc làm của y đã chấm dứt ngoại trừ bà điều: Sadaqah Jariyah, kiến thức hữu ích để lại cho đời, và người con ngoan đạo cầu xin cho y” (Muslim).
Như vậy, trường hợp của người chết này, không phải nhịn chay cũng như không phải nuôi ăn người nghèo giùm y. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz: 19/386)
    Một người qua đời vào giữa Ramadan, họ Fata-wa rằng phải nhịn chay hoặc nuôi ăn người nghèo giùm y, điều đó có đúng không?
•    Hỏi: Một người qua đời vào giữa Ramadan, họ Fata-wa rằng phải nhịn chay hoặc nuôi ăn người nghèo giùm y, xin hỏi điều đó có đúng hay không?
•    Trả lời: Không, điều đó không đúng; bởi vì một người khi chết đi thì việc làm của y đã chấm dứt. Khi một người bệnh chết đi hoặc một người không bệnh chết đi giữa tháng Ramadan chẳng hạn thì không phải nhịn chay giùm y cho những ngày còn lại của Ramadan đó và cũng không phải nuôi ăn người nghèo cho y; bởi cuộc sống của y đã hết thì         việc làm của y đã dứt. (Sheikh Ibnu Uthaimeen từ Fata-wa “Ánh sáng trên con đường”)
    Một người phụ nữ bị bệnh nhiều năm rồi qua đời, hỏi chồng cô ta có phải nhịn chay giùm cho cô ta đối với những ngày mà cô ta đã chưa thực hiện bổn phận không?
•    Hỏi: Vợ tôi bị bệnh trong thời gian ba năm rưỡi không thể nhịn chay Ramadan ... rồi sau đó cô ấy qua đời, tất cả những ngày mà cô ấy chưa nhịn chay bắt buộc là ba tháng rưỡi. Xin hỏi, tôi có phải nhịn chay, làm Sadaqah giùm cô ấy không?
•    Trả lời: Nếu sự việc giống như lời anh kể rằng vợ của anh đã bị bệnh suốt ba năm rưỡi và không có khả năng nhịn chay trong thời gian bị bệnh đó, rồi sau đó qua đời; nếu bệnh tình của cô ấy cứ tiếp diễn cho đến khi cô ấy qua đời thì cô ấy không phải nhịn chay bù bởi vì cô ấy không có khả năng. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ لَا يُكَلِّفُ ٱللَّهُ نَفۡسًا إِلَّا وُسۡعَهَاۚ  ﴾  [سورة البقرة: 286]
{Allah không bắt một linh hồn nào gánh vác trách nhiệm quá khả năng của nó.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 286).
﴿ فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ  ﴾ [سورة التغابن: 16]
{Bởi thế, các ngươi hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi.} (Chương 64 – Attagha-bun, câu 16).
Những người thân của cô ấy không được yêu cầu phải nhịn chay bù lại giùm cô ấy. Trường hợp cô ấy bị bệnh rồi khỏe lại một thời gian, có khả năng nhịn chay bù lại nhưng cô ấy xao lãng không thực hiện thì giáo luật có qui định cho người chồng hoặc người thân của cô ấy nhịn chay bù lại giùm cô ấy. (Ủy ban thường trực: 10/371)
    Một người phụ nữ không nhịn chay Ramadan do bệnh và qua đời trong tháng Shauwal, có được phép nhịn chay bù lại giùm cô ta hay không?
•    Hỏi: Một người chị (em) đồng đạo có người mẹ qua đời trong tháng Shauwal, bà đã bị bệnh trong suốt tháng Ramadan và không thể nhịn chay một ngày nào. Xin hỏi con gái của bà có phải nhịn chay bù lại giùm cho bà đối với những ngày đó không?
•    Trả lời: Con gái của bà không bắt buộc phải nhịn chay bù lại giùm cho bà bởi vì nếu căn bệnh của bà là căn bệnh không có niềm hy vọng chữa khỏi thì điều bắt làm thay cho bà nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo, còn nếu như căn bệnh của bà là bệnh thông thường có hy vọng chữa khỏi nhưng Allah đã an bài cho bà ra đi giã từ cuộc đời thì ba không phải nhịn chay bù lại. Và bệnh tật chia thành hai dạng:
Dạng thứ nhất: Bệnh tật không có hy vọng chữa khỏi mà kết quả cuối cùng là phải chết chẳng hạn như bệnh ung thư và các bệnh nghiêm trọng phổ biến khác. Đối với những ai mang những căn bệnh dạng này thì dùng hình thức nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo để thay thế nhịn chay.
Dạng thứ hai: Bệnh tật có hy vọng khỏi, nhưng Allah đã định đoạt cho căn bệnh tiếp diễn cho đến khi qua đời thì người bị bệnh theo dạng này không phải nuôi ăn người nghèo cũng không phải nhịn chay, bởi vì người bệnh trong dạng này bắt buộc phải nhịn chay bù lại nhưng lại không có khả năng.
(Sheikh Ibnu Uthaimeen từ Fata-wa “Ánh sáng trên con đường).
    Một người phụ nữ đã không nhịn chay trong mười năm qua vì lớn tuổi rồi sau đó qua đời, bắt buộc những người hưởng quyền thừa kế từ bà ấy làm gì?
•    Hỏi: Tôi có một người bà đã lớn tuổi, bà đã không nhịn chay kể từ mười năm qua do không có khả năng rồi bà qua đời năm nay nhưng ba đã chưa làm Kaffa-rah cho những năm qua và những người hưởng quyền thừa kế từ bà cũng không làm Kaffa-rah cho bà do không biết. Xin hỏi những người hưởng quyền thừa kế từ bà có phải làm Kaffa-rah cho bà đối với tất cả những ngày nhịn chay Ramadan của những năm qua không? Họ có mang tôi trong sự việc đó không?
•    Trả lời: Nếu bà ấy còn minh mẫn trong thời gian không nhịn chay và có khả năng làm Kaffa-rah thì bắt buộc phải làm Kaffa-rah giùm bà ấy cho những ngày mà bà đã không nhịn chay và không Kaffa-rah, Kaffa-rah là nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo nửa Sa’ lương thực của nơi đang sinh sống; còn nếu như bà không còn minh mẫn nữa do tuổi già hoặc bà là người nghèo lúc còn sống không có khả năng Kaffa-rah thì bà không phải chịu một nghĩa vụ nào cả và những người hưởng quyền thừa kế từ bà không phải làm gì cho bà, bởi Allah Tối Cao đã phán:
﴿ فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ  ﴾ [سورة التغابن: 16]
{Bởi thế, các ngươi hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi.} (Chương 64 – Attagha-bun, câu 16).
Và Thiên sứ của Allah e nói:
« مَا نَهَيْتُكُمْ عَنْهُ فَاجْتَنِبُوهُ وَمَا أَمَرْتُكُمْ بِهِ فَافْعَلُوا مِنْهُ مَا اسْتَطَعْتُمْ » رواه مسلم.
“Những gì mà Ta cấm các ngươi thì các ngươi hãy tránh xa nó còn những gì mà Ta bảo các ngươi làm thì các ngươi hãy làm theo khả năng của các ngươi” (Muslim).
(Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz: 15/208).
    Ai không có khả năng nhịn chay bù lại cho những ngày thiếu nợ cho tới chết thì không phải nhịn bù cũng không phải nuôi ăn người nghèo.
•    Hỏi: Giới luật qui định thế nào về một người chết đi với định tâm nhịn chay bù lại nhưng chưa thực hiện được? Con cái của người chết đó có được phép nhịn chay bù lại cho y không?
•    Trả lời: Ai không nhịn chay trong Ramadan có lý do chính đáng theo giáo luật và đến chết vẫn không thể nhịn chay bù lại do không có khả năng chứ không phải do sự xao lãng thì không nhịn chay bù cũng như không phải nuôi ăn người nghèo; còn nếu trễ nải việc nhịn bù cho đến chết không có lý chính đáng được giáo luật qui định thì giáo luật có qui định người thân của người đó nhịn chay giùm cho y, bởi Thiên sức của Allah e đã nói:
« مَنْ مَاتَ وَعَلَيْهِ صِيَامٌ صَامَ عَنْهُ وَلِيُّهُ » رواه البخاري ومسلم.
“Ai chết đi mà còn nợ nhịn chay thì người thân của y sẽ nhịn chay hộ y” (Albukhari, Muslim).
(Ủy ban thường trực: 10/368).
    Ai vào Ramadan rồi bị bệnh và chết đi thì không phải nhịn chay bù cũng không phải Kaffa-rah
•    Hỏi: Giáo luật qui định thế nào về người bị bệnh khi vào tháng Ramadan nhưng không thể nhịn chay rồi qua đời sau Ramadan? Y có cần được người thân nhịn chay bù hoặc nuôi ăn người nghèo giùm cho y không?
•    Trả lời: Khi người Muslim chết vì bệnh tật sau Ramadan thì y không phải chịu nghĩa vụ nhịn bù cũng như nuôi ăn người nghèo bởi vì giáo luật đã xí xóa cho y. Tương tự, người đi đường xa khi chết trong chuyến lữ hành của mình hoặc ngay sau khi trở về nhà thì không phải chịu nghĩa vụ nhịn bù cũng như nuôi ăn người nghèo bởi vì y được giáo luật xí xóa. Riêng trường hợp người bị bệnh rồi được Allah cho khỏi bệnh hoặc đã trở về từ chuyến lữ hành nhưng không chịu thực hiện nhịn bù lại do xao lãng cho đến khi giã từ cuộc đời thì giáo luật qui định cho người thân của y có quyền nhịn chay bù lại cho y, bởi Thiên sứ của Allah e đã nói:
« مَنْ مَاتَ وَعَلَيْهِ صِيَامٌ صَامَ عَنْهُ وَلِيُّهُ » رواه البخاري ومسلم.
“Ai chết đi mà còn nợ nhịn chay thì người thân của y sẽ nhịn chay hộ y” (Albukhari, Muslim).
Nếu người thân của y gặp khó khăn trong nhịn chay bù cho y thì được phép dùng hình thức nuôi ăn mỗi ngày một nghèo với nửa Sa’ lương thực tương đương với 1,5 kg. Tương tự, người già yếu không có khả năng nhịn chay, người bệnh không hy vọng khỏi, người kinh nguyệt và máu hậu sản khi lơ là và xao lãng trong việc nhịn bù mãi cho tới khi giã biệt cuộc đời thì họ những người thân của họ được quyền dùng hình thức nuôi ăn người nghèo thay cho sự nhịn chay bù nếu gặp khó khăn trong nhịn chay. Còn nếu như không có khả năng nuôi ăn do nghèo thì hết nghĩa vụ. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ لَا يُكَلِّفُ ٱللَّهُ نَفۡسًا إِلَّا وُسۡعَهَاۚ  ﴾  [سورة البقرة: 286]
{Allah không bắt một linh hồn nào gánh vác trách nhiệm quá khả năng của nó.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 286).
﴿ فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ  ﴾ [سورة التغابن: 16]
{Bởi thế, các ngươi hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi.} (Chương 64 – Attagha-bun, câu 16).
(Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz: 15/366).
    Một người bất tỉnh trước Ramadan sau đó qua đời, người thân của y có phải làm gì cho y không?
•    Hỏi: Một người phụ nữ bị đột quỵ trước Ramadan nhưng không bất tỉnh hoàn toàn, bà vẫn có thể dâng lễ nguyện Salah, và khi gần đến Ramadan thì bà hoàn toàn mê man không biết gì nữa, nhưng các bác sĩ bảo rằng bà ta vẫn còn nghe được rồi sau đó bà qua đời trong Ramadan. Xin hỏi có phải làm Kaffa-rah cho bà không?
•    Trả lời: Người phụ nữ này bị đột quỵ trước Ramadan và tiếp diễn sự bất tỉnh và mê man hoặc mất ý thức và cảm giác thì được quyền nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo giùm bà ta bởi vì người bị bất tỉnh không bị cấm thực hiện nghĩa vụ nhịn chay và chỉ ngăn nghĩa vụ Salah. Nhưng nếu một người bất tỉnh không có chủ ý kéo dài trong hai ngày hoặc ba ngày thì không phải dâng lễ nguyện Salah bù lại còn nếu như bất tỉnh có chủ đích chẳng hạn như ngất đi do thuốc gây mê thì y phải thực hiện bù lại. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Ibnu Uthaimeen: 19/114).
    Người cha qua đời trong khi vẫn còn nợ những ngày nhịn chay Ramadan nhưng không biết rõ là bao nhiều ngày thì đứa con phải làm thế nào?
•    Hỏi: Cha tôi qua đời và ông vẫn còn nợ những ngày của Ramadan của năm 1400 hijri nhưng tôi không biết rõ là bao nhiêu ngày, và những ngày nợ đó không phải là do bệnh, tôi nghĩ nó diễn ra trong chuyến lữ hành và mệt mỏi, quả thật đến Ramadan thứ hai nhưng ông vẫn chưa thực hiện bù lại. Ông nói với tôi: Cha sẽ nhịn chay bù lại trong những ngày mùa đông, sau đó ông qua đời và tôi chắc rằng ông chưa nhịn chay bù lại. Xin hỏi tôi phải làm sao, tôi có được quyền nhịn chay giùm ông hay làm Sadaqah cho ông vì ông chết để lại rất nhiều tiền?
•    Trả lời: Giáo luật qui định cho bạn được quyền nhịn chay giùm cha của bạn về những ngày mà bạn nghĩ rằng ông ấy đã không nhịn chay, bởi Thiên sứ của Allah e đã nói với ý nghĩa chung chung:
« مَنْ مَاتَ وَعَلَيْهِ صِيَامٌ صَامَ عَنْهُ وَلِيُّهُ » رواه البخاري ومسلم.
“Ai chết đi mà còn nợ nhịn chay thì người thân của y sẽ nhịn chay hộ y” (Albukhari, Muslim).
 (Ủy ban thường trực: 10/375).
    Một người phụ nữ qua đời sau khi mẹ của cô ta đã ngăn không cho cô ta nhịn chay vì sức khỏe cô ta yếu, vậy mẹ cô ta có phải nhịn chay bù lại giùm cô ta cho những ngày mà bà đã ngăn cô ta nhịn chay không?
•    Hỏi: Tôi có đứa con gái, sức khỏe nó rất yếu, và khi Ramadan đến tôi đã ngăn nó nhịn chay Ramadan trong suốt hai năm, sau đó con gái tôi qua đời mà chưa nhịn chay hai Ramadan. Xin hỏi, tôi là mẹ nó có mang tội trong sự việc đó không bởi vì tôi là nguyên không cho con bé nhịn chay và tôi có phải thực hiện nhịn chay bù giùm con gái tôi không?
•    Trả lời: Nếu người con gái này không đủ sức khỏe cho việc nhịn chay do cơ thể yếu thì trường hợp này giống như trường hợp của người bị bênh, người mẹ không mang tội gì cả trong việc ngăn cản con gái mình nhịn chay Ramadan và nếu tình trạng cứ tiếp diễn và kéo dài và không có khả năng nhịn cho đến chết thì không bắt buộc phải nhịn chay bù lại giùm cô ấy. Nhưng nếu cô con gái có khả năng nhịn chay dù cơ thể hơi yếu nhưng không gây ảnh hưởng hay khó khăn gì trong việc nhịn chay thì người mẹ mang tội cho hành vi ngăn cản con gái nhịn chay Ramadan, và giáo luật qui định cho người mẹ nhịn chay bù lại giùm con của mình, và người mẹ đáng phải nhịn bù giùm con vì bà là nguyên nhân cho sự việc đó. (Ủy ban thường trực: 10/376)
    Một người bệnh không chịu thôi nhịn chay và vợ của anh ta nguyện sẽ nhịn chay giùm cho anh ta nếu anh ta giã biệt cõi đời, thế là anh ta không nhịn chay sau đó anh ta qua đời. Hỏi vợ người đàn ông này có phải nhịn chay giùm cho anh ta không?
•    Hỏi: Cha tôi bị bệnh rất nặng vào đầu tháng Sha’ban và tháng Ramadan đến .. ông đã nhịn chay được sáu ngày và khi xả chay ông không ăn mà chỉ uống nước và ca phê tôi. Các anh em vào vợ của ông đến thăm ông và nói: Anh phải thôi nhịn chay, phải ăn uống bởi vì anh có lý chính đáng để làm vậy, đó là anh bị bệnh rất nạng. Ông nói với họ: dù chết hay sống tôi cũng phải nhịn chay. Vợ của ông nói: nếu lỡ như anh chết em sẽ là người nhịn chay bù lại giùm anh. Sau khi được vợ ông khuyên và hứa thì ông đã thôi nhịn chay. Những người này làm thế với ông vì lo sợ sự nhịn chay sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của ông. Ông ngừng nhịn chay 24 ngày của Ramadan, và mười ngày sau Eid thì cha tôi qua đời. Câu hỏi ở đây là mẹ tôi có phải nhịn chay bù lại giùm cha tôi về những ngày Ramadan mà bà đã hứa với ông?
•    Trả lời: Nếu sự việc giống như lời kể của bạn thì cha của bạn là người được xí xóa trong việc không nhịn chay vì bệnh nặng, ông ấy khong phải nhịn chay bù lại và cũng không phải nuôi ăn người nghèo vì cái chết gắn liền với căn bệnh của ông, và mẹ của bạn cũng không phải nhịn chay bù lại giùm ông cũng như không phải nuôi ăn người nghèo cho những ngày mà cha của bạnh đã không nhịn chay trong thời gian bệnh. (Ủy ban thường trực: 10/378)
    Người phụ nữ có phải nhịn chay bù lại giùm cho người ông qua đời những vẫn còn nợ những ngày của Ramadan?
•    Hỏi: Ông tôi qua đời trong lúc vẫn còn nợ những ngày của Ramadan mà ông không nhịn chay do bệnh. Tôi muốn nhịn chay bù lại cho ông nhưng tôi vẫn còn thiếu nợ những ngày Ramadan do chu kỳ kinh nguyệt của những năm trước, giờ tôi đang cố gắng nhịn bù những ngày đó của tôi. Xin hỏi rằng tôi có được phép nhịn chay bù lại cho ông tôi không, ý tôi là tôi phải nhịn chay cho tôi trước rồi sau đó mới nhịn cho ông tôi hay thế nào?
•    Trả lời: Ai phải nhịn chay bù lại cho những ngày Ramadan thì bắt buộc phải thực hiện ngay cho bản thân mình rồi sau đó nhịn chay cho người thân theo những gì mà giáo luật qui định.
Nếu cái chết của ông bạn gắn liền với căn bệnh của ông thì ông không phải nhịn chay bù, còn nếu ông đã khỏe lại sau đó mới qua đời trước khi nhịn bù thì bạn hãy nhin bù cho ông ấy, bởi Thiên sứ của Allah e đã nói:
« مَنْ مَاتَ وَعَلَيْهِ صِيَامٌ صَامَ عَنْهُ وَلِيُّهُ » رواه البخاري ومسلم.
“Ai chết đi mà còn nợ nhịn chay thì người thân của y sẽ nhịn chay hộ y” (Albukhari, Muslim).
 (Ủy ban thường trực: 10/377).
    Cố ấy có phải nhịn chay cho người mẹ qua đời của cô ấy sau khi bà đã xuất Fidyah (nuôi ăn người nghèo thay cho việc nhịn chay)?
•    Hỏi: Một người phụ nữ nói rằng cô là một thiếu nữ có người mẹ đã qua đời. Cô nói: trước khi mẹ tôi qua đời thì bà đã không thể nhịn chay và đến Ramadan thứ hai thì bà vẫn không thể nhịn chay và cuối năm đó bà qua đời bởi căn bệnh của bà nhưng bà vẫn chưa thực hiện nhịn chay bù lại cho Ramadan của hai năm đó; và được biết rằng cha tôi đã nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo thay cho bà, vậy tôi có phải nhịn chay bù lại cho mẹ tôi không và tôi có khả năng nhịn chay Alhamdulillah, và sự việc này đã diễn ra cách đây mười năm?
•    Trả lời: Cô ấy không phải nhịn chay bù lại cho mẹ của cô ấy và giáo lý cũng không qui định cho cô ta nhịn chay bù cho mẹ trong trường hợp này; bởi vì cha cô ta đã thực hiện nghĩa vụ bắt buộc cho bà, đó là nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo. Đây là trường hợp đối với căn bệnh xảy đến với mẹ của cô ấy, một căn bệnh không có hy vọng khỏi vì nó tiếp diễn kéo dài trong suốt hai năm rồi bà qua đời, trường hợp này thì chỉ cần người cha của cô ấy nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo cho mẹ của cô ta là xong nghĩa vụ chứ mẹ cô không phải nhịn chay. (Sheikh Ibnu Uthaimeen từ Fata-wa “Ánh sáng trên con đường)
    Giới luật về việc nhịn chay bù cho người chết sau năm mươi năm
•    Hỏi: Có một người phụ nữ hạ sinh trong tháng Ramadan cách đây khoảng 50 năm và bà ấy đã không nhịn chay bất kỳ một tháng Ramadan nào; và được biết rằng bà đã qua đời sau khi hạ sinh khoảng hai năm. Vậy những người thân của bà có được phép nhịn chay bù lại cho bà không? Và có phải bắt buộc làm Kaffa-rah sau những năm này không? Và mức lượng Kaffa-rah nguyên tháng là bao nhiêu?
•    Trả lời: Vâng, người thân của người phụ nữ này được phép nhịn chay bù lại cho bà ta bởi Thiên sứ của Allah e nói:
« مَنْ مَاتَ وَعَلَيْهِ صِيَامٌ صَامَ عَنْهُ وَلِيُّهُ » رواه البخاري ومسلم.
“Ai chết đi mà còn nợ nhịn chay thì người thân của y sẽ nhịn chay hộ y” (Albukhari, Muslim).
Nếu không nhịn chay thì họ có thể dùng hình thức nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo và không bắt buộc họ chịu phạt Kaffa-rah cho việc trễ nải; bởi vì theo quan điểm đúng nhất của giới học giả rằng việc trễ nải nhịn bù của bà cho đến Ramadan thứ hai là không bắt buộc Kaffa-rah vì không có bằng chứng cho điều đó. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Ibnu Uthaimeen: 19/494)
    Ai là người có trách nhiệm nhịn chay bù cho người chết?
•    Hỏi: Nếu một người qua đời trong khi vẫn còn nợ những ngày nhịn chay và lễ nguyện Salah thì ai là người có trách nhiệm phải phải thực hiện lại cho người chết đó?
•    Trả lời: Nếu một người chết đi trong khi vẫn còn nợ những ngày nhịn chay thì người thân của y nhịn bù giùm y bởi Thiên sứ của Allah e nói:
« مَنْ مَاتَ وَعَلَيْهِ صِيَامٌ صَامَ عَنْهُ وَلِيُّهُ » رواه البخاري ومسلم.
“Ai chết đi mà còn nợ nhịn chay thì người thân của y sẽ nhịn chay hộ y” (Albukhari, Muslim).
Giới học giả nói rằng người thân của người chết là những người hưởng quyền thừa kế từ y. Thí dụ: một người đàn ông không nhịn chay trong Ramadan do đi đường xa hoặc bị bệnh rồi sau đó được Allah cho khỏi bệnh nhưng y chưa nhịn chay bù lại sau đó qua đời thì người thân của y có quyền nhịn chay bù cho y dù đó con, cha mẹ, anh em hay bất cứ là người hưởng quyền thừa kế từ người đàn ông đó; và nếu có ai đó không thuộc thành phần hưởng quyền thừa kế tự nguyện nhịn chay giùm y thì cũng không vấn đề gì, còn nếu không có ai nhịn chay bù lại cho y thì hãy dùng tài sản mà y bỏ lại nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo giùm y.
Riêng đối với lễ nguyện Salah, nếu ai đó chết đi trong lúc vẫn còn nợ lễ nguyện Salah thì không có sự dâng lễ nguyện bù lại cho y bởi việc làm này không được di huấn lại từ Thiên sứ của Allah e và cũng không được suy luận theo nhịn chay; bởi lẽ giáo lý đã phân biệt giữa hai hình thức thờ phượng này trong nhiều vấn đề, và nếu có sự khác biệt giữa hai hình thức thờ phượng này trong nhiều vấn đề thì không thể lấy cái này suy luận cái kia và ngược lại. Tuy nhiên, nếu một người chết đi trong lúc vẫn còn nợ những lễ nguyện Salah thì hãy cầu nguyện xin Allah tha thứ, thương xót và xí xóa cho sự xao lãng của người đó. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Ibnu Uthaimeen: 19/395)
    Giới luật về việc trễ nải nhịn bù cho người chết.
•    Hỏi: Mẹ tôi bị bệnh trong tháng Ramadan của năm 97 Hijri và đã không có khả năng nhịn chay 8 ngày và bà đã qua đời sau Ramadan khoảng ba tháng. Xin hỏi tôi có phải nhịn chay bù lại cho bà 8 ngày đó hay không và có được phép trì hoãn việc nhịn chay bù này cho bà đến sau Ramadan năm 98 Hijri hoặc làm Sadaqah cho bà được không?
•    Trả lời: Nếu mẹ của bạn đã khỏi bệnh sau tháng Ramadan, tháng mà bà đã không nhịn chay tám ngày, và trong thời gian trước khi bà qua đời là thời điểm bà có khả năng nhịn chay rồi bà chết nhưng chưa nhịn chay bù lại thì giáo lý khuyến khích bạn hoặc người thân của bà nhịn chay bù lại cho bà tám ngày đó bởi Thiên sứ của Allah e nói:
« مَنْ مَاتَ وَعَلَيْهِ صِيَامٌ صَامَ عَنْهُ وَلِيُّهُ » رواه البخاري ومسلم.
“Ai chết đi mà còn nợ nhịn chay thì người thân của y sẽ nhịn chay hộ y” (Albukhari, Muslim).
Được phép trì hoãn nhịn chay bù lại đó cho bà, nhưng tốt nhất là nhịn chay càng sớm càng tốt nếu có khả năng.
Riêng trường hợp nếu căn bệnh cứ kéo dài cùng với bà cho đến chết và bà không có khả năng nhịn chay bù lại thì không nhịn chay bù lại cho ba bởi vì đã không có khả năng cũng như cơ hội để nhịn chay bù lại. Bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:
﴿ لَا يُكَلِّفُ ٱللَّهُ نَفۡسًا إِلَّا وُسۡعَهَاۚ  ﴾  [سورة البقرة: 286]
{Allah không bắt một linh hồn nào gánh vác trách nhiệm quá khả năng của nó.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 286).
﴿ فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ  ﴾ [سورة التغابن: 16]
{Bởi thế, các ngươi hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi.} (Chương 64 – Attagha-bun, câu 16).
(Ủy ban thường trực: 10/372).
    Hadith “Ai chết đi mà còn nợ nhịn chay thì người thân của y sẽ nhịn chay hộ y” (Albukhari, Muslim) mang ý nghĩa chung chung chứ không mang ý nghĩa cụ thể về sự nguyện thề.
•    Hỏi: Hadith “Ai chết đi mà còn nợ nhịn chay thì người thân của y sẽ nhịn chay hộ y” (Albukhari, Muslim) là Hadith mà theo tôi biết thì nó mang ý nghĩa nhịn chay thề nguyện, tuy nhiên, có một vị học giả đã nói trong một chương trình rằng nó mang ý nghĩa nhịn chay Ramadan. Hỏi điều này đúng hay điều tôi biết từ một trong cuốn sách của các vị Salaf?
•    Trả lời: Đúng nhất là Hadith đó mang ý nghĩa chung chung chứ không mang hàm ý cụ thể cho việc nhịn chay thề nguyện. Một số Imam chẳng hạn như Imam Ahmad và tập thể đã nói rằng: Hadith là nói riêng cho việc nhịn chay thề nguyện. Nhưng đó là câu nói không đúng và không có bằng chứng, câu nói đúng là Hadith mang ý nghĩa bao hàm chung; bởi vì Thiên sứ của Allah e nói: “Ai chết đi mà còn nợ nhịn chay thì người thân của y sẽ nhịn chay hộ y” chứ Người không nói là nhịn chay thề nguyện và chúng ta không được phép cụ thể hóa lời nói của Nabi e trừ phì có bằng chứng và cơ sở cho điều đó.
Lời nói của Nabi e mang ý nghĩa tổng thể bao hàm nhịn chay thề nguyện và nhịn chay Ramadan.
Nếu người Muslim trễ nải trong việc nhịn bù vì sự xao lãng chứ không phải không có khả năng hoặc không nhịn cho hình phạt Kaffa-rah thì người thân của y được qui định nhịn chay bù giùm y, và người thân ở đây là những bà con ruột thịt của; và nếu người không thuộc người thân của y nhịn chay cho y thì vẫn có giá trị, bởi quả thật, một người đàn ông đã hỏi Thiên sứ của Allah e: thưa Thiên sứ của Allah, quả thật mẹ tôi qua đời trong khi bà còn nợ một tháng nhịn chay, tôi có được quyền nhịn chay cho bà không? Người e nói:
« أَرَأَيْتِ لَوْ كَانَ عَلَى أُمِّكِ دَيْنٌ أَكُنْتِ قَاضِيَةً اقْضُوا اللهَ ، فَاللهُ أَحَقُّ بِالْوَفَاءِ » رواه البخاري ومسلم.
“Ngươi có thấy rằng nếu mẹ của ngươi mắc nợ thì ngươi có phải thanh toán nợ cho bà không. Hãy trả nợ cho Allah bởi những gì của Allah đáng phải thực hiện hơn hết” (Albukhari, Muslim).
Và trong một Hadith được ghi lại trong Musnad của Imam Ahmad với đường dẫn truyền Sahih qua lời thuật của Ibnu Abbas t rằng có một người phụ nữ đã nói với Thiên sứ của Allah e: thưa Thiên sứ của Allah, quả thật mẹ tôi qua đời trong khi bà còn nợ Ramadan, tôi có được quyền nhịn chay cho bà không? Nabi e bảo: Hãy nhịn chay cho mẹ cô!
Người phụ nữ này đã trình bày rõ cho Người rằng đó là Ramadan và Người ra lệnh cho bà nhịn chay cho mẹ bà. Ngoài ra còn có nhiều Hadith khác nữa về việc nhịn chay Ramadan và nhịn chay khác.
Như vậy, Hadith đó không mang hàm ý riêng cho nhịn chay thề nguyện, cho nên câu nói đó là câu nói yếu không đúng.
Tuy nhiên, nếu một người không nhịn chay Ramadan không phải vì sự xao lãng mà là do bệnh hoặc đang mang thai hay cho con bú rồi sau đó chết đi mà không khả năng nhịn bù thì người chết không bị sao cả và người hưởng quyền thừa kế của người này cũng không chịu trách nhiệm gì tức không nhịn bù cũng như không nuôi ăn người nghèo; còn đối với người bệnh đã khỏi bệnh, hoặc người mang thai, cho con bú đã có khả năng nhưng lại xao lãng thì người thân của người chết đó phải nhịn chay bù lại cho họ. (Bộ Fata-wa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz: 15/372)
    Một người qua đời trong lúc vẫn còn nợ những ngày của Ramadan, có được phân những ngày đó cho những người thân của người chết không?
•    Hỏi: Một người đàn ông, vợ của anh qua đời trong lúc vẫn còn nợ những ngày của Ramadan, giới luật nhịn chay bù cho cô ta thế nào và ai là người có trách nhiệm hơn hết trong việc nhịn bù cho cố ấy: chồng cô ấy hay con cái của cô ấy? Có giá trị hay không nếu việc nhịn bù được chia ra cho mỗi người trong gia đình để tất cả cùng nhịn chay bù cho cô ấy?
•    Trả lời: Nếu như cô ấy không nhịn chay những ngày Ramadan và không có khả năng nhịn chay sau đó cho tới khi qua đời thì cô ấy không phải bị bất cứ một điều gì; nhưng nếu như cô ấy đã khỏi bệnh và không nhịn chay bù lại thì giáo luật qui định cho những người hưởng quyền thừa kế từ cô ấy nhịn chay bù lại cho cô ấy bởi Thiên sứ của Allah e nói:
 « مَنْ مَاتَ وَعَلَيْهِ صِيَامٌ صَامَ عَنْهُ وَلِيُّهُ » رواه البخاري ومسلم.
“Ai chết đi mà còn nợ nhịn chay thì người thân của y sẽ nhịn chay hộ y” (Albukhari, Muslim).
Và không vấn đề gì trong việc chia đều ra cho mọi người trong gia đình những ngày mà cô ta còn nợ Ramadan. (Ủy ban thường trực: 10/373).
    Giới luật về việc những đứa con nhịn chay bù lại cho cha của họ trong một ngày duy nhất
•    Hỏi: Một người qua đời trong khi vẫn còn nợ nhịn chay bắt buộc, những đứa con của ông ta cùng nhịn chay bù cho ông ta trong một ngày duy nhất cho những số ngày mà ông chưa nhịn chay, hỏi như thế có giá trị không?
•    Trả lời: Nếu một người chết trong khi vẫn còn nợ những ngày nhịn chay, các con của ông ta cùng nhau nhịn chay bù lại ông ta trong một ngày duy nhất thì điều đó không vấn đề gì. Nếu người đó chết mà còn nợ bảy ngày nhịn chay của Ramadan và ông ta có bảy người con thì tất cả những đứa con của ông cùng nhịn chay bù cho ông trong một ngày duy nhất là coi như xong; tuy nhiên, nếu nhịn chay đó cần phải có tiếp nối liên tục nhau chẳng hạn như nhịn chay Kaffa-rah cho hành vi giết người, Kaffa-rah cho hành vi Zhihaar, Kaffa-rah cho sự thề thốt thì tất cả tập thể cùng nhịn chay trong một ngày duy nhất không có giá trị vì nó đã mất đi sự nối tiếp liên tục tức ngày này nối đuôi ngày kia. Như vậy, nếu một người chết mà y còn nợ nhịn chay thuộc dạng bắt buộc phải có sự nối tiếp liên tục thì ai đó khả năng hãy nhịn chay bù lại cho người một cách nối tiếp liên tục thì mới có giá trị. (Sheikh Ibnu Uthaimeen từ Fata-wa “Ánh sáng trên con đường).
    Nhịn chay sáu ngày của tháng Shauwal có giá trị cho việc nhịn chay bù lại không?
•    Hỏi: Nhịn chay sáu ngày của tháng Shauwal được coi là nhịn chay tự nguyện. Nếu một người phụ nữ đã nhịn chay sáu ngày của tháng Shauwal thì sáu ngày đó có giá trị cho những ngày đã không nhịn chay Ramadan không?
•    Trả lời: Sáu ngày nhịn chay của Shauwal đó không có giá trị cho những ngày mắc nợ của những ngày Ramadan, mà phải nhịn chay bù lại cho Ramadan trước rồi sáu đó nếu muốn thì hãy nhịn chay sáu ngày Shauwal trước khi hết tháng. (Ủy ban thường trực: 10/354)
    Giới luật nhịn bù cho những ngày bỏ lỡ của Ramadan trong hai ngày thứ năm và thứ sáu
•    Hỏi: Nhịn chay bù lại cho những ngày Ramadan vào hai ngày thứ năm và thứ sáu có đúng không?
•    Trả lời: Được phép nhịn chay trong hai ngày thứ năm và thứ sáu để nhịn chay bù lại cho những ngày Ramadan hoặc khác Ramadan, còn việc cấm là cấm đặc biệt hóa ngày thứ sáu cũng như nhịn ngày hôm đó một cách đơn lẻ và riêng biệt. (Ủy ban thường trực: 10/354)
    Giới luật về việc nhịn chay ngày A’rafah trong khi còn nợ những ngày của Ramadan
•    Hỏi: Giáo luật qui định thế nào về việc nhịn chay ngày A’rafah với định tâm nhịn chay tự nguyện trong khi vẫn còn nợ những ngày của Ramadan?
•    Trả lời: Ai nhịn chay ngày A’rafah với định tâm nhịn tự nguyện trong khi vẫn còn nợ những ngày của Ramadan thì việc nhịn chay đó vẫn có giá trị, tuy nhiên, giáo luật qui định là y không trì hoãn việc nhịn bù lại bởi vì bản thân của y nằm trong tay của Allah và y không biết được bao giờ y sẽ giã biệt cõi đời này này. Nếu y nhịn trong ngày A’rafah để bù cho một số ngày của Ramadan thì điều đó sẽ tốt hơn cho việc nhịn chay tự nguyện bởi lẽ Fardu (nghĩa vụ bắt buộc) phải được ưu tiên hơn việc làm Sunnah, và đó là điều nên được quan tâm hàng đầu. (Ủy ban thường trực: 10/399)
    Nhịn chay ngày lễ Eid với định tâm bù lại cho Ramadan
•    Hỏi: Chúng tôi đi đến một trong các quốc gia Islam trong tháng Ramadan, chúng tôi đã nhịn chay vào ngày lễ Eid và bởi vì chúng tôi còn thiếu nợ Ramadan một số ngày, hỏi ngày nhịn chay đó có giá trị hay không? Và đi cùng với chúng tôi trong chuyến đi đó là một người bị bệnh và vừa được cấy ghép thận không có khả năng nhịn chay, vậy giới luật qui định thế nào?
•    Trả lời: Nhịn chay vào ngày Eid là không đúng, nó không có giá trị cho nhịn chay bù lại của các anh; riêng người bệnh đi cùng các anh không có khả năng nhịn chay thì người đó không nhịn chay và phải nhịn bù lại khi nào có khả năng. (Ủy ban thường trực: 10/406)
    Đi Hajj trước khi nhịn chay bù lại cho Ramadan, giáo luật nói gì về cuộc đi Hajj đó?
•    Hỏi: Tôi là một thành phần trong các lực lượng của Saudia Arabia đóng tại Najran trong năm 1389 Hijri vì tình trạng bất ổn đã xảy vào tháng Ramadan năm đó. Chúng tôi được lệnh phải lữ hành đến Najran cho tình hình bất ổn đó từ ngày 17 của Ramadan, chúng tôi đã phải ăn uống bình thường trong những ngày còn lại của Ramadan đó tức 14 ngày. Do không am hiểu về giáo luật nên tôi đã không nhịn chay bù lại cho đến nay. Tôi đã thực hiện xong nghĩa vụ hành hương Hajj vào năm 1397 Hijri, và tôi đã không nhịn chay một số ngày Ramadan của hai năm liền sau năm 1389 Hijri và tôi không nhớ rõ là bao nhiêu ngày. Tôi mong quí ngài cho biết về giáo luật Hajj, và tôi phải nhịn chay bù lại thế nào?
•    Trả lời: Thứ nhất nếu sự việc xảy ra như lời anh kể thì anh phải nhịn chay bù lại cho tất cả những ngày mà anh đã không nhịn chay, anh cứ ước tính số ngày theo khả nang mà anh nhớ được, đồng thời anh phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo cho việc anh đã trễ nải việc trì hoãn nhịn bù đến các Ramadan tiếp sau đó.
Thứ hai, việc anh không nhịn chay như anh đã kể hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc hành hương Hajj của anh cả. (Ủy ban thường trực: 10/348)
    Người lớn tuổi và mang bệnh không có khả năng nhịn chay thì làm sao?
•    Hỏi: Tôi có người cha đã hơn bảy mươi tuổi, kể từ ba năm trở lại đây ông bị bệnh, tôi cầu xin Allah thương xót ông và tha thứ tội lỗi cho ông, ông đã không thể nhịn chay, nếu ông nhịn chay thì tai, mắt và sức khỏe của ông bị tổn hại. Xin hỏi nếu ông không có năng nhịn chay bắt buộc thì ông phải làm sao?
•    Trả lời: Nếu tình trạng sức khỏe của cha bạn như lời bạn kể thì ông không phải nhịn chay Ramadan, giáo luật cho phép ông ta không nhịn chay nhưng bắt buộc ông phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo tương ứng với mỗi ngày ông không nhịn chay Ramadan, mức lượng nuôi ăn là nửa Sa’ lúa mì, chà là khô hay gạo hoặc lương thực của nơi đang sinh sống. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ لَا يُكَلِّفُ ٱللَّهُ نَفۡسًا إِلَّا وُسۡعَهَاۚ  ﴾  [سورة البقرة: 286]
{Allah không bắt một linh hồn nào gánh vác trách nhiệm quá khả năng của nó.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 286).
﴿ فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ  ﴾ [سورة التغابن: 16]
{Bởi thế, các ngươi hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi.} (Chương 64 – Attagha-bun, câu 16).
(Ủy ban thường trực: 10/167).

d / f


Fata-wa Về Nhịn Chay Bù

Tải về

Về cuốn sách

Tác giả :

جماعة من العلماء

Nhà xuất bản :

www.islamland.com

Thể loại :

Fatwa (Q&A)