Gửi Tặng Các Thanh Niên Islam giáo Luật Tắm Junub

Gửi Tặng Các Thanh Niên Islam giáo Luật Tắm Junub: Trong bức thông điệp này là phần trình bày những điều bắt buộc phải tắm Junub cùng với cách thức và các giáo luật tắm.

Gửi Tặng Các Thanh Niên Islam
Giáo Luật Tắm Junub

] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامية [

Abdullah Bin Jaarillah Bin Ibrahim Al-Jaarullah

Dịch thuật: Abu Zaytune Usman Ibrahim

Kiểm duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa







2014 - 1435

 

 
﴿ إتحاف شباب الإسلام ﴾
 بأحكام الغسل من الجنابة الإحتلام
« باللغة الفيتنامية »
عبد الله بن جار الله بن إبراهيم الجار الله





ترجمة: أبو زيتون عثمان إبراهيم

مراجعة: أبو حسان محمد زين بن عيسى




2014 - 1435
 

ﭑ       ﭒ  ﭓ  ﭔ
Nhân Danh Allah
Đấng Rất Mực Độ Lượng
Đấng Rất Mực Khoan Dung

Lời mở đầu
اَلْحَمْدُ لِلهِ رَبِّ الْعَالَمِيْنَ وَأَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَه إِلَّا اللهُ وَحْدَهُ لَا شَرِيْكَ لَهُ وَأَشْهَدُ أَنْ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُوْلُهُ الَّذِيْ أَرْسَلَهُ رَحْمَةً لِلْعَالَمِيْنَ وَحُجَّةً عَلَى الْخَلَائِقَ  أَجْمَعِيْنَ صَلَّى اللهُ عَلَيْهِ وَسَلَّمَ وَعَلَى آلِهِ وَأصْحَابِهِ أَجْمَعِيْنَ.
Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng Allah, Đấng Chủ Tể của vũ trụ và muôn loài. Tôi chứng nhận không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah, Ngài là Thượng Đế duy nhất không có đối tác ngang vai và tôi chứng nhận Muhammad là người bề tôi và là vị Thiên sứ của Ngài, vị mà Ngài đã gởi Người đến để mang hồng phúc cho vũ trụ và muôn loài và để làm nhân chứng cho tất cả tạo vật; cầu xin bằng an và phúc lành cho Người, cho gia quyến của Người cùng tất cả các bạn đạo của Người.
Quả thật, tắm Junub là điều bắt buộc đối với tín đồ Muslim. Khi nào người Muslim đã giao hợp hoặc mộng tinh thì phải tắm sau đó, để thực hiện các thờ phượng được qui định bởi lẽ người trong trạng Junub (chưa tắm sau khi quan hệ tình dục, mộng tinh) không được phép dâng lễ nguyện Salah, cầm quyển Kinh Qur’an, hay ngồi trong Masjid vì Allah không chấp nhận lễ nguyện Salah đối với ai không có Taha-rah (chưa tẩy rửa thân thể theo qui định của giáo lý Islam).
Tắm Junub làm một trong các điều kiện của lễ nguyện Salah, là một biểu hiện của đức tin Iman, nó mang lại ân phúc rất lớn.
Thiên sứ của Allah e nói:
« وَرَأَيْتُ رَجُلاً مِنْ أُمَّتِيْ وَرَأَيْتُ النَبِيِّيْنَ جُلُوْساً حَلَقاً حَلَقاً كُلُّمَا دَنَا إِلَى حَلَقَةٍ طُرِدَ و مُنِعَ فَجَاءَهُ غَسَلَهُ مِنَ الْجَنَابَةِ فَأخَذَ بِيِدِهِ فَأقْعَدَهُ إِلَى جَنْبِيْ » رواه الحافظ أبو موسى المديني والطبراني.
“Ta nhìn thấy một người đàn ông thuộc cộng đồng tín đồ của Ta và Ta nhìn thấy các vị Nabi đang ngồi thành nhóm, mỗi khi người đàn ông đó đến gần nhóm các vị Nabi đó thì bị ngăn lại và bị đuổi đi, nhưng khi một người tắm Junub đến thì y được dắt tay đến ngồi bên cạnh của Ta” (Hadith do Abu Musa Al-Madani và Attabra-ni ghi lại).
Sheikh Islam Ibnu Taymiyahah  đề cao Hadith này và nói nó mang những nội dung xác thực.
Vào thời buổi khi mà có nhiều người không biết về nghĩa vụ bắt buộc của việc tắm Junub cũng như không biết về cách thức và các giáo luật của việc làm này thì tôi thấy mình cần phải biên soạn bức thông điệp này. Tôi đã đặt cho bức thông điệp này là “Gửi tặng các thanh niên Islam giáo luật tắm Junub”. Tôi cầu xin Allah Tối Cao ban phúc lành cho người biên soạn nó, người in ấn nó, người đọc nó và người nghe và làm theo nó; cầu xin Ngài biến việc làm này của tôi thành việc làm chân thành vì sắc diện của Ngài và để nó thành một trong những nguyên nhân đạt được Thiên Đàng hạnh phúc nơi Ngài, tất cả đều phụ thuộc vào sự phù hộ của Ngài; cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho vị Nabi của chúng ta Muhammad và cho gia quyến của Người cùng tất cả các bạn đạo của Người.
Biên soạn vào ngày 13/6/1411 hijri

d / f












Giới luật về tắm Junub( )
Có nghĩa là những qui định liên quan đến những ai trong tình trạng Junub( ).
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تَقۡرَبُواْ ٱلصَّلَوٰةَ وَأَنتُمۡ سُكَٰرَىٰ حَتَّىٰ تَعۡلَمُواْ مَا تَقُولُونَ  وَلَا جُنُبًا إِلَّا عَابِرِي سَبِيلٍ حَتَّىٰ تَغۡتَسِلُواْۚ ﴾  [سورة النساء: 43]
{Này hỡi những người có đức tin! Chớ đến gần việc dâng lễ nguyện Salah khi các ngươi say rượu cho đến khi các ngươi tỉnh táo và biết điều các ngươi nói ra; cũng chớ dâng lễ nguyện Salah trong tình trạng Junub cho đến khi các ngươi đã tắm, ngoại trừ trường hợp chỉ là người đi ngang qua (Masijd chứ không nán lại trong đó).} (Chương 4 – Annisa’, câu 43).
1.    Ông Abu Saeed Al-Khudri t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
« إِنَّمَا الْمَاءُ مِنَ الْمَاءِ » رواه البخاري ومسلم.
“Quả thật, nước với nước” (Albukhari, Muslim). Có nghĩa là khi nào xuất tinh mới bắt buộc tắm.
Ibn Ruslaan nói: Tất cả những người Muslim đều đồng thuận rằng bắt buộc phải tắm đối với đàn ông và phụ nữ khi nào xuất tinh.
2.    Ông Abu Huroiroh t thuật lại, Thiên sứ của Allah e nói:
« إِذَا جَلَسَ بَيْنَ شُعَبِهَا الأَرْبَعِ ثُمَّ جَهَدَهَا ، فَقَدْ وَجَبَ الْغَسْلُ » متفق عليه وزاد مسلم « وَإِنْ لَمْ يَنْزِلْ »
“Khi nào người đàn ông đã ngồi lên phần chính giữa bốn chi của nàng rồi đã có sự hao lực thì bắt buộc phải tắm” (Albukhari và Muslim); và Muslim có bổ sung thêm “cho dù không xuất tinh đi chăng nữa”.
Lời “Khi nào người đàn ông đã ngồi lên phần chính giữa bốn chi của nàng” ngụ ý sự giao hợp.
Đại đa số học giả dùng Hadith này để bôi xóa hàm ý được hiểu trong Hadith: “Quả thật, nước từ nước” (Albukhari, Muslim) có nghĩa là khi nào xuất tinh mới tắm; và họ cũng lấy một Hadith khác nữa để bôi xóa hàm ý này, đó là Hadith do Ahmad và những người khác ghi lại: Ông Abu Ka’ab nói:
« أَنَّ الْفُتْيَا الَّتِى كَانُوا يُفْتُونَ أَنَّ الْمَاءَ مِنَ الْمَاءِ كَانَتْ رُخْصَةً رَخَّصَهَا رَسُولُ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- فِى بَدْءِ الإِسْلاَمِ ثُمَّ أَمَرَ بِالاِغْتِسَالِ بَعْدُ »
“Có Fata-wa nói rằng khi nào xuất tinh mới tắm, đấy đã từng là một sự giảm nhẹ, Thiên sứ của Allah e đã giảm nhẹ điều đó vào buổi đầu của Islam nhưng sau đó Người đã ra lệnh bắt buộc phải tắm” (Hadith được Ibnu Khuzaimah xác nhận là Sahih).
Riêng đối với trường hợp nằm mộng thì không cần phải tắm trừ phi có xuất tinh được gọi là mông tinh. Một Hadith được ghi lại bởi Abu Dawood, Tirmizhi, Ibnu Ma-jah và Ahmad:
عَنْ عَائِشَةَ قَالَتْ سُئِلَ رَسُولُ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- عَنِ الرَّجُلِ يَجِدُ الْبَلَلَ وَلاَ يَذْكُرُ احْتِلاَمًا قَالَ « يَغْتَسِلُ ». وَعَنِ الرَّجُلِ يَرَى أَنَّهُ قَدِ احْتَلَمَ وَلاَ يَجِدُ الْبَلَلَ قَالَ « لاَ غُسْلَ عَلَيْهِ ». فَقَالَتْ أُمُّ سُلَيْمٍ الْمَرْأَةُ تَرَى ذَلِكَ أَعَلَيْهَا غُسْلٌ قَالَ « نَعَمْ إِنَّمَا النِّسَاءُ شَقَائِقُ الرِّجَالِ ».
Bà A’ishah  thuật lại: Thiên sứ của Allah e được hỏi về một người đàn ông thấy ‘ướt’ nhưng không nhớ là có nằm mộng hay không thì Người nói “Y phải tắm”; còn khi được hỏi về người đàn ông nằm mộng nhưng không thấy ‘ướt’ thì Người bảo: “Y không cần phải tắm”. Thế là bà Ummu Sulaym  hỏi “Thế người phụ nữ khi nằm mộng thấy điều đó thì có phải tắm không” thì Người nói: “Có, quả thật phụ nữ là anh em ruột của đàn ông mà”.
3.    Ông Anas bin Malik t thuật lại:
« سَأَلَتِ امْرَأَةٌ رَسُولَ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- عَنِ الْمَرْأَةِ تَرَى فِى مَنَامِهَا مَا يَرَى الرَّجُلُ فِى مَنَامِهِ فَقَالَ « إِذَا كَانَ مِنْهَا مَا يَكُونُ مِنَ الرَّجُلِ فَلْتَغْتَسِلْ»  متفق عليه.
“Một người phụ nữ đã hỏi Thiên sứ của Allah e về một người phụ nữ nằm mơ thấy những gì giống như đàn ông thấy trong mơ (về chuyện tình dục) thì Người e nói: ‘Nếu trường hợp giống như đàn ông thì cô ta phải tắm’” (Albukhari, Muslim).
Trong Muslim có ghi thêm: “Ummu Salmah  nói: có chuyện đó nữa sao? Người e nói: Có chứ, phụ nữ cũng như đàn ông”.
Hadith này là bằng chứng giáo lý cho thấy rằng phụ nữ cũng mộng tinh giống như đàn ông, có nghĩa là người phụ nữ cũng nhìn thấy “ướt” tức “tinh dịch” sau khi thức dậy.
4.    Bà A’ishah  nói:
« أَنَّ رَسُوْلَ اللهِ - صلى الله عليه وسلم - كَانَ يَغْتَسِلُ مِنْ أَرْبَعٍ مِنَ الْجَنَابَةِ وَيَوْمَ الْجُمُعَةِ وَمِنَ الْحِجَامَةِ وَغُسْلِ الْمَيِّتِ » رواه أبو داود وصححه ابن خزيمة.
“Quả thật, Thiên sứ của Allah e thường tắm từ bốn trường hợp: Junub, ngày thứ sáu, giác lể và tắm cho người chết” (Abu Dawood ghi lại và Ibnu Khuzaimah xác nhận Hadith Sahih).
Hadith là bằng chứng cho thấy giáo lý qui định tắm trong bốn trường hợp như vậy. Đối với Junub thì bắt buộc phải tắm; còn ngày thứ sáu thì có sự bất đồng quan điểm của giới học giả, đa số cho rằng tắm ngày thứ sáu là Sunnah Muakkadah; còn đối với tắm sau khi giác lể thì là Sunnah bởi vì có lần Người e tắm và có lần Người không tắm như Hadith được thuật lại bởi Anas bin Makik t; riêng tắm sau khi đã tắm cho người chết thì chỉ là Sunnah, làm Wudu’ không cần tắm cũng được. Allah là Đấng am hiểu hơn hết!
5.    Ông Abu Huroiroh t thuật lại về câu chuyện của Thama-mah bin Uthaal khi ông ta vào Islam thì Thiên sứ của Allah e bảo ông ta tắm. (Hadith do Abdul-Razzaaq ghi lại, và gốc của nó là từ Albukhari và Muslim).
Hadith là bằng chứng cho thấy việc tắm sau khi vào Islam là điều được giáo lý qui định; và lời và sự ra lệnh của Thiên sứ e bảo người đàn ông đó tắm đã cho thấy sự bắt buộc. Ông Qais bin A’sim nói:
« أَتَيْتُ النَّبِىَّ -صلى الله عليه وسلم- أُرِيدُ الإِسْلاَمَ فَأَمَرَنِى أَنْ أَغْتَسِلَ بِمَاءٍ وَسِدْرٍ » رواه أبو داود وغيره.
“Tôi đến gặp Nabi e, tôi muốn vào Islam, thế là Người bảo tôi tắm bằng nước là táo” (Abu Dawood và những người khác).
6.    Ông Abu Saeed Al-Khudri thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
« غُسْلُ يَوْمِ الْجُمُعَةِ وَاجِبٌ عَلَى كُلِّ مُحْتَلِمٍ »  أخرجه السبعة.
“Tắm ngày thứ sáu là bắt buộc đối với mỗi người đã dậy thì” (Albukhari, Muslim, Dawood, Tirmizhi, Ibn Ma-jah, Annasa-i và Ahmad).
Hadith là bằng chứng nói lên sự bắt buộc phải tắm vào ngày thứ sáu, đây là quan điểm của một số học giả, còn đại đa số học giả thì bảo việc tắm vào ngày thứ sáu là Sunnah Muakkadah dựa theo Hadith của Samrah.
7.    Ông Samrah bin Jundub t thuật lại, Thiên sứ của Allah e nói:
« مَنْ تَوَضَّأَ يَوْمَ الْجُمُعَةِ فَبِهَا وَنِعْمَتْ وَمَنِ اغْتَسَلَ فَهُوَ أَفْضَلُ » رواه الخمسة وحسنه الترمذي.
“Ai làm Wudu vào ngày thứ sáu sẽ được ban ân phúc còn ai tắm thì sẽ tốt hơn” (Dawood, Tirmizhi, Ibn Ma-jah, Annasa-i và Ahmad).
Hadith là bằng chứng cho thấy việc tắm vào ngày thứ sáu là không bắt buộc, và đây là câu nói của đại đa số học giả.
Ali bin Abu Talib t thuật lại:
« كَانَ رَسُولُ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- يُقْرِئُنَا الْقُرْآنَ مَا لَمْ يَكُنْ جُنُباً » رواه أحمد والأربعة، وهذا لفظ الترمذي وحسنه وصححه ابن حبان.
“Thiên sứ của Allah e đọc Qur’an cho chúng tôi nghe mọi lúc trừ lúc Người trong thể trạng Junub” (Ahmad và Dawood, Tirmizhi, Ibnu Ma-jah, Annasa-i và lời là của Tirmizhi, Hadith được Ibnu Hibban xác nhận Sahih).
Hadith là bằng chứng cho thấy rằng người trong thể trạng Junub không được phép đọc Qur’an.
8.    Ông Abu Saeed Al-Khudri t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
« إِذَا أَتَى أَحَدُكُمْ أَهْلَهُ ثُمَّ أَرَادَ أَنْ يَعُودَ فَلْيَتَوَضَّأْ » رواه مسلم. زَادَ الحاكم: « فَإِنَّهُ أَنْشَطَ لِلْعَوْدِ».
“Nếu ai đó trong các người đã đến gần vợ của y rồi muốn quay lại lần nữa thì hãy làm Wudu’” (Muslim). Alhakim thì có phần thêm: “bởi việc làm đó làm tích cực cho lần quay lại lần nữa”.
9.    Bà A’ishah  nói:
« كَانَ رَسُولُ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- يَنَامُ وَهُوَ جُنُبٌ مِنْ غَيْرِ أَنْ يَمَسَّ مَاءً » رواه الأربعة.
“Thiên sứ của Allah e từng ngủ trong thể trạng Junub mà không đụng đến nước” (Abu Dawood, Tirmizhi, Annasa-i và Ibnu Ma-jah).
Hadith của Abu Saeed là bằng chứng cho thấy việc Wudu’ được qui định đối với ai muôn quay lại giao hợp với vợ của mình bởi việc làm đó giúp tích cực cho y. Quả thật, có Hadith xác thực được ghi lại rằng Nabi e đã đến gần các bà vợ của Người với một lần tắm duy nhất. Và cũng có Hadith xác thực được ghi lại rằng Người e tắm sau mỗi lần gần gủi với mỗi người vợ của Người. Một Hadith được Attaha-wi ghi lại rằng bà A’ishah  nói:
« كَانَ النَّبِيُّ يُجَامِعُ ثُمَّ يَعُوْدُ وَلَا يَتَوَضَّأَ فَالِّكُلِّ جَائِزٌ »
“Nabi e từng giao hợp xong rồi quay lại giao hợp lần nữa nhưng Người không làm Wudu’, bởi thế, tất cả đều được phép”.
Lời nói của bà A’ishah  trong Hadith “Thiên sứ của Allah từng ngủ trong thể trạng Junub mà không đụng đến nước” có thể mang ý nghĩa là tắm tức Người từng ngủ trong thể trạng Junub mà không tắm như trong Hadith Sahih được ghi lại rằng Umar bin Al-Khattab t đã hỏi Thiên sứ của Allah e: Ai đó trong chúng tôi đi ngủ trong tình trạng Junub chứ? Người e nói:
« نَعَمْ إِذَا تَوَضَّأَ أَحَدُكُمْ فَلْيَرْقُدْ وَهُوَ جُنُبٌ » رواه البخاري.
“Vâng, khi ai đó trong các ngươi trong tình trạng Junub đã làm Wudu’ thì hãy đi ngủ” (Albukhari).
Trong sách Al-Muntaqa (giảng giải Al-Muwatta’ của Imam Malik) nói rằng điều này có thể mang ý nghĩa Thiên sứ của Allah e thỉnh thoảng không làm Wudu’ nhưng Người thường làm Wudu’ nhiều hơn vì muốn có được hồng phúc.
Tôi (tác giả) nói: e rằng lời của bà A’ishah “Thiên sứ của Allah từng ngủ trong thể trạng Junub mà không đụng đến nước” mang ý nghĩa ngủ trưa hoặc nằm nghỉ chốc lát chứ không mang ý nghĩa ngủ đêm. Ibnu Al-Arabi nói trong bộ Sharh Attirmizhi về Hadith này: Abu Ishaaq đã ghi lại nó một cách tóm lược và đã trích nó từ một Hadith dài nhưng ông đã có sự nhằm lẫn trong sự tóm lước đó. Ibnu Al-Arabi đã ghi lại nguyên Hadith dài đó: Abu Ghassaan thuật lại: Tôi đến gặp Al-Aswad bin Yazid cùng với người anh (em) của tôi và một người bạn của tôi. Tôi nói: này Abu Umar, hãy cho tôi biết những gì mà A’ishah , người mẹ của những người có đức tin đã nói với ông về lễ nguyện Salah của Thiên sứ e. Ông nói:
« قَالَتْ كَانَ يَنَامُ أَوَّلَ اللَّيْلِ وَيُحْيِى آخِرَهُ ثُمَّ إِنْ كَانَتْ لَهُ حَاجَةٌ إِلَى أَهْلِهِ قَضَى حَاجَتَهُ ثُمَّ يَنَامُ فَإِذَا كَانَ عِنْدَ النِّدَاءِ الأَوَّلِ وَثَبَ  قَامَ فَأَفَاضَ عَلَيْهِ الْمَاءَ  مَا قَالَتِ اغْتَسَلَ. وَأَنَا أَعْلَمُ مَا تُرِيدُ - وَإِنْ لَمْ يَكُنْ جُنُبًا تَوَضَّأَ وُضُوءَ الرَّجُلِ لِلصَّلاَةِ ثُمَّ صَلَّى الرَّكْعَتَيْنِ » رواه مسلم.
“A’ishah  nói: Người ngủ phần đầu của đêm và thức dậy vào phần cuối, sau đó, nếu Người có nhu cầu đến gần vợ của Người thì Người thực hiện nó rồi Người ngủ trước khi chạm đến nước; rồi khi đến giờ Azan lần thứ nhất thì Người dậy và giội nước lên người, bà nói: có thể là Người tắm, và tôi biết ý của bà; và bà nói: nếu Người ngủ trong tình trạng Junub thì Người làm Wudu’, tức Wudu’ của một người đàn ông muốn dâng lễ nguyện Salah”. (Muslim).
10.     Bà A’ishah  thuật lại:
« كَانَ رَسُولُ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- إِذَا اغْتَسَلَ مِنَ الْجَنَابَةِ يَبْدَأُ فَيَغْسِلُ يَدَيْهِ ثُمَّ يُفْرِغُ بِيَمِينِهِ عَلَى شِمَالِهِ فَيَغْسِلُ فَرْجَهُ ثُمَّ يَتَوَضَّأُ وُضُوءَهُ لِلصَّلاَةِ ثُمَّ يَأْخُذُ الْمَاءَ فَيُدْخِلُ أَصَابِعَهُ فِى أُصُولِ الشَّعْرِ حَتَّى إِذَا رَأَى أَنْ قَدِ اسْتَبْرَأَ حَفَنَ عَلَى رَأْسِهِ ثَلاَثَ حَفَنَاتٍ ثُمَّ أَفَاضَ عَلَى سَائِرِ جَسَدِهِ ثُمَّ غَسَلَ رِجْلَيْهِ » رواه البخاري ومسلم واللفظ له.
“Khi Thiên sứ của Allah e tắm Junub thì Người bắt đầu bằng cách rửa hai bàn tay, lấy tay phải giội nước lên tay trái, rửa phần kín của Người, rồi Người làm Wudu’ giống như Wudu’ để dâng lễ nguyện Salah, kế đến Người dùng hai bàn tay cho ba bụm nước lên đầu và dùng các ngón tay luồn vào chân tóc, sau đó Người giội nước lên toàn thân rồi rửa hai bàn chân” (Albukhari và Muslim; lời là của Muslim).
11.     Một Hadith khác cũng do Albukhari và Muslim ghi lại qua lời thuật của Maymu-nah :
« ثُمَّ أَفْرَغَ عَلَى فَرْجِهِ, فَغَسَلَهُ بِشِمَالِهِ, ثُمَّ ضَرَبَ بِهَا اَلْأَرْضَ »  وَفِي رِوَايَةٍ: «فَمَسَحَهَا بِالتُّرَابِ » وَفِي آخِرِهِ: « ثُمَّ أَتَيْتُهُ بِالْمِنْدِيلِ »  فَرَدَّهُ, وَفِيهِ: « وَجَعَلَ يَنْفُضُ الْمَاءَ بِيَدِهِ »
“Sau đó, Người e xối nước lên phần kín của Người, Người dùng tay trái rửa phần kín, rồi Người vỗ tay (trái) xuống đất”, và trong một lời dẫn khác: “Rồi Người e chùi tay (trái) với đất”; còn ở phần cuối Hadith: “Sau đó, tôi mang khăn đến cho Người e nhưng người đã từ chối” và trong một lời dẫn khác: “Người e dùng tay lau nước”.
Hadith này và Hadith ở mục số 10 là bằng chứng trình bày rõ ràng về cách thức tắm của Nabi e từ đầu đến cuối. Và trong Hadith của Maymu-nah , trước khi nói đến việc mang khăn lau cho Nabi thì bà có nói: “Sau khi xong thì Người rửa hai bàn chân” là bằng chứng cho thấy rằng hai Taha-rah: Wudu’ và tắm được nhập chung lại với nhau; Ibnu Battaal nói rằng điều đó đã được thống nhất trong giới học giả.
12.     Trong Muslim, một Hadith được ghi lại:
عَنْ أُمِّ سَلَمَةَ رَضِيَ اَللهُ عَنْهَا قَالَتْ: « قُلْتُ: يَا رَسُولَ اَللهِ إِنِّي اِمْرَأَةٌ أَشُدُّ شَعْرَ رَأْسِي، أَفَأَنْقُضُهُ لِغُسْلِ اَلْجَنَابَة ؟ وَفِي رِوَايَةٍ: وَالْحَيْضَةِ ؟ فَقَالَ: "لَا، إِنَّمَا يَكْفِيكِ أَنْ تَحْثِي عَلَى رَأْسِكِ ثَلَاثَ حَثَيَاتٍ" » 
“Bà Ummu Salamah nói: Tôi nói: Thưa Thiên sứ của Allah e, quả thật tôi là người phụ nữ có mái tóc rất dày, tôi có cần phải xõa ra để tắm Junub không? Và trong một lời dẫn khác: tôi có cần phải xõa ra để tắm cho kinh nguyệt không? Người e nói: “Không cần, cô chỉ cần xối nước lên đầu ba lần là được””.
Hadith là bằng chứng cho thấy rằng phụ nữ không bắt buộc phải xỏa tóc khi tắm tức không yêu cầu nước phải đến tận chân tóc.
13.     Bà A’ishah t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
« إِنِّي لَا أُحِلُّ اَلْمَسْجِدَ لِحَائِضٍ وَلَا جُنُبٌ » رَوَاهُ أَبُو دَاوُدَ، وَصَحَّحَهُ اِبْنُ خُزَيْمَة.
“Quả thật, Ta không cho phép người có kinh nguyệt và người trong tình trạng Junub đến Masjid” (Abu Dawood ghi lại và Ibnu Khuzaimah xác thực Hadith Sahih).
Hadith là bằng chứng cho thấy rằng người có kinh nguyệt và người trong tình trạng Junub không được phép vào Masjid, đây là câu nói của đại đa số học giả.
14.     Một Hadith được ghi lại bởi Albukhari và Muslim:
عَنْ عَائِشَةَ قَالَتْ كُنْتُ أَغْتَسِلُ أَنَا وَرَسُولُ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- مِنْ إِنَاءٍ وَاحِدٍ تَخْتَلِفُ أَيْدِينَا فِيهِ مِنَ الْجَنَابَةِ.
Bà A’ishah  nói: “Tôi từng tắm chung với Thiên sứ của Allah e trong cùng một cái chậu nước, và chúng tôi đều đang trong tình trạng Junub”.
Đây là bằng chứng rằng vợ chồng được phép tắm chung với nhau từ cùng một nguồn nước.
15.     Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
« إِنَّ تَحْتَ كُلِّ شَعْرَةٍ جَنَابَةً فَاغْسِلُوا الشَّعْرَ وَأَنْقُوا الْبَشَرَ ». قَالَ أَبُو دَاوُدَ والترمذي وحَدِيثُ مُنْكَرٌ وَهُوَ ضَعِيفٌ.
“Quả thật, dưới mỗi sợi tóc đều trong trạng thái Junub, bởi thế, các ngươi hãy tẩy rửa tóc và làm sạch da đầu” (Abu Dawood và Tirmizhi ghi lại và Hadith yếu kém không xác thực).
16.    Theo sự ghi chép của Ahmad rằng bà A’ishah  thuật lại trong đó có một người dẫn truyền Hadith không được biết. Và nội dung Hadith là bằng chứng nói rằng bắt buộc phải tắm toàn thân trong tình trạng Junub.
Đây là điều được thống nhất trong giới học giả trừ việc súc miệng và mũi thì có sự bất đồng nhưng câu nói đúng nhất là bắt buộc. Allah là Đấng am tường hơn hết!


d / f




Bắt buộc phải tắm Junub
Khi đến giờ Salah mà người Muslim trong tình trạng Junub do quan hệ giao hợp hợp thức hóa theo giáo lý Islam như giao hợp vợ chồng hoặc dưới hình thức Haram như Zina, quan hệ qua đường mậu môn dù có xuất tinh hay không xuất tinh hoặc xuất tinh dưới hình thức khác như thủ dâm, mộng tinh thì y phải tắm ngay; riêng đối với những ai thực hiện hành vi giao hợp bằng hình thức Haram thì phải sám hối và ăn năn cho hành vi tội lỗi của mình và hứa không tái phạm. Trường hợp có sự hưng phấn và có cảm giác xuất tinh do kích thích nhưng không xuất tinh thì không bắt buộc phải tắm, chỉ bắt buộc tắm khi nào xuất tinh; và nếu sau khi đã tắm nhưng có dịch tiết ra thì chỉ cần làm Wudu’ là được.
Người nằm mộng khi nào xuất tinh (Mani) thì mới bắt buộc tắm còn nếu không xuất tinh hoặc chỉ xuất ra tinh tương (Mazdi), một loại dịch giống nước thì chỉ cần Wudu’ là đủ, tương tự nếu tự nhiên xuất ra tinh tương không do kích thích hoặc do bệnh thì chỉ cần làm Wudu’ là được và chỉ rửa chỗ nào bị dính tinh tương thôi, khác với Mani thì bắt buộc phải tắm.
Người phụ nữ khi dứt kinh nguyệt hoặc máu hậu sản thì phải tắm bằng nước, lá táo hoặc xà bông, phải xối nước lên tóc không cần phải xỏa tóc, dùng các ngón tay luồn vào kẻ tóc, khuyến khích dùng chất khử mùi ở phần kín sau khi tắm để khử mùi hôi.
Và khuyến khích tắm đối với người mới gia nhập Islam và người tỉnh lại sau hôn mê.
    Cách thức tắm Junub được thực hiện theo thứ tự dưới đây:
    Định tâm Taha-rah cho tình trạng Junub.
    Nhân danh Allah (nói Bismillah)
    Rửa đôi bàn tay ba lần, ngoài chậu nước
     Rửa phần kín và những chỗ dính tinh dịch trên cơ thể
    Làm Wudu’ một cách hoàn chỉnh giống như Wudu’ để dâng lễ nguyện Salah.
    Xối nước lên đầu ba lần, dùng các ngón tay luồn vào các kẻ tóc
    Xối nước lên toàn thân bắt đầu từ thân phải rồi đến thân trái, kì cọ và làm sạch cơ thể.
    Rửa hai bàn chân.
Nếu định tâm tắm để Taha-rah cho tình trạng Junub cùng với súc miệng và mũi không có Wudu hoặc không phải để Salah, Tawaf, sờ chạm quyển Kinh Qur’an hoặc định tâm chung với tắm ngày thứ sáu thì sự định tâm đó có giá trị trong việc Taha-rah tình trạng Junub; nhưng nếu chỉ tắm với ý muốn làm mát cơ thể và tẩy sạch cơ thể mà quên định tâm cho Taha-rah cho tình trạng Junub thì sự tắm đó không được coi là tắm Junub có nghĩa là phải tắm lại nếu vào giờ Salah.
Trường hợp có sự hoài nghi về sự định tâm trong suốt thời gian tắm thì hãy định tâm lại; và nếu hoài nghi về việc nước có ướt một vùng nào đó trên cơ thể hay không thì phải làm ướt lại phần đó.
Làm Wudu’ có thể với một bụm nước và tắm có thể với năm bụm nước, và giáo lý ghét việc hoang phí nước chẳng hạn như trong Wudu’.
Người đang trong tình trạng Junub không được phép dâng lễ nguyện Salah, Tawaf, sờ chạm vào quyển Kinh Qur’an, đọc Qur’an dù chỉ một câu, và ngồi lại trong Masjid cho tới khi đã tắm Junub xong; khuyến khích rửa phần kín và khuyến khích làm Wudu’ khi ăn, ngủ, giao hợp vợ chồng lần tiếp theo (sau khi vừa thực hiện xong) nhưng tốt nhất là nên tắm( ).

d / f









Những điều bắt buộc phải tắm
Có ba điều bắt buộc phải tắm:
Điều thứ nhất: Xuất tinh Mani, mani là tinh dịch xuất ra từ dương vật khi có sự kích thích đạt đến sự khoái cảm và cơ thể trở nên đuối sức một lúc sau khi nó xuất ra. Mani của đàn ông có màu trắng đục còn dịch âm đạo của phụ nữ có màu vàng nhạt. Thiên sứ của Allah e nói:
« إِنَّ مَاءَ الرَّجُلِ غَلِيظٌ أَبْيَضُ وَمَاءَ الْمَرْأَةِ رَقِيقٌ أَصْفَرُ » رواه مسلم.
“Quả thật nước của người đàn ông đặc và màu trắng còn nước của phụ nữ màu vàng nhạt” (Muslim).
Một người phải tắm khi xuất tinh trong lúc ngủ hay thức bởi một Hadith Sahih ghi lại rằng bà Ummu Sulaim  đã hỏi Thiên sứ e: Thưa Thiên sứ của Allah, quả thật Allah không e ngại về điều chân lý, xin hỏi người phụ nữ có phải tắm khi nằm mộng không? Thiên sứ của Allah e nói:
« نَعَمْ إِذَا رَأَتِ الْمَاءَ » رواه البخاري ومسلم.
“Có nếu như cô ta nhìn thấy nước” (Albukhari, Muslim), nước có nghĩa là dịch tiết âm đạo.
Trường hợp tinh dịch xuất ra không do kích dục mà là do bệnh thì không bắt buộc phải tắm, nhưng Thiên sứ của Allah e mô tả tinh dịch Mani bắt buộc phải tắm là dịch có màu trắng đục và đặc cho nên dịch xuất ra do bệnh thường sẽ lỏng hơn.
Một người nằm mộng nhưng không thấy ướt thì không tắm dựa theo Hadith của Ummu Sulaim ; còn nếu nhìn thấy Mani cho dù không nhớ là có nằm mộng hay không thì y phải tắm dựa theo Hadith do bà A’ishah  thuật lại, bà nói: Thiên sứ của Allah e khi được hỏi về một người nhìn thấy ướt nhưng không nhớ là có nằm mộng hay không thì Người bảo phải tắm; và khi được hỏi về một người nằm mộng nhưng không thấy ướt thì Người nói không cần phải tắm. (Hadith do Abu Dawood ghi lại).
Nếu một người thấy Mani dính trên y phục mà y và người khác mặc ngủ thì y không phải tắm, bởi vì căn nguyên của sự việc là không bắt buộc đối với vấn đề có sự hoài nghi và không rõ ràng; nhưng nếu y phục đó không có người khác mặc ngủ thì y là người có thể đã nằm mộng giống như một cậu bé mười hai tuổi thì y phải tắm.
Và phải thực hiện lại lễ nguyện Salah đối với ai phát hiện mình đã có xuất tinh hay đã có quan hệ giao hợp nhưng trước đó lại quên giống như Umar nhìn thấy trên y phục của ông dính Mani sau khi ông đã dâng lễ nguyện Salah xong thì ông tắm và thực hiện lại lễ nguyện Salah đó.
Dịch Mazdi: một loại dịch nhờn trong suốt hơi loảng được tiết ra khi có sự hưng phấn, hay còn gọi là tinh tương theo thuật ngữ y học.
Dịch này tiết ra một cách không có cảm giác, không cần phải tắm cho việc tiết ra dịch này mà chỉ bắt buộc làm Wudu’. Ông Sahl bin Hanif thuật lại, ông nói: Tôi thường xuất dịch Madzi và tôi đã phải tắm rất nhiều cho sự việc này. Cho nên, tôi đã trình bày sự việc với Thiên sứ của Allah e và tôi đã hỏi Người về giới luật của nó thì Người bảo:
« إِنَّمَا يُجْزِئُكَ مِنْ ذَلِكَ الْوُضُوءُ » رواه الترمذي وحديث صحيح.
“Thật ra chỉ cần anh làm Wudu’ thôi là đủ rồi” (Tirmizhi, và Hadith Sahih).
Có bắt buộc phải rửa cả dương vật cùng với tinh hoàn không? Có hai nguồn Hadith: thứ nhất là không bắt buộc dựa theo Hadith của Sahl vừa được nói trên; thứ hai là bắt buộc phải rửa cả hai dựa theo Hadith được thuật lại bởi Ali t khi ông nói: Tôi là người đàn ông thường xuyên xuất tinh Mazdi và tôi rất ngại hỏi Thiên sứ của Allah e vì vị trí của con gái Người đối với tôi nên tôi đã nhờ Al-Miqdaar hỏi Người giùm tôi, Người e nói:
« يَغْسِلُ ذَكَرَهُ وَأُنْثَيَيْهِ وَيَتَوَضَّأُ » رواه أبو داود.
“Rửa cả dương vật và tinh hoàn và làm Wudu’” (Abu Dawood).
Dịch Wadi: dịch Wadi là dịch nhờn được tiết ra sau nước tiểu, khi tiết ra dịch này thì chỉ cần làm Wudu’ là đủ bởi vì không  có quị định nào hơn thế trong giáo luật.
Điều thứ hai trong ba điều bắt buộc phải tắm: dương vật và âm vật giao nhau; có nghĩa là chỉ cần đầu dương vật lọt vào bên trong âm đạo thì bắt buộc phải tắm cho dù không có xuất tinh, bởi Thiên sứ của Allah e nói:
« إِذَا جَلَسَ بَيْنَ شُعَبِهَا الأَرْبَعِ وَمَسَّ الْخِتَانُ الْخِتَانَ فَقَدْ وَجَبَ الْغُسْلُ » رواه مسلم.
“Khi người đàn ông đã ngồi lên phần ở giữa bốn chi của phụ nữ và hai phần da chạm nhau thì bắt buộc phải tắm” (Muslim).
Phần da của đàn ông là phần da quy đầu còn lại sau khi đã cắt, phần da của phụ nữ là phần da trên âm vật giống như chiếc mồng gà.  Hai phần da chạm nhau có nghĩa là khi nào đầu dương vật đã lọt vào trong âm đạo thì phần da còn lại của da quy đầu dương vật sẽ chạm với phần da trên của âm vật.
Điều thứ ba bắt buộc phải tắm: Kinh nguyệt và máu hậu sản.


d / f












Tóm lược những điều bắt buộc phải tắm
    Thứ nhất: Xuất tinh lúc thức hay ngủ bằng hình thức giao hợp hoặc bất cứ hình thức nào:
Ở bộ phận sinh dục con người, ngoài nước tiểu ra thì nó còn tiết ra ba loại dịch khác: dịch Mani, dịch Mazdi và dịch Wadi
1.    Dịch Mani: hay còn gọi là tinh dịch, của đàn ông có màu trắng đục và đặc và của phụ nữ thì có màu vàng nhạt và loãng hơn, như Thiên sứ của Allah e đã nói:
« إِنَّ مَاءَ الرَّجُلِ غَلِيظٌ أَبْيَضُ وَمَاءَ الْمَرْأَةِ رَقِيقٌ أَصْفَرُ » رواه مسلم.
“Quả thật nước của người đàn ông đặc và màu trắng còn nước của phụ nữ màu vàng nhạt” (Muslim).
Dịch Mani có mùi tanh và khi khô lại thì có mùi của lòng trắng trứng, dịch Mani được xuất ra khi đã đạt đến cực khoái và bắt buộc phải tắm khi nào xuất tinh dịch Mani.
2.    Dịch Mazdi: dịch nhờn tiết ra có màu trong suốt, dịch này được tiết ra khi mơn trớn hoặc nghĩ đến tình dục, tiết dịch này chỉ cần làm Wudu’ chứ không bắt buộc tắm.
3.    Dịch Madi: dịch tiết ra sau nước tiểu, dịch này ít nhờn nhưng có màu trắng đục, trông giống như tinh dịch Mani, không có mùi, giới luật của nó giống như giới luật của nước tiểu, tức nó Najis.
    Việc xuất tinh Mani lúc thức có kèm theo điều kiện là phải có sự khoái cảm, trường hợp xuất trong lúc ngủ thì cần phải kèm theo điều kiện khoái cảm:
•    Khi thức dậy nhịn thấy vết Mani dính trên quần áo thì bắt buộc phải tắm trong tất cả mọi trường hợp,  dù có nhớ đã nằm mộng hay không, bởi Thiên sứ của Allah e đã nói khi được bà Ummu Sulaim  hỏi phụ nữ có phải tắm khi nằm mộng không?:
« نَعَمْ إِذَا رَأَتِ الْمَاءَ » رواه البخاري ومسلم.
“Có nếu như cô ta nhìn thấy nước” (Albukhari, Muslim), nước có nghĩa là dịch tiết âm đạo.
•    Nếu dịch tiết ra lúc còn thức nhưng không có sự khoái cảm thì không bắt buộc phải tắm mà chỉ bắt buộc làm Wudu’.
•    Nếu nhớ là có nằm mộng nhưng không thấy dấu vết của tinh dịch Mani trên quần áo có nghĩa là không xuất tinh thì không phải tắm, bởi Thiên sứ của Allah e có nói:
« إِنَّمَا الْمَاءُ مِنَ الْمَاءِ »  رواه مسلم.
“Quả thật, nước từ nước” (Muslim). Có nghĩa là chỉ tắm khi nào có tinh dịch Mani.
•    Khi ngủ thức dậy thấy dịch tiết ra là Mazdi không phải là Mani thì không bắt buộc phải tắm mà chỉ cần rửa dương vật và tinh hoàn và làm Wudu’ là được như Thiên sứ của Allah e đã nói:
« يَغْسِلُ ذَكَرَهُ وَأُنْثَيَيْهِ وَيَتَوَضَّأُ » رواه أبو داود.
“Rửa cả dương vật và tinh hoàn và làm Wudu’” (Abu Dawood).
    Xuất tinh Mani dưới hình thức giao hợp hay bất cứ hình thức kích dục nào, có nghĩa là bất cứ khi nào xuất tinh Mani có kính dục dù bằng hình thức giao hợp, mơn trớn hay những hình thức khác thì bắt buộc phải tắm.
    Thứ hai: Một trong các điều bắt buộc phải tắm giao hợp cho dù có xuất tinh hay không:
Thiên sứ của Allah e nói:
« إِذَا جَلَسَ بَيْنَ شُعَبِهَا الأَرْبَعِ وَمَسَّ الْخِتَانُ الْخِتَانَ فَقَدْ وَجَبَ الْغُسْلُ » رواه مسلم.
“Khi người đàn ông đã ngồi lên phần ở giữa bốn chi của phụ nữ và hai phần da chạm nhau thì bắt buộc phải tắm” (Muslim).
Trong một Hadith khác, Thiên sứ của Allah e nói:
« إِذَا الْتَقَى الْخِتَانَانِ فَقَدْ وَجَبَ الْغُسْلُ » رواه ابن ماجه.
“Khi nào hai phần da (của dương vật và âm vật) gặp nhau thì bắt buộc phải tắm” (Ibnu Majah).


d / f



Cách thức tắm Junub
Có hai cách: hoàn hảo và được chấp nhận.
    Cách thức tắm hoàn hảo gồm chín điều:
1.    Niyah: là sự định tâm tắm Junub hay định tâm tắm để được phép làm những điều cần phải tắm chẳng hạn như đọc Qur’an, ngồi lại trong Masjid.
2.    Nhân danh Allah (nói Bismillah).
3.    Rửa hai bàn tay ba lần trước khi cho tay vào chậu nước.
4.    Rửa phần kín và những nơi dính tinh dịch Mani trên cơ thể.
5.    Làm Wudu’ một cách hoàn chỉnh giống như Wudu’ để dâng lễ nguyện Salah.
6.    Xối nước lên đầu ba lần.
7.    Dùng các ngón tay luồn vào các kẻ tóc để nước có thể thấm đến da đầu.
8.    Xối nước lên toàn thân
9.    Rửa đôi bàn chân.
Imam Ahmad  nói: Tắm Junub là dựa theo Hadith của bà A’ishah  có nghĩa là dựa theo lời nói của bà: Thiên sứ của Allah e khi tắm Junub thì Người rửa hai bàn tay, làm Wudu’ một cách hoàn chỉnh giống như Wudu’ để dâng lễ nguyện Salah, rồi Người xối nước lên đầu ba lần và dùng các ngón tay luồn vào kẻ tóc để nước thấm đến da đầu, rồi Người tắm toàn thân.
Bà Maymu-nah  nói: Tôi mang đến cho Thiên sứ của Allah e  một cái chậu nước để Người tắm Junub. Thế là Người đổ nước lên bàn tay và rửa đôi bàn tay hai hay ba lần, rồi Người súc miệng và mũi, rửa mặt và hai cánh khuỷu tay, rồi giội nước lên đầu rồi tắm toàn thân. Sau đó, tôi mang cho người khăn lau nhưng Người từ chối, Người lại dùng tay lau nước. (theo Hadith được Albukhari và Muslim ghi lại).
    Cách thức tắm Junub được chấp nhận:
-    Định tâm
-    Nhân danh Allah
-    Tắm rửa toàn thân
-    Khi xối nước lên đầu phải cho nước thấm đến da đầu nếu tóc dày dựa theo Hadith của A’ishah ; và không bắt buộc phải xỏa tóc xuống nếu như người phụ nữ đã buộc tóc lại theo Hadith của Ummu Salamah khi bà nói: Tôi hỏi: Thưa Thiên sứ của Allah e, quả thật tôi là người phụ nữ thường buộc tóc, tôi có phải tháo xỏa tóc xuống để tắm Junub không? Thiên sứ của Allah e nói:
« لاَ إِنَّمَا يَكْفِيكِ أَنْ تَحْثِى عَلَى رَأْسِكِ ثَلاَثَ حَثَيَاتٍ ثُمَّ تُفِيضِينَ عَلَيْكِ الْمَاءَ فَتَطْهُرِينَ » رواه مسلم.
“Không cần, chỉ cần cô xối nước lên đầu ba lần là đủ, sau đó  lấy nước tắm toàn thân là được” (Muslim).
Và việc tắm cũng không phải bắt buộc phải rửa các bộ phận cơ thể theo thứ tự bởi vì Allah phán:
﴿ وَإِن كُنتُمۡ جُنُبٗا فَٱطَّهَّرُواْۚ ﴾ [سورة المائدة: 6]
{Và nếu các ngươi trong tình trạng Junub (sau khi giao hợp) thì các ngươi hãy tẩy sạch thân thể (tắm)} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 6).
Trong câu Kinh không hề đề cập đến phải tẩy sạch bộ phận nào trước và bộ phần nào sau, tuy nhiên, khuyến khích thực hiện giống như những gì đã được trình bày, nên bắt đầu từ phía bên phải bởi vì Thiên sứ của Allah e yêu thích bắt đầu  từ bên phải trong việc tẩy rửa của Người.
    Tốt nhất là nên thực hiện Wudu’ trước khi tắm dựa theo các nguồn Hadith được ghi chép lại như đã được đề cập ở trên. Tuy nhiên, nếu chỉ thực hiện tắm không thôi thì sự tắm Junub đó vẫn có giá trị bởi lời phán của Allah mang ý nghĩa chung: {Và nếu các ngươi trong tình trạng Junub (sau khi giao hợp) thì các ngươi hãy tẩy sạch thân thể (tắm)} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 6) chứ Ngài không ra lệnh phải làm Wudu’ cùng với tắm; hơn nữa, cả hai hình thức Wudu’ và tắm là hai hình thức thờ phượng mang cùng một ý nghĩa chỉ có khác là nhỏ và lớn cho nên nhỏ nằm trong lớn về các thao tác được phân biệt ở sự định tâm giống như Hajj và Umrah. Cũng chính vì vậy mà Thiên sứ của Allah e đã nói:
« إِنَّمَا الأَعْمَالُ بِالنِّيَّاتِ ، وَإِنَّمَا لِكُلِّ امْرِئٍ مَا نَوَى » رواه البخاري.
“Quả thật, mỗi việc làm đều bằng sự định tâm và mỗi một người chỉ đạt được những gì mà mình đã định tâm” (Albukhari).
    Khuyến khích người trong tình trạng Junub khi muốn ngủ nên làm Wudu’ như Wudu’ để dâng lễ nguyện Salah như một Hadith đã ghi lại rằng Abdullah t con trai của Umar thuật lại: cha của ông Umar t đã hỏi Thiên sứ của Allah e: Thưa Thiên sứ của Allah! Ai đó trong số chúng tôi đi ngủ khi đang trong tình trạng Junub chứ? Người e nói:
« نَعَمْ إِذَا تَوَضَّأَ أَحَدُكُمْ فَلْيَرْقُدْ وَهُوَ جُنُبٌ » رواه البخاري.
“Vâng, khi ai đó trong các ngươi trong tình trạng Junub đã làm Wudu’ thì hãy đi ngủ” (Albukhari).
Và khuyến khích làm Wudu’ khi muốn ăn hoặc khi muốn quay lại thực hiện sự giao hợp lần nữa, và nên rửa phần kín.
وَصَلَّى اللهُ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ وَعَلَى آلِهِ وَصَحْبِهِ وَسَلَّمَ.
Cầu xin Allah, Đấng Tối Cao và Toàn Năng ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad và cho gia quyến của Người cùng tất cả các vị bạn đạo của Người!!!


d / f