Hỏi Đáp Về Hai Lễ Nguyện Salah E’id

Hỏi Đáp Về Hai Lễ Nguyện Salah E’id: một cuốn sách nhỏ gồm 54 câu hỏi đáp từ Sheikh Muhammad bin Saaleh Al-U’thaimeen xoay quanh ngày E’id và những vấn đề liên quan đến E’id.

اسم المادة: أسئلة وأجوبة في صلاة العيدين


تأليف: محمد بن صالح العثيمين
نبذة مختصرة:  رسالة مترجمة إلى اللغة الفيتنامية تحتوي على 54 سؤالاً أجاب عنها فضيلة الشيخ محمد بن صالح العثيمين - رحمه الله - وتدور حول العيد وما يتعلق به.

Hỏi Đáp Về
Hai Lễ Nguyện Salah E’id

] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامية [


Sheikh Muhammad Bin Saaleh Al-U’thaimeen


Dịch thuật: Abu Zaytune Usman Ibrahim

Kiểm duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa







2014 - 1435

 

 
أسئلة وأجوبة في صلاة العيدين
« باللغة الفيتنامية »

للشيخ محمد بن صالح العثيمين

ترجمة: أبو زيتون عثمان إبراهيم

مراجعة: أبو حسان محمد زين بن عيسى


2014 - 1435
 

Mục lục
    Chủ đề    Trang
Lễ nguyện Salah E’id có yêu cầu Azaan và Iqa-mah không?    10
Có phải là Sunnah rằng Imam nên đứng trên bục để thuyết giảng trong lễ nguyện Salah E’id?    10
Ý nghĩa của việc đi về theo con đường khác nhau trong ngày E’id là gì?    11
Có phải thực hiện bù lại lễ nguyện Salah E’id nếu như một người đã đến không kịp      11
Điều Sunnah là nên thực hiện lễ nguyện Salah ở ngoài trời     12
Giới luật về những Takbir thêm trong lễ nguyện Salah E’id? Và giáo luật về việc giơ hai bàn tay lên khi Takbir?    12
Giáo luật qui định thế nào khi ngày E’id trùng với ngày Jumu’ah (thứ sáu)?    13
Giáo luật qui định thế nào khi tôi vào Salah lúc Imam đã xong các Takbir them của Salah E’id, tôi có phải thực hiện bù lại các Takbir đó không hay như thế nào?    13
Giáo luật qui định thế nào về việc chúc tụng nhau trong ngày E’id?    14
Bài thuyết giảng cho ngày E’id gồm hai bài thuyết giảng hay chỉ một bài?    14
Giáo luật về việc mọi người không biết được ngày E’id mãi cho tới sau khi mặt trời đã nghiêng bóng?     15
Các học giả Fuqaha’ nói rằng theo Sunah nên ăn gan của con vật Qurbaan    15
Giáo luật qui định thế nào về việc thực hiện nhiều chỗ dâng lễ nguyện Salah E’id trong cùng một nơi?    16
Có phải người I’tikaf phải mặc quần áo trong thời gian I’tikaf để tham gia lễ nguyện Salah E’id?     17
Giáo luật qui định thế nào về việc một ngời quên các Takbir của E’id trong Salah E’id?    17
Giáo luật ra sao nếu một người bắt kịp với Imam trong lúc Imam đã xong phần Takbir E’id?    17
Người đến Masjid dâng lễ nguyện Salah E’id có thực hiện hai Rak’at Sunnah chào Masjid không?    18
Có việc làm Sunnah cụ thể nào cho đêm E’id hay không?    18
Lời Takbir không giới hạn và Takbir giới hạn là như thế nào?    19
Theo Sunnah, một người nên làm gì cho E’id trước lễ nguyện Salah?    20
Theo Sunnah thì Imam nên đọc chương Kinh nào trong Salah E’id sau bài Fatihah?    20
Giáo luật về việc thuyết giảng E’id trước lễ nguyện Salah E’id?    21
Có phải nên bắt đầu bài thuyết giảng E’id bằng lời cầu xin tha thứ hoặc bằng lời Takbir hay phải nên bắt đầu thế nào?    21
Theo Sunnah nên ngồi hay đứng trong lúc đọc bài thuyết giảng E’id?    22
Khi một người giết Qurbaan thay cho một người thì có phải cạo đầu không?    22
Một người có được phép chải tóc trong mười ngày Zdul-Hijjah không?    23
Những ngày được ấn định trong chương 22 – Al-Hajj câu 28 là những ngày nào và những ngày được ấn định trong chương 2 – Albaqarah câu 203 là những ngày nào?     23
Giáo luật qui định thế nào nếu một người chỉ Takbir Ihram trong lễ nguyện Salah E’id?    23
Giáo luật qui định thế nào về việc mang theo trên mình vũ khí trong lúc dâng lễ nguyện Salah E’id?    24
Giáo luật qui định thế nào về việc nói chuyện trong lúc Imam đang thuyết giảng E’id?    24
Giáo luật qui định thế nào về việc giết Qurbaan tại chỗ dâng lễ nguyện Salah E’id?    24
Sự cấm kỵ về việc bứt, nhổ lông, tóc hay cắt móng tay, chân kéo dài đến khi nào trong những mười ngày Zdul-Hijjah?    25
Dùng trống và các loại nhạc cụ trong ngày E’id    25
Giới luật về lễ nguyện Salah E’id? Các điều kiện và giờ giấc của lễ nguyện Salah E’id?    26
Việc giết Qurbaan trong ngày E’id là Wajib hay Sunnah?    27
Lễ nguyện Salah E’id có được qui định với người Musafir (người đi đường xa) không?    28
Ngày E’id trùng với hai ngày thứ hai hoặc thứ năm có nhịn chay Sunnah không?    28
Giáo luật về việc ăn mừng các ngày lễ tết không phải ngày lễ tết của Islam?    29
Nhìn thấy trăng lưỡi liềm một mình thì phải xả chay hay phải theo cộng đồng?    30
Nếu trong thành phố có những người già yếu thì lễ nguyện Salah E’id sẽ được hoàn thành thế nào?    30
Giáo luật về việc phụ nữ ra khỏi nhà trong sự chưng diện và làm đẹp    30
Một người nên theo xứ của anh ta hay theo xứ mà anh ta đang có mặt trong việc xả chay?    31
Có phải dâng lễ nguyện Salah E’id tại bãi đất trống tốt hơn ngay cả ở Makkah và Maddis ?    32
Đọc Istiftaaf trong lễ nguyện Salah E’id khi nào?    32
Takbir giới hạn chỉ được thực hiện sau lễ nguyện Salah tập thể hay ngay cả sau lễ nguyện Salah đơn lẻ từng cá thể?    32
Takbir sau lễ nguyện Salah không yêu cầu phải có Taha-rah    33
Có phải nên Takbir trước các lời tụng niệm sau tất cả các lễ nguyện Salah không?    33
Giáo luật về việc phóng loa để nghe thấy tiếng của người Azaan và tiếng của những người lặp lại theo lời Azaan    34
Giáo luật về Qurbaan, có được phép làm Qurbaan cho người chết không?    34
Nếu đã đến giờ giết Qurbaan nhưng người đàn ông không có ở nhà thì người phụ nữ có được phép giết Qurbaan không?    35
Giáo luật về người cạo đầu trong ngày E’id?    35
Thịt Qurbaan có được phép cho người ngoại đạo không?      36










Nhân Danh Allah
Đấng Rất Mực Độ Lượng
Đấng Rất Mực Khoan Dung







    Hỏi: Lễ nguyện Salah E’id có yêu cầu Azaan và Iqa-mah không?
    Trả lời: Lễ nguyện Salah E’id không có Azaan cũng như không có Iqa-mah như đã được khẳng định rõ ràng trong Sunnah. Tuy nhiên, một số học giả bảo rằng cần có sự hô gọi với lời “الصَّلَاةُ جَامِعَة” “Assola-tu ja-mi’ah” có nghĩa là “Lễ nguyện Salah tập thể!”. Đây là câu nói không có cơ sở giáo lý, là câu nói yếu không đủ làm căn cứ cho giáo lý thực hành. Và nếu cho rằng câu nói này dựa trên cơ sở đối chiếu và suy ra từ lễ nguyện Salah Kusuf (lễ nguyện Salah tập thể khi có hiện tượng nhật thực hoặc nguyệt thực) thì cũng không hợp lý bởi vì lễ nguyện Salah Kusuf diễn ra nhưng mọi người không hay biết nên cần phải hô gọi như thế, khác với lễ nguyện Salah E’id rằng mọi người đều rời khỏi nhà để đi đến với nó cho nên không cần phải hô gọi. Và theo Sunnah mọi người tập trung lại, khi nào Imam đến thì cuộc dâng lễ nguyện Salah được tiến hành mà không cần phải Azaan hay Iqa-mah gì cả, rồi sau đó là phần thuyết giảng của Imam.


    Hỏi: Có phải là Sunnah rằng Imam nên đứng trên bục để thuyết giảng trong lễ nguyện Salah E’id?
    Trả lời: Vâng, một số học giả thấy rằng đó là điều Sunnah bởi trong Hadith của Jabir t rằng Thiên sứ của Allah e đã thuyết giảng cho mọi người nghe rồi sau đó Người bước xuống .. họ nói bước xuống có nghĩa là phải từ một chỗ trên cao; còn một số học giả khác thì bảo rằng không đứng trên bục để thuyết giảng sẽ tốt hơn. Sự việc trong vấn đề này rất thoáng, chẳng sao cả, Insha-Allah.


    Hỏi: Ý nghĩa của việc đi về theo con đường khác nhau trong ngày E’id là gì?
    Trả lời: Ý nghĩa thứ nhất là noi gương theo Thiên sứ của Allah e bởi vì đó Sunnah của Người; ý nghĩa tiếp theo là để công khai biểu hiệu của Allah, đó là biểu hiệu lễ nguyện Salah E’id trong tất cả các trị trấn và chợ búa; ý nghĩa tiếp theo là để có dịp viếng những người trong các chợ và thị trấn từ những người nghèo và mọi người; và một ý nghĩa nữa là hai con đường đó sẽ làm chứng cho người đi vào Ngày Phán Xét.


    Hỏi: Có phải thực hiện bù lại lễ nguyện Salah E’id nếu như một người đã đến không kịp?
    Trả lời: Đúng là không thực hiện bù lại. Người nào bỏ lỡ lễ nguyện Salah E’id thì không cần phải thực hiện bù lại, khác với lễ nguyện Salah Jumu’ah ngày thứ sáu, nếu một người không đến kịp thì y phải dâng lễ nguyện Salah Zhuhur. Sự khác biệt giữa hai lễ nguyện Salah này là lễ nguyện Salah Zhuhur bắt buộc theo giờ, nếu một người không thể dâng lễ nguyện Salah Jumu’ah thì phải dâng lễ nguyện Salah Zhuhur, khác với Salah E’id rằng nó là buổi dâng lễ nguyện Salah tập thể nếu một người không đến kịp tập thể đó thì đã hết nghĩa vụ.


    Hỏi: Điều Sunnah trong lễ nguyện Salah E’id là gì? Nó nên được thực hiện trong Masjid hay là ở bãi đất trống ngoài trời? Nếu câu trả lời là Sunnah nên làm ở bãi đất trống ngoài trời, nhưng khu đô thị càng ngày càng mở rộng, nhà cửa, tòa nhà được xây cất lên thì làm sao có thể thực hiện ở ngoài trời?
    Trả lời: Theo Sunnah thì lễ nguyện Salah E’id nên được thực hiện tại bãi đất trống ngoài trời như Thiên sứ của Allah e đã làm. Nhưng nếu khu dân cư càng ngày càng mở rộng thì chỗ thực hiện lễ nguyện Salah E’id nên được dì dời đến khu đất bỏ hoang ngoài đô thị, còn nếu như không thể di chuyển đến đó thì cũng chẳng sao bởi vì việc thực hiện lễ nguyện Salah E’id tại bãi đất trống ngoài trời mang tính chất Sunnah (khuyến khích) chứ không phải Wajib (bắt buộc).


    Hỏi: Giới luật về những Takbir thêm trong lễ nguyện Salah E’id? Và giới luật về việc giơ hai bàn tay lên khi Takbir?
    Trả lời: Những Takbir thêm trong lễ nguyện Salah E’id mang tính chất Sunnah, nếu một người nói thêm những lời Takbir này thì được ân phước còn không thì cũng không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, cũng không nên bỏ qua phần Sunnah này bởi vì đó là điều để phân biệt giữa lễ nguyện Salah E’id với các lễ nguyện Salah khác. Còn những lời được nói giữa các Tabir đó thì giới học nói rằng người dâng lễ nguyện Salah nên Tahmeed và Salawat cho Nabi e, nhưng nếu không nói thì cũng không sao; còn riêng việc giơ hai bàn tay lên mỗi khi Takbir là mang tính chất Sunnah.


    Hỏi: Giáo luật qui định thế nào khi ngày E’id trùng với ngày Jumu’ah (thứ sáu)?
    Trả lời: Trường hợp ngày E’id rơi nhằm vào ngày thứ sáu thì cũng phải tiến hành lễ nguyện Salah E’id bình thường, rồi tiến hành lễ nguyện Salah Jumu’ah giống như Thiên sứ của Allah e đã làm. Tuy nhiên, người nào đã đến tham gia lễ nguyện Salah E’id thì được miễn giảm đến tham dự lễ nguyện Salah Jumu’ah nhưng y phải thực hiện lễ nguyện Salah Zhuhur bởi vì Salah Zhuhur là Fardhu (nghĩa vụ bắt buộc) nên không được phép bỏ.


    Hỏi: Giáo luật qui định thế nào khi tôi vào Salah lúc Imam đã xong các Takbir thêm của Salah E’id, tôi có phải thực hiện bù lại các Tabir đó không hay như thế nào?
    Trả lời: Nếu anh vào khi Imam đã xong các Takbir của Salah E’id thì anh hãy Takbir Ihram trước tiên rồi sau đó cứ làm theo Imam phần còn lại của lễ nguyện Salah, còn những gì mà anh đã không kịp với Imam trước đó thì không cần phải thực hiện bù lại.


    Hỏi: Giáo luật qui định thế nào về việc chúc tụng nhau trong ngày E’id? Trong giáo luật có qui định lời chúc tụng cụ thể nào không?
    Trả lời: Việc chúc tụng nhau ngày E’id là được phép nhưng giáo luật không qui định lời chúc cụ thể nào cả, mà chỉ theo phong tục tập quán của từng nơi miễn sao những lời chúc tụng đó hoặc cung cách chúc tụng đó không phải là điều tội lỗi.


    Hỏi: Bài thuyết giảng cho ngày E’id gồm hai bài thuyết giảng hay chỉ một bài?
    Trả lời: Theo Sunnah thì bài thuyết giảng cho ngày E’id là một bài, nhưng nếu thực hiện cả hai bài (tức giống như ngày thứ sáu) thì không vấn đề gì bởi vì có ghi nhận rằng Thiên sứ của Allah e đã từng làm như thế. Tuy nhiên, người thuyết giảng không nên bỏ qua phần lời khuyên riêng biệt dành cho phụ nữ như Thiên sứ của Allah e đã làm. Nếu vị Imam thuyết giảng với thiết bị khuếch đại âm thanh như Micro có thể truyền đến tai phụ nữ thì y hãy dành phần cuối của bài thuyết giảng làm lời khuyên và nhắn nhủ đến chị em phụ nữ, còn nếu Imam thuyết giảng nói nhưng không đến được tai các chị em phụ nữ thì sau khi thuyết giảng xong, y cùng với một vài người đàn ông khác đến chỗ của phụ nữ và cho họ một vài lời khuyên ngắn.


    Hỏi: Giáo luật qui định thế nào nếu mọi người không biết được ngày E’id mãi cho tới sau khi mặt trời đã nghiêng bóng trong ngày hôm đó?
    Trả lời: Trường hợp mọi người chỉ biết được ngày E’id sau khi mặt trời đã nghiêng bóng thì họ xả chay đối với ngày E’id Fitri và tiến hành lễ nguyện Salah vào ngày hôm sau; riêng đối với E’id Al-Adha thì họ cũng tiến hành lễ nguyện Salah vào ngày hôm sau và việc giết tế Qurbaan dĩ nhiên là chỉ được thực hiện sau Salah E’id bởi vì Qurbaan đi theo sau Salah E’id. Và điều phổ biến một số học giả là họ giết Qurbaan khi nào mặt trời đã nghiêng bóng, nhưng quan điểm thứ nhất tốt hơn.


    Hỏi: Các vị nói gì về việc các học giả giáo lý thực hành nói rằng theo Sunnah là người làm Qurbaan nên ăn gan của con vật Qurbaan? Xin cho biết bằng chứng giáo lý?
    Trả lời: Họ nói: Theo Sunnah thì người làm Qurbaan cùng gia đình ăn thịt của con vật Qurbaan, và điều này có bằng chứng từ Qur’an và Sunnah. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ فَكُلُواْ مِنۡهَا وَأَطۡعِمُواْ ٱلۡبَآئِسَ ٱلۡفَقِيرَ ٢٨ ﴾ [سورة الحج: 28]
{Do đó, hãy ăn thịt của chúng (những con vật được giết tế) và phân phát cho những người nghèo đói.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 28).
Và Thiên sứ của Allah e đã ra lệnh bảo ăn thịt của con vật Qurbaan và Người đã ăn thịt từ con vật Qurbaan. Như vậy việc ăn thịt từ con vật Qurbaan được tập hợp trên hai điều Sunnah: lời nói và hành động của Thiên sứ e.
Riêng việc lựa chọn ăn gan của con vật Qurbaan thì đó chỉ sự lựa chọn của giới học giả giáo lý thực hành, sở dĩ họ chọn gan vì phần gan nhẹ nhàng hơn và mau chín hơn, chứ nó không mang tính thờ phượng.


    Hỏi: Giáo luật qui định thế nào về việc thực hiện nhiều chỗ dâng lễ nguyện Salah E’id trong cùng một nơi?
    Trả lời: Nếu có nhu cầu cần thiết phải làm vậy thì không vấn đề gì bởi vì Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ وَمَا جَعَلَ عَلَيۡكُمۡ فِي ٱلدِّينِ مِنۡ حَرَجٖۚ ﴾ [سورة الحج: 78]
{Và Ngài (Allah) đã không gây khó khăn cho các ngươi trong tôn giáo.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 78).
Nếu Allah không nói về nhiều lần thực hiện thì phải ngăn cản mọi người.
Nhưng nếu cần thực hiện lễ nguyện Salah E’id ở nhiều chỗ do khu vực đó rộng và việc những người ở bên kia khu vực đến bên đây khu vực có sự khó khăn thì không vấn đề gì, nhưng nếu không có nhu cần cần thiết đó thì chỉ được thực hiện tại cùng một địa điểm.


    Hỏi: Ý kiến của các vị thế nào về việc một số học giả nói rằng người I’tikaf đi tham dự lễ nguyện Salah E’id trong bộ quần áo mà y mặc trong thời gian I’tikaf?
    Trả lời: Chúng tôi thấy đây là điều khác với Sunnah; quả thật, theo Sunnah thì trong ngày E’id một người nên ăn mặc quần áo trang trọng và đẹp, dù người đó là người I’tikaf hay không I’tikaf.


    Hỏi: Giáo luật qui định thế nào về việc một người quên các Takbir của E’id trong Salah E’id, có cần làm lại hoặc làm thế nào?
    Trả lời: Nếu một người quên các Takbir trong Salah E’id cho tới lúc phải đọc Fatihah thì không vấn đề gì bởi vì đó chỉ mang tính Sunnah, giống như y quên đọc lời Istiftaah.


    Hỏi: Giáo luật ra sao nếu một người bắt kịp với Imam trong lúc Imam đã xong phần Takbir của E’id?
    Trả lời: Câu trả lời đã được trình bày phần trên, trường hợp nếu y bắt kịp Imam lúc Imam đang Ruku’a, y chỉ cần Takbir Ihram rồi cúi mình thực hiện Ruku’a cùng với Imam, y không cần phải thực hiện bù lại ghì cả.


    Hỏi: Người đến Masjd dâng lễ nguyện Salah E’id có thực hiện hai Rak’at Sunnah chào Masjid không?
    Trả lời: Có, người vào Masjid để thực hiện lễ nguyện Salah E’id nên thực hiện hai Rak’at chào Masjid, chính vì ý nghĩa này mà Thiên sứ của Allah e đã cấm phụ nữ có Kinh vào ngồi lại trong Masjid. Dựa theo lý này, một người khi vào Masjid thì chớ đừng ngồi xuống cho tới khi nào đã thực hiện xong hai Rak’at chào Masjid, tuy nhiên, không có bất cứ lễ nguyện Salah Sunnah nào khác trước hay sau Salah E’id bởi vì Thiên sứ của Allah e không hề dâng lễ nguyện Salah Sunnah trước hay sau lễ nguyện Salah E’id cả; còn hai Rak’at chào Masjid là có nguyên nhân.


    Hỏi: Có việc làm Sunnah cụ thể nào cho đêm E’id không?
    Trả lời: Nói về việc làm Sunnah trong đêm E’id thì tôi không biết việc làm nào khác ngoài tụng niệm, Takbir bởi Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ وَلِتُكۡمِلُواْ ٱلۡعِدَّةَ وَلِتُكَبِّرُواْ ٱللَّهَ عَلَىٰ مَا هَدَىٰكُمۡ وَلَعَلَّكُمۡ تَشۡكُرُونَ ١٨٥ ﴾ [سورة البقرة: 185].
{và Ngài muốn cho các ngươi hoàn tất số ngày nhịn chay theo ấn định và Ngài muốn cho các ngươi tán dương Ngài về việc Ngài hướng dẫn các ngươi và để cho các ngươi có dịp tạ ơn Ngài.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).
Quả thật, có một Hadith nói về ân phúc của việc làm sống lại hai đêm E’id nhưng Hadith này đã bị các học giả phê bình không xác thực nên không đủ cơ sở để làm bằng chứng giáo lý.


    Hỏi: Lời Takbir không giới hạn và Takbir giới hạn là gì?
    Trả lời: Takbir có lời như sau:
اللهُ أَكْبَرُ، اللهُ أَكْبَرُ،  لَا إِلهَ إِلَّا اللهُ، وَاللهُ أَكْبَرُ، اللهُ أَكْبَرُ،  وَلِلهِ الْحَمْدُ.
Ollo-hu-akbar, ollo-hu-akbar, la-ila-ha-ilollo-h, wollo-hu-akbar, ollo-hu-akbar, wa lilla-hil-hamdu
Allah vĩ đại, Allah vĩ đại, không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah, và Allah vĩ đại, Allah vĩ đại, và mọi lời ca ngợi tán dương kính dâng Ngài
Hoặc có thể lặp lại “Ollo-hu-akbar” ba lần.
Không giới hạn là khuyến khích trong mọi lúc còn giới hạn chỉ khuyến khích sau các giờ lễ nguyện Salah bắt buộc.
Quả thật, các học giả nói rằng Takbir giới hạn Takbir dành riêng cho E’id Al-Adha từ Salah Fajar của ngày A’rafah cho đến Asr của ngày Tashreeq cuối; còn Takbir không giới hạn là khuyến khích cho E’id Fitri và trong mười ngày Zdul-Hijjah. Nhưng câu nói đúng cho Takbir không giới hạn là tiếp diễn trong E’id Al-Adha cho đến cuối những ngày Tashreeq, có nghĩa là trong thời gian mười ba ngày.


    Hỏi: Theo Sunnah, một người nên làm gì cho E’id trước lễ nguyện Salah?
    Trả lời: Đối với E’id Fitri theo Sunnah là nên ăn vài quả chà là khô (ăn với con số lẻ, 1, 3, 5 .. quả) trước khi rời nhà để đến chỗ lễ nguyện Salah E’id. Còn đối với E’id Al-Adha thì theo Sunnah, nên ăn thịt Qurbaan từ con vật được giết sau lễ nguyện Salah. Riêng tắm rửa tẩy sạch thân thể, mặc quần áo đẹp nhất có được thì các học giả cho rằng khuyến khích cho Salah E’id, và nếu chỉ lấy Wudu và mặc quần áo thường ngày thì cũng không sao.


    Hỏi: Theo Sunnah, nên đi bộ đến chỗ dâng lễ nguyện Salah E’id hay bằng phương tiện?
    Trả lời: Khuyến khích đi bộ nhưng nếu cần đến phương tiện thì cũng chẳng vấn đề gì.

    Hỏi: Theo Sunnah thì Imam nên đọc chương Kinh nào trong Salah E’id sau bài Fatihah?
    Trả lời: Khuyến khích đọc chương 50 – Qaf và chương 54 – Al-Qamar hoặc chương 87 – Al-A’la và chương 88 – Al-Ghashiyah. Đó là Sunnah, còn nếu đọc những chương Kinh khác thì cũng không vấn đề gì.


    Hỏi: Giới luật về việc thuyết giảng E’id trước lễ nguyện Salah? Giới luật về việc đến tham dự nghe thuyết giảng E’id? Thuyết giảng E’id có phải là yếu tố thiết yếu của Salah E’id không?
    Trả lời: Việc tiến hành bài thuyết giảng trước lễ nguyện Salah E’id là việc làm Bid’ah bị các vị Sahabah ngăn cấm, riêng việc ngồi lại nghe thuyết giảng thì không mang tính bắt buộc, ai muốn thì ngồi nghe để tiếp thu điều hữu ích còn ai muốn rời đi thì cứ rời đi, nó không phải điều kiện thiết yếu của lễ nguyện Salah E’id bởi vì điều kiện phải đi trước điều cần điều kiện trong khi bài thuyết giảng diễn ra sau lễ nguyện Salah E’id.


    Hỏi: Có phải nên bắt đầu bài thuyết giảng E’id bằng lời cầu xin tha thứ hoặc bằng lời Takbir hay phải nên bắt đầu thế nào?
    Trả lời: Lời cầu xin tha thứ thì không được dùng để bắt đầu và tôi cũng chưa từng biết học giả nào nói như thế cả. Riêng đối với Tahmeed (ca ngợi, tán dương Allah) hoặc Takbir thì giới học giả có bất đồng quan điểm nhau về điều này. Một số học giả nói rằng nên bắt đầu cho bài thuyết giảng E’id bằng Takbir, một số khác thì nói nên bắt đầu bằng lời Tahmeed. Vấn đề trong sự việc này rất thoáng, nếu một người mở đầu nói: “Ollo-hu-akbar, ollo-hu-akbar, la-ila-ha-ilollo-h, wollo-hu-akbar, ollo-hu-akbar, wa lilla-hil-hamdu” thì coi như đã có Tahmeed. Bởi thế, tất cả đều là một vừa có Takbir và vừa có Tahmeed.


    Hỏi: Theo Sunnah nên ngồi hay đứng trong lúc đọc bài thuyết giảng E’id?
    Trả lời: Sunnah là đứng đọc thuyết giảng E’id như đã được khẳng định từ Thiên sứ của Allah e.


    Hỏi: Khi một người giết Qurbaan thay cho một người thì y có phải cạo đầu không?
    Trả lời: Các điều luật Qurbaan liên quan đến người ủy thác chứ không phải người được ủy thác, có nghĩa là khi một người ủy thác cho một người nào đó giết Qurbaan thay thì quả thật các giáo điều chỉ liên quan đến người ủy thác chứ không liên quan đến người giết thay.


    Hỏi: Một người có được phép chải tóc trong mười ngày Zdul-Hijjah không? Làm Qurbaan với cừu đực hay bò, loại nào tốt hơn?
    Trả lời: Một người được phép lấy đi lông, tóc của mình sau khi đã giết Qurbaan cho dù trong ngày E’id. Làm Qurbaan với cừu đực tốt hơn làm hùn bảy chủ trên một con bò hay trên một con lạc đà; nhưng nếu một người làm Qurbaan trọn vẹn nguyên một con bò hay nguyên một con lạc đà (tức không hùn hạp với người khác) thì các học giả cho rằng tốt hơn làm Qurbaan với một con cừu.


    Hỏi: Những ngày được ấn định trong chương 22 – Al-Hajj câu 28 là những ngày nào và những ngày được ấn định trong chương 2 – Albaqarah câu 203 là những ngày nào?
    Trả lời: Những ngày được ấn định trong chương 22 – Al-Hajj câu 28 là mười ngày Zdul-Hijjah còn những những ngày được ấn định trong chương 2 – Albaqarah câu 203 là nhưng ngày Tashreeq (11, 12, 13 của Zdul-Hijjah).


    Hỏi: Giáo luật qui định thế nào nếu một người chỉ Takbir Ihram trong lễ nguyện Salah E’id?
    Trả lời: Nếu một người chỉ Takbir Ihram trong lễ nguyện Salah E’id thì lễ nguyện Salah E’id đó của y vẫn có giá trị bình thường bởi vì các Takbir kia chỉ mang tính chất Sunnah.


    Hỏi: Giáo luật qui định thế nào về việc mang theo trên mình vũ khí trong lúc dâng lễ nguyện Salah E’id?
    Trả lời: Nếu thực sự cần thì cứ mang theo còn không thì đừng.


    Hỏi: Giáo luật qui định thế nào về việc nói chuyện trong lúc Imam đang thuyết giảng E’id?
    Trả lời: Một số học giả nói: nói chuyện trong lúc Imam đang thuyết giảng ngày E’id là Haram; một số khác thì nói rằng không vấn đề gì bởi việc ngồi lắng nghe bài thuyết giảng ngày E’id không mang tính Wajib (bắt buộc) mà chỉ mang tính Sunnah. Tuy nhiên, từ khía cạnh lễ nghĩa thì một người không nên nói chuyện bởi vì khi y nói chuyện thì y tự làm mình phân tâm và còn làm phân tâm người khác, y gây phiền hà đến người nói và người nghe.


    Hỏi: Giáo luật qui định thế nào về việc giết Qurbaan tại chỗ dâng lễ nguyện Salah E’id?
    Trả lời: Việc giết Qurbaan tại nơi dâng lễ nguyện Salah E’id là việc làm Sunnah noi gương theo Thiên sứ của Allah e. Tuy nhiên, ngày nay mọi người thường có thói quen giết Qurbaan tại nhà của họ với mục đích không làm bẩn xung quanh chỗ dâng lễ nguyện Salah E’id.


    Hỏi: Sự cấm kỵ về việc bứt, nhổ lông tóc, cắt móng tay, chân kéo dài đến khi nào trong mười ngày Zdul-Hijjah?
    Trả lời: Kéo dài cho đến lúc đã giết Qurbaan xong. Như vậy, khi nào đã giết Qurbaan xong thì hết cấm kỵ.


    Hỏi: Ở xứ của chúng tôi, những người lính gác thường đến chỗ dâng lễ nguyện Salah E’id trước khi người lãnh đạo đến, và khi ông ta đến thì họ sẽ đánh trống để chào đón ông ta, kèm theo đánh trống là dàn nhạc hòa tấu. Xin hỏi giáo luật qui định sự việc này thế nào và có được phép tham dự buổi dâng lễ nguyện Salah E’id tại nơi tổ chức lễ nguyện Salah E’id như thế không?
    Trả lời: Đánh trống là điều không được phép, trừ loại trống Duf (bằng da), nhưng ngay cả loại trống Duf này cũng được phép dùng trong các thời điểm thờ phượng hoặc những nơi thờ phượng.


    Hỏi: Giới luật về lễ nguyện Salah E’id? Các điều kiện và giờ giấc của lễ nguyện Salah E’id?
    Trả lời: Theo quan điểm đúng nhất trong các quan điểm của giới học giả thì lễ nguyện Salah E’id là Fardu Ain (nghĩa vụ bắt buộc cho từng cá nhân) đối những người đàn ông bởi Thiên sứ của Allah e đã ra lệnh và thúc giục thực hiện, thậm chí, Người còn ra lệnh bảo các phụ nữ tham gia.
Và khi một người bỏ lỡ lễ nguyện Salah E’id thì không thực hiện bù lại bởi vì nó mang tính tập thể. Khi lỡ thì không thực hiện bù lại giống như lễ nguyện Salah Jumu’ah, tuy nhiên, lễ nguyện Salah Jumu’ah diễn ra vào giờ Zhuhur cho nên khi bị lỡ thì bắt buộc phải thực hiện Salah Zhuhur; riêng lễ nguyện Salah E’id thì không nhằm vào một giờ Salah nào khác cho nên khi bị lỡ không thực hiện bù lại cũng không phải thực hiện bất cứ lễ nguyện Salah nào khác để thay thế.
Còn cách thức dâng lễ nguyện Salah E’id thì hầu như ai cũng biết: Takbir Ihram; đọc Istitiftaah rồi Takbir sáu lần; sau đó, đọc Fatihah cùng với một chương Kinh khác, hoặc là chương “Al-A’la” hoặc là chương “Qaf” trong Rak’at thứ nhất; còn trong Rak’at thứ hai, khi đứng dậy từ Sujud, ngoài Takbir khi đứng dậy thì Takbir thêm năm lần; rồi đọc bài Fatihah cùng với một chương Kinh, nếu trong Rak’at đầu đã đọc chương “Al-A’la” thì hãy đọc chương “Al-Ghashiyah” còn nếu ở Rak’at đầu đã đọc chương “Qaf” thì hãy đọc chương “Al-Qamar”.


    Hỏi: Việc giết Qurbaan trong ngày E’id là Wajib hay Sunnah?
    Trả lời: Hợp lý hơn nếu câu hỏi được hỏi rằng việc làm Qurbaan có phải là điều Wajib không?
Quả thật, các học giả có bất đồng quan điểm nhau về tính Wajib của nó. Một số thì cho rằng việc Qurbaan là nghĩa vụ bắt buộc như trường phái của Hanafi, một trong hai ghi nhận từ Imam Ahmad và một trong hai câu nói của trường phái Maliky. Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  đã chọn quan điểm này bởi vì Thiên sứ của Allah e đã ra lệnh và thúc giúc việc làm này.
Một số học giả khác thì nói rằng việc Qurbaan chỉ mang tính Sunnah Mu-akkadah (không nên bỏ qua) và người có khả năng và điều kiện để làm Qurbaan nhưng không làm thì được coi là Makruh (bị ghét và bị chỉ trích).


    Hỏi: Lễ nguyện Salah E’id có được qui định với người Musafir (người đi đường xa) không?
    Trả lời: Lễ nguyện Salah E’id không được qui định với người Musafir giống như lễ nguyện Salah Jumu’ah không được qui định cho người Musafir, tuy nhiên, nếu người Musafir đang ở trong xứ có tổ chức lễ nguyện Salah E’id thì người Musafir được lệnh phải tham gia buổi dâng lễ nguyện Salah E’id cùng với những người Muslim.


    Hỏi: Giáo luật về việc một người thường nhịn chay Sunnah hai ngày thứ hai và thứ năm hàng tuần rồi hai ngày này lại trùng với một trong những ngày Tashreeq thì y có được phép nhịn chay hay không?
    Trả lời: Trường hợp nếu như ngày thứ hai và thứ năm trùng với những ngày Tashreeq thì không được nhịn chay bởi Hadith của A’ishah  và Ibnu Umar t đều nói: không được phép nhịn chay trong những ngày Tashreeq ngoại trừ những ai không tìm thấy Hady (giết tế trong Hajj) có nghĩa là trừ những ai đi làm Hajj dạng Tamattu’a và Qa-rin; và như đã biết là không được chấm dứt điều cấm vì việc làm Sunnah.


    Hỏi: Các vị thấy thế nào về các ngày lễ tết được nhiều người tổ chức và đón mừng trong thời đại ngày này chẳng hạn như lễ tết giáng sinh, tết Tây, lễ quốc khánh cũng như các ngày lễ tết khác, .. những ngày lễ tết đó có được giáo lý Islam thừa nhận không?
    Trả lời: Lễ giáng sinh dĩ nhiên là mang ý nghĩa mừng ngày Nabi Ysa (Giê-su) con trai của Maryam u sinh ra đời mà những người Thiên Chúa lấy làm ngày lễ thờ phường, nếu người Muslim tổ chức ăn mừng ngày này thì đó là việc làm Haram không cần phải bàn cãi gỉ cả, không những vậy, việc làm đó bị xem là một trong hành vi Haram trọng đại nhất bởi vì nó mang ý nghĩa tôn vinh những biểu hiệu của những người ngoại đạo. Một người tổ chức ăn mừng ngày lễ này thì y đã đi trên sự nguy hiểm. Còn đối với việc từng cá nhân mừng sinh nhật cho bản thân mình thì đó là điều gần với Haram hơn là Makruh, tương tự những ngày lễ nhân dịp nào đó không phải là những dịp được giáo lý Islam qui định; và những ngày lễ được giáo lý Islam qui định gồm có: E’id Fitri, E’id Al-Adha, E’id hàng tuần và đó là ngày thứ sáu.


    Hỏi: Trường hợp nếu chỉ cá nhân tôi nhìn thấy trăng lưỡi liềm cho E’id Fitri nhưng trong xứ lại không có thông báo về việc này thì tôi sẽ xả chay và đón E’id riêng tôi và toàn xứ thì sẽ vẫn nhịn chay bởi vì tôi làm theo lời di huấn của Thiên sứ e:
« صُومُوا لِرُؤْيَتِهِ ، وَأَفْطِرُوا لِرُؤْيَتِهِ » رواه البخاري ومسلم.
“Các người hãy nhịn chay khi thấy trăng lưỡi liềm và hãy xả chay khi thấy nó” (Albukhari, Muslim).
Hay tôi phải làm theo xứ của tôi?
    Trả lời: Giới học giả nói: nếu một người một mình nhìn thấy trăng lưỡi liềm của tháng Shauwal thì bắt buộc y phải nhịn chay, bởi vì trăng lưỡi liềm chỉ được khẳng định chính xác khi nào có ít nhất hai người nhìn thấy. Một số học giả cho rằng người nhìn thấy trăng lưỡi liềm nên xả chay thầm kín, nhưng câu nói thứ nhất được biết đến nhiều hơn và đó là câu nói của trường phái Imam Ahmad .


    Hỏi: Nếu trong thành phố có những người già yếu thì lễ nguyện Salah E’id sẽ được hoàn thành thế nào và khi nào giết Qurbaan? Nên giết sau khi họ họ xong lễ nguyện Salah hay sau khi Imam vừa xong?
    Trả lời: Giới học giả nói nếu trong thành phố có người già yếu không thể rời đi đến chỗ tổ chức buỗi dâng lễ nguyện Salah E’id ở bãi đất ở vùng ngoại ô thì tổ chức riêng cho họ trong khu vực thành phố, lúc bấy giờ việc giết Qurbaan sẽ dựa theo chỗ Salah nào xong trước, nếu Salah E’id tại vùng ngoại ô xong trước thì được phép giết Qurbaan, và nếu Salah E’id ở trong thành phố xong trước thì được phép giết Qurbaan.


    Hỏi: Giáo luật qui định thế nào về việc phụ nữ đi ra khỏi nhà để đến chỗ dâng lễ nguyện Salah E’id, đặc biệt trong thời buổi ngày nay của chúng ta thường xảy ra nhiều điều không tốt lành, rằng một số phụ nữ đi ra khỏi nhà trong sự chưng diện làm đẹp và xức nước hoa. Nếu chúng ta nói được phép thì các vị nói gì về lời của bà A’ishah : “Nếu Nabi nhìn thấy những gì xảy ra với phụ nữ thì chắc chắn Người đã cấm họ”?     
    Trả lời: Điều mà chúng tôi thấy rằng phụ nữ được phép đi đến chỗ dâng lễ nguyện Salah để tham gia những điều tốt lành, tham gia cùng với những người Muslim trong lễ nguyện Salah và mừng vui theo giáo lý của Islam, tuy nhiên, phụ nữ không được chưng diện, xức dầu thơm, họ nên làm theo Sunnah và tránh xá những điều gây tội lỗi. Riêng những gì diễn ra với một số phụ nữ từ việc chưng diện, làm đẹp và xức dầu thơm khi đi ra khỏi nhà thì đó là việc làm thiếu hiểu biết của họ; nhưng điều này không thể ngăn cản giáo luật chung dành cho mọi người rằng phụ nữ được yêu cầu đến chỗ dâng lễ nguyện Salah E’id. Còn câu nói của bà A’ishah  thì quả thật như đã biết rằng điều gì được phép khi được thực hiện trong Haram thì nó Haram, nếu đa số phụ nữ đi ra ngoài không đúng theo hình ảnh giáo lý Islam thì chúng ta không thể ngăn cấm tất cả mà chúng ta chỉ ngăn cấm những phụ nữ đi ra ngoài với bộ dạng không hợp với giáo lý Islam mà thôi.


    Hỏi: Nếu tôi nhịn chay được 29 ngày rồi vào cuối ngày có thông báo rằng ngày mai là 30 tức tôi phải nhịn chay thêm ngày mai, nhưng rồi tôi có chuyến đi xa đến một xứ khác, khi tôi đến xứ đó thì họ nói với tôi rằng ngày mai là ngày E’id trong xứ của họ, vậy, tôi phải theo xứ của tôi tức phải nhịn chay hay tôi theo xứ mà tôi vừa đến tức cùng E’id với họ?
    Trả lời: Không bắt buộc bạn phải nhịn chay bởi vì bạn đã xả chay đúng với giáo luật, bởi thế ngày đó của bạn là ngày được phép ăn uống bình thường, bạn không phải nhịn chay; nếu bạn không nhìn thấy mặt trời ở tại xứ này rồi sau đó bạn đi đến một xứ khác, bạn nhìn thấy mặt trời vẫn chưa lặn thì bạn cũng không phải nhịn chay ngày đó.


    Hỏi: Có phải dâng lễ nguyện Salah E’id tại bãi đất trống tốt hơn ngay cả ở Makkah và Maqdis hay tại Al-Haram tốt hơn?
    Trả lời: Lễ nguyện Salah E’id ở bãi đất trống ngoài trời tốt hơn, tuy nhiên, ở Makkah theo thói quen đã từ lâu mọi người dâng lễ nguyện Salah E’id tại Masjid Al-Haram, tương tự, tại Madinah cũng thế, họ thường dâng lễ nguyện Salah E’id tại Masjid Nabawi kể từ rất lâu. Nhưng dù thế nào thì dâng lễ nguyện Salah được thực hiện ở bãi đất trống ngoài trời vẫn tốt hơn vì đó là đường lối của Thiên sứ e và các vị Sahabah chính trực của Người.


    Hỏi: Đọc lời Istiftaaf khi nào trong lễ nguyện Salah E’id? Có phải đọc Tistitaaf sau Takbir Ihram hay sau những Takbir của E’id?
    Trả lời: Đọc lời Tistiftaaf sau Takbir Ihram, đó là những gì mà giới học giả đã nói, và sự việc trong vấn đề này không có sự gò bó nên dù có trì hoãn lời Istiftaaf đến sau tất cả các Takbir thì cũng không vấn đề gì.


    Hỏi: Takbir giới hạn chỉ được thực hiện sau lễ nguyện Salah tập thể hay ngay cả sau lễ nguyện Salah đơn lẻ từng cá thể?
    Trả lời: Nó được qui định thực hiện đối với lễ nguyện Salah tập thể hay lễ nguyện Salah một mình, đây là câu nói đúng nhất; tuy nhiên, một số học giả thấy rằng nó chỉ qui định đối với lễ nguyện Salah tập thể mà thôi.


    Hỏi: Giáo luật thế nào nếu một người hư Wudu’ sau lễ nguyện Salah, y có được phép Takbir không, tương tự nếu y rời khỏi Masjid hoặc đã có một sự gián đoạn khá lâu?
    Trả lời: Nên biết rằng Takbir giới hạn không phải dựa trên nguồn giáo lý từ Hadith của Thiên sứ e mà là từ các việc làm và nghiên cứu của giới học giả. Và vấn đề này rất thoáng, dù có tụng niệm hay không tụng niệm thì cũng không vấn đề gì. Và như đã biết rằng cho dù có bị hư Wudu’ thì việc tụng niệm sau Salah không hề bị mất đi bởi vì sự tụng niệm không yêu cầu phải Taharah, và Takbir cũng thế, tương tự, nếu đi ra khỏi Masjid thì việc tụng niệm cũng không mất đi, riêng nếu có sự gián đoạn khá lấu nếu người bỏ nó là do sự xao lãng thì đã mất cơ hội nhưng nếu chỉ vì quên thì thực hiện bù lại.


    Hỏi: Có phải nên Takbir trước các lời tụng niệm sau tất cả các lễ nguyện Salah không?
    Trả lời: Tôi đã có nói không có cơ sở giáo lý từ một Hadith nào của Thiên sứ e về vấn đề Takbir giới hạn, mà vấn đề này là từ việc làm và nghiên cứu của các học giả, và họ nói rằng nên đọc Takbir trước các lời tụng niệm sau các lễ nguyện Salah.


    Hỏi: Trong một số Masjid trong xứ chúng tôi có tình trạng rằng có phóng loa để nghe tiếng của người Azaan và những người lặp lại theo sau lời Azaan. Vậy, đây có được xem là việc làm Bid’ah không?
    Trả lời: Đây là một trong các hình thức Bid’ah bởi vì như đã biết rằng trong sự hướng dẫn và chỉ dạy của Thiên sứ e về các lời tụng niệm thì mỗi cá thể tự tụng niệm Allah chứ không nên rời khỏi phạm vị hướng dẫn và chỉ dẫn của Thiên sứ e và các vị Sahabah của Người y.


    Hỏi: Giáo luật về Qurbaan, có được phép làm Qurbaan cho người chết không?
    Trả lời: Giết Qurbaan là việc làm Sunnah Mu-akkadah đối với người có khả năng. Một người được phép làm Qurbaan cho bản thân mình và cho gia đình của y. Riêng làm Qurbaan chỉ dành riêng cho người chết thì không phải là việc làm Sunnah bởi vì nó không được biết từ Thiên sứ của Allah e rằng Người đã không làm Qurbaan cho bất cứ người chết nào riêng lẻ một mình và các vị Sahabah của Người cũng thế. Tuy nhiên, một người có thể làm Qurbaan cho bản thân và cho gia đình của y, và nếu y định tâm cho người chết chia sẻ cùng với họ thì không vấn đề gì.


    Hỏi: Nếu đã đến giờ giết Qurbaan nhưng người đàn ông không có ở nhà thì người phụ nữ có được phép giết Qurbaan không?
    Trả lời: Vâng, người phụ nữ được phép giết Qurbaan và những gì khác ngoài Qurbaan bởi trong nền tảng căn bản của giáo lý thì đàn ông và phụ nữ được quyền chia sẻ nhau trong thờ phượng cũng như những khía cạnh khác. Bằng chứng cho điều này là một Hadith xác thực được ghi lại về câu chuyện của một cô bé thiếu nữ chăn cừu thuê rồi một con cừu bị sói tấn công và cô bé đã dùng đá cắt cổ con cừu đó, sự việc này xảy ra trong thời của Thiên sứ e, Người đã ra lệnh cho họ ăn con cừu đó.


    Hỏi: Giáo luật qui định thế nào về người cạo đầu vào ngày E’id Al-Adha trước khi đi Salah E’id và được biết y đã được khuyên nhưng y vẫn ngoan cố cạo đầu trước Salah?
    Trả lời: Theo giáo luật thì người đó đã làm trái sự chỉ dẫn và mệnh lệnh của Thiên sứ e, bởi Thiên sứ của Allah e đã nói:
« إِذَا دَخَلَ الْعَشْرُ وَعِنْدَهُ أُضْحِيَّةٌ يُرِيدُ أَنْ يُضَحِّىَ فَلاَ يَأْخُذَنَّ شَعْرًا وَلاَ يَقْلِمَنَّ ظُفُرًا » رواه مسلم.
“Nếu vào mười ngày Zdul-Hijjah mà y muốn làm Qurbaan thì y không được bứt, nhổ lông tóc cung như không được cắt móng tay, chân” (Muslim).
Bởi thế, y phải sám hối với Allah về những gì đã làm. Còn riêng vấn đề con vật Qurbaan thì nó thực sự không bị ảnh hưởng gì bởi những chủ thể làm Qurbaan khi họ phạm giới cấm được qui định trong mười ngày Zdul-Hijjah chẳng hạn như bứt, nhổ lông tóc hay cắt móng tay chân như đa số người đã hiểu không đúng, có nghĩa là sự vi phạm đó không làm hư giá trị của Qurbaan.


    Hỏi: Người làm Qurbaan có được phép cho người ngoài đạo phần thịt Qurbaan không? Và người làm Qurbaan có được phép ăn từ thịt Qurbaan của mình làm không?
    Trả lời: Một người được phép cho người ngoại đạo thịt Qurbaan như là Sadaqah với điều kiện là người ngoại đạo đó không phải là những người gây chiến với những người Muslim, còn nếu y là người thuộc thành phần gây chiến với những người Muslim thì không được phép cho y bất cứ thứ gì từ Qurbaan. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ لَّا يَنۡهَىٰكُمُ ٱللَّهُ عَنِ ٱلَّذِينَ لَمۡ يُقَٰتِلُوكُمۡ فِي ٱلدِّينِ وَلَمۡ يُخۡرِجُوكُم مِّن دِيَٰرِكُمۡ أَن تَبَرُّوهُمۡ وَتُقۡسِطُوٓاْ إِلَيۡهِمۡۚ إِنَّ ٱللَّهَ يُحِبُّ ٱلۡمُقۡسِطِينَ ٨ إِنَّمَا يَنۡهَىٰكُمُ ٱللَّهُ عَنِ ٱلَّذِينَ قَٰتَلُوكُمۡ فِي ٱلدِّينِ وَأَخۡرَجُوكُم مِّن دِيَٰرِكُمۡ وَظَٰهَرُواْ عَلَىٰٓ إِخۡرَاجِكُمۡ أَن تَوَلَّوۡهُمۡۚ وَمَن يَتَوَلَّهُمۡ فَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلظَّٰلِمُونَ ٩ ﴾ [سورةالممتحنة: 8، 9]
{Allah không ngăn cấm các ngươi đối xử tử tế và công bằng với những ai đã không giao chiến với các ngươi và không trục xuất các ngươi ra khỏi nhà của các ngươi, bởi vì Allah yêu thương những người công bằng. Quả thật, Allah chỉ cấm các ngươi kết bạn và giao hảo với những ai đã chiến đấu chống các ngươi vì vấn đề tôn giáo và trục xuất các ngươi khỏi nhà cửa của các ngươi và những ai tiếp tay trong việc trục xuất các ngươi để kết thân với chúng. Và ai kết thân với chúng thì đó là những người làm điều sai quấy.} (Chương 60 – Al-Mumtahidah, câu 8, 9).
Còn về việc một người có được phép ăn thịt Qurbaan của mình làm không thì xin nói rằng được phép, khi một người dâng lễ nguyện Salah E’id xong hãy giết Qurbaan rồi lấy ăn một phần trước khi mang phân phát chẳng những không vấn đề gì mà một số học giả còn cho rằng đó là điều tốt cả.






Hỏi Đáp Về Hai Lễ Nguyện Salah E’id

Tải về

Về cuốn sách

Tác giả :

Muhammad ibn Saleh al-Othaimeen

Nhà xuất bản :

www.islamhouse.com

Thể loại :

Jurisprudence