Kaffaarah (Một Số Hỏi Đáp Về Kaffaarah Nhịn Chay)

Kaffaarah (Một Số Hỏi Đáp Về Kaffaarah Nhịn Chay): Cuốn sách nhỏ này tổng hợp các Fataawa về Kaffaarah của nhịn chay được tập hợp từ các Fataawa của các đại học giả, trong đó có trình bày rõ các giáo luật về Kaffaarah.

اسم الكتاب: كفارة - من فتاوى الصيام


الناشر: المكتب التعاوني للدعوة وتوعية الجاليات بالربوة


نبذة مختصرة: في هذه الكتاب باللغة الفيتنامية مجموعة من فتاوى الصيام، تم جمعها من فتاوى كبار العلماء، وفيها بيان أحكام الكفارة.

 

Kaffaarah
(Một số Fataawa về Kaffaarah nhịn chay)

>Tiếng Việt – Vietnamese – <فيتنامية
        
Tập thể học giả




 

Biên dịch: Abu Zaytune Usman Ibrahim
Kiểm thảo: Abu Hisaan Ibnu Ysa

 

كفارة
من فتاوى الصيام

        

نخبة من العلماء

 




 

ترجمة: أبو زيتون عثمان بن إبراهيم
مراجعة: أبو حسان محمد زين بن عيسى

Kaffaarah nhịn chay

    Một người quan hệ với vợ sau lễ nguyện Salah Fajar thì phải làm thế nào?
Hỏi: Trong tháng Ramadan ân phúc, do không thể kiềm chế ham muốn của bản thân nên tôi đã quan hệ với vợ sau lễ nguyện Fajar, giáo lý qui định thế nào cho trường hợp này của tôi?
Trả lời: Theo lời thuật của người hỏi rằng anh ta đã không thể kiềm chế được lòng ham muốn của mình nên đã quan hệ giao hợp với vợ sau lễ nguyện Salah Fajar của tháng Ramadan thì bắt buộc anh ta phải tìm chuộc một người nữ nô lệ, nếu không có khả năng thì phải nhịn chay hai tháng liền, còn nếu không có khả năng nhịn chay hai tháng liền thì phải nuôi ăn sáu mươi người nghèo và mỗi người nghèo là một Sa’ lương thực (gạo, lúa mì, ...); đồng thời anh ta phải nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó. Riêng người vợ, nếu cô ta đồng tình với người chồng trong sự việc đó thì cô ta cũng phải chịu giống như người chồng; nhưng nếu cô ta không đồng tình mà do người chồng ép thì cô ta chỉ cần nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó là được.
Bằng chứng giáo lý bắt buộc người đàn ông phải chịu hình phạt Kaffaarah là Hadith được Albukhari và Muslim ghi lại qua lời thuật của ông Abu Huroiroh t: “Trong lúc chúng tôi đang ngồi cùng với Thiên sứ của Allah e thì có một người đàn ông đến và nói: Tiêu rồi .. tiều rồi .. thưa Thiên sứ của Allah. Thiên sứ của Allah e nói:
{مَا لَكَ؟}
“Có chuyện gì với anh?”
 Người đàn ông nói: Tôi đã quan hệ với vợ trong lúc tôi đang nhịn chay. Thiên sứ của Allah e nói:
{هَلْ تَجِدُ رَقَبَةً تُعْتِقُهَا}
“Anh có khả năng chuộc một người nữ nô lệ không?”
Người đàn ông nói: không.
Thiên sứ của Allah e nói:
{فَهَلْ تَسْتَطِيعُ أَنْ تَصُومَ شَهْرَيْنِ مُتَتَابِعَيْنِ}
“Anh có khả năng nhịn chay hai tháng liền không?”
Người đàn ông nói: không.
Thiên sứ của Allah e nói:
{فَهَلْ تَجِدُ إِطْعَامَ سِتِّينَ مِسْكِينًا}
“Thế anh có khả năng nuôi ăn sáu mươi người nghèo không?”
Người đàn ông nói: không.
Một lát sau, có người mang đến biếu Thiên sứ của Allah e một giỏ chà là khô. Người e hỏi:
{أَيْنَ السَّائِلُ؟}
“Người hỏi đầu rồi?” có nghĩa là người hỏi hồi nãy đâu rồi?
Người đàn ông đó nói: Thưa tôi đây.
Thiên sứ của Allah e nói:
{خُذْهَا فَتَصَدَّقْ بِهِ}
“Anh hãy lấy nó (giỏ chà là khô vừa được biếu) đem Sadaqah (cho người nghèo) đi!”
Người đàn ông nói: Thưa Thiên sứ của Allah, có ai nghèo hơn tôi nữa chứ?!
Thế là Thiên sứ của Allah e cười thấy cả hàm răng cửa của Người và rồi Người nói:
{أَطْعِمْهُ أَهْلَكَ}
“Anh hãy mang về cho gia đình của anh dùng”.
Còn bằng chứng giáo lý bắt buộc phải nhịn chay bù lại cho ngày mà y đã quan hệ giao hợp với vợ là Hadith do Imam Abu Dawood và Ibnu Ma-jah ghi lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{وَصُمْ يَوْمًا مَكَانَهُ}
“Hãy nhịn chay bù lại cho ngày của nó (ngày đã không nhịn chay hoặc hư sự nhịn chay”.
Riêng đối với bằng chứng giáo lý bắt buộc người vợ phải chịu phạt Kaffaarah và phải nhịn chay bù lại trong trường hợp cô ta đồng tình với người chồng trong việc quan hệ giao hợp vào ban ngày của Ramadan là bởi vì cô ta cũng nằm trong ý nghĩa như người chồng; còn việc cô ta không phải chịu phạt Kaffaarah nếu như cô ta bị chồng ép buộc là dựa trên cơ sở giáo lý từ Hadith do Ibnu Ma-jah ghi lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{عُفِيَ لِأُمَّتِيْ عَنِ الْخَطَأِ وَالنِّسْيَان وَمَا اُسْتَكْرَهُوْا عَلِيْهِ}
“Cộng đồng tín đồ của Ta được xí xóa những sai sót, sự quên và điều bị cưỡng ép”.
(Ủy ban thường trực: 10/301).
    Người vợ có phải chịu hình phạt Kaffaarah nếu quan hệ giao hợp với chồng trong ban ngày của Ramadan không?
Hỏi: Người chồng quan hệ giao hợp với vợ vào ban ngày của Ramadan, anh ta đã nhịn chay hai tháng liền theo hình phạt Kaffaarah, nhưng người vợ có phải chịu bất cứ điều gì trong sự việc này hay không?
Trả lời: Cô ta cũng phải chịu hình phạt giống như người chồng nếu như cô ta có quyền lựa chọn tức không bị ép buộc trong việc quan hệ giao hợp. Nếu cô ta không có khả năng nhịn chay hai tháng liền thì cô ta phải nuôi ăn 60 người nghèo, mỗi một người là nửa Sa’ lương thực (gạo: 1,5 kg). Nhưng nếu như cô ta bị chồng cưỡng ép chẳng hạn như bị đánh thì cô ta không phải chịu phạt gì cả và tội lỗi là chỉ ở người chồng; tuy nhiên, nếu cô ta lơ là và xao lãng mà đồng tình với người chồng trong hành vi đó thì phải chịu Kaffaarah như nhau. (Theo Fataawa của Sheikh Bin Baaz: 15/302).
    Cấm người vợ vâng lời chồng khi anh ta muốn mơn trớn và có những cử chỉ âu yếm mang tính ham muốn với cô ta trong ban ngày của Ramadan.
Hỏi: Người chồng ép buộc người vợ phải quan hệ vào ban ngày của Ramadan, xin hỏi người vợ có phải chịu phạt Kaffaarah Zhihaar hay không?
Trả lời: Giáo lý cấm cô ta nghe lời chồng trong sự việc này bởi vì cô ta đang trong nhịn chay bắt buộc, cô ta phải phản đối và kháng cự lại theo khả năng có thể, giáo lý cấm người chồng quan hệ giao hợp với cô ta trong hoàn cảnh như thế này. Nếu người vợ không có khả năng ngăn việc đòi hỏi đó của người chồng thì cô ta không phải chịu bất kỳ điều gì từ việc nhịn bù hay Kaffaarah bởi vì cô ta bị cưỡng ép, cô ta không có sự lựa chọn.
Còn lời trong câu hỏi “Kaffaarah Zhihaar” dựa theo ý của toàn câu là người hỏi muốn nói đến Kaffaarah về hành vi quan hệ giao hợp vợ chồng trong ban ngày của Ramadan bởi vì một người khi quan hệ giao hợp vào ban ngày của Ramadan trong lúc y là người có bổn phận phải nhịn chay thì bắt buộc y phải nhịn chay bù lại đồng thời phải chuộc tự do cho một người nữ nô lệ, nếu không có khả năng thì y phải nhịn chay hai tháng liền, còn nếu không có khả năng nhịn chay hai tháng liền thì phải nuôi ăn 60 người nghèo; đây là trường hợp đối với ai quan hệ giao hợp vào ban ngày của Ramadan trong khi y là người phải có nghĩa vụ nhịn chay. Riêng đối với ai quan hệ giao hợp trong lúc y không phải là người có nghĩa vụ phải nhịn chay chẳng hạn như người đi đường xa, y nhịn chay rồi quan hệ giao hợp trong ngày hôm đó thì y không phải chịu bất cứ điều gì từ Kaffaarah ngoại trừ việc phải nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó mà thôi; bởi lẽ sự nhịn chay của ngày hôm đó không phải là nhịn chay bắt buộc vì người đi đường xa được phép không nhịn chay. (Theo bộ Fataawa tổng hợp của Sheikh Ibnu U’thaimeen: 19/399).
    Người chồng quan hệ với người vợ hai lần một cách cưỡng ép thì cả hai vợ chồng cần phải làm gì?
Hỏi: Một người phụ nữ sống với chồng là người không nhịn chay, sau đó vào một ngày trong những ngày của Ramadan người chồng muốn quan hệ với cô ta nhưng cô ta đã từ chối và đã đóng cửa phòng lại nhưng do người chồng khỏe và không nhịn chay còn cô ta thì là phụ nữ yếu đuối hơn, bị bệnh và còn phải nhịn chay nên anh ta đã tông cửa vào khiến người vợ không thể kháng cự, thế là cô ta phải chiều theo người chồng. Kế đến vào ngày thứ hai, người chồng đã cố gắng thực hiện hành vi đó với người vợ lần hai. Sau đó, người vợ đã bỏ về nhà cha của cô để hoàn thành nhịn chay Ramadan ở đó. Sau khi Ramadan kết thúc, cô ấy đã nhịn chay bù lại hai ngày mà cô ấy phải chiều chồng trong miễn cưỡng. Và bây giờ, cô ấy không có khả năng nhịn chay hai tháng liền đồng thời cũng không có khả năng nuôi ăn 60 người nghèo bởi vì cô ấy nghèo; và chồng của cô ấy nếu Ramadan là điều mà Allah bắt buộc mà cũng không nhịn chay thì làm sao có thể nhịn chay Kaffarah hoặc chịu nuôi ăn 60 người nghèo. Xin hỏi người phụ nữ đó phải làm thế nào?
Trả lời: Đối với người phụ nữ đó thì không phải chịu Kaffaarah bất cứ điều gì bởi vì hoàn cảnh của cô ta là bị ép buộc. Riêng người chồng thì phải chịu Kaffaarah cho hành vị quan hệ giao hợp của anh ta vào ngày thứ nhất và phải chịu một Kaffaarah khác nữa cho lần quan hệ của ngày thứ hai. Hình thức Kaffaarah là chuộc tự do cho một nữ nô lệ, nếu không có khả năng thì phải nhịn chay hai tháng liền, còn nếu không có khả năng nhịn chay thì phải nuôi ăn 60 người nghèo, đồng thời phải nhịn chay bù lại. (Theo ủy ban thường trực: 10/310).
    Hai vợ chồng đến Makkah vào ban đêm, buổi sáng họ quan hệ giao hợp với nhau trong lúc họ đang nhịn chay. Họ phải chịu những gì?
Hỏi: Người chồng đến Makkah vào lúc đêm, sáng ra y ăn nằm với vợ trong lúc đang nhịn chay, và tương tự người vợ cũng đang nhịn chay, cho hỏi giao luật thế nào?
Trả lời: Cả hai vợ chồng này đến Makkah để làm Umrah, cả hai đã làm Umrah trong đêm và buổi sáng thì nhịn chay. Trong ngày hôm đó, ngày mà cả hai vợ chồng quan hệ với nhau trong tình trạng đang nhịn chay thì không phải chịu bất cứ điều gì ngoại trừ phải nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó; cả hai không bị tội cũng không cần phải chịu Kaffaarah, hai người chỉ cần nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó là được bởi vì người đi đường xa được phép ngưng sự nhịn chay của mình dù là bằng cách ăn uống hay quan hệ vợ chồng và bởi vì nhịn chay của người đi đường xa không phải là nghĩa vụ bắt buộc; như Allah I đã phán:
﴿فَمَن كَانَ مِنكُم مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ وَعَلَى ٱلَّذِينَ يُطِيقُونَهُۥ فِدۡيَةٞ طَعَامُ مِسۡكِينٖۖ فَمَن تَطَوَّعَ خَيۡرٗا فَهُوَ خَيۡرٞ لَّهُۥۚ وَأَن تَصُومُواْ خَيۡرٞ لَّكُمۡ إِن كُنتُمۡ تَعۡلَمُونَ ١٨٤﴾ [سورة البقرة: 184].
{Do đó, ai trong các ngươi bị bệnh hoặc đang đi đường xa thì hãy nhịn bù lại vào những ngày khác, còn đối với những ai không có khả năng nhịn chay thì có thể chuộc tội bằng cách nuôi ăn người thiếu thốn, nhưng người nào tự nguyện bố thí để làm điều tốt thì điều đó càng tốt hơn cho y, tuy nhiên, việc các ngươi nhịn chay sẽ tốt hơn cho các ngươi nếu các ngươi biết được giá trị của việc làm đó.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 184).
Nhưng nếu hai vợ chồng quan hệ với nhau tại xứ nhà vào ban ngày của tháng Ramadan thì cả hai phải chịu năm điều sau:
1.    Mang tội
2.    Sự nhịn chay đã bị hư.
3.    Phải tiếp tục nhịn trong phần thời gian còn lại của ngày hôm đó.
4.    Phải nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó.
5.    Phải chịu hình phạt Kaffaarah: chuộc tự do cho một nữ nô lệ, nếu không có khả năng thì phải nhịn chay hai tháng liền, nếu không có khả năng nhịn chay thì phải nuôi ăn 60 người nghèo.
(Theo bộ Fataawa tổng hợp của Ibnu U’thaimeen: 19/344).
    Người chồng quan hệ với vợ trong ban ngày của Ramadan ba lần vào các ngày khác nhau thì phải chịu Kaffaarah thế nào?
Hỏi: Tôi cưới vợ trước Ramadan ba ngày. Do mới cưới, không dằn được sự ham muốn nên tôi đã quan hệ với vợ ba lần vào ban ngày Ramadan trong ba ngày, tức quan hệ một ngày một lần trong ba ngày khác nhau, và đó không phải là tôi không biết giáo luật mà chỉ vì không hãm được cơn ham muốn. Tôi mong được giải đáp về hình thức chịu Kaffaarah cho sự việc này, tôi có phải chịu nhiều hơn một Kaffaarah không? Và tôi xin thông tin rằng bản thân tôi không có khả năng nhịn chay trong hai tháng liền bởi vì tôi là lính phải thường xuyên di chuyển giữa Tabuk và ngoài khu vực.
Trả lời: Hình phạt Kaffaarah cho hành vị quan hệ giao hợp vợ chồng vào ban ngày của Ramadan là chuộc tự do cho một nữ nô lệ, nếu không có khả năng thì phải nhịn chay hai tháng liền, nếu không có khả năng nhịn chay hai tháng liền thì phải nuôi ăn 60 người nghèo, mỗi một người nghèo là nửa Sa’ (1,5 kg lương thực của từng nơi). Đó được dựa theo đường lối của Thiên sứ e. Nếu anh không có khả năng chuộc nữ nô lệ thì anh hãy dùng hình thức nuôi ăn 60 người nghèo, và anh phải chịu ba Kaffaarah cho mỗi ngày mà anh đã vi phạm, đồng thời anh phải sám hối với Allah I. (Theo ủy ban thường trực: 10/319).
    Nếu hành vi quan hệ giao hợp nhiều lần trong một ngày thì có phải chịu nhiều lần Kaffaarah không?
Hỏi: Nếu trong một ngày quan hệ giao hợp nhiều lần hoặc quan hệ nhiều lần trong tháng Ramadan thì có phải chịu nhiều lần Kaffaarah hay không?
Trả lời: Theo trường phái của Imam Ahmad : nếu quan hệ giao hợp nhiều lần trong một ngày mà chưa Kaffaarah cho lần quan hệ đầu tiên thì chỉ cần Kaffaarah một lần là được, còn nếu quan hệ giao hợp nhiều lần trong hai ngày thì phải Kaffaarah cho mỗi ngày tức một ngày là một Kaffaarah bởi vì mỗi một ngày là một sự thờ phượng độc lập. (theo bộ Fataawa Ibnu U’thaimeen: 19/346).
    Người vợ có phải chịu Kaffaarah không nếu người chồng quan hệ giao hợp với cô ấy trong ban ngày của Ramadan trong khi cô ấy là người không nhịn chay?
Hỏi: Một người phụ nữ, nếu chồng của cô ta quan hệ giao hợp với cô ta vào ban ngày của Ramadan trong lúc anh ta là người nhịn chay còn cô ta thì không nhịn chay do mang thai thì cô ta có phải chịu gì không và chồng cô ta phải chịu gì?
Trả lời: Đối với người chồng: anh ta là người mang tội, anh ta phải sám hối với Allah I, đồng thời phải chuộc một người nữ nô lệ, nếu không tìm thấy nô lệ thì phải nhịn chay hai tháng liền, nếu không có khả năng nhịn chay hai tháng liền thì anh ta phải nuôi ăn 60 người nghèo. Riêng đối với người vợ: cô ta không phải chịu bất cứ điều gì bởi vì cô ta là người không nhịn chay. (Sheikh Ibnu U’thaimeen từ Fataawa Ánh sáng trên con đường).
    Có phải Kaffaarah cho hành vi giao hợp với người vợ trong thời gian chu kỳ kinh nguyệt vào ban ngày của Ramadan không?
Hỏi: Chồng tôi quan hệ giao hợp với tôi vào ban ngày của tháng Ramadan ân phúc trong lúc tôi đang trong chu kỳ kinh nguyệt, còn chồng tôi đang là người nhịn chay, xin hỏi giáo luật thế nào?
Trả lời: Câu hỏi này mang hai vấn đề:
Vấn đề thứ nhất: Người chồng đã quan hệ với vợ của anh ta vào ban ngày của tháng Ramadan. Trả lời cho vấn đề này: Anh ta phải nhịn chay bù lại đồng thời phải chịu Kaffaarah và sám hối với Allah I. Anh ta sẽ nhịn bù lại cho ngày mà anh ta đã quan hệ. Còn Kaffaarah là chuộc tự do cho một người nữ nô lệ, nếu không có khả năng thì phải nhịn chay hai tháng liền, nếu không có khả năng nhịn chay thì phải nuối ăn 60 người nghèo. Việc bắt buộc phải nhịn chay bù lại là dựa theo Hadith do Ibnu Ma-jah ghi lại rằng Thiên sứ của Allah e đã nói với một người đàn ông dân sa mạc đã quan hệ với vợ của y vào ban ngày Ramadan:
{وَصُمْ يَوْمًا مَكَانَهُ}
“Hãy nhịn chay bù lại cho ngày của nó (ngày đã không nhịn chay hoặc hư sự nhịn chay”.
Còn việc bắt buộc phải chịu Kaffaarah là dựa theo Hadith về người đàn ông dân sa mạc đến gặp Thiên sứ của Allah e than phiền về việc y đã ăn nằm với vợ trong ban ngày của Ramadan.
Riêng người vợ thì không phải chịu bất cứ điều gì bởi vì bổn phận nhịn chay không phải là điều bắt buộc đối với người có kinh nguyệt.
Vấn đề thứ hai: Người chồng đã quan hệ giao hợp với vợ trong lúc người vợ đang trong chu kỳ kinh nguyệt. Trả lời cho vấn đề này: Anh ta phải bố thí một Dinar( ) hoặc nửa Dinar dựa theo Hadith Ibnu Abbas t rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{يَتَصَدَّقَ بِدِيْنَار أَوْ نِصْفِهِ} رواه  أحمد والترمذي وأبو داود.
“Y phải bố thí một Dinar hoặc nửa Dinar cho việc làm đó” (Ahmad và Tirmizdi, và Abu Dawood).
Nếu người vợ đồng tình cho người chồng quan hệ trong lúc cô ta đang trong tình trạng có kinh nguyệt thì cô ta cũng phải chịu hình phạt giống như người chồng. Và cả hai phải sám hối với Allah I về hành vi giao hợp trong lúc kinh nguyệt. (Theo ủy ban thường trực: 10/303).
    Một người đàn ông quan hệ giao hợp với vợ vào ban ngày của Ramadan nhưng chưa xuất tinh thì có phải bị Kaffaarah không?
Hỏi: Một người đàn ông quan hệ với vợ nhưng chưa xuất tinh vào ban ngày của tháng Ramadan thì giáo luật qui định thế nào? Người vợ có bị gì không nếu người vợ thiếu hiểu biết về giáo lý?
Trả lời: Người quan hệ tình dục vào ban ngày của Ramadan trong lúc đang nhịn chay và là người ở nơi định cư (tức không phải là người đi đường xa) thì phải chị phạt Kaffaarah. Đó là y phải chuộc tự do cho một nữ nô lệ, nếu không có khả năng thì phải nhịn chay hai tháng liền, còn nếu không có khả năng nhịn chay thì phải nuôi ăn 60 người nghèo. Người vợ cũng phải chịu hình phạt tương tự nếu như có sự đồng tình trong việc làm đó; còn nếu như bị cưỡng ép thì cô ta không bị gì cả. Nếu cả hai là những người đi đường xa thì không có tội và không phải bị Kaffaarah cũng như không phải nhịn nốt phần thời gian còn lại của ngày hôm đó mà chỉ cần nhịn chay bù lại là được; bởi vì sự nhịn chay không phải là bổn phận cho cả hai người họ trong lúc họ là những người đi đường xa. Tương tự, người nào hủy sự nhịn chay để cứu một người đang gặp nguy hiểm đến tính mạng, nếu y quan hệ tình dục trong ngày mà y đã hủy sự nhịn chay do chuyện nguy cấp thì không phải chịu bất cứ điều gì.
Còn người ở tại nơi định cư quan hệ tình dục trong lúc y đang nhịn chay thì y phải chịu năm điều sau đây:
Điều thứ nhất: Mang tội.
Điều thứ hai: Hư sự nhịn chay.
Điều thứ ba: Phải tiếp tục nhịn nốt phần thời gian còn lại của ngày hôm đó.
Điều thứ tư: Phải nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó.
Điều thứ năm: Phải chịu Kaffaarah.
Cơ sở giáo lý cho việc y phải chịu Kaffaarah là Hadith người đàn ông quan hệ với vợ trong ban ngày Ramadan đã đến gặp Nabi e.
Người đàn ông này nếu không có khả năng nhịn chay cũng không có khả năng nuôi ăn 60 người nghèo thì Kaffaarah được xí xóa bởi Allah I không bắt bất cứ linh hồn nào gánh vác trách nhiệm quá khả năng của nó, và bởi vì nghĩa vụ bắt buộc không đi cùng với sự không có khả năng.
Quan hệ giao hợp không có sự phân biệt giữa việc xuất tinh hay không xuất tinh tức khi quan hệ dù xuất tinh hay không xuất tinh đều được coi là đã giao hợp thì phải bị Kaffaarah; khác với việc xuất tinh không phải do giao hợp thì không bị Kaffaarah mà chỉ mang tội, phải tiếp tục nhịn nốt phần thời gian còn lại trong ngày hôm đó và phải nhịn chay bù lại. (Theo bộ Fataawa tổng hợp của Ibnu U’thaimeen: 19/337).
    Người chồng quan hệ giao hợp với vợ nhưng chưa xuất tinh và anh ta nghĩ rằng nhịn chay không bị hư trừ phi đã xuất tinh.
Hỏi: Một người đàn ông làm việc trong quân đội, anh ta chỉ được phép ra khỏi doanh trại từ buổi chiều thứ năm và sáng thứ sáu. Trong một ngày của Ramadan anh ta ra doanh trại về nhà, trong không gian riêng của hai vợ chồng, hai người đã đùa nghịch rồi sau đó quan hệ với nhau, đã có sự giao ban giữa dương vật và âm đạo, người vợ đã khuyên anh ta dừng lai thế là anh ta dừng lại và chưa xuất tinh, sau đó anh ta quay lại tiếp tục quan hệ với vợ, đã có sự giao ban giữa dương vật và âm đạo và người vợ đã xuất tinh nhưng anh ta thì chưa. Anh ta nghĩ rằng việc giao ban giữa dương vật và âm đạo không làm hư sự nhịn chay mà sự nhịn chay chỉ bị hư khi nào có sự xuất tinh. Vì vậy, anh ta đã dâng lễ nguyện Salah mà không cần tắm. Sau đó, anh ta cảm thấy không an tâm nên đã hỏi một số học giả về vấn đề đó thì được họ cho biết rằng nhịn chay của anh đã bị hư, anh ta phải nhịn chay hai tháng liền đồng thời phải nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó. Anh ta cho biết rằng anh ta không thể nhịn chay (hai tháng liền) vì anh ta còn có những buổi tập luyện quân sự bắt buộc rất vất vả hằng ngày và phải dùng các bữa ăn theo giờ giấc nhất định, tương tự phải ngủ và thức theo đúng giờ giấc nhất định. Còn nếu như bảo nhịn chay sau khi xuất ngũ thì anh ta không biết rằng anh ta có thể còn cơ hội nhịn bù các ngày nhịn chay đó sau thời gian xuất ngũ hay không?
Trả lời: Ai quan hệ giao hợp vào ban ngày của Ramadan trong khi người đó là người bắt buộc phải nhịn chay và y luôn ý thức được rằng việc quan hệ giao hợp là Haram thì việc giao ban giữa dương vật và âm đạo là bắt buộc phải chịu Kaffaarah cùng với việc nhịn chay bù cho dù y không xuất tinh trong cuộc giao ban đó. Người đó phải sám hối với Allah I, xin Ngài tha thứ cho y bởi y đã phạm một đại tội.
Hình thức Kaffaarah là chuộc một người nữ nô lệ, nếu không có khả năng thì phải nhịn chay hai tháng liền, nếu không có khả năng thì phải nuôi ăn 60 người nghèo; mỗi một người nghèo là nửa Sa’ lương thực (1,5 kg) từ lúa mì, chà là khô, và những lương thực khác của từng nơi.
Anh ta còn phải tắm để dâng lễ nguyện Salah khi đã có sự giao ban giữa dương vật và âm đạo cho dù không xuất tinh. (Theo Ủy ban thường trực: 10/305).
    Giáo lý về người đàn ông quan hệ giao hợp với vợ trong ban ngày của Ramadan lúc đi đường xa
Hỏi: Một người đàn ông không nhịn chay trong tháng Ramadan do đi đường từ Ta-if đến Tabuk cùng với gia đình, người vợ của anh ta cũng không nhịn chay. Anh ta đã quan hệ với vợ vào ban ngày Ramadan thì có phải chịu Kaffaarah không hay chỉ cần nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó là được? Nếu người vợ đồng tình trong việc giao hợp thì bị sao còn nếu không đồng tình thì bị như thế nào?
Trả lời: Nếu sự việc giống như đã kể rằng việc quan hệ giao hợp của hai vợ chồng xảy ra trong lúc đi đường xa thì anh ta không phải chịu bất cứ điều gì, người vợ cũng thế, ngoại trừ việc nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó mà thôi. (theo Ủy ban thường trực: 10/315).
    Người phụ nữ có phải chịu hình phạt Kaffaarah khi chồng của cô ta quan hệ giao hợp với cô ta vào ban ngày của Ramadan trong lúc cô ta là người không nhịn chay?
Hỏi: Một người phụ nữ không nhịn chay do mang thai, chồng của cô ta đã quan hệ với cô ta vào ban ngày của tháng Ramadan trong lúc anh ta đang nhịn chay thì cô ta phải bị gì và chồng của cô ta phải bị gì?
Trả lời: Đối với người chồng thì anh ta đã mang tội, anh ta phải sám hối với Allah I đồng thời phải chịu phạt Kaffaarah. Hình thức Kaffaarah là anh ta phải chuộc tự do cho một người nữ nô lệ, nếu không có khả năng thì anh phải nhịn chay hai tháng liền, còn nếu không có khả năng nhịn chay thì anh ta phải nuôi ăn 60 người nghèo. Còn đối với người vợ thì cô ta không phải chịu bất cứ điều gì trong sự việc đó bởi vì cô ta là người không nhịn chay. (Theo Fataawa của Sheikh Ibnu U’thaimeen từ Fataawa Ánh sáng trên con đường).
    Người đàn ông quan hệ giao hợp với vợ trước khi rời đi khỏi xứ của y có phải bị Kaffaarah hay không?
Hỏi: Một người đàn ông chuẩn bị đi xa cùng với đoàn vào ban ngày của tháng Ramadan, anh ta đã quan hệ với vợ trong ngày đó trước khi rời đi, anh ta có bị gì không? Một số người nói rằng anh ta không bị bất cứ điều gì cả bởi vì Anas bin Malik t khi muốn đi xa thì ông đã xả chay trên tàu.
Trả lời: Người đàn ông đó đã mắc tội, anh ta phải nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó đồng thời phải chịu phạt Kaffaarah cho hành vi quan hệ giao hợp với vợ vào ban ngày của Ramadan; bởi lẽ một người chỉ được phép áp dụng sự miễn giảm khi nào đã rời khỏi xứ, còn trước khi rời khỏi xứ thì người đó vẫn là người Muqim (đang ở nơi định cư).
Còn riêng Hadith về Anas thì lúc đó Anas đang ở Al-Fustaat, khi ông muốn ra đi và con tàu thì đang đậu tại bờ biển và ông đã xả chay, điều này khác với hầu hết các vị Sahabah và Allah I đã phán:
﴿فَمَن كَانَ مِنكُم مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ وَعَلَى ٱلَّذِينَ يُطِيقُونَهُۥ فِدۡيَةٞ طَعَامُ مِسۡكِينٖۖ فَمَن تَطَوَّعَ خَيۡرٗا فَهُوَ خَيۡرٞ لَّهُۥۚ وَأَن تَصُومُواْ خَيۡرٞ لَّكُمۡ إِن كُنتُمۡ تَعۡلَمُونَ ١٨٤﴾ [سورة البقرة: 184].
{Do đó, ai trong các ngươi bị bệnh hoặc đang đi đường xa thì hãy nhịn bù lại vào những ngày khác, còn đối với những ai không có khả năng nhịn chay thì có thể chuộc tội bằng cách nuôi ăn người thiếu thốn, nhưng người nào tự nguyện bố thí để làm điều tốt thì điều đó càng tốt hơn cho y, tuy nhiên, việc các ngươi nhịn chay sẽ tốt hơn cho các ngươi nếu các ngươi biết được giá trị của việc làm đó.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 184).
Người đàn ông này nếu là người học viên đang trên đường học hỏi và y hiểu Hadith này rằng điều được phép cho y và y không phải chịu bất cứ điều gì trong khi tôi thấy rằng bắt buộc những người đang trên đường học hỏi kiến thức đừng nên quá vội trong việc Fataawa bởi vì họ chưa có đủ hiểu biết để đánh giá đâu là quan điểm đúng nhất giữa các bằng chứng giáo lý. (Bộ Fataawa tổng hợp của Ibnu U’thaimeen: 19/345).
    Người đàn ông quan hệ giao hợp với vợ sau khi nghe tiếng súng nổ (báo vào giờ nhịn chay) khoảng 10 phút thì có bị gì không?
Hỏi: Trong đêm thứ sáu, đúng vào đêm 28 của Ramadan, tôi đã quan hệ với vợ sau tiếng súng báo vào giờ nhịn chay khoảng 10 phút và vợ tôi cũng đồng tình với tôi trong chuyện quan hệ đó. Xin hỏi tôi và vợ tôi phải chịu Kaffaarah không hay chỉ một mình tôi phải chịu thôi?
Trả lời: Nếu hành vi quan hệ giao hợp của bạn diễn ra sau Azaan vào giờ lễ nguyện Salah Fajar thì hành vi quan hệ đó của bạn đã diễn ra vào ban ngày của Ramadan, bắt buộc hai vợ chồng bạn phải sám hối, cầu xin Allah I tha thứ về hành vi tội lỗi đã làm và phải nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó đồng thời phải chịu Kaffaarah: chuộc một người nữ nô lệ, nếu không có khả năng thì nhịn chay hai tháng liền, nếu không có khả năng nhịn chay thì nuôi ăn 60 người nghèo, mỗi một người nghèo là nửa Sa’ lương thực như lúa mì, lúa mạch, gạo, .. và các loại lương thực của từng nơi. Riêng tiếng súng trước Azaan không được xem là mốc thời gian để vào nhịn chay, bởi vì thông thường nó được phát ra trước khi vào giờ Fajar một khoảng thời gian để mọi người chuẩn bị đi vào sự nhịn chay. (Theo Ủy ban thường trực: 10/309).
    Giáo lý về người đàn ông quan hệ giao hợp với vợ vào ban ngày của Ramadan vì quên.
Hỏi: Trong Ramadan, tôi ngủ bên cạnh vợ tôi, tôi thức dậy cùng với tiếng Azaan Fajar, tuy nhiên, cơn ngủ đã kiềm hãm tôi lại, sau đó tôi tỉnh dậy và đột nhiên tôi quên mất mình đang trong nhịn chay, thế là tôi đã quan hệ với vợ giống như tôi thường quan hệ với cô ấy trong lúc ngủ. Sau đó, tôi tắm và dâng lễ nguyện Salah Fajar. Quả thật, tôi cảm thấy rất hối tiếc về những điều mình đã làm, tôi phải bị gì và vợ tôi phải bị gì vì cô ấy thiếu hiểu biết về giáo lý quan hệ giao hợp vào ban ngày Ramadan đối với người nhịn chay vì khi tôi nói với cô ấy sao không nhắc nhở lúc quan hệ thì cô ây nói: em không biết.?
Trả lời: Nếu sự việc xảy ra như lời bạn nói về hành vi quan hệ giao hợp của bạn với vợ do quên mất mình đang trong nhịn chay thì bạn không phải nhịn chay bù lại cũng không phải chịu Kaffaarah; bởi vì bạn có lý do chính đáng, đó là quên. Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ نَسِىَ وَهُوَ صَائِمٌ فَأَكَلَ أَوْ شَرِبَ فَلْيُتِمَّ صَوْمَهُ فَإِنَّمَا أَطْعَمَهُ اللهُ وَسَقَاهُ} رواه البخاري ومسلم.
“Ai quên mình đang nhịn chay nên đã ăn hoặc uống thì hãy tiếp tục cuộc nhịn chay của y bởi quả thật Allah chỉ muốn giải cơn đói và cơn khát cho y” (Albukhari, Muslim).
Và việc quan hệ giao hợp vợ chồng cũng nằm trong ý của Hadith. Riêng người vợ thì tốt nhất nên nhịn bù lại và chịu Kaffaarah bởi vì dựa theo những gì được kể cho thấy cố ấy có hiểu biết về giáo lý nhưng do lơ là. Chúng tôi cầu xin Allah I tha thứ và xí xóa cho tất cả. Hình thức Kaffaarah là chuộc tự do cho một người nữ nô lệ, nếu không có khả năng thì phải nhịn chay hai tháng liền, còn nếu không có khả năng nhịn chay thì phải nuôi ăn 60 người nghèo với 30 Sa’ lương thực (gạo, lúa mì, lúa mạch, ...) tức mỗi một người nghèo là nửa Sa’ (1,5 kg). (Theo Ủy ban thường trực: 10/307).
    Người đàn ông có hành vi quan hệ giao hợp với vợ ở phạm vi ngoài và chưa xuất tinh vào ban ngày của Ramadan có bị gì hay không?
Hỏi: Một người đàn ông vào ban ngày của Ramadan ân phúc đã có hành vi quan hệ giao hợp với vợ bằng đường miệng (không qua đường âm đạo) và chưa xuất tinh, hơn nữa anh ta đã đưa dương vật của mình vào khe rãnh phần mông của vợ. Xin hỏi giáo lý qui định thế nào cho trường hợp này, anh ta phải bị gì và xin cho hỏi thêm xông trầm có làm hư nhịn chay không?
Trả lời:
-    Thứ nhất: Người chồng và người vợ phải cầu xin Allah I tha thứ và phải sám hối với Ngài về những hành vi Haram đã làm trong tháng Ramadan.
-    Thứ hai: Mỗi người, vợ và chồng, phải Kaffaarah cho hành vi tình dục trong tháng Ramadan đó là phải chuộc tự do cho một người nữ nô lệ, nếu không có khả năng thì phải nhịn chay hai tháng liền, nếu không có khả năng nhịn chay thì phải nuôi ăn 60 người nghèo và mỗi một người nghèo là nửa Sa’ lúa mì, gạo hay những lương thực khác tùy theo từng nơi; và cả hai còn phải nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó. Và việc quan hệ tình dục không qua (đường âm đạo) không phải là điều cản trở việc bắt buộc phải nhịn chay bù lại và chịu Kaffaarah.
-    Thứ ba: Còn việc xông trầm không có vấn đề gì cho người nhịn chay cả nếu như không hít vào, tương tự những loại nước hoa và chất thơm khác. Còn cấm dùng tuyệt đối và hoàn toàn là chỉ đối với người trong tình trạng Ihram làm Hajj hay Umrah mà thôi. (Theo Ủy ban thường trực: 10/ 313).
    Nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề Kaffaarah cho hành vi quan hệ tình dục vào ban ngày của Ramadan:
Câu hỏi 1: Nếu người đàn ông quan hệ giao hợp với vợ nhiều hơn một lần trong những ngày khác nhau của Ramadan thì phải nhịn cho mỗi ngày là hai tháng liền hay chỉ cần nhịn hai tháng liền là đủ cho tất cả những lần quan hệ trong các ngày khác nhau đó?
Câu hỏi 2: Nếu người đàn ông quan hệ giao hợp với vợ không biết về giáo lý nói trên, anh ta cứ tưởng rằng cứ mỗi một ngày có hành vi quan hệ với vợ chỉ cần nhịn chay bù lại một ngày là được thì trường hợp này thế nào?
Câu hỏi 3: Người vợ có phải chịu hình phạt Kaffaarah giống như người chồng không?
Câu hỏi 4: Có được phép dùng tiền thay cho thức ăn trong việc nuôi ăn  người nghèo không?
Câu hỏi 5: Có được phép nuôi ăn cho một người nghèo duy nhất từ cả phần của người chồng và người vợ không?
Câu hỏi 6: Nếu không tìm thấy người nào để nuôi ăn thì có được phép đưa tiền cho một tổ chức từ thiện nào đó được không, chẳng hạn như tổ chức từ thiện ở Riyaadh hoặc bất cứ tổ chức từ thiện nào đó?
Trả lời: Ai có nghĩa vụ phải nhịn chay:
Thứ nhất: Nếu quan hệ với vợ vào ban ngày của Ramadan một lần hay nhiều lần trong một ngày duy nhất thì người đó chỉ Kaffaarah một lần nếu như chưa Kaffaarah cho lần đầu tiên; còn nếu như quan hệ với vợ vào những ngày khác nhau của Ramadan thì người đó phải chịu nhiều Kaffaarah tương ứng với những ngày đã có hành vi quan hệ tình dục.
Thứ hai: Bắt buộc y phải Kaffaarah cho hành vi quan hệ tình dục vào ban ngày Ramadan cho dù y không biết rằng quan hệ tình dục vào ban ngày của Ramadan là phải Kaffaarah.
Thứ ba: Người vợ cũng phải chịu Kaffaarah cho hành vi quan hệ giao hợp đó nếu như cô ta có sự đồng tình, còn nếu như bị cưỡng ép thì không phải chịu gì cả.
Thứ tư: Không được phép dùng tiền thay cho thức ăn trong việc nuôi ăn người nghèo, việc làm đó không có giá trị.
Thứ năm: Được phép nuôi một người nghèo nửa Sa’ của bản thân y và nửa Sa’ của vợ, tức mỗi một người nghèo trong 60 người nghèo được nhận từ cả hai phần của hai vợ chồng.
Thứ sáu: Không được phép đưa cho một người nghèo duy nhất cũng như không được phép đưa cho một tổ chức từ thiện nào đó bởi lẽ có thể họ sẽ không phân chia cho 60 người nghèo; do đó, bắt buộc người có đức tin phải cố gắng giải quyết cho xong các nghĩa vụ Kaffaarah cũng như những nghĩa vụ khác. (Theo Ủy ban thường trực: 10/320).
    Một người đàn ông quan hệ giao hợp với vợ vào ban ngày của Ramadan do không biết đã vào tháng rồi.
Hỏi: Vào ngày đầu tiên của Ramadan, tôi đã quan hệ giao hợp với vợ trước lễ nguyện Salah Fajar một lúc, và chúng tôi không biết đó là ngày của Ramadan cho đến khi mặc trời mọc thì chúng tôi mới biết rằng đó là ngày Ramadan. Chúng tôi đã nhịn chay trong ngày hôm đó. Xin hỏi Kaffaarah cho hành vi quan hệ tình dục vào ban ngày Ramadan có hình thức nào khác thay cho hình thức nhịn chay hai tháng liền không, và xin cho biết rằng tôi là người lao động và tôi không có khả năng nhịn chay?
Trả lời: Nếu sự việc giống như lời đã kể thì cả hai người không cần phải chịu Kaffaarah gì cả bởi vì cả hai người đều không biết đã vào tháng Ramadan, hai người phải nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó do hai người đã không định tâm nhịn chay từ trong đêm. (Theo Ủy ban thường trực: 10/314).
    Người chồng quan hệ giao hợp với vợ vào ban ngày của Ramadan do không hiểu biết giáo lý.
Hỏi: Một người đàn ông quan hệ giao hợp với vợ vào ban ngày của Ramadan do không biết giáo lý, xin hỏi giao lý qui định thế nào cho trường hợp này?
Trả lời: Nếu người đàn ông quan hệ giao hợp với vợ vào ban ngày của Ramadan do cứ tưởng rằng quan hệ tình dục vào ban ngày Ramadan chẳng có vấn đề gì thì người đó không mang tội cũng không phải chịu Kaffaarah và cũng không nhịn bù lại bởi vì nguyên tắc giáo lý thì bất kỳ ai làm một điều cấm nào đó trong thờ phượng do quên hay không hề biết thì người đó không bị sao cả. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿رَبَّنَا لَا تُؤَاخِذۡنَآ إِن نَّسِينَآ أَوۡ أَخۡطَأۡنَاۚ رَبَّنَا وَلَا تَحۡمِلۡ عَلَيۡنَآ إِصۡرٗا كَمَا حَمَلۡتَهُۥ عَلَى ٱلَّذِينَ مِن قَبۡلِنَاۚ رَبَّنَا وَلَا تُحَمِّلۡنَا مَا لَا طَاقَةَ لَنَا بِهِۦۖ وَٱعۡفُ عَنَّا وَٱغۡفِرۡ لَنَا وَٱرۡحَمۡنَآۚ أَنتَ مَوۡلَىٰنَا فَٱنصُرۡنَا عَلَى ٱلۡقَوۡمِ ٱلۡكَٰفِرِينَ ٢٨٦﴾ [سورة البقرة: 286]
{Lạy Thượng Đế, xin Ngài đừng bắt tội bầy tôi nếu bầy tôi quên hay sai sót; lạy Thượng Đế, xin Ngài đừng bắt bầy tôi gánh vác nặng nề giống như Ngài đã đặt gánh nặng lên những người trước bầy tôi; lạy Thượng Đế, xin Ngài đừng bắt bầy tôi vác gánh vượt quá khả năng của bầy tôi, xin Ngài hãy lượng thứ cho bầy tôi, tha thứ tội lỗi cho bầy tôi và tương xót cho bầy tôi, Ngài là Đấng Bảo Hộ của bầy tôi, xin Ngài yểm trợ bầy tôi thắng những kẻ vô đức tin.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 286).
﴿وَلَيۡسَ عَلَيۡكُمۡ جُنَاحٞ فِيمَآ أَخۡطَأۡتُم بِهِۦ وَلَٰكِن مَّا تَعَمَّدَتۡ قُلُوبُكُمۡۚ وَكَانَ ٱللَّهُ غَفُورٗا رَّحِيمًا ٥﴾ [سورة الأحزاب: 5]
{Và các ngươi không có tội nếu các ngươi nhầm lẫn trong việc xưng hộ này. Ngược lại, điều đáng tội là khi các ngươi có ý xấu trong lòng. Và Allah Hằng Tha Thứ, Hằng Khoan Dung.} (Chương 33 – Al-Ahzaab, câu 5).
(Bộ Fataawa tổng hợp của Sheikh Ibu U’thaimeen: 19/340).
    Fataawa từ Sheikh Abdul-Aziz bin Abdullah bin Baaz về người quan hệ giao hợp với vợ nhiều lần vào ban ngày của Ramadan do không hề biết giáo luật:
Salamualaykumwaramatullahwabarakatuh
Chúng tôi đã nhận được bức thư của bạn, Allah I đã dẫn bạn đên với sự hướng dẫn của Ngài, và trong bức thư bạn hỏi, bạn cho biết rằng bạn đã quan hệ giao hợp với vợ vào ban ngày của Ramadan trong tình trạng là bạn không hề hiểu biết giáo lý và bạn đã thực hiện hành vi này nhiều lần, sau đó bạn nghe được rằng không được phép quan hệ tình dục trong lúc đang nhịn chay và bạn muốn được Fataawa để hiểu rõ vấn đề.
Trả lời: Không nghi ngờ gì nữa rằng Allah I đã cấm các bề tôi của Ngài ăn, uống, quan hệ tình dục và những điều làm hư sự nhịn chay khác vào ban ngày của Ramadan. Và Ngài bắt buộc người có hành vi quan hệ tình dục vào ban ngày của Ramadan trong lúc y là người có nghĩa vụ phải nhịn chay tức là người đã đến tuổi chịu trách nhiệm cho hành vi, khỏe mạnh, đang ở nơi định cư, không bệnh tật và không phải là người đi đường xa phải chịu hình phạt Kaffaarah.
Hình phạt Kaffaarah: chuộc một người nữ nô lệ, nếu không có khả năng thì phải nhịn chay hai tháng liền, nếu không có khả năng nhịn chay thì phải nuôi ăn 60 người nghèo và mỗi một người nghèo là nửa Sa’ lương thực của từng nơi.
Còn đối với ai quan hệ tình dục trong ban ngày của Ramadan trong lúc người đó là người thuộc nhóm người phải có nghĩa vụ nhịn chay nhưng lại không hề hiểu biết giáo luật giống như những gì đã xảy với bạn thì giới học giả có sự bất đồng quan điểm với nhau. Một số thì cho rằng bắt buộc người đó phải Kaffaarah bởi vì y đã lơ là trong việc hỏi thăm và tìm hiểu giáo luật. Một số khác thì nói không phải chịu Kaffaarah bởi vì y không biết. Cho nên, để thoát khỏi sự bất đồng cũng như để được sự an toàn nhất thì bạn hãy chịu Kaffaarah, điều đó sẽ tốt hơn cho bạn, bởi bạn đã có sự lơ là do đã không chịu tìm hiểu và hỏi thăm những người hiểu biết trước khi bạn hành động. Nếu bạn không có khả năng chuộc một người nữ nô lệ thì bạn hãy nhịn chay hai tháng liền, nếu bạn không có khả năng nhịn chay thì hãy nuôi ăn 60 người nghèo và mỗi một người nghèo là nửa Sa’ lương thực của từng nơi. Bạn phải Kaffaarah tương ứng với số ngày mà bạn đã có hành vi quan hệ, nêu hai ngày thì bạn phải chịu hai Kaffaarah, nếu ba ngày thì bạn phải chịu 3 Kaffaarah, cứ như thế mỗi một ngày mà bạn đã quan hệ thì bạn phải chịu một Kaffaarah. Trường hợp bạn quan hệ nhiều lần trong một ngày thì chỉ cần một Kaffaarah là đủ. Đó là cách tốt nhất và an toàn nhất cho bạn để khỏi rơi vào những sai lầm của giới học giả. Nếu bạn không nhớ rõ số ngày bạn đã vi phạm thì bạn cứ ước chừng theo sự phỏng đoán của bạn được cho là chắc chắn nhất và bạn nên chọn theo cách an toàn là lấy phần hơn, chẳng hạn như ban lưỡng lự giữa ba và bốn ngày thì bạn hãy chọn bốn ngày. Cầu xin Allah I phù hộ và hài lòng về bạn và cầu xin phụ hộ bạn thoát khỏi những sai sót. (Bộ Fataawa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz:15/303).
    Người đàn ông quan hệ giao hợp với vợ vì tưởng rằng đêm vẫn còn, sau đó mới phát hiện rằng trời đã sáng.
Hỏi: Một người đàn ông quan hệ giao hợp với vợ trong đêm Ramadan nghĩ rằng chưa đến giờ Fajar, như sau khi kết thúc cuộc giao ban, anh ta ra khỏi phòng thì mới vỡ lẽ rằng mình đã quan hệ giao hợp sau rạng đông. Anh ta rất hối tiếc cho sự việc đó và tiếp tục hoàn thành cuộc nhịn chay của mình, tuy nhiên, anh ta cảm thấy mình mắc tội và luôn nói: phải làm gì cho sự việc đã qua?
Trả lời: Nếu sự việc xảy ra giống như lời đã kể thì người đàn ông đó phải nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó. Nếu anh ta đã xác định rõ rằng cuộc giao ban của anh ta với vợ xảy ra sau thời gian bắt buộc phải nhịn chay tức sau ánh rạng đông ló dạng thì anh ta phải Kaffaarah: chuộc một người nữ nô lệ, nếu không có khả năng thì phải nhịn chay hai tháng liền, nếu không có khả năng nhịn chay thì phải nuôi ăn 60 người nghèo vì anh ta đã lơ là và xao lãng trong việc xác định ánh rạng đông đã ló dạng hay chưa. Tương tự, người vợ của anh ta cũng phải chịu Kaffaarah nếu như không bị ép buộc. (Theo Ủy ban thường trực: 10/317).
    Một người đàn ông sáng thức dậy trong tình trạng Junub (đã quan hệ tình dục nhưng chưa tắm) và nghĩ rằng sự nhịn chay ngày hôm đó của y đã bị hư nên đã quan hệ giao hợp với vợ.
Hỏi: Tôi cưới vợ được mười năm nay, có một ngày tôi đã từng quan hệ giao hợp với vợ vào ban ngày của Ramadan và tôi không hề biết đó là điều cấm trong nhịn chay. Và vào ban ngày của một ngày khác trong các ngày của Ramadan, sáng tôi ngủ thức dậy trong tình trạng Junub, tôi cứ nghĩ rằng cuộc nhịn chay của ngày hôm đó bị hư và cần phải hủy và phải nhịn bù lại sau đó, thế là tôi đã ăn uống và quan hệ giao hợp với vợ trong ngày hôm đó. Tôi mong được giải đáp những khúc mắc chưa rõ về trường hợp của tôi?
Trả lời: Bạn phải chịu hai Kaffaarah, một Kaffaarah cho ngày thứ nhất mà bạn đã quan hệ giao hợp với vợ và một Kaffaarah cho ngày thứ hai mà bạn đã vi phạm đồng thời phải nhịn chay bù lại cho hai ngày đó. Bên cạnh đó bạn phải nuôi ăn hai người nghèo cho hai ngày hôm đó do bạn đã trì hoãn việc nhịn chay bù, bạn phải sám hối với Allah I. Hình thức Kaffaarah: chuộc tự do cho một người nữ nô lệ, nếu không có khả năng thì phải nhịn chay hai tháng liền, nếu không có khả năng nhịn chay thì phải nuôi ăn 60 người nghèo và mỗi một người nghèo là nửa Sa’ lương thực của từng nơi chẳng hạn lúa mì, gạo, chà là, ... Và vợ của bạn cũng vậy. Chúng tôi cầu xin Allah I ban phúc cho hai vợ chồng bạn qua sự sám hối chân thành và hứa không tái phạm của hai bạn. (Theo Ủy ban thường trực: 10/318).
    Người đàn ông quan hệ giao hợp với vợ vào ngày Eid nhưng sau đó mới vỡ lẽ đó vẫn còn là ngày của Ramadan.
Hỏi: Nếu người đàn ông quan hệ giao hợp với vợ vào ngày Eid nhưng sau đó mới biết rằng ngày hôm đó vẫn còn là ngày của Ramadan thì phải làm sao?
Trả lời: Nếu anh ta quan hệ giao hợp với vợ vào ngày Eid, rồi sau đó mới vỡ lẽ rằng đó vẫn còn là ngày trong những ngày của Ramadan thì anh ta không phải chịu bất cứ điều gì, bởi vì anh ta không biết và sự không biết của anh ta là sự không biết được xí xóa. Chúng tôi không nói tốt nhất là nên bỏ việc quan hệ tình dục vào ngày hôm đó và chúng tôi cũng không nói tốt nhất là nên không ăn và nên không uống trong ngày hôm đó; mà chúng tôi nói rằng anh ta hãy ăn, hãy uống, hãy quan hệ vợ chồng và làm bất cứ điều gì được Allah I cho phép. (Bộ Fataawa tổng hợp của Ibnu U’thaimeen: 19/342).
    Người đàn ông quan hệ giao hợp với vợ trong lúc đang nhịn chay bù có phải chịu Kaffaarah không?
Hỏi: Một người đàn ông đang nhịn chay bù trong tháng Shauwal cho những ngày thiếu của Ramadan. Thế là trong ngày nhịn chay bù đó, người vợ không nhịn chay và cô ta xuất hiện trước mặt anh ta và anh ta không thể kiềm lòng nên đã quan hệ giao hợp với cô ta trong lúc nhịn chay. Xin giải đáp giùm cho trường hợp này?
Trả lời: Người hủy cuộc nhịn chay bắt buộc ngoài tháng Ramadan bởi hành vi quan hệ tình dục phải nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó nhưng không phải Kaffaarah bởi vì hành vi quan hệ tình dục không xảy ra trong tháng Ramadan. Người đó phải sám hối với Allah I cho hành vi đó, và người vợ cũng thế phải sám hối với Allah I bởi vì cô ta là nguyên nhân hủy sự nhịn chay của người chồng. (Theo Ủy ban thường trực: 10/318).
    Quan hệ giao hợp với vợ lúc cô ta đang nhịn chay bù cho Ramadan có phải là một trong các đại tội không?
Hỏi: Người đàn ông quan hệ giao hợp với vợ lúc người vợ đang nhịn chay bù và cô ta đã xin phép chồng trong việc nhịn chay bù thì anh ta có mắc tội không? Cô ta có phải bị Kaffaarah không và anh ta có phải đã phạm vào đại trọng tội hay không?
Trả lời: Vâng, đúng vậy. Người chồng đã mắc tội bởi vì anh ta đã làm hư nhịn chay của người vợ; và người vợ không phải chịu Kaffaarah bởi vì đó là nhịn chay bù; tương tự, người chồng cũng không phải chịu Kaffaarah bởi vì anh ta không phải là người đang nhịn chay. Và tôi không biết có lời cảnh báo trừng phạt riêng biệt cho việc làm đó, và tội lỗi nào không có lời cảnh báo trừng phạt riêng biệt thì nó không thuộc đại trọng tội. (Bộ Fataawa tổng hợp của Ibnu U’thaimeen: 19/346).
    Người phụ nữ phải bị sao khi người chồng quan hệ giao hợp với cô ta trong lúc cô ta đang nhịn chay bù?
Hỏi: Một người đàn ông trở về từ cuộc hành trình xa trong thời gian dài, gặp được vợ nhưng vợ đang nhịn chay bù, anh ta biết điều đó nhưng không thể kiềm chế nỗi nhớ nhung của bản thân nên đã quan hệ giao hợp với cô ta mặc dù người vợ không bằng lòng. Xin hỏi người vợ trong trường hợp này phải chịu điều gì?
Trả lời: Người chồng phải sám hối với Allah I về hành động của mình, phải cảm thấy hối hận cho hành vi của mình và hứa sẽ không tái phạm để giữ sự tôn nghiêm mệnh lệnh của Allah I và để tránh sự trừng phạt của Ngài cho hành vi trái lệnh đó. Riêng người vợ nếu bị cưỡng ép thì không phải chịu bất cứ điều gì và ngày nhịn chay đó của cô ta vẫn có giá trị; nhưng nếu cô ta lơ là và dễ dãi trong việc thuận theo ý chồng thì cô ta phải nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó, đồng thời phải sám hối với Allah I nhưng không phải chịu Kaffaarah. (Bộ Fataawa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz:15/309).
    Sự bất đồng quan điểm của giới học giả về điều bắt buộc Kaffaarah (chuộc tự do cho một người nữ nô lệ hoặc nhịn chay hai tháng liền hoặc phải nuôi ăn 60 người nghèo).
Hỏi: Tôi muốn biết rõ về điều bắt buộc nhịn bù và Kaffaarah trong tháng Ramadan. Trước đây tôi đã có nghiên cứu về vấn đề này, tôi đã kết thúc phần nghiên cứu của mình về vấn đề này và tôi thấy nó có hai quan điểm: một quan điểm nói rằng điều bắt buộc phải nhịn chay bù và phải Kaffaarah chỉ có hành vi quan hệ tình dục, cơ sở giáo lý cho quan điểm này đã được rõ từ các bằng chứng giáo lý Sunnah; một quan điểm khác thì cho rằng bất cứ thứ gì rơi vào bao tử một cách có chủ ý đều là nguyên nhân bắt buộc phải nhịn chay bù và Kaffaarah, trong đó có thêm hành vi quan hệ tình dục nhưng không được dựa trên các bằng chứng từ Qur’an và Sunnah.
Do đó, tôi hy vọng quí ngài có sự giải đáp thuyết phục dựa trên các bằng chứng giáo lý từ Qur’an và Sunnah về vấn đề này, cầu xin Allah I ban cho quí ngài cùng tất cả những người Muslim đồng đạo mọi điều tốt lành?!
Trả lời: Một bằng chứng giáo lý từ Thiên sứ của Allah e về việc bắt buộc phải Kaffaarah đối với người đàn ông nơi sa mạc do ông ta đã quan hệ giao hợp với vợ một cách có chủ ý vào ban ngày của Ramadan trong lúc ông ta đang nhịn chay. Và đó là giới luật từ chính Thiên sứ của Allah e. Giới học giả Fuqaha’ (chuyên giáo lý thực hành) đồng thuận với nhau rằng việc người đàn ông đến gặp Thiên sứ của Allah e là người dân sa mạc không mang ý nghĩa dành riêng cho người sa mạc mà nó là giáo luật chung cho tất cả những ai có hành vi quan hệ giao hợp với vợ của mình vào ban ngày của Ramadan; tương tự, họ cũng đồng thuận rằng việc nói đến người vợ trong quan hệ tình dục không chỉ giới hạn riêng biệt trong một phạm vi đối với người vợ mà nó là giáo luật chung cho tất cả hành vi quan hệ tình dục dù là đối với vợ hay với người nữ nô lệ hay Zina; và họ cũng đồng thuận rằng người có hành vi quan hệ tình dục dù có hối hận cho điều đã làm thì cũng không ảnh hưởng đến việc phải thực thi Kaffaarah, nó không phải là mấu chốt của giới luật.
Sau đó, họ bất đồng quan điểm với nhau rằng liệu có phải hành vi quan hệ tình dục, bản thân sự việc này là nguyên nhân duy nhất bắt buộc Kaffaarah do đã làm hư sự nhịn chay hay giáo lý muốn nói đến hành vi cố tình làm hư sự nhịn chay dù là hành vi quan hệ tình dục hay ăn hoặc uống. Imam Sha-fi’y và Ahmad thì nói theo quan điểm thứ nhất còn Imam Abu Hanifah và Malik cùng một số khác đồng thuận ở quan điểm thứ hai. Nguồn gốc của việc bất đồng quan điểm giữa hai nhóm này là ở hai quan điểm khác nhau trong việc khẳng định: hành vi quan hệ tình dục có chủ ý là vi phạm điều cấm của nhịn chay Ramadan bởi đã làm hư nó hay muốn nói sự có chủ ý trong hành vi vi phạm làm hư sự nhịn chay bao hàm cả việc ăn và uống.
Quan điểm đúng nhất là quan điểm thứ nhất bởi nó tương đồng với ý nghĩa và nội dung của Hadith, bên cạnh đó, căn nguyên của sự việc là vô can đến việc bắt buộc Kaffaarah cho đến khi nào bằng chứng rõ ràng khẳng định điều bắt buộc đó. (Theo Ủy ban thường trực: 10/300).
    Kaffaarah cho hành vi quan hệ tình dục vào ban ngày của Ramadan có cần phải tuân thủ theo trình tự không?
Hỏi: Tôi quan hệ giao hợp với vợ vào ban ngày của Ramadan và tôi hiểu mình phải chịu Kaffaarah, đó là chuộc tự do cho một người nữ nô lệ hoặc nhịn chay hai tháng liền hoặc phải nuôi ăn 60 người nghèo, tuy nhiên, tôi không biết là liệu các hình thức Kaffaarah này có cần phải tuân theo một trình tự không hay được phép lựa chọn một trong ba hình thức đó ?
Trả lời: Nếu bạn đã quan hệ giao hợp với vợ của bạn vào ban ngày của Ramadan một cách có chủ ý trong lúc bạn đang nhịn chay thì bạn phải chịu phạt Kaffaarah. Theo quan điểm đúng nhất trong hai quan điểm của giới học giả thì các hình thức trong Kaffaarah là bắt buộc theo trình tự như thế có nghĩa là chuộc tự do cho một người nữ nô lệ, nếu không có khả năng thì phải nhịn chay hai tháng liền, nếu không có khả năng nhịn chay thì phải nuôi ăn 60 người nghèo và mỗi một người nghèo là nửa Sa’ lương thực của từng nơi. (Theo Ủy ban thường trực: 10/310).
     Giải pháp làm mất đi hình phạt dành cho hành vi quan hệ tình dục vào ban ngày của Ramadan.
Hỏi: Chúng tôi đang ngồi cùng nhau trò chuyện, đề tài chúng tôi nói là xoay quanh vấn đề nhịn chay và những điều làm hư sự nhịn chay. Một trong các anh em trong buổi trò chuyện nói anh ta đã nghe có người nói rằng nếu một người có nhu cầu quan hệ với vợ một cách cấp bách trong lúc y đang nhịn chay vào ban ngày của Ramadan thì y hãy hủy sự nhịn chay của y bằng cách ăn và uống rồi sau đó thực hiện hành vi quan hệ với vợ, làm như vậy sẽ không phải Kaffaarah. Xin hỏi câu nói đó có đúng không?
Trả lời: Đây thực sự là lời nói sai trái, hoàn toàn không đúng. Người Muslim bắt buộc phải tránh xa hành vi quan hệ tình dục vào ban ngày của Ramadan nếu như y là người ở tại nơi định cư (tức không phải là người đi đường xa) và khỏe mạnh; tương tự, người phụ nữ cũng thế. Riêng người đi đường xa thì không vấn đề gì trong việc có hành vi quan hệ tình dục với người vợ cũng là người đi đường; tương tự, người bệnh của giống như vậy nhếu như gặp trở ngại trong việc nhịn chay. (Bộ Fataawa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz:15/308).
     Nếu người có hành vi quan hệ tình dục vào ban ngày của tháng Ramadan là người giàu có nhưng y không quan tâm đến việc chuộc tự do cho người nữ nô lệ ..
Hỏi: Một người đàn ông giàu có không quan tâm đến việc bố thí dù nhiều hay ít. Người đàn ông này quan hệ giao hợp với vợ vào ban ngày của tháng Ramadan trong lúc việc nhịn chay là nghĩa vụ bắt buộc đối với y. Vậy chúng ta bảo người đàn ông đó nhịn chay hai tháng liền hay chuộc tự do cho một nữ nô lệ?
Trả lời: Bắt buộc y phải chuộc tự do cho một nữ nô lệ bởi vì y được lệnh phải làm thế, việc nhịn chay hai tháng liền không có giá trị đối với y bởi vì y không được lệnh làm vậy trong khi y có khả năng chuộc tự do cho một người nữ nô lệ. (Bộ Fataawa tổng hợp của Ibnu U’thaimeen: 19/346).
     Không có qui định rằng phải nhịn chay từ đầu tháng trong việc nhịn chay hai tháng liền của Kaffaarah cho hành vi quan hệ tình dục vào ban ngày của Ramadan.
Hỏi: Một người quan hệ giao hợp với vợ vào ban ngày của Ramadan và người vợ không phải là người bị ép buộc. Sau cuộc giao ban đó cả hai đều hối hận và đã sám hối với Allah I. Họ đã hỏi một số Sheikh trong khu vực về giáo luật cho trường hợp của họ thì được trả lời: Cả hai đều phải nhịn chay hai tháng liền, nhưng không cần thiết phải bắt đầu từ đầu tháng mà có thể bắt đầu vào bất cứ ngày nào trong tháng sau đó cứ liên tục nhịn chay trong 60 ngày liền là được.
Đối với người chồng chẳng hạn bắt đầu từ 16/6/1410 hijri thì sẽ nhịn chay cho đến ngày 17/8/1410 hijri, như vậy có đúng không? Riêng người vợ như chúng ta đã biết rằng phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng vậy phải nhịn chay thế nào?
Trả lời: Người có hành vi quan hệ tình dục trong ban ngày của tháng Ramadan bắt buộc phải chuộc tự do cho một nữ nô lệ có đức tin, nếu không có khả năng thì phải nhịn chay hai tháng liền. Nếu người đàn ông nhịn chay từ giữa tháng thì cứ nhịn chay để hoàn tất sáu mươi ngày, như thế là được. Riêng đối với phụ nữ thì có thể sẽ bị những ngày của chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng cắt quãng, không vấn đề gì trong sự việc đó vì đó là lý do chính đáng được giáo lý xí xóa dành cho họ, cứ mỗi khi dứt kinh thì họ lại tiếp tục nhịn chay, cứ như vậy cho đến khi hoàn toàn sáu mươi ngày nhưng phải chú ý là có sự liên tiếp nhau. (Theo Ủy ban thường trực: 10/325).
     Sự trì hoãn nhịn chay Kaffaarah đến những ngày của mùa đông.
Hỏi: Một người có nghĩa vụ phải nhịn chay Kaffaarah nhưng y lại trì hoãn sự nhịn chay đó đến những ngày mùa đông. Xin hỏi nếu người đó chết trước khi thời gian đó đến thì giáo lý dành cho trường hợp này như thế nào?
Trả lời: Nếu một người có nghĩa vụ phải nhịn chay Kaffaarah thì bắt buộc người đó phải tranh thủ thực hiện ngay nghĩa vụ đó bởi vì các nghĩa vụ bắt buộc phải được thực hiện ngay lập tức, tuy nhiên, nếu gặp khó khăn trong việc nhịn chay trong những ngày mùa hè nắng nóng cũng như thời gian ban ngày của những ngày hè sẽ dài hơn thì không vấn đề gì trong việc trì hoãn thực hiện nghĩa vụ cho đến thời gian mát mẻ hơn. Nếu người đó chết trước khi thời gian đó đến thì y không mang tội bởi vì sự trì hoãn đó của y được xí xóa, tuy nhiên, người Wali của y sẽ nhịn chay thay cho y khi y qua đời, còn nếu như không có ai nhịn chay cho y thì lấy tài sản để lại của y nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo. (Bộ Fataawa tổng hợp của Ibnu U’thaimeen: 19/371).
     Liệu có phải là đã mất đi sự liên tục của việc nhịn chay hai tháng liền do kinh nguyệt không?
Hỏi: Nếu người phụ nữ phải có nghĩa vụ nhịn chay hai tháng liền nhưng liệu chu kỳ kinh nguyệt có phải là nguyên nhân cắt quãng sự liên tục không?
Trả lời: Sự cắt quãng đó không ảnh hưởng gì bởi lẽ đó là sự cắt quãng có lý do chính đáng được giáo lý chấp nhận và xí xóa. Bởi thế, ai phải nhịn chay hai tháng liền nhưng bị cắt quãng bởi những nguyên nhân chính đáng theo giáo lý hoặc do bởi một lý do bất đắc dĩ nào đó thì sự liên tục không được xem bị cắt quãng. Thí dụ như một người phải nhịn chay hai tháng liền nhưng y phải đi xa trong khoảng thời gian hai tháng liền đó thì sự không nhịn chay do đi đường xa của y không được xem là đã cắt quãng sự liên tục bởi vì sự không nhịn chay của y lúc đi đường là được phép trong giáo lý. Tương tự, nếu một người phải nhịn chay hai tháng liền nhưng trong hai tháng liền đó gặp phải tháng Ramadan hoặc những ngày Eid chẳng hạn thì sự liên tục không được xem là đã bị cắt quãng. Tuy nhiên, khi đã kết thúc các nguyên nhân cũng như các lý do thì phải lập tức nhịn chay để hoàn thành nghĩa vụ của hai tháng liền. (Sheikh Ibnu U’thaimeen từ Fataawa Ánh sáng trên con đường).
     Sự liên tục trong nhịn chay Kaffaarah có bị cắt quãng bởi nhịn chay Ramadan không?
Hỏi: Tôi là thanh niên, năm nay hai mươi tuổi. Trước đây lúc tôi mười bảy tuổi, vào tháng Ramadan tôi đã làm một điều bắt buộc tôi phải chịu Kaffaarah nhịn chay hai tháng liền nhưng Allah I chưa hướng dẫn tôi trong việc thực hiện nghĩa vụ đó mãi cho đến năm nay. Tôi đã bắt đầu thực hiện nghĩa vụ nhịn chay này từ ngày 2 tháng Rajab năm 1405 hijri, và khi Ramadan đến sẽ cắt quãng sự liên tục này, liệu sự cắt quãng này có phải đã cắt quãng sự liên tục của hai tháng Kaffaarah không? Một vấn đề nữa mà tôi muốn hỏi: vào ngày 15 tháng Sha’baan, tôi đã nghĩ đến việc kết hôn, tức nhiên là vào ban ngày trong khoảng thời gian tôi đang nhịn chay Kaffaarah, trong lúc nằm nghĩ đến việc kết hôn, tôi đã cọ xát dương vật của mình với nền nhà và đã xuất tinh. Xin hỏi việc xuất tinh này đã hủy toàn bộ Kaffaarah và tôi phải bắt đầu từ đầu lại phải không và nếu tôi thực hiện hành vi đó vào ngày nhịn chay không phải nhịn chay Ramadan thì có phải chịu Kaffaarah hay không?
Trả lời:
Thứ nhất: Khi vào tháng Ramadan, bạn phải nhịn chay để hoàn thành nghĩa vụ Ramadan của bạn và bạn không thể tiếp tục nhịn chay Kaffaarah, điều đó không được coi là cắt quãng sự liên tục của nhịn chay hai tháng liền. Còn việc xuất tinh dưới hình thức như lời bạn kể thì nó đã cắt quãng sự liên tục của hai tháng liền; do đó, bạn phải bắt đầu lại từ đầu cho nghĩa vụ nhịn chay Kaffaarah đó của bạn.
Thứ hai: Việc làm hư nhịn chay không phải nhịn chay Ramadan không bắt buộc phải Kaffaarah mà chỉ cần nhịn bù lại cho ngày hôm đó là được nếu ngày nhịn chay đó là nhịn chay bắt buộc. Việc phải chịu Kaffaarah chỉ bắt buộc đối với hành vi quan hệ tình dục trong ban ngày của Ramadan mà thôi; bởi lẽ Kaffaarah là sự thờ phượng và không cơ sở giáo lý cho thấy bắt buộc phải Kaffaarah ngoại trừ hành vi quan hệ tình dục vào ban ngày của tháng Ramadan. (Theo Ủy ban thường trực: 10/322).
     Mức lượng nuôi ăn trong Kaffaarah cho hành vi quan hệ tình dục vào ban ngày của Ramadan
Hỏi: Tôi rất lo lắng. Khoảng hơn hai mươi năm trước tôi đã quan hệ giao hợp với vợ vào ban ngày của Ramadan ân phúc. Sự việc đó xảy ra vào thời gian đầu mới cưới. Tôi đã cố gắng chấp hành Kaffaarah bằng việc nuôi ăn 60 người nghèo bởi vì nhịn chay và chuộc tự do cho một người nữ nô lệ thì tôi không có khả năng. Về việc nuôi ăn người nghèo thì tôi lại không biết rõ như thế nào và tôi cũng không rõ như thế nào để xác định những người nghèo, hơn nữa, tôi thường hay quên nghĩa vụ này do công việc. Giờ tôi rất sợ Allah I cho việc làm này của tôi, tôi thực sự cảm thấy lo lắng và phiền não cho sự việc đó. Tôi mong các ngài cho tôi lời Fataawa cho sự việc đó của tôi? Tôi có được phép xuất tiền không hay bắt buộc phải bằng lúa mì, lúa mạch và tôi có được phép tập hợp tất cả số lượng người nghèo lại và đưa cho họ cùng một lúc hay không?
Trả lời:
Thứ nhất: Anh phải cầu xin Allah I tha thứ và sám hối với Ngài cho việc làm của anh, cho việc mà anh đã trễ nải và trì trệ thực hiện Kaffaarah, hy vọng Allah I tha thứ cho anh; đồng thời anh phải nhịn chay bù lại cho ngày mà anh chưa thực hiện.
Thứ hai: Kaffaarah cho hành vi quan hệ tình dục vào ban ngày Ramadan: chuộc tự do cho một người nữ nô lệ, nếu không có khả năng thì phải nhịn chay hai tháng liền (60 ngày), nếu không có khả năng nhịn chay thì phải nuôi ăn 60 người nghèo và mỗi một người nghèo là nửa Sa’ lương thực của từng nơi; nửa Sa’ tương đương khoảng 1,5 kg. Nếu tình trạng thực tế của anh giống như lời anh kể rằng anh không có khả năng nhịn chay thì việc nuôi ăn 60 người nghèo là điều hợp lệ. Anh phải đi hỏi thăm về những người nghèo từ những người đáng tin cậy am hiểu về gia cảnh của họ để phần Kaffaarah có thể thực sự đến với họ. Cầu xin Allah I làm dễ dàng cho sự việc của anh và xí xóa mọi sai sót của anh cũng như tất cả các tín đồ Muslim. Và nếu anh tổng hợp lại các phần nuôi ăn mỗi ngày lại và cho cùng một lúc thì vẫn đạt yêu cầu. (Theo Ủy ban thường trực: 10/323).
     Một người phải chịu hai Kaffaarah cho hành vi quan hệ tình dục vào ban ngày của Ramadan chỉ cần đưa phần nuôi ăn cho 60 người nghèo là được?
Hỏi: Một người đàn ông quan hệ giao hợp với vợ vào ban ngày của Ramadan trong hai ngày khác nhau nên phải chịu hai Kaffaarah cho hai ngày đó. Liệu người đàn ông đó sẽ phải đưa phần thức ăn cho 120 người nghèo hay được phép đưa cho 60 người thay vì 120 có nghĩa là mỗi một người sẽ nhận hai phần? Xin được giải đáp Fataawa về sự việc đó và chân thành cảm ơn.
Trả lời: Bắt buộc người có hành vi quan hệ tình dục vào ban ngày của Ramadan sám hối và cầu xin tha thứ; y phải nhịn chay bù lại cho những ngày mà y đã có hành vi quan hệ tình dục và phải chịu Kaffaarah cho mỗi ngày đã vi phạm. Hình thức Kaffaarah: chuộc tự do cho một người nữ nô lệ, nếu không có khả năng thì phải nhịn chay hai tháng liền, nếu không có khả năng nhịn chay thì phải nuôi ăn 60 người nghèo và mỗi một người nghèo là nửa Sa’ lương thực của từng nơi. Không vấn đề gì trong việc đưa các phần nuôi ăn của hai Kaffaarah hoặc nhiều hơn cho mỗi 60 người nghèo. (Theo Ủy ban thường trực: 10/326).
     Đưa phần nuôi ăn thay thế nghĩa vụ nhịn chay cho những người không phải Muslim
Hỏi: Người bệnh nếu trường hợp phải nuôi ăn thay thế nghĩa vụ nhịn chay thì có được phép đưa phần nuôi ăn đó cho những người không phải Muslim hay không khi người đó đang sống tại xứ sở không phải xứ sở Islam?
Trả lời: Người bệnh có hai dạng:
-    Người bệnh có hy vọng khỏi bệnh, người bệnh ở dạng này sẽ đợi đến khi Allah I cho khỏi bệnh thì nhịn chay bù lại.
-    Người bệnh không có hy vọng chữa khỏi tức người bệnh mang căn bệnh mạn tính, người bệnh dạng này sẽ dùng hình thức nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo.
Trường hợp một người sinh sống tại xứ sở không phải Islam, nếu y phải có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ nuôi ăn thì y sẽ xem trong xứ sở đó có người Muslim thuộc các đối tượng được nuôi ăn hay không, nếu có thì y phải đưa phần nuôi ăn đó cho họ, còn không thì y phải gởi đến xứ sở khác thuộc xứ sở Islam những nơi có những người Muslim cần phần nuôi ăn này. Allah I là Đấng biết hơn hết! (Bộ Fataawa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz:15/111).
     Có được phép đưa phần nuôi ăn thay thế nghĩa vụ nhịn chay cho trẻ con và người ngoại đạo không?
Hỏi: Phần nuôi ăn thay thế nghĩa vụ nhịn chay có giá trị không nếu nó được đưa cho trẻ con hoặc người ngoại đạo?
Trả lời: Trẻ đã ăn thức ăn thì không vấn đề gì nhưng người ngoại đạo thì không được phép đưa cho họ các phần nuôi ăn thuộc Kaffaarah bởi vì điều kiện trong Kaffaarah là phải đưa cho người Muslim. Riêng Zakah thì có phần rộng rãi hơn, nó được phép đưa cho người ngoại đạo có thiện cảm với Islam.
Các Kaffaarah như Kaffaarah nhịn chay, Kaffaarah Yamin (thề thốt), hoặc Kaffaarah Zhihaar thì không có giá trị nếu đưa cho người ngoại đạo. (Sheikh Ibnu U’thaimeen từ các buổi học Ramadan).
     Thủ dâm vào ban ngày của Ramadan có phải chịu Kaffaarah không?
Hỏi: Nếu một người Muslim ham muốn sinh lý vào ban ngày của Ramadan nhưng không tìm thấy cách nào khác ngoài việc thủ dâm thì sự nhịn chay có bị hư không, có phải nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó không và có phải chịu Kaffaarah cho tình trạng đó không?
Trả lời: Thủ dâm trong Ramadan hay ngoài tháng Ramadan đều Haram, không được phép thực hiện hành vi này bởi lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:
﴿وَٱلَّذِينَ هُمۡ لِفُرُوجِهِمۡ حَٰفِظُونَ ٥ إِلَّا عَلَىٰٓ أَزۡوَٰجِهِمۡ أَوۡ مَا مَلَكَتۡ أَيۡمَٰنُهُمۡ فَإِنَّهُمۡ غَيۡرُ مَلُومِينَ ٦ فَمَنِ ٱبۡتَغَىٰ وَرَآءَ ذَٰلِكَ فَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡعَادُونَ ٧﴾ [سورة المؤمنون: 5 - 7]
{Và những ai giữ gìn phần kín đáo (che phủ không phô bày ra ngoài). Ngoại trừ với vợ hoặc với những (nữ tù binh) nằm dưới tay phải của họ thì không bị khiển trách (vệ việc đó). Nhưng nếu ai tìm cách vượt quá mức giới hạn thì là những kẻ phạm tội.} (Chương 23 – Al-Mu’minun, câu 5 - 7).
Do đó, người có hành vi đó vào ban ngày của Ramadan trong lúc đang nhịn chay phải sám hối với Allah I, phải nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó nhưng không phải Kaffaarah; bởi vì Kaffaarah chỉ đối với hành vi quan hệ tình dục vào ban ngày của Ramadan mà thôi. (Theo Ủy ban thường trực: 10/256).
     Có phải Kaffaarah đối với người hủy sự nhịn chay do khát nước không?
Hỏi: Một người đàn ông nhịn chay Ramadan, do quá khát nên đã uống nước, xin hỏi giáo luật thế nào cho trường hợp này?
Trả lời: Theo quan điểm đúng nhất trong hai quan điểm của giới học giả thì người đó phải nhịn chay bù lại nhưng không phải Kaffaarah. Nếu anh ta lơ là trong sự việc đó thì anh ta phải sám hối với Allah I cùng với việc nhịn bù. Riêng Kaffaarah thì chỉ bắt buộc đối với ai có hành vi quan hệ tình dục vào ban ngày của Ramadan thuộc nhóm người đủ điều kiện phải nhịn chay; bởi lẽ Hadith được ghi nhận chỉ nói riêng cho hành vi đó. (Bộ Fataawa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz:15/255).
     Việc người mang thai dùng cách nuôi ăn Kaffaarah để thay thế cho nhịn chay bù có giá trị hay không?
Hỏi: Vào tháng Ramadan năm 1409 hijri, do chu kỳ kinh nguyệt vợ tôi đã không nhịn chay 14 ngày, sau đó cô ấy đã nhịn chay bù được bảy ngày còn lại bảy ngày. Hiện tại bây giờ cô ấy đang mang thai ở tháng thứ sáu của thai kỳ. Tôi xin hỏi liệu việc nuôi ăn Kaffaarah có giá trị thay thế cho nhịn chay bù không hay tôi nên làm thế nào?
Trả lời: Bắt buộc vợ của anh phải nhịn chay bù cho những ngày còn lại đó, những ngày mà vợ của anh đã không nhịn chay do chu kỳ kinh nguyệt. Nếu cô ấy trì hoãn việc nhịn chay bù đó đến Ramadan tiếp theo mà không có lý do chính đáng theo qui định của giáo luật, ngoài việc cô ấy phải nhịn chay bù thì cô ấy còn phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo tương ứng với số ngày nhịn bù đó. Mức lượng nuôi ăn mỗi ngày cho một người nghèo là nửa Sa’ lương thực của từng nơi, cô ấy sẽ đưa phần nuôi ăn cho những người nghèo trong xứ và có thể đưa cho một người nghèo duy nhất các phần nuôi ăn đó. Trường hợp cô ấy trì hoãn việc nhịn bù do mang thai hay bệnh tật thì cô ấy không phải chịu bất cứ điều gì ngoài việc nhịn bù. (Theo Ủy ban thường trực: 10/157).
     Hỏi về nhịn chay Ramadan cho người già yếu, bệnh tật, mang thai và đang trong thời gian cho con bú.
Hỏi: Tôi xin hỏi về việc dùng hình thức nuôi ăn đối với người già yếu đã lớn tuổi không có khả năng nhịn chay, người bệnh không có hy vọng chữa khỏi, người mang thai và người đang trong thời gian cho con bú vì sợ nếu nhịn chay sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con?
Trả lời:
Thứ nhất: Ai không có khả năng nhịn chay Ramadan do đã lớn tuổi già yếu hoặc gặp khó khăn trong việc nhịn chay thì giáo lý cho phép không nhịn chay nhưng giáo lý bắt buộc họ phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo, mức lượng phần nuôi ăn cho mỗi ngày là nửa Sa’ lương thực (lúa mì, gạo, chà là, ..) của từng nơi. Tương tự, người bệnh không có khả năng nhịn chay hoặc gặp trở ngại lớn trong việc nhịn chay cũng như do căn bệnh không có khả năng chữa khỏi thì cũng được qui định như thế. Bởi lẽ, Allah I đã phán:
﴿لَا يُكَلِّفُ ٱللَّهُ نَفۡسًا إِلَّا وُسۡعَهَاۚ﴾ [سورة البقرة: 286]
{Allah không bắt một linh hồn nào gánh vác trách nhiệm quá khả năng của nó.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 286).
﴿وَمَا جَعَلَ عَلَيۡكُمۡ فِي ٱلدِّينِ مِنۡ حَرَجٖۚ﴾ [سورة الحج: 78]
{Và Ngài (Allah) đã không gây khó khăn cho các người trong tôn giáo.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 78).
﴿وَعَلَى ٱلَّذِينَ يُطِيقُونَهُۥ فِدۡيَةٞ طَعَامُ مِسۡكِينٖۖ ﴾ [سورة البقرة: 184]
{Và đối với những ai không có khả năng nhịn chay thì có thể chuộc tội bằng cách nuôi ăn người thiếu thốn.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 184).
Ông Ibnu Abbas t nói: “Sự miễn giảm được mặc khải xuống cho người già yếu nam cũng như nữ rằng hai nhóm người này không thể nhịn chay thì cứ ăn uống bình thường nhưng phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo.” (Albukhari).
Thứ hai: Riêng đối với người mang thai sợ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mình hay đến thai nhi cũng như người đang cho con bú sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân hay ảnh hưởng đến đứa con, hai đối tượng này chỉ cần nhịn chay bù lại cho những ngày đã không nhịn chay là được, trường hợp của họ cũng giống như người bệnh có hy vọng khỏi. (Theo Ủy ban thường trực: 10/160).
     Trì hoãn việc nhịn chay bù cho Ramadan do mang thai phải chịu điều gì?
Hỏi: Vợ tôi không nhịn chay 6 ngày Ramadan vì cô ấy mang thai và đến nay cô ấy vẫn chưa nhịn chay bù lại 6 ngày đó; và cô ấy sẽ sinh con vào khoảng Ramadan tới và sẽ phải cho con bú. Xin hỏi giáo luật thế nào, khi nào cố ấy sẽ nhịn chay bù cho 6 ngày đó và cô ấy có phải chịu Kaffaarah không?
Trả lời: Cô ấy phải nhịn bù lại cho những ngày đã không nhịn chay Ramadan khi vẫn có khả năng cho dù có trì hoãn đến tháng Ramadan khác nhưng không phải chịu Kaffaarah, nếu sự trì hoãn đó với lý do là không có khả năng. Riêng trường hợp nếu cô ấy trì hoãn là do lơ là và xao lãng thì cô ấy phải sám hối, nhịn bù lại đồng thời phải chịu Kaffaarah: nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo với nửa Sa’ lương thực của từng nơi (gạo, lúa mì, ...), tính theo kg khoảng 1,5 kg. (Bộ Fataawa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz:15/348).
     Trễ nải việc nhịn chay bù cho Ramadan do bệnh có phải chịu Kaffaarah không?
Hỏi: Tôi bị bệnh nên không thể nhịn chay tháng Ramadan, nhưng tôi đã trì hoãn sự nhịn bù đến tháng Ramadan năm sau đó, xin hỏi sự nhịn chay đó của tôi đã có giá trị chưa hay cần phải Kaffaarah nữa, và nếu cần phải Kaffaarah thì hình thức của nó như thế nào?
Trả lời: Nếu bạn trễ nải việc nhịn chay bù do bệnh tật thì chỉ cần nhịn chay bù lại là được. Nếu căn bệnh cứ tiếp diễn cho tới Ramadan sang năm thì bạn chỉ cần nhịn chay bù lại, không phải chịu bất cứ điều gì. Nhưng nếu bạn xao lãng trong khi bạn khỏe mạnh mà không chịu nhịn chay bù để qua Ramadan sang năm thì bạn phải cần thực hiện hai điều: nhịn chay bù lại cho những ngày đã không nhịn chay đồng thời phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo với nửa Sa’ lương thực của từng nơi, tính theo kg khoảng chừng 1,5 kg. (Bộ Fataawa tổng hợp của Sheikh Bin Baaz:15/350).
     Người bệnh được miễn nhịn chay Ramadan nếu căn bệnh không có hy vọng khỏi
Hỏi: Có một bệnh nhân mắc bệnh lao, anh ta gặp khó khăn lớn trong việc nhịn chay Ramadan. Tháng Ramadan năm ngoái anh ta đã không nhịn chay, anh ta có được phép dùng hình thức nuôi ăn người nghèo để thay thế không? Được biết là bệnh tình của anh ta không có hy vọng khỏi.
Trả lời: Nếu người bệnh không đủ sức để nhịn chay Ramadan và căn bệnh của người đó là căn bệnh thuộc dạng bệnh không có hy vọng khỏi thì người đó được miễn nhịn chay, nhưng y phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo, mỗi một người nửa Sa’ lương thực. Tương tự, người lớn tuổi già yếu cũng được qui định giống như vậy. (Theo Ủy ban thường trực: 10/174).
     Các bác sĩ bảo phải uống nước liên tục nếu không căn bệnh sẽ tái lại, vậy người có nghĩa vụ nhịn chay phải làm thế nào?
Hỏi: Tôi bị bệnh sỏi thận và tôi đã trải qua một lần phẫu thuật, các bác sĩ khuyên tôi phải uống nước liên tục ngày đêm, cứ nửa ngày là phải uống ít nhất hai lít nước. Họ cho biết nếu ngưng uống nước trong ba tiếng liên tiếp thì sẽ rất nguy hiểm. Vậy tôi sẽ làm theo lời khuyên của họ hay tôi sẽ phó thác cho Allah I và cứ nhịn chay bình thường, và các bác sĩ còn nói rằng các hạt sỏi sẽ tái tạo trở lại nếu không có nước. Và nếu tôi không nhịn chay thì tôi phải Kaffaarah thế nào?
Trả lời: Nếu tình trạng như bạn đã kể và các bác sĩ là những bác sĩ chuyên khoa thì giáo lý cho phép bạn được phép không nhịn chay nhằm để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bạn. Khi nào bạn đã khỏi và khỏe trở lại thì bạn phải nhịn chay bù lại; còn nếu căn bệnh vẫn tiếp diễn hoặc sỏi thận có nhiều khả năng tái tạo trở lại khi ngừng uống nước liên tục và các bác sĩ đều khẳng định như thế thì đó là căn bệnh không hy vọng khỏi, trường hợp này bắt buộc bạn phải dùng hình thức nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo thay cho việc nhịn chay. (Theo Ủy ban thường trực: 10/179).
     Bắt buộc phải thôi nhịn chay nếu như căn bệnh trở nên nặng và trầm trọng.
Hỏi: Allah I đã định cho tôi căn bệnh đường ruột, tôi đã trải qua năm lần phẫu thuật do bị viêm loét bao tử và do bệnh tình của tôi rất nặng, tôi đã phải nằm viện trong một thời gian dài. Quả thật, Ramadan đã đến nhưng tôi không thể nhịn chay và cũng chưa nhịn bù lại. Xin cho tôi lời giải đáp?
Trả lời: Nếu thực tế như bạn nói rằng căn bệnh của bạn nặng và vẫn tiếp diễn và bạn vẫn đang trong thời gian điều trị và bạn cảm thấy cơ thể mình không có khả năng nhịn chay và bạn được bác sĩ khuyên không nhịn chay thì không vấn đề gì nếu bạn không nhịn chay, không những thế, có thể trong trường hợp đó bắt buộc bạn phải ăn uống bình thường nữa là khác. Tuy nhiên, khi nào bệnh tình của bạn được Allah I cho khỏi và bạn đã khỏe trở lại thì bạn phải nhịn chay bù cho những ngày Ramadan mà bạn đã không nhịn chay. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿شَهۡرُ رَمَضَانَ ٱلَّذِيٓ أُنزِلَ فِيهِ ٱلۡقُرۡءَانُ هُدٗى لِّلنَّاسِ وَبَيِّنَٰتٖ مِّنَ ٱلۡهُدَىٰ وَٱلۡفُرۡقَانِۚ فَمَن شَهِدَ مِنكُمُ ٱلشَّهۡرَ فَلۡيَصُمۡهُۖ وَمَن كَانَ مَرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۗ يُرِيدُ ٱللَّهُ بِكُمُ ٱلۡيُسۡرَ وَلَا يُرِيدُ بِكُمُ ٱلۡعُسۡرَ وَلِتُكۡمِلُواْ ٱلۡعِدَّةَ وَلِتُكَبِّرُواْ ٱللَّهَ عَلَىٰ مَا هَدَىٰكُمۡ وَلَعَلَّكُمۡ تَشۡكُرُونَ ١٨٥﴾ [سورة البقرة: 185].
{Tháng Ramadan là tháng mà Kinh Qur’an được ban xuống làm Chỉ đạo cho nhân loại và mang bằng chứng rõ rệt về sự Chỉ đạo và Tiêu chuẩn phân biệt phúc tội. Bởi thế, ai trong các ngươi chứng kiến tháng đó thì phải nhịn chay, và ai bị bệnh hoặc đi xa nhà thì phải nhịn chay bù lại số ngày đã thiếu. Allah muốn điều dễ dàng cho các ngươi chứ Ngài không muốn gây khó khăn cho các ngươi, và Ngài muốn cho các ngươi hoàn tất số ngày nhịn chay theo ấn định và Ngài muốn cho các ngươi tán dương Ngài về việc Ngài hướng dẫn các ngươi và để cho các ngươi có dịp tạ ơn Ngài.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).
Nếu bệnh tình của bạn vẫn tiếp diễn hoặc đã được điều trị nhưng sức khỏe của bạn vẫn rất yếu không có khả năng thực hiện việc nhịn bù và bạn đã nản lòng trong việc điều trị thì bạn hãy nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo với nửa Sa’ lương thực của từng nơi. (Theo Ủy ban thường trực: 10/188).
     Người bị bệnh viêm loét đại tràng không có khả năng nhịn chay phải làm gì?
Hỏi: Tôi bị bệnh bao tử và viêm loét đại tràng và tôi không thể chịu được nếu như không ăn uống sau hai tiếng. Tôi bắt đầu bị bệnh từ năm 1390 hijri và cho tới giờ đã được bảy năm và tôi đã không thể nhịn chay Ramadan trong suốt những năm qua, và mỗi năm tôi đều mong Allah I cho hết bệnh để có thể nhịn chay. Tôi đã đi điều trị ở nhiều quốc gia nhưng sự việc nằm ở trong tay của Allah I. Mong quí ngài cho tôi lời giải đáp về tình trạng của tôi, tôi phải làm thế nào?
Trả lời: Nếu thực tế như lời bạn kể thì bạn bị bệnh không có khả năng nhịn chay, bạn được phép dùng hình thức nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo cho những ngày mà bạn đã không nhịn chay trong những năm đó, mức lượng nuôi ăn là nửa Sa’ lương thực của từng nơi như gạo, chà là, ngô, .. (Theo Ủy ban thường trực: 10/193).
     Một người xuất Kaffaarah thay cho nhịn chay Ramadan do bệnh nhưng sau đó được Allah ban cho khỏi bệnh thì sẽ làm thế nào?
Hỏi: Các bác sĩ cấm một nữ bệnh nhân đau tim nhịn chay do căn bệnh không có hy vọng chữa khỏi nên nữ bệnh nhân này đã không nhịn chay Ramadan mà dùng hình thức nuôi ăn mỗi ngày để thay thế. Sau đó, cô ta được các bác sĩ tiến hành ca phẫu thuật tim và được Allah I cho thành công, Alhamdulillah, nhưng cô ta vẫn phải được theo dõi và giám sát cũng như tiếp tục được điều trị của các bác sĩ trong một thời gian dài .. xin hỏi cô ta phải làm thế nào đối với những ngày Ramadan mà cô ta đã không nhịn chay, bắt buộc cô ta phải nhịn chay bù lại cho những ngày đã không nhịn chay và tổng cộng số ngày đó là 180 ngày tức đã qua sáu mùa Ramadan liên tiếp hay cô ta có thể dùng hình thức nuôi ăn để thay thế chiếu theo lời phán của Allah I: {Và đối với những ai không có khả năng nhịn chay thì có thể chuộc tội bằng cách nuôi ăn người thiếu thốn.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 184).?
Trả lời: Việc cô ta đã dùng hình thức nuôi ăn người nghèo cho tất cả những ngày mà cô ta đã không nhịn chay là có giá trị và cô ta không cần phải nhịn chay bù lại cho các tháng đó, bởi vì cô ta có lý do chính đáng theo giáo luật đã qui định. (Theo Ủy ban thường trực: 10/195).
     Bắt buộc phải nhịn bù cho Ramadan trước khi vào Ramadan kế tiếp.
Hỏi: Tôi đã mất ba ngày của Ramadan, tôi không nhịn chay ba ngày đó do bệnh tình của tôi. Xin hỏi có phải tôi được phép nhịn bù những ngày đó bất cứ thời giàn nào tôi có thể phải không?
Trả lời: Bắt buộc bạn phải nhịn chay bù lại cho ba ngày mà bạn đã không nhịn chay Ramadan do bệnh tình của bạn trong những ngày sau Ramadan đó, bạn nhịn càng sớm thì điều đó càng tốt hơn cho bạn. Tuy nhiên, bạn không được phép trì hoãn việc nhịn chay bù đó đến khi vào Ramadan kế tiếp khi mà bạn có khả năng nhịn. Nếu bạn trễ nải việc nhịn bù đó đến khi vào Ramadan kế tiếp thì bắt buộc phải nhịn chay bù sau khi đã kết thúc Ramadan kế tiếp đó đồng thời phải chịu phạt nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo tương ứng với số ngày mà bạn đã trễ nải. (Theo Ủy ban thường trực: 10/358).
     Người bệnh phải làm gì nếu như đang mắc căn bệnh không có hy vọng chữa khỏi?
Hỏi: Một người đàn ông bị bệnh với căn bệnh không có hy vọng chữa khỏi và anh ta không có khả năng nhịn chay thì giáo luật qui định thế nào?
Trả lời: Người bệnh mang căn bệnh không có hy vọng chữa khỏi không bắt buộc phải nhịn chay bởi vì y không có khả năng cho điều đó, tuy nhiên, y phải thay thế cho việc nhịn chay đó bằng hình thức nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo. Có hai cách nuôi ăn:
Cách thứ nhất: Y nấu ăn bữa trưa hay bữa tối (chiều) rồi mời những người nghèo tương ứng theo số ngày mà y phải nuôi ăn đến ăn giống như Anas bin Malik t đã từng làm như thế lúc ông đã lớn tuổi.
Cách thứ hai: Y phân phát lương thực như gạo, lúa mì, .. mức lượng một xuất ăn cho một người nghèo là một bụm tay của Thiên sứ e tương đương với ¼ Sa’ và một Sa’ khoảng 2,4 kg. Như vậy, một bụm tay của Thiên sứ e tương dương khoảng 600 gam. Y phân phát cho mỗi người nghèo với mức lượng này từ gạo, lúa mì và kèm theo thịt. (Bộ Fataawa tổng hợp của Ibnu U’thaimeen: 19/110).
     Ai không có khả năng nhịn chay có được phép lấy các phần ăn cho người xả chay đưa cho người nghèo để thay thế việc nuôi ăn không?
Hỏi: Nếu có một người bệnh với căn bệnh không có hy vọng khỏi thì như đã biết người đó phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo, xin hỏi việc nuôi ăn có giá trị hay không nếu lấy giá trị của đồ xả chay dành cho người nhịn chay đưa cho các tổ chức từ thiện, như vậy có đạt yêu cầu không?
Trả lời: Tôi thấy như thế là chưa đủ bởi vì những đồ xả chay đó có thể được ăn và có thể không được ăn, có thể khi đặt một thùng xuống cho mọi người ăn nhưng không ai ăn cả trong khi phần nuôi ăn thay cho việc nhịn chay là cần phải được biết rõ rằng phần thức ăn đó đã đến tay người đáng nhận nó, hơn nữa cũng có thể một người nghèo duy nhất cứ ăn đi ăn lại phần thức ăn đó; có thể ngày hôm nay cho một người nào đó ăn, ngày thứ hai cũng chính người đó đến ăn và ngày thứ ba cũng như vậy, vậy liệu việc nuôi ăn những người nghèo hay chỉ nuôi ăn một nghèo duy nhất. Do đó, tôi thấy như thế là chưa đạt yêu cầu. (Sheikh Ibnu U’thaimeen từ các buổi học Ramadan).
     Việc nuôi ăn người nghèo thay cho việc không thể nhịn chay có bắt buộc phải nuôi ăn mỗi ngày hay được phép trì hoãn đến cuối tháng và nuôi ăn cùng một lúc?
Hỏi: Một người bị bệnh không có hy vọng khỏi thì bắt buộc phải dùng hình thức nuôi ăn mỗi ngày trong những ngày Ramadan hay có thể đợi đến khi xong Ramadan?
Trả lời: Người bệnh với căn bệnh không có hy vọng khỏi như người già yếu, bị ung thư và các căn bệnh mạn tính, nếu như gặp trở ngại trong việc nhịn chay thì được phép dùng hình thức nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo dù là nuôi ăn mỗi ngày hay tập hợp những người nghèo lại nhưng chúng ta hãy biết rằng không đạt yêu cầu nếu lặp đi lặp lại phần nuôi ăn cho một người nghèo duy nhất. Thí dụ mỗi ngày cứ đi đến một người nghèo quen biết duy nhất để đưa phần thức ăn cho y, như vậy là chưa đủ. Do đó, Ramadan gồm ba mươi ngày thì phải nuôi ăn ba mươi người nghèo; nhưng cách nuôi ăn họ như thế nào, chúng tôi nói: nếu muốn thì cứ mười ngày tập hợp lại mười người nghèo rồi cho họ thức ăn hoặc nếu muốn thì đợi đến cuối tháng tập hợp ba mươi người lại và cho họ cùng một lúc.
Quả thật, Anas bin Malik t, người sai vặt của Thiên sứ e, lúc ông lớn tuổi, ông không có khả năng nhịn chay, ông đã tập hợp ba mươi người nghèo lại vào ngày cuối cùng của Ramadan và nuôi ăn họ với bánh mì và loại thức ăn lỏng (giống như súp hay cháo). Nếu muốn có thể phân phát gạo cho họ cứ mỗi một Sa’ (2,4 kg) là bốn người mỗi ngày tức được bốn ngày.
Nếu không tìm thấy người nghèo thì hết nghĩa vụ bởi vì một người không có khả năng nhịn chay và cũng không có khả năng nuôi ăn, tuy nhiên điều này thực tế là không có bởi vì người nghèo luôn tồn tại, nếu không tìm thấy họ trong xứ thì chắc chắn sẽ tìm thấy họ ở xứ khác. (Sheikh Ibnu U’thaimeen từ các buổi học Ramadan).
     Có được phép đưa phần Kaffaarah do trì hoãn việc nhịn bù cho một người nghèo duy nhất không?
Hỏi: Phụ nữ có máu hậu sản và mang thai đã không nhịn chay bù lại trong nhiều năm mà không có lý do được một số học giả Fataawa rằng họ phải nhịn chay bù đồng thời phải nuôi ăn người nghèo và cho dù có tập hợp lại tất cả các phần nuôi ăn mỗi ngày cho một người nghèo duy nhất. Điều này có đúng không?
Trả lời: Tôi không biết trong vấn đề này lại bắt buộc phải nuôi ăn cho những người nghèo khác nhau đối với trường hợp nhịn bù khi có sự trì hoãn mà không có lý do bởi vì Allah I đã phán:
﴿وَعَلَى ٱلَّذِينَ يُطِيقُونَهُۥ فِدۡيَةٞ طَعَامُ مِسۡكِينٖۖ ﴾ [سورة البقرة: 184]
{Và đối với những ai không có khả năng nhịn chay thì có thể chuộc tội bằng cách nuôi ăn người thiếu thốn.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 184).
Nếu như ai đó phải có nghĩa vụ nuôi ăn cho việc trì hoãn việc nhịn chay bù đã xuất các phần ăn cho một người nghèo duy nhất thì việc làm đó đã đạt yêu cầu, Insha-Allah. (Chọn lọc từ Fataawa của Sheikh Al-Fawzaan: 4/96).

Trang    Chủ đề    TT
1    Một người quan hệ với vợ sau lễ nguyện Salah Fajar thì phải làm thế nào?        1
4    Người vợ có phải chịu hình phạt Kaffaarah nếu quan hệ giao hợp với chồng trong ban ngày của Ramadan không?            2
5    Cấm người vợ vâng lời chồng khi anh ta muốn mơn trớn và có những cử chỉ âu yếm mang tính ham muốn với cô ta trong ban ngày của Ramadan.      3
6    Người chồng quan hệ với người vợ hai lần một cách cưỡng ép thì cả hai vợ chồng cần phải làm gì?          4
7    Hai vợ chồng đến Makkah vào ban đêm, buổi sáng họ quan hệ giao hợp với nhau trong lúc họ đang nhịn chay. Họ phải chịu những gì?         5
9    Người chồng quan hệ với vợ trong ban ngày của Ramadan ba lần vào các ngày khác nhau thì phải chịu Kaffaarah thế nào?    6
10    Nếu hành vi quan hệ giao hợp nhiều lần trong một ngày thì có phải chịu nhiều lần Kaffaarah không?    7
10    Người vợ có phải chịu Kaffaarah không nếu người chồng quan hệ giao hợp với cô ấy trong ban ngày của Ramadan trong khi cô ấy là người không nhịn chay?      8
11    Có phải Kaffaarah cho hành vi giao hợp với người vợ trong thời gian chu kỳ kinh nguyệt vào ban ngày của Ramadan không?       9
13    Một người đàn ông quan hệ giao hợp với vợ vào ban ngày của Ramadan nhưng chưa xuất tinh thì có phải bị Kaffaarah không?    10
14    Người chồng quan hệ với giao hợp vợ nhưng chưa xuất tinh và anh ta nghĩ rằng nhịn chay không bị hư trừ phi đã xuất tinh.    11
16    Giáo lý về người đàn ông quan hệ giao hợp với vợ trong ban ngày của Ramadan lúc đi đường xa    12
17    Người phụ nữ có phải chịu hình phạt Kaffaarah khi chồng của cô ta quan hệ giao hợp với cô ta vào ban ngày của Ramadan trong lúc cô ta là người không nhịn chay?    13
17    Người đàn ông quan hệ giao hợp với vợ trước khi rời đi khỏi xứ của y có phải bị Kaffaarah hay không?         14
19    Người đàn ông quan hệ giao hợp với vợ sau khi nghe tiếng súng nổ (báo vào giờ nhịn chay) khoảng 10 phút thì có bị gì không?    15
20    Giáo lý về người đàn ông quan hệ giao hợp với vợ vào ban ngày của Ramadan vì quên.        16
21    Người đàn ông có hành vi quan hệ giao hợp với vợ ở phạm vi ngoài và chưa xuất tinh vào ban ngày của Ramadan có bị gì hay không?      17
22    Nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề Kaffaarah cho hành vi quan hệ tình dục vào ban ngày của Ramadan          18
25    Một người đàn ông quan hệ giao hợp với vợ vào ban ngày của Ramadan do không biết đã vào tháng rồi      19
25    Người chồng quan hệ giao hợp với vợ vào ban ngày của Ramadan do không hiểu biết giáo lý       20
26    Fataawa từ Sheikh Abdul-Aziz bin Abdullah bin Baaz về người quan hệ giao hợp với vợ nhiều lần vào ban ngày của Ramadan do không hề biết giáo luật     21
28    Người đàn ông quan hệ giao hợp với vợ vì tưởng rằng đêm vẫn còn, sau đó mới phát hiện rằng trời đã sáng.         22
29    Một người đàn ông sáng thức dậy trong tình trạng Junub (đã quan hệ tình dục nhưng chưa tắm) và nghĩ rằng sự nhịn chay ngày hôm đó của y đã bị hư nên đã quan hệ giao hợp với vợ.    23
30    Người đàn ông quan hệ giao hợp với vợ vào ngày Eid nhưng sau đó mới vỡ lẽ đó vẫn còn là ngày của Ramadan.    24
31    Người đàn ông quan hệ giao hợp với vợ trong lúc đang nhịn chay bù có phải chịu Kaffaarah không?    25
31    Quan hệ giao hợp với vợ lúc cô ta đang nhịn chay bù cho Ramadan có phải là một trong các đại tội không?       26
32    Người phụ nữ phải bị sao khi người chồng quan hệ giao hợp với cô ta trong lúc cô ta đang nhịn chay bù?       27
33    Sự bất đồng quan điểm của giới học giả về điều bắt buộc Kaffaarah (chuộc tự do cho một người nữ nô lệ hoặc nhịn chay hai tháng liền hoặc phải nuôi ăn 60 người nghèo).       28
35    Kaffaarah cho hành vi quan hệ tình dục vào ban ngày của Ramadan có cần phải tuân thủ theo trình tự không?        29
36    Giải pháp làm mất đi hình phạt dành cho hành vi quan hệ tình dục vào ban ngày của Ramadan.    30
37    Nếu người có hành vi quan hệ tình dục vào ban ngày của tháng Ramadan là người giàu có nhưng y không quan tâm đến việc chuộc tự do cho người nữ nô lệ ..        31
37    Không có qui định rằng phải nhịn chay từ đầu tháng trong việc nhịn chay hai tháng liền của Kaffaarah cho hành vi quan hệ tình dục vào ban ngày của Ramadan.    32
38    Sự trì hoãn nhịn chay Kaffaarah đến những ngày của mùa đông.    33
39    Liệu có phải là đã mất đi sự liên tục của việc nhịn chay hai tháng liền do kinh nguyệt không?    34
40    Sự liên tục trong nhịn chay Kaffaarah có bị cắt quãng bởi nhịn chay Ramadan không?        35
41    Mức lượng nuôi ăn trong Kaffaarah cho hành vi quan hệ tình dục vào ban ngày của Ramadan        36
43    Một người phải chịu hai Kaffaarah cho hành vi quan hệ tình dục vào ban ngày của Ramadan chỉ cần đưa phần nuôi ăn cho 60 người nghèo là được?      37
44    Đưa phần nuôi ăn thay thế nghĩa vụ nhịn chay cho những người không phải Muslim         38
44    Có được phép đưa phần nuôi ăn thay thế nghĩa vụ nhịn chay cho trẻ con và người ngoại đạo không?       39
45    Thủ dâm vào ban ngày của Ramadan có phải chịu Kaffaarah không?    40
46    Có phải Kaffaarah đối với người hủy sự nhịn chay do khát nước không?       41
47    Việc người mang thai dùng cách nuôi ăn Kaffaarah để thay thế cho nhịn chay bù có giá trị hay không?    42
48    Hỏi về nhịn chay Ramadan cho người già yếu, bệnh tật, mang thai và đang trong thời gian cho con bú.    43
49    Trì hoãn việc nhịn chay bù cho Ramadan do mang thai phải chịu điều gì?    44
50    Trễ nải việc nhịn chay bù cho Ramadan do bệnh có phải chịu Kaffaarah không?      45
51    Người bệnh được miễn nhịn chay Ramadan nếu căn bệnh không có hy vọng khỏi       46
51    Các bác sĩ bảo phải uống nước liên tục nếu không căn bệnh sẽ tái lại, vậy người có nghĩa vụ nhịn chay phải làm thế nào?    47
52    Bắt buộc phải thôi nhịn chay nếu như căn bệnh trở nên nặng và trầm trọng.       48
54    Người bị bệnh viêm loét đại tràng không có khả năng nhịn chay phải làm gì?       49
54    Một người xuất Kaffaarah thay cho nhịn chay Ramadan do bệnh nhưng sau đó được Allah ban cho khỏi bệnh thì sẽ làm thế nào?      50
55    Bắt buộc phải nhịn bù cho Ramadan trước khi vào Ramadan kế tiếp.    51
56    Người bệnh phải làm gì nếu như đang mắc căn bệnh không có hy vọng chữa khỏi?        52
57    Ai không có khả năng nhịn chay có được phép lấy các phần ăn cho người xả chay đưa cho người nghèo để thay thế việc nuôi ăn không?    53
57    Việc nuôi ăn người nghèo thay cho việc không thể nhịn chay có bắt buộc phải nuôi ăn mỗi ngày hay được phép trì hoãn đến cuối tháng và nuôi ăn cùng một lúc?       54
59    Có được phép đưa phần Kaffaarah do trì hoãn việc nhịn bù cho một người nghèo duy nhất không?    55


    
    

 

    

 

Kaffaarah (Một Số Hỏi Đáp Về Kaffaarah Nhịn Chay)

Tải về

Về cuốn sách

Tác giả :

جماعة من العلماء

Nhà xuất bản :

www.islamhouse.com

Thể loại :

Fatwa (Q&A)