Năm Mươi Tình Huống Giữa Nabi (cầu xin bình an & phúc lành cho Người) Với Phụ Nữ

Năm Mươi Tình Huống Giữa Nabi (cầu xin bình an & phúc lành cho Người) Với Phụ Nữ: Trong quyển sách hàm chứa rất nhiều chỉ đạo giáo dục tín đồ Muslim nam cư xử với phụ nữ trong gia đình, trong thân tộc và trong xã hội. Tác giả đã dày công sưu tầm các Hadith Soheeh rồi giải thích và rút ra rất nhiều bài học quí từ Hadith. Mong rằng qua quyển sách nhỏ này cầu xin Allah chấp nhận và ban hồng phúc ta tất cả những ai đọc và giúp cho quyển sách được truyền tải ngày càng rộng hơn.

Năm Mươi Tình Huống Giữa Nabi  Với Phụ Nữ
] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامية [

Biên soạn
Tiến sĩ Ibrahim bin Fahad bin Ibrahim Al-Wad-a’n


Dịch thuật: Abu Hisaan Ibnu Ysa




2014 - 1436

 

 
خمسون موقفاً للنبي  مع النساء
« باللغة الفيتنامية »
جمع وترتيب: د/ إبراهيم بن فهد بن إبراهيم الودعان


ترجمة: أبو حسان محمد زين بن عيسى



2014 - 1436
 


Lời Mở Đầu

الحَمْدُ لِلَّهِ رَبِّ الْعَالَمِيْنَ وَالصَّلَاةُ وَالسَّلَامُ عَىَ  أَشْرَفِ الْأَنْبِيَاءِ وَالْمُرْسَلِيْنَ، نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ وَعَىَ– آلِهِ وَصْحِبِهِ أَجْمَعِيْنَ، أَمَّا بَعْدُ:
Alhamdulillah, mọi lời ca ngợi và tán dương đều kính dâng Allah, cầu xin Ngài ban bình an cho vị Nabi cao quí nhất trong đội ngũ Nabi và Rasul, Nabi Muhammad, cho gia quyến của Người và cho tất cả bằng hữu của Người, Ammaa Ba’d:
Với quyển sách nhỏ này tôi xin gởi đến quí đọc giả Muslim một phần về tiểu sử của vị lãnh đạo cao quí Muhammad  của chúng ta, về một tấm gương để toàn thể tín đồ Muslim học tập và rèn luyện các ứng xử với phụ nữ, vì lẽ đó mà tôi đặt cho quyển sách dưới bút danh “Năm Mươi Tình Huống Giữa Rasul  Với Phụ Nữ” .
Cách trình bày quyển sách này là cứ mỗi Hadith được tôi liệt kê sẽ trích thêm một số bài học rút ra từ Hadith đó, ở mỗi bài học tôi sẽ chú thích rõ nguồn gốc mà tôi đã trích từ đâu như từ bộ sách tổng hợp hoặc trong các quyển khác. Và đôi khi tôi chỉnh sửa câu cú chút ít hoặc thêm hoặc bớt đi, còn những bài học nào không được trích nguồn gốc là do tôi tự rút ra. Có điều các bài học được rút ra từ mỗi Hadith đa phần là liên quan đến phụ nữ chứ không phải tất cả. Ngoài ra tôi còn phải tự giải thích thêm ý nghĩa các từ ngữ khó hiểu, xác minh tính xác thực của mỗi Hadith, đặt tiêu đề cho mỗi Hadith theo ý kiến của anh em trang web www.alukah.net, khẩn cầu Allah ban hồng phúc cho họ và bảo bệ họ tránh mọi sai xót. Dựa theo cách soạn của quyển sách đầu tay của tôi với trẻ em thì quyển sách này soạn về chủ đề phụ nữ và tôi đã lấy ba Hadith từ quyển sách “Năm Mươi Ttình Huống Giữa Rasul  Với Trẻ Nhỏ” nhưng tôi sẽ bổ sung thêm vài bài học khác.
Khẩn cầu Allah Đấng Rộng Lượng chấp nhận công lao đã bỏ ra vì quyển sách này, xin Ngài ban lợi ích, ban hồng phúc cho tác giả và cho đọc giả của quyển sách này. Cầu xin Allah ban cho thành công, và xin Ngài ban bình an cho Nabi Muhammad của bầy tôi.

Tác giả
Tiến sĩ Ibrahim bin Fahad bin Ibrahim Al-Wad-a’n
[email protected]

dkf



Đa Số Người Trong Hỏa Ngục Là Phụ Nữ
Hadith thứ nhất: Ông Abu Sa-e’d Al-Khudry  kể: Có lần Rasul  rời khỏi nhà vào buổi sáng, lúc Người đi ngang qua nhóm phụ nữ thì bảo họ:
((يَا مَعْشَرَ النِّسَاءِ تَصَدَّقْنَ، فَإِنِّى أُرِيتُكُنَّ أَكْثَرَ أَهْلِ النَّارِ))
“Này các nàng phụ nữ, các nàng hãy bố thí thật nhiều đi, quả thật Ta được cho thấy rằng đa số người trong hỏa ngục là phụ nữ.” Tại sao thưa Rasul của Allah ? Các nàng hỏi. Rasul  đáp:
((تُكْثِرْنَ اللَّعْنَ، وَتَكْفُرْنَ الْعَشِيرَ، مَا رَأَيْتُ مِنْ نَاقِصَاتِ عَقْلٍ وَدِينٍ أَذْهَبَ لِلُبِّ الرَّجُلِ الْحَازِمِ مِنْ إِحْدَاكُنَّ))
“Là do các nàng thường hay nguyền rủa lẫn nhau, thường hay phủ nhận hạnh phúc vợ chồng (mỗi khi giận) và các nàng thiếu toàn mỹ về trí tuệ và hành đạo.” Các nàng hỏi tiếp: Như thế nào là thiếu toàn mỹ về trí tuệ và hành đạo, thưa Rausl của Allah? Người đáp:
((أَلَيْسَ شَهَادَةُ الْمَرْأَةِ مِثْلَ نِصْفِ شَهَادَةِ الرَّجُلِ))
“Chẳng phải một nhân chứng nữ chỉ bằng một nữa nhân chứng nam giới hay sao ?” Đúng vậy, các nàng đáp. Rasul  tiếp: ((فَذَلِكَ مِنْ نُقْصَانِ عَقْلِهَا، أَلَيْسَ إِذَا حَاضَتْ لَمْ تُصَلِّ وَلَمْ تَصُمْ)) “Đó chính là sự thiếu toàn mỹ về trí tuệ của các nàng và chẳng phải khi các nàng có kinh nguyệt là không được hành lễ Salah và nhịn chay hay sao?” Đúng vậy, các nàng đáp. Rasul  tiếp: ((فَذَلِكَ مِنْ نُقْصَانِ دِينِهَا)) “Đấy chính là sự thiếu toàn mỹ về hành đạo của các nàng.”( )  

    Các bài học từ Hadith:
1)    Rasul  lưu tâm đến vấn đề phụ nữ, Người dành thời gian riêng cho họ. Điều này khẳng định rằng Islam luôn xem trọng mọi vấn đề phụ nữ quan tâm và Islam rất tôn trọng họ.
2)    Nói lên tính sáng suốt và dễ dãi của tôn giáo.
3)    Rằng đa số người trong hỏa ngục là phụ nữ.
4)    Một cuộc đàm thoại rất thanh nhã, lại hàm chứa một ý nghĩa trọng đại. Trong Hadith thấy rằng phụ nữ thời đó rất lịch sự, thấy rằng chỉ một người đại diện cho tất cả để hỏi vấn đề chung của phụ nữ trong khi phụ nữ thường là rất xôn xao, ồn ào.
5)    Mặc dù phụ nữ là phái yếu nhưng các nàng vẫn có khả năng thu nhập như nam giới và chiếm lĩnh được nam giới.
6)    Mỗi khi giận phụ nữ thường phủ nhận niềm hạnh phúc vợ chồng điển hình như câu: “Tôi chưa từng thấy hạnh phúc bên anh ta”.
7)    Phụ nữ bị thiếu toàn mỹ về trí tuệ vào hành đạo, tuy vậy vẫn có thể làm cho cánh mày râu điên đảo.
8)    Quả thật Rasul  có cơ hội thấy được thiên cơ huyền bí và đã thấy được đa phần người trong hỏa ngục là phụ nữ.
9)    Việc phụ nữ thiếu toàn mỹ về trí tuệ và hành đạo là do Allah quyết định chứng hoàn toàn nằm ngoài khả năng của phụ nữ.
10)    Trong những lòng thương xót dành cho phụ nữ là mỗi khi có chu kỳ kinh nguyệt các nàng được quyền không hành lễ Salah và nhịn chay nhưng phải nhịn chay bù mà không phải hành lễ Salah bù.
11)    Trong các lý do đẩy con người rơi vào hỏa ngục là thường xuyên nguyền rủa nhau và phủ nhận cuộc sống hạnh phúc vợ chồng.
12)    Lòng nhân hậu của Rasul  dành cho cộng đồng Muslim, Người lo lắng cho họ, đặc biệt quan tâm đến phụ nữ trong Hadith này càng gia tăng thêm lòng quan tâm lo lắng.
13)    Sở dĩ chỉ nhắc đến Salah và nhịn chay là bởi Salah được lặp lại nhiều lần trong ngày và nhịn chay được lặp lại mỗi năm một tháng, khác với các nền tản khác của tôn giáo.
14)    Giáo lý cho phép phụ nữ đến tham gia lễ Salah E’id nhưng phải ở riêng với nam giới.
15)    Rasul  có một nhân cách vĩ đại, một ứng xử lịch sự nhã nhặn, nhân từ rằng Người đàm thoại với phụ nữ bằng các ngôn từ phù hợp với trí tuệ họ không hề mang tính chê bai, xem thường.
16)    Khuyến khích bố thí bởi đây là lý do được thoát khỏi hỏa ngục.
17)    Tuy nguyền rủa là hành động tệ hại bị cấm trong giáo lý Islam nhưng phụ nữ lại thường xuyên vắp phải tội lỗi này.
18)    Lời chứng nhận của nữ chỉ bằng một nữa lời chứng nhận của nam giới.( ) 
19)    Cấm phụ nữ và nam giới chà trộn lẫn nhau.
dkf

Này Fatimah, Con Hãy Xin Cha Điều Gì Con Muốn
Hadith thứ hai: Ông Abu Hurairah  kể: Rasul  liền đứng dậy công khai truyền bá Islam khi Allah thiên khải câu kinh:
﴿وَأَنذِرۡ عَشِيرَتَكَ ٱلۡأَقۡرَبِينَ ٢١٤﴾  الشعراء: ٢١٤
(Hỡi Muhammad) hãy khuyến cáo thân tộc gần gủi của Ngươi. Al-Shu-a’-ra: 214 (chương 26) và bảo:
((يَا مَعْشَرَ قُرَيْشٍ - أَوْ كَلِمَةً نَحْوَهَا - اشْتَرُوا أَنْفُسَكُمْ ، لاَ أُغْنِى عَنْكُمْ مِنَ اللَّهِ شَيْئًا، يَا بَنِى عَبْدِ مَنَافٍ لاَ أُغْنِى عَنْكُمْ مِنَ اللَّهِ شَيْئًا، يَا عَبَّاسُ بْنَ عَبْدِ الْمُطَّلِبِ لاَ أُغْنِى عَنْكَ مِنَ اللَّهِ شَيْئًا، وَيَا صَفِيَّةُ عَمَّةَ رَسُولِ اللَّهِ لاَ أُغْنِى عَنْكِ مِنَ اللَّهِ شَيْئًا، وَيَا فَاطِمَةُ بِنْتَ مُحَمَّدٍ سَلِينِى مَا شِئْتِ مِنْ مَالِى لاَ أُغْنِى عَنْكِ مِنَ اللَّهِ شَيْئًا))
“Này đồng bào Quraish - hoặc câu nói tương tự -, mọi người hãy tự chuộc thân mình còn Ta hoàn toàn không giúp ích gì cho mọi người trước Allah. Này dòng tộc Abdu Manaaf, Ta hoàn toàn không giúp ích gì cho mọi người trước Allah. Này A’bbaas con trai ông Abdul Muttalib, cháu hoàn toàn không giúp ích gì cho bác trước Allah. Này Safeeyah cô của Rasul của Allah, cháu hoàn toàn không giúp ích gì cho cô trước Allah. Này Fatimah con gái của Muhammad, con hãy xin cha đi những gì con muốn từ tài sản của cha, cha hoàn toàn không giúp ích gì cho con trước Allah.”( )  

     Các bài học từ Hadith:
1)    Quả thật, chủ ý trọng đại nhất của Rasul  là tuyên truyền sứ mệnh mà Thượng Đế đã giao phó, gồm có khuyến cáo dòng họ thân thuộc của Người.
2)    Rasul  dành riêng lời kêu cho hai phụ nữ là cô và con gái của Người có lẽ là do họ là hai người thân nhất của Người hoặc tại lúc đó chỉ có hai người họ là nữ.
3)    Nabi  là người được Allah lựa chọn đề truyền bá lời thiên khải của Ngài, chứ không phải là lời bịa đặt từ Rasul .
4)    Vào ngày tận thế ngoài lòng thương xót của Allah dành cho con người thì mọi quan hệ ruột thịt đều bị cắt đứt, không ai giúp đỡ cho ai được ngoại trừ việc làm đức hạnh của mỗi bản thân.
5)    Cung cách đứng của Rasul  chứng tỏ rằng Người đã đứng rất trịnh trọng và nghiêm trang trước mặt mọi người để tuyên bố lời thiên khải của Thượng Đế.
6)    Trong những phần thưởng dành cho việc cư xử tốt với người thân là được cứu thoát khỏi hỏa ngục, việc làm này giống như đã tự chuộc thân mình và phóng thích khỏi hỏa ngục.( )
7)    Sứ mạng đầu tiên của Nabi  là kêu gọi người thân và dòng họ, sau đó mới đến công bố kêu gọi hai loài người và Jin (ma quỉ).
8)    Nabi  đã dùng tiền bạc để làm hài lòng con gái Người bà Fatimah trong khi bà là một người Muslim, đương nhiên việc làm hài lòng người Kafir để họ vào Islam là phương châm hàng đầu.( )   
dkf

Việc Sahabah Nữ Nghe Lời & Tuân Lệnh Nabi 
Hadith thứ ba: Ông Sahl bin Sa’d  kể: Nhóm đàn ông hành lễ Salah cùng với Nabi  khi ngồi họ kéo sa rong lên cổ giống như bộ dạng của trẻ em và có lời bảo phụ nữ: “Các cô không được ngẩn đầu lên cho đến khi nam giới đã ngồi được ổn định.”( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Hoàn cảnh sống của tập thể Sahabah thời bấy giờ là rất thiếu thốn và khó khăn về vật chất.
2)    Phụ nữ đã hành lễ Salah cùng với Nabi  và cùng với nam giới nhưng họ đứng phía sau nam giới.
3)    Hadith là bằng chứng khẳng định việc cấm nam và nữ lẫn lộn nhau và bắt buộc giữa nam và nữ có khoảng cách nhất định
4)    Phụ nữ có thể thấy được nam giới từ phía sau, vì vậy cấm họ ngẩn đầu lên cho đến khi nam giới đã ngồi được ổn định nhằm tránh nhìn nhầm vào phần kín của nam.
5)    Imam được phép ra lệnh khẩn trong lúc đang hành lễ Salah mà không hề làm hư Salah.
6)    Người đứng phía sau Imam phải tuyệt đối phục tùng và tuân lệnh Imam trong tầm khả năng vì cái lợi ích chung cho cộng đồng.
7)    Lễ Salah của người phía sau Imam không được công nhận cho đến khi thực hiện sau Imam.
8)    Khi đang hành lễ Salah vô tình làm lộ phần kín hoặc bị gió thổi lộ phần kín và lập tức che kín lại thì không gây hại đến lễ Salah đó.
9)    Ăn mặc đầy đủ gồm quần và áo khi hành lễ Salah tốt hơn việc chỉ mặc một cái hoặc một cái sa rong, bởi sẽ che kín chắc chắn hơn.( ) 
10)    Xác định lại việc đã che kín phần kín lúc đang hành lễ Salah.( ) 
dkf

Sự Dũng Cảm Của Phụ Nữ
Hadith thứ tư: Ông Ibnu U’mar  kể: Trước kia có một nô lệ nữ của ông U’mar thường tham gia hành lễ Salah Al-Fajr và Salah Al-Isha cùng tập thể tại Masjid. Có lần một người bảo bà: Tại sao bà lại tham gia hành lễ Salah đó trong khi bà biết rằng U’mar  đã không thích và ghen ?
-    Bà đáp: Vậy thì điều gì đã cấm ông ta cấm cản tôi ?
-    Người đàn ông đáp: Điều cấm ông ta là Rasul  đã nói:
((لَا تَمْنَعُوا إِمَاءَ اللهِ مَسَاجِدَ اللهِ))
“Cấm các ngươi cấm các nô lệ nữ của Allah đến các Masjid của Ngài.”( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Phụ nữ được phép đến các Masjid để hành lễ Salah.
2)    Tốt nhất cho phụ nữ trong việc hành lễ Salah vẫn là ở nhà của cô, đây là một sự quan tâm và bảo vệ cô ta.
3)    Lệnh của Nabi  được đưa lên tất cả các lệnh bởi lệnh đó được tiếp nhận từ Allah.
4)    Chân lý là ở lời nói của người phụ nữ này bởi cô ta dám đôi co với U’mar  và U’mar  là người kiên quyết dừng lại trước sắc lệnh của Allah và Rasul .
5)    Hadith dùng từ nô lệ nữ của Allah là nhằm nêu cao sự quí phái phụ nữ.
6)    Việc phụ nữ này chọn hai giờ Salah Al-Fajr và Salah Al-Isha để đến Masjid là nhằm ẩn thân hoàn toàn trong bóng tối của màn đêm, khác với việc rời khỏi nhà vào ban ngày.
7)    Bắt đầu liền việc quan trọng để đạt được mục đích.
8)    Tầm quan trọng của lễ Salah tập thể, nên thấy rằng đến phụ nữ vẫn luôn bảo vệ việc đến hành lễ Salah tập thể tại Masjid, và tất nhiên đối với nam giới là điều quan trọng hơn và bắt buộc hơn.
9)    Phụ nữ có quyền lợi và nghĩa vụ riêng biệt hẳn hòi, thế tại sao phải cấm cô ta rời khỏi nhà, đặc biệt là các trường hợp cần thiết cộng thêm sự an toàn xã hội.
10)    Sự ghen tức của U’mar .( )
dkf

Lòng Tin Của Nabi  Đối Với Phụ Nữ
Hadith thứ năm: Ông Sahl kể: Quả thật Nabi  đã gởi lệnh đến một phụ nữ thuộc dân Al-Muhaajireen có một nô lệ nam trẻ tuổi là thợ mộc, bảo:
((مُرِي عَبْدَكِ فَلْيَعْمَلْ لَنَا أَعْوَادَ المِنْبَرِ))
“Nói với cô ta bảo người nô lệ nam của cô ta làm cho Ta một bụt giảng.” Thế là bà ra lệnh cho người nô lệ đó làm theo lời dặn dò. Chàng thanh niên đã lấy gỗ cây thánh liễu mà làm bụt giảng đó. Sau khi hoàn thành, người phụ nữ lại cử người đến báo cho Nabi  là yêu cầu của Nabi  đã được hoàn thành, Người bảo:
((أَرْسِلِي بِهِ إِلَيَّ))
“Vậy bảo cô ta gởi nó đến đây.” Khi bụt giảng được mang đến thì Nabi  đã tự tay mình đặt nó vào vị trí trước mặt mọi người chứng kiến.( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Lòng tin của Nabi  dành cho chàng thanh niên này nói lên địa vị của chàng thanh niên này trong lòng Nabi , bởi Người đã chỉ đích danh cậu ta làm việc cho mình.
2)    Chàng thanh niên này không phải là người bình thường mà là một thợ mộc có tiếng về tay nghề cao đến nổi Nabi  cũng tin tưởng.
3)    Trong những việc tốt đẹp nên giáo dục trẻ nhỏ là tin tưởng vào tay nghề của trẻ mà giao hẳn cho trẻ một việc nhằm giúp trẻ xây dựng nghị lực và trách nhiệm kể cả khi không hoàn thành tốt công việc. Xong việc cảm ơn trẻ đã bỏ công sức nhằm khích lệ trẻ trở thành người có trách nhiệm ở tương lai.
4)    Chấp nhận quà biếu, nếu đó không phải là yêu cầu.
5)    Đối xử tốt với người tốt, ngoan đạo.( ) 
6)    Nabi  luôn có ý trí cải thiện cuộc sống thêm tốt hơn, bởi trước đó người đứng thuyết giảng trên thân cây chà là, và thấy rằng bụt giảng rất quan trọng nên cần phải thay đổi tốt hơn để đạt được kết quả tốt hơn.( )
7)    Lòng tin của Nabi  dành cho người phụ nữ này, đó là Người yêu cầu bà ta cung cấp cho người một bụt giảng.
8)    Nabi  tin rằng người phụ nữ này sẽ không khướt từ yêu cầu của Người, bởi đây là lệnh.
9)    Thấy được rằng đây là người phụ nữ ngoan đạo liền thực hiện ngay yêu cầu của Nabi , không lưỡng lự, không hỏi lý do. Còn gì tốt bằng việc tuân lời và phục tùng này.
10)    Nabi  không phân biệt, không xem thường đối với phụ nữ, ngược lại Người xem phụ nữ là anh em ruột của nam giới, là thành viên của cộng đồng.
dkf

Sahabah Nữ Bảo Vệ Salah
Hadith thứ sáu: Bà Um A’tiyah  kể: Tất cả phụ nữ chúng tôi, dù là phụ nữ đang chu kỳ kinh nguyệt hay là con gái chưa chồng đều phải đến tham dự hai đại lễ Salah E’id cùng với tập thể Muslim và cầu xin cho cộng đồng, riêng phụ nữ có kinh thì không tham gia hành lễ mà ngồi xa nơi hành lễ. Có một phụ nữ hỏi: Thưa Rasul của Allah, chị em chúng tôi có người không có áo choàng để khoát. Người bảo:
((لِتُلْبِسْهَا صَاحِبَتُهَا مِنْ جِلْبَابِهَا))
“Cô ta hãy mượn áo của chị em mình mà mặc.”( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Ngoài nam giới, phụ nữ cũng bắt buộc phải thực hành theo sắc lệnh của giáo luật.
2)    Các Sahabah nữ luôn tranh thủ truyền tải nhau về kiến thức Islam.
3)    Phụ nữ đang chu kỳ kinh nguyệt được phép tham dự các buổi lễ E’id cùng với cộng đồng Muslim nhưng không cùng ngồi chung nơi hành lễ Salah.
4)    Việc phụ nữ có kinh nguyệt không ngồi tại nơi hành lễ Salah, bởi lý do – Allah mới tận tường – là tôn trọng nơi hành lễ và bảo vệ nó tránh bị bẩn.
5)    Hiểu được ngụ ý của từ “đều phải đến tham dự” trong Hadith, là bắt buộc phụ nữ dù muốn hay không đều phải đến tham gia buổi lễ tốt đẹp này.
6)    Điểm nổi bật nhất của phụ nữ thời Sahabah là họ thực hiện ngay việc làm đức hạnh khi biết và nghe được nhằm kính dâng lên Allah.
7)    Phụ nữ được phép hỏi người hiều biết về giáo luật hoặc hỏi Mufti về các thắc mắc liên quan đến đạo giáo.
8)    Phụ nữ thời Sahabah rất quan tâm đến việc ăn mặc kín đáo, che kín toàn thân mỗi khi rời khỏi nhà ra ngoài, bởi họ sẽ đi ngang qua các người đàn ông lạ và đây cũng chính là nhiệm vụ chung của toàn thể phụ nữ Muslim.
9)    Musalla tức nơi hành lễ Salah mang giáo lý giống như là Masjid qua bằng chứng từ Hadith.
dkf

Salah Của Nabi  Cho Phụ Nữ Qua Đời
Hadith thứ bảy: Ông Samurah bin Jundab  kể: Trong thời của Rasul  tôi chỉ là một đứa trẻ và tôi đã thuộc được nhiều Hadith từ Rasul  nhưng tôi không dám kể lại là do có những người khác họ lớn hơn tôi. Có lần Rasul  đứng hành lễ Salah cho người phụ nữ đã chết vì bị làm băng sau sinh nở, Người đã đứng ngang giữa người phụ nữ đó còn tôi thì đứng sau lưng Người.( )  

     Các bài học từ Hadith:
1)    Khuyến khích trao dồi kiến thức Islam ngay từ tuổi thơ ấu.
2)    Vị Sahabah này thuộc rất nhiều Hadith từ Rasul  nhưng do tôn trọng người lớn tuổi hơn nên không dám kể lại.
3)    Tại các cuộc thuyết giảng của Rasul  thì ai cũng được phép đến tham dự, không phân biết người lớn hay trẻ em.
4)    Được phép hành lễ Salah cho người Muslim nữ qua đời, đúng hơn đây là nhiệm vụ mà Islam bắt buộc.
5)    Noi theo tấm gương cao quí của Nabi  trong việc cư xử tốt tình bằng hữu.
6)    Nêu rõ nguyên nhân cái chết của người phụ nữ đó là bị xuất huyết nhiều sau khi sinh nở. Trong thời gian trước có rất nhiều chị em phụ nữ bị chết do sinh khó.
7)    Khi phụ nữ được khiên đến để hành lễ Salah thì Imam phải đứng ngang giữa người cô ta để hành lễ.
8)    Niềm vinh dự của người phụ nữ này là được Nabi  hành lễ Salah cho cô ta.
9)    Lòng thương cảm đau xót của Nabi  dành cho người phụ nữ này.
10)    Nabi  quan tâm hết tập thể Sahabah không phân biệt đối xử là nam hay nữ.
dkf


A’-ishah  Tranh Thủ Làm Việc Tốt
Hadith thứ tám: Bà A’-ishah  kể lễ với Rasul : Thưa Rasul của Allah, tất cả Sahabah của Chàng trở về được ân phước của Hajj và U’mrah còn thiếp chỉ không hơn được ân phước của Hajj. Rasul  nói với tôi:
((اِذْهَبِى وَلْيَرْدِفْكِ عَبْدُ الرَّحْمَنِ))
“Vậy thì để Abdur Rahmaan hộ tống nàng.” Thế là Rasul  ra lệnh cho Abdur Rahmaan đưa tôi đến Al-Tan-i’m để định tâm làm U’mrah còn Người thì chờ ở vị trí cao nhất của Makkah đến khi tôi quay trở lại.( )  

     Các bài học từ Hadith:
1)    A’-ishah  rất tranh thủ để làm được việc tốt đẹp, việc đức hạnh. Nói lên rằng hoàn cảnh chung của phụ nữ thời Sahabah là vậy, họ rất yêu thích việc làm tốt đẹp nên thấy ở họ sự tranh thủ chụp lấy cơ hội sợ bị bỏ lở.
2)    Cách cư xử tốt đẹp của Rasul  dành cho người thân trong gia đình.
3)    Nabi  lo lắng cho vợ, bà A’-ishah  nên đã bảo Abdur Rahmaan  anh (em) trai đi hộ tống.
4)    Phụ nữ không được phép rời khỏi nhà trừ phi đi cùng người Muhrim( ). Đây là sự bảo vệ và quan tâm đặt biệt của Islam dành cho phụ nữ.
5)    Tuy A’-ishah  là vợ được Rasul  thương yêu, chìu chuộng nhất nhưng bà vẫn dùng từ ngữ và lời lẽ lịch sự nhãn nhặn nhất để nói chuyện với chồng và gọi Người bằng tên gọi tốt đẹp nhất đó là: “Thưa Rasul của Allah.”
6)    Một người chồng mẫu mực biết lắng nghe ý kiến của vợ như Rasul .
7)    Một bản tính đáng khen của Rasul  là đã đứng chờ đợi đến khi vợ Người trở về.
8)    Rasul  không đôi co kéo dài thời gian vô bổ, bởi Người hiểu được ý vợ nên lập tức đáp ứng ý nguyện bà và đã ra lệnh cho anh (em) trai bà Abdur Rahmaan theo hộ tống.
9)    Khuyến khích biết lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau trong chuyến đi.
10)    Được phép trì hoãn cuộc quay về đặc biệt là có công việc đột xuất và mọi người trong đoàn đều có sức khỏe.
11)    Lắng nghe lệnh và thực hiện ngay không lưỡng lự, không trì hoãn giống như Abdur Rahmaan .
Việc Phụ Nữ Nội Trợ Phục Vụ Chồng
Hadith thứ chín: Bà A’-ishah  kể: Trước kia, lúc Nabi  E’tikaaf vào mười ngày cuối của Ramadan, tôi là người làm cái lều cho Rasul  tạm trú sau khi hành lễ Salah xong là Người vào trong lều nghỉ ngơi. Bà Hajjsah  xin phép bà A’-ishah  làm một cái lều khác, A’-ishah đồng ý nhưng bà Zaynab bint Jahsh  thấy vậy lại làm một cái lều khác nữa. Sáng đến hôm sau Rasul  thấy đến ba cái lều nên hỏi: “Các lều này của ai ?” Sau khi nghe rõ tận tường thì Rasul  tiếp: ((آلْبِرُّ تُرَوْنَ بِهِنَّ)) “Thật tốt đẹp làm sao cho lòng thành của các nàng.” Và Rasul  đã bỏ không E’tikaaf vào tháng đó, Người dời đến tháng Shawwaal mới E’tikaaf.( )

     Các bài học từ Hadith:
1)    Hadith này và vài Hadith khác nói lên rằng nhà của Rasul  cũng giống như bao nhà người Muslim khác, vẫn xày ra ghen tuông giữa các bà vợ và kết quả là làm ông chồng nổi giận.
2)    Theo nguyên thủy là vợ có nhiệm vụ nội trợ phụ vụ chồng, quản lý sắp xếp mọi việc và đáp ứng nhu cầu của chồng trong phạm vi truyền thống và phong tục.
3)    Suốt thời gian E’tikaaf người đàn ông phải lánh xa việc gần gủi vợ.
4)    Được phép để lều trong Masjid để người E’tikaaf nghỉ ngơi nhằm che mắt mọi người lúc ngủ.
5)    Công sức phụ nữ bỏ ra phụ vụ chồng chắc chắn sẽ được ban thưởng.
6)    Cuộc sống không mãi là một màu xanh hoặc là một dòng chảy phẳng lặn, chắc chắn sẽ xảy ra xung đột, bệnh tật, buồn vui . . . đây là qui luật mà Allah đã đặt để cho trần gian, một cuộc sống đầy thử thách và cám dỗ.
7)    Phép ứng xử lịch sự giữa các Sahabah nữ với nhau, thấy được rằng bà Hafsah  đã xin phép bà A’-ishah .
8)    Phụ nữ được phép E’tikaaf trong Masjid nhưng điều kiện là phải ở xa đàn ông.
9)    Rasul  đã phẩn nộ việc các bà vợ tranh nhau làm lều, bởi nó xuất phát từ lòng ghen tuông, so đo, cạnh tranh và làm lộn xộn nơi hành lễ Salah.
10)    Khuyến khích E’tikaaf trong tháng Ramadan, đặc biệt là trong mười ngày cuối của tháng.
11)    Khuyên khích làm bù lại Sunnah đã bỏ lở, giống như Rasul  đã bỏ E’tikaaf trong mười ngày cuối tháng Ramadan thì Người E’tikaaf bù lại trong tháng Shawwaal.
12)    Phụ nữ làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp nhưng cũng từ phụ nữ dẫn đến hoạn nạn không ít.
13)    Phụ nữ muốn E’tikaaf thì phải xin phép chồng, nếu cô ta E’tikaaf không hỏi chồng thì anh ta được quyền kéo cô ta về nhà.
14)    Tác hại của ghen tuông, bởi nó xuất phát từ lòng ghen tỵ dẫn đến phải bỏ đi việc khác tốt đẹp hơn.
15)    Nói lên địa vị của bà A’-ishah , đó là bà Hafsah  phải xin phép để đặt cái lều của mình, bởi bà là người có nhiệm vụ sắp xếp vị trí các lều.( ) 
dkf

Nabi Cấm Phụ Nữ Theo Sau Người Chết
Hadith thứ mười: Bà Um A’tiyah  kể: Rasul  đã cấm phụ nữ chúng ta đi theo sau người chết (lúc khiên đi chôn) nhưng không có ý cương quyết.( )

     Các bài học từ Hadith:
1)    Hadith là lệnh cấm phụ nữ đi theo người chết khi khiên đi chôn và bước vào khu nghĩa địa, lệnh cấm này chỉ áp dụng cho phụ nữ.
2)    Nabi  quan tâm đến mọi mặt nhằm giúp phụ nữ có cuộc sống tốt lành ở trần gian và ở ngày sau.
3)    Sự suy luận của Sahabah nữ rằng bà nói: “nhưng không có ý cương quyết” tức Nabi  không mạnh mẽ cấm điều này.( ) 
4)    Phụ nữ vốn yếu đuối, cảm xúc thì rất mạnh mẽ và sự chịu đựng thì không cao nên đây là các lý do cấm họ đi theo người chết đến nguyệt và tương tự cấm họ thăm viếng mồ mã.
5)    Tuy lệnh cấm xuất phát từ Nabi  nhưng hiệu lực thì rất lớn, bởi Allah đã phán:
﴿وَمَا نَهَىٰكُمۡ عَنۡهُ فَٱنتَهُواْۚ﴾  الحشر: ٧
Và điều gì bị Rasul cấm các người thì hãy tránh xa nó ngay.( )
dkf

Lời Nhắc Nhở & Giáo Dục Phụ Nữ
Hadith thứ mười một: Ông Abdullah bin A’mir  kể: Một ngày nọ, Rasul của Allah  đang ngồi trong nhà của chúng tôi thì mẹ tôi gọi tôi: này con trai lại đây mẹ cho cái này. Nghe vậy Rasul  hỏi mẹ tôi:
((وَمَا أَرَدْتِ أَنْ تُعْطِيهِ))
“Cô dự định đưa cho nó cái gì ?” Mẹ tôi đáp: Tôi sẽ đưa nó trái chà là. Rasul  của Allah  tiếp:
((أَمَا إِنَّكِ لَوْ لَمْ تُعْطِيهِ شَيْئًا كُتِبَتْ عَلَيْكِ كِذْبَةٌ))
“Giá như cô không cho nó bất cứ gì thì đã xem là cô đã nói dối một lần.”( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Tầm quan trọng của giáo dục trẻ nhỏ, đây là nhiệm vụ trọng đại và người Muslim sẽ được ân phước cho công lao đó.
2)    Tầm quan trọng của uy tín đối với trẻ nhỏ, đây là bản tính vốn rất đẹp được Allah yêu thương, và là đường lối của giới Nabi .
3)    Dóc láo, dối trá là bản tính xấu xa bị giáo lý cấm.
4)    Dóc láo, dối trá là tội lỗi mà người nói dối phải gánh chịu.
5)    Có một số người tưởng rằng trẻ nhỏ không hiểu nên họ không quan tâm đến việc dụ dỗ trẻ nhỏ nhưng sự thật lại trái ngược hoàn toàn, bọn trẻ hiểu được, cảm nhận được sự lừa dối đó của người lớn. Để được một đứa trẻ trưởng thành nói năn chân thật thì cần phải giáo dục chúng trong nền giáo dục chân thật.
6)    Bản tính phụ nữ vốn rất thích trẻ em.
7)    Mối quan hệ giữa hai mẹ con được nêu trong Hadith rất thân mật và đằm thắm, thấy rằng lời gọi rất êm dịu và người con liền đến ngay mà không lưỡng lự, không sợ hãi.
8)    Đứa trẻ rất vân lời cha mẹ, đặc biệt là ở thời Sahabah, nói lên rằng họ là nhóm người đáng được tôn trọng, nên họ xứng đáng tiếp lãnh tôn giáo này và truyền bá lại cho người khác.
9)    Quà biếu tặng không kèm theo bất cứ yêu cầu gì làm cho con người gần nhau hơn và xóa đi khoảng cách giữa họ.
10)    Câu “trong nhà của chúng tôi” là bằng chứng rằng cậu bé đang sinh sống cùng một nhà với mẹ, sự có mặt của trẻ em trong là luôn làm cho cha mẹ, cho gia đình thêm phần náo nhiệt bởi tiếng ồn ào do chúng tạo ra.
11)    Một cuộc trò chuyện rất lịch thiệp và nhã nhặn của vị Sahabah nữ này với Nabi .
12)    Việc Nabi  phản ứng với Sahabah nữ này là có lý do của nó, bởi Người sợ bà ta không đưa gì cho đứa trẻ.
13)    Người truyền lại Hadith miêu tả rõ hoàn cảnh của Nabi  lúc đó, đó là Người đang ngồi.
14)    Thức ăn chính của Sahabah thời bấy giờ là chà là.
15)    Người mẹ này không gọi con bằng tên Abdullah mà chỉ gọi bằng một danh từ khác, có lẽ cậu con trai đó đang ở gần bà hoặc cậu ta thấy được bà hoặc cậu ta yêu thích mẹ dùng danh từ đó gọi mình, đặc biệt là trong nhà không có ai ngoài cậu ta.
16)    Khuyến khích phụ nữ giáo dục con cái theo noi tốt đẹp và bằng lời nói, hành động đường hoàng.
dkf

Phụ Nữ Xin Phép Nabi  Thì Được Người Cho Phép
Hadith thứ mười hai: Bà A’-ishah  kể: Khi chúng tôi đến Muzdalifah, bà Sawdah  đã xin phép Nabi  rời Muzdalifah trước khi mọi người đổ xô nhau đi do bà đi đứng rất chậm chạp. Được Nabi  cho phép nên bà đã rời Muzdalifah trước khi mọi người đổ xô nhau đi, còn chúng tôi thì ở lại cho đến sáng. Tôi (A’-ishah) tự nhủ: Giá như mình xin phép Rasul  của Allah mỗi khi muốn làm gì giống như bà Sawdah  đã xin phép sẽ làm mình rất yêu thích hơn.( )   

     Các bài học từ Hadith:
1)    Lòng thương cảm, sự quan tâm của Nabi  dành cho phụ nữ và muốn cho họ hưởng được nhiều lợi ích.
2)    Cách cư xử lịch sự, nhã nhặn của Nabi  đối với người thân, đặc biệt là với các bà vợ của Người.
3)    Tư cách lịch thiệp của phụ nữ ứng xử với Nabi .
4)    Sự có mặt của bà A’-ishah  và bà Sawdah  trong Hadith chứng minh rằng các người vợ của Nabi  đã cùng Người trong lần làm Hajj Wida.
5)    Việc bà A’-ishah  miêu tả về bà Sawdah  vốn đi đứng chậm chạp, chính là lý do chính đáng được cho phép rời Muzdalifah trước khi mọi người đổ xô nhau đi.
6)    Được phép miêu tả về người khác bởi nó là lý do chính đáng, nên không xem đây là lời nói xấu người khác.
7)    Bà A’-ishah  là người có nghị lực và sức chịu đựng cao nên mới ở lại cùng mọi người chờ ra đi cùng lúc, bởi trong lời nói của bà đã lặp lại câu “mọi người đổ xô nhau đi”.
8)    Được phép mơ tưởng những việc làm tốt đẹp mà bản thân không kịp làm nó, bởi điều này hoàn toàn không gây hại gì.
9)    Xin phép là một phép lịch sự quan trọng của Islam, đây là bản tính của người có văn hóa và tất cả Sahabah bằng hữu của Nabi  đều có bản tính tốt đẹp này.
10)    Nabi  cho phép bà Sawdah  mà không hỏi cặn kẻ lý do, bởi Người thấu hiểu được bà là người vốn yếu ớt không thể chen lấn đi cùng mọi người, nếu không người gặp khó khăn chính là bà.
11)    Người yếu ớt được phép rời Muzdalifah từ sau nữa đêm để ném đá trước rạng đông.( ) 
dkf

Khi Nào Nabi  Kết Hôn Với A’-ishah 
Hadith thứ mười ba: Bà A’-ishah  kể: Tôi kết hôn với Nabi  lúc sáu tuổi. Sau khi đến Madinah tôi đã ở nhà của bộ tộc Al-Haarith bin Khazraj, lúc đó tóc tôi rất thưa, ít và được cột lại thành một chùm. Vào lúc tôi đang chơi đánh đu cùng với các bạn gái đồng trang lứa thì mẹ tôi Um Rumaan đến gọi tôi, tôi liền đến gặp mẹ mà không biết bà muốn gì. Bà liền nắm tay tôi dắt đến trước cửa một ngôi nhà lúc đó tôi thở rất hổn hễn đến khi tôi bình tĩnh lại thì mẹ tôi lấy nước lau mặt và đầu tôi rồi dắt tôi vào bên trong nhà. Trong nhà có rất nhiều phụ nữ người Al-Ansaar đang ngồi chờ sẵn, thấy tôi các bà nói: Cầu chúc tốt đẹp và hồng phúc tốt đẹp cho cô chim nhỏ xinh xắn. Mẹ tôi giao tôi cho các bà để trang điểm cho tôi. Buổi sáng nọ tôi cảm thấy lo lắng hơn khi mẹ tôi giao tôi cho Rasul của Allah  và ngày đó tôi đã được chín tuổi.( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Diễm phúc của A’-ishah  rằng Nabi  đã không cưới ai còn trẻ và trinh trắng ngoài bà.
2)    Rasul  chỉ động phòng khi A’-ishah  đã được chín tuổi.
3)    Được phép và khuyến khích chúc mừng đôi tân hôn.
4)    Có thể dùng câu “Cầu chúc tốt đẹp và hồng phúc tốt đẹp cho cô chim nhỏ xinh xắn” để chúc mừng.
5)    A’-ishah  nói: “Tôi kết hôn với Nabi  lúc sáu tuổi” chứng minh rằng đó là cuộc cưới hỏi chứ không phải là động phòng.
6)    A’-ishah  nói: “lúc đó tôi thở rất hổn hễn đến khi tôi bình tĩnh lại thì mẹ tôi lấy nước lau mặt và đầu tôi” miêu tả rất rõ tâm trạng của bà lúc đó, do đang đùa giỡn với các bạn gái cùng trang lứa nên mới bị mệt như thế.
7)    Hiểu được từ trong Hadith rằng họ không ở trong nhà riêng mà đang ở nhà của người khác có mối quan hệ bà con hoặc bạn bè  . . . thấy rằng giữa họ có mối quan hệ rất thân thiết.
8)    Nô đùa là một phần của cuộc sống trẻ nhỏ dù trai hay gái, A’-ishah  cũng giống như bao đứa trẻ khác đang chơi trò đánh đu.
9)    Quan hệ giữa hai mẹ con vị Sahabah này rất thân mật nhau, thấy rằng khi mẹ gọi thì cô con gái liền đến bên mẹ không trể nải.
10)    Phụ nữ được phép gặp gỡ nhau khi có tiệc tùng.
11)    Việc phụ nữ giúp đỡ lẫn nhau là sự trợ giúp nhau trên phương diện tốt đẹp và kính sợ Allah.
dkf

Allah Nguyền Rủa Thợ & Người Nối Tóc Giả, Đội Tóc Giả
Hadith thứ mười bốn: Bà Asma bint Abi Bakr  kể: Có một phụ nữ đến gặp Nabi  và nói: Thưa Rasul của Allah, quả thật tôi có con gái sắp đến ngày cưới xin nhưng do bị bệnh sởi làm cho tóc nó bệnh rụng, tôi muốn nối tóc  giả cho nó có được không ? Người đáp:
((لَعَنَ اللهُ الْوَاصِلَةَ وَالْمُسْتَوْصِلَةَ))
“Allah nguyền rủa thợ và người yêu cầu nối tóc giả.”( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Phụ nữ Sahabah rất muốn biết điều Haram (bị cấm) và điều Halal (được phép).
2)    Người Muslim phải có tự chủ động đi hỏi người hiểu biết về giáo lý về mọi chuyện thắc mắc liên quan đến tôn giáo.
3)    Giá trị của kiến thức Islam.
4)    Sắc đẹp của phụ nữ là nằm ở mái tóc.
5)    Phụ nữ cần quan tâm, chăm sóc và giử gìn mái tóc mình nhiều hơn.
6)    Người mẹ lo lắng về mái tóc của con gái sẽ bị chồng che khen.
7)    Khuyến cáo vắp phải tội lỗi và bất tuân.
8)    Người vi phạm tội lỗi này xứng đáng bị Allah nguyền rủa.
9)    Người mẹ đã miêu tả về hoàn cảnh hiện tại của con gái và nêu rõ lý do muốn được nối tóc giả.
10)    Tuyệt đối cấm hành nghề kết nối tóc giả và người có nhu cầu nối và đội tóc giả.
11)    Việc nối, đội tóc giả là một trong các đại tội.
12)    Tóc của con người thuộc loại sạch.
13)    Được phép chừa tóc. ( )
14)    Thợ nối tóc là người lấy tóc rời mà kết dính lại với tóc ở trên đầu. Người có nhu cầu là người thuê thợ kết dính tóc khác lên đầu mình.
15)    Người giúp đỡ làm điều Haram là cùng tội với người làm điều Haram đó.
16)    Kết nối tóc giả là hành động thay đổi hình dạng tạo vật của Allah.
17)    Người kết nối tóc khẳng định rằng điều đó sẽ làm cho thêm đẹp nhưng điều đã bị Allah cấm, cho nên chỉ được phép làm đẹp với những gì Allah cho phép.
18)    Phụ nữ được phép và khuyến khích làm đẹp cho chồng thưởng thức.
19)    Câu trả lời của Nabi  là phù hợp và đầy đủ với câu hỏi.
20)    Quả thật, có rất nhiều căn bệnh để lại hậu quả không nhỏ cho người bệnh và đôi khi làm thay đổi cả sắc diện.
dkf

Khuyến Cáo Giết Hại Phụ Nữ & Trẻ Em
Hadith thứ mười lăm: Ông Abdullah bin U’mar  kể: Có một lần trong một trận chiến Rasul  thấy xác của một phụ nữ bị giết, Người liền cấm giết hại phụ nữ và trẻ em.( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Cách cư xử tốt đẹp của Nabi  đối với người ngoại đạo.
2)    Nabi  đau xót trước cái chết của phụ nữ và trẻ em, chứng minh rằng bản tính Người rất nhân từ.
3)    Thấy rằng người phụ nữ bị giết này không phải là quân nhân, chứ nếu là quân nhân tham gia chiến trường là được phép giết.
4)    Người phụ nữ này bị giết trong một lần Rasul  cầm quân đánh giặc.
5)    Quy tắc     chiến tranh mà Nabi  đã thiết lập và huấn luyện Sahabah là không được giết hại phụ nữ và trẻ em vô tội.
6)    Người không trực tiếp tham chiến hoặc không cầm vũ khí trên tay thì không hề đồng tội với người trực tiếp tham chiến, giống như Allah đã phán:
﴿وَلَا تَزِرُ وَازِرَةٞ وِزۡرَ أُخۡرَىٰۚ﴾  (سورة الأنعام : 164)
{Và mỗi linh hồn chỉ chịu trách nhiệm cho chính bản thân mình, và không một người nào sẽ vác giùm gánh nặng của người khác.} Al-An-a'm: 164 (chương 6).
7)    Islam tôn trọng phụ nữ và đặt họ ở một vị trí xứng đáng dành riêng cho họ.
8)    Giết người vô tội là tội ác tài trời, một hiểm họa khôn lường, bởi đã cướp đi mọi quyền lợi của một con người thế nên Rasul  mới ra lệnh cấm.
9)    Nabi  đã gom phụ nữ và trẻ em để nói chung bởi họ thuộc loại yếu ớt không có mưu lược hay sức lực.
10)    Nhiệm vụ của Rasul  là truyền đạt thông tin từ Allah, lệnh cấm cũng như các lệnh khác, nên phải nói đúng lúc, đúng thời điểm, đúng trường hợp, nên Người đã ra lệnh cấm giết phụ nữ khi thấy xác một phụ nữ bị giết.
dkf

Khi Nào Bắt Phụ Nữ & Trẻ Em Làm Tù Binh
Hadith thứ mười sáu: Bà A’-ishah  kể: Ông Sa’d bị thương nặng trong trận chiến Al-Khandaq (đào chiến hào) do một người của Quraish tên là Hibbaan bin Al-I’rqah bắn tên làm đứt mạch máu chủ ở cánh tay. Rasul  ra lệnh làm một cái lều gần Masjid để ông Sa’d dưỡng thương và tiện cho Rasul  tới lui thăm hỏi. Đánh xong trận Al-Khandaq quay về nhà tháu vũ khí ra đi tắm thì Jibreel xuất hiện bảo: “Người đã buôn vủ khí rồi sao, còn ta thì chưa, hãy đến tiêu diệt chúng.” Rasul  hỏi: “Ở đâu ?” và Jibreel đã chỉ hướng về dòng tộc Quraizah. Lập tức Rasul  tiến đến bao vây họ, họ yêu cầu cho chính Sa’d đứng ra phân xử họ, và Rasul  chấp nhận yêu cầu. ông Sa’d nói: “Ta phân xử họ rằng nam thì tử hình, phụ nữ và trẻ em thì bắt làm tù binh, tài sản của họ thì mang ra chia.”( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Islam luôn khuyến khích thăm viếng người bệnh.
2)    Nabi  được trấn an bằng lời mặc khải.
3)    Thiên Thần cùng tham gia với người Muslim để chiến đấu với kẻ thù, cho đến ngày hôm nay vẫn có người thấy được một số người có hình hài khác lạ đã trợ giúp họ chiến đấu kẻ thù đã chống lại Allah và Rasul .
4)    Rasul  luôn giửa mình sạch sẽ, bởi khi tắm sẽ tẩy đi bụi bẩm và mang lại nguồn sinh lực mới.
5)    Biết được rằng bản tính của người Do Thái giáo vốn là bội ước, thất hứa cho dù có giao kèo cam kết ra sao họ vẫn đơn phương phản bội.
6)    Ông Sa’d đã xử tội toàn bộ dòng tộc Quraizah là do họ dám đơn phương hủy bỏ hiệp ước với Nabi , rằng những ai tham chiến bị xử tử còn tất cả người khác như phụ nữ và trẻ em bắt làm nô lệ.
7)    Nếu người Muslim biết bám lấy Allah một cách vững chắc thì không hề ngần ngại trước sức lực của kẻ thù, bởi một khi người Muslim làm đúng theo chỉ đạo của Allah rồi phó thác cho Ngài bằng niềm tin thật sự thì ắt Allah sẽ không bỏ mặc họ.
8)    Khi người Muslim chiến thắng kẻ thù ngoại đạo thì phụ nữ và trẻ em của họ chính là tù binh của người Muslim.
9)    Nabi  rất yêu thương các Sahabah.
10)    Ông Sa’d được Nabi  dành cho một sự quan tâm đặt biệt và ông xứng đáng được thế bởi ông thuộc số người tiên phong vào Islam và là thủ lĩnh của bộ tộc Al-Aws.
11)    Điều gì đã làm cho bộ tộc Arab trở nên mạnh mẽ trước Do Thái giáo, trong khi trước đó người Arab luôn bị Do Thái đàn áp, nhưng rồi họ lại trở nên mạnh mẽ có đủ thẩm quyền phân xử người Do Thái, quyết định sống chết của họ. Đó chính là Islam, chỉ có Islam mới mang lại cho người Arab vinh quang đó.( )
12)    Allah ném vào lòng kẻ thù Do Thái giáo nổi sợ hãi, hoang mang trong khi chúng đang có thế lực.( )  
13)    Gieo gió ắt gặp bảo, do người Do Thái giáo đơn phương hủy bỏ hiệp ước với Nabi  cộng thêm mưu mô kết hợp với Quraish hủy diệt Islam nên phải gánh hậu quả tử hình và nô lệ. Đây là một giáo luật chính xác, phù hợp và mạnh mẽ.( ) 
14)    Lời kết án của ông Sa’d hoàn toàn phù hợp với giáo lý của Allah trên bảy tầng trời.
15)    Giữa ông Sa’d và người Do Thái giáo có mối quan hệ mật thiết nhưng vẫn không giúp được họ là do họ tự giết hại mối quan hệ đó.
16)    Thiên Thần ra lệnh Nabi  không được nghỉ ngơi sau trận chiến Al-Khandaq mà tiếp tục đánh với người Do Thái giáo.
17)    Ông Sa’d bin Mu-a’z có địa vị rất vĩ đại.( )
18)    Bối cảnh giữa ông Sa’d và Do Thái giáo là bối cảnh vĩ đại được khắc ghi trong lịch sử của vị anh hùng Islam này.
19)    Allah đã hổ trợ cho ông Sa’d không phụ lòng tin cậy của Rasul  và Ngài chỉ rút hồn ông sau khi đã làm cho ông được hài lòng về kết án bộ tộc Quraizah.( ) 
dkf


Sự Dũng Cảm Của Phụ Nữ
Hadith thứ mười bảy: Ông Anas  kể: Trong một ngày của trận chiến Uhud, quân lính Muslim bị đánh tản lạc chỉ còn mỗi Abu Talhah lấy tấm chắn bằng da chưa qua khâu thuộc da mà che chở và bảo vệ Nabi , Abu Talhah là một anh hùng, dũng cảm, gan dạ có sức mạnh hơn người, có tài bắn tên chính xác, ngày hôm đó ông đã bắn gãy đến hai hoặc ba cây cung. Lúc đó, có một người đang mang trên người bộ cung tên thì Nabi  bảo: “Hãy đưa cung tên cho Abu Talhah” và Nabi  ngẩn đầu lên nhìn xung quanh thì Abu Talhah bảo: “Hỡi Nabi của Allah, chớ có ngẩn đầu lên, tôi thề thà là cổ tôi bị dính tên chứ tôi quyết không để cho Người bị trúng tên.” Ông Anas kể tiếp: Lúc đó tôi thấy bà A’-ishah bint Abu Bakr và bà Um Sulaim đã xăng quần lên làm lộ cả vòng đeo chân của hai bà (lúc này vẫn chưa mặc khải lệnh phủ kín toàn thân) và hai bà chạy tới chạy lui rất nhiều lần và rất nhanh để chuyển các túi nước trên vai cho các chiến sĩ uống, và do quá đuối sức làm ông Abu Talah ngủ gật làm rơi kiếm đến hai hoặc ba lần.( )  

     Các bài học từ Hadith:
1)    Lòng dũng cảm, gan dạ của bà A’-ishah  và bà Um Sulaim  qua sự tham chiến đánh giặc.
2)    Tiếp sức hậu cần chiến trường, cung cấp lương thực thức uống là do phụ nữ.
3)    Phụ nữ hưởng được ân phúc và danh dự do sức lực của họ đã hi sinh.
4)    Trong Hadith ông Anas đã miêu tả rất tận tường về hành động của bà A’-ishah  và bà Um Sulaim đã phục vụ hậu cần rất chu đáo.
5)    Cấm nam giới ngấm nhìn phụ nữ mà y vốn không được phép nhìn, trừ khi còn là trẻ con giống như ông Anas  lúc đó vẫn còn là một đứa trẻ chưa được mười ba tuổi.
6)    Sahabah rất sợ cho Nabi  bị phải thương tích, họ sẵn sàng đánh đổi cả sinh mạng để đối lấy sự bình an cho Nabi .
7)    Nhiệm vụ của bà A’-ishah  và bà Um Sulaim rất quan trọng nhưng không kém phần nguy hiểm là cả hai phải hứng nước đầy túi da rồi vác trên vai đưa tận tay các chiến sĩ đang đánh trận, khi hết nước thì cả hai lại tiếp tục trở lại lấy nước thêm lần nữa, cứ thế xuyên suốt cả trận chiến.
8)    Sự can đảm, gan dạ, anh hùng của ông Abu Talhah Al-Ansaary.
9)    Ý chí và sức mạnh kiên cường của hai nữ Sahabah thể hiện rõ ràng qua lời kể của Anas: “Lúc đó tôi thấy bà A’-ishah bint Abu Bakr và bà Um Sulaim đã xăng quần lên làm lộ cả vòng đeo chân của hai bà (lúc này vẫn chưa mặc khải lệnh phủ kín toàn thân) và hai bà chạy tới lui rất nhiều lần và rất nhanh để chuyển các túi nước trên vai”.
10)    Phe Muslim bị thất bại thảm hại và thương tích trên người Nabi , do nhóm người trên núi Rumaah tự ý rời vị trí mà không có lệnh của Nabi .
11)    Allah đã tha thứ cho những Sahabah đã tháo chạy trong trận chiến, bởi Allah phán:
﴿إِنَّ ٱلَّذِينَ تَوَلَّوۡاْ مِنكُمۡ يَوۡمَ ٱلۡتَقَى ٱلۡجَمۡعَانِ إِنَّمَا ٱسۡتَزَلَّهُمُ ٱلشَّيۡطَٰنُ بِبَعۡضِ مَا كَسَبُواْۖ وَلَقَدۡ عَفَا ٱللَّهُ عَنۡهُمۡۗ﴾  (آل عمران : 155)
{Quả thật, đối với những tín đồ Muslim đã quay lưng bỏ chạy lúc xáp lá cà đánh nhau với người ngoại đạo (Quraish trong trận Uhud) là do họ đã bị lũ Shaytaan nhiễu lòng nên mới vấp phải tội lỗi đó. Nhưng rồi họ đã được Allah quãng đại khoan hồng.} Ali I’mraan: 155 (Chương 3). Hoặc lý do làm họ bỏ chạy là do yêu thích cuộc sống trần gian bởi họ vẫn là con người chứ không có ý định phản đạo hay ngụy Islam, nhưng họ biết hối cải nên Allah đã quảng đại tha thứ cho họ.
12)    Giới Nabi  luôn bị thử thách bởi những nạn kiếp khôn lường trong cuộc sống trần gian như thiếu thốn, đau khổ, bệnh hoạn . . . để Allah gia tăng ân phước cho họ, nâng họ lên cấp bậc cao nhất và để cho tín đồ của họ lấy họ mà làm gương biết kiên nhẫn, biết chịu đựng khi gặp nạn.
13)    Phụ nữ được phép tham chiến cùng nam giới( ) nhưng phải đi cùng với Muhrim, nhằm bảo vệ và che chở các nàng tránh khỏi bao rắc rối khác.( ) 
14)    Giới U’lama bất đồng ý kiến nhau việc phụ nữ tham chiến giúp đỡ hậu cần cho nam giới có được chia phần như các chiến sĩ trực tiếp đánh trận không? Câu nói đúng nhất là các nàng không được chia phân như nam giới nhưng được quyền hưởng số chiến lợi phẩm thu được đó.( )
15)    Uy tín và địa vị của Abu Talhah .( ) 
16)    Abu Talhah đánh rơi kiếm là do Allah bao trùm họ sự ngủ sự ngủ gà ngủ gật đó, như Ngài đã phán:
﴿إِذۡ يُغَشِّيكُمُ ٱلنُّعَاسَ أَمَنَةٗ مِّنۡهُ وَيُنَزِّلُ عَلَيۡكُم مِّنَ ٱلسَّمَآءِ مَآءٗ لِّيُطَهِّرَكُم بِهِۦ وَيُذۡهِبَ عَنكُمۡ رِجۡزَ ٱلشَّيۡطَٰنِ وَلِيَرۡبِطَ عَلَىٰ قُلُوبِكُمۡ وَيُثَبِّتَ بِهِ ٱلۡأَقۡدَامَ١١﴾ الأنفال: ١١
Và (hãy nhớ) khi Allah làm cho các ngươi bình tâm bằng cách cho các ngươi thiếp đi một giấc ngủ ngon và Ngài cho mưa từ trời xuống để tẩy sạch các ngươi khỏi sự quấy nhiễu của Shaytaan, củng cố tấm lòng của các người thêm vững chãi và làm cho bàn chân của các người đứng vững (như bàn thạch.) Al-Anfaal: 11 (chương 8).
17)    Chiến trường là có thắng và bại, trong trận đại chiến Badr Allah đã trợ lưc người Muslim đại thắng, còn trận ở trận Uhud thì phe Muslim thảm bại nhưng không bì thế mà làm họ mất đi tinh thần và nhiệt quyết Islam.( ) 
dkf

Cuộc Giao Ước Giữa Nabi  Với Phụ Nữ
Hadith thứ mười tám: Bà A’-ishah , vợ của Nabi  kể: Xưa kia, mỗi khi nữ tín đồ có đức tin di cư đến gặp Nabi  thì Người liền thử thách họ bằng lệnh phán của Allah:
﴿ يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِذَا جَآءَكُمُ ٱلۡمُؤۡمِنَٰتُ مُهَٰجِرَٰتٖ فَٱمۡتَحِنُوهُنَّۖ ٱللَّهُ أَعۡلَمُ بِإِيمَٰنِهِنَّۖ فَإِنۡ عَلِمۡتُمُوهُنَّ مُؤۡمِنَٰتٖ فَلَا تَرۡجِعُوهُنَّ إِلَى ٱلۡكُفَّارِۖ لَا هُنَّ حِلّٞ لَّهُمۡ وَلَا هُمۡ يَحِلُّونَ لَهُنَّۖ وَءَاتُوهُم مَّآ أَنفَقُواْۚ وَلَا جُنَاحَ عَلَيۡكُمۡ أَن تَنكِحُوهُنَّ إِذَآ ءَاتَيۡتُمُوهُنَّ أُجُورَهُنَّۚ وَلَا تُمۡسِكُواْ بِعِصَمِ ٱلۡكَوَافِرِ وَسۡ‍َٔلُواْ مَآ أَنفَقۡتُمۡ وَلۡيَسۡ‍َٔلُواْ مَآ أَنفَقُواْۚ ذَٰلِكُمۡ حُكۡمُ ٱللَّهِ يَحۡكُمُ بَيۡنَكُمۡۖ وَٱللَّهُ عَلِيمٌ حَكِيمٞ ١٠ ﴾  الممتحنة: ١٠
Hỡi những người có đức tin! Khi những người phụ nữ tin tưởng đến tị nạn với các người (tại Madinah), các ngươi hãy kiểm tra (sát hạch) đức tin các nàng trong khi Allah biết rõ đức tin các nàng ra sao. Và khi các ngươi biết chắc các nàng là những người nữ tin tưởng thật sự thì chớ trả các nàng về cho những kẻ ngoại đạo (tại Makkah). Các nàng đó không phải là những người vợ hợp pháp cho chúng và chúng cũng không phải là những người chồng hợp pháp cho các nàng, nhưng hãy mang trả lại cho những người chồng ngoại đạo (tiền cưới Mahar) mà chúng đã chi trả cho các nàng lúc cưới xin. Các ngươi không có tội nếu cưới các nàng làm vợ với điều kiện các ngươi phải chi cho các nàng tiền cưới bắt buộc (Mahar). Và các ngươi chớ ràng buộc những người vợ ngoại đạo (tại Makkah) thủ tiết với các ngươi mà các ngươi hãy đòi lại tiền cưới mà các ngươi đã chi ra cho các bà vợ ngoại đạo lúc cưới xin và hãy để cho những người chồng ngoại đạo đòi lại tiền cưới mà chúng đã chi ra cho những người vợ Muslim đã đến tị nạn với các ngươi. Ðó là sắc lệnh của Allah, Ngài đã xét xử công bằng giữa các người bởi vì Allah Đấng Toàn Tri, Đấng Rất Mực Sáng Suốt. Al-Mumtahanah: 10 (chương 60). Bà A’-ishah  kể tiếp: Người phụ nữ nào chấp nhận điều kiện này trong số phụ nữ đến tị nạn là họ đã vượt qua được thử thách. Rasul  chỉ giao ước với phụ nữ bằng lời nói và bảo: “Các cô hãy đi, Ta đã giao ước với các cô xong.” Tôi thề bởi Allah chứng giám, rằng Rasul  chưa từng chạm tay bất cứ người phụ nữ nào khác (ngoài các phụ nữ Người được phép chạm) Người chỉ giao ước với phụ nữ bằng lời nói. Tôi thề có Allah chứng giám rằng Rasul  chỉ bắt buộc phụ nữ hoàn thành đúng theo những gì Allah ra lệnh. Nabi  nói với họ: “Nếu các cô đã đồng ý thì Ta chỉ giao ước với các cô bằng lời nói thôi.”( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Rasul  chưa từng bắt tay với bất cứ phụ nữ lạ nào ngoại trừ những người thân của Người, đối với phụ nữ đến chấp nhận Islam thì Người chỉ giao ước bằng lời.
2)    Phụ nữ được quyền giao ước giống như nam giới chỉ khác là nam thì bắt tay còn phụ nữ thì không.
3)    Rasul  sát hạch và chỉ chấp nhận phụ nữ di cư đến Madinah không vì giận hờn chồng, không vì yêu thích cuộc sống trần gian mà họ đến chỉ vì muốn bảo vệ tôn giáo của họ, muốn làm hài lòng Allah, muốn cuộc sống vĩ cữu đời sau nên họ sẵn sàng từ bỏ chồng con, từ bỏ trần gian chỉ vì Allah.
4)    Việc phụ nữ di cư đến Madinah chứng minh đức tin của họ là thật sự.
5)    Sát hạch phụ nữ và chấp nhận họ là điều kiện làm cho cuộc giao ước được hữu hiệu.
6)    A’-ishah  thề trịnh trọng trước Allah là muốn khẳng định rằng Rasul  chưa từng chạm đến bàn tay phụ nữ lạ.
7)    Cuộc giao ước chỉ được hữu hiệu khi được nói bằng lời chứ không bằng bắt tay hoặc ra dấu. Quả thật, lời nói là một hồng phúc vĩ đại mà Allah đã ban cho loài người.
8)    Việc xác nhận đức tin của một người (để quyết định cho họ gia nhập vào cộng đồng Muslim hay không) là do cấp lãnh đạo quyết định, còn việc một số cá thể tự ý giải quyết là vô hiệu.
9)    Phụ nữ vốn trong sáng và thanh tao nên cần phải trở về nhà ngay sau khi đã giải quyết xong vấn đề cần thiết nhằm bảo vệ cô tránh mọi tai tiếng, như Rasul  đã nói: “Các cô hãy đi đi.”
10)    Không được phép chạm phụ nữ được phép cưới làm vợ trừ phi khẩn cấp hoặc bắt buộc như khám và chữa bệnh, giác nẽ . . .
11)    Lời nói của phụ nữ không thuộc phần kín của phụ nữ nên được phép nghe mỗi khi cần thiết.( ) 
dkf


Việc Phụ Nữ Rời Khỏi Nhà Khi Cần Thiết
Hadith thứ mười chín: Bà A’-ishah  kể: Bà Sawdah rời khỏi nhà vì việc cần sau khi đã mặc khải lệnh ăn mặc kín đáo, do bà là người mập mạp nên rất dễ nhận ra đối với ai từng quen biết, nên khi U’mar nhìn thấy bà đi ngang liền nói: “Này Sawdah, thề bởi Allah rằng bà không thể qua mắt được chúng tôi, bà xem bà rời khỏi nhà lúc nào.” Thế là bà Sawdah đi tìm Rasul  đang ở nhà tôi ăn tối và đang cầm trên tay miếng thịt gồm có cả xương. Bà bước vào nói: Thưa Rasul của Allah, tôi rời khỏi nhà có công việc riêng vậy mà U’mar lại nói với tôi thế này, thế này. Lúc đó Allah mặc khải xuống cho Rasul  và trên tay Người vẫn cầm miếng thịt đó. Xong người nói: “Allah cho phép các nàng rời khỏi nhà khi có việc cần thiết.”( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Phụ nữ được quyền rời khỏi nhà khi có việc cần miễn sao cô ta vẫn không bị xâm hại.
2)    Bắt buộc phụ nữ Muslim phải ăn mặc kín đáo giống như những người phụ nữ của Nabi .
3)    Đối với phụ nữ có ngoại hình dễ tạo ấn tượng thì cho dù có ăn mặc kín đáo ra sao cũng bị nhận diện ra, nhưng họ không hề bị mắc tội do đã làm đúng theo giáo lý bắt buộc.
4)    Dũng cảm của U’mar  trước các phụ nữ của Nabi .
5)    A’-ishah  miêu tả bà Sawdah rất rõ ràng tựa như đang thấy bà trước mặt.
6)    Khi người đàn ông có cái nhìn rất chính xác ở lần nhìn đầu tiên thì không cần phải nhìn lại nhiều lần một vật thể, đặc biệt là nhìn phụ nữ, giống như U’mar  đã nhìn thấy một người phụ nữ biết ngay đó là bà Sawdah . Và được truyền lại chính xác từ Nabi  rằng cái nhìn vô tình đầu tiên của mỗi người không bị bắt tội nhưng phải rời mắt liền sau đó.( ) 
7)    Bà Sawdah  rất khó chịu bởi lời nói của U’mar .
8)    Được phép ra lệnh làm thiện tốt và cấm cản làm tội lỗi.
9)    Được phép nói chuyện với phụ nữ lạ (tức được phép cưới làm vợ) khi có việc cần, việc tốt đẹp miễn vẫn trong khuôn khổ lịch sự.
10)    Vị Sahabah nữ này chịu lắng nghe lời khuyên và làm theo lệnh bởi đó là điều tốt đẹp.
11)    Bà Sawdah  đối đáp rất nhanh, không lưỡng lự không do dự.
12)    Phụ nữ phải kể cho chồng rõ mọi việc gặp phải khi ở bên ngoài.
13)    Nabi  luôn được hỗ trợ bằng thiên khải.
14)    Trước kia phụ nữ của Nabi  vẫn rời khỏi nhà không che kín mặt, sau đó mới mặc khải che kín mặt.
15)    Hadith là bằng chứng rõ ràng rằng bà Sawdah  đã ăn mặt rất kín đáo và che cả mặt, sở dĩ U’mar  phát hiện được do nhận dạng qua ngoại hình.( ) 
16)    Địa vị và quyền lực của U’mar .( ) 
17)    U’mar  lo lắng quan tâm đến các bà mẹ của tín đồ có đức tin.( ) 
dkf

Sợ Phụ Nữ Quan Hệ Với Người Bán Nam, Bán Nữ
Hadith thứ hai mươi: Bà Um Salamah  kể: Nabi  bước vào nhà tôi, lúc đó có một người bán nam bán nữ đang ở cùng tôi, Người nghe y nói với Abdullah bin Umaiyah: “Này Abdullah, nếu ngày mai Allah cho các người chiến thắng được Taa-if hãy thận trọng với con gái của ông Ghailaan, bởi cô ta là người nghe chỉ có bốn mà nói lại đến tám.” Thì Rasul  nói:
((لَا يَدْخُلَنَّ هَؤُلَاءِ عَلَيْكُنَّ))
“Cấm những người như thế này bước vào nhà của các nàng.”( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Bán nam bán nữ mà dân gian gọi là pê đê, bóng lại cái, họ có tính tình, cử chỉ lời nói, hành động . . . giống như phụ nữ, nếu đây là bản tính bẩm sinh thì không trách y nhưng buộc y phải từ bỏ tính tình này bởi đây là điều Haram nam mà bắt chước phụ nữ.
2)    Hadith cấm phụ nữ quan hệ với những người bán nam bán nữ.
3)    Sợ hãi cho phụ nữ gặp phải những người này nên ra lệnh cấm để bảo vệ họ.
4)    Cảnh báo nam giới bắt chước theo phụ nữ và đuổi họ rời khỏi nhà. Đây chính là lệnh.
5)    Tuyệt đối cấm việc nam nữ bắt chước lẫn nhau.( ) 
6)    Câu “hãy thận trọng” tức coi chừng ông bị quyến rủ bởi hành động ẻo lã của người đàn bà đó do bởi có rất nhiều đàn ông đã không vượt qua khỏi.
7)    Rasul  đã cấm người bán nam bán nữ vào nhà trò chuyện với phụ nữ, bởi Người nghe được lời lẽ cám dỗ làm nhủ lòng cánh mày râu của họ.
8)    Ban đầu Rasul  cứ nghĩ rằng loại người này không biết gì về chuyện riêng tư của phụ nữ, cho đến khi nghe được lời lẽ thô tục của y nói.( ) 
9)    Mối nguy hiểm kể về phụ nữ trước mặt đàn ông.
10)    Không được phép xem nhẹ danh dự và phẩm chất người khác.
dkf

Người Phụ Nữ Đảm Đang Của Cộng Đồng
Hadith thứ hai mươi mốt: Bà Asma bint Abi Bakr  kể: Tôi kết hôn với Al-Zubair, tài sản của ông chỉ có mỗi miếng đất chưa thể thu hoạch được bất cứ gì, một con lạc đà và một con ngựa chiến, ngoài ra không có người hầu hay tài sản nào quý giá. Tôi là người chăm sóc cho cả lạc đà và ngựa, lo nội trợ và nhào bột làm bánh mì nhưng không giỏi lắm nên phải nhờ đến các chị em hàng xóm Al-Ansaar giúp đỡ và các cô là rất thật thà. Ngoài ra, tôi còn phải chuyển hạt từ mãnh đất do Rasul  chia cho chúng tôi (sau khi chiếm được của bộ tộc Al-Nudhair). Một ngày nọ tôi đang đội hạt trên đầu thì gặp Rasul  cùng với một vài người đàn ông người Al-Ansaar đang cởi lạc đà, Người kêu tôi và nói: Ikh, Ikh (ra lệnh lạc đà nằm xuống để cho tôi quá giang nhưng tôi mắc cở không dám đi cùng với những người đàn ông đó và tôi nhớ đến Al-Zubair là một người có bản tính hay ghen tuông. Thấy tôi hổ thẹn nên Nabi  đi luôn. Tôi về kể cho Al-Zubair nghe sự việc gặp được Nabi  cùng với một số Sahabah và người có ý định cho tôi quá giang nhưng tôi mắc cở và nhớ rằng anh là người hay ghen tuông nên Người  bỏ đi. Al-Zubair nói: “Tôi thề bởi Allah, rằng việc cô đội hạt trên đầu đi ngoài đường đối với tôi còn trọng đại hơn việc cô đi cùng với đàn ông.” Sau đó cha tôi Abu Bakr gởi đến tôi một người hầu để giúp tôi chăm sóc ngựa, ôi tựa như tôi được phóng thích tự do.( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Vị nữ Sahabah này kể về sự thật về chồng cô, rằng ông ta chỉ có tài sản quí giá nhất là lạc đà và ngựa chiến.
2)    Đám cưới ngày xưa được tổ chức rất đơn giản khác với thời đại chúng ta ngày nay.
3)    Nhiệm vụ của phụ nữ là phục vụ chồng, đây là quy luật nam mạnh hơn nữ mà Allah đã kể trong Qur’an.
4)    Việc nữ Sahabah này miêu tả cuộc sống vợ chồng của riêng cô đã khắc họa cho chúng ta một bức tranh trong sáng của cuộc sống gia đình thời đó.
5)    Nữ Sahabah này chẵng những rất đảm đang việc nội trợ mà còn giỏi giang việc quản lý bên ngoài như chăm sóc con ngựa trong khi nó không phải là nhiệm vụ của cô. Tuy nhiên cô vẫn làm tốt công việc này.
6)    Trong Hadith, Asma đã kể một vài công việc mà bà đã làm:
a.    Chăm sóc lạc đà và ngựa.
b.    Nội trợ.
c.    Nhào bột.
d.    Chuyển hạt trên đầu.
Với những công việc này tin rằng sẽ có rất nhiều phụ nữ  không làm được đặc biệt là phụ nữ trẻ ở thời đại chúng ta ngày nay.
7)    Việc phụ nữ giúp đỡ lẫn nhau làm cho mọi người trong cộng đồng xích lại gần nhau hơn và ngày càng mạnh mẽ hơn.
8)    Việc con người tự thú nhận mình không biết làm một việc nào đó giống như Sahabah nữ này tự nhận mình không biết nhào bột làm bánh mì, ắc hẳn tốt hơn nhiều so với việc một người khoác lát cho rằng mình biết nhưng lại chẳng biết tí tị gì. Nhưng vị Sahabah nữ này sẽ học hỏi qua các chị em Al-Ansaar đến giúp.
9)    Một phụ nữ đảm đang, đức hạnh biết nhẫn nhịn khó khăn cùng chồng vượt qua khó khăn gian nan.
10)    Khoảng cách di chuyển hạt rất xa vậy mà cô ta chỉ làm một mình không ai giúp đỡ.
11)    Nabi  thương xót và tội nghiệp cho vị nữ Sahabah này nên ra hiệu cho con lạc đà quỳ xuống để cho cô ta quá giang bớt đi phần này mệt nhọc.
12)    Theo tôi hiểu thì Rasul  xuống lạc đà để cho Asma cưỡi lạc còn Người thì đi bộ hoặc là Người cho bà ngồi phía sau lưng, đây thuộc về đặc ân dành riêng cho Nabi .
13)    Hổ thẹn, mắc cỡ là bản tính đáng tuyên dương, là một nhánh của niềm tin Iman. Khi phụ nữ khoát lên người bộ áo hổ thẹn làm cho cô ta thêm phần lộng lẫy và sẽ trở nên xấu xí một khi cô tự cỡi ra bộ áo đó. Bởi sự tôn vinh của phụ nữ là ở điểm này.
14)    Sahabah rất yêu thích Nabi  nên ở đâu và đi đâu họ cũng đi cùng và bao quanh Người.
15)    Việc bà Asma không đáp lại lòng tốt của Rasul  bởi bà luôn thấu hiểu bản tính của chồng hay ghen tuông nên không muốn làm cho anh ta khó chịu thậm chí khi anh ta vắng mặt.
16)    Việc vợ chồng hiểu lòng nhau rất quan trọng, bởi đây là yếu tố làm cho vợ chồng thêm hạnh phúc.
17)    Khẩu lệnh điều khiển lạc đà thời đó thường dùng là từ Ikh, Ikh như Rasul  đã nói.
18)    Vị nữ Sahabah này hổ thẹn khi chi đi chung với nam giới rồi, sẽ ra sao nếu lẫn lộn với đàn ông, nói chuyện với đàn ông mà giữa họ không có khoảng cách nào. Nhưng ngày nay lại cho rằng đó chính là tự do, là hiện đại, là bình đẳng giới.
19)    Vị nữ Sahabah này thấy rằng chồng cô là Al-Zubair là người ghen tị nhất trong thiên hạ, là do bởi bà rất thương yêu chồng nên mới thấy thế.
20)    Nabi  rất thông minh bởi khi chỉ nhì thấy sự lưỡng lự của vị nữ Sahabah này là người hiểu được cô hay mắc cở nên không ra lệnh cô phải làm mà bỏ đi để cô ta được tự do.
21)    Nabi  đã không rầy la Al-Zubair về việc vợ ông đã làm việc rất cực lực, có lẽ Người hiểu được rằng đây là lòng tự nguyện giúp chồng của cô ta.( )
22)     Câu Al-Zubair nói: “Tôi thề bởi Allah, rằng việc cô đội hạt trên đầu đi ngoài đường đối với tôi còn trọng đại hơn việc cô đi cùng với đàn ông.” Câu nói này chứng minh rằng ông không phải là người ghen tuông mà ông chỉ sợ rằng mọi người lầm tưởng rằng ông không cư xử tốt với vợ.( )
23)    Vị Sahabah nữ này rất mừng vui khi không còn chăm sóc ngựa chiến nữa.
24)    Hadith này có rất nhiều bài học quí báu liên quan đến phụ nữ.
25)    Đây là một câu chuyện vĩ đại nói về người phụ nữ vĩ đại đó là Asma bint Abi Bakr Al-Siddeed, thấy rằng ở đảm đang việc trong ngoài để chồng bà an tâm lo việc chiến tranh, truyền bá Islam, phụ giúp Nabi  giải quyết chính sự.( ) 
dkf

Phụ Nữ Tham Gia Tang Lễ
Hadith thứ hai mươi hai: Bà A’-ishah  vợ của Nabi  kể: Mỗi khi gia đình ai có người thân qua đời thì phụ nữ chúng tôi tập chung đến chia buồn, xong mọi người tản mác ai về nhà nấy chỉ còn lại mỗi người thân trong gia đình thì tôi ra lệnh nấu súp sữa( ). Sau khi nấu xong dọn lên tôi bảo: Mời các cô ăn súp sữa, quả thật tôi đã nghe Rasul  nói:
((التَّلْبِينَةُ مَجَمَّةٌ لِفُؤَادِ الْمَرِيضِ، تَذْهَبُ بِبَعْضِ الْحُزْنِ))
“Súp sữa sẽ giải tỏ u sầu trong tâm người bệnh và xua tan đi muộn phiền.”( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Sheikh  Ibnu Baaz chú thích về Hadith tập trung chia buồn tang lễ tại nhà người quá cố là điều được phép( ). Không sao đối với việc người thân tập trung tại này người quá cố để chia buồn với người thân nhằm làm giảm đi phần này nổi đau khổ trong lòng. Với hành động này con người được ban cho ân phước, bởi trong Hadith các phụ nữ tập trung lại chủ yếu là để được ân phước đó. 
2)    Câu: “Mỗi khi gia đình ai có người thân qua đời” chứng minh rằng thời xưa tục lệ của họ ngày xưa là mỗi khi có người qua đời thì phụ nữ trong thân tộc tập trung lại chia buồn.
3)    Khi các phụ nữ khác rời nhà người quá cố sau cuộc chia buồn thì A’-ishah  cùng vài phụ nữ khác ở lại nấu súp sữa.
4)    Quả thật súp sữa sẽ giải tỏ u sầu trong tâm người bệnh và xua tan đi muộn phiền và tăng cường sức khỏe.( ) 
5)    Việc mất người thân ắc làm thay đổi cuộc sống hằng ngày của mỗi người.
6)    Trong Hadith miêu tả rất kỷ và rõ việc người ngoài nấu thức ăn chiêu đãi thân nhân người quá cố chứ không phải người thân mang tâm trạng buồn thiểu não mà còn lại tiếp đãi khách như ngày nay.
7)    Thân nhân người quá cố rất cần đến sự chia sẽ và quan tâm đặc biệt hơn.
8)    Đây là loại thức ăn dành riêng cho người gặp phải tai nạn hoặc chuyện thiểu não.
dkf

Địa Vị Mẹ Của Tín Đồ Có Đức Tin, Bà A’-ishah 
Hadith thứ hai mươi ba: Ông Abu Musa  dẫn lời Rasul :
((كَمُلَ مِنَ الرِّجَالِ كَثِيرٌ، وَلَمْ يَكْمُلْ مِنَ النِّسَاءِ إِلاَّ آسِيَةُ امْرَأَةُ فِرْعَوْنَ، وَمَرْيَمُ بِنْتُ عِمْرَانَ، وَإِنَّ فَضْلَ عَائِشَةَ عَلَى النِّسَاءِ كَفَضْلِ الثَّرِيدِ عَلَى سَائِرِ الطَّعَامِ))
“(Trong thiên hạ) người đàn ông hoàn hảo thì có rất nhiều còn phụ nữ thì không có ngoại trừ Asiyah vợ của Fir-awn và Mar-yam con gái của I’mraan. Quả thật, địa vị của A’-ishah đối với toàn thể phụ nữ giống như món Thareed( ) so với tất cả món ăn khác.”( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Trong thiên hạ đàn ông hoàn hảo có nhiều hơn phụ nữ không có nghĩa là phụ nữ bị mất quyền lợi, mà đây chính là ân phước của Allah muốn ban cho ai tùy ý Ngài.
2)    Là người Muslim buộc phải phục tùng sắc lệnh của Allah không được kháng cự.
3)    Nam giới có địa vị và quyền lực hơn phụ nữ bằng những gì được Ngài ban cho sự khác nhau giữa người và người.
4)    Địa vị của bà A’-ishah  mẹ của tín đồ có đức tin.
5)    Ngụ ý người đàn ông hoàn hảo là người đàn ông toàn mỹ nhất trong thế giới đàn ông, và người phụ nữ hoàn mỹ là người phụ nữ toàn mỹ nhất trong thế giới phụ nữ.( )
6)    Nabi  đã xác minh bản tính toàn mỹ cho hai người phụ nữ, bà Asiyah vợ của Fir-a’wn và bà Mar-yam con cái của ông I’mraan,( ) ngoài ra Người còn xác minh địa vị cho bà A’-ishah tốt đẹp ở một mặt khác đó là giống như giá trị của món ăn đặc sản Thareed so với tất cả thức ăn khác.
7)    Islam đặc biệt quan tâm đến phụ nữ và đặt họ đúng vị trí, đúng địa vị.
8)    Vinh quang và đáng tự hào cho phụ nữ có niềm tin thật thụ bởi trong lịch sử vẫn có phụ nữ toàn mỹ hơn tất cả phụ nữ như Nabi  đã xác minh.
dkf
Nabi  Với Vợ Hiền A’-ishah 
Hadith thứ hai mươi bốn: A’-ishah  kể: Nabi  nói với tôi rằng:
((إِنِّى لَأَعْلَمُ إِذَا كُنْتِ عَنِّى رَاضِيَةً، وَإِذَا كُنْتِ عَلَىَّ غَضْبَى))
“Quả thật, Ta biết được khi nào nàng hài lòng về Ta và khi nào nàng giận Ta.” Bằng cách nào chàng nhận biết ? Người đáp:
((أَمَّا إِذَا كُنْتِ عَنِّى رَاضِيَةً فَإِنَّكِ تَقُولِينَ لاَ وَرَبِّ مُحَمَّدٍ، وَإِذَا كُنْتِ غَضْبَى قُلْتِ لاَ وَرَبِّ إِبْرَاهِيمَ))
“Mỗi khi nàng hài lòng về Ta là nàng nói: “Tôi xin thề bởi thượng Đế của Muhammad” còn khi nàng giận Ta là nàng nói: “Tôi xin thề bởi Thượng Đế của Ibrahim”.” Tôi nói: Không, thưa Rasul của Allah, thiếp chỉ giận cái tên của Chàng thôi.( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Nabi  và bà A’-ishah  yêu thương nhau rất sâu đậm.
2)    Bà A’-ishah  luôn rất muốn làm hài lòng Nabi , rằng bà không hề giận chính con người của Nabi  mà chỉ nổi giận với cái tên của Người mà thôi.
3)    Hoàn cảnh sống trong gia đình của Nabi  cũng giống như bao gia đình Muslim khác, có giận, có hài lòng giống như bà A’-ishah  đã từng hài lòng và giận Chồng  bà.
4)    Cách đối xử hài hòa tốt đẹp của Nabi  đối với các bà vợ và người thân của Người.
5)    Nabi  hay đùa giỡn với mọi người trong nhà bằng lời nói làm cho không khí gia đình luôn là mùa xuân.
6)    Việc Nabi  nhận biết về bản tính của vợ là do thái độ cư xử và tâm trạng của vợ chứ không do mạc khải.
7)    Bà A’-ishah  cảm thấy hổ thẹn với Chồng .
8)    Sự hài lòng lẫn nhau giữa vợ chồng làm động cơ thúc đẩy gia đình ấm êm hạnh phúc.
9)    Con người là một quần thể luôn thay đổi cảm nhận, có lúc rất vui vẻ, rất hạnh phúc và có lúc lại tỏ ra bực bội, khó chịu, buồn bả. . . thế đó cuộc sống trần gian không bao giờ trôi theo một dòng chảy nhất định.
10)    Cuộc đàm thoại nhã nhặn, đềm đạm giữa người chồng là Nabi  và người vợ là bà A’-ishah .
11)    Được phép thề bằng câu: Thề bởi Thượng Đế của Muhammad hoặc thề bởi Thượng Đế của Ibrahim.
12)    Biểu hiện hài lòng hay khó chịu là một cảm giác mà chỉ có vợ chồng mới hiểu được nhau.
13)    Sự phán quyết luôn dựa vào những gì có liên quan, bởi Nabi  dám khẳng định rằng A’-ishah  hài lòng hay không là dựa vào việc bà nhắc đến tên Người hay không nhắc tên Người mỗi khi nói chuyện thì có thể biết được tâm trạng của bà lúc đó.
14)    Câu A’-ishah  nói: “Không, thưa Rasul của Allah, thiếp chỉ giận cái tên của Chàng thôi.” Ông Al-Tibi nhận xét: “Đây quả là một giới hạn tuyệt vời, rằng lúc giận bà vẫn là một người thông minh chỉ thay đổi về cách xưng hô chứ không hề thay đổi tình cảm trong lòng bà.” Ông Ibnu Al-Munaiyir nhận xét: “Ngụ ý của bà là chỉ hửng hờ với cách gọi hàng ngày mà thôi chứ không hề hửng hờ với thể xác cao quí, vốn vĩ bà rất thương yêu.”
15)    Việc bà A’-ishah  lựa chọn tên Nabi Ibrahim  trong lúc giận mà không chọn các tên Nabi khác bởi trong giới Nabi thể hiện bản tính thông minh, bởi không ai lại tốt bằng tên của chồng bà giống như Qur’an đã chứng minh, đến khi không muốn gọi tên cao quí của chồng thì phải thay thế một các tên khác cao quí tương tự nhằm không rời khỏi ngữ cảnh của câu.( )
dkf


Rút Thăm Giữa Các Người Vợ
Hadith thứ hai mươi lăm: Bà A’-ishah kể: Mỗi khi đi xa là Rasul  rút thăm giữa các bà vợ của Người, thế là thăm của A’-ishah tôi và Hafsah  được rút ra. Đêm đến, Rasul  đang đi cùng với A’-ishah thì Hafsah nói với A’-ishah: Hay là đêm nay tôi và cô đổi lạc đà với nhau mà cưỡi để xem như thế nào. A’-ishah đáp: Được thôi. Cho đến khi Rasul  đến con lạc đà của A’-ishah thì gặp Hafsah và Người chào Salam cho bà, rồi tiếp tục lên đường, thế là bà A’-ishah mất đi Rasul. Vào lúc tạm dừng chân giải lao, A’-ishah đã bước xuống đám cỏ tranh mà dậm chân và nói: Lạy Thượng Đế, xin hãy cho con bò cạp hoặc là con rắn đến cắn bề tôi đi, chứ bề tôi không biết phải nói chuyện với Rasul  như thế nào nữa.( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Bà A’-ishah  đã truyền lại rất nhiều Hadith, trong đó có Hadith này.
2)    Theo thói quen là khi đi xa là Rasul  rút thăm giữa các bà vợ để biết xem ai sẽ đi cùng với Người.
3)    A’-ishah  không biết được mình bị rơi vào mưu kế của Hafsah .
4)    Xác định việc phụ nữ rất đa mưu, giống như Allah đã miêu tả bản tính đa mưu đó trong Qur’an với lời phán:
﴿إِنَّ كَيۡدَكُنَّ عَظِيمٞ ٢٨﴾  يوسف: ٢٨
“Quả thật, âm mưu của các bà rất xảo nguyệt.” Yusuf: 28 (chương 12).
5)    A’-ishah  vốn rất ghen tuông.
6)    A’-ishah  rất cay đắng khi biết mình đã bị Hafsah đối xử bằng mưu kế.
7)    Việc cầu xin gây hại bản thân là việc vốn không nên làm hoặc là bị nghiêm cấm.( ) 
8)    A’-ishah  chọn hai con vật này là bởi độc của chúng rất mạnh, có thể gây hại đến tính mạng để mong được Rasul  quay sang chăm sóc bà mà bỏ mặt Hafsah hoặc là do A’-ishah  quá căm tức nên mới có hành động như thế.
9)    Phụ nữ sẵn sàng sử dụng điều độc hại để được tình cảm của chồng.
10)    Nếu như việc chia điều thời gian cho các bà vợ là bắt buộc thì Rasul  vẫn là một người chồng mẫu mực.
11)    Được phép bắt thăm giữa các bà vợ hoặc trong các vấn đề khác.( )
12)    Hafsah  biết được định lượng tình cảm của Rasul  dành cho A’-ishah  nên cố ý sắp xếp mưu kế để được có cơ hội trò chuyện với Người.
13)    Ý kiến của Hafsah  bằng lời lẽ rất lịch sự: “Hay là đêm nay tôi và cô đổi lạc đà với nhau mà cưỡi để xem như thế nào” nhưng lại ẩn chứ một mục đích khác, và A’-ishah  đã vô tư đáp chấp nhận liền.
14)    Được phép đi du hành trong đêm cùng gia đình.
15)    A’-ishah  rất xem trọng Rasul .
dkf

Jibreel  Gởi Chào Salam Đến A’-ishah 
Hadith thứ hai mươi sáu: A’-ishah  kể rằng Rasul  đã nói vơi bà:
((يَا عَائِشَةُ، هَذَا جِبْرِيلُ يَقْرَأُ عَلَيْكِ السَّلَامُ))
“Này A’-ishah, đây là Jibreel gởi đến nàng lời chào Salah.” Và bà đáp: Xin gởi đến ông ta Wa a’laihi salam wa rahmatullahi wa barakatuh, chỉ có chàng nhìn thấy chứ thiếp thì không nhìn thấy ông ta.( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Niềm vinh dự của bà A’-ishah .
2)    Thiên Thần cũng chào Salam cho con người.
3)    Quả thật, đội ngũ Thiên Thần là một trong các tạo vật của Allah.
4)    Quả thật, giới Thiên Thần được Allah ban cho quyền năng khác hẳn với con người.
5)    Quả thật, giới Thiên Thần có thể nhìn được con người nhưng con người không nhìn được họ.
6)    Nabi  đã gặp được Jibreel  rất nhiều lần có khi bằng hình dạng thật sự và có khi bằng hình dạng chuyển hóa.
7)    Nabi  đã gọi vợ đến chỉ vì muốn truyền đạt lại lời Salam của Đại Thiên Thần.
8)    Nabi  đã chỉ vào một địa điểm nhất định nhằm chỉ vị trí đang đứng của Đại Thiên Thần.
9)    Chào Salam là một văn hóa tốt đẹp của Islam, nó cũng là một trong các Đại Danh cao đẹp của Allah và là lời chào hỏi của cư dân nơi thiên đàng.
10)    A’-ishah  đã đáp lại lời chào Salam bằng đại từ thay thế ngôi thứ ba tức dành cho người vắng mặt do bởi bà vốn không nhìn thấy Đại Thiên Thần.
11)    Việc đáp lại lời Salam bằng câu chào đầy đủ là lời đối đáp tốt đẹp nhất.( ) 
dkf

Tình Cảm Của Nabi  Dành Cho Phụ Nữ Al-Ansaar
Hadith thứ hai mươi bảy: Ông Anas bin Maalik  kể: Có một phụ nữ người Al-Ansaar đến gặp Rasul  của Allah cùng với con trai nhỏ của bà, Rasul  đã nói với bà:
((وَالَّذِي نَفْسِي بِيَدِهِ إِنَّكُمْ أَحَبُّ النَّاسِ إِلَيَّ))
“Ta xin thề bởi Đấng nắm lấy linh hồn Ta trong tay Ngài, rằng thị dân Al-Ansaar của các nàng là nhóm người được Ta yêu thích nhất.” Người nói đến hai lần.( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Rasul  rất thương yên thị dân Al-Ansaar, cả nam lẫn nữ, đây là một tình cảm đặc biệt.
2)    Thị dân Al-Ansaar có các ưu điểm trội hơn những người khác trong số những người có đức tin.
3)    Tình thương của Nabi  dành cho họ được xác định bởi lặp lại hai lần cộng thêm lời thề.
4)    Nabi  có lòng quan tâm đến phụ nữ nên thấy rằng Người đã bắt đầu nói chuyện với họ bằng lời nói.
5)    Nabi  tội nghiệp người phụ nữ này và đã giúp bà ta giải quyết chuyện khó khăn.( )  
6)    Trong các nhiệm vụ của cấp lãnh đạo là quan tâm đến quần chúng dưới sự quản lý của y, và giúp họ giải quyết khó khăn.
7)    Sahabah quan tâm đến việc thu gom và truyền tải lại tất cả những gì liên quan đến tiểu sử Nabi .
8)    Mỗi khi Sahabah gặp phải khó khăn họ luôn nương tựa Allah đầu tiên, sau đó tìm đến Nabi  nhờ cậy.
9)    Xứng đáng lấy cả thế gian để đổi lấy tình thương của Nabi  bởi khi được Người thương là đã được Allah thương.
dkf

U’mar  Với Người Con Gái Của Mình, Hafsah 
Hadith thứ hai mươi tám: Ông Abdullah bin A’bbaas  kể: Tôi vẫn luôn tìm cơ hội để hỏi cho được U’mar bin Al-Khattaab về hai người phụ nữ trong số các người vợ của Nabi  đã được Allah nhắc trong câu Kinh:
﴿إِن تَتُوبَآ إِلَى ٱللَّهِ فَقَدۡ صَغَتۡ قُلُوبُكُمَاۖ﴾  التحريم: 4
Nếu như hai ngươi biết quay lại sám hối với Allah là tấm lòng của hai ngươi chịu thuận hòa nhau. Al-Tahreem: 4 (chương 66). Cho đến khi tôi có cơ hội đi làm Hajj cùng với U’mar, tôi luôn sát cánh ông để phục vụ cho ông, có lần tôi đang xối nước để cho U’mar lấy Wudu thì tôi hỏi: Thưa thủ lĩnh, ai là hai người phụ nữ trong số vợ của Nabi  đã được Allah nhắc trong câu Kinh:
﴿إِن تَتُوبَآ إِلَى ٱللَّهِ فَقَدۡ صَغَتۡ قُلُوبُكُمَاۖ﴾ U’mar nói: Thật là ngạc nhiên cho điều ngươi đã hỏi, hỡi con trai của A’bbaas, hai người họ chính là A’-ishah và Hafsah, rồi ông ta quay hẳn lại tôi mà kể cho tôi nghe toàn bộ sự tình, ông nói: Tôi cùng một người bạn dân Al-Ansaar kế bên nhà thường hay đến nhà một người bạn thuộc dòng tộc Umaiyah bin Zaid ở một vùng đồi cao của Madinah để trao đổi nhau hôm nay mặc khải điều gì cho Rasul  hoặc những công việc khác. Thông thường đàn ông Quraish chúng tôi có quyền với phụ nữ nhưng không ngờ chúng tôi đến Madinah thì phụ nữ Al-Ansaar lướt quyền chồng họ. Từ đó làm cho phụ nữ chúng tôi bắt chước theo bản tính đó của phụ nữ Al-Ansaar. Một ngày nọ, khi tôi la vợ thì cô ta trả treo lại, tôi liềm cấm cô ta cư xử như thế, cô ta đáp: Ông đừng có cấm tôi như thế, tôi xin thề bởi Allah chứng giám rằng các bà vợ của Nabi  cũng có người đã bỏ mặc Người từ sáng cho đến tối, điều đó làm cho tôi giận cả người mà nói với cô ta: Thật là thua thiệt cho những ai đã làm thế, rồi tôi mặc lại quần áo mà đi tìm Hafsah mà hỏi: Này Hafsah, rằng các vợ của Nabi  dám bỏ mặc Người từ sáng đến tối hả ? Đúng vậy, thưa cha, Hafsah đáp. Tôi tiếp: Quả là điều tệ hại và thất bại vô cùng, chẳng lẽ các con lại an tâm việc Allah sẽ phẩn nộ bởi sự cơn giận của Rasul  của Ngài rồi tất các con bị hủy diệt. Con hãy yêu cầu cha những gì con muốn, còn cha thì cấm con nhiều lời với Nabi , cấm không được đáp trả lại Người dù là hành động gì và cũng không được phép bỏ mặc Người, chẵng lẽ con không biết được rằng bên cạnh con có một người con gái sáng giá hơn con, cô ta được Nabi  yêu thương hơn con sao (ý nói là A’-ishah).
U’mar kể tiếp: Khi chúng tôi ôn lại trận chiến với Ghassaan (thuộc Hi Lạp) lúc người bạn Al-Ansaar bị tấn công, rồi chia tay nhau. Đêm đến thì người bạn Al-Ansaar lại đến nhà tôi mà đập cửa rất mạnh, tôi liền ra mở cửa thì ông ta hớt hải nói: Hôm nay có một chuyện động trời xảy ra. Tôi hỏi: Là chuyện gì, Ghassaan lại tấn công hả? Không, có chuyện khác còn vĩ đại hơn, khủng khiếp hơn, đó là Rasul  đã thôi vợ của Người. Ông trả lời. Tôi hốt hoảng nói: Thôi rồi Hafsah đã khốn khổ và thất bại, tôi nghĩ là đã xảy ra với con gái mình. Tôi liền quay vào nhà mặc quần áo mà đến chờ hành lễ Salah Al-Fajr cùng Nabi . Sau khi xong lễ thì Nabi  liền vào phòng riêng nghỉ ngơi và tôi thì vào nhà con gái Hafsah thấy nó đang khóc, tôi hỏi: Chuyện gì làm con khóc, chẳng phải cha đã cảnh cáo con chuyện này rồi sao? Có phải Nabi  đã thôi ai đó trong các con không? Con tôi đáp: Con cũng không rõ, Người đã đi vào chốn phòng riêng rồi. Tôi bước ra ngoài thấy một nhóm người đang ngồi gần bục giảng, thấy có người thì đang khóc. Tôi đến đó ngồi cùng họ một lúc thì thấy không thể còn chịu đựng nổi nữa, tôi đứng dậy đến thư phòng riêng của Nabi  mà nói với cậu bé da đen đang gác cửa: Hãy vào báo với Nabi  rằng U’mar muốn trình diện. Một lát sau cậu bé bước ra nói: Tôi đã nói với Nabi  rằng U’mar muốn trình diện như Người im lặng. Tôi quay mặt đi đến ngồi cùng với nhóm người lúc nãy đến khi tôi cảm thấy trong lòng rất khó chịu thì liền tìm đến thư phòng Nabi  lẫn nữa mà bảo với cậu bé gác cửa: Hãy vào báo lại với Nabi  rằng U’mar muốn trình diện. Một lát sau cậu bé bước ra nói: Tôi đã nói với Nabi  rằng U’mar muốn trình diện như Người im lặng. Tôi lẵng lặn đi đến ngồi cùng với nhóm người đang ngồi ở bục giảng đến khi tôi cảm thấy trong lòng rất khó chịu thì liền tìm đến thư phòng Nabi  lẫn nữa mà bảo với cậu bé gác cửa: Hãy vào báo lần nữa với Nabi  rằng U’mar muốn trình diện. Một lát sau cậu bé bước ra nói: Tôi đã nói với Nabi  rằng U’mar muốn trình diện như Người im lặng. Tôi thất vọng quay lưng đi thì cậu bé gọi tôi lại: Nabi  đã cho phép ông vào rồi. Tôi bước vào thì thấy Rasul đang nằm nghiên trên một chiếc chiếu lát sơ sài không có nệm trải lên, Người gát đầu trên cái gối bằng da nhồi sơ (chà là). Tôi chào Salam cho Người và liền hỏi sự tình trong lúc vẫn đang đứng: Thưa Rasul của Allah, Người đã thôi vợ của mình? Người  đưa mắt nhìn tôi mà đáp: “Không.” Tôi mừng reo: Allahu Akbar. Thưa Rasul của Allah, Người thấy sau chúng ta những người đàn ông Quraish luôn có quyền với phụ nữ nhưng khi đến Madinah này, nơi mà phụ nữ lại có quyền lấn lướt đàn ông. Người  mĩm miệng cười, tôi tiếp: Thưa Rasul của Allah, Người thấy sao, lúc tôi bước vào gặp Hafsah và bảo với nó: Con hãy luôn nhớ rằng có một phụ nữ láng giềng với con luôn sáng giá hơn con và cô ta lại rất được Nabi yêu thương (ý nói A’-ishah) thì Rasul  tiếp tục mĩm miệng cười lần nữa. Thế là tôi liền ngồi xuống khi thấy Người  mĩm cười và tôi ngước mắt nhìn quanh nhà Người, tôi thề với Allah, trong nhà không có bất cứ thứ gì có giá trị và tôi nói tiếp: Thưa Rasul của Allah, hãy cầu xin với Allah ban cho giáo dân của Người được giàu có hưng thịnh, quả thật, Hi Lạp và Ba Tư đã được Allah ban cho rất giàu có, ban cho họ cả trần gian trong khi họ không tôn thờ Ngài.( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Abdullah bin A’bbaas  rất hiếu học.
2)    Bắt buộc mỗi người Muslim phạm tội với Allah quay lại sám hối với Ngài, người đã sám hối giống như chưa từng phạm tội.
3)    Abdullah bin A’bbaas  rất tranh thủ cơ hội để học hỏi kiến thức.
4)    Việc phục vụ giới A’lim (người có kiến thức Islam) là niềm vinh dự, là sự hãnh diện, giống như Ibnu A’bbaas đã xối nước cho U’mar lấy Wudu.
5)    Phải chuẩn bị tinh thần kiên nhẫn trong việc trao dồi kiến thức, bởi cơ thể sẽ không được nghĩ ngơi thổi mái, vì vậy mà Ibnu A’bbaas đã nói: “Cho đến khi tôi có cơ hội đi làm Hajj cùng với U’mar, tôi luôn sát cánh ông để phục vụ cho ông” chờ đến khi có cơ hội xối nước cho U’mar.
6)    Kiến thức Islam sẽ nâng cấp bậc con người lên dù đó chỉ là đức trẻ.
7)    Vị A’lim đã ngạc nhiên về câu hỏi của cậu học trò, do điều đó rất đơn giản để biết hoặc đã biết nhưng muốn xác minh lại mật độ chính xác những gì đã nghe bằng cách nghe trực tiếp người biết rõ nguồn gốc.
8)    Kiến thức Islam tốt nhất là được học hỏi từ những các vị A’lim lớn, hiểu biết uyên bác.
9)    Tin tức chính xác nhất là được nhận trực tiếp không qua trung gian.
10)    U’mar  cũng rất tranh thủ để trao dồi kiến thức và có tính chịu khó cao do ông đã không ngại đường xá mà cùng người bạn Al-Ansaar đi trao dồi kiến thức ở nơi xa xôi.
11)    U’mar  không muốn mất bất cứ kiến thức nào từ Nabi  thấy rằng ông đã tìm đến người bạn Al-Ansaar học hỏi mỗi khi ông vắng mặt và không nghe được từ Nabi .
12)    Người láng giềng tốt nhất là người đức hạnh, người hướng bạn đến mọi điều tốt đẹp.
13)    Việc kết bạn với người đức hạnh là nguyên nhân giúp trao dồi kiến thức Islam.
14)    Phụ nữ Quraish luôn nghe lời chồng, không đôi co, không tranh cãi với chồng.
15)    Phụ nữ Al-Ansaar thì ngược lại, họ xem việc tranh cãi với chồng không có vấn đề gì, thậm chí họ còn lướt quyền chồng, cao giọng với chồng thỉnh thoảng.
16)    Phụ nữ thường bị ảnh hưởng bởi các phụ nữ khác có khi là ảnh hưởng tích cực và đôi khi cũng ảnh hưởng tiên cực gây xáo trộn cuộc sống vợ chồng.
17)    U’mar rất ngạc nhiên trước sự thay đổi tính tình của vợ nhà.
18)    Nhiệm vụ của chồng không nên cho vợ nhà quan hệ với các phụ nữ khác ngoại trừ là các phụ nữ hiền thục, đoan trang, tiết hạnh bởi phụ nữ rất dễ bị ảnh hưởng đến tính tình đặt biệt là đối với những phụ nữ có niềm tin Imam yếu.
19)    Gia đình Nabi  cũng giống như bao gia đình Muslim khác nhưng người luôn là người chồng gương mẫu, Người  sẵn lòng tha thứ cho các bà vợ, chu cấp cho họ đầy đủ tiền bạc và quần áo nhưng đôi khi vẫn có xung đột gia đình.
20)    Cha luôn là người quan tâm lo lắng cho con gái, điển hình như U’mar đã quan tâm và sợ hãi cho con gái ông.
21)    Nhiệm vụ của người Muslim đối với người Muslim là khuyên bảo nhau mỗi khi người kia làm sai, thấy rằng U’mar đã khuyên bảo, đã giáo dục con gái khi thấy cô ta có thái độ, có hành động sai trái với Nabi .
22)    Cha thắc mắc hành động, thái độ sai trái của con gái đối với chồng cô.
23)    Thật là thất bại và thua thiệt đối với ai bất tuân Nabi .
24)    U’mar đã yêu cầu con gái ông ba điều: Không được nói nhiều lời với Nabi , không được trả treo với Người  và không được bỏ mặc Người , để bù lại ông cho phép con gái bất cứ gì con muốn.
25)    U’mar rất yêu thương Nabi .
26)    Allah sẽ phẩn nộ nếu như Rasul  của Ngài nổi giận.
27)    Việc trọng đại luôn làm con người hốt hoảng giống như người báo tin thì đập cửa rất mạnh và người mở cửa cũng giận bắn mình.
28)    Không nên vội vã truyền tải thông tin trước khi xác mình cụ thể thực hư sự việc.
29)    Đôi khi chồng nói chuyện lớn tiếng với vợ không có nghĩa là anh ta ghét bỏ cô ta hay không còn cần cô ta nữa. Nhưng đối với phụ nữ thông minh thì không nên bàn về công việc nhà với chồng sau những lần anh ta xong công việc từ sở về, trong lúc đang mệt mỏi đang cần tìm chổ nghĩ ngơi . . . hãy tìm một thời khắc thích hợp và dùng lời lẽ tế nhịn để thưa chuyện với chồng.
30)    Đôi khi người cha nói lời lẽ mà tưởng chừng đó là lời cầu xin hại con mình, thật ra không phải thế mà là một thối quen của người Ả rập hay dùng.
31)    Khuyến khich nên Takbeer (tức nói Allahu Akbar) mỗi khi nghe được tin vui.
32)    Không có vấn đề trong việc trách móc những người sai phạm sau khi đã khuyên can hết lời trước đó.
33)    Đôi khi con người rời vào đau khổ thì không còn biết chuyện gì đã xảy ra với mình.
34)    Sahabah bị ảnh hưởng rất nhiều đối với tất cả những gì đã xảy ra với Nabi .
35)    U’mar cảm thấy rất khó chịu trong lòng mỗi khi Nabi  gặp phải rắc rối, gặp phải khó khăn.
36)    Nabi  bỏ mặc tất cả các bà vợ mà ẩn mình trong một căn phòng nhỏ.
37)    U’mar là người rất lịch sự trong việc xin phép Nabi .
38)    U’mar rất hoang mang, đứng ngồi không yên với tin tức đã nghe, ông không thể nào im lặng được mà phải tìm cách gặp mặt Nabi  để trực tiếp xác minh sự thật.
39)    Xin phép là một phép tắc của Islam, tối đa là ba lần nếu được phép thì đi vào còn không thì bỏ đi ở lần xin phép thức ba.
40)    Khi Nabi  biết được U’mar kiên quyết muốn gặp mặt thì Người mới cho phép vào gặp mặt.
41)    Tình thương của Nabi  dành cho U’mar.
42)    Bản tính giản dị và không quan tâm đến trần gian của Nabi .
43)    Khuyến khích chào Salam mỗi khi vào gặp ai đó.
44)    Trước cửa phòng Nabi  luôn có người túc trực, không ai được phép vào cho đến khi được phép của Người .
45)    Rasul  không thay đổi tư thế khi U’mar bước vào, thế nên người Muslim đừng ép buộc bản thân phải thay đổi tư thế và bộ dạng mỗi khi các bạn thân ghé thăm.
46)    Quả thật Allah ban sự hưởng thụ trần gian cho kẻ Ngài yêu thích và kẻ Ngài ghét bỏ nhưng lòng sùng đạo, bản tính kính sợ Ngài thì chỉ được ban cho những ai Ngài yêu thương.
47)    Việc đập cửa mạnh là để dùng trong việc khẩn cấp, thế nên người Muslim không nên sử dụng trừ khi đúng lúc, đúng việc.
48)    U’mar rất can đảm khi đứng trước Nabi .
49)    Nabi  rất vui khi trò chuyện với U’mar .
50)    Danh từ li hôn làm cho bản thân ghét bỏ và nổi lòng se thắt.
51)    Câu trả lời của Nabi  tuy ngắn như đầy đủ ý nghĩa.
52)    Tuy U’mar không có nhiều thời gian rãnh nhưng ông rất muốn biết sự thật vấn đề, cho nên sau khi được phép vào là ông một mạch đi vào nhà mà chưa kịp ngồi là đã bắt đầu mục đích.
53)    Được phép nói Allahu Akbar (Allah vĩ đại nhất) khi nghe được tin vui.
54)    U’mar miêu tả hoàn cảnh lúc ông ta đang đứng thưa chuyện với Nabi  thật như thể bạn nhìn thấy được.
55)    Khi U’mar  nhìn thấy Nabi  mĩm cười thì ông liền phấn khởi mà thưa chuyện.
56)    Tâm trạng của Nabi  đã bị chi phối bởi các bà vợ của Người nên không có tinh thần nói chuyện với U’mar  mà chỉ mĩm cười.
57)    Cuộc sống trong nhà Nabi  rất là khiêm tốn nên thấy rằng không có tranh chấp về cuộc sống trần gian.
58)    U’mar đã yêu cầu Nabi  cầu xin sự giàu có cho toàn thể tín đồ cộng đồng Islam.
59)    Tình yêu của U’mar dành cho Nabi  là rất lớn.
60)    Câu trả lời của Nabi  được thay thế bằng nụ cười.
61)    Mặt khác khuyến khích mọi người luôn mĩm cười.
62)    Khi U’mar nhìn thấy Nabi  mĩm miệng cười thì liền phấn khởi mà ngồi xuống thưa chuyện với Người .
63)    Nhà của Nabi  cũng giống như bao ngôi nhà khác trong thiên hạ, có xảy ra việc tranh cải vợ chồng làm cho giận nhau, bỏ mặc nhau . . .
64)    Sự việc không phải xảy ra với tất cả các vợ của Nabi  mà chỉ xảy ra với hai người đó là Hafsah và A’-ishah .
65)    Tốt nhất không nên xen vào cuộc sống vợ chồng của bất cứ ai trừ phi thật cần thiết.
66)    Bản tính cương trực và tôn trọng Nabi  của U’mar  là do Allah ban cho.
67)    Ibnu A’bbaas  rất tôn trọng U’mar .
68)    U’mar  yêu thương Ibnu A’bbaas do mối quan hệ gần gủi với Nabi .
69)    Việc trao dồi kiến thức không được nghĩ ngơi và kêu ngạo, nên thấy được rằng Ibnu A’bbaas  không hề nghĩ ngơi và rất là khiêm tốn trong câu hỏi.
70)    Với câu hỏi này Ibnu A’bbaas muốn truyền tải Sunnah được trọn vẹn.
71)    Kiến thức tốt nhất là kiến thức từ Kinh Sách của Allah.
72)    Trong những hồng phúc của Hajj và những quả tốt đẹp là con người học hỏi được kiến thức hữu ích.
73)    Ân phước của việc nhẫn nại trao dồi kiến thức Islam và Ibnu A’bbaas  đã thể hiện bản tính kiên nhẫn ở vài vị trí:
a-    Ông đã ở bên cạnh U’mar  cả năm tròn mà không thể hỏi ở buổi đầu và cả khoảng giữa.
b-    Ông đi làm Hajj là vì mục đích này, như đã biết việc đi làm Hajj rất vất vã đặc biệt là trong thời gian lúc đó.
c-    Ông đã đứng chờ cho đến khi U’mar  làm xong mọi việc.
74)    Bất kể người A’lim (học giả Islam) đi đâu thì cũng nên bám theo bởi kiến thức của vị A’lim đó.
75)    Ý chí muốn trao dồi kiến thức Islam của Ibnu A’bbaas .
76)    Khuyến khích đi xa để trao dồi kiến thức Islam.
77)    Bắt lấy cơ hội trước khi bỏ lở.
78)    Tầm quan trọng của câu hỏi trong việc trao dồi kiến thức Islam.
79)    Nên gọi tên người A’lim bằng tên mà họ yêu thích nhất.
80)    Khuyến khích người A’lim cũng như những ai được hỏi nên trả lời thành thật nhất.
81)    Ibnu A’bbaas  cảm thấy nhẹ lòng khi U’mar cho ông cơ hội mà kể nghe tận tường mọi việc.
82)    Cho dù con người có được kiến thức bao nhiêu thì cũng rất là ít ỏi, chẳng có gì so với Allah.
83)    Bản tính khiêm tốn của U’mar trong khi ông rất uyên bác về kiến thức Islam.
84)    Islam rất tôn trọng, nâng cao và quan tâm đến mọi mặt của phụ nữ, trong khi trước kia thời tiền Islam đã xem thường, miệt thị, khinh rẻ phụ nữ, họ chỉ có giá trị như một món hàng. Và ngày nay, thấy rằng xã hội đã và đang đưa ra phương châm kêu gọi phụ nữ rời khỏi nhà để lao động chà trộn cùng nam giới, muốn được cư xử như nam giới, . . . nhưng đúng hơn là họ đang kêu gọi phụ nữ trở lại thời tiền Islam, hoặc còn hơn thế nữa đến khi phụ nữ chỉ còn giá trị rẻ mạc như các muốn hàng được bày bán ngoài chợ nô lệ.
85)    U’mar  rất mạnh mẽ và kiên định kể cả trong nhà ông.
86)    U’mar  sửng sốt khi nghe lời kể của vợ ông về con gái rằng bà đã dám hững hờ với Nabi  nên mới rời khỏi nhà nhanh chóng để xác minh lại những gì đã nghe thấy.
dkf

Người Phụ Nữ Lấy Wudu Bên Cạnh Tòa Lâu Đài
Hadith thứ hai mươi chín: Ông Abu Hurairah  kể: Khi chúng tôi đang ngồi cùng với Rasul  của Allah thì Người nói:
((بَيْنَمَا أَنَا نَائِمٌ رَأَيْتُنِى فِى الْجَنَّةِ، فَإِذَا امْرَأَةٌ تَتَوَضَّأُ إِلَى جَانِبِ قَصْرٍ، فَقُلْتُ لِمَنْ هَذَا؟ قَالَ هَذَا لِعُمَرَ. فَذَكَرْتُ غَيْرَتَهُ فَوَلَّيْتُ مُدْبِرًا))
“Ta nằm mộng thấy được rằng Ta đang ở trong thiên đàng, thấy một người phụ nữ đang lấy Wudu bên cạnh tòa lâu đài. Ta hỏi: Tòa lâu đài của ai vậy? Bảo rằng là của U’mar và Ta sực nhớ đến lòng ghen tuông của ông ta nên Ta đã quay lưng đi.” Nghe được U’mar  đang ngồi liền bật khóc mà nói: Chẳng lẽ đối với Rasul của Allah mà tôi cũng ghen tuông nữa sao ?( )  

     Các bài học từ Hadith:
1)    Giới Sahabah không bỏ mặc Nabi  ngược lại họ luôn vây quần bên Người, cùng ngồi lắng nghe Người chỉ dạy.
2)    Nabi  rất quan tâm đến giấc mộng và Hadith này có nguồn gốc từ giấc mộng.
3)    Giấc mộng của giới Nabi  là sự thật, bởi đó là lời mặc khải của Allah.
4)    Nabi  đã vào thiên đàng trong giấc mộng.
5)    Niềm vinh dự của U’mar .
6)    U’mar  là người của thiên đàng.
7)    Lòng ghen tuông của U’mar .
8)    Nabi  miêu tả hoàn cảnh của người phụ nữ đã nhìn thấy trong thiên đàng.
9)    Bản tính hổ thẹn của Nabi .
10)    Giá trị của Wudu và rằng người của thiên đàng cũng lấy nước Wudu.
11)    Còn hãnh diện và cao quí cho U’mar : thiên đàng, phụ nữ và tòa lâu đài.
12)    Thấy rằng Nabi  đã hỏi Thiên Thần về tòa lâu đài của ai ? và họ đã trả lời câu hỏi của Nabi .
13)    Rằng Nabi  không hề biết chuyện huyền bí ngoại trừ những gì Allah đã chỉ dạy.
14)    U’mar  đã khóc do vui mừng khi nghe lời công bố của Nabi .
dkf

Người Phụ Nữ Đã Khóc Cho Đứa Con
Hadith thứ ba mươi: Ông Anas bin Maalik  kể: Rasul  đã gặp một phụ nữ đang khóc cho người con của bà thì Người bảo:
((اتَّقِى اللَّهَ وَاصْبِرِى))
“Cô hãy Taqwa (kính sợ) Allah và hãy kiên nhẫn đi.” Bà ta đáp: Ông không cảm nhận được những gì tôi đang bị đâu. Đến khi Rasul  ra đi thì có lời bảo: Người đó chính là Rasul  của Allah. Lúc đó bà ta tựa như xác chết không hồn  mà vội vàng tìm đến cửa nhà Nabi , không thấy một ai gác cửa thì bà nói vọng vào: Thưa Rasul của Allah, tôi đã không biết đó là Người. Rasul  mới đáp bà: 
((إِنَّمَا الصَّبْرُ عِنْدَ أَوَّلِ صَدْمَةِ))
“Sự kiên nhẫn chỉ có giá trị ở lần đụng độ đầu tiên.”( )  

     Các bài học từ Hadith:
1)    Cái chết sự thật xảy ra với tất cả mọi tạo vật.
2)    Phụ nữ bị sốc trước cái chết của đứa con trai.
3)    Lòng kiên nhẫn rất có giá trị trong mọi hoàn cảnh, kiên nhẫn trước nạn kiếp và đặc biệt là ở lần đầu tiên.
4)    Người Muslim được lệnh phải Taqwa (kính sợ) Allah cộng thêm lòng nhẫn nại trước nạn kiếp.
5)    Nhiệm vụ của Người Muslim phải ra lệnh nhau làm việc thiện, cấm cản nhau làm tội lỗi và chớ có trông chờ vào kết quả.
6)    Người truyền đạt giáo lý Islam phải biết kiên nhẫn trước phiền toái, tổn hại mà người khác gây ra.
7)    Con người cần phải bắt lấy cơ hội trước khi rời khỏi tầm tay.
8)    Khóc lóc và nước mắt không lấy lại những gì đã mất nhưng nó sẽ giảm đi nổi đau của con tim.
9)    Khi người phụ nữ biết được người đã khuyên rằng mình chính là Nabi  thì liền tìm đến xin lỗi.
10)    Một khi con người bị rơi vào tai nạn thì ý chí sẽ bị thay đổi nhưng tuyệt đối không được phủ phục trước nó.
11)    Tầm quan trọng của Taqwa (kính sợ Allah) và lòng kiên nhẫn trong cuộc sống của người Muslim.
12)    Con người cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trong lời ăn tiếng nói để khỏi nói ra hai từ xin lỗi sau đó.
13)    Con cái và cháu chắc rất có địa vị trong lòng ông bà, cha mẹ.
14)    Khi Nabi  nhìn thấy rào thét và kể lể nên mới ra lệnh bà Taqwa (kính sợ Allah) và chịu đựng.
15)    Nabi  ra lệnh người phụ nữ kiên nhẫn để đạt được ân phước của Allah.
16)    Người phụ nữ tựa như đã chết khi biết được người khuyên răng mình chính là Rasul  của Allah.
17)    Khi tìm đến Nabi  người phụ nữ cứ tưởng Người giống như một vị vua có lính canh gác, có người giử cửa nhưng thực tại hoàn toàn khác những gì bà tưởng tượng.
18)    Lòng kiên nhẫn chịu đựng chỉ có giá trị khi con tim bị tấn công lần đầu tiên, và một khi con người kiên nhẫn được ở lần đầu tiên này ắt sẽ đạt được phần thưởng và ân phước từ Allah.
19)    Con người không được ban thưởng bởi nạn kiếp gặp phải, bởi nó không nằm trong hành động của y mà chỉ được thưởng do lòng kiên định và kiên nhẫn của y.
20)    Khuyến khích người gặp nạn kiếp chịu đựng lắng nghe lời khuyên bảo.
21)    Dựa vào Hadith này cho phép phụ nữ đi thăm viếng mồ mã( ) nhưng vấn đề này có sự tranh cãi giữa các U’lama (học giả Islam) với nhau. Nhưng dựa vào lời phúc đáp của đại đa số U’lama là Haram (cấm phụ nữ viếng thăm mồ mã).( ) 
dkf

A’-ishah  Khen Ngợi Một Phụ Nữ
Hadith thứ ba mươi mốt: Bà A’-ishah  kể: Nabi  bước vào nhà bà thì thấy một người phụ nữ đang ở cùng thì liền hỏi vợ: “Đây là ai vậy ?” bà A’-ishah nói tên bà ta và hết lời khen ngợi về cách hành lễ Salah của bà. Rasul  ngạc nhiên đáp:
((مَهْ! عَلَيْكُمْ بِمَا تُطِيقُونَ، فَوَاللَّهِ لا يَمَلُّ اللَّهُ حَتَّى تَمَلُّوا، وَكَانَ أَحَبَّ الدِّينِ إِلَيْهِ مَادَامَ عَلَيْهِ صَاحِبُهُ))
“M.a.h, các ngươi hãy hành đạo theo khả năng của bản thân có thể, Ta xin thề bởi Allah chứng giám rằng Ngài sẽ không ngao ngán (ban thưởng) đến khi các ngươi ngao ngán (việc hành đạo), riêng Ngài việc hành đạo được yêu thích nhất là thường xuyên và liên tục.”( ) 

    Các bài học từ Hadith:
1)    Người chồng được quyền hỏi vợ mình ai đã đến thăm cô ta trong nhà.
2)    Không nên khen ngợi quá lố.
3)    Người Muslim chỉ được phép buộc bản thân làm việc theo khả năng có thể.
4)    Một khi con người ép buộc bản thân hành đạo vượt khả năng chịu đựng thì cơ thể sẽ trở nên ngao ngán mà từ bỏ đi việc hành đạo đó và đây chính là điều mà Nabi  đã khuyến cáo.
5)    Việc hành đạo được Allah yêu thương nhất chính là điều được một người làm thường xuyên liên tục cho dù có ít.
6)    Giá trị vĩ đại của lễ Salah.
7)    Phụ nữ được thăm viếng lẫn nhau.
8)    Nabi  đã sử dụng ngôn từ rất chính xác mang ý nghĩa im lặng đó là từ “m.a.h”.
9)    Nhà thông thái Sheikh Muhammad bin Saaleh Al-U’thaimeen  giải thích từ “ngao ngán” trong Hadith: “Trong số U’lama (học giả Islam) nói: Đây là bằng chứng khẳng định rằng Allah cũng có bản tính ngao ngán nhưng sự ngao ngán của Allah hoàn toàn khác với bản tính ngao ngán của con người và bao tạo vật khác. Sự ngao ngán của con người và bao tạo vật khác bị thiếu xót bởi ngao ngán thể hiện sự khó chịu của bản thân trước một sự việc, còn sự ngao ngán của Allah luôn thể hiện sự toàn mỹ tuyệt đối giống như bao tính cách khác của Ngài chúng ta cũng phải xác định cho Ngài trên mặt toàn mỹ tuyệt đối.
Có số U’lama khác thì lại nói: Câu “Ngài sẽ không ngao ngán đến khi các ngươi ngao ngán” ngụ ý rằng cho dù con người có hành đạo nhiều bao nhiêu thì Allah cũng không hề ngao ngán trong việc ban thưởng cho y, cho nên bạn cứ hành đạo cho thật nhiều rằng Allah sẽ không bao giờ ban thưởng thiếu xót về bất cứ công sức nào mà bạn đã bỏ ra đâu.
Còn số U’lama khác thì nói rằng: Hadith này không nói lên Allah có bản tính ngao ngán bởi khi nói tôi sẽ không đứng lên đến khi anh đứng lên, tất nhiên sẽ không bắt buộc người kia phải đứng lên cũng giống như câu “Ngài sẽ không ngao ngán đến khi các ngươi ngao ngán” cho nên không bắt buộc Allah phải ngao ngán.
Tóm lại, bắt buộc người Muslim chúng ta phải tin tưởng rằng Allah hoàn toàn xa vời với mọi bản tính thiếu xót của con người và bao tạo vật khác như ngao ngán . v . v ... và nếu như đây là Hadith xác định bản tính ngao ngán thật của Allah thì nó cũng hoàn toàn khác với sự ngao ngán của con người và bao tạo vật khác.”( )   
10)    Việc ép bản thân làm quá sức là điều không yêu cầu.
11)    Sự dễ dãi và thuận lợi của tôn giáo Islam.
12)    Được phép tự thề mà không cầu có lời yêu cầu và đôi khi là điều khuyến khích nhằm thể hiện sự tôn trọng giáo điều của tôn giáo Islam hoặc động viên làm nó hoặc khuyến cáo vi phạm điều Haram (cấm kỵ).( )
13)    Ý nghĩa của việc Allah luôn yêu thích việc hành đạo được thực hiện thường xuyên và liên tục, cho dù có ít ỏi, bởi người thường xuyên làm một việc hành đạo nào đó làm cho anh ta lặp đi lặp lại hành động tuân phục Allah nên ân phước của anh ta gia tăng thêm từng giờ từng ngày. Hoàn toàn khác với một người làm một lần thì rất nhiều đến mỗi mệt bản thân, xong thì bỏ mặc việc hành đạo đó giống như người khi đạt được mục đích thì trở nên bất mãn, chán nản.
14)    Allah Đấng Hùng Mạnh & Tối Cao ra lệnh đám bầy tôi của Ngài cố gắng tận tụy trong hành đạo tôn thờ Ngài nhưng đừng làm cho bản thân rơi vào rắc rối rồi trở nên khó chịu, bực mình.( )   
Cưới Nhằm Người Em Gái Bú Cùng Vú Mẹ, Hủy Hôn Sau Đó
Hadith thứ ba mươi hai: Ông U’qbah bin Al-Haarith  kể: Ông đã cưới một người con gái của ông Abu Ihaab bin A’zeez thì có một người phụ nữ đến báo rằng: Chính tôi đã nuôi vú U’qbah và cô gái cậu ta cưới. U’qbah lập tức nói: Tôi không hề biết bà đã nuôi vú tôi và bà cũng không nói với tôi trước đó. Xong ông liền cưỡi thẳng đến Madinah đem sự việc hỏi Rasul  của Allah thì được bảo:
((كَيْفَ وَقَدْ قِيلَ))
“Tại sao không trong khi đã có lời đồn.” Thế là U’qbah liền hủy hôn và cô gái đã lấy chồng khác.( )  

     Các bài học từ Hadith:
1)    Giáo luật Islam cho phép hôn nhân.
2)    Giáo luật Islam cho phép nuôi vú và mối quan hệ con cái nuôi vú giống như mối quan hệ ruột thịt.
3)    Kiến thức của con người luôn có giới hạn.
4)    Một khi người đàn ông biết được người con gái mình cưới là anh em bú cùng vú mẹ thì bắt buộc hủy hôn, điều này không cho là li hôn, bởi cuộc hôn nhân này vô hiệu.
5)    Người nam có biết được ai là mẹ nuôi vú mình không phải là điều kiện làm cho việc nuôi vú trở nên hữu hiệu.
6)    Người Muslim cần phải tư vấn U’lama (học giả Islam) về mọi chướng ngại vật gặp phải.
7)    U’qbah dùng lời lẽ mạnh mẽ để nói chuyện với người phụ nữ lạ nhằm muốn xác minh lại những gì bà nói.
8)    Do vấn đề vô cùng cấp bách nên không thể chần chờ, vì vậy U’qbah liền tức tốc phi thẳng đến hỏi Rasul  để giải quyến vấn đề.
9)    Lời xác minh của một người phụ nữ sẽ rất hữu hiệu trong các vấn đề dành riêng cho phụ nữ, đây chính là câu nói của trường phái của Imam Ahmad .
10)    Khuyến khích đi xa để trao dồi kiến thức Islam và tư vấn các vấn đề đang đối mặt.
11)    Người phụ nữ đã khẳng định mình đã nuôi vú U’qbah còn U’qbah thì lại phủ nhận, điều này bắt buộc đối với ai áp dụng nó hoặc sẽ là khuyến khích đối với ai Wara’ (là người muốn tránh xa mọi điều làm cho bản thân không an tâm).( ) 
12)    Bắt buộc người Muslim phải tránh xa mọi vấn đề làm cho bản thân nghi vấn thậm chí cả việc tẩy rửa quần áo.
13)    Câu nói của Nabi  “Tại sao không trong khi đã có lời đồn.” Làm sao anh dám ân ái với cô ta trong khi đã có lời đồn rằng anh là anh trai của cô ta. Bởi đây là điều tối kỵ của những người muốn bảo vệ danh dự và nhóm người Wara’.( )  
dkf

Một Ngày Nabi  Dành Cho Phụ Nữ
Hadith thứ ba mươi ba: Ông Abu Sa-e’d Al-Khudry  kể: Có một nhóm phụ nữ đã than phiền với Nabi : Nam giới đã chiếm hết thời gian của Người, xin Nabi hãy dành một ngày cho phụ nữ chúng tôi. Thế là Rasul  hẹn một ngày dành riêng cho họ và nói với họ: 
((مَا مِنْكُنَّ امْرَأَةٌ تُقَدِّمُ ثَلاثَةً مِنْ وَلَدِهَا إِلا كَانَ لَهَا حِجَابًا مِنَ النَّارِ))
“Bất cứ phụ nữ nào bị mất đi ba người con ắt sẽ được ban cho vật chắc tránh khỏi hỏa ngục.” Có người hỏi: Chỉ có hai thì sao Nabi? Người đáp: “Thậm chí chỉ có hai.”( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Phụ nữ Sahabah rất quan tâm đến việc trao dồi kiến thức Islam.
2)    Việc bố thí xóa đi tội lỗi.
3)    Thực hiện lời hứa giống như Nabi  đã hứa hẹn với nhóm phụ nữ.
4)    Quả thật trẻ em Muslim là người của thiên đàng.
5)    Các trẻ em chết lúc nhỏ (tức trước trưởng thành) sẽ là vách chắc cho song thân trước hỏa ngục.( )
6)    Biết được rằng qui định của giáo luật Islam rằng ân phước được dựa trên lòng định tâm nên bắt buộc phải có điều kiện kỳ vọng phần thưởng tức người bị nạn kiếp mất con hài lòng trước định mệnh Allah đã an bày và kỳ vọng vào phần thưởng nơi Ngài.
7)    Chỉ đề cập đến phụ nữ do bởi cuộc trò chuyện đang nói với phụ nữ.
8)    Câu Rasul  nói: “Thậm chí chỉ có hai” có lẽ Người được mặc khải được liền ngay lúc đó bởi tốc độ nhanh của lời mặc khải còn nhanh hơn sự nháy mắt; và có lẽ là do kiến thức của Người về vấn đề này, vả lại Người vốn vĩ rất nhân hậu muốn gia tăng niềm tin cho phụ nữ nên đã trả lời liền câu hỏi của họ.( ) 
9)    Qua Hadith thấy rõ rằng nam giới luôn có nhiều cơ hội gần gủi Nabi hơn phụ nữ, tuy nhiên sau khi nam giới học hỏi được thì họ cũng về dạy lại cho các bà vợ họ.
10)    Phụ nữ đã yêu cầu Nabi  dành riêng cho họ một ngày để họ có cơ hội trao dồi giáo lý.
11)    Mục đích quan trọng mà vị Sahabah này muốn truyền đạt lại cho chúng ta là những gì Nabi  nói với phụ nữ.
12)    Tuy Rasul  rất bề bộn công việc nhưng Người vẫn trích một ngày dành riêng cho phụ nữ để khuyên bảo và chỉ dạy cho họ.
13)    Nabi  đã hứa với phụ nữ, rồi gặp mặt họ, rồi khuyên bảo họ, rồi ra lệnh họ, chứng minh rằng Nabi  rất quan tâm đến phụ nữ.
14)    Hồng phúc và lòng độ lượng của Allah luôn trúc xuống cho đám bầy tôi Ngài không ngưng.
15)    Nhằm bù đáp lại sự mất mác và bản tính nhẫn nại biết chịu đựng của phụ nữ khi mất con cái nên Allah đã biến nỗi đau đó thành vật chắc che chở họ tránh khỏi hỏa ngục.
dkf

Quan Tâm Đến Phụ Nữ
Hadith thứ ba mươi bốn: Ông Abu Hurairah  kể: Có một lao công da đen nam hay nữ gì đó dọn dẹp Masjid đã qua đời. Khi không thấy người đó thì Nabi  mới hỏi mọi người và được biết đã qua đời, Người bảo:
((أَفَلاَ كُنْتُمْ آذَنْتُمُونِى بِهِ، دُلُّونِى عَلَى قَبْرِهِ))
“Thế tại sao mọi người không xin phép Ta trước khi chôn cất, thôi hãy chỉ cho Ta mồ mã của người đó.” Thế là Rasul  tìm đến mồ người đó mà hành lễ Salah cho y.( )

     Các bài học từ Hadith:
1)    Masjid rất quan trọng đến đời sống của người Muslim.
2)    Người phụ nữ này rất có nhiệt quyết muốn cống hiến sức lao động cho Masjid đó là quét dọn. Theo ông Ibnu Khuzaimah ghi trong bộ Soheeh của ông( ) và ông Al-Baihaqi( ), cả hai đều khẳng định đây chính là người phụ nữ da đen không tí ngờ vực giống như người truyền lại Hadith.( )
3)    Khuyến khích quét dọn, vệ sinh sạch sẽ Masjid, đây là việc làm cao quý mà tín đồ Muslim cần quan tâm, vì đây là ngôi nhà của Allah.
4)    Được phép thông báo cái chết của một người.
5)    Phụ nữ được phép tự nguyện phục vụ Masjid bởi Rasul  đã chấp nhận hành động cao quý này.
6)    Khuyến khích tham gia hành lễ Salah người quá cố thuộc loại người ngoan đạo, người A’lim.
7)    Thù lao mà người nữ lao công được nhận từ Nabi  là lễ Salah và cầu xin cho bà.
8)    Người Muslim luôn quan tâm đến sạch sẽ.
9)    Màu đen là màu da của người quét dọn Masjid, cũng là màu da của rất nhiều người. Tuy nhiên, không phải màu này tốt hơn màu kia nhưng đây là tạo vật của Allah không ai có thể thay đổi được màu của da nhưng con người có thể thay đổi được bản tính của mỗi người.
10)    Nabi  rất quan tâm đến bằng hữu của Người không phân biệt là nam hay nữ.
11)    Thật diễm phúc cho người phụ nữ này đã được Rasul  hành lễ Salah cho bà.
12)    Khi Rasul  thấy vắng mặt người phụ nữ này là liền hỏi thăm bà ta.
13)    Bản tính khiêm tốn của Nabi .
14)    Quả thật, Đấng đã nâng cao địa vị của con người ở trần gian và ngày sau chính là Allah duy nhất.
15)    Không kỳ thị, xem thường bất cứ việc làm nào làm vì Allah, nếu như trong mắt bạn điều đó là sỉ nhục nhưng lại được Allah chấp nhận và ban phần thưởng cho nó rất lớn.
16)    Quả thật, lễ Salah của Nabi  là lòng thương xót, là ánh sáng dành cho bằng hữu của Người trong mồ mã.
17)    Được phép hành lễ Salah cho người chết tại mộ.( )
18)    Các Sahabah rất tôn trọng Nabi .
dkf

Nói Rằng: Thề Bởi Allah, Rằng Tôi Sẽ Không Khen Bất Cứ Ai Sau Ông Ta
Hadith thứ ba mươi lăm: Ông Khaarijah bin Zaid Al-Ansaary  kể: Bà Um Al-U’la thuộc thị dân Al-Ansaar đã giao ước với Nabi  chấp nhận chiếu cố thị dân Al-Muhaajireen (di cư từ Makkah đến Madinah) bằng cách rút thăm và bà đã rút được thăm chiếu cố ông Uthmaan bin Maz-u’n . Chúng tôi đưa ông về nhà trong tình trạng sức khỏe rất nguy kịch và do bệnh quá nặng nên ông đã qua đời. Thế là chúng tôi tắm và liệm ông bằng quần áo của ông, lúc đó Rasul  bước vào, tôi nói: Allah sẽ thương xót ông hỡi Abu Al-Saa-ib, tôi xin chứng nhận rằng Allah sẽ trọng hậu ông. Nghe xong Nabi  hỏi: 
((وَمَا يُدْرِيكِ أَنَّ اللَّهَ قَدْ أَكْرَمَهُ))
“Điều gì cho cô biết Allah sẽ hậu đãi ông ta ?” Bà ta hỏi: Thưa Rasul của Allah, vậy ai mới là người được Allah đối đãi trọng hậu. Người  đáp:
((أَمَّا هُوَ فَقَدْ جَاءَهُ الْيَقِينُ، وَاللَّهِ إِنِّى لأَرْجُو لَهُ الْخَيْرَ، وَاللَّهِ مَا أَدْرِى - وَأَنَا رَسُولُ اللَّهِ - مَا يُفْعَلُ بِى))
“Giờ ông ta đã qua đời, Ta luôn mong ước ông ta gặp được mọi điều tốt, Ta xin thề trước Allah rằng Ta chính là Rasul của Ngài nhưng vẫn không biết được Ngài sẽ đối xử với Ta ra sao!” Người phụ nữ tiếp: Tôi xin thề bởi Allah từ nay tôi sẽ không khen ngợi bất cứ ai sau ông ta nữa.( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Được phép rút thăm khi có vấn đề xảy ra trong nhóm.
2)    Được phép nuôi bệnh người đàn ông lạ trong nhà.
3)    Tuyệt đối không được phép khẳng định ai đó là người của thiên đàng hay là người hỏa ngục ngoại trừ ai đó đã được Allah hoặc Rasul  đã khẳng định.
4)    Nabi  đã bát bỏ lời nói của người phụ nữ đã nói: “tôi xin chứng nhận rằng Allah sẽ trọng hậu ông” bởi bà đã khẳng định điều huyền bí.
5)    Nhóm người Al-Muhaajireen đã bỏ quê hương, gia đình ở Makkah mà di cư đến với Allah và Rasul  của Ngài. Khi đến Madinah họ là những người nghèo không tài sản gì cả, chính người dân Al-Ansaar đã chia tài sản cho họ như nhà cửa, vườn tượt bằng cách rút thăm.( ) 
6)    Địa vị, nhân cách từ tâm và lòng thương yêu tốt đẹp của thị dân Al-Ansaar.
7)    Mọi người tranh đua nhau làm việc thiện.
8)    Thị dân Al-Ansaar rất tốt bụng và đã đau lòng khi mất đi người anh em bạn Uthmaan bin Maz-u’n , họ đã cấp dưỡng ông lúc mạnh khỏe, chăm sóc ông lúc bệnh hoạn và mai táng ông chu tất sau khi ông qua đời.
9)    Người Muslim bảo vệ kỷ cái lưỡi lúc phát ngôn bởi mỗi lời nói sẽ bị tính toán rất kỷ càng.
10)    Giới Sahabah dừng lại ngay khi có lệnh của Allah và Rasul .
dkf

Phụ Nữ Tặng Nabi  Áo Khoác
Hadith thứ ba mươi sáu: Ông Sahl  kể: Có một phụ nữ đến tặng một áo khoác mới vẫn còn phấn ở vạc áo do chính tay cô ta dệt. Sahl  hỏi: “Mọi người biết áo khoác là gì không ?” “Là áo rộng che phủ cả người.” Mọi người đáp. Sahl nói: “Đúng rồi.” Người phụ nữ tiếp: “Tôi đã tự dệt nó mang đến đây để cho Nabi  mặc.” Nabi  nhận lấy nó với tâm trạng rất thích, Người bước ra với chúng tôi chỉ mặc mỗi xà rông và bảo: “Hãy giúp Ta mặc nó.” Sau khi mặc xong thì mọi người trầm trồ khen: ôi chiếc áo thật là đẹp. Nabi  mặc chiếc áo vào tỏ thái độ rất thích thú, liền lúc đó có người xin Nabi  chiếc áo đó và Nabi  chưa từng khướt từ ai điều gì. Người xin áo nói: “Tôi xin thề bởi Allah lý do tôi xin không vì để mặc mà là để dành làm áo liệm cho tôi khi chết.” Ông Sahl kể: “Chiếc áo đó thật sự làm áo liệm cho người đàn ông đó.”( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Giới Sahabah rất thương yêu Nabi .
2)    Khuyến khích tặng quà cáp cho nhau.
3)    Bản tính giản dị của Rasul  nên đã nhận bất cứ món quà nào của người khác tặng.
4)    Được phép lấy may mắn và hồng phúc từ Nabi , từ những vật dụng đã được Người sử dụng, ngoài ra không được phép làm như thế đối với bất cứ ai dù là Sahabah hay người ngoan đạo nào khác.
5)    Khi nhận quà biếu là đã thuộc quyền sở hữu của người nhận, y được phép sử dụng ra sao và như thế nào tùy ý, giống như Nabi  sau đã nhận và đã mặc chiếc áo thì vị Sahabah đã xin thì Người đã tặng.
6)    Được phép xin người khác khi rơi vào trường hợp bất đắc dĩ.
7)    Người Muslim cần giải thích rõ mọi hiểu lầm khi mọi người tỏ vẻ phản bác mình.
8)    Được phép tự chuẩn bị mọi thứ liên quan đến cái chết trong lúc còn sống như vải liệm . . .
9)    Bản tính cao đẹp của Nabi  là Người đã nhận quà rất tử tế và đã sử dụng ngay.
10)    Khuyến khích chấp nhận quà biếu.
11)    Được phép khoe mọi người sản phẩm của mình làm ra nếu đó là sản phẩm tốt.
12)    Được phép hỏi ý kiến mọi người nhận xét quần áo mình đang mặc giống như Nabi  đã làm.( ) 
13)    Mọi hành động của Nabi  luôn có ảnh hưởng lớn đến Sahabah.( ) 
dkf



Lòng Nhân Từ & Thương Xót Của Mẹ Dành Cho Con
Hadith thứ ba mươi bảy: Bà A’-ishah  kể: Có một phụ nữ cùng hai người con gái của bà đến gặp tôi để xin, nhưng tôi không có gì để cho bà ngoài trái chà là khô. Tôi cho bà thì bà liền chia đôi cho hai con gái và bà không ăn, rồi bà đứng dậy ra đi. Lúc đó, Nabi  bước vào thì tôi kể cho Người  nghe sự việc thì Người  bảo:
((مَنِ ابْتُلِىَ مِنْ هَذِهِ الْبَنَاتِ بِشَىْءٍ كُنَّ لَهُ سِتْرًا مِنَ النَّارِ))
“Ai bị thử thách bất cứ thử thách nào từ những người con gái của mình thì những người con gái đó sẽ là vách chắn cho y khỏi hỏa ngục.”( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Được phép xin người khác khi gặp khó khăn hoặc nghèo khó.
2)    Nhiệm vụ người Muslim phải đứng về phía người Muslim và giúp đỡ nhau với khả năng có thể.
3)    Thức ăn chính của mọi người thời bấy giờ là chà là.
4)    Con cái có tác động rất lớn đối với cha mẹ.
5)    Trong nhà của Nabi  chỉ có mỗi chà là do bởi cả trần gian so với Nabi  không là gì.
6)    Cấp dưỡng và quản dưỡng con gái là hành động rất cao đẹp và là lý do bảo vệ người bảo hộ tránh khỏi hỏa ngục.
7)    Ân phước việc bố thí và khuyến khích nên thường xuyên bố thí.
8)    A’-ishah  rất thích bố thí và đã cố gắng bố thí bằng khả năng có thể.
9)    Việc có nhiều con gái là một thử thách của Allah dành cho người cha, nên anh ta cần phải kiên nhẫn để đạt được ân phước rất lớn.
10)    Lòng nhân từ và lòng thương xót của người mẹ luôn dành cho con cái.
11)    Không được phép xem thường về tốt đẹp, việc thiện cho dù có quá ít ỏi.
12)    A’-ishah  không thích việc khướt từ lời khẩn cầu người ăn xin.( ) 
13)    Nabi  nói: “Ai bị thử thách” gọi là thử thách bởi đa số thường không thích có con gái, nên giáo lý Islam đến cấm mọi người điều này, đồng thời khuyến khích họ chăm sóc, quan tâm, đối xử tốt với con gái và kiềm lòng kiên nhẫn với chúng.( )
14)    Người phụ nữ đã chia đều phần cho hai đứa con gái.
dkf

Cô Gái Hiếu Thảo Với Mẹ Sau Khi Qua Đời
Hadith thứ ba mươi tám: Ông Ibnu A’bbaas  kể: có một phụ nữ đến từ Juhainah nói Nabi : Mẹ tôi đã nguyện đi làm Hajj nhưng chưa kịp thực hiện thì đã qua đời, vậy tôi có làm Hajj cho mẹ không? Người đáp:
((نَعَمْ، حُجِّى عَنْهَا، أَرَأَيْتِ لَوْ كَانَ عَلَى أُمِّكِ دَيْنٌ أَكُنْتِ قَاضِيَتَهُ؟ اقْضُوا اللَّهَ، فَاللَّهُ أَحَقُّ بِالْوَفَاءِ))
“Làm, hãy Hajj cho mẹ cô; cô thấy sao nếu như mẹ cô thiếu nợ thì cô có trả nợ thay mẹ không. Hãy trả nợ cho Allah bởi nợ của Ngài xứng đáng hơn để trả.”( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Được phép thực hiện Hajj sau khi đã nguyện, đó là Hajj Islam. Đây là câu nói của đại đa số U’lama.
2)    Được phép đặt thí dụ để giải thích sự việc giúp người nghe hiểu rõ ràng sự việc.
3)    Khuyến khích người giải đáp câu hỏi giải thích rõ ràng, tận tường câu hỏi khi trả lời để người hỏi được thông suốt hết.
4)    Được phép làm Hajj cho người quá cố.
5)    Đối với người chết vẫn còn mang nợ Hajj thì bắt buộc người thân phải dùng tài sản của người quá cố để làm Hajj cho họ và trả nợ cho họ.
6)    Ngoài Hajj thì thân nhân người quá cố còn phải thay họ chịu phạt hoặc thực hiện lời nguyền hoặc xuất Zakat bắt buộc hoặc những nhiệm vụ khác tương tự.
7)    Câu “Hãy trả nợ cho Allah bởi nợ của Ngài xứng đáng hơn để trả” là bằng chứng rằng quyền lợi của Allah được ưu tiên hơn quyền lợi của con người, tuy nhiên có câu ngược lại và có câu là ngang nhau.( ) Nhưng trong nguyên thủy quyền lợi của Allah được đặt trên cơ sở dễ dàng và bỏ qua còn quyền lợi của con người được đặt trên cơ sở bắt buộc.( )  
8)    Cô gái đã hiếu thảo với mẫu thân cô và đã cố gắng mang lợi ích cho bà sau khi bà đã từ trần.
9)    Lòng can đảm của cô gái đó là không mắc cỡ khi đặt câu hỏi.
10)    Giá trị kiến thức Islam và ân phước việc trao dồi kiến thức này.
11)    Phụ nữ Sahabah đã tranh thủ học hỏi kiến thức Islam chính xác từ nguồn gốc chính.
12)    Nguyên thủy muốn trao dồi kiến thức Islam là phải tìm đến nó.
13)    Tốt nhất là người Muslim tránh xa việc nguyện việc hành đạo nào đó, bởi đôi khi y không có khả năng thực hiện nó giống như đã xảy ra với người phụ nữ trong Hadith là bà đã chết nhưng vẫn chưa thực hiện được lời nguyện.
14)    Đối với cha mẹ đừng tạo khó khăn cho con cái sau khi qua đời bởi nợ nần, lời nguyện . . . bởi Rasul  đã nói với ông Sa’d bin Abi Waqqaas :
((إِنَّكَ أَنْ تَذَرَ وَرَثَتَكَ أَغْنِيَاءَ خَيْرٌ مِنْ أَنْ تَذَرَهُمْ عَالَةً يَتَكَفَّفُونَ النَّاسَ))
“Quả thật, việc anh để lại tài sản cho con cái anh để chúng giàu có tốt hơn việc anh để họ nghèo khó xòe tay xin tiền thiên hạ.”( )
15)    L‎ý do mà người phụ nữ này không tự làm Hajj do không đủ chi phí hoặc không đủ thể lực hoặc cô sẽ trì hoãn tiếp tục, nhưng đúng nhất chỉ có Allah mới rõ.
16)    Tranh thủ hành đạo và làm việc thiện tốt khi có cơ hội trong khoảng tuổi đời tốt nhất của mỗi người.
17)    Con người không biết được việc gì xảy ra cho y nên đừng trì hoãn việc hành đạo đến ngày mai.
18)    Thực hiện nhiệm vụ, lời hứa là hành động tốt đẹp mà Islam khuyến khích và bắt buộc như được thể hiện qua nhiều câu Kinh và Hadith.
19)    Không nên nợ nần.
20)    Việc hiếu thảo song thân không bị đứt đoạn sau khi họ qua đời.
dkf

Các Bà Vợ Của Nabi  Chia Làm Hai Phe
Hadith thứ ba mươi chín: Bà A’-ishah  kể các phụ nữ của Rasul  phân chia làm thành hai phe, một phe gồm A’-ishah, Hafsah, Safeeyah và Sawdah và phe kia gồm Um Salamah và những người phụ nữ khác của Rasul . Tất cả tín đồ Muslim đều biết rõ tình cảm của Rasul  dành cho A’-ishah  rất mặn nồng nhất nên mỗi khi ai đó muốn tặng quà cho Rasul  là họ chờ đến khi Rasul  đến ở nhà A’-ishah thì họ mới gởi đi. Thấy vậy, phe Um Salamah mới nói với bà: “Bà hãy gợi ý với Nabi  thông báo với mọi người khi muốn tặng quà thì hãy tặng khi Nabi  ở bất cứ nhà của ai.” Bà Um Salamah đã nói thế khi Nabi  đến ở nhà bà nhưng Nabi  không nói tiếng nào. Các bà cùng phe hỏi thăm tin tức bà Um Salamah thì bà bảo: “Tôi đã nói rồi nhưng Rasul  không nói gì cả.” Các bà thúc giục bà hãy lặp lại khi Rasul  đến ở với bà, và Um Salamah cũng đã lặp lại ý kiến cũ nhưng Rasul  vẫn im lặng không nói gì. Các bà cùng phe hỏi thăm tin tức bà Um Salamah thì bà bảo: “Tôi đã nói rồi nhưng Rasul không nói gì cả.” Các bà thúc giục lần nữa bà khi Rasul  đến ở với bà, và Um Salamah cũng đã lặp lại ý kiến cũ thì Rasul  nói:
((لاَ تُؤْذِيْنِي فِي عَائِشَةَ فَإِنَّ الْوَحْيَ لَمْ يَأْتِنِي وَأَنَا فِي ثَوْبِ امْرَأَةٍ إِلَّا عَائِشَةَ))
“Bà đừng gây phiền Ta về A’-ishah, trong khi lời mặc khải không thiên khải cho Ta khi Ta ở với bất cứ người vợ nào ngoài A’-ishah.” Um Salamah liền nói: “Tôi xin sám hối với Allah vì đã gây phiền cho chàng, hỡi Rasul của Allah.” Sau đó, các bà nhờ Faatimah con gái của Rasul  nói hộ các bà với Rasul  rằng: “Thưa cha, các bà vợ của cha yêu cầu cha yêu thương công bằng giống như A’-ishah.” Rasul  đáp:
((يَا بُنَيَةِ أَلَا تُحِبِّيْنَ مَا أُحِبُّ ؟))
“Này con gái, chẳng lẽ con không yêu thích những gì cha yêu thích sao ?” Con cũng yêu thích như cha, Faatimah  đáp. Sau đó Faatimah  trở về gặp các bà báo tin tức thì được yêu cầu nói hộ lần nữa nhưng Faatimah khướt từ. Các bà nhờ đến Zaynab bint Jahsh  thì bà đồng ý đến gặp Nabi : “Thưa Rasul Allah, các phụ nữ của Chàng yêu cầu được yêu thương công bằng giống như cháu nội của Abu Quhaafah (tức A’-ishah).” Thế là bà liền lớn tiếng mắng chửi A’-ishah đang ngồi ăn, lúc đó Rasul  nhìn vào A’-ishah  xem có nói gì không. A’-ishah  liền đáp trả lại Zaynab  làm bà ta phải câm miệng, lúc đó Nabi  nhìn và A’-ishah  mà nói: “Quả thật, cô ta là con gái của Abu Bakr.”( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Ưu điểm vượt trội của mẹ người có đức tin, bà A’-ishah .
2)    Trong số vợ của Nabi  có người muốn tranh dành tình cảm của Nabi  với A’-ishah đó là bà Zaynab bint Jahsh con gái của cô Nabi , nhưng bà không thể thắng được. Cầu xin Allah hài lòng tất cả các bà.
3)    Tuy giữa A’-ishah và Zaynab có tranh cải do ghen tuông, nhưng A’-ishah vẫn khen Zaynab. Điều này thể hiện bản tính cao cả của các bà mặc dù đã có hiềm khích về ghen tuông nhưng họ vẫn chấp nhận công lý khi đối phương ở trên chân lý, họ không vì lòng ghen tuông mà che khuất đi chân lý.
4)    Một khi các bà vợ tranh cải nhau thì người chồng im lặng là thượng sách, điều này thể hiện ông chồng không đứng về bên nào.
5)    Nabi  rất có địa vị trong lòng các bà vợ của Người.
6)    Những bà mẹ có đức tin rất lanh trí trong việc nhận thức vấn đề nên họ liền quay lại chân lý và biết dừng đúng lúc.
7)    Bà Zaynab biết rất rõ Nabi  là người công bằng nhất trong thiên hạ nhưng bà vẫn đòi công do lòng ghen tuông làm bà trở nên mù quáng, do vậy Rasul  không trách móc bà.
8)    Bà Zaynab là con gái của cô Nabi , bà Umaiyah bin Abdul Muttalib, vì vậy mà bà đã đoi co với Nabi .
9)    Các phụ nữ chỉ vì được lòng chồng sẵn sàng mít lòng nhau.
10)    Lý do làm cho các bà vợ của Nabi  ghen tuông mạnh với A’-ishah là do bà rất có địa vị trong lòng Nabi  đến nối tất cả Sahabah đều biết nên mỗi khi ai muốn tặng quà cho Nabi  là chờ Người đến ở nhà của A’-ishah mới tặng.
11)    Rasul  mừng khi thấy A’-ishah chiến thắng.
12)    Nabi  không cấm việc mọi người tặng quà khi Người ở cùng với A’-ishah, bởi đó là sự lựa chọn của họ và một bản tính tốt đẹp của Nabi  là không phản đối điều gì mà mọi người đã lựa chọn.
13)    Được phép nói trả cho đến khi đối phương chịu câm miệng. ( )
14)    Vấn đề xảy ra xoay quanh việc tặng quà cáp, Nabi  đã chấp nhận quà cáp, đã tuyên dương và ra lệnh tặng quà nhau.
15)    Nabi  đã công bằng với các bà vợ với những gì trong tầm khả năng, nhưng các bà yều cầu được yêu thương ngang bằng nhau. Trong khi tình cảm là hành động của con tim, nằm ngoài tầm kiểm soát con người và con người sẽ không bị bắt tội về tình cảm của mình. Mỗi người chỉ bắt buộc phải công bằng qua hành động.
16)    Nabi  gọi A’-ishah là con gái của Abu Bakr nhằm tôn trọng và tuyên dương trong khi các bà vợ khác gọi là cháu nội của Abu Quhaafah để làm giảm đi điều đó.
17)    Rasul  rất thương yêu con gái Faatimah của Mình.( )
18)    Mắng chửi là dùng lời lẻ làm cho đối phương cảm thấy xấu hổ, và để hạ thấp danh dự của người khác.
19)    Không được phép gây phiền đến Rasul .
20)    Trong những cách tặng quà là biết chọn đúng thời điểm thích hợp.
21)    Bắt buộc phải sám hối về tội lỗi đã phạm.
22)    Địa vị cao quí của tất cả Sahabah .
23)    Tình cảm của Nabi  dành cho A’-ishah rất sâu đậm đến nổi ai ai cũng rõ.
24)    Con người cần phải biết khả năng và địa vị của mình để biết dừng đúng lúc và kịp thời nhằm tránh để lại hậu quả đáng tiếc.
dkf

Phạm Tội Ăn Cắp Đến & Sám Hối Sau Hành Án
Hadith thứ bốn mươi: Ông U’rwah bin Al-Zubair  kể: Có một phụ nữ đã ăn cắp trong trận chiến chiếm lĩnh Makkah, bà ta bị bắt đưa đến Rasul  và Người đã ra lệnh cắt tay bà. A’-ishah  kể: Bà đã sám hối thật lòng và lập gia đình sau đó và có lần bà đã đến gặp Nabi  nhờ giúp đỡ.
 
     Các bài học từ Hadith:
1)    Trộm cắp là điều cấm kị, đó là đại tội.
2)    Bản án dành cho tội danh trộm cắp là cắt bỏ bàn tay.
3)    Bắt buộc mỗi người phải sám hối.
4)    Người có thẩm quyền hành án phải là người đứng đầu trong cấp lãnh đạo.
5)    Có một số người bị Shaytaan cám dỗ làm họ họ mù quáng mà phạm tội mà không hề nhìn vào hậu quả.
6)    A’-ishah  thương xót đến người phụ nữ phạm tội ăn cắp.
7)    A’-ishah  đã khen người phụ nữ sau khi đã sám hối thật lòng.
8)    Khuyến khích người Muslim biện hộ cho người Muslim trong phạm vị có thể ngoài trừ phạm tội phải hành án.
9)    Người phụ nữ bị bắt với đầu đủ nhân chứng và vật chứng nên mới bị mang đến Nabi .
10)    Không được thất vọng về lòng quảng đại và nhân từ của Allah, mỗi khi ai phạm tội và thật lòng ăn năn sám hối thì Allah sẵn sàng chấp nhận y.
11)    Bản án được thi hành đối với người phạm tội chính là cách xóa đi tội lỗi đó.( ) 
12)    Việc ăn cắp xảy ra trong thời gian chiến tranh chiếm lĩnh Makkah.
13)    Phụ nữ cũng như nam giới về bản án trộm cắp.
14)    Người trộm cắp sau khi sám hối thật lòng thì họ được chấp nhận làm nhân chứng.( ) 

dkf

Nam Giới Không Được Ở Riêng Với Phụ Nữ
Hadith thứ bốn mươi mốt: Ông Ibnu A’bbaas  đã nghe được Nabi  nói:
((لاَ يَخْلُوَنَّ رَجُلٌ بِامْرَأَةٍ ، وَلاَ تُسَافِرَنَّ امْرَأَةٌ إِلاَّ وَمَعَهَا مَحْرَمٌ))
“Đàn ông tuyệt đối không được ở riêng lẻ với phụ nữ và phụ nữ tuyệt đối không được đi xa trừ đi cùng người Muhrim.” Một người đàn ông liên tiếng: Thưa Rasul của Allah, tôi đã đăng ký đi các trận chiến này, trận chiến này còn vợ tôi thì đi hành hương Hajj, Rasul  nói:
((اذْهَبْ فَحُجَّ مَعَ امْرَأَتِكَ))
“Anh hãy đi mà hành hương Hajj với vợ anh đi.”( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Cấm nam giới và phụ nữ ở nơi riêng lẻ.
2)    Phụ nữ không được phép đi xa trừ khi đi cùng với người Muhrim, lệnh cấm này bao gồm tất cả thể loại đi xa kể cả đi hành hương Hajj.
3)    Việc đăng ký lính đi Jihaad là do cấp lãnh đạo quyết định.
4)    Nabi  bắt buộc chồng phải đi xa cùng với vợ mình, đặc biệt khi không có ai đi cùng.
5)    Hadith chứng minh rằng người chồng không có quyền cấm vợ đi làm Hajj bắt buộc trong đời. Đây là câu nói của Imam Ahmad.
6)    Người Muslim phải cân nhắc việc nào quan trọng hơn việc nào mỗi khi muốn làm.
7)    Nói lên mối hiểm họa khôn lượng của việc ở nơi riêng lẻ với phụ nữ lạ (tức có thể cưới làm vợ), vì vậy mà Nabi  ra lệnh người chồng phải đi du hành cùng vợ sau khi đã đăng ký đầu quân. Phải chi tất cả người Muslim đều thấu hiểu rõ mối hiểm họa tìm ẩn bên trong của việc ở riêng lẻ cùng với phụ nữ lạ.
8)    Hadith chứng minh rằng thông thường là danh sách quân lính được lập sẵn trước khi xuất trận.( ) 
9)    Người Muhrim là người nam cấm lấy người phụ nữ đó làm vợ ngoại trừ chồng giống như cha ruột, anh em trai ruột, cha chồng, con chồng, cha vú (tức chồng của bảo mẫu), anh em trai bú cùng dòng sữa mẹ.( ) 
10)    Tất cả Sahabah đều nhanh nhẹn đáp lại lệnh làm và lệnh cấm của Rasul  không chút lưỡng lự hay đắng đo.
11)    Nabi  không tí trể nảy trong việc ra lệnh người chồng bám liền theo vợ khi biết cô ta một mình đi du hành, bởi mối hiểm họa khôn lường rình rập phụ nữ đi xa một mình.
12)    Sẽ làm mất đi hiện cảnh ở riêng lẻ cùng phụ nữ lạ - giống như tài xế chẳng hạn - thì cần có thêm người phụ nữ thứ hai và không trò chuyện trừ phi cần thiết. Còn việc đi du hành xa là nhất thiết phải có Muhrim đi cùng, bởi lệnh từ Hadith này.( )
13)    Islam luôn tìm mọi cách cấm cản mọi con đường, mọi cánh cửa dẫn đến tội lỗi và hậu quả xấu.( ) 
dkf

Người Phụ Nữ Bị Hành Hạ Vì Con Mèo
Hadith thứ bốn mươi hai: Ông Ibnu U’mar  dẫn lời Rasul  rằng:
((عُذِّبَتِ امْرَأَةٌ فِى هِرَّةٍ حَبَسَتْهَا، حَتَّى مَاتَتْ، فَدَخَلَتْ فِيهَا النَّارَ لاَ هِيَ أَطْعَمَتْهَا وَلاَ سَقَتْهَا إِذْ حَبَسَتْهَا، وَلاَ هِيَ تَرَكَتْهَا تَأْكُلُ مِنْ خَشَاشِ الأَرْضِ))
“Một phụ nữ bị hành hạ chỉ vì bà đã giam con mèo cho đến chết, thế là bà ta bị tống vào hỏa ngục do không cho con mèo ăn và uống trong lúc giam cầm và cũng không thả nó tự do tự tìm thức ăn bên ngoài.”( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Hadith nói rõ nguyên nhân người phụ nữ bị hành hạ là do tội giết chết con mèo.
2)    Được phép bắt giam mèo nhưng phải cho nó ăn uống đầy đủ.
3)    Những con vật nuôi khác cũng được xem như con mèo.
4)    Bắt buộc chủ nuôi động vật phải nuôi ăn, nuôi uống số động vật nuôi.
5)    Không được phép hành hạ động vật, phải nhân từ và cư xử tốt với chúng.( ) 
6)    Mọi người không được xem nhẹ tội lỗi bởi sẽ dẫn đến diệt vong.
7)    Gieo giống nào gặt quả đó.
8)    Hỏa ngục không phải là hành phạt đơn giản, thế nên người Muslim cần phải vô cùng thận trọng.
9)    Người phụ nữ này đã có nhiều hành động xấu với con mèo như giam cầm, không cho ăn, không cho uống cũng không cho nó tự tìm thức ăn bên ngoài cho đến chết.
10)    Tấm lòng lạnh lùng đến đáng sợ của người phụ nữ, thấy rằng ở bà ta không có tí tình cảm, nhân từ gì cả.
11)    Hadith do vị Sahabah truyền lại do chính mình nghe từ Nabi  bằng khung cảnh buồn ảm đạm làm đau lòng người nghe.
dkf

Phụ Nữ Hiến Thân Cho Nabi 
Hadith thứ bốn mươi ba: Ông Sahl bin Sa’d  kể: Một phụ nữ đến gặp Rasul  nói: “Thưa Rasul của Allah, tôi đến để hiến thân mình cho Người.” Rasul  ngẩn mặt lên nhìn cô rồi cúi đầu xuống. Thấy được Rasul  có vẻ không đồng ý thì cô ta liền ngồi sang một bên. Lúc đó một Sahabah đứng dậy nói: “Thưa Rasul của Allah, nếu như Người không có nhu cầu về cô ta thì hãy gả cô ta cho tôi.”
- Rasul  hỏi: ((هَلْ عِنْدَكَ مِنْ شَىْءٍ ؟)) “Anh có gì để làm sính lễ không ?”
- Vị Sahabah: Xin thề với Allah, tôi không có thưa Rasul.
- Rasul  bảo: ((اذْهَبْ إِلَى أَهْلِكَ فَانْظُرْ هَلْ تَجِدُ شَيْئًا ؟)) “Anh hãy trở về nhà mà tìm xem có gì để làm sính lễ không ?” Vị Sahabah ra đi lát sau trở lại thưa: Xin thề với Allah, tôi không có tôi Rasul.
- Rasul  bảo: ((انْظُرْ وَلَوْ خَاتَمًا مِنْ حَدِيدٍ)) “Hãy tìm xem cho dù chỉ là chiếc nhẫn bằng sắt.” Vị Sahabah ra đi lần nữa lát sau trở lại thưa: Xin thề với Allah, tôi không có dù chỉ là chiếc nhẫn bằng sắt, tôi còn mãnh vải làm xà rông này. Ông Sahl nói: Vị Sahabah này chỉ có mỗi mãnh vải làm xà rông là của quí. Rasul  hỏi:
((مَا تَصْنَعُ بِإِزَارِكَ إِنْ لَبِسْتَهُ لَمْ يَكُنْ عَلَيْهَا مِنْهُ شَىْءٌ وَإِنْ لَبِسَتْهُ لَمْ يَكُنْ عَلَيْكَ شَىْءٌ ؟))
“Anh sẽ làm gì nếu không có xà rông, anh sẽ làm gì khi không có xà rông ?” Thế là vị Sahabah ngồi yên lặng rất lâu rồi đứng dậy thì Rasul  gọi lại hỏi: ((مَاذَا مَعَكَ مِنَ الْقُرْآنِ ؟)) “Anh thuộc Qur’an được bao nhiêu ?”
- Vị Sahabah: Tôi thuộc được chương Kinh này, chương Kinh này, chương Kinh này.
- Rasul  hỏi: ((أَتَقْرَؤُهُنَّ عَنْ ظَهْرِ قَلْبِكَ ؟)) “Anh có thể đọc các chương đó thuộc lòng không ?”
- Vị Sahabah: Được, thưa Rasul.
- Rasul  bảo: ((اذْهَبْ فَقَدْ مَلَّكْتُكَهَا بِمَا مَعَكَ مِنَ الْقُرْآنِ)) “Anh hãy mang cô ta đi đi, quả thật Ta đã gã cô ta cho anh bằng những gì anh thuộc từ Qur’an.”( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Phụ nữ được phép tự ý mình hiến thân cho Nabi  nếu muốn thì Nabi  được phép cưới cô ta mà không cần tiền cưới. Điều này chỉ dành riêng cho Người.
2)    Được phép nhìn vào cô gái muốn cưới làm vợ và có thể nhìn kỷ lưỡng hơn.
3)    Phụ nữ được phép bày tỏ hôn sự của mình trước người đàn ông ngoan đạo mà cô ta muốn lấy làm chồng.
4)    Phụ nữ được quyền thừa hưởng tiền sính lễ lúc cưới xinh.
5)    Không được gã phụ nữ trừ phi đã có tiền sính lễ, bởi điều này nêu cao giá trị của người phụ nữ.
6)    Khuyến khích nộp ngay tiền cưới ngay lúc hôn lễ.
7)    Được phép dùng Qur’an làm sính lễ hoặc chiếc nhẫn v.v.v...
8)    Được phép tự thề đơn phương dù không bị yêu cầu hoặc khi không cần thiết.
9)    Tiền cưới có thể là ít hoặc nhiều cũng được, miễn cả hai trai gái thống nhất.
10)    Được phép gã con cho người nghèo khổ.
11)    Chồng được phép mặc quần áo của vợ miễn được sự đồng thuận của vợ hoặc nghĩ rằng cô ta sẽ đồng ý( ), với điều kiện không phải loại quần áo dành riêng cho phụ nữ. Nếu trước mặt mọi người biết được y mặc quần áo nữ quả là điều Haram (bị cấm).
12)    Giá trị vĩ đại của Qur’an và người thuộc Nó.
13)    Không sao trong việc cố nhìn kỷ lưỡng về cô gái có ý định muốn cưới làm vợ.
14)    Tuy cô gái muốn hôn nhân với Rasul  nhưng rất lịch sự không dám nài nỉ do hiểu được sự im lặng của Nabi  chứng tỏ không đồng ý cưới cô.
15)    Sự im lặng của Rasul  hoặc là do mắc cở khướt từ  ngay kiến nghị của cô gái hoặc là chờ thiên khải từ Allah hoặc là suy nghĩ cho câu trả lời phù hợp.
16)    Nói lên hoàn cảnh thật của con người thời đó, họ có cuộc sống khốn khó đến nổi không quần áo đầy đủ.
17)    Tín đồ Muslim được phép dùng từ hiến thân thay vì từ cưới gã giống như bao cộng đống trước.
18)    Cấp lãnh đạo Muslim như giáo cả được quyền đại diện gả con gái sau khi đã được cô ta ưng thuận.
19)    Cuộc hôn nhân chỉ được công nhận sau khi có lời nói gã và lời chấp nhận của đôi bên trai gái. Bởi người phụ nữ đã nói: “Tôi hiến thân mình cho Người” nhưng Rasul  không nói lời đồng ý, nếu không là đã là vợ của Người rồi và vị Sahabah kia cũng không dám lên tiếng đòi cưới cô gái đó nữa.
20)    Vị Sahabah rất nhanh trí và lịch sự trong việc nhìn nhận vấn đến, hiểu rằng Rasul  không chấp nhận cuộc hôn nhân đó nên liền yêu cầu gã cho mình.
21)    Được phép dùng thứ có lợi để làm tiền cưới, cho dù là bằng Qur’an.
22)    Không bắt buộc phải có bài thuyết giảng hôn ước thì đám cưới mới được công nhận do trong Hadith không đề cặp đến bài thuyết giảng.
23)    Điều kiện để cưới xinh là tự do, tôn giáo và gia phả chứ không dựa vào tiền tài bởi vị Sahabah này chẳng sở hữu bất cứ gì, tuy nhiên ông vẫn được cô gái chấp nhận.
24)    Người khốn khó không nên quá nài nỉ khẩn cầu ai đó điều gì mà cần phải từ tốn và nhã nhặn.
25)    Cuộc hôn nhân được công nhận phải có sự chứng kiến của nhân chứng giống như cuộc hôn nhân này được tập thể Sahabah làm chứng.
26)    Được phép tự mình đứng ra hỏi cưới vợ.
27)    Được phép dùng bất cứ từ ngữ nào trong lúc làm lễ để thay thế từ cưới gã và chấp nhận.
28)    Bản lĩnh của cô gái dám mạnh dạng tiến thẳng đến trước mặt Nabi  cùng mọi người mà yêu cầu hiến thân cho Nabi , rồi đứng chờ đợi trả lời, rồi ngồi sang một bên cho đến khi có lời yêu cầu của vị Sahabah.
29)    Cả hai Sahabah nam và nữ đều không thất vọng trong hôn ước của mình, ngược lại họ cố gắng cho đến giây phút cuối cùng. Là người Muslim không được thất vọng về thiên ân của Allah.
30)    Cuộc hôn nhân được bàn tán tế nhị giữa Nabi  và vị Sahabah cho đến kết quả mỹ mãn.
31)    Xác định lời thề ba lần bằng từ “thề với Allah”.
Người Phụ Nữ Yêu Cầu Nabi  Một Vấn Đề
Hadith thứ bốn mươi bốn: Bà Asma  kể: Một người phụ nữ nói: Thưa Rasul của Allah, tôi là một người vợ, vậy tôi có tội không khi tôi tỏ vẻ hãnh diện và đầy đủ trong khi chồng tôi không cho tôi gì cả ? Rasul  đáp:
((الْمُتَشَبِّعُ بِمَا لَمْ يُعْطَ كَلابِسِ ثَوْبَى زُورٍ))
“Người giả tạo mãn nguyện giống như người giả tạo mình đang mặc bộ đồ đầy đủ áo quần.”( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Cấm thể hiện sự hãnh diện bằng quần áo hoặc bất cứ gì khác không phải của chính mình.
2)    Cấm giả tạo thỏa mãn trong khi không được ai cho gì cả.( )
3)    Người phụ nữ lo lắng bởi hành động của mình, sợ dẫn đến hậu quả xấu giữa các bà vợ khác.
4)    Cố tỏ vẻ mãn nguyện được làm vợ một ai đó trong khi không có danh phận và bất cứ gì từ người đàn ông đó, đây là hành động Haram bị cấm.
5)    Ý nghĩa câu: “giống như người giả tạo mình đang mặc bộ đồ đầy đủ áo quần”, nghĩa là:
a)    Đó là người đàn ông khoác bộ cánh thể hiện bản tính giản dị, sống hài lòng với thực tại nhưng thực ra không đúng như vậy.
b)    Đó là người gian xảo, lừa bịp.
6)    Mấu chốt của dóc láo là miêu tả khác với sự thật.
7)    Dóc láo, dối trá là bản tính xấu bị nghiêm cấm trong Islam.
8)    Vị nữ Sahabah này rất muốn biết đâu là Halal và đâu là Haram, nên mới hỏi: “Tôi có bị tội không ?”
9)    Sự hãnh diện giả tạo là để muốn được thể hiện ta đây trước mọi người.
10)    Không được tự hại mình, hại người. Bởi một khi thể hiện sự đầy đủ giả tạo là gây hại đến bản thân mình và làm mọi người làm tưởng dẫn đến nhiều hệ quả xấu khác.
11)    Học hỏi giới kiến thức Islam về mọi việc quan trọng trong tôn giáo hoặc thắc mắc trong lòng.
12)    Giới nữ Sahabah biết dừng đúng ranh giới lệnh làm và lệnh cấm mà không tí lời lẻ đôi co.
13)    Vị nữ Sahabah rất lịch sự trong việc hỏi yêu cầu giải đáp thắc mắc.
dkf


Người Phụ Nữ Lạc Mất Con
Hadith thứ bốn mươi lăm: Ông U’mar bin Al-Khattaab  kể: Khi nhóm tù binh được dẫn đến gặp Nabi  thì có một nữ tù binh đang loay hoay tìm kiếm đứa con thất lạc, khi gặp bất cứ đứa trẻ nào bà cũng cho chúng bú sữa mình đến khi gặp được con ruột thì bà cho trẻ bú luôn. Thấy hình ảnh đó Nabi  nói với các Sahabah:
((أَتَرَوْنَ هَذِهِ طَارِحَةً وَلَدَهَا فِى النَّارِ ؟))
“Mọi người nghĩ người phụ nữ đó có nỡ lòng ném con mình vào lửa không ?” Sahabah đáp: Không, thưa Nabi bà ta có thể chọn không ném nó vào lửa. Nabi  nói:
((لِلَّهِ أَرْحَمُ بِعِبَادِهِ مِنْ هَذِهِ بِوَلَدِهَا))
“Allah còn nhân từ với đám bầy tôi của Ngài hơn là người phụ nữ đó đối với đứa con.”( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Hiểu được từ lời Hadith rằng người phụ nữ cảm thấy bầu sữa rất căn khó chịu nên mỗi khi thấy trẻ nhỏ là liền cho chúng bú sữa để giảm lượng sữa để giảm khó chịu đó. Mãi khi gặp được con ruột là bà cho nó bú luôn.
2)    Lòng nhân từ của Allah bao trùm tất cả mọi thứ, Ngài luôn nhân từ với đám bầy tôi của Ngài, nhưng đám bầy tôi được đề cập trong Hadith là chính là những người chết trong Islam.
3)    Rasul  cho phép hướng mắt nhìn về nữ tù binh để dẫn chứng điều muốn nói.
4)    Đặt hình ảnh thí dụ thực tế để nói về lòng nhân từ của Allah, bởi lòng nhân từ đó không thể cảm nhận được bằng trí tuệ của con người.
5)    Rasul  hài lòng về hành động nữ tù binh cho các đứa trẻ bú dù không cần thiết đến.( ) 
6)    Nữ tù binh được nhắc trong Hadith là một trong số những nữ tù binh và trẻ nhỏ bị bắt sau khi kẻ thù ngoại đạo thua trận. Đối với người Muslim được phép sử dụng tù binh làm nô lệ hoặc cho họ chuộc thân bằng tiền tài hoặc phóng thích họ. Islam cho phép người Muslim sử dụng nô lệ để phù hợp với thời đại bấy giờ đâu đâu cũng có nô lệ nhưng chỉ bắt tù binh của kẻ thù làm nô lệ. Islam cấm mạnh mẽ việc bắt hoặc lường gạt người tự do bán làm nô lệ. Tuy nhiên, Islam luôn khuyến khích tín đồ Muslim phóng thích nô lệ và đôi khi bắt buộc họ phải phóng thích nô lệ trong vài trường hợp nhất định như vi phạm lời thề, so sánh vợ như mẹ hoặc chị em gái ruột, giết lầm. Bên cạnh đó Islam luôn ra lệnh các ông chủ phải cư xử tốt với nô lệ trong tay như giáo dục họ, cho họ ăn uống đàng hoàng, không bóc lột sức lao động của họ, không đàn áp họ . . . và ai trong số họ có ý định tự chuộc thân thì cho họ cơ hội.( ) 
7)    Hình ảnh của nữ tù binh được miêu tả sống động tựa như chúng ta đang nhìn thấy ngay trước mặt, rất cảm động và đáng thương.
8)    Tình cảm của mẹ luôn dạt dào dành cho con cái nên người mẹ tìm kiến con bằng tấm lòng và nổi nhớ.
9)    Khuyến khích các bà mẹ nuôi con bằng chính bầu sữa của mình, qua đó chứa bao tốt đẹp và huyền cơ trên người trẻ nhỏ.
10)    Cẩn thận với lửa.
dkf

Phụ Nữ Yêu Cầu Hủy Hôn
Hadith thứ bốn mươi sáu: Ông Ibnu A’bbaas  kể: Vợ của ông Thaabit bin Qais đến gặp Nabi  mà nói: Thưa Rasul của Allah, Thaabit bin Qais có bản tánh rất xấu trong cư xử và cả tôn giáo, còn tôi không muốn vì vậy làm ảnh hưởng đến đức tin của tôi sau khi tôi đã vào Islam. Nabi  hỏi: ((أَتَرُدِّينَ عَلَيْهِ حَدِيقَتَهُ ؟)) “Vậy cô có đồng ý trả lại chồng ngôi vườn không ?” Bà đáp: Tôi đồng ý. Nabi  bảo: ((اقْبَلِ الْحَدِيقَةَ وَطَلِّقْهَا تَطْلِيقَةً)) “Anh hãy lấy lại ngôi vườn mà thôi cô ta đi.”



     Các bài học từ Hadith:
1)    Hadith phơi bày mối hiềm khích vợ chồng và cách giải quyết của Nabi .
2)    Người vợ dùng lời lẽ rất lịch sự khi nói về điểm yếu của chồng.
3)    Đối với chồng phải luôn cư xử tốt với vợ trong cuộc sống vợ chồng.
4)    Đối với con gái khi lựa chồng đừng nghiên về sắc đẹp ngoại hình bởi trong cuộc sống chung chạ cái đẹp của tính tình mới quyết định hạnh phúc bền lâu.
5)    Hadith là bằng chứng cho phép phụ nữ yêu cầu ly hôn.( ) 
6)    Người phụ nữ không thể tiếp tục sống chung cùng chồng hoặc do tính tình xấu của chồng dễ nóng giận cho ra những trận đòn chí mạng, gãy tay hoặc do diện mạo xấu không thể chịu đựng thêm nữa.( )
7)    Người phụ nữ không thể tiếp tục cuộc sống vợ chồng là do sợ không thể làm tròn nhiệm vụ của một người vợ đối với chồng do quá sức chịu đựng đối với chồng, nên mới nói sợ ảnh hưởng đến đức tin. Đây là ý kiến của Sheikh Ibnu U’thaimeen , ông nói: “Không phải ý nghĩa từ ảnh hưởng đức tin là đức tin về Allah mà là đức tin của một người vợ đối với người chồng.”( )
8)    Hadith nêu rõ người chồng thôi vợ bằng lời lẽ rõ ràng và nhận lại tiền cưới. Theo đường truyền khác Rasul  đã ra lệnh người vợ ở kiên một chu kỳ kinh, đây cũng là bằng chứng mạnh cho nhóm người nói đây là sự hủy hôn chứ không phải là ly hôn, bởi nếu là ly hôn thì một chu kỳ kinh không đủ cho chu kỳ ở kiên sau ly hôn. Allahu A’lam.
9)    Nếu vấn đề xảy ra bên phía người vợ thì cô ta được phép yêu cầu hủy hôn nhưng phải trả lại tiền cưới.
10)    Một khi người vợ có áp lực lớn khi chung sống với chồng thì Islam cho phép cô yêu cầu hủy hôn, kể cả khi người chồng không muốn chia tay.
11)    Nabi  không thẩm tra người chồng có ép buộc vợ phải làm thế hay không.
12)    Có một số người khi dạm hỏi vợ thì tỏ vẻ là người ngoan đạo, lịch sự, nhẵn nhặn, khiêm tốn trong từng lời nói và hành động nhằm được lòng cô gái và gia đình. Đến khi sống chung với nhau thì lại thể hiện rõ mọi bản tính xấu của y, y trở thành người hoàn toàn khác hẳn. Các bậc cha mẹ cần quan tâm kỷ đến vấn đề này trước khi quyết định gã con gái cho loại người thứ này.
13)    Câu: “Anh hãy lấy lại ngôi vườn mà thôi cô ta đi.” Đây là lệnh của Rasul  bắt buộc phải thi hành.
14)    Người phụ nữ rất ghét người chồng, bởi theo một vài đường truyền khác bà nói: “Giá như tôi không sợ Allah là tôi đã tát và mặt ông ta rồi.”( ) Hành động này của phụ nữ không gì lấy làm lạ, bởi tầng số tình cảm của phụ nữ giao động rất mạnh khi yêu cũng như ghi ghét.
15)    Khuyến khích người chồng chấp nhận lời hủy hôn của vợ, điều này sẽ mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho đôi bên trong tương lại, bởi Allah phán:
﴿وَإِن يَتَفَرَّقَا يُغۡنِ ٱللَّهُ كُلّٗا مِّن سَعَتِهِۦۚ﴾  (النساء: 130)
{Và nếu hai vợ chồng nhất định thôi nhau thì Allah sẽ làm cho đôi bên giàu có với thiên lộc của Ngài.} Al-Nisa: 130 (chương 4).( )
16)    Sính lễ giao lại cho chồng chính là tiền cưới mà người chồng đã giao cho vợ lúc cử hành hôn lễ, bởi Nabi  nói: “Vậy cô có đồng ý trả lại chồng ngôi vườn không?” còn theo đường truyền do Ibnu Maajah( ) và Al-Baihaqi( ) ghi thì “Rasul  ra lệnh người chồng chỉ được phép lấy đúng số lượng tiền cưới đa giao cho vợ không được lấy thêm.”
Trong giáo lý này giữa U’lama có sự bất đồng ý kiến, có ý kiến cho rằng người chồng được phép lấy nhiều hơn số tiền cưới đã giao vợ và có ý kiến là không được phép lấy hơn( ). Theo ý kiến đúng nhất là người chồng được phép lấy hơn số tiền cưới đã giao cho vợ bởi Hadith của do Ibnu Maajah và Al-Baihaiqi ghi lại bằng đường truyền yếu. Nhưng để giử sĩ diện thì người chồng nên lấy lại đúng những gì đã giao cho vợ lúc cưới.( )
dkf

Phụ Nữ Chịu Tang Sau Khi Chồng Chết
Hadith thứ bốn mươi bảy: Bà Um Salamah  kể: Có một phụ nữ đến gặp Rasul  nói: Thưa Rasul của Allah, con gái tôi vừa chết chồng và nó muốn vẻ mắt bằng Kahool( ) được không? Người đáp: “Không.” Bà ta lặp lại hai ba lần nữa thì Rasul  vẫn nói “không” rồi bảo:
 ((إِنَّمَا هِىَ أَرْبَعَةُ أَشْهُرٍ وَعَشْرًا وَقَدْ كَانَتْ إِحْدَاكُنَّ فِى الْجَاهِلِيَّةِ تَرْمِى بِالْبَعْرَةِ عَلَى رَأْسِ الْحَوْلِ))
“Thời gian cô ta phải chịu tang là bốn tháng mười ngày. Trong khi thời tiền Islam họ đã mang phân động vật để xung quanh người cô ta một năm tròn.”( ) 

    Các bài học từ Hadith:
1)    Phụ nữ Sahabah rất có tâm trao dồi kiến thức Islam từ nguồn.
2)    Phụ nữ hoàn toàn được phép tìm đến giới học giả Islam để hỏi đáp thắc mắc của họ.
3)    Giá trị của kiến thức Islam là được tìm đến chứ không mang đi cho.
4)    Islam luôn tôn trọng và đề cao vị trí và phẩm giá của phụ nữ.
5)    Trong thời gian chịu tang phụ nữ không được trang điểm và ăn mặc sặc sỡ, kể cả kẻ mắt cũng không được.
6)    Đề cao nhiệm vụ với người chồng quá cố.
7)    Nổi lòng của người mẹ quan tâm đến con gái nên đã không quảng khó nhọc để tìm hiểu giáo lý hậu tang.
8)    Trong những quyền lợi của chồng quá cố là người vợ phải chịu tang bốn tháng mười ngày.
9)    Tuyệt đối cấm phụ nữ kẻ mắt bằng Kahool hoặc bằng bất cứ loại trang điểm thời hiện đại trong suốt thời gian chịu tang. Đây là lời phúc đáp của Hội đồng thường trực phúc đáp giáo lý của Vương Quốc Saudi Arabia.( ) 
10)    Câu “Thời gian cô ta phải chịu tang là bốn tháng mười ngày.” Ngụ ý rằng thời gian chịu tang rất ngắn chứ không phải dài như thời tiền Islam.
11)    Ở buổi ban đầu Islam đã chấp nhận thời gian chịu tang của phụ nữ cho chồng là một năm tròn, sau đó được thay thế bởi sắc lệnh của Allah:
﴿وَٱلَّذِينَ يُتَوَفَّوۡنَ مِنكُمۡ وَيَذَرُونَ أَزۡوَٰجٗا يَتَرَبَّصۡنَ بِأَنفُسِهِنَّ أَرۡبَعَةَ أَشۡهُرٖ وَعَشۡرٗاۖ﴾ البقرة: 234
Và vì quyền lợi sau khi chồng chết người vợ phải chịu tang cho chồng suốt bốn tháng mười ngày. Al-Baqarah: 234 (chương 2).
12)    Thời tiền Islam đối với phụ nữ chết chồng phải vào ở trong một ngôi nhà chập chội, buộc phải mặc quần áo xấu nhất, bị xem thường, không được tắm, không hớt móng, không chảy tóc đến khi cô ta trở thành người có bề ngoài kinh dị. Sau đó họ mang đến một con vật hoặc con chim đặt bên cạnh cô ta làm cho con vật đó chết bởi mùi hôi từ cơ thể cô ta, rồi họ mang phân dê cừu hoặc phân chó ném vào mặt cô ta bằng lời biện hộ xua đuổi đi mọi điềm xấu trên cơ thể cô ta. Lúc đó, cô ta được trở lại bình thường.
13)    Giới U’lama nói việc buộc phải chịu tang bốn tháng mười ngày là để xác định người phụ nữ có thai hay không, nếu có thai thì sau bốn tháng mười ngày thì bào thai đã thành hình cơ thể rõ ràng trong bụng người mẹ.( ) 
Được Phép Ăn Thịt Do Phụ Nữ Giết
Hadith thứ bốn mươi tám: Ông Ka’b bin Maalik   kể: Có một phụ nữ đã giết một con cừu bằng đá, mọi người đến hỏi Nabi  về sự việc thì Người bảo cứ việc ăn thịt con cừu.( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Phụ nữ được phép cắt cổ động vật ăn thịt.
2)    Được phép cắt cổ động vật ăn thịt bằng đá nhưng phải bén nhằm giúp con vật chết nhẹ nhàng.
3)    Hỏi đáp giới kiến thức Islam về mọi việc khúc mắc trong lòng.
4)    Động vật nuôi như cừu dê thuộc loại được phép ăn thịt.
5)    Thắc mắc có thể tự đi tìm lời giải đáp hoặc nhờ ai đó hỏi đáp dùm.
6)    Được phép ăn thịt do phụ nữ giết không phân biệt là lớn nhỏ, già trẻ, Muslim hay thị dân Kinh Sách.( )
dkf

Kể Nabi  Nghe Về Người Phụ Nữ
Hadith thứ bốn mươi chín: Ông Sahl bin Sa’d  kể: Mọi người kể cho Nabi  nghe về một người phụ nữ Ả Rập, thế là Người ra lệnh Usaid Al-Saa-a’di đi mời bà ta đến. Sau khi bà ta đến ở tạm nhà một người thuộc bộ tộc Saa-i’dah, Rasul  đi thẳng đến gặp bà lúc bà đang đội khăn cưới trên đầu, nhưng khi Rasul  bắt lời nói chuyện với bà thì bà bảo: “Cầu xin Allah che chở tôi khỏi ông.” Nghe vậy Rasul  đáp: ((لَقَدْ أَعَذْتُكِ مِنِّي)) “Sắc đẹp của bà làm mê hoặc Ta.” Lúc đó mọi người lên tiếng: Bà có biết đây là ai không ?
- Người phụ nữ đáp: không.
- Mọi người bảo: Đây chính là Rasul của Allah đến để cưới bà.
- Người phụ nữ đáp:  Quả thật, trước đây tôi là một người bất hạnh. Hôm đó Rasul  đã đãi tiệc cưới tại bộ tộc Saa-i’dah cùng với nhóm Sahabah. Người bảo: “Hãy rót cho Ta, hỡi Sahl.”  Thế là tôi liền mang đến một chậu mà rót cho Rasul  cùng mọi người uống chung vui và phần còn thừa lại thì U’mar bin Abdul Azeez xin và đã cho ông ta.( ) 

    Các bài học từ Hadith:
1)    Được phép nhắc về người phụ nữ để lo hôn sự cho cô ta.
2)    Được phép ủy thác người khác đứng ra mai mối.
3)    Được phép nhờ người khác mời cô dâu đến nơi cử hành lễ cưới.
4)    Đôi khi người ta chấp nhận cuộc hôn nhân bằng cái nghe trước khi thấy tận mắt.
5)    Hổ thẹn và mắc cở là bản tính tốt của phụ nữ, bản tính đó giống như vương niệm đội trên đầu.
6)    Cầu xin Allah bảo vệ, che chở là phù hợp luật Islam.
7)    Được phép ly hôn trực tiếp.
8)    Lời người phụ nữ: “Quả thật, trước kia tôi là một người bất hạnh” nói rằng cuộc sống vợ chồng trước kia bà ta không hề nếm được hạnh phúc đến khi được làm vợ của Rasul .
9)    Được phép tặng bạn món quà không quá phức tạp.( )
10)    Được phép lấy may mắn từ những vật dùng đã được Nabi  sử dụng, điều này chỉ dành riêng cho Người.
dkf

Phụ Nữ Của Thiên Đàng
Hadith thứ năm mươi: Ông A’ta bin Abu Rabaah  kể: Ông Ibnu A’bbaas  hỏi tôi: Anh có muốn tôi chỉ cho anh một người phụ nữ của thiên đàng không ? Tôi đáp: Muốn. Ibnu A’bbaas  nói: Người phụ nữ da đen này đã đến gặp Nabi  mà than: Quả thật tôi bị động kinh, mỗi lần lên cơn là tôi bị tuột quần áo, hãy cầu xin Allah cho tôi hết bệnh. Rasul  bảo:
((إِنْ شِئْتِ صَبَرْتِ وَلَكِ الْجَنَّةُ، وَإِنْ شِئْتِ دَعَوْتُ اللَّهَ أَنْ يُعَافِيَكِ))
“Nếu bà muốn thì bà hãy kiên nhẫn chịu đựng thì sẽ được thiên đàng và nếu bà muốn thì Ta sẽ cầu xin Allah ban cho bà hết bệnh.” Bà bảo: Thế tôi sẽ kiên nhẫn chịu đựng nhưng mỗi khi lên cơn tôi lại bị tuột quần áo, xin hãy cầu xin Allah cho tôi tránh được điều đó. Thế là Rasul  cầu xin cho bà.( ) 

     Các bài học từ Hadith:
1)    Ai bị bệnh động kinh và biết chấp nhận số phận, kiên nhẫn về định mệnh ắt sẽ đạt được tốt lành từ Allah.
2)    Kiên nhân trước gian truân của trần gian được ban thưởng cho thiên đàng.
3)    Đối diện với thử thách tốt đẹp hơn nhiều so với tránh né, đối với ai có bản tính kiên cường, nhiệt quyết chịu đựng.
4)    Câu: “mỗi lần lên cơn là tôi bị tuột quần áo” tức mỗi lần lên cơn động kinh làm tay chân cào cấu tuột hết quần áo làm phơi bày phần kín một cách vô thức.
5)    Đây là bằng chứng được phép không cần chữa bệnh. Nhưng vấn đề có sự tranh cải giữa giới U’lama.( ) 
6)    Liều thuốc chữa bệnh quan trọng cho tất cả mọi loại bệnh chính là cầu xin và hướng lòng về Allah. Tất nhiên việc chữa bệnh bằng thuốc men có ảnh hưởng tốt đến bệnh tình nhưng không bằng lời cầu xin và hướng lòng về Allah sẽ mau khỏi bệnh hơn việc chỉ uống thuốc. Nhưng lời cầu xin và hướng lòng về Allah có hiệu quả khi hội đủ hai điều kiện sau:
a)    Niềm tin thực sự của bệnh nhân đặt nơi Allah.
b)    Niềm tin mãnh liệt của ông thầy, hết lòng kính sợ và ủy thác cho Allah, Đấng Vinh Quang.( ) 
7)    Bệnh động kinh do hai nguyên nhân, do bị ma ám hoặc các bệnh liên quan đến cơ mạch. Riêng người phụ nữ này bị ma ám.
8)    Niềm tin mãnh liệt của nữ Sahabah này.
9)    Tuy là người phụ nữ vốn chân yến tay mềm nhưng nữ Sahabah này có lòng kiên nhẫn mạnh mẽ khôn lường, cam chịu cơn bệnh xấu hành hạ bản thân.
10)    Tất cả mọi thử thách, mọi bệnh tật, mọi tai nạn, mọi buồn phiền mà con người phải trực diện một khi kiên nhẫn thì thiên đàng chính là phần thưởng.
11)    Ibnu A’bbaas  không hề tự bảo ai đó là người của thiên đàng hoặc là người của hỏa ngục, mà ông chỉ thông báo thông tin nghe được trực tiếp từ Nabi .
12)    Giá trị của một người đối với Allah không phải là địa vị, không phải là danh giá, không phải là tài sản mà chính là lòng kính sợ cho dù đó chỉ là người phụ nữ da đen.
13)    Vị nữ Sahabah da đen này có mục đích vĩ đại và luôn đặt mục đích đó ngay trước mắt và đó chính là thiên đàng.
14)    Qua lời nói của nữ Sahabah thấy rằng bệnh động kinh là căn bệnh tồi tệ gây hệ lụy rất lớn đến danh giá của người bệnh bởi mỗi khi lên cơn người bệnh không tự kiểm soát được thân mình, thậm chí tự phơi bày phần kín.
15)    Gieo quả nào ắt gặt được quả nấy, nhưng đối với Allah phần thưởng sẽ vô tận trong khi việc làm rất ít.
16)    Được phép nhìn về phụ nữ khi có yêu cầu cần thiết.
17)    Giá trị của lời cầu xin và điều may mắn từ lời cầu xin đó.
18)    Rasul  đã cho nữ Sahabah này hai lựa chọn, là kiên nhẫn chịu đựng sẽ được thiên đàng hoặc được lành bệnh ở trần gian và vị nữ Sahabah này đã chọn cuộc sống ngày sau và bỏ mặc cực khổ hiện tại.
19)    Người Muslim cần phải tận dụng triệt để cơ hội mỗi khi có cơ hội, bởi cơ hội không đến với mỗi người nhiều lần.
20)    Vị nữ Sahabah rất thông minh và lanh trí.
21)    Được mạnh khỏe ở trần gian làm một trong những hồng phúc vĩ đại mà Allah ban cho con người, nếu cộng thêm được bình an ở ngày sau thì quả là niềm hạnh phúc bất tận, một chiến thắng vĩ đại.
22)    Trần gian không đáng lưu tâm.
dkf








Lời Kết
Sau khi đã đi một vòng tham quan các cung cách cư xử của Nabi  đối với phụ nữ thì mỗi tín đồ Muslim cần phải rút cho mình phương pháp cư xử với phụ nữ xung quanh ta trong xã hội.
Tôi xin nói:
- Đây là cung cách ứng xử chân lý được Rasul  tiếp nhận từ Thượng Đế, là bài học mẫu mà mỗi tín đồ Muslim phải áp dụng cho bản thân mình.
- Là cơ hội vàng để tín đồ Muslim có dịp bắt chước theo cung cách ứng xử của Nabi  và hưởng được may mắn từ đường lối đó.
- Mỗi khi đọc và nghiên cứu những mẫu chuyện như thế này làm cho tín đồ Muslim thêm niềm tin, thêm niềm tự hào về vị lãnh đạo Muhammad , từ đó thúc đẩy tín đồ luôn háo hức tranh đua gia tăng ân phước cho ngày sau.
- Tất cả mẫu chuyện là văn hóa ứng xử được chọn lọc chính xác từ Nabi  gởi đến mỗi tín hữu Muslim học hỏi và áp dụng hằng ngày với vợ con và những người phụ nữ sinh sống xung quanh.

Tác giả
Tiến sĩ Ibrahim bin Fahad bin Ibrahim Al-Wad-a’n
dkf
Mục Lục

Chủ đề     Trang
Lời Mở Đầu    3
Hadith thứ nhất: Đa Số Người Trong Hỏa Ngục Là Phụ Nữ    5
Hadith thứ hai: Này Fatimah, Con Hãy Xin Cha Điều Gì Con Muốn    8
Hadith thứ ba: Việc Sahabah Nữ Nghe Lời & Tuân Lệnh Nabi      11
Hadith thứ tư: Sự Dũng Cảm Của Phụ Nữ    12
Hadith thứ năm:Lòng Tin Của Nabi 
                                                         Đối Với Phụ Nữ    14
Hadith thứ sáu: Sahabah Nữ Bảo Vệ Salah    16
Hadith thứ bảy: Salah Của Nabi 
                                        Cho Phụ Nữ Qua Đời    18
Hadith thứ tám: A’-ishah  Tranh Thủ
                                                     Làm Việc Tốt    20
Hadith thứ chín: Việc Phụ Nữ Nội Trợ
                                                         Phục Vụ Chồng    22
Hadith thứ mười: Nabi Cấm Phụ Nữ Theo Sau Người Chết    24
Hadith thứ mười một: Lời Nhắc Nhở & Giáo Dục Phụ Nữ    25
Hadith thứ mười hai: Phụ Nữ Xin Phép Nabi  Thì Được Người Cho Phép    28
Hadith thứ mười ba: Khi Nào Nabi  Kết Hôn Với A’-ishah     30
Hadith thứ mười bốn: Allah Nguyền Rủa Thợ & Người Nối Tóc Giả, Đội Tóc Giả    32
Hadith thứ mười lăm: Khuyến Cáo Giết Hại Phụ Nữ & Trẻ Em    34
Hadith thứ mười sáu: Khi Nào Bắt Phụ Nữ & Trẻ Em Làm Tù Binh    36
Hadith thứ mười bảy: Sự Dũng Cảm Của Phụ Nữ    40
Hadith thứ mười tám: Cuộc Giao Ước Giữa Nabi  Với Phụ Nữ    44
Hadith thứ mười chín: Việc Phụ Nữ Rời Khỏi Nhà Khi Cần Thiết    48
Hadith thứ hai mươi: Sợ Phụ Nữ Quan Hệ Với Người Bán Nam, Bán Nữ    50
Hadith thứ hai mươi mốt: Người Phụ Nữ Đảm Đang Của Cộng Đồng    52
Hadith thứ hai mươi hai: Phụ Nữ Tham Gia
                                                                      Tang Lễ    57
Hadith thứ hai mươi ba: Địa Vị Mẹ Của Tín Đồ Có Đức Tin, Bà A’-ishah     59
Hadith thứ hai mươi bốn: Nabi  Với Vợ Hiền A’-ishah     61
Hadith thứ hai mươi lăm: Rút Thăm Giữa Các
                                                                      Người Vợ    64
Hadith thứ hai mươi sáu: Jibreel  Gởi Chào Salam Đến A’-ishah     66
Hadith thứ hai mươi bảy: Tình Cảm Của Nabi  Dành Cho Phụ Nữ Al-Ansaar    68
Hadith thứ hai mươi tám: U’mar  Với Người Con Gái Của Mình, Hafsah     69
Hadith thứ hai mươi chín: Người Phụ Nữ Lấy Wudu Bên Cạnh Tòa Lâu Đài    82
Hadith thứ ba mươi: Người Phụ Nữ Đã Khóc Cho Đứa Con    84
Hadith thứ ba mươi mốt: A’-ishah  Khen Ngợi Một Phụ Nữ    87
Hadith thứ ba mươi hai: Cưới Nhằm Người Em Gái Bú Cùng Vú Mẹ, Hủy Hôn Sau Đó    91
Hadith thứ ba mươi ba: Một Ngày Nabi  Dành Cho Phụ Nữ    93
Hadith thứ ba mươi bốn: Quan Tâm Đến Phụ Nữ    95
Hadith thứ ba mươi lăm: Nói Rằng: Thề Bởi Allah, Rằng Tôi Sẽ Không Khen Bất Cứ Ai Sau Ông Ta    98
Hadith thứ ba mươi sáu: Phụ Nữ Tặng Nabi 
                                                                     Áo Khoác     100
Hadith thứ ba mươi bảy: Lòng Nhân Từ & Thương Xót Của Mẹ Dành Cho Con    103
Hadith thứ ba mươi tám: Cô Gái Hiếu Thảo Với Mẹ Sau Khi Qua Đời    105
Hadith thứ ba mươi chín: Các Bà Vợ Của Nabi  Chia Làm Hai Phe    108
Hadith thứ bốn mươi: Phạm Tội Ăn Cắp Đến & Sám Hối Sau Hành Án    113
Hadith thứ bốn mươi mốt: Nam Giới Không Được Ở Riêng Với Phụ Nữ    115
Hadith thứ bốn mươi hai: Người Phụ Nữ Bị Hành Hạ Vì Con Mèo    117
Hadith thứ bốn mươi ba: Phụ Nữ Hiến Thân Cho Nabi     119
Hadith thứ bốn mươi bốn: Người Phụ Nữ Yêu Cầu Nabi  Một Vấn Đề    124
Hadith thứ bốn mươi lăm: Người Phụ Nữ Lạc
                                                                     Mất Con    126
Hadith thứ bốn mươi sáu: Phụ Nữ Yêu Cầu
                                                                    Hủy Hôn    128
Hadith thứ bốn mươi bảy: Phụ Nữ Chịu Tang Sau Khi Chồng Chết    132
Hadith thứ bốn mươi tám: Được Phép Ăn Thịt Do Phụ Nữ Giết    135
Hadith thứ bốn mươi chín: Kể Nabi  Nghe Về Người Phụ Nữ    136
Hadith thứ năm mươi: Phụ Nữ Của Thiên Đàng    138
Lời Kết    142

dkf