Tawassul Được Phép Và Không Được Phép

Tác giả nói: “...Đại đa số học giả trường phái Sunnah và Jama’ah đã đồng thuận rằng Tawassul là việc làm có qui định trong giáo lý Islam. Bằng chứng cho sự việc đó được khẳng định qua Qur’an và các Hadith xác thực. Tuy nhiên, một số tín đồ Muslim vẫn còn mập mờ chưa hiểu đúng về cách thức Tawassul được nêu trong Qur’an và Sunnah cũng như qua các hành động và sự thực hiện của thế hệ tín đồ Salaf. Những người này đã hiểu Tawassul theo các góc độ sai lệch, đi ngược lại với căn bản của Islam và sự hướng dẫn của Thiên sứ e. Họ lập luận và dẫn chứng cho sự ngộ nhận của họ bằng các Hadith kém xác thực cũng như các Hadith bịa đặt, thậm chí việc sai lệch của họ còn đi xa hơn nữa khi mà họ suy luận các câu Kinh Qur’an nói về Tawassul một cách sai lệch theo sự ngộ nhận của họ...”.


Tawassul
Được Phép & Không Được Phép

التوسل المشروع والممنوع

>Tiếng Việt – Vietnamese – <فيتنامية
        
Abdullah bin Abdul Hameed Al-Athari

عبد الله بن عبد الحميد الأثري





Biên dịch: Abu Zaytune Usman Ibrahim
Kiểm thảo: Mohamed Djandal và Abu Hisaan Ibnu Ysa

ترجمة: أبو زيتون عثمان بن إبراهيم
مراجعة: أبو العزيزة محمد زيدان و أبو حسان محمد زين بن عيسى


 
Tawassul Được Phép Và Không Được Phép
        

اَلْحَمْدُ لِلهِ رَبِّ الْعَالَمِيْنَ، وَالصَّلَاةُ وَالسَّلَامُ عَلَى رَسُوْلِ اللهِ خَاتَمِ النَّبِيِّيْنَ، وَعَلَى آلِهِ وَصَحْبِهِ وَمَنْ وَالَاهُ إِلَى يَوْمِ الدِّيْنِ.
Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah, Đấng Chủ Tể của vũ trụ và muôn loài. Cầu xin bằng an và phúc lành cho Thiên sứ của Allah - vị Nabi cuối cùng, cho gia quyến của Người, cho các bạn đạo của Người cùng tất cả những ai đi theo Người cho tới Ngày Tận Thế.
Đại đa số học giả của trường phái Sunnah và Jama’ah đã đồng thuận rằng Tawassul là việc làm có qui định trong giáo lý Islam. Bằng chứng cho sự việc đó được khẳng định qua Qur’an và các Hadith xác thực. Tuy nhiên, một số tín đồ Muslim vẫn còn mập mờ chưa hiểu đúng về cách thức Tawassul được nêu trong Qur’an và Sunnah cũng như qua các hành động và sự thực hiện của thế hệ tín đồ Salaf. Những người này đã hiểu Tawassul theo các góc độ sai lệch, đi ngược lại với căn bản của Islam và sự hướng dẫn của Thiên sứ e. Họ lập luận và dẫn chứng cho sự ngộ nhận của họ bằng các Hadith kém xác thực cũng như các Hadith bịa đặt, thậm chí việc sai lệch của họ còn đi xa hơn nữa khi mà họ suy luận các câu Kinh Qur’an nói về Tawassul một cách sai lệch theo sự ngộ nhận của họ.
Như chúng ta đã biết, mỗi khi chúng ta bất đồng quan điểm trong việc hiểu các văn bản giáo lý từ Qur’an và Sunnah thì chúng ta phải quay trở về với cái hiểu của thế hệ Salaf ngoan đạo và chính trực từ các vị Sahabah và Tabi’een, bởi lẽ họ là những người cận với thời mà các văn bản giáo lý được thiên khải xuống, và bởi vì họ là những người nằm trong những thế kỷ đầu tốt đẹp nhất được Thiên sứ của Allah e khẳng định khi Người nói:
{خَيْرُ النَّاسِ قَرْنِى، ثُمَّ الَّذِينَ يَلُونَهُمْ، ثُمَّ الَّذِينَ يَلُونَهُمْ} رواه البخاري.
“Những người tốt nhất là những người trong thế kỷ của Ta, kế đến là những người tiếp nối sau họ, kế đến là những người tiếp nối sau họ.” (Albukhari).
Như vậy, mỗi tín đồ Muslim đã tin nơi Allah I và nơi Thiên sứ của Ngài e thì phải có bổn phận tránh xa dục vọng và sở thích của bản thân, bởi vì dục vọng và sở thích của bản thân đưa người bề tôi chệch khỏi con đường của Allah I. Cho nên, mỗi tín đồ cần phải bám theo những gì mà những người ngoan đạo chính trực của thế hệ Salaf đã đi trước. Từ lẽ này, tôi muốn trình bày cụ thể và chi tiết về vấn đề Tawassul – vấn đề mà đã có nhiều lời lẽ và lý luận cũng như đã có nhiều bước chân chệch hướng để đi theo con đường của những người Bid’ah, những người theo chủ nghĩa dục vọng và sở thích của bản thân. Tôi đã tập hợp các bằng chứng giáo lý xoay quanh vấn đề Tawassul từ Qur’an và Sunnah theo khả năng có thể. Cầu xin Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phù hộ và trợ giúp cho việc làm này của tôi, cầu xin Ngài I sự chân thành trong tâm niệm và sự đúng đắn trong nhận định bởi Ngài là Đấng Quảng Đại và Ân Phúc.
Khái niệm Tawassul
Tawassul theo nghĩa đen: là động cơ cho mục đích, làm hài lòng và cung kính đến người cần nhờ vả; và một nghĩa đen khác nữa là cận thần của vua chúa.
Tawassul theo thuật ngữ giáo lý: là sự tìm lấy nguyên nhân hợp giáo lý để đến gần Allah I hay sự thờ phượng với ý nghĩa đến gần sự hài lòng nơi Ngài, bởi những điều được qui định trên chiếc lưỡi của Thiên sứ của Ngài, hoặc sự thờ phượng để đạt được vị trí cao nơi Allah I hay để được phúc lành hoặc để xua tan điều dữ.( )
Tawassul hướng về Allah I chỉ được phép với những điều được Ngài qui định và sắc lệnh.
Tawassul phải được dựng trên ba điều thiết yếu:
1-    Allah I là Đấng mà người chủ thể Tawassul muốn hướng đến, bởi Ngài là Đấng Ân Phúc, Quảng Đại và Quyền Năng.
2-    Người chủ thể Tawassul phải là người bề tôi yếu thế đang rất cần sự trợ giúp cho nhu cầu của y.
3-    Phương tiện Tawassul hay chiếc cầu nối phải là những điều, những hành vi ngoan đạo làm Allah I hài lòng.
    Để phương tiện Tawassul trở nên hữu ích nhằm đạt được sự hài lòng nơi Allah I hầu được Ngài thương xót mà phù hộ trợ giúp thì người chủ thể Tawassul phải quan tâm đến những điều sau:
    Người chủ thể Tawassul hướng về Allah I phải là người bề tôi có đức tin và ngoan đạo, và y chỉ Tawassul đến một mình Ngài duy nhất.
    Phương tiện Tawassul phải là những việc làm được Allah I qui định và ban hành cho các bề tôi của Ngài trong việc dùng chúng để đến gần nơi Ngài.
    Phương tiện Tawassul phải là những việc làm hợp lý và thuận chiều với Sunnah của Thiên sứ e, không được thêm hay bớt, và cũng không được thay đổi không gian và thời gian nếu đã được ấn định.
Đến đây, chúng ta biết được rằng những việc làm ngoan đạo và thiện tốt của những người vô đức tin không được xem là phương tiện Tawassul cũng như không được thừa nhận là những điều đến gần Allah I.
Các dạng Tawassul
Các học giả phái Sunnah phân loại Tawassul thành hai dạng: Tawassul được phép và Tawassul không được phép.
Tawassul được phép và các hình thức:
Tawassul được phép (Tawassul hợp giáo lý): là sự đến gần Allah I bằng những điều, những thứ mà Ngài yêu thích và hài lòng từ các việc làm thờ phượng bắt buộc hoặc tự nguyện dưới dạng lời nói, hành vi hay tâm niệm.
1-    Hình thức thứ nhất: Tawassul đến Allah I bằng các tên gọi hoàn mỹ cũng như các thuộc tính tối cao của Ngài. Đây là hình thức Tawassul tốt nhất và hiệu quả nhất trong các hình thức Tawassul dành cho người bề tôi. Bằng chứng cho cho điều này là lời phán của Allah I:
﴿وَلِلَّهِ ٱلۡأَسۡمَآءُ ٱلۡحُسۡنَىٰ فَٱدۡعُوهُ بِهَاۖ ﴾ [سورة الأعراف: 180]
{Và Allah có những tên gọi tốt đẹp và hoàn mỹ nhất ; Bởi thế, hãy cầu nguyện Ngài bằng các tên gọi đó.} (Chương 7 – Al-‘Araf, câu 180).
Có nghĩa là hãy cầu nguyện Allah I với các tên gọi hoàn mỹ của Ngài hỡi những bề tôi muốn Tawassul đến Ngài. Câu Kinh là bằng chứng khẳng định việc Tawassul đến Allah I bằng các tên gọi và các thuộc tính của Ngài, và đó là một trong những điều được Ngài yêu thích và hài lòng. Chính vì lẽ này mà Thiên sứ của Allah e luôn cầu nguyện Allah I bằng các tên gọi và các thuộc tính của Ngài, các vị Sahabah cũng như các vị Ta-bi’een cũng đều cầu nguyện Allah I giống như vậy. Và đó chính là đường lối của những ai đi theo con đường tốt đẹp của họ.
2-    Hình thức thứ hai: Tawassul đến Allah I bằng những việc làm ngoan đạo và thiện tốt; chẳng hạn như người Muslim nói: Lạy Allah, với đức tin của bề tôi nơi Ngài, với tình yêu của bề tôi dành cho Ngài hoặc với sự đi theo của bề tôi đối với vị Thiên sứ của Ngài hay với tình yêu của bề tôi dành cho vị Thiên sứ của Ngài e thì xin Ngài giải nạn cho bề tôi; hoặc chẳng hạn người Muslim nêu ra các việc làm ngoan đạo và thiện tốt mà y đã làm vì sắc diện của Allah I rồi cầu xin Ngài như: lễ nguyện Salah, nhịn chay, Jihaad, đọc Qur’an, tụng niệm, Salawat cho Thiên sứ của Allah e, hoặc các việc làm thiện tốt khác hay việc từ bỏ những điều Haram. Bằng chứng cho hình thức Tawassul này là lời phán của Allah I:
﴿ٱلَّذِينَ يَقُولُونَ رَبَّنَآ إِنَّنَآ ءَامَنَّا فَٱغۡفِرۡ لَنَا ذُنُوبَنَا وَقِنَا عَذَابَ ٱلنَّارِ ١٦﴾ [سورة آل عمران: 16]
{Những ai cầu nguyện, nói: “Lạy Thượng Đế, bầy tôi thực sự đã tin tưởng, xin Ngài hãy tha thứ tội lỗi cho bầy tôi và cứu rỗi bầy tôi khỏi sự trừng phạt nơi Hỏa Ngục!”.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 16).
Còn bằng chứng từ Sunnah thì có câu chuyện được Thiên sứ của Allah e kể lại về ba người đàn ông thuộc thời trước bị kẹt trong một hang núi do một tảng đá to đã lăn xuống chặn cửa hang lại; ba người họ đã lần lượt cầu xin Allah I giải nạn bằng các việc làm ngoan đạo và thiện tốt của mình vì Ngài rồi cuối cùng được Ngài giải cứu khỏi kiếp nạn đó (theo Hadith do Albukhari và Muslim ghi lại).
3-    Hình thức Tawassul thứ ba: Tawassul đến Allah I bằng sự cầu nguyện của những người ngoan đạo. Chẳng hạn như người Muslim gặp phải một hoàn cảnh khó khăn nào đó, y biết bản thân mình đã thường lơ là với Allah I nhưng y muốn tìm lấy một nguyên nhân mạnh mẽ để hướng về Allah I nên y đã tìm đến một người ngoan đạo mà y thấy rằng người đó có lòng Taqwa cũng như kiến thức về Qur’an và Sunnah, y nhờ vả người đó cầu xin Allah I giải nạn cho y. Đây là hình thức Tawassul được phép và bằng chứng là lời phán của Allah I:
﴿وَٱلَّذِينَ جَآءُو مِنۢ بَعۡدِهِمۡ يَقُولُونَ رَبَّنَا ٱغۡفِرۡ لَنَا وَلِإِخۡوَٰنِنَا ٱلَّذِينَ سَبَقُونَا بِٱلۡإِيمَٰنِ وَلَا تَجۡعَلۡ فِي قُلُوبِنَا غِلّٗا لِّلَّذِينَ ءَامَنُواْ رَبَّنَآ إِنَّكَ رَءُوفٞ رَّحِيمٌ ١٠﴾ [سورة الحشر: 10]
{Và những ai đến sau họ cầu nguyện: “Lạy Thượng Đế của bầy tôi! Xin Ngài tha thứ cho bầy tôi và cho những người anh em đã tin tưởng trước bầy tôi ...”} (Chương 59 – Al-Hashr, câu 10).
Ông Anas bin Malik t thuật lại: Ông Umar bin Al-Khattaab t đã từng nhờ ông Al-Abbas bin Abdul-Muttalib cầu mưa lúc trời hạn hán, ông Umar nói: “Lạy Allah, quả thật bầy tôi đã Tawassul đến Ngài bởi vị Nabi của bầy tôi, thế là Ngài đã ban mưa xuống cho bầy tôi, và bây giờ bầy tôi Tawassul đến Ngài bởi người bác của Nabi của bầy tôi thì xin Ngài hãy ban mưa xuống cho bầy tôi!” Thế là Allah I đã ban cho mưa xuống. (Albukhari).
Ý nghĩa câu nói của ông Umar t: Bầy tôi đã từng tìm đến Nabi e của bầy tôi và nhờ Người cầu xin Ngài cho bầy tôi và bầy tôi nhờ sự cầu xin của Người e để được đến gần Ngài, và bây giờ Người e đã di chuyển đến một nơi trên cao ở nơi Ngài và không bao giờ quay trở lại để có thể cầu xin Ngài giùm bầy tôi, nên bầy tôi đã tìm đến người bác của Nabi e của bầy tôi Al-Abbas và nhờ ông ấy cầu xin Ngài cho bầy tôi.
Ba hình thức Tawassul trên đây là các hình thức Tawassul hợp với giáo lý, còn những hình thức Tawassul khác ngoài ba hình thức này đều không có bất kỳ cơ sở nào làm bằng chứng giáo lý cả.
Ba hình thức Tawassul trên có giới luật khác nhau, có hình thức là bắt buộc như hình thức Tawassul với những tên gọi, các thuộc tính của Allah I, với đức tin (Iman) hoặc với Tawhid; có hình thức Tawassul mang tính chất khuyến khích như hình thức Tawassul bởi những việc làm ngoan đạo và thiện tốt hoặc bởi sự cầu nguyện của những người ngoan đạo.
Người Muslim khi gặp phải những biến cố và tai ách thì phải Tawassul đến Allah I bằng những hình thức Tawassul được qui định trong giáo lý, phải từ bỏ những hình thức Tawassul Bid’ah và tội lỗi vì đó là những việc làm trái với giáo lý của Allah I và Thiên sứ của Ngài e.

Tawassul không được phép và các hình thức:
Tawassul không được phép (Tawassul không hợp giáo lý): là hình thức đến gần Allah I qua những điều, những thứ mà Ngài không yêu thích cũng như không hài lòng từ lời nói, hành vi và tâm niệm.
Sau đây là một số hình thức tiêu biểu về Tawassul không được phép:
    Thứ nhất: Tawassul đến Allah I bởi vị trí và sự cao quý của môt cá nhân nào đó; chẳng hạn như một người nói: Lạy Allah, bề tôi cầu xin Ngài bởi vị trí cao quý của vị Nabi của Ngài hoặc bởi vị trí cao quý của người bề tôi (nào đó) của Ngài. Đây là hình thức Tawassul không được biết đến trong Islam, nó không được qui định trong Qur’an của Allah I, Ngài phán:
﴿مَّا فَرَّطۡنَا فِي ٱلۡكِتَٰبِ مِن شَيۡءٖۚ ﴾ [سورة الأنعام: 38]
{TA đã không bỏ sót một điều nào trong quyển Sổ (Định luật).} (Chương 6 – Al-An’am, câu 38).
Hình thức Tawassul này không được tìm thấy trong Sunnah của Thiên sứ e trong khi ông Abu Huroiroh t nói: “Thiên sứ của Allah e đã dạy tất cả mọi sự việc ngay cả việc đi đại tiện” (Muslim).
Và hình thức Tawassul này cũng không được tìm thấy trong các việc làm của các vị Sahabah. Islam chỉ ra lệnh cho người tín đồ cầu xin Allah I bằng các tên gọi hoàn mỹ cũng như các thuôc tính tối cao của Ngài.
Hình thức Tawassul không hợp giáo lý này được xem là hình thức Tawassul Bid’ah, có thể đưa người chủ thể đến với tội đại Shirk. Bởi lẽ hình thức Tawassul này mang tâm niệm rằng Allah I là Đấng cần đến một vị trung gian giống như vua chúa hay những lãnh đạo của thế gian phải cần đến những cận thần hay những kẻ trung gian làm chiếc cầu nối giữa họ và dân chúng; nó đã ví Đấng Tạo Hóa với các tạo vật của Ngài trong khi không được phép so sánh Ngài với tạo vật của Ngài.
Quả thật, nếu Allah I đã hài lòng với người bề tôi nào thì Ngài không cần đến bất cứ kẻ trung gian nào giữa Ngài và người bề tôi đó, và nếu Ngài giận dữ và phẫn nộ lên người bề tôi nào thì chẳng có kẻ trung gian nào có thể can thiệp giúp ích được người bề tôi đó cả.
Hãy biết rằng tạo vật dù có địa vị và quyền lực to lớn cỡ nào, dù đó là vua chúa hay Nabi hoặc Thiên sứ thì cũng không được phép so sánh Allah I với tạo vật đó, bởi lẽ tạo vật luôn lệ thuộc và cần đến Đấng Tạo Hóa còn Allah là Đấng Tạo Hóa, Ngài là Đấng Độc Lập và Tự Hữu nên Ngài không lệ thuộc cũng như không cần đến bất cứ tạo vật nào, và Ngài không cần đến bất cứ kẻ can thiệp nào, Ngài phán:
﴿وَيَعۡبُدُونَ مِن دُونِ ٱللَّهِ مَا لَا يَمۡلِكُ لَهُمۡ رِزۡقٗا مِّنَ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِ شَيۡ‍ٔٗا وَلَا يَسۡتَطِيعُونَ ٧٣ فَلَا تَضۡرِبُواْ لِلَّهِ ٱلۡأَمۡثَالَۚ إِنَّ ٱللَّهَ يَعۡلَمُ وَأَنتُمۡ لَا تَعۡلَمُونَ ٧٤ ﴾ [سورة النحل: 73، 74]
{Và họ thờ phượng ngoài Allah những kẻ không có một chút quyền hành và cũng không có khả năng cung cấp một thứ bổng lộc nào từ các tầng trời và dưới đất. Do đó, chớ đưa ra những hình ảnh so sánh với Allah. Quả thật, Allah biết hết trong lúc các ngươi không biết.} (Chương 16 – Annahl, câu 73, 74).
Chính vì lẽ này mà các vị Sahabah đã nhờ ông Al-Abbas cầu nguyện giùm cho họ sau khi Thiên sứ của Allah e đã qua đời, nhưng điều đó không có nghĩa rằng họ lại nói trong lời cầu nguyện của họ: lạy Allah, với vị trí cao quý của vị Nabi của Ngài xin Ngài hãy ban mưa xuống cho bầy tôi, rồi sau đó khi Nabi e đã qua đời thì họ lại nói: lạy Allah, với vị trí cao quý của Al-Abbas xin Ngài hãy ban mưa xuống cho bầy tôi. Bởi lẽ những lời cầu nguyện như thế là Bid’ah, các vị Sahabah không hề học được từ nơi Thiên sứ của Allah e những lời cầu nguyện như vậy, vả lại nó không hề có trong Qur’an của Allah I nên họ không làm. Nếu như việc Tawassul đến Allah I bởi địa vị cao quý của một ai đó sau khi Nabi e qua đời là điều được phép thì chắc chắn việc Tawassul đến Allah I bởi địa vị cao quý của Nabi e là điều đáng được làm hơn.
Hình thức Tawassul đến Allah I bởi địa vị cao quý của một ai đó là hình thức giống như hành vi tội Shirk của những người thờ đa thần ở Makkah trong thời của Thiên sứ e. Allah I phán về họ:
﴿مَا نَعۡبُدُهُمۡ إِلَّا لِيُقَرِّبُونَآ إِلَى ٱللَّهِ زُلۡفَىٰٓ﴾ [سورة الزمر: 3]
{Chúng tôi không tôn thờ họ mà chỉ nhờ họ đưa chúng tôi đến gần Allah mà thôi.} (Chương 39 – Azzumar, câu 3).
Hãy biết rằng, ai đó Tawassul đến Allah I bởi một tạo vật nào đó hoặc bởi địa vị cao trọng của một tạo vật nào đó với niềm tin rằng tạo vật đó sẽ mang lại điều hữu ích hoặc xua tan điều dữ thì người đó đã có hành vi đại Shirk với Allah I và bị trục xuất khỏi tôn giáo Islam.
    Thứ hai: Cầu khấn, nguyện thề, xin phúc lành bởi những người ngoan đạo. Nếu cầu khấn đến những người ngoan đạo, Tawassul đến Allah I với sự cao quý của họ hoặc nguyện thề với họ trong khi họ là những người đã qua đời là những việc làm không thuộc tôn giáo của Allah I mà là những việc làm mang tội đại Shirk phủ nhận hoàn toàn Tawhid; chẳng hạn như lời: này hỡi Mawla (tên) xin hãy nắm lấy tay tôi... hãy cầu xin Allah cho tôi được thế này, thế này... hoặc tôi ở trong sự bảo vệ của ngài, tôi ở cùng với ngài và với Allah I... Tất cả những lời như thế đều là những lời nói Shirk.
Tương tự, việc thề nguyện với những người đã chết không phải là hình thức Tawassul hợp giáo lý, chẳng hạn như lời của ai đó: này hỡi Sayyid (tên) nếu Allah ban cho tôi Rizq thế này thì tôi sẽ làm cho ngài thề này... Đây là sự thề nguyện với ai (vật) khác ngoài Allah I, là hình thức thờ phượng ai (vật) khác ngoài Allah I, tôn giáo Islam vô can với việc làm đó. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَجَعَلُواْ لِلَّهِ مِمَّا ذَرَأَ مِنَ ٱلۡحَرۡثِ وَٱلۡأَنۡعَٰمِ نَصِيبٗا فَقَالُواْ هَٰذَا لِلَّهِ بِزَعۡمِهِمۡ وَهَٰذَا لِشُرَكَآئِنَاۖ فَمَا كَانَ لِشُرَكَآئِهِمۡ فَلَا يَصِلُ إِلَى ٱللَّهِۖ وَمَا كَانَ لِلَّهِ فَهُوَ يَصِلُ إِلَىٰ شُرَكَآئِهِمۡۗ سَآءَ مَا يَحۡكُمُونَ ١٣٦﴾ [سورة الأنعام: 136]
{Và họ cúng cho Allah một phần đất trồng trọt cùng với một số thú nuôi mà Ngài đã tạo ra cho họ và họ nói theo sở thích: “Đây là phần cúng cho Allah và đây là phần cúng cho các thần linh của chúng tôi”. Nhưng những gì mà họ cúng cho thần linh của họ không hề đến tay Allah trong lúc những gì mà họ cúng cho Allah lại đến tay của các thần linh của họ. Thật xấu xa thay cho điều mà họ suy xét và khẳng định.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 136).
Việc hướng đến những ai (vật) khác ngoài Allah I trong việc cầu xin Ngài không phải là sự hướng dẫn của Thiên sứ e hay đường lối của các vị Sahabah cũng như các vị Ta-bi’een. Đó là đường lối của những kẻ thiếu hiểu biết và lệch lạc, bởi vì họ tâm niệm rằng cầu xin khấn vái Allah I thì cần phải có kẻ trung gian làm chiếc cầu nối giữa họ và Ngài, trong khi Ngài phán:
﴿وَإِذَا سَأَلَكَ عِبَادِي عَنِّي فَإِنِّي قَرِيبٌۖ أُجِيبُ دَعۡوَةَ ٱلدَّاعِ إِذَا دَعَانِۖ فَلۡيَسۡتَجِيبُواْ لِي وَلۡيُؤۡمِنُواْ بِي لَعَلَّهُمۡ يَرۡشُدُونَ ١٨٦﴾ [سورة البقرة: 186]
{Và khi bầy tôi của TA (Allah) hỏi Ngươi (Muhammad) về TA thì Ngươi hãy bảo họ rằng TA ở rất gần. TA sẽ đáp lại lời cầu xin của người nguyện cầu khi nào y cầu xin TA. Do đó, họ hãy đáp lại mệnh lệnh của TA và tin tưởng nơi TA để may ra họ được hướng dẫn đúng đường.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 186).
Vị Imam của Tawhid e đã dạy với lời:
{الدُّعَاءُ هُوَ الْعِبَادَةُ} رواه الترمذي.
“Cầu xin khấn vái là hình thức thờ phượng” (Tirmizdi).
Vậy tại sao ai đó lại cầu xin khấn vái đến ai (vật) khác ngoài Allah I trong khi Ngài là Đấng mới đáng được thờ phượng?
Chúng ta hãy biết rằng tất cả các việc cầu khấn, nguyện thề, xin phúc lành bởi những người ngoan đạo đều là những việc làm phủ nhận lời Tawhid, lời mà các vị Nabi, các vị Thiên sứ được dựng lên vì nó; là việc làm Shirk mà Allah I không bao giờ tha thứ, Ngài phán:
﴿إِنَّ ٱللَّهَ لَا يَغۡفِرُ أَن يُشۡرَكَ بِهِۦ وَيَغۡفِرُ مَا دُونَ ذَٰلِكَ لِمَن يَشَآءُۚ وَمَن يُشۡرِكۡ بِٱللَّهِ فَقَدِ ٱفۡتَرَىٰٓ إِثۡمًا عَظِيمًا ٤٨﴾ [سورة النساء: 48]
{Quả thật, Allah không tha thứ cho hành vi Shirk (hành vi gán ghép một đối tác ngang hàng với Allah trong thờ phượng) nhưng Ngài sẽ tha thứ cho những tội lỗi khác cho người nào Ngài muốn. Và ai làm điều Shirk với Allah thì quả thật y đã phạm phải một đại trọng tội không thể tha thứ.} (Chương 4  - Annisa’, câu 48).
    Thứ ba: Giết tế dâng cúng các linh hồn của những người ngoan đạo và tụ tập xung quanh mồ mả của họ. Đây là những gì mà một số người Muslim thiếu hiểu biết và lệch lạc đã thường xuyên thực hiện, họ giết tế dâng cúng cho những người ngoan đạo đã khuất, tụ tập xung quanh các tượng đài, mồ mả của những người đó vào các dịp nhất định, họ mang cả người bệnh của họ đến ngủ tại mồ mả và cầu xin van vái và hô gọi những người trong mộ nhằm nhờ những người đã khuất đó cầu xin Allah I ban phúc lành cho họ. Tất cả những việc làm này đều được xem là những hành vi Bid’ah và lệch lạc không có trong giáo lý của Allah I mà thực chất chúng là những việc làm của những người thời Jahiliyah, những người Shirk trong thờ phượng Ngài I.
Allah I đã cấm hành vi Shirk với lời phán:
﴿وَٱعۡبُدُواْ ٱللَّهَ وَلَا تُشۡرِكُواْ بِهِۦ شَيۡ‍ٔٗاۖ﴾ [سورة النساء: 36]
{Các ngươi hãy thờ phượng Allah và tuyệt đối không được Shirk với Ngài (tổ hợp với Ngài trong thờ phượng) bất cứ thứ gì.} (Chương 4 – Annisa’, câu 36).
﴿فَلَا تَجۡعَلُواْ لِلَّهِ أَندَادٗا وَأَنتُمۡ تَعۡلَمُونَ ٢٢﴾ [سورة البقرة: 22]
{Bởi thế, chớ dựng những thần linh ngang vai cùng với Allah trong lúc các ngươi biết rõ điều đó (là không đúng).} (Chương 2 – Albaqarah, câu 22).
Những ai ngoan cố trên những điều sai trái này và những người thừa nhận chúng, tất cả đều có cùng một giới luật, đó là Shirk với Allah I.
Quả thật sẽ là một điều đáng ngạc nhiên khi chúng ta thấy nhiều người luôn xưng danh là Islam nhưng họ luôn có những hành vi Tawassul Bid’ah và luôn chống đối các hình thức Tawassul hợp giáo lý được khẳng định bởi Qur’an và Sunnah cũng như Ijma’ (sự đồng thuận và thống nhất) của cộng đồng Islam. Những người này thay vì nên làm theo lệnh của Qur’an, theo sự chỉ dẫn của Thiên sứ e cũng như nên theo bước đường của thệ hệ Salaf thì họ lại cải biên, sáng chế những hình thức mới mẻ không hề có trong giáo lý của Allah I và Thiên sứ của Ngài e.
Quí anh em Muslim thân mến: Chúng ta không hề tự mình riêng lẻ chống đối những hình thức Tawassul Bid’ah theo sở thích và ý muốn của chúng ta, mà đó là căn bản nền tảng của tôn giáo Islam rằng những gì thuộc những điều đổi mới, cải biên, sáng chế và bổ sung rồi đưa vào tôn giáo là bị cấm đoán. Đây chính là trường phái của thế hệ Sahabah, Ta-bi’een và bốn vị Imam lớn của Islam cùng những ai đi theo họ.


Nguyên nhân người Muslim sai lệch và lầm lạc trong vấn đề này
    Nguyên nhân thứ nhất: Nguyên nhân nghiêm trọng hàng đầu trong việc sai lệch và lầm lạc của người Muslim trong vấn đề Tawassul không hợp giáo lý bị nghiêm cấm là “Taqleed” có nghĩa là đi theo ai đó, một quan điểm hay câu nói nào đó một cách mù quáng. Sự đi theo một cách mù quáng có nghĩa là đi theo một vị học giả nào đó trong mọi lời nói của y ngay cả khi lời nói của y đi ngược lại với các bằng chứng giáo lý.
Quả thật, Allah I đã chỉ trích những người đi theo thuộc dạng này và cấm việc đi theo mù quáng trong rất nhiều câu Kinh, tiêu biểu:
﴿وَإِذَا قِيلَ لَهُمُ ٱتَّبِعُواْ مَآ أَنزَلَ ٱللَّهُ قَالُواْ بَلۡ نَتَّبِعُ مَآ أَلۡفَيۡنَا عَلَيۡهِ ءَابَآءَنَآۚ أَوَلَوۡ كَانَ ءَابَآؤُهُمۡ لَا يَعۡقِلُونَ شَيۡ‍ٔٗا وَلَايَهۡتَدُونَ ١٧٠﴾ [سورة البقرة : 170]
{Và khi có lời bảo họ: “Hãy tuân theo điều được Allah ban xuống” thì họ nói: “Không, chúng tôi sẽ theo điều mà chúng tôi thấy cha mẹ của chúng tôi đã làm”. Chẳng lẽ họ đi theo ngay cả khi cha mẹ của họ không hiểu biết gì hoặc ngay cả khi cha mẹ của họ không được hướng dẫn ư?} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 170).
Các học giả thuộc thế hệ Salaf cũng như các vị Imam thuộc thành phần Ijtihaad (có khả năng rút ra các giáo luật từ những giáo lý tổng quát từ Qur’an và Sunnah) cũng đều cấm việc đi theo mù quáng như thế, bởi lẽ việc đi theo một cách mù quáng là một trong những nguyên nhân gây mâu thuẫn và yếu kém trong hàng ngũ những người Muslim; việc đi theo chỉ thống nhất khi nào các vấn đề tranh cãi và bất đồng phải được đưa trở về với Allah I và Thiên sứ của Ngài e.
Chính vì vậy, chúng ta không hề thấy các vị Sahabah đi theo ai đó trong số họ ở tất cả mọi vấn đề. Tương tự, bốn vị đại Imam không hề bảo ai đó đi theo ý kiến và quan điểm của họ một cách không cân nhắc và xem xét, họ cũng không bảo thủ cho ý kiến và quan điểm của riêng họ mà họ thường bỏ qua ý kiến và quan điểm của họ để theo Hadith của Thiên sứ e một khi đã khẳng định Hadith xác thực, và họ luôn cấm những ai đi theo họ mà không chịu tìm hiểu các bằng chứng và cơ sở giáo lý của họ đưa ra, và họ thông suốt lời phán của Allah I:
﴿ٱتَّبِعُواْ مَآ أُنزِلَ إِلَيۡكُم مِّن رَّبِّكُمۡ وَلَا تَتَّبِعُواْ مِن دُونِهِۦٓ أَوۡلِيَآءَۗ قَلِيلٗا مَّا تَذَكَّرُونَ ٣﴾ [سورة لاأعراف: 3]
{Các ngươi hãy tuân theo điều mặc khải đã được ban xuống cho các ngươi từ Thượng Đế của các ngươi, và các ngươi chớ nghe theo người bảo hộ hay chủ nhân nào khác ngoài Ngài. Nhưng các ngươi thật ít lưu tâm đến lời khuyên bảo này!} (Chương 7 – Al-A’raf, câu 3).
    Nguyên nhân thứ hai: Chỉ chấp nhận một số câu Kinh, Hadith và bác bỏ một số khác, đồng thời suy diễn không đúng với nội dung ý nghĩa đích thực mà các lời Kinh cũng như các Hadith muốn nói đến. Chẳng hạn như lời phán của Allah I:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ ٱتَّقُواْ ٱللَّهَ وَٱبۡتَغُوٓاْ إِلَيۡهِ ٱلۡوَسِيلَةَ﴾ [سورة المائدة: 35]
{Này hỡi những người có đức tin! Các ngươi hãy kính sợ Allah và hãy tìm phương cách hướng về Ngài.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 35).
Ý nghĩa “tìm phương cách” ở đây muốn nói là tìm phương cách đến gần Allah I bằng sự tuân lệnh Ngài, bằng các hành vi làm Ngài hài lòng. Đây là sự giảng giải không có bất kỳ sự bất đồng nào giữa các học giả Tafseer. Riêng những ai dẫn chứng các câu Kinh giống như câu Kinh trên để khẳng định rằng được phép cầu xin phúc lành từ ai (vật) khác ngoài Allah I thì đó là sự bóp méo lời phán của Allah I lệch khỏi nội dung ý nghĩa đích thực của nó.
Một trong các Hadith bị bóp méo nội dung ý nghĩa đích thực của nó là Hadith Sahih đã được nêu ở phần trên rằng ông Umar t đã nhờ ông Al-Abbas t cầu xin mưa khi hạn hán. Những người bóp méo nói rằng ông Umar t đã Tawassul đến Allah I qua bản chất của một cá nhân có họ hàng thân thích với Thiên sứ e. Chúng ta nói: Sự việc thế nào khi ông Mu’a-wiyah t và những người Muslim đã nhờ Yazeed bin Al-Aswad t đưa tay lên cầu xin mưa, ông Yazeed đã đưa tay lên cầu xin Allah và Ngài đã đáp lại lời cầu xin của ông và ban mưa xuống? Tương tự, Hadith về một người mù đã nói với Thiên sứ của Allah e: Xin Người hãy cầu xin Allah I hãy làm cho tôi sáng mắt trở lại. Thiên sứ của Allah e nói :
{إِنْ شِئْتَ دَعَوْتُ وَإِنْ شِئْتَ صَبَرْتَ فَهُوَ خَيْرٌ لَكَ}
“Nếu ngươi muốn Ta sẽ cầu xin còn nếu như ngươi kiên nhẫn chịu đựng thì điều đó tốt hơn cho ngươi”.
Người đàn ông mù nói: Hãy cầu xin cho tôi được sáng mắt trở lại.
Thiên sứ của Allah e bảo y làm Wudu’, người đàn ông mù chu đáo làm Wudu’ rồi sau đó Người e bảo y Du-a với lời:
{اللَّهُمَّ إِنِّى أَسْأَلُكَ وَأَتَوَجَّهُ إِلَيْكَ بِنَبِيِّكَ مُحَمَّدٍ نَبِىِّ الرَّحْمَةِ إِنِّى تَوَجَّهْتُ بِكَ إِلَى رَبِّى فِى حَاجَتِى هَذِهِ لِتُقْضَى لِى اللَّهُمَّ فَشَفِّعْهُ فِىَّ}
“Lạy Allah, quả thật bề tôi cầu xin Ngài, bề tôi hướng về Ngài bởi vị Nabi của Ngài Muhammad, một vị Nabi nhân từ, Ngài là Thượng Đế của bề tôi, với Ngài bề tôi xin đưa vấn đề của bề tôi đến Ngài để Ngài giải quyết cho bề tôi. Lạy Allah, xin Ngài hãy chữa lành cho bề tôi!” (Tirmizdi, Ibnu Ma-jah và Ahmad).
    Nguyên nhân thứ ba: Làm theo các Hadith yếu và bịa đặt không có cơ sở xác thực và đôi lúc trái biệt với các Hadith xác thực và đi ngược lại với căn bản nền tảng của tôn giáo.
Sau đây, xin nêu ra một số Hadith bịa đặt và kém xác thực:
-    {تَوَسَّلُوْا بِجَاهِيْ فَإِنَّ جَاهِيْ عِنْدَ اللهِ عَظِيْمٌ}
“Các ngươi hãy Tawassul với địa vị của Ta bởi quả thật địa vị của Ta ở nơi Allah rất vĩ đại”.
-    “Khi Adam phạm vào điều cấm, Người nói: Ôi Thượng Đế của bề tôi, bởi chân lý của Muhammad bề tôi cầu xin Ngài tha thứ tội lỗi cho bề tôi. Allah phán: Này Adam, làm sao ngươi biết Muhammad trong khi TA chưa tạo ra y? Adam nói: Lạy Thượng Đế của bề tôi, lúc Ngài tạo ra bề tôi bởi đôi tay của Ngài và Ngài thổi vào bề tôi linh hồn từ nơi Ngài, khi bề tôi ngẩng đầu lên thì bề tôi nhìn thấy trên chiếc Ngai vương của Ngài có ghi dòng chữ: ‘La ila-ha illollo-h Muhammadar rasu-lullo-h’.  Bề tôi biết rằng Ngài không hề gán bất cứ điều gì cho đại danh của Ngài ngoại trừ đó là tạo vật yêu thích nhất đối với Ngài. Allah phán: TA tha thứ cho ngươi và nếu như không vì Muhammad TA không tạo ra ngươi”.
Imam Azdzdahabi nói trong “Al-Mi-zaan”: Đây là thông tin bịa đặt và sai lệch.
-    {مَنْ خَرَجَ مِنْ بَيْتِهِ إِلَى الصَّلَاةِ فَقَالَ: اللهُمَّ إِنِّيْ أَسْأَلُكَ بِحَقِّ السَّائِلِيْنَ عَلَيْكَ وَأَسْأَلُكَ بِحَقِّ مَمْشَاي هَذا ... }
“Ai rời khỏi nhà đi Salah, nói: Lạy Allah, với quyền lợi của những người cầu xin đối với Ngài bề tôi xin Ngài và với những bước chân này của bề tôi...” (Hadith yếu kém, Sheikh Islam Ibnu Taymiyah và Azdzdahabi khẳng định Hadith yếu kém).
Lời kết:
Điều bắt buộc đối với người bề tôi mang Tawhid là phải tránh xa các hình thức Tawassul không hợp giáo lý, bởi vì chúng là những việc làm hoặc mang tính đại Shirk, hoặc mang tính tiểu Shirk hoặc mang tính Bid’ah bị nghiêm cấm; và bởi vì Allah I không bao giờ chấp nhận bất cứ việc làm nào trừ phi việc làm đó thuận với giáo lý của Ngài. Người bề tôi mang Tawhid phải luôn biết gìn giữ và duy trì các lời Du’a được dạy trong Qur’an cũng như được dạy trong Sunnah của Thiên sứ e, bởi những lời Du’a đó là những lời cầu khấn van vái gần với sự đáp lại của Allah I đồng thời mang lại nhiều ân phước cho người bề tôi.
Lạy Allah, bầy tôi cầu xin Ngài, bầy tôi xin được đến gần bên Ngài với các tên gọi hoàn mỹ cùng với các thuộc tính tối cao của Ngài, với đức tin của bầy tôi nơi Ngài, với tình yêu của bầy tôi dành cho vị Nabi nhân hậu của Ngài e, với sự đi theo Sunnah của Người e và với những việc làm ngoan đạo và thiện tốt vì sắc diện của Ngài. Lạy Allah, xin Ngài phù hộ cho bầy tôi thành những người bề tôi của Tawhid luôn làm đúng theo con đường của Ngài, đúng theo sự chỉ dẫn của vị Nabi của Ngài; xin Ngài củng cố bầy tôi trên điều chân lý, xin Ngài giúp bầy tôi giành chiến thắng trước kẻ thù của bầy tôi; quả thật Ngài là Đấng Hằng Nghe và Hằng Đáp Lại lời cầu xin khấn vái!!!
وَصَلَّى اللهُ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ وَعَلَى آلِهِ وَصَحْبِهِ وَمَنْ وَالَاه إِلَى يَوْمِ الدِّيْنِ.
Cầu xin bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad, cho gia quyến của Người, cho các bạn đạo của Người cùng những ai đi theo Người cho đến Ngày Tận Thế!!!