Tóm Lược Giáo Lý Thực Hành Về Chia Tài Sản

Tóm Lược Giáo Lý Thực Hành Về Chia Tài Sản: Đây là đề án ngắn tóm tắt về kiến thức chia gia tài theo chương trình giảng dạy mới cho năm đầu tiên của bậc trung học, trong đó tôi trình bày với phong cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng cùng những thí dụ minh họa, và tôi đặt tên nó là: “Tóm Lược Kiến Thức Luật Chia Gia Tài”.

 

Tóm Lược Giáo Lý Thực Hành Về Chia Tài Sản

تلخيص فقه الفرائض

< اللغة الفيتنامية >
        
Tác Giả:
Sheikh Muhammad bin Saaleh Al-U’thaimeen





Dịch thuật:
Amir Mustapha bin Yusuf


Kiểm duyệt:
Abu Zaytune Usman bin Ibrahim
Abu Hisaan Ibnu Ysa

 


تلخيص فقه الفرائض

        


اسم المؤلف
فضيلة الشيخ محمد بن صالح العثيمين



ترجمة: أمير مصطفى بن يوسف

مراجعة: أبو زيتون عثمان بن إبراهيم وأبو حسان محمد زين بن عيسى

 بِسْمِ اللهِ الرَّحْمَنِ الرَّحِيْمِ
Nhân danh Allah
Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng Rất Mực Khoan Dung


Lời Mở Đầu
إِنَّ الْحَمْدَ لِلّهَِ نَحْمَدُهُ وَنَسْتَعِينُهُ وَنَسْتَغْفِرُهُ وَنَعُوذُ بِاللهِ مِنْ شُرُورِ أَنْفُسِنَا وَمِنْ سَيِّئَاتِ أَعْمَالِنَا، مَنْ يَهْدِهِ اللهُ فَلَا مُضِلَّ لَهُ، وَمَنْ يُضْلِلْ فَلَا هَادِيَ لَهُ، وَأَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ، صَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَيهِ وَعَلَى آلِهِ وَصَحْبِهِ أَجْمَعِيْنَ، وَبَعْدُ:
Alhamdulillah, mọi lời ca ngợi và tụng niệm đều kính dâng Allah, bầy tôi xin tạ ơn Ngài, thành tâm cầu xin Ngài giúp đỡ và tha thứ. Khẩn cầu Allah che chở tránh khỏi mọi điều xấu xuất phát từ bản thân và trong mọi việc làm của bầy tôi. Ai đã được Ngài dẫn dắt sẽ không bao giờ lầm lạc và ai đã bị Ngài bỏ mặc sẽ không tìm được đâu là chân lý. Bề tôi tuyên thệ không có Thượng Đế nào xứng đáng được thờ phụng mà chỉ có Allah duy nhất không có cộng tác hay đối tác cùng Ngài và xin chứng nhận Muhammad là người bề tôi, là Thiên Sứ của Ngài. Cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người, cho gia quyến của Người, các bạn đạo của Người cùng tất cả những ai đi theo họ với mọi điều tốt đẹp ...
Đây là đề án ngắn tóm tắt về kiến thức chia gia tài theo chương trình giảng dạy mới cho năm đầu tiên của bậc trung học, trong đó tôi trình bày với phong cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng cùng những thí dụ minh họa, và tôi đặt tên nó là: “Tóm Lược Kiến Thức Luật Chia Gia Tài”.
Cầu xin Allah I tạo cho việc làm của tôi hoàn toàn vì Ngài, đem lại hữu ích cho cộng đồng Muslim, quả thật Ngài là Đấng Rộng Lượng, Đấng Khoan Dung.

 

 

 

 

 

 

 

Faraa-idh
 Khái niệm – Lợi ích – Giới luật

1- Khái niệm Faraa-idh:
- Trong tiếng Ả Rập, Faraa-idh - “فَرَائِضٌ” là số nhiều của của danh từ “فَرِيْضَة” - Fareedhah, nghĩa là điều được quy định; và theo nghĩa của từ thì Faraa-idh là những điều bắt buộc hay những phần bắt buộc.
- Theo thuật ngữ giáo lý: Faraa-idh là kiến thức về phân chia gia tài thừa kế theo đúng giáo luật với phương pháp tính đặc trưng.( )
2- Lợi ích của kiến thức Faraa-idh: Chia đúng phần tài sản thừa kế cho mỗi người hưởng quyền thừa kế.
3- Giới luật: Faraa-idh là Fardhu Kifaayah, nghĩa là bổn phận bắt buộc đối với tập thể, tức trong một tập thể nào đó khi đã có một số người hiểu biết về Faraa-idh (để đứng ra đảm trách việc phân chia tài sản thừa kế trong tập thể đó) thì những người còn lại không còn trách nhiệm bắt buộc.

 

Những Nghĩa Vụ Liên Quan Đến Tài Sản Thừa Kế & Các Tiêu Chí Ưu Tiên

Có năm nghĩa vụ liên quan đến gia tài mà người chết để lại được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sau đây:
1-    Chi (hoặc khấu trừ) từ tài sản để lại cho việc mai táng người chết bao gồm các phí: nước tắm, vải liệm, chất thơm để liệm, thuê người tắm, thuê đào huyệt và các chi phí khác cần cho việc mai táng.
2-    Nghĩa vụ liên quan đến gia tài để lại như cần phải thanh toán nợ có thế chấp (tức tài sản để lại có các loại tài sản nằm trong vật thế chấp).
3-    Nghĩa vụ liên quan đến nợ nần của người chết: phải thanh toán nợ cho người chết chẳng hạn như nợ không có thế chấp, cho dù là nợ Allah như Zakat hay nợ con người như vay mượn.
4-    Thực hiện theo di chúc có hiệu lực: là di chúc yêu cầu xuất ra một phần ba (1/3) hoặc ít hơn cho người không thuộc những người hưởng quyền thừa kế.
5-    Thực hiện việc phân chia tài sản để lại cho người hưởng quyền thừa kế: chia trước cho những người hưởng quyền thừa kế theo mức lượng ấn định Fardh( ), rồi đến những người hưởng quyền thừa kế phần còn lại; rồi đến những người hưởng quyền thừa kế theo dạng bà con thân thích.
Ví dụ: Một người chết và những nghĩa vụ cần phải thực hiện liên quan đến gia tài người đó để lại:
-    500 ngàn đồng phí an táng.
-    500 ngàn đồng cho khoản nợ có thế chấp.
-    500 ngàn đồng cho khoản nợ không thế chấp.
-    500 ngàn đồng được yêu cầu trong di chúc.
-    Chia cho những người hưởng quyền thừa kế tài sản của người người chết gồm chồng, chị (hoặc em gái) ruột.
    Nếu người chết chỉ để lại 500 ngàn đồng thì chi vào việc mai táng, các nghĩa vụ còn lại bị hủy bỏ.
    Nếu người chết để lại 1 triệu đồng thì chi vào việc mai táng và khoản nợ có thế chấp, các nghĩa vụ còn lại bị hủy bỏ.
    Nếu người chết để lại 1 triệu 500 ngàn đồng thì chi vào việc mai táng, khoản nợ có thế chấp và khoản nợ không thế chấp, các nghĩa vụ còn lại bị hủy bỏ.
    Nếu người chết để lại 3 triệu đồng thì trích 1 triệu 500 đồng ngàn cho phí mai táng, khoản nợ có thế chấp và khoản nợ không thế chấp; sau đó, chi 500 ngàn đồng theo yêu cầu di chúc; còn lại 1 triệu đồng thì 500 ngàn đồng cho người chồng và 500 ngàn đồng cho người chị (hoặc em gái) ruột.
Về mặt ưu tiên thực hiện yêu cầu của di chúc trước việc phân chia cho người thừa kế là vì mức lượng ấn định cho người chồng và chị (hoặc em gái) ruột mỗi người là phân nửa (½) chỉ được giáo luật qui định sau khi đã thực hiện theo lời di chúc. Bởi nếu như không ưu tiên thực hiện theo lời di chúc trước thì phần của di chúc chỉ hưởng được 375 ngàn đồng, còn người chồng và chị (hoặc em gái) ruột mỗi người hưởng được 562 ngàn 500 đồng.

 

 

 

 

 

 

 

 


Các Lý Do Hưởng Quyền Thừa Kế

Có ba lý do chính được hưởng quyền thừa kế: kết hôn, quan hệ thân tộc và quyền chủ tớ.
1-    Kết hôn: Là cuộc kết hôn đúng với giáo luật Islam, bằng cuộc hôn nhân đó thì người chồng được quyền thừa kế từ người vợ và người vợ được quyền thừa kế từ người chồng; chỉ với việc giao kết đó thì hai người đã được quyền thừa kế của nhau, ngay cả khi hai người chưa có sự chung đụng ân ái.
2-    Quan hệ thân tộc: Là mối liên hệ gắn kết giữa hai người qua sinh đẻ gần hoặc xa.
3-    Quyền chủ tớ: Là mức lượng thừa kế phần còn lại dành cho người chủ phóng thích nô lệ (nếu không có người nào trong quan hệ thân tộc hưởng phần còn lại), quyền hưởng thừa kế phần còn lại là do người chủ trả tự do cho người nô lệ.  

 

 

 


Các mối quan hệ họ hàng theo thứ bậc trong huyết thống

Các mối quan hệ họ hàng theo thứ bậc trong huyết thống được phân làm ba: Usool, Furu’a, và Hawa-shi
    Usool: Có nghĩa là Gốc hoặc Cội rễ, tức là bậc cha mẹ, ông bà và những người trở lên từ cội rễ của người chết. Những người trong thành phần này được hưởng phần thừa kế theo mức lượng Fardh hoặc phần còn lại ngoại trừ hai nhóm người:
1-    Tất cả người nam có quan hệ huyết thống với người chết qua sự gián tiếp của phụ nữ như ông ngoại.
2-    Tất cả người nữ có quan hệ với người nam mà người nam lại có quan hệ huyết thống với người chết qua sự gián tiếp của phụ nữ như mẹ của ông ngoại (bà cố ngoại).
Hai nhóm người này thuộc Zdawil-Arham (tức diện hưởng của thừa kế không chính qui).
    Furu’a: Có nghĩa là nhánh, tức bậc con cái, cháu chắt của người chết; tất cả họ đều được hưởng của thừa kế theo mức lượng Fardh hoặc phần còn lại tùy trờng hợp ngoại trừ người có quan hệ với người chết qua trung gian người nữ như cháu ngoại (trai và gái), hai nhóm này thuộc Zdawil-Arham.
    Hawa-shi: Có nghĩa là phần rìa, tức anh (chị) em và chú bác (cô dì), và cháu ruột (con của anh, chị em) của người chết; họ được hưởng của thừa kế theo mức lượng Fardh hoặc phần còn lại tùy trường hợp, ngoại trừ hai nhóm người:
1-    Mỗi người nam được liên kết bởi người nữ, ngoại trừ các anh em trai cùng mẹ khác cha, như: con trai của chị (em gái) và con trai của anh (em trai) cùng mẹ khác cha, chú và cậu của mẹ.
2-    Tất cả giới nữ khác ngoài các chị em gái như con gái của anh (em trai), cô, con gái của chú bác, và dì.
Hai nhóm này thuộc diện Zdawil-Arham.

 

 

 

 

 

 

 

Những Điều Khoản Thừa Kế

Thừa kế có ba điều khoản bắt buộc:
    Thứ nhất: Xác nhận người để lại gia tài đã chết hoặc trong tình trạng được xem như đã chết.
Tình trạng được xem như đã chết chẳng hạn bị mất tích( ) nếu đã trải qua thời gian chờ đợi theo qui định( ).
    Thứ hai: Xác nhận người kế thừa còn sống hoặc trong tình trạng được xem như vẫn còn sống sau khi người để lại gia tài chết
Tình trạng được xem như vẫn còn sống chẳng hạn bào thai nếu như được xác định đã có mang ngay lúc người để lại gia tài chết( ), kể cả bào thai chưa được thổi hồn vào đi nữa (tức chưa được bốn tháng tuổi), tương tự người mất tích đang ở trong thời gian chờ đợi vẫn chưa xác nhận là đã chết trước cái chết của người để lại gia tài.
Dựa theo hai điều khoản này thì không cho sự thừa kế giữa hai người chết mà không biết một trong hai người ai chết trước, ví dụ như chết bị tai nạn lao động hoặc đuối nước, hoặc do hỏa hoạn hoặc do tai nạn giao thông ..., vì không biết được người để lại tài sản chết trước người thừa kế và người thừa kế còn sống sau người để lại tài sản.
    Thứ ba: Phải xác định các mối quan hệ để phân chia đúng theo quyền hưởng của thừa kế được qui định, tức phải biết người thừa hưởng của thừa kế là vợ, chồng quan hệ huyết thống, hay quan hệ chủ tớ.

 

 

 

 

 

 


Những Điều Ngăn Cản Quyền Thừa Kế

Có ba điều ngăn cản quyền thừa kế: khác biệt tôn giáo, nô lệ và giết người. Khi một người rơi vào một trong ba điều này thì y không được quyền thừa kế cũng như không ai được phép thừa kế từ y.
    Khác biệt về tôn giáo: Nếu hai người không cùng tôn giáo thì cả hai không được quyền thừa kể của nhau. Điều này có nghĩa là người Kafir (người ngoại đạo) không thừa kế từ người Muslim, và người Muslim cũng không thừa kế từ người Kafir; người Do Thái không thừa kế từ người Thiên Chúa, người Thiên Chúa không thừa kế từ người Do thái, và cứ thế.
    Người nô lệ: Là người thuộc quyền sở hữu của người chủ, tất cả những gì của y đều thuộc về người chủ kể cả bản thân y, cho nên, người chủ và người nô lệ không có quyền thừa kế qua lại.
    Người mang tội giết người: Là người tước đi mạng sống của một người mà y không có quyền, với hành động thái quá này giáo lý cấm kẻ giết người thừa kế tài sản từ người bị giết không phân biệt cố ý hay không cố ý, trực tiếp hay gián tiếp.( ) Tuy nhiên, chỉ ngăn cấm thừa kế từ một phía, đó là phía kẻ giết người, còn người bị giết thì được quyền thừa kế từ kẻ giết người.  
Ví dụ trường hợp của hai người anh em ruột, một trong hai đã gây thương tích cho người kia với vết thương chết người nhưng sau đó người gây ra thương tích chết trước người bị thương, lúc bấy giờ người bị thương được quyền thừa kế từ người gây ra vết thương.
Còn đối với việc giết người một cách hợp pháp thì không ngăn cản quyền thừa kế, chẳng hạn như người trực tiếp thì hành án tử hình vẫn được quyền thừa kế từ người bị tử hình đó nếu giữa họ có mối quan hệ được hưởng quyền thừa kế.

 

 

 

 

 

 

Phân Loại Người Thừa Kế

Người thừa kế được chia làm ba dạng: Dạng thừa kế theo mức lượng đã định Fardh, dạng thừa kế phần còn lại của gia tài, và dạng thừa kế theo mối quan hệ bà con.
    Dạng thừa kế theo mức lượng đã định Fardh: Là những người thừa kế theo mức lượng được định sẵn như phân nửa (½), một phần ba (1/3), một phần tư (¼), một phần sáu (1/6), một phần tám (1/8) hoặc hai phần ba (2/3).
    Dạng thừa kế phần gia tài còn lại: Là những người hưởng thừa kế không theo mức lượng định sẵn.
    Dạng thừa kế theo mối quan hệ bà con: Là tất cả bà con có mối quan hệ huyết thống với người chết nhưng không thuộc thành phần được quyền hưởng thừa kế theo qui định Fardh hay Ta’seeb (phần còn lại).

 

 

 


Những Người Thừa Kế Theo Mức lượng Fardh & Mức Lượng Dành Cho Từng Người

Có mười người hưởng quyền thứa kế theo mức lượng Fardh: chồng, vợ, mẹ, cha, bà, ông, các con gái, các cháu gái (con của anh hay em trai), các chị em cùng cha khác mẹ, và các anh em cùng mẹ khác cha.

1- Mức lượng thừa kế của chồng
Mức lượng thừa kế của chồng là một nửa gia tài (½) hoặc một phần tư (¼):
•    Chồng hưởng một nửa gia tài (½) khi vợ không có phần nhánh thừa kế( ).
Thí dụ: Người phụ nữ chết bỏ lại chồng và cha ruột: chồng hưởng phân nửa gia tài (½), cha hưởng toàn bộ phần còn lại.
•    Chồng hưởng một phần tư (¼) khi vợ có phần nhánh thừa kế.
Thí dụ: Người phụ nữ chết bỏ lại chồng và con trai ruột: chồng hưởng một phần tư gia tài (¼), con trai hưởng toàn bộ phần còn lại.


2- Mức lượng thừa kế của vợ
Mức lượng thừa kế của vợ là một phần tư (¼) hoặc một phần tám (1/8) gia tài để lại:
•    Vợ hưởng một phần tư (¼) gia tài khi chồng không có phần nhánh thừa kế.
Thí dụ: Người đàn ông chết bỏ lại vợ và cha ruột: vợ hưởng một phần tư (¼), cha hưởng toàn bộ phần còn lại.
•     Vợ hưởng một phần tám (1/8) gia tài khi chồng có phần nhánh thừa kế.
Thí dụ: Người đàn ông chết bỏ lại vợ và con trai ruột: vợ hưởng một phần tám (1/8), con trai hưởng toàn bộ phần còn lại.
Đối với người có nhiều hơn một vợ thì phần thừa kế giống như một người vợ, nó không được thêm phần bởi số lượng các bà vợ.

3- Mức lượng thừa kế của mẹ:
Mức lượng thừa kế của mẹ là một phần ba (1/3) hoặc một phần sáu (1/6) hoặc một phần ba (1/3) của phần gia tài còn lại.
•    Mẹ hưởng một phần ba (1/3) với điều kiện là người chết không có phần nhánh thừa kế, không có anh em trai hoặc các chị em gái, và cũng không phải là một trong hai trường hợp theo cách phân chia của U’mar .
Ví dụ: Người chết bỏ lại cha mẹ ruột: mẹ hưởng một phần ba (1/3) gia tài, cha hưởng toàn bộ phần còn lại.
•    Mẹ hưởng một phần sáu (1/6) khi người chết có phần nhánh thừa kế, hoặc có các anh em trai hoặc các chị em gái.( )
Thí dụ 1: Người chết bỏ lại mẹ và con trai ruột: mẹ hưởng một phần sáu (1/6) gia tài, con trai hưởng toàn bộ phần còn lại.
Thí dụ 2: Người chết bỏ lại mẹ ruột và hai anh em trai ruột: mẹ hưởng một phần sáu (1/6) gia tài, hai anh em trai ruột hưởng toàn bộ phần còn lại.
•    Mẹ hưởng một phần ba (1/3) của phần gia tài còn lại; trường hợp này nằm trong hai cách mà Umar  đã phân chia:
Trường hợp 1: Người chết để lại chồng và cha mẹ ruột. Trường hợp này gia tài được chia thành 6 phần: chồng hưởng một nửa (½) gia tài tức là 3 phần, mẹ hưởng một phần ba (1/3) của phần gia tài còn lại tức là 1 phần, và cha hưởng toàn bộ phần còn lại tức là 2 phần.
Trường hợp 2: Người chết để lại vợ và cha mẹ ruột.
Trường hợp này gia tài dược chia thành 4 phần: vợ hưởng một phần tư (¼) tức là 1 phần, mẹ hưởng một phần ba (1/3) của phần gia tài còn lại tức là 1 phần, và cha hưởng toàn bộ phần còn lại tức là 2 phần.

4- Mức lượng thừ kế của cha:
Người cha có lúc hưởng theo mức lượng Fardh tức là một phần sáu (1/6), có lúc hưởng phần còn lại, và có lúc cùng hưởng cải hai: Fardh và phần còn lại.
•    Cha hưởng theo mức lượng Fardh (1/6) khi người chết có phần nhánh thừa kế là trai (con trai hoặc cháu nội trai).
Thí dụ: Người chết bỏ lại cha và con trai ruột: cha hưởng một phần sáu (1/6) gia tài, con trai hưởng toàn bộ phần còn lại.
•    Cha hưởng phần còn lại khi người chết không có phần nhánh thừa kế.
Thí dụ: Người chết bỏ lại vợ và cha ruột: vợ hưởng một phần tư (¼) gia tài, cha hưởng toàn bộ phần còn lại.
•    Cha hưởng cùng lúc cả hai, vừa hưởng phần Fardh (1/6) và vừa hưởng phần còn lại khi người chết có phần nhánh thừa kế là gái không có trai.
Thí dụ: Người chết bỏ lại con gái và cha ruột: con gái hưởng một nửa (½) gia tài, cha hưởng một phần sáu (1/6) đồng thời hưởng luôn toàn bộ phần còn lại.

5- Mức lượng của bà
Bà muốn nói ở đây là người có quan hệ với người chết không qua người trung gian là nam giới như bà nội của mẹ.
Bà chỉ được quyền thừa kế nếu như không có mặt của mẹ hoặc không có người bà có huyết thống gần hơn, chẳng hạn như bà cố ngoại không được thừa kế với sự hiện diện của bà nội.
Mức lượng thừa kế của người bà chỉ là một phần sáu (1/6), dù số lượng người bà có nhiều hơn một thì vẫn chỉ hưởng cố định trong 1/6 tức 1/6 này chia đều cho mỗi người bà.
Thí dụ cho trường hợp chỉ có một người bà:
Người chết bỏ lại bà nội và con trai ruột: bà hưởng một phần sáu (1/6), con trai hưởng toàn bộ phần còn lại.
Thí dụ cho trường hợp người chết có nhiều người bà:
Người chết bỏ lại một người bà cố ngoại (mẹ của bà ngoại); một bà cố nội (mẹ của bà nội); một bà cố nội thứ hai (mẹ ông nội) và cha ruột: tất cả các bà hưởng chung với nhau trong một phần sáu (1/6) gia tài, tức lấy 1/6 chia đều cho các bà, và cha hưởng toàn bộ phần còn lại.

 

6- Mức lượng của ông:
Người ông muốn nói ở đây là người người có quan hệ với người chết không qua người trung gian là nữ giới như ông ngoại.
Người ông chỉ được thừa kế khi nào không có sự hiện diện của cha hoặc không có sự hiện diện của người ông khác có huyết thống gần hơn với người chết chẳng hạn như ông cố nội (cha của ông nội) không được thừa kế với sự hiện diện của ông nội.
Và người ông có lúc hưởng theo mức lượng Fardh (1/6), hoặc có lúc hưởng phần còn lại, hoặc có lúc hưởng cả hai: vừa Fardh vừa phần còn lại.
•    Ngươi ông hưởng theo mức lượng Fardh khi người chết có phần nhánh thừa kế là nam.
Ví dụ: Người chết bỏ lại ông nội và con trai ruột: ông nội hưởng một phần sáu (1/6), con trai hưởng toàn bộ phần còn lại.
•    Người ông hưởng phần còn lại khi người chết không có phần nhánh thừa kế.
Ví dụ: Người chết bỏ lại mẹ và ông nội: mẹ hưởng một phần ba (1/3), và ông nội hưởng toàn bộ phần còn lại.
•    Người ông hưởng cả hai mức lượng cùng lúc tức hưởng Fardh và cả phần còn lại khi người chết có phần nhánh thừa kế là nữ giới không có nam.
Ví dụ: Người chết bỏ lại con gái ruột và ông nội: con gái hưởng một nửa (½) gia tài, ông nội hưởng một phần sáu (1/6) là mức lượng của Fardh đồng thời hưởng luôn phần còn lại.

7- Mức lượng của các con gái
Các con gái có khi hưởng theo mức lượng Fardh và có khi hưởng phần còn lại.
•    Các con gái hưởng phần còn lại khi người chết có con trai, theo qui định phần của con trai gấp đôi phần của con gái.
Ví dụ: Người chết bỏ lại một đứa con trai và một đứa con gái: cả hai hưởng toàn bộ tài sản của cha (hoặc mẹ) để lại, con trai hưởng hai phần và con gái hưởng một phần (con gái bằng một nửa của con trai)
•    Các con gái hưởng hưởng theo mức lượng Fardh nếu người chết không có con trai. Nếu chỉ có một đứa con gái thì mức lượng thừa kế là một nửa (½) gia tài, còn nếu số lượng từ hai trở lên thì tất cả con gái hưởng 2/3 gia tài.
Ví dụ cho trường hợp người chết có một đứa con gái:
Người đàn ông chết bỏ lại vợ, một đứa con gái ruột và một anh (em trai) ruột: vợ hưởng một phần tám (1/8), con gái hưởng một nửa (½) và ngươi anh (em trai) ruột hưởng toàn bộ phần còn lại.


Ví dụ cho trường hợp người chết có hai con gái:
 Người đàn ông chết bỏ lại hai con gái ruột và cha ruột: hai người con gái hưởng hai phần ba (2/3) gia tài, cha hưởng một phần sáu (1/6) theo mức lượng Fardh đồng thời hưởng luôn phần còn lại.
Ví dụ người chết có số lượng con gái từ ba trở lên:
Người đàn ông chết bỏ lại ba con gái ruột và cha mẹ: ba người con gái hưởng hai phần ba (2/3), mẹ hưởng một phần sáu (1/6), và cha cũng hưởng một phần sáu (1/6).

8- Mức lượng của các cháu gái( )
Các cháu gái hoàn toàn không được thừa kế cùng với sự có mặt của phần nhánh thừa kế là nam giới có huyết thống gần hơn với người chết (các con trai) và cũng không được thừa kế cùng với sự có mặt của hai người nữ được thừa kế có vai vế cao hơn họ (con gái của người chết) ngoại trừ người chết có cháu nội trai hoặc cháu cố trai, thì các cháu nội gái này được hưởng thừa kế cùng với cháu nội trai với mức lượng nam hai nữ một.
Ví dụ: Người chết bỏ lại hai con gái; một cháu nội gái và một cháu nội trai: hai con gái hưởng hai phần ba (2/3), cháu nội gái và cháu nội trai hưởng phần còn lại theo mức lượng nam hai nữ một.( )
Ví dụ khác: Người chết bỏ lại hai cháu nội gái, một cháu cố gái và một cháu chắt trai: hai cháu nội gái hưởng hai phần ba (2/3), cháu cố gái và một cháu chắt trai cùng hưởng phần còn lại chia theo mức lượng nam hai nữ một.( )
    Ngoài những điều nêu trên, thì các cháu gái có khi hưởng theo mức lượng Fardh nhưng có khi lại hưởng phần còn lại.
•    Các cháu nội gái hưởng phần còn lại khi người chết có cháu nội trai, chia theo tỉ lệ nam hai và nữ một.
Ví dụ: người chết bỏ lại vợ, một cháu nội gái và một cháu nội trai: vợ hưởng một phần tám (1/8), phần còn lại chia hết cho cháu nội theo tỉ lệ nam hai nữ một.
•    Các cháu nội gái hưởng thừa kế với mức lượng Fardh khi người chết không có cháu nội trai, được tính như sau:
o    Nếu chỉ có một cháu nội gái thì hưởng một nửa (½). Ví dụ: Người phụ nữ chết bỏ lại chồng, một cháu nội gái và một cháu cố trai: chồng hưởng một phần tư (¼), cháu nội gái hưởng một nửa (½), và cháu cố trai hưởng toàn bộ phần còn lại.
o    Nếu có hai cháu nội gái thì hai cháu nội gái hưởng được hai phần ba (2/3). Ví dụ: Người chết bỏ lại bà ngoại, hai cháu nội gái và cha: bà ngoại hưởng một phần sáu (1/6), hai cháu nội gái hưởng hai phần ba (2/3) và cha hưởng một phần sáu (1/6).
o    Nếu có từ hai cháu nội gái trở lên thì mức lượng thừa kế của tất cả cháu nội gái là hai phần ba (2/3). Ví dụ: Người chết bỏ lại ba người cháu nội gái và cha: ba cháu nội gái hưởng hai phần ba (2/3), và cha hưởng một phần sáu (1/6) theo mức lượng Fardh và hưởng luôn phần còn lại.
o    Nếu người chết có một con gái ruột (tức cô của các cháu nội gái) thì con gái hưởng một nửa (½). Ví dụ: Ngươi chết bỏ lại một con gái, một cháu nội gái và một cháu cố trai: con gái hưởng một nửa (½) gia tài, cháu nội gái hưởng một phần sáu (1/6) và cháu cố trai hưởng toàn bộ phần còn lại.
o    Và tất cả cháu nội gái chỉ được hưởng một phần sáu (1/6) không hơn, kể cả khi có số lượng có nhiều bao nhiêu đi chăng nữa. Ví dụ: Người phụ nữ chết bỏ lại chồng, một con gái, các cháu nội gái (nhiều hơn 3) và một chú ruột: chồng hưởng một phần tư (¼), con gái hưởng một nửa (½), tất cả cháu nội gái cùng hưởng một phần sáu (1/6), và người chú hưởng toàn bộ phần còn lại.


9- Mức lượng của các chị (em gái) cùng cha khác mẹ( )
Tất cả anh em trai và chị em gái không được hưởng thừa kế cùng với sự có mặt của người nam thuộc con trai, cháu nội trai hoặc ông nội, ông cố nội của người chết.
a)    Mức lượng của các chị em gái ruột (cùng cha mẹ), gồm ba trường hợp:
-    Hưởng phần còn lại bởi người khác( ) khi người chết có anh em trai, thì chia theo mức lượng nam hai nữ một.
Ví dụ: Người chết bỏ lại một chị (em gái) ruột, một anh (em trai) ruột: hai người cùng hưởng tất cả tài sản. chia theo tỉ lệ nam hai nữ một.
-    Thừa kế phần còn lại cùng với người khác( ) khi người chết có người thừa kế là nữ như con gái, cháu nội gái được hưởng theo mức lượng Fardh, lúc này được xem như địa vị chị em ruột.
Ví dụ: Người chết bỏ lại một con gái, một cháu nội gái, một chị (em gái) ruột và một anh (em trai) cùng cha khác mẹ: con gái hưởng một nửa (½), cháu nội gái hưởng một phần sáu (1/6), chị (em gái) ruột hưởng toàn bộ phần còn lại, và anh (em trai) cùng cha khác mẹ không được hưởng gì cả.
-    Ngoài các tình huống trên thì được thừa kế theo mức lượng Fardh, nếu một người thì hưởng phân nữa (½) và từ hai người trở lên thì hưởng (2/3)
Ví dụ một người thừa kế mức lượng Fardh: Một người chết bỏ lại một chị (em gái) ruột, một vợ và một anh (em trai) cùng cha khác mẹ, thì em gái hưởng phân nửa (½), vợ hưởng một phần tư (¼) và người anh (em trai) cùng cha khác mẹ hưởng toàn bộ phần còn lại.
Ví dụ hai người thừa kế mức lượng Fardh: Một người chết bỏ lại hai chị (em gái) ruột, mẹ và một chú (hoặc bác) ruột: hai người chị (em gái) ruột hưởng hai phần ba (2/3), mẹ hưởng một phần sáu (1/6) và chú (hoặc bác) hưởng toàn bộ phần còn lại.
Ví dụ cho trường hợp nhiều hơn hai người thừa kế mức lượng Fardh: Người chết bỏ lại ba chị (em gái) ruột, bà ngoại và một anh (em trai) cùng cha khác mẹ: ba chị (em gái) hưởng hai phần ba (2/3), bà ngoại hưởng một phần sáu (1/6) và người anh (em trai) cùng cha khác mẹ hưởng toàn bộ phần còn lại.
b)    Thừa kế của những chị em gái cùng cha khác mẹ:
- Tất cả chị em gái cùng cha khác mẹ hoàn toàn không được quyền thừa kế cùng với sự có mặt của người anh (em trai) cùng cha cùng mẹ; và không được quyền thừa kế cùng với sự có mặt của hai người chị (em gái) cùng cha cùng mẹ hoặc nhiều hơn, trừ phi người chết có người anh (em trai) cùng cha khác mẹ thì những chị em gái cùng cha khác mẹ được hưởng thừa kế cùng với người anh (em trai) cùng cha khác mẹ này theo mức lượng theo cách nam hai, nữ một.
Ví dụ: Người chết bỏ lại hai người chị (em gái) ruột, một chị (em gái) cùng cha khác mẹ, và một anh (em trai) cùng cha khác mẹ: hai chị (em gái) ruột hưởng hai phần ba (2/3), người chị (em gái) và người anh (em trai) cùng cha khác mẹ hưởng toàn bộ phần còn lại chia theo tỉ lệ nam hai, nữ một.
- Nếu người chết có một người chị (em gái) ruột thì người chị em gái cùng cha khác mẹ luôn được hưởng một phần sáu (1/6) cùng với người chị (em gái) ruột để làm tròn mức lượng (2/3); dù số lượng chị em gái cùng cha khác mẹ là một hay nhiều người thì mức thừa kế vẫn cố định trong 1/6 không thay đổi.
Ví dụ 1: Người chết bỏ lại một chị (em gái) ruột, một chị (em gái) cùng cha khác mẹ và một chú (hoặc bác) ruột: chị (em gái) ruột hưởng phân nửa (½), và chị (em gái) cùng cha khác mẹ hưởng 1/6 - (phần của chị (em gái) ruột và phần của chị (em gái) cùng cha khác mẹ công lại thành 2/3) -, và người chú (hoặc bác) ruột hưởng toàn bộ phần còn lại.
Ví dụ 2: Người chết bỏ lại một chị (em gái) ruột, hai chị (em gái) cùng cha khác mẹ, mẹ và chú (hoặc bác) ruột: người chị (em gái) ruột hưởng phân nửa (½), hai chị (em gái) cùng cha khác mẹ cùng hưởng một phần sáu (1/6), mẹ hưởng một phần sáu (1/6), và chú (hoặc bác) ruột hưởng toàn bộ phần còn lại.


10- Sự thừa kế của các anh em cùng mẹ khác cha
Các anh em trai cùng cha khác mẹ hàm cả anh em trai và chị em gái.
Tất cả họ không được quyền thừa kế nếu như người chết có phần nhánh thừa kế (con cái, cháu chắt) hoặc có phần gốc thừa kế là nam giới (cha, ông nội).
Họ được thừa kế theo mức lượng Fardh, nếu chỉ một người thì hưởng một phần sáu (1/6), và nếu từ hai người trở lên thì hưởng một phần ba (1/3) chia đều nhau giữa họ, không có sự phân biệt giới nam hay giới nữ.
Ví dụ cho trường hợp chỉ có một người anh (chị, em) cùng mẹ khác cha: Người chết bỏ lại một người chị (em gái) cùng mẹ khác cha, một người chị (em gái) ruột, hai chị (em gái) cùng cha khác mẹ và mẹ: người chị (em gái) cùng mẹ khác cha hưởng một phần sáu (1/6), chị (em gái) ruột hưởng phân nửa (½), hai chị (em gái) cùng cha khác mẹ cùng hưởng một phần sáu (1/6), và mẹ hưởng một phần sáu (1/6).
Ví dụ cho trường hợp có hai hoặc nhiều người anh (chị, em) cùng mẹ khác cha: Người chết bỏ lại hai anh (em trai) cùng mẹ khác cha, và hai chị (em gái) ruột: hai anh (em trai) cùng mẹ khác cha hưởng một phần ba (1/3) chia đều nhau, và hai chị (em gái) ruột hưởng hai phần ba (2/3).
Ví dụ thừa kế có nhiều hơn hai người: Một người chết bỏ lại một anh (em trai) ruột và một người anh (em trai) cùng mẹ khác cha và một người chị (em gái) cùng mẹ khác cha: người anh (em trai) và chị (em gái) cùng mẹ khác cha cùng hưởng một phần ba (1/3) chia đều nhau, và người anh (em trai) ruột hưởng toàn bộ phần còn lại.

 

 

 

 

 

 

 

 


Phần Mở Rộng

Nếu cộng lại tất cả các mức lượng Fardh nhiều hơn số tài sản để lại thì không được loại bỏ bất k‎ỳ một ai trong thành phần được hưởng thừa kế, bởi vì không ai trong số họ đáng bị loại bỏ hơn người khác. Để giải quyết cho trường hợp này, chúng ta chia mức lượng tài sản thêm nhiều phần hơn tức mỗi người sẽ hưởng ít hơn mức lượng ban đầu.    
Ví dụ 1: Người chết bỏ lại chồng, hai chị (em gái) ruột: chồng hưởng phân nửa (½) gia tài, hai chị (em gái) ruột hưởng hai phần ba (2/3). Dựa theo các mức lượng hưởng thì ban đầu gia tài sẽ được chia thành sáu (6) phần theo mẫu số chung của 1/6 và 2/3, nhưng khi tính số phần được hưởng thực tế từ các mức lượng Fardh này thì tài sản phải được chia nhỏ thành bảy (7) phần, tức mỗi người sẽ bị bớt đi một phần bảy (1/7) so với mức lượng ban đầu.
Những người hưởng thừa kế    Mức lượng    Mẫu số chung của hai mức lượng    Các phần hưởng thực tế    Mức chia thực tế của tài sản
Chồng    1/2    6    3    7
2 chị (em gái) ruột    2/3        4    
     
Ví dụ 2: Người chết bỏ lại chồng, mẹ, hai chị (em gái) ruột, và hai chị (em gái) cùng mẹ khác cha: chồng hưởng phân nửa (½) gia tài, mẹ hưởng một phần sáu (1/6), hai chị (em gái) ruột cùng hưởng hai phần ba (2/3), và hai chị (em gái) cùng mẹ khác cha cùng hưởng một phần ba (1/3). Dựa theo các mức lượng hưởng thì ban đầu gia tài sẽ được chia thành sáu (6) phần theo mẫu số chung của ½, 1/6, 2/3 và 1/3, nhưng khi tính số phần được hưởng thực tế từ các mức lượng Fardh này thì tài sản phải được chia nhỏ thành mười (10) phần, tức mỗi người sẽ bị bớt đi một phần năm (1/5) so với mức lượng ban đầu.
Những người hưởng thừa kế    Mức lượng    Mẫu số chung của bốn mức lượng    Các phần hưởng thực tế    Mức chia thực tế của tài sản
Chồng    ½    6    3    10
Mẹ    1/6        1    
Hai chị (em gái) ruột    2/3        4    
Hai chị (em gái) cùng mẹ khác cha    1/3        2    

Ví dụ 3: Người chết bỏ lại vợ, hai chị (em gái) ruột, và một chị (em gái) cùng mẹ khác cha: vợ hưởng một phần tư (¼), hai chị (em gái) ruột hưởng hai phần ba (2/3), và chị (em gái) cùng mẹ khác cha hưởng một phần sáu (1/6). Dựa theo các mức lượng hưởng thì ban đầu gia tài sẽ được chia thành sáu (12) phần theo mẫu số chung của ¼, 2/3, và 1/6. Nhưng khi tính số phần được hưởng thực tế từ các mức lượng Fardh này thì tài sản phải được chia nhỏ thành bảy (13) phần, tức mỗi người sẽ bị bớt đi một ít so với mức lượng ban đầu.
Những người hưởng thừa kế    Mức lượng    Mẫu số chung của hai mức lượng    Các phần hưởng thực tế    Mức chia thực tế của tài sản
Vợ    ¼    12    3    13
Hai chị (em gái) ruột    2/3        8    
Chị (em gái) cùng mẹ khác cha    1/6        2    

Ví dụ thứ tư: Người chết bỏ lại vợ, hai con gái, cha và mẹ: người vợ hưởng một phần tám (1/8), hai con gái hưởng hai phần ba (2/3), cha và mẹ mỗi người hưởng một phần sáu (1/6). Dựa theo các mức lượng hưởng thì ban đầu gia tài sẽ được chia thành sáu (24) phần theo mẫu số chung của 1/8, 2/3, và 1/6. Nhưng khi tính số phần được hưởng thực tế từ các mức lượng Fardh này thì tài sản phải được chia nhỏ thành bảy (27) phần, tức mỗi người sẽ bị bớt đi một ít so với mức lượng ban đầu.
Những người hưởng thừa kế    Mức lượng    Mẫu số chung của bốn mức lượng    Các phần hưởng thực tế    Mức chia thực tế của tài sản
Vợ    1/8    24    3    27
Hai con gái    2/3        16    
Mẹ    1/6        4    
Cha    1/6        4    

Bài tập
Bài tập 1
1- Hãy nêu nguyên tắc về người không được hưởng quyền thừa kế dù là hưởng theo mức lượng Fardh hay theo mức lượng Ta’seeb (phần còn lại) trong họ hàng, và cho ví dụ.
2- Hãy xác định trong các loại họ hàng dưới đây ai là người thuộc thành phần hưởng thừa kế theo quan hệ bà con ruột thịt cùng với lời giải thích.( )
Cô, cha, con gái của anh (em trai) ruột, cậu, cháu nội gái, ông ngoại, bà ngoại, chú (bác) của mẹ, chú (bác) của cha, cháu ngoại trai, cháu nội trai, con trai của anh (em trai) cùng mẹ khác cha, con trai của anh (em trai) cùng cha khác mẹ, bà cố ngoại, bà cố nội, con trai của chị (em gái).

 

Bài tập 2:
1-    Khi nào cả hai vợ chồng đều hưởng thừa kế của nhau là một phần tư (¼)?
2- Khi nào cha hưởng thừa kế cả hai mức lượng Fardh và phần còn lại?
3- Các trường hợp nào mà ông và bà không được hưởng thừa kế?
 4- Khi nào các chị (em gái) hưởng mức lượng phần còn lại cùng với người khác?

Bài tập 3:
Hãy đưa ra các ví dụ dưới đây kèm theo lời giải thích:
1- Cho một ví dụ bao gồm phần thừa kế: một phần tám (1/8) cho vợ và một phần sáu (1/6) cho cháu nội gái.
2- Cho một ví dụ bao gồm phần thừa kế: phân nửa (½) cho chồng và một phần sáu (1/6) cho mẹ.
3- Cho một ví dụ về trường hợp giảm mức lượng Fardh so với mức lượng ban đầu từ sáu (6) thành tám (8).

Bài tập 4:
Hãy chia các tài sản sau đây, kèm với giải thích:
1- Mẹ, vợ, hai anh (em trai) cùng mẹ khác cha và hai anh (em trai) ruột.
2- Một chị (em gái) ruột, một anh (em trai) ruột, mẹ và chú (hoặc bác) ruột.
3- Hai con gái, một cháu nội gái và một chị (em gái) cùng cha khác mẹ.
4- Hai chị (em gái) ruột, hai chị (em gái) cùng cha khác mẹ, và hai chị (em gái) cùng mẹ khác cha.
5- Vợ, mẹ và ông.
6- Chồng, cha, bà ngoại, bà nội, và bà cố nội.
7- Chồng, mẹ, hai chị (em gái) ruột và một anh (em trai) cùng mẹ khác cha.
8- Vợ, mẹ, hai chị (em gái) cùng cha khác mẹ, và hai chị (em gái) cùng mẹ khác cha.

 

 

 

 


A’sabah

A’sabah là số nhiều của A’sib, là người hưởng thừa kế phần còn lại sau khi đã chia cho những người hưởng theo mức lượng đã định (Fardh).
- Người A’sib sẽ hưởng toàn bộ tài sản nếu không có người hưởng thừa kế theo mức lượng Fardh.
Ví dụ: Người chết chỉ có một ngươi anh (em trai) ruột duy nhất, thì người anh (em trai) ruột này hưởng toàn bộ gia tài.
- Người A’sib sẽ hưởng toàn bộ phần còn lại nếu có mặt người hưởng mức lượng Fardh sau khi đã chia cho những người hưởng theo mức lượng.
Ví dụ: Người chết bỏ lại chồng, hai người anh (em trai) cùng mẹ khác cha và người hai anh (em trai) ruột: chồng hưởng phân nửa (½), hai anh (em trai) cùng mẹ khác cha hưởng một phần ba (1/3) và toàn bộ phần còn lại là của hai anh (em trai) ruột.
Những người hưởng thừa kế    Mức lượng hưởng    Tổng số phần mà gia tài phải chia    Phần hưởng thực tế
Chồng    ½    6    3
Hai anh (em trai) cùng mẹ khác cha    1/3        2
Hai anh (em trai) ruột    Phần còn lại        1
- Người A’sib sẽ không hưởng được gì cả nếu tài sản không còn gì sau khi đã chia hết cho những người hưởng theo mức lượng Fardh.
Ví dụ: Người chết bỏ lại chồng, mẹ, hai anh (em trai) cùng mẹ khác cha và hai anh (em trai) ruột: chồng hưởng phân nửa (½), mẹ hưởng một phần sáu (1/6), hai anh (em trai) cùng mẹ khác cha được hưởng một phần ba (1/3) và hai người anh (em trai) ruột không có gì cả, vì số người được hưởng theo mức lượng Fardh chiếm hết tất cả tài sản.
Những người hưởng thừa kế    Mức lượng hưởng    Tổng số phần mà gia tài phải chia    Phần hưởng thực tế
Chồng    ½    6    3
Mẹ    1/6        1
Hai anh (em trai) cùng mẹ khác cha    1/3        2
Hai anh (em trai) ruột    phần còn lại        không còn gì

 

 

Phân loại A’sabah

A’sabah được chia làm ba dạng: dạng hưởng phần còn lại do bản thân, dạng hưởng phần còn lại do người khác, và dạng hưởng phần còn lại cùng với người khác.
1- Dạng hưởng phần còn lại do bản thân:
a) Tất cả giới nam hưởng thừa kế thuộc thành phần gốc, nhánh và phần rìa của người chết, ngoại trừ các anh (em trai) cùng mẹ khác cha, và những người hưởng thừa kế theo mối quan hệ họ hàng.( )  
b) Tất cả giới nam hoặc giới nữ được thừa kế do giải phóng nô lệ.
2- Dạng hưởng phần còn lại do người khác: các con gái, các cháu nội gái, các chị (em gái) ruột, và các chị (em gái) cùng cha khác mẹ với người chết.
a)    Các con gái hưởng phần còn lại bởi các con trai.
Ví dụ: Người chết bỏ lại hai con, một trai và một gái. Cả hai người con trai và con gái hưởng toàn bộ gia tài chia theo tỉ lệ trai hai gái một.
b)    Các cháu nội gái hưởng phần còn lại bởi cháu nội trai, cho dù các cháu có vai vế ngang nhau hoặc các cháu trai có vai vế thấp hơn các cháu gái.
Ví dụ 1: Người chết bỏ lại một con gái, một cháu nội gái và một cháu nội trai: con gái hưởng phân nửa (½), toàn bộ phần còn lại chia hết cho hai cháu nội trai và gái theo tỉ lệ nam hai nữ một.
Ví dụ 2: Người chết bỏ lại hai con gái, một cháu gái và một cháu chắt trai: hai con gái hưởng hai phần ba (2/3), toàn bộ tài sản còn lại chia cho cháu nội gái và cháu chắt trai theo tỉ lệ nam hai nữ một.
c)    Các chị (em gái) ruột hưởng phần còn lại bởi anh (em trai) ruột.
Ví dụ: Người chết bỏ lại một chị (em gái) ruột, một anh (em trai) ruột: cả hai anh em hưởng toàn bộ tài sản chia theo tỉ lệ nam hai nữ một.
d)    Các chị (em gái) cùng cha khác mẹ hưởng phần còn lại bởi anh (em trai) cùng cha khác mẹ.
Ví dụ: Người chết bỏ lại một chị (em gái) và một anh (em trai) cùng cha khác mẹ: cả hai hưởng toàn bộ tài sản chia theo tỉ lệ nam hai nữ một.
Mỗi người nữ trong số được nêu trên chỉ hưởng phần còn lại khi nào có người nam hưởng phần còn lại.
Ngoài bốn người nam nêu trên thì nữ giớ không được hưởng phần còn lại bởi bất cứ người nam nào khác, có nghĩa là:
- Con trai của anh (em trai) không làm cho chị (em gái) của y hay cô của y hoặc con gái chú bác của y hưởng phần còn lại.
Ví dụ 1: Người chết bỏ lại một con gái, một cháu trai và một cháu gái con của anh (em trai) ruột: con gái hưởng phân nửa (½), phân nữa còn lại là của cháu trai còn cháu gái không được hưởng gì cả.
Ví dụ 2: Người chết bỏ lại hai chị (em gái) ruột, một chị (em gái) cùng cha khác mẹ và cháu trai con của anh (em trai) cùng cha khác mẹ: hai chị (em gái) ruột hưởng hai phần ba (2/3), phần còn lại là của cháu trai con của anh (em trai) cùng cha khác mẹ, còn chị (em) gái cùng cha khác mẹ không dược hưởng gì bởi không có người nam nào cùng vai vế với cô ta để làm cho cô ta hưởng phần còn lại bởi y.
- Người chú (bác) cũng không làm cho người cô hưởng phần còn lại bởi y.
Ví dụ: Người chết bỏ lại một người chú (bác) ruột và một cô ruột: người chú (bác) ruột hưởng toàn bộ tài sản, còn người cô không được hưởng gì cả.
- Con trai của chú (bác) không làm cho em gái hay con gái của chú (bác) hưởng phần còn lại bởi y.
Ví dụ: Người chết bỏ lại một con trai và một con gái của chú (bác): người con trai hưởng toàn bộ tài sản và người con gái không được hưởng gì cả.   
3- Dạng hưởng phần còn lại cùng với người khác: những chị (em gái) ruột và những chị (em gái) cùng cha khác mẹ được hưởng thừa kế cùng với những người hưởng thừa kế theo mức lượng Fardh trong số con cháu ruột của người chết. Những chị (em gái) ruột cùng vai vế với những anh (em trai) ruột, và những chị (em gái) cùng cha khác mẹ cùng vai vế với những anh (em trai) cùng cha khác mẹ.
Ví dụ cho những chị (em gái) ruột: Người chết bỏ lại một người con gái và một chị (em gái) ruột: con gái hưởng phân nửa (½), và chị (em gái) ruột hưởng toàn bộ phần còn lại.
Ví dụ cho những chị (em gái) cùng cha khác mẹ: Người chết bỏ lại một con gái, một cháu nội gái và một chị (em gái) cùng cha khác mẹ: con gái hưởng phân nửa (½), cháu nội gái hưởng một phần sáu (1/6) và người chị (em gái) cùng cha khác mẹ hưởng toàn bộ phần còn lại.

 

 

 

 

 

 

 

Thứ Tự Ưu Tiên Cho A’sabah

Sự ưu tiên về A’sabah (hưởng phần còn lại) là dựa theo mức độ quan hệ huyết thống gần nhất với người chết, người có quan hệ huyết thống gần nhất là người được quyền ưu tiên nhất.

A) Đối với vai vế và cấp bậc trong quan hệ:, gồm bốn nhóm: Con cháu, cha ông, họ hàng bên nội và chủ tớ.( )
1-    Con cháu: Các con trai, các cháu nội trai, và các cháu chắt bên nội trở xuống.
2-    Cha ông: Cha, ông, ông nội, ông cố nội, .. và những ông bên nội trở lên.
3-    Họ hàng bên nội: Các anh em trai ruột, các chú bác ruột hoặc các anh em cùng cha khác mẹ và các con trai của họ trở xuống.( )
4-    Chủ tớ: Người chủ đã phóng thích người nô lệ của y thì được quyền hưởng thừa kế từ người nô lệ đó theo dạng hưởng phần còn lại, tuy nhiên những người thừa kế thuộc dạng hưởng phần còn lại do bản thân ưu tiên hơn người khác.( )
Bốn nhóm người hưởng ưu tiên hưởng phần còn lại theo thứ tự: con cháu, cha ông, họ hàng, rồi chủ tớ.
Ví dụ 1: Người chết bỏ lại cha và con trai: người cha hưởng một phần sáu (1/6), và con trai hưởng toàn bộ tài sản còn lại.
Ví dụ 2: Người chết bỏ lại cha và người anh em trai ruột: người cha hưởng toàn bộ tài sản.
Ví dụ 3: Người chết bỏ lại người chú (bác) ruột và người chủ trả tự do cho y: người chú (bác) hưởng toàn bộ tài sản.
Ví dụ 4: Người chết bỏ lại mẹ và người chủ trả tự do cho y: mẹ hưởng một phần ba (1/3), và người chủ trả tự do cho y hưởng toàn bộ tài sản còn lại của y.
B) Đối với mức độ quan hệ huyết thống xa gần với người chết: Nếu những người hưởng theo mức lượng Ta’seeb cùng vai vế và cấp bậc thì ưu tiên cho người có mức độ huyết thống gần nhất với người chết.
    Người có mức độ huyết thống gần nhất với người chết trong vế con cháu và vế cha ông là người ít có sự quan hệ gián tiếp nhất với người chết.
    Người có mức độ huyết thống gần nhất với người chết trong vế họ hàng bên nội: có ba nhóm, quyền ưu tiên của họ lần lượt theo thứ tự:
•    Nhóm một: Những người anh em ruột của cha và các con trai, cháu trai của họ trở xuống, người càng gần với người chết càng được ưu tiên.
Ví dụ cho vế con cháu: Người chết bỏ lại một người con trai và một người cháu nội trai: người con trai có mức độ huyết thống gần với người chết hơn người cháu trai, nên quyền ưu tiên thuộc về người con trai, toàn bộ gia tài là của người con trai.
Ví dụ cho vế cha ông: Người chết bỏ lại người cha và ông nội: cha có mức độ huyết thống gần với người chết hơn người ông nội, nên quyền ưu tiên thuộc về người cha, toàn bộ gia tài là của người cha.
•    Nhóm hai: chú bác ruột của cha và các con trai, cháu trái của họ trở xuống, người càng gần với người chết càng được ưu tiên.
•    Nhóm ba: những người ông của cha và các con trai, cháu trai của họ trở xuống, người càng gần với người chết càng được ưu tiên.
 Dựa vào những điều vừa nêu: Tất cả những người có huyết thống với người chết thuộc vế con cháu gần với người chết hơn vế cha ông.
Ví dụ 1: Người chết bỏ lại cháu nội của người anh (em trai) họ chú bác và một người chú (bác) ruột của cha: cháu nội của người anh (em trai) họ được xem là có quan hệ huyết thống gần với người chết hơn người chú bác ruột của cha, cho nên, toàn bộ gia tài thuộc về người cháu nội của người anh (em trai) họ.
Ví dụ 2: Người chết bỏ lại một người anh (em trai) họ (chú bác) và một người cháu trai họ: người anh (em trai) họ có huyết thống gần với người chết hơn nên toàn bộ gia tài đều thuộc về người anh (em trai) họ.
    Người có mối quan hệ với người chết trên phương diện trả tự do cho người nô lệ, người chết là nô lệ, quyền ưu tiên hưởng phần còn lại của gia tài thừa kế dành cho những người có mối quan hệ với người đã trả tự do cho người chết cũng giống như bên huyết thống.
Ví dụ 1: Người chết bỏ lại một người con trai và một người chú (bác) của người đã trả tự do cho y: người con trai được quyền ưu tiên hơn người chú (bác), nên toàn bộ tài sản thuộc về người con trai của người đã trả tự do cho người chết.
Ví dụ hai: Người chết bỏ lại một cháu cố nội của người anh (em trai) ruột và một chú (bác) ruột của người trả tự do cho y: cháu cố nội của người anh (em trai) được quyền ưu tiên hơn người chú bác, nên toàn bộ gia tài thuộc về người cháu cố nội của người anh (em trai) ruột của người trả tự do cho người chết.
C) Đối với sự hơn kém cấp độ huyết thống: Nếu tất cả người hưởng thừa kế theo mức lượng Ta’seeb có cùng một vế và mức độ huyết thống thì quyền ưu tiên sẽ dành cho người có cấp độ huyết thống mạnh hơn với người chết. Và tiêu chuẩn mạnh yếu trong cấp độ huyết thống là dựa theo tiêu chuẩn quan hệ cùng cha cùng mẹ hay chỉ cùng cha. Người có quan hệ cùng cha mẹ được quyền ưu tiên hơn người chỉ có quan hệ từ phía cha duy nhất. Và cấp độ mạnh yếu về huyết thống để chỉ ra quyền ưu tiên chỉ có thể xác định dựa trên phương diện họ hàng bên nội.
Ví dụ 1: Người chết bỏ lại một người anh (em trai) ruột và một anh (em trai) cùng cha khác mẹ: người anh (em trai) ruột được quyền ưu tiên hơn người anh (em trai) cùng cha khác mẹ, nên toàn bộ tại sản thuộc về người anh (em trai) ruột tức cùng cha cùng mẹ.
Ví dụ 2: Người chết bỏ lại một người anh (em trai) họ (chú bác) ruột và một người anh (em trai) họ (chú bác) cùng cha khác mẹ: người anh (em trai) họ (chú bác) ruột được quyền ưu tiên hơn nên hưởng toàn bộ tài sản.

Bài tập
Bài tập (1):
1- Ai là người A’sib; mức lượng thừa kế của y như thế nào và cho ví dụ?.( )
2- Ai là người hưởng phần còn lại từ gia tài bởi người khác và cho ví dụ?
3- Nêu các các vế và bậc cấp trong quan hệ được hưởng phần còn lại từ gia tài, và ai là người được quyên ưu tiên trong số họ và cho ví dụ?

Bài tập (2): Hãy đưa ra những ví dụ dưới đây cùng với lời giải thích:
1- Người thuộc dạng hưởng phần gia tài còn lại cùng với người khác được quyền ưu tiên trước người thuộc dạng hưởng phần gia tài còn lại dựa trên cấp độ mạnh yếu của huyết thống.
2- Người hưởng theo mức lượng Fardh một phần ba (1/3) cùng với người thuộc dạng hưởng phần gia tài còn lại bởi chính mình; người hưởng theo mức lượng Fardh được ưu tiên dựa theo quyền ưu tiên theo vế.
3- Người hưởng theo mức lượng Fardh một phần tư (¼) cùng với người thuộc dạng hưởng phần gia tài còn lại bởi chính mình; người hưởng theo mức lượng Fardh được ưu tiên dựa theo quyền ưu tiên của mức độ huyết thống.

Bài tập (3): Hãy nêu ra người được hưởng và người không được hưởng phần gia tài còn lại trong số những ví dụ dưới đây, cùng với lời giải thích:
-    Con trai cùng với cha.
-    Ông cố nội và ông nội.
-    Con gái và chị (em gái) cùng cha khác mẹ với con trai của anh (em trai) ruột.
-    Anh (em trai) ruột và chị (em gái) ruột của người trả tự do.
-    Con trai của người anh (em trai) họ chú bác cùng cha khác mẹ với cha và con trai của chú (bác) ruột của cha.
-    Anh (em trai) cùng cha khác mẹ và anh (em trai) ruột.
-    Cháu nội trai của người anh (em trai) họ chú bác và người trả tự do.
-    Cháu nội trai của anh (em trai) ruột và con trai của anh (em trai) cùng cha khác mẹ.
-    Anh (em trai) cùng cha khác mẹ và anh (em trai) ruột của người trả tự do.
-    Cháu cố nội trai với cháu nội trai.

Bài tập (4): Hãy chia tài sản cho các trường hợp dưới đây và nêu rõ người hưởng phần gia tài còn lại bởi chính mình, người hưởng phần gia tài còn lại bởi người khác và người hưởng phần gia tài còn lại cùng với người khác, và ai là người không được thừa kế cùng với lời giải thích cho tất cả.
1- Chồng, con trai và con gái.
2- Vợ, cha và con trai của người nô lệ.
3- Con gái, chị (em gái) ruột và anh (em trai) cùng cha khác mẹ.
4- Một chị (em gái) cùng cha khác mẹ, một người chú (bác) của cha và một người chú (bác) của ông.
5- Một người bà, ông cố nội và cha của ông cố nội.
6- Mẹ, anh (em trai) họ chú bác cùng cha khác mẹ với cha và ông bác ruột.
7- Hai người anh (em trai) cùng mẹ khác cha, hai người anh (em trai) cùng cha khác mẹ và hai người anh (em trai) ruột.

 

 

 

 

 

Hajb

    Định nghĩa Hajb:    
- Theo nghĩa của từ, Hajb có nghĩa là cấm.
- Theo thuật ngữ giáo lý, Hajb có nghĩa là cấm người được hưởng thừa kế một phần gia tài hoặc tước quyền.
    Hajb được chia thành hai loại: Sự bị cấm bởi hiện trạng và sự bị cấm bởi một cá nhân nào đó.
    Cấm bởi hiện trạng: là người thừa kế bị cấm thừa kế do bởi khác tôn giáo, nô lệ hoặc giết người, sự có mặt của người bị Hajb giống như không có, còn những người khác thì vẫn được thừa kế và cũng không bị ảnh hưởng bởi người bị Hajb này.
Ví dụ: Người chết bỏ lại mẹ, một người chị (em gái) và một người anh (em trai) cùng cha khác mẹ và một người chú (bác) ruột, nhưng người anh (em trai) lại khác tôn giáo với người chết: mẹ hưởng một phần ba (1/3), chị (em gái) hưởng một nửa (½) và người chú (bác) ruột hưởng toàn bộ gia tài còn lại, còn người anh (em trai) không được hưởng gì cả do bị Hajb.
    Cấm bởi một cá nhân nào đó: là người thừa kế bị cấm bởi một cá nhân thừa kế khác xứng đáng hơn.


A) Những người kế thừa thuộc phần gốc (cha mẹ, ông bà):
1- Tất cả người kế thừa giới nam cấm quyền thừa hưởng của những người kế thừa giới nam có vai vế cao hơn.
Ví dụ: Người chết bỏ lại cha và ông nội: toàn bộ gia tài thuộc về người cha, ông nội không được gì cả.
2- Tất cả những người thừa kế giới nữ cấm quyền thừa kế của những người thừa kế giới nữ có vai vế cao hơn.
Ví dụ: Người chết bỏ lại mẹ, bà nội và một người chú (bác) ruột: mẹ hưởng một phần ba (1/3), chú (bác) hưởng toàn bộ gia tài còn lại, riêng người bà nội không được gì cả.

B) Usool - Những người kế thừa thuộc phần nhánh (con cháu): Tất cả những người thừa kế giới nam cấm quyền thừa kế của những người thừa kế giới nam có vai vế thấp hơn.
Ví dụ: Người chết bỏ lại một con trai, một cháu nội trai và một cháu nội gái: toàn bộ gia tài thuộc về con trai, cháu nội trai và cháu nội gái không được hưởng gì cả.

 

C) Hawa-shi - Những người thừa kế thuộc phần rìa (anh chị em, chú bác, ..):
1- Tất cả những người thừa kế thuộc phần rìa bị cấm quyền thừa kế bởi những người thừa kế giới nam thuộc thành phần Usool và thành phần Furu’a.
Ví dụ 1: Người chết bỏ lại cha và anh (em trai) ruột: toàn bộ gia tài thuộc về người cha, người anh (em trai) ruột không được gì cả.
Ví dụ 2: Người chết bỏ lại con trai và chị (em gái) ruột: toàn bộ gia tài thuộc về người con trai, chị (em gái) ruột không được gì cả.
2- Anh (em trai) cùng mẹ khác cha bị cấm quyền thừa kế bởi những người thừa kế giới nữ thuộc thành phần Furu’a.
Ví dụ: Người chết bỏ lại một con gái, một anh (em trai) cùng mẹ khác cha và một anh (em trai) ruột: con gái hưởng phân nửa (½), anh (em trai) ruột hưởng toàn bộ phần còn lại, riêng anh (em trai) cùng mẹ khác cha không được gì cả vì bị Hajb bởi người con gái.
3- Anh, chị (em trai) cùng cha khác mẹ bị cấm quyền thừa kế bởi những người anh (em trai) ruột.
Ví dụ: Người chết bỏ lại một chị (em gái) cùng mẹ khác cha, một chị (em gái) cùng cha khác mẹ và một anh (em trai) ruột: chị (em gái) cùng mẹ khác cha hưởng một phần sáu (1/6), người anh (em trai) ruột hưởng toàn bộ phần còn lại, riêng chị (em gái) cùng cha khác mẹ không được gì cả do bị Hajb bởi người anh (em trai) ruột.
D) Những người hưởng thừa kế phần gia tài còn lại:
1- Người được quyền ưu tiên trước cấm những người được quyền ưu tiên sau.
2- Người có vị trí gần người chết cấm người có vị trí xa hơn với người chết.
3- Người có mức độ huyết thống mạnh hơn với người chết cấm người có mức độ huyết thống yếu hơn. Tất cả ví dụ đã được phân tích ở phần trước.

 

 

 

 

 

 


Radd

    Định nghĩa Radd: là cộng thêm phần tài sản thừa sau khi đã chia cho những người được hưởng theo mức lượng Fardh khi không có người hưởng theo phần gia tài còn lại.
Phần Radd này được chia thêm lần nữa cho những người hưởng theo mức lượng Fardh, ngoại trừ vợ chồng là không được hưởng thêm phần này.
    Nếu chỉ có một người được hưởng phần Radd này thì người đó hưởng toàn bộ gia tài theo hai mức lượng Fardh và Rad.
Ví dụ: Người chết bỏ lại một con gái thì cô ta hưởng toàn bộ tài sản đó: phân nửa (½) theo mức lượng Fardh, và phần còn lại theo mức lượng Rad.
    Nếu người hưởng phần Radd này gồm nhiều người:  sau khi đã chia cho họ theo mức lượng Fardh thì phải chia tiếp cho họ phần Rad theo tỉ lệ của mức lượng Fardh vừa chia.
Ví dụ: Người chết bỏ lại hai con gái thì hai người con gái hưởng tất cả số tài sản đó: hai phần ba (2/3) theo mức lượng Fardh, và phần Radd.
    Nếu phần Radd phải chia cho nhiều người có mẫu số chúng là 6 (tức chia thành gia tài thành 6 phần) nhưng khi tính ra các phần thực tế theo mức lượng Fardh của từng người thừa kế thì không còn phần Radd nữa.
Ví dụ: Người chết bỏ lại một con gái, một cháu nội gái và mẹ: con gái hưởng phân nửa (½), cháu nội gái hưởng một phần sáu (1/6) và mẹ hưởng một phần sáu (1/6). Mẫu số chung của ba mức lượng này là 6 nên gia tài phải được chia thành 6 phần lúc ban đầu, nhưng khi tính ra các phần mà người thừa kế được hưởng thực tế thì chỉ có 5 phần nên số phần chia cuối cùng là 5 phần.
Những người hưởng thừa kế    Mức lượng hưởng    Tổng số phần mà gia tài phải chia lúc ban đầu dựa theo mẫu số chung    Phần hưởng thực tế
Con gái    1/2    6    3    5
Cháu nội gái    1/6        1    
Mẹ    1/6        1    
    Nếu có mặt vợ hoặc chồng thì sau khi chia phần cho vợ hoặc chồng xong, tiếp tục chia phần tài sản thừa cho những người được quyền thừa hưởng thêm theo mức lượng Fardh của mỗi người.
Ví dụ: Người chết bỏ lại vợ, mẹ và một anh (em trai) cùng mẹ khác cha: vợ hưởng một phần tư (¼), mẹ và anh (em trai) cùng mẹ khác cha hưởng toàn bộ phần còn lại theo phần mức lượng Fardh và mức lượng Radd. Bước một: Chia gia tài thành 4 phần, vợ hưởng ¼ là 1 phần, còn lại 3 phần là của mẹ và anh (em trai) cùng mẹ khác cha hưởng theo mức lượng Fard và Radd. Bước hai: chia gia tài còn lại (sau khi đã chia cho người vợ) thành sáu (6) phần, mẹ hưởng một phần ba (1/3) là 2 phần, và anh (em trai) cùng mẹ khác cha hưởng một phần sáu (1/6) là 1 phần; phần còn lại là phần Radd dành cho họ; nên cuối cùng phần gia tài còn lại của mẹ và anh (em trai) được chia thành 3 phần.
Những người hưởng thừa kế    Mức lượng    Bước 1: Chia tài sản thành 4 phần    Bước 2: Chia phần gia tài còn lại sau khi đã chia cho người vợ
            Chia thành 6 phần    Phần Radd là 3 phần    Chia thực tế thành 3 phần
Vợ    ¼    1    
Mẹ    Phần còn lại    3    2    2    2
Anh (em trai) cùng mẹ            1    1    1

 

 

 


Dạng thừa kế theo mối quan hệ họ hàng

Bà con họ hàng: Là tất cả người có mối quan hệ huyết thống với người chết nhưng không thuộc nhóm người hưởng thừa kế theo mức lượng Fardh và cũng không thuộc nhóm A’sabah (nhóm người thuộc dạng hưởng phần gia tài còn lại).
    Bà con họ hàng trong thành phần Usool:
1- Là tất cả giới nam có quan hệ huyết thống với người chết quan trung gian một giới nữ, như ông ngoại, cha của bà nội.
2- Là tất cả giới nữ có con trai mà giữa người con trai đó có quan hệ huyết thống với người chết là một giới nữ như: mẹ của ông ngoại.
    Bà con họ hàng trong thành phần Furu’a: Là tất cả con cháu có quan hệ huyết thống với người chết qua một giới nữ như: cháu ngoại trai và cháu ngoại gái.
    Bà con họ hàng trong thành phần Hawa-shi:
1- Tất cả giới nam có quan hệ huyết thống với người chết qua giới nữ, ngoại trừ anh (em trai) cùng mẹ khác cha, như: cậu, con trai của anh (em trai) cùng mẹ khác cha và con trai của chị (em gái).
2- Tất cả nữ giới ngoại trừ các chị em gái ruột, như: cô, dì, con gái của anh (em trai).
Và họ được thừa kế bằng cách đại điện vai vế cho người gần nhất với mình để hưởng phần của mình.
Ví dụ: Người chết bỏ lại một con trai của chị (em gái) ruột, một con gái của chị (em gái) cùng cha khác mẹ, một con trai của anh (em trai) cùng mẹ khác cha và một cậu ruột: con trai của chị (em gái) ruột thay mẹ mình hưởng phân nửa (½), con gái của chị (em gái) cùng cha khác mẹ thay mẹ mình hưởng một phần sáu (1/6), con trai của anh (em trai) cùng mẹ khác cha thay cha mình hưởng một phần sáu (1/6), và người cậu thay địa vị bà ngoại hưởng một phần sáu (1/6).
Người thừa kế    Mức thừa kế    Lý do
Con trai của chị (em gái) ruột    ½    thay mẹ quá cố là chị (em gái) ruột của người chết
Con gái của chị (em gái) cùng cha khác mẹ    1/6    thay mẹ quá cố là chị (em gái) cùng cha khác mẹ với người chết
Con trai của anh (em trai) cùng mẹ khác cha    1/6    thay cha quá cố là anh (em trai) cùng mẹ khác cha với người chết
Cậu    1/6    thay mẹ quá cố là bà ngoại của người chết

 

Bài tập
Bài tập (1):
1-    Radd là gì và điều kiện của nó là gì?
2-    Nguyên nhân nào đưa đến áp dụng chia tài sản theo trường hợp Radd khi những người hưởng thừa kế là cùng một nhóm hoặc khác nhóm?
3-    Ai là những người bà con thuộc họ hàng ?

Bài tập (2):
Hãy đưa ra những ví dụ với các trường hợp sau:
1-    Trường hợp Radd có mặt vợ hoặc chồng.
2-    Trường hợp Radd với nhiều nhóm khác nhau nhưng chia gia tài thực tế thành 4 phần.
3-    Trường hợp Radd về nhóm bà con họ hàng thuộc thành phần Usool và thành phần Furu’a.

Bài tập (3):
Hãy chỉ rõ đâu là trường hợp Radd và đâu không phải là trường hợp Radd trong các trường hợp sau cùng với lời giải thích:
-    Con gái, cháu nội trai, mẹ và cha.
-    Mẹ và anh (em trai) cùng mẹ khác cha.
-    Chồng, mẹ và cha.
-    Chị (em gái) ruột và anh (em trai) cùng cha khác mẹ.
-    Bà nội, hai con gái và cha.
-    Chị (em gái) ruột, chị (em gái) cùng cha khác mẹ và chị (em gái) cùng mẹ khác cha.
-    Anh (em trai) cùng mẹ khác cha và con gái của anh (em trai) ruột.

Bài tập (4):
Hãy chia tài sản cho những trường hợp dưới đây cùng với lời giải thích:
1-    Chồng, con gái và cháu nội trai.
2-    Con gái của chị (em gái) ruột, con gái của anh (em trai) cùng cha khác mẹ và con gái của chú (bác) ruột.
3-    Mẹ, anh (em trai) cùng mẹ khác cha và chú bên mẹ.
4-    Hai con gái, cháu nội gái và chị (em gái) cùng cha khác mẹ.
5-    Cháu ngoại gái, cháu cố nội gái, chú bên cha.
6-    Hai chị (em gái) ruột, hai chị (em gái) cùng cha khác mẹ và hai cô.
7-    Cháu ngoại gái, con gái của anh (em trai) cùng mẹ khác cha và con gái của anh (em trai) ruột.
Đến đây đã kết thúc những gì tôi muốn viết theo chương trình giảng dạy. Mọi lời ca tụng và tán dương kính dâng lên Allah, Đấng Chủ Tể của vũ trụ và muôn loài.


وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ وَعَلَى آلِهِ وَصَحْبِهِ أَجْمَعِيْنَ.
Cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho vị Nabi của chúng ta, Muhammad, và cho gia quyến của Người, và tất cả các bạn đạo của Người.

Tác giả
Sheikh nhà thông thái Muhammad bin Saaleh Al-U’thaimeen

 

 

 


Mục Lục


Trang    Chủ Đề    STT
1    Lời mở đầu    1
3    Faraa-idh: Khái niệm – Lợi ích – Giới luật    2
4    Những Nghĩa Vụ Liên Quan Đến Tài Sản Thừa Kế & Các Tiêu Chí Ưu Tiên    3
7    Các Lý Do Hưởng Quyền Thừa Kế    4
8    Các mối quan hệ họ hàng theo thứ bậc trong huyết thống    5
10    Những Điều Khoản Thừa Kế    6
12    Những Điều Ngăn Cản Quyền Thừa Kế    7
14    Phân Loại Người Thừa Kế    8
15    Những Người Thừa Kế Theo Mức lượng Fardh & Mức Lượng Dành Cho Từng Người    9
15    Mức lượng thừa kế của chồng    9-1
16    Mức lượng thừa kế của vợ    9-2
16    Mức lượng thừa kế của mẹ    9-3
18    Mức lượng thừ kế của cha    9-4
19    Mức lượng của bà    9-5
20    Mức lượng của ông    9-6
21    Mức lượng của các con gái    9-7
22    Mức lượng của các cháu gái    9-8
25    Mức lượng của các chị (em gái) cùng cha khác mẹ    9-9
28    Sự thừa kế của các anh em cùng mẹ khác cha    9-10
30    Phần Mở Rộng    10
36    A’sabah    11
38    Phân loại A’sabah    12
42    Thứ Tự Ưu Tiên Cho A’sabah    13
50    Hajb    14
54    Radd    15
57    Dạng thừa kế theo mối quan hệ họ hang    16
62    Mục Lục    17


    

 

Tóm Lược Giáo Lý Thực Hành Về Chia Tài Sản

Tải về

Về cuốn sách

Tác giả :

Muhammad ibn Saleh al-Othaimeen

Nhà xuất bản :

www.islamhouse.com

Thể loại :

Jurisprudence