Tóm Lược Các Hình Thức Thờ Phượng

Ông Khaalid Bin Ali Bin Muhammad Al-Moshaiqeh nói: “...Quả thật, một trong những kiến thức quí báu mang lại niềm tự hào cao nhất cũng như giúp thông suốt và thấu đáo giáo lý thức hành là hiểu rõ về Qur’an và Sunnah, nhận biết Halal (những điều được phép) và Haram (những điều không được phép), ngộ ra dụng ý và giá trị giáo lý Shari’ah. Vì nhu cầu hiểu biết thiết yếu về kiến thức này nên tôi viết cuốn sách tóm lược dựa trên các nền tảng từ Kinh Sách của Allah và Sunnah của Thiên sứ e cũng như đường lối của các vị Sahabah y với lối viết đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu để tất cả mọi đối tượng và mọi tầng lớp có thể tiếp thu. Và tôi đã đặt tựa cho cuốn sách này là Tóm Lược Về Các Hình Thức Thờ Phượng...”.


Tóm Lược Các Hình Thức Thờ Phượng

>Tiếng Việt – Vietnamese – <فيتنامية


        
Tiến sĩ
Khaalid Bin Ali Bin Muhammad Al-Moshaiqeh


Biên dịch: Abu Zaytune Usman Ibrahim
Kiểm thảo: Abu Hisaan Ibnu Ysa

 

المختصر في العبادات

        

د. خالد بن علي بن محمد المشيقح




ترجمة: أبو زيتون عثمان بن إبراهيم
مراجعة: أبو حسان محمد زين بن عيسى


Lời Mở Đầu

إِنَّ الحَمْدَ لِلهِ نَحْمَدُهُ وَنَسْتَعِيْنُهُ وَنَسْتَغْفِرُهُ، وَنَعُوْذُ بِاللهِ مِنْ شُرُوْرِ أَنْفُسِنَا وَمِنْ سَيِّئَاتِ أَعْمَالِنَا، مَنْ يَهْدِ اللهُ فَلاَ مُضِلَّ لَهُ، وَ مَنْ يُضْلِلْ فَلاَ هَادِيَ لَهُ. وَأَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَحْدَهُ لَا شَرِيكَ لَهُ وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ
﴿يَاأَيُّهَا الَّذِينَ آمَنُوا اتَّقُوا اللَّهَ حَقَّ تُقَاتِهِ وَلا تَمُوتُنَّ إِلا وَأَنْتُمْ مُسْلِمُونَ﴾         [سورة آل عمران : 102].
﴿يَاأَيُّهَا النَّاسُ اتَّقُوا رَبَّكُمُ الَّذِي خَلَقَكُمْ مِنْ نَفْسٍ وَاحِدَةٍ وَخَلَقَ مِنْهَا زَوْجَهَا وَبَثَّ مِنْهُمَا رِجَالا كَثِيرًا وَنِسَاءً وَاتَّقُوا اللَّهَ الَّذِي تَسَاءَلُونَ بِهِ وَالأرْحَامَ إِنَّ اللَّهَ كَانَ عَلَيْكُمْ رَقِيبًا﴾       [سورة النساء : 1].
﴿يَاأَيُّهَا الَّذِينَ آمَنُوا اتَّقُوا اللَّهَ وَقُولُوا قَوْلا سَدِيدًا  يُصْلِحْ لَكُمْ أَعْمَالَكُمْ وَيَغْفِرْ لَكُمْ ذُنُوبَكُمْ وَمَنْ يُطِعِ اللَّهَ وَرَسُولَهُ فَقَدْ فَازَ فَوْزًا عَظِيمًا﴾       [ سورة الأحزاب: 70 ، 71].
Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah! Bầy tôi xin ca ngợi và tán dương Ngài, bầy tôi cầu xin Ngài phù hộ và che chở, bầy tôi cầu xin Ngài tha thứ tội lỗi, bầy tôi xin quay về sám hối với Ngài, và bầy tôi cầu xin Ngài giúp bầy tôi tránh khỏi mọi điều xấu từ bản thân bầy tôi và mọi điều xấu từ việc làm và hành vi của bầy tôi. Quả thật, người nào được Allah hướng dẫn sẽ không bao giờ bị lạc lối, còn người nào bị Ngài làm cho lạc lối thì sẽ không bao giờ tìm thấy sự hướng dẫn. Bề tôi xin chứng nhận rằng không có Thượng Đế đích thực nào ngoài Allah, Ngài là Thượng Đế duy nhất không có đối tác cùng Ngài, và bề tôi xin chứng nhận Muhammad là người bề tôi và là vị Sứ giả của Ngài.
{Này hỡi những người có đức tin! Hãy kính sợ Allah với lẽ mà Ngài phải đáng được kính sợ và các ngươi chớ đừng chết ngoại trừ các ngươi đã là những người Muslim (qui phục Ngài).} (Chương 3 – Ali ‘Imran, câu 102).
{Này hỡi nhân loại! Hãy kính sợ Thượng Đế của các ngươi, Đấng đã tạo hóa các ngươi từ một cá thể duy nhất (Adam) và từ Y Ngài đã tạo ra người vợ của Y (Hauwa) rồi từ hai người họ Ngài đã rải ra vô số đàn ông và đàn bà (trên khắp trái đất). Và hãy kính sợ Allah, Đấng mà các  người đòi hỏi (quyền hạn) lẫn nhau và hãy (kính trọng) dạ con bởi vì quả thật Allah luôn theo dõi các ngươi.} (Chương 4 - Annisa’, câu 1).
{Hỡi những người có đức tin! Hãy kính sợ Allah mà hãy nói lời trung thực và ngay thẳng, rồi Ngài sẽ cải thiện hành động của các ngươi và tha thứ tội lỗi cho các ngươi. Và người nào tuân lệnh Allah và Thiên sứ của Ngài thì chắc chắn sẽ được thành công vô cùng to lớn.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 70, 71).
Quả thật, một trong những kiến thức quí báu mang lại niềm tự hào cao nhất cũng như giúp thông suốt và thấu đáo giáo lý thức hành là hiểu rõ về Qur’an và Sunnah, nhận biết Halal (những điều được phép) và Haram (những điều không được phép), ngộ ra dụng ý và giá trị giáo lý Shari’ah. Vì nhu cầu hiểu biết thiết yếu về kiến thức này nên tôi viết cuốn sách tóm lược dựa trên các nền tảng từ Kinh Sách của Allah và Sunnah của Thiên sứ e cũng như đường lối của các vị Sahabah y với lối viết đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu để tất cả mọi đối tượng và mọi tầng lớp có thể tiếp thu. Và tôi đã đặt tựa cho cuốn sách này là Tóm Lược Về Các Hình Thức Thờ Phượng.
Cầu xin Allah, Đấng Tối Cao làm cho cuốn sách này mang lại nhiều điều hữu ích cho người đọc bởi vì Ngài là Đấng Toàn Năng và Trông Coi mọi sự việc.
وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ وَعَلَى آلِهِ وَصَحْبِهِ
Cầu xin Allah I ban bằng an và phúc lành cho vị Nabi của chúng ta Muhammad, cho gia quyến của Người, và cho các bạn đạo của Người.
Tác giả
Abu Muhammad Khaalid Bin Ali Bin Muhammad Al-Moshaiqeh
Ngày 25 tháng 2 năm 1424 Hijri

 

Giáo Lý Taha-rah Và Nước

Lễ nguyện Salah là trụ cột thứ hai trong các trụ cột của Islam đứng sau lời tuyên thệ Shahadah. Lễ nguyện Salah là yếu tố phân biệt giữa tín đồ Muslim và người ngoại đạo, là việc làm đầu tiên mà người bề tôi phải chịu xét xử vào Ngày Phục Sinh; nếu lễ nguyện Salah được hoàn thành tốt đẹp và được chấp nhận thì mọi việc làm khác cũng được chấp nhận theo, còn nếu nó không được chấp nhận thì các việc làm khác đều sẽ bị khước từ.
Bởi vì lễ nguyện Salah sẽ không có giá trị nếu như người dâng lễ nguyện Salah không có Taha-rah cho nên cần phải nói về Taha-rah trước tiên; hơn nữa, Taha-rah chính là chiếc chìa khóa của lễ nguyện Salah, là điều kiện bắt buộc của lễ nguyện Salah cho nên cần phải hiểu rõ trước.
Khái niệm Taha-rah
Taha-rah theo ngữ nghĩa: là vệ sinh, tẩy sạch những vết bẩn, (theo nghĩa đen và nghĩa bóng).
Taha-rah theo thuật ngữ giáo lý: làm mất Hadath và tẩy xóa Najis.
* Làm mất Hadath: Dùng nước cùng với sự định tâm để tắm toàn thân đối với đại Hadath (xuất tinh, quan hệ tình dục, kinh nguyệt) hoặc để rửa bốn bộ phận của cơ thể đối với tiểu Hadath (đại, tiểu tiện và xì hơi); hoặc có thể dùng đất để thay cho nước theo một hình thức riêng biệt trong trường hợp không có nước hoặc khó khăn trong việc dùng nước do bị thương, bệnh tật hay do một nguyên nhân nào đó.
* Tẩy xóa Najis: Najis là những gì được giáo lý xem là dơ bẩn và ô uế.
Nguồn nước
Hãy biết rằng nếu nước ở trong trạng thái nguyên thủy của nó không bị lẫn vào bởi bất cứ chất nào khác thì được xem là nguồn nước sạch, điều này được giới học giả đồng thuận và thống nhất. Giới học giả cũng thống nhất và đồng thuận với nhau rằng nếu nguồn nước bị thay đổi một trong ba tính chất của nó – mùi, vị, sắc – bởi thứ Najis thì nguồn nước đó là nước Najis. Tuy nhiên, nếu nguồn nước bị thay đổi một trong ba tính chất của nó bởi một chất nào đó không phải Najis như lá cây, xà phồng, dầu, v.v, nhưng vẫn không mất đi tính chất “nước” của nó thì giới học giả có bất đồng quan điểm với nhau; nhưng quan điểm đúng nhất và hợp lý nhất là nguồn nước đó vẫn sạch được phép dùng để làm mất Hadath và tẩy xóa Najis.
* Dựa theo lý trên thì chúng ta có thể phân nước thành hai dạng:
Dạng thứ nhất: Nước sạch được dùng làm Taha-rah. Đó là nguồn nước không bị đổi các tính chất của nó bởi chất Najis, hoặc bị đổi các tính chất của nó bởi chất không phải Najis nhưng không làm mất đi tên “nước” của nó.
Dạng thứ hai: Nước Najis không được dùng làm Taha-rah. Đó là nguồn nước bị đổi màu, mùi hoặc vị của nó bởi chất Najis.
* Vấn đề: Được phép làm sạch nước Najis hay bất cứ chất lỏng nào khác bằng những gì có thể loại bỏ Najis chẳng hạn như bằng cách thêm nước sạch vào, hoặc bằng cách tinh chiết hay bằng cách nấu hoặc bất cứ phương pháp nào có thể khử được Najis bởi vấn đề là ở chỗ còn hay không còn Najis.
* Vấn đề: Được phép dùng chất Najis đối với các phương diện không phải là ăn và uống; bởi Hadith do Muslim ghi lại qua lời thuật của Jabir rằng vấn đề này được Nabi thừa nhận lời nói của các vị Sahabah về việc dùng mỡ của động vật chết để thoa da, trét phết tàu và làm nhiên liệu thắp sáng.
* Vấn đề: Nếu không chắc nguồn nước sạch bị lẫn tạp chất Najis thì nước vẫn được coi là nước sạch, và ngược lại nếu không chắc rằng nguồn nước Najis đã được lọc sạch hay chưa thì nước đó vẫn được xem là nước Najis. Vấn đề này dựa trên cơ sở Hadith do Abdullah bin Zaid thuật lại được ghi trong Albukhari và Muslim).

 

 

Giáo Lý Vật Dụng Và Quần Áo Của Người Ngoại Đạo

Vật dụng muốn nói ở đây là vật dụng đựng thức ăn, thức uống dù được làm bằng kim loại, gỗ, da hay bất cứ vật liệu gì.
Nguyên gốc của sự việc là được phép; bởi lẽ Allah, Đấng Tối Cao đã phán:
﴿هُوَ ٱلَّذِي خَلَقَ لَكُم مَّا فِي ٱلۡأَرۡضِ جَمِيعٗا﴾ [سورة البقرة: 29]
{Ngài là Đấng đã tạo hóa cho các ngươi tất cả mọi thứ trên trái đất} (Chương 2 -  Albaqarah, câu 29).
﴿وَٱلۡأَرۡضَ وَضَعَهَا لِلۡأَنَامِ ١٠﴾ [سورة الرحمن: 10]
{Và trái đất mà Ngài đã đặt trên nó (mọi thứ) cho nhân loại và muôn sinh vật (sử dụng)} (Chương 2 -  Albaqarah, câu 29).
* Vấn đề: Vật dụng đựng thức ăn thức uống bằng vàng và bạc hoặc được mạ vàng, bạc hoặc làm hoa văn bằng vàng, bạc thì không được phép dùng trong ăn uống; ngoại trừ dùng bạc với lượng không đáng kể cho việc hàn gắn khi các vật dụng bị nứt, gãy.
Bằng chứng cấm ăn uống với các vật dụng đựng bằng vàng và bạc là Hadith do ông Huzdaifah t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ تَشْرَبُوا فِى آنِيَةِ الذَّهَبِ وَالْفِضَّةِ، وَلاَ تَـأْكُلُوْا فِيْ صَحَافِهِمَا، فَإِنَّهَا لَهُمْ فِى الدُّنْيَا وَلَكُمْ فِى الآخِرَةِ} متفق عليه.
“Các ngươi chớ uống bằng các vật dụng đựng bằng vàng và bạc, và chớ ăn với dĩa chén bằng hai chất liệu đó; bởi quả thật, những vật dụng đó là của họ trên thế gian và của các ngươi ở Đời Sau.” (Albukhari, Muslim).
Và Người e cũng nói trong một Hadith khác do bà Ummu Salmah  thuật lại:
{الَّذِى يَشْرَبُ فِى آنِيَةِ الْفِضَّةِ إِنَّمَا يُجَرْجِرُ فِى بَطْنِهِ نَارَ جَهَنَّمَ} متفق عليه.
“Ai uống từ vật dụng bằng bạc là thật ra y đang nuốt vào trong bụng mình lửa của Hỏa Ngục” (Albukhari, Muslim).
Việc cấm uống (ăn) với những vật dụng bằng vàng và bạc là cấm ở những vật dụng được làm nguyên chất vàng và bạc hay được mạ một lớp vàng, bạc hay dùng vàng và bạc để làm hoa văn trang trí. Riêng việc dùng bạc để hàn gắn lại những chỗ bị nứt, bị gãy của vật dụng thì không vấn đề gì; bởi ông Anas bin Malik t nói: “Cái ly của Nabi e bị gãy và Người đã cho hàn lại với bạc” (Albukhari).
Quả thật, có sự bất đồng quan điểm nhau về việc đem cái ly đi hàn là chính Thiên sứ của Allah e mang đi hay Anas bin Malik t là người mang đi? Tuy nhiên, có lời nói rằng tất cả học giả đều thống nhất và đồng thuận rằng được phép hàn bằng bạc với một lượng không đáng kể.
Việc cấm ăn uống với những vật dụng bằng vạng, bạc là cấm đối với cả nam lẫn nữ. Riêng việc phụ nữ được phép lấy vàng và bạc làm đồ trang sức bởi vì phụ nữ cần làm đẹp để chồng của họ chiêm ngưỡng.
 * Vấn đề: Việc dùng các vật đựng bằng vàng và bạc không vào việc ăn uống mà chỉ để làm của cải thì giới học giả có bất đồng quan điểm; nhưng tốt nhất là nên bỏ việc làm này.
Vật dụng ăn uống của người ngoại đạo
Được phép dùng những vật dụng ăn uống của người ngoại đạo, những vật dụng mà họ đang sử dụng, nếu như chưa khẳng định chúng Najis; bởi lẽ Thiên sứ của Allah e đã từng ăn thức ăn của người Do Thái từ những vật dụng ăn uống của họ. Tuy nhiên, nếu đã biết rõ các vật dụng ăn uống của người ngoại đạo dính Najis thì phải rửa sạch trước khi sử dụng.
Da động vật chết
Không được phép sử dụng da động vật chết trừ phi đã được thuộc da. Được phép dùng da của động vật chết sau khi đã thuộc da chỉ đối với da của các loài động vật không thuộc nhóm thú săn mồi (cọp, beo, chó, mèo, sư tử, gấu, ...). Cơ sở cho giới luật này là các Hadith Sahih được ghi lại nói rằng được phép dùng da của động vật chết sau khi đã thuộc da, và nguyên nhân da được cho là Najis vì nó còn tươi ướt nhưng sự Najis này sẽ biến mất bởi sự thuộc da. Thiên sứ của Allah e nói trong Hadith do Ibnu Abbas t thuật lại:
{يُطَهِّرُهُ الْمَاءُ وَالْقَرْظُ} رواه أحمد والدارقطني.
“Nước và lá Salam( ) sẽ làm sạch nó (da)” (Ahmad và Adda-raqutni).
Bà A’ishah  thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{طُهُوْرٌ كُلُّ أَدِيْمٍ دِبَاغُهُ} رواه الدارقطني وقال إسناده كلهم ثقات.
“Tất cả da được thuộc da đều sạch” (Adda-raqutni ghi lại và ông nói tất cả những người dẫn truyền Hadith này đều thuộc tốp chắc chắn).
Còn trong một Hadith khác do Ibnu Abbas t thuật lại thì Thiên sứ của Allah e nói:
{أَيُّمَا إِهَابٍ دُبِغَ فَقَدْ طَهُرَ } رواه مسلم.
“Bất cứ loại da nào được thuộc da đều sạch (được phép dùng)” (Muslim).
* Vấn đề: Không được phép dùng da của các loài động vật thuộc nhóm thú ăn thịt; bởi theo Hadith do Abu Dawood và Ahmad ghi lại thì Thiên sứ của Allah e đã cấm cưỡi, ngồi lên da của các loại động vật thuộc nhóm thú ăn thịt.

Quần áo của người ngoại đạo
Được phép dùng quần áo của người ngoại đạo nếu như chưa khẳng định quần áo đó Najis, bởi lẽ nguyên gốc của sự việc là sạch cho nên sự không chắc chắn không làm mất đi tính chất gốc của nó. Và được phép dùng những loại y phục, vải do người ngoại đạo may dệt bởi Thiên sứ của Allah e và các vị Sahabah của Người đã mặc các y phục, vải do những người ngoại đạo may dệt.

 

 

 

 

 


Những Điều Không Được Phép Đối Với Người Đang Trong Tình Trạng Hadath

Có một số việc làm cấm người tín đồ Muslim thực hiện nếu như y đang trong tình trạng Hadath( )
Những điều cấm đối với người đang ở trong tình trạng đại Hadath hoặc tiểu Hadath:
1.    Cầm hay sờ quyển Kinh Qur’an. Không được phép cầm, sờ quyển Kinh ngoại trừ có tấm chắn ngăn cách; bởi lời phán của Allah I:
﴿لَّا يَمَسُّهُۥٓ إِلَّا ٱلۡمُطَهَّرُونَ ٧٩﴾ [سورة الواقعة: 79]
{Không ai được phép sờ đến Nó (Qur’an) ngoại trừ những người trong sạch.} (Chương 56 – Al-waqi’ah, câu 79).
Những người trong sạch trong câu Kinh được một số học giả Tafseer rằng đó là những người không đang trong tình trạng Hadath.
Và thậm chí cho dù câu Kinh này được Tafseer rằng những người trong sạch có nghĩa là các vị Thiên Thần thì điều đó cũng không loại trừ câu Kinh bao hàm cả con người bởi một bằng chứng khác đã chỉ ra điều này. Đó là trong Hadith được ghi lại rằng Thiên sứ của Allah e đã ghi bức thư gởi đến Amru bin Hazm với lời:
{لَا يَمَسُّ الْمُصْحَفَ إِلَّا طَاهِر} رواه النسائي وغيره متصلا بإسناد صحيح.
“Không được phép chạm vào quyển Kinh ngoại trừ người trong sạch” (Annasa-i cùng với những người khác ghi lại với đường dẫn truyền Sahih).
Không vấn đề gì nếu người chưa có Taha-rah mang hay xách quyển Kinh Qur’an được đựng trong một cái túi hay một cái bao miễn sao không trực tiếp sờ vào. Tương tự, không vấn đề gì nếu người chưa có Taha-rah nhìn Qur’an hay đọc thuộc lòng.
2.    Dâng lễ nguyện Salah, dù là lễ nguyện Salah bắt buộc hay tự nguyện, nếu như có khả năng làm Taha-rah. Đây là điều được giới học giả đồng thuận và thống nhất, bởi Allah I đã phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِذَا قُمۡتُمۡ إِلَى ٱلصَّلَوٰةِ فَٱغۡسِلُواْ وُجُوهَكُمۡ وَأَيۡدِيَكُمۡ إِلَى ٱلۡمَرَافِقِ وَٱمۡسَحُواْ بِرُءُوسِكُمۡ وَأَرۡجُلَكُمۡ إِلَى ٱلۡكَعۡبَيۡنِۚ﴾ [سورة المائدة: 6]
{Này hỡi những người có đức tin! Khi các ngươi đứng dậy để dâng lễ nguyện Salah thì các ngươi hãy rửa mặt và hai tay của các ngươi đến cùi chỏ, các ngươi hãy vuốt đầu của các ngươi và rửa hai bàn chân của các ngươi cho đến mắt cá chân.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 6).
Ông Ibnu Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ يَقْبَلُ اللهُ صَلاَةً بِغَيْرِ طُهُورٍ} رواه مسلم.
“Allah không chấp nhận bất cứ lễ nguyện Salah nào không có Taha-rah” (Muslim).
Do đó, người hiểu biết nhưng cố tình dâng lễ nguyện Salah không có Taha-rah thì y sẽ mang tội cho việc làm đó và lễ nguyện Salah đó không có giá trị; còn ai không hiểu biết hoặc quên thì không mang tội nhưng lễ nguyện Salah không có giá trị.
Những điều cấm chỉ đối với người đang ở trong tình trạng đại Hadath:
1.    Đọc Qur’an đối với Người Junub (chưa tắm sau khi xuất tinh hay quan hệ tình dục); bởi ông Ali t nói: “Thiên sứ của Allah e không bỏ đọc Qur’an khi Người không trong tình trạng Junub.” (Hadith do Tirmizdi và những người khác ghi lại).
Riêng người trong chu kỳ kinh nguyệt và xuất huyết hậu sản thì được phép đọc vì không có bằng chứng ngăn cấm bởi lẽ những Hadith được ghi lại có nội dung ngăn cấm đều là những Hadith yếu.
Không vấn đề gì nếu người trong tình trạng Hadath nói về điều gì đó tương đồng với Qur’an nếu như y không có ý định nói đó là Qur’an mà chỉ theo phương diện nhắc nhở, chẳng hạn như y nói: Bismilla-hirrohma-nirro-him, Alhamdulilla-hi rabbil-a’lami-n; bởi vì bà A’ishah  nói: “Nabi e thường tụng niệm Allah I trong tất cả mọi lúc.” (Albukhari, Muslim).  
2.    Cấm người đang trong tình trạng Junub hay trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong thời gian xuất huyết hậu sản ở trong Masjid; bởi lời phán của Allah I:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تَقۡرَبُواْ ٱلصَّلَوٰةَ وَأَنتُمۡ سُكَٰرَىٰ حَتَّىٰ تَعۡلَمُواْ مَا تَقُولُونَ  وَلَا جُنُبًا إِلَّا عَابِرِي سَبِيلٍ حَتَّىٰ تَغۡتَسِلُواْۚ﴾ [سورة النساء: 43]
{Này hỡi những người có đức tin! Chớ đến gần việc lễ nguyện Salah khi các ngươi say rượu cho đến khi các ngươi tỉnh táo và biết điều các ngươi nói ra; cũng chớ dâng lễ nguyện Salah trong tình trạng Junub cho đến khi các ngươi đã tắm, ngoại trừ trường hợp chỉ là người đi ngang qua (Masijd chứ không nán lại trong đó).} (Chương 4 – Annisa’, câu 43).
Một bằng chứng khác nữa là lời của Thiên sứ e nói với bà A’ishah :
{اِفْعَلِيْ مَا يَفْعَلُ الْحَاجُّ غَيْرِ أَلَّا تَطُوْفِيْ بِالْبَيْتِ حَتَّى تَطْهِرِيْ} متفق عليه.
“Nàng hãy làm những gì mà người hành hương làm, trừ việc Tawaf ngôi đền Ka’bah thì đợi đến khi nàng sạch kinh.” (Albukhari, Muslim).
Thiên sứ của Allah e đã không cho bà A’ishah  Tawaf có nghĩa là Người cấm bà vào trong Masjid. Và một Hadith khác, bà A’ishah  nói: “Chúng tôi I’tikaaf, khi ai trong chúng tôi đến chu kỳ kinh nguyệt thì Thiên sứ của Allah e bảo họ ra khỏi Masjid”.
Trong một Hadith khác, bà A’ishah  thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e bảo bà vào trong Masjid lấy cho Người chiếc khăn nhỏ, bà nói em đang trong chu kỳ kinh nguyệt. Thế là Người e nói:
{إِنَّ حَيْضَتَكِ لَيْسَتْ فِى يَدِكِ} رواه مسلم.
“Quả thật kinh nguyệt của nàng đâu nằm trong tay nàng” (Muslim).
Tuy nhiên, khi nào người trong tình trạng đại Hadath làm Wudu’ thì được phép ở trong Masjid vì lời của ông A’taa’ bin Yasaar : “Tôi từng nhìn thấy những vì Sahabah của Thiên sứ e ngồi trong Masjid trong lúc họ là những người đang trong tình trạng đại Junub sau khi họ đã làm Wudu’.” (Hadith do Sa’eed bin Mansuor ghi lại với đường dẫn truyền tốt).
Tương tự, người đang trong tình trạng đại Hadath cũng được phép đi ngang qua Masjid hoặc đi vào Masjid có việc cần nhưng không ngồi lại trong đó; vì Allah I đã phán:
{ ... ngoại trừ trường hợp chỉ là người đi ngang qua (Masijd chứ không nán lại trong đó).} (Chương 4 – Annisa’, câu 43).

 

 

 

 


Văn Hóa Đi Vệ Sinh

Tôn giáo Islam là tôn giáo bao quát và trọn vẹn. Nó không bỏ qua bất cứ điều gì mà con người cần đến trong đạo cũng như trong đời sống thế tục của họ. Và một trong những điều mà Islam không bỏ qua đó là văn hóa đi vệ sinh; mục đích để nâng tầm khác biệt giữa con người được Allah I ban cho sự cao quý với loài vật cũng như để trở nên cao quý hơn loài vật. Hơn nữa tôn giáo của chúng ta là tôn giáo của sự sạch sẽ, tôn giáo của sự tinh khiết. Do đó, giáo lý Islam có những qui định làm nên một lề lối văn hóa trong việc đi vệ sinh theo một phong thái cao đẹp và lịch sự của Islam.
Khi người Muslim muốn đi vệ sinh thì giáo lý khuyến khích y nên thực hiện theo sự chỉ dạy sau đây:
1.    Trước khi bước vào nhà vệ sinh, nói:
{بِسْمِ اللهِ، أَعُوْذُ بِكَ مِنَ الْخُبُثِ وَالْخَبَائِثِ}
“Bismillah, a-u’zdu bika minal khubuthi walkhoba-ith”.
“Nhân danh Allah, bề tôi cầu xin Ngài che chở khỏi những tên Shaytan nam và những tên Shaytan nữ”.
2.    Bước vào bằng chân trái.
3.    Khi trở ra thì bước ra bằng chân phải, sau đó nói: “غُفْرَانَكِ” – “Ghufra-naka” – “Cầu xin Allah tha thứ”.
4.    Nếu đi vệ sinh ngoài trời thì khuyến khích đi xa khỏi tầm nhìn của mọi người và tìm chỗ hoang vắng, che khuất tầm nhìn của mọi người bằng vật chắn hoặc cây hoặc những thứ gì khác.
5.    Cấm quay mặt hay lưng về phía Qiblah trong lúc đi vệ sinh nếu như đi ngoài trời bởi vì Thiên sứ của Allah e cấm quay mặt và lưng về phia Qiblah trong lúc đi vệ sinh.
6.    Khi tiểu thì cẩn thận đừng để nước tiểu bắn dính vào cơ thể và quần áo, phải rửa hoặc lau chùi bộ phận sinh dục khi tiểu xong, nếu không sẽ bị trừng phạt trong cõi mộ.
7.    Không chạm bộ phận sinh dục bằng tay phải bởi Nabi e đã cấm điều đó.
8.    Không được phép đi vệ sinh trên lối đi của mọi người, dưới bóng râm nơi mọi người nghỉ chân hoặc các nguồn nước sử dụng; tương tự, không được phép đi vệ sinh ở những nơi mà mọi người thường qua lại, hoặc khu chôn cất của những người Muslim; bởi vì Thiên sứ của Allah e đã ngăn cấm sự việc đó.
9.    Không mang vào nhà vệ sinh thứ gì đó có Qur’an, và tốt nhất không nên mang vào nhà vệ sinh những gì có lời tụng niệm Allah I.
10.     Trong lúc đang đi vệ sinh không nên nói chuyện; ông Ibnu Umar t thuật lại, nói: “Một người đàn ông đi ngang qua Nabi e, y chào Salam Người trong lúc Người đang tiểu nên Người đã không đáp lại lời chào Salam của y.” (Muslim).
11.     Không vấn đề gì nếu nói chuyện trong lúc làm Wudu’ và tắm.
Khi nào đi vệ sinh xong thì người tín đồ phải làm sạch với nước hoặc lau chùi với đá hoặc những gì có thể lau chùi (như khăn giấy, lá cây, đất khô, ...). Nếu kết hợp cả lau chùi và rửa bằng nước thì càng tốt.
* Việc lau chùi cần phải hội đủ các điều kiện sau:
    Phải lau chùi ít nhất ba lần.
    Vật dùng để lau chùi không phải là xương hay phân khô của các động vật, vì Thiên sứ của Allah e đã cấm điều đó.
    Vật dùng để lau chùi không phải là thức ăn của con người hay thức ăn của loài vật hoặc những trang sách kiến thức hay những gì tương tự.
•    Nếu sau khi lau chùi vẫn còn dấu vết thì phải rửa bằng nước sau đó.
•    Khi lau chùi chỉ cần cảm thấy đã sạch là được.

Siwak Và Những Việc Làm Fitrah

Bà A’ishah , người mẹ của những người có đức tin thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{السِّوَاكُ مَطْهَرَةٌ لِلْفَمِ مَرْضَاةٌ لِلرَّبِّ} رواه البخاري.
“Siwak làm sạch miệng và làm Thượng Đế hài lòng” (Albukhari).
Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{خَمْسٌ مِنَ الْفِطْرَةِ: الاِسْتِحْدَادُ وَالْخِتَانُ وَقَصُّ الشَّارِبِ وَنَتْفُ الإِبْطِ وَتَقْلِيمُ الأَظْفَارِ} رواه البخاري ومسلم.
“Năm việc thuộc những việc làm Fitrah: tẩy lông mu, Khitaan (cắt da qui đầu), tỉa râu mép, tẩy lông nách, và cắt móng tay, chân.” (Albukhari, Muslim).
Ông Ibnu Ibnu Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{أَحْفُوا الشَّوَارِبَ وَأَعْفُوا اللِّحَى} رواه البخاري ومسلم.
“Các ngươi hãy tỉa râu mép và chừa râu cằm” (Albukhari, Muslim).
Từ các Hadith trên cùng với các Hadith khác được ghi lại, các học giả đã rút ra các giáo điều dưới đây:
Thứ nhất: Siwak
Giáo lý qui định dùng Siwak trong tất cả mọi lúc. Đó là dùng một loại cây trầm để chà răng miệng hoặc những gì có thể làm sạch răng miệng và khử đi mùi hôi.
Theo Sunnah, khuyến khích dùng Siwak trong tất cả mọi lúc, ngay cả khi đang lúc nhịn chay theo quan điểm đúng nhất trong các quan điểm của giới học giả; tuy nhiên, nó được khuyến khích nhiều hơn trong các thời điểm sau:
1- Lúc làm Wudu’; ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لَوْلاَ أَنْ أَشُقَّ عَلَى أُمَّتِى لأَمَرْتُهُمْ بِالسِّوَاكِ عِنْدَ كُلِّ وُضُوءٍ} رواه البخاري.
“Nếu Ta không sợ gây khó khăn cho cộng đồng tín đồ của Ta thì Ta đã ra lệnh cho họ phải dùng Siwak mỗi lần làm Wudu’.” (Albukhari).
2- Lúc dâng lễ nguyện Salah, cả lễ nguyện Salah bắt buộc và tình nguyện; ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لَوْلاَ أَنْ أَشُقَّ عَلَى أُمَّتِى لأَمَرْتُهُمْ بِالسِّوَاكِ مَعَ كُلِّ صَلاَةٍ} متفق عليه.
“Nếu Ta không sợ gây khó khăn cho cộng đồng tín đồ của Ta thì Ta đã ra lệnh cho họ phải dùng Siwak mỗi khi dâng lễ nguyện Salah.” (Albukhari, Muslim).
3- Khi ngủ thức dậy, ban ngày hay ban đêm; ông Huzdaifah t thuật lại, nói: “Thiên sứ của Allah e, khi ngủ dậy thì Người chà răng với Siwak.” (Albukhari, Muslim).
4- Khi miệng bị hôi do thức ăn hoặc vì nguyên nhân nào đó. Bằng chứng là Hadith vừa nêu trên được thuật lại bởi ông Huzdaifah t.
5- Khi muốn đọc Qur’an; ông Ali bin Abu Talib t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{فَطَهِّرُوا أَفْوَاهَكُمْ لِلْقُرْآنِ} رواه ابن خزيمة بسند جيد.
“Các ngươi hãy làm sạch miệng của các ngươi cho Qur’an” (Ibnu Khuzaimah ghi lại với đường dẫn khá tốt).
6- Khi vào nhà; bà A’ishah  thuật lại, nói: “Trước khi vào nhà Thì Thiên sứ của Allah e thường dùng Siwak.” (Muslim).
7- Lúc sắp chết; Hadith do bà A’ishah  thuật lại được ghi bởi Albukhari và Muslim.
Thứ hai: Sunnah Fitrah
Fitrah có nghĩa là điều tự nhiên, giáo lý gọi là những việc làm Fitrah (Sunnah Fitrah) là bởi vì người thực hiện nó là thực hiện theo qui luật tự nhiên mà Allah đã ban cho con người, Ngài khuyến khích họ thực hiện để họ trở nên đẹp đẽ và quí phái hơn. Đây là những việc làm Sunnah đã có từ xa xưa mà các vị Nabi đã làm và các hệ thống giáo lý của họ đều tương đồng với nhau trong Sunnah này.
Sunnah Fitrah này gôm có:
1.    Tẩy lông mu: Đó là cạo phần lông xung quanh bộ phận sinh dục; có thể dùng dao cạo hay chất tẩy lông.
2.    Khitaan: Đó là cắt da quy đầu đối với nam giới còn nữ giới thì chỉ cắt (rạch) nhẹ phần quy đầu âm vật. Mục đích của việc Khitaan là để giữ vệ sinh cho dương vật giúp đầu dương vật không bị đóng bẩn; còn phụ nữ thì để giảm bớt lòng ham muốn.
3.    Tỉa râu mép: Có thể cắt sát toàn bộ râu mép nhưng cạo tốt hơn tỉa ngắn, bởi nó vừa mục đích làm đẹp và vừa mục đích làm khác biệt với những người ngoại đạo.
4.    Cắt móng tay chân: Đó là cắt phần móng dài ra khỏi phần thịt mục đích không để móng dài ra với ý nghĩa làm đẹp và giữ vệ sinh sạch sẽ đồng thời cũng mang ý nghĩa khác biệt với loài thú ăn thịt.
5.    Tẩy lông nách: Theo Sunnah nên nhổ, điều đó tốt hơn cạo. Việc làm này mang mục đích giữ vệ sinh sạch sẽ, cắt đứt sự gia tăng của mùi hôi lưu tồn trong phần lông.
* Vấn đề: Việc tẩy xóa lông mu, tỉa râu mép, cắt móng tay chân, theo Sunnah không được để lâu hơn bốn mươi ngày; theo lời thuật của ông Anas bin Malik t rằng Thiên sứ của Allah e đã cấm điều đó.
* Vấn đề: Bắt buộc phải chừa râu cằm, không được phép cạo. Ông Ibnu Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{خَالِفُوا الْمُشْرِكِينَ أَحْفُوا الشَّوَارِبَ وَأَوْفُوا اللِّحَى} متفق عليه.
“Các ngươi hãy làm khác với những người thờ đa thần, các ngươi hãy tỉa râu mép và chừa râu cằm.” (Albukhari, Muslim).

 

 

 

 

 

 

 

Giáo Lý Wudu’

Wudu’ theo nghĩa ngôn từ là sự tẩy rửa và làm vệ sinh.
Theo thuật ngữ giáo lý: Wudu’ là sự thờ phượng Allah bằng việc rửa bốn bộ phận của cơ thể theo một hình thức đặc trưng được ấn định.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِذَا قُمۡتُمۡ إِلَى ٱلصَّلَوٰةِ فَٱغۡسِلُواْ وُجُوهَكُمۡ وَأَيۡدِيَكُمۡ إِلَى ٱلۡمَرَافِقِ وَٱمۡسَحُواْ بِرُءُوسِكُمۡ وَأَرۡجُلَكُمۡ إِلَى ٱلۡكَعۡبَيۡنِۚ﴾ [سورة المائدة: 6]
{Này hỡi những người có đức tin! Khi các người đứng dậy để dâng lễ nguyện Salah thì các ngươi hãy rửa mặt và hai tay của các ngươi đến cùi chỏ, các ngươi hãy vuốt đầu của các ngươi và rửa hai bàn chân của các ngươi cho đến mắt cá chân.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 6).
Câu Kinh này bắt buộc làm Wudu’ khi muốn dâng lễ nguyện Salah và nói rõ các bộ phận cần phải rửa và vuốt trong Wudu’.
Các điều cần thiết để Wudu’ có giá trị:
1.    Islam.
2.    Tỉnh táo
3.    Trẻ con đã ý thức được hành vi và lời nói.
4.    Sự định tâm (Ni-yah).
* Wudu’ không có giá trị từ người ngoại đạo, người tâm thần điên dại, trẻ con chưa ý thức được hành vi và lời nói, và người không định tâm làm Wudu’; bởi lẽ người không định tâm làm Wudu’ có thể chỉ định tâm làm mát cơ thể với nước hoặc chỉ muốn rửa các bộ phận của cơ thể mục đích sạch bẩn.
5.    Nước phải từ nguồn nước sạch; còn nguồn nước Najis không làm nên giá trị cho Wudu’.
6.    Phải tẩy xóa đi những gì ngăn cản nước tiếp xúc da như đất, nước sơn, kem, v.v, đối với những bộ phận cần phải rửa.
Những điều Sunnah của Wudu’ và cách thức làm Wudu’
Những điều Sunnah của Wudu’:
Thứ nhất: Dùng Siwak (chà cọ răng).
Thứ hai:  Rửa hai bàn tay ba lần.
Thứ ba: Súc miệng, mũi trước khi rửa mặt. Nên súc mạnh và sâu nếu như không phải là người đang nhịn chay. Súc mạnh và sâu là cho nước vào đầy miệng, hít nước mạnh vào mũi và hắt ra trở lại.
Thứ tư: Một trong những điều Sunnah của Wudu’ là lòn các ngón tay thấm nước vào bộ râu rặm, lòn các ngón tay vào kẻ các ngón chân.
Thứ năm: Thực hiện bên phải trước bên trái sau.
Thứ sáu: Thực hiện các cách thức làm Wudu’ được xác thực đến từ Sunnah, thỉnh thoảng nên làm Wudu’ rửa một lần một lần tức rửa mỗi bộ phận một lần duy nhất, thỉnh thoảng nên rửa hai lần hai lần, và thỉnh thoảng nên rửa ba lần ba lần.
Thứ bảy: Nên đọc những lời tụng niệm dành cho Wudu’, chẳng hạn như nói Bismillah khi bắt đầu, và sau khi Wudu’ xong thì nói:
{أَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَحْدَهُ لَا شَرِيكَ لَهُ وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ}
“Ashhadu alla ila-ha illollo-h wahdahu la shari-kalah wa ashhadu anna muhammadan abduhu wa rosu-luh”.
“Bề tôi chứng nhận không có Thượng Đế nào khác ngoài Allah, Đấng Duy Nhất không có đối tác ngang vai, và bề tôi chứng nhận Muhammad là người bề tôi và là vị Thiên sứ của Allah.”
{سُبْحَانَكَ اللَّهُمَّ وَبِحَمْدِكَ، أَشْهَدُ أَنْ لاَ إِلَهَ إِلاَّ أَنْتَ، أَسْتَغْفِرُكَ وَأَتُوبُ إِلَيْكَ}
“Subha-naka ollo-humma wa bihamdika, ashhadu alla ila-ha illa anta, astaghfiruka wa atu-bu ilayka”.
“Vinh quang thay Ngài lạy Allah, mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng Ngài, bê tôi chứng nhận không có Thượng Đế nào khác ngoài Ngài, bề tôi cầu xin Ngài tha thứ và xin quay đầu sám hối với Ngài”.
Cách thức làm Wudu’:
    Định tâm làm Wudu’.
    Nói Bismillah.
    Rửa hai bàn tay ba lần.
    Súc miệng, súc mũi, đồng thực hiện từ trong một bụm nước.
    Rửa mặt, phạm vi gương mặt theo chiều dọc được tính từ chân tóc trên trán đến dưới cằm, chiều ngang từ tai đến tai. Râu cằm thuộc phạm vi gương mặt cho nên phải rửa cả râu cằm; nếu râu ít và thưa thì cần phải rửa cả ngoài lẫn trong, còn nếu râu nhiều và rậm (tức che khuất cả phần da bên dưới) thì bắt buộc phải rửa phần bên ngoài, thỉnh thoảng khuyến khích lòn các ngón tay vào bên trong râu.
    Sau đó, rửa tay, rửa từ đầu ngón tay cho tới cùi chỏ; trước khi rửa phải loại bỏ hết những gì dính trên tay ngăn không cho nước tiếp xúc da như nước sơn, dầu, nhớt, ...
    Dùng tay thấm nước rồi vuốt toàn đầu và hai tai, chỉ thực hiện một lần. Cách vuốt đầu là vuốt từ trước ra sau rồi vuốt trở ngược lại ra trước, sau đó để hai ngón trỏ vào lổ tai rồi dùng hai ngón cái vuốt vành tai theo hướng từ dưới lên.
    Sau đó, rửa hai bàn chân cho đến mắt cá chân.
* Ai bị mất tay hoạc chân thì chỉ cần rửa những phần còn lại của chân hoặc tay bởi Allah I đã phán:
﴿فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ ﴾ [سورة التغابن: 16]
{Bởi thế, các ngươi hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi.} (Chương 64 – Attagha-bun, câu 16).
Và Thiên sứ của Allah e đã có nói:
{إِذَا أَمَرْتُكُمْ بِأَمْرٍ فَأْتُوْا مِنْهُ مَا اِسْتَطَعْتُمْ} متفق عليه.
“Khi nào Ta bảo các ngươi làm thì các ngươi hãy chấp hành theo khả năng của các ngươi.” (Albukhari, Muslim).
Như vậy, nếu rửa phần còn lại của các bộ phận bắt buộc phải rửa thì coi như đã chấp hành mệnh lệnh theo khả năng.
    Sau khi đã thực hiện xong các nghi thức nêu trên thì hãy nói lời Du-a mà Thiên sứ của Allah e đã dạy:
{أَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَحْدَهُ لَا شَرِيكَ لَهُ وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ، سُبْحَانَكَ اللَّهُمَّ وَبِحَمْدِكَ، أَشْهَدُ أَنْ لاَ إِلَهَ إِلاَّ أَنْتَ، أَسْتَغْفِرُكَ وَأَتُوبُ إِلَيْكَ}
“Ashhadu alla ila-ha illollo-h wahdahu la shari-kalah wa ashhadu anna muhammadan abduhu wa rosu-luh; Subha-naka ollo-humma wa bihamdika, ashhadu alla ila-ha illa anta, astaghfiruka wa atu-bu ilayka”.
“Bề tôi chứng nhận không có Thượng Đế nào khác ngoài Allah, Đấng Duy Nhất không có đối tác ngang vai, và bề tôi chứng nhận Muhammad là người bề tôi và là vị Thiên sứ của Allah. Vinh quang thay Ngài lạy Allah, mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng Ngài, bê tôi chứng nhận không có Thượng Đế nào khác ngoài Ngài, bề tôi cầu xin Ngài tha thứ và xin quay đầu sám hối với Ngài”.
Những nghi thức bắt buộc của Wudu’: Đó là những nghi thức trụ cột
Thứ nhất: Rửa mặt, bao gồm cả việc súc miệng và súc mũi. Cho nên, ai rửa mặt mà không súc miệng và súc mũi hoặc bỏ một trong hai thì Wudu’ sẽ không có giá trị bởi vì miệng và mũi thuộc gương mặt, và Allah I đã phán:
﴿ فَٱغۡسِلُواْ وُجُوهَكُمۡ ﴾ [سورة المائدة: 6]
{... các ngươi hãy rửa mặt ..} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 6).
Allah I đã ra lệnh phải rửa toàn bộ gương mặt, vì vậy, ai bỏ một bộ phận nào đó của gương mặt thì y đã không thực hiện đúng theo mệnh lệnh của Ngài; hơn nữa Thiên sứ của Allah e luôn súc miệng và mũi mỗi khi làm Wudu’ và Người bảo làm vậy, ngoài ra không có một Hadith nào ghi lại nói rằng Người từng bỏ việc súc miệng và súc mũi.
Thứ hai: Rửa hai cẳng tay, từ đầu ngón tay đến cùi chỏ. Allah I phán:
﴿ وَأَيۡدِيَكُمۡ إِلَى ٱلۡمَرَافِقِ ﴾ [سورة المائدة: 6]
{... và hai tay của các ngươi đến cùi chỏ...} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 6).
Rửa đến cùi chỏ có nghĩa là rửa cả cùi chỏ bởi vì một Hadith ghi lại qua lời thuật của Abu Huroiroh t rằng Thiên sứ của Allah e rửa hai cẳng tay của Người cho đến cánh tay (Muslim ghi lại). Đó là một trong những cơ sở khẳng định cùi chỏ nằm trong phần phải được rửa cùng với cẳng tay.
Thứ ba: Vuốt toàn đầu cùng với hai tai, bởi vì Allah I đã phán:
﴿وَٱمۡسَحُواْ بِرُءُوسِكُمۡ ﴾ [سورة المائدة: 6]
{...các ngươi hãy vuốt đầu của các ngươi...} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 6).
Tai thuộc bộ phận của đầu nên cần phải vuốt cùng với đầu. Đó là cách thức vuốt của Thiên sứ e, Người e vuốt toàn đầu, không hề có một Hadith nào ghi lại rằng Người chỉ vuốt một phần của đầu. Còn bằng chứng nói hai tai thuộc bộ phận đầu là lời của Thiên sứ e qua sự thuật lại của Abdullah bin Zaid t:
{الأُذُنَانِ مِنَ الرَّأْسِ} رواه ابن ماجه والدارقطني وغيرهما.
“Hai tai thuộc bộ phận đầu” (Ibnu Ma-jah và Adda-ra-qutni cùng những người khác).
Thứ tư: Rửa hai bàn chân cùng với mắt cá chân, bởi Allah I đã phán:
﴿وَأَرۡجُلَكُمۡ إِلَى ٱلۡكَعۡبَيۡنِۚ﴾ [سورة المائدة: 6]
{...và rửa hai bàn chân của các ngươi cho đến mắt cá chân.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 6).
Nhiều Hadith về cách thức Wudu’ đều nói rằng phần mắt cá chân nằm trong phần yêu cầu rửa, tiêu biểu như Hadith do Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e rửa hai bàn chân lên đến cẳng chân (Hadith do Muslim ghi lại).
 Thứ năm: Thực hiện theo trình tự: rửa mặt, rửa hai tay, vuốt đầu và cuối cùng là rửa hai bàn chân. Và đây là trình tự được nói trong lời phán của Allah I:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِذَا قُمۡتُمۡ إِلَى ٱلصَّلَوٰةِ فَٱغۡسِلُواْ وُجُوهَكُمۡ وَأَيۡدِيَكُمۡ إِلَى ٱلۡمَرَافِقِ وَٱمۡسَحُواْ بِرُءُوسِكُمۡ وَأَرۡجُلَكُمۡ إِلَى ٱلۡكَعۡبَيۡنِۚ﴾ [سورة المائدة: 6]
{Này hỡi những người có đức tin! Khi các người đứng dậy để dâng lễ nguyện Salah thì các ngươi hãy rửa mặt và hai tay của các ngươi đến cùi chỏ, các ngươi hãy vuốt đầu của các ngươi và rửa hai bàn chân của các ngươi cho đến mắt cá chân.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 6).
Allah I phán với lối diễn đạt để việc vuốt đầu xen vào các phần cần phải rửa như muốn ám chỉ việc làm Wudu’ phải theo một trình tự như vậy. Hơn nữa, Thiên sứ của Allah e luôn làm theo trình tự này.
Thứ sáu: Sự liên tục, việc rửa các bộ phận nói trên cần phải được thực hiện liền nhau không có sự cắt quảng quá lâu, rửa bộ phận này xong thì liền đến bộ phận tiếp theo một cách liên tục. Việc cắt quảng có lý thì sẽ không vấn đề gì, chẳng hạn như cần loại bỏ những thứ ngăn nước tiếp xúc da hoặc bổ sung nước vào những bộ phận chưa có nước, hoặc những nguyên do cần thiết tương tự.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo lý lau giày và những thứ khác

Imam Ahmad  nói: “Có tới bốn mươi Hadith từ Thiên sứ của Allah e nói về giáo lý này, và học giả Ibnu Mundah đã tập hợp các Hadith này từ lời thuật của tám mươi vị Sahabah của Thiên sứ e.
Giáo lý lau giày: Lau giày là việc được giảm nhẹ từ nơi Allah I cho các bề tôi của Ngài. Bởi thế, nếu một người đang mang giày thì tốt nhất không nên cởi giày ra để rửa chân khi làm Wudu’ mục đích tiếp nhận sự giảm nhẹ của Allah Tối Cao và noi theo đường lối của Thiên sứ e đồng thời để khác với những người Bid’ah; còn nếu không mang giày thì tốt nhất nên rửa chân, bởi lẽ Thiến sứ của Allah e không bắt làm trái với hiện trạng của đôi bàn chân, nếu đôi bàn chân đang mang giày thì Người e lau giày còn nếu đôi bàn chân không mang giày thì Người rửa chứ Người không bảo mang vào rồi lau hoặc cởi giày ra để rửa.
Thời gian được phép lau giày: Đối với người đang ở nơi cư trú là một ngày một đêm, còn người đi đường được phép dâng lễ nguyện Salah theo hình thức Qasr (rút ngắn các lễ nguyện Salah gồm bốn Rak’at thành hai Rak’at) thì được phép lau qua giày trong ba ngày ba đêm. Ông Ali t thuật rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{الْمَسْحُ عَلَى الْخُفَّيْنِ لِلْمُسَافِرِ ثَلاَثَةُ أَيَّامٍ وَلِلْمُقِيمِ يَوْمٌ وَلَيْلَةٌ} رواه مسلم.
“Việc lau vuốt lên giày được phép trong ba ngày ba đêm đối với người đi đường và một ngày một đêm đối với người đang ở nơi cư trú.” (Muslim).
Thời gian bắt đầu cho cả hai trường hợp được tính từ lúc khi đã lau giày sau khi đã hư Wudu’.
Các điều kiện cần cho việc lau giày:
Việc được phép lau giày và những gì khác tương tự với giày như vớ cần phải hội đủ các điều kiện sau:
1.    Giày (vớ) được mang vào sau khi cơ thể đã có Taha-rah; bằng chứng là Hadith được ghi lại trong hai bộ Sahih Albukhari và Muslim qua lời thuật của Al-Mughi-rah bin Shu’bah và các vị Sahabah khác rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{دَعْهُمَا، فَإِنِّى أَدْخَلْتُهُمَا طَاهِرَتَيْنِ}
“Cứ để mặc nó (đôi giày), bởi quả thật Ta đã mang nó vào trong tình trạng Taha-rah”.
2.    Giày (vớ) phải bao phủ cả mắt cá chân.
3.    Phải nằm trong thời gian được ấn định.
4.    Giày (vớ) phải thuộc những gì được phép dùng, nếu là da của động vật chết hay chó hoặc những thứ Haram thì việc lau giày không có giá trị.
* Được phép lau lên khăn quấn đầu với hai điều kiện:
1.    Chiếc khăn quấn phải bảo phủ cả toàn đầu.
2.    Phải được mặc vào khi cơ thể đã Taha-rah.
* Được phép lau lên chỗ băng bó vết thương:
Được phép lau lên chỗ băng bó vết thương, bằng chứng cho điều này là những gì được thuật lại từ Ibnu Umar t. Tuy nhiên, việc làm này chỉ được phép với điều kiện thực sự cần chẳng hạn như do sợ ảnh hưởng đến vết thương; nhưng nếu vết thương không ảnh hưởng gì thì bắt buộc phải tháo băng ra.
* Người bị thương không nằm ngoài các trường hợp sau:
1.    Có băng bó vết thương, trường hợp này thì lau lên chỗ băng bó.
2.    Không có băng bó vết thương, và việc rửa hay lau đều không gây hại đến vết thương thì hãy rửa hoặc lau.
3.    Không có băng bó vết thương, và vết thương sẽ bị ảnh hưởng bởi việc rửa hoặc lau chùi thì hãy dùng hình thức Tayammum.
    Được phép lau lên chỗ băng bó vết thương đối với tình trạng tiểu Hadath và đại Hadath, không giới hạn thời gian, bởi vì việc lau lên chỗ băng bó vết thương là theo mức độ nhu cầu cần thiết.
* Cách thức lau giày: Cho các ngón tay thấm nước vuốt lâu lên phần trên của giày từ mũi bàn chân hướng lên cẳng chân, tay phải cho bàn chân phải và tay trái cho bàn chân trái, chỉ thực hiện một lần không lặp đi lặp lại nhiều lần.
Những điều là hư Wudu’

1.    Những gì xuất ra từ hai đường: bộ phận sinh dục và hậu môn (nước tiểu; tinh dịch: Mani, Mazdi; kinh nguyệt; phân; hơi).
Allah I phán:
﴿ أَوۡ جَآءَ أَحَدٞ مِّنكُم مِّنَ ٱلۡغَآئِطِ ﴾ [سورة المائدة: 6]
{.. hoặc ai đó trong các ngươi sau khi đại tiện xong .. } (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 6).
Ông Safwaan bin Usaal t thuật lại, nói: “Thiên sứ của Allah e bảo chúng tôi khi nào chúng tôi đang đi đường thì chúng tôi không cần phải cởi giày ra trong ba ngày ba đêm sau khi tiểu tiện, đại tiện và ngủ ngoại trừ Junub” (Ahmad, Annasa-i, Tirmizdi và ông xác nhận Hadith Sahih).
Và Thiên sứ của Allah e bảo rửa bộ phận sinh dục khi xuất dịch Mazdi (dịch nhờn xuất ra ở đầu vương vật khi có sự hưng phấn) và làm Wudu’.
Wudu’ cũng bị hư bởi hơi xuất ra từ hậu môn, cơ sở cho điều này có rất nhiều Hadith xác thực, tiêu biểu như lời di huấn của Thiên sứ e:
{لاَ يَقْبَلُ اللهُ صَلاَةَ أَحَدِكُمْ إِذَا أَحْدَثَ حَتَّى يَتَوَضَّأَ}
“Allah không chấp nhận lễ nguyện Salah của bất cứ ai trong các ngươi khi y Hadath cho đến khi y làm Wudu’.”
Một người đàn ông đã hỏi Abu Huroiroh t Hadath ở đây có nghĩa là gì thì ông nói: Đó là xì hơi. (Albukhari, Muslim).
Và các học giả đều thống nhất đồng thuận rằng xì hơi làm hư Wudu’.
* Riêng những gì được tiết ra từ cơ thể không phải qua hai con đường hậu môn và bộ phận sinh dục:  nếu là nước tiểu hoặc phân thì làm hư Wudu’, còn nếu là những gì khác như máu, chất nôn mửa, máu cam thì giới học giả có sự bất đồng quan điểm rằng chúng có làm hư hay không làm hư Wudu’?
Quan điểm hợp lý nhất là không làm hư Wudu’; tuy nhiên, nếu muốn an toàn khỏi những quan điểm bất đồng thì tốt nhất nên làm Wudu’.
2.    Mất trí do bệnh tâm thần, điên dại hay do những nguyên nhân nào khác; hoặc không tỉnh táo do ngủ, mê sảng.
* Ngủ không sâu tức không ngủ say thì không làm hư Wudu’ bởi vì các vị Sahabah đã ngủ và dâng lễ nguyện Salah như Hadith do Anas bin Malik t thuật lại: “Họ ngủ rồi họ dâng lễ nguyện Salah nhưng không làm Wudu’.” (Muslim). Và trong lời dẫn khác thì thì ông t nói: “Họ nằm nghiêng một bên” (Abu Dawood). Như vậy, ngủ làm hư Wudu’ là ngủ say và sâu.
3.    Ăn thịt lạc đà, dù là ăn ít hay ăn nhiều, bởi có Hadith xác thực từ Thiên sứ của Allah e khẳng định về điều đó. Ông Jabir bin Samurah t thuật lại rằng có một người đàn ông đã hỏi Thiên sứ của Allah e: Tôi có phải làm Wudu’ sau khi ăn thịt dê không? Người e nói:
{إِنْ شِئْتَ تَوَضَّأْ وَإِنْ شِئْتَ لاَ تَوَضَّأْ}
“Nếu muốn thì Wudu’ còn không thì thôi”.
Người đàn ông lại hỏi: Tôi có phải làm Wudu’ khi ăn thịt lạc đà không?
Thiên sứ của Allah e nói:
{نَعَمْ، تَوَضَّأْ مِنْ لُحُوْمِ الْإِبِلِ} رواه مسلم.
“Có, phải làm Wudu’ khi ăn thịt lạc đà” (Muslim).
Imam Ahmad  nói: “Vấn đề này có hai Hadith xác thức từ Nabi e”.
* Vấn đề: Nhiều học giả cho rằng bắt buộc phải làm Wudu’ khi sờ, chạm vào dương vật dựa theo Hadith do Basrah con gái ông Safwaan rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ مَسَّ ذَكَرَهُ فَلَا يُصَلِّي حَتَّى يَتَوَضَّأ} رواه الإمام أحمد وأبو داود والنسائي والترمذي وصححه.
“Ai sờ dương vật của mình thì chớ dâng lễ nguyện Salah cho tới khi đã làm Wudu’.” (Ahmad, Abu Dawood, Annasa-i, Tirmizdi và ông xác thực Hadith Sahih).
Quả thật, Sheik Islam Ibnu Taymiyah  đã chọn quan điểm rằng ai sờ dương vật với lòng ham muốn thì khuyến khích làm Wudu’, tương tự sờ chạm phụ nữ với lòng ham muốn.
* Vấn đề: Người đã có Taha-rah nhưng sau đó lại không chắc rằng đã hư Wudu’ hay không thì trở lại nguyện gốc của sự việc, đó là đã có Taha-rah. Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của  Allah e nói:
{إِذَا وَجَدَ أَحَدُكُمْ فِى بَطْنِهِ شَيْئًا فَأَشْكَلَ عَلَيْهِ أَخَرَجَ مِنْهُ شَىْءٌ أَمْ لاَ فَلاَ يَخْرُجَنَّ مِنَ الْمَسْجِدِ حَتَّى يَسْمَعَ صَوْتًا أَوْ يَجِدَ رِيحًا} رواه مسلم.
“Nếu ai đó trong các ngươi cảm thấy trong bụng của y có điều gì đó, y không chắc có gì đó đã xuất ra từ cái bụng hay không thì y chớ rời khỏi Masjid cho tới khi nào y thực sự nghe thấy tiếng hoặc ngửi thấy mùi” (Muslim).
Nguyên tắc: Sự chắc chắn làm tan biến sự ngờ vực.
Tương tự, nếu đã hư Wudu’ rồi sau đó lại không chắc rằng mình đã làm Wudu’ chưa thì dựa theo nguyên gốc của sự việc: không có Wudu’.

 

 

Giáo lý tắm

Tắm mà giáo lý muốn nói đến là cho nước đi khắp toàn thân theo một hình thức ấn định (sẽ được trình bày ở phần kế tiếp). Bằng chứng cho thấy bắt buộc phải tắm là lời phán của Allah I:
﴿وَإِن كُنتُمۡ جُنُبٗا فَٱطَّهَّرُواْۚ ﴾ [سورة المائدة: 6]
{Và nếu các ngươi trong tình trạng Junub (sau khi giao hợp hoặc xuất tinh) thì các ngươi hãy tẩy sạch thân thể (tắm).} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 6).
Sáu tình huống bắt buộc phải tắm:
    Tình huống thứ nhất: Xuất tinh từ dương vật hay âm đạo; và việc xuất tinh không nằm ngoài hai trạng thái: thức hay ngủ.
-  Xuất tinh trong trạng thái thức: nếu xuất tinh có sự khoái cảm (có sự chủ động) thì bắt buộc phải tắm, còn nếu xuất tinh không có sự khoái cảm thì không bắt buộc phải tắm chẳng hạn như xuất tinh do bệnh lý hoặc do không kiểm soát được, hoặc do nguyên nhân khác tương tự.
- Xuất tinh trong trạng thái ngủ: được gọi là mộng tinh, bắt buộc phải tắm, dù có sự khoái cảm hay không có sự khoái cảm bởi người chủ thể đã mất ý thức trong lúc ngủ.
* Người ngủ khi thức dậy thấy ướt thì không năm ngoài các trường hợp sau:
    Trường hợp thứ nhất: Biết rõ phần ướt đó là tinh dịch Mani, trường hợp này bắt buộc người chủ thể phải tắm.
    Trường hợp thứ hai: Biết rõ phần ướt đó không phải là tinh dịch Mani, trường hợp này không bắt buộc phải tắm, tuy nhiên, phải tẩy rửa chỗ dính phần ướt đó.
    Trường hợp thứ ba: Không chắc phần ướt đó là tinh dịch Mani, trường hợp này cũng không bắt buộc phải tắm, tuy nhiên, phải tẩy rửa chỗ dính phần ướt đó.
    Tình huống thứ hai: Đưa đầu dương vật vào trong bên trong âm đạo: có nghĩa chỉ cần đầu dương vật nằm bên trong âm đạo dù chưa xuất tinh. Bà A’ishah  thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا قَعَدَ بَيْنَ شُعَبِهَا الأَرْبَعِ وَأَلْزَقَ الْخِتَانَ بِالْخِتَانِ فَقَدْ وَجَبَ الْغُسْلُ} رواه مسلم.
“Nếu (người đàn ông) ngồi lên giữa bốn chi của (người phụ nữ) và hai da qui đầu chạm nhau thì bắt buộc phải tắm.” (Muslim).
Và trong lời dẫn khác thì có thêm lời “cho dù chưa xuất tinh”.
    Tình huống thứ ba: Người ngoại đạo vào Islam: khi người ngoại đạo vào Islam thì bắt buộc y phải tắm, bởi vì Thiên sứ của Allah e đã ra lệnh bảo ông Qais bin A’sim t tắm khi ông gia nhập Islam (Hadith do Abu Dawood, Annasa-i và Tirmizdi ghi lại); tương tự, Người cũng ra lệnh bảo Thama-mah bin Uthaal t tắm khi ông mới vào Islam (Hadith do Ahmad và Abdu Alrazzaaq).
    Tình huống thứ tư và thứ năm: sau chu kì kinh nguyệt hoặc dứt máu hậu sản. Allah I phán:
﴿ فَإِذَا تَطَهَّرۡنَ ﴾ [سورة البقرة: 222]
{Nếu khi nào họ đã sạch sẽ trở lại.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 222).
Có nghĩa là thân trạng của người kinh nguyệt hay máu hậu sản được sạch sẽ là sau khi đã tắm.
Bà A’ishah  thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{فَإِذَا أَقْبَلَتِ الْحَيْضَةُ فَدَعِى الصَّلاَةَ، وَإِذَا أَدْبَرَتْ فَاغْتَسِلِى وَصَلِّى} رواه ا لبخاري.
“Khi nàng đến chu kỳ kinh nguyệt thì nàng hãy thôi lễ nguyện Salah, và khi nàng dứt chu kỳ thì nàng hãy tắm và dâng lễ nguyện Salah trở lại.” (Albukhari).
    Tình huống thứ sáu: chết. Bà Ummu Atiyah  thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e bảo bà tắm cho con gái của Người, Người nói:
{اغْسِلْنَهَا ثَلاَثًا أَوْ خَمْسًا أَوْ أَكْثَرَ مَنْ ذَلِكَ ...} متفق عليه.
“Hãy tắm cho nó ba lần, năm lần hoặc nhiều hơn ...” (Albukhari, Muslim).
Cách thức tắm: Có hai cách tắm
Cách tắm thứ nhất: là cách tắm toàn diện, bao gồm cả nghi thức bắt buộc và khuyến khích.
-    Định tâm.
-    Nhân danh Allah (nói Bismillah), rửa hai bàn tay và bộ phận sinh dục.
-    Làm Wudu’ một cách hoàn chỉnh, rửa cả đôi bàn chân, đôi lúc nên trì hoãn việc rửa đôi bàn chân đến lúc cuối của việc tắm.
-    Cho nước lên đầu ba lần, chà cọ phần chân tóc.
-    Cho nước đi khắp toàn thân, khuyến khích bên phải trước, dùng tay chà cọ cơ thể để nước đi giáp toàn thân.
-    Nói lời Du-a giống như Du-a sau Wudu’.
Cách thứ tắm thứ hai: là cách tắm mang tính chất đạt yêu cầu. Trong cách này, người tắm sẽ định tâm rồi cho nước giáp toàn thân cùng với súc miệng và mũi.
* Vấn đề: Sự định tâm có nhiều trường hợp:
Trường hợp thứ nhất: Người chủ thể định tâm tắm Sunnah hoặc tắm bắt buộc thì một trong hai đều có giá trị cho nhau.
Trường hợp thứ hai: Người chủ thể định tâm tẩy xóa tình trạng Hadath, cả đại Hadath lẫn tiểu Hadath hoặc tình trạng Hadath nói chung hoặc định tâm cho lễ nguyện Salah hoặc cho việc đọc Qur’an thì tất cả đều có giá trị cho nhau.
Trường hợp thứ ba: Người chủ thể định tâm tẩy xóa tình trạng đại Hadath sẽ mang giá trị cho tất cả.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Giáo lý Tayammum

Tayammum theo nghĩa ngôn từ là ý định.
Theo thuật ngữ giáo lý, Tayammum là hình thức thờ phượng Allah bằng cách lấy đất bụi sạch lau mặt và hai bàn tay theo một nghi thức đặc trưng.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِذَا قُمۡتُمۡ إِلَى ٱلصَّلَوٰةِ فَٱغۡسِلُواْ وُجُوهَكُمۡ وَأَيۡدِيَكُمۡ إِلَى ٱلۡمَرَافِقِ وَٱمۡسَحُواْ بِرُءُوسِكُمۡ وَأَرۡجُلَكُمۡ إِلَى ٱلۡكَعۡبَيۡنِۚ وَإِن كُنتُمۡ جُنُبٗا فَٱطَّهَّرُواْۚ وَإِن كُنتُم مَّرۡضَىٰٓ أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٍ أَوۡ جَآءَ أَحَدٞ مِّنكُم مِّنَ ٱلۡغَآئِطِ أَوۡ لَٰمَسۡتُمُ ٱلنِّسَآءَ فَلَمۡ تَجِدُواْ مَآءٗ فَتَيَمَّمُواْ صَعِيدٗا طَيِّبٗا فَامْسَحُوا بِوُجُوهِكُمْ وَأَيْدِيكُمْ مِنْهُ مَا يُرِيدُ ٱللَّهُ لِيَجۡعَلَ عَلَيۡكُم مِّنۡ حَرَجٖ وَلَٰكِن يُرِيدُ لِيُطَهِّرَكُمۡ وَلِيُتِمَّ نِعۡمَتَهُۥ عَلَيۡكُمۡ لَعَلَّكُمۡ تَشۡكُرُونَ﴾ [سورة المائدة: 6]
{Này hỡi những người có đức tin! Khi các người đứng dậy để dâng lễ nguyện Salah thì các ngươi hãy rửa mặt và hai tay của các ngươi đến cùi chỏ, các ngươi hãy vuốt đầu của các ngươi và rửa hai bàn chân của các ngươi cho đến mắt cá chân. Và nếu các ngươi trong tình trạng Junub (sau khi giao hợp) thì các ngươi hãy tẩy sạch thân thể (tắm); và nếu các ngươi bị bệnh hoặc đang trên đường đi xa hoặc ai đó trong các ngươi sau khi đại tiện xong hoặc sau khi đã chung đụng (ăn nằm) với vợ nhưng không tìm thấy nước (để tẩy sạch) thì hãy làm Tayammum bằng đất (hay cát); các ngươi hay lau mặt và tay của các ngươi với nó. Allah không muốn gây khó khăn cho các ngươi mà thật ra Ngài chỉ muốn tẩy sạch các ngươi và hoàn thiện ân huệ của Ngài cho các ngươi để cho các ngươi có thể tạ ơn Ngài.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 6).
Giáo lý Tayammum không những được khẳng định bởi Qur’an và Sunnah của Thiên sứ e mà nó còn được đồng thuận và thống nhất trong cộng đồng tín đồ Muslim.
Tayammum là ân huệ mà Allah I ban cho cộng đồng này. Ngài đã ban đất làm vật tẩy sạch cho cộng đồng của Muhammad, điều mà Ngài chưa từng sắc lệnh cho ai trước đó. Ông Jabir thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{أُعْطِيتُ خَمْسًا لَمْ يُعْطَهُنَّ أَحَدٌ قَبْلِى نُصِرْتُ بِالرُّعْبِ مَسِيرَةَ شَهْرٍ ، وَجُعِلَتْ لِىَ الأَرْضُ مَسْجِدًا وَطَهُورًا ، فَأَيُّمَا رَجُلٍ مِنْ أُمَّتِى أَدْرَكَتْهُ الصَّلاَةُ فَلْيُصَلِّ ...} رواه البخاري ومسلم.
“Ta được ban cho năm điều mà trước Ta chưa ai từng được ban cho: Ta được giúp đỡ bằng sự gieo nỗi sợ hãi (cho kẻ thù) với khoảng cách một tháng đi đường; Ta được ban cho mặt đất làm nơi quỳ lạy và làm vật tẩy sạch, bởi thế, bất kỳ nơi nào người thuộc cộng đồng tín đồ của Ta có mặt khi đến giờ lễ nguyện Salah thì y hãy dâng lễ nguyện Salah; ...” (Albukhari, Muslim).
Giáo lý Tayammum:
Tayammum làm mất tình trạng Hadath giống như nước cho đến khi có nước trở lại hoặc khi đã hết nguyên do không dùng được nước. Bởi thế, khi nào đã có nước hoặc có thể sử dụng nước trở lại thì không được phép dùng hình thức Tayammum và Tayammum trở nên vô giá trị.
Tayammum thay thế cho nước trong các trường hợp sau:
    Trường hợp thứ nhất: Khi không có nước sử dụng, dù là đang ở tại nơi cư trú hay đang đi đường; bởi Allah I đã phán:
﴿... فَلَمۡ تَجِدُواْ مَآءٗ فَتَيَمَّمُواْ ...﴾ [سورة المائدة: 6]
{...nhưng không tìm thấy nước (để tẩy sạch) thì hãy làm Tayammum bằng đất (hay cát) ...} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 6).
    Trường hợp thứ hai: Khi nguồn nước có được chỉ đủ cho việc uống và nấu ăn, nếu dùng nước để tẩy rửa thì ảnh hưởng đến nhu cầu ăn uống, có sự lo ngại cho bản thân, người khác hay thú nuôi bị khát.
    Trường hợp thứ ba: Khi có sự e ngại trong việc dùng nước chẳng hạn như sợ nước làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do bệnh tình, bị thương hay do bởi một nguyên nhân nào đó rất ngại dùng nước. Allah I đã phán:
﴿... وَإِن كُنتُم مَّرۡضَىٰٓ ... فَتَيَمَّمُواْ صَعِيدٗا طَيِّبٗا ...﴾ [سورة المائدة: 6]
{...và nếu các ngươi bị bệnh ... thì hãy làm Tayammum bằng đất (hay cát) ...} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 6).
Khi nào đã có đủ nước dùng trở lại hoặc có đủ nước để rửa các bộ phận cần làm Wudu’ cũng như đủ để tắm ở mức tối thiểu mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt cần thiết thì phải dùng nước.
Những trụ cột của Tayammum:
1.    Lau (vuốt) mặt.
2.    Lau (vuốt) hai bàn tay (mu bàn tay).
3.    Theo trình tự mặt rồi đến tay, và phải có sự liên tục.
* Vấn đề: Những gì được lấy làm Tayammum có hai dạng:
Thứ nhất: Những gì thuộc loại ở trên mặt đất từ đất bụi, cát, đá hoặc những thứ khác. Những gì thuộc dạng này đều được phép làm Tayammum bởi Allah I đã phán:
﴿... فَتَيَمَّمُواْ صَعِيدٗا طَيِّبٗا ...﴾ [سورة المائدة: 6]
{... thì hãy làm Tayammum bằng đất (hay cát) ...} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 6).
Thiên sứ của Allah e và các vị Sahabah y của Người, khi đến giờ lễ nguyện Salah thì họ đều Tayammum trên đất nơi mà họ dâng lễ nguyện Salah, dù đó là đất bụi hay những gì khác, họ không hề mang theo đất bụi cùng với họ.
Thứ hai: Những gì không thuộc chủng loại của mặt đất như tấm trải, gỗ, kim loại hoặc những thứ khác; những thứ ở dạng này bắt buộc phải kèm theo điều kiện, đó là nó phải có bụi bám vào.
Cách thức Tayammum:
Đánh hai bàn tay xuống đất bụi rồi lau vuốt mặt, sau đó vuốt hai bàn tay; nếu đánh tay hai lần thì một lần dành cho mặt còn lần thứ hai dành cho hai bàn tay. Tuy nhiên, đánh tay xuống đất một lần là được ghi nhận từ Thiên sứ e còn Tayammum với hai lần đánh là được ghi nhận từ các vị Sahabah y.
Vô hiệu hóa Tayammum:
    Những điều làm hư Wudu’ sẽ làm hư Tayammum đối với tiểu Hadath, còn những điều bắt buộc tắm sẽ làm hư Tayammum đối với đại Hadath (xuất tinh, quan hệ tình dục, kinh nguyệt và máu hậu sản).
    Tayammum trở nên vô giá trị một khi đã có nước hoặc khi các nguyên nhân ngăn cản việc dùng nước đã không còn nữa.
* Ai không tìm thấy nước cũng như không tìm thấy đất sạch hoặc không thể dùng đến nước cũng như không thể dùng đến đất thì y sẽ dâng lễ nguyện Salah theo tình trạng đó của y không cần phải làm Wudu’ cũng như không cần phải làm Tayammum; bởi lẽ Allah I không gây gánh nặng cho bất cứ một linh hồn nào ngoại trừ trong khả năng của nó, và y cũng không cần thực hiện lại lễ nguyện Salah bởi vì y đã hoàn thành mệnh lệnh của Allah I, Ngài phán:
﴿فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ﴾ [سورة التغابن: 16]
{Bởi thế, các ngươi hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi.} (Chương 64 – Attagha-bun, câu 16).
Thiên sứ của Allah e nói:
{وَإِذَا أَمَرْتُكُمْ بِأَمْرٍ فَأْتُوا مِنْهُ مَا اسْتَطَعْتُمْ} رواه البخاري ومسلم.
“Và khi Ta bảo các ngươi việc gì thì các ngươi hãy làm theo khả năng của các ngươi.” (Albukhari, Muslim).
* Vấn đề: Khi có nước trong lúc đang dâng lễ nguyện Salah.
Nếu như có nước trước khi bắt đầu tiến hành lễ nguyện Salah thì Tayammum không còn giá trị bắt buộc phải làm Wudu’, nhưng nếu có nước sau khi đã hoàn tất lễ nguyện Salah thì lễ nguyện Salah được coi là có giá trị (không cần phải thực hiện lại). Trường hợp có nước trong lúc đang dâng lễ nguyện Salah: nếu đã thực hiện được một Rak’at thì tiếp tục hoàn tất nốt lễ nguyện còn nếu chưa được một Rak’at thì phải hủy và làm Wudu’ rồi thực hiện lại lễ nguyện Salah.
* Vấn đề: Khuyến khích người nào nghĩ rằng hoặc biết rõ rằng nước sẽ có trở lại trì hoãn lễ nguyện Salah đến khi có nước trở lại miễn sao không bỏ những điều Wa-jib chẳng hạn như lễ nguyện Salah tập thể, còn không thì phải thực hiện lễ nguyện Salah ngay tại đầu giờ của nó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo lý tẩy xóa Najis

Người Muslim được yêu cầu phải phải tẩy sạch thân trạng Hadath nếu muốn dâng lễ nguyện Salah; tương tự, họ cũng được yêu cầu phải làm vệ sinh thân thể, y phục, nơi chốn khỏi những Najis. Allah I bảo phải tẩy sách y phục, Ngài phán:
﴿وَثِيَابَكَ فَطَهِّرۡ ٤﴾ [سورة المدثر: 4]
{Và Ngươi (Muhammad) hãy tẩy sạch y phục của Ngươi.} (Chương 74 – Al-Muddaththir, câu 4).
Thiên sứ của Allah e đã bảo bà Asma’  giặt áo khi nó bị dính máu kinh nguyệt (Albukhari, Muslim).
Đối với việc tẩy sạch thân thể thì có những Hadith nói về cách rửa bằng nước hoặc lau chùi.
Riêng cách tẩy sạch nơi chốn thì Hadith do Anas bin Malik t thuật lại, trong đó nói rằng Thiên sứ của Allah e đã giội một thùng nước lên chỗ mà người đàn ông sa mạc đã tiểu. (Albukhari, Muslim).
Việc tẩy xóa Najis không nằm ngoài hai trường hợp:
Thứ nhất: Najis trên mặt đất hoặc những gì nằm trực tiếp trên nền đất như các bức tường hoặc các tảng đá thì chỉ cần tẩy sạch nó bằng một lần rửa để xóa đi dấu vết của Najis, có nghĩa là chỉ giội nước một lần lên chỗ Najis là được bởi Thiên sứ của Allah e đã bảo giội một thùng nước lên chỗ nước tiểu của người đàn ông sa mạc khi ông ta “đi” trong Masjid.
Thứ hai: Najis không phải trên nền đất hay những gì nằm trực tiếp trên nền đất thì có nhiều loại.
•    Loại thứ nhất: Najis ở mức độ nặng như Najis của chó; phải tẩy sạch nó với bảy lần rửa với nước, trong đó rửa một lần với đất. Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا وَلَغَ الْكَلْبُ فِى إِنَاءِ أَحَدِكُمْ فَلْيَغْسِلْهُ سَبْعاً أُوْلَاهُنَّ بِالتُّرَابِ} رواه مسلم وغيره.
“Khi con chó liếm vào vật dụng (thức ăn, đồ uống) của ai đó trong các ngươi thì y hãy rửa nó bảy lần, một lần với đất.” (Muslim và những người khác ghi lại).
•    Loại thứ hai: Najis ở mức độ nhẹ như nước tiểu của bé trai chưa ăn dặm, tinh dịch Mazdi (dịch nhờn trong suốt tiết ra ở đầu dương vật khi có sự hưng phấn).
Loại Najis này chỉ cần rưới nước lên là được; cơ sở cho điều này là Hadith do bà Ummu Qais  thuật lại rằng bà đã bế đứa con trai chưa ăn dặm của bà đến cho Thiên sứ e, Người đã bế đứa bé đặt trong lòng của Người, đứa bé đã tè lên áo của Người, thế là Người cho gọi nước đến và Người dùng tay rưới nước lên chỗ mà đứa bé đã tè lên và không giặt. (Hadith do Albukhari và Muslim ghi lại).
Và nếu đứa bé trai đã ăn dặm thì nước tiểu của nó như nước tiểu của người lớn; tương tự, nước tiểu của bé gái dù chưa ăn dặm hay đã ăn dặm đều giống nước tiểu của người lớn.
•    Loại thứ ba: Najis ở mức trung, đó là những thứ Najis không nằm trong hai loại Najis vừa nêu trên. Các loại Najis này là nước tiểu của nam giới và nữ giới, máu xuất ra ngoài cơ thể, ... cách tẩy rửa là giặt hoặc rửa cho đến khi cảm thấy nó đã sạch hết Najis.
* Vấn đề: Những loài động vật được phép ăn thịt của chúng, phân và nước tiểu của chúng đều Tahir (không Najis) chẳng hạn như lạc đà, bò, cừu dê, .. bởi Thiên sứ của Allah e đã ra lệnh mang lạc đà lên làm Sadaqah khi một nhóm người đến từ Ukl gia nhập Islam và họ đã uống nước tiểu và sữa của nó (lạc đà). (Albukhari, Muslim).
Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{صَلُّوا فِى مَرَابِضِ الْغَنَمِ وَلاَ تُصَلُّوا فِى أَعْطَانِ الإِبِلِ} رواه أحمد والترمذي وصححه.
“Các ngươi hãy dâng lễ nguyện Salah tại chuồng dê cừu nhưng chớ dâng lễ nguyện Salah tại chuồng trại lạc đà.” (Ahmad, Tirmizdi và ông xác nhận Hadith Sahih).
* Vấn đề: Những con vật được xem là Najis trong giáo lý:
1.    Tất cả các loại động vật không được phép ăn thịt của chúng như sư tử, sói, cọp, beo, .. riêng con mèo thì không Najis một Hadith được ghi lại qua lời thuật của ông Abu Qata-dah t rằng Thiên sứ của Allah e nói về con mèo:
{إِنَّهَا لَيْسَتْ بِنَجَسٍ إِنَّمَا هِىَ مِنَ الطَّوَّافِينَ عَلَيْكُمْ} رواه الترمذي وغيره وصححه.
“Nó không Najis mà thật ra nó chỉ là loài vật thích sống quanh quẩn bên con người.” (Tirmizdi và những học giả khác).
Hadith này cho thấy những con vật không được phép ăn thịt của chúng nhưng khó tránh va chạm với chúng thì nước bọt, lông của chúng không Najis như mèo, lừa; tương tự những loài vật không có máu tức không có máu chảy ra khi giết chúng như bò cạp, muỗi, ..
2.    Những gì tiết ra từ các con vật không được phép ăn thịt của chúng như nước tiểu, phân, máu, .. đều Najis; ngoại trừ tinh dịch Mani, đờm, nước bọt của con người, độ ẩm âm đạo của phụ nữ, và những gì tiết ra từ các loài vật không có máu cũng như nước bọt của những con vật khó tránh va chạm với chúng đã được nói trên thì không Najis.
3.    Tất cả xác chết đều Najis ngoại trừ xác chết của sinh vật biển, con người và các loài vật không có máu.
4.    Tất cả những phần bị đứt lìa ra khỏi con vật đều Najis ngoại trừ lông, sừng, móng, và những bộ phận đứt lìa khỏi cơ thể người.
5.    Máu chảy ra khi giết con vật hoặc chảy ra khỏi cơ thể con vật khi nó còn sống, riêng máu của con người đều không Najis trừ máu xuất ra từ âm đạo.

 

 

 

 

 

 

 

 


Giáo lý kinh nguyệt và hậu sản

Kinh nguyệt
Theo thuật ngữ giáo lý thì kinh nguyệt là hiện tượng xuất máu của phụ nữ theo quy luật tự nhiên trong những thời gian nhất định.
* Vấn đề: Kinh nguyệt được giới hạn trong phạm vi năm hay ngày? Có nghĩa là hiện tượng xuất máu ở phụ nữ được xem là kinh nguyệt dựa theo độ tuổi nhất định nào đó hay dựa theo số ngày nhất định?
Câu trả lời đúng: Kinh nguyệt không giới hạn trong phạm vi năm hay ngày, bởi Allah I đã phán:
﴿وَيَسۡ‍َٔلُونَكَ عَنِ ٱلۡمَحِيضِۖ قُلۡ هُوَ أَذٗى فَٱعۡتَزِلُواْ ٱلنِّسَآءَ فِي ٱلۡمَحِيضِ وَلَا تَقۡرَبُوهُنَّ حَتَّىٰ يَطۡهُرۡنَۖ فَإِذَا تَطَهَّرۡنَ فَأۡتُوهُنَّ مِنۡ حَيۡثُ أَمَرَكُمُ ٱللَّهُۚ إِنَّ ٱللَّهَ يُحِبُّ ٱلتَّوَّٰبِينَ وَيُحِبُّ ٱلۡمُتَطَهِّرِينَ ٢٢٢﴾ [سورة البقرة: 222]
{Họ hỏi Ngươi (Muhammad) về kinh kỳ của phụ nữ, Ngươi hãy bảo họ: “Nó là một sự gây hại. Bởi thế, các ngươi hãy tạm lánh xa phụ nữ của các ngươi (vợ) trong thời gian các nàng có kinh, các ngươi chớ đến gần họ trừ khi nào họ đã sạch sẽ. Nếu khi nào họ đã sạch sẽ trở lại (sau khi đã tắm) thì các ngươi hãy đến (có thể giao hợp) với họ lúc nào và như thế nào cũng được như Alah đã chỉ thị cho các ngươi. Quả thật, Allah yêu thương những người biết ăn năn sám hối và yêu thương những người luôn giữ mình sạch sẽ.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 222).
Câu Kinh đã chỉ rõ rằng khi thấy hiện tường phiền toái của phụ nữ thì người phụ nữ hãy áp dụng giáo lý kinh nguyệt chứ không dựa theo phạm vi năm hay ngày nhất định nào đó.
Người đang trong chu kỳ kinh nguyệt có những giáo lý dành cho họ từ Qur’an và Sunnah:
    Không dâng lễ nguyện Salah cũng như không nhịn chay trong suốt thời kì kinh nguyệt. Thiên sứ của Allah e nói với Fatimah con gái ông Abu Hubais :
{إِذَا أَقْبَلَتِ الْحَيْضَةُ فَدَعِى الصَّلاَةَ} رواه البخاري.
“Khi đến kinh kỳ thì hãy thôi dâng lễ nguyện Salah” (Albukhari).
Nếu người đang trong chu kỳ kinh nguyệt nhịn chay hay dâng lễ nguyện Salah thì lễ nguyện Salah và nhịn chay đó của cô ta không có giá trị và việc làm đó là không đúng bởi Thiên sứ của Allah e đã cấm điều đó. Và sự ngăn cấm mang tính chất vô hiệu hóa, không những vậy, hành vi thực hiện điều cấm còn là việc làm trái lệnh Allah I và Thiên sứ của Ngài e.
Khi nào đã dứt kinh và đã tắm thì người phụ nữ nhịn chay bù lại nhưng không thực hiện bù lại lễ nguyện Salah. Điều này giới học giả đồng thuận và thống nhất. Bà A’ishah  nói: “Trong thời Thiên sứ của Allah e, khi có kinh chúng tôi được lệnh nhịn chay bù lại nhưng không được bảo phải dâng lễ nguyện Salah bù lại.” (Albukhari, Muslim).
Dù dứt kinh sau khi mặt trời mọc chỉ một lúc ngắn hay kinh kỳ đến trước khi mặt trời lặn chỉ một lúc ngắn thì nhịn chay của ngày hôm đó không có giá trị.
    Người đang trong chu kỳ kinh nguyệt không được phép Tawaaf ngôi đền Ka’bah, không được ngồi trong Masjid bởi bà A’ishah  thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e đã bảo bà khi bà đang trong kinh kỳ:
{افْعَلِى مَا يَفْعَلُ الْحَاجُّ غَيْرَ أَنْ لاَ تَطُوفِى بِالْبَيْتِ حَتَّى تَطْهُرِى} متفق عليه.
“Nàng hãy thực hiện những gì mà người đi hành hương cần thực hiện ngoại trừ việc Tawaaf ngôi đền thì đợi đến khi nàng dứt kinh kỳ.” (Albukhari, Muslim).
    Người chồng không được phép quan hệ tình dục với người vợ qua đường âm đạo khi cô ta đang trong chu kỳ kinh nguyệt; đợi đến sau khi dứt kinh kỳ và đã tắm thì người chồng mới được phép quan hệ qua âm đạo bình thường trở lại với người vợ. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَيَسۡ‍َٔلُونَكَ عَنِ ٱلۡمَحِيضِۖ قُلۡ هُوَ أَذٗى فَٱعۡتَزِلُواْ ٱلنِّسَآءَ فِي ٱلۡمَحِيضِ وَلَا تَقۡرَبُوهُنَّ حَتَّىٰ يَطۡهُرۡنَۖ فَإِذَا تَطَهَّرۡنَ فَأۡتُوهُنَّ مِنۡ حَيۡثُ أَمَرَكُمُ ٱللَّهُۚ إِنَّ ٱللَّهَ يُحِبُّ ٱلتَّوَّٰبِينَ وَيُحِبُّ ٱلۡمُتَطَهِّرِينَ ٢٢٢﴾ [سورة البقرة: 222]
{Họ hỏi Ngươi (Muhammad) về kinh kỳ của phụ nữ, Ngươi hãy bảo họ: “Nó là một sự gây hại. Bởi thế, các ngươi hãy tạm lánh xa phụ nữ của các ngươi (vợ) trong thời gian các nàng có kinh, các ngươi chớ đến gần họ trừ khi nào họ đã sạch sẽ. Nếu khi nào họ đã sạch sẽ trở lại (sau khi đã tắm) thì các ngươi hãy đến (có thể giao hợp) với họ lúc nào và như thế nào cũng được như Alah đã chỉ thị cho các ngươi. Quả thật, Allah yêu thương những người biết ăn năn sám hối và yêu thương những người luôn giữ mình sạch sẽ.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 222).
Ý nghĩa của “tạm lánh xa” trong câu Kinh là không quan hệ qua đường âm đạo bởi lẽ Thiên sứ của Allah e nói qua lời thuật của Anas bin Malik t:
{اصْنَعُوا كُلَّ شَىْءٍ إِلاَّ النِّكَاحَ} رواه مسلم.
“Các ngươi hãy làm mọi thứ (trong hành vi ân ái vợ chồng) ngoại trừ Nikah (giao hợp)” (Muslim).
Có lời dẫn thì ghi lại rằng Thiên sứ của Allah e nói đề cập cụ thể từ giao hợp:
{اصْنَعُوا كُلَّ شَىْءٍ إِلاَّ الجِمَاعَ}
“Các ngươi hãy làm mọi thứ (trong hành vi ân ái vợ chồng) ngoại  trừ giao hợp”.
Như vậy, người chồng được phép có những hành vi ái ân và cử chỉ yêu thương với người vợ đang trong kinh kỳ trừ việc giao hợp qua đường âm đạo, chẳng hạn như hôn, mơn trớn, ...
    Người chồng không được phép ly dị người vợ trong lúc cô ta đang trong kinh kỳ. Allah I phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلنَّبِيُّ إِذَا طَلَّقۡتُمُ ٱلنِّسَآءَ فَطَلِّقُوهُنَّ لِعِدَّتِهِنَّ﴾ [سورة الطلاق: 1]
{Hỡi Nabi (Muhammad)! Khi các ngươi muốn ly dị vợ thì các ngươi hãy ly di họ trong thời gian Iddah của họ.} (Chương 65 – Attalaaq, câu 1).
Thời gian Iddah của họ là thời gian sạch sẽ ngoài kinh kỳ đồng thời không có quan hệ giao hợp.
Ông Ibnu Umar t ly dị vợ của ông trong lúc bà đang kinh kỳ thì Thiên sứ của Allah e đã ra lệnh bảo ông phải ở lại với vợ ông rồi sau đó hãy ly dị bà trong lúc bà đang trong thời gian sạch sẽ nếu ông muốn. (Hadith do Albukhari và Muslim ghi lại).
    Người đang trong chu kỳ kinh nguyệt không được phép sờ chạm vào quyển Kinh Qur’an. Ông Abu Bakr bin Muhammad bin Amru bin Hajm thuật từ cha của ông và cha của ông thuật lại từ ông nội của ông rằng Thiên sứ của Allah e đã ghi một bức thông điệp gửi đi cư dân Yemen, trong đó có lời:
{وَأَنْ لَا يَمَسُّ الْقُرْآنَ إِلَّا طَاهِر} رواه مالك والنسائي والدارقطني.
“Và không được sờ chạm vào Qur’an ngoại trừ những ai Tahir (sạch sẽ)” (Malik, Annasa-i và Adda-ra-qutni).
Dứt kinh kỳ
Có hai dấu hiệu khẳng định chu kỳ kinh nguyệt đã kết thúc:
1-    Dịch màu trắng: đó là dịch màu trắng do tử cung tiết ra vào cuối kinh kỳ.
2-    Sự khô ráo: nếu đặt bông gòn vào âm đạo thì bông gòn vẫn nguyên vẹn màu trắng và khô ráo không đổi.
Khi máu kinh nguyệt đã dứt là kinh kỳ đã kết thúc, bắt buộc người phụ nữ phải tắm và tẩy sạch thân thể. Nếu thấy âm đạo có chất màu nâu hay màu vàng nhạt sau khi đã tắm rửa thì cũng không bận tâm vì đó không phải là kinh nguyệt; bởi lẽ bà Ummu Atiyah  nói: “Chúng tôi không xem chất màu vàng và chất màu nâu sau khi đã tắm rửa là gì cả” (Abu Dawood). Như vậy, nếu như đã hoàn tất chù kỳ kinh nguyệt theo thường lệ mà chất màu vàng và màu nâu vẫn được tìm thấy trong âm đạo thì hãy tắm và dâng lễ nguyện Salah; tương tự, nếu chất màu vàng và chất màu nâu tiết ra trước khi kinh kỳ đến thì cũng không được xem là kinh nguyệt.
* Vấn đề: Nếu người phụ nữ dứt kinh kỳ hoặc dứt máu hậu sản trước khi hết giờ lễ nguyện Salah khoảng độ thời gian thực hiện một Rak’at thì bắt buộc cô ta phải thực hiện lễ nguyện Salah của giờ đó. Chẳng hạn như một người phụ nữ dứt kinh kỳ trước khi mặt trời lặn khoảng độ thời gian thực hiện một Rak’at thì bắt buộc cô ta phải dâng lễ nguyện Salah Asr của ngày hôm đó; và ai dứt kinh kỳ trước nửa đêm thì phải dâng lễ nguyện Salah I’sha’ của đêm hôm đó.
Tuy nhiên, nếu kinh kỳ đến hoặc máu hậu sản bắt đầu sau khi đã vào giờ lễ nguyện Salah khoảng độ thời gian của một Rak’at thì theo quan điểm đúng nhất trong các quan điểm của giới học giả là người phụ nữ đó phải thực hiện bù lại lễ nguyện Salah của giờ đó.
Giáo lý Istiha-dhah (rong kinh)
Istiha-dhah: là chứng rong kinh tức máu xuất ra từ tử cung do bệnh lý.
Theo thuật ngữ giáo lý: Istiha-dhah là máu được tiết ra từ tử dung nhưng không được xem là kinh nguyệt hay máu hậu sản.
Người phụ nữ được xem là mắc phải Istiha-dhah trong bà trường hợp:
Trường hợp thứ nhất: Người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt quen thuộc hàng tháng trước khi gặp phải tình trạng Istiha-dhah. Chẳng hạn như một người phụ nữ trước khi gặp Istiha-dhah thường có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng tháng khoảng năm ngày hoặc bảy ngày, trường hợp này, cô ta sẽ không dâng lễ nguyện Salah cũng như không nhịn chay trong những ngày theo thường lệ hàng tháng đó. Khi kết thúc thời gian kinh kỳ theo thường lệ thì cô ta sẽ tắm và dâng lễ nguyện Salah trở lại, còn máu xuất ra sau thời gian đó chỉ được xem là Istiha-dhah; bởi lời Thiên sứ của Allah e nói với bà Ummu Habi-bah  nói:
{اِمْكِثِيْ قَدْرَ مَا كَانَتْ تَحْبِسُكِ حَيْضَكِ ثُمْ اِغْتَسِلِيْ وَصَلِي.} رواه مسلم.
“Nàng hãy ở vậy theo thời gian nàng cho đó là kinh kỳ thường lệ của nàng rồi hãy tắm và dâng lễ nguyện Salah.” (Muslim).
Trường hợp thứ hai: Người phụ nữ không có kinh kỳ quen thuộc nhưng máu của cô ta có sự khác biệt giữa máu kinh nguyệt và máu không phải kinh nguyệt, máu kinh nguyệt có màu đỏ sậm ngã đen hoặc có mùi tanh, máu không phải kinh nguyệt có màu đỏ tươi và không có mùi tanh. Trong trường hợp này, cô ta sẽ không dâng lễ nguyện Salah cũng như không nhịn chay trong khoảng thời gian khi máu xuất ra có màu của máu kinh nguyệt, còn máu có màu đỏ tươi và không mùi tanh được coi là máu Istiha-dhah, cô ta sẽ tắm và dâng lễ nguyện Salah bởi vì cô ta được xem là trong thể trạng sạch sẽ. Bằng chứng cho trường hợp này là lời của Thiên sứ e nói với bà Fatimah con gái của Abu Hubais :
{إِذَا كَانَ دَمَ الحَيْضِ فَإِنَّهُ دَمٌ أَسْوَدٌ يُعْرَفُ فَأَمْسِكِيْ عَنْ الصَّلَاةِ ، فَإِذَا كَانَ الآخَر فَتَوَضَّئِيْ وَصَلِّي} رواه أبو داود والنسائي وصححه ابن حبان والحاكم.
“Nếu máu kinh nguyệt thì quả thật nó là máu đỏ sậm ngã đen có thể nhận biết, lúc bấy giờ hãy thôi dâng lễ nguyện Salah; còn nếu máu khác tính chất đó thì hãy làm Wudu’ và dâng lễ nguyện Salah.” (Abu Dawood, Annasa-i, Ibnu Hibban và Al-Hakim xác thực Hadith Sahih).
Trường hợp thứ ba: Người phụ nữ không có kinh kỳ thường lệ quen thuộc cũng như không có sự khác biệt giữa máu kinh nguyệt và máu không phải kinh nguyệt. Trường hợp này, cô ta sẽ tính chu kỳ kinh nguyệt của mình theo chu kỳ kinh nguyệt phổ biến sáu ngày hoặc bảy ngày mỗi tháng, bởi vì đó là kinh kỳ phổ biến ở đa số phụ nữ. Cơ sở giáo lý cho trường hợp này là lời của Thiên sứ e nói với bà Hamnah con gái ông Jahash khi bà hỏi Người về tình trạng Istiha-dhah của bà:
{إِنَّمَا هَذِهِ رَكْضَةٌ من رَكَضَاتِ الشَّيْطَانِ، فَتَحَيَّضِى سِتَّةَ أَيَّامٍ أَوْ سَبْعَةَ أَيَّامٍ فِى عِلْمِ اللهِ ثُمَّ اغْتَسِلِى حَتَّى إِذَا رَأَيْتِ أَنَّكِ قَدْ طَهُرْتِ وَاسْتَنْقَأْتِ، فَصَلِّى ثَلاَثًا وَعِشْرِينَ لَيْلَةً أَوْ أَرْبَعًا وَعِشْرِينَ لَيْلَةً وَأَيَّامَهَا وَصُومِى، فَإِنَّ ذَلِكَ يُجْزِئُكِ، وَكَذَلِكَ فَافْعَلِى فِى كُلِّ شَهْرٍ كَمَا تَحِيضُ النِّسَاءُ} رواه الخمسة، وصححه الترمذي.
“Thật ra đó chỉ là sự tác động trong những tác động của Shaytan; bởi thế, nàng hãy ở trong chu kì kinh nguyệt của nàng sáu hoặc bảy ngày trong sự hiểu biết của Allah rồi sau đó nàng hãy tắm  (và làm Wudu’ cho mỗi lễ nguyện Salah) cho tới khi nào nàng thấy mình đã sạch hoàn toàn. Như vậy, nàng dâng lễ nguyện trong hai mươi bốn ngày hoặc hai mươi ba ngày, nàng nhịn chay và dâng lễ nguyện Salah (trong khoảng thời gian đó); như thế nàng đã đạt yêu cầu. Tương tự, nàng hãy làm giống như những phụ nữ trong thời gian kinh nguyệt.” (Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i, Ibnu Ma-jah và Ahmad, Tirmizdi xác nhận Hadith Sahih).
Những điều bắt buộc người trong tình trạng Istiha-dhah phải làm khi được cho là không phải kinh nguyệt:
1-    Phải tắm khi đã dứt kinh theo số ngày được xem là chu kỳ kinh nguyệt.
2-    Đặt miếng bông hay băng ở tại cửa mình để chặn những gì xuất ra.
Giáo lý máu hậu sản
Theo giáo lý thì máu hậu sản là máu xuất ra từ tử cung do sinh đẻ và sau khi sinh đẻ hoặc xuất ra trước khi sinh có kèm theo cơn đau đẻ.
Dựa theo khái niệm này, nếu thấy máu xuất ra từ âm đạo nhưng không có dấu hiệu của cơn đau đẻ thì đó không phải là máu hậu sản.
Máu hậu sản mang giáo lý giống như kinh nguyệt, được phép ân ái, vuốt ve, mơn trớn ngoài phạm vi âm đạo và bị cấm giao hợp qua âm đạo; không được nhịn chay, lễ nguyện Salah, ly dị, Tawaaf và ở lại trong Masjid; bắt buộc phải tắm khi dứt máu giống như kinh nguyệt; bắt buộc phải nhịn chay bù lại nhưng không bắt buộc thực hiện bù đối với lễ nguyện Salah giống như kinh nguyệt.
* Vấn đề: Thời gian tối đa cho thời kỳ máu hậu sản là bốn mươi ngày, dựa theo Hadith được thuật lại bởi bà Ummu Salmah và các vị Sahabah như Umar, Anas, Ibnu Abbas cùng các vị khác rằng khi nào đủ bốn mươi ngày thì phải tắm và dâng lễ nguyện Salah trở lại và sẽ áp dụng giáo lý trong tình trạng sạch sẽ.
Nếu máu hậu sản dứt sạch trước thời gian bốn mươi ngày thì đó được coi là đã dứt máu hậu sản, người phụ nữ phải tắm và dâng lễ nguyện Salah và không còn bị cấm cử do tình trạng máu hậu sản nữa.
* Vấn đề: Nếu người phụ nữ mang thai sẩy thai trong khoảng thời gian bào thai đã phát triển thành hình hài con người và có xuất máu sau đó cho dù rất ít thì đó được xem là máu hậu sản, thời gian bào thai đã phát triển thành hình hài con người thông thường là ba tháng, và ít nhất là tám mươi ngày; còn nếu sẩy thai khi bào thai vẫn còn là cục máu A’laqah hoặc một cục thịt Mudhghah chưa phát triển thành hình hài con người thì những gì xuất ra sau sẩy thai không được coi là máu hậu sản, cho nên không được bỏ lễ nguyện Salah cũng như nhịn chay và người phụ nữ trong trường hợp này không mang giáo lý của máu hậu sản.
* Nước xuất ra từ âm đạo của người phụ nữ mang thai trước lúc sinh không làm ảnh hưởng việc thờ phượng, giáo lý qui định nó không phải là Najis cho nên không bắt buộc phải rửa âm đạo hay quần áo và cũng không làm hư Wudu’.

 


Giáo lý lễ nguyện Salah

Bắt buộc thực hiện năm lễ nguyện Salah
Lễ nguyện Salah là trụ cột quan trọng của Islam đứng sau lời tuyên thệ Sahadah. Quả thật, Allah I đã sắc lệnh cho Nabi của Ngài Muhammad - vị Thiên sứ cuối cùng – trong đêm thăng thiên; khác với những sắc lệnh khác. Cho nên, điều đó cho thấy sự vĩ đại và tầm quan trọng của lễ nguyện Salah cũng như vị trí của nó ở nơi Allah I.
Salah theo ngôn từ có nghĩa là cầu nguyện. Allah I phán:
﴿ وَصَلِّ عَلَيۡهِمۡۖ ﴾ [سورة التوبة: 103]
{Và hãy Salah cho họ } (Chương 9 – Attawbah, câu 103). Có nghĩa là hãy cầu nguyện cho họ.
Còn theo ngữ nghĩa trong giáo lý, Salah là hình thức thờ phượng Allah I với những lời nói cùng với những động tác đặc trưng được mở đầu bằng Takbir Ihram và kết thúc bằng lời chào Salam. Nó được gọi với cái tên như thế là bởi vì nó chứa đựng sự cầu nguyện (cầu xin khấn vái).
Lễ nguyện Salah được sắc lệnh trong đêm Isra’ và Mi’raaj (dạ hành và thăng thiên) trước cuộc dời cư Hijrah với năm lễ nguyện mỗi ngày đêm; bắt buộc mỗi tín đồ Muslim đủ điều kiện chịu trách nhiệm cho hành vi phải thực hiện năm lễ nguyện Salah này mỗi khi vào giờ giấc của nó. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿إِنَّ ٱلصَّلَوٰةَ كَانَتۡ عَلَى ٱلۡمُؤۡمِنِينَ كِتَٰبٗا مَّوۡقُوتٗا ١٠٣﴾ [سورة النساء: 103]
{Quả thật, lễ nguyện Salah được sắc lệnh cho những người có đức tin vào giờ giấc ấn định.} (Chương 4 – Annisa’, câu 103).
Có nghĩa là lễ nguyện Salah được qui định vào các giờ giấc cụ thể mà Thiên sứ của Allah e đã trình bày rõ qua lời nói cũng như hành động của Người.
Allah I phán:
﴿وَمَآ أُمِرُوٓاْ إِلَّا لِيَعۡبُدُواْ ٱللَّهَ مُخۡلِصِينَ لَهُ ٱلدِّينَ حُنَفَآءَ وَيُقِيمُواْ ٱلصَّلَوٰةَ ﴾ [سورة البينة: 5]
{Và họ được lệnh chỉ phải thờ phụng riêng Allah, triệt để thần phục Ngài một cách chính trực và dâng lễ nguyện Salah một cách chu đáo.} (Chương 98 – Al-Bayyinah, câu 5).
﴿قُل لِّعِبَادِيَ ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ يُقِيمُواْ ٱلصَّلَوٰةَ﴾ [سورة إبراهيم: 31]
{(Này Muhammad!) Ngươi hãy bảo những người bề tôi có đức tin của TA rằng họ hãy dâng lễ nguyện Salah.} (Chương 14 – Ibrahim, câu 31).
Ông Ibnu Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{بُنِيَ الإِسْلاَمُ عَلَى خَمْسٍ: شَهَادَةِ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ وَإِقَامِ الصَّلاَةِ وَإِيتَاءِ الزَّكَاةِ وَحَجِّ الْبَيْتِ وَصَوْمِ رَمَضَانَ} رواه البخاري ومسلم.
“Islam được dựng trên năm nền tảng trụ cột: Lời tuyên thệ Shahadah (لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ و مُحَمَّد رَسُولُ اللهِ) - (không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah và Muhammad là Thiên sứ của Ngài), dâng lễ nguyện Salah, xuất Zakah, hành hương Hajj tại ngôi đền Ka'bah và nhịn chay tháng Ramadan.” (Albukhari, Muslim).
* Vấn đề: Bắt buộc người bảo hộ trẻ nhỏ phải có nghĩa vụ bảo ban chúng dâng lễ nguyện Salah khi chúng lên bảy. Mặc dù, lễ nguyện Salah không phải là bổn phận bắt buộc đối với trẻ nhỏ nhưng cần phải quan tâm và tập tành cho chúng quen với nó, và người bảo hộ sẽ được ghi cho ân phước và công đức nếu trẻ nhỏ dâng lễ nguyện Salah dưới sự quan tâm và bảo ban của y. Cơ sở cho điều này là lời phán của Allah I:
﴿مَن جَآءَ بِٱلۡحَسَنَةِ فَلَهُۥ عَشۡرُ أَمۡثَالِهَاۖ ﴾ [سورة الأنعام: 160]
{Ai đến trình diện Allah với một điều phúc lành thì sẽ được hưởng mười điều lành tương tự.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 160).
Ông Ibnu Abbas t thuật lại, nói: Một người phụ nữ chỉ vào đứa con nhỏ của bà và hỏi Thiên sứ của Allah, bà nói: Đứa trẻ này có phải làm Hajj không? Thiên sứ của Allah e nói:
{نَعَمْ، وَلَكِ أَجْرٌ} رواه مسلم.
“Có, và bà sẽ được ghi cho ân phước và công đức.” (Muslim).
Khi đứa trẻ đã trưởng thành vào giờ bắt buộc lễ nguyện Salah, nếu nó đã dâng lễ nguyện Salah thì đã xong nghĩa vụ; còn nếu đứa trẻ trưởng thành vào thời khắc sắp hết giờ của lễ nguyện Salah chỉ còn vừa đủ để thực hiện một Rak’at thì nó phải dâng lễ nguyện Salah cho giờ đó thì mới xong nghĩa vụ.
Lễ nguyện Salah không bắt buộc đối với người ngoại đạo và người mất trí, tuy nhiên, nếu người ngoại đạo vào Islam hoặc người mất trí tỉnh táo trở lại trước khi hết giờ lễ nguyện Salah khoảng thời gian thực hiện một Rak’at thì bắt buộc cả phải thực lễ nguyện Salah của giờ đó.
* Vấn đề: Không được phép trì hoãn và trễ nải lễ nguyện Salah ngoài giờ giấc qui định. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿إِنَّ ٱلصَّلَوٰةَ كَانَتۡ عَلَى ٱلۡمُؤۡمِنِينَ كِتَٰبٗا مَّوۡقُوتٗا ١٠٣﴾ [سورة النساء: 103]
{Quả thật, lễ nguyện Salah được sắc lệnh cho những người có đức tin vào giờ giấc ấn định.} (Chương 4 – Annisa’, câu 103).
Có nghĩa là giờ giấc cho mỗi lễ nguyện Salah đã được ấn định, không được phép đình trệ khỏi giấc giờ đã định trừ những ai muốn dồn lễ nguyện Salah hiện thời đến lễ nguyện Salah kế tiếp theo hình thức Salah Jamu’a Ta’kheer dành những đối tượng được phép áp dụng hình thức này. Như vậy, không được phép trễ nải lễ nguyện Salah khỏi giờ giấc của nó trong bất cứ hoàn cảnh nào dù là đang trong thân trạng Junub hay trong thân trạng Najis hoặc trong bất cứ tình trạng nào cũng phải thực hiện lễ nguyện Salah trong giờ giấc của nó.
* Vấn đề: Ai bỏ bê lễ nguyện Salah do lơ là, xao lãng và lười biếng nhưng không phủ nhận tính bắt buộc của nó là người ngoại đạo theo quan điểm đúng nhất trong hai quan điểm của giới học giả. Điều này là đúng bởi có nhiều cơ sở giáo lý khẳng định như vậy, tiêu biểu như Hadith qua lời thuật của Jabir t rằng Thiên sứ củ Allah e nói:
{إِنَّ بَيْنَ الرَّجُلِ وَبَيْنَ الشِّرْكِ وَالْكُفْرِ تَرْكَ الصَّلاَةِ} رواه مسلم.
“Quả thật, ranh phân biệt giữa một người với Shirk và vô đức tin là bỏ lễ nguyện Salah.” (Muslim).
Ông Buraidah t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{الْعَهْدُ الَّذِى بَيْنَنَا وَبَيْنَهُمُ الصَّلاَةُ فَمَنْ تَرَكَهَا فَقَدْ كَفَرَ} رواه الخمسة بإسناد صحيح.
“Sự giao ước giữa chúng ta và họ (những người ngoại đạo) là lễ nguyện Salah, bởi thế, ai bỏ nó là kẻ ngoại đạo.” (Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i, Ibnu Ma-jah và Ahmad, với đường dẫn truyền Sahih).


Giáo lý Azdaan và Iqa-mah

Azdaan theo nghĩa của ngôn từ là sự thông báo.
Azdaan theo thuật ngữ giáo lý có nghĩa là thờ phượng Allah với hình thức thông báo đã đến giờ lễ nguyện Salah bằng những lời đặc trưng nhất định.
Iqa-mah theo nghĩa của từ là dựng đứng cái gì đó cho ngay thẳng.
Iqa-mah theo thuật ngữ giáo lý là thờ phượng Allah bằng hình thức thông báo vào vị trí để tiến hành lễ nguyện Salah với những lời đặc trưng nhất định.
Quả thật, Azdaan được qui định vào năm thứ nhất Hijri. Nguyên nhân qui định Azdaan là do các vị Sahabah gặp khó khăn trong việc làm thế nào để thông báo đã vào giờ giấc lễ nguyện Salah cho mỗi Waqtu, họ đã thảo luận với nhau về vấn đề này. Thế rồi, ông Abdullah bin Zaid đã nằm mộng thấy lời Azdaan này này và nó được lời Mặc Khải xác nhận, Allah I phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِذَا نُودِيَ لِلصَّلَوٰةِ مِن يَوۡمِ ٱلۡجُمُعَةِ فَٱسۡعَوۡاْ إِلَىٰ ذِكۡرِ ٱللَّهِ وَذَرُواْ ٱلۡبَيۡعَۚ﴾ [سورة الجمعة: 9]
{Hỡi những ai có đức tin, khi tiếng Azan được cất lên gọi các ngươi đến dâng lễ nguyện Salah Al-Jumu’ah vào ngày thứ sáu thì các ngươi hãy tạm gác lại việc mua bán mà nhanh chân đến (Masjid) để tưởng nhớ Allah.} (Chương 62 – Al-Jum’ah, câu 9).
﴿وَإِذَا نَادَيۡتُمۡ إِلَى ٱلصَّلَوٰة ...﴾ [سورة المائدة: 58]
“Và khi các ngươi hô gọi nhau đến lễ nguyện Salah ...” (Chương 5 –Al-Ma-idah, câu 58).
Azdaan và Iqa-mah là Fardu Kifa-yah. Fardu Kifa-yah là nghĩa vụ bắt buộc đối với tập thể tín đồ Muslim, chỉ cần một cá nhân nào đó trong tập thể đứng ra thực hiện thì toàn bộ tập thể đã xong trách nhiệm, còn nếu không có ai thực hiện thì cả tập thể phải bị mang tội.
Azdaan và Iqa-mah là những biểu hiệu của Islam, cả hai đều là điều bắt buộc đối với nam giới trong lúc ở tại nơi cư trú hay trong lúc đang lữ hành. Phải chiến đấu với cư dân trong một tập thể nào đó nếu họ từ bỏ hai việc làm này bởi vì đó là những biểu hiệu của Islam không được phép từ bỏ.
* Vấn đề: Theo Sunnah, khuyến khích Azdaan và Iqa-mah đối với lễ nguyện Salah đơn lẻ một mình bởi ông Uqbah bin A’mir t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{يَعْجَبُ رَبُّكُمْ مِنْ رَاعِى غَنَمٍ فِى رَأْسِ شَظِيَّةٍ بِجَبَلٍ يُؤَذِّنُ بِالصَّلاَةِ وَيُصَلِّى} رواه النسائي.
“Thượng Đế của các ngươi yêu thích người chăn cừu trên sườn núi Azdaan và dâng lễ nguyện Salah ...” (Annasa-i).
* Vấn đề: Người Azdaan và Iqa-mah phải là nam giới, đã ‎ý thức hành vi, trung thực ngay chính và đã vào giờ giấc.
Lời Azdaan: Có hai lời Azdaan
Thứ nhất: Lời Azdaan của Bilaal: gồm cả thảy 15 câu. Ông Bilaal đã Azdaan như vậy trong suốt thời gian sinh thời của Thiên sứ.
Thứ hai: Lời Azdaan của Abu Mahzdu-rah: gồm 19 câu, cũng giống Azdaan của Billah nhưng có thêm phần lặp lại, ở câu hai câu Shaha-dah nên Azdaan với nhỏ tiếng đủ để những người xung quanh nghe thấy, sau đó trở lại lớn tiếng.
Những điều khuyến khích trong Azdaan:
Khuyến khích Azdaan một cách từ tốn và chậm rãi trong các lời nhưng không quá kéo dài, đôi lúc nên dừng lại một chút giữa các câu, đôi lúc liên tiếp mỗi hai câu với nhau, khuyến khích hướng mặt về Qiblah trong lúc Azdaan, khuyến khích hướng mặt sang phải khi đến câu “حَيَّ عَلَى الصَّلَاةِ” – “Hayya a’las sola-h” và hướng mặt sang trái khi đến câu “حَيَّ عَلَى الْفَلَاحِ” – “Hayya a’alal fala-h”; riêng trong Azdaan Fajar thì nói thêm câu “الصَّلَاةُ خَيْرٌ مِنَ النَّوْمِ” – “Assola-h tukhoirum minan naw-m” hai lần, bởi vì Thiên sứ của Allah e đã ra lệnh như vậy và bởi vì đó là giờ mọi người đang ngủ.
Riêng đối với Iqa-mah thì khuyến khích nhanh một chút bởi vì đó lời thông báo cho những đang có mặt, không Iqa-mah trừ khi đã có lệnh của Imam, bởi vì việc tiến hành lễ nguyện Salah tập thể là quyền xem xét của Imam cho nên khi nào Imam ra dấu Iqa-mah thì mới được Iqa-mah.
Các lời Iqa-mah
Thứ nhất: Iqa-mah của Bilaal gồm 11 câu.
Thứ hai: Iqa-mah của Abu Mahzdu-rah gồm 15 câu.
Nên làm theo cách này một lúc và thỉnh thoảng nên làm theo cách kia.
* Vấn đề: Azdaan không có giá trị trước khi vào giờ bởi vì nó được qui định để thông báo vào giờ. Cho nên nếu Azdaan trước giờ sẽ không đạt được ý nghĩa thực sự của nó, hơn nữa trong sự việc đó có sự lừa dối người nghe; và Azdaan nếu là thông báo chung cho toàn thể thì phải Azdaan ngay lúc đầu giờ, và đó chính là Azdaan của người Azdaan trong thời Thiên sứ e.
Còn nếu Azdaan dành riêng cho một tập thể nhất định nào đó (chẳng hạn một tập thể đi đường, ..) thì giáo lý qui định Azdaan khi muốn thực hiện lễ nguyện Salah.
Azdaan lần thứ nhất: Khuyến khích Azdaan lần thứ nhất cho trước khi vào giờ Fajr tức trước Azdaan lần hai khi xuất hiện ánh rạng đông; bơi Hadith do ông Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّ بِلاَلاً يُؤَذِّنُ بِلَيْلٍ ، فَكُلُوا وَاشْرَبُوا حَتَّى يُنَادِىَ ابْنُ أُمِّ مَكْتُومٍ} متفق عليه.
“Quả thật khi Bilaal Azdaan trong đêm thì các ngươi hãy ăn và hãy uống cho tới khi Ibu Ummu Maktum Azdaan.” (Albukhari, Muslim).
Khoảng cách giữa hai Azdaan khoảng chừng thời gian để người ngủ thức dậy dâng lễ nguyện Salah Sunnah rồi ăn bữa ăn Suhur đối với ai muốn nhịn chay.
Trả lời người Azdaan: Theo Sunnah, những ai nghe Azdaan nên trả lời; có nghĩa là họ nên lặp lại theo sau lời của Người Azdaan trừ câu “حَيَّ عَلَى الصَّلَاةِ” -“Hayya a’alas sola-h” và “حَيَّ عَلَى الْفَلَاحِ” ¬- “Hayya a’lal fala-h” thì nói “لَا حَوْلَ وَلَا قُوَّةَ إِلّا بِاللهِ” - “La hawla wa la quwata illa billa-h”, sau đó hãy nói sau khi Azdaan đã xong lời Du-a:
{اللَّهُمَّ صَلِّي عَلَى مُحَمَّدٍ، اللَّهُمَّ رَبَّ هَذِهِ الدَّعْوَةِ التَّامَّةِ وَالصَّلاَةِ الْقَائِمَةِ آتِ مُحَمَّدًا الْوَسِيلَةَ وَالْفَضِيلَةَ وَابْعَثْهُ مَقَامًا مَحْمُودًا الَّذِى وَعَدْتَهُ}
“Ollo-humma solli ala muhammad, ollo-humma rabbi ha-zdihid da’watit ta-mmah wassola-til qo-imah a-ti muhammadan alwasi-lah walfadhi-lah wab’athhu maqo-man mahmudan allazdi wa ‘adtah”
“Lạy Allah, xin Ngài hãy ban phúc lành cho Muhammad; lạy Allah, Thượng Đế của lời Du-a hoàn hảo này và lễ nguyện Salah sẽ được thực hiện, xin Ngài hãy ban cho Muhammad Al-wasilah (tầng cấp cao nhất dành cho người bề tôi của Allah) và Fadhi-lah (mọi điều tốt đẹp nhất) và xin Ngài hãy Người ở nơi đáng ca ngơi mà Ngài đã hứa với Người”.
Cấm rời khỏi Masjid sau khi đã Azdaan nếu không có lý do chính đáng theo giáo lý. Khi người Azdaan cất tiếng Azdaan trong lúc một người nào đó đang ngồi thì người ngồi đó không nên đứng dậy mà phải đợi đến khi Azdaan xong để không giống với Shaytan. Theo lời của Sheikh Islam Ibnu Taymiyah .

 

 

 

 

 

 

 

Shurut của lễ nguyện Salah

Shurut “شُرُطٌ” là số nhiều của danh từ Shart “شَرْطُ”.
Shart theo nghĩa của từ là dấu hiệu.
Shart theo thuật ngữ giáo lý: là điều kiện bắt buộc cần phải có trước khi muốn thực hiện một việc gì.
Shurut của lễ nguyện Salah là những điều kiện bắt buộc cần phải có trước khi thực hiện lễ nguyện Salah khi có khả năng.
Điều kiện (Shart) thứ nhất: Đã vào giờ.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿إِنَّ ٱلصَّلَوٰةَ كَانَتۡ عَلَى ٱلۡمُؤۡمِنِينَ كِتَٰبٗا مَّوۡقُوتٗا ١٠٣﴾ [سورة النساء: 103]
{Quả thật, lễ nguyện Salah được sắc lệnh cho những người có đức tin vào giờ giấc ấn định.} (Chương 4 – Annisa’, câu 103).
Có nghĩa là mỗi lễ nguyện Salah được Allah I qui định cho các giờ giấc nhất định, không được phép thay đổi. Và các học giả đều đồng thuận với nhau rằng năm lễ nguyện Salah đều có giờ giấc nhất định nếu thực hiện trước giờ giấc của nó là không có giá trị.
Vi thủ lĩnh của những người có đức tin Umar bin Al-Khattaab t nói: “Lễ nguyện Salah có giờ giấc, Allah đã qui định thành điều kiện cho cho nó (lễ nguyện Salah) cho nên lễ nguyện Salah không có giá trị nếu như không có điều kiện đó”.
Các giờ giấc cho năm lễ nguyện Salah:
1-    Lễ nguyện Salah Zhuhur: Giờ của nó bắt đầu từ khi mặt trời vừa nghiêng bóng tức nghiêng về phía mặt trời lặn và nó được nói trong lời phán của Allah I:
﴿أَقِمِ ٱلصَّلَوٰةَ لِدُلُوكِ ٱلشَّمۡسِ﴾ [سورة الاسراء: 78]
{Hãy dâng lễ nguyện Salah từ lúc mặt trời nghiêng bóng ..} (Chương 17 – Al-Isra’, câu 78).
Nhận biết mặt trời đã nghiêng bóng bằng cách khi thấy bóng của một vật nằm về bên hướng Tây.
Giờ của lễ nguyện Zhuhur sẽ được kéo dài cho tới khi bóng của một vật có độ dài bằng chính nó bởi Hadith do Abdullah bin Amru t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{وَقْتُ الظُّهْرِ إِذَا زَالَتِ الشَّمْسُ وَكَانَ ظِلُّ الرَّجُلِ كَطُولِهِ} رواه مسلم.
“Giờ của lễ nguyện Salah Zhuhur là từ khi mặt trời nghiêng bóng cho tới khi bóng của một người đàn ông có độ dài bằng chính chiều cao của y.” (Muslim).
Khuyến khích thực hiện lễ nguyện Salah Zhuhur vào đầu giờ, ngoại trừ trường hợp trời quá nắng gắt thì khuyến khích người dâng lễ nguyện Salah một mình cũng như tập thể trì hoãn đến khi trời giảm cái nóng vào lúc gần giờ Asr, bằng chứng cho điều này là Hadith do ông Abu Huroiroh t ghi lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا اشْتَدَّ الْحَرُّ فَأَبْرِدُوا عَنِ الصَّلاَةِ ، فَإِنَّ شِدَّةَ الْحَرِّ مِنْ فَيْحِ جَهَنَّمَ} متفق عليه.
“Nếu trời nắng quá gắt thì các ngươi hãy trì hoãn lễ nguyện Salah đến lúc trời giảm cơn nóng.” (Albukhari, Muslim).
2-    Lễ nguyện Salah Asr: Giờ của nó bắt đầu từ lúc kết thúc giờ Zhuhur tức từ lúc bóng của mọi vật bằng chính nó, cho đến khi ánh nắng ngã vàng theo quan điểm đúng nhất trong hai quan điểm của giới học giả, bởi Hadith được ông Abdullah bin Amru t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{وَوَقْتُ الْعَصْرِ مَا لَمْ تَصْفَرَّ الشَّمْسُ} رواه مسلم.
“Và giờ Asr là khoảng thời gian trời vẫn chưa vàng” (Muslim).
Đây là thời gian cho phép được lựa chọn, còn thời gian khẩn cấp là khi mặt trời ngã vàng đến khi mặt trời lặn dựa theo Hadith được thuật lại bởi Abu Huroiroh t rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ أَدْرَكَ رَكْعَةً مِنَ الْعَصْرِ قَبْلَ أَنْ تَغْرُبَ الشَّمْسُ فَقَدْ أَدْرَكَ الْعَصْرَ } متفق عليه.
“Ai kịp thực hiện một Rak’at của lễ nguyện Salah Asr trước khi mặt trời lặn thì coi như đã kịp giờ Asr.” (Albukhari, Muslim).
Và lễ nguyện Salah Asr là lễ nguyện Salah duy nhất có hai giờ qui định: giờ được quyền lựa chọn và giờ khẩn cấp.
Khuyến khích thực hiện lễ nguyện Salah vào đầu giờ, và lễ nguyện Salah Asr chính là lễ nguyện Salah Wusta mà Allah đã đề cập đến trong lời phán của Ngài vì ân phúc của nó:
﴿حَٰفِظُواْ عَلَى ٱلصَّلَوَٰتِ وَٱلصَّلَوٰةِ ٱلۡوُسۡطَىٰ وَقُومُواْ لِلَّهِ قَٰنِتِينَ ٢٣٨﴾ [سورة البقرة: 238]
{Các ngươi hãy giữ gìn và duy trì các lễ nguyện Salah, nhất là lễ nguyện Salah Wusta (lễ nguyện Salah Asr); và các ngươi hãy đứng trước Allah với tinh thần sùng kính hoàn toàn.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 238).
3-    Lễ nguyện Salah Marghib: Giờ của nó bắt đầu vào lúc mặt trời lặn tức lúc mặt trời hoàn toàn lặn khuất không còn nhìn thấy bóng dáng của nó nữa, và nhận biết mặt trời đã lặn tại khu ở là dựa vào bóng tối xuất hiện ở hướng Đông. Ông Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا أَقْبَلَ اللَّيْلُ مِنْ هَا هُنَا، وَأَدْبَرَ النَّهَارُ مِنْ هَا هُنَا، وَغَرَبَتِ الشَّمْسُ، فَقَدْ أَفْطَرَ الصَّائِمُ} متفق عليه.
“Nếu màn đêm đến từ đây (Người chỉ tay về phía Đông) và ban ngày ra đi từ đây (Người chỉ tày về phía Tây) và mặt trời đã lặn thì người nhịn chay xả chay.” (Albukhari, Muslim).
Giờ Maghrib kéo dài cho đến khi ánh hoàng hôn hoàn toàn biến mất.
Theo Sunnah phải thực hiện lễ nguyện Salah Maghrib ngay vào đầu giờ của nó bởi Hadith Sahih do Salmah thuật lại, nói: “Quả thật, Thiên sứ của Allah e dâng lễ nguyện Salah Maghrib khi mặt trời đã lặn khuất” (Tirmizdi).
Học giả Tirmizdi nói: “Đây là câu nói của đa số học giả thuộc thế hệ Sahabah và những người tiếp theo sau họ”.
Một cơ sở khác nữa là bởi vì đại Thiên Thần Jibril u đã dẫn lễ nguyện Salah Maghrib cho Nabi e vào ngày thứ nhất cũng như ngày thứ hai đều là sau khi mặt trời lặn.
4-    Lễ nguyện Salah I-sha’: Giờ của nó bắt đầu lúc kết thúc giờ Maghrib tức lúc ánh hoàng hôn hoàn toàn biến mất, cho đến nửa đêm; cơ sở là Hadith do Abdullah bin Amru t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{وَوَقْتُ الْعِشَاءِ إِلَى نِصْفِ اللَّيْلِ} رواه مسلم.
“Và giờ lễ nguyện Salah I-sha’ cho đến nửa đêm.” (Muslim).
Trì hoãn lễ nguyện Salah I-sha’ đến cuối giờ là điều tốt nhất đối với người dâng lễ nguyện đơn lẻ và tập thể, nhưng nếu việc trì hoãn gây khó khăn cho những người Ma’mum (những người dâng lễ theo sau Imam) thì khuyến khích thực hiện lễ nguyện sớm vào đầu giờ của nó; bởi lẽ Thiên sứ của Allah e, khi Người thấy các vị Sahabah đã tập hợp thì Người cho tiến hành lễ nguyện Salah sớm còn khi Người thấy họ đến trễ thì Người trì hoãn (Theo Hadith được ghi lại bởi Albukhari và Muslim qua lời thuật của Jabir).
Ngủ trước giờ lễ nguyện Salah I-sha’ là điều Makruh (bỏ tốt hơn làm) vì để tránh ngủ say mà lỡ giờ; và nói chuyện sau lễ nguyện Salah I-sha’ cũng là điều Makruh vì khi ngồi lại nói chuyện, điều đó có thể làm cho người ngủ không dậy sớm được, cho nên cần phải ngủ ngay sau lễ nguyện Salah I-sha’ để còn thức dậy cho lễ nguyện Salah lúc cuối đêm và để dâng lễ nguyện Salah Fajar một cách năng động và tích cực. Giáo lý này dựa theo Hadith do Albukhari và Muslim ghi lại qua lời thuật của Abu Barazah t rằng Thiên sứ của Allah e gét ngủ trước lễ nguyện Salah I-sha’ và nói chuyện sau lễ nguyện Salah I-sha’.
Giáo lý trên đây chỉ mang ý nghĩa đối với trường hợp thức khuya sau I-sha’ một cách vô ích, còn trường hợp thức khuya vì mục đích có ích và cần thiết thì không vấn đề gì.
5-    Lễ nguyện Salah Fajar: Giờ của nó bắt đầu từ lúc ánh rạng động ló dạng cho đến khi mặt trời mọc. Thiên sứ của Allah e nói:
{وَوَقْتُ الصُّبْحِ مِنْ طُلُوْعِ الْفِجْرِ مَا لَمْ تَطْلُعِ الشَّمْسُ} رواه مسلم.
“Và giờ lễ nguyện Salah Fajar là từ lúc ánh rạng đông ló dạng cho đến khi mặt trời mọc” (Muslim).
Khuyến khích thực hiện sớm lễ nguyện Salah Fajar khi đã xác định được ánh rạng đông đã ló dạng; bởi lẽ Thiên sứ của Allah e đã dâng lễ nguyện Salah Fajar khi trời vẫn còn mờ tối (Theo Hadith do Albukhari và Muslim ghi lại quan lời thuật của Jabir t).
Ai quên lễ nguyện Salah hoặc ngủ quên lỡ giờ của nó thì bắt buộc phải thực hiện bù lại ngay khi đã nhớ lại hoặc đã thức dậy. Ông Anas bin Malik t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ نَسِىَ صَلاَةً أَوْ نَامَ عَنْهَا فَكَفَّارَتُهَا أَنْ يُصَلِّيَهَا إِذَا ذَكَرَهَا} متفق عليه.
“Ai quên lễ nguyện Salah hoặc ngủ lỡ giờ của nó thì việc Kaffa-rah cho sự việc đó là thực hiện bù lại ngay khi đã nhớ ra (hoặc đã ngủ dậy).” (Albukhari, Muslim).
Như vậy, phải thực hiện bù lại ngay lễ nguyện Salah đã bỏ lỡ giờ của nó, không được trì hoãn và trễ nải đến giờ của lễ nguyện Salah khác cũng như không được trì hoãn và trễ nải để qua khỏi giờ cấm mà phải thực hiện ngay khi đã nhớ ra hoặc ngủ dậy.
* Vấn đề: Khi lỡ nhiều lễ nguyện Salah thì hãy thực hiện bù lại theo trình tự trước sau: Fajar rồi đến Zhuhur, Asr, ... bởi vì khi Thiên sứ của Allah e lỡ lễ nguyện Salah Asr vào ngày Khandaq (chiến hào) thì Người thực hiện bù lại bắt đầu Asr trước rồi đến Maghrib. (Hadith do Albukhari, Muslim).
Việc làm theo trình tự được xí xóa chỉ đối với trường hợp quên và thiếu hiểu biết hoặc do sợ bị lỡ mất thêm lễ nguyện Salah của hiện tại hoặc vì muốn theo kịp lễ nguyện Jumu’ah hay tập thể.
Việc thực hiện bù lại không những chỉ đối với các lễ nguyện Salah bắt buộc mà còn được qui định đối với cả các lễ nguyện Salah Sunnah Rawa-tib và Witir.
Không được phép trì hoãn và trễ nải lễ nguyện Salah khỏi giờ giấc được phép lựa chọn ngoại trừ trường hợp khẩn cấp.
Điều kiện (Shart) thứ hai của Salah: Che kín Awrah
Là che kín tất cả những bộ phận bắt buộc phải che kín vì là điều xấu hổ khi để lộ ra ngoài. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿يَا بَنِيْ آدَمَ خُذُواْ زِينَتَكُمۡ عِندَ كُلِّ مَسۡجِدٖ﴾ [سورة الأعراف: 31]
{Này con cháu Adam (con người), các ngươi hãy ăn mặc chỉnh tề và trang nhã ở mỗi nơi thờ phượng} (Chương 7 – Al’Araf, câu 31), có nghĩa là vào mỗi lễ nguyện Salah.
Bà A’ishah  thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ يَقْبَلُ اللهُ صَلاَةَ حَائِضٍ إِلاَّ بِخِمَارٍ } رواه أبو داود والترمذي وحسنه.
“Allah không chấp nhận lễ nguyện Salah của người phụ nữ trưởng thành ngoại trừ có Hijaab (che toàn thân)” (Abu Dawood, Tirmizdi và ông nói Hadith Hasan).
Quả thật, Allah I đã gọi việc để hở Awrah là điều xấu xa và tội lỗi trong lời phán của Ngài nói về những người ngoại đạo:
﴿وَإِذَا فَعَلُواْ فَٰحِشَةٗ قَالُواْ وَجَدۡنَا عَلَيۡهَآ ءَابَآءَنَا وَٱللَّهُ أَمَرَنَا بِهَاۗ قُلۡ إِنَّ ٱللَّهَ لَا يَأۡمُرُ بِٱلۡفَحۡشَآءِۖ أَتَقُولُونَ عَلَى ٱللَّهِ مَا لَا تَعۡلَمُونَ ٢٨﴾ [سورة الأعراف: 28]
{Và khi chúng làm điều xấu xa tội lỗi thì chúng nói: “Chúng tôi thấy cha mẹ của chúng tôi làm thế và Allah bảo chúng tôi làm điều đó”. Hãy bảo chúng (Muhammad): “Quả thật, Allah không hề ra lệnh bảo các ngươi làm điều xấu xa tội lỗi. Phải chăng các ngươi lại nói cho Allah điều mà các ngươi không biết sao?!”.} (Chương 7 – Al-A’raaf, câu 28).
Những kẻ ngoại đạo này đã đi Tawaaf ngôi đền Ka’bah với thân hình lỏa thể và họ cho rằng đó là nghi thức tôn giáo.
Những điều kiện cho những thứ được lấy làm đồ che kín Awrah: Những thứ được dùng làm đồ che kín Awrah trong lễ nguyện Salah phải là những thứ không Najis cũng như không phải những thứ Haram và cũng không được phép có màu da người.
Awrah của nam giới:
Phạm vị Awrah của nam giới dù là trẻ con đã ý thức hay người trưởng thành là từ rốn đến đầu gối. Ông Ali t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ تُبْرِزْ فَخِذَكَ وَلاَ تَنْظُرَنَّ إِلَى فَخِذِ حَىٍّ وَلاَ مَيِّتٍ} رواه أبو داود وابن ماجه.
“Chớ để hở đùi của ngươi ra ngoài và chớ nhìn vào dùi của người khác dù là người sống hãy đã chết” (Abu Dawood và Ibnu Ma-jah).
Ông Amru bin Shu’aib thuật lại từ cha của ông và cha của ông thuật lại từ ông nội của ông rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{مَا بَيْنَ السُّرَّةِ وَالرُّكْبَةِ عَوْرَةٌ} رواه الدارقطني واسناد حسن.
“Phần giữa rốn và đầu gối là Awrah” (Adda-raqutni với đường dẫn truyền tốt).
Awrah của nữ giới:
Awrah của phụ nữ trưởng thành là toàn thân thể của họ bởi Thiên sứ của Allah e đã nói:
{الْمَرْأَةُ عَوْرَةٌ} صححه الترمذي.
“Phụ nữ là Awrah” (Tirmizdi ghi lại và ông xác thực Hadith Sahih).
Bà A’ishah  thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ يَقْبَلُ اللهُ صَلاَةَ حَائِضٍ إِلاَّ بِخِمَارٍ } رواه أبو داود والترمذي وحسنه.
“Allah không chấp nhận lễ nguyện Salah của người phụ nữ trưởng thành ngoại trừ có Hijaab (che toàn thân)” (Abu Dawood, Tirmizdi và ông nói Hadith Hasan).
Tirmizdi nói: “Các học giả làm theo Hadith này; rằng người phụ nữ khi dâng lễ nguyện Salah mà phần Awrah nào đó của cô ta bị lộ ra ngoài thì lễ nguyện Salah của cô ta không có giá trị”.
Các Hadith trên đi cùng với các lời phán của Allah I dưới đây:
﴿وَلَا يُبۡدِينَ زِينَتَهُنَّ إِلَّا مَا ظَهَرَ مِنۡهَاۖ وَلۡيَضۡرِبۡنَ بِخُمُرِهِنَّ عَلَىٰ جُيُوبِهِنَّۖ وَلَا يُبۡدِينَ زِينَتَهُنَّ إِلَّا لِبُعُولَتِهِنَّ ﴾ [سورة النور: 31]
{Và hãy bảo họ chớ phô bày nhan sắc ra ngoài ngoại trừ bộ phận nào lộ ra ngoài tự nhiên (hai bàn tay, gương mặt, ..); và họ phải kéo khăn choàng phủ lên ngực; và họ chớ phô bày nhan sắc ngoại trừ đối với chồng ...} (Chương 24 – Annur, câu 31).
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلنَّبِيُّ قُل لِّأَزۡوَٰجِكَ وَبَنَاتِكَ وَنِسَآءِ ٱلۡمُؤۡمِنِينَ يُدۡنِينَ عَلَيۡهِنَّ مِن جَلَٰبِيبِهِنَّۚ ذَٰلِكَ أَدۡنَىٰٓ أَن يُعۡرَفۡنَ فَلَا يُؤۡذَيۡنَۗ ﴾ [سورة الأحزاب: 59]
{Hỡi Nabi (Muhammad!) hãy bảo các bà vợ của Ngươi, các đứa con gái của Ngươi và các bà vợ của những người có đức tin dùng áo choàng phủ kín cơ thể của họ. Như thế sẽ dễ nhận biết họ và họ sẽ không bị xúc phạm.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 59).
﴿وَإِذَا سَأَلۡتُمُوهُنَّ مَتَٰعٗا فَسۡ‍َٔلُوهُنَّ مِن وَرَآءِ حِجَابٖۚ ذَٰلِكُمۡ أَطۡهَرُ لِقُلُوبِكُمۡ وَقُلُوبِهِنَّۚ ...﴾ [سورة الأحزاب: 53]
{Và khi các ngươi muốn hỏi chuyện các bà (vợ của Nabi), hãy hỏi các bà từ sau một bức màn. Cách đó trong sạch cho tấm lòng của các ngươi và cho tấm lòng của các bà hơn ...} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 53).
Những lời giáo lý trên và những gì mang cùng ý nghĩa đó từ Qur’an và Sunnah thì rất nhiều, là bằng chứng khẳng định rằng toàn thân phụ nữ đều là Awrah khi đối diện với đàn ông Aja-nib (những người không bị cấm lấy làm chồng). Cho nên, Người phụ nữ không được phép để lộ bất cứ bộ phận nào của cơ thể mình khi có mặt của đàn ông dù là trong lễ nguyện Salah hay ngoài lễ nguyện Salah; riêng trường hợp người phụ nữ dâng lễ nguyện Salah tại một nơi vắng bóng đàn ông Aja-nib thì cô ta được phép để hở mặt, hai bàn tay và cả hai bàn chân, vì có một Hadith qua lời thuật của bà Asma’ rằng Thiên sứ của Allah e đã cho phép một người phụ nữ dâng lễ nguyện Salah trong chiếc áo dài của bà.
Riêng nữ giới là trẻ em đã có ý thức về hành vi thì toàn thân thể cũng đều là Awrah trừ đầu, gương mặt, hai bàn tay và hai bàn chân.
Allah I đã ra lệnh bảo ngoài việc phải che kín Awrah thì Ngài còn bảo phải chỉnh chu và tươm tất trong y phục, Ngài phán:
﴿يَا بَنِيْ آدَمَ خُذُواْ زِينَتَكُمۡ عِندَ كُلِّ مَسۡجِدٖ﴾ [سورة الأعراف: 31]
{Này con cháu Adam (con người), các ngươi hãy ăn mặc chỉnh tề và trang nhã ở mỗi nơi thờ phượng} (Chương 7 – Al’Araf, câu 31).
Như vậy, không chỉ Ngài ra lệnh quan tâm đến việc che kín Awrah mà Ngài còn ra lệnh phải chỉnh tề và trang nhã trong ăn mặc. Bởi thế, người tín đồ Muslim cần phải mặc những trang phục đàng hoàng, tươm tất và đẹp nhất trong lễ nguyện Salah vì đó là sự trình diện trước Allah Tối Cao và Vĩ Đại; và cái đẹp, chỉnh chu cũng như sự tươm tất của quần áo sẽ tùy theo phong tục tập quán của từng dân tộc và từng quốc gia.
Điều kiện (Shart) thứ ba của lễ nguyện Salah: Tránh Najis
Tránh Najis có nghĩa là người dâng lễ nguyện Salah phải tránh những thứ Najis đừng để nó dính lên người, lên quần áo hay dính vào nơi đứng dâng lễ nguyện Salah.
Najis là những thứ được giáo lý xem là dơ bẩn làm ô uế sự thờ phượng, hủy hoại giá trị của lễ nguyện Salah như xác chết, máu xuất ra bên ngoài cơ thể, nước tiểu, phân. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَثِيَابَكَ فَطَهِّرۡ ٤﴾ [سورة المدثر: 4]
{Và Ngươi (Muhammad) hãy tẩy sạch y phục của Ngươi.} (Chương 74 – Al-Muddaththir, câu 4).
Ibnu Si-reen nói: Có nghĩa là hãy rửa sạch với nước.
Ông Ibnu Abbas t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e đã nói về một trong hai ngôi mộ bị trừng phạt:
{كَانَ أَحَدُهُمَا لاَ يَسْتَتِرُ مِنْ بَوْلِهِ} متفق عليه.
“(Lý do bị trừng phạt) của một trong hai ngôi mộ đó là vì y đã không làm vệ sinh sạch sẽ khi đi tiểu.” (Albukhari, Muslim).
Thiên sứ của Allah e đã bảo bà Asma’  rửa y phục bị dính máu kinh nguyệt của bà rồi dâng lễ nguyện Salah trong y phục đó (Albukhari, Muslim).
Và Thiên sứ của Allah e cũng bảo chà cọ đôi giày trên nền đất rồi dâng lễ nguyện Salah trên đôi giày; Người bảo mang nước giội lên chỗ nước tiểu mà người đàn ông sa mạc đã làm bẩn tại Masjid; và còn nhiều Hadith khác làm cơ sở giáo lý cho điều này.
  * Ai nhìn thấy Najis dính trên người sau khi đã hoàn tất lễ nguyện Salah và không biết Najis đó đã dính từ bao giờ thì lễ nguyện Salah đó của y hoàn toàn có giá trị; tương tự, nếu y biết dính Najis trước lễ nguyện Salah nhưng do quên tẩy rửa và đã dâng lễ nguyện Salah trên hiện trạng đó thì lễ nguyện Salah của y vẫn có giá trị theo quan điểm đúng nhất của giới học giả; còn nếu phát hiện Najis trong lúc dang dâng lễ nguyện Salah và có thể loại bỏ Najis đó mà không cần nhiều thao tác chẳng hạn như chỉ cần cởi giày ra hãy chỉ cần cởi khăn quấn đầu ra, .. thì hãy làm như thế, tuy nhiên, nếu không thể loại bỏ Najis trong lúc đang dâng lễ nguyện Salah thì lễ nguyện Salah bị hư cần phải hủy.
* Vấn đề: Những nơi không được phép dâng lễ nguyện Salah tại đó
    Mồ mả: Không được phép dâng lễ nguyện Salah tại khu chôn cất, mồ mả bởi Hadith được ghi lại qua lời thuật của ông Abu Sa’eed t rằng Thiên sứ của Allah e đã nói:
{الأَرْضُ كُلُّهَا مَسْجِدٌ إِلاَّ الْمَقْبُرَةَ وَالْحَمَّامَ} رواه الخمسة إلا النسائي وصححه الترمذي.
“Tất cả mặt đất đều là Masjid ngoại trừ mồ mả và chỗ đi vệ sinh.” (Abu Dawood, Tirmizdi, Ibnu Ma-jah và Ahmad; ông Tirmizdi xác thực Hadith Sahih).
Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ تُصَلُّوا إِلَى الْقُبُورِ وَلاَ تَجْلِسُوا عَلَيْهَا} رواه مسلم.
“Các ngươi chớ dâng lễ nguyện Salah hướng về mồ mả và các ngươi chớ ngồi lên mồ mả.” (Muslim).
Nguyên nhân cấm dâng lễ nguyện Salah tại khu mồ mả không phải là vì sợ Najis mà là vì sợ sẽ tôn vinh mồ mả và biến mồ mả thành bục tượng và thần linh. Như vậy, ý nghĩa của việc cấm nhằm mục đích ngăn chặn và phòng ngừa sự thờ phượng mồ mả; tuy nhiên điều cấm này không dành cho lễ nguyện Salah cho người chết, có nghĩa là được phép đứng tại mộ để dâng lễ nguyện Salah cho người chết bởi Thiên sứ của Allah e đã từng làm như vậy.
Tất cả những gì nằm trong danh mục mồ mả và mộ phần thì đều không được phép dâng lễ nguyện Salah tại đó bởi vì sự cấm đoán bao quát tất cả những gì nằm trong phạm vi mồ mả và khu chôn cất.
Tương tự, khong được dâng lễ nguyện Salah tại Masjid được xây trên mộ hoặc khu chôn cất, còn nếu như Masjid được xây cất rồi người chết được chôn trong đó thì phải đào lên chuyển ra khỏi Masjid.
    Không được phép dâng lễ nguyện Salah tại các nhà vệ sinh (đi cầu, đi tiểu); bởi đó là nơi ở của Shaytan và bởi vì đó là nơi dơ bẩn và ô uế.
    Không được phép dâng lễ nguyện Salah tại các nhà về sinh (phòng rửa mặt, thay quần áo); bởi vì đó là chỗ tắm rửa, nơi lỏa thể và là chỗ ở của Shaytan. Và sự cấm đoán là bao hàm tất cả những gì được gọi là nhà vệ sinh như Hadith được ông Abu Sa’eed t thuật lại:
{الأَرْضُ كُلُّهَا مَسْجِدٌ إِلاَّ الْمَقْبُرَةَ وَالْحَمَّامَ} رواه الخمسة إلا النسائي وصححه الترمذي.
“Tất cả mặt đất đều là Masjid ngoại trừ mồ mả và chỗ đi vệ sinh.” (Abu Dawood, Tirmizdi, Ibnu Ma-jah và Ahmad; ông Tirmizdi xác thực Hadith Sahih).
    Không được phép dâng lễ nguyện Salah tại các chuồng trại của lạc đà hoặc ở những nơi mà đàn lạc đà thường trú tại đó; bởi theo lời thuật của ông Jabir bin Samurah t rằng Thiên sứ của Allah e đã ngăn cấm dâng lễ nguyện Salah tại chuồng trại của lạc đà (Hadith do Muslim ghi lại).
    Những nơi Najis.
    Makruh dâng lễ nguyện Salah tại nơi có hình ảnh được treo hoặc được vẽ hay có các hình tượng được dựng lên; bởi vì các vị Sahabah ngăn cấm điều đó.
Điều kiện (Shart) thứ tư của lễ nguyện Salah: Hướng mặt về Qiblah
Một trong những điều kiện làm nên giá trị cho lễ nguyện Salah là hướng mặt về Qiblah. Qiblah là ngôi Đền Ka’bah thiêng liêng, nó được gọi là Qiblah là bởi vì đó là hướng mà mọi người phải quay mặt về đó và bởi vì người dâng lễ nguyện Salah phải hướng về đó khi thực hiện lễ nguyện. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿فَوَلِّ وَجۡهَكَ شَطۡرَ ٱلۡمَسۡجِدِ ٱلۡحَرَامِۚ وَحَيۡثُ مَا كُنتُمۡ فَوَلُّواْ وُجُوهَكُمۡ شَطۡرَهُۥ﴾ [سورة البقرة: 150]
{Hãy quay mặt của Ngươi về hướng Masjid Alharam (trong lễ nguyện Salah), và ở bất kỳ nơi nào thì Ngươi cũng hãy quay mặt về đó (trong lễ nguyện Salah).} (Chương 2 – Albaqarah, câu 150).
Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói với ông:
{إِذَا قُمْتَ إِلَى الصَّلاَةِ فَأَسْبِغِ الْوُضُوءَ، ثُمَّ اسْتَقْبِلِ الْقِبْلَةَ فَكَبِّرْ} رواه مسلم.
“Khi ngươi muốn dâng lễ nguyện Salah thì ngươi hãy chu đáo làm Wudu’ rồi hướng mặt về Qiblah rồi hãy Takbir.” (Muslim).
Nếu ai ở sát gần ngôi Đền Ka’bah chẳng hạn như đang ở bên trong Masjid Al-Haram thì bắt buộc y phải hướng mặt trực diện đến ngôi Đền Ka’bah bởi vì y có khả năng hướng trực tiếp tới ngôi Đền, cho nên y không được phép hướng lệch khỏi ngôi Đền. Còn đối với ai ở xa ngôi Đền thì dù ở bất kỳ nơi đâu trên quả địa cầu thì y cũng phải hướng mặt về phía của ngôi Đền, bất kể bên phải hay bên trái; bởi Hadith được thuật lại từ lời ông Abu Huroiroh t rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{مَا بَيْنَ الْمَشْرِقِ وَالْمَغْرِبِ قِبْلَةٌ} رواه الترمذي.
“Giữa hướng Đông và Tây là Qiblah” (Tirmizdi).
* Vấn đề: Việc hướng mặt về Qiblah không còn là điều kiện bắt buộc trong các trường hợp sau:
    Trường hợp không có khả năng hướng mặt về Qiblah chẳng hạn như bị trói hoặc bị xiềng xích ở hướng khác với Qiblah, .. thì người tín đồ sẽ dâng lễ nguyện Salah theo hướng của hiện trạng. Đây là quan điểm được thống nhất và đồng thuận trong giới học giả bởi lẽ điều bắt buộc sẽ không còn khi không có khả năng thực hiện.
    Trường hợp khẩn cấp chẳng hạn như trong chiến tranh lúc hổn chiến, chạy tránh lũ hay hỏa hoạn hay thú dữ hoặc kẻ thù, ...
    Trường hợp khó khăn và trở ngại như bệnh tật không thể hướng mặt về phía Qiblah hoặc gặp khó khăn trở ngại trong việc xác định hướng. Những người trong trường hợp này dâng lễ nguyện theo hiện trạng của họ cho dù không hướng về Qiblah và lễ nguyện Salah của họ vẫn có giá trị. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ ﴾  [سورة التغابن: 16]
{Bởi thế, các ngươi hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi.} (Chương 64 – Attagha-bun, câu 16).
Thiên sứ của Allah e nói:
{وَإِذَا أَمَرْتُكُمْ بِأَمْرٍ فَأْتُوا مِنْهُ مَا اسْتَطَعْتُمْ} متفق عليه.
“Và khi nào Ta ra lệnh cho các ngươi một điều gì đó thì các ngươi hãy thực hiện nó theo khả năng của các ngươi.” (Albukhari, Muslim).
Ông Ibnu Umar t nói rằng khi trong hoàn cảnh sợ hãi thì họ dâng lễ hướng về Qiblah và không hướng về Qiblah (Hadith do Albukhari ghi lại).
    Trường hợp ở trên các phương tiện đang di chuyển hoặc đang ở nơi quá hẹp không thể hướng về Qiblah. Bằng chứng là Hadith do Ibnu Umar, Anas và các vị Sahabah khác.
* Vấn đề: Xác định Qiblah với những điều sau:
    Thông tin, nếu có ai đó nói cho biết về hướng của Qiblah và người đó trung thực đáng tin cậy thì làm theo lời nói cho biết của y.
    Qua những cái Mihrab (cái hốc trong Masjid).
    Dựa vào các dấu hiệu thiên văn chẳng hạn như dựa vào các vì sao như Allah I đã phán:
﴿وَعَلَٰمَٰتٖۚ وَبِٱلنَّجۡمِ هُمۡ يَهۡتَدُونَ ١٦﴾ [سورة النحل: 16]
{Và (Ngài đã tạo) những cảnh giới (để làm dấu). Và nhờ các ngôi sao (trên trời) mà họ (nhân loại) xác định được phương hướng.} (Chương 16 – Annahl, câu 16).
    Dựa vào mặt trời và mặt trăng.
    Dùng những dụng cụ xác định phương hướng của thời hiện đại.
* Vấn đề: Ai hiểu biết và thông thạo về cách xác định Qiblah thì người đó phải nỗ lực hết mình trong việc xác định dù là đi đường hay đang ở nơi cư trú, còn ai không phải là những người thông thạo thì phải làm theo người hiểu biết và thông thạo hoặc phải hỏi thăm những người dân nơi cư trú hoặc các Masjid; nếu dâng lễ nguyện Salah không theo một ai đó hiểu rõ về Qiblah hoặc không hỏi thăm thì phải thực hiện lại lễ nguyện Salah đó trừ phi đã đúng chính xác hướng Qiblah.
Trường hợp không có người để hỏi thăm hoặc không có gì để xác định thì cứ xác định phương hướng theo sự phỏng đoán rồi dâng lễ nguyện Salah và lễ nguyện Salah được xem có giá trị hoàn toàn.
Điều kiện (Shart) thứ năm của lễ nguyện Salah: Niyah
Niyah có nghĩa là sự định tâm. Biểu hiện của Niyah là ở trái tim tức ở tâm chứ không cần nói thành lời, nếu nói thành lời là Bid’ah bởi vì Thiên sứ của Allah e cũng như các vị Sahabah của Người đều không nói thành lời để biểu hiện sự định tâm mà họ định tâm trong lòng.
Định tâm là điều kiền cần của lễ nguyện Salah bởi Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّمَا الأَعْمَالُ بِالنِّيَّاتِ} متفق عليه.
“Quả thật, mọi việc làm đều bằng sự định tâm.” (Albukhari, Muslim).
Thời điểm định tâm là cùng với Takbir Ihram mục đích để nó tương ứng với sự thờ phượng, tuy nhiên, nếu định tâm trước đó một lúc không đáng kể thì không vấn đề gì.
Sự định tâm phải được tiếp diễn trong toàn bộ lễ nguyện Salah, nếu sự định tâm bị cắt đứt trong lễ nguyện Salah thì lễ nguyện Salah đó bị hư không còn giá trị nữa.
Nếu có sự lưỡng lự và do dự trong việc cắt đứt sự định tâm thì lễ nguyện Salah không hư bởi vì sự định tâm vẫn còn; tương tự, nếu có ý định làm điều cấm khi đang ở trong lễ nguyện Salah thì lễ nguyện Salah không hư.
* Vấn đề: Được phép đối với ai đã định tâm dâng lễ nguyện Salah bắt buộc một mình chuyển sự định tâm lễ nguyện Salah đó thành lễ nguyện Salah Sunnah nếu có mục đích chính đáng theo giáo lý, chẳng hạn như một người đã dâng lễ nguyện Salah bắt buộc một mình nhưng sau đó muốn dâng lễ nguyện Salah cùng với tập thể.
Sự chuyển đổi Niyah được phân thành ba dạng:
Dạng thứ nhất: Chuyển đổi Niyah từ lễ nguyện Salah được giới hạn trong phạm vi cụ thể như lễ nguyện Salah bắt buộc hoặc lễ nguyện Salah Sunnah được giới hạn bởi thời gian và không gian cũng như hoàn cảnh đến lễ nguyện Salah Sunnah không giới hạn. Dạng chuyển đổi này là được phép miễn sao nó không khiến người chủ thể bỏ lễ nguyện Salah tập thể hoặc trễ nải giờ giấc của lễ nguyện.
Dạng thứ hai: Chuyển đổi Niyah giữa các lễ nguyện Salah được giới hạn trong phạm vi cụ thể, chuyển đổi này hủy lễ nguyện Salah đầu và được tính cho lễ nguyện Salah thứ hai.
Dạng thứ ba: Chuyển đổi Niyah từ lễ nguyện Salah Sunnah không giới hạn đến lễ nguyện Salah được giới hạn trong một phạm vị cụ thể nhất định. Sự chuyển đổi này là vô hiệu.
* Vấn đề: Được phép chuyển đổi Niyah trong lễ nguyện Salah, được phép chuyển đổi Niyah từ người dâng lễ nguyện Salah đơn lẻ thành người dâng lễ nguyện Salah theo sau Imam hay thành người dẫn lễ Imam; và ngược lại cũng được phép chuyển đổi Niyah từ Imam thành người theo sau hay người đơn lẻ nếu có lý do chính đáng theo giáo lý.
Ông Ibnu Abbas t thuật lại, nói rằng Thiên sứ của Allah e đang đứng dâng lễ nguyện Salah một mình thì ông đến đứng bên trái của Người rồi Người kéo ông về phía bên phải của Người (Hadith do Albukhari và Muslim ghi lại). Như vậy, Thiên sứ của Allah e đã chuyển Niyah từ lễ nguyện Salah đơn lẻ thành người dẫn lễ Imam. Ngoài ra còn nhiều Hadith khác cho vấn đề này chẳng hạn như Hadith do bà A’ishah  thuật lại.

 

  

 

 

 

 

 

 

 

Phong thái đi lễ nguyện Salah

Khi người tín đồ Muslim rời nhà đi Masjid để thực hiện lễ nguyện Salah cùng với tập thể, y hãy đi một cách từ tốn, điềm tĩnh, hạ thấp cái nhìn xuống, không hối hả hấp tấp, không ồn ào và ít liếc nhìn qua lại.
 Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا أَتَيْتُمُ الصَّلَاةَ (وَفي لفظ:إِذا سَمِعْتُمُ الإِقَامَةَ) فَامْشُوا وَعَلَيْكُمْ بِالسَّكِينَةِ وَالْوَقَارِ وَلاَ تُسْرِعُوا، فَمَا أَدْرَكْتُمْ فَصَلُّوا وَمَا فَاتَكُمْ فَأَتِمُّوا} رواه البخاري ومسلم.
“Khi các ngươi đi lễ nguyện Salah (và trong một lời dẫn khác: khi các ngươi nghe Iqa-mah) thì các ngươi hãy đi một cách từ tốn và điềm tĩnh, các ngươi chớ hối hả và hấp tấp; những gì các ngươi bắt kịp thì hãy dâng lễ còn những gì lỡ mất thì các người hãy hoàn tất nó.” (Albukhari, Muslim).
{إِذَا ثُوِّبَ لِلصَّلاَةِ فَلاَ تَأْتُوهَا وَأَنْتُمْ تَسْعَوْنَ وَأْتُوهَا وَعَلَيْكُمُ السَّكِينَةُ فَمَا أَدْرَكْتُمْ فَصَلُّوا وَمَا فَاتَكُمْ فَأَتِمُّوا فَإِنَّ أَحَدَكُمْ إِذَا كَانَ يَعْمِدُ إِلَى الصَّلاَةِ فَهُوَ فِى صَلاَةٍ} رواه مسلم.
“Khi đã Iqa-mah cho lễ nguyện Salah thì các ngươi chớ đến với nó trong bộ dạng chạy hối hả mà các ngươi hãy đến với nó một cách từ tốn và điềm tĩnh; những gì các ngươi bắt kịp thì các ngươi hãy dâng lễ còn những gì các ngươi lỡ mất thì các người hãy hoàn tất, bởi quả thật khi ai đó trong các ngươi hướng đến với lễ nguyện Salah là y đã ở trong lễ nguyện Salah.” (Muslim).
Người tín đồ Muslim nên đi Masjid sớm để bắt kịp Takbir Ihram và cùng tham gia trọn vẹn với tập thể trong lễ nguyện Salah.
Ông Ibnu Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا تَوَضَّأَ أَحَدُكُمْ فَأَحْسَنَ الْوُضُوءَ ثُمَّ خَرَجَ إِلَى الْمَسْجِدَ لَمْ يَخْطُ خَطْوَةً إِلاَّ رَفَعَهُ اللهُ بِهَا دَرَجَةً وَحَطَّ عَنْهُ بِهَا خَطِيئَةً} رواه البخاري ومسلم.
“Nếu ai đó trong các ngươi làm Wudu’ một cách chu đáo rồi đi Masjid thì cứ mỗi bước đi Allah nâng lên cho y một bậc đồng thời xóa đi một tội cho y.” (Albukhari, Muslim).
Khi tới cửa Masjid thì hãy bước vào bằng chân phải đồng thời nói:
{أَعُوْذُ بِاللهِ الْعَظِيْمِ وَبِوَجْهِهِ الْكَرِيْمِ وَبِسُلْطَانِهِ الْقَدِيْمِ مِنَ الشَّيْطَانِ الرَّجِيْمِ. اللهُمَّ صَلِّ عَلَى مُحَمَّدٍ، اللهُمَّ اِغْفِرْلِيْ ذُنُوْبِيْ وَاِفْتَحْ لِيْ أَبْوَابَ رَحْمَتِكَ.}
“A’u-zdu billa-hil azhi-m wa biwajhihil kari-m wabisulto-nihil qodi-m minash shayto-nir roji-m. Ollo-humma solli ‘ala Muhammad, ollo-hummagh firly zdunu-bi waftahli abwa-ba rohmatik”.
“Với sắc diện hoàn mỹ của Allah, và với quyền lực từ cổ xưa của Ngài, bề tôi cầu xin Ngài, Đấng Vĩ Đại che chở bề tôi khỏi Shaytan xấu xa. Lạy Allah, xin Ngài ban phúc lành cho Muhammad; lạy Allah, xin Ngài tha thứ tội lỗi của bề tôi và xin Ngài mở các cánh cửa Nhân từ của Ngài cho bề tôi”.
Và khi nào đi ra Masjid thì hãy bước ra bằng chân trái đồng thời lời Du-a giống như lúc bước vào chỉ thay câu “وَاِفْتَحْ لِيْ أَبْوَابَ رَحْمَتِك” – “Waftahli abwa-ba rohmatika” bằng câu “وَاِفْتَحْ لِيْ أَبْوَابَ فَضْلِكَ” – “Waftahli abwa-ba fadhlika”.
Khi vào Masjid thì chớ ngồi cho đến khi đã dâng lễ nguyện Salah hai Rak’at chào Masjid bởi Thiên sứ của Allah e đã nói qua lời thuật của ông Abu Qata-dah t:
{إِذَا دَخَلَ أَحَدُكُمُ الْمَسْجِدَ فَلاَ يَجْلِسْ حَتَّى يُصَلِّىَ رَكْعَتَيْنِ} متفق عليه.
“Khi ai đó trong các ngươi vào Masjid thì y chớ ngồi cho đến khi y đã dâng lễ nguyện Salah hai Rak’at.” (Albukhari, Muslim).
Sau đó, hãy đợi lễ nguyện Salah bắt buộc và hãy tận dụng thời gian lúc ngồi chờ lễ nguyện Salah trong Masjid cho việc tụng niệm Allah, đọc Qur’an, tránh việc nói chuyện vô bổ, không được bẻ các ngón tay bởi có sự ngăn cấm từ Thiên sứ của Allah e. Ông Ka’ab bin Ujrah t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا تَوَضَّأَ أَحَدُكُمْ فَأَحْسَنَ وُضُوءَهُ ثُمَّ خَرَجَ عَامِدًا إِلَى الْمَسْجِدِ فَلاَ يُشَبِّكَنَّ بَيْنَ أَصَابِعِهِ فَإِنَّهُ فِى صَلاَةٍ} رواه أحمد وأبو داود والترمذي.
“Khi ai đó trong các ngươi làm Wudu’ rồi rời nhà đến Masjid thì y chớ bẻ các ngón tay của y trong lễ nguyện Salah.” (Ahmad, Abu Dawood và Tirmizdi).
Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{أَنَّ الْعَبْدُ فِى صَلاَةٍ مَا دَامَ يَنْتَظِرُ الصَّلاَةَ وَالْمَلاَئِكَةُ تُصَلِّي عَلَيْهِ} متفق عليه.
“Quả thật, người bề tôi (được xem là) đang ở trong lễ nguyện Salah khi mà y ngồi đợi lễ nguyện Salah và các Thiên Thần luôn cầu nguyện cho y (trong khoảng thời gian đó).” (Albukhari, Muslim).
Tuy nhiên, nếu ở trong Masjid không phải để đợi chờ lễ nguyện Salah thì giáo lý không cấm bẻ các ngón tay bởi lẽ có ghi nhận xác thực qua lời thuật của ông Abu Huroiroh t rằng Thiên sứ của Allah e đã từng bẻ các ngón tay của Người trong Masjid sau lễ nguyện Salah.
Theo Sunnah, khuyến khích tranh thủ tham gia lễ nguyện Salah tập thể ở hàng đầu; bởi một Hadith ghi lại qua lời thuật của ông Abu Huroiroh t rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لَوْ يَعْلَمُ النَّاسُ مَا فِى النِّدَاءِ وَالصَّفِّ الأَوَّلِ ، ثُمَّ لَمْ يَجِدُوا إِلاَّ أَنْ يَسْتَهِمُوا عَلَيْهِ لاَسْتَهَمُوا} متفق عليه.
“Nếu nhân loại biết được giá trị của việc Azdaan và hàng đầu tiên (trong lễ nguyện Salah) nhưng họ không tìm thấy cơ hội đến với hai việc làm đó ngoại trừ tổ chức bốc thăm thì chắc chắn họ sẽ tổ chức bốc thăm.” (Albukhar, Muslim).
Đó là Sunnah dành cho nam giới, riêng nữ giới thì hàng cuối cùng trong các hàng của họ khi tham gia dâng lễ nguyện Salah tập thể cùng với nam giới là tốt nhất; bởi Thiên sứ của Allah e nói:
{وَخَيْرُ صُفُوفِ النِّسَاءِ آخِرُهَا} رواه مسلم.
“Và hàng tốt nhất trong các hàng của phụ nữ là hàng cuối cùng của họ.” (Muslim).
Ý nghĩa trong sự việc đó là để tầm nhìn của nữ giới cách xa nam giới, tuy nhiên, nếu có vách chắn ngăn cách giữa đàn ông và phụ nữ thì hàng đầu tiên sẽ là tốt nhất đối với phụ nữ.
Imam và những người dâng lễ nguyện theo sau Imam phải có trách nhiệm chỉnh đốn hàng, thậm chí Sheikh Islam Ibnu Taymiyah đã cho rằng trách nhiệm đó là điều bắt buộc. Ông Anas bin Malik t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{سَوُّوا صُفُوفَكُمْ فَإِنَّ تَسْوِيَةَ الصَّفِّ مِنْ تَمَامِ الصَّلاَةِ} رواه مسلم.
“Các ngươi hãy chỉnh đốn các hàng cho ngay thẳng bởi quả thật hàng ngủ ngay thẳng là một trong những điều hoàn thiện lễ nguyện Salah” (Muslim).
Ông Nu’maan bin Basheer t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
 {لَتُسَوُّنَّ صُفُوفَكُمْ أَوْ لَيُخَالِفَنَّ اللهُ بَيْنَ وُجُوهِكُمْ} رواه البخاري.
“Các ngươi hãy so hàng cho ngay thẳng, đừng để có sự chênh lệch giữa các ngươi nếu không Allah sẽ làm cho giữa các ngươi có sự khác biệt (tức làm cho các ngươi không đồng lòng với nhau.)” (Albukhari).
Và việc so hàng là so vai và gót chân.
Việc chỉnh đốn hàng là không để lỗ trống trong các hàng mà phải đứng sát cạnh nhau. Ông Jabir bin Samurah t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e đi ra từ nội phòng của Người, nói:
{أَلاَ تَصُفُّونَ كَمَا تَصُفُّ الْمَلاَئِكَةُ عِنْدَ رَبِّهَا؟}
“Sao các ngươi không đứng thành hàng giống các Thiên Thần đứng thành hàng ở nơi Thượng Đế của họ?”.
Các vị Sahabah nói: Các Thiên Thần đừng thành hàng nơi Thượng Đế của họ như thế nào?
Người e nói:
{يُتِمُّونَ الصُّفُوفَ الأُوَلَ وَيَتَرَاصُّونَ فِى الصَّفِّ} رواه مسلم.
“Họ hoàn thiện các hàng và họ đứng sát cạnh nhau trong hàng (không để lỗ trống)” (Muslim).
Bên phải của hàng đầu tốt hơn bên trái của nó. Và theo Sunnah hàng đầu nên sát gần Imam, còn tất cả những hàng tiếp theo sau hàng đầu cách nhau khoảng cỡ bằng tư thế Sujud, và hàng thứ hai chỉ được tiến hành khi nào hàng đầu đã được hoàn chỉnh.

 

  

 

 

 

 

 


Các điều Rukun (trụ cột), các điều Wajib (bắt buộc), và các điều Sunnah (khuyến khích) của lễ nguyễn Salah

Rukun là nền tảng làm kiên cố một thứ gì đó, khi các Rukun của một thứ gì đó có nghĩa là các phần nền tảng chủ yếu của thứ đó.
Sự khác biệt giữa Rukun và Shart (điều kiện): Shart nằm bên ngoài và diễn ra trước lễ nguyện Salah, còn Rukun nằm bên trong lễ nguyện Salah.
Sự khác biệt giữa Rukun và Wajib: Rukun không được xí xóa do quên hay thiếu hiểu biết, khác với Wajib rằng nó được xí xóa nếu lỡ quên hay thiếu hiểu biết.
Sự khác nhau giữa những điều Rukun, những điều Wajib và những điều Sunnah của lễ nguyện Salah:
 Những điều Rukun: là những điều khi không thực hiện thì lễ nguyện Salah bị hư hoàn toàn, dù cố ý hoặc do quên hoặc do thiếu hiểu biết; bắt buộc phải thực hiện lại Rak’at bị hư đồng thời phải Sujud Sahwi.
Những điều Wajib: là những điều khi không thực hiện do cố ý thì lễ nguyện Salah bị hư; nhưng nếu không thực hiện do quên hay thiếu sự hiểu biết thì không hư, không bắt buộc phải thực hiện lại Rak’at đó, tuy nhiên, phải Sujud Sahwi.
Những điều Sunnah: là những điều dù không thực hiện do cố tình hay không cố tình thì lễ nguyện Salah vẫn không bị hư và không cần phải Sujud Sahwi, tuy nhiên, ân phước sẽ giảm. Theo Sunnah, khuyến khích Sujud Sahwi đối với ai thường xuyên thực hiện những điều Sunnah rồi lỡ quên.
Các Rukun của lễ nguyện Salah:
    Rukun thứ nhất: Đứng dâng lễ đối với lễ nguyện Salah bắt buộc.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَقُومُواْ لِلَّهِ قَٰنِتِينَ ٢٣٨﴾ [سورة البقرة: 238]
{Và các ngươi hãy đứng trước Allah với tinh thần sùng kính hoàn toàn.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 238).
Hadith do Imran thuật lại:
{صَلِّ قَائِمًا، فَإِنْ لَمْ تَسْتَطِعْ فَقَاعِدًا، فَإِنْ لَمْ تَسْتَطِعْ فَعَلَى جَنْبٍ} رواه البخاري.
“Hãy đứng dâng lễ nguyện Salah, nếu ngươi không có khả năng thì hãy ngồi, nếu không thể ngồi thì hãy nằm.” (Albukhari).
Nếu không có khả năng đứng do bệnh tình thì có thể ngồi hoặc nằm tùy theo tình trạng của người chủ thể; tương tự, nếu ai không thể đứng do trần nhà phía trên đầu quá thấp hoặc do không đi ra khỏi những nơi hẹp hay một lý do nào đó ..
* Vấn đề: Được phép ngồi dâng lễ nguyện Salah đối với ai dâng lễ nguyện Salah theo sau Imam không thể đứng. Nếu Imam ngồi dâng lễ nguyện Salah từ ngay lúc đầu thì bắt buộc những người theo sau phải ngồi theo Imam, đây là câu nói đúng nhất trong hai câu nói của giới học giả bởi vì lúc Thiên sứ của Allah e bệnh thì Người ngồi dâng lễ nguyện Salah và Người bảo những ai theo sau Người ngồi dâng lễ nguyện Salah. (Hadith do Albukhari, Muslim ghi lại).
Còn nếu lúc đầu Imam đứng dâng lễ nguyện Salah rồi sau đó do không thể đứng được nữa nên ngồi thì những người dâng lễ nguyện Salah theo sau vẫn phải đứng, đó là điều bắt buộc bởi việc làm của các vị Sahabah.
Riêng lễ nguyện Salah Sunnah thì được phép dâng lễ nguyện tùy thích, đứng hay ngồi đều được; tuy nhiên, ngồi dâng lễ nguyện chỉ được ân phước một nửa so với đứng dâng lễ nguyện Salah.
    Rukun thứ hai: Takbir Ihram
Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{ثُمَّ اسْتَقْبِلِ الْقِبْلَةَ فَكَبِّرْ} متفق عليه.
“Sau đó hãy hướng mặt về Qiblah và Takbir” (Albukhari, Muslim).
Không có một ghi nhận nào cho thấy Thiên sứ của Allah e mở đầu lễ nguyện Salah ngoài Takbir Ihram. Lời Takbir Ihram là nói: “اللهُ أَكْبَرُ” - Ollo-hu Akbar!
    Rukun thứ ba: Đọc bài Fatihah
Ông Iba-dah bin Assa-mit t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ صَلاَةَ لِمَنْ لَمْ يَقْرَأْ بِفَاتِحَةِ الْكِتَابِ} متفق عليه.
“Không có lễ nguyện Salah đối với ai không đọc bài Fatihah.” (Albukhari, Muslim).
Đọc Fatihah là Rukun trong mỗi Rak’at dù là lễ nguyện Salah bắt buộc hay lễ nguyện Salah khuyến khích, dù là Imam, người dâng lễ nguyện theo sau hay người dâng lễ nguyện Salah một mình, bởi lẽ Thiên sứ của Allah e đã dạy cách thức Salah và Người bảo đọc Fatihah trong mỗi Rak’at; ngoại trừ đối với lễ nguyện Salah tập thể mà người Imam đọc to thì lúc đó Imam sẽ chịu trách nhiệm cho người dâng lễ nguyện theo sau.
    Rukun thứ tư: Ruku’a trong mỗi Raka’t
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ ٱرۡكَعُواْ وَٱسۡجُدُواْۤ وَٱعۡبُدُواْ رَبَّكُمۡ وَٱفۡعَلُواْ ٱلۡخَيۡرَ لَعَلَّكُمۡ تُفۡلِحُونَ۩ ٧٧﴾ [سورة الحج: 77]
{Hỡi những ai có đức tin! Hãy cúi đầu và Sujud và thờ phượng Thượng Đế của các ngươi và hãy làm điều lành để may ra các ngươi được thành đạt.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 77).
Việc Ruku’a này được Thiên sứ của Allah e ra lệnh qua lời thuật của Abu Huroiroh t được Albukhari và Muslim ghi lại.
Ruku’a là cúi gập người, thân và chân tạo thành một góc vuông.
    Ruku’n thứ năm: Trở dậy từ Ruku’a và đứng thẳng.
Ông Abu Mas’ud Al-Badri t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ تُجْزِئُ صَلاَةُ الرَّجُلِ حَتَّى يُقِيمَ ظَهْرَهُ فِى الرُّكُوعِ وَالسُّجُودِ} رواه الخمسة.
“Lễ nguyện Salah của người đàn ông không có giá trị trừ phi giữ lưng thẳng trong Ruku’a cũng như trong Sujud” (Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i, Ibnu Ma-jah và Ahmad).
Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{ثُمَّ ارْفَعْ حَتَّى تَعْتَدِلَ قَائِمًا} متفق عليه.
“Rồi hãy trở dậy cho đến khi đứng thẳng người” (Albukhari, Muslim).
    Rukun thứ sáu: Sujud
Sujud là cúi đầu quỳ lạy mọp xuống đất, đặt toàn cơ thể trên bảy bộ phận, thực hiện hai lần trong mỗi Rak’at. Allah I phán:
﴿ وَٱسۡجُدُواْۤ ﴾ [سورة الحج: 77]
{ Và hãy Sujud (cúi đầu quỳ lạy mọp xuống đất.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 77).
Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{ثُمَّ اسْجُدْ حَتَّى تَطْمَئِنَّ سَاجِدًا} متفق عليه.
“.. rồi hãy Sujud một cách nghiêm trang” (Albukhari, Muslim).
Ông Malik bin Al-Huwairith t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{صَلُّوْا كَمَا رَأَيْتُمُوْنِيْ أُصَلِّيْ} رواه البخاري.
“Các ngươi hãy dâng lễ nguyện Salah giống như những gì các ngươi nhìn thấy Ta dâng lễ nguyện Salah.” (Albukhari).
Bảy bộ phận mà toàn cơ thể đặt lên chúng khi Sujud: trán, mũi, hai bàn tay, hai đầu gối, phần bụng của các ngón chân hai bên.
    Rukun thứ năm: Ngồi giữa hai Sujud
Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{ثُمَّ ارْفَعْ حَتَّى تَطْمَئِنَّ جَالِسًا} متفق عليه.
“.. rồi trở dậy cho đến khi ngồi một cách nghiêm trang” (Albukhari, Muslim).
Bà A’ishah  thuật lại rằng khi Thiên sứ của Allah e trở dậy từ Sujud thì Người không Sujud lần hai cho đến khi đã ngồi ngay ngắn của tư thế ngồi. (Muslim).
    Rukun thứ tám: Thực hiện nghiêm trang và chuẩn trong các động tác nói trên.
Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{ثُمَّ ارْكَعْ حَتَّى تَطْمَئِنَّ رَاكِعًا، ثُمَّ ارْفَعْ حَتَّى تَعْتَدِلَ قَائِمًا، ثُمَّ اسْجُدْ حَتَّى تَطْمَئِنَّ سَاجِدًا، ثُمَّ ارْفَعْ حَتَّى تَطْمَئِنَّ جَالِسًا} متفق عليه.
“Rồi hãy Ruku’a cho đến khi đúng tư thế Ruku’a, rồi hãy trở dậy cho đến khi đứng thẳng người, rồi hãy Sujud một cách nghiêm trang, rồi trở dậy cho đến khi ngồi một cách nghiêm trang” (Albukhari, Muslim).
    Rukun thứ chín và thứ mười: Ngồi và Tashahhud cuối
Tashahhud có nghĩa là đọc “التَّحِيَّات ...”. Ông Ibnu Mas’ud t nói: “Chúng tôi thường nói lời Tashahhud này trước khi nó được sắc lệnh bắt buộc cho chúng ta” (Adda-raqutni ghi lại và ông xác nhận Hadith Sahih). Và lời “trước khi nó được sắc lệnh bắt buộc cho chúng ta” là cơ sở nói rằng việc đọc Tashahhud là bắt buộc.
    Rukun thứ mười một: Thực hiện theo trình tự của các trụ cột
Thiên sứ của Allah e đã dâng lễ nguyện Salah theo trình tự đó và Người bảo:
{صَلُّوْا كَمَا رَأَيْتُمُوْنِيْ أُصَلِّيْ} رواه البخاري.
“Các ngươi hãy dâng lễ nguyện Salah giống như những gì các ngươi nhìn thấy Ta dâng lễ nguyện Salah.” (Albukhari).
    Rukun thứ mười hai: Cho Salam.
Ông Jabir bin Samurah t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّمَا يَكْفِى أَحَدَكُمْ أَنْ يَضَعَ يَدَهُ عَلَى فَخِذِهِ ثُمَّ يُسَلِّمُ عَلَى أَخِيهِ مَنْ عَلَى يَمِينِهِ وَشِمَالِهِ} رواه مسلم.
“Chỉ cần ai đó trong các ngươi đặt tay lên đùi rồi cho Salam cho người anh em của y bên phải và bên trái là được.” (Muslim).
Những Wajib của lễ nguyện Salah có 8 điều:
1.    Điều Wajib thứ nhất: Tất cả Takbeer trong lễ nguyện Salah ngoại trừ Takbeer Ihram như Thiên sứ của Allah e đã nói trong Hadith qua lời thuật của Abu Musa t:
{فَإِذَا كَبَّرَ فَكَبِّرُوا، وَإِذَا رَكَعَ فَارْكَعُوا، وَإِذَا رَفَعَ فَارْفَعُوا، وَإِذَا قَالَ سَمِعَ اللهُ لِمَنْ حَمِدَهُ . فَقُولُوا رَبَّنَا لَكَ الْحَمْدُ . وَإِذَا سَجَدَ فَاسْجُدُوا} رواه مسلم.
“Khi Imam Takbeer thì các ngươi hãy Takbeer, khi y Ruku’a thì các ngươi Ruku’a, khi y trở dậy thì các ngươi trở dậy, khi y nói Sami’ollo-hu liman hamidah thì các ngươi nói Rabbana wa lakal hamdu.” (Muslim).
2.    Điều Wajib thứ hai: Lời “سَمِعَ اللهُ لِمَنْ حَمِدَهُ” – “Sami’ollo-hu liman hamidah”.
Điều Wajib này dành cho Imam và người dâng lễ nguyện Salah một mình.
3.    Điều Wajib thứ ba: Lời “رَبَّنَا وَلَكَ الْحَمْدُ” – “Rabbana wa lakal hamdu”
Bằng chứng là Hadith qua lời thuật của Abu Musa vừa nêu trên.
4.    Điều Wajib thứ tư: Nói một lần trong Ruku’a lời “سُبْحَانَ رَبِّيَ الْعَظِيْم” – “Subha-na rabbiyal azhi-m”
Theo Sunnah khuyến khích nói thêm lời này đến ba lần hoặc hơn. Đối với Imam thì khuyến khích nói thêm đến mười lần.
5.    Điều Wajib thứ năm: Nói một lần lời trong Sujud lời “سُبْحَانَ رَبِّيَ الْأَعْلَى” – “Subha-na rabbiyal a’la”.
Theo Sunnah khuyến khích nói thêm lời này đến ba lần hoặc hơn. Đối với Imam thì khuyến khích nói thêm đến mười lần.
6.    Điều Wajib thứ sáu: Nói một lần trong lúc ngồi giữa hai Sujud lời “رَبِّ اِغْفِرْلِيْ” – “Rabbighfir li”
Theo Sunnah khuyến khích nói thêm lời này đến ba lần hoặc hơn. Đối với Imam thì khuyến khích nói thêm đến mười lần.
7.    Điều Wajib thứ bảy và tám:  ngồi và đọc Tashahhud lần đầu.
Đó là đọc lời:
{التَّحِيَّاتُ لِلهِ، وَالصَّلَوَاتُ وَالطَّيِّبَاتُ، السَّلاَمُ عَلَيْكَ أَيُّهَا النَّبِىُّ وَرَحْمَةُ اللهِ وَبَرَكَاتُهُ، السَّلاَمُ عَلَيْنَا وَعَلَى عِبَادِ اللهِ الصَّالِحِينَ . أَشْهَدُ أَنْ لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ ، وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ}
Những điều Sunnah của lễ nguyện Salah
Tất cả những hành động và lời nói trong lễ nguyện Salah ngoài những gì được nêu trong hai phần trên đều là Sunnah. Nếu không thực hiện thì lễ nguyện Salah không hư.
Những điều Sunnah của Salah được chia làm hai loại:
Những Sunnah bằng lời: Có rất nhiều Sunnah ở loại này chẳng hạn như Du-a Istiftaah, “A’u-zdu billah ..”, Bismillah, nói Amin, đọc những câu hay chương Kinh Qur’an sau bài Fatihah.
Một trong các Sunnah bằng lời:
-    Sau khi nói “رَبَّنَا وَلَكَ الْحَمْدُ” thì nói:
{مِلْءَ السَّمَاءِ وَمِلْءَ الأَرْضِ وَمِلْءَ مَا شِئْتَ مِنْ شَىْءٍ}
“Mil-as sama’ wa mil-al ard wa mil-a ma shi’ta min shay’.”
-    Sau bài Tashahhud cuối thì cầu xin với lời Du-a:
{اللَّهُمَّ إِنِّى أَعُوذُ بِكَ مِنْ عَذَابِ جَهَنَّمَ وَمِنْ عَذَابِ الْقَبْرِ وَمِنْ فِتْنَةِ الْمَحْيَا وَالْمَمَاتِ وَمِنْ شَرِّ فِتْنَةِ الْمَسِيحِ الدَّجَّالِ}
“Ollo-humma inni a’u-zdu bika min azda-bi jahanam, wa min azda-bil qabri, wa min fitnatil mahya wal mama-ti, wa min sharri fitnatil masi-hid dajjaal”.
“Lạy Allah, quả thật bề tôi cầu xin Ngài che chở bề tôi khỏi sự trừng phạt nơi Hỏa Ngục, khỏi sự trưng phạt nơi cõi mộ, khỏi điều thử thách trong cuộc sống và trong cõi chết, và khỏi điều xấu của Dajjaal.”
Những Sunnah bằng động tác: giơ hai bàn tay lên khi Takbeer Ihram, khi cúi người xuống Ruku’a, khi trở dậy từ Ruku’a, khi trở dậy từ lần ngồi Tashahhud đầu, đặt hai bàn tay lên lòng ngực, bàn tay phải lên bàn tay trái, nhìn vào điểm Sujud, đặt hai bàn tay lên hai đầu gối lúc Ruku’a, không để bụng và đùi chạm nhau cũng như không để đùi và cẳng chân chạm nhau trong lúc Sujud, để lưng và đầu trên trục thẳng khi Ruku’a, ...


Toàn bộ cách thức dâng lễ nguyện Salah

1.    Thiên sứ của Allah e khi muốn dâng lễ nguyện Salah thì Người đứng hướng mặt về Qiblah, giơ hai bàn tay lên, có lúc Người giơ lên ngang vai và có lúc Người giơ lên ngang dái tai, khi giơ hai bàn tay lên thì Người để lòng bàn tay mở và hướng về Qiblah, đồng thời Người nói: “اللهُ أَكْبَرُ” – “Ollo-hu akbar”.
2.    Sau đó, Thiên sứ của Allah e lấy tay phải nắm tay trái và đặt lên lòng ngực, có lúc Người để bàn tay phải lên bàn tay trái, có lúc Người để bàn tay phải lên khuỷu tay trái.
3.     Kế đến, Thiên sứ của Allah e đọc Du-a Tistitaah, Người không luôn đọc một lời Du-a Tistiftaah cố định, có nhiều lời Du-a Istiftaah được ghi nhận xác thực từ Người, cho nên được phép đọc Du-a Istiftaah với tất cả những gì được ghi lại xác thực từ Người. Tiêu biểu cho các lời Du-a Istiftaah mà Thiên sứ của Allah e thường đọc:
{سُبْحَانَكَ اللَّهُمَّ وَبِحَمْدِكَ تَبَارَكَ اسْمُكَ وَتَعَالَى جَدُّكَ وَلاَ إِلَهَ غَيْرُكَ}
“Subha-nakollo-humma wa bihamdika taba-rokas muka wa ta’ala jadduka wa la ila-ha ghoiruka”.
“Lạy Allah, quang vinh thay Ngài, mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng Ngài, phúc thay cho đại danh của Ngài, quyền lực của Ngài là tối cáo và không có Thượng Đế nào khác ngoài Ngài”.
{اللَّهُمَّ بَاعِدْ بَيْنِى وَبَيْنَ خَطَايَاىَ كَمَا بَاعَدْتَ بَيْنَ الْمَشْرِقِ وَالْمَغْرِبِ، اللَّهُمَّ نَقِّنِى مِنَ الْخَطَايَا كَمَا يُنَقَّى الثَّوْبُ الأَبْيَضُ مِنَ الدَّنَسِ ، اللَّهُمَّ اغْسِلْ خَطَايَاىَ بِالْمَاءِ وَالثَّلْجِ وَالْبَرَدِ}
“Ollo-humma ba-‘id bayni wa bayna khoto-ya-ya kama ba-‘adta baynal mashriqi walmaghrib, ollo-humma naqqini minal khoto-ya-ya kama yunaqqoth thawbul abyadh minad danas, ollo-hum maghsil khoto-ya-ya bilma’ wath thalji walbarad”.
“Lạy Allah, xin Ngài hãy giữ khoảng cách xa giữa bề tôi và tội lỗi của bề tôi giống như Ngài đã giữ khoảng cách xa giữa hướng Đông và hướng Tây; lạy Allah, xin Ngài hãy tẩy sạch tội lỗi của bề tôi giống như chiếc áo trắng được tẩy sạch khỏi vết bẩn; lạy Allah, xin Ngài hãy rửa sạch bề tội lỗi của bề tôi với nước, tuyết và băng”.
4.    Sau đó, Thiên sứ của Allah e nói:
{أَعُوْذُ بِاللهِ مِنَ الشَّيْطَانِ الرَّجِيْمِ}
“A’u-zdu billa-hi minash shayto-nir roji-m”.
“Bề tôi cầu xin Allah che chở khỏi Shaytan xấu xa!”.
Hoặc Người e nói:
{أَعُوْذُ بِاللهِ السَّمِيْعِ الْعَلِيْمِ مِنَ الشَّيْطَانِ الرَّجِيْمِ مِنْ هَمْزِهِ وَنَفَخِهِ وَنَفَثِهِ}
“A’u-zdu billa-h assami’a al-‘ali-m  minash shayto-nir roji-m min hamzihi wa nafakhihi wa nafathihi”.
“Bề tôi cầu xin Allah, Đấng Hằng Nghe, Đấng Am Tường, che chở bề tôi khỏi Shaytan xấu xa, khỏi sự đánh bại của nó, sự thì thào và xúi bẫy của nó”.
Kế đến Người đọc Bismillah, thỉnh thoảng Người đọc to Bismillah trong các lễ nguyện Salah đọc to.
5.     Sau đó, Thiên sứ của Allah e đọc bài Fatihah, khi kết thúc bài Fatihah thì Người nói: “آمِيْن” – “A-mi-n”.
6.    Sau bài Fatihah, Thiên sứ của Allah e một chương Kinh nào đó từ Qur’an, Người thường đọc những chương Kinh dài của các chương Kinh Mufassal (các câu Kinh ngắn) trong lễ nguyện Salah Fajar, đối với lễ nguyện Salah Zhuhur thì có lúc Người đọc dài và có lúc Người đọc ở mức trung (không dài cũng không ngắn), còn trong lễ nguyện Salah Asr và I-sha’ thì Người thì Người thường đọc ở mức trung, riêng đối với lễ nguyện Salah thì thường đọc những chương Kinh ngắn và thỉnh thoảng Người đọc dài; bởi quả thật, Người từng đọc trong Maghrib chương Almursala-t, Attur, Al-A’raf.
Thiên sứ của Allah e đọc to trong lễ nguyện Salah Fajar, hai Rak’at đầu của Maghrib và I-sha’, các lễ nguyện Salah còn lại thì Người đọc thầm; và khi đọc thì Người đọc ở Rak’at đầu dài hơn ở Rak’at thứ hai.
7.    Sau đó, Thiên sứ của Allah e giơ hai bàn tay lên giống như lúc Takbeer Ihram đồng thới nói “Ollo-hu akbar”, rồi cúi gập người thực hiện nghi thức Ruku’a, Người đặt hai bàn tay lên hai đầu gối các ngón tay mở tự nhiên, hai cánh tay hướng sang hông hai bên, lưng của Người thẳng, đầu nằm trên trục thẳng với lưng, rồi Người nói: “سُبْحَانَ رَبِّيَ الْعَظِيْمِ” – “Subha-na rabbiyal ‘azhi-m” và những lời tụng niệm khác được ghi nhận.
Theo Sunnah, độ lâu của Ruku’a cho người Imam là đọc mười lần câu Tasbeeh trên, còn người theo sau Imam thì làm theo Imam, riêng người dâng lễ nguyện một mình thì muốn ngắn dài tùy thích.
8.    Sau đó, Thiên sứ của Allah e trở dậy và nói lời “سِمِعَ اللهُ لِمَن حَمِدَهُ” – “Sami’ollo-hu liman hamidah” đồng thời giơ hai bàn tay lên giống như lúc Ruku’a. Khi đã đứng thẳng thì Người nói: “رَبَّنَا وَلَكَ الْحَمْدُ” – “Rabbana wa lakal hamdu”; rồi Người nói thêm các lời tụng niệm Sunnah được ghi nhận khác.
Người e đứng nghiêm sau khi trở dậy từ Ruku’a lâu khoảng độ bằng Ruku’a.
9.    Sau đó, Thiên sứ của Allah e Takbeer và cúi xuống quỳ lạy trong nghi thức Sujud, Người không giơ hai bàn tay lên trong lần thực hiện này, tư thế Sujud của Người là Người đặt toàn bộ cơ thể trên bảy bộ phận: trán, mũi, hai bàn tay, hai đầu gối và phần bụng các ngón hai bàn chân, hai bàn tay hai chân đều hướng về Qiblah, hai cùi chỏ được nâng cao, hai bắp tay cách xa hai bên hông, bụng nâng cao khỏi đùi và đùi cao khỏi hai cẳng chân, rồi Người e nói: “سُبْحَانَ رَبِّيَ الْأَعْلَى” – “Subha-na rabbiyal a’la”.
Người e Sujud lâu khoảng bằng Ruku’a, và ngoài câu Tasbeeh trên Người còn đọc những lời tụng niệm được ghi nhận khác.
10.     Sau đó, Thiên sứ của Allah e trở dậy đồng thời nói “Ollo-hu akbar”, Người ngồi đặt mông trên bàn chân trái, bàn chân phải để thắng đứng, hai tay đặt trên hai đùi, rồi Người nói:
{اللهُمَّ اِغْفِرْلِيْ، وَاِرْحَمْنِيْ، وَاِجْبُرْنِي، وَاِهْدِنِي، وَاِرْزُقْنِي}
“Ollo-hum maghfirly, warhamni, wajburni, wahdini, warzuqni”.
“Lạy Allah, xin Ngài tha thứ cho bề tôi, thương xót bề tôi, ban phúc lành cho bề tôi, hướng dẫn bề tôi và ban bổng lộc cho bề tôi”.
Người e ngồi lâu bằng thời gian Sujud.
Sau đó, Người Takbeer và thực hiện Sujud lần hai, Người thực hiện giống như Sujud lần đầu.
11.     Kế đến, Thiên sứ của Allah e trở dậy đồng thời nói lời Takbeer, Người đứng dậy, nếu cần nghỉ thì Người ngồi lại một chút trước khi đứng dậy.
12.     Sau khi đứng dậy thẳng người và nghiêm trang thì Thiên sứ của Allah e  bắt đầu đọc, Người đọc A’u-zdu nếu như chưa đọc ở Rak’at thứ nhất, và Người đọc Bismillah nhưng không đọc Du-a Istiftaah, Người thực hiện giống như Rak’at đầu.
13.     Sau đó, Thiên sứ của Allah e ngồi Tashahhud lần đầu, cách ngồi giống như ngồi giữa hai lần Sujud, Người đặt bàn tay phải lên đùi phải và bàn tay trái lên đùi trái, thỉnh thoảng Người đặt bàn tay phải lên đầu gối phải và ban tay trái lên đầu gối trái, bên bàn tay phải Người lấy đầu ngón cái chạm với đầu ngón giữa tạo thành đường tròn, ngón út và ngón giáp út co lại, ngón trỏ chỉ thẳng, thỉnh thoảng Người co hết toàn bộ các ngón tay bên phải lại và chỉ ngón trỏ ra, Người cử động ngón trỏ khi cầu nguyện (đọc lời mang ý nghĩa Du-a), mắt Người nhìn ngón trỏ, Người nói:
{التَّحِيَّاتُ لِلهِ، وَالصَّلَوَاتُ وَالطَّيِّبَاتُ، السَّلاَمُ عَلَيْكَ أَيُّهَا النَّبِىُّ وَرَحْمَةُ اللهِ وَبَرَكَاتُهُ، السَّلاَمُ عَلَيْنَا وَعَلَى عِبَادِ اللهِ الصَّالِحِينَ . أَشْهَدُ أَنْ لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ ، وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ}
14.     Sau đó, Thiên sứ của Allah e đứng dậy đồng thời nói lời Takbeer, khi đã đứng thẳng thì Người giơ hai bàn tay lên (giống như lúc Takbeer Ihram), Người thực hiện Rak’at thứ ba và thứ tư, hai Rak’at này Người làm nhẹ hơn hải Rak’at đầu tức chỉ đọc bài Fatihah, không đọc thêm gì nữa ngoại trừ đối với lễ nguyện Salah Zhuhur thì thỉnh thoảng Người đọc thêm ngoài bài Fatihah.
15.     Sau đó, Thiên sứ của Allah e ngồi Tashahhud lần cuối, Người ngồi trên bàn chân trái được đặt nằm dưới cẳng chân phải, mu bàn chân áp nền đất, bàn chân phải dựng đứng, mong đặt xuống nền đất; thỉnh thoảng Người để cả hai bàn chân nằm sang bên phải.
16.     Kế đến, Thiên sứ của Allah e đọc bài Tashahhud cuối, đó là bài Tashahhud đầu cùng với phần thêm dưới đây:
{اللَّهُمَّ صَلِّ عَلَى مُحَمَّدٍ، وَعَلَى آلِ مُحَمَّدٍ، كَمَا صَلَّيْتَ عَلَى إِبْرَاهِيمَ وَعَلَى آلِ إِبْرَاهِيمَ، إِنَّكَ حَمِيدٌ مَجِيدٌ، وَبَارِكْ عَلَى مُحَمَّدٍ، وَعَلَى آلِ مُحَمَّدٍ كَمَا بَارَكْتَ عَلَى إِبْرَاهِيمَ وَعَلَى آلِ إِبْرَاهِيمَ، إِنَّكَ حَمِيدٌ مَجِيدٌ}
“Ollo-humma solli ala Muhammad wa ala a-li Muhammad, kama sollayta ala Ibro-hi-m wa ala a-li Ibro-hi-m, innaka hami-dum maji-d; wa ba-rik ala Muhammad wa ala a-li Muhammad, kama ba-rakta ala Ibro-hi-m wa ala a-li Ibro-hi-m, innaka hami-dum maji-d”.
“Lạy Allah, xin Ngài hãy ban bằng an cho Muhammad, gia quyến của Muhammad giống như Ngài đã ban bằng an cho Ibrahim và gia quyến của Ibrahim, quả thật Ngài là Đấng Đáng được ca ngợi, Đấng Quyền Lực; và xin Ngài ban phúc lành cho Muhammad, cho gia quyến của Muhammad giống như Ngài đã ban phúc lành cho Ibrahim và gia quyến của Ibrahim, quả thật Ngài là Đấng Đáng được ca ngợi, Đấng Quyền Lực”.
Sau khi kết thúc bài Tashahhud thì Người e cầu xin Allah I che chở với lời Du-a sau:
{اللَّهُمَّ إِنِّى أَعُوذُ بِكَ مِنْ عَذَابِ جَهَنَّمَ وَمِنْ عَذَابِ الْقَبْرِ وَمِنْ فِتْنَةِ الْمَحْيَا وَالْمَمَاتِ وَمِنْ شَرِّ فِتْنَةِ الْمَسِيحِ الدَّجَّالِ}
“Ollo-humma inni a’u-zdu bika min azda-bi jahannam wa min azda-bil qabri wa min fitnatil mahya walmama-t wa min sharri fitnatil masi-hid dajjaal”.
“Lạy Allah, quả thật bề tôi cầu xin Ngài che chở khỏi sự trừng phạt nơi Hỏa Ngục, khỏi sự trừng phạt nơi cõi mộ, khỏi sự thử thách của cuộc sống và cái chết, và khỏi điều xấu từ sự thử thách Dajjaal”.
17.     Sau đó, Thiên sứ của Allah e cho Salam bên phải, Người nói: “السَّلَامُ عَلَيْكُمْ وَرَحْمَةُ اللهِ” – “Assala-mu alaykum wa rohmatullo-h”; kế đến Người cho Salam bên trái cũng giống như vậy.
* Sau khi cho Salam xong thì Thiên sứ của Allah e nói ba lần câu “أَسْتَغْفِرُ اللهَ” – “Astaghfirullo-h”, rồi Người e nói “اللهم أَنْتَ السَّلام ...”, rồi Người tụng niệm Allah với những lời tụng niệm sẽ được đề cập trong phần tiếp theo Insha-Allah.

 

 

Những điều Makruh (bỏ tốt hơn làm) trong lễ nguyện Salah

    Trong lễ nguyện Salah, Makruh xoay mặt và thân mình qua lại; bởi Thiên sứ của Allah e đã nói:
{هُوَ اخْتِلاَسٌ يَخْتَلِسُهُ الشَّيْطَانُ مِنْ صَلاَةِ الْعَبْدِ} رواه البخاري عن عائشة  .
“Đó là sự lấy trộm, Shaytan lấy trộm từ lễ nguyện Salah của người bề tôi.” (Hadith do Abukhari ghi lại từ lời thuật của A’ishah ).
Trừ trường hợp cần thiết xoay mặt và lòng ngực qua lại thì không vấn đề gì chẳng hạn như trong hoàn cảnh sợ hãi hoặc có nguyên do chính đáng. Tuy nhiên, nếu xoay nguyên người thì lễ nguyện Salah sẽ hư vì đã bỏ hướng Qiblah mà không có lý do.
    Trong lễ nguyện Salah, Makruh nhìn lên trời; một số học giả cho rằng hành động đó là Haram. Thiên sứ của Allah e đã chỉ trích hành động đó, Người nói:
{مَا بَالُ أَقْوَامٍ يَرْفَعُونَ أَبْصَارَهُمْ إِلَى السَّمَاءِ فِى صَلاَتِهِمْ}
“Có chuyện gì mà những nhóm người đưa mắt nhìn lên bầu trời trong lễ nguyện Salah của chứ?!”
Người e nói mạnh hơn nữa với lời:
{لَيَنْتَهُنَّ عَنْ ذَلِكَ أَوْ لَتُخْطَفَنَّ أَبْصَارُهُمْ} رواه البخاري من حديث أنس t.
“Họ phải ngưng việc làm đó hoặc họ phải bị lấy mất đi ánh sáng” (Albukhari ghi lại từ lời thuật của Anas t).
Người dâng lễ nguyện Salah nên nhìn vào điểm Sujud chứ không nhìn những gì ở phía trước mặt bởi vì điều đó sẽ làm cho y phân tâm trong lễ nguyện Salah.
    Trong lễ nguyện Salah, Makruh tựa mình vào tường hoặc tựa mình vào một thứ gì đó khi đứng ngoại trừ thực sự cần thiết chẳng hạn do bệnh tình thì không vấn đề gì.
    Trong lễ nguyện Salah, Makruh để hai khuỷu tay nằm áp sát xuống nền khi Sujud bởi Thiên sứ của Allah e nói:
{اعْتَدِلُوا فِى السُّجُودِ، وَلاَ يَبْسُطْ أَحَدُكُمْ ذِرَاعَيْهِ انْبِسَاطَ الْكَلْبِ} متفق عليه.
“Các ngươi hãy thực hiện đúng chuẩn trong Sujud, và không ai trong các ngươi được phép duỗi hai khuỷu tay (áp sát nền) giống như cách nằm duỗi hai chi trước của con chó” (Albukhari, Muslim).
    Trong lễ nguyện Salah, Makruh cử động một cách không cần thiết.
    Trong lễ nguyện Salah, Makruh để hai tay ở phần dưới bụng bởi vì đó là phong cách của những người ngoại đạo và những người tự cao tự đại. Ông Abu Huroiroh t thuật lại, nói: Thiên sứ của Allah e cấm người dâng lễ nguyện Salah để tay ở phần dưới bụng. (Albukhari, Muslim).
    Makruh bẻ các ngón tay trong lễ nguyện Salah.
    Makruh dâng lệ nguyện Salah tại nơi mà phía trước mặt có những thứ làm phân tâm. Bà A’ishah  thuật rằng Thiên sứ của Allah e dâng lễ nguyện Salah trên một miếng trải vuông có họa tiết ở các cạnh viền, Người đã nhìn vào họa tiết đó lúc lễ nguyện. Khi xong lễ nguyện, Người nói:
{اذْهَبُوا بِخَمِيصَتِى هَذِهِ إِلَى أَبِى جَهْمٍ ... فَإِنَّهَا أَلْهَتْنِى آنِفًا عَنْ صَلاَتِى} متفق عليه.
“Các ngươi hãy mang miếng trải này của Ta đến Abu Jahm .. bởi quả thật nó làm Ta phân tâm trong lễ nguyện Salah của Ta.” (Albukhari, Muslim).
    Makruh dâng lễ nguyện Salah tại những nơi có hình ảnh, tranh vẽ hay các bức tượng.
    Makruh vào lễ nguyện Salah trong tâm trạng lo lắng bởi một điều gì đó chẳng hạn như do mắc tiểu hoặc cần đi ngoài hoặc kìm hãm xì hơi hoặc do thời tiết lạnh quá hay nóng quá hoặc sau khi bữa ăn đã được dọn ra, .. Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ صَلاَةَ بِحَضْرَةِ الطَّعَامِ وَلاَ وَهُوَ يُدَافِعُهُ الأَخْبَثَانِ} رواه مسلم.
“Không có lễ nguyện Salah khi thức ăn đã được dọn ra và cũng không có lễ nguyện Salah khi cố gắng nén lại cơn mắc tiểu và đi ngoài” (Muslim).
Những điều khuyến khích và được phép trong lễ nguyện Salah

    Theo Sunnah, người dâng lễ nguyện Salah được phép ngăn cản người đi ngang qua gần trước mặt mình, bởi Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا كَانَ أَحَدُكُمْ يُصَلِّى فَلاَ يَدَعْ أَحَدًا يَمُرُّ بَيْنَ يَدَيْهِ وَلْيَدْرَأْهُ مَا اسْتَطَاعَ فَإِنْ أَبَى فَلْيُقَاتِلْهُ فَإِنَّمَا هُوَ شَيْطَانٌ} رواه مسلم من حديث ابن عمر رضي الله عنه.
“Khi ai đó trong ngươi dâng lễ nguyện Salah thì chớ để bất kỳ ai đi ngang qua gần trước mặt mình mà hãy cản y theo khả năng có thể, nếu y từ chối (sự ngăn cản) thì hãy quyết đấu tới cùng với y bởi quả thật y chỉ là một tên Shaytan.” (Hadith do Muslim ghi lại từ lời thuật của Ibnu Umar t).
Những thứ đi ngang trước mặt người dâng lễ nguyện cắt đứt lễ nguyện của người đó là con lừa, chó đen và phụ nữ.
Tuy nhiên, nếu trước mặt người dâng lễ nguyện Salah có một vật chắn ngang thì không vấn đề gì dù có người đi ngang qua sau vật chắn đó; còn nếu không có vật chắn thì cũng không vấn đề gì nếu có người đi ngang qua ngoài phạm vị Sujud. Các học giả ước định phạm vi cho Sujud là khoảng ba khuỷu tay.
Việc đặt vật chắn phía trước khi dâng lễ nguyện Salah là Sunnah đối với người dâng lễ nguyện Salah một mình và Imam; bởi Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا صَلَّى أَحَدُكُمْ فَلْيُصَلِّ إِلَى سُتْرَةٍ وَلْيَدْنُ مِنْهَا} رواه أبو داود وابن ماجه من حديث أبي سعيد.
“Khi ai đó trong các ngươi muốn dâng lễ nguyện Salah thì y hãy dâng lễ nguyện Salah hướng về một vật chắn phía trước, và y hãy đứng ở vị trí gần vật chắn đó.” (Abu Dawood, Ibnu Ma-jah ghi lại từ lời thuật của Abu Sa’eed).
Riêng vật chắn của người đứng theo sau Imam chính là vật chắn của người làm Imam.
Theo Sunnah, vật chắn nên cao khoảng một khuỷu tay dù mỏng hay dày nhưng nếu không tìm thấy thì bất cứ vật gì dù không cao cũng được bởi Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا صَلَّى أَحَدُكُمْ فَلْيَجْعَلْ تِلْقَاءَ وَجْهِهِ شَيْئًا فَإِنْ لَمْ يَجِدْ فَلْيَنْصِبْ عَصًا فَإِنْ لَمْ يَكُنْ مَعَهُ عَصًا فَلْيَخْطُطْ خَطًّا} رواه أحمد وأبو داود وابن ماجه وصححه الإمام أحمد وابن المدني.
“Khi ai đó trong các ngươi dâng lễ nguyện Salah thì hãy để một thứ gì đó ngay phía trước mặt của y, nếu y không tìm thấy gì thì y hãy để một cây roi, còn nếu không tìm thấy roi thì y hãy kẻ một đường.” (Hadith do Ahmad, Abu Dawood, Ibnu Ma-jah ghi lại, Imam Ahmad và Ibnu Al-Madani xác nhận Hadith Sahih).
* Vấn đề: Lễ nguyện Salah bị hư bởi sự đi ngang qua của chó đen, lừa hoặc phụ nữ nếu trong phạm vị giữa người dâng lễ nguyện Salah và vật chắn trước mặt y hoặc trong phạm vi dưới ba khuỷu tay.
     Nếu có những sự việc diễn ra cho người đang dâng lễ nguyện Salah chẳng hạn như được xin phép, hoặc Imam bị quên hoặc lo sợ cho một người nào đó gặp nguy hiểm thì y được phép lưu ý cho các sự việc đó bằng cách là Tasbeeh đối với nam giới và vỗ tay đối với nữ giới. Ông Sahl bin Sa’ad t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا نَابَكُمْ شَىْءٌ فِى صَلاَتِكُمْ فَلْتُسَبِّح الرِّجَالُ، وَلتَّصْفِق النِّسَاءُ} متفق عليه.
“Nếu có điều gì xảy ra với các người trong lúc các ngươi dâng lễ nguyện Salah thì nam giới hãy Tasbeeh còn nữ giới hãy vỗ tay.” (Albukhari, Muslim).
    Không phải là điều Makruh đối với chào Salam đến người đang trong lễ nguyện Salah nếu như với mục đích muốn biết y đáp lại thế nào trong lễ nguyện Salah. Người đang trong lễ nguyện Salah trong tình huống đó nên đáp lại lời Salam với cách ra dấu bằng tay (duỗi bàn tay phải ra đặt nằm úp xuống và đưa ra một chút) chứ không nói bằng lời. Bằng chứng là Hadith do Ibnu Umar t thuật lại.
    Người dâng lễ nguyện Salah được phép đọc nhiều chương Kinh Qur’an trong một Rak’at một cách thỉnh thoảng. Ông Huzdaifah t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e đã đọc trong lễ nguyện Salah của Người trong một Rak’at chương Albaqarah, chương Ali –Imran và Annisa’ (theo Hadith do Albukhari và Muslim ghi lại).
Và Người dâng lễ nguyện Salah được phép đọc một chương Kinh duy nhất cho hai Rak’at, và cũng được phép đọc phần cuối, phần giữa của chương Kinh. Ông Ibnu Abbas thuật lại rằng Thiên sứ của Allah từng đọc ở Rak’at đầu của lễ nguyện Salah câu 136 chương Albaqarah và ở Rak’at thứ hai Người đọc câu 64 chương Ali – Imran. Và Allah, Đấng Tối Cao đã phán:
﴿فَٱقۡرَءُواْ مَا تَيَسَّرَ مِنۡهُۚ﴾ [سورة الزمل: 20]
{Bởi thế, các ngươi hãy đọc Qur’an phần nào mà các ngươi thấy dễ dàng cho các ngươi.} (Chương 73 – Al-Muzzammil, câu 20).
Tuy nhiên, những việc làm không nên làm nhiều đối với các lễ nguyện Salah bắt buộc mà hãy làm thỉnh thoảng. Theo Sunnah nên đọc nguyên chương Kinh, nếu dài thì chia làm đôi.
    Người dâng lễ nguyện Salah theo Sunnah nên cầu xin Allah I che chở mỗi khi đọc đến câu Kinh có đề cập đến sự trừng phạt và nên cầu xin Allah I yêu thương mỗi khi đọc đến câu Kinh có đề cập đến Rahmah của Ngài. Người dâng lễ nguyện cũng được phép Salawat cho Thiên sứ của Allah e mỗi khi đọc đến câu Kinh có nhắc đến Người. Những việc làm này được khuyến khích đối với các lễ nguyện Salah Sunnah như Hadit do Huzdaifah t thuật lại; và là điều được phép đối với lễ nguyện Salah bắt buộc.


  

 

 

 

 

 

 

 

 


Sujud Sahwi

Sujud Sahwi là hai lần Sujud bắt buộc người dâng lễ nguyện Salah phải thực hiện khi lỡ quên một điều Rukun hay Wajib của lễ nguyện Salah.
Sujud Sahwi được qui định phải thực hiện trong ba trường hợp sau:
1- Trường hợp lỡ quên thêm một điều Rukun hay một điều Wajib nào đó trong lễ nguyện Salah.
2- Trường hợp lỡ quê, bỏ sót một điều Rukun hay một điều Wajib nào đó trong lễ nguyện Salah.
3- Trường hợp có sự ngờ vực, không chắc chắn về việc thêm hay bớt trong lễ nguyện Salah.
Phải Sujud khi gặp một trong ba trường hợp này theo các tình huống được ghi lại trong Hadith, chứ không theo mỗi tính huống thêm, hoặc bớt hoặc không chắc chắn.
Sujud Sahwi chỉ đối với lễ nguyện Salah có Ruku’a và Sujud, riêng lễ nguyện Salah cho người chết thì không có Sujud Sahwi; tương tự, không có Sujud Sahwi cho Sujud đọc xướng Qur’an khi lỡ quên Sujud .
Các tình huống Sujud Sahwi:
1.    Tình huống thứ nhất: Thừa trong lễ nguyện Salah, là thừa những động tác cũng như các lời Wajib hay Rukun trong Salah.
•    Thừa các động tác chẳng hạn như đứng vào lúc cần phải ngồi, ngồi vào lúc cần phải đứng, thừa Ruku’a hay Sujud. Nếu làm thừa những động tác đó do quên thì bắt buộc phải Sujud Sahwi bởi lời nói của Thiên sứ e do Ibnu Mas’ud t thuật lại:
{إِذَا زَادَ الرَّجُلُ أَوْ نَقَصَ فَلْيَسْجُدْ سَجْدَتَيْنِ} رواه مسلم.
“Nếu một người thực hiện thừa hoặc thiếu thì y phải Sujud hai lần.” (Muslim).
* Vấn đề: Nếu làm thừa một Raka’t do quên nhưng không biết cho đến khi đã xong lễ nguyện Salah thì phải Sujud Sahwi; còn nếu biết trong lúc thực hiện Rak’at thừa thì phải ngồi xuống ngay tại thời điểm nhận biết đó, và hãy Tashahhud nếu như chưa Tashahhud, sau đó hãy Sujud và cho Salam.
Nếu là Imam, bắt buộc những người dâng lễ nguyện Salah theo sau phải nhắc Imam nếu phát hiện Imam làm thừa hay thiếu bằng cách: nam giới thì Tasbeeh (nói Subha-nollo-h), nữ giới thì vỗ tay. Lúc được được nhắc bởi những người theo sau thì bắt buộc Imam phải làm theo sự nhắc nhở của họ nếu như y không chắc mình đã thực hiện đúng.
•    Thừa các lời trong lễ nguyện Salah chẳng hạn như đọc chương Kinh Qur’an nào đó sau bài Fatihah trong hai Rak’at cuối đối với những lễ nguyện Salah gồm bốn hoặc ba Rak’at. Trong trường hợp này, người dâng lễ nguyện Salah phải thực hiện Sujud Sahwi.
•    Trường hợp thừa lời nói và động tác mà lời nói và động tác đó không phải là nghi thức của lễ nguyện Salah chẳng hạn như ăn, uống, nhiều cử động, nói chuyện thì giáo lý không qui định phải Sujud Sahwi, tuy nhiên, nếu làm một cách cố tình sẽ làm hư lễ nguyện Salah, còn nếu do quên là không hư lễ nguyện Salah.
2.    Tình huống thứ hai: Thiếu trong lễ nguyện Salah, là bỏ một nghi thức nào đó của lễ nguyện Salah.
•    Thiếu các nghi thức Rukun: Nếu bỏ Rukun Takbeer Ihram thì lễ nguyện Salah không có giá trị và Sujud Sahwi cũng không thể thay thế. Trường hợp bỏ Rukun nào đó ngoài Takbeer Ihram chẳng hạn như Ruku’a, Sujud hoặc những nghi thức khác, thì Rak’at bị thiếu nghi thức Rukun đó phải được hủy bỏ và thực hiện lại Rak’at khác.
Nếu không phát hiện đã bỏ Rukun cho đến khi sau Salam thì việc bỏ đó được xem như đã bỏ toàn bộ Rak’at. Nếu thời điểm phát hiện không lâu đồng thời người dâng lễ nguyện vẫn còn trong tình trạng Taha-rah thì hãy thực hiện lại một Rak’at hoàn chỉnh rồi Sujud Sahwi sau Salam; nhưng nếu thời điểm phát hiện sau một thời gian khá lâu hoặc Wudu’ bị hư thì phải thực hiện lại toàn bộ lễ nguyện Salah.
•    Thiếu các Wajib như lời Tasbeeh trong Ruku’a hay trong Sujud hoặc những lời tụng niệm khác.
-    Nếu phạt hiện trước khi chuyển qua một nghi thức Rukun khác thì phải thực hiện lại lời Tasbeeh Wajib đó rồi Sujud Sahwi sau Salam bởi vì đó là được xem là thừa trong lễ nguyện Salah.
-    Nếu phát hiện sau khi đã chuyển qua một nghi thức Rukun khác thì điều đó được xí xóa nhưng phải Sujud Sahwi trước Salam bởi vì đó là thiếu trong lễ nguyện Salam.
•    Thiếu các điều Sunnah: Nếu những Sunnah thường xuyên thực hiện thì khuyến khích Sujud Sahwi trước Salam, còn đối với những Sunnah không thực hiện thường xuyên thì không cần Sujud Sahwi.
3.    Tình huống thứ ba: Không chắc chắn, có sự ngờ vực trong lễ nguyện Salah giữa thiếu và đủ hoặc giữa đủ và thừa.
•    Nếu nghĩ phần lớn hướng về cái nào thì thực hiện theo cái đó rồi Sujud Sahawi sau Salam. Ông Ibnu Mas’ud thuật lại lời của Thiên sứ e:
{فَلْيَتَحَرَّ الصَّوَابَ فَلْيُتِمَّ عَلَيْهِ} متفق عليه.
“Hãy ước đoán cái đúng nhất rồi hoàn tất theo cái ước đoán đó.” (Albukhari, Muslim).
•    Không thể nhận định cái nào có phần trăm xác suất hơn cái nào thì phải dựa vào điều chắc chắn, đó là thiếu nếu giữa thiếu và đủ và là đủ nếu giữa đủ và thừa.
Thí dụ: Trường hợp không rõ số lượng Rak’at đã thực hiện; chẳng hạn như một người dâng lễ nguyện Salah, anh ta không biết mình đã thực hiện được hai hay ba Rak’at, nếu anh ta có thể nhận định phần xác suất của cái này cao hơn cái kia thì anh ta sẽ làm theo phần xác suất cao hơn (giả sử như anh ta nghĩ rằng ba Rak’at là phần có xác suất cao hơn thì anh ta lấy ba Rak’at) nhưng nếu anh ta không thể nhận định xác suất của cái nào cao hơn cái nào thì anh ta sẽ phải lấy phần chắc chắn, đó là lấy số lượng ít nhất (hai Rak’at), sau đó, anh ta Sujud Sahwi trước Salam. Bằng chứng là Hadith do Abu Sa’eed t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا شَكَّ أَحَدُكُمْ فِى صَلاَتِهِ فَلَمْ يَدْرِ كَمْ صَلَّى ثَلاَثًا أَمْ أَرْبَعًا فَلْيَطْرَحِ الشَّكَّ وَلْيَبْنِ عَلَى مَا اسْتَيْقَنَ ثُمَّ يَسْجُدُ سَجْدَتَيْنِ قَبْلَ أَنْ يُسَلِّمَ} رواه مسلم.
“Nếu ai đó trong các ngươi có sự ngờ vực trong lễ nguyện Salah của y, y không biết mình đã thực hiện được ba hay bốn Rak’at thì anh ta hãy bỏ qua sự ngờ vực đó và làm theo điều chắc chắn rồi sau đó anh ta hãy Sujud hai lần trước khi cho Salam.” (Muslim).
* Vấn đề: Thời điểm Sujud Sahwi
- Trước Salam: Nếu thiếu Tasbeeh trong Ruku’a hay trong Sujud thì Sujud trước Salam giống như Hadith do Abdullah bin Buhainah t thuật lại rằng khi Thiên sứ của Allah e bỏ Tashahhud đầu thì Người Sujud trước Salam (Hadith do Albukhari và Muslim ghi lại); tương tự, nếu nghi ngờ và không xác định được cái nào có xác suất cao hơn thì cũng Sujud trước Salam như Hadith do Abu Sa’eed t thuật lại.
- Sau Salam: Nếu thừa chẳng hạn như thừa Ruku’a hoặc Sujud hoặc đứng hoặc ngồi thì phải Sujud sau Salam như Hadith do Abu Huroiroh t thuật lại rằng khi Thiên sứ của Allah e thêm đứng trong lễ nguyện Salah thì Sujud sau Salam (Albukhari, Muslim); hoặc nếu có sự nghi ngờ nhưng có khả năng xác định một trong hai có phần xác suất cao hơn chẳng hạn như nghi ngờ giữa ba và bốn Rak’at và đã nhận định ba Rak’at là phần có xác suất cao hơn thì chỉ cần thực hiện một Rak’at nữa là được, sau đó Sujud Sahwi sau Salam như Hadith do Ibnu Mas’ud thuật lại được đề cập ở trên.
- Sujud Sahwi của người theo sau Imam:
+ Nếu người theo sau kịp cho Salam cùng với Imam thì không cần phải Sujud Sahwi vì Imam đã lãnh trách nhiệm cho y.
+ Nếu người theo sau không kịp cho Salam cùng với Imam thì phải Sujud Sahwi sau khi đã hoàn tất nốt phần Salah của mình.
* Cách thức Sujud Sahwi giống như cách thức Sujud trong lễ nguyện Salah.
* Ai quên nhiều lần trong lễ nguyện Salah thì chỉ cần Sujud Sahwi hai lần Sujud là được; nếu tập hợp giữa điều phải thực hiện Sujud trước Salam và sau Salam thì hãy thực hiện Sujud trước Salam.

  


Tụng niệm sau lễ nguyện Salah

Lễ nguyện Salah bắt buộc sẽ không khỏi gặp phải sự thiếu sót nhưng do lòng thương xót bao la của Allah, Đấng Ân Phúc và Tối Cao nên Ngài qui định cho người dâng lễ nguyện Salah những việc làm để bù lại những thiếu sót và giúp hoàn thiện lễ nguyện Salah được trọn vẹn.
Một trong những điều để bổ sung những sai sót cũng như để hoàn thiện lễ nguyện Salah một cách trọn vẹn là tụng niệm sau lễ nguyện. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿فَإِذَا قَضَيۡتُمُ ٱلصَّلَوٰةَ فَٱذۡكُرُواْ ٱللَّهَ قِيَٰمٗا وَقُعُودٗا وَعَلَىٰ جُنُوبِكُمۡۚ﴾ [سورة النساء: 103]
{Khi các ngươi đã hoàn tất lễ nguyện Salah thì các ngươi hãy tụng niệm Allah mọi lúc, lúc đứng cũng như lúc ngồi và cả lúc nằm.} (Chương 4 – Annisa’, câu 103).
﴿فَإِذَا قُضِيَتِ ٱلصَّلَوٰةُ فَٱنتَشِرُواْ فِي ٱلۡأَرۡضِ وَٱبۡتَغُواْ مِن فَضۡلِ ٱللَّهِ وَٱذۡكُرُواْ ٱللَّهَ كَثِيرٗا لَّعَلَّكُمۡ تُفۡلِحُونَ ١٠﴾ [سورة الجمعة: 10]
{Rồi khi cuộc lễ nguyện Salah đã kết thúc thì các ngươi hãy tản mác khắp nơi trên mặt đất mà tìm kiếm thiên lộc của Allah nhưng các ngươi hay luôn nhớ đến Allah cho thật nhiều, mong rằng các ngươi sẽ được thành đạt.} (Chương 62 – Al-Jum’ah, 10).
Bởi thế, khi cho Salam xong, theo Sunnah, người dâng lễ nguyện Salah được khuyến khích nói những lời tụng niệm sau:
    Nói ba lần:
{أَسْتَغْفِرُ اللهَ}
“Astaghfirullo-h”
“Bề tôi cầu xin Allah tha thứ!”.
    Sau đó, nói một lần:
{اللَّهُمَّ أَنْتَ السَّلاَمُ وَمِنْكَ السَّلاَمُ تَبَارَكْتَ ذَا الْجَلاَلِ وَالإِكْرَامِ}  رواه مسلم من حديث ثوبان t.
“Ollo-humma antas sala-m wa minkas sala-m taba-rakta zdal jala-li wal ikra-m”.
“Lạy Allah, Ngài là Đấng Bằng An và mọi sự bằng an đều đến từ nơi Ngài, thật ân phúc thay cho Ngài, Đấng Quyền Lực và Oai Nghiêm.” (Hadith do Muslim ghi lại từ lời thuật của Thawbaan t).
    Kế đến, nói một lần:
{لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحَمْدُ وَهُوَ عَلَى كُلِّ شَىْءٍ قَدِيرٌ لاَ حَوْلَ وَلاَ قُوَّةَ إِلاَّ بِاللهِ لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ وَلاَ نَعْبُدُ إِلاَّ إِيَّاهُ لَهُ النِّعْمَةُ وَلَهُ الْفَضْلُ وَلَهُ الثَّنَاءُ الْحَسَنُ لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ مُخْلِصِينَ لَهُ الدِّينَ وَلَوْ كَرِهَ الْكَافِرُونَ} رواه مسلم.
“La ila-ha illollo-h wahdahu la shari-ka lah, lahul mulku wa lahul hamdu wa huwa ala kulli shay-in qodi-r, la hawla wa la qu-wata illa billa-h, la ila-ha illollo-h, wa la na’budu illa i-ya-hu, lahun ni’matu wa lahul fadhlu wa lahuth thana-ul hasan, la ila-ha illollo-h, mukhlisi-na lahud di-n wa law karihal ka-firu-n”.
“Không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah, Ngài là Đấng Duy Nhất không có đối tác ngang vai, mọi vương quyền, mọi sự ca ngợi và tán dương đều thuộc về Ngài, Ngài là Đấng Toàn Năng trên mọi thứ, nơi Ngài có muôn vàn ân phúc và sự ca ngợi tốt đẹp, không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah, bầy tôi thành tâm hướng tôn giáo về Ngài cho dù những kẻ ngoại đạo thù ghét.” (Muslim).
{اللَّهُمَّ لاَ مَانِعَ لِمَا أَعْطَيْتَ ، وَلاَ مُعْطِىَ لِمَا مَنَعْتَ ، وَلاَ يَنْفَعُ ذَا الْجَدِّ مِنْكَ الْجَدُّ} متفق عليه.
“Ollo-humma la ma-ni’a lima a’toita, wa la mu’tiya lima mana’ta, wa la yanfa’u zdal jaddi minkal jaddu”.
“Lạy Allah, không sự cản trở nào có thể cản trở những gì Ngài đã ban phát, không một ai có khả năng cho những gì Ngài đã cấm cản, và không quyền lực nào sánh bằng quyền lực của Ngài.” (Albukhari, Muslim).
    Sau đó nói 33 lần câu “سُبْحَانَ الله” – “Subha-nollo-h”, 33 lần câu “الحَمْدُ لِلهِ” – “Alhamdulilla-h”, 33 lần câu “اللهُ أَكْبَرُ” – “Ollo-hu akbar” và cuối cùng làm tròn con số 100 với lời:
{لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحَمْدُ وَهُوَ عَلَى كُلِّ شَىْءٍ قَدِيرٌ }
“Không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah, Ngài là Đấng Duy Nhất không có đối tác ngang vai, mọi vương quyền, mọi sự ca ngợi và tán dương đều thuộc về Ngài, Ngài là Đấng Toàn Năng trên mọi thứ”.
* Thỉnh thoảng, Thiên sứ của Allah e Tasbeeh (nói Suha-nollo-h), Tahmeed (nói Alhamdulilla-h), Tahleel (nói La ila-ha illollo-h) và Takbeer (Ollo-hu akbar) mỗi thứ 25 lần; thỉnh thoảng Người Tasbeeh, Tahmeed và Takbeer mỗi thứ 10 lần; và có lúc Người Tasbeeh 33 lần, Tahmeed 33 lần, Takbeer 34 lần.
    Sau lễ nguyện Salah Maghrib và Fajar thì Người Tahleel 10 lần với câu:
{لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحَمْدُ وَهُوَ عَلَى كُلِّ شَىْءٍ قَدِيرٌ }
    Sau khi đã xong những lời tụng niệm được nêu trên theo thứ tự thì Thiên sứ của Allah e đọc câu Kinh Kursi, chương Annas và chương Alfalaq.
Theo Sunnah, khuyến khích lặp lại ba lần mỗi chương Annas và Alfalaq đối với lễ nguyện Salah Maghrib và Fajar.
Theo Sunnah, khuyến khích nói to tiếng (vừa đủ nghe chứ không quá lớn) khi tụng niệm sau lễ nguyện Salah, tuy nhiên, không được nói đồng loạt mà từng cá nhân mỗi người tự tụng niệm riêng lẻ.
Khi đếm các số lượng những lời tụng niệm: Tahmeed, Tasbeeh, Takbeer và Tahleel thì nên dùng các ngón tay để hỗ trợ cho việc đếm bởi lẽ các ngón tay sẽ chịu trách nhiệm nói chuyện vào Ngày Phán Xét.

  

 

 

 

 

 

 


Lễ nguyện salah tự nguyện

Tự nguyện dâng lễ nguyện Salah là việc làm ngoan đạo tốt đẹp nhất đứng sau Jihaad cho con đường chính nghĩa của Allah I và học hỏi kiến thức.
Thiên sứ của Allah e luôn thể hiện sự ngoan đạo của mình với Thượng Đế bằng các lễ nguyện Salah tự nguyện và Người nói:
{اعْلَمْ أَنَّكَ لَنْ تَسْجُدَ لِلهِ سَجْدَةً إِلاَّ رَفَعَ اللهُ لَكَ بِهَا دَرَجَةً وَحَطَّ عَنْكَ بِهَا خَطِيئَةً} رواه مسلم.
“Hãy biết rằng quả thật không có bất cứ một cái cúi đầu quỳ lạy nào ngươi quỳ lạy Allah mà Ngài không nâng một bậc (ân phước) cho ngươi và xóa đi khỏi ngươi một điều tội lỗi.” (Muslim).
Lễ nguyện Salah tự nguyện được chia thành hai dạng:
Dạng thứ nhất: Các lễ nguyện Salah tự nguyện được qui định giờ giấc cụ thể hoặc được giới hạn trong một địa điểm nhất định hay ở một tình huống nhất định. Dạng này được gọi là các lễ nguyện Salah tự nguyện có giới hạn. Tiêu biểu các lễ nguyện Salah ở dạng này chẳng hạn như Sunnah Rawa-tib, lễ nguyện Salah Dhuha, lễ nguyện Salah chào Masjid, ..
Dạng thứ hai: Các lễ nguyện Salah tự nguyện không có qui định thời gian cụ thể cũng như không giới hạn phạm vị thời gian hay không gian. Dạng này được gọi là các lễ nguyện Salah tự nguyện không giới hạn.


  

 

 

 

 

 

 

 

 


Lễ nguyện Salah Witir

Lễ nguyện Salah Witir là lễ nguyện Sunnah Muakkadah (khuyến khích làm thường xuyên). Ông Ibnu Abbas t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói với ông Mu’aazd t:
{... فَإِنْ هُمْ أَطَاعُوا لَكَ بِذَلِكَ، فَأَخْبِرْهُمْ أَنَّ اللهَ قَدْ فَرَضَ عَلَيْهِمْ خَمْسَ صَلَوَاتٍ فِى كُلِّ يَوْمٍ وَلَيْلَةٍ ...} متفق عليه.
“... Bởi thế, nếu họ nghe theo ngươi điều đó thì ngươi hãy nói cho họ biết rằng Allah đã sắc lệnh bắt họ phải dâng lễ nguyện Salah năm lần trong mỗi ngày đêm ...” (Albukhari, Muslim).
Nếu lễ nguyện Salah Witir là bắt buộc thì Thiên sứ của Allah e đã nói bắt họ phải dâng lễ nguyện Salah sáu lần trong mỗi ngày đêm, hơn nữa trong lời của ông Ali bin Abu Talib t: “Lễ nguyện Salah Witir không giống như cách thức lễ nguyện Salah bắt buộc, mà nó chỉ lễ nguyện Salah Sunnah do chính Thiên sứ của Allah đề ra.” (Ahmad và Annasa-i).
Trường phái của Imam Abu Hani-fah  (trường phái Hanafi) cho rằng lễ nguyện Salah Witir là bắt buộc; còn Sheik Islam Ibnu Taymiyah  thì cho rằng nó bắt buộc đối với ai dâng lễ nguyện Salah Sunnah trong đêm.
Lễ nguyện Witir: gồm một Rak’at nếu như nó không dính liền với những Rak’at trước đó và gồm ba, năm, bảy, chín, mười một Rak’at nếu như những Rak’at này dính liền với nhau bởi một Salam. Như vậy, nếu những Rak’at này được thực hiện bởi hai Salam hoặc nhiều hơn thì Rak’at được thực hiện cuối cùng riêng lẻ chính là Witir.
Giờ giấc của lễ nguyện Salah Witir: Giờ giấc của nó được bắt đầu từ sau lễ nguyện Salah I-sha’ cho đến khi ánh rạng động ló dạng. Bà A’ishah  thuật lại: “Thiên sứ của Allah e thường dâng lễ nguyện Salah mười một Rak’at trong khoảng thời gian từ sau lễ nguyện Salah I-sha’ cho đến khi ánh rạng đông ló dạng” (Muslim).
Giờ khuyến khích thực hiện lễ nguyện Salah Witir là vào cuối đêm đối với người nào có thể tin tưởng bản thân có khả năng thức để thực hiện nó ở cuối đêm; nếu ai không tin bản thân mình có khả năng thức để thực hiện nó vào cuối đêm thì tốt nhất y nên thực hiện trước khi đi ngủ. Ông Jabir t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
 «أَيُّكُمْ خَافَ أَنْ لاَ يَقُومَ مِنْ آخِرِ اللَّيْلِ فَلْيُوتِرْ ثُمَّ لْيَرْقُدْ وَمَنْ وَثِقَ بِقِيَامٍ مِنَ اللَّيْلِ فَلْيُوتِرْ مِنْ آخِرِهِ فَإِنَّ قِرَاءَةَ آخِرِ اللَّيْلِ مَحْضُورَةٌ وَذَلِكَ أَفْضَلُ» رواه مسلم.
“Ai trong các ngươi sợ không thể thức dậy vào cuối đêm thì hãy thực hiện lễ nguyện Salah Witir rồi đi ngủ; còn ai tin mình có thể thức dậy trong đêm thì hãy thực hiện lễ nguyện Salah Witir vào cuối đêm bởi quả thật đọc Qur’an ở cuối đêm sẽ được chứng giám và như thế tốt hơn.” (Muslim).
Số Rak’at cũng như cách thức của lễ nguyện Salah Witir:
Ít nhất là một Rak’at bởi đã có những Hadith đã được ghi nhận khẳng định về điều đó, nó được ghi nhận từ mười vị Sahabah, tuy nhiên, tốt nhất phải nên thực hiện nhiều hơn nếu có khả năng.
Nhiều nhất là mười một Rak’at hoặc mười ba Rak’at, cách thực hiện là thực hiện hai Rak’at, hai Rak’at sau đó thực hiện một Rak’at đơn lẻ vào lúc cuối. Bà A’ishah e nói: “Thiên sứ của Allah e thường dâng lễ nguyện Salah trong đêm mười một Rak’at trong đó một Rak’at được thực hiện riêng lẻ.” (Muslim).
Trong một Hadith khác, bà A’ishah  nói rằng Thiên sứ của Allah e từng dâng lễ nguyện Salah mười ba Rak’at (Albukhari, Muslim).
 Trong một lời dẫn khác của Hadith thì nói: “Người Salam cho mỗi hai Rak’at rồi Người thực hiện một Rak’at đơn lẻ”.
Được phép làm Witir chín Rak’at bằng cách thực hiện xong tám Rak’at thì ngồi lại đọc Tashahhud đầu nhưng không cho Salam, sau đó, đứng dậy thực hiện một Rak’at thứ chín rồi ngồi Tashahhud và cho Salam.
Được phép thực hiện Witir với bảy Rak’at hoặc năm Rak’at một cách liên tiếp chỉ với một Salam ở Rak’at cuối cùng. Bằng chứng là lời thuật của bà Ummu Salmah rằng Thiên sứ của Allah e từng dâng lễ nguyện Salah Witir với bảy và năm Rak’at, người không tách chúng ra mà thực hiện chúng với một Salam. (Hadith do Muslim ghi lại).
Được phép làm Witir với ba Rak’at, thực hiện hai Rak’at xong cho Salam rồi đứng dậy thực hiện Rak’at thứ ba rồi cho Salam hoặc có thể thực hiện ba Rak’at liên tiếp rồi cuối cùng cho Salam.
Khuyến khích đọc chương Al-A’la trong Rak’at thứ nhất, chương Al-Ka-firun trong Rak’at thứ hai và chương Al-Ikhlaas trong Rak’at thứ ba.
Thỉnh thoảng khuyến khích làm Qunut sau khi Ruku’a ở Rak’at cuối. Đó là đọc Du-a Qunut đồng thời ngửa đồi bàn tay lên.
Không làm Qunut thường xuyên bởi nhiều Hadith ghi lại rằng Thiên sứ của Allah e làm Witir nhưng không có nói về Qunut.
Chỉ có cha của ông Ibnu Ka’ab thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e từng Qunut trong Witir, thỉnh thoảng Người làm Qunut sau Ruku’a và thỉnh thoảng làm trước Ruku’a.
* Vấn đề: Khuyến khích thực hiện bù lại Witir đối với ai bỏ lỡ có lý do. Nếu muốn Witir năm Rak’at nhưng rồi đã ngủ thì hãy thực hiện bù lại sáu Rak’at, điều này được dựa theo Hadith do bà A’ishah  thuật lại rằng mỗi khi Người e ngủ say hoặc bị ốm thì Người dâng lễ nguyện Salah vào ban ngày mười hai Rak’at (Hadith do Muslim ghi lại).
Lễ nguyện Salah Tara-wih

“Tara-wih” – “تَرَاوِيْحٌ” là số nhiều của “تَرْوِيْحَةٌ” – “Tarwi-hah”. Theo nghĩa gốc của từ thì “تَرْوِيْحَةٌ” có nghĩa là ngồi, nhưng sau đó nó được dùng để gọi sự ngồi nghỉ sau mỗi bốn Rak’at của lễ nguyện Salah trong đêm của tháng Ramadan; bởi lẽ ở tháng đó họ phải dâng lễ nguyện Salah lâu trong đêm.
Theo nghĩa thuật ngữ giáo lý: Tara-wih là danh từ được dùng để gọi cuộc dâng lễ nguyện Salah tập thể trong những đêm của Ramadan.
Lễ nguyện Salah Tara-wih là Sunnah Muakkadah. Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ قَامَ رَمَضَانَ إِيمَانًا وَاحْتِسَابًا غُفِرَ لَهُ مَا تَقَدَّمَ مِنْ ذَنْبِهِ} متفق عليه
“Ai đứng dâng lễ nguyện Salah hằng đêm của Ramadan bằng cả đức tin và niềm hy vọng, y sẽ được tha thứ những tội lỗi đã qua” (Albukhari, Muslim).
Lễ nguyện Salah Tara-wih được thực hiện tập thể tại Masjid là điều tốt hơn; bởi quả thật Thiên sứ của Allah e đã dẫn lễ nguyện Salah Tara-wih cho các vị Sahabah của Người tại Masjid trong một số đêm của Ramadan, sau đó Người không thực hiện tập thể nữa vì sợ rằng nó trở thành điều bắt buộc đối với họ (theo Hadith Sahih được ghi trong Albukhari và Muslim qua lời thuật của bà A’ishah).
Ông Abu Zdar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ قَامَ مَعَ الإِمَامِ حَتَّى يَنْصَرِفَ كُتِبَ لَهُ قِيَامُ لَيْلَةٍ} رواه الخمسة وصححه الترمذي.
“Ai đứng dâng lễ nguyện Salah cùng với Imam cho tới khi Imam rời đi thì y sẽ được ghi cho ân phước đứng dâng lễ nguyện Salah nguyên đêm.” (Abu Dawood, Tirmizdi,  Annasa-i, Ibnu Ma-jah và Ahmad).
Về số lượng Rak’at của lễ nguyện Salah Tara-wih thì có một Hadith Sahih được ghi lại từ lời thuật của bà A’ishah  rằng Thiên sứ của Allah e không hề làm hơn mười một Rak’at trong tháng Ramadan (Hadith do Albukhari và Muslim ghi lại). Tuy nhiên, việc làm của Người e trong Hadith này không giới hạn phạm vi số lượng của lễ nguyện Salah Tara-wih bởi Hadith do ông Ibnu Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{صَلاَةُ اللَّيْلِ مَثْنَى مَثْنَى ...} متفق عليه.
“Lễ nguyện Salah ban đêm hai, hai (có nghĩa là hai Rak’at, hai Rak’at) ...” (Albukhari, Muslim).
Có ghi nhận xác thực rằng trong thời của Umar t làm Khali-fah thì lễ nguyện Salah Tara-wih được thực hiện hai mươi Rak’at (Hadith này do Abdurrazzaaq ghi lại).
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: “Được phép dâng lễ nguyện Salah Tara-wih hai mươi Rak’at, đó là trường phái của Imam Ahmad và Ash-Sha-fi’y; cũng được phép dâng lễ nguyện Salah Tara-wih ba mươi sáu Rak’at như trường phái của Imam Malik; và cũng được phép dâng lễ nguyện Salah Tara-wih mười một hoặc mười ba Rak’at; tất cả đều tốt đẹp. Như vậy, nhiều hay ít Rak’at là tùy thuộc vào việc đứng lâu hay mau”.
Giờ giấc của lễ nguyện Salah Tara-wih là giữa lúc sau lễ nguyện Salah I-Sha’ cho đến khi thực hiện Witir.


  

 

 

 

 

 

Lễ nguyện Salah Sunnah Rawa-tib

Toàn bộ các lễ nguyện Salah Sunnah Rawa-tib gồm mười hai Rak’at:
    Bốn Rak’at trước Zhuhur.
    Hai Rak’at sau Zhuhur.
    Hai Rak’at sau Maghrib.
    Hai Rak’at sau I-sha’.
    Hai Rak’at trước Fajar.
Dẫn chứng cho các lễ nguyện Salah Sunnah Rawa-tib vừa nêu trên là Hadith do ông Ibnu Umar t thuật lại: “Tôi đã ghi nhớ từ Thiên sứ của Allah e mười Rak’at: hai Rak’at trước Zhuhur, hai Rak’at sau Zhuhur, hai Rak’at sau Maghrib tại nhà, hai Rak’at sau I-sha’ tại nhà, và hai Rak’at trước Fajar, và có một giờ mà không một ai vào gặp Nabi e; bà Hafsah đã nói cho tôi biết rằng khi người Azdaan azdaan và ánh rạng đông ló dạng thì Người dâng lễ nguyện Salah hai Rak’at.” (Albukhari, Muslim).
Và trong bộ Sahih Muslim, bà A’ishah  thuật lại: “Thiên sứ của Allah e thường dâng lễ nguyện Salah trước Zhuhur bốn Rak’at tại nhà của tôi rồi Người đi ra dẫn lễ cho mọi người, sau đó Người trở lại nhà tôi dâng lễ nguyện Salah hai Rak’at”.
* Vấn đề: Các lễ nguyện Salah Sunnah Rawa-tib được thực hiện tại nhà tốt hơn tại Masjid bởi Thiên sứ của Allah e đã làm và bảo như thế. Và việc thực hiện tại nhà tốt hơn vì những ‎ý nghĩa sau:
- Làm theo Sunnah.
- Ông Zaid bin Tha-bit t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{فَإِنَّ أَفْضَلَ الصَّلاَةِ صَلاَةُ الْمَرْءِ فِى بَيْتِهِ إِلاَّ الْمَكْتُوبَةَ} متفق عليه.
“Quả thật, lễ nguyện Salah tốt nhất của một người là lễ nguyện Salah tại nhà của y ngoại trừ lễ nguyện Salah bắt buộc.” (Albukhari, Muslim).
-    Tránh rơi vào Riya’ (sự phô trương, để được người đời khen ngợi, không toàn tâm vì Allah I).
-    Thể hiện trọn vẹn tấm lòng kính cẩn và thành tâm vì Allah I.
-    Ngôi nhà có sự tụng niệm Allah I cũng như lễ nguyện Salah sẽ được Allah I ban xuống Rahmah cho những người ở trong nhà cũng như xua đuổi được Shaytan.
Trong các lễ nguyện Salah Rawa-tib thì hai Rak’at trước Fajar là điều không nên bỏ lỡ dù như thế nào bởi bà A’ishah  nói: “Thiên sứ của Allah e không có lễ nguyện Salah Sunnah nào mà Người duy trì mạnh mẽ như hai Rak’at trước Fajar” (Albukhari, Muslim).  
Trong một Hadith khác, bà A’ishah  thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{رَكْعَتَا الْفَجْرِ خَيْرٌ مِنَ الدُّنْيَا وَمَا فِيهَا} متفق عليه.
“Hai Rak’at trước Fajar tốt hơn thế gian và những gì trong đó” (Albukhari, Muslim).
Chính vì vậy mà Thiên sứ của Allah e luôn duy trì hai lễ nguyện Salah Sunnah: Witir và hai Rak’at trước Fajar dù là đang ở nơi cư trú hay đang đi đường.
Còn những lễ nguyện Salah Rawa-tib còn lại ngoài hai Rak’at trước Fajar thì Thiên sứ của Allah e không thực hiện trong lúc đang đi đường xa; riêng những lễ nguyện Salah tự nguyện khác như lễ nguyện Salah Dhuha, lễ nguyện Salah trong đêm, lễ nguyện Salah Sunnah sau khi làm Wudu’ cũng như những lễ nguyện Salah khác thì giáo lý qui định làm ngay cả trong lúc đi đường xa.
Hai Rak’at trước Fajar có những điều Sunnah sau:
-    Nên thực hiện ngắn hai Rak’at này. Bà A’ishah  nói: “Thiên sứ của Allah e thường thực hiện nhẹ hai Rak’at trước lễ nguyện Salah Fajar” (Albukhari, Muslim).
-    Theo Sunnah, trong Rak’at đầu, sau bài Fatihah nên đọc chương Al-Ka-firun và trong Rak’at thứ hai nên đọc chương Al-Ikhlaas; thỉnh thoảng trong Rak’at thứ nhất nên đọc câu Kinh 136 chương Albaqarah và trong Rak’at thứ hai nên đọc câu Kinh 64 chương Ali Imran.
-    Sau khi thực hiện xong hai Rak’at trước Fajar thì nên nằm nghỉ nghiêng trên thân phải nếu cần thiết điều đó bởi vì Thiên sứ của Allah e đã làm như vậy.
 * Vấn đề: Nếu bị lỡ các lễ nguyện Sunnah Rawa-tib hoặc Witir và hai Rak’at trước Fajar bởi một lý do nào đó thì theo Sunnah nên thực hiện bù lại. Đối với Witir nếu muốn thực hiện năm Rak’at thì hãy thực hiện bù lại vào ban ngày sáu Rak’at. Thiên sứ của Allah e đã làm như vậy và Người nói:
{مَنْ نَامَ عَنِ الْوِتْرِ أَوْ نَسِيَهُ فَلْيُصَلِّ إِذَا أَصْبَحَ أَوْ ذَكَرَهُ} رواه الترمذي وأبو داود.
“Ai ngủ lỡ hoặc quên Witir thì hãy dâng lễ nguyện Salah khi trời đã sáng hoặc khi đã nhớ ra.” (Tirmizdi và Abu Dawood).
Còn về hai Rak’at trước Fajar thì có Hadith xác thực rằng Thiên sứ của Allah e đã từng thực hiện bù lại trước Zhuhur và sau Asr mỗi khi Người ngủ lỡ hai Rak’at trước Fajar.
Riêng các lễ nguyện Salah Rawa-tib thì được suy ra dựa theo các bằng chứng nói trên.

  

 


Lễ nguyện Salah Dhuha

Lễ nguyện Salah Dhuha là Sunnah Muakkadah mỗi ngày. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿فِي بُيُوتٍ أَذِنَ ٱللَّهُ أَن تُرۡفَعَ وَيُذۡكَرَ فِيهَا ٱسۡمُهُۥ يُسَبِّحُ لَهُۥ فِيهَا بِٱلۡغُدُوِّ وَٱلۡأٓصَالِ ٣٦ رِجَالٞ لَّا تُلۡهِيهِمۡ تِجَٰرَةٞ وَلَا بَيۡعٌ عَن ذِكۡرِ ٱللَّهِ وَإِقَامِ ٱلصَّلَوٰةِ وَإِيتَآءِ ٱلزَّكَوٰةِ يَخَافُونَ يَوۡمٗا تَتَقَلَّبُ فِيهِ ٱلۡقُلُوبُ وَٱلۡأَبۡصَٰرُ ٣٧ ﴾ [سورة النور:36 - 37]
{Trong các ngôi nhà (Masjid) mà Allah cho phép được dựng lên, được tụng niêm tên của Ngài, được tán dương và ca ngợi Ngài trong đó sáng chiều. Những người mà việc mua bán đổi chác cũng như việc làm ăn kinh doanh không làm họ xao lãng việc tưởng nhớ Allah, không làm họ xao lãng việc dâng lễ nguyện Salah và xuất Zakah; họ luôn lo sợ cho Ngày mà trái tim và cặp mắt của họ sẽ đảo lộn (về việc bị phán xét trước Allah).} (Chương 24 – Annur, câu 36 - 37).
Ông Abu Zdar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{يُصْبِحُ عَلَى كُلِّ سُلاَمَى مِنْ أَحَدِكُمْ صَدَقَةٌ فَكُلُّ تَسْبِيحَةٍ صَدَقَةٌ وَكُلُّ تَحْمِيدَةٍ صَدَقَةٌ وَكُلُّ تَهْلِيلَةٍ صَدَقَةٌ وَكُلُّ تَكْبِيرَةٍ صَدَقَةٌ وَأَمْرٌ بِالْمَعْرُوفِ صَدَقَةٌ وَنَهْىٌ عَنِ الْمُنْكَرِ صَدَقَةٌ وَيُجْزِئُ مِنْ ذَلِكَ رَكْعَتَانِ يَرْكَعُهُمَا مِنَ الضُّحَى} رواه مسلم.
“Từng khớp xương của ai đó trong các ngươi đều mang lại cho y một điều Sadaqah, mỗi lời Tasbeeh (Subha-nollo-h) là một Sadaqah, mỗi lời Tahmeed (Alhamdulillah) là một Sadaqah, mỗi lời Tahleel (La-ila-ha-illollo-h) là một Sadaqah, mỗi lời Takbeer (Ollo-hu-akbar) là một Sadaqah, kêu gọi làm điều thiện tốt là một Sadaqah, và ngăn cản điều xấu là một Sadaqah, và hai Rak’at của lễ nguyện Salah Duha mang lại tất cả những ân phước đó.” (Muslim).
Ông Abu Huroiroh t nói: “Vị Khaleel của tôi, Thiên sứ của Allah e đã di ngôn cho tôi ba điều: lễ nguyện Salah ba ngày mỗi tháng, hai Rak’at trước Fajar và dâng lễ nguyện Salah Witir trước khi ngủ.” (Albukhari, Muslim).
Lễ nguyện Salah Dhuha ít nhất là hai Rak’at bởi Thiên sứ của Allah e đã nói qua lời thuật của ông Abu Huroiroh t trong Hadith vừa nêu trên: “ ... và hai Rak’at của lễ nguyện Salah Duha ...” và không giới hạn nhiều nhất là bao nhiêu (có nghĩa tùy thích).
Giờ giấc của lễ nguyện Salah Dhuha bắt đầu từ lúc mặt trời mọc cao khoảng một sào tức khoảng sau khi mặt trời mọc khoảng chừng mười hai phút, kéo dài cho đến gần lúc mặt trời nghiêng bóng tức trước khi mặt trời nghiêng bóng khoảng độ mười phút. Tuy nhiên, tốt nhất là nên dâng lễ nguyện Salah Dhuha vào lúc trời đã nắng gắt bởi Hadith do Zaid t bin Arqam thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{صَلاَةُ الأَوَّابِينَ حِينَ تَرْمَضُ الْفِصَالُ} رواه مسلم.
“Lễ nguyện Salah của những người ngoan đạo là lúc cát đốt nóng móng chân của những con lạc đà con” (Muslim).


  

 

 

 

 

 

 


Sujud Tila-wah

Theo Sunnah, người đọc cũng như người lắng nghe Qur’an nên Sujud Tila-wah. Việc làm không bắt buộc mà chỉ mang tính khuyến khích. Ông Zaid bin Tha-bit t nói: “Tôi đã đọc cho Nabi e nghe chương Annajm nhưng Người không Sujud khi nghe.” (Albukhari, Muslim).
Ông Umar t nói: “Quả thật Allah không bắt buộc chúng ta Sujud trừ khi chúng ta muốn” (Albukhari).
Tất cả các học giả đều đồng thuận với nhau rằng Sujud Tila-wah là điều được qui định trong giáo lý.
Ông Ibnu Umar t nói: “Thiên sứ của Allah từng đọc cho chúng tôi nghe chương Kinh trong đó có nói về Sujud, Người đã Sujud và chúng tôi Sujud cùng với Người” (Albukhari, Muslim).
Người lắng nghe ở đây có nghĩa là người có chủ ý lắng nghe Qur’an, còn riêng người không có chủ ý lắng nghe Qur’an mà chỉ nghe thấy trong tình cờ thì không có qui định Sujud Tila-wah dành cho họ; bởi một Hadith do Albukhari ghi lại rằng Uthman t đi ngang qua một người đang đọc Qur’an đến chỗ Sujud và người đó đã Sujud nhưng Uthman t không Sujud cùng với người đó và ông nói: “Sujud được qui định đối với những ai lắng nghe Qur’an”.
Những chỗ Sujud Tila-wah có trong các chương: Al-A’raaf, Arra’d, Annahl, Al-Isra’, Maryam, Al-Hajj, Al-Furqaan, Annaml, Assajdah, Gha-fir, Annajm, Al-Inshiqaaq, Al’Alaq, và Saad.
Sujud Tila-wah không phải là Sujud của lễ nguyện Salah cho nên không có qui định các điều kiện giống như lễ nguyện Salah tức không cần phải có Taha-rah, hướng mặt về Qiblah, che đậy Awrah, ...
Trong Sujud Tila-wah, người Sujud nói lời tụng niệm “سُحَانَ رَبِّيَ الْأَعْلَى” giống như trong Sujud của lễ nguyện Salah, và cũng không vấn đề gì nếu như nói lời tụng niệm và Du-a dưới dây:
{سَجَدَ وَجْهِيْ لِلهِ الَّذِي خَلَقَهُ وَصَوَّرَهُ وَ شَقَّ سَمْعَهُ وَبَصَرَهُ بِحَوْلِهِ وَقُوَّتِهِ}
“Sajada wajhi lilla-hil lazdi kholaqohu wa sauwarohu wa shaqqo sam’ahu wa basorohu bihawlihi wa qu-watihi”
“Bề tôi xin cúi mặt mọp xuống đất quỳ lạy Allah, Đấng đã tạo hóa ra nó, đã ban cho nó hình hài, làm cho nó có thính giác và thị giác dưới quyền năng và sức  mạnh của Ngài”.
{اللَّهُمَّ اكْتُبْ لِى بِهَا عِنْدَكَ أَجْرًا وَضَعْ عَنِّى بِهَا وِزْرًا وَاجْعَلْهَا لِى عِنْدَكَ ذُخْرًا وَتَقَبَّلْهَا مِنِّى كَمَا تَقَبَّلْتَهَا مِنْ عَبْدِكَ دَاوُدَ} رواه الترمذي.
“Ollo-humma uktub li biha indaka ajran wadho’ anni biha wizran waj’alha li indaka zukhran wa taqabbalha mini kama taqabbaltaha min abdika Dawood” (Abu Dawood).
“Lạy Allah, xin Ngài hãy ghi cho bề tôi ân phước của nó, xin Ngài xóa bỏ khỏi bề tôi tội lỗi bởi nó, xin Ngài dự trứ nó ở nơi Ngài, và xin Ngài chấp nhận nó từ bề tôi giống như Ngài đã chấp nhận nó từ người bề tôi của Ngài Dawood.” (Tirmizdi).
Khi Sujud Tila-wah không có Takbeer, không có Salam và cũng không có Tashahhud bởi không có ghi nhận xác thực về điều đó.
Riêng trong lúc dâng lễ nguyện Salah thì có Takbeer bởi Thiên sứ của Allah e đã làm như vậy.


  

 

 

 

 


Lễ nguyện Salah tự nguyện không giới hạn

Lễ nguyện Salah tự nguyện không giới hạn là lễ nguyện Salah không bị giới hạn trong phạm vị nhất định về không gian cũng như thời gian.
Lễ nguyện Salah tự nguyện không giới hạn được thực hiện vào ban đêm tốt hơn ban ngày. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ تَتَجَافَىٰ جُنُوبُهُمۡ عَنِ ٱلۡمَضَاجِعِ يَدۡعُونَ رَبَّهُمۡ خَوۡفٗا وَطَمَعٗا وَمِمَّا رَزَقۡنَٰهُمۡ يُنفِقُونَ ١٦ فَلَا تَعۡلَمُ نَفۡسٞ مَّآ أُخۡفِيَ لَهُم مِّن قُرَّةِ أَعۡيُنٖ جَزَآءَۢ بِمَا كَانُواْ يَعۡمَلُونَ ١٧﴾ [سورة السجدة: 16، 17]
{Họ rời giường ngủ để cầu nguyện Thượng Đế của họ vừa lo sợ vừa hy vọng (lòng khoan dung của Ngài) và với tài sản mà TA đã ban phát cho họ thì họ chi dùng (vào việc thiện). Không một linh hồn nào biết được niềm vui sướng đã được giấu kín dùng làm phần thưởng cho họ về những việc làm thiện tốt mà họ đã làm.} (Chương 32 – Assajdah, câu 16).
Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّ فِيْ اللَّيْلِ سَاعَةً لاَ يُوَافِقُهَا عَبْدٌ مُسْلِمٌ يَسْأَلُ اللهَ خَيْرًا إِلاَّ أَعْطَاهُ إِيَّاهُ} رواه مسلم من حديث جابر t.
“Quả thật trong đêm có một thời khắc không một người bề tôi Muslim nào đứng lễ nguyện Salah cầu xin Allah điều tốt đẹp mà Ngài không ban cho y.” (Muslim ghi lại qua lời thuật của Jabir).
Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng có người đã hỏi Thiên sứ của Allah e lễ nguyện Salah nào tốt nhất sau lễ nguyện Salah bắt buộc thì Người e nói:
{صَلَاةُ الْلَيْلِ} رواه مسلم.
“Lễ nguyện Salah trong đêm.” (Muslim).
Những bằng chứng giáo lý về ân phúc của lễ nguyện Salah ban đêm thì rất nhiều. Như vậy, lễ nguyện Salah tự nguyện không giới hạn tốt nhất là lễ nguyện Salah trong đêm, bởi vì nó được thực hiện trong sự thầm kín và lặng lẽ, nó thể hiện tấm lòng chân tâm đối với Allah I hơn, hơn nữa đó là giờ mà mọi người ngon giấc nên nó thể hiện lòng mộ đạo khi từ bỏ giấc ngủ và sự nghỉ ngơi để hướng về Allah I.
Thời gian tốt nhất trong đêm là lúc một phần ba cuối của đêm. Ông Abdullah bin Amru t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{وَأَحَبَّ الصَّلاَةِ إِلَى اللهِ صَلاَةُ دَاوُدَ عَلَيْهِ السَّلاَمُ كَانَ يَنَامُ نِصْفَ اللَّيْلِ وَيَقُومُ ثُلُثَهُ وَيَنَامُ سُدُسَهُ} متفق عليه.
“Lễ nguyện Salah yêu thích nhất đối với Allah là lễ nguyện Salah của Nabi Dawood u, Người thường ngủ đến nửa đêm và thức dậy lúc một phần ba của đêm, và ngủ lúc một phần sáu của đêm.” (Albukhari, Muslim).
Có nghĩa là Thiên sứ của Allah e thường để cơ thể mình nghỉ ngơi từ đầu hôm sau đó thức dậy vào thời khác mà Allah xuống tầng trời hạ giới hô gọi: “Có ai cầu xin TA, TA sẽ ban cho người đó!”, sau đó Người lại đi ngủ vào một phần sáu cuối cùng của đêm để nghỉ ngơi để đón lấy lễ nguyện Salah một cách tích cực. Đó là giờ tốt nhất, tuy nhiên, tất cả thời gian trong đêm đều là thời khắc cho lễ nguyện Salah, từ lúc mặt trời lặn cho đến khi ánh rạng đông ló dạng.
* Lễ nguyện Salah trong đêm có những Adaab và Sunnah:
- Định tâm dâng lễ nguyện Salah trong đêm khi đi ngủ.
- Dùng Siwak (đánh răng bàn cây trầm)
- Tụng niệm Allah, nói:
{لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحَمْدُ وَهُوَ عَلَى كُلِّ شَىْءٍ قَدِيرٌ ، الحَمْدُ لِلهِ ، وَسُبْحَانَ الله ، لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ، وَاللهُ أَكْبَرُ ،لاَ حَوْلَ وَلاَ قُوَّةَ إِلاَّ بِاللهِ لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ } رواه البخاري.
“La ila-ha illollo-h wahdahu la shari-ka lah, lahul mulku wa lahul hamdu wa huwa ala kulli shay-in qodi-r, alhamdulilla-h, wa subha-nollo-h, La ila-ha illollo-h, wollo-hu akbar, la hawla wa la qu-wata illa billa-h” (Albukhari).
“Không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah, Ngài là Đấng Duy Nhất không có đối tác ngang vai, mọi vương quyền, mọi sự ca ngợi và tán dương đều thuộc về Ngài, Ngài là Đấng Toàn Năng trên mọi thứ, mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah, vinh quang thay Allah, không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah, Allah là Đấng Vĩ Đại, không có quyền năng và sức mạnh nào ngoài quyền năng và sức mạnh của Allah.” (Albukhari).
-    Nói:
{اَلْحَمْدُ لِلهِ الَّذِيْ أَحْيَانَا بَعْدَمَا أَمَاتَنَا وَإلَيْهِ النُّشُوْرِ} متفق عليه.
“Alhamdu lilla hillazdi ahya-na ba’dama ama-tana wa ilayhin nushu-r”.
“Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng Allah, Đấng đã ban cho bầy tôi sự sống sau khi đã làm chết bầy tôi và với Ngài bầy tôi sẽ quay về.”
-    Nói:
{الْحَمْدُ لِلهِ الَّذِى عَافَانِى فِى جَسَدِى وَرَدَّ عَلَىَّ رُوحِى وَأَذِنَ لِى بِذِكْرِهِ} رواه الترمذي.
“Alhamdu lilla hillazdi ‘afa-ni fi jasadi wa rodda ‘alayya ru-hi wa azdina li bi zdikrihi”.
“Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng Allah, Đấng đã ban cho bề tôi sức khỏe và hoàn hồn cho bề tôi và cho phép bề tôi nhớ tới Ngài.” (Tirmizdi).
-    Mở đầu cho cuộc dâng lễ nguyện Salah trong đêm bằng hai Rak’at ngắn, bởi ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا قَامَ أَحَدُكُمْ مِنَ اللَّيْلِ فَلْيَفْتَتِحْ صَلاَتَهُ بِرَكْعَتَيْنِ خَفِيفَتَيْنِ} رواه مسلم.
“Nếu ai đó trong các ngươi muốn dâng lễ nguyện Salah trong đêm thì hãy bắt đầu cho cuộc lễ nguyện Salah của y với hai Rak’at ngắn.” (Muslim).
-    Cho Salam sau mỗi hai Rak’at bởi ông Ibnu Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{صَلاَةُ اللَّيْلِ مَثْنَى مَثْنَى} متفق عليه.
“Lễ nguyện Salah trong đêm hai, hai” (Albukhari, Muslim).
Hai, hai có nghĩa là hai Rak’at và hai Rak’at.
-    Kéo dài thời gian đứng, Ruku’a và Sujud, quả thật ân phúc của đứng, Ruku’a và Sujud là việc làm kính cẩn của trái tim.
-    Lễ nguyện Salah Sunnah tại nhà bởi Thiên sứ của Allah e đã nói:
{فَإِنَّ أَفْضَلَ الصَّلاَةِ صَلاَةُ الْمَرْءِ فِى بَيْتِهِ إِلاَّ الْمَكْتُوبَةَ} متفق عليه.
“Quả thật, lễ nguyện Salah tốt nhất của một người là lễ nguyện Salah tại nhà của y ngoại trừ lễ nguyện Salah bắt buộc.” (Albukhari, Muslim).

-    Cầu xin Allah I mỗi khi đọc đến những câu Kinh hứa ban thưởng và cầu xin Ngài che chở mỗi khi đọc đến những câu Kinh nói về sự trừng phạt.
-    Nên đọc những lời tụng niệm được ghi lại xác thực từ Thiên sứ của Allah e cho Ruku’a, Sujud cũng như những lúc ngồi.
* Vấn đề: Ngồi dâng lễ nguyện Salah có lý do chính đáng sẽ được ghi ân phước giống như người đứng dâng lễ nguyện Salah bởi Thiên sứ của Allah e nói qua lời thuật của Abu Musa t:
{إِذَا مَرِضَ الْعَبْدُ أَوْ سَافَرَ، كُتِبَ لَهُ مِثْلُ مَا كَانَ يَعْمَلُ مُقِيمًا صَحِيحًا} رواه البخاري.
“Nếu người bề tôi bị bệnh hoặc đang đi đường thì y sẽ được ghi cho ân phước giống như ân phước của những việc làm mà y đã thường làm lúc khỏe mạnh cũng như đang ở nơi cư trú.” (Albukhari).
 Lễ nguyện Salah trong đêm được kết thúc bằng lễ nguyện Salah Witir bởi quả thật Nabi e đã thực hiện lễ nguyện Salah Witir cuối cùng sau khi đã xong các lễ nguyện Salah trong đêm và Người bảo làm như vậy trong nhiều Hadith.
Ai lỡ mất các lễ nguyện Salah trong đêm thì theo Sunnah, y được khuyến khích thực hiện bù lại vào ban ngày trước Zhuhur, bằng chứng là Hadith do Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ نَامَ عَنْ حِزْبِهِ مِنَ الْلَيْلِ أَوْ عَنْ شَىْءٍ مِنْهُ فَقَرَأَهُ مَا بَيْنَ صَلاَةِ الْفَجْرِ وَصَلاَةِ الظُّهْرِ كُتِبَ لَهُ كَأَنَّمَا قَرَأَهُ مِنَ اللَّيْلِ} رواه مسلم.
“Ai ngủ quên mất lễ nguyện Salah trong đêm hoặc một thứ gì đó từ cuộc lễ nguyện Salah đó thì y hãy đọc nó (dâng lễ nguyện Salah bù lại) vào lúc giữa lễ nguyện Salah Fajar và Zhuhur, y sẽ được ghi ân phước giống như đã đọc nó (đã dâng lễ nguyện Salah) trong đêm.” (Muslim).

  

 

 

 

 

 

 

Các thời điểm cấm dâng lễ nguyện Salah

Có năm thời điểm cấm dâng lễ nguyện Salah:
1.    Thời điểm thứ nhất: Từ lúc ánh rạng động thứ hai ló dạng cho tới lúc mặt trời mọc. Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا طَلَعَ الْفَجْرُ فَلَا صَلَاةَ إِلَّا رَكْعَتَىْ الْفَجْرِ} رواه أحمد وأبو داود.
“Khi ánh rạng đông ló dạng thì không có bất cứ lễ nguyện Salah nào ngoại trừ hai Rak’at Fajar.” (Ahmad và Abu Dawood).
Imam Ash-Sha-fi’y  cho rằng thời điểm cấm là bắt đầu sau lễ nguyện Salah Fajar bởi Hadith do Abu Sa’eed t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ صَلاَةَ بَعْدَ صَلاَةِ الصُّبْحِ حَتَّى تَطْلُعَ الشَّمْسُ وَلاَ صَلاَةَ بَعْدَ صَلاَةِ الْعَصْرِ حَتَّى تَغْرُبَ الشَّمْسُ} متفق عليه.
“Không có bất cứ lễ nguyện Salah nào sau lễ nguyện Salah Subh (Fajar) cho tới khi mặt trời mọc, và không có bất cứ lễ nguyện Salah nào sau lễ nguyện Salah Asr cho tới khi mặt trời lặn.” (Albukhari, Muslim).
2.    Thời điểm thứ hai: Từ lúc mặt trời mọc cho đến khi nó lên cao khoảng một sào tức trong khoảng mười hai phút.
3.    Thời điểm thứ ba: Lúc mặt trời đứng bóng cho tới khi đã nghiêng bóng. Ông Uqbah bin A’mir t nói: “Có ba thời điểm Thiên sứ của Allah e đã cấm chúng tôi dâng lễ nguyện Salah cũng như cấm chúng tôi chôn cất thi thể người chết của chúng tôi, đó là: lúc sau khi mặt trời mọc cho tới khi nó lên cao (khoảng một sào), lúc mặt trời đứng bóng cho tới khi nó đã nghiêng bóng, và lúc mặt trời đã nghiêng xuống bắt đầu lặn cho đến khi đã lặn khuất.” (Muslim).
4.    Thời điểm thứ tư: Từ lúc sau lễ nguyện Salah Asr cho tới khi mặt trời lặn, bằng chứng là Hadith do Abu Sa’eed t thuật lại vừa được nêu ở trên.
5.    Thời điểm thứ năm: Từ lúc mặt trời đang lặn cho tới khi đã lặn khuất như được nói trong Hadith do Uqbah thuật lại vừa được đề cập.
* Vấn đề: Được phép thực hiện các lễ nguyện Salah trong các thời gian cấm trong những trường hợp sau:
    Thực hiện bù lại các lễ nguyện Salah bắt buộc bị lỡ mất. Cơ sở cho điều này là lời nói của Thiên sứ e qua lời thuật của Anas bin Malik t:
{مَنْ نَسِىَ صَلَاةً فَلْيُصَلِّهَا إِذَا ذَكَرَهَا لاَ كَفَّارَةَ لَهَا إِلاَّ ذَلِكَ} متفق عليه.
“Ai quên lễ nguyện Salah thì hãy dâng lễ nguyện Salah khi nào nhớ ra, không có bất cứ hình thức Kaffa-rah nào cho nó ngoại trừ việc làm đó.” (Albukhari, Muslim).
    Theo quan điểm hợp lý nhất trong hai quan điểm của giới học giả rằng được phép dâng lễ nguyện Salah trong những giờ cấm này đối với các lễ nguyện Salah có nguyên do chẳng hạn như lễ nguyện Salah cho người chết, lễ nguyện Salah chào Masjid, lễ nguyện Salah Kusuf (khi có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực), hai Rak’at sau khi Tawaaf, hai Rak’at sau khi làm Wudu’, thực hiện lại lễ nguyện Salah tập thể, ... Cơ sở cho điều này là những Hadith bảo thực hiện các lễ nguyện Salah này mà không có giới hạn thời gian, cho nên việc cấm các lễ nguyện Salah trong những thời gian cấm đoán này được xem là đối với các lễ nguyện Salah không có lý do, có những lễ nguyện Salah được thực hiện khi có nguyên do nhất định thì không nằm trong phần cấm.
    Thực hiện bù lại lễ nguyện Salah Sunnah trước Fajar sau lễ nguyện Salah Fajar, điều này được dựa trên Hadith xác thực; tương tự, được phép thực hiện bù lại lễ nguyện Salah Sunnah của Zhuhur sau Asr bởi có Hadith xác thực rằng Thiên sứ của Allah e đã thực hiện bù lại lễ nguyện Salah Sunnah của Zhuhur sau Asr. (Hadith do Muslim ghi lại qua lời thuật của A’ishah ).
  

 

Lễ nguyện Salah tập thể: bổn phận bắt buộc và ân phúc

Lễ nguyện Salah tập thể được giáo lý qui định mang những ý nghĩa và giá trị to lớn. Tiêu biểu cho những ý nghĩa và giá trị đó là:
    Kết nối tình yêu thương, đoàn kết, và hàn gắn tấm lòng của những tín đồ Muslim với nhau: họ nhận biết hoàn cảnh của nhau, viếng thăm nhau mỗi khi bệnh hoạn, an ủi đến nhau khi có chuyện buồn, giúp đỡ lẫn nhau khi có chuyện cần giúp; và để những người Muslim thể hiện sức mạnh đoàn kết cũng như sự đồng lòng của họ trước kẻ thù và để không có khoảng hở tạo cơ hội cho những tên Shaytan từ loài Jinn và loài người tận dụng gây ra sự chia rẽ và thù hằn giữa các tín đồ Muslim với nhau, giúp họ luôn gắn kết với nhau và cùng chung tấm lòng trong việc thờ phượng và ngoan đạo hướng về Allah. Chính vì vậy, mỗi lần bắt đầu tiến hành lễ nguyện Salah tập thể, Thiên sứ của Allah e thường chỉnh đốn hàng ngũ và Người e nói:
« عِبَادَ اللهِ لَتُسَوُّنَّ صُفُوفَكُمْ أَوْ لَيُخَالِفَنَّ اللهُ بَيْنَ وُجُوهِكُمْ » مسلم.
“Này hỡi bầy tôi của Allah, các ngươi hãy đứng so hàng cho thật ngay thẳng, nếu không Allah sẽ làm cho các ngươi có sự khác biệt (tức không đồng lòng, không hướng tới sự đoàn kết).” (Muslim).
    Lễ nguyện Salah tập thể như một cách để dạy những người thiếu hiểu biết, mang lại nhiều ân phước, giúp người tín đồ năng nỗ và tích cực hơn khi nhìn thấy người anh em đồng đạo Muslim khác.
Ông Ibnu Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{صَلاَةُ الْجَمَاعَةِ تَفْضُلُ عَلَى صَلاَةِ الْفَذِّ بِسَبْعٍ وَعِشْرِينَ دَرَجَةً} متفق عليه.
“Lễ nguyện Salah tập thể tốt hơn lễ nguyện Salah đơn lẻ đến hai mươi bảy lần.” (Albukhari, Muslim).
Có lời dẫn thì nói tốt hơn đến hai mươi lăm lần.
Giới luật lễ nguyện Salah tập thể:
Lễ nguyện Salah tập thể là nghĩa vụ bắt buộc đối với mỗi tín đồ nam giới dù trong lúc đang ở nơi cư trú hay đang đi đường, dù trong hoàn cảnh an toàn hay trong lúc sợ hãi. Cơ sở giáo lý cho giới luật này đến từ Qur’an, Sunnah và những việc làm của những người Muslim từ thế kỷ này qua thế kỷ nọ.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَإِذَا كُنتَ فِيهِمۡ فَأَقَمۡتَ لَهُمُ ٱلصَّلَوٰةَ فَلۡتَقُمۡ طَآئِفَةٞ مِّنۡهُم مَّعَكَ﴾ [سورة النساء: 102]
{Và khi Ngươi (Muhammad) ở cùng với họ (những người Muslim), Ngươi hãy đứng chủ lễ để hướng dẫn họ, và để cho một thành phần của họ cùng đứng dâng lễ nguyện Salah với Ngươi.} (Chương 4 – Annisa’, câu 102).
Dù đang trong tình cảnh sợ hãi nhưng Allah I vẫn không cho phép bỏ lễ nguyện Salah tập thể.
Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّ أَثْقَلَ صَلاَةٍ عَلَى الْمُنَافِقِينَ صَلاَةُ الْعِشَاءِ وَصَلاَةُ الْفَجْرِ وَلَوْ يَعْلَمُونَ مَا فِيهِمَا لأَتَوْهُمَا وَلَوْ حَبْوًا وَلَقَدْ هَمَمْتُ أَنْ آمُرَ بِالصَّلاَةِ فَتُقَامَ ثُمَّ آمُرَ رَجُلاً فَيُصَلِّىَ بِالنَّاسِ ثُمَّ أَنْطَلِقَ مَعِى بِرِجَالٍ مَعَهُمْ حُزَمٌ مِنْ حَطَبٍ إِلَى قَوْمٍ لاَ يَشْهَدُونَ الصَّلاَةَ فَأُحَرِّقَ عَلَيْهِمْ بُيُوتَهُمْ بِالنَّارِ } متفق عليه.
“Quả thật, lễ nguyện Salah nặng nề nhất đối với những người Muna-fiq (giả tạo đức tin) là lễ nguyện Salah I-sha’ và lễ nguyện Salah Fajar. Nếu họ biết điều tốt đẹp của hai lễ nguyện Salah đó, chắc chắn họ đến với nó cho dù phải bò. Quả thật, Ta định ra lệnh cho một ai đó thay Ta chủ trì lễ nguyện Salah cho mọi người rồi bảo một nhóm đàn ông mang theo củi khô cùng với Ta đến nhà của những người không tham gia lễ nguyện Salah tập thể để Ta đốt nhà cửa của họ.” (Albukhari, Muslim).
Thiên sứ của Allah e đã mô tả những ai không tham gia lễ nguyện Salah tập thể là hành động của những người giả tạo đức tin. Điều đó chứng tỏ lễ nguyện Salah tập thể là nghĩa vụ bắt buộc.
Hơn nữa, Thiên sứ của Allah e đã có ý định trừng phạt những ai đã không tham gia lễ nguyện Salah tập thể và sự trừng phạt chỉ dành cho ai đã bỏ nghĩa vụ bắt buộc. Lý do ngăn Thiên sứ của Allah e không thực thi sự trừng phạt là bởi vì không ai được phép dùng lửa để trừng phạt ngoại trừ Thượng Đế của lửa, vả lại trong nhà của họ còn có phụ nữ, trẻ con, những người không có nghĩa vụ bắt buộc phải tham gia lễ nguyện Salah tập thể.
Trong Hadith Sahih do Muslim ghi lại, ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng có một người đàn ông mù đã nói với Thiên sứ của Allah e rằng ông không có người dẫn đi Masjid và ông xin được dâng lễ nguyện Salah tại nhà. Thiên sứ của Allah e đã cho phép nhưng khi người đàn ông mù quay lưng đi thì Người hỏi: “Ông có nghe thấy được tiếng Azdaan không?”. Người đàn ông mù nói: Có. Thiên sứ của Allah e nói: “Vậy hãy đáp lại”.
Như vậy, Thiên sứ của Allah e ra lệnh phải đến Masjid để tham lễ nguyện Salah tập thể và phải đáp lại lời Azdaan cho dù có gặp trở ngại và khó khăn. Điều đó nói lên rằng lễ nguyện Salah tập thể là nghĩa vụ bắt buộc.
Ông Ibnu Mas’ud t nói: “Quả thật chúng tôi thấy rằng không ai từ bỏ tham gia lễ nguyện Salah tập thể ngoại trừ đó là kẻ Muna-fiq thực thụ; bởi quả thật, ngay cả một người bị bệnh cần phải có hai người kè hai bên thì y cũng phái ráng đứng vào trong hàng (để tham gia lễ nguyện Salah).” (Muslim).
*  Vấn đề: Người không tham gia lễ nguyện Salah tập thể mà dâng lễ nguyện Salah đơn lẻ một mình chỉ có hai tình huống:
Tình huống thứ nhất: Bởi vì người đó bị bệnh hoặc do lo sợ nguy hại đến bản thân chứ không phải muốn làm trái lệnh, trường hợp này y sẽ được ghi cho ân phước giống như người tham gia lễ nguyện Salah tập thể. Cơ sở cho điều này là lời của Thiên sứ e:
{إِذَا مَرِضَ الْعَبْدُ أَوْ سَافَرَ، كُتِبَ لَهُ مِثْلُ مَا كَانَ يَعْمَلُ مُقِيمًا صَحِيحًا} رواه البخاري.
“Nếu người bề tôi bị bệnh hoặc đang đi đường thì y sẽ được ghi cho ân phước giống như ân phước của những việc làm mà y đã thường làm lúc khỏe mạnh cũng như đang ở nơi cư trú.” (Albukhari).
Tình huống thứ hai: Người không tham gia lễ nguyện Salah tập thể vì muốn làm trái lệnh chứ không có lý do chính đáng, nếu y dâng lễ nguyện Salah một mình thì lễ nguyện Salah của y có giá trị theo quan điểm của đa số học giả nhưng y sẽ mất đi ân phước to lớn vì lễ nguyện Salah tập thể tốt hơn đến hai mươi bảy lần so với lễ nguyện Salah một mình, tương tự, y cũng mất đi ân phước việc những bước chân đến Masjid sẽ bôi xóa tội lỗi, đồng thời y phải chịu tội cho việc bỏ nghĩa vụ bắt buộc khi không có lý do chính đáng.
* Vấn đề: Nơi để dâng lễ nguyện Salah tập thể là Masjid cho nên bắt buộc phải thực hiện lễ nguyện Salah tập thể tại Masjid. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿فِي بُيُوتٍ أَذِنَ ٱللَّهُ أَن تُرۡفَعَ وَيُذۡكَرَ فِيهَا ٱسۡمُهُۥ يُسَبِّحُ لَهُۥ فِيهَا بِٱلۡغُدُوِّ وَٱلۡأٓصَالِ ٣٦ رِجَالٞ لَّا تُلۡهِيهِمۡ تِجَٰرَةٞ وَلَا بَيۡعٌ عَن ذِكۡرِ ٱللَّهِ وَإِقَامِ ٱلصَّلَوٰةِ وَإِيتَآءِ ٱلزَّكَوٰةِ يَخَافُونَ يَوۡمٗا تَتَقَلَّبُ فِيهِ ٱلۡقُلُوبُ وَٱلۡأَبۡصَٰرُ ٣٧ ﴾ [سورة النور:36 - 37]
{Trong các ngôi nhà (Masjid) mà Allah cho phép được dựng lên, được tụng niêm tên của Ngài, được tán dương và ca ngợi Ngài trong đó sáng chiều. Những người mà việc mua bán đổi chác cũng như việc làm ăn kinh doanh không làm họ xao lãng việc tưởng nhớ Allah, không làm họ xao lãng việc dâng lễ nguyện Salah và xuất Zakah; họ luôn lo sợ cho Ngày mà trái tim và cặp mắt của họ sẽ đảo lộn (về việc bị phán xét trước Allah).} (Chương 24 – Annur, câu 36 - 37).
Ông Ibnu Mas’ud t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ سَمِعَ النِّدَاءَ فَلَمْ يُجِبْ فَلاَ صَلاَةَ لَهُ إِلَّا مَنْ عَذَرَ} رواه ابن ماجه والدراقطني وصححه الحاكم وله شاهد من حديث أبي موسى.
“Ai nghe lời kêu gọi (của Azdaan) những không đáp lại thì lễ nguyện Salah của y không có giá trị trừ những ai có lý do chính đáng.” (Ibnu Ma-jah, Adda-ra-qutni ghi lại, Al-Hakim xác nhận Hadith Sahih, và Hadith này có nội dung tương đồng với một Hadith do Abu Musa thuật lại).
Ông Ali bin Abu Ta-lib t nói: “Không có lễ nguyện Salah đối với người hàng xóm của Masjid trừ phi trong Masjid” (Albaihaqi ghi lại với đường dẫn Sahih).
Số lượng người dâng lễ nguyện Salah tối thiểu được xem là lễ nguyện Salah tập thể:
Số lượng tối thiểu được xem là lễ nguyện Salah tập thể là hai người bởi từ hai người trở lên được xem là tập thể. Thiên sứ của Allah e nói với Malik bin Al-Huwairith t và người đồng hành với ông:
{أَذِّنَا وَأَقِيمَا، وَلْيَؤُمَّكُمَا أَكْبَرُكُمَا} متفق عليه.
“Hai ngươi hãy Azdaan và Iqa-mah và người lớn tuổi hơn trong hai ngươi sẽ làm Imam.” (Albukhari, Muslim).
Thiên sứ của Allah e đã từng làm Imam cho Ibnu Mas’ud t, cho Ibnu Abbas t (theo Albukhari, Muslim) và Người từng làm Imam cho ông Huzdaifah t (theo Muslim).
* Vấn đề: Phụ nữ được phép đến Masjid tham gia lễ nguyện Salah tập thể với sự cho phép của chồng, tuy nhiên, khi đi họ không được chưng diện, dùng nước hoa, phải ăn mặc kín đáo và tránh trà trộn vào chốn có nam giới, phải đứng ở những hàng phía sau các hàng của nam giới. Cơ sở cho điều này là nữ giới cũng tham gia lễ nguyện Salah tập thể tại Masjid trong thời của Thiên sứ e. Và theo Sunnah, phụ nữ cũng khuyến khích tham gia nghe thuyết giảng cũng như các buổi học giáo lý.
* Vấn đề: Phụ nữ được phép dâng lễ nguyện Salah tập thể của riêng họ, dù Imam là một trong số họ hay một người nam giới làm Imam cho họ. Cơ sở cho điều này là Thiên sứ của Allah e đã bảo bà Ummu Waraqah  tìm một người làm người Azdaan cho bà và bảo bà làm Imam cho người nhà của bà (theo Ahmad và những người của Sunan, được Ibnu Khuzaimah xác nhận Sahih).
Bà A’ishah  cũng như bà Ummu Salmah  đã làm như vậy (theo Addara-qutni và Al-Bayhaqi).
* Vấn đề: Người tín đồ Muslim cũng nên dâng lễ nguyện Salah tại Masjid không có lễ nguyện Salah tập thể để được ban cho ân phước của việc quan tâm và bảo quản các Masjid của Allah như Ngài đã phán:
﴿إِنَّمَا يَعۡمُرُ مَسَٰجِدَ ٱللَّهِ مَنۡ ءَامَنَ بِٱللَّهِ وَٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِ وَأَقَامَ ٱلصَّلَوٰةَ وَءَاتَى ٱلزَّكَوٰةَ وَلَمۡ يَخۡشَ إِلَّا ٱللَّهَۖ فَعَسَىٰٓ أُوْلَٰٓئِكَ أَن يَكُونُواْ مِنَ ٱلۡمُهۡتَدِينَ ١٨﴾ [سورة التوبة: 18]
{Chỉ ai tin nơi Allah và Ngày Phán xử cuối cùng và năng dâng lễ nguyện Salah và đóng Zakah và không sợ ai mà chỉ sợ một mình Allah thì đó mới là những người chăm sóc và bảo quản các Thánh đường của Allah. May ra những người đó có thể sẽ là những người được hướng dẫn.} (Chương 9 – Attawbah, câu 18).
Người Muslim nên dâng lễ nguyện Salah tại các Masjid ở cách xa nhà để được ân phước của nhiều bước chân đi Masjid như Thiên sứ của Allah e nói qua lời thuật của Abu Musa t:
{أَعْظَمُ النَّاسِ أَجْرًا فِى الصَّلاَةِ أَبْعَدُهُمْ فَأَبْعَدُهُمْ مَمْشًى وَذَلِكَ أَنَّ أَحَدَكُمْ إِذَا تَوَضَّأَ فَأَحْسَنَ الْوُضُوءَ ثُمَّ أَتَى الْمَسْجِدَ لاَ يُرِيدُ إِلاَّ الصَّلاَةَ فَلَمْ يَخْطُ خَطْوَةً إِلاَّ رُفِعَ لَهُ بِهَا دَرَجَةٌ وَحُطَّ عَنْهُ بِهَا خَطِيئَةٌ حَتَّى يَدْخُلَ الْمَسْجِدَ} رواه مسلم.
“Người có ân phước to lớn hơn người khác trong lễ nguyện Salah là người đi bộ xa nhất trong số họ; và đó là (hình ảnh của) một ai đó trong các ngươi, khi y chu đáo làm Wudu’ rồi y đến Masjid không muốn bất cứ điều gì khác ngoài lễ nguyện Salah thì không mỗi bước chân nào của y bước đi mà không được (Allah) nâng lên cho một bậc và xóa đi một điều tội lỗi cho đến khi y vào Masjid.” (Muslim).
Thiên sứ của Allah e nói với bộ tộc Salimah:
{يَا بَنِى سَلِمَةَ دِيَارَكُمْ تُكْتَبْ آثَارُكُمْ } رواه مسلم.
“Này bộ tộc Salimah, nhà cửa của các người sẽ được ghi dấu chân của các người (đi và về từ Masjid).” (Muslim).
Người Muslim nên dâng lễ nguyện Salah tại những nơi có lễ nguyện Salah tập thể đông bởi Thiên sứ của Allah e nói qua lời thuật của Ubai bin Ka’ab t:
{إِنَّ صَلاَةَ الرَّجُلِ مَعَ الرَّجُلِ أَزْكَى مِنْ صَلاَتِهِ وَحْدَهُ وَصَلاَتُهُ مَعَ الرَّجُلَيْنِ أَزْكَى مِنْ صَلاَتِهِ مَعَ الرَّجُلِ وَمَا كَثُرَ فَهُوَ أَحَبُّ إِلَى اللهِ تَعَالَى} رواه أحمد وأبو داود وصححه يحي بن معين وابن المديني وابن حبان.
“Quả thật, lễ nguyện Salah của một người đàn ông cùng với một người đàn ông tốt hơn lễ nguyện Salah một mình, và lễ nguyện Salah cùng với hai người tốt hơn lễ nguyện Salah cùng với một người, và số lượng càng nhiều thì càng được yêu thích ở nơi Allah, Đấng Tối Cao.” (Ahmad, Abu Dawood ghi lại; Yahya bin Mu’een, Ibnu Al-Madi-ni và Ibnu Hibbaan xác nhận Hadith Sahih).
* Vấn đề: Haram làm Imam cho một tập tập thể trong Masjid đối với ai đó không phải là Imam chính của Masjid trừ phi vị Imam cho phép hoặc có lý do không làm Imam được. Ông Abu Mas’ud Al-Badri t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{وَلاَ يَؤُمَّنَّ الرَّجُلُ الرَّجُلَ فِى سُلْطَانِهِ إِلاَّ بِإِذْنِهِ} رواه مسلم.
“Một người đàn ông này không được làm Imam cho người đàn ông kia khi quyền hành thuộc về người kia trừ phi y cho phép.” (Muslim).
Nếu Imam chính thức đến trễ trong khi giờ của lễ nguyện Salah đã hạn hẹp thì mọi người được phép cử ai đó lên làm Imam; bởi Abu Bakr Assiddeeq t đã thay Thiên sứ của Allah e làm Imam cho mọi người lúc Người vắng mặt đi giải hòa cho bộ tộc Amru bin Awf (theo Albukhari, Muslim). Và ông Abdurrahman bin Awf đã làm Imam cho mọi người khi Thiên sứ của Allah e về trễ từ trận chiến Tabuk, Người đã dâng lễ nguyện Salah theo sau ông trong Rak’at cuối và sau khi kết thúc thì Người nói: “أَحْسَنْتُمْ” – “Các ngươi làm tốt lắm!” (Albukhari, Muslim).
* Vấn đề: Ai đã dâng lễ nguyện Salah rồi sau đó đến Masjid vì có chuyện cần lúc lễ nguyện Salah đang bắt đầu tiến hành thì theo Sunnah y được khuyến khích tham gia lễ nguyện Salah cùng với họ bởi Thiên sứ của Allah e đã nói:
{صَلِّ الصَّلاَةَ لِوَقْتِهَا فَإِنْ أَدْرَكَتْكَ الصَّلاَةُ مَعَهُمْ فَصَلِّ وَلاَ تَقُلْ إِنِّى قَدْ صَلَّيْتُ فَلاَ أُصَلِّى} رواه مسلم من حديث أبي ذر t.
“Hãy dâng lễ nguyện Salah vào giờ giấc của nó, nếu người đến lúc họ đang bắt đầu tiến hành lễ nguyện Salah thì hãy cùng dâng lễ nguyện Salah với họ và chớ nói: quả thật tôi đã dâng lễ nguyện Salah rồi nên tôi không lễ nguyện Salah.” (Muslim ghi lại qua lời thuật của Abu Zdar t).
Lễ nguyện Salah mà y tham gia cùng với họ sẽ được tính là lễ nguyện Salah khuyến khích đối với y; và giáo lý không qui định phải đi theo các Masjid vì mục đích thực hiện lại lễ nguyện Salah tập thể bởi vì không Hadith nào được ghi lại như thế.
* Vấn đề: Khi đã Iqa-mah thì giáo lý không cho phép dâng lễ nguyện Salah bất cứ lễ nguyện Salah  Sunnah nào bởi Thiên sứ của Allah e nói qua lời thuật của Abu Huroiroh t:
{إِذَا أُقِيمَتِ الصَّلاَةُ فَلاَ صَلاَةَ إِلاَّ الْمَكْتُوبَةَ} رواه مسلم.
“Khi đã Iqa-mah tiến hành lễ nguyện Salah thì không có bất cứ lễ nguyện Salah nào khác ngoài lễ nguyện Salah bắt buộc.” (Muslim).
Trong lúc một người đang dâng lễ nguyện Sunnah thì Iqa-mah, người đó hãy hoàn thành lễ nguyện một cách ngắn nhất, không được hủy nếu đã thực hiện được một Rak’at trước khi Iqa-mah bởi Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ أَدْرَكَ رَكْعَةً مِنَ الصَّلاَةِ فَقَدْ أَدْرَكَ الصَّلاَةَ} متفق عليه من حديث أبي هريرة t.
“Ai kịp một Rak’at từ lễ nguyện Salah (của Imam) thì coi như đã kịp lễ nguyện Salah (cùng với Imam).” (Albukhari và Muslim ghi lại từ Hadith do Abu Huiroiroh t thuật lại).
Còn  nếu chưa thực hiện được một Rak’at thì hãy hủy bỏ.
Giới luật về trường hợp lỡ mất một Rak’at hay nhiều hơn từ lễ nguyện Salah của Imam:
Theo câu nói hợp lý nhất trong hai câu nói của các học giả rằng những ai bị lỡ mất thì không được xem là bắt kịp với Imam ngoại trừ kịp được một Rak’at cùng với Imam, nếu bắt kịp ít hơn một Rak’at thì không được xem là kịp với Imam tức không kịp lễ nguyện Salah tập thể; và được xem là kịp một Rak’at khi nào kịp được Ruku’a cùng với Imam theo câu nói đúng nhất bởi một Hadith được ghi lại trong Albukhari và Muslim rằng ông Abu Bakrah t đến Masjid trong lúc Thiên sứ của Allah e đang Ruku’a và ông liền Ruku’a cùng với Người khi chưa vào hàng nhưng Người e đã không bảo ông thực hiện lại Rak’at đó.
Nếu đến trong lúc Imam đang Ruku’a thì hãy đứng Takbeer rồi sau đó Takbeer lần hai để Ruku’a, như vậy sẽ tốt hơn; còn nếu bỏ Takbeer Ihram mà chỉ Takbeer vào Ruku’a thì vẫn có giá trị.
Trường hợp có sự nghi ngờ không biết đã thực sự kịp Ruku’a hay không: nếu người chủ thể nghĩ rằng  xác suất mình đã Ruku’a kịp với Imam cao hơn thì xem đó là một Rak’at rồi cuối cùng hãy Sujud Sahwi sau Salam; còn nếu người chủ thể không thể khẳng định xác xuất nào cao hơn thì hãy bỏ Rak’at đó và Sujud Sahwi trước Salam.
Trường hợp đến không kịp Ruku’a cùng với Imam thì cũng hãy vào ngay với Imam bởi Thiên sứ của Allah e nói qua lời thuật của Abu Huroiroh t:
{إِذَا جِئْتُمْ إِلَى الصَّلاَةِ وَنَحْنُ سُجُودٌ فَاسْجُدُوا وَلاَ تَعُدُّوهَا شَيْئًا } رواه أبو داود وغيره وصححه ابن خزيمة وغيره ، لكن ضعفه البخاري.
“Nếu các ngươi đến với lễ nguyện Salah trong lúc Ta đang Sujud thì các ngươi hãy Sujud nhưng không tính nó là gì cả.” (Abu Dawood và những người khác ghi lại, ông Ibnu Khuzaimah xác nhận Sahih nhưng Albukhari xác nhận Hadith yếu).
Khi Imam đã cho Salam lần thứ hai thì người đến trễ hãy đứng dậy hoàn tất nốt phần còn lại, không được đứng dậy trước Salam lần hai.
* Vấn đề: Những gì mà người đến trễ bắt kịp với Imam thì đó là phần đầu cho lễ nguyện Salah của y theo câu nói đúng nhất của giới học giả, còn những gì y hoàn tất sau khi Imam cho Salam là phần sau cho lễ nguyện Salah của y; cơ sở cho điều này là lời nói của Thiên sứ e qua lời thuật của ông Abu Huroiroh t:
{وَمَا فَاتَكُمْ فَأَتِمُّوا} متفق عليه.
“Và những gì các ngươi lỡ mất thì các ngươi hãy hoàn tất nó” (Albukhari, Muslim).
* Vấn đề: Đối với lễ nguyện Salah đọc to tiếng, theo câu nói được cho là hợp lý nhất trong các câu nói của giới học giả: những người theo sau Imam không bắt buộc phải đọc bài Fatihah trong những Rak’at Imam đọc to tiếng; bởi Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَإِذَا قُرِئَ ٱلۡقُرۡءَانُ فَٱسۡتَمِعُواْ لَهُۥ وَأَنصِتُواْ لَعَلَّكُمۡ تُرۡحَمُونَ ٢٠٤﴾ [سورة الأعراف: 204]
{Và khi Qur’an được xướng đọc thì các ngươi hãy lắng nghe và giữ im lặng mong rằng các ngươi được thương xót.} (Chương 7 – Al-A’raaf, câu 204).
Imam Ahmad  nói: “Tất cả mọi người đều đồng thuận rằng câu Kinh này nói về lễ nguyện Salah”.
Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{وَإِذَا قَرَأَ فَأَنْصِتُوا} رواه مسلم.
“Và khi y (Imam) đọc thì các ngươi hãy giữ im lặng” (Muslim).
Riêng đối với lễ nguyện Salah đọc thầm hoặc những người theo sau không nghe thấy Imam thì bắt buộc họ phải đọc bài Fatihah trong trường hợp này.
Những tình huống của những người theo sau Imam:
Trong lễ nguyện Salah tập thể thì giáo lý qui định bắt buộc người theo sau Imam phải tuyệt đối thực hiện theo Imam.
Những người theo sau Imam có bốn tình huống:
1.    Tình huống thứ nhất: Làm trước Imam có nghĩa là Ruku’a, Sujud hoặc trở dậy từ Ruku’a hay Sujud trước Imam. Đây là điều Haram; bởi lẽ người theo sau Imam bắt buộc phải thực hiện sau Imam vì người theo phải thực hiện sau còn người được theo phải thực hiện trước (nếu làm ngược lại là sai nguyên tắc giáo lý). Hơn nữa, Thiên sứ của Allah e đã nói với lời cảnh báo:
{أَمَا يَخْشَى أَحَدُكُمْ إِذَا رَفَعَ رَأْسَهُ قَبْلَ الإِمَامِ أَنْ يَجْعَلَ اللهُ رَأْسَهُ رَأْسَ حِمَارٍ أَوْ يَجْعَلَ اللهُ صُورَتَهُ صُورَةَ حِمَارٍ} متفق عليه.
“Chẳng lẽ ai đó trong các ngươi không sợ rằng khi y trở dậy trước Imam thì Allah sẽ làm cho cái đầu của y thành đầu con lừa hoặc Allah sẽ làm cho tiếng của y thành tiếng con lừa ư?” (Albukhari, Muslim).
Bởi vậy, ai đi trước Imam trong lễ nguyện Salah thì y giống con lừa không hiểu được ý nghĩa của hành vi mình làm; và ai làm thế đáng bị trừng phạt.
Ai cố tình làm như thế thì lễ nguyện Salah của y bị hư, còn ai làm vậy chỉ vì quên hay thiếu hiểu biết thì lễ nguyện Salah của y vẫn còn giá trị nhưng y phải thực hiện sau Imam khi đã biết và đã nhớ lại, nếu vẫn ngoan cố thì lễ nguyện Salah sẽ bị hư hoàn toàn.
Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّمَا جُعِلَ الإِمَامُ لِيُؤْتَمَّ بِهِ فَلَا تَرْكَعُوْا حَتَّى يَرْكَعَ ولَا تَسْجُدُوا حَتَّى يَسْجُدُ} رواه أحمد وأبو داود.
“Quả thật, Imam được dựng lên là để người ta theo sau y, bởi thế, các ngươi chớ Ruku’a cho tới khi y đã Ruku’a và chớ Sujud cho tới khi y đã Sujud.” (Ahmad và Abu Dawood).
Và nếu một người Takbeer Ihram trước Imam thì lễ nguyện Salah đó của y hoàn toàn không có giá trị.
2.    Tình huống thứ hai: Làm theo sau Imam, đây là điều đúng với Sunnah bởi giáo lý qui định những người dâng lễ nguyện Salah cùng với Imam phải thực hiện theo sau Imam. Trong Hadith do Amru bin Hareeth t thuật lại rằng các vị Sahabah dâng lễ nguyện Salah phía sau Thiên sứ của Allah e, không ai trong số họ cúi người xuống cho đến khi Thiên sứ của Allah e đã vào tư thế Sujud (theo Muslim).
3.    Trường hợp thứ ba: Làm đồng thời tức làm cùng lúc với Imam có nghĩa là y làm và nói cùng thời điểm với Imam. Nếu một người Takbeer Ihram cùng lúc với Imam thì lễ nguyện Salah đó của y không có giá trị cho dù y không biết; nếu ý thực hiện cùng lúc với Imam trong Ruku’a, Sujud và trở dậy, đứng lên, .. thì là điều Makruh (bỏ tốt hơn làm); và nếu thực hiện cùng lúc với Imam trong các lời tụng niệm của Ruku’a, Sujud, .. thì không Makruh nhưng nếu y cho Salam cùng lúc với Imam thì Makruh.
4.    Tình huống thứ tư: Làm trễ so với Imam, có hai trường hợp:
- Trường hợp thứ nhất: Không có lý do, nếu y nhận biết được Imam trước khi Imam xong phần Rukun thì không vấn đề gì, nhưng điều đó trái với Sunnah; còn nếu Imam đã xong phần Rukun trước khi người theo sau bắt đầu thì lễ nguyện Salah của y bị hư nếu y biết rõ và cố tình.
- Trường hợp thứ hai: Có lý do chẳng hạn như do buồn ngủ hoặc do không nghe thấy Imam. Nếu lý do biến mất trước khi Imam đến với chỗ mà người theo sau đang hiện diện thì y hãy thực hiện những gì y đã trễ với Imam rồi tiếp tục thực hiện theo sau Imam trở lại. Thí dụ: Một người chấm dứt lý do trong lúc y đang đứng còn Imam thì đang Sujud thì y hãy Ruku’a rồi Sujud và tiếp tục theo Imam; còn nếu y chưa hết lý do cho đến khi Imam đã thực hiện tới đoạn y đang trễ tức Imam bắt kịp trở lại đến đoạn y đang đứng thì y cứ tiếp tục theo Imam, sau đó thực hiện lại một Rak’at.
Giáo lý Imam

Người có quyền ưu tiên được chọn làm Imam tức người đáng được chọn nhất qua các điều kiện dưới dây:
    Đầu tiên là xét đến phương diện đọc Qur’an vượt trội nhất có nghĩa là học thuộc lòng Qur’an nhiều nhất, có người nói đọc Qur’an vượt trội hơn có nghĩa là thông thạo Qur’an trong đọc xướng tức phát âm chuẩn, biết luật đọc xướng và đọc trôi chảy lưu loát không có bất cứ khó khăn nào, đồng thời còn phải hiểu biết về giáo lý thực hành của lễ nguyện Salah tức phải biết các Shurut, Rukun, Wajib của lễ nguyện Salah cũng như những điều làm hư lễ nguyện Salah; bởi lẽ những người được xem là người đọc Qur’an vượt trội hơn trong thời của Thiên sứ e là người ngoài việc thuộc lòng và đọc xướng tốt, chuẩn Qur’an thì còn phải hiểu biết về giáo lý thực hành (Fiqh).
    Nếu mọi người đều ngang bằng nhau trong phương diện đọc Qur’an thì phải xét đến phương diện thông hiểu giáo lý thực hành để xem ai là người có sự thông hiểu nhiều hơn về giáo lý của lễ nguyện Salah; bởi Thiên sứ của Allah e nói:
{فَإِذا كَانُوْا فِيْ الْقِرَاءَةِ سَوَاء فَأَعْلَمُهُمْ بِالسُّنَّةِ} رواه مسلم من حديث أبي مسعود البدري t.
“Nếu như họ ngang nhau trong phương diện đọc Qur’an thì xem đến người hiểu biết nhất về Sunnah trong số họ.” (Muslim ghi lại từ lời thuật của Abu Mas’ud Al-Badri t).
Có nghĩa là người hiểu biết nhất về tôn giáo của Allah I.
    Nếu mọi người đều ngang bằng nhau ở phương diện đọc Qur’an cũng như thông hiểu tôn giáo thì sẽ xét đến Hijrah (dời cư từ xứ của người đa thần để đến với xứ sở Islam).
    Nếu mọi người đều ngang nhau trong phương diện đọc Qur’an, thông hiểu giáo lý và cả phương diện Hijrah thì phải xét đến yếu tố Islam (ai là người vào Islam trước) rồi sau đó xét đến yếu tố độ tuổi (ai là người lớn tuổi hơn) vì Thiên sứ của Allah e nói:
{وَلْيَؤُمَّكُمْ أَكْبَرُكُمْ} متفق عليه.
“Và để người lớn tuổi nhất trong các ngươi làm Imam cho các ngươi.” (Albukhari, Muslim).
Bởi người lớn tuổi trong Islam được cho là phúc đức hơn và bởi vì người lớn tuổi thường sẽ có sự thành tâm và chuẩn mực hơn.
Cơ sở cho việc phải xét theo thứ tự các phượng diện nói trên trong việc đề cử Imam là Hadith được thuật lại bởi Abu Mas’ud Al-Badri t rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{يَؤُمُّ الْقَوْمَ أَقْرَؤُهُمْ لِكِتَابِ اللهِ فَإِنْ كَانُوا فِى الْقِرَاءَةِ سَوَاءً فَأَعْلَمُهُمْ بِالسُّنَّةِ فَإِنْ كَانُوا فِى السُّنَّةِ سَوَاءً فَأَقْدَمُهُمْ هِجْرَةً فَإِنْ كَانُوا فِى الْهِجْرَةِ سَوَاءً فَأَقْدَمُهُمْ سِنًا} رواه مسلم.
“Người có quyền làm Imam cho tập thể là người đọc Kinh sách của Allah (Qur’an) tốt nhất, nếu họ đều đọc Qur’an tốt như nhau thì người có quyền là người hiểu biết nhất về Sunnah, nếu họ hiểu biết Sunnah như nhau thì người có quyền là người trước tiên nhất trong Hijrah, và nếu họ đều như nhau trong Hijrah thì người có quyền là người lớn tuổi nhất.” (Muslim).
* Người có quyền làm Imam hơn những người đang có mặt cho dù những người có mặt tốt hơn trong các trường hợp sau đây:
- Imam chính thức của Masjid (người Imam cố định của Masjid), những người khác không được lên làm Imam cho dù có tốt hơn y về các phương diện nêu trên trừ phi y cho phép.
- Chủ nhà, nếu như chủ nhà đủ điều kiện làm Imam thì không ai được phép làm Imam trừ phi y cho phép.
- Người có thẩm quyền: trưởng ban quản trị hay phó ban quản trị, nếu đủ điều kiện làm Imam, thì không ai được lên làm Imam trừ phi có phép của họ.
Cơ sở cho điều vừa nói trên là Hadith Sahih do Muslim ghi lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{وَلَا يَؤُمُّنَّ الرَّجُلُ الرَّجُلَ فِيْ بَيْتِهِ وَلَا فِيْ سُلْطَانِهِ إِلَّا بِإِذْنِهِ}
“Một người đàn ông không được phép làm Imam cho người đàn ông chủ nhà cũng như cho người đàn ông có thẩm quyền ngoại trừ y cho phép”.
Ai không được đề cử làm Imam trong lễ nguyện Salah
Chọn người Fasiq làm Imam trong Salah:
Người Fasiq là người phạm vào điều cấm của giáo lý, y có phạm những đại tội nhưng không phải Shirk và ngoan cố trong việc làm tiểu tội.
Người Fasiq có hai dạng: Fasiq về hành vi và Fasiq về đức tin.
Fasiq về hành vi:  là người làm những điều trọng tội như Zina, trộm cắp, uống rượu, ...
Fasiq về đức tin: là những người Rafidah, Mu’tazilah và Jahmiyah, .. (tức không phải những người của Jama’ah và Sunnah).
Không được bầu chọn người Fasiq làm Imam trong lễ nguyện Salah bởi vì người Fasiq là người không được chấp nhận thông tin từ y như Allah I đã phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِن جَآءَكُمۡ فَاسِقُۢ بِنَبَإٖ فَتَبَيَّنُوٓاْ ﴾ [سورة الحجرات: 6]
{Hỡi những ai có đức tin! Nếu có một kẻ Fasiq mang tin tức đến báo cáo với các ngươi thì các ngươi hãy kiểm tra nó cho thật kỹ.} (Chương 49 – Al-Hujurat, câu 6).
Cho nên y không đáng tin về những điều kiện cũng như giáo lý của lễ nguyện Salah bởi lẽ y là một hình tượng xấu cho người khác.
Tuy nhiên, nếu y làm Imam cho mọi người thì lễ nguyện Salah vẫn có giá trị và sự làm Imam của y vẫn có hiệu lực.
Người Imam không thể thực hiện một số nghi thức Rukun hay một điều kiện nào đó của lễ nguyện Salah
Người Imam không thể thực hiện một Rukun nào đó như Ruku’a, Sujud, ngồi hay đứng hoặc một điều kiện nào đó của lễ nguyện Salah thì việc y làm Imam vẫn có giá trị bởi bà A’ishah  nói: Thiên sứ của Allah e dâng lễ nguyện Salah trong nhà của Người lúc Người bị bệnh, Người e đã ngồi dâng lễ nguyện Salah và một nhóm người theo sau Người thì đứng dâng lễ nguyện Salah, Người e ra dấu bảo họ ngồi xuống, và sau khi đã xong lễ nguyện Salah thì Người e nói:
{إِنَّمَا جُعِلَ الإِمَامُ لِيُؤْتَمَّ بِهِ ... وَإِذَا صَلَّى جَالِسًا فَصَلُّوا جُلُوسًا} متفق عليه.
“Quả thật, Imam được dựng lên để mọi người theo sau ... và khi nào Imam ngồi dâng lễ nguyện Salah thì các ngươi hãy ngồi dâng lễ nguyện Salah.” (Albukhari, Muslim).
Tuy nhiên, nếu Imam ngồi lễ nguyện Salah từ lúc ban đầu thì những người theo sau bắt buộc phải ngồi lễ nguyện Salah giống như Imam, còn nếu lúc bắt đầu Imam đứng sau đó mới ngồi do mệt hay đuối sức thì những người theo sau bắt buộc vẫn phải tiếp tục đứng lễ nguyện Salah.
Imam gặp phải Hadath hay trong tình trạng Hadath (xì hơi, chưa có Wudu’, chưa tắm Junub):
 Nếu người đang trong tình trạng Hadath tức chưa Taharah làm Imam cho mọi người thì không nằm ngoài các trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất: Người Imam phát hiện mình chưa Taharah sau khi đã kết thúc lễ nguyện Salah. Trong trường hợp này, những người dâng lễ nguyện theo sau vẫn đều có giá trị, riêng lễ nguyện Salah của Imam thì bị hư hoàn toàn, y cần phải thực hiện lại. Cơ sở cho điều này là Hadith do Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{يُصَلُّونَ بِكُمْ فَإِنْ أَصَابُوا فَلَكُمْ وَلَهُمْ وَإِنْ أَخْطَأُوا فَلَكُمْ وَعَلَيْهِمْ} رواه البخاري.
“Họ làm Imam lễ nguyện Salah cho các ngươi, nếu họ đúng thì cho các ngươi và cho cả họ nhưng nếu họ làm sai thì các ngươi được còn họ thì không” (Albukhari).
Và cả vị Sahabah Umar và Uthman, hai người họ từng làm Imam trong lúc vẫn trong tình trạng Junub nhưng hai người họ chỉ thực hiện lại lễ nguyện Salah của riêng mình.
Trường hợp thứ hai: Người Imam phát hiện mình chưa Taharah hoặc bị Hadath trong lúc đang lễ nguyện Salah. Trong trường hợp này, lễ nguyện Salah của những người theo sau đều vẫn còn giá trị, riêng lễ nguyện Salah của Imam thì bị hư, lúc bấy giờ người Imam sẽ phải ra dấu yêu cầu một ai đó lên làm Imam thay mình hoặc tự mỗi người sẽ hoàn tất lễ nguyện Salah một mình riêng lẽ.
Trường hợp thứ ba: Người Imam không biết nhưng một số người theo sau thì biết, trong trường hợp này, những người biết Imam vẫn đang trong tình trạng Hadath sẽ định tâm dâng lễ nguyện Salah riêng lẻ khỏi Imam và không theo Imam nữa, còn những người không biết đang theo sau Imam thì lễ nguyện Salah của họ vẫn có giá trị bình thường.
Imam dính trên người Najis:
 Khi vị Imam bị dính trên người thứ Najis thì không nằm ngoài các tính huống sau:
Tình huống thứ nhất: Cả Imam và những người theo sau đều chỉ phát hiện sau khi lễ nguyện Salah đã kết thúc. Trường hợp này, lễ nguyện Salah của Imam và những người theo sau đều có giá trị.
Tình huống thứ hai: Imam phát hiện mình dính Najis trong lúc đang lễ nguyện Salah. Trường hợp này, nếu Imam có thể loại bỏ nó thì hãy loại bỏ nó và tiếp túc hoàn tất lễ nguyện Salah, còn nếu như y không thể loại bỏ nó thì y phải hủy lễ nguyện và cử người khác lên làm Imam cho mọi người như đã được nói ở trên.
Tình huống thứ ba: Một ai đó trong số những người dâng lễ nguyện theo sau Imam phát hiện Imam dính Najis. Trường hợp này, lễ nguyện Salah của tất cả mọi người đều có giá trị bởi lễ nguyện Salah của Imam vẫn có giá trị vì y được xí xóa trong trường hợp này.
Imam mù chữ:
Imam mù chữ ở đây muốn nói người không học thuộc lòng bài Fatihah hay có học thuộc lòng nhưng đọc không chuẩn do phát âm không chuẩn hay nuốt chữ hoặc đọc không rõ ràng. Người mù chữ như được mô tả không có giá trị khi làm Imam trừ phi những người theo sau cùng tình trạng mù chữ ngang bằng giống y; nếu người mù chữ làm Imam trong khi có người trong số những người theo sau đọc tốt hơn thì lễ nguyện Salah của Imam và cả những người theo sau đều không có giá trị bởi vì đã bỏ một điều Rukun trong khi có khả năng thực hiện.
* Vấn đề: Là điều Makruh đối việc một người đàn ông làm Imam cho một nhóm người mà đa số họ đều ghét y làm; bởi lẽ sự ghét của họ đối với y là một điều chưa hoàn thiện cho tôn giáo của y. Thiên sứ của Allah e nói:
{ثَلاَثَةٌ لاَ تُجَاوِزُ صَلاَتُهُمْ آذَانَهُمُ: الْعَبْدُ الآبِقُ حَتَّى يَرْجِعَ وَامْرَأَةٌ بَاتَتْ وَزَوْجُهَا عَلَيْهَا سَاخِطٌ وَإِمَامُ قَوْمٍ وَهُمْ لَهُ كَارِهُونَ} رواه الترمذي وحسنه.
“Ba dạng người mà lễ nguyện Salah của họ không được đưa lên nơi Allah: người nô lệ chạy bỏ người chủ của mình cho đến khi y trở lại, người phụ nữ ngủ trong đêm trong khi chồng cô ta nổi giận với cô ta, và người Imam của một nhóm người nhưng họ lại ghét anh ta” (Tirmizdi ghi lại và xác nhận Hadith tốt).
Những điều qui định cho Imam trong lễ nguyện Salah
Người được bầu chọn làm Imam phải quan tâm đến nhiệm vụ được giao, nếu y thực hiện tốt đúng với trách nhiệm của một Imam theo khả năng của mình thì điều đó sẽ mang lại ân phước rất lớn cho y. Người làm Imam phải quan tâm đến hoàn cảnh của những người dâng lễ nguyện Salah theo sau y. Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا صَلَّى أَحَدُكُمْ بِالنَّاسِ فَلْيُخَفِّفْ فَإِنَّ فِيهِمُ السَّقِيمَ وَالضَّعِيفَ وَالْكَبِيرَ فَإِذَا صَلَّى أَحَدُكُمْ لِنَفْسِهِ فَلْيُطَوِّلْ مَا شَاءَ} رواه الجماعة من حديث أبي هريرة.
“Khi ai đó trong các ngươi làm Imam cho mọi người thì y hãy thực hiện ngắn thôi bởi quả thật trong số họ có người bệnh, người già yếu, nhưng nếu ai đó trong các ngươi dâng lễ nguyện Salah một mình thì hãy thực hiện lâu tùy thích.” (Hadith do tập thể ghi lại từ lời thuật của Abu Huroiroh t).
Ông Ibnu Mas’ud t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّ مِنْكُمْ مُنَفِّرِينَ، فَأَيُّكُمْ مَا صَلَّى بِالنَّاسِ فَلْيَتَجَوَّزْ، فَإِنَّ فِيهِمُ الضَّعِيفَ وَالْكَبِيرَ وَذَا الْحَاجَةِ} رواه البخاري ومسلم.
“Quả thật trong các ngươi có người làm cho người khác bỏ chạy, bởi thế, ai trong các ngươi làm Imam cho mọi người thì hãy thực hiện nhẹ thôi (không kéo dài lễ nguyện Salah) vì trong số họ có những người già yếu và những người có chuyện cần.” (Albukhari, Muslim).
Ông Anas bin Malik t nói: “Tôi chưa từng dâng lễ nguyện Salah sau bất cứ Imam nào thực hiện lễ nguyện Salah ngắn hơn và hoàn thiện hơn Nabi e” (Albukhari, Muslim).
Và Thiên sứ của Allah e chính là tấm gương cho các tín đồ.
* Việc thực hiện ngắn lễ nguyện Salah được phân thành hai dạng:
- Thực hiện ngắn một cách bắt buộc: Đó là thực hiện đúng theo sự hướng dẫn và chỉ đạo của Thiên sứ e trong lễ nguyện Salah, tức đọc Qur’an cũng như tụng niệm theo mức độ Người đã chỉ dạy trong lễ nguyện Salah.
- Thực hiện ngắn một cách khác với Sunnah của Thiên sứ e: Là điều Makruh cho Imam khi thực hiện quá ngắn khiến người theo sau không đủ thời gian làm những điều Sunnah trong lễ nguyện Salah.
Theo Sunnah, Imam nên đọc Qur’an một cách từ tốn, chậm rãi cũng như đọc những lời tụng niệm trong Ruku’a, Sujud một cách từ tốn để người theo sau có thể thực hiện những điều Sunnah của lễ nguyện Salah.
Theo Sunnah, Imam nên đọc dài ở Rak’at đầu bởi lời nói của Abu Qata-dah rằng Thiên sứ của Allah e thường đọc dài ở Rak’at đầu (Albukhari, Muslim).
Theo Sunnah, khi Imam đang Ruku’a và cảm nhận được có người đang vào thì khuyến khích y kéo dài Ruku’a thêm một chút để người đang vào có thể bắt kịp một Rak’at với Imam. Ông Ibnu Abi Awfa nói về cách thức lễ nguyện Salah của Thiên sứ e trong đó có phần mô tả rằng Người không trở dậy từ Ruku’a của Rak’at đầu trong lễ nguyện Salah Zhuhur cho đến khi nào Người không còn nghe thấy tiếng bước chân nữa nhưng không gây khó khăn cho sự chờ đợi của những người theo sau, có nghĩa là Người e không Ruku’a quá lâu đến nỗi gây khó khăn cho người đang dâng lễ nguyện theo sau, (theo Hadith do Abu Dawood và Ahmad ghi lại).

 

  

 

 

Lễ nguyện Salah của những người gặp trở ngại

Những người gặp trở ngại ở đây muốn nói là người bị bệnh, người đang đi đường xa và người đang gặp phải sự lo lắng và sợ hãi.
Lễ nguyện Salah của người bệnh:
1.    Bắt buộc người bệnh phải đứng thực hiện lễ nguyện Salah, cho dù cần phải chống gậy hoặc đứng tựa mình vào tường bởi lẽ không thể thực hiện điều bắt buộc ngoại trừ phải có một điều gì đó thì điều đó là bắt buộc.
2.    Nếu người bệnh không thể đứng để thực hiện lễ nguyện Salah do yếu sức hoặc do gặp khó khăn bởi cơn đau hoặc do sợ đứng nhiều làm nặng thêm bệnh tình hoặc làm cho căn bênh lâu khỏi thì hãy ngồi để dâng lễ nguyện Salah.
3.    Nếu người bệnh không thể ngồi để thực hiện lễ nguyện Salah bởi gặp nhiều khó khăn do tình trạng bệnh tật thì hãy dâng lễ nguyện Salah trong tư thế nằm nghiêng, để mặt hướng về Qiblah, tốt nhất nên nằm nghiêng bên phải trừ phi nằm nghiêng bên trái dễ dàng hơn. Trường hợp nếu không có ai giúp người bệnh hướng mặt về phía Qiblah cũng như bản thân y không tự hướng mặt về Qiblah hoặc sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc quay mặt về hướng Qiblah thì hãy dâng lễ nguyện Salah theo hiện trạng miễn sao dễ dàng và thuận tiện.
4.    Nếu người bệnh không thể dâng lễ nguyện Salah ngay cả trong tư thế nằm nghiêng thì y hãy dâng lễ nguyện Salah trong tư thế ngằm ngửa, chân hướng về Qiblah nếu có thể.
5.    Nếu người bệnh ngồi dâng lễ nguyện Salah nhưng không thể thực hiện động tác Sujud trên nền đất thì y hãy cúi mình cho cả động tác Ruku’a và Sujud, cúi mình cho Sujud thấp hơn cúi mình cho Ruku’a; nhưng nếu người bệnh ngồi dâng lễ nguyện Salah và có khả năng thực hiện động tác Sujud thì bắt buộc y phải thực hiện động tác Sujud chứ không được phép chỉ cúi mình. Bằng chứng cho sự việc này là Hadith do Imran bin Husain t thuật lại: Tôi bị bệnh trĩ, tôi đã hỏi Thiên sứ của Allah e và Người nói:
{ صَلِّ قَائِمًا ، فَإِنْ لَمْ تَسْتَطِعْ فَقَاعِدًا ، فَإِنْ لَمْ تَسْتَطِعْ فَعَلَى جَنْبٍ} رواه البخاري.
“Ngươi hãy đứng dâng lễ nguyện Salah, nếu ngươi không thể đứng thì hãy ngồi, nếu không thể ngồi thì hãy nằm nghiêng.” (Albukhari).
6.    Nếu người bệnh không thể cúi đầu thì y hãy thực hiện động tác của lễ nguyện Salah bằng tâm và chiếc lưỡi thì đọc các lời tụng niệm của những động tác đó, và nếu lưỡi cũng không thể cất lời thì hãy đọc bằng tâm.
* Trường hợp người bệnh lúc đầu có khả năng đứng nhưng sau đó yếu sức dần đi hoặc lúc đầu chỉ có khả năng ngồi nhưng sau đó thấy khỏe hơn và có khả năng đứng trở lại, hoặc lúc đầu chỉ có khả năng nằm nghiêng nhưng sau đó thấy khá hơn và có thể ngồi trở lại thì giáo lý qui định tùy theo khả năng của người đó, bởi Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ وَٱسۡمَعُواْ وَأَطِيعُواْ ﴾ [سورة التغابن: 16]
{Bởi thế, các ngươi hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi, hãy nghe và hãy vâng lệnh.} (Chương 64 – Attagha-bun, câu 16).
Như vậy, người bệnh sẽ chuyển từ đứng sang ngồi, từ ngồi sang đứng hay từ ngồi sang nằm và ngược lại trong lễ nguyện Salah là tùy theo khả năng có thể.
* Vấn đề: Nếu người bệnh có khả năng đứng và ngồi nhưng không có khả năng Ruku’a và Sujud, thì hãy động tác cúi đầu cho Ruku’a khi đứng và động tác cúi đầu cho Sujud khi ngồi, mục đích để phân biệt hai cái cúi đầu với nhau.
Lễ nguyện Salah của người đang ở trên phương tiện di chuyển:
Nếu người đang ở trên phương tiện di chuyển và không thể xuống khỏi phương tiện vào lúc đã đến giờ cho lễ nguyện Salah thì cứ thực hiện ngay trên phương tiện di chuyển đó và hãy hướng mặt về phía Qiblah nếu có khả năng bởi Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَحَيۡثُ مَا كُنتُمۡ فَوَلُّواْ وُجُوهَكُمۡ شَطۡرَهُۥۗ ﴾ [سورة البقرة: 144]
{Và ở bất cứ nơi nào, các ngươi hãy quay mặt về phía đó (để dâng lễ nguyện Salah).} (Chương 2 – Albaqarah, câu 144).
Có nghĩa là hãy làm với khả năng có thể từ việc Ruku’a, đứng, Sujud, ... bởi Allah I đã phán:
﴿فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ وَٱسۡمَعُواْ وَأَطِيعُواْ ﴾ [سورة التغابن: 16]
{Bởi thế, các ngươi hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi, hãy nghe và hãy vâng lệnh.} (Chương 64 – Attagha-bun, câu 16).
Trường hợp có khả năng rời phương tiện di chuyển khi vào giờ lễ nguyện Salah thì bắt buộc phải thực hiện một cách trọn vẹn và đầy đủ theo đúng yêu cầu ban đầu của giáo lý.
Lễ nguyện Salah của khách lữ hành (Musa-fir):
    Qasr:
Giáo lý qui định người đi đường dâng lễ nguyện Salah theo hình thức Qasr, đó là rút ngắn lễ nguyện Salah gồm bốn Rak’at thành hai Rak’at. Cơ sở cho điều này là dựa theo Qur’an, Sunnah và Ijma’ (sự thống nhất của giới học giả Islam). Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَإِذَا ضَرَبۡتُمۡ فِي ٱلۡأَرۡضِ فَلَيۡسَ عَلَيۡكُمۡ جُنَاحٌ أَن تَقۡصُرُواْ مِنَ ٱلصَّلَوٰةِ﴾ [سورة النساء: 101]
{Và khi di chuyển xa trên trái đất, các ngươi không mắc tội nếu rút ngắn lễ nguyện Salah.} (Chương 4 – Annisa’, câu 101).
Thiên sứ của Allah e luôn dâng lễ nguyện Salah theo hình thức Qasr mỗi khi Người là khách lữ hành.
Đối với đa số học giả thì việc dâng lễ nguyện Salah theo hình thức Qasr tốt hơn dâng lễ nguyện Salah theo hình thức tròn đủ, riêng đối với Sheikh Islam Ibnu Taymiyah thì việc dâng lễ nguyện Salah theo hình thức tròn đủ lúc đi đường là điều Makruh vì ông dựa theo lời của bà A’ishah :
{فَرَضَ اللهُ الصَّلاَةَ حِينَ فَرَضَهَا رَكْعَتَيْنِ رَكْعَتَيْنِ فِى الْحَضَرِ وَالسَّفَرِ، فَأُقِرَّتْ صَلاَةُ السَّفَرِ، وَزِيدَ فِى صَلاَةِ الْحَضَرِ } رواه البخاري ومسلم.
“Lúc sắc lệnh lễ nguyện Salah, Allah quy định hai Rak’at hai Rak’at cho cả người đang ở nơi cư trú hay khách lữ hành, và nó được giữ nguyên cho khách lữ hành nhưng tăng thêm cho người đang ở nơi cư trú.” (Albukhari, Muslim).  
* Vấn đề: Người đi đường (Musa-fir) bắt đầu được quyền lễ nguyện Salah theo hình thức Qasr từ lúc đã rời khỏi nhà cửa trong xứ sở của y bởi Allah I cho phép Qasr đối với ai di chuyển trên trái đất và bởi vì Thiên sứ của Allah e chỉ Qasr khi nào đã bắt đầu cuộc hành trình.
Người Musa-fir được quyền Qasr đối với tất cả các cuộc đi đường ngay cả đối với cuộc đi đường Haram (theo trường phái của Abu Hanifah) và đó là câu nói mà Sheikh Islam Ibnu Taymiyah chọn lấy; Người Musa-fir được quyền Qasr đối với trường hợp lặp đi lặp lại cuộc đi đường chẳng hạn như nhân viên bưu điện, xe khách, mặc dù họ thường xuyên lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian của họ trên đường.
Chuyến đi đường được phép Qasr không có giới hạn khoảng cách lộ trình mà phải dựa theo quan niệm truyền thống của từng nơi (từng dân tộc). Giáo lý này được gói gọn trong bốn tình huống sau:
1.    Chuyến đi đường với khoảng cách lộ trình xa và thời gian thì dài, đây được xem là chuyến đi đường được phép Qasr.
2.    Chuyến đi đường với khoảng cách lộ trình xa nhưng thời gian thì ngắn, đây được xem là chuyến đi đường được phép Qasr nếu quan niệm truyền thống coi đó là chuyến đi xa.
3.    Chuyến đi đường với khoảng cách lộ trình gần và với thời gian ngắn thì đó không phải là chuyến đi đường được phép Qasr trừ phi quan niệm truyền thống coi đó là chuyến đi đường xa.
4.    Chuyến đi đường với khoảng cách lộ trình gần và thời gian thì dài nhưng không quay trở về với gia đình (nơi định cư) trong ngày thì được phép Qasr.
* Vấn đề: Nếu người Musa-fir dâng lễ nguyện theo sau Imam là người Muqi-m (người ở nơi định cư, người bản xứ) thì y hãy dâng lễ nguyện Salah theo hình thực đủ (bốn Rak’at) nếu y bắt kịp cùng với Imam từ một Rak’at trở lên, còn không thì hãy dâng lễ nguyện Salah theo hình thức Qasr (hai Rak’at).
* Vấn đề: Không yêu cầu định tâm Qasr, vì Qasr là lễ nguyện Salah của người Musa-fir.
* Vấn đề: Không có quy định cụ thể về thời gian được phép Qasr cho người Musa-fir, nhưng nếu người Musa-fir cư trú lâu dài có nơi ở ổn định và hoàn cảnh sinh hoạt cuộc sống giống như người định cư hay dân bản xứ thì phải dâng lễ nguyện Salah theo hình thức đầy đủ (bốn Rak’at).
* Vấn đề: Một người khi đã vào giờ lễ nguyện Salah rồi mới bắt đầu cuộc hành trình thì y được phép Qasr cho lễ nguyện Salah đó.
    Jamu’a (nhập hai lễ nguyện Salah trong một giờ)
Người Musa-fir được phép gom hai lễ nguyện Salah Zhuhur và Asr hoặc hai lễ nguyện Salah Maghrib và I-Sha’ để thực hiện ở một trong hai giờ giấc của nhau. Hình thức này được khuyến khích khi có sự khó khăn và trở ngại trong chuyến đi.
Nhưng khi người Musa-fir đã dừng chân hay đã tới điểm đến thì tốt nhất nên dâng lễ nguyện Salah vào mỗi giờ giấc riêng của nó; nhưng nếu thực hiện theo hình thức Jamu’a thì cũng không vấn đề gì.
* Vấn đề: Được phép Jamu’a giữa Zhuhur và Asr hoặc giữa Maghrib và I-sha’ đối với người ở tại nơi định cư (Muqi-m) trong trường hợp cần thiết (gặp trở ngại và khó khăn) bởi ông Ibnu Abbas t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e đã Jamu’a giữa Zhuhur – Asr và giữa Maghrib – I-sha’ tại Madinah trong hoàn cảnh an toàn và không có mưa; còn trong một lời dẫn khác thì nói trong hoàn cảnh an toàn cũng như không phải trong chuyến đi đường. (Muslim).
* Vấn đề: Điều kiện yêu cầu đối với ai Jamu’a tại giờ thứ nhất (Jamu’a Taqdeem):
1- Có lý do trở ngại tại giờ giấc thứ hai.
2- Sự liên tục giữa hai lễ nguyện Salah, không được dừng quá lâu giữa hai lễ nguyện (thời gian dừng được xem là lâu dựa theo quan niệm truyền thống). Riêng Sheikh Islam thì không yêu cầu điều kiện liên tục này.
* Vấn đề: Điều kiện yêu cầu đối với ai Jamu’a tại giờ thứ hai (Jamu’a Ta’kheer):
1- Định tâm Jamu’a
2- Có lý do cần trì hoãn đến giờ giấc thứ hai.
Nếu lý do cần trì hoãn không còn nữa trước khi vào giờ thứ hai thì không được phép Jamu’a.
* Đối với người làm Hajj, tốt nhất nên Jamu’a Taqdeem giữa Zhuhur và Asr tại A’rafah và Jamu’a Ta’kheer giữa Maghrib và I-sha’ tại Muzdalifah bởi Thiên sứ của Allah e đã làm như vậy.
Lễ nguyện Salah trong tình huống lo sợ
Giáo lý qui định lễ nguyện Salah trong tình huống lo sợ đối với tất cả trận đánh chiến được phép chẳng hạn như đánh chiến với những kẻ thù ngoại đạo hoặc những người nổi dậy. Allah I phán:
﴿إِنۡ خِفۡتُمۡ أَن يَفۡتِنَكُمُ ٱلَّذِينَ كَفَرُوٓاْۚ...﴾ [سورة النساء: 101]
{Nếu các ngươi lo sợ kẻ thù ngoại đạo có thể tấn công các ngươi ...} (Chương 4 – Annisa’, câu 101).
Không được phép lễ nguyện Salah theo hình thức lo sợ đối với cuộc đánh chiến Haram.
Cơ sở giáo lý về lễ nguyện Salah theo hình thức lo sợ là từ Qur’an, Sunnah và Ijma’. Allah I phán:
﴿وَإِذَا كُنتَ فِيهِمۡ فَأَقَمۡتَ لَهُمُ ٱلصَّلَوٰةَ فَلۡتَقُمۡ طَآئِفَةٞ مِّنۡهُم مَّعَكَ وَلۡيَأۡخُذُوٓاْ أَسۡلِحَتَهُمۡۖ فَإِذَا سَجَدُواْ فَلۡيَكُونُواْ مِن وَرَآئِكُمۡ وَلۡتَأۡتِ طَآئِفَةٌ أُخۡرَىٰ لَمۡ يُصَلُّواْ فَلۡيُصَلُّواْ مَعَكَ وَلۡيَأۡخُذُواْ حِذۡرَهُمۡ وَأَسۡلِحَتَهُمۡۗ ﴾ [سورة النساء: 102]
{Và khi Ngươi (Muhammad) ở cùng với họ (những người Muslim), Ngươi hãy đứng chủ lễ để hướng dẫn họ, và để cho một thành phần của họ cùng đứng dâng lễ nguyện Salah với Ngươi và mang theo vũ khí của họ. Bởi thế, khi họ đã lễ nguyện Salah xong, để họ rút lui về phía sau (quan sát kẻ thù) và để cho số người còn lại chưa dâng lễ nguyện đến dâng lễ cùng với Ngươi và mang theo vũ khí của họ.} (Chương 4 – Annisa’, câu 102).
Lễ nguyện Salah theo hình thức lo sợ được phép đối với cả người Musa-fir hay người Muqi-m trong trường hợp có sự lo sợ bị kẻ thù tấn công.
Lễ nguyện Salah theo hình thức lo sợ được phép trong hai điều kiện:
Điều kiện thứ nhất: Kẻ thù là những đối tượng được phép đánh chiến.
Điều kiện thứ hai: Sợ kẻ thù tấn công những người Muslim trong lúc lễ nguyện Salah. Allah I phán:
﴿إِنۡ خِفۡتُمۡ أَن يَفۡتِنَكُمُ ٱلَّذِينَ كَفَرُوٓاْۚ...﴾ [سورة النساء: 101]
{Nếu các ngươi lo sợ kẻ thù ngoại đạo có thể tấn công các ngươi ...} (Chương 4 – Annisa’, câu 101).
﴿وَدَّ ٱلَّذِينَ كَفَرُواْ لَوۡ تَغۡفُلُونَ عَنۡ أَسۡلِحَتِكُمۡ وَأَمۡتِعَتِكُمۡ فَيَمِيلُونَ عَلَيۡكُم مَّيۡلَةٗ وَٰحِدَةٗۚ﴾ [سورة النساء: 102]
{Những kẻ ngoại đạo chỉ mong cho các ngươi lơ là về vũ khi và hành trang hầu thừa cơ đánh úp các ngươi một trận.} (Chương 4 – Annisa’, câu 102).
Cách thức lễ nguyện Salah theo hình thức lo sợ:
Cách thức lễ nguyện Salah theo hình thức lo sợ được ghi nhận lại từ Thiên sứ của Allah e.
1-    Hadith do ông Sahl bin Abu Hathmah Al-Ansa-ri t thuật lại: “Một nhóm xếp hàng cùng với Thiên sứ của Allah e còn một nhóm hướng mặt về kẻ thù. Thiên sứ của Allah e dẫn lễ cho họ một Rak’at rồi đứng lại đó, những người theo sau tiếp tục hoàn tất lễ nguyện của riêng họ, sau đó họ rời đi xếp hàng hướng mặt về kẻ thù, nhóm kia (nhóm chưa lễ nguyện Salah) đến xếp hàng phía sau lưng Thiên sứ của Allah e, Người dẫn lễ nguyện Salah cho họ một Rak’at rồi Người ngồi chờ, họ tiếp tục lễ nguyện Salah còn lại, rồi Người e cho Salam cùng với họ” (Albukhari, Muslim).
2-    Hadith do ông Jabir t thuật lại: “Tôi tham gia lễ nguyện Salah theo hình thức lo sợ cùng với Thiên sứ của Allah e. Người sắp chúng tôi thành hai hàng và kẻ thù ở giữa chúng tôi và Qiblah. Thiên sứ của Allah e Takbir thì chúng tôi Takbir, Người Ruku’a thì tất cả chúng tôi đều Ruku’a, kế đến Người trở dậy từ Ruku’a thì tất cả chúng tôi đều trở dậy, sau đó Người và hàng tiếp sau Người Sujud còn hàng phía sau (hàng thứ hai) vẫn đứng nguyên vị trí để canh chừng kẻ thù; sau khi Thiên sứ của Allah e thực hiện xong phần Sujud thì Người đứng dậy, hàng tiếp sau Người cũng vậy; kế đến, hàng tiếp theo sau (hàng đầu) lùi xuống (để hàng sau tiến lên) rồi Người Ruku’a thì tất cả chúng tôi đều Ruku’a cùng với Người, kế đến Người và hàng tiếp sau Người Sujud, hàng sau cùng vẫn đứng nguyên vị trí để canh chừng kẻ thù, sau khi thực hiện xong phần Sujud thì hàng sau cùng Sujud, sau đó Người cho Salam và tất cả chúng tôi cho Salam” (Muslim).
3-    Ông Ibnu Umar t thuật lại: “Thiên sứ của Allah e dâng lễ nguyện Salah theo hình thức lo sợ, Người dẫn lễ nguyện Salah cho một trong hai nhóm một Rak’at và hai Sujud trong lúc nhóm kia đứng canh chừng kẻ thù. Sau đó, họ rời đi và đứng vào vị trí canh chừng kẻ thù, Người e đến với nhóm kia và dẫn lễ cho họ một Rak’at rồi Người cho Salam, sau đó, cả hai nhóm thực hiện một Rak’at còn lại” (Albukhari, Muslim).
4-     Ông Jabir thuật lại: “Chúng tôi trở về cùng với Thiên sứ của Allah e, cho đến khi chúng tôi tới khu vực Zda-tu Arruqo’ thì đến giờ lễ nguyện Salah. Người e dẫn lễ nguyện Salah cho một trong hai nhóm hai Rak’at rồi họ dừng lại đó, Người tiếp tục dẫn lễ nguyện Salah cho nhóm thứ hai hai Rak’at, ... Thiên sứ của Allah e được bốn Rak’at còn mỗi nhóm được hai Rak’at” (Albukhari, Muslim).
Những cách thức trên được thực hiện khi sự lo sợ chưa đến nỗi tức chỉ mang tính đề cao cảnh giác, nhưng nếu sự lo sợ đến mức khốc liệt do sự giao tranh đang diễn ra cần phải đánh trả, chạy tránh sự tấn công thì họ cứ dâng lễ nguyện Salah trong hiện trạng của họ dù là đang lúc đi bộ hay đang trên lưng con vật cưỡi (hoặc phương tiện di chuyển) một khi đã đến giờ, không được phép trì hoãn bởi Allah I phán:
﴿فَإِنۡ خِفۡتُمۡ فَرِجَالًا أَوۡ رُكۡبَانٗاۖ﴾  [سورة البقرة: 239]
{Nếu các ngươi sợ (địch tấn công) thì hãy dâng lễ nguyện Salah trong tư thế đi bộ hoặc trong tư thế cưỡi trên lưng con vật.} (Chương 2 – Annisa’, câu 239).
Theo Sunnah, khuyến khích mang theo trên người vũ khí trong lúc lễ nguyện Salah bởi Allah I đã phán:
﴿ وَلۡيَأۡخُذُواْ حِذۡرَهُمۡ وَأَسۡلِحَتَهُمۡۗ ﴾ [سورة النساء: 102]
{Và mang theo vũ khí của họ.} (Chương 4 – Annisa’, câu 102).
* Qua cách thức của lễ nguyện Salah theo hình thức lo sợ, chúng ta học được nhiều điều hữu ích: tầm quan trọng của lễ nguyện Salah trong Islam, giờ giấc là điều kiện bắt buộc của lễ nguyện Salah, tầm quan trọng của lễ nguyện Salah tập thể, giờ giấc và lễ nguyện Salah tập thể luôn được duy trì trong mọi tình huống, giáo lý Islam qui định trách nhiệm và bổn phận phù hợp với từng hoàn cảnh và tình huống, giáo lý Islam mang sự thông cảm và xí xóa cho các tín đồ và nó cải thiện cho tất cả mọi nơi và mọi thời đại.


  

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo lý lễ nguyện Salah Jumu’ah (thứ sáu)

Quả thật, ngày thứ sáu là ngày tốt hơn những ngày khác trong tuần, Thiên sứ của Allah e nói:
{خَيْرُ يَوْمٍ طَلَعَتْ عَلَيْهِ الشَّمْسُ يَوْمُ الْجُمُعَةِ فِيهِ خُلِقَ آدَمُ وَفِيهِ أُدْخِلَ الْجَنَّةَ وَفِيهِ أُخْرِجَ مِنْهَا وَلاَ تَقُومُ السَّاعَةُ إِلاَّ فِى يَوْمِ الْجُمُعَةِ} رواه مسلم.
“Ngày mà mặt trời mọc tốt nhất là ngày thứ sáu, đó là ngày Adam được tạo ra, là ngày Người được thu nhận vào Thiên Đàng, là ngày Người bị đuổi ra khỏi Thiên Đàng, và giờ tận thế chỉ xảy ra vào ngày thứ sáu.” (Muslim).
Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{نَحْنُ الآخِرُونَ الأَوَّلُونَ يَوْمَ الْقِيَامَةِ نَحْنُ أَوَّلُ النَّاسِ دُخُولاً الْجَنَّةَ بَيْدَ أَنَّهُمْ أُوتُوا الْكِتَابَ مِنْ قَبْلِنَا وَأُوتِينَاهُ مِنْ بَعْدِهِمْ فَهَدَانَا اللهُ لَمَّا اخْتَلَفُوا فِيهِ مِنَ الْحَقِّ بِإِذْنِهِ فَهَذَا الْيَوْمُ الَّذِى هَدَانَا اللهُ لَهُ وَالنَّاسُ لَنَا فِيهِ تَبَعٌ} متفق عليه.
“Chúng ta là những người cuối cùng, những người đầu tiên vào ngày Phục Sinh; chúng ta là những người đầu tiên đi vào Thiên Đàng trong khi họ được ban cho Kinh sách trước chúng ta còn chúng ta được ban cho Kinh sách sau họ, Allah đã hướng dẫn chúng ta những điều chân lý mà họ đã bất đồng; ngày này (ngày thứ sáu) là ngày mà Allah đã hướng dẫn chúng ta và thiên hạ theo chúng ta vào ngày này” (Albukhari, Muslim).
Một Hadith Sahih khác cũng do ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{أَضَلَّ اللهُ عَنِ الْجُمُعَةِ مَنْ كَانَ قَبْلَنَا فَكَانَ لِلْيَهُودِ يَوْمُ السَّبْتِ وَكَانَ لِلنَّصَارَى يَوْمُ الأَحَدِ فَجَاءَ اللهُ بِنَا فَهَدَانَا اللهُ لِيَوْمِ الْجُمُعَةِ} رواه مسلم.
“Allah đã làm lệch lạc những ai trước thời chúng ta khỏi ngày thứ sáu, bởi thế ngày thứ bảy là của người Do Thái còn ngày chủ nhật là của người Thiên Chúa và Allah đã hướng dẫn chúng ta ngày thứ sáu.” (Muslim).
Một trong những sự hướng dẫn của Thiên sứ e là tôn vinh ngày thứ sáu.
* Vấn đề: Lễ nguyện Salah Jumu’ah (thứ sáu) là lễ nguyện Salah độc lập riêng biệt chứ không phải là lễ nguyện Salah thay cho Zhuhur. Đó là bởi vì nó khác với lễ nguyện Salah Zhuhur trong nhiều giới luật, nó tốt hơn lễ nguyện Salah Zhuhur, nó có những điều kiện cũng như những đặc điểm mà lễ nguyện Salah Zhuhur không có, lễ nguyện Salah Zhuhur không có giá trị đối với ai được yêu cầu bắt buộc phải lễ nguyện Salah Jumu’ah khi vẫn chưa khỏi giờ giấc của nó; nếu đã qua khỏi giờ của nó thì lúc bấy giờ phải thực hiện lễ nguyện Salah Zhuhur thay thế cho nó.
Các đặc điểm của lễ nguyện Salah Jumu’ah:
1-    Vào ngày thứ sáu, khuyến khích nhiều Salawat cho Thiên sứ e. Ông Aws bin Aws t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{فَأَكْثِرُوا عَلَىَّ مِنَ الصَّلاَةِ فِيهِ فَإِنَّ صَلاَتَكُمْ مَعْرُوضَةٌ عَلَىَّ} رواه أبو داود والنسائي وابن ماجه وأحمد.
“Các ngươi hãy nhiều Salawat cho Ta trong ngày hôm đó (ngày thứ sáu) bởi quả thật sự Salawat của các ngươi sẽ được chấp nhận.” (Abu Dawood, Annasa-i, Ibnu Ma-jah và Ahmad).
2-    Lễ nguyện Salah Jumu’ah là lễ nguyện Salah bắt buộc trong Islam, là lễ nguyện Salah tập thể lớn nhất của cộng đồng tín đồ Muslim, ai lơ là và bỏ bê nó thì Allah I sẽ đóng một con dấu vào trái tim của y.
3-    Thiên sứ của Allah e bảo tắm vào ngày thứ sáu cho lễ nguyện Salah Jumu’ah. Một số học giả cho rằng bắt buộc phải tắm dựa theo Hadith do Abu Sa’eed t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{غُسْلِ الْجُمُعَةِ وَاجِبٌ عَلَى كُلِّ مُحْتَلِمٍ} متفق عليه.
“Tắm ngày thứ sáu là điều bắt buộc đối với mỗi người trưởng thành.” (Albukhari, Muslim).
Một số học giả thì cho rằng bắt buộc phải tắm đối với những ai có mùi hôi của cơ thể cần được tẩy sạch, dựa theo Hadith do bà A’ishah  thuật lại.
4-    Khuyến khích đến Masjid sớm cho lễ nguyện Salah Jumu’ah từ lúc sau khi mặt trời đã mọc, dựa theo câu nói đúng nhất trong các câu nói của giới học giả. Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e:
{مَنِ اغْتَسَلَ يَوْمَ الْجُمُعَةِ غُسْلَ الْجَنَابَةِ ثُمَّ رَاحَ فِيْ السَّاعَةِ الأُوْلَى فَكَأَنَّمَا قَرَّبَ بَدَنَةً، وَمَنْ رَاحَ فِى السَّاعَةِ الثَّانِيَةِ فَكَأَنَّمَا قَرَّبَ بَقَرَةً، وَمَنْ رَاحَ فِى السَّاعَةِ الثَّالِثَةِ فَكَأَنَّمَا قَرَّبَ كَبْشًا أَقْرَنَ، وَمَنْ رَاحَ فِى السَّاعَةِ الرَّابِعَةِ فَكَأَنَّمَا قَرَّبَ دَجَاجَةً، وَمَنْ رَاحَ فِى السَّاعَةِ الْخَامِسَةِ فَكَأَنَّمَا قَرَّبَ بَيْضَةً، فَإِذَا خَرَجَ الإِمَامُ حَضَرَتِ الْمَلاَئِكَةُ يَسْتَمِعُونَ الذِّكْرَ } رواه البخاري ومسلم.
“Ai tắm ngày thứ sáu với hình thức tắm Junub rồi đi đến Masjid trong giờ đầu tiên thì giống như y đã làm Qurbaan một con lạc đà, và ai đi đến Masjid trong giờ thứ hai thì giống như y đã làm Qurbaan một con bò, và ai đi đến Masjid trong giờ thứ ba thì giống như y đã làm Qurbaan một con cừu có sừng, và ai đi đến Masjid trong giờ thứ tư thì giống như y đã làm Qurbaan một con gà, và ai đi đến Masjid trong giờ thứ năm thì giống như y đã làm Qurbaan một quả trứng; và khi nào Imam đi ra thì các Thiên Thần đến tập trung lắng nghe bài thuyến giảng.” (Albukhari, Muslim).
5-    Đọc chương Kinh Al-Kahf trong ngày thứ sáu. Ông Abu Sa’eed t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ قَرَأَ سُوْرَةَ الْكَهْفِ يَوْمَ الْجُمْعَةِ سَطَعَ لَهُ نُوْر مِنْ تَحْت قَدَمِهِ إِلَى عَنَان السَّمَاءِ يَضِيءُ بِهِ يَوْمَ الْقِيَامَةِ وغُفِرَ لَهُ مَا بَيْنَ الْجُمُعَتَيْنِ} رواه الحاكم والبيهقي وصححه ا لنسائي.
“Ai đọc chương Kinh Al-Kahf trong ngày thứ sáu thì sẽ được ban cho ánh hào quang từ dưới chân cho đến tầng mây trên trời, y sẽ dùng nó để thắp sáng vào ngày Phục Sinh, và y sẽ được tha thứ tội lỗi giữa hai lần Jumu’ah.” (Al-Hakim, Al-Bayhaqi và Annasa-i xác nhận Sahih).
6-    Trong ngày thứ sáu, có những thời khắc mà lời Du-a được chấp nhận và đáp lại. Ông Abu Huroroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّ فِى الْجُمُعَةِ لَسَاعَةً لاَ يُوَافِقُهَا مُسْلِمٌ قَائِمٌ يُصَلِّى يَسْأَلُ اللهَ خَيْرًا إِلاَّ أَعْطَاهُ إِيَّاهُ} رواه البخاري ومسلم.
“Quả thật, trong ngày thứ sáu có một thời khắc mà không có một người Muslim nào đứng lễ nguyện Salah cầu xin Allah điều tốt lành mà Ngài không ban cho y.” (Albukhari, Muslim).
Và những thời khắc đó là từ lúc Imam đi vào cho đến lễ nguyện Salah được tiến hành và từ lúc sau lễ nguyện Salah Asr.
7-    Lễ nguyện Salah Fajar của ngày thứ sáu thường khuyến khích đọc chương Al-Sajdah ở Rak’at thứ nhất và chương Al-Insaan ở Rak’at thứ hai.
8-    Bài thuyết giảng ngày thứ sáu mang nội dung ca ngợi và tán dương Allah I, chứng nhận Tawhid ở nơi Ngài và chứng nhận Muhammad là vị Thiên sứ của Allah e mang Thông Điệp hướng dẫn và nhắc nhở cho đám bề tôi của Ngài.
9-    Không có lễ nguyện Sunnah trước lễ nguyện Salah Jumu’ah mà chỉ có lễ nguyện Salah Sunnah sau đó mà thôi. Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا صَلَّى أَحَدُكُمُ الْجُمُعَةَ فَلْيُصَلِّ بَعْدَهَا أَرْبَعَ رَكْعَاتٍ} رواه مسلم.
“Khi ai đó trong các ngươi đã dâng lễ nguyện Salah Jumu’ah thì y hãy dâng lễ nguyện Salah sau đó bốn Rak’at (Sunnah).” (Muslim).
Ông Ibnu Umar t thuật lại: “Thiên sứ của Allah dâng lễ nguyện Salah hai Rak’at sau Jumu’ah” (Albukhari, Muslim).
Trong Hadith khác ông Ibnu Umar t nói: “Khi Thiên sứ của Allah e lễ nguyện Salah Jumu’ah xong, Người bước lên dâng lễ nguyện Salah hai Rak’at, sau đó, Người bước lên dâng lễ nguyện Salah bốn Rak’at” (Abu Dawood ghi lại).
Đây là bằng chứng rằng có lúc Người dâng lễ nguyện Salah Sunnah sau Jumu’ah hai Rak’at và có lúc bốn Rak’at hoặc có lúc sáu Rak’at.
* Vấn đề: Vẫn duy trì lễ nguyện Salah chào Masjid mỗi khi bước vào. Ai đi vào Masjid ngay cả lúc Imam đọc bài thuyết giảng thì y chớ nên ngồi xuống trừ phi đã thực hiện hai Rak’at chào Masjid. Ông Jabir t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا جَاءَ أَحَدُكُمْ يَوْمَ الْجُمُعَةِ وَقَدْ خَرَجَ الإِمَامُ فَلْيُصَلِّ رَكْعَتَيْنِ} متفق عليه.
“Nếu ai đó trong các ngươi đến lễ nguyện Salah Jumu’ah lúc Imam đã đi ra thì y hãy dâng lễ nguyện Salah hai Rak’at.” (Albukhari, Muslim).
Nếu y đến và đã ngồi thì hãy đứng dậy thực hiện hai Rak’at nếu như chưa ngồi lâu bởi Thiên sứ của Allah e đã bảo một người đàn ông đến và ngồi xuống trước khi thực hiện hai Rak’at:
{ قُمْ فَارْكَعْ رَكْعَتَيْنِ} رواه أحمد والنسائي والترمذي وصححه وابن ماجه من حديث أبي سعيد الخدري t .
“Hãy đứng dậy thực hiện hai Rak’at” (Ahmad, Annasa-i, Tirmizdi ghi lại, và Ibnu Ma-jah xác nhận Sahih, Hadith được thuật lại bởi Abu Sa’eed Al-Khudri t).
* Vấn đề: Không được phép nói chuyện lúc Imam đang thuyết giảng bởi Allah I đã phán:
﴿وَإِذَا قُرِئَ ٱلۡقُرۡءَانُ فَٱسۡتَمِعُواْ لَهُۥ وَأَنصِتُواْ لَعَلَّكُمۡ تُرۡحَمُونَ ٢٠٤﴾ [سورة الأعراف: 204]
{Và khi Qur’an được xướng đọc thì các ngươi hãy lắng nghe và giữ im lặng mong rằng các ngươi được thương xót.} (Chương 7 – Al-A’raaf, câu 204).
Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا قُلْتَ لِصَاحِبِكَ يَوْمَ الْجُمُعَةِ أَنْصِتْ وَالإِمَامُ يَخْطُبُ فَقَدْ لَغَوْتَ}  رواه البخاري ومسلم.
“Nếu ngươi nói với người bạn của ngươi trong ngày thứ sáu ‘hãy im lặng’ khi Imam đang thuyết giảng thì xem như ngươi đã mang tội.” (Albukhari, Muslim).
Việc bảo người khác im lặng là một việc làm mang tính chất kêu gọi làm điều tốt và cản làm điều xấu nhưng ở đây (trong lúc nghe Imam thuyết giảng ngày thứ sáu) được xem là tội bị ngăn cấm thì việc nói chuyện đáng phải bị cấm đoán hơn.
Trong một Hadith khác do Ahmad ghi lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{وَمَنْ قَالَ صَهٍ فَقَدْ تَكَلَّمَ وَمَنْ تَكَلَّمَ فَلاَ جُمُعَةَ لَهُ}
“Và ai nói hãy im lặng là y đã nói chuyện và ai nói chuyện thì không có Jumu’ah” có nghĩa là lễ nguyện Salah Jumu’ah không được ghi cho ân phước.
Imam được phép nói chuyện với mọi người lúc đang thuyết giảng và mọi người được nói chuyện với Imam vì điều hữu ích bởi Thiên sứ của Allah e từng nói chuyện với một người đã hỏi Người. Và Thiên sứ của Allah e làm điều này với một số vị Sahabah trong lúc đang thuyết giảng mục đích để hướng dẫn và chỉ dạy.
Người lắng nghe thuyết giảng không được phép bố thí cho người ăn xin trong lúc Imam đang thuyết giảng vì người ăn xin đã làm một hành động không được phép làm, đó là nói chuyện trong lúc Imam đang thuyết giảng, cho nên không được phép giúp đỡ cho hành động không được phép.
* Vấn đề:  Theo Sunnah, khuyến khích Salawat cho Thiên sứ của Allah e mỗi khi nghe nhắc đến tên Người trong bài thuyết giảng nhưng không nói to tiếng gây phiền hà đến người khác.
Theo Sunnah, nên nói Amin cho lời Du-a của Imam nhưng không to tiếng.
Imam không được phép ngửa đôi bàn tay lên trong lúc Du-a trừ phi cầu xin mưa thì mới khuyến khích ngửa đôi bàn tay đối với cả Imam và những người Ma’mum (những người theo sau).
Không được phép dùng tay nghịch với quần áo, râu hay những gì khác bởi Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ مَسَّ الْحَصَا فَقَدْ لَغَا ومَنْ لَغَا فَلَا جُمُعَةَ لَهُ} رواه الترمذي.
“Ai sờ chạm viên sỏi là đã mang tội và ai mang tội thì không có Jumu’ah” (Tirmizdi).
Tương tự, cũng không được phép quay sang trái, quay sang phải, quay lên quay xuống, nhìn qua nhìn lại bởi những hành động đó làm phân tâm khỏi bài thuyết giảng. Tốt nhất nên nhìn lên Imam giống như các vị Sahabah y thường nhìn Thiên sứ của Allah e mỗi khi Người thuyết giảng.
Khi hắt hơi thì hãy nói Alhamdulillah nhưng nói vừa đủ bản thân nghe thôi.
Được phép nói chuyện trước và sau khi Imam đọc thuyết giảng; tuy nhiên, nói về những điều của cuộc sống trần gian là Makruh.
Giới luật lễ nguyện Salah Jumu’ah
Lễ nguyện Salah Jumu’ah là nghĩa vụ bắt buộc đối với mỗi tín đồ Muslim nam giới đã trưởng thành, tỉnh táo và không có lý do cản trở. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِذَا نُودِيَ لِلصَّلَوٰةِ مِن يَوۡمِ ٱلۡجُمُعَةِ فَٱسۡعَوۡاْ إِلَىٰ ذِكۡرِ ٱللَّهِ وَذَرُواْ ٱلۡبَيۡعَۚ ﴾ [سورة الجمعة: 9]
{Hỡi những ai có đức tin, khi tiếng Azan được cất lên gọi các ngươi đến dâng lễ nguyện Salah Al-Jumu’ah vào ngày thứ sáu thì các ngươi hãy tạm gác lại việc mua bán mà nhanh chân đến (Masjid) để tưởng nhớ Allah.} (Chương 62 – Al-Jum’ah, câu 9).
Bà Hafsah  thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{رَوَاحُ الْجُمُعَةِ وَاجِبٌ عَلَى كُلِّ مُحْتَلِمٍ} رواه النسائي.
“Đi tham dự lễ nguyện Salah Jumu’ah là nghĩa vụ bắt buộc đối với mỗi người trưởng thành nam giới” (Annasa-i).
Giới học giả Muslim đều thống nhất với nhau về nghĩa vụ bắt buộc của lễ nguyện Salah Jumu’ah đối với mỗi tín đồ Muslim nam giới.
Không bắt buộc đối với tín đồ Muslim nữ giới (được thống nhất bởi các học giả Muslim) cũng như không bắt buộc đối với những nam giới chưa trưởng thành.
Lễ nguyện Salah Jumu’ah không bắt buộc đối với người Musa-fir được phép Qasr bởi lẽ Thiên sứ của Allah e và các vị Sahabah của Người y đi Hajj và đi trong những chuyến đi khác đều không lễ nguyện Salah Jumu’ah.
Lễ nguyện Salah Jumu’ah trong đi đường
Người Musa-fir không nằm ngoài hai trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất: Đang trên lộ trình, trường hợp này không bắt buộc lễ nguyện Salah Jumu’ah mà chỉ quy định tham gia cùng những người định cư, có nghĩa là khi nào đi ngang những người đang tập hợp sau lời Azdaan thứ hai thì hãy dâng lễ nguyện Salah cùng với họ.
Trường hợp thứ hai: Đang ở tại một xứ sở (một nơi) nào đó, trường hợp này bắt buộc phải tham gia lễ nguyện Salah Jumu’ah cùng với những cư dân nơi đó, dựa theo cơ sở giáo lý bắt buộc Jumu’ah nói chung.
Ai đi đến một nơi nào đó để du lịch tham quan hoặc vì mục đích nào đó nhưng xung quanh nơi đó không có Masjid thì y không thực hiện Jumu’ah, y thực hiện Zhuhur bình thường; nhưng nếu xung quanh nơi đó có Masjid với khoảng cách không quá ba dặm thì y phải đến Masjid tham gia lễ nguyện Salah Jumu’ah.
Nữ giới không bắt buộc phải tham gia lễ nguyện Salah Jumu’ah, tuy nhiên, vẫn được phép đến tham gia cùng với nam giới. Tương tự, người bệnh không bắt buộc phải tham gia lễ nguyện Salah Jumu’ah vì để giảm bớt sự khó khăn cho họ.
Những người có nghĩa vụ bắt buộc lễ nguyện Salah Jumu’ah không được phép cuộc hành trình đi đường trong ngày thứ sau khi mặt trời đã nghiêng bóng cho đến khi đã lễ nguyện Salah xong; còn nếu ra đi trước khi mặt trời nghiêng bóng là điều Makruh, riêng Imam Malik  thì không cho rằng đó là Makruh.
Các điều kiện thiết yếu cho lễ nguyện Salah Jumu’ah:
1.    Giờ giấc: Lễ nguyện Salah Jumu’ah là lễ nguyện Salah bắt buộc nên phải được thực hiện trong giờ giấc của nó giống như các lễ nguyện Salah bắt buộc hàng ngày. Không được thực hiện trước và sau giờ giấc của nó. Bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah I:
﴿إِنَّ ٱلصَّلَوٰةَ كَانَتۡ عَلَى ٱلۡمُؤۡمِنِينَ كِتَٰبٗا مَّوۡقُوتٗا ١٠٣﴾ [سورة النساء: 103]
{Quả thật, lễ nguyện Salah được sắc lệnh cho những người có đức tin vào giờ giấc ấn định.} (Chương 4 – Annisa’, câu 103).
Giờ giấc của lễ nguyện Salah Jumu’ah bắt đầu khi mặt trời nghiêng bóng dựa theo Hadith Salmah bin Al-Akwa’, và được phép thực hiện khi mặt trời nghiêng bóng theo Hadith của Abu Huroiroh t.
2.    Người tham gia lễ nguyện Salah Jumu’ah phải ít nhất là ba người thuộc những cư dân nơi đó (người định cư) chứ không phải là dân sống lưu động ngày đây mai đó trong những chiếc lều hay những ngôi nhà lưu động bởi quả thật Thiên sứ của Allah e không ra lệnh bảo những bộ tộc sống xung quanh khu vực Madinah tổ chức lễ nguyện Salah Jumu’ah.
3.    Phải có hai bài thuyết giảng giống như hình thức mà Thiên sứ của Allah e và các vị Khalif chính trực của Người đã làm. Ông Ibnu Umar t nói: “Thiên sứ của Allah e thuyết giảng với bài thuyết giảng trong tư thế đứng, và Người ngồi nghỉ giữa hai bài thuyết giảng.” (Albukhari, Muslim).
Phải có sự định tâm cho hai bài thuyết giảng và nội dung thuyết giảng sẽ mang nội dung khuyên răn sao cho phù hợp với hoàn cảnh và thực trạng.


Những điều Sunnah trong thuyết giảng
1.    Khuyến khích thuyết giảng Jumu’ah trên Mimbar (bục giảng) bởi Thiên sứ của Allah e đã làm như vậy qua lời thuật của Sahl bin Sa’ad t; và bởi vì đó là hình thức tốt nhất để những người tham dự lễ nguyện dễ dàng nhìn thấy người Imam đang thuyết giảng.
2.    Khuyến khích người Imam chào Salam đến những người tham dự khi đi ra để thuyết giảng. Nhiều vị Sahabah đã thuật lại điều này từ Thiên sứ của Allah e chẳng hạn như Jabir t, Ibnu Umar t, Ibnu Abbas t, Ibnu Azzubair t; và một cơ sở giáo lý mang ý nghĩa tổng quát khác nữa là lời của Thiên sứ e qua lời thuật của ông Abu Huroiroh t:
{حَقُّ الْمُسْلِمِ عَلَى الْمُسْلِمِ خَمْسٌ يُسَلِّمُ عَلَيْهِ إِذَا لَقِيَهُ ...} رواه مسلم.
“Nghĩa vụ của người Muslim đối với người Muslim có năm điều: cho Salam khi gặp nhau, ...” (Muslim).
3.    Theo Sunnah, người Imam nên ngồi nghỉ một lát giữa hai bài thuyết giảng bởi Hadith do Ibnu Umar thuật lại: “Thiên sứ của Allah e thuyết giảng với bài thuyết giảng trong tư thế đứng, và Người ngồi nghỉ giữa hai bài thuyết giảng.” (Albukhari, Muslim).
4.    Theo Sunnah, Imam đứng thuyết giảng bởi Thiên sứ của Allah e đã làm như vậy và bởi lời phán của Allah I:
﴿وَإِذَا رَأَوۡاْ تِجَٰرَةً أَوۡ لَهۡوًا ٱنفَضُّوٓاْ إِلَيۡهَا وَتَرَكُوكَ قَآئِمٗاۚ﴾ [سورة الجمعة: 11]
{Và khi họ nhìn thấy việc mua bán hoặc thú vui thì họ vội tản mác đi về phía đó bỏ Người (Muhammad) đứng thuyết giảng.} (Chương 62 – Al-Jumu’ah, câu 11).
5.    Theo Sunnah, người Imam nên hướng mặt về phía tất cả những người đang ngồi nghe trong Masjid bởi vì Thiên sứ của Allah e đã làm vậy, và bởi vì hướng mặt cố định đến một ai đó là ngoảnh mặt với người khác và làm khác với Sunnah. Ông Ibnu Mas’ud t nói: “Thiên sứ của Allah e mỗi khi đứng trên bụt giảng thì Người hướng mắt về tất cả gương mặt chúng tôi.” (Tirmizdi).
6.    Bài thuyết giảng cân đối tức không quá dài làm chán ngán và xua đuổi mọi người và cũng không quá ngắn một cách qua loa và không hữu ích. Ông Ammaar thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّ طُولَ صَلاَةِ الرَّجُلِ وَقِصَرَ خُطْبَتِهِ مَئِنَّةٌ مِنْ فِقْهِهِ فَأَطِيلُوا الصَّلاَةَ وَاقْصُرُوا الْخُطْبَةَ} رواه مسلم.
“Quả thật lễ nguyện Salah của người đàn ông dài và bài thuyết giảng của y ngắn là dấu hiệu của sự thông hiểu giáo lý thực hành, bởi thế, các ngươi hãy thực hiện dài lễ nguyện Salah và làm ngắn bài thuyết giảng.” (Muslim).
Tuy nhiên, thỉnh thoảng cần nói dài bài thuyết giảng khi cần.
7.    Người Imam nên nói to tiếng khi thuyết giảng bởi Thiên sứ của Allah e, khi Người thuyết giảng thì nói to tiếng, cao giọng và hùng hồn vì như thế mới tác động đến tâm trí của người nghe; và người Imam nên dùng ngôn từ rõ ràng, mạnh mẽ và gây tác động.
8.    Người Imam nên Du-a cho những người Muslim, Du-a Allah I cải thiện tôn giáo của họ và cuộc sống thế gian của họ.
9.    Theo Sunnah, sau khi đã xong bài thuyết giảng thì lập tức tiến hành lễ nguyện Salah ngay.
Cách thức lễ nguyện Salah Jumu’ah bắt buộc:
Lễ nguyện Salah Jumu’ah gồm hai Rak’at (được thống nhất trong giới học giả về vấn đề này), đọc to tiếng, theo Sunnah khuyến khích đọc sau bài Fatihah chương Al-Jumu’ah ở Rak’at thứ nhất và chương Al-Munafiqun ở Rak’at thứ hai vì Thiên sứ của Allah e thường đọc hai chương này (theo Hadith được Muslim ghi lại qua lời thuật của Ibnu Abbas); hoặc khuyến khích đọc sau bài Fatihah chương Al-A’la ở Rak’at thứ nhất và chương Al-Gha-shiyah ở Rak’at thứ hai. Theo Hadith Sahih ghi lại rằng có lúc Thiên sứ của Allah e đọc chương Al-Jumu’ah và chương Al-Munafiqun và có lúc Người đọc chương Al-A’la và chương Al-Gha-shiyah. Tuy nhiên, không được phép đọc phân đoạn một trong các chương này cho hai Rak’at, như thế là làm khác Sunnah.
* Ai kịp với Imam một Rak’at từ lễ nguyện Salah Jumu’ah thì hãy hoàn tất theo lễ nguyện Salah Jumu’ah bởi Hadith do ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ أَدْرَكَ رَكْعَةً مِنَ الْجُمُعَةِ فَقَدْ أَدْرَكَ الصَّلَاةَ} رواه البيهقي وأصله في الصحيحين.
“Ai kịp một Rak’at Jumu’ah thì đã kịp lễ nguyện Salah” (Albayhaqi ghi lại và nguồn của nó từ trong Al-Bukhari và Muslim).
Trường hợp nếu kịp Imam ít hơn một Rak’at thì y đã lỡ mất lễ nguyện Salah Jumu’ah, cho nên sau khi Imam cho Salam thì phải thực hiện bốn Rak’at của lễ nguyện Salah Zhuhur.
* Vấn đề: Không được tổ chức lễ nguyện Salah Jumu’ah tại nhiều nơi trong một khu vực trừ phi có lý do cần thiết, nếu không có lý do cần thì lễ nguyện Salah vẫn có giá trị nhưng người cho phép sẽ mang tội.

 

  

 

 

 

Giáo lý lễ nguyện Salah Eid
Eid là ngày đại lễ của Islam, người Muslim có hai ngày Eid: Eid Al-Fitri (sau Ramadan) và Eid Al-Adha (ngày mồng mười tháng Zdul-Hijjah).
Lễ nguyện Salah Eid trong hai ngày đại lễ này được qui định trong Qur’an, Sunnah và Ijma’ (sự đồng thuận và thống nhất của cộng đồng Muslim).
Quả thật, những người thờ đa thần đã chọn không gian và thời gian làm những lễ tết của họ nhưng Islam đến dẹp bỏ hết tất cả và thay vào đó là hai ngày đại lễ: Eid Al-Fitri và Eid Al-Adha, mục đích để tạ ơn Allah I trong việc đã hoàn thành hai nghi thức thờ phượng vĩ đại và thiêng liêng, đó là nhịn chay tháng Ramadan và cuộc hành hương Hajj tại ngôi đền Ka’bah.
Hadith Sahih được ghi lại rằng khi Thiên sứ của Allah e đến Madinah và cư dân Madinah có hai ngày vui chơi và Người nói:
{قَدْ أَبْدَلَكُمُ اللهُ بِهِمَا خَيْرًا مِنْهُمَا: يَوْمَ الْأَضْحَى وَيَوْمَ الْفِطْرِ} رواه أبو داود والنسائي من حديث أنس بن مالك t.
“Quả thật, Allah đã thay thế hai ngày đó cho các ngươi với hai ngày tốt hơn: ngày Al-Adha và ngày Al-Fitri” (Abu Dawood và Annasa-i ghi lại qua lời thuật của Anas bin Malik t).
Do đó, không được phép bổ sung thêm ngoài hai ngày lễ này bất cứ lễ lộc nào khác chẳng hạn như lễ sinh nhật của Nabi (Mawlid) hay những lễ mừng khác; bởi việc bổ sung đó là hành động thêm bớt những gì mà Allah I đã sắc lệnh, là hành động cải biên và đổi mới trong tôn giáo, là hành động đi ngược lại với Sunnah của vị đứng đầu các vị Thiên sứ của Allah e và là hành động bắt chước những người ngoại đạo.
Vậy nên những ngày lễ lộc khác ngoài hai ngày Eid Al-Fitri và Al-Adha, dù được gọi với tên gọi lễ tết, lễ kỷ niệm hay ngày kỉ niệm hoặc kỷ niệm tuần, tháng, năm gì đó, tất cả đều không thuộc đường lối của Islam, mà là những việc làm của những người thời Jahiliyah (thời tiền Islam) và là sự bắt chước và “ăn theo” những cộng đồng ngoại giáo từ những quốc gia phương Tây và phương Đông. Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ تَشَبَّهَ بِقَوْمٍ فَهُوَ مِنْهُمْ} رواه أحمد وأبو داود وغيره.
“Ai làm giống (bắt chước) một cộng nào đó thì y thuộc cộng đồng đó.” (Ahmad, Abu Dawood).
{إِنَّ أَحْسَنَ الْحَدِيثِ كِتَابُ اللهِ، وَأَحْسَنَ الْهَدْىِ هَدْىُ مُحَمَّدٍ صلى الله عليه وسلم وَشَرَّ الأُمُورِ مُحْدَثَاتُهَا، وَكُلُّ بِدْعَةٍ ضَلَالَةٌ} رواه مسلم.
“Quả thật, lời nói tốt nhất là lời kinh sách của Allah I, sự hướng dẫn tốt nhất là sự hướng dẫn của Muhammad e, điều xấu xa nhất là sự cải biên và đổi mới, và tất cả những điều đổi mới và cải biên (trong tôn giáo) đều lệch lạc.” (Muslim).
* Vấn đề: Cơ sở giáo lý cho lễ nguyện Salah Eid là lời phán của Allah I:
﴿فَصَلِّ لِرَبِّكَ وَٱنۡحَرۡ ٢﴾ [سورة الكوثر: 2]
{Hãy dâng lễ nguyện Salah và giết tế vì Thượng Đế của Ngươi (Muhammad)} (Chương 108 – Al-Kawthar, câu 2).
﴿قَدۡ أَفۡلَحَ مَن تَزَكَّىٰ ١٤ وَذَكَرَ ٱسۡمَ رَبِّهِۦ فَصَلَّىٰ ١٥﴾ [سورة الأعلى: 14، 15]
{Quả thật sẽ thành đạt đối với ai rửa sạch tội, tưởng nhớ đại danh Thượng Đế của y và dâng lễ nguyện Salah.} (Chương 87 – Al-A’la, câu 14, 15).
Thiên sứ của Allah e và các vị Khalif sau Người y đều duy trì lễ nguyện Salah Eid.
Giới luật lễ nguyện Salah Eid
Lễ nguyện Salah Eid là nghĩa vụ bắt buộc đối với mỗi tín đồ Muslim nam đã đến tuổi chịu trách nhiệm hành vi không có lý do cản trở, bởi Thiên sứ của Allah e đã ra lệnh thực hiện lễ nguyện Salah Eid ngay cả đối với phụ nữ. Bà Ummu A’ti-yah  nói: “(Những người phụ nữ) chúng tôi được lệnh ra ngoài vào ngày Eid, kể cả thiếu nữ cũng đi ra ngoài, và những người đang trong chu kỳ kinh nguyệt cũng vậy, họ đứng phía sau mọi người; họ Takbir cùng với đàn ông, Du-a cùng với họ và mong ước phúc lành của ngày hôm đó.” (Albukhari, Muslim).
Phụ nữ được khuyến khích ra ngoài tham dự lễ nguyện Salah Eid cùng với mọi người nhưng không dùng nước hoa cũng như không được chưng diện.
* Vấn đề: Theo Sunnah, lễ nguyện Salah Eid được khuyến khích thực hiện tại một bãi đất trống ngoài trời gần khu vực ở bởi vì Thiên sứ của Allah e đã dâng lễ nguyện Salah Eid tại khu vực cổng ra vào của Madinah. Ông Abu Sa’eed t nói: “Thiên sứ của Allah e ra ngoài đến chỗ lễ nguyện Salah ngoài trời vào ngày Eid Al-Fitri và Al-Adha” (Albukhari, Muslim). Không có một ghi nhận nào cho thấy Thiên sứ của Allah e dâng lễ nguyện Salah Eid tại Masjid khi không có lý do. Hơn nữa, việc tổ chức lễ nguyện Salah Eid ngoài khu bãi hoang ngoài trời là nhằm công khai biểu hiệu của tôn giáo Islam; và sự việc này không hề gây khó khăn bởi nó không lặp đi lặp lại giống như lễ nguyện Salah Jumu’ah. Riêng đối với khu vực Makkah thì nên tổ chức tại Masjid Haram bởi vì có những lý do cản trở chẳng hạn như mưa hoặc người đông.
Tuy nhiên, lễ nguyện Salah Eid vẫn được phép thực hiện tại các Masijd.
Giờ giấc của lễ nguyện Salah Eid
Giờ của lễ nguyện Salah Eid là lúc mặt trời vừa lên cao khoảng một sào vì đó là thời điểm mà Thiên sứ của Allah e dâng lễ nguyện Salah, và nó kéo dài cho đến khi mặt trời nghiêng bóng.
Nếu lễ Eid được xác định sau khi mặt trời đã nghiêng bóng thì lễ nguyện Salah Eid sẽ được thực hiện bù lại vào ngày hôm sau, dựa theo lời của Abu Umair bin Anas thuật lại từ đa số người dân Al-Ansar, họ nói: “Chúng tôi không nhìn thấy trăng lưỡi liềm của tháng Shauwaal, thế là sáng ra chúng tôi vẫn nhịn chay, rồi đến cuối ngày một đoàn người đến cho biết rằng họ đã nhìn thấy trăng ngày hôm qua. Vậy là Thiên sứ của Allah e ra lệnh bảo mọi người xả chay ngày hôm đó và ngày mai đi ra ngoài dâng lễ nguyện Salah Eid.” (Hadith do Ahmad, Abu Dawood, Adda-ra-qutni ghi lại).
Những điều Sunnah của ngày Eid
1.    Theo Sunnah, đối với ngày Eid Al-Fitri khuyến khích ăn một vài quả chà là trước khi đi Salah; còn đối với ngày Eid Al-Adha thì khuyến khích không ăn cho tới khi đã xong lễ nguyện Salah Eid. Cơ sở giáo lý cho điều này là Hadith do ông Buraidah thuật lại rằng đối với ngày Eid Al-Fitri thì Thiên sứ của Allah e không đi ra ngoài trừ phi đã ăn sáng còn đối với ngày Eid Al-Adha thì Người không ăn cho tới khi đã lễ nguyện Salah Eid xong (Hadith do Ahmad, Tirmizdi, Ibnu Ma-jah ghi lại, Hadith được Ibnu Hibban và Al-Hakim xác nhận Sahih).
2.    Theo Sunnah, khuyến đi Salah Eid thật sớm ngay sau khi lễ nguyện Salah Fajar như ông Ibnu Umar thuật lại và để có được ân phước của việc chờ đợi lễ nguyện Salah.
3.    Theo Sunnah, người tín đồ Muslim nên tắm rửa sạch sẽ và mặc quần áo đẹp nhất có được để đi Salah bởi các vị Sahabah đã thuật lại như ông Ibnu Umar t đã nói rằng Thiên sứ của Allah e mặc bộ y phục tốt nhất mà Người có được để đi Salah Eid.

Cách thức lễ nguyện Salah Eid
Lễ nguyện Salah Eid gồm hai Rak’at trước bài thuyết giảng. Ông Ibnu Umar nói: “Thiên sứ của Allah, Abu Bakr, Umar và Uthman đều dâng lễ nguyện Salah Eid trước bài thuyết giảng đối với cả hai ngày Eid” (Albukhari, Muslim). Và Sunnah này đã trở nên rất quen thuộc đối với hầu hết giới học giả; ông Tirmizdi nói: “Giới học giả thuộc thời các vị Sahabah của Thiên sứ e cũng như những thời khác đều thực hành theo lý: lễ nguyện Salah Eid trước thuyết giảng”.
Lễ nguyện Salah Eid gồm hai Rak’at là điều được thống nhất và đồng thuận của cộng đồng tín đồ Muslim. Trong hai bộ Sahih Albukhari và Muslim cũng như các bộ Hadith khác đều ghi ông Ibnu Abbas t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e đi ra vào ngày Eid Al-Fitri, Người dâng lễ nguyện Salah Eid hai Rak’at nhưng Người không thực hiện bất kỳ lễ nguyện Salah nào trước hay sau đó.
* Vấn đề: Lễ nguyện Salah Eid không Azdaan cũng như Iqa-mah. Ông Jabir t nói: “Tôi đã dâng lễ nguyện Salah Eid cùng với Thiên sứ của Allah không phải một hai lần, Người bắt đầu với lễ nguyện Salah trước bài thuyết giảng không có Azdaan cũng như không có Iqa-mah.” (Muslim).
Trong Rak’at đầu, người thực hiện lễ nguyện Takbir sáu lần sau Takbir Ihram và Du-a Istiftaah nhưng trước bài Fatihah; theo Imam Shafi’y thì Takbir bảy lần. Takbir Ihram là Rukun bắt buộc phải có, nếu không có thì lễ nguyện Salah không có giá trị; riêng các Takbir sau Ihram chỉ là Sunnah.
Trong Rak’at thứ hai, người thực hiện lễ nguyện Takbir năm lần không kể lần Takbir chuyển đổi động tác.
Ông Amru bin Shu’aib thuật từ cha của ông, cha ông thuật lại từ ông nội của ông, nói: “Thiên sứ của Allah e Takbir trong lễ nguyện Salah Eid mười hai lần, bảy lần trong Rak’at đầu và năm lần trong Rak’at cuối.” (Ahmad, Abu Dawood, và Ibnu Ma-jah với đường dẫn truyền tốt).
Ông Imam Ahmad  nói: “Các vị Sahabah của Thiên sứ bất đồng quan điểm nhau về số lần Takbir nhưng tất cả đều được phép trong giáo lý”.
Mỗi lần Takbir thì đều giơ đôi bàn tay lên bởi Thiên sứ của Allah e đã làm như thế.
Trường hợp quên không Takbir những Takbir sau Takbir Ihram cho tới khi đã đọc bài Fatihah thì không vấn đề gì vì đó chỉ là Sunnah.
* Trường hợp người theo sau (Ma’mum) đến lúc Imam đã bắt đầu đọc Kinh thì y không phải Takbir những Takbir sau Takbir Ihram; hoặc nếu người Ma’mum đến lúc Imam đang Ruku’a thì y hãy Takbir Ihram rồi Ruku’a chứ không phải thực hiện bù lại các Takbir.
Lễ nguyện Salah Eid gồm hai Rak’at, Imam đọc to tiếng trong cả hai Rak’at vì ông Ibnu Umar t nói: “Thiên sứ của Allah e đọc to tiếng trong hai lễ nguyện Salah Eid và trong lễ nguyện Salah cầu mưa” (Hadith do Adda-ra-qutni ghi lại). Giới học giả đều đồng thuận với nhau về điều này và nó đã được những người thế hệ sau tiếp bước thế hệ trước thành một sự tiếp nối liên tục.
Trong Rak’at đầu sau bài Fatihah Imam đọc chương Al-A’la và trong Rak’at thứ hai Imam đọc chương Al-Gha-shiyah bởi Hadith do Annu’man bin Basheer t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e đọc trong hai lễ nguyện Salah Eid chương Al-A’la và chương Al-Gha-shiyah (theo bộ Sahih Muslim) hoặc ở Rak’at thứ nhất Người đọc chương Qaaf và Rak’at thứ hai Người đọc chương Al-Qamar (cũng theo bộ Sahih Muslim  nhưng qua lời thuật của ông Abu Wa-qid Allaythi t).
Sau khi đã cho Salam thì Imam sẽ thuyết giảng; một số học giả cho rằng bài thuyết giảng là bắt buộc đối với Imam còn những người Ma’mum không nên rời đi cho tới khi bài thuyết giảng kết thúc.
Trong bài thuyết giảng nên có phần nội dung dành riêng cho phụ nữ bởi Thiên sứ của Allah e đã làm thế.
* Vấn đề: Khi người tín đồ Muslim đến chỗ dâng lễ nguyện Salah Eid thì theo Sunnah nên bận rộn với những lời Takbir, còn nếu như trong Masjid thì thực hiện ngắn hai Rak’at chào Masjid chứ chỗ dâng lễ nguyện Salah Eid thì không có Sunnah chào này bởi lời của ông Ibnu Abbas t “Thiên sứ của Allah e đi ra vào ngày Eid Al-Fitri, Người dâng lễ nguyện Salah Eid hai Rak’at nhưng Người không thực hiện bất kỳ lễ nguyện Salah nào trước hay sau đó.” (Albukhari, Muslim). Có nghĩa là trước và sau lễ nguyện Salah Eid không có bất kỳ Sunnah Rawa-tib nào cả.
Khi trở về nhà, theo Sunnah nên thực hiện Rak’at bởi Hadith do Ahmad và những người khác ghi lại rằng Thiên sứ của Allah e thường dâng lễ nguyện Salah hai Rak’at khi trở về nhà.
Takbir trong hai ngày lễ Eid
Theo Sunnah, người tín đồ nên Takbir trong hai ngày lễ Eid không có giới hạn thời gian, người tín đồ Takbir lớn tiếng trừ phụ nữ; Takbir được bắt đầu từ trong đêm Eid và trong mười ngày đầu của tháng Zdul-hijjah bởi Allah I đã phán:
﴿وَلِتُكۡمِلُواْ ٱلۡعِدَّةَ وَلِتُكَبِّرُواْ ٱللَّهَ عَلَىٰ مَا هَدَىٰكُمۡ وَلَعَلَّكُمۡ تَشۡكُرُونَ ١٨٥﴾ [سورة البقرة: 185].
{Và Ngài muốn cho các ngươi hoàn tất số ngày nhịn chay theo ấn định và Ngài muốn cho các ngươi tán dương Ngài về việc Ngài hướng dẫn các ngươi và để cho các ngươi có dịp tạ ơn Ngài.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).
Đối với Eid Al-Fitri: Takbir được bắt đầu từ lúc mặt trời lặn của đêm Eid cho tới khi Imam vào lễ nguyện Salah.
Đối với Eid Al-Adha: Takbir được bắt đầu từ lúc ánh rạng đông ló dạng của ngày mồng một tháng Zdul-hijjah cho đến khi mặt trời lặn của ngày thứ mười ba. Allah I phán:
﴿وَٱذۡكُرُواْ ٱللَّهَ فِيٓ أَيَّامٖ مَّعۡدُودَٰتٖۚ فَمَن تَعَجَّلَ فِي يَوۡمَيۡنِ فَلَآ إِثۡمَ عَلَيۡهِ وَمَن تَأَخَّرَ فَلَآ إِثۡمَ عَلَيۡهِۖ لِمَنِ ٱتَّقَىٰۗ ﴾ [سورة البقرة: 203]
{Và hãy tụng niệm và tán dương Allah vào những ngày (ở Mina) được ấn định. Những ai vội vã rời đi sau hai ngày thì không mang tội còn ai ở lại thêm thì cũng không mang tội. Vấn đề là ở người có lòng kính sợ Allah.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 203).
Có lời thuật lại rằng ông Huroiroh t và Ibnu Umar t, hai người họ đi ra ngoài chợ, họ Takbir và mọi người Takbir cùng với họ (Albukhari ghi chú để giải thích Hadith Sahih). Và có lời thuật rằng ông Ibnu Umar t đã Takbir trong những ngày của Mina và sau các lễ nguyện Salah; ông Takbir lúc nằm trên giường, lúc ngồi cũng như lúc đi bộ trong tất cả những ngày đó (Albukhari ghi chú để giải thích Hadith Sahih).
Ông Nubaishah Al-Huzdali thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{أَيَّامُ التَّشْرِيقِ أَيَّامُ أَكْلٍ وَشُرْبٍ وَذِكْرِ اللهِ عَزَّ وَجَلَّ} رواه مسلم.
“Những ngày Tashreeq (ngày mồng mười, mười một, mười hai và mười ba của tháng Zdul-Hijjah) là những ngày ăn uống và tụng niệm Allah, Đấng Tối Cao.” (Muslim).
Nói to tiếng lời Takbir trong nhà, chợ, Masjid và ở tất cả những nơi được phép tụng niệm Allah I; nói to tiếng lời Takbir trong lúc đi đến lễ nguyện Salah Eid.
Lời Takbir gồm những lời sau:
اللهُ أَكْبَرُ، اللهُ أَكْبَرُ، لَا إِلَهَ إِلَّا اللهُ، وَ اللهُ أَكْبَرُ، اللهُ أَكْبَرُ ، وَلِلهِ الْحَمْدُ.
Ollo-hu akbar, ollo-hu akbar, la ila-ha illollo-h, wollo-hu akbar, ollo-hu akbar, wa lilla-hil hamdu.
“Allah vĩ đại nhất, Allah vĩ đại nhất, không có Thượng Đế nào khác ngoài Allah, và Allah vĩ đại nhất, Allah vĩ đại nhất, và  mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Ngài”.
Và những lời này khi nói sau các lễ nguyện Salah thì nên nói sau lời Istigfaar và lời:
{اللَّهُمَّ أَنْتَ السَّلاَمُ وَمِنْكَ السَّلاَمُ تَبَارَكْتَ ذَا الْجَلاَلِ وَالإِكْرَامِ}
Lời chúc tụng trong ngày Eid
Không vấn đề gì khi mọi người nói lời chúc tụng nhau và nên nói: “تَقَبَّلَ اللهُ مِنَّا وَمِنْكُمْ” – “Taqabbalollo-hu minna wa minkum” – “Cầu xin Allah chấp nhận việc làm của chúng tôi và quí vị”.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: “Quả thật, có lời thuật rằng một nhóm vị Sahabah đã làm điều đó (đã nói lời chúc mừng nhau), và các vị học giả lớn đã cho rằng điều đó được phép như Imam Ahmad và những người khác”.
Ý nghĩa của lời chúc tụng để tạo sự hân hoan và thể hiện niềm vui.
Imam Ahmad  nói: “Không bắt đầu lời chúc trước nhưng nếu ai đó nói lời chúc thì hãy đáp lại lời chúc của y bởi đáp lại lời chào là điều bắt buộc, còn bắt đầu lời chúc tụng trước thì không phải là điều Sunnah được khuyến khích nhưng cũng không phải là điều bị nghiêm cấm, cho nên không vấn đề gì trong việc bắt tay chúc mừng nhau”.


  

 

 

 

 

 

 

Giáo lý lễ nguyện Salah Kusuf
Kusuf theo nghĩa của từ có nghĩa là sự chuyển đổi thành bóng tối.
Kusuf theo nghĩa thuật ngữ giáo lý là hiện tượng ánh Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất toàn phần hay một phần (nhật thực) hoặc Mặt Trăng bị che khuất toàn phần hay một phần khi đi vào vùng tối của Trái Đất (nguyệt thực hay hiện tượng Mặt Trăng máu).
Lễ nguyện Salah Kusuf là Sunnah Mu’akkadah (lễ nguyện Salah mà Thiên sứ của Allah e luôn duy trì hiếm khi bỏ); một số học giả cho rằng lễ nguyện Salah Kusuf là bắt buộc bởi Thiên sứ của Allah e đã ra lệnh bảo thực hiện nó.
Trong thời của Thiên sứ e, khi có hiện tượng Nhật thực thì Người nhanh chân đi ra Masjid một cách hối hả với tâm trạng sợ hãi, Người vừa đi vừa kéo chiếc áo. Người đến Masjid và làm Imam lễ nguyện Salah cho mọi người. Người cho họ biết rằng hiện tượng nhật thực (nguyệt thực) là một trong các dấu hiệu của Allah I, Ngài muốn làm cho các bề tôi của Ngài sợ vì Ngài có thể giáng xuống sự trừng phạt con người cho nên trong khoảng thời gian xảy ra hiện tượng Người e ra lệnh các tín đồ thực hiện lễ nguyện Salah, Du-a, Istigfaar, Sadaqah, giải phóng nô lệ và những việc làm thiện tốt và ngoan đạo khác cho đến khi hiện tượng kết thúc.
Trong hiện tượng nhật thực (nguyệt thực) có sự lưu ý và nhắc con người trở về với Allah I. Ở thời tiền Islam (Jahiliyah), mọi người thường quan niệm rằng hiện tượng nhật thực (nguyệt thực) xảy ra là do một vĩ nhân nào đó mới sinh ra đời hoặc chết đi; Thiên sứ của Allah e đã phủ nhận quan niệm đó và dập tắt nó bằng sự thông thái từ nơi Thượng Đế. Ông Abu Mas’ud Al-Ansaar thuật lại: Vào ngày Ibrahim con trai của Thiên sứ e chết thì xảy ra hiện tượng Nhật thực. Mọi người bảo rằng hiện tượng Nhật thực xảy ra là do cái chết của Ibrahim. Thế là Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّ الشَّمْسَ وَالْقَمَرَ آيَتَانِ مِنْ آيَاتِ اللهِ، لاَ يَنْخَسِفَانِ لِمَوْتِ أَحَدٍ وَلاَ لِحَيَاتِهِ، فَإِذَا رَأَيْتُمْ ذَلِكَ فَادْعُوا اللهَ وَكَبِّرُوا، وَصَلُّوا وَتَصَدَّقُوا} رواه البخاري ومسلم.
“Quả thật, Mặt Trời và Mặt Trăng là hai dấu hiệu của Allah, chúng bị che khuất không bởi cái chết và sự sống của bất kỳ ai; bởi thế, khi các ngươi nhìn thấy hiện tượng đó thì các ngươi hãy cầu nguyện Allah, hãy tán dương Ngài, hãy dâng lễ nguyện salah và hãy làm Sadaqah.” (Albukhari, Muslim).
Giờ giấc của lễ nguyện Salah Kusuf
Giờ giấc của nó là từ lúc hiện tượng xảy ra cho đến khi hiện tượng kết thúc bởi Thiên sứ của Allah e nói qua lời thuật của bà A’ishah :
{فَإِذا رَأَيْتُمْ ذَلِكَ فَصَلُّوْا} متفق عليه.
“Bởi thế, khi nào các ngươi nhìn thấy hiện tượng đó thì các ngươi hãy dâng lễ nguyện Salah.” (Albukhari, Muslim).
Ông Al-Mughirah bin Shu’bah t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{فَإِذَا رَأَيْتُمُوهُمَا فَادْعُوا اللهَ وَصَلُّوا حَتَّى يَنْجَلِىَ} متفق عليه.
“Bởi thế, khi nào các ngươi nhìn thấy chúng (nhật thực hoặc nguyệt thực) thì các ngươi hãy cầu nguyện Allah, hãy dâng lễ nguyện Salah cho đến khi hiện tượng đó kết thúc.” (Albukhari, Muslim).
Không có qui định thực hiện bù lại lễ nguyện Salah Kusuf sau khi hiện tượng Nhật thực hoặc Nguyệt thực đã kết thúc.
Cách thức lễ nguyện Salah Kusuf
 Lễ nguyện Salah Kusuf gồm hai Rak’at, theo một trong hai câu nói của giới học giả là đọc to tiếng trong lễ nguyện Salah này.
    Ở Rak’at thứ nhất, đọc Fatihah cùng với một chương Kinh dài chẳng hạn như chương Al-Baqarah hoặc những chương có độ dài tương đương.
     Sau đó Ruku’a thật lâu rồi trở dậy đồng thời nói “سَمِعَ اللهُ لِمَنْ حَمِدَهُ، رَبَّنَا وَلَكَ الْحَمْدُ” – “Sami’ollo-hu liman hamidah, rabbana wa lakal hamdu” giống như các lễ nguyện Salah bình thường khác.
     Sau đó, đọc Fatihah cùng với chương Kinh dài ngắn hơn chương đọc lần thứ nhất chẳng hạn như chương Ali – Imran.
     Sau đó, Ruku’a lần thứ hai thật lâu, ngắn hơn lần thứ nhất, rồi trở dậy nói:
{سَمِعَ اللهُ لِمَنْ حَمِدَهُ، رَبَّنَا وَلَكَ الْحَمْدُ، حَمْدًا كَثِيْرًا طَيِّبًا مُبَارَكًا فِيْهِ، مِلْءَ السَّمَاءِ وَمِلْءَ الأَرْضِ وَمِلْءَ مَا شِئْتَ مِنْ شَىْءٍ بَعْدُ}.
“Sami’ollo-hu liman hamidah, rabbana wa lakal hamdu, hamdan kathi-ran toyyiban muba-rokan fi-h, mil-as sama’ wa mil-al-ardhi wa mil-a ma shi’ta min shay-in ba’d”.
    Sau đó, Sujud hai lần thật lâu, và ngồi giữa hai Sujud cũng thực hiện thật lâu. Hãy cầu nguyện thật nhiều trong Sujud.
    Sau đó, đứng dậy tiếp tục thực hiện Rak’at thứ hai cũng giống như Rak’at đầu tức gồm hai lần đọc bài Fatihah và chương Kinh dài cùng với hai lần Ruku’a và 2 lần Sujud thật lâu.
    Cuối cùng ngồi đọc Tashahhud và cho Salam.
* Theo Sunnah, khuyến khích thực hiện lễ nguyện Salah Kusuf theo tập thể bởi Thiên sứ của Allah e đã làm như thế. Tuy nhiên, vẫn được phép dâng lễ nguyện Salah một mình đơn lẻ giống như các lễ nguyện Salah Sunnah khác.
Sau lễ nguyện Salah tập thể, khuyến khích Imam thuyết giảng khuyên răn, nhắc nhở mọi người chớ đừng xao lãng, kêu gọi họ nhiều cầu nguyện, Istighfaar, Sadaqah và giải phóng nô lệ. Bà A’ishah  thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e thực hiện lễ nguyện Salah Kusuf xong thì Người thuyết giảng, Người ca ngợi và tán dương Allah I và Người e nói:
{إِنَّ الشَّمْسَ وَالْقَمَرَ آيَتَانِ مِنْ آيَاتِ اللهِ، لاَ يَنْخَسِفَانِ لِمَوْتِ أَحَدٍ وَلاَ لِحَيَاتِهِ، فَإِذَا رَأَيْتُمْ ذَلِكَ فَادْعُوا اللهَ وَكَبِّرُوا، وَصَلُّوا وَتَصَدَّقُوا} رواه البخاري ومسلم.
“Quả thật, Mặt Trời và Mặt Trăng là hai dấu hiệu của Allah, chúng bị che khuất không bởi cái chết và sự sống của bất kỳ ai; bởi thế, khi các ngươi nhìn thấy hiện tượng đó thì các ngươi hãy cầu nguyện Allah, hãy tán dương Ngài, hãy dâng lễ nguyện salah và hãy làm Sadaqah.” (Albukhari, Muslim).
Trường hợp lễ nguyện Salah kết thúc trước khi hiện tượng nhật thực, nguyệt thực kết thúc thì hãy tiếp tục tụng niệm và Du-a cho tới khi hiện tượng hoàn toàn biến mất. Nếu hiện tượng kết thúc trong lúc vẫn đang trong lễ nguyện Salah thì cứ tiếp tục hoàn thành nhưng thực hiện ngắn gọn thôi chứ không được hủy bởi Allah đã phán:
﴿وَلَا تُبۡطِلُوٓاْ أَعۡمَٰلَكُمۡ ٣٣﴾ [سورة محمد: 33]
{Và chớ đừng để mất công và phí sức của các ngươi.} (Chương 47 – Muhammad, câu 33).
* Vấn đề: Lễ nguyện Salah Kusuf được thực hiện ngay cả trong những thời điểm bị cấm bởi mệnh lệnh bảo thực hiện mang ý nghĩa bao quát chung.

  

Lễ nguyện Salah cầu mưa (Istisqa’)
Cầu mưa là sự thờ phượng Allah I với mục đích cầu xin Ngài ban mưa xuống dưới hình thức dâng lễ nguyện Salah đặc trưng riêng biệt.
Việc cầu mưa rất phổ biến trong các cộng đồng xưa kia. Và đó là Sunnah của các vị Nabi, Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَإِذِ ٱسۡتَسۡقَىٰ مُوسَىٰ لِقَوۡمِهِۦ﴾ [سورة البقرة: 60]
{Và hãy nhớ lại khi Musa cầu xin (TA ban) nước uống cho người dân của Y.} (Chương Al-Baqarah, câu 60).
Và vị Nabi cuối cùng, Muhammad e, đã cầu mưa cho người dân của Người nhiều lần. Và tất cả giới Islam đều đồng thuận rằng việc cầu mưa này được qui định trong giáo lý Islam.
* Vấn đề: Giáo lý qui định việc cầu mưa khi nào đất đai khô cằn do hạn hán gây thiệt hại cho cây trồng, vật nuôi và đời sống con người.
Việc cầu mưa theo Sunnah dưới ba hình thức:
Hình thức thứ nhất: Lễ nguyện Salah tập thể.
Hình thức thứ hai: Du-a trong bài thuyết giảng Jumu’ah, người Imam sẽ cầu xin Allah I trong bài thuyết giảng và những người Muslim sẽ nói Amin.
Hình thức thứ ba: Du-a không lễ nguyện Salah cũng như không thuyết giảng.
Tất cả ba hình thức cầu mưa nói trên đều được ghi nhận từ Thiên sứ của Allah e.
Giới luật lễ nguyện Salah cầu mưa
Lễ nguyện Salah cầu mưa là Sunnah Mu-akkadah khi cần. Ông Abdullah bin Zaid t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e đi ra cầu mưa, Người hướng mặt về Qiblah và Du-a, sau đó Người dâng lễ nguyện Salah hai Rak’at đọc to tiếng (Albukhari, Muslim).
Cách thức lễ nguyện Salah cầu mưa
Cách thức lễ nguyện Salah cầu mưa cũng giống như cách thức lễ nguyện Salah Eid, khuyến khích thực hiện tại khu vực ngoài trời, được thực hiện trước bài thuyết giảng và có thêm các lần Takbir trước khi đọc Fatihah.
Ông Ibnu Abbas t nói: “Thiên sứ của Allah e dâng lễ nguyện Salah hai Rak’at giống như lễ nguyện Salah Eid” (Hadith do Tirmizdi ghi lại và ông nói Hadith tốt và Sahih).
Trong Rak’at đầu, đọc chương Al-A’la và ở Rak’at thứ hai đọc chương Al-Gha-shiyah.
Người dân nên tập trung dâng lễ nguyện Salah ở ngoài trời tại bãi hoang trừ phi có lý do cản trở bởi lẽ Thiên sứ của Allah e chỉ thực hiện lễ nguyện Salah này ở ngoài trời tại bãi hoang; và bởi vì điều đó thể hiện sự tha thiết cần đến Allah I.
Khi Imam muốn đi ra dâng lễ nguyện Salah cầu mưa thì y nên có lời kêu gọi nhắc nhở mọi người về sự ban thưởng cũng như sự trừng phạt của Allah I, kêu gọi họ sám hối với Allah I cho những lỗi lầm của họ; bởi lẽ tội lỗi là nguyên nhân cản trở mưa và phúc lành từ nơi Allah I còn sự sám hội và năng xin tha thứ là nguyên nhân được đáp lại lời cầu xin. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَلَوۡ أَنَّ أَهۡلَ ٱلۡقُرَىٰٓ ءَامَنُواْ وَٱتَّقَوۡاْ لَفَتَحۡنَا عَلَيۡهِم بَرَكَٰتٖ مِّنَ ٱلسَّمَآءِ وَٱلۡأَرۡضِ وَلَٰكِن كَذَّبُواْ فَأَخَذۡنَٰهُم بِمَا كَانُواْ يَكۡسِبُونَ ٩٦﴾ [سورة الأعراف: 96]
{Và nếu dân cư của các thị trấn tin tưởng và kính sợ Allah thì chắc chắn TA sẽ mở ra cho họ bao điều ân phúc từ trên trời và đưới đất nhưng họ đã phủ nhận đức tin nên TA đã bắt phạt họ về những gì mà họ đã làm.} (Chương 7 – Al’Araf, câu 96).
Người Imam hãy bảo người dân làm Sadaqah cho người nghèo và khó khăn bởi đó là nguyên nhân cho lòng Nhân Từ ở nơi Allah I. Sau đó, hãy thông báo với họ giờ giấc và địa điểm thích hợp cho lễ nguyện Salah. Rồi sau đó, hãy cùng nhau đi ra chỗ hẹn trong dáng vẻ hạ mình để thể hiện sự yếu đuối, luôn cần và lệ thuộc nơi Allah I vì ông Ibnu Abbas t nói: “Thiên sứ của Allah e đi ra cầu mưa trong dáng vẻ hạ mình, kính cẩn và sợ hãi” (Hadith do Tirmizdi ghi lại và ông nói Hadith tốt và Sahih).
Không một ai trễ nải trong việc đi ra chỗ cầu mưa, ngay cả trẻ em và phụ nữ (nếu không lo sợ chuyện Fitnah) thì cũng phải đi ra cầu mưa cùng với mọi người.
Khi đã tập trung đầy đủ, Imam sẽ dẫn lễ hai Rak’at giống như đã nói ở trên rồi sau đó thuyết giảng với một bài thuyết giảng duy nhất. Nếu muốn cũng có thể thuyết giảng trước lễ nguyện Salah vì tất cả đều được ghi nhận xác thực từ nơi Thiên sứ của Allah e.
Trong bài thuyết giảng cầu mưa nên nói nhiều về việc năng cầu xin tha thứ nơi Allah I cũng như nên đọc nhiều câu Kinh nói về sự sám hối và cầu xin tha thứ bởi vì đó là nguyên nhân Allah I ban xuống cơn mưa và phúc lành, hãy cầu xin Allah I mưa và phúc lành, hãy cầu xin thật nhiều đồng thời ngửa đôi bàn tay lên và đó cũng là nguyên nhân được đáp lại từ nơi Allah I; hãy nên cầu xin bằng những lời Du-a được ghi nhận từ nơi Thiên sứ e trong những lúc Người cầu mưa. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿لَّقَدۡ كَانَ لَكُمۡ فِي رَسُولِ ٱللَّهِ أُسۡوَةٌ حَسَنَةٞ لِّمَن كَانَ يَرۡجُواْ ٱللَّهَ وَٱلۡيَوۡمَ ٱلۡأٓخِرَ وَذَكَرَ ٱللَّهَ كَثِيرٗا ٢١﴾ [سورة الأحزاب: 21]
{Quả thật, nơi Thiên sứ của Allah có được một tấm gương tốt đẹp cho các ngươi noi theo, đối với những ai hy vọng điều tốt đẹp nơi Allah và ở Ngày Sau và những ai luôn tưởng nhớ đến Allah thật nhiều.} (Chương 33 – Al-‘Ahzab, câu 21).
Theo Sunnah, vào cuối phần Du-a thì vị Imam quay mặt về Qiblah, đổi ngược áo khoác hay khăn đội (nếu có) từ bề trái sang bề phải hoặc từ bề phải sang bề trái. Ông Abdullah bin Zaid t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e đã quay lưng về phía mọi người để hướng mặt về Qiblah và Du-a, sau đó Người đổi ngược Rida’ (mảnh vải khoác) của Người (Albukhari và Muslim). Ý nghĩa của việc làm đó – Allah là Đấng biết rõ hơn hết – như muốn thể hiện sự mong đợi về sự thay đổi từ hoàn cảnh khắc nghiệt sang sự thịnh vượng và phúc lành. Và mọi người cũng đổi ngược áo khoác hay khăn đội của họ cùng với Imam như Hadith mà Imam Ahmad ghi lại rằng mọi người đã đổi ngược Rida’ của họ cùng với Thiên sứ e. Bởi lẽ những gì được qui định cho Thiên sứ của Allah e thì đó cũng là qui định chung cho cộng đồng tín đồ của Người nếu như không có bằng chứng cho thấy điều đó chỉ dành riêng cho Người.
* Vấn đề: Khi trời đổ mưa, theo Sunnah thì người tín đồ nên đứng dưới mưa một lát vào đầu cơn mưa và nói:
{اللَّهُمَّ صَيِّباً نَافِعاً، مُطِرْنَا بِفَضْلِ اللهِ وَرَحْمَتِهِ}
“Ollo-humma soyyiban na-fi’an, mutirna bifadh lilla-h wa rohmatihi”.
“Lạy Allah, xin Ngài làm dòng chảy mang lại điều hữu ích, cơn mưa đã đến với bầy tôi dưới ân phúc của Allah và lòng thương xót của Ngài”.
Trường hợp thấy mưa quá lớn và dai sợ gây lũ lụt thì theo Sunnah nên nói:
{اللَّهُمَّ حَوَالَيْنَا، وَلاَ عَلَيْنَا، اللَّهُمَّ عَلَى الظَّرَابِ وَالآكَامِ وَبُطُونِ الأَوْدِيَةِ وَمَنَابِتِ الشَّجَرِ}
“Ollo-humma hawa-layna, wa la ‘alayna, ollo-humma ‘alazh-zhoro-bi wal a-ka-m wa butu-nil awdiyah wa mana-bitish shajar”.
“Lạy Allah, xin Ngài hãy làm cho cơn mưa thành điều phúc cho bầy tôi chớ đừng để nó thành điều xấu cho bầy tôi. Lạy Allah, xin Ngài hãy để nước của nó đọng lại ở các núi, các đồi, các thung lũng và để nó làm nguồn tưới cây cối”.
Thiên sứ của Allah e đã nói lời Du-a này khi sợ mưa lớn kéo dài gây lũ lụt (theo Hadith do Albukhari và Muslim ghi lại).
Bà A’ishah  thuật lại: Khi thấy gió mạnh thì Thiên sứ của Allah e thường Du-a với lời:
{اللَّهُمَّ إِنِّى أَسْأَلُكَ خَيْرَهَا وَخَيْرَ مَا فِيهَا وَخَيْرَ مَا أُرْسِلَتْ بِهِ وَأَعُوذُ بِكَ مِنْ شَرِّهَا وَشَرِّ مَا فِيهَا وَشَرِّ مَا أُرْسِلَتْ بِهِ} متفق عليه.
“Ollo-humma inni as-aluka khoiroha wa khoiro ma fi-ha wa khoiro ma ursilta bihi wa a’u-zdu bika min sharriha wa sharri ma fi-ha wa sharri ma ursilat bihi”.
“Lạy Allah, quả thật bề tôi cầu xin Ngài điều tốt lành của nó, điều tốt lành trong nó và điều tốt lành mà nó được gửi đến; bề tôi cầu xin Ngài che chở tránh khỏi điều xấu của nó, điều trong trong nó và điều xấu mà nó được gửi đến.” (Albukhari, Muslim).
Ông Abdullah bin Azzubair, mỗi khi ông nghe tiếng sấm thì ông thường nói lời Du-a:
{سُبْحَانَ الَّذِيْ يُسَبِّحُ الرَّعْدُ بِحَمْدِهِ، وَالْمَلَائِكَة مِنْ خِيْفَتِهِ} رواه مَالِك والبيهقي بِإسنَادٍ صَحِيْحٍ.
“Subnallazdi yusabbihu arra’du bihamdihi, wal mala-ikah min khi-fatihi.”
“Vinh quang thay Đấng mà sấm luôn tán dương và ca ngợi Ngài và các Thiên Thần luôn sợ Ngài.” (Malik và Al-Bayhaqi ghi lại với đường dẫn xác thực).
Còn ông Ibnu Umar t thường hay nói:
{اللهُمَّ لَا تَقْتُلُنَا بِغَضَبِكَ وَ لَا تُهْلِكُنَا بِعَذَابِكَ وَعَافِنَا قِبَلَ ذلِكَ} رواه أحمد والترمذي.
“Ollo-humma la taqtuluna bi ghodhobika wa la tuhlikuna bi ‘azda-bika wa ‘a-fina qibala zda-lika”.
“Lạy Allah, xin Ngài đừng giết bầy tôi bởi cơn thịnh nộ của Ngài và xin Ngài đừng hủy diệt bầy tôi bởi sự trừng phạt của Ngài và xin Ngài ban phúc lành cho bề tôi khi đối mặt với điều đó.” (Ahmad và Tirmizdi).

  

 

 


Giáo lý an táng cho người chết
 Theo Sunnah, người tín đồ nên nghĩ nhiều đến cái chết và luôn trong tư thế sẳn sàng và chuẩn bị cho cái chết bằng sự sám hối cũng như hoàn trả lại sự công bằng cho chủ nhân của nó và tranh thủ, nỗ lực làm nhiều việt thiện tốt và ngoan đạo trước khi bị cái chết tấn công.
Thiên sứ của Allah e nói qua lời thuật của Abu Huroiroh t:
{أَكْثِرُوا ذِكْرَ هَاذِمِ اللَّذَّاتِ} رواه الخمسة بأسانيد صحيحة وصححه ابن حبان والحاكم وغيرهما.
“Các ngươi hãy luôn nghĩ đến cái chết” (Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i, Ibnu Ma-jah và Ahmad với đường dẫn truyền Sahih; Ibnu Hibban và Al-Hakim xác nhận Sahih).
Giáo lý về người bệnh và người đang hấp hối
1.    Một người khi bị bệnh thì y phải kiên nhẫn chịu đựng với niềm hy vọng được ban thưởng ân phước chứ không nên quá lo âu và căm phẫn với sự tiền định và an bài của Allah I. Không vấn đề gì cho việc nói với mọi người để họ biết về bệnh tình của mình nhưng vẫn hài lòng với sự an bài của Allah I và luôn hướng về Ngài để cầu xin Ngài ban cho khỏi bệnh; điều này không phủ nhận sự kiên nhẫn mà nó còn được giáo lý yêu cầu và khuyến khích. Nabi Ayyub u cầu xin Allah I:
﴿وَأَيُّوبَ إِذۡ نَادَىٰ رَبَّهُۥٓ أَنِّي مَسَّنِيَ ٱلضُّرُّ وَأَنتَ أَرۡحَمُ ٱلرَّٰحِمِينَ ٨٣﴾ [سورة الأنبياء: 83]
{Và Ayyyu (Job) khi Y cầu xin Thượng Đế của Y: “Quả thật, bề tôi đã gặp nạn, và Ngài là Đấng Khoan Dung nhất”.} (Chương 21 – Al-Ambiya’, câu 83).
2.    Không được phép điều trị bệnh bằng những thứ Haram. Ông Ibnu Mas’ud t nói: “Quả thật, Allah không tạo ra những thứ Ngài cấm các ngươi để làm phương thuộc trị liệu cho các ngươi.” (Albukhari). Tương tự, không được phép điều trị bệnh bằng những thứ mang tính Shirk chẳng hạn như bùa chú, đeo những thứ bùa ngải: dây chỉ, vòng tay, vòng cổ, hay bất cứ thứ gì mê tín dị đoan và cho rằng nó làm cho khỏi bệnh. Và cũng tương tự, không được phép tìm đến điều trị với các thầy bùa, thầy bói, thầy lang băm, nhà chiêm tinh hoặc thỉnh cầu sự trợ giúp từ Jinn.
Quả thật, Allah đã tạo ra nhiều thứ có lợi và hữu ích được phép cho việc chữa bệnh, nhiều thứ được phép có lợi cho cơ thể, tâm trí và tôn giáo. Đứng đầu trong những thứ đó là Kinh Qur’an ân phúc và những lời Du-a được làm những lời niệm chú để chữa bệnh. Dĩ nhiên được phép dùng những phương thuốc từ những thứ không bị Allah I nghiêm cấm qua bàn tay của những bác sĩ, thầy thuốc chuyên môn trong việc nghiên cứu và điều trị.


Phương thuộc điều trị bệnh chia làm ba dạng:
Dạng thứ nhất: Những gì được biết rõ hoặc nghĩ rằng nó có khả năng hữu ích; nếu nghĩ rằng có thể sẽ thiệt mạng nếu không dùng thì bắt buộc phải dùng.
Dạng thứ hai: Những gì được biết rõ hoặc nghĩ rằng nó có khả năng hữu ích; nếu như đã được xác định rằng không có gì nghiệm trọng và nguy hiểm nếu không dùng thì không dùng tốt hơn.
Dáng thứ ba: Những gì nằm trung lập giữa hai dạng nêu trên tức nghĩ rằng có khả năng hữu ích hoặc không hữu ích thì tốt nhất không dùng.
3.    Thăm viếng người bệnh là Fardhu Kifa-yah (bắt buộc cho tập thể nhưng chỉ cần ai đó đại diện thực hiện thì cả tập thể mang tội còn không thì cả tập thể mang tội). Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{حَقُّ الْمُسْلِمِ عَلَى الْمُسْلِمِ خَمْسٌ رَدُّ السَّلاَمِ، وَعِيَادَةُ الْمَرِيضِ، وَاتِّبَاعُ الْجَنَائِزِ، وَإِجَابَةُ الدَّعْوَةِ، وَتَشْمِيتُ الْعَاطِسِ} رواه البخاري ومسلم.
“Nghĩa vụ của người Muslim đối với người Muslim có năm điều: đáp lại lời chào Salam, viếng thăm người bệnh, đưa tiển người chết đến mộ, đáp lại lời mời và nói ‘Yarhamukollo-h’ khi nghe người hắt hơi nói Alhamdulillah.” (Albukhari, Muslim).
Khi đi thăm viếng người bệnh nên hỏi thăm tình trạng sức khỏe của người bệnh bởi quả thật khi Thiên sứ của Allah e đi viếng người bệnh thì Người tiến đến gần hỏi thăm bệnh tình của người bệnh. Nên trở lại viếng thăm sau một khoảng thời gian nếu người bệnh không thích được viếng mỗi ngày, và khi đi viếng chớ ngồi lâu trừ phi người bệnh thích điều đó. Nên nói lời an ủi người bệnh: không sao đâu, sớm khỏe thôi Insha-Allah, nên tạo niềm vui cho người bệnh cũng như cầu xin cho người bệnh khỏi bệnh, và hãy đọc lời niệm chú từ Qur’an cho người bệnh, đặc biệt nên đọc chương Fatihah, Ikhlaas, Al-Falaq và Annaas cùng với những lời Du-a được ghi nhận từ Thiên sứ của Allah e.  
4.    Giáo lý yêu cầu người bệnh để di chúc nhắn gửi về tài sản của y trong những việc làm thiện tốt và phải di chúc nhắn gửi thanh toán nợ cũng như trả lại những tín vật cho người chủ của chúng. Ông Ibnu Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{مَا حَقُّ امْرِئٍ مُسْلِمٍ لَهُ شَىْءٌ يُوصِى فِيهِ يَبِيتُ لَيْلَتَيْنِ إِلاَّ وَوَصِيَّتُهُ مَكْتُوبَةٌ عِنْدَهُ} متفق عليه.
“Bất cứ người Muslim nào có một thứ gì đó cần phải di chúc lại thì trong hai đêm y phải viết xong lời di chúc” (Albukhari, Muslim).
Hai đêm được đề cập trong Hadith chỉ mang tính chất nhấn mạnh chứ không mang ý nghĩa giới hạn thời gian, có nghĩa là Hadith muốn nói rằng người bên nên chuẩn bị di chúc trong thời gian sớm nhất có thể bởi y không biết mình chết khi nào.
Nếu người bệnh có nhiều tài sản thì bắt buộc y phải di chúc một thứ gì đó từ tài sản của y cho bà con thân thuộc của y không thuộc nhóm người hưởng quyền thừa kế.
5.     Người bệnh nên có suy nghĩ tốt về Allah I tức nên hy vọng điều tốt đẹp ở nơi Ngài. Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{يَقُولُ اللهُ تَعَالَى أَنَا عِنْدَ ظَنِّ عَبْدِى بِى} رواه البخاري ومسلم.
“Allah, Đấng Tối Cao phán: TA ở ngay bên suy nghĩ người bề tôi của TA.” (Albukhari, Muslim).
Theo Sunnah, ai hấp hối thì hãy mong mỏi lòng thương xót của Allah, trong tình trạng này thì sự hy vọng nơi Ngài phải hơn sự sợ hãi đối với Ngài, nhưng nếu trong lúc khỏe mạnh thì niềm hy vọng và nỗi sợ nơi Ngài phải ngang bằng nhau bởi lẽ nếu nỗi sợ nhiều hơn hy vọng thì y đã rơi vào sự tuyệt vọng còn nếu như hy vọng nhiều hơn sợ thì sẽ rơi vào tình trạng cảm thấy mình an toàn và tự đắc.
Việc mong ước được chết là điều Makruh trong giáo lý trừ phi sợ điều Fitnah hoặc mong được chết Shaheed.
6.    Khi người bệnh trong tình trạng hấp hối, theo Sunnah, phải có người đến nhắc y nói lời Tawhid: La ila-ha illollo-h bởi Thiên sứ của Allah e nói:
{لَقِّنُوا مَوْتَاكُمْ لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ} رواه مسلم عن أبي سعيد t.
“Các ngươi hãy nhắc người sắp chết của các ngươi nói lời: La ila-ha illollo-h” (Muslim ghi lại qua lời thuật của Abu Sa’eed t).
Việc làm đó nhằm mục đích để một người chết trên lời nói Tawhid và để nó trở thành là lời nói cuối cùng của y trước khi lìa trần. Ông Mu’adz t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ كَانَ آخِرُ كَلاَمِهِ لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ دَخَلَ الْجَنَّةَ} رواه أبود داود بإسناد صحيح.
“Ai mà lời cuối cùng của y là ‘La ila-ha illollo-h’ thì sẽ được vào Thiên Đàng.” (Abu Dawood ghi lại với đường dẫn truyền Sahih).
7.    Theo Sunnah, người trong tình trạng hấp hối nên nằm hướng mặt về Qiblah bởi Thiên sứ của Allah e đã nói về ngôi đền Ka’bah:
{قِبْلَتِكُمْ أَحْيَاءً وَأَمْوَاتًا} رواه أبو داود.
“Đó là Qiblah của các ngươi lúc sống cũng như chết.” (Abu Dawood).
Giáo lý về người chết:
8.    Theo Sunnah, khuyến khích vuốt mắt cho người chết bởi Thiên sứ của Allah e đã vuốt mắt cho ông Abu Salmah t khi ông chết, Người e nói:
{إِنَّ الرُّوحَ إِذَا قُبِضَ تَبِعَهُ الْبَصَرُ، لاَ تَدْعُوا عَلَى أَنْفُسِكُمْ إِلاَّ بِخَيْرٍ فَإِنَّ الْمَلاَئِكَةَ يُؤَمِّنُونَ عَلَى مَا تَقُولُونَ} رواه مسلم عن أم سلمة .
“Quả thật, linh hồn khi được bắt đi thì cặp mắt sẽ dõi theo, các ngươi hãy cầu xin những điều tốt đẹp cho bản thân các ngươi, bởi quả thật các vị Thiên Thần sẽ giữ nguyên vẹn những gì các ngươi nói.” (Muslim ghi lại từ lời thuật của bà Ummu Salmah ).
9.    Theo Sunnah, lấy chiếc áo dài phủ lên người chết. Bà A’ishah  thuật lại rằng lúc Thiên sứ của Allah e lìa trần thì Người được đậy bằng chiếc áo dài Hibarah. (Albukhari, Muslim).
10.     Nhanh chóng lo việc an táng khi xác định đã chết, và không vấn đề gì nếu chờ sự có mặt của người thân, nếu không cần phải chờ bà con thân thuộc thì giáo lý yêu cầu lo việc an táng ngay.
11.     Được phép thông báo về cái chết của người Muslim để mọi người đến lễ nguyện Salah và cầu nguyện cho y, tuy nhiên, việc thông báo về cái chết của một ai đó theo hình thức báo động và rình rang là việc làm của những người thời Jahiliyah, một trong những hình thức đó là tổ chức lễ tưởng niệm, lễ tang, đọc diễn văn nói về người chết để tăng thêm sự thương tiếc và đau buồn.
12.     Nhanh chóng thực hiện di chúc. Quả thật Allah I có đề cập nó trước việc thanh toán nợ, điều đó cho thấy nó được quan tâm rất nhiều.
13.     Phải nhanh chóng trả các khoản nợ dù đó là nợ đối với Allah I như Zakah, Hajj hoặc thề nguyện làm điều thiện tốt nào đó hoặc Kaffa-rah hay đó là nợ đối với con người như tín vật, vay mượn; dù có được di chúc hay không di chúc.


Tắm người chết
Bắt buộc phải tắm cho người chết đối với ai biết cách thức cũng như có khả năng tắm.
{اغْسِلُوهُ بِمَاءٍ وَسِدْرٍ ...} متفق عليه من حديث ابن عباس t.
“Hãy tắm cho y với nước lá táo …” (Albukhari, Muslim, qua lời thuật của Ibnu Abbas t).
Những đối tượng hàng đầu trong việc tắm cho người chết:
Đàn ông tắm cho đàn ông, đối tượng tắm cho người chết tốt nhất và được ưu tiên hàng đầu là người trung thực và uy tín có hiểu biết giáo lý cũng như cách thức tắm người chết. Nếu người chết có lời dặn hoặc di chúc chỉ định một người nào đó tắm cho mình thì ưu tiên giao việc tắm cho người đó bởi vì ông Abu Bakr t đã di chúc để vợ ông bà Asma’ con gái của Umais tắm cho ông. Người vợ được quyền tắm cho chồng giống như người chồng được quyền tắm cho vợ. Nếu không có di chúc chỉ định một cá nhân nào thì người tắm cho người chết sẽ là cha ruột của y, người cha có quyền ưu tiên nhất đối với con trai của mình, kế đến là ông nội, sau đó là ông ngoại rồi đến con cái, anh em, chú bác, bà con họ hàng. Và những đối tượng ưu tiên này được quyền nếu như họ biết cách tắm cho người chết còn không thì cho người hiểu biết về giáo lý tắm rửa thực hiện việc làm này.
Phụ nữ tắm cho phụ nữ, nếu người chết di chúc chỉ định cho một người nào đó thì người đó được quyền ưu tiên, sau đó là người ruột thịt cũng giống như phía đàn ồng.
Tất cả đàn ông, phụ nữ đều được phép tắm cho người chết là em bé dưới bảy tuổi dù là trai hay gái.
Phụ nữ không được tắm cho người chết là em bé trên bảy tuổi và đàn ông cũng không được phép tắm cho người chết là em bé trên bảy tuôi.
Trường hợp đàn ông chết giữa đám người chỉ toàn là nữ giới hoặc người phụ nữ chết giữa đám người chỉ toàn là đàn ông thì chỉ dội nước lên trên y phục của người chết.
Người Muslim không được phép tắm cho người ngoại đạo, không được khiêng thi hài của họ hay chôn cất họ và cũng không được dâng lễ nguyện Salah cho họ hay đưa tiễn họ đến nơi chôn cất. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تَتَوَلَّوۡاْ قَوۡمًا غَضِبَ ٱللَّهُ عَلَيۡهِمۡ قَدۡ يَئِسُواْ مِنَ ٱلۡأٓخِرَةِ كَمَا يَئِسَ ٱلۡكُفَّارُ مِنۡ أَصۡحَٰبِ ٱلۡقُبُورِ ١٣﴾ [سورة الممتحنة: 13]
{Hỡi những người có đức tin, chớ kết thân với những kẻ bị Allah giận dữ. Quả thật, chúng đã tuyệt vọng về Đời Sau giống như những kẻ không có đức tin đang tuyệt vọng về việc chúng sẽ trở thành những người nằm dưới mộ.} (Chương 60 – Al-Mumtahinah, câu 13).
﴿وَلَا تُصَلِّ عَلَىٰٓ أَحَدٖ مِّنۡهُم مَّاتَ أَبَدٗا وَلَا تَقُمۡ عَلَىٰ قَبۡرِهِۦٓۖ إِنَّهُمۡ كَفَرُواْ بِٱللَّهِ وَرَسُولِهِۦ وَمَاتُواْ وَهُمۡ فَٰسِقُونَ ٨٤﴾ [سورة التوبة: 84]
{Và chớ bao giờ dâng lễ nguyện Salah cho bất cứ người nào chết đi trong bọn chúng và chớ đứng gần ngôi mộ của hắn. Quả thật, chúng đã phủ nhận Allah và Sứ Giả của Ngài và chúng chết trong tình trạng phản nghịch.} (Chương 9 – Attawbah, câu 84).
﴿ مَا كَانَ لِلنَّبِيِّ وَٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَن يَسۡتَغۡفِرُواْ لِلۡمُشۡرِكِينَ وَلَوۡ كَانُوٓاْ أُوْلِي قُرۡبَىٰ مِنۢ بَعۡدِ مَا تَبَيَّنَ لَهُمۡ أَنَّهُمۡ أَصۡحَٰبُ ٱلۡجَحِيمِ ١١٣﴾ [سورة التوبة: 113]
{Nabi và những người có đức tin không được phép xin (Allah) tha thứ cho những người dân đa thần dù đó là bà con ruột thịt của họ đi chăng nữa sau khi đã rõ rằng họ là những người bạn của Hỏa ngục.} (Chương 9 – Attawbah, câu 113).
Tuy nhiên, nếu người ngoại đạo chết đi mà không tìm thấy bất cứ người ngoại đạo nào chôn cất cho y thì người Muslim sẽ đứng ra chôn cất, người Muslim chỉ đào hố và cho thì hài xuống đắp đất lại là xong, mục đích là nhằm không để cho xác bị thối rữa làm ô nhiễm môi trường. Ông Abu Talhah t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e đã ném các xác chết của người ngoại đạo trong trận chiến Badr vào trong cái hố và chôn lại (Albukhari, Muslim).
Tương tự đối với người bỏ đạo chẳng hạn như người cố tình bỏ lễ nguyện Salah, người làm điều Bid’ah đến mức trở thành Kufr.
* Vấn đề: Nước tắm cho người chết phải là nước sạch, tốt nhất là nước mát trừ phi cần phải tẩy bẩn cho người chết hoặc trong thời tiết giá rét.
Việc tắm rửa người chết phải được thực hiện ở một nơi khỏi tầm nhìn của mọi người.
Trong lúc tắm phải che đậy từ phần rốn đến đầu gối, nên đặt một cái máng trên chiếc giường rửa ở phía dưới chân người chết để làm đường dẫn cho nước và những chất thải ra.
Tại nơi tắm cho người chết, chỉ nên có mặt của người tắm và người phụ giúp còn những ai không liên quan thì sự có mặt của họ là điều Makruh.
Cách thức tắm cho người chết:
Người trực tiếp tắm cho người chết dùng dẻ lau quấn bàn tay hoặc đeo bao tay bởi y không được phép chạm trực tiếp vào phần Awrah của người chết nếu người chết từ bảy tuổi trở lên. Người tắm sẽ lần lượt làm vệ sinh hai đường bài tiết cho người chết với nước, sau đó, y định tâm tắm cho người chết, y nói Bissmillah và làm Wudu’ cho người chết giống hoàn toàn với Wudu’ của lễ nguyện Salah trừ súc miệng và súc mũi, chỉ cần dùng ngón tay chà cọ hàm răng của người chết là được, không cho nước vào miệng và mũi. Sau khi làm Wudu’ xong, gội đầu và râu (nếu có) của người chết với nước lá tạo hoặc dầu gội, kế đến tắm rửa toàn thân của người chết, bắt đầu từ bên thân phải, đặt nghiêng người chết trên thân trái, lần lượt tắm từ trên xuống bàn chân, kế tiếp đến bên thân trái cũng tương tự. Lúc tắm cho người chết khuyến khích quấn dẻ lau vào bàn tay để chà cọ.
Phần bắt buộc là chỉ tắm một lần nếu cảm thấy đã sạch, tuy nhiên, khuyến khích tắm ba lần; trường hợp nếu thấy chưa đủ sạch thì có thể tắm thêm cho đến khi nào sạch mới thôi. Theo Sunnah, ở lần tắm cuối cùng khuyến khích tắm với nước được tẩm chất thơm, nên dùng long não bởi long não ngoài việc tạo hương thơm còn có tác dụng làm săn lại cũng như làm mát cơ thể người chết. Và đây cũng là lý do khuyến khích tắm nước long não ở lần tắm cuối cùng mục đích để giữ mùi thơm cho cơ thể người chết.
Sau khi tắm xong, dùng áo, vải, hay khăn lau nhẹ cho người chết, sau đó cắt tỉa râu mép cho người chết (nếu có), cắt móng tay chân cho người chết nếu móng tay chân đã dài, tây lông nách cho người chết nếu đã dài, nếu là phụ nữ thì hãy cột tóc lại để phía sau gáy, nên cột thành bốn lọn.
Khuyến khích người phụ trách tắm cho người chết tắm rửa thân thể của mình sau khi đã xong phần tắm cho người chết, nhưng đó không phải là bắt buộc.
Cách thức liệm
Sau khi đã hoàn tất việc tắm thì giáo lý qui định phải liệm cho người chết, việc làm này là Fardu Kifayah (điều bắt buộc mang tính tập thể, chỉ cần có người thực hiện thì tập thể hết nhiệm vụ, còn không thì cả tập thể sẽ chịu tội).
Qui định cho phần liệm người chết là phải làm sao che kín toàn bộ thân thể của người chết, khuyến khích dùng vải liệm màu trắng và sạch, nếu vải còn mới thì càng tốt còn không thì vải cũ đã được giặt sạch.
Mức lượng vải liệm bắt buộc dành cho người chết là quấn kín toàn thân người chết, khuyến khích liệm người chết trong ba lớp vải, khuyến khích hơ các vải liệm với khói trầm hương sau khi đã rắc nước hoa hồng lên để hương trầm hòa lẫn với hương hoa hồng; bởi có Hadith khẳng định việc làm đó.
Khi liệm thì trải ba lớp vải liệm ra chồng lên nhau, sau đó đặt người chết lên và lần lượt quấn kín lại, để bông gòn có tẩm chất thơm dưới mông, trên mắt, trong lỗ mũi, miệng, tai và trên những cơ quan Sujud: trán, mũi, hai bàn tay, hai đầu gối, phần bụng các ngón chân, và đặt thêm ở hai nách, nách đầu gối, và rốn.
Khi quấn các mảnh vải liệm lại thì nên gấp lại từng mảnh một, đầu tiên là mảnh trên cùng rồi đến mảnh thứ hai sau đó đến mảnh thứ ba. Khi gấp thì từ trái sang phải trước sau đó gấp tiếp từ phải sang trái, phần vải dư ở phần đầu cũng như ở phần chân sẽ được gom và buộc lại, sau đó tháo ra khi đặt xuống mộ.
Giới luật lễ nguyện Salah cho người chết
Lễ nguyện Salah cho người chết là Fardu Kifa-yah, nếu có một số người đại diện thực hiện thì những người còn lại sẽ hết trách nhiệm và không mang tội nhưng việc Salah trở thành là điều Sunnah cho những người còn lại; tuy nhiên, nếu không ai lễ nguyện Salah cho người chết thì cả tập thể đều phải mang tội. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَلَا تُصَلِّ عَلَىٰٓ أَحَدٖ مِّنۡهُم مَّاتَ أَبَدٗا ﴾ [سورة التوبة: 84]
{Và chớ bao giờ dâng lễ nguyện Salah cho bất cứ người nào chết đi trong bọn chúng.} (Chương 9 – Attawbah, câu 84).
Khi Allah cấm dâng lễ nguyện Salah cho những kẻ Muna-fiq thì điều đó có nghĩa là Ngài ra lệnh phải lễ nguyện Salah cho những người có đức tin; và tất cả cộng đồng Islam đều đồng thuận giáo lý này.
Các điều kiện của lễ nguyện Salah cho người chết
Lễ nguyện Salah cho người chết cần các điều kiện sau:
- Ni-yah (sự định tâm)
- Hướng mặt về Qiblah.
- Che kín phần Awrah.
- Làm Taha-rah cho người dâng lễ nguyện Salah và người được dâng lễ nguyện Salah.
- Tránh Najis.
- Islam của người dâng lễ nguyện Salah và người được dâng lễ nguyện Salah.
Các nghi thức trụ cột của lễ nguyện Salah cho người chết
-    Đứng lễ nguyện Salah.
-    Bốn Takbir.
-    Đọc bài Fatihah.
-    Salawat cho Nabi.
-    Du-a (cầu nguyện) cho người chết.
-    Thực hiện theo thứ tự.
-    Cho Salam.
Những điều Sunnah trong lễ nguyện Salah cho người chết
-    Giơ hai bàn tay lên cho mỗi lần Takbir bởi các Hadith được ghi lại như Hadit do Ibnu Umar thuật lại được Albukhari ghi nhận trong phần ghi chú, Ibnu Abbas trong Sunan Sa’eed bin Mansur, và Zaid bin Thabit.
-    Đọc Bissmillah và A’u-zdu trước khi đọc bài Fatihah.
-    Cầu xin cho bản thân mình và cho toàn thể người Muslim.
-    Đứng một chút giữa Takbir lần thứ tư và Salam, trong khoảng thời gian đó nếu Du-a thì càng tốt.
-    Để hai tay lên lòng ngực, tay phải bên trên tay trái.
-    Quay mặt sang phải khi cho Salam.
Cách thức lễ nguyện Salah cho người chết
-    Imam hay người dâng lễ nguyện Salah một mình đứng ngay phần ngực của người chết nếu là nam giới và đứng ngay phần giữa của người chết nếu là nữ giới; và những người Ma’mum sẽ đứng phía sau Imam, khuyến khích sắp thành ba hang.
-    Sau khi đã chỉnh đốn hàng (hoặc sau khi đã đứng chỉnh tề đối với dâng lễ nguyện Salah một mình) thì hãy Takbir Ihram rồi đọc A’u-zdu, Bismillah, Fatihah, kế đến Takbir lần hai, Salawat cho Nabi e giống như đọc Salawat trong bài Tashahhud, kế tiếp Takbir lần ba, cầu nguyện cho người chết với những lời Du-a được Thiên sứ của Allah e chỉ dạy, tiêu biểu trong những lời Du-a đó:
{اللَّهُمَّ اغْفِرْ لِحَيِّنَا وَمَيِّتِنَا وَشَاهِدِنَا وَغَائِبِنَا وَصَغِيرِنَا وَكَبِيرِنَا وَذَكَرِنَا وَأُنْثَانَا اللَّهُمَّ مَنْ أَحْيَيْتَهُ مِنَّا فَأَحْيِهِ عَلَى الإِسْلاَمِ وَمَنْ تَوَفَّيْتَهُ مِنَّا فَتَوَفَّهُ عَلَى الإِيمَانِ اللَّهُمَّ لاَ تَحْرِمْنَا أَجْرَهُ وَلاَ تُضِلَّنَا بَعْدَهُ}
“Ollo-hum maghfir lihayyina wa mayyitina wa sha-hidina wa gho-ibina wa soghi-rina wa kabi-rina wa zdakarina wa untha-na, ollo-humma man ahyaytahu minna fa-ahyihi alal islam wa man tawaffaytahu minna fatawaffahu alal Iman, ollo-humma la tahrimna ajrohu wa la tudhillana ba’dahu”.
“Lạy Allah, xin Ngài tha thứ cho bầy tôi, người còn sống cũng như người đã chết, người có mặt cũng như người vắng mặt, người lớn cũng như trẻ nhỏ, nam giới cũng như nữ giới. Lạy Allah, ai trong số bầy tôi mà Ngài cho sống thì Ngài hãy cho y sống trong Islam còn ai mà Ngài cho chết thì Ngài hãy để y chết trong Iman. Lạy Allah, xin Ngài đừng cấm phần ân phước của y và xin Ngài đừng để bầy tôi lệch lạc sau y”.
{اللَّهُمَّ اغْفِرْ لَهُ وَارْحَمْهُ وَعَافِهِ وَاعْفُ عَنْهُ وَاغْسِلْهُ بِمَاءٍ وَثَلْجٍ وَبَرَدٍ وَنَقِّهِ مِنَ الذُّنُوبِ وَالْخَطَايَا كَمَا يُنَقَّى الثَّوْبُ الأَبْيَضُ مِنَ الدَّنَسِ وَأَبْدِلْهُ دَارًا خَيْرًا مِنْ دَارِهِ وَأَهْلاً خَيْرًا مِنْ أَهْلِهِ وَزَوْجَاً خَيْرًا مِنْ زَوْجِهِ، وَأَدْخِلْهُ الْجَنَّةِ وَ أَعِزَّهُ مِنْ عَذَابِ الْقَبْرِ وَعَذَابَ النَّارِ}
“Ollo-hum maghfir lahu warhamhu wa a’fihi wa’fu anhu waghsilhu bi ma-in wa thaljin wa barodin wa naqqihi minazdzdunu-bi walkhoto-ya kama yunaqqoth thawbul abyadh minad danas, wa abdilhu da-ran khoiran min da-rihi, wa ahlan khoiran min ahlihi, wa zawjan khoiran min zawjihi, wa adkhilhul jannah wa a’izzuhu min a’za-bil qabri wa a’zda-binna-r”.
“Lạy Allah, xin Ngài hãy tha thứ cho y, xin Ngài hãy thương xót, xí xóa và ban phước lành cho y, xin Ngài hãy quãng đại với chỗ ở của y, xin Ngài hãy mở rộng lối vào cho y, xin Ngài tẩy rửa y với nước, tuyết, và băng, xin Ngài thanh lọc tội lỗi và những điều sai quấy của y giống như chiếc áo trắng được tẩy sạch khỏi vết bẩn, xin Ngài hãy ban cho y một chỗ ở khác tốt đẹp hơn chỗ ở của y (trên thế gian), hãy ban cho y một gia đình khác tốt đẹp hơn gia đình của y (trên thế gian), hãy ban cho y một người bạn đời tốt đẹp hơn người bạn đời của y (trên thế gian),  hãy thu nhận y vào Thiên Đàng của Ngài, và hãy cứu y khỏi sự trừng phạt nơi cõi mộ và sự trừng phạt của Hỏa Ngục”.
Nếu người chết là nữ giới thì chúng ta thay chữ “hu” thành chữ “ha” trong lời Du-a; còn nếu người chết là trẻ con thì chúng ta nên Du-a với lời Du-a thứ nhất nó mang nghĩa bao quát.
-    Sau đó, Takbir lần thứ tư, nghỉ một lát rồi cho Salam, chỉ cho Salam một lần đồng thời quay mặt sang phải. Đôi lúc nên Takbir năm lần Takbir vì có Hadith ghi lại xác thực như thế, và có lúc cũng nên Takbir sáu, bảy lần vì có Hadith ghi lại từ Ali t.
-    Ai trễ lễ nguyện Salah cho người chết thì cứ vào cùng với Imam khi nào đã đến và cứ thực hiện cùng với Imam, sau khi Imam cho Salam xong thì thực hiện lại những gì chưa thực hiện.
* Vấn đề: Ai lỡ lễ nguyện Salah cho người chết trước khi người chết được chôn cất thì y hãy dâng lễ nguyện Salah cho người chết tại mộ nếu y thuộc những người dâng lễ nguyện Salah cho người chết trong ngày hôm đó; việc làm này là dựa theo Hadith của Ibnu Abbas được ghi lại trong hai bộ Sahih Albukhari và Muslim.
* Vấn đề: Được phép dâng lễ nguyện salah cho người chết khi người chết không có mặt bởi Thiên sứ của Allah e đã dâng lễ nguyện Salah cho vị vua Annaja-shi của xứ Al-Habashah. (Theo Albukhari, Muslim).
* Vấn đề: Thai nhi khi bị sẩy thai và chết, nếu đã từ bốn tháng trở lên thì phải tắm và liệm cũng như phải dâng lễ nguyện Salah cho thai nhi đó; còn nếu dưới bốn tháng thì không dâng lễ nguyện Salah cho nó cũng như không tắm hay liệm.
Giáo lý khiêng và chôn cất người chết
Khiêng và chôn cất người chết là Fardu Kifa-yah. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿أَلَمۡ نَجۡعَلِ ٱلۡأَرۡضَ كِفَاتًا ٢٥ أَحۡيَآءٗ وَأَمۡوَٰتٗا ٢٦﴾ [سورة المرسلات: 25، 26]
{Há TA (Allah) đã không làm trái đất thành một nơi đón nhận những người sống và những kẻ chết hay sao?} (Chương 77 – Al-Mursalat, câu 25, 26).
﴿ثُمَّ أَمَاتَهُۥ فَأَقۡبَرَهُۥ ٢١﴾ [سورة عبس: 21]
{Rồi TA làm cho y chết và chôn y xuống mộ.} (Chương 80 – Abasa, câu 21).
Khiêng và chôn cất người chết là điều được hướng dẫn và chỉ dạy từ nơi Thiên sứ của Allah e. Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{حَقُّ الْمُسْلِمِ عَلَى الْمُسْلِمِ خَمْسٌ رَدُّ السَّلاَمِ، وَعِيَادَةُ الْمَرِيضِ، وَاتِّبَاعُ الْجَنَائِزِ، وَإِجَابَةُ الدَّعْوَةِ، وَتَشْمِيتُ الْعَاطِسِ} متفق عليه.
“Người Muslim đối với người Muslim có năm nghĩa vụ bắt buộc: đáp lại lời chào Salam, viếng thăm người bệnh, đưa tiễn người chết, đáp lại lời mời, và  nói Yarhamukallah khi nghe người hắt hơi nói Alhamdulillah.” (Albukhari, Muslim).
Việc khiêng và chôn cất người chết mang lại ân phước hết sức to lớn. Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ شَهِدَ الْجَنَازَةَ حَتَّى يُصَلِّىَ عَلَيْهَا فَلَهُ قِيرَاطٌ، وَمَنْ شَهِدَ حَتَّى تُدْفَنَ كَانَ لَهُ قِيرَاطَانِ}
“Ai tham dự cuộc an táng cho người chết cho đến khi lễ nguyện Salah thì sẽ được một Qi-raan và ai tham dự cho đến khi chôn cất xong thì sẽ được hai Qi-raan”.
Các vị Sahabah hỏi: Hai Qi-raan là gì?
Thiên sứ của Allah e nói:
{مِثْلُ الْجَبَلَيْنِ الْعَظِيمَيْنِ} متفق عليه.
“(Ân phước) giống như hai quả núi vĩ đại.” (Albukhari và Muslim, lời của Albukhari).
Còn theo lời dẫn của Muslim:
{مَنْ خَرَجَ مَعَ جَنَازَةٍ مِنْ بَيْتِهَا وَصَلَّى عَلَيْهَا ثُمَّ تَبِعَهَا حَتَّى تُدْفَنَ كَانَ لَهُ قِيرَاطَانِ مِنْ أَجْرٍ كُلُّ قِيرَاطٍ مِثْلُ أُحُدٍ وَمَنْ صَلَّى عَلَيْهَا ثُمَّ رَجَعَ كَانَ لَهُ مِنَ الأَجْرِ مِثْلُ أُحُدٍ}
“Ai đi ra cùng với người chết từ nhà của người chết, dâng lễ nguyện Salah cho người chết, rồi theo người chết cho tới khi chôn cất xong thì y sẽ được hai Qi-raan của ân phước, mỗi Qi-raan giống như núi Uhud; còn ai dâng lễ nguyện Salah cho người chết rồi trở về thì y được ân phước giống như núi Uhud”.
Theo Sunnah, người đi theo người chết nên tham gia khiêng cùng với mọi người. Không vấn đề gì nếu chở người chết bằng xe hoặc thú cưỡi nếu như khu chôn cất cách xa.
Theo Sunnah, khuyến khích người khiêng người chết làm Wudu’ bởi Hadith được thuật lại từ Abu Huroiroh t.
Theo Sunnah, khuyến khích khiêng nhanh người chết đến khu chôn cất bởi Thiên sứ của Allah e nói qua lời thuật của ông Abu Huroiroh t:
{أَسْرِعُوا بِالْجِنَازَةِ، فَإِنْ تَكُ صَالِحَةً فَخَيْرٌ تُقَدِّمُونَهَا إِلَيْهِ، وَإِنْ يَكُ سِوَى ذَلِكَ فَشَرٌّ تَضَعُونَهُ عَنْ رِقَابِكُمْ} متفق عليه.
“Hãy khiêng nhanh người chết (đến mộ), bởi nếu người chết là người ngoan đạo và đức hạnh thì tốt nhất hãy mau đưa y đến mộ, còn nếu y không phải như thế thì là điều xấu khi để y trên cổ của các ngươi.” (Albukhari, Muslim).
Tuy nhiên, việc hối hả và tăng tốc không được gây phiền hà đến người còn sống cũng như người chết. Người khiêng người chết phải đi một cách từ tốn, không la hét và nói chuyện to tiếng cũng như không đọc Qur’an hãy đọc bất cứ lời Du-a hay Zikir nào bởi vì đó là điều Bid’ah.
* Vấn đề: Cấm phụ nữ đi ra mộ cùng với người chết, cơ sở giáo lý về điều này là Hadith do bà Ummu ‘Ati-yah thuật lại: “Chúng tôi bị cấm đi theo người chết” (Albukhari). Trong thời của Thiên sứ e, phụ nữ không đi ra cùng với người chết, việc tiễn đưa người chỉ dành cho nam giới.
Giáo lý chôn cất:
Theo Sunnah, huyệt mộ nên được đào sâu và rộng bởi Thiên sứ của Allah e đã bào:
{احْفِرُوا وَأَوْسِعُوا وَعَمِّقُوْا} رواه أحمد وأبو داود والترمذي من حديث هشام بن عامر ، قال الترمذي : حسن صحيح.
“Các ngươi hãy đào huyệt cho sâu và rộng” (Ahmad, Abu Dawood, Tirmizdi từ lời thuật của Hishaam bin A’mir; Tirmizdi nói: Hadith tốt và Sahih).
 Tuy nhiên, chỉ cần đào huyệt đủ để ngăn mùi là được.
Theo Sunnah, khuyến khích che mồ lại khi mang người chết xuống mồ nếu người chết là nữ giới.
Theo Sunnah, lúc mang người chết xuống mồ thì hãy nên nói: “بِسْمِ اللهِ، وَعَلَى مِلَّةِ رَسُوْلِ اللهِ” – “Bismillah, wa ala millati rosu-lillah” – “Nhân danh Allah, hãy ở trên tôn giáo Thiên sứ của Allah”. Sunnah này dựa trên cơ sở từ Hadith được thuật lại bởi ông Ibnu Umar t rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا وَضَعْتُمْ مَوْتَاكُمْ فِى الْقُبُورِ فَقُولُوا بِسْمِ اللهِ وَعَلَى مِلَّةِ رَسُولِ اللهِ} رواه الخمسة إلا النسائي.
“Khi các ngươi đặt người chết của các ngươi xuống mộ thì các ngươi hãy nói: ‘بِسْمِ اللهِ، وَعَلَى مِلَّةِ رَسُوْلِ اللهِ’ – ‘Bismillah, wa ala millati rosu-lillah’.” (Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i, Ibnu Ma-jah và Ahmad).
Nên đặt người chết vào Lihah (phần được khoét lõm vào bên phải dưới đáy mồ hướng về phía Qiblah).
Mồ khi đắp đất lại chỉ được phép cao hơn mặt đất khoảng một gang tay giống như Thiên sứ của Allah e đã làm mục đích để khi nước mưa xuống thì nó sẽ nén lại, rải lên mặt mộ những viên đá dăm rồi rưới nước lên để giữ cho bề mặt của mộ cố định; không vấn đề gì nếu dựng ở hai đầu mộ hai cục đá hay vật cứng nào đó mục đích để làm dấu nhận biết đó là mộ phần.
Theo Sunnah, khi chôn xong thì những người Muslim nên đứng lại ngay tại mộ và cầu xin Allah I tha thứ cho người trong mộ; bởi Thiên sứ của Allah e, mỗi khi đắp mồ lại thì Người thường đứng lại ngay tại mộ và Người nói:
{اسْتَغْفِرُوا لأَخِيكُمْ وَسَلُوا لَهُ التَّثْبِيتَ فَإِنَّهُ الآنَ يُسْأَلُ} رواه أبو داود.
“Các ngươi hãy cầu xin (Allah) tha thứ cho người anh em của các ngươi, hãy cầu xin cho y vững lời đức tin Iman bởi lúc này đây y đang bị tra hỏi.” (Abu Dawood).
Nhưng nếu đọc Qur’an ngay tại mộ thì đó là việc làm Bid’ah, bởi vì Thiên sứ của Allah e không hề làm điều đó và các vị Sahabah y của Người cũng vậy. Và hãy nên biết rằng tất cả mọi điều Bid’ah đều lệch lạc.
Không được xây cất và tô trát hay viết bất cứ ký tự nào lên mộ bởi Jabir nói rằng Thiên sứ của Allah e cấm tô trát mộ, cấm ngồi lên mộ cũng như cấm xây cất trên mộ (Hadith do Muslim ghi lại). Việc cấm đoán này là bởi vì đó là một trong những phương tiện dẫn đến Shirk và cúng bái người chết, bởi lẽ những người thiếu hiểu biết khi nhìn thấy phần xây tô trên mộ thì họ sẽ nảy sinh sự tôn vinh và khấn nguyện đến ngôi mộ.
Không được phép thắp sáng cho các ngôi mộ dù là bằng điện hay bằng những thứ khác, cấm lấy các ngôi mộ làm nơi dâng lễ nguyện Salah cũng như xây các Masjid trên đó, không được dâng lễ nguyện Salah hướng về các ngôi mộ, phụ nữ bị cấm đi viếng mộ bởi ông Ibnu Abbas t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nguyền rủa những người phụ nữ đi viếng mộ cũng như những ai lấy mồ mả là các Masjid và thắp sáng nơi đó, (theo Hadith được ghi lại bởi Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i và Ibnu Ma-jah).
Bà A’ishah  và ông Ibnu Abbas t đồng thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لَعَنَ اللهُ الْيَهُودَ وَالنَّصَارَى، اتَّخَذُوا قُبُورَ أَنْبِيَائِهِمْ مَسْجِدًا} رواه البخاري ومسلم.
“Allah nguyền rủa người Do Thái và Thiên Chúa, họ lấy mồ mả các vị Nabi của họ làm Masjid” (Albukhari, Muslim).
Cấm xúc phạm mồ mả bởi việc đi và giẫm cũng như ngồi lên đó bởi Thiên sứ của Allah e nói qua lời thuật của Abu Huroiroh t:
{لأَنْ يَجْلِسَ أَحَدُكُمْ عَلَى جَمْرَةٍ فَتُحْرِقَ ثِيَابَهُ فَتَخْلُصَ إِلَى جِلْدِهِ خَيْرٌ لَهُ مِنْ أَنْ يَجْلِسَ عَلَى قَبْرٍ } رواه مسلم.
“Việc ai đó trong các ngươi ngồi lên cục than hồng làm cháy y phục và phỏng da còn tốt hơn cả việc y ngồi trên mộ.” (Muslim).
Giáo lý đi an ủi người thân của người chết và viếng thăm mộ
Đi an ủi gia đình người chết là việc làm Sunnah nhằm khuyên răn họ kiên nhẫn và cầu nguyện cho người chết. Theo Sunnah, khuyến khích làm thức ăn và mang đi cho gia đình người chết dùng. Thiên sứ của Allah e bảo các vị Sahabah làm thức ăn cho gia đình của ông Ja’far t, Người e nói:
 {اصْنَعُوا لآلِ جَعْفَرٍ طَعَامًا فَإِنَّهُ قَدْ أَتَاهُمْ أَمْرٌ شَغَلَهُمْ} رواه أحمد والترمذي وحسنه من حديث عبد الله بن جعفرt.
“Các ngươi hay làm thức ăn cho gia đình của Ja’far, bởi quả thật đã đến với họ một chuyện làm họ bận tâm” (Ahmad, Tirmizdi qua lời thuạtcuar Abdullah bin Ja’far t).
Còn việc mọi người làm hôm nay từ việc người nhà của người chết làm thức ăn tiếp đón khách viếng cũng như việc những khách viếng đến ngồi quá lâu tại nhà của gia đình người chết mà không cần thiết thì đó là điều bị giáo lý ngăn cấm.
Tương tự, ngày nay một số người thuộc người nhà của người chết chọn một địa điểm nào đó để tụ họp mọi người lại và làm thức ăn, thuê người đến đọc Qur’an thì đó cũng là những việc làm Bid’ah, Haram,  không được phép làm.
Viếng mộ
Viếng mộ là việc làm chỉ khuyến khích đối với nam giới mục đích để cầu nguyện cho người chết và xin Allah I tha thứ cho họ và để họ luôn nghĩ đến Đời Sau. Thiên sứ của Allah e nói:
{كُنْتُ نَهَيْتُكُمْ عَنْ زِيَارَةِ الْقُبُورِ فَزُورُوهَا} رواه مسلم.
“Ta đã ngăn cấm các ngươi đi viếng mộ, nhưng giờ các ngươi hãy viếng mộ” (Muslim).
Còn trong lời dẫn của Tirmizdi thì có phần bổ sung:
{كُنْتُ نَهَيْتُكُمْ عَنْ زِيَارَةِ الْقُبُورِ ... فَزُورُوهَا فَإِنَّهَا تُذَكِّرُ الآخِرَةَ}
“Ta đã ngăn cấm các ngươi đi viếng mộ, nhưng giờ các ngươi hãy viếng mộ ... bởi quả thật việc làm đó nhắc nhở các ngươi nhớ đến Đời Sau”.
Và dĩ nhiên việc đi viếng mộ không phải thực hiện một chuyến đi xa.
Việc đi viếng mộ theo Sunnah được qui định trong ba điều kiện:
1-    Người đi viếng phải là nam giới, nữ giới không được phép vì Thiên sứ của Allah e đã nói:
{لَعَنَ اللهُ رُوَّارَات الْقُبُوْرِ} رواه أحمد والترمذي وابن ماجه.
“Allah nguyền rủa những phụ nữ đi viếng mộ” (Ahmad, Tirmizdi và Ibnu Ma-jah).
2-    Việc đi viếng mộ không phải là một chuyến đi xa. Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ تَشُدُّوا الرِّحَالَ إِلاَّ إِلَى ثَلاَثَةِ مَسَاجِدَ مَسْجِدِى هَذَا وَالْمَسْجِدِ الْحَرَامِ وَالْمَسْجِدِ الأَقْصَى} رواه مسلم.
“Các ngươi chớ vượt hành trình xa xôi đến (vì mục đích viếng thăm) ngoại trừ ba Masjid: Masjid này của Ta (Masjid Annabawi), Masjid Al-Haram (Makkah) và Masjid Al-Aqsa (Palestine)” (Muslim).
3-    Việc viếng mộ với tâm niệm và mục đích tự nhắc bản thân nghĩ đến cuộc sống Đời Sau, để cầu xin cho người chết chứ không tâm niệm vì để lấy ân phúc từ mồ mả hay để dâng cúng mồ mả hoặc để thực hiện những nghi thức thờ phượng nào đó. Nếu đi viếng mộ với những mục đích: tìm ân phúc nơi mồ mả, khấn vái và dâng cúng người chết hoặc thực hiện những nghi thức thờ phượng Allah I tại đó thì đấy là những việc làm Bid’ah mang tính chất Shirk.
Khi viếng mộ, người viếng nên đọc những lời Du-a mà Thiên sứ của Allah e đã dạy.


  

 

 

 

 

 

 

Giáo lý Zakah

Zakah là một trong các trụ cột nền tảng của Islam. Nó đã được nói đến trong Qur’an và Sunnah. Zakah được Allah I nhắc đến cùng với lễ nguyện Salah trong Qur’an ở tám mươi hai chỗ, điều đó cho thấy tầm quan trọng của Zakah trong Islam như thế nào.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَأَقِيمُواْ ٱلصَّلَوٰةَ وَءَاتُواْ ٱلزَّكَوٰةَ ﴾ [سورة البقرة: 43]
{Các ngươi hãy dâng lễ nguyện Salah và thực hiện Zakah.} (Chương Albaqarah, câu 43).
 ﴿فَإِن تَابُواْ وَأَقَامُواْ ٱلصَّلَوٰةَ وَءَاتَوُاْ ٱلزَّكَوٰةَ فَخَلُّواْ سَبِيلَهُمۡۚ إِنَّ ٱللَّهَ غَفُورٞ رَّحِيمٞ ٥﴾ [سورة التوبة: 5]
{Nhưng nếu chúng hối cải và dâng lễ nguyện Salah và đóng Zakah thì hãy mở đường cho chúng. Quả thật, Allah là Đấng Hằng Tha Thứ, Rất Mực Khoan Dung.} (Chương 9 – Attawbah, câu 5).
Thiên sứ của Allah e nói:
{بُنِيَ الإِسْلاَمُ عَلَى خَمْسٍ: شَهَادَةِ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ وَإِقَامِ الصَّلاَةِ وَإِيتَاءِ الزَّكَاةِ وَحَجِّ الْبَيْتِ وَصَوْمِ رَمَضَانَ} رواه البخاري ومسلم.
“Islam được dựng trên năm nền tảng trụ cột: Lời tuyên thệ Shahadah (لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ و مُحَمَّد رَسُولُ اللهِ) - (không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah và Muhammad là Thiên sứ của Ngài), dâng lễ nguyện Salah, xuất Zakah, hành hương Hajj tại ngôi đền Ka'bah và nhịn chay tháng Ramadan.” (Albukhari, Muslim).
Tất cả những người Muslim đều đồng thuận về tính bắt buộc của Zakah và nó là trụ cột thứ ba trong các trụ cột nền tảng của Islam, và ai phủ nhận nó là Kafir và phải chiến đấu với những ai ngăn cản việc đóng Zakah.
Zakah được Allah I sắc lệnh vào năm thứ hai Hijri. Thiên sứ của Allah e đã cử người đi thu gom Zakah và việc làm này được duy trì trong thời các vị Khalif chính trực và nó trở thành việc làm quen thuộc trong xã hội người Muslim.
Zakah không những là một hình thức phủ phục mệnh lệnh Allah I mà nó còn mang một nghĩa cử cao đẹp, đó là đối xử tốt giữa con người với con người, đồng thời để thanh lọc tài sản khỏi những vết bẩn của tội lỗi cũng như làm gia tăng bổng lộc. Allah I phán:
﴿خُذۡ مِنۡ أَمۡوَٰلِهِمۡ صَدَقَةٗ تُطَهِّرُهُمۡ وَتُزَكِّيهِم بِهَا وَصَلِّ عَلَيۡهِمۡۖ إِنَّ صَلَوٰتَكَ سَكَنٞ لَّهُمۡۗ وَٱللَّهُ سَمِيعٌ عَلِيمٌ ١٠٣﴾ [سورة التوبة: 103]
{(Hỡi Sứ giả!) Hãy nhận lấy của bố thí từ tài sản của họ để tẩy sạch và thanh lọc họ; và hãy cầu nguyện cho họ. Quả thật, sự cầu nguyện của Ngươi (Muhammad) là một sự bảo đảm yên bình cho họ. Và Allah là Đấng Hằng Nghe, Đấng Hằng Biết.} (Chương 9 – Attawbah, câu 103).
Như vậy, việc Zakah không những giúp tẩy sạch và thanh lọc bản thân khỏi sự keo kiệt, hẹp hòi và ích kỷ mà còn là một sự thử thách dành cho những người dư dả và giàu có bởi vì họ đã trích một tài sản của họ để làm hài lòng Allah I.
Zakah theo nghĩa của từ là sự thanh lọc, tẩy sạch.
Allah I gọi Zakah bởi vì nó thanh lọc bản thân và tài sản. Nó không phải là thuế má cũng không phải là phạt hành chính nhằm cắt giảm tài sản và gây thiệt hại cho chủ sở hữu mà nhằm mục đích ngược lại, đó là để làm gia tăng thêm nguồn tài sản mà con người không ngờ được. Thiên sứ của Allah e nói:
{مَا نَقَصَتْ صَدَقَةٌ مِنْ مَالٍ} رواه مسلم.
“Sadaqah không làm giảm mất nguồn tài sản.” (Muslim).
Zakah theo thuật ngữ giáo lý có nghĩa là phần tài tài sản bắt buộc phải trích ra để đưa cho một nhóm đối tượng riêng biệt trong một thời điểm nhất định.
Bắt buộc phải xuất Zakah khi đã hội đủ năm điều kiện sau:
1.    Điều kiện thứ nhất: Phải là người tự do, bởi người nô lệ không bắt buộc phải xuất Zakah vì tài sản trong tay y là tài sản của người chủ của y. Cho nên, việc xuất Zakah là nghĩa vụ của người chủ.
2.    Điều kiện thứ hai: Chủ tài sản phải là người Muslim, người ngoại đạo không bắt buộc phải xuất Zakah tức người Muslim không được yêu cầu người ngoại đạo thực hiện Zakah. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَمَا مَنَعَهُمۡ أَن تُقۡبَلَ مِنۡهُمۡ نَفَقَٰتُهُمۡ إِلَّآ أَنَّهُمۡ كَفَرُواْ بِٱللَّهِ وَبِرَسُولِهِۦ﴾ [سورة التوبة: 54]
{Và lý do mà việc đóng góp của chúng không được chấp nhận là vì chúng đã phủ nhận Allah và Sứ giả của Ngài.} (Chương 9 – Attawbah, câu 54).
Zakah là hình thức phụng mệnh Allah mang ý nghĩa thờ phượng Ngài và người ngoại đạo không phải là người thuộc những người thờ phượng và phụng mệnh Allah. Hơn nữa, Zakah là việc làm cần phải có Niyah (sự định tâm) mà người ngoại đạo thì không có điều này. Còn việc bắt buộc Zakah mang tính nghĩa vụ có nghĩa là người được yêu cầu nếu không làm sẽ bị trừng phạt ở cõi Đời Sau còn nếu đã thực hiện thì sẽ được ban thưởng; điều này được chỉ rõ trong lời phán của Allah I:
﴿مَا سَلَكَكُمۡ فِي سَقَرَ ٤٢ قَالُواْ لَمۡ نَكُ مِنَ ٱلۡمُصَلِّينَ ٤٣ وَلَمۡ نَكُ نُطۡعِمُ ٱلۡمِسۡكِينَ ٤٤﴾ [سورة المدثر: 42 - 44]
{(Những người Muslim tội lỗi khi được hỏi): điều gì đã đưa quí vị vào Hỏa Ngục? Họ đáp: “Chúng tôi đã không năng lễ nguyện Salah và đã không nuôi ăn người nghèo khó”.} (Chương 74 – Al-Mudaththir, câu 42 – 44).
Và trong Hadith mà Thiên sứ của Allah e nói với Mu’azd t khi Người cử ông đi xứ Yemen:
{إِنَّكَ تَأْتِى قَوْمًا مِنْ أَهْلِ الْكِتَابِ. فَادْعُهُمْ إِلَى شَهَادَةِ أَنْ لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ وَأَنِّى رَسُولُ اللهِ فَإِنْ هُمْ أَطَاعُوا لِذَلِكَ فَأَعْلِمْهُمْ أَنَّ اللهَ افْتَرَضَ عَلَيْهِمْ خَمْسَ صَلَوَاتٍ فِى كُلِّ يَوْمٍ وَلَيْلَةٍ فَإِنْ هُمْ أَطَاعُوا لِذَلِكَ فَأَعْلِمْهُمْ أَنَّ اللهَ افْتَرَضَ عَلَيْهِمْ صَدَقَةً تُؤْخَذُ مِنْ أَغْنِيَائِهِمْ فَتُرَدُّ فِى فُقَرَائِهِمْ} متفق عليه.
“Quả thật, cậu sẽ đến một nhóm người thuộc dân kinh sách. Cậu hãy kêu gọi họ đến với lời tuyên thệ Shahadah: không có Thượng Đế đích thực nào ngoài Allah và Ta là Thiên sứ của Allah. Nếu họ tuân theo điều đó thì hãy cho họ biết rằng Allah sắc lệnh cho họ năm lễ nguyện Salah ngày đêm năm lần. Nếu họ tuân theo điều đó thì hãy cho họ biết rằng Allah sắc lệnh bảo họ phải xuất Zakah, lấy từ người giàu để đưa cho người nghèo. Nếu họ tuân theo điều đó thì cậu hãy coi chừng, hãy cẩn thận mà tránh xa đến tài sản của họ.” (Albukhari, Muslim).
Như vậy, Islam là điều kiện bắt buộc cho việc xuất Zakah.
3.    Điều kiện thứ ba: Nguồn tài sản đã đến mức qui định phải xuất Zakah, nếu chưa đến mức qui định thì không có nghĩa vụ phải xuất.
4.    Điều kiện thứ tư: Nguồn tài sản ổn định tức không liên quan đến quyền sở hữu của người khác chẳng hạn như nợ, tài sản hùn hạp ..
5.    Điều kiện thứ năm: Đã đến thời điểm ấn định cho việc xuất Zakah, tức tròn một năm. Ông Ali t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ زَكَاةَ فِى مَالٍ حَتَّى يَحُولَ عَلَيْهِ الْحَوْلُ} رواه أبو داود والدارقطني والبيهقي.
“Không có Zakah tài sản cho đến khi nào đã đến thời điểm ấn định (tròn một năm).” (Abu Dawood, Adda-raqutni và Albayhaqi).
Hadith này có nội dung tương đồng với Hadith được bà A’ishah  cũng như các vị Sahabah khác như Abu Bakr t, Uthman t, Ali t, và Ibnu Umar t thuật lại với đường dẫn truyền xác thực.
Riêng những gì được lấy từ đất đai thì việc xuất Zakah phải thực hiện ngay thời điểm thu hoạch được chứ không tính tròn năm. Điều kiện qui định tròn năm là chỉ đối với nguồn tài sản là tiền tệ, thú nuôi và hàng hóa kinh doanh.
Zakah đối với người chủ nợ: Nếu một người có khoản nợ từ con nợ bị phá sản hoặc con nợ trì hoãn thanh toán thì y sẽ xuất Zakah khi nào nhận được khoản nợ và chỉ Zakah cho một năm duy nhất theo câu nói đúng nhất của giới học giả; còn nếu người chủ nợ có khoản nợ từ con nợ là người có tài sản thanh toán theo thời hạn ấn định thì y phải xuất Zakah mỗi năm.
Những tài sản được đưa vào nguồn sử dụng thì không có Zakah chẳng hạn như nhà ở, quần áo, đồ đạc, xe cộ, thú nuôi để cưỡi hay để sử dụng, ..
Những tài sản được dùng cho thuê như xe cộ, cửa hàng, nhà cửa thì không có Zakah mà phần Zakah chỉ đối với phần lợi tức từ việc cho thuê nếu như nó đã đạt đến mức qui định phải xuất và đã đến thời điểm phải xuất (tròn năm) tính từ thời điểm hợp đồng cho thuê.
Ai đã đủ điều kiện bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ Zakah nhưng lại qua đời trước khi thực hiện nghĩa vụ thì người hưởng quyền thừa kế phải trách nhiệm thực hiện thay cho y từ nguồn tài sản mà y để lại. Thiên sứ của Allah e nói:
{فَدَيْنُ اللهِ أَحَقُّ بِالْقَضَاءِ} رواه البخاري ومسلم.
“Nợ của Allah phải được thực hiện hơn hết.” (Albukhari, Muslim).
Do đó, người thừa kế hay những ai khác phải có trách nhiệm Zakah thay cho người chết từ nguồn tài sản y để lại.

  

 

 

 

Zakah thú nuôi
Một trong các nguồn tài sản bắt buộc phải xuất Zakah là vật nuôi, và các loại vật nuôi muốn nói chỉ là một số loài gia súc nhất định: lạc đà, bò, và dê, cừu.
Cơ sở giáo lý phải xuất Zakah cho các loại gia súc này là nhiều Hadith xác thực đến từ Thiên sứ của Allah e.
Bắt buộc Zakah đối với lạc đà, bò, dê (cừu) trong hai điều kiện:
Điều kiện thứ nhất: Các loại vật nuôi này được nuôi để lấy sữa hoặc để sinh sản chứ không phải để lấy sức làm việc.
Điều kiện thứ hai: Các loại vật nuôi này được nuôi theo dạng thả rong trên các đồng cỏ tự nhiên. Thiên sứ của Allah e nói:
{فِى كُلِّ إِبِلٍ سَائِمَةٍ فِى كُلِّ أَرْبَعِينَ ابْنَةُ لَبُونٍ} رواه أحمد وأبو داود والنسائي.
“Đối với lạc đà nuôi thả rong, cứ mỗi bốn mươi con thì xuất một con lạc đà cái tròn hai năm tuổi.” (Ahmad, Abu Dawood và Annasa-i).
Zakah lạc đà:
Khi đã hội đủ điều kiện thì bắt buộc phải xuất:
-    Năm con lạc đà xuất một con cừu cái.
-    Mười con lạc đà xuất hai con cừu cái.
-    Mười lăm con lạc đà xuất ba con cừu cái.
-    Hai mươi con lạc đà xuất bốn con cừu cái.
-    Hai mươi lăm con lạc đà xuất một con lạc đà cái một tuổi, còn nếu không có lạc đà cái một tuổi thì xuất một con lạc đà đực hai tuổi bởi Thiên sứ của Allah e nói:
{فَإِنْ لَمْ تَكُنْ بِنْتُ مَخَاضٍ فَابْنُ لَبُونٍ} رواه البخاري.
“Nếu không có lạc đà cái một tuổi thì con là đà đực hai tuổi.” (Albukhari).
-    Ba mươi sáu con lạc đà xuất một con lạc đà cái hai tuổi bởi Thiên sứ của Allah e nói:
{فَإِذَا بَلَغَتْ سِتًّا وَثَلاَثِينَ إِلَى خَمْسٍ وَأَرْبَعِينَ فَفِيهَا بِنْتُ لَبُونٍ} رواه البخاري.
“Khi số lượng từ ba mươi sáu đến bốn mươi lăm thì xuất một con lạc đà cái hai năm tuổi” (Albukhari).
-    Bốn mươi sáu con lạc đà xuất một con lạc đà cái ba tuổi bởi Thiên sứ của Allah e nói:
{فَإِذَا بَلَغَتْ سِتًّا وَأَرْبَعِينَ إِلَى سِتِّينَ فَفِيهَا حِقَّةٌ} رواه البخاري.
“Khi số lượng từ bốn mươi sáu đến sáu mươi con thì xuất một con lạc đà cái ba tuổi” (Albukhari).
-    Sáu mươi mốt con lạc đà xuất một con lạc đà cái bốn tuổi, Thiên sứ của Allah e nói:
{فَإِذَا بَلَغَتْ وَاحِدَةً وَسِتِّينَ إِلَى خَمْسٍ وَسَبْعِينَ فَفِيهَا جَذَعَةٌ}
“Khi số lượng từ sáu mươi mốt đến bảy mươi lăm con thì xuất một con lạc đà cái bốn năm tuổi”.
-    Bảy mươi sáu con xuất hai con lạc đà cái hai năm tuổi, Thiên sứ của Allah e nói:
{فَإِذَا بَلَغَتْ سِتًّا وَسَبْعِينَ إِلَى تِسْعِينَ فَفِيهَا بِنْتَا لَبُونٍ}
“Khi số lượng từ bảy mươi sáu đến chín mươi con thì xuất hai con lạc đà cái hai năm tuổi”.
-    Chín mươi mốt con xuất hai con lạc đà cái ba năm tuổi bởi Thiên sứ của Allah e nói:
{فَإِذَا بَلَغَتْ إِحْدَى وَتِسْعِينَ إِلَى عِشْرِينَ وَمِائَةٍ فَفِيهَا حِقَّتَانِ}
“Khi số lượng từ chín mươi mốt đến một trăm hai mươi con thì xuất hai con lạc đà cái ba năm tuổi”.
-    Một trăm hai mươi mốt con xuất ba con lạc đà cái hai năm tuổi; sau đó cứ mỗi bốn mươi con xuất một con là đà cái hai năm tuổi và mỗi năm mươi con xuất một con lạc đà cái ba năm tuổi như Thiên sứ của Allah e đã nói:
{فَإِذَا زَادَتْ عَلَى عِشْرِينَ وَمِائَةٍ فَفِى كُلِّ أَرْبَعِينَ بِنْتُ لَبُونٍ، وَفِى كُلِّ خَمْسِينَ حِقَّةٌ}
“Khi số lượng nhiều hơn một trăm hai mươi con thì cứ mỗi bốn mươi con xuất một con lạc đà cái hai năm tuổi, mỗi năm mươi con xuất một con lạc đà cái ba năm tuổi”. (Albukhari).
Zakah bò:
Ông Jabir t thuật lại: Tôi đã nghe Thiên sứ của Allah e nói:
{مَا مِنْ صَاحِبِ إِبِلٍ وَلاَ بَقَرٍ وَلاَ غَنَمٍ لاَ يُؤَدِّى زَكَاتَهَا إِلاَّ جَاءَتْ يَوْمَ الْقِيَامَةِ أَعْظَمَ مَا كَانَتْ وَأَسْمَنَهُ تَنْطِحُهُ بِقُرُونِهَا وَتَطَؤُهُ بِأَظْلاَفِهَا } رواه البخاري ومسلم.
“Bất cứ người chủ nào có lạc đà, bò hay dê nhưng không xuất Zakah thì vào ngày Phục Sinh con to nhất sẽ húc y bằng sừng của nó và sẽ giẫm lên y bởi móng guốc của nó” (Albukhari và Muslim).
Hadith xác thực được thuật lại từ Mu’azd t rằng khi Thiên sứ của Allah e cử ông đi Yemen thì Người bảo ông lấy Sadaqah (Zakah) từ bò: mỗi ba mươi con lấy một con bò một năm tuổi, mỗi bốn mươi con lấy một con bò hai năm tuổi (Hadith do Ahmad, Ab Dawood, Tirmizdi và Annasa-i ghi lại).
Như vậy, bắt buộc phải xuất một con bò một năm tuổi dù đực hai cái khi số lượng được ba mươi con, còn dưới ba mươi con thì không có Zakah như lời ông Mu’azd t thuật lại: “Thiên sứ của Allah e, khi Người cử tôi đi Yemen thì Người bảo tôi không được lấy từ bò bất cứ gì cho tới khi đàn bò có số lượng ba mươi con”.
Khi số lượng đàn bò nuôi là bốn mươi con thì phải xuất một con hai năm tuổi như Hadith đã nói trên. Còn nếu số lượng đàn bò nhiều hơn bốn mươi thì mỗi ba mươi con xuất một con một năm tuổi và mỗi bốn mươi con xuất một con hai năm tuổi.


Zakah dê, cừu
Ông Anas bin Malik t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{وَفِى صَدَقَةِ الْغَنَمِ فِى سَائِمَتِهَا إِذَا كَانَتْ أَرْبَعِينَ إِلَى عِشْرِينَ وَمِائَةٍ شَاةٌ} رواه البخاري.
“Đối với việc Zakah dê nuôi thả rong, nếu từ bốn mươi đến một trăm hai mươi con thì xuất một con cừu cái.” (Albukhari).
-    Nếu đàn cừu, dê nuôi có số lượng từ bốn mươi thì phải xuất một con cừu hay con dê cái; nhưng nếu dưới số lượng bốn mươi con thì không có Zakah như Hadith do Abu Bakr t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{فَإِذَا كَانَتْ سَائِمَةُ الرَّجُلِ نَاقِصَةً مِنْ أَرْبَعِينَ شَاةً وَاحِدَةً فَلَيْسَ فِيهَا صَدَقَةٌ} رواه البخاري.
“Nếu cừu (dê) nuôi thả rong có số lượng ít hơn bốn mươi con thì không có Sadaqah (Zakah).” (Albukhari).
-    Nếu đàn cừu (dê) có số lượng 121 con thì xuất hai con cừu như Thiên sứ của Allah e đã nói:
{فَإِذَا زَادَتْ عَلَى عِشْرِينَ وَمِائَةٍ إِلَى مِائَتَيْنِ شَاتَانِ} رواه البخاري.
“Khi số lượng nhiều hơn một trăm hai mươi con cho đến hai trăm con thì xuất hai con” (Albukhari).
-    Nếu đàn cừu có số lượng trên hai trăm thì xuất ba con như Thiên sứ của Allah e nói:
{فَإِذَا زَادَتْ عَلَى مِائَتَيْنِ إِلَى ثَلاَثِمِائَةٍ فَفِيهَا ثَلاَثٌ} رواه البخاري.
“Khi số lượng nhiều hơn hai trăm cho đến ba trăm thì xuất ba con” (Albukhari).
-     Nếu số lượng đàn cừu (dê) từ ba trăm trở lên thì cứ mỗi một trăm con xuất một con có nghĩa là nếu bốn trăm con thì xuất năm con, năm trăm con xuất năm con, sáu trăm con xuất sáu con, ... cứ như thế. Thiên sứ của Allah e nói:
{فَإِذَا زَادَتْ عَلَى ثَلاَثِمِائَةٍ فَفِى كُلِّ مِائَةٍ شَاةٌ} رواه البخاري.
“Khi số lượng nhiều hơn ba trăm con thì mỗi một trăm con xuất một con.” (Albukhari).
* Không được lấy những con già nua hay những con khiếm khuyết xuất Zakah hoặc làm Qurbaan trừ phi tất cả đàn cừu đều như nhau; cũng không được lấy những con đang mang thai, đang cho con bú hoặc những con làm giống. Ông Abu Bakr t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{وَلاَ يُخْرَجُ فِى الصَّدَقَةِ هَرِمَةٌ، وَلاَ ذَاتُ عَوَارٍ، وَلاَ تَيْسٌ، إِلاَّ مَا شَاءَ الْمُصَدِّقُ} رواه البخاري.
“Không được xuất Zakah những con già nua, những con khuyết tật, hay những con giống trừ phi người chủ thể Zakah muốn.” (Albukhari).
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَلَا تَيَمَّمُواْ ٱلۡخَبِيثَ مِنۡهُ تُنفِقُونَ وَلَسۡتُم بِ‍َٔاخِذِيهِ إِلَّآ أَن تُغۡمِضُواْ فِيهِۚ﴾ [البقرة: 267].
{Và các ngươi chớ tìm vật nào xấu để bố thí, vật mà ngay chính bản thân các ngươi cũng không muốn nhận trừ phi các ngươi nhắm mắt làm ngơ.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 267).
Không được lấy những con tốt nhất trong đàn chẳng hạn như về độ mập mạp nhiều thịt. Thiên sứ của Allah e đã nói với Mu’azd bin Jabal khi Người cử ông đến Yemen:
{فَإِيَّاكَ وَكَرَائِمَ أَمْوَالِهِمْ} متفق عليه.
“Hãy thận trọng đừng chạm đến phần tốt nhất trong tài sản của họ.” (Albukhari, Muslim).
Cho nên, việc xuất Zakah phải ở mức trung bình và cân đối, không được chọn lấy những con xấu nhất trong đàn hoặc những con tốt nhất trong đàn để Zakah, tuy nhiên, nếu người chủ Zakah muốn chọn lấy những con tốt nhất trong đàn để Zakah thì điều đó tốt hơn và mang lại ân phước nhiều hơn.
Nếu đàn vật nuôi có to nhỏ, lành lặn và khuyết tật hoặc có đực lẫn cái thì chọn lấy con cái to nhất và lành lặn nhất mang đi định giá, tiếp tục lấy định giá con nhỏ nhất trong đàn, sau đó tính ra những con tầm trung để xuất Zakah.
* Vấn đề: Tài sản chung có hai dạng
Dạng thứ nhất: Tài sản chung chưa thể xác định rõ phần sở hữu của một trong hai chủ sở hữu chẳng hạn như không biết một trong hai sở hữu phân nửa hay một phần tư.
Dạng thứ hai: Tài sản chung nhưng đã xác định rõ phần sở hữu của từng chủ sở hữu.
Mỗi chủ sở hữu trong tài sản chung đều có ảnh hưởng đến việc xuất Zakah: có thể là bắt buộc phải xuất, có thể không xuất, có thể xuất nhiều hay ít tùy theo phần trăm sở hữu.
Tài sản chung của hai chủ sở hữu được xem giống như tài sản của một chủ sở hữu khi đủ các điều kiện sau:
Điều kiện thứ nhất: Tổng tài sản chung đó đã đến mức qui định phải xuất Zakah.
Điều kiện thứ hai: Hai người chủ sở hữu thuộc những người có nghĩa vụ xuất Zakah, nếu một trong hai người chủ sở hữu không thuộc nhóm người có nghĩa vụ xuất Zakah chẳng hạn như ngoại đạo thì mỗi phần sở hữu mang một giới luật riêng.
Điều kiện thứ ba: Tài sản chung được thể hiện chung vào những thứ nhất định: chung một chỗ ở, chung trên đồng cỏ, chung tại một nơi vắt sữa, chung lợi tức sinh sản từ con giống.
Khi nào đã hội đủ các điều kiện trên thì tài sản chung được xem giống như tài sản của một người đơn lẻ. Thiên sứ của Allah e nói:
{وَلاَ يُجْمَعُ بَيْنَ مُفْتَرِقٍ وَلاَ يُفَرَّقُ بَيْنَ مُجْتَمِعٍ خَشْيَةَ الصَّدَقَةِ وَمَا كَانَ مِنْ خَلِيطَيْنِ فَإِنَّهُمَا يَتَرَاجَعَانِ بَيْنَهُمَا بِالسَّوِيَّةِ} رواه الترمذي وأبو داود وابن ماجه وحسنه الترمذي.
“Chớ nhập chung giữa những thứ riêng lẻ và chớ chia lẻ giữa những thứ nhập chung vì sợ Zakah, và những gì là tài sản chung của hai người chủ sở hữu thì cả hai chủ sở hữu sẽ tính toán như nhau.” (Tirmizdi, Abu Dawood, Ibnu Ma-jah, Tirmizdi xác nhận Hadith tốt).
 Giả sử tài sản chung của hai người là bốn mươi con, phần của người này là 1 con còn người kia là 39 con; hoặc 40 người cùng hùn mỗi người một con cừu từ cả đàn là 40 con, khi đã tròn một năm tính từ thời điểm hùn hạp đồng thời hội đủ các điệu kiện nêu trên thì 40 con cừu đó phải xuất một con cừu. Một con cừu sẽ chia theo tỷ lệ hùn hạp, đối với trường hợp thứ nhất: người hùn 1 con cừu sẽ chịu 1/40 con cừu còn người hùn 39 con cừu sẽ chịu các phần còn lại của con cừu; đối với trường hợp thứ hai: mỗi người trong bốn mươi người hùn hạp sẽ chịu 1/40 của con cừu; trường hợp ba người hùn hạp có tổng số đàn cừu là 120 con thì phải xuất ba con, nếu mỗi người sở hữu 40 con thì mỗi người sẽ chịu một con cừu.

  


Zakah các loại hạt và trái quả
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَنفِقُواْ مِن طَيِّبَٰتِ مَا كَسَبۡتُمۡ وَمِمَّآ أَخۡرَجۡنَا لَكُم مِّنَ ٱلۡأَرۡضِۖ ﴾ [البقرة: 267].
{Hỡi những ai có đức tin! Hãy bố thí những bổng lộc tốt mà các ngươi đã tìm kiếm được cũng như những bổng lộc mà TA đã cho xuất ra cho các ngươi từ đất đai} (Chương 2 – Albaraqah, câu 267).
Zakah được gọi là của chi dùng cho chính nghĩa của Allah I giống như Ngài đã phán:
﴿وَٱلَّذِينَ يَكۡنِزُونَ ٱلذَّهَبَ وَٱلۡفِضَّةَ وَلَا يُنفِقُونَهَا فِي سَبِيلِ ٱللَّهِ فَبَشِّرۡهُم بِعَذَابٍ أَلِيمٖ ٣٤﴾ [سورة التوبة: 34]
{Và những kẻ dự trữ vàng và bạc nhưng không chi dùng cho con đường chính nghĩa của Allah thì hãy báo cho họ biết về một sự trừng phạt đau đớn.} (Chương 9 – Attawbah, câu 34).
Lời cảnh báo về sự trừng phạt những ai có vàng và bạc nhưng không chịu thực hiện nghĩa vụ Zakah khi đã đến mức qui định.
Việc xuất Zakah đối với các loại hạt và trái quả còn được khẳng định bởi Sunnah của Thiên sứ e cũng như sự đồng thuận của toàn thể người Muslim.
* Vấn đề: Bắt buộc Zakah đối với tất cả các loại hạt như lúa mì, lúa mạch, gạo, kê, và các loại hạt khác. Ông Abu Sa’eed Al-Khudri t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لَيْسَ فِى حَبٍّ وَلاَ تَمْرٍ صَدَقَةٌ حَتَّى يَبْلُغَ خَمْسَةَ أَوْسُقٍ} رواه مسلم.
“Không có Zakah đối với hạt cũng như chà là khô cho tới khi số lượng đạt năm Wasq” (Muslim).
Ông Ibnu Umar t thuật lại, Thiên sứ của Allah e nói:
{فِيمَا سَقَتِ السَّمَاءُ وَالْعُيُونُ الْعُشْرُ } رو اه البخاري.
“Những gì được tưới tiêu từ trời (mưa) và các con suối thì xuất một phần mười” (Albukhari).
Bắt buộc phải xuất Zakah đối với trái quả như chà là khô, nho khô cũng như những loại quả được tính bằng cách đong và được dự trữ. Không có Zakah nếu chưa đủ số lượng theo qui định phải xuất, dựa theo Hadith do Abu Sa’eed thuật lại vừa nêu trên.
Một Wasq tương đương với 60 Sa’ thời của Nabi e, và 1 Sa’ tương đương khoảng 2,40 kg.
Zakah hạt và trái quá dưới hai điều kiện
Điều kiện thứ nhất: Số lượng phải đạt mức qui định phải xuất, đó là năm Wasq trở lên.
Điều kiện thứ hai: Phải là của sở hữu hoàn toàn tại thời điểm thu hoạch.
* Vấn đề: Mức lượng xuất Zakah đối với các loại hạt và trái quả có sự khác nhau tùy theo phương tiện tưới tiêu:
Nếu tưới tiêu với nguồn nước thiên nhiên không hao tốn kinh phí như tưới tiêu từ mưa, các con suối, sông thì phải xuất 1/10 như Hadith do Ibnu Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{فِيمَا سَقَتِ السَّمَاءُ وَالْعُيُونُ الْعُشْرُ } رو اه البخاري.
“Những gì được tưới tiêu từ trời (mưa) và các con suối thì xuất một phần mười” (Albukhari).
Còn theo lời của ông Jabir t thì Thiên sứ của Allah e nói:
{فِيمَا سَقَتِ الأَنْهَارُ وَالْغَيْمُ الْعُشْرُ } مسلم.
“Những gì được tưới tiêu từ các sông và từ các đám mây (mưa) thì xuất 1/10” (Muslim).
Trường hợp cây trồng tưới tiêu có sự hao tốn kinh phí và công sức như tưới tiêu từ các giếng, hoặc bằng các phương tiện máy móc thì mức lượng phải xuất là 1/20. Ông Ibnu Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{وَمَا سُقِىَ بِالنَّضْحِ نِصْفُ الْعُشْرِ} رواه البخاري.
“Và những gì được tưới tiêu bằng sự vận chuyển của lạc đà thì xuất 1/20” (Albukhari).
Nếu cây trồng được tưới tiêu một nửa là từ thiên nhiên không tốn kinh phí và một nửa hao tôn kinh phí thì xuất 3/40, còn nếu cây trồng vừa được tưới tiêu từ thiên nhiên không tốn kinh phí vừa được tưới tiêu bằng các phương tiện hao tốn kinh phí chồng chất lên nhau thì tính theo phương diện thu lợi nhiều nhất, còn không thể xác định rõ thì xuất 1/10.
* Vấn đề: Thời điểm bắt buộc phải xuất Zakah đối với các loại hạt là khi nào chúng đã rắn chắc hạt, còn đối với trái quả là khi nào chúng đã ngã màu đỏ hoặc vàng nếu đó là chà là, còn những trái quả khác thì khi nào chúng đã chín và có thể ăn được.
* Vấn đề: Bắt buộc phải xuất hạt tinh khiết tức đã loại bỏ sạch vỏ.
* Vấn đề: Nên xuất Zakah đối với mật ong nuôi hay được lấy từ rừng nếu số lượng đạt mức qui định phải xuất Zakah. Mức qui định phải xuất Zakah đối với mật ong là 30 Sa’. Một Sa’ tương đương với 2,4 kg và mức lượng xuất là 1/10.
* Vấn đề: Bắt buộc phải xuất Zakah đối với quặng kim loại giống như các loại hạt và trái quả. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَنفِقُواْ مِن طَيِّبَٰتِ مَا كَسَبۡتُمۡ وَمِمَّآ أَخۡرَجۡنَا لَكُم مِّنَ ٱلۡأَرۡضِۖ ﴾ [البقرة: 267].
{Hỡi những ai có đức tin! Hãy bố thí những bổng lộc tốt mà các ngươi đã tìm kiếm được cũng như những bổng lộc mà TA đã cho xuất ra cho các ngươi từ đất đai} (Chương 2 – Albaraqah, câu 267).
Nếu là quặng vàng hoặc bạc thì xuất 1/40 nếu số lượng đạt mức qui định phải xuất trở lên. Nếu không phải là quặng vàng hay bạc mà là quặng khác như quặng đen, lưu quỳnh, muối khoáng, dầu thì phải xuất 1/40 giá trị của quặng đó nếu như giá trị của nó đạt đến mức qui định phải xuất trở lên.
* Vấn đề: Bắt buộc phải xuất Zakah đối với kho báu khi tìm thấy được chôn cất từ tài sản của những người ngoại đạo thời Jahiliyah, nó được gọi là quặng vì nó được giáu kín trong lòng đất. Mức lượng xuất là 1/5 dù số lượng kho báu ít hay nhiều bởi Thiên sứ của Allah e đã nói qua lời thuật của ông Abu Huroiroh t:
{وَفِى الرِّكَازِ الْخُمُسُ} متفق عليه.
“Và đối với kho báu thì xuất 1/5” (Albukhari, Muslim).
Việc nhận biết kho báu là của người ngoại đạo là dựa vào những vết tích chứng tỏ đó là của họ chẳng hạn có ghi tên tuổi chủ sở hữu hoặc có vẽ những ký hiệu cho thấy đó là của những người ngoại đạo. Nếu đã xác định kho báu là của người ngoại đạo thời tiền Islam thì phải xuất 1/5 tổng lượng tìm thấy và phần còn lại thuộc quyền sở hữu của người tìm thấy.
Nếu tìm thấy kho báu được chôn cất nhưng không tìm thấy dấu vết chứng minh đó là tài sản của người ngoại đạo thời tiền Islam hoặc tìm thấy một số dấu vết cho thấy đó là tài sản của người Muslim thì kho báu đó mang giáo luật nhặt của rơi.
Phần xuất Zakah từ kho báu sẽ được chi dùng cho lợi ích của những người Muslim giống như chiến lợi phẩm được lấy từ người ngoại đạo nhưng không xảy ra trận đánh chiến.
* Vấn đề: Những loại hạt và trái quả không được tính bằng cách đong lường cũng như không thể dự trữ thì không có Zakah chẳng hạn như táo, chuối, đào, mộc qua, lựu và những loại trái củ khác củ cải, tỏi, hành, cà rốt, dưa hấu, dưa leo (dưa chuột), cà tím, ... bởi lẽ Thiên sứ của Allah e nói qua lời thuật của ông Abu Sa’eed:
{لَيْسَ فِيمَا دُونَ خَمْسَةِ أَوْسُقٍ صَدَقَةٌ} متفق عليه.
“Đối với số lượng dưới năm Wasq thì không có Zakah.” (Albukhari, Muslim).
Hadith cho thấy tính chất bắt buộc Zakah liên quan đến sự đong lường và điều đó chỉ ra rằng sẽ không bắt buộc Zakah đối với những gì không được tính bằng đong lương cũng như không thể dự trữ.


  

 

 

 


Zakah vàng và bạc
Zakah vàng và bạc bao hàm các loại tiền tệ.
Cơ sở giáo lý bắt buộc Zakah đối với vàng và bạc là từ Qur’an, Sunnah và Ijma’ (sự đồng thuận của giới học giả Islam).
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَٱلَّذِينَ يَكۡنِزُونَ ٱلذَّهَبَ وَٱلۡفِضَّةَ وَلَا يُنفِقُونَهَا فِي سَبِيلِ ٱللَّهِ فَبَشِّرۡهُم بِعَذَابٍ أَلِيمٖ ٣٤﴾ [سورة التوبة: 34]
{Và những kẻ dự trữ vàng và bạc nhưng không chi dùng cho con đường chính nghĩa của Allah thì hãy báo cho họ biết về một sự trừng phạt đau đớn.} (Chương 9 – Attawbah, câu 34).
Câu Kinh là lời cảnh báo về sự trừng phạt nặng nề dành cho những ai không xuất Zakah vàng và bạc.
Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{مَا مِنْ صَاحِبِ ذَهَبٍ وَلاَ فِضَّةٍ لاَ يُؤَدِّى مِنْهَا حَقَّهَا إِلاَّ إِذَا كَانَ يَوْمُ الْقِيَامَةِ صُفِّحَتْ لَهُ صَفَائِحَ مِنْ نَارٍ ...} رواه البخاري ومسلم.
“Những ai sở hữu vàng và bạc nhưng không thực hiện nghĩa vụ (xuất Zakah) thì vào Ngày Phục Sinh (Allah) sẽ cho đốt chảy vàng và bạc từ lửa của Hỏa Ngục rồi đổ vào người của họ ..” (Albukhari, Muslim).
* Vấn đề: Bắt buộc phải xuất Zakah đối với vàng khi nào số lượng vàng sở hữu được đạt mức 20 Mithqaal tương đương 85 gr (2,267 lượng); còn đối với bạc khi nào số lượng bạc sở hữu được đạt mức 200 Dirham tương đương 595 gr.
Mức lượng xuất Zakah cho cả vàng và bạc:
Mức lượng xuất Zakah cho cả vàng và bạc là 1/40 (2,5 %) tổng số lượng vàng và bạc có được. Ông Ali t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{فَإِذَا كَانَتْ لَكَ مِائَتَا دِرْهَمٍ وَحَالَ عَلَيْهَا الْحَوْلُ فَفِيهَا خَمْسَةُ دَرَاهِمَ، وَلَيْسَ عَلَيْكَ شَىْءٌ - يَعْنِى فِى الذَّهَبِ - حَتَّى يَكُونَ لَكَ عِشْرُونَ دِينَارًا فَإِذَا كَانَ لَكَ عِشْرُونَ دِينَارًا وَحَالَ عَلَيْهَا الْحَوْلُ فَفِيهَا نِصْفُ دِينَارٍ} رواه أحمد وأبو داود والترمذي والنسائي وصححه البخاري.
“Khi ngươi có hai trăm Dirham (bạc) và đã tròn một năm thì phải xuất năm Dirham, còn đối với vàng, ngươi không phải xuất trừ phi đã sở hữu hai mươi Dinar và đã tròn năm thì mới xuất nửa Dinar” (Ahmad, Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i, và Albukhari xác nhận Hadith Sahih).
Ông Anas bin Malik t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{وَفِى الرِّقَةِ رُبْعُ الْعُشْرِ} متفق عليه.
“Đối với bạc xuất một phần bốn mươi” (Albukhari, Muslim).

Zakah hàng hóa kinh doanh
Hàng hoá kinh doanh là tất cả những gì được mang ra buôn bán.
Cơ sở giáo lý bắt buộc phải xuất Zakah đối với hàng hóa kinh doanh là lời phán của Allah I:
﴿خُذۡ مِنۡ أَمۡوَٰلِهِمۡ صَدَقَةٗ تُطَهِّرُهُمۡ وَتُزَكِّيهِم بِهَا﴾ [سورة التوبة: 103]
{Hỡi Sứ giả!) Hãy nhận lấy của bố thí từ tài sản của họ để tẩy sạch và thanh lọc họ.} (Chương 9 – Attawbah, câu 103).
﴿وَٱلَّذِينَ فِيٓ أَمۡوَٰلِهِمۡ حَقّٞ مَّعۡلُومٞ ٢٤ لِّلسَّآئِلِ وَٱلۡمَحۡرُومِ ٢٥﴾ [سورة المعارج: 24، 25]
{Và những ai trích xuất tài sản của họ để thực hiện một phần quy định bắt buộc cho những người ăn xin và người thiếu hụt.} (Chương 70 – Al-Ma’a-rij, câu 24, 25).
Hàng hóa kinh doanh chính tài sản cho nên nó nằm trong ý nghĩa nói chung về tài sản của các câu Kinh và các vị Sahabah đã thuật lại như thế.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: “Cả bốn vị Imam cùng với tất cộng đồng tín đồ đều đồng thuận phải xuất Zakah đối với hàng hóa kinh doanh trừ những ai có tư tưởng lập dị.”
Những điều kiện bắt buộc xuất Zakah đối với hàng hóa kinh doanh:
1-    Giá trị hàng hóa kinh doanh đã đến mức phải xuất Zakah của hai kim loại: vàng hoặc bạc.
2-    Đã tròn một năm tính từ thời điểm thu mua hàng hóa hoặc chuẩn bị hàng hóa để kinh doanh.
* Vấn đề: Cách thức xuất Zakah đối với hàng hóa kinh doanh, đó là khi đã tròn một năm mà giá trị của tổng lượng hàng hóa đạt mức phải xuất Zakah của một trong hai: vàng hoặc bạc thì phải xuất 1/40 tổng giá trị hàng hóa.
Người Muslim có nghĩa vụ phải thống kê lại toàn bộ một cách chi tiết về tất cả các hàng hóa mà y kinh doanh khi đến thời điểm xuất Zakah.
* Vấn đề: Đất ở, các loại xe cộ cho thuê thì không có Zakah mà chỉ bắt buộc xuất Zakah đối với lợi tức thu được từ việc cho thuê trong một năm khi đã đạt mức phải xuất Zakah.
* Vấn đề: Các ngôi nhà để ở, các loại xe cộ để sử dụng thì không có Zakah; tương tự, đồ đạc trong nhà, trang thiết bị cửa tiệm, các dụng cụ và thiết bị cho việc kinh doanh đều không có Zakah. Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لَيْسَ عَلَى الْمُسْلِمِ فِى عَبْدِهِ وَلاَ فَرَسِهِ صَدَقَةٌ} متفق عليه.
“Người Muslim không phải xuất Zakah đối với người nô lệ của y cũng như con ngựa của y.” (Albukhari, Muslim).


Zakah Al-Fitri
Zakah Al-Fitri là Zakah được thực hiện khi kết thúc tháng Ramadan. Cơ sở giáo lý bắt buộc Zakah Al-Fitri là lời phán của Allah I:
﴿قَدۡ أَفۡلَحَ مَن تَزَكَّىٰ ١٤﴾ [سورة الأعلى: 14]
{Quả thật những ai rửa sạch tội sẽ thành công.} (Chương 87 – Al-A’la, câu 14).
Sa’eed bin Al-Musayyib và Umar bin Abdul Aziz nói: “Ý nghĩa rửa sạch tội ở đây là xuất Zakah Al-Fitri”.
Và Zakah Al-Fitri nằm trong ý nghĩa nói chung ở lời phán của Allah:
﴿وَءَاتُواْ ٱلزَّكَوٰةَ ﴾ [سورة البقرة: 43]
{Và hãy thực hiện Zakah.} (Chương Albaqarah, câu 43).
Ông Ibnu Umar t nói: “Thiên sứ của Allah e ban lệnh xuất Zakah Al-Fitri một Sa’ lúa mì hoặc một Sa’ lúa mạch đối với mỗi tín đồ Muslim cả người nô lệ lẫn người tự do, nam cũng như nữ, nhỏ cũng như lớn.” (Albukhari, Muslim).
Và một số học giả nói rằng cộng đồng Muslim đều đồng thuận nghĩa vụ bắt buộc xuất Zakah Al-Fitri.
Ý nghĩa của việc bắt buộc thực hiện Zakah Al-Fitri: Nhằm tẩy sạch và thanh lọc người nhịn chay khỏi vết bẩn của tội nói sàm bậy và hành xử sai trái trong tháng Ramadan, đồng thời nuôi ăn người nghèo và khó khăn và để tạ ơn Allah I đã phù hộ hoàn thành tháng nhịn chay.
* Vấn đề: Zakah Al-Fitri là nghĩa vụ bắt buộc đối với tín đồ Muslim nam nữ, người nhỏ lẫn người lớn, người tự do lẫn người nô lệ dựa theo Hadith Ibnu Umar vừa nêu trên.
* Vấn đề: Mức lượng xuất Zakah cho mỗi người là một Sa’ thức ăn tương đương 2,4 kg.
Các loại thức ăn để Zakah Al-Fitri là lương thực của từng nơi có thể là lúa mì, lúa mạch hay chà là .. hoặc những loại thức ăn mà người dân của từng nơi dùng như lương thực chẳng hạn như gạo, ngô, thịt, ..
Thời điểm xuất Zakah Al-Fitri
Được phép xuất trước ngày Eid một hoặc hai ngày; Imam Albukhari nói: “Các vị Sahabah đã từng xuất trước Eid Al-Fitri một hay hai ngày”. Tuy nhiên, xuất vào ngày Eid trước lễ nguyện Salah thì tốt nhất. Nếu trì hoàn việc xuất Zakah Al-Fitri đến sau lễ nguyện Salah Eid một cách không có lý do chính đáng thì sẽ mang tội và không được phép thực hiện bù; nhưng nếu trì hoãn có lý do chẳng hạn do quên hoặc ủy thác cho người khác thực hiện thay nhưng người đó chưa thực hiện thì bắt buộc phải thực hiện bù. Ông Ibnu Abbas t nói: “Ai thực hiện nó (Zakah Al-Fitri) trước lễ nguyện Salah thì đó là Zakah được chấp nhận, còn ai thực hiện nó sau lễ nguyện Salah thì đó là Sadaqah (của bố thí vì lòng hảo tâm).” (Abu Dawood, Ibnu Ma-jah và Al-Hakim xác nhận Sahih).
Xuất Zakah Al-Fitri bằng giá trị lương thực:
Còn việc xuất Zakah Al-Fitri bằng giá trị của lương thực có nghĩa là dùng tiền để thay thế thì không được phép bởi Thiên sứ của Allah e đã không làm như thế và tất cả các vị Sahabah y của Người cũng vậy; hơn nữa Thiên sứ của Allah e đã ban lệnh xuất một Sa’ thức ăn.
Phần Zakah Al-Fitri phải được đưa đến tận tay người được quyền hưởng hoặc đưa tận tay người ủy thác.


  

 

 

 

 

 


Xuất Zakah
Bắt buộc phải xuất Zakah ngay khi đến thời điểm. Allah I phán:
﴿وَءَاتُواْ ٱلزَّكَوٰةَ ﴾ [سورة البقرة: 43]
{Và hãy thực hiện Zakah.} (Chương Albaqarah, câu 43).
Mệnh lệnh mang ý nghĩa phải thực hiện ngay và bởi vì người nghèo khó đang cần nên phần xuất Zakah phải đưa ngay đến tay họ, nếu trì hoàn có thể gây hại đến họ; hơn nữa cái chết và sự cháy túi là điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên người Zakah cần phải thực hiện ngay lập tức có thể.
* Vấn đề: Bắt buộc Zakah đối với tài sản của trẻ nhỏ và tài sản của người bệnh tâm thần do cơ sở giáo lý mang tính chất bao hàm. Người trông coi và quản lý hai đối tượng đó phải có trách nhiệm xuất Zakah giùm cho họ bởi vì nghĩa vụ của họ nằm trong nghĩa vụ của người đại diện.
* Vấn đề: Zakah sẽ không có giá trị nếu như không Niyah (sự định tâm) bởi Thiên sứ của Allah e đã nói:
{إِنَّمَا الأَعْمَالُ بِالنِّيَّاتِ} متفق عليه.
“Quả thật, các việc làm chỉ có giá trị bởi sự định tâm” (Albukhari, Muslim).
Tốt nhất là người chủ thể Zakah tự phân phát đến các đối tượng hưởng Zakah mục đích để chắc chắn rằng phần Zakah đích thực đến tay người được hưởng, tuy nhiên người chủ thể Zakah vẫn được phép ủy thác cho người khác phất phát thay, và nếu trường hợp Imam (người trông coi và quản lý vụ việc của những người Muslim) yêu cầu phần việc đó thì phải giao cho vị Imam hoặc giao cho người chuyên thu gom và phân phát của Zakah theo lệnh của Imam.
Theo Sunnah, khuyến khích Du-a (cầu nguyện) cho người xuất Zakah cũng như người thu gom và phân phát. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿خُذۡ مِنۡ أَمۡوَٰلِهِمۡ صَدَقَةٗ تُطَهِّرُهُمۡ وَتُزَكِّيهِم بِهَا وَصَلِّ عَلَيۡهِمۡۖ﴾ [سورة التوبة: 103]
{Hỡi Sứ giả!) Hãy nhận lấy của bố thí từ tài sản của họ để tẩy sạch và thanh lọc họ; và hãy cầu nguyện cho họ.} (Chương 9 – Attawbah, câu 103).
Ông Abdullah bin Abu Awfa t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah, khi một nhóm người đến đóng Zakah thì Người nói:
{اللهُمَّ صَلِّ عَلَيْهِمْ} متفق عليه.
“Lạy Allah, xin Ngài ban phúc lành cho họ!” (Albukhari, Muslim).
Nếu một người thuộc đối tượng hưởng Zakah và y thường xuyên nhận của Zakah thì không cần nói: đây là của Zakah, mục đích để tránh làm e ngại cho y; nhưng nếu đối tượng hưởng Zakah không phải là người thường xuyên nhận Zakah thì phải báo cho y biết đó là của Zakah.
Tối nhất là nên phân phát Zakah cho những người nghèo trong xứ, tuy nhiên, được phép chuyển của Zakah đến những xứ khác nếu ở những nơi đó có nhiều người cần hơn bởi lẽ của Zakah được đóng cho Thiên sứ của Allah e thường được phân phát cho những người Muha-jir lần người Ansar.
* Vấn đề: Được phép đóng Zakah trước thời điểm bắt buộc Zakah nhiều nhất là hai năm, bởi lẽ Thiên sứ của Allah e từng nhận phần đóng Zakah trước hai năm từ Abbas như được ghi lại bởi Ahmad và Abu Dawood. Được phép đóng Zakah trước đối với tất cả các loại tài sản: giá súc, các loại hạt, vàng bạc, tài sản kinh doanh, ...


  

 

 

 

 


Đối tượng nhận Zakah và những ai không được phép đưa Zakah cho họ
Không được phép đưa của Zakah cho những ai ngoài các nhóm đối tượng mà Allah I đã phán trong Kinh sách của Ngài, Ngài phán:
﴿إِنَّمَا ٱلصَّدَقَٰتُ لِلۡفُقَرَآءِ وَٱلۡمَسَٰكِينِ وَٱلۡعَٰمِلِينَ عَلَيۡهَا وَٱلۡمُؤَلَّفَةِ قُلُوبُهُمۡ وَفِي ٱلرِّقَابِ وَٱلۡغَٰرِمِينَ وَفِي سَبِيلِ ٱللَّهِ وَٱبۡنِ ٱلسَّبِيلِۖ فَرِيضَةٗ مِّنَ ٱللَّهِۗ وَٱللَّهُ عَلِيمٌ حَكِيمٞ ٦٠ ﴾  [سورة التوبة: 60]
{Thật ra, của bố thí chỉ dành cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người thu và quản lý của bố thí, người Muallaf (mới gia nhập Islam hay người có thiện chí muốn vào Islam), người bị giam cầm (nô lệ hay tù binh chiến tranh), người mắc nợ, con đường phục vụ chính nghĩa của Allah và người lỡ đường. Đó là mệnh lệnh của Allah bởi vì Allah là Đấng hằng biết và rất mực sáng suốt} (Chương 9 – Attawbah, câu 60).
Những nhóm đối tượng được đề cập trong câu Kinh này chính là những nhóm đối tượng được quyền hưởng của Zakah, ngoài họ không ai được phép hưởng bất cứ thứ gì từ của Zakah. Điều này được đồng thuận và thống nhất trong giới Islam.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: “Không nên đưa của Zakah cho bất cứ ai ngoài những người cần sự trợ giúp trong sự tuân lệnh và ngoan đạo với Allah; bởi quả thật, Allah đã sắc lệnh xuất Zakah để giúp đỡ cho con đường tuân lệnh Ngài đối với những người có đức tin cần giúp đỡ hoặc những ai giúp đỡ họ. Do đó, những ai thuộc nhóm đối tượng cần giúp đỡ nhưng không dâng lễ nguyện Salah thì không đưa Zakah cho họ cho tới khi họ sám hối và thực hiện lễ nguyện Salah”.
Không được chi dùng của Zakah cho các việc làm từ thiện khác như xây Masjid, trường học bởi Allah đã phán: {Thật ra, của bố thí chỉ dành cho người nghèo ...} (Chương 9 – Attawbah, câu 60), tức của bố thí được giới hạn trong một phạm vi nhất định. Allah giới hạn của Zakah cho tám thành phần và liệt kê cụ thể tám thành phần đó như là một sự khẳng định cấm chi dùng cho những gì ngoài tám thành phần này.
Tám thành phần được hưởng Zakah:
1.    Thành phần thứ nhất: Các đối tượng nghèo, họ là những người không có gì hoặc không đủ sống cho mức sống cả năm. Của Zakah được đưa cho những người này để họ đủ sống cả năm từ đồ ăn, thức uống, quần áo, phí nhà ở, ...; nếu họ không có gì cả thì phải đưa cho họ đủ sống nguyên năm.
2.    Thành phần thứ hai: Các đối tượng khó khăn, họ là những người có hoàn cảnh khá hơn các đối tượng nghèo nhưng chưa hoàn toàn ổn định mức sống cả năm. Các đối tượng này phải đưa cho họ để họ bổ sung và ổn định hơn cho cuộc sống của họ.
3.    Thành phần thứ ba: Các đối tượng thu và quản lý của Zakah, họ là những công tác viên phụ trách công việc thu gom, quản lý và phân chi của Zakah theo sự phân công và giám sát của vị Imam. Họ được hưởng từ của Zakah theo mức tương ứng công việc của họ, trừ phi vị Imam có sắp xếp phần trả lương riêng cho công việc thu gom và phân phát Zakah của họ thì lúc bấy giờ họ không được phép ăn Zakah.
4.    Thành phần thứ tư: Các đối tượng Mu’allaf, họ là những người muốn cảm hóa trái tim họ, họ gồm những người:
-    Người mới gia nhập Islam, muốn củng cố Islam và đức tin Iman của họ.
-     Người có thiện chí muốn vào Islam, muốn trái tim họ đến với Islam.
-    Người được đặt niềm hy vọng rằng họ sẽ ngăn chặn điều xấu khỏi những người Muslim. Đối tượng này phải kèm theo điều kiện rặng họ phải là những người lãnh đạo hay có chức quyền được cộng đồng của họ nghe theo.
Chỉ chi của Zakah cho những đối tượng này khi điều đó thực sự mang lại sự cải thiện cho người Muslim, còn khi đã không cần nữa thì không được phép chi cho đối tượng này nữa; bởi lẽ Umar t và Uthman t đã ngừng chi của Zakah cho đối tượng này khi không còn ích lợi cho những người Muslim nữa.
5.    Thành phần thứ năm: Nô lệ và tù binh chiến tranh, họ là những đối tượng:
-    Nô lệ có ghi nhận nếu trả đủ khoản tiền mà người chủ yêu cầu thì sẽ được trả tự do nhưng chưa tìm thấy đủ khoản để trả, của Zakah được chi cho đối tượng này theo mức đủ để thanh toán.
-    Người Muslim dùng tiền Zakah mua người nô lệ rồi trả tự do cho y.
-    Chi của Zakah để chuộc tù binh.
6.    Thành phần thứ sáu: Người mắc nợ, đối tượng này gồm có hai dạng:
-    Dạng thứ nhất: Người gánh nợ vì mục đích giải hòa giữa hai bên tranh chấp và có thù hằn liên quan đến tính mạng và tài sản đến mức nghiêm trọng, chẳng hạn hai bộ tộc tranh chấp nhau về tài sản cũng như tính mạng và xảy ra sự thù hằn và oán hận giữa họ rồi một người chịu đứng ra lãnh nợ để giải hòa, dạng này có ba trường hợp:
1-    Họ cần dùng tài sản để dập tắt điều Fitnah đang xảy ra.
2-    Họ đã mượn nợ để giải hòa cho sự mâu thuẫn của hai bên.
3-    Họ đã dùng tài sản của chính mình để giải hòa với định tâm những người Zakah sẽ hoàn trả lại.
Ông Qabidhah bin Mukha-riq t thuật lại: Tôi đã chi để giải hòa cho một cuộc mâu thuẫn thì Thiên sứ của Allah e nói:
{أَقِمْ حَتَّى تَأْتِيَنَا الصَّدَقَةُ فَنَأْمُرَ لَكَ بِهَا} رواه مسلم.
“Ngươi cứ đợi đến khi nào của Zakah được mang đến cho Ta thì Ta ra lệnh chi nó cho ngươi về khoản mà ngươi đã chịu.” (Muslim).
Dạng thứ hai: Người mắc nợ cho bản thân, có nghĩa là một người mắc nợ cho riêng mình nhưng không có khả năng chi trả do hoàn cảnh nào đó. Đối tượng này được hưởng của Zakah để thanh toán nợ { .. người mắc nợ } (Chương 9 – Attawbah, câu 60).
7.    Thành phần thứ bảy: Con đường phục vụ cho chính nghĩa của Allah, có nghĩa là đi Jihaad vì chính nghĩa của Allah. Chi dùng cho thành phần này có hai hình thức:
    Chi Zakah cho những người đi tham chiến theo mệnh lệnh nhưng không nguồn lương từ ngân sách Islam Baitul-Mal.
    Chi Zakah để mua vũ khí, trang thiết bị Jihaad cũng như những gì cần cho cuộc chinh chiến. Bởi con đường chính nghĩa của Allah I là cuộc chinh chiến vì Ngài nói chung cho nên những gì liên quan đến cuộc chinh chiến. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿إِنَّ ٱللَّهَ يُحِبُّ ٱلَّذِينَ يُقَٰتِلُونَ فِي سَبِيلِهِۦ﴾ [سورة الصف: 4]
{Quả thật, Allah yêu thương những ai chiến đấu cho con đường chính nghĩa của Ngài.} (Chương 61 – Assaf, câu 4).
﴿وَقَٰتِلُواْ فِي سَبِيلِ ٱللَّهِ﴾ [سورة البقرة: 190]
{Các ngươi hãy chiến đấu cho con đường chính nghĩa của Allah.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 190).
8.    Thành phần thứ tám: Người lỡ đường, là người đi đường bị gián đoạn không thể tiếp tục cuộc hành trình do gặp chuyện không may về tiền bạc, lương thực hay phương tiện di chuyển thì được phép chi Zakah giúp đỡ họ để họ có thể tiếp tục cuộc hành trình trở về nhà.
* Vấn đề: Được phép chỉ chi Zakah cho một nhóm đối tượng duy nhất từ những nhóm đối tượng nói trên. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَإِن تُخۡفُوهَا وَتُؤۡتُوهَا ٱلۡفُقَرَآءَ فَهُوَ خَيۡرٞ لَّكُمۡۚ﴾ [سورة البقرة: 271]
{Và nếu các ngươi giấu kín và trao nó (của Zakah) đến những người nghèo thì điều tốt hơn cho các ngươi.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 271).
Hadith nói về Mu’azd t được Thiên sứ của Allah e cử đến xử Yemen và Người dặn:
{...فَأَعْلِمْهُمْ أَنَّ اللهَ افْتَرَضَ عَلَيْهِمْ صَدَقَةً تُؤْخَذُ مِنْ أَغْنِيَائِهِمْ فَتُرَدُّ فِى فُقَرَائِهِمْ} متفق عليه.
“...thì hãy cho họ biết rằng Allah sắc lệnh bảo họ phải xuất Zakah, lấy từ người giàu để đưa cho người nghèo.” (Albukhari, Muslim).
Trong câu Kinh cũng như trong Hadith chỉ đề cập đến một nhóm đối tượng, điều đó chỉ ra rằng được phép chỉ chi cho một nhóm đối tượng duy nhất chứ không cần phải nhiều nhóm hay tất cả các nhóm đối tượng được quyền hưởng Zakah.
Được phép xuất Zakah cho một người duy nhất vì Thiên sứ của Allah e đã nói với ông Qabisah t:
{أَقِمْ حَتَّى تَأْتِيَنَا الصَّدَقَةُ فَنَأْمُرَ لَكَ بِهَا} رواه مسلم.
“Ngươi cứ đợi đến khi nào của Zakah được mang đến cho Ta thì Ta ra lệnh chi nó cho ngươi về khoản mà ngươi đã chịu.” (Muslim).
Đây là bằng chứng khẳng định được phép xuất Zakah cho một người duy nhất từ trong số tám thành phần được quyền hưởng của Zakah.
Khuyến khích đưa của Zakah cho bà con ruột thịt nằm trong thành phần được hưởng Zakah nhưng không thuộc nhóm đối tượng phải có nhiệm vụ chu cấp và nuôi ăn họ, và ưu tiên người bà con gần nhất. Ông Salman Al-Dhabi t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{صَدَقَتُكَ عَلَى ذِى القَرَابَةِ صَدَقَةٌ وَصِلَةٌ} رواه الخمسة وحسنه الترمذي.
“Phần Zakah của ngươi, hãy đưa cho bà con thân thích vừa mang tính Sadaqah vừa mang tính hàn gắn tình thân thuộc.” (Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i, Ibnu Ma-jah và Ahmad; Tirmizdi xác nhận Hadith tốt).
* Những đối tượng không được phép chi Zakah cho họ:
    Không được chi Zakah dòng tộc Hashim bao gồm: thân tộc của Abbas, thân tộc của Ali, thân tộc của Ja’far, thân tộc của Al-Harith con trai của Abdul-Muttalib, thân tộc của Abu Lahab; bởi Thiên sứ của Allah e nói qua lời thuật của Abu Huroiroh t:
{إِنَّ الصَّدَقَةَ لاَ تَنْبَغِى لآلِ مُحَمَّدٍ. إِنَّمَا هِىَ أَوْسَاخُ النَّاسِ} أخرجه مسلم.
“Quả thật, của Zakah không nên chi cho thân tộc của Muhamad. Quả thật, của Zakah là đồ dơ của thiên hạ (có nghĩa Zakah dùng để tẩy sạch vết bẩn tội lỗi họ)” (Muslim).
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  thì cho phép chi Zakah cho họ với điều kiện khi nào họ không được chi 1/25 nguồn chiến lợi phẩm.
    Không được chi của Zakah cho người phụ nữ nghèo khi mà người phụ nữ đó vẫn được người chồng giàu chu cấp; tương tự, không được chi cho người nghèo khi mà người nghèo đó có người thân giàu có chu cấp cho y.
    Một người không được chi của Zakah cho người bà con ruột thịt mà y có trách nhiệm nuôi dưỡng và chu cấp cho họ bởi lẽ như thế có nghĩa là y vẫn giữ nguyện tài sản của y; còn đối với người bà con ruột thịt mà y chu cấp và nuôi dưỡng mang tính chất hảo tâm thì được phép chi Zakah cho họ. Trong hai bộ Sahih Albukhari và Muslim ghi lại rằng vợ của Abdullah đã hỏi Thiên sứ của Allah e về các đứa cháu ruột (con của người anh (em) của bà) là trẻ mồ côi đang sống cùng với bà rằng bà có được phép Zakah cho chúng không thì Thiên sứ của Allah e bảo: được phép.
    Không được chi Zakah cho ông bà hay con cái, cháu chắc trừ phi chi trả khoản nợ cho họ, và khoản nợ không phải do nguyên nhân chu cấp hoặc không phải do người chủ thể Zakah không thể Zakah cho họ rồi tìm cách để chi cho họ.
Người chồng không được chi Zakah cho vợ bởi vì người vợ đã được chu cấp và nuôi dưỡng của y và bởi vì nếu làm vậy thì giống như y đang giữ tài sản lại cho mình trừ phi chi trả khoản nợ cho cô ta, nhưng khoản nợ không do nguyên nhân chu cấp.
    Người vợ không được đưa Zakah cho chồng nếu người chồng sắp chu cấp cho cô ta hoặc chu cấp cho con cái của cô ta từ khoản Zakah đó; nhưng cô ta được phép chi Zakah cho khoản nợ của người chồng hoặc cho những nhu cầu cần thiết đặc biệt nếu như anh ta th thuộc diện nghèo.
* Vấn đề: Người Muslim phải xác định đúng đối tượng được phép hưởng Zakah, tuy nhiên, nếu y đưa cho người mà y nghĩ rằng đó chính là đối tượng được hưởng nhưng sau đó mới biết rằng người đó không phải thì việc chi Zakah đó đã được chấp nhận.

  

 


Bố thí tự nguyện
Bố thí tự nguyện là bố thí mang tính chất tùy theo lòng hảo tâm được giáo lý Islam khuyến khích không giới hạn không gian và thời gian.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَءَاتَى ٱلۡمَالَ عَلَىٰ حُبِّهِۦ ذَوِي ٱلۡقُرۡبَىٰ وَٱلۡيَتَٰمَىٰ وَٱلۡمَسَٰكِينَ وَٱبۡنَ ٱلسَّبِيلِ وَٱلسَّآئِلِينَ وَفِي ٱلرِّقَابِ﴾ [سورة البقرة: 177]
{Và vì tình yêu thương Ngài mà bố thí của cải cho bà con ruột thịt, trẻ mồ côi, những người khó khăn, những người lỡ đường, những người ăn xin và để chuộc và trả tự do cho những người nô lệ.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 177).
﴿وَأَن تَصَدَّقُواْ خَيۡرٞ لَّكُمۡ إِن كُنتُمۡ تَعۡلَمُونَ ٢٨٠﴾ [سورة البقرة: 280]
{Nhưng nếu các ngươi bố thí (tiền nợ đó) cho họ thì điều đó tốt nhất cho các ngươi nếu các ngươi biết.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 280).
Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّ الصَّدَقَةَ لَتُطْفِئُ غَضَبَ الرَّبِّ وَتَدْفَعُ مِيتَةَ السُّوءِ} رواه الترمذي وابن حبان وغيرهما وهو ضعيف.
“Quả thật, sự bố thí dập tắt cơn thịnh nộ của Thượng Đế và ngăn người chết khỏi điều xấu.” (Tirmizdi, Ibnu Hibban và những người khác, Hadith yếu).
Việc bố thí một cách thầm lặng và giấu kín sẽ tốt hơn vị Allah I đã phán:
﴿وَإِن تُخۡفُوهَا وَتُؤۡتُوهَا ٱلۡفُقَرَآءَ فَهُوَ خَيۡرٞ لَّكُمۡۚ﴾ [سورة البقرة: 271]
{Nhưng nếu các ngươi giấu kín việc bố thí và trao nó cho những người nghèo thì điều đó tốt hơn cho các ngươi.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 271).
Bởi vì việc bố thí một cách âm thầm và kín đáo sẽ tránh bị rơi vào Riya’ (phô trương, không hoàn toàn thành tâm vì Allah) trừ phi muốn công khai nhằm mục đích làm gương để kêu gọi mọi người đến với việc làm tốt đẹp và ân phước này.
Người bố thí phải cư xử nhã nhặn và lịch sự không được có hành vi, cử chỉ hay lời nói làm đau lòng cũng như gây tổn thương đến người nhận của bố thí; bởi lẽ Allah I đã phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تُبۡطِلُواْ صَدَقَٰتِكُم بِٱلۡمَنِّ وَٱلۡأَذَىٰ﴾ [سورة البقرة: 264]
{Hỡi những người có đức tin! Các ngươi chớ đừng làm cho việc bố thí của các ngươi trở nên vô nghĩa bằng cách nhắc khéo về tấm lòng của mình cũng như dùng những lời lẽ làm tổn thương (người được các ngươi bố thí).} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 264).
Việc bố thí sẽ tốt hơn khi được thực hiện trong lúc còn khỏe mạnh. Khi được hỏi việc bố thí nào tốt hơn thì Thiên sứ của Allah e nói:
{أَنْ تَصَدَّقَ وَأَنْتَ صَحِيحٌ شَحِيحٌ ، تَخْشَى الْفَقْرَ وَتَأْمُلُ الْغِنَى} متفق عليه من حديث أبي هريرة t.
“Đó là bố thí lúc ngươi có khỏe mạnh, còn ích kỷ, lo sợ cái nghèo và ước vọng sự giàu sang.” (Albukhari, Muslim ghi lại Hadith qua lời thuật của Abu Huroiroh t).
Việc bố thí được thực hiện tại hai khu vực Haram: Makkah và Madinah tốt hơn. Allah I đã ra lệnh bảo điều đó trong lời phán của Ngài:
﴿ فَكُلُواْ مِنۡهَا وَأَطۡعِمُواْ ٱلۡبَآئِسَ ٱلۡفَقِيرَ ٢٨﴾ [سورة الحج: 28]
{Do đó, hãy ăn thịt của chúng (những con vật được giết tế) và phân phát cho những người nghèo đói.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 28).
Bố thí vào tháng Ramadan tốt hơn vì ông Ibnu Abbas t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e là người rộng lượng nhất trong thiên hạ và sự rộng lượng của Người nhiều hơn trong tháng Ramadan khi Người gặp đại Thiên Thần Jibril u, và sự rộng lượng của Người như cơn gió được thổi đi.
Bố thí vào lúc cần tốt hơn, Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿أَوۡ إِطۡعَٰمٞ فِي يَوۡمٖ ذِي مَسۡغَبَةٖ ١٤ يَتِيمٗا ذَا مَقۡرَبَةٍ ١٥ أَوۡ مِسۡكِينٗا ذَا مَتۡرَبَةٖ ١٦﴾ [سورة البلد: 14 - 16]
{Hoặc nuôi ăn vào một ngày đói lã cho một đứa trẻ mồ côi thân thuộc hoặc một người túng thiếu dính bụi đường.} (Chương 90 – Al-Balad, câu 14 – 16).
Tương tự, bố thí cho bà con ruột thịt và chòm xóm láng giềng tốt hơn bố thí cho người có quan hệ xa hơn. Quả thật, Allah I đã phán bảo người bề tôi nên bố thí và làm từ thiện đối với bà con ruột thịt trong nhiều câu Kinh, chẳng hạn như trong lời phán của Allah I:
ﮋوَءَاتِ ذَا ٱلۡقُرۡبَىٰ حَقَّهُۥ ﮊ [سورة الإسراء:26]
{Và hãy cho họ hàng ruột thịt phần quyền lợi của y.} (Chương 17 – Al-Isra, câu 26).
Thiên sứ của Allah e nói:
{الصَّدَقَةُ عَلَى الْمِسْكِينِ صَدَقَةٌ وَهِىَ عَلَى ذِى الرَّحِمِ ثِنْتَانِ صَدَقَةٌ وَصِلَةٌ} رو اه الخمسة من حديث سلمان الضبي وحسنه الترمذي.
“Bố thí cho người nghèo có một ân phước của sự bố thí còn bố thí cho bà con ruột thịt có hai ân phước: ân phước của sự bố thí và ân phước của việc hàn gắn tình máu mủ ruột thịt.” (Abu Dawood, Timizdi, Annasa-i, Ibnu Ma-jah và Ahmad ghi lại từ lời thuật của Salman Al-Dhabi; Tirmizdi xác nhận Hadith tốt).
Trong hai bộ Sahih Albukhari và Muslim có ghi lại rằng Thiên sứ của Allah e nói: “.. có hai ân phước: ân phước của bà con ruột thịt và ân phước của việc bố thí”.
* Vấn đề: Chúng ta hãy biết rằng, đối với tài sản ngoài Zakah ra còn có những trách nhiệm và nghĩa vụ khác nữa như thắt chặt quan hệ họ hàng, gắn kết tình anh em, cho người ăn xin, hỗ trợ người cần giúp, .. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَفِيٓ أَمۡوَٰلِهِمۡ حَقّٞ لِّلسَّآئِلِ وَٱلۡمَحۡرُومِ ١٩﴾ [سورة الذاريات: 19]
{Và trong tài sản của họ, có phần qui định dành cho người ăn xin và người túng thiếu nhưng không xin xỏ.} (Chương 51 – Azd-zdariyat, câu 17- 19).
Phải nuôi ăn người đói, tiếp đãi khách viếng, hỗ trợ người thiếu thốn quần áo, cung cấp nước cho người khát. Imam Malik  cho rằng nghĩa vụ của những người Muslim là phải chuộc những tù binh dù có phải mất cả tài sản của họ.
Giáo lý qui định khi đến thời điểm thu hoạch vụ mùa hay đang chia phần tài sản mà có mặt những người nghèo và thiếu thốn thì phải bố thí cho họ. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَءَاتُواْ حَقَّهُۥ يَوۡمَ حَصَادِهِۦۖ﴾ [سورة الأنعام: 141]
{Và hãy thực hiện phần nghĩa vụ (Sadaqah) của nó (cây trồng) vào ngày thu hoạch.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 141).
﴿وَإِذَا حَضَرَ ٱلۡقِسۡمَةَ أُوْلُواْ ٱلۡقُرۡبَىٰ وَٱلۡيَتَٰمَىٰ وَٱلۡمَسَٰكِينُ فَٱرۡزُقُوهُم مِّنۡهُ وَقُولُواْ لَهُمۡ قَوۡلٗا مَّعۡرُوفٗا ٨﴾ [سورة النساء: 8]
{Và lúc chia tài sản mà có mặt của bà con thân thích và trẻ mồ côi cũng như người nghèo thì hãy đưa cho họ một phần từ gia tài, và hãy nói năng với họ bằng lời lẽ nhã nhặn.} (Chương 4 – Annisa’, câu 8).
Đây là sự tử tế của tôn giáo Islam bởi vì nó là tôn giáo của lòng nhân từ, tôn giáo của sự giúp đỡ và gắn kết vì Allah I.

  

 

 

 

 

 

 

 


Giáo lý nhịn chay

Nhịn chay Ramadan là trụ cột trong các trụ cột nền tảng của tôn giáo Islam. Allah I sắc lệnh nó cho các tín đồ Muslim thực hiện trọn tháng.
Allah, Đấng tối Cao phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ كُتِبَ عَلَيۡكُمُ ٱلصِّيَامُ كَمَا كُتِبَ عَلَى ٱلَّذِينَ مِن قَبۡلِكُمۡ لَعَلَّكُمۡ تَتَّقُونَ ١٨٣ أَيَّامٗا مَّعۡدُودَٰتٖۚ فَمَن كَانَ مِنكُم مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ وَعَلَى ٱلَّذِينَ يُطِيقُونَهُۥ فِدۡيَةٞ طَعَامُ مِسۡكِينٖۖ فَمَن تَطَوَّعَ خَيۡرٗا فَهُوَ خَيۡرٞ لَّهُۥۚ وَأَن تَصُومُواْ خَيۡرٞ لَّكُمۡ إِن كُنتُمۡ تَعۡلَمُونَ ١٨٤ شَهۡرُ رَمَضَانَ ٱلَّذِيٓ أُنزِلَ فِيهِ ٱلۡقُرۡءَانُ هُدٗى لِّلنَّاسِ وَبَيِّنَٰتٖ مِّنَ ٱلۡهُدَىٰ وَٱلۡفُرۡقَانِۚ فَمَن شَهِدَ مِنكُمُ ٱلشَّهۡرَ فَلۡيَصُمۡهُۖ ﴾ [سورة البقرة: 183- 185].
{Hỡi những ai có đức tin, việc nhịn chay đã được sắc lệnh cho các ngươi giống như nó đã được sắc lệnh cho những người trước các ngươi, mong rằng các ngươi sẽ ngay chính và ngoan đạo. Đó là những ngày được ấn định, do đó, ai trong các ngươi bị bệnh hoặc đang đi đường xa thì hãy nhịn bù lại vào những ngày khác, còn đối với những ai không có khả năng nhịn chay thì có thể chuộc tội bằng cách nuôi ăn người thiếu thốn, nhưng người nào tự nguyện bố thí để làm điều tốt thì điều đó càng tốt hơn cho y, tuy nhiên, việc các ngươi nhịn chay sẽ tốt hơn cho các ngươi nếu các ngươi biết được giá trị của việc làm đó. Tháng Ramadan là tháng mà Kinh Qur’an được ban xuống làm Chỉ đạo cho nhân loại và mang bằng chứng rõ rệt về sự Chỉ đạo và Tiêu chuẩn phân biệt phúc tội. Bởi thế, ai trong các ngươi chứng kiến tháng đó thì phải nhịn chay.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 183 - 185).
Thiên sứ của Allah e nói qua lời thuật của Ibnu Umar t rằng Islam được dựng trên trụ cột nền tảng và một trong năm trụ cột đó là nhịn chay Ramadan (Hadith do Albukhari và Muslim ghi lại).
Tất cả người Muslim đều đồng thuận về tính bắt buộc của nhịn chay Ramadan; ai phủ nhận nó là kẻ vô đức tin (Kafir).
Ý nghĩa cũng như giá trị của việc sắc lệnh nhịn chay: Giúp thanh lọc bản thân, tẩy sạch bản thân khỏi bản chất xấu và đạo đức kém bởi việc nhịn chay làm hạn hẹp dòng chảy của Shaytan trong cơ thể của con người; vì Shaytan đi trong đường máu của con người nên khi ăn và uống thì dục vọng trổi dậy còn ý chí thì yếu đi và lòng ham muốn thờ phượng ít lại trong khi nhịn có chiều hướng ngược lại.
Hơn nữa, trong nhịn chay giúp người tín đồ ít lưu tâm đến cuộc sống thế gian mà nghĩ nhiều đến cuộc sống đời sau.
Ngoài ra, nhịn chay thúc đẩy người giàu cảm thông và nghĩ đến người nghèo mà sẵn lòng chia sẻ ân huệ của mình cho người nghèo; đồng thời nhịn chay giúp người tín đồ thấu hiểu và cảm nhận được sự đói khát mà rèn luyện tính kiên cường và bền chí.
Khái niệm nhịn chay:
Theo nghĩa của từ, nhịn chay là sự kiềm hãm.
Theo thuật ngữ giáo lý: nhịn chay là hình thức thờ phượng Allah I bằng cách nhịn ăn, nhịn uống từ lúc rạng đông cho đến lúc mặt trời lặn.
Giờ giấc nhịn chay:
Cuộc nhịn chay bắt đầu từ lúc rạng đông thứ hai tức ánh bình minh màu trắng hiện ra ở cuối chân trời và kết thúc lúc mặt trời lặn khuất. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿فَٱلۡـَٰٔنَ بَٰشِرُوهُنَّ وَٱبۡتَغُواْ مَا كَتَبَ ٱللَّهُ لَكُمۡۚ وَكُلُواْ وَٱشۡرَبُواْ حَتَّىٰ يَتَبَيَّنَ لَكُمُ ٱلۡخَيۡطُ ٱلۡأَبۡيَضُ مِنَ ٱلۡخَيۡطِ ٱلۡأَسۡوَدِ مِنَ ٱلۡفَجۡرِۖ ثُمَّ أَتِمُّواْ ٱلصِّيَامَ إِلَى ٱلَّيۡلِۚ﴾ [سورة البقرة: 187]
{Bởi thế, bây giờ các ngươi được phép chung đụng với họ (các bà vợ của các ngươi), nhưng hãy cố gắng thực hiện những điều Allah sắc lệnh cho các ngươi; và các ngươi hãy ăn và uống cho tới khi các ngươi có thể phân rõ sợi chỉ trắng với sợi chỉ đen từ ánh rạng đông, rồi các ngươi hãy (tiếp tục) hoàn tất cuộc nhịn chay cho đến khi đêm xuống.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 187).
Ý nghĩa của lời {cho tới khi các ngươi có thể phân rõ sợi chỉ trắng với sợi chỉ đen từ ánh rạng đông.} là cho tới khi các ngươi thấy rõ màu trắng của ban ngày từ màu đen của ban đêm tức ánh rạng đông xuất hiện.
Sự bắt buộc nhịn chay tháng Ramadan được bắt đầu khi khẳng định đã vào tháng của nó.
Việc khẳng định đã vào tháng Ramadan qua ba cách:
1.    Cách thứ nhất: Nhìn thấy trăng lưỡi liềm. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿فَمَن شَهِدَ مِنكُمُ ٱلشَّهۡرَ فَلۡيَصُمۡهُۖ ﴾ [سورة البقرة: 185].
{Bởi thế, ai trong các ngươi chứng kiến tháng đó thì phải nhịn chay.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).
Thiên sứ của Allah e nói:
{صُومُوا لِرُؤْيَتِهِ} متفق عليه.
“Các ngươi hãy nhịn chay khi nhìn thấy nó (trăng lười liềm)” (Albukhari, Muslim).
Ai nhìn thấy trăng lưỡi liềm thì bắt buộc y phải nhịn chay.
Vấn đề: Khi nhìn thấy trăng lưỡi liềm tại một quốc gia nào đó thì bắt buộc phải nhịn chay đối với tất cả những quốc gia có cùng tầm nhìn trăng lưỡi liềm với quốc gia đó.
 Vấn đề: Thấy trăng lưỡi liềm vào ngày ba mươi thì không phải nhịn chay cũng như không được phép xả chay. Việc thấy trăng lưỡi liềm được công nhận là sau khi mặt trời lặn khuất của ngày hai mươi chín.
2.    Cách thứ hai: Nhìn thấy trăng lưỡi liềm hoặc truyền thông tin về sự việc đó. Nhịn chay được bắt đầu khi có một người đáng tin nhìn thấy trăng lưỡi liềm, và chỉ cần y thông tin cho biết điều đó là được; bởi lời nói của Ibnu Umar t: “Mọi người nhìn thấy trăng lưỡi liềm, tôi báo tin cho Thiên sứ của Allah e rằng tôi đã nhìn thấy trăng lưỡi liềm, thế là Người nhịn chay và ra lệnh cho mọi người nhịn chay.” (Abu Dawood ghi lại, Ibnu Hibban và Al-Hakim xác nhận Hadith Sahih).
3.    Cách thứ ba: Làm tròn ba mươi ngày cho tháng Sha’ban, trường hợp này là khi không nhìn thấy trăng lưỡi liềm vào đêm ba mươi của Sha’ban. Điều này được dựa trên lời nói của Thiên sứ e:
{إِنَّمَا الشَّهْرُ تِسْعٌ وَعِشْرُونَ فَلاَ تَصُومُوا حَتَّى تَرَوْهُ وَلاَ تُفْطِرُوا حَتَّى تَرَوْهُ فَإِنْ غُمَّ عَلَيْكُمْ فَاقْدِرُوا لَهُ} رواه مسلم.
“Quả thật tháng chỉ có hai mươi chín ngày, bởi thế, các ngươi chớ nhịn chay cho tới khi đã thấy trăng lưỡi liềm và cũng chớ xả chay cho tới khi đã thấy nó; nhưng nếu trời nhiều mây làm các ngươi không nhìn thấy thì các ngươi hãy ước tính cho tháng đó.” (Muslim).
Ý nghĩa của lời “ước tính cho tháng đó” là làm tròn ba mươi ngày cho tháng Sha’ban. Và điều này dựa theo Hadith được ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{فَإِنْ غُمَّ عَلَيْكُمْ فَعُدُّوا ثَلاَثِينَ} رواه الترمذي والنسائي وأحمد.
“Nhưng nếu trời nhiều mây làm cho các ngươi không thể nhìn thấy thì các ngươi hãy tính ba mươi ngày.” (Tirmizdi, Annasa-i và Ahmad).
Islam không công nhận cách tính của lịch thiên văn; bởi ông Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّا أُمَّةٌ أُمِّيَّةٌ ، لاَ نَكْتُبُ وَلاَ نَحْسُبُ} متفق عليه.
“Quả thật chúng ta là cộng đồng mù chữ, không viết cũng không tính” (Albukhari, Muslim).
Ai là những người bắt buộc phải nhịn chay?
Nhịn chay Ramadan là điều bắt buộc đối với mỗi tín đồ Muslim Mukallaf (đủ yếu tố phải chịu trách nhiệm hành vi) có khả năng.
Người ngoại đạo không bắt buộc phải nhịn chay và dù nhịn chay cũng không có giá trị; nhưng nếu người ngoại đạo sám hối và đến với Islam trong tháng thì phải nhịn chay trong những ngày còn lại của tháng và không phải nhịn chay bù lại cho những ngày trước đó lúc vẫn đang là người vô đức tin; nếu vào Islam trong ngày của tháng Ramadan thì phải nhịn phần thời còn lại của ngày hôm đó nhưng không phải nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó.
Nhịn chay không bắt buộc đối với trẻ nhỏ nhưng nếu trẻ nhỏ đã có ý thức cho hành vi nhịn chay thì vẫn có giá trị và sự nhịn chay đó được coi là nhịn chay Sunnah được ban cho ân phước và người bảo hộ cho đứa trẻ đó được ân phược dạy dỗ và chăm sóc cho nó.
Nhịn chay không bắt buộc đối với người điên, thần kinh bất thường, nếu họ nhịn chay thì không có giá trị bởi không có Niyah (sự định tâm).
Trường hợp nếu trẻ nhỏ đến tuổi trường thành hoặc người điên tỉnh lại trong ngày nhịn chay thì phải nhịn chay nốt phần thời gian còn lại của ngày hôm đó; và không cần phải nhịn bù lại cho những ngày trước đó.
* Vấn đề: Người kinh nguyệt và trong thời kỳ hậu sản không có nghĩa vụ phải nhịn chay; tuy nhiên, nếu họ dứt kinh nguyệt hoặc máu hậu sản trước rạng động ló dạng thì sự nhịn chay của họ trong ngày hôm đó có giá trị dù họ có tắm sau khi ánh rạng đông đã ló dạng; và nếu họ sạch kinh nguyệt hoặc máu hậu sản sau khi ánh rạng đông ló dạng hoặc có kinh nguyệt trước khi mặt trời lặn thì sự nhịn chay ngày đó của họ không có giá trị và bắt buộc họ phải nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó.
Nhịn chay không bắt buộc đối với người bệnh không có khả năng nhịn cũng như không bắt buộc đối với khách lữ hành. Hai đối tượng này sẽ nhịn chay bù lại khi khỏi bệnh và không còn là khách lữ hành nữa. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿فَمَن كَانَ مِنكُم مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ ﴾ [سورة البقرة: 184].
{Do đó, ai trong các ngươi bị bệnh hoặc đang đi đường xa thì hãy nhịn bù lại vào những ngày khác.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 184).
Những điều Sunnah của nhịn chay
    Bữa ăn khuya Suhur: Là bữa ăn khuya vào lúc cuối đêm để chuẩn bị cho cuộc nhịn chay.
Ông Anas bin Malik t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{تَسَحَّرُوا فَإِنَّ فِى السَّحُورِ بَرَكَةً} متفق عليه.
“Các ngươi hãy dùng bữa Suhur bởi quả thật trong bữa ăn Suhur có phúc lành” (Albukhari, Muslim).
Hadith kêu gọi đến với bữa ăn Suhur thì có rất nhiều cho nên đừng bỏ qua bữa Suhur dù chỉ là một ngụm nước.
Thời gian cho bữa ăn Suhur là cuối đêm và khuyến khích trì hoãn đến gần giờ Fajar.
Nếu một người thức dậy trong tình trạng Junub hoặc vừa dứt kinh nguyệt trước khi ánh rạng đông ló dạng thì họ hãy dùng bữa Suhur và nhịn chay, họ có thể trì hoàn việc tắm rửa đến lúc sau khi ánh rạng đông ló dạng.
    Theo Sunnah, nên xả chay ngay khi xác định mặt trời đã lặn bởi sự chứng kiến hoặc nghe tiếng Azdan. Ông Sahl bin Sa’eed t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ يَزَالُ النَّاسُ بِخَيْرٍ مَا عَجَّلُوا الْفِطْرَ } متفق عليه.
“Mọi người vẫn được điều tốt lành khi mà họ sớm xả chay” (Albukhari, Muslim).
    Theo Sunnah, khuyến khích xả chay với chà là chín tươi, nếu không có thì với chà là khô, nếu không có thì với nước lã. Ông Anas bin Malik t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e thường xả chay trước khi Người dâng lễ nguyện Salah (Maghrib) với chà là chín tươi, nếu không có chà là chín tươi thì Người xả chay với chà là khô, còn nếu không có Người xả chay với nước lã, (Hadith do Ahmad, Abu Dawood và Tirmizdi ghi lại).
Ông Salman bin A’mir Al-Dhabi t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا أَفْطَرَ أَحَدُكُمْ فَلْيُفْطِرْ عَلَى تَمْرٍ فَإِنَّهُ بَرَكَةٌ فَإِنْ لَمْ يَجِدْ تَمْرًا فَالْمَاءُ فَإِنَّهُ طَهُورٌ } رواه الترمذي.
“Khi ai đó trong các ngươi xả chay thì hãy xả chay với chà là khô bởi quả thật nó là điều Barakah (phúc lành), nếu không có chà là khô thì với nước bởi quả thật nó tinh khiết và thanh lọc.” (Tirmizdi).
Nếu không có chà là tươi, không có chà là khô và cũng không có nước lã thì hãy xả chay với bất cứ thức ăn và đồ uống nào.
    Theo Sunnah, khuyến khích Du-a (cầu nguyện) lúc chuẩn bị xả chay. Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{ثَلاَثَةٌ لاَ تُرَدُّ دَعْوَتُهُمُ ... وَالصَّائِمُ حِينَ يُفْطِرُ ... } رواه الترمذي وابن ماجه.
“Ba đối tượng mà lời cầu xin của họ không bị từ chối: ... và người nhịn chay khi sắp xả chay ...” (Tirmizdi và Ibnu Ma-jah).
Những điều làm hư nhịn chay
Có những điều làm hư sự nhịn chay bắt buộc người tín đồ Muslim cần phải biết mục đích để tránh. Sau đây là những điều làm hư sự nhịn chay:
1.    Quan hệ tình dục: Chỉ cần đầu dương vật nằm bên trong âm vật của nữ giới thì được cọi là quan hệ tình dục. Nếu người nhịn chay quan hệ tình dục trong ngày nhịn chay của y thì ngày nhịn chay đó của y không có giá trị bị hư hoàn toàn; y phải nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó đồng thời phải chịu phạt Kaffa-rah. Hình phạt Kaffarah là giải phóng một người nô lệ, nếu không tìm thấy nô lệ thì phải nhịn chay hai tháng liền, nếu không có khả năng nhịn chay hai tháng liền do lớn tuổi hay bệnh tật hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống thì phải nuôi ăn sáu mươi người nghèo từ lương thực của từng nơi sinh sống.
2.    Xuất tinh: Xuất tinh do hôn, vuốt ve, thủ dâm hoặc nhìn ngắm làm hư sự nhịn chay. Người xuất tinh phải nhịn chay bù lại cho ngày hôm đó nhưng không phải chịu phạt Kaffa-rah; bởi vì hình phạt Kaffa-rah chỉ dành riêng cho trường hợp quan hệ tình dục trong ban ngày của Ramadan.
Trường hợp xuất tinh do nằm mộng thì không ảnh hưởng gì đến nhịn chay, ngày nhịn chay của người mộng tinh vẫn có giá trị bình thường bởi vì việc xuất tinh nằm ngoài tầm kiểm soát của người đó, tuy nhiên, người đó phải tắm Junub.
3.    Ăn và uống một cách có chủ ý: Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَكُلُواْ وَٱشۡرَبُواْ حَتَّىٰ يَتَبَيَّنَ لَكُمُ ٱلۡخَيۡطُ ٱلۡأَبۡيَضُ مِنَ ٱلۡخَيۡطِ ٱلۡأَسۡوَدِ مِنَ ٱلۡفَجۡرِۖ ثُمَّ أَتِمُّواْ ٱلصِّيَامَ إِلَى ٱلَّيۡلِۚ﴾ [سورة البقرة: 187]
{Và các ngươi hãy ăn và uống cho tới khi các ngươi có thể phân rõ sợi chỉ trắng với sợi chỉ đen từ ánh rạng đông, rồi các ngươi hãy (tiếp tục) hoàn tất cuộc nhịn chay cho đến khi đêm xuống.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 187).
Riêng trường hợp ăn hoặc uống do lỡ quên thì không làm ảnh hưởng đến sự nhịn chay. Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ أَكَلَ أَوْ شَرِبَ نَاسِيًا فَلاَ يُفْطِرْ فَإِنَّمَا هُوَ رِزْقٌ رَزَقَهُ الله} متفق عليه.
“Ai ăn hoặc uống do lỡ quên thì chớ xả chay bởi quả thật đó chỉ là Allah muốn ban lộc cho y mà thôi.” (Albukhari, Muslim).
Những điều đồng nghĩa với ăn uống làm hư sự nhịn chay: để nước hoặc những chất gì khác lọt vào cổ họng theo đường mũi, truyền dịch dinh dưỡng qua tĩnh mạch, truyền máu.
Riêng truyền dịch không phải là chất dinh dưỡng thì không làm hư sự nhịn chay, tuy nhiên, người nhịn chay nên tránh để bảo đảm an toàn cho sự nhịn chay của mình bởi Thiên sứ của Allah e nói:
 {دَعْ مَا يَرِيبُكَ إِلَى مَا لاَ يَرِيبُكَ} رواه البخاري.
“Hãy bỏ điều ngờ vực đến với điều không ngờ vực.” (Albukhari).
Nếu có thể trì hoãn việc tiêm hay truyền dịch không phải dinh dưỡng đến ban đêm thì tốt hơn.
4.    Lấy máu ra khỏi cơ thể: bằng việc giác lể hoặc lấy máu làm yếu cơ thể thì sẽ làm hư nhịn chay; nhưng nếu chỉ lấy máu một lượng ít chẳng hạn như lấy máu xét nghiệm hay chảy máu cam, bị thương nhẹ hoặc chảy máu răng thì không hưởng đến nhịn chay.
5.    Ói mửa: Nếu làm thức ăn hoặc thức uống nôn ra từ dạ dày qua đường miệng một cách có chủ ý sẽ làm hư nhịn chay, nhưng nếu ói mửa không có chủ ý tức ói mửa nằm ngoài tầm kiểm soát thì không làm hư nhịn chay; bởi Thiên sứ của Allah e nói:
 {مَنْ ذَرَعَهُ الْقَىْءُ فَلَيْسَ عَلَيْهِ قَضَاءٌ وَمَنِ اسْتَقَاءَ عَمْدًا فَلْيَقْضِ} رواه أبو داود والترمذي وابن ماجه من حديث أبي هريرة t.
“Ai ói mửa không có chủ ý thì không phải nhịn chay bù còn ai cố tình ói mửa thì phải nhịn chay bù.” (Abu Dawood, Tirmizdi và Ibnu Ma-jah ghi lại từ lời thuật của Abu Huroiroh t).
Những điều làm hư nhịn chay chỉ có thể làm hư nhịn chay trong ba điệu kiện chủ yếu sau:
1.    Ý thức: Nếu thực hiện một điều gì đó từ những điều làm hư nhịn chay do quên thì không ảnh hường gì đến nhịn chay cả.
2.    Có chủ ý: Nếu bị ép làm hoặc không điều đó không nằm trong tầm kiểm soát của bản thân thì không làm hư nhịn chay.
3.    Hiểu biết: Nếu không hiểu biết giáo lý hoặc không biết tình trạng của người nhịn chay hay không biết trong thời gian nhịn chay thì không ảnh hưởng đến nhịn chay.
* Vấn đề: Việc thoa đen viền mắt không làm hư nhịn chay.
Không nên súc miệng và mũi mạnh và sâu, việc làm đó là Makruh (bỏ tốt hơn làm) bởi vì có thể sẽ khiến nước đi vào cổ họng. Thiên sứ của Allah e nói qua lời thuật của ông Laqeet bin Sabrah:
{وَبَالِغْ فِى الاِسْتِنْشَاقِ إِلاَّ أَنْ تَكُونَ صَائِمًا} رواه أبو داود والترمذي والنسائي وابن ماجه.
“Hãy súc miệng mũi mạnh và xâu trừ phi đang nhịn chay.” (Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i và Ibnu Ma-jah).
Siwak không ảnh hưởng đến nhịn chay, ngược lại, Siwak còn là điều được khuyến khích dùng cho người nhịn chay và người không nhịn chay dù là ban ngày hay ban đêm; theo câu nói đúng nhất của giới học giả.
Nếu bụi bay vào cổ họng hay những thứ tương tự bụi thì không ảnh hướng đến nhịn chay.
Người nhịn chay phải tránh nói dối, xói xấu sau lưng và chửi rủa; nếu có ai đó tranh cãi và chửi rủa y thì hãy nói: Tôi đang nhịn chay. Một số người có thể dễ dàng nhịn ăn, nhịn uống nhưng không dễ nhịn phản kháng lại từ lời lẽ và hành vi xấu. Chính vì lẽ này mà một số vị Salaf nói: “Sự dễ dàng nhất của nhịn chay là nhịn ăn và nhịn uốn”.
Người nhìn chay nên bận rộn với sự tụng niệm Allah I và đọc xướng Qur’an cũng như nên nhiều các việc làm thiện nguyện từ thờ phượng cho đến chuyện đời. Những vị Salaf, khi họ nhịn chay thì họ thường ngồi ở trong các Masjid, họ nói: “Chúng tôi giữ gìn nhịn chay của chúng tôi và chúng tôi không nói xấu cho ai”. Thiên sứ của Allah e nói qua lời thuật của Abu Huroiroh t:
{مَنْ لَمْ يَدَعْ قَوْلَ الزُّورِ وَالْعَمَلَ بِهِ فَلَيْسَ للهِ حَاجَةٌ فِى أَنْ يَدَعَ طَعَامَهُ وَشَرَابَهُ} أخرجه البخاري.
“Ai không bỏ lời nói sàm bậy và dối trá mà cứ hành động thì quả thật Allah đâu có nhu cầu cần đến việc y bỏ thức ăn và thức uống của y” (Albukhari).

  

Giáo lý thực hiện bù
Ai không nhịn chay trong Ramadan với những nguyên do chính đáng được giáo lý cho phép chẳng hạn như bệnh tật, đi đường, kinh nguyệt hoặc do phạm phải những điều cấm trong nhịn chay chẳng hạn như quan hệ tình dục, ... thì phải thực hiện bù lại. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ ﴾ [سورة البقرة: 184].
{...thì hãy nhịn bù lại vào những ngày khác.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 184).
Khuyến khích thực hiện bù lại trong thời gian sớm nhất có thể để tránh việc mắc nợ. Theo Sunnah, khuyến khích nhịn bù lại một cách liên tục. Nếu không thực hiện ngay trong thời gian có thể thì bắt buộc thì phải xác định rõ thời điểm, được phép trì hoãn nếu thời gian rộng rãi và cũng được phép thực hiện không liên tiếp; tuy nhiên, nếu thời gian của Sha’ban chỉ còn đủ với số ngày cần nhịn bù thì phải thực hiện liên tục tất cả vì không còn thời gian.
Không được phép trì hoãn việc nhịn bù cho đến sau Ramadan tiếp theo mà không có lý do chính đáng. Bà A’ishah  nói: “Tôi từng có nợ Ramadan nhưng tôi không thể thực hiện bù cho tới khi vào tháng Sha’ban” (Albukhari, Muslim). Hadith này cho thấy rằng khi vào tháng Sha’ban thì phải tranh thủ trả cho hết những gì còn thiếu trước khi vào Ramadan tiếp theo.
Nếu trì hoãn đến sau Ramadan tiếp theo có lý do chính đáng thì qua Ramadan chỉ cần nhịn bù lại là được, nhưng nếu trì hoãn đến Sau Ramadan tiếp theo mà không có lý do thì ngoài việc nhịn bù còn phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo tương ứng với số ngày nhịn bù từ lương thực của từng nơi sinh sống.
Nếu một người chết đi mà chưa nhịn bù trước khi vào Ramadan mới thì y không bị gì bởi vì y được phép trì hoãn trong khoảng thời gian y chết.
Nếu một người chết đi mà chưa nhịn bù trước khi vào Ramadan mới, trường hợp trì hoãn việc nhịn bù có lý do như bệnh tật, đi đường thì người chết không phải chịu bất cứ điều gì. Nhưng trường hợp trì hoãn không có lý do thì y phải chịu Kaffa-rah từ tài sản để lại của y, tức nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo tương ứng với số ngày y chưa nhịn chay bù.
* Vấn đề: Nếu một người chết đi mà còn thiếu nợ nhịn chay nghĩa vụ như nhịn chay Ramadan hoặc nhịn chay Kaffa-rah thì dùng tài sản để lại của y nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo tương ứng với số ngày thiếu hoặc nhịn hộ y.
Những điều bắt buộc phải thực hiện đối với không nhịn chay do lớn tuổi hoặc bệnh tật:
Ai không có khả năng nhịn chay cũng như không thể nhịn bù do lớn tuổi già yếu hay bệnh tật không hy vọng chữa khỏi thì nhóm đối tượng này được Allah I giảm nhẹ bằng cách họ được phép dùng hình thức nuôi ăn người nghèo mỗi ngày để thay thế. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿لَا يُكَلِّفُ ٱللَّهُ نَفۡسًا إِلَّا وُسۡعَهَاۚ ﴾ [سورة البقرة: 286]
{Allah không bắt một linh hồn nào gánh vác trách nhiệm quá khả năng của nó.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 286).
﴿ وَعَلَى ٱلَّذِينَ يُطِيقُونَهُۥ فِدۡيَةٞ طَعَامُ مِسۡكِينٖۖ ﴾ [سورة البقرة: 184].
{Còn đối với những ai không có khả năng nhịn chay thì có thể chuộc tội bằng cách nuôi ăn người thiếu thốn.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 184).
Ông Ibnu Abbas t nói: “Giáo lý này dành cho  người lớn tuổi già yếu không có khả năng nhịn chay” (Albukhari).
Người bị bệnh không có hy vọng chữa khỏi mang giáo lý giống như giáo lý của người lớn tuổi già yếu.
Nhóm đối tượng trên (người già, người bệnh không có khả năng nhịn chay) khi chết đi thì phải dùng tài sản của họ nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo hoặc phải nhịn chay cho họ, và việc nhịn chay cho họ sẽ mang tính bắt buộc nếu là người thừa kế tài sản họ để lại và mang tính khuyến khích nếu là người không thừa kế tài sản họ để lại.
Đối với những ai không nhịn chay do đi đường xa hay do bệnh nhưng có hy vọng chữa khỏi hoặc do kinh nguyệt và máu hậu sản thì phải nhịn chay bù lại vào những ngày khác. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿فَمَن كَانَ مِنكُم مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ ﴾ [سورة البقرة: 184].
{Do đó, ai trong các ngươi bị bệnh hoặc đang đi đường xa thì hãy nhịn bù lại vào những ngày khác.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 184).
* Vấn đề: Khi khách lữ hành nhịn chay trong chuyến lữ hành thì y có ba trường hợp:
Trường hợp thứ nhất: Việc nhịn chay gây nhiều khó khăn và trở ngại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thì việc nhìn chay là Haram. Bằng chứng là Hadith do Jabir thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói về những ai nhịn chay trong sự khó khắn và trở ngại:
{أُولَئِكَ الْعُصَاةُ أُولَئِكَ الْعُصَاةُ} رواه مسلم.
“Họ là những người làm trái lệnh, họ là những người làm trái lệnh.” (Muslim).
Trường hợp thứ hai: Việc nhịn chay gây kho khăn nhưng không quá nhiều thì việc không nhịn chay là điều khuyến khích, còn nhịn chay là điều Makruh (bỏ tốt hơn làm). Bởi lẽ Thiên sứ của Allah e nói qua lời thuật của Jabir t:
{لَيْسَ مِنَ الْبِرِّ الصِّيَامُ فِى السَّفَرِ } روا ه مسلم.
“Không phải là điều ngoan đoạn đối với việc nhịn chay lúc đi đường xa.” (Muslim).
Trường hợp thứ ba: Việc nhịn chay không gây bất cứ sự trở ngại nào, trường hợp này tốt nhất là nên nhịn chay vì người tín đồ nên sớm thực hiện nghĩa vụ để hoàn thành trách nhiệm.
* Vấn đề: Khi người bệnh nhịn chay cũng có ba trường hợp
Trường hợp thứ nhất: Nhịn chay gây hại đến sức khỏe, nhịn chay trong trường hợp này bị cấm bởi Allah I đã phán:
﴿وَلَا تُلۡقُواْ بِأَيۡدِيكُمۡ إِلَى ٱلتَّهۡلُكَةِ﴾ [سورة البقرة: 195]
{Và các ngươi chớ để bàn tay của các ngươi đẩy các ngươi vào chỗ tự hủy.}  (Chương 2 – Albaqarah, câu 195).
Trường hợp thứ hai: Nhịn chay gây khó khăn, nhịn chay trong trường hợp này là Makruh (bỏ tốt hơn) vì đã nghịch lại với sự miễn giảm của Allah, Đấng Tối Cao.
Trường hợp thứ ba: Nhịn chay không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người bệnh, nhịn chay trường hợp này là bắt buộc bởi vì không có lý do để không thực hiện nghĩa vụ.
* Vấn đề: Bắt buộc phải hủy cuộc nhịn chay đối với ai cần phải làm vậy chẳng hạn vì mục đích cứu người chết đuối.
Niyah (định tâm) trong nhịn chay
Bắt buộc người tín đồ Muslim phải định tâm đối với nhịn chay bắt buộc như nhịn chay Ramadan, nhịn chay Kaffa-rah, nhịn chay thề nguyện hay nhịn chay bù từ trong đêm trong khoảng thời gian từ lúc mặt trời lặn đến lúc ánh rạng đông ló dạng; bởi lẽ Thiên sứ của Allah e đã nói:
{إِنَّمَا الأَعْمَالُ بِالنِّيَّاتِ، وَإِنَّمَا لِكُلِّ امْرِئٍ مَا نَوَى} متفق عليه.
“Quả thật, mọi việc làm đều phải bằng sự định tâm, và mỗi một người chỉ đạt được những gì mà mình đã định tâm” (Albukhari, Muslim).
Bà Hafsah  thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ لَمْ يُجْمِعِ الصِّيَامَ قَبْلَ الْفَجْرِ فَلاَ صِيَامَ لَهُ} رواه أحمد وأبو داود و الترمذي والنسائي وابن ماجه.
“Ai không định tâm nhịn chay trước Fajar thì y không nhịn chay” (Ahmad, Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i, và Ibnu Ma-jah).
Nếu nhịn chay là cuộc nhịn chay liên tục như nhịn chay Ramadan hay nhịn chay Kaffa-rah thì chỉ cần định tâm một lần vào đầu cuộc nhịn chay là đủ trừ phi bị cắt quảng bởi bệnh tật, cuộc lữ hành hoặc những nguyên nhân khác thì phải định tâm lại.
Riêng đối với nhịn chay tự nguyện thì được phép định tâm từ trong ban ngày bởi bà A’ishah t thuật lại rằng có một ngày nọ Thiên sứ của Allah e đã vào nhà của bà và nói: Nàng có gì ăn không? Bà trả lời: Không có. Thế là Người e nói:
{فَإِنِّى صَائِمٌ} رواه مسلم.
“Thế thì Ta nhịn chay” (Muslim).
Hadith là bằng chứng được phép trì hoãn định tâm nhịn chay nếu đó là cuộc nhịn chay tự nguyện. Nhưng đây là đối với những ngày nhịn chay tự nguyện nói chung không qui định thời gian và không gian, còn riêng đối với những nhịn chay tự nguyện được giới hạn với thời gian ấn định như nhịn chay ngày A’rafah, nhịn chay sáu ngày của tháng Shauwal, nhịn chay ngày A’shu-ra’ thì phải định tâm từ trong đêm, còn không sự nhịn chay đó chi mang tính nhịn chay tự nguyện nói chung.
Nhịn chay tự nguyện có giá trị bởi sự định tâm vào ban ngày với điều kiện trước khi định tâm không có điều gì phủ nhận sự nhịn chay từ việc ăn và uống hay những điều tương tự; nếu trước khi định tâm có những hành động làm hư sự nhịn chay thì cuộc nhịn chay đó không có giá trị, giáo lý này không có sự bất đồng quan điểm trong giới học giả.

  
 

 

 

 

Giáo lý hành hương Hajj

Hajj là trụ cột trong các trụ cột nền tảng của Islam. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَلِلَّهِ عَلَى ٱلنَّاسِ حِجُّ ٱلۡبَيۡتِ مَنِ ٱسۡتَطَاعَ إِلَيۡهِ سَبِيلٗاۚ وَمَن كَفَرَ فَإِنَّ ٱللَّهَ غَنِيٌّ عَنِ ٱلۡعَٰلَمِينَ ﴾         [سورة آل عمران: 97]
{Và để phụng mệnh Allah thì bắt buộc con người phải đi hành hương Hajj tại ngôi đền thiêng liêng Ka’bah khi có điều kiện, và kẻ nào phủ nhận và bất tuân thì quả thật Allah là Đấng Giàu Có nhất trong toàn vũ trụ} (Chương 3 - Ali-‘Imran, câu 97).
Allah I gọi những ai không thực hiện nghĩa vụ này là kẻ phủ nhận và bất tuân (Kafir), điều đó chứng tỏ Hajj là nghĩa vụ bắt buộc. Bởi thế, ai không thừa nhận Hajj là nghĩa vụ bắt buộc cho mỗi tín đồ Muslim thì người đó là Kafir dưới sự đồng thuận của giới học giả.
Thiên sứ của Allah e nói qua lời thuật của Ibnu Umar t:
{بُنِيَ الإِسْلاَمُ عَلَى خَمْسٍ: شَهَادَةِ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ وَإِقَامِ الصَّلاَةِ وَإِيتَاءِ الزَّكَاةِ وَصَوْمِ رَمَضَانَ وَحَجِّ الْبَيْتِ مَنِ اسْتَطَاعَ إِلَيْهِ سَبِيْلاً} رواه البخاري ومسلم.
“Islam được dựng trên năm nền tảng trụ cột: Lời tuyên thệ Shahadah (لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ و مُحَمَّد رَسُولُ اللهِ) - (không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah và Muhammad là Thiên sứ của Ngài), dâng lễ nguyện Salah, xuất Zakah, nhịn chay tháng Ramadan, và hành hương Hajj tại ngôi đền Ka'bah đối với ai có khả năng và điều kiện đến đó.” (Albukhari, Muslim).
Ý nghĩa và giá trị của qui định hành hương Hajj
Ý nghĩa và giá trị của hành hương Hajj được Allah I trình bay, Ngài phán:
﴿لِّيَشۡهَدُواْ مَنَٰفِعَ لَهُمۡ وَيَذۡكُرُواْ ٱسۡمَ ٱللَّهِ فِيٓ أَيَّامٖ مَّعۡلُومَٰتٍ عَلَىٰ مَا رَزَقَهُم مِّنۢ بَهِيمَةِ ٱلۡأَنۡعَٰمِۖ فَكُلُواْ مِنۡهَا وَأَطۡعِمُواْ ٱلۡبَآئِسَ ٱلۡفَقِيرَ ٢٨ ثُمَّ لۡيَقۡضُواْ تَفَثَهُمۡ وَلۡيُوفُواْ نُذُورَهُمۡ وَلۡيَطَّوَّفُواْ بِٱلۡبَيۡتِ ٱلۡعَتِيقِ ٢٩ ﴾ [سورة الحج: 28، 29]
{Để cho họ chứng kiến những phúc lợi được ban cấp cho họ và để họ tụng niệm đại danh của Allah trong các ngày được ấn định và hãy nhân danh Allah trên những con thú nuôi mà Ngài ban cấp cho họ (khi giết tế chúng). Do đó, hãy ăn thịt của chúng (những con vật được giết tế) và phân phát cho những người nghèo đói. Rồi để cho họ kết thúc tình trạng xốc xếch bù xù (như tóc, râu, móng tay, móng chân, ...) của họ và để cho họ hoàn tất lời thề của họ và đi vòng quanh Ngôi Đền lâu đời.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 28, 29).
* Vấn đề: Hajj được sắc lệnh vào năm thứ chín Hijri như câu nói của đa số học giả. Từ khi sắc lệnh cho đến khi qua đời Thiên sứ của Allah e chỉ thực hiện có một lần duy nhất, và đó là lần hành hương Hajj chi tay vào năm thứ mười Hijri; tuy nhiên, Người e đã thực hiện bốn lần Umrah.
* Vấn đề: Riêng đối với Umrah là nghĩa vụ bắt buộc theo câu nói của nhiều học giả. Cơ sở cho câu nói này là Hadith do bà A’ishah  thuật lại: Có lời hỏi rằng phụ nữ có đi Jihaad không thì Thiên sứ của Allah e nói:
{نَعَمْ عَلَيْهِنَّ جِهَادٌ لاَ قِتَالَ فِيهِ الْحَجُّ وَالْعُمْرَةُ} رواه أحمد وابن ماجه بإسناد صحيح.
“Có, họ phải đi Jihaad nhưng không đánh chiến, đó là Hajj và Umrah.” (Ahmad và Ibnu Ma-jah ghi lại với đường dẫn Sahih).
Nếu là điều bắt buộc đối với nữ giới thì dĩ nhiên càng là điều bắt buộc hơn đối với nam giới.
Thiên sứ của Allah e đã nói với một người đã nói Người rằng ông ta có người cha già không thể thực hiện được cuộc hành hương Hajj và Umrah:
{حُجَّ عَنْ أَبِيكَ وَاعْتَمِرْ } رواه الخمسة وصححه الترمذي.
“Ngươi hãy hành hương Hajj và Umrah cho cha của ngươi!” (Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i, Ibnu Ma-jah và Ahmad ghi lại; Tirmizdi xác nhận Hadith Sahih).
Như vậy, mỗi tín đồ Muslim có nghĩa vụ phải thực hiện cuộc hành hương Hajj cũng như Umrah một lần trong đời. Thiên sứ của Allah e nói qua lời thuật của ông Abu Huroiroh t:
{الْحَجُّ مَرَّةً فَمَنْ زَادَ فَهُوَ تَطَوُّعٌ} رواه أحمد وغيره.
“Hajj chỉ bắt buộc thực hiện một lần duy nhất, nhưng ai thực hiện thêm thì đó là sự tình nguyện.” (Ahmad và những người khác).
Ông Abu Huroiroh t thuật lại trong một Hadith khác do Muslim ghi lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{أَيُّهَا النَّاسُ إِنَّ اللهَ عَزَّ وَجَلَّ قَدْ فَرَضَ عَلَيْكُمُ الْحَجَّ فَحُجُّوا}
“Nãy hỡi dân chúng, quả thật Allah, Đấng Tối Cao đã sắc lệnh cho các ngươi nghĩa vụ hành hương Hajj, bởi thế các ngươi hãy đi hành hương Hajj”.
Khi nghe Thiên sứ của Allah e nói vậy, một người đàn ông hỏi: Có phải mỗi năm không? Thiên sứ của Allah e nói:
{لَوْ قُلْتُ نَعَمْ لَوَجَبَتْ وَلَمَا اسْتَطَعْتُمْ}
“Nếu Ta nói đúng vậy thì sự việc trở thành bắt buộc và chắc chắn các ngươi không có khả năng”.
* Vấn đề: Mỗi tín đồ Muslim phải có nghĩa vụ sớm thực hiện Hajj khi có đủ điều kiện và phương tiện cho sự việc đó; nếu trì hoãn mà không có lý do chính đáng thì sẽ mang tội. Thiên sứ của Allah e nói:
{تَعْجَّلُوا إِلَى الْحَجِّ - يَعْنِى الْفَرِيضَةَ - فَإِنَّ أَحَدَكُمْ لاَ يَدْرِى مَا يَعْرِضُ لَهُ} رواه احمد.
“Các ngươi hãy mau chóng thực hiện Hajj – tức Hajj bắt buộc – bởi quả thật không ai trong các ngươi biết được điều gì sẽ cản trở y.” (Ahmad).
Các điều kiện bắt buộc Hajj:
Hajj được bắt buộc trong năm điều kiện: Islam, trưởng thành, tự do, có khả năng.
Ai hội đủ các điều kiện trên thì phải mau thực hiện trong thời gian sớm nhất.
Hajj của trẻ con:
Hajj và Umrah của trẻ nhỏ đều được chấp nhận và nó chỉ mang tính tình nguyện được ban ân phước bởi Hadith do Ibnu Abbas t thuật lại rằng một người phụ nữ đã đưa đứa trẻ ra trước mặt Thiên sứ của Allah e và nói: Đứa bé này có hành hương Hajj không? Thiên sứ của Allah e nói:
{نَعَمْ وَلَكِ أَجْرٌ } رواه مسلم.
“Có, và cô được ban cho ân phước” (Muslim).
Cả đứa trẻ và người bảo hộ nó đều được ban cho ân phước, đứa trẻ được ân phước của Hajj còn người bảo hộ được ân phước của việc chăm sóc và dạy dỗ đứa trẻ.
Tất cả giới học giả đều đồng thuận rằng trẻ nhỏ khi đã thực hiện Hajj trước khi trưởng thành thì vẫn phải thực hiện Hajj nghĩa vụ khi trưởng thành và có khả năng; cuộc hành hương trước khi trưởng thành không được tính cho cuộc hành hương nghĩa vụ, và Umrah cũng tương tự.
Nếu trẻ nhỏ chưa ý thức được hành vi thì người bảo hộ sẽ định tâm và vào Ihram cho nó và giúp nó tránh những điều cấm trong tình trạng Ihram, ẳm bế nó cùng Tawaf và Sa’i, cùng ở tại A’rafah, Muzdalifah và Mina và ném trụ Jamarat thay cho nó.
Một số học giả nói: Nếu trẻ con còn quá nhỏ chưa ý thức được hành vi thì bắt buộc phải Tawaf và Sa’i hai lần, một lần cho nó và một lần cho người bảo hộ, một lần không có giá trị cho hai người; nhưng nếu trẻ đã có ý thức hành vi thì chỉ cần Tawaf và Sa’i một lần.
Nếu trẻ đã ý thức hành vi thì nó tự định tâm vào trạng thái Ihram dưới sự cho phép của người bảo hộ, nó sẽ thực hiện tất cả những nghi thức Hajj theo khả năng có thể của nó, còn việc ném trụ Jamarat nếu nó không có khả năng thì người bảo hộ sẽ ném thay, nếu nó không thể tự đi bộ trong Tawaf cũng như trong Sa’i thì người bảo hộ sẽ ẳm hay để nó trên xe đẩy.
* Vấn đề: Người có khả năng thực hiện Hajj là người có sức khỏe, có đủ tiền cho chi phí ăn uống và phương tiện di chuyển cũng như phương tiện đi về và phải chừa đủ số tiền ăn uống và sinh hoạt cho con cái và những ai mà y có trách nhiệm phải nuôi dưỡng và chu cấp cho đến ngày y trở về; và y còn phải thanh toán hết nợ nếu có mắc nợ; và một điều kiện nữa là tuyến đường đi Hajj phải an toan không có bất cứ sự nguy hiểm nào đến tài sản và tính mạng.
Nếu chỉ có khả năng về tài chính nhưng sức khỏe không có do lớn tuổi hay bệnh tật không có hy vọng chữa khỏi thì được phép cho người thực hiện Hajj và Umrah thay. Ông Ibnu Abbas t thuật lại: Có một phụ nữ thuộc bộ tộc Khath’am nói với Thiên sứ của Allah e: cha tôi đã đủ điều kiện thực hiện Hajj nhưng ông ấy đã lớn tuổi già yếu không thể cưỡi trên con vật cưỡi vậy tôi thực hiện Hajj thay ông ấy được không? Thiên sứ của Allah e nói:
{حُجِّى عَنْهُ} متفق عليه.
“Cô hãy đi Hajj thay ông ấy!” (Albukhari, Muslim).
Người đi Hajj thay phải là người đã thực hiện xong nghĩa vụ Hajj cho bản thân. Ông Ibnu Abbas t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nghe một người đàn ông nói: Labbaika an Shubrumah có nghĩa là xin tuân lệnh Allah thực hiện Hajj cho Shubrumah, Thiên sứ của Allah e hỏi: “Ngươi đã thực hiện Hajj cho bản thân mình chưa?”. Người đàn ông nói: Chưa. Thiên sứ của Allah e nói:
{حُجَّ عَنْ نَفْسِكَ ثُمَّ حُجَّ عَنْ شُبْرُمَةَ} رواه أبو داود.
“Ngươi hãy thực hiện Hajj cho bản thân mình trước rồi mới thực hiện Hajj cho Shubrumah.” (Abu Dawood).
Người đi Hajj thay sẽ nhận tiền đủ cho chi phí toàn bộ chuyến hành hương cả đi và về.
Mục đích của ngươi đi Hajj thay là để giúp đỡ người anh em Muslim của mình hoàn thành nghĩa vụ bắt buộc đồng thời để đi viếng ngôi đền linh thiêng của Allah I, đi viếng các biểu hiệu vĩ đại của Ngài, và cuộc hành hương Hajj đó là vì Allah I chứ không vì mục đích trần gian.
* Vấn đề: Đối với phụ nữ, điều kiện bắt buộc thực hiện Hajj đối với họ còn có thêm một điều nữa, đó là phải có người Mahram đi cùng trong chuyến đi; bởi lẽ phụ nữ không được phép đi đường xa mà không có Mahram đi cùng. Ông Ibnu Abbas t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ تُسَافِرِ الْمَرْأَةُ إِلاَّ مَعَ ذِى مَحْرَمٍ، وَلاَ يَدْخُلُ عَلَيْهَا رَجُلٌ إِلاَّ وَمَعَهَا مَحْرَمٌ} رواه البخاري.
“Phụ nữ không được đi đường xa mà không có Mahram đi cùng và không một người đàn ông nào được phép vào gặp cô ta mà không người Mahram đang ở cùng với cô ta.” (Albukhari).
Cũng theo lời thuật của ông Ibnu Abbas được ghi trong hai bộ Sahih Albukhari và Muslim rằng một người đàn ông nói với Thiên sứ của Allah quả thật vợ tôi muốn đi Hajj nhưng tôi đang ở nơi chinh chiến. Thiên sứ của Allah bảo người dàn ông đó:
{فَارْجِعْ فَحُجَّ مَعَهَا}
“Vậy ngươi hãy trở về đi Hajj cùng với cô ấy!”.
Mahram của phụ nữ là chồng của cô ta hoặc những nam giới mà cố ấy không được lấy làm chồng do quan hệ máu mủ như cha, con, anh em trai, cháu ruột (con trai của anh, em trai, chị em gái), chú bác ruột, cậu ruột; hoặc những nam giới mà cô ấy không được lấy làm chồng như anh, em cùng bầu vú của cô ta, chú bác cùng bầu vú với cha, cậu cùng bầu vú với mẹ hoặc những nam giới mà cô ấy không được lấy làm chồng do quan hệ hôn nhân như chồng của mẹ, con của chồng, cha chồng, con rể. Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ يَحِلُّ لاِمْرَأَةٍ تُؤْمِنُ بِاللهِ وَالْيَوْمِ الآخِرِ أَنْ تُسَافِرَ سَفَرًا يَكُونُ ثَلاَثَةَ أَيَّامٍ فَصَاعِدًا إِلاَّ وَمَعَهَا أَبُوهَا أَوِ ابْنُهَا أَوْ زَوْجُهَا أَوْ أَخُوهَا أَوْ ذُو مَحْرَمٍ مِنْهَا} رواه مسلم.
“Người phụ nữ có đức tin nơi Allah và Ngày Sau không được phép đi đường xa trong ba ngày trở lên mà không có cha, con trai, chồng, anh (em trai) hoặc những người Mahram của cô ta đi cùng.” (Muslim).
Việc chi trả chi phí cho người Mahram là trách nhiệm của người phụ nữ trong chuyến đi cùng với cô ta. Điều kiện bắt buộc phụ nữ đi Hajj là cô ta phải sở hữu nguồn tài chính đủ cho chuyến đi cùng với người Mahram cả đi lẫn về. Ai đã có Mahram nhưng lại trì hoãn cho tới khi không còn Mahram nữa và cô ta vẫn còn nguồn tài chính cho chuyến đi thì cô ta phải đợi cho tới khi có người Mahram; nhưng nếu không có hy vọng tìm được người Mahram đi cùng thì có ta có quyền nhờ người đi Hajj thay.
* Vấn đề: Ai đủ điều kiện cho nghĩa vụ Hajj nhưng lại chết đi trước khi thực hiện Hajj thì phải trích từ nguồn tài sản y để lại một phần đủ cho chuyến đi Hajj và nhờ người đi Hajj thay cho y. Ông Ibnu Abbas t thuật lại rằng một người phụ nữ đã nói với Thiên sứ của Allah e: Thưa Thiên sứ của Allah, quả thật mẹ tôi đã nguyện đi Hajj nhưng chưa kịp thực hiện thì bà đã mất, vậy tôi đi Hajj cho bà được không? Thiên sứ của Allah e nói:
{نَعَمْ. حُجِّى عَنْهَا، أَرَأَيْتِ لَوْ كَانَ عَلَى أُمِّكِ دَيْنٌ أَكُنْتِ قَاضِيَةً اقْضُوا اللهَ، فَاللهُ أَحَقُّ بِالْوَفَاءِ} رواه البخاري.
“Được, cô hãy đi Hajj cho bà, cô có thấy rằng nếu mẹ cô mắc nợ thì cô có trả nờ giùm bà không, cho nên hãy trả nợ Allah giùm bà bởi Allah là Đấng đáng được trả hơn.” (Albukhari).
Việc đi Hajj thay cho người khác giống như đi Hajj cho bản thân mình, người thực hiện giữ vai trò là người đại diện, y định tâm và vào Ihram thay cho người ủy thác, y chỉ cần định tâm cho người đó là được, nếu y không nêu tên của người đó do không biết hoặc quên thì y có thể nêu tên của giao tiền cho y làm giùm cho người đó.

  

Những địa điểm định tâm Ihram cũng như các thời điểm cho Hajj
Hajj có những phạm vị giới hạn nhất định về không gian và thời gian.
Phạm vị về không gian được gọi là Mi-qat.
Đối với thời gian thì Allah I có phán:
﴿ٱلۡحَجُّ أَشۡهُرٞ مَّعۡلُومَٰتٞۚ فَمَن فَرَضَ فِيهِنَّ ٱلۡحَجَّ فَلَا رَفَثَ وَلَا فُسُوقَ وَلَا جِدَالَ فِي ٱلۡحَجِّۗ ﴾ [سورة البقرة: 197]
{Cuộc hành hương Hajj diễn ra trong những tháng được ấn định rõ. Bởi thế, người nào thực hiện cuộc hành hương Hajj trong những tháng đó thì chớ dâm dục, chớ làm điều sàm bậy, tội lỗi và chớ cãi vã trong thời gian làm Hajj.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 197).
Các tháng đó bao gồm: Shauwal, Zdul-Qa’dah, Zdul-Hijjah theo câu nói đúng nhất của giới học giả.
Còn đối với phạm vi không gian là những địa điểm mà người đi Hajj hoặc Umrah không được phép vượt qua để đến Makkah mà không có định tâm vào Ihram. Thiên sứ của Allah e đã trình bày rõ trong Hadith do Ibnu Abbas t thuật lại: “Thiên sứ của Allah đã qui định địa điểm định tâm Ihram cho cư dân Madinah là Zdul-Hulayfah, cư dân xứ Sham (Palestine, Jordan, Li băng, và Syria) là Al-Juhfah, cư dân Najd là Qarn Al-Mana-zil, cư dân Yemen là Yalamlam; và đó là các địa điểm định tâm vào Ihram cho những ai đi qua chúng mà không phải là cư dân của chúng khi họ muốn đi hành hương Hajj và Umrah. Còn người dân Makkah thì định tâm vào Ihram tại Makkah.” (Albukhari, Muslim).
Còn trong Hadith được Muslim ghi lại qua lời thuật của Jabir: “Cư dân I-rắc định tâm vào Hajj tại Zda-tul-Irq”.
Ý nghĩa cho sự việc đó:
Ngôi đền của Allah I là một nơi thiêng liêng và tôn nghiêm, Allah I đã đặt nó tại Makkah và qui định cho phạm vi của vùng cấm địa, đó vùng đất Haram, và đó là những địa điểm mà không ai được phép vượt qua trừ phi đã định tâm vào Ihram (trạng thái cấm kỵ) mục đích để tôn vinh ngôi đền thiêng của Allah I.
* Vấn đề: Ai không đi ngang qua các địa điểm Mi-qat đó thì hãy định tâm vào Ihram khi biết mình đang ở gần chúng. Ông Umar t nói: “Các người hãy xem nơi mà các người ở gần chúng nhất trên tuyến đường của các người” (Albukhari).
Tương tự, ai đi bằng tàu bay thì định tâm vào Ihram khi đã đến gần một trong những Mi-qat. Theo Sunnah, nên tắm rửa và vệ sinh thân thể trước khi lên máy bay. Không được phép trì hoàn sự định tâm vào Ihram cho tới khi máy bay đáp xuống sân bay.
*  Vấn đề: Ai qua Mi-qat mà chưa định tâm vào Ihram thì người đó phải quay trở lại Mi-qat để định tâm, bởi sự định tâm vào Ihram là nghi thức Wajib không được phép bỏ qua. Tuy nhiên, nếu người đó không trở lại mà muốn định tâm Ihram không tại Mi-qat thì y phải chịu Fityah theo câu nói của đa số học giả, và Fityah ở đây là giết một con cừu hoặc một phần bảy con lạc đà hoặc bò rôi đem phát cho người nghèo tại Haram nhưng không được phép ăn.


  

 

 

 

 

 

 

 

 

Cách thức Ihram
Nghi thức đầu tiên của Hajj là Ihram. Đó là định tâm vào Hajj, nó được gọi là Ihram vì khi người Muslim sau khi định tâm sẽ bị cấm làm một số việc mà trước đó được phép như kết hôn, dùng nước hoa, cắt móng tay, chân, cạo đầu, bức nhổ lông tóc và một thứ từ y phục.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: Một người Ihram không phải chỉ có sự định tâm không thôi mà còn phải nói bằng lời và hành động bằng thể xác về điều đã Ihram (cấm kỵ).
Trước khi Ihram, khuyến khích thực hiện một số điều:
    Tắm rửa toàn thân, bởi Thiên sứ của Allah e đã tắm để chuẩn bị Ihram. Đó là việc làm Sunnah ngay cả đối với người đang trong chu kỳ kinh nguyệt và thời kỳ hậu sản. Thiên sứ của Allah e đã bảo bà Asma’ con gái ông Umais tắm khi đang trong thời kỳ hậu sản (Hadith do Muslim ghi lại).
Ông Jabir thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e bảo bà A’ishah  tắm để Ihram vào Hajj trong khi bà đang trong chu kỳ kinh nguyệt, (Hadith do Muslim ghi lại).
Ý nghĩa của việc tắm trước khi Ihram là để tẩy sạch thân thể và loại bỏ mùi hôi của cơ thể cũng như để giảm bớt những gì mà tình trạng kinh nguyệt và máu hậu sản mang lại.
    Cắt tỉa râu mép, tẩy lông nách, lông mu, cắt mong tay chân không phải là Sunnah của Ihram, nhưng nếu cần thì nên thực hiện trước khi Ihram mục đích để khỏi vướng bận trong thời gian dài của những ngày Ihram; còn nếu không cần thiết thì không thực hiện cũng không sao bởi vì đó chỉ là Sunnah khi cần.
    Theo Sunnah, khuyến khích xức chất thơm lên đầu, mặt từ xạ hương và trầm hay những chất thơm khác trước khi Ihram. Bà A’ishah  nói: Tôi xức dầu thơm lên người của Thiên sứ trước khi Người Ihram, (Albukhari, Muslim).
    Đối với nam giới, trước khi định tâm Ihram khuyến khích không mặc đồ may như áo, quần chẳng hặn mà hãy mặc hai mảnh màu trắng sạch sẽ, một mảnh cho phần thân dưới và một mảnh cho phần thân trên; được phép mặc các màu khác màu trắng theo thói quen của đàn ông nam giới.
Việc không mặc đồ may trước khi Ihram là điều Sunnah nhưng sau khi đã định tâm thì đó điều bắt buộc (Wajib).
Nếu lúc định tâm vào Ihram nhưng trên người vẫn còn đồ may sẵn thì sự định tâm Ihram vẫn có giá trị nhưng phải cởi đồ may sẵn ra.
Riêng lễ nguyện Salah trước khi định tâm Ihram, theo câu nói đúng nhất của giới học giả thì nó không phải lễ nguyện dành cho việc định tâm Ihram; tuy nhiên, nếu vào giờ lễ nguyện Salah bắt buộc thì hãy định tâm Ihram vào lễ nguyện Salah bắt buộc đó bởi Thiên sứ của Allah e định tâm Ihram sau lễ nguyện Salah. Ông Anas bin Malik t  nói: “Thiên sứ của Allah e dâng lễ nguyện Salah Zhuhur xong rồi Người mới leo lên con vật cưỡi của Người” (Abu Dawood).
Đại học giả Ibnu Al-Qayyim  nói: “Không lời thuật nào cho thấy Thiên sứ của Allah thực hiện hai Rak’at cho định tâm Ihram ngoài lễ nguyện Salah bắt buộc.”.

  

 

 

 

 

 

 


Các dạng Hajj
Có ba dạng Hajj cả thảy: Tamattu’a, Qi-ran và Ifraad.
Dạng Tamamttu’a: Người thực hiện định tâm Ihram cho phần Umrah trong thời gian của các tháng Hajj và hoàn thành nó, sau đó tiếp tục định tâm Ihram vào Hajj thời điểm của nó.
Dạng Ifraad: Người thực hiện định tâm Ihram vào Hajj tại Mi-qat và cứ ở trong tình trạng Ihram cho tới khi thực hiện xong các nghi thức của Hajj.
Dạng thứ ba: Người thực hiện định tâm Ihram cho cả Umrah và Hajj hoặc định tâm Ihram cho Umrah nhưng sau đó nhập nó vào Hajj trước khi thực hiện nghi thức Tawaf, hoặc định tâm Ihram vào Hajj rồi cho Umrah nhập vào theo câu nói đúng nhất trong các câu nói của giới học giả.
Bắt buộc đối với dạng Tamattu’a và Qi-ran phải làm Fityah (giết cừu) nếu không phải là cư dân Makkah và khu vực trong vi Haram.
Dạng Hajj tốt nhất trong ba dạng nêu trên: Dạng Tamattu’a tốt nhất nếu không mang theo Hadi (con vật giết tế), còn nếu mang theo Hadi thì Qi-ran là tốt nhất; nhưng nếu thực hiện Umar trước vài tháng và ở lại Makkah cho đến khi vào Hajj thì dạng Ifraad là tốt nhất.
Sau khi định tâm Ihram đối với cả ba dạng Hajj trên thì khuyến khích thường xuyên đọc lời Talbiyah như Thiên sứ đã làm và chỉ dạy:
{لَبَّيْكَ اللَّهُمَّ لَبَّيْكَ ، لَبَّيْكَ لاَ شَرِيكَ لَكَ لَبَّيْكَ ، إِنَّ الْحَمْدَ وَالنِّعْمَةَ لَكَ وَالْمُلْكَ ، لاَ شَرِيكَ لَكَ}
“Labbaikollo-hummalabbaika, labbaika la shari-ka laka labbaika, innal-hamda wanni’mata laka wal-mulka, la shari-ka laka”.
“Lạy Allah, vâng lệnh Ngài bầy tôi vâng lệnh; vâng lệnh Ngài không có tối tác ngang vai cùng với Ngài, bầy tôi vậng lệnh Ngài; quả thật mọi lời ca ngợi và ân huệ cũng như vương quyền đều là của Ngài, không có đối tác ngang vai cùng Ngài”.
Phải nên thường xuyên nói lời Talbiyah này và hãy nói to tiếng, nếu nói thêm ngoài những lời nói này được thuật lại từ Thiên sứ của Allah e cũng như các vị Sahabah y thì không vẫn đề gì.

  

 

 

 

 

Những điều cấm trong tình trạng Ihram
Những điều cấm kỵ trong tình trạng Ihram mà những người đi thực hiện Hajj cũng như Umrah phải tránh gồm có chín điều:
1.    Điều cấm thứ nhất: Cạo đầu, bức nhổ lông tóc. Người trong tình trạng Ihram không được lấy đi bất cứ sợi lông tóc nào từ cơ thể dù là cạo, nhổ, ít hay nhiều mà không có lý do chính đáng. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَلَا تَحۡلِقُواْ رُءُوسَكُمۡ حَتَّىٰ يَبۡلُغَ ٱلۡهَدۡيُ مَحِلَّهُۥۚ﴾ [سورة البقرة: 196]
{Và các ngươi không được cạo đầu cho tới khi con vật tế đã đến chỗ giết tế.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 196).
Đa số học giả từ câu Kinh này suy ra răng bao gồm những phần lông tóc khác trên cơ thể.
2.    Điều cấm thứ hai: Cắt móng tay, chân mà không lý dó, theo câu nói của đa số học giả. Nhưng nếu móng tay, chân bị gãy cần phải lấy nó đi thì không phải chịu phạt Fityah; khác với việc nếu cạo đầu do bệnh thì phải thực hiện như Allah e đã phán:
﴿فَمَن كَانَ مِنكُم مَّرِيضًا أَوۡ بِهِۦٓ أَذٗى مِّن رَّأۡسِهِۦ فَفِدۡيَةٞ مِّن صِيَامٍ أَوۡ صَدَقَةٍ أَوۡ نُسُكٖۚ﴾ [سورة البقرة: 196]
{Nhưng nếu ai trong các ngươi bị bệnh hoặc ngứa da đầu (cần phải cạo) thì phải chịu phạt bằng cách nhịn chay hoặc bố thí (nuôi ăn người nghèo) hoặc dâng một con vật tế.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 196).
Ông Ka’ab bin Ujrah t thuật lại: Tôi gặp phải vấn đề khó chịu trên đầu, thế là tôi mang đầu tôi đến cho Thiên sứ của Allah e xem và lúc đó chấy bò xuống tận mặt của tôi. Người nói:
{ مَا كُنْتُ أُرَى الْجَهْدَ بَلَغَ بِكَ مَا أَرَى ، تَجِدُ شَاةً}
“Ta chưa từng thấy cảnh khổ sở nào như cảnh khổ sở của ngươi, ngươi có cừu không?”.
Tôi nói: Không.
Vậy là Allah mặc khải xuống câu Kinh:
﴿فَمَن كَانَ مِنكُم مَّرِيضًا أَوۡ بِهِۦٓ أَذٗى مِّن رَّأۡسِهِۦ فَفِدۡيَةٞ مِّن صِيَامٍ أَوۡ صَدَقَةٍ أَوۡ نُسُكٖۚ﴾ [سورة البقرة: 196]
{Nhưng nếu ai trong các ngươi bị bệnh hoặc ngứa da đầu (cần phải cạo) thì phải chịu phạt bằng cách nhịn chay hoặc bố thí (nuôi ăn người nghèo) hoặc dâng một con vật tế.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 196). (hadith do Albukhari, Muslim ghi lại).
Người trong tình trạng Ihram được phép gội đầu với dầu gội hay những gì khác. Trong hai bộ Sahih Albukhari và Muslim có ghi rằng Thiên sứ của Allah e đã gội đầu lúc Người đang trong Ihram, Người đã dùng tay chà cọ đầu của mình từ trước ra sau và từ sau ra trước.
3.    Điều cấm kỵ thứ ba: Phủ, trùm đầu một cách có chủ ý; bởi Thiên sứ của Allah e cấm đội khăn quấn và áo choàng trùm kín đầu.
Học giả Ibnu Al-Qayyim  nói: “Tất cả những gì dính với quần áo (ý nói phần trùm kín đầu) như khăn quấn, mũ tròn, hay những thứ đồi lên đầu đều bị cấm theo sự thống nhất của giới học giả”.
Người trong trạng được phép che nắng dưới lều, cây cối, nhà hay ô dù; bởi Thiên sứ của Allah e đã dựng lều và Người ngồi nghỉ trong lều trong lúc Người đang Ihram. Tương tự, người đang trong Ihram có thể dùng vật dụng cá nhân che nắng bên trên đầu chứ không lấy đồ phủ trùm đầu.
4.    Điều cấm thứ tư: Nam giới không được mặc các loại y phục may sẵn như áo sơ mi, áo thun, áo dài hay quần, không được mang giày, bao tay, vớ. Ông Ibnu Umar t thuật lại có người hỏi Thiên sứ của Allah e người đang Ihram mặc gì thì Người e nói:
{لاَ يَلْبَسِ الْقَمِيصَ وَلاَ الْعِمَامَةَ وَلاَ السَّرَاوِيلَ وَلاَ الْبُرْنُسَ وَلاَ ثَوْبًا مَسَّهُ الْوَرْسُ أَوِ الزَّعْفَرَانُ ، فَإِنْ لَمْ يَجِدِ النَّعْلَيْنِ فَلْيَلْبَسِ الْخُفَّيْنِ وَلْيَقْطَعْهُمَا حَتَّى يَكُونَا تَحْتَ الْكَعْبَيْنِ} رواه البخاري ومسلم.
“Không được mặc áo, khăn quấn, quần, áo choàng trùm kín đầu, áo có xức chất thơm; nếu không tìm thấy dép thì hay mang giày, hãy cắt giày sao cho nó nằm ở phần dưới mắt cá chân.” (Albukhari, Muslim).
Như vậy, nếu không tìm thấy dép lê thì người trong tình trạng Ihram được phép mang giày hoặc nếu không tìm thấy Izaar (mảnh vải che thân dưới và thân trên của cơ thể) thì mặc quần cho tới khi tìm thấy; khi đã tìm thấy Izar thì phải cởi bỏ chiếc quần và mặc Izar. Thiên sứ của Allah e đã cho phép mặc quần tại A’rafah đối với ai không tìm thấy Izar.
Riêng đối với phụ nữ thì họ được phép bất cứ loại y phục nào của họ khi họ đang trong tình trạng Ihram; miễn sao là che kín toàn thân. Tuy nhiên, họ không được đeo bao tay như Thiên sứ của Allah e đã nói trong Hadith do Ibnu Umar t thuật lai:
{وَلاَ تَنْتَقِبِ الْمَرْأَةُ الْمُحْرِمَةُ وَلاَ تَلْبَسِ الْقُفَّازَيْنِ} رواه البخاري.
“Người nữ đang trong tình trạng Ihram không được đeo mạng che mặt và bao tay.” (Albukhari).
5.    Điều cấm kỵ thứ năm: Dầu thơm, nước hoa; người trong tình trạng Ihram không được xức nước hoa, dầu thơm lên người hoặc y phục hoặc dùng trong ăn uống; bởi Thiên sứ của Allah e đã ra lệnh bảo Ya’la bin Umaiyah rửa sạch chất thơm và Thiên sứ của Allah e đã nói về người đàn ông đã chết trong tình trạng Ihram:
{وَلاَ تَمَسُّوهُ بِطِيبٍ} رواه مسلم.
“... Và chớ thoa chất thơm cho y ..” (Muslim).
Người trong tình trạng Ihram không được ngửi mùi hương của nước hoa hay bất cứ chất thơm nào một cách có chủ ý, tuy nhiên, nếu vô tình ngửi hoặc có chủ y do cần thiết thì không vấn đề gì.
6.    Điều cấm thứ sáu: cấm giết, săn bắt thú trên cạn. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تَقۡتُلُواْ ٱلصَّيۡدَ وَأَنتُمۡ حُرُمٞۚ﴾ [سورة المائدة: 95]
{Hỡi những người có đức tin, các ngươi chớ giết thú săn trong lúc các ngươi đang trong tình trạng Ihram.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 95).
﴿وَحُرِّمَ عَلَيۡكُمۡ صَيۡدُ ٱلۡبَرِّ مَا دُمۡتُمۡ حُرُمٗاۗ﴾ [سورة المائدة: 96]
{Nhưng các ngươi không được phép săn bắt thú trên cạn trong lúc các ngươi đang trong tình trạng Ihram.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 96).
Săn bắt hay tiếp sức săn và tiếp sức giết đều bị cấm trong lúc đang Ihram.
Người đang trong tình trạng Ihram không được phép ăn thịt từ thú săn hoặc thú do tiếp tay trong việc săn bắt bởi vì đó được coi là xác chết.
* Vấn đề: Người trong tình trạng Ihram không bị cấm săn bắt các loại hải sản bởi lời phán của Allah I:
﴿أُحِلَّ لَكُمۡ صَيۡدُ ٱلۡبَحۡرِ وَطَعَامُهُۥ﴾ [سورة المائدة: 96]
{Các ngươi được phép săn bắt các loại hải sản dùng làm thực phẩm.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 96).
Không cấm giết các loại gia súc, gia cầm cũng như các loại thú nuôi; bởi đó không phải là thú săn.
Không cấm giết thú dữ như sư tử, cọp, báo, ... và những loài nguy hiểm có thể gây hại cho con người; cũng không cấm giết thú săn nếu việc làm đò nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản và người thân.
Khi nào người đang trong Ihram cần thiết đến những điều cấm thì họ cứ thực hiện nhưng phải chịu Fityah bởi lời phán của Allah I:
﴿فَمَن كَانَ مِنكُم مَّرِيضًا أَوۡ بِهِۦٓ أَذٗى مِّن رَّأۡسِهِۦ فَفِدۡيَةٞ مِّن صِيَامٍ أَوۡ صَدَقَةٍ أَوۡ نُسُكٖۚ﴾ [سورة البقرة: 196]
{Nhưng nếu ai trong các ngươi bị bệnh hoặc ngứa da đầu (cần phải cạo) thì phải chịu phạt bằng cách nhịn chay hoặc bố thí (nuôi ăn người nghèo) hoặc dâng một con vật tế.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 196).
7.    Điều cấm thứ bảy: Kết hôn, người trong tình trạng Ihram không được phép kết hôn cho bản thân hay cho người khác bằng là làm đại diện hay được ủy thác. Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ يَنْكِحُ الْمُحْرِمُ وَلاَ يُنْكَحُ} رواه مسلم.
“Người đang trong tình trạng Ihram không được kết hôn cũng như không được gả.” (Muslim).
8.    Điều cấm thứ tám: Quan hệ tình dục, Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿فَمَن فَرَضَ فِيهِنَّ ٱلۡحَجَّ فَلَا رَفَثَ﴾ [سورة البقرة: 197]
{Bởi thế, người nào thực hiện cuộc hành hương Hajj trong những tháng đó thì chớ dâm dục.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 197).
Ông Ibnu Abbas t nói: Dâm dục trong câu Kinh mang ý nghĩa quan hệ tình dục.
Ai quan hệ vợ chồng trước khi Tahallul lần đầu (chưa giết tế, cạo đầu) thì cuộc hành hương bị hư hoàn toàn. Người đó phải sám hối nhưng phải thực hiện nốt các phần nghi thức còn lại của Hajj bởi Allah I đã phán:
﴿وَأَتِمُّواْ ٱلۡحَجَّ وَٱلۡعُمۡرَةَ لِلَّهِۚ﴾ [سورة البقرة: 196]
{Các ngươi hãy hoàn thành Hajj và Umrah vì Allah.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 196).
Ngoài việc y phải sám hối thì y còn phải thực hiện Hajj trong năm tới, và y phải giết tế một con bò theo những gì được thuật lại từ các vị Sahabah của Thiên sứ.
Trường hợp nếu quan hệ vợ chồng sau khi Tahallul lần đầu thì cuộc hành hương Hajj không bị hư nhưng phải chịu Fityah.
9.    Điều cấm thứ chín: Mơn trớn, kích dục ngoài âm đạo; người đang trong tình trạng Ihram không được phép mơn trớn, vuốt ve có ham muốn người vợ của mình; bởi đó là hành vị dẫn đến quan hệ tình dục. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿فَمَن فَرَضَ فِيهِنَّ ٱلۡحَجَّ فَلَا رَفَثَ وَلَا فُسُوقَ وَلَا جِدَالَ فِي ٱلۡحَجِّۗ﴾ [سورة البقرة: 197]
{Bởi thế, người nào thực hiện cuộc hành hương Hajj trong những tháng đó thì chớ dâm dục, chớ làm điều sàm bậy, tội lỗi và chớ cãi vã trong thời gian làm Hajj!} (Chương 2 – Albaqarah, câu 197).
Dâm dục trong câu Kinh mang ý nghĩa quan hệ tình dục và nó bao hàm những hành vi của tình dục như mơn trớn, vuốt ve, hôn hay lời nói kích dục.
* Vấn đề: Theo Sunnah, người thực hiện Hajj cũng như Umrah nên ít nói ngoại trừ những điều hữu ích. Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{وَمَنْ كَانَ يُؤْمِنُ بِاللهِ وَالْيَوْمِ الآخِرِ فَلْيَقُلْ خَيْرًا أَوْ لِيَصْمُتْ} رواه البخاري ومسلم.
“Và ai có đức tin nơi Allah và Ngày Sau thì hãy nói điều tốt đẹp hoặc giữ im lặng.” (Albukhari, Muslim).
* Vấn đề: Theo Sunnah, khuyến khích người đang trong Ihram thường xuyên nói lời Talbiyah, đọc Qur’an, kêu gọi làm điều tốt, ngăn cản làm điều xấu, giữ mình tránh những điều cấm ký trong Ihram, luôn điều chỉnh tâm niệm để luôn toàn tâm vì Allah.
Khi đã tới Makkah, nếu người thực hiện Hajj dạng Tamattu’a thì y thực hiện các nghi thức Umrah trước tiên, đó là:
    Tawaf ngôi đền Ka’bah bảy dòng.
    Dâng lễ nguyện Salah hai Rak’at sau khi Tawaf, khuyến khích đọc trong Rak’at thứ nhất chương Al-Kafirun và trong Rak’at thứ hai đọc chương Al-Iklaas. Tối nhất là nên thực hiện hai Rak’at này ngay phía sau Maqaam Ibrahim nếu điều đó không gặp trở ngại; còn không thì cứ thực hiện tại bất cứ chỗ nào trong Masjid Haram.
    Sau đó, tiến đến đồi Safa để thực hiện nghi thức Sa’i giữa Safa và đồi Marwah. Khi đến đồi Safa thì đọc lời phán của Allah I:
﴿إِنَّ ٱلصَّفَا وَٱلۡمَرۡوَةَ مِن شَعَآئِرِ ٱللَّهِۖ﴾ [سورة البقرة: 158]
Quả thật, đồi Safa và đồi Marwah thuộc các biểu hiệu của Allah (Chương 2 – Albaqarah, câu 158).
Sau đó, đi qua lại giữa đồi Safa và Marwah bảy dòng, đi là một dòng và về là một dòng, bắt đầu từ đồi Safa và kết thúc tại đồi Marwah.
Trong suốt quá trình đi qua lại giữa hai đồi cũng như trong Tawaf thì nên Du-a cầu xin Allah I.
    Sau khi đã hoàn tất việc Sa’i, nam giới sẽ cắt ngắn tóc đều hết toàn đầu, nam giới tốt nhất là cắt ngắn tóc nếu thời gian định tâm vào Hajj gần kề; còn không tốt nhất là nên cạo đầu; riêng nữ giới thì chỉ cắt đi phần đuôi tóc khoảng một lọn ngón tay.
Đến đây là đã xong phần Umrah, tình trạng Ihram được hủy bỏ, được phép làm trở lại những thứ cấm kỵ trong thời gian Ihram từ phụ nữ, dầu thơm, mặc quần áo may, cắt móng tay chân, tỉa râu mép, nhổ lông nách và bất cứ điều gì cần thiết. Tình trạng được phép này kéo dài cho đến ngày Tarawih (ngày mồng tám Zdul-Hijjah), sau đó định tâm Ihram vào Hajj.
* Trường hợp nếu người thực hiện dạng Hajj Qiraan và Ifrad thì khi đến Makkah, họ sẽ Tawaf ngôi đền Ka’bah được gọi Tawaf Qudum và Sa’i, sau đó họ cứ ở trong tình trạng Ihram cho tới ngày mồng mười Zdul-Hijjah được gọi là ngày Nahr.

  

 

 

 

 

 

 

 

Những việc làm trong ngày Tarawih và ngày A’rafah
Khuyến khích người đã Ihram vào Hajj dạng Ifrad hoặc Qiraan nhưng không mang theo con vật giết tế đổi lại thành dạng Tamattu’a.
Vào ngày Tarawih tức ngày mồng tám tháng Zdul-Hijjah, những người đi Hajj dù ở Makkah hay ở khu vực gần đó sẽ định tâm Ihram vào Hajj.
Người thực hiện Hajj định tâm Ihram tại nơi ở của họ dù là ở Makkah hay ở ngoài Makkah hay ở Mina.
Sau khi định tâm Ihram họ nên thường xuyên đọc lời Talbiyah, họ đọc to tiếng, và Talbiyah được đọc cho đến khi đã ném trụ Al-Aqabah vào ngày Eid.
Họ rời đi khu vực mina đối với ai ở Makkah vào ngày Tarawih, tốt nhất là nên rời đi trước lúc mặt trời nghiêng bóng; và nếu rời đi trước ngày Tarawih thì không vấn đề gì nếu như không quan niệm việc làm tốt hơn trong thợ phượng.
Khi tới Mina, họ sẽ dâng lễ nguyện Salah Zhuhur và Asr và các lễ nguyện Salah còn lại ở đó, họ sẽ ngủ ở đêm mồng chín; bởi Jabir t nói: “Thiên sứ của Allah cưỡi con vật đến Mina, Người dâng lễ nguyện Salah Zhuhur, Asr, Maghrib, I-sha’ và Fajar, sau đó Người ngủ một lát cho đến khi mặt trời mọc” (Muslim).
Nhưng đó không phải là điều Wajib mà là điều Sunnah, tương tự việc định tâm Ihram và ngày Tarawih cũng không phải là điều Wajib bởi vì nếu định tâm Ihram trước và sau ngày hôm đó thì vẫn được.
Vào sáng ngày mồng chín sau khi mặt trời mọc, họ sẽ di chuyển từ Mina đến khu vực A’rafah, và tất cả khu vực A’rafah đều là nơi dừng chân, bất cứ nơi nào trong phạm vi khu vực A’rafah thì đều có giá trị khi đứng tại đó ngoại trừ khu vực mà Thiên sứ của Allah không cho, đó là vùng trũng Urnah.
Tại A’rafah, khi mặt trời nghiêng bóng thì dâng lễ nguyện Salah Zhuhur và Asr theo hình thức Qasr (rút ngắn bốn thành hai Rak’at) và Jamu’a (gộp chung trong một giờ) với một Azdaan và hai Iqa-mah.
Tương tự ở Muzdalifah cũng thực hiện lễ nguyện giữa Maghrib và I-sha’ theo hình thức Qasr và Jamu’a, riêng ở tại Mina thì theo Sunnah chỉ có Qasr chứ không có Jamu’a.
Sau khi đã hoàn tất lễ nguyện Salah Zhuhur và Asr, họ sẽ Du-a cầu xin Allah I tại chỗ dừng chân của họ, chứ không nhất thiết phải đi lên núi, và cũng không nhất thiết phải nhìn thấy núi, lúc Du-a họ nên hướng mặt về hướng Ngôi Đền Ka’bah.
Trong thời gian ở tại A’rafah sau khi đã hoàn tất lễ nguyện Salah Zhuhur và Asr thì chỉ nên bận rộn với sự Du-a và sám hối cầu xin Allah tha thứ cũng như các lời tụng niệm. Có nhiều lời Du-a được Thiên sứ của Allah e chỉ dạy qua lời thuật của các vị Sahabah, và lời mà Thiên sứ nói nhiều nhất là câu:
{لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهَ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ ، لَهُ الْمُلْكُ ، وَلَهُ الْحَمْدُ ، وَهْوَ عَلَى كُلِّ شَىْءٍ قَدِيرٌ}
“La ila-ha illollo-h wahdahu la shari-kalah, lahul mulku wa lahul hamdu wa huwa ala’ kulli shay-in qodi-r”.
“Không có Thượng Đế đích thực nào ngoài Allah, Ngài là Đấng Duy Nhất không có đối tác ngang vai, mọi vương quyền, mọi lời ca ngợi đều thuộc về Ngài và Ngài là Đấng Toàn Năng trên mọi thứ”.
Không được phép rời A’rafah trước khi mặt trời lặn, nếu rời đi trước mặt trời lặn thì bắt buộc phải quay lại, nếu không quay lại phải chịu phạt, đó là giết một con cừu và phân phát cho những người nghèo tại khu vực Haram hoặc một phần bảy con bò hoặc con lạc đà.
Thời gian bắt buộc dừng chân tại A’rafah: thời gian bắt đầu từ sau khi mặt trời nghiêng bóng của ngày A’rafah theo câu nói đúng nhất, và tiếp tục cho tới lúc ánh rạng đông ló dạng của đêm mồng mười. Ai dừng chân ban ngày thì phải ở cho đến khi mặt trời lặn khuất, còn ai dừng chân ban đêm thì chỉ cần một lát cũng đã có giá trị; bởi Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ أَدْرَكَ عَرَفَات بِلَيْلٍ فَقَدْ أَدْرَكَ الْحَجَّ} رواه الخمسة من حديث عبد الرحمن بن يعمر t.
“Ai có mặt tại A’rafah trong đêm thì coi như đã có mặt trong Hajj.” (Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i, Ibnu Ma-jah và Ahmad ghi lại từ lời thuật của Abdurrahman bin Ya’mar t).
Giới luật dừng chân tại A’rafah:
Dừng chân tại A’rafah là nghi thức Rukun trong các nghi thức Rukun của Hajj, không những thế, nó còn được coi là đại nghi thức tối trọng của Hajj; bởi Thiên sứ của Allah e nói:
{الْحَجُّ عَرَفَةُ} رواه الخمسة من حديث عبد الرحمن بن يعمر tبإسناد صحيح.
“Hajj là A’rafah.” (Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i, Ibnu Ma-jah và Ahmad ghi lại từ lời thuật của Abdurrahman bin Ya’mar t với đường dẫn Sahih).
Do đó, nếu ai dừng chân ngoài phạm vi khu vực A’rafah thì sự dừng chân đó không có giá trị.

  

 

 

 


Di chuyển đến Muzdalifah và những việc làm trong ngày Eid
Sau khi mặt trời đã lặn khuất, những người hành hương sẽ từ A’rafah di chuyển đến khu vực Muzdalifah một cách từ tốn. Ông Jabir t thuật lại: Thiên sứ của Allah e vẫn đứng tại A’rafah cho tới khi mặt trời lặn và ánh hoàng hôn vừa mất đi một phần thì Người rời đi, Usa-mah thì nôi đuôi phía sau Người và dường như đầu con lạc đà muốn chạm phải mông con vật cưỡi của Người. Thế là Người e nói đồng thời ra hiệu bằng tay phải:
{أَيُّهَا النَّاسُ السَّكِينَةَ السَّكِينَةَ} رواه مسلم.
“Này hỡi mọi người, hãy từ tốn, hãy từ tốn” (Muslim).
Trong lúc di chuyển từ A’rafah đến Muzdalifah thì hãy luôn Istighfar, Takbir và Talbiyah bởi Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ثُمَّ أَفِيضُواْ مِنۡ حَيۡثُ أَفَاضَ ٱلنَّاسُ وَٱسۡتَغۡفِرُواْ ٱللَّهَۚ إِنَّ ٱللَّهَ غَفُورٞ رَّحِيمٞ ١٩٩ ﴾ [سورة البقرة: 199]
{Rồi hãy vội vã rời khỏi (Muzdalifah) nơi mà mọi người vội vã bỏ đi và hãy cầu xin Allah tha thứ tội lỗi. Quả thật, Allah là Đấng hằng tha thứ và khoan dung} (Chương 2 – Albaqarah, câu 199).
Muzdalifah có ba tên gọi: Muzdalifah, nơi tập hợp, và Mash’aril-Haraam.
* Vấn đề: Khi đã tới Muzdalifah, lập tực dâng lễ nguyện Salah Maghrib và I-sha’ theo hình thức Qasr và Jamu’a với một Azdaan và hai Iqa-mah ngay khi vừa tới nơi. Ông Jabir t mô tả cách của Thiên sứ e: “Khi Người e tới Muzdalifah, Người dâng lễ nguyện Salah Maghrib và I-sha’ với một Azdaan và hai Iqa-mah” (Muslim).
Sau đó, ngủ lại Muzdalifah cho đến sáng và dâng lễ nguyện Salah Fajar ở đó. Ông Jabir t nói: “Sau đó, Thiên sứ của Allah e nằm ngủ cho đến lúc ánh  rạng đông ló dạng, Người dâng lễ nguyện Salah Fajar lúc ánh bình minh với một Azdaan và một Iqa-mah.” (Muslim).
Theo Sunnah, phải nên ngủ lại Muzdalifah cho tới lúc Fajar, dâng lễ nguyện Salah Fajar xong, rồi nán lại một lúc để cầu nguyện cho tới khi trời ngã màu vàng, sau đó rời đi đến Mina trước lúc mặt trời mọc.
* Vấn đề: Nếu là người già yếu, trẻ con và phụ nữ thì họ được phép rời Muzdalifah sớm để đến Mina khi mà mặt trăng đã khuất (nửa đêm), tương tự những khỏe mạnh nhưng đi cùng với họ và quản lý họ được phép rời đi sớm cùng với họ. Riêng những đối tượng không phải là những người già yếu, phụ nữ hay trẻ con thì phải nên nán lại Muzdalifah cho tới giờ Fajar, dâng lễ nguyện Salah Fajar xong, nán lại một lát cho tới khi trời ngã vàng.
Ngủ lại Muzdalifah trong đêm là nghi thức Wajib của Hajj, không được phép bỏ qua nghi thức này đối với ai đến đó trước phần cuối đêm, còn đối với ai đến đó sau phần cuối của đêm thì được phép ở lại đó dù chỉ một lát. Tuy nhiên, tốt nhất là phải ở lại đó cho tới Fajar, dâng lễ nguyện Salah Fajar xong rồi cầu nguyện, sau đó mới rời đi.
* Vấn đề: Những người có lý do chính đáng được phép không ngủ lại ở Muzdalifah chẳng hạn như người bệnh cần ngủ bệnh việc để theo dõi điều trị, tương tự người mà người bệnh cần chăm sóc và phục dịch.
Sau đó, di chuyển đến Mina trước khi mặt trời mọc, bởi Umar t nói: “Những người thời Jahiliyah không rời Muzdalifah trừ phi mặt trời mọc, cho nên Thiên sứ của Allah e làm khác họ là rời đi trước khi mặt trời mọc” (Albukhari).
Nên nhặt lấy các viên sỏi để ném các trụ Jamarat trên đường đi trước khi tới Mina, đây là câu nói đúng nhất hoặc nhặt lấy ở Muzdalifah hoặc cũng có thể nhặt lấy ngay tại khu vực Mina. Ibnu Abbas t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e tiến đến trụ Aqabah vào buổi sớm trưa và Người ở trên lưng con vật cưỡi, Người nói: “Hãy nhặt cho Ta các viên sỏi”. Tôi đã nhặt cho Người bảy viên sỏi cỡ như viên để bắn ná, Người nắm chúng trong lòng bàn tay và Người e nói:
 {أَمْثَالَ هَؤُلاَءِ فَارْمُوا. يَا أَيُّهَا النَّاسُ إِيَّاكُمْ وَالْغُلُوَّ فِى الدِّينِ فَإِنَّمَا أَهْلَكَ مَنْ كَانَ قَبْلَكُمُ الْغُلُوُّ فِى الدِّينِ} رواه الإمام أحمد والنسائي وابن ماجه والحاكم صححه.
“Các ngươi hãy ném với những viên cỡ như thế này đây. Này hỡi mọi người, các ngươi hãy tránh những hành động thái quá trong tôn giáo; bởi quả thật, những người thời trước các ngươi đã bị hủy diệt chỉ vì họ đã thái quá trong tôn giáo.” (Imam Ahmad, Annasa-i, Ibnu Ma-jah, Hakim xác nhận Hadith Sahih).
Như vậy, nhưng viên sỏi dùng để ném trụ Jamarat cỡ như hạt đậu (đậu phụng hoặc lớn hơn một tí).
* Vấn đề: Không được phép và không có giá trị nếu ném bằng những gì khác ngoài các viên đá sỏi, và không vấn đề gì nếu như viên đá to hơn một chút, tuy nhiên, Thiên sứ của Allah e chỉ ném trụ với những viên đá nhỏ và Người bảo:
{خُذُوا عَنِّى مَنَاسِكَكُمْ} رواه أحمد.
“Các ngươi hãy thực hiện Hajj theo cách của Ta.” (Ahmad).
Khi tới Mina, hãy tiến đến trụ Jamarat Aqabah, đó là trụ cuối cùng hướng về Makkah, nó được gọi là Jamarah Kubra (trụ lớn). Người thực hiện Hajj sẽ ném trụ này với bảy viên đá, ném bảy lần mỗi lần một viên. Sau khi tới Mina là bắt đầu ném ngay vì đó là cách chào Mina. Thời gian cho việc ném đá kéo dài cho tới khi ánh rạng đông ló dạng của đêm mười một.
Những viên đá khi ném phải lọt vào miệng hố bao quanh trụ, người thực hiện Hajj phải chắc chắn các viên đá đã lọt vào trong hố mỗi lần ném, bởi vì mục tiêu của việc ném không phải là ném trúng vào cây trụ mà là ném vào trong hố. Do đó, nếu ném trúng cây trụ nhưng rồi viên đá lại văng ra ngoài khỏi hố thì chưa được tính.
* Vấn đề: Những người thuộc nhóm người già yếu, phụ nữ và trẻ con được phép ném trụ Jamarat vào lúc cuối đêm.
Theo Sunnah, khuyến khích Takbir cho mỗi lần ném.
Sau khi ném trụ Aqabah thì tốt nhất hãy thực hiện việc giết tế con vật nếu như đối với người đi Hajj theo dạng Tamattu’a hoặc Qiraan. Họ sẽ mua con cừu, giết nó rồi xẻ thịt phân phát cho người nghèo và lấy ăn một phần.
Sau khi giết con vật tế thì người thực hiện Hajj sẽ cạo đầu hoặc cắt ngắn tóc bởi Allah I phán:
﴿مُحَلِّقِينَ رُءُوسَكُمۡ وَمُقَصِّرِينَ﴾ [سورة الفتح: 27]
{Đầu cạo trọc và tóc cắt ngắn.} (Chương 48 – Al-Fath, câu 27).
Ông Abu Huroiroh t thuật lại: “Thiên sứ của Allah e đã cầu nguyện ba lần cho người cạo đầu và một lần cho người cắt ngắn tóc” (Albukhari, Muslim).
Nếu cắt ngắn tóc là phải cắt đều toàn đầu chứ không được cắt phần này và chừa phân kia.
Riêng nữ giới chỉ cắt đi một ít tóc ở phần đuôi tóc khoảng chừng một đốt ngón tay. Ông Ibnu Abbas t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لَيْسَ عَلَى النِّسَاءِ الْحَلْقُ إِنَّمَا عَلَى النِّسَاءِ التَّقْصِيرُ } رواه أبو داود والطبراني والدارقطني.
“Phụ nữ không cạo đầu mà chỉ cắt ngắn tóc.” (Abu Dawood, Tabra-ni và Adda-ra-qutni).
Sau khi đã hoàn thành việc ném trụ Aqabah, cạo đầu hay cắt ngắn tóc thì không còn cấm kỵ với bất kỳ điều cấm nào trong tình trạng Ihram ngoại trừ phụ nữ. Bà A’ishah  nói: “Tôi đã thoa dầu thơm cho Thiên sứ của Allah e trước khi Ihram, và vào ngày Nahr trước khi Tawaf ngôi đền tối đã thoa dầu thơm với xạ hương cho Người” (Albukhari, Muslim).
Đây được gọi là Tahallul lần thứ nhất.
Tahallul lần hai (không còn cấm kỵ bất cứ điều gì trong tình trạng ngay cả với phụ nữ) là lần Tahallul cuối cùng, nó có hiệu lực su khi đã hoàn tất việc Tawaf và Sa’i.
Sau khi đã hoàn tất việc ném trụ Aqabah, giết tế, cạo đầu hoặc cắt tóc thì người đi Hajj sẽ di chuyển trở lại Makkah để Tawaf được gọi là Tawaf Ifa-dhah và Sa’i giữa đồi Safa và Marwah. Nếu người làm Hajj theo dạng Qiraan hoặc Ifraad đã Sa’i cùng với lần Tawaf Qudum (lần Tawaf khi mới đến Makkah) thì không cần phải Sa’i trong lần Tawaf Ifa-dhah.
Tốt nhất là nên thực hiện theo thứ tự trong ngày Nahr: đầu tiên là ném trụ Aqabah, sau đó là giết tế, rồi đến việc cạo đầu hay cắt ngắn tóc, cuối cùng là Tawaf và Sa’i. Nhưng nếu không thực hiện bốn nghi thức này theo thứ tự đã nói thì cũng không vấn đề gì; bởi lẽ có người đã hỏi Thiên sứ của Allah e điều nào nên làm trước và điều nào nên làm sau thì Người e nói:
{افْعَلْ وَلاَ حَرَجَ} متفق عليه.
“Cứ làm, không có vấn đề gì!” (Albukhari, Muslim).
Ông Abdullah bin Amru t thì nói: tuy nhiên theo thứ tự thì tốt hơn bởi vì Thiên sứ của Allah e đã làm theo thứ tự như vậy.
Cách thức Tawaf ngôi đền:
Bắt đầu từ góc có cục đá đen, đứng vào vị trí xong xong với cục đá đen và bắt đầu cho một dòng và kết thúc một dòng của tại đó. Khi bắt đầu, nói “Bismillah, wollo-hu akbar” như Thiên sứ của Allah đã nói như thế trong hai bộ Sahih Albukhari và Muslim; sau đó, nói:
{اللهُمَّ إِيْمَاناً بِكَ وَتَصْدِيْقاً بِكِتابِك ووفَاءً بِعَهْدِكَ واتباعاً لِسُنَّةِ نَبِيِّكَ مُحَمَّدٍ.}
“Ollo-humma i-ma-nan bika wa tasdi-qan bikita-bika wa wafa-an bi ahdika wattiba’an lisunnati nabiyika Muhammad”.
“Lạy Allah, nơi Ngài bề tôi có đức tin, với kinh sách của Ngài bề tôi tin tưởng, với sự giao ước của Ngài bề tôi xin thực hiện và với Sunnah của vị Nabi của Ngài Muhammad bề tôi đi theo.”
Còn những dòng Tawaf còn lại thì chỉ cần nói Takbir. Và khuyến khích đưa tay phải chạm vào cục đá đen và hôn hoặc hôn trực tiếp vào cục đá đen hoặc chạm tay vào rồi hôn tay nếu không gặp trở ngại; còn nếu gặp trở ngại do qua đông người thì chỉ cần đưa tay ra dấu rồi hôn tay là được.
Không được phép cố chen lấn và xô đẩy trong dòng người đông đúc chỉ vì để được hôn cục đá đen.
Khi đi Tawaf, di chuyển sao cho ngôi đền luôn nằm hướng bên trái. Trong lúc di chuyển nên tụng niệm, Du-a, đọc Qur’an. Mỗi khi đến góc Al-Yama-ni (góc thứ tư tính từ góc có cục đá đen) thì hãy đưa tay phải chạm vào nếu không gặp trở ngại, còn nếu gặp khó khăn thì chỉ cần đưa tay ra dấu là được chứ không hôn. Trong lúc di chuyển từ góc Al-Yama-ni cho tới góc có cục đá đen thì nên nói:
﴿رَبَّنَآ ءَاتِنَا فِي ٱلدُّنۡيَا حَسَنَةٗ وَفِي ٱلۡأٓخِرَةِ حَسَنَةٗ وَقِنَا عَذَابَ ٱلنَّارِ﴾ [البقرة: 201].
“Rabbana a-tina fiddunya hasanah wa fil a-khiroti hasanah wa qina a’zda-ban na-r”.
{Lạy Thượng Đế của chúng con, xin Ngài ban cho chúng con những gì tốt đẹp trên thế gian và ở cõi Đời Sau và xin Ngài hãy cứu chúng con khỏi hình phạt nơi Hỏa ngục.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 201).
Đó là điều Sunnah được truyền lại từ Thiên sứ của Allah e.
Khi đến góc có cục đá đen là đã hoàn thành một dòng, cứ như thế thực hiện bảy dòng.
Những điều kiện bắt buộc cho Tawaf:
-    Phải là người Islam.
-    Người tỉnh táo.
-    Phải có sự định tâm.
-    Không được Tawaf với thân trần.
-    Phải hoàn tất bảy dòng.
-    Phải luôn di chuyển Tawaf sao cho ngôi đền luôn nằm bên trái.
-    Các dòng Tawaf là dòng quanh ngôi đền không được vào bên trong vòng cung Hijr Isma’il bởi vì đó là một phần của ngôi đền.
-    Phải đi bộ nếu có khả năng.
-    Các dòng Tawaf phải liên tục không được có sự gián đoạn trừ phi sự gián đoạn trong một lúc ngắn không đáng kể chẳng hạn như đang Tawaf thì đến giờ Iqamah hoặc có lễ nguyện Salah cho người chết thì được phép dừng để dâng lễ nguyện.
-    Phải Tawaf bên trong Masjid Haram.
-    Phải bắt đầu và kết thúc tại góc có cục đá đen của ngôi đền cho mỗi dòng.
Sau khi đã hoàn thành Tawaf, dâng lễ nguyện Salah hai Rak’at, tốt nhất là nên thực hiện hai Rak’at này đằng sau Maqaam Ibrahim nhưng được phép thực hiện ở bất nơi nào trong Masjid. Theo Sunnah nên đọc chương Al-Kafirun cho Rak’at thứ nhất và chương Al-Ikhlaas cho Rak’at thứ hai.
Sau khi hoàn thành lễ nguyện Salah hai Rak’at thì tiến đến đồi Safa để Sa’i giữa đồi Safa và Marwah. Khi đến đồi Safa thì đọc lời phán của Allah I:
﴿إِنَّ ٱلصَّفَا وَٱلۡمَرۡوَةَ مِن شَعَآئِرِ ٱللَّهِۖ﴾ [سورة البقرة: 158]
Quả thật, đồi Safa và đồi Marwah thuộc các biểu hiệu của Allah (Chương 2 – Albaqarah, câu 158).
Sau đó, di chuyển lên đồi, đứng hướng mặt về ngôi đền Ka’bah, Takbir ba lần rồi nói ba lần:
{لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحَمْدُ وَهُوَ عَلَى كَلِّ شَىْءٍ قَدِيرٌ لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ وَحْدَهُ أَنْجَزَ وَعْدَهُ وَنَصَرَ عَبْدَهُ وَهَزَمَ الأَحْزَابَ وَحْدَهُ}
“La ila-ha illollo-h wahdahu la shari-kalah, lahul mulku wa lahul hamdu wa huwa ala kulli shay-in qodi-r, La ila-ha illollo-h wahdahu, anjaza wa’dahu wa nasaro abdahu wa hazamal ahza-ba wahdah”.
“Không có Thượng Đế đích thực nào ngoài Allah, Ngài là Đấng Duy Nhất không có đối tác ngang vai, mọi vương quyền, mọi lời ca ngợi đều thuộc về Ngài và Ngài là Đấng Toàn Năng trên mọi thứ. Không có Thượng Đế đích thực nào ngoài Allah, Ngài là Đấng Duy Nhất, Ngài đã thực hiện lời hứa của Ngài, trợ giúp người bề tôi của Ngài và đã đánh bại các đội quân của kẻ thù, Ngài là Đấng Duy Nhất”.
Sau đó hãy cầu nguyện rồi đi xuống đồi Safa để đi về phía đồi Marwah, trên đường đến đồi Marwah có một đoạn giữa hai vạch sáng màu xa lá cây, người Sa’i nên chạy nhanh trong đoạn đó. Khi tới đồi Marwah là được một dòng. Ở trên đồi Marwah cũng nói giống như những gì trên đồi Safa rồi đi xuống để trở lại đồi Safa, đến đoạn giữa hai vạch màu xanh lá cây thì cũng chạy nhanh, khi tới đồi Safa là dòng thứ hai. Cứ như vậy đi qua lại bảy dòng, từ Safa đến Marwah là một dòng và từ Marwah trở lại Safa là một dòng kế tiếp; và dòng cuối cùng được kết thúc tại đồi Marwah.
Trong quá trình đi Sa’i khuyến khích tụng niệm, Du-a hoặc đọc Qur’an.
* Tawaf và Sa’i không hề có quy định những lời Du-a hay những lời tụng niệm riêng biệt nào cả mà cứ Du-a và tụng niệm tùy thích với những lời Du-a cũng như tụng niềm được truyền lại từ sự chỉ dạy của Thiên sứ e.
Các điều kiện bắt buộc cho Sa’i:
-    Phải có sự định tâm Niyah.
-    Phải thực hiện đủ bảy dòng.
-    Phải thực Tawaf của Hajj trước.
-    Các dòng phải được thực hiện liên tiếp nhau không được sự gián đoạn trừ sự gián đoạn chỉ trong một lúc không đáng kể.
  

Giáo lý những ngày Tashreeq và Tawaf chia tay
Sau khi đã Tawaf Ifa-dhah của ngày mồng mười tức ngày Eid thì quay trở lại Mina, bắt buộc phải ngủ đêm tại đó. Ông A’sim bin A’di t thuật lại: “Thiên sứ của Allah e cho phép người chăn giữ lạc đà ngủ đêm bên ngoài Mina” (Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i, Ibnu Ma-jah và Ahmad).
Đó là vì Abbas t đã xin Thiên sứ của Allah e cho phép ông ngủ đêm ở Makkah vào những đêm của Mina để coi chừng đàn lạc đà của ông.
Ông Umar t nói: “Không ai thực hiện Hajj được phép ngủ lại tại khu vực phía sau trụ Aqabah (Makkah) vào những đêm của Mina” (Malik ghi lại với đường dẫn truyền Sahih).
Do đó, phải ngủ đêm tại Mina trong ba đêm nếu không vội, còn nếu vội thì ngủ lại trong hai đêm, đó là đêm mười một và đêm mười hai. Các lễ nguyện Salah trong những ngày đó được thực hiện theo hình thức Qasr (bốn Rak’at rút ngắn thành hai Rak’at), và mỗi lễ nguyện Salah được thực vào đùng giờ giấc của nó.
Trong ba ngày đó, phải đi ném cả ba trụ Jamarat vào mỗi ngày từ lúc sau khi mặt trời đã nghiêng bóng. Ông Jabir t thuật lại: “Thiên sứ của Allah e ném trụ Jamarat Aqabah trong ngày Nahr vào buổi sớm trưa (trước khi mặt trời nghiêng bóng), còn trong những ngày sau đó thì Người e ném vào lúc khi mặt trời đã nghiêng bóng.” (Albukhari, Muslim).
Ông Ibnu Umar t nói: “Chúng tôi canh chừng giờ, khi mặt trời đã nghiêng bóng thì chúng tôi đi ném trụ.” (Albukhari).
Khi ném ba trụ thì bắt đầu từ trụ thứ nhất (trụ nhỏ). Cách ném cũng giống như cách ném trụ Aqabah trong ngày Nahr. Sau khi ném xong, tiến đến trụ thứ hai, đứng hướng mặt về Qiblah, ngửa đôi bàn tay lên cầu nguyện thật lâu khoảng bằng thời gian đọc chương Albaqarah. Xong thì tiếp tục đi ném trụ Wusta (trụ giữa), sau đó đi qua trái và đứng hướng mặt về Qiblah ngửa đôi bàn tay lên cầu nguyện. Xong tiếp tục đi ném trụ Aqabah, khi ném xong trở về chỗ nghỉ ngay không đứng lại.
Bắt buộc phải ném theo trình tự: đầu tiên là ném trụ Jamarah Sughra (trụ nhỏ), kế đến là trụ Wusta (trụ giữa) và cuối cùng là trụ Aqabah.
* Vấn đề: Những người thuộc các thành phần lớn tuổi già yếu, phụ nữ, trẻ con lo sợ đám đông sẽ gây khó khăn có thể nhờ người ném hộ cho họ.
Người ném hộ có thể ném cho tất cả người được ném thay ở từng trụ; không nhất thiết phải hoàn tất việc ném cho bản thân trước rồi mới đến việc ném hộ bởi trong thời điểm đông người rất khó khăn.
* Vấn đề: Vào ngày thứ mười hai, sau khi ném ba trụ xong, nếu muốn có thể rời Mina trước khi mặt trời lặn; còn nếu muốn có thể ở lại thêm một đêm nữa và tiếp tục ném ba trụ vào ngày mười ba, và ở lại thêm ngày mười ba thì tốt hơn. Allah I phán:
﴿فَمَن تَعَجَّلَ فِي يَوۡمَيۡنِ فَلَآ إِثۡمَ عَلَيۡهِ وَمَن تَأَخَّرَ فَلَآ إِثۡمَ عَلَيۡهِۖ لِمَنِ ٱتَّقَىٰۗ ﴾ [سورة البقرة: 203]
{Những ai vội vã rời đi sau hai ngày thì không mang tội còn ai ở lại thêm thì cũng không mang tội. Vấn đề là ở người có lòng kính sợ Allah.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 203).
Nếu như mặt trời đã lặn mà chưa rời đi thì bắt buộc phải ở lại thêm một đêm mười ba.
Phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt:
Người phụ nữ có kinh nguyệt hoặc máu hậu sản trước khi định tâm Ihram hoặc đã định tâm Ihram trong lúc thân trạng sạch sẽ nhưng rồi lại đến chu kỳ trong lúc đang trong Ihram thì cô ta cứ ở vậy trong Ihram, cô ta sẽ thực hiện tất cả các nghi thức Hajj từ nghi thức dừng chân tại A’rafah, ngủ đêm tại Muzdalifah, ném trụ Jamarat và ngủ đêm tại Mina, trừ việc Tawaf ngôi đền Ka’bah và Sa’i giữa đồi Safa và Marwah, khi nào đã sạch sẽ trở lại thì thực hiện Tawaf và Sa’i.
Nhưng nếu cô ta Tawaf trong thân trạng sạch sẽ và sau khi hoàn thành Tawaf thì cô ta đến chu kỳ, trường hợp này cô ta tiếp tục thực hiện việc Sa’i giữa đồi Safa và Marwah, kinh nguyệt không cản trở nghi thức Sa’i vì Sa’i không cần phải trong thân trạng có Taha-rah.


Tawaf chia tay:
Khi người thực hiện Hajj muốn rời Makkah để quay về thì phải Tawaf được gọi là Tawaf chia tay trước khi lên đường; trừ người phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt hay máu hậu sản thì không cần phải Tawaf trước khi lên đường quay về. Ông Ibnu Abbas t nói: “Mọi người được lệnh phải Tawaf lần cuối trừ phụ nữ có kinh nguyệt” (Albukhari, Muslim).
Và trong một lời dẫn khác, ông Ibnu Abbas t nói: Mọi người bắt đầu đổ xô ra về từ mọi hướng, Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ يَنْفِرُ أَحَدٌ حَتَّى يَكُونَ آخِرُ عَهْدِهِ بِالْبَيْتِ} رواه أحمد ومسلم وأبو داود وابن ماجه.
“Không ai được rời đi cho tới khi nào đã Tawaf ngôi đền.” (Ahmad, Muslim, Abu Dawood và Ibnu Ma-jah).
Ibnu Abbas t nói: “Thiên sứ của Allah e cho phép người có kinh nguyệt lên đường quay về mà không cần Tawaf chia tay nếu như cô ta đã Tawaf Ifa-dhah” (Ahmad).
Bà A’ishah  thuật lại: Bà Safiyah Bint Hayy  đến chu kỳ kinh nguyệt sau khi đã Tawaf Ifa-dhah, bà đã nói với Thiên sứ của Allah e về điều đó, Người nói: “Vậy, cứ lên đường!” (Albukhari, Muslim).
Nếu sau khi đã Tawaf chia tay nhưng vẫn ở lại trong thời gian lâu thì phải thực hiện lại Tawaf trước khi lên đường trừ phi ở lại để đợi người đi cùng hoặc để sửa chữa phương tiện di chuyển hoặc ở lại một lát để dùng bữa trư hay mua một vài thứ gì đó thì không cần phải thực hiện Tawaf lần nữa trước khi rời đi.

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo lý Adhiyah, Hady và Aqi-qah
Adhiyah
Adhiyah là con vật được mang ra giết tế từ các loại gia súc bò, lạc đà, dê hoặc cừu do ngày lễ Eid để làm hài lòng Allah I.
Adhiyah là việc làm Sunnah Mu’akkadah. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ فَصَلِّ لِرَبِّكَ وَٱنۡحَرۡ ٢ ﴾ [سورة الكوثر: 2]
{Hãy dâng lễ nguyện Salah và giết tế vì Thượng Đế của Ngươi (Muhammad)} (Chương 108 – Al-Kawthar, câu 2).
﴿وَلِكُلِّ أُمَّةٖ جَعَلۡنَا مَنسَكٗا لِّيَذۡكُرُواْ ٱسۡمَ ٱللَّهِ عَلَىٰ مَا رَزَقَهُم مِّنۢ بَهِيمَةِ ٱلۡأَنۡعَٰمِۗ ﴾ [سورة الحج: 34]
{Và TA đã ban cho mỗi cộng đồng một số nghi lễ cúng tế để họ có thể niệm danh Allah trên những con vật nuôi mà Ngài đã ban cấp cho họ dùng làm thực phẩm.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 34).
Ông Anas bin Malik t thuật lại: “Thiên sứ của Allah e giết Adhiyah với hai con cừu có sừng.” (Albukhari ghi lại).
Tất cả những người Muslim đều đồng thuận về việc làm Adhiyah được qui định trong Islam nhưng không phải bắt buộc; bởi các vị Sahabah đã từng bỏ qua việc thực hiện Adhiyah dù có khả năng vì sợ rằng nó trở thành điều bắt buộc chẳng hạn như Abu Bakr t, Umar t, Ibnu Mas’ud t và các vị Sahabah khác.
Giết Adhiyah tốt hơn bố thí giá trị của nó.
Các điều kiện để Adhiyah có giá trị:
1.    Con vật làm Adhiyah phải là các loại gia súc: lạc đà, bò, dê hoặc cừu.
2.    Con vật phải đủ tuổi theo qui định: năm tuổi đối với lạc đà, hai tuổi đối với bò, một tuổi đối với dê và sáu tháng tuổi đối với cừu.
3.    Con vật không bị khiếm khuyết hay dị tật.
* Vấn đề: Một con cừu hay một phần bảy con bò có thể Adhiyah cho một hộ gia đình. Ông Abu Ayyub thuật lại: “Trong thời của Thiên sứ, một làm Adhiyah với một con cừu cho y và cho cả gia đình của y, họ ăn và mang phân phát.” (Tirmizdi, Ibnu Ma-jah).
* Vấn đề: Con vật dùng làm Adhiyah tốt nhất là lạc đà, kế đến là bò và sau đó là dê hoặc cừu; và đối với mỗi loài tốt nhất là con có giá cao nhất.
* Vấn đề: Việc hùn hạp Adhiyah được phân thành hai dạng:
Dạng thứ nhất: Hùn hạp trong ân phước, đó là một người sỡ hữu con vật, người Muslim khác chia sẽ cùng với y trong ân phước, sự hùn hạp này là được phép.
Dạng thứ hai: Hai nhà hoặc nhiều hơn cùng chung sở hữu một con Adhiyah, sự hùn hạp không được phép.
Những khiếm khuyết và dị tất không được phép dùng làm Adhiyah
1.    Con vật bi đui một bên mắt, dù là có mắt nhưng không nhìn thấy hoặc con mắt toàn là màu trắng đục.
2.    Con vật quá gầy.
3.    Con vật bì què do mất một chân hay do bị gãy; nhưng nếu chỉ què một chút không đáng kể thì không sao.
4.    Con vật bị bệnh, chẳng như bị cảm hoặc bị nhiễm trùng hoặc có thể do nguyên nhân nào đó dễ gây chết chẳng hạn như bị ngộp sắp chết, bị thú dữ cắn xé, ...
Ông Al-Bara’ bin A’zib t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e đứng giữa chúng tôi và nói:
{أَرْبَعٌ لاَ تَجُوزُ فِى الأَضَاحِى الْعَوْرَاءُ بَيِّنٌ عَوَرُهَا وَالْمَرِيضَةُ بَيِّنٌ مَرَضُهَا وَالْعَرْجَاءُ بَيِّنٌ ظَلْعُهَا وَالْكَسِيرُ الَّتِى لاَ تَنْقَى} رواه أحمد وأبو داود والترمذي والنسائي.
“Bốn khuyết điểm ở con vật không được phép mang đi làm Adhiyah: bị đui một mắt một cách rõ rệt, bị bệnh, bị què và gầy yếu.” (Ahmad, Abu Dawood, Tirmizdi và Annasa-i).
5.    Con cừu bị cắt mông dù nhiều hay ít.
Những khiếm khuyết Makruh:
1.    Con vật bị gãy sừng hoặc đứt tai hay bị một điều gì đó tương tự trên cơ thể con vật.
2.    Con bò hoặc con lạc đà bị cắt đuôi.
3.    Bị rụng răng.
4.    Khô sữa.
Giờ giấc giết tế Adhiyah:
Giờ giấc giết tế Adhiyah là từ lúc sau khi hoàn thành lễ nguyện Salah Eid. Ông Albara’ bin A’zib t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّ أَوَّلَ مَا نَبْدَأُ بِهِ فِى يَوْمِنَا هَذَا أَنْ نُصَلِّىَ ثُمَّ نَرْجِعَ فَنَنْحَرَ ، فَمَنْ فَعَلَ ذَلِكَ فَقَدْ أَصَابَ سُنَّتَنَا ، وَمَنْ ذَبَحَ قَبْلَ أَنْ يُصَلِّىَ فَإِنَّمَا هُوَ لَحْمٌ عَجَّلَهُ لأَهْلِهِ ، لَيْسَ مِنَ النُّسُكِ فِى شَىْءٍ} متفق عليه.
“Quả thật, việc đầu tiên mà chúng ta bắt đầu trong ngày này của chúng ta (ngày Eid) là chúng ta dâng lễ nguyện Salah rồi chúng ta trở về để giết tế. Bởi thế, ai thực hiện đúng như vậy thì y đã làm đúng Sunnah của chúng ta; còn ai giết con vật trước khi dâng lễ nguyện Salah (Eid) thì đó chỉ là thịt y hối hả chia sẻ cho gia đình của y mà thôi chứ không phải là một điều gì đó từ nghi thức (giết tế làm hài lòng Allah).” (Albukhari, Muslim).
Nếu ở trong xứ không có lễ nguyện Salah thì hãy thực hiện việc giết tế trong khoảng thời gian ước lượng tầm sau lễ nguyện Salah Eid.
Thời gian giết tế kéo dài trong ba ngày kể từ sau ngày Eid. Ông Nubaishah Al-Hazali t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{أَيَّامُ التَّشْرِيقِ أَيَّامُ أَكْلٍ وَشُرْبٍ وَذِكْرِ اللهِ عَزَّ وَجَلَّ} رواه مسلم.
“Các ngày Tashreeq là những ngày để ăn, uống và tụng niệm Allah, Đấng Tối Cao.” (Muslim).
Nếu một người trì hoãn việc giết tế qua khỏi thời gian của nó có lý như do quên hay một lý do nào thì việc giết tế trở thành việc giết tế bắt buộc giống như thề nguyện hay được phó thác; trường hợp này không còn là sự tình nguyện nữa.
* Vấn đề: Phải xác định con vật Adhiyah bằng lời nói chẳng như nói: Đây là Adhiyah dành cho Allah; tương tự khi giết con vật thì phải định tâm Adhiyah.
Một số điều liên quan đến con vật được chọn làm Adhiyah:
1.    Con vật được chọn làm Adhiyah, không được phép bán hay đem biếu tặng trừ phi có con vật khác tốt hơn thay thế; không được bán da của nó nhưng được phép dùng từ lợi ích của nó.
2.    Con vật được chọn làm Adhiyah, không được lấy lông của nó (cừu) làm len trừ phi việc làm đó có lợi cho nó; không được uống sữa của nó trừ phi con của nó đã bú no.
3.    Con vật được chọn làm Adhiyah, không được để cho nó bị thương tật hay bị lạc mất hoặc bị trộm, nếu xảy ra việc đó do lơ là thì phải thay một con vật khác giống như vậy; còn nếu xảy ra việc đáng tiếc đó nhưng không phải do lơ là: nếu thương tật vĩnh viễn thì phải được phép giết tế.
* Vấn đề: Theo Sunnah, khuyến khích ăn một phần ba từ con vật Adhiyah, đem biếu tặng một phần ba còn một phần ba thì đem bố thí cho người nghèo. Nếu ăn hết Adhiyah thì một số học giả nói được phép nhưng phải bố thí những phần thịt khác bởi Allah I phán:
﴿فَكُلُواْ مِنۡهَا وَأَطۡعِمُواْ ٱلۡقَانِعَ وَٱلۡمُعۡتَرَّۚ﴾ [سورة الحج: 36]
{Các ngươi hãy dùng thịt của chúng và bố thí cho những người nghèo sống bằng lòng với số phận và cho những người ăn xin.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 36).
* Vấn đề: Người làm Adhiyah không được phép bứt, nhổ, cạo lông tóc, cắt móng tay chân hay da của mình sau khi đã vào mười ngày đầu của Zhul-Hijjah tính từ lúc mặt trời lặn của ngày cuối cùng của tháng Zhul-Qa’dah cho tới lúc mà con vật Adhiyah được giết đầu tiên. Bà Ummu Salamah  thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا دَخَلَ الْعَشْرُ وَعِنْدَهُ أُضْحِيَّةٌ يُرِيدُ أَنْ يُضَحِّىَ فَلاَ يَأْخُذَنَّ شَعْرًا وَلاَ يَقْلِمَنَّ ظُفُرًا حَتَّى يُضْحِيْ} رواه مسلم.
“Khi vào mười ngày của Zdul-Hijjah mà ai đó muốn làm Adhiyah thì y chớ bứt, nhổ, hay cạo lông tóc cũng như chớ cắt mong tay cho tới khi y giết Adhiyah.” (Muslim).
Trong một lời dẫn khác của Muslim:
{إِذَا دَخَلَتِ الْعَشْرُ وَأَرَادَ أَحَدُكُمْ أَنْ يُضَحِّىَ فَلاَ يَمَسَّ مِنْ شَعَرِهِ وَبَشَرِهِ شَيْئًا}
“Khi vào mười ngày của Zdul-Hijjah và ai đó trong các ngươi muốn làm Adhiyah thì y chớ đụng vào bất cứ thứ gì từ lông, tóc hay da của y (tức không bứt, nhổ, cạo, cắt)”.
Hady
Hady là những con vật được giết trong nghi thức làm Hajj từ các loại gia súc: là đà, bò, dê hay cừu.
Thiên sứ của Allah e đã làm Hady với một trăm con lạc đà (Albukhari, Muslim).
* Vấn đề: Hady và Adhiyah tương đồng với nhau trong giáo lý.
Aqi-qah
Aqi-qah là giết cừu hoặc dê để tạ ơn Allah I khi đứa con mới sinh.
Ông Samurah t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{كُلُّ غُلاَمٍ رَهِينَةٌ بِعَقِيقَتِهِ تُذْبَحُ عَنْهُ يَوْمَ السَّابِعِ وَيُحْلَقُ رَأْسُهُ وَيُسَمَّى فِيْهِ} رواه أحمدو أبو داود والترمذي والنسائي وابن ماجه.
“Tất cả mọi đứa bé đều phải làm Aqi-qah, giết con vật ăn mừng cho nó vào ngày thứ bảy, cạo đầu  và đặt tên cho nó vào hôm đó.” (Ahmad, Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i và Ibnu Ma-jah).
Học giả Ibnu Al-Qayyim  nói: “Quả thật Allah qui định việc giết tế cho đứa bé mới sinh mục đích để tháo gỡ sự kìm hãm của Shaytan khi nó mới ra thế gian. Aqi-qah sẽ trừ khử sự kìm hãm của Shaytan”.
* Vấn đề: Aqi-ah mang những điều cũng giống nhưng điều kiện của Adhiyah.
Thời gian của Aqi-qah:
Theo Sunnah, nên giết cừu hay dê khi em bé sinh được bảy ngày như Hadith được nêu trên.
Số lượng cừu, dê được giết cho Aqi-qah:
Theo Sunnah, bé trai giết hai con cừu hoặc dê, bé gái giết một con cừu hoặc dê. Ông Abdullah bin Amru t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{عَنِ الْغُلاَمِ شَاتَانِ وَعَنِ الْجَارِيَةِ شَاةٌ} رواه أحمد وأبو داود والنسائي.
“Hai con cừu cho bé trai và một còn cừu cho bé gái.” (Ahmad, Abu Dawood và Annasa-i).
* Vấn đề: Theo Sunnah nên đặt tên với những tên gọi bằng tiếng Ả rập mang ý nghĩa tốt đẹp. Khuyến khích đặt tên với tên: Abdullah (người bề tôi của Allah), Abdurrahman (người bề tôi của Đấng Độ Lượng), các tên tốt đẹp sau đó là Abdu (người bề tôi) cùng các thuộc tính và các đại danh tốt đẹp của Allah I, kế đến là các tên gọi của các vị Nabi, các vị Thiên sứ, và những người ngoan đạo.
Theo Sunnah, khuyến khích đặt tên cho bé vào ngày thứ bảy sau khi sinh nhưng nếu đã có chủ ý đặt tên cho bé thì cứ gọi no ngay từ lúc sinh ra.
* Vấn đề: Theo Sunnah, khuyến khích cạo đầu cho bé trai trong ngày thứ bảy và bố thí giá trị của bạc qui ra từ trọng lượng của tóc được cạo.
 
انتهى وصلى الله وسلم على نبينا محمد.

  

 
Mục lục

Trang    Chủ đề    Stt
1    Lời mở đầu           1
4    Giáo lý Taha-ra và nước        2
4    Khái niệm Taha-rah         3
5    Nguồn nước          4
7    Giáo lý vật dụng và quần áo của người ngoại đạo            5
7    Vật dụng bằng vàng và bạc             6
9    Vật dụng của người ngoại đạo         7
9    Da động vật chết    8
11    Quần áo của người ngoại đạo          9
12    Những điều không được phép đối với người đang trong tình trạng Hadath         10
12    Những điều cấm đối với người đang ở trong tình trạng đại Hadath hoặc tiểu Hadath       11
14    Những điều cấm chỉ đối với người đang ở trong tình trạng đại Hadath        12
18    Văn hóa đi vệ sinh      13
21    Siwak và những việc làm Fitrah          14
26    Giáo lý Wudu’           15
27    Những điều Sunnah của Wudu’ và cách thức làm Wudu’    16
31    Những nghi thức bắt buộc của Wudu’    17
35    Giáo lý lau giày và những thứ khác      18
38    Những điều là hư Wudu’    19
42    Giáo lý tắm    20
47    Giáo lý Tayammum    21
54    Giáo lý tẩy xóa Najis    22
59    Giáo lý kinh nguyệt và hậu sản    23
68    Giáo lý máu hậu sản    24
70    Giáo lý lễ nguyện Salah    25
75    Giáo lý Azdaan và Iqa-mah    26
81    Shurut của lễ nguyện Salah    27
95    Những nơi không được phép dâng lễ nguyện Salah    28
104    Phong thái đi lễ nguyện Salah             29
111    Các điều Rukun (trụ cột), các điều Wajib (bắt buộc), và các điều Sunnah (khuyến khích) của lễ nguyễn Salah    30
112    Các Rukun của lễ nguyện Salah      31
118    Những Wajib của lễ nguyện Salah    32
122    Toàn bộ cách thức dâng lễ nguyện Salah    33
130    Những điều Makruh (bỏ tốt hơn làm) trong lễ nguyện Salah    34
133    Những điều khuyến khích và được phép trong lễ nguyện Salah    35
138    Sujud Sahwi    36
144    Tụng niệm sau lễ nguyện Salah    37
149    Lễ nguyện salah tự nguyện    38
151    Lễ nguyện Salah Witir             39
155    Lễ nguyện Salah Tara-wih    40
158    Lễ nguyện Salah Sunnah Rawa-tib      41
165    Sujud Tila-wah    42
168    Lễ nguyện Salah tự nguyện không giới hạn             43
175    Các thời điểm cấm dâng lễ nguyện Salah      44
178    Lễ nguyện Salah tập thể: bổn phận bắt buộc và ân phúc    45
189    Giới luật về trường hợp lỡ mất một Rak’at hay nhiều hơn từ lễ nguyện Salah của Imam    46
195    Giáo lý Imam    47
198    Ai không được đề cử làm Imam trong lễ nguyện Salah      48
203    Những điều qui định cho Imam trong lễ nguyện Salah    49
206    Lễ nguyện Salah của những người gặp trở ngại    50
206    Lễ nguyện Salah của người bệnh    51
208    Lễ nguyện Salah của người đang ở trên phương tiện di chuyển    52
209    Lễ nguyện Salah của khách lữ hành (Musa-fir)    53
213    Lễ nguyện Salah trong tình huống lo sợ    54
    Giáo lý lễ nguyện Salah Jumu’ah (thứ sáu)  219    55
221    Các đặc điểm của lễ nguyện Salah Jumu’ah    56
228    Giới luật lễ nguyện Salah Jumu’ah    57
229    Lễ nguyện Salah Jumu’ah trong đi đường    58
230    Các điều kiện thiết yếu cho lễ nguyện Salah Jumu’ah    59
232    Những điều Sunnah trong thuyết giảng    60
234    Cách thức lễ nguyện Salah Jumu’ah bắt buộc    61
236    Giáo lý lễ nguyện Salah Eid    62
238    Giới luật lễ nguyện Salah Eid    63
239    Giờ giấc của lễ nguyện Salah Eid    64
240    Những điều Sunnah của ngày Eid    65
241    Cách thức lễ nguyện Salah Eid    66
244    Takbir trong hai ngày lễ Eid      67
246    Lời chúc tụng trong ngày Eid    68
248    Giáo lý lễ nguyện Salah Kusuf      69
249    Giờ giấc của lễ nguyện Salah Kusuf    70
250    Cách thức lễ nguyện Salah Kusuf    71
253    Lễ nguyện Salah cầu mưa (Istisqa’)    72
254    Giới luật lễ nguyện Salah cầu mưa         73
254    Cách thức lễ nguyện Salah cầu mưa    74
260    Giáo lý an táng cho người chết    75
260    Giáo lý về người bệnh và người đang hấp hối    76
265    Giáo lý về người chết    77
267    Tắm người chết    78
270    Cách thức tắm cho người chết    79
271    Cách thức liệm    80
272    Giới luật lễ nguyện Salah cho người chết    81
275    Cách thức lễ nguyện Salah cho người chết    82
278    Giáo lý khiêng và chôn cất người chết      83
282    Giáo lý chôn cất    84
284    Giáo lý đi an ủi người thân của người chết và viếng thăm mộ           85
285    Viếng mộ    86
288    Giáo lý Zakah    87
290    Các điều kiện bắt buộc phải xuất Zakah    88
295    Zakah thú nuôi    89
295    Zakak lạc đà    90
297    Zakah bò    91
299    Zakah dê, cừu    92
304    Zakah các loại hạt và trái quả    93
310    Zakah vàng và bạc    94
312    Zakah hàng hóa kinh doanh    95
314    Zakah Al-Fitri      96
317    Xuất Zakah    97
320    Đối tượng nhận Zakah và những ai không được phép đưa Zakah cho họ             98
329    Bố thí tự nguyện    99
335    Giáo lý nhịn chay    100
337    Giờ giấc nhịn chay    101
338    Cách xác định đã vào tháng Ramadan    102
340    Ai là những người bắt buộc phải nhịn chay?          103
342    Những điều Sunnah của nhịn chay    104
344    Những điều làm hư nhịn chay    105
349    Giáo lý thực hiện bù    106
356    Giáo lý hành hương Hajj       107
357    Ý nghĩa và giá trị của qui định hành hương Hajj    108
360    Hajj của trẻ con    109
366    Những địa điểm định tâm Ihram cũng như các thời điểm cho Hajj    110
369    Cách thức Ihram      111
372    Các dạng Hajj    112
374    Những điều cấm trong tình trạng Ihram    113
384    Những việc làm trong ngày Tarawih và ngày A’rafah    114
388    Di chuyển đến Muzdalifah và những việc làm trong ngày Eid             115
394    Cách thức Tawaf ngôi đền    116
399    Giáo lý những ngày Tashreeq và Tawaf chia tay    117
402    Tawaf chia tay    118
404    Giáo lý Adhiyah, Hady và Aqi-qah    119
406    Những khiếm khuyết và dị tất không được phép dùng làm Adhiyah                120
407    Giờ giấc giết tế Adhiyah    121
409    số điều liên quan đến con vật được chọn làm Adhiyah    122
410    Hady    123
410    Aqi-qah    124