Về bài viết

Tác giả :

أحمد بن عبد الرحمن بن عثمان القاضي

Ngày :

Sat, Sep 03 2016

Thể loại :

Jurisprudence

Tải về

Giáo Luật Ăn Tết Tây

Giáo Luật Ăn Tết Tây

] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامية [

 

Tiến sĩ: Ahmad bin Abdur Rahman Al-Qaadhi

 


Dịch thuật: Abu Zaytune Usman Ibrahim

Kiểm duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa


2014 - 1436


 
حكم الاحتفال بعيد رأس السنة الميلادية
« باللغة الفيتنامية »

 

د/ أحمد بن عبد الرحمن القاضي

 


ترجمة: أبو زيتون عثمان إبراهيم

مراجعة: أبو حسان محمد زين بن عيسى

 

 


2014 - 1436
 

ﭑ       ﭒ  ﭓ  ﭔ
Nhân danh Allah
Đấng Rất mực Độ lượng
Đấng Rất mực Khoan dung


اَلْحَمْدُ لِلَّهِ وَحْدَهُ، وَالصَّلَاةُ وَالسَّلَامُ عَلَى مَنْ لَا يَبِيَ بَعْدَهُ، أَمَّا بَعْدُ ...
Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah, Thượng Đế duy nhất, cầu xin bằng an và phúc lành cho vị Nabi mà sau Người không còn có vị Nabi nào nữa ...
Lễ Tết là hiện tượng phổ biến của nhân loại, hầu như nó đều có mặt trong mọi quốc gia và cộng đồng xã hội. Nó xuất phát từ sự ước muốn sâu sắc trong việc làm sống lại ký ức của một kỷ niệm hay một sự kiện cụ thể nào đó; hoặc chỉ để thể hiện niềm vui, sự hân hoan và hạnh phúc; hoặc để tỏ lòng tri ân, được diễn ra định kỳ hàng năm.
Vì Allah I biết khuynh hướng tự nhiên này của những người bề tôi của Ngài nên Ngài đã hướng dẫn họ cách thể hiện khuynh hướng đó với một hình thức trang nghiêm trong khung cảnh của một cái nhìn toàn diện về ý nghĩa của sự tạo hóa, chức năng của con người và những ràng buộc của con người với Allah I.
Ông Anas bin Malik t thuật lại: Thiên sứ của Allah e tới Madinah và thấy cư dân Madinah ăn mừng và vui chơi vào hai ngày nọ thì Người nói:
))مَا هَذَانِ الْيَوْمَانِ((
“Hai ngày này là hai ngày gì?”
Họ bảo: Chúng tôi thường vui chơi và ăn mừng trong hai ngày này từ thời Jahiliyah (trước Islam). Thế là Thiên sứ của Allah e nói:
))إِنَّ اللهَ قَدْ أَبْدَلَكُمْ بِهِمَا خَيْرًا مِنْهُمَا يَوْمَ الْأَضْحَى وَيَوْمَ الْفِطْرِ(( رواه أبو داود وأحمد.
“Quả thật, Allah đã thay thế cho các ngươi hai ngày vui đó với hai ngày vui khác tốt hơn: ngày Al-Adha và ngày Al-Fitri” (Abu Dawood).
Thiên sứ của Allah e nói với ông Abu Bakr t:
))يَا أَبَا بَكْرٍ إِنَّ لِكُلِّ قَوْمٍ عِيدًا وَهَذَا عِيدُنَا(( رواه البخاري.
“Này Abu Bakr, quả thật mỗi cộng đồng đều có ngày lễ tết, và đây là ngày lễ tết của chúng ta (Al-Adha và Al-Fitri).” (Albukhari).
Đây là hai bằng chứng giáo lý làm cơ sở rằng cộng đồng tín đồ Islam chỉ có hai ngày lễ tết này. Đây là hai ngày lễ tết trong đó là sự pha trộn giữa đức tin và đời sống, nói một cách nôm na là sự pha trộn giữa đạo và đời. Ngoài hai ngày lễ tết này, người Muslim không có ngày lễ tết nào khác cho nên họ phải tránh xa mọi ngày lễ hội của người ngoại đạo dù nó dưới hình thức mang tính tôn giáo, văn hóa dân tộc, quốc gia, hay mang tính đời sống trần tục.
Ngày 25 tháng 12 đã được biết đến trên toàn thế giới là ngày Giáng sinh, sau đó cũng trong tháng này đêm vô thần 31 được đăng quang với cái gọi là “Năm mới” – tết Tây (ăn mừng hết năm cũ và bước sáng năm mới của năm Tây lịch).
Một số người Muslim tham gia các ngày lễ tết này dù có ý thức hay vô thức đều không có cảm nhận đặc biệt về sự thiêng liêng, cao quý và sự vượt trội của họ, cái mà Allah I đã ưu đãi cho cộng động tín đồ này.
Có nhiều văn bản giáo lý cho thấy sự vượt trội đáng khen ngợi của cộng đồng tín đồ Muslim so với các cộng đồng và tôn giáo khác, và cộng đồng tín đồ Muslim là một cồng đồng toàn diện.
Không ngạc nhiên về điều đó bởi vì đó là cộng đồng của bức Thông Điệp cuối cùng được Allah I gởi đến cho nhân loại; và vị Nabi của cộng đồng đó là Muhammad và Kinh sách của nó là Qur’an.
Quả thật, Allah I đã trang hoàng cho cộng đồng này với sự trang hoàng vĩ đại khi Ngài mô tả với lời phán của Ngài:
﴿كُنتُمۡ خَيۡرَ أُمَّةٍ أُخۡرِجَتۡ لِلنَّاسِ تَأۡمُرُونَ بِٱلۡمَعۡرُوفِ وَتَنۡهَوۡنَ عَنِ ٱلۡمُنكَرِ وَتُؤۡمِنُونَ بِٱللَّهِۗ ﴾ [سورة آل عمران : 110]
{Các ngươi (những người có đức tin) là một cộng đồng được gầy dựng để làm gương cho nhân loại: Các ngươi hãy kêu gọi làm việc tốt và ngăn cản làm việc xấu và các ngươi tin tưởng nơi Allah.} (Chương 3 – Ali – ‘Imran, câu 110).
Như vậy, cộng đồng này là cộng đồng tốt hơn những cộng đồng khác. Ông Mu’a-wiyah bin Haidah Al-Qushari thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
))أَنْتُمْ تُوفُونَ سَبْعِينَ أُمَّةً أَنْتُمْ خَيْرُهَا وَأَكْرَمُهَا عَلَى اللهِ تَبَارَكَ وَتَعَالَى(( رواه الإمام أحمد والترمذي وابن ماجه والحاكم.
“Các ngươi (con người) có tới bảy mươi cộng đồng, các ngươi (cộng đồng những người có đức tin) là cộng đồng tốt nhất và có vị trí cao quý nhất ở nơi Allah Tối Cao và Ân Phúc.” (Imam Ahmad, Tirmizdi, Ibnu Ma-jah và Al-Hakim).
Thiên sứ của Allah e cũng nói:
))أَهْلُ الْجَنَّةِ عِشْرُونَ وَمِائَةُ صَفٍّ وَهَذِهِ الأُمَّةُ مِنْ ذَلِكَ ثَمَانُونَ صَفًّا(( رواه الترمذي وابن ماجه وأحمد.
“Cư dân Thiên Đàng là một trăm hai mươi hàng, trong đó, cộng đồng này là tám mươi hàng.” (Tirmizdi, Ibnu Ma-jah và Ahmad).
Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
))نَحْنُ الآخِرُونَ الأَوَّلُونَ يَوْمَ الْقِيَامَةِ وَنَحْنُ أَوَّلُ مَنْ يَدْخُلُ الْجَنَّةَ بَيْدَ أَنَّهُمْ أُوتُوا الْكِتَابَ مِنْ قَبْلِنَا وَأُوتِينَاهُ مِنْ بَعْدِهِمْ فَاخْتَلَفُوا فَهَدَانَا اللهُ لِمَا اخْتَلَفُوا فِيهِ مِنَ الْحَقِّ فَهَذَا يَوْمُهُمُ الَّذِى اخْتَلَفُوا فِيهِ هَدَانَا اللهُ لَهُ فَالْيَوْمُ لَنَا وَغَدًا لِلْيَهُودِ وَبَعْدَ غَدٍ لِلنَّصَارَى(( متفق عليه.
“Chúng ta là những người sau cùng (được ban cho Kinh sách trên thế gian; hoặc thế hệ sau cùng trên thế gian) và là những người đầu tiên (được phán xét) vào Ngày Phục Sinh; và chúng ta là những người đầu tiên đi vào Thiên Đàng mặc dù họ là những người được ban cho Kinh sách trước chúng ta còn chúng ta thì được ban cho sau họ. Họ đã bất đồng nhau, Allah đã hướng dẫn chúng ta về điều chân lý mà họ đã bất đồng, và đây là ngày của họ (ngày thứ sáu) mà họ đã bất đồng và Allah đã hướng dẫn nó cho chúng ta. Do đó, ngày hôm nay (thứ sáu) là ngày của chúng ta, ngày mai (thứ bảy) là ngày của Do thái và ngày mốt (ngày chủ nhật) là ngày của Thiên Chúa giáo.” (Albukhari, Muslim).
Học giả Ibnu Kathir  nói: “Quả thật cộng đồng này có được sự cao quý là nhờ vị Nabi của nó Muhammad e. Bởi quả thật, Người là vị tốt đẹp nhất trong tạo vật của Allah, là vị Thiên sứ cao quý nhất trong các vị Thiên sứ của Allah, Allah I cử phái Người đến với một hệ thống luật toàn diện và vĩ đại, điều mà Allah I không ban cho bất cứ vị Nabi nào cũng như vị Thiên sứ nào trước Người.” (Tafseer Qur’an Al-Azhim: 2/94).
Như một kết quả của việc thiếu nhận thức đúng đắn, và sự yếu kém của đức tin Iman, một số người Muslim trong thời đại ngày nay đã tham gia đón mừng lễ Giáng sinh và ăn Tết Tây; họ như đang thể hiện các biểu hiệu của Thiên Chúa giáo và nghi lễ của họ, chẳng hạn như:
1-    Chúc tụng bằng lời, thiệp, bưu thiếp và internet.
2-    Tham gia cùng với Thiên Chúa giáo trong việc trang hoàng và tạo không khí tưng bừng của những ngày lễ đó trong nhà thờ, khách sạn, quảng trường, đường sá ...
3-    Mua cây Giáng sinh, xe tuần lộc, hóa trang thành một người được gọi là ông già Noel để tạo sự yêu thích cho trẻ con bằng cách phân phát quà cho đêm giáng sinh hay đêm đầu năm mới.
4-    Vui chơi, nhảy múa ca hát, rượu chè, Zina, tắt đèn trong đêm giao thừa, và những điều khác mang tính cá nhân hay công cộng.
Cả hai ngày lễ tết: Giáng sinh và Tết Tây đều không được phép lấy làm ngày vui chơi và hân hoan đối với người Muslim.
Thứ nhất: Đó là một hình thức của tôn giáo mang tín ngưỡng ngược lại với đức tin của Islam, trong đó, nó mô tả Giê-su (Nabi Ysa) u với những thuộc tính thần thánh và Thượng Đế được thể hiện bởi các linh mục và tu sĩ trong lễ Giáng sinh.
Thứ hai: Nó mang những tiêu chí cuộc sống trong đó chứa đựng sự thấp hèn, không phù hợp cho một người có đức tin Iman thuần khiết.
Quả thật, vị Nabi của chúng ta Muhammad e luôn hết sức cẩn trọng và khắt khe trong vấn đề này. Có một người đàn ông đã thề nguyện giết tế một con lạc đà ngay tại Buwa-nah. Ông đã đến gặp Thiên sứ của Allah e, nói: Quả thật, tôi đã thề nguyện giết tế con lạc đà tại Buwa-nah. Thiên sứ của Allah e nói:
))هَلْ كَانَ فِيهَا وَثَنٌ مِنْ أَوْثَانِ الْجَاهِلِيَّةِ يُعْبَدُ((
“Tại đó có tượng thần nào được thờ phượng trong thời Jahiliyah không?”
Các Sahabah y trả lời: Không có, thưa Thiên sứ của Allah.
Thiên sứ của Allah e lại hỏi:
))هَلْ كَانَ فِيهَا عِيدٌ مِنْ أَعْيَادِهِمْ((
“Tại đó có từng tổ chức lễ lộc nào của họ (ngoại đạo) không?”
Các Sahabah y trả lời: Không có, thưa Thiên sứ của Allah.
Thiên sứ của Allah e nói với người đàn ông kia:
))أَوْفِ بِنَذْرِكَ فَإِنَّهُ لاَ وَفَاءَ لِنَذْرٍ فِى مَعْصِيَةِ اللهِ وَلاَ فِيمَا لاَ يَمْلِكُ ابْنُ آدَمَ(( رواه أبو داود.
“Anh hãy thực hiện lời thề nguyện của anh, quả thật không được phép thực hiện đối với những điều thề nguyện nghịch lại với mệnh lệnh Allah cũng như những điều mà con cháu của Adam không có khả năng.” (Abu Dawood).
Ông Abdullah bin Amru bin Al-Ass t nói: “Ai ở trong vùng đất của những người thờ đa thần (những người ngoại đạo) và tham gia ngày Niruz và lễ Mirajan của họ cho đến chết thì vào Ngày Phục sinh sẽ được triệu tập cùng nhóm với họ” (Albahaqi ghi lại trong Sunan: 9/234).
Niruz là ngày Tết của người Ba Tư và Mihrajan là ngày lễ của họ.
Giữa sự bắt chước và tương đồng bên ngoài và niềm tin bên trong nội tâm có sợi dây của sự kiên định.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói trong cuốn sách của ông “Biểu hiện của Assirat Al-Mustaqim là làm khác với những người bạn của Hỏa Ngục”: (Quả thật, Assirat Al-Mustaqim – Con đương Ngay chính – là những điều thầm kín bên trong trái tim từ niềm tin, ý muốn và những gì khác, và là những điều công khai bên ngoài từ lời nói, hành động; có thể những điều đó mang tính thờ phượng và có thể những điều đó mang tính đời thường như ăn, mặc, kết hôn, nhà cửa, đoàn kết, chia rẻ, đi lại, ... Và những điều thầm kín của nội tâm và những điều công khai bên ngoài có sự gắn kết, cho nên, những gì của trái tim từ cảm xúc và biểu hiện của nó đều được thể hiện ra bên ngoài và những gì của bề ngoài từ những việc làm của thể xác cũng là biểu hiện của cảm xúc và tình huống của nội tâm.
Quả thật, Allah I đã cử phái Muhammad e mang đến sự khôn ngoan và chí minh, nó là Sunnah của Người, là hệ thống giáo luật mà Ngài đã ban hành cho Người. Và một trong sự khôn ngoan và chí minh mà Allah I làm thành hệ thống giáo luật từ lời nói và hành động là để tránh xa con đường của những người bị Ngài giận dữ (Do thái) và của những người lầm lạc (Thiên Chúa).
Do đó, Ngài ra lệnh phải làm khác với họ về những điều được hiển thị bên ngoài, bởi nhiều lý do: 1 - Việc cùng chung trong các kiểu cách được thể hiện bên ngoài nói lên tính đương đồng của những người có chung kiểu cách như thể họ đã hướng tới một sự thống nhất nào đó trong phong thái và hành động, và đây là điều có thể cảm nhận được, chẳng hạn như người ăn mặc giống như cách ăn mặc của các học giả thì chúng ta thấy ở bản thân người đó có một thứ gì đò cùng phong cách với các học giả, còn người ăn mặc quần áo của người lính chiến thì chúng ta sẽ thấy ở bản thân người đó có một thứ gì đó trong phong cách của người lính chiến. 2- Việc biểu hiện sự khác biệt trong kiểu cách bề ngoài thể hiện sự khác biệt của những người không cùng một đường lối. Với sự khác biệt trong kiểu cách và hành động của thể xác sẽ cắt đứt những điều dẫn đến sự giận dữ và phẫn nộ nơi Allah I cũng như cắt đứt các nguyên nhân gây lầm lạc và đồng thời thúc đẩy trái tim thiên về những người được hướng dẫn và được hài lòng. 3- Việc tham gia cùng với họ trong phong cách và hành động được hiển thị làm lẫn lộn giữa nhóm người được hướng dẫn và được hài lòng với nhóm người bị giận dữ và nhóm người lầm lạc, khiến mất đi sự vượt trội cũng như yếu tố đặc trưng của những người được hướng dẫn và được hài lòng ...) (1/80-82).
Và những ý nghĩa này chỉ có trái tim tinh tế bởi đức tin Iman tinh khiết và Tawhid thuần túy mới nhận thức được nó. Riêng những người mang tín ngưỡng bắt chước, ăn theo và đức tin Iman mờ đục thì sẽ không cảm nhận được những ý nghĩa này, họ không thấy sự bắt chước và ăn theo có bất cứ vấn đề gì, họ sẽ thản nhiên ăn mừng, chúc tụng nhau, vui vẻ và hân hoan trong những ngày lễ Tết đó.
Học giả Ibnu Al-Qayyim  nói trong “Ahkam Ahli Azdzdimmah”: (Đối với việc chúc tụng bởi những lễ lộc đặc trưng của những người ngoại đạo thì các học giả đều thống nhất rằng việc làm đó Haram, chẳng hạn như chúc tết họ nói: Tết tốt lành, hoặc Tết phúc lành hoặc Tết an khang ... và sự chúc tụng này dù không phải là tội Kufr (trở thành kẻ ngoại đạo) nhưng nó thuộc những việc làm Haram. Và sự chúc tụng này tương đồng với việc chúc tụng cho việc cúi đầu quì lạy thánh giá, hơn thế nữa, đó là việc làm đại trọng tội ở nơi Allah I, nó còn nặng hơn việc uống rượu, giết người và phạm tội Zina cũng như những đại trọng tội khác. Tuy nhiên, nhiều người đã không quan tâm đến tôn giáo của mình mà dính vào những điều tội lỗi đó, họ không biết điều tồi tệ mà họ đã làm. Bởi thế, ai chúc tụng một người bề tôi với việc làm trái lệnh và Bid’ah thì quả thật y đã rơi vào sự ghét bỏ và giận dữ của Allah I) (Ahkam Ahli Azdzdimmah: 205 – 206).