Các Hadith Về 10 Ngày Zdul-Hijjah & Những Ngày Tashreeq; Giáo Luật, Nghi Thức & Thông Điệp Các Hadith Về Tháng Của Allah, Muharram

Các Hadith Về 10 Ngày Zdul-Hijjah & Những Ngày Tashreeq; Giáo Luật, Nghi Thức & Thông Điệp Các Hadith Về Tháng Của Allah, Muharram: Bức thông điệp này bao gồm một loạt các giáo luật và nghi thức liên quan đến mười ngày Zdul-Hijjah và những ngày Tashreeq được trình bày một cách ngắn gọn. Tôi có biên soạn lời giải thích cho các Hadith mà tôi đã tập hợp trong chủ đề này. Tôi viết dựa theo phương pháp mà tôi đã từng áp dụng cho cuốn sách “Các Hadith về nhịn chay” và ý tôi cho điều đó là muốn trong tay người Imam Masjid sẽ có một cuốn sách phù hợp để đọc trong dịp mười ngày Zdul-Hijjah sau giờ Salah Asr – giống như thói quen của các vị Imam của chúng ta – ngoại trừ đọc sau Azaan I’sha thì có cuốn sách “Các buổi học về mười ngày Zdul-Hijjah” và những cuốn sách khác được biên soạn về đề tài này.

Các Hadith
Về
10 Ngày Zdul-Hijjah & Những Ngày Tashreeq
Giáo luật & Nghi Thức

Thông Điệp các Hadith về tháng của Allah -  Muharram
] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامية [

Sheikh Abdullah Bin Saleh Al-Fawzaan



Dịch thuật: Abu Zaytune Usman Ibrahim

Kiểm duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa



2014 - 1435

 

 
أحاديث
﴿ عشر ذي الحجة وأيام التشريق ﴾
أحكام وآداب
ويليها رسالة:
في أحاديث شهر الله المحرم
« باللغة الفيتنامية »

للشيخ عبد الله بن صالح الفوزان


ترجمة: أبو زيتون عثمان إبراهيم

مراجعة: أبو حسان محمد زين بن عيسى



2014 - 1435
 
Mục lục
    Chủ đề    Trang
    1 - Lời mở đầu         5
2 - Ân phúc và việc làm ngoan đạo trong mười ngày Zdul-Hijjah        8    3 - Những điều cần tránh trong mười ngày Zdul-Hijjah đối với ai muốn làm Qurbaan       12
    4 - Hãy tranh thủ thực hiện bổn phận hành
     hương Hajj        16
    5 - Ân phúc của Hajj và những điều mà người đi Hajj cần biết       21
6 - Ân phúc của cuộc hành hương Hajj được chấp nhận và hỉnh ảnh của nó    25
    7 - Qurbaan – Ân phúc của Qurbaan       30
    8 - Đề cập đến một số giáo luật về Qurbaan       34
    9 - Những khiếm khuyết làm mất giá trị
    con vật Qurbaan       37
    10 - Một số vấn đền liên quan đến Qurbaan       40
    11 - Ân phúc nhịn chay ngày A’rafah       44
    12 - Những biểu hiệu của ngày Eid        48
    13 - Ân phúc của những ngày Tasreeq       52
14 - Bài học qua sự trôi đi của những chuỗi ngày và năm tháng       55
    15 - Đừng quá bận tâm đến vật chất của trần gian      60
    16 - Ân phúc tháng của Allah – Muharram         64
    17 - Lịch sử ngày A’shura’      68
    18 - Khuyến khích nhịn chay ngày A’shura’        72
    19 - Ý nghĩa của nhịn chay ngày A’shura’        76
    20 - Khuyến khích nhịn chay ngày mồng chín cùng với ngày mồng mười        80






















ﭑ       ﭒ  ﭓ  ﭔ
Nhân Danh Allah
Đấng Rất Mực Độ Lượng
Đấng Rất Mực Khoan Dung

Lời mở đầu
اَلْحَمْدُ لِلهِ الَّذِي مَنَّ عَلَى عِبَادِهِ بِمَوَا سِمِ الْخَيْرَات، لِيَغْفِرَ لَهُمْ الذُّنُوْبَ، وَيَجْزِلَ لَهُمْ الهِبَات، وَفَّقَ مَنْ شَاءَ لِاغْتِنَامِهَا فَأَطَاعَهُ وَاتَّقَاهُ، خَذَلَ مَنْ شَاءَ فَأَضَاعَ أَمْرَهُ وَعَصَاهُ.
أَحْمَدُهُ وَأَشْكُرُهُ، أَكْمَلَ لَنَا الدِّيْنَ، وَأَتَمَّ عَلَيْنَا النِّعْمَةَ، رَضِيَ لَنَا الْإِسْلَامَ دِيْناً،  وَشَرَعَ لَنَا الْأَعْمَالَ الصَّالِحَةَ، وَوَفَّقَ لِلْقِيَامِ بِهَا، وَرَتَّبَ عَلَيْهَا الْأَجْرَ.
وَأَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَحْدَهُ لَا شَرِيكَ لَهُ وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ صَلَوَاتُ اللهُ وَسَلَّامُهُ عَلَيْهِ، وَعَلىَ آلِهِ وَأَصْحَابِهِ وَمَنْ تَبِعَهُمْ إِلىَ يَوْمِ الدِّيْنِ ... أَمَّا بَعْدُ
Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah, Đấng đã ban ân huệ cho các bề tôi của Ngài những mùa tốt lành và hồng phúc để Ngài tha thứ tội lỗi cho họ, ban cho họ những món quà; để Ngài phù hộ những ai muốn tận dụng cơ hội những ngày đó cho việc tuân lệnh Ngài và kính sợ Ngài; và để Ngài hạ thấp những ai muốn đánh mất mệnh lệnh của Ngài và muốn bất tuân Ngài.
Tôi ca ngợi và tán dương Ngài, tôi tạ ơn Ngài đã hoàn chỉnh tôn giáo cho chúng ta, đã hoàn thiện ân huệ cho chúng ta, đã hài lòng lấy Islam làm tôn giáo cho chúng ta, đã qui định cho chúng ta những việc làm ngoan đạo, đã phù hộ cho chúng ta thực hiện chúng và đã sắp đặt phân ân phước cho những việc làm đó.
Tôi chứng nhân không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah, Ngài là Đấng Duy Nhất không có đối tác đồng đẳng, và tôi chứng nhận rằng Muhammad là người bề tôi và là vị Thiên sứ của Ngài, cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Người, cho gia quyến của Người, các bạn đạo của Người cùng tất cả những ai đi theo họ cho đến Ngày Tận Thế.
Bức thông điệp này bao gồm một loạt các giáo luật và nghi thức liên quan đến mười ngày Zdul-Hijjah và những ngày Tashreeq được trình bày một cách ngắn gọn. Tôi có biên soạn lời giải thích cho các Hadith mà tôi đã tập hợp trong chủ đề này. Tôi viết dựa theo phương pháp mà tôi đã từng áp dụng cho cuốn sách “Các Hadith về nhịn chay” và ý tôi cho điều đó là muốn trong tay người Imam Masjid sẽ có một cuốn sách phù hợp để đọc trong dịp mười ngày Zdul-Hijjah sau giờ Salah Asr – giống như thói quen của các vị Imam của chúng ta – ngoại trừ đọc sau Azaan I’sha thì có cuốn sách “Các buổi học về mười ngày Zdul-Hijjah” và những cuốn sách khác được biên soạn về đề tài này.
Tôi hy vọng Imam Masjid bắt đầu đọc nó hai ngày trước khi vào mười ngày Zdul-Hijjah để chuẩn bị cho bài thuyết giảng của mình không bị phá vỡ các thứ tự của Hadith.
Và tôi có biên soạn thêm ở phần cuối một bức thông điệp nhỏ về các Hadith nói về tháng của Allah – Muharram cũng theo lối trình bày đã nói, tuy nhiên, bức thông điệp đặc biệt tập trung hơn vào các Hadith nói về nhịn chay ngày A’shura’ và những giáo luật liên quan.
Tôi cầu xin Allah biến bức thông điệp này thành một việc làm thành tâm vì sắc diện của Ngài, một điều làm tôi được đến gần với Thiên Đàng hạnh phúc của Ngài, và cầu xin Ngài phù hộ cho bức thông điệp này mang lại điều hữu ích và tốt đẹp cho những đã viết, đọc và nghe nó, quả thật Ngài luôn ở rất gần và luôn đáp lại lời cầu xin của bầy tôi.
صَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ وَعَلَى آلِهِ وَصَحْبِهِ أَجْمَعِيْنَ.
Cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad, cho gia quyến của Người cùng tất cả các bạn đạo của Người.
Tác giả
Abdullah bin Saleh Al-Fawzaan
16/12/1423 Hijri




Ân phúc và việc làm ngoan đạo trong mười ngày Zdul-Hijjah

Ông Ibnu Abbas t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
« مَا الْعَمَلُ فِى أَيَّامِ الْعَشْرِ أَفْضَلَ مِنَ الْعَمَلِ فِى هَذِهِ » . قَالُوا وَلاَ الْجِهَادُ قَالَ « وَلاَ الْجِهَادُ ، إِلاَّ رَجُلٌ خَرَجَ يُخَاطِرُ بِنَفْسِهِ وَمَالِهِ فَلَمْ يَرْجِعْ بِشَىْءٍ » رواه البخاري وأبو داود والترمذي وابن ماجه وأحمد.
“Không có việc làm nào tốt đẹp hơn việc làm trong những mười ngày này”. Các Sahabah nói: Ngay cả việc Jihaad ư?. Người e nói: “Ngay cả việc Jihaad, trừ phi một người ra đi dâng cả tính mạng và tài sản cho Jihaad và không mang gì trở về cả” (Al-Bukhari, Abu Dawood, Tirmizhi, Ibnu Ma-jah và Ahmad)( ).
Hadith này là bằng chứng nói lên ân phúc của mười ngày Zdul-Hijjah hơn những ngày khác trong năm, bởi Thiên sứ của Allah e đã chứng nhận và khẳng định mười ngày đó là tốt nhất và ân phúc nhất trong những ngày của cõi trần gian và bởi vì Người e đã khuyến khích và thúc giục các tín đồ làm việc ngoan đạo và thiện tốt trong những ngày đó.
Hadith cũng là bằng chứng cho thấy tất cả các việc làm ngoan đạo và thiện tốt trong những ngày đó được Allah yêu thích hơn so với những ngày khác và nó mang lại nhiều ân phước và công đức cho người bề tôi, và Hadith cho thấy ân phước của tất cả mọi việc làm ngoan đạo và thiện tốt trong mười ngày đó được nhân lên rất nhiều không ngoại trừ bất cứ một việc làm thiện tốt nào.
Ông Ibnu Abbas t thuật lại, Thiên sứ của Allah e nói:
« مَا مِنْ عَمَلٍ أَزْكَى عِنْدَ اللهِ عَزَّ وَجَلَّ وَأَعْظَمُ أَجْراً مِنْ خَيْرٍ يَعْمَلُهُ فِى عُشْرِ  الْأَضْحَى» . قِيْلَ: وَلاَ الْجِهَادُ فِيْ سَبِيْلِ اللهِ ؟ قَالَ « وَلاَ الْجِهَادُ فِيْ سَبِيْلِ اللهِ ، إِلاَّ رَجُلٌ خَرَجَ يُخَاطِرُ بِنَفْسِهِ وَمَالِهِ فَلَمْ يَرْجِعْ بِشَىْءٍ » رواه الدارمي بإسناد حسن.
“Đối với Allah, không có việc làm nào tốt đẹp hơn và mang lại ân phước to lớn hơn những việc làm trong những mười ngày Al-Adha (mười ngày Zdul-Hijjah)”. Có lời hỏi: Ngay cả việc Jihaad cho con đường chính nghĩa của Allah ư?. Người e nói: “Ngay cả việc Jihaad cho con đường chính nghĩa của Allah, trừ phi một người ra đi dâng cả tính mạng và tài sản cho Jihaad và không mang gì trở về cả” (Adda-rami ghi lại với đường dẫn khá tốt)( ).
Quả thật, việc gặp được mười ngày Zdul-Hijjah là một ân huệ to lớn từ Allah Tối Cao và Ân Phúc cho người bề tôi của Ngài bởi vì đó là mùa trong các mùa tuân lệnh và thờ phượng mà Allah muốn phù hộ cho người bề tôi gặt hái được ân phước và tận dụng cơ hội tìm kiếm công đức. Bởi thế, người Muslim phải quí trọng ân huệ này và nắm lấy cơ hội để thu lượm ân phước và công đức, hãy biết nắm bắt thời gian của nó, hãy thể hiện cho mười ngày này sự khác biệt hơn những ngày khác, hãy năng tuân lệnh Allah nhiều hơn, hãy làm nhiều việc thiện tốt hơn. Và đó là điều mà các bậc tiền bối Salaf của cộng đồng tín đồ này đã luôn duy trì như Abu Uthman Annahdi  đã nói: (Họ thường tôn vinh ba cái mười: mười ngày cuối của tháng Ramadan, mười ngày đầu của tháng Zdul-Hijjah và mười ngày đầu của tháng Muharram)( ).
Trong mười ngày này, có thể làm nhiều việc làm ngoan đạo và tuân lệnh Allah, tiêu biểu:
    Năng nhiều lễ nguyện Salah khuyến khích, làm Sadaqah, thể hiện sự hiếu thảo với cha mẹ nhiều hơn, hàn gắn tình máu mủ ruột thịt, chân thành sám hối, ...
    Nhiều tụng niệm Allah, Takbir, Tahmeed, Tahleel, .. và đọc Kinh sách của Ngài (Qur’an).
    Nhịn chay, quả thật nhịn chay chín ngày đầu của tháng Zdul-Hijjah mặc dù không có bằng chứng khẳng định cụ thể trong mười ngày này, tuy nhiên, nhịn chay là việc làm ngoan đạo tốt nhất mà Thiên sứ của Allah e đã khuyến khích và thúc giúc các tín đồ thực hiện, cho nên nhịn chay trong chín ngày này là điều khuyến khích làm dựa theo ý nghĩa chung chung của các bằng chứng giáo lý.
    Đi hành hương Hajj và Umrah, cả hai đều là những việc làm trong các việc làm ngoan đạo tốt nhất. (Nội dung chi tiết sẽ được trình bày Insha-Allah).
    Cố gắng thực hiện Qurbaan và đừng lơ là việc làm này bởi vì ân phược mà Allah ban cho việc làm này rất to lớn.
Lạy Allah, xin Ngài đánh thức bầy tôi từ giấc ngủ xao lãng, xin Ngài hãy phù hộ bầy tôi đón nhận những ngày đó một cách tốt đẹp trước khi chúng ra đi, xin Ngài hãy phù hộ bầy tôi gặt hái được nhiều ân phước trong những ngày đó, xin Ngài hãy phù hộ bầy tôi luôn biết quan tâm và nghĩ đến những mùa ân phước tốt lành.
وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ ...
Cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad ...







Những điều cần tránh trong mười ngày Zdul-Hijjah đối với ai muốn làm Qurbaan


Bà Ummu Salmah  thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
« إِذَا رَأَيْتُمْ هِلاَلَ ذِى الْحِجَّةِ وَأَرَادَ أَحَدُكُمْ أَنْ يُضَحِّىَ فَلْيُمْسِكْ عَنْ شَعْرِهِ وَأَظْفَارِهِ حَتَّى يُضَحِّيَ » وَفِيْ رِوَايَةٍ: « فَلَا يَمَسَّ مِنْ شَعْرِهِ وَبَشْرَتِهِ شَيْئاً » أخرجه مسلم.
“Khi nào các ngươi nhìn thấy trăng lưỡi liềm của tháng Zdul-Hijjah và ai đó trong các ngươi muốn làm Qurbaan thì y hãy giữ tóc (và lông trên cơ thể) và móng tay (chân) lại cho đến khi giết con vật Qurbaan xong”, còn trong một lời dẫn khác: “... các ngươi chớ đừng chạm vào bất cứ sợi tóc nào cũng như (sợi lông nào) trên cơ thể ...” (Muslim:1977).
Hadith là bằng chứng rằng khi vào mười ngày của Zdul-Hijjah, người nào muốn làm Qurbaan thì y không được bứt, nhổ lông, tóc cũng như không được cắt móng tay (chân) cho đến khi đã giết con vật Qurbaan xong. Nếu trường hợp ai đó làm Qurbaan nhiều hơn một con thì y được phép bình thường trở lại sau khi đã giết con Qurbaan đầu tiên.
Câu nói đúng nhất và hợp lý nhất trong hai câu nói của giới học giả về vấn đề này là giáo luật nghiêm cấm bởi vì trong Hadith cho thấy Thiên sứ của Allah e nói “chớ đừng” tức không cho phép. Bởi thế, người nào cố tình bứt, nhổ bất cứ một sợ lông, tóc hay cắt móng tay (chân) thì y phải sám hối với Allah và xin Ngài tha thứ, nhưng không phải chịu bất cứ hình phạt nào trong trường hợp này, các học giả đều đồng thuận về điểm này, và điều đó cũng không ảnh hưởng đến bản chất của việc làm Qurbaan cũng như con vật Qurbaan.
Và điều cấm kỵ này chỉ dành riêng cho những chủ thể làm Qurbaan bởi lời của Thiên sứ e là “ai đó trong các ngươi muốn làm Qurbaan” cho nên không bao hàm chung cho vợ và con cái nếu như người đó muốn họ cùng tham gia chia sẻ Qurbaan của với y trong công đức và ân phước.
Người nào không có ý định làm Qurbaan thì y cứ bứt nhổ lông tóc hay cắt móng tay (chân) bình thường nếu cần rồi khi nào đã vào trong mười ngày Zdul-Hijjah thì y lại muốn làm Qurbaan thì y phải bắt đầu cấm kỵ những điều đó tại thời điểm y định tâm.
Và trong thời gian cấm kỵ nếu thật sự cần thiết phải lấy bỏ phần lông tóc, móng tay (chân) vì lý do nếu giữ lại sẽ gây hại đến cơ thể chẳng hạn như móng tay (chân) bị gãy hoặc chỗ lông hoặc tóc bị thương thì việc lấy bỏ đó không vấn đề gì, bởi vì chủ thể làm Qurbaan không có sự cấm kỵ hơn người Muhrim (đang trong tình trạng Ihram khi thực hiện Hajj) trong khi người Muhrim được phép cạo đầu nếu như bị bệnh hoặc bị thương tổn trên đầu; tuy nhiên, người Muhrim phải chịu phạt Fidyah (tức phải giết một con cừu cho sự vi phạm đó) còn người làm Qurbaan thì không cần phải Fidyah.
Và người phụ nữ không được ủy thác cho một ai đó làm Qurbaan cho cô ta để cô ta có thể tự do thoải mái bứt, nhỗ lông tóc hay cắt móng tay (chân) của mình – giống như một số chị em phụ nữ đã hiểu sai về điều này – bởi vì giới luật chỉ liên quan đến chính bản thân người chủ thể làm Qurbaan cho dù người đó có ủy thác hay không ủy thác cho ai khác; còn người được ủy thác giết Qurbaan không liên quan đến điều cấm kỵ này.
Người đàn ông và phụ nữ được phép tắm gội bình thường trong những mười ngày Zdul-Hijjah bởi vì Nabi e chỉ cấm bứt, nhổ và lấy bỏ lông, tóc hay móng tay (chân) một cách có chủ ý thôi, cũng giống như người Muhrim vẫn được phép tắm gội bình thường.
Ai định tâm làm Qurbaan rồi sau đó quyết định đi làm Hajj thì y không được lấy bỏ bất cứ sợ tóc, lông nào hay cắt móng tay (chân) lúc Ihram bởi vì đó chỉ là điều Sunnah khi cần, do đó phải nên bỏ; tuy nhiên, nếu y cắt ngắn tóc một cách có chủ ý sau khi thực hiện xong Umrah thì đó là một nghi thức của Umrah theo câu nói đúng nhất của các học giả, tương tự sau khi đã ném trụ Jamarat Aqabah vào ngày Eid.
Lạy Allah, xin Ngài phù hộ bầy tôi hoàn thành tốt các việc làm thờ phượng Ngài, xin Ngày thương xót bầy tôi và tha thứ tội lỗi cho bầy tôi, xin Ngài đừng ngăn cấm tình yêu và sự thương xót của Ngài đối với bầy tôi vì tội lỗi của bầy tôi, xin Ngài đừng bỏ mặc bầy tôi vì những sai sót của bầy tôi, xin Ngài tha thứ tội lỗi cho bầy tôi, cho cha mẹ của bầy tôi và cho tất cả những anh em đồng đạo Muslim.
وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ ...
Cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad ...




 










Hãy tranh thủ thực hiện bổn phận hành hương Hajj

Ông Abdullah bin Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
« بُنِىَ الإِسْلاَمُ عَلَى خَمْسٍ شَهَادَةِ أَنْ لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ ، وَإِقَامِ الصَّلاَةِ ، وَإِيتَاءِ الزَّكَاةِ ، وَالْحَجِّ ، وَصَوْمِ رَمَضَانَ » رواه البخاري رقم 8 ومسلم رقم 16.
“Islam được dựng trên năm trụ cột: sự chứng nhận không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah và Muhammad là Thiên sứ của Allah, dâng lễ nguyện Salah, xuất Zakah, đi hành hương Hajj và nhịn chay Ramadan.” (Albukhari: 8, Muslim: 16).
Hadith này là bằng chứng giáo lý bắt buộc phải đi hành hương Hajj, và Hajj là trụ cột trong các trụ cột của Islam đối với người nào có khả năng và điều kiện. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ وَلِلَّهِ عَلَى ٱلنَّاسِ حِجُّ ٱلۡبَيۡتِ مَنِ ٱسۡتَطَاعَ إِلَيۡهِ سَبِيلٗاۚ وَمَن كَفَرَ فَإِنَّ ٱللَّهَ غَنِيٌّ عَنِ ٱلۡعَٰلَمِينَ ﴾         [سورة آل عمران: 97]
{Và để phụng mệnh Allah thì bắt buộc con người phải đi hành hương Hajj tại ngôi đền thiêng liêng Ka’bah khi có điều kiện, và kẻ nào phủ nhận và bất tuân thì quả thật Allah là Đấng Giàu Có nhất trong toàn vũ trụ} (Chương 3 - Ali-‘Imran, câu 97).
Một trong các hồng phúc và sự thương xót của Allah là Ngài dễ dàng với bầy tôi của Ngài khi Ngài chỉ bắt buộc mỗi người bề tôi của Ngài thực hiện một lần trong đời. Thiên sứ của Allah e nói:
« الْحَجُّ مَرَّةً فَمَنْ زَادَ فَهُوَ تَطَوُّعٌ  » أخرجه أصحاب السنن إلا الترمذي وإسناد صحيح.
“Đi hành hương chỉ có một lần, bởi thế, người nào làm thêm thì đó là việc làm tự nguyện (được ban ân phước chứ không bắt buộc)” (Abu Dawood, Annasa-i, Ibnu Ma-jah và Ahmad ghi lại với đường dẫn truyền Sahih)( ).
Người Muslim có bổn phận phải chủ động thực hiện nghĩa vụ hành hương Hajj nếu đã có khả năng và đủ điều kiện và không có sự trở ngại, bởi quả thật con người không biết được điều gì sẽ cản trở y sau đó.
Ibnu Abbas t thuật lại từ Al-Fudhail hoặc ngược lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
« تَعَجَّلُوا إِلَى الْحَجِّ - يَعْنِى الْفَرِيضَةَ - فَإِنَّ أَحَدَكُمْ لاَ يَدْرِى مَا يَعْرِضُ لَهُ » أخرجه أحمد.
“Các ngươi hãy sớm đi hanh hương Hajj – tức hành hương Hajj bắt buộc – bởi vì quả thật không ai trong các ngươi biết được điều gì sẽ cản trở y” (Ahmad ghi lại)( ).
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ وَسَارِعُوٓاْ إِلَىٰ مَغۡفِرَةٖ مِّن رَّبِّكُمۡ وَجَنَّةٍ عَرۡضُهَا ٱلسَّمَٰوَٰتُ وَٱلۡأَرۡضُ أُعِدَّتۡ لِلۡمُتَّقِينَ ١٣٣ ﴾ [سورة آل عمران: 133]
{Và các ngươi hãy nhanh chân đến với sự Tha thứ nơi Thượng Đế của các ngươi và hãy nhanh chân đến Thiên Đàng nơi mà khoảng rộng của nó bao la bằng trời đất, được chuẩn bị cho những người ngoan đạo.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 133).
﴿ فَٱسۡتَبِقُواْ ٱلۡخَيۡرَٰتِۚ ﴾ [سورة البقرة: 148]
{Các ngươi hãy thi đua nhau làm điều thiện tốt và ngoan đạo.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 148).
Do đó, mỗi người Muslim nam và Muslim nữ phải nên sớm thực hiện nghĩa vụ trụ cột thiêng liêng này khi nào có khả năng và điều kiện, chớ đừng trì hoàn và trễ nải. Những người cha, những người bảo hộ nên quan tâm con cái và cấp dưới của mình về vấn đề này bởi lời di huấn với ý nghĩa chung chung của Thiên sứ e:
« كُلُّكُمْ رَاعٍ ، وَكُلُّكُمْ مَسْئُولٌ عَنْ رَعِيَّتِهِ » متفق عليه.
“Tất cả các người đều có trách nhiệm trông coi lẫn nhau, tất cả các người đều phải có trách nhiệm đối với người dưới quyền của các ngươi” (Albukhari: 853, Muslim: 1829).
Và nên nhấn mạnh điều này đối với con gái trước khi gả chồng bởi vì đi hành hương Hajj trước khi lấy chồng sẽ dễ dàng và đơn giản hơn, trái với sau khi lấy chồng vì cô ta phải mang thai, cho con bú, chăm sóc con cái ...
Người chồng không có quyền ngăn cản hay cấm đoán vợ của mình thực hiện Hajj, bởi vì đó là nghĩa vụ bắt buộc. Người chồng nên hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho vợ của mình trong việc thực hiện Hajj nếu anh ta có khả năng, đặc biệt là đối cặp vợ chồng mới cưới. Người chồng hãy đi cùng với vợ của mình hoặc cho phép cô ta đi cùng với cha hoặc anh em trai của cô ta hoặc những ai thuộc Mahram của cô ta, và anh ta ở lại giúp cô ta trông coi chăm sóc con cái và quán xuyến nhà cửa, rồi anh ta sẽ được ban cho ân phước về việc làm đó.
Lạy Allah, xin Ngài đánh thức bầy tôi từ trong giấc ngủ xao lãng, xin Ngài phù hộ bầy tôi luôn biết nắm bắt cơ hội của thời gian, xin Ngài phù hộ bầy tôi luôn hướng đến những việc làm ngoan đạo và biết tránh xa những điều tội lỗi và trái lệnh Ngài, xin Ngài phù hộ bầy tôi luôn biết tận dụng toàn cơ thể trong việc thờ phượng Ngài, xin Ngài hãy làm cho bầy tôi thành những người được hướng dẫn không phải là những người lầm đường lạc lối.
وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ ...
Cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad ...



















Ân phúc của Hajj và những điều mà người đi Hajj cần biết

Ông Abu Huroiroh t thuật lại: Tôi đã nghe Thiên sứ của Allah e nói:
«مَنْ حَجَّ فَلَمْ يَرْفُثْ وَلَمْ يَفْسُقْ رَجَعَ مِنْ ذُنُوْبِهِ كَيَوْمِ وَلَدَتْ أُمِّهِ»
“Ai làm Hajj mà không dâm dục, không làm điều tội lỗi thì sẽ trở lại y như thuở mới lọt lòng mẹ”
Còn trong một lời dẫn khác:
«مَنْ أَتَى هذَا الْبَيْتَ فَلَمْ يَرْفُثْ وَلَمْ يَفْسُقْ رَجَعَ مِنْ ذُنُوْبِهِ كَيَوْمِ وَلَدَتْ أُمِّهِ» (متفق عليه)
“Ai đến ngôi nhà này (Đền Ka’bah) mà không dâm dục, không làm điều tội lỗi thì sẽ trở lại y như thuở mới lọt lòng mẹ” (Albukhari: 1449, Muslim: 1350).
Hadith này là bằng chứng nói lên ân phúc của Hajj cũng như phần thưởng vĩ đại của nó ở nơi Allah, Đấng Tối Cao, rằng người đi hành hương Hajj khi trở về từ cuộc hành hương sẽ được tẩy xóa hết mọi tội lỗi, y trở nên tinh khiết và trong sạch khỏi mọi vết bẩn của tội lỗi, y tinh khiết và trong sạch giống như ngày y mới lọt lòng mẹ, nhưng y cần phải khẳng định hai điều:
Thứ nhất: lời nói của Người e “Không dâm dục” có nghĩa là nhắc đến những điều liên quan đến tình dục hay có hành vi liên quan đến tình dục.
Thứ hai: “không làm điều tội lỗi” tức ra ngoài phạm vị tuân lệnh Allah với những điều trái lệnh Ngài, trong đó có những điều bị cấm trong tình trạng Ihram. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ فَمَن فَرَضَ فِيهِنَّ ٱلۡحَجَّ فَلَا رَفَثَ وَلَا فُسُوقَ وَلَا جِدَالَ فِي ٱلۡحَجِّۗ  ﴾ [سورة البقرة: 197]
{Bởi thế, ai thực hiện nghĩa vụ Hajj trong những tháng đó thì không được dâm dục, không được làm điều tội lỗi, không được cãi vã gây chuyện trong thời gian thực hiện Hajj.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 197).
Ý nghĩa câu Kinh này là ai trong thời gian làm Hajj thì phải thực hiện theo lễ nghĩa và nghi thức được Allah qui định, phải tránh xa những gì làm hư Hajj, chớ có lời lẽ và hành vi dâm dục, chớ làm điều trái lệnh Allah, chớ tranh luận dẫn đến cãi vã và xung đột một cách vô nghĩa, mà hãy kính sợ Allah và bận rộn với sự tụng niệm và cầu xin Ngài.
Bởi thế, những người hành hương Hajj đến ngôi nhà của Allah Al-Haram phải cố gắng khẳng định các nguyên nhân được tha thứ như Allah đã hứa. Đó là sự ngay chính trong việc tuân lệnh Allah. Những người hành hương Hajj hãy giữ gìn cuộc hành hương của họ, hãy cẩn thận mà tránh xa giới cấm của Allah trong Hajj từ sự dâm dục, tội lỗi, cãi vã và xung đột vô ích; họ phải cảnh giác tất cả những tội lỗi và những điều trái lệnh mà đa số người trong thời đại của chúng ta ngày nay thường lơ là và không quan tâm. Dĩ nhiên, điều tội lỗi và trái lệnh đó bị cấm đoán trong tất cả mọi thời gian, mọi lúc mọi nơi và mọi tình huống, tuy nhiên nó được đặc biệt hóa trong thời gian làm Hajj mục đích để nói lên sự thiêng liêng của thời gian và địa điểm mà Allah đã qui định. Quả thật, người thực hiện Hajj trước tiên bị nghiêm cấm trong bộ Ihram rồi sau đó sự nghiêm cấm lại tăng lên khi vào tới khu vực Haram, sau đó sự nghiêm cấm lại tăng thêm bởi các nghi thức của Hajj cho nên bắt buộc y phải hoàn thiện tốt nhất bản chất và tình trạng của y.
Bắt buộc người quyết định đi hành hương Hajj phải hiểu biết về các giáo luật và cách thức thực hiện Hajj. Y phải biết cách thức làm Ihram, cách thức Tawaf, cách thức Sa’i và những nghi thức khác của Hajj, bởi lẽ điều kiện để cuộc hành hương Hajj được chấp nhận là ngoài việc phải thành tâm đối với Allah thì còn phải thực hiện đúng theo những gì mà Ngài đã qui định trong Kinh sách của Ngài hoặc qua chiếc lưỡi của vị Nabi của Ngài e. Người có đức tin phải thờ phượng Thượng Đế của y bằng sự hiểu biết và khẳng định rằng y đã tuân thủ và làm theo Thiên sứ của Allah e. Quả thật, Nabi Muhammad e nói:
« لِتَأْخُذُوا مَنَاسِكَكُمْ » أخرجه مسلم (1297).
“Các ngươi hãy học lấy các nghi thức Hajj” (Muslim: 1297).
Cách để học lấy các nghi thức là hỏi những người hiểu biết về cách thức thực hiện Hajj hoặc đọc từ các cuốn sách hướng dẫn – đối với người biết đọc và có thể hiểu – hoặc có thể đồng hành cùng với các sinh viên giáo lý.
Có không ít người làm sai trong việc thực hiện biểu hiệu thiêng liêng này chằng hạn như sai trong cung cách mặc Ihram, cung cách Tawaf hoặc Sa’i hoặc những nghi thức khác bởi các nguyên do:
-    Thiếu hiểu biết về giáo luật làm Hajj
-    Không hỏi những người hiểu biết đáng tin cậy về kiến thức và sự ngoan đạo.
-    Hỏi những người không phải học giả
-    Bắt chước theo nhau một cách thiếu hiểu biết
Lạy Allah, xin Ngài hãy phù hộ bầy tôi với những gì Ngài hài lòng, xin Ngài giúp bầy tôi tránh xa việc bất tuân Ngài, xin Ngài hãy làm bầy tôi thành những người thuộc những những bề tôi ngoan đạo của Ngài, thuộc nhóm bề tôi thành đạt của Ngài, xin Ngài hãy xí xóa và khoan dung với bầy tôi, xin Ngài tha thứ tội lội của bầy tôi và của cha mẹ bầy tôi.
وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ ...
Cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad ...






Ân phúc của cuộc hành hương Hajj được chấp nhận và hình ảnh của nó

Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
« الْعُمْرَةُ إِلَى الْعُمْرَةِ كَفَّارَةٌ لِمَا بَيْنَهُمَا ، وَالْحَجُّ الْمَبْرُورُ لَيْسَ لَهُ جَزَاءٌ إِلاَّ الْجَنَّةُ » رواه البخاري: 1683 ومسلم: 1349.
“Giữa lần Umrah này đến lần Umrah kia là sự bôi xóa tội lỗi, và cuộc hành hương Hajj được chấp nhận thì phần thưởng không gì hơn là Thiên Đàng” (Albukhari: 1683, Muslim: 1349).
Hadith là bằng chứng về ân phúc của cuộc hành hương Hajj được chấp nhận và phần thưởng vĩ đại dành cho nó ở nơi Allah Tối Cao và Ân Phúc, và người có được cuộc hành hương đó là người chiến thắng đạt được sự hài lòng của Allah và Thiên Đàng của Ngài.
Trong một Hadith khác:
عَنْ أَبِى هُرَيْرَةَ أَنَّ رَسُولَ اللهِ - صلى الله عليه وسلم - سُئِلَ أَىُّ الْعَمَلِ أَفْضَلُ فَقَالَ « إِيمَانٌ بِاللهِ وَرَسُولِهِ » . قِيلَ ثُمَّ مَاذَا قَالَ « الْجِهَادُ فِى سَبِيلِ اللهِ » . قِيلَ ثُمَّ مَاذَا قَالَ « حَجٌّ مَبْرُورٌ » متفق عليه.
Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng: Thiên sứ của Allah e khi được hỏi việc làm nào tốt nhất thì Người nói: “Đức tin nơi Allah và Thiên sứ của Ngài”. Họ lại hỏi kế đến là việc làm nào thì Người e nói: “Chiến đấu cho con đường chính nghĩa của Allah”. Họ lại họi kế đến là việc làm nào nữa thì Người e nói: “Cuộc hành hương được chấp nhận”. (Albukhari: 16, 1447, Muslim: 83)
Cuộc hành hương được chấp nhận có những bản chất như sau:
Thứ nhất: Chi phí cho chuyến đi từ đồng tiền Halal. Thiên sứ của Allah e nói:
« إِنَّ اللهَ طَيِّبٌ لاَ يَقْبَلُ إِلاَّ طَيِّبًا ... » أخرجه مسلم (1015).
“Quả thật, Allah là Đấng Tốt Lành, Ngài chỉ chấp nhận điều tốt lành ...” (Muslim: 1015).
Thứ hai: Thành tâm thực hiện vì Allah Tối Cao và tuân thủ đúng cách chỉ dạy của Thiên sứ Muhammad e.
Thứ ba: Tránh xa những điều tội lỗi, những điều trái lệnh Allah, những điều Bid’ah và những điều trái với giáo luật.
Thứ tư: Phẩm chất đạo đức tốt, cư xử và hành động nhẹ nhàng và ôn hòa với mọi người, điềm đạm và từ tốn trong lúc di chuyển cũng như lúc dừng chân, nói chung có phóng thái và tính cách đẹp trong mọi tình huống giống như phong thái của Thiên sứ e trong thời làm Hajj của Người. Ông Ibnu Abdil-Bar  nói: (Cuộc hành hương Hajj được chấp nhận là cuộc hành hương không có sự Riya’ và Sum’ah( ) không dâm dục, không làm điều tội lỗi, và được thực hiện bằng tiền Halal) (Attamheed: 22/39).
Và một trong những điều làm nên giá trị của Hajj mà người thực hiện cần khẳng định là tôn vinh các biểu hiệu của Allah, cảm nhận ân phúc và giá trị của các nghi thức, thực  hiện các nghi thức bằng sự tôn vinh, yêu thương và hạ mình phủ phục trước Allah, Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài. Và một trong những dấu hiệu cho thấy điều đó là người thực hiện Hajj thực hiện các nghi thức Hajj một cách nghiêm trang, trịnh trọng và từ tốn, các hành động thể xác từ lời nói đến cử chỉ luôn được thể hiện chuẩn mực cùng với cảm xúc của trái tim, y không vội vã, không hấp tấp, mọi động tác, mọi nghi thức đều được thực hiện trong sự kiên nhẫn và được hoàn tất trong phong thái tốt đẹp nhất. Người thực hiện Hajj như thế là người gần kề với sự chấp nhận nơi Allah và sẽ đạt được ân phước lớn nhất.
Quả thật, Allah Tối Cao đã khuyến khích các bề tôi của Ngài tôn vinh các biểu hiệu của Ngài, quan tâm và giữ gìn giới cấm của Ngài, Ngài phán:
﴿ ذَٰلِكَۖ وَمَن يُعَظِّمۡ حُرُمَٰتِ ٱللَّهِ فَهُوَ خَيۡرٞ لَّهُۥ عِندَ رَبِّهِۦۗ ﴾ [سورة الحج: 30]
{Đó là việc thi hành Hajj. Và ai tôn trọng những giới cấm của Allah thì là điều tốt cho y đối với Thượng Đế của y.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 30).
﴿ ذَٰلِكَۖ وَمَن يُعَظِّمۡ شَعَٰٓئِرَ ٱللَّهِ فَإِنَّهَا مِن تَقۡوَى ٱلۡقُلُوبِ ٣٢ ﴾ [سورة الحج: 32]
{Đấy, và ai tôn vinh các biểu hiệu của Allah thì mới có lòng kính sợ Ngài.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 32).
Ý nghĩa giới cấm của Allah: tất cả những gì Ngài nghiêm cấm trong thờ phượng cũng như trong tất cả mọi mặt của đời sống ...
Các biểu hiệu của Allah: những điều biểu hiện tôn giáo của Ngài, và tất cả những nghi thức của Hajj đều là những biểu hiệu của Allah. Ngài phán:
﴿ إِنَّ ٱلصَّفَا وَٱلۡمَرۡوَةَ مِن شَعَآئِرِ ٱللَّهِۖ ﴾ [سورة البقرة: 158]
{Quả thật đồi Safa và đồi Marwah là những biểu hiệu của Allah.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 158).
Anh em đồng đạo Muslim hãy suy ngẫm về điều đó, quả thật, Allah Tối Cao đã đặt việc tôn vinh các biểu hiệu của Ngài là trụ cột của lòng Taqwa (kính sợ Allah và ngoan đạo) và là điều kiện trong thờ phượng; và Ngài đặt việc tôn trọng giới cấm của Ngài là con đường giúp người bề tôi tiến đến với phần ân thưởng nơi Ngài.
Và ai nhìn vào cuộc hành hương Hajj của Nabi e thì sẽ thấy được sự tôn vinh của Người đối với những biểu hiệu của Allah thế nào, từ lời nói, cử chỉ, động tác của cơ thể Người, tất cả đều nói lên ý nghĩa đó của Người e.( )
Lạy Allah, xin Ngài phù hộ cho bầy tôi thành những người ngoan đạo, những người luôn thành tâm hướng về sắc diện của Ngài, xin Ngài phù hộ bầy tôi đạt được điều Ngài yêu thương và hài lòng, xin Ngài triệu tập bầy tôi cùng chung với nhóm người kính sợ Ngài, xin Ngài nhập bầy tôi cùng với những người bề tôi ngoan đạo của Ngài, xin tha thứ tội lỗi cho bầy tôi, cho cha mẹ của bầy tôi và cho tất cả những người Muslim.
وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ ...
Cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad ...








Qurbaan – Ân phúc của Qurbaan

Ông Anas bin Malik t nói:
« ضَحَّى النَّبِىُّ - صلى الله عليه وسلم - بِكَبْشَيْنِ أَمْلَحَيْنِ أَقْرَنَينِ » رواه البخاري رقم (5233) ومسلم رقم (1977).
“Thiên sứ của Allah e đã làm Qurbaan với hai con cừu màu trắng đen có sừng” (Albukhari: 5233, Muslim: 1977).
Ông Abdullah bin Umar t nói:
« أَقَامَ رَسُولُ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- بِالْمَدِينَةِ عَشْرَ سِنِينَ يُضَحِّى » أخرجه أحمد (13/65 الفتح) والترمذي (5/96 تحفة)، وسنده حسن.
“Thiên sứ của Allah e định cư ở Madinah mười năm đều làm Qurbaan” (Ahmad: Al-Fath 13/65, Tirmizhi: Tuhfah 5/96, và Hadith có đường dẫn truyền khá tốt).
Trong hai Hadith trên đều là bằng chứngc cho thấy rằng Qurbaan được khuyến khích thực hiện, bởi lẽ khi Thiên sứ của Allah e làm một điều gì đó mang tính thờ phượng và tìm ân phước nhưng không qui định cụ thể việc làm đó thì ấy là việc làm mang tính khuyến khích đối với cộng đồng tín đồ của Người, dựa trên quan điểm đúng nhất trong các quan điểm của giới học giả.
Giới học giả có sự bất đồng quan điểm về vấn đề: Qurbaan là nghĩa vụ bắt buộc hay chỉ là việc làm Sunnah Muakkadah (việc làm mà Nabi e không bỏ quả). Tuy nhiên, tốt nhất là người Muslim không nên bỏ việc làm Qurbaan khi có khả năng thực hiện, trường hợp không có khả năng thì việc Qurbaan không được yêu cầu; và người nào mắc nợ thì y phải thanh toán nợ trước tiên rồi mới tính đến việc Qurbaan.
Trường hợp mượn tiền để mua Qurbaan, nếu như một người có hy vọng trả khoản nợ chẳng hạn như người làm việc có lương hàng tháng hoặc những người kinh doanh có thu nhập ổn định thì người đó được phép mượn và làm Qurbaan, nhưng nếu như người không có hy vọng trả nợ thì y không được mượn nợ để làm Qurbaan.
Người Muslim được phép làm Qurbaan cho bản thân và cho vợ con của y, y được phép chia sẻ với họ trong ân phước của con vật Qurbaan, bởi vì Thiên sứ của Allah e đã từng làm Qurbaan cho bản thân Người và gia đình của Người.
Và trong việc làm Qurbaan có ý nghĩa làm sống lại  đường lối của cha chúng ta, Nabi Ibrahim u, mang mục đích phân phát lộc ăn cho những người nghèo trong ngày Eid và biếu tặng lộc ăn cho bà con và hàng xóm.
Việc giết Qurbaan tốt hơn việc lấy giá trị của nó mang đi bố thí, bởi vì trong việc giết Qurbaan mang ý nghĩa tôn vinh Allah khi chúng ta giết con vật để hiến dâng lên Ngài, để thể hiện các biểu hiệu tôn giáo của Ngài, và để thể hiện tình đồng đạo trong mối quan hệ yêu thương và tương trợ lẫn nhau.
Và nếu ý nghĩa của việc Qurbaan là giết tế để đến được gần Allah, Đấng Tối Cao thì người bề tôi nên giết con vật Qurbaan tại nhà của y, y và gia đình nên ăn một phần thịt của nó, và đem cho và biếu tặng phần còn lại. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ فَكُلُواْ مِنۡهَا وَأَطۡعِمُواْ ٱلۡبَآئِسَ ٱلۡفَقِيرَ ٢٨ ﴾ [سورة الحج: 28]
{Do đó, hãy ăn thịt của chúng (những con vật Qurbaan) và phân phát cho những người nghèo đói.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 28).
Và tôi thấy không nên gởi Qurbaan đến những quốc gia có người dân nghèo bằng cách chúng ta gởi tiền để giết Qurbaan bởi hai điều sau:
Thứ nhất: Qurbaan là biểu hiệu trong các biểu hiệu của tôn giáo liên quan đến con người, việc giết con vật Qurbaan tại nhà là sẽ tạo sức sống cho biểu hiệu và tạo niềm vui cho con cái và gia đình, còn gởi đi thì sẽ mất điều đó.
Thứ hai: Người có khả năng có thể gởi đến các quốc gia đó tiền, thức ăn, quần áo hoặc những hỗ trợ khác, điều đó có thể hữu ích và có ý nghĩa hơn thịt Qurbaan.
Lạy Allah, bầy tôi luôn hy vọng và khao khát lòng nhân từ nơi Ngài, xin Ngài đừng gây khó khăn cho bản thân bầy tôi, xin Ngài cải thiện và ban điều tốt lành cho tất cả mọi vụ việc của bầy tôi, quả thật không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Ngài, Ngài là Thượng Đế Duy Nhất không có đối tác ngang vai; lạy Allah, xin Ngài tha thứ tội lỗi cho bầy tôi, cho cha mẹ của bầy tôi và cho tất cả những anh em đồng đạo người Muslim.
وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ ...
Cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad ...



















Đề cập đến một số giáo luật về Qurbaan

Ông Jabir t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
« لاَ تَذْبَحُوا إِلاَّ مُسِنَّةً إِلاَّ أَنْ يَعْسُرَ عَلَيْكُمْ فَتَذْبَحُوا جَذَعَةً مِنَ الضَّأْنِ » أخرجه مسلم (1963).
“Các ngươi chớ giết Qurbaan trừ phi con vật đó đã là Musinnah, trường hợp có sự khó khăn thì các người hãy giết Qurbaan con cừu Jiz’ah” (Muslim: 1963).
Hadith là bằng chứng chỉ ra các điều kiện làm nên giá trị cho việc Qurbaan là độ tuổi của con vật được chọn làm Qurbaan bởi Nabi e nói: “Các ngươi chớ giết Qurbaan trừ phi con vật đó đã là Musinnah”. Và Musinnah có nghĩa có độ tuổi đủ lớn, đối với lạc đà thì phải được 5 năm tuổi trở lên, bò thì phải 2 năm tuổi trở lên còn dê thì phải 1 năm tuổi trở lên.
Và trong Hadith, Nabi e cũng đã loại trừ cừu, đối với cừu thì chỉ cần là ở tuổi Jiz’ah là được, đó là từ 6 tháng tuổi trở lên. Và theo lời của Hadith thì cho thấy chỉ được phép làm Qurbaan đối với cừu 6 tháng tuổi trở lên là khi nào có sự khó khăn tức không tìm thấy con vật nào khác ngoài con cừu 6 tháng tuổi hoặc chỉ có khả năng mua con cừu 6 tháng tuổi thôi. Tuy nhiên, đại đa số học giả thì nói rằng được phép làm Qurbaan đối với cừu 6 tháng tuổi không phải kèm theo bất kỳ điều kiện nào, bằng chứng cho câu nói của họ là các Hadith khác đã nói được phép làm Qurbaan đối với cừu 6 tháng tuổi.
Và khi một người mua con vật nếu chưa xác định là để làm Qurbaan thì y chỉ cần định tâm vào lúc giết Qurbaan trong ngày Eid hay trước đó, còn đối với ai mua con vật với định tâm làm Qurbaan thì đây là điểm bất đồng quan điểm của các vị học giả.
Và khi một người đã xác định con vật làm Qurbaan thì phải tuân theo các qui định dưới đây:
1-    Y không được bán, biếu tặng con vật đó, cũng không được thay đổi trừ phi đổi với con khác tốt hơn; và nếu như y chết thì người khác sẽ giết con vật đó thay y, và những người hưởng quyền thừa kế từ y sẽ thay y ăn, biếu tặng và phân phát cho người nghèo.
2-    Trường hợp con vật có khiếm khuyết chẳng hạn như bị què một chân, nếu là do lỗi không quan tâm và bất cẩn thì y phải đi đổi lại con khác lành lặn hơn, còn nếu như do lỗi bất cẩn và lơ là từ y thì y con vật có giá trị khi giết.
3-    Nếu như con vật chạy mất hoặc bị trộm, nếu là do lỗi bất cẩn và lơ là của y thì y phải thay thế một con khác, còn nếu không phải do lỗi bất cẩn và lơ là của y thì y không phải chịu bất cứ điều gì; và khi nào tìm thấy con vật thì giết nó cho dù thời gian đã hết.
4-    Không được phép bán bất cứ thứ gì từ con vật Qurbaan đó, riêng đối với những gì được biếu tặng hay được Sadaqah từ thịt của con vật Qurbaan thì người được biếu và được Sadaqah được quyền cho, bán tùy ý, tuy nhiên không được bán cho người đã biếu và Sadaqah cho y.
Lạy Allah, bầy tôi cầu xin mọi điều tốt lành, những gì bề tối biết và những gì bầy tôi không biết, bầy tôi cầu xin Ngài che chở bầy tôi tránh khỏi mọi điều xấu, những điều xấu mà bầy tôi biết và những điều xấu mà bầy tôi không biết, xin Ngài phù hộ bầy tôi tránh xa những bản chất và tính khí xấu cũng như những việc làm không tốt đẹp; lạy Allah, xin Ngài tha thứ tội lỗi cho bầy tôi, cho cha mẹ của bầy tôi và cho tất cả những anh em đồng đạo Muslim.
وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ ...
Cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad ...










Những khiếm khuyết làm mất giá trị con vật Qurbaan

Ông Al-Barra’ bin A’zib t thuật lại: Thiên sứ của Allah e đứng dậy trong đám chúng tôi, nói:
« أَرْبَعٌ لاَ تَجُوزُ فِى الأَضَاحِى الْعَوْرَاءُ بَيِّنٌ عَوَرُهَا وَالْمَرِيضَةُ بَيِّنٌ مَرَضُهَا وَالْعَرْجَاءُ بَيِّنٌ ظَلْعُهَا وَالْكَسِيرُ الَّتِى لاَ تَنْقَى » رواه أبو داود (7/505) والترمذي (5/81) والنسائي (7/214) وغيرهم، وقال الترمذي: حديث حسن صحيح.
“Bốn khiếm khuyết không có giá trị cho con vật Qurbaan: đui một con mắt với đặc điểm rõ ràng, bệnh với căn bệnh rõ ràng, què chân một cách rõ ràng và gầy còm” (Abu Dawood: 7/505, Tirmizhi: 5/81, Annasa-i: 7/214 và những vị học giả khác; Tirmizhi nói: đây là Hadith Sahih).
Hadith là bằng chứng nói rằng bốn khuyết tật này là những yếu tố cản trở giá trị của con vật Qurbaan, và bốn khiếm khuyết này cũng bao hàm cho những khiếm khuyết khác có mức độ tương đồng hoặc nặng (lớn) hơn.
Khiếm khuyết thứ nhất: Đui một mắt với đặc điểm rõ ràng có nghĩa là mất hoàn toàn một con mắt, dựa theo lý này thì nếu như con vật mà mắt của nó bị hư không nhìn thấy nhưng con mắt không bị mất đi thì vẫn có giá trị cho Qurbaan bởi vì sự đui mắt của nó chưa rõ ràng. Và dĩ nhiên nếu con vật mù cả hai mắt thì nó mất đi giá trị Qurbaan bởi vì mù cả hai còn nặng hơn đui một bên mắt.
Khiếm khuyết thứ hai: bệnh với căn bệnh rõ ràng có nghĩa là cơ thể con vật có những dấu hiệu rõ ràng của căn bệnh, các dấu hiệu bệnh thể hiện rõ trên cơ thể của nó chẳng hạn như trên lưng của nó toàn ghẻ lở và ghẻ lở sẽ làm ảnh hưởng đến thịt và mở của nó.
Khiếm khuyết thứ ba: què chân một cách rõ ràng có nghĩa là một trong bốn chân của con vật bi hư, đi khập khiễng, bước đi rất khó khăn trông giống như muốn gãy. Và dĩ nhiên nếu con vật bị đứt lìa một trong tứ chi của nó thì càng không có giá trị cho Qurbaan vì như thế còn nặng hơn cả bị què và bởi vì như thế là con vật không lành lặn.
Khiếm khuyết thứ tư: gầy còm tức gầy yếu quá mức, có nghĩa là nếu con vật chỉ hơi gầy thì không sao, giống như nếu con vật bị thương nhẹ ở con mắt của nó hoặc sự què chân của nó không đáng kể vẫn có thể di chuyển bình thường thì vẫn có giá trị cho Qurbaan.
Quả thật, Hadith trên là bằng chứng cho chúng ta hiểu rằng nếu có những khiếm khuyết khác ngoài bốn khiếm khuyết này hoặc ngoài những khiếm khuyết tương đồng với bốn khiếm khuyết đó thì không trở ngại cho Qurbaan của con vật. Bởi lẽ, Hadith là lời trình bày và giới hạn phạm vi, nếu như có những khiếm khuyết khác ngoài bốn khiếm khuyết này làm cản trở giá trị Qurbaan của con vật thì chắc chắn Thiên sứ của Allah e đã trình bày và liệt kê ra, vì việc trì hoãn sự trình bày và giải thích khỏi thời điểm cần thiết là không được phép đối với sứ mạng của Người.
Con vật bị rách tai, gãy sừng cũng như những khuyết điểm không đáng kể khác không làm ảnh hướng đến giá trị Qurbaan của con vật.
Không được phép làm Qurbaan với giống cừu được nuôi để lấy mỡ sau khi đã cắt bỏ phần lớp mỡ của nó bởi vì như thế con vật sẽ không được coi là lành lặn.
Lạy Allah, xin Ngài phù hộ cho bầy tôi tránh khỏi những nguyên nhân làm trái với mệnh lệnh và giáo luật của Ngài, xin Ngài phù hộ cho bầy tôi luôn khẳng định được đức tin mà Ngài hài lòng, xin Ngài tha thứ tội lỗi cho bầy tôi, những tội lỗi đã qua và những tội lỗi sẽ làm, những tội lỗi bầy tôi biết cũng những tội lỗi mà bầy tôi không hay biết, và Ngài là Đấng biết rõ và am tường mọi thứ hơn bầy tôi.
     وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ ...
Cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad ...








Một số vấn đề liên quan đến Qurbaan

Ông Anas bin Malik t nói:
« ضَحَّى النَّبِىُّ - صلى الله عليه وسلم - بِكَبْشَيْنِ أَمْلَحَيْنِ أَقْرَنَينِ ذَبَحَهُمَا بِيَدِهِ وَسَمَّى وَكَبَّرَ وَوَضَعَ رِجْلَهُ عَلَى صِفَاحِهِمَا » رواه البخاري رقم (5233) ومسلم رقم (1977).
“Thiên sứ của Allah e đã làm Qurbaan với hai con cừu màu trắng đen có sừng, Người đã tự tay cắt cổ chúng, Người nhân danh Allah, Takbir rồi đặt chân của Người lên hông của chúng” (Albukhari: 5233, Muslim: 1977).
Hadith là bằng chứng cho một số vấn đề liên quan đến Qurbaan, các vấn đề quan trọng tiêu biểu:
1-    Theo giáo luật thì Qurbaan được phép chia sẽ với những người còn sống bởi vì Thiên sứ của Allah e và các vị Sahabah y từng làm Qurbaan cho bản thân họ và cho cả người thân trong gia đình của họ. Trường hợp làm Qurbaan chỉ dành riêng cho những người đã chết thôi giống như một số người ngày nay đang làm là việc làm không có cơ sở giáo lý trừ phi đó là thực hiện theo lời di chúc của người chết. Và theo Sunnah, một người làm Qurbaan cho bản thân và cho những người trong gia đình, và người chết có thể chia sẻ cùng với y trong ân phước của Qurbaan đó, bởi hồng phúc của Allah rất bao la.
2-    Những con vật làm Qurbaan là những con đực tốt hơn những con cái bởi vì Thiên sứ của Allah e đã làm Qurbaan hai con cừu đực và bởi vì thịt của nó ngon hơn, tuy nhiên tất cả các học giả đều đồng thuận rằng con cái vẫn có giá trị trong Qurbaan.
3-    Khuyến khích chọn những con có sừng làm Qurbaan, tức chọn những con có sừng làm Qurbaan tốt hơn những con không có sừng, mặc dù vẫn có thể làm Qurbaan với những con không có sừng, các học giả không có bất đồng quan điểm trong vấn đề này.
4-    Giáo luật khuyến khích cho con vật Qurbaan có màu sắc đẹp và đặc điểm tốt, và con tốt nhất là con có màu lan đen trắng hoặc màu trắng của nó nhiều hơn đen. Đây cũng là cách để tôn vinh những biểu hiệu của Allah Tối Cao.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ ذَٰلِكَۖ وَمَن يُعَظِّمۡ شَعَٰٓئِرَ ٱللَّهِ فَإِنَّهَا مِن تَقۡوَى ٱلۡقُلُوبِ ٣٢ ﴾ [سورة الحج: 32]
{Đấy, và ai tôn vinh các biểu hiệu của Allah thì mới có lòng kính sợ Ngài.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 32).
﴿ وَٱلۡبُدۡنَ جَعَلۡنَٰهَا لَكُم مِّن شَعَٰٓئِرِ ٱللَّهِ لَكُمۡ فِيهَا خَيۡرٞۖ  ﴾  [سورة الحج: 36]
{Và những con súc vật (lạc đà, bò, cừu, dê) mà TA ban cấp cho các ngươi làm vật tế là một trong những biểu hiệu của Allah ban cho các ngươi và nơi chúng có nhiều phúc lộc tốt lành} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 36).
Cho nên, việc tôn vinh những con gia súc cũng là một trong những biểu hiện sự tôn vinh các biểu hiệu của Allah. Ibnu Abbas t nói về ba tiêu chuẩn cho con vật Qurbaan: (làm cho con vật tròn béo, đẹp và trang trọng) (Albukhari: 5233, Muslim: 1966).
5-     Khuyến khích người làm Qurbaan tự tay giết con vật Qurbaan nếu y là người thạo việc bởi vì việc giết Qurbaan cũng làm một hành vi tìm sự hài lòng nơi Allah. Albukhari nói: (Abu Musa ra lệnh bảo các con gái của ông tự cắt cổ con vật Qurbaan) (Fathu Al-Bari: 10/19). Còn nếu như người làm Qurbaan không thạo việc cắt cổ con vật thì hãy ủy thác việc này cho người Muslim nào thạo việc bởi vì Thiên sứ của Allah e từng ủy thác cho Ali t giết con vật Qurbaan thay Người trong lần hành hương Hajj chi tay.
6-    Ai muốn làm nhiều Qurbaan thì tốt nhất nên giết con vật Qurbaan vào ngày Eid, và được phép chia đều trong những ngày Nahr, vì trong sự việc đó mang lại lợi ích cho những người nghèo, và việc giết Qurbaan có thể được kéo dài đến tận cuối ngày 13 dựa theo câu nói đúng nhất từ hai câu nói của giới học giả.
7-    Giáo lý qui định nhân danh Allah và Takbir khi giết Qurbaan, nói: (Bismiillah, Wollo-hu-akbar), Bismillah là bắt buộc còn Wollo-hu-akbar là khuyến khích; và không khuyến khích đọc thêm bất cứ một lời nào khác vì không có cơ sở giáo lý, ngoại trừ lời Du-a xin được chấp nhận; và cũng không được Salawat cho Nabi e trong thời điểm này vì không phù hợp.
Bắt buộc phải nhân danh Allah (Bismillah) lúc cắt cổ con vật Qurbaan. Nếu khoảng thời gian khi nhân danh Allah với việc đặt dao vào cổ con vật để giết khá lâu thì phải nhân danh lại trừ phi khoảng thời gian không đáng kể chẳng hạn đã đặt con vật vào tư thế chuẩn bị giết và đi lấy dao. Yêu cầu phải nhân danh trên con vật muốn Qurbaan, nếu đã nhân danh trên một con cừu này rồi thả ra để đến với con cừu khác thì phải Bismillah lại, riêng trường hợp thay đổi dụng cụ giết thì không ảnh hưởng gì đến Bismillah.
Lạy Allah, xin Ngài chấp nhận việc làm ngoan của bầy tôi, xin Ngài xí xóa cho những sai sót của bầy tôi. Lạy Allah, bầy tôi cầu xin Ngài kiến thức hữu ích, việc làm được chấp nhận và bổng lộc tốt lành. Lạy Allah, xin Ngài đáp lại lời cầu xin của bầy tôi, xin Ngài khẳng định niềm hy vọng của bầy tôi, xin Ngài hãy tha thứ cho bầy tôi, cho cha mẹ của bầy tôi và cho tất cả những người đồng đạo Muslim.
     وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ ...
Cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad ...






Ân phúc nhịn chay ngày A’rafah

Ông Abu Qata-dah Al-Ansari t thuật lại rằng khi Thiên sứ của Allah e được hỏi về nhịn chay ngày A’rafah thì Người nói:
« يُكَفِّرَ السَّنَةَ الْمَاضِيَةَ وَ السَّنَةَ الْقَابِلَةَ » رواه مسلم رقم 1162
“Allah xóa tội của năm đã qua và năm tới” (Muslim: 1162).
Hadith là bằng chứng nói lên ân phúc của nhịn chay ngày A’rafah rằng Allah sẽ bôi xóa tội lỗi của hai năm.
Nhịn chay ngày A’rafah chỉ khuyến khích đối với những người không đi hành hương Hajj, còn những ai đi hành hương Hajj thì không có sự khuyến khích này, ngược lại họ phải ăn uống để làm theo cung cách của Nabi e.
Bởi thế, người không đi hành hương Hajj phải nên cố gắng nhịn chay ngày thiêng liêng này để nắm bắt phần ân thưởng to lớn của nó. Và khi ngày A’rafah trùng vào ngày thứ sáu thì vẫn nhịn chay bình thường bởi vì nguồn Hadith nghiêm cấm nhịn chay vào ngày thứ sáu là nghiêm cấm sự cụ thể hóa vào ngày thứ sáu tức một người không nhịn chay mà chỉ nhịn chay vào ngày thứ sáu và cho rằng nhịn chay như thế là mang lại ân phước thì đấy là nhịn chay bị nghiêm cấm, riêng ngày A’rafah nhằm vào ngày thứ sáu thì việc nhịn chay vào ngày hôm đó không mang ý nghĩa là nhịn chay cho ngày thứ sáu mà là nhịn chay cho ngày A’rafah.
Những tội lội được xóa tội bởi sự nhịn chay ngày A’rafah là những tội lỗi nhỏ, riêng những tội lỗi lớn như Zina, Riba’, dùng bù ngải và phép thuật, ... thì không được xóa tội chỉ bởi những việc làm ngoan đạo mà nó cần phải có sự sám hối hoặc phải chịu mức hình phạt đối với tội nào được qui định mức hình phạt. Đây là quan điểm của đại đa số học giả.
Và người Muslim cũng phải nên cố gắng tận dụng ân phúc của ngày này mà Du-a thật nhiều và hy vọng sự đáp lại của Allah, bởi quả thật lời Du-a của người nhịn chay sẽ được Allah chấp nhận, nhưng nếu Du-a vào lúc trước khi xả chay thì sự được Allah chấp nhận và đáp lại càng có hy vọng nhiều hơn.
Hãy biết rằng giáo lý qui định nên Takbir từ lúc sau Salah Fajar của ngày A’rafah cho đến cuối những ngày Tashreeq. Lời Takbir đó là:
« اللهُ أَكْبَرُ، اللهُ أَكْبَرُ،  لَا إلهَ إِلَّا اللهُ وَاللهُ أَكْبَرُ، اللهُ أَكْبَرُ، وَلِلهِ الْحَمْدُ »
“Ollo-hu-akbar, ollo-hu-akbar, la-ila-ha-illo-h, ollo-hu-akbar,  ollo-hu-akbar,  wa lilla-hilhamdu”.
“Allah vĩ đại, Allah vĩ đại,  không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah, Allah vĩ đại, Allah vĩ đại, và mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah”.
(Có lời hỏi Imam Ahmad: Dựa vào Hadith nào để nói rằng giáo lý qui định Takbir từ Salah Fajar của ngày A’rafah  cho đến cuối những ngày Tashreeq? Ông nói: Dựa theo Ijma’: Umar, Ali, Ibnu Abbas, và Ibnu Mas’ud, cầu xin Allah hài lòng về họ)( ).
Ông Abdullah bin Umar t thuật lại:
« غَدَوْنَا مَعَ رَسُولِ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- مِنْ مِنًى إِلَى عَرَفَاتٍ مِنَّا الْمُلَبِّى وَمِنَّا الْمُكَبِّرُ » رواه مسلم رقم 1284.
“Chúng tôi ra đi cùng với Thiên sứ của Allah e vào buổi sáng từ Mina đến Arafaat, trong chúng tôi có người nói lời Talbiyah và có người thì nói lời Takbir” (Muslim).
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: (Câu nói đúng nhất về Takbir là lời nói của đa số học giả Salaf, những học giả thông hiểu giáo lý thực hành thuộc các vị Sahabah và các vị Imam lớn rằng Takbir từ Fajar của ngày A’rafah cho đến tận cuối ngày của những ngày Tashreeq vào sau mỗi lễ nguyện Salah). (Bộ Fata-wa tổng hợp: 24/220-222).
Lạy Allah, bầy tôi luôn mong mỏi và khao khát lòng nhân từ và sự thương xót ở nơi Ngài, xin Ngài đừng bỏ mặc bầy tôi dù chỉ là trong nháy mắt, xin Ngài cải thiện tất cả mọi vụ việc của bầy tôi, không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Ngài, xin Ngài tha thứ tội lỗi cho bầy tôi, cho cha mẹ của bầy tôi và tất cả những người đồng đạo Muslim.
     وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ ...
Cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad ...
























Những biểu hiệu của ngày Eid

Ông Abdullah bin Qurt t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
« إِنَّ أَعْظَمَ الأَيَّامِ عِنْدَ اللهِ تَبَارَكَ وَتَعَالَى يَوْمُ النَّحْرِ ثُمَّ يَوْمُ الْقَرِّ » رواه أبو داود بإسناد جيد.
“Quả thật, ngày thiêng liêng nhất đối với Allah Tối Cao và Ân Phúc là ngày Nahr, kế đến là ngày Al-Qar (ngày trụ lại)” (Abu Dawood ghi lại với đường dẫn truyền khá tốt)( ).
Hadith là bằng chứng nói về ân phúc của ngày Nahr rằng đó là ngày thiêng liêng nhất đối với Allah và nó được gọi ngày đại Hajj, như Thiên sứ của Allah e đã nói:
« يَوْمُ الْحَجِّ الأَكْبَرِ يَوْمُ النَّحْرِ »  أخرجه أبو داود بسند صحيح.
“Ngày đại Hajj là ngày Nahr” (Abu Dawood ghi lại với đường dẫn truyền Sahih)( ).
Ông Uqbah bin A’mir t thuật lại, Thiên sứ của Allah e nói:
« يَوْمُ عَرَفَةَ وَيَوْمُ النَّحْرِ وَأَيَّامُ التَّشْرِيقِ عِيدُنَا أَهْلَ الإِسْلاَمِ وَهِىَ أَيَّامُ أَكْلٍ وَشُرْبٍ » أخرجه أصحاب السنن إلا ابن ماجه بإسناد صحيح.
“Ngày A’rafah, ngày Nahr và những ngày Tashreeq là những ngày tết của chúng ta, những tín đồ của Islam, và đo là những ngày để ăn và uống” (Abu Dawood: 2419, Tirmizhi: 773, Annasa-i: 5/252, Ahmad: 28/605, với đường dẫn truyền Sahih).
Ngày lễ Eid Nahr tốt hơn ngày Eid Al-Fitri bởi vì trong ngày Eid Nahr có lễ nguyện Salah và giết Qurbaan và trong ngày Eid Nahr có lễ nguyện Salah và có việc làm Sadaqah, và sự giết tế Qurbaan tốt hơn cả việc làm Sadaqah, hơn nữa ngày Nahr tập hợp sự thiêng liêng về không gian cả thời gian.
Những việc nên làm trong ngày đó:
    Đi dâng lễ nguyện Salah Eid trong thân trạng tốt nhất, hãy làm đẹp thân thể theo sự cho phép của giáo luật, hãy giữ sự đẹp đẽ và cơ thể thanh sạch cho đến khi giết Qurbaan. Hãy nến đến chỗ dâng lễ nguyện Salah Eid sớm để có thể đứng gần Imam và có thể hưởng được ân phước của việc chờ lễ nguyện Salah.
    Theo Sunnah, khuyến khích Takbir trong lúc trên đường đến chỗ dâng lễ nguyện Salah, khuyến khích Takbir cho tới khi Imam đến, và khi Imam thuyết giảng thì không Takbir nhưng khi Imam Takbir thì Takbir cùng với Imam.
    Khuyến khích đi và về trên con đường khác nhau, có nghĩa là đi lối này về lối khác. Ông Jabir bin Abdullah t thuật lại rằng vào ngày Eid, Nabi e thường đi và về trên hai đường khác nhau. (Albukhari ghi lại trong Fath: 2/472).
    Theo Sunnah, vào ngày Eid Al-Adha khuyến khích không ăn gì cho đến khi đã xong lễ nguyện Salah Eid, như Abdullah bin Buraidah thuật lại từ cha của ông rằng: vào ngày Eid Al-Fitri Thiên sứ của Allah e không đi Salah cho đến khi đã ăn một chút gì đó còn vào ngày Eid Al-Adha thì Người không ăn gì cho tới khi đã xong lễ nguyện Salah. (Tirmizhi ghi lại)( ).
    Lễ nguyện Salah Eid là Sunnah Muakkadah nên người Muslim phải cố gắng duy trì nó, phải nên khuyến khích con cái tham gia buổi lễ nguyện, ngay cả trẻ con, nhằm thể hiện các biểu hiệu của Islam; và một số học giả đã cho rằng lễ nguyện Salah là nghĩa vụ bắt buộc.
    Sau lễ nguyện Salah và sau phần thuyết giảng của Imam thì người làm Qur’an hãy tự tay giết con vật Qurbaan bằng giết tốt nhất, y hãy lấy thịt để ăn một phần, biếu tặng người thân và láng giềng một phần, và một phần thì phân phát cho người nghèo. Được phép dự trữ thịt Qurbaan, còn Hadith cấm dự trữ thịt Qurbaan cũng như cấm ăn thịt Qurbaan sau ba ngày là Hadith đã được bôi xóa bởi những Hadith khác, theo quan điểm của đại đa số học giả; một số học giả thấy rằng Hadith đó không bị bôi xóa mà khi nào thấy có người cần thì cấm dự trữ.
Không được phép xem thường hoặc đem bỏ thịt Qurbaan, trái lại, một trong những biểu hiện sự hoàn hảo của lòng tạ ơn là tận dụng tối đa và hãy đem cho những ai cần cho dù điều đó có tốn công thế nào.
    Không vấn đề gì trong việc chúc tụng nhau ngày Eid, phải nên đi thăm viếng cha mẹ và bà con trong ngày Eid, nên ưu tiên việc đi thăm viếng họ rồi mới đến lượt viếng thăm những anh em đồng đạo.
Lạy Allah, xin Ngài hãy ban cho bản thân của bầy tôi lòng Taqwa, hãy thanh lọc tâm hồn và bản thân bầy tôi bởi vì Ngài là Đấng thanh lọc tốt nhất. Lạy Allah, xin Ngài hãy phù hộ cho bầy tôi có kết cuộc tốt đẹp nhất, và xin Ngài hãy phù hộ bầy tôi điều tốt đẹp nhất ở trên trần gian này và giúp bầy tôi tránh khỏi Hỏa Ngục ở Đời Sau, xin Ngài hãy tha thứ tội lỗi của bầy tôi, cho cha mẹ của bầy tôi và cho những người đồng đạo Muslim.
     وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ ...
Cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad ...




Ân phúc của những ngày Tashreeq

Ông Nubaishah Alhazli e thuật lại rằng Thiên sứ của Allah  nói:
« أَيَّامُ التَّشْرِيْقِ أَيَّامُ أَكْلٍ وَشُرْبٍ » وَفِيْ رِوَايَةٍ: « وَذِكْر لِلهِ عَزَّ وَجَلَّ » أَخرجه مسلم رقم 1141.
“Những ngày Tashreeq là những ngày ăn và uống” và trong một lời dẫn khác: “là những ngày để tụng niệm Allah Tối Cao và Ân Phúc” (Muslim: 1141).
Hadith là bằng chứng nói về ân phúc của những ngày Tashreeq, đó là ngày 11, 12, 13.
Đây là những ngày ân phúc đã được ấn định như trong lời phán của Allah:
﴿ وَٱذۡكُرُواْ ٱللَّهَ فِيٓ أَيَّامٖ مَّعۡدُودَٰتٖۚ ﴾ [سورة البقرة: 203]
{Và hãy tụng niệm và tán dương Allah vào những ngày (ở Mina) được ấn định.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 203).
Quả thật, Hadith trên chỉ ra hai điều:
Thứ nhất: Những ngày Tashreeq là những ngày ăn và uống, những ngày biểu hiện niềm vui và sự hân hoan, biểu hiện sự rộng rãi và hào phóng với vợ con; những ngày để cơ thể được nghỉ ngơi, tinh thần được khây khỏa không còn bận tâm đến những điều cấm, không còn bận rộn với việc tuân lệnh Allah. Thiên sứ của Allah e nói:
« يَوْمُ عَرَفَةَ وَيَوْمُ النَّحْرِ وَأَيَّامُ التَّشْرِيقِ عِيدُنَا أَهْلَ الإِسْلاَمِ وَهِىَ أَيَّامُ أَكْلٍ وَشُرْبٍ » أخرجه أصحاب السنن إلا ابن ماجه بإسناد صحيح.
“Ngày A’rafah, ngày Nahr và những ngày Tashreeq là những ngày tết của chúng ta, những tín đồ của Islam, và đó là những ngày để ăn và uống” (Abu Dawood: 2419, Tirmizhi: 773, Annasa-i: 5/252, Ahmad: 28/605, với đường dẫn truyền Sahih).
Không có sự ngăn cấm trong việc hào phóng và rộng rãi về thức ăn và đồ uống trong những ngày này đặc biệt là đối với thịt, bởi vì Thiên sứ của Allah e đã mô tả những ngày này là những ngày ăn và uống và dĩ nhiên không được phung phí hoặc xem thường ân huệ của Allah Tối Cao và Ân Phúc.
Thứ hai: Những ngày này là những ngày để tưởng nhớ Allah Tối Cao bằng cách Takbir sau mỗi lễ nguyện Salah và vào tất cả mỗi giờ. Và người Muslim dĩ nhiên phải luôn tưởng nhớ đến Allah thường xuyên trong mọi hoàn cảnh, niệm danh Allah trước khi ăn và uống, tạ ơn Ngài sau khi ăn và uống bằng cách nói Alhamdulillah, và điều này nên được nhấn mạnh hơn nữa trong những ngày này.
Do đó, người Muslim phải hết sức lưu tầm đừng để bản thân mình quên lãng Allah. Người Muslim nên tận dụng các thời gian ân phúc của cuộc đời vào việc tuân lệnh Allah, làm việc thiện, chớ đừng đánh mất nó bởi sự vui chơi và thú tiêu khiển giống như nhiều người trong thời đại của chúng ta ngày nay, họ thường thức khuya để vui chơi vô ích để rồi bỏ lỡ các lễ nguyện Salah và thực hiên không đúng giờ giấc, họ giết thời gian và dùng ân huệ của Allah để làm điều trái lệnh Ngài.
Hãy biết rằng không được phép nhịn chay trong những ngày Tashreeq, dù những ngày Tashreeq nhằm vào ngày y thường nhịn chay Sunnah như ngày thứ năm, ba ngày mỗi tháng (ngày 13) thì cũng không được phép nhịn chay, trừ phi người làm Hajj Tamatu’a nhưng không có khả năng giết tế Hady thì được phép nhịn chay. Ông Ibnu Umar t và bà A’ishah  nói:
« لَمْ يُرَخَّصْ فِى أَيَّامِ التَّشْرِيقِ أَنْ يُصَمْنَ ، إِلاَّ لِمَنْ لَمْ يَجِدِ الْهَدْىَ » رواه البخاري رقم   1894.
“Không được phép nhịn chay trong những ngày Tashreeq trừ những ai không tìm thấy Hady” (Albukhari: 1894).
Lạy Allah, xin Ngài hãy ban cho cuộc sống của bầy tôi và cõi Đời Sau của bầy tôi điều tốt lành, xin Ngài làm các việc làm của bầy tôi gặt hái được những thành quả tốt lành, xin Ngài hãy làm cho những ngày mà bầy tôi gặp được nhiều điều tốt lành, xin Ngài hãy phù hộ bầy tôi đến với những gì Ngài hài lòng.
     وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ ...
Cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad ...


Bài học qua sự trôi đi của những chuỗi ngày và năm tháng

Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:
﴿ إِنَّ فِي خَلۡقِ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِ وَٱخۡتِلَٰفِ ٱلَّيۡلِ وَٱلنَّهَارِ لَأٓيَٰتٖ لِّأُوْلِي ٱلۡأَلۡبَٰبِ ١٩٠ ﴾ (سورة آل عمران : 190)
{Quả thật, trong sự tạo hóa các tầng trời và trái đất và sự luân chuyển ngày đêm là những dấu hiệu (nhận biết Allah) cho những người hiểu biết.} (Chương 3 – Ali – ‘Imran, câu 190).
﴿ إِنَّ فِي ٱخۡتِلَٰفِ ٱلَّيۡلِ وَٱلنَّهَارِ وَمَا خَلَقَ ٱللَّهُ فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِ لَأٓيَٰتٖ لِّقَوۡمٖ يَتَّقُونَ ٦ ﴾ [سورة يونس: 6]
{Quả thật, trong sự luân chuyển ngày đêm và những gì được Allah tạo hóa trong các tầng trời và trái đất là những dấu hiệu (nhận biết Allah) cho những người biết kính sợ (Allah).} (Chương 10 – Yunus, câu 6).
﴿ يُقَلِّبُ ٱللَّهُ ٱلَّيۡلَ وَٱلنَّهَارَۚ إِنَّ فِي ذَٰلِكَ لَعِبۡرَةٗ لِّأُوْلِي ٱلۡأَبۡصَٰرِ ٤٤ ﴾ [سورة نور: 44]
{Allah lật trở ban đêm và ban ngày nối tiếp nhau. Quả thật trong sự việc đó là một bài học cho những người có cái nhìn thấu đáo và thông suốt.} (Chương 24 – Annur, câu 44).
Trong các câu Kinh thiêng liêng này, Allah Tối Cao và Ân Phúc về những dấu hiệu của Ngài trong vũ trụ cho thấy quyền năng siêu việt và kiến thức hoàn hảo tuyệt đối của Ngài, cho thấy sự anh minh và lòng thương xót bao la của Ngài. Và một trong những dấu hiệu đó là sự luân chuyển ban đêm và ban ngày nối tiếp nhau, sự khác nhau về độ dài ngắn của đêm và ngày, cái nóng, cái lạnh và cái ấm áp của thời tiết, tất cả đều mang lại ý nghĩa to lớn cho tất cả sự tồn tại trên trái đất, tất cả đều là từ ân huệ và lòng nhân từ của Allah ban cho các tạo vật của Ngài, và tất cả những ân huệ này, những hồng phúc này chỉ được ý thức và nhận biết bởi những người hiểu biết, những người có khối óc và trí tuệ sáng suốt và lành mạnh. Chỉ có những người có khối óc sáng suốt, trí tuệ lành lặn mới nhận thức được ý nghĩa và giá trị của Allah trong việc tạo ban đêm, ban ngày, mặt trời, mặt trăng; chỉ có họ mới hiểu được giá trị và ý nghĩa của năm tháng nối tiếp nhau, của dòng luân chuyển ngày đêm liên tiếp nhau.
Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc tạo ra ban đêm và ban ngày làm kho lưu trữ cho các việc làm, là các giai đoạn cho tuổi đời, khi cái này đi qua thì cái kia lại đến, để những ai quan tâm gặt hái điều thiện tốt, để những con tim tin tưởng năng tuân lệnh và thờ phượng Allah. Bởi thế, người nào lỡ mất đi ban đêm thì có thể tìm thấy ân phúc của ban ngày, và người lỡ mất đi ban ngày thì có thể tìm thấy ân phúc của ban đêm. Allah phán:
﴿ وَهُوَ ٱلَّذِي جَعَلَ ٱلَّيۡلَ وَٱلنَّهَارَ خِلۡفَةٗ لِّمَنۡ أَرَادَ أَن يَذَّكَّرَ أَوۡ أَرَادَ شُكُورٗا ٦٢﴾ [سورة الفرقان: 62]
{Và Ngài (Allah) là Đấng đã làm ra ban đêm và ban ngày nối đuôi nhau luân chuyển để cho ai muốn tụng niệm (Allah) và tạ ơn Ngài.} (Chương 25 – Al-Furqan, câu 62).
Người có đức tin nên rút ra bài học từ sự trôi đi của chuỗi thời gian ngày đêm, bởi quả thật, ban đêm và ban ngày là những trang thời gian mới liên tục, nó làm khoảng cách gần lại, nó cuộn tròn tuổi đời, nó làm lão hóa tuổi thanh xuân, nó hủy diệt tuổi giả, và cứ mỗi ngày trôi đi qua một người là mỗi ngày y đang rời xa thế gian và đến gần với Đời Sau.
Bởi thế, người hạnh phúc là người luôn biết kiểm điểm lại bản thân mình, biết tiêu xài đúng mực thời gian của y, biết tận dụng thời giờ của y vào những điều hữu ích trong đạo cũng như trong đời, và ai xao lãng bản thân là người đó đang hoang phí thời gian của mình. Cầu xin Allah phù hộ va che chở chúng ta khỏi sự xao lãng và trải qua những chuỗi ngày một cách vô ích.
Và chúng ta đang ở trong những ngày này, những ngày mà chúng phải nói lời chia tay với năm qua và chào đón năm mới sắp đến. Bởi thế, chúng ta phải kiểm điểm bản thân chúng ta, ai trong chúng ta đã lơ là và xao lãng một điều gì đó từ các nghĩa vụ bắt buộc thì người ấy phải quay về sám hối với Allah và cô gắng bù lại những gì đã mất, và nếu y đã làm một điều gì đó bất công với chính bản thân bởi những điều tội lỗi mà Allah và Thiên sứ của Ngài nghiêm cấm thì hãy biết nhanh chống sửa đổi trước khi thời hạn trên thế gian chấm dứt .. còn ai được Allah phù hộ đi trên con đường ngay chính thì y hãy tạ ơn Allah và hãy cầu xin Ngài vững bước trên con đường ngay chính đó cho tới khi lìa trần.
Và sự kiểm điểm này không phải chỉ nhằm vào những ngày này không thôi mà nó được yêu cầu trong tất cả thời giờ của chúng ta, chúng ta phải kiểm điểm lại bản thân mỗi phút mỗi giây. Người nào luôn biết kiểm điểm bản thân mình vào mọi lúc thì y sẽ luôn vững bước trên con đường ngay chính, y sẽ luôn cải thiện việc làm và hành vi của y; còn người nào xao lãng điều đó thì y sẽ gặp phải điều xấu trong tất cả hoàn cảnh của y và các việc làm cũng như hành vi của y sẽ trở nên tồi tệ và bị hủy hoại mà y không hề hay biết.
Và một trong những điều đáng tiếc là có nhiều người khi vào đầu năm thì họ thường chuẩn bị cho bản thân những điều mới tốt đẹp, họ định tâm và quyết cải thiện thân trạng của mình, nhưng rồi dần dần, ngày qua ngày, tháng qua tháng, họ trải qua một năm chẳng thay đổi được thân trạng của họ, họ không tích thêm được nhiều điều tốt lành, họ cũng không sám hối những điều tội lỗi đã làm; đây là dấu hiệu của sự tồi tệ và thua thiệt.
Lạy Allah, xin Ngài ban cho bầy tôi có những việc làm tốt đẹp và có được kết cuộc tốt đẹp, xin Ngài ban điều tốt lành cho bầy tôi trên thế gian và ở cõi Đời Sau, xin Ngài phù hộ bầy tôi những điều tốt lành trong những ngày ân phúc mà bầy tôi gặp được.
Lạy Allah, xin Ngài hãy tiếp sức cho những người Muslim trong sự tuân lệnh và thờ phượng Ngài, xin Ngài đừng bỏ mặc họ trong sự bất tuân và trái lệnh Ngài.
Lạy Allah, xin Ngài làm cho năm vừa qua của bầy tôi và năm sắp tới thành năm của sự an lành và vinh quang của Islam, xin Ngài hãy phù hộ và trợ giúp Islam và những người Muslim, xin Ngài ban cho bầy tôi ân huệ của Ngài, xin Ngài phù hộ bầy tôi luôn biết tạ ơn Ngài.
     وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ ...
Cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad ...















Đừng quá bận tâm đến vật chất của trần gian

عَنْ عَبْدِ اللهِ بْنِ عُمَرَ - رضى الله عنهما - قَالَ أَخَذَ رَسُولُ اللهِ - صلى الله عليه وسلم - بِمَنْكِبِى فَقَالَ « كُنْ فِى الدُّنْيَا كَأَنَّكَ غَرِيبٌ ، أَوْ عَابِرُ سَبِيلٍ » . وَكَانَ ابْنُ عُمَرَ يَقُولُ إِذَا أَمْسَيْتَ فَلاَ تَنْتَظِرِ الصَّبَاحَ ، وَإِذَا أَصْبَحْتَ فَلاَ تَنْتَظِرِ الْمَسَاءَ ، وَخُذْ مِنْ صِحَّتِكَ لِمَرَضِكَ ، وَمِنْ حَيَاتِكَ لِمَوْتِكَ. أخرجه البخاري رقم 6416.
Ông Ibnu Umar t thuật lại: Thiên sứ của Allah e cầm vai tôi và nói: “Ngươi hãy ở trên thế gian này giống như là một người khách lạ hoặc như là một kẻ qua đường”. Ông Ibnu Umar t thường nói: “Khi ngươi đang ở buổi chiều thì chớ chờ đợi đến sáng, và khi ngươi đang ở buổi sáng thì chớ chờ đợi đến chiều, hãy tận dụng sức khỏe của ngươi trước khi nó bệnh, cuộc sống của ngươi trước cái chết của ngươi” (Albukhari: 6416).
Hadith là bằng chứng cho thấy rằng chúng ta phải nên tận dụng thời gian, khuyến khích không quá bận tâm đến vật chất của trần gian, đặt sự sám hối lên hàng đầu và nên luôn chuẩn bị và sẵn sàng cho cái chết. Hadith này là lời nhắc nhở chúng ta luôn nghĩ đến cuộc sống Đời Sau và không quá quan tâm đến cuộc sống trần gian, bởi vì cuộc sồng trần gian rồi sẽ bị tiêu vong cho dù tuổi đời của con người có thọ như thế nào, và bởi vì trần gian là cõi không có sự trường tồn, và tất cả mỗi linh hồn đều phải mếm cái chết. Đây là sự thật hiển nhiên mà con người chúng ta chứng kiên mỗi ngày đêm, chúng ta cảm nhận được mỗi phút mỗi giây. Tuy nhiên, con người lại không biết bao giờ tuổi đời của mình chấm dứt và cái chết sẽ đến nên họ phải luôn ở trong tư thế chuẩn bị và sẵn sàng cho cuộc hành trình đó, nên họ phải sống trên cõi đời trần gian này như một kẻ lữ khách qua đường, chứ y không nên quá quan tâm đến nó và lấy nó làm quê hương, làm ngôi nhà định cư mãi mãi; họ nên sống trên thế gian như một người xa lạ, không phải là người dân của nó mà chỉ là những vị khách vãng lai đến rồi đi, cõi trần gian chỉ là nơi dừng chân trong chốc lát, là một chuyến đi đường xa để thu thập cho mình mục đích và ý nghĩa của cuộc sống.
Quả thật, vị Sahabah cao quý Abdullah bin Umar t đã thông suốt và thấu hiếu được lời dặn dò của Thiên sứ e nên ông đã rút ra được ba điều:
Điều thứ nhất: “Khi ngươi đang ở buổi chiều thì chớ chờ đợi đến sáng, và khi người đang ở buổi sáng thì chớ chờ đợi đến chiều” có nghĩa là người có đức tin nên sống không qua bận tâm đến cuộc sống trần gian, y ở buổi sáng thì đừng trông chờ buổi chiều và khi ở buổi chiều thì đừng trông mong đến sáng mà hãy luôn nghĩ rằng tuổi đời của mình sẽ chấm dứt trước đó.
Điều thứ hai: “hãy tận dụng sức khỏe của ngươi trước khi nó bệnh” có nghĩa là người có đức tin nên biết tận dụng các thời gian lúc y còn khỏe mạnh và cơ thể y còn lành lặn mà làm nhiều điều thiện tốt cũng như năng tuân lệnh Allah trước khi ngã bệnh, già yếu không còn khả năng tuân lệnh Allah và làm việc thiện nữa.
Điều thứ ba: “và tận dụng cuộc sống của ngươi trước cái chết của ngươi” có nghĩa là người có đức tin nên tận dụng lúc mình còn sống trên thế gian mà mau mau hành thiện và thờ phượng Allah, chớ đừng xao lãng cho đến khi cái chết đến gần kề rồi lúc đó mới bắt đầu.
Ông Ibnu Abbas t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
« نِعْمَتَانِ مَغْبُونٌ فِيهِمَا كَثِيرٌ مِنَ النَّاسِ ، الصِّحَّةُ وَالْفَرَاغُ »  أخرجه الحاكم وصححه.
“Hai ân huệ mà đa số nhân loại dùng không đúng: sức khỏe và sự nhàn rỗi” (Hakim ghi lại và ông nói Hadith Sahih)( ).
Bởi thế, khi chúng ta đón chào năm mới thì chúng ta phải tận dụng mọi thời gian của nó để làm nhiều việc thiện trước khi chúng ta bận rộn, ngã bệnh hoặc chết.
Lạy Allah, xin Ngài đánh thức trái tim của bầy tôi trong giấc ngủ say chốn cõi trần, xin Ngài nhắc nhở bầy tôi khi cuộc hành trình giã từ sắp đến, xin Ngài hãy làm vững đức tin trong trái tim của bầy tôi, xin Ngài phụ hộ bầy tôi tích được nhiều ân phước và công đức qua các việc làm ngoan đạo và thiện tốt, xin Ngài tha thứ tội lỗi cho bầy tôi, cho cha mẹ của bầy tôi cùng tất cả những người Muslim đồng đạo.
     وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ ...
Cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad ...



















Ân phúc tháng của Allah – Muharram

Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
« أَفْضَلُ الصِّيَامِ بَعْدَ رَمَضَانَ شَهْرُ اللهِ الْمُحَرَّمُ وَأَفْضَلُ الصَّلاَةِ بَعْدَ الْفَرِيضَةِ صَلاَةُ اللَّيْلِ » رواه مسلم.
“Nhịn chay tốt nhất sau Ramadan là tháng của Allah Muharram, và lễ nguyện Salah tốt nhất sau lễ nguyện Salah Fardu là lễ nguyện Salah ban đêm” (Muslim: 1163).
Hadith là bằng chứng nói lên ân phúc của nhịn chay trong tháng của Allah - Muharram, và nhịn chay trong tháng này tốt hơn nhịn chay vào những ngày khác ngoại trừ tháng Ramadan.
Tháng của Allah – Muharram là tháng mà năm Hijri bắt đầu cũng như nó được thống nhất trong thời Khalifah Umar bin Al-Khattab t, và nó là một trong các tháng linh thiêng mà Allah đã nói trong Kinh sách của Ngài, Ngài phán:
﴿ إِنَّ عِدَّةَ ٱلشُّهُورِ عِندَ ٱللَّهِ ٱثۡنَا عَشَرَ شَهۡرٗا فِي كِتَٰبِ ٱللَّهِ يَوۡمَ خَلَقَ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضَ مِنۡهَآ أَرۡبَعَةٌ حُرُمٞۚ ذَٰلِكَ ٱلدِّينُ ٱلۡقَيِّمُۚ فَلَا تَظۡلِمُواْ فِيهِنَّ أَنفُسَكُمۡۚ ﴾ [سورة التوبة: 36]
{Quả thật, số tháng (trong một năm) mà Allah đã qui định trong sổ sách của Ngài kể từ ngày tạo thiên lập địa là mười hai tháng, trong đó có bốn tháng linh thiêng. Đó là tôn giáo đúng đắn. Do đó, các ngươi chớ đừng bất công với bản thân các ngươi trong những tháng.} (Chương 9 – Attawbah, câu 36).
Ông Abu Bakrah t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
« السَّنَةُ اثْنَا عَشَرَ شَهْرًا ، مِنْهَا أَرْبَعَةٌ حُرُمٌ ، ثَلاَثَةٌ مُتَوَالِيَاتٌ ذُو الْقَعْدَةِ وَذُو الْحِجَّةِ وَالْمُحَرَّمُ ، وَرَجَبُ مُضَرَ الَّذِى بَيْنَ جُمَادَى وَشَعْبَانَ » متفق عليه.
“Một năm có mười hai tháng, trong đó có bốn tháng linh thiêng, ba tháng liền nhau: Zdul-Qa’dah, Zdul-Hijjah, Muharram và tháng Rajab nằm giữa tháng Juma-da và Sha’ban” (Albukhari: 3662, Muslim: 1679).
Quả thật, Allah gán tháng này là tháng của Ngài mang ý nghĩa đó là tháng được Ngài chọn làm tháng linh thiêng để những bề tồi của Ngài phải tôn vinh nó, bởi vì Allah là Đấng Tối Cao và Ân Phúc nên Ngài không gán bất cứ điều gì cho Ngài ngoại trừ điều đó được Ngài coi trọng một cách đặc biệt chẳng hạn như ngôi nhà của Allah, Thiên sứ của Allah, .. và tháng này được gọi là tháng Muharram có nghĩa là tháng cấm kỵ .. bởi vì những người Ả Rập xưa kia có truyền thống cấm kỵ một năm và mở tự do một năm.
Lời phán của Allah: {Do đó, các ngươi chớ đừng bất công với bản thân các ngươi trong những tháng đó.} (Chương 9 – Attawbah, câu 36) có nghĩa là trong những tháng linh thiêng này, bởi đó là những tháng mà Allah sẽ bắt tội nặng hơn trong những tháng khác. Qata-dah nói: (Quả thật sự bất công trong những tháng linh thiêng tội nặng hơn sự bất công trong những tháng khác, mặc dù sự bất công trong mọi trường hợp đều là trọng tội nhưng Allah muốn làm cho nó trọng đại hơn thế nào tùy ý Ngài) (Tafseer Ibnu Kathir: 4/89 – 90).
Quả thật, Allah đã đặt những tháng trăng lưỡi liềm này thành các mốc thời gian cho nhân loại bởi vì các tháng đó là những dấu hiệu mà bất kỳ con người nào cũng có thể cảm nhận được đầu và cuối tháng. Và một trong những điều đáng tiếc là có rất nhiều người đã bỏ lịch Hijri để dùng lịch tây của người Thiên Chúa giáo không theo các qui định của Islam.
Đó là bằng chứng cho thấy sự yếu hèn, thất bại và bắt chước những người không phải Muslim, và một trong những điều sai trong vấn đề này: người Muslim chói buộc các vụ việc của họ với lịch của Thiên Chúa giáo, họ tự rời xa lịch Hijri của họ, cái mà nó liên kết họ với vị Thiên sứ cao quý của họ cũng như liên kết họ với các biểu hiệu của tôn giáo họ và sự thờ phượng của họ. Cầu xin Allah phù hộ và dẫn dắt!
 Và Hadith cũng là bằng chứng cho thấy ân phúc của việc nhịn chay tự nguyện trong tháng này – tháng của Allah, Muharram – mang lại ân phước tốt hơn tất cả những nhịn chay trong những tháng khác ngoài Ramadan.  Dựa theo lời của Hadith thì tháng Muharram là tháng nhịn chay tốt nhất sau Ramadan, còn nếu so sánh việc nhịn chay giữa các ngày với nhau thì nhịn chay ngày A’rafah và nhịn chay sáu ngày Shauwal tốt hơn những ngày khác.
Và dựa theo lời của Hadith thì thấy rằng ý nói của Nabi là nhịn chay toàn tháng Muharram, tuy nhiên, một số học giả thì lại thấy rằng nên nhịn chay nhiều ngày trong tháng Muharram chứ không nhịn nguyên tháng bởi câu nói của bà A’ishah :
« مَا رَأَيْتُ رَسُولَ اللهِ - صلى الله عليه وسلم - اسْتَكْمَلَ صِيَامَ شَهْرٍ إِلاَّ رَمَضَانَ ، وَمَا رَأَيْتُهُ أَكْثَرَ صِيَامًا مِنْهُ فِى شَعْبَانَ » رواه مسلم رقم 1156، 175.
“Tôi chưa từng thấy Thiên sứ của Allah nhịn chay nguyên tháng ngoài tháng Ramadan, và tôi cũng chưa từng thấy Người nhịn chay trong tháng nào nhiều hơn Sha’baan” (Muslim: 1156, 175).
Lạy Allah, xin Ngài đánh thức bầy tôi từ trong giấc ngủ xao lãng, xin Ngài hãy phù hộ bầy tôi luôn biết chuẩn bị tốt cho ngày giã từ, xin Ngài phù hộ bầy tôi luôn biết nắm bắt và tận dụng thời gian trong việc tuân lệnh Ngài và làm việc thiện, xin Ngài phù hộ bầy tôi luôn biết làm việc tốt và ngoan đạo, xin Ngài phù hộ bầy tôi dễ dàng từ bỏ điều tội lỗi và trái lệnh Ngài.
     وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ ...
Cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad ...



                                  
Lịch sử ngày A’shura’

عَنْ عَائِشَةَ - رضى الله عنها – قَالَتْ : « كَانَ يَوْمُ عَاشُورَاءَ تَصُومُهُ قُرَيْشٌ فِى الْجَاهِلِيَّةِ ، وَكَانَ رَسُولُ اللهِ - صلى الله عليه وسلم - يَصُومُهُ ، فَلَمَّا قَدِمَ الْمَدِينَةَ صَامَهُ ، وَأَمَرَ بِصِيَامِهِ ، فَلَمَّا فُرِضَ رَمَضَانُ تَرَكَ يَوْمَ عَاشُورَاءَ ، فَمَنْ شَاءَ صَامَهُ ، وَمَنْ شَاءَ تَرَكَهُ » رواه البخاري رقم 2002 ، ومسلم رقم 1125.
Bà A’ishah  nói: “Ngày A’shura’ là ngày mà những người Quraish thường nhịn chay trong thời Jahiliyah (thời tiền Islam), và Thiên sứ của Allah e đã từng nhịn chay ngày này. Khi Người đến Madinah, Người nhịn chay vào ngày này và đã ra lệnh bảo các vị Sahabah nhịn chay. Rồi khi nhịn chay Ramadan được sắc lệnh xuống thì người bỏ ngày A’shura’. Bởi thế, ai muốn nhịn thì cứ nhịn còn ai không muốn thì thôi” (Albukhari: 2002, Muslim: 1125).
Hadith là bằng chứng cho thấy rằng những người trong thời Jahiliyah đã từng biết đến ngày A’shura’, đây là ngày rất quen thuộc đối với họ, họ thường nhịn chay vào ngày này và Thiên sứ của Allah e cũng nhịn chay vào ngày này, và Người vẫn duy trì sự nhịn chay này trước cuộc dời cư đến Madinah nhưng Người không ra lệnh cho mọi người nhịn chay. Điều này cho thấy ngày A’shura’ là ngày hết sức trọng đại và thiêng liêng đối với người Ả Rập trong thời Jahiliyah trước khi Nabi e nhận lãnh sự mạng Thiên sứ. Và đó cũng là ngày mà họ phủ trùm ngôi đền Ka’bah như trong Hadith được ghi lại:
عَنْ عَائِشَةَ - رضى الله عنها - قَالَتْ كَانُوا يَصُومُونَ عَاشُورَاءَ قَبْلَ أَنْ يُفْرَضَ رَمَضَانُ ، وَكَانَ يَوْمًا تُسْتَرُ فِيهِ الْكَعْبَةُ ، فَلَمَّا فَرَضَ اللهُ رَمَضَانَ قَالَ رَسُولُ اللهِ - صلى الله عليه وسلم - « مَنْ شَاءَ أَنْ يَصُومَهُ فَلْيَصُمْهُ ، وَمَنْ شَاءَ أَنْ يَتْرُكَهُ فَلْيَتْرُكْهُ » رواه البخاري رقم 1952.
Bà A’ishah  nói: Họ thường nhịn chay ngày A’shura’ trước khi nhịn chay Ramadan được sắc lệnh, và đó là ngày mà ngôi đền Ka’bah được phủ trùm lại. Bởi thế, khi Allah sắc lệnh nhịn chay Ramadan thì Người e bảo: “Ai muốn thì hãy nhịn nó (ngày A’shura’) còn ai muốn bỏ thì cứ bỏ” (Albukhari: 1952).
Học giả Al-Qurtubi nói: (Hadith của bà A’ishah  cho thấy rằng nhịn chay vào ngày này là việc làm quen thuộc của họ, có thể họ lấy việc nhịn chay này từ giáo lý của Nabi Ibrahim và Nabi Isma’il, bởi lẽ họ thường lấy từ giáo lý của hai người họ rất nhiều nghi thức thờ phượng chẳng hạn như họ đã lấy rất nhiều trong các giáo luật hành hương Hajj, ...) (Al-Mufham: 3/190).
Và điều đúc kết được từ tất cả các Hadith đã nêu là nhịn chay ngày A’shura’ là nghĩa vụ bắt buộc trong buổi đầu sau khi cuộc Hijrah của Nabi e đến Madinah, theo quan điểm đúng nhất trong hai quan điểm của giới học giả, bởi vì đã có lệnh từ Thiên sứ như trong Hadith được ghi lại:
عَنْ سَلَمَةَ بْنِ الأَكْوَعِ - رضى الله عنه - قَالَ أَمَرَ النَّبِىُّ - صلى الله عليه وسلم - رَجُلاً مِنْ أَسْلَمَ أَنْ أَذِّنْ فِى النَّاسِ « أَنَّ مَنْ كَانَ أَكَلَ فَلْيَصُمْ بَقِيَّةَ يَوْمِهِ ، وَمَنْ لَمْ يَكُنْ أَكَلَ فَلْيَصُمْ ، فَإِنَّ الْيَوْمَ يَوْمُ عَاشُورَاءَ » رواه البخاري رقم 2007 ومسلم رقم 1130.
Ông Salamah bin Al-Akwa’  thuật lại: Thiên sứ của Allah e ra lệnh cho một người đàn ông mới vào Islam hô gọi thông báo với mọi người: “Ai đã ăn thì hãy nhịn chay phần thời gian còn lại trong ngày, và ai chưa ăn thì hãy nhịn chay, bởi quả thật ngày hôm nay là ngày A’shura’.” (Albukhari: 2007, Muslim: 1130).
Và khi nhịn chay Ramadan được sắc lệnh trong năm thứ hai Hijri thì tính chất bắt buộc của nhịn chay A’shura’ bị xóa bỏ mà chỉ còn mang tính chất khuyến khích, và mệnh lệnh bảo nhịn chay ngày A’shura’ chỉ rơi vào một năm duy nhất, đó là năm thứ hai Hijri khi mà Người e sắc lệnh nhịn chay A’shurar vào đầu năm thì sau đó nhịn chay Ramadan được sắc lệnh vào khoảng giữa năm đó. Sau đó, vào năm cuối đời của Thiên sứ e - trong năm thứ 10 hijri – Người đã định không nhịn chay ngày A’shura’ riêng lẻ mà Người muốn nhịn chay cùng với một ngày trước nó hoặc cùng với một ngày sau nó – sẽ được nói chi tiết ở phần tiếp sau đây, Insha-Alah -, và hình thức nhịn chay này là để làm khác với những người dân Kinh sách trong cách nhịn chay của họ.
Lạy Allah, Đấng mà điều tội lỗi của người bề tôi không gây hại đến Ngài và sự tuân lệnh của người bề tôi cũng không mang lại lợi ích gì cho Ngài, xin Ngài hãy phù hộ bầy tôi luôn biết quay đầu sám hối với Ngài, xin Ngài hãy đánh thức bầy tôi từ trong giấc ngủ xao lãng, xin Ngài nhắc nhở bầy tôi biết quí trọng và nắm bắt thời gian. Lạy Allah, xin Ngài phù hộ bầy tôi thành những người luôn biết phó thác cho Ngài, xin Ngài thương xót và phù hộ bầy tôi trong mọi vụ việc của bầy tôi.
     وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ ...
Cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad ...














Khuyến khích nhịn chay ngày A’shura’

Ông Abu Qata-dah t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e được hỏi về nhịn chay ngày A’shura’ thì người nói:
« يُكَفِّرَ السَّنَةَ الْمَاضِيَةَ »
“Allah bôi xóa tội lỗi của năm vừa qua”
Và trong một lời dẫn khác thì Thiên sứ của Allah e nói:
« ... وَصِيَامُ يَوْمِ عَاشُورَاءَ أَحْتَسِبُ عَلَى اللهِ أَنْ يُكَفِّرَ السَّنَةَ الَّتِى قَبْلَهُ » رواه مسلم رقم 1162، 196، 197.
“ ... và nhịn chay ngày A’shura’, Ta mong rằng Allah sẽ bôi xóa tội lỗi của năm trước nó (năm vừa qua)” (Muslim: 1162, 196, 197).
Hadith là bằng chứng nói lên ân phúc của nhịn chay ngày A’shura’, đó là ngày mồng mười của tháng Muharram – tháng của Allah.
Có một Hadith ghi lại rằng ông Ibnu Abbas t được hỏi về nhịn chay ngày A’shura’ thì ông nói:
« مَا عَلِمْتُ أَنَّ رَسُولَ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- صَامَ يَوْمًا يَطْلُبُ فَضْلَهُ عَلَى الأَيَّامِ إِلاَّ هَذَا الْيَوْمَ وَلاَ شَهْرًا إِلاَّ هَذَا الشَّهْرَ يَعْنِى رَمَضَانَ » رواه البخاري رقم 2007، ومسلم رقم 1132.
“Tôi chưa từng biết rằng Thiên sứ của Allah e nhịn chay một ngày nào mà Người mong đợi ân phúc của nó nhiều hơn những ngày này, và không tháng nào hơn tháng này, tức tháng Ramadan” (Albukhari: 2007, Muslim: 1132).
Bởi thế, người Muslim nên nhịn chay ngày này, và nên thúc giục kêu gọi những thành viên trong gia đình của mình nhịn chay ngày này để nắm bắt ân phúc của nó và để làm theo đường lối của Thiên sứ e.
Ông Jabir bin Samurah t nói:
« كَانَ رَسُولُ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- يَأْمُرُنَا بِصِيَامِ يَوْمِ عَاشُورَاءَ وَيَحُثُّنَا عَلَيْهِ وَيَتَعَاهَدُنَا عِنْدَهُ فَلَمَّا فُرِضَ رَمَضَانُ لَمْ يَأْمُرْنَا وَلَمْ يَنْهَنَا وَلَمْ يَتَعَاهَدْنَا عِنْدَهُ » رواه مسلم رقم 1128.
“Thiên sứ của Allah e đã từng ra lệnh cho chúng tôi nhịn chay ngày A’shura’ và Người khuyến khích chúng tôi điều này nhưng khi nhịn chay Ramadan được sắc lệnh thì Người không ra lệnh cho chúng tôi nữa, tuy nhiên Người không cấm chúng tôi và cũng không hứa hẹn gì với chúng tôi” (Muslim: 1128).
Đối với Allah, nhịn chay là việc làm tốt nhất trong các viêc làm ngoan đạo. Và một trong những lợi ích của việc nhịn chay tự nguyện thì việc được Allah ban cho nhiều ân phước thì nó còn được Ngài dùng để bù đắp lại những nhịn chay Fardhu đã thiếu sót. Điều này giống như Thiên sứ của Allah e của đã nói về việc dâng lễ nguyện Salah:
« إِنَّ أَوَّلَ مَا يُحَاسَبُ النَّاسُ بِهِ يَوْمَ الْقِيَامَةِ مِنْ أَعْمَالِهِمُ الصَّلاَةُ قَالَ يَقُولُ رَبُّنَا جَلَّ وَعَزَّ لِمَلاَئِكَتِهِ وَهُوَ أَعْلَمُ انْظُرُوا فِى صَلاَةِ عَبْدِى أَتَمَّهَا أَمْ نَقَصَهَا فَإِنْ كَانَتْ تَامَّةً كُتِبَتْ لَهُ تَامَّةً وَإِنْ كَانَ انْتَقَصَ مِنْهَا شَيْئًا قَالَ انْظُرُوا هَلْ لِعَبْدِى مِنْ تَطَوُّعٍ فَإِنْ كَانَ لَهُ تَطَوُّعٌ قَالَ أَتِمُّوا لِعَبْدِى فَرِيضَتَهُ مِنْ تَطَوُّعِهِ ثُمَّ تُؤْخَذُ الأَعْمَالُ عَلَى ذَاكُمْ » رواه أبو داود والترمذي والنسائي وأحمد.
“Quả thật, việc đầu tiên mà nhân loại được mang ra xét xử vào Ngày Phán Xét là lễ nguyện Salah. Allah phán với các vị Thiên Thần của Ngài trong khi Ngài biết rõ tất cả: Các ngươi hãy xem lễ nguyện Salah của người bề tôi của TA đã đầy đủ và hoàn chỉnh hay còn thiếu sót, nếu đã đầy đủ và hoàn chỉnh thì hãy ghi cho y là hoàn chỉnh đầy đủ, còn nếu có thiếu sót thì các ngươi hãy xem người bề tôi của TA có việc làm tự nguyện nào không, nếu có thì các ngươi hãy bổ sung vào rồi hãy ghi nhận” (Abu Dawood, Tirmizhi, Annasa-i, và Ahmad).
Nhịn chay tự nguyện còn đưa người Muslim càng ngày càng đến gần với Allah hơn và sẽ làm cho Ngài yêu thương y nhiều hơn như trong một Hadith Qudsi, Nabi e nói:
« وَمَا تَقَرَّبَ إِلَىَّ عَبْدِى بِشَىْءٍ أَحَبَّ إِلَىَّ مِمَّا افْتَرَضْتُ عَلَيْهِ ، وَمَا يَزَالُ عَبْدِى يَتَقَرَّبُ إِلَىَّ بِالنَّوَافِلِ حَتَّى أُحِبَّهُ »  رواه البخاري رقم 2502.
“Không việc làm nào mà người bề tôi của TA làm khiến TA yêu thương hơn việc làm Fardhu, và người bề tôi của TA vẫn cứ làm nhiều điều tự nguyện cho đến khi TA yêu thương y .. ” (Albukhari: 2502).
Hãy biết rằng tất cả các Hadith nói về sự bôi xóa tội lỗi của những việc làm ngoan đạo như Wudu’, nhịn chay Ramadan, nhịn chay ngày A’rafah, ngày A’shura’ và những việc làm ngoan đạo khác thì đều mang ý nghĩa bôi xóa những tội lỗi nhỏ.
Cũng chính vì lẽ này mà đại đa số học giả đều thấy rằng các đại trọng tội như Zina, Riba, dùng ma thuật và bùa ngải, ... không được bôi xóa bởi những việc làm ngoan đạo mà còn phải cần có sự sám hối và chịu phạt theo mức phạt được qui định cho các tội tương ứng.
Do đó, người Muslim phải mau mau sám hối và cầu xin Allah tha thứ tội lỗi trong những ngày ân phúc này, hy vọng rằng Ngài sẽ tha thứ tội lỗi cho y và chấp nhận việc làm của y và dĩ nhiên việc ăn năn sám hối là điều cần phải thể hiện mọi lúc.
Lạy Allah, xin Ngài cải thiện trái tim của bầy tôi, xin Ngài hãy che đậy điều xấu của bầy tôi ở thế gian và cõi Đời Sau. Lạy Allah, xin Ngài trang hoàng đức tin Iman trong trái tim của bầy tôi, xin Ngài hãy làm cho bầy tôi thu ghét sự vô đức tin và hành vi tội lỗi, và xin Ngài phù hộ bầy tôi là những người chính trực.
     وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ ...
Cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad ...


Ý nghĩa của nhịn chay ngày A’shura’

عَنِ ابْنِ عَبَّاسٍ - رضى الله عنهما - قَالَ قَدِمَ رَسُولُ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- الْمَدِينَةَ فَوَجَدَ الْيَهُودَ يَصُومُونَ يَوْمَ عَاشُورَاءَ فَسُئِلُوا عَنْ ذَلِكَ فَقَالُوا هَذَا الْيَوْمُ الَّذِى أَظْهَرَ اللهُ فِيهِ مُوسَى وَبَنِى إِسْرَائِيلَ عَلَى فِرْعَوْنَ فَنَحْنُ نَصُومُهُ تَعْظِيمًا لَهُ. فَقَالَ النَّبِىُّ -صلى الله عليه وسلم- « نَحْنُ أَوْلَى بِمُوسَى مِنْكُمْ فَأَمَرَ بِصَوْمِهِ » أخرجه البخاري ومسلم، وفي رواية لمسلم: فَصَامَهُ مُوْسَى شُكْراً، فَنَحْنُ نَصُوْمُهُ ...
Ông Ibnu Abbas t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e đến Madinah, Người thấy những người Do thái nhịn chay ngày A’shura’ nên Người đã hỏi họ thì họ trả lời: Đây là ngày mà Allah giải cứu Nabi Musa và bộ tộc Israel thoát khỏi sự đuổi giết của Fir’aun, cho nên chúng tôi nhịn chay ngày này để tôn vinh nó. Thế là Thiên sứ của Allah nói: “Vậy, chúng tôi cần phải tiên phong hơn các người đối với Musa u và Người đã ra lệnh cho mọi người nhịn chay ngày đó” (Bukhari: 2004, Muslim: 1130). Còn trong một lời dẫn khác của Muslim: (... nên Nabi Musa u đã nhịn chay để tạ ơn Allah, và chúng tôi nhịn chay để noi gương Người ...).
Trong Hadith, có nói rõ về ý nghĩa thiêng liêng của việc nhịn chay ngày A’shura’, đó là để tôn vinh ngày này và để tri ân Allah đã giải thoát cho Nabi Musa u và bộ tộc Israel và đã nhấn chìm Fir’aun cùng đòng bọn của hắn. Cũng chình vì điều này mà Nabi Musa u đã nhịn chay ngày đó để tạ ơn Allah và những người Do thái đã nhịn chay để noi gương Nabi Musa u. Và cộng đồng tín đồ của Muhammad đáng noi gương của Nabi Musa u hơn cả những người Do thái, nếu Nabi Musa u đã nhịn chay ngày này để tạ ơn Allah thì chúng ta nhịn chay ngày này để noi gương Người, cũng chính vì vậy mà Nabi e đã nói: “Vậy, chúng tôi cần phải tiên phong hơn các người đối với Musa u”.
Quả thật, chúng ta đồng thuận với họ trong nền tảng của tôn giáo, chúng ta tin vào Kinh Sách được ban xuống cho Nabi Musa u nhưng chúng ta không tương đồng với họ trong việc thay đổi và bóp méo Kinh sách.
Ông Abu Musa t nói: Ngày A’shura’ là ngày mà người Do thái tôn vinh, họ lấy ngày đó làm ngày Eid nên Thiên sứ của Allah e nói:
« صُوْمُوْا أَنْتُمْ » أخرجه البخاري ومسلم.
“Các ngươi hãy nhịn chay” (Albukhari, Muslim).
Còn trong lời dẫn của Muslim thì ghi rằng người dân xứ Khaibar (Madinah) nhịn chay vào ngày A’shura’, họ lấy ngày đó làm Eid, họ mặc quần áo và nữ trang cho phụ nữ của họ. Thế là Thiên sứ của Allah e nói:
« فَصُوْمُوْا أَنْتُمْ » أخرجه البخاري ومسلم.
“Các ngươi hãy nhịn chay” (Albukhari, Muslim).
Và nhìn vào Hadith, nó cho thấy ý nghĩa nhịn chay của chúng ta hoàn toàn khác với người Do thái vì chúng ta không lấy ngày đó làm ngày Eid mà chúng ta chỉ giới hạn trong sự nhịn chay bởi vì ngày Eid thì không được phép nhịn chay, và một trong những điều không giống với người Do thái là chúng ta nhịn chay ngày A’shura’ cùng với một ngày trước nó hoặc một ngày sau nó.
Có một nhóm người làm giống những người Do thái khi họ lấy ngày A’shura’ làm mùa lễ tết của họ, họ làm tiệc ăn mừng, đó là việc làm thiếu hiểu biết, là những việc làm Bid’ah không tốt đẹp.
Còn một nhóm người khác thì lấy ngày A’shura là ngày đau buồn thương tiếc, họ than khóc và tự hành xác với ý nghĩa tưởng niệm cái chết của Al-Hosain con trai của Ali, đây là việc lệch lạc, việc làm sai trái không đúng theo giáo lý và ý nghĩa đích thực của tôn giáo Islam.
Quả thật, Allah đã hướng dẫn những người của nhóm phái Sunnah và Jama’ah noi gương theo vị Nabi của họ trong việc nhịn chay nhưng không hề làm giống những người Do thái, họ luôn tránh xa những việc làm Bid’ah, những việc làm lệch lạc.
Lạy Allah, xin Ngài phù hộ bầy tôi thông hiểu giáo lý và ý nghĩa đúng mức của tôn giáo, xin Ngài phù hộ bầy tôi hành động và đi đúng trên con đường ngày chính, xin Ngài phù hộ bầy tôi trong sự dễ dàng và tránh xa bầy tôi khỏi những điều khó khăn và phức tạp, xin Ngài tha thứ tội lỗi  cho bầy tôi, cho cha mẹ của bầy tôi và cho tất cả các anh em đông đạo Muslim.
     وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ ...
Cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad ...



















Khuyến khích nhịn chay ngày mồng chín cùng với ngày mồng mười

’Một Hadith ghi lại:
عَنِ عَبْدَ اللهِ بْنَ عَبَّاسٍ - رضى الله عنهما - يَقُولُ حِينَ صَامَ رَسُولُ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- يَوْمَ عَاشُورَاءَ وَأَمَرَ بِصِيَامِهِ قَالُوا يَا رَسُولَ اللهِ إِنَّهُ يَوْمٌ تُعَظِّمُهُ الْيَهُودُ وَالنَّصَارَى. فَقَالَ رَسُولُ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- « فَإِذَا كَانَ الْعَامُ الْمُقْبِلُ - إِنْ شَاءَ اللهُ - صُمْنَا الْيَوْمَ التَّاسِعَ ». قَالَ فَلَمْ يَأْتِ الْعَامُ الْمُقْبِلُ حَتَّى تُوُفِّىَ رَسُولُ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- أخرجه مسلم، وَفي رواية له: « لَئِنْ بَقِيْتُ إِلَى قَابِل لَأَصُوْمَنَّ التَّاسِعَ ».
Ông Abdullah bin Abbas t thuật lại: Khi Thiên sứ của Allah e nhịn chay ngày A’shura’ và ra lệnh bảo mọi người nhịn chay thì họ nói: Thưa Thiên sứ của Allah, quả thật, đó là ngày mà người Do thái và Thiên Chúa giáo đã tôn vinh. Thế là Thiên sứ của Allah e nói: “Nếu năm tới – Insha-Allah – chúng ta sẽ nhịn chay cả ngày mồng chín”. Nhưng năm tới chưa kịp đến thì Thiên sứ của Allah e đã qua đời. Còn trong một lời dẫn khác cũng do Muslim ghi lại: Thiên sứ của Allah e nói: “Nếu Ta còn sống đến năm tới thì chắc chắn Ta sẽ nhịn chay cả ngày mồng chín” (Muslim: 1134).
Hadith là bằng chứng cho thấy người nào muốn nhịn chay ngày A’shura’ thì theo Sunnah khuyến khích nhịn cả ngày mồng chín trước nó mặc dù Thiên sứ của Allah e chưa từng nhịn nhưng bởi vì Người e đã định tâm nhịn chay ngày đó. Ý nghĩa của việc làm này là để làm khác với những người dân Kinh sách bởi vì họ chỉ nhịn chay vào ngày mồng mười, cũng chính vì vậy mà Ibnu Abbas t đã nói: “Các người hãy nhịn chay ngày chín và ngày mười để làm khác với người Do thái”( ).
Đây là bằng chứng rõ rệt rằng người Muslim không được phép làm giống những người ngoại đạo, và trong sự việc ngăn cấm này mang nhiều ý nghĩa: không tạo cơ hội cho trái tim chúng ta yêu thương họ, khẳng định ý nghĩa chúng ta không liên can đến họ, thể hiện sự không yêu thích họ vì Allah, và thể hiện sự độc lập vượt trội của Islam.
Quả thật, giới học giả nói rằng nhịn chay tốt nhất cho việc nhịn chay A’shura’ là nhịn chay ba ngày: ngày mồng chín, mồng mười và mười một. Bằng chứng cho điều này là lời nói của Ibnu Abbas t: “Các người hãy làm khác với người Do thái, các người hãy nhịn chay trước đó một ngày và sau đó một ngày”( ). Tuy nhiên, Hadith này yếu không được coi là bằng chứng giáo lý đủ hiệu lực, nhưng chúng ta có thể nói việc nhịn chay ba ngày sẽ mang lại thêm ân phước bởi vì nó nằm trong tháng Muharram và có Hadith xác thực khuyến khích nhịn chay trong tháng linh thiêng này, hoặc chúng ta có thể nói việc nhịn chay ba ngày để được ân phúc của việc nhịn chay ba ngày mỗi tháng như Imam Ahmad  đã nói: (Ai muốn nhịn chay ngày A’shura’ thì hãy nhịn ngày mồng chín và ngày mồng mười trừ phi muốn làm giống việc làm mỗi tháng thì hãy nhịn chay ba cả ba ngày, Ibnu Sireen đã nói như thế) (Al-Mughni: 4/441, Iqtidha Assiraat Al-Mustaqeem: 1/419).
Cách thức nhịn chay thứ hai là chúng ta nhịn hai ngày: ngày mồng chín và ngày mồng mười, cách này được nhiều Hadith nói nhiều nhất như đã được trình bày.
Cách thứ nhịn chay A’shura’ thứ ba là chúng ta nhịn chay ngày mồng chín cùng với mồng mười hoặc nhịn mồng mười cùng với ngày mười một, dựa theo Hadith mà Ibnu Abbas t nói: “Các người hãy nhịn chay ngày A’shura, các người hãy làm khác với người Do thái, hãy nhịn chay trước nó một ngày và sau nó một ngày”.
Cách thức nhịn chay A’shura thứ tư là nhịn một ngày mồng mười duy nhất. Một số học giả không thích cách thức này bởi vì nó giống với người dân Kinh sách, và đây chính là quan điểm của Ibnu Abbas t và cũng là quan điểm của trường phái của Imam Ahmad và một số học giả của Hanafi. Còn những học giả khác thì không coi đó là điều không được khuyến khích bởi vì đó là một trong những ngày ân phúc nên theo Sunnah thì khuyến khích nhịn chay. Tuy nhiên, câu nói đúng nhất là không khuyến khích nhịn chay riêng lẻ một ngày mồng mười duy nhất nhưng không có nghĩa là người nhịn chay như thế mất hết ân phước.
Lạy Allah, xin Ngài phù hộ bầy tôi những gì Ngài hài lòng, xin Ngài giữ khoảng cách xa giữa bầy tôi với những điều tội lỗi, xin Ngài làm cho bầy tôi thành những người thuộc nhóm những người ngoan đạo, nhóm người thành đạt, xin Ngài hãy xí xóa và tha thứ cho bầy tôi, cho cha mẹ của bầy tôi và cho tất cả những người Muslim đồng đạo.
       وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ ...
Cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad ...