Hướng Dẫn Đến Với Aqeedah Đúng Đắn Và Phản Hồi Những Người Đa Thần Và Vô Thần

Tiến sĩ Saleh bin Abdul-Aziz bin Uthman Sanadi nói: “...Một khi việc giảng giải Aqeedah đúng đắn cũng như việc kêu gọi đến với nó là điều quan trọng nhất bởi nó là nền tảng căn bản cho các giá trị của các việc làm và là yếu tố thiết yếu để các việc làm được chấp nhận thì việc quan tâm đến các vị Thiên sứ của Allah cũng như sự quan tâm đến việc đi theo họ với Aqeedah đúng đắn là điều được đặt lên hàng đầu. Quả thật Thiên sứ của Allah e đã ở Makkah trong suốt mười ba năm để kêu gọi đến với Tawhid và cải thiện Aqeedah, và khi Allah cho chinh phục được Makkah thì điều đầu tiên Người e làm là phá hủy hết các bục tượng và ra lệnh phải một lòng thành tâm thờ phượng một mình Allah I duy nhất, không tổ hợp với Ngài bất cứ thứ gì. Quả thật các học giả thời kỳ đầu của cộng đồng này đã dành công sức lớn lao cho việc giảng dạy và biên soạn nhiều sách về Aqeedah để làm nguồn tài liệu căn bản cho thư viện Islam...”.


Hướng Dẫn Đến Aqeedah Đúng Đắn
(Phản hồi những người
đa thần và vô thần)

>Tiếng Việt – Vietnamese – <فيتنامية
        
Tiến sĩ
Saleh bin Fawzaan bin Abdullah Al-Fawzaan

Biên dịch: Abu Zaytune Usman Ibrahim
Kiểm thảo:
Mohamed Djandal
Abu Hisaan Ibnu Ysa

 

 

الإرشاد إلى صحيح الاعتقاد
والرد على أهل الشرك والإحاد

        

الدكتور صالح بن فوزان بن عبد الله الفوزان




ترجمة: أبو زيتون عثمان بن إبراهيم
مراجعة: محمد زيدان وأبو حسان ابن عيسى


Lời mở đầu
اَلْحَمْدُ لِلهِ رَبِّ الْعَالَمِيْنَ، خَلَقَنَا لِعِبَادَتِهِ وَأَمَرَنَا بِتَوْحِيْدِهِ وَطَاعَتِهِ، وَهُوَ غَنِيٌّ عَنَّا وَنَحْنُ الْمُحْتَاجُوْنَ. ﴿وَمَا خَلَقۡتُ ٱلۡجِنَّ وَٱلۡإِنسَ إِلَّا لِيَعۡبُدُونِ ٥٦ مَآ أُرِيدُ مِنۡهُم مِّن رِّزۡقٖ وَمَآ أُرِيدُ أَن يُطۡعِمُونِ ٥٧ إِنَّ ٱللَّهَ هُوَ ٱلرَّزَّاقُ ذُو ٱلۡقُوَّةِ ٱلۡمَتِينُ ٥٨ ﴾ [سورة الذاريات : 56 - 58]. أَرْسَلَ رُسُلَهُ دَاعِيَةً إِلَى التَّوْحِيْدِ وَإِخْلَاصِ الدِّيْنِ: ﴿وَمَآ أَرۡسَلۡنَا مِن قَبۡلِكَ مِن رَّسُولٍ إِلَّا نُوحِيٓ إِلَيۡهِ أَنَّهُۥ لَآ إِلَٰهَ إِلَّآ أَنَا۠ فَٱعۡبُدُونِ ٢٥ ﴾ [سورة الأنبياء: 25] وأَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَهَ إِلَّا اللهَ وَحْدَهُ لَا شَرَيْكَ لَهُ وَلَوْ كَرِهَ الْمُشْرِكُوْنَ وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُوْلُهُ إِلَى النَّاسِ أَجْمَعِيْنَ. صَلَّى اللهُ عَلَيْهِ وَعَلَى آلِهِ وَ أَصْحَابِهِ الَّذِيْنَ هَاجَرُوْا وَجَاهَدُوْا وَصَبَرُوْا وَالَّذِيْنَ آوُوْا وَنَصَرُوْا ، وَسَلَّمَ تَسْلِيْماً كَثِيْراً إِلَى يَوْمِ الدِّيْنِ.
Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah, Đấng Chủ Tể của vũ trụ và muôn loài, Đấng đã tạo hóa ra nhân loại chủ ý để thờ phượng Ngài, Đấng đã ra lệnh cho những bầy tôi của Ngài chỉ được tuân lệnh và vâng lời trong vấn đề thờ phượng Ngài. Allah là Đấng Giàu Có, Ngài bất cần đến bầy tôi của Ngài nhưng ngược lại bầy tôi thì luôn cần đến Ngài như Ngài đã phán : {Và TA tạo hóa loài Jinn và loài người mục đích chỉ để chúng thờ phượng riêng TA. TA không đòi hỏi bổng lộc từ chúng và cũng không đòi hỏi chúng nuôi dưỡng TA. Quả thật, TA (Allah) mới là Đấng ban bổng lộc cho tất cả, TA là Đấng của mọi quyền lực và sức mạnh.} (Chương 51 – Azh-zhariyat, câu 56 - 58).
Allah là Đấng đã cử phái các vị Thiên sứ của Ngài kêu gọi con người chỉ độc tôn Ngài (Tawhid) và thành tâm hướng về Ngài: {Và không một vị sứ giả nào được phái đến trước Ngươi (Muhammad) mà không được TA mặc khải ra lệnh cho y truyền bá: Không có Thượng Đế nào khác mà chỉ có TA, bởi thế hãy thờ phượng một mình TA.} (Chương 21 – Al-Anbiya, câu 25).
Bề tôi xin chứng nhận rằng không có Thượng Đế đích thực nào ngoài Allah, Ngài là Thượng Đế duy nhất không có đối tác cùng Ngài cho dù những kẻ đa thần rất ghét điều đó. Và bề tôi xin chứng nhận Muhammad là người bề tôi và là vị Sứ giả của Ngài được cử phái đến cho toàn thể nhân loại; cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Người, cho các bạn đạo của Người – những người đã rời bỏ quê hương, đã kiên nhẫn chiến đấu, những người đã trợ giúp và ủng hộ; cầu xin Ngài ban bằng an và phúc lành cho họ đến Ngày tận thế.
Một khi việc giảng giải Aqeedah đúng đắn cũng như việc kêu gọi đến với nó là điều quan trọng nhất bởi nó là nền tảng căn bản cho các giá trị của các việc làm và là yếu tố thiết yếu để các việc làm được chấp nhận thì việc quan tâm đến các vị Thiên sứ của Allah cũng như sự quan tâm đến việc đi theo họ với Aqeedah đúng đắn là điều được đặt lên hàng đầu. Quả thật, Thiên sứ của Allah e đã ở Makkah trong suốt mười ba năm để kêu gọi dân chúng đến với Tawhid và cải thiện Aqeedah, và khi Allah cho Thiên sứ chinh phục được Makkah thì điều đầu tiên Người e thực hiện là phá hủy hết các ngẫu tượng và ra lệnh mọi người từ nay phải một lòng thành tâm chỉ thờ phượng một mình Allah I duy nhất, và không được tổ hợp với Ngài bất cứ thứ gì. Quả thật, các học giả thời kỳ đầu của cộng đồng này đã dành công sức lớn lao cho việc giảng dạy và biên soạn nhiều sách nói về Aqeedah để làm nguồn tài liệu căn bản cho thư viện Islam.
Tôi tha thiết muốn đóng góp một phần kiến thức của mình trong việc làm cao quý cho Islam, vì thế tôi đã cố gắng biên soạn quyển sách này gửi đến quí tín hữu Muslim. Thật ra, quyển sách này không mang đến một điểm gì đó mới mẻ, nhưng nó chứa đựng một số thông tin gần gũi có thể được liên kết với thực tế ngày nay của con người, cũng như sự thực hành của họ về các thông tin đó mục đích làm rõ các giới luật của chúng, đồng thời phân tích, giải thích những cái sai trong sự thực hành đó của họ, mong rằng họ quay lại với điều đúng đắn; thêm nữa muốn làm thành lời khuyên răn cho những ai khác ngoài họ mong rằng tất cả sẽ được cảnh báo.
Quả thật, những dòng chữ trong quyển sách này được tôi trích dẫn từ những cuốn sách của các vị Imam cũng như các học giả Muslim, chẳng hạn như các cuốn sách của Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  và học trò của ông Ibnu Al-Qayyim, Ibnu Katheer, các cuốn sách của Sheikh Islam Muhammad bin Abdul-Wahaab  và các học trò của ông – những vị Imam trong lĩnh vực tuyên truyền và kêu gọi, đặc biệt là cuốn sách Fat-hu Almajeed.
Nguyên bản của cuốn sách này là những tập thuyết giảng được biên soạn cho đài truyền hình Al-Qur’an Al-Kareem trực thuộc vương quốc Saudi Arabia (Ả Rập Xê-út). Thật ra, lúc đầu tôi chưa có ý nghĩ định tâm sẽ xuất bản một cuốn sách, nhưng do sự an bài của Allah I xui khiến một số quí anh em đưa ra sáng kiến đề xuất tôi tập hợp chúng lại để làm thành một quyển sách với mục đích bảo tồn những điều hữu ích – Insha-Allah. Tôi mong rằng việc làm này sẽ mang lại những điều tốt đẹp và cũng là một phần đóng góp trong con đường tuyên truyền và kêu gọi con người trở về với Allah I khi mà trong thời đại ngày nay có nhiều đường lối tuyên truyền sai lệch. Một thời đại mọc lên rất nhiều người muốn làm công việc rao truyền nhưng phần đông họ lại không quan tâm đến những khía cạnh của môn học Aqeedah. Đây là sự vô tình hay cố ý mà họ bỏ qua các khía cạnh môn học Aqeedah trong khi mỗi ngày thiên hạ đã phạm vào tội đại Shirk và chìm đắm trong mê muội những việc làm Bid’ah và mê tín dị đoan. Một số những người rao truyền lệch lạc khác đã lợi dụng sự nghèo nàn kiến thức của dân chúng nên vô tình lôi kéo họ vào thực tiễn của sự hủy diệt và lệch lạc.
Đáng tiếc thay, thời đại hôm nay xuất hiện nhiều người làm công việc rao truyền nhưng lại không quan tâm đến khía cạnh cải thiện Aqeedah, thậm chí phần đông (lãnh tụ cộng đồng) còn bỏ mặc dân chúng đi theo những niềm tin lệch lạc mà họ không phản đối vì họ bào chữa rằng hãy dùng phương pháp đoàn kết chớ đừng cứng quá sẽ trở thành chia rẽ. Nhưng, điều này hoàn toàn đi sai với lời phán của Allah I:
﴿فَإِن تَنَٰزَعۡتُمۡ فِي شَيۡءٖ فَرُدُّوهُ إِلَى ٱللَّهِ وَٱلرَّسُولِ إِن كُنتُمۡ تُؤۡمِنُونَ بِٱللَّهِ وَٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِۚ ذَٰلِكَ خَيۡرٞ وَأَحۡسَنُ تَأۡوِيلًا ٥٩﴾ [سورة النساء: 59]
{Nhưng nếu các ngươi có bất đồng và tranh cãi với nhau về một vấn đề nào đó thì các ngươi hãy đem vấn đề đó trở về với Allah (Qur’an) và Thiên sứ (Sunnah của Nabi Muhammad e) nếu các ngươi thực sự có đức tin nơi Allah và Đời Sau. Đó là cách giải trình tốt nhất.} (Chương 4 – An-Nisa, câu 59).
Quả thật không có sự đoàn kết hay sức mạnh nào ngoại trừ việc phải quay về với Kinh sách của Allah I và Sunnah của vị Thiên sứ của Ngài cũng như phải từ bỏ những điều trái với hai nền tảng đó, đặc biệt là trong vấn đề Aqeedah. Allah I phán:
﴿وَٱعۡتَصِمُواْ بِحَبۡلِ ٱللَّهِ جَمِيعٗا وَلَا تَفَرَّقُواْ﴾ [سورة آل عمران: 103]
{Các ngươi hãy cùng nhau nắm lấy sợi dây (Islam) mà Allah đã giăng ra cho các ngươi và chớ đừng chia rẽ nhau.} (Chương 3 – Ali ‘Imran, câu 103).
Thời kỳ sau của cộng đồng này sẽ không thể được cải thiện ngoại trừ những gì được cải thiện trong thời kỳ đầu. Allah I là Đấng ban sự thành công, Ngài là Đấng Hướng Dẫn đến với con đường đúng đắn.
وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ وَآلِهِ وَصَحْبِهِ.
Cầu xin Allah I ban bằng an và phúc lành cho vị Nabi của chúng ta và cho gia quyến của Người cùng các bạn đạo của Người.

 

 


Aqeedah Islam

Giáo lý đức tin Islam (Aqeedah) là Allah I đã cử phái các vị Thiên sứ của Ngài đến, vì nó mà Ngài đã ban các Kinh sách của Ngài xuống cho nhân loại, và với nó Ngài bắt con người và Jinn cùng tất cả mọi tạo vật của Ngài phải tuân lệnh và phủ phục, như Ngài đã phán:
﴿وَمَا خَلَقۡتُ ٱلۡجِنَّ وَٱلۡإِنسَ إِلَّا لِيَعۡبُدُونِ ٥٦ مَآ أُرِيدُ مِنۡهُم مِّن رِّزۡقٖ وَمَآ أُرِيدُ أَن يُطۡعِمُونِ ٥٧﴾ [سورة الذاريات: 56، 57]
{Và TA tạo hóa loài Jinn và loài người mục đích chỉ để chúng thờ phượng riêng TA. TA không đòi hỏi bổng lộc từ chúng và cũng không đòi hỏi chúng nuôi dưỡng TA. Quả thật, Allah mới là Đấng ban bổng lộc cho tất cả, Ngài là Đấng của mọi quyền lực và sức mạnh.} (Chương 51 – Azd-Zdariat, câu 56).
﴿وَقَضَىٰ رَبُّكَ أَلَّا تَعۡبُدُوٓاْ إِلَّآ إِيَّاهُ﴾ [سورة الإسراء: 23]
{Và Thượng Đế của Ngươi (Muhammad) sắc lệnh cho các ngươi phải thờ phượng duy nhất một mình Ngài.} (Chương 17 – Al-Isra, câu 23).
﴿وَلَقَدۡ بَعَثۡنَا فِي كُلِّ أُمَّةٖ رَّسُولًا أَنِ ٱعۡبُدُواْ ٱللَّهَ وَٱجۡتَنِبُواْ ٱلطَّٰغُوتَۖ﴾ [سورة النحل: 36]
{Và quả thật, TA đã cử phái đến với mỗi cộng đồng một vị sứ giả với mệnh lệnh rằng hãy thờ phượng Allah và tránh xa tà thần.} (Chương 16 – Annahl, câu 36).
Như vậy, tất cả các vị Sứ giả của Allah đều đến với sứ mạng rao truyền giáo lý đức tin này. Tất cả các Kinh sách của Allah đều được ban xuống nhằm để giảng giải giáo lý đức tin này, giảng giải những điều làm hư, làm giảm hoặc nghịch lại hoàn toàn với nó.
Tất cả loài người và loài Jinn đều được sắc lệnh phải đi theo giáo lý đức tin này. Bởi nó rất quan trọng được xếp hàng đầu trong sự quan tâm trước tất cả mọi sự việc khác, và nó là điều mang lại hạnh phúc đích thực cho nhân loại trên cõi trần và cõi Đời Sau.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿فَمَن يَكۡفُرۡ بِٱلطَّٰغُوتِ وَيُؤۡمِنۢ بِٱللَّهِ فَقَدِ ٱسۡتَمۡسَكَ بِٱلۡعُرۡوَةِ ٱلۡوُثۡقَىٰ لَا ٱنفِصَامَ لَهَاۗ وَٱللَّهُ سَمِيعٌ عَلِيمٌ ٢٥٦﴾ [سورة البقرة:256]
{Do đó, người nào phủ nhận tà thần và tin tưởng nơi Allah thì quả thật y đã nắm chặt sợi dây cứu rỗi không bao giờ đứt. Và Allah là Đấng Hằng nghe và Am tường mọi việc.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 256).
Có nghĩa là ai trượt tay của mình khỏi Aqeedah này thì người đó là kẻ đang nắm lấy sợi dây ảo tưởng vô thực và lạc lối. Bởi lẽ, những gì đằng sau chân lý là sự lệch lạc và sai trái.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ذَٰلِكَ بِأَنَّ ٱللَّهَ هُوَ ٱلۡحَقُّ وَأَنَّ مَا يَدۡعُونَ مِن دُونِهِۦ هُوَ ٱلۡبَٰطِلُ وَأَنَّ ٱللَّهَ هُوَ ٱلۡعَلِيُّ ٱلۡكَبِيرُ ٦٢﴾ [سورة الحج: 62]
{Đó là vì Allah thực sự là Chân lý tuyệt đối. Còn những kẻ mà chúng cầu nguyện ngoài Ngài chỉ là vật giả tạo và ảo tưởng, và quả thật Allah là Đấng Tối Cao và Vĩ đại.} (Chương 22 – Alhajj câu 62).
Những thứ lệch lạc và không thực sẽ dẫn lối đến chỗ trú ngụ tồi tệ nơi Hỏa Ngục.
Khái niệm về Aqeedah: là những gì người bề tôi tin tưởng và nhận lấy làm tôn giáo cho tín ngưỡng của mình. Nếu tín ngưỡng này tương đồng với những gì mà Allah I đã cử các vị Thiên sứ của Ngài mang đến cũng như những gì được ban xuống trong các Kinh sách của Ngài thì đó là Aqeedah đúng đắn và lành mạnh. Nó sẽ cứu rỗi người bề tôi khỏi sự trừng phạt của Allah I và sẽ mang lại niềm hạnh phúc đích thực cho y ở trần gian và cuộc sống Đời Sau. Ngược lại, nếu tín ngưỡng này trái nghịch với những gì mà Allah I đã cử phái các vị Thiên sứ của Ngài mang đến cũng như khác với những gì được ban xuống trong các Kinh sách của Ngài thì đó là Aqeedah đưa người chủ thể của nó đến với sự trừng phạt và sự bất hạnh ở thế gian cũng như ở cuộc sống Đời Sau.
Aqeedah lành mạnh và đúng đắn sẽ bảo toàn tính mạng và tài sản trên thế gian, đồng thời nghiêm cấm xâm phạm đến hai thứ đó một cách không chính đáng như Thiên sứ của Allah e nói:
{أُمِرْتُ أَنْ أُقَاتِلَ النَّاسَ حَتَّى يَقُولُوا لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ. فَإِذَا قَالُوهَا عَصَمُوْا مِنِّيْ دِمَاؤُهُمْ وَأَمْوَالُهُمْ إِلاَّ بِحَقِّهَا} رواه البخاري ومسلم.
“Ta được lệnh chiến đấu với nhân loại cho tới khi họ nói không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah. Nếu họ đã nói lời đó thì tính mạng và tài sản của họ được bảo an, ngoại trừ những lý do chính đáng.” (Albukhari, Muslim).
{مَنْ قَالَ لَا إِلَهَ إِلَّا اللهُ وَكَفَرَ بِمَا يُعْبَدُ مَنْ دُونِ اللهِ حَرُمَ مَالُهُ وَدَمُهُ وَحِسَابُهُ عَلَى اللهِ} رواه مسلم.
“Ai nói không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah đồng thời phủ nhận những gì được tôn thờ khác Allah thì tài sản, tính mạng của y sẽ được bảo an; và sự xét xử và thanh toán y là ở nơi Allah.” (Muslim).
Lời nói không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah I còn cứu rỗi khỏi sự trừng phạt của Allah I vào Ngày Phán Xét. Một Hadith được ghi lại trong bộ Muslim qua lời thuật của ông Jabir rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ لَقِيَ اللهَ لَا يُشْرِكُ بِهِ شَيْئًا دَخَلَ الْجَنَّةَ، وَمَنْ لَقِيَهُ يُشْرِكُ بِهِ دَخَلَ النَّارَ} رواه مسلم.
“Ai trình diện Allah mà không mang tội Shirk với Ngài bất cứ điều gì thì y sẽ được vào Thiên Đàng, và ai trình diện Ngài mà mang tội Shirk với Ngài thì y sẽ bị đày vào Hỏa Ngục.” (Muslim).
Trong hai bộ Sahih Albukhari và Muslim có ghi một Hadith qua lời thuật của ông Utbaan bin Malik như sau:
{فَإنَّ اللهَ حَرَّمَ عَلَى النَّارِ مَنْ قَالَ لَا إِلَه إِلَّا اللهُ يَبْتَغِي بِذَلِكَ وَجْهُ اللهِ}
“Quả thật, Allah nghiêm cấm Hỏa Ngục chạm đến người nào nói rằng không có Thượng Đế đích thực ngoài Allah với mong muốn vì sắc diện của Allah”.
Aqeedah đúng đắn và lành mạnh thì Allah sẽ bôi xóa tội lỗi. Một Hadith do Tirmizdi ghi lại và xác nhận rằng Hadith tốt qua lời thuật của ông Anas bin Malik t rằng ông đã nghe Thiên sứ của Allah e nói:
{يَا ابْنَ آدَمَ إِنَّكَ لَوْ أَتَيْتَنِي بِقُرَابِ الأَرْضِ خَطَايَا ثُمَّ لَقِيتَنِي لاَ تُشْرِكُ بِي شَيْئًا لأَتَيْتُكَ بِقُرَابِهَا مَغْفِرَةً.}
“Này hỡi đứa con của Adam (con người) dù ngươi có mang đến cả một trái đất tội lỗi rồi khi ngươi trình diện TA ngươi không làm Shirk với TA bất cứ điều gì thì chắc chắn TA sẽ mang đến cho ngươi cả một trái đất của sự tha thứ”.
Điều kiện để đạt được sự tha thứ này là phải có Aqeedah lành mạnh tức không vướng vào bất cứ điều gì từ Shirk dù nhiều hay ít, lớn hay nhỏ. Và ai là người như thế thì người đó chính là người có trái tim lành mạnh như Allah I đã phán:
﴿يَوۡمَ لَا يَنفَعُ مَالٞ وَلَا بَنُونَ ٨٨ إِلَّا مَنۡ أَتَى ٱللَّهَ بِقَلۡبٖسَلِيمٖ ٨٩﴾ [سورة الحج: 88، 89]
{Ngày mà tài sản và con cái không giúp ích được gì ngoại trừ ai đến với Allah bằng trái tim lành mạnh.}  (Chương 26 – A sh-Shu’araa’, câu 88, 89).
Học giả Ibnu Al-Qayyim  nói trong ý nghĩa Hadith được Utbaan thuật lại vừa nêu trên: “Những người của Tawhid (thờ phượng duy nhất một mình Allah) được tha thứ khi họ không vướng vào bất cứ điều gì từ tội Shirk, điều mà những ai ngoài họ không có. Bởi thế, nếu ai không làm bất cứ điều gì từ Shirk khi trở về trình diện Thượng Đế của y với cả trái đất của tội lỗi thì Ngài sẽ dành sự tha thứ cho y bằng cả trái đất; điều này không xảy ra với những ai nghịch lại với Tawhid. Tawhid thuần túy và tinh khiết không vướng bất cứ điều gì từ Shirk sẽ được tha thứ mọi tội lỗi, bởi lẽ nó đã chứa đựng tình yêu thương dành cho Allah I, chứa đựng sự tôn vinh, lòng kính sợ và niềm hy vọng đối với một mình Ngài, cái mà nó là yếu tố bắt buộc được rửa tội cho dù tội lỗi có nhiều bằng cả trái đất”.
Aqeedah đúng đắn và lành mạnh sẽ được chấp nhận cùng với nó những việc làm ngoan đạo và thiện tốt và sẽ mang lại hữu ích cho người chủ thể của nó. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿مَنۡ عَمِلَ صَٰلِحٗا مِّن ذَكَرٍ أَوۡ أُنثَىٰ وَهُوَ مُؤۡمِنٞ فَلَنُحۡيِيَنَّهُۥ حَيَوٰةٗ طَيِّبَةٗۖ وَلَنَجۡزِيَنَّهُمۡ أَجۡرَهُم بِأَحۡسَنِ مَا كَانُواْ يَعۡمَلُونَ ٩٧﴾ [سورة النحل: 97]
{Ai làm việc thiện, dù nam hay nữ, và là một người có đức tin thì chắc chắn TA (Allah) sẽ cho y sống một đời sống lành mạnh và tốt đẹp, và chắc chắn TA sẽ ban cho họ phần thưởng tùy theo điều tốt nhất mà họ đã làm.} (Chương 16 – Annaml, câu 97).
Ngược lại, Aqeedah bệnh hoạn sẽ làm vô giá trị tất cả mọi việc làm thiện tốt và ngoan đạo ở nơi Allah I, Ngài phán:
﴿وَلَقَدۡ أُوحِيَ إِلَيۡكَ وَإِلَى ٱلَّذِينَ مِن قَبۡلِكَ لَئِنۡ أَشۡرَكۡتَ لَيَحۡبَطَنَّ عَمَلُكَ وَلَتَكُونَنَّ مِنَ ٱلۡخَٰسِرِينَ ٦٥﴾ [سورة الزمر: 65]
{Và quả thật, Ngươi (Muhammad) và những vị Nabi trước Ngươi đã được mặc khải cho biết rằng: Nếu ngươi làm điều Shirk (thờ phượng một thần linh khác cùng với Allah) thì việc làm của ngươi sẽ trở thành vô nghĩa và chắc chắn rằng ngươi sẽ là đồng bọn của những kẻ thất bại thật thảm hại.} (Chương 39 – Azzumar, câu 65).
﴿وَلَوۡ أَشۡرَكُواْ لَحَبِطَ عَنۡهُم مَّا كَانُواْ يَعۡمَلُونَ ٨٨﴾ [سورة الأنعام: 88]
{Nhưng nếu họ tổ hợp (tôn thờ) những thần linh khác cùng với Allah (trong việc thờ phượng) thì tất cả các việc làm của họ đều trở nên hoài công vô ích.} (Chương 6 - Al-An’am, câu 88).
Aqeedah bệnh hoạn với điều Shirk sẽ bị nghiêm cấm vào Thiên Đàng và nghiêm cấm sự tha thứ, đồng thời bắt buộc phải chịu sự trừng phạt và phải vĩnh viễn sống trong Hỏa Ngục. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿إِنَّ ٱللَّهَ لَا يَغۡفِرُ أَن يُشۡرَكَ بِهِۦ وَيَغۡفِرُ مَا دُونَ ذَٰلِكَ لِمَن يَشَآءُۚ﴾ [سورة النساء: 48]
{Quả thật, Allah không tha thứ cho hành vi Shirk (hành vi gán ghép một đối tác ngang hàng với Allah trong thờ phượng) nhưng Ngài sẽ tha thứ cho những tội lỗi khác cho người nào Ngài muốn.} (Chương 4  - Annisa’, câu 48).
﴿إِنَّهُۥ مَن يُشۡرِكۡ بِٱللَّهِ فَقَدۡ حَرَّمَ ٱللَّهُ عَلَيۡهِ ٱلۡجَنَّةَ وَمَأۡوَىٰهُ ٱلنَّارُۖ وَمَا لِلظَّٰلِمِينَ مِنۡ أَنصَارٖ ٧٢﴾ [سورة المائدة: 72]
{Quả thật, người nào làm điều Shirk với Allah thì y sẽ bị cấm vào Thiên Đàng và chỗ ở của y sẽ là nơi Hỏa ngục. Và những kẻ làm điều sai quấy sẽ không được ai giúp đỡ} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 72).
Aqeedah hư đốn và bệnh hoạn sẽ không cản trở xâm phạm tính mạng và tài sản của người chủ thể, Allah I phán:
﴿وَقَٰتِلُوهُمۡ حَتَّىٰ لَا تَكُونَ فِتۡنَةٞ وَيَكُونَ ٱلدِّينُ لِلَّهِۖ ﴾ [سورة البقرة:193]
{Và các ngươi hãy tiếp tục chiến đấu với chúng cho đến khi nào chúng thôi quấy nhiễu và để tôn giáo được hướng về Allah một cách hoàn toàn.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 193).
﴿فَٱقۡتُلُواْ ٱلۡمُشۡرِكِينَ حَيۡثُ وَجَدتُّمُوهُمۡ وَخُذُوهُمۡ وَٱحۡصُرُوهُمۡ وَٱقۡعُدُواْ لَهُمۡ كُلَّ مَرۡصَدٖۚ﴾ [سورة التوبة: 5]
{Và hãy đánh và giết những kẻ thờ đa thần ở nơi nào các ngươi tìm thấy chúng; và các ngươi hãy bắt chúng, vây hãm chúng và mai phục đánh chúng.} (Chương 9 – Attawbah, câu 5).
Aqeedah đúng đắn và lành mạnh sẽ tác động đến tâm hồn và hành vi cũng như trật tự xã hội. Trong thời của Thiên sứ có hai nhóm xây hai Masjid, một nhóm xây Masjid với định tâm tốt lành và với niềm tin chân thành dành cho Allah I còn một nhóm xây Masjid với mục đích xấu và với đức tin sai trái và lệch lạc. Thế là Allah I đã ra lệnh cho vị Thiên sứ của Ngài dâng lễ nguyện Salah tại Masjid được dựng lên bằng lòng Taqwa (lòng ngay chính) và cấm Người dâng lễ nguyện Salah tại Masjid được dựng lên bằng sự Kufr (vô đức tin) với tâm niệm xấu xa. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَٱلَّذِينَ ٱتَّخَذُواْ مَسۡجِدٗا ضِرَارٗا وَكُفۡرٗا وَتَفۡرِيقَۢا بَيۡنَ ٱلۡمُؤۡمِنِينَ وَإِرۡصَادٗا لِّمَنۡ حَارَبَ ٱللَّهَ وَرَسُولَهُۥ مِن قَبۡلُۚ وَلَيَحۡلِفُنَّ إِنۡ أَرَدۡنَآ إِلَّا ٱلۡحُسۡنَىٰۖ وَٱللَّهُ يَشۡهَدُ إِنَّهُمۡ لَكَٰذِبُونَ ١٠٧لَا تَقُمۡ فِيهِ أَبَدٗاۚ لَّمَسۡجِدٌ أُسِّسَ عَلَى ٱلتَّقۡوَىٰ مِنۡ أَوَّلِ يَوۡمٍ أَحَقُّ أَن تَقُومَ فِيهِۚ فِيهِ رِجَالٞ يُحِبُّونَ أَن يَتَطَهَّرُواْۚ وَٱللَّهُ يُحِبُّ ٱلۡمُطَّهِّرِينَ ١٠٨أَفَمَنۡ أَسَّسَ بُنۡيَٰنَهُۥ عَلَىٰ تَقۡوَىٰ مِنَ ٱللَّهِ وَرِضۡوَٰنٍ خَيۡرٌ أَم مَّنۡ أَسَّسَ بُنۡيَٰنَهُۥ عَلَىٰ شَفَا جُرُفٍ هَارٖ فَٱنۡهَارَ بِهِۦ فِي نَارِ جَهَنَّمَۗ وَٱللَّهُ لَا يَهۡدِي ٱلۡقَوۡمَ ٱلظَّٰلِمِينَ ١٠٩﴾ [سورة التوبة: 107 - 109]
{Và những kẻ đã xây Masjid với ý đồ làm tổn thương và chống đối (Islam) và làm chia rẽ hàng ngũ của những người có đức tin và dùng nó làm một nơi ẩn núp cho kẻ đã từng gây chiến chống Allah và Thiên sứ của Ngài trước đây. Và chúng thề thốt, nói: “Chúng tôi chỉ muốn làm điều phúc lành” nhưng Allah xác nhận chúng là những kẻ nói dối. Ngươi (Muhammad) chớ bao giờ đứng dâng lễ nguyện Salah trong đó. Chắc chắn Masjid đã được xây dựng vào ngày đầu tiên (tại Quba’) với lòng ngay chính sợ Allah mới là nơi xứng đáng cho Ngươi đứng dâng lễ nguyện Salah trong đó.  Trong đó, có người yêu thích việc thanh sạch bản thân. Bởi vì Allah yêu thương những người thanh khiết. Vậy ai là người tốt nhất? Một người xây dựng Masjid với lòng ngay chính sợ Allah và muốn làm hài lòng Ngài hay một người xây dựng Masjid trên một bờ đê rạn nứt chỉ chờ sụp xuống Hỏa Ngục cùng với y? Và Allah không hướng dẫn một đám người làm điều sai quấy.} (Chương 9 – Attawbah, câu 107 - 109).


Cần phải biết Aqeedah Islam

Hãy biết rằng mỗi tín đồ Muslim cần phải tìm hiểu và học Aqeedah Islam để nhận biết ý nghĩa và giá trị của nó, để tuân thủ những điều nó yêu cầu, để biết đâu là điều đi ngược lại với nó, đâu là điều làm hư nó hoặc để biết đâu là những điều làm giảm và hư hại nó từ những điều Shirk lớn và nhỏ.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿فَٱعۡلَمۡ أَنَّهُۥ لَآ إِلَٰهَ إِلَّا ٱللَّهُ وَٱسۡتَغۡفِرۡ لِذَنۢبِكَ﴾ [سورة محمد : 19]
{Hãy biết rằng không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah, và hãy xin Ngài tha thứ tội lỗi cho Ngươi.} (Chương 47 – Muhammad, câu 19).
Imam Albukhari  nói: (Chương: biết trước khi nói và làm) và đã đưa ra câu Kinh này làm dẫn chứng. Học giả Ibnu Hajar thuật lại lời của ông Ibnu Al-Munir nói: Allah I muốn rằng biết (kiến thức) là điều kiện làm nên giá trị cho lời nói và hành động, nói và làm mà không có sự hiểu biết thì không được thừa nhận. Cho nên, biết (kiến thức) là điều được yêu cầu hàng đầu trước lời nói và hành động, bởi nó sẽ điều chỉnh đúng định tâm cho hành động.
Từ lẽ này, các học giả khẳng định rằng việc học hỏi và giảng dạy giáo lý Aqeedah là điều quan trọng hàng đầu và nó được xem là kiến thức chủ đạo của mọi kiến thức khác. Họ đã biên soạn sách chuyên về giáo lý Aqeedah, giảng giải và trình bày những điều làm hư hại Aqeedah từ Shirk, mê tín và Bid’ah. Đó chính là ý nghĩa của “không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah” chứ không phải chỉ là lời nói suông trên đầu môi hay chiếc lưỡi mà phải thi hành và thể hiện theo đúng nội dung ý nghĩa của nó bằng hành động công khai hay thầm kín. Điều này cần đến sự học hỏi và hiểu biết một cách chi tiết và rõ ràng về Aqeedah. Cho nên, việc giảng dạy giáo lý Aqeedah phải được phân chia theo các giai đoạn và cấp độ khác nhau, mỗi ngày phải có đội ngũ giáo viên đáp ứng tốt cho những tiết học, phải tổ chức thi kiểm tra định kỳ để quan sát kết quả học tập của học sinh. Nhưng thực trạng phương pháp dạy học bộ môn Aqeedah ngày nay hoàn toàn khác xưa, bộ môn giáo lý Aqeedah đa phần không được (những người lãnh đạo tinh thần của cộng đồng) quan tâm đúng mức, đây là một trong những nguyên nhân làm cho giáo lý Aqeedah bị lu mờ khiến nhiều người không hiểu biết về giáo lý Aqeedah dẫn đến tình trạng vướng phải tội Shirk, mê tín và Bid’ah.
Từ cái lẽ này, ông Umar bin Al-Khattab t, thủ lĩnh của những người có đức tin, nói: “Sợi dây Islam sẽ giảm dần độ chắc của nó khi mà thế hệ trẻ của Islam không biết về thời Jahiliyah”. Cho nên, chúng ta cần phải chọn lựa những quyển sách được biên soạn theo trường phái của những tiền bối ngoan đạo thuộc hệ Sunnah và Jama’ah, hãy tránh xa các quyển sách không rõ nguồn gốc, hay những quyển sách của các nhóm giáo phái như: Al-Asha’irah, Al-Mu’tazilah, Al-Jahmiyah và những nhóm phái lệch lạc khác.
Bên cạnh hệ thống học đường thì cần phải có thêm những buổi học được tổ chức trong các Masjid, đặc biệt là những buổi học giảng giải về môn Aqeedah Salafiyah (tức Giáo lý đức tin của thế hệ tiền bối thời kỳ đầu của Islam) phải được quan tâm hàng đầu. Và trong những buổi học về môn Aqeedah, cần phải đọc nguyên văn nội dung của những cuốn sách rồi mới giảng giải chi tiết để các học viên và những ai đến tham gia lắng nghe có thể lĩnh hội trọn vẹn kiến thức; đồng thời cũng cần phải tóm lược ngắn gọn dễ hiểu để truyền tải đến toàn thể người nghe, đó là cách rao truyền Aqeedah Islam.
Ngoài ra, cần có các chương trình truyền hình về tôn giáo nhằm truyền tải rộng rãi giáo lý Aqeedah Islam. Thêm nữa, cần phải có một sự quan tâm đặc biệt đến Aqeedah của những cá nhân, từng cá nhân tín đồ Muslim cần tự mình đọc các cuốn sách về Aqeedah để nhận biết và phân biệt được đâu là chương trình giảng dạy của những người Salaf và đâu là chương trình giảng dạy sai lệch và trái ngược với họ giúp người tín đồ luôn bám chặt lấy những luận cứ rõ ràng cho Aqeedah của mình và có thể phản hồi những điều chưa rõ trái biệt với Aqeedah của hệ Sunnah và Jama’ah.
Quí đồng đạo Muslim...
Khi bạn đọc và nghiền ngẫm Qur’an thì bạn sẽ bắt gặp trong đó có nhiều câu Kinh cũng như nhiều chương chú trọng đến vấn đề Aqeedah. Không những vậy, tất cả các chương Makkiyah (mặc khải trước Hijrah) đều tập trung vào việc giảng giải Aqeedah Islam và phản hồi những điều sai lệch. Lấy chương Fatihah làm điển hình, Imam Ibnu Al-Qayyim nói: Hãy biết rằng chương Kinh này bao hàm những yêu cầu chủ đạo của Aqeedah, mang những thuộc tính hoàn hảo của Allah, nhận biết Đấng Thờ Phượng – Allah với ba đại danh của Ngài và ba đại danh này là nền tảng của các danh xưng và thuộc tính tối cao của Ngài. Ba đại danh đó là: “Allah, Rabb (Đấng Chủ Tể, Thượng Đế), Arrahman (Đấng Độ Lượng)”. Chương Kinh giảng giải ba dạng thức Tawhid căn bản: Uluhiyah, Rububiyah và Asma’ wal-sifaat
((إِيَّاكَ نَعْبُدُ)) – ((Chỉ với Ngài bề tôi thờ phượng)) là trình bày dạng thức Uluhiyah (Allah là Đấng đáng được thờ phượng, không có ai khác ngoài Ngài có quyền đó).
((إِيَّاكَ نَسْتَعِيْنُ)) – ((Chỉ với Ngài bề tôi cầu xin sự phù hộ)) là trình bày dạng thức Rububiyah (Allah là Đấng Tạo Hóa, Đấng Chi Phối và Điều Hành mọi hoạt động của vũ trụ và vạn vật, Đấng Ban bổng lộc, Đấng Nuôi Dưỡng,... không có đối tác ngang vai chia sẻ những quyền năng này với Ngài).
((Xin hướng dẫn đến con đường ngay chính)) liên quan đến thuộc tính Độ lượng và Nhân từ của Allah.
((Sự ca ngợi và tán dương)) hàm chứa ba điều trên, có nghĩa là Allah là Đấng đáng được ca ngợi và tán dương trong việc Ngài là Đấng đáng được thờ phượng, Đấng Tạo Hóa, Nuôi dưỡng và Điều hành và là Đấng Nhân Từ.
Câu Kinh ((مَالِكِ يَوْمِ الدِّيْنِ)) – ((Đức Vua của Ngày Phán Xét cuối cùng)) khẳng định sự quay về với Ngài của các bề tôi để Ngài thưởng phạt theo việc làm tốt xấu của họ và Ngài là Thượng Đế Tối Cao công bằng và liêm chính tuyệt đối trong xét xử.
Sau những sự giảng giải dài và hữu ích thì ông Ibnu Al-Qayyim  nói: Tất cả nội dung những lời ghi trong thiên kinh Qur’an là nói về Tawhid, nghĩa vụ và phần thưởng dành cho nó; nói về vấn đề Shirk, người dân của nó và hình phạt dành cho họ.
    ((Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng Allah, Đấng Chủ Tể của vũ trụ và muôn loài)) là Tawhid.
    ((Đấng Độ lượng, Đấng Nhân từ)) là Tawhid.
    ((Xin hãy hướng dẫn bầy tôi con đường ngay chính, con đường của những người mà Ngài đã ban phúc lành cho họ)) là Tawhid, trong đó chứa đựng sự cầu xin hướng dẫn đến với người dân của Tawhid.
    ((Không phải con đường của những người mà Ngài giận dữ, cũng không phải con đường của những người lệch lạc)), đây là những người rời xa Tawhid.
Ibnu Al-Qayyim  nói: Hầu hết các chương trong thiên kinh Qur’an đều chứa đựng các dạng Tawhid. Thiên Kinh Qur’an, hoặc là thông tin về Allah, các danh xưng và các thuộc tính của Ngài và đây là Tawhid thuộc dạng kiến thức và thông điệp; hoặc là kêu gọi đến với sự thờ phượng Ngài, độc tôn hóa Ngài, không tổ hợp với Ngài bất cứ thứ gì, loại bỏ tất cả những gì được thờ phượng ngoài Ngài và đây là Tawhid thuộc dạng ý chí và tinh thần; hoặc Qur’an ra lệnh cũng như ngăn cấm và bắt phải tuyệt đối tuân lệnh, đó là nghĩa vụ của Tawhid; hoặc Qur’an thông tin về sự quí trọng và yêu thương của Ngài đối với những người của Tawhid, thông tin về những gì mà Ngài đã làm cho họ trên thế gian và sẽ cho họ ở cõi Đời Sau, đây là sự ban thưởng cho Tawhid; hoặc Qur’an thông tin về cư dân của Shirk, những gì Ngài làm cho họ ở trên thế gian và dành cho họ ở cõi Đời Sau từ sự trừng phạt, đây là phần thưởng dành cho những ai rời khỏi giáo lý Tawhid.
Mặc dù có quan tâm Qur’an trong vấn đề Aqeedah Islam, nhưng nhiều người đọc mà không hiểu được Aqeedah đúng đắn trong đó nên họ trở nên nhằm lẫn, ngộ nhận bởi vì họ thường đi theo những gì mà cha mẹ, ông bà họ đã đi trước; họ đọc Qur’an nhưng không chịu suy ngẫm.

 

Kêu gọi đến với Aqeedah Islam

Những tín đồ Muslim sau khi đã hiểu biết được Aqeedah này và đã bám chặt lấy nó thì y có nghĩa vụ phải truyền lại và kêu gọi mọi người đến với nó để đưa họ khỏi nơi tăm tối ra ngoài ánh sáng, như Allah I đã phán:
 ﴿لَآ إِكۡرَاهَ فِي ٱلدِّينِۖ قَد تَّبَيَّنَ ٱلرُّشۡدُ مِنَ ٱلۡغَيِّۚ فَمَن يَكۡفُرۡ بِٱلطَّٰغُوتِ وَيُؤۡمِنۢ بِٱللَّهِ فَقَدِ ٱسۡتَمۡسَكَ بِٱلۡعُرۡوَةِ ٱلۡوُثۡقَىٰ لَا ٱنفِصَامَ لَهَاۗ وَٱللَّهُ سَمِيعٌ عَلِيمٌ ٥٦  ٱللَّهُ وَلِيُّ ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ يُخۡرِجُهُم مِّنَ ٱلظُّلُمَٰتِ إِلَى ٱلنُّورِۖ وَٱلَّذِينَ كَفَرُوٓاْ أَوۡلِيَآؤُهُمُ ٱلطَّٰغُوتُ يُخۡرِجُونَهُم مِّنَ ٱلنُّورِ إِلَى ٱلظُّلُمَٰتِۗ أُوْلَٰٓئِكَ أَصۡحَٰبُ ٱلنَّارِۖ هُمۡ فِيهَا خَٰلِدُونَ ٢٥٧﴾  [سورة البقرة : 256، 257]
{Không có sự cưỡng ép tín ngưỡng trong tôn giáo. Chắc chắn điều chân lý và lẽ phải bao giờ cũng rõ ràng và khác biệt với điều ngụy tạo và sai lệch. Do đó, người nào phủ nhận tà thần và tin tưởng nơi Allah thì quả thật y đã nắm chặt sơi dây cứu rỗi không bao giờ đứt. Và Allah là Đấng hằng nghe và am tường mọi việc. Allah là Đấng Bảo Hộ của những người có đức tin. Ngài đưa họ từ nơi tăm tối ra ngoài ánh sáng. Ngược lại, các chủ nhân của những kẻ không có đức tin là những tên tà thần. Chúng dắt họ từ nơi ánh sáng đến nơi u tối mù mịt. Tất cả bọn chúng sẽ phải làm bạn với Hỏa Ngục, nơi mà chúng sẽ cư ngụ đời đời kiếp kiếp.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 256, 257).
Việc rao truyền và kêu gọi đến với Aqeedah Islam là việc làm khai đề cho sứ mạng rao truyền của tất cả các vị Thiên sứ. Tất cả họ đều không bắt đầu sứ mạng nào trước ngoài việc làm đó cả.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَلَقَدۡ بَعَثۡنَا فِي كُلِّ أُمَّةٖ رَّسُولًا أَنِ ٱعۡبُدُواْ ٱللَّهَ وَٱجۡتَنِبُواْ ٱلطَّٰغُوتَۖ﴾ [سورةالنحل : 36]
{Và quả thật, TA (Allah) đã cử phái đến với mỗi cộng đồng một vị sứ giả với mệnh lệnh rằng hãy thờ phượng Allah và tránh xa tà thần.} (Chương 16 – Annahl, câu 36).
Mỗi vị Thiên sứ đều nói với cộng đồng của mình điều đầu tiên trong sứ mạng rao truyền như Allah đã phán:
﴿يَٰقَوۡمِ ٱعۡبُدُواْ ٱللَّهَ مَا لَكُم مِّنۡ إِلَٰهٍ غَيۡرُهُۥٓۖ﴾ [سورة هود: 50]
{Này hỡi người dân, hãy thờ phượng Allah, các ngươi không có một Thượng Đế nào khác ngoài Ngài.} (Chương 11 – Hud, câu 50).
Đây đều là câu nói của Nabi Nuh (Noah), Hud, Saleh, Shu’aib, Ibrahim (Abraham), Musa (Moses), Ysa (Jesus), Muhammad và tất cả các vị Thiên sứ khác – cầu Allah I ban bằng và phúc lành cho tất cả họ.
Bởi thế, bắt buộc đối với ai lĩnh hội được Aqeedah này và chấp hành theo nó phải có trách nhiệm kêu gọi mọi người đến với nó bằng sự khôn ngoan và lời khuyên nhủ tốt đẹp giống như cách rao truyền và kêu gọi của các vị Thiên sứ cũng như những tông đồ của họ. Quả thật, sự rao truyền và kêu gọi đến với Aqeedah này là nền tảng căn bản cho tất cả, không có bất kỳ điều Wajib (bắt buộc) hay điều Haram (cấm) nào được rao truyền và kêu gọi đến với nó cho tới khi Aqeedah này được rao truyền và được chứng thực, bởi vì Aqeedah là nền móng đúng đắn cho mọi việc làm. Không có Aqeedah thì các việc làm trở nên vô nghĩa, không được chấp nhận và không được ban cho ân phước. Theo lẽ mà ai cũng biết rằng bất kỳ công trình xây dựng nào nếu như không có nền móng thì sẽ không thể hình thành và dù có được hình thành đi chăng nữa thì công trình xây dựng đó cũng sẽ không đúng tiêu chuẩn và ngăn nắp. Chính vì lẽ này, các vị Thiên sứ của Allah đã hết sức quan tâm và luôn chú trọng đến Aqeedah trước tất cả mọi sự việc. Nabi Muhammad e, khi Người cử những người rao truyền thì điều đầu tiên Người dặn dò họ là phải kêu gọi đến với Aqeedah đúng đắn. Ông Ibnu Abbas t thuật lại rằng khi Thiên sứ của Allah e cử Mu’azd đi Yemen thì Người nói với ông:
{إِنَّكَ تَأْتِيْ قَوْمًا مِنْ أَهْلِ الكِتَابٍ فَلْيَكُنْ أَوَّلَ مَا تَدْعُوهُمْ إِلَيْهِ شَهَادَةُ أَنْ لَا إِلهَ إِلَّا اللهُ. فَإِنْ هُمْ أَطَاعُوْكَ لِذلِكَ  فَأَعْلِمْهُمْ أَنَّ اللهَ اِفْتَرَضَ عَلَيْهِمْ خَمْسَ صَلَوَاتٍ فِى كُلِّ يَوْمٍ وَلَيْلَةٍ. فَإِنْ هُمْ أَطَاعُوْكَ لِذلِكَ  فَأَعْلِمْهُمْ أَنَّ اللهَ اِفْتَرَضَ عَلَيْهِمْ صَدَقَةً تُؤْخَذُ مِنْ أَغْنِيَائِهِمْ فَتُرَدُّ عَلَى فَإِنْ هُمْ أَطَاعُوْكَ لِذلِكَ  فَإِيَّاكَ وكَرَائِمَ أَمْوَالِهِمْ، وَاِتَّقِ دَعْوَةَ الْمَظْلُوْمِ فَإنَّهُ لَيْسَ بَيْنَهَا وَبَيْنَ اللهِ حِجَابٌ} رواه البخاري ومسلم.
“Ngươi hãy đến với cộng đồng dân Kinh sách, điều đầu tiên ngươi kêu gọi họ đến với nó là lời tuyên thệ Shahadah: “không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah”. Nếu họ tuân theo điều đó thì ngươi hãy cho họ biết rằng Allah sắc lệnh bảo họ thực hiện năm lễ nguyện Salah mỗi ngày đêm. Nếu họ tuân theo điều đó thì ngươi hãy cho họ biết rằng Allah sắc lệnh bảo họ phải xuất Sadaqah, lấy từ những người giàu của họ phân phát cho những người nghèo của họ. Nếu họ tuân theo điều đó thì hãy thận trọng với khoản lợi từ tài sản của họ; ngươi hãy sợ lời cầu xin của kẻ bị đối xử bất công bởi quả thật giữa nó và Allah không hề có bất kỳ một tấm chắn ngăn cách nào.” (Albukhari, Muslim).
Từ Hadith cao quý này cũng như từ sự khẳng định sứ mạng kêu gọi và rao truyền của các vị Thiên sứ được ghi trong thiên kinh Qur’an và từ sự khẳng định sứ mạng rao truyền và kêu gọi của Thiên sứ Muhammad e qua tiểu sử của Người đã rút ra được một đường lối rao truyền và kêu gọi đến với Allah I: điều đầu tiên kêu gọi nhân loại đến với nó là Aqeedah thờ phượng một mình Allah duy nhất và từ bỏ thờ phượng những gì khác ngoài Ngài. Đó là ý nghĩa của “không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah”.
Quả thật, sau khi nhận lãnh sứ mạng Thiên sứ, Nabi Muhammad e đã ở Makkah trong suốt mười ba năm để kêu gọi mọi người đến với Aqeedah đúng đắn: Thờ phượng chỉ một mình Allah duy nhất và dứt khoác từ bỏ những việc thờ phượng những ngẫu tượng rồi mới thực hành sự dâng lễ nguyện Salah, Zakah, nhịn chay, Hajj, Jihaad, và rời xa những điều Haram (cấm) như Riba (cho vay lấy lãi hay đi vay có lãi), Zinah (quan hệ tình dục ngoài hôn nhân), rượu chè (những chất gây say), cờ bạc (dưới mọi hình thức có tính sát phạt và ăn tiền).
Đây là bằng chứng rõ rệt cho thấy những điều sai lầm của một số nhóm người trong thời đại ngày hôm nay cho rằng mình đang làm công việc rao truyền nhưng lại không quan tâm và chú trọng đến Aqeedah mà chỉ tập trung vào những khía cạnh đạo đức của bản xứ. Những nhóm người này đã nhìn thấy nhiều người làm điều đại Shirk xung quanh các ngôi mộ ở một số khu vực của Islam nhưng họ không ngăn cản, họ không phản đối, họ không thuyết giảng, họ không biên soạn hoặc cũng không nói một lời nào để nhắc nhở những người đang có hành vi mang đại tội Shirk, trong khi họ biết rằng việc rao giảng cho đám người này thực hành trong khuôn khổ của Aqeedah là việc kêu gọi đầu tiên nên được đặt lên hàng đầu, sau đó mới đến việc kêu gọi những người vô thần và Kafir (ngoại đạo) vẫn còn đang cố chấp và bảo thủ, vì những người vô thần và Kafir luôn kiên quyết khẳng định sự vô đức tin của họ cũng như luôn khẳng định những điều trái với điều mà các vị Thiên sứ mang đến. Còn những nhóm người lệch lạc thì họ cứ tưởng họ là những người Muslim, họ cứ tưởng rằng những gì họ đang bám lấy là của giáo lý Islam, nhóm người này nên cần phải thay đổi tư duy của họ; Allah I ra lệnh bảo những người có đức tin bắt đầu với những người ngoại đạo gần nhất với tôn giáo, Ngài phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ قَٰتِلُواْ ٱلَّذِينَ يَلُونَكُم مِّنَ ٱلۡكُفَّارِ وَلۡيَجِدُواْ فِيكُمۡ غِلۡظَةٗۚ وَٱعۡلَمُوٓاْ أَنَّ ٱللَّهَ مَعَ ٱلۡمُتَّقِينَ ١٢٣﴾ [سورة التوبة: 123]
{Hỡi những người có đức tin, hãy đánh những kẻ không tin ở gần các ngươi và chứng tỏ cho chúng thấy các ngươi cứng rắn; và hãy biết rằng Allah luôn ở bên những người biết kính sợ Ngài.} (Chương 9 – Attawbah, câu 123).
Một người thờ mồ mả nhìn thấy người thờ ngẫu tượng ngay trước mặt mình thì anh ta ngăn cản và nói người thờ cúng ngẫu tượng rằng: Anh thờ cúng một tạo vật đã khuất, không hiện diện trước mặt anh, nhưng tôi thì thờ phượng một tạo vật có hình tượng ngay trước mặt mình, vậy thì ai trong chúng ta tốt hơn?
Câu chuyện trên cho thấy cả hai đều là hai con người thờ lệch lạc, thờ đa thần, bởi cả hai đều thờ phượng tạo vật không gây hại cũng không thể mang phúc lành… nhưng ở đây, người tôn thờ mồ mả thì càng lầm lạc hơn vì y đã cầu xin đến những thứ nó không có khả năng và không hiện diện.
Cho nên, những người truyền đạt và kêu gọi đến với Allah phải tập trung vào khía cạnh Aqeedah nhiều hơn những khía cạnh khác, phải học hỏi và tìm hiểu Aqeedah trước tiên rồi mới dạy lại cho người khác, Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿قُلۡ هَٰذِهِۦ سَبِيلِيٓ أَدۡعُوٓاْ إِلَى ٱللَّهِۚ عَلَىٰ بَصِيرَةٍ أَنَا۠ وَمَنِ ٱتَّبَعَنِيۖ وَسُبۡحَٰنَ ٱللَّهِ وَمَآ أَنَا۠ مِنَ ٱلۡمُشۡرِكِينَ ١٠٨﴾ [سورة يوسف: 108]
{Hãy bảo (họ): “Đây là con đường của Ta (Muhammad). Ta mời các người đến với Allah với bằng chứng rõ rệt, Ta và những người theo Ta. Quang vinh và trong sạch thay Allah! Và quả thật Ta không phải là một người thờ đa thần.} (Chương 12 – Yusuf, câu 108).
Imam Ibnu Jareer  đã ghi chú trong bộ Tafseer của ông về câu Kinh “Allah, Đấng Tối Cao phán bảo Muhammad e (vị Nabi của Ngài):
•    {Hãy bảo (họ)} hỡi Muhammad.
•    {Đây} là sự rao truyền mà ta kêu gọi đến với nó, là đường lối mà Ta kêu gọi đến với sự độc tôn hóa Allah (Tawhid) và thành tâm thờ phượng duy nhất một mình Ngài mà không có một thần linh nào khác, một mực tuân lệnh Ngài và từ bỏ mọi điều trái lệnh Ngài.
•    {Con đường của Ta} là đường lối rao truyền và kêu gọi của Ta.
•    {Ta mời các người đến với Allah} Đấng Tối Cao duy nhất không có đối tác ngang vai.
•    {trên bằng chứng rõ rệt} về điều đó với một kiến thức kiên định từ Ta.
•    {Ta và những người theo Ta} có nghĩa là những người tin nơi Ta cũng kêu gọi như thế trên bằng chứng rõ ràng như vậy.
•    {Quang vinh và trong sạch thay Allah!} có nghĩa là Allah I bảo Muhammad e khẳng định rằng Ngài là Đấng Tối Cao không có bất cứ thứ gì có thể chia sẻ với Ngài trong quyền năng, vương quyền, và sự thờ phượng.
•    {Và quả thật Ta không phải là một người thờ đa thần} có nghĩa là Ngài bảo Người nói rằng Người vô can với những người thờ đa thần, rằng Người không thuộc nhóm của họ và họ cũng không thuộc nhóm của Người”.
Như vậy, câu Kinh là bằng chứng cho thấy tầm quan trọng của việc nhận biết Aqeedah Islam và sự kêu gọi đến với nó. Câu Kinh cũng cho biết rằng những người đi theo Thiên sứ của Allah e là những người đi trên đường lối của Người: kiến thức về Aqeedah và kêu gọi đến với nó. Ai không học giáo lý Aqeedah mà kêu gọi đến với nó thì đích thực đó không phải là người đi theo Thiên sứ của Allah e.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ٱدۡعُ إِلَىٰ سَبِيلِ رَبِّكَ بِٱلۡحِكۡمَةِ وَٱلۡمَوۡعِظَةِ ٱلۡحَسَنَةِۖ وَجَٰدِلۡهُم بِٱلَّتِي هِيَ أَحۡسَنُۚ﴾ [سورة النحل: 125]
{Hãy mời gọi đến với con đường của Thượng Đế của Ngươi (Muhammad!) một cách khôn ngoan cùng với lời khuyên tốt đẹp; và hãy tranh luận với họ bằng phương cách tốt đẹp nhất.} (Chương 16 – Annahl, câu 125).
Imam Ibnu Al-Qayyim  nói về ý nghĩa của câu Kinh trên: Allah, Đấng Tối Cao đề cập đến ba cấp độ của “sự rao truyền - kêu gọi” và Ngài phân thành ba dạng dựa theo hoàn cảnh và tình trạng của đối tượng được kêu gọi:
•    Đối tượng là người tìm tòi chân lý, đối tượng này chỉ cần kêu gọi bằng sự khôn ngoan và khéo léo chứ không cần đến lời khuyên và tranh luận.
•    Đối tượng là người luôn bận rộn với những điều đi ngược lại với chân lý, đối tượng này cần đến sự khuyên răn, sự thúc đẩy và khuyến cáo.
•    Đối tượng là người chống đối và nghịch lại với chân lý thì cần đến sự tranh luận tốt đẹp. Nếu đối tượng đó không chịu quay lại thì tìm cách tranh luận theo hướng khác nếu có thể.

 

 

 

Tổng quát nền tảng Aqeedah Islam và các dẫn chứng

Quí tín đồ Muslim thân mến, hãy biết rằng nền tảng Aqeedah Islam là Aqeedah của nhóm người thuộc hệ Sunnah và Jama’ah. Đó là đức tin nơi Allah, nơi các Thiên Thần của Ngài, nơi các Kinh sách của Ngài, nơi các vị Thiên sứ của Ngài, nơi cuộc sống Đời Sau và nơi định mệnh tốt xấu. Đây là những nền tảng chủ đạo mà nhiều văn bản giáo lý từ Qur’an và Sunnah cũng như sự thống nhất Ijma’ của toàn thể cộng đồng Islam đã khẳng định. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿لَّيۡسَ ٱلۡبِرَّ أَن تُوَلُّواْ وُجُوهَكُمۡ قِبَلَ ٱلۡمَشۡرِقِ وَٱلۡمَغۡرِبِ وَلَٰكِنَّ ٱلۡبِرَّ مَنۡ ءَامَنَ بِٱللَّهِ وَٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِ وَٱلۡمَلَٰٓئِكَةِ وَٱلۡكِتَٰبِ وَٱلنَّبِيِّ‍ۧنَ﴾ [سورة البقرة: 177]
{Sự ngoan đạo và đức hạnh không phải ở việc các ngươi quay mặt về hướng Đông hay hướng Tây mà sự ngoan đạo và đức hạnh là ở việc ai tin tưởng nơi Allah, tin nơi Ngày phán xử cuối cùng, nơi các thiên thần, các kinh sách và các vị Nabi của Ngài.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 177).
﴿إِنَّا كُلَّ شَيۡءٍ خَلَقۡنَٰهُ بِقَدَرٖ ٤٩﴾ [سورة القمر: 49]
{Quả thật, TA (Allah) đã tạo hóa tất cả mọi vạn vật theo Tiền định.} (Chương 54 – AlQamar, câu 49).
﴿ءَامَنَ ٱلرَّسُولُ بِمَآ أُنزِلَ إِلَيۡهِ مِن رَّبِّهِۦ وَٱلۡمُؤۡمِنُونَۚ كُلٌّ ءَامَنَ بِٱللَّهِ وَمَلَٰٓئِكَتِهِۦ وَكُتُبِهِۦ وَرُسُلِهِۦ﴾  [سورة البقرة : 285]
{Thiên sứ (Muhammad) tin vào những gì được ban xuống cho Y từ Thượng Đế của Y và những người có đức tin cũng tin tưởng như thế. Tất cả đều tin tưởng nơi Allah, các thiên thần của Ngài, các Kinh sách của Ngài và các vị sứ giả của Ngài.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 285).
﴿وَمَن يَكۡفُرۡ بِٱللَّهِ وَمَلَٰٓئِكَتِهِۦ وَكُتُبِهِۦ وَرُسُلِهِۦ وَٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِ فَقَدۡ ضَلَّ ضَلَٰلَۢا بَعِيدًا ١٣٦﴾  [سورة النساء: 136]
{Và người nào phủ nhận Allah, phủ nhận các thiên thần của Ngài, các kinh sách của Ngài, các Sứ giả của Ngài và Ngày Tận thế thì quả thật y đã lầm lạc rất xa.} (Chương 4 – Annisa’, câu 136).
Trong một Hadith Sahih, Thiên sứ của Allah e nói:
{الإِيمَانُ أَنْ تُؤْمِنَ بِاللهِ وَمَلاَئِكَتِهِ وَكُتُبِهِ وَرُسُلِهِ وَالْيَومِ الْآخِرِ وَتُؤْمِنُ بِالْقَدْرِهِ خَيْرِهِ وَشَرِّهِ } رواه مسلم.
“Đức tin (Iman) là tin nơi Allah, nơi các Thiên Thần của Ngài, các Kinh sách của Ngài, nơi các vị Thiên sứ của Ngài, nơi Ngày Sau và tin nơi sự tiền định tốt xấu.” (Muslim).
Các nền tảng chủ đạo này được gọi là các trụ cột của đức tin (Iman) được thống nhất bởi tất cả các vị Thiên sứ, các hệ thống giáo lý của họ cũng như các thiên Kinh được ban xuống. Ai phủ nhận các trụ cột đó hoặc phủ nhận một phần nào đó của chúng thì người ấy đã rời khỏi phạm vị của đức tin (Iman) và trở thành người vô đức tin (kafir) như Allah I đã phán:
﴿إِنَّ ٱلَّذِينَ يَكۡفُرُونَ بِٱللَّهِ وَرُسُلِهِۦ وَيُرِيدُونَ أَن يُفَرِّقُواْ بَيۡنَ ٱللَّهِ وَرُسُلِهِۦ وَيَقُولُونَ نُؤۡمِنُ بِبَعۡضٖ وَنَكۡفُرُ بِبَعۡضٖ وَيُرِيدُونَ أَن يَتَّخِذُواْ بَيۡنَ ذَٰلِكَ سَبِيلًا ١٥٠ أُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡكَٰفِرُونَ حَقّٗاۚ وَأَعۡتَدۡنَا لِلۡكَٰفِرِينَ عَذَابٗا مُّهِينٗا ١٥١ وَٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ بِٱللَّهِ وَرُسُلِهِۦ وَلَمۡ يُفَرِّقُواْ بَيۡنَ أَحَدٖ مِّنۡهُمۡ أُوْلَٰٓئِكَ سَوۡفَ يُؤۡتِيهِمۡ أُجُورَهُمۡۚ وَكَانَ ٱللَّهُ غَفُورٗا رَّحِيمٗا ١٥٢﴾ [سورة النساء : 150 - 152]
{Quả thật, những ai phủ nhận Allah và các Sứ giả của Ngài, và họ muốn chia rẽ giữa Allah và các Sứ giả của Ngài. Họ nói: Chúng tôi tin tưởng một số Sứ giả và phủ nhận một số khác. Và họ muốn lấy một lối đi ở chính giữa cái đó. Họ đích thực là những kẻ phản nghịch và TA (Allah) đã chuẩn bị cho những kẻ vô đức tin một sự trừng phạt nhục nhã. Ngược lại, những ai có đức tin nơi Allah và các Sứ giả của Ngài và không kỳ thị phân biệt bất cứ một vị Sứ giả nào thì TA sẽ sớm ban cho họ phần thưởng của họ. Và Allah là Đấng Hằng Tha Thứ, Rất mực Khoan Dung.} (Chương 4 – Annisa’, câu 150 - 152).


Nền tảng thứ nhất
Đức tin nơi Allah

Đức tin nơi Allah I là nền tảng trụ cột thứ nhứt trong sáu trụ cột của đức tin (Iman). Nó có nghĩa là niềm tin kiên định rằng Allah I là Thượng Đế của mọi vạn vật, là Đấng Chủ Tể của mọi vương quyền, là Đấng Tạo Hóa duy nhất điều hành vũ trụ và vạn vật, và chỉ có duy nhứt mình Ngài là Đấng đáng để loài người thờ phượng mà không có (vật gì hay sinh vật nào) đối tác ngang vai chia sẻ cùng với Ngài, tất cả những gì được thờ phượng khác ngoài Ngài đều là giả tạo, hư ảo và không xác thực. Allah I phán:
﴿ذَٰلِكَ بِأَنَّ ٱللَّهَ هُوَ ٱلۡحَقُّ وَأَنَّ مَا يَدۡعُونَ مِن دُونِهِۦ هُوَ ٱلۡبَٰطِلُ وَأَنَّ ٱللَّهَ هُوَ ٱلۡعَلِيُّ ٱلۡكَبِيرُ ٦٢﴾ [سورة الحج: 62]
{Đó là vì Allah là Chân lý còn những kẻ mà chúng cầu nguyện ngoài Ngài là giả tạo và hư ảo. Và Allah là Đấng Tối Cao, Đấng Vĩ Đại.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu  62).
Allah I là Đấng được mô tả với những thuộc tính hoàn hảo tuyệt đối và siêu việt, tất cả mọi thuộc tính yếu kém, khiếm khuyết và không hoàn hảo hoặc mang tính tương đối không thuộc về Ngài. Và đây chính là Tawhid, nó được chia thành ba dạng thức: Tawhid Rububiyah, Tawhid Uluhiyah và Tawhid Asma wassifat.
Tawhid Rububiyah:
Thừa nhận rằng Allah I là Đấng duy nhất tạo hóa vũ trụ và mọi vạn vật, Ngài là Đấng duy nhất điều hành và chi phối vũ trụ và mọi vạn vật, Ngài là Đấng duy nhất làm cho sống và làm cho chết, Đấng duy nhất ban bổng lộc và nuôi dưỡng mọi sự sống. Đây là dạng thức Tawhid mà bản chất tự nhiên của con người phải thừa nhận được gọi là niềm tin bản năng (Fitrah), bởi  bất cứ ai cũng không thể phủ nhận trừ phi những ai muốn chối bỏ sự thật.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَلَئِن سَأَلۡتَهُم مَّنۡ خَلَقَهُمۡ لَيَقُولُنَّ ٱللَّهُۖ فَأَنَّىٰ يُؤۡفَكُونَ ٨٧﴾ [سورة الزخرف: 87]
{Và nếu Ngươi có hỏi chúng: “Ai đã tạo hóa các người?” thì chắc chắn chúng sẽ đáp: “Allah”. Nhưng sao chúng lại lánh xa (Ngài).} (Chương  43 – Al-Zukhruf, câu 87).
﴿وَلَئِن سَأَلۡتَهُم مَّنۡ خَلَقَ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضَ لَيَقُولُنَّ خَلَقَهُنَّ ٱلۡعَزِيزُ ٱلۡعَلِيمُ ٩﴾ [سورة الزخرف: 9]
{Và nếu Ngươi (Muhammad) hỏi chúng: “Ai đã tạo các tầng trời và trái đất?” thì chắc chắn chúng sẽ đáp: “Đấng Toàn Năng, Đấng Toàn Tri đã tạo hóa chúng”.} (Chương 43 – Az-Zukhruf, câu 9).
﴿قُلۡ مَن رَّبُّ ٱلسَّمَٰوَٰتِ ٱلسَّبۡعِ وَرَبُّ ٱلۡعَرۡشِ ٱلۡعَظِيمِ ٨٦ سَيَقُولُونَ لِلَّهِۚ﴾ [سورة المؤمنون: 86]
{Hãy bảo chúng “Ai là Thượng Đế của bảy tầng trời và Thượng Đế của Ngài Vương chí đại?” thì chắn chắn chúng sẽ nói: “Allah”.} (Chương 23 – Al-Mu’minun, câu 86).
Trong thiên kinh Qur’an đã ghi những câu kinh như thế này rất nhiều. Allah I đã cho biết rằng những người thờ đa thần đều thừa nhận Ngài I ở dạng thức này, họ thừa nhận chỉ riêng Ngài là Đấng đã tạo hóa, ban bổng lộc và nuôi dưỡng, là Đấng làm cho sống và ban cho cái chết. Họ không phủ nhận Tawhid Rububiyah trừ những kẻ cá biệt, và những kẻ cá biệt này mặc dầu bên ngoài phủ nhận nhưng trong thâm tâm vẫn thừa nhận. Và những kẻ này phủ nhận thực chất chỉ vì lòng tự cao tự đại của họ giống như Allah I đã phán kể về lời của Fir’aun (Pharaon):
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلۡمَلَأُ مَا عَلِمۡتُ لَكُم مِّنۡ إِلَٰهٍ غَيۡرِي﴾  [سورة القصص: 38]
{Hỡi quân thần! Ngoài ta ra ta không biết thần linh nào khác của các ngươi.} (Chương 28 – Al-Qisas, câu 38).
Và Allah I phán về lời nói của Nabi Musa u đã nói với Fir’aun:
﴿لَقَدۡ عَلِمۡتَ مَآ أَنزَلَ هَٰٓؤُلَآءِ إِلَّا رَبُّ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِ بَصَآئِرَ﴾ [سورة الإسراء: 102]
{“Chắc chắn ngài biết rõ không ai có khả năng ban những thứ này xuống làm bằng chứng trước mắt mọi người ngoại trừ Thượng Đế của các tầng trời và trái đất.”}  (Chương 17 – Al-Isra, câu 102).
﴿وَجَحَدُواْ بِهَا وَٱسۡتَيۡقَنَتۡهَآ أَنفُسُهُمۡ ظُلۡمٗا وَعُلُوّٗاۚ﴾ [سورة النمل: 14]
{Chỉ vì sự tự cao tự đại một cách ngông cuồng, chúng đã phủ nhận mặc dầu trong thâm tâm chúng vẫn nhìn nhận đó là sự thật.} (Chương 27 – An-Naml, câu 14).
Những kẻ phủ nhận chỉ nói với tấm lòng tự cao tự đại chứ không có chứng cứ xác thực cho lời lẽ của họ. Allah I phán về lời nói của họ:
﴿وَقَالُواْ مَا هِيَ إِلَّا حَيَاتُنَا ٱلدُّنۡيَا نَمُوتُ وَنَحۡيَا وَمَا يُهۡلِكُنَآ إِلَّا ٱلدَّهۡرُۚ﴾ [سورة الجاثية: 24]
{Và chúng bảo: “Chẳng có đời sống nào khác ngoài đời sống trần tục này. Chúng tôi chết và chúng tôi sống. Chỉ có thời gian hủy diệt chúng tôi mà thôi”}. (Chương 45 – Al-Jathiyah, câu 24).
Khi mà các hiện tượng, các sự vật hoạt động trong vũ trụ càn khôn này một cách có hệ thống theo một trật tự nhất định thì nó đã chứng minh tính Duy Nhất của Allah I trong dạng thức Rububiyah. Có tạo vật thì phải có Đấng Tạo Hóa, các hiện tượng và các sự vật diễn ra đều phải có tác nhân của chúng như Allah I đã phán:
﴿أَمۡ خُلِقُواْ مِنۡ غَيۡرِ شَيۡءٍ أَمۡ هُمُ ٱلۡخَٰلِقُونَ ٣٥ أَمۡ خَلَقُواْ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضَۚ﴾ [سورة الطور: 35 - 36]
{Chẳng phải chúng đã được tạo hóa từ cái không là gì cả hay phải chăng chúng là Đấng tạo hóa? Phải chăng chúng đã tạo hóa các tầng trời và trái đất?} (Chương 52 – Attur, câu 35 - 36).
Những người phủ nhận sự tồn tại của Đấng Tạo Hóa dù thế nào họ cũng cần phải có câu trả lời cho sự phủ nhận của họ. Có lúc họ nói rằng vũ trụ này có được là do thuyết lý tự nhiên, một phạm trù cho bản chất của mọi sự vật từ thực vật, động vật và các vạn vật vô tri. Tất cả các vạn vật này đối với họ chỉ là tự nhiên có, tự bản thân chúng hình thành. Có lúc họ nói rằng vũ trụ này là một khái niệm tự nhiên từ các đặc điểm của các sự vật như nóng, lạnh, ẩm, khô, cứng, mềm cùng với sự chuyển động, tĩnh lặng, tăng trưởng, giao phối, sinh sản... Cả hai câu nói đều hoàn toàn sai bởi tự nhiên theo khái niệm thứ nhất có nghĩa là mọi vạn vật tự tạo ra chính nó, trái đất tạo ra trái đất, bầu trời tạo ra bầu trời, cứ như thế, điều này hoàn toàn không thể; còn nếu tự nhiên chiếu theo khái niệm thứ hai thì lại càng không thể vì nếu bản thân vật thể không thể tạo ra chính nó thì các đặc điểm của vật thể không thể tạo ra vật thể, bởi lẽ thuộc tính và đặc điểm nằm trong vật thể. Làm sao đặc điểm và thuộc tính của sự vật có thể tạo ra sự vật khi nó thuộc về sự vật đó?
Quả thật, tự nhiên là điều không thể cảm nhận được và nó chỉ như công cụ thì làm sao có thể cho ra những hoạt động vĩ đại vô cùng sáng tạo và tinh vi mang một sự khôn ngoan và gắn kết vô cùng trật tự.
Một số người phủ nhận Đấng Tạo Hóa cũng cho rằng mọi vạn vật được hình thành một cách ngẫu nhiên có nghĩa là tất cả mọi hiện tượng, mọi sự việc và mọi vạn vật trong vũ trụ này bổng dưng hình thành theo cách của nó chẳng có quyền năng sáng tạo và chi phối nào cả, chẳng có Đấng Tạo Hóa, Điều Hành và cũng chẳng mang một ý nghĩa khôn ngoan nào cả. Đây là câu nói hoàn toàn sai, đi ngược lại với trí tuệ và bản năng. Bởi lẽ, nếu quan sát vũ trụ thì chúng ta thấy vũ trụ và mọi vạn vật trong đó vận hành theo một quy luật được thiết lập vô cùng trật tự và tinh vi đến kinh ngạc. Mặt trời, mặt trăng, trái đất, các vì sao, các quĩ đạo, mọi hoạt động của vạn vật luôn theo một trật tự nhất định. Điều đó chứng minh rằng vũ trụ và mọi vạn vật được sáng tạo ra từ một Đấng Tạo Hóa Quyền Năng – Sáng Suốt.
Tawhid Uluhiyah:
Tawhid Uluhiyah là sự độc tôn hóa Allah trong mọi dạng thức thờ phượng. Uluhiyah có nghĩa là sự thờ phượng, Ilaah có nghĩa là Đấng Thờ Phượng. Cho nên, dạng thức Tawhid Uluhiyah còn được gọi là Tawhid  Ibadah (Sự độc tôn Allah trong thờ phượng).
•    Ibadah theo nghĩa đen của từ là sự hạ mình.
•    Ibadah theo nghĩa giáo lý: Có nhiều khái niệm được các học giả diễn đạt khác nhau nhưng vẫn có chung một nội dung ý nghĩa. Một nhóm thì nói rằng Ibadah là những gì được lệnh trong giáo lý không mang tính phong tục tập quán và cũng không dùng trí tuệ để phán xét và nhận định. Một số khác thì diễn đạt rằng Ibadah là tình yêu trọn vẹn cùng với sự phủ phục trọn vẹn.  
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  định nghĩa: Ibbadah là danh từ tổng quát bao hàm tất cả những gì được Allah yêu thương và hài lòng từ lời nói, hành động thầm kín hay công khai. Và đây là khái niệm được cho là đầy đủ nhất.
Tất cả tôn giáo đều nằm trong Ibadah. Ai định nghĩa Ibadah là tình yêu thương cùng với sự phủ phục là bởi vì tình yêu trọn vẹn cùng với sự quy phục trọn vẹn bao hàm sự tuân lệnh Đấng được yêu thương. Cho nên, người thờ phượng Thượng Đế của y là người hết lòng yêu thương và phủ phục Ngài và không tổ hợp với Ngài bất cứ điều gì.
Ibadah được giáo lý yêu cầu mang ý nghĩa hạ mình, phủ phục và mang cả ý nghĩa yêu thương.
Ibadah bao gồm ba trụ cột:  tình yêu, hy vọng và kính sợ. Bắt buộc phải hội đủ ba trụ cột này nếu thiếu một trong ba thì người thờ phượng Allah I chưa trọn vẹn trong việc thờ phượng Ngài.
Nếu thờ phượng Allah I chỉ bằng tình yêu thì đó là đường lối của nhóm phái Sufi, nếu thờ phượng Allah I chỉ bằng niềm hy vọng thì đó là đường lối của nhóm phái Marji-ah, còn nếu thờ phượng Allah I chỉ bằng nỗi sợ hãi thì đó là đường lối của nhóm phái Khawarij. Có tình yêu nhưng không có sự phủ phục và quy thuận thì sự thờ phượng không được hình thành. Ai yêu thương một thứ gì đó nhưng không phủ phục thứ đó thì người đó không phải là người thờ phượng, tình yêu đó giống như tình yêu của con người đối với con cái, bạn bè của y mà thôi. Ai phủ phục nhưng không có tình yêu thì sự thờ phượng trở nên giống như sự phủ phục trước một quyền lực nào đó hoặc bị cưỡng ép. Như vậy, thờ phượng Allah I là cần phải hội đủ cả hai: tình yêu và sự phủ phục; Allah I phải là Đấng được yêu thương hơn tất cả mọi thứ và Ngài là Đấng được tôn kính hơn tất cả mọi thứ.
Thờ phượng là mục đích để được sự yêu thương và hài lòng từ nơi Allah I. Thờ phượng cũng là mục đích mà Allah I đã tạo hóa con người và vạn vật, Ngài phán:
﴿وَمَا خَلَقۡتُ ٱلۡجِنَّ وَٱلۡإِنسَ إِلَّا لِيَعۡبُدُونِ ٥٦ ﴾ [سورة الذاريات : 56]
{Và TA tạo hóa loài Jinn và loài người mục đích chỉ để chúng thờ phượng riêng TA.} (Chương 51 – Azh-zhariyat, câu 56).
﴿وَلَقَدۡ بَعَثۡنَا فِي كُلِّ أُمَّةٖ رَّسُولًا أَنِ ٱعۡبُدُواْ ٱللَّهَ وَٱجۡتَنِبُواْ ٱلطَّٰغُوتَۖ﴾ [سورةالنحل : 36]
{Và quả thật, TA đã cử phái đến với mỗi cộng đồng một vị sứ giả với mệnh lệnh rằng hãy thờ phượng Allah và tránh xa tà thần.} (Chương 16 – Annahl, câu 36).
Ibadah (sự thờ phượng) có nhiều loại:
Lễ nguyện Salah, Zakah, nhịn chay, hành hương Hajj, trung thực trong lời nói, thực hiện điều được ủy thác, hiếu thảo với cha mẹ, hàn gắn tình máu mủ, giữ lời hứa, kêu gọi người làm tốt và ngăn cản người làm điều xấu và sai trái, chiến đấu với người ngoại đạo và những người giả tạo đức tin khi họ có hành vi xâm hại đến Islam, đối xử tốt với loài vật, tử tế và yêu thương trẻ mồ côi, người nghèo, người lỡ đường, Du-a (cầu nguyện, cầu xin, khấn vái), tụng niệm, đọc Qur’an, yêu thương Allah và Thiên sứ của Ngài, biết kính sợ và quay đầu sám hối với Allah, giết thịt, thề nguyện, cầu xin sự phù hộ và trợ giúp... tất cả đều là sự thờ phượng.
Bắt buộc phải hướng tất cả các loại, các dạng thức của sự thờ phượng – Ibadah đến một mình Allah duy nhất không được chia sẻ với bất cứ kỳ ai (vật) khác ngoài Ngài. Người nào hướng một dạng thức hay một loại nào đó trong Ibadah nói trên đến với ai (vật) khác ngoài Allah I chẳng hạn như Du-a đến ai khác ngoài Allah; giết tế dâng cúng ai khác ngoài Allah; thề nguyện với ai khác ngoài Allah; khấn vái cầu xin sự phù hộ từ người chết, người khuất mặt hoặc người còn sống về những điều chỉ nằm trong quyền năng của Allah... thì người đó đã phạm đại tội Shirk (tổ hợp thần linh cùng với Ngài), một đại tội mà Allah I không bao giờ tha thứ trừ phi phải quay đầu sám hối. Bởi Allah I không hài lòng cho bất cứ ai chia sẻ sự thờ phượng của mình đến những ai (vật) khác cùng với Ngài dù đó là vị Wali (hết mực ngoan đạo được Allah yêu thương) hay vị Nabi cao quý hoặc thậm chí dù đó là vị Thiên Thần cận kề của Ngài đi chăng nữa. Allah I phán:
﴿إِنَّ ٱللَّهَ لَا يَغۡفِرُ أَن يُشۡرَكَ بِهِۦ وَيَغۡفِرُ مَا دُونَ ذَٰلِكَ لِمَن يَشَآءُۚ وَمَن يُشۡرِكۡ بِٱللَّهِ فَقَدِ ٱفۡتَرَىٰٓ إِثۡمًا عَظِيمًا ٤٨﴾ [سورة النساء: 48]
{Quả thật, Allah không tha thứ cho hành vi Shirk (hành vi gán ghép một đối tác ngang hàng với Allah trong thờ phượng) nhưng Ngài sẽ tha thứ cho những tội lỗi khác cho người nào Ngài muốn. Và ai làm điều Shirk với Allah thì quả thật y đã phạm phải một đại trọng tội không thể tha thứ.} (Chương 4  - Annisa’, câu 48).
﴿فَلَا تَدۡعُواْ مَعَ ٱللَّهِ أَحَدٗا ١٨ ﴾ [سورة الجن : 18]
{Do đó, chớ cầu nguyện, khấn vái một ai khác cùng với Allah.} (Chương 72 – Al-Jinn, câu 18).
﴿وَٱعۡبُدُواْ ٱللَّهَ وَلَا تُشۡرِكُواْ بِهِۦ شَيۡ‍ٔٗاۖ ﴾ [سورة النساء: 36]
{Các ngươi hãy thờ phượng Allah và tuyệt đối không được Shirk với Ngài (tổ hợp với Ngài trong thờ phượng) bất cứ thứ gì.} (Chương 4 – Annisa’, câu 36).
Mặc dù giáo lý Islam đã không cho phép làm điều gì mang tội Shirk với Allah, vậy mà thật đáng tiếc  ngày nay ở một số nơi, có những người tự xưng là tín đồ Islam mà vẫn ngang nhiên lấy mồ mả biến thành thần linh để họ thờ cúng vinh danh ngoài Allah. Có người còn khấn vái cầu nguyện đến ai (vật) khác ngoài Allah I tại bất cứ nơi nào dù đó không phải là nơi mồ mả, chẳng hạn như có người gọi: “Ôi Thiên sứ của Allah!” hay gọi tên một ai đó trong lúc y đang đứng hoặc lúc y đang ngạc nhiên hay bất ngờ trước một sự việc nào đó. Những người này bảo: chúng tôi biết những người chúng tôi gọi tên không có quyền năng gì cả nhưng bởi vì những người đó là những người ngoan đạo, họ có một địa vị cao quý ở nơi Allah I, chúng tôi chỉ mong  sự can thiệp của họ ở nơi Ngài mà thôi. Điều này đích thực giống như những gì Allah I đã phán trong Qur’an của Ngài về lời nói của những kẻ thờ đa thần:
﴿وَيَعۡبُدُونَ مِن دُونِ ٱللَّهِ مَا لَا يَضُرُّهُمۡ وَلَا يَنفَعُهُمۡ وَيَقُولُونَ هَٰٓؤُلَآءِ شُفَعَٰٓؤُنَا عِندَ ٱللَّهِۚ قُلۡ أَتُنَبِّ‍ُٔونَ ٱللَّهَ بِمَا لَا يَعۡلَمُ فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَلَا فِي ٱلۡأَرۡضِۚ سُبۡحَٰنَهُۥ وَتَعَٰلَىٰ عَمَّا يُشۡرِكُونَ ١٨﴾ [سورة يونس: 18]
{Và họ thờ phượng ngoài Ngài những kẻ đã không làm hại cũng chẳng mang lợi gì cho họ và họ nói: “Những vị này là những vị can thiệp giùm cho chúng tôi với Allah”. Hãy bảo họ (Muhammad!): “Phải chăng các người muốn báo cho Allah biết điều mà Ngài không biết trong các tầng trời và trái đất hay sao? Quang vinh và trong sạch thay Ngài! Quả thật Ngài là Đấng Tối Cao và vượt hẳn những điều mà họ đã tổ hợp với Ngài!”} (Chương 10 – Yunus, câu 18).
﴿أَلَا لِلَّهِ ٱلدِّينُ ٱلۡخَالِصُۚ وَٱلَّذِينَ ٱتَّخَذُواْ مِن دُونِهِۦٓ أَوۡلِيَآءَ مَا نَعۡبُدُهُمۡ إِلَّا لِيُقَرِّبُونَآ إِلَى ٱللَّهِ زُلۡفَىٰٓ إِنَّ ٱللَّهَ يَحۡكُمُ بَيۡنَهُمۡ فِي مَا هُمۡ فِيهِ يَخۡتَلِفُونَۗ إِنَّ ٱللَّهَ لَا يَهۡدِي مَنۡ هُوَ كَٰذِبٞ كَفَّارٞ ٣﴾ [سورة الزمر: 3]
{Há việc sùng bái chân thành không phải chỉ dành riêng cho Allah hay sao? Thế mà những kẻ đã lấy những ai (vật) khác ngoài Allah làm những vị bảo hộ nói: “Chúng tôi không tôn thờ họ mà thật ra chúng tôi chỉ nhờ họ đưa chúng tôi đến gần Allah mà thôi”. Quả thật, Allah sẽ xét xử bọn chúng về điều chúng thường bất đồng. VÀ Allah sẽ không hướng dẫn những kẻ nói dối vô đức tin.} (Chương 39 – Azzumar, câu 3).
Allah I đã gọi tên những người đó là những kẻ nói dối vô đức tin trong khi những người đó vẫn thừa nhận rằng những vị mà họ nhận lấy làm những vị bảo hộ của họ ngoài Ngài chỉ là trung gian giữa họ với Ngài. Đây cũng chính là lời nói của những người thờ cúng mồ mả của thời đại ngày nay (trái tim của họ đều giống nhau).
Bởi vậy, các học giả Islam phải có trách nhiệm ngăn cản những hành vi mang tội Shirk và giảng giải cho dân chúng hiểu, các nhà lãnh đạo và chức trách phải có nghĩa vụ phá hủy hết các ngẫu tượng và thanh lọc các Masjid nào có các ngẫu tượng. Quả thật, đã có nhiều vị Imam đã phản bác việc làm Shirk, họ đã ra sức ngăn cản, cảnh báo, trong số đó có Sheikh Islam Ibnu Taymiyah và học trò của ông là Sheikh Ibnu Al-Qayyim, có Sheikh Muhammad bin Abdul-Wahaab, Sheikh Muhammad bin Isma’il Assan’a-ni, Sheikh Muhammad bin Ali Ash-Shawka-ni, và nhiều học giả trước và nay. Những cuốn sách của họ đã hiện diện trước mặt chúng ta. Imam Ash-Shawka-ni nói trong Nail Al-Awtaar: “Không biết đã có bao nhiêu việc xây cất và trang hoàng cho các mồ mả một cách lệch lạc và thái quá khiến Islam phải than khóc. Trong sự lệch lạc và thái quá đó, có những niềm tin ngu muội giống như niềm tin của những người ngoại đạo dành cho các thần tượng, và một trong những niềm tin tệ hại nhất trong sự lệch lạc này là họ nghĩ rằng các thần tượng có những khả năng siêu phàm mang lại điều phúc lành hay giúp tránh được điều xấu và những rủi ro. Họ đã khấn vái, cầu nguyện các thần tượng giống như họ khấn vái cầu nguyện Thượng Đế của họ. Nói một cách tổng quát thì họ cầu nguyện đến những thứ cũng giống như những người ở thời kỳ ngu muội Jahiliyah đã từng làm với các thần linh ngẫu tượng của họ. Mặc dù vậy, nhưng chẳng thấy ai phẫn nộ vì Allah, chẳng thấy ai cảm thấy phiền lòng đứng dậy bảo vệ sự thuần túy và tinh khiết cho tôn giáo, giảng viên, học viên, nhà lãnh đạo chức trách không hề bận tâm. Quả thật, đã có nhiều thông tin cho biết rằng nhiều người trong số những người thuộc nhóm phái mồ mả đã hướng mặt về đó khi thề thốt. Đây là bằng chứng cho thấy sự Shirk của họ đã quá nặng nề. Hỡi những học giả về đạo giáo, hỡi những vua chúa của Islam, còn điều nào tệ hại hơn cho Islam hơn là sự vô đức tin, còn có tai họa nào cho tôn giáo lớn hơn tai họa này…”
Mối liên hệ giữa Tawhid Uluhiyah với Tawhid Rububiyah:
Hai dạng thức Tawhid này có mối liên hệ gắn kết mật thiết với nhau. Tawhid Rububiyah trói buộc Tawhid Uluhiyah, có nghĩa là sự thừa nhận Tawhid Rububiyah thì bắt buộc phải thừa nhận Tawhid Uluhiyah và phải thực hiện theo nội dung ý nghĩa của nó. Bởi thế, ai đã nhận biết Allah là Thượng Đế của y, là Đấng Tạo Hóa ra y, là Đấng Chi Phối mọi sự việc của y thì bắt buộc y phải thờ phượng một mình Ngài duy nhất mà không tổ hợp với bất kỳ ai (vật) khác ngoài Ngài. Còn dạng thức Tawhid Uluhiyah bao hàm cả dạng thức Tawhid Rububiyah, có nghĩa là Tawhid Rububiyah nằm bên trong Tawhid Uluhiyah. Cho nên, ai thờ phượng một mình Allah duy nhất và không tổ hợp Ngài với bất kỳ ai (vật) khác ngoài Ngài thì người đó đã tin chắc rằng Ngài là Thượng Đế của y, Đấng Tạo Hóa ra y giống như Nabi Ibrahim u đã nói được Allah I phán về lời nói của Người trong thiên kinh Qur’an như sau:
﴿أَفَرَءَيۡتُم مَّا كُنتُمۡ تَعۡبُدُونَ ٧٥ أَنتُمۡ وَءَابَآؤُكُمُ ٱلۡأَقۡدَمُونَ ٧٦ فَإِنَّهُمۡ عَدُوّٞ لِّيٓ إِلَّا رَبَّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ٧٧ ٱلَّذِي خَلَقَنِي فَهُوَ يَهۡدِينِ ٧٨ وَٱلَّذِي هُوَ يُطۡعِمُنِي وَيَسۡقِينِ ٧٩ وَإِذَا مَرِضۡتُ فَهُوَ يَشۡفِينِ ٨٠ وَٱلَّذِي يُمِيتُنِي ثُمَّ يُحۡيِينِ ٨١ وَٱلَّذِيٓ أَطۡمَعُ أَن يَغۡفِرَ لِي خَطِيٓ‍َٔتِي يَوۡمَ ٱلدِّينِ ٨٢﴾ [سورة الشعراء: 75 - 82]
 {“Những bức tượng đó có nghe thấy khi các người cầu nguyện chúng không? Hoặc chúng có mang lại phúc lành hay gây hại cho các người không?”. Họ đáp: “Không, nhưng bọn ta thấy cha mẹ của bọn ta đã làm thế”. Ibrahim nói: “Thế các người có quan sát những thứ mà các người thờ phượng chăng? Các người và tổ tiên xưa kia của các người? Quả thật, những thần tượng của các người đều là kẻ thù của tôi ngoại trừ Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài, Đấng đã tạo ra tôi và hướng dẫn tôi, Đấng cho tôi ăn và cho tôi uống, và khi tôi bệnh thì Ngài sẽ cho tôi khỏi bệnh, và Ngài là Đấng sẽ làm cho tôi chết rồi phục sinh tôi trở lại, và Ngài là Đấng mà tôi hy vọng sẽ tha thứ cho tôi về những lỗi lầm của tôi vào Ngày Phán Xét”.} (Chương 26 – Ash-Shu’ara, câu 72 – 82).
Tawhid Rububiyah và Tawhid Uluhiyah có lúc được nhắc đến cùng với nhau nhưng lại mang ý nghĩa tách biệt riêng lẻ, cả hai được đề cập cùng lúc nhưng mỗi thứ là một dạng riêng biệt; như Allah I đã phán:
﴿قُلۡ أَعُوذُ بِرَبِّ ٱلنَّاسِ ١ مَلِكِ ٱلنَّاسِ ٢ إِلَٰهِ ٱلنَّاسِ ٣﴾ [سورة الناس: 1 - 6]
{Hãy bảo họ (Muhammad!): “Tôi cầu xin Thượng Đế của nhân loại, Đức Vua của nhân loại, Đấng Thờ phượng của nhân loại.”} (Chương 114 – Annas, câu 1 – 6).
Thượng Đế của nhân loại tức là Đấng Chủ Tể có quyền năng chi phối, điều hành và định đoạt cho mọi vạn vật. Còn Đấng Thờ phượng của nhân loại có nghĩa là Đấng duy nhất đáng được thờ phượng không ai (vật) khác ngoài Ngài được quyền hạn này.
Có lúc, cả hai dạng thức Tawhid này được đề cập một cách riêng biệt nhưng lại mang chung một ý nghĩa; như lời phán của Allah I:
﴿ٱلَّذِينَ أُخۡرِجُواْ مِن دِيَٰرِهِم بِغَيۡرِ حَقٍّ إِلَّآ أَن يَقُولُواْ رَبُّنَا ٱللَّهُۗ﴾ [سورة الحج: 40]
{Quả thật, Allah là Đấng Toàn Năng trong việc trợ giúp những ai bị trục xuất ra khỏi nhà cửa của họ một cách bất công, họ bị đối xử bất công chỉ vì họ nói: Thượng Đế của chúng tôi là Allah.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 40).
﴿قُلۡ أَغَيۡرَ ٱللَّهِ أَبۡغِي رَبّٗا وَهُوَ رَبُّ كُلِّ شَيۡءٖۚ ﴾ [سورة الأنعام : 164]
{Hãy bảo họ (Muhammad): Chẳng lẽ ta phải tìm một Thượng Đế nào khác ngoài Allah hay sao trong lúc Ngài mới đích thực là Thượng Đế của mọi vạn vật?} (Chương 6 – Al-An’am, câu 164).
﴿إِنَّ ٱلَّذِينَ قَالُواْ رَبُّنَا ٱللَّهُ ثُمَّ ٱسۡتَقَٰمُواْ﴾ [سورة  فصلت : 30]
{Quả thật, những ai nói: “Thượng Đế của chúng tôi là Allah” rồi thẳng bước trên con đường ngay chính đó.} (Chương 41 – Fussilat, câu 30).
Tất các dạng thức Rububiyah trong những câu Kinh vừa nêu trên đều mang ý nghĩa Uluhiyah. Và những gì mà các vị Thiên sứ của Allah kêu gọi đến với nó là từ dạng thức Tawhid Uluhiyah, bởi lẽ Tawhid Rububiyah được hầu hết nhân loại thừa nhận trừ một số kẻ dị biệt và những kẻ dị biệt đó cũng chỉ không thừa nhận ở vẻ bề ngoài của họ còn đích thực trong thâm tâm của họ thì vẫn thừa nhận. Cho nên, việc chỉ thừa nhận dạng thức Tawhid Rububiyah không thôi thì không đủ, bởi vì ngay cả Iblis cũng đã thừa nhận dạng thức Tawhid này qua bằng chứng:
﴿قَالَ رَبِّ بِمَآ أَغۡوَيۡتَنِي﴾ [سورة الحجر: 39]
{(Iblis) thưa: “Lạy Thượng Đế của bề tôi! Với những gì Ngài xua đuổi bề tôi...} (Chương 15 – Al-Hijr, câu 39).
Những người thờ đa thần cũng thừa nhận Tawhid Rububiyah như Allah I đã phán trong nhiều câu Kinh:
﴿وَلَئِن سَأَلۡتَهُم مَّنۡ خَلَقَهُمۡ لَيَقُولُنَّ ٱللَّهُۖ فَأَنَّىٰ يُؤۡفَكُونَ ٨٧﴾ [سورة الزخرف: 87]
{Và nếu Ngươi (Muhammad) hỏi chúng: “Ai đã tạo hóa các ngươi?” thì chắc chắn chúng sẽ đáp: Allah. Thế sao chúng lại quay lưng với Ngài.} (Chương  43 – Azzukhruf, câu 87).
Người nào chỉ thừa nhận Tawhid Rububiyah thì người đó chưa phải là người Muslim cho tới khi nào y thừa nhận Tawhid Uluhiyah và chỉ thờ phượng duy nhất một mình Allah I. Với lẽ này đã làm sáng tỏ rằng những gì mà những học giả hùng biện và nhóm Sufi cho rằng: “Tawhid chỉ là yêu cầu người bề tôi thừa nhận Allah là Đấng Tạo Hóa và Điều Hành” thì với câu nói này hoàn toàn sai. Đối với họ, chỉ cần ai đó thừa nhận như thế thì đã là người Muslim. Họ đã viết nhiều sách về giáo lý đức tin với khái niệm Tawhid: là thừa nhận sự hiện hữu của Allah và tin rằng Ngài là Đấng Tạo Hóa, Đấng Cung Dưỡng,... Họ đã dẫn chứng cho khái niệm của họ bằng những dẫn chứng nói về dạng thức Rububiyah.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: “Hầu hết những người hùng biện, những người thừa nhận Tawhid trong các cuốn sách triết lý của họ thường phân Tawhid thành ba dạng: Ngài là Đấng duy nhất trong bản chất của Ngài, Ngài là Đấng Duy nhất trong thuộc tính của Ngài, và Ngài là Đấng Duy Nhất trong hành động của Ngài. Dạng thức nổi trội nhất đối với họ trong ba dạng đó là dạng thứ ba: Tawhid trong hành động tức Allah là Đấng Duy Nhất Tạo Hóa vũ trụ và họ nghĩ rằng đó chính Tawhid được yêu cầu, đó chính là ý nghĩa của lời ‘không có Thượng Đế đích nào khác ngoài Allah’. Và như đã biết rằng những người Ả Rập thờ đa thần mà Allah I đã cử Muhammad e đến với họ từ ngay lúc đầu đã không hề phủ nhận về điều này, họ vẫn luôn khẳng định rằng Allah là Đấng Tạo Hóa mọi vạn vật, họ thậm chí còn thừa nhận cả sự tiền định, tuy nhiên họ vẫn là những kẻ thờ đa thần.”
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  cũng nói: “Tawhid mà các vị Thiên sứ của Allah được cử phái mang đến chứa đựng sự khẳng định việc thờ phượng chỉ dành riêng duy nhất một mình Allah, chứng nhận rằng không có Thượng Đế nào khác ngoài Allah, và chỉ thờ phương một mình Ngài... chứ không phải chỉ mang ý nghĩa Tawhid Rububiyah không thôi. Những người theo nhóm Sufi và những người hùng biện nghĩ rằng chỉ cần như thế là đã chứng nhận được mục đích Tawhid, họ cho rằng chỉ cần thừa nhận Rububiyah là coi như đã đạt được mục đích của Tawhid.”
Nếu một người thừa nhận những gì đích thực về Thượng Đế từ những thuộc tính của Ngài và phủ nhận hết tất cả những gì không thuộc về Ngài, y thừa nhận rằng Ngài là Đấng Tạo Hóa tất cả mọi vạn vật thì y cũng chưa là người của Tawhid cho tới khi y chứng nhận không có Thượng Đế đích thực nào đáng được thờ phượng ngoài một mình Allah duy nhất, đồng thời y phải thể hiện sự thờ phượng đối với Ngài không tổ hợp với Ngài bất cứ ai (vật) ngoài Ngài. Bởi lẽ, người thờ đa thần Ả Rập đều thừa nhận Allah là Đấng Tạo Hóa duy nhất nhưng họ vẫn là những người thờ đa thần, AllahI phán:
﴿وَمَا يُؤۡمِنُ أَكۡثَرُهُم بِٱللَّهِ إِلَّا وَهُم مُّشۡرِكُونَ ١٠٦﴾ [سورة يوسف: 106]
{Và đa số bọn họ không tin tưởng Allah nếu họ vẫn tôn thờ đa thần.} (Chương 12 – Yusuf, câu 106).
Những cộng đồng thời trước, khi họ được hỏi ai là Đấng đã tạo hóa trời đất thì họ đều nói Allah I nhưng họ vẫn ngang nhiên thờ phượng thần linh khác ngoài Ngài. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿قُل لِّمَنِ ٱلۡأَرۡضُ وَمَن فِيهَآ إِن كُنتُمۡ تَعۡلَمُونَ ٨٤ سَيَقُولُونَ لِلَّهِۚ قُلۡ أَفَلَا تَذَكَّرُونَ ٨٥ قُلۡ مَن رَّبُّ ٱلسَّمَٰوَٰتِ ٱلسَّبۡعِ وَرَبُّ ٱلۡعَرۡشِ ٱلۡعَظِيمِ ٨٦ سَيَقُولُونَ لِلَّهِۚ قُلۡ أَفَلَا تَتَّقُونَ ٨٧ قُلۡ مَنۢ بِيَدِهِۦ مَلَكُوتُ كُلِّ شَيۡءٖ وَهُوَ يُجِيرُ وَلَا يُجَارُ عَلَيۡهِ إِن كُنتُمۡ تَعۡلَمُونَ ٨٨ سَيَقُولُونَ لِلَّهِۚ قُلۡ فَأَنَّىٰ تُسۡحَرُونَ ٨٩﴾ [سورة المؤمنين: 84 - 89]
{(Này Muhammad!) hãy bảo chúng: “Trái đất và những ai trong đó thuộc về ai nếu các người biết?” Chúng sẽ đáp: “Của Allah”. Hãy bảo chúng: “Thế sao các ngươi không ghi nhớ?” Hãy bảo chúng: “Ai là Đấng Chủ Tể của bảy tầng trời và là Đấng Chủ Tể của Ngai Vương chí đại?” Chắc chắn chúng sẽ đáp: “Allah”. Hãy bảo chúng: “Thế các người không sợ Ngài hay sao?” Hãy hỏi chúng: “Ai là Đấng nắm quyền thống trị mọi vạn vật trong tay Ngài và ai là Đấng bảo vệ tất cả; nhưng chúng không được ai bảo vệ thoát khỏi Ngài nếu các người biết?” Chắc chắn chúng sẽ đáp: “Allah”. Hãy bảo chúng: “Thế tại sao các ngươi còn mê muội?”} (Chương 23 – Al-Mu’minun, câu 84, 89).
Phong cách Qur’an trong kêu gọi và rao truyền đến với Tawhid Uluhiyah.
Tawhid Rububiyah quả thật được nhân loại thừa nhận bởi niềm tinh bản năng của họ và bởi sự quan sát của họ về vũ trụ càn khôn. Tuy nhiên, sự thừa nhận này chưa đủ cho đức tin (Iman) nơi Allah cũng như chưa đủ để giải thoát và cứu rỗi một người khỏi sự trừng phạt nơi Hỏa Ngục. Chính vì lẽ này mà sự kêu gọi và rao truyền của các vị Thiên sứ chỉ tập trung chủ yếu vào Tawhid Uluhiyah, đặc biệt là sự kêu gọi và rao truyền  của vị Thiên sứ cuối cùng của chúng ta (Muhammad e). Người đã kêu gọi nhân loại nói lời "La ila-ha illollo-h" – (không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah), mang ý nghĩa thờ phượng Allah và bỏ hết mọi sự thờ phượng ngoài Ngài nhưng họ đã bỏ chạy khỏi sự kêu gọi của Người và họ nói: Chẳng lẽ y muốn làm những thần linh thành một thần linh duy nhất, đây quả là điều kỳ quái. Họ đã cố sức ngăn Thiên sứ của Allah e từ bỏ sự rao truyền và kêu gọi này, họ tìm đủ mọi cách để dập tắt sự kêu gọi của Người e, có lúc họ mềm mỏng dùng vật chất để cám dỗ, có lúc thì cứng rắn và chèn ép nhưng Người e nhất quyết không bỏ cuộc và nói: “Thề bởi Allah, cho dù các người để mặt trời lên tay phải của Ta, mặt trăng lên tay trái của Ta để bắt Ta bỏ sứ mạng này thì chắc chắn Ta sẽ không từ bỏ nó cho tới khi Allah cho nó được hoàn thành hoặc Ngài hủy diệt nó.”.
Những phong cách Qur’an trong sự kêu gọi và rao truyền đến với Tawhid Uluhiyah:
1. Allah I ra lệnh thờ phượng duy nhất một mình Ngài và từ bỏ việc thờ phượng tất cả những ai (vật) khác ngoài Ngài:
﴿وَٱعۡبُدُواْ ٱللَّهَ وَلَا تُشۡرِكُواْ بِهِۦ شَيۡ‍ٔٗاۖ ﴾ [سورة النساء: 36]
{Các ngươi hãy thờ phượng Allah và tuyệt đối không được Shirk với Ngài (tổ hợp với Ngài trong thờ phượng) bất cứ thứ gì.} (Chương 4 – Annisa’, câu 36).
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلنَّاسُ ٱعۡبُدُواْ رَبَّكُمُ ٱلَّذِي خَلَقَكُمۡ وَٱلَّذِينَ مِن قَبۡلِكُمۡ لَعَلَّكُمۡ تَتَّقُونَ ٢١ ٱلَّذِي جَعَلَ لَكُمُ ٱلۡأَرۡضَ فِرَٰشٗا وَٱلسَّمَآءَ بِنَآءٗ وَأَنزَلَ مِنَ ٱلسَّمَآءِ مَآءٗ فَأَخۡرَجَ بِهِۦ مِنَ ٱلثَّمَرَٰتِ رِزۡقٗا لَّكُمۡۖ فَلَا تَجۡعَلُواْ لِلَّهِ أَندَادٗا وَأَنتُمۡ تَعۡلَمُونَ ٢٢﴾ [سورة البقرة: 21، 22]
{Hỡi nhân loại! Hãy thờ phượng Thượng Đế của các ngươi, Đấng đã tạo các ngươi và những ai trước các ngươi, mong rằng các ngươi trở thành những người ngay chính. Ngài (Allah) là Đấng đã tạo trái đất như một tấm thảm và bầu trời như một chiếc lọng che cho các ngươi và Ngài ban nước mưa từ trên trời xuống mà Ngài dùng làm để mọc ra cây trái thành thực phẩm cho các ngươi. Bởi thế, chớ dựng những thần linh ngang vai cùng với Allah trong lúc các ngươi biết rõ điều đó (là không đúng).} (Chương 2 – Albaqarah, câu 21, 22).
2. Allah I thông tin cho biết rằng Ngài tạo hóa con người là để họ thờ phượng Ngài như Ngài đã phán:
﴿وَمَا خَلَقۡتُ ٱلۡجِنَّ وَٱلۡإِنسَ إِلَّا لِيَعۡبُدُونِ ٥٦ ﴾ [سورة الذاريات : 56]
{Và TA đã tạo hóa loài Jinn và loài người mục đích chỉ để chúng thờ phượng riêng TA} (Chương 51 – Azh-zhariyat, câu 56).
3. Allah I thông tin cho biết rằng Ngài cử phái tất cả các vị Thiên sứ đi kêu gọi con người đến với sự thờ phượng Ngài và ngăn cấm thờ phượng những ai (vật) khác ngoài Ngài như Ngài đã phán:
﴿وَلَقَدۡ بَعَثۡنَا فِي كُلِّ أُمَّةٖ رَّسُولًا أَنِ ٱعۡبُدُواْ ٱللَّهَ وَٱجۡتَنِبُواْ ٱلطَّٰغُوتَۖ﴾ [سورةالنحل : 36]
{Và quả thật, TA đã cử phái đến với mỗi cộng đồng một vị sứ giả với mệnh lệnh rằng hãy thờ phượng Allah và tránh xa tà thần.} (Chương 16 – Annahl, câu 36).
4. Dẫn chứng cho Tawhid Uluhiyah bởi Tawhid Rububiyah như Allah I đã phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلنَّاسُ ٱعۡبُدُواْ رَبَّكُمُ ٱلَّذِي خَلَقَكُمۡ وَٱلَّذِينَ مِن قَبۡلِكُمۡ لَعَلَّكُمۡ تَتَّقُونَ ٢١ ﴾ [سورة البقرة: 21]
{Hỡi nhân loại! Hãy thờ phượng Thượng Đế của các ngươi, Đấng đã tạo các ngươi và những ai trước các ngươi, mong rằng các ngươi trở thành những người ngay chính.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 21).
﴿وَمِنۡ ءَايَٰتِهِ ٱلَّيۡلُ وَٱلنَّهَارُ وَٱلشَّمۡسُ وَٱلۡقَمَرُۚ لَا تَسۡجُدُواْ لِلشَّمۡسِ وَلَا لِلۡقَمَرِ وَٱسۡجُدُواْۤ لِلَّهِۤ ٱلَّذِي خَلَقَهُنَّ إِن كُنتُمۡ إِيَّاهُ تَعۡبُدُونَ ٣٧ ﴾ [سورة فصلت : 37]
{Và trong các dấu hiệu của Ngài là ban đêm và ban ngày, mặt trời và mặt trăng. Các ngươi chớ quỳ lạy mặt trời hay mặt trăng mà hãy quỳ lạy phủ phục Allah, Đấng đã tạo hóa chúng, nếu các ngươi thực sự chỉ thờ phượng một mình Ngài.} (Chương 41 – Fussilat, câu 37).
﴿أَفَمَن يَخۡلُقُ كَمَن لَّا يَخۡلُقُۚ أَفَلَا تَذَكَّرُونَ ١٧﴾ [سورة النحل: 17]
{Thế phải chăng Đấng Tạo Hóa lại ngang bằng với kẻ không tạo ư? Sao các ngươi không tỉnh ngộ?} (Chượng 16 – Annahl, câu 17).
5. Dẫn chứng cho việc phải thờ phượng Allah I bởi những thuộc tính hòan hảo tuyệt đối cũng như việc phải loại bỏ tất cả những thần linh của những người thờ đa thần, như Allah I đã phán:
﴿فَٱعۡبُدۡهُ وَٱصۡطَبِرۡ لِعِبَٰدَتِهِۦۚ هَلۡ تَعۡلَمُ لَهُۥ سَمِيّٗا ٦٥﴾ [سورة مريم: 65]
{Bởi thế, ngươi hãy thờ phượng Ngài, và hãy kiên nhẫn trong việc thờ phượng Ngài. Há ngươi biết có ai giống Ngài chăng?} (Chương 19 – Maryam, câu 65).
﴿وَلِلَّهِ ٱلۡأَسۡمَآءُ ٱلۡحُسۡنَىٰ فَٱدۡعُوهُ بِهَاۖ ﴾ [سورة الأعراف: 180]
{Và Allah có những tên gọi tốt đẹp và hoàn mỹ nhất. Bởi thế, hãy cầu nguyện Ngài bằng các tên gọi đó.} (Chương 7 – Al-‘Araf, câu 180).
Allah I phán về lời của Nabi Ibrahim u khi Người nói với cha của Người:
﴿يَٰٓأَبَتِ لِمَ تَعۡبُدُ مَا لَا يَسۡمَعُ وَلَا يُبۡصِرُ وَلَا يُغۡنِي عَنكَ شَيۡ‍ٔٗا ٤٢﴾ [سورة مريم: 42]
{Cha ơi, sao cha lại thờ cúng những vật không biết nghe cũng không biết nói, và chẳng mang lợi gì cho cha cả?} (Chương 19 – Maryam, câu 42).
Allah I phán về các thần linh của những người thờ đa thần:
﴿إِن تَدۡعُوهُمۡ لَا يَسۡمَعُواْ دُعَآءَكُمۡ﴾ [سورة فاطر: 14]
{Nếu các ngươi cầu nguyện chúng thì chúng sẽ không nghe được lời cầu nguyện của các ngươi và nếu chúng có nghe thấy đi chăng nữa thì chúng vẫn không thể đáp lại lời cầu nguyện của các ngươi.} (Chương 35 – Fatir, câu 14).
﴿وَٱتَّخَذَ قَوۡمُ مُوسَىٰ مِنۢ بَعۡدِهِۦ مِنۡ حُلِيِّهِمۡ عِجۡلٗا جَسَدٗا لَّهُۥ خُوَارٌۚ أَلَمۡ يَرَوۡاْ أَنَّهُۥ لَا يُكَلِّمُهُمۡ وَلَا يَهۡدِيهِمۡ سَبِيلًاۘ ٱتَّخَذُوهُ وَكَانُواْ ظَٰلِمِينَ ١٤٨﴾ [سورة الأعراف: 148]
{Và người dân của Musa (Moses), sau khi Y đi khỏi, đã dùng nữ trang của họ đúc thành một con bò, thân của nó phát ra âm thanh giống tiếng rống của con bò. Há họ không thấy rằng con bò đúc ấy không nói được cũng không dẫn đường được cho họ hay sao? Họ tôn thờ nó và trở thành những kẻ làm điều sai quấy.} (Chương 7 – Ali – Imran, câu 148).
6. Trình bày về sự vô năng của các thần linh những người thờ đa thần, như Allah I phán:
﴿أَيُشۡرِكُونَ مَا لَا يَخۡلُقُ شَيۡ‍ٔٗا وَهُمۡ يُخۡلَقُونَ ١٩١ وَلَا يَسۡتَطِيعُونَ لَهُمۡ نَصۡرٗا وَلَآ أَنفُسَهُمۡ يَنصُرُونَ ١٩٢﴾ [سورة الأعراف:191 ، 192]
{Phải chăng họ tổ hợp với Allah những vật không tạo được cái gì mà chính bản thân chúng là những vật được tạo ra? Chúng không thể giúp họ cũng không thể tự giúp bản thân chúng.} (Chương 7 – Al-Araf, câu 191, 192).
﴿قُلِ ٱدۡعُواْ ٱلَّذِينَ زَعَمۡتُم مِّن دُونِهِۦ فَلَا يَمۡلِكُونَ كَشۡفَ ٱلضُّرِّ عَنكُمۡ وَلَا تَحۡوِيلًا ٥٦﴾ [سورة الإسراء: 56]
{Hãy bảo họ: “Các người hãy cầu nguyện những kẻ mà các người đã cho rằng chúng là thần linh của các người ngoài Allah, nhưng chúng sẽ không có khả năng lấy đi những hoạn nạn khỏi các người, và chúng cũng không thể chuyển nó sang cho người khác”.} (Chương 17 – Al-Isra, câu 56).
﴿وَيَعۡبُدُونَ مِن دُونِ ٱللَّهِ مَا لَا يَمۡلِكُ لَهُمۡ رِزۡقٗا مِّنَ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِ شَيۡ‍ٔٗا وَلَا يَسۡتَطِيعُونَ ٧٣﴾ [سورة النحل: 73]
{Và họ thờ phượng ngoài Allah những kẻ không có một chút quyền hành và cũng không có khả năng cung cấp một thứ bổng lộc nào từ các tầng trời và dưới đất.} (Chương 16 – Annahl, câu 73).
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلنَّاسُ ضُرِبَ مَثَلٞ فَٱسۡتَمِعُواْ لَهُۥٓۚ إِنَّ ٱلَّذِينَ تَدۡعُونَ مِن دُونِ ٱللَّهِ لَن يَخۡلُقُواْ ذُبَابٗا وَلَوِ ٱجۡتَمَعُواْ لَهُۥۖ وَإِن يَسۡلُبۡهُمُ ٱلذُّبَابُ شَيۡ‍ٔٗا لَّا يَسۡتَنقِذُوهُ مِنۡهُۚ ضَعُفَ ٱلطَّالِبُ وَٱلۡمَطۡلُوبُ ٧٣﴾ [سورة الحج: 73]
{Hỡi nhân loại! Đây là một ngụ ngôn được trình bày cho các ngươi. Hãy lắng nghe cho kỹ. Quả thật, những kẻ mà các ngươi cầu nguyện ngoài Allah sẽ không bao giờ tạo ra được một con ruồi dẫu chúng có hợp lực với nhau để làm chuyện đó; và nếu con ruồi đó có giật tha đi món gì của chúng thì chúng cũng sẽ không thể lấy nó lại được. Kẻ van cầu cũng như kẻ được cầu khấn đều bất lực cả.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 73).
7. Trình bày sự ngu muội và điên rồ của những người thờ cúng ai (vật) khác ngoài Allah I, Ngài phán:
﴿أَفَتَعۡبُدُونَ مِن دُونِ ٱللَّهِ مَا لَا يَنفَعُكُمۡ شَيۡ‍ٔٗا وَلَا يَضُرُّكُمۡ ٦٦ أُفّٖ لَّكُمۡ وَلِمَا تَعۡبُدُونَ مِن دُونِ ٱللَّهِۚ أَفَلَا تَعۡقِلُونَ ٦٧﴾ [سورة الأنبياء: 66، 67]
{Thế chẳng phải các người thờ cúng ngoài Allah những vật không mang lợi cũng chẳng gây hại cho các người sao?Thật ngớ ngẩn thay cho các người và những vật mà các người thờ cúng ngoài Allah; vậy các người không ngộ ra chân lý sao?} (Chương 21 – Al-Ambiya’, câu 66, 67).
﴿وَمَنۡ أَضَلُّ مِمَّن يَدۡعُواْ مِن دُونِ ٱللَّهِ مَن لَّا يَسۡتَجِيبُ لَهُۥٓ إِلَىٰ يَوۡمِ ٱلۡقِيَٰمَةِ وَهُمۡ عَن دُعَآئِهِمۡ غَٰفِلُونَ ٥﴾ [سورة الأحقاف: 5]
{Và còn ai lầm lạc hơn người khấn vái ngoài Allah những kẻ (thần linh ảo tưởng) sẽ không trả lời y được cho đến Ngày Phục sinh và chính chúng (các thần linh ảo tượng) cũng không biết được việc người ta đang khấn vái chúng?} (Chương 46 – Al-Ahqaf, câu 5).
8. Trình bày kết cục của những người thờ cúng thần linh ngoài Allah I và cho biết rằng những thần linh mà họ thờ phượng ngoài Allah sẽ đều quay lưng với họ, như Allah I phán:
﴿وَلَوۡ يَرَى ٱلَّذِينَ ظَلَمُوٓاْ إِذۡ يَرَوۡنَ ٱلۡعَذَابَ أَنَّ ٱلۡقُوَّةَ لِلَّهِ جَمِيعٗا وَأَنَّ ٱللَّهَ شَدِيدُ ٱلۡعَذَابِ ١٦٥  إِذۡ تَبَرَّأَ ٱلَّذِينَ ٱتُّبِعُواْ مِنَ ٱلَّذِينَ ٱتَّبَعُواْ وَرَأَوُاْ ٱلۡعَذَابَ وَتَقَطَّعَتۡ بِهِمُ ٱلۡأَسۡبَابُ ١٦٦ وَقَالَ ٱلَّذِينَ ٱتَّبَعُواْ لَوۡ أَنَّ لَنَا كَرَّةٗ فَنَتَبَرَّأَ مِنۡهُمۡ كَمَا تَبَرَّءُواْ مِنَّاۗ كَذَٰلِكَ يُرِيهِمُ ٱللَّهُ أَعۡمَٰلَهُمۡ حَسَرَٰتٍ عَلَيۡهِمۡۖ وَمَا هُم بِخَٰرِجِينَ مِنَ ٱلنَّارِ ١٦٧﴾ [سورة البقرة : 165 - 167]
{Và nếu những người làm điều sai quấy có thể nhìn thấy sự thật thì chắc chắn họ sẽ không thấy gì ngoài sự trừng phạt, bởi lẽ mọi quyền lực đều thuộc nơi Allah và quả thật Allah rất nghiêm khắc trong việc trừng phạt. Khi đối diện với hình phạt, những kẻ được tuân theo sẽ tuyên bố vô can đối với những kẻ phục tùng chúng và mọi quan hệ của đôi bên sẽ bị cắt đứt hết. Và những kẻ phục tùng sẽ bảo: “Nếu chúng tôi có cơ hội trở lại trần gian, chúng tôi sẽ tuyên bố vô can với bọn chúng giống như việc bọn chúng đã tuyên bố vô can với chúng tôi ngày hôm nay”. Allah sẽ cho chúng thấy kết quả việc làm của chúng chỉ gồm những ân hận và nuối tiếc giống như thế. Và chúng sẽ không có cách nào thoát ra khỏi Hỏa Ngục.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 165 - 166).
﴿وَيَوۡمَ ٱلۡقِيَٰمَةِ يَكۡفُرُونَ بِشِرۡكِكُمۡۚ وَلَا يُنَبِّئُكَ مِثۡلُ خَبِيرٖ ١٤﴾ [سورة فاطر: 14]
{Và vào Ngày Phục sinh, chúng (các thần linh ngoài Allah) sẽ phủ nhận việc các ngươi tôn thờ chúng. Và không ai có thể báo cho Ngươi (Muhammad) biết sự thật giống như Đấng Am tường (Allah).} (Chương 35 – Fatir, câu 14).
﴿وَمَنۡ أَضَلُّ مِمَّن يَدۡعُواْ مِن دُونِ ٱللَّهِ مَن لَّا يَسۡتَجِيبُ لَهُۥٓ إِلَىٰ يَوۡمِ ٱلۡقِيَٰمَةِ وَهُمۡ عَن دُعَآئِهِمۡ غَٰفِلُونَ ٥ وَإِذَا حُشِرَ ٱلنَّاسُ كَانُواْ لَهُمۡ أَعۡدَآءٗ وَكَانُواْ بِعِبَادَتِهِمۡ كَٰفِرِينَ ٦﴾ [سورة الأحقاف: 5]
{Và còn ai lầm lạc hơn người khấn vái ngoài Allah những kẻ (thần linh ảo tưởng) sẽ không trả lời y được cho đến Ngày Phục sinh và chính chúng (các thần linh ảo tưởng) cũng không biết được việc người ta đang khấn vái chúng? Và khi nhân loại sẽ được tập trung lại (vào Ngày Phục Sinh), chúng (các thần linh) sẽ trở thành những kẻ thù của họ và sẽ phủ nhận việc họ tôn thờ chúng.} (Chương 46 – Al-Ahqaf, câu 5).
﴿وَيَوۡمَ يَحۡشُرُهُمۡ جَمِيعٗا ثُمَّ يَقُولُ لِلۡمَلَٰٓئِكَةِ أَهَٰٓؤُلَآءِ إِيَّاكُمۡ كَانُواْ يَعۡبُدُونَ ٤٠ قَالُواْ سُبۡحَٰنَكَ أَنتَ وَلِيُّنَا مِن دُونِهِمۖ بَلۡ كَانُواْ يَعۡبُدُونَ ٱلۡجِنَّۖ أَكۡثَرُهُم بِهِم مُّؤۡمِنُونَ ٤١﴾ [سورة سبأ: 40، 41]
{Vào Ngày mà Ngài (Allah) sẽ tập trung tất cả bọn chúng lại rồi phán bảo các Thiên Thần: “Có phải các ngươi là những kẻ mà bọn người này đã từng tôn thờ?” Các Thiên Thần thưa: “Quang vinh thay Ngài! Ngài là Chủ Nhân của bầy tôi chứ đâu phải chúng. Không, chúng tôn thờ Jinn. Đa số bọn người này tin tưởng nơi chúng (Jinn).} (Chương 34 – Saba’, câu  40, 41).
﴿وَإِذۡ قَالَ ٱللَّهُ يَٰعِيسَى ٱبۡنَ مَرۡيَمَ ءَأَنتَ قُلۡتَ لِلنَّاسِ ٱتَّخِذُونِي وَأُمِّيَ إِلَٰهَيۡنِ مِن دُونِ ٱللَّهِۖ قَالَ سُبۡحَٰنَكَ مَا يَكُونُ لِيٓ أَنۡ أَقُولَ مَا لَيۡسَ لِي بِحَقٍّۚ﴾ [سورة المائدة: 116]
{Và khi Allah phán bảo: Này Ysa con trai của Maryam, có phải ngươi đã nói với nhân loại: “Các người hãy lấy ta và mẹ của ta làm hai vị Chúa cùng với Allah đúng không? Y thưa: “Ngài thật quang vinh và trong sạch! Bề tôi không hề nói những gì mà bề tôi không có quyền nói.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 116).
9. Allah I phản hồi về việc những người thờ đa thần nhận lấy các thần linh của họ làm kẻ trung gian giữa họ với Allah và Ngài cho biết không ai được phép can thiệp cho ai ngoại trừ Ngài cho phép, Ngài phán:
﴿أَمِ ٱتَّخَذُواْ مِن دُونِ ٱللَّهِ شُفَعَآءَۚ قُلۡ أَوَلَوۡ كَانُواْ لَا يَمۡلِكُونَ شَيۡ‍ٔٗا وَلَا يَعۡقِلُونَ ٤٣ قُل لِّلَّهِ ٱلشَّفَٰعَةُ جَمِيعٗاۖ لَّهُۥ مُلۡكُ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِۖ ثُمَّ إِلَيۡهِ تُرۡجَعُونَ ٤٤﴾ [سورة الزمر: 43، 44]
{Há họ đã nhận những kẻ không phải là Allah làm những vị can thiệp giùm họ? Hãy bảo họ: “Dẫu cho chúng không có quyền hành gì cũng không có lý trí nữa hay sao?” Ngươi (Muhammad) hãy bảo họ: “Mọi sự cầu xin ân xá đều thuộc quyền của Allah cả, Ngài nắm quyền thống trị các tầng trời và trái đất. Rồi các người sẽ được đưa về gặp Ngài trở lại”.} (Chương 39 – Azzumar, câu 43, 44).
﴿وَكَم مِّن مَّلَكٖ فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ لَا تُغۡنِي شَفَٰعَتُهُمۡ شَيۡ‍ًٔا إِلَّا مِنۢ بَعۡدِ أَن يَأۡذَنَ ٱللَّهُ لِمَن يَشَآءُ وَيَرۡضَىٰٓ ٢٦﴾  [سوروة النجم: 26]
{Và có bao nhiêu Thiên thần trong các tầng trời mà sự can thiệp chẳng có kết quả gì trừ phi Allah chấp thuận cho ai mà Ngài muốn và hài lòng.} (Chương 53 – Annajm, câu 26).
10. Trình bày cho biết rằng những kẻ thần linh được thờ phượng ngoài Allah không mang lại bất cứ lợi ích nào cho người thờ cúng chúng về tất cả mọi mặt và đó là lý do không đúng khi thờ phượng chúng. Allah I phán:
﴿قُلِ ٱدۡعُواْ ٱلَّذِينَ زَعَمۡتُم مِّن دُونِ ٱللَّهِ لَا يَمۡلِكُونَ مِثۡقَالَ ذَرَّةٖ فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَلَا فِي ٱلۡأَرۡضِ وَمَا لَهُمۡ فِيهِمَا مِن شِرۡكٖ وَمَا لَهُۥ مِنۡهُم مِّن ظَهِيرٖ ٢٢﴾ [سورة سبأ: 22]
{Hãy bảo họ (Muhammad!): “Hãy cầu nguyện ngoài Allah những kẻ mà các người xác nhận là thần linh của các người. Chúng chẳng kiểm soát được một vật gì trong các tầng trời và trái đất cho dù đó là sức nặng của một hạt nguyên tử đi chăng nữa; và chúng cũng không có sự hợp tác nào trong trời đất; và trong bọn chúng không có một tên nào là vị ủng hộ của Ngài cả.} (Chương 34 – Saba’, câu 22).
11. Allah I đã trình bày rất nhiều hình ảnh thí dụ trong Qur’an làm rõ sự sai trái và không chân lý của việc làm Shirk, tiêu biểu như lời phán của Allah I:
﴿وَمَن يُشۡرِكۡ بِٱللَّهِ فَكَأَنَّمَا خَرَّ مِنَ ٱلسَّمَآءِ فَتَخۡطَفُهُ ٱلطَّيۡرُ أَوۡ تَهۡوِي بِهِ ٱلرِّيحُ فِي مَكَانٖ سَحِيقٖ ٣١﴾ [سورة الحج: 31]
{Và ai làm điều Shirk với Allah thì chẳng khác nào như bị rơi từ trên trời xuống rồi bị chim chóc chụp bắt đưa đi xa hoặc như bị một trận gió ào đến quét mang đi đến một nơi xa xôi.} (Chương 22 – Alhajj, câu 31).
Allah I so sánh Tawhid là thứ ở trên trời cao đầy sự cao quý và thiêng liêng còn việc bỏ Tawhid giống như bị rơi từ trời xuống tận đáy vì người đó đã rơi khỏi đức tin (Iman) xuống vực thẳm của sự vô đức tin, Ngài so sánh những tên Shaytan giống như những con chim chụp bắt người đó đi xa khỏi lòng yêu thương của Allah I, và Ngài so sánh lòng ham muốn giống như một trận cuồng phong đưa người đó đến một nơi rất xa. Đây là một trong nhiều hình ảnh thí dụ được đề cập trong Qur’an mà Allah I đã trình bày về sự sai trái của điều Shirk và sự thiệt hại cho người làm điều Shirk ở trên thế gian và cõi Đời Sau.
Bởi vậy, người có đức tin cần đọc Qur’an và suy ngẫm những lời phán của Allah I trong đó để tìm ra điều tốt đẹp cũng như những dẫn chứng thuyết phục nhằm khẳng định giáo lý Tawhid một cách vững chắc trong trái tim và loại bỏ tất cả những ngờ vực và không rõ ràng.


Shirk trong Tawhid Uluhiyah
Người tín đồ Muslim sau khi đã biết được điều chân lý thì y cần phải tránh những điều nghịch lại với nó từ những điều không chân lý.
Ông Huzdaifah bin Al-Yaman t thuật lại: Mọi người thường hỏi Thiên sứ của Allah về những điều tốt còn tôi thì thường hỏi về những điều xấu vì sợ phải rơi vào. Vị thủ lĩnh của những người có đức tin, ông Umar bin Al-Khattaab t thuật lại: “Sợi dây Islam sẽ giảm dần độ chắc của nó khi mà thế hệ trẻ của Islam không biết về thời Jahiliyah”. Và trước đó, vị Khaleel của Allah – Nabi Ibrahim u đã nói:
﴿رَبِّ ٱجۡعَلۡ هَٰذَا ٱلۡبَلَدَ ءَامِنٗا وَٱجۡنُبۡنِي وَبَنِيَّ أَن نَّعۡبُدَ ٱلۡأَصۡنَامَ ٣﴾ [سورة إبراهيم: 35]
{Lạy Thượng Đế của bề tôi! Xin Ngài làm cho thành phố (Makkah) này thanh bình và yên ổn và xin Ngài giữ bề tôi và con cháu của bề tôi xa khỏi việc thờ phượng các thần tượng.} (Chương 14 – Ibrahim, câu 35).
Đây là một trong những bằng chứng cho thấy rằng người Muslim cần phải lo sợ cho điều Shirk và cần phải biết rõ về nó để mà phòng tránh.
Shirk là hướng một thứ gì đó từ các dạng thờ phượng đến với ai (vật) khác ngoài Allah I, như Du-a (cầu xin khấn vái), giết tế, thề nguyện, cầu phù hộ, nhờ sự trợ giúp đến ai (vật) khác ngoài Allah về điều mà người đó không có khả năng chỉ trừ duy nhất một mình Allah I.
Tawhid là độc tôn hóa Allah I trong thờ phượng, và đây là cội nguồn trong con cháu của Adam. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿كَانَ ٱلنَّاسُ أُمَّةٗ وَٰحِدَةٗ فَبَعَثَ ٱللَّهُ ٱلنَّبِيِّ‍ۧنَ مُبَشِّرِينَ وَمُنذِرِينَ وَأَنزَلَ مَعَهُمُ ٱلۡكِتَٰبَ بِٱلۡحَقِّ لِيَحۡكُمَ بَيۡنَ ٱلنَّاسِ فِيمَا ٱخۡتَلَفُواْ فِيهِۚ﴾ [سورة البقرة: 213]
{Ban đầu nhân loại chỉ là một cộng đồng (đều thờ phượng duy nhất một mình Allah). Nhưng (vì họ lầm lạc sau đó) nên Allah dựng lên các vị Nabi (xuất thân từ họ) làm những người vừa mang tin mừng vừa mang lời cảnh báo, và Allah gởi cùng với họ những Kinh sách bằng sự thật để họ dùng để phân xử mọi người về những điều nhân loại bất đồng và tranh chấp.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 213).
Ông Ibnu Abbas t nói: Giai đoạn giữa Nabi Adam u và Nabi Nuh (Noah) u là mười thế kỷ, tất cả nhân loại trong khoảng thời gian đó đều là tín đồ của tôn giáo Islam (tức tôn thờ duy nhất một mình Allah I).
 Học giả Ibnu Al-Qayyim  và Học giả Ibnu Katheer đã xác nhận câu nói trên của ông Ibnu Abbas t là đúng. Bởi vấn đề Shirk xuất hiện đầu tiên trên trái đất này là ở thời kỳ của cộng đồng Nabi Nuh u khi mà người dân thời đó đã thái quá trong việc yêu thương và ngưỡng mộ các vị ngoan đạo trong cộng đồng của họ; mà Allah I đã nêu trong Qur’an:
﴿وَقَالُواْ لَا تَذَرُنَّ ءَالِهَتَكُمۡ وَلَا تَذَرُنَّ وَدّٗا وَلَا سُوَاعٗا وَلَا يَغُوثَ وَيَعُوقَ وَنَسۡرٗا ٢٣﴾ [سورة نوح: 23]
{Và họ bảo: “Chớ từ bỏ các thần linh của các người và chớ bỏ các thần: Wadd, Suwa, Yaghut, Ya’uq, và Nasr.} (Chương 71 – Nuh, câu 23).
Imam Albukhari  ghi trong bộ Sahih của ông rằng ông Ibnu Abbas t nói: Đoạn kinh trên là những tên gọi của những người đàn ông ngoan đạo thuộc cộng đồng của Nabi Nuh u. Khi những người đàn ông ngoan đạo này qua đời, Shaytan đã xúi giục người dân của họ dựng lên các tượng đài của họ tại nơi mà họ thường ngồi và đặt tên cho mỗi tượng đài với tên gọi của họ. Ban đầu, cộng đồng của Nabi Nuh u không thờ cúng các tượng đài đó mà chỉ tưởng nhớ đến hình ảnh ngoan đạo và đẹp đẻ của những người ngoan đạo đã khuất. Nhưng khi thế hệ này qua đời thì những thế hệ con cháu của họ không hiểu biết cứ nghĩ rằng đây là những thần tượng của ông cha để lại là những thần linh cần phải thờ phụng nên họ tôn thờ những ngẫu tượng đó.
Học giả Ibnu Al-Qayyim  nói: Nhiều vị Salaf nói rằng khi những người ngoan đạo của họ qua đời, người dân của họ lúc đầu chỉ vẽ những hình tượng của những người ngoan đạo đó ngay mộ của họ, sau đó qua khoảng một thời gian dài thì những hình tượng đó mới được thờ phượng.
Chúng ta thấy đó, cứ từng bước, từng bước con cháu đời này đi qua thì con cháu đời sau nối tiếp, cứ như thế mỗi thời kỳ họ thay đổi và phát triển từ việc vẽ hình, treo hình lên tường, dựng các tượng đài trong các thành phố cũng như trên các giao lộ và những tuyến đường đông đúc người qua lại là những việc làm dẫn đến điều Shirk. Nó giống như sự từng bước thay đổi và phát triển từ việc vẽ tranh ảnh rồi đến việc tạc những bức tượng đài được dựng lên nên dẫn đến điều Shirk trong cộng đồng của Nabi Nuh u.
Chính vì vậy, Islam nghiêm cấm vẽ hình ảnh (người và động vật), còn những người vẽ tranh ảnh (hay tạc tượng) sẽ bị nguyền rủa và bị cảnh báo sự trừng phạt và họ sẽ phải chịu hình phạt nặng nề nhất vào Ngày Sau. Điều đó nhằm mục đích ngăn chặn dẫn đến điều Shirk cũng như tránh giả mạo tạo vật của Allah I.
Qua câu chuyện được nêu trên, chúng ta thấy rằng Shaytan luôn nỗ lực hết mình trong việc tìm kiếm mọi phương cách để lôi kéo con cháu của Adam xuống vực thẳm của tội lỗi để cùng chịu sự trừng phạt với chúng. Shaytan có thể dùng khía cạnh cảm xúc để chi phối và xúi giục con người làm điều xấu bằng những lời đường mật ngon ngọt. Chúng nhìn thấy tấm lòng yêu thương và ngưỡng mộ của cộng đồng Nabi Nuh u dành cho những người ngoan đạo nên chúng thừa cơ hội lôi kéo họ vào con đường thái quá trong tình yêu thương và sự ngưỡng mộ với lời kêu gọi rằng nên dựng lên các tượng đài để tưởng nhớ đến họ với ý niệm nhìn các tượng đài cũng giống như nhìn thấy họ. Mục đích của Shaytan trong sự việc đó là muốn từng bước đưa cộng đồng của Nabi Nuh u ra khỏi nơi chân lý đến với sự lầm lạc; chúng không phải chỉ đơn thuần muốn những người còn sống tưởng nhớ đến người quá cố mà mục đích sâu xa của chúng là muốn người sống tôn thờ người chết để rơi vào đại tội Shirk.
Imam Ibnu Al-Qayyim  nói: “Quả thật, những tên Shaytan đùa giỡn với những người đa thần trong việc thờ cúng các ngẫu tượng đối với mỗi cộng đồng tùy theo trí tuệ và sự nhận thức của họ. Có nhóm người, chúng gọi họ đến với sự thờ phượng theo hướng tôn vinh những người đã khuất qua các tranh ảnh và hình tượng của những người đó giống như cộng đồng của Nabi Nuh u, và đây chính là nguyên nhân chiếm phần lớn đối với hầu hết những người đa thần nói chung. Có nhóm người làm các ngẫu tượng cho những tinh tú trên trời mà họ cho rằng những tinh tú đó có khả năng ảnh hưởng đến đời sống của họ, họ đặt chúng trong các ngôi nhà; nhóm người này vẫn tồn tại trên thế gian này từ xưa đến nay; nguồn gốc của dạng đa thần này là từ nhóm đa thần theo hệ phái Sabi-ah thuộc cộng đồng của Nabi Ibrahim u. Có nhóm thì thờ phượng mặt trăng, họ cho rằng mặt trăng xứng đáng được thờ phượng vì cả thế giới bên dưới trái đất đều được chi phối bởi mặt trăng. Có nhóm thì thờ phượng lửa, đó là những người Bái hỏa giáo (Majus), có nhóm tôn thờ nước, có nhóm tôn thờ các loài vật, có nhóm thờ ngựa, có nhóm thờ bò, có nhóm thờ người phàm còn sống lẫn người đã chết, có nhóm thờ Jinn, có nhóm thờ cây cối, có nhóm thờ các Thiên Thần”.
Những điều này chính là ý nghĩa trong lời phán của Allah I:
﴿وَمَن يُشۡرِكۡ بِٱللَّهِ فَكَأَنَّمَا خَرَّ مِنَ ٱلسَّمَآءِ فَتَخۡطَفُهُ ٱلطَّيۡرُ أَوۡ تَهۡوِي بِهِ ٱلرِّيحُ فِي مَكَانٖ سَحِيقٖ ٣١﴾ [سورة الحج: 31]
{Và ai làm điều Shirk với Allah thì chẳng khác nào như bị rơi từ trên trời xuống rồi bị chim chóc chụp bắt đưa đi xa hoặc như bị một trận gió ào đến quét mang đi đến một nơi xa xôi.} (Chương 22 – Alhajj, câu 31).
﴿ءَأَرۡبَابٞ مُّتَفَرِّقُونَ خَيۡرٌ أَمِ ٱللَّهُ ٱلۡوَٰحِدُ ٱلۡقَهَّارُ ٣٩ مَا تَعۡبُدُونَ مِن دُونِهِۦٓ إِلَّآ أَسۡمَآءٗ سَمَّيۡتُمُوهَآ أَنتُمۡ وَءَابَآؤُكُم مَّآ أَنزَلَ ٱللَّهُ بِهَا مِن سُلۡطَٰنٍۚ إِنِ ٱلۡحُكۡمُ إِلَّا لِلَّهِ أَمَرَ أَلَّا تَعۡبُدُوٓاْ إِلَّآ إِيَّاهُۚ ذَٰلِكَ ٱلدِّينُ ٱلۡقَيِّمُ وَلَٰكِنَّ أَكۡثَرَ ٱلنَّاسِ لَا يَعۡلَمُونَ ٤٠ ﴾ [سورة يوسف: 39 ، 40]
{Phải chăng nhiều Thượng Đế khác biệt sẽ tốt hơn hay là một Thượng Đế Allah duy nhất tối thượng tốt hơn? Những thứ mà các người thờ phượng ngoài Ngài (Allah) thật ra chỉ là những tên gọi mà các bạn và cha mẹ của các người đã đặt cho chúng, chứ Allah đã không ban cấp cho chúng một chút thẩm quyển nào. Quả thật, mọi điều luật đều là của Allah, Ngài ra lệnh cho các người không được thờ phượng ai ngoài Ngài. Đó là tôn giáo chính trực nhưng đa số nhân loại không biết.} (Chương 12 – Yusuf, câu 39, 40).
﴿ضَرَبَ ٱللَّهُ مَثَلٗا رَّجُلٗا فِيهِ شُرَكَآءُ مُتَشَٰكِسُونَ وَرَجُلٗا سَلَمٗا لِّرَجُلٍ هَلۡ يَسۡتَوِيَانِ مَثَلًاۚ ٱلۡحَمۡدُ لِلَّهِۚ بَلۡ أَكۡثَرُهُمۡ لَا يَعۡلَمُونَ ٢٩﴾ [سورة الزمر: 29]
{Allah đưa ra thí dụ so sánh giữa một người (nô lệ) phục vụ nhiều chủ nhân gồm những kẻ hợp tác nhưng hay tranh chấp nhau với một người chỉ phục vụ cho một ông chủ duy nhất, liệu hai người này khi so sánh có ngang bằng nhau không? Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah! Nhưng đa số chúng thật không biết gì cả.} (Chương 39 – Azzumar, câu 29).
Những người đa thần này khi họ bỏ thờ phượng một mình Allah để đến với sự tổ hợp với Ngài trong lúc việc thờ phượng duy nhất một mình Ngài là mục đích mà họ được tạo ra và với nó họ được hạnh phúc thì họ trở thành là những kẻ thờ Shaytan và dục vọng của bản thân như Imam Ibnu Al-Qayyim  nói: “Họ bỏ chạy khỏi sự làm nô cho Đấng đã tạo hóa ra họ để chịu cảnh làm nô cho dục vọng của bản thân và Shaytan.”
Bởi vậy, những trái tim sẽ không đoàn kết và thế giới sẽ không được cải thiện trừ phi phải có Tawhid như Allah I đã phán:
﴿أَمِ ٱتَّخَذُوٓاْ ءَالِهَةٗ مِّنَ ٱلۡأَرۡضِ هُمۡ يُنشِرُونَ ٢١  لَوۡ كَانَ فِيهِمَآ ءَالِهَةٌ إِلَّا ٱللَّهُ لَفَسَدَتَاۚ فَسُبۡحَٰنَ ٱللَّهِ رَبِّ ٱلۡعَرۡشِ عَمَّا يَصِفُونَ ٢٢﴾ [سورة الأنبياء: 21، 22]
{Phải chăng chúng đã tôn thờ những thần linh của trái đất có khả năng phục sinh được (người chết) hay sao? Nếu trong trời đất có các Thượng Đế ngoài Allah là chắc chắn trời đất sẽ đi đến chỗ sụp đổ. Bởi thế thật vinh quang thay Allah, Đấng Chủ Tể của Ngai Vương, không như những gì mà chúng đã mô tả về Ngài.} (Chương 21 – Al-Ambiya’, câu 21, 22).
Có nghĩa là nếu như trái đất không còn tồn tại Tawhid thì Ngày Phục Sinh sẽ đến giống như Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ تَقُومُ السَّاعَةُ حَتَّى لاَ يُقَالَ فِى الأَرْضِ اللهُ اللهُ} رواه مسلم.
“Giờ tận thế sẽ không đến cho tới khi trên trái đất không còn ai nói Allah, Allah.” (Muslim).
Đó là những gì mà Shaytan đã đùa giỡn với con cháu Adam và họ sẽ không thể nào được cứu rỗi khỏi điều xấu của chúng trừ phi với Tawhid dành cho Allah I và bám chặt lấy Kinh sách của Ngài cũng như Sunnah của vị Thiên sứ của Ngài.
Sự nguy hiểm của Shirk, bắt buộc phải cảnh giác và tránh xa những gì dẫn đến Shirk:
Shirk là tội lớn nhất trong các đại tội bởi Allah, Đấng Tối Cao đã cho biết rằng Ngài sẽ không bao giờ tha thứ cho ai làm điều Shirk mà chưa quay đầu sám hối, trong khi Ngài đã đưa ra sắc lệnh cho bản thân Ngài là phải có lòng thương xót. Người bề tôi phải tuyệt đối cảnh giác và tránh xa hoàn toàn những điều dẫn đến tội danh Shirk; và người bề tôi cần phải biết những điều dẩn đến tội Shirk để mà dể tránh, bởi lẽ Shirk là điều xấu xa nhất và bất công nhất mà Allah I đã phán:
﴿إِنَّ ٱلشِّرۡكَ لَظُلۡمٌ عَظِيمٞ ١٣﴾ [سورة لقمان: 13]
{Quả thật, Shirk là điều bất công vô cùng nghiêm trọng.} (Chương 31 – Luqman, câu 13).
Bởi vì, Shirk là hành động hạ thấp Allah I vì đã sánh Ngài với những ai (vật) khác ngang bằng với Ngài, như Ngài phán:
﴿ثُمَّ ٱلَّذِينَ كَفَرُواْ بِرَبِّهِمۡ يَعۡدِلُونَ ١﴾ [سورة الأنعام: 1]
{Thế mà những kẻ phủ nhận đức tin lại dựng những đối tác ngang vai cùng với Thượng Đế của họ.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 1).
﴿فَلَا تَجۡعَلُواْ لِلَّهِ أَندَادٗا وَأَنتُمۡ تَعۡلَمُونَ ٢٢﴾ [سورة البقرة: 21، 22]
{Bởi thế, chớ dựng những thần linh ngang vai cùng với Allah trong lúc các ngươi biết rõ điều đó (là không đúng).} (Chương 2 – Albaqarah, câu 22).
Nếu ai làm nghịch lại với ý nghĩa của sự tạo hóa và mệnh lệnh của Allah I trong tất cả mọi phương diện thif đó là tội Shirk. Cho nên, ai có hành động Shirk với Allah thì có nghĩa là người đó đã nâng cao tạo vật của Đấng Tạo Hóa sánh cùng với Ngài.
Sự so sánh tệ hại và xấu xa nhất là lấy một vật yếu đuối luôn chịu lệ thuộc vào mọi thứ đem sánh vai với một Đấng Toàn Năng Vô Song không có bất kỳ sự lệ thuộc nào. Quả thật, Thiên sứ của Allah e đã cảnh báo cộng đồng của Người về việc làm Shirk và Người đã ngăn mọi con đường dẫn tới Shirk như Allah I đã phán:
﴿لَقَدۡ مَنَّ ٱللَّهُ عَلَى ٱلۡمُؤۡمِنِينَ إِذۡ بَعَثَ فِيهِمۡ رَسُولٗا مِّنۡ أَنفُسِهِمۡ يَتۡلُواْ عَلَيۡهِمۡ ءَايَٰتِهِۦ وَيُزَكِّيهِمۡ وَيُعَلِّمُهُمُ ٱلۡكِتَٰبَ وَٱلۡحِكۡمَةَ وَإِن كَانُواْ مِن قَبۡلُ لَفِي ضَلَٰلٖ مُّبِينٍ ١٦٤ ﴾  [سورة آل عمران: 164]
{Quả thật, Allah đã ban nhiều ân huệ và hồng phúc cho những người có đức tin khi mà Ngài đã dựng lên trong họ vị Sứ giả xuất thân từ họ để đọc cho họ nghe các lời mặc khải của Ngài và tẩy sạch họ và dạy họ kinh sách những điều lẽ phải trong lúc trước đây họ là những người lầm lạc.} (Chương 3 – Ali ‘Imran, câu 164).
Trong giai đoạn trước khi Allah dựng lên vị Nabi của Ngài – Muhammad e – thì cuộc sống của họ được bao phủ bởi những việc làm Shirk. Các thần linh của họ là tự họ nắn tạc từ những tảng đá (ngẫu tượng) rồi họ khấn vái đến chúng, giết tế động vật dâng cúng lên vật vô tri và họ còn ngu muội đến nổi có thể hy sinh cả tánh mạng và tài sản để bảo vệ chúng, thậm chí nếu cần thiết họ sẽ giết cả con cái của họ như Allah I đã phán:
﴿وَكَذَٰلِكَ زَيَّنَ لِكَثِيرٖ مِّنَ ٱلۡمُشۡرِكِينَ قَتۡلَ أَوۡلَٰدِهِمۡ شُرَكَآؤُهُمۡ لِيُرۡدُوهُمۡ وَلِيَلۡبِسُواْ عَلَيۡهِمۡ دِينَهُمۡۖ﴾ [سورة الأنعام: 137]
{Và các thần linh của họ đã làm cho việc giết con cái của họ tỏ ra hấp dẫn đối với đa số người thờ đa thần với mục đích đưa họ đến chỗ hủy diệt và xáo trộn trong tôn giáo của họ.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 137).
Đó là tình trạng lầm lạc của những người thờ đá và ngẫu tượng, còn tình trạng của người dân Kinh sách thì sự lệch lạc của họ theo một hướng khác. Đối với những người Thiên Chúa giáo thì họ biến Allah I thành Chúa ba ngôi và họ nhận lấy những vị tu sĩ của họ làm thần linh của họ ngoài Allah. Riêng những người Do Thái giáo thì họ đã làm nhiều hành vi phá hoại trên trái đất, và điều tệ hại nhất là họ đã đùa giỡn với Kinh sách của Allah, họ đã bóp méo và xuyên tạc các lời phán trong Kinh sách của Ngài.
Ngoài ra, còn có một số nhóm trong tình trạng lệch lạc khác. Nhóm người Majus (Bái hỏa giáo) là những người thờ lửa, trong niềm tin của họ thì có hai vị thần: một đấng tạo ra điều tốt và một đấng tạo ra điều xấu. Nhóm người Sabi-ah là những người thờ cúng các tinh tú, họ cho rằng các tinh tú có một sự ảnh hưởng đến trái đất. Và nhóm người Dahriyah là nhóm người không tin vào ngày phục sinh và sự phán xét cuối cùng, họ là những người vô đạo, họ cho rằng không có gì hủy diệt họ ngoài thời gian.
Tình trạng chung của cư dân trên trái đất trước khi Nabi Muhammad e được Allah dựng lên làm vị Thiên sứ của Ngài thì hầu như người dân lúc đó hoàn toàn ngu muội, lệch lạc và mù quán. Allah I giải thoát họ khỏi tình trạng ngu muội đó là sự rao truyền và kêu gọi của Nabi Muhammad e từ lệnh của Ngài để đưa nhân loại từ nơi u tối đến với ánh sáng, đưa họ trở về với tôn giáo tinh khiết và thuần túy của Nabi Ibrahim u.
Những lời nói và hành vi dẫn tới Shirk mà Thiên sứ của Allah e ngăn cấm:
    Thiên sứ của Allah e cấm những lời lẽ mang ý nghĩa ngang bằng giữa Allah và tạo vật của Ngài, chẳng hạn như nói: "Đó là điều Allah và anh (chị…) muốn,…" hoặc "Nếu không có Allah và anh (chị,...) thì..."
Hai câu này nếu thay từ nối “và” thành từ nối “sau nữa” thì có thể được phép, thí dụ như: “Đó là điều Allah muốn, sau nữa là anh (chị, ..) muốn” hoặc “Nếu không có Allah, sau nữa là anh (chị, ..) thì ...”.
Đây là những lời lẽ phạm vào tiểu Shirk nhưng nó là phương tiện dẫn tới đại Shirk.
    Thiên sứ của Allah e cấm thái quá trong việc tôn vinh mồ mả như: xây tô trang hoàng mồ mả, thấp nến sáng nơi mồ mả hoặc ghi, vẽ bất cứ gì lên đó.
    Thiên sứ của Allah e cấm lấy mồ mả làm nơi dâng lễ nguyện Salah, bởi vì đó là phương tiện dẫn tới việc thờ phượng mồ mả.
    Thiên sứ của Allah e cấm dâng lễ nguyện Salah ngay lúc mặt trời mọc cũng như ngay lúc mặt trời lặn, bởi vì việc làm đó giống những người quỳ lạy mặt trời trong những thời điểm này.
    Thiên sứ của Allah e cấm du hành từ xa để đến bất cứ địa điểm nào với ý niệm thờ phượng để được đến gần Allah, ngoại trừ ba Masjid: Masjid Al-Haram (Makkah), Masjid An-Nabawi (Madinah) và Masjid Al-Aqsa (Palestine).
    Thiên sứ của Allah e cấm thái quá trong sự ca ngợi và tán dương, Người e nói:
{لاَ تُطْرُونِى كَمَا أَطْرَتِ النَّصَارَى ابْنَ مَرْيَمَ، فَإِنَّمَا أَنَا عَبْدٌ، فَقُولُوا عَبْدُ اللهِ وَرَسُولُهُ} رواه البخاري.
“Các ngươi chớ ca ngợi Ta quá mức giống như Thiên Chúa giáo đã ca ngợi quá mức con trai của Maryam, bởi Ta chỉ là người bề tôi của Allah. Tuy nhiên, các ngươi được nói người bề tôi của Allah và vị Thiên sứ của Ngài.” (Albukhari).
    Thiên sứ của Allah e cấm thực hiện lời thề nguyện nếu sự việc được nguyện thực hiện tại một nơi có sự thờ phượng ngẫu tượng hoặc đã từng có sự thờ phượng ngẫu tượng ở đó hoặc từng có tổ chức các lễ hội thời Jahiliyah. Tất cả điều này đều mang ý nghĩa phòng ngừa Shirk và ngăn chặn những phương tiện dẫn tới nó.
Mặc dù Thiên sứ của Allah e đã trình bày đầy đủ những gì dẫn tới Shirk để cộng đồng tín đồ của Người có thể cảnh giác, phòng ngừa và tránh xa. Tuy nhiên, những người tôn vinh mồ mả đã làm trái đường lối của Người. Họ nghịch lại mệnh lệnh của Người và ngoan cố làm những điều Người ngăn cấm, họ xây các mái vòm trên mồ mả, dựng các Masjid lên đó, trang hoàng đủ loại cho mồ mả, họ hướng đến mồ mả các dạng thờ phượng cùng với Allah I.
Imam Ibnu Al-Qayyim  nói: “Ai tập hợp giữa đường lối của Thiên sứ e và các vị Sahabah của Người về mồ mả với những gì mà đa số người đang làm ngày hôm nay thì sẽ thấy cả hai đi ngược với nhau, cái này nghịch lại cái kia không bao giờ hòa hợp được.
    Thiên sứ của Allah e cấm dâng lễ nguyện Salah hướng đến mồ mả thì những người này lại dâng lễ nguyện tại mồ mả.
    Thiên sứ của Allah e cấm lấy mồ mả làm nơi lễ nguyện thì những người này lại xây các Masjid lên mồ mả.
    Thiên sứ của Allah e cấm thắp sáng nơi mồ mả thì những người này lại thắp sáng nơi mồ mả.
    Thiên sứ của Allah e cấm lấy mồ mả làm nơi lễ hội thì những người này lại lấy mồ mả làm nơi lễ hội, giống như một Hadith được Muslim ghi lại trong bộ Sahih của ông nói về ông Ali t nói với ông Abu Al-Hiyaaj Al-Asda: Tôi cử anh đi với sứ mạng giống như sứ mạng mà Thiên sứ của Allah e đã cử tôi đi: ‘Phải phá hết những tranh ảnh và hình tượng và phải làm bằng phẳng tất cả mồ mả’. Bởi những người này làm ngược lại với Hadith, họ xây mộ cao lên khỏi mặt đất giống như ngôi nhà và họ cho rằng đó chỉ là những mái vòm che. Thiên sứ của Allah e cấm xây trát và trang hoàng mồ mả, cấm ghi, vẽ lên mồ mả thì những người này lại làm những tấm bia ghi lên đó những lời Kinh Qur’an và những gì khác nữa...”.
    Thiên sứ của Allah e cấm thái quá đối với Người:
Quả thật, Thiên sứ của Allah e cấm tôn vinh và ca ngợi Người quá mức, bởi việc làm đó dẫn lối đến hành vi tổ hợp tạo vật với Đấng Tạo Hóa Tối Cao. Người nói:
{لاَ تُطْرُونِى كَمَا أَطْرَتِ النَّصَارَى ابْنَ مَرْيَمَ، فَإِنَّمَا أَنَا عَبْدٌ، فَقُولُوا عَبْدُ اللهِ وَرَسُولُهُ} رواه البخاري.
“Các ngươi chớ ca ngợi Ta quá mức giống như những người Thiên Chúa giáo đã ca ngợi quá mức con trai của Maryam, bởi quả thật Ta chỉ là người bề tôi của Allah. Tuy nhiên, các ngươi hãy nói người bề tôi của Allah và là vị Thiên sứ của Ngài.” (Albukhari).
Có nghĩa là các ngươi hãy sắp Ta vào đúng vị trí và địa vị của Ta mà không được làm hơn thế và các ngươi hãy gọi Ta là người bề tôi của Allah và là vị Thiên sứ của Ngài giống như Thượng Đế của Ta đã mô tả về Ta như Ngài đã phán:
﴿ٱلۡحَمۡدُ لِلَّهِ ٱلَّذِيٓ أَنزَلَ عَلَىٰ عَبۡدِهِ ٱلۡكِتَٰبَ﴾ [سورة الكهف: 1]
{Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng Allah, Đấng đã ban Kinh sách (Qur’an) xuống cho người bề tôi của Ngài.} (Chương 18 – Al-Kahf, câu 1).
﴿تَبَارَكَ ٱلَّذِي نَزَّلَ ٱلۡفُرۡقَانَ عَلَىٰ عَبۡدِهِۦ لِيَكُونَ لِلۡعَٰلَمِينَ نَذِيرًا ١﴾ [سورة الفرقان: 1]
{Phúc thay Đấng đã ban Tiêu Chuẩn (phân biệt phúc và tội) xuống cho người tôi trung của Ngài (Muhammad) để Y trở thành một vị Cảnh báo cho muôn loài (người và jinn).} (Chương 25 – Al-Furqan, câu 1).
﴿وَأَنَّهُۥ لَمَّا قَامَ عَبۡدُ ٱللَّهِ يَدۡعُوهُ﴾ [سورة الجن: 19]
{Và quả thật khi người bề tôi của Allah đứng cầu nguyện Ngài.} (Chương 72 – Al-Jinn, câu 19).
Allah I đã gọi Nabi Muhammad e trong Qur’an: "Này hỡi vị Thiên sứ, hoặc Này hỡi vị Nabi."
Đáng lẽ ra họ phải bám chặt lấy Sunnah của Thiên sứ e và không được thái quá đối với Người, phải ủng hộ tôn giáo và Sunnah của Người. Như thế mới là tôn vinh và yêu thương Người, còn đằng này họ lại bỏ việc tuân thủ theo Người mà cứ nói và làm những điều Người nghiêm cấm.
Ông Abdullah bin Ash-Shakheer t thuật lại: Tôi đi cùng với một đoàn người thuộc bộ tộc A’meer đến gặp Thiên sứ của Allah e. Chúng tôi nói với Người: Người là Sayyid (chủ) của chúng tôi, là con trai của chủ chúng tôi. Người nói: Đấng Chủ nhân là Allah Tối Cao và Ân Phúc. Chúng tôi lại nói: Người là người tốt hơn chúng tôi và vĩ đại hơn chúng tôi. Người nói: Các ngươi hãy nói lời của các ngươi và chớ để Shaytan thừa cơ hội quấy nhiễu các ngươi (Hadith do Abu Dawood ghi lại với đường dẫn khá tốt).
Trong Hadith, Thiên sứ của Allah e đã cấm những người này nói Người là chủ của chúng tôi và Người bảo Đấng Chủ là Allah Tối Cao và Ân Phúc và Người cũng cấm họ nói rằng Người tốt hơn và vĩ đại hơn họ, nguyên nhân là vì Người sợ họ trở nên thái quá trong việc tôn vinh và ca tụng Người.
Ông Ibnu Al-Athari  kể lại có một người đàn ông Quraish đến thì có người nói: Ông là người chủ của Quraish? thì ông ta đính chính: Đấng Chủ là Allah. Có nghĩa là chỉ có Allah mới xứng đáng là Đấng Chủ và người đàn ông Quraish đó không thích được khen ngợi mà ông ta thích khiêm tốn.
Riêng Hadith mà Thiên sứ của Allah  nói về Ngày Phục Sinh:
{أَنَا سَيِّدُ وَلَدِ آدَمَ وَلاَ فَخْرَ} رواه مسلم.
“Ta sẽ là Sayyid (chủ, sếp, đứng đầu) con cháu của Adam (trong Ngày hôm đó) nhưng không có gì lấy làm tự hào.” (Muslim).
Người e thông tin cho biết về sự cao quý mà Allah I  sẽ ban cho Người. Đây chỉ là một thông tin mà Người muốn báo cho cộng đồng của Người biết về ân huệ mà Allah I  ban cho Người mục đích để họ có đức tin nơi Ngày Phán Xét. Cũng chính vì vậy mà Người đã nói sau đó “nhưng không có gì lấy làm tự hào” có nghĩa là hồng phúc và sự cao quý đó là do Allah I  ban cho Người chứ bản thân Người không tự mình có được và cũng không thể nào đạt được bởi sức mạnh của Người, cho nên chẳng có gì mà Người e phải tự cao tự đại về điều đó trước mọi người.
Đích thực Thiên sứ của Allah e sẽ là người Sayyid cho con cháu Adam vào Ngày Phán Xét như Người đã thông điệp. Nhưng Người e lại cấm mọi người dùng từ đó để xưng hô với Người, vì Người sợ họ rơi vào sự thái quá dẫn họ đến với điều Shirk.
Ông Anas bin Malik t thuật lại: Mọi người nói với Thiên sứ của Allah e: Này người tốt nhất của chúng tôi, người con trai của người tốt nhất trong chúng tôi, người Sayyid của chúng tôi, người con trai của người Sayyid của chúng tôi. Thiên sứ của Allah e nói:
{أَيُّهَا النَّاسُ قُوْلُوْا بِقَوْلِكُمْ وَلاَ يَسْتَهْوِيَنَّكمُ الشَّيْطَانُ أَنَا مُحَمَّدُ عَبْدُ اللهِ وَرَسُولُهُ وَاللهِ مَا أُحِبُّ أَنْ تَرْفَعُونِى فَوْقَ مَنْزِلَتِى الَّتِى أَنْزَلَنِى اللهُ عَزَّ وَجَلَّ} رواه أحمد.
“Này hỡi người dân, các ngươi hãy nói với lời của các ngươi nhưng các ngươi chớ để Shaytan thừa cơ hội quấy nhiễu các ngươi. Ta là Muhammad, người bề tôi của Allah và là vị Thiên sứ của Ngài. Thề bởi Allah, Ta không thích các ngươi đưa Ta lên cao hơn vị trí Allah, Đấng Tối Cao đã ban xuống cho Ta.” (Ahmad).
Thiên sứ của Allah e bảo cộng đồng tín đồ của Người hãy gọi Người là người bề tôi của Allah, là vị Thiên sứ của Ngài, bởi vì Người không thích cao hơn vị trí đó và bởi vì Người muốn bảo vệ Tawhid và sợ cộng đồng tín đồ của Người rơi vào Shirk.
Thiên sứ của Allah e bảo không cầu xin phúc lành nơi Người mà phải cầu xin phúc lành nơi Allah I và Người cấm khen ngợi nhau, Người nói:
{وَيْلَكَ قَطَعْتَ عُنُقَ صَاحِبِكَ} رواه البخاري.
“Ngươi (người khen) đã cắt cổ người bạn của ngươi (người được khen).” (Albukhari).
{إِذَا رَأَيْتُمُ الْمَدَّاحِينَ فَاحْثُوا فِى وُجُوهِهِمُ التُّرَابَ} رواه مسلم.
“Khi nào các ngươi thấy những người luôn khen ngợi thì các ngươi hãy ném bụi vào mặt của họ.” (Muslim).
Thiên sứ của Allah e nói những lời trên là vì lo sợ cho người khen ngợi trở nên thái quá trong lời khen, còn người được khen có thể cảm thấy thích thú và tự hào quá mức, cả hai đều sẽ bị ảnh hưởng trong giáo lý Tawhid.
Một điều nên được đề cập liên quan đến vấn đề này là liệu có được phép xưng hô tạo vật với danh từ Sayyid (người chủ, sếp, ngài) hay không? Trả lời cho câu hỏi này, học giả Ibnu Al-Qayyim nói : “Có sự bất đồng quan điểm nhau trong vấn đề này. Một nhóm thì cho phép còn một nhóm thì cấm, nhóm cấm được cho là lấy từ câu nói của Imam Malik. Nhóm không cho phép dẫn chứng lời của Thiên sứ e khi có người gọi Người là Sayyid của chúng tôi: “Chỉ có Allah mới xứng đáng là Sayyid”. Riêng nhóm người cho phép xưng hô tạo vật là Sayyid thì dẫn chứng lời của Thiên sứ khi Người nói với những người dân Al-Ansar:
{قُومُوا إِلَى سَيِّدِكُمْ} رواه البخاري ومسلم.
“Các ngươi hãy đứng dậy đến người Sayyid của các ngươi.” (Albukhari, Muslim).
Kết luận trong hai câu nói thì câu nói được phép đúng hơn câu nói không được phép.
    Thiên sứ của Allah e cấm thái quá đối với những người ngoan đạo:
Nếu việc thái quá trong sự tôn vinh và kính trọng đối với ngay cả vị Thiên sứ của Allah e cũng bị cấm đoán thì nói chi đến việc thái quá trong sự tôn vinh đối với những ai khác ngoài Người!
Ý nghĩa của sự thái quá đối với những người ngoan đạo là đưa họ lên cao hơn vị trí mà Allah I đã ban cho họ đến với vị trí chỉ dành riêng cho một mình Allah duy nhất, chẳng hạn như cầu xin họ phù hộ và che chở khỏi điều xấu, đi vòng quanh mồ mả của họ, tìm phúc lành trên đất chôn cất họ, giết tế dâng lên họ và cầu xin khấn vái nơi họ.
Quả thật, Shaytan đã nhập Shirk vào cộng đồng của Nabi Nuh u theo cánh cửa của sự thái quá đối với những người ngoan đạo. Cho nên, cần phải cảnh giác và cẩn trọng tránh xa sự việc đó ngay cả với tâm niệm tốt đẹp.
Những gì đang diễn ra ở thời đại hôm nay cũng giống như những gì đã xảy ra trong cộng đồng của Nabi Nuh u. Shaytan đã tận dụng cơ hội của những người thái quá trong việc tôn vinh, kính trọng và yêu thương đối với những người ngoan đạo giống như chúng đã từng làm với cộng đồng của Nabi Nuh u. Chúng (Shaytan) vẫn xúi giục họ (những người thái quá) thờ phượng mồ mả bằng cách vẽ đường cho họ xây trát và trang hoàng mồ mả của những người ngoan đạo trên tinh thần yêu thương và tưởng nhớ đến những người ngoan đạo đó. Chúng (Shaytan) bày vẽ rằng cầu nguyện khấn vái nơi mồ mả của những người ngoan đạo sẽ được Allah chấp nhận rồi sau đó từ cấp độ này chúng đưa họ đến với sự cầu nguyện và khấn vái nhờ vả những người ngoan đạo đã khuất làm kẻ trung gian giữa họ với Allah. Khi họ (những người thái quá) đã làm tất cả những việc làm này thì chúng sẽ dẩn dắt họ đến với việc thờ phượng, cầu nguyện và khấn vái đến chính bản thân những người nằm trong mộ thay vì Allah – Đấng Tối Cao. Lúc bấy giờ, mồ mả của những người ngoan đạo sẽ trở thành các tượng đài, các ngẫu tượng được thắp sáng và trang hoàng. Khi họ (những người thái quá) đã làm tất cả những việc làm này thì sau đó chúng lại đưa họ đến việc rao truyền và kêu gọi mọi người đến với sự thờ phượng các mồ mả này, lấy mồ mả làm nơi cho lễ hội và nghi thức thờ phượng. Rồi khi họ (những người thái quá) đã đạt được điều này thì chúng sẽ đưa họ đến với niềm tin rằng nếu ai ngăn cản thì đó là người đã không tôn trọng và không yêu thương những người hiền nhân ngoan đạo đã khuất. Họ (những người thái quá) trở nên ngu muội mặc dù họ tự xưng là những người của kiến thức tôn giáo, thậm chí họ còn trở thành kẻ thù luôn gây hấn với những người của Tawhid.
Những người thái quá đối với những người ngoan đạo đã khuất luôn cho rằng họ làm thế đều xuất phát từ tấm lòng yêu thương và tôn kính hết mực đối với những người ngoan đạo nhưng thật ra họ đã đi ngược lại với thiên kinh Qur’an và Sunnah của Thiên sứ nói về tình yêu thương và kính trọng đối với những người ngoan đạo. Tình yêu thương và kính trọng đích thực theo thiên kinh Qur’an và Sunnah của Thiên sứ đối với những người ngoan đạo là nhận biết hồng phúc của họ và luôn đi theo con đường tốt đẹp của họ trong việc làm thiện tốt và ngoan đạo và luôn cầu nguyện Allah tha thứ cho họ như Allah I phán:
﴿وَٱلَّذِينَ جَآءُو مِنۢ بَعۡدِهِمۡ يَقُولُونَ رَبَّنَا ٱغۡفِرۡ لَنَا وَلِإِخۡوَٰنِنَا ٱلَّذِينَ سَبَقُونَا بِٱلۡإِيمَٰنِ وَلَا تَجۡعَلۡ فِي قُلُوبِنَا غِلّٗا لِّلَّذِينَ ءَامَنُواْ رَبَّنَآ إِنَّكَ رَءُوفٞ رَّحِيمٌ ١٠﴾ [سورة الحشر: 10]
{Và những ai đến sau họ cầu nguyện: “Lạy Thượng Đế của bầy tôi! Xin Ngài tha thứ cho bầy tôi và cho những người anh em đã tin tưởng trước bầy tôi, xin Ngài chớ đặt trong lòng bầy tôi nỗi oán thù đối với những người đã tin tưởng bởi quả thật Ngài là Đấng Nhân Từ và Khoan Dung”.}  (Chương 59 – Al-Hashr, câu 10).
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói:
Tất cả những ai thái quá đối với bất kỳ vị Nabi nào hoặc bất kỳ người ngoan đạo nào, họ gán một điều gì đó thuộc quyền năng nơi Allah I cho những người đó, chẳng hạn như họ nói: Này người Sayyid này, Sayyid này hãy phù hộ cho tôi, hãy trợ giúp cho tôi hoặc hãy ban bổng lộc cho tôi hoặc tôi lệ thuộc vào sự định đoạt của ngài hay những lời tương tự, thì tất cả đều là Shirk và lệch lạc. Họ phải quay đầu sám hối, nếu họ quay đầu sám hối thì tốt còn không phải bị giết, bởi quả thật Allah I gửi các vị Thiên sứ đến cũng như ban các Kinh sách của Ngài xuống là chỉ vì mục đích thờ phượng duy nhất một mình Ngài, không ai được tổ hợp với Ngài bất kỳ ai (vật) khác ngoài Ngài, không cầu nguyện khấn vái cùng với Ngài bất kỳ ai (vật) khác ngoài Ngài. Những người cầu nguyện khấn vái cùng với Allah một thần linh khác như Giê-su, các Thiên Thần, ngẫu tượng với niềm tin không phải những thần linh đó đã tạo hóa các tạo vật hoặc ban mưa xuống hay làm mọc ra cây cối mà họ thờ phượng những thần lình  đó hoặc thờ phượng mồ mả của họ hoặc thờ phượng các hình tượng và tranh ảnh của họ là vì:
﴿مَا نَعۡبُدُهُمۡ إِلَّا لِيُقَرِّبُونَآ إِلَى ٱللَّهِ زُلۡفَىٰٓ﴾ [سورة الزمر: 3]
{Chúng tôi không tôn thờ họ mà chỉ nhờ họ đưa chúng tôi đến gần Allah mà thôi.} (Chương 39 – Azzumar, câu 3).
Họ cho rằng những thần linh mà họ van vái cầu nguyện cũng như thờ phượng sẽ là những vị can thiệp giữa họ với Allah I. Nhưng Allah I đã cử phái các vị Thiên sứ của Ngài đến ngăn cấm họ cầu nguyện và khấn vái đến bất kỳ ai (vật) ngoài Ngài dù là sự cầu nguyện mang tính thờ phượng hay sự cầu nguyện mang tính khấn xin phúc lành.
    Như vậy, những người tôn thờ mồ mả không cho rằng những người ngoan đạo trong mộ có quyền năng cùng với Allah I trong việc tạo hóa, ban bổng lộc, làm cho chết, làm cho sống mà họ chỉ quan niệm rằng những người đó sẽ là những vị trung gian giữa họ với Allah I trong việc đáp ứng những nhu cầu của họ cũng như giúp họ tránh được những điều dữ và tai ương. Đây cũng giống như những người đa thần giáo thời Jahiliyah được Allah I đề cập đến trong Kinh sách của Ngài. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự Shirk của những người thời sau này còn có phần hơn sự Shirk của những người thời Jahiliyah. Họ thường xuyên nhân danh những vị đã khuất này trong mọi dịp, còn nhân danh Allah I thì rất ít; trên lưỡi của họ luôn nhắc đến tên của vị Wali nào đó. Những người đa thần giáo thời kỳ Jahiliyah Shirk với Allah I trong hoàn cảnh bằng an và phồn thịnh, còn trong hoàn cảnh biến cố và khắc nghiệt thì họ vẫn toàn tâm hướng về Allah I, riêng những người thời sau này thì luôn luôn Shirk với Allah ngay trong lúc phồn thịnh và cả lúc gặp phải biến cố và tai ách.
    Hỡi những học giả Islam, quí ngài là những người phải chịu trách nhiệm cho đám người lang thang trong bóng tối của sự lạc lối này. Tại sao quí ngài không trình bày và giảng giải cho họ con đường chân lý và đúng đắn? Tại sao quí ngài không ngăn cản họ khỏi việc làm Shirk nghiêm trọng này trong khi quí ngài đang sống với họ trong cùng một xã hội và cùng một thời đoạn? Tại sao quí ngài lại xao lãng điều Allah I đã giao phó cho quí ngài từ việc rao truyền và phân giải qua lời phán của Ngài:
﴿وَإِذۡ أَخَذَ ٱللَّهُ مِيثَٰقَ ٱلَّذِينَ أُوتُواْ ٱلۡكِتَٰبَ لَتُبَيِّنُنَّهُۥ لِلنَّاسِ وَلَا تَكۡتُمُونَهُۥ فَنَبَذُوهُ وَرَآءَ ظُهُورِهِمۡ وَٱشۡتَرَوۡاْ بِهِۦ ثَمَنٗا قَلِيلٗاۖ فَبِئۡسَ مَا يَشۡتَرُونَ ١٨٧﴾ [سورة آل عمران: 187]
{Và (hãy nhớ lại) khi Allah đã nhận Lời Giao ước của những kẻ đã được ban cấp Kinh Sách (với lời phán): “Các ngươi hãy công bố nó (điều trong Kinh sách nói về Sứ giả Muhammad) cho nhân loại và không được giấu giếm nó.” thì chúng không ngại quẳng nó ra sau lưng của chúng và chúng đã bán nó với một giá nhỏ nhoi. Thật xấu xa cho điều mà chúng đã mua bán.} (Chương 3 – Ali – Imran, câu 187).
Chẳng phải các học giả U’lama là những người kế thừa từ các vị Nabi đó sao, trong khi các vị Nabi đều đến với mục đích ngăn cản điều Shirk và chiến đấu với cư dân của nó để tôn giáo trở nên thuần túy hướng về Allah I một cách trọn vẹn.
Hãy kính sợ Allah I, Đấng đã giao phó cho quí ngài trách nhiệm lớn lao này. Có một Hadith Sahih nói rằng người có kiến thức và hiểu biết nhưng không hành động theo sự hiểu biết và kiến thức của y sẽ là người đầu tiên bị thiêu đốt trong Hỏa Ngục vào Ngày Sau. Bởi thế, nếu quí ngài thấy điều Shirk mà hờ hững bỏ mặc mọi người trên sự việc đó thì đó là một việc làm thật nguy hiểm, nhưng nếu quí ngài không thấy được điều Shirk thì sự việc lại càng nguy hơn vì quí vị đã không hiểu được đâu là đúng và đâu là sai.
Lạy Allah, xin Ngài cải thiện tình cảnh của những người Muslim, xin Ngài hướng dẫn họ đến với điều chân lý bởi Ngài là Đấng Toàn Năng trên tất cả mọi thứ và mọi sự việc.
    Thiên sứ của Allah e cấm vẽ tranh ảnh bởi vì nó là phương tiện dẫn tới Shirk
Ý nghĩa của việc vẽ tranh ảnh bao hàm cả việc nắn tạc hình tượng.
Các vị học giả đã phản đối việc vẽ tranh ảnh trong những điểm liên quan đến giáo lý đức tin, bởi vì việc làm đó là một trong những phương tiện dẫn đến Shirk. Điều Shirk xảy ra đầu tiên trên trái đất cũng xuất phát từ nguyên nhân vẽ tranh ảnh khi mà cộng đồng của Nabi Nuh  bắt đầu vẽ ảnh của những người ngoan đạo và dựng ảnh của họ tại những nơi mà họ thường ngồi.
Quả thật, Thiên sứ của Allah I đã cảnh báo về việc vẽ tranh ảnh dưới mọi hình thức. Người đã cấm việc làm đó và ra lệnh dẹp bỏ hết tranh ảnh và hình tượng, bởi lẽ việc vẽ tranh ảnh mang ý nghĩa như muốn tranh tài tạo hóa cùng với Allah – Đấng Duy Nhất trong việc tạo hóa. Cho nên, người vẽ tranh ảnh hay nắn tạc các hình tượng là người muốn tranh tài tạo hóa cùng với Allah I trong khi chính Ngài mới là Đấng Tạo Hóa và chỉ có Ngài mới có khả năng tạo hóa.
Sau đây là các Hadith Sahih nói về vấn đề vẽ tranh ảnh (tạc tượng):
1.    Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{قَالَ اللهُ عَزَّ وَجَلَّ وَمَنْ أَظْلَمُ مِمَّنْ ذَهَبَ يَخْلُقُ كَخَلْقِى، فَلْيَخْلُقُوا ذَرَّةً، أَوْ لِيَخْلُقُوا حَبَّةً أَوْ شَعِيرَةً} رواه البخاري ومسلم.
“Allah, Đấng Tối Cao phán: Còn ai bất công hơn những kẻ muốn tạo hóa giống như sự tạo hóa của TA. Bởi thế chúng hãy tạo hóa một hạt ngô, hoặc chúng hãy tạo hóa một hạt lúa mạch thử xem?” (Albukhari, Muslim).
Có nghĩa là không có ai bất công hơn những người vẽ tranh ảnh (tạc tượng), bởi lẽ khi họ vẽ một bức tranh nào đó về hình dáng của tạo vật mà Allah I đã tạo ra từ con người, động vật hoặc những tạo vật khác có linh hồn thì họ đã trở thành những kẻ muốn tranh tài với Allah I trong việc tạo hóa, trong khi Ngài là Đấng Tạo Hóa mọi vạn vật và Ngài là Thượng Đế của mọi vạn vật, cũng như Ngài là Đấng đã vẽ ra mọi tạo vật rồi ban cho tất cả linh hồn để chúng đến được với sự sống như Ngài đã phán:
﴿خَلَقَ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضَ بِٱلۡحَقِّ وَصَوَّرَكُمۡ فَأَحۡسَنَ صُوَرَكُمۡۖ وَإِلَيۡهِ ٱلۡمَصِيرُ ٣﴾ [سورة التغابن: 3]
{Vì chân lý, Ngài (Allah) đã tạo hóa các tầng trời và trái đất; và Ngài đã tạo hình thể các ngươi và làm đẹp hình thể của các ngươi. Và các ngươi sẽ quay trở về với Ngài.} (Chương 64 – Attagha-bun, câu 3).
﴿هُوَ ٱللَّهُ ٱلۡخَٰلِقُ ٱلۡبَارِئُ ٱلۡمُصَوِّرُۖ ﴾ [سورة الحشر: 23]
{Ngài là Allah, Đấng Tạo hóa, Đấng khởi sự, Đấng ban hình thể.} (Chương 59 – Al- Hashr, câu 23).
Rồi sau đó, Allah I thách thức những kẻ vẽ tranh ảnh (tạc tượng) đã cố sức tranh tài với sự tạo hóa của Ngài, làm cho những thứ mà chúng vẽ có sự sống giống như các tạo vật Ngài đã vẽ ra chúng. Sự thách thức của Ngài như muốn khẳng định sự vô năng của những kẻ vẽ tranh ảnh (tạc tượng) rằng họ sẽ không thể ban sự sống cho những động vật mà họ vẽ, bởi vì ngay cả các loại hạt thì họ cũng không có khả năng ban sự sống cho chúng.
2.    Bà A’ishah  thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{أَشَدُّ النَّاسِ عَذَابًا يَوْمَ الْقِيَامَةِ الَّذِينَ يُضَاهُونَ بِخَلْقِ اللهِ} رواه البخاري ومسلم.
“Người chịu hình phạt nặng nhất trong nhân loại vào Ngày Phục Sinh là những người bắt chước tạo hóa của Allah.” (Albukhari, Muslim).
Đây là thông tin từ Thiên sứ của Allah e về sự trừng phạt khắc nghiệt đối với những người vẽ tranh ảnh ở Ngày Sau. Cho dù họ đã sống an lành trên thế gian này và đã được gọi là những nhà nghệ thuật được người đời khen ngợi và ca tụng, nhưng nếu họ không quay đầu sám hối thì họ sẽ chịu sự trừng phạt như lời Thiên sứ của Allah e đã cảnh báo, bởi lẽ việc làm của họ là bắt chước tạo vật của Allah I, có nghĩa là họ muốn tạo ra những hình ảnh mà Allah I đã tạo ra; Ngài phán:
﴿أَمۡ جَعَلُواْ لِلَّهِ شُرَكَآءَ خَلَقُواْ كَخَلۡقِهِۦ فَتَشَٰبَهَ ٱلۡخَلۡقُ عَلَيۡهِمۡۚ قُلِ ٱللَّهُ خَٰلِقُ كُلِّ شَيۡءٖ وَهُوَ ٱلۡوَٰحِدُ ٱلۡقَهَّٰرُ ١٦﴾ [سورة الرعد: 16]
{Hoặc phải chăng họ đã tổ hợp với Allah những đối tác đã tạo được cái giống như tạo vật của Ngài, phải chăng đối với họ việc tạo hóa đều giống nhau? Hãy bảo họ: “Allah là Đấng Tạo Hóa tất cả mọi vạn vật và Ngài là Đấng Duy Nhất, Đấng Tối Thượng”.} (Chương 13 – Ar-ra’d, câu 16).
Imam Annawawi  nói về Hadith này: “Có lời giải thích rằng Hadith này muốn ám chỉ người tạo ra tranh ảnh và hình tượng để thờ phượng và đó là người tạc tượng và những người giống như vậy. Đây là người ngoại đạo (Kafir), y sẽ là người bị trừng phạt nặng nhất trong nhân loại. Có lời thì giải thích rằng Hadith muốn nói đến ai có ý định theo ý nghĩa được nói ngay trong Hadith, đó là muốn bắt chước tạo hóa của Ngài; đây cũng là người Kafir sẽ bị trừng phạt nặng nề nhất trong nhân loại. Còn đối với ai không định tâm cho việc thờ phượng cũng như không phải bắt chước tạo hóa của Allah I thì người đó là tín đồ sai quấy mang tội lớn chứ chưa phải là Kafir”.
Sheik Abdurrahman bin Hasan  nói: “Nếu như hậu quả này là đối với những ai vẽ ảnh bắt chước theo tạo vật của Allah từ các loài động vật thì hậu quả sẽ như thế nào đối với ai vẽ tạo vật rồi cho rằng đó là Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài và hướng sự thờ phượng vào tạo vật được vẽ (nặn tạc) đó”.
Ông Ibnu Abbas t thuật lại: Tôi đã nghe Thiên sứ của Allah e nói:
{كُلُّ مُصَوِّرٍ فِى النَّارِ يَجْعَلُ لَهُ بِكُلِّ صُورَةٍ صَوَّرَهَا نَفْسًا فَتُعَذِّبُهُ فِى جَهَنَّمَ} رواه البخاري ومسلم.
“Tất cả mọi người vẽ tranh ảnh đều ở trong Hỏa Ngục, mỗi một hình mà y vẽ đều được biến thành một cơ thể sống rồi nó sẽ hành hạ y trong Hỏa Ngục.” (Albukhari, Muslim).
Có nghĩa là vào Ngày Phục Sinh, tất cả mọi hình vẽ mà y đã vẽ trên thế gian, mỗi hình sẽ biến thành một cơ thể sống hành hạ y.
3.    Ông Abu Al-Hiyaaj thuật lại lời ông Ali t nói: Tôi sẽ cử anh đi với sứ mạng mà Thiên sứ của Allah e đã cử tôi đi: phải dẹp bỏ hết các tranh ảnh và hình tượng và phải làm bằng phẳng mồ mả. (Albukhari, Muslim).
Hadith này cho thấy Thiên sứ của Allah e cấm hai phương tiện lớn nhất trong các phương tiện dẫn đến Shirk: vẽ hình ảnh và xây trát mồ mả. Việc cấm này là một trong những cách thức cải thiện tôn giáo và bảo toàn Aqeedah cho tín đồ Muslim. Quả thật trong thời đại của chúng ta hôm nay, việc vẽ tranh ảnh, chụp ảnh, treo ảnh lên tường hoặc cất giữ hình ảnh làm kỷ niệm đã trở nên phổ biến; song song với sự việc này thì việc xây trát mồ mả cũng trở nên rất thịnh hành. Nguyên nhân cho điều này là do xa lạ với tôn giáo, không thể hiện những điều Sunnah, nổi dậy những điều Bid’ah và sự im lặng của nhiều học giả cũng như chấp nhận sự việc xảy ra đến nỗi những điều đúng trở thành điều sai trái còn những điều sai trái lại trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia. Cho nên, cần phải có sự lưu ý và khuyên nhủ đến tất cả, đặc biệt là đối với những người làm công việc rao truyền trên con đường lệch lạc cần phải được phản đối sự lệch lạc của họ cũng như phơi bày cho những người Muslim thấy được việc làm sai trái của họ mà phòng tránh.
Loại bỏ những ngộ nhận cho việc làm Shirk
Đa số người đi trên con đường lầm lạc do những ngộ nhận sai trái cần phải loại bỏ. Những ngộ nhận này có những điều đã có từ những cộng đồng trước và có những điều xuất hiện trong cộng đồng ngày nay.
Sau đây là những sự ngộ nhận:
Thứ nhất: Khẳng định việc họ làm là đúng vì họ đã theo chân của ông cha của họ và ông cha của họ là những người đã kế thừa Aqeedah từ những vị Salaf (bậc tiền bối ngoan đạo trên chân lý). Đây là sự ngộ nhận đã có từ những thời trước được những người thờ đa thần trong các cộng đồng khác nhau biện minh cho việc làm sai trái của họ.
Allah I phán:
﴿وَكَذَٰلِكَ مَآ أَرۡسَلۡنَا مِن قَبۡلِكَ فِي قَرۡيَةٖ مِّن نَّذِيرٍ إِلَّا قَالَ مُتۡرَفُوهَآ  إِنَّا وَجَدۡنَآ ءَابَآءَنَا عَلَىٰٓ أُمَّةٖ وَإِنَّا عَلَىٰٓ ءَاثَٰرِهِم مُّقۡتَدُونَ ٢٣﴾ [سورة الزخرف: 23]
{Và giống như thế, không một người báo trước nào trước Ngươi (Muhammad) đã được TA (Allah) cử phái đến cho một thị trấn mà những người giàu có nơi đó lại không nói: “Quả thật chúng tôi thấy cha mẹ của chúng tôi theo một tôn giáo nào đó và quả thật chúng tôi đi theo dấu chân của họ”.} (Chương 43 – Azzukhruf, câu 23).
Đây là sự biện minh để chạy tội khi mà không còn lý lẽ nào cho sự sai trái của mình nữa. Đó là sự lập luận chẳng có nghĩa lý gì trên chiếc cân ở nơi chợ búa. Quả thật, những ông cha mà họ đã đi theo nếu không phải là những người đi trên con đường chỉ đạo thì không nên nối bước theo dấu chân của họ. Bởi Allah I phản hồi về sự biện minh của họ như sau:
﴿قَٰلَ أَوَلَوۡ جِئۡتُكُم بِأَهۡدَىٰ مِمَّا وَجَدتُّمۡ عَلَيۡهِ ءَابَآءَكُمۡۖ﴾ [سورة الزخرف: 24]
{(Người báo trước) bảo: “Sao? Dẫu ta mang đến cho các người một chỉ đạo tốt hơn cái mà các người thấy cha mẹ của các người đang theo ư?”} (Chương 43 – Azzukhruf, câu 24).
﴿أَوَلَوۡ كَانَ ءَابَآؤُهُمۡ لَا يَعۡلَمُونَ شَيۡ‍ٔٗا وَلَا يَهۡتَدُونَ ١٠٤﴾ [سورة المائدة: 104]
{Chẳng lẽ (chúng cứ bắt chước theo cha ông của chúng) ngay cả khi cha ông của chúng không hiểu biết gì hay ngay cả khi họ không được hướng dẫn ư?} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 104).
﴿أَوَلَوۡ كَانَ ءَابَآؤُهُمۡ لَا يَعۡقِلُونَ شَيۡ‍ٔٗا وَلَايَهۡتَدُونَ ١٧٠﴾ [سورة البقرة : 170]
{Chẳng lẽ họ đi theo ngay cả khi cha mẹ của họ không hiểu biết gì hoặc ngay cả khi cha mẹ của họ không được hướng dẫn ư?} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 170).
Việc bắt chước theo cha ông chỉ được ca ngợi và tuyên dương khi nào cha ông đi trên con đường chân lý như Allah I đã phán về lời của Nabi Yusuf (Joseph) u:
﴿وَٱتَّبَعۡتُ مِلَّةَ ءَابَآءِيٓ إِبۡرَٰهِيمَ وَإِسۡحَٰقَ وَيَعۡقُوبَۚ مَا كَانَ لَنَآ أَن نُّشۡرِكَ بِٱللَّهِ مِن شَيۡءٖۚ﴾ [سورة يوسف: 38]
{Và hiện nay tôi theo tín ngưỡng của cha ông tôi: Ibrahim (Abraham), Ishaaq (Isaac) và Ya’qub (Jacob) và chúng tôi không được phép tổ hợp bất cứ cái gì với Allah.} (Chương 12 – Yusuf, câu 38).
﴿وَٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ وَٱتَّبَعَتۡهُمۡ ذُرِّيَّتُهُم بِإِيمَٰنٍ أَلۡحَقۡنَا بِهِمۡ ذُرِّيَّتَهُمۡ وَمَآ أَلَتۡنَٰهُم مِّنۡ عَمَلِهِم مِّن شَيۡءٖۚ كُلُّ ٱمۡرِيِٕۢ بِمَا كَسَبَ رَهِينٞ ٢١﴾ [سورة الطور: 21]
{Và những ai có đức tin và con cái của họ cùng theo họ trong đức tin, TA (Allah) sẽ cho con cái của họ đoàn tụ với họ (nơi Thiên Đàng). Và TA sẽ ân thưởng họ không thiếu một thứ gì về những việc làm thiện tốt của họ. Mỗi người là bảo chứng cho những điều mà họ đã làm.} (Chương 52 – Attur, câu 21).
Sự lệch lạc của những bậc cha mẹ mà họ lấy làm nền tảng cho kiến thức bất di bất dịch của họ thì Allah I đã lấy hình ảnh của cộng đồng Nabi Nuh u khi Người kêu gọi họ:
﴿وَلَقَدۡ أَرۡسَلۡنَا نُوحًا إِلَىٰ قَوۡمِهِۦ فَقَالَ يَٰقَوۡمِ ٱعۡبُدُواْ ٱللَّهَ مَا لَكُم مِّنۡ إِلَٰهٍ غَيۡرُهُۥٓۚ أَفَلَا تَتَّقُونَ ٢٣ فَقَالَ ٱلۡمَلَؤُاْ ٱلَّذِينَ كَفَرُواْ مِن قَوۡمِهِۦ مَا هَٰذَآ إِلَّا بَشَرٞ مِّثۡلُكُمۡ يُرِيدُ أَن يَتَفَضَّلَ عَلَيۡكُمۡ وَلَوۡ شَآءَ ٱللَّهُ لَأَنزَلَ مَلَٰٓئِكَةٗ مَّا سَمِعۡنَا بِهَٰذَا فِيٓ ءَابَآئِنَا ٱلۡأَوَّلِينَ ٢٤﴾ [سورة المؤمنون: 23، 24]
{Và quả thật TA đã cử Nuh đến cho người dân của Y và Y bảo họ: “Này hỡi dân ta, hãy thờ phượng Allah. Các người không có Thượng Đế nào khác ngoài Ngài. Chẳng lẽ các người không sợ (Allah) hay sao?” Nhưng các lãnh tụ của những kẻ không tin tưởng trong người dân của Y đã nói: “Kẻ này chỉ là một người phàm như quí vị. Y chỉ muốn làm bá chủ trên quí vị mà thôi. Và nếu Allah thực sự muốn (cử một sứ giả đến với quí vị) thì Ngài đã cử những Thiên Thần (chứ không phải người phàm tục như Y). Chúng ta chưa hề nghe điều (Y nói) từ nơi ông cha của chúng ta bao giờ."} (Chương 23 – Al-Mu’minun, câu 23, 24).
Cộng đồng của Nabi Saleh u nói với Người:
﴿أَتَنۡهَىٰنَآ أَن نَّعۡبُدَ مَا يَعۡبُدُ ءَابَآؤُنَا﴾ [سورة هود: 62]
{Phải chăng ngươi cấm bọn ta tôn thờ những đấng mà cha mẹ của bọn ta đã thờ phượng ư?} (Chương 11 – Hud, câu 62).
Cộng đồng của Nabi Ibrahim u nói với Người:
﴿بَلۡ وَجَدۡنَآ ءَابَآءَنَا كَذَٰلِكَ يَفۡعَلُونَ ٧٤﴾ [سورة الشعراء: 74]
 {Không, nhưng bọn ta thấy cha mẹ của bọn ta đã làm thế.} (Chương 26 – Ash-Shu’ara, câu 74).
Fir’aun nói với Nabi Musa (Moses) u:
﴿قَالَ فَمَا بَالُ ٱلۡقُرُونِ ٱلۡأُولَىٰ ٥١﴾ [سورة طه: 51]
{Fir’aun nói: “Thế còn những người thuộc thế hệ trước thì sao?} (Chương 20 – Ta-ha, câu 51).
Những người Ả Rập theo đa thần giáo nói với Nabi Muhammad  khi mà Người bảo họ nói câu: La ila-ha illollo-h (không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah) thì họ bảo: Chúng tôi chưa hề nghe qua điều này trong tín ngưỡng, quả là điều khác biệt.
Thứ hai: Những người thờ mồ mả của ngày hôm nay nghĩ rằng chỉ cần nói câu La ila-ha illollo-h (không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah) là sẽ được vào Thiên Đàng cho dù có làm bất cứ tội lỗi nào và nhiều như thế nào hay làm gì đi chăng nữa thì người đó cũng không trở thành người vô đức tin “Kafir”. Sự ngộ nhận này của họ là dựa theo lý lẽ từ nghĩa đen của lời Hadith rằng ai nói câu Shahadah thì không bị quăng vào lửa của Hỏa Ngục.
Trả lời cho sự ngộ nhận này: Những Hadith mang ý nghĩa như Hadith vừa nêu không phải chỉ cần nói trên chiếc lưỡi là đủ, không hoàn toàn như thế mà thực sự nó được giới hạn trong các điều kiện bởi những Hadith khác. Đó là người nói La ila-ha illollo-h bắt buộc phải tin vào nội dung ý nghĩa của nó bằng cả trái tim đồng thời phải chấp hành và thực hiện theo nội dung ý nghĩa của nó và phải phủ nhận tất cả những gì được thờ phượng ngoài Allah I như trong Hadith do Utban thuật lại rằng Thiên sứ của Allah đã nói:
{فَإِنَّ اللهَ حَرَّمَ عَلَى النَّارِ مَنْ قَالَ لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ يَبْتَغِى بِذَلِكَ وَجْهَ اللهِ} رواه البخاري.
“Quả thật, Allah cấm Hỏa Ngục chạm đến ai nói ‘không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah’ vì sắc diện của Allah” (Albukhari).
Người Munafiq (giả tạo đức tin) chỉ nói lời này trên chiếc lưỡi và họ sẽ phải ở trong tầng đáy của Hỏa Ngục vì sự tuyên thệ trên môi không mang lại được điều gì cho người chủ thể. Trong một Hadith Sahih Muslim, Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ قَالَ لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ وَكَفَرَ بِمَا يُعْبَدُ مِنْ دُونِ اللهِ حَرُمَ مَالُهُ وَدَمُهُ وَحِسَابُهُ عَلَى اللهِ} رواه البخاري ومسلم.
“Ai nói không có Thượng Đế nào khác ngoài Allah và phủ nhận những gì được thờ phượng ngoài Allah thì tài sản, tính mạng và sự phán xét của y là ở nơi Allah.” (Albukhari, Muslim).
Thiên sứ của Allah e cho biết rằng tài sản và tính mạng của một người được bảo toàn là bởi hai điều: thứ nhất là câu nói không có Thượng Đế nào khác ngoài Allah và thứ hai là phải phủ nhận tất cả những gì được thờ phượng ngoài Allah chứ Người không bảo chỉ cần nói lời Shahadah là đủ. Điều này chỉ ra rằng người nào nói La ila-ha illollo-h nhưng không từ bỏ việc thờ phượng người chết thì tài sản và tính mạng của y không bị cấm xâm phạm.
Thứ ba: Họ cho rằng không bao giờ xảy ra việc Shirk đối với cộng đồng tín đồ Muhammad khi mà họ vẫn nói lời “La ila-ha illollo-h muhammaddar rasu lullo-h”. Họ cho rằng việc họ làm trong hành vi thờ phượng người chết và cầu nguyện đến người chết không được gọi là Shirk.
Trả lời cho sự ngộ nhận này: Thiên sứ của Allah e đã cho biết rằng trong cộng đồng tín đồ của Người sẽ có sự bắt chước giống người Do Thái và Thiên Chúa trong việc lấy các vị tu sĩ của họ làm Thượng Đế khác với Allah và Người cũng cho biết rằng giờ Tận thế sẽ không xảy ra cho tới khi người sống thuộc cộng đồng tín đồ của Người bắt chước những người đa thần và thậm chí thờ phượng cả ngẫu tượng. Quả thật, sự việc đó đã xảy ra trong cộng đồng này từ việc làm Shirk, những việc làm đã đưa con người ra khỏi tôn giáo Islam trong khi họ vẫn nói lời “La ila-ha illollo-h muhammaddar rasu lullo-h”.
Thứ tư: Họ cho rằng chúng tôi không muốn những vị Wali, những vị ngoan đạo, ban phúc lành hay đáp lại những nhu cầu của chúng tôi mà chúng tôi chỉ muốn họ can thiệp cho chúng tôi ở nơi Allah I bởi vì họ là những người đức hạnh có một vị trí ở nơi Allah I. Chúng tôi chỉ cầu xin khấn vái họ can thiệp giùm chúng tôi mà thôi.
Trả lời cho sự ngộ nhận này: Đây chính là những gì mà những người đa thần thời trước đã nói nhưng họ thực sự là những kẻ vô đức tin và Allah I đã gọi là những người đa thần như Ngài đã phán:
﴿وَيَعۡبُدُونَ مِن دُونِ ٱللَّهِ مَا لَا يَضُرُّهُمۡ وَلَا يَنفَعُهُمۡ وَيَقُولُونَ هَٰٓؤُلَآءِ شُفَعَٰٓؤُنَا عِندَ ٱللَّهِۚ قُلۡ أَتُنَبِّ‍ُٔونَ ٱللَّهَ بِمَا لَا يَعۡلَمُ فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَلَا فِي ٱلۡأَرۡضِۚ سُبۡحَٰنَهُۥ وَتَعَٰلَىٰ عَمَّا يُشۡرِكُونَ ١٨﴾ [سورة يونس: 18]
{Và họ thờ phượng ngoài Ngài những kẻ đã không làm hại cũng chẳng mang lợi gì cho họ và họ nói: “Những vị này là những vị can thiệp giùm cho chúng tôi với Allah”. Hãy bảo họ (Muhammad!): “Phải chăng các người muốn báo cho Allah biết điều mà Ngài không biết trong các tầng trời và trái đất hay sao? Quang vinh và trong sạch thay Ngài! Quả thật Ngài là Đấng Tối Cao và vượt hẳn những điều mà họ đã tổ hợp với Ngài!”} (Chương 10 – Yunus, câu 18).
Quyền can thiệp, quyền cầu xin ân xá là sự thật nhưng nó chỉ nằm ở quyền hành của một mình Allah I, như Ngài đã phán:
﴿قُل لِّلَّهِ ٱلشَّفَٰعَةُ جَمِيعٗاۖ لَّهُۥ مُلۡكُ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِۖ ثُمَّ إِلَيۡهِ تُرۡجَعُونَ ٤٤﴾ [سورة الزمر: 44]
{Ngươi (Muhammad) hãy bảo họ: “Mọi sự cầu xin ân xá đều thuộc quyền của Allah cả, Ngài nắm quyền thống trị các tầng trời và trái đất. Rồi các người sẽ được đưa về gặp Ngài trở lại”.} (Chương 39 – Azzumar, câu 44).
Như vậy, họ cần phải cầu xin Allah I chứ không phải cầu xin những người chết, bởi lẽ Allah I không cho phép cầu xin sự can thiệp của bất cứ ai dù đó là các Thiên Thần hay các vị Sứ giả của Ngài. Sự cầu xin ân xá không giống những gì diễn ra trong tạo vật rằng người cầu xin ân xá cứ cầu xin sự ân xá mà không cần phải xem có được phép hay không; còn ở nơi Allah I thì không ai được quyền can thiệp và cầu xin ân xá cho ai trừ phi Ngài cho phép, Ngài phán:
﴿وَكَم مِّن مَّلَكٖ فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ لَا تُغۡنِي شَفَٰعَتُهُمۡ شَيۡ‍ًٔا إِلَّا مِنۢ بَعۡدِ أَن يَأۡذَنَ ٱللَّهُ لِمَن يَشَآءُ وَيَرۡضَىٰٓ ٢٦﴾  [سوروة النجم: 26]
{Và có bao nhiêu Thiên thần trong các tầng trời mà sự can thiệp chẳng có kết quả gì trừ phi Allah chấp thuận cho ai mà Ngài muốn và hài lòng.} (Chương 53 – Annajm, câu 26).
Thứ năm: Họ nói rằng những vị Wali, những vị ngoan đạo có một vị trí đặc biệt ở nơi Allah I, chúng tôi cầu xin Allah bởi sự cao quý và vị trí đặc biệt của họ ở nơi Ngài.
Trà lời cho sự ngộ nhận này: Tất cả những người có đức tin đều là những vị Wali của Allah I, còn ai chỉ định một nhân vật nào đó mới đích thực là Wali của Allah I thì cần phải có bằng chứng rõ ràng từ Qur’an và Sunnah của Thiên sứ . Dẫu cho ai đó có khẳng định rằng có bằng chứng từ Qur’an và Sunnah về danh nghĩa Wali của một nhân vật nào đó thì chúng ta cũng không được phép thái quá với nhân vật đó trong việc tìm phúc lành từ bản thân nhân vật đó, vì đấy là phương tiện trong các phương tiện dẫn tới điều Shirk.
Allah I ra lệnh bảo chúng phải cầu xin khấn vái trực tiếp đến Ngài, chẳng cần phải qua bất cứ một trung gian nào cả. Nếu chúng ta nhận lấy kẻ trung gian giữa chúng ta với Allah I thì việc làm đó cũng giống như những người đa thần giáo thời trước đã làm; nhưng Allah I đã phủ nhận việc làm của họ.
Các dạng đại Shirk
Shirk được phân ra thành hai dạng: tiểu Shirk và đại Shirk. Đại Shirk là thứ phủ nhận Tawhid và đưa người tín đồ ra khỏi tôn giáo.
Đại Shirk có nhiều loại:
1. Shirk trong nỗi sợ: Nỗi sợ được chia thành ba dạng:
Dạng thứ nhất: Sợ ai (vật) khác ngoài Allah I từ ngẫu tượng, tà thần, người chết, người khuất mặt hay từ loài Jinn trong việc gây ra điều bất lành, giống như Allah I đã phán về cộng đồng của Nabi Hud  khi họ nói:
﴿إِن نَّقُولُ إِلَّا ٱعۡتَرَىٰكَ بَعۡضُ ءَالِهَتِنَا بِسُوٓءٖۗ قَالَ إِنِّيٓ أُشۡهِدُ ٱللَّهَ وَٱشۡهَدُوٓاْ أَنِّي بَرِيٓءٞ مِّمَّا تُشۡرِكُونَ ٥٤ مِن دُونِهِۦۖ فَكِيدُونِي جَمِيعٗا ثُمَّ لَا تُنظِرُونِ ٥٥﴾ [سورة هود: 54، 55]
{“Bọn ta nói rằng có thể một số thần linh của bọn ta sẽ hãm hại ngươi”. (Hud) bảo: “Ta cầu xin Allah làm chứng và yêu cầu bọn ngươi làm chứng rằng ta hoàn toàn vô can về việc các ngươi đã tổ hợp nhiều thần linh với Ngài. Thế tất cả bọn ngươi hãy cộng tác bày mưu hãm hại ta và chớ để cho ta nghỉ xả hơi xem nào!”} (Chương 11- Hud, câu 54, 55).
Quả thật, những người Ả Rập theo đa thần giáo muốn làm cho Thiên sứ của Allah e sợ các thần linh ngẫu tượng của họ như Allah I đã phán:
﴿وَيُخَوِّفُونَكَ بِٱلَّذِينَ مِن دُونِهِۦۚ﴾ [سورة الزمر: 36]
{Và chúng làm Ngươi (Muhammad) sợ những ai khác ngoài Ngài.} (Chương 39 – Azzumar, câu 36).
Đây là nỗi sợ thuộc trong những dạng thức thờ phượng quan trọng cần phải hướng hoàn toàn về một mình Allah I duy nhất. Ngài phán:
﴿إِنَّمَا ذَٰلِكُمُ ٱلشَّيۡطَٰنُ يُخَوِّفُ أَوۡلِيَآءَهُۥ فَلَا تَخَافُوهُمۡ وَخَافُونِ إِن كُنتُم مُّؤۡمِنِينَ ١٧٥﴾ [سورة آل عمران: 175]
{Chỉ Shaytan mới xúi giục các ngươi sợ bạn bè của nó; bởi thế, chớ sợ chúng mà hãy sợ TA (Allah) nếu các ngươi là những người có đức tin.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 175).
﴿فَلَا تَخۡشَوۡهُمۡ وَٱخۡشَوۡنِۚ﴾ [سورة المائدة: 3]
{Bởi thế, chớ sợ chúng mà hãy sợ TA.} (Chương 5  - Al-Ma-idah, câu 3).
Dạng nỗi sợ này không được phép hướng đến ai (vật) khác ngoài Allah I; ai hướng nỗi sợ này đến với ai (vật) khác ngoài Allah I thì người đó đã phạm vào đại Shirk.
Dạng nỗi sợ thứ hai: Một người từ bỏ một việc làm nghĩa vụ nào vì sợ một số người thì sự sợ này là thuộc dạng tiểu Shirk. Allah I đề cập đến dạng nỗi sợ này trong lời phán của Ngài như sau:
﴿ٱلَّذِينَ قَالَ لَهُمُ ٱلنَّاسُ إِنَّ ٱلنَّاسَ قَدۡ جَمَعُواْ لَكُمۡ فَٱخۡشَوۡهُمۡ فَزَادَهُمۡ إِيمَٰنٗا وَقَالُواْ حَسۡبُنَا ٱللَّهُ وَنِعۡمَ ٱلۡوَكِيلُ ١٧٣ فَٱنقَلَبُواْ بِنِعۡمَةٖ مِّنَ ٱللَّهِ وَفَضۡلٖ لَّمۡ يَمۡسَسۡهُمۡ سُوٓءٞ وَٱتَّبَعُواْ رِضۡوَٰنَ ٱللَّهِۗ وَٱللَّهُ ذُو فَضۡلٍ عَظِيمٍ ١٧٤ إِنَّمَا ذَٰلِكُمُ ٱلشَّيۡطَٰنُ يُخَوِّفُ أَوۡلِيَآءَهُۥ فَلَا تَخَافُوهُمۡ وَخَافُونِ إِن كُنتُم مُّؤۡمِنِينَ ١٧٥﴾ [سورة آل عمران: 173 - 175]
{Những ai mà người ta đã nói với họ: “Quả thật, những người (ngoại đạo) tập trung đến tấn công quí vị. Bởi thế, hãy sợ họ”. Nhưng điều đó chỉ làm tăng thêm đức tin của họ và họ đã nói: “Allah đủ giúp chúng tôi bởi vì Ngài là Đấng Bảo Trợ Ưu Việt”. Và họ đã trở về nhà với ân huệ và thiên lộc của Allah. Họ đã không gặp điều rủi ro nào; và họ làm theo sự hài lòng của Allah. Và Allah có vô vàn thiên lộc vĩ đại. Chỉ Shaytan mới xúi giục các ngươi sợ bạn bè của nó; bởi thế, chớ sợ chúng mà hãy sợ TA (Allah) nếu các ngươi là những người có đức tin.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 173 - 175).
Dạng nỗi sợ này cũng được đề cập trong Hadith do Ibnu Ma-jah ghi lại qua lời thuật của ông Abu Sa’eed Al-Khudri t rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ يَحْقِرْ أَحَدُكُمْ نَفْسَهُ}
“Bất cứ ai trong các ngươi cũng không được khinh khi bản thân mình”.
Các vị Sahabah nói: Thưa Thiên sứ của Allah, ai đó trong chúng tôi khinh khi bản thân mình như thế nào?
Thiên sứ của Allah e nói:
{يَرَى أَمْرًا لِلهِ عَلَيْهِ فِيهِ مَقَالٌ ثُمَّ لاَ يَقُولُ فِيهِ فَيَقُولُ اللهُ عَزَّ وَجَلَّ لَهُ يَوْمَ الْقِيَامَةِ مَا مَنَعَكَ أَنْ تَقُولَ فِى كَذَا وَكَذَا فَيَقُولُ خَشْيَةُ النَّاسِ. فَيَقُولُ فَإِيَّاىَ كُنْتَ أَحَقَّ أَنْ تَخْشَى}.
“Y nhìn thấy một sự việc mà y phải có trách nhiệm vì Allah trong việc phản hồi nhưng rồi y không nói gì trong sự việc đó cả. Vào Ngày Phán Xét, Allah phán bảo y: điều gì ngăn ngươi không nói trong sự việc này, sự việc này thì y nói: bề tôi sợ mọi người. Ngài phán: Chỉ có TA mới xứng đáng là Đấng mà ngươi phải sợ”.
Dạng nỗi sợ thứ ba: Nỗi sợ tự nhiên theo bản năng vốn có mà Allah I đã gieo trong trái tim con người chẳng hạn sợ kẻ thù, sợ thú dữ hoặc sợ những thứ gì khác. Đây là nỗi sợ không mang tội như Allah I đã phán về câu chuyện của Nabi Musa u:
﴿فَخَرَجَ مِنۡهَا خَآئِفٗا يَتَرَقَّبُۖ﴾ [سورة القصص: 21]
{Thế là Y bỏ chỗ đó trốn đi nơi khác vừa lo sợ vừa ngó chừng đề phòng.} (Chương 28 – Al-Qisas, câu 21).
Nỗi sợ thuộc dạng thứ nhất và dạng thứ hai phải được hướng hoàn toàn đến riêng một mình Allah I, không được hướng đến ai (vật) khác ngoài Ngài. Học giả Ibnu Al-Qayyim nói: Một trong những âm mưu kẻ thù của Allah là làm cho những người có đức tin sợ hãi từ quân lính và các vị bảo hộ của chúng để họ không chiến đấu với chúng, để không bảo chúng làm điều đúng cũng như không ngăn cản chúng làm điều sai. Allah cho biết rằng đó chỉ là âm mưu của Shaytan muốn làm cho họ sợ hãi và Ngài cấm sợ chúng. Bởi thế, cứ mỗi khi đức tin Iman của người bề tôi mạnh mẽ là mỗi lần nỗi sợ những kẻ Wali Shaytan sẽ biến mất. Ngược lại, cứ mỗi khi đức tin Iman của người bề tôi trở nên yếu ớt thì nỗi sợ sẽ tăng lên. Allah I phán:
﴿إِنَّمَا يَعۡمُرُ مَسَٰجِدَ ٱللَّهِ مَنۡ ءَامَنَ بِٱللَّهِ وَٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِ وَأَقَامَ ٱلصَّلَوٰةَ وَءَاتَى ٱلزَّكَوٰةَ وَلَمۡ يَخۡشَ إِلَّا ٱللَّهَۖ فَعَسَىٰٓ أُوْلَٰٓئِكَ أَن يَكُونُواْ مِنَ ٱلۡمُهۡتَدِينَ ١٨﴾ [سورة التوبة: 18]
{Chỉ ai tin nơi Allah và Ngày Phán xử cuối cùng và năng dâng lễ nguyện Salah và đóng Zakah và không sợ ai mà chỉ sợ một mình Allah thì đó mới là những người chăm sóc và bảo quản các Thánh đường của Allah. May ra những người đó có thể sẽ là những người được hướng dẫn.} (Chương 9 – Attawbah, câu 18).
Allah, Đấng Tối Cao cho biết rằng chỉ có những người có đức tin Iman nơi Ngài và nơi cõi Đời Sau bằng cả trái tim và thể xác của họ một cách toàn tâm và toàn lực mới là những người chăm sóc và bảo quản các Masjid của Allah I. Điều này khẳng định rằng việc chăm sóc và bảo quản các Masjid chỉ được diễn ra khi nào các Masjid đã trong sạch khỏi những người thờ đa thần, bởi lẽ việc bảo quản và chăm sóc các Masjid là sự quy phục Allah I và thi hành điều thiện tốt. Riêng những kẻ đa thần dù có hành thiện thì việc làm thiện tốt của họ vô nghĩa như Allah I phán:
﴿وَٱلَّذِينَ كَفَرُوٓاْ أَعۡمَٰلُهُمۡ كَسَرَابِۢ بِقِيعَةٖ يَحۡسَبُهُ ٱلظَّمۡ‍َٔانُ مَآءً حَتَّىٰٓ إِذَا جَآءَهُۥ لَمۡ يَجِدۡهُ شَيۡ‍ٔٗا﴾ [سورة النور: 39]
{Ngược lại, những ai không có đức tin thì việc làm của họ chẳng khác nào ảo ảnh nơi bãi sa mạc mà một người chết khát cho là nước (uống), cho đến khi y đến nơi, y chẳng thấy gì cả.} (Chương 24 – Annur, câu 39).
﴿كَرَمَادٍ ٱشۡتَدَّتۡ بِهِ ٱلرِّيحُ فِي يَوۡمٍ عَاصِفٖۖ﴾ [سورة إبراهيم: 18]
{Việc làm của họ như đống tro tàn mà gió sẽ thổi bay đi mất vào Ngày bảo tố cuồng phong.} (Chương 14 – Ibrahim, câu 18).
Bởi vậy, các Masjid được chăm sóc và bảo quản đúng cách là phải bằng việc làm ngoan đạo, phải thành tâm hướng về Allah I, phải mang giáo lý Aqeedah đúng đắn, hoàn toàn trong sạch và tinh khiết không dính phải bất cứ thứ gì từ Shirk, Bid’ah và mê tín, chứ việc chăm sóc và bảo quản các Masjid không phải chỉ bằng xây trát, trang hoàng hoặc phải dựng trên các mồ mả. Quả thật, Thiên sứ của Allah e đã nguyền rủa những ai làm như thế bởi lời phán của Allah I:
﴿وَلَمۡ يَخۡشَ إِلَّا ٱللَّهَۖ﴾ [سورة التوبة: 18]
{Và không sợ ai mà chỉ sợ một mình Allah.} (Chương 9 – Attawbah, câu 18).
Giảng giải cho lời phán này, ông Ibnu Atiyah nói: Allah I muốn nói sợ ở đây là trong sự tôn vinh, thờ phượng và phủ phục; con người không được phép sợ những ai (vật) của thế gian. Ông Mu’a-wiyah t đã viết một bức thông điệp đến bà A’ishah  yêu cầu bà viết gởi cho ông một bức thông điệp ngắn mang lời nhắn nhủ và khuyên răn. Thế là bà A’ishah  đã viết một bức thư ngắn gởi ông với nội dung: “Gởi đến Mu’a-wiyah – chào bằng an đến ông - : Quả thật, tôi đã nghe Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ اِلْتَمَسَ رِضَى اللهِ بِسَخَطِ النَّاسِ كَفَاهُ اللهِ مَؤُوْنَةَ النَّاسِ وَمَنْ اِلْتَمَسَ رِضَى النَّاسِ بِسَخَطِ اللهِ وَكَّلَهُ اللهُ إِلَى النَّاس}
“Ai tìm sự hài lòng ở nơi Allah bằng sự phẫn nộ của thiên hạ thì một mình Allah đủ giữ an toàn cho y khỏi thiên hạ; còn ai tìm sự hài lòng nơi thiên hạ bằng sự phẫn nộ nơi Allah thì Allah bỏ mặc y cho thiên hạ”.
... Chào bằng an” (Hadith do Abu Na’eem ghi lại trong Al-Haliyah).
Một lời dẫn khác do Ibnu Hibban ghi lại trong bộ Sahih của ông:
{مَنْ اِلْتَمَسَ رِضَى اللهِ بِسَخَطِ النَّاسِ رَضِيَ اللهُ عَنْهُ وأَرَّضَ عَنْهُ النَّاس وَمَنْ اِلْتَمَسَ رِضَى النَّاسِ بِسَخَطِ اللهِ سَخَطَ اللهُ عَلَيْهِ وَأَسْخَطَ عَلَيْهِ النَّاس}
“Ai tìm sự hài lòng ở nơi Allah bằng sự phẫn nộ của thiên hạ thì Allah sẽ hài lòng về y và Ngài làm cho thiên hạ hài lòng với y; còn ai tìm sự hài lòng nơi thiên hạ bằng sự phẫn nộ nơi Allah thì Allah sẽ giận dữ với y và làm cho thiên hạ giận dữ với y”.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: ((Bà A’ishah  đã viết thư gởi cho ông Mu’a-wiyah t như sau: Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ أَرْضَى اللهَ بِسَخَطِ النَّاسِ كَفَاهُ اللهِ مَؤُوْنَةَ النَّاسِ وَمَنْ أَرْضَى النَّاسَ بِسَخَطِ اللهِ لَمْ يُغْنُوْا عَنْهُ مِنَ اللهِ شَيْئًا}
“Ai làm Allah hài lòng bằng sự phẫn nộ của thiên hạ thì một mình Allah đủ giữ an toàn cho y khỏi thiên hạ; còn ai làm hài lòng thiên hạ bằng sự phẫn nộ nơi Allah thì thiên hạ không giúp ích được gì cho y từ sự phẫn nộ của Ngài”.
Đây là giáo lý thực hành căn bản trong tôn giáo. Bởi thế, ai làm Allah I hài lòng dù cho con người giận dữ thì Ngài sẽ bảo vệ y và y đích thực là người bề tôi ngoan đạo của Ngài. Allah I là Đấng bảo hộ cho những người ngoan đạo và chỉ cần một mình Ngài là đã đầy đủ cho người bề tôi của Ngài, Ngài phán:
﴿وَمَن يَتَّقِ ٱللَّهَ يَجۡعَل لَّهُۥ مَخۡرَجٗا ٢ وَيَرۡزُقۡهُ مِنۡ حَيۡثُ لَا يَحۡتَسِبُۚ وَمَن يَتَوَكَّلۡ عَلَى ٱللَّهِ فَهُوَ حَسۡبُهُۥٓۚ﴾ [سورة الطلاق: 2، 3]
{Và ai kính sợ Allah thì Ngài sẽ mở cho y một lối thoát, và Ngài sẽ ban phát bổng lộc cho y mà y không thể ngờ tới; và ai phó thác cho Allah thì một mình Ngài đã đủ phù hộ cho y.} (Chương 65 – Attalaq, câu 2, 3).
Một mình Allah I đủ để bảo đảm an toàn cho nhân loại, điều đó không có gì phải nghi ngờ, còn việc tất cả thiên hạ đều hài lòng về ai đó thì điều đó không xảy ra ...)).
Hadith vừa nêu trên với nhiều lời dẫn khác nhau đã phân giải rõ ràng rằng con người khi nào làm một điều gì đó để làm hài lòng Allah I dù cho có bị cả nhân loại giận dữ thì y sẽ đạt được hai điều tốt vô cùng thiêng liêng: được Allah I hài lòng và được sự hài lòng của nhân loại; còn ngược lại, ai làm một điều gì đó để làm cho nhân loại hài lòng mà bất chấp sự giận dữ và phẫn nộ của Allah I thì người đó sẽ gặp phải tai họa lớn: bị Allah I giận dữ và bị cả sự giận dữ của nhân loại.
Nói tóm lại, khi Allah I hài lòng thì sẽ đạt được mọi điều tốt lành còn nếu như chiều lòng thiên hạ mà để Allah I giận dữ thì chắc chắn sẽ gặp phải toàn điều xấu.
Cầu xin Allah I sự bình an và phúc lành...
    Dù phải kính sợ Allah I nhưng chúng ta cần phải biết rằng song hành với sự kính sợ Ngài phải đi kèm niềm hy vọng và tình yêu thương đối với Ngài để mà nỗi sợ không làm cho một người trở nên tuyệt vọng nơi lòng thương xót và đức khoan dung của Ngài.
Cho nên, người có đức tin phải đi đến Allah I trên con đường ở chính giữa lòng kính sợ và niềm hy vọng. Bởi lẽ, nếu y đi đến Allah chỉ với lòng kính sợ Ngài thì sẽ khiến y tuyệt vọng nơi lòng thương xót và đức khoan dung của Ngài, còn nếu y đi đến nơi Ngài chỉ với niềm hy vọng thì sẽ khiến y tự đắc với sự thử thách của Ngài và sẽ luôn cảm thấy an toàn trước kế hoạch của Ngài. Sự tuyệt vọng nơi đức khoan dung và lòng thương xót của Allah hay cảm thấy an toàn cũng như sự tự đắc trước kế hoạch của Allah, cả hai đều phủ nhận Tawhid, Ngài phán:
﴿أَفَأَمِنُواْ مَكۡرَ ٱللَّهِۚ فَلَا يَأۡمَنُ مَكۡرَ ٱللَّهِ إِلَّا ٱلۡقَوۡمُ ٱلۡخَٰسِرُونَ ٩٩﴾ [سورة الأعراف: 96 - 99]
{Quả thật, chẳng ai cảm thấy an toàn trước kế hoạch của Allah ngoại trừ đám người thua thiệt.} (Chương 7 – Al’Araf, câu 99).
﴿إِنَّهُۥ لَا يَاْيۡ‍َٔسُ مِن رَّوۡحِ ٱللَّهِ إِلَّا ٱلۡقَوۡمُ ٱلۡكَٰفِرُونَ ٨٧﴾ [سورة يوسف: 87]
{Chớ bao giờ tuyệt vọng nơi lòng nhân từ và đức khoan dung của Allah bởi quả thật chỉ có đám người vô đức tin mới tuyệt vọng nơi đức khoan dung và lòng nhân từ của Ngài.} (Chương 12 – Yusuf, câu 87).
﴿وَمَن يَقۡنَطُ مِن رَّحۡمَةِ رَبِّهِۦٓ إِلَّا ٱلضَّآلُّونَ ٥٦﴾ [سورة الحجر: 56]
{Và ai tuyệt vọng nơi đức Khoan Dung và lòng Nhân Từ của Thượng Đế của y thì đó là những kẻ lầm lạc.} (Chương 15 – Al-Hijr, câu 56).
Học giả Isma’il bin Ra-fi’a nói: Một trong những điều cảm thấy an toàn trước kế hoạch của Allah I là người bề tôi cứ ngoan cố lún sâu vào tội lỗi nhưng lại mong muốn được sự tha thứ nơi Ngài.
Giới học giả nói: Sự tuyệt vọng là ở cách xa lối thoát một cách vô vọng. Sự tuyệt vọng đối nghịch với sự cảm thấy an toàn trước kế hoạch của Allah I. Cả hai trạng thái đều là đại tội. Cho nên, người có đức tin không được chỉ dựa vào lòng kính sợ không thôi để rồi phải trở nên tuyệt vọng nơi đức khoan dung và lòng thương xót của Allah và cũng không được chỉ dựa vào niềm hy vọng không thôi để rồi luôn cảm thấy an toàn trước sự trừng phạt của Allah mà phải vừa kính sợ Allah và vừa hy vọng nơi Ngài: sợ làm tội với Ngài để cố gắng phủ phục và tuân lệnh Ngài; hy vọng đức khoan dung và lòng thương xót của Ngài để luôn quay về sám hối cùng Ngài. Allah I phán về các vị Sứ giả của Ngài:
﴿إِنَّهُمۡ كَانُواْ يُسَٰرِعُونَ فِي ٱلۡخَيۡرَٰتِ وَيَدۡعُونَنَا رَغَبٗا وَرَهَبٗاۖ وَكَانُواْ لَنَا خَٰشِعِينَ ٩٠ ﴾ [سورة الأنبياء: 90]
{Quả thật, họ đã thường phấn đấu thi đua nhau làm điều thiện tốt và thường cầu nguyện TA với niềm hy vọng và kính cẩn và họ là những người luôn kính sợ TA.} (Chương 21 – Al-Anbiya, câu 90).
﴿أُوْلَٰٓئِكَ ٱلَّذِينَ يَدۡعُونَ يَبۡتَغُونَ إِلَىٰ رَبِّهِمُ ٱلۡوَسِيلَةَ أَيُّهُمۡ أَقۡرَبُ وَيَرۡجُونَ رَحۡمَتَهُۥ وَيَخَافُونَ عَذَابَهُۥٓۚ إِنَّ عَذَابَ رَبِّكَ كَانَ مَحۡذُورٗا ٥٧﴾ [سورة الإسراء: 57]
{Những thần linh mà chúng cầu nguyện cũng sẽ tìm phương cách để được đến gặp Thượng Đế của họ và cũng thi đua nhau xem ai trong họ là người gần Thượng Đế nhất. Họ hy vọng nơi lòng Khoan Dung của Ngài và sợ sự trừng phạt của Ngài. Quả thật, sự trừng phạt của Thượng Đế (Allah) của Ngươi mới là điều phải đáng sợ.} (Chương 17 – Al-Isra, câu 57).
Nỗi sợ và niềm hy vọng khi được kết hợp với nhau sẽ thúc đẩy người bề tôi đến với hành đạo và là động cơ hữu ích. Với niềm hy vọng người bề tôi sẽ tuân lệnh và ngoan đạo vì mong được ân phước và phần thưởng, còn với nỗi sợ thì người bề tôi sẽ từ bỏ tội lỗi vì sợ sự trừng phạt. Trường hợp người bề tôi chán nản và tuyệt vọng nơi đức khoan dung và lòng nhân từ của Allah thì y sẽ thôi hành đạo và dừng làm điều thiện tốt, còn khi người bề tôi cảm thấy an toàn trước sự trừng phạt của Allah thì nó sẽ thúc đẩy y làm điều tội lỗi và sai trái.
Một số học giả nói: Ai thờ phượng Allah chỉ bằng tình yêu thương thì người đó là Sufi, ai thờ phượng Ngài chỉ bằng nỗi sợ thì người đó là Hururi, ai thờ phượng Ngài chỉ bằng niềm hy vọng thì y là người Marji-ah, còn ai thờ phượng Allah bằng tình yêu thương, nỗi sợ và cả niềm hy vọng thì người đó mới đích thực là người có đức tin giống như Allah I đã mô tả:
﴿أُوْلَٰٓئِكَ ٱلَّذِينَ يَدۡعُونَ يَبۡتَغُونَ إِلَىٰ رَبِّهِمُ ٱلۡوَسِيلَةَ أَيُّهُمۡ أَقۡرَبُ وَيَرۡجُونَ رَحۡمَتَهُۥ وَيَخَافُونَ عَذَابَهُۥٓۚ إِنَّ عَذَابَ رَبِّكَ كَانَ مَحۡذُورٗا ٥٧﴾ [سورة الإسراء: 57]
{Những thần linh mà chúng cầu nguyện cũng sẽ tìm phương cách để được đến gặp Thượng Đế của họ và cũng thi đua nhau xem ai trong họ là người gần Thượng Đế nhất. Họ hy vọng nơi lòng Khoan Dung của Ngài và sợ sự trừng phạt của Ngài. Quả thật, sự trừng phạt của Thượng Đế (Allah) của Ngươi là điều phải đáng sợ.} (Chương 17 – Al-Isra, câu 57).
Quả thật, Allah đã mô tả những người không quan tâm đến khía cạnh sợ và cảm thấy an toàn trước sự trừng phạt là những người thua thiệt, Ngài phán:
﴿أَفَأَمِنَ أَهۡلُ ٱلۡقُرَىٰٓ أَن يَأۡتِيَهُم بَأۡسُنَا بَيَٰتٗا وَهُمۡ نَآئِمُونَ ٩٧ أَوَ أَمِنَ أَهۡلُ ٱلۡقُرَىٰٓ أَن يَأۡتِيَهُم بَأۡسُنَا ضُحٗى وَهُمۡ يَلۡعَبُونَ ٩٨ أَفَأَمِنُواْ مَكۡرَ ٱللَّهِۚ فَلَا يَأۡمَنُ مَكۡرَ ٱللَّهِ إِلَّا ٱلۡقَوۡمُ ٱلۡخَٰسِرُونَ ٩٩﴾ [سورة الأعراف: 97 - 99]
{Chẳng lẽ dân cư của các thị trấn cảm thấy an toàn chăng khi cơn thịnh nộ của TA đến chụp bắt họ vào ban đêm trong lúc họ đang yên giấc? Hoặc phải chăng họ cảm thấy an toàn khi cơn thịnh nộ của TA đến với họ vào lúc mặt trời lên cao khi họ đang vui đùa? Hoặc phải chăng họ cảm thấy an toàn trước kế hoạch bí mật của Allah? Quả thật, chẳng ai cảm thấy an toàn trước kế hoạch của Allah ngoại trừ đám người thua thiệt.} (Chương 7 – Al’Araf, câu 96 – 99).
Ý nghĩa các câu Kinh trên: Allah I đề cập đến tình trạng của cư dân các thị trấn đã phủ nhận các vị Thiên sứ của Ngài và họ cứ lún sâu trong sự vô đức tin và tội lỗi. Họ làm như thế phải chăng họ cảm thấy an toàn trước kế hoạch của Allah I, phải chăng họ không sợ sự trừng phạt của Ngài? Và kế hoạch của Allah I: khi người bề tôi trái lệnh Ngài, làm Ngài nỗi giận thì Ngài vẫn ban nhiều ân huệ cho y để y nghĩ rằng Allah đang hài lòng y với mục đích để tội lỗi của y càng thêm chồng chất để rồi Ngài túm bắt lấy y một cách bất ngờ và đột ngột.
Allah I nhắc đến những người vô đức tin này nhằm nhắc nhở những ai thời sau họ lấy đó làm bài học để khỏi bị Ngài trừng phạt giống như họ, Ngài phán:
﴿أَوَ لَمۡ يَهۡدِ لِلَّذِينَ يَرِثُونَ ٱلۡأَرۡضَ مِنۢ بَعۡدِ أَهۡلِهَآ أَن لَّوۡ نَشَآءُ أَصَبۡنَٰهُم بِذُنُوبِهِمۡۚ وَنَطۡبَعُ عَلَىٰ قُلُوبِهِمۡ فَهُمۡ لَا يَسۡمَعُونَ ١٠٠﴾ [سورة الأعراف: 100]
{Há không là một chỉ đạo (bài học) cho những ai thừa kế trái đất sau khi dân cư của nó (đã bị tiêu diệt) rằng nếu muốn, TA (Allah) sẽ thừa sức tiêu diệt họ vì tội lỗi của họ và niêm kín tấm lòng của họ khiến họ không nghe biết gì hay sao?} (Chương 7 – Al-A’raaf, câu 100).
Một số học giả nói: Nỗi sợ của người bề tôi được hình thành từ những điều sau:
Thứ nhất: Nhận biết được sự nghiêm trọng và xấu xa của tội lỗi.
Thứ hai: Tin vào lời cảnh báo rằng Allah sẽ trừng phạt cho việc làm trái lệnh Ngài.
Thứ ba: Nếu không biết sợ thì điều đó sẽ ngăn cản y quay về sám hối với Allah và làm cho y lún sâu vào tội lỗi.
Ba điều này sẽ làm hoàn thiện nỗi sợ trước hành vi tội lỗi và sau hành vi tội lỗi thì nó càng làm nỗi sợ tăng thêm.
Các vị Thiên sứ, các vị Nabi của Allah (cầu xin Allah hài lòng về họ) không bao giờ tuyệt vọng về đức khoan dung và lòng nhân từ nơi Allah I trong mọi hoàn cảnh cho dù có khắc nghiệt và ngặt nghèo như thế nào. Vị Khaleel của Allah – Nabi Ibrahim u khi được các vị Thiên Thần báo tin mừng về đứa con lúc ở độ tuổi già nua còn vợ của Người lại là phụ nữ hiếm muộn thì Người nói:
﴿وَمَن يَقۡنَطُ مِن رَّحۡمَةِ رَبِّهِۦٓ إِلَّا ٱلضَّآلُّونَ ٥٦﴾ [سورة الحجر: 56]
{Và ai tuyệt vọng nơi đức Khoan Dung và lòng Nhân Từ của Thượng Đế của y thì đó là những kẻ lầm lạc.} (Chương 15 – Al-Hijr, câu 56).
Bởi lẽ Nabi Ibrahim u biết rõ quyền năng vô song và lòng nhân từ bao la của Allah I nhưng Người lại nói với các vị Thiên Thần:
﴿أَبَشَّرۡتُمُونِي عَلَىٰٓ أَن مَّسَّنِيَ ٱلۡكِبَرُ فَبِمَ تُبَشِّرُونَ ٥٤﴾ [سورة الحجر د : 54]
{Chẳng lẽ các ngài báo tin mừng cho tôi lúc tôi đã già như thế này sao? Tin mừng thế nào?} (Chương 15 – Al-Hijr, câu 54).
Nabi Ibrahim u nói trong tâm trạng ngạc nhiên về quyền năng vô biên cũng như lòng nhân từ vô hạn của Allah I.
Nabi Ya’qub u trước nỗi đau xé lòng về việc mất tích đứa con yêu thương nhất của mình nhưng Người không hề tuyệt vọng mà vẫn luôn hy vọng nơi Allah I, vẫn luôn mong đợi lòng nhân từ của Ngài, Người nói với các con của Người:
﴿يَٰبَنِيَّ ٱذۡهَبُواْ فَتَحَسَّسُواْ مِن يُوسُفَ وَأَخِيهِ وَلَا تَاْيۡ‍َٔسُواْ مِن رَّوۡحِ ٱللَّهِۖ إِنَّهُۥ لَا يَاْيۡ‍َٔسُ مِن رَّوۡحِ ٱللَّهِ إِلَّا ٱلۡقَوۡمُ ٱلۡكَٰفِرُونَ ٨٧﴾ [سورة يوسف: 87]
{Này các con! Các con hãy đi dọ hỏi tin tức của Yusuf và đứa em của nó, và chớ bao giờ tuyệt vọng nơi lòng nhân từ và đức khoan dung của Allah, bởi quả thật chỉ có đám người vô đức tin mới tuyệt vọng nơi đức khoan dung và lòng nhân từ của Ngài.} (Chương 12 – Yusuf, câu 87).
﴿فَصَبۡرٞ جَمِيلٌۖ عَسَى ٱللَّهُ أَن يَأۡتِيَنِي بِهِمۡ جَمِيعًاۚ﴾ [سورة يوسف: 83]
{Do đó, kiên nhẫn là giải pháp tốt nhất, hy vọng rằng Allah sẽ đưa tất cả chúng nó về lại với ta.} (Chương 12 – Yusuf, câu 83).
Allah I phán về Nabi Muhammad e:
﴿إِذۡ أَخۡرَجَهُ ٱلَّذِينَ كَفَرُواْ ثَانِيَ ٱثۡنَيۡنِ إِذۡ هُمَا فِي ٱلۡغَارِ إِذۡ يَقُولُ لِصَٰحِبِهِۦ لَا تَحۡزَنۡ إِنَّ ٱللَّهَ مَعَنَاۖ ﴾ [سورة التوبة: 40]
{Bởi vì Allah đã giúp Y khi những kẻ không có đức tin nhất định trục xuất Y đi nơi khác. Y là người thứ hai trong số hai người trong hang núi (Muhammad và Abu Bakr). Y nói với người bạn đồng hành của mình (Abu Bakr): “Chớ sợ, quả thật Allah đang ở cùng với chúng ta.”} (Chương 9 – Attawbah, câu 40).
Thiên sứ Muhammad e nói:
{وَاِعْلَمْ أَنَّ الْفَرَجَ مَعَ الْكَرْبِ} رواه أحمد.
“Và hãy biết rằng sự cứu giúp đi cùng với hoạn nạn” (Ahmad).
Allah, Đấng Tối Cao cấm bầy tôi của Ngài tuyệt vọng nơi đức khoan dung và lòng nhân từ của Ngài dù cho họ có làm lỗi nhiều đến mức nào hoặc nghiêm trọng ra sao, Ngài phán:
﴿قُلۡ يَٰعِبَادِيَ ٱلَّذِينَ أَسۡرَفُواْ عَلَىٰٓ أَنفُسِهِمۡ لَا تَقۡنَطُواْ مِن رَّحۡمَةِ ٱللَّهِۚ إِنَّ ٱللَّهَ يَغۡفِرُ ٱلذُّنُوبَ جَمِيعًاۚ إِنَّهُۥ هُوَ ٱلۡغَفُورُ ٱلرَّحِيمُ ٥٣﴾ [سورة الزمر: 53]
{Hãy nói: “Hỡi các bề tôi của TA! Những ai đã làm cho bản thân mình vướng tội thì chớ nên tuyệt vọng về Đức Khoan dung của Allah. Chắc chắn Allah sẽ tha thứ mọi tội lỗi. Quả thật, Ngài là Đấng Hằng tha thứ, rất mực Khoan dung.} (Chương 39 – Azzumar, câu 53).
Thiên sứ của Allah e đã liệt việc tuyệt vọng nơi đức khoan dung và lòng nhân từ của Allah I vào những đại trọng tội như ông Ibnu Abbas t thuật lại rằng khi Thiên sứ của Allah e được hỏi về các đại trọng tội thì Người nói:
{اَلْإشْرَاكُ بِاللهِ وَالْيَأْسُ مِنْ رَوْحِ اللهِ وَالْأَمْنُ مِنْ مَكْرِ اللهِ.}
“Shirk với Allah, tuyệt vọng nơi đức khoan dung và lòng nhân từ của Allah, và cảm thấy an toàn trước kế hoạch của Allah”.
Ông Ibnu Mas’ud t nói: “Những tội lớn nhất trong các đại tội là Shirk với Allah, cảm thấy an toàn trước kế hoạch của Allah, tuyệt vọng nơi lòng nhân từ và đức khoan dung của Allah”.
 Bởi lẽ sự tuyệt vọng nơi lòng nhân từ và đức khoan dung của Allah I là một lối nghĩ xấu về Allah cũng như không hiểu biết về sự bao la vô bờ của lòng nhân từ ở nơi Ngài; còn cảm thấy an toàn trước kế hoạch của Allah I là không hiểu biết về quyền năng của Ngài, là sự biểu hiện của tính tự đắc của bản thân. Câu Kinh cũng như Hadith nhắc nhở người bề tôi phải luôn luôn ở chính giữa nỗi sợ và niềm hy vọng: sợ nhưng không tuyệt vọng nơi đức khoan dung của Allah, hy vọng nhưng không tự đắc đến nỗi cảm thấy an toàn khỏi sự trừng phạt của Ngài. Một số vị Salaf cho rằng sẽ là điều tốt đẹp cho người bề tôi lúc khỏe mạnh thì sợ còn lúc bệnh tật thì hy vọng.
Như vậy, sự cân bằng con tim giữa nỗi sợ và niềm hy vọng thúc đẩy hành đạo và làm việc thiện tốt, giúp tránh xa tội lỗi và việc làm trái đạo đồng thời thúc đẩy đến với sự sám hối và quay đầu. Nhưng nếu trái tim không có sự cân bằng giữa hai yếu tố này mà chỉ nghiêng về một phía thì sẽ dẫn đến hậu quả tai hại cho người bề tôi. Cộng đồng của Nabi Hud  đã nói với Người, Allah I phán:
﴿قَالُواْ سَوَآءٌ عَلَيۡنَآ أَوَعَظۡتَ أَمۡ لَمۡ تَكُن مِّنَ ٱلۡوَٰعِظِينَ ١٣٦ إِنۡ هَٰذَآ إِلَّا خُلُقُ ٱلۡأَوَّلِينَ ١٣٧ وَمَا نَحۡنُ بِمُعَذَّبِينَ ١٣٨ فَكَذَّبُوهُ فَأَهۡلَكۡنَٰهُمۡۚ إِنَّ فِي ذَٰلِكَ لَأٓيَةٗۖ وَمَا كَانَ أَكۡثَرُهُم مُّؤۡمِنِينَ ١٣٩﴾ [سورة الشعراء: 136 - 139]
{Họ đáp: “Dù ông có khuyên bảo hay không khuyên bảo thì điều đó cũng bằng thừa đối với chúng tôi. Công việc này (sự khuyên bảo) của ông chỉ là một phong cách của người xưa. Làm gì có chuyện chúng tôi bị trừng phạt”. Bởi thế, chúng đã cho rằng Y (Nabi Hud) là kẻ nói dối. Cho nên, TA (Allah) đã tiêu diệt chúng. Quả thật, trong sự việc đó là một Dấu Hiệu nhưng đa số bọn chúng không tin.} (Chương 26 – Ash-Shu’ara’, câu 136 – 139).
Tóm lại, nỗi sợ và niềm hy vọng là những dạng thức thờ phượng cần phải hướng hoàn toàn đến Allah, nếu không có chúng thì sẽ không có Tawhid và Aqeedah sẽ bị phá hỏng.
2. Shirk trong tình yêu với Allah I:
Chúng ta đã nói ở phần trên rằng sợ Allah phải kèm theo tình yêu thương đối với Ngài, bởi lẽ tình yêu thương Allah I sẽ hoàn thiện tôn giáo Islam, nếu nó giảm thì Tawhid của một người sẽ giảm.
Ý nghĩa tình yêu dành cho Allah I ở đây là tình yêu thờ phượng, sự hoàn thiện của sự tuân lệnh và ngoan đạo. Tình yêu này chỉ được phép hướng về Allah I một cách trọn vẹn không được tổ hợp cùng với Ngài một ai (vật) nào khác ngoài Ngài.
Tình yêu chia làm hai loại:
Loại thứ nhất: Tình yêu không được san sẻ, đó là tình yêu thờ phượng làm hoàn thiện sự phủ phục, tuân lệnh Đấng được yêu thương. Loại tình yêu này chỉ dành riêng cho một mình Allah I duy nhất.
Loại thứ hai: Tình yêu được phép san sẻ, đó là tình yêu không mang tính thờ phượng, gồm ba dạng:
•    Dạng thứ nhất: Tình yêu bản năng như sự yêu thích thức ăn của người đang đói.
•    Dạng thứ hai: Tình yêu mang sự thương xót như tình yêu thương giữa cha mẹ và con cái.
•    Dạng thứ ba: Tình yêu trong nghĩa quan hệ xã hội như tình hợp tác, tình bằng hữu,...
Ba dạng tình yêu này được phép san sẻ, tuy nhiên tình yêu thờ phượng dành cho Allah phải đặt lên trên hết tất cả. Tình yêu thờ phượng được đề cập trong lời phán của Allah I:
﴿وَمِنَ ٱلنَّاسِ مَن يَتَّخِذُ مِن دُونِ ٱللَّهِ أَندَادٗا يُحِبُّونَهُمۡ كَحُبِّ ٱللَّهِۖ وَٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَشَدُّ حُبّٗا لِّلَّهِۗ ﴾ [سورة البقرة : 165]
{Và trong nhân loại, có những kẻ đã dựng lên những thần linh ngang hàng cùng với Allah. Họ yêu thương chúng giống như tình yêu họ dành cho Allah. Còn những người có đức tin thì hết mực yêu thương Allah.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 165).
Imam Ibnu Al-Qayyim  nói về câu Kinh này: Allah cho biết rằng ai yêu thương thứ gì ngoài Allah giống như y yêu thương Allah thì người đó đã nhận lấy những thần linh ngang hàng cùng với Ngài để yêu thương và tôn thờ.
Ibnu Katheer  nói: Allah đề cập đến tình trạng của những người đa thần ở trên thế gian và những gì họ phải gánh chịu ở Đời Sau từ sự trừng phạt khi mà họ đã dựng lên các thần linh cùng với Allah, họ để các thần linh đó ngang hàng với Allah trong tình yêu và tôn thờ.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  đã chọn câu nói này của Ibnu Katheer và đó là sự sánh vai các thần linh cùng với Allah I như trong lời phán của Ngài:
﴿تَٱللَّهِ إِن كُنَّا لَفِي ضَلَٰلٖ مُّبِينٍ ٩٧  إِذۡ نُسَوِّيكُم بِرَبِّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ٩٨﴾ [سورة الشعراء: 97 - 98]
{Thề bởi Allah, quả thật chúng tôi là kẻ lầm lạc quá rõ ràng khi chúng tôi suy tôn quí vị ngang vai với Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài.} (Chương 26 – Ash-Shu’ara, câu 98).
﴿ثُمَّ ٱلَّذِينَ كَفَرُواْ بِرَبِّهِمۡ يَعۡدِلُونَ ١﴾ [سورة الأنعام: 1]
{Thế mà những kẻ phủ nhận đức tin lại dựng những đối tác ngang vai cùng với Thượng Đế của họ.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 1).
Sheikh Muhammad bin Abdul-Wahaab  nói: Ai nhận lấy một thần linh để yêu thương ngang bằng với tình yêu dành cho Allah I thì người đó đã phạm vào đại Shirk.
Chúng ta vừa mới nói trên rằng tình yêu dành cho Allah I là tình yêu thờ phượng, nó phải được đặt lên trên tất cả các dạng tình yêu khác như tình yêu cha mẹ, con cái, vợ chồng, bạn bè, tiền bạc. Allah I đã cảnh báo trừng phạt những ai đặt các dạng tình yêu này lên trên tình yêu dành cho Ngài, Ngài phán:
﴿قُلۡ إِن كَانَ ءَابَآؤُكُمۡ وَأَبۡنَآؤُكُمۡ وَإِخۡوَٰنُكُمۡ وَأَزۡوَٰجُكُمۡ وَعَشِيرَتُكُمۡ وَأَمۡوَٰلٌ ٱقۡتَرَفۡتُمُوهَا وَتِجَٰرَةٞ تَخۡشَوۡنَ كَسَادَهَا وَمَسَٰكِنُ تَرۡضَوۡنَهَآ أَحَبَّ إِلَيۡكُم مِّنَ ٱللَّهِ وَرَسُولِهِۦ وَجِهَادٖ فِي سَبِيلِهِۦ فَتَرَبَّصُواْ حَتَّىٰ يَأۡتِيَ ٱللَّهُ بِأَمۡرِهِۦۗ وَٱللَّهُ لَا يَهۡدِي ٱلۡقَوۡمَ ٱلۡفَٰسِقِينَ ٢٤﴾ [سورة التوبة: 24]
{Hãy bảo họ: “Nếu cha mẹ, con cái, anh em, các bà vợ, dòng họ của các ngươi và tài sản của các ngươi có được, cũng như việc mua bán của các ngươi sợ thất bại hay ngôi biệt thự xinh đẹp mà các ngươi thích thú là những thứ yêu thích đối với các ngươi hơn cả Allah và Thiên sứ của Ngài, hơn cả việc chiến đấu cho con đường chính nghĩa của Ngài, thì các ngươi hãy đợi cho đến khi Allah sẽ ban hành quyết định, bởi Allah không hướng dẫn một đám người dấy loạn và bất tuân”.} (Chương 9 – Attawbah, câu 24).
Allah I đã cảnh báo những ai đặt những tình yêu thương được nói trong câu Kinh lên trên cả tình yêu dành cho Allah và Thiên sứ của Ngài, lên trên cả tình yêu dành cho những việc làm mà Ngài yêu thích. Điều này muốn nói rằng người bề tôi bắt buộc phải yêu thương Allah I và Thiên sứ của Ngài e hơn tất cả mọi thứ.
Tình yêu thương dành cho Allah I cần có dấu hiệu chứng tỏ. Một trong các dấu hiệu chứng tỏ tình yêu dành cho Allah I của người bề tôi là người bề tôi đặt tình yêu dành cho Ngài cũng như tình yêu dành cho những điều Ngài yêu thích lên trên những điều mà bản thân yêu thích từ lòng ham muốn, sự hưởng thụ, tiền bạc, con cái...
Và một dấu hiệu khác nữa chứng tỏ tình yêu dành cho Allah I là người bề tôi phải tuân thủ và vâng lời Thiên sứ của Ngài về tất cả những gì Người mang đến: thực hiện những gì Người ra lệnh và sai bảo, từ bỏ cũng như tránh xa những gì Người ngăn cấm. Allah I phán:
﴿قُلۡ إِن كُنتُمۡ تُحِبُّونَ ٱللَّهَ فَٱتَّبِعُونِي يُحۡبِبۡكُمُ ٱللَّهُ وَيَغۡفِرۡ لَكُمۡ ذُنُوبَكُمۡۚ وَٱللَّهُ غَفُورٞ رَّحِيمٞ ٣١   قُلۡ أَطِيعُواْ ٱللَّهَ وَٱلرَّسُولَۖ فَإِن تَوَلَّوۡاْ فَإِنَّ ٱللَّهَ لَا يُحِبُّ ٱلۡكَٰفِرِينَ ٣٢﴾ [سورة آل عمران : 31، 32]
{Hãy bảo họ (Muhammad!): “Nếu các người yêu thương Allah thì hãy tuân thủ mệnh lệnh của Ta rồi Allah sẽ yêu thương các người và tha thứ tội lỗi cho các người. Bởi Allah là Đấng khoan dung và nhân từ. Hãy nói (Muhammad): “Các người hãy tuân theo Allah và Thiên sứ của Ngài nhưng nếu các người quay lưng thì quả thật Allah không yêu thương những kẻ vô đức tin.”} (Chương 3 – Ali -‘Imran, câu 31, 32).
Một số vị Salaf nói: Một nhóm người đã tự xưng rằng họ yêu thương Allah I, thế là Ngài mặc khải xuống hai câu Kinh trên. Trong hai câu Kinh này, Allah I đã trình bày rõ về tình yêu đích thực dành cho Ngài cũng như lợi ích và trái quả của việc yêu thương Ngài. Tình yêu đích thực dành cho Allah I là phải tuân theo vị Thiên sứ của Ngài e, còn lợi ích và trái quả của tình yêu dành cho Allah I là sẽ được Ngài thương xót và được tha thứ tội lỗi.
Và một dấu hiệu khác nữa về tình yêu của người bề tôi dành cho Allah I là những gì được đề cập đến trong lời phán của Ngài:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ مَن يَرۡتَدَّ مِنكُمۡ عَن دِينِهِۦ فَسَوۡفَ يَأۡتِي ٱللَّهُ بِقَوۡمٖ يُحِبُّهُمۡ وَيُحِبُّونَهُۥٓ أَذِلَّةٍ عَلَى ٱلۡمُؤۡمِنِينَ أَعِزَّةٍ عَلَى ٱلۡكَٰفِرِينَ يُجَٰهِدُونَ فِي سَبِيلِ ٱللَّهِ وَلَا يَخَافُونَ لَوۡمَةَ لَآئِمٖۚ ذَٰلِكَ فَضۡلُ ٱللَّهِ يُؤۡتِيهِ مَن يَشَآءُۚ وَٱللَّهُ وَٰسِعٌ عَلِيمٌ ٥٤﴾ [سورة المائدة: 54]
{Hỡi những người có đức tin! Nếu ai trong các ngươi bỏ đạo của mình thì Allah sẽ đưa một đám người mà Ngài sẽ yêu thương họ và họ sẽ yêu thương Ngài; họ sẽ hạ mình khiêm tốn trước những người có đức tin nhưng lại khắt khe với những kẻ không vô đức tin; họ sẽ chiến đấu cho chính nghĩa của Allah và không bao giờ sợ lời trách móc của những kẻ hay chỉ trích. Đó là Thiên ân mà Allah ban cho người nào Ngài muốn. Và Allah là Đấng Rộng rãi Bao la, Đấng Hiểu biết và Am tường mọi việc.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 54).
Trong câu Kinh này, Allah I đề cập đến bốn dấu hiệu cho tình yêu thương dành cho Ngài:
Dấu hiệu thứ nhất: Những người yêu thương Allah I là những người thường hạ mình khiêm nhường trước những người có đức tin, có nghĩa là họ thương xót, thông cảm và xí xóa đối với những người có đức tin. Ông Ataa’  nói: Họ đối với những người có đức tin giống như cha đối với con của mình.
Dấu hiệu thứ hai: Những người yêu thương Allah I là những người nghiêm khắc với những người vô đức tin có nghĩa là họ không hạ mình và tỏ vẻ yếu đuối trước họ.
Dấu hiệu thứ ba: Những người yêu thương Allah I là những người đi chiến đấu cho con đường chính nghĩa của Ngài bằng tính mạng, sức lực, tài sản và chiếc lưỡi.
Dấu hiệu thứ tư: Những người yêu thương Allah I là những người khi làm bất cứ việc gì vì Allah thì họ không quan tâm tới lời trách móc của những người chỉ trích. Lời trách móc và chỉ trích của những người đó không làm họ chùn bước mà họ càng trở nên nhiệt quyết, kiên cường và bền chí.
    Học giả Ibnu Al-Qayyim  đã liệt kê ra mười điều giúp đạt được tình yêu dành cho Allah:
    Thứ nhất: Đọc Qur’an với sự hiểu và nghiền ngẫm ý nghĩa nội dung.
    Thứ hai: Làm thêm những điều Sunnah (tự nguyện) sau khi đã hoàn thành tất cả việc làm nghĩa vụ và bổn phận.
    Thứ ba: Luôn tụng niệm Allah I trong mọi hoàn cảnh, mọi nơi và mọi lúc bằng chiếc lưỡi và trái tim.
    Thứ tư: Chọn lấy điều Allah I yêu thích trước những gì người bề tôi yêu thích khi cần phải lựa chọn.
    Thứ năm: Nghiền ngẫm về các đại danh và các thuộc tính của Allah I cũng như những gì chứng minh sự hoàn hảo, toàn mỹ và tối cao của Ngài.
    Thứ sáu: Nghiền ngẫm về những ân huệ công khai hay thầm kín của Allah I và đối xử tốt và tử tế với các bề tôi của Ngài.
    Thứ bảy: Hạ mình và biểu hiện sự thấp hèn của bản thân và khúm núm khi đứng trước Allah I để thể hiện rằng chúng ta cần đến Ngài.
    Thứ tám: Ở một mình hướng về Allah I trong giờ mà Ngài đi xuống tầng trời hạ giới vào lúc một phần ba cuối của đêm bằng lễ nguyện Salah, đọc Qur’an, tụng niệm và sám hối.
    Thứ chín: Thường xuyên ngồi cùng với những người tốt, những người ngoan đạo, những người hiểu biết về tôn giáo, những người yêu thương Allah I để tiếp thu điều hữu ích từ lời nói của họ.
    Thứ mười: Tránh xa tất cả những gì làm cho trái tim và tấm lòng của chúng ta xao nhãng và hời hợt với Allah I.
Ông Anas bin Malik t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ يُؤْمِنُ أَحَدُكُمْ حَتَّى أَكُونَ أَحَبَّ إِلَيْهِ مِنْ وَالِدِهِ وَوَلَدِهِ وَالنَّاسِ أَجْمَعِينَ} رواه البخاري ومسلم.
“Ai đó trong các ngươi sẽ không có đức tin Iman cho tới khi nào Ta là người mà y phải yêu thương hơn cả cha của y, con của y, và tất cả nhân loại.” (Albukhari, Muslim).
Có nghĩa là sẽ không thể hoàn thiện đức tin Iman của ai đó trừ phi người đó yêu thương Thiên sứ của Allah e hơn cả bản thân y và hơn cả người thân nhất của y.
Yêu thương Thiên sứ của Allah e là vâng lời và tuân thủ theo Người, và đó cũng là tình yêu dành cho Allah I.
Bởi thế, nếu ai cho rằng mình yêu thương Thiên sứ của Allah e nhưng lại làm trái lệnh Người và khác biệt với đường lối của Người từ việc làm Bid’ah, mê tín, bóp méo sự việc, bỏ những việc làm Sunnah thì người đó là kẻ dối trá, người đó đích thực đã không hề yêu thương Người, bởi một người luôn làm theo người mình yêu thương. Cho nên, những người sáng lập ra những điều Bid’ah khác với đường lối Sunnah của Thiên sứ e từ những việc làm Mawlid (mừng sinh nhật của Người) cũng như những việc làm khác hoặc còn làm những điều nghiêm trọng hơn những sự việc đó từ việc thái quá đối với Người e như cầu nguyện, khấn vái đến Người thì họ là những người dối trá tệ hại hơn khi mà họ nói họ yêu thương Người e. Những người này thực chất giống như những người được  Allah I phán về họ:
﴿وَيَقُولُونَ ءَامَنَّا بِٱللَّهِ وَبِٱلرَّسُولِ وَأَطَعۡنَا ثُمَّ يَتَوَلَّىٰ فَرِيقٞ مِّنۡهُم مِّنۢ بَعۡدِ ذَٰلِكَۚ وَمَآ أُوْلَٰٓئِكَ بِٱلۡمُؤۡمِنِينَ ٤٧﴾ [سورة  النور: 47]
{Và (những tên giả tạo đức tin) nói: “Chúng tôi tin tưởng nơi Allah và Sứ giả (Muhammad) và chúng tôi xin vâng lời” nhưng sau đó, một phần tử của chúng quay bỏ đi. Và chúng là những kẻ không có đức tin.} (Chương 24 – Annur, câu 47).
3. Shirk trong sự phó thác:
Sự phó thác có nghĩa là sự giao phó, dựa dẫm và đặt lòng tin. Đây là việc làm của trái tim. Khi chúng ta phó thác cho ai đó có nghĩa là chúng ta đặt lòng tin vào người đó, chúng ta giao phó sự việc cho người đó và chúng ta tựa mình vào người đó.
Phó thác cho Allah I là một trong các dạng thức thờ phượng phải hướng về một mình Ngài, phải hoàn toàn hướng về Ngài, Allah I phán:
﴿وَعَلَى ٱللَّهِ فَتَوَكَّلُوٓاْ إِن كُنتُم مُّؤۡمِنِينَ ٢٣﴾ [سورة المائدة: 23]
{Và các ngươi hãy phó thác cho Allah nếu các ngươi thực sự là những người có đức tin.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 23).
Phó thác cho ai (vật) khác ngoài Allah I được phân thành các dạng:
    Phó thác về những sự việc mà không ai (vật gì) có khả năng ngoài Allah I, chẳng hạn như phó thác cho những người chết, những người khuất mặt hoặc những ngẫu tượng và những tà thần vô thực. Sự phó thác này thuộc dạng đại Shirk.
    Phó thác vào những nguyên nhân, những động cơ, chẳng hạn phó thác vào người nắm quyền hành, người lãnh đạo hoặc bất cứ người còn sống nào có khả năng về những điều mà Allah I đã an bày và định đoạt từ việc cho, chống lại điều xấu. Sự phó thác này thuộc dạng tiểu Shirk, bởi vì chỉ dựa vào một nhân vật nào đó mà không nghĩ tới đó là sự an bài và quyền năng của Allah I.
    Phó thác mang ý nghĩa ủy thác cho một người nào đó làm thay và người được ủy thác có khả năng cho việc làm đó chẳng hạn như mua bán,... Sự phó thác này là điều được phép. Tuy nhiên, không được dựa hoàn toàn vào người đó rằng người đó sẽ đạt được điều ủy thác mà phải phó thác cho Allah I rằng Ngài ban sự dễ dàng trong sự việc. Bởi lẽ, chúng ta được phép tìm kiếm và nhận lấy các nguyên nhân cho sự việc nhưng chính Allah I mới là Đấng cho sự việc thành công hay thất bại.
Allah I đã qui định việc phó thác nơi Ngài là một điều kiện của đức tin Iman, Ngài phán:
﴿وَعَلَى ٱللَّهِ فَتَوَكَّلُوٓاْ إِن كُنتُم مُّؤۡمِنِينَ ٢٣﴾ [سورة المائدة: 23]
{Và các ngươi hãy phó thác cho Allah nếu các ngươi thực sự là những người có đức tin.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 23).
Allah I cũng qui định việc phó thác nơi Ngài là một điều kiện của Islam như Ngài đã phán:
﴿وَقَالَ مُوسَىٰ يَٰقَوۡمِ إِن كُنتُمۡ ءَامَنتُم بِٱللَّهِ فَعَلَيۡهِ تَوَكَّلُوٓاْ إِن كُنتُم مُّسۡلِمِينَ ﴾ [سورة يونس: 84]
{Và Musa bảo: “Này hỡi dân ta! Nếu các người thực sự tin tưởng nơi Allah thì các người hãy phó thác cho Ngài nếu các người là những người Muslim (thần phục Ngài)”.} (Chương 10 – Yunus, câu 84).
Hai câu Kinh là bằng chứng cho thấy rằng đức tin Iman cũng như Islam sẽ không được thừa nhận nếu không có sự phó thác cho Allah I hoặc phó thác cho ai khác ngoài Ngài trên những sự việc mà chỉ có Allah I mới có quyền năng như phó thác cho những người trong mộ, các tượng đài và các ngẫu tượng.
Bởi vậy, phó thác cho Allah I là nghĩa vụ bắt buộc cần phải thành tâm hướng về Allah I. Nó là sự tổng quát cho các hình thức thờ phượng và là biểu hiện tinh thần Tawhid cao nhất trong tất cả các việc làm ngoan đạo và thiện tốt. Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: Những gì mà ai đó trong tạo vật của Ngài, họ hy vọng nơi Ngài nhưng họ không phó thác cho Ngài thì sự hi vọng đó của y đã bị phá vỡ hoàn toàn.
Phó thác cho Allah I là một trong các biểu hiện thiêng liêng nhất trong lời: {Chỉ với Ngài bầy tôi thờ phượng và chỉ với Ngài bầy tôi cầu xin sự trợ giúp} (Chương 1 – Al-Fatihah, câu 4). Bởi thế, Tawhid sẽ không đạt được sự hoàn thiện trong cả ba dạng thức Rububiyah, Uluhiyah và Asma wassifat ngoại trừ phải  có sự phó thác cho Allah I một cách tuyệt đối. Allah I phán:
﴿رَّبُّ ٱلۡمَشۡرِقِ وَٱلۡمَغۡرِبِ لَآ إِلَٰهَ إِلَّا هُوَ فَٱتَّخِذۡهُ وَكِيلٗا ٩﴾ [سورة المزمل: 9]
{Đấng Chủ Tể của phương Đông và phương Tây, không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Ngài, hãy tôn Ngài làm Đấng bảo hộ cho Ngươi (để phó thác và dựa dẫm).} (Chương 73 – Al-Muzammil, câu 9).
﴿وَمَن يَتَوَكَّلۡ عَلَى ٱللَّهِ فَهُوَ حَسۡبُهُۥٓۚ إِنَّ ٱللَّهَ بَٰلِغُ أَمۡرِهِۦۚ﴾ [سورة الطلاق: 3]
{Và ai phó thác cho Allah thì một mình Ngài đã đủ phù hộ cho y. Chắc chắn Allah sẽ thực thi việc của Ngài.} (Chương 65 – Attalaq, câu 3).
Imam Ibnu Al-Qayyim  nói về lời phán của Allah {Và các ngươi hãy phó thác cho Allah nếu các ngươi thực sự là những người có đức tin.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 23): Allah I qui định việc phó thác cho Ngài là điều kiện cho đức tin Iman, điều đó có nghĩa rằng đức tin Iman bị phủ nhận nếu không có sự phó thác nơi Ngài. Điều đó cũng có nghĩa là đức tin Iman của người bề tôi càng mạnh thì sự phó thác của y dành cho Allah I càng nhiều và càng lớn, còn khi đức tin Iman của y yếu đi thì sự phó thác cũng yếu đi; cho nên khi sự phó thác yếu đi thì đó là bằng chứng cho thấy đức tin Iman đã yếu đi. Allah I đã phán nhiều chỗ trong Qur’an của Ngài đề cập đến sự phó thác cùng với sự thờ phượng, sự phó thác cùng với đức tin (Iman), sự phó thác cùng với lòng chân tâm (Taqwa), sự phó thác cùng với Islam, sự phó thác cùng với sự hướng dẫn và chỉ đạo, điều đó cho thấy sự phó thác là nền tảng của mọi chỗ đứng của đức tin Iman, là điều làm nên giá trị tốt đẹp cho mọi việc làm của Islam; nó giống như là cái đầu của một cơ thể.
Quả thật, Allah I đã đặt sự phó thác cho Ngài là một trong những biểu hiện thuộc tính của người có đức tin; Ngài phán:
﴿إِنَّمَا ٱلۡمُؤۡمِنُونَ ٱلَّذِينَ إِذَا ذُكِرَ ٱللَّهُ وَجِلَتۡ قُلُوبُهُمۡ وَإِذَا تُلِيَتۡ عَلَيۡهِمۡ ءَايَٰتُهُۥ زَادَتۡهُمۡ إِيمَٰنٗا وَعَلَىٰ رَبِّهِمۡ يَتَوَكَّلُونَ ٢﴾ [سورة الأنفال: 2]
{Quả thật, những người có đức tin là những người mà quả tim rúng động sợ hãi khi nghe nhắc đến Allah; và khi nghe đọc các Lời Mặc khải của Ngài, đức tin của họ vững mạnh thêm và họ trọn tin và phó thác cho Thượng Đế của họ.} (Chương 8 – Al-Anfal, câu 2).
Có nghĩa là họ dựa dẫm vào Allah I bằng cả trái tim của họ, họ không đặt niềm hy vọng ở một ai (vật) khác ngoài Ngài. Trong câu Kinh, Allah I đã mô tả về những người có đức tin đích thực với ba yếu tố: sợ, gia tăng đức tin Iman, và phó thác cho một mình Allah I.
Sự phó thác cho Allah I không phủ nhận việc đi tìm những nguyên nhân và động cơ. Việc tìm kiếm những nguyên nhân và động cơ cho một sự việc nào đó không những được phép mà còn là điều nằm trong mệnh lệnh của Allah I, bởi lẽ tìm kiếm nguyên nhân và động cơ cho sự việc là hành động của thể xác còn sự phó thác là hành động của trái tim. Allah, Đấng Tối Cao ra lệnh phải tìm lấy nguyên nhân và động cơ cho kết quả của sự việc:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ خُذُواْ حِذۡرَكُمۡ فَٱنفِرُواْ ثُبَاتٍ أَوِ ٱنفِرُواْ جَمِيعٗا ٧١﴾ [سورة النساء: 71]
{Hỡi những ai có đức tin! Hãy đề cao cảnh giác và chuẩn bị cẩn thận khi các ngươi xuất quân ra trận từng nhóm hay toàn quân.} (Chương 4 – Annisa’, câu 71).
﴿وَأَعِدُّواْ لَهُم مَّا ٱسۡتَطَعۡتُم مِّن قُوَّةٖ وَمِن رِّبَاطِ ٱلۡخَيۡلِ﴾ [سورة الأنفال: 60]
{Và các ngươi hãy dồn tất cả sức mạnh của các ngươi kể cả những con chiến mã để chuẩn bị lực lượng sẵn sàng chống lại chúng} (Chương 8 – Al-Anfal, câu 60).
﴿فَإِذَا قُضِيَتِ ٱلصَّلَوٰةُ فَٱنتَشِرُواْ فِي ٱلۡأَرۡضِ وَٱبۡتَغُواْ مِن فَضۡلِ ٱللَّهِ﴾ [سورة الجمعة: 10]
{Rồi khi cuộc lễ nguyện Salah đã kết thúc thì các ngươi hãy tản mác khắp nơi trên mặt đất mà tìm kiếm thiên lộc của Allah.} (Chương 62 – Al-Jum’ah, câu 10).
Một số học giả nói: Ai chỉ trích việc tìm kiếm các nguyên nhân và động cơ cho kết quả của các sự việc thì coi như người đó đã chỉ trích Sunnah, còn ai chỉ trích việc phó thác cho Allah I thì người đó đã chỉ trích đức tin Iman.
Imam Ibnu Rajab  nói: “Các việc làm của người bề tôi được phân ra thành ba dạng:
Dạng thứ nhất: Những việc làm ngoan đạo mà Allah I ra lệnh cho các bề tôi của Ngài và Ngài đặt chúng thành những nguyên nhân cứu rỗi họ khỏi Hỏa Ngục cũng như làm những nguyên nhân thu nhận họ vào Thiên Đàng. Những việc làm này bắt buộc phải phó thác cho Allah I và cầu xin Ngài phù hộ, bởi không có sức mạnh và quyền lực nào ngoài sức mạnh và quyền lực của Allah I và những gì Ngài muốn sẽ thành còn những gì Ngài không muốn thì sẽ không bao giờ thành. Bởi thế, ai làm thiếu sót một điều gì đó trong các việc làm này thì người đó đáng bị trừng phạt trên cõi đời này và cõi Đời Sau.
Dạng thứ hai: Những gì thuộc về sinh hoạt đời thường trên cõi trần mà Allah I đã tạo ra thành một quy luật và Ngài ra lệnh cho các bề tôi của Ngài phải thực hiện nó chẳng hạn như ăn khi đói, uống khi khát, che mát khi nắng, mặc áo ấm khi trời lạnh,... Đây cũng là những việc làm người bề tôi phải tìm lấy những nguyên nhân và động cơ. Ai không tìm lấy chúng hoặc từ bỏ chúng để rồi gây hại cho bản thân trong khi y có khả năng dùng chúng thì người đó là kẻ lơ là đáng bị trừng phạt. Tuy nhiên, Allah có thể ban cho một số người bề tôi sức mạnh vượt trội hơn những người khác, nếu họ dùng sức mạnh được ban tặng này để chịu đựng thì không vấn đề gì. Cũng chính vì lẽ này mà Thiên sứ của Allah e đã cấm các vị Sahabah nhịn chay liên tục trong khi Người lại thường xuyên nhịn chay và Người nói:
{إِنِّى لَسْتُ كَهَيْئَتِكُمْ إِنِّى أُطْعَمُ وَأُسْقَى} رواه البخاري ومسلم.
 “Quả thật, cơ thể Ta không giống như các ngươi, Ta được (Thượng Đế) cho ăn và cho uống (đủ để duy trì sự sống cho cơ thể dù có nhịn chay liên tục)” (Albukhari, Muslim).
Quả thật, một số vị Salaf được ban cho sức mạnh vượt trội hơn những người khác trong việc bỏ ăn bỏ uống. Như vậy, nếu ai tuân lệnh Allah I với sức chịu đựng được ban cho mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể thì không vấn đề gì, nhưng nếu ai tuân lệnh Allah I mà bất chấp sức khỏe hoặc sự nguy hại đối với bản thân thì việc tuân lệnh đó bị nghiêm cấm.
Dạng thứ ba: Những việc làm thuộc sinh hoạt đời thường trên cõi trần cần phải có sự suy tính và cần phải hành động. Ông Ibnu Abbas t nói: Cư dân Yemen đi làm Hajj thường không chuẩn bị lương thực mang theo và họ còn nói chúng tôi phó thác cho Allah, nhưng khi đến Makkah thì họ lại đi xin mọi người để ăn. Thế là Allah ban xuống câu Kinh:
﴿وَتَزَوَّدُواْ فَإِنَّ خَيۡرَ ٱلزَّادِ ٱلتَّقۡوَىٰۖ وَٱتَّقُونِ يَٰٓأُوْلِي ٱلۡأَلۡبَٰبِ ١٩٧ ﴾ [سورة البقرة: 197]
{Và các ngươi hãy mang theo lương thực trong thời gian xa nhà, nhưng lương thực tốt nhất là lòng kính sợ Allah. Do đó, hãy kính sợ TA hỡi những người hiểu biết!} (Chương 2 – Albaqarah, câu 197).
Ông Imam Ahmad khi được hỏi về những người cứ ngồi không, không chịu đi tìm Rizqi rồi lại nói tôi phó thác cho Allah I thì ông nói: “Tất cả nhân loại đều cần phải phó thác cho Allah I nhưng bản thân họ phải nỗ lực tìm kiếm bổng lộc (Rizqi). Quả thật, các vị Nabi đều nỗ lực đi tìm kiếm Rizqi của Allah I, Nabi Muhammad e cũng tự mình đi tìm Rizqi của Ngài, Abu Bakr t và Umar t đều như thế, không ai trong số họ nói tôi ngồi chờ Allah I ban Rizqi xuống. Và Allah I đã phán:
﴿فَٱنتَشِرُواْ فِي ٱلۡأَرۡضِ وَٱبۡتَغُواْ مِن فَضۡلِ ٱللَّهِ﴾ [سورة الجمعة: 10]
{Các ngươi hãy tản mác khắp nơi trên mặt đất mà tìm kiếm thiên lộc của Allah.} (Chương 62 – Al-Jum’ah, câu 10).
Ông Anas bin Malik t thuật lại có một người đàn ông hỏi Thiên sứ của Allah e: Thưa Thiên sứ của Allah, tôi buộc nó (con vật cưỡi) lại và phó thác cho Allah hay tôi nên để mặc nó (không buộc) và phó thác cho Allah? Thiên sứ của Allah e nói: Hãy buộc nó lại rồi phó thác cho Allah.
Tất cả những dẫn chứng trên đây đều khẳng định rằng việc phó thác không phủ nhận sự tìm kiếm các nguyên nhân và động cơ cho kết quả của sự việc.
Có lần ông Umar t gặp một nhóm người Yemen, ông hỏi: Các người là ai? Họ nói: Chúng tôi là những người phó thác cho Allah I. Ông Umar t bảo: Không phải, các người chỉ là những người thích ăn nhưng không làm, người phó thác đích thực là người ném một cái hạt xuống đất rồi mới phó thác cho Allah I.
4.    Shirk trong tuân lệnh
Chúng ta hãy biết rằng một trong các việc làm Shirk là tuân lệnh các học giả cũng như những nhà lãnh đạo trong việc cho phép làm điều Allah I nghiêm cấm hoặc cấm những điều Ngài cho phép. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ٱتَّخَذُوٓاْ أَحۡبَارَهُمۡ وَرُهۡبَٰنَهُمۡ أَرۡبَابٗا مِّن دُونِ ٱللَّهِ وَٱلۡمَسِيحَ ٱبۡنَ مَرۡيَمَ وَمَآ أُمِرُوٓاْ إِلَّا لِيَعۡبُدُوٓاْ إِلَٰهٗا وَٰحِدٗاۖ لَّآ إِلَٰهَ إِلَّا هُوَۚ سُبۡحَٰنَهُۥ عَمَّا يُشۡرِكُونَ ٣١ ﴾ [سورة التوبة: 31]
{Chúng đã nhận lấy tu sĩ Do thái giáo và tu sĩ Thiên giáo giáo làm Thượng Đế của chúng thay vì phải là Allah, và chúng nhận cả Nabi Ysa (Giê-su) con trai Maryam làm Thượng Đế của chúng, trong khi chúng chỉ được lệnh thờ phượng duy nhất một Thượng Đế, và không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah. Thật vinh quang và trong sạch cho Ngài về những gì mà chúng đã Shirk với Ngài.} (Chương 9 – Attawbah, câu 31).
Trong Hadith Sahih ghi lại rằng Nabi e đã đọc xướng câu Kinh này cho ông Udai bin Hatim Atta-i nghe thì ông ta nói: Thưa Thiên sứ của Allah, chúng ta đâu có thờ phượng họ. Thiên sứ của Allah e nói:
{أَلَيْسَ يُحِلُّوْنَ لَكُمْ مَا حَرَّمَ اللهُ فَتُحِلُّوْنَهُ، وَيُحَرِّمُوْنَ مَا أَحَلَّ اللهُ فَتُحَرِّمُوْنَهُ} رواه الترمذي.
“Chẳng phải là họ cho phép các ngươi làm điều Allah nghiêm cấm và các ngươi cho phép nó theo họ, và họ cấm các ngươi làm điều Allah cho phép và các người cấm nó theo họ.” (Tirmizdi).
Thiên sứ của Allah e đã giảng giải rằng việc nhận lấy các vị tu sĩ làm thượng đế khác ngoài Allah I không phải là cúi đầu quì lạy họ mà là tuân lệnh họ trong việc thay đổi giáo luật của Allah I hoặc thay thế giáo luật của Ngài bởi một hệ thống giáo luật khác. Việc theo họ làm những điều Allah I nghiêm cấm và cấm những điều Ngài cho phép được xem là thờ phượng họ, bởi vì đã dựng họ ngang hàng với Allah trong việc ban hành giáo luật. Bởi thế, ai tuân theo họ thì coi như người đó đã nhận lấy họ làm kẻ ngang vai cùng với Allah I trong việc ban hành và sắc lệnh đạo luật. Đây là việc làm phạm vào đại Shirk. Allah I phán:
﴿وَمَآ أُمِرُوٓاْ إِلَّا لِيَعۡبُدُوٓاْ إِلَٰهٗا وَٰحِدٗاۖ لَّآ إِلَٰهَ إِلَّا هُوَۚ سُبۡحَٰنَهُۥ عَمَّا يُشۡرِكُونَ ٣١ ﴾ [سورة التوبة: 31]
{...trong khi chúng chỉ được lệnh thờ phượng duy nhất một Thượng Đế, và không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah. Thật vinh quang và trong sạch cho Ngài về những gì mà chúng đã Shirk với Ngài.} (Chương 9 – Attawbah, câu 31).
﴿وَلَا تَأۡكُلُواْ مِمَّا لَمۡ يُذۡكَرِ ٱسۡمُ ٱللَّهِ عَلَيۡهِ وَإِنَّهُۥ لَفِسۡقٞۗ وَإِنَّ ٱلشَّيَٰطِينَ لَيُوحُونَ إِلَىٰٓ أَوۡلِيَآئِهِمۡ لِيُجَٰدِلُوكُمۡۖ وَإِنۡ أَطَعۡتُمُوهُمۡ إِنَّكُمۡ لَمُشۡرِكُونَ ١٢١﴾ [سورة الأنعام: 121].
{Và các ngươi chớ ăn thịt từ con vật không được nhân danh Allah lên nó, bởi vì đó là một sự phạm giới. Và quả thật Shaytan xúi giục bạn bè của nó tranh luận với các ngươi. Và nếu các ngươi nghe theo chúng thì các ngươi sẽ trở thành những người thờ đa thần.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 121).
Việc người dân tuân thủ các nhà lãnh đạo về việc chấp hành các đạo luật quản lý đời sống xã hội mà đi ngược lại với giáo luật của Allah I thì cũng được coi là Shirk với Ngài, chẳng hạn như các nhà lãnh đạo tinh thần cho phép cộng đồng làm những điều Allah nghiêm cấm như: Họ cho phép hay làm ngơ việc kinh doanh theo dạng thức Riba (cho vay lấy lãi), cho phép Zinah, cho phép uống rượu, phân chia tài sản ngang bằng nhau giữa giới nam và nữ trong vấn đề phân chia gia tài thừa kế, cho phép nam nữ trà trộn và chung đụng với nhau trong các buổi họp mặt; và cấm những điều Allah cho phép như cấm việc đa thê chẳng hạn. Người nào hài lòng và đồng thuận với sự việc đó thì không khác gì là người của đa thần giáo vô đức tin nơi Allah I.
Tương tự, việc đi theo các học giả Islam cũng vậy, nếu lời nói của những vị học giả nào trái với các bằng chứng giáo lý Qur’an và Sunnah thì chúng ta không cần thiết phải nghe theo họ. Người tín đồ bắt buộc phải lấy câu nói của các vị học giả nào đã đạt được cấp độ Ijtihaad (nghiên cứu, nhận xét và đánh giá và rút ra các giáo luật từ Qur’an và Sunnah) đi kèm dẫn chứng cụ thể và rõ ràng, phải bỏ qua những lời nói không có dẫn chứng. Cho nên, các vị đại học giả nói: Tất cả mọi lời nói của những vị học giả cũng có thể lấy và cũng có thể bỏ, trừ lời nói của Thiên sứ e là điều chắc chắn.
Imam Abu Hanifah  nói: Nếu lời nói đến từ Thiên sứ của Allah e và các vị Sahabah thì phải để trên đầu và trong mắt, nếu lời nói đến từ các vị Tabi’een (thời sau các vị Sahabah) thì cần phải xem xét lại.
Imam Malik  nói: Lời nói của tất cả chúng ta có thể được chấp nhận và cũng có thể không được chấp nhận trừ chủ nhân của ngôi mộ này (ý nói Thiên sứ của Allah e).
Imam Ash-shafi’y  nói: Nếu Hadith xác thực thì đó là trường phái của tôi... và nếu lời nói của tôi khác với lời nói của Thiên sứ thì hãy bỏ lời nói của tôi qua một bên.
Imam Ahmad  nói: Thật kỳ lạ cho một nhóm người nào đó đã rõ các đường dẫn truyền và tính xác thực của Hadith nhưng lại đi lấy ý kiến của Sufyan trong khi Allah I đã phán:
﴿فَلۡيَحۡذَرِ ٱلَّذِينَ يُخَالِفُونَ عَنۡ أَمۡرِهِۦٓ أَن تُصِيبَهُمۡ فِتۡنَةٌ أَوۡ يُصِيبَهُمۡ عَذَابٌ أَلِيمٌ﴾ [سورة النور : 63]
{Bởi thế, hãy cảnh cáo những ai chống đối mệnh lệnh của Y (Thiên sứ Muhammad) nên biết rằng làm như thế chúng sẽ gặp phải tai kiếp hoặc sẽ gặp phải một sự trừng phạt đau đớn.} (Chương 24 – Annur, câu 63).
Ông Abdullah bin Abbas t nói: Suýt những tảng đá từ trên trời giáng xuống các ngươi khi mà ta nói Thiên sứ của Allah nói thế này thì các người lại nói Abu Bakr và Umar đã nói thế kia.
Sheikh Abdurrahman bin Hasan  nói trong Fat-hu Al-Majeed: Bắt buộc đối với tất cả những ai đủ điều kiện chịu trách nhiệm cho hành vi của mình phải chấp hành và thực hiện mỗi khi có bằng chứng rõ ràng đến từ Qur’an và Sunnah của Thiên sứ e. Allah I phán:
﴿وَإِنۡ أَطَعۡتُمُوهُمۡ إِنَّكُمۡ لَمُشۡرِكُونَ ١٢١﴾ [الأنعام: 121]
{Và nếu các ngươi nghe theo chúng thì sẽ trở thành những người thờ đa thần.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 121).
Thực tế tình trạng này đã xảy ra rất nhiều, có người nhắm mắt đi theo các học giả nhưng không cần biết đến các dẫn chứng, họ cứ đi theo một cách mù quáng, có người còn cho rằng việc đòi hỏi và tìm kiếm các bằng chứng là điều không nên, thậm chí họ còn nói Haram, bởi họ cho rằng những vị học giả là những người am hiểu hơn chúng ta.
Sheikh Muhammad bin Abdul-Wahaab nói:
Vấn đề thứ năm: Tình trạng thay đổi đến mức đa số người tôn thờ các tu sĩ cho rằng việc làm đó của họ là tốt hơn các việc làm khác. Họ cho rằng thờ phượng các tu sĩ là kiến thức và là giáo lý thực hành (Fiqh).
Một trong các việc làm mang ý nghĩa nhận lấy các tu sĩ làm thượng đế là tuân theo những học giả lệch lạc về những điều mà họ sáng lập và cải biên trong tôn giáo của Allah I từ các việc làm Bid’ah, mê tín như tổ chức lễ mừng sinh nhật Mawlid, các cách sinh hoạt hành đạo của người phái Sufi, cầu xin khấn vái người chết… Ngay cả những học giả lệch lạc này, bản thân họ đã vạch ra các giáo lý mà Allah I không hề ban hành cũng như không hề cho phép nhưng những người không hiểu biết đi theo họ cứ ngỡ đó là tôn giáo của Allah I. Còn đối với những ai ngăn cản họ và kêu gọi đến với việc tuân theo những gì Thiên sứ của Allah mang đến thì họ cho rằng đó là việc làm ngoại đạo hoặc đó là hành động biểu hiện sự căm ghét giới học giả và những người ngoan đạo – sự việc trở thành ngược chiều: điều đúng trở thành sai trái còn điều sai trái trở thành đúng, nghĩa là điều Sunnah họ cho là Bid’ah còn điều Bid’ah thì họ cho là đúng theo Sunnah.
Nếu ngay cả việc đi theo các vị Imam Fiqh – thuộc tầng lớp Ijtihaad( ) về những điều mà họ đã sai trong cuộc Ijtihaad trong khi họ sẽ được xí xóa và vẫn được ân phước, nếu họ nhận định sai vấn đề một cách không cố ý thì cũng không được phép thì nói chi đến việc đi theo những người lệch lạc và dối trá, những người mà họ đã sai trong các vấn đề không được phép Ijtihaad – đó là vấn đề Aqeedah không được phép suy luận mà phải được hiểu giống như đã được nói từ các văn bản giáo lý (Qur’an và Sunnah). Allah I phán:
﴿وَلَقَدۡ ضَرَبۡنَا لِلنَّاسِ فِي هَٰذَا ٱلۡقُرۡءَانِ مِن كُلِّ مَثَلٖۚ وَلَئِن جِئۡتَهُم بِ‍َٔايَةٖ لَّيَقُولَنَّ ٱلَّذِينَ كَفَرُوٓاْ إِنۡ أَنتُمۡ إِلَّا مُبۡطِلُونَ ٥٨ كَذَٰلِكَ يَطۡبَعُ ٱللَّهُ عَلَىٰ قُلُوبِ ٱلَّذِينَ لَا يَعۡلَمُونَ ٥٩ فَٱصۡبِرۡ إِنَّ وَعۡدَ ٱللَّهِ حَقّٞۖ وَلَا يَسۡتَخِفَّنَّكَ ٱلَّذِينَ لَا يُوقِنُونَ ٦٠﴾ [سورة الروم: 58 - 60]  
{Và quả thật, TA (Allah) đã trình bày cho nhân loại trong Qur’an này đủ hình ảnh thí dụ. Và cho dù Ngươi (Muhammad) có mang đến cho họ bất cứ Dấu hiệu nào thì chắc chắn những ai không có đức tin sẽ bảo: “Mấy người chỉ nói chuyện huyền hoặc”. Allah niêm kín tấm lòng của những ai thiếu hiểu biết giống như thế. Bởi vậy, hãy kiên nhẫn chịu đựng (hỡi Muhammad!). Quả thật, lời hứa của Allah là thật. Và Ngươi chớ để cho những ai không có đức tin vững chắc làm cho Ngươi ngã lòng.} (Chương 30 – Arrum, câu 58 – 60).
 Đây là những người đi theo một cách mù quáng, song song với họ còn có những người cho rằng việc Ijtihaad là bổn phận của mỗi người kể cả đó là người ngu dốt không đọc được Qur’an và cũng không biết bất cứ kiến thức nào từ Qur’an và Sunnah. Những người này ngăn cấm việc xem, đọc các cuốn sách hay các tài liệu về Fiqh (giáo lý thực hành), họ muốn những kẻ ngu dốt và những người thiếu hiểu biết rút ra các điều luật từ Qur’an và Sunnah. Những người này còn nguy hại cho những người Muslim hơn cả những người của nhóm đầu đã nói trên.
Điều tốt nhất trong sự việc này là ở mức trung hòa: không đi theo giới học giả Fuqaha’ (chuyên về giáo lý thực hành) một cách mù quáng và ngu muội nhưng cũng không bỏ qua các lời nói đúng với Qur’an và Sunnah của họ. Phải dùng lấy các lời nói của giới học giả để hiểu Qur’an và Sunnah, bởi lẽ đó là nguồn kiến thức giải trình giáo lý để đạt được các phương thức thực hành đúng nghĩa của nó. Tuy nhiên, chỉ lấy những gì đồng thuận với bằng chứng và bỏ những gì khác với bằng chứng. Đặc biệt trong thời đại ngày nay thì việc sàng lọc các lời nói của các học giả là điều vô cùng cần thiết.
Việc sàng lọc là nhằm tránh rơi vào tình trạng đi theo các giới học giả trong việc cấm điều Halal và cho phép làm điều Haram vì người tín đồ không được phép đi theo giới học giả theo cách như thế và cũng không được phép tuân thủ các nhà lãnh đạo và cầm quyền khi họ phán xét dân chúng bằng giới luật khác với giới luật của Islam. Chính Allah I đã phán ra lệnh cho các bề tôi của Ngài phải dùng giáo luật của Ngài để phân xử và phát xét cho mọi sự việc tranh chấp và mâu thuẫn trong cuộc sống của họ, bởi vì đó chính là ý nghĩa của sự thờ phượng và Tawhid; và bởi vì giáo luật là của riêng một mình Allah I đưa ra như Ngài đã phán:
﴿أَلَا لَهُ ٱلۡخَلۡقُ وَٱلۡأَمۡرُۗ ﴾ [سورة الأعراف : 54]
{Chẳng phải mọi sự tạo hóa và mọi mệnh lệnh đều thuộc nơi Ngài đó sao!} (Chương 7 – Al-‘Araf, câu 54).
Có nghĩa là tất cả mọi giáo điều, mọi luật lệ đều thuộc quyền nơi một mình Allah I.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَمَا ٱخۡتَلَفۡتُمۡ فِيهِ مِن شَيۡءٖ فَحُكۡمُهُۥٓ إِلَى ٱللَّهِۚ ﴾  [سورة الشورى: 10]
{Và bất kỳ điều gì các ngươi không thống nhất ý kiến nhau thì hãy trình lên Allah quyết định.} (Chương 42 – Ash-Shura, câu 10).
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَطِيعُواْ ٱللَّهَ وَأَطِيعُواْ ٱلرَّسُولَ وَأُوْلِي ٱلۡأَمۡرِ مِنكُمۡۖ فَإِن تَنَٰزَعۡتُمۡ فِي شَيۡءٖ فَرُدُّوهُ إِلَى ٱللَّهِ وَٱلرَّسُولِ إِن كُنتُمۡ تُؤۡمِنُونَ بِٱللَّهِ وَٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِۚ ذَٰلِكَ خَيۡرٞ وَأَحۡسَنُ تَأۡوِيلًا ٥٩﴾ [سورة النساء: 59]
{Hỡi những người có đức tin! Hãy tuân lệnh Allah và tuân lệnh Thiên sứ cũng như hãy tuân lệnh vị lãnh đạo trong số các ngươi. Nhưng nếu các ngươi có bất đồng và tranh cãi với nhau về một vấn đề nào đó thì các ngươi hãy đem vấn đề đó trở về với Allah (Qur’an) và Thiên sứ (Sunnah của Nabi Muhammad e) nếu các ngươi thực sự có đức tin nơi Allah và Đời Sau. Đó là cách giải trình tốt nhất.} (Chương 4 – An-Nisa, câu 59).
Việc mang các vấn đề cần được phân xử đến với giáo luật của Allah I không những chỉ để đòi sự công bằng mà nó còn thể hiện cái nhất trong sự thờ phượng Allah: chỉ có Allah I mới đáng để tin tưởng tuyệt đối. Bởi vậy, người nào đưa các vấn đề tranh chấp và mâu thuẫn tìm đến các giới luật khác ngoài giới luật của Allah I do con người thiết lập thì người đó đã nhận lấy cho mình kẻ ngang vai cùng với Allah I trong việc ban hành và sắc lệnh. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿أَمۡ لَهُمۡ شُرَكَٰٓؤُاْ شَرَعُواْ لَهُم مِّنَ ٱلدِّينِ مَا لَمۡ يَأۡذَنۢ بِهِ ٱللَّهُۚ﴾ [سورة الشورى: 21]
{Hoặc phải chăng họ có những thần linh có quyền năng ngang hàng với Allah đã thiết lập cho họ một tôn giáo mà Allah không chấp thuận?} (Chương 42 – Ash-Shura, câu 21).
﴿وَإِنۡ أَطَعۡتُمُوهُمۡ إِنَّكُمۡ لَمُشۡرِكُونَ ١٢١﴾ [الأنعام: 121]
{Và nếu các ngươi nghe theo chúng thì sẽ trở thành những người thờ đa thần.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 121).
Quả thật, Allah I đã phủ nhận đức tin Iman của những ai mang các vấn đề đến các giới luật khác giới luật của Allah để nhờ phân xử và phán xét, Ngài phán:
﴿أَلَمۡ تَرَ إِلَى ٱلَّذِينَ يَزۡعُمُونَ أَنَّهُمۡ ءَامَنُواْ بِمَآ أُنزِلَ إِلَيۡكَ وَمَآ أُنزِلَ مِن قَبۡلِكَ يُرِيدُونَ أَن يَتَحَاكَمُوٓاْ إِلَى ٱلطَّٰغُوتِ وَقَدۡ أُمِرُوٓاْ أَن يَكۡفُرُواْ بِهِۦۖ وَيُرِيدُ ٱلشَّيۡطَٰنُ أَن يُضِلَّهُمۡ ضَلَٰلَۢا بَعِيدٗا ٦٠﴾  [سورة النساء: 60]
{Há Ngươi (Muhammad!) không lưu ý đến những kẻ đã xác nhận việc chúng tin nơi điều (mặc khải) đã được ban xuống cho Ngươi và nơi điều đã được ban xuống vào thời trước Ngươi hay sao? Chúng muốn nhờ Tà thần xét xử công việc của chúng trong lúc chúng được lệnh phải tẩy chay Tà thần. Và Shaytan muốn dắt chúng lạc xa khỏi đạo.} (Chương 4 – Annisa, câu 60).
﴿فَلَا وَرَبِّكَ لَا يُؤۡمِنُونَ حَتَّىٰ يُحَكِّمُوكَ فِيمَا شَجَرَ بَيۡنَهُمۡ ثُمَّ لَا يَجِدُواْ فِيٓ أَنفُسِهِمۡ حَرَجٗا مِّمَّا قَضَيۡتَ وَيُسَلِّمُواْ تَسۡلِيمٗا ٦٥ ﴾ [سورة النساء: 65]
{Thề bởi Thượng Đế của Ngươi (Muhammad) rằng chúng sẽ không tin tưởng cho đến khi nào chúng đề cử Ngươi đứng ra phân xử về điều mà chúng tranh chấp rồi chúng cảm thấy không uất ức trong lòng về quyết định mà Ngươi đã đưa ra và chúng hoàn toàn quy phục.} (Chương 4 – Annisa, câu 65).
Như vậy, ai nhờ đến các giới luật do con người thiết lập để phân giải và xét xử các vấn đề tranh chấp của họ thì những người đó đã dựng lên một đối tác ngang vai cùng với Allah I trong việc tuân lệnh và ban hành luật. Còn người nào dùng các giới luật khác giới luật của Allah I để phân xử các vụ việc và cho rằng giới luật đó tốt hơn hoặc ngang bằng với giới luật của Allah hoặc y cho rằng được phép dùng giới luật đó thì y là người Kafir (vô đức tin) nơi Allah I; bởi vì y khẳng định y là người có đức tin nơi Allah I trong khi Allah I đã cấm phân xử bằng giới luật khác giới luật của Ngài, cho nên sự làm trái lệnh đó đã phủ nhận đức tin Iman của y.
Allah I đã ra lệnh phải phủ nhận tà thần và Ngài đặt việc phủ nhận tà thần là trụ cột của Tawhid, Ngài phán:
﴿فَمَن يَكۡفُرۡ بِٱلطَّٰغُوتِ وَيُؤۡمِنۢ بِٱللَّهِ فَقَدِ ٱسۡتَمۡسَكَ بِٱلۡعُرۡوَةِ ٱلۡوُثۡقَىٰ لَا ٱنفِصَامَ لَهَاۗ ﴾  [سورة البقرة : 256]
{Do đó, người nào phủ nhận tà thần và tin tưởng nơi Allah thì quả thật y đã nắm chặt sơi dây cứu rỗi không bao giờ đứt.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 256).
Như vậy, ai phân xử các vụ việc bằng các giới luật khác giới luật của Allah I thì ngươi đó không phải là người của Tawhid, vì y đã nhận lấy một đối tác ngang hàng cùng với Allah I trong việc ban hành pháp lệnh đồng thời không phủ nhận tà thần theo mệnh lệnh của Allah I. Đó là sự tuân lệnh và nghe theo Shaytan, Allah I phán:
﴿وَيُرِيدُ ٱلشَّيۡطَٰنُ أَن يُضِلَّهُمۡ ضَلَٰلَۢا بَعِيدٗا ٦٠﴾  [سورة النساء: 60]
{Và Shaytan muốn dắt chúng lạc xa khỏi đạo.} (Chương 4 – Annisa, câu 60).
Allah I phán cho biết rằng những người giả tạo đức tin (Muna-fiq) khi được mời gọi đến giới luật của Allah thì họ đã từ chối và phản đối:
﴿وَإِذَا قِيلَ لَهُمۡ تَعَالَوۡاْ إِلَىٰ مَآ أَنزَلَ ٱللَّهُ وَإِلَى ٱلرَّسُولِ رَأَيۡتَ ٱلۡمُنَٰفِقِينَ يَصُدُّونَ عَنكَ صُدُودٗا ٦١﴾ [سورة النساء: 61]
{Và khi có lời bảo chúng: “Hãy đến với điều Mặc khải do Allah ban xuống và hãy đến gặp Thiên sứ của Ngài” thì Ngươi (Muhammad) thấy những tên giả tạo đức tin quay mặt dang ra thật xa để tránh Ngươi.} (Chương 4 – Annisa’, câu 61).
Những kẻ giả tạo đức tin (hay đạo đức giả) luôn thấy điều thối nát là cải thiện bởi bản chất của họ là muốn gây ra sự thối nát, Allah I phán về họ:
﴿وَإِذَا قِيلَ لَهُمۡ لَا تُفۡسِدُواْ فِي ٱلۡأَرۡضِ قَالُوٓاْ إِنَّمَا نَحۡنُ مُصۡلِحُونَ ١١ أَلَآ إِنَّهُمۡ هُمُ ٱلۡمُفۡسِدُونَ وَلَٰكِن لَّا يَشۡعُرُونَ ١٢﴾ [سورة البقرة: 11، 12]
{Và khi có lời bảo chúng: “Chớ làm điều thối tha trên trái đất” thì chúng bảo rằng chúng tôi chỉ là những người cải thiện cho tốt. Không, chúng thực sự là những kẻ làm điều thối tha nhưng chúng không nhận thấy.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 11, 12).
Vì vậy, việc phân xử bằng các giới luật khác ngoài giới luật của Allah I là việc làm của những người Muna-fiq thuộc hành động thối tha trên trái đất...
Imam Ibnu Al-Qayyim  nói về câu Kinh trên: “Đa số các nhà Tafseer đều nói rằng họ (những người Muna-fiq) không hành động thối tha bởi việc làm tội lỗi mà họ kêu gọi đến với sự tuân lệnh ai khác ngoài Allah I sau khi Ngài đã cải thiện bằng cách cử phái các vị Thiên sứ đến trình bày giáo luật và kêu gọi đến với sự tuân lệnh Ngài I. Bởi quả thật, việc thờ phượng ai khác ngoài Allah I cũng như việc kêu gọi đến với sự thờ phượng ai khác ngoài Allah là Shirk với Ngài, và đó là hành động thối nát trên trái đất. Nó không mang lại điều tốt đẹp cho người chủ thể ngoại trừ người đó phải tuân lệnh một mình Allah I và tuân theo Thiên sứ của Ngài. Riêng những ai khác thì chỉ được tuân theo khi nào họ bảo tuân lệnh Allah I và Thiên sứ của Ngài, còn nếu họ bảo làm trái lệnh Allah I và Thiên sứ của Ngài thì không được phép nghe theo họ. Nếu ai quan sát trình trạng của thế giới thì sẽ thấy tất cả sự cải thiện trên trái đất đều nhờ vào sự độc tôn Allah I và tuân theo vị Thiên sứ của Ngài; còn tất cả những điều Fitnah xảy ra trên thế giới nguyên nhân đều do sự trái lệnh Thiên sứ của Allah e và kêu gọi đi theo ai khác ngoài Allah I và vị Thiên sứ của Ngài e. Allah đã gọi tất cả những giới luật ngoài giới luật của Ngài là giới luật của thời Jahiliyah, Ngài phán:
﴿أَفَحُكۡمَ ٱلۡجَٰهِلِيَّةِ يَبۡغُونَۚ وَمَنۡ أَحۡسَنُ مِنَ ٱللَّهِ حُكۡمٗا لِّقَوۡمٖ يُوقِنُونَ ٥٠﴾ [سورة المائدة: 50]
{Phải chăng họ mong được phân xử theo luật lệ của thời kỳ ngu muội? Và ai phân xử tốt hơn Allah cho đám người có đức tin?} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 50).
Học giả Ibnu Katheer  nói: Allah I không chấp nhận những ai rời khỏi giới luật của Ngài, bao hàm tất cả mọi sự việc để đến với các giới luật khác từ những quan điểm, dục vọng, các qui ước do con người thiết lập và đặt ra không dựa vào giáo lý của Allah, giống như những người của thời kỳ ngu muội Jahiliyah đã phân xử dựa trên sự ngu dốt và lệch lạc. Giống như người Tartar (Tắc-ta)( ) đã thích nghi giới luật của Thành Cát Tư Hãn, người đã đặt ra cho họ chính sách (Eliassq), đó là một cuốn sách về các quy định được trích từ các giáo luật khác nhau của Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo và tôn giáo Islam. Ai dùng đến giới luật ngoài giới luật từ Qur’an và Sunnah thì người đó là kẻ vô đức tin (Kafir), bắt buộc phải chiến đấu với họ cho tới khi họ chịu quay trở về với Allah I và Thiên sứ của Ngài e; không được phép phân xử các vụ việc bằng giới luật khác dù ít hay nhiều...” (hết lời của Sheikh Ibnu Al-Qayyim ).
Có nhiều bằng chứng cho việc vô đức tin đối với ai làm như thế, tiêu biểu như:
﴿وَمَن لَّمۡ يَحۡكُم بِمَآ أَنزَلَ ٱللَّهُ فَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡكَٰفِرُونَ ٤٤﴾ [سورة المائدة: 44]
{Và ai không xét xử theo điều Allah đã ban xuống thì đó là những kẻ không có đức tin.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 44).
﴿فَلَا وَرَبِّكَ لَا يُؤۡمِنُونَ حَتَّىٰ يُحَكِّمُوكَ فِيمَا شَجَرَ بَيۡنَهُمۡ ثُمَّ لَا يَجِدُواْ فِيٓ أَنفُسِهِمۡ حَرَجٗا مِّمَّا قَضَيۡتَ وَيُسَلِّمُواْ تَسۡلِيمٗا ٦٥ ﴾ [سورة النساء: 65]
{Thề bởi Thượng Đế của Ngươi (Muhammad) rằng chúng sẽ không tin tưởng cho đến khi nào chúng đề cử Ngươi đứng ra phân xử về điều mà chúng tranh chấp rồi chúng cảm thấy không uất ức trong lòng về quyết định mà Ngươi đã đưa ra và chúng hoàn toàn quy phục.} (Chương 4 – Annisa, câu 65).
﴿أَفَتُؤۡمِنُونَ بِبَعۡضِ ٱلۡكِتَٰبِ وَتَكۡفُرُونَ بِبَعۡضٖۚ فَمَا جَزَآءُ مَن يَفۡعَلُ ذَٰلِكَ مِنكُمۡ إِلَّا خِزۡيٞ فِي ٱلۡحَيَوٰةِ ٱلدُّنۡيَاۖ وَيَوۡمَ ٱلۡقِيَٰمَةِ يُرَدُّونَ إِلَىٰٓ أَشَدِّ ٱلۡعَذَابِۗ وَمَا ٱللَّهُ بِغَٰفِلٍ عَمَّا تَعۡمَلُونَ ٨٥﴾ [سورة البقرة: 85]
{Phải chăng các ngươi chỉ tin một phần của kinh sách và phủ nhận phần còn lại? Do đó, phần hình phạt dành cho những ai trong các ngươi làm điều đó không gì khác hơn là sự nhục nhã ở đời này; rồi vào Ngày phục sinh, họ sẽ nhận một sự trừng phạt khủng khiếp hơn, và Allah không phải không hay biết những gì các ngươi làm.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 85).
Như vậy, người bề tôi phải chấp nhận giới luật của Allah dù y có được hay mất, có lời hay thiệt đi chăng nữa, và cho dù y có thuận hay không thuận. Allah I phán:
﴿وَمَا كَانَ لِمُؤۡمِنٖ وَلَا مُؤۡمِنَةٍ إِذَا قَضَى ٱللَّهُ وَرَسُولُهُۥٓ أَمۡرًا أَن يَكُونَ لَهُمُ ٱلۡخِيَرَةُ مِنۡ أَمۡرِهِمۡۗ وَمَن يَعۡصِ ٱللَّهَ وَرَسُولَهُۥ فَقَدۡ ضَلَّ ضَلَٰلٗا مُّبِينٗا ٣٦ ﴾ [سورة الأحزاب: 36]
{Và thật không đúng đối với một người có đức tin, nam và nữ, rằng khi Allah và Sứ giả của Ngài quy định một điều gì đó thì họ lại đòi quyền lựa chọn theo công việc của họ. Và người nào bất tuân Allah và Sứ giả của Ngài thì quả thật y đã công khai lầm lạc.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 36).
﴿فَإِن لَّمۡ يَسۡتَجِيبُواْ لَكَ فَٱعۡلَمۡ أَنَّمَا يَتَّبِعُونَ أَهۡوَآءَهُمۡۚ وَمَنۡ أَضَلُّ مِمَّنِ ٱتَّبَعَ هَوَىٰهُ بِغَيۡرِ هُدٗى مِّنَ ٱللَّهِۚ إِنَّ ٱللَّهَ لَا يَهۡدِي ٱلۡقَوۡمَ ٱلظَّٰلِمِينَ ٥﴾ [سورة القصص: 50]
{Nhưng nếu chúng không đáp lại lời Ngươi (Muhammad) thì có nghĩa là chúng chỉ đi theo sở thích của bản thân chúng mà thôi. Và còn ai lệch lạc hơn những kẻ chỉ biết đi theo dục vọng của bản thân thay vì tuân theo Chỉ Đạo của Allah. Quả thật, Allah không hướng dẫn đám người làm điều sai quấy.} (Chương 28 – Al-Qisas, câu 50).
Ông Abdullah bin Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لَا يُؤْمِنُ أَحَدُكُمْ حَتَّى يَكُوْنَ هَوَاهُ تَبِعاً لِمَا جِئْتُ بِهِ}
“Không ai trong các ngươi có đức tin cho tới khi nào lòng ham muốn và dục vọng của y đi theo điều Ta mang đến”.
Học giả Ibnu Rajab  nói: Ý nghĩa của Hadith rằng một người sẽ không có được đức tin Iman hoàn thiện cho tới khi nào sở thích của y biết chiều theo những gì mà Thiên sứ của Allah e mang đến từ sự bảo ban và ngăn cấm. Y phải yêu thích những gì Người bảo ban và ghét những gì Người ngăn cấm. Quả thật, Allah I đã phán:
﴿ذَٰلِكَ بِأَنَّهُمُ ٱتَّبَعُواْ مَآ أَسۡخَطَ ٱللَّهَ وَكَرِهُواْ رِضۡوَٰنَهُۥ فَأَحۡبَطَ أَعۡمَٰلَهُمۡ ٢٨﴾ [سورة محمد: 28]
{Như thế là vì chúng tuân theo điều làm phật lòng Allah và ghét điều làm hài lòng Ngài. Bởi thế, Ngài triệt tiêu các việc làm của chúng.} (Chương 47 – Muhammad, câu 28).
 ﴿فَإِن لَّمۡ يَسۡتَجِيبُواْ لَكَ فَٱعۡلَمۡ أَنَّمَا يَتَّبِعُونَ أَهۡوَآءَهُمۡۚ وَمَنۡ أَضَلُّ مِمَّنِ ٱتَّبَعَ هَوَىٰهُ بِغَيۡرِ هُدٗى مِّنَ ٱللَّهِۚ إِنَّ ٱللَّهَ لَا يَهۡدِي ٱلۡقَوۡمَ ٱلظَّٰلِمِينَ ٥﴾ [سورة القصص: 50]
{Nhưng nếu chúng không đáp lại lời Ngươi (Muhammad) thì có nghĩa là chúng chỉ đi theo sở thích của bản thân chúng mà thôi. Và còn ai lệch lạc hơn những kẻ chỉ biết đi theo dục vọng của bản thân thay vì tuân theo Chỉ Đạo của Allah. Quả thật, Allah không hướng dẫn đám người làm điều sai quấy.} (Chương 28 – Al-Qisas, câu 50).
Những điều Bid’ah thật ra chỉ được hình thành từ những ai lấy dục vọng và sở thích của bản thân đặt lên trên giáo lý của Allah và Thiên sứ của Ngài e. Cũng chính vì vậy mà những người Bid’ah còn được gọi là những người đi theo dục vọng và sở thích của bản thân. Tương tự, những tội lỗi thật ra được hình thành từ những người lấy dục vọng và ham muốn của bản thân đặt lên trên tình yêu dành cho Allah I và lên trên những điều Ngài yêu thích. Bởi vậy, bắt buộc người có đức tin phải yêu thích những người yêu thương Allah từ các Thiên Thần, các vị Thiên sứ, các vị Nabi, các vị Siddeeq, những người chết Shaheed và những người ngoan đạo nói chung... (hết lời học giả Ibnu Rajab ).
Dưới đây là những điều phủ nhận Tawhid, bị trục xuất khỏi tôn giáo Islam, trong đó có nguyên nhân là do nghĩ xấu về Allah và có nguyên nhân là do hành vi giễu cợt với một thứ gì đó có đề cập đến Allah I:
1.    Nghĩ xấu về Allah:
Nghĩ xấu về Allah I là việc làm nguy hiểm, bởi vì việc nghĩ tốt về Allah I là điều bắt buộc căn bản của Tawhid, còn nghĩ xấu về Ngài sẽ phủ nhận Tawhid. Quả thật, Allah I đã mô tả những người Muna-fiq (giả tạo đức tin) là những người luôn nghĩ không đúng về Ngài. Allah I phán:
﴿يَظُنُّونَ بِٱللَّهِ غَيۡرَ ٱلۡحَقِّ ظَنَّ ٱلۡجَٰهِلِيَّةِۖ يَقُولُونَ هَل لَّنَا مِنَ ٱلۡأَمۡرِ مِن شَيۡءٖۗ قُلۡ إِنَّ ٱلۡأَمۡرَ كُلَّهُۥ لِلَّهِۗ﴾ [سورة آل عمران: 154]
{Họ nghĩ không đúng về Allah, lối suy nghĩ của họ là lối nghĩ thái quá của thời kỳ ngu muội (Jahiliyah). Họ nói: “Há chúng tôi đã không có ý kiến gì trong cộng việc này hay sao?” Hãy bảo họ: “Tất cả mọi việc hoàn toàn thuộc về Allah”.} (Chượng 3 – Ali-Imran, câu 154).
Trong câu Kinh khác Allah I cho biết rằng họ đã nghĩ xấu về Ngài:
﴿وَيُعَذِّبَ ٱلۡمُنَٰفِقِينَ وَٱلۡمُنَٰفِقَٰتِ وَٱلۡمُشۡرِكِينَ وَٱلۡمُشۡرِكَٰتِ ٱلظَّآنِّينَ بِٱللَّهِ ظَنَّ ٱلسَّوۡءِۚ عَلَيۡهِمۡ دَآئِرَةُ ٱلسَّوۡءِۖ وَغَضِبَ ٱللَّهُ عَلَيۡهِمۡ وَلَعَنَهُمۡ وَأَعَدَّ لَهُمۡ جَهَنَّمَۖ وَسَآءَتۡ مَصِيرٗا ٦﴾ [سورة الفتح: 6]
{Và để Ngài trừng phạt những tên giả tạo đức tin nam nữ, và những người thờ đa thần nam nữ, đã nghĩ xấu về Allah, đến lượt chúng phải đền tội; và chúng đón nhận cơn thịnh nộ của Allah, và Ngài sẽ nguyền rủa chúng và chuẩn bị sẵn cho chúng Hỏa Ngục, một điểm đến vô cùng xấu xa và thảm hại.} (Chương 48 – Alfath, câu 6).
Imam Ibnu Al-Qayyim  Tafseer câu Kinh này: Suy nghĩ này của họ là Allah I không trợ giúp Thiên sứ của Ngài và mệnh lệnh của Ngài sẽ dần biến mất. Họ cho rằng những gì xảy đến với họ không do quyền năng và sự anh minh của Allah I. Họ phủ nhận sự khôn ngoan và chí minh của Allah I, họ phủ nhận quyền năng của Ngài và phủ nhận việc Ngài sẽ giúp Thiên sứ của Ngài e hoàn tất sứ mạng. Đây chính là ý nghĩ xấu mà những người giả tạo đức tin Muna-fiq và những người thờ đa thần trong chương Al-Fath đã nghĩ về Allah I. Tuy nhiên, ý nghĩ xấu này chẳng có nghĩa lý gì với Allah cả, nó không hề làm ảnh hưởng đến quyền năng, sự khôn ngoan, sáng suốt và chí minh của Ngài, và lời hứa của Ngài vẫn là thật... Bởi thế, ai nghĩ rằng Allah I không giúp đỡ Thiên sứ của Ngài e, không phù hộ Người hoàn tất sứ mạng và không làm cho tôn giáo và Kinh sách của Ngài chiến thắng thì Người đó đẩy mình vào Shirk, và ai suy nghĩ như thế thì y là người không hề biết đến các đại danh cũng như các thuộc tính hoàn hảo và tối cao của Allah I...
Allah I phán:
﴿ذَٰلِكَ ظَنُّ ٱلَّذِينَ كَفَرُواْۚ فَوَيۡلٞ لِّلَّذِينَ كَفَرُواْ مِنَ ٱلنَّارِ ٢٧﴾ [سورة ص: 27]
{Đó là lối suy nghĩ của chúng, những kẻ vô đức tin. Và thật khốn khổ và thảm thương thay cho những kẻ vô đức tin khi chúng bị đày trong Hỏa ngục.} (Chương 38 – Sad, câu 27).
Rất nhiều người trong nhân loại nghĩ không đúng về Allah I. Ai tuyệt vọng nơi đức khoan dung và lòng nhân từ ở nơi Allah I thì người đó đã nghĩ xấu về Ngài. Ai cho rằng Allah I sẽ trừng phạt những người ngoan đạo luôn thành tâm làm tốt vì Ngài và cho rằng kết cuộc của những người đó cũng giống như kết cuộc của những kẻ thù của Ngài thì người đó đã nghĩ xấu về Ngài. Ai nghĩ rằng Allah I bỏ mặc con người và loài Jinn một cách bơ vơ không có sự hướng dẫn, chẳng có sự bảo ban hay cấm đoán, chẳng có bất cứ một vị Thiên sứ nào được gửi đến cũng như chẳng có một kinh sách nào được ban xuống thì người đó đã nghĩ xấu về Ngài. Ai nghĩ rằng Allah I không triệu tập các bề tôi của Ngài lại sau khi chết để phán xét và thưởng phạt tùy theo các việc làm tốt xấu của họ thì người đó đã nghĩ xấu về Ngài.
Ai cho rằng Allah I sẽ xóa bỏ các việc làm thiện tốt mà người bề tôi đã thành tâm thực hiện vì Ngài và Ngài sẽ trừng phạt người bề tôi dù không làm sai điều gì hoặc cho rằng người bề tôi được phép ủng hộ các kẻ thù của Ngài hoặc được phép phủ nhận các điều huyền diệu mà Ngài đã ban cho các vị Nabi của Ngài thì người đó sẽ đời đời kiếp kiếp bị đày trong tầng đáy của Hỏa Ngục... (xem thêm lời của Imam Ibnu Al-Qayyim  trong phần giải thích ai là những người nghĩ không đúng về Allah với lối nghĩ của thời kỳ ngu muội Jahiliyah trong Zaadu Al-Ma’aazd).
2.    Giễu cợt với một thứ gì đó có tên của Allah trong đó:
Người tín đồ Muslim phải có nghĩa vụ kính trọng Kinh sách của Allah I và Sunnah của Thiên sứ của Ngài e cũng như các học giả Islam. Y phải có nghĩa vụ hiểu biết về giới luật qui định về người giễu cợt với một thứ gì có tên Allah I trong đó hoặc với Qur’an và Thiên sứ của Ngài e để y có thể tránh. Quả thật, người nào giễu cợt với những gì có tên Allah I trong đó hoặc với Qur’an hay với Thiên sứ của Ngài e hoặc một điều gì đó từ Sunnah của Người thì người đó là người vô đức tin nơi Allah I, vì y đã xem thường sự tối cao và uy quyền của Thượng Đế cũng như Bức Thông Điệp của Ngài. Theo sự đồng thuận của tất cả giới học giả Islam thì việc làm đó sẽ phủ nhận Tawhid và biến thành sự vô đức tin. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿قُلۡ أَبِٱللَّهِ وَءَايَٰتِهِۦ وَرَسُولِهِۦ كُنتُمۡ تَسۡتَهۡزِءُونَ ٦٥ لَا تَعۡتَذِرُواْ قَدۡ كَفَرۡتُم بَعۡدَ إِيمَٰنِكُمۡۚ ﴾  [سورة التوبة: 65، 66]
{Hãy bảo chúng (Muhammad!): “Chẳng lẽ với Allah, với các lời mặc khải của Ngài và với thiên sứ của Ngài các ngươi dám buông lời giễu cợt ư?” Các ngươi chớ biện minh, quả thật các ngươi đã chối bỏ đức tin sau khi các ngươi đã tin tưởng.} (Chương 9 – Attawbah, câu 65, 66).
Nguyên nhân hai câu Kinh này được mặc khải xuống là do những kẻ Muna-fiq (giả tạo đức tin) đã giễu cợt với Thiên sứ của Allah e và các vị Sahabah của Người trong một trận chinh chiến. Ông Ibnu Jareer và những người khác thuật lại từ ông Ibnu Umar, Muhammd bin Ka’ab, Zaid bin Aslam rằng trong trận Tabuk, một người đàn ông đã nói: Chúng tôi chưa từng thấy ai giống như những người đọc xướng của chúng ta thích những chiếc bụng to, thích lời nói dối, thích sự hèn nhát khi giáp mặt với kẻ thù – ý nói Thiên sứ của Allah và các vị Sahabah đọc xướng Qur’an của Người.
Vậy là Awf bin Malik nói: Ngươi mới là kẻ nói dối, ngươi đúng là người Muna-fiq, ta sẽ thưa chuyện này với Thiên sứ của Allah. Awf bin Malik đi đến chỗ của Thiên sứ để nói lại cho Người biết sự việc thì mới biết Allah đã mặc khải xuống về sự việc này trong thiên kinh Qur’an. Thế là người đàn ông đó đã đến chỗ của Thiên sứ và nói: Thưa Thiên sứ của Allah, thật ra chúng tôi chỉ nói đùa cho vui để giết thời gian trong chuyến đi mà thôi. Thiên sứ của Allah e nói:
﴿قُلۡ أَبِٱللَّهِ وَءَايَٰتِهِۦ وَرَسُولِهِۦ كُنتُمۡ تَسۡتَهۡزِءُونَ ٦٥ لَا تَعۡتَذِرُواْ قَدۡ كَفَرۡتُم بَعۡدَ إِيمَٰنِكُمۡۚ ﴾  [سورة التوبة: 65، 66]
{Hãy bảo chúng (Muhammad!): “Chẳng lẽ với Allah, với các lời mặc khải của Ngài và với thiên sứ của Ngài các ngươi dám buông lời giễu cợt ư?” Các ngươi chớ biện minh, quả thật các ngươi đã chối bỏ đức tin sau khi các ngươi đã tin tưởng.} (Chương 9 – Attawbah, câu 65, 66).
Hai câu Kinh này đã cho thấy rằng người nào giễu cợt với Allah I, với Thiên sứ của Ngài e, với các lời phán của Ngài hoặc với Sunnah của Thiên sứ của Ngài hay Sunnah của các vị Sahabah thì người đó là kẻ vô đức tin. Bởi lẽ, người nào làm như vậy thì người đó đã khinh thường Thượng Đế, khinh thường Bức Thông Điệp của Ngài, đồng thời phủ nhận Tawhid cho dù không có ý giễu cợt. Việc giễu cợt với Allah và Thiên sứ của Allah bao hàm cả việc giễu cợt với kiến thức tôn giáo, với các học giả Islam. Người đàn ông trong Hadith đã nói với Thiên sứ rằng chúng tôi chỉ nói đùa cho vui có nghĩa là chúng tôi không có ý giễu cợt nhưng Allah đã không chấp nhận đó là lý do để biện minh và Thiên sứ của Ngài chỉ trả lời dứt khoát bằng lời phán của Allah I: {“Chẳng lẽ với Allah, với các lời mặc khải của Ngài và với thiên sứ của Ngài các người dám buông lời giễu cợt ư?”. Các ngươi chớ biện minh, quả thật các ngươi đã chối bỏ đức tin sau khi các ngươi đã tin tưởng.} (Chương 9 – Attawbah, câu 65, 66).
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: “Quả thật, Allah I phán rằng họ đã chối bỏ đức tin sau khi đã tin tưởng trong khi họ nói chúng tôi nói không mang ý định vô đức tin mà chúng tôi chỉ nói đùa cho vui. Điều này cho thấy giễu cợt với các lời phán của Ngài là vô đức tin và sự việc không xảy ra trừ phi đối với ai thực sự có chủ ý. Nếu y thực sự có đức tin trong lòng thì nó sẽ ngăn y nói những lời giễu cợt đó. Kinh Qur’an giảng giải cho biết rằng đức tin Iman của con tim cần phải biểu hiện bằng hành động tương ứng như Allah I phán:
﴿وَيَقُولُونَ ءَامَنَّا بِٱللَّهِ وَبِٱلرَّسُولِ وَأَطَعۡنَا ثُمَّ يَتَوَلَّىٰ فَرِيقٞ مِّنۡهُم مِّنۢ بَعۡدِ ذَٰلِكَۚ وَمَآ أُوْلَٰٓئِكَ بِٱلۡمُؤۡمِنِينَ ٤٧ وَإِذَا دُعُوٓاْ إِلَى ٱللَّهِ وَرَسُولِهِۦ لِيَحۡكُمَ بَيۡنَهُمۡ إِذَا فَرِيقٞ مِّنۡهُم مُّعۡرِضُونَ ٤٨ وَإِن يَكُن لَّهُمُ ٱلۡحَقُّ يَأۡتُوٓاْ إِلَيۡهِ مُذۡعِنِينَ ٤٩ أَفِي قُلُوبِهِم مَّرَضٌ أَمِ ٱرۡتَابُوٓاْ أَمۡ يَخَافُونَ أَن يَحِيفَ ٱللَّهُ عَلَيۡهِمۡ وَرَسُولُهُۥۚ بَلۡ أُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلظَّٰلِمُونَ ٥٠ إِنَّمَا كَانَ قَوۡلَ ٱلۡمُؤۡمِنِينَ إِذَا دُعُوٓاْ إِلَى ٱللَّهِ وَرَسُولِهِۦ لِيَحۡكُمَ بَيۡنَهُمۡ أَن يَقُولُواْ سَمِعۡنَا وَأَطَعۡنَاۚ وَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡمُفۡلِحُونَ ٥١ وَمَن يُطِعِ ٱللَّهَ وَرَسُولَهُۥ وَيَخۡشَ ٱللَّهَ وَيَتَّقۡهِ فَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡفَآئِزُونَ ٥٢﴾ [سورة النور: 47 - 52]
{Và chúng (những tên giả tạo đức tin) nói: “Chúng tôi tin tưởng nơi Allah và Sứ giả (Muhammad) và chúng tôi vâng lời”. Nhưng sau đó, một phần tử trong chúng quay bỏ đi. Và chúng là những kẻ không có đức tin. Và khi chúng được gọi đến với Allah và Sứ giả của Ngài để Y phân xử giữa bọn chúng thì một phần tử trong bọn chúng lánh mặt bỏ đi. Nhưng nếu chúng nắm được phần phải thì chúng sẵn sàng đến gặp Sứ giả (Muhammad) ngay. Phải chăng trong trái tim của chúng có một căn bệnh? Hay là chúng nghi hoặc? Hay là chúng sợ Allah và Sứ giả của Ngài xử ép chúng? Không, bọn chúng là những kẻ làm điều sai quấy. Quả thật, lời nói của những người có đức tin khi được mời gọi đến với Allah và Sứ giả của Ngài để người phân xử giữa họ thì chỉ có câu: “Chúng tôi xin nghe và vâng lời!” Những người này đích thực là những người sẽ thắng lợi. Và ai vâng lời Allah và Sứ giả của Ngài, kính sợ Allah và ngay chính với Ngài là những người sẽ thành đạt.} (Chương 24 – Annur, câu 47 – 52).
Allah I đã phủ nhận đức tin Iman đối với ai quay lưng với sự tuân lệnh Thiên sứ của Ngài, và Ngài cho biết những người có đức tin là những người khi được kêu gọi đến với Allah và Thiên sứ của Ngài để Người phân xử giữa họ thì họ nghe và vâng lệnh. Như vậy, hành động bên ngoài là biểu hiện của đức tin hay không có đức tin...” (hết lời của Sheikh).
Những việc làm thuộc hành vi Shirk hoặc thuộc những phương tiện dẫn đến Shirk
Có những điều, những việc làm nằm giữa ranh giới đại Shirk và tiểu Shirk, mức độ của nó tùy thuộc vào tâm, lời nói và hành động của người chủ thể. Quả thật, Thiên sứ của Allah e đã khuyến cáo cộng đồng tín đồ của Người về những điều này:
Thứ nhất: Đeo vòng, khoen, sợi chỉ may hoặc những gì tương tự với tâm niệm tránh rủi ro, bệnh tật và chuyện xui xẻo. Đây là việc làm của thời kỳ ngu muội Jahiliyah thuộc dạng tiểu Shirk và có thể sẽ trở thành đại Shirk tùy theo tâm niệm của người đeo. Ông Imran bin Husain t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nhìn thấy một người đàn ông đeo trên tay một cái vòng bằng đồng thau thì Người hỏi: Cái gì đây? Người đàn ông đó nói: đây là vòng bùa để tránh tà ma. Thiên sứ của Allah e nói:
{اِنْزَعْهَا فَإِنَّهَا لَا يَزِيْدُكَ إِلَّا وَهْناً، فَإِنَّكَ لَوْ مِتَّ وَهِيَ عَلَيْكَ مَا أفْلَحْتَ أَبَدًا} رواه أحمد بسند لا بأس به وصححه ابن حبان والحاكم وأقره الذهبي.
“Ngươi hãy cởi bỏ nó đi, bởi nó chỉ làm ngươi thêm yếu hèn; và quả thật, nếu ngươi chết đi mà nó vẫn ở trên người của ngươi thì ngươi sẽ không bao giờ thành công (ở cõi Đời Sau).” (Ahmad với đường dẫn truyền không vấn đề gì, Hadith được Ibnu Hibban và Al-Hakim và Imam Azd-Zdahabi xác nhận Sahih).
Thứ hai: Đeo lên người, treo trong nhà các loại bùa chú từ xương hay các loại hạt cườm, hạt chuỗi với tâm niệm xua đuổi tà ma. Việc làm này không được phép. Có nhiều người còn treo hoặc đeo Qur’an. Nếu các bùa chú đó được trích từ Qur’an thì giới học giả có sự bất đồng quan điểm: một số nói không được phép còn một số khác thì bảo được phép.
Câu nói đúng nhất là không được phép nhằm ngăn chặn dẫn đến điều Shirk. Ông Ibnu Mas’ud t thuật lại đã nghe Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّ الرُّقَى وَالتَّمَائِمَ وَالتِّوَلَةَ شِرْكٌ} رواه أحمد وأبو داود.
“Bùa chú, các loại bùa đeo và bùa yêu đều mang tội Shirk” (Ahmad, Abu Dawood).
Ông Uqbah bin A’mir t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ عَلَّقَ تَمِيمَةً فَقَدْ أَشْرَكَ} رواه أحمد
“Ai đeo (treo) bùa chú thì người đó đã mang tội Shirk” (Ahmad).
Thứ ba: Tìm phúc lành từ cây cối, các loại đá, các di tích, các kiến trúc cổ. Tìm phúc lành có nghĩa là mong được phúc lành từ những thứ đó hoặc tâm niệm những thứ đó có thể mang lại phúc lành. Đây là việc làm thuộc dạng đại Shirk vì đã xin và mong phúc lành từ ai (vật) khác ngoài Allah I. Những người thờ cúng các ngẫu tượng thật ra họ cầu phúc lành từ chúng. Việc tìm phúc lành từ mồ mả của những người ngoan đạo cũng giống như tìm phúc lành từ thần Lat, còn việc tìm phúc lành từ cây cối, các loại đá cũng giống như tìm phúc lành từ thần Izza và Manah. Ông Abu Wa-qid Allaythi thuật lại: Chúng tôi cùng Thiên sứ của Allah e xuất chinh đến Hunain. Chúng tôi nói chuyện với nhau về thời còn vô đức tin và chúng tôi nhắc về những người thờ đa thần có một cây táo cổ thụ, họ thường treo các binh khí của họ lên cây táo cổ thụ đó và họ gọi nó là Zda-tu Annawaat. Rồi khi chúng tôi đi ngang qua một cây táo, chúng tôi nói: Thưa Thiên sứ của Allah, hãy qui định cho chúng tôi một cái Zda-tu Annawaat giống như họ thì Người e nói:
{اللهُ أَكْبَرُ، إِنَّهَا السُنَنُ، قُلْتُمْ وَالَّذِى نَفْسِى بِيَدِهِ كَمَا قَالَ قَوْمُ مُوسَى ﴿اجْعَلْ لَنَا إِلَهاً كَمَا لَهُمْ آلِهَةٌ قَالَ إِنَّكُمْ قَوْمٌ تَجْهَلُونَ﴾ [سورة الأعراف: 138] إِنَّهَا لَسُنَنٌ لَتَرْكَبُنَّ سُنَنَ مَنْ كَانَ قَبْلَكُمْ سُنَّةً سُنَّةً} رواه الترمذي وصححه.
“Alla-hu-akbar, đó là những con đường... Ta thề bởi Đấng mà linh hồn Ta trong tay Ngài rằng các ngươi đã nói giống như cộng đồng của Musa đã nói: {“Xin thầy làm ra cho chúng tôi một thần linh giống như các thần linh của họ”. Musa nói: “Các ngươi đúng là một đám người ngu muội!”} (Chương 7 – Al-A’raf, câu 138). Quả thật, đó là những đường lối... rồi đây chắc chắn các ngươi sẽ đi trên những đường lối của những ai trước các ngươi từng lối từng lối một.” (Tirmizdi và ông xác nhận Hadith Sahih).
Thứ tư: Bùa ngải, ma thuật thường là những thứ được ẩn kín khỏi tầm mắt của con người. Nó được dùng để tác động làm ảnh hưởng tâm hồn, tinh thần và cả thể xác con người. Nó có thể gây bệnh, giết chóc, chia cắt vợ chồng, và dĩ nhiên sự ảnh hưởng của nó chỉ xảy ra dưới sự cho phép của Allah I.
Bùa ngải, ma thuật là việc làm của Shaytan. Bùa Ngải, ma thuật chỉ đạt được khi nào có sự Shirk với Allah I, bởi vì nó dùng các tên Jinn Shaytan bằng cách thờ cúng và phục tùng chúng và bởi vì trong nó mang ý nghĩa chia sẽ điều vô hình cùng với Allah I. Cho nên, Bùa ngải và ma thuật là việc vô đức tin và lệch lạc, Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَلَقَدۡ عَلِمُواْ لَمَنِ ٱشۡتَرَىٰهُ مَا لَهُۥ فِي ٱلۡأٓخِرَةِ مِنۡ خَلَٰقٖۚ﴾ [سورة البقرة: 102]
{Và quả thật, họ biết rằng ai mua bán phép thuật thì sẽ không được hưởng bất cứ phần tốt đẹp nào ở Đời Sau.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 102).
Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{اجْتَنِبُوا السَّبْعَ الْمُوبِقَاتِ}.
“Các ngươi hãy tránh xa bảy điều hủy diệt (đại trọng tội”.
Các vị Sahabah nói: Thưa Thiên sứ của Allah, bảy điều hủy diệt đó là gì.
Thiên sứ của Allah e nói:
{الشِّرْكُ بِاللهِ، وَالسِّحْرُ، وَقَتْلُ النَّفْسِ الَّتِى حَرَّمَ اللهُ إِلاَّ بِالْحَقِّ، وَأَكْلُ الرِّبَا، وَأَكْلُ مَالِ الْيَتِيمِ، وَالتَّوَلِّى يَوْمَ الزَّحْفِ، وَقَذْفُ الْمُحْصَنَاتِ الْمُؤْمِنَاتِ الْغَافِلاَتِ} رواه البخاري ومسلم.
“Shirk với Allah, bùa ngải - ma thuật, giết sinh mạng mà Allah đã nghiêm cấm ngoại trừ vì công lý, ăn Riba’ (cho vay lấy lãi), ăn tài sản của trẻ mồ côi, bỏ chạy vào ngày giao chiến, vu khống những người phụ nữ có đức tin tiết hạnh.” (Albukhari, Muslim).
Thứ năm: Bói toán. Đó là tự xưng biết điều vô hình như tiên đoán điều sẽ xảy ra trong tương lai trên trái đất. Sự tiên đoán dựa theo sự mách bảo của Jinn. Những tên Jinn Shaytan đi lên tầng trời hạ giới nghe trộm từ các cuộc nói chuyện của các vị Thiên Thần rồi về mách lại vào tai của những tên thầy bói. Những tên Jinn Shaytan đã nói dối thêm cả trăm điều vào những điều chúng nghe trộm nhưng con người vẫn tin vào lời của chúng.
Quả thật chỉ có Allah I mới là Đấng biết điều vô hình. Bởi vậy, ai tự xưng mình có khả năng chia sẻ với Ngài về sự hiểu biết này bằng hình thức bói toán hay những hình thức tương tự khác hoặc ai đó tin vào kẻ tự cho mình biết điều vô hình thì y đã dựng lên một đối tác ngang vai cùng với Allah I.
Trong Sahih Muslim: một số bà vợ của Thiên sứ  e thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ أَتَى عَرَّافًا فَسَأَلَهُ عَنْ شَىْءٍ فَصَدَّقَهُ بِمَا يَقُوْلُ لَمْ تُقْبَلْ لَهُ صَلاَةٌ أَرْبَعِينَ يَوْمًا}
“Ai tìm đến người xem tướng số để hỏi y về một điều gì đó rồi y tin những gì hắn nói thì lễ nguyện Salah của y không được chấp nhận trong bốn mươi ngày”.
Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ أَتَى كَاهِناً أَوْ عَرَّافاً فَصَدَّقَهُ بِمَا يَقُولُ فَقَدْ كَفَرَ بِمَا أُنْزِلَ عَلَى مُحَمَّدٍ} رواه أحمد.
“Ai tìm đến thầy bói hoặc thầy xem tướng số rồi tin những gì y nói thì người đó đã vô đức tin với những điều được mặc khải xuống cho Muhammad.” (Ahmad).
Người tín đồ Muslim cần phải lưu ý và tránh xa những sự việc liên quan đến bùa ngải, bói toán. Một số người trong giới bùa ngải và bói toán công khai cho mọi người thấy rằng họ chỉ phục vụ điều tốt lành chẳng hạn như chỉ phục vụ cho việc chữa bệnh nhưng thực chất họ muốn phá hoại giáo lý tín ngưỡng thuần túy, họ sẽ bảo người bệnh giết tế con vật dâng cúng cho ai (vật) khác ngoài Allah I hoặc bảo người bệnh viết các dòng chữ, các biểu tượng hay các đường nét mang tính Shirk. Một số khác trong giới bùa ngải, ma thuật và bói toán tự xưng là nhà ngoại cảm, họ sẽ biết được các nơi cho những thứ bị mất và bị lấy cắp; khi có người thiếu hiểu biết và cả tin tìm đến nhờ họ tìm kiếm những thứ bị mất và bị thất lạc thì họ sẽ chỉ ra những nơi sẽ tìm thấy những thứ cần tìm đó qua sự trợ giúp của các tên Jinn Shaytan. Một số khác nữa trong giới bùa ngải và ma thuật cho rằng họ có khả năng siêu nhiên, chẳng hạn họ có thể đi vào trong lửa, có thể dùng đao kiếm tự chặt chém bản thân, nhưng thực chất đều là do các tên Jinn Shaytan trợ giúp. Quả thật, tất cả những người dùng yêu thuật và bùa ngải các loại đều gian lận, họ muốn lường gạt tiền của mọi người và phá hoại đức tin thuần túy của những người Muslim. Do đó, các tín đồ Muslim cần phải lưu ý và cảnh giác mà tránh xa những người đó; bắt buộc các nhà chức trách và lãnh đạo phải có trách nhiệm kêu gọi những người đó quay đầu sám hối, nếu họ chịu sám hối thì tốt còn không thì phải loại trừ họ khỏi cuộc sống thế gian. Trong bộ Sahih Albukhari có ghi rằng Bajalah bin Ubdah nói: Umar bin Al-Khattaab đã viết rằng các ngươi phải giết tất cả những thầy bùa nam lẫn nữ. Còn ông Jundub thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói án  dành cho thầy bùa là chặt đầu (Hadith do Tirmizdi ghi lại).
Thứ sáu: Các điềm gở. Đó là tin rằng các loài chim nhất định nào đó, các tên gọi nào đó, những ngôn từ nào đó, các hiện tượng nào đó hay các sự vật nào đó là điềm báo không tốt lành. Người nào quyết định thực hiện một điều gì trong tôn giao hay trong sinh hoạt đời sống mà thấy hoặc nghe những thứ được cho là điềm gở rồi y cảm thấy bản thân mình trong hai tình huống: Hoặc là tin vào những điềm gở đó và mất đi đức tin và sự phó thác cho Allah I hoặc là y không tin vào các điềm gở đó nhưng trong tâm y vẫn có một chút gì đó từ việc lo lắng, bồn chồn và bất an thì y hãy chiến đấu với nó để đẩy nó ra khỏi tâm trí của mình bằng cách cầu xin sự phù hộ và trợ giúp nơi Allah I, đặt niềm tin và phó thác cho Ngài, tiếp tục thực hiện việc cần làm và hãy nói:
{اللهُمَّ لَا يَأْتِيْ بِالْحَسَنَات إِلَّا أَنْتَ وَلَا يَدْفَعْ السَّيِّئَات إِلَّا أَنْتَ وَلَا حَوْلَ وَلَا قُوَّةَ إِلَّا بِكَ}.
“Ollo-humma la ya’ti bil-hasana-t illa anta, wa la yadfa’ assayyi-a-t illa anta, wa la hawla wa la quwata illa bika”.
“Lạy Allah, không ai có thể mang đến điều phúc lành trừ một mình Ngài, không ai có thể đẩy lùi điều xấu trừ một mình Ngài, và không có bất cứ quyền lực và sức mạnh nào hơn quyền lực và sức mạnh của Ngài”.
Điềm gở của những người vô đức tin thời trước mà Allah I đã kể trong Qur’an của Ngài là họ thường xem các vị Nabi cũng như những người đi theo các vị Nabi là những điềm báo cho những điều không tốt lành. Allah I phán về Fir’aun và thuộc hạ của hắn rằng mỗi khi có điều xấu xảy đến với họ thì họ cho rằng đó là điềm gở từ Nabi Musa u và những ai theo Người:
﴿وَإِن تُصِبۡهُمۡ سَيِّئَةٞ يَطَّيَّرُواْ بِمُوسَىٰ وَمَن مَّعَهُۥٓۗ ﴾ [سورة الأعراف: 131]
{Và khi chúng gặp điều bất hạnh chúng đổ tội cho Musa và những ai theo Y đã mang điều xui xẻo đến.} (Chương 7 – Al-Araf, câu 131).
Allah I phán về người dân của Nabi Salih u khi họ nói với Người:
﴿ٱطَّيَّرۡنَا بِكَ وَبِمَن مَّعَكَۚ﴾ [سورة النمل: 47]
{Ông và những người cùng với ông đã mang lại điềm xui xẻo cho chúng tôi.} (Chương 27 – Annaml, câu 47).
Allah I phán về cư dân của một ngôi làng đã nói với các vị Thiên sứ của Allah:
﴿قَالُوٓاْ إِنَّا تَطَيَّرۡنَا بِكُمۡۖ لَئِن لَّمۡ تَنتَهُواْ لَنَرۡجُمَنَّكُمۡ وَلَيَمَسَّنَّكُم مِّنَّا عَذَابٌ أَلِيمٞ ١٨﴾ [سورة يس: 18]
{Chúng tôi thấy có điềm xui nơi các ông. Nếu các ông không chịu ngưng thì chắc chắn chúng tôi sẽ ném đá giết các ông và chắc chắn chúng tôi sẽ áp dụng hình phạt đau đớn đối với các ông.} (Chương 36 – Yasin, câu 18).
Allah I phán về những người thờ đa thần đã đổ tội cho Nabi Muhammad e là điềm xui xẻo:
﴿وَإِن تُصِبۡهُمۡ سَيِّئَةٞ يَقُولُواْ هَٰذِهِۦ مِنۡ عِندِكَۚ﴾ [سورة النساء: 78]
{Và khi“Mọi chuyện đều do Ngươi (Muhammad)”. gặp phải điều xấu thì chúng nói: } (Chương 4 – Annisa’, câu 78).
Cứ như vậy, tôn giáo của những người có đức tin thường có chung một điểm, đó là khi họ gặp phải chuyện không tốt lành thì họ thường đổ lỗi cho những ai là nguồn gốc của điều tốt – các vị Thiên sứ của Allah I và những người ngoan đạo. Đó là sự lệch lạc trong bản thân của họ chứ thật ra điều tốt hay điều xấu, điều lành hay điều dữ đều do Allah I an bài và định đoạt, sự đối nghịch này luôn tồn tại song hành theo sự sáng suốt và chí minh của Ngài, điều tốt là phần phúc dành cho những việc làm tuân lệnh và ngoan đạo, còn điều xấu là phần trừng phạt dành cho hành động tội lỗi. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿مَّآ أَصَابَكَ مِنۡ حَسَنَةٖ فَمِنَ ٱللَّهِۖ وَمَآ أَصَابَكَ مِن سَيِّئَةٖ فَمِن نَّفۡسِكَۚ﴾ [سورة النساء: 79]
{(Này hỡi con người) Nếu ngươi gặp điều tốt thì đó là do Allah ban cho, còn nếu các người gặp điều xấu thì đó là từ bản thân các ngươi.} (Chương 4 – Annisa’, câu 79).
Việc tin vào một thứ gì đó là điềm báo không tốt lành là điều Shirk bởi vì nó đã tin vào ai (vật) ngoài Allah I có khả năng mang lại điều dữ trong khi bản thân các tạo vật không mang lại điều lành cũng như điều dữ; bởi vì nó là điều được xúi bẩy và thì thào bởi Shaytan; và bởi vì nó xuất phát từ trái tim hoang mang và lo sợ không chịu phó thác cho Allah I. Hãy lắng nghe lời của Thiên sứ khuyến cáo về việc tin vào điềm gở, Người nói:
{لاَ عَدْوَى وَلاَ طِيَرَةَ وَلاَ هَامَةَ وَلاَ صَفَرَ} رواه البخاري ومسلم.
“Chẳng có sự truyền nhiễm, chẳng có điềm gở, chẳng có chim cú mèo nào gây xui xẻo, chẳng có tháng Safar nào mang lại rủi ro cả.” (Albukhari, Muslim).
Trong một lời dẫn khác, Thiên sứ của Allah I nói:
{لاَ عَدْوَى ، وَلاَ طِيَرَةَ ، وَيُعْجِبُنِى الْفَأْلُ}
“Không có sự lây nhiễm, không có điềm gở nào cả, ta chỉ thích điều Al-Fa’l”.
Các vị Sahabah hỏi: Al-Fa’l là gì?
Thiên sứ của Allah nói: {كَلِمَةٌ طَيِّبَةٌ} – “Lời nói tốt lành” (Hadith do Albukhari và Muslim ghi lại).
Ông Ibnu Mas’ud t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{الطِّيَرَةُ شِرْكٌ الطِّيَرَةُ شِرْكٌ} رواه أبو داود وأحمد.
“Tin vào điềm gở là Shirk, tin vào điềm gở là Shirk” (Abu Dawood, Ahmad).
Ông Mu’a-wiyah bin Al-Hakim thuật lại rằng ông đã nói với Thiên sứ của Allah e trong chúng ta có những người tin vào những điềm gở. Thiên sứ của Allah e nói:
{ذَاكَ شَىْءٌ يَجِدُونَهُ فِى صُدُورِهِمْ فَلاَ يَصُدَّنَّهُمْ} رواه مسلم.
“Đó là điều mà họ tự cảm thấy trong lòng của họ chớ những điều đó chắc chắn không thể cản trở họ” (Muslim).
Thiên sứ của Allah e cho biết rằng niềm tin vào những thứ gì đó là điềm báo cho điều xui xẻo và không tốt lành thật ra chỉ là cảm giác trong lòng chứ bản thân những thứ đó không làm ảnh hưởng gì cả. Sự lo lắng, hoang mang cũng như sự Shirk của họ khiến họ nghĩ rằng những thứ được coi là điềm gở có ảnh hưởng thực sự khi nghe nhìn hoặc thấy các thứ đó. Thiên sứ của Allah e giảng giải cho cộng đồng tín đồ của Người rõ về sự sai trái của việc tin vào các điềm gở để họ biết rằng Allah I không tạo ra bất cứ dấu hiệu nào chứng minh những thứ họ sợ là điềm gở mà thật ra nguyên nhân là do sự lo lắng trong lòng của họ. Thiên sứ của Allah e giảng giải cho họ để họ cảm thấy an lòng,  để họ hướng hoàn toàn về Đấng Tối Cao duy nhất, Đấng đã gởi các vị Thiên sứ của Ngài đến cùng với các Kinh sách của Ngài kêu gọi nhân loại trở về với một mình Ngài, cắt đứt mọi dính líu với Shirk trong trái tim. Bởi thế, ai nắm chặt lấy sợi dây Tawhid một cách vững chắc và tuyệt đối phó thác cho Allah I thì người đó sẽ hoàn toàn cắt đứt với niềm tin nơi những thứ được cho là điềm gở và sẽ dập tắt niềm tin đó trước khi nó lóe lên.
Ông Akramah nói: Có lần, lúc chúng tôi đang ngồi bên cạnh ông Ibnu Abbas thì có một con chim bay ngang qua cùng với tiếng kêu thì một người trong nhóm bảo: điều lành, điều lành.
Ông Ibnu Abbas t nói: chẳng có điều lành cũng chẳng có điều dữ nào cả.
Còn riêng lời của Thiên sứ “Ta chỉ thích Al-Fa’l” và Người bảo đó là lời nói tốt lành, có nghĩa là Người muốn có những ý nghĩ tốt về Allah I; và một người bề tôi được lệnh phải nghĩ tốt về Allah I.
Tin vào điềm gở chính là suy nghĩ xấu về Allah và không còn phó thác cho Ngài nữa. Con người khi hy vọng điều tốt lành nơi Allah I thì y sẽ gắn trái tim của mình ở nơi Ngài và đặt mọi niềm tin nơi Ngài, còn khi nào y tuyệt vọng nơi Ngài thì sẽ tìm đến ai (vật) khác ngoài Ngài.
Imam Ibnu Al-Qayyim  nói: “Việc yêu thích lời nói tốt lành cũng như yêu thích một thứ gì đó không phải là điều Shirk mà chỉ là một sự hướng đến một việc tốt lành hay sự mong muốn được tốt lành. Đó là bản chất tự nhiên của con người, nó luôn hướng tới cái tốt đẹp, giống như Thiên sứ của Allah nói cho các vị Sahabah của Người biết rằng vật chất mà Người yêu thích nhất trên cõi đời này là phụ nữ và chất thơm; Người thích đồ ngọt và mật ong, Người thích giọng đọc Qur’an và giọng Azdan phải hay và truyền cảm, Người thích phẩm chất và đức tính cao đẹp. Nói chung Thiên sứ của Allah e thích tất cả những gì mang lại ý nghĩa tốt lành ngay cả tên gọi...” (hết lời của Sheikh).
 Ông Ibnu Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ رَدَّتْهُ الطِّيَرَةُ مِنْ حَاجَةٍ فَقَدْ أَشْرَكَ}
“Hãy ngưng thực hiện cho nhu cầu của y bởi vì những thứ được cho là điềm gở thì người đó đã mang tội Shirk”.
Các vị Sahabah hỏi: Điều gì Kaffarah cho việc làm đó? Thiên sứ của Allah e nói:
{أَنْ يَقُولَ أَحَدُهُمْ اللَّهُمَّ لاَ خَيْرَ إِلاَّ خَيْرُكَ وَلاَ طَيْرَ إِلاَّ طَيْرُكَ وَلاَ إِلَهَ غَيْرُكَ} رواه أحمد.
“Người đó hãy nói: Ollo-humma la khoiro illa khoiruka wa la toiro illa toiruka wa la ila-ha ghoiruka – Lạy Allah, không có điều phúc lành nào ngoài điều phúc lành của Ngài, không có điềm gở nào ngoài điềm gở từ nơi Ngài, và không có Thượng Đế nào khác ngoài Ngài.” (Ahmad).
Hadith khẳng định những thứ được cho là điềm gở sẽ không gây ảnh hưởng hay tác hại đến người tin tưởng nó mà tất cả mọi sự việc đều do một mình Allah an bài và định đoạt. Bởi thế, ai không toàn tâm phó thác cho Allah I thì người đó đã không có đức tin nơi Ngài mà thật ra y đang chia sẻ quyền năng của Ngài với ai (vật) khác ngoài Ngài, và đó là điều Shirk với Ngài.
Thứ bảy: Thuật chiêm tinh. Đó là hình thức dựa vào vị trí của các vì sao để phán đoán sự việc xảy ra trên trái đất. Thuật chiêm tinh được chia thành hai dạng:
Dạng thứ nhất: Cho rằng các tinh tú trên trời là tác nhân cho mọi diễn biến xảy ra trên trái đất. Tất cả những người Muslim đều đồng thuận đây là điều vô đức tin bởi vì y đã tin rằng có Đấng Tạo Hóa khác Allah I và y đã tin rằng ai (vật) trong tạo vật của Allah I có khả năng chi phối nằm ngoài ý muốn và quyền năng của Ngài.
Dạng thứ hai: Dựa vào sự di chuyển cũng như vị trí của các vì sao, các tinh tú, sự hội tụ thành chòm hay sự phân tán của sao là nguyên nhân cho các hiện tượng xảy ra trên trái đất. Không còn nghi ngờ gì nữa rằng dạng này thuộc phạm vi cấm (Haram) và nó được coi là một phần của bùa ngải và ma thuật (Sihr), bởi vì nó khẳng định kiến thức về cõi vô hình. Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنِ اقْتَبَسَ عِلْمًا مِنَ النُّجُومِ اقْتَبَسَ شُعْبَةً مِنَ السِّحْرِ زَادَ مَا زَادَ} رواه أبو داود وابن ماجه وأحمد واسناد صحيح وصححه النووي والذهبي.
“Ai tìm học kiến thức từ thuật chiêm tinh thì người đó đã tìm học một phần của Sihr, mức độ của nó tăng dần theo sự học hỏi.” (Abu Dawood, Ibnu Ma-jah, Ahmad với đường dẫn truyền Sahih, Imam Annawawi va Azdzdahabi xác nhận Sahih).
Việc thông tin về những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai bằng cách dựa vào các vì sao là tự xưng biết kiến thức của cõi vô hình trong khi kiến thức ở cõi vô hình là kiến thức của riêng một mình Allah I. Ai dựa vào các vì sao để phán đoán những điều xảy ra ở tương lai và những ai tin vào điều đó thì họ là những người đã phủ nhận Tawhid.
Học giả Al-Khata-bi nói: Kiến thức về thuật chiêm tinh bị nghiêm cấm là những gì mà các nhà chiêm tinh tự xưng hiểu biết về các tinh tú cũng như các sự việc sẽ xảy ra trong thời điểm nào đó của tương lai: các thời điểm có gió, các thời điểm có mưa, sự thay đổi các hiện tượng,... Họ cho rằng các hiện tượng xảy ra trên trái đất đều do sự di chuyển vị trí của các tinh tú, chúng tập trung hay phân tán đều là nguyên nhân tác động đến các hiện tượng xảy ra trên trái đất. Họ đã tự cho mình biết về cõi vô hình trong khi chỉ có Allah I mới là Đấng Hiểu biết thực sự, không ai ngoài Ngài có được kiến thức này.
Imam Albukhari nói trong bộ Sahih của ông: Ông Qata-dah nói Allah tạo ra các vì sao bởi ba mục đích: trang hoàng cho bầu trời (hạ giới), làm vật ném các tên Jinn Shaytan, và làm dấu hiệu chỉ hướng. Nếu người nào suy diễn ra thêm ngoài ba mục đích này thì người đó đã nghĩ sai và lầm lạc, và đã gánh lấy điều mà mình không có kiến thức...
Al-Khateeb đã ghi lại từ ông Qata-dah: Rằng dân chúng thiếu hiểu biết về sự việc của Allah. Quả thật, họ đã sáng lập kiến thức bói toán qua các vì sao này: có người định ngày kết hôn bởi ngôi sao này, ngôi sao nọ; có người định ngày đi đường bởi ngôi sao này, ngôi sao kia; có người cho rằng tuổi đời của mình phụ thuộc vào một ngôi sao nào đó, họ cho rằng ngôi sao nay là vận đen, ngôi sao kia là vận đỏ,... Nếu ai đó thực sự biết kiến thức về cõi vô hình thì chắc chắn Allah I đã cho Nabi Adam  trước đó khi mà Ngài đã tạo ra Người bằng chính đôi tay của Người và các vị Thiên thần phải phủ phục trước Người và chính Ngài đã dạy tất cả các tên gọi mọi thứ trên trái đất...
Tôi (tác giả) nói: Những gì được đăng tải trên một số báo, tạp chí về những điều liên quan đến các vì sao mang tên thuật tử vi là một trong những hình thức mê tín - một niềm tin lệch lạc và sai trái.
Sheikh Abdurrahman bin Hasan  nói trong Fat-hu Al-Majeed: Nếu có người nói rằng các nhà chiêm tinh có thể đúng thì hãy nói rằng y nói đúng giống như sự đúng của thầy bói, vì y chỉ nói thật có một lời nhưng lại nói dối đến cả trăm lời.
Nhiều Hadith đến từ Thiên sứ của Allah e đã khẳng định rằng kiến thức về thuật chiêm tinh là sai trái và vô hiệu, chẳng hạn như Người e nói:
{مَنِ اقْتَبَسَ عِلْمًا مِنَ النُّجُومِ اقْتَبَسَ شُعْبَةً مِنَ السِّحْرِ زَادَ مَا زَادَ} رواه أبو داود وابن ماجه وأحمد واسناد صحيح وصححه النووي والذهبي.
“Ai tìm học kiến thức từ thuật chiêm tinh thì người đó đã tìm học một phần của Sihr, mức độ của nó tăng dần theo sự học hỏi.” (Abu Dawood, Ibnu Ma-jah, Ahmad với đường dẫn truyền Sahih, Imam Annawawi va Azdzdahabi xác nhận Sahih).
Ông Raja’ bin Hiwah t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّ مِمَّا أَخَافُ عَلَى أُمَّتِيْ التَصْدِيْقُ بِالنُّجُوْمِ وَالتَّكْذِيْبُ بِالْقَدْرِ وَحَيْفُ الْأَئِمَّةِ} رواه ابن حميد.
“Quả thật những điều mà Ta lo sợ cho cộng đồng tín đồ của Ta là: tin vào thuật chiêm tinh, phủ nhận sự tiền định và không nghe theo các Imam.” (Ibnu Hameed).
Riêng đối với việc dựa vào các vì sao để xác định phương hướng khi đang hành trình trên biển, đang ở những nơi hoang vu trên đất liền thì sự việc phải dựa vào những người có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn. Chúng ta sẽ chấp nhận sự phán đoán phương hướng của họ với điều kiện là họ thuộc những tầng lớp học giả có sự hiểu biết về tôn giáo cũng như luôn thực hành theo sự hiểu biết.
Học giả Ibnu Rajab nói: Được phép học kiến thức về các vì sao cho việc xác định phương hướng chứ không được học kiến thức về sự ảnh hưởng của các vì sao, bởi bất cứ kiến thức nào nói về sự ảnh hưởng của các vì sao đều bị cấm dù ít hay nhiều, còn kiến thức để xác định phương hướng cho việc đi đường nếu cần học để xác định hướng Ka’bah, các tuyến đường thì đa số các học giả cho rằng được phép...
Tương tự, việc học vị trí của mặt trời, mặt trăng để xác định hướng Qiblah hay giờ giấc của các lễ nguyện Salah là được phép. Học giả Al-Khataa-bi nói: Riêng kiến thức về các vì sao nhằm để xác định các tuyến lộ trình, hướng của Qiblah thì nó không nằm trong phần cấm...
Quả thật, Aqeedah của tín đồ Muslim là điều cao quý và thiêng liêng nhất đối với y, bởi lẽ với nó y sẽ được cứu rỗi và được hạnh phúc. Vì vậy, y phải hết sức thận trọng và cảnh giác đừng để những thứ gì đó từ việc làm Shirk, mê tín hay những điều Bid’ah dính vào. Muốn làm được điều này thì phải hoàn toàn bám lấy Qur’an, Sunnah cũng như đường lối mà các vị Salaf ngoan đạo đã đi trước; phải học kiến thức về Aqeedah; phải biết những gì nghịch lại Aqeedah từ những Aqeedah lệch lạc.
Quả thật, ngày nay có nhiều thành phần tín đồ Muslim đã bóp méo Aqeedah, họ đến các mồ mả, các tượng đài để cầu khẩn giống như những người đa thần thời kỳ ban đầu hoặc có thể còn tệ hại hơn nữa là đằng khác. Một số khác đã nhận lấy các trưởng phái Sufi làm Thượng Đế của họ, họ đi theo những giáo lý của  những người đó khi mà không có sự cho phép của Allah I.
Thứ tám: Cầu xin mưa từ các vì sao. Đó là việc tin rằng các cơn mưa đổ xuống trái đất đều do sự xuất hiện và lặn khuất của một ngôi sao nào đó. Đây là niềm tin của thời Jahiliyah, họ nói chúng ta được ban mưa bởi ngôi sao này, ngôi sao nọ; họ nói nếu ngôi sao này xuất hiện thì mưa sẽ được ban xuống. Niềm tin thời Jahiliyah này đã được dập tắt bởi Islam, Islam đến và đã cấm nó đồng thời khẳng định rằng mưa và các hiện tượng tự nhiên khác đều xảy ra theo ý muốn của Allah I, chính Ngài là Đấng định đoạt và chi phối mọi sự việc chứ sự xuất hiện hay lặn khuất của các vì sao không có bất kỳ sự ảnh hưởng nào cả. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿فَلَآ أُقۡسِمُ بِمَوَٰقِعِ ٱلنُّجُومِ ٧٥ وَإِنَّهُۥ لَقَسَمٞ لَّوۡ تَعۡلَمُونَ عَظِيمٌ ٧٦ إِنَّهُۥ لَقُرۡءَانٞ كَرِيمٞ ٧٧ فِي كِتَٰبٖ مَّكۡنُونٖ ٧٨ لَّا يَمَسُّهُۥٓ إِلَّا ٱلۡمُطَهَّرُونَ ٧٩ تَنزِيلٞ مِّن رَّبِّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ٨٠ أَفَبِهَٰذَا ٱلۡحَدِيثِ أَنتُم مُّدۡهِنُونَ ٨١ وَتَجۡعَلُونَ رِزۡقَكُمۡ أَنَّكُمۡ تُكَذِّبُونَ ٨٢﴾ [سورة الواقعة: 75 - 82]
{Bởi thế, TA (Allah) thề bởi hiện tượng lặn khuất của các vì sao. Và đó là một lời thề trọng đại, nếu các ngươi biết, và đó là Qur’an vinh dự, trong một Kinh sách được giữ kỹ mà không ai được phép sờ đến ngoại trừ những người trong sạch. Một sự Mặc khải do Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài ban xuống. Thế, phải chăng đây là lời tường trình mà các ngươi xem nhẹ? Và các ngươi đã nhận lấy bổng lộc của các ngươi nhưng lại phủ nhận (TA)} (Chương 56 – Al-waqi’ah, câu 75 – 82).
Ý nghĩa Allah I muốn nói là cơn mưa chính là do Ngài đã ban xuống nguồn tạo Rizq (bổng lộc) cho nhân loại chứ không phải những kẻ cho rằng cơn mưa là do vì sao này, vì sao kia... đấy là một lời nói phủ nhận Thượng Đế và Kinh sách của Ngài.
Ông Ali t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói về lời phán: {Và các ngươi đã nhận lấy bổng lộc của các ngươi nhưng lại phủ nhận (TA)}  có nghĩa là các ngươi nhận lấy bổng lộc (mưa) từ TA thay vì tạ ơn TA thì các ngươi lại nói chúng ta được ban mưa bởi vì sao này, vì sao nọ. (Ahmad, Tirmizdi ghi lại).
Sheikh Abdurrahman bin Hasan  nói: Đây là lời giảng giải tốt nhất về câu Kinh này, nó được thuật lại bởi ông Ali, Ibnu Abbas, Qata-dah, Addhahak, A-ta’ và những người Alim khác và đây cũng chính là lời giảng giải của đại đa số học giả Tafseer.
Ông Abu Malik Al-Ash’ary t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
«أَرْبَعٌ فِى أُمَّتِى مِنْ أَمْرِ الْجَاهِلِيَّةِ لاَ يَتْرُكُونَهُنَّ الْفَخْرُ فِى الأَحْسَابِ وَالطَّعْنُ فِى الأَنْسَابِ وَالاِسْتِسْقَاءُ بِالنُّجُومِ وَالنِّيَاحَةُ» رواه مسلم.
“Bốn điều của thời Jahiliyah mà cộng đồng tín đồ của Ta không từ bỏ: niềm tự hào dòng tộc, vu khống huyết thống (chẳng hạn nói người này không phải là con của cha nó,...), cầu mưa từ các vì sao, và Niya-hah (khóc la, gào thét, than van, vật vã để thể hiện nỗi đau mất người thân).” (Muslim).
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói về ý nghĩa của Hadith: “Thiên sứ của Allah e cho biết rằng một số điều của thời Jahiliyah vẫn còn được nhiều người không chịu từ bỏ. Ai làm một điều gì đó của thời Jahiliyah thì người đó là người bị khiển trách và bị ngăn cấm trong Islam, giống như lời phán của Allah I:
﴿وَلَا تَبَرَّجۡنَ تَبَرُّجَ ٱلۡجَٰهِلِيَّةِ ٱلۡأُولَىٰۖ ﴾ [سورة الأحزاب: 33]
{Và chớ phô trương vẻ đẹp theo lối chưng diện của các phụ nữ vào thời kỳ ngu muội Jahiliyah (trước Islam)} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 33).
Có nghĩa là Allah I cấm làm giống với những hành động và lề lối của những người Jahiliyah.” (Hết lời của Sheikh).
Trong Hadith trên, Thiên sứ của Allah e nói: “Cầu mưa từ các vì sao” có nghĩa là tin rằng hiện tượng mưa xảy ra là do sự xuất hiện hay sự lặn khuất của các vì sao nào đó, họ nói: chúng ta được ban cho mưa bởi ngôi sao này, ngôi sao nọ.
Giới luật về cầu mưa từ các vì sao: Nếu tin rằng việc đổ mưa là do tác động của các vì sao thì đó là điều Shirk và vô đức tin nơi Allah I. Và đó là niềm tin của những người thời kỳ Jahiliyah. Còn nếu không tin các vì sao có ảnh hưởng mà chính là Allah nhưng đi theo tập quán rằng mưa được ban xuống là do sự lặn khuất hay xuất hiện của các vì sao nào đó thì đó là phương tiện dẫn lối đến Shirk, và nó thuộc tiểu Shirk. Ông Zaid bin Khalid thuật lại: Thiên sứ của Allah e dẫn lễ nguyện Salah Fajar cho chúng tôi tại Hudaibiyah trên nền đất vẫn con ướt sau cơn mưa trong đêm. Sau khi xong lễ nguyện, Thiên sứ của Allah e quay mặt lại phía chúng tôi, Người nói:
{هَلْ تَدْرُونَ مَاذَا قَالَ رَبُّكُمْ؟}
“Các ngươi có biết Thượng Đế của các ngươi nói gì không?”
Các vị Sahabah nói: Allah và Thiên sứ của Ngài biết rõ hơn ai hết!
Thiên sứ của Allah e nói:
{أَصْبَحَ مِنْ عِبَادِى مُؤْمِنٌ بِى وَكَافِرٌ، فَأَمَّا مَنْ قَالَ مُطِرْنَا بِفَضْلِ اللهِ وَرَحْمَتِهِ فَذَلِكَ مُؤْمِنٌ بِى وَكَافِرٌ بِالْكَوْكَبِ، وَأَمَّا مَنْ قَالَ بِنَوْءِ كَذَا وَكَذَا فَذَلِكَ كَافِرٌ بِى وَمُؤْمِنٌ بِالْكَوْكَبِ} متفق عليه.
“Trong số các bầy tôi của TA, có người trở nên có đức tin nơi TA và có người thì vô đức tin. Ai nói chúng tôi được ban mưa xuống bởi hồng phúc và lòng nhân từ của Allah thì người đó là người có đức tin nơi TA và vô đức tin nơi các vì sao; còn ai nói chúng tôi được ban mưa bởi ngôi sao này, ngôi sao nọ thì người đó là kẻ vô đức tin nơi TA và có đức tin nơi các vì sao.” (Albukhari, Muslim).
Hadith khẳng định ai cho rằng mưa là từ hồng phúc và lòng thương xót của Allah I thì người đó là người có đức tin nơi Ngài còn ai cho rằng mưa là từ ngôi sao này, ngôi sao kia thì người đó là kẻ vô đức tin nơi Ngài. Đây là bằng chứng nghiêm cấm gán một hành động nào đó của Allah I cho một ai (vật) khác ngoài Ngài, và đó là điều Shirk. Nếu tin rằng các vì sao chính là tác nhân làm cho mưa xuống thì đó là đại Kufr (vô đức tin), còn nếu như không tin các vì sao là tác nhân làm cho mưa nhưng chỉ nói để cho hợp phong tục tập quán thì đó là việc làm Haram thuộc dạng tiểu Shirk.
Học giả Al-Qurtubi  nói: “Những người Ả Rập trước kia khi nhìn thấy ngôi sao xuất hiện ở hướng đông và di chuyển đến cuối hướng tây thì họ bảo nhau sẽ có mưa hoặc có gió. Một số trong bọn họ nói mưa và gió diễn ra bởi sự xuất hiện của ngôi sao còn một số người khác thì bảo mưa hay gió diễn ra do ngôi sao lặn khuất. Đây là những lời nói được đề cập trong Hadith trên nên giáo lý Islam cấm để không ai tin giống như niềm tin của họ hoặc để không ai bắt chước lời nói giống như họ.” (Hết).
Ông Ibnu Abbas thuật lại một số người trong bọn họ nói: Quả thật ngôi sao này, ngôi sao kia thực sự đã cho mưa xuống. Thế là Allah mặc khải:
﴿فَلَآ أُقۡسِمُ بِمَوَٰقِعِ ٱلنُّجُومِ ٧٥ وَإِنَّهُۥ لَقَسَمٞ لَّوۡ تَعۡلَمُونَ عَظِيمٌ ٧٦ إِنَّهُۥ لَقُرۡءَانٞ كَرِيمٞ ٧٧ فِي كِتَٰبٖ مَّكۡنُونٖ ٧٨ لَّا يَمَسُّهُۥٓ إِلَّا ٱلۡمُطَهَّرُونَ ٧٩ تَنزِيلٞ مِّن رَّبِّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ٨٠ أَفَبِهَٰذَا ٱلۡحَدِيثِ أَنتُم مُّدۡهِنُونَ ٨١ وَتَجۡعَلُونَ رِزۡقَكُمۡ أَنَّكُمۡ تُكَذِّبُونَ ٨٢﴾ [سورة الواقعة: 75 - 82]
{Bởi thế, TA (Allah) thề bởi hiện tượng lặn khuất của các vì sao. Và đó là một lời thề trọng đại, nếu các ngươi biết, và đó là Qur’an vinh dự, trong một Kinh sách được giữ kỹ mà không ai được phép sờ đến ngoại trừ những người trong sạch. Một sự Mặc khải do Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài ban xuống. Thế, phải chăng đây là lời tường trình mà các ngươi xem nhẹ? Và các ngươi đã nhận lấy bổng lộc của các ngươi nhưng lại phủ nhận (TA)} (Chương 56 – Al-waqi’ah, câu 75 – 82).
Mưa được ban xuống từ nơi Allah bằng quyền năng và sức mạnh vô biên của Ngài, không liên can đến bất kỳ một tạo vật nào của Ngài. Allah I phán:
﴿أَفَرَءَيۡتُمُ ٱلۡمَآءَ ٱلَّذِي تَشۡرَبُونَ ٦٨ ءَأَنتُمۡ أَنزَلۡتُمُوهُ مِنَ ٱلۡمُزۡنِ أَمۡ نَحۡنُ ٱلۡمُنزِلُونَ ٦٩﴾ [سورة الواقعة: 68 - 69]
{Các ngươi có thấy nước mà các ngươi uống chăng? Phải chăng các ngươi làm cho nó xuống từ những đám mây hay TA là Đấng ban nó xuống?} (Chương 56 – Al-Waqi’ah, câu 68, 69).
Như vậy, ai cho rằng mưa là do các vì sao hoặc do các hiện tượng tư nhiên nào đó tạo thành thì người đó phủ nhận Allah I và đó là đại Shirk với Ngài, còn ai vẫn tin Allah I là Đấng làm cho mưa nhưng vẫn nói theo thông lệ rằng mưa là do bởi những thứ gì đó trong tạo vật của Ngài thì đó là điều Haram thuộc dạng tiểu Shirk.
Thứ chín: Gán các ân huệ của Allah I cho những ai (vật) khác ngoài Ngài. Việc thừa nhận hồng phúc của Allah I cũng như các ân huệ của Ngài bằng sự tạ ơn Ngài là một biểu hiện chân thành trong đức tin. Ai gán một ân huệ nào đó đến những ai (vật) khác ngoài Ngài thì người đó đã vô đức tin với Ngài và đã Shirk với Ngài.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿يَعۡرِفُونَ نِعۡمَتَ ٱللَّهِ ثُمَّ يُنكِرُونَهَا وَأَكۡثَرُهُمُ ٱلۡكَٰفِرُونَ ٨٣﴾ [سورة النحل: 83]
{Họ đều công nhận Ân huệ của Allah, nhưng rồi lại phủ nhận nó và đa số bọn họ là những người phụ ơn.} (Chương 16 – Annahl, câu 83).
Một số học giả Tafseer phân tích: Họ biết rõ các ân huệ là từ nơi Allah I và họ biết rõ Allah I là Đấng ban ân huệ cho họ nhưng họ lại phủ nhận điều đó. Họ cho rằng họ đã thừa kế các ân huệ đó từ cha ông của họ, một số trong bọn họ nói: nếu không có người này hoặc người kia thì đã không có như thế, một số khác thì bảo: đây là nhờ sự can thiệp từ các thần linh của chúng ta.
Cứ như thế, tất cả họ đều gán các ân huệ của Allah cho những ai (vật) khác ngoài Ngài. Từ cha ông của họ, thần linh hay các nhân vật nào đó trong khi Allah I mới đích thực là Đấng đã ban mọi ân huệ cho họ.
Một số người gán ân huệ di chuyển trên biển một cách an toàn khỏi sự nguy hiểm là do gió và kỹ năng kinh nghiệm vượt biển của riêng bản thân họ. Họ nói chỉ cần gặp gió tốt với kỹ năng vượt biển tốt là sẽ di chuyển an toàn trên biển. Đây là câu nói giống như câu nói thường gặp ở cửa miệng của đa số người trong thời đại ngày nay, họ cho rằng ân huệ họ đạt được cũng như việc đẩy lùi những điều xấu là do nhờ sự nỗ lực của bản thân hoặc một cá nhân nào đó hoặc là nhờ vào vốn kinh nghiệm và kiến thức của riêng họ; chẳng hạn như họ nói: Y học sẽ đánh bại mọi bệnh tật, sự nỗ lực của một người sẽ trừ khử được cái nghèo và ngu dốt,... Người Muslim cần phải nên tránh những câu nói tương tự như thế và phải luôn biết rằng mọi ân huệ, mọi điều tốt đẹp đạt được đều đến từ nơi Allah I nên cần phải tạ ơn Ngài, còn những gì được hoạt động trên đôi tay của tạo vật dù là cá nhân hay tập thể thì đó chỉ là những nỗ lực được coi như những nguyên nhân thành hay không thành, con người và các tạo vật cần phải có sự nỗ lực của bản thân nhưng Allah I mới là Đấng định đoạt kết quả của sự việc. Quả thật, Allah I đã nhắc đến trong Qur’an của Ngài về những nhóm người đã phủ nhận các ân huệ mà Allah I đã ban cho họ, họ bảo những gì họ có được từ tiền bạc và hồng phúc là nhờ vào những ai (vật) khác ngoài Allah I hoặc nhờ vào kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng của riêng họ; Ngài phán:
﴿وَلَئِنۡ أَذَقۡنَٰهُ رَحۡمَةٗ مِّنَّا مِنۢ بَعۡدِ ضَرَّآءَ مَسَّتۡهُ لَيَقُولَنَّ هَٰذَا لِي وَمَآ أَظُنُّ ٱلسَّاعَةَ قَآئِمَةٗ وَلَئِن رُّجِعۡتُ إِلَىٰ رَبِّيٓ إِنَّ لِي عِندَهُۥ لَلۡحُسۡنَىٰۚ فَلَنُنَبِّئَنَّ ٱلَّذِينَ كَفَرُواْ بِمَا عَمِلُواْ وَلَنُذِيقَنَّهُم مِّنۡ عَذَابٍ غَلِيظٖ ٥٠﴾ [سورة فصلت: 50]
{Và chắc chắn nếu TA cho y nếm mùi của sự thương xót từ nơi TA sau khi y gặp hoạn nạn thì chắc chắn y sẽ nói: “Điều này là do tôi làm ra. Và tôi nghĩ rằng sẽ không có giờ Phán xét cuối cùng; và nếu tôi có được đưa trở về gặp Thượng Đế của tôi thì chắc chắn tôi sẽ có được vô vàn cái tốt (phú quý giàu sang) nơi Ngài”. Nhưng chắc chắn TA sẽ cho những kẻ không có đức tin biết về những điều mà chúng đã làm và sẽ cho chúng nếm sự trừng phạt nặng  nề.} (Chương 41 – Fussilat, câu 50).
Lời {Điều này do tôi làm ra} có nghĩa là tôi đạt được là nhờ vào kiến thức hiểu biết và sự nỗ lực của tôi và chính tôi đã làm ra thành quả cho bản thân mình chứ không phải do hồng phúc của Allah I.
Allah I phán kể về Qarun kẻ mà Ngài đã ban cho hắn những kho tàng vĩ đại nhưng hắn đã đối xử ngạo mạn với người dân của hắn và khi hắn được khuyên nhủ hãy nên làm điều tốt với những ân huệ của Allah I và nên tạ ơn Ngài thì hắn tự cao tự đại một cách ngông cuồng bảo:
﴿إِنَّمَآ أُوتِيتُهُۥ عَلَىٰ عِلۡمٍ عِندِيٓۚ﴾ [سورة القصص: 78]
{Quả thật, ta giàu có là nhờ vào sự hiểu biết của riêng ta.} (Chương 28 – Al-Qisas, câu 78).
Tức Qarun nói hắn được giàu có với những kho tàng châu báu đó là nhờ vào sự hiểu biết, kinh nghiệm, và sự nỗ lực của hắn chứ chẳng phải do ân phúc của Allah hay của bất cứ ai. Và với sự tự cao tự đại quên ơn Allah I, hắn đã gặp phải một kết cục bi thảm, hắn đã bị Allah I cho đất nuốt hắn cùng toàn bộ tất cả tài sản của hắn vì tội phủ nhận ân huệ của Ngài và gán nó cho ai (vật) khác ngoài Ngài.
Và cộng đồng của Ad cũng đã bị Allah I trừng phạt vì đã tự cao tự đại đến nỗi phủ nhận hồng phúc của Ngài, Ngài phán:
﴿فَأَمَّا عَادٞ فَٱسۡتَكۡبَرُواْ فِي ٱلۡأَرۡضِ بِغَيۡرِ ٱلۡحَقِّ وَقَالُواْ مَنۡ أَشَدُّ مِنَّا قُوَّةًۖ أَوَ لَمۡ يَرَوۡاْ أَنَّ ٱللَّهَ ٱلَّذِي خَلَقَهُمۡ هُوَ أَشَدُّ مِنۡهُمۡ قُوَّةٗۖ وَكَانُواْ بِ‍َٔايَٰتِنَا يَجۡحَدُونَ ١٥ فَأَرۡسَلۡنَا عَلَيۡهِمۡ رِيحٗا صَرۡصَرٗا فِيٓ أَيَّامٖ نَّحِسَاتٖ لِّنُذِيقَهُمۡ عَذَابَ ٱلۡخِزۡيِ فِي ٱلۡحَيَوٰةِ ٱلدُّنۡيَاۖ وَلَعَذَابُ ٱلۡأٓخِرَةِ أَخۡزَىٰۖ وَهُمۡ لَا يُنصَرُونَ ١٦﴾ [سورة فصلت: 15، 16]
{Về người dân Ad, chúng đã cư xử ngạo mạn trên trái đất một cách vô lý. Chúng bảo: “Ai mạnh hơn bọn ta về sức mạnh?” Há chúng không nhận thấy rằng Allah, Đấng đã tạo hóa chúng, đã mạnh hơn chúng về sức mạnh hay sao? Và chúng thường phủ nhận các Dấu hiệu của TA. Bởi thế, TA đã gởi một trận cuồng phong đến trừng phạt chúng suốt những ngày bất hạnh, TA đã cho chúng nếm sự trừng phạt nhục nhã ở đời này nhưng sự trừng phạt ở Đời sau còn nhục nhã hơn, và chúng sẽ không được ai cứu giúp.} (Chương 41 – Fussilat, câu 15, 16).
Tiếp theo là câu chuyện mà Thiên sứ của Allah e đã kể cho chúng ta nghe về một nhóm người thời trước chúng ta. Allah I đã thử thách họ qua việc ban cho họ các ân huệ nhưng trong số họ có người phủ nhận ân huệ của Ngài và cho rằng tài sản và tiền của có được là kế thừa từ cha ông để lại nên họ đã bị Ngài giận dữ và lấy lại hết tất cả, và có người thừa nhận hồng phúc của Allah I và biết tạ ơn Ngài nên được Ngài hài lòng. Câu chuyện được kể qua lời thuật của ông Abu Huroiroh t: Tôi nghe Thiên sứ của Allah e nói: “Có ba người đàn ông thuộc người dân Isra-il (Israel): "Một người bị bệnh hủi (phong cùi), một người bệnh hói đầu và một người bị mù mắt". Allah I muốn thử thách họ nên Ngài đã gởi xuống một vị Thiên Thần đến với họ.
Vị Thiên Thần đến gặp người bị bệnh phong cùi nói: Ngươi mong muốn điều gì? Y nói: Tôi mong muốn trên thân thể tôi có một làn da đẹp để mọi người không còn nhìn tôi với ánh mắt gớm ghiếc nữa. Thế là vị Thiên Thần vuốt qua một cái thì những phần sần sùi gớm ghiếc trên người y lập tức biến mất đổi lại là một làn da xinh đẹp. Vị Thiên Thần nói: Ngươi muốn loại tài sản nào? Y đáp: Thưa, tôi muốn một con lạc đà. Vị Thiên Thần ban cho y một con lạc đà cái mang thai và nói: Cầu xin Allah ban ân phúc cho ngươi từ con vật này!
Vị Thiên Thần đến gặp người bị bệnh hói đầu nói: Ngươi mong muốn điều gì? Y nói: Tôi mong muốn có mái tóc đẹp để mọi người không có chê cười tôi  nữa. Thế là vị Thiên Thần vuốt qua đầu người đó một cái thì mái tóc của y không thấy còn bị hói nữa. Vị Thiên Thần nói: Về tài sản thì ngươi muốn loại tài sản nào? Y đáp: Thưa, tôi muốn con bò. Vị Thiên Thần ban cho y một con bò cái mang thai và nói: Cầu xin Allah ban ân phúc cho ngươi từ con vật này!
Vị Thiên Thần đến gặp người bị mù nói: Còn ngươi mong muốn điều gì? Y nói: Tôi mong muốn được Allah cho tôi ánh sáng để tôi có thể nhìn thấy mọi người. Thế là vị Thiên Thần vuốt mắt người đó một cái thì y sáng mắt trở lại. Vị Thiên Thần nói: Ngươi muốn loại tài sản nào? Y đáp: Thưa, tôi muốn con dê. Vị Thiên Thần ban cho y một con dê cái mang thai và nói: Cầu xin Allah ban ân phúc cho ngươi từ con vật này!
Thời gian trôi qua, ba con vật đó đều sinh con và chúng tiếp tục sinh sản. Bẳng đi một thời gian thì ba người đều có một đàn thú vật sinh trưởng ra rất nhiều, người bị bệnh phong cùi thì có một thung lũng lạc đà, người bị bệnh hói đầu thì có một thung lũng bò và người bị mù thì có một thung lũng dê.
Sau đó, vị Thiên Thần đến gặp người bị bệnh phong cùi dưới hình hài của người phàm và nói: tôi là người đang gặp tình cảnh khó khăn, quả thật tôi đã không còn gì cho chuyến lộ trình, và ngày hôm nay tôi không biết tìm đến ai ngoại trừ Allah sau đó là ông đây; trước Đấng đã ban cho ông làn da đẹp và nhiều tài sản, tôi xin ông hãy chia sẻ cho tôi một con lạc đà để tôi làm phương tiện lộ trình. Y nói: con lạc đà thì quá nhiều. Vị Thiên Thần nói: hình như tôi biết ông, chẳng phải ông từng bị bệnh phong cùi và bị mọi người kinh tởm và xem thường rồi Allah đã cho ông làn da đẹp trở lại cùng với tài sản của cải? Y nói: thật ra tài sản tôi có được là phần thừa kế của cha ông tôi thôi. Vị Thiên Thần nói: nếu ông nói dối thì Allah sẽ cho ông trở lại hoàn cảnh trước kia.
Vị Thiên thần đến gặp người bị bệnh hói đầu cũng trong hình dáng người phàm và nói giống như đã nói với người bị bệnh phong cùi. Người bị bệnh hói đầu cũng trả lời giống như người bị bệnh phòng cùi. Vị Thiên Thần nói: nếu ông nói dối thì Allah sẽ cho ông trở lại hoàn cảnh trước kia.  
Vị Thiên thần đến gặp người bị mù vẫn trong hình dáng người phàm và nói: tôi là người đang gặp tình cảnh khó khăn, quả thật tôi đã không còn gì cho chuyến lộ trình, và ngày hôm nay tôi không biết tìm đến ai ngoại trừ Allah sau đó là ông đây; trước Đấng đã ban cho ông ánh sáng và tài sản, tôi xin ông hãy chia sẻ cho tôi một con dê để tôi dùng cho chuyến lộ trình.
Người bị mù nói: quả thật, tôi từng bị mù lòa và Allah đã cho tôi sáng mắt trở lại, anh cứ việc lấy những gì anh thích và chừa lại những gì anh thích, thề bởi Allah rằng tôi không thể gây khó khăn cho anh ngày hôm nay với những gì mà tôi đã nhận được từ nơi Allah Tối Cao.
Vị Thiên Thần nói: ngươi cứ giữ lại tài sản của ngươi, thật ra các ngươi chỉ bị thứ thách mà thôi, và quả thật, Allah đã hài lòng về ngươi và phẫn nộ đối với hai người bạn của ngươi.” (Albukhari, Muslim).
Đây là một Hadith mang một giá trị lớn lao cho bài học về lòng biết ơn ân huệ của Allah I cũng như không được gán những ân huệ có được cho ai (vật) khác ngoài Allah I.
Học giả Ibnu Al-Qayyim  nói: “Bản chất của lòng biết ơn là thừa nhận ân huệ của Đấng ban cấp bằng sự hạ mình, khiêm tốn cùng với tình yêu thương. Bởi thế, ai không thừa nhận ân huệ cũng như Đấng đã ban cấp ân huệ thì người đó không có lòng biết ơn; ai thừa nhận ân huệ nhưng không thừa nhận Đấng ban cấp thì người đó cũng không có lòng biết ơn; ai thừa nhận ân huệ và thừa nhận cả Đấng ban cấp nhưng lại phủ nhận thì người đó là người vô đức tin; ai thừa nhận ân huệ và thừa nhận Đấng ban cấp và cũng không không phủ nhận điều đó nhưng không hạ mình phủ phục trước Ngài, không yêu thương Ngài và hài lòng về Ngài thì người đó cũng không có lòng biết ơn Ngài; riêng ai thừa nhận ân huệ, thừa nhận Đấng ban cấp, không phủ nhận đồng thời phủ phục hạ mình trước Đấng ban cấp, hết lòng yêu thương Ngài cũng như hài lòng với Ngài, y chi dùng những ân huệ đó vì tình yêu dành cho Ngài và vì tuân lệnh Ngài thì người đó mới đích thực là người có lòng biết ơn Ngài. Như vậy, lòng biết ơn phải đi kèm kiến thức của trái tim và hành động bằng thể xác theo kiến thức hiểu biết ...” (Hết).
Tiểu Shirk
Tiểu Shirk làm giảm Tawhid. Có những điều, những việc làm thuộc tiểu Shirk mà Allah I và Thiên sứ của Ngài e đã khuyến cáo không nên đến gần nhằm để bảo vệ trọn vẹn Aqeedah và Tawhid, bởi vì khi Tawhid giảm có thể dẫn tới đại Shirk. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿فَلَا تَجۡعَلُواْ لِلَّهِ أَندَادٗا وَأَنتُمۡ تَعۡلَمُونَ ٢٢﴾ [سورة البقرة: 22]
{Bởi thế, chớ dựng lên những thần linh ngang vai cùng với Allah trong lúc các ngươi biết rõ điều đó (là không đúng).} (Chương 2 – Albaqarah, câu 22).
Ông Ibnu Abbas t nói về câu Kinh này: Những thần linh chính là Shirk thầm kín và ẩn mình khó nhìn thấy hơn cả dấu chân của loài kiến đen nằm trong đêm tối. Dạng Shirk này giống như một người nói: Nếu như không có chó dữ thì những tên trộm đã lẽn vào, nếu như không có ngỗng trong nhà là đã có trộm, đó là điều Allah và anh (chị, ...) muốn, nếu không có Allah và anh (chị, ...) thì sự việc đã ... Chớ đừng để ai đó ngang hàng cùng với Allah vì điều đó là Shirk. (Ibnu Abu Hatim ghi lại).
Quả thật, Ibnu Abbas t đã giải thích những điều đó thuộc dạng Shirk, ý nói tiểu Shirk. Nhưng câu Kinh bao hàm cả đại Shirk và tiểu Shirk. Ibnu Abbas t muốn lưu ý những điều Shirk thuộc dạng tiểu vì đó là những lời nói thường ở cửa miệng của đa số người hoặc do không hiểu biết hoặc do quá lơ là và vô tâm.
Những điều, việc làm thuộc dạng tiểu Shirk:
1-    Thề thốt với ai (vật) khác ngoài Allah I. Vị thủ lĩnh của những người có đức tin Umar bin Alkhattaab t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ حَلَفَ بِغَيْرِ اللهِ فَقَدْ كَفَرَ أَوْ أَشْرَكَ} رواه الترمذي وحسنه وصححه الحاكم.
“Ai thề thốt với ai (vật) khác ngoài Allah thì người đó đã vô đức tin hoặc đã tôn thờ đa thần.” (Tirmizdi, Al-Hakim xác nhận Hadith tốt và sahih).
Câu : “Thì người đó đã vô đức tin hoặc tôn thờ đa thần” cho thấy rằng người thuật lại Hadith đã không nhớ rõ, có thể “hoặc” với ý nghĩa là “và” thì Hadith có nghĩa là vô đức tin và tôn thờ đa thần hoặc cũng có thể mang nghĩa rằng vô đức tin nhưng không thuộc dạng đại Shirk.
Quả thật, đa số người trong thời đại ngày nay thường thề thốt với ai (vật) khác ngoài Allah I. Và sự thề thốt đó bị cấm vì các Hadith đều nói ai thề thốt như thế là đã vô đức tin hoặc đi đến Shirk. Nguyên nhân cấm đoán là bởi vì thề thốt với một thứ gì đó có nghĩa là tôn vinh thứ đó trong khi chỉ có Allah I mới đáng được tôn vinh và Ngài mới là Đấng để con người thề thốt với Ngài. Ibn Mas’ud t nói: Việc tôi thề với Allah về điều giả dối là việc mà tôi yêu thích hơn cả việc tôi thề thốt với ai (vật) khác ngoài Ngài về điều chân thật; và như đã biết thề thốt với Allah về điều giả dối là một trong các đại trọng tội, nhưng Shirk – thề thốt với ai (vật) khác ngoài Allah I lại là tội lớn nhất trong các đại trọng tội và ngay cả thuộc dạng tiểu Shirk.
Bởi vậy, người Muslim cần phải lưu ý thật kỹ càng chớ đi theo dấu chân của những người thời Jahiliyah. Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ كَانَ حَالِفًا فَلْيَحْلِفْ بِاللهِ أَوْ لِيَصْمُتْ} رواه البخاري.
“Ai muốn thề thì hãy thề với Allah hoặc giữ im lặng” (Albukhari).
Thiên sứ của Allah e nói trong một Hadith khác:
{لاَ تَحْلِفُوا بِآبَائِكُمْ} رواه البخاري.
“Các ngươi chớ đừng thề thốt với ông cha của các ngươi” (Albukhari).
Còn rất nhiều Hadith mang ý nghĩa cấm đoán việc thề thốt với ai (vật) khác ngoài Allah I. Và ai đã thề với Allah I thì hãy hài lòng như Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ حَلَفَ بِاللهِ فَلْيَصْدُقْ وَمَنْ حُلِفَ لَهُ بِاللهِ فَلْيَرْضَ وَمَنْ لَمْ يَرْضَ بِاللهِ فَلَيْسَ مِنَ اللهِ} ابن ماجه.
“Ai thề với Allah thì hãy trung thực trong lời thề, còn ai được người khác thề để chứng minh thì hãy hài lòng bởi ai không hài lòng nơi Allah thì không thuộc nơi Allah.” (Ibnu Ma-jah).
2-    Các lời nói mang tính Shirk:
Lời nói “Đó là điều Allah và anh (chị, ...) đã muốn”. Bà Qutailah thuật lại rằng một người Do Thái đến gặp Thiên sứ của Allah e và nói: Các người đã mang tội Shirk vì các người đã nói “Đó là điều Allah và anh (chị, ...) muốn” hoặc “Thề bởi ngôi đền Ka’bah”. Thế là Thiên sứ của Allah e ra lệnh cho các vị Sahabah rằng khi nào muốn thề thì hãy nói thề bởi Thượng Đế của ngôi đền Ka’bah và hãy nói “Đó là điều Allah muốn sau đó là anh (chị, ...) muốn” (Imam Ahmad và Annasa-i).
Ông Ibnu Abbas t thuật lại rằng một người đàn ông đã nói với Thiên sứ của Allah e: Đó là điều Allah và Người muốn. Thiên sứ của Allah e nói: “Chẳng lẽ ngươi dựng Ta lên thành thần linh cùng với Allah sao? Ngươi hãy nói: Đó là điều một mình Allah muốn.” (Annasa-i).
Cả hai Hadith trên cũng như các Hadith khác cùng nội dung đều khẳng định không được phép nói “Đó là điều Allah và anh (chị, ...) muốn” hay những lời nói tương tự như “Nếu như không có Allah và anh (chị, ...) thì ...” Có nghĩa là không được dùng từ nối “và” vì nó diễn đạt sự ngang bằng nhau giữa hai sự vật mà phải dùng từ nối “sau đó, sau nữa, rồi” chẳng hạn như “Nếu không nhờ Allah sau nữa là anh (chị, ...) thì ...” Việc dùng từ nối “sau đó, sau nữa, rồi” sẽ diễn đạt được ý muốn của người bề tôi theo sau ý muốn của Allah chứ không có sự cùng nhau giống như Allah I đã phán:
﴿وَمَا تَشَآءُونَ إِلَّآ أَن يَشَآءَ ٱللَّهُ رَبُّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ٢٩ ﴾ [سورة التكوير: 29]
{Và những điều các ngươi muốn sẽ không thể xảy ra trừ phi đó là những điều Allah, Đấng Chủ Tể của vũ trụ và muôn loài muốn.} (Chương 81 – Al-Takwir, câu 29).
Như vậy, ý muốn của người bề tôi phải theo sau ý muốn của Allah, tức người bề tôi vẫn có ý muốn riêng của mình. Đây là giáo lý Aqeedah của phái Sunnah và Jama’ah, khác với quan niệm của nhóm phái Jibriyah: ý muốn của người bề tôi luôn nằm trong ý muốn của Allah, có nghĩa là người bề tôi không có khả năng có ý muốn riêng về bất cứ sự việc gì, tất cả đều là ý muốn của Allah; và cũng khác với quan niệm Qadariyah của nhóm phái Mu’tazilah rằng ý muốn của người bề tôi hoàn toàn không nằm trong ý muốn của Allah.
3-    Shirk trong tâm niệm được gọi là Shirk ẩn mình khó nhìn thấy, dạng Shirk này có hai loại:
    Loại thứ nhất: Riya’ – Sum’ah
Là sự phô trương trong thờ phượng với mục đích để thiên hạ nhìn thấy hay nghe thấy mà khen ngợi như lễ nguyện Salah, đọc xướng Qur’an, Zikr,...
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿قُلۡ إِنَّمَآ أَنَا۠ بَشَرٞ مِّثۡلُكُمۡ يُوحَىٰٓ إِلَيَّ أَنَّمَآ إِلَٰهُكُمۡ إِلَٰهٞ وَٰحِدٞۖ  فَمَن كَانَ يَرۡجُواْ لِقَآءَ رَبِّهِۦ فَلۡيَعۡمَلۡ عَمَلٗا صَٰلِحٗا وَلَا يُشۡرِكۡ بِعِبَادَةِ رَبِّهِۦٓ أَحَدَۢا ١١٠ ﴾ [سورة الكهف: 110]
{Hãy bảo họ (Muhammad!): “Quả thật, Ta chỉ là một con người phàm tục giống như các ngươi mà thôi, chỉ có điều Ta được mặc khải cho biết rằng quả thật Thượng Đế của các ngươi chỉ có một Thượng Đế duy nhất”. Do đó, người nào mong muốn được gặp Thượng Đế của y thì hãy làm việc thiện tốt và chớ đừng Shirk với Thượng Đế của y một ai (vật) khác trong lúc thờ phượng Ngài.} (Chương 18 – Al-Kahf, câu 110).
Imam Ibnu Al-Qayyim  nói về ý nghĩa câu Kinh: “Có nghĩa là Allah là Đấng Duy Nhất không có đối tác ngang vai cùng Ngài. Bởi thế, sự thờ phượng phải được hướng đến một mình Ngài không được phép tổ hợp với Ngài bất cứ một thứ gì. Và tất cả mọi việc làm hành thiện đều phải được thực hiện một cách thành tâm vì Allah I chứ không được có sự Riya’...” (Hết).
Quả thật, Allah I đã cảnh báo về sự thảm hại cho những người hành đạo bằng sự phô trương để thiên hạ thấy chứ không toàn tâm toàn ý vì Allah, Ngài phán:
﴿فَوَيۡلٞ لِّلۡمُصَلِّينَ ٤ ٱلَّذِينَ هُمۡ عَن صَلَاتِهِمۡ سَاهُونَ ٥ ٱلَّذِينَ هُمۡ يُرَآءُونَ ٦﴾ [سورة الماعون: 4 - 6]
{Thật thảm hại cho những người dâng lễ nguyện Salah, những người mà họ thường lơ là trong việc dâng lễ nguyện Salah của họ. Những ai chỉ muốn phô trương cho người nhìn thấy.} (Chương 107 – Al-Ma’un, câu 4 -6).
Allah I phán cho biết rằng Riya’ là một trong những thuộc tính của những người Muna-fiq (giả tạo đức tin):
﴿إِنَّ ٱلۡمُنَٰفِقِينَ يُخَٰدِعُونَ ٱللَّهَ وَهُوَ خَٰدِعُهُمۡ وَإِذَا قَامُوٓاْ إِلَى ٱلصَّلَوٰةِ قَامُواْ كُسَالَىٰ يُرَآءُونَ ٱلنَّاسَ وَلَا يَذۡكُرُونَ ٱللَّهَ إِلَّا قَلِيلٗا ١٤٢﴾ [سورة النساء: 142]
{Quả thật, những tên giả tạo đức tin tìm cách lừa dối Allah nhưng chính Ngài đã đánh lừa chúng (vào cạm bẫy của chúng). Và khi chúng đứng dậy dâng lễ nguyện Salah, chúng đứng lên một cách uể oải, chỉ muốn phô trương cho thiên hạ nhìn thấy, và chúng chỉ tưởng nhớ đến Allah rất ít.} (Chương 4 – Annisa’, câu 142).
Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{قَالَ اللهُ تَبَارَكَ وَتَعَالَى أَنَا أَغْنَى الشُّرَكَاءِ عَنِ الشِّرْكِ مَنْ عَمِلَ عَمَلاً أَشْرَكَ فِيهِ مَعِى غَيْرِى تَرَكْتُهُ وَشِرْكَهُ} رواه مسلم.
“Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán: TA toàn năng không cần bất cứ sự chia sẻ nào, người nào làm một việc làm mà trong đó có sự tổ hợp với TA những thần linh khác ngoài TA thì TA sẽ bỏ mặc y cùng với thứ mà y đã tổ hợp.” (Muslim).
Trong một lời dẫn khác do Ibnu Ma-jah ghi lại, Thiên sứ của Allah e nói:
{قَالَ اللهُ عَزَّ وَجَلَّ أَنَا أَغْنَى الشُّرَكَاءِ عَنِ الشِّرْكِ فَمَنْ عَمِلَ لِى عَمَلاً أَشْرَكَ فِيهِ غَيْرِى فَأَنَا مِنْهُ بَرِىءٌ وَهُوَ لِلَّذِى أَشْرَكَ}
“Allah, Đấng Tối Cao phán: TA toàn năng không cần bất cứ sự chia sẻ nào, người nào làm một việc làm mà trong đó có sự tổ hợp với TA những thần linh khác ngoài TA thì TA không can hệ gì với y và y thuộc về thứ mà đã tổ hợp”.
Học giả Ibnu Rajab  nói: Hãy biết rằng việc làm dành cho ai khác ngoài Allah I có nhiều dạng, có lúc là điều Riya’ một cách hoàn toàn như tình trạng của những người giả tạo đức tin Muna-fiq; Allah I phán:
﴿وَإِذَا قَامُوٓاْ إِلَى ٱلصَّلَوٰةِ قَامُواْ كُسَالَىٰ يُرَآءُونَ ٱلنَّاسَ﴾ [سورة النساء: 142]
{Và khi chúng đứng dậy dâng lễ nguyện Salah, chúng đứng lên một cách uể oải, chỉ muốn phô trương cho thiên hạ nhìn thấy.} (Chương 4 – Annisa’, câu 142).
Đây là điều Riya’ một cách hoàn toàn, nó gần như không có trong trái tim của những người có đức tin về các nghĩa vụ dâng lễ nguyện Salah, nhịn chay, nhưng có thể nó sẽ có trong việc làm Sadaqah, Hajj hoặc những việc làm khác mang tính công khai. Và người Muslim không phải nghi ngờ gì nữa điều Riya’ này sẽ làm vô giá trị các việc làm của người chủ thể và y đáng bị sự trừng phạt ở nơi Allah I.
Có lúc các việc làm hướng về Allah I nhưng lại lẫn vào điều Riya’. Trường hợp các việc làm bị Riya’ lẫn vào thì các văn bản giáo lý xác thực đều chỉ ra rằng các việc làm đó sẽ vô giá trị, còn trường hợp việc làm là vì Allah nhưng thỉnh thoảng có bị phân tâm bởi sự Riya’: Nếu sự Riya’ là nghiêm trọng nhưng được đẩy lùi nó sau đó thì việc làm đó sẽ không bị ảnh hưởng (điều này không có quan điểm bất đồng trong giới học giả). Nhưng nếu sự Riya’ không được loại bỏ mà vẫn song hành với việc làm thì việc làm đó có vô giá trị hay không? Giới học giả thời Salaf có sự bất đồng quan điểm về vấn đề này, ông Imam Ahmad và Ibn Jareer đã chọn lấy quan điểm rằng việc làm vẫn còn giá trị bởi nó được xí xóa bằng sự định tâm ban đầu ... (Hết).
Bởi thế, các tín đồ Muslim cần phải giữ gìn các việc làm của mình tránh xa khỏi những điều Shirk bởi tai hại của Shirk là rất nghiêm trọng.
Cầu xin Allah I phù hộ cho chúng ta được an toàn khỏi Shirk và luôn thành tâm vì Allah trong lời nói và hành động!!!
    Loại thứ hai: Vì mục đích trần gian
Con người hành đạo vì mục đích trần gian là một trong các dạng Shirk bằng tâm niệm và ý muốn. Allah I đã cảnh báo về điều này trong Kinh sách của Ngài và Thiên sứ của Ngài cũng đã cảnh báo về nó trong Sunnah của Người. Hành đạo vì mục đích trần gian là việc làm Shirk, phủ nhận Tawhid, và sự hành đạo sẽ trở nên vô nghĩa ở nơi Allah I, Ngài phán:
﴿مَن كَانَ يُرِيدُ ٱلۡحَيَوٰةَ ٱلدُّنۡيَا وَزِينَتَهَا نُوَفِّ إِلَيۡهِمۡ أَعۡمَٰلَهُمۡ فِيهَا وَهُمۡ فِيهَا لَا يُبۡخَسُونَ ١٥ أُوْلَٰٓئِكَ ٱلَّذِينَ لَيۡسَ لَهُمۡ فِي ٱلۡأٓخِرَةِ إِلَّا ٱلنَّارُۖ وَحَبِطَ مَا صَنَعُواْ فِيهَا وَبَٰطِلٞ مَّا كَانُواْ يَعۡمَلُونَ ٦﴾ [سورة هود: 15، 16]
{Những ai ham muốn sự hào nhoáng của đời sống trần tục thì TA sẽ trả đầy đủ phần công lao của họ và TA sẽ không hề cắt giảm một tí nào ở nơi đó. Nhưng họ sẽ là những kẻ không hưởng được gì ở Đời sau ngoài ngọn lửa nơi Hỏa ngục, lúc đó họ mới nhận thấy rằng công trình của họ nơi trần gian sẽ tiêu tan và việc làm mà họ đã từng làm nơi đó chỉ là vô nghĩa.} (Chương 11 – Hud, câu 15, 16).
Hai câu Kinh trên mang ý nghĩa rằng Allah I cho biết ai định tâm hành đạo chỉ vì tham muốn đời sống trần tục thì quả thật Allah I sẽ ban cho y những điều y muốn của thế gian từ sức khỏe, niềm vui, bổng lộc, con cái theo ý muốn của Ngài nhưng vào Đời Sau họ sẽ không có được bất cứ thứ gì ngoại trừ Hỏa Ngục, bởi lẽ họ không hành đạo vì Allah I và cũng không mong đợi ân phước của Ngài ở Đời Sau.
Ông Qata-dah nói: Allah, Đấng Tối Cao phán cho biết ai chỉ quan tâm đến cuộc sống trần gian và chỉ mong được những lợi ích ở nơi đó thì Allah sẽ ban cho y nhưng rồi ở Đời Sau y chẳng có bất kỳ một điều tốt nào; còn những người có đức tin thì họ vừa được ban cho phần tốt đẹp ở cuộc sống trần gian và vừa được ban thưởng ở Đời Sau.
Sheikh Muhammad bin Abdul-Wahaab  nói: Các vị Salaf đã có nói về ý nghĩa của câu Kinh cho thấy nhiều việc làm mà mọi người làm trong thời đại ngày hôm nay là chỉ vì cuộc sống trần gian. Họ được phân thành nhiều nhóm người:
    Nhóm thứ nhất: Họ làm Sadaqah, dâng lễ nguyện Salah, hàn gắn tình máu mủ, cư xử tốt với mọi người, từ bỏ điều bất công, nhưng tất cả việc làm đó được thực hiện không phải là vì họ muốn ân phước của Đời Sau mà họ chỉ muốn được Allah ban thêm bổng lộc cho họ ở trần gian, họ chỉ muốn Ngài bảo vệ tài sản, con cái và người thân của họ trên thế gian hoặc họ chỉ muốn những ân huệ và bổng lộc trên thế gian được duy trì chứ họ gần như không bận tâm đến việc mong được Thiên Đàng và mong được giải thoát khỏi Hỏa Ngục. Những người này sẽ được ban thưởng cho công lao của họ với những phần phúc của thế gian còn ở Đời Sau thì họ chẳng hưởng được gì cả.
    Nhóm thứ hai: Họ hành đạo và làm việc thiện tốt chỉ mang tâm niệm để được mọi người nhìn thấy và khen ngợi chứ không hề muốn phần ân phước của Đời Sau.
    Nhóm thứ ba: Họ hành đạo chỉ vì tiền, chẳng hạn như đi hành hương Hajj chỉ vì muốn có tiền; hoặc họ di cư chỉ vì mục đích trần gian hay chỉ vì một người phụ nữ nào đó mà họ muốn lấy làm vợ; hoặc họ đi chiến đấu chỉ vì muốn có được chiến lợi phẩm; hoặc họ đi học giáo lý vì muốn được làm lãnh đạo hay họ học Qur’an vì muốn làm Imam trong Masjid như một cái nghề.
    Nhóm thứ tư: Họ thành tâm thờ phượng Allah I, và họ muốn được ân phước của Ngài ở cõi Đời Sau nhưng họ làm những điều khiến họ trở thành người vô đức tin bị trục xuất khỏi Islam.
Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{تَعِسَ عَبْدُ الدِّينَارِ وَالدِّرْهَمِ وَالْقَطِيفَةِ وَالْخَمِيصَةِ، إِنْ أُعْطِىَ رَضِىَ، وَإِنْ لَمْ يُعْطَ سَخِطَ، تَعِسَ وَانْتَكَسَ، وَإِذَا شِيكَ فَلاَ انْتَقَشَ} رواه البخاري.
“Thật bất hạnh thay cho kẻ nô lệ đồng tiền, quần áo và danh vọng, nếu được ban phát thì hài lòng còn nếu không được ban phát thì tủi hờn, oán giận, và ngay cả khi chỉ bị một cái gai đâm cũng không thể thoát khỏi sự ưu phiền.” (Albukhari).
Thiên sứ của Allah e gọi những kẻ làm nô lệ cho đời sống vật chất của thế gian là những người bất hạnh bởi vì họ luôn coi trọng cuộc sống thế tục, đối với họ cuộc sống thế tục là tất cả cho nên dù chỉ bị một cái gai nhỏ đâm vào chân thì họ cũng cảm thấy đó là cả một tai họa đầy khổ ải.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: “Thiên sứ của Allah e đã gọi những kẻ nô lệ của đồng tiền, nô lệ của danh vọng, nô lệ của quần áo là những kẻ bất hạnh, họ dễ dàng trở nên tuyệt vọng ngay cả khi họ chỉ bị một cái gai nhỏ đâm vào chân. Và họ được Người e mô tả rằng nếu họ được ban phát những thứ họ mong muốn thì họ mãn nguyện và hả dạ nhưng nếu họ không được thì họ nổi giận và oán trách như Allah I đã phán:
﴿وَمِنۡهُم مَّن يَلۡمِزُكَ فِي ٱلصَّدَقَٰتِ فَإِنۡ أُعۡطُواْ مِنۡهَا رَضُواْ وَإِن لَّمۡ يُعۡطَوۡاْ مِنۡهَآ إِذَا هُمۡ يَسۡخَطُونَ ٥٨﴾ [سورة التوبة: 58]
{Và trong bọn chúng có kẻ đã xuyên tạc Ngươi (Muhammad) về việc chia của bố thí. Nếu chúng được chia phần thì chúng hả dạ. Ngược lại, nếu chúng không được chia phần thì chúng đùng đùng nổi giận.} (Chương 9 – Attawbah, câu 58).
Họ hài lòng, thỏa nguyện hoặc nổi giận, oán trách đều không vì Allah I mà vì ai (vật) khác ngoài Ngài. Đó là những con người chỉ mang tấm lòng ham muốn đời sống trần tục.
Việc người bề tôi tìm kiếm và đòi hỏi tài sản, bổng lộc cho nhu cầu cuộc sống thế tục được chia thành hai dạng:
Dạng thứ nhất: Tìm kiếm và đòi hỏi tài sản, bổng lộc mà người bề tôi cần cho nhu cầu cuộc sống thiết yếu như thức ăn, đồ uống, chỗ ở, quần áo, và những thứ cần thiết khác cho nhu cầu đời sống thế tục. Đây là dạng tìm kiếm và đòi hỏi tài sản và bổng lộc được Allah I khuyến khích và tán dương ca ngợi. Tài sản và bổng lộc ở dạng này sẽ được người bề tôi chi dùng cho nhu cầu đời sống thiết yếu trên thế gian. Nó sẽ không khiến người bề tôi trở nên bon chen và xô bồ trong đời sống thế tục.
Dạng thứ hai: Tìm kiếm và đòi hỏi tài sản, bổng lộc mà bản thân người bề tôi không cần thiết. Đây là dạng tài sản và bổng lộc mà người bề tôi không nên quá bận tâm, bởi nếu người bề tôi bận tâm nhiều đến dạng tài sản và bổng lộc này thì y sẽ trở thành nô lệ của nó, y sẽ quy phục nó và không còn quy phục Allah I nữa, y sẽ không còn biết phó thác cho Allah I và có thể y sẽ thờ phượng và phó thác cho ai (vật) khác ngoài Ngài. Đây chính là những con người nằm trong lời của Thiên sứ e: “Thật bất hạnh thay cho kẻ nô lệ đồng tiền, quần áo và danh vọng...” (Albukhari). Đây là những người làm nô lệ cho những thứ vật chất của thế tục dù họ cầu xin và van vái được chúng từ nơi Allah I, họ sẽ hả dạ và thỏa nguyện nếu được Ngài ban cho và sẽ oán trách và nổi giận nếu Ngài không ban cho họ.
Riêng những người bề tôi đích thực của Allah I thì hoàn toàn khác, họ hài lòng với những gì Allah I hài lòng và giận dữ với những gì Ngài giận dữ, họ yêu thích những gì Allah I và Thiên sứ của Ngài e yêu thích và ghét những gì Allah I và Thiên sứ của Ngài e ghét, họ ủng hộ những ai phủ phục Allah I và thù nghịch với những ai là kẻ thù của Ngài, và đó chính là sự trọn vẹn của đức tin Iman.” (Hết lời của Sheikh).
Và những hình ảnh nô lệ của đồng tiền ở thời đại ngày nay là những người bất chấp những con đường giao dịch và tìm kiếm tiền bạc dưới hình thức Haram. Họ kinh doanh bằng con đường Riba (cho vay lấy lãi) với danh nghĩa ngân hàng, tín dụng và tiết kiệm, họ tìm kiếm lợi nhuận từ hình thức hối lộ, cờ bạc, gian lận và lường gạt, họ vẫn biết rõ đó là những phương cách tìm kiếm tài sản và bổng lộc bị nghiêm cấm trong Islam nhưng do quá yêu thích đồng tiền họ đã trở nên mù quáng bất chấp tất cả và họ đã biến bản thân họ thành nô lệ cho đồng tiền.
Cầu xin Allah I phù hộ và soi sáng cho tất cả những người Muslim chúng ta luôn biết hài lòng và tuân lệnh Ngài!!!
4-    Chửi rủa thời gian và những thứ khác trong vũ trụ:
Một số người có những thói quen và những thói quen đó làm giảm Tawhid, dẫn đến Aqeedah xấu. Một trong những thói quen đó là chửi rủa thời gian, chửi rủa những hiện tượng và các sự vật khác trong vũ trụ càn khôn mà Allah I đã tạo ra.
Họ cho rằng các hiện tượng hay các sự vật mà Allah I tạo ra mới chính là nguyên nhân làm thay đổi họ. Allah I phán:
﴿وَقَالُواْ مَا هِيَ إِلَّا حَيَاتُنَا ٱلدُّنۡيَا نَمُوتُ وَنَحۡيَا وَمَا يُهۡلِكُنَآ إِلَّا ٱلدَّهۡرُۚ  وَمَا لَهُم بِذَٰلِكَ مِنۡ عِلۡمٍۖ إِنۡ هُمۡ إِلَّا يَظُنُّونَ ٢٤﴾ [سورة الجاثية: 24]
{Và chúng bảo: “Chẳng có đời sống nào khác ngoài đời sống trần tục này. Chúng tôi chết và chúng tôi sống. Chỉ có thời gian giết chết chúng tôi thôi”. Tuy nhiên, Chúng không có một chút hiểu biết nào về điều đó mà chỉ là sự phỏng đoán của chúng.}. (Chương 45 – Al-Jathiyah, câu 24).
Họ đã phủ nhận sự phục sinh với lời: {chẳng có đời sống nào khác ngoài đời sống trần tục này} nơi mà chúng tôi đang sống, chẳng có một cuộc sống nào khác ngoài cuộc sống này, {chúng tôi chết và chúng tôi sống} tức một nhóm chết đi rồi một nhóm khác lại tiếp nối sự sống. Đây là ý phủ phận mà họ muốn phủ nhận sự tồn tại của Đấng Tạo Hóa cũng như sự chi phối của Ngài đối với mọi vạn vật. Họ cho rằng tất cả mọi sự vật, hiện tượng diễn ra trong vũ trụ chỉ là một qui luật mang tính tự nhiên cho nên họ nói: {chỉ có thời gian giết chết chúng tôi thôi} có nghĩa là chỉ có ngày và đêm trôi qua hủy diệt chúng tôi. Đây là sự suy nghĩ của họ chứ không hề có một bằng chứng xác thực nào để làm cơ sở, chính vì vậy mà Allah phán bảo: {Tuy nhiên, chúng không có một chút hiểu biết nào về điều đó mà chỉ là sự phỏng đoán của chúng.}. Tất cả các bằng chứng cho thấy rằng những hoạt động của mọi vạn vật, mọi hiện tượng diễn ra trong thế giới vũ trụ càn khôn này hẳn phải có Đấng Chi Phối và Điều Hành chúng; và đó là Allah – Đấng Toàn Năng và Siêu Việt.
Bởi vậy, tất cả những ai chửi rủa thời gian và cho rằng nó chính là nguyên nhân của một sự việc hay một hiện tượng nào đó trong vũ trụ thì người đó đã Shirk với Allah I hoặc xúc phạm đến Ngài. Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{قَالَ اللهُ عَزَّ وَجَلَّ يُؤْذِينِى ابْنُ آدَمَ، يَسُبُّ الدَّهْرَ وَأَنَا الدَّهْرُ، بِيَدِى الأَمْرُ، أُقَلِّبُ اللَّيْلَ وَالنَّهَارَ.} رواه البخاري ومسلم.
“Allah Tối Cao phán: Những đứa con của Adam (con người) chửi rủa thời gian nhưng TA chính là thời gian, mọi sự việc đều ở nơi bàn tay của TA, TA chính là Đấng lật trở ban đêm và ban ngày.” (Albukhari, Muslim).
Trong một lời dẫn khác, Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ تَسُبُّوا الدَّهْرَ فَإِنَّ اللهَ هُوَ الدَّهْرُ} رواه البخاري ومسلم.
“Các ngươi chớ chửi rủa thời gian bởi quả thật Allah chính là thời gian” (Albukhari, Muslim).
Hai Hadith trên cho thấy rằng ai chửi rủa thời gian có nghĩa là người đó đã xúc phạm Allah I, bởi lẽ khi y chửi rủa một sự vật hay một hiện tượng nào đó là y đã chửi rủa Đấng Tạo Hóa đã chi phối và điều hành các sự vật và hiện tượng đó. Thời gian chính là quy luật mà Allah I đã an bài và sắp đặt, chính vì vậy mà Ngài đã phán: “TA chính là thời gian... TA chính là Đấng lật trở ban đêm và ban ngày”. Còn câu nói của Thiên sứ e “bởi quả thật Allah chính là thời gian” có nghĩa là Allah I chính là Đấng đã chi phối và điều hành thời gian. Cho nên người chửi rủa thời gian chính là người chửi rủa Allah I.
Một số vị Salaf nói: Những người Ả Rập trong thời Jahiliyah thường chửi rủa thời gian mỗi khi có chuyện không tốt lành xảy đến, họ cho rằng chính ngày này, đêm này hay tháng này sẽ mang lại điều xấu nhưng tất cả mọi điều xảy ra đều nằm trong sự an bài và định đoạt của Allah I.
Sheikh Abdurrahman bin Hasan  nói: “Quả thật Ibnu Hazm và những ai theo trường phái Zhahiriyah (trường phái chỉ dựa vào nghĩa đen của ngôn từ trong Qur’an cũng như trong Hadith) đã sai lầm cho rằng thời gian chính là tên gọi trong các đại danh hoàn mỹ của Allah. Họ khẳng định như vậy là dựa theo nghĩa đen của Hadith này (hai hadith vừa được nêu trên)”.
Một trong những điều giống như việc chửi rủa thời gian là chửi rủa gió. Quả thật, Thiên sứ của Allah e đã cấm điều này trong một Hadith Sahih do Tirmizdi ghi lại qua lời thuật của ông Abu Bin Ka’ab rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ تَسُبُّوا الرِّيحَ فَإِذَا رَأَيْتُمْ مَا تَكْرَهُونَ فَقُولُوا اللَّهُمَّ إِنَّا نَسْأَلُكَ مِنْ خَيْرِ هَذِهِ الرِّيحِ وَخَيْرِ مَا فِيهَا وَخَيْرِ مَا أُمِرَتْ بِهِ وَنَعُوذُ بِكَ مِنْ شَرِّ هَذِهِ الرِّيحِ وَشَرِّ مَا فِيهَا وَشَرِّ مَا أُمِرَتْ بِهِ}
“Các ngươi chớ chửi rủa gió, khi nào các ngươi gặp điều các ngươi ghét thì các ngươi hãy nói: Lạy Allah, bầy tôi xin Ngài điều tốt lành từ cơn gió này và điều tốt trong nó cũng như điều tốt mà Ngài đã ra lệnh cho nó và bầy tôi cầu xin Ngài cứu rỗi bầy tôi khỏi điều xấu của cơn gió này và điều xấu trong nó cũng như điều xấu mà Ngài đã ra lệnh cho nó”.
Việc tìm kiếm sự cứu rỗi nơi Allah I mỗi khi gặp gió hay gặp bất cứ điều gì không mong muốn thì đó là Tawhid, là Aqeedah lành mạnh khác với Aqeedah của thời Jahiliyah. Bởi vậy, tín đồ Muslim phải luôn luôn hướng về Allah I và cầu xin Ngài điều phúc lành khi gặp phải một sự việc gì đó không mong đợi. Người Muslim phải luôn biết rằng mọi sự việc không tốt lành xảy đến cho y đều nằm trong sự an bài và định đoạt của Allah I, Ngài muốn dùng nó để xóa đi tội lỗi cho y như Ngài đã phán:
﴿وَمَآ أَصَٰبَكُم مِّن مُّصِيبَةٖ فَبِمَا كَسَبَتۡ أَيۡدِيكُمۡ وَيَعۡفُواْ عَن كَثِيرٖ ٣٠﴾ [سورة الشورى: 30]
{Và bất cứ điều bất hạnh nào rơi nhằm phải các ngươi, đó là do bàn tay của các ngươi đã làm ra và Ngài đã lượng thứ cho các ngươi rất nhiều.} (Chương 42 – Ash-Shura, câu 30).
﴿ٱللَّهُ ٱلَّذِي يُرۡسِلُ ٱلرِّيَٰحَ فَتُثِيرُ سَحَابٗا فَيَبۡسُطُهُۥ فِي ٱلسَّمَآءِ كَيۡفَ يَشَآءُ وَيَجۡعَلُهُۥ كِسَفٗا فَتَرَى ٱلۡوَدۡقَ يَخۡرُجُ مِنۡ خِلَٰلِهِۦۖ فَإِذَآ أَصَابَ بِهِۦ مَن يَشَآءُ مِنۡ عِبَادِهِۦٓ إِذَا هُمۡ يَسۡتَبۡشِرُونَ ٤٨﴾ [سورة الروم: 48]
{Allah là Đấng đã gởi những luồng gió bay đi, thổi đưa các đám mây lên cao rồi trải nó rộng trên nền trời theo ý Ngài và đập nó tan vụn ra; rồi Ngươi (Muhammad) thấy nước mưa từ giữa đó rơi xuống; rồi khi Ngài làm cho nước mưa rơi nhằm phải ai trong số bầy tôi của Ngài mà Ngài muốn thì họ vui mừng thỏa thích.} (Chương 30 – Rum, câu 48).
﴿وَتِلۡكَ ٱلۡأَيَّامُ نُدَاوِلُهَا بَيۡنَ ٱلنَّاسِ﴾ [سورة آل عمران: 140]
{Đó là những ngày mà TA (Allah) cho xoay vần giữa nhân loại.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 140).
﴿يُقَلِّبُ ٱللَّهُ ٱلَّيۡلَ وَٱلنَّهَارَۚ إِنَّ فِي ذَٰلِكَ لَعِبۡرَةٗ لِّأُوْلِي ٱلۡأَبۡصَٰرِ ٤٤﴾ [سورة نور: 44]
{Allah lật trở ban đêm và ban ngày nối tiếp nhau. Quả thật trong sự việc đó là một bài học cho những người có cái nhìn thấu đáo và thông suốt.} (Chương 24 – Annur, câu 44).
Tất cả mọi sự việc đều nằm trong sự an bài và định đoạt của Allah I. Bởi thế, người bề tôi phải ca ngợi và tán dương Allah I trong cả hai trường hợp: xấu và tốt, y phải nghĩ tốt về Ngài và phải quay về với Ngài bằng sự sám hối và ăn năn như Ngài đã phán:
﴿وَبَلَوۡنَٰهُم بِٱلۡحَسَنَٰتِ وَٱلسَّيِّ‍َٔاتِ لَعَلَّهُمۡ يَرۡجِعُونَ ١٦٨﴾ [سورة الأعراف: 168]
{Và TA (Allah) đã thử thách họ với điều lành và điều dữ để may ra họ quay về (với TA).} (Chương 7 -  Al-A’raaf, câu 168).
﴿وَلَقَدۡ أَخَذۡنَآ ءَالَ فِرۡعَوۡنَ بِٱلسِّنِينَ وَنَقۡصٖ مِّنَ ٱلثَّمَرَٰتِ لَعَلَّهُمۡ يَذَّكَّرُونَ ١٣٠﴾ [سورة الأعراف: 130]
{Và quả thật, TA (Allah) đã trừng phạt các thuộc hạ của Fir’aun với những năm hạn hán và thất mùa để chúng có thể tỉnh ngộ.} (Chương 7 -  Al-A’raaf, câu 130).
Như vậy, người có đức tin luôn biết rằng những điều không tốt lành xảy đến với y chỉ bởi những tội lỗi của y, y sẽ tự trách bản thân mình chứ không oán trách thời gian cũng như không oán trách những cơn gió, y sẽ nhanh chân quay đầu sám hối với Allah I; riêng người vô đức tin và kẻ làm điều sai quấy hay kẻ không hiểu biết thì luôn trách hờn cho các tạo vật của Allah I mà không chịu kiểm điểm lại bản thân mình và họ cũng không biết quay đầu sám hối.
5-    Nói “Nếu như, giá như, phải chi” trong một số trường hợp:
Ngôn từ “Nếu như, giá như, phải chi” trong một số câu nói ở một vài trường hợp sẽ rơi vào hành vi tiểu Shirk. Đó là khi con người gặp phải những điều không tốt lành hoặc những điều không mong đợi thì họ thường nói: Nếu như (giá như, phải chi) tôi làm thế này thì sự việc đã không như thế,... Điều này biểu hiện sự hối tiếc và không có lòng kiên nhẫn trước những mất mát không nằm trong tầm kiểm soát. Đó là biểu hiện của đức tin Iman kém nơi sự tiền định của Allah I.
Người bề tôi sau khi gặp phải những tai ương, sự mất mát thì y nên bằng lòng với sự tiền định, y phải nên kiên nhẫn trên những điều đã xảy ra cho y, y vẫn chăm chỉ hành động với những nguyên nhân cho thành quả và hy vọng điều tốt đẹp nhưng sẽ không oán trách khi kết quả đạt được là điều không mong đợi.
Quả thật, Allah I đã khiển trách những ai nói những từ (nếu như, giá như, phải chi) mỗi khi gặp phải điều không tốt lành cho họ, Ngài phán:
﴿يَقُولُونَ لَوۡ كَانَ لَنَا مِنَ ٱلۡأَمۡرِ شَيۡءٞ مَّا قُتِلۡنَا هَٰهُنَاۗ ﴾ [سورة آل عمران: 154]
{Chúng nói: “Phải chi chúng ta được đưa ra ý kiến trong sự việc thì chúng ta đâu đến nỗi bị giết nơi đây”.} (Chương 3 – Ali’Imran, câu 154).
Đây là lời mà một số kẻ Muna-fiq (giả tạo đức tin) đã nói trong ngày diễn ra trận chiến Uhud khi người Muslim gặp phải nhiều tổn thất. Họ nói ra lời đó như muốn phủ nhận sự tiền định và muốn oán trách Thiên sứ của Allah e và những người Muslim về việc ra quân đánh kẻ thù. Allah I đã phản bác lại lời của họ bằng lời phán của Ngài:
﴿قُل لَّوۡ كُنتُمۡ فِي بُيُوتِكُمۡ لَبَرَزَ ٱلَّذِينَ كُتِبَ عَلَيۡهِمُ ٱلۡقَتۡلُ إِلَىٰ مَضَاجِعِهِمۡۖ﴾ [سورة آل عمران: 154]
{Hãy bảo chúng (Muhammad!): “Dẫu các ngươi có nằm ở tại nhà của các ngươi đi chăng nữa thì một khi ai đó đã tới số chết thì nhất định y phải bước ra ngoài để đến chỗ chết”.} (Chương 3 – Ali’Imran, câu 154).
Có nghĩa không ai có thể chạy khỏi sự tiền định của Allah I, một khi Ngài đã an bài và định đoạt thì chắc chắn điều đó sẽ xảy ra theo ý của Ngài dù có cố trốn tránh và cưỡng lại thế nào.
Ngôn từ “Nếu như, giá như, phải chi” sau khi sự việc đã xảy ra chẳng mang lại lợi ích gì cho người chủ thể ngoại trừ sự buồn phiền, hối tiếc và than thân trách phận. Điều đó làm ảnh hưởng đến đức tin Iman về sự tiền định của Allah I.
Allah I phán về lời nói khác của những kẻ Muna-fiq:
﴿ٱلَّذِينَ قَالُواْ لِإِخۡوَٰنِهِمۡ وَقَعَدُواْ لَوۡ أَطَاعُونَا مَا قُتِلُواْۗ ﴾ [سورة آل عمران: 168]
{Những ai nói về các anh em (Muslim) của chúng trong lúc chúng ngồi yên ở tại nhà của chúng: “Phải chi họ nghe lời của chúng ta thì đâu đến nỗi phải bị giết”.} (Chương 3 – Ali’Imran, câu 168).
Đây cũng là câu nói của những kẻ giả tạo đức tin Muna-fiq trong ngày đại chiến Uhud. Có Hadith ghi lại rằng ông Abdullah bin Ubai đã nghịch lại với sự tiền  định khi ông nói: Nếu họ chịu nghe sự bàn bạc của chúng ta rằng chớ nên ra đánh thì họ đã không bị giết rồi, nên Allah I đã phán phản bác lại câu nói đó:
﴿قُلۡ فَٱدۡرَءُواْ عَنۡ أَنفُسِكُمُ ٱلۡمَوۡتَ إِن كُنتُمۡ صَٰدِقِينَ ١٦٨﴾ [سورة آل عمران: 168]
{Hãy bảo chúng (Muhammad!): “Nếu các ngươi nói đúng sự thật thì các ngươi hãy xoay cái chết đi khỏi bản thân các ngươi một khi nó đến với các ngươi xem."} (Chương 3 – Ali’Imran, câu 168).
Allah I bảo Thiên sứ của Ngài e nói với những người Muna-fiq nếu họ nói việc không ra đánh trận sẽ không bị giết hoặc sẽ không chết thì họ thử chống lại cái chết một khi nó đến với họ. Nếu họ làm được điều đó thì mới chứng tỏ lời nói của họ là thật.
Như vậy, nói “nếu như, phải chi, giá như” sau khi gặp phải điều không tốt lành xảy đến là một trong các thuộc tính của những người Muna-fiq, những kẻ đã không có đức tin nơi sự tiền định. Bởi thế, những người có đức tin phải tránh những lời nói như vậy khi gặp phải những thử thách hoặc những điều không mong đợi; phải nên dùng những ngôn từ tốt lành mang ý nghĩa của sự hài lòng, kiên nhẫn với sự an bài và định đoạt của Allah I cùng với niềm hy vọng phần thưởng nơi Ngài. Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{الْمُؤْمِنُ الْقَوِىُّ خَيْرٌ وَأَحَبُّ إِلَى اللهِ مِنَ الْمُؤْمِنِ الضَّعِيفِ وَفِى كُلٍّ خَيْرٌ احْرِصْ عَلَى مَا يَنْفَعُكَ وَاسْتَعِنْ بِاللهِ وَلاَ تَعْجِزْ وَإِنْ أَصَابَكَ شَىْءٌ فَلاَ تَقُلْ لَوْ أَنِّى فَعَلْتُ كَانَ كَذَا وَكَذَا. وَلَكِنْ قُلْ قَدَرُ اللهِ وَمَا شَاءَ فَعَلَ فَإِنَّ لَوْ تَفْتَحُ عَمَلَ الشَّيْطَانِ} رواه مسلم.
“Người có đức tin mạnh mẽ tốt và được yêu thích ở nơi Allah hơn người có đức tin yếu đuối, và tốt hơn trong mọi sự việc. Hãy cố giữ lấy điều có lợi cho ngươi và hãy cầu xin Allah phù hộ, chớ đừng nản lòng và bỏ cuộc; nếu có một điều gì đó xảy đến thì chớ nói phải chi tôi làm thế này thì sự việc đã thế kia thế nọ mà hãy nói: đó là sự sắp đặt và an bài của Allah, Ngài làm những gì Ngài muốn, bởi quả thật ngôn từ phải chi (nếu như, giá như) sẽ mở cánh cửa cho hành động của Shaytan.” (Muslim).
Thiên sứ của Allah e bảo phải hành động để làm ra những nguyên nhân cho thành quả mang lại lợi ích cho người bề tôi ở trên thế gian và ở cõi Đời Sau theo những gì được Allah I cho phép. Khi người bề tôi tiến hành thì phải cầu xin Allah I phù hộ để sự việc được tiến hành một cách trọn vẹn và thành công. Sự kết hợp giữa hành động tạo ra nguyên nhân và phó thác cho Allah I chính là Tawhid. Sau đó, Thiên sứ của Allah e ngăn cấm sự nản chí và bỏ cuộc không chịu gắng sức hành động để tìm kiếm nguyên nhân có lợi cho sự việc, và đây chính là điều trái ngược với lời của Thiên sứ khi nói: “cố giữ lấy điều có lợi”. Và khi nào đã cố gắng hết sức trong việc tìm kiếm những điều có lợi cho sự việc nhưng rồi kết quả không đạt được như mong muốn hoặc gặp phải điều không tốt lành thì chớ nói phải chi mình làm thế này thì sự việc đã như thế kia bởi vì đó là lời nói dẫn đường cho Shaytan và là biểu hiện cho sự hối tiếc không dứt cũng như oán trách cho sự tiền định, đi ngược lại với tinh thần kiên nhẫn và hài lòng trong khi kiên nhẫn và hài lòng là điều bắt buộc của đức tin Iman nơi sự tiền định. Tiếp sau đó, Thiên sứ của Allah e đã hướng dẫn người tín đồ đến một câu nói tốt đẹp hơn mỗi khi gặp chuyện không theo ý muốn để đức tin Iman nơi sự tiền định được duy trì một cách trọn vẹn, và đó là lời của Thiên sứ khi Người nói: “Đó là sự sắp đặt và an bài của Allah, Ngài làm bất cứ điều gì Ngài muốn”, bởi lẽ những điều Allah I đã an bài thì chắc chắn phải diễn ra đúng như thế và người bề tôi cần phải chấp nhận điều đã được an bài vì Allah I làm bất cứ điều gì Ngài muốn theo ý của Ngài. Tuy nhiên, tất cả mọi việc làm của Ngài đều đến tự sự khôn ngoan và chí minh của Ngài.
Imam Ibnu Al-Qayyim  nói: Người bề tôi khi bị mất mát bởi sự an bài của Allah đã định cho y được phân thành hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất: Nản lòng, bỏ cuộc, trở nên yếu đuối. Đây là việc làm của Shaytan, nó khiến người yếu đuối nói “nếu như, phải chi, giá mà” một cách vô nghĩa, không những thế, nó còn làm cho người bề tôi trở thành người luôn oán trách.
Trường hợp thứ hai: Chấp nhận sự an bài, lưu ý và rút kinh nghiệm cho lần sau.
Như vậy, Thiên sứ của Allah e đã hướng dẫn người tín đồ điều hữu ích dù lúc gặp điều tốt lành hay khi gặp phải điều dữ, Người e cấm người tín đồ nói “phải chi, nếu như, giá mà” và Người e cho biết đó là lời nói sẽ mở cánh cửa cho Shaytan nhảy vào và làm cho người tín đồ cảm thấy nuối tiếc không nguôi cho điều đã mất và luôn u buồn, uất ức, oán trách sự tiền định rồi mang tội.
Có lời bảo rằng Thiên sứ của Allah e cũng đã dùng từ “nếu như” khi Người ra lệnh cho các vị Sahabah của Người hủy bỏ dạng Hajj để đến với dạng Umrah trong khi Người thì không hủy bỏ. Trả lời cho câu nói này rằng lời của Thiên sứ e “Nếu Ta gặp được Hajj trong lần tới thì chắc chắn Ta sẽ ...” là một sự thông báo cho các vị Sahabah của Người rằng nếu Người e có thể gặp được Hajj thì Người sẽ... Đây là sự thông điệp về những điều mà Người e sẽ làm ở tương lai nếu có cơ hội. Và điều này là được phép, không có bất kỳ sự bất đồng quan điểm nào cho điều này cả.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: Ý nghĩa của Hadith được nêu trên là không nản lòng và không bỏ cuộc đối với điều được lệnh và cũng không sợ hãi và lo lắng cho sự việc đã được an bài và sắp đặt.
Kiên nhẫn và vai trò của nó trong Aqeedah
Như đã nói ở phần trên về việc cấm nói “nếu như, giá mà, phải chi” vào những lúc con người gặp phải điều bất lành mà y cần phải kiên nhẫn và hy vọng được ân phước. Imam Ahmad  nói: Allah I đã đề cập đến sự kiên nhẫn trong việc cầu xin Ngài phù hộ trong Kinh sách của Ngài. Và trong Hadith Sahih do Muslim và Ahmad ghi lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{الصَّبْرُ ضِيَاءٌ}
“Kiên nhẫn là ánh sáng”.
Ông Umar t nói: “Chúng ta tìm thấy điều tốt lành trong cuộc sống của chúng ta qua sự kiên nhẫn” (Albukahri).
Ông Ali t nói: “Quả thật, kiên nhẫn là một phần của đức tin Iman, nó giữ vai trò như là cái đầu của một cơ thể”. Sau đó, ông t lên giọng nói tiếp: “Chẳng phải là sẽ không có đức tin Iman đối với ai không có lòng kiên nhẫn”.
Thiên sứ của Allah e nói:
{مَا أُعْطِيَ أَحَدٌ خَيْرًا وَأَوْسَعَ مِنَ الصَّبْرِ} رواه البخاري ومسلم.
“Không có ai được ban cho thứ gì tốt đẹp và rộng rãi hơn sự kiên nhẫn” (Albukhari, Muslim).
Kiên nhẫn có nghĩa là kiềm hãm, đè nén và ngăn cản, tức kiềm hãm và ngăn bản thân khỏi sự sợ hãi, ngăn chiếc lưỡi khỏi sự than vãn và oán trách, ngăn tay chân cấu xé, đánh đập bản thân một cách vật vã mỗi khi đối mặt với nỗi đau và mất mát, kiềm hãm và ngăn trái tim khỏi sự giận dữ và đè nén nỗi đau. Kiên nhẫn như là một sự chịu đựng bền bỉ không nản lòng.
Kiên nhẫn được phân thành ba loại:
    Kiên nhẫn trên những việc làm theo lệnh của Allah I.
    Kiên nhẫn trong việc từ bỏ những điều Allah I ngăn cấm.
    Kiên nhẫn trên những điều không tốt lành xảy đến được Allah I sắp đặt và an bài.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿مَآ أَصَابَ مِن مُّصِيبَةٍ إِلَّا بِإِذۡنِ ٱللَّهِۗ وَمَن يُؤۡمِنۢ بِٱللَّهِ يَهۡدِ قَلۡبَهُۥۚ وَٱللَّهُ بِكُلِّ شَيۡءٍ عَلِيمٞ ١١﴾ [سورة التغابن: 11]
{Không một tai họa nào xảy ra mà không do phép của Allah. Và ai tin tưởng Allah thì Ngài sẽ hướng dẫn tấm lòng của y. Quả thật Allah luôn am tường mọi sự việc.} (Chương 64 – Attaghabun, câu 11).
Ông Alqamah nói: Đó là một người khi gặp phải một tai ương thì y biết rằng nó đến từ nơi Allah, thế là y bằng lòng và chấp nhận.
Những học giả khác nói về ý nghĩa câu Kinh này: Ai gặp phải điều tai ương rồi y biết đó là sự an bài và sắp đặt của Allah I nên y đã kiên nhẫn chịu đựng và bằng lòng với niềm hy vọng được ân phước nơi Ngài thì Ngài sẽ hướng dẫn trái tim của y đồng thời Ngài sẽ bù lại cho y những điều mà y đã mất mát trên thế gian, Ngài sẽ hướng dẫn trái tim của y và làm cho nó trở nên vững tin một cách kiên định.
Ông Sa’eed bin Jubair nói: {Và ai tin tưởng Allah thì Ngài sẽ hướng dẫn tấm lòng của y.} có nghĩa là y sẽ hướng về Ngài và nói:
﴿إِنَّا لِلَّهِ وَإِنَّآ إِلَيۡهِ رَٰجِعُونَ ١٥٦﴾ [سورة البقرة: 156]
{Quả thật, chúng tôi là của Allah và chúng tôi chắc chắn phải quay trở về với Ngài.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 156).
Trong câu Kinh (11 chương 64) nêu trên mang bằng chứng rằng: các việc làm đều thuộc đức tin Iman, kiên nhẫn chính là nguyên nhân được hướng dẫn tâm hồn, và người có đức tin cần phải kiên nhẫn trong tất cả mọi hoàn cảnh và tình huống, y cần phải kiên nhẫn trong việc chấp hành mệnh lệnh của Allah I, kiên nhẫn trong việc kêu gọi đến với Ngài dù phải đối mặt với những khó khăn và hiểm nguy. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ٱدۡعُ إِلَىٰ سَبِيلِ رَبِّكَ بِٱلۡحِكۡمَةِ وَٱلۡمَوۡعِظَةِ ٱلۡحَسَنَةِۖ وَجَٰدِلۡهُم بِٱلَّتِي هِيَ أَحۡسَنُۚ إِنَّ رَبَّكَ هُوَ أَعۡلَمُ بِمَن ضَلَّ عَن سَبِيلِهِۦ وَهُوَ أَعۡلَمُ بِٱلۡمُهۡتَدِينَ ١٢٥ وَإِنۡ عَاقَبۡتُمۡ فَعَاقِبُواْ بِمِثۡلِ مَا عُوقِبۡتُم بِهِۦۖ وَلَئِن صَبَرۡتُمۡ لَهُوَ خَيۡرٞ لِّلصَّٰبِرِينَ ١٢٦ وَٱصۡبِرۡ وَمَا صَبۡرُكَ إِلَّا بِٱللَّهِۚ وَلَا تَحۡزَنۡ عَلَيۡهِمۡ وَلَا تَكُ فِي ضَيۡقٖ مِّمَّا يَمۡكُرُونَ ١٢٧ ﴾ [سورة النحل: 125 - 127]
{Hãy mời gọi đến với con đường của Thượng Đế của Ngươi (Muhammad!) một cách khôn ngoan và với lời khuyên tốt đẹp; và Ngươi hãy tranh luận với họ bằng phương cách tốt đẹp nhất. Thượng Đế của Ngươi biết rõ ai là kẻ đi lạc khỏi con đường của Ngài và ai là người được hướng dẫn. Và nếu các ngươi trả miếng thì hãy trả đủa ngang bằng với miếng mà các ngươi đã bị nhưng nếu các ngươi kiên nhẫn chịu đựng thì quả thật đó là điều tốt nhất cho những ai biết kiên nhẫn. Và Ngươi hãy kiên nhẫn chịu đựng bởi vì sự kiên nhẫn của Ngươi (không phải là vì sợ và yếu hèn trước họ) mà chỉ vì Allah mà thôi. Và Ngươi chớ buồn rầu cho họ cũng như chớ cảm thấy khó khăn trước những điều chúng đang âm mưu.} (Chương 16 – Annahl, câu 125 - 127).
Người có đức tin Iman cần phải kiên nhẫn chịu đựng trong việc kêu người làm việc tốt và ngăn người làm điều xấu dù phải đối mặt với sự hiểm nguy. Allah I phán về lời răn dạy của nhà hiền nhân Luqman khi ông bảo ban đứa con trai của mình:
﴿يَٰبُنَيَّ أَقِمِ ٱلصَّلَوٰةَ وَأۡمُرۡ بِٱلۡمَعۡرُوفِ وَٱنۡهَ عَنِ ٱلۡمُنكَرِ وَٱصۡبِرۡ عَلَىٰ مَآ أَصَابَكَۖ إِنَّ ذَٰلِكَ مِنۡ عَزۡمِ ٱلۡأُمُورِ ١٧﴾ [سورة لقمان: 17]
{Này con trai của ta, con hãy dâng lễ nguyện Salah và hãy kêu gọi làm điều lành và ngăn cản điều dữ và hãy kiên nhẫn chịu đựng những rủi ro xảy đến với con, bởi vì đó là một sự kiên định trong mục đích thi hành công việc.} (Chương 31 – Luqman, câu 17).
Người có đức tin thực sự cần đến sự kiên nhẫn trước những rủi ro và tai ách vì đó là sự an bài ở nơi Allah để y biết bằng lòng và chấp nhận sự định đoạt của Ngài, để y không sợ hãi cũng như không oán trách. Đó là Aqeedah bởi vì đức tin nơi sự tiền định là một trong sáu trụ cột của đức tin Iman và trái quả của nó chính là kiên nhẫn chịu đựng trước những điều rủi ro và tai ách. Vì vậy, nếu ai không biết kiên nhẫn chịu đựng trước những điều tai ương xảy đến cho y thì đó là bằng chứng khẳng định y đã mất đi trụ cột này hoặc đức tin Iman của y đã trở nên yếu đi đồng thời y sẽ luôn đối mặt với những tai ách đó một cách sợ hãi và oán than. Thiên sứ của Allah e đã cho biết rằng dạng người này là kẻ vô đức tin, y đã rời khỏi Aqeedah của Islam. Trong bộ Muslim có ghi lại từ lời thuật của ông Abu Huroiroh t rằng Thiên sứ của Allah e nói: “Hai điều khiến nhân loại trở thành kẻ vô đức tin: vu khống huyết thống và biểu hiện sự đau buồn cho người chết một cách vật vã (than khóc, gào thét, lăn lộn)”. Đó là hai đặc thù của sự vô đức tin, bởi đó thuộc việc làm của những người thời Jahiliyah. Tuy nhiên, không phải ai làm một hành động nào đó thuộc một phần hành động của người dân vô đức tin là trở thành kẻ vô đức tin một cách hoàn toàn mà ở đây muốn nói đó là hành động vô đức tin bị nghiêm cấm và sẽ mang tội khi phạm vào. Điều này được hiểu rõ hơn qua hai Hadith của Thiên sứ e dưới đây:
{لَيْسَ بَيْنَ الْعَبْدِ وَبَيْنَ الْكُفْرِ إِلاَّ تَرْكُ الصَّلاَةِ} رواه النسائي.
“Giữa người bề tôi với sự vô đức tin không điều gì để phân biệt ngoại trừ việc bỏ lễ nguyện Salah.” (Annasa-i).
{لَيْسَ مِنَّا مَنْ ضَرَبَ الْخُدُودَ، وَشَقَّ الْجُيُوبَ، وَدَعَا بِدَعْوَى الْجَاهِلِيَّةِ} رواه البخاري.
“Không thuộc cộng đồng tín đồ của Ta đối với ai tự tát vào má, xé áo (thể hiện sự đau buồn cho người chết) và kêu gọi theo lối của thời Jahiliyah” (Albukhari).
“Kêu gọi theo lối của thời Jahiliyah”, ông Ibnu Al-Qayyim  nói: “Đó có nghĩa là kêu gọi đến với sắc tộc và bộ lạc. Tương đồng với điều này là đi theo các trường phái, các nhóm, các học giả một cách mù quáng, cho rằng người này tốt hơn người kia, nhóm phái này tốt hơn nhóm phái kia, họ kêu gọi ủng hộ người này, nhóm này và thù nghịch với người nọ nhóm kia. Tất cả đều là hình thức kêu gọi theo lối của thời Jahiliyah..” (Hết lời của Sheikh).
Allah I an bài những tai họa cho các bề tôi của Ngài vì một ý nghĩa thiêng liêng, một trong những ý nghĩa đó là Ngài muốn bôi xóa tội lỗi cho họ như trong một Hadith được thuật lại từ Anas t rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا أَرَادَ اللهُ بِعَبْدِهِ الْخَيْرَ عَجَّلَ لَهُ الْعُقُوْبَةَ فِيْ الدُّنْيَا وَإِذَا أَرَادَ بِعَبْدِهِ الشَّرَ أَمْسَكَ عَنْهُ بِذَنْبِهِ حَتَّى يُوَافِيَ بِهِ يَوْمَ الْقِيَامَةِ} رواه الترمذي وحسنه الحاكم.
“Khi nào Allah muốn tốt cho người bề tôi của Ngài thì Ngài sẽ sớm trừng phạt y trên cõi trần và khi nào Ngài muốn xấu cho người bề tôi của Ngài thì Ngài sẽ chừa tội lỗi của y lại cho tới Ngày Phục Sinh” (Tirmizdi, Alhakim xác nhận Hadith tốt).
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: “Những tai ương là ân huệ vì nó bôi xóa tội lỗi, kêu gọi đến với sự kiên nhẫn để được ban thưởng ân phước, thúc đẩy quay về sám hối với Allah I và hạ mình trước Ngài, không khuất phục trước tạo vật. Bản thân tai họa được Allah I dùng để bôi xóa tội lỗi cho người bề tôi, đó là một ân huệ lớn lao nhất. Bởi thế, các tai họa, những điều rủi ro đều là ân huệ và hồng phúc nói chung cho con người trừ những ai là kẻ vô đức tin thì đối với họ đó là điều xấu dành cho họ. Trong nhân loại, có người khi bị thử thách bởi cái nghèo, bệnh tật, nỗi đau thân xác thì họ hiện rõ tấm lòng giả tạo, họ hoãng sợ kêu than, họ bỏ một số nghĩa vụ và bắt đầu phạm vào một số điều nghiêm cấm. Tuy nhiên, có người khi bị thử thách bởi sự thu hẹp bổng lộc, sự thất bát mùa màng cũng như sự mất mát và tổn hại thì họ kiên nhẫn chịu đựng, đó là ân huệ trong tôn giáo của y, y sẽ được tha thứ tội lỗi và được Thượng Đế của y ca ngợi:
﴿أُوْلَٰٓئِكَ عَلَيۡهِمۡ صَلَوَٰتٞ مِّن رَّبِّهِمۡ وَرَحۡمَةٞۖ وَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡمُهۡتَدُونَ ١٥٧﴾ [سورة البقرة: 157]
{Họ là những người sẽ nhận Phúc lành và sự Khoan dung của Thượng Đế của họ và họ là những người được hướng dẫn (đúng chính đạo).} (Chương 2 – Albqaqarah, câu 157).
Họ sẽ được tha thứ những lỗi lầm và được tăng thêm ân phước vì đã kiên nhẫn chịu đựng trước những thử thách mà Allah I đã an bài cho y.” (Hết lời của Sheikh).
Một trong những sự khôn ngoan và sáng suốt của Allah I là Ngài đã an bài các rủi ro và nạn kiếp để thử thách các bề tôi của Ngài để xem ai biết kiên nhẫn chịu đựng và chấp nhận, và ai là kẻ kêu ca, oán than, trách hờn. Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّ عِظَمَ الْجَزَاءِ مَعَ عِظَمِ الْبَلاَءِ وَإِنَّ اللهَ إِذَا أَحَبَّ قَوْمًا ابْتَلاَهُمْ فَمَنْ رَضِىَ فَلَهُ الرِّضَا وَمَنْ سَخِطَ فَلَهُ السَّخَطُ} رواه الترمذي وحسنة.
“Quả thật, phần thưởng lớn lao đi cùng với sự thử thách lớn, và một khi Allah yêu thương một nhóm người nào thì Ngài sẽ thử thách họ, ai bằng lòng sẽ được sự hài lòng nơi Ngài còn ai nỗi giận sẽ bị sự giận dữ nơi Ngài.” (Tirmizdi ghi lại và ông nói Hadith tốt).
Bằng lòng có nghĩa là người bề tôi chấp nhận sự an bài của Allah I và luôn nghĩ tốt về Ngài và hy vọng được ân phước nơi Ngài qua sự an bài đó của Ngài. Nổi giận có nghĩa là người bề tôi kêu ca, oán than, trách hờn và không biết chấp nhận sự thật.
Hadith cho thấy rằng phần ân phước được ban thưởng tương ứng với việc làm, kêu gọi người bề tôi phải biết hài lòng và chấp nhận sự an bài cũng như sự sắp đặt của Allah I. Hadith khẳng định sự tiền định và mọi rủi ro, mọi điều không tốt lành đều được định sẵn từ nơi Allah I, khuyến khích người bề tôi kiên nhẫn và chịu đựng trên những rủi ro gặp phải, biết quay về với Allah I, phó thác cho Ngài trong mọi hoàn cảnh.
Quả thật, Allah I đã ra lệnh bảo các bề tôi của Ngài cầu xin Ngài phù hộ bằng sự kiên nhẫn và lễ nguyện Salah mỗi khi gặp phải những điều khó khăn trong cuộc sống bởi lẽ đằng sau những khó khăn và trở ngại sẽ là điều tốt lành dành cho những người biết kiên nhẫn chịu dựng, và Ngài cho biết rằng Ngài luôn bên cạnh phù hộ những người biết kiên nhẫn và chịu đựng, Ngài phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ ٱسۡتَعِينُواْ بِٱلصَّبۡرِ وَٱلصَّلَوٰةِۚ إِنَّ ٱللَّهَ مَعَ ٱلصَّٰبِرِينَ ١٥٣﴾ [سورة البقرة: 153]
{Này hỡi những người có đức tin! Hãy cầu xin sự cứu giúp (của Allah) bằng sự kiên nhẫn và lễ nguyện Salah. Quả thật, Allah luôn ở cùng với những ai biết kiên nhẫn chịu đựng.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 153).
Giảng giải những ngôn từ không được phép nói đối với Allah I nhằm tôn vinh sự tối cao, quyền năng và sự vĩ đại của Ngài
Allah I là Đấng Tối Cao, Đấng Vĩ Đại và Quyền Năng Siêu Việt, Ngài đáng được tôn vinh trên tất cả mọi tôn vinh.
Có một số ngôn từ không được phép nói đối với Ngài và đã có một số Hadith đã cấm những ngôn từ đó.
    Một trong những ngôn từ đó là nói: Assalamu alollo-h (cầu xin bằng an cho Allah) bởi sự bằng an là cầu xin cho người Muslim, họ cầu xin được bằng an tránh những điều xấu. Allah I ra lệnh bảo người Muslim cầu xin bằng an cho họ chứ không yêu cầu họ cầu xin cho Ngài vì Ngài là Đấng Bằng An, tất cả mọi thứ trong các tầng trời và trái đất đều thuộc về Ngài, Ngài là Đấng ban cho sự bằng an đến mọi tạo vật chứ không có bất cứ thứ gì khác ngoài Ngài có thể ban bằng an cho Ngài, Ngài là Đấng Che chở chứ không cần đến sự che chở, Ngài là Đấng phù hộ chứ không cần đến sự phù hộ, Ngài là Đấng Bằng An và mọi sự bằng an đều từ nơi Ngài. Ông Ibnu Mas’ud t thuật lại rằng có lần chúng tôi dâng lễ nguyện Salah cùng với Thiên sứ của Allah, chúng tôi nói: Assalamu alollo-h min Ibadihi, assalamu ala fulan wa fulan (cầu xin bằng an cho Allah từ các bề tôi của Ngài, cầu xin bằng an cho người này, người này) thì Thiên sứ của Allah bảo:
{لاَ تَقُولُوا السَّلاَمُ عَلَى اللهِ فَإِنَّ اللهَ هُوَ السَّلاَمُ} رواه البخاري.
“Các ngươi chớ nói cầu xin bằng an cho Allah bởi quả thật Allah là Đấng Bằng An.” (Albukhari).
Imam Ibnu Al-Qayyim  nói: Assalam là một đại danh từ được dùng như một ngôn từ mang nghĩa cầu nguyện... khi nói Assalam là muốn nhắc đến tên trong các tên gọi của Allah, bởi vì Ngài là Assalam tức Đấng Bằng An và muốn cầu xin sự bằng an từ nơi Ngài.
    Một trong các ngôn từ không được nói đối với Allah I: Cầu xin Allah tha thứ nếu Ngài muốn. Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ يَقُولُ أَحَدُكُمُ اللَّهُمَّ اغْفِرْ لِى إِنْ شِئْتَ اللَّهُمَّ ارْحَمْنِى إِنْ شِئْتَ لِيَعْزِمِ الْمَسْأَلَةَ فَإِنَّهُ لاَ مُكْرِهَ لَهُ} رواه الترمذي.
“Ai đó trong các ngươi chớ nói: lạy Allah, hãy tha thứ cho bề tôi nếu Ngài muốn; lạy Allah, hãy thương xót bề tôi nếu Ngài muốn; hãy chắc chắn trong vấn đề cầu xin bởi quả thật không có gì có thể ngăn cản Ngài.” (Tirmizdi).
Người bề tôi khi cầu xin Allah I tha thứ và thương xót không được kèm theo điều kiện nếu Ngài muốn bởi hai điều sau:
    Quả thật không có bất cứ thứ gì có thể ngăn cản được Ngài một khi Ngài hành động. Ngài làm bất cứ điều gì Ngài muốn không có quyền lực nào có thể ngăn cản và cưỡng chế được Ngài. Người bề tôi có thể làm một điều gì đó do bị cưỡng ép, có thể họ làm do sợ hoặc hy vọng một điều gì từ nơi ai đó còn Allah I thì hoàn toàn không như vậy.
    Việc kèm theo điều kiện nếu Allah I muốn cho thấy người cầu xin không tha thiết muốn nhận được sự ban bố có nghĩa là nó biểu hiện rằng y không cần lắm đến điều y cầu xin. Điều đó như muốn khẳng định y không hề lệ thuộc vào Allah I. Hơn nữa, khi nói nếu Allah muốn lúc cầu xin Ngài thì điều đó như thể khẳng định Ngài không đủ sức đáp lại nên tùy vào khả năng của Ngài: nếu có thể thì Ngài đáp lại còn không thì không cần thiết. Sự việc này đi ngược lại với quyền năng vô song và hoàn hảo tuyệt đối của Ngài:
﴿إِنَّمَآ أَمۡرُهُۥٓ إِذَآ أَرَادَ شَيۡ‍ًٔا أَن يَقُولَ لَهُۥ كُن فَيَكُونُ ٨٢﴾ [سورة يس: 82، 83]
{Quả thật, mọi điều Ngài muốn thì chỉ cần Ngài nói hãy thành thì nó sẽ thành theo ý của Ngài.} (Chương 36 – Ya-sin, câu 82, 83).
    Một trong những ngôn từ không được phép nói đối với Allah I là thề với Ngài rằng Ngài sẽ không làm điều tốt. Ông Jundub bin Abdullah t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah nói:
{أَنَّ رَجُلاً قَالَ وَاللهِ لاَ يَغْفِرُ اللهُ لِفُلاَنٍ وَإِنَّ اللهَ تَعَالَى قَالَ مَنْ ذَا الَّذِى يَتَأَلَّى عَلَىَّ أَنْ لاَ أَغْفِرَ لِفُلاَنٍ فَإِنِّى قَدْ غَفَرْتُ لِفُلاَنٍ وَأَحْبَطْتُ عَمَلَكَ} رواه مسلم.
“Một người nói: Thề bởi Allah rằng Ngài sẽ không tha thứ cho người này, Allah phán với y: Ai lại dám thề với TA quả quyết rằng TA không tha thứ cho người này, quả thật TA đã tha thứ cho người đó và TA vô hiệu các việc làm của ngươi” (Muslim).
Người đàn ông được nói trong Hadith đã không có lễ độ với Allah I, y dám phán quyết cho Ngài rằng Ngài không tha thứ cho người làm lỗi nào đó, điều này như thể y đã sắc lệnh qui định cho Ngài. Đây là biểu hiện của người thiếu hiểu biết về Tawhid Rububiyah và là nguyên nhân khiến người bề tôi bị mất hết giá trị của các việc làm đã tốn bao công sức.
Hadith là bằng chứng cho thấy rằng người bề tôi cần phải lễ độ và kính cẩn với Allah I trong lời nói cũng như trong hành động, cấm tự hào và đắc chí về bản thân mình mà khinh khi người khác, và cấm người bề tôi thề thốt với Ngài rằng Ngài không làm điều tốt cho các bề tôi của Ngài.
Còn riêng đối với việc thề thốt với Allah I trên phương diện nghĩ tốt về Ngài và hy vọng điều tốt lành từ nơi Ngài là được phép như trong một Hadith Thiên sứ của Allah e đã nói:
{إِنَّ مِنْ عِبَادِ اللهِ مَنْ لَوْ أَقْسَمَ عَلَى اللهِ لأَبَرَّهُ} رواه البخاري ومسلم.
“Quả thật ai trong các bề tôi của Allah thề với Ngài (rằng Ngài sẽ đáp lại lời cầu xin của y) thì chắc chắc Ngài sẽ đáp lại lời cầu xin của y.” (Albukhari, Muslim).
Ông Mu’azd t thưa Thiên sứ của Allah: Thưa Thiên sứ, có phải chúng ta sẽ bị bắt tội về những điều chúng ta nói? Người e nói:
{ثَكِلَتْكَ أُمُّكَ يَا مُعَاذُ وَهَلْ يَكُبُّ النَّاسَ فِى النَّارِ عَلَى وُجُوهِهِمْ أَوْ عَلَى مَنَاخِرِهِمْ إِلاَّ حَصَائِدُ أَلْسِنَتِهِمْ} رواه الترمذي وابن ماجه وأحمد.
“Mẹ ngươi mất ngươi rồi Mu’azd ơi! (Đây là lời dùng để biểu đạt trong giáo huấn khi ai đó thiếu tập trung). Chẳng phải nhân loại bị úp mặt vào trong lửa của Hỏa Ngục chỉ vì thành quả từ chiếc lưỡi của họ đó sao?” (Tirmizdi, Ibnu Ma-jah và Ahmad).
    Như vậy, từ những điều được trình bày trên đây cho thấy rằng người bề tôi cần phải thận trọng trong lời nói, cần phải giữ chiếc lưỡi của mình tránh nói những ngôn từ mang ý nghĩa vô phép và không tốt với Allah bởi vì nó sẽ làm giảm giá trị Tawhid. Chớ đừng nói cầu bằng an cho Allah I bởi vì Ngài chính là Đấng Bằng An và mọi sự bằng an đều đến từ nơi Ngài; chớ đừng nói lạy Allah, hãy tha thứ cho bề tôi nếu Ngài muốn và cũng chớ đừng nói thề bởi Allah rằng Ngài sẽ không tha thứ cho ai đó bởi vì như thế là nghĩ xấu cho Ngài; chớ đừng nói đó là điều Allah và anh (chị) muốn mà hãy nói đó là điều Allah muốn sau đó là anh (chị) muốn bởi lẽ không ai có đủ tư cách và quyền uy được xếp ngang hàng với Ngài cả.
Cầu xin Allah I phù hộ cho bầy tôi luôn vững vàng trong kiến thức hữu ích và luôn gặt hái được nhiều ân phước từ các việc làm ngoan đạo và thiện tốt!!!
Tawhid Asma’ Wassifaat
Ở phần trên chúng ta đã nói rằng Tawhid được phân làm ba dạng: Tawhid Rububiyah, Tawhid Uluhiyah và Tawhid Asma’ Wassifaat. Chúng ta đã nói về hai dạng: Rububiyah và Uluhiyah và bây giờ chúng ta sẽ nói đến dạng thứ ba: Tawhid Asma’ Wassifaat.
Tawhid Asma’ Wassifaat có nghĩa là khẳng định các tên gọi và các thuộc tính của Allah I được Ngài và Thiên sứ của Ngài e khẳng định đồng thời phủ nhận tất cả những thuộc tính không tuyệt đối và không hoàn hảo mà Ngài và Thiên sứ của Ngài đã phủ nhận dựa trên lời phán của Allah I:
﴿لَيۡسَ كَمِثۡلِهِۦ شَيۡءٞۖ وَهُوَ ٱلسَّمِيعُ ٱلۡبَصِيرُ ﴾ [سورة الشورى: 11]
{Không có bất cứ thứ gì giống Ngài cả và Ngài là Đấng nghe và thấy.} (Chương 42 – Al-Shura, câu 11).
Đây là dạng Tawhid mà nhóm phái Al-Jahmiyah cũng như Mu’tazilah và Asha’irah đã phủ nhận trong khi thật ra dạng này nằm trong dạng Rububiyah. Tuy Tawhid Asma’ Wassifaat thực chất nằm trong Rububiyah nhưng do có quá nhiều nhóm phái đã phủ nhận nên tôi đã nghiên cứu và soạn thành một mục độc lập, và điều này cũng được biên soạn trong nhiều cuốn sách. Imam Ahmad đã biên soạn một cuốn sách phản hồi lại nhóm Jahmiyah và con trai của ông Abdullah cũng biên soạn một cuốn sách mang tên Assunnah. Học giả Abdul-Aziz Al-Kana-ni đã biên soạn cuốn sách mang tên Al-Hidah để phản hồi Bashir Al-Muraisi, học giả Abu Abdullah Al-Murwazi cuốn sách mang tên Assunnah. Sheikh Islam Ibnu Taymiyah và học trò của ông Ibnu Al-Qayyim và những người thời sau họ cũng đã biên soạn nhiều sách nói về dạng Tawhid này.
Nhóm người đầu tiên phản bác và phủ nhận một số các thuộc tính của Allah I là một số người đa thần Ả Rập, những người mà Allah I đã mặc khải lời phán của Ngài về họ:
﴿كَذَٰلِكَ أَرۡسَلۡنَٰكَ فِيٓ أُمَّةٖ قَدۡ خَلَتۡ مِن قَبۡلِهَآ أُمَمٞ لِّتَتۡلُوَاْ عَلَيۡهِمُ ٱلَّذِيٓ أَوۡحَيۡنَآ إِلَيۡكَ وَهُمۡ يَكۡفُرُونَ بِٱلرَّحۡمَٰنِۚ﴾ [سورة الرعد: 30]
{Đúng như thế, TA đã cử Người (Muhammad) đến với một cộng đồng mà trước nó đã có những cộng đồng khác lui vào dĩ vãng mục đích để Ngươi đọc nhắc họ những điều mà TA đã mặc khải cho Ngươi bởi vì họ đã phủ nhận Đấng Độ Lượng (Arrahaman).} (Chương 13 – Arra’d, câu 30).
Nguyên nhân câu Kinh được mặc khải xuống là do những người Quraish nghe Thiên sứ của Allah e nhắc đến Arrahman (Đấng Độ Lượng) thì họ đã phản đối, cho nên Allah I mặc khải xuống về họ.
Ibnu Jareer thì cho rằng câu Kinh này được mặc khải xuống trong hiệp ước giải hòa Al-Hudaibiyah. Khi người ghi viết: Nhân Danh Allah, Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng Rất Mực Khoan Dung thì những người Quraish nói: Đấng Rất Mực Độ Lượng ư, chúng tôi không biết về đấng này.
Ibnu Jareer cũng thuật lại từ Ibnu Abbas t rằng khi Thiên sứ của Allah e đang cầu xin (đu’a) trong lúc Người đang Sujud với lời: "Ôi Đấng Độ Lượng, ôi Đấng Khoan Dung…" thì những người thờ đa thần bảo: Kẻ này cho rằng hắn chỉ cầu nguyện một đấng duy nhất nhưng giờ hắn lại cầu nguyện đến hai đấng. Thế là Allah I mặc khải xuống câu Kinh:
﴿قُلِ ٱدۡعُواْ ٱللَّهَ أَوِ ٱدۡعُواْ ٱلرَّحۡمَٰنَۖ أَيّٗا مَّا تَدۡعُواْ فَلَهُ ٱلۡأَسۡمَآءُ ٱلۡحُسۡنَىٰۚ ﴾ [سورة الإسراء: 110]
{Hãy bảo họ: “Các ngươi hãy cầu nguyện Allah hay cầu nguyện Đấng Rahman, các người hãy cầu nguyện Ngài với bất cứ tên gọi nào (đều tốt cả) bởi vì Ngài có các tên gọi hoàn mỹ.} (Chương 17 – Al-Isra, câu 110).
Allah I phán trong chương 25 – Al-Furqan:
﴿وَإِذَا قِيلَ لَهُمُ ٱسۡجُدُواْۤ لِلرَّحۡمَٰنِ قَالُواْ وَمَا ٱلرَّحۡمَٰنُ أَنَسۡجُدُ لِمَا تَأۡمُرُنَا وَزَادَهُمۡ نُفُورٗا۩ ٦٠﴾ [سورة الفرقان: 60]
{Và khi có lời bảo chúng: “Hãy phủ phục Đấng Độ Lượng” thì chúng bảo: “Nhưng Đấng Độ Lượng là gì? Bọn ta sẽ phải quì lạy Đấng mà Ngươi (Muhammad) truyền lệnh cho bọn ta hay sao?” Và điều đó càng làm cho chúng thêm thù nghịch.} (Chương 25 – Al-Furqan, câu 60).
Đây là những người Salaf của nhóm phái Jahmiyah, Asha’irah trong việc phản bác và phủ nhận các tên gọi cũng như những thuộc tính của Allah. Thật là xấu xa cho những người đi trước và những người theo sau trên con đường sai quấy của họ:
﴿أَفَتَتَّخِذُونَهُۥ وَذُرِّيَّتَهُۥٓ أَوۡلِيَآءَ مِن دُونِي وَهُمۡ لَكُمۡ عَدُوُّۢۚ بِئۡسَ لِلظَّٰلِمِينَ بَدَلٗا ٥٠﴾ [سورة الكهف: 50]
{Thế phải chăng các ngươi chấp nhận nó (Iblis) và con cháu của nó làm kẻ bảo hộ của các ngươi thay vì TA trong lúc chúng là những kẻ thù của các ngươi hay sao? Việc đổi chác này của những kẻ làm điều sai quấy thật là xấu xa.} (Chương 18 – Al-Kahf, câu 50).
Riêng các vị Thiên sứ và những ai đi theo họ, đặc biệt là vị Thiên sứ cuối cùng Muhammad e và những ai đi theo Người cũng như những người đi theo con đường tốt đẹp của họ thì luôn mô tả Allah I với những gì mà chính Allah I đã mô tả về Ngài, phủ nhận những gì mà Ngài đã phủ nhận. Ông Tawoos thuật lại từ cha của ông rằng ông Ibnu Abbas t thấy một người run sợ khi nghe Hadith của Thiên sứ  nói về các thuộc tính của Allah I rồi lại phản bác phủ nhận các thuộc tính đó của Ngài thì ông nói: Có gì khác biệt giữa những người này, họ cảm thấy run sợ khi nghe những lời cụ thể nhưng lại lệch lạc trước những lời mang ý nghĩa tổng quát. Ông Ibnu Abbas t muốn nói rằng có những người khi nghe văn bản giáo lý nói về các thuộc tính của Allah I một cách cụ thể thì run sợ nhưng rồi sau đó lại phủ nhận, họ giống như những người mà Allah I đã phán về họ:
﴿فَأَمَّا ٱلَّذِينَ فِي قُلُوبِهِمۡ زَيۡغٞ فَيَتَّبِعُونَ مَا تَشَٰبَهَ مِنۡهُ ٱبۡتِغَآءَ ٱلۡفِتۡنَةِ وَٱبۡتِغَآءَ تَأۡوِيلِهِۦۖ﴾ [سورة أل عمران:  7]
{Bởi thế, đối với ai mà trong lòng của họ có ý tưởng lệch lạc thì đi theo những câu nói tổng quát mà tìm cách chia rẽ và suy diễn.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 7).
Những văn bản giáo lý nói về các thuộc tính của Allah I đều thuộc sự mô tả rõ ràng và không có sự mập mờ, những người Muslim đọc và hiểu nội dung ý nghĩa của nó và không phản bác bất cứ điều gì.
Ông Waki’a nói: Chúng tôi kịp gặp Al-A’mash và Sufyaan, họ thường nói đến các Hadith này tức Hadith nói về các thuộc tính của Allah và họ đã không phản bác.
Thật ra những người phản bác các thuộc tính của Allah là chỉ những người của nhóm phái lệch lạc từ Jahmiyah, Mu’tazilah, Asha’irah đi theo đường lối của những người đa thần Quraish đã phủ nhận thuộc tính Arrahman (Đấng Độ Lượng) và bóp méo các tên gọi của Allah. Allah I phán:
﴿وَلِلَّهِ ٱلۡأَسۡمَآءُ ٱلۡحُسۡنَىٰ فَٱدۡعُوهُ بِهَاۖ وَذَرُواْ ٱلَّذِينَ يُلۡحِدُونَ فِيٓ أَسۡمَٰٓئِهِۦۚ سَيُجۡزَوۡنَ مَا كَانُواْ يَعۡمَلُونَ ١٨٠﴾ [سورة الأعراف: 180]
{Và Allah có những tên gọi tốt đẹp và hoàn mỹ nhất. Bởi thế, hãy cầu nguyện Ngài bằng các tên gọi đó. Và hãy tránh xa những kẻ bóp méo tên gọi của Ngài, rồi họ sẽ lãnh đủ về tội của họ.} (Chương 7 – Al-‘Araf, câu 180).
Allah I đã khẳng định cho bản thân Ngài những tên gọi hoàn mỹ nhất và ra lệnh phải cầu nguyện Ngài với những tên gọi đó của ngài, vậy cớ sao lại cầu nguyện với những tên gọi mà Ngài không xưng danh cho Ngài cũng như các tên gọi không được hiểu ý nghĩa nội dung? Những ai bóp méo các tên gọi của Allah I thì sẽ bị Ngài trừng phạt thích đáng.
Bắt buộc phải tôn kính các tên gọi của Allah
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَلِلَّهِ ٱلۡأَسۡمَآءُ ٱلۡحُسۡنَىٰ فَٱدۡعُوهُ بِهَاۖ وَذَرُواْ ٱلَّذِينَ يُلۡحِدُونَ فِيٓ أَسۡمَٰٓئِهِۦۚ سَيُجۡزَوۡنَ مَا كَانُواْ يَعۡمَلُونَ ١٨٠﴾ [سورة الأعراف: 180]
{Và Allah có những tên gọi tốt đẹp và hoàn mỹ nhất. Bởi thế, hãy cầu nguyện Ngài bằng các tên gọi đó. Và hãy tránh xa những kẻ bóp méo các tên gọi của Ngài, rồi họ sẽ lãnh đủ về tội của họ.} (Chương 7 – Al-‘Araf, câu 180).
Allah I phán: {Và Allah có những tên gọi tốt đẹp và hoàn mỹ nhất} có nghĩa là Ngài cho biết rằng các tên gọi của Ngài đều là hoàn mỹ và tốt đẹp tuyệt đối không có gì có thể sánh được. Điều đó chứng tỏ các thuộc tính của Ngài là hoàn hảo tuyệt đối và vĩ đại vô song. Vì các tên gọi của Ngài đều là hoãn mỹ và tối cao vô song nên chỉ được phép gọi Ngài với tên gọi mà Ngài đã tự xưng hoặc những tên gọi mà vị Thiên sứ của Ngài đã gọi và cho biết. Lời phán {Bởi thế, hãy cầu nguyện Ngài bằng các tên gọi đó.} có nghĩa là hãy cầu nguyện và khấn xin Ngài với những tên gọi mà Ngài cũng như Thiên sứ của Ngài đã cho biết.
Các tên gọi của Allah I thì rất nhiều, vô số kể, có những tên gọi Ngài không dạy cho bất cứ ai dù đó là vị Thiên Thần cận kề hay bất cứ vị Thiên sứ nào như đã được nói trong Hadith Sahih, Thiên sứ của Allah nói trong lời cầu nguyện Allah:
{أَسْأَلُكَ بِكُلِّ اسْمٍ هُوَ لَكَ سَمَّيْتَ بِهِ نَفْسَكَ أَوْ عَلَّمْتَهُ أَحَداً مِنْ خَلْقِكَ أَوْ أَنْزَلْتَهُ فِى كِتَابِكَ أَوِ اسْتَأْثَرْتَ بِهِ فِى عِلْمِ الْغَيْبِ عِنْدَكَ} رواه أحمد.
“Bề tôi cầu xin Ngài với tất cả các tên gọi của Ngài, những tên gọi mà Ngài đã tự xưng cho Ngài hoặc đã dạy ai đó trong tạo vật của Ngài hoặc đã ban xuống trong Kinh sách của Ngài hoặc Ngài giữ lại trong kiến thức về cõi vô hình ở nơi Ngài...” (Ahmad).
Imam Ibnu Al-Qayyim nói: Các tên gọi của Allah I được phân thành ba loại:
    Loại mà chính Allah I tự xưng và Ngài công khai cho những ai Ngài muốn từ các Thiên Thần và những tạo vật khác của Ngài nhưng không mặc khải trong Kinh sách của Ngài.
    Loại mà Allah I mặc khải xuống trong Kinh sách của Ngài để các bề tôi của Ngài biết.
    Loại mà Allah I giữ lại trong kiến thức về cõi vô hình nơi Ngài và không công khai cho bất cứ ai trong tạo vật của Ngài biết.
Lời phán {Và hãy tránh xa những kẻ bóp méo các tên gọi của Ngài} có nghĩa là các ngươi hãy phản bác lại họ và bỏ mặc họ bởi Allah sẽ trừng phạt họ một cách thích đáng, chính vì vậy Ngài phán: {rồi họ sẽ lãnh đủ về tội của họ}. Ý nghĩa “những kẻ bóp méo các tên gọi của Ngài” là những kẻ đã thay đổi nội dung ý nghĩa các tên gọi của Ngài làm cho nó trở nên không đúng với tên gọi đích thực của Ngài.
Việc bóp méo các tên gọi của Allah I có nhiều dạng:
Dạng thứ nhất: Dùng các tên gọi của Ngài để gọi các thần linh ngẫu tượng như sự xưng danh của họ: “Thần Allat” đến từ “Ilah”, “Al-Izza” đến từ Al-Aziz, và họ đã gọi các ngẫu tượng là Ilah tức thần linh.
Dạng thứ  hai: Gọi Allah I với những gì không thuộc về Ngài chẳng hạn cách gọi Allah là “Cha” của người Thiên Chúa.
Dạng thứ ba: Mô tả Allah I với những gì không hoàn hảo và yếu kém chẳng hạn như người Do thái nói rằng Allah thì nghèo hoặc Ngài cần phải nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy hoặc tay của Allah I bị xiềng xích lại.
Dạng thứ tư: Suy diễn các tên gọi tốt đẹp và hoàn mỹ của Allah I lệch khỏi nội dung ý nghĩa đích thực giống như lời nói của nhóm phái Jahmiyah rằng những ngôn từ chỉ là những ngôn từ không chứa đựng thuộc tính và nội dung ý nghĩa. Họ cho rằng tên gọi Đấng Hằng Nghe, Đấng Hằng Thấy không nghe cũng không thấy. Và đây là sự bóp méo nghiêm trọng nhất, nó tương đồng với những người thờ đa thần rằng chính họ đã đặt tên cho các thần linh của họ và những người này cũng vậy, họ suy diễn và tự đưa ra những tên gọi và những thuộc tính cho Allah I.
Bắt buộc người tín đồ Muslim phải khẳng định các tên gọi của Allah I và tin rằng các tên gọi của Ngài đều mang các thuộc tính hoàn hảo, vĩ đại và tối cao nhưng không bóp méo, so sánh và mô tả chi tiết thế nào dựa theo lời phán của Allah I:
﴿لَيۡسَ كَمِثۡلِهِۦ شَيۡءٞۖ وَهُوَ ٱلسَّمِيعُ ٱلۡبَصِيرُ ﴾ [سورة الشورى: 11]
{Không có bất cứ thứ gì giống Ngài cả và Ngài là Đấng Hằng nghe và Hằng thấy.} (Chương 42 – Al-Shura, câu 11).
Bắt buộc các tín đồ phải tôn kính các tên gọi của Allah I trong việc xưng hô và kêu gọi. Đó là sự chứng nhận Tawhid, có Hadith ghi lại rằng ông Abu Shuraih được người ta thường gọi là Abu Al-Hukm tức người cha của phân xử, thế là Thiên sứ của Allah nói: “Quả thật, Allah là Đấng Phân xử và mọi phân xử đều thuộc về Ngài”. Ông Abu Shuraih nói: Quả thật, người dân của tôi mỗi khi họ có tranh chấp về một điều gì đó thì họ đến nhờ tôi phân xử giữa họ, tôi phân xử xong thì cả hai phía đều hài lòng. Thiên sứ của Allah e nói: Thật tốt đẹp cho việc làm đó! Anh có những đứa con trai nào? Ông Abu Shuraih nói: Shuraih, Muslim, và Abdullah. Thiên sứ của Allah e hỏi tiếp: “Ai lớn nhất trong số chúng?” Ông Abu Shuraih nói: Shuraih. Thiên sứ của Allah e nói: “Thế thì anh là Abu Shuraih” (Abu Dawood ghi lại).
Thiên sứ của Allah e đã đổi tên thường gọi cho một vị Sahabah vì mục đích tôn kính các tên gọi của Allah I bởi lẽ chỉ Allah I mới là Đấng Phân Xử tuyệt đối.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَٱللَّهُ يَحۡكُمُ لَا مُعَقِّبَ لِحُكۡمِهِۦ﴾ [سورة الرعد: 41]
{Và Allah là Đấng xét xử, không ai có thể thu hồi phán quyết của Ngài.} (Chương 13 – Arra’d, câu 41).
Sự phán quyết của Allah I ở cõi trần và ở cõi Đời Sau, Ngài phân xử và phán quyết giữa các bề tôi của Ngài ở trên thế gian này bằng sự mặc khải của Ngài ban xuống cho các vị Nabi của Ngài, và Ngài sẽ phân xử và phán quyết giữa họ vào Ngày Phục Sinh bằng kiến thức của Ngài về những điều họ bất đồng và tranh chấp, Ngài sẽ đòi lại công bằng cho người bị đối xử bất công.
Hadith nêu trên là bằng chứng cấm người bề tôi đặt tên và xưng nhau với những tên gọi riêng biệt của Allah I.
Một trong những biểu hiện sự tôn kính các danh xưng của Allah I là người chủ không nói với người thuộc quyền sở hữu của y: nô lệ của ta hay người bề tôi của ta vì trong lời nói đó mang nghĩa tổ hợp với Allah trong dạng Tawhid Rububiyah. Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e:
{لاَ يَقُلْ أَحَدُكُمْ أَطْعِمْ رَبَّكَ، وَضِّئْ رَبَّكَ، اسْقِ رَبَّكَ. وَلْيَقُلْ سَيِّدِى مَوْلاَىَ. وَلاَ يَقُلْ أَحَدُكُمْ عَبْدِى أَمَتِى. وَلْيَقُلْ فَتَاىَ وَفَتَاتِى وَغُلاَمِى} رواه  البخاري.
“Các ngươi không nên dùng câu nói: Hãy cho Rabb (đấng chủ) của ngươi ăn, hãy lau chùi cho Rabb của ngươi, hãy dâng nước cho Rabb của ngươi. Mà hãy nói: Người chủ của tôi hoặc người quản lý tôi; và ai đó trong các ngươi chớ nói: Người nô lệ của tôi, người bề tôi của tôi, mà hãy nói: Cậu thanh niên của tôi hoặc người nữ của tôi”.
Một trong những biểu hiện sự tôn kính các tên gọi và danh xưng của Allah I là không khước từ những ai xin hỏi nhân danh Allah I. Ông Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنِ اسْتَعَاذَ بِاللهِ فَأَعِيذُوهُ وَمَنْ سَأَلَ بِاللهِ فَأَعْطُوهُ} رواه أبو داود والنسائي وأحمد.
“Ai cầu xin giúp đỡ bởi Allah thì các ngươi hãy giúp đỡ y và ai xin hỏi các ngươi bởi Allah thì các ngươi hãy cho y.” (Abu Dawood, Annasa-i và Ahmad).
Nếu ai đó xin hỏi chúng ta bởi Allah I mà chúng ta không cho thì đó là biểu hiện chúng ta không tôn kính Allah I còn khi chúng ta cho thì đó là biểu hiện tôn vinh Allah I và muốn được gần nơi Ngài.
Và một trong những biểu hiện tôn kính các tên gọi và danh xưng của Allah I là không cầu xin Allah bởi sắc diện của Ngài, ngoại trừ cầu xin Thiên Đàng. Ông Jabir t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah I nói:
{لاَ يُسْأَلُ بِوَجْهِ اللهِ إِلاَّ الْجَنَّةُ} رواه أبو داود.
“Chớ đừng cầu xin Allah điều gì bởi sắc diện của Ngài ngoại trừ Thiên Đàng.” (Abu Dawood).
Bởi vậy, chớ đừng cầu xin Allah I những điều kém cỏi từ nhu cầu của cõi trần bởi sắc diện của Ngài, mà hãy cầu xin Ngài bởi sắc diện của Ngài những điều thiêng liêng hơn và đó là Thiên Đàng hoặc những gì dẫn đến Thiên Đàng của Ngài từ lời nói và hành động.
Và một trong những biểu hiện sự tôn kính các tên gọi và danh xưng của Allah I là chớ đừng quá nhiều lời thề thốt. Allah I phán:
﴿وَٱحۡفَظُوٓاْ أَيۡمَٰنَكُمۡۚ﴾ [سورة المائدة: 89]
{Các ngươi hãy giữ lời thề của các ngươi (đừng tùy tiện quá nhiều).} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu  89).
Ibnu Abbas t nói: Có nghĩa là các ngươi chớ thề thốt quá nhiều bởi lẽ nhiều lời thề thốt là biểu hiện xem thường Allah I và không tôn kính Ngài, điều đó thuộc những điều phủ nhận sự hoàn hảo của Tawhid tối thiểu.
Ông Salman t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{ثَلَاثَةٌ لَا يُكَلِّمُهُمُ اللهُ وَلَا يُزَكِّيِهِمْ وَلَهُمْ عَذَابٌ أَلِيْمٌ: أُشَيْمِطٌ زَانٍ، وَعَائِلٌ مُسْتَكْبِرٌ، وَرَجُلٌ جَعَلَ اللهُ بِضَاعَةً، لا يَشْتَرِي إِلا بِيَمِينِهِ، وَلا يَبِيعُ إِلا بِيَمِينِهِ} رواه الطبراهي بسند صحيح.
“Ba hạng người mà Allah không nói chuyện với họ cũng như không thanh lọc tội lỗi cho họ và họ phải bị trừng phạt đau đớn: Người già phạm tội Zina; người nghèo tự cao tự đại; và một người Allah để cho y một món đồ, y không mua ngoại trừ phải thề thốt và y cũng không bán ngoại trừ phải thề thốt.” (Attabra-ni ghi lại với đường dẫn truyền xác thực).
Hạng người thứ ba là hạng người thường xuyên thề thốt trong mua bán một cách tùy tiện mặc dù không cần thiết. Họ được cảnh báo là sẽ bị trừng phạt bởi vì họ đã xem thường Allah I và không tôn kính các tên gọi của Ngài.
Và một trong những điều tôn vinh và kính trọng Allah I là không xin Ngài can thiệp làm trung gian với tạo vật của Ngài, vì điều đó làm tổn hại đến thanh danh tối cao và vĩ đại của Ngài, bởi lẽ người được nhờ can thiệp làm trung gian có cấp bậc kém hơn người mà y phải can thiệp làm trung gian với người đó.
Imam Sha-fi’y nói: Quả thật, người mà một người can thiệp làm trung gian với người đó cao hơn người làm can thiệp làm trung gian.
Có một người dân sa mạc đến gặp Thiên sứ của Allah e than phiền về hạn hán cũng như sự hư hại mùa màn và xin Người hãy cầu xin Allah ban mưa cho họ, y nói: Chúng tôi xin Allah I can thiệp với Người và xin Người can thiệp với Allah I. Thế là Thiên sứ của Allah e đã nói nhiều lần lời Subha-nallah, Người đã nói lặp đi lặp nhiều lần lời này và nói:
{وَيْحَكَ أَتَدْرِي مَاللهُ إِنَّ شَأْنَ اللهِ أَعْظَمُ مِنْ ذلِكَ أَنَّهُ لَا يَسْتَشْفِعُ بِاللهِ عَلَى أَحَدٍ مِنْ خَلْقِهِ} رواه أبو داود.
“Thật khổ cho ngươi, chẳng lẽ ngươi không biết Allah là ai sao? Quả thật, việc Allah vĩ đại hơn điều đó, cho nên không được phép xin Allah can thiệp làm trung gian với bất cứ một ai trong tạo vật của Ngài” (Abu Dawood).
Đường lối của phái Sunnah và Jama’ah về các tên gọi và các thuộc tính của Allah
Đường lối của những người Salaf ngoan đạo thuộc phái Sunnah và Jama’ah là nhóm người đúng đắn về các tên gọi và các thuộc tính của Allah I. Họ khẳng định các tên gọi và các thuộc tính của Allah I giống như những gì được khẳng định trong Qur’an và Sunnah bằng niềm tin và không so sánh với tạo vật của Ngài, bởi vì các thuộc tính của Đấng Tạo Hóa là riêng biệt không có bất cứ sự tương đồng nào với tạo vật và các thuộc tính của các tạo vật là riêng biệt không thể so bì với Đấng Tạo Hóa.
Phái Sunnah và Jama’ah đi trên nền tảng lành mạnh và nguyên tắc ngay chính:
Thứ nhất: Các tên gọi và các thuộc tính của Allah I thuộc dạng Tawqifiyah có nghĩa là chỉ khẳng định các tên gọi và các thuộc tính của Allah I theo những gì được Ngài khẳng định trong Kinh sách của Ngài hoặc được Thiên sứ của Ngài e khẳng định trong Sunnah của Người, không dùng ý nghĩ và tâm trí để khẳng định; không phủ nhận về Allah I ngoại trừ những gì Ngài phủ nhận về Ngài trong Kinh sách của Ngài hoặc những gì mà Thiên sứ của Ngài e đã phủ nhận về Ngài trong Sunnah của Người, không dùng ý nghĩ và tâm trí để phủ nhận bất cứ điều gì về Ngài; không vượt quá giới hạn của Qur’an và Sunnah mà chỉ dựa đúng trên những gì được nói trong Qur’an và Sunnah.
Thứ hai: Những gì mà Allah I mô tả về Ngài hoặc những gì được Thiên sứ của Ngài e mô tả về Ngài đều là thật theo nghĩa đen của nó không hàm chứa ý nghĩa bí ẩn hay trừu tượng nào cả, mà ý nghĩa của nó được hiểu khi nói và nghe. Phái Sunnah và Jama’ah khẳng định các ngôn từ mô tả các thuộc tính của Allah I cũng như ý nghĩa của chúng và họ khẳng định những gì mà Allah I mô tả về bản thân Ngài hoặc những gì được vị Thiên sứ của Ngài e mô tả về Ngài không có sự mơ hồ hay trừu tượng cần đến sự diễn giải. Bởi lẽ, nếu cho rằng các lời mô tả các thuộc tính của Allah I thuộc những phạm trù không thể hiểu thì điều đó đi ngược lại ý muốn và mệnh lệnh của Allah I, vì Ngài đã ra lệnh bảo các bề tôi nghiền ngẫm Qur’an và thúc họ hiểu Nó; nếu các lời mô tả các thuộc tính của Allah I không được hiểu ý nghĩa của Nó thì chẳng phải là Allah I đã ra lệnh các bề tôi nghiền ngẫm và hiểu những điều không thể nghiền ngẫm và không thể hiểu cũng như đã ra lệnh bảo phải tin những điều chưa rõ.
Cho nên, nếu ý nghĩa các thuộc tính của Allah I đã rất rõ ràng thì bắt buộc phải tin và thừa nhận, còn đối với việc mô tả như thế nào, ra làm sao thì không nên biết, bởi chỉ có Allah I mới biết rõ hơn hết. Chính vì lẽ này, Imam Malik bin Anas khi được hỏi về lời phán của Allah I:
﴿ٱلرَّحۡمَٰنُ عَلَى ٱلۡعَرۡشِ ٱسۡتَوَىٰ ٥﴾ [سورة طه: 5]
{Đấng Arrahman (Độ Lượng) ngự trên chiếc Ngai Vương} (Chương 20 – Taha, câu 5).
Rằng sự ngự của Ngài như thế nào thì Imam Malik bin Anas nói: Sự ngự là điều được biết rõ, thế nào thì không được biết, đức tin vào sự việc đó là bắt buộc, còn hỏi như thế nào là không nên hỏi.
Lời của Imam Malik không phải chỉ đối với sự ngự của Allah I mà là nguyên tắc chung cho tất cả mọi thuộc tính của Ngài. Đây cũng là lời nói của phái Sunnah và Jama’ah.
Ai cho rằng mình thuộc phái của những người Salaf và bảo rằng những người Salaf đó để những văn bản giáo lý về các thuộc tính của Allah I trong dạng phạm trù mang tính trừu tượng chỉ có Allah I mới biết ý nghĩa của nó thì người đó là kẻ nói dối.
Thứ ba: Những người Salaf khẳng định các thuộc tính của Allah I một cách không so sánh. Họ không so sánh các thuộc tính của Ngài với các thuộc tính của các tạo vật bởi không có thứ gì giống Ngài và cũng không có bất cứ thứ gì đủ tầm cỡ để so sánh với Ngài đặng; và bởi vì khi ai đó so sánh các thuộc tính của Ngài với các thuộc tính của tạo vật thì điều đó đã khẳng định y biết tường tận các thuộc tính của Ngài thể hiện như thế nào và ra làm sao trong khi các thuộc tính của Ngài được thể hiện thế nào là điều không được biết ở nơi các bề tôi. Allah I phán khẳng định:
 ﴿لَيۡسَ كَمِثۡلِهِۦ شَيۡءٞۖ وَهُوَ ٱلسَّمِيعُ ٱلۡبَصِيرُ ﴾ [سورة الشورى: 11]
{Không có bất cứ thứ gì giống Ngài cả và Ngài là Đấng Hằng nghe và Hằng thấy.} (Chương 42 – Al-Shura, câu 11).
Bởi vậy, đức tin Iman nơi những gì được Allah I mô tả về Ngài là điều bắt buộc, là nghĩa vụ của mỗi người bề tôi đối với Ngài, vì không một ai biết cách Ngài thể hiện các thuộc tính của Ngài bằng Ngài, Ngài phán:
﴿قُلۡ ءَأَنتُمۡ أَعۡلَمُ أَمِ ٱللَّهُۗ﴾ [سورة البقرة: 140]
{Hãy bảo họ: Phải chăng các người biết hơn Allah ư?} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 140).
Tương tự, người bề tôi phải có đức tin nơi những gì mà Thiên sứ của Allah e đã mô tả về Allah I, bởi lẽ không ai ngoài Allah biết về Ngài hơn vị Thiên sứ của Ngài e, vị mà chính Allah I đã phán bảo:
﴿وَمَا يَنطِقُ عَنِ ٱلۡهَوَىٰٓ ٣ إِنۡ هُوَ إِلَّا وَحۡيٞ يُوحَىٰ ٤  عَلَّمَهُۥ شَدِيدُ ٱلۡقُوَىٰ ٥﴾ [سورة النجم :1 - 5 ]
{Và Y (Muhammad) không nói theo ý muốn ngẫu hứng và sở thích của bản thân mà đích thực nó là lời mặc khải cho Y. Kẻ dạy Y là một vị (Đại Thiên Thần Jibril) rất quyền lực.} (Chương 53 – Al-najm, câu 1 - 5).
Chốt lại vấn đề rằng mỗi người tín đồ Muslim phải có đức tin nơi những gì mà Allah I đã mô tả về bản thân Ngài và nơi những gì mà vị Thiên sứ của Ngài e đã mô tả về Ngài, tuyệt đối không được so sánh Ngài với bất kỳ tạo vật nào của Ngài. Ai dám qua mặt Allah I và vị Thiên sứ của Ngài e trong việc phủ nhận những gì Ngài và vị Thiên sứ của Ngài khẳng định thì người đó đã không đi theo Kinh sách của Ngài cũng như Sunnah của vị Thiên sứ của Ngài mà là đi theo những người suy diễn thuộc phái Jahmiyah, Mu’tazilah, Asha’irah và Matu-ridiyah.
Thứ tư: Phái Sunnah và Jama’ah khẳng định các thuộc tính của Allah I qua những gì được Allah và Thiên sứ của Ngài mô tả, loại bỏ hết những yếu kém khỏi các thuộc tính của Ngài. Họ không so sánh và không suy diễn, trường phái của họ nằm giữa hai nhóm: So sánh và suy diễn, họ luôn tránh xa sự suy diễn cũng như không đến gần sự so sánh khi mô tả về các thuộc tính của Allah I.
Thứ năm: Đường lối của phái Sunnah và Jama’ah trong việc khẳng định cũng như phủ nhận các thuộc tính của Allah I là đường lối của Qur’an và Sunnah của Thiên sứ e. Đường lối đó chính là tổng quát trong phủ định và cụ thể trong khẳng định như trong lời phán của Allah I:
﴿لَيۡسَ كَمِثۡلِهِۦ شَيۡءٞۖ وَهُوَ ٱلسَّمِيعُ ٱلۡبَصِيرُ ﴾ [سورة الشورى: 11]
{Không có bất cứ thứ gì giống Ngài cả và Ngài là Đấng Hằng nghe và Hằng thấy.} (Chương 42 – Al-Shura, câu 11).
Tổng quát trong phủ định là: {Không có bất cứ thứ gì giống Ngài cả} và cụ thể trong khẳng định chính là: {và Ngài là Đấng Hằng nghe và Hằng thấy}.  
Tất cả mọi sự phủ định trong các thuộc tính của Allah I nói lên sự khẳng định tính hoàn hảo tuyệt đối về các thuộc tính của Ngài, chẳng hạn như trong các lời phán của Allah I:
﴿وَلَا يَظۡلِمُ رَبُّكَ أَحَدٗا ٤٩ ﴾  [سورة : الكهف: 49]
{Và Thượng Đế của Ngươi sẽ không đối xử bất công đối với một ai.} (Chương 18 – Al-Kahf, câu 49).
Có nghĩa là sự công bằng và anh minh của Allah là tuyệt đối và hoàn mỹ.
﴿لَا تَأۡخُذُهُۥ سِنَةٞ وَلَا نَوۡمٞۚ﴾ [سورة البقرة: 255]
{Ngài không buồn ngủ và cũng không ngủ.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 255).
Có nghĩa là Allah I là Đấng quyền lực tuyệt đối, là Đấng Bất Diệt, Ngài không mang bất cứ bản chất và thuộc tính khiếm khuyết, yếu kém nào.
﴿وَلَا يَ‍ُٔودُهُۥ حِفۡظُهُمَاۚ﴾ [سورة البقرة: 255]
{và việc quản lý trời đất không làm cho Ngài mỏi mệt} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 255).
Có nghĩa là quyền năng và sức mạnh của Allah I là hoàn hảo tuyệt đối, sức mạnh và quyền năng của Ngài là vô biên không có bất cứ thứ gì có thể sánh được.
Đường lối của nhóm phái Jahmiyah, Mu’tazilah và Asha’irah về các tên gọi và các thuộc tính của Allah
Người Muslim phải khẳng định các tên gọi cũng như các thuộc tính của Allah I theo sự tối cao và vĩ đại của Ngài tương đồng với những gì được khẳng định trong Qur’an và Sunnah, bởi điều đó nằm trong đức tin Iman nơi Allah I. Đây là trường phái Sunnah và Jama’ah, họ luôn đi trên Kinh sách của Allah I và Sunnah của Thiên sứ e. Trái ngược với họ là nhóm phái Jahmiyah và các học trò của họ: Mu’tazilah và Asha’irah. Những nhóm phái này phủ nhận các tên gọi cũng như các thuộc tính mà Allah I đã khẳng định về Ngài hoặc họ chỉ khẳng định một số và phủ nhận một số theo sự suy diễn của họ. Những nhóm phái này dùng ‎ý nghĩ và tâm trí để khẳng định các tên gọi và các thuộc tính của Allah I hoặc đi theo những vị Imam lệch lạc.
Đó là cách mà những nhóm phái này cư xử với Qur’an và Sunnah về các tên gọi và các thuộc tính của Allah I. Họ dùng ý nghĩ lệch lạc, tâm trí bất thường và quan điểm sai trái để suy diễn làm thay đổi nội dung ý nghĩa mà các lời văn của Qur’an và Sunnah đã chỉ ra. Họ phủ nhận các thuộc tính hoàn hảo và tuyệt đối của Allah I bằng những tư tưởng tùy tiện và không lành mạnh của họ.
Imam Ibnu AlQayyim  nói: “Ai nghĩ rằng Allah I thông điệp cho biết về bản thân Ngài, về các thuộc tính và các hành vi của Ngài với những lời lẽ mà nếu chiếu theo nghĩa đen là sai, là so sánh, là mơ hồ và cho rằng Ngài đã không cho biết sự thật về Ngài mà Ngài chỉ đưa ra những biểu tượng mang tính trừu tượng, mang những ngụ ý cần phải diễn giải. Ngài muốn các bề tôi của Ngài đi theo ý nghĩ và tâm trí của họ trong việc suy diễn lời nói của Ngài mục đích tác động đến tư duy để có lợi cho việc khám phá và giảng giải, Ngài cho phép nhận biết các tên gọi và các thuộc tính của Ngài bằng tư duy chứ không dựa trên Kinh sách của Ngài, Ngài muốn họ suy diễn lời nói của Ngài trên những điều họ không biết… thì đó là những người đã nghĩ xấu về Allah I. Còn nếu ai nói rằng Allah I không có khả năng diễn đạt về sự thật bằng những ngôn từ rõ ràng thì đó là người đã cho rằng quyền năng của Ngài là yếu kém. Nhưng nếu ai đó nói Allah I có quyền năng trên tất cả mọi thứ nhưng Ngài không trình bày rõ ràng để các bề tôi hiểu được sự thật mà phải nhận thức trong mơ hồ thì người đó đã cho rằng Ngài không sáng suốt và không có lòng nhân từ và đó là nghĩ xấu về Ngài. Và ai cho rằng những gì mà y và những người trước y diễn đạt khác với Allah I và Thiên sứ của Ngài e là chân lý, là nguồn hướng dẫn thì người đó đã suy nghĩ tồi tệ nhất về Allah I. Và ai cho rằng Allah I không nghe, không thấy, không biết, không có ý muốn, Ngài không nói chuyện với bất kỳ ai trong tạo vật của Ngài và Ngài không bao giờ nói chuyện, Ngài không ra lệnh cũng không cấm thì người đó đã nghĩ xấu về Allah I. Và ai cho rằng Allah I không ở bên trên các tầng trời trên Ngai vương của Ngài cách xa các tạo vật của Ngài thì người đó là kẻ xấu xa nhất trong suy nghĩ tồi tệ nhất về Allah I ...” (Hết lời của ông).
Ý của học giả Ibnu Al-Qayyim  là muốn nói nhóm phái Jahmiyah, Mu’tazilah và Asha’irah đã phủ nhận các thuộc tính hoàn hảo và tuyệt đối của Allah I trong khi Ngài đã khẳng định. Như đã biết rằng khi ai đó phủ nhận các thuộc tính hoàn hảo và tuyệt đối của Allah thì chắc chắn người đó sẽ khẳng định những thuộc tính yếu kém và không xứng tầm cho Ngài – Allah tối cao và vĩ đại hơn những gì họ nói – và khi ai đó khẳng định như vậy thì họ là những người quá lệch lạc vì họ đã tự cho mình hiểu biết hơn Allah và hơn cả vị Thiên sứ của Ngài e. Làm sao mà họ có thể hiểu biết hơn Allah I trong khi Ngài là Thượng Đế đã tạo hóa ra họ và Ngài đã phán:
﴿يَعۡلَمُ مَا بَيۡنَ أَيۡدِيهِمۡ وَمَا خَلۡفَهُمۡ وَلَا يُحِيطُونَ بِهِۦ عِلۡمٗا ١١٠﴾ [سورة طه: 110]
{Ngài (Allah) biết những điều ở phía trước họ và những điều ở phía sau họ. Tuy nhiên, họ không bao quát hết sự hiểu biết về (các thuộc tính) của Ngài (ngoại trừ những gì được Ngài thông điệp).} (Chương 20 – Taha, câu 110).
Việc nhóm phái Jahmiyah và những người theo họ đã phủ nhận các thuộc tính của Allah I là dựa trên sự ngu dốt và thiếu hiểu biết của họ, vì họ cho rằng nếu khẳng định các thuộc tính mà Allah I và vị Thiên sứ của Ngài e khẳng định là có nghĩa rằng đã rơi vào sự so sánh Ngài với tạo vật, bởi lẽ họ xem các thuộc tính của Ngài giống như các thuộc tính của tạo vật, họ không phân biệt giữa các thuộc tính của Đấng Tạo Hóa và các thuộc tính của tạo vật, họ không hiểu các thuộc tính của Đấng Tạo Hóa ngoại trừ phải dựa trên những gì mà họ đã hiểu về các thuộc tính của tạo vật, và họ không hề biết rằng các thuộc tính của Allah là riêng biệt của Ngài còn các thuộc tính của tạo vật là riêng biệt của tạo vật không có sự tương đồng, và họ không hiểu được lời phán của Allah:
﴿لَيۡسَ كَمِثۡلِهِۦ شَيۡءٞۖ وَهُوَ ٱلسَّمِيعُ ٱلۡبَصِيرُ ﴾ [سورة الشورى: 11]
{Không có bất cứ thứ gì giống Ngài cả và Ngài là Đấng nghe và thấy.} (Chương 42 – Al-Shura, câu 11).
Câu Kinh này, Allah I đã khẳng định rằng Ngài nghe và thấy và phủ định sự tương đồng với tất cả mọi thứ khác Ngài. Điều đó chứng tỏ việc khẳng định các thuộc tính không nhất thiết phải có sự so sánh giữa Đấng Tạo Hóa và các tạo vật của Ngài.
Đây là nguyên tắc nền tảng mà phái Sunnah và Jama’ah đã dùng để đi trên con đường khẳng định các tên gọi và các thuộc tính của Allah I: họ khẳng định tất cả những gì được Ngài khẳng định một cách không so sánh và loại bỏ những gì mà Ngài đã loại bỏ khỏi Ngài một cách không suy diễn.
Còn phái Jahmiyah và các học trò của họ: Mu’tazilah và Asha’irah thì dựng trường phái của họ trên nền tảng sai lệch từ bản thân họ bằng sự so sánh và suy diễn.
Quả thật, những ai mà trường phái của họ được dựng trên những điều mơ hồ thì đó không phải là chân lý. Và cấp độ của sự thật từ sự mơ hồ kém hơn cả sự phỏng đoán và tưởng tượng. Allah, Đấng Tối Cao phán về sự tưởng tượng và phỏng đoán:
﴿وَمَا لَهُم بِهِۦ مِنۡ عِلۡمٍۖ إِن يَتَّبِعُونَ إِلَّا ٱلظَّنَّۖ وَإِنَّ ٱلظَّنَّ لَا يُغۡنِي مِنَ ٱلۡحَقِّ شَيۡ‍ٔٗا ٢٨﴾ [سورة النجم: 27]
{Và chúng chẳng có một sự hiểu biết gì về việc đó. Quả thật, chúng chỉ làm theo sự tưởng tượng và phỏng đoán, và sự tưởng tượng - phỏng đoán chẳng thể hiện được gì từ sự thật.} (Chương 53 – Annajm, câu 27).
Phản hồi đến những người bóp méo các tên gọi và các thuộc tính của Allah bằng sự so sánh và suy diễn
Những người bóp méo các tên gọi và các thuộc tính của Allah được chia thành hai nhóm: một nhóm so sánh và một nhóm suy diễn.
1.    Nhóm so sánh:
Họ so sánh Allah I với tạo vật của Ngài, họ xem các thuộc tính của Allah I như các thuộc tính của tạo vật. Chính vì vậy, họ được gọi là nhóm so sánh. Người đầu tiên nói những lời này là Hishaam bin Al-Hukum Arra-fidhi và Bayaan bin Sam’aan Attami-mi.
Nhóm phái so sánh này có quan niệm thái quá trong việc khẳng định các thuộc tính của Allah I đến nỗi họ gán những thuộc tính yếu kém cho Ngài trong khi Allah vĩ đại và tối cao hơn những gì họ nói. Thuộc những người tiên phong về vấn đề này ngoài hai người được nêu trên còn có Hishaam bin Salim Al-Jawa-li-ki và Dawood Al-Jawa-ribi.
Quả thật, Allah I đã phủ nhận trong Kinh sách của Ngài rằng không có bất cứ thứ gì giống Ngài và Ngài cấm so sánh Ngài với bất cứ tạo vật nào.
﴿لَيۡسَ كَمِثۡلِهِۦ شَيۡءٞۖ ﴾ [سورة الشورى: 11]
{Không có bất cứ thứ gì giống Ngài cả.} (Chương 42 – Al-Shura, câu 11).
﴿هَلۡ تَعۡلَمُ لَهُۥ سَمِيّٗا ٦٥﴾ [سورة مريم: 65]
{Há ngươi biết có ai giống Ngài chăng?} (Chương 19 – Maryam, câu 65).
﴿وَلَمۡ يَكُن لَّهُۥ كُفُوًا أَحَدُۢ ٤ ﴾ [سورة الإخلاص: 1- 4]
{Và không có bất cứ thứ gì có thể so sánh với Ngài} (Chương 112 – Al-Ikhlas, câu 1 - 4).
﴿فَلَا تَضۡرِبُواْ لِلَّهِ ٱلۡأَمۡثَالَۚ ﴾ [سورة النحل: 74]
{Do đó, chớ đưa ra những hình ảnh so sánh với Allah.} (Chương 16 – Annahl, câu 74).
Bởi thế, ai so sánh các thuộc tính của Allah I với các thuộc tính của tạo vật thì người đó thực sự đã không thờ phượng Allah I mà là thờ phượng ngẫu tượng do chính y tưởng tượng và suy nghĩ ra.
Ai ví các thuộc tính của Allah I giống như các thuộc tính của tạo vật thì người đó giống với người Thiên Chúa giáo khi họ tôn thờ Masih con trai của Maryam u.
Na’eem bin Hamaad  Sheikh của Al-Bukhari nói: “Ai ví Allah I giống như tạo vật của Ngài thì người đó đã là người vô đức tin. Ai phủ nhận những gì Allah I mô tả về Ngài hoặc phủ nhận những gì Thiên sứ của Ngài e mô tả về Ngài thì người đó là kẻ vô đức tin; và những gì mà Allah và vị Thiên sứ của Ngài mô tả không được phép so sánh”.
2.    Nhóm phái suy diễn:
Họ là những người phủ định các thuộc tính của Allah I mà chính Ngài đã mô tả về Ngài hoặc các thuộc tính được vị Thiên sứ của Ngài e mô tả về Ngài. Họ cho rằng việc khẳng định các thuộc tính của Allah I có nghĩa là đã ví Ngài với các tạo vật của Ngài.
Nhóm phái suy diễn tiếp thu từ các học trò của Do Thái, của những người thờ đa thần và của những người lệch lạc trong cộng đồng Sabian( ). Người đầu tiên dùng phương pháp suy diễn trong Islam là Al-Ja’d bin Dirham. Y tiếp thu trường phái tà đạo này từ Al-Jahm bin Safwan, người mà tên của ông được gọi cho trường phái Jahmiyah, sau đó y chuyển thành trường phái Mu’tazilah và Asha’irah.
Nhóm Jahmiyah: Phủ định các tên gọi và các thuộc tính của Allah.
Nhóm Mu’tazilah: Khẳng định các tên gọi, chỉ khẳng định các tên gọi không khẳng định nội dung ý nghĩa của các tên gọi; đồng thời phủ định các thuộc tính.
Nhóm Asha’irah: Chỉ khẳng định các tên gọi cùng với bảy thuộc tính: kiến thức, sự sống, quyền năng, ý muốn, nghe, thấy, nói và phủ định tất cả các thuộc tính còn lại.
Tất cả những nhóm này đều phủ định các thuộc tính của Allah I vì họ cho rằng việc khẳng định có nghĩa là so sánh trong khi Allah phán: {Không có bất cứ thứ gì giống Ngài cả.} (Chương 42 – Al-Shura, câu 11).
Họ cho rằng việc phủ định các thuộc tính của Allah I và suy diễn các thuộc tính đó của Ngài là thanh lọc khỏi Allah I sự so sánh, chính vì vậy họ gọi việc khẳng định là so sánh. Họ nhìn nhận các văn bản giáo lý từ Qur’an và Sunnah khẳng định các thuộc tính của Allah I ở hai góc độ:
Góc độ thứ nhất: Họ tin nơi các ngôn từ mô tả các thuộc tính nhưng không cho phép hiểu ý nghĩa nội dung của các thuộc tính. Họ im lặng trước sự giảng giải ý nghĩa nội dung của các thuộc tính và cho rằng chỉ có Allah I mới hiểu ý nghĩa nội dung đó đồng thời họ phủ định ý nghĩa nội dung mà các thuộc tính chỉ ra. Họ gọi đây là đường lối của những người Salaf và họ nói rằng đó là đường lối an toàn nhất.
Góc độ thứ hai: Họ diễn giải các văn bản giáo lý từ Qur’an và Sunnah theo một hướng khác, khác xa với ý nghĩa mà văn bản giáo lý muốn nói đến. Họ cho rằng đây là cách suy diễn, họ nói rằng đó là cách của những người thời sau và họ bảo cách này hiểu biết và sáng suốt hơn.
    Phản hồi cho những tư tưởng sai lệch của họ:
Không nghi ngờ gì nữa rằng việc so sánh các thuộc tính của Allah I đã được Qur’an phủ định hoàn toàn một cách rõ ràng như các lời phán của Allah:
﴿لَيۡسَ كَمِثۡلِهِۦ شَيۡءٞۖ ﴾ [سورة الشورى: 11]
{Không có bất cứ thứ gì giống Ngài cả.} (Chương 42 – Al-Shura, câu 11).
﴿هَلۡ تَعۡلَمُ لَهُۥ سَمِيّٗا ٦٥﴾ [سورة مريم: 65]
{Há ngươi biết có ai giống Ngài chăng?} (Chương 19 – Maryam, câu 65).
﴿وَلَمۡ يَكُن لَّهُۥ كُفُوًا أَحَدُۢ ٤ ﴾ [سورة الإخلاص: 1- 4]
{Và không có bất cứ thứ gì có thể so sánh với Ngài} (Chương 112 – Al-Ikhlas, câu 1 - 4).
﴿فَلَا تَضۡرِبُواْ لِلَّهِ ٱلۡأَمۡثَالَۚ ﴾ [سورة النحل: 74]
{Do đó, chớ đưa ra những hình ảnh so sánh với Allah.} (Chương 16 – Annahl, câu 74).
﴿فَلَا تَجۡعَلُواْ لِلَّهِ أَندَادٗا﴾ [سورة البقرة: 22]
{Bởi thế, chớ dựng những thần linh ngang vai cùng với Allah.} (Chương 2 – Albaqarah, câu  22).
Tuy nhiên, cùng với sự phủ định không cho phép so sánh các thuộc tính của Allah I thì Ngài lại khẳng định các thuộc tính hoàn hảo và tuyệt đối của Ngài trong cùng một câu Kinh:
﴿لَيۡسَ كَمِثۡلِهِۦ شَيۡءٞۖ وَهُوَ ٱلسَّمِيعُ ٱلۡبَصِيرُ ﴾ [سورة الشورى: 11]
{Không có bất cứ thứ gì giống Ngài cả và Ngài là Đấng nghe và thấy.} (Chương 42 – Al-Shura, câu 11).
Câu Kinh này đã tập hợp giữa sự phủ định và khẳng định cho các thuộc tính của Allah I. Điều đó chứng tỏ việc khẳng định các thuộc tính của Allah I không có nghĩa là so sánh. Tương tự trong nhiều câu Kinh Qur’an chúng ta đều bắt gặp sự khẳng định đồng hành cùng với sự phủ định về sự so sánh. Đây mới đích thực là trường phái của những người Salaf ngoan đạo (các vị Sahabah và các những đi theo họ), họ khẳng định các thuộc tính của Allah I theo đúng như những gì Qur’an và Sunnah đã khẳng định đồng thời phủ định sự so sánh.
Ai cho rằng việc khẳng định các thuộc tính của Allah I là không đúng đối với Ngài, bởi vì nó biểu hiện sự so sánh Ngài với tạo vật thì người đó đã hiểu quá sai dẫn đến sự phủ định các thuộc tính mà chính Allah I đã khẳng định cho bản thân Ngài. Quả thật, chính người này đã nói những điều không đúng về Allah I từ đầu đến cuối vì chính y đã so sánh từ lúc ban đầu rồi lại suy diễn sau đó. Bởi lẽ, nếu trái tim y thực sự thanh sạch khỏi những vết nhơ của sự so sánh thì chắc chắn ngay từ đầu y đã hiểu rằng các thuộc tính của Allah I là tối cao, là vĩ đại, là hoàn hảo một cách tuyệt đối không thể nào có sự so bì giữa Ngài và các tạo vật của Ngài, chắc chắn trái tim của y từ lúc ban đầu đã sẵn sàng tin tưởng các thuộc tính của Allah I đồng thời không bao giờ có ý nghĩ đến việc so sánh. Còn nếu người nào cho rằng các thuộc tính của Allah I có sự tương đồng với các thuộc tính của tạo vật thì quả thật y đã không nhận thức được Allah I cũng như không ngộ được sự siêu việt của Ngài.
Ông Abu Bakr Muhammad bin Khuzaimah – một trong các vị Imam lớn ủng hộ con đường Sunnah – đã phản hồi cho nhóm phái Jahmiyah, Mu’tazilah và Asha’irah cho rằng việc khẳng định các thuộc tính của Allah I là biểu hiện cho hành vi so sánh Ngài với tạo vật. Xin trích ngắn gọn lời ông: “Nhóm Jahmiyah (cầu xin Allah nguyền rủa họ) cho rằng phái Sunnah và những ai theo Kinh sách Thượng Đế của họ cũng như Sunnah Nabi của họ, họ khẳng định cho Allah các thuộc tính mà Allah đã mô tả về Ngài qua những lời phán quá cụ thể cũng như qua chiếc lưỡi của vị Nabi thuần khiết không có sự so sánh là bởi vì họ thiếu hiểu biết về Kinh Sách của Thượng Đế của chúng ta cũng như thiếu hiểu biết về Sunnah của vị Thiên sứ của chúng ta, và bởi vì họ không am hiểu về tiếng nói mà họ đang dùng…
Chúng tôi (Abu Bakr Muhammad Al-Khuzaimah) và tất cả các học giả của chúng tôi từ khắp nơi trên trái đất đều nói: Quả thật, Đấng Thờ Phượng của chúng tôi có gương mặt giống như Ngài đã cho chúng tôi biết trong lời phán rõ ràng và cụ thể của Ngài, Ngài cho biết gương mặt của Ngài sẽ còn mãi và Ngài phủ định sự hủy diệt đối với gương mặt của Ngài. Chúng tôi nói gương mặt Thượng Đế của chúng tôi là ánh hào quang sáng chói, nếu gương mặt của Ngài hiện ra chắc chắn sẽ làm cháy tất cả mọi thứ... Và chúng tôi nói con cháu của Adam có gương mặt nhưng Allah đã sắc lệnh gương mặt của họ sẽ bị hủy diệt... Thử hỏi những người có trí tuệ hiểu được tiếng Ả Rập khi họ nghe nói Allah có gương mặt và con người có gương mặt thì điều đó làm cho họ khẳng định ngay gương mặt của Allah giống gương mặt của con người chăng? Chắc chắn là không, bởi vì khi chúng ta nói con người có gương mặt, con heo, con khỉ, con lừa, cọp beo, rắn, bò cạp đều có gương mặt thì chẳng lẽ chúng ta lại khẳng định gương mặt các con vật vừa nêu giống gương mặt của con người sao? Những người suy diễn thuộc nhóm Jahmiyah phủ nhận tất cả các thuộc tính mà Allah I đã khẳng định về Ngài trong lời phán cụ thể của Ngài hoặc được vị Thiên sứ của Ngài e thông điệp là vì họ thấy trong Qur’an Allah I đã đề cập đến một số tên gọi, các thuộc tính của Ngài tương đồng với một số thuộc tính cũng có trong con người, nên họ cho rằng ai mô tả Allah I với những tên gọi và thuộc tính mà Ngài đã mô tả thì người đó ví Ngài với tạo vật của Ngài một cách thiếu hiểu biết…
Hãy lắng nghe hỡi những suy nghĩ sáng suốt: Khi chúng ta bắt gặp trong Qur’an, Allah mô tả về Ngài {và Ngài là Đấng nghe và thấy.} (Chương 42 – Al-Shura, câu 11) thì chúng ta khẳng định Ngài nghe và thấy; khi Allah phán về con người {TA đã làm cho y nghe được và thấy được} thì chúng ta khẳng định con người nghe và thấy; Allah cho chúng ta biết {Và hãy bảo họ: “Hãy làm việc thiện. Allah và Sứ giả của Ngài cũng như những người có đức tin sẽ quan sát việc làm của các người.} (Chương 9 – Attawbah, câu 105) thì chúng ta khẳng định Ngài nhìn thấy, Thiên sứ của Allah nhìn thấy và những người có đức tin nhìn thấy; Allah phán với Nabi Musa và Harun rằng {TA ở cùng với hai ngươi, TA nghe và thấy hết mọi việc.} (Chương 20 – Taha, câu 46) thì chúng ta khẳng định rằng Allah nhìn thấy hết tất cả mọi việc làm của con cháu Adam và Thiên sứ của Ngài là một con người phàm tục cũng nhìn thấy các việc làm của họ; Allah phán rằng {Chẳng lẽ họ không nhìn thấy những con chim được chế ngự thăng bằng giữa không trung như thế nào ư?} (Chương 16 – Annahl, câu 79) thì chúng ta khẳng định con cháu của Adam có khả năng nhìn thấy những con chim bay lượn trên bầu trời; khi Allah phán {Và hãy đóng một chiếc tàu dưới mắt quan sát của TA (Allah)} (Chương 11 – Hud, câu 37), {Và Ngươi (Muhammad) hãy kiên nhẫn với quyết định của Thượng Đế của Ngươi bởi quả thật Ngươi nằm dưới mắt của TA (Allah)} (Chương 52 – Attur, câu 48) thì chúng ta khẳng định Thượng Đế của chúng ta có mắt và chúng ta cũng khẳng định con cháu của Adam có mắt và điều này cũng được khẳng định ở trong lời phán: {Và khi họ nghe điều đã được mặc khải xuống cho Sứ giả (Muhammad), Ngươi thấy mắt của họ nhòa lệ vì nhận ra điều chân lý} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 83); khi Allah I phán với Iblis bị Ngài nguyền rủa {Điều gì ngăn cản nhà ngươi quì lạy một thứ mà TA đã tạo từ chính đôi tay của TA?} (Chương 38 – Sad, câu 75) thì chúng ta khẳng định rằng Ngài có tay và khi Allah I phán {Không như lời họ nói mà đích thực hai tay của Ngài đều mở rộng.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 64) thì chúng ta khẳng định tay của Allah I mở rộng.
Như vậy, việc khẳng định những gì Allah I đã khẳng định về bản thân Ngài không hề mang ý nghĩa so sánh, còn ai cho rằng việc khẳng định như Allah I đã phán là so sánh Ngài với tạo vật thì người đó không hiểu biết” (Hết lời của ông Abu Bakr).
Đây là lời phản hồi của Imam Muhammad bin Khuzaimah đến nhóm phái Jahmiyah và thế hệ học trò của nhóm này và họ đã không thể đáp lại. Ngoài Imam Muhammad bin Khuzaimah còn có các vị Imam khác cũng đã phản bác đến các nhóm lệch lạc đó như Imam Ahmad, Sheikh Islam Ibnu Taymiyah, Imam Ibnu Al-Qayyim,... và vẫn còn những người theo trường phái Sunnah và Jama’ah cứ tiếp tục phản bác các nhóm phái lệch lạc kia bằng những ngòi bút của họ.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: Câu nói sai trái của họ - phủ định các thuộc tính của Allah – rằng ý nghĩa những lời phán của Allah chỉ duy Allah mới hiểu và ý nghĩa mà Ngài muốn nói bắt buộc phải được diễn giải khỏi nghĩa đen của các lời phán là câu nói mà nếu dựa theo nó thì các vị Nabi, các vị Thiên sứ của Allah đều không hiểu được ý nghĩa các lời phán mà Allah đã mặc khải cho họ, kể cả các vị Thiên Thần cũng chẳng hiểu được. Nói như vậy có nghĩa là các vị Nabi đều không hiểu những gì Allah đã mô tả về bản thân Ngài trong Qur’an hoặc hầu hết những gì Allah mô tả về bản thân Ngài, tức các vị Nabi chỉ nói những lời mà chính bản thân họ cũng không thể hiểu... Và như chúng ta đã biết nói như thế là nói xấu Qur’an cũng như các vị Nabi vì Allah I đã ban Qur’an xuống và đã thông điệp cho biết rằng Ngài để Nó làm nguồn chỉ đạo và giảng giải cho nhân loại, và Ngài đã ra lệnh cho vị Thiên sứ của Ngài truyền đạt một cách rõ ràng cho nhân loại những gì mà Ngài đã ban xuống cho họ và Ngài cũng đã ra lệnh bảo phải hiểu Qur’an và suy ngẫm; cùng với điều này có điều thiêng liêng hơn thế nữa, đó là Allah I thông điệp cho biết về các thuộc tính của Ngài, cho biết Ngài là Đấng Tạo Hóa mọi vạn vật, Đấng biết tất cả mọi thứ, Đấng ra lệnh và ngăn cấm, Đấng hứa hẹn và cảnh báo, Ngài cho biết về Ngày Sau... nhưng không ai biết và hiểu được ý nghĩa những gì Ngài thông điệp... Còn đối với việc đưa các tên gọi cũng như các thuộc tính của Allah I hoặc một số vào sự so sánh thì chúng ta nói không có bằng chứng cho sự việc đó, bởi quả thật tôi không hề biết bất cứ ai trong thế hệ Salaf cũng như trong giới Imam và các học giả từ Imam Ahmad bin Hambal cho đến những người Imam khác nói rằng khi khẳng định các thuộc tính của Allah I là đã đem các thuộc tính của Ngài so đo với tạo vật được nói trong câu Kinh:
﴿هُوَ ٱلَّذِيٓ أَنزَلَ عَلَيۡكَ ٱلۡكِتَٰبَ مِنۡهُ ءَايَٰتٞ مُّحۡكَمَٰتٌ هُنَّ أُمُّ ٱلۡكِتَٰبِ وَأُخَرُ مُتَشَٰبِهَٰتٞۖ﴾ [سورة آل عمران: 7]
{Ngài (Allah) là Đấng đã ban xuống cho Ngươi (Muhammad) Kinh Sách, trong đó, có những câu cụ thể rõ ràng, chúng là nền tảng chủ đạo của Kinh sách, bên cạnh đó cũng có những câu khác mang ý nghĩa tổng quát và bao hàm (cho nhiều sự việc và vấn đề).} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 7).
Những người nói những lời đó đã phủ định rằng chẳng ai hiểu được ý nghĩa của các Kinh sách mà Allah ban xuống làm nguồn chỉ đạo và giảng giải cho họ. Họ đã liệt các tên gọi cũng như các thuộc tính của Allah vào tiếng nói ngoại ngữ không thể hiểu được.
Những người Salaf khi họ nói những lời lẽ nào đó trong các câu Kinh mang ý nghĩa tổng quát và bao hàm thì họ chỉ đề cập đến những ý nghĩa đúng đắn mà các lời lẽ của câu Kinh muốn ám chỉ và khi họ nói về các Hadith thì họ nói đúng theo ý mà các Hadith muốn ám chỉ về các thuộc tính của Allah I. Họ tuyệt đối cấm suy diễn theo lối của nhóm phái Jahmiyah. Những tài liệu biên soạn của Imam Ahmad cũng như các vị Imam khác trước ông đều trình bày rõ rằng họ phản bác các lối suy diễn của nhóm phái Jahmiyah, họ chỉ thừa nhận nguyên văn theo các văn bản giáo lý đã được khẳng định từ Qur’an và Sunnah. Đây là điều được thống nhất và đồng thuận trong giới các Imam rằng phải giảng nghĩa và phân giải nhưng không được bóp méo và suy diễn khỏi phạm vi ý nghĩa của nó.
Đó là những gì mà Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  tường thuật lại về các vị Imam cũng như các vị Salaf rằng họ không đưa các văn bản giáo lý về các thuộc tính của Allah vào phạm vi tổng quát và bao hàm, không được hiểu nội dung ý nghĩa của chúng mà cần phải giảng nghĩa và phân giải. Tuy nhiên, họ không giảng giải cách thức hoạt động của các thuộc tính vì đó là kiến thức chỉ thuộc riêng về Allah. Điều này giống như lời của Imam Malik  và những người khác đã nói: Al-Istiwa’ (sự ngự) của Allah là hiểu được, cách thức như thế nào thì không biết, đức tin Iman vào thuộc tính đó là bắt buộc còn hỏi như thế nào ra làm sao là không nên hỏi.
Imam Ibnu Katheer  nói: “Đối với lời phán của Allah ﴿ثُمَّ ٱسۡتَوَىٰ عَلَى ٱلۡعَرۡشِۖ يُدَبِّرُ ٱلۡأَمۡرَۖ﴾ - {Quả thật, Thượng Đế của các ngươi là Allah, Đấng đã tạo các tầng trời và trái đất trong sáu ngày rồi lên an vị trên chiếc Ngai vương để điều hành và quản lý công việc.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 54; chương 10 – Yunus, câu 3) thì mọi người có rất nhiều câu nói. Nhưng chúng ta chỉ nói theo trường phái của những người Salaf ngoan đạo như Malik, Al-Awzaa’i, Allayth bin Sa’ad, Ash-Sha-fi’y, Ahmad, Ishaaq bin Rahawiyah và những người khác từ các vị Imam Islam thuộc thời trước và thời sau, đó là cứ hiểu như những gì đã được nói trong câu Kinh nhưng không được so sánh, suy diễn như thế nào và ra làm sao. Bởi quả thật, Allah I không hề ví Ngài giống bất cứ thứ gì trong tạo vật của Ngài như Ngài đã phán:
﴿لَيۡسَ كَمِثۡلِهِۦ شَيۡءٞۖ وَهُوَ ٱلسَّمِيعُ ٱلۡبَصِيرُ ﴾ [سورة الشورى: 11]
{Không có bất cứ thứ gì giống Ngài cả và Ngài là Đấng nghe và thấy.} (Chương 42 – Al-Shura, câu 11).
Không những vậy, một số Imam còn nói như  Na’eem bin Hamaad Al-Khazaa’i, Sheikh của Al-Bukhari: Ai ví Allah với tạo vật của Ngài thì người đó đã vô đức tin, ai phủ nhận những gì mà Allah I đã mô tả về bản thân Ngài thì người đó đã vô đức tin, và không phải trong những gì mà Allah I cũng như vị Thiên sứ của Ngài e mô tả về Ngài có sự so sánh. Bởi thế, người nào khẳng định cho Allah I những điều được nói trong các câu Kinh một cách rõ ràng cũng như những điều được nói trong Sunnah xác thực đồng thời phủ nhận tất cả những gì khiếm khuyết và yếu kém thì người đó đã đi trên con đường chỉ đạo...” (Hết lời của Ibnu Katheer).
Đây chính là trường phái của các vị Salaf về các thuộc tính và các tên gọi của Allah: khẳng định theo những gì được khẳng định trong Qur’an và Sunnah nhưng không so sánh và suy diễn giống như nguyên tắc được rút ra từ lời phán của Allah:
﴿لَيۡسَ كَمِثۡلِهِۦ شَيۡءٞۖ وَهُوَ ٱلسَّمِيعُ ٱلۡبَصِيرُ ﴾ [سورة الشورى: 11]
{Không có bất cứ thứ gì giống Ngài cả và Ngài là Đấng nghe và thấy.} (Chương 42 – Al-Shura, câu 11).

 

 

 

 

 

 


Nền tảng thứ hai
Đức tin nơi các Thiên Thần

Đức tin nơi các Thiên Thần là trụ cột thứ hai trong sáu trụ cột đức tin Iman như đã được chỉ rõ trong Hadith Jibril( ), Thiên sứ của Allah e nói:
{الإِيمَانُ أُنْ تُؤْمِنَ بِاللهِ وَمَلاَئِكَتِهِ وَكُتُبِهِ وَرُسُلِهِ وَالْيَوْمِ الآخِرِ وَالْقَدَرِ خَيْرِهِ وَشَرِّهِ} رواه مسلم.
“Đức tin Iman là tin nơi Allah, nơi các Thiên Thần của Ngài, nơi các Kinh Sách của Ngài, nơi các vị Thiên sứ của Ngài, nơi Ngày Sau và nơi sự tiền định tốt xấu” (Muslim).
Quả thật, đức tin nơi các Thiên Thần được đề cập cùng với đức tin nơi Allah I ở rất nhiều câu Kinh trong Qur’an, tiêu biểu như:
﴿كُلٌّ ءَامَنَ بِٱللَّهِ وَمَلَٰٓئِكَتِهِۦ وَكُتُبِهِۦ وَرُسُلِهِۦ﴾  [سورة البقرة : 285]
{Tất cả đều tin nơi Allah, các Thiên thần của Ngài, các Kinh sách của Ngài và các vị sứ giả của Ngài.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 285).
﴿وَلَٰكِنَّ ٱلۡبِرَّ مَنۡ ءَامَنَ بِٱللَّهِ وَٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِ وَٱلۡمَلَٰٓئِكَةِ وَٱلۡكِتَٰبِ وَٱلنَّبِيِّ‍ۧنَ﴾ [سورة البقرة: 177]
{ .. mà sự ngoan đạo và đức hạnh là ở việc ai tin nơi Allah, tin nơi Ngày phán xử cuối cùng, nơi các Thiên thần, các Kinh sách và các vị Nabi của Ngài...} (Chương 2 – Albaqarah, câu 177).
Đức tin nơi các Thiên Thần là tin nơi sự hiện hữu của họ; tin rằng họ là những bề tôi cao quý được Allah I tạo ra để thờ phượng và phụng sự Ngài; tin rằng họ có những hình dạng, những thuộc tính và những việc làm khác nhau được đề cập đến trong Qur’an và Sunnah; tin rằng họ có một vị trí phúc đức nhất định ở nơi Allah I.
Quả thật, trong Hadith Sahih do Muslim ghi lại rằng Thiên sứ của Allah e đã cho biết Allah I tạo ra các Thiên Thần từ ánh sáng. Đây là một trong những điều chứng tỏ sự cao quý và phúc đức của họ ở nơi Allah I. Và một trong những điều cho thấy các Thiên Thần có vị trí cao quý và phúc đức ở nơi Allah I nữa là chính Allah đã phán rằng họ là của Ngài như trong nhiều câu Kinh:
﴿إِنَّ ٱللَّهَ وَمَلَٰٓئِكَتَهُۥ يُصَلُّونَ عَلَى ٱلنَّبِيِّۚ﴾ [سورة الأحزاب: 56]
{Quả thật, Allah và các Thiên thần của Ngài luôn Salawat cho Nabi.} (Chương 33 – Al’Ahzab, câu 56).
﴿كُلٌّ ءَامَنَ بِٱللَّهِ وَمَلَٰٓئِكَتِهِۦ﴾ [سورة البقرة : 285]
{Tất cả đều tin nơi Allah, các Thiên thần của Ngài.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 285).
﴿وَمَن يَكۡفُرۡ بِٱللَّهِ وَمَلَٰٓئِكَتِهِۦ﴾ [سورة النساء: 136]
{Và người nào phủ nhận Allah, phủ nhận các Thiên thần của Ngài...} (Chương 4 – Annisa’, câu 136).
﴿مَن كَانَ عَدُوّٗا لِّلَّهِ وَمَلَٰٓئِكَتِهِۦ﴾ [سورة البقرة : 98]
{Ai là kẻ thù của Allah, của các Thiên Thần của Ngài...} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 98).
Và một trong những điều khác nữa cho thấy các vị Thiên Thần có vị trí phúc đức và cao quý ở nơi Allah là Allah đã thừa nhận sự làm chứng của họ cùng với sự chứng giám của Ngài và sự Salawat của họ cùng với sự Salawat của Ngài như Ngài đã phán:
﴿شَهِدَ ٱللَّهُ أَنَّهُۥ لَآ إِلَٰهَ إِلَّا هُوَ وَٱلۡمَلَٰٓئِكَةُ﴾ [سورة آل عمران: 18]
{Allah xác nhận và các Thiên thần cũng như những người hiểu biết đều làm chứng rằng quả thật không có Thượng Đế nào khác cả duy chỉ có Ngài.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 18).
﴿إِنَّ ٱللَّهَ وَمَلَٰٓئِكَتَهُۥ يُصَلُّونَ عَلَى ٱلنَّبِيِّۚ﴾ [سورة الأحزاب: 56]
{Quả thật, Allah và các Thiên thần của Ngài luôn Salawat cho Nabi.} (Chương 33 – Al’Ahzab, câu 56).
Và một trong những điều cho thấy các vị Thiên Thần có vị trí phúc đức và cao quý ở nơi Allah I là Ngài đã mô tả họ rằng họ là những vị đạo đức, cao quý và đáng tôn kính, Ngài phán:
﴿فِي صُحُفٖ مُّكَرَّمَةٖ ١٣ مَّرۡفُوعَةٖ مُّطَهَّرَةِۢ ١٤ بِأَيۡدِي سَفَرَةٖ ١٥ كِرَامِۢ بَرَرَةٖ ١٦﴾ [سورة عبس: 13 - 16]
{Những điều trong các tờ Kinh cao quý, uyên thâm, tinh khiết. Do bàn tay của các vị Thiên thần Vinh dự và đạo đức.} (Chương 80 – Abasa, câu 13 – 16).
﴿وَإِنَّ عَلَيۡكُمۡ لَحَٰفِظِينَ ١٠ كِرَامٗا كَٰتِبِينَ ١١﴾ [سورة الإنفطار : 10 - 11]
{Và quả thật, các ngươi luôn có các vị canh chừng và theo dõi. Họ là những vị ghi chép đáng tôn kính.} (Chương 82 – Al-Infitaar, câu 10 – 11).
﴿بَلۡ عِبَادٞ مُّكۡرَمُونَ ٢٦﴾ [سورة الأنبياء: 26]
 {Không, họ (các Thiên Thần) đều là bề tôi vinh dự của Allah.} (Chương 21 – Al-Ambiya’, câu 26).
Và một trong những điều cho thấy các Thiên Thần có vị trí phúc đức và cao quý ở nơi Allah I là Ngài đã mô tả họ ở trên cao và gần kề bên Ngài, Ngài phán:
﴿لَّا يَسَّمَّعُونَ إِلَى ٱلۡمَلَإِ ٱلۡأَعۡلَىٰ ﴾ [سورة الصافات: 8]
{Chúng (những tên Shaytan) không nghe trộm được hội nghi trên cao (của các vị Thiên Thần).} (Chương 37 – Assa-faat, câu 8).
﴿كَلَّآ إِنَّ كِتَٰبَ ٱلۡأَبۡرَارِ لَفِي عِلِّيِّينَ ١٨ وَمَآ أَدۡرَىٰكَ مَا عِلِّيُّونَ ١٩ كِتَٰبٞ مَّرۡقُومٞ ٢٠ يَشۡهَدُهُ ٱلۡمُقَرَّبُونَ ٢١﴾ [سورة المطففين: 18 - 21]
{Quả thật, hồ sơ của những người ngoan đạo nằm trong ‘Illi-yin. Và Ngươi (Muhammad) biết gì về ‘Illi-yin? Đó là quyển sổ ghi chép. Được các Thiên Thần gần kề nơi Allah xác nhận.} (Chương 83 – Al-Mutaffifin, câu 18 - 21).
Và một trong những điều cho thấy các Thiên Thần có vị trí cao quý và phúc đức ở nơi Allah I là Ngài cho biết rằng họ gánh chiếc Ngai Vương (Arsh) của Ngài và đứng vây quanh từ mọi phía, Ngài phán:
﴿ٱلَّذِينَ يَحۡمِلُونَ ٱلۡعَرۡشَ وَمَنۡ حَوۡلَهُۥ﴾ [سورة غافر: 7]
{Những vị Thiên Thần gánh Ngai vương (Arsh) của Allah.} (Chương 40 – Gafir, câu 7).
﴿وَتَرَى ٱلۡمَلَٰٓئِكَةَ حَآفِّينَ مِنۡ حَوۡلِ ٱلۡعَرۡشِ﴾ [سورة الزمر: 75]
{Và Ngươi (Muhammad) sẽ thấy các Thiên Thần bao quanh Ngai Vương (Arsh) của Allah khắp mọi phía.} (Chương 39 – Azzumar, câu 75).
Và một trong những điều cho thấy các Thiên Thần có vị trí cao quý và phúc đức ở nơi Allah I là Ngài cho biết rằng họ luôn thờ phượng, phủ phục và tán dương Ngài, Ngài phán:
﴿إِنَّ ٱلَّذِينَ عِندَ رَبِّكَ لَا يَسۡتَكۡبِرُونَ عَنۡ عِبَادَتِهِۦ وَيُسَبِّحُونَهُۥ وَلَهُۥ يَسۡجُدُونَۤ۩ ٢٠٦﴾ [سورة الأعراف: 206]
{Quả thật, những ai (các Thiên Thần) ở nơi Thượng Đế của Ngươi (Muhammad) không tự cao và ngạo mạn mà họ luôn thờ phượng, tán dương Ngài và luôn phủ phục Ngài.} (Chương 7 – Al-A’raf, câu 206).
﴿فَإِنِ ٱسۡتَكۡبَرُواْ فَٱلَّذِينَ عِندَ رَبِّكَ يُسَبِّحُونَ لَهُۥ بِٱلَّيۡلِ وَٱلنَّهَارِ وَهُمۡ لَا يَسۡ‍َٔمُونَ﴾ [سورة فصلت: 38]
{Nhưng nếu chúng ngạo mạn thì những ai (các Thiên Thần) ở nơi Thượng Đế của Ngươi (Muhammad) luôn tán dương và ca tụng Ngài cả đêm lẫn ngày mà không bao giờ mỏi mệt.} (Chương 41 – Fussilat, câu 38).
Nói về các việc làm của các vị Thiên Thần thì có nhiều việc làm khác nhau mà họ được Allah I giao phó. Có những Thiên Thần đảm nhiệm việc gánh chiếc Ngai Vương (Arsh) của Allah như Ngài đã phán:
﴿ٱلَّذِينَ يَحۡمِلُونَ ٱلۡعَرۡشَ وَمَنۡ حَوۡلَهُۥ﴾ [سورة غافر: 7]
{Những vị Thiên Thần gánh Ngai vương (Arsh) của Allah.} (Chương 40 – Gafir, câu 7).
﴿وَيَحۡمِلُ عَرۡشَ رَبِّكَ فَوۡقَهُمۡ يَوۡمَئِذٖ ثَمَٰنِيَةٞ ١٧﴾ [سورة الحاقة: 17]
{Và có tám vị Thiên thần gánh chiếc Ngai vương của Thượng Đế của Ngươi (Muhammad) ở bên trên họ vào Ngày đó.} (Chương 69 – Al-Haqqah, câu 17).
Có những vị Thiên Thần được giao phó ở gần bên Allah I như Ngài đã phán:
﴿لَّن يَسۡتَنكِفَ ٱلۡمَسِيحُ أَن يَكُونَ عَبۡدٗا لِّلَّهِ وَلَا ٱلۡمَلَٰٓئِكَةُ ٱلۡمُقَرَّبُونَۚ﴾ [سورة النساء: 172]
{Masih (Ysa) không có gì phải ái ngại khi làm một người bề tôi của Allah; các Thiên thần kế cận (Allah) nhất cũng không ái ngại về điều đó.} (Chương 4 – Annisa, câu 172).
Có những vị Thiên Thần đảm nhiệm việc trông coi các ngôi vườn Thiên Đàng và chăm sóc cũng như chiêu đãi cư dân nơi đó; có những vị Thiên Thần đảm nhiệm việc cai quản Hỏa Ngục cũng như hành hình cư dân nơi đó được gọi là Azzuhba-niyah, trong nhóm Azzuhba-niyah này có 19 vị đứng đầu, và Malik là vị vua của Hỏa Ngục. Allah I phán:
﴿سَأُصۡلِيهِ سَقَرَ ٢٦ وَمَآ أَدۡرَىٰكَ مَا سَقَرُ ٢٧ لَا تُبۡقِي وَلَا تَذَرُ ٢٨ لَوَّاحَةٞ لِّلۡبَشَرِ ٢٩ عَلَيۡهَا تِسۡعَةَ عَشَرَ ٣٠ ﴾ [سورة المدثر: 26 - 30]
{Rồi đây TA sẽ quẳng y vào trong Hỏa ngục. Và Ngươi có biết Hỏa ngục là gì không? Nó là nơi sẽ không dung tha cũng không bỏ sót. Nó đốt cháy và lột hết các lớp da. Trên nó có mười chín (Vị Thiên Thần trông coi).} (Chương 74 – Al-Muddaththir, câu 30).
﴿وَنَادَوۡاْ يَٰمَٰلِكُ لِيَقۡضِ عَلَيۡنَا رَبُّكَۖ  قَالَ إِنَّكُم مَّٰكِثُونَ ٧٧﴾ [سورة الزخرف : 77]
{Và chúng (cư dân Hỏa Ngục) sẽ kêu la: Hỡi Malik, ngài hãy xin Thượng đế của ngài hành quyết cho chúng tôi chết phứt cho xong. Malik (Vua Hỏa Ngục) bảo: Các ngươi phải sống như thế đời đời.} (Chương 43 – Az-Zukhruf, câu 77).
﴿وَقَالَ ٱلَّذِينَ فِي ٱلنَّارِ لِخَزَنَةِ جَهَنَّمَ ٱدۡعُواْ رَبَّكُمۡ يُخَفِّفۡ عَنَّا يَوۡمٗا مِّنَ ٱلۡعَذَابِ ٤٩﴾ [سورة  غافر : 49]
{Và những kẻ trong Hỏa Ngục nói với những vị Cai Ngục (các Thiên Thần cai quản Hỏa Ngục): “Làm ơn hãy xin Thượng Đế của quí Ngài giảm bớt hình phạt cho chúng tôi dù chỉ một ngày thôi!”} (Chương 40 – Gha-fir, câu 49).
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ قُوٓاْ أَنفُسَكُمۡ وَأَهۡلِيكُمۡ نَارٗا وَقُودُهَا ٱلنَّاسُ وَٱلۡحِجَارَةُ عَلَيۡهَا مَلَٰٓئِكَةٌ غِلَاظٞ شِدَادٞ لَّا يَعۡصُونَ ٱللَّهَ مَآ أَمَرَهُمۡ وَيَفۡعَلُونَ مَا يُؤۡمَرُونَ ٦ ﴾ [سورة التحريم: 6]
{Hỡi những người có đức tin! Hãy giữ gìn và trông coi bản thân và gia đình của các ngươi tránh khỏi lửa của Hỏa ngục, nơi mà chất đốt của nó là con người (vô đức tin) và đá (ngẫu tượng) do những Thiên Thần lạnh lùng và nghiêm nghị cai quản, họ không bao giờ bất tuân Allah bất cứ điều gì một khi Ngài ra lệnh và họ tuyệt đối thi hành đúng theo những gì được lệnh.} (Chương 66 – Attahri-m, câu 6).
Có những vị Thiên Thần được giao nhiệm vụ bảo vệ con cháu của Adam trên thế gian như Allah I đã phán:
﴿لَهُۥ مُعَقِّبَٰتٞ مِّنۢ بَيۡنِ يَدَيۡهِ وَمِنۡ خَلۡفِهِۦ يَحۡفَظُونَهُۥ مِنۡ أَمۡرِ ٱللَّهِۗ ﴾ [سورة الرعد: 11]
{Bởi vì đằng trước và đằng sau y (con người) đều có những vị (Thiên Thần) nối tiếp nhau theo canh chừng bảo vệ y theo lệnh của Allah.} (Chương 13 – Ar-rad, câu 11).
Các vị Thiên Thần này luôn đi theo canh chừng và bảo vệ con người khỏi sự nguy hiểm trừ phi đó là tai họa được an bài từ trước cho y thì họ sẽ không can thiệp.
Có những vị Thiên Thần đảm nhiệm việc ghi chép các việc làm của các bề tôi như Allah I phán:
﴿إِذۡ يَتَلَقَّى ٱلۡمُتَلَقِّيَانِ عَنِ ٱلۡيَمِينِ وَعَنِ ٱلشِّمَالِ قَعِيدٞ ١٧ مَّا يَلۡفِظُ مِن قَوۡلٍ إِلَّا لَدَيۡهِ رَقِيبٌ عَتِيدٞ ١٨ ﴾ [سورة ق: 17 - 18]
{Và khi hai vị Thiên Thần ngồi xuống ghi chép bên phải và bên trái thì không một lời nào y (con người) thốt ra mà hai vị Thiên Thần theo dõi này lại không sẵn sàng ghi chép.} (Chương 50 – Qaf, câu 17, 18).
﴿وَإِنَّ عَلَيۡكُمۡ لَحَٰفِظِينَ ١٠ كِرَامٗا كَٰتِبِينَ ١١﴾ [سورة الإنفطار : 11، 12]
{Và quả thật, các ngươi luôn có các vị canh chừng và theo dõi. Họ là những vị ghi chép đáng tôn kính.} (Chương 82 – Al-Infitaar, câu 11, 12).
Thiên sứ của Allah e nói:
{يَتَعَاقَبُونَ فِيكُمْ مَلاَئِكَةٌ بِاللَّيْلِ وَمَلاَئِكَةٌ بِالنَّهَارِ.} رواه البخاري ومسلم.
“Xung quanh các ngươi có các vị Thiên Thần canh chừng theo dõi các ngươi, có nhóm Thiên Thần túc trực ban đêm và có nhóm Thiên Thần túc trực ban ngày.” (Albukhari, Muslim).
Có những vị Thiên Thần được giao phó nhiệm vụ trông coi dạ con và việc thụ thai như trong Hadith qua lời thuật của Ibnu Mas’ud t rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّ أَحَدَكُمْ يُجْمَعُ خَلْقُهُ فِى بَطْنِ أُمِّهِ أَرْبَعِينَ يَوْمًا نُطْفَةً ثُمَّ يَكُونُ فِى ذَلِكَ عَلَقَةً مِثْلَ ذَلِكَ ثُمَّ يَكُونُ فِى ذَلِكَ مُضْغَةً مِثْلَ ذَلِكَ ثُمَّ يُرْسَلُ الْمَلَكُ فَيَنْفُخُ فِيهِ الرُّوحَ وَيُؤْمَرُ بِأَرْبَعِ كَلِمَاتٍ بِكَتْبِ رِزْقِهِ وَأَجَلِهِ وَعَمَلِهِ وَشَقِىٌّ أَوْ سَعِيدٌ} رواه البخاري ومسلم.
“Quả thật ai đó trong các ngươi được hình thành trong bụng mẹ của mình trong thời gian bốn mươi ngày là hợp tử (tinh dịch và noãn trứng), sau đó trở thành hòn máu đặc trong thời gian giống như vậy, sau đó trở thành một cục thịt trong thời gian giống như vậy, sau đó một vị Thiên Thần được cử đến thổi vào nó linh hồn và ghi cho bốn điều: bổng lộc, tuổi đời, việc làm và sự hạnh phúc hay bất hạnh.” (Albukhari, Muslim).
Có những vị Thiên Thần đảm trách việc rút hồn của con người khi đã hết tuổi đời như Allah I đã phán:
﴿وَهُوَ ٱلۡقَاهِرُ فَوۡقَ عِبَادِهِۦۖ وَيُرۡسِلُ عَلَيۡكُمۡ حَفَظَةً حَتَّىٰٓ إِذَا جَآءَ أَحَدَكُمُ ٱلۡمَوۡتُ تَوَفَّتۡهُ رُسُلُنَا وَهُمۡ لَا يُفَرِّطُونَ ٦١﴾ [سورة الأنعام: 61]
{Và Ngài (Allah) là Đấng Tối Thượng chi phối bầy tôi của Ngài. Và Ngài cử các vị Canh gác theo trông chừng các ngươi cho đến khi một trong các ngươi đối diện với cái chết thì các Thiên Thần của TA sẽ bắt hồn y và họ sẽ không chểnh mảng trong nhiệm vụ bắt hồn đó.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 61).
﴿قُلۡ يَتَوَفَّىٰكُم مَّلَكُ ٱلۡمَوۡتِ ٱلَّذِي وُكِّلَ بِكُمۡ ثُمَّ إِلَىٰ رَبِّكُمۡ تُرۡجَعُونَ ١١ ﴾ [سورة السجدة: 11]
{Hãy bảo (Muhammad!): Thần chết, vị phụ trách công việc bắt hồn của các ngươi rồi các ngươi sẽ được đưa về gặp Thượng Đế của các ngươi trở lại.} (Chương 32 – Al-Sajdah, câu 11).
Các Thiên Thần luôn luôn một mực chấp hành mệnh lệnh của Allah I không hề làm trái lệnh Ngài dù bất cứ điều gì, Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿لَا يَسۡبِقُونَهُۥ بِٱلۡقَوۡلِ وَهُم بِأَمۡرِهِۦ يَعۡمَلُونَ ٢٧﴾ [سورة الأنبياء: 27]
 {Họ (các Thiên Thần) không dám qua mặt Ngài bất cứ lời nói nào và họ chỉ biết làm theo mệnh lệnh của Ngài.} (Chương 21 – Al-Ambiya’, câu 27).
﴿لَّا يَعۡصُونَ ٱللَّهَ مَآ أَمَرَهُمۡ وَيَفۡعَلُونَ مَا يُؤۡمَرُونَ ٦﴾ [سورة التحريم: 6]
{Họ (các Thiên Thần) không bao giờ bất tuân Allah bất cứ điều gì một khi Ngài ra lệnh và họ tuyệt đối thi hành đúng theo những gì được lệnh.} (Chương 66 – Attahri-m, câu 6).
﴿فَٱلۡمُدَبِّرَٰتِ أَمۡرٗا ٥﴾ [سورة النازعات: 5]
{Thề bởi các Thiên thần thực thi các lệnh truyền.} (Chương 79 – Anna-zi’at, câu 5).
Các Thiên Thần còn là các vị Sứ Giả của Allah như Ngài phán:
﴿ٱلۡحَمۡدُ لِلَّهِ فَاطِرِ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِ جَاعِلِ ٱلۡمَلَٰٓئِكَةِ رُسُلًا أُوْلِيٓ أَجۡنِحَةٖ مَّثۡنَىٰ وَثُلَٰثَ وَرُبَٰعَۚ﴾ [سورة فاطر: 1]
{Mọi lời ca tụng và tán dương đều thuộc về Allah, Đấng đã sáng tạo các tầng trời và trái đất; Ngài đã chỉ định các Thiên thần làm Sứ Giả có cánh: hai, hoặc ba, hoặc bốn (đôi cánh).} (Chương 35 – Fatir, câu 1).
﴿يُنَزِّلُ ٱلۡمَلَٰٓئِكَةَ بِٱلرُّوحِ مِنۡ أَمۡرِهِۦ عَلَىٰ مَن يَشَآءُ مِنۡ عِبَادِهِۦٓ أَنۡ أَنذِرُوٓاْ أَنَّهُۥ لَآ إِلَٰهَ إِلَّآ أَنَا۠ فَٱتَّقُونِ ٢﴾ [سورة النحل: 2]
{Ngài phái các Thiên Thần xuống trần theo mệnh lệnh của Ngài mang sự Mặc Khải đến cho người nào Ngài muốn trong số bầy tôi của Ngài (và bảo) rằng hãy rao truyền cho biết không có Thượng Đế nào khác mà chỉ có TA duy nhất, bởi thế hãy kính sợ TA.} (Chương 16 – Annahl, câu 2).
﴿ٱللَّهُ يَصۡطَفِي مِنَ ٱلۡمَلَٰٓئِكَةِ رُسُلٗا وَمِنَ ٱلنَّاسِۚ إِنَّ ٱللَّهَ سَمِيعُۢ بَصِيرٞ ٧٥﴾ [سورة الحج: 75]
{Allah chọn các vị Sứ giả (của Ngài) từ trong hàng ngũ các Thiên Thần và nhân loại. Quả thật, Allah hằng nghe và hằng thấy.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 75).
Vị Thiên Thần lớn nhất và vĩ đại nhất trong số các Thiên Thần của Allah I là đại Thiên Thần Jibril ngay chính, đảm nhiệm việc mang các lời Mặc Khải xuống cho các vị Nabi, các vị Thiên sứ của Allah, Allah I phán:
﴿وَإِنَّهُۥ لَتَنزِيلُ رَبِّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ١٩٢ نَزَلَ بِهِ ٱلرُّوحُ ٱلۡأَمِينُ ١٩٣ عَلَىٰ قَلۡبِكَ لِتَكُونَ مِنَ ٱلۡمُنذِرِينَ ١٩٤ بِلِسَانٍ عَرَبِيّٖ مُّبِينٖ ١٩٥﴾ [الشعراء: 192 - 195]
{Quả thật, Nó (Qur’an) do Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài ban xuống. Đại Thiên Thần Jibril ngay chính đã mang Nó xuống, đặt vào quả tim của Ngươi (Muhammad) để Ngươi trở thành một Người báo trước, bằng tiếng Ả rập trong sáng rõ ràng.} (Chương 26 – Ash-Shu’ara’, câu 192 – 195).
﴿قُلۡ نَزَّلَهُۥ رُوحُ ٱلۡقُدُسِ مِن رَّبِّكَ بِٱلۡحَقِّ ﴾ [سورة النحل: 102، 103]
{Ngươi (Muhammad) hãy bảo họ: Ruh – Al-Qudus (Đại Thiên Thần Jibril) mang Nó (các câu Kinh Qur’an) xuống từ Thượng Đế của Ngươi bằng sự thật.} (Chương 16 – Annahl, câu 102).
Quả thật, các Thiên Thần được Allah I ban cho khả năng biến hóa thành các hình dạng khác nhau. Các Thiên Thần đã đến với Nabi Ibrahim và Lut trên hình hài người phàm làm những vị khách viếng. Đại Thiên Thần Jibril đã đến gặp Thiên sứ của Allah e trong nhiều dạng khác nhau, có lúc ngài hiện thân thành một vị Sahabah tên Dahiyah Al-Kalbi, có lúc ngài hiện thân thành một người đàn ông sa mạc, và có lúc ngài hiện nguyên hình và ngài hiện nguyên hình chỉ có hai lần  bởi lẽ người phàm sẽ không thể chịu được khi nhìn nguyên hình của Thiên Thần. Bằng chứng cho điều này là khi những người thờ đa thần yêu cầu Allah I cử một vị Thiên Thần làm sứ giả thay vì cử một người phàm làm vị sứ giả thì Allah phán:
﴿وَلَوۡ أَنزَلۡنَا مَلَكٗا لَّقُضِيَ ٱلۡأَمۡرُ ثُمَّ لَا يُنظَرُونَ ٨ وَلَوۡ جَعَلۡنَٰهُ مَلَكٗا لَّجَعَلۡنَٰهُ رَجُلٗا وَلَلَبَسۡنَا عَلَيۡهِم مَّا يَلۡبِسُونَ ٩﴾ [سورة الأنعام: 8 ، 9]
{Và nếu TA cử một vị Thiên Thần xuống thì sự việc đã được giải quyết xong rồi đâu còn có việc gia hạn cho họ nữa. Và nếu TA có dựng một vị Thiên Thần làm sứ giả thì TA vẫn phải làm cho y thành một người phàm, và điều đó vẫn làm họ lúng túng giống như điều họ đang lúng túng.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 8, 9).
Có nghĩa là nếu Allah I cử xuống một vị Thiên Thần làm vị sứ giả cho nhân loại thì Ngài vẫn phải làm cho y thành một người phàm bởi vì con người không thể chịu đựng nổi khi nhìn thấy nguyên hình của Thiên Thần.


 

 

 

 

 


Nền tảng thứ ba
Đức tin nơi các Kinh Sách của Allah

 Đức tin nơi các Kinh Sách của Allah I là trụ cột trong các trụ cột của đức tin Iman.
Đức tin nơi các Kinh Sách là tin rằng các Kinh Sách đích thực đến từ nơi Allah I, là lời phán của Ngài mang nguồn chỉ đạo và ánh sáng chân lý.
Đức tin nơi các Kinh Sách là tin các Kinh Sách được Allah I thông tin cho biết tên như Qur’an, Tawrah (Cựu ước), Injil (Tân ước) và tin những Kinh Sách không được Ngài cho biết tên, bởi quả thật ở nơi Allah I có những Kinh Sách mà chỉ có Ngài mới biết và Ngài ban các Kinh Sách xuống do lòng nhân từ của Ngài đối với các bề tôi của Ngài, vì trí tuệ của con người có giới hạn không thể nhận thức hết những điều lợi và hại một cách cụ thể, mặc dù họ được phú cho khả năng phân biệt giữa cái lợi và cái hại một cách tổng thể.
Trí tuệ của con người không những có giới hạn nhất định mà còn phải bị chi phối bởi lòng ham muốn và dục vọng. Nếu bắt con người chỉ dùng trí tuệ của bản thân thì chắc chắn họ sẽ bị lầm lạc. Chính vì lẽ này, bằng sự sáng suốt và đức khoan dùng của Allah I, Ngài đã ban xuống cho các vị Thiên sứ thanh khiết của Ngài các Kinh Sách để giảng giải cho nhân loại những giáo lý chính trực cùng với những lời giáo huấn  hữu ích cũng như các mệnh lệnh tích cực giúp cải thiện cho nhân loại. Allah I phán lúc Ngài trục xuất Adam, tổ tiên của loài người khỏi Thiên Đàng xuống trái đất:
﴿فَإِمَّا يَأۡتِيَنَّكُم مِّنِّي هُدٗى فَمَن تَبِعَ هُدَايَ فَلَا خَوۡفٌ عَلَيۡهِمۡ وَلَا هُمۡ يَحۡزَنُونَ ٣٨ وَٱلَّذِينَ كَفَرُواْ وَكَذَّبُواْ بِ‍َٔايَٰتِنَآ أُوْلَٰٓئِكَ أَصۡحَٰبُ ٱلنَّارِۖ هُمۡ فِيهَا خَٰلِدُونَ ٣٩﴾ [سورة البقرة : 37 - 39]
{Nhưng nếu có Chỉ đạo từ TA đến cho các ngươi, ai tuân theo Chỉ đạo của TA thì sẽ không lo sợ cũng sẽ không buồn phiền. Ngược lại, ai phủ nhận Chỉ đạo của TA và cho những lời mặc khải của TA là điều ngụy tạo thì sẽ làm bạn với Hỏa ngục và sẽ ở trong đó đời đời.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 37 – 39).
﴿يَٰبَنِيٓ ءَادَمَ إِمَّا يَأۡتِيَنَّكُمۡ رُسُلٞ مِّنكُمۡ يَقُصُّونَ عَلَيۡكُمۡ ءَايَٰتِي فَمَنِ ٱتَّقَىٰ وَأَصۡلَحَ فَلَا خَوۡفٌ عَلَيۡهِمۡ وَلَا هُمۡ يَحۡزَنُونَ ٣٥﴾ [سورة الأعراف: 35]
{Này hỡi con cháu của Adam, nếu có Sứ giả xuất thân từ các ngươi đến với các ngươi kể cho các ngươi các Lời Mặc Khải của TA thì những ai sợ (TA) và cải thiện bản thân mình sẽ không phải lo sợ cũng sẽ không phải buồn phiền.} (Chương 7 – Al-A’raf, câu 35).
Đối với các Thiên Kinh Sách thì con người được phần thanh ba nhóm:
Nhóm phủ nhận hoàn toàn các Thiên Kinh Sách, họ là kẻ thù của các vị Thiên sứ nằm trong những người vô đức tin, những người thờ đa thần và những người theo chủ nghĩa triết lý.
Nhóm có đức tin hoàn toàn nơi các Thiên Kinh Sách, họ là những người có đức tin, họ tin tất cả các vị Thiên sứ và những gì được mặc khải xuống cho các vị đó như Allah I phán:
 ﴿ءَامَنَ ٱلرَّسُولُ بِمَآ أُنزِلَ إِلَيۡهِ مِن رَّبِّهِۦ وَٱلۡمُؤۡمِنُونَۚ كُلٌّ ءَامَنَ بِٱللَّهِ وَمَلَٰٓئِكَتِهِۦ وَكُتُبِهِۦ وَرُسُلِهِۦ لَا نُفَرِّقُ بَيۡنَ أَحَدٖ مِّن رُّسُلِهِۦۚ﴾  [سورة البقرة : 285]
{Thiên sứ (Muhammad) tin vào những gì được ban xuống cho Y từ Thượng Đế của Y và những người có đức tin cũng tin tưởng như thế. Tất cả đều tin tưởng nơi Allah, các Thiên thần của Ngài, các Kinh sách của Ngài và các vị sứ giả của Ngài. Họ đều nói: Bầy tôi không phân biệt và kỳ thị bất kỳ một vị nào trong các Sứ giả của Ngài.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 285).
Nhóm thứ ba là nhóm người tin một số Kinh Sách và phủ nhận một số khác, họ là những người Do Thái, Thiên Chúa và những ai đi theo đường lối tín ngưỡng của họ. Allah I phán về lời nói của họ:
﴿نُؤۡمِنُ بِمَآ أُنزِلَ عَلَيۡنَا وَيَكۡفُرُونَ بِمَا وَرَآءَهُۥ وَهُوَ ٱلۡحَقُّ مُصَدِّقٗا لِّمَا مَعَهُمۡۗ﴾ [سورة البقرة: 91]
{Chúng tôi tin nơi điều đã được ban xuống cho chúng tôi (Tawrah) nhưng họ không tin nơi điều nào khác sau Nó (Tawrah) trong lúc Nó (Qur’an) là điều xác nhận sự thật mà họ đang giữ.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 91).
Thậm chí nhóm người này chỉ tin một phần của các Kinh Sách của họ và phủ nhận một số phần còn lại như Allah I đã phán:
﴿أَفَتُؤۡمِنُونَ بِبَعۡضِ ٱلۡكِتَٰبِ وَتَكۡفُرُونَ بِبَعۡضٖۚ فَمَا جَزَآءُ مَن يَفۡعَلُ ذَٰلِكَ مِنكُمۡ إِلَّا خِزۡيٞ فِي ٱلۡحَيَوٰةِ ٱلدُّنۡيَاۖ وَيَوۡمَ ٱلۡقِيَٰمَةِ يُرَدُّونَ إِلَىٰٓ أَشَدِّ ٱلۡعَذَابِۗ وَمَا ٱللَّهُ بِغَٰفِلٍ عَمَّا تَعۡمَلُونَ ٨٥﴾ [سورة البقرة: 85]
{Phải chăng các ngươi chỉ tin một phần của Kinh sách và phủ nhận phần còn lại? Do đó, phần hình phạt dành cho những ai trong các ngươi làm điều đó không gì khác hơn là sự nhục nhã ở đời này; rồi vào Ngày phục sinh, họ sẽ nhận một sự trừng phạt khủng khiếp hơn, và Allah không phải không hay biết những gì các ngươi làm.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 85).
Không nghi ngờ gì nữa rằng đức tin nơi một phần của Kinh Sách hay nơi một số Kinh Sách mà phủ nhận một số là vô đức tin nơi toàn bộ các Kinh Sách, bởi lẽ đức tin Iman là bắt buộc phải tin nơi tất cả toàn bộ các Thiên Kinh Sách và toàn bộ các vị Thiên sứ, không được phân biệt hay kỳ thị bất kỳ vị nào trong các vị Thiên sứ. Allah, Đấng Tối Cao phán khiển trách và chỉ trích những ai phân biệt và bất đồng trong Kinh Sách của Ngài:
﴿وَإِنَّ ٱلَّذِينَ ٱخۡتَلَفُواْ فِي ٱلۡكِتَٰبِ لَفِي شِقَاقِۢ بَعِيدٖ ١٧٦﴾ [سورة البقرة: 176]
{Và những ai bất đồng về Kinh Sách (của Ngài) thì chắc chắn sẽ rơi vào tình cảnh chia rẽ đạo giáo tệ hại.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 176).
Nguyên nhân trở nên vô đức tin của những kẻ đã vô đức tin nơi các Kinh Sách hoặc vô đức tin nơi một số hoặc một phần nào đó của Kinh Sách chỉ có một. Đó là đi theo dục vọng của bản thân cùng với những tư tưởng dối trá. Họ cho rằng họ có trí tuệ, quan điểm riêng và sự suy luận lý lẽ và họ cho rằng bản thân họ mới thực sự có tri thức sáng suốt và triết lý, họ khinh thường các vị Thiên sứ và những ai đi theo các vị ấy và họ cho rằng những người đó là những kẻ điên rồ. Allah I phán về họ:
﴿فَلَمَّا جَآءَتۡهُمۡ رُسُلُهُم بِٱلۡبَيِّنَٰتِ فَرِحُواْ بِمَا عِندَهُم مِّنَ ٱلۡعِلۡمِ وَحَاقَ بِهِم مَّا كَانُواْ بِهِۦ يَسۡتَهۡزِءُونَ ٨٣﴾ [سورة غافر: 83]
{Bởi vì khi những vị Sứ giả của họ mang đến cho họ những bằng chứng rõ rệt thì họ tự hào và kiêu hãnh về những kiến thức ở nơi họ; và những điều họ thường gièm pha chế giễu sẽ bao vây lấy họ.} (Chương 40 – Ghafir, câu 83).
Riêng đối với những ai đi theo các vị Thiên sứ thì họ tin nơi tất cả các Kinh Sách mà Allah I ban xuống, họ không phân biệt và kỳ thị giữa các Kinh Sách đó của Ngài.
Đức tin nơi những Kinh Sách được ban xuống ở những thời trước là đức tin nói chung được chứng nhận bằng con tim và chiếc lưỡi, còn đức tin nơi Qur’an là đức tin chi tiết được chứng nhận bằng trái tim, chiếc lưỡi đồng thời đi theo những gì được chứa đựng trong đó và dùng nó để làm nền tảng giáo lý cho mọi vấn đề, mọi sự việc lớn nhỏ.
Đức tin nơi Qur’an là tin rằng Qur’an là lời nói của Allah I được mặc khải xuống chứ không phải là tạo vật của Ngài.
Thuộc về sự sáng suốt và ý đồ của Allah I khi mà các Kinh Sách trước được giới hạn trong những dân tộc nhất định vào những thời đoạn nhất định và Ngài giao quyền lưu giữ các Kinh Sách đó cho những người phàm tục như Ngài đã phán:
﴿إِنَّآ أَنزَلۡنَا ٱلتَّوۡرَىٰةَ فِيهَا هُدٗى وَنُورٞۚ  يَحۡكُمُ بِهَا ٱلنَّبِيُّونَ ٱلَّذِينَ أَسۡلَمُواْ لِلَّذِينَ هَادُواْ وَٱلرَّبَّٰنِيُّونَ وَٱلۡأَحۡبَارُ بِمَا ٱسۡتُحۡفِظُواْ مِن كِتَٰبِ ٱللَّهِ وَكَانُواْ عَلَيۡهِ شُهَدَآءَۚ﴾ [سورة المائدة: 44]
{Quả thật, TA (Allah) đã ban xuống Kinh Tawrah trong đó là sự chỉ đạo và ánh sáng. Các vị Nabi, những người thần phục Allah đã dùng nó để phân xử cho những người Do thái, những người tiến sĩ Do thái và các thầy tu Do thái về những gì mà họ đã gìn giữ từ Kinh sách của Allah, và họ là những người minh chứng cho nó.} (Chương 4 – Al-Ma-idah, câu 44).
Riêng đối với Kinh Qur’an thì quả thật Allah I đã mặc khải xuống cho tất cả mọi dân tộc trong nhân loại cho đến Ngày Tận Thế và chính bản thân Ngài tự lưu giữ và bảo tồn Kinh Qur’an, bởi lẽ Kinh Qur’an được áp dụng cho tới khi kết thúc cuộc sống của toàn nhân loại trên thế gian. Allah I phán:
﴿إِنَّا نَحۡنُ نَزَّلۡنَا ٱلذِّكۡرَ وَإِنَّا لَهُۥ لَحَٰفِظُونَ ٩ ﴾ [سورة الحجر:9]
{Quả thật, TA (Allah) đã ban lời nhắc nhở (Qur’an) xuống và TA sẽ luôn bảo quản Nó.} (Chương 15 – Al-Hijr, câu 9).
﴿لَّا يَأۡتِيهِ ٱلۡبَٰطِلُ مِنۢ بَيۡنِ يَدَيۡهِ وَلَا مِنۡ خَلۡفِهِۦۖ تَنزِيلٞ مِّنۡ حَكِيمٍ حَمِيدٖ ٤٢ ﴾ [سورة فصلت: 42]
{Và quả thật, Nó (Qur’an) là một Kinh sách rất đỗi quyền năng. Không một điều giả dối nào có thể xâm nhập Nó từ đằng trước hay đằng sau. Bởi lẽ, Nó do Đấng rất mực sáng suốt và đáng khen ngợi ban xuống.} (Chương 41 – Fussilat, câu 42)
Bắt buộc phải phán xét và phân xử theo Kinh Qur’an trong tất cả mọi hệ thống cai trị và lãnh đạo và bắt buộc phải đưa mọi sự tranh chấp và bất đồng trở về với Kinh Qur’an. Quả thật, Allah I phán rằng ai phán xét và phân xử dựa theo những gì khác ngoài Kinh Sách của Ngài thì người đó đã đi theo tà thần, Ngài phán:
﴿أَلَمۡ تَرَ إِلَى ٱلَّذِينَ يَزۡعُمُونَ أَنَّهُمۡ ءَامَنُواْ بِمَآ أُنزِلَ إِلَيۡكَ وَمَآ أُنزِلَ مِن قَبۡلِكَ يُرِيدُونَ أَن يَتَحَاكَمُوٓاْ إِلَى ٱلطَّٰغُوتِ وَقَدۡ أُمِرُوٓاْ أَن يَكۡفُرُواْ بِهِۦۖ وَيُرِيدُ ٱلشَّيۡطَٰنُ أَن يُضِلَّهُمۡ ضَلَٰلَۢا بَعِيدٗا ٦٠﴾  [سورة النساء: 60]
{Há Ngươi (Muhammad!) không lưu ý đến những kẻ đã xác nhận việc chúng tin nơi điều (mặc khải) đã được ban xuống cho Ngươi và nơi điều đã được ban xuống vào thời trước Ngươi hay sao? Chúng muốn nhờ Tà thần xét xử công việc của chúng trong lúc chúng được lệnh phải tẩy chay Tà thần. Và Shaytan muốn dắt chúng lạc xa khỏi đạo.} (Chương 4 – Annisa, câu 60).
Tà thần là những kẻ nằm ngoài giới hạn của Allah I. Quả thật, Allah I đã chỉ trích và phê phán những kẻ tự xưng họ có đức tin nơi các Kinh Sách của Ngài nhưng không để Kinh Sách và Sunnah phân xử các vụ việc của họ mà lại nhờ đến những kẻ tà thần phân xử các vụ việc của họ. Thiên sứ của Allah e nói:
{وَمَا حَكَمَ قَوْمٌ  بِغَيْرِ مَا أَنْزَلَ اللهُ إِلاَّ وَقَعَ بَأْسَهُمْ بَيْنَهُمْ} رواه ابن ماجه.
“Bất kỳ nhóm người nào phân xử bằng những gì ngoài những điều Allah ban xuống thì chắc chắn sẽ xảy ra vấn đề giữa họ.” (Ibnu Ma-jah).
Bởi thế, người nào tự xưng là tin nơi Kinh Sách của Allah I nhưng lại nhờ đến những gì khác ngoài Kinh Sách của Ngài trong việc phân xử các công việc của họ thì những người đó đã mâu thuẫn với sự tự xưng của bản thân họ.
Bắt buộc phải chấp hành và thực hiện theo toàn bộ Qur’an về tất cả mọi mặt, mọi khía cạnh của tôn giáo, thờ phượng và cuộc sống xã hội từ sinh hoạt cá nhân cho đến tập thể xã hội. Allah I phán:
﴿وَمَن لَّمۡ يَحۡكُم بِمَآ أَنزَلَ ٱللَّهُ فَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡكَٰفِرُونَ ٤٤﴾ [سورة المائدة: 44]
{Và ai không xét xử theo điều Allah đã ban xuống thì đó là những kẻ không có đức tin.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 44).
﴿وَمَن لَّمۡ يَحۡكُم بِمَآ أَنزَلَ ٱللَّهُ فَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلظَّٰلِمُونَ ٤٥﴾ [سورة المائدة: 45]
{Và ai không xét xử theo điều Allah đã ban xuống thì đó là những kẻ làm điều sai quấy.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 45).
﴿وَمَن لَّمۡ يَحۡكُم بِمَآ أَنزَلَ ٱللَّهُ فَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡفَٰسِقُونَ ٤٧﴾ [سورة المائدة: 47]
{Và ai không xét xử theo điều Allah đã ban xuống thì đó là những kẻ dấy loạn.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 47).
﴿فَلَا وَرَبِّكَ لَا يُؤۡمِنُونَ حَتَّىٰ يُحَكِّمُوكَ فِيمَا شَجَرَ بَيۡنَهُمۡ ثُمَّ لَا يَجِدُواْ فِيٓ أَنفُسِهِمۡ حَرَجٗا مِّمَّا قَضَيۡتَ وَيُسَلِّمُواْ تَسۡلِيمٗا ٦٥ ﴾ [سورة النساء: 65]
{Thề bởi Thượng Đế của Ngươi (Muhammad) rằng chúng sẽ không tin tưởng cho đến khi nào chúng đề cử Ngươi đứng ra phân xử về điều mà chúng tranh chấp rồi chúng cảm thấy không uất ức trong lòng về quyết định mà Ngươi đã đưa ra và chúng hoàn toàn quy phục.} (Chương 4 – Annisa, câu 65).
Trong câu Kinh 65 chương Annisa’ vừa nêu trên, Allah I thề với chính bản thân Ngài rằng những kẻ không nhờ Thiên sứ của Ngài phân xử về điều mà họ tranh chấp hoặc không hài lòng về sự phân xử của Người thì họ là những người vô đức tin.
Và Allah I mô tả những ai không xét xử theo những điều Ngài ban xuống là vô đức tin, là sai quấy và là một hành động dấy loạn.


 

 

Nền tảng thứ tư
Đức tin nơi các vị Thiên sứ

Đức tin nơi các vị Thiên sứ là trụ cột trong các trụ cột của đức tin Iman, bởi các vị Thiên sứ là trung gian giữa Allah I và các bề tôi của Ngài trong việc truyền đạt bức Thông Điệp của Ngài.
Đức tin nơi các vị Thiên sứ của Allah là tin bức Thông Điệp họ mang đến là thật, thừa nhận sứ mạng Nabi của họ và tin rằng họ luôn trung thực trong tất cả những điều họ thông điệp từ nơi Allah I.
Các bằng chứng giáo lý về việc bắt buộc phải tin nơi các Thiên sứ thì rất nhiều, tiêu biểu cho những lời phán của Allah I:
﴿لَّيۡسَ ٱلۡبِرَّ أَن تُوَلُّواْ وُجُوهَكُمۡ قِبَلَ ٱلۡمَشۡرِقِ وَٱلۡمَغۡرِبِ وَلَٰكِنَّ ٱلۡبِرَّ مَنۡ ءَامَنَ بِٱللَّهِ وَٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِ وَٱلۡمَلَٰٓئِكَةِ وَٱلۡكِتَٰبِ وَٱلنَّبِيِّ‍ۧنَ﴾ [سورة البقرة: 177]
{Đạo đức không phải là các ngươi quay mặt về hướng đông hay hướng tây mà đạo đức là việc ai tin tưởng nơi Allah và nơi Ngày Sau, tin tưởng nơi các Thiên thần, các Kinh sách và các vị Nabi.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 177).
﴿ءَامَنَ ٱلرَّسُولُ بِمَآ أُنزِلَ إِلَيۡهِ مِن رَّبِّهِۦ وَٱلۡمُؤۡمِنُونَۚ كُلٌّ ءَامَنَ بِٱللَّهِ وَمَلَٰٓئِكَتِهِۦ وَكُتُبِهِۦ وَرُسُلِهِۦ﴾  [سورة البقرة : 285]
{Thiên sứ (Muhammad) tin vào những gì được ban xuống cho Y từ Thượng Đế của Y và những người có đức tin cũng tin tưởng như thế. Tất cả đều tin nơi Allah, các Thiên thần của Ngài, các Kinh sách của Ngài và các vị sứ giả của Ngài.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 285).
﴿إِنَّ ٱلَّذِينَ يَكۡفُرُونَ بِٱللَّهِ وَرُسُلِهِۦ وَيُرِيدُونَ أَن يُفَرِّقُواْ بَيۡنَ ٱللَّهِ وَرُسُلِهِۦ وَيَقُولُونَ نُؤۡمِنُ بِبَعۡضٖ وَنَكۡفُرُ بِبَعۡضٖ وَيُرِيدُونَ أَن يَتَّخِذُواْ بَيۡنَ ذَٰلِكَ سَبِيلًا ١٥٠﴾ [سورة النساء : 150]
{Quả thật, những ai phủ nhận Allah và các Sứ giả của Ngài, và họ muốn chia rẽ giữa Allah và các Sứ giả của Ngài. Họ nói: Chúng tôi tin nơi một số Sứ giả và phủ nhận một số khác. Và họ muốn cho một lối đi ở chính giữa cái đó.} (Chương 4 – Annisa’, câu 150).
Trong những câu Kinh trên đây, Allah I đã đề cập đức tin nơi các vị Thiên sứ cùng với đức tin nơi Ngài, nơi các vị Thiên sứ của Ngài và nơi các Kinh sách của Ngài và cho biết rằng sẽ là sự vô đức tin đối với ai phân biệt và chia rẽ giữa Allah I và các vị Thiên sứ của Ngài cũng như chỉ tin một số vị và phủ nhận một số khác.
Việc Allah I dựng lên các vị Thiên sứ là một hồng ân từ nơi Ngài dành cho nhân loại, bởi vì nhân loại cần đến họ, cuộc sống và tín ngưỡng của nhân loại sẽ không được ngay chính và đúng đắn trừ phi có sự hướng dẫn và chỉ đạo của họ. Cho nên, nhân loại rất cần đến các vị Thiên sứ, cần hơn cả thức ăn và đồ uống, bởi Allah I lấy các vị Thiên sứ làm những vị trung gian giữa Ngài với các bề tôi của Ngài trong việc nhận biết Ngài, trong việc hướng dẫn họ điều tốt và điều hại, trong việc giảng giải các giáo lý, các mệnh lệnh và những điều cấm, và trong việc trình bày rõ ràng những điều Allah I yêu thích và không yêu thích. Tất cả những sự việc đó không có cách nào lĩnh hội được ngoại trừ phải thông qua các vị Thiên sứ của Allah.
Quả thật, trí tuệ không hướng dẫn đến với sự giảng giải những sự việc nêu trên mặc dầu trí tuệ nói chung có thể nhận thức được chúng. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿كَانَ ٱلنَّاسُ أُمَّةٗ وَٰحِدَةٗ فَبَعَثَ ٱللَّهُ ٱلنَّبِيِّ‍ۧنَ مُبَشِّرِينَ وَمُنذِرِينَ وَأَنزَلَ مَعَهُمُ ٱلۡكِتَٰبَ بِٱلۡحَقِّ لِيَحۡكُمَ بَيۡنَ ٱلنَّاسِ فِيمَا ٱخۡتَلَفُواْ فِيهِۚ﴾ [سورة البقرة: 213]
{Ban đầu nhân loại chỉ là một cộng đồng nhưng rồi vì họ lầm lạc nên Allah dựng lên các vị Nabi (xuất thân từ họ) làm những vị mang tin mừng và lời cảnh báo, và Ngài đã ban xuống cùng với họ các Kinh Sách bằng sự thật để họ phân xử nhân loại về những điều mà họ tranh chấp và bất đồng.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 213).
Nhu cầu của người bề tôi cần đến các bức Thông Điệp to lớn hơn và nhiều hơn nhu cầu của người bệnh cần đến bác sĩ. Bởi quả thật, nếu con người không có bác sĩ thì thân thể của họ có thể bị tổn hại, nhưng nếu không có các bức Thông Điệp của Allah thì trái tim con người sẽ bị chai cứng; cư dân trái đất vẫn còn tồn tại khi mà các vết tích của những bức Thông Điệp của Allah vẫn còn trong họ, nhưng nếu các vết tích đó biến mất khỏi trái đất thì đó là lúc Allah I ra lệnh cho giờ tận thế xảy đến.
Các vị Thiên sứ mà Allah I đã nhắc đến tên của họ trong Qur’an thì bắt buộc phải tin tất cả, và họ gồm có cả thảy 25 vị, trong đó 18 vị được nhắc đến trong các câu Kinh liên tiếp sau đây:
﴿وَتِلۡكَ حُجَّتُنَآ ءَاتَيۡنَٰهَآ إِبۡرَٰهِيمَ عَلَىٰ قَوۡمِهِۦۚ نَرۡفَعُ دَرَجَٰتٖ مَّن نَّشَآءُۗ إِنَّ رَبَّكَ حَكِيمٌ عَلِيمٞ ٨٣ وَوَهَبۡنَا لَهُۥٓ إِسۡحَٰقَ وَيَعۡقُوبَۚ كُلًّا هَدَيۡنَاۚ وَنُوحًا هَدَيۡنَا مِن قَبۡلُۖ وَمِن ذُرِّيَّتِهِۦ دَاوُۥدَ وَسُلَيۡمَٰنَ وَأَيُّوبَ وَيُوسُفَ وَمُوسَىٰ وَهَٰرُونَۚ وَكَذَٰلِكَ نَجۡزِي ٱلۡمُحۡسِنِينَ ٨٤ وَزَكَرِيَّا وَيَحۡيَىٰ وَعِيسَىٰ وَإِلۡيَاسَۖ كُلّٞ مِّنَ ٱلصَّٰلِحِينَ ٨٥ وَإِسۡمَٰعِيلَ وَٱلۡيَسَعَ وَيُونُسَ وَلُوطٗاۚ وَكُلّٗا فَضَّلۡنَا عَلَى ٱلۡعَٰلَمِينَ ٨٦﴾ [سورة الأنعام: 83 - 86]
{Và đó là lập luận mà TA (Allah) đã ban cho Ibrahim để Y dùng đối đáp với người dân của Y. TA nâng cấp bậc cho người nào TA muốn. Quả thật, Thượng Đế của Người (Muhammad) rất mực Sáng suốt, rất mực Hiểu biết. Và TA đã ban cho Y (Ibrahim) (đứa con trai) Ishaq và (đứa cháu nội) Ya’qub. Tất cả đều được TA hướng dẫn. Và TA đã hướng dẫn Nuh trước đó, và TA đã hướng dẫn trong dòng dõi của Y (Ibrahim) Dawood, Sulayman, Ayyub, Yusuf, Musa và Harun. Và cũng giống như thế TA sẽ ban thưởng cho những người làm tốt. Và TA đã hướng dẫn Zakariya, Yahya, Ysa và Ilyaas. Tất cả đều là những người ngoan đạo và lương thiện. Và TA đã hướng dẫn Isma’il, Al-Yasa, Yunus và Lut. Tất cả đều được TA đặc ân hơn thiên hạ.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 83 – 86).
Riêng 7 vị còn lại được nhắc tới trong các câu Kinh riêng biệt. Đối với những vị nào không được Qur’an nói đến tên của họ thì cũng bắt buộc phải tin một cách tổng thể. Allah I phán:
﴿وَلَقَدۡ أَرۡسَلۡنَا رُسُلٗا مِّن قَبۡلِكَ مِنۡهُم مَّن قَصَصۡنَا عَلَيۡكَ وَمِنۡهُم مَّن لَّمۡ نَقۡصُصۡ عَلَيۡكَۗ﴾ [سورة غافر: 78]
{Và quả thật, TA (Allah) đã cử phái các Sứ giả đến với nhân loại trước Ngươi (Muhammad). Trong số đó có người TA đã kể cho Ngươi câu chuyện của họ và có người TA không kể câu chuyện của họ cho Ngươi biết.} (Chương 40 – Ghafir, câu 78).
﴿وَرُسُلٗا قَدۡ قَصَصۡنَٰهُمۡ عَلَيۡكَ مِن قَبۡلُ وَرُسُلٗا لَّمۡ نَقۡصُصۡهُمۡ عَلَيۡكَۚ﴾ [سورة النساء: 164]
{Và một số sứ giả trước đây, TA (Allah) đã kể lại câu chuyện của họ cho Ngươi (Muhammad), và một số khác trong số họ thì TA đã không kể.} (Chương 4 – Annisa, câu 164).
Có một vấn đề cần làm rõ ở đây, đó là sự khác biệt giữa Nabi và Thiên sứ. Sự khác biệt được cho là biết đến nhiều nhất trong giới học giả là:
    Thiên sứ: Người nhận mặc khải từ nơi Allah I với một hệ thống giáo lý và được lệnh phải rao truyền hệ thống giáo lý đó.
    Nabi: Người nhận mặc khải với một hệ thống giáo lý nhưng không bắt buộc phải rao truyền.
Cả Nabi và Thiên sứ đều nhận được sự mặc khải. Tuy nhiên, Nabi được dựng lên cho một nhóm tín đồ của các giáo lý trước chẳng hạn như các vị Nabi của dân Isra’il được lệnh hướng dẫn theo hệ thống giáo lý của Kinh Tawrah, có thể ai đó trong số họ được mặc khải riêng về một sự việc nhất định nào đó. Còn Thiên sứ thì được dựng lên để kêu gọi những người vô đức tin trở về tôn thờ duy nhất một mình Allah I.
Nhiệm vụ của Thiên sứ rộng rãi hơn Nabi, và những vị Thiên sứ cũng có sự vượt trội lẫn nhau như Allah I phán:
﴿تِلۡكَ ٱلرُّسُلُ فَضَّلۡنَا بَعۡضَهُمۡ عَلَىٰ بَعۡضٖۘ مِّنۡهُم مَّن كَلَّمَ ٱللَّهُۖ وَرَفَعَ بَعۡضَهُمۡ دَرَجَٰتٖۚ وَءَاتَيۡنَا عِيسَى ٱبۡنَ مَرۡيَمَ ٱلۡبَيِّنَٰتِ وَأَيَّدۡنَٰهُ بِرُوحِ ٱلۡقُدُسِۗ ﴾ [سورة البقرة: 253]
{Đó là các Sứ giả, TA (Allah) đã ưu đãi một số vị này hơn một số vị nọ. Trong họ có vị được Allah nói chuyện trực tiếp, và có một số vị được nâng cao cấp bậc danh dự; và TA đã ban cho Ysa con trai của Maryam những bằng chứng rõ rệt và đã hỗ trợ Y với Ruh Al-Qudus (Đại Thiên Thần Jibril).} (Chương 2 – Albaqarah, câu 253).
Những vị vượt trội nhất trong các vị Thiên sứ có năm vị được gọi là Ulu Al-Azm: Nuh, Ibrahim, Musa, Ysa và Muhammad. Năm vị này được nói trong lời phán của Allah I:
﴿وَإِذۡ أَخَذۡنَا مِنَ ٱلنَّبِيِّ‍ۧنَ مِيثَٰقَهُمۡ وَمِنكَ وَمِن نُّوحٖ وَإِبۡرَٰهِيمَ وَمُوسَىٰ وَعِيسَى ٱبۡنِ مَرۡيَمَۖ وَأَخَذۡنَا مِنۡهُم مِّيثَٰقًا غَلِيظٗا ٧﴾ [سورة الأحزاب : 7]
{Và khi TA đã nhận lời giao ước từ các Nabi và từ Ngươi (Muhammad) và từ Nuh, Ibrahim, Musa và Ysa, con trai của Maryam, và TA đã nhận từ nơi họ lời giao ước thật nặng nề.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 7).
﴿شَرَعَ لَكُم مِّنَ ٱلدِّينِ مَا وَصَّىٰ بِهِۦ نُوحٗا وَٱلَّذِيٓ أَوۡحَيۡنَآ إِلَيۡكَ وَمَا وَصَّيۡنَا بِهِۦٓ إِبۡرَٰهِيمَ وَمُوسَىٰ وَعِيسَىٰٓۖ﴾ [سورة الشورى: 13]
{Ngài đã qui định cho các ngươi tôn giáo mà Ngài đã truyền xuống cho Nuh, và tôn giáo mà TA đã mặc khải cho Ngươi (Muhammad) cũng là những gì TA đã truyền cho Ibrahim, Musa và Isa.} (Chương 42 – Ash-Shura, câu 13).
Trong 5 vị Ulu Al-Azm này có hai vị vinh dự nhất, đó là hai vị Khaleel: Ibrahim u và Muhammad e, nhưng vị vinh dự nhất trong hai vị Khaleel là Thiên sứ Muhammad e. Sự vượt trội này là do chính Allah lựa chọn và phong tặng như Ngài đã phán:
﴿ٱللَّهُ يَصۡطَفِي مِنَ ٱلۡمَلَٰٓئِكَةِ رُسُلٗا وَمِنَ ٱلنَّاسِۚ﴾ [سورة الحج: 75]
{Allah chọn các vị Sứ giả (của Ngài) từ trong hàng ngũ các Thiên Thần và nhân loại.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 75).
Sứ mạng Nabi không được hình thành bởi sự tìm kiếm của người bề tôi qua sự nỗ lực nghiên cứu và hành đạo dưới nhiều dạng cũng như phải trải qua sự tu luyện khổ ai trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức và thể chất giống như những gì mà những người theo chủ nghĩa triết lý đã nói: Có thể gặt hái được những điều tiên tri (sứ mạng Nabi) đối với ai thấy bản thân mình đã đạt được sự hoàn hảo bên ngoài lẫn bên trong về kỷ cương và nguyên tắc sống, bởi sự hoàn hảo đó sẽ đánh bóng tấm gương bên trong và mở ra cái nhìn sâu sắc.
Sự tiên tri (sứ mạng Nabi) theo chủ nghĩa triết lý gồm ba đặc điểm:
Thứ nhất: Sức mạnh kiến thức, nó đạt được không bằng con đường học vấn mà bằng con đường sức mạnh.
Thứ hai: Sức mạnh của trí tưởng tượng, trí tưởng tượng ra trong bản thân những hình dạng của ánh sáng chân lý dùng để nói chuyện và diễn giải làm cho lời nói được lắng nghe.
Thứ ba: Sức mạnh ảnh hưởng trong nhân loại mà họ gọi đó là khuynh hướng trong thế giới tế bào chất.
Đó là những tính chất để đạt được sự tiên tri theo quan điểm của họ, chính vì vậy mà một số người Sufi đã đi tìm sự tiên tri, và điều đó đối với họ chỉ là một việc làm trong các việc làm.
Quan điểm và lời nói của họ hoàn toàn sai trái, Allah I đã phản bác lời nói của họ:
﴿وَإِذَا جَآءَتۡهُمۡ ءَايَةٞ قَالُواْ لَن نُّؤۡمِنَ حَتَّىٰ نُؤۡتَىٰ مِثۡلَ مَآ أُوتِيَ رُسُلُ ٱللَّهِۘ ٱللَّهُ أَعۡلَمُ حَيۡثُ يَجۡعَلُ رِسَالَتَهُۥ﴾ [سورة الأنعام: 124]
{Và khi có một câu Kinh nào đến với chúng thì chúng bảo rằng chúng tôi sẽ không bao giờ tin tưởng trừ phi chúng tôi nhận được điều giống như điều đã được ban cho các sứ giả của Allah. Allah biết rõ đâu là nơi mà Ngài phải đặt Thông Điệp của Ngài.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 124).
﴿ٱللَّهُ يَصۡطَفِي مِنَ ٱلۡمَلَٰٓئِكَةِ رُسُلٗا وَمِنَ ٱلنَّاسِۚ﴾ [سورة الحج: 75]
{Allah chọn các vị Sứ giả (của Ngài) từ trong hàng ngũ các Thiên Thần và nhân loại.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 75).
Như vậy, sứ mạng Nabi là sự lựa chọn từ nơi Allah I theo kiến thức sáng suốt và chí minh của Ngài đối với ai mà Ngài thấy thích hợp chứ nó không phải sự tìm kiếm để đạt được từ phía người bề tôi. Dĩ nhiên, các vị Nabi là những người có những phẩm chất và những ưu điểm vượt trội hơn những người khác. Tuy nhiên, họ không phải theo cách nghĩ của những kẻ triết học lệch lạc.
Những bằng chứng của sứ mạng Nabi
Những bằng chứng của sứ mạng Nabi là những bằng chứng khẳng định sứ mạng của Nabi Muhammad  là sự thật, và với chúng có thể xác định ai là những kẻ tự xưng mang trọng trách sứ mạng Nabi một cách giả dối. Có rất nhiều bằng chứng của sứ mạng Nabi và chúng rất đa dạng một cách không có giới hạn.
Một trong các bằng chứng của sứ mang Nabi là phép màu. Phép màu của Nabi là những điều huyền diệu trước những thách thức, là điều vượt xa mức bình thường được Allah ban cho nó xảy ra trên đôi tay của ai mà Ngài lựa chọn cho sứ mạng Nabi nhằm khẳng định sự trung thực cũng như để chứng thực sứ mạng của vị Nabi đó. Những phép màu hay những điều huyền diệu của các vị Thiên sứ thì có rất nhiều, chẳng hạn như: con lạc đà cái được ban cho Nabi Saleh u làm bằng chứng cho người dân của Người, sự biến đổi cây gậy thành con rắn của Nabi Musa u, làm cho người mù sáng mắt và làm cho người bị bệnh cùi có lại làn da bình thường cũng như làm cho người chết sống lại từ một hành động vuốt và xoa của Nabi Ysa u. Riêng những phép màu của Thiên sứ Muhammad e của chúng ta thì cũng khá nhiều, trong đó phép màu vĩ đại và phi thường nhất là Qur’an, Nó là một phép màu còn mãi mà Allah I đã thách thức toàn thể loài Jinn và loài người; Ngoài Qur’an thì có những phép màu khác như sự kiện Isra’ (thăng thiên) và Mi’raaj (chuyến dạ hành), hiện tượng mặt trăng chẻ làm đôi, hạt sỏi Tasbih khi nằm trên lòng bàn tay của Người, và Người thông điệp cho biết về những sự việc đã xảy ra trong quá khứ và những điều sẽ xảy ra trong tương lai, Người đã cho những cộng đồng biết về những điều sẽ xảy ra cho họ ở tương lai từ việc giành thắng lợi, kẻ thù của họ thất bại và tất cả đều xảy ra như lời Người đã thông điệp; một trong những phép màu của Nabi Muhammad e của chúng ta là người mang đến những giáo lý cũng như những thông tin đã được thực tế khám phá và chứng minh rằng những giáo lý và các thông tin phải đến từ một trí tuệ vượt trội hơn trí tuệ con người.
Một trong những bằng chứng của sứ mạng Nabi là sự phù hộ của Allah I dành cho các vị Nabi, bởi lẽ như đã biết rằng đường lối cũng như thông lệ của Allah là không phù hộ kẻ giả dối giống như Ngài đã phù hộ cho người trung thực mà ngược lại Ngài sẽ vạch trần sự giả dối của y và không để y giành thắng lợi trong sự giả dối đó, thậm chí Ngài sẽ phải hủy diệt y; còn nếu như Ngài vẫn ban sự thắng lợi cho một tên vua bạo quyền và ác bá là bởi vì hắn không tự xưng mình mang sứ mạng Nabi và cũng không phủ nhận Ngài mà hắn chỉ bất công trong vương quyền của hắn và Allah I chỉ để những kẻ bất công giống như hắn đi theo như Ngài đã phán:
﴿وَكَذَٰلِكَ نُوَلِّي بَعۡضَ ٱلظَّٰلِمِينَ بَعۡضَۢا بِمَا كَانُواْ يَكۡسِبُونَ ١٢٩﴾ [سورة الأنعام: 129]
{Và cũng như thế, TA (Allah) làm cho một số tên bất công và ác nhân kết thân với nhau bởi những điều (tội lỗi) mà chúng đã phạm.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 129).
Điều này khác với việc ai đó bảo rằng Allah I đã cử y đến nhưng y là kẻ nói dối thì Ngài sẽ không ủng hộ y, tuy nhiên có thể Ngài sẽ để mặc y trong một thời gian rồi sau đó Ngài sẽ hủy diệt y.
Có rất nhiều cách để phân biệt giữa người trung thực và kẻ giả dối, ngay cả đối với các sự việc không phải là việc tự xưng mang sứ mạng Nabi thì dĩ nhiên đối với việc tự xưng mang sứ mạng Nabi chắc chắn phải có nhiều cách phân biệt hơn nữa.  
Như đã biết rằng người tự xưng mình mang trọng trách sứ mạng Nabi hay Thiên sứ thì hoặc người đó là người phúc đức và có phẩm chất đạo hạnh tốt nhất trong nhân loại hoặc người đó là người kém cõi và tệ nhất trong phẩm chất đạo đức. Chính vì lẽ này mà một trong những người có trí tuệ khôn ngoan và sáng suốt trong việc nhận thức khi được Thiên sứ của Allah e rao truyền và kêu gọi họ đến với Islam thì y nói với Người: Thề bởi Allah, ta chỉ nói với ngươi một lời duy nhất, nếu ngươi trung thực thì ngươi là người cao quý trong mắt ta hơn còn nếu ngươi giả dối thì ngươi là người đáng khinh.
Bất cứ ai giả dối tự xưng mình mang sứ mạng Nabi thì đều để lộ ra ngoài sự ngu dốt, dối trá, giả tạo cũng như những bản chất xấu, còn bất cứ ai là người trung thực trong việc khẳng định mình mang trọng trách sứ mạng Nabi thì những biểu hiện từ kiến thức, sự chân thật, đạo hạnh và những điều phúc lành được phơi bày. Bởi vì một vị Thiên sứ đích thực phải thông tin cho mọi người biết những điều nhất định nào đó, y phải ra lệnh cho mọi người làm những điều nhất định nào đó và bản thân y phải thực hiện những điều đó, còn kẻ giả tạo sẽ lộ ra chân tướng giả tạo của mình qua những gì mà y sai bảo mọi người cũng như những gì mà y thông điệp từ nhiều phương diện.
Từ lý lẽ trên, chắc chắn có người sẽ hỏi cách phân biệt giữa các bằng chứng của sứ mạng Nabi và những gì đến từ những thầy bùa, bói toán cũng như những việc làm thần bí được phổ biến ngày hôm nay. Câu trả lời là: có rất nhiều sự khác nhau giữa các bằng chứng của sứ mạng Nabi và những điều đến từ các thầy bùa, bói toán, tiêu biểu:
    Các thông tin đến từ các vị Nabi không hề sai và các sự việc sẽ diễn ra đúng theo những gì họ đã thông tin cho biết, khác với các thông tin của những tên thầy bói, các nhà chiêm tinh rằng đa số các thông tin họ đưa ra đều giả dối và ngay cả đôi lúc họ nói thật về một số điều do Shaytan mách bảo họ nhưng những tên Shaytan vẫn thêm bớt vào sự việc đó khi chúng nghe lén từ các cuộc đàm nghị ở trên trời của các Thiên Thần.
    Các tên thầy bói, các nhà thầy bùa và ma thuật làm ra những điều khác thường nào đó thì những điều đó không nằm ngoài khả năng của loài Jinn và con người tức con người và loài Jinn vẫn có khả năng làm ra giống như vậy; khác với những dấu hiệu của các vị Nabi rằng không ai từ loài Jinn hay loài người có khả năng làm giống những dấu hiệu đó của họ như Allah I đã phán:
﴿قُل لَّئِنِ ٱجۡتَمَعَتِ ٱلۡإِنسُ وَٱلۡجِنُّ عَلَىٰٓ أَن يَأۡتُواْ بِمِثۡلِ هَٰذَا ٱلۡقُرۡءَانِ لَا يَأۡتُونَ بِمِثۡلِهِۦ وَلَوۡ كَانَ بَعۡضُهُمۡ لِبَعۡضٖ ظَهِيرٗا ٨٨﴾ [سورة الإسراء: 88]
{Hãy bảo họ (Muhammad!): Nếu loài người và loài Jinn có hợp sức nhau lại để làm một kinh sách giống như Qur’an này thì cũng không bao giờ có thể làm được giống như Nó, cho dù chúng có nỗ lực hỗ trợ nhau đến mấy đi chăng nữa} (Chương 17 – Al-Isra’, câu 88).
Không ai có thể làm giống các dấu hiệu của các vị Nabi bởi chính Allah I là Đấng đã làm ra những dấu hiệu đó và chúng là dấu hiệu để chứng thực cho các vị Nabi đích thực của Ngài chẳng hạn như việc chẻ đôi mặt trăng, cây gậy biến thành con rắn, hạt sỏi tụng niệm và tán dương thành tiếng, thức ăn và thức uống từ số lượng ít trở thành số lượng nhiều. Tất cả những sự việc đó đều là do quyền năng của Allah I.
    Đối với các vị Nabi đích thực, những ai theo họ là người có đức tin, thần phục và thờ phượng một mình Allah I duy nhất theo đúng những gì Ngài ra lệnh và sai bảo, và họ tin tất cả những gì mà các vị Nabi mang đến; riêng đối với các thầy bùa, các nhà bói toán thì chỉ có những người thờ đa thần đi theo họ, chỉ có những người phủ nhận lời mặc khải của Allah I mới theo họ.
    Niềm tin bản năng và trí tuệ luôn tương đồng với những điều mà các vị Nabi mang đến, còn những tên thầy bói, thầy bùa và những tên giả mạo thì luôn đi khác với lý lẽ của trí tuệ và niềm tin bản năng.
    Các vị Nabi đến mang những điều làm hoàn thiện niềm tin bản năng và trí tuệ còn bói toán và bùa phép cũng như sự giả dối chỉ làm hư hại niềm tin bản năng và trí tuệ.
    Các phép màu của các vị Nabi không đến từ bản thân họ mà đến từ Allah. Những phép màu đó chính Allah đã làm dùng để chứng minh cho sứ mạng của họ như mặt trăng chẻ đôi, cây gậy biến thành rắn, Qur’an, thông tin về những điều vô hình. Tất cả các dấu hiệu cũng như những phép lạ đều đến từ nơi Allah chứ không đến từ tạo vật như Allah đã phán với vị Nabi của Ngài khi họ yêu cầu Người mang đến một dấu hiệu lạ:
﴿وَقَالُواْ لَوۡلَآ أُنزِلَ عَلَيۡهِ ءَايَٰتٞ مِّن رَّبِّهِۦۚ قُلۡ إِنَّمَا ٱلۡأٓيَٰتُ عِندَ ٱللَّهِ وَإِنَّمَآ أَنَا۠ نَذِيرٞ مُّبِينٌ ٥٠﴾ [سورة العنكبوت: 50]
{Và chúng bảo: “Tại sao Thượng Đế của Y (Muhammad) đã không ban xuống cho Y những phép lạ?” Hãy nói đi (Muhammad): “Quả thật, các phép lạ đều chỉ thuộc về Allah, còn Ta chỉ là một người cảnh báo công khai”.} (Chương 29 – Al-Ankabut, câu 50).
Còn những điều lạ từ các thầ
y bói toán, các thầy bùa là những điều đến từ các việc làm của tạo vật.
Sự khác biệt giữa các phép lạ của các vị Nabi và những điều khác thường của các thầy bói, thầy bùa thì có rất nhiều và rất rõ ràng. Và ai muốn biết thêm thì hãy tìm hiểu cuốn sách Kitaab Annubuwaat của Sheikh Islam Ibnu Taymiyah .
Phép lạ của Qur’an
Phép lạ vĩ đại nhất trong số các phép lạ của Nabi Muhammad là Thiên Kinh Qur’an, bởi vì mỗi vị Nabi đều có những phép lạ đặc trưng và thích hợp với hoàn cảnh của cư dân mình. Chính vì lẽ này, khi mà bùa ngải và ma thuật làm mưa làm gió trong cộng đồng của Fir’aun thì Nabi Musa u đến với chiếc gậy có thể biến hình giống như những gì mà những tên thầy bùa và ma thuật đã làm nhưng chính những tên thầy bùa và ma thuật đã nhận ra những gì Nabi Musa u mang đến là thật chứ không phải bùa phép và trò phù thủy giống như họ; Allah I phán:
﴿فَأُلۡقِيَ ٱلسَّحَرَةُ سَٰجِدِينَ ٤٦ قَالُوٓاْ ءَامَنَّا بِرَبِّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ٤٧ رَبِّ مُوسَىٰ وَهَٰرُونَ ٤٨﴾ [سورة الشعراء: 46 - 48]
{Bởi thế, những tên phù thủy cúi xuống quỳ lạy (vì khiếp sợ) và tuyên bố: “Chúng tôi xin tin tưởng nơi Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài, Thượng Đế của Musa và Harun”.} (Chương 26 – Ash-Shu’ara’, câu 46 – 48).
Vào thời đại của Nabi Ysa u, thời đại mà các thầy thuốc chữa bệnh lan tràn, có mặt khắp nơi. Nabi Ysa u đến làm lúng túng và bối rối giới thầy thuốc của thời đại đó bằng việc làm người chết sống lại, chữa sáng mắt cho người mù, chữa khỏi bệnh cùi và tạo ra chim bay từ đất được nắn tạo hình bằng sự cho phép của Allah.
Rồi đến thời đại của Thiên sứ Muhammad e, đó là thời đại của văn chương, ngôn từ và thơ ca nên Allah dựng lên Thiên sứ Muhammad với một phép màu qua Kinh Qur’an mà Allah I đã phán về Nó:
﴿لَّا يَأۡتِيهِ ٱلۡبَٰطِلُ مِنۢ بَيۡنِ يَدَيۡهِ وَلَا مِنۡ خَلۡفِهِۦۖ تَنزِيلٞ مِّنۡ حَكِيمٍ حَمِيدٖ ٤٢ ﴾ [سورة فصلت: 42]
{Không một điều giả dối nào có thể xâm nhập Nó từ đằng trước hay đằng sau. Bởi lẽ, Nó do Đấng rất mực sáng suốt và đáng khen ngợi ban xuống.} (Chương 41 – Fussilat, câu 42).
Phép lạ này của Qur’an vẫn còn mãi theo thời gian. Quả thật, Allah I đã chọn phép lạ này cho bức Thông Điệp cuối cùng của Ngài gởi đến toàn thể nhân loại. Bởi thế, Qur’an là một phép lạ vì mọi thế hệ trong mỗi giai đoạn khi đọc Nó đều biết rằng Nó là lời phán của Allah chứ không phải là lời nói của con người. Và Allah đã thách thức loài người và Jinn mang đến một quyển kinh giống như vậy và thách thức ngay cả chỉ một chương kinh nhưng đã không có bất cứ ai có khả năng kể từ khi Thiên sứ Muhammad e nhận lãnh sứ mạng cho tới thời đại của chúng ta ngày nay và chắc chắc sẽ cho đến Ngày Tận Thế cũng không có bất kỳ ai có khả năng làm điều đó mặc dù có rất nhiều kẻ thù luôn chống đối Thiên sứ của Allah và phá hoại tôn giáo Islam trải qua các giai đoạn lịch sử. Allah, Đấng Tối Cao:
﴿وَإِن كُنتُمۡ فِي رَيۡبٖ مِّمَّا نَزَّلۡنَا عَلَىٰ عَبۡدِنَا فَأۡتُواْ بِسُورَةٖ مِّن مِّثۡلِهِۦ وَٱدۡعُواْ شُهَدَآءَكُم مِّن دُونِ ٱللَّهِ إِن كُنتُمۡ صَٰدِقِينَ ٢٣ فَإِن لَّمۡ تَفۡعَلُواْ وَلَن تَفۡعَلُواْ فَٱتَّقُواْ ٱلنَّارَ ٱلَّتِي وَقُودُهَا ٱلنَّاسُ وَٱلۡحِجَارَةُۖ أُعِدَّتۡ لِلۡكَٰفِرِينَ ٣٣﴾ [سورة البقرة : 23، 24]
{Và nếu các ngươi nghi ngờ về những điều TA đã ban xuống cho người bề tôi của TA thì các ngươi cứ thử mang đến một chương giống như của nó (Qur’an) xem, rồi các ngươi hãy kêu gọi các nhân chứng của các ngươi ngoài Allah xác nhận nếu các ngươi nói thật. Nhưng nếu các ngươi không làm được và chắc chắn các ngươi không bao giờ làm được thì các ngươi hãy sợ Hỏa Ngục, nơi mà chất đốt của nó là con người và đá (ngẫu tượng), nơi mà TA (Allah) đã chuẩn bị dành cho những người vô đức tin.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 23, 24).
Sự thách thức này vẫn tiếp tục cho tới giờ Tận Thế, nó được thể hiện trong lời {Nhưng nếu các ngươi không làm được và chắc chắn các ngươi không bao giờ làm được.}.
Allah I phán trong một chương khác:
﴿أَمۡ يَقُولُونَ تَقَوَّلَهُۥۚ بَل لَّا يُؤۡمِنُونَ ٣٣ فَلۡيَأۡتُواْ بِحَدِيثٖ مِّثۡلِهِۦٓ إِن كَانُواْ صَٰدِقِينَ ٣٤﴾ [سور ة الطور: 33، 34]
{Phải chăng chúng nói: “Y (Muhammad) bịa đặt nó”. Không, chúng không tin. Thế hãy để chúng mang đến một Lời giống như Nó (Qur’an) nếu chúng là những kẻ nói thật.} (Chương 52 – Attur, câu 33, 34).
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: Sự thách thức này đã được phán xuống ở Makkah vì chương Yunus, Hud, Attur đều là những chương được mặc khải xuống tại Makkah. Sau đó, Ngài lại thách thức tại Madinah sau cuộc dời cư Hijrah trong chương Albaqarah câu 23, 24.
Ngài đã đề cập đến hai điều trong lời {Nhưng nếu các ngươi không làm được và chắc chắn các ngươi không bao giờ làm được.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 24) : Nếu các ngươi không làm được và các ngươi biết rằng Nó là sự thật đến từ nơi Allah thì các ngươi hãy sợ Ngài vì Ngài sẽ trừng phạt các ngươi về việc các ngươi phủ nhận Nó bằng lửa của Hỏa Ngục nơi được chuẩn bị cho những người vô đức tin. Điều thứ hai: {và chắc chắn các ngươi không bao giờ làm được}, “không bao giờ” ở đây mang ý nghĩa phủ định ở tương lai tức khẳng định rằng họ sẽ không bao giờ có thể mang đến một chương nào giống như Qur’an dù họ có cố gắng như thế nào trong tương lai mai sau. Allah phán ra lệnh bảo vị Thiên sứ của Ngài e:
﴿قُل لَّئِنِ ٱجۡتَمَعَتِ ٱلۡإِنسُ وَٱلۡجِنُّ عَلَىٰٓ أَن يَأۡتُواْ بِمِثۡلِ هَٰذَا ٱلۡقُرۡءَانِ لَا يَأۡتُونَ بِمِثۡلِهِۦ وَلَوۡ كَانَ بَعۡضُهُمۡ لِبَعۡضٖ ظَهِيرٗا ٨٨﴾ [سورة الإسراء: 88]
{Hãy bảo họ (Muhammad!): Nếu loài người và loài Jinn có hợp sức nhau lại để làm một kinh sách giống như Qur’an này thì cũng không bao giờ có thể làm được giống như Nó, cho dù chúng có nỗ lực hỗ trợ nhau đến mấy đi chăng nữa} (Chương 17 – Al-Isra’, câu 88).
Allah I ra lệnh bảo Thiên sứ Muhammad e thách thức cho tất cả tạo vật của Ngài biết về phép lạ của Qur’an, dù tất cả họ có hợp sức lại với nhau để mang đến một thứ gì đó giống với Qur’an thì cuối cùng họ cũng chỉ bất lực. Điều đó đã được chứng thực vì từ lúc Thiên sứ Muhammad e nhận lãnh sứ mạng đến nay thì sự việc cứ như thế, sự thách thức vẫn còn đó chưa ai có thể làm được.
Như đã biết, trước khi nhận lãnh sứ mạng thì dân chúng lúc đó đều là những kẻ vô đức tin, rồi khi Người e nhận lãnh sứ mạng thì cũng chỉ một số ít đi theo phần đông còn lại là vô đức tin. Họ là những người luôn nỗ lực tìm đủ mọi cách hầu muốn chống phá Qur’an. Có lúc họ tìm đến người dân kinh sách và hỏi họ về những điều vô hình, chẳng hạn như họ hỏi về câu chuyện của Yusuf, câu chuyện về những người trong hang núi, về Zdul-Qarnain rồi họ họp lại để cùng nhau hỏi Người e để xác minh thông tin. Có lúc họ lại nói Người e là tên điên, có lúc là tên phù thủy, thầy bói, nhà thơ cũng như những lời xưng hô mà bản thân họ và những ai khác đều biết đó là sự vu khống. Nhưng khi Người e thách thức họ thì họ mới ngưng lời nói của họ vì họ biết chắc họ không có khả năng bởi lẽ nếu họ có khả năng là họ đã làm ngay.
Thiên Kinh Qur’an là một phép màu từ nơi Allah I qua nhiều phương diện khác nhau từ phương diện ngôn từ và câu cú, phương diện về nội dung ý nghĩa, phương diện thông điệp cho biết về những sự việc vô hình ở quá khứ và những sự việc vô hình ở tương lai và phương diện về hệ thống giáo lý.
Ismah của các vị Nabi (Các vị Nabi được bảo vệ khỏi những điều sai quấy và tội lỗi)
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: “Các vị Nabi của Allah là những người được Ngài bảo vệ khỏi những lỗi sai trong những gì mà họ truyền đạt từ bức Thông Điệp của Ngài. Điều này được thống nhất trong tất cả cộng đồng Islam, chính vì vậy bắt buộc phải tin vào tất những gì họ mang đến như Ngài đã phán:
﴿قُولُوٓاْ ءَامَنَّا بِٱللَّهِ وَمَآ أُنزِلَ إِلَيۡنَا وَمَآ أُنزِلَ إِلَىٰٓ إِبۡرَٰهِ‍ۧمَ وَإِسۡمَٰعِيلَ وَإِسۡحَٰقَ وَيَعۡقُوبَ وَٱلۡأَسۡبَاطِ وَمَآ أُوتِيَ مُوسَىٰ وَعِيسَىٰ وَمَآ أُوتِيَ ٱلنَّبِيُّونَ مِن رَّبِّهِمۡ لَا نُفَرِّقُ بَيۡنَ أَحَدٖ مِّنۡهُمۡ وَنَحۡنُ لَهُۥ مُسۡلِمُونَ ١٣٦ فَإِنۡ ءَامَنُواْ بِمِثۡلِ مَآ ءَامَنتُم بِهِۦ فَقَدِ ٱهۡتَدَواْۖ وَّإِن تَوَلَّوۡاْ فَإِنَّمَا هُمۡ فِي شِقَاقٖۖ فَسَيَكۡفِيكَهُمُ ٱللَّهُۚ وَهُوَ ٱلسَّمِيعُ ٱلۡعَلِيمُ ١٣٧﴾  [سورة البقرة: 136، 137]
{Các ngươi hãy nói: Chúng tôi tin nơi Allah và tin nơi những gì được ban xuống cho chúng tôi cũng như những gì được ban xuống cho Nabi Ibrahim, Isma’il, Ishaq, Yacob và các bộ lạc của Israel và những gì được ban xuống cho Nabi Musa và Ysa cùng với những gì được ban xuống cho các vị Nabi  từ Thượng Đế của họ, chúng tôi không phân biệt và kỳ thị bất kỳ một vị Nabi nào trong số họ và chúng tôi là những người Muslim (thần phục Allah). Bởi vậy, nếu họ tin tưởng nơi những điều giống với những điều đã được ban cho các ngươi (hỡi người Muslim!) thì chắc chắn họ đi đúng đường. Ngược lại, nếu họ quay lưng làm ngơ thì chính họ mới là những kẻ đã chia rẽ tôn giáo.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 136, 137).
﴿ءَامَنَ ٱلرَّسُولُ بِمَآ أُنزِلَ إِلَيۡهِ مِن رَّبِّهِۦ وَٱلۡمُؤۡمِنُونَۚ كُلٌّ ءَامَنَ بِٱللَّهِ وَمَلَٰٓئِكَتِهِۦ وَكُتُبِهِۦ وَرُسُلِهِۦ لَا نُفَرِّقُ بَيۡنَ أَحَدٖ مِّن رُّسُلِهِۦۚ وَقَالُواْ سَمِعۡنَا وَأَطَعۡنَاۖ غُفۡرَانَكَ رَبَّنَا وَإِلَيۡكَ ٱلۡمَصِيرُ ٢٨٥﴾  [سورة البقرة : 285]
{Thiên sứ (Muhammad) tin vào những gì được ban xuống cho Y từ Thượng Đế của Y và những người có đức tin cũng tin tưởng như thế. Tất cả đều tin tưởng nơi Allah, các Thiên thần của Ngài, các Kinh sách của Ngài và các vị sứ giả của Ngài. Họ đều nói: Bầy tôi không phân biệt và kỳ thị một vị nào trong các Sứ giả của Ngài. Bầy tôi xin nghe và vâng lời. Xin Ngài tha thứ cho bầy tôi. Lạy Thượng Đế của bầy tôi, chắc chắn bầy tôi sẽ quay lại với Ngài.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 285).
Đây là sự bảo vệ của Allah I dành cho các vị Nabi và với sự bảo vệ đó sứ mạng Nabi và Thiên sứ được thực thi một cách đúng đắn và ngay chính. Nabi là vị đại diện cho Allah về các thông tin còn Thiên sứ là vị được Allah cử phái đến, tất cả các vị Thiên sứ đều là Nabi nhưng không phải tất cả Nabi đều là Thiên sứ. Việc các vị Nabi được bảo vệ khỏi điều sai sót trong sứ mạng rao truyền các thông điệp của Allah I là điều được khẳng định dưới sự đồng thuận của tất cả các tín đồ Muslim. Còn riêng đối với những sự việc không liên quan đến việc rao truyền sứ mạng thì các vị Nabi có được bảo vệ hay không? Vấn đề này có sự bất đồng quan điểm, họ tranh luận nhau rằng liệu các vị Nabi được bảo vệ khỏi các đại tội hay các tiểu tội hoặc họ chỉ được bảo vệ khỏi một số tội lỗi hay họ được bảo vệ trong lời nói còn hành động thì không hoặc họ được bảo vệ khỏi sự vô đức tin và tội lỗi trước khi nhận lãnh sứ mạng?
Câu nói mà đại đa số người nói đồng thuận với những gì được các vị Salaf khẳng định rằng các vị Nabi được bảo vệ khỏi việc ngoan cố trên các tội lỗi một cách tuyệt đối, có nghĩa là họ có thể làm lỗi nhưng họ liền quay đầu sám hối và không tái phạm nữa. Bằng chứng cho câu nói này:
-    Họ là những người dẫn dắt và chỉ đạo cho mọi người, những gì họ sai bảo thì phải thực hiện còn những gì họ nghiêm cấm thì phải chấp hành. Cho nên họ không thể làm sai lệnh cũng như không thể vi phạm những điều cấm mà chính họ đã truyền đạt trừ những gì đã bị xóa bỏ để thay thế hoặc xóa bỏ vĩnh viễn.
-    Tội lỗi phủ định sự hoàn hảo, tuy nhiên người làm lỗi rồi biết ăn năn sám hối thì người đó hoàn hảo hơn. Một số vị Salaf nói: Nabi Abu Dawood u sau khi sám hối thì Người trở nên tốt hơn lúc trước khi làm lỗi. Một số khác nói: Nếu việc sám hối không phải là điều yêu thích nhất đối với Nabi Abu Dawood u thì Người đã không bị thử thách bởi tội lỗi để trở thành người cao quý hơn những người khác trong nhân loại. Thiên sứ của Allah e nói:
{لَلهُ أَشَدُّ فَرَحًا بِتَوْبَةِ عَبْدِهِ الْمُؤْمِنِ مِنْ رَجُلٍ فِى أَرْضٍ دَوِيَّةٍ مَهْلَكَةٍ مَعَهُ رَاحِلَتُهُ عَلَيْهَا طَعَامُهُ وَشَرَابُهُ فَنَامَ فَاسْتَيْقَظَ وَقَدْ ذَهَبَتْ فَطَلَبَهَا حَتَّى أَدْرَكَهُ الْعَطَشُ ثُمَّ قَالَ أَرْجِعُ إِلَى مَكَانِى الَّذِى كُنْتُ فِيهِ فَأَنَامُ حَتَّى أَمُوتَ. فَوَضَعَ رَأْسَهُ عَلَى سَاعِدِهِ لِيَمُوتَ فَاسْتَيْقَظَ وَعِنْدَهُ رَاحِلَتُهُ وَعَلَيْهَا زَادُهُ وَطَعَامُهُ وَشَرَابُهُ فَاللهُ أَشَدُّ فَرَحًا بِتَوْبَةِ الْعَبْدِ الْمُؤْمِنِ مِنْ هَذَا بِرَاحِلَتِهِ وَزَادِهِ} رواه البخاري ومسلم.
“Allah vui cho sự sám hối của người bề tôi của Ngài hơn cả niềm vui của một người đàn ông dừng chân tại một nơi hoang mạc khô cằn cùng với một con vật cưỡi mà trên lưng nó chở thức ăn và nước uống của y, y đặt đầu xuống và ngủ một giấc (vì quá mệt mỏi) nhưng khi y thức dậy thì không thấy con vật cưỡi của y nữa, y đi tìm nó dưới trời nắng thiêu đốt trong cơn khát và đói lả (nhưng không tìm thấy con vật) rồi y nói mình quay lại chỗ cũ nằm chờ chết, thế là y quay lại và nằm ngủ chờ chết, nhưng sau khi y tỉnh dậy thì y thấy con vật cưỡi đang ở bên cạnh y và trên lưng nó vẫn còn nguyên thức ăn và đồ uống. Allah vui cho sự sám hối của người bề tôi có đức tin hơn cả người đàn ông tìm được con vật cưỡi và lương thực của y (trong tình cảnh này)” (Albukhari, Muslim).
Một số khác không đồng thuận với câu nói này và họ đã suy diễn. Hành động suy diễn của họ giống sự suy diễn của nhóm phái Jahmiyah, Qadriyah và Dariyah về các tên gọi và các thuộc tính cũng như các văn bản giáo lý nói về sự tiền định. Những người này cho rằng họ tôn vinh các vị Nabi nhưng thực tế họ lại phủ nhận, và họ nói họ có đức tin nơi các vị Nabi nhưng thực tế họ vô đức tin vì họ đã bóp méo lời nói của các vị Nabi. Allah I phán:
﴿قُلۡ أَطِيعُواْ ٱللَّهَ وَأَطِيعُواْ ٱلرَّسُولَۖ فَإِن تَوَلَّوۡاْ فَإِنَّمَا عَلَيۡهِ مَا حُمِّلَ وَعَلَيۡكُم مَّا حُمِّلۡتُمۡۖ وَإِن تُطِيعُوهُ تَهۡتَدُواْۚ وَمَا عَلَى ٱلرَّسُولِ إِلَّا ٱلۡبَلَٰغُ ٱلۡمُبِينُ ٥٤﴾ [سورة النور: 54]
{Hãy bảo chúng: “Hãy vâng lệnh Allah và vâng lệnh Sứ giả (Muhammad)”. Nhưng nếu các ngươi quay bỏ đi thì (nên biết rằng) Y chỉ chịu trách nhiệm về việc làm của Y, còn các ngươi phải chịu trách nhiệm về việc làm của các ngươi. Và nếu các ngươi vâng lệnh Y thì sẽ được hướng dẫn đúng đường bởi vì nhiệm vụ của một sứ giả chỉ là công khai truyền đạt (Thông điệp của Allah).} (Chương 24 – Annur, câu 54).
Allah I không đề cập một điều gì trong Qur’an về vấn đề rằng các vị Nabi không làm tội mà Ngài thường phán kể về họ cùng với sự sám hối và cầu xin tha thứ. Chẳng hạn như lời phán của Ngài về Nabi Adam u và vợ của Người:
﴿قَالَا رَبَّنَا ظَلَمۡنَآ أَنفُسَنَا وَإِن لَّمۡ تَغۡفِرۡ لَنَا وَتَرۡحَمۡنَا لَنَكُونَنَّ مِنَ ٱلۡخَٰسِرِينَ ٢٣ ﴾  [سورة  الأعراف: 23]
{Hai người họ thưa: Lạy Thượng Đế của bầy tôi, quả thật bầy tôi đã tự bất công với chính bản thân mình, nếu không được Ngài tha thứ và đoái thương thì chắc chắn bầy tôi đã trở thành những kẻ thua thiệt.} (Chương 7 – Al-‘Araf, câu 23).
Allah I phán về lời của Nabi Nuh u:
﴿قَالَ رَبِّ إِنِّيٓ أَعُوذُ بِكَ أَنۡ أَسۡ‍َٔلَكَ مَا لَيۡسَ لِي بِهِۦ عِلۡمٞۖ وَإِلَّا تَغۡفِرۡ لِي وَتَرۡحَمۡنِيٓ أَكُن مِّنَ ٱلۡخَٰسِرِينَ ٤٧﴾ [سورة هود: 47]
{Y nói: Lạy Thượng Đế của bề tôi, bề tôi xin Ngài che chở khỏi việc bề tôi cầu xin và đòi hỏi Ngài những điều mà bề tôi không có kiến thức; và nếu Ngài (Allah) không tha thứ cho bề tôi, không thương xót bề tôi thì bề tôi sẽ trở thành một trong đám người thua thiệt.} (Chương 11 – Hud, câu 47).
Allah I phán về lời của vị Khaleel của Ngài – Nabi Ibrahim u:
﴿رَبَّنَا ٱغۡفِرۡ لِي وَلِوَٰلِدَيَّ وَلِلۡمُؤۡمِنِينَ يَوۡمَ يَقُومُ ٱلۡحِسَابُ ٤١﴾ [سورة  إبراهيم: 41]
{Lạy Thượng Đế của bầy tôi, xin Ngài tha thứ tội lỗi cho bề tôi, cho cha mẹ của bề tôi và cho những người có đức tin vào Ngày Phán Xét.} (Chương 14 – Ibrahim, câu 41).
﴿وَٱلَّذِيٓ أَطۡمَعُ أَن يَغۡفِرَ لِي خَطِيٓ‍َٔتِي يَوۡمَ ٱلدِّينِ ٨٢﴾ [سورة الشعراء: 82]
 {Và Ngài là Đấng mà tôi hy vọng sẽ tha thứ cho tôi về những lỗi lầm của tôi vào Ngày Phán Xét”.} (Chương 26 – Ash-Shu’ara, câu 82).
Allah I phán về lời của Musa u:
﴿أَنتَ وَلِيُّنَا فَٱغۡفِرۡ لَنَا وَٱرۡحَمۡنَاۖ وَأَنتَ خَيۡرُ ٱلۡغَٰفِرِينَ ١٥٥ ۞وَٱكۡتُبۡ لَنَا فِي هَٰذِهِ ٱلدُّنۡيَا حَسَنَةٗ وَفِي ٱلۡأٓخِرَةِ إِنَّا هُدۡنَآ إِلَيۡكَۚ﴾ [سورة الأعراف: 155، 156]
{Ngài là Đấng Bảo Hộ của bầy tôi, xin Ngài hãy tha thứ cho bầy tôi và thương xót bầy tôi bởi Ngài là Đấng Tha Thứ tốt nhất. Xin Ngài hãy định đoạt điều tốt lành cho bầy tôi ở cõi trần này và điều tốt lành ở cõi Đời Sau, quả thật bầy tôi sẽ quay về với Ngài.} (Chương 7 – Al-A’raf, câu 155, 156).
﴿قَالَ رَبِّ إِنِّي ظَلَمۡتُ نَفۡسِي فَٱغۡفِرۡ لِي فَغَفَرَ لَهُۥٓۚ إِنَّهُۥ هُوَ ٱلۡغَفُورُ ٱلرَّحِيمُ ١٦﴾ [سورة القصص: 16]
{Musa thưa: “Lạy Thượng Đế của bề tôi! Bề tôi đã tự hại bản thân mình, xin Ngài hãy tha thứ cho bề tôi”. Bởi thế, (Allah) đã tha thứ cho y. Quả thật, Ngài là Đấng Hằng Tha thứ, Đấng rất mực Khoan dung.} (Chương 28 – Al-Qisas, câu 16).
﴿فَلَمَّآ أَفَاقَ قَالَ سُبۡحَٰنَكَ تُبۡتُ إِلَيۡكَ وَأَنَا۠ أَوَّلُ ٱلۡمُؤۡمِنِينَ ١٤٣﴾ [سورة الأعراف: 143]
{Rồi sau khi Y tỉnh lại, Y thưa: “Quang vinh thay Ngài, bề tôi xin sám hối với Ngài và bề tôi là người đầu tiên tin nơi Ngài”.} (Chương 7 – Al-A’raf, câu 143).
Allah I phán về lời của Nabi Dawood u:
﴿فَٱسۡتَغۡفَرَ رَبَّهُۥ وَخَرَّۤ رَاكِعٗاۤ وَأَنَابَ۩ ٢٤ فَغَفَرۡنَا لَهُۥ ذَٰلِكَۖ وَإِنَّ لَهُۥ عِندَنَا لَزُلۡفَىٰ وَحُسۡنَ مَ‍َٔابٖ ٤٠﴾ [سورة  ص: 24، 25]
{Y xin Thượng Đế của Y tha thứ và Y cúi mình quay về sám hối với Ngài và TA (Allah) đã tha thứ cho Y về sự việc đó. Và Y thực sự có được ở nơi TA một chỗ gần kề và một nơi trở về tốt đẹp.} (Chương 38 – Sad, câu 24, 25).
Allah I phán về lời của Nabi Sulayman u:
﴿قَالَ رَبِّ ٱغۡفِرۡ لِي وَهَبۡ لِي مُلۡكٗا لَّا يَنۢبَغِي لِأَحَدٖ مِّنۢ بَعۡدِيٓۖ إِنَّكَ أَنتَ ٱلۡوَهَّابُ ٣٥﴾ [سورة  ص: 35]
{Y cầu nguyện: “Lạy Thượng Đế của bề tôi, xin Ngài tha thứ cho bề tôi và hãy ban cho bề tôi vương quyền mà Ngài sẽ không cho ai thời sau bề tôi giống như vậy, bởi quả thật Ngài là Đấng Hằng Ban Phát.} (Chương 38 – Sad, câu 35).
Riêng Nabi Yusuf u thì Allah I đã không đề cập đến bất cứ tội lỗi nào của Người cho nên Ngài cũng không đề cập đến lời cầu xin tha thứ của Người, không những thế, Ngài I còn phán:
﴿كَذَٰلِكَ لِنَصۡرِفَ عَنۡهُ ٱلسُّوٓءَ وَٱلۡفَحۡشَآءَۚ إِنَّهُۥ مِنۡ عِبَادِنَا ٱلۡمُخۡلَصِينَ ٢٤﴾ [سورة يوسف: 24]
{Như thế là để TA (Allah) đưa những điều xấu xa và thô bỉ ra khỏi Y, bởi quả thật Y là người chân tâm và trung thực trong số các bề tôi của TA.} (Chương 12 – Yusuf, câu 24).
Allah I phán cho biết rằng Ngài đã loại bỏ những điều xấu xa và tội lỗi ra khỏi Nabi Yusuf u, điều này cho thấy rằng Người u không làm điều tội lỗi. Riêng lời phán:
﴿وَلَقَدۡ هَمَّتۡ بِهِۦۖ وَهَمَّ بِهَا لَوۡلَآ أَن رَّءَا بُرۡهَٰنَ رَبِّهِۦۚ﴾ [سورة يوسف: 24]
{Và quả thật nữ ta muốn (thân xác của) Y và Y cũng sẽ động lòng nếu như Y không thấy rõ bằng chứng Thượng Đế của Y.} (Chương 12 – Yusuf, câu 24).
Ý muốn chia thành hai dạng như Imam Ahmad  đã nói: Ý muốn trong tư tưởng và ý muốn ngoan cố.
Quả thật, hai dạng ý muốn này đã được Thiên sứ của Allah e nói:
{قَالَ اللهُ عَزَّ وَجَلَّ إِذَا هَمَّ عَبْدِى بِحَسَنَةٍ وَلَمْ يَعْمَلْهَا كَتَبْتُهَا لَهُ حَسَنَةً فَإِنْ عَمِلَهَا كَتَبْتُهَا عَشْرَ حَسَنَاتٍ إِلَى سَبْعِمِائَةِ ضِعْفٍ وَإِذَا هَمَّ بِسَيِّئَةٍ وَلَمْ يَعْمَلْهَا لَمْ أَكْتُبْهَا عَلَيْهِ فَإِنْ عَمِلَهَا كَتَبْتُهَا سَيِّئَةً وَاحِدَةً} رواه مسلم.
“Allah, Đấng Tối Cao phán: Nếu người bề tôi của TA muốn làm một điều tốt nhưng không thực hiện thì TA sẽ ban cho y một ân phước, còn khi y đã thực hiện điều tốt đó thì TA sẽ ban cho y mười ân phước và nhân lên đến bảy trăm lần. Tuy nhiên, nếu y muốn làm một điều xấu nhưng y không làm thì TA không ghi tội cho y, còn khi y đã thực hiện điều xấu đó thì TA chỉ ghi cho y một tội duy nhất.” (Muslim).
Naib Yusuf u gần như muốn động lòng nhưng Người đã từ bỏ nó vì Allah I. Chính vì thế Allah I đã loại bỏ điều xấu và thô bỉ khỏi Người bởi Người đã thành tâm vi Ngài.
Như vậy, một người chủ thể khi có ý định làm điều tội nhưng lòng Ikhlaas của y đã chống lại ý định đó của y, nó hướng trái tim của y khỏi điều tội lỗi đó vì Allah I, Ngài phán:
﴿إِنَّ ٱلَّذِينَ ٱتَّقَوۡاْ إِذَا مَسَّهُمۡ طَٰٓئِفٞ مِّنَ ٱلشَّيۡطَٰنِ تَذَكَّرُواْ فَإِذَا هُم مُّبۡصِرُونَ ٢٠١﴾ [سورة الأعراف: 201]
{Quả thật những ai kính sợ Allah một khi bị Shaytan xúi giục, y liền nhớ đến (Allah) thì y sẽ bừng tỉnh và sáng suốt trở lại.} (Chương 7 – Al-A’raf, câu 201).
Những lý giải trên đã thể hiện câu trả lời cho những ai nói rằng Allah I không cử bất cứ một vị Nabi nào trừ phi vị ấy là người được Ngài bảo vệ khỏi mọi điều tội lỗi trước sứ mạng Nabi. Đây là lời nói của nhóm Rafidhah và những nhóm phái khác. Tương tự, những ai nói rằng Allah I không dựng lên bất cứ một vị Nabi nào trừ phi vị đó là người đã có đức tin trước sứ mạng Nabi vì họ đã nghĩ rằng người làm tội lỗi sau khi đã ăn năn sám hối vẫn là người không phúc lành. Đây là lối suy nghĩ sai lệch bởi lẽ sự khiển trách và hình phạt chỉ dành cho những người làm điều tội chứ không dành cho những người biết ăn năn sám hối. Tuy nhiên, nếu sự ăn năn sám hối được nhanh chóng thì người chủ thể sẽ không phải bị bất cứ điều trừng phạt nào còn nếu sự ăn năn sám hối bị trì hoãn thì có thể người chủ thể sẽ bị trừng phạt trong khoảng thời gian làm tội cho đến lúc quay đầu sám hối.
Các vị Nabi, các vị Thiên sứ không hề trì hoãn việc ăn năn sám hối mỗi khi họ làm lỗi, mà lúc nào họ cũng nhanh chóng sám hối, họ không trì hoãn việc sám hối cũng như không ngoan cố trên điều tội lỗi mà họ được bảo vệ tránh khỏi sự ngoan cố trên tội lỗi. Và ai trì hoãn việc sám hối trong một khoảng thời gian ít ỏi nào đó thì Allah sẽ bôi xóa sự việc đó bởi điều mà Ngài thử thách họ giống như Ngài đã làm đối với Nabi Yunus u. Và câu nói được biết nhiều nhất rằng Allah I đã ném Nabi Yunus u xuống biển sau khi Người đã nhận sứ mạng Nabi, còn người nào nói Người u bị ném xuống biển là sự việc xảy ra trước khi nhận sứ mạng Nabi thì không cần phải tranh luận.
Người sám hối cho việc vô đức tin và tội lỗi có thể còn tốt hơn so với những ai khác không vô đức tin và không phạm vào tội lỗi. Nếu sự việc này là đối với bất cứ người chủ thể nào thì dĩ nhiên nó đáng hơn đối với các vị Nabi và Thiên sứ, những người mà không có một ai tốt lành và phúc đức hơn họ trong loài người.
Allah I phán:
﴿فَ‍َٔامَنَ لَهُۥ لُوطٞۘ وَقَالَ إِنِّي مُهَاجِرٌ إِلَىٰ رَبِّيٓۖ إِنَّهُۥ هُوَ ٱلۡعَزِيزُ ٱلۡحَكِيمُ ٢٦﴾ [سورة العنكبوت: 26]
{Lut đã tin nơi Y (Ibrahim) và (Lut) bảo: “Tôi sẽ dời cư đến với Thượng Đế của tôi, bởi quả thật Ngài là Đấng Uy Quyền, Đấng Chí Minh”.} (Chương 29 – Al-Ankabut, câu 26).
 Lut đã tin nơi Nabi Ibrahim u, sau đó Allah I cử Người đi kêu gọi cộng đồng của Người.
Allah I phán về câu chuyện của Shu’aib:
﴿قَالَ ٱلۡمَلَأُ ٱلَّذِينَ ٱسۡتَكۡبَرُواْ مِن قَوۡمِهِۦ لَنُخۡرِجَنَّكَ يَٰشُعَيۡبُ وَٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ مَعَكَ مِن قَرۡيَتِنَآ أَوۡ لَتَعُودُنَّ فِي مِلَّتِنَاۚ قَالَ أَوَلَوۡ كُنَّا كَٰرِهِينَ ٨٨ قَدِ ٱفۡتَرَيۡنَا عَلَى ٱللَّهِ كَذِبًا إِنۡ عُدۡنَا فِي مِلَّتِكُم بَعۡدَ إِذۡ نَجَّىٰنَا ٱللَّهُ مِنۡهَاۚ وَمَا يَكُونُ لَنَآ أَن نَّعُودَ فِيهَآ إِلَّآ أَن يَشَآءَ ٱللَّهُ رَبُّنَاۚ وَسِعَ رَبُّنَا كُلَّ شَيۡءٍ عِلۡمًاۚ عَلَى ٱللَّهِ تَوَكَّلۡنَاۚ رَبَّنَا ٱفۡتَحۡ بَيۡنَنَا وَبَيۡنَ قَوۡمِنَا بِٱلۡحَقِّ وَأَنتَ خَيۡرُ ٱلۡفَٰتِحِينَ ٨٩﴾ [سورة الأعراف: 88، 89]
{Những kẻ lãnh tụ kiêu căng và ngạo mạn trong đám dân của Y nói: “Hỡi Shu’aib, hoặc bọn ta sẽ tống cổ ngươi và tín đồ của ngươi ra khỏi thị trấn của bọn ta hoặc các ngươi sẽ phải trở lại với tín ngưỡng của bọn ta”. (Shu’aib) bảo: “Ngay cả chúng tôi ghét điều đó sao? Nếu chúng tôi trở lại với tín ngưỡng của các người thì chúng tôi đã dối Allah sau khi Ngài đã cứu rỗi chúng tôi khỏi tín ngưỡng đó. Chúng tôi sẽ không quay trở lại với tín ngưỡng đó trừ phi Allah – Thượng Đế của chúng tôi muốn. Kiến thức và sự hiểu biết của Thượng Đế chúng tôi bao quát tất cả mọi thứ. Chúng tôi xin trọn tin và phó thác nơi Allah”. (Họ cầu nguyện) nói: “Lạy Thượng Đế của bầy tôi, xin Ngài hãy dùng điều  chân lý mà định đoạt giữa bầy tôi và cộng đồng của bầy tôi bởi lẽ Ngài là Đấng định đoạt Ưu Việt.} (Chương 7 – Al-A’raf, câu 88, 89).
Allah I phán:
﴿وَقَالَ ٱلَّذِينَ كَفَرُواْ لِرُسُلِهِمۡ لَنُخۡرِجَنَّكُم مِّنۡ أَرۡضِنَآ أَوۡ لَتَعُودُنَّ فِي مِلَّتِنَاۖ فَأَوۡحَىٰٓ إِلَيۡهِمۡ رَبُّهُمۡ لَنُهۡلِكَنَّ ٱلظَّٰلِمِينَ ١٣﴾ [سورة إبراهيم: 13]
{Và những kẻ vô đức tin nói với các vị Sứ giả của họ: “Chắc chắn chúng tôi phải đuổi các người ra khỏi xứ sở của chúng tôi hoặc chắc chắn các người phải quay trở lại với tín ngưỡng của chúng tôi”. Bởi thế, Thượng Đế của họ đã mặc khải cho họ (các vị Sứ giả của Ngài): “Chắc chắn TA sẽ hủy diệt những kẻ sai quấy”.} (Chương 14 – Ibrahim, câu 13).
Nếu biết rằng sự hoàn hảo được công nhận là sự hoàn hảo không phải ở lúc ban đầu mà ở phần sau thì hãy biết rằng sự hoàn hảo đó chỉ đạt được qua sự sám hối, cầu xin tha thứ, và mỗi người bề tôi bắt buộc cần phải sám hối bởi đó là nghĩa vụ của những người đầu và những người thời sau như Allah I phán:
﴿لِّيُعَذِّبَ ٱللَّهُ ٱلۡمُنَٰفِقِينَ وَٱلۡمُنَٰفِقَٰتِ وَٱلۡمُشۡرِكِينَ وَٱلۡمُشۡرِكَٰتِ وَيَتُوبَ ٱللَّهُ عَلَى ٱلۡمُؤۡمِنِينَ وَٱلۡمُؤۡمِنَٰتِۗ وَكَانَ ٱللَّهُ غَفُورٗا رَّحِيمَۢا ٧٣﴾ [سورة الأحزاب: 72]
{Để Allah trừng phạt những tên Muna-fiq (giả tạo đức tin) nam và nữ, những kẻ thờ đa thần nam và nữ; và để Ngài lượng thứ cho những người có đức tin nam và nữ. Quả thật, Allah là Đấng Hằng Tha Thứ, Rất mực Khoan Dung.} (Chương 33 – Al-Ahzaab, câu 73).
Quả thật, Allah I đã thông tin cho biết về sự sám hối của Nabi Adam u, Nabi Nuh u và các vị Nabi sau hai người họ cho tới vị Nabi cuối cùng trong số họ – Muhammad e – và một trong số những lời phán mà Allah I mặc khải xuống cuối cùng cho Người e là lời phán:
﴿إِذَا جَآءَ نَصۡرُ ٱللَّهِ وَٱلۡفَتۡحُ ١ وَرَأَيۡتَ ٱلنَّاسَ يَدۡخُلُونَ فِي دِينِ ٱللَّهِ أَفۡوَاجٗا ٢ فَسَبِّحۡ بِحَمۡدِ رَبِّكَ وَٱسۡتَغۡفِرۡهُۚ إِنَّهُۥ كَانَ تَوَّابَۢا ٣﴾ [سورة النصر: 1 - 3]
{Khi Allah ban cho sự thắng lợi đến. Và Ngươi (Muhammad) thấy thiên hạ từng đoàn, từng đoàn gia nhập tôn giáo của Allah. (Lúc đó) Ngươi hãy tán dương Thượng Đế của Ngươi và hãy xin Ngài tha thứ cho Ngươi. Quả thật, Ngài là Đấng Hằng Tha thứ.} (Chương  110 – Annasr, câu 1 – 3).
Có rất nhiều văn bản giáo lý từ Qur’an và Sunnah nói về sự cầu xin tha thứ tội lỗi của Nabi và có nhiều chứng tích về điều đó từ các vị Sahabah, các vị Ta’bi’een cùng các vị học giả Islam. Tuy nhiên, những người tranh cãi lại suy luận các văn bản giáo lý này theo hình thức suy diễn của nhóm phái lệch lạc Jahmiyah; họ suy diễn đến mức bóp méo nội dung ý nghĩa chẳng hạn như sự suy diễn bóp méo của họ về lời phán:
﴿لِّيَغۡفِرَ لَكَ ٱللَّهُ مَا تَقَدَّمَ مِن ذَنۢبِكَ وَمَا تَأَخَّرَ﴾ [سورة الفتح: 2]
{Quả thật Allah sẽ tha thứ những gì đã qua và những gì sau này từ tội lỗi của Ngươi (Muhammad).} (Chương 48 – Al-Fath, câu 2).
Họ suy diễn lời phán này thành một ý khác quá xa vời: những gì đã qua ý nói tội lỗi của Adam còn những gì sau này ý nói tội lỗi của thế hệ con cháu của Người.
Dĩ nhiên đây là sự suy diễn lệch lạc và sai hoàn toàn. Đại đa số học giả, những người mà họ cho rằng các vị Thiên sứ, các vị Nabi có thể phạm các tiểu tội, nói: Các vị Thiên sứ và các vị Nabi được bảo vệ khỏi việc ngoan cố trên những tội lỗi đó (có nghĩa là họ không bao giờ tái phạm) và họ luôn là những người hoàn hảo vì các việc làm được khẳng định bởi phần kết; còn câu nói của những người nghịch lại đã khẳng định rằng Nabi e không hề sám hối với Allah I .. (Hết lời của Sheikh Ibnu Taymiyah ).
Có thể tóm lược chủ đề này bởi những điều sau đây:
Ismah của các vị Nabi có điều được thống nhất và đồng thuận quan điểm bao hàm những gì của lúc ban đầu và cả lúc cuối, và có điều được tranh cãi nhưng chỉ đối với những gì ở lúc ban đầu:
1-    Điều được đồng thuận và thống nhất là các vị Nabi được bảo vệ khỏi sai sót về những gì mà họ thông tin lại từ nơi Allah I cũng như về những gì trong bức Thông Điệp sứ mạng mà họ truyền đạt. Đây là Ismah mang ý nghĩa sứ mạng Thiên sứ và Tiên tri.
2-    Điều bất đồng và không thống nhất giữa các học giả là Ismah của các vị Nabi trong những điều trái lệnh và tội lỗi. Một số thì nói rằng các vị Nabi được bảo vệ khỏi mọi tội lỗi và sai lầm một cách tuyệt đối, bởi lẽ họ không thể mắc sai lầm hoặc tái phạm bất cứ tội lỗi nào trong hành động của họ, vì lệnh phải tuân thủ theo họ bắt tất cả mọi hành động của họ đều là đúng tuyệt đối. Riêng đại đa số học giả thì nói rằng các vị Nabi có thể phạm phải những sai lầm nhỏ và bằng chứng được chứng minh từ Qur’an, tuy nhiên, họ không bao giờ tái phạm và đó là Ismah đối với họ tức họ được bảo vệ khỏi việc tái phạm tội lỗi và sai sót; và đó là tấm gương sám hối để các tín đồ noi theo.
Tôn giáo của các vị Nabi là một
Quả thật, tôn giáo của các vị Nabi là cùng một tôn giáo cho dù hệ thống giáo lý của họ có khác nhau, Allah I phán:
﴿شَرَعَ لَكُم مِّنَ ٱلدِّينِ مَا وَصَّىٰ بِهِۦ نُوحٗا وَٱلَّذِيٓ أَوۡحَيۡنَآ إِلَيۡكَ وَمَا وَصَّيۡنَا بِهِۦٓ إِبۡرَٰهِيمَ وَمُوسَىٰ وَعِيسَىٰٓۖ أَنۡ أَقِيمُواْ ٱلدِّينَ وَلَا تَتَفَرَّقُواْ فِيهِۚ ﴾ [سورة الشورى: 13]
{Ngài đã qui định cho các ngươi tôn giáo mà Ngài đã truyền xuống cho Nuh, và tôn giáo mà TA đã mặc khải cho Ngươi (Muhammad) cũng là những gì TA đã truyền cho Ibrahim, Musa và Isa. Hãy giữ vững tôn giáo và chớ chia rẽ trong đó.} (Chương 42 – Ash-Shura, câu 13).
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلرُّسُلُ كُلُواْ مِنَ ٱلطَّيِّبَٰتِ وَٱعۡمَلُواْ صَٰلِحًاۖ إِنِّي بِمَا تَعۡمَلُونَ عَلِيمٞ ٥١ وَإِنَّ هَٰذِهِۦٓ أُمَّتُكُمۡ أُمَّةٗ وَٰحِدَةٗ وَأَنَا۠ رَبُّكُمۡ فَٱتَّقُونِ ٥٢﴾ [سورة  المؤمنون: 51 ، 52]
{Này hỡi các Sứ giả, các ngươi hãy dùng thức ăn tốt lành và làm việc thiện. Quả thật, TA (Allah) hằng biết những điều các ngươi làm. Quả thật, cộng đồng của các ngươi là một cộng đồng duy nhất và TA là Thượng Đế của các ngươi cho nên hãy kính sợ TA.} (Chương 23 – Al-Mu’minun, câu 51, 52).
Thiên sứ của Allah e nói:
{وَالأَنْبِيَاءُ إِخْوَةٌ لِعَلاَّتٍ، أُمَّهَاتُهُمْ شَتَّى، وَدِينُهُمْ وَاحِدٌ} رواه البخاري.
“Và các vị Nabi là anh em cùng cha, mẹ của họ khác nhau nhưng tôn giáo của họ là một.” (Albukhari).
Tôn giáo của các vị Nabi là tôn giáo Islam, tôn giáo mà Allah I không hề chấp nhận bất cứ một tôn giáo nào khác ngoài nó. Tôn giáo Islam chính là sự quy phục Allah, độc tôn hóa Ngài, tuân lệnh một mình Ngài và toàn tâm toàn ý vì riêng Ngài duy nhất, không tổ hợp với Ngài bất cứ điều gì. Allah I phán về lời của Nabi Nuh u:
﴿وَأُمِرۡتُ أَنۡ أَكُونَ مِنَ ٱلۡمُسۡلِمِينَ ٧٢﴾ [سورة يونس: 72]
{Và ta được lệnh phải là người Muslim (tức thần phục Ngài)} (Chương 10 – Yunus, câu 72; chương 27 – Annaml, câu 91).
Allah I phán về lời của Nabi Ibrahim u:
﴿إِذۡ قَالَ لَهُۥ رَبُّهُۥٓ أَسۡلِمۡۖ قَالَ أَسۡلَمۡتُ لِرَبِّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ١٣١﴾ [سورة البقرة: 131]
{Và hãy nhớ lại khi Thượng Đế của Y (Ibrahim) đã phán bảo Y rằng hãy thần phục TA thì Y đã nói: Bề tôi xin hạ mình thần phục Thượng Đế của muôn loài.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 131).
Allah I phán về lời của Nabi Musa u:
﴿وَقَالَ مُوسَىٰ يَٰقَوۡمِ إِن كُنتُمۡ ءَامَنتُم بِٱللَّهِ فَعَلَيۡهِ تَوَكَّلُوٓاْ إِن كُنتُم مُّسۡلِمِينَ ﴾ [سورة يونس: 84]
{Này hỡi dân ta! Nếu các người thực sự tin tưởng nơi Allah thì các người hãy phó thác cho Ngài nếu các người là những người Muslim (thần phục Ngài).} (Chương 10 – Yunus, câu 84).
Allah I phán về lời của Nabi Ysa u:
﴿وَإِذۡ أَوۡحَيۡتُ إِلَى ٱلۡحَوَارِيِّ‍ۧنَ أَنۡ ءَامِنُواْ بِي وَبِرَسُولِي قَالُوٓاْ ءَامَنَّا وَٱشۡهَدۡ بِأَنَّنَا مُسۡلِمُونَ ١١١﴾ [سورة المائدة: 111]
{Và lúc TA mặc khải đến các tông đồ (Ysa) phán bảo: “Các ngươi hãy tin nơi TA và nơi vị Sứ giả của TA”. Họ nói: “Bầy tôi đã tin tưởng và xin Ngài chứng giám rằng bầy tôi là những người Muslim (thần phục Ngài).} (Chương 5 – Al-Ma’idah: 111).
Allah I phán về các vị Nabi trước và về Kinh Tawrah
﴿إِنَّآ أَنزَلۡنَا ٱلتَّوۡرَىٰةَ فِيهَا هُدٗى وَنُورٞۚ  يَحۡكُمُ بِهَا ٱلنَّبِيُّونَ ٱلَّذِينَ أَسۡلَمُواْ لِلَّذِينَ هَادُواْ ﴾ [سورة المائدة: 44]
{Quả thật, TA (Allah) đã ban xuống Kinh Tawrah trong đó là sự chỉ đạo và ánh sáng. Các vị Nabi, những người thần phục Allah đã dùng nó để phân xử cho những người Do thái.} (Chương 4 – Al-Ma-idah, câu 44).
Allah I phán về nữ vương xứ Saba’:
﴿رَبِّ إِنِّي ظَلَمۡتُ نَفۡسِي وَأَسۡلَمۡتُ مَعَ سُلَيۡمَٰنَ لِلَّهِ رَبِّ ٱلۡعَٰلَمِينَ﴾ [سورة النمل: 44]
{Lạy Thượng Đế của bề tôi! Quả thật bề tôi đã bất công với chính bản thân bề tôi và bề tôi xin cùng với Sulayman thần phục Allah, Đấng Chủ Tể của muôn loài.} (Chương 27 – Annaml, câu 44).
Như vậy, Islam là tôn giáo của tất cả các vị Nabi, đó là sự quy phục một mình Allah I duy nhất. Người nào quy phục ai (vật) khác ngoài Allah thì người đó là kẻ thờ đa thần, còn ai không quy phục Ngài là kẻ ngạo mạn, và bất cứ ai thờ đa thần hoặc ngạo mạn khỏi việc thờ phượng Allah I thì đều là Kafir (vô đức tin).
Sự quy phục Allah I bao hàm sự thờ phượng một mình Ngài, tuân lệnh một mình Ngài. Sự thờ phượng đó, việc tuân lệnh đó phải được thể hiện bất cứ khi nào Ngài chỉ thị và sắc lệnh. Nếu vào buổi ban đầu của Islam, Ngài ra lệnh hướng mặt về phía ngôi đền Maqdis (Palestine) rồi sau đó Ngài lại ra lệnh hướng mặt về phía ngôi đền Ka’bah thì tất cả những ai chấp hành theo mỗi khi Ngài ra lệnh đều là những người đã gia nhập Islam.
Do đó, tôn giáo là sự tuân lệnh cùng tất cả những ai hành động thờ phượng Allah nhưng chỉ khác ở một số hình ảnh thể hiện, đó là hướng mặt của người dâng lễ nguyện Salah. Tương tự như thế, các vị Thiên sứ, các vị Nabi đều cùng một tôn giáo, họ chỉ khác nhau ở hệ thống giáo lý, đường lối chấp hành. Điều đó không có sự ngăn cản trong cùng một tôn giáo cũng giống như điều đó không có sự ngăn cản trong cùng một hệ thống giáo lý; tương tự như chúng ta trong việc hướng mặt về phía ngôi đền Maqdis vào lần thứ nhất nhưng rồi sau đó lại quay mặt sang hướng ngôi đền Ka’bah vào lần thứ hai trong cùng một hệ thống giáo lý của Muhammad e.
Tôn giáo của các vị Nabi đều là một cho dù có sự khác nhau về các hệ thống giáo lý, bởi vì Allah có thể qui định một hệ thống giáo lý trong một thời điểm này vì sự sáng suốt của Ngài nhưng lại qui định một hệ thống giáo lý khác tại một thời điểm khác vì sự sáng suốt của Ngài. Bởi vậy, việc chấp hành theo điều được bôi xóa trước khi có lệnh bôi xóa là tuân lệnh Allah, còn sau khi đã có lệnh bôi xóa thì bắt buộc phải chấp hành theo điều được thay thế. Nếu ai vẫn đi theo điều đã được bôi xóa và bỏ điều thay thế cho điều đã được bôi xóa thì người đó không ở trên tôn giáo Islam và cũng không theo bất cứ một vị Nabi nào cả. Đây chính là sự vô đức tin của những người Do Thái và Thiên Chúa giáo vì họ đã vẫn giữ hệ thống giáo lý cũ bị bôi xóa và được thay thế bởi một giáo lý mới.
Allah I đã qui định và ban hành cho mỗi cộng đồng một hệ thống giáo lý phù hợp cho từng hoàn cảnh và thời điểm nhất định sau đó Ngài xóa bỏ nó và thay thể một hệ thống giáo lý khác tùy theo ý muốn của Ngài. Ngài đã quy định, ban hành rồi xóa bỏ và thay thế các hệ thống giáo lý qua từng thời điểm và giai đoạn xã hội cho đến khi Ngài dựng Muhammad làm vị Nabi cuối cùng cho toàn thể nhận loại. Ngài qui định và ban hành cho Nabi Muhammad một hệ thống giáo lý mới hoàn toàn thay thế cho các hệ thống giáo lý trước đó và nó sẽ có hiệu lực mãi chó tới Ngày Tận Thế, và hệ thống giáo lý của Muhammad bao quát tất cả mọi sự việc và mọi lĩnh vực phù hợp cho mọi không gian và thời gian sau này đối với toàn thể cư dân trái đất. Allah phán:
﴿قُلۡ يَٰٓأَيُّهَا ٱلنَّاسُ إِنِّي رَسُولُ ٱللَّهِ إِلَيۡكُمۡ جَمِيعًا﴾ [سورة الأعراف: 158]
{Hãy nói (Muhammad): “Này hỡi nhân loại! Quả thật, Ta là Sứ giả của Allah được cử phái đến cho tất cả các ngươi.} (Chương 7 – Al-A’raf, câu 157, 158).
﴿وَمَآ أَرۡسَلۡنَٰكَ إِلَّا رَحۡمَةٗ لِّلۡعَٰلَمِينَ ١٠٧ ﴾ [سورة الأنبياء: 107]
{Và TA (Allah) gửi Ngươi (Muhammad) đến cốt chỉ để mang đến hồng phúc cho toàn nhân loại.} (Chương 21 – Al-Ambiya’, câu 107).
﴿مَّا كَانَ مُحَمَّدٌ أَبَآ أَحَدٖ مِّن رِّجَالِكُمۡ وَلَٰكِن رَّسُولَ ٱللَّهِ وَخَاتَمَ ٱلنَّبِيِّ‍ۧنَۗ وَكَانَ ٱللَّهُ بِكُلِّ شَيۡءٍ عَلِيمٗا ٤﴾ [سورة  الأحزاب: 40]
{Muhammad không phải là người cha của một ai trong số đàn ông các ngươi, mà Y chính là Thiên sứ của Allah và là vị Nabi cuối cùng trong các vị Nabi. Và Allah là Đấng am tường mọi sự việc.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 40).
Các câu Kinh mà Allah I mặc khải xuống cho vị Thiên sứ của Ngài Muhammad e là lời phán của Ngài đến toàn thể nhân loại và loài Jinn không loại trừ bất cứ một dân tộc nào, dù là Ả rập hay không phải Ả Rập. Tất cả mọi giáo lý trong đó không dành riêng cho bất cứ ai mà dành chung cho tất cả. Cho nên, những danh xưng liên quan đến những chủ thể chấp hành giáo lý được gọi là người vô đức tin, người có đức tin, người Muslim, kẻ Muna’fiq, người ngoan đạo, người xấu, người làm tốt, kẻ bất công, kẻ sai quấy. Tất cả các xưng hô được nói trong Qur’an và Hadith không hề chỉ riêng đối với người Ả Rập hay không phải Ả Rập, và các giáo lý chỉ liên quan đến tính chất được Allah I yêu thương hay bị Ngài giận dữ. Việc Qur’an được ban xuống bằng tiếng nói Ả Rập là chỉ nhằm mục đích truyền tải vì Người phải truyền đạt cho người dân của Người trước tiên sau đó mới đến những cộng đồng khác. Allah I đã ra lệnh cho Người truyền đạt cho người dân của Người trước rồi đến những người gần hơn và gần hơn. Điều này không mang ý nghĩa riêng biệt mà nó chỉ mang ý nghĩa phương thức truyền đạt hay cấp độ truyền đạt.
Tôn giáo của các vị Nabi là một, điều đó mang ý nghĩa rằng thành tâm thờ phượng một mình Allah I, cấm làm điều Shirk và tội lỗi cho dù các hệ thống giáo lý của họ có khác nhau về phương thức và hoàn cảnh. Tôn giáo của Muhammad e, vị Nabi cuối cùng cũng là tôn giáo của các vị Nabi trước chỉ khác ở chỗ là hệ thống giáo lý của Người e là dành cho toàn thể nhân loại và cả loài Jinn và nó kéo dài cho tới Ngày Tận Thế, không có sự thay thế, bôi xóa, phù hợp cho mọi thời đại sau này và mọi nơi, và không có vị Nabi nào được cử đến sau Người e nữa.
Nabi Muhammad e sai bảo những điều mà các vị Nabi, các vị Thiên sứ trước Người đã sai bảo từ đức tin, lòng thành tâm thờ phượng Allah, Người xác thực lại những điều của các vị Nabi, các vị Thiên sứ trước; và các vị Nabi, các vị Thiên sứ trước đã báo tin về sự xuất hiện của Người, đặc biệt là vị Thiên sứ gần Người nhất – Masih Ysa con trai của Maryam u; Allah I phán về lời của Nabi Ysa u khi Người nói với người dân của Người:
﴿وَإِذۡ قَالَ عِيسَى ٱبۡنُ مَرۡيَمَ يَٰبَنِيٓ إِسۡرَٰٓءِيلَ إِنِّي رَسُولُ  ٱللَّهِ إِلَيۡكُم مُّصَدِّقٗا لِّمَا بَيۡنَ يَدَيَّ مِنَ ٱلتَّوۡرَىٰةِ وَمُبَشِّرَۢا بِرَسُولٖ يَأۡتِي مِنۢ بَعۡدِي ٱسۡمُهُۥٓ أَحۡمَدُۖ ﴾ [سورة الصف: 6]
{Hãy nhớ lại khi Ysa, con trai của Maryam, bảo: “Hỡi con cháu của Israel! Ta là Sứ giả của Allah được phái đến với các ngươi, xác nhận lại những điều trong Kinh Tawrah được mặc khải trước Ta, và Ta sẽ báo tin mừng về một Sứ giả, tên Ahmad (tức Muhammad) sẽ đến sau Ta”.} (Chương 61 – As-Saff, câu 6).
Trong các Kinh Sách trước đã mô tả rõ ràng về vị Thiên sứ này nhưng những người Do Thái và Thiên Chúa đã phủ nhận vì lòng ganh tị và tự cao tự đại như Allah I đã phán:
﴿ٱلَّذِينَ ءَاتَيۡنَٰهُمُ ٱلۡكِتَٰبَ يَعۡرِفُونَهُۥ كَمَا يَعۡرِفُونَ أَبۡنَآءَهُمۡۖ وَإِنَّ فَرِيقٗا مِّنۡهُمۡ لَيَكۡتُمُونَ ٱلۡحَقَّ وَهُمۡ يَعۡلَمُونَ ١٤٦﴾ [سورة البقرة : 146]
{Những người được TA (Allah) ban cho Kinh Sách đều biết rõ về Y (Muhammad) giống như họ biết rõ về con cháu của họ. Tuy nhiên, một số trong bọn họ đã che giấu sự thật này trong khi họ biết rõ điều đó.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 146).
Các đặc điểm riêng biệt của Thiên sứ Muhammad e:
Các đặc điểm của Thiên sứ Muhammad e thì rất nhiều, tiêu biểu:
1-    Người e là vị Nabi cuối cùng, Allah I phán:
﴿مَّا كَانَ مُحَمَّدٌ أَبَآ أَحَدٖ مِّن رِّجَالِكُمۡ وَلَٰكِن رَّسُولَ ٱللَّهِ وَخَاتَمَ ٱلنَّبِيِّ‍ۧنَۗ﴾ [سورة  الأحزاب: 40]
{Muhammad không phải là người cha của một ai trong số đàn ông các ngươi, mà Y chính là Thiên sứ của Allah và là vị Nabi cuối cùng trong các vị Nabi.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 40).
Thiên sứ của Allah e nói:
{أَنَا خَاتَمُ النَّبِيِّينَ لاَ نَبِىَّ بَعْدِى} رواه أبو داود الترمذي والنسائي وابن ماجه.
“Ta là vị Nabi cuối cùng, sau Ta không còn có vị Nabi nào nữa.” (Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i và Ibnu Ma-jah).
2-    Người e được ban cho một địa vị vô cùng vinh dự ở nơi Allah và Người e là người được quyền cầu xin ân xá ở Ngày Phục Sinh. Allah I phán:
﴿عَسَىٰٓ أَن يَبۡعَثَكَ رَبُّكَ مَقَامٗا مَّحۡمُودٗا ٧٩﴾ [سورة الإسراء: 79]
{Mong rằng Thượng Đế của Ngươi sẽ nhấc Ngươi lên một địa vị thật vinh dự đáng ca ngợi.} (Chương 17 – Al-Isra’, câu 79).
Bằng chứng cho việc Người e được quyền cầu xin ân xá là Hadith Sahih nói về sự cầu xin ân xá của Người được giới học giả đồng thuận về tính xác thực rằng vào Ngày Phục Sinh, Allah I tập hợp tất cả những người thời kỳ đầu và thời sau tại một nơi triệu tập. Những người có đức tin lần lượt tìm đến Nabi Adam, rồi Nabi Nuh, Ibrahim, Musa, Ysa và cuối cùng tìm đến Nabi Muhammad để nhờ cầu xin ân xá cho họ trước Allah thì tất cả các vị Nabi đó đều từ chối và nói các người hãy tìm người khác, chỉ riêng Nabi Muhammad thì nói: Ta chính là người đó, rồi Người e cúi xuống quỳ lạy cho tới khi Người được phép cầu xin ân xá. Đây là hồng phúc của Người e vượt trội hơn những ai khác.
3-    Người e được dựng lên để kêu gọi toàn thể hai loài: Jin và con người, như Allah I phán:
﴿قُلۡ يَٰٓأَيُّهَا ٱلنَّاسُ إِنِّي رَسُولُ ٱللَّهِ إِلَيۡكُمۡ جَمِيعًا﴾ [سورة الأعراف: 158]
{Hãy nói (Muhammad): “Này hỡi nhân loại! Quả thật, Ta là Sứ giả của Allah được cử phái đến cho tất cả các ngươi.} (Chương 7 – Al-A’raf, câu 157, 158).
﴿وَمَآ أَرۡسَلۡنَٰكَ إِلَّا كَآفَّةٗ لِّلنَّاسِ بَشِيرٗا وَنَذِيرٗا ﴾ [سورة سبأ: 28]
{Và TA (Allah) chỉ cử phái Ngươi (Muhammad) làm một người mang tin mừng và một người cảnh báo cho toàn nhân loại} (Chương 34 – Saba’, câu 28).
﴿تَبَارَكَ ٱلَّذِي نَزَّلَ ٱلۡفُرۡقَانَ عَلَىٰ عَبۡدِهِۦ لِيَكُونَ لِلۡعَٰلَمِينَ نَذِيرًا ١﴾ [سورة الفرقان: 1]
{Phúc thay Đấng (Allah) đã ban Tiêu chuẩn (phân biệt phúc và tội) xuống cho người bề tôi trung thành và tận tụy của Ngài (Muhammad) để Y trở thành một vị cảnh báo cho muôn loài (Loài người và Jinn).} (Chương 25 – Al-Furqan, câu 1).
﴿وَمَآ أَرۡسَلۡنَٰكَ إِلَّا رَحۡمَةٗ لِّلۡعَٰلَمِينَ ١٠٧ ﴾ [سورة الأنبياء: 107]
{Và TA (Allah) gửi Ngươi (Muhammad) đến cốt chỉ để mang đến hồng phúc cho toàn nhân loại.} (Chương 21 – Al-Ambiya’, câu 107).
﴿وَإِذۡ صَرَفۡنَآ إِلَيۡكَ نَفَرٗا مِّنَ ٱلۡجِنِّ يَسۡتَمِعُونَ ٱلۡقُرۡءَانَ فَلَمَّا حَضَرُوهُ قَالُوٓاْ أَنصِتُواْۖ فَلَمَّا قُضِيَ وَلَّوۡاْ إِلَىٰ قَوۡمِهِم مُّنذِرِينَ ٢٩﴾ [سورة الأحقاف: 29]
{Và (hãy nhớ lại ) khi TA (Allah) đưa một nhóm Jinn đến chỗ Ngươi (Muhammad) để lắng nghe Ngươi đọc Qur’an. Rồi khi chúng hiện diện nơi đó thì chúng bảo: “Các người hãy im lặng nghe (Qur’an)!” Rồi sau khi cuộc xướng đọc kết thúc thì chúng quay trở về cảnh báo người dân của chúng.} (Chương 46 – Al-Ahqaaf, câu 29).
Tất cả các lời Kinh mà Allah I mặc khải xuống cho Muhammad e là những lời phán đến toàn thể hai loài Jinn và con người. Mặc dù các nguyên nhân mặc khải đều xảy ra đối với người dân Ả Rập nhưng không có bất cứ câu Kinh nào dành riêng cho một nhóm người nhất định nào, và điều này được thống nhất trong thế giới những người Muslim.
Bởi thế, không một ai trong những người Muslim bảo rằng các câu Kinh nói về ly dị, Zhihaar, Li’aan hoặc hình phạt cho kẻ trộm cắp cũng như những vấn đề khác là dành riêng đối với một người nhất định nào đó khi y là nguyên nhân cho sự mặc khải câu Kinh nào đó.
Điều muốn nói ở đây rằng cho dù một số câu Kinh Qur’an được mặc khải xuống là bởi những nguyên nhân xảy ra trong dân chúng Ả Rập nhưng giới luật của các câu Kinh đó lại được áp dụng chung cho tất cả mọi người.
Như vậy, sự kêu gọi và tuyên truyền của Nabi Muhammad là bao quát tất cả hai loài Jinn và con người cho dù họ có khác dân tộc. Allah I phán đến cả hai loài trong câu Kinh sau:
﴿يَٰمَعۡشَرَ ٱلۡجِنِّ وَٱلۡإِنسِ أَلَمۡ يَأۡتِكُمۡ رُسُلٞ مِّنكُمۡ﴾ [سورة الأنعام: 130]
{Này hỡi toàn thể loài Jinn và loài người, chẳng phải đã có các vị Sứ giả xuất thân từ các ngươi đến với các ngươi đó sao?} (Chương 6 – Al-An’am, câu 130).
Quả thật, Allah I phán cho biết về lời nói của một nhóm Jinn:
﴿وَأَنَّا مِنَّا ٱلصَّٰلِحُونَ وَمِنَّا دُونَ ذَٰلِكَۖ كُنَّا طَرَآئِقَ قِدَدٗا١١﴾ [سورة  الجن: 11]
{Và quả thật trong chúng tôi có người là những người ngoan đạo và trong chúng tôi, có người không như vậy, chúng tôi đã theo những con đường khác nhau.} (Chương 71 – Al-Jinn, câu 11).
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: Con người phải biết rằng Allah I đã cử phái Muhammad e đến cho toàn thể hai loài Jinn và con người. Bắt buộc họ phải có đức tin nơi Người, nơi những điều Người mang đến, phải vâng lệnh Người, chỉ được phép làm những điều Allah và Thiên sứ của Ngài cho phép và không làm những điều Ngài và Thiên sứ của Ngài cấm đoán, phải yêu thích những gì Allah và Thiên sứ của Ngài yêu thích và ghét những gì Ngài và Thiên sứ của Ngài ghét. Nếu ai đó trong loài Jinn và loài Người khi bức Thông Điệp của Muhammad e đã đến với y nhưng y không tin thì y sẽ bị trừng phạt ở nơi Allah. Đây là nền tảng đã được đồng thuận và thống nhất giữa các vị Sahabah, những ai đi theo họ trên con đường ngay chính, các vị Imam của những người Muslim cùng những nhóm người Muslim theo phái Sunnah và Jama’ah.
4-    Và một trong những đặc điểm vượt trội của Thiên sứ Muhammad e là Thiên Kinh Qur’an. Nó đã tuyên bố về phép màu của Nó đến những ai vô đức tin trong hai loài Jinn và con người và thách thức họ mang đến một chương ngắn giống như một chương ngắn của Nó. Điều này đã được trình bày ở trên.
5-    Một trong các đặc điểm vượt trội của Thiên sứ của Muhammad e là sự kiện thăng thiên lên các tầng trời và Người đã lên đến tận tầng trời cao nhất được gọi Sidrah Muntaha và đã nghe được tiếng rít của các Cây Viết.
    Có những đặc điểm chỉ dành riêng cho Người chứ không dành cho cộng đồng tín đồ của Người. Học giả Al-Qurtubi nói trong bộ Tafseer của ông: Allah, Đấng Tối Cao đã quy định các giáo luật dành riêng cho một mình vị Thiên sứ của Ngài. Ngài cấm riêng Người một số điều và cho phép riêng Người một số điều. Những điều dành riêng cho một mình Thiên sứ e chẳng hạn như: dâng lễ nguyện Salah Tahajjud trong đêm. Có lời nói rằng lúc ban đầu việc làm này là nghĩa vụ bắt buộc đối với Người cho tới khi chết bởi lời phán của Allah I:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلۡمُزَّمِّلُ ١ قُمِ ٱلَّيۡلَ إِلَّا قَلِيلٗا ٢ نِّصۡفَهُۥٓ أَوِ ٱنقُصۡ مِنۡهُ قَلِيلًا ٣ أَوۡ زِدۡ عَلَيۡهِ وَرَتِّلِ ٱلۡقُرۡءَانَ تَرۡتِيلًا ٤﴾ [سورة المزمل: 1 - 4]
Hỡi người cuộn mình trong áo (Muhammad)! Hãy đứng dâng lễ nguyện Salah trong đêm dù chỉ là một ít thời gian, (hãy đứng dâng lễ nguyện Salah) đến nửa đêm hay ít hơn một chút hoặc lâu hơn; và Ngươi hãy xướng Qur’an một cách nhịp nhàng. (Chương 73 – Al-Muzammil, câu 1 – 4).
Nhưng sau đó, nghĩa vụ này được xóa bỏ không còn là bắt buộc nữa mà chỉ mang tính khuyến khích qua lời phán của Allah I:
﴿وَمِنَ ٱلَّيۡلِ فَتَهَجَّدۡ بِهِۦ نَافِلَةٗ لَّكَ عَسَىٰٓ أَن يَبۡعَثَكَ رَبُّكَ مَقَامٗا مَّحۡمُودٗا ٧٩﴾ [سورة الإسراء: 79]
{Và Ngươi hãy thức một phần trong đêm để dâng lễ nguyện Salah như một lễ phụ cho Ngươi; mong rằng Thượng Đế của Ngươi sẽ nhấc Ngươi lên một địa vị thật vinh dự đáng ca ngợi.} (Chương 17 – Al-Isra’, câu 79).
Một trong các đặc điểm dành riêng cho Thiên sứ e là khi nào Người làm một việc làm nào đó thì đấy là Sunnah của Người.
Những điều dành riêng cho Người còn có những điều sau: Người e và gia quyến của Người không được phép ăn của Zakah, Người e được phép cưới hơn bốn vợ, Người e được phép đánh chiến tại Makkah, Người không kế thừa tài sản cho ai, các bà vợ của Người e sẽ ở vậy sau khi Người qua đời, và khi Người e ly dị người vợ nào thì người vợ đó không được tái hôn,…
Chúng ta sẽ nói về ba đặc điểm nổi trội riêng của Nabi chúng ta Muhammad e: Isra’ (dạ hành) và Mi’raaj (thăng thiên), sứ mạng Nabi cho toàn thể nhân loại và Jinn, sứ mạng Nabi cuối cùng.
1-    Isra’ và Mi’raaj (chuyến dạ hành và thăng thiên):
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿سُبۡحَٰنَ ٱلَّذِيٓ أَسۡرَىٰ بِعَبۡدِهِۦ لَيۡلٗا مِّنَ ٱلۡمَسۡجِدِ ٱلۡحَرَامِ إِلَى ٱلۡمَسۡجِدِ ٱلۡأَقۡصَا ٱلَّذِي بَٰرَكۡنَا حَوۡلَهُۥ لِنُرِيَهُۥ مِنۡ ءَايَٰتِنَآۚ إِنَّهُۥ هُوَ ٱلسَّمِيعُ ٱلۡبَصِيرُ ١ ﴾  [سورة الإسراء: 1]
{Quang vinh thay cho Đấng đã đưa người bề tôi của Ngài di hành trong đêm từ Masjid Al-Haram đến Masjid Al-Aqsa, nơi đã được TA ban phúc, để TA phơi bày cho Y thấy các dấu hiệu của TA. Quả thật, Ngài là Đấng Hằng Nghe và Hằng Thấy.} (Chương 17 – Al-Isra, câu 1).
Học giả Ibnu Katheer  nói trong bộ Tafseer của ông về câu Kinh này: “Allah I phơi bày cho thấy quyền năng vô biên của Ngài, quyền năng mà không một ai (vật) khác ngoài Ngài có được để khẳng định rằng không có Thần linh nào, Thượng Đế nào, Đấng Chủ Tể nào ngoài Ngài. {Đấng đã đưa người bề tôi của Ngài} tức Muhammad di chuyển trong đêm {từ Masjid Al-Haram.} tức Masjid Makkah {đến Masjid Al-Aqsa} tức ngôi đền Maqdis (ở Jerusalem), nơi của nhiều vị Nabi thuộc dòng dõi của Nabi Ibrahim u. Chính vì lẽ này, tất cả họ đều tập hợp tiếp đón Người ở đó. Người e đã làm Imam cho họ tại nơi của họ, điều đó cho thấy Người là một vị Imam lớn của họ và là người dẫn đầu trong số họ. Lời của Allah {nơi đã được TA ban phúc} có nghĩa là nơi mà Ngài đã ban phúc cho cây trồng và trái quả dồi dào và tốt lành {để TA phơi bày cho Y} tức Muhammad {thấy các dấu hiệu của TA} tức các dấu hiệu vĩ đại của Allah I giống như Ngài đã phán trong một câu Kinh khác:
﴿لَقَدۡ رَأَىٰ مِنۡ ءَايَٰتِ رَبِّهِ ٱلۡكُبۡرَىٰٓ ١٨﴾ [سورة النجم: 18]
{Quả thật, Y (Muhammad) đã nhìn thấy các dấu hiệu vĩ đại của Thượng Đế của Y.} (Chương 53 – Annajm, câu 18).
Còn lời {Quả thật, Ngài là Đấng Hằng Nghe và Hằng Thấy.} có nghĩa là Ngài nghe thấy hết tất cả những lời nói của các bề tôi của Ngài, họ nói dối hay nói thật đều được Ngài nghe thấy hết tất cả và Ngài biết rõ tất cả mọi hành vi và việc làm của họ và Ngài sẽ ban phát cho họ những gì tương xứng với họ trên thế gian và ở cõi Đời Sau”. (Hết lời của Ibnu Katheer).
Mi’raaj (thăng thiên):
Là việc Allah I đưa Thiên sứ Muhammad e thăng lên trời qua chiếc thang. Còn sự việc đi lên trên chiếc thang và chiếc thang đó như thế nào thì chỉ có Allah I mới biết rõ, bởi đó là điều ở cõi vô hình, chúng ta chỉ tin và không bận tâm đến sự việc đó như thế nào. Các học giả Imam đã khẳng định chuyện dạ hành và thăng thiên chỉ diễn ra có một lần duy nhất sau khi nhận lãnh sứ mạng trước cuộc dời cư Hijrah một năm, có lời nói một năm hai tháng, đây là lời của ông Ibnu Abdul-Bar.
Mô tả chuyến dạ hành và thăng thiêng của Thiên sứ Muhammad e dựa theo các Hadith:
Học giả Ibnu Katheer  nói trong bộ Tafseer của ông: Thiên sứ Muhammad e thực sự được đưa đi dạ hành trong lúc người đang thức (tỉnh) chứ không phải trong giấc ngủ (mơ). Người e được đưa đi dạ hành từ Makkah đến ngôi đền Maqdis trên lưng con Al-Buraaq. Khi đến cửa Masjid của ngôi đền Maqdis, Người buộc con vật tại cửa và đi vào Masjid. Người dâng lễ nguyện Salah chào Masjid hai Rak’at. Sau đó, một chiếc thang có những nấc thang được mang đến để Người đi lên tầng trời hạ giới rồi tiếp tục đi lên các tầng trời còn lại. Ở mỗi tầng trời, Người e đều được các Thiên Thần của mỗi tầng tiếp đón và Người đã chào Salam đến các vị Nabi ở trên mỗi tầng trời theo vị trí và cấp bậc của họ. Người e đã đi ngang qua Nabi Musa u trên tầng trời thứ sáu và Nabi Ibrahim u trên tầng trời thứ bảy và Người tiếp tục được đi lên cho tới khi nghe được tiếng rít của các cây viết, tức những cây viết ghi định lượng của vạn vật. Và Người nhìn thấy cây Sidrah Al-Muntaha được bao trùm bởi những sắc màu khác nhau và các Thiên Thần bao quanh. Người e nhìn thấy đại Thiên Thần Jibril u nguyên hình trạng của ngài và ngài có tới 600 chiếc cánh, Người nhìn thấy ngôi nhà Al-Ma’muor, Người e thấy Nabi Ibrahim u vị mà đã xây ngôi đền Ka’bah trên trái đất tựa lưng ngôi nhà Al-Ma’muor nơi mà mỗi ngày có đến 70 ngàn Thiên Thần đi vào thờ phượng Allah I nhưng không quay lại cho đến ngày Tận Thế, Người  e thấy Thiên Đàng và Hỏa Ngục, và Người được sắc lệnh tại đó 50 lễ nguyện Salah sau đó giảm xuống còn 5 lễ nguyện Salah vì lòng thương xót của Allah I đối với các bề tôi Ngài. Sau đó, Người được đưa trở xuống ngôi đền Maqdis, các vị Nabi cũng đi xuống cùng với Người. Người đã làm Imam cho họ khi đến giờ lễ nguyện Salah. Điều này cho thấy có thể đó là lễ nguyện Salah Fajar của ngày hôm đó. Một số người cho rằng Người đã làm Imam cho các vị Nabi ở trên trời, tuy nhiên những lời thuật cho thấy Người làm Imam cho các vị Nabi tại ngôi đền Maqdis. Một số lời thuật cho thấy Người làm Imam cho các vị Nabi là lúc vào ngôi đền Maqdis lần đầu nhưng điều được thể hiện rõ nhất là sự việc đó xảy ra sau khi Người trở lại ngôi đền bởi lẽ khi Người đi lên các tầng trời, Người đã lần lượt đi ngang qua các vị Nabi và Người đã hỏi đại Thiên Thần Jibril từng người từng người một. Sau khi dâng lễ nguyện Salah tại ngôi đền Maqdis xong thì Người được đưa quay trở về Makkah bằng con Al-Buraaq vào lúc trời vẫn còn tờ mờ tối. Allah là Đấng biết rõ hơn hết!!!
Thiên sứ của Allah e đi dạ hành và thăng thiên bằng cả thân xác và linh hồn hay chỉ bằng linh hồn?
Có hai quan điểm khác nhau về việc liệu Thiên sứ của Allah e đi dạ hành và thăng thiên bằng cả thể xác lẫn linh hồn hay chỉ bằng linh hồn không thôi:
Đa số học giả đều cho rằng Người e được đưa đi dạ hành và thăng thiên bằng cả thân xác lẫn linh hồn trong lúc người đang thức chứ không đang ngủ. Bằng chứng cho điều đó là lời phán của Allah I:
﴿سُبۡحَٰنَ ٱلَّذِيٓ أَسۡرَىٰ بِعَبۡدِهِۦ لَيۡلٗا مِّنَ ٱلۡمَسۡجِدِ ٱلۡحَرَامِ إِلَى ٱلۡمَسۡجِدِ ٱلۡأَقۡصَا ٱلَّذِي بَٰرَكۡنَا حَوۡلَهُۥ﴾  [سورة الإسراء: 1]
{Quang vinh thay cho Đấng đã đưa người bề tôi của Ngài đi dạ hành trong đêm từ Masjid Al-Haram đến Masjid Al-Aqsa, nơi đã được TA ban phúc.} (Chương 17 – Al-Isra, câu 1).
Lời Tasbeeh: Suhnallah (Vinh quang thay Allah) chỉ được dùng để nói về những điều, những việc vĩ đại. Nếu như chỉ giấc mơ trong lúc ngủ thì sự việc không phải là việc lớn và những kẻ vô đức tin Quraish đã không kịch liệt phủ nhận sự việc đó của Người cũng như đã không có một số người có đức tin rời bỏ đạo. Bên cạnh đó, cụm từ “người bề tôi” ám chỉ cả thân xác lẫn linh hồn. Allah I phán:
﴿أَسۡرَىٰ بِعَبۡدِهِۦ لَيۡلٗا﴾  [سورة الإسراء: 1]
{...đã đưa người bề tôi của Ngài đi dạ hành trong đêm.} (Chương 17 – Al-Isra, câu 1).
﴿وَمَا جَعَلۡنَا ٱلرُّءۡيَا ٱلَّتِيٓ أَرَيۡنَٰكَ إِلَّا فِتۡنَةٗ لِّلنَّاسِ﴾ [الإسراء:60]
{Và những điều mà TA đã cho Ngươi (Muhammad) thấy tận mắt chẳng qua là một sự thử thách cho nhân loại.} (Chương 17 – Al-Isra, câu 60).
Ông Ibnu Abbas t nói: Đó là những điều mà Thiên sứ của Allah e được cho thấy tận mắt trong đêm dạ hành Isra’ (Albukhari ghi lại).
Allah I cũng phán rằng:
﴿مَا زَاغَ ٱلۡبَصَرُ وَمَا طَغَىٰ ١٧﴾ [سورة النجم: 17]
{Mắt nhìn không quay sang cũng không vượt quá tầm nhìn.} (Chương 53 – Annajm, câu 17).
Mắt hay cái nhìn là một bộ phận của thân xác chứ không phải của linh hồn. Hơn nữa, Thiên sứ của Allah e được đưa đi cưỡi trên con Al-Buraaq, đó là con vật màu trắng, chỉ có thân xác mới cần đến con vật cưỡi, còn linh hồn thì cần chi đến con vật cưỡi.
Một số học giả khác thì nói rằng Thiên sứ của Allah e được đưa đi dạ hành và thăng thiên chỉ bằng linh hồn chứ không bằng thể xác của Người. Câu nói này được Ibnu Is-haaq thuật lại từ câu nói của A’ishah  và Mu’awiyah t.
Ý nghĩa của giấc mơ: Người ngủ nhìn thấy những hình ảnh bằng cảm xúc thực sự. Y nhìn thấy như thể là đã đi lên trên trời và đi đến Makkah nhưng linh hồn của y không lên trời cũng không đến Makkah mà Thiên Thần giấc mơ sẽ làm ra những hình ảnh. Qua ý nghĩa này thì thấy sự khác biệt rõ rệt giữa hai sự việc.
Những ai nói Thiên sứ của Allah e được đưa đi dạ hành và thăng thiên chỉ bằng linh hồn chứ không bằng thể xác đã dẫn chứng qua lời dẫn truyền của Shareek bin Abi Namr từ lời thuật của Anas: “Sau đó, Ta thức thì thấy mình ở trong Hijr...”
Trả lời cho điều này qua hai yếu tố:
Yếu tố thứ nhất: Shareek được biết là người dẫn truyền mà có nhiều lời dẫn truyền từ ông mang nhiều sự sai sót và nhầm lẫn. Sự việc này không thể loại trừ việc có thể ông lại nhầm lẫn trong các lời của Hadith nói về sự kiện Isra’ và Mi’raaj.
Yếu tố thứ hai: Từ “thức” còn có thể mang ý nghĩa chuyển đổi từ một trạng thái sang một trạng thái. Học giả Ibnu Katheer nói: Ý nghĩa này có thể tốt hơn việc nói sai lệch. Allah I là Đấng biết hơn hết!!! ... Và chúng ta không phủ nhận việc ngủ xảy ra trước cuộc Isra’ và cả sau khi kết thúc cuộc Isra’ và ngay cả trong lúc ngủ, khi Thiên sứ của Allah e nhìn thấy một điều gì đó trong mơ thì sự việc đó luôn sáng tỏ như ban ngày.
Sự kiện dạ hành Isra’ và thăng thiên Mi’raaj có lặp lại nhiều lần hay chỉ một lần duy nhất?
Học giả Ibnu Katheer  nói sau khi đã liệt kê ra các Hadith nói về vấn đề Isra’ và Mi’raaj: Dựa trên tổng thể các Hadith này, các Hadith Sahih, các Hadith khá tốt và kể cả các Hadith yếu thì cho thấy tất cả đều chỉ khẳng định rằng cuộc dạ hành Isra’ và thăng thiên Mi’raaj của Thiên sứ e từ Makkah đến ngôi đền Maqdis chỉ diễn ra một lần duy nhất, mặc dầu các lời dẫn truyền có sự khác nhau về sự diễn đạt cũng như có các chi tiết thừa hoặc thiếu trong các lời dẫn khác nhau, bởi lẽ cái sai sót của những ai khác ngoài các vị Nabi là được phép.
Và ai lấy mỗi lời dẫn khác nhau để khẳng định cho nhiều lần diễn ra cuộc dạ hành và thăng thiên thì người đó đã đi xa quá sự thật. Quả thật, điều đáng vui mừng là vẫn nhiều người thuộc thế hệ sau đã khẳng định rằng Thiên sứ của Allah được đưa đi dạ hành từ Makkah đến ngôi đền Maqdis chỉ có một lần, và từ Makkah thăng lên trời cũng chỉ có một lần, tức một lần đến ngôi đền Maqdis và một lần thăng lên trời. Và trong thời Salaf không hề có ai nói nhiều hơn một lần, và nếu có nhiều lần thì chắc chắn Thiên sứ của Allah e đã cho cộng đồng tín đồ của Người biết.
Một số người của nhóm phái Sufi cho rằng cuộc thăng thiên của Thiên sứ e diễn ra trong 30 lần, một số khác trong bọn họ thì nói 34 lần, một lần bằng thể xác còn những lần còn lại đều bằng linh hồn. Có người thì nói sự kiện dạ hành và thăng thiên xảy ra hai lần, một lần lúc thức và một lần lúc ngủ; những người của câu nói này dường như muốn kết hợp giữa lời dẫn (...rồi Ta thức...) với các lời dẫn khác. Có người thì lại bảo hai lần, một lần trước khi nhận Mặc Khải và một lần sau Mặc Khải, và có kẻ thì nói ba lần, một lần trước Mặc Khải và hai lần sau Mặc Khải.
Học giả Ibnu Al-Qayyim  nói: Một số người dẫn truyền bỏ bớt đi một số thông tin vì nó đã được biết hoặc vì họ quên hoặc vì họ chỉ muốn đề cấp đến những chi tiết quan trọng nhất trong các chuỗi thông tin hoặc đôi lúc họ nêu ra hết toàn bộ thông tin hoặc đôi lúc lại không nêu ra hết tùy theo hoàn cảnh mà họ nghĩ việc làm đó hữu ích theo cách nghĩ riêng của họ. Bởi thế, nếu ai lấy mỗi lời dẫn về sự kiện dạ hành và thăng thiên để khẳng định rằng sự kiện đó xảy ra nhiều lần khác nhau thì người đó đã đi quá xa.
2-    Sứ mạng Nabi của Muhammad e là đến với toàn thể loài người và loài Jinn; và sự hồi đáp lại những ai phản bác:
Một nhóm người từ Do Thái, Thiên Chúa và những ai đi theo họ nói rằng Muhammad e chỉ được cử đến cho người dân Ả Rập chứ không cho người dân Kinh Sách. Họ biện luận rằng quả thật tôn giáo của Người là chân lý và tôn giáo của chúng tôi cũng là chân lý, con đường đến với Allah I rất đa dạng. Họ so sánh điều này giống như các trường phái của các vị Imam, nếu một trường phái nào đó được cho là đúng và hợp lý hơn thì những trường phái còn lại không phải là những người vô đức tin.
Câu nói này của họ rõ ràng là sai hoàn toàn, bởi vì khi họ đã tin nơi Sứ mạng của Thiên sứ Muhammad e thì bắt buộc họ phải tin Người e về tất cả những điều Người thông tin. Quả thật, Thiên sứ Muhammad e đã bảo rằng Người chính là Thiên sứ của Allah được cử phái đến cho toàn thể nhân loại, và vị Thiên sứ thì không nói dối cho nên bắt buộc phải tuyệt đối tin vào lời của Người. Quả thật, Thiên sứ Muhammad e đã gởi các sứ giả của Người cũng như các bức thông điệp kêu gọi đến khắp mọi nơi trên trái đất, Người đã gởi đến Hoàng đế La mã, Hoàng đế Kisra (Khosrau Onoshiroan) của Ba tư, Hoàng đế Othiopia và các vương triều khác kêu gọi họ đến với Islam, Người đã kêu gọi người dân Kinh Sách đến với Islam, và Người đã kêu gọi những người thờ đa thần đến với đức tin Iman nơi Người, Người đã chiến đấu với dân Kinh Sách giống như Người đã chiến đấu với những người thờ đa thần.
Người đã chinh chiến với bộ tộc Qainuqa’, bộ tộc Annudhair, bộ tộc Quraizhah và dân Khaibar, tất cả họ đều là người Do thái. Người đã chinh chiến với những người Thiên Chúa giáo vào năm Tabuk. Người đã đánh thuế lên những người Thiên Chúa ở Najraan. Tương tự, các vị Khalif chính trực thời sau Người cũng đã chinh chiến với người dân Kinh Sách và đánh thuế lên họ khi họ đã thua trận nhưng không chịu tiếp nhận Islam. Và Qur’an đã kêu dân Kinh Sách đến với Islam, Allah I phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ أُوتُواْ ٱلۡكِتَٰبَ ءَامِنُواْ بِمَا نَزَّلۡنَا مُصَدِّقٗا لِّمَا مَعَكُم﴾ [سورة النساء: 47]
{Này hỡi những ai được ban cho Kinh Sách, hãy tin nơi những gì mà TA (Allah) đã ban xuống (cho Muhammad) xác nhận lại những gì đang ở cùng với các ngươi (các Kinh sách của họ).} (Chương 4 – Annisa’, câu 47).
﴿لَمۡ يَكُنِ ٱلَّذِينَ كَفَرُواْ مِنۡ أَهۡلِ ٱلۡكِتَٰبِ وَٱلۡمُشۡرِكِينَ مُنفَكِّينَ حَتَّىٰ تَأۡتِيَهُمُ ٱلۡبَيِّنَةُ ١ رَسُولٞ مِّنَ ٱللَّهِ يَتۡلُواْ صُحُفٗا مُّطَهَّرَةٗ ٢ فِيهَا كُتُبٞ قَيِّمَةٞ ٣ وَمَا تَفَرَّقَ ٱلَّذِينَ أُوتُواْ ٱلۡكِتَٰبَ إِلَّا مِنۢ بَعۡدِ مَا جَآءَتۡهُمُ ٱلۡبَيِّنَةُ ٤ وَمَآ أُمِرُوٓاْ إِلَّا لِيَعۡبُدُواْ ٱللَّهَ مُخۡلِصِينَ لَهُ ٱلدِّينَ حُنَفَآءَ وَيُقِيمُواْ ٱلصَّلَوٰةَ وَيُؤۡتُواْ ٱلزَّكَوٰةَۚ وَذَٰلِكَ دِينُ ٱلۡقَيِّمَةِ ٥ إِنَّ ٱلَّذِينَ كَفَرُواْ مِنۡ أَهۡلِ ٱلۡكِتَٰبِ وَٱلۡمُشۡرِكِينَ فِي نَارِ جَهَنَّمَ خَٰلِدِينَ فِيهَآۚ أُوْلَٰٓئِكَ هُمۡ شَرُّ ٱلۡبَرِيَّةِ ٦ إِنَّ ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ وَعَمِلُواْ ٱلصَّٰلِحَٰتِ أُوْلَٰٓئِكَ هُمۡ خَيۡرُ ٱلۡبَرِيَّةِ ٧﴾ [سورة البينة: 1 - 7]
 {Những ai không có đức tin trong số người dân Kinh sách và những người thờ đa thần đã không chịu bỏ cho đến khi nào sự minh bạch đến với họ. Đó là một vị sứ giả do Allah phái đến đọc các tờ kinh trong sạch. Trong đó, gồm các sắc chỉ chính trực. Và những ai được ban Kinh sách đã không chia rẽ nhau cho tới sau khi một sự minh bạch đến với họ. Và họ chỉ được lệnh phải thờ phượng một mình Allah, phải toàn tâm và tuyệt đối hết lòng thần phục Ngài, phải dâng lễ nguyện Salah và đóng Zakah. Và đó mới là tôn giáo ngay chính. Quả thật, những ai không có đức tin trong số người dân Kinh sách và những người thờ đa thần sẽ bị đày vào Hỏa ngục, họ sẽ ở trong đó đời đời. Họ là những sinh vật xấu xa và tồi tệ nhất. Quả thật, những ai tin tưởng và làm việc thiện tốt thì họ là những sinh vật tốt đẹp nhất.} (Chương  98 – Al-Bayyinah, câu 1 – 7).
Những câu Kinh mang ý nghĩa tương tự như những câu Kinh vừa nêu trên được mặc khải rất nhiều trong Qur’an. Ngoài ra, Qur’an cũng cho biết rõ rằng Allah I cử Thiên sứ Muhammad e đến là cho toàn thể nhân loại, Ngài phán:
﴿قُلۡ يَٰٓأَيُّهَا ٱلنَّاسُ إِنِّي رَسُولُ ٱللَّهِ إِلَيۡكُمۡ جَمِيعًا ٱلَّذِي لَهُۥ مُلۡكُ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِۖ ﴾ [سورة الأعراف: 157]
{Hãy nói (Muhammad): “Này hỡi nhân loại! Quả thật, Ta là Sứ giả của Allah được cử phái đến cho tất cả các ngươi; Allah là Đấng điều hành và chế ngự các tầng trời và trái đất.} (Chương 7 – Al-A’raf, câu 157).
﴿وَمَآ أَرۡسَلۡنَٰكَ إِلَّا كَآفَّةٗ لِّلنَّاسِ بَشِيرٗا وَنَذِيرٗا ﴾ [سورة سبأ: 28]
{Và TA chỉ cử phái Ngươi (Muhammad) làm một người mang tin mừng và một người cảnh báo cho toàn nhân loại} (Chương 34 – Saba’, câu 28).
Thiên sứ của Allah e nói rằng Người được ban cho năm điều mà các vị Nabi trước không được ban cho, một trong năm điều đó là Người được cử đến cho toàn thể nhân loại, riêng các vị Nabi trước thì mỗi vị chỉ được cử đến cho riêng người dân của mình.
Không những Thiên sứ của Allah e được cử phải đến cho toàn thể nhân loại mà còn cho cả toàn thể loài Jinn. Thiên sứ của Allah e nói:
{وَالَّذِى نَفْسُ مُحَمَّدٍ بِيَدِهِ لاَ يَسْمَعُ بِى أَحَدٌ مِنْ هَذِهِ الأُمَّةِ يَهُودِىٌّ وَلاَ نَصْرَانِىٌّ ثُمَّ يَمُوتُ وَلَمْ يُؤْمِنْ بِالَّذِى أُرْسِلْتُ بِهِ إِلاَّ كَانَ مِنْ أَصْحَابِ النَّارِ} رواه مسلم.
“Thề bởi Đấng mà linh hồn Muhammad nằm trong tay Ngài rằng bất cứ ai trong cộng đồng này, dù là người Do Thái hay là người Thiên Chúa, đã nghe từ Ta nhưng rồi chết đi mà không tin nơi những gì mà Ta được cử phái mang đến thì người đó thuộc cư dân nơi Hỏa Ngục.” (Muslim).
Sa’aad bin Jubair nói: Xác nhận cho điều đó là lời phán của Allah I:
﴿وَمَن يَكۡفُرۡ بِهِۦ مِنَ ٱلۡأَحۡزَابِ فَٱلنَّارُ مَوۡعِدُهُۥۚ﴾ [سورة هود: 17]
{Và ai thuộc những giáo phái không tin nơi Nó (Qur’an) thì Hỏa Ngục sẽ là nơi hứa hẹn dành cho y.} (Chương 11 – Hud, câu 17).
Thiên sứ của Allah e không nói dối và Người cũng không đánh chiến với nhân loại vì để mọi người vâng lời Người mà không vâng lệnh Allah I, và Người e cũng không được phép đụng đến tính mạng, tài sản của bất cứ ai trừ phi có sự cho phép của Allah I. Bởi lẽ người nào nói rằng Allah I đã ra lệnh cho y nhưng thực chất Ngài không ra lệnh thì y là kẻ nói dối và lường gạt vô cùng sai quấy, Allah I phán:
﴿وَمَنۡ أَظۡلَمُ مِمَّنِ ٱفۡتَرَىٰ عَلَى ٱللَّهِ كَذِبًا أَوۡ قَالَ أُوحِيَ إِلَيَّ وَلَمۡ يُوحَ إِلَيۡهِ شَيۡءٞ﴾ [سورة الأنعام: 93]
{Và còn ai sai quấy hơn kẻ đã đặt điều nói dối rồi đổ thừa cho Allah, hoặc y nói: “Tôi đã nhận được sự mặc khải” trong khi y đã không hề nhận được bất kỳ điều mặc khải nào.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 93).
Những ai làm như thế thì người đó còn sai quấy và xấu xa hơn cả những kẻ nắm vương quyền trên trái đất đã làm điều ác bá và thối nát. Bởi vì những kẻ nắm vương quyền trên trái đất khi họ đi đánh chiến với nhân loại thì chỉ mục đích để nhân loại tuân lệnh họ chứ họ không hề nói: “Ta là thiên sứ của Allah được cử đến với các ngươi, ai vâng lệnh ta thì vào Thiên Đàng con ai trái lệnh ta thì vào Hỏa Ngục”. Pharaon và những kẻ giống như hắn không hề đi vào sự việc giống như vậy trừ vị Nabi đích thực hoặc kẻ giả mạo lừa đối.
Nếu đã biết Người đích thực là vị Nabi thì những gì được Người thông tin từ nơi Allah là sự thật, và nếu Người thực sự là Thiên sứ của Allah thì bắt buộc phải vâng lời và tuân lệnh của Người trong tất cả mọi điều Người sai bảo và chỉ đạo như Allah đã phán:
﴿وَمَآ أَرۡسَلۡنَا مِن رَّسُولٍ إِلَّا لِيُطَاعَ بِإِذۡنِ ٱللَّهِۚ﴾ [سورة النساء: 64]
{Và TA (Allah) cử Sứ giả đến chỉ vì mục đích để (nhân loại) tuân theo với sự chấp thuận của Allah.} (Chương 4 – Annisa’, câu 64).
Nếu Người cho biết rằng Người là vi Thiên sứ được cử đến người dân Kinh sách thì bắt buộc họ phải vâng lời Người, đó mới là điều đúng đắn.
Ai thừa nhận Người là Thiên sứ của Allah nhưng phản bác rằng Người không được cử đến cho người dân Kinh Sách thì người đó giống như những người đã nói Musa là Thiên sứ nhưng không bắt buộc phải đi vào vùng đất Sham, và dân Isra’il cũng không phải đi ra khỏi Ai Cập, Allah không ra lệnh điều đó và Ngài không ra lệnh về ngày thứ bảy, Ngài không ban xuống cho Musa Kinh Tawrah (Cựu ước); và cũng giống như những người nói Ysa là Thiên sứ của Allah nhưng không được gửi đến người dân Isra’il và người dân Isra’il không có nghĩa vụ phải theo Ysa và Ysa là kẻ đã bất công với người Do Thái.
Những câu nói giống như thế này là những lời nói vô đức tin xấu xa và tồi tệ nhất. Allah I phán:
﴿إِنَّ ٱلَّذِينَ يَكۡفُرُونَ بِٱللَّهِ وَرُسُلِهِۦ وَيُرِيدُونَ أَن يُفَرِّقُواْ بَيۡنَ ٱللَّهِ وَرُسُلِهِۦ وَيَقُولُونَ نُؤۡمِنُ بِبَعۡضٖ وَنَكۡفُرُ بِبَعۡضٖ وَيُرِيدُونَ أَن يَتَّخِذُواْ بَيۡنَ ذَٰلِكَ سَبِيلًا ١٥٠ أُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡكَٰفِرُونَ حَقّٗاۚ وَأَعۡتَدۡنَا لِلۡكَٰفِرِينَ عَذَابٗا مُّهِينٗا ١٥١﴾ [سورة النساء : 150، 151]
{Quả thật, những ai phủ nhận Allah và các Sứ giả của Ngài, và họ muốn chia rẽ giữa Allah và các Sứ giả của Ngài. Họ nói: Chúng tôi tin tưởng một số Sứ giả và phủ nhận một số khác. Và họ muốn cho một lối đi ở chính giữa cái đó. Họ đích thực là những kẻ phản nghịch và TA (Allah) đã chuẩn bị cho những kẻ vô đức tin một sự trừng phạt nhục nhã.} (Chương 4 – Annisa’, câu 150, 151).
3-    Thiên sứ Muhammad e là vị Nabi cuối cùng mang đến bức Thông Điệp cuối cùng:
Quả thật, Allah I kết thúc sứ mạng Nabi bởi sứ mạng Nabi của Thiên sứ Muhammad e, Ngài phán:
﴿مَّا كَانَ مُحَمَّدٌ أَبَآ أَحَدٖ مِّن رِّجَالِكُمۡ وَلَٰكِن رَّسُولَ ٱللَّهِ وَخَاتَمَ ٱلنَّبِيِّ‍ۧنَۗ﴾ [سورة  الأحزاب: 40]
{Muhammad không phải là người cha của một ai trong số đàn ông các ngươi, mà Y chính là Thiên sứ của Allah và là vị Nabi cuối cùng trong các vị Nabi.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 40).
Thiên sứ của Allah e nói:
{أَنَا خَاتَمُ النَّبِيِّينَ لاَ نَبِىَّ بَعْدِى} رواه أبو داود الترمذي والنسائي وابن ماجه.
“Ta là vị Nabi cuối cùng, sau Ta không còn có vị Nabi nào nữa.” (Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i và Ibnu Ma-jah).
Ý nghĩa của sự kết thúc sứ mạng Nabi, bởi sứ mạng của Nabi Muhammad e là sẽ không còn có một sứ mạng Nabi nào được dựng lên sau Người nữa, cũng như không có hệ thống giáo lý nào được gởi đến sau Người nữa. Còn việc Nabi Ysa u sẽ giáng thế vào thời kỳ cận ngày Tận Thế cũng không phủ nhận sứ mạng Nabi cuối cùng của Muhammad e, bởi lẽ khi Nabi Ysa u xuống trần trở lại thì Người vẫn hành đạo và thờ phượng Allah I theo hệ thống giáo lý Nabi của chúng ta e chứ không phải theo hệ thống giáo lý trước đây của Người, vì nó đã được bôi xóa và thay thế. Như vậy, khi Nabi Ysa u được phép trở lại trần gian thì Người sẽ là vị Khalif (người kế thừa quyền trông coi và lãnh đạo) của Nabi Muhammad e, Người sẽ quản lý và phân xử theo hệ thống giáo luật của Nabi chúng ta Muhammad e.
Như vậy, Nabi Muhammad e là vị Nabi cuối cùng. Allah đã mặc khải xuống cho Người một Kinh sách chứa đựng hệ thống giáo lý hoàn hảo nhất, bao quát tất cả mọi sự việc và phù hợp với mọi thời đại cho tới ngày Tận Thế một cách tốt đẹp và trọn vẹn nhất. Trong hai bộ Sahih Albukhari và Muslim cũng như các bộ Hadith khác có ghi ông Jabir bin Abdullah t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{مَثَلِى وَمَثَلُ الأَنْبِيَاءِ مِنْ قَبْلِى كَمَثَلِ رَجُلٍ بَنَى بُنْيَانًا فَأَحْسَنَهُ وَأَجْمَلَهُ إِلاَّ مَوْضِعَ لَبِنَةٍ مِنْ زَاوِيَةٍ مِنْ زَوَايَاهُ فَجَعَلَ النَّاسُ يَطُوفُونَ بِهِ وَيَعْجَبُونَ لَهُ وَيَقُولُونَ هَلاَّ وُضِعَتْ هَذِهِ اللَّبِنَةُ - قَالَ - فَأَنَا اللَّبِنَةُ وَأَنَا خَاتَمُ النَّبِيِّينَ}.
“Hình ảnh của Ta và hình ảnh của các vị Thiên sứ trước Ta giống như hình ảnh của một người đàn ông xây một công trình kiến trúc, y đã hoàn tất tốt đẹp trừ một miếng gạch tại một góc của công trình; thế là mọi người đi vòng quanh, họ ngưỡng mộ công trình nhưng họ lại nói: nếu chỗ này được gắn thêm một viên gạch nữa thì hoàn hảo. Ta chính là viên gạch đó và Ta chính là vị Thiên sứ cuối cùng”.
Thiên sứ của Allah e nói:
{كَانَتْ بَنُو إِسْرَائِيلَ تَسُوسُهُمُ الأَنْبِيَاءُ، كُلَّمَا هَلَكَ نَبِىٌّ خَلَفَهُ نَبِىٌّ، وَإِنَّهُ لاَ نَبِىَّ بَعْدِى وَسَيَكُونُ خُلَفَاءُ فَيَكْثُرُونَ} رواه البخاري.
“Các vị Nabi luôn là những người lãnh đạo chính trị cho người dân Isra’il, khi một vị Nabi qua đời thì lại có một vị Nabi khác tiếp nối sau đó, nhưng sẽ không có vị Nabi nào tiếp nối sau Ta mà sẽ có những vị Khalif và họ rất nhiều.” (Albukhari).
Ông Jabir bin Samurah t nói: Tôi đã thấy dấu kí hiệu biểu tượng cho sứ mạng Nabi cuối cùng trên lưng của Thiên sứ, nó trông giống như quả trứng của bồ câu (Hadith do Muslim ghi lại).
Học giả Ibnu Hajar nói trong bộ giảng giải Sahih Albukhari nói: Học giả Al-Qurtubi nói rằng các Hadith xác thực đều tương đồng rằng con dấu cho sứ mạng Nabi cuối cùng là một vết màu đỏ nhô ra ngoài nằm ở bờ vai bên trái của Người e nếu nói nhỏ thì cỡ quả trứng bồ câu, còn nếu nói lớn thì cỡ một nắm tay.
Các học giả nói: Sự bí ẩn trong sự việc đó là quả tim nằm ở phía bên đó.
Học giả Assuhayli nói: Con dấu sứ mạng Nabi cuối cùng nằm ở trên vai của Người là nhằm bảo vệ Người khỏi sự quấy nhiễu của Shaytan, và chỗ đó chính là lối vào của Shaytan.
Học giả Ibnu Katheer nói: Bởi thương xót đám bầy tôi nên Allah  đã gởi Muhammad e đến cho họ. Một trong những điều cao quý của Người đối với họ là sứ mạng Nabi cuối cùng của Người. Người là vị Nabi và Thiên sứ cuối cùng. Người đến để hoàn thiện tôn giáo thanh khiết. Quả thật, Allah I đã phán trong Kinh sách của Ngài và Thiên sứ Muhammad e đã nói trong Sunnah của Người cho biết sẽ không có vị Nabi sau Người là để họ biết rằng bất cứ ai đó thời sau Người tự xưng là Nabi được cử phái đến thì đó là kẻ nói dối và giả mạo. Dù những kẻ đó có mang đến những bùa phép cũng như những khả năng phi thường nào đó thì tất cả họ đều là giả dối. Và những kẻ này thường kêu gọi đến với sự lệch lạc và sai trái, họ sẽ không kêu gọi người làm điều tốt và ngăn cản người làm điều xấu mà họ chỉ kêu gọi đến với tội lỗi và điều xấu xa, như Allah I phán:
﴿هَلۡ أُنَبِّئُكُمۡ عَلَىٰ مَن تَنَزَّلُ ٱلشَّيَٰطِينُ ٢٢١ تَنَزَّلُ عَلَىٰ كُلِّ أَفَّاكٍ أَثِيمٖ ٢٢٢ يُلۡقُونَ ٱلسَّمۡعَ وَأَكۡثَرُهُمۡ كَٰذِبُونَ ٢٢٣﴾ [سورة الشعراء: 221 - 223]
{Há TA (Allah) sẽ phải báo cho các ngươi biết rằng ai là kẻ mà những tên Shaytan thường xuống gặp ư? Chúng (những tên Shaytan) thường xuống nhập với từng kẻ tội lỗi dối trá. Chúng kể lại về những điều nghe được nhưng đa số bọn chúng thường nói dối.} (Chương 26 – Ash-Shu’ara’, câu 221 – 223).
Điều này hoàn toàn trái với các vị Nabi bởi vì các vị Nabi luôn trung thực, ngay chính trong những điều họ nói cũng như trong những điều họ kêu gọi làm điều tốt và ngăn cản làm điều xấu, đồng thời họ luôn đưa ra những bằng chứng rõ ràng.
Nhân loại không cần đến một vị Nabi nào nữa sau Nabi Muhammad e, bởi hệ thống giáo lý của Người đã hoàn hảo và trọn vẹn và nhân loại cần phải thực hiện theo.
Nếu có lời nói rằng cộng đồng này quả thật đã hư hại cần phải có một hành động để cải thiện cho nên phải cần đến một vị Nabi mới thì chúng ta nói chẳng lẽ việc cử phái một vị Nabi đến với thế gian chỉ vì để cải thiện thôi sao? Quả thật, một vi Nabi không được cử phái đến ngoại trừ để được mặc khải, và không cần đến sự mặc khải ngoại trừ để rao truyền một sứ mạng mới, hoặc một sứ mạng hoàn hảo hơn, hoặc để tẩy sạch Bức Thông Điệp khỏi những tạp chất của sự bóp méo và thay đổi.
Thiên sứ Muhammad e đã đến thực hiện tất cả các nhu cầu trên qua Qur’an, Sunnah của Người cũng như hoàn thiện tôn giáo trên đôi tay của Người thì giờ đây không còn cần đến một vị Nabi nào nữa mà chỉ cần đến những người cải thiện theo hệ thống giáo lý của Người.
Quả thật, Allah I đã thông báo sự kết thúc sứ mạng Nabi và Thiên sứ bởi sứ mạng Nabi của Muhammad e trong lời phán của Ngài:
﴿مَّا كَانَ مُحَمَّدٌ أَبَآ أَحَدٖ مِّن رِّجَالِكُمۡ وَلَٰكِن رَّسُولَ ٱللَّهِ وَخَاتَمَ ٱلنَّبِيِّ‍ۧنَۗ وَكَانَ ٱللَّهُ بِكُلِّ شَيۡءٍ عَلِيمٗا ٤﴾ [سورة  الأحزاب: 40]
{Muhammad không phải là người cha của một ai trong số đàn ông các ngươi, mà Y chính là Thiên sứ của Allah và là vị Nabi cuối cùng trong các vị Nabi. Và Allah là Đấng am tường mọi sự việc.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 40).
Một định luật hiển nhiên rằng không chấp nhận cho việc đối lập và phản bác khi mà Qur’an vẫn còn tồn tại chứa đựng một hệ thống giáo lý làm nền tảng cho mọi nhu cầu của nhân loại. Toàn bộ hệ thống giáo lý Qur’an vẫn được bảo quản và lưu giữ giống như tiểu sử của Thiên sứ và Sunnah xác thực của Người vẫn còn hiện hữu. Điều đó đồng nghĩa với việc Thiên sứ của Allah e vẫn còn sống với chúng ta trong cuộc đời này. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿فَإِن تَنَٰزَعۡتُمۡ فِي شَيۡءٖ فَرُدُّوهُ إِلَى ٱللَّهِ وَٱلرَّسُولِ إِن كُنتُمۡ تُؤۡمِنُونَ بِٱللَّهِ وَٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِۚ ذَٰلِكَ خَيۡرٞ وَأَحۡسَنُ تَأۡوِيلًا ٥٩﴾ [سورة النساء: 59]
{Nhưng nếu các ngươi có bất đồng và tranh cãi với nhau về một vấn đề nào đó thì các ngươi hãy đem vấn đề đó trở về với Allah và Thiên sứ nếu các ngươi thực sự có đức tin nơi Allah và Đời Sau. Đó là cách giải trình tốt nhất.} (Chương 4 – An-Nisa, câu 59).
Trở về với Allah I có nghĩa là trở về với Kinh sách của Ngài tức Qur’an, còn trở về với Thiên sứ sau khi Người đã qua đời có nghĩa là trở về với Sunnah của Người. Với điều đó thì thế giới không cần đến một vị Nabi hay một vị Thiên sứ nào nữa cũng như không cần đến một hệ thống giáo lý mới cho nhân loại sau Muhammad e. Bởi lẽ, nếu Allah I dựng lên nữa các vị Thiên sứ, các vị Nabi sau Muhammad e thì họ sẽ không bao giờ nói một điều gì mới mẻ và sẽ không bao giờ bổ sung thêm bất cứ điều gì vì những gì Thiên sứ Muhammad e đã mang đến đã đầy đủ và trọn vẹn. Allah I đã hoàn thiện tôn giáo của Ngài và hoàn tất hệ thống giáo lý của Ngài khi Ngài phán:
﴿ٱلۡيَوۡمَ أَكۡمَلۡتُ لَكُمۡ دِينَكُمۡ وَأَتۡمَمۡتُ عَلَيۡكُمۡ نِعۡمَتِي وَرَضِيتُ لَكُمُ ٱلۡإِسۡلَٰمَ دِينٗاۚ ﴾ [سورة المائدة: 3]
{Ngày hôm nay TA (Allah) đã hoàn chỉnh cho các ngươi tôn giáo của các ngươi; TA cũng đã hoàn tất ân huệ của TA cho các ngươi và TA đã hài lòng lấy Islam làm tôn giáo cho các ngươi.} (Chương 5 – Al-Ma’idah, câu 3).
Còn nếu mục đích của việc gửi các Thiên sứ là để rao truyền Bức Thông Điệp này và kêu gọi nhân loại đến với nó thì đó là công việc của những người học giả Muslim. Họ phải có nghĩa vụ rao truyền và kêu gọi nhân loại.
Như vậy, ai cho rằng Muhammad e không phải là vị Nabi cuối cùng hoặc tin ai đó nói như vậy thì người đó đã ra khỏi tôn giáo Islam. Chính vì lẽ này mà các vị Sahabah khẳng định rằng ai tự xưng mang sứ mạng Nabi sau Muhammad e thì kẻ đó bị trục xuất khỏi tôn giáo phải đánh giết y và những người đi theo y và những người đi theo y được gọi là những kẻ bị trục xuất khỏi tôn giáo. Đây là điều được đồng thuận và thống nhất trong giới học giả Muslim thời Salaf (các Sahabah) và Khalaf (thế hệ thời sau).  
    Ý nghĩa sứ mạng Nabi cuối cùng của Muhammad e:
Sứ mạng Nabi của Muhammad e là sự chấm hết cho chuỗi các sứ mạng Nabi mà Allah I gửi đến, bởi lẽ Người được gửi đến cho toàn thể nhân loại cho tới ngày Tận Thế như Allah I đã phán:
﴿وَمَآ أَرۡسَلۡنَٰكَ إِلَّا كَآفَّةٗ لِّلنَّاسِ بَشِيرٗا وَنَذِيرٗا ﴾ [سورة سبأ: 28]
{Và TA chỉ cử phái Ngươi (Muhammad) làm một người mang tin mừng và một người cảnh báo cho toàn nhân loại.} (Chương 34 – Saba’, câu 28).
﴿وَمَآ أَرۡسَلۡنَٰكَ إِلَّا رَحۡمَةٗ لِّلۡعَٰلَمِينَ ١٠٧ ﴾ [سورة الأنبياء: 107]
{Và TA (Allah) gửi Ngươi (Muhammad) đến cốt chỉ để mang đến hồng phúc cho toàn nhân loại.} (Chương 21 – Al-Ambiya’, câu 107).
﴿تَبَارَكَ ٱلَّذِي نَزَّلَ ٱلۡفُرۡقَانَ عَلَىٰ عَبۡدِهِۦ لِيَكُونَ لِلۡعَٰلَمِينَ نَذِيرًا ١﴾ [سورة الفرقان: 1]
{Phúc thay Đấng (Allah) đã ban Tiêu chuẩn (phân biệt phúc và tội) xuống cho người bề tôi trung thành và tận tụy của Ngài (Muhammad) để Y trở thành một vị cảnh báo cho muôn loài (Loài người và Jinn).} (Chương 25 – Al-Furqan, câu 1).
﴿قُلۡ يَٰٓأَيُّهَا ٱلنَّاسُ إِنِّي رَسُولُ ٱللَّهِ إِلَيۡكُمۡ جَمِيعًا﴾ [سورة الأعراف: 158]
{Hãy nói (Muhammad): “Này hỡi nhân loại! Quả thật, Ta là Sứ giả của Allah được cử phái đến cho tất cả các ngươi.} (Chương 7 – Al-A’raf, câu 157).
Nếu sứ mạng của Người là đến với toàn thể nhân loại thì bắt buộc Bức Thông Điệp của Người mang đến phải chứa đựng một hệ thống giáo lý bao quát một cách đầy đủ và toàn diện cho việc cải thiện nhân loại, không phải cần đến một hệ thống giáo lý khác nữa cũng như không phải cần đến một vị Nabi khác, sau đó như Allah I đã phán:
﴿ٱلۡيَوۡمَ أَكۡمَلۡتُ لَكُمۡ دِينَكُمۡ وَأَتۡمَمۡتُ عَلَيۡكُمۡ نِعۡمَتِي وَرَضِيتُ لَكُمُ ٱلۡإِسۡلَٰمَ دِينٗاۚ ﴾ [سورة المائدة: 3]
{Ngày hôm nay TA (Allah) đã hoàn chỉnh cho các ngươi tôn giáo của các ngươi; TA cũng đã hoàn tất ân huệ của TA cho các ngươi và TA đã hài lòng lấy Islam làm tôn giáo cho các ngươi.} (Chương 5 – Al-Ma’idah, câu 3).
﴿وَنَزَّلۡنَا عَلَيۡكَ ٱلۡكِتَٰبَ تِبۡيَٰنٗا لِّكُلِّ شَيۡءٖ وَهُدٗى وَرَحۡمَةٗ وَبُشۡرَىٰ لِلۡمُسۡلِمِينَ ٨٩ ﴾ [سورة النحل: 89]
{Và TA (Allah) đã ban xuống cho Ngươi (Muhammad) Kinh sách (Qur’an) trình bày rõ tất cả mọi điều, và Nó là một Chỉ đạo, một hồng ân và một tin mừng cho những người Muslim.} (Chương 16 – Annahl, câu 89).
﴿وَأَنزَلۡنَآ إِلَيۡكَ ٱلۡكِتَٰبَ بِٱلۡحَقِّ مُصَدِّقٗا لِّمَا بَيۡنَ يَدَيۡهِ مِنَ ٱلۡكِتَٰبِ وَمُهَيۡمِنًا عَلَيۡهِۖ ﴾ [سورة المائدة: 48]
{Và TA đã ban cho Ngươi (Muhammad) Kinh sách bằng sự thật, xác nhận lại các điều mặc khải trong các Kinh sách trước và giữ gìn chúng được nguyên vẹn.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 48).
Sheikh Abu Al-A’la Al-Mawdudi phản hồi nhóm phái Al-Qadiya-niyah( ): “Khi chúng ta dõi theo Qur’an với mong muốn biết được những nguyên nhân cho việc cần phải gửi một vị Nabi nào đó cho một cộng đồng nào trên trái đất thì chúng ta sẽ nhìn thấy được bốn nguyên nhân:
1.    Cộng đồng đó chưa từng có vị Nabi nào được Allah I cử phái đến trước đây và sự chỉ dạy của vị Nabi đã được gửi đến cho cộng đồng khác không tới được cộng đồng đó.
2.    Có thể cộng đồng đó đã được Allah I gửi đến một vị Nabi trước đây nhưng sự chỉ dạy của vị Nabi đó đã bị quên lãng hoặc bị bóp méo đến nỗi nhân loại không thể đi theo một cách đúng đắn và toàn diện.
3.    Có thể cộng động đó đã được Allah I gửi đến một vị Nabi trước đây nhưng sự chỉ dạy của vị Nabi này chưa được bao quát cho những người ở thời đại sau Người cho nên cần phải cử phái thêm một vị Nabi khác nữa để hoàn thiện tôn giáo.
4.    Có thể cộng đồng đó đã được Allah I gửi đến một vị Nabi nhưng cần thêm một vị Nabi khác để xác nhận và ủng hộ, cho nên một vị Nabi khác được gửi đến song hành với vị Nabi đó.
Tất cả bốn nguyên nhân vừa nêu trên đều đã không còn nữa sau khi Nabi Muhammad e qua đời. Cộng đồng Islam không cần bất kỳ một vị Nabi mới nào được cử phái tới nữa sau Người. Quả thật, chính Qur’an đã trình bày rõ rằng Nabi Muhammad được cử phái đến để hướng dẫn cho toàn thể nhân loại, Allah I phán:
﴿قُلۡ يَٰٓأَيُّهَا ٱلنَّاسُ إِنِّي رَسُولُ ٱللَّهِ إِلَيۡكُمۡ جَمِيعًا﴾ [سورة الأعراف: 158]
{Hãy nói (Muhammad): “Này hỡi nhân loại! Quả thật, Ta là Sứ giả của Allah được cử phái đến cho tất cả các ngươi.} (Chương 7 – Al-A’raf, câu 157).
Một trong những minh chứng cho điều đó là lịch sử của nền văn minh trên thế giới rằng sự rao truyền của Nabi Muhammad e đã đi đến mọi ngõ ngách của thế giới và đến với mọi cộng đồng. Bởi vậy, không cần đến một vị Nabi mới nào nữa. Với điều này đã làm tan biến nguyên nhân thứ nhất.
Qur’an mà Nabi Muhammad e mang đến vẫn còn được lưu truyền một cách nguyên vẹn không “tì vết”. Tương tự, các cuốn sách Hadith, tiểu sử cũng như những chỉ dạy của Người vẫn còn được lưu truyền một cách trung thực giống như Người vẫn còn hiện diện trên cõi trần, không hề bị lãng quên hay bị bóp méo. Đối với Kinh Qur’an mà Người e mang đến, Nó đã không hề bị bóp méo, thêm bớt bất kỳ một điều gì ngay cả một chữ cái hay một dấu nhỏ nào đó cũng không bị thay đổi và chỉnh sửa, và Nó sẽ được bảo quản nguyên vẹn như vậy cho đến Ngày Tận Thế. Còn sự hướng dẫn và chỉ dạy của Người e dành cho nhân loại qua lời nói, hành vi của Người vẫn được cảm nhận như thể Người đang còn sống và hiện diện trước mặt chúng ta. Với những lẽ này, nguyên nhân thứ hai đã tan biến.
Kinh Qur’an đã trình bày rõ rằng Allah I đã hoàn chỉnh tốn giáo của ngài qua trung gian Muhammad e. Đây là điều làm tan biến nguyên nhân thứ ba.
Nếu phải cần cử phái một vị Nabi cùng với Nabi Muhammad e để vị đó xác nhận và ủng hộ Người thì chắc chắn Allah I đã cử phái vị đó vào lúc sinh thời của Người. Đây là điều làm tan biến nguyên nhân thứ tư.
Như vậy, không có nguyên nhân nào thực sự cần cho việc phải cử phái thêm một vị Nabi mới nào nữa sau Nabi Muhammad e.” (Hết lời của Sheikh Abu Al-A’la Al-Mawdudi).
Những vinh dự (Kara-mah) dành cho các Wali
Chúng ta đã nói về những phép màu của các vị Nabi, sự khác nhau giữa các phép màu đó với những điều lạ thường của những nhà bói toán và những tên thầy bùa cũng như các hành vi gây ảo giác của những kẻ đánh lừa. Giờ đây, Insha-Allah, chúng ta sẽ nói những điều vinh dự mà Allah I dành cho những người Wali của Ngài bởi những vinh dự đó có mối liên quan chặt chẽ với các phép màu của các vị Nabi; và chúng ta sẽ tìm hiểu sự khác biệt giữa các vinh dự của những người Wali với những điều lạ thường của những tên phù thủy dùng bùa ngải.
Điều trước tiên chúng ta cần biết, đó là các vị Wali của Allah I chính là những người có đức tin ngoan đạo, như Allah I đã phán:
﴿أَلَآ إِنَّ أَوۡلِيَآءَ ٱللَّهِ لَا خَوۡفٌ عَلَيۡهِمۡ وَلَا هُمۡ يَحۡزَنُونَ ٦٢ ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ وَكَانُواْ يَتَّقُونَ ٦٣﴾ [سورة يونس: 62، 63]
{Chẳng phải những vị Wali của Allah sẽ không lo sợ cũng sẽ không buồn phiền. Họ là những người tin tưởng nơi Ngài và ngoan đạo.} (Chương 10 – Yunus, câu 62, 63).
Như vậy, tất cả những ai có đức tin đều là những Wali của Allah I. Tùy theo mức độ Iman (đức tin) và sự ngoan đạo (Taqwa) của họ mà Allah I sẽ phơi bày những điều siêu thường trên đôi tay của họ. Những điều siêu thường đó được gọi là những vinh dự Kara-mah mà Allah I đã cho phép chúng diễn ra trên đôi tay của một số người ngoan đạo thuộc các tín đồ của các vị Thiên sứ của Ngài. Đó là niềm vinh dự vô cùng cao quý và phúc đức từ nơi Allah I dành cho những ai đi theo các vị Thiên sứ, các vị Nabi của Ngài. Tuy nhiên, không phải mỗi Wali đều có được niềm vinh dự (Kara-mah) mà nó chỉ xảy đến cho họ, hoặc trong trường hợp đức tin Iman mạnh mẽ, hoặc trong lúc cần thiết một cách cấp bách, hoặc để chứng minh điều chân lý trước đối tượng phản bác đang tranh luận với họ.
Việc những vinh dự Kara-mah không xảy đến đối với một Wali nào đó không có nghĩa là người đó thấp kém hơn những Wali khác. Tương tự, người Wali nhận được vinh dự Kara-mah cũng không có nghĩa là y tốt hơn và vượt trội hơn những người Wali khác.
Những vinh dự Kara-mah của những người Wali là sự thật được toàn thể các Imam Islam đồng thuận khẳng định, bởi nó được dựa trên cơ sở Qur’an và Sunnah xác thực của Thiên sứ. Những người phủ nhận nó chỉ có những kẻ Bid’ah thuộc nhóm phái Al-Mu’tazilah, Al-Jahmiyah và những ai đi theo họ, và sự phủ nhận của họ là phủ nhận những gì được khẳng định trong Qur’an và Sunnah. Trong Qur’an, có câu chuyện của những người trong hang núi, câu chuyện của Maryam..., trong Sunnah xác thực thì có những câu chuyện chẳng hạn như các Thiên Thần xuất hiện ở trên bầu trời dưới dạng giống như một tán rộng có chứa những chiếc đèn để nghe giọng đọc xướng của vị Sahabah Usaid bin Khudhair t, các Thiên Thần chào Salam đến Imran bin Husain t, ...
Có rất nhiều hình ảnh về những vinh dự Kara-mah của các vị Wali, ai muốn biết thêm về vấn đề này thì hãy tìm đọc cuốn sách Furqan Baina Awliya’ Arrahman wa Awliya’ Ash-Shaytan (tạm dịch: Sự khác biệt giữa những vị Wali của Đấng Độ Lượng và những kẻ Wali của Shaytan) của Sheikh Islam Ibnu Taymiyah .
Thật ra, trong vấn đề những vinh dự Kara-mah của những người Wali đã có những lầm tưởng và hiểu sai lệch đối với không ít người. Có nhóm thì phủ nhận hoàn toàn như nhóm phái Al-Jahmiyah, Al-Mu’tazilah và những ai đi theo họ, những người này nghịch lại những văn bản giáo lý từ Qur’an và Sunnah và bác bỏ các sự việc xảy ra thực tế. Có nhóm thì thái quá trong việc khẳng định vấn đề này, họ là giai cấp quần chúng nói chung và những học giả lệch lạc, họ khẳng định những vinh dự Kara-mat ngay cả đối với những kẻ tội lỗi thường làm điều sai trái cũng như những ai thực sự không phải là những Wali của Allah mà đích thực là những Wali của Shaytan, họ khẳng định điều đó dựa trên những lời kể giả dối không thực, dựa trên các giấc mộng cũng như các sự việc siêu nhiên do sự quấy nhiễu của Shaytan, họ dùng bùa ngải và ma thuật để đánh lừa dân chúng để dân chúng thờ phượng họ ngoài Allah từ người còn sống lẫn người chết, họ xây dựng các tượng đài trên các mồ mả của những ai mà họ cho rằng những người đó là những người Wali của Allah để dân chúng đến cầu nguyện và van vái xin phúc lành. Họ không phân biệt được giữa những vinh dự Kara-mah của Allah và những hành vi biến hóa của Shaytan, họ không phân biệt được giữa các vị Wali của Allah và những Wali của Shaytan. Và cho dù ai đó đích thực là Wali tức người đó có đức tin Iman mạnh mẽ và ngoan đạo đến mức được Allah I thương yêu và ban cho y những vinh dự Kara-mah thì cũng không ai được phép thờ phượng y, tìm phúc lành từ nơi y hay từ nơi mồ mả của y, bởi chỉ có Allah I duy nhất mới đáng được thờ phượng, chỉ có Ngài mới là Đấng đáng để con người cầu xin và van vái điều phúc lành cũng như tất cả mọi thứ.
Sự khác biệt giữa những vinh dự Kara-mah của những vị Wali và những hành vi siêu thường của bùa ngải, ma thuật và những kẻ lường gạt:
-    Những vinh dự Kara-mah của những người Wali có được là do lòng Taqwa và hành thiện, còn những hành vi của những kẻ lường gạt là do sự vô đức tin, tội lỗi và sai trái.
-    Những vinh dự Kara-mah của những người Wali trợ giúp sự ngoan đạo, hành thiện và những điều được phép, còn những hành vi của những kẻ lừa gạt trợ giúp những điều Haram từ việc làm Shirk, vô đức tin và gây hại đến tánh mạng.
-    Những vinh dự Kara-mah của những người Wali được củng cố bởi sự tụng niệm Allah I và độc tôn hóa Ngài, còn những điều khác thường của bùa ngải và  những hành vi của những kẻ lừa gạt sẽ bị hủy hoặc bị yếu đi khi tụng niệm Allah, đọc Qur’an và độc tôn hóa Allah I.
Qua sự khác biệt trên đã cho thấy rằng những vinh dự Kara-mah của những người Wali là chân lý còn những điều khác thường của những kẻ lường gạt và giả dối là ngụy tạo.
Những người Wali đích thực của Allah I không lợi dụng những vinh dự Kara-mah mà Ngài cho phép chúng diễn ra trên đôi tay của họ để gây chú ý cho mọi người hay để tìm kiếm một lợi ích nào đó mà họ trở nên càng khiêm tốn hơn, càng yêu thương Allah I và càng nỗ lực hơn nữa trong việc thờ phượng Ngài. Khác với những người dùng bùa yêu và lừa bịp rằng họ thường dùng những trò ma thuật của Shaytan được thể hiện qua đôi tay của họ mục đích để mọi người tôn vinh và ca ngợi cũng như thờ phượng họ ngoài Allah I.
Nhìn nhận của mọi người về vấn đề những vinh dự Kara-mah mà Allah I đã ban cho các vị Wali của Ngài được phân thành ba nhóm:
Nhóm thứ nhất: Nhóm người thái quá trong việc phủ nhận chúng, họ phủ nhận cả những điều Kara-mah mà Allah đã ban cho những Wali của Ngài được khẳng định trong Qur’an và Sunnah xác thực.
Nhóm thứ hai: Nhóm người thái quá trong việc khẳng định những điều Kara-mah đến mức họ cho rằng những điều khác thường từ những tên thầy bùa, những kẻ dùng trò lừa bịp là những điều Kara-mah từ nơi Allah I. Họ dùng nó như một phương tiện cho các việc làm Shirk. Họ cho rằng những kẻ thầy bùa, những kẻ lừa bịp là các vị Wali của Allah I, họ kêu gọi mọi người tôn vinh những kẻ đó thậm chí đến mức thờ phượng dù những kẻ đó còn sống hay đã chết.
Nhóm thứ ba: Nhóm người thuộc phái Sunnah và Jama’ah, họ là những người ở mức trung lập trong vấn đề Kara-mah, họ không khẳng định một cách thái quá, họ chỉ khẳng định dựa trên cơ sở Qur’an và Sunnah, họ không thái quá trong việc tôn vinh những người được Allah I ban cho những điều Kara-mah, họ không sùng bái những người đó ngoài Allah I, họ chỉ cho rằng những người đó ân phúc hơn những người khác, đồng thời họ vẫn cho rằng có những người tuy không được Allah I ban cho những điều Kara-mah nhưng vẫn tốt hơn và ân phúc hơn những người được ban cho những điều Kara-mah. Họ phủ nhận những gì trái với Qur’an và Sunnah từ những việc làm của những tên dùng bùa ngải, ma thuật cũng như những kẻ bày trò lừa bịp, họ cho rằng các việc làm của những kẻ đó là việc làm của Shaytan không thuộc phạm vi những vinh dự Kara-mah từ nơi Allah I. Họ luôn khẳng định rằng tất cả mọi thứ đều nằm trong sự định đoạt và an bài của Allah I một cách rõ ràng như Ngài đã phán:
﴿لِّيَهۡلِكَ مَنۡ هَلَكَ عَنۢ بَيِّنَةٖ وَيَحۡيَىٰ مَنۡ حَيَّ عَنۢ بَيِّنَةٖۗ وَإِنَّ ٱللَّهَ لَسَمِيعٌ عَلِيمٌ ٤٢ ﴾ [سورة الأنفال: 42]
{Ai tới số chết thì sẽ chết theo bằng chứng rõ rệt và ai sống sót thì sẽ sống theo bằng chứng rõ rệt. Quả thật Allah là Đấng Hằng Nghe, Đấng Hằng Biết.} (Chương 8 – Al-Anfal, câu 42).

 

 

 

 

 

 

Trụ cột thứ năm
Tin nơi Ngày Sau

Tin nơi Ngày Sau bao gồm những điều sau:
1.    Thứ nhất: Đức tin nơi các dấu hiệu báo trước cho giờ Tận Thế
Trước Ngày Tận Thế có những dấu hiệu cho biết rằng giờ Tận Thế sắp gần kề được gọi các dấu hiệu báo trước cho giờ Tận Thế. Chúng ta cần đề cập đến các dấu hiệu báo trước này bởi vì đức tin nơi chúng là nghĩa vụ bắt buộc và chúng là phần trọng tâm cốt lõi của giáo lý đức tin – Aqeedah. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ٱقۡتَرَبَتِ ٱلسَّاعَةُ وَٱنشَقَّ ٱلۡقَمَرُ ١﴾ [سورة القمر: 1]
{Giờ Tận thế gần kề và hiện tượng mặt Trăng chẻ làm đôi.} (Chương 54 – Al-Qamar, câu 1 - 3).
﴿فَهَلۡ يَنظُرُونَ إِلَّا ٱلسَّاعَةَ أَن تَأۡتِيَهُم بَغۡتَةٗۖ ﴾ [سورة محمد: 18]
{Thế phải chăng chúng chỉ chờ đợi Giờ (Tận Thế) xảy đến cho chúng bất ngờ?} (Chương 47 – Muhammad, câu 18).
Những điều báo trước của thời khắc đó ý nói những dấu hiệu báo trước cho giờ Tận Thế sắp đến và thực sự xảy đến.
Imam Al-Baghawi  nói: Việc Thiên sứ Muhammad e nhận lãnh sứ mạng Nabi là một trong các dấu hiệu báo trước cho giờ Tận Thế. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَمَا يُدۡرِيكَ لَعَلَّ ٱلسَّاعَةَ قَرِيبٞ ١٧﴾ [سورة الشورى: 17]
{Và điều gì cho Ngươi (Muhammad) biết giờ Tận Thế sắp gần kề.} (Chương 42 – Ash-Shura, câu 17).
﴿هَلۡ يَنظُرُونَ إِلَّا ٱلسَّاعَةَ أَن تَأۡتِيَهُم بَغۡتَةٗ وَهُمۡ لَا يَشۡعُرُونَ ٦٦﴾ [سورة الزخرف: 66]
{Phải chăng chúng chỉ chờ đợi Giờ (Tận Thế) xảy đến cho chúng một cách bất ngờ trong lúc chúng không hề hay biết ư?!} (Chương 47 – Muhammad, câu 18).
Vì sự gần kề của Ngày Tận Thế cũng như Ngày Tận Thế ắt hẳn xảy ra nên Allah I đã lấy danh từ “ngày mai” để gọi cho thời khắc đó, Ngài phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ ٱتَّقُواْ ٱللَّهَ وَلۡتَنظُرۡ نَفۡسٞ مَّا قَدَّمَتۡ لِغَدٖۖ﴾ [سورة الحشر: 18]
{Hỡi những người có đức tin, hãy kính sợ Allah và mỗi linh hồn hãy nên suy xét lại những gì mà nó đã gởi đi trước cho ngày mai.} (Chương 59 – Al-Hashr, câu 18).
Ngày mai là ngày sẽ đến sau ngày hôm nay của chúng ta, rất gần và rất gần. Tuy nhiên, con người khi nghe đến Ngày Tận Thế thì thường nghĩ rằng thời khắc đó còn xa lắm, riêng đối với Allah I thì thời khắc đó rất gần kề nó giống như sẽ xảy ra vào ngày mai vậy; Allah I phán:
﴿إِنَّهُمۡ يَرَوۡنَهُۥ بَعِيدٗا ٦ وَنَرَىٰهُ قَرِيبٗا ٧﴾ [سورة المعارج: 6، 7]
{Quả thật chúng thấy nó (Ngày Tận Thế) còn rất xa nhưng TA (Allah) thấy nó gần kề.} (Chương 70 – Al-Ma’a-rij, câu 6, 7).
Ông Anas bin Malik t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e đưa ngón trỏ và ngón giữa chỉ ra và cử động qua lại đồng thời nói:
{بُعِثْتُ أَنَا وَالسَّاعَةَ كَهَاتَيْنِ} رواه البخاري ومسلم
“Lúc TA được dựng lên (với sứ mạng Thiên sứ) và giờ Tận Thế giống như hai ngón này.” (Albukhari, Muslim).
Ông Ibnu Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّمَا أَجَلُكُمْ فِى أَجَلِ مَنْ خَلاَ مِنَ الأُمَمِ مَا بَيْنَ صَلاَةِ الْعَصْرِ إِلَى مَغْرِبِ الشَّمْسِ} رواه البخاري ومسلم.
“Quả thật, thời hạn còn lại (trên thế gian) của các người sau các cộng đồng trước các ngươi chỉ bằng khoảng thời gian từ giờ của lễ nguyện Salah Asr cho tới khi mặt trời lặn.” (Albukhari, Muslim).
Còn trong một lời dẫn khác:
{إِنَّمَا بَقَاؤُكُمْ فِيمَا سَلَفَ قَبْلَكُمْ مِنَ الأُمَمِ كَمَا بَيْنَ صَلاَةِ الْعَصْرِ إِلَى غُرُوبِ الشَّمْسِ}
“Quả thật thời gian còn lại của thời đại các ngươi sau thời gian của các thời đại trước các ngươi chỉ bằng khoảng thời gian từ giờ lễ nguyện Salah Asr cho tới lúc mặt trời lặn”.
Ngày Tận Thế là một ngày vô cùng trọng đại bởi các sự việc diễn ra trong Ngày hôm đó vô cùng khắc nghiệt và dữ dội. Chính vì sự trọng đại của nó nên Thiên sứ của Allah e đã dành nhiều sự trình bày và giảng giải về các dấu hiệu báo trước của nó, Người đã thông điệp cho biết những gì sẽ xảy ra và cảnh báo cộng đồng tín đồ của Người về chúng để họ luôn lưu tâm mà sẵn sàng cho Ngày Hôm Đó.
Riêng thời khắc xảy ra thì chỉ có Allah I duy nhất mới biết rõ, Ngài che giấu các bề tôi của Ngài vì mục đích cải thiện cho bản thân họ, để họ luôn ở trong tư thế chuẩn bị và sẵn sàng, cũng giống như Ngài đã che giấu thời khắc kết thúc tuổi đời của mỗi linh hồn trên thế gian để mỗi linh hồn luôn ở trong tư thế chuẩn bị và sẵn sàng chờ hiệu lệnh và để mỗi linh hồn không xao nhãng các nghĩa vụ hành đạo và việc thiện tốt.
Học giả Assafa-ri-ni nói: Hãy biết rằng các dấu hiệu báo trước cho Ngày Tận Thế được phân thành ba nhóm: Nhóm dấu hiệu đã xảy ra và đã chấm dứt, nhóm dấu hiệu đã xảy ra nhưng chưa chấm dứt mà vẫn tiếp tục diễn ra, và nhóm dấu hiệu lớn xảy ra cận kề với giờ khắc Tận Thế được diễn ra liên tục nối tiếp nhau.
Nhóm thứ nhất: Các dấu hiệu báo trước đã xảy ra và đã chấm dứt.
Tiêu biểu cho nhóm này gồm có: sự nhận lãnh sứ mạng Nabi của Thiên sứ Muhammad e và sự qua đời của Người; Islam đã chinh phục được ngôi đền Maqdis – Jerusalem; vị thủ lĩnh của những người có đức tin Uthman bin Affaan t bị ám sát, ông Huzdaifah nói: Fitnah đầu tiên là việc Uthman bị ám sát và ông đã đề cập đến các cuộc nội chiến xảy ra giữa những người Muslim sau đó cũng như sự xuất hiện của nhóm phái lệch lạc Khawa-rij và Ra-fidhah, sau đó xuất hiện những kẻ tự xưng mang sứ mạng Nabi, sau đó vươn quyền Ả Rập biến mất (theo bộ Hadith của Tirmizdi); xuất hiện nhiều tiền của và vật chất (theo hai bộ ghi chép Albukhari, Muslim); xảy ra nhiều hiện tượng động đất, Islam trở nên yếu ớt, sự thay đổi bản chất; và các sự việc khác được Nabi thông điệp từ các dấu hiệu báo trước cho Ngày Tận Thế. Chúng đã xảy ra và đã chấm dứt.
Nhóm thứ hai: Các dấu hiệu đã xảy ra nhưng chưa chấm dứt mà vẫn tiếp tục diễn ra.
Chẳng những vẫn tiếp tục diễn ra mà còn diễn ra ngày càng nhiều hơn.
Tiêu biểu các dấu hiệu báo trước thuộc nhóm này được mô tả qua những lời của Thiên sứ e:
{لاَ تَقُومُ السَّاعَةُ حَتَّى يَكُونَ أَسْعَدَ النَّاسِ بِالدُّنْيَا لُكَعُ ابْنُ لُكَعَ} رواه الإمام أحمد والترمذي.
“Giờ Tận Thế sẽ không được dựng lên cho tới khi nào những kẻ hạnh phúc nhất trong nhân loại về vật chất của cõi trần là những kẻ đê tiện và dốt nát.” (Ahmad, Tirmizdi).
Có nghĩa là giờ Tận Thế sẽ không xảy đến cho tới khi nào trong xã hội loài người nói chung và xã hội Islam nói riêng toàn là những người đê tiện và ngu dốt lên nắm quyền lãnh đạo và cai trị.
Thiên sứ của Allah e nói:
{يَأْتِى عَلَى النَّاسِ زَمَانٌ الصَّابِرُ فِيهِمْ عَلَى دِينِهِ كَالْقَابِضِ عَلَى الْجَمْرِ} رواه الترمذي.
“Sẽ đến với nhân loại có một thời kỳ mà người kiên nhẫn chịu đựng trên tôn giáo của y giống như một người nắm chặt cục than hồng trong lòng bàn tay.” (Tirmizdi).
Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ تَقُومُ السَّاعَةُ حَتَّى يَتَباهَى النَّاسُ فِيْ الْمَسَاجِد} رواه الإمام أحمد وأبو داود وابن ماجه وابن حبان عن أنس.
“Giờ Tận Thế sẽ không được dựng lên cho tới khi nào thiên hạ tranh nhau xây cất Masjid để thể hiện sự kiêu hãnh và khoe khoang.”( ) (Ahmad, Abu Dawood, Ibnu Ma-jah, Ibnu Hibbaan từ lời thuật của Anas bin Malik t).
Thiên sứ của Allah e nói:
{يَكُوْنُ فِيْ آخِرِ الزَّمَانِ عِبَادٌ جُهَّالٌ وَقُرَّاءٌ فُسَّاقٌ} رواه أبو نعيم والحاكم عن أنس.
“Vào thời kỳ cuối của cõi trần sẽ có nhiều người hành đạo ngu dốt và nhiều học giả đọc xướng Qur’an tội lỗi”( ) (Abu Na’eem và Al-Hakim ghi lại qua lời thuật của Anas bin Malik).
Ông Anas bin Malik t thuật lại: Tôi sẽ nói cho các người nghe một Hadith mà tôi đã nghe nó từ Thiên sứ của Allah e, và tôi chắc rằng sẽ không ai ngoài tôi ra nói cho các người nghe Hadith này, tôi nghe Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّ مِنْ أَشْرَاطِ السَّاعَةِ أَنْ يُرْفَعَ الْعِلْمُ، وَيَكْثُرَ الْجَهْلُ وَيَكْثُرَ الزِّنَا، وَيَكْثُرَ شُرْبُ الْخَمْرِ، وَيَقِلَّ الرِّجَالُ، وَيَكْثُرَ النِّسَاءُ حَتَّى يَكُونَ لِخَمْسِينَ امْرَأَةً الْقَيِّمُ الْوَاحِدُ} رواه البخاري ومسلم.
“Một trong những dấu hiệu báo trước của Ngày Tận Thế là nguồn kiến thức (tôn giáo) sẽ bị lấy đi mất còn sự ngu dốt trở nên rất nhiều, hành vi Zina và uống rượu trở nên phổ biến và tràn lan, số lượng phụ nữ trở nên rất nhiều chiếm tỉ lệ 50 phụ nữ trên một người đàn ông.” (Albukhari, Muslim).
Ông Abu Huroiroh thuật lại: Trong lúc Thiên sứ của Allah e đang ngồi nói chuyện với mọi người thì một người dân sa mạc đến nói: Khi nào ngày tận thế đến? Thiên sứ của Allah e vẫn cứ nói chuyện, một số người bảo là Người e đã nghe thấy nhưng một số khác thì nói Người không nghe cho đến khi Người e kết thúc cuộc nói chuyện. Người e nói:
{أَيْنَ السَّائِلُ عَنِ السَّاعَةِ؟}
“Người hỏi về Ngày Tận Thế đâu rồi?”
Người đàn ông dân sa mạc nói: Tôi đây, Thưa Thiên sứ của Allah.
Thiên sứ của Allah e nói:
{فَإِذَا ضُيِّعَتِ الأَمَانَةُ فَانْتَظِرِ السَّاعَةَ}
“Khi nào Ama-nah mất đi thì ngươi hãy chờ giờ Tận Thế”.
Người đàn ông dân sa mạc nói: Ama-nah mất đi là như thế nào?
Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا وُسِّدَ الأَمْرُ إِلَى غَيْرِ أَهْلِهِ فَانْتَظِرِ السَّاعَةَ} رواه البخاري.
“Khi mà sự việc trong đạo được ủy thác cho kẻ không phải là cư dân của nó thì ngươi hãy chờ giờ Tận Thế.”( ) (Al-Bukhari).
Nhóm thứ ba: Các dấu hiệu lớn.
Đây là nhóm các dấu hiệu khi nó xảy ra là giờ Tận Thế xảy đến ngay sau đó.
Các dấu hiệu tiêu biểu ở nhóm này gồm có: sự xuất hiện của Mahdi, xuất hiện Masih Dajjaal, Nabi Ysa con trai của Maryam u giáng thế, xuất hiện Yajooj và Ma’jooj, ngôi đền Ka’bah bị phá hủy, xuất hiện đám khói và kinh Qur’an biến mất, mặt trời mọc ở hướng Tây, xuất hiện con thú lạ chui ra từ lòng đất, xuất hiện đám cháy xua đuổi nhân loại tập trung lại tại một nơi.( )
Sau những dấu hiệu này thì tiếng còi được thổi lên: một tiếng còi làm kinh hoàng khiếp vía, một tiếng còi hủy diệt toàn bộ mọi tạo vật, và cuối cùng là tiếng còi phục sinh và triệu tập.
Quả thật, tất cả toàn bộ sự việc trên vô cùng trọng đại nhưng chúng ta vẫn vô tâm và hời hợt trong khi có rất nhiều dấu hiệu đã xảy ra và có nhiều dấu hiệu đang xảy ra trong thời của chúng ta ngày nay. Cầu xin Allah I củng cố tấm lòng của chúng ta trên tôn giáo của Ngài và xin Ngài hãy cho chúng ta được chết trong Islam, và xin Ngài cứu rỗi chúng ta khỏi những điều Fitnah công khai hay thầm kín.
Đây cũng là một trong các dấu hiệu chứng minh sứ mạng Nabi của Thiên sứ Muhammad e khi Người thông tin cho biết về những sự việc ở tương lai, những điều mà Allah đã cho Người biết và nó đã xảy ra giống như lời Người thông tin. Và đây chính là điều làm vững chắc đức tin của người bề tôi.
Trong sự việc thông tin về những dấu hiệu báo trước của Ngày Tận Thế là một hồng ân từ nơi Allah I dành cho đám bề tôi của Ngài để họ lưu tâm, luôn ở tư thế sẵn sàng và chuẩn bị.
Dấu hiệu đầu tiên trong các dấu hiệu lớn là sự xuất hiện của Mahdi, kế đến là xuất hiện Dajjaal, tiếp theo là sự giáng thế của Nabi Ysa u, và sau đó là những dấu hiệu còn lại tiếp nối nhau.
1.    Sự xuất hiện của Mahdi
Quả thật, chúng ta vừa đề cập tổng quát đến các đại dấu hiệu báo trước Ngày Tận Thế, bây giờ chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu từng dấu hiệu. Đầu tiên là sự xuất hiện của Mahdi.
Ông Abdullah bin Mas’ud t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ تَنْقَضِى الأَيَّامُ وَلاَ يَذْهَبُ الدَّهْرُ حَتَّى يَمْلِكَ الْعَرَبَ رَجُلٌ مِنْ أَهْلِ بَيْتِى اسْمُهُ يُوَاطِئُ اسْمِى} رواه الإمام أحمد وأبو داود والترمذي بأسانيد صحيحة.
“Các chuỗi ngày (trần gian) sẽ không kết thúc và cuộc sống thế gian sẽ không biến mất cho tới khi nào có một người đàn ông, tên của y giống tên của Ta, thuộc thế hệ con cháu từ gia quyến của Ta toàn quyền lãnh đạo dân Ả Rập” (Ahmad, Abu Dawood, Tirmizdi, với đường truyền xác thực).
Học giả Assafa-ri-ni nói: “Quả thật có rất nhiều Hadith về vấn đề Mahdi. Sheikh Islam Ibnu Taymiyah nói: Các Hadith dùng để làm dẫn chứng và cơ sở cho sự việc xuất hiện Mahdi là những Hadith xác thực được Abu Dawood, Tirmizdi, Ahmad và những người khác ghi lại”.
Tên của Mahdi là Muhammad bin Abdullah thuộc dòng dõi từ con trai của Al-Hasan bin Ali tức cháu ngoại của Nabi e từ đứa con gái của Người – bà Fatimah. Người này sẽ xuất hiện vào cuối thời đại gần Ngày Tận Thế khi trên khắp trái đất chỉ toàn là sự bất công, lệch lạc để lặp lại sự công bằng và đúng đắn.
Học giả Assafa-rini nói: “Quả thật đã có nhiều câu nói khác nhau về Mahdi, thậm chí có người còn cho rằng thật ra Mahdi chính là Nabi Ysa u. Nhưng điều đúng đắn và chân thật là Mahdi không phải Nabi Ysa u mà người này sẽ xuất hiện trước khi Nabi Ysa u giáng thế. Quả thật, có rất nhiều Hadith nói về sự xuất hiện của Mahdi đến nỗi không thể phủ nhận và nó được biết rõ trong giới học giả Sunnah đến mức nó được xem là một trong những điều tín ngưỡng của họ...”
Nói về các quan điểm về sự xuất hiện của Mahdi thì thiên hạ phân ra thành ba nhóm:
Nhóm thứ nhất: Những người phản bác và phủ nhận sự xuất hiện của Mahdi, chẳng hạn như một số cuốn sách của những người thời đại ngày nay, những người mà họ không có một chút trải nghiệm nào về các lời Hadith cũng như các câu nói của các học giả chuyên về tôn giáo mà họ chỉ dựa trên cơ sở quan điểm và suy nghĩ riêng tư của cá nhân họ.
Nhóm thứ hai: Những người thái quá trong sự việc của Mahdi. Họ là nhóm người lệch lạc. Mỗi nhóm của họ đều tự xưng vị Imam của họ hoặc vị thủ lĩnh của họ chính là Mahdi được mong đợi. Nhóm Ra-fidhah thì khẳng định rằng Mahdi chính là vị Imam được mong đợi của họ, họ đang chờ đợi sự xuất hiện của vị Imam đó từ hầm mộ và họ gọi vị Imam đó là Muhammad bin Al-Hasan Al-Askari, họ nói rằng vị Imam này đã vào trong hầm mộ trong một đêm tối lúc còn là một đứa bé cách đây hơn 500 năm và họ đang chờ đợi sự trở ra của y. Nhóm Fatimiyah thì cho rằng vị thủ lĩnh của họ chính là Mahdi. Cứ như thế, tất cả những ai muốn nắm quyền và chinh phục thiên hạ thì luôn lường gạt mọi người bằng cách tự xưng là Mahdi được mong đợi giống như những kẻ trong nhóm Sufi khi muốn lường gạt thì họ bảo họ thuộc gia quyến của Thiên sứ.
Nhóm thứ ba: Nhóm trung hòa, họ là những người của phái Sunnah và Jama’ah, họ khẳng định và tin vào sự xuất hiện của Mahdi theo đúng những gì được nói trong các văn bản giáo lý xác thực từ các Hadith, họ không vượt quá những gì được đề cập trong các Hadith, và họ tin rằng trước sự xuất hiện của Mahdi sẽ có những dấu hiệu xảy ra trước đó.
Học giả Assafa-ri-ni nói: “Quả thật đã có nhiều câu nói khác nhau về Mahdi, thậm chí có người còn cho rằng thật ra Mahdi chính là Nabi Ysa. Nhưng điều đúng và chân thật là Mahdi không phải Nabi Ysa mà người này sẽ xuất hiện trước khi Nabi Ysa giáng thế u. Quả thật, có rất nhiều Hadith nói về sự xuất hiện của Mahdi đến nỗi không thể phủ nhận và nó được biết rõ trong giới học giả Sunnah đến mức nó được xem là một trong những điều tín ngưỡng của họ...
Bởi thế, đức tin nơi sự xuất hiện của Mahdi là nghĩa vụ bắt buộc và nó được xem là một nền tảng giáo lý trong đức tin Iman đối với phái Sunnah và Jama’ah... Các học giả nói rằng Mahdi đến sẽ đi theo đường lối của Thiên sứ Muhammad e, y sẽ đấu tranh cho đường lối Sunnah của Người e, y sẽ phục hồi tất cả các việc làm Sunnah và dẹp bỏ hết những điều Bid’ah, y sẽ gầy dựng tôn giáo thanh khiết và thuần túy giống như Thiên sứ Muhammad e đã gầy dựng của thuở ban đầu, y sẽ bẻ gãy hết các cây thánh giá, tiêu diệt heo lợn và đưa những người tín đồ Muslim đến với sự đoàn kết và thống nhất, y sẽ mang sự công bằng và chính trực phủ khắp mặt đất giống như khắp trái đất đã từng bị phủ đầy bởi sự bất công và gian trá trước đó”.
Học giả Assafa-ri-ni nói trong lời mô tả Mahdi: “Sẽ xuất hiện một người đàn ông thuộc thế hệ con cháu từ gia quyến của Thiên sứ. Đó là một vị Mahdi có tiểu sử tốt đẹp, ông sẽ chinh phục được thành phố La Mã và ông là vị thủ lĩnh cuối cùng của cộng đồng tín đồ Muhammad. Trong thời đại của vị Mahdi, Dajjaal sẽ xuất hiện và Nabi Ysa u sẽ giáng thế.
Sheikh Mur’i đã trích dẫn trong cuốn sách của ông ‘Fawa-id Al-Fikr’ lời của ông Abu Al-Hasan Muhammad bin Al-Husain: Quả thật, có rất nhiều Hadith được dẫn truyền từ Thiên sứ của Allah e về việc Mahdi sẽ đến. Vị Mahdi này thuộc dòng dõi gia quyến của Người, y sẽ lãnh đạo trong bảy năm và y sẽ phủ đầy bề mặt trái đất bởi sự công bằng và chính trực, y sẽ đồng hành với Nabi Ysa u và hỗ trợ Người trong việc tiêu diệt Dajjaal tại cổng của vùng đất Palestine, y sẽ làm Imam dẫn lễ nguyện Salah cho Nabi Ysa u và cộng đồng này tức chỉ trong một lần duy nhất đó là lễ nguyện Salah Fajar”.
Đó chính là vị Mahdi đã được Thiên sứ của Allah e thông tin cho biết và đã trình bày rõ về các đặc điểm của y, thời điểm xuất hiện của y cũng như xuất thân của y. Và quả thật, từ rất sớm đã có nhiều cá nhân, tập thể đã tự xưng là Mahdi được mong đợi nhưng tất cả đều bị vạch trần là giả dối và lừa bịp. Sự việc này cũng không có gì phải đáng ngạc nhiên, bởi vì có người đã còn tự xưng mang cả sứ mạng Nabi để hồng gạt thiên hạ. Tất cả những người này vô cùng sai quấy vì họ đã dám lường gạt và dôi trá cả Allah, Ngài phán:
﴿وَمَنۡ أَظۡلَمُ مِمَّنِ ٱفۡتَرَىٰ عَلَى ٱللَّهِ كَذِبًا أَوۡ قَالَ أُوحِيَ إِلَيَّ وَلَمۡ يُوحَ إِلَيۡهِ شَيۡءٞ﴾ [سورة الأنعام: 93]
{Và còn ai sai quấy hơn kẻ đã đặt điều nói dối rồi đổ thừa cho Allah hoặc y đã nói: “Tôi đã nhận được sự mặc khải” trong lúc y đã không nhận được bất kỳ điều mặc khải nào.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 93).
Cầu xin Allah I phù hộ cho chúng ta luôn nhận ra điều chân lý là chân lý và đi theo nó, cầu xin Ngài phù hộ cho chúng ta nhận ra điều sai trái là sai trái và để chúng ta tránh xa nó!!!
2.    Sự xuất hiện của Dajjaal
Masih Dajjaal là một tên đại lừa bịp và sai quấy. Hắn được gọi là Masih giống như Masih Ysa u nhưng hắn là Masih của sự lầm lạc – cầu xin Allah I che chở tránh khỏi sự thử thách từ nơi hắn.
Quả thật, các vị Nabi đều đã cảnh báo về hắn riêng Nabi của chúng ta Muhammad e không những cảnh báo mà còn mô tả rõ ràng hơn về hắn. Trong bộ Hadith của Tirmizdi thì Thiên sứ của Allah e cho biết rằng Dajjaal xuất hiện từ Khara-san (là khu vực bao gồm lãnh thổ của ba quốc gia: phần Tây Bắc của Bakistan, các phần ở phía Nam của Turkmenistan cùng với một số địa phần của Iran). Trong bộ Sahih Muslim, qua lời thuật của ông Anas bin Malik t rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{يَتْبَعُ الدَّجَّالَ مِنْ يَهُودِ أَصْبَهَانَ سَبْعُونَ أَلْفًا عَلَيْهِمُ الطَّيَالِسَةُ}
“Đi theo Dajjaal 70 ngàn người Do Thái thuộc thành phố Isfahan, trên người họ khoác Tiyalisaan”( ).
Sở dĩ Dajjaal được gọi là Masih bởi vì một bên mắt của hắn bằng phẳng (tức hắn chỉ có một con mắt còn bên kia thì bằng phẳng), có lời thì cho rằng hắn được gọi như thế bởi vì hắn đi khắp trái đất.
Riêng việc gọi hắn là Dajjaal là gọi theo một danh từ được khuếch đại biến thể từ Dajal “دجل” có nghĩa là lừa bịp và gây ảo giác. Dajjaal có nghĩa giống như một “đại ma đầu” với khả năng gây ảo qua nhiều trò lừa bịp.
Dajjaal xuất hiện trong thời của Mahdi. Học giả Ibnu Katheer nói: “Dajjaal được phép xuất hiện vào thời đại cuối của thế giới trần gian. Hắn xuất hiện trong hình hài một vị vua ác bá đầy quyền lực, rồi hắn tự xưng mang sứ mạng Nabi, sau đó hắn tự xưng là Thượng Đế. Có nhiều con cháu của Adam đi theo hắn bao gồm các tầng lớp lãnh đạo và các thành phần thường dân. Những ai được Allah I hướng dẫn thuộc những người ngoan đạo sẽ chống lại hắn. Hắn lần lượt chiếm lấy từng quốc gia, từng lãnh thổ và từng thành phố rồi chiếm tất cả toàn bộ các lãnh thổ và địa phận trên trái đất, chỉ còn lại hai nơi duy nhất trên trái đất hắn không thể đi vào, đó là Makkah và Madinah.
Thời hạn định cư của hắn trên trái đất chỉ vỏn vẹn trong 40 ngày, ngày đầu tiên của hắn dài bằng một năm, ngày thứ hai dài bằng một tháng, ngày thứ ba dài bằng một tuần, và những ngày còn lại giống như những ngày bình thường. Tổng lại thời gian là khoảng một năm hai tháng rưởi. Quả thật, chỉ trong ngần ấy thời gian, Allah I đã tạo ra qua đôi tay của Dajjaal nhiều hiện tượng và sự việc siêu thường làm lạc lối những ai Ngài muốn trong nhân loại nhưng đồng thời qua các sự việc và hiện tượng đó của Dajjaal những người có đức tin lại thêm vững chắc đức tin của họ và được hướng dẫn đến với chân lý.
Nabi Ysa u con trai của Maryam, một vị Masih của sự chỉ đạo và hướng dẫn sẽ giáng thế trong những ngày của tên Masih lầm lạc. Người sẽ tập hợp những người có đức tin, những bề tôi ngoan đạo đi theo Người đi tìm Dajjaal để tiêu diệt hắn. Người và đoàn quân của Người sẽ giáp mặt hắn tại cổng vào của Madinah khi hắn cũng đang di chuyển về đó. Khi gặp hắn, Nabi Ysa u nói với hắn: “Quả thật, ngươi không bao giờ thoát được Ta, ngươi chắc chắn phải chịu trận đòn của Ta”. Khi Dajjaal gặp mặt Nabi Ysa u thì hắn tan chảy giống như muối tan trong nước. Nabi Ysa u giết hắn và sự tồn tại của hắn kết thúc tại thời điểm đó. Các Hadith nói về sự việc đó đều là các Hadith Sahih.” (Hết lời của học giả Ibnu Katheer).  
Các văn bản giáo lý từ nguồn Hadith cũng cho biết rằng Allah I ban cho Dajjaal khả năng hô mưa gọi gió và làm cây trái mọc lên theo lệnh của hắn. Những ai đáp lại lời kêu gọi của hắn thì hắn ra lệnh cho mưa xuống và cây cối vườn tược mọc lên tươi tốt mang lại lương thực dồi dào cho họ và cho vật nuôi của họ; nhưng nếu những ai không đáp lại lời kêu gọi của hắn thì hắn làm cho hạn hán, đất đai khô khan, cây trồng không mọc được, vật nuôi chết sạch và họ phải chịu cảnh đói khát. Những ai theo hắn sẽ có được nhiều kho tàng châu báu và trở nên giàu có. Các Hadith cho biết rằng Dajjaal có giết một chàng thanh niên rồi sau đó làm cho cậu thanh niên đó sống lại. Tất cả những sự việc đó đều là những thử thách mà Allah I muốn thử thách các bề tôi của Ngài vào thời đại cuối của thế giới trần gian, và sự thử thách này đã làm lạc lối rất nhiều người.
Dajjaal cho dù được Allah I ban cho nhiều khả năng làm ra những điều siêu thường nhưng phần trên trán của hắn hiện rõ dòng chữ Kafir (ك- ف - ر). Không một ai có thể vượt qua được những điều thử thách mà Allah I đã cho phép chúng diễn ra trên đôi tay của hắn trừ những ai có đức tin Iman một cách kiên định. Chính vì sự thử thách khắc nghiệt của Dajjaal nên các vị Nabi đều cảnh báo các cộng đồng của họ về hắn và Nabi của chúng ta Muhammad e cảnh báo còn mạnh mẽ hơn.
Ông Abu Ubaidah bin Al-Jaraah t thuật lại đã nghe Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّهُ لَمْ يَكُنْ نَبِىٌّ بَعْدَ نُوحٍ إِلاَّ وَقَدْ أَنْذَرَ الدَّجَّالَ قَوْمَهُ وَإِنِّى أُنْذِرُكُمُوهُ} رواه أحمد وأبو داود والترمذي.
“Quả thật không có bất cứ vị Nabi nào sau Nuh lại không cảnh báo cộng đồng của mình về Dajjaal, và Ta thực sự cảnh báo các ngươi về hắn.” (Ahmad, Abu Dawood, Tirmizdi).
Quả thật, Thiên sứ Muhammad e đã bảo cộng đồng tín đồ của Người cầu xin Allah I che chở tránh khỏi Fitnah (sự thử thách) của Dajjaal trong phần cuối của mỗi lễ nguyện Salah.
Ông Abu Huroiroh thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا فَرَغَ أَحَدُكُمْ مِنَ التَّشَهُّدِ الآخِرِ فَلْيَتَعَوَّذْ بِاللهِ مِنْ أَرْبَعٍ مِنْ عَذَابِ جَهَنَّمَ وَمِنْ عَذَابِ الْقَبْرِ وَمِنْ فِتْنَةِ الْمَحْيَا وَالْمَمَاتِ وَمِنْ شَرِّ الْمَسِيحِ الدَّجَّالِ} رواه مسلم.
“Khi nào ai đó trong các ngươi xong phần Tashahhud cuối thì y hãy cầu xin Allah che chở tránh khỏi bốn điều: Sự trừng phạt nơi Hỏa Ngục, sự trừng phạt nơi cõi mộ, Fitnah trong cuộc sống và sau khi chết, và điều xấu từ Masih Dajjaal.” (Muslim).
Tất cả hệ phái Sunnah và Jama’ah đều đồng thuận về việc Dajjaal sẽ xuất hiện vào thời đại cuối của thế giới trần gian. Họ cho rằng điều đó nằm trong giáo lý đức tin, ai phủ nhận sự việc đó thì đã trái với các Hadith được dẫn truyền đến mức Tawatur (không thể cho là không xác thực bởi số lượng Hadith quá nhiều) và khác với hệ phái Sunnah và Jama’ah. Nhưng thật ra, những người phủ nhận sự việc này chỉ toàn là những kẻ thuộc các nhóm phái lệch lạc như Khawa-rij, Jahmiyah, một số Mu’tazilah và một số cuốn sách của những người thời nay cho rằng họ dựa theo khoa học.
Người có đức tin phải có nghĩa vụ tin nơi những điều xác thực từ nơi Allah I và Thiên sứ của Ngài e chớ đừng giống như những kẻ mà Allah I đã phán về họ:
﴿بَلۡ كَذَّبُواْ بِمَا لَمۡ يُحِيطُواْ بِعِلۡمِهِۦ وَلَمَّا يَأۡتِهِمۡ تَأۡوِيلُهُۥۚ﴾ [سورة يونس: 39]
{Không, họ đã phủ nhận những điều mà sự hiểu biết của họ không thể bao trùm hết và họ cũng chưa đạt đến sự giảng giải của nó (chưa hiểu rõ lúc họ phủ nhận).} (Chương 10 – Yunus, câu 39).
Bởi lẽ đức tin nơi Allah I và Thiên sứ của Ngài e là chấp thuận những gì đến từ Ngài và vị Thiên sứ củ Ngài, còn nếu ai không làm vậy thì người đó là kẻ đi theo đi theo dục vọng và sở thích của bản thân y chứ không theo sự hướng dẫn của Allah I.
Cầu xin Allah ban sự bằng an và phúc lành tránh khỏi sự nghi ngờ, tổ hợp, vô đức tin và giả tạo cũng như các hành vi và tâm tánh xấu xa; xin Ngài làm vững chắc trái tim của bầy tôi trên sự chỉ đạo và hướng dẫn của Ngài!!!
3.    Nabi Ysa u giáng thế
Sự việc Nabi Ysa u giáng thế là sự kiện dựa trên cơ sở Qur’an và được thông tin bởi vị tuyệt đối trung thực, vị mà không nói theo cảm tính và sở thích của bản thân Muhammad e. Nguồn Hadith dẫn truyền lại về sự việc này đạt mức Tawatur và tất các học giả thời Salaf (Sahabah và cận Sahabah) hay thời Khalaf (các thế hệ sau này) đều đồng thuận về sự việc này và họ khẳng định nó là một trong các giáo điều bắt buộc phải tin trong giáo lý đức tin Iman.
Học giả Assafa-ri-ni nói: “Việc Nabi Ysa u giáng thế được khẳng định bởi Qur’an và Sunnah cùng với sự đồng thuận và thống nhất của toàn thể cộng đồng Islam. Cơ sở từ Qur’an là lời phán của Allah I:
﴿وَإِن مِّنۡ أَهۡلِ ٱلۡكِتَٰبِ إِلَّا لَيُؤۡمِنَنَّ بِهِۦ قَبۡلَ مَوۡتِهِۦۖ﴾ [سورة النساء: 159]
{Và quả thật, chỉ một số người Kinh sách tin tưởng Y trước khi xảy ra sự kiện về cái chết của Y.} (Chương 4 – Annisa’, câu 159).
Có nghĩa là chỉ có một số ít người tin nơi Nabi Ysa u trước khi Người chết, đó là lúc Người giáng thế từ trên trời xuống vào thời đại cuối của thế giới trần gian, ít đến nỗi chỉ có một cộng đồng duy nhất, đó là cộng đồng theo tôn giáo Islam thuần túy của Ibrahim.
Còn cơ sở từ Sunnah, đó là Hadith trong hai bộ Sahih cùng với các bộ khác được ghi qua lời thuật của ông Abu Huroiroh t rằng Thiên sứ của Allah e:
{وَالَّذِى نَفْسِى بِيَدِهِ لَيُوشِكَنَّ أَنْ يَنْزِلَ فِيكُمُ ابْنُ مَرْيَمَ حَكَمًا مُقْسِطًا فَيَكْسِرَ الصَّلِيبَ، وَيَقْتُلَ الْخِنْزِيرَ، وَيَضَعَ الْجِزْيَةَ}.
“Thề bởi Đấng mà linh hồn Ta nằm trong tay Ngài rằng sắp gần đến lúc con trai của Maryam giáng thế để phán xét theo lẽ công bằng, bẻ gãy hết các cây thánh giá, tiêu diệt loài heo, đặt phần thuế má (đối với người ngoại đạo)”.
Còn trong lời dẫn của riêng Muslim:
{وَاللهِ لَيَنْزِلَنَّ ابْنُ مَرْيَمَ حَكَمًا عَادِلاً فَلَيَكْسِرَنَّ الصَّلِيبَ}
“Thề bởi Allah, chắc chắn con trai của Maryam sẽ giáng thế để phán xét một cách công bằng và bẻ gãy hết các cây thánh giá”.
Một lời dẫn khác nữa của Muslim qua lời thuật của ông Jabir bin Abdullah t rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ تَزَالُ طَائِفَةٌ مِنْ أُمَّتِى يُقَاتِلُونَ عَلَى الْحَقِّ ظَاهِرِينَ إِلَى يَوْمِ الْقِيَامَةِ - قَالَ - فَيَنْزِلُ عِيسَى ابْنُ مَرْيَمَ عَلَيْهِ السَّلاَمُ عَلَيْهِمْ فَيَقُولُ أَمِيرُهُمْ تَعَالَ صَلِّ بِنَا. فَيَقُولُ: لَا، إِنَّ بَعْضَكُمْ عَلَى بَعْضٍ أُمَرَاء لِيُكْرِمَ اللهُ هَذِهِ الأُمَّةَ}
“Vẫn còn một nhóm người trong cộng đồng tín đồ của Ta luôn mãi chiến đấu trên con đường chân lý cho đến Ngày Tận Thế. Sau đó, Ysa con trai của Maryam sẽ giáng thế, vị thủ lĩnh của họ sẽ nói với Người: Hãy đến đây dẫn lễ nguyện Salah cho chúng tôi. Người bảo: Không, các ngươi hãy làm Imam cho nhau. Đó là niềm vinh dự của cộng đồng này”.
Sự việc Nabi Ysa u sẽ giáng thế đã được tất cả giới học giả Islam đồng thuận khẳng định, không một ai thuộc cư dân giáo lý Islam bất đồng mà chỉ có những kẻ thuộc chủ nghĩa triết lý và những người vô thần phủ nhận điều đó. Tất cả cộng đồng Islam cũng đồng thuận khẳng định rằng Nabi Ysa u giáng thế chấp hành theo giáo lý của Nabi Muhammad e chứ không áp dụng theo giáo lý riêng biệt nào của Người mặc dù Người vẫn được coi là một vị Nabi. Khi Người giáng thế thì Mahdi cùng những ai đi theo ông đều là những người đồng hành và đi theo Người u.” (Hết lời của học giả Assafa-ri-ni).
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: “Nabi Ysa u vẫn chưa chết mà vẫn còn sống ở trên trời. Khi Người giáng thế thì Người sẽ thực hiện và chấp hành chiếu theo Qur’an và Sunnah chứ không làm bất cứ điều khác ngoài Qur’an và Sunnah cả... Nabi Ysa u vẫn còn sống, quả thật trong bộ Sahih có ghi rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{يَنْزِلَ فِيكُمُ ابْنُ مَرْيَمَ حَكَمًا مُقْسِطًا فَيَكْسِرَ الصَّلِيبَ، وَيَقْتُلَ الْخِنْزِيرَ، وَيَضَعَ الْجِزْيَةَ}.
“Con trai của Maryam sẽ giáng thế để phán xét theo lẽ công bằng, bẻ gãy hết các cây thánh giá, tiêu diệt loài heo, đặt phần thuế má (đối với người ngoại đạo)”.
Trong một lời Hadith Sahih khác cho biết rằng Nabi Ysa u sẽ xuống trần tại tháp màu trắng của một Masjid ở thành phố Damascus (thủ đô của Syria) và Người sẽ tiêu diệt Dajjaal.
Hồn của người nào đã lìa khỏi cơ thể thì cơ thể đó của y không đi xuống từ trên trời và khi y được cho sống lại thì y phải trở dậy từ cõi mộ. Riêng lời phán của Allah I:
﴿إِذۡ قَالَ ٱللَّهُ يَٰعِيسَىٰٓ إِنِّي مُتَوَفِّيكَ وَرَافِعُكَ إِلَيَّ وَمُطَهِّرُكَ مِنَ ٱلَّذِينَ كَفَرُواْ﴾ [سورة آل عمران: 55]
{Hãy nhớ khi Allah phán: “Này hỡi Ysa, TA sẽ làm cho Ngươi qua đời và sẽ mang Ngươi lên với TA và TA sẽ tẩy sạch Ngươi khỏi những kẻ không có đức tin.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 55).
Câu Kinh này không mang ý nghĩa rằng Nabi Ysa u chết bởi vì nếu Ngài muốn nói rằng Người đã chết thì chẳng phải Người cũng giống như bao người có đức tin khác, hơn nữa nếu linh hồn của Người thực sự lìa khỏi cơ thể của Người thì chắc chắn cơ thể của Người vẫn ở lại trên trái đất giống như các vị Nabi khác. Và chính Allah I đã khẳng định rằng Nabi Ysa u không chết, Ngài phán:
﴿وَمَا قَتَلُوهُ وَمَا صَلَبُوهُ وَلَٰكِن شُبِّهَ لَهُمۡۚ وَإِنَّ ٱلَّذِينَ ٱخۡتَلَفُواْ فِيهِ لَفِي شَكّٖ مِّنۡهُۚ مَا لَهُم بِهِۦ مِنۡ عِلۡمٍ إِلَّا ٱتِّبَاعَ ٱلظَّنِّۚ وَمَا قَتَلُوهُ يَقِينَۢا ١٥٧ بَل رَّفَعَهُ ٱللَّهُ إِلَيۡهِۚ وَكَانَ ٱللَّهُ عَزِيزًا حَكِيمٗا ١٥٨﴾ [سورة النساء: 157، 158]
{Nhưng thực ra họ không hề giết cũng như không hề đóng đinh được Y trên cây thánh giá mà chỉ là một sự hoán đổi dung mạo tương tự đã được trình bày cho họ. Và quả thật, những ai bất đồng ý kiến về việc (sát hại Ysa) hoàn toàn đều mơ hồ, họ không hề biết rõ mà chỉ là phỏng đoán. Nhưng một điều chắc chắn là họ không hề giết được Y, mà chính Allah đã đưa Y lên ở nơi Ngài, bởi Allah Toàn Năng Sáng Suốt.} (Chương 4 – Annisa’, câu 157, 158).
Lời của Allah I {mà chính Allah đã đưa Y lên ở nơi Ngài} đã trình bày rõ rằng Ngài đã đưa Nabi Ysa u lên trời bằng thể xác và cả linh hồn của Người. Điều này giống như những gì được khẳng định trong Hadith Sahih rằng Nabi Ysa u sẽ giáng thế bằng thể xác và linh hồn của Người. Nếu Allah I muốn nói Nabi Ysa u đã chết thì chắc chắn Ngài sẽ phán: Nhưng một điều chắc chắn là họ không hề giết được Y, mà Y đã chết.
Chính vì lẽ này mà một số học giả phân tích về lời phán của Allah I:
﴿إِنِّي مُتَوَفِّيكَ﴾ [سورة آل عمران: 55]
{TA sẽ làm cho Ngươi qua đời} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 55)
 ﴿مُتَوَفِّيكَ﴾ có nghĩa là TA sẽ bắt Ngươi đi tức bắt linh hồn và cả thể xác của Ngươi. Tiếng ﴿تُوَفِّيَ﴾ không  diễn tả ý nghĩa rằng chỉ bắt linh hồn không thôi mà còn bao hàm cả thể xác. Nếu tiếng này muốn mô tả rằng chỉ bắt linh hồn không bao gồm thể xác thì nó phải được diễn đạt kèm theo sự mô tả khác song hành. Chẳng hạn như Allah phán bắt linh hồn trong lúc ngủ:
﴿ٱللَّهُ يَتَوَفَّى ٱلۡأَنفُسَ حِينَ مَوۡتِهَا وَٱلَّتِي لَمۡ تَمُتۡ فِي مَنَامِهَاۖ﴾ [سورة الزمز : 42]
{Allah cho bắt lấy linh hồn đi khi nào nó đến lúc phải chết và khi nó chưa chết lúc trong giấc ngủ.} (Chương 39 – Azzumar, câu 42).
﴿وَهُوَ ٱلَّذِي يَتَوَفَّىٰكُم بِٱلَّيۡلِ وَيَعۡلَمُ مَا جَرَحۡتُم بِٱلنَّهَارِ﴾ [سورة الأنعام : 60]
{Và Ngài (Allah) là Đấng bắt hồn các ngươi vào ban đêm (lúc ngủ) và biết rõ những gì các ngươi đã làm vào ban ngày.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 60). (Hết lời của một số học giả).
Học giả - thẩm phán Iyaadh nói: “Việc Nabi Ysa u giáng thế và tiêu diệt Dajjaal là sự thật và xác thực đối với những người của Sunnah, bởi các Hadith xác thực đã khẳng định sự việc đó. Cho nên không thể dùng đầu óc và lập luận để phủ nhận mà phải bắt buộc khẳng định nó. Một số người của nhóm phái Mu’tazilah và Jahmiyah cùng với những ai đi theo họ đã phủ nhận sự việc này, họ cho rằng các Hadith nói về sự việc này không được chấp nhận bởi lời phán của Allah: {và là vị Nabi cuối cùng trong các vị Nabi} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 40), và bởi lời của Thiên sứ “Không có vị Nabi nào được gởi đến sau Ta”, và bởi sự đồng thuận và thống nhất của toàn thể tín đồ Muslim rằng không vị Nabi nào sau Nabi của chúng ta Muhammad và hệ thống giáo lý của Người được vận hành cho đến Ngày Tận Thế không bị xóa và thay thế. Đây là những biện chứng sai lệch không được chấp nhận, bởi lẽ Nabi Ysa u giáng thế không mang ý nghĩa là một vị Nabi mang đến một hệ thống giáo lý thay thế cho hệ thống giáo lý của chúng ta, và không cần phải bàn cãi về tính xác thực hay không xác thực của các Hadith nói về sự việc đó mà đã có một cơ sở giáo lý xác thực hơn các nguồn Hadith, đấy chính là Qur’an, Kinh sách của Allah I. Thêm vào đó, các Hadith xác thực đều cho biết Nabi Ysa u giáng thế để phán quyết và lập lại nền công lý từ hệ thống giáo lý của chúng ta và sẽ khôi phục lại những điều nằm trong hệ thống giáo lý của chúng ta đã bị thiên hạ lãng quên.” (Hết).
Tôi (tác giả) nói: Trong thời đại của chúng ta ngày nay, một số nhà biên soạn thiếu hiểu biết cũng như một số học giả lệch lạc đã phủ nhận sự giáng thế của Nabi Ysa dựa trên cơ sở suy nghĩ và tư tưởng của họ. Họ bình phẩm các Hadith xác thực hoặc giảng giải ý nghĩa của các Hadith theo một hướng khác sai lệch. Người tín đồ Muslim phải tin nơi những gì đã được Nabi Muhammad e thông tin cho biết qua các Hadith xác thực. Tin nơi những gì mà Người e thông tin chính là tin nơi cõi vô hình mà Allah I đã phơi bày cho vị Nabi của Ngài.
Học giả Assafa-ri-ni  nói: “Nabi Ysa u sẽ khẳng định lại hệ thống giáo lý của vị Nabi của chúng ta Muhammad e, bởi vì Nabi Muhammad e là vị Thiên sứ của cộng đồng này. Nabi Ysa u chắc chắn đã biết được các điều luật của hệ thống giáo lý này từ nơi Allah I lúc Người ở trên trời trước khi giáng thế. Một số vị học giả khẳng định rằng với việc Nabi Ysa con trai của Maryam u giáng thế thì Allah I sẽ xóa bỏ Taklif (không còn phải thực hiện theo các điều luật nào của Ngài nữa). Đây là câu nói không được chấp nhận bởi các thông tin từ các nguồn Hadith xác thực đều cho biết rằng Nabi Ysa u sẽ thực hiện và thi hành theo các điều luật của hệ thống giáo lý này, bởi vì đó là hệ thống giáo lý cuối cùng và Nabi của chúng ta Muhammad e là vị Thiên sứ cuối cùng trên thế gian. Và thế giới trần gian sẽ không còn nếu không có Taklif, bởi lẽ sự tồn tại của thế giới trần gian chỉ nhằm mục đích chứng thực Taklif. Taklif sẽ vẫn mãi còn cho tới khi trên trái đất không còn ai nói Allah - Allah nữa. Học giả Al-Qurtubi nói trong “Tazdkirah” của ông: Riêng thời gian Nabi Ysa sống trên thế gian thì có một Hadith được Attabra-ni và Ibnu ‘Asa-kir ghi lại qua lời thuật của ông Abu Huroiroh t rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{يَنْزِلُ عِيسَى ابْنُ مَرْيَمَ فَيَمْكُثُ فِي النَّاسِ أَرْبَعِينَ سَنَةً}
“Ysa con trai của Maryam giáng thế sẽ sống cùng với mọi người bốn mươi năm”.
Còn trong lời dẫn của Imam Ahmad, Abu Shaibah, Abu Dawood, Ibnu Jareer và Ibnu Hibbaan cũng qua lời thuật của Abu Huroiroh t rằng Nabi Ysa sẽ sống trên thế gian bốn mươi năm rồi Người lìa trần, Người được những người Muslim dâng lễ nguyện Salah và được chôn cất bên cạnh Nabi của chúng ta Muhammad e.” (Hết).
4-    Xuất hiện Yajooj và Ma’jooj
Chúng ta sẽ nói về sự xuất hiện của Yajooj và Ma’jood dựa trên cơ sở Qur’an và Sunnah của Thiên sứ e. Bởi lẽ tin nơi sự việc này là đức tin bắt buộc đối với mỗi tín đồ Muslim.
Học giả Assafa-ri-ni  nói: “Sự xuất hiện của Yajooj và Ma’jooj được khẳng định bởi Qur’an, Sunnah và Ijma’ (sự thống nhất của toàn thể người Muslim).
Trong Qur’an, Allah I phán:
﴿حَتَّىٰٓ إِذَا فُتِحَتۡ يَأۡجُوجُ وَمَأۡجُوجُ وَهُم مِّن كُلِّ حَدَبٖ يَنسِلُونَ ٩٦ وَٱقۡتَرَبَ ٱلۡوَعۡدُ ٱلۡحَقُّ فَإِذَا هِيَ شَٰخِصَةٌ أَبۡصَٰرُ ٱلَّذِينَ كَفَرُواْ يَٰوَيۡلَنَا قَدۡ كُنَّا فِي غَفۡلَةٖ مِّنۡ هَٰذَا بَلۡ كُنَّا ظَٰلِمِينَ ٩٧﴾ [سورة الكهف: 96، 97]
{Mãi cho đến khi Ya’jooj và Ma’jooj được thả thì chúng sẽ tràn xuống từ mỗi ngọn đồi. Và lời hứa thực sự này dần dần sẽ thể hiện. Bởi thế. Khi nó đến, cặp mắt của những kẻ vô đức tin sẽ trố mắt mở to và nói: “Ôi thiệt khổ thân chúng ta, quả thật chúng ta đã lơ là về lời cảnh báo này. Không, chúng ta thực sự là những kẻ làm điều sai quấy”.} (Chương 21 – Al-Ambiya’, câu 96, 97).
Allah I phán về câu chuyện của Zdul-Qarnain:
﴿ثُمَّ أَتۡبَعَ سَبَبًا ٩٢ حَتَّىٰٓ إِذَا بَلَغَ بَيۡنَ ٱلسَّدَّيۡنِ وَجَدَ مِن دُونِهِمَا قَوۡمٗا لَّا يَكَادُونَ يَفۡقَهُونَ قَوۡلٗا ٩٣ قَالُواْ يَٰذَا ٱلۡقَرۡنَيۡنِ إِنَّ يَأۡجُوجَ وَمَأۡجُوجَ مُفۡسِدُونَ فِي ٱلۡأَرۡضِ فَهَلۡ نَجۡعَلُ لَكَ خَرۡجًا عَلَىٰٓ أَن تَجۡعَلَ بَيۡنَنَا وَبَيۡنَهُمۡ سَدّٗا ٩٤ قَالَ مَا مَكَّنِّي فِيهِ رَبِّي خَيۡرٞ فَأَعِينُونِي بِقُوَّةٍ أَجۡعَلۡ بَيۡنَكُمۡ وَبَيۡنَهُمۡ رَدۡمًا ٩٥ ءَاتُونِي زُبَرَ ٱلۡحَدِيدِۖ حَتَّىٰٓ إِذَا سَاوَىٰ بَيۡنَ ٱلصَّدَفَيۡنِ قَالَ ٱنفُخُواْۖ حَتَّىٰٓ إِذَا جَعَلَهُۥ نَارٗا قَالَ ءَاتُونِيٓ أُفۡرِغۡ عَلَيۡهِ قِطۡرٗا ٩٦ فَمَا ٱسۡطَٰعُوٓاْ أَن يَظۡهَرُوهُ وَمَا ٱسۡتَطَٰعُواْ لَهُۥ نَقۡبٗا ٩٧ قَالَ هَٰذَا رَحۡمَةٞ مِّن رَّبِّيۖ فَإِذَا جَآءَ وَعۡدُ رَبِّي جَعَلَهُۥ دَكَّآءَۖ وَكَانَ وَعۡدُ رَبِّي حَقّٗا ٩٨ ۞وَتَرَكۡنَا بَعۡضَهُمۡ يَوۡمَئِذٖ يَمُوجُ فِي بَعۡضٖۖ وَنُفِخَ فِي ٱلصُّورِ فَجَمَعۡنَٰهُمۡ جَمۡعٗا ٩٩ وَعَرَضۡنَا جَهَنَّمَ يَوۡمَئِذٖ لِّلۡكَٰفِرِينَ عَرۡضًا ١٠٠﴾ [سورة الكهف: 92 - 100]
{Rồi Y (Zdu-Qarnain) đi theo một con đường khác. Cho đến khi Y đến một chỗ giữa hai ngọn núi và thấy ở hai ngọn núi đó một nhóm cư dân hầu như không hiểu được tiếng nói. Nhóm cư dân này nói: “Này hỡi Zdul-Qarnain! Quả thật Yajooj và Majooj là những kẻ tàn phá và hủy hoại trái đất. Chúng tôi có phải dâng lễ vật cống nạp cho ngài để ngài có thể giúp chúng tôi dựng lên một bức tường thành ngăn cản chúng khỏi chúng tôi chăng?”
Zdul-Qarnain nói: “Thứ mà Thượng Đế ban cho Ta còn tốt hơn những vật cống nạp của các người. Bởi thế, các người chỉ cần giúp ta sức lực, ta sẽ dựng một bức tường thành kiên cố ngăn cách các người khỏi bọn chúng. Nào các người hãy mang đến cho ta những thỏi sắt. Hãy mang đến cho ta loại đồng nấu chảy”.
Thế là một bức tường thành bằng sắt và đồng được dựng lên rất kiên cố Ngăn Yajooj và Majooj không thể trèo qua tường cũng không thể đào thủng được nó. Y (Zdul-Qarnain) bảo: “Đây là một Hồng ân từ Thượng Đế của ta. Nhưng khi Lời hứa của Thượng Đế của ta đến thì Ngài sẽ làm cho nó (bức tường thành ngăn Yajooj và Ma’jooj) vỡ tan tành, và quả thật lời của Thượng Đế của ta luôn luôn sự thật”.
Và vào Ngày đó, TA (Allah) sẽ cho chúng (Yajooj và Ma’jooj) ồ ạt nổi lên như làn sống chồng lên nhau, và tiếng còi sẽ được thổi lên, và TA sẽ tập trung chúng lại toàn bộ. Và vào Ngày đó, TA sẽ trưng bày Hỏa Ngục ra trước mặt những kẻ vô đức tin để chúng thấy.} (Chương 18 - Al-Kahf, câu 92 – 100).
Đó là bức tường thành bằng sắt và đồng được Zdul-Qarnain dựng lên giữa hai ngọn núi để ngăn cộng đồng Yajooj và Ma’jooj chuyên tàn phá mặt đất và làm hại thiên hạ. Nhưng khi đến thời kỳ đã được hứa thì bức tường thành kiên cố đó sẽ vỡ tan tành theo lệnh của Allah I. Khi bức tường thành sụp đổ thì cộng đồng dân Yajooj và Ma’jooj thoát ra, họ đi ra giống như cơn lũ tràn xuống từ mỗi ngọn đồi. Khi đó thì tiếng còi cho Giờ Tận Thế sắp được thổi lên.
Đó là cơ sở từ Qur’an còn cơ sở từ Sunnah là Hadith Sahih của Muslim qua lời thuật của Annauwaas bin Sam’aan t rằng Thiên sứ của Allah e nói: “Sau khi Nabi Ysa giết Dajjaal xong thì Allah phán với Người: TA sẽ cho một đám bề tôi của TA thoát ra, đám bề tôi mà không ai có khả năng giết được chúng, bởi thế Ngươi hãy đưa đám bề tôi của TA đi lên núi Attur”. Sau đó Thiên sứ e nói tiếp:
{وَيَبْعَثُ اللهُ يَأْجُوجَ وَمَأْجُوجَ وَهُمْ مِنْ كُلِّ حَدَبٍ يَنْسِلُونَ فَيَمُرُّ أَوَائِلُهُمْ عَلَى بُحَيْرَةِ طَبَرِيَّةَ فَيَشْرَبُونَ مَا فِيهَا وَيَمُرُّ آخِرُهُمْ فَيَقُولُونَ لَقَدْ كَانَ بِهَذِهِ مَرَّةً مَاءٌ. وَيُحْصَرُ نَبِىُّ اللهُ عِيسَى وَأَصْحَابُهُ حَتَّى يَكُونَ رَأْسُ الثَّوْرِ لأَحَدِهِمْ خَيْرًا مِنْ مِائَةِ دِينَارٍ}
“Và Allah đã thả Yajooj và Ma’jooj thoát ra và họ  tràn xuống từ mỗi ngọn đồi, các nhóm đầu tiên của họ thoát ra trước đi ngang qua một hồ Tabariyah( ) và uống nước trong đó và khi các nhóm sau của họ đi ngang qua thì bảo rằng: Quả thật, ở đây đã từng có nguồn nước. Cuộc sống Nabi của Allah Ysa và các bạn đạo của người trở nên khó khăn đến nỗi một cái đầu của con bò còn giá trị hơn cả 100 đồng Dinar...”
Còn trong Hadith đo Abu Huzdaifah t thuật lại thì Thiên sứ của Allah e nói:
{وَيَمْنَعَهُمُ اللهُ مِنْ مَكَّةَ وَالْمَدِيْنَةِ وَبَيْتِ الْمَقْدِس} رواه الطبراني.
“Và Allah ngăn họ vào Makkah, Madinah và ngôi đền Maqdis – Jarusalem (Palestine)” (Attabra-ni).
Imam Annawawi  nói: Theo đại đa số các học giả, Ya’jooj và Ma’jooj thuộc con cháu của Adam u (tức loài người).
Ibnu Abdul-Bar nói: Các học giả đều đồng thuận rằng Ya’jooj và Ma’jooj thuộc thế hệ con cháu của Yafith (Japheth) con trai của Nabi Nuh u.
Học giả Assafa-ri-ni thuật lại Ibnu Katheer nói: Ya’jooj và Ma’jooj là thuộc hai dòng dõi của Atturk từ thế hệ con cháu của Adam; sau đó, ông nói: họ thuộc dòng dõi của Nabi Nuh từ dòng dõi của Yafith (Japheth) cha của Atturk.
Quả thật, Thiên sứ của Allah e đã thông tin cho biết về sự việc Ya’jooj và Ma’jooj sắp thoát ra khỏi nơi bị giam cầm. Người đã cảnh báo về hai nhóm người này trong một Hadith được ghi lại bởi Albukhari và Muslim qua lời thuật của ông Abu Huroiroh t, Người nói:
{فُتِحَ الْيَوْمَ مِنْ رَدْمِ يَأْجُوْج وَمَأْجُوْج مِثْل هذا}
“Hôm nay, bức tường thành ngăn Yajooj và Majooj đã thủng một lỗ khoảng như thế này”.
Còn trong một hadith cũng trong Sahih Al-Bukhari và Muslim ghi lại qua lời thuật của bà Zaynap con gái của ông Jahash rằng có một ngày nọ, Thiên sứ của Allah e ngủ ở chỗ bà rồi Người thức dậy với gương mặt đỏ bừng, Người nói:
{لَا إِلهَ إِلَّا اللهُ وَيْلٌ لِلْعَرَبِ مِنْ شَرٍّ قَدِ اقْتَرَبَ، فُتِحَ الْيَوْمَ مِنْ رَدْمِ يَأْجُوْج وَمَأْجُوْج مِثْل}
“Không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah, thật khốn thay cho người dân Ả Rập bởi điều xấu sắp đến gần kề. Hôm nay, bức tường thành ngăn Yajooj và Majooj đã thủng một lỗ khoảng như thế này”. Rồi Nabi e lấy ngón trỏ và ngón cái ra dấu thành vòng tròn.
Còn về những đặc điểm cũng như hình dáng và diện mạo của những người Ya’jooj và Ma’jooj thì Imam Ibnu Katheer nói: Họ giống người dân Turk có đôi mắt nhỏ và mũi nhỏ bật lên và tóc của họ màu vàng hoe.
Riêng vấn đề tàn phá và hủy hoại của họ trên trái đất thì được nói trong Hadith do Imam Ahmad ghi lại qua lời thuật của Abu Sa’eed Al-Khudri t rằng ông đã nghe Thiên sứ của Allah e nói:
{يُفْتَحُ يَأْجُوجُ وَمَأْجُوجُ يَخْرُجُونَ عَلَى النَّاسِ كَمَا قَالَ اللهُ عَزَّ وَجَلَّ ﴿وَهُم مِّن كُلِّ حَدَبٖ يَنسِلُونَ ٩٦﴾ [سورة الكهف: 96] فَيَغْشَوْنَ الأَرْضَ وَيَنْحَازُ الْمُسْلِمُونَ عَنْهُمْ إِلَى مَدَائِنِهِمْ وَحُصُونِهِمْ وَيَضُمُّونَ إِلَيْهِمْ مَوَاشِيَهُمْ وَيَشْرَبُونَ مِيَاهَ الأَرْضِ حَتَّى إِنَّ بَعْضَهُمْ لَيَمُرُّ بِالنَّهَرِ فَيَشْرَبُونَ مَا فِيهِ حَتَّى يَتْرُكُوهُ يَبَساً حَتَّى إِنَّ مَنْ بَعْدَهُمْ لَيَمُرُّ بِذَلِكَ النَّهَرِ فَيَقُولُ قَدْ كَانَ هَا هُنَا مَاءٌ مَرَّةً حَتَّى إِذَا لَمْ يَبْقَ مِنَ النَّاسِ إِلاَّ أَحَدٌ فِى حِصْنٍ أَوْ مَدِينَةٍ قَالَ قَائِلُهُمْ هَؤُلاَءِ أَهْلُ الأَرْضِ قَدْ فَرَغْنَا مِنْهُمْ وَبَقِىَ أَهْلُ السَّمَاءِ. قَالَ ثُمَّ يَهُزُّ أَحَدُهُمْ حَرْبَتَهُ ثُمَّ يَرْمِى بِهَا إِلَى السَّمَاءِ فَتَرْجِعُ إِلَيْهِ مُخْتَضِبَةً دَماً لِلْبَلاَءِ وَالْفِتْنَةِ فَبَيْنَا هُمْ عَلَى ذَلِكَ إِذْ بَعَثَ اللَّهُ دُوداً فِى أَعْنَاقِهِمْ كَنَغَفِ الْجَرَادِ الَّذِى يَخْرُجُ فِى أَعْنَاقِهِ فَيُصْبِحُونَ مَوْتَى لاَ يُسْمَعُ لَهُمْ حِسًّا فَيَقُولُ الْمُسْلِمُونَ أَلاَ رَجُلٌ يَشْرِى لَنَا نَفْسَهُ فَيَنْظُرَ مَا فَعَلَ هَذَا الْعَدُوُّ قَالَ فَيَتَجَرَّدُ رَجُلٌ مِنْهُمْ لِذَلِكَ مُحْتَسِباً لِنَفْسِهِ قَدْ أَظَنَّهَا عَلَى أَنَّهُ مَقْتُولٌ فَيَنْزِلُ فَيَجِدُهُمْ مَوْتَى بَعْضُهُمْ عَلَى بَعْضٍ فَيُنَادِى يَا مَعْشَرَ الْمُسْلِمِينَ أَلاَ أَبْشِرُوا فَإِنَّ اللَّهَ قَدْ كَفَاكُمْ عَدُوَّكُمْ. فَيَخْرُجُونَ مِنْ مَدَائِنِهِمْ وَحُصُونِهِمْ وَيُسَرِّحُونَ مَوَاشِيَهُمْ فَمَا يَكُونُ لَهَا رَعْىٌ إِلاَّ لُحُومُهُمْ فَتَشْكَرُ عَنْهُ كَأَحْسَنِ مَا تَشْكَرُ عَنْ شَىْءٍ مِنَ النَّبَاتِ أَصَابَتْهُ قَطُّ}.
“Ya’jooj và Ma’jooj được thả ra, chúng chạy ra tiến về phía mọi người giống như Allah Tối Cao đã phán: {chúng sẽ tràn xuống từ mỗi ngọn đồi.} (Chương 21 – Al-Ambiya’, câu 96). Chúng ồ ạt tràn ra đuổi thiên hạ tập trung vào các thành phố và các thành lũy của họ cùng với đàn gia súc của họ. Chúng uống cạn hết tất cả các nguồn nước trên mặt đất đến mức một số trong bọn chúng chỉ một lần đi ngang qua một con sông thì đã uống cạn nguồn nước của con sông đó và khi một số này bỏ đi thì con sông trở thành vùng đất khô cạn, sau đó một tốp khác trong bọn chúng đến sau đi ngang qua con sông đó thì bảo rằng ở đây đã từng một lần có nước. Chúng tàn sát và hủy hoại cho đến khi không còn một ai trong nhân loại trừ những ai đang lẫn trốn trong thành phố hay các thành lũy của họ. Rồi chúng bảo nhau: Chúng ta đã dẹp xong cư dân của trái đất giờ chỉ còn lại cư dân ở trên trời. Thế là bọn chúng bắt đầu bắn tên lên trời và khi các cây tên rơi trở xuống trở lại thì (Allah) cho các đầu mũi tên nhuốm máu. Trong lúc đó, Allah gởi xuống một loại kí sinh trùng giống như vòi được gọi là Naghaf, những con vòi Naghaf này xuất hiện trong cổ của chúng và làm cho chúng nhiễm bệnh và chết đồng loạt. Không nghe động tịnh gì của chúng, những người Muslim bảo nhau: Sao ai đó trong chúng ta không đi quan sát xem kẻ thù này đã làm gì? Vậy là có một người trong số họ chịu dấn thân vào hiểm nguy và y nghĩ rằng y sẽ chết. Khi y đi quan sát và thấy xác chết của Ya’jooj và Ma’jooj nằm đầy trên đất thì y hô gọi: Này hỡi những người Muslim, xin báo tin vui rằng Allah đã tiêu diệt hết kẻ thù của các người rồi! Thế là họ chay ra từ các thành phố và các thành lũy của họ và lùa các đàn gia súc của họ ra ngoài nhưng các đồng cỏ chỉ toàn xác chết của Ya’jooj và Ma’jooj”.
Imam Ibnu Katheer nói: Đó là những gì được Ibnu Ma-jah ghi lại từ lời của Yunus bin Bakeer thuật lại từ ông Muhammad bin Is-haaq, và đường dẫn truyền khá tốt.
Tuy nhiên, một số tác giả hiện đại ngày nay đã phủ nhận về sự hiện hữu của Ya’jooj và Ma’jooj cũng như bác bỏ sự tồn tại của bức tường thành ngăn chặn Ya’jooj và Ma’jooj. Một số họ bảo rằng Ya’jooj và Ma’jooj thật ra chỉ muốn ám chỉ đến tất cả những người vô đức tin khác nhau trong hành động và việc làm của họ. Dĩ nhiên không còn nghi ngờ gì nữa rằng đây là lời nói phủ nhận và dối trá đối với những gì được thông điệp trong Qur’an cũng như những gì xác thực từ Thiên sứ của Allah e, hoặc đây là lời giải thích và phân tích không đúng với ý nghĩa của thông điệp; và dĩ nhiên không còn nghi ngờ gì nữa rằng ai phủ nhận và dối trá đối với những gì được thông điệp trong Qur’an cũng như những gì được xác thực từ Thiên sứ của Allah e thì người đó là kẻ vô đức tin.
Tương tự, người nào giải thích và phân tích với những ý nghĩa không đúng của thông điệp thì người đó là người lầm lạc và y đang đứng trên bờ vực của sự vô đức tin.
Những người phủ nhận và bác bỏ sự kiện Ya’jooj và Ma’jooj thật ra không dựa theo bất cứ bằng chứng nào ngoài việc họ cho rằng toàn bộ trái đất đã được khám phá nhưng không phát hiện ra chỗ của Ya’jooj và Ma’jooj cũng như bức tường thành nhốt chúng.
Trả lời cho lý lẽ này của họ: Việc những nhà khám phá không phát hiện được dấu vết của Ya’jooj và Ma’jooj cũng như bức tường thành ngăn cách chúng với thế giới bên ngoài không phải là cơ sở để khẳng định rằng chúng không hiện hữu và tồn tại mà điều đó chỉ khẳng định sự yếu kém của người phàm trước quyền năng của Allah I. Có thể Allah I đã che đậy tầm nhìn của họ hoặc Ngài đã tạo ra một thứ gì đó ngăn họ phát hiện ra chúng bởi lẽ Allah I là Đấng Toàn Năng trên tất cả mọi sự việc. Tất cả mọi sự vật, mọi sự việc đều có giới hạn nhất định như Allah I đã phán:
﴿وَكَذَّبَ بِهِۦ قَوۡمُكَ وَهُوَ ٱلۡحَقُّۚ قُل لَّسۡتُ عَلَيۡكُم بِوَكِيلٖ ٦٦ لِّكُلِّ نَبَإٖ مُّسۡتَقَرّٞۚ وَسَوۡفَ تَعۡلَمُونَ ٦٧﴾ [سورة الأنعام: 66، 67]
{Và người dân của Ngươi (Muhammad) đã phủ nhận Nó (Qur’an) trong khi Nó là sự thật và chân lý. Hãy nói đi (Muhammad): “Ta không phải là người gánh lấy trách nhiệm của các ngươi. Quả thật, mọi thông điệp đều được ấn định một cách chắc chắn (rồi thời gian sẽ khẳng định nó), và rồi đây các ngươi sẽ sớm biết (sự thật).} (Chương 6 – Al- An’am, câu 66, 67).
Những gì mà những người của các thời kỳ trước không phát hiện ra do khả năng yếu kém của họ từ những quặng mỏ trong lòng đất, những thứ mà nó chỉ được phát hiện bởi những người hiện đại như dầu mỏ, khí đốt,... đều là do Allah I đã ấn định thời hạn – cầu xin Allah I phù hộ và giúp đỡ!!!
5-    Sự xuất hiện của một loài thú chui lên từ lòng đất
Allah I đã phán cho biết rằng sẽ có một loài thú chui ra từ lòng đất:
﴿وَإِذَا وَقَعَ ٱلۡقَوۡلُ عَلَيۡهِمۡ أَخۡرَجۡنَا لَهُمۡ دَآبَّةٗ مِّنَ ٱلۡأَرۡضِ تُكَلِّمُهُمۡ أَنَّ ٱلنَّاسَ كَانُواْ بِ‍َٔايَٰتِنَا لَا يُوقِنُونَ ٨٢﴾ [سورة النمل: 82]
{Và khi Lời Xét xử đối với chúng sắp được thể hiện, TA sẽ đưa ra từ trái đất một loài thú vật để nói chuyện với chúng rằng nhân loại đã thường không tin vào các lời mặc khải của TA.} (Chương 27 – Annaml, câu 82).
Imam Ibnu Katheer  nói trong bộ “Anniha-yah” của ông, Ibnu Abbas, Al-Hasan và Qata-dah nói: Con thú đó sẽ nói chuyện tức tuyên bố với nhân loại.
Ibnu Jareer chọn câu nói này rằng con thú đó sẽ tuyên bố với nhân loại và nói: {rằng nhân loại đã thường không tin vào các lời mặc khải của TA.}
Ibnu Katheer nói rằng câu nói này cần xem xét lại nhưng sau đó ông nói: Ibnu Abbas nói ý nghĩa “nói chuyện với chúng” là chỉ trích họ với ý nghĩa trên trán của người vô đức tin được ghi chữ Kafir còn trên trán của người có đức tin được ghi chữ Mu’min. Đây là câu nói mạnh nhất, Allah I là Đấng biết rõ hơn hết.
Ibnu Katheer  cũng nói trong bộ Tafseer của ông: Loài thú này sẽ xuất hiện vào thời kỳ cuối cùng của thế gian khi mà nhân loại chìm trong sự thối nát, họ bỏ bê các mệnh lệnh và chỉ thị của Allah I và thay đổi tôn giáo chân lý của Ngài. Allah I cho con thú chui ra từ lòng đất, có người thì nói ở Makkah, cò lời thì bảo ở khu vực khác ngoài Makkah. Con thú sẽ nói chuyện với nhân loại.
Học giả Al-Qurtubi nói trong bộ Tafseer của ông: Có sự bất đồng quan điểm về ý nghĩa của cụm từ {Và khi Lời Xét xử đối với chúng sắp được thể hiện.} trong lời phán của Allah ở chương 27 – Annaml, câu 82 và về con thú được đề cập, có lời cho rằng {Và khi Lời Xét xử đối với chúng sắp được thể hiện.} có nghĩa là sự giận dữ đối với chúng sắp được thể hiện. Đây là câu nói của Qata-dah. Còn Muja-hid thì nói: Đó là lời xét xử đối với chúng sắp được thể hiện khi mà chúng không tin.
Ibnu Umar và Abu Sa’eed Al-Khudri nói: Nếu họ không kêu gọi mọi người làm điều đúng cũng như không ngăn cản mọi người làm điều sai thì bắt buộc họ phải chịu cơn thịnh nộ của Allah.
Riêng Abdullah bin Mas’ud thì nói: {Và khi Lời Xét xử đối với chúng sắp được thể hiện.} có nghĩa là các học giả sẽ chết hết, kiến thức giáo lý không còn nữa và Qur’an sẽ biến mất.
Abdullah nói: Các người hãy đọc Qur’an thật nhiều trước khi Nó biến mất. Họ nói: Những quyển Kinh Qur’an sẽ biến mất nói chi đến những gì được ghi nhớ trong lòng của những người đàn ông.
Abdullah nói: Qua một đêm sáng ra con người trở nên nghèo túng và họ quên lời “La ila-ha illollo-h” và họ rơi vào câu nói của những người thời Jahiliyah và đó là lúc {Lời Xét xử đối với chúng sắp được thể hiện}.
Sau đó, ông Abdullah nêu ra những câu nói khác về ý nghĩa của {Lời Xét xử đối với chúng sắp được thể hiện} rồi nói: Tất cả các câu nói khi ngẫm nghĩ lại thì nó đều mang một ý chung, bằng chứng cho điều đó là lời cuối của câu Kinh:
﴿أَنَّ ٱلنَّاسَ كَانُواْ بِ‍َٔايَٰتِنَا لَا يُوقِنُونَ ٨٢﴾ [سورة النمل: 82]
{rằng nhân loại đã thường không tin vào các lời mặc khải của TA.} (Chương 27 – Annaml, câu 82).
Trong bộ Sahih Muslim, ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{ثَلاَثٌ إِذَا خَرَجْنَ لاَ يَنْفَعُ نَفْسًا إِيمَانُهَا لَمْ تَكُنْ آمَنَتْ مِنْ قَبْلُ أَوْ كَسَبَتْ فِى إِيمَانِهَا خَيْرًا طُلُوعُ الشَّمْسِ مِنْ مَغْرِبِهَا وَالدَّجَّالُ وَدَابَّةُ الأَرْضِ}
“Có ba điều mà khi chúng xảy ra thì đức tin Iman sẽ vô ích đối với mỗi linh hồn đã không có đức tin trước đó hoặc đối với mỗi linh hồn đã không thu được điều tốt đẹp nào từ đức tin trước đó: mặt trời mọc ở hướng Tây, xuất hiện Dajjaal, và con thú chui ra từ lòng đất”.
Có sự bất đồng quan điểm trong giới học giả về việc xác định con thú này cũng như các đặc điểm của nó và nó sẽ xuật hiện ở đâu.
Ông Huzdaifah bin Usaid Al-Ghafa-ri t thuật lại rằng trong lúc chúng tôi đang ngồi trò chuyện thì Thiên sứ của Allah e đến và hỏi:
{مَا تَذَاكَرُونَ ؟}
“Các ngươi đang bàn tán về chuyện gì thế?”
Chúng tôi trả lời: Thưa Thiên sứ, anh em chúng tôi đang nói chuyện về giờ Tận Thế. Người e nói:
{إِنَّهَا لَنْ تَقُومَ حَتَّى تَرَوْنَ قَبْلَهَا عَشْرَ آيَاتٍ: الدُّخَانَ وَالدَّجَّالَ وَالدَّابَّةَ وَطُلُوعَ الشَّمْسِ مِنْ مَغْرِبِهَا وَنُزُولَ عِيسَى ابْنِ مَرْيَمَ u وَيَأْجُوجَ وَمَأْجُوجَ وَثَلاَثَةَ خُسُوفٍ خَسْفٌ بِالْمَشْرِقِ وَخَسْفٌ بِالْمَغْرِبِ وَخَسْفٌ بِجَزِيرَةِ الْعَرَبِ وَآخِرُ ذَلِكَ نَارٌ تَخْرُجُ مِنَ الْيَمَنِ تَطْرُدُ النَّاسَ إِلَى مَحْشَرِهِمْ}
“Quả thật, giờ tận thế sẽ không đến cho tới khi nào các ngươi thấy mười dấu hiệu trước đó: Khói mờ (sương mù), Dajjaal, con vật lạ chui ra từ đất, mặt trời mọc ở hướng Tây, Nabi Ysa u giáng thế, xuất hiện Yajooj và Majooj, ba trận động đất (một xảy ra ở phía Đông, hai xảy ra ở phía Tây và lần thứ ba xảy ở bán đảo Ả Rập) và dấu hiệu cuối cùng của mười dấu hiệu là lửa xuất hiện ở Yemen.” (Hadith do Muslim ghi).
Ông Ibnu Umar t thuật lại: Tôi ghi nhớ từ Thiên sứ của Allah e một Hadith mà tôi không quên. Tôi nghe Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّ أَوَّلَ الآيَاتِ خُرُوجًا طُلُوعُ الشَّمْسِ مِنْ مَغْرِبِهَا وَخُرُوجُ الدَّابَّةِ عَلَى النَّاسِ ضُحًى وَأَيُّهُمَا مَا كَانَتْ قَبْلَ صَاحِبَتِهَا فَالأُخْرَى عَلَى إِثْرِهَا قَرِيبًا} رواه مسلم.
“Quả thật, dấu hiệu đầu tiên (cho giờ Tận Thế) là mặt trời mọc ở hướng Tây, con thú chui ra (từ lòng đất) vào buổi sớm trưa (nói chuyện) với nhân loại. Một trong hai, cái nào xảy ra trước thì cái kia sẽ xảy ra gần kề.” (Muslim).
Học giả Ibnu Katheer nói: Dấu hiệu đầu tiên ở đây không phải thuộc những điều quen thuộc. Sự xuất hiện của Dajjaal, Nabi Ysa giáng thế và Ya’jooj và Ma’jooj được thả ra là những sự việc sẽ xảy ra trước, bởi những sự việc này đều thuộc những điều quen thuộc vì đây là những hình ảnh con người có thể chứng kiến giống như các hình ảnh bình thường khác. Riêng đối với sự việc con thú chui ra từ lòng đất để tuyên bố với thiên hạ về đức tin Iman và vô đức tin Kufr là điều không quen thuộc với mọi người, và việc mặt trời mọc ở hướng Tây cũng thế.
Công việc của con thú chui ra từ lòng đất như đã được thông tin cho biết qua các Hadith rằng nó sẽ gọi tên nhân loại: người có đức tin và người Kafir. Đối với người có đức tin thì gương mặt của y trông như ánh sao và trên trán của y có ghi chữ Mu’min (người có đức tin) còn người vô đức tin thì gương mặt của y trông sầm tối và trên trán của y có ghi chữ Kafir (người vô đức tin).
Trong một lời dẫn khác thì nói rằng những người vô đức tin và những người có đức tin đều nhận biết nhau thậm chí người có đức tin nói với người vô đức tin: này người Kafir, hãy giải quyết quyền lợi của tôi.
Còn về đặc điểm của con thú chui ra từ lòng đất thì Sheikh Abdurrahman bin Nasir bin Sa’ad nói trong bộ Tafseer của ông: Con thú này được nói đến rất nhiều qua các Hadith xác thực rằng nó sẽ xuất hiện vào thời kỳ cuối của thế gian và nó sẽ là một trong các dấu hiệu rất gần giờ khắc Tận Thế. Tuy nhiên, Allah I và Thiên sứ của Ngài e đều không cho biết con thú này như thế nào mà chỉ cho biết nó là một dấu hiệu trong các dấu hiệu của giờ khắc Tận Thế sắp đến, nó xuất hiện và nói chuyện với nhân loại một cách khác thường để chứng minh cho những kẻ vô đức tin thấy họ đã sai và giờ Tận Thế là sự thật đồng thời để chứng minh cho những người có đức tin thấy họ đã và đang đi trên con đường chân lý rằng giờ Tận Thế là sự thật.
Quả thật, một số người ở thời hiện đại đã phủ nhận sự xuất hiện của con thú này và họ luôn phân tích đến một ý nghĩa khác xa vời với ý nghĩa đích thực của nó nhưng họ chẳng dựa theo một cơ sở và bằng chứng giáo lý nào cả.
Người tín đồ Muslim phải có nghĩa vụ tin một cách kiên định nơi những điều được Allah I và Thiên sứ của Ngài e đã thông điệp bởi đó là đức tin nơi cõi vô hình mà với nó Allah I đã khen ngợi những người có đức tin.
Cầu xin Allah I hướng dẫn và soi sáng trong việc nhận thức được điều đúng đắn và hành động trên điều đúng đắn đó!!!
6-    Mặt trời mọc ở hướng Tây
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿هَلۡ يَنظُرُونَ إِلَّآ أَن تَأۡتِيَهُمُ ٱلۡمَلَٰٓئِكَةُ أَوۡ يَأۡتِيَ رَبُّكَ أَوۡ يَأۡتِيَ بَعۡضُ ءَايَٰتِ رَبِّكَۗ يَوۡمَ يَأۡتِي بَعۡضُ ءَايَٰتِ رَبِّكَ لَا يَنفَعُ نَفۡسًا إِيمَٰنُهَا لَمۡ تَكُنۡ ءَامَنَتۡ مِن قَبۡلُ أَوۡ كَسَبَتۡ فِيٓ إِيمَٰنِهَا خَيۡرٗاۗ قُلِ ٱنتَظِرُوٓاْ إِنَّا مُنتَظِرُونَ ١٥٨﴾ [سورة  الأنعام: 158]
{Phải chăng họ đang chờ các Thiên Thần xuống gặp họ hoặc Thượng Đế của Ngươi đến gặp họ hoặc họ đang chờ một vài dấu hiệu của Thượng Đế của Ngươi xảy đến? Vào một ngày mà một vài dấu hiệu của Thượng Đế của Ngươi xảy đến, đức tin sẽ chẳng giúp ích gì được cho linh hồn của người đã từng không tin trước đó hoặc đã không thu hoạch được một điều tốt nào trong đức tin Iman của họ. Ngươi (Muhammad) hãy nói với họ: “Các người hãy cứ chờ đợi đi bởi lẽ chúng tôi cũng đang chờ đợi (giống như các người!”} (Chương 6 – Al-An’am, câu 158).
Học giả Ibnu Katheer nói trong bộ Anniha-yah của ông: Ông Albukhari nói trong phần Tafseer về câu Kinh này rằng Abu Huroiroh thuật lại, Thiên sứ của Allah nói:
{لاَ تَقُومُ السَّاعَةُ حَتَّى تَطْلُعَ الشَّمْسُ مِنْ مَغْرِبِهَا، فَإِذَا رَآهَا النَّاسُ آمَنَ مَنْ عَلَيْهَا، فَذَاكَ حِينَ لاَ يَنْفَعُ نَفْسًا إِيمَانُهَا لَمْ تَكُنْ آمَنَتْ مِنْ قَبْلُ}.
“Giờ khắc Tận Thế sẽ không diễn ra cho tới khi nào mặt trời mọc lên từ hướng Tây. Khi nào nhân loại thấy sự việc đó thì họ sẽ tin giờ Tận Thế (là sự thật) nhưng lúc đó đức tin sẽ trở nên vô ích đối với ai đã không tin trước đó”.
Học giả Assafa-ri-ni nói: Các học giả đều nói rằng mặt trời mọc ở hướng Tây là điều được khẳng định bởi nguồn Sunnah xác thực và thông điệp rõ ràng. Không chỉ bởi nguồn Sunnah xác thực mà nó còn được khẳng định bởi Kinh sách được ban xuống cho Nabi, Allah phán:
﴿يَوۡمَ يَأۡتِي بَعۡضُ ءَايَٰتِ رَبِّكَ لَا يَنفَعُ نَفۡسًا إِيمَٰنُهَا لَمۡ تَكُنۡ ءَامَنَتۡ مِن قَبۡلُ أَوۡ كَسَبَتۡ فِيٓ إِيمَٰنِهَا خَيۡرٗاۗ ﴾ [سورة  الأنعام: 158]
{Vào một ngày mà một vài dấu hiệu của Thượng Đế của Ngươi xảy đến, đức tin sẽ chẳng giúp ích gì được cho linh hồn của người đã từng không tin trước đó hoặc đã không thu hoạch được một điều tốt nào trong đức tin Iman của họ.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 158).
Toàn thể hoặc hầu hết các học giả Tafseer đều khẳng định sự việc mặt trời mọc ở hướng Tây. Ý nghĩa của câu Kinh rằng khi sự việc đó xảy ra thì bất cứ người nào không có đức tin trước đó cũng sẽ không được chấp nhận đức tin khi đã tin tưởng ngay hoặc sau thời điểm đó. Tương tự, tất cả mọi việc làm thiện tốt cho dù có được thực hiện bằng cả sự thành tâm thì cũng không được chấp nhận khi chúng được thực hiện ngay hoặc sau thời điểm xảy ra sự kiện đó.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿مَّثَلُ ٱلَّذِينَ كَفَرُواْ بِرَبِّهِمۡۖ أَعۡمَٰلُهُمۡ كَرَمَادٍ ٱشۡتَدَّتۡ بِهِ ٱلرِّيحُ فِي يَوۡمٍ عَاصِفٖۖ﴾ [سورة إبراهيم: 18]
{Hình ảnh của những người vô đức tin nơi Thượng Đế cả họ, việc làm của họ như đống tro tàn mà gió sẽ thổi bay đi mất vào Ngày bảo tố cuồng phong.} (Chương 14 – Ibrahim, câu 18).
Đức tin tại thời điểm đó sẽ không bao giờ được chấp nhận ở nơi Allah I.
Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لاَ تَقُومُ السَّاعَةُ حَتَّى تَطْلُعَ الشَّمْسُ مِنْ مَغْرِبِهَا فَإِذَا طَلَعَتْ وَرَآهَا النَّاسُ آمَنُوا أَجْمَعُونَ، وَذَلِكَ حِينَ لاَ يَنْفَعُ نَفْسًا إِيمَانُهَا} رواه البخاري ومسلم.
“Giờ khắc Tận Thế sẽ không diễn ra cho tới khi nào mặt trời mọc lên từ hướng Tây. Khi nào mặt trời mọc lên ở hướng Tây và nhân loại nhìn thấy sự việc đó, tất cả họ đều tin giờ Tận Thế (là sự thật) nhưng lúc đó đức tin sẽ trở nên vô ích đối với ai đã không tin trước đó” (Albukhari, Muslim).
Imam Ibnu Katheer  nói: Trong Hadith do Ahmad và Tirmizdi ghi lại và được Annasa-i cũng như Ibnu Ma-jah xác thực Sahih qua lời thuật của A’sim bin Abu Annujud thuật lại từ ông Zur bin Hubaish và Safwaam bin ‘Isaal: Tôi đã nghe Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّ مِنْ قِبَلِ مَغْرِبِ الشَّمْسِ بَابًا مَفْتُوحًا عَرْضُهُ سَبْعُونَ سَنَةً فَلاَ يَزَالُ ذَلِكَ الْبَابُ مَفْتُوحًا لِلتَّوْبَةِ حَتَّى تَطْلُعَ الشَّمْسُ مِنْ نَحْوِهِ فَإِذَا طَلَعَتْ مِنْ نَحْوِهِ لَمْ يَنْفَعْ نَفْسًا إِيمَانُهَا لَمْ تَكُنْ آمَنَتْ مِنْ قَبْلُ أَوْ كَسَبَتْ فِى إِيمَانِهَا خَيْرًا}
“Quả thật, ở phía mặt trời lặn có một cánh cửa luôn được mở, bề rộng của nó bằng bảy mươi năm. Cánh cửa đó sẽ vẫn được mở để đón nhận sự sám hối cho tới khi mặt trời mọc lên từ hướng đó (hướng mặt trời thường lặn, tức hướng Tây). Khi mặt trời đã mọc lên từ hướng đó thì đức tin sẽ chẳng giúp ích gì được cho linh hồn của người đã từng không tin trước đó hoặc đã không thu hoạch được một điều tốt nào trong đức tin Iman của họ”.
Các Hadith nói về sự việc này được dẫn truyền Mutawa-tir (với số lượng người dẫn truyền nhiều đến mức không thể cho là sai) cùng với câu Kinh Qur’an là bằng chứng rằng ai có đức tin cũng như sám hối sau khi mặt trời mọc lên ở hướng Tây thì sẽ không được chấp nhận. Bởi lẽ, sự việc đó là một trong các dấu hiệu báo trước của giờ khắc Tận Thế, và nó là một trong các dấu hiệu cho biết giờ Tận Thế rất gần kề như Allah đã phán:
﴿هَلۡ يَنظُرُونَ إِلَّآ أَن تَأۡتِيَهُمُ ٱلۡمَلَٰٓئِكَةُ أَوۡ يَأۡتِيَ رَبُّكَ أَوۡ يَأۡتِيَ بَعۡضُ ءَايَٰتِ رَبِّكَۗ يَوۡمَ يَأۡتِي بَعۡضُ ءَايَٰتِ رَبِّكَ لَا يَنفَعُ نَفۡسًا إِيمَٰنُهَا لَمۡ تَكُنۡ ءَامَنَتۡ مِن قَبۡلُ أَوۡ كَسَبَتۡ فِيٓ إِيمَٰنِهَا خَيۡرٗاۗ ﴾ [سورة  الأنعام: 158]
{Phải chăng họ đang chờ các Thiên Thần xuống gặp họ, hoặc Thượng Đế của Ngươi đến gặp họ, hoặc họ đang chờ một vài dấu hiệu của Thượng Đế của Ngươi xảy đến? Vào một ngày mà một vài dấu hiệu của Thượng Đế của Ngươi xảy đến, đức tin sẽ chẳng giúp ích gì được cho linh hồn của người đã từng không tin trước đó, hoặc đã không thu hoạch được một điều tốt nào trong đức tin Iman của họ.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 158).
﴿فَلَمَّا رَأَوۡاْ بَأۡسَنَا قَالُوٓاْ ءَامَنَّا بِٱللَّهِ وَحۡدَهُۥ وَكَفَرۡنَا بِمَا كُنَّا بِهِۦ مُشۡرِكِينَ ٨٤ فَلَمۡ يَكُ يَنفَعُهُمۡ إِيمَٰنُهُمۡ لَمَّا رَأَوۡاْ بَأۡسَنَاۖ سُنَّتَ ٱللَّهِ ٱلَّتِي قَدۡ خَلَتۡ فِي عِبَادِهِۦۖ وَخَسِرَ هُنَالِكَ ٱلۡكَٰفِرُونَ ٨٥﴾ [سورة غافر: 84، 85]
{Bởi thế, khi họ nhìn thấy sự trừng phạt của TA (Allah) thì họ mới nói: “Bầy tôi đã tin nơi Allah, một Đấng duy nhất và bầy tôi phủ nhận tất cả những gì mà bầy tôi đã tổ hợp cùng với Ngài”. Tuy nhiên, đức tin của họ lúc nhìn thấy sự trừng phạt của TA chẳng giúp ích được gì cho họ cả. Đó là Sunnah (đường lối) của Allah mà Ngài đã qui định cho đám bầy tôi của Ngài. Và những kẻ vô đức tin sẽ thất bại thảm hại vào lúc đó.} (Chương 40 – Ghafir, câu 84, 85).
﴿فَهَلۡ يَنظُرُونَ إِلَّا ٱلسَّاعَةَ أَن تَأۡتِيَهُم بَغۡتَةٗۖ فَقَدۡ جَآءَ أَشۡرَاطُهَاۚ فَأَنَّىٰ لَهُمۡ إِذَا جَآءَتۡهُمۡ ذِكۡرَىٰهُمۡ ١٨﴾ [سورة محمد: 18]
{Thế phải chăng chúng chỉ chờ đợi Giờ (Tận Thế) xảy đến cho chúng một cách bất ngờ? Quả thật, đã xảy ra những điều báo trước của thời khắc đó. Và khi thời khắc đó thực sự xảy đến với chúng thì việc nghĩ đến (Giờ Tận Thế) của chúng mang được lợi ích gì cho chúng?} (Chương 47 – Muhammad, câu 18).
Về ý nghĩa của {đức tin sẽ chẳng giúp ích gì được cho linh hồn của người đã từng không tin trước đó} (Chương 6 – Al-An’am, câu 158), học giả Ibnu Katheer  nói: Có nghĩa là khi người vô đức tin có đức tin vào ngày hôm đó thì đức tin của y không được chấp nhận. Riêng đối với những ai có đức tin trước đó và họ luôn là những người hành thiện và ngoan đạo theo đức tin của mình thì đó là một điều tốt đẹp vô cùng to lớn cho họ, còn những ai không hành thiện và ngoan đạo theo đức tin của họ trước đó mà họ chỉ sám hối vào ngày hôm đó thì sự sám hối của họ không được chấp nhận như đã được nói trong nhiều Hadith cũng như được hiểu trong ý nghĩa từ lời phán của Allah I: {hoặc đã không thu hoạch được một điều tốt nào trong đức tin Iman của họ.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 158)..
 Học giả Al-Baghawi  nói: Lời phán của Allah {Vào một ngày mà một vài dấu hiệu của Thượng Đế của Ngươi xảy đến, đức tin sẽ chẳng giúp ích gì được cho linh hồn của người đã từng không tin trước đó} (Chương 6 – Al-An’am, câu 158) có nghĩa là đức tin lúc dấu hiệu được thể hiện sẽ hoàn toàn vô ích, còn lời {hoặc đã không thu hoạch được một điều tốt nào trong đức tin Iman của họ.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 158) có nghĩa là không chấp nhận sự sám hối của người tội lỗi.
Học giả Al-Qurtubi  nói trong bộ Tafseer của ông: Đức tin của một người sẽ chẳng giúp ích được gì cho y lúc mặt trời đã mọc lên ở hướng Tây, bởi nỗi sợ hoàn toàn ập đến toàn bộ các trái tim làm cho lòng ham muốn của bản thân bị áp đảo hoàn toàn. Tất cả con người vào thời điểm đó sẽ có niềm tin kiên định vào Ngày Phục Sinh giống như lúc cái chết đã đến. Bởi thế, ai sám hối trong hoàn cảnh như vậy thì sự sám hối đó của y sẽ không được chấp nhận giống như sự sám hối lúc cái chết đã đến sẽ không được chấp nhận. Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّ اللهَ يَقْبَلُ تَوْبَةَ الْعَبْدِ مَا لَمْ يُغَرْغِرْ} رواه الترمذي وابن ماجه وأحمد.
“Quả thật, Allah chỉ chấp nhận sự sám hối của người bề tôi khi linh hồn chưa lên đến tận cổ họng.” (Tirmizdi, Ibnu Ma-jah, Ahmad).
Khi linh hồn lên đến tận cổ họng là lúc linh hồn sẽ thấy được chỗ ở của mình ở nơi Thiên Đàng hay ở nơi Hỏa Ngục. Bởi thế, người chứng kiến hiện tượng mặt trời mọc lên ở hướng Tây cũng tương tự như vậy.
Như vậy, tất cả những gì được trình bày ở trên cho thấy việc mặt trời mọc lên ở hướng Tây là một điều chắc chắn xảy ra, nó báo hiệu cho giờ khắc Tận Thế sắp xảy ra, và nó cũng là một minh chứng cho quyền năng vĩ đại của Allah I khi Ngài làm cho quy luật hoạt động của mặt trời thay đổi. Cầu xin Allah I phù hộ chúng ta luôn vững đức tin Iman một cách kiên định và trung thực để thúc đẩy chúng ta đến với sự hành đạo hoàn hảo cũng như sự chuẩn bị hành trang hữu ích cho cuộc hành trình trở về với Ngài!!!

7-    Nhân loại tập trung ở vùng đất Sham( )
Imam Ibnu Katheer nói trong bộ Anniha-yah: “Trong hai bộ Sahih, ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{يُحْشَرُ النَّاسُ عَلَى ثَلاَثِ طَرَائِقَ، رَاغِبِينَ رَاهِبِينَ وَاثْنَانِ عَلَى بَعِيرٍ، وَثَلاَثَةٌ عَلَى بَعِيرٍ، وَأَرْبَعَةٌ عَلَى بَعِيرٍ، وَعَشَرَةٌ عَلَى بَعِيرٍ وَيَحْشُرُ بَقِيَّتَهُمُ النَّارُ، تَقِيلُ مَعَهُمْ حَيْثُ قَالُوا، وَتَبِيتُ مَعَهُمْ حَيْثُ بَاتُوا، وَتُصْبِحُ مَعَهُمْ حَيْثُ أَصْبَحُوا، وَتُمْسِى مَعَهُمْ حَيْثُ أَمْسَوْا}
“Nhân loại sẽ tập trung (tại một khu vực) theo ba nhóm, họ chạy trốn khỏi những tai họa, hai người trên một con lạc đà, ba người trên một con lạc đà, bốn người trên một con lạc đà, mười người trên một con lạc đà, và những người còn lại bị lửa lùa dồn họ lại, lửa sẽ nghỉ ngơi cùng với họ khi họ nghỉ ngơi, nó sẽ ngủ cùng với họ khi họ ngủ, nó sẽ cùng với họ sáng và chiều”.
Hadith này cho thấy rằng đây là sự tập hợp cuối cùng vào thời kỳ cuối của thế gian. Nhân loại từ khắp mọi nơi trên trái đất sẽ tập trung lại tại vùng đất Sham. Họ gồm ba nhóm người, một nhóm cưỡi, một nhóm đi bộ và một nhóm có lúc cưỡi và có lúc đi bộ. Một nhóm có lúc đi bộ, có lúc cưỡi này chia sẻ nhau ngồi trên lưng con lạc đà: có trường hợp hai người chia sẻ một con lạc đà, có trường hợp ba người chia sẻ một con lạc đà, có trường hợp bốn người chia sẻ một con lạc đà, thậm chí có trường hợp mười người chia sẻ một con lạc đà. Những ai còn lại không rời đi đến Sham, họ sẽ bị lửa của đám cháy xuất hiện bao vây lùa đến vùng đất tập trung, ai không nhanh chân sẽ bị lửa thiêu đốt.
Ông Abdullah bin Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{سَتَخْرُجُ نَارٌ مِنْ حَضْرَمَوْتَ أَوْ مِنْ نَحْوِ بِبَحْرِ حَضْرَمَوْتَ قَبْلَ يَوْمِ الْقِيَامَةِ تَحْشُرُ النَّاسَ}.
“Trước Ngày Tận Thế sẽ có đám cháy xuất hiện từ Hadramaut (một tỉnh của nước cộng hòa Yemen) hoặc từ biển Hadramaut lùa nhân loại tập trung lại.”
Các vị Sahabah nói: Thưa Thiên sứ của Allah, Người bảo chúng tôi đi đâu trong thời điểm đó?
Người e nói:
{عَلَيْكُمْ بِالشَّامِ ».
“Các ngươi hãy đi đến Sham”.
(Hadith do Tirmizdi, Ahmad và Ibnu Hibban ghi lại).
Học giả Assafa-ri-ni nói: “Các học giả có sự bất đồng quan điểm với nhau rằng sự kiện nhân loại tập trung lại tại một nơi như được đề cập trong các Hadith vừa nêu trên là sự kiện xảy ra trước ngày Phục Sinh hay là sự kiện của Ngày Phục Sinh. Học giả Al-Qurtubi, Al-Khattaabi và Iyaadh cho rằng sự kiện này xảy ra trước Ngày Phục sinh. Còn đối với sự triệu tập sau khi nhân loại được phục sinh từ cõi mộ là những gì được nói trong Hadith do Ibnu Abbas thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói với ý nghĩa: “Các ngươi được phục sinh trong thể trạng thân trần, chân trần cùng với da quy đầu của trạng thái ban đầu...” do Albukhari, Muslim và những người khác ghi lại.
Học giả I’yaadh ủng hộ câu nói của Al-Khataabi và Al-Qurtubi rằng Hadith do Abu Huroiroh thuật lại: “Nhân loại sẽ tập trung (tại một khu vực) theo ba nhóm..., lửa sẽ nghỉ ngơi cùng với họ khi họ nghỉ ngơi, nó sẽ ngủ cùng với họ khi họ ngủ, nó sẽ cùng với họ sáng và chiều” là muốn nói sự tập hợp trên thế gian tại vùng đất Sham bởi nó mô tả những đặc trưng của thế giới trần gian”.
Học giả Assafa-ri-ni cũng nói: “Học giả Al-Qurtubi nói trong Tazdkirah rằng có cả thảy bốn sự triệu tập, hai sự triệu tập trên thế gian và hai sự triệu tập ở cõi Đời Sau”.
Hai sự triệu tập trên thế gian: Lần triệu tập thứ nhất được nói trong chương Al-Hash là sự tập hợp những người Do thái tại vùng đất Sham. Lần triệu tập thứ hai được nhắc đến trong các dấu hiệu báo trước giờ khắc tận thế, đám cháy sẽ lùa nhân loại từ đông sang tây giống như Thiên sứ của Allah e đã nói trong Hadith qua lời thuật của Anas t và Abdullah bin Salam t và Hadith qua lời thuật của Ibnu Umar t.
Hai lần triệu tập ở cõi Đời Sau: Sự triệu tập nhân loại sau khi họ được phục sinh toàn bộ, Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَحَشَرۡنَٰهُمۡ فَلَمۡ نُغَادِرۡ مِنۡهُمۡ أَحَدٗا ﴾ [سورة الكهف: 47]
{Và TA sẽ triệu tập chúng lại và không bỏ sót một ai} (Chương  18 – Alkahf, câu 47).
Sự triệu tập thứ hai ở cõi Đời Sau là sự triệu tập nhân loại để đến với Thiên Đàng và Hỏa Ngục.
8-    Tiếng còi được thổi
Quả thật, Qur’an đã đề cập nhiều lần đến tiếng còi được thổi cũng như những sự việc xảy ra sau các tiếng còi đó trong Ngày Tận Thế.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: “Qur’an đã cho biết ba tiếng còi, tiếng còi làm cho nhân loại kinh hoàng khiếp vía được nói trong chương Annaml:
﴿وَيَوۡمَ يُنفَخُ فِي ٱلصُّورِ فَفَزِعَ مَن فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَمَن فِي ٱلۡأَرۡضِ إِلَّا مَن شَآءَ ٱللَّهُۚ وَكُلٌّ أَتَوۡهُ دَٰخِرِينَ ٨٧﴾ [سورة النمل: 87]
{Và (hãy nhắc chúng) về Ngày mà Tiếng Còi sẽ được thổi lên làm những ai trong các tầng trời và những ai ở đưới đất kinh hoàng bạt vía ngoại trừ những ai mà Allah muốn dung tha. Và tất cả phải hạ mình trình diện trước Ngài.} (Chương 27 – Annaml, câu 87).
Tiếng còi làm chết ngất tất cả và tiếng còi phục sinh được đề cập trong chương Azzumar trong một câu Kinh duy nhất:
﴿وَنُفِخَ فِي ٱلصُّورِ فَصَعِقَ مَن فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَمَن فِي ٱلۡأَرۡضِ إِلَّا مَن شَآءَ ٱللَّهُۖ ثُمَّ نُفِخَ فِيهِ أُخۡرَىٰ فَإِذَا هُمۡ قِيَامٞ يَنظُرُونَ ٦٨ ﴾ [سورة الزمر: 68]
{Và khi Tiếng còi được thổi lên, ai ở trong các tầng trời và dưới đất đều phải ngất đi, ngoại trừ ai mà Allah muốn buông tha. Rồi Tiếng còi thứ hai được thổi lên, thì họ (loài người) sẽ đứng thẳng và ngóng nhìn.} (Chương 39 – Azzumar, câu 68).
 Ngoại trừ những ai mà Allah I muốn buông tha, ý nói những nàng trinh nữ Hur’ain và những ai khác ở nơi Thiên Đàng, bởi lẽ Thiên Đàng là nơi bất tử và trường tồn không có cái chết.
Trong một Hadith Sahih, Thiên sứ e nói:
{لاَ تُخَيِّرُونِى عَلَى مُوسَى فَإِنَّ النَّاسَ يَصْعَقُونَ يَوْمَ الْقِيَامَةِ فَأَكُونُ أَوَّلَ مَنْ يُفِيقُ فَأَجِدُ مُوسَى مُمْسِكاً بِجَانِبِ الْعَرْشِ فَمَا أَدْرِى أَكَانَ فِيمَنْ صَعِقَ فَأَفَاقَ قَبْلِى أَمْ كَانَ مِمَّنْ اسْتَثْنَاهُ اللهُ عَزَّ وَجَلَّ} رواه أحمد.
“Các ngươi chớ nói Ta (Muhammad) phúc đức hơn Musa, bởi quả thật vào Ngày Phục Sinh nhân loại sẽ chết toàn bộ và Ta là người đầu tiên tỉnh dậy. Khi Ta tỉnh dậy thì đã thấy Musa đang cầm một cạnh của Ngài Vương (Arsh). Bởi thế, Ta không biết rằng Người thuộc những người đã chết (bởi tiếng còi) và được tỉnh dậy trước Ta hay Người thuộc những ai mà Allah đã ngoại trừ sau tiếng còi làm chết ngất toàn bộ.” (Ahmad).” (hết lời của Sheikh).
Học giả Assafa-ri-ni nói: Hãy biết rằng có ba tiếng còi được thổi lên cả thảy. Tiếng còi làm kinh hoàng khiếp vía, đó là tiếng còi làm thay đổi mọi thứ của thế giới và hủy hoại hết mọi qui luật của nó. Tiếng còi này được nói trong lời phán của Allah I:
﴿وَمَا يَنظُرُ هَٰٓؤُلَآءِ إِلَّا صَيۡحَةٗ وَٰحِدَةٗ مَّا لَهَا مِن فَوَاقٖ ١٥﴾ [سورة ص: 15]
{Và những người này chỉ còn chờ một tiếng gầm duy nhất; lúc đó sẽ không còn cơ hội quay lại nữa.} (Chương 38 – Sad, câu 15).
﴿وَيَوۡمَ يُنفَخُ فِي ٱلصُّورِ فَفَزِعَ مَن فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَمَن فِي ٱلۡأَرۡضِ إِلَّا مَن شَآءَ ٱللَّهُۚ﴾ [سورة النمل: 87]
{Và (hãy nhắc chúng) về Ngày mà Tiếng Còi sẽ được thổi lên làm những ai trong các tầng trời và những ai ở dưới đất kinh hoàng bạt vía, ngoại trừ những ai mà Allah muốn dung tha.} (Chương 27 – Annaml, câu 87).
Học giả Azzamukhshiri nói trong Kishaaf rằng những ai được ngoại trừ trong câu Kinh này là các Thiên Thần, họ gồm có đại Thiên Thần Jibril, Mi-ka-il, Isafa-fi-l và các vị Thiên Thần khác. Quả thật, sự kinh hoàng là các sự việc quá đỗi dữ dội xảy ra sau tiếng còi đó.
Tiếng còi thứ hai là tiếng còi làm hủy diệt toàn bộ mói thứ, Allah I phán:
 ﴿وَنُفِخَ فِي ٱلصُّورِ فَصَعِقَ مَن فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَمَن فِي ٱلۡأَرۡضِ إِلَّا مَن شَآءَ ٱللَّهُۖ ﴾ [سورة الزمر: 68]
{Và khi Tiếng còi được thổi lên, ai ở trong các tầng trời và dưới đất đều phải ngất đi, ngoại trừ ai mà Allah muốn buông tha.} (Chương 39 – Azzumar, câu 68).
Còi được thổi là một cái sừng như một Hadith do Tirmizdi ghi lại từ lời thuật của Abdullah bin Amru bin Al’Aas rằng có một người dân sa mạc đến gặp Thiên sứ của Allah e hỏi: Cái còi đó là gì? Người nói: “Là một cái sừng dùng để thổi”, và Tirmizdi nói Hadith này tốt.
Còn tiếng còi thứ ba là tiếng còi phục sinh và triệu tập:
﴿وَنُفِخَ فِي ٱلصُّورِ فَإِذَا هُم مِّنَ ٱلۡأَجۡدَاثِ إِلَىٰ رَبِّهِمۡ يَنسِلُونَ ٥١﴾ [سورة يس: 51]
{Và Tiếng Còi phục sinh được thổi lên thì lúc đó họ (người chết) sẽ từ dưới mộ đứng dậy vội vàng chạy đến trình diện Thượng Đế của họ.} (Chương 36 – Yasin, câu 51).
﴿ثُمَّ نُفِخَ فِيهِ أُخۡرَىٰ فَإِذَا هُمۡ قِيَامٞ يَنظُرُونَ ٦٨ ﴾ [سورة الزمر: 68]
{Rồi Tiếng còi thứ hai được thổi lên, thì họ (loài người) sẽ đứng thẳng và ngóng nhìn.} (Chương 39 – Azzumar, câu 68).
﴿فَإِذَا نُقِرَ فِي ٱلنَّاقُورِ ٨ فَذَٰلِكَ يَوۡمَئِذٖ يَوۡمٌ عَسِيرٌ ٩ عَلَى ٱلۡكَٰفِرِينَ غَيۡرُ يَسِيرٖ ١٠﴾ [سورة المدثر: 8 - 10]
{Bởi thế, khi tiếng còi hụ lên thì đó sẽ là Ngày khắt nghiệt và khó khăn. Đối với những kẻ không có đức tin thì Ngày đó không đơn giản và nhẹ nhàng chút nào.} (Chương 74 – Al-Muddaththir, câu 8 - 10).
﴿وَٱسۡتَمِعۡ يَوۡمَ يُنَادِ ٱلۡمُنَادِ مِن مَّكَانٖ قَرِيبٖ ٤١ يَوۡمَ يَسۡمَعُونَ ٱلصَّيۡحَةَ بِٱلۡحَقِّۚ ذَٰلِكَ يَوۡمُ ٱلۡخُرُوجِ ٤٢﴾ [سورة ق: 41، 42]
{Và hãy lắng nghe vào Ngày mà Người hô gọi sẽ hô gọi từ một nơi rất gần. Ngày mà chúng sẽ thực sự nghe Tiếng Gầm Thét. Đó là Ngày (nhân loại) đi ra (từ cõi mộ).} (Chương 50 – Qaaf, câu 41, 42).
Các học giả Tafseer nói rằng Người hô gọi trong câu Kinh chính là Thiên Thần Isra-fil. Ngài sẽ thổi còi và hô gọi: Này hỡi những khúc xương đã mục, những bộ phận cơ thể bị rời rạc, những miếng thịt đã bị xé rách. Quả thật, Allah ra lệnh cho các ngươi tập hợp lại để Ngài phán xét. Có lời bảo rằng Thiên Thần Isra-fil thì thổi còi còn Người hô gọi chính là Jibril, còn nơi rất gần chính là tảng đá của ngôi đền Maqdis – Palestine, đây là câu nói của nhóm học giả Tafseer. Khoảng thời gian giữa hai tiếng còi là bốn mươi năm, một số học giả nói rằng các Hadith đều tương đồng nhau.
Trong Sahih Muslim có ghi, ông Abu Huroiroh  t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e có nói: “Khoảng thời gian giữa hai tiếng còi là bốn mươi”. Mọi người hỏi Abu Huroiroh bốn mươi ngày phải không thì ông bảo “Ubi-tu”, họ hỏi bốn mươi tháng phải không thì ông bảo “Ubi-tu”, họ hỏi bốn mươi năm phải không thì ông nói “Ubi-tu”.
Lời “Ubi-tu” của Abu Huroiroh t được Tafseer với ba ý nghĩa: Có lời nói rằng ý ông Abu Huroiroh t muốn nói là tôi không được phép giảng giải điều đó, có lời thì bảo nghĩa của từ đó là “tôi đã quên”, và có lời thì nói rằng nghĩa của từ đó là “Chỉ có Allah mới biết rõ”.
Trong Hadith dài do Abu Huroiroh t thuật lại được Ibnu Jareer, Attabra-ni, Abu Ya’la và Al-Bayhaqi ghi lại về sự phục sinh rằng Thiên sứ của Allah e nói: “Khi Allah đã tạo hóa xong trời đất thì Ngài tạo hóa Assur (Còi thổi) và đưa cho Thiên Thần Isra-fil, Thiên thần Isra-fil đặt chiếc còi vào miệng của ngài và đôi mắt thì hướng về phía Ngai Vương (Arsh) đợi lệnh”. Tôi hỏi: Thưa Thiên sứ của Allah, chiếc còi đó như thế nào? Người nói: “Đó là cái sừng rất vĩ đại, đường tròn của nó rộng bằng trời đất. Nó được thổi ba tiếng: tiếng thứ nhất gây sự kinh hoàng và khiếp đảm, tiếng thứ hai hủy diệt mọi sự sống và mọi vạn vật, tiếng thứ ba phục sinh nhân loại trình diện trước Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài. Allah ra lệnh cho Isra-fil thổi tiếng còi thứ nhất: Ngươi hãy thổi tiếng còi làm kinh hoàng mọi thứ. Thế là ngài thổi làm kinh hoàng bạt vía cư dân trên trời và cư dân nơi trái đất trừ những ai mà Allah muốn buông tha. Ngài bảo Isra-fil kéo dài tiếng còi và đó là tiếng còi được đề cập trong lời phán của Allah:
﴿وَمَا يَنظُرُ هَٰٓؤُلَآءِ إِلَّا صَيۡحَةٗ وَٰحِدَةٗ مَّا لَهَا مِن فَوَاقٖ ١٥﴾ [سورة ص: 15]
{Và những người này chỉ còn chờ một tiếng gầm duy nhất; lúc đó sẽ không còn cơ hội quay lại nữa.} (Chương 38 – Sad, câu 15).
Allah I làm cho các quả núi vỡ tan như đám mây bay trông giống như một ảo ảnh, làm cho trái đất chấn động và rung chuyển dữ dội giống như con thuyền bị chao đảo bởi những con sống khổng lồ trên biển cả làm những ai trên lưng nó hoảng loạn vì khiếp sợ. Đó là sự việc được nói trong lời phán của Allah:
﴿يَوۡمَ تَرۡجُفُ ٱلرَّاجِفَةُ ٦ تَتۡبَعُهَا ٱلرَّادِفَةُ ٧ قُلُوبٞ يَوۡمَئِذٖ وَاجِفَةٌ ٨ أَبۡصَٰرُهَا خَٰشِعَةٞ ٩﴾ [سورة النازعات: 1 - 9]
{Vào Ngày mà tiếng còi Ra-jifah được thổi. Tiếp theo là tiếng còi Ra-difah. Vào Ngày đó, trái tim sẽ đập mạnh. Những cặp mắt sẽ sợ hãi.} (Chương 79 – Anna-zi’at, câu 1 – 9).
Mặt đất sẽ nghiêng qua nghiêng lại làm nhân loại chao đảo và hoảng sợ. Nỗi kinh hoàng bạt vía trong ngày hôm đó làm những bà mẹ đang cho con bú quên bẵng đứa con yêu thương của mình, những phụ nữ mang thai rơi con từ trong bụng mà không hề hay biết, những người cha và những người mẹ trở nên bạc đầu, những tên Jinn Shaytan sẽ bay tháo chạy hầu trốn khỏi nỗi kinh hoàng đó, chúng bay đi đến tận chân trời nhưng gặp các Thiên Thần và bị họ chặn đánh vào mặt của chúng và đuổi chúng quay về để đối mặt nỗi đau đớn và sợ hãi cùng với nhân loại. Chúng sẽ hô gọi nhau trong đau đớn và sợ hãi như Allah I đã phán:
﴿يَوۡمَ ٱلتَّنَادِ ٣٢ يَوۡمَ تُوَلُّونَ مُدۡبِرِينَ مَا لَكُم مِّنَ ٱللَّهِ مِنۡ عَاصِمٖۗ ﴾ [سورة غافر: 33]
{Ngày mà các người réo gọi nhau (trong đau đớn và sỡ hãi). Ngày mà các người sẽ quay lưng tháo chạy nhưng chẳng có một vị che chở nào từ nơi Allah giúp các người.} (Chương 40 – Gha-fir, câu 33).
Trong lúc nhân loại và Jinn trong tình trạng như thế thì mặt đất nứt ra từ khu vực này đến khu vực khác, từ lãnh thổ này đến lãnh thổ khác, rồi họ nhìn lên trời thì bầu trời tan rã như đồng thau được nấu chảy, các ngôi sao rơi rụng, mặt trời và mặt trăng trở nên lu mờ. Thiên sứ của Allah nói: Những người đã chết sẽ không biết gì về sự việc diễn ra trong ngày hôm đó. Tôi hỏi: Thưa Thiên sứ của Allah {ngoại trừ ai mà Allah muốn buông tha.} là những ai? Người nói: Đó là những người chết Shaheed. Nỗi kinh hoàng và sợ hãi chỉ xảy đến với những người còn sống, và những người chết Shaheed vẫn còn sống nơi Thượng Đế của họ, Ngài ban phúc lành cho họ và cứu họ thoát khỏi những sự việc kinh hoàng và khủng khiếp của Ngày hôm đó, Ngài làm cho họ bằng an, và sự việc trong Ngày hôm đó là hình phạt của Allah chỉ dành cho những kẻ xấu xa trong tạo vật của Ngài, Allah phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلنَّاسُ ٱتَّقُواْ رَبَّكُمۡۚ إِنَّ زَلۡزَلَةَ ٱلسَّاعَةِ شَيۡءٌ عَظِيمٞ ١ يَوۡمَ تَرَوۡنَهَا تَذۡهَلُ كُلُّ مُرۡضِعَةٍ عَمَّآ أَرۡضَعَتۡ وَتَضَعُ كُلُّ ذَاتِ حَمۡلٍ حَمۡلَهَا وَتَرَى ٱلنَّاسَ سُكَٰرَىٰ وَمَا هُم بِسُكَٰرَىٰ وَلَٰكِنَّ عَذَابَ ٱللَّهِ شَدِيدٞ ٢﴾ [سورة  الحج: 1، 2]
{Này hỡi nhân loại! Các ngươi hãy sợ Thượng Đế của các ngươi, bởi quả thật cơn chấn động của giờ Tận Thế là một điều vô cùng khủng khiếp và đáng sợ. Đó là ngày mà các ngươi sẽ thấy: Mỗi bà mẹ sẽ quên bẵng đứa con đang bú của mình và mỗi người phụ nữ mang thai sẽ trút bỏ gánh nặng của mình (sảy thai) và Ngươi (Muhammad) sẽ thấy thiên hạ như say rượu nhưng thực chất họ không hề say (do uống rượu) mà do sự trừng phạt của Allah sẽ rất khủng khiếp.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 1, 2).
Họ phải chịu đựng sự khủng khiếp của sự trừng phạt đó theo ý muốn của Allah”.
Cầu xin Allah I hướng dẫn con đường ngay chính và xin Ngài phù hộ thoát khỏi sự kinh hoàng và khủng khiếp của thời khắc Tận Thế!!!
2.    Thứ hai: Đức tin nơi Ngày Cuối Cùng
Ngày Cuối Cùng tức là Ngày cuối cùng của thế giới trần gian để Allah I dựng lên một thế giới khác hoàn hảo và vĩnh viễn. Ngày đó còn được gọi là Ngày Tận Thế, Ngày Phục Sinh hay Ngày bắt đầu cho cuộc sống cõi Đời Sau.
Cơ sở cho niềm tin này được khẳng định ở nhiều câu Kinh khác nhau trong Qur’an. Có lúc Allah phán cho biết về những ai mà Ngài đã làm cho họ chết rồi sau đó làm cho họ sống trở lại trên thế gian như Ngài đã phán cho biết về người dân của Musa khi họ yêu cầu Người cho họ nhìn thấy Allah I một cách công khai:
﴿وَإِذۡ قُلۡتُمۡ يَٰمُوسَىٰ لَن نُّؤۡمِنَ لَكَ حَتَّىٰ نَرَى ٱللَّهَ جَهۡرَةٗ فَأَخَذَتۡكُمُ ٱلصَّٰعِقَةُ وَأَنتُمۡ تَنظُرُونَ ٥٥ ثُمَّ بَعَثۡنَٰكُم مِّنۢ بَعۡدِ مَوۡتِكُمۡ لَعَلَّكُمۡ تَشۡكُرُونَ ٥٦﴾ [سورة البقرة: 55، 56]
{Và hãy nhớ lại khi các ngươi (Israel) nói với Musa: “Chúng tôi sẽ không bao giờ tin ngươi trừ phi chúng tôi thực sự nhìn thấy Allah công khai”. Thế là, lưỡi tầm sét đã đánh các ngươi trong lúc các ngươi đang nhìn cảnh tượng. Rồi TA (Allah) làm cho các ngươi sống lại sau cái chết đó của các ngươi, mong rằng các ngươi biết tạ ơn.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 55, 56).
Allah I phán cho biết về một nhóm người:
﴿أَلَمۡ تَرَ إِلَى ٱلَّذِينَ خَرَجُواْ مِن دِيَٰرِهِمۡ وَهُمۡ أُلُوفٌ حَذَرَ ٱلۡمَوۡتِ فَقَالَ لَهُمُ ٱللَّهُ مُوتُواْ ثُمَّ أَحۡيَٰهُمۡۚ﴾ [سورة البقرة:243]
{Há Ngươi (Muhammad) không để ý đến hàng ngàn người vì sợ chết mà bỏ nhà cửa của họ ra đi hay sao? Allah đã phán với họ: “Các ngươi hãy chết!” rồi Ngài làm cho họ sống trở lại.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 243).
Allah I phán về Nabi Ibrahim u:
﴿وَإِذۡ قَالَ إِبۡرَٰهِ‍ۧمُ رَبِّ أَرِنِي كَيۡفَ تُحۡيِ ٱلۡمَوۡتَىٰۖ قَالَ أَوَ لَمۡ تُؤۡمِنۖ قَالَ بَلَىٰ وَلَٰكِن لِّيَطۡمَئِنَّ قَلۡبِيۖ قَالَ فَخُذۡ أَرۡبَعَةٗ مِّنَ ٱلطَّيۡرِ فَصُرۡهُنَّ إِلَيۡكَ ثُمَّ ٱجۡعَلۡ عَلَىٰ كُلِّ جَبَلٖ مِّنۡهُنَّ جُزۡءٗا ثُمَّ ٱدۡعُهُنَّ يَأۡتِينَكَ سَعۡيٗاۚ وَٱعۡلَمۡ أَنَّ ٱللَّهَ عَزِيزٌ حَكِيمٞ ٢٦٠﴾ [سورة البقرة: 260]
{Và hãy nhớ lại khi Ibrahim thưa với Allah: “Lạy Thượng Đế của bề tôi! Xin Ngài cho bề tôi thấy cách Ngài làm hồi sinh cái chết như thế nào. Allah phán bảo: “Hẳn Ngươi không tin việc phục sinh hay sao?” Y thưa: “Bẩm không phải thế, chỉ vì bề tôi muốn được vững lòng tin mà thôi”. Allah phán: Ngươi hãy bắt bốn con chim, Ngươi hãy phân chúng ra thành nhiều mảnh rồi Ngươi hãy đặt từng phần của chúng tại mỗi ngọn đồi, sau đó Ngươi hãy gọi chúng, chúng sẽ bay nhanh đến với Ngươi (trong một hình hài nguyên vẹn). Và hãy biết rằng Allah là Đấng Toàn Năng, Toàn Tri.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 260).
Allah I cũng cho biết về việc Ngài đã ban cho Nabi Ysa u khả năng làm cho người chết sống lại theo phép của Ngài, cũng như về câu chuyện những người trong hang núi được Ngài cho sống lại sau ba trăm lẻ chín năm.
Có lúc Allah I lấy sự tạo hóa ban đầu để khẳng định sự phục sinh như muốn cho biết rằng sự phục sinh giống như một sự tái tạo dễ dàng hơn sự tạo hóa ban đầu, Ngài phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلنَّاسُ إِن كُنتُمۡ فِي رَيۡبٖ مِّنَ ٱلۡبَعۡثِ فَإِنَّا خَلَقۡنَٰكُم مِّن تُرَابٖ ثُمَّ مِن نُّطۡفَةٖ ثُمَّ مِنۡ عَلَقَةٖ ثُمَّ مِن مُّضۡغَةٖ مُّخَلَّقَةٖ وَغَيۡرِ مُخَلَّقَةٖ لِّنُبَيِّنَ لَكُمۡۚ وَنُقِرُّ فِي ٱلۡأَرۡحَامِ مَا نَشَآءُ إِلَىٰٓ أَجَلٖ مُّسَمّٗى ثُمَّ نُخۡرِجُكُمۡ طِفۡلٗا ثُمَّ لِتَبۡلُغُوٓاْ أَشُدَّكُمۡۖ وَمِنكُم مَّن يُتَوَفَّىٰ وَمِنكُم مَّن يُرَدُّ إِلَىٰٓ أَرۡذَلِ ٱلۡعُمُرِ لِكَيۡلَا يَعۡلَمَ مِنۢ بَعۡدِ عِلۡمٖ شَيۡ‍ٔٗاۚ وَتَرَى ٱلۡأَرۡضَ هَامِدَةٗ فَإِذَآ أَنزَلۡنَا عَلَيۡهَا ٱلۡمَآءَ ٱهۡتَزَّتۡ وَرَبَتۡ وَأَنۢبَتَتۡ مِن كُلِّ زَوۡجِۢ بَهِيجٖ ٥ ﴾ [سورةالحج: 5]
{Hỡi nhân loại! Nếu các ngươi nghi ngờ về việc phục sinh thì quả thật TA (Allah) đã tạo hóa các ngươi từ đất bụi, rồi từ tinh dịch, sau đó là một hòn máu đặc, tiếp đến là một miếng thịt thành hình đầy đủ hoặc không thành hình (sẩy thai) để TA trưng bày cho các ngươi thấy quyền năng của TA. Và TA đặt trong các dạ con người nào TA muốn đến một thời hạn ấn định, sau đó, TA cho các ngươi ra đời thành những đứa bé rồi cho các ngươi phát triển đến tuổi trưởng thành, trong các ngươi có người bị cho chết sớm và có người được cho sống đến tuổi già yếu đến nỗi y không còn biết gì cả sau khi y đã biết rất nhiều. Và ngươi thấy đó, đất đai khô nứt nhưng khi TA tưới nước mưa lên nó thì nó cựa mình sống lại và phồng lên rồi làm mọc lên thành từng cặp cây cối xanh tươi.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 5).
﴿قُلۡ يُحۡيِيهَا ٱلَّذِيٓ أَنشَأَهَآ أَوَّلَ مَرَّةٖۖ وَهُوَ بِكُلِّ خَلۡقٍ عَلِيمٌ ٧٩﴾ [سورة يس: 79]
{Ngươi (Muhammad) hãy bảo y: ‘Đấng Tạo hóa chúng ban đầu sẽ phục sinh chúng trở lại bởi vì Ngài là Đấng am hiểu tất cả mọi sự tạo hóa.} (Chương 36 – Ya-sin, câu 79).
﴿وَقَالُوٓاْ أَءِذَا كُنَّا عِظَٰمٗا وَرُفَٰتًا أَءِنَّا لَمَبۡعُوثُونَ خَلۡقٗا جَدِيدٗا ٤٩ ۞قُلۡ كُونُواْ حِجَارَةً أَوۡ حَدِيدًا ٥٠ أَوۡ خَلۡقٗا مِّمَّا يَكۡبُرُ فِي صُدُورِكُمۡۚ فَسَيَقُولُونَ مَن يُعِيدُنَاۖ قُلِ ٱلَّذِي فَطَرَكُمۡ أَوَّلَ مَرَّةٖۚ ﴾ [سورة  الإسراء: 49 - 51]
{Chúng bảo: Phải chăng sau khi chúng tôi đã trở thành xương khô và mảnh vụn, chúng tôi sẽ được dựng sống lại thành mới hoàn toàn sao? Hãy bảo chúng (Muhammad!): Dẫu cho các ngươi có là đá hay sắt hoặc bất cứ tạo vật nào mà tâm trí của các ngươi cho là cứng nhất thì Allah cũng sẽ dựng các ngươi sống lại. Rồi chúng lại bảo: Vậy ai sẽ phục sinh chúng tôi trở lại? Ngươi (Muhammmad) hãy bảo chúng: Đó là Đấng đã tạo hóa các ngươi lúc ban đầu.} (Chương 17 – Al-Isra’, câu 49 – 51).
﴿وَهُوَ ٱلَّذِي يَبۡدَؤُاْ ٱلۡخَلۡقَ ثُمَّ يُعِيدُهُۥ وَهُوَ أَهۡوَنُ عَلَيۡهِۚ﴾ [سورة الروم: 27]
{Và Ngài (Allah) là Đấng khởi sự việc tạo hóa rồi tái lập nó và điều đó rất dễ dàng đối với Ngài.} (Chương 30 – Arrum, câu 27).
Có lúc Allah I lấy việc tạo hóa trời đất để khẳng định việc phục sinh, bởi lẽ việc tạo hóa trời đất còn vĩ đại hơn việc tái tạo con người như Ngài đã phán:
﴿أَوَ لَمۡ يَرَوۡاْ أَنَّ ٱللَّهَ ٱلَّذِي خَلَقَ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضَ وَلَمۡ يَعۡيَ بِخَلۡقِهِنَّ بِقَٰدِرٍ عَلَىٰٓ أَن يُحۡـِۧيَ ٱلۡمَوۡتَىٰۚ بَلَىٰٓۚ إِنَّهُۥ عَلَىٰ كُلِّ شَيۡءٖ قَدِيرٞ ٣٣﴾ [سورة الأحقاف: 33]
{Há họ không nhận thấy rằng Allah, Đấng đã tạo hóa các tầng trời và trái đất và Ngài không hề mỏi mệt, bởi việc tạo hóa chúng sẽ thừa khả năng làm người chết sống lại hay sao? Vâng, chắc chắn Ngài toàn năng trên tất cả mọi sự việc.} (Chương 46 – Al-Ahqaaf, câu 33).
Có lúc Allah phán khẳng định rằng con người được Ngài tạo ra là có mục đích:
﴿أَفَحَسِبۡتُمۡ أَنَّمَا خَلَقۡنَٰكُمۡ عَبَثٗا وَأَنَّكُمۡ إِلَيۡنَا لَا تُرۡجَعُونَ ١٥﴾  [سورة المؤمنون : 115]
{Phải chăng các ngươi nghĩ rằng TA (Allah) đã tạo hóa các ngươi chỉ để vui chơi phù phiếm và các ngươi sẽ không trở lại gặp TA ư?} (Chương 23 – Al-Mu’minun, câu 115).
﴿أَيَحۡسَبُ ٱلۡإِنسَٰنُ أَن يُتۡرَكَ سُدًى ٣٦ أَلَمۡ يَكُ نُطۡفَةٗ مِّن مَّنِيّٖ يُمۡنَىٰ ٣٧ ثُمَّ كَانَ عَلَقَةٗ فَخَلَقَ فَسَوَّىٰ ٣٨ فَجَعَلَ مِنۡهُ ٱلزَّوۡجَيۡنِ ٱلذَّكَرَ وَٱلۡأُنثَىٰٓ ٣٩ أَلَيۡسَ ذَٰلِكَ بِقَٰدِرٍ عَلَىٰٓ أَن يُحۡـِۧيَ ٱلۡمَوۡتَىٰ ٤٠﴾ [سورة القيامة: 37 - 40]
{Há con người nghĩ rằng y được quyền tự do tác oai tác quái ư? Há chẳng phải y chỉ là một giọt tinh dịch được xuất ra đó sao? Rồi sau đó là một hòn máu đặc, rồi tiếp thành hình thể. Rồi từ đó, Allah làm ra hai giới nam và nữ. Chẳng lẽ như thế, Ngài lại không có khả năng làm cho cái chết sống lại ư?} (Chương 75 – Al-Qiya-mah, câu 37 – 40).
 Trên cuộc sống trần gian, trong nhân loại, có người sống tốt và có người là những kẻ xấu xa và tội lỗi, có thể họ chết đi nhưng chưa nhận được sự thưởng phạt tương xứng theo các hành vi và việc làm của họ, cho nên bắt buộc phải có cuộc sống đời sau để dựng lên sự công bằng giữa nhân loại để họ nhận phần kết quả tương xứng với việc làm của mỗi người trên thế gian. Đây là bằng chứng từ tâm trí của con người.
Niềm tin nơi Ngày Sau Cùng của thế gian là một trong các trụ cột của đức tin Iman như đã được khẳng định trong nhiều câu Kinh Qur’an cũng như các Hadith. Các trụ cột đức tin Iman gồm cả thảy sáu trụ cột: đức tin nơi Allah, nơi các Thiên Thần của Ngài, nơi các Kinh sách của Ngài, nơi các vị Thiên sứ của Ngài, nơi Ngày Sau Cùng và nơi sự tiền định.
Đức tin nơi Ngày Sau Cùng có lúc được đề cập với sáu năm đức tin còn lại và có lúc được đề cập cùng với đức tin nơi Allah I như Ngài đã phán:
﴿قَٰتِلُواْ ٱلَّذِينَ لَا يُؤۡمِنُونَ بِٱللَّهِ وَلَا بِٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِ﴾ [سورة ا لتوبة: 29]
{Hãy chiến đấu với những ai không tin nơi Allah và nơi Ngày Sau Cùng.} (Chương 9 – Attawbah, câu 29).
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تُبۡطِلُواْ صَدَقَٰتِكُم بِٱلۡمَنِّ وَٱلۡأَذَىٰ كَٱلَّذِي يُنفِقُ مَالَهُۥ رِئَآءَ ٱلنَّاسِ وَلَا يُؤۡمِنُ بِٱللَّهِ وَٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِۖ ﴾ [سورة البقرة: 264]
{Hỡi những người có đức tin! Các ngươi chớ đừng làm cho việc bố thí của các ngươi trở nên vô nghĩa bằng cách nhắc khéo về tấm lòng của mình cũng như dùng những lời lẽ làm tổn thương (người được các ngươi bố thí) giống như kẻ bố thí tài sản của y một cách phô trương cho thiên hạ thấy chứ không hề tin nơi Allah và Ngày Sau Cùng.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 264).
Quả thật, Allah I đã gọi Ngày này với nhiều tên gọi khác nhau thông qua các sự kiện xảy ra trong nó cũng như để lưu ý những bề tôi của Ngài để họ biết sợ cho Ngày hôm đó. Allah I gọi nó là Ngày Sau Cùng vì nó là ngày cuối cùng của thế giới trần gian, Ngài gọi nó là Ngày Trình Diện vì trong Ngày hôm đó nhân loại sẽ đứng trình diện trước Ngài, Ngài gọi nó là Ngày Phán Xét vì Ngài sẽ xét xử tất cả nhân loại, Ngài gọi nó là Ngày Thưởng Phạt vì trong Ngày hôm đó Ngài sẽ thưởng và phạt tương xứng với các việc làm của họ. Ngoài ra còn nhiều tên gọi khác nữa mà Allah I đã gọi cho Ngày hôm đó, tất cả đều mang ý nghĩa khẳng định sự vĩ đại cũng như sự kinh hoàng và sợ hãi của nhân loại. Nỗi sợ hãi và kinh hoàng của Ngày hôm đó làm cho con người không còn thiết nghĩ đến ai khác mà chỉ biết nghĩ về bản thân mình như Allah I đã phán:
﴿فَإِذَا جَآءَتِ ٱلصَّآخَّةُ ٣٣ يَوۡمَ يَفِرُّ ٱلۡمَرۡءُ مِنۡ أَخِيهِ ٣٤ وَأُمِّهِۦ وَأَبِيهِ ٣٥ وَصَٰحِبَتِهِۦ وَبَنِيهِ ٣٦ لِكُلِّ ٱمۡرِيٕٖ مِّنۡهُمۡ يَوۡمَئِذٖ شَأۡنٞ يُغۡنِيهِ ٣٧﴾ [سورة عبس:  33 - 37]
{Nhưng khi tiếng còi hụ chát chúa xảy đến. Đó là Ngày mà mỗi người sẽ chạy bỏ anh em của mình, bỏ mẹ bỏ cha, bỏ vợ và con cái. Ngày đó, mỗi người quá lo âu cho bản thân mình đến nỗi quên bẵng đi người khác.} (Chương 80 – Abasa, câu 33 – 37).
﴿يَوۡمَ تَكُونُ ٱلسَّمَآءُ كَٱلۡمُهۡلِ ٨ وَتَكُونُ ٱلۡجِبَالُ كَٱلۡعِهۡنِ  وَلَا يَسۡ‍َٔلُ حَمِيمٌ حَمِيمٗا ١٠ يُبَصَّرُونَهُمۡۚ يَوَدُّ ٱلۡمُجۡرِمُ لَوۡ يَفۡتَدِي مِنۡ عَذَابِ يَوۡمِئِذِۢ بِبَنِيهِ ١١ وَصَٰحِبَتِهِۦ وَأَخِيهِ ١٢ وَفَصِيلَتِهِ ٱلَّتِي تُ‍ٔۡوِيهِ ١٣ وَمَن فِي ٱلۡأَرۡضِ جَمِيعٗا ثُمَّ يُنجِيهِ ١٤﴾ [سورة المعارج:  8 - 14]
{Ngày mà bầu trời sẽ như đồng thau bị nấu chảy, và những quả núi sẽ như lông cừu. Sẽ không có một người bạn nào hỏi thăm người bạn của mình. Họ được cho nhìn thấy nhau, kẻ tội lỗi mong muốn nếu có thể y sẽ lấy con cái của y thế mạng cho y để y thoát khỏi sự trừng phạt của Ngày hôm đó. Y muốn dâng cả vợ và anh em của y, và bà con ruột thịt đã chứa chấp y cùng với tất cả những ai trên trái đất để giải cứu cho y.} (Chương 70 – Al-Ma’a-rij, câu 8 – 14).
Đức tin nơi Ngày này đưa con người đến với sự hành thiện và chuẩn bị hành trang cho Ngày hôm đó như Allah I đã phán:
﴿فَمَن كَانَ يَرۡجُواْ لِقَآءَ رَبِّهِۦ فَلۡيَعۡمَلۡ عَمَلٗا صَٰلِحٗا وَلَا يُشۡرِكۡ بِعِبَادَةِ رَبِّهِۦٓ أَحَدَۢا ١١٠ ﴾ [سورة الكهف : 110]
{Do đó, người nào mong muốn được gặp Thượng Đế của y thì hãy làm việc thiện tốt và chớ đừng Shirk với Thượng Đế của y một ai (vật) khác trong lúc thờ phượng Ngài.} (Chương 18 – Al-Kahf, câu 110).
    Allah phán ở những chương khác:
﴿وَٱسۡتَعِينُواْ بِٱلصَّبۡرِ وَٱلصَّلَوٰةِۚ وَإِنَّهَا لَكَبِيرَةٌ إِلَّا عَلَى ٱلۡخَٰشِعِينَ ٤٥ ٱلَّذِينَ يَظُنُّونَ أَنَّهُم مُّلَٰقُواْ رَبِّهِمۡ وَأَنَّهُمۡ إِلَيۡهِ رَٰجِعُونَ ٤٦﴾ [سورة البقرة: 45، 46]
{Và hãy cầu xin được che chở và phù hộ bằng sự kiên nhẫn và bằng lễ nguyện Salah, và quả thật điều này cảm thấy rất khó trừ những người luôn biết hạ mình phủ phục trước Allah, họ là những người luôn nghĩ rằng họ sẽ phải trình diện Thượng Đế của họ và sẽ phải trở về với Ngài.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 45, 46).
﴿يُوفُونَ بِٱلنَّذۡرِ وَيَخَافُونَ يَوۡمٗا كَانَ شَرُّهُۥ مُسۡتَطِيرٗا ٧﴾ [سورة الإنسان: 7]
{Họ hoàn tất lời nguyện thề và họ lo sợ Ngày mà sự xấu xa sẽ lan tràn khắp nơi.} (Chương 76 – Al-Insan, câu 7).
﴿وَيُطۡعِمُونَ ٱلطَّعَامَ عَلَىٰ حُبِّهِۦ مِسۡكِينٗا وَيَتِيمٗا وَأَسِيرًا ٨ إِنَّمَا نُطۡعِمُكُمۡ لِوَجۡهِ ٱللَّهِ لَا نُرِيدُ مِنكُمۡ جَزَآءٗ وَلَا شُكُورًا ٩ إِنَّا نَخَافُ مِن رَّبِّنَا يَوۡمًا عَبُوسٗا قَمۡطَرِيرٗا ١٠ فَوَقَىٰهُمُ ٱللَّهُ شَرَّ ذَٰلِكَ ٱلۡيَوۡمِ وَلَقَّىٰهُمۡ نَضۡرَةٗ وَسُرُورٗا ١١﴾ [الإنسان: 7- 11]
{Và vì thương yêu Ngài, họ chu cấp thực phẩm cho người nghèo, trẻ mồ côi và tù binh. Họ bảo: “Chúng tôi chu cấp cho quí vị là vì Allah thôi chứ chúng tôi không mong quí vị nhớ ơn và đáp trả. Chúng tôi chỉ sợ một Ngày phải cau mặt nhăn nhó buồn thê thảm khi đứng trước Thượng Đế của chúng tôi”. Bởi thế, Allah sẽ giải cứu họ khỏi sự xấu xa của Ngày đó và làm cho họ sáng rỡ và vui sướng.} (Chương 76 – Al-Insan, câu 7 – 11).
Đức tin nơi Ngày Sau Cùng giúp con người củng cố tinh thần một cách kiên cường và vững chắc khi đối mặt với kẻ thù cũng như sự kiên nhẫn trên thử thách. Allah I phán kể về câu chuyện của Talut và đoàn quân của ông khi trực diện với kẻ thù có lực lượng hùng mạnh và đông hơn:
﴿فَلَمَّا فَصَلَ طَالُوتُ بِٱلۡجُنُودِ قَالَ إِنَّ ٱللَّهَ مُبۡتَلِيكُم بِنَهَرٖ فَمَن شَرِبَ مِنۡهُ فَلَيۡسَ مِنِّي وَمَن لَّمۡ يَطۡعَمۡهُ فَإِنَّهُۥ مِنِّيٓ إِلَّا مَنِ ٱغۡتَرَفَ غُرۡفَةَۢ بِيَدِهِۦۚ فَشَرِبُواْ مِنۡهُ إِلَّا قَلِيلٗا مِّنۡهُمۡۚ فَلَمَّا جَاوَزَهُۥ هُوَ وَٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ مَعَهُۥ قَالُواْ لَا طَاقَةَ لَنَا ٱلۡيَوۡمَ بِجَالُوتَ وَجُنُودِهِۦۚ قَالَ ٱلَّذِينَ يَظُنُّونَ أَنَّهُم مُّلَٰقُواْ ٱللَّهِ كَم مِّن فِئَةٖ قَلِيلَةٍ غَلَبَتۡ فِئَةٗ كَثِيرَةَۢ بِإِذۡنِ ٱللَّهِۗ وَٱللَّهُ مَعَ ٱلصَّٰبِرِينَ ٢٤٩﴾ [سورة البقرة: 249]
{Bởi thế, khi Talut ra quân chinh chiến, y nói với đoàn quân: “Quả thật Allah sẽ thử thách các ngươi bởi một con sông. Ai uống nước của nó sẽ không còn là người của ta (rời đoàn quân) và ai không uống nước của nó hoặc chỉ uống một hớp từ lòng bàn tay của mình thì mới còn là người của ta (ở lại trong đoàn quân”. Nhưng (phần đông trong đoàn quân của y) đã uống nước con sông đó trừ một số rất ít (tuân theo lời y). Bởi vậy, khi qua khỏi con sông đó thì y và những ai có đức tin theo y nói: “Hôm nay chắc chúng ta không đủ sức đương đầu với Jalut và đoàn quân của hắn rồi”. Tuy nhiên, những ai nghĩ rằng dù sao họ cũng phải trở về gặp Allah nói (một cách kiên tâm): “Chẳng phải đã có không biết bao nhiêu lực lượng ít ỏi từng đánh bại bao lực lượng lớn mạnh với sự cho phép của Allah đó sao? Quả thật Allah luôn ở cùng với những người kiên cường bất khuất”.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 249).
Không có đức tin Iman nơi Ngày Sau Cùng sẽ đưa con người đi trên sự tội lỗi và nghịch đạo, trên sự bất công và tàn bạo như Allah I đã phán:
﴿إِنَّ ٱلَّذِينَ لَا يَرۡجُونَ لِقَآءَنَا وَرَضُواْ بِٱلۡحَيَوٰةِ ٱلدُّنۡيَا وَٱطۡمَأَنُّواْ بِهَا وَٱلَّذِينَ هُمۡ عَنۡ ءَايَٰتِنَا غَٰفِلُونَ ٧ أُوْلَٰٓئِكَ مَأۡوَىٰهُمُ ٱلنَّارُ بِمَا كَانُواْ يَكۡسِبُونَ ٨﴾ [سورة يونس: 7، 8]
{Quả thật những ai không màng đến việc gặp lại TA (Allah) (ở Ngày Sau) và họ thỏa nguyện cũng như hài lòng với đới sống trần tục này và cả những kẻ không lưu tâm đến những lời phán của TA. Những người kẻ đó, chỗ ở của họ sẽ là Hỏa Ngục do hậu quả của những điều mà họ đã gặt hái được.} (Chương 10 – Yunus, câu 7, 8).
﴿إِنَّ ٱلَّذِينَ يَضِلُّونَ عَن سَبِيلِ ٱللَّهِ لَهُمۡ عَذَابٞ شَدِيدُۢ بِمَا نَسُواْ يَوۡمَ ٱلۡحِسَابِ ٢٦﴾ [سورة ص: 26]
{Quả thật những ai lạc khỏi con đường của Allah thì sẽ bị trừng phạt khủng khiếp bởi tội đã quên mất Ngày Phán Xét.} (Chương 38 – Sad, câu 26).
﴿إِنَّهُمۡ كَانُواْ لَا يَرۡجُونَ حِسَابٗا ٢٧ وَكَذَّبُواْ بِ‍َٔايَٰتِنَا كِذَّابٗا ٢٨﴾ [سورة النبأ: 27]
{Quả thật, chúng đã không lo nghĩ đến chuyện thanh toán (ở Ngày Sau). Và chúng hoàn toàn phủ nhận các lời mặc khải của TA.} (Chương 78 – Annaba’, câu 27).
﴿أَرَءَيۡتَ ٱلَّذِي يُكَذِّبُ بِٱلدِّينِ ١ فَذَٰلِكَ ٱلَّذِي يَدُعُّ ٱلۡيَتِيمَ ٢ وَلَا يَحُضُّ عَلَىٰ طَعَامِ ٱلۡمِسۡكِينِ ٣﴾ [سورة الماعون: 1 - 3]
{Ngươi (Muhammad) có thấy kẻ phủ nhận việc Phán xét thưởng phạt (ở Ngày Sau) chăng? Đó là kẻ đã xua đuổi trẻ mồ côi, và không khuyến khích nuôi ăn những người túng thiếu.} (Chương 107 – Al-Ma’un, câu 1 – 3).
Quả thật, Allah I đã ra lệnh cho các bề tôi của Ngài phải sợ Ngày Sau bằng sự chuẩn bị và sẵn sàng, bởi các việc làm ngoan đạo và thiện tốt hầu có thể tránh khỏi những nạn kiếp của Ngày hôm đó, Ngài phán:
﴿وَٱتَّقُواْ يَوۡمٗا تُرۡجَعُونَ فِيهِ إِلَى ٱللَّهِۖ ثُمَّ تُوَفَّىٰ كُلُّ نَفۡسٖ مَّا كَسَبَتۡ وَهُمۡ لَا يُظۡلَمُونَ ٢٨١﴾ [سورة البقرة: 281]
{Và hãy sợ Ngày mà các ngươi được đưa gặp Allah trở lại (để chịu xét xử). Rồi một linh hồn sẽ được trả lại đầy đủ về những điều (tội lỗi) mà nó đã phạm và họ sẽ không bị đối xử bất công.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 281).
﴿وَٱتَّقُواْ يَوۡمٗا لَّا تَجۡزِي نَفۡسٌ عَن نَّفۡسٖ شَيۡ‍ٔٗا وَلَا يُقۡبَلُ مِنۡهَا عَدۡلٞ وَلَا تَنفَعُهَا شَفَٰعَةٞ وَلَا هُمۡ يُنصَرُونَ ١٢٣﴾ [سورة البقرة: 123]
{Và hãy sợ một Ngày mà không có một linh hồn nào có thể gánh chịu bất cứ điều gì cho một linh hồn nào khác và sẽ không có một sự bồi thường nào được chấp nhận từ nó và sẽ không có ai được can thiệp giùm cho ai và cũng không có sự giúp đỡ lẫn nhau.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 123).
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلنَّاسُ ٱتَّقُواْ رَبَّكُمۡ وَٱخۡشَوۡاْ يَوۡمٗا لَّا يَجۡزِي وَالِدٌ عَن وَلَدِهِۦ وَلَا مَوۡلُودٌ هُوَ جَازٍ عَن وَالِدِهِۦ شَيۡ‍ًٔاۚ إِنَّ وَعۡدَ ٱللَّهِ حَقّٞۖ فَلَا تَغُرَّنَّكُمُ ٱلۡحَيَوٰةُ ٱلدُّنۡيَا وَلَا يَغُرَّنَّكُم بِٱللَّهِ ٱلۡغَرُورُ ٣٣﴾ [سورة لقمان: 33]
{Này hỡi nhân loại, các ngươi hãy sợ Thượng Đế của các ngươi và hãy sợ Ngày mà không người cha nào có thể gánh chịu bất cứ điều gì cho con cái của mình và cũng không người con nào có thể gánh chịu bất cứ điều gì cho cha của mình. Quả thật, lời hứa của Allah là sự thật. Bởi thế, các ngươi chớ để cho cuộc sống trần tục này đánh lừa các ngươi và các ngươi chớ để cho tên trùm lừa bịp (Shaytan) đánh lừa các ngươi về Allah.} (Chương 31 – Luqman, câu 33).
Đức tin Iman nơi Ngày Sau có nghĩa là tin tất cả những gì xảy ra sau khi chết từ sự trừng phạt hay sự hưởng thụ nơi cõi mộ, sự phục sinh từ cõi chết, sự phán xét, cân đo các việc làm ân phước và tội lỗi, thưởng và phạt, Thiên Đàng và Hỏa Ngục cùng với tất cả những gì được Allah I cũng như Thiên sứ của Ngài e mô tả về Ngày Sau.
Có nhiều tên gọi cho Ngày Sau được đề cập trong Qur’an, tiêu biểu:
    Yawmu Al-Ba’ath – Ngày Phục Sinh: bởi vì trong Ngày hôm đó nhân loại được ban cho sự sống trở lại sau khi chết.
    Yawmu Al-Khuruj – Ngày Trở Ra: bởi vì trong Ngày hôm đó nhân loại đi ra từ cõi mộ để đến với một cuộc sống khác.
    Yawmu Al-Qiya-mah – Ngày Đứng Trình Diện: bởi vì trong Ngày hôm đó nhân loại đứng trình diện trước Allah I để chịu sự xét xử của Ngài.
    Yawmu Addin – Ngày Thưởng Phạt: bởi vì trong Ngày hôm đó nhân loại sẽ được thưởng và phạt tùy theo các việc làm của họ trên thế gian.
    Yawmu Al-Fasl – Ngày Phân Loại: bởi vì trong Ngày hôm đó nhân loại sẽ được phân ra một cách công bằng.
    Yawmu Al-Hashr – Ngày Triệu Tập: bởi vì trong Ngày hôm đó nhân loại được tập hợp lại một nơi để chịu sự phán xét của Allah I.
    Yawmu Al-Jam’I – Ngày Tập Trung: bởi vì trong Ngày hôm đó Allah I sẽ tập hợp nhân loại lại để thưởng phạt.
    Yawmu Al-Hisaab – Ngày Phán Xét hay Ngày  Thanh Toán: bởi vì trong Ngày hôm đó nhân loại sẽ bị phán xét và thanh toán bởi các việc làm của họ trên thế gian.
    Yawmu Al-Wa’eed – Ngày Đã Hứa: bởi vì đó là Ngày mà Allah I sẽ khẳng định lời hứa trừng phạt những kẻ vô đức tin.
    Yawmu Al-Hasrah – Ngày Hối Tiếc: bởi vì trong Ngày hôm đó những kẻ vô đức tin sẽ ở trong tâm trạng hối tiếc khi nhìn thấy mọi sự thật.
    Yawmu Al-Khulud – Ngày Vĩnh Hằng: bởi vì đó là Ngày bắt đầu cho cuộc sống trường tồn và vĩnh viễn.
    Daaru Al-A-khirah – Cõi Đời Sau: vì đó là cõi đời được dựng lên sau cõi trần gian và nó sẽ tồn tại mãi mãi, sẽ không có sự di chuyển đến một cõi nào khác sau đó nữa.
    Daaru Al-Qaraar – Cõi Trường Tồn: bởi vì đó là cõi trường tồn mãi mãi vô hạn, không có sự tiêu vong.
    Daaru  Al-Khuld – Cõi Vĩnh Hằng: vì cuộc sống nơi đó sẽ trường tồn và con người sẽ bất tử.
    Al-Wa-qi’ah – Ắt Xảy Ra: bởi vì nó sẽ diễn ra thực sự như đã hứa.
    Al-Haaqqah – Sự Thật: vì tất cả mọi sự thật sẽ được phơi bày.
    Al-Qa-ri’ah – Nỗi Kinh Hoàng: bởi vì tiếng còi hụ cũng như những chấn động trong Ngày hôm đó làm bạt vía kinh hồn.
    Al-Ghashiyah – Sự Bao Trùm: bởi vì sự chấn động của Ngày hôm đó vây lấy toàn thể hai loài: nhân loại và Jinn.
    Al-Taammah – Đại Họa: bởi khi Ngày đó đến mọi thứ sẽ bị hủy diệt.
    Al-Aazifah – Sự Gần Kề: bởi vì nó rất gần nếu tính theo tuổi đời của thế gian.
    Yawmu Attagha-bun – Ngày Của Người Thắng Và Kẻ Bại: bởi vì đó là Ngày những ai được vào Thiên Đàng sẽ là những người chiến thắng còn những ai bị đày vào Hỏa Ngục sẽ là những kẻ thất bại.
    Yawmu Attanaad – Ngày réo gọi nhau trong chới với: bởi vì Ngày hôm đó mỗi nhóm người sẽ réo gọi vị Imam của họ và người này hô gọi người kia trong vô vọng.
    Một trong những điều khai đề cho Ngày Tận Thế là cái chết, và nó được gọi là tiểu tận thế.
Tiểu Tận Thế: Là sự kết thúc cuộc sống của mỗi một con người khi đã hết thời hạn để chuyển tiếp từ cõi trần sang cõi Đời Sau. Quả thật, Allah I đã đề cập cái chết cho các bề tôi của Ngài để họ chuẩn bị cho hành trình đến với cõi Đời Sau bởi các việc làm ngoan đạo và thiện tốt cũng như sự sám hối khi đã làm điều tội lỗi và nghịch đạo; bởi lẽ một khi cái chết đến thì việc làm của một người sẽ chấm dứt và nó không chấp nhận bất cứ sự trì hoãn nào. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تُلۡهِكُمۡ أَمۡوَٰلُكُمۡ وَلَآ أَوۡلَٰدُكُمۡ عَن ذِكۡرِ ٱللَّهِۚ وَمَن يَفۡعَلۡ ذَٰلِكَ فَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡخَٰسِرُونَ ٩ وَأَنفِقُواْ مِن مَّا رَزَقۡنَٰكُم مِّن قَبۡلِ أَن يَأۡتِيَ أَحَدَكُمُ ٱلۡمَوۡتُ فَيَقُولَ رَبِّ لَوۡلَآ أَخَّرۡتَنِيٓ إِلَىٰٓ أَجَلٖ قَرِيبٖ فَأَصَّدَّقَ وَأَكُن مِّنَ ٱلصَّٰلِحِينَ ١٠ وَلَن يُؤَخِّرَ ٱللَّهُ نَفۡسًا إِذَا جَآءَ أَجَلُهَاۚ وَٱللَّهُ خَبِيرُۢ بِمَا تَعۡمَلُونَ ١١﴾ [سورة المنافقون: 9 - 11]
{Này hỡi những người có đức tin, các ngươi chớ đừng để tài sản và con cái của các ngươi làm cho các ngươi xao lãng việc tưởng nhớ Allah. Và những ai làm như thế thì họ là những kẻ thua thiệt. Và các ngươi hãy chi dùng từ nguồn tài sản mà TA đã ban phát cho các ngươi vào việc thiện tốt trước khi cái chết xảy đến với mỗi người trong các ngươi; bởi lẽ lúc đó y sẽ nói (trong hối tiếc): “Lạy Thượng Đế của bề tôi, xin Ngài hãy gia hạn thêm cho bề tôi một thời gian ngắn nữa thôi thì chắc chắn bề tôi sẽ làm từ thiện và sẽ là một người ngoan đạo”. Nhưng Allah không bao giờ gia hạn cho bất cứ một linh hồn nào một khi đã mãn hạn, và Allah là Đấng Am Tường tất cả những gì các ngươi làm.} (Chương 63 – Al-Muna-fiqun, câu 9 – 11).
﴿كُلُّ نَفۡسٖ ذَآئِقَةُ ٱلۡمَوۡتِۗ﴾ [سورة آل عمران : 185]
{Mỗi linh hồn đều phải nếm cái chết.} (Chương 3 – Ali ‘Imaran, câu 185).
Chết chính là tiểu Tận Thế còn giờ Tận Thế là đại Tận Thế.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: Allah, Đấng Tối Cao đã đề cập đến đại tận thế và tiểu tận thế trong một chương duy nhất. Đó là chương Al-Wa-qi’ah. Ở phần đầu của chương Ngài đề cập đến đại tận thế, Ngài phán:
﴿إِذَا وَقَعَتِ ٱلۡوَاقِعَةُ ١ لَيۡسَ لِوَقۡعَتِهَا كَاذِبَةٌ ٢ خَافِضَةٞ رَّافِعَةٌ ٣ إِذَا رُجَّتِ ٱلۡأَرۡضُ رَجّٗا ٤ وَبُسَّتِ ٱلۡجِبَالُ بَسّٗا ٥ فَكَانَتۡ هَبَآءٗ مُّنۢبَثّٗا ٦ وَكُنتُمۡ أَزۡوَٰجٗا ثَلَٰثَةٗ ٧﴾ [سورة الواقعة: 1 - 7]
{Khi điều ắt xảy ra (Ngày Tận Thế) đã xảy ra. Việc nó xảy ra là điều không thể phủ nhận. Nó sẽ hạ thấp (một số người) và sẽ nâng cao (một số người). Khi trái đất bị rung chuyển bởi một sự chấn động dữ dội. Và khi những quả núi bị vỡ tan thành bụi bay tứ tán. Và các ngươi sẽ được phân thành ba nhóm.} (Chương 56 – Al-Wa-qi’ah, câu 1 – 7).
Rồi sau đó, ở phần cuối chương thì Allah I đề cập đến tiểu tận thế, đó là cái chết, Ngài phán:
﴿فَلَوۡلَآ إِذَا بَلَغَتِ ٱلۡحُلۡقُومَ ٨٣ وَأَنتُمۡ حِينَئِذٖ تَنظُرُونَ ٨٤ وَنَحۡنُ أَقۡرَبُ إِلَيۡهِ مِنكُمۡ وَلَٰكِن لَّا تُبۡصِرُونَ ٨٥ فَلَوۡلَآ إِن كُنتُمۡ غَيۡرَ مَدِينِينَ ٨٦ تَرۡجِعُونَهَآ إِن كُنتُمۡ صَٰدِقِينَ ٨٧ فَأَمَّآ إِن كَانَ مِنَ ٱلۡمُقَرَّبِينَ ٨٨ فَرَوۡحٞ وَرَيۡحَانٞ وَجَنَّتُ نَعِيمٖ ٨٩ وَأَمَّآ إِن كَانَ مِنۡ أَصۡحَٰبِ ٱلۡيَمِينِ ٩٠ فَسَلَٰمٞ لَّكَ مِنۡ أَصۡحَٰبِ ٱلۡيَمِينِ ٩١ وَأَمَّآ إِن كَانَ مِنَ ٱلۡمُكَذِّبِينَ ٱلضَّآلِّينَ ٩٢ فَنُزُلٞ مِّنۡ حَمِيمٖ ٩٣ وَتَصۡلِيَةُ جَحِيمٍ ٩٤﴾ [سورة الواقعة: 83 - 94]
{Thế tại sao các ngươi (những tên thầy thuốc, những nhà y học tài giỏi, tất cả loài người) không (can thiệp) khi (linh hồn) lên đến tận cổ (của một người) mà chỉ biết lấy mắt nhìn? Quả thật, TA (Allah) ở gần y (người sắp chết) hơn các ngươi nhưng các ngươi không nhìn thấy. Nếu các ngươi tự cho mình không bị phán xử thì tại sao các ngươi không đưa (linh hồn) của các ngươi trở về thân xác của các ngươi, nếu các ngươi nói thật? Bởi thế, đối với người nào là những người gần nơi Allah nhất (tức được Ngài thương xót) thì sẽ được an nghỉ nơi có hương thơm và Thiên Đàng hạnh phúc. Và nếu y là một trong những người bạn của cánh tay phải (những người có đức tin ngoan đạo) thì sẽ nhận được lời chào Salam (an lành) từ những người bạn bên cánh tay phải; còn nếu y là một trong những kẻ phủ nhận Chân lý và lạc lối thì sẽ được chiêu đãi bằng nước sôi, và sẽ phải chịu thiêu đốt trong Lửa của Hỏa ngục.} (Chương 56 – Al-Waqi’ah, câu 83 – 94).
Khi chết, linh hồn của con người được bắt lìa khỏi xác theo lệnh của Allah I.
Có lúc Allah I quy cho Ngài việc bắt hồn người chết như trong lời phán của Ngài:
﴿ٱللَّهُ يَتَوَفَّى ٱلۡأَنفُسَ حِينَ مَوۡتِهَا﴾ [سورة الزمز : 42]
{Allah bắt lấy linh hồn khi nào nó đến lúc phải chết.} (Chương 39 – Azzumar, câu 42).
Có lúc Allah I qui việc bắt hồn người chết cho các Thiên Thần của Ngài như trong lời phán:
﴿حَتَّىٰٓ إِذَا جَآءَ أَحَدَكُمُ ٱلۡمَوۡتُ تَوَفَّتۡهُ رُسُلُنَا وَهُمۡ لَا يُفَرِّطُونَ ٦١﴾ [سورة الأنعام: 61]
{Cho đến khi một trong các ngươi đối diện với cái chết thì các thiên thần của TA sẽ bắt hồn y và chúng sẽ không chểnh mảng trong nhiệm vụ đó.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 61).
﴿وَلَوۡ تَرَىٰٓ إِذۡ يَتَوَفَّى ٱلَّذِينَ كَفَرُواْ ٱلۡمَلَٰٓئِكَةُ يَضۡرِبُونَ وُجُوهَهُمۡ وَأَدۡبَٰرَهُمۡ وَذُوقُواْ عَذَابَ ٱلۡحَرِيقِ ٥٠﴾ [سورة الأنفال: 50]
{Và nếu Ngươi (Muhammad) có thể chứng kiến được cảnh tượng khi các Thiên thần bắt hồn những kẻ không tin bằng cách đánh đập vào mặt và lưng của chúng (và bảo): “Hãy nếm hình phạt của lửa đốt!”} (Chương 8 – Al-Anfal, câu 50).
Có lúc Allah I quy việc bắt hồn cho Thiên Thần Chết (Malak Al-Mawt) như trong lời phán của Ngài:
﴿قُلۡ يَتَوَفَّىٰكُم مَّلَكُ ٱلۡمَوۡتِ ٱلَّذِي وُكِّلَ بِكُمۡ ثُمَّ إِلَىٰ رَبِّكُمۡ تُرۡجَعُونَ ١١ ﴾ [سورة السجدة: 11]
{Hãy nói đi (Muhammad!): Thiên Thần chết, vị phụ trách công việc bắt hồn của các người, rồi các người sẽ được đưa về gặp Thượng Đế của các người trở lại.} (Chương 32 – Al-Sajdah, câu 11).
Các câu Kinh trên không có sự mâu thuẫn lẫn nhau mà mỗi câu Kinh mang một thông điệp riêng bổ sung cho nhau. Allah muốn cho biết rằng chính Ngài là Đấng định đoạt cái chết, Ngài sẽ ra lệnh cho các Thiên Thần của Ngài bắt hồn người chết một khi đã hết hạn trên thế gian, Thiên Thần Chết có bổn phận đảm nhiệm công việc rút hồn từ người chết, sau đó các Thiên Thần Rahmah (Nhân từ) hoặc các Thiên Thần A’zdaab (trừng phạt) đón lấy linh hồn đó từ Thiên Thần Chết.
Bắt hồn lúc ngủ và bắt hồn lúc chết
Linh hồn bị bắt lìa khỏi thể xác lúc chết chính là linh hồn được thổi vào thể xác và cũng là linh hồn rời thể xác lúc ngủ. Thiên sứ của Allah nói lúc ngủ lỡ giờ của lễ nguyện Salah Fajar:
{إِنَّ اللهَ قَبَضَ أَرْوَاحَكُمْ حِينَ شَاءَ، وَرَدَّهَا عَلَيْكُمْ حِينَ شَاءَ}
“Quả thật, Allah bắt hồn của các ngươi bất cứ lúc nào Ngài muốn và Ngài trả nó lại cho các ngươi lúc bất cứ lúc nào Ngài muốn”.
Bilaal nói: Thưa Thiên sứ của Allah, Đấng bắt hồn tôi chính là Đấng đã bắt hồn Người.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ٱللَّهُ يَتَوَفَّى ٱلۡأَنفُسَ حِينَ مَوۡتِهَا وَٱلَّتِي لَمۡ تَمُتۡ فِي مَنَامِهَاۖ فَيُمۡسِكُ ٱلَّتِي قَضَىٰ عَلَيۡهَا ٱلۡمَوۡتَ وَيُرۡسِلُ ٱلۡأُخۡرَىٰٓ إِلَىٰٓ أَجَلٖ مُّسَمًّىۚ إِنَّ فِي ذَٰلِكَ لَأٓيَٰتٖ لِّقَوۡمٖ يَتَفَكَّرُونَ ٤٢ ﴾ [سورة الزمز : 42]
{Allah cho bắt lấy linh hồn khi nào nó đến lúc phải chết và khi nó chưa chết lúc trong giấc ngủ. Hồn của người nào Ngài quyết định cho chết thì sẽ bị giữ lại; và các hồn khác thì được gởi trở lại thể xác đến một thời hạn ấn định. Quả thật, trong đó là các Dấu hiệu cho đám người biết ngẫm nghĩ.} (Chương 39 – Azzumar, câu 42).
Ibnu Abbas t và đa số các học giả Tafseer đều nói: Linh hồn được bắt đi lúc chết và lúc ngủ. Lúc ngủ linh hồn được bắt lìa khỏi xác và được đưa trở lại khi thức rồi khi đến thời hạn phải chết thì linh hồn bị bắt đi và bị giữ lại không cho trở lại thể xác. Quả thật, trong hai bộ Sahih Albukhari và Muslim có ghi rằng Thiên sứ của Allah e thường nói khi đi ngủ:
{بِاسْمِكَ رَبِّى وَضَعْتُ جَنْبِى وَبِكَ أَرْفَعُهُ إِنْ أَمْسَكْتَ نَفْسِى فَارْحَمْهَا وَإِنْ أَرْسَلْتَهَا فَاحْفَظْهَا بِمَا تَحْفَظُ بِهِ عِبَادَكَ الصَّالِحِينَ}
“Lạy Thượng Đế của bề tôi, nhân danh Ngài bề tôi nằm ngủ và bởi Ngài bề tôi sẽ trở dậy, nếu Ngài giữ linh hồn của bề tôi lại thì xin Ngài hãy yêu thương nó, còn nếu Ngài đưa nó trở về thể xác của bề tôi thì xin Ngài hãy bảo vệ nó với những gì mà Ngài bảo vệ các bề tôi ngoan đạo của Ngài”.
Đây là một trong hai câu nói của các học giả về câu Kinh rằng linh hồn sẽ được giữ lại và đưa trả về. Ai đã mãn hạn thì linh hồn sẽ bị giữ lại không đưa trả về thể xác còn ai chưa hết thời hạn thì linh hồn được đưa trở lại thể xác.
Câu nói thứ hai: Việc giữ linh hồn lại là sự việc thuộc phạm vi của cái chết còn việc đưa trả về thể xác là thuộc phạm vi bắt hồn khi ngủ. Ý nghĩa của câu nói này: Allah I bắt hồn của người chết và giữ nó lại, Ngài không đưa nó trở về với thể xác trước Ngày Tận Thế; còn đối với người ngủ thì Ngài bắt hồn rồi đưa nó trở lại thể xác theo thời hạn ấn định. Allah I phán:
﴿وَهُوَ ٱلَّذِي يَتَوَفَّىٰكُم بِٱلَّيۡلِ﴾ [سورة الأنعام : 60]
{Và Ngài (Allah) là Đấng bắt hồn các ngươi vào ban đêm (lúc ngủ).} (Chương 6 – Al-An’am, câu 60).
Sự thật về linh hồn
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: Trường phái của các vị Sahabah, những ai đi theo con đường tốt đẹp của họ cũng như các vị Imam Sunnah đều nói rằng: Linh hồn là một thực thể độc lập tách biệt hoàn toàn với thể xác, nó được hưởng thụ hoặc bị trừng phạt. Nó không phải là thể xác cũng không phải là một bộ phận của thể xác.
Câu nói đúng: Linh hồn không phải là vật chất hữu hình cũng không phải là cá thể có hình dạng được cảm nhận bằng xúc giác và thị giác mà nó chỉ được cảm nhận qua sự mô tả từ các văn bản giáo lý (Qur’an và Sunnah) cũng như được khẳng định qua các hiện tượng được cảm nhận bởi tâm trí.
Riêng câu nói linh hồn nằm ở đâu trong thể xác thì câu trả lời: không có bất cứ một thứ gì từ bộ phận của thể xác dành riêng cho linh hồn mà linh hồn là một dòng chảy trong khắp toàn bộ thể xác giống như dòng chảy của sự sống được hiển thị trong toàn bộ cơ thể. Quả thật, sự sống phụ thuộc vào linh hồn, nếu linh hồn còn trong thể xác thì thể xác còn sự sống, nhưng nếu linh hồn đã lìa khỏi thể xác thì thể xác không còn sự sống nữa.
Linh hồn là tạo vật
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: Linh hồn của con cháu Adam (con người) là tạo vật của Allah. Đây là điều được thống nhất quan điểm giữa thế hệ Salaf cũng như các Imam của  phái Sunnah. Có lời bảo rằng điều này đã được giới học giả Islam hoàn toàn thống nhất.
Học trò của Sheikh Islam, học giả Ibnu Al-Qayyim nói rằng có nhiều phương diện khẳng định linh hồn là tạo vật của Allah. Ông đã đưa ra mười hai phương diện, tiêu biểu:
•    Lời phán của Allah I:
﴿ٱللَّهُ خَٰلِقُ كُلِّ شَيۡءٖ وَهُوَ ٱلۡوَٰحِدُ ٱلۡقَهَّٰرُ ١٦﴾ [سورة الرعد: 16]
{Allah là Đấng Tạo Hóa tất cả mọi vạn vật và Ngài là Đấng Duy Nhất, Đấng Tối Thượng”.} (Chương 13 – Ar-ra’d, câu 16).
Câu Kinh mang lời bao quát chung chứ không cụ thể bất cứ điều gì với ý nghĩa rằng Allah là Thượng Đế với những thuộc tính hoàn hảo tuyệt đối, Ngài là Đấng Tạo Hóa Duy Nhất còn những gì ngoài Ngài đều là tạo vật của Ngài.
•    Lời phán của Allah I:
﴿وَقَدۡ خَلَقۡتُكَ مِن قَبۡلُ وَلَمۡ تَكُ شَيۡ‍ٔٗا ٩﴾ [سورة مريم: 9]
{Chẳng phải trước đây TA (Allah) đã tạo ra Ngươi (Muhammad) trong lúc Ngươi không là gì cả đó sao?”} (Chương 19 – Maryam, câu 9).
Đây là lời phán đến cả linh hồn và thân xác của Người (Muhammad e) chứ không phải lời phán đến thân xác không hiểu, không nói và không nhận thức, bởi vì thân xác chỉ nói được, hiểu được và nhận thức được khi nào nó có linh hồn trong đó.
•    Lời phán của Allah I:
﴿وَلَقَدۡ خَلَقۡنَٰكُمۡ ثُمَّ صَوَّرۡنَٰكُمۡ ثُمَّ قُلۡنَا لِلۡمَلَٰٓئِكَةِ ٱسۡجُدُواْ لِأٓدَمَ﴾ [سورة الأعراف: 11]
{Và quả thật, TA (Allah) đã tạo hóa các ngươi rồi ban cho các ngươi hình thể rồi TA bảo các Thiên Thần quì xuống chào Adam.} (Chương 7 – Al-A’raf, câu 11).
Đây là thông tin hoặc là linh hồn cũng như thân xác con người của chúng ta được tạo ra như câu nói của đại đa số học giả hoặc là linh hồn được tạo ra trước khi tạo ra thân xác như câu nói của những ai khẳng định như vậy.
•    Các văn bản giáo lý đều chỉ ra rằng con người thờ phượng bằng thân xác và linh hồn, thậm chí có thể nói linh hồn là căn bản còn thân xác chỉ theo sau linh hồn trong thờ phượng.
•    Lời phán của Allah I:
﴿هَلۡ أَتَىٰ عَلَى ٱلۡإِنسَٰنِ حِينٞ مِّنَ ٱلدَّهۡرِ لَمۡ يَكُن شَيۡ‍ٔٗا مَّذۡكُورًا ١﴾ [سورة الإنسان: 1]
{Phải chăng con người đã trải qua một thời kỳ mà y không là một cái gì đáng nói đến cả.} (Chương 76 – Al-Insan, câu 1).
Nếu linh hồn của con người đã có từ xưa thì chắc chắn con ngươi vẫn là một thứ gì đó được nhắc đến vì thật ra con người được nhắc đến bởi linh hồn của y chứ không phải bởi thân xác của y.
•    Ông Abu Huroiroh thuật lại rằng Thiên sứ của Allah nói:
{وَالأَرْوَاحُ جُنُودٌ مُجَنَّدَةٌ فَمَا تَعَارَفَ مِنْهَا ائْتَلَفَ وَمَا تَنَاكَرَ مِنْهَا اخْتَلَفَ} رواه مسلم.
“Và các linh hồn là những tập hợp gồm nhiều dạng khác nhau. Bởi thế, những linh hồn nào đã biết nhau thì chúng sẽ hòa hợp và tương đồng với nhau, còn những linh hồn nào chưa từng biết đến nhau thì chúng sẽ khác biệt nhau” (Muslim).
•    Linh hồn được mô tả với các từ chết, bị bắt, bị giữ lại và được đưa trở lại. Đây là các sự việc của tạo vật.
Cách linh hồn bị bắt đi khi chết và cách nó trở lại thân xác sau khi chết
Quả thật cách linh hồn bị bắt đi khi chết như thế nào và cách nó được trở lại thân xác ra sao đã được trình bày rõ trong một Hadith dài do Al-Bara’ bin A’zib t thuật lại.
Dưới đây là nội dung Hadith:
Ông Al-Bara’ bin A’zib t nói: Khi chúng tôi đang chôn cất người chết tại khu chôn cất Al-Farqad thì Thiên sứ của Allah e đến. Người e ngồi hướng mặt về phía Qiblah, chúng tôi ngồi xung quanh Người, dường như trên đầu của chúng tôi có những chú chim đang bay lượn, Người e nói ba lần: “Bề tôi cầu xin Allah che chở tránh khỏi sự trừng phạt nơi cõi mộ”. Sau đó, Người e nói: “Quả thật, người bề tôi có đức tin khi nào chấm dứt kỳ hạn ở đời sống trần gian, vào những khoảnh khắc sắp quay về với cõi Đời Sau thì sẽ có các vị Thiên Thần từ trên trời xuống với những gương mặt sáng ngời như ánh mặt trời, họ mang theo vải liệm thật mịn cùng với chất thơm từ Thiên Đàng, họ ngồi cách xa y với khoảng cách một tầm nhìn của mắt. Sau đó, Thần Chết (Malakul-Mawt) u đến và ngồi trên phía đỉnh đầu của y và gọi: Này hỡi linh hồn tốt lành! Hãy xuất ra để trở về với sự tha thứ của Allah và sự hài lòng của Ngài. Tức khắc, linh hồn từ từ xuất ra một cách nhẹ nhàng và êm đềm giống như sự nhỏ giọt (của chất lỏng) từ bình chứa. Thần Chết nhận lấy linh hồn và khi chưa kịp đặt nó lên bàn tay của mình thì các vị Thiên Thần đang ngồi đợi sẵn lúc nãy liền xuất hiện tiếp nhận ngay và đặt nó vào miếng vải liệm cùng với chất thơm được mang xuống từ Thiên Đàng. Ngay lúc ấy một hương thơm ngào ngạt tỏa ra từ linh hồn giống như hương thơm của xạ hương lan tỏa cả mặt đất. Xong, họ thăng thiên đưa linh hồn lên trời. Mỗi khi đi ngang qua một nhóm Thiên Thần nào đó thì tất cả họ đều khen ngợi và bảo nhau: Ôi, linh hồn gì mà sao tốt lành thế kia! Đó chính là người này, con của người này con của người này, họ hô tên của y với tên gọi tốt đẹp nhất mà những người trên trần gian đã từng gọi y. Hết tầng trời hạ giới, họ xin mở cửa các tầng trời kế tiếp và các tầng trời đều mở ra để đón chào y. Và mỗi khi lên đến bất kỳ tầng trời nào, y cũng đều được các Thiên Thần của tầng đó hộ tống lên tầng trời tiếp sau đó, cứ như vậy cho đến khi y được đưa lên đến tầng trời thứ bảy. Rồi Allah, Đấng Tối Cao phán bảo các Thiên thần: Các Ngươi hãy ghi nhận vào quyển sổ của TA trong ‘Illiyeen và hãy đưa y trở lại trái đất. Bởi quả thật, từ đó TA đã tạo ra con người và nơi đó TA bắt họ quay về và cũng từ đó TA lại để họ trở ra một lần nữa.
Thế là linh hồn của y được trả về trái đất, nó được cho nhập lại vào thân xác của y. Ngay lúc đó, y sẽ nghe thấy được tiếng bước chân của những người tiễn đưa y đến mộ đang bước quay đi. Liền sau đó, có hai vị Thiên Thần xuất hiện bắt y ngồi dậy và hỏi: Ai là Thượng Đế của ngươi? Y đáp: Thượng Đế của tôi là Allah. Hai vị Thiên Thần hỏi tiếp: Thế tôn giáo của ngươi là gì? Y đáp: Tôn giáo của tôi là Islam. Vậy người đàn ông được phái đến cho các ngươi là gì, hai vị Thiên Thần lại hỏi? Y đáp: Người ấy là Thiên Sứ của Allah. Hai vi Thiên Thần tiếp tục hỏi: Làm thế nào ngươi biết điều đó? Y đáp: Tôi đã đọc Kinh Sách của Allah và tôi đã tin tưởng.
Ba câu hỏi “ai là Thượng Đế của ngươi, tôn giáo của ngươi là gì, và Nabi của ngươi là ai” là điều thử thách cuối cùng dành cho người có đức tin.
Sau khi trả lời ba câu hỏi, có tiếng nói từ trên trời vọng xuống: Quả thật, bề tôi của TA đã nói thật, hãy sắp xếp chỗ ở cho y nơi Thiên Đàng, hãy ăn mặc cho y y phục của Thiên Đàng và hãy mở cánh cửa Thiên Đàng cho y! Ngay lập tức, làn hương thơm thoang thoảng của Thiên Đàng bay tới chỗ y, chỗ nằm của y trong mộ từ từ được nới rộng ra bằng cả một tầm nhìn.
Tiếp sau đó, xuất hiện một người có gương mặt thật đẹp với bộ quần áo thật lộng lẫy, nói: Xin báo tin mừng cho ngươi, đây là ngày vui của ngươi mà ngươi đã được hứa hẹn. Y ngạc nhiên hỏi: Ngươi là ai, sao gương mặt của ngươi trong phúc hậu quá? Người lạ mặt đó nói: Ta chính là việc làm thiện tốt và ngoan đạo của ngươi đây mà. Thề bởi Allah, ta chưa từng biết về ngươi ngoài việc ngươi luôn tranh thủ và vội vã trong việc tuân phục Allah và rất chậm chạp trong việc bất tuân và phạm điều tội lỗi. Cho nên Allah sẽ ban cho ngươi điều tốt lành. Thế là, y mừng rỡ cầu nguyện nói: Lạy Thượng Đế của bề tôi, xin Ngài hãy ra lệnh cho giờ Tận Thế đến mau để bề tôi có thể quay về với người thân của bề tôi và tài sản của bề tôi.
 Quả thật, còn đối với người bề tôi vô đức tin, khi đã hết kỳ hạn ở thế giới trần gian để trở về với thế giới Đời Sau cũng sẽ có các vị Thiên Thần từ trên trời xuống, nhưng các vị Thiên Thần này đến với những gương mặt đen đúa và dữ tợn, họ mang theo vải liệm thô kệch, họ đến và cũng ngồi cách xa y khoảng một tầm nhìn của mắt. Sau đó, Thần Chết đến và ngồi phía trên đỉnh đầu của y và bảo: Này hỡi linh hồn xấu xa kia! Ngươi hãy xuất ra để trở về với sự phẫn nộ và giận dữ của Allah. Tức khắc, linh hồn lìa khỏi xác, nó bị lôi ra khỏi xác giống như người ta rút cái xiên ra từ một con cừu vừa nướng xong. Thần Chết túm bắt lấy linh hồn và khi chưa kịp đặt nó lên bàn tay thì ngay lập tức các vị Thiên thần đang ngồi đợi sẵn từ lúc nãy đến và chụp lấy nó rồi bỏ vào trong miếng vải thô kệch được mang xuống. Tất cả các Thiên thần giữa trời và đất cũng như tất cả các Thiên thần trên các tầng trời đều nguyền rủa linh hồn đó, và không một cửa trời nào được mở ra.
Ngay lúc ấy, một mùi hôi thối thật kinh tởm toát ra như mùi của xác chết bị thối rữa đã lâu ngày và nó lan khắp mặt đất. Các vị Thiên Thần thăng thiên đưa y lên trời và mỗi khi đi ngang qua một nhóm Thiên Thần nào đó trên trời thì họ đều chê bai, bảo nhau: Linh hồn gì mà xấu xa thế kia! Đấy là con của người này và người này với tên gọi xấu nhất mà y đã được gọi trên thế giới trần gian. Khi lên hết tầng trời hạ giới các vị Thiên thần đưa y lên xin phép được mở cửa các tầng trời kế tiếp cho y nhưng không cánh cửa nào được mở cho y. Nói đến đây, Thiên sứ của Allah e đọc câu kinh:
﴿إِنَّ ٱلَّذِينَ كَذَّبُواْ بِ‍َٔايَٰتِنَا وَٱسۡتَكۡبَرُواْ عَنۡهَا لَا تُفَتَّحُ لَهُمۡ أَبۡوَٰبُ ٱلسَّمَآءِ وَلَا يَدۡخُلُونَ ٱلۡجَنَّةَ حَتَّىٰ يَلِجَ ٱلۡجَمَلُ فِي سَمِّ ٱلۡخِيَاطِۚ وَكَذَٰلِكَ نَجۡزِي ٱلۡمُجۡرِمِينَ ٤٠﴾ [الأعراف: 40]
{Quả thật những ai phủ nhận các lời mặc khải của TA (Allah) và khinh thường chúng thì sẽ không có một cánh cửa nào của bầu trời được mở ra cho họ và họ sẽ không vào được Thiên Đàng trừ phi con lạc đà chui vào được cái lỗ của chiếc kim may. Và TA trừng phạt những kẻ tội lỗi như thế.} (Chương 7 – Al-A’raf, câu 40).
Sau đó Người e nói tiếp: Lúc bấy giờ Allah, Đấng Tối Cao phán bảo: Hãy ghi nhận hắn vào trong sổ bộ Sijjeen và để hắn ở tầng đáy thấp nhất, thế là linh hồn bị ném trở xuống, nói đến đây Người e đọc câu kinh:
﴿وَمَن يُشۡرِكۡ بِٱللَّهِ فَكَأَنَّمَا خَرَّ مِنَ ٱلسَّمَآءِ فَتَخۡطَفُهُ ٱلطَّيۡرُ أَوۡ تَهۡوِي بِهِ ٱلرِّيحُ فِي مَكَانٖ سَحِيقٖ ٣١﴾ [الحج: 31]
{Và ai tổ hợp những đối tác cùng với Allah thì chẳng khác nào như bị rơi từ trên trời xuống rồi bị chim chóc chụp bắt đưa đi xa hoặc như bị một trận gió ào đến quét mang đi đến một nơi xa xôi} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 31).
Người e nói tiếp: Thế là linh hồn của y được nhập trở lại vào thân xác của y. Tương tự, cũng có hai vị Thiên thần đến bắt y ngồi dậy và hỏi: Ai là Thượng Đế của ngươi? Y ấp úng không trả lời được mà chỉ nói: hả, hả, ..., tôi không biết. Hai vị Thiên thần lại hỏi: Thế tôn giáo của ngươi là gì? Y ấp a ấp úng nói: hả, hả,... tôi không biết. Hai vị Thiên thần hỏi tiếp: Vậy người đàn ông được phái đến cho các ngươi là ai? Y cũng không trả lời được, y chỉ ngơ ngác: hả, hả, tôi không biết. Dứt lời bỗng có tiếng nói từ trên trời vọng xuống: Hắn nói dối, hãy chuẩn bị cho hắn nơi ở trong Hỏa Ngục, hãy mở cánh cửa Hỏa Ngục cho hắn. Tức thời, cái nóng của Hỏa Ngục và mùi hôi thối bẩn thỉu của nó ập đến và mộ của y từ từ thu hẹp lại ép sát người y làm trẹo cả xương sườn của y.
Vừa lúc đó, xuất hiện một người với gương mặt xấu xí trong bộ quần áo hôi hám thật kinh tởm, nói: Xin báo cho ngươi một tin buồn, đây chính là ngày được hứa hẹn với ngươi. Y hoảng sợ, hỏi: ngươi là ai mà sao gương mặt của ngươi mang đến toàn những điều xấu thế này? Người đó trả lời: Ta chính là việc làm xấu xa và tội lỗi của ngươi đây. Thề bởi Allah, quả thật ta không hề biết về ngươi ngoài việc ngươi luôn chậm chạp và nặng nề trong việc tuân phục Allah nhưng lại rất nhanh nhẹn trong việc làm điều tội lỗi và bất tuân Ngài, nên Allah ban cho ngươi điều xấu.
Rồi có một Thiên thần xuất hiện trên tay cầm một cây búa sắt, nếu vị Thiên thần dùng cây búa này đập vào một quả núi thì chắc chắn quả núi sẽ trở thành đất bụi. Vị Thiên thần dùng búa đập y và y trở thành đất bụi. Sau đó, Allah phục hồi lại cơ thể của y, và vị Thiên thần dùng búa đánh y một lần nữa, lần này y la hét vì đau đớn, tất cả mọi vạn vật đều nghe thấy tiếng la hét của y ngoại trừ hai loài (con người và Jinn).
Thế là y hốt hoảng nói: Lạy Thượng Đế, xin Ngài đừng ra lệnh cho giờ tận thế xảy ra” (Ahmad, Abu Dawood, Annasa-i, Ibnu Ma-jah Al-Hakim).
Học giả Attaha-wi nói: Hadith này là nguồn cơ sở căn bản cho tất cả những ai đi theo trường phái Sunnah, và Hadith có cùng nội dung với những điều được nói trong các Hadith Sahih khác.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: “Hadith nói về linh hồn của người có đức tin bị bắt đi lúc chết và được đưa lên trời, nơi Allah (vừa nêu trên) là một Hadith quen thuộc ai cũng biết, có đường dẫn truyền khá tốt”.
Lời của Sheikh “được đưa lên trời, nơi có Allah” là muốn nhắc đến lời phán của Allah I:
﴿ءَأَمِنتُم مَّن فِي ٱلسَّمَآءِ أَن يَخۡسِفَ بِكُمُ ٱلۡأَرۡضَ فَإِذَا هِيَ تَمُورُ ١٦ أَمۡ أَمِنتُم مَّن فِي ٱلسَّمَآءِ أَن يُرۡسِلَ عَلَيۡكُمۡ حَاصِبٗاۖ فَسَتَعۡلَمُونَ كَيۡفَ نَذِيرِ ﴾ [سورة الملك: 16، 17]
{Phải chăng các ngươi cảm thấy an toàn thoát khỏi Đấng ở trên trời vì tưởng rằng Ngài sẽ không làm đất sụp xuống nuốt mất các ngươi khi nó rung động dữ dội hay sao? Hay phải chăng các ngươi cảm thấy an toàn thoát khỏi Đấng ở trên trời vì tưởng rằng Ngài sẽ không thể gởi một cơn bão đá xuống để trừng phạt các ngươi sao? Rồi các ngươi sẽ biết Lời cảnh báo như thế nào?} (Chương 67 – Al-Mulk, câu 16, 17).
Học giả Ibnu Al-Qayyim  nói: Các linh hồn có nơi cư ngụ khác nhau ở cõi Barzakh. Có những linh hồn được ở nơi trên cao, đó là những linh hồn của các vị Nabi, và vị trí nơi ở của họ trên trời cao cũng có sự khác nhau giống như Nabi Muhammad đã nhìn thấy họ trong chuyến thăng thiên Mi’raaj. Có những linh hồn tồn tại dưới dạng những chú chim màu xanh bay quanh quẩn trong Thiên Đàng, đó là những linh hồn của một số người chết Shaheed, chỉ một số chứ không phải tất cả, bởi lẽ có những người chết Shaheed bị cấm vào Thiên Đàng vì còn mắc nợ trên thế gian hoặc một lý do nào đó, có những linh hồn của những người chết Shaheed bị giữ lại ngay tại cổng của Thiên Đàng, có những linh hồn chết Shaheed bị giữ lại ở cõi mộ như Hadith về một người da đen đã lấy chiếc áo dài Shamlah từ chiến lợi phẩm trước khi phân chia rồi sau đó chết Shaheed và được mọi người chúc mừng y về Thiên Đàng nhưng Thiên sứ của Allah e lại bảo:
{كَلاَّ وَالَّذِى نَفْسِى بِيَدِهِ إِنَّ الشَّمْلَةَ الَّتِى أَخَذَهَا يَوْمَ خَيْبَرَ مِنَ الْمَغَانِمِ لَمْ تُصِبْهَا الْمَقَاسِمُ لَتَشْتَعِلُ عَلَيْهِ نَارًا} رواه البخاري ومسلم.
“Không, thề bởi Đấng mà linh hồn Ta nằm trong tay Ngài, quả thật chiếc áo Shamlah mà y đã lấy vào ngày Khaibar từ chiến lợi phẩm chưa được phân chia sẽ là lửa đốt y (nơi cõi mộ)” (Albukhari, Muslim).
Có những linh hồn chết Shaheed ở ngay tại cổng của Thiên Đàng giống như được nói trong một Hadith do Ibnu Abbas t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{الشُّهَدَاءُ عَلَى بَارِقِ: نَهَرٍ بِبَابِ الْجَنَّةِ فِى قُبَّةٍ خَضْرَاءَ يَخْرُجُ عَلَيْهِمْ رِزْقُهُمْ مِنَ الْجَنَّةِ بُكْرَةً وَعَشِيًّا} رواه أحمد.
“Những người chết Shaheed sẽ ở trên con sông Bariq tại cổng của Thiên Đàng trong một mái vòm màu xanh, bổng lộc của họ sẽ được ban đến cho họ từ nơi Thiên Đàng sáng và chiều.” (Ahmad).
Có những linh hồn bị giữ lại nơi trái đất, và có những linh hồn bị nhốt trong một cái lò nướng do tội Zina, có những linh hồn ở trong con sông máu cứ cố bơi vào bờ nhưng bị ném đá rồi phải trở ra giữa sông ...
Có phải Ruh và Nafs đều là một (tức là tên gọi cho linh hồn)?
Đại đa số học giả cho rằng cả hai đều là một. Tuy nhiên, tiếng Ruh và Nafs ngoài ý nghĩa linh hồn thì cả hai còn mang một số ý nghĩa khác.
Tiếng Nafs mang nghĩa linh hồn như trong lời phán của Allah:
﴿وَلَوۡ تَرَىٰٓ إِذِ ٱلظَّٰلِمُونَ فِي غَمَرَٰتِ ٱلۡمَوۡتِ وَٱلۡمَلَٰٓئِكَةُ بَاسِطُوٓاْ أَيۡدِيهِمۡ أَخۡرِجُوٓاْ أَنفُسَكُمُۖ ﴾ [سورة الأنعام: 93]
{Và nếu Ngươi (Muhammad) có thể nhìn thấy được tình cảnh của những kẻ gian ác giẫy giụa đau đớn vào lúc sắp chết khi các Thiên thần giăng tay đến chúng để lôi linh hồn của chúng ra khỏi chúng.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 93).
Tiếng Nafs mang nghĩa bản thân và cá thể như trong lời phán của Allah I:
﴿فَإِذَا دَخَلۡتُم بُيُوتٗا فَسَلِّمُواْ عَلَىٰٓ أَنفُسِكُمۡ تَحِيَّةٗ مِّنۡ عِندِ ٱللَّهِ مُبَٰرَكَةٗ طَيِّبَةٗۚ﴾ [سورة النور: 61]
{Nhưng khi các ngươi bước vào nhà, các ngươi hãy chào đến bản thân các ngươi (tức chào đến nhau) bằng lời chào Salam đầy phúc lành được Allah chỉ dạy.} (Chương 24 – Annur, câu 61).
Tiếng Nafs còn được dùng để gọi máu như trong lời của các học giả “مَا لَهُ نَفْسٌ سَائِلَةٌ وَمَا لَيْسَ لَهُ نَفْسٌ سَائِلَةٌ” – “Những loài sinh vật có máu và những loài sinh vật không có máu”.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyyah  nói: Nafs (linh hồn) có ba loại:
-    Nafs bị xúi giục làm chuyện xấu: Linh hồn bị dục vọng chế ngự bắt làm điều tội lỗi và trái lệnh Allah.
-    Nafs bị khiển trách: Linh hồn có làm điều tội lỗi và có sự sám hối, linh hồn này mang điều tốt và điều xấu. Tuy nhiên, nếu nó làm điều xấu thì nó lập tức sám hối và quay về với Allah I. Linh hồn này đáng bị khiển trách vì những tội lỗi đã làm chứ không bị khiển trách bởi sự do dự giữa điều tốt và điều xấu.
-    Nafs an bình và thanh thản: Linh hồn yêu thích điều tốt, ân phước và công đức, ghét điều xấu và điều nghịch đạo.
Ruh cũng mang nhiều nghĩa:
•    Ruh được dùng để chỉ Qur’an mà Allah I đã mặc khải vị Thiên sứ của Ngài Muhammad e:
﴿وَكَذَٰلِكَ أَوۡحَيۡنَآ إِلَيۡكَ رُوحٗا مِّنۡ أَمۡرِنَاۚ﴾ [سورة الشورى: 52]
{Và đúng như thế, TA (Allah) đã mặc khải cho Ngươi (Muhammad) Ruh từ mệnh lệnh của TA (Qur’an).} (Chương 42 – Ash- Shura, câu 52).
•    Ruh được dùng để đại Thiên Thần Jibril u, Allah I phán:
﴿نَزَلَ بِهِ ٱلرُّوحُ ٱلۡأَمِينُ ١٩٣﴾ [الشعراء: 193]
{Ruh (Đại Thiên Thần Jibril) ngay chính đã mang Nó (Qur’an) xuống.} (Chương 26 – Ash-Shu’ara’, câu 193).
•    Ruh được dùng để gọi sự mặc khải được mặc khải xuống cho các vị Nabi cũng như các vị Thiên sứ của Allah e, như Allah I đã phán:
﴿رَفِيعُ ٱلدَّرَجَٰتِ ذُو ٱلۡعَرۡشِ يُلۡقِي ٱلرُّوحَ مِنۡ أَمۡرِهِۦ عَلَىٰ مَن يَشَآءُ مِنۡ عِبَادِهِۦ لِيُنذِرَ يَوۡمَ ٱلتَّلَاقِ ١٥﴾ [سورة غافر: 15]
{(Allah) Tối Cao về cấp bậc, Chủ nhân của chiếc Ngai Vương, Ngài ban Ruh (sự mặc khải) xuống từ mệnh lệnh của Ngài cho ai Ngài muốn trong số các bề tôi của Ngài mục đích để cảnh báo về Ngày Hội Ngộ (Ngày triệu tập).} (Chương 40 – Gha-fir, câu 15).
Allah I gọi sự mặc khải là Ruh tức linh hồn vì nó mang lại cho cuộc sống điều hữu ích. Bởi lẽ cuộc sống không có nó thì nhân loại chẳng bao giờ gặt hái được điều hữu ích, giống như thân xác không có linh hồn thì sẽ không có sự sống.
Như vậy, tiếng Nafs và Ruh là từ đồng nghĩa vì cả hai đều dùng để gọi linh hồn, tuy nhiên mỗi tiếng đều mang những nghĩa riêng khác.
Sự tra hỏi, trừng phạt và hưởng thụ nơi cõi mộ
Đức tin nơi Ngày Sau có nghĩa là tin nơi tất cả những gì được Thiên sứ của Allah e thông tin cho biết sau cái chết. Một trong những điều đó là sự tra hỏi, trừng phạt và hưởng thụ nơi cõi mộ. Đó là cõi nằm giữa cái chết - điều chấm dứt cuộc sống trần gian và sự phục sinh - điều bắt đầu cho cuộc sống thứ hai; hoặc nói một cách khác đó là cõi nằm giữa tiểu tận thế và đại tận thế. Allah I đã gọi thế giới này hay cõi này là cõi Barzakh như Ngài đã phán:
﴿حَتَّىٰٓ إِذَا جَآءَ أَحَدَهُمُ ٱلۡمَوۡتُ قَالَ رَبِّ ٱرۡجِعُونِ ٩٩ لَعَلِّيٓ أَعۡمَلُ صَٰلِحٗا فِيمَا تَرَكۡتُۚ كَلَّآۚ إِنَّهَا كَلِمَةٌ هُوَ قَآئِلُهَاۖ وَمِن وَرَآئِهِم بَرۡزَخٌ إِلَىٰ يَوۡمِ يُبۡعَثُونَ ١٠٠﴾ [سورة المؤمنون:99، 100]
{Mãi tới khi một trong số chúng đối diện với cái chết thì y sẽ lạy lục than xin: “Ôi Thượng Đế của bề tôi, xin Ngài cho bề tôi quay lại trần thế, hy vọng rằng bê tôi sẽ làm việc thiện và ngoan đạo mà bề tôi đã bỏ mất”. Không. Đó chỉ là lời nói trên môi. Rồi trước mặt chúng sẽ là một cõi Barzakh ngăn cách chúng với trần thế cho đến Ngày chúng sẽ được phục sinh trở lại.} (Chương 23 – Al-Mu’minun, câu 99, 100).
Trong tiếng Ả Rập, Barzakh có nghĩa là một thứ gì đó ngăn cách giữa hai sự vật.
Trong câu Kinh, Allah I dùng tiếng Barzakh để gọi thế giới cõi mộ vì nó như một tấm ngăn cách giữa cuộc sống thế gian và cuộc sống Đời Sau.
Barzakh là điểm đến đầu tiên của thế giới Ngày Sau ngay sau khi chết. Ở đây sẽ có sự tra hỏi của hai vị Thiên Thần rồi sau đó sẽ có sự trừng phạt hoặc sự hưởng thụ.
1-    Sự tra hỏi của hai vị Thiên Thần:
Sự tra hỏi của hai vị Thiên Thần nơi cõi mộ được gọi là Fitnah (cuộc thử thách) của cõi mộ, bởi vì mỗi người chết đi đều phải bị hai vị Thiên Thần này hạch hỏi. Có rất nhiều Hadith được ghi lại khẳng định về Fitnah này chẳng hạn như các Hadith được thuật lại bởi Al-Bara’ bin A’zib, Anas bin Malik, Abu Huroiroh và những vị Sahabah khác.
Tất cả nhân loại đều phải trải qua Fitnah nơi cõi mộ trừ các vị Nabi và các vị Thiên sứ của Allah. Tuy nhiên, các học giả bất đồng quan điểm với nhau về trẻ nhỏ và những người tâm thần, một số thì nói hai nhóm người này sẽ không trải qua cuộc thử thách này, bởi lẽ cuộc thử thách này chỉ đối với những ai phải chịu trách nhiệm cho hành vi (được gọi là Mukallaf), trẻ nhỏ và người tâm thần không phải là những người Mukallaf, một số khác thì bảo trẻ nhỏ và người tâm thần cũng sẽ phải trải qua Fitnah nơi cõi mộ.
Những người cho rằng trẻ nhỏ và những người tâm thần cũng phải trải qua Fitnah nơi cõi mộ là họ dựa trên cơ sở giáo lý qui định dâng lễ nguyện Salah cho hai nhóm người này khi họ chết đi và sự cầu xin cho tránh khỏi sự trừng phạt và Fitnah nơi cõi mộ. Trong bộ Muwatta’ của Malik, ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e dâng lễ nguyện Salah cho một thi hài là một đứa trẻ thì ông đã nghe Người nói trong lời cầu nguyện: Lạy Allah, xin Ngài hãy cứu rỗi nó khỏi sự trừng phạt nơi Hỏa Ngục.
Họ cũng lấy cơ sở qua một Hadith do Ali bin Ma’bad thuật lại rằng có lần thi hài của một đứa trẻ được dẫn đi ngang qua bà A’ishah  thì bà đã khóc. Có người hỏi bà này người mẹ của những người có đức tin, điều gì làm cho bà khóc vậy? Bà nói: Tôi khóc cho đứa trẻ này vì thương cho nó bởi ngôi mộ sẽ ôm chặt lấy nó.
Họ cho rằng những đứa trẻ cũng được Allah I ban cho trí tuệ đủ để nhận thức và chúng có thể trả lời những gì được hỏi. Họ nói có nhiều Hadith chỉ ra điều đó rằng những đứa trẻ và những người bị tâm thần sẽ bị thử thách ở Ngày Sau và việc họ bị thử thách ở Ngày Sau không ngăn cản việc họ bị thử thách nơi cõi mộ.
Những người cho rằng trẻ con và người tâm thần không bị hạch hỏi nơi cõi mộ vì những câu hỏi nơi cõi mộ dành cho những người có đủ ý thức để nhận thức về việc có tin hay không tin nơi Thiên sứ của Allah, trong khi trẻ con không đủ ý thức để nhận thức sự việc đó thì câu hỏi trở nên vô nghĩa đối với chúng. Khác với việc chúng sẽ bị thử thách ở Ngày Sau, bởi vì Allah I sẽ gởi đến cho vị sứ giả và ra lệnh cho chúng tuân theo và lúc đó Allah I ban cho chúng đầy đủ trí tuệ, nếu ai trong số chúng tuân theo thì sẽ được cứu rỗi còn nếu ai nghịch lại mệnh lệnh thì sẽ bị đày vào Hỏa Ngục.
Còn Hadith do Abu Huroiroh t thuật lại về sự trừng phạt nơi cõi mộ không mang ý nghĩa là sự trừng phạt dành cho trẻ con về việc ngoan đạo hay nghịch đạo, bởi lẽ Allah I không trừng phạt bất cứ ai không làm tội mà sự trừng phạt nơi cõi mộ có thể mang nghĩa nỗi đau của người chết bởi người khác chứ không phải bởi việc làm của y. Chẳng hạn như lời nói của Thiên sứ của Allah e “Quả thật, người chết sẽ chịu hình phạt bởi sự than khóc của người thân”, có nghĩa là người chết sẽ đau khổ vì sự than khóc đó chứ không bị hình phạt từ tội lỗi của người sống như Allah I đã phán:
﴿وَلَا تَزِرُ وَازِرَةٞ وِزۡرَ أُخۡرَىٰۚ﴾ [سورة الأنعام : 164]
{Và không một người nào sẽ gánh vác tội lỗi của người khác.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 164).
Lời nói trên của Thiên sứ cũng giống như lời nói của Người “Đi đường xa là một phần của hình phạt”. Và không phải nghi ngờ gì nữa rằng trong cõi mộ sẽ có những nỗi đau, những buồn phiền, sự tiếc nuối có thể làm cho trẻ con cảm thấy đau nên giáo lý qui định cần lễ nguyện Salah cho chúng khi chúng chết đi để cầu xin Allah I cứu rỗi chúng khỏi nỗi đau đó... Allah là Đấng biết hơn hết!
    Các học giả có sự bất đồng quan điểm về vấn đề: Sự tra hỏi trong cõi mộ là sự việc dành chung cho tất cả những tín đồ Muslim, những kẻ giả tạo đức tin Muna-fiq, và những người ngoại đạo hay chỉ dành riêng cho những tín đồ Muslim và những kẻ giả tạo đức tin Muna-fiq? Có lời thì nói nó chỉ dành riêng cho tín đồ Muslim và những kẻ Muna-fiq; và có lời thì nói dành chung cho tất cả người Muslim, người Muna-fiq và người Kafir (vô đức tin), đây là lời nói được Qur’an và Sunnah khẳng định.
    Các học giả có ba quan điểm khác nhau về vấn đề: Sự tra hỏi trong cõi mộ là sự việc dành riêng cho cộng đồng tín đồ của Muhammad hay dành cho tất cả các cộng đồng khác?
Quan điểm thứ nhất: Nó chỉ dành riêng cho cộng đồng của Muhammad. Bởi các cộng đồng trước chúng ta, khi các vị Thiên sứ được cử phái đến với họ, nếu họ phủ nhận thì họ sẽ bị trừng phạt trên cõi trần nhưng khi Thiên sứ Muhammad e được cử phái đến thì Người được cử phái mang đến sự hồng phúc và lòng nhân từ cho nhân loại như Allah I đã phán:
﴿وَمَآ أَرۡسَلۡنَٰكَ إِلَّا رَحۡمَةٗ لِّلۡعَٰلَمِينَ ١٠٧ ﴾ [سورة الأنبياء: 107]
{Và TA (Allah) gửi Ngươi (Muhammad) đến cốt chỉ để mang đến hồng phúc cho toàn nhân loại.} (Chương 21 – Al-Ambiya’, câu 107).
Thiên sứ của Allah e ngăn sự trừng phạt đến với họ trên thế gian. Người được ban cho thanh gươm để kêu gọi đến với Islam, người nào vào Islam thì được an toàn với lưỡi gươm của Người và sau đó đức tin được thiết lập trong trái tim. Tuy nhiên, có người đã biểu hiện lòng giả dối, họ biểu hiện đức tin bên ngoài nhưng bên trong thì chứa đầy sự vô đức tin, họ hòa lẫn cùng với thế giới những người Muslim, nhưng rồi Allah I sẽ làm cho họ lộ diện nguyên hình qua sự tra hỏi trong cõi mộ.
Những người của quan điểm này còn dẫn chứng bằng lời nói của Thiên sứ: “Quả thật, cộng đồng này sẽ bị thử thách trong các ngôi mộ của họ” và “Ta được mặc khải cho biết rằng các ngươi sẽ bị thử thách trong ngôi mộ của các ngươi”. Hai lời nói này của Thiên sứ đã cho thấy sự thử thách trong mộ chỉ dành riêng cho cộng đồng tín đồ của Người. Và một cơ sở khác cho điều này là lời tra hỏi của hai vị Thiên Thần trong mộ: “Ngươi nói gì về người đàn ông này (Muhammad) được cử phái đến cho các ngươi?”
Quan điểm thứ hai: Sự tra hỏi trong mộ là cho cộng đồng này và những cộng đồng khác. Họ trả lời cho cơ sở mà quan điểm thứ nhất khẳng định chỉ dành riêng cho cộng đồng này: lời “cộng đồng này” trong Hadith có thể mang nghĩa cộng đồng nhân loại tức con cháu Adam như trong lời phán của Allah I:
﴿وَمَا مِن دَآبَّةٖ فِي ٱلۡأَرۡضِ وَلَا طَٰٓئِرٖ يَطِيرُ بِجَنَاحَيۡهِ إِلَّآ أُمَمٌ أَمۡثَالُكُمۚ﴾ [سورة الأنعام: 38]
{Và không có một loài thú vật nào sống trên trái đất cũng như không có một loài chim chóc nào bay được bằng hai cánh mà không sống kết đoàn thành cộng đồng giống như các ngươi.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 38).
Tất cả mỗi loài trong các loài thú được gọi là cộng đồng giống như cộng đồng loài người. Và cho dù nó thực sự mang ý nghĩa cộng đồng của Thiên sứ e thì điều đó cũng không phủ nhận những cộng đồng khác bị tra hỏi trong ngôi mộ của họ, bởi lẽ Thiên sứ của Allah chỉ thông điệp rằng họ sẽ bị tra hỏi trong các ngôi mộ của họ. Tương tự, Hadith “Ta được mặc khải cho biết rằng các ngươi sẽ bị thử thách trong ngôi mộ của các ngươi” cũng chỉ mang tính truyền thông tin chứ không phủ nhận những cộng đồng khác bị tra hỏi trong mộ.
Quan điểm thứ ba: Dừng lại, không ý kiến trong vấn đề, bởi các cơ sở cho vấn đề này đều mang nhiều ý nghĩa khác nhau không mang ý nghĩa cụ thể. Allah I là Đấng hiểu biết hơn hết!!!
    Nội dung câu hỏi mà hai vị Thiên Thần sẽ thẩm vấn người chết nơi cõi mộ qua các Hadith được thuật lại:
Trong Hadith do Al-Barra’ bin A’zib t thuật lai rằng Thiên sứ của Allah e nói linh hồn được trả lại thân xác của y (tức người chết) rồi hai vị Thiên Thần xuất hiện.
Còn trong hai bộ Sahih Albukhari và Muslim qua lời thuật của Anas bin Malik t rằng Thiên sứ của Allah e nói rằng khi người chết được đặt xuống mộ của y và người thân của y quay về, y sẽ nghe được tiếng bước chân của họ đồng thời xuất hiện hai vị Thiên Thần bắt y ngồi dậy và nói với y: Ngươi nói gì về người đàn ông Muhammad này.
Đối với người có đức tin, y sẽ nói: Tôi chứng nhận vị ấy là người bề tôi của Allah và là Thiên sứ của Ngài. Hai vị Thiên Thần nói: Ngươi hãy nhìn xem chỗ ở của ngươi từ nơi Hỏa Ngục, quả thật nó đã được thay thế bởi một chỗ ở từ nơi Thiên Đàng. Thiên sứ của Allah nói rằng lúc đó y sẽ nhìn thấy cả hai: Hỏa Ngục và Thiên Đàng.
Còn đối với người vô đức tin và người giả tạo đức tin Muna-fiq, khi hai Thiên Thần hỏi y rằng ngươi nói gì về người đàn ông Muhammad này thì y nói: Tôi không biết, tôi nói theo thiên hạ. Liền lúc đó hai vị Thiên Thần dùng chiếc búa tạ bằng sắt đánh vào đầu y, y đau đớn la hét, tiếng la hét của y làm cho tất cả mọi sinh vật đều nghe thấy trừ hai loài: Jinn và con người.
Còn trong một Hadith khác do Abu Hatim ghi lại trong bộ Sahih của ông rằng hai vị Thiên Thần đen xanh xuất hiện có tên là Munkar và Nakir.
Trong một Hadith khác nữa nằm trong bộ Al-Musnad và Sahih của Abu Hatim qua lời thuật của ông Abu Huroiroh t rằng Thiên sứ của Allah e nói: Khi người chết được đặt xuống mộ thì y sẽ nghe thấy tiếng bước chân của những người quay đi khỏi y. Nếu y là người có đức tin thì lễ nguyện Salah sẽ trên phía đầu của y, nhịn chay sẽ ở bên phải của y và Zakah sẽ ở bên trái của y, còn tất cả những việc làm thiện tốt từ việc Sadaqah, hàn gắn tình ruột thịt, cư xử tử tế với mọi người và những điều phước khác sẽ ở phía dưới chân của y. Hai vị Thiên Thần xuất hiện từ hướng trên đầu của y thì lễ nguyện Salah nói: Không có lối vào từ hướng của tôi, hai vị Thiên Thần tiến đến theo hướng bên phải thì nhịn chay nói: Không có lối vào từ hướng của tôi, hai vị Thiên Thần tiến đến theo hướng bên trái của y thì Zakah nói: Không có lối vào từ hướng của tôi, hai vị Thiên Thần tiến đến theo hướng dưới chân của y thì các việc làm thiện tốt của y nói: Không có lối vào từ hướng của tôi. Thế rồi y được bảo ngồi dậy... (hadith).
    Các Hadith trên đây cũng như những gì được truyền lại mang cùng ý nghĩa với các Hadith đã khẳng định một số điều sau đây:
    Sự tra hỏi diễn ra ngay khi người chết được đặt xuống mộ của y. Đây là câu trả lời để đáp lại những người Bid’ah như Abu Al-Huzdail và Al-Muraisi đã nói: Sự tra hỏi xảy ra giữa hai tiếng còi của Ngày Tận Thế.
    Tên của hai vị Thiên Thần đến tra hỏi người chết trong mộ: Munkar và Nakir. Điều này phản hồi lại sự khẳng định của nhóm Mu’tazilah rằng không được phép gọi hai vị Thiên Thần với tên gọi đó.
    Linh hồn được trả về thân xác của người chết trong mộ lúc bị tra hỏi. Điều này phản hồi lại quan điểm của Abu Muhammad bin Hazm khi ông phủ nhận sự việc đó – trừ phi sự phủ nhận của ông mang ý nghĩa phủ nhận sự sống của cõi trần thì sự phủ nhận đó là đúng, bởi lẽ linh hồn trở lại thân xác của người chết trong mộ hoàn toàn không giống với sự trở lại thân xác trên cõi trần. Quả thật, tại mỗi nơi của từng cõi đều khác biệt nhau, cõi trần, cõi mộ và cõi Đời Sau sau Ngày Phục Sinh đều có những đặc điểm hoàn toàn khác nhau. Chính vì lẽ này mà Thiên sứ của Allah e đã thông tin cho biết rằng người chết được mở rộng hoặc thu hẹp chỗ ở trong mộ của y mặc dù phần đất của huyệt mộ vẫn không thay đổi.
    Mối tương quan giữa linh hồn và thân xác diễn ra mang những đặc điểm khác nhau trong từng giai đoạn khác nhau. Có năm giai đoạn khác nhau cho mối tương quan giữa linh hồn và thân xác:
    Giai đoạn thứ nhất: Mối tương quan giữa linh hồn và thân xác trong dạ con của người mẹ lúc con người là bào thai.
    Giai đoạn thứ hai: Mối tương quan giữa linh hồn và thân xác sau khi rời khỏi thế giới dạ con của người mẹ để đi ra bề mặt của trái đất được gọi là thế giới trần gian.
    Giai đoạn thứ ba: Mối tương quan giữa linh hồn và thân xác trong lúc ngủ.
    Giai đoạn thứ tư: Mối tương quan giữa linh hồn và thân xác trọng cõi mộ được gọi là cõi Barzakh.
    Giai đoạn thứ năm: Mối tương quan giữa linh hồn và thân xác vào Ngày Phục Sinh. Đây là giai đoạn mà linh hồn và thân xác có mối tương quan ổn định, hoàn hảo và trọn vẹn nhất, bởi vì linh hồn và thân xác trong giai đoạn này sẽ không còn diễn ra trong tình trạng chết, ngủ và bất ổn nữa.
2. Sự trừng phạt và hưởng thụ nơi cõi mộ
Theo trường phái Salaf và các vị Imam chính trực rằng con người khi chết đi thì sẽ được hưởng thụ hoặc sẽ bị trừng phạt trong cõi mộ. Sự việc này diễn ra cho cả linh hồn và thân xác, có lúc diễn ra với riêng linh hồn và có lúc diễn ra cả linh hồn và thân xác. Phái Sunnah và Jama’ah đều đồng thuận và thống nhất rằng linh hồn được hưởng thụ hoặc bị trừng phạt đơn lẻ khi rời khỏi thân xác và nó cũng bị trừng phạt hoặc được hưởng thụ cùng với thân xác khi nó nhập vào thân xác. Tuy nhiên, liệu sự hưởng thụ hoặc sự trừng phạt có xảy đến với riêng thân xác hay không, đây là điều mà giới học giả Hadith và Sunnah cũng như giới hùng biện có hai câu nói khác nhau.
    Các cơ sở khẳng định sự trừng phạt và hưởng thụ nơi cõi mộ từ Qur’an:
    Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَلَوۡ تَرَىٰٓ إِذِ ٱلظَّٰلِمُونَ فِي غَمَرَٰتِ ٱلۡمَوۡتِ وَٱلۡمَلَٰٓئِكَةُ بَاسِطُوٓاْ أَيۡدِيهِمۡ أَخۡرِجُوٓاْ أَنفُسَكُمُۖ ٱلۡيَوۡمَ تُجۡزَوۡنَ عَذَابَ ٱلۡهُونِ بِمَا كُنتُمۡ تَقُولُونَ عَلَى ٱللَّهِ غَيۡرَ ٱلۡحَقِّ وَكُنتُمۡ عَنۡ ءَايَٰتِهِۦ تَسۡتَكۡبِرُونَ ٩٣﴾ [سورة الأنعام: 93]
{Và nếu Ngươi (Muhammad) có thể nhìn thấy được tình cảnh của những kẻ bất công giẫy giụa đau đớn vào lúc sắp chết khi các Thiên thần giăng tay đến chúng để lôi linh hồn của chúng ra khỏi (thân xác của) chúng. Các Thiên thần bảo: Hãy xuất hồn ra, ngày nay các ngươi sẽ nhận lấy hình phạt nhục nhã vì tội các ngươi đã từng nói cho Allah những điều không đúng sự thật và các ngươi đã khinh thường và phủ nhận các lời Mặc Khải của Ngài.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 93).
Đây là lời phán với họ lúc chết. Quả thật, các Thiên Thần đã cho biết và họ luôn nói sự thật rằng Ngày Hôm đó những kẻ bất công (những kẻ vô đức tin, những kẻ tội lỗi) sẽ bị trừng phạt một cách nhục nhã. Điều đó chỉ ra rằng nó mang ý nghĩa sự trừng phạt nơi cõi mộ.
    Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿فَذَرۡهُمۡ حَتَّىٰ يُلَٰقُواْ يَوۡمَهُمُ ٱلَّذِي فِيهِ يُصۡعَقُونَ ٤٥ يَوۡمَ لَا يُغۡنِي عَنۡهُمۡ كَيۡدُهُمۡ شَيۡ‍ٔٗا وَلَا هُمۡ يُنصَرُونَ ٤٦ وَإِنَّ لِلَّذِينَ ظَلَمُواْ عَذَابٗا دُونَ ذَٰلِكَ وَلَٰكِنَّ أَكۡثَرَهُمۡ لَا يَعۡلَمُونَ ٤٧﴾ [سورة الطور: 45 - 47]
{Bởi thế, Ngươi (Muhammad) hãy để mặc chúng cho đến lúc chúng sẽ gặp Ngày của chúng, Ngày mà chúng sẽ chết ngất, Ngày mà âm mưu của chúng sẽ không giúp ích được gì cho chúng và chúng sẽ không được cứu giúp. Và quả thật, những kẻ bất công và làm điều sai quấy sẽ nhận lấy một sự trừng phạt ngoài sự trừng phạt đó, nhưng hầu hết bọn chúng đều không biết.} (Chương 52 – Attur, câu 45 – 47).
Câu Kinh hàm chứa sự trừng phạt bởi sự bị giết và những hình phạt khác trên thế gian nhưng theo nghĩa đen thì ý nghĩa của nó là sự trừng phạt nơi cõi mộ và ý nghĩa này bộc lộ rõ nét hơn, bởi vì đa số họ chết đi nhưng chưa bị trừng phạt trên cõi trần.
    Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿فَوَقَىٰهُ ٱللَّهُ سَيِّ‍َٔاتِ مَا مَكَرُواْۖ وَحَاقَ بِ‍َٔالِ فِرۡعَوۡنَ سُوٓءُ ٱلۡعَذَابِ ٤٥ ٱلنَّارُ يُعۡرَضُونَ عَلَيۡهَا غُدُوّٗا وَعَشِيّٗاۚ وَيَوۡمَ تَقُومُ ٱلسَّاعَةُ أَدۡخِلُوٓاْ ءَالَ فِرۡعَوۡنَ أَشَدَّ ٱلۡعَذَابِ ٤٦﴾ [سورة غافر: 45، 46]
{Do đó, Allah giải cứu y (người có đức tin) khỏi những điều xấu xa mà chúng (những kẻ vô đức tin) âm mưu hại y; và tai họa bao vây người nhà (thuộc hạ) của Fir’aun tứ phía. Lửa của Hỏa ngục mà chúng bị mang ra chạm trán cả buổi sáng lẫn buổi chiều. Và vào Ngày mà Giờ xét xử sẽ được thiết lập, sẽ có lời bảo (các Thiên thần): “Hãy đưa thuộc hạ của Fir’aun vào chỗ trừng phạt khắc nghiệt nhất”.} (Chương 40 – Ghafir, câu 45, 46).
Trong câu Kinh, Allah I đã đề cập đến sự trừng phạt của hai cõi, điều đó khẳng định có sự trừng phạt nơi cõi mộ.
    Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿فَلَوۡلَآ إِذَا بَلَغَتِ ٱلۡحُلۡقُومَ ٨٣ وَأَنتُمۡ حِينَئِذٖ تَنظُرُونَ ٨٤ وَنَحۡنُ أَقۡرَبُ إِلَيۡهِ مِنكُمۡ وَلَٰكِن لَّا تُبۡصِرُونَ ٨٥ فَلَوۡلَآ إِن كُنتُمۡ غَيۡرَ مَدِينِينَ ٨٦ تَرۡجِعُونَهَآ إِن كُنتُمۡ صَٰدِقِينَ ٨٧ فَأَمَّآ إِن كَانَ مِنَ ٱلۡمُقَرَّبِينَ ٨٨ فَرَوۡحٞ وَرَيۡحَانٞ وَجَنَّتُ نَعِيمٖ ٨٩ وَأَمَّآ إِن كَانَ مِنۡ أَصۡحَٰبِ ٱلۡيَمِينِ ٩٠ فَسَلَٰمٞ لَّكَ مِنۡ أَصۡحَٰبِ ٱلۡيَمِينِ ٩١ وَأَمَّآ إِن كَانَ مِنَ ٱلۡمُكَذِّبِينَ ٱلضَّآلِّينَ ٩٢ فَنُزُلٞ مِّنۡ حَمِيمٖ ٩٣ وَتَصۡلِيَةُ جَحِيمٍ ٩٤ إِنَّ هَٰذَا لَهُوَ حَقُّ ٱلۡيَقِينِ ٩٥ فَسَبِّحۡ بِٱسۡمِ رَبِّكَ ٱلۡعَظِيمِ ٩٦﴾ [سورة الواقعة: 83 - 96]
{Thế tại sao các ngươi (những tên thầy thuốc, những nhà y học tài giỏi, tất cả loài người) không (can thiệp) khi (linh hồn) lên đến tận cổ (của một người) mà chỉ biết lấy mắt nhìn? Quả thật, TA (Allah) ở gần y (người sắp chết) hơn các ngươi nhưng các ngươi không nhìn thấy. Nếu các ngươi tự cho mình không bị phán xử thì tại sao các ngươi không đưa (linh hồn) của các ngươi trở về thân xác của các ngươi, nếu các ngươi nói thật? Bởi thế, đối với người nào là những người gần nơi Allah nhất (tức được Ngài thương xót) thì sẽ được an nghỉ nơi có hương thơm và Thiên Đàng hạnh phúc. Và nếu y là một trong những người bạn của cánh tay phải (những người có đức tin ngoan đạo) thì sẽ nhận được lời chào Salam (an lành) từ những người bạn bên cánh tay phải; còn nếu y là một trong những kẻ phủ nhận Chân lý và lạc lối thì sẽ được chiêu đãi bằng nước sôi, và sẽ phải chịu thiêu đốt trong Lửa của Hỏa ngục. Quả thật, đây là sự thật chắc chắn xảy đến. Bởi thế, hãy tán dương đại danh của Thượng Đế của Ngươi, Đấng Chí Đại!} (Chương 56 – Al-Waqi’ah, câu 83 – 96).
    Cơ sở khẳng định sự trừng phạt nơi cõi mộ từ Sunnah:
Có rất nhiều Hadith nói về sự trừng phạt nơi cõi mộ, tiêu biểu:
    Ông Ibnu Abbas t thuật lại rằng có lần Thiên sứ của Allah e đi ngang qua hai ngôi mộ và Người nói:
{إِنَّهُمَا لَيُعَذَّبَانِ، وَمَا يُعَذَّبَانِ فِى كَبِيرٍ أَمَّا أَحَدُهُمَا فَكَانَ لاَ يَسْتَتِرُ مِنَ الْبَوْلِ، وَأَمَّا الآخَرُ فَكَانَ يَمْشِى بِالنَّمِيمَةِ}
“Quả thật hai người trong hai ngôi mộ này đang bị trừng phạt. Hai người họ không bị trừng phạt bởi những đại tội, một trong hai bị trừng phạt là do không vệ sinh sạch sẽ khi đi tiểu và người còn lại bị trừng phạt là do thói mách lẻo”.
Sau đó, Thiên sứ của Allah e bảo các vị Sahabah lấy nhánh cây chà là còn tươi cho Người, Người bẻ đôi nó và cắm lên mỗi ngôi mộ và nói:
{لَعَلَّهُ يُخَفَّفُ عَنْهُمَا مَا لَمْ يَيْبَسَا}
“Hy vọng rằng nó sẽ làm giảm nhẹ hình phạt cho hai người họ trong thời gian nó (nhánh cây chà là) vẫn chưa khô.” (Albukhari, Muslim).
    Ông Zaid bin Tha-bit t thuật lại: Trong lúc Thiên sứ của Allah e đang di chuyển trong phạm vi khu vườn của dòng họ Annajjaar (một dòng tộc thuộc cư dân Ansar), lúc đó Người e vẫn đang trên lưng con la của Người và chúng tôi đang đi cùng với Người. Bỗng con la của Người đột nhiên quay đầu lại suýt ném Người văng ra khỏi lưng của nó. Lúc đó chúng tôi phát hiện bốn, năm hay sáu ngôi mộ ở đó. Thiên sứ của Allah e hỏi có ai biết chủ nhân của các ngôi mộ này không thì có một người nói: Thưa, tôi biết họ. Thiên sứ của Allah e hỏi: Họ chết trong thời đoạn nào? Y nói: Họ chết trong thời Jahiliyah. Thế là Thiên sứ của Allah e nói:
«إِنَّ هَذِهِ الأُمَّةَ تُبْتَلَى فِى قُبُورِهَا فَلَوْلاَ أَنْ لاَ تَدَافَنُوا لَدَعَوْتُ اللهَ أَنْ يُسْمِعَكُمْ مِنْ عَذَابِ الْقَبْرِ الَّذِى أَسْمَعُ مِنْهُ»
“Quả thật, cộng đồng này bị thử thách trong cõi mộ. Nếu không sợ các ngươi bỏ việc chôn cất thì chắc chắn Ta đã cầu xin Allah cho các ngươi nghe thấy tiếng trừng phạt mà Ta nghe được từ nơi cõi mộ.” (Muslim).
    Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا فَرَغَ أَحَدُكُمْ مِنَ التَّشَهُّدِ الآخِرِ فَلْيَتَعَوَّذْ بِاللهِ مِنْ أَرْبَعٍ مِنْ عَذَابِ جَهَنَّمَ وَمِنْ عَذَابِ الْقَبْرِ وَمِنْ فِتْنَةِ الْمَحْيَا وَالْمَمَاتِ وَمِنْ شَرِّ الْمَسِيحِ الدَّجَّالِ} رواه مسلم.
“Khi nào ai đó trong các ngươi xong phần Tashahhud cuối thì y hãy cầu xin Allah cứu rỗi khỏi bốn điều: Sự trừng phạt nơi Hỏa Ngục, Sự trừng phạt nơi cõi mộ, Fitnah của cuộc sống và cái chết, và Fitnah từ Masih Dajjaal.” (Muslim).
    Ông Abu Ayyub t thuật lại: Thiên sứ của Allah e ra đi lúc mặt trời đã lặn khuất thì Người nghe thấy tiếng la hét, Người nói:
{يَهُودُ تُعَذَّبُ فِى قُبُورِهَا} رواه البخاري ومسلم.
“Người Do Thái đang bị trừng phạt trong mộ của họ.” (Albukhari, Muslim).
    Bà A’ishah  thuật lại có một bà lão Do Thái thuộc cư dân Madinah vào gặp bà và nói: Quả thật, những người trong mộ sẽ bị trừng phạt trong cõi mộ của họ. Nhưng bà A’ishah  đã phủ nhận lời của bà lão đó và không tin bà ta. Khi bà ta rời đi, Thiên sứ của Allah e vào thì bà A’ishah  nói: Thưa Thiên sứ của Allah, một bà lão Do Thái thuộc cư dân Madinah đã vào gặp em và nói rằng những người trong mộ sẽ bị trừng phạt trong cõi mộ của họ. Thiên sứ của Allah e nói:
{صَدَقَتْ، إِنَّهُمْ يُعَذَّبُونَ عَذَابًا تَسْمَعُهُ الْبَهَائِمُ كُلُّهَا}             
“Bà ta nói sự thật, quả thật họ sẽ bị trừng phạt, tất cả mọi loài vật đều nghe thấy (tiếng la hét của họ)”.
Bà A’ishah  nói: Kể từ đó, tôi thấy Thiên sứ của Allah e luôn cầu xin Allah I cứu rỗi khỏi sự trừng phạt nơi cõi mộ trong lễ nguyện Salah.
    Lưu ý quan trọng:
Sự trừng phạt hoặc hưởng thụ cũng như sự tra hỏi của hai vị Thiên Thần sẽ xảy đến với tất cả mọi người chết dù được chôn cất hay không được chôn cất. Đó là sự trừng phạt hoặc hưởng thụ nơi cõi Barzakh, một cõi chuyển tiếp giữa cõi trần thế và cõi Đời Sau. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَمِن وَرَآئِهِم بَرۡزَخٌ إِلَىٰ يَوۡمِ يُبۡعَثُونَ ١٠٠﴾ [سورة المؤمنون:99، 100]
{Rồi trước mặt chúng sẽ là một cõi Barzakh ngăn cách chúng với trần thế cho đến Ngày chúng sẽ được phục sinh trở lại.} (Chương 23 – Al-Mu’minun, câu 100).
Cõi Barzakh được gọi là cõi mộ là bởi vì đa số người chết đều được chôn cất trong các huyệt mộ nhưng cho dù người chết không được chôn cất trong huyệt mộ do những nguyên nhân nào đó chẳng hạn: bị đóng đinh, bị chết cháy, bị chết chìm, bị thú dữ và chim chóc ăn thịt,... thì vẫn trải qua cuộc sống ở cõi Barzakh (cõi chết). Tất cả đều sẽ phải đối diện với sự trừng phạt hoặc sẽ được hưởng thụ với giấc ngủ ngon lành nơi cõi Barzakh.
Quả thật, có một số người của các thời kỳ trước nghĩ rằng nếu đem thân xác hỏa tán thành tro rồi đợi một ngày gió mạnh mang tro đi rải một phần xuống biển và một phần trên đất liền thì sẽ thoát được những gì nơi cõi mộ. Thiên sứ của Allah e kể lại rằng có một người trong số họ đã di ngôn cho con cái của y làm như thế khi y qua đời. Nhưng rồi Allah I đã ra lệnh cho biển cả và đất liền tập hợp thân xác y lại và bắt y đứng trước Ngài, Ngài phán hỏi: Điều gì khiến ngươi làm như thế. Y nói: Lạy Thượng Đế, vì bề tôi sợ Ngài và Ngài biết rõ điều đó. Thế là Allah I đã thương xót và tha thứ cho y.
Như vậy, dù con người chết đi bởi lý do gì đi chăng nữa, được chôn cất hay không được chôn cất trong huyệt mộ thì tất cả cũng đều trở về nơi cõi Barzakh, ngay cả khi người chết bị treo lên ngọn cây rồi thân xác của y bị gió thổi đi tứ tán thì Allah I vẫn tập hợp thân xác y lại cùng với linh hồn của y nơi cõi Barzakah để y phải chịu sự trừng phạt hoặc để được hưởng thụ cuộc sống nơi đó theo sự an bài của Ngài.
Việc con người đang sống trên cõi trần không thể cảm nhận bất cứ điều gì của cõi mộ là bởi vì Allah I đã che khuất tầm nhìn và sự cảm nhận của họ giống như Ngài đã che khuất không để con người cảm nhận được sự tán dương và tụng niệm của các tạo vật vô tri vô giác như sỏi đá, nước, cây cối,... Allah I phán:
﴿تُسَبِّحُ لَهُ ٱلسَّمَٰوَٰتُ ٱلسَّبۡعُ وَٱلۡأَرۡضُ وَمَن فِيهِنَّۚ وَإِن مِّن شَيۡءٍ إِلَّا يُسَبِّحُ بِحَمۡدِهِۦ وَلَٰكِن لَّا تَفۡقَهُونَ تَسۡبِيحَهُمۡۚ﴾ [سورة الإسراء: 44]
{Bảy tầng trời và trái đất cùng với tất cả mọi vạn vật giữa trời đất đều tán dương Ngài (Allah). Không có bất cứ vật gì mà không tán dương Ngài cả. Tuy nhiên, các ngươi không hiểu được lời tán dương của chúng mà thôi.} (Chương 17 – Al-Isra, câu 44).
Allah, Đấng Tối Cao đã khẳng định rằng Ngài đã cho linh hồn các bề tôi của Ngài trở lại thân xác một cách hoàn toàn ngay cả ở trên thế gian, Ngài phán:
﴿أَلَمۡ تَرَ إِلَى ٱلَّذِينَ خَرَجُواْ مِن دِيَٰرِهِمۡ وَهُمۡ أُلُوفٌ حَذَرَ ٱلۡمَوۡتِ فَقَالَ لَهُمُ ٱللَّهُ مُوتُواْ ثُمَّ أَحۡيَٰهُمۡۚ إِنَّ ٱللَّهَ لَذُو فَضۡلٍ عَلَى ٱلنَّاسِ وَلَٰكِنَّ أَكۡثَرَ ٱلنَّاسِ لَا يَشۡكُرُونَ ٢٤٣﴾ [سورة البقرة:243]
{Há Ngươi (Muhammad) không để ý đến hàng ngàn người vì sợ chết mà bỏ nhà cửa của họ ra đi hay sao? Allah đã phán với họ: “Các ngươi hãy chết!” rồi Ngài làm cho họ sống trở lại. Quả thật, Allah là Đấng rất mực Nhân từ với loài người, nhưng hầu như nhân loại không biết tri ân Ngài.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 243).
﴿أَوۡ كَٱلَّذِي مَرَّ عَلَىٰ قَرۡيَةٖ وَهِيَ خَاوِيَةٌ عَلَىٰ عُرُوشِهَا قَالَ أَنَّىٰ يُحۡيِۦ هَٰذِهِ ٱللَّهُ بَعۡدَ مَوۡتِهَاۖ فَأَمَاتَهُ ٱللَّهُ مِاْئَةَ عَامٖ ثُمَّ بَعَثَهُۥۖ قَالَ كَمۡ لَبِثۡتَۖ قَالَ لَبِثۡتُ يَوۡمًا أَوۡ بَعۡضَ يَوۡمٖۖ ﴾ [سورة البقرة: 259]
{Hoặc như ai đó (hoặc muốn ám chỉ Ezekiel, hoặc Nehemiah, hoặc Ezra hay còn gọi là Edras) đã đi ngang qua một thị trấn hoang tàn, nhà cửa sụp đổ. Y bảo: “Làm sao Allah phục sinh lại thị trấn này sau khi nó đã chết (thế này?) Bởi thế, Allah làm cho y chết một trăm năm rồi dựng y sống lại. Allah hỏi y: “Nhà ngươi ở lại đó bao lâu?” Y thưa: “Bề tôi ở lại đó một ngày hay một buổi gì đó”.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 259).
Giống như một nhóm người thuộc dân Isra-il đã nói với Nabi Musa u:
﴿وَإِذۡ قُلۡتُمۡ يَٰمُوسَىٰ لَن نُّؤۡمِنَ لَكَ حَتَّىٰ نَرَى ٱللَّهَ جَهۡرَةٗ فَأَخَذَتۡكُمُ ٱلصَّٰعِقَةُ وَأَنتُمۡ تَنظُرُونَ ٥٥ ثُمَّ بَعَثۡنَٰكُم مِّنۢ بَعۡدِ مَوۡتِكُمۡ لَعَلَّكُمۡ تَشۡكُرُونَ ٥٦﴾ [سورة البقرة: 55، 56]
{Và hãy nhớ lại khi các ngươi (Israel) nói với Musa: “Chúng tôi sẽ không bao giờ tin ngươi trừ phi chúng tôi thực sự nhìn thấy Allah công khai”. Thế là, lưỡi tầm sét đã đánh các ngươi trong lúc các ngươi đang nhìn cảnh tượng. Rồi TA (Allah) làm cho các ngươi sống lại sau cái chết của các ngươi, mong rằng các ngươi biết tạ ơn.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 55, 56).
Allah I đã làm cho họ chết đi rồi làm cho họ sống trở lại sau cái chết. Tương tự, những người trong hang núi cũng như câu chuyện Nabi Ibrahim u về bốn con chim đều là bằng chứng cho thấy Allah I đã mang sự sống trở lại sau cái chết. Cho nên, việc Allah I cho người chết sống lại để chịu sự trừng phạt nơi cõi Barzakh thì cũng là điều đơn giản đối với quyền năng vô song của Ngài.
    Những Những người phủ nhận sự trừng phạt cũng như sự hưởng thụ nơi cõi mộ và sự phản hồi lại họ:
người vô thần và nhóm lạc giáo Zanaqeeq đã phủ nhận sự trừng phạt cũng như sự hưởng thụ nơi cõi mộ. Họ nói: Chúng ta khai quật mộ nhưng chẳng tìm thấy Thiên Thần đánh đập người chết, chẳng thấy cuộc sống nào cả, chẳng thấy rắn cũng chẳng thấy lửa thiêu đốt gì cả. Làm sao mà ngôi mộ có thể trở nên rộng ra hoặc thu hẹp lại trong khi chúng ta thấy tình trạng ngôi mộ vẫn y như cũ, huyệt mộ vẫn không thay đổi gì, làm sao mà ngôi mộ trở thành ngôi vườn thuộc ngôi vườn của Thiên Đàng hoặc trở thành hố từ hố lửa của Hỏa Ngục.
Phản hồi lời của họ từ nhiều khía cạnh:
Khía cạnh thứ nhất: Hoàn cảnh của cõi Barzakh thuộc phạm vi của cõi vô hình được các vị Nabi thông tin cho biết và các thông điệp của họ về cõi vô hình đều vượt sức tưởng tượng và tâm trí của con người cho nên cần phải tin thông điệp của họ.
Khía cạnh thứ hai: Lửa nơi cõi mộ (Barzakah) không phải là lửa của thế gian và sự xanh tươi nơi cõi mộ cũng không phải là những khu vườn của cõi trần. Lửa nơi cõi mộ là lửa của cõi Đời Sau và sự xanh tươi nơi cõi mộ cũng thế. Lửa của cõi Đời Sau có sức nóng mạnh hơn lửa của cõi trần. Người đang ở cõi trần không nhận thấy lửa của cõi Đời Sau vì Allah I đã bảo vệ họ khỏi nó và ngăn không họ cảm nhận được sức nóng của nó. Đó là quyền năng của Ngài, quyền năng của Ngài đã làm ra nhiều thứ còn đáng ngạc nhiên hơn thế. Nếu muốn Allah I có thể phơi bày cho một số bề tôi của Ngài thấy được sự trừng phạt nơi cõi mộ cũng như những điều vô hình nơi đó; và nếu Ngài phơi bày cho tất cả đám bề tôi của Ngài thấy những gì nơi cõi mộ thì việc bắt buộc phải có đức tin Iman trở nên vô nghĩa và chắc chắn con người sẽ không còn muốn chôn cất nhau nữa, giống như Thiên sứ của Allah đã nói: “Nếu không sợ các ngươi bỏ việc chôn cất thì chắc chắn Ta đã cầu xin Allah cho các ngươi nghe thấy tiếng trừng phạt mà Ta nghe được từ nơi cõi mộ.” (Muslim).
Việc nhìn thấy lửa trong cõi mộ cũng giống như việc nhìn thấy các Thiên Thần và Jinn, nó chỉ thỉnh thoảng xảy ra với những ai mà Allah I muốn phơi bày cho họ.
Làm sao mà những người biết rõ về Allah I cũng như thừa nhận quyền năng của Ngài lại phủ nhận những sự việc được Ngài chi phối khỏi tầm nhìn của một số bề tôi của Ngài mang mục đích và ý nghĩa của nó cũng như mang cả lòng thương xót của Ngài dành cho họ, bởi lẽ họ không đủ khả năng cũng như không đủ sức chịu đựng cho việc nhìn thấy và nghe thấy các sự việc đó.
Con người ở cõi trần với thị lực và thính lực cũng như các giác quan cảm nhận khác đều có giới hạn nhất định nên không thể chứng kiến những gì đang diễn ra nơi cõi mộ, hơn nữa những sự việc nơi cõi mộ từ việc giãn rộng, thu hẹp, ánh sáng, sự xanh tươi,... không phải là các sự việc cùng bản chất với các sự việc của thế giới cõi trần.
Allah, Đấng Tối Cao chỉ ban cho con người khả năng nhìn, nghe và cảm nhận được những gì diễn ra trên cõi trần, riêng những gì thuộc cõi Đời Sau thì Ngài đã để chúng nằm ngoài khả năng của họ và Ngài muốn họ thừa nhận và tin như một yếu tố, một lý do để giúp họ đến với niềm hạnh phúc bất tận ở nơi Ngài.
Còn vấn đề khi người chết bị hai vị Thiên Thần tra hỏi và người chết trả lời những câu hỏi của hai vị Thiên Thần đó nhưng người sống lại không nghe tiếng trả lời của y cũng như không nghe tiếng la hét của y khi bị đánh đập thì tình trạng này cũng giống như một người đang ngủ bên cạnh một người đang thức, y bị đánh hoặc bị đau trong giấc ngủ nhưng người thức bên cạnh y không hề hay biết.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: “Có rất nhiều các Hadith nói về sự trừng phạt cũng như sự tra hỏi của hai vị Thiên Thần Munkar và Nakir nơi cõi mộ được xác thực từ Nabi e. Chẳng hạn như Hadith được ghi trong hai bộ Sahih qua lời thuật của ông Ibnu Abbas t rằng Thiên sứ của Allah e đi ngang qua hai ngôi mộ và nói: “Quả thật hai người trong hai ngôi mộ này đang bị trừng phạt. Hai người họ không bị trừng phạt bởi những đại tội, một trong hai bị trừng phạt là do không vệ sinh sạch sẽ khi đi tiểu và người còn lại bị trừng phạt là do thói mách lẻo”. Sau đó, Thiên sứ của Allah e bảo các vị Sahabah lấy nhánh cây chà là còn tươi cho Người, Người bẻ đôi nó và cắm lên mỗi ngôi mộ. Các vị Sahabah hỏi: Tại sao Người làm vậy. Người nói: “Hy vọng rằng nó sẽ làm giảm nhẹ hình phạt cho hai người họ trong thời gian nó vẫn chưa khô”. Còn trong bộ Sahih Muslim cũng như các bộ Sunan khác có ghi lại qua lời thuật của ông Abu Huroiroh rằng Thiên sứ của Allah nói: “Khi nào ai đó trong các ngươi xong phần Tashahhud cuối thì y hãy cầu xin Allah cứu rỗi khỏi bốn điều: Sự trừng phạt nơi Hỏa Ngục, sự trừng phạt nơi cõi mộ, Fitnah của cuộc sống và cái chết, và Fitnah từ Masih Dajjaal”.
Sheikh Ibnu Taymiyah  đã đưa ra nhiều Hadith cho vấn đề này và sau đó nói: Quả thật đã có rất nhiều lời thuật từ Thiên sứ của Allah e về sự trừng phạt cũng như sự hưởng thụ nơi cõi mộ. Bắt buộc chúng ta phải tin về điều đó và chúng ta chớ nói về sự việc diễn ra cụ thể như thế nào, bởi những sự việc đó nằm ngoài tâm trí và suy nghĩ của chúng ta, và bản chất của các sự việc đó không tương đồng với bản chất của các sự việc của cõi trần này.
Sheikh Ibnu Taymiyah  nói: Giáo lý không mang đến những điều làm cho tâm trí phủ nhận nó. Tuy nhiên, có thể giáo lý mang đến những điều làm tâm trí phải dừng lại ở một mức độ, bởi lẽ sự trở lại của linh hồn về thân xác ở cõi mộ không giống như bản chất trở lại của linh hồn về thân xác trên cõi trần... Hãy biết rằng sự trừng phạt nơi cõi mộ là sự trừng phạt của cõi Barzakh. Bởi thế, tất cả những ai chết đi và họ đáng bị trừng phạt thì chắc chắn đều phải nếm lấy sự trừng phạt ở nơi đó dù họ được chôn cất trong mộ hay không được chôn cất do bị thú dữ ăn thịt hoặc bị chết cháy thành tro bay tứ tán hoặc bị chết chìm trong lòng đại dương ... Chúng ta không được phép suy diễn những gì mà Thiên sứ của Allah e đã thông tin cho biết thành những sự việc chứa đựng nhiều ý nghĩa khác nhau trong khi lời của Người đã rõ ràng, chúng ta cũng không được thêm bớt ý mà Người muốn thông tin đến... Có ba cõi mà linh hồn và thân xác phải trải qua: Cõi trần, Cõi Barzakh và Cõi Vĩnh Hằng. Quả thật, Allah I đã định đoạt cho mỗi cõi những quy luật hoạt động riêng biệt, ở cõi trần thân xác là phần chính còn linh hồn là phần đi theo, ở cõi Barzakh linh hồn là phần chính còn thân xác là phần đi theo, nhưng vào Ngày triệu tập, con người được phục sinh đứng dậy từ cõi mộ với thân xác và linh hồn trong sự kết nối và hòa nhập hoàn hảo nhất ...
    Những nguyên nhân bị trừng phạt nơi cõi mộ:
Đại học giả Assafa-rini nói: Các nguyên nhân khiến những người nơi cõi mộ bị trừng phạt được phân thành hai loại: Tổng quát và cụ thể.
Tổng quát: Họ bị trừng phạt do bởi không hiểu biết về Allah cũng như không tuân lệnh Ngài. Allah không trừng phạt bất kỳ một linh hồn nào ý thức được Ngài, yêu thương Ngài và chấp hành theo mệnh lệnh của Ngài. Sự trừng phạt nơi cõi mộ và nơi cõi Đời Sau là hậu quả từ sự phẫn nộ và giận dữ của Allah lên người bề tôi của Ngài. Cho nên, ai làm cho Allah giận dữ và phẫn nộ trên cõi trần này bởi những việc làm trái lệnh Ngài và chết đi nhưng chưa quay đầu sám hối thì y sẽ bị trừng phạt trong cõi Barzakh tùy theo mức độ giận dữ và phẫn nộ của Ngài.
Cụ thể: Quả thật Thiên sứ của Allah e đã cho biết về hai người chủ nhân của hai ngôi mộ bị trừng phạt, một người bị trừng phạt do thói đi mách lẻo giữa mọi người còn người kia bị trừng phạt do không vệ sinh đàng hoàng sau khi tiểu tiện. Thiên sứ của Allah e cho biết những người bị trừng phạt nơi cõi mộ là những người: Dâng lễ nguyện Salah khi chưa tẩy rửa, đi ngang qua người bị đối xử bất công nhưng không giúp đỡ, đọc Qur’an nhưng ban đêm không dâng lễ nguyện Salah còn ban ngày thì không thực hiện theo Nó, làm chuyện Zina, ăn đồng tiền Riba (cho vay lấy lãi), không thức dậy cho lễ nguyện Salah Fajar, không xuất Zakah, gieo Fitnah giữa mọi người, tự cao tự đại, phô trương (không Iklaas) và vu khống.
3.    Phục sinh:
Hãy biết rằng sự phục sinh từ cõi mộ (cõi chết – Barzakh) được khẳng định dựa trên cơ sở Qur’an và Sunnah cũng như tâm trí và niềm tin bản năng lành mạnh. Allah, Đấng Tối Cao đã phán cho biết trong Kinh Sách Thiêng Liêng của Ngài về sự phục sinh và tất cả các vị Nabi, các vị Thiên sứ của Ngài đều thông tin cho biết về sự việc đó.
Thiên sứ Muhammad e là vị Nabi cuối cùng trong số các vị Nabi của Allah. Điều đó có nghĩa là khoảng cách lúc Người nhận sứ mạng cho đến giờ Tận Thế rất gần giống như hai ngón tay cạnh nhau.
Tất cả các vị Nabi, các vị Thiên sứ của Allah e từ Adam u cho tới Nuh u rồi đến Ibrahim u, Musa u, Ysa u và các vị khác đều khẳng định Ngày Tận Thế chắc chắn xảy ra. Quả thật, Allah I đã phán cho biết về Ngày Tận Thế khi Ngài trục xuất Nabi Adam u xuống cõi trần:
﴿وَقُلۡنَا ٱهۡبِطُواْ بَعۡضُكُمۡ لِبَعۡضٍ عَدُوّٞۖ وَلَكُمۡ فِي ٱلۡأَرۡضِ مُسۡتَقَرّٞ وَمَتَٰعٌ إِلَىٰ حِينٖ ٣٦﴾ [سورة البقرة: 36]
{Và TA (Allah) đã phán: Các ngươi hãy đi xuống trần, đứa này sẽ là kẻ thù của đứa kia, và các ngươi sẽ chỉ ở trên trái đất sống và hưởng thụ cho tới một lúc.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 36).
﴿قَالَ ٱهۡبِطُواْ بَعۡضُكُمۡ لِبَعۡضٍ عَدُوّٞۖ وَلَكُمۡ فِي ٱلۡأَرۡضِ مُسۡتَقَرّٞ وَمَتَٰعٌ إِلَىٰ حِينٖ ٢٤ قَالَ فِيهَا تَحۡيَوۡنَ وَفِيهَا تَمُوتُونَ وَمِنۡهَا تُخۡرَجُونَ ٢٥﴾ [سورة الأعراف: 24، 25]
{Ngài (Allah) phán: Các ngươi hãy đi xuống trần, đứa này sẽ là kẻ thù của đứa kia, và các ngươi sẽ chỉ ở trên trái đất sống và hưởng thụ cho tới một lúc. Các ngươi sẽ sống trên trái đất và các ngươi chết trở lại trong nó rồi từ trong nó các ngươi sẽ lại được đưa trở ra.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 24, 25).
Iblis nói khi bị trục xuất khỏi Thiên Đàng:
﴿قَالَ رَبِّ فَأَنظِرۡنِيٓ إِلَىٰ يَوۡمِ يُبۡعَثُونَ ٣٦ قَالَ فَإِنَّكَ مِنَ ٱلۡمُنظَرِينَ ٣٧ إِلَىٰ يَوۡمِ ٱلۡوَقۡتِ ٱلۡمَعۡلُومِ ٣٨﴾ [سورة الحجر: 36 - 38]
{(Iblis) nói: “Lạy Thượng Đế của bề tôi, xin Ngài gia hạn cho bề tôi đến Ngày mà chúng (con cháu của Adam) được phục sinh trở lại (từ cõi chết)”. Ngài (Allah) phán: “Vậy thì nhà ngươi được phép gia hạn đến Ngày của thời khắc ấn định”.} (Chương 15 – Al-Hijr, câu 36 – 38).
Nabi Nuh u nói với người dân của Người:
﴿وَٱللَّهُ أَنۢبَتَكُم مِّنَ ٱلۡأَرۡضِ نَبَاتٗا ١٧ ثُمَّ يُعِيدُكُمۡ فِيهَا وَيُخۡرِجُكُمۡ إِخۡرَاجٗا ١٨﴾ [سورة نوح: 17، 18]
{Và Allah đã tạo sinh và làm các ngươi phát triển từ đất với nguồn thực vật, rồi Ngài sẽ hoàn các ngươi vào trong đó trở lại, và sau đó, Ngài lại đưa các ngươi trở ra toàn bộ.} (Chương 71 – Nuh, câu 17, 18).
Nabi Ibrahim u nói:
﴿وَٱلَّذِي يُمِيتُنِي ثُمَّ يُحۡيِينِ ٨١ وَٱلَّذِيٓ أَطۡمَعُ أَن يَغۡفِرَ لِي خَطِيٓ‍َٔتِي يَوۡمَ ٱلدِّينِ ٨٢﴾ [سورة الشعراء: 81، 82]
 {Và Ngài (Allah) là Đấng sẽ làm cho tôi chết rồi làm cho tôi sống trở lại, và Ngài là Đấng mà tôi hy vọng sẽ tha thứ cho tôi về những lỗi lầm của tôi vào Ngày Phán Xét”.} (Chương 26 – Ash-Shu’ara, câu 69 – 82).
Allah I phán với Nabi Musa u:
﴿إِنَّ ٱلسَّاعَةَ ءَاتِيَةٌ أَكَادُ أُخۡفِيهَا لِتُجۡزَىٰ كُلُّ نَفۡسِۢ بِمَا تَسۡعَىٰ ١٥ فَلَا يَصُدَّنَّكَ عَنۡهَا مَن لَّا يُؤۡمِنُ بِهَا وَٱتَّبَعَ هَوَىٰهُ فَتَرۡدَىٰ ١٦﴾ [سورة طه: 15، 16]
{Quả thật, giờ Tận Thế đang tiến đến nhưng TA muốn giữ kín nó để cho mỗi linh hồn được ban thưởng tùy theo sự cố gắng của mình. Bởi thế, chớ để cho ai đó không có đức tin nơi nó và chạy theo dục vọng làm cho Ngươi xao lãng nó để rồi Ngươi gặp phải sự nguy hại và diệt vong. (Chương 20 – Taha, câu 15, 16).
Nabi Musa u nói trong lời nguyện cầu của Người:
﴿وَٱكۡتُبۡ لَنَا فِي هَٰذِهِ ٱلدُّنۡيَا حَسَنَةٗ وَفِي ٱلۡأٓخِرَةِ إِنَّا هُدۡنَآ إِلَيۡكَۚ﴾ [سورة الأعراف: 156]
{Xin Ngài hãy định đoạt điều tốt lành cho bầy tôi ở cõi trần này và điều tốt lành ở cõi Đời Sau. Quả thật bầy tôi sẽ quay về với Ngài.} (Chương 7 – Al-A’raf, câu 156).
Allah I phán cho biết khi những kẻ vô đức tin vào Hỏa Ngục thì họ sẽ thừa nhận rằng các vị Thiên sứ của họ đã cảnh báo họ về Ngày này:
﴿وَسِيقَ ٱلَّذِينَ كَفَرُوٓاْ إِلَىٰ جَهَنَّمَ زُمَرًاۖ حَتَّىٰٓ إِذَا جَآءُوهَا فُتِحَتۡ أَبۡوَٰبُهَا وَقَالَ لَهُمۡ خَزَنَتُهَآ أَلَمۡ يَأۡتِكُمۡ رُسُلٞ مِّنكُمۡ يَتۡلُونَ عَلَيۡكُمۡ ءَايَٰتِ رَبِّكُمۡ وَيُنذِرُونَكُمۡ لِقَآءَ يَوۡمِكُمۡ هَٰذَاۚ قَالُواْ بَلَىٰ وَلَٰكِنۡ حَقَّتۡ كَلِمَةُ ٱلۡعَذَابِ عَلَى ٱلۡكَٰفِرِينَ ٧١﴾ [سورة الزمر: 71]
{Và từng nhóm những kẻ vô đức tin sẽ bị lùa đến Hỏa Ngục cho tới khi họ đến nơi thì các cánh cổng của Hỏa Ngục được mở ra và các vị Thiên Thần cai quản Hỏa Ngục sẽ bảo họ: “Há các vị Sứ giả xuất thân từ các ngươi đã không đến đọc cho các ngươi nghe các lời phán của Thượng Đế các ngươi sao? Há họ không đến cảnh báo các ngươi về cuộc hội ngộ của Ngày hôm nay ư?” Họ nói: “Vâng, có”. (Dù họ thừa nhận) nhưng lời hứa trừng phạt đã được xác thực đúng với những kẻ vô đức tin.} (Chương 39 – Azzumar, câu 71).
Tất cả các vị Thiên sứ, các vị Nabi đều đã cảnh báo về sự phục sinh giống như sự cảnh báo của vị Nabi, vị Thiên sứ cuối cùng.
Allah I cho biết rằng tất cả người chết sẽ được làm cho sống trở lại và sẽ đứng dậy từ các ngôi mộ của họ một khi tiếng còi thứ ba được thổi lên, Ngài phán:
﴿ثُمَّ نُفِخَ فِيهِ أُخۡرَىٰ فَإِذَا هُمۡ قِيَامٞ يَنظُرُونَ ٦٨ ﴾ [سورة الزمر: 68]
{Rồi Tiếng còi thứ hai (hoặc thứ ba) được thổi lên, thì họ (loài người) sẽ đứng thẳng và ngóng nhìn.} (Chương 39 – Azzumar, câu 68).
﴿وَنُفِخَ فِي ٱلصُّورِ فَإِذَا هُم مِّنَ ٱلۡأَجۡدَاثِ إِلَىٰ رَبِّهِمۡ يَنسِلُونَ ٥١﴾  [سورة يس: 51]
{Và Tiếng Còi phục sinh được thổi lên thì lúc đó họ (người chết) sẽ từ dưới mộ đứng dậy vội vàng chạy đến trình diện Thượng Đế của họ.} (Chương 36 – Yasin, câu 51).
Đại học giả Assafa-rini nói: Trong bộ Tafseer của Tha’labi, ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e đã Tafseer chương Azzumar:
"Quả thật, Allah gởi cơn mưa xuống trái đất trong thời gian bốn mươi ngày cho tới khi nó ngập cao bên trên họ (nhân loại) mười hai khuỷu tay thì Allah ra lệnh cho các thân xác mọc lên giống như thảo mộc. Khi thân xác của họ được hoàn chỉnh giống như cũ thì Ngài đã phán: “Các Thiên Thần gánh Arsh (Ngai vương) hãy sống lại, Jibril, Mi-ka-il, Isra-fil và Azra-il hãy sống lại”. Sau đó, Allah ra lệnh cho Thiên Thần Isra-fil lấy còi để vào miệng và thổi lên, rồi Ngài hô gọi các linh hồn. Thế là các linh hồn liền đến, những linh hồn có đức tin mang ánh hào quang còn những linh hồn vô đức tin như những bóng đen, sau đó Allah bắt tất cả linh hồn và ném vào trong chiếc còi rồi Ngài ra lệnh bảo Isra-fil thổi tiếng còi phục sinh. Vậy là tiếng còi phục sinh được thổi, tất cả các linh hồn bay ra như thể một đàn ong mật khổng lồ phủ cả trời đất. Sau đó, Allah phán: “Với quyền lực và sự tối cao của TA, mỗi linh hồn hãy nhập vào thân xác của nó”. Ngay khi lời phán vừa dứt các linh hồn lập tức nhập vào các thân xác theo đường thượng hầu rồi mặt đất nhanh chóng nứt ra, và Ta là người đầu tiên bước ra từ lòng đất, rồi sau đó các ngươi đi ra từng đoàn đến trình diện Thượng Đế của các Ngươi.
Trong hai bộ Albukhari và Muslim có ghi lại cũng từ lời thuật của ông Abu Huroiroh t rằng Allah I cho mưa từ trên trời đổ xuống, họ (người chết) sẽ mọc lên giống như sự mọc lên của thảo mộc, và thân xác của con người đều bi phân hủy trừ một phần xương duy nhất, đó là xương cụt( ), một bộ phận nền tảng cho sự hình thành cơ thể con người vào Ngày Phục Sinh.
Trong các lời dẫn do Muslim ghi lại: “Quả thật, trong cơ thể con người có một phần xương không bao giờ bị đất ăn (phân hủy). Nó là một bộ phận mà từ nó cơ thể con người được hình thành trở lại vào Ngày Phục Sinh. Các vị Sahabah hỏi: Thưa Thiên sứ của Allah, đó là phần xương nào? Thiên sứ của Allah e nói: Xương cụt”.
Những người đa thần giáo đã cho rằng việc con người được sống trở lại một lần nữa sau khi chết là chuyện quá xa vời, thậm chí còn phủ nhận Ngày Phục Sinh. Chính vì thế, Allah I ra lệnh bảo vị Nabi của Ngài e thề với Ngài rằng sự phục sinh chắc chắn xảy đến:
﴿وَقَالَ ٱلَّذِينَ كَفَرُواْ لَا تَأۡتِينَا ٱلسَّاعَةُۖ قُلۡ بَلَىٰ وَرَبِّي لَتَأۡتِيَنَّكُمۡ عَٰلِمِ ٱلۡغَيۡبِۖ﴾ [سورة السبأ: 3]
{Và những kẻ vô đức tin nói: “Giờ Tận Thế sẽ không xảy đến với bọn ta”. (Này Muhammad!) Ngươi hãy nói (với chúng): “Không đâu, thề bởi Thượng Đế của Ta, Đấng biết điều vô hình rằng giờ Tận Thế chắc chắn sẽ xảy đến với các ngươi”.} (Chương 34 – Assaba’, câu 3).
﴿وَيَسۡتَنۢبِ‍ُٔونَكَ أَحَقٌّ هُوَۖ قُلۡ إِي وَرَبِّيٓ إِنَّهُۥ لَحَقّٞۖ وَمَآ أَنتُم بِمُعۡجِزِينَ ٥٣﴾ [سورة يونس: 53]
{Và chúng hỏi Ngươi (Muhammad) rằng (sự phục sinh) có thật hay không? Ngươi hãy nói: “Vâng, thề bởi Thượng Đế của Ta rằng nó là sự thật. Và (việc phục sinh các ngươi từ đất bụi) không hề làm Allah bất lực”.} (Chương 10 – Yunus, câu 53).
﴿زَعَمَ ٱلَّذِينَ كَفَرُوٓاْ أَن لَّن يُبۡعَثُواْۚ قُلۡ بَلَىٰ وَرَبِّي لَتُبۡعَثُنَّ ثُمَّ لَتُنَبَّؤُنَّ بِمَا عَمِلۡتُمۡۚ وَذَٰلِكَ عَلَى ٱللَّهِ يَسِيرٞ ٧ ﴾ [سورة التغابن: 7]
{Những kẻ vô đức tin cho rằng chúng sẽ không được phục sinh trở lại. Hãy bảo chúng (hỡi Muhammad!) rằng: “Sẽ là điều ngược lại với điều các ngươi nghĩ, thề bởi Thượng Đế của Ta, chắc chắn các ngươi sẽ được phục sinh trở lại rồi các ngươi sẽ được cho biết hết toàn bộ những gì các ngươi đã làm. Và điều đó đối với Allah thật đơn giản”.} (Chương 64 – Attaghabun, câu 7).
Allah I phán về sự gần kề của giờ khắc phục sinh:
﴿ٱقۡتَرَبَتِ ٱلسَّاعَةُ وَٱنشَقَّ ٱلۡقَمَرُ ١﴾ [سورة القمر: 1]
{Giờ tận thế gần kề và hiện tượng mặt Trăng chẻ làm đôi.} (Chương 54 – Al-Qamar, câu 1).
﴿ٱقۡتَرَبَ لِلنَّاسِ حِسَابُهُمۡ وَهُمۡ فِي غَفۡلَةٖ مُّعۡرِضُونَ ١﴾ [سورة الأنبياء: 1]
{Việc xét xử nhân loại gần kề nhưng chúng vẫn vô tâm ngoảnh đi.} (Chương 54 – Al-Qamar, câu 1).
Allah I chê trách những kẻ phủ nhận sự phục sinh, Ngài phán:
﴿قَدۡ خَسِرَ ٱلَّذِينَ كَذَّبُواْ بِلِقَآءِ ٱللَّهِ وَمَا كَانُواْ مُهۡتَدِينَ ٤٥﴾ [سورة يونس: 45]
{Chắc chắn sẽ thua thiệt những ai phủ nhận việc gặp gỡ Allah (ở Đời Sau) vì họ đã không được hướng dẫn.} (Chương 10 – Yunus, câu 45).
﴿أَلَآ إِنَّ ٱلَّذِينَ يُمَارُونَ فِي ٱلسَّاعَةِ لَفِي ضَلَٰلِۢ بَعِيدٍ ١٨﴾ [سورة الشورى: 18]
{Quả thật, những ai tranh cãi về Giờ Tận Thế chắc chắn đang ở trong sự lầm lạc quá xa.} (Chương 42 – Ash-Shura, câu 18).
﴿وَنَحۡشُرُهُمۡ يَوۡمَ ٱلۡقِيَٰمَةِ عَلَىٰ وُجُوهِهِمۡ عُمۡيٗا وَبُكۡمٗا وَصُمّٗاۖ مَّأۡوَىٰهُمۡ جَهَنَّمُۖ كُلَّمَا خَبَتۡ زِدۡنَٰهُمۡ سَعِيرٗا ٩٧ ذَٰلِكَ جَزَآؤُهُم بِأَنَّهُمۡ كَفَرُواْ بِ‍َٔايَٰتِنَا وَقَالُوٓاْ أَءِذَا كُنَّا عِظَٰمٗا وَرُفَٰتًا أَءِنَّا لَمَبۡعُوثُونَ خَلۡقٗا جَدِيدًا ٩٨ ۞أَوَ لَمۡ يَرَوۡاْ أَنَّ ٱللَّهَ ٱلَّذِي خَلَقَ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضَ قَادِرٌ عَلَىٰٓ أَن يَخۡلُقَ مِثۡلَهُمۡ وَجَعَلَ لَهُمۡ أَجَلٗا لَّا رَيۡبَ فِيهِ فَأَبَى ٱلظَّٰلِمُونَ إِلَّا كُفُورٗا ٩٩﴾ [سورة الإسراء: 97 - 99]
{Và vào Ngày Phục Sinh, TA (Allah) sẽ tập trung chúng lại quỳ úp mặt xuống đất trong trạng thái mù, câm và điếc; chỗ ngụ của chúng sẽ là Hỏa Ngục. Mỗi lần ngọn lửa giảm xuống, TA sẽ tăng ngọn lửa lên thêm cho chúng. Đó là phần thưởng dành cho chúng bởi chúng đã phủ nhận các lời phán của TA và chúng đã thường nói: “Phải chăng khi bọn ta đã thành xương khô và mảnh vụn rồi bọn ta sẽ lại được cho sống với một sự tạo hóa mới ư?” Há chúng không cho rằng Allah, Đấng đã tạo hóa các tầng trời và trái đất, sẽ thừa khả năng tạo ra cái mới tương tự như chúng hay sao? Ngài đã ấn định cho chúng một thời hạn mà không có gì phải nghi ngờ. Tuy nhiên, những kẻ làm điều sai quấy luôn cứ từ chối (sự thật) mà chỉ biết tiếp nhận sự vô đức tin.} (Chương  17 – Al-Isra’, câu 97 – 99).                
﴿وَقَالُوٓاْ أَءِذَا كُنَّا عِظَٰمٗا وَرُفَٰتًا أَءِنَّا لَمَبۡعُوثُونَ خَلۡقٗا جَدِيدٗا ٤٩ ۞قُلۡ كُونُواْ حِجَارَةً أَوۡ حَدِيدًا ٥٠ أَوۡ خَلۡقٗا مِّمَّا يَكۡبُرُ فِي صُدُورِكُمۡۚ فَسَيَقُولُونَ مَن يُعِيدُنَاۖ قُلِ ٱلَّذِي فَطَرَكُمۡ أَوَّلَ مَرَّةٖۚ فَسَيُنۡغِضُونَ إِلَيۡكَ رُءُوسَهُمۡ وَيَقُولُونَ مَتَىٰ هُوَۖ قُلۡ عَسَىٰٓ أَن يَكُونَ قَرِيبٗا ٥١ يَوۡمَ يَدۡعُوكُمۡ فَتَسۡتَجِيبُونَ بِحَمۡدِهِۦ وَتَظُنُّونَ إِن لَّبِثۡتُمۡ إِلَّا قَلِيلٗا ٥٢﴾ [سورة  الإسراء: 49 - 52]
{Chúng bảo: “Phải chăng sau khi bọn ta đã trở thành xương khô và mảnh vụn, bọn ta sẽ được dựng sống lại thành mới hoàn toàn ư?” Hãy bảo chúng (Muhammad!): “Vậy các ngươi hãy là đá hoặc sắt hay bất cứ tạo vật nào mà tâm trí của các ngươi cho là cứng nhất (để các ngươi không bị diệt vong bởi cái chết). Rồi chúng lại bảo: “Vậy ai sẽ phục sinh bọn ta trở lại?” Ngươi (Muhammmad) hãy bảo chúng: “Đó là Đấng đã tạo hóa các ngươi lúc ban đầu”. Chúng sẽ nhìn Ngươi và lắc đầu bảo: “Bao giờ nó mới xảy đến?” Ngươi hãy nói với chúng: “E rằng Ngày đó sẽ gần thôi. Vào Ngày đó, Ngài (Allah) sẽ gọi các ngươi rồi các ngươi phải đáp lại bằng lời ca tụng Ngài và các ngươi cứ ngỡ rằng các ngươi đã ở trần gian chỉ trong chốc lát mà thôi”.} (Chương 17 – Al-Isra’, câu 49 – 52).
Học giả Attaha-wiyah giảng giải các câu Kinh này, nói: Hãy suy ngẫm về những điều được trả lời cho các câu hỏi. Đầu tiên họ nói: {Phải chăng sau khi bọn ta đã trở thành xương khô và mảnh vụn, bọn ta sẽ được dựng sống lại thành mới hoàn toàn sao?} (Chương 17 – Al-Isra’, câu 49) thì họ được trả lời: Nếu các ngươi cho rằng không có Đấng Tạo Hóa ra các ngươi và cũng không có Thượng Đế nào quản lý và chi phối các ngươi cả thì chẳng lẽ các ngươi là những tạo vật không bị diệt vong bởi cái chết như đá, sắt hoặc như những gì mà tâm trí các ngươi cho là cứng nhất ư? Còn nếu các ngươi nói rằng bọn ta được tạo ra trên thuộc tính không chấp nhận sự còn mãi vậy thì điều gì đã làm cho các ngươi hình thành trên thuộc tính đó, ai đã tạo ra các ngươi như thế? Nếu Đấng có khả năng tạo ra các ngươi trên thuộc tính như thế thì Ngài thừa khả năng tái tạo các ngươi trở lại trong lần tạo hóa khác.
Giảng giải câu trả lời này theo một khía cạnh khác: Nếu các ngươi là đá hoặc sắt hay những gì vĩ đại và vững chắc hơn thế thì Ngài vẫn thừa khả năng hủy diệt các ngươi, biến đổi bản chất của các ngươi, chuyển hóa nó từ thể trạng này sang thể trạng khác. Nếu Đấng có toàn năng chi phối những vật thể cứng chắc thế kia bằng sự hủy diệt và biến đổi thì chẳng có vật gì ngoài chúng làm yếu đi khả năng của Ngài.
Sau đó, họ lại hỏi một câu hỏi khác {Vậy ai sẽ phục sinh bọn ta trở lại?} khi thân xác của bọn ta đã bị hủy và biến đổi thì câu trả lời: {Đó là Đấng đã tạo hóa các ngươi lúc ban đầu}. Rồi khi được trả lời thì họ lại chuyển sang một câu hỏi khác hầu làm gián đoạn và câu hỏi đó là {Bao giờ nó mới xảy đến?} và câu trả lời cho họ là {E rằng Ngày đó sẽ gần thôi}.
4.    Tin nơi những sự việc của Ngày Phục Sinh
Đại học giả Assafa-ri-ni nói: Hãy biết rằng Ngày Phục Sinh là thời khắc của những chấn động khủng khiếp và những nỗi kinh hoàng khiếp vía làm những miếng gan tan chảy, những phụ nữ đang cho con bú quên bẵng đứa con của mình, những phụ nữ mang thai quên cả cơn đau sảy thai và những đứa trẻ trở nên tóc bạc. Những sự việc đó được khẳng định bởi Qur’an và Sunnah. Quả thật, có nhiều quan điểm khác nhau về ý nghĩa từ tên gọi Yawmu Qiya-mah cho Ngày hôm đó vì Qiya-mah có nghĩa là đứng. Một số học giả thì cho rằng Ngày Phục Sinh được gọi như vậy vì vào Ngày hôm đó nhân loại sẽ đứng dậy từ các ngôi mộ của họ như Allah I đã phán:
﴿يَوۡمَ يَخۡرُجُونَ مِنَ ٱلۡأَجۡدَاثِ سِرَاعٗا كَأَنَّهُمۡ إِلَىٰ نُصُبٖ يُوفِضُونَ ٤٣﴾ [سورة المعارج: 43]  
{Ngày mà chúng sẽ hối hả đi ra khỏi mộ giống như cảnh chúng đua nhau đâm đầu chạy đến mục tiêu đã định sẵn cho chúng.} (Chương 71 – Al-Ma’a-rij, câu 43).
Một số học giả khác thì nói bởi vì Ngày hôm đó nhân loại phải đứng trình diện trước Allah I giống như Ngài đã phán:
﴿يَوۡمَ يَقُومُ ٱلنَّاسُ لِرَبِّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ٦﴾ [سورة المطففين: 6]
{Ngày mà nhân loại phải đứng trình diện trước Đấng Chủ Tể của muôn loài.} (Chương 83 – Al-Mutaffifi-n, câu 6).
Imam Ahmad, Abu Ya’la và Ibnu Hibban ghi lại qua lời thuật của ông Abu Sa’eed Al-Khudri rằng Thiên sứ của Allah e nói:
﴿يَوۡمٖ كَانَ مِقۡدَارُهُۥ خَمۡسِينَ أَلۡفَ سَنَةٖ ٤﴾ [سورة المعارج: 4]
{Ngày mà thời gian của nó tương đương với năm mươi ngàn năm.} (Chương 70 – Al-Ma’a-rij, câu 4).
Khi Thiên sứ của Allah nói câu Kinh trên thì có người nói “Ngày đó sao dài thế kia” thì Người nói: “Ta thề bởi Đấng mà linh hồn Ta nằm trong tay Ngài rằng Ngài sẽ giảm nhẹ cho người có đức tin đến mức hơn cả thời gian của một lễ nguyện Salah bổn phận”.
 Một số người lại nói rằng Ngày Phục Sinh được gọi là Ngày Qiya-mah là bởi vì trong Ngày hôm đó các Thiên Thần và Đại Thiên Thần đứng thành hàng ngũ chỉnh tề. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿يَوۡمَ يَقُومُ ٱلرُّوحُ وَٱلۡمَلَٰٓئِكَةُ صَفّٗاۖ﴾ [سورة النبأ: 38]
{Ngày mà Đại Thiên thần và các Thiên Thần đứng thành hàng.} (Chương 78 – Annaba’, câu 38).
Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{يَعْرَقُ النَّاسُ يَوْمَ الْقِيَامَةِ حَتَّى يَذْهَبَ عَرَقُهُمْ فِى الأَرْضِ سَبْعِينَ ذِرَاعًا، وَيُلْجِمُهُمْ حَتَّى يَبْلُغَ آذَانَهُمْ» رواه البخاري.
“Nhân loại sẽ đổ mồ hôi vào Ngày Phán Xét đến mức mồ hôi của họ ngập tràn trên mặt đất bảy mươi khuỷu tay và nó dâng ngập lên đến tận đôi tai của họ.” (Albukhari).
Trong bộ Muslim có ghi lại qua lời thuật của ông Al-Miqdaar t rằng ông đã nghe Thiên sứ của Allah e nói:
{إِذَا كَانَ يَوْمُ الْقِيَامَةِ أُدْنِيَتِ الشَّمْسُ مِنَ الْعِبَادِ حَتَّى تَكُونَ قِيدَ مِيلٍ أَوِ اثْنَيْنِ فَتَصْهَرُهُمُ الشَّمْسُ فَيَكُونُونَ فِى الْعَرَقِ بِقَدْرِ أَعْمَالِهِمْ فَمِنْهُمْ مَنْ يَأْخُذُهُ إِلَى عَقِبَيْهِ وَمِنْهُمْ مَنْ يَأْخُذُهُ إِلَى رُكْبَتَيْهِ وَمِنْهُمْ مَنْ يَأْخُذُهُ إِلَى حَقْوَيْهِ وَمِنْهُمْ مَنْ يُلْجِمُهُ إِلْجَامًا}.
“Vào Ngày Phán Xét, mặt trời sẽ được mang đến gần các bề tôi khoảng một hoặc hai dặm. Mặt trời làm cho họ đổ mồ hồi và mồ hôi của họ chảy ra tương ứng với các việc làm của họ, có người nước mồ hồi ngập lên đến mắt cá chân, có người nước mồ hôi lên đến đầu gối, có người nước mồ hôi lên đến hông, và có người nước mồ hôi ngập lút đầu”.
Vào Ngày hôm đó, nhân loại sẽ phải đối diện với những điều sau đây:
    Sự phán xét:
Sự phán xét là sự xem xét thưởng phạt cho các việc làm của nhân loại và nhắc họ về những điều mà họ đã quên lãng. Allah I phán:
﴿يَوۡمَ يَبۡعَثُهُمُ ٱللَّهُ جَمِيعٗا فَيُنَبِّئُهُم بِمَا عَمِلُوٓاْۚ أَحۡصَىٰهُ ٱللَّهُ وَنَسُوهُۚ وَٱللَّهُ عَلَىٰ كُلِّ شَيۡءٖ شَهِيدٌ ٦﴾ [سورة المجادلة: 6]
{Vào Ngày mà Allah phục sinh tất cả bọn chúng để Ngài cho chúng biết những điều mà chúng đã làm. Allah đã cho ghi chép tất cả nhưng chúng đã quên. Và Allah làm chứng cho tất cả mọi thứ.} (Chương 58 – Al-Muja-dalah, câu 6).
﴿وَوُضِعَ ٱلۡكِتَٰبُ فَتَرَى ٱلۡمُجۡرِمِينَ مُشۡفِقِينَ مِمَّا فِيهِ وَيَقُولُونَ يَٰوَيۡلَتَنَا مَالِ هَٰذَا ٱلۡكِتَٰبِ لَا يُغَادِرُ صَغِيرَةٗ وَلَا كَبِيرَةً إِلَّآ أَحۡصَىٰهَاۚ وَوَجَدُواْ مَا عَمِلُواْ حَاضِرٗاۗ وَلَا يَظۡلِمُ رَبُّكَ أَحَدٗا ٤٩ ﴾  [سورة : الكهف: 49]
{Và quyển sổ sẽ được mang đặt trước mặt. Rồi Ngươi (Muhammad) sẽ thấy những kẻ tội lỗi kinh hãi về những điều được ghi trong đó. Và chúng sẽ than: “Ôi, thật khổ thân chúng tôi! Quyển sổ gì như thế này! Sao nó ghi không sót một điều gì dù nhỏ hay lớn”. Và chúng sẽ nhìn thấy trước mặt chúng tất cả những điều mà chúng đã làm. Và Thượng Đế của Ngươi sẽ không đối xử bất công đối với một ai.} (Chương 18 – Al-Kahf, câu 49).
﴿يَوۡمَئِذٖ يَصۡدُرُ ٱلنَّاسُ أَشۡتَاتٗا لِّيُرَوۡاْ أَعۡمَٰلَهُمۡ ٦ فَمَن يَعۡمَلۡ مِثۡقَالَ ذَرَّةٍ خَيۡرٗا يَرَهُۥ ٧ وَمَن يَعۡمَلۡ مِثۡقَالَ ذَرَّةٖ شَرّٗا يَرَهُۥ ٨﴾ [سورة : الزلزلة: 6 - 8]
{Ngày đó, nhân loại sẽ đi rời rạc thành từng đoàn để đến chứng kiến các việc làm của họ. Do đó, người nào làm một việc thiện tốt cho dù nhỏ như hạt bụi cũng sẽ thấy nó, còn người nào làm một việc xấu cho dù nhỏ như hạt bụi thì cũng sẽ thấy nó.} (Chương 99 – Al-Zilzilah, câu 6 – 8).
Một sự việc khác trong sự phán xét là Allah I sẽ trả lại công bằng cho những ai bị đối xử bất công. Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{لَتُؤَدُّنَّ الْحُقُوقَ إِلَى أَهْلِهَا يَوْمَ الْقِيَامَةِ حَتَّى يُقَادَ لِلشَّاةِ الْجَلْحَاءِ مِنَ الشَّاةِ الْقَرْنَاءِ} رواه مسلم والترمذي.
“Vào Ngày Phán Xét, mọi điều lẽ phải sẽ được trả về cho chủ của nó thậm chí ngay cả con cừu không có sừng cũng được trả lại công bằng từ con cừu có sừng.” (Muslim, Tirmizdi).
Sự phán xét có nhiều mức dạng khác nhau, trong đó có sự phán xét nghiêm khắc và có sự phán xét nhẹ nhàng và dễ dãi. Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: “Allah, Đấng Tối Cao sẽ phán xét tạo vật của Ngài, đối với người bề tôi có đức tin thì Ngài sẽ thầm tra xét một cách riêng tư chỉ có y với Ngài và y sẽ thừa nhận tội lỗi của mình giống như đã được nói trong Qur’an và Sunnah; còn đối với những người vô đức tin thì họ sẽ không được phán xét để xem và cân đo giữa việc làm thiện tốt và việc làm xấu bởi họ không được thừa nhận công đức và ân phước. Tuy nhiên, các việc làm của họ vẫn được nêu ra và họ sẽ thừa nhận tất cả”.
 Điều đầu tiên của người bề tôi được mang ra phán xét là lễ nguyện Salah của y, còn điều đầu tiên được phân xử giữa con người với nhau là nợ máu (giết chóc và tàn sát). Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّ أَوَّلَ مَا يُحَاسَبُ بِهِ الْعَبْدُ بِصَلاَتِهِ فَإِنْ صَلَحَتْ فَقَدْ أَفْلَحَ وَأَنْجَحَ وَإِنْ فَسَدَتْ فَقَدْ خَابَ وَخَسِرَ. فَإِنِ انْتَقَصَ مِنْ فَرِيضَتِهِ شَىْءٌ قَالَ:                 انْظُرُوا هَلْ لِعَبْدِى مِنْ تَطَوُّعٍ فَيُكَمَّلُ بِهِ مَا نَقَصَ مِنَ الْفَرِيضَةِ ثُمَّ يَكُونُ سَائِرُ عَمَلِهِ عَلَى نَحْوِ ذَلِكَ} رواه الترمذي وحسنه وصححه أبو داود والحاكم.
“Quả thật, việc làm đầu tiên mà người bề tôi được mang ra phán xét là lễ nguyện Salah của y. Nếu lễ nguyện Salah của y được hoàn tất tốt đẹp thì y sẽ thành công và đỗ đạt, còn nếu lễ nguyện Salah không tốt thì y sẽ thất bại và thua thiệt. Nếu trong lễ nguyện Salah bắt buộc có sự thiếu sót nào đó thì       (Allah) sẽ phán bảo (các Thiên Thần): ‘Các ngươi hãy xem liệu người bề tôi của TA có lễ nguyện Salah tự nguyện không, nếu có hãy bổ sung vào phần thiếu sót của lễ nguyện Salah bắt buộc’. Sau đó, các việc làm còn lại mới được mang ra phán xét dưới hình thức tương tự.” (Tirmizdi ghi lại, ông Abu Dawood và Hakim xác nhận Hadith tốt và Sahih).
Ông Ibnu Mas’ud t cũng thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{أَوَّلُ مَا يُحَاسَبُ عَلَيْهِ الْعَبْدُ صَلَاتُهُ} رواه النسائي.
“Việc làm đầu tiên mà người bề tôi bị đưa ra phán xét chính là lễ nguyện Salah của y.” (Annasa-i).
    Trao các quyển sổ ghi chép:
Các quyển sổ ghi chép là các quyển sổ mà các vị Thiên Thần dùng để ghi chép các việc làm mà con người đã làm trên cuộc sống thế gian từ hành động và lời nói. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَكُلَّ إِنسَٰنٍ أَلۡزَمۡنَٰهُ طَٰٓئِرَهُۥ فِي عُنُقِهِۦۖ وَنُخۡرِجُ لَهُۥ يَوۡمَ ٱلۡقِيَٰمَةِ كِتَٰبٗا يَلۡقَىٰهُ مَنشُورًا ١٣ ٱقۡرَأۡ كِتَٰبَكَ كَفَىٰ بِنَفۡسِكَ ٱلۡيَوۡمَ عَلَيۡكَ حَسِيبٗا ١٤﴾ [سورة الإسراء: 13، 14]
{Và vào Ngày Phục sinh, TA (Allah) cột vào cổ của mỗi con người và y sẽ mang một quyển sổ (ghi chép việc làm của y) được mở sẳn, (với lời phán): “Hãy đọc quyển sổ của ngươi! Ngày hôm nay, linh hồn của ngươi đủ thanh toán ngươi”.} (Chương 17 – Al-Isra’, câu 13, 14).
Các học giả nói: Allah I cột vào cổ của con người các việc làm của họ. Có người được trao cho quyển sổ của mình từ phía cánh tay phải và có người được trao cho quyển sổ của mình từ phía cánh tay trái. Allah, Đấng Tối Cao phán:
 ﴿فَأَمَّا مَنۡ أُوتِيَ كِتَٰبَهُۥ بِيَمِينِهِۦ فَيَقُولُ هَآؤُمُ ٱقۡرَءُواْ كِتَٰبِيَهۡ ١٩ إِنِّي ظَنَنتُ أَنِّي مُلَٰقٍ حِسَابِيَهۡ ٢٠ فَهُوَ فِي عِيشَةٖ رَّاضِيَةٖ ٢١ فِي جَنَّةٍ عَالِيَةٖ ٢٢ قُطُوفُهَا دَانِيَةٞ ٢٣ كُلُواْ وَٱشۡرَبُواْ هَنِيٓ‍َٔۢا بِمَآ أَسۡلَفۡتُمۡ فِي ٱلۡأَيَّامِ ٱلۡخَالِيَةِ ٢٤  وَأَمَّا مَنۡ أُوتِيَ كِتَٰبَهُۥ بِشِمَالِهِۦ فَيَقُولُ يَٰلَيۡتَنِي لَمۡ أُوتَ كِتَٰبِيَهۡ ٢٥ وَلَمۡ أَدۡرِ مَا حِسَابِيَهۡ ٢٦ يَٰلَيۡتَهَا كَانَتِ ٱلۡقَاضِيَةَ ٢٧ مَآ أَغۡنَىٰ عَنِّي مَالِيَهۡۜ ٢٨ هَلَكَ عَنِّي سُلۡطَٰنِيَهۡ ٢٩﴾ [سورة الحاقة: 19 - 29]
{Đối với ai được trao cho quyển sổ từ nơi cánh tay phải thì họ sẽ reo trong niềm vui sướng và khoe rằng: “Mọi người hãy đến đây xem quyển sổ của tôi đây này! Quả thật, tôi cứ nghĩ mình sẽ phải chịu sự thanh toán nghiệt ngã...” Thế là, y được sống một đời sống thật toại nguyện và hài lòng nơi Thiên Đàng trên cao, có trái cây gần tầm tay hái, và họ được mời gọi: Nào, quí vị hãy ăn và uống cho thỏa thích về những gì mà quí vị đã làm trong những ngày trước đây. Còn đối với ai được trao cho quyển sổ từ nơi cánh tay trái thì họ sẽ than khóc trong nuối tiếc: Ôi thật khổ thân! Phải chi mình đừng được trao cho quyển sổ như thế này. Ôi, mình thiệt không biết gì về việc thanh toán này cả. Ôi, thà chết phứt cho xong. Sao của cải của mình chẳng giúp ích được gì cho mình thế này. Quyền lực của mình đã hủy diệt bản thân mình.} (Chương 69 – Al-Haqqah, câu 19 – 29).
    Cân đo các việc làm:
Một trong những sự việc diễn ra trong Ngày hôm đó là các việc làm của người bề tôi sẽ được mang ra cân trên chiếc cân công lý của Allah I. Ngài phán:
﴿وَٱلۡوَزۡنُ يَوۡمَئِذٍ ٱلۡحَقُّۚ فَمَن ثَقُلَتۡ مَوَٰزِينُهُۥ فَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡمُفۡلِحُونَ ٨ وَمَنۡ خَفَّتۡ مَوَٰزِينُهُۥ فَأُوْلَٰٓئِكَ ٱلَّذِينَ خَسِرُوٓاْ أَنفُسَهُم بِمَا كَانُواْ بِ‍َٔايَٰتِنَا يَظۡلِمُونَ ٩﴾ [سورة الأعراف: 8 ، 9]
{Và việc cân đo (Phúc và Tội) trong Ngày Hôm đó là sự thật. Bởi thế, những ai mà bàn cân (chứa các việc làm thiện tốt) của họ nặng thì họ là những người thành công; còn những ai mà bàn cân (chứa các việc làm thiện tốt) của họ nhẹ thì họ là những người thất bại và thua thiệt cho bản thân mình, bởi những gì mà họ đã sai quấy với các lời phán của TA.} (Chương 7 – Al-A’raf, câu 8, 9).
﴿وَنَضَعُ ٱلۡمَوَٰزِينَ ٱلۡقِسۡطَ لِيَوۡمِ ٱلۡقِيَٰمَةِ فَلَا تُظۡلَمُ نَفۡسٞ شَيۡ‍ٔٗاۖ وَإِن كَانَ مِثۡقَالَ حَبَّةٖ مِّنۡ خَرۡدَلٍ أَتَيۡنَا بِهَاۗ وَكَفَىٰ بِنَا حَٰسِبِينَ ٤٧ ﴾ [سورة الأنبياء: 47]
{Và TA đã đặt những chiếc cân công minh cho Ngày Phán xét. Bởi thế, không một linh hồn nào bị bất công bất cứ một điều gì, và cho dù điều gì đó có nhỏ bằng hạt bụi đi chăng nữa cũng sẽ được TA mang ra phán xét. Và một mình TA thanh toán là quá đủ!} (Chương 21 – Al-Ambiya, câu 47).
Các bề tôi của Allah I được cân đo trên chiếc cân thực sự chứ không phải là hình ảnh ẩn dụ, và chiếc cân có hai đĩa hai bên.
    Cầu Sirat và việc phải đi qua chiếc cầu đó:
Một trong các sự việc diễn ra trong Ngày Hôm đó là đi qua chiếc cầu Sirat. Chiếc cầu Sirat được bắt ngang qua Hỏa Ngục, nó rất nhỏ chỉ như sợi tóc và sắc hơn cả lưỡi kiếm, nóng hơn cả cục than đang cháy, hai bên cầu có những chiếc móc sắt. Nhân loại đi qua được chiếc cầu này tùy theo các việc làm ngoan đạo và thiện tốt của họ, có người đi qua nhanh như cơn gió, có ngươi đi qua giống như một con chiến mã, có người đi qua như một người chạy nhanh, có người đi qua như người đi bộ, có người phải bò để đi qua, và có người bị những chiếc móc sắt hai bên cấu vào người kéo rơi xuống Hỏa Ngục.
Đại học giả Assafa-ri-ni nói: Theo một cách tổng thể chiếc cầu Sirat là ngôn từ được đồng thuận. Tuy nhiên, những người chân lý khẳng định nó theo nghĩa đen của ngôn từ được thông điệp rằng nó là chiếc cầu được bắt ngang qua Hỏa Ngục, nó nhỏ như sợi tóc và sắc hơn cả lưỡi kiếm; còn những người Mu’tazilah thì phủ nhận điều đó và cho rằng không ai có thể đi qua chiếc cầu đó, và nếu thực sự có thể đi qua thì đó là sự trừng phạt nhưng không có sự trừng phạt dành cho những người có đức tin tốt đẹp vào Ngày Phán Xét, thật ra ý nghĩa ở đây chỉ muốn nói về con đường đến Thiên Đàng được hướng dẫn như lời phán của Allah:
﴿سَيَهۡدِيهِمۡ وَيُصۡلِحُ بَالَهُمۡ ٥﴾ [سورة  محمد: 5]
{Ngài (Allah) sẽ hướng dẫn họ và sẽ cải thiện điều kiện của họ.} (Chương 47 – Muhammad, câu 5).
Và là con đường đến Hỏa Ngục được chỉ ra như lời phán của Allah:
﴿فَٱهۡدُوهُمۡ إِلَىٰ صِرَٰطِ ٱلۡجَحِيمِ ٢٣﴾ [سورة الصافات: 23]
{Các ngươi hãy đưa chúng đến con đường dẫn vào Hỏa Ngục.} (Chương 37 – ِAs-Sa-fa-t, câu 23).
Đó là những lời nói bóp mép sai với sự thật mà Thiên sứ của Allah e đã thông điệp.
    Chiếc hồ Al-Hawdh:
Học giả Assuyu-ti nói rằng cái hồ Al-Hawdh được thuật lại bởi hơn năm mươi mấy vị Sahabah, trong đó có bốn vị Khalifah chính trực cùng với nhiều vị Sahabah học thuộc lòng Qur’an.
Ông Abdullah bin Amru bin Al’Ass t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{حَوْضِى مَسِيرَةُ شَهْرٍ، مَاؤُهُ أَبْيَضُ مِنَ اللَّبَنِ، وَرِيحُهُ أَطْيَبُ مِنَ الْمِسْكِ، وَكِيزَانُهُ كَنُجُومِ السَّمَاءِ، مَنْ شَرِبَ مِنْهَا فَلاَ يَظْمَأُ أَبَدًا} رواه البخاري ومسلم.
“Hồ Al-Hawdh của Ta rộng bằng một tháng đi đường, nước của nó có màu trắng từ sữa, mùi của nó thơm từ xạ hương, những chiếc múc của nó (lấp lánh) giống như những ngôi sao trên bầu trời, ai uống nước của nó sẽ không bao giờ khát nữa.” (Albukhari, Muslim).
Ông Anas bin Malik t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e ngủ thiếp đi rồi sau đó ngẩng mặt lên cười, nói:
{إِنَّهُ أُنْزِلَتْ عَلَىَّ آنِفًا سُورَةٌ}
“Quả thật một chương Kinh vừa được ban xuống cho Ta”.
Rồi Người đọc:
﴿إِنَّآ أَعۡطَيۡنَٰكَ ٱلۡكَوۡثَرَ ١ فَصَلِّ لِرَبِّكَ وَٱنۡحَرۡ ٢ إِنَّ شَانِئَكَ هُوَ ٱلۡأَبۡتَرُ ٣﴾ [سورة الكوثر: 1 - 3]
{Quả thật, TA (Allah) đã ban cho Ngươi (Muhammad) Al-Kawthar. Bởi thế, hãy dâng lễ nguyện Salah và giết tế vì Thượng Đế của Ngươi. Quả thật, kẻ xúc phạm Ngươi mới là kẻ mất hết hy vọng.} (Chương 108 – Chương 108, câu 1 – 3).
Sau khi đọc xong Người hỏi:
{هَلْ تَدْرُونَ مَا الْكَوْثَرُ؟}
“Các ngươi có biết Al-Kawthar là gì không?”
Các vị Sahabah y nói: Allah và Thiên sứ của Ngài biết hơn hết!
Thiên sứ của Allah e nói:
{هُوَ نَهْرٌ أَعْطَانِيهِ رَبِّى عَزَّ وَجَلَّ فِى الْجَنَّةِ عَلَيْهِ خَيْرٌ كَثِيرٌ يَرِدُ عَلَيْهِ أُمَّتِى يَوْمَ الْقِيَامَةِ آنِيَتُهُ عَدَدُ الْكَوَاكِبِ يُخْتَلَجُ الْعَبْدُ مِنْهُم فَأَقُولُ يَا رَبِّ إِنَّهُ مِنْ أُمَّتِى. فَيُقَالُ لِى إِنَّكَ لاَ تَدْرِى مَا أَحْدَثُوا بَعْدَكَ} رواه مسلم.
“Đó là con sông mà Thượng Đế, Đấng Tối Cao của Ta ban cho Ta nơi Thiên Đàng. Con sông mang nhiều sự tốt lành, nơi mà vào Ngày Phục Sinh cộng đồng tín đồ của Ta sẽ được đưa đến đó, các vật dụng múc đựng nước (nổi bồng bềnh trên mặt sông) nhiều như các tinh tú. Trong số họ có người bề tôi bị dẫn quay lại rời khỏi con sông, thế là Ta nói: Thưa Thượng Đế của bề tôi, y thuộc cộng đồng tín đồ của bề tôi. Nhưng Ngài phán: Quả thật, ngươi không hề biết điều mà chúng đã đổi mới sau ngươi.” (Muslim).
Học giả Al-Qurtubi nói: Các học giả của chúng tôi nói rằng tất cả những ai rời bỏ tôn giáo của Allah hoặc đổi mới, cải biên trong đó những điều không được Allah hài lòng cũng như không được Ngài cho phép thì họ đều là những người bị dẫn đi khỏi chiếc hồ Al-Hawdh. Trong đám những người này, những người đáng phải chịu bị kéo đi khỏi chiếc hồ Al-Hawdh là những người làm trái biệt với những nhóm người Muslim như những người của nhóm phái Al-Khawa-rij, Ra-fidah, Al-Mu’tazilah. Quả thật, nhóm Al-Mu’tazilah được cho là trái biệt vì họ đã không khẳng định chiếc hồ Al-Hawdh trong khi các bằng chứng Sunnah xác thực đã khẳng định. Bởi thế, bất cứ ai không khẳng định chiếc hồ Al-Hawdh thì người đó là  kẻ đổi mới cải biên đáng bị lôi kéo đi khỏi chiếc hồ đó.
    Sự cầu xin ân xá Shafa’ah:
Sự cầu xin ân xá Shafa’ah là sự thật, và những người được hưởng sự cầu xin ân xá phải hội đủ hai điều kiện: Người đứng ra cầu xin ân xá phải được sự cho phép của Allah I và người được hưởng sự cầu xin ân xá phải là người nằm trong nhóm người được Ngài hài lòng. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَكَم مِّن مَّلَكٖ فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ لَا تُغۡنِي شَفَٰعَتُهُمۡ شَيۡ‍ًٔا إِلَّا مِنۢ بَعۡدِ أَن يَأۡذَنَ ٱللَّهُ لِمَن يَشَآءُ وَيَرۡضَىٰٓ ٢٦﴾  [سوروة النجم: 26]
{Và có bao nhiêu Thiên thần trong các tầng trời mà sự can thiệp chẳng có kết quả gì trừ phi Allah chấp thuận cho ai mà Ngài muốn và hài lòng.} (Chương 53 – Annajm, câu 26).
Trong câu Kinh này khẳng định rằng sự cầu xin ân xá sẽ không mang lại lợi ích gì trừ phi nó phải hội đủ hai điều kiện:
Điều kiện thứ nhất: Sự cho phép của Allah đến người đứng ra cầu xin ân xá, bởi lẽ sự ân xá thuộc vương quyền của một mình Allah như Ngài đã phán:
﴿قُل لِّلَّهِ ٱلشَّفَٰعَةُ جَمِيعٗاۖ لَّهُۥ مُلۡكُ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِۖ ثُمَّ إِلَيۡهِ تُرۡجَعُونَ ٤٤﴾ [سورة الزمر: 44]
{Ngươi (Muhammad) hãy bảo họ: “Mọi sự cầu xin ân xá đều thuộc quyền của Allah cả”.} (Chương 39 – Azzumar, câu 44).
Điều kiện thứ hai: Sự hài lòng của Allah I đối với người được hưởng sự cầu xin ân xá rằng họ phải thuộc cư dân của Tawhid, bởi lẽ sự cầu xin ân xá sẽ vô ích đối với người thờ đa thần như Allah I đã phán:
﴿فَمَا تَنفَعُهُمۡ شَفَٰعَةُ ٱلشَّٰفِعِينَ ٤٨﴾ [سورة المدثر: 48]
{Do đó, không một ai có thể can thiệp cứu giúp được chúng.} (Chương 74 – Al-Muddaththir, câu 48).
Đây là bằng chứng khẳng định sự sai trái và vô nghĩa đối với những người đến các ngôi mộ để van vái cầu xin sự can thiệp của người chết cũng như những hành vi tỏ lòng tôn vinh những người đã khuất dưới các hình thức mong được họ can thiệp ở nơi Allah I vào Ngày Sau. Allah I đã phán:
﴿وَيَعۡبُدُونَ مِن دُونِ ٱللَّهِ مَا لَا يَضُرُّهُمۡ وَلَا يَنفَعُهُمۡ وَيَقُولُونَ هَٰٓؤُلَآءِ شُفَعَٰٓؤُنَا عِندَ ٱللَّهِۚ﴾ [سورة يونس: 18]
{Và họ thờ phượng ngoài Ngài những kẻ đã không làm hại cũng chẳng mang lợi gì cho họ và họ nói: “Những vị này là những vị can thiệp giùm cho chúng tôi với Allah”.} (Chương 10 – Yunus, câu 18).
﴿أَمِ ٱتَّخَذُواْ مِن دُونِ ٱللَّهِ شُفَعَآءَۚ قُلۡ أَوَلَوۡ كَانُواْ لَا يَمۡلِكُونَ شَيۡ‍ٔٗا وَلَا يَعۡقِلُونَ ٤٣ قُل لِّلَّهِ ٱلشَّفَٰعَةُ جَمِيعٗاۖ لَّهُۥ مُلۡكُ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِۖ﴾ [سورة الزمر: 43، 44]
{Há họ đã nhận những kẻ không phải là Allah làm những vị can thiệp giùm họ? Hãy bảo họ: “Dẫu cho chúng không có quyền hành gì cũng không có lý trí nữa hay sao?” Ngươi (Muhammad) hãy bảo họ: “Mọi sự cầu xin ân xá đều thuộc quyền của Allah cả, Ngài nắm quyền thống trị các tầng trời và trái đất”.} (Chương 39 – Azzumar, câu 43, 44).
Quả thật, Nabi của chúng ta e được ban cho quyền cầu xin ân xá và Người chỉ được phép cầu xin ân xá cho những ai được Allah I cho phép. Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: Thiên sứ của Allah e được ba sự cầu xin ân xá:
Sự cầu xin ân xá thứ nhất: Sự cầu xin Allah I mau sớm phán xét cho những người phải đứng triệu tập sau khi họ lần lượt tìm đến các vị Nabi: Adam, Ibrahim, Musa, Ysa con trai của Maryam rồi đến Thiên sứ Muhammad e.
Sự cầu xin ân xá thứ hai: Sự cầu xin Allah I cho cư dân Thiên Đàng được sớm vào Thiên Đàng.
Hai sự cầu xin ân xá trên là dành riêng cho mỗi mình Thiên sứ Muhammad e.
Sự cầu xin ân xá thứ ba: Sự cầu xin Allah I ân xá cho những người đáng bị trừng phạt trong Hỏa Ngục. Đây là quyền cầu xin ân xá dành cho Thiên sứ Muhammad e và dành cho tất cả các vị Nabi, các vị Thiên sứ khác, dành cho cả các vị Siddeeq và những người khác.
Sự cầu xin ân xá này là cầu xin Allah I không để những ai có tên trong danh sách bị trừng phạt nơi Hỏa Ngục vào Hỏa Ngục và cầu xin Ngài cứu rỗi những ai đã vào Hỏa Ngục được ra ngoài khỏi nơi đó.
Việc Thiên sứ của Allah e sẽ cầu xin Allah I ân xá cho những người tội lỗi thuộc cộng đồng tín đồ của Người e đều được tất cả các vị Sahabah, các vị Tabi’een và bốn vị Imam Islam cũng như những học giả khác đều đồng thuận khẳng định. Tuy nhiên, nhiều người thuộc nhóm phái Bid’ah từ nhóm phái Al-Khawa-rij, Al-Mu’tazilah, Azzaidiyah thì phủ nhận và phản bác điều đó. Họ cho rằng những người làm điều tội lỗi sẽ vào Hỏa Ngục và không trở ra, không có sự cầu xin ân xá nào cho họ cả. Quan niệm của họ là những ai vào Thiên Đàng sẽ không vào Hỏa Ngục và những ai đã vào Hỏa Ngục thì sẽ không vào Thiên Đàng, đối với họ thì chẳng có bất cứ người nào vừa được ban cho ân phước vừa lại bị trừng phạt. Những người phản bác này đã dẫn chứng cho câu nói của họ bằng những lời phán của Allah I:
﴿وَٱتَّقُواْ يَوۡمٗا لَّا تَجۡزِي نَفۡسٌ عَن نَّفۡسٖ شَيۡ‍ٔٗا وَلَا يُقۡبَلُ مِنۡهَا شَفَٰعَةٞ وَلَا يُؤۡخَذُ مِنۡهَا عَدۡلٞ وَلَا هُمۡ يُنصَرُونَ ٤٨﴾ [سورة البقرة: 48]
{Và hãy sợ một Ngày mà không một linh hồn nào có thể giúp ích được cho một linh hồn nào khác; và sẽ không có một sự can thiệp nào được chấp nhận cũng như sẽ không có sự bồi thường nào được chấp nhận, và họ sẽ không được ai giúp đỡ cả.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 48).
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَنفِقُواْ مِمَّا رَزَقۡنَٰكُم مِّن قَبۡلِ أَن يَأۡتِيَ يَوۡمٞ لَّا بَيۡعٞ فِيهِ وَلَا خُلَّةٞ وَلَا شَفَٰعَةٞۗ وَٱلۡكَٰفِرُونَ هُمُ ٱلظَّٰلِمُونَ ٢٥٤﴾ [سورة البقرة: 254]
{Hỡi những người có đức tin, các ngươi hãy chi dùng từ những nguồn tài sản mà TA đã ban cấp cho các ngươi (để làm việc thiện tốt) trước khi xảy ra Ngày mà sẽ không có việc mua bán đổi chác, sẽ không có tình bằng hữu (để bao che cho nhau) và cũng sẽ không có sự can thiệp nào cả. Và những kẻ vô đức tin là những kẻ làm điều sai quấy.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 254).
﴿وَأَنذِرۡهُمۡ يَوۡمَ ٱلۡأٓزِفَةِ إِذِ ٱلۡقُلُوبُ لَدَى ٱلۡحَنَاجِرِ كَٰظِمِينَۚ مَا لِلظَّٰلِمِينَ مِنۡ حَمِيمٖ وَلَا شَفِيعٖ يُطَاعُ ١٨﴾ [سورة غافر: 18]
{Và hãy cảnh báo họ về Ngày đang tiến đến gần (Ngày Phục Sinh), Ngày mà những quả tim sẽ nhảy thót lên cổ họng làm nghẹt thở. Những kẻ làm điều sai quấy sẽ không có bạn bè cũng như sẽ không có bất cứ người can thiệp nào để nhờ cậy.} (Chương 40 – Ghafir, câu 18).
﴿فَمَا تَنفَعُهُمۡ شَفَٰعَةُ ٱلشَّٰفِعِينَ ٤٨﴾ [سورة المدثر: 48]
{Do đó, không một ai có thể can thiệp cứu giúp được chúng.} (Chương 74 – Al-Muddaththir, câu 48).
Sự phản hồi từ những người của phái Sunnah: Sự can thiệp trong các câu kinh trên muốn nói về hai điều:
Điều thứ nhất: Sự can thiệp đó không mang lại lợi ích gì cho những người thờ đa thần như Allah I đã phán:
﴿مَا سَلَكَكُمۡ فِي سَقَرَ ٤٢ قَالُواْ لَمۡ نَكُ مِنَ ٱلۡمُصَلِّينَ ٤٣ وَلَمۡ نَكُ نُطۡعِمُ ٱلۡمِسۡكِينَ ٤٤ وَكُنَّا نَخُوضُ مَعَ ٱلۡخَآئِضِينَ ٤٥ وَكُنَّا نُكَذِّبُ بِيَوۡمِ ٱلدِّينِ ٤٦ حَتَّىٰٓ أَتَىٰنَا ٱلۡيَقِينُ ٤٧ فَمَا تَنفَعُهُمۡ شَفَٰعَةُ ٱلشَّٰفِعِينَ ٤٨﴾ [سورة المدثر: 42 - 48]
{(Những người thờ đa thần khi được hỏi): điều gì đã đưa quí vị vào Hỏa Ngục? Họ đáp: “Chúng tôi đã không năng lễ nguyện Salah và đã không nuôi ăn người nghèo khó, chúng tôi đã thường nói chuyện vô bổ với những người hay chuyện vãn tầm phào, và chúng tôi đã phủ nhận Ngày Phán Xét, mãi tới khi điều kiên định (cái chết) đến với chúng tôi”. Do đó, không một ai có thể can thiệp cứu giúp được chúng.} (Chương 74 – Al-Mudaththir, câu 42 – 48).
Như vậy, những người này, sự cầu xin ân xá là điều vô nghĩa đối với họ bởi họ là những người vô đức tin.
Điều thứ hai: Sự can thiệp trong các câu Kinh trên là sự can thiệp mà những người thờ đa thần cũng như những người Bid’ah thuộc Kinh Sách và những người Muslim đã khẳng định. Họ nghĩ rằng tạo vật có khả năng can thiệp và có quyền cầu xin Allah I sự ân xá từ nơi Ngài mà không cần sự cho phép của Ngài giống như sự cầu xin ân xá giữa nhân loại với nhau trên thế gian.
    Thiên Đàng và Hỏa Ngục:
Ở cõi Đời Sau có hai nơi cư ngụ vĩnh hằng: Thiên Đàng và Hỏa Ngục. Thiên Đàng là nơi cư ngụ của những người có đức tin và ngoan đạo còn Hỏa Ngục là nơi cư ngụ của những người vô đức tin và tội lỗi. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿إِنَّ ٱلۡأَبۡرَارَ لَفِي نَعِيمٖ ١٣ وَإِنَّ ٱلۡفُجَّارَ لَفِي جَحِيمٖ ١٤﴾ [سورة الإنفطار: 13، 14]
{Quả thật người ngoan đạo chắc chắn sẽ ở nơi Thiên Đàng hạnh phúc. Và quả thật những kẻ tội lỗi sẽ bị đày vào Hỏa ngục.} (Chương 82 – Al-Infitaar, câu 13, 14).
﴿وَسَارِعُوٓاْ إِلَىٰ مَغۡفِرَةٖ مِّن رَّبِّكُمۡ وَجَنَّةٍ عَرۡضُهَا ٱلسَّمَٰوَٰتُ وَٱلۡأَرۡضُ أُعِدَّتۡ لِلۡمُتَّقِينَ ١٣٣﴾ [سورة آل عمران: 133]
{Và các ngươi hãy nhanh chân đến với sự Tha thứ nơi Thượng Đế của các ngươi và hãy nhanh chân đến Thiên Đàng nơi mà khoảng rộng của nó bao la bằng trời đất, được chuẩn bị dành cho những người ngoan đạo.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 133).
﴿وَٱتَّقُواْ ٱلنَّارَ ٱلَّتِيٓ أُعِدَّتۡ لِلۡكَٰفِرِينَ ١٣١﴾ [سورة آل عمران: 131]
{Các ngươi hãy khiếp sợ Hỏa Ngục, nơi mà TA (Allah) đã chuẩn bị dành cho những kẻ vô đức tin.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 131).
Nhà giảng giải Attahaawiyah nói: Một trong những điều nên biết là Allah không cản trở phần thưởng trừ phi nguyên nhân cho phần thưởng bị cản trở, và nguyên nhân cho phần thưởng chính là những việc làm ngoan đạo. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَمَن يَعۡمَلۡ مِنَ ٱلصَّٰلِحَٰتِ وَهُوَ مُؤۡمِنٞ فَلَا يَخَافُ ظُلۡمٗا وَلَا هَضۡمٗا ١١٢﴾ [سورة  طه: 112]
{Và ai làm việc thiện tốt đồng thời có đức tin thì y sẽ không phải lo sợ bị đối xử bất công và mất phần.} (Chương 20 – Taha, câu 112).
Tương tự, không bất cứ ai bị trừng phạt trừ phi đã thực hiện những nguyên nhân của sự trừng phạt, bởi Allah Tối Cao phán:
﴿وَمَآ أَصَٰبَكُم مِّن مُّصِيبَةٖ فَبِمَا كَسَبَتۡ أَيۡدِيكُمۡ وَيَعۡفُواْ عَن كَثِيرٖ ٣٠﴾ [سورة الشورى: 30]
{Và bất cứ điều bất hạnh nào rơi nhằm phải các ngươi, đó là do bàn tay của các ngươi đã làm ra và Ngài đã lượng thứ cho các ngươi rất nhiều.} (Chương 42 – Ash-Shura, câu 30).
Như vậy, những việc làm ngoan đạo và thiện tốt là nguyên nhân được thu nhận vào Thiên Đàng còn những việc làm trái đạo và tội lỗi là nguyên nhân bị đày vào Hỏa Ngục. Cầu xin Allah Thiên Đàng và cữu rỗi khỏi Hỏa Ngục!!

 

 

 

 


Trụ cột thứ sáu
Tin nơi sự tiền định

Không nghi ngờ gì nữa rằng việc khẳng định sự tiền định là một trong các nền tảng trụ cột của đức tin Iman. Thiên sứ của Allah e nói:
{الإِيمَانُ أَنْ تُؤْمِنَ بِاللهِ وَمَلاَئِكَتِهِ وَكُتُبِهِ وَرُسُلِهِ وَالْيَوْمِ الآخِرِ وَالْقَدَرِ كُلِّهِ خَيْرِهِ وَشَرِّهِ} رواه أحمد.
“Đức tin Iman là tin nơi Allah, nơi các Thiên Thần của Ngài, nơi các Kinh sách của Ngài, nơi các vị Thiên sứ của Ngài, nơi Ngày Sau và nơi sự tiền định tốt xấu.” (Ahmad).
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿إِنَّا كُلَّ شَيۡءٍ خَلَقۡنَٰهُ بِقَدَرٖ ٤٩﴾ [سورة القمر: 49]
{Quả thật, TA (Allah) đã tạo hóa tất cả mọi vạn vật theo Tiền định.} (Chương 54 – AlQamar, câu 49).
Sự tiền định có nghĩa là kiến thức bao trùm của Allah I lên tất cả mọi vạn vật, mọi sự việc cũng như mọi hiện tượng; và tất cả đều nằm trong ý muốn của Ngài. Bởi thế, không một thứ gì có thể nằm ngoài kiến thức của Allah I. Nhóm phái Sunnah và Jama’ah tin nơi sự tiền định tốt và xấu.
Đức tin nơi sự tiền định chứa đựng bốn điều:
•    Thứ nhất: Tin rằng kiến thức của Allah I bao trùm tất cả mọi thứ trước khi nó hình thành và tồn tại; Ngài biết tất cả mọi hành vi và cử chỉ của đám bề tôi trước khi họ hành động.
•    Thứ hai: Tin rằng Allah I đã ghi tất cả mọi thứ trong văn bản lưu trữ Lawhu Al-Mahfuzh.
•    Thứ ba: Tin rằng ý muốn của Allah I bao quát tất cả mọi sự việc và Ngài toàn năng trên tất cả mọi thứ.
•    Thứ tư: Tin rằng Allah I sáng tạo ra mọi vạn vật và Ngài là Đấng Tạo Hóa còn những gì ngoài Ngài đều là tạo vật của Ngài.
Dẫn chứng cho điều thứ nhất và thứ hai là lời phán của Allah I:
﴿أَلَمۡ تَعۡلَمۡ أَنَّ ٱللَّهَ يَعۡلَمُ مَا فِي ٱلسَّمَآءِ وَٱلۡأَرۡضِۚ إِنَّ ذَٰلِكَ فِي كِتَٰبٍۚ إِنَّ ذَٰلِكَ عَلَى ٱللَّهِ يَسِيرٞ ٧٠﴾ [سورة الحج: 70]
{Há Ngươi (Muhammad!) không biết rằng Allah biết mọi điều trên trời và dưới đất hay sao? Quả thật, mọi điều đó đều được ghi hết trong Quyển Kinh. Và điều đó đối với Allah rất đơn giản.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 70).
Dẫn chứng cho điều thứ ba là lời phán của Allah I:
﴿وَمَا تَشَآءُونَ إِلَّآ أَن يَشَآءَ ٱللَّهُ رَبُّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ٢٩ ﴾ [سورة التكوير : 29]
{Và những điều các ngươi muốn sẽ không thể xảy ra trừ phi đó là những điều Allah, Đấng Chủ Tể của vũ trụ và muôn loài muốn.} (Chương 81 – Al-Takwir, câu 29).
﴿إِنَّ ٱللَّهَ يَفۡعَلُ مَا يُرِيدُ ١٤﴾ [سورة الحج: 14]
{Quả thật, Allah làm bất cứ điều gì Ngài muốn.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 14).
Dẫn chứng cho điều thứ tư là lời phán của Allah I:
﴿ٱللَّهُ خَٰلِقُ كُلِّ شَيۡءٖ﴾ [سورة الرعد: 16]
{Allah là Đấng Tạo Hóa tất cả mọi vạn vật.} (Chương 13 – Arra’d, câu 16).
﴿وَهُوَ ٱلۡخَلَّٰقُ ٱلۡعَلِيمُ ٨١﴾ [سورة يس: 81]
{Ngài là Đấng Tạo Hóa, Đấng Toàn Tri.} (Chương 36 – Ysin, câu 81).
Sự tiền định có hai dạng:
Dạng thứ nhất: Sự tiền định tổng quát tất cả vạn vật, nó được ghi chép trong quyển Kinh Lawhu Al-Mahfuzh. Quả thật, Allah I đã ghi trong đó mức lượng của tất cả mọi thứ cho tới giờ Tận Thế. Ông Ibadah bin Assa-mit t thuật lại đã nghe Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّ أَوَّلَ مَا خَلَقَ اللهُ الْقَلَمَ فَقَالَ لَهُ اكْتُبْ. قَالَ رَبِّ وَمَاذَا أَكْتُبُ قَالَ اكْتُبْ مَقَادِيرَ كُلِّ شَىْءٍ حَتَّى تَقُومَ السَّاعَةُ} رواه أبو داود في سننه.
“Quả thật, thứ đầu tiên mà Allah tạo ra là cây viết. Ngài phán với cây viết: Ngươi hay viết! Cây viết thưa: Lạy Thượng Đế của bề tôi, bề tôi viết những gì? Ngài phán: Ngươi hãy viết mức lượng của mọi thứ cho đến giờ Tận Thế.” (Abu Dawood ghi lại trong bộ Sunan của ông).
Đây là sự tiền định mang tính tổng thể bao quát mọi vạn vật.
Dạng thứ hai: Sự tiền định mang tính cụ thể. Dạng tiền định này được phân thành ba loại:
1.    Sự tiền định về tuổi đời: Loại tiền định này được nói trong Hadith do Ibnu Mas’ud t thuật lại rằng bào thai sau khi được thổi linh hồn vào thì nó được ghi cho bốn điều: tuổi thọ, bổng lộc, việc làm, và niềm hạnh phúc hay sự bất hạnh.
2.    Sự tiền định theo năm: Là sự tiền định trong đêm Qadr (Định mệnh) về những diễn biến của mọi sự vật trong một năm như Allah I đã phán:
﴿إِنَّآ أَنزَلۡنَٰهُ فِي لَيۡلَةٖ مُّبَٰرَكَةٍۚ إِنَّا كُنَّا مُنذِرِينَ ٣ فِيهَا يُفۡرَقُ كُلُّ أَمۡرٍ حَكِيمٍ ٤﴾ [سورة الدخان: 3].
{Quả thật, TA (Allah) ban Nó (Qur’an) xuống vào một đêm đầy ân phúc (của tháng Ramadan). TA là Đấng đã luôn cảnh báo. Trong đêm đó, mọi công việc anh minh (nơi quyển Kinh Mẹ Lawhu Al-Mahfuzh) được quyết định.} (Chương 44 – Al-Dukhkhan, câu 3, 4).

3.    Sự tiền định theo ngày: Là sự định lượng các sự việc, các hiện tượng xảy ra trong một ngày từ việc sống chết, vinh nhục,… như đã được khẳng định trong lời phán của Allah I:
﴿كُلَّ يَوۡمٍ هُوَ فِي شَأۡنٖ ٢٩﴾ [سورة الرحمن: 29]
{Ngài (Allah) thể hiện công việc của Ngài mỗi ngày.} (Chương 55 – Arrahman, câu 29).
Mỗi tín đồ Muslim phải tin nơi sự tiền định theo dạng tổng thể và dạng cụ thể. Ai phủ nhận và bác bỏ một điều gì đó từ sự tiền định thì người đó chưa phải là người có đức tin nơi sự tiền định, việc phủ nhận cũng như bác bỏ sự tiền định là phủ nhận và bác bỏ một trụ cột trong các trụ cột của đức tin Iman.
Nhóm lệch lạc Qadriyah đã phủ nhận và chối bỏ sự tiền định, họ được phân thành hai thành phần:
Thành phần thứ nhất: Thành phần phủ nhận và chối bỏ kiến thức của Allah I về các sự vật, các sự việc trước khi chúng được hình thành và diễn ra. Họ phủ nhận sự biên chép của Allah I trong quyển Kinh Mẹ Lawhu Al-Mahfuzh. Họ nói rằng Allah sai bảo và ngăn cấm và Ngài không hề biết ai sẽ tuân thủ theo Ngài và ai sẽ làm trái lệnh Ngài. Cho nên, các sự việc diễn ra một cách tự nhiên theo ý của nó.
Thành phần thứ hai của nhóm Qadriyah: Họ thừa nhận kiến thức của Allah I về các sự vật, các sự việc. Tuy nhiên, họ lại phủ nhận và bác bỏ kiến thức của Ngài ở khía cạnh các hành vi của đám bề tôi. Họ cho rằng hành vi của đám bề tôi là do họ tạo ra một cách độc lập riêng biệt của họ chứ Allah I không tạo ra và các hành vi của họ cũng không nằm trong ý muốn của Ngài. Đây là trường phái của nhóm Al-Mu’tazilah. Ngược lại, với quan niệm này là nhóm phái thái quá trong việc khẳng định sự tiền định đến mức họ cho rằng khả năng và sự lựa chọn của người bề tôi đều được Allah I chỉ định, có nghĩa là mọi hành vi của người bề tôi đều do Allah định sẵn chứ người bề tôi không có sự lựa chọn và ý muốn của riêng mình. Chính vì quan niệm này mà họ được gọi là nhóm phái Jibriyah (mọi hành vi của người bề tôi đều nằm dưới sự chi phối của Allah).
Cả hai nhóm phái vừa nêu đều là những nhóm phái lệch lạc và sai trái. Dẫn chứng cho sự lệch lạc và sai trái của họ được dựa trên nhiều cơ sở, tiêu biểu:
Allah I phán:
﴿لِمَن شَآءَ مِنكُمۡ أَن يَسۡتَقِيمَ ٢٨ وَمَا تَشَآءُونَ إِلَّآ أَن يَشَآءَ ٱللَّهُ رَبُّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ٢٩ ﴾ [سورة التكوير : 28، 29]
{Nhắc nhở ai trong các ngươi muốn đi đúng đường. Và những điều các ngươi muốn sẽ không thể xảy ra trừ phi đó là những điều Allah, Đấng Chủ Tể của vũ trụ và muôn loài muốn.} (Chương 81 – Al-Takwir, câu 28, 29).
Allah I phán bảo {Nhắc nhở ai trong các ngươi muốn đi đúng đường} có nghĩa là Ngài đã khẳng định đám bề tôi có ý muốn riêng của họ. Điều này phản hồi đến nhóm phái Jibriyah khi họ bảo đãm bề tôi không có ý muốn riêng của mình, tất cả mọi hành vi của đám bề tôi đều Allah chi phối.
Còn lời {Và những điều các ngươi muốn sẽ không thể xảy ra trừ phi đó là những điều Allah, Đấng Chủ Tể của vũ trụ và muôn loài muốn} là lời phản hồi đến nhóm phái Qadriyah khi họ nói ý muốn của đám bề tôi nằm độc lập, mọi hành vi của đám bề tôi không nằm trong ý muốn của Allah I.
Câu nói của nhóm Qadriyah là câu nói sai trái và lệch lạc vì chính Allah I đã khẳng định ý muốn của người bề tôi nằm trong ý muốn của Ngài. Nhóm phái Sunnah và Jama’ah đi theo sự khẳng định của Allah, họ không phủ nhận sự tiền định giống như nhóm Qadriyah nhưng cũng không thái quá giống như nhóm Jibriyah. Nhóm phái Sunnah và Jama’ah khẳng định rằng tất cả mọi hành vi ngoan đạo hay trái đạo, tuân lệnh hay bất tuân đều xảy ra dưới sự hiểu biết và kiến thức toàn tri của Ngài. Họ khẳng định rằng mọi hành vi của người bề tôi đều là tạo vật của Allah I nhưng người bề tôi không bị ép buộc thực hiện theo ý muốn của Ngài mà người bề tôi được quyền lựa chọn và có khả năng thực hiện hành vi của mình theo ý muốn của riêng y.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: “Các hành vi, những lời nói, sự tuân lệnh hay sự nghịch đạo đều đến từ người bề tôi; có nghĩa là bản thân người bề tôi tự mình quyết định hành động hay không hành động bằng ý muốn và khả năng của mình. Tuy nhiên, hành động được diễn ra hay không diễn ra cũng như kết quả đạt được như ý muốn hay không như ý muốn là do ý muốn và quyền năng của Allah I; chính Ngài chi phối theo sự anh minh và sáng suốt của Ngài. Đó chính là ý nghĩa chính Allah I tạo ra hành động của người bề tôi tức Ngài tạo ra con người có khả năng hành động theo ý muốn của họ nhưng sự diễn ra của hành động hoặc kết quả của hành động tùy thuộc nơi quyền năng và ý muốn của Ngài. Điều này giống như chúng ta nói trái mọc ra từ cây, cây cối mọc ra từ đất nhưng chính Allah đã tạo hóa trái quả và cây trồng”.
Học giả Assafa-rini nói: “Trường phái của những người Salaf (các vị Sahabah và các vị tiếp nối sau họ) và những người theo nhóm phái Sunnah và Jama’ah đều khẳng định rằng Allah I tạo ra khả năng, ý muốn và hành vi của người bề tôi; bản thân người bề tôi làm chủ hành động của mình nhưng hành động đó xảy ra hay không xảy ra đều nằm trong ý muốn của Allah I. Ngài phán:
﴿وَمَا تَشَآءُونَ إِلَّآ أَن يَشَآءَ ٱللَّهُ رَبُّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ٢٩ ﴾ [سورة التكوير : 29]
{Và những điều các ngươi muốn sẽ không thể xảy ra trừ phi đó là những điều Allah, Đấng Chủ Tể của vũ trụ và muôn loài muốn.} (Chương 81 – Al-Takwir, câu 29).
Allah I khẳng định ý muốn của người bề tôi nhưng Ngài cho biết nó chỉ xảy ra đồng thuận với ý muốn của Ngài. Đó chính là câu nói của nhóm phái Sunnah và Jama’ah trong việc khẳng định ý muốn của của người bề tôi và ý muốn của Allah I”.
Như vậy, Allah I ban cho con người khối óc và trí tuệ cũng như khả năng và quyền tự do lựa chọn. Cho nên, Ngài chỉ tính sổ và thanh toán hành động của y khi nào hành động đó được thực hiện bằng những yếu tố đó. Còn người tâm thần, điên dại, mất trí hoặc bị ép buộc và cưỡng bức thì lời nói và hành động của họ không bị tính sổ và thanh toán. Và đây cũng chính là bằng chứng khẳng định hành động của con người là độc lập từ bản thân họ chứ không bị chi phối bởi Allah I mặc dầu chính Ngài đã ban cho họ khả năng hành động và ý muốn.
    Trái quả của đức tin nơi sự tiền định:
    Một trong những trái quả lớn nhất của đức tin nơi sự tiền định là niềm tin đúng đắn và trọn vẹn của một người trong đức tin Iman. Bởi lẽ, đức tin Iman không được chứng thực trừ phi phải tin nơi sự tiền định.
    Đức tin nơi sự tiền định làm trái tim an bình, tinh thần thanh thản, và làm mất đi sự lo âu và phiền muộn một khi gặp phải những rủi ro và biến cố trong cuộc sống trần gian. Bởi lẽ, người bề tôi một khi biết được những gì xảy đến cho mình là sự tiền định thì y sẽ không còn băn khoăn và nghĩ ngợi quá nhiều về điều đã xảy ra, y luôn ghi nhớ lời của Thiên sứ của Allah e khi Người nói:
{أَنَّ مَا أَصَابَكَ لَمْ يَكُنْ لِيُخْطِئَكَ وَمَا أَخْطَأَكَ لَمْ يَكُنْ لِيُصِيبَكَ} رواه أبو داود وابن ماجه وأحمد.
“Quả thật, những gì xảy đến với ngươi không phải là điều nhầm lẫn cho ngươi (mà là điều đã được định sẵn cho ngươi) còn những gì không được định sẵn cho ngươi thì chắc chắn không xảy đến với ngươi.” (Abu Dawood, Ibnu Ma-jah và Ahmad).
Ngược lại, những ai không có đức tin nơi sự tiền định thì y luôn lo lắng, âu sầu và phiền muộn mỗi khi gặp phải những rủi ro và biến cố trong cuộc sống. Y đau buồn không nguôi thậm chí có thể chấm dứt cuộc sống của mình trên thế gian bằng cách tự vận vì y muốn giải thoát bản thân khỏi bế tắc, y sẽ luôn bi quan cho những gì ở tương lại mỗi khi gặp phải vấn đề không mong đợi, y sẽ luôn thấy vấn đề trở ngại là bế tắc vì y đã không tin vào sự tiền định. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿مَآ أَصَابَ مِن مُّصِيبَةٖ فِي ٱلۡأَرۡضِ وَلَا فِيٓ أَنفُسِكُمۡ إِلَّا فِي كِتَٰبٖ مِّن قَبۡلِ أَن نَّبۡرَأَهَآۚ إِنَّ ذَٰلِكَ عَلَى ٱللَّهِ يَسِيرٞ ٢٢ لِّكَيۡلَا تَأۡسَوۡاْ عَلَىٰ مَا فَاتَكُمۡ وَلَا تَفۡرَحُواْ بِمَآ ءَاتَىٰكُمۡۗ وَٱللَّهُ لَا يُحِبُّ كُلَّ مُخۡتَالٖ فَخُورٍ ٢٣﴾ [سورةالحديد : 22 ، 23]
{Không một tai họa nào rơi xuống trái đất hoặc nhằm vào bản thân các ngươi mà lại không được ghi chép trong Quyển Sổ Định Mệnh trước khi TA (Allah) thể hiện nó. Quả thật, điều đó rất đơn giản đối với Allah. Để cho các ngươi chớ buồn về vật gì đã mất và chớ mừng cuống quýt về vật gì đã được ban cho các ngươi. Và Allah không yêu thương những kẻ khoác lác khoe khoang.} (Chương 57 – Al-Hadid, câu 22, 23).
Allah, Đấng Tối Cao phán cho chúng ta biết rằng chính Ngài đã định đoạt và an bài tất cả mọi điều tai họa và biến cố trên trái đất cũng như những điều rui ro cho bản thân chúng ta. Tất cả những gì xảy ra đều được định sẵn nên chúng chắc chắn xảy ra dù chúng ta có cố gắng chống cự hay cố gắng đẩy lùi chúng như thế nào. Sau đó, Ngài trình bày ý nghĩa của việc Ngài thông tin cho chúng ta biết điều đó là nhằm để chúng ta an lòng và thư thái, để chúng ta chớ đau buồn và sầu muộn quá mức khi gặp phải điều không mong đợi hoặc để chúng ta chớ vui mừng quá đỗi khi đạt được điều tốt lành. Ngài muốn chúng ta biết kiên nhẫn và chịu đựng khi gặp khó khăn và biến cố, Ngài muốn chúng ta không tuyệt vọng nơi đức khoan dung và lòng nhân từ của Ngài mỗi khi đứng trước sự thiệt hại, Ngài muốn chúng ta biết ơn Ngài khi có được điều tốt lành và chớ đắc ý và kiêu hãnh với những ân huệ đạt được mà quên đi Allah I. Quả thật, trong cả hai hoàn cảnh vui buồn, Allah I chỉ muốn chúng ta kết nối với Ngài, khi vui chúng ta biết tạ ơn Ngài và khi buồn chúng ta biết kiên nhẫn chấp nhận sự bài của Ngài.
Tuy nhiên, những lời lẽ nói trên không mang ý nghĩa rằng người bề tôi không cần tìm kiếm và bắt lấy những nguyên nhân cho các sự việc diễn ra từ việc tránh và ngăn điều xấu cũng như việc nắm bắt và đón nhận cơ hội cho điều tốt lành. Quả thật, Allah I bảo chúng ta tìm lấy các nguyên nhân và cấm chúng ta chai lười và lơ là. Tuy nhiên, khi chúng ta đã tìm lấy nguyên nhân rồi chúng ta lại đạt được kết quả ngược lại thì chúng ta chớ buồn phiền vì đó là sự tiền định. Chính vì lẽ này mà Thiên sứ của Allah e nói:
{احْرِصْ عَلَى مَا يَنْفَعُكَ وَاسْتَعِنْ بِاللهِ وَلاَ تَعْجِزْ وَإِنْ أَصَابَكَ شَىْءٌ فَلاَ تَقُلْ لَوْ أَنِّى فَعَلْتُ كَانَ كَذَا وَكَذَا. وَلَكِنْ قُلْ قَدَرُ اللهِ وَمَا شَاءَ فَعَلَ فَإِنَّ لَوْ تَفْتَحُ عَمَلَ الشَّيْطَانِ} رواه مسلم.
“Hãy nỗ lực trên những điều hữu ích cho ngươi đồng thời cầu xin Allah sự phù hộ và chớ buông xuôi. Nếu một điều gì xảy đến cho ngươi thì ngươi chớ nói phải chi tôi làm thế này thì sự việc đã như thế kia thế nọ mà hãy nói Allah đã định đoạt theo ý của Ngài, bởi lẽ tiếng ‘phải chi, nếu như, giá mà’ sẽ mở lối cho hành động của Shaytan.” (Muslim).
    Đức tin nơi sự tiền định giúp người bề tôi vững tâm trước khó khăn và mọi thử thách trong cuộc sống. Niềm tin của y nơi Allah I sẽ luôn vững chắc và kiên định dù hoàn cảnh có khắc nghiệt và khốn cùng thế nào bởi y luôn biết rằng cõi trần chỉ là một nơi để Allah I thử thách như Ngài đã phán:
﴿ٱلَّذِي خَلَقَ ٱلۡمَوۡتَ وَٱلۡحَيَوٰةَ لِيَبۡلُوَكُمۡ أَيُّكُمۡ أَحۡسَنُ عَمَلٗاۚ وَهُوَ ٱلۡعَزِيزُ ٱلۡغَفُورُ ٢﴾ [سورة الملك : 2]
{Đấng đã tạo hóa cái chết và sự sống để xem ai trong các ngươi làm tốt, và Ngài là Đấng Quyền Lực, Hằng Tha thứ.} (Chương 67 – Al-Mulk, câu 2).
﴿وَلَنَبۡلُوَنَّكُمۡ حَتَّىٰ نَعۡلَمَ ٱلۡمُجَٰهِدِينَ مِنكُمۡ وَٱلصَّٰبِرِينَ وَنَبۡلُوَاْ أَخۡبَارَكُمۡ ٣١﴾ [سورة محمد : 31]   
{Và chắc chắn TA (Allah) thử thách các ngươi cho đến khi TA biết rõ ai là người trong các ngươi đã chiến đấu anh dũng và kiên trì, và TA thử thách tình trạng của các ngươi.} (Chương 47 – Muhammad, câu 31).
Không biết bao lần Thiên sứ của Allah e cũng như các vị Sahabah của Người y đã trải qua những khó khăn và thử thách nhưng họ đã đối mặt với chúng bằng đức tin Iman trung thực, bằng tinh thần vững chắc và kiên định cho tới khi giành được thắng lợi. Tất cả sự việc đó đều xuất phát từ đức tin nơi sự tiền định và sự cảm nhận của họ qua lời phán của Allah I:
﴿قُل لَّن يُصِيبَنَآ إِلَّا مَا كَتَبَ ٱللَّهُ لَنَا هُوَ مَوۡلَىٰنَاۚ وَعَلَى ٱللَّهِ فَلۡيَتَوَكَّلِ ٱلۡمُؤۡمِنُونَ ٥١ ﴾ [سورة التوبة : 51]
{Hãy bảo chúng (Muhammad): “Chẳng có điều gì xảy đến cho chúng tôi ngoại trừ những gì Allah đã định sẵn cho chúng tôi, Ngài là Đấng bảo hộ chúng tôi”. Và những người có đức tin phải nên phó thác nơi Allah.} (Chương 9 – Attawbah, câu 51).
    Đức tin nơi sự tiền định biến những thử thách thành những trải nghiệm giá trị và bổ ích, biến những rủi ro, tai ương thành những điều gặt hái ân phước, giống như Allah I đã phán:
﴿مَآ أَصَابَ مِن مُّصِيبَةٍ إِلَّا بِإِذۡنِ ٱللَّهِۗ وَمَن يُؤۡمِنۢ بِٱللَّهِ يَهۡدِ قَلۡبَهُۥۚ وَٱللَّهُ بِكُلِّ شَيۡءٍ عَلِيمٞ ١١﴾ [سورة التغابن: 11]
{Không một tai họa nào xảy ra mà không do phép của Allah. Và ai tin tưởng Allah thì Ngài sẽ hướng dẫn tấm lòng của y. Quả thật Allah luôn am tường mọi sự việc.} (Chương 64 – Attaghabun, câu 11).
Ý nghĩa của câu Kinh: Ai gặp phải một tai họa rồi biết đó là sự an bài và sắp đặt của Allah, y kiên nhẫn chịu đựng vì mong được ân phước nơi Ngài, y bằng lòng chấp nhận sự an bài của Allah I dành cho y tức không oán than, kêu trách thì Allah I sẽ hướng dẫn trái tim của y và bù lại cho y ở trên thế gian này một thứ khác tương đương hoặc tốt đẹp hơn thứ mà y đã mất. Các tai họa đều đến từ sự an bài và định sẵn của Allah I chứ người bề tôi không tạo ra, những hành động của người bề tôi chỉ là nguyên nhân cho tai họa giáng xuống khi y làm sai với lệnh và ý chỉ của Allah I. Bởi thế, y phải tin nơi sự an bài và định đoạt của Allah I.
Một số người làm điều sai quấy và tội lỗi rồi đổ thừa cho sự tiền định. Họ nói rằng sở dĩ họ làm điều trái lệnh Allah và không làm điều Ngài sai bảo thì thật ra đó là do sự tiền định mà Ngài đã an bài cho họ và họ không hề cảm thấy hối hận nên không sám hối với Ngài. Những lời này của họ cũng giống như lời của những người thờ đa thần giáo:
﴿سَيَقُولُ ٱلَّذِينَ أَشۡرَكُواْ لَوۡ شَآءَ ٱللَّهُ مَآ أَشۡرَكۡنَا وَلَآ ءَابَآؤُنَا وَلَا حَرَّمۡنَا مِن شَيۡءٖۚ ﴾ [سورة الأنعام : 148، 149]
{Những người tôn thờ đa thần sẽ nói: “Nếu Allah muốn khác thì chúng tôi lẫn cha mẹ của chúng tôi đâu có thờ thần linh cùng với Ngài và chúng tôi cũng không bị cấm đoán điều gì”.}  (Chương 6 – Al-An’am, câu 148).
Đây là cái hiểu sai lệch về sự tiền định, bởi sự tiền định không phải là cái cớ cho hành động trái lệnh và tội lỗi mà nó là sự an bài về các quy luật hoạt động của vũ trụ và mọi vạn vật và là sự định đoạt hậu quả từ những hành động của con người.
    Đức tin nơi sự tiền định thúc đẩy con người đến với sự lao động, sản xuất, đến với sự kiên cường và tinh thần hiên ngang bất khuất giúp họ luôn đấu tranh cho con đường chính nghĩa của Allah I mà không hoang mang lo sợ sự hiểm nguy dù là cái chết. Allah I phán:
﴿أَيۡنَمَا تَكُونُواْ يُدۡرِككُّمُ ٱلۡمَوۡتُ وَلَوۡ كُنتُمۡ فِي بُرُوجٖ مُّشَيَّدَةٖۗ﴾ [سورة النساء: 78]
{Dù các ngươi ở bất cứ nơi đâu, dù các ngươi có ở trong các thành lũy kiên cố thế nào thì cái chết cũng sẽ tìm đến các ngươi.} (Chương 4 – Annisa’, câu 78).
﴿قُل لَّوۡ كُنتُمۡ فِي بُيُوتِكُمۡ لَبَرَزَ ٱلَّذِينَ كُتِبَ عَلَيۡهِمُ ٱلۡقَتۡلُ إِلَىٰ مَضَاجِعِهِمۡۖ﴾ [سورة آل عمران: 154]
{Hãy bảo chúng (Muhammad!): “Dẫu các ngươi có nằm ở tại nhà của các ngươi đi chăng nữa thì một khi ai đó đã tới số chết thì nhất định y phải bước ra ngoài để đến chỗ chết”.} (Chương 3 – Ali’Imran, câu 154).
Như vậy, khi ai đó đang đấu tranh cho con đường chính nghĩa của Allah I hiểu và tin nơi sự tiền định của Allah I, chắc chắn sức mạnh tinh thần và lòng dũng cảm của y sẽ luôn hiên ngang và bất khuất trước mọi sự đe dọa.
    Đức tin nơi sự tiền định giúp gia tăng sản xuất và sự giàu có. Bởi lẽ, khi người có đức tin biết rằng nhân loại không thể gây hại được y trừ những điều được Allah I an bài và định đoạt xảy đến với y và họ cũng không thể mang lại điều hữu ích nào cho y trừ những điều mà Allah I đã an bài và định sẵn cho y thì y sẽ không bao giờ phó thác cho tạo vật mà y sẽ luôn phó thác cho Allah I, y sẽ luôn vững bước trên con đường tìm kiếm bổng lộc và sự tốt lành từ nơi Allah, y sẽ không nản lòng và tuyệt vọng mỗi khi vấp ngã mà sẽ luôn đứng dậy và tiếp tục bước đi bằng sự nỗ lực và cố gắng, khi gặp thất bại y sẽ không nói “phải chi mình làm thế này thì sự việc sẽ như thế kia, thế nọ” mà y sẽ nói “Allah đã an bài và định đoạt theo ý của Ngài”, y sẽ luôn hướng đến điều tốt đẹp trong niềm tin nơi Allah và luôn nói:
﴿وَمَن يَتَوَكَّلۡ عَلَى ٱللَّهِ فَهُوَ حَسۡبُهُۥٓۚ إِنَّ ٱللَّهَ بَٰلِغُ أَمۡرِهِۦۚ﴾ [سورة الطلاق: 3]
{Và ai phó thác cho Allah thì một mình Ngài đã đủ phù hộ cho y. Chắc chắn Allah sẽ thực thi việc của Ngài.} (Chương 65 – Attalaq, câu 3).

k  k  k

 

 

 

 

 

 

 

 


Al-Wila’ (sự kết thân)
và Al-Bara’ (vô can)

Ở phần trên, chúng ta đã tìm hiểu xong phần trình bày về giáo lý đức tin trong Islam. Sau khi đã tìm hiểu các giáo lý đức tin trong Islam thì giờ đây chúng ta phải biết rằng chúng ta cần yêu thương và kết thân với những người của Tawhid đồng thời vô can với những người nghịch lại Tawhid.
Chúng ta hãy biết rằng mỗi tín đồ Muslim cần phải quý mến những người của Tawhid và gắn bó với họ, mỗi tín đồ Muslim cần phải tránh xa những người đa thần giáo, những người nghịch lại với Tawhid. Đó là tôn giáo của Nabi Ibrahim u và những ai đi theo Người, và họ chính là những người mà Allah I đã ra lệnh cho chúng ta noi theo. Allah I đã phán:
﴿قَدۡ كَانَتۡ لَكُمۡ أُسۡوَةٌ حَسَنَةٞ فِيٓ إِبۡرَٰهِيمَ وَٱلَّذِينَ مَعَهُۥٓ إِذۡ قَالُواْ لِقَوۡمِهِمۡ إِنَّا بُرَءَٰٓؤُاْ مِنكُمۡ وَمِمَّا تَعۡبُدُونَ مِن دُونِ ٱللَّهِ كَفَرۡنَا بِكُمۡ وَبَدَا بَيۡنَنَا وَبَيۡنَكُمُ ٱلۡعَدَٰوَةُ وَٱلۡبَغۡضَآءُ أَبَدًا حَتَّىٰ تُؤۡمِنُواْ بِٱللَّهِ وَحۡدَهُۥٓ ﴾ [سورة الممتحنة: 4]
{Chắc chắn có một gương tốt nơi Ibrahim và những ai theo Y để cho các ngươi noi theo khi họ bảo dân của họ: “Chúng tôi vô can đối với quí vị và những tượng vật mà quí vị tôn thờ ngoài Allah và chúng tôi phủ nhận quí vị; giữa chúng tôi và quí vị có một mối hiềm thù kéo dài cho đến lúc quí vị tin tưởng nơi Đấng Allah duy nhất”.} (Chương 60 – Al-Mumtahidah, câu 4).
Allah I cấm kết thân với những người thuộc dân Kinh sách nói riêng, Ngài phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تَتَّخِذُواْ ٱلۡيَهُودَ وَٱلنَّصَٰرَىٰٓ أَوۡلِيَآءَۘ بَعۡضُهُمۡ أَوۡلِيَآءُ بَعۡضٖۚ وَمَن يَتَوَلَّهُم مِّنكُمۡ فَإِنَّهُۥ مِنۡهُمۡۗ إِنَّ ٱللَّهَ لَا يَهۡدِي ٱلۡقَوۡمَ ٱلظَّٰلِمِينَ ٥١﴾ [سورة المائدة: 51]
{Hỡi những người có đức tin, chớ kết thân với người Do thái và tín đồ Thiên Chúa giáo. Họ là đồng minh bảo vệ lẫn nhau. Và ai trong các ngươi quay về kết thân với họ thì là người của họ. Quả thật, Allah không hướng dẫn đám người làm điều sai quấy.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 51).
Allah I cấm kết thân với những người vô đức tin nói chung, Ngài phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تَتَّخِذُواْ عَدُوِّي وَعَدُوَّكُمۡ أَوۡلِيَآءَ﴾ [سورة الممتحنة: 1]
{Này hỡi những người có đức tin! Chớ lấy kẻ thù của TA và của các ngươi làm bạn.} (Chương 9 – Attawbah, câu 1).
Người tín đồ có đức tin không những bị cấm kết thân với những người vô đức tin mà Allah I còn cấm họ ngay cả đối với những người họ hàng ruột thịt nếu những người họ hàng ruột thịt đó là những người vô đức tin nơi Ngài, Ngài phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تَتَّخِذُوٓاْ ءَابَآءَكُمۡ وَإِخۡوَٰنَكُمۡ أَوۡلِيَآءَ إِنِ ٱسۡتَحَبُّواْ ٱلۡكُفۡرَ عَلَى ٱلۡإِيمَٰنِۚ وَمَن يَتَوَلَّهُم مِّنكُمۡ فَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلظَّٰلِمُونَ ٢٣﴾ [سورة التوبة: 23]
{Hỡi những người có đức tin, các ngươi chớ lấy cha mẹ và anh em của các ngươi làm người bảo hộ nếu như họ yêu thích sự vô đức tin hơn đức tin Iman. Và ai trong các ngươi kết thân với họ thì những người đó là những kẻ sai quấy.} (Chương 9 – Attawbah, câu 23).
﴿لَّا تَجِدُ قَوۡمٗا يُؤۡمِنُونَ بِٱللَّهِ وَٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِ يُوَآدُّونَ مَنۡ حَآدَّ ٱللَّهَ وَرَسُولَهُۥ وَلَوۡ كَانُوٓاْ ءَابَآءَهُمۡ أَوۡ أَبۡنَآءَهُمۡ أَوۡ إِخۡوَٰنَهُمۡ أَوۡ عَشِيرَتَهُمۡۚ﴾ [سورة المجادلة: 22]
{Ngươi (Muhammad) sẽ không tìm thấy một đám người nào đã có đức tin nơi Allah và Ngày Sau lại kết thân với những ai là người chống đối Allah và Sứ giả của Ngài dẫu rằng đó là cha mẹ, con cái, anh em, hay bà con ruột thịt của họ đi chăng nữa.}  (Chương 58 – Al-Mujadalah, câu 22).
Quả thật, đã có không ít người thiếu hiểu biết về sự việc lớn lao này đến mức một số người nói trên các kênh truyền hình Ả Rập trong các chương trình kiến thức và Da’wah Islam rằng những người Thiên Chúa là anh em của chúng ta. Quả là một lời nói nguy hại!
Song song với việc ngăn cấm kết thân với những người vô đức tin, kẻ thù của giáo lý đức tin Islam thì Allah I cũng ra lệnh bắt người bề tôi của Ngài phải kết thân và yêu thương những người có đức tin, Ngài phán:
﴿إِنَّمَا وَلِيُّكُمُ ٱللَّهُ وَرَسُولُهُۥ وَٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ ٱلَّذِينَ يُقِيمُونَ ٱلصَّلَوٰةَ وَيُؤۡتُونَ ٱلزَّكَوٰةَ وَهُمۡ رَٰكِعُونَ ٥٥ وَمَن يَتَوَلَّ ٱللَّهَ وَرَسُولَهُۥ وَٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ فَإِنَّ حِزۡبَ ٱللَّهِ هُمُ ٱلۡغَٰلِبُونَ ٥٦﴾ [سورة المائدة: 55، 56]
{Bạn hữu đỡ đầu thật sự của các ngươi chỉ là Allah và Sứ giá của Ngài và những người có đức tin, những ai chu đáo dâng lễ nguyện Salah, đóng Zakah và cúi đầu thần phục (Allah); và ai quay về kết bạn với Allah và Sứ giả của Ngài và những ai có đức tin thì họ là đảng phái của Allah; họ sẽ là những người chiến thắng vẻ vang.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 55, 56).
﴿مُّحَمَّدٞ رَّسُولُ ٱللَّهِۚ وَٱلَّذِينَ مَعَهُۥٓ أَشِدَّآءُ عَلَى ٱلۡكُفَّارِ رُحَمَآءُ بَيۡنَهُمۡۖ﴾ [سورة الفتح: 29]
{Muhammad là sứ giả của Allah. Và những ai đi theo y thì rất nghiêm khắc với những kẻ vô đức tin nhưng rất thương xót lẫn nhau.} (Chương 48 – Al-Fath, câu 29).
﴿إِنَّمَا ٱلۡمُؤۡمِنُونَ إِخۡوَةٞ فَأَصۡلِحُواْ بَيۡنَ أَخَوَيۡكُمۡۚ﴾ [سورة الحجرات: 10]
{Quả thật, chỉ những người có đức tin mới là anh em của nhau.} (Chương 49 – Al-Hujurat, câu 10).\
Như vậy, chỉ có những người có đức tin mới là anh em của nhau trong tôn giáo cho dù họ không cận huyết thống, không cùng dân tộc hay không cùng thời đại, Allah I phán:
﴿وَٱلَّذِينَ جَآءُو مِنۢ بَعۡدِهِمۡ يَقُولُونَ رَبَّنَا ٱغۡفِرۡ لَنَا وَلِإِخۡوَٰنِنَا ٱلَّذِينَ سَبَقُونَا بِٱلۡإِيمَٰنِ وَلَا تَجۡعَلۡ فِي قُلُوبِنَا غِلّٗا لِّلَّذِينَ ءَامَنُواْ رَبَّنَآ إِنَّكَ رَءُوفٞ رَّحِيمٌ ١٠﴾ [سورة الحشر: 10]
{Và những ai đến sau họ cầu nguyện: “Lạy Thượng Đế của bầy tôi! Xin Ngài tha thứ cho bầy tôi và cho những người anh em đã tin tưởng trước bầy tôi, xin Ngài chớ đặt trong lòng bầy tôi nỗi oán thù đối với những người đã tin tưởng bởi quả thật Ngài là Đấng Nhân Từ và Khoan Dung”.}  (Chương 59 – Al-Hashr, câu 10).
Bởi thế, những người có đức tin từ vị Khalifah đầu tiên đến vị cuối cùng dù có cách xa nhau về thế hệ, thời đại hay khoảng cách không gian thì họ vẫn là anh em của nhau, người này yêu thương người kia, họ khuyên bảo và cầu xin Allah I tha thứ cho cho nhau.
    Những biểu hiện kết thân với những người vô đức tin:
    Bắt chước và làm giống như họ trong phong cách ăn mặc, nói năng và trong những sự việc khác. Bởi lẽ việc bắt chước và làm giống như họ trong phong cách ăn mặc, nói năng và trong những sự việc khác là bằng chứng chứng tỏ yêu thương và ngưỡng mộ họ. Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ تَشَبَّهَ بِقَوْمٍ فَهُوَ مِنْهُمْ} رواه أبو داود والترمذي وأحمد.
“Ai bắt chước giống một nhóm người nào đó thì y thuộc nhóm người đó.” (Abu Dawood, Tirmizdi và Ahmad).
Thiên sứ của Allah e cấm bắt chước giống với những người vô đức tin từ phong cách, thói quen và sự thờ phượng của họ như cạo râu, mặc những trang phục theo phong cách đặc trưng của họ, ...
    Định cư ở đất nước và xứ sở của họ, không chịu chuyển cư đến đất nước và xứ sở của người Muslim mục đích để chạy trốn tôn giáo Islam, bởi lẽ sự dời cư trong ý nghĩa này là nghĩa vụ bắt buộc đối với mỗi tín đồ Muslim và bởi vì định cư tại đất nước và xứ sở của những người ngoại đạo là biểu hiện tình yêu thương dành cho họ. Allah I cấm người Muslim định cư giữa những người vô đức tin nếu như y có khả năng dời cư, Ngài phán:
﴿إِنَّ ٱلَّذِينَ تَوَفَّىٰهُمُ ٱلۡمَلَٰٓئِكَةُ ظَالِمِيٓ أَنفُسِهِمۡ قَالُواْ فِيمَ كُنتُمۡۖ قَالُواْ كُنَّا مُسۡتَضۡعَفِينَ فِي ٱلۡأَرۡضِۚ قَالُوٓاْ أَلَمۡ تَكُنۡ أَرۡضُ ٱللَّهِ وَٰسِعَةٗ فَتُهَاجِرُواْ فِيهَاۚ فَأُوْلَٰٓئِكَ مَأۡوَىٰهُمۡ جَهَنَّمُۖ وَسَآءَتۡ مَصِيرًا ٩٧ إِلَّا ٱلۡمُسۡتَضۡعَفِينَ مِنَ ٱلرِّجَالِ وَٱلنِّسَآءِ وَٱلۡوِلۡدَٰنِ لَا يَسۡتَطِيعُونَ حِيلَةٗ وَلَا يَهۡتَدُونَ سَبِيلٗا ٩٨ فَأُوْلَٰٓئِكَ عَسَى ٱللَّهُ أَن يَعۡفُوَ عَنۡهُمۡۚ وَكَانَ ٱللَّهُ عَفُوًّا غَفُورٗا ٩٩﴾ [سورة النساء: 97 - 99]
{Quả thật, những ai mà các Thiên Thần bắt hồn cho chết trong lúc họ tự làm hại bản thân mình thì (các Thiên Thần) sẽ bảo: “Đâu là điều kiện của các ngươi?” Họ đáp: “Chúng tôi yếu thế và bị áp bức trên mặt đất”. (Các Thiên Thần) bảo: “Thế đất đai của Allah không đủ rộng để cho các ngươi di cư (lánh nạn) ư?” Đó là những người mà chỗ trú ngụ của họ (ở Ngày Sau) sẽ là Hỏa Ngục, một điểm đến cuối cùng thật tệ hại! Ngoại trừ những ai yếu thế từ đàn ông, đàn bà và trẻ nhỏ do không có điều kiện di cư cũng như không tìm thấy ai chỉ dẫn thì họ mới là những người được Allah xí xóa, bởi Allah là Đấng Hằng Tha Thứ, Rất Mực Khoan Dung.} (Chương 4 – Annisa’,  câu 97 – 99).
Allah I không chấp nhận lý do định cư tại đất nước và xứ sở của người ngoại đạo trừ những ai thuộc nhóm người yếu thế, những người mà họ không đủ khả năng cũng như điều kiện cho việc dời cư, hoặc những người định cư mục đích cải thiện tôn giáo như kêu gọi đến với Allah I và tuyên truyền Islam trong xứ sở của những người ngoại đạo.
    Du hành đến các xứ sở của những người ngoại đạo chỉ vì mục đích tham quan và giải trí cũng là một trong các biểu hiện sự kết thân với họ. Việc du hành đến các đất nước của những người ngoại đạo là việc làm bị nghiêm cấm trừ phi có nhu cầu cần thiết như đi vì mục đích chữa bệnh, kinh doanh, học tập hay những mục đích hữu ích khác.
    Giúp đỡ và ủng hộ những người ngoại đạo trong việc chống phá và gây hại những người Muslim. Đây không những là biểu hiện của sự kết thân với những người ngoại đạo mà còn là một trong các hành động bị trục xuất khỏi tôn giáo Islam – cầu xin Allah I phù hộ và che chở tránh khỏi hành động đó!
    Cầu cứu và xin sự giúp đỡ của người ngoại đạo trong trường hợp không thực sự cần thiết. Allah I phán với những người có đức tin:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تَتَّخِذُواْ بِطَانَةٗ مِّن دُونِكُمۡ لَا يَأۡلُونَكُمۡ خَبَالٗا وَدُّواْ مَا عَنِتُّمۡ قَدۡ بَدَتِ ٱلۡبَغۡضَآءُ مِنۡ أَفۡوَٰهِهِمۡ وَمَا تُخۡفِي صُدُورُهُمۡ أَكۡبَرُۚ قَدۡ بَيَّنَّا لَكُمُ ٱلۡأٓيَٰتِۖ إِن كُنتُمۡ تَعۡقِلُونَ ١١٨ هَٰٓأَنتُمۡ أُوْلَآءِ تُحِبُّونَهُمۡ وَلَا يُحِبُّونَكُمۡ وَتُؤۡمِنُونَ بِٱلۡكِتَٰبِ كُلِّهِۦ وَإِذَا لَقُوكُمۡ قَالُوٓاْ ءَامَنَّا وَإِذَا خَلَوۡاْ عَضُّواْ عَلَيۡكُمُ ٱلۡأَنَامِلَ مِنَ ٱلۡغَيۡظِۚ قُلۡ مُوتُواْ بِغَيۡظِكُمۡۗ إِنَّ ٱللَّهَ عَلِيمُۢ بِذَاتِ ٱلصُّدُورِ ١١٩ إِن تَمۡسَسۡكُمۡ حَسَنَةٞ تَسُؤۡهُمۡ وَإِن تُصِبۡكُمۡ سَيِّئَةٞ يَفۡرَحُواْ بِهَاۖ وَإِن تَصۡبِرُواْ وَتَتَّقُواْ لَا يَضُرُّكُمۡ كَيۡدُهُمۡ شَيۡ‍ًٔاۗ إِنَّ ٱللَّهَ بِمَا يَعۡمَلُونَ مُحِيطٞ ١٢٠﴾ [سورة آل عمران: 118 - 120]
{Hỡi những người có đức tin, các ngươi chớ kết thân với ai ngoài các ngươi. Chúng sẽ không bỏ lỡ cơ hội phá hại các ngươi. Chúng chỉ muốn các ngươi gặp đau khổ. Quả thật, điều hiểm độc đã xuất hiện trên cửa miệng của chúng, nhưng điều hiểm độc ở bên trong lòng của chúng lại còn dữ tợn hơn. Quả thật, TA (Allah) trình bày rõ ràng các lời Mặc khải cho các ngươi mong rằng các ngươi biết suy ngẫm. Há các ngươi thương xót chúng trong khi chúng không hề thương xót các ngươi ư? Các ngươi là những người tin toàn bộ Kinh sách (Qur’an) trong khi chúng là những người mà khi chúng gặp các ngươi thì chúng bảo: “Chúng tôi tin tưởng” nhưng khi chúng ở riêng ra thì chúng lại tức tối về các ngươi như muốn cắn đứt các đầu ngón tay của chúng. Ngươi (Muhammad!) hãy bảo chúng: “Các ngươi hãy chết phứt đi cho xong bởi cơn bực tức đó của các ngươi!”. Quả thật, Allah am tường những gì ẩn khuất trong lòng của chúng. Nếu các ngươi (hỡi những người có đức tin) gặp điều lành thì chúng buồn bực nhưng nếu các ngươi gặp điều dữ thì chúng lại vui cười. Nếu các ngươi kiên nhẫn và kính sợ Allah thì mưu kế hiểm độc của chúng chẳng hại được các ngươi, bởi Allah là Đấng bao trùm hết mọi việc chúng làm.} (Chương 3 – Ali I’mran, câu 118 – 120).
Những câu Kinh trên giảng giải những gì ẩn khuất sâu trong lòng những người ngoại đạo cũng như những gì họ mong muốn cho những người Muslim. Những câu Kinh đã phơi bày những toan tính và kế sách cũng như lòng dạ của những người ngoại đạo đối với những người Muslim. Allah I muốn nhắc nhở các tín đồ Muslim phải luôn cảnh giác và hạn chế các mối quan hệ trừ phi thực sự cần thiết.
Imam Ahmad  có ghi lại lời của ông Abu Musa Al-Ash’ari t nói với ông Umar như sau: Tôi có một người Thiên Chúa giáo giúp việc biên chép riêng cho tôi. Ông Umar nói: Sao anh làm vậy, chẳng lẽ anh không nghe Allah đã phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تَتَّخِذُواْ ٱلۡيَهُودَ وَٱلنَّصَٰرَىٰٓ أَوۡلِيَآءَۘ بَعۡضُهُمۡ أَوۡلِيَآءُ بَعۡضٖۚ﴾ [سورة المائدة: 51]
{Hỡi những người có đức tin, chớ kết thân với người Do thái và tín đồ Thiên Chúa giáo. Họ là đồng minh bảo vệ lẫn nhau.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 51). Sao anh không tìm lấy một người tinh khiết để làm việc với anh? (Muslim).
Ông Abu Musa nói: Thưa thủ lĩnh của những người có đức tin, tôi nhận ông ấy chỉ về công việc biên chép của y, còn đạo của y là của riêng y.
Ông Umar nói: Tôi thì khác, tôi không xem trọng họ khi mà Allah đã hạ thấp họ, tôi không kéo họ đến gần khi mà Allah đã ở cách xa họ.
Còn trong lời dẫn khác của Imam Ahmad và Muslim rằng Thiên sứ của Allah đi đến Badr thì có một người đàn ông đa thần đi theo sau Người, y gặp Người tại Hurrah, y nói: Tôi muốn đi theo Người và cùng Người đối mặt sự việc. Người nói: Ngươi có tin nơi Allah và Thiên sứ của Ngài không? Y nói: Không. Thế là Thiên sứ của Allah e nói: Ngươi hãy trở về, bởi Ta không bao giờ nhờ sự trợ giúp từ người đa thần.( )
Những văn bản giáo lý trên đã cho chúng ta thấy rõ rằng Islam nghiêm cấm nhờ cậy những người ngoại đạo làm việc cho người Muslim về những sự việc mà thông qua chúng những người ngoại đạo có thể phát giác những điều bí mật của những người Muslim và có thể lập kế hoạch bày mưu hãm hại người Muslim.                                                                   
    Việc làm được xem là biểu hiện kết thân với những người ngoại đạo là dùng niên lịch của họ, đặc biệt là đối với niên lịch có cột mốc thời gian dựa trên các nghi thức tôn giáo và lễ hội của họ, chẳng hạn như Tây lịch có cột mốc là ngày sinh của Nabi Ysa u – dĩ nhiên họ chỉ sáng lập ra nó từ suy nghĩ của bản thân họ  chứ nó không phải là tôn giáo của Người u. Bởi thế, việc dùng Tây lịch có nghĩa là đã tham gia vào đời sống tâm linh và lễ giáo của họ. Chính vì lẽ này mà các vị Sahabah trong thời của Umar đã đặt niên lịch riêng biệt cho những người Muslim thay thế các niên lịch của những người ngoại đạo. Họ đã lấy ngày mà Thiên sứ của Allah e đi Hijrah (dời cư) đến Madinah làm cột mốc cho niên lịch Islam. Đó là bằng chứng cho thấy bắt buộc phải làm khác biệt với những người ngoại đạo trong sự việc này cũng như các sự việc khác.
    Tham gia các lễ hội của những người ngoại đạo hoặc trợ giúp họ tổ chức hay chúc tụng họ nhân các dịp lễ hội của họ là một trong các biểu hiện kết thân với họ. Allah I phán:
﴿وَٱلَّذِينَ لَا يَشۡهَدُونَ ٱلزُّورَ﴾ [سورة الفرقان: 72]
{Và những ai không làm chứng cho điều giả dối.} (Chương 25 – Al-Furqan, câu 72).
Câu Kinh này được giảng giải rằng: một trong các thuộc tính của những người bề tôi của Đấng Độ Lượng Arrahman là họ không tham gia các lễ hội của những người ngoại đạo.
    Một trong những điều được xem là biểu hiện kết thân với những người ngoại đạo là ca ngợi họ, ngưỡng mộ và thích thú với nền văn minh và cách sống của họ mà không xem xét đến niềm tin và tôn giáo lệch lạc của họ. Allah I phán:
﴿وَلَا تَمُدَّنَّ عَيۡنَيۡكَ إِلَىٰ مَا مَتَّعۡنَا بِهِۦٓ أَزۡوَٰجٗا مِّنۡهُمۡ زَهۡرَةَ ٱلۡحَيَوٰةِ ٱلدُّنۡيَا لِنَفۡتِنَهُمۡ فِيهِۚ وَرِزۡقُ رَبِّكَ خَيۡرٞ وَأَبۡقَىٰ ١٣١﴾ [سورة طه: 131]
{Và Ngươi (Muhammad) chớ trố mắt nhìn về những thứ mà TA ban cấp cho những cặp (bè nhóm) của chúng hưởng thụ, sự lộng lẫy hào nhoáng của đời sống trần tục chỉ là những thứ mà TA dùng để thử thách chúng. Quả thật, những thiên lộc từ nơi Thượng Đế của Ngươi mới tốt lành và bền vững.} (Chương 20 – Taha, câu 131).
Lời câu Kinh không phải mang ý nghĩa rằng những người Muslim không tìm lấy các nguyên nhân tăng cường kiến thức sản xuất, chế tạo, xây dựng, hoạt động kinh tế và đường lối quốc phòng,… Ngược lại, đó là những gì mà những người Muslim được yêu cầu miễn sao nó được thực hiện hợp giáo lý Islam. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَأَعِدُّواْ لَهُم مَّا ٱسۡتَطَعۡتُم مِّن قُوَّةٖ ﴾ [سورة الأنفال: 60]
{Và hãy dồn tất cả sức mạnh của các ngươi để chuẩn bị lực lượng sẵn sàng chống lại chúng.} (Chương 8 – Al-Anfal, câu 60).
Những gì có ích được coi là nền tảng của những người Muslim. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿قُلۡ مَنۡ حَرَّمَ زِينَةَ ٱللَّهِ ٱلَّتِيٓ أَخۡرَجَ لِعِبَادِهِۦ وَٱلطَّيِّبَٰتِ مِنَ ٱلرِّزۡقِۚ قُلۡ هِيَ لِلَّذِينَ ءَامَنُواْ فِي ٱلۡحَيَوٰةِ ٱلدُّنۡيَا خَالِصَةٗ يَوۡمَ ٱلۡقِيَٰمَةِۗ كَذَٰلِكَ نُفَصِّلُ ٱلۡأٓيَٰتِ لِقَوۡمٖ يَعۡلَمُونَ ٣٢﴾ [سورة الأعراف: 32]
{Hãy bảo chúng (Muhammad!): “Ai cấm dùng các món trang hoàng mà Allah đã làm ra cho các bầy tôi của Ngài (sử dụng) và những bổng lộc tốt lành?” Hãy bảo chúng: “Các thứ đó dành cho những ai có đức tin sống ở đời này và dành riêng cho họ nữa vào Ngày Phục Sinh”. Đó là điều mà TA (Allah) giảng giải rõ ràng các lời mặc khải cho đám người hiểu biết.} (Chương 7 – Al-A’raf, câu 32).
﴿وَسَخَّرَ لَكُم مَّا فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَمَا فِي ٱلۡأَرۡضِ جَمِيعٗا مِّنۡهُۚ﴾ [سورة الجاثية: 13]
{Và Ngài (Allah) đã chế ngự cho các ngươi sử dụng bất cứ vật gì trong các tầng trời và bất cứ vật gì trên trái đất; tất cả đều từ nơi Ngài.} (Chương 45 – Al-Ja-thiyah, câu 13).
﴿هُوَ ٱلَّذِي خَلَقَ لَكُم مَّا فِي ٱلۡأَرۡضِ جَمِيعٗا﴾ [سورة البقرة: 29]
{Ngài là Đấng đã tạo hóa cho các ngươi tất cả mọi thứ trên trái đất (để các ngươi sử dụng).} (Chương 2 -  Albaqarah, câu 29).
Như vậy, người Muslim phải là những người đi đầu trong việc khai thác và tận dụng từ các nguồn lợi mà Allah I đã ban cho chứ không nên nhờ những người ngoại đạo làm chiếc cầu để với tới chúng.
    Việc đặt tên con cái theo các tên gọi của những người ngoại đạo - đặc biệt là các tên gọi phổ biến và đặc trưng của họ - cũng là một trong các biểu hiện kết thân với họ. Thiên sứ của Allah e đã di huấn:
{إِنَّ خَيْرَ الأَسْمَاءِ عَبْدُ اللهِ وَعَبْدُ الرَّحْمَنِ} رواه أحمد.
“Quả thật, tên gọi tốt đẹp nhất trong các tên là Abdullah (người bề tôi của Allah) và Abdurrahman (người bề tôi của Đấng Độ Lượng).” (Ahmad).
    Một trong những điều được coi như biểu hiện kết thân với người ngoại đạo là cầu xin Allah I tha thứ cho họ, thương xót họ. Quả thật, Allah I đã nghiêm cấm việc làm đó qua lời phán của Ngài:
 ﴿مَا كَانَ لِلنَّبِيِّ وَٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَن يَسۡتَغۡفِرُواْ لِلۡمُشۡرِكِينَ وَلَوۡ كَانُوٓاْ أُوْلِي قُرۡبَىٰ مِنۢ بَعۡدِ مَا تَبَيَّنَ لَهُمۡ أَنَّهُمۡ أَصۡحَٰبُ ٱلۡجَحِيمِ ١١٣﴾ [سورة التوبة: 113]
{Nabi và những người có đức tin không được phép xin (Allah) tha thứ cho những người dân đa thần dù đó là bà con ruột thịt của họ đi chăng nữa sau khi đã rõ rằng họ là những người bạn của Hỏa ngục.} (Chương 9 – Attawbah, câu 113).
    Những biểu hiện tình yêu và kết thân với những người có đức tin:
Những biểu hiện tình yêu và sự gắn kết với những người có đức tin được Qur’an và Sunnah trình bày, tiêu biểu:
    Rời bỏ đất nước và xứ sở của người ngoại đạo để di cư đến đất nước và xứ sở của người Muslim. Việc dời cư từ đất nước của người ngoại đạo để đến với đất nước của người Muslim vì mục đích tránh xa tôn giáo lệch lạc của họ hoặc lo sợ ảnh hưởng đến tôn giáo của bản thân là cuộc dời cư bắt buộc đối với mỗi tín đồ Muslim. Cuộc dời cư dưới ý nghĩa này vẫn mãi là nghĩa vụ bắt buộc cho mỗi tín đồ Muslim cho tới khi mặt trời mọc lên ở hướng Tây.
Thiên sứ của Allah e không dính líu đến những tín đồ Muslim nào định cư giữa đám người thờ đa thần. Mỗi tín đồ Muslim bị cấm định cư trong xứ sở của những người ngoại đạo trừ phi y không đủ điều kiện cũng như không đủ khả năng dời cư hoặc mục đích định cư là nhằm cải thiện tôn giáo chẳng hạn như rao truyền và kêu gọi đến với Islam. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿إِنَّ ٱلَّذِينَ تَوَفَّىٰهُمُ ٱلۡمَلَٰٓئِكَةُ ظَالِمِيٓ أَنفُسِهِمۡ قَالُواْ فِيمَ كُنتُمۡۖ قَالُواْ كُنَّا مُسۡتَضۡعَفِينَ فِي ٱلۡأَرۡضِۚ قَالُوٓاْ أَلَمۡ تَكُنۡ أَرۡضُ ٱللَّهِ وَٰسِعَةٗ فَتُهَاجِرُواْ فِيهَاۚ فَأُوْلَٰٓئِكَ مَأۡوَىٰهُمۡ جَهَنَّمُۖ وَسَآءَتۡ مَصِيرًا ٩٧ إِلَّا ٱلۡمُسۡتَضۡعَفِينَ مِنَ ٱلرِّجَالِ وَٱلنِّسَآءِ وَٱلۡوِلۡدَٰنِ لَا يَسۡتَطِيعُونَ حِيلَةٗ وَلَا يَهۡتَدُونَ سَبِيلٗا ٩٨ فَأُوْلَٰٓئِكَ عَسَى ٱللَّهُ أَن يَعۡفُوَ عَنۡهُمۡۚ وَكَانَ ٱللَّهُ عَفُوًّا غَفُورٗا ٩٩﴾ [سورة النساء: 97 - 99]
{Quả thật, những ai mà các Thiên Thần bắt hồn cho chết trong lúc họ tự làm hại bản thân mình thì (các Thiên Thần) sẽ bảo: “Đâu là điều kiện của các ngươi?” Họ đáp: “Chúng tôi yếu thế và bị áp bức trên mặt đất”. (Các Thiên Thần) bảo: “Thế đất đai của Allah không đủ rộng để cho các ngươi di cư (lánh nạn) ư?” Đó là những người mà chỗ trú ngụ của họ (ở Ngày Sau) sẽ là Hỏa Ngục, một điểm đến cuối cùng thật tệ hại! Ngoại trừ những ai yếu thế từ đàn ông, đàn bà và trẻ nhỏ do không có điều kiện di cư cũng như không tìm thấy ai chỉ dẫn thì họ mới là những người được Allah xí xóa bởi Allah là Đấng Hằng Tha Thứ, Rất Mực Khoan Dung.} (Chương 4 – Annisa’,  câu 97 – 99).
    Ủng hộ và trợ giúp người Muslim những gì họ cần trong tôn giáo cũng như trong đời sống của họ bằng sức lực, vật chất, và tiếng nói. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَٱلۡمُؤۡمِنُونَ وَٱلۡمُؤۡمِنَٰتُ بَعۡضُهُمۡ أَوۡلِيَآءُ بَعۡضٖۚ﴾  [سورة التوبة: 71]
{Và những người có đức tin nam và nữ, là đồng minh bảo vệ lẫn nhau.} (Chương 9 – Attawbah, câu 71).
﴿وَإِنِ ٱسۡتَنصَرُوكُمۡ فِي ٱلدِّينِ فَعَلَيۡكُمُ ٱلنَّصۡرُ إِلَّا عَلَىٰ قَوۡمِۢ بَيۡنَكُمۡ وَبَيۡنَهُم مِّيثَٰقٞۗ وَٱللَّهُ بِمَا تَعۡمَلُونَ بَصِيرٞ ٧٢﴾ [سورة الأنفال: 72]
{Và nếu vì tôn giáo, họ yêu cầu các ngươi giúp đỡ họ thì các ngươi phải có nghĩa vụ giúp đỡ họ, ngoại trừ đối với đám người mà giữa họ và các ngươi đã ký một thỏa hiệp; và nên nhớ rằng Allah biết hết mọi điều các ngươi làm.} (Chương 8 – Al-Anfal, câu 72).
    Đau buồn vì sự đau buồn của họ và vui vì niềm vui của họ. Thiên sứ của Allah e nói:
{مَثَلُ الْمُؤْمِنِينَ فِى تَوَادِّهِمْ وَتَرَاحُمِهِمْ وَتَعَاطُفِهِمْ مَثَلُ الْجَسَدِ إِذَا اشْتَكَى مِنْهُ عُضْوٌ تَدَاعَى لَهُ سَائِرُ الْجَسَدِ بِالسَّهَرِ وَالْحُمَّى} رواه مسلم.
“Hình ảnh những người có đức tin nhân hậu và yêu thương lẫn nhau giống như hình ảnh của một cơ thể khi có bộ phận nào đó bị đau thì toàn bộ cơ thể sẽ bị nóng sốt.” (Muslim).
Thiên sứ của Allah e đưa các ngón tay đan chặt vào nhau và nói:
{إِنَّ الْمُؤْمِنَ لِلْمُؤْمِنِ كَالْبُنْيَانِ، يَشُدُّ بَعْضُهُ بَعْضًا} رواه البخاري ومسلم.
“Quả thật, người có đức tin đối với người có đức tin giống như một khối xây dựng gồm các phần kết chặt lại với nhau.” (Albukhari, Muslim).
     Khuyên nhủ đến họ và mong muốn điều tốt lành cho họ, không gian lận và lường gạt họ. Thiên sứ của Allah e nói:
{لا يُؤْمِنُ أَحَدُكُمْ حَتَّى يُحِبَّ لأَخِيهِ مَا يُحِبُّ لِنَفْسِهِ} رواه البخاري ومسلم.
“Không ai trong các ngươi có đức tin hoàn thiện và trọn vẹn cho tới khi nào y biết yêu thương người anh em của y giống như y yêu thương chính bản thân mình.” (Albukhari, Muslim).
{الْمُسْلِمُ أَخُو الْمُسْلِمِ لاَ يَظْلِمُهُ وَلاَ يَخْذُلُهُ وَلاَ يَحْقِرُهُ. بِحَسْبِ امْرِئٍ مِنَ الشَّرِّ أَنْ يَحْقِرَ أَخَاهُ الْمُسْلِمَ، كُلُّ الْمُسْلِمِ عَلَى الْمُسْلِمِ حَرَامٌ دَمُهُ وَمَالُهُ وَعِرْضُهُ} رواه البخاري ومسلم.
“Người Muslim là anh em của người Muslim, người này không được bất công, lừa dối và khinh thường người kia. Một người được xem là kẻ làm điều xấu khi y coi khinh người anh em đồng đạo Muslim của y. Tất cả mỗi tín đồ Muslim bị nghiêm cấm xâm phạm đến tính mạng, tài sản và danh dự của nhau.” (Albukhari, Muslim).
{لاَ تَحَاسَدُوا وَلاَ تَنَاجَشُوا وَلاَ تَبَاغَضُوا وَلاَ تَدَابَرُوا وَلاَ يَبِعْ بَعْضُكُمْ عَلَى بَيْعِ بَعْضٍ وَكُونُوا عِبَادَ اللهِ إِخْوَانًا} رواه البخاري ومسلم.


“Các ngươi chớ ganh ghét, dọ thám, thù hằn và quay lưng với nhau, các ngươi chớ mua bán phá giá lẫn nhau. Ngược lại, các ngươi hãy là những người bề tôi của Allah trong tình anh em!” (Albukhari, Muslim).
    Tôn trọng và kính nể họ, không gièm pha và chế giễu họ. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا يَسۡخَرۡ قَوۡمٞ مِّن قَوۡمٍ عَسَىٰٓ أَن يَكُونُواْ خَيۡرٗا مِّنۡهُمۡ وَلَا نِسَآءٞ مِّن نِّسَآءٍ عَسَىٰٓ أَن يَكُنَّ خَيۡرٗا مِّنۡهُنَّۖ وَلَا تَلۡمِزُوٓاْ أَنفُسَكُمۡ وَلَا تَنَابَزُواْ بِٱلۡأَلۡقَٰبِۖ بِئۡسَ ٱلِٱسۡمُ ٱلۡفُسُوقُ بَعۡدَ ٱلۡإِيمَٰنِۚ وَمَن لَّمۡ يَتُبۡ فَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلظَّٰلِمُونَ ١١ يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ ٱجۡتَنِبُواْ كَثِيرٗا مِّنَ ٱلظَّنِّ إِنَّ بَعۡضَ ٱلظَّنِّ إِثۡمٞۖ وَ لَا تَجَسَّسُواْ وَلَا يَغۡتَب بَّعۡضُكُم بَعۡضًاۚ أَيُحِبُّ أَحَدُكُمۡ أَن يَأۡكُلَ لَحۡمَ أَخِيهِ مَيۡتٗا فَكَرِهۡتُمُوهُۚ وَٱتَّقُواْ ٱللَّهَۚ إِنَّ ٱللَّهَ تَوَّابٞ رَّحِيمٞ ١٢﴾ [سورة الحجرات: 11 - 12]
{Này hỡi những ai có đức tin! Một đám người này chớ nên cười chê một đám người nọ. Biết đâu đám người này tốt hơn đám người nọ (và ngược lại). Và một số phụ nữ này không nên cười chê một số người phụ nữ nọ. Biết đâu nhóm phụ nữ nọ tốt hơn nhóm phụ nữ kia (và ngược lại). Chớ nói xấu lẫn nhau và chớ mắng nhiếc nhau bằng cách bêu tên tục (của nhau ra trước công chúng). Việc bêu tên xấu của một người sau khi y đã tin tưởng là một việc làm xấu xa. Và ai không chừa bỏ (thói xấu đó) thì là những người làm điều sai quấy. Hỡi những ai có đức tin! Hãy tránh sự nghi kỵ càng nhiều càng tốt. Quả thật, nghi kỵ trong một vài trường hợp là tội. Chớ dọ thám cũng chớ nói xấu lẫn nhau. Phải chăng một trong các ngươi thích ăn thịt của người anh em của mình đã chết hay sao? Bởi thế, nên gớm ghiếc việc đó. Và hãy sợ Allah. Quả thật, Allah hằng tha thứ và khoan dung.} (Chương 49 – Al-Hujurat, câu 11, 12).
    Đồng hành và chia sẽ với họ trong lúc phồn thịnh cũng như trong lúc khó khăn và gian nguy. Điều này khác với những kẻ giả tạo đức tin Muna-fiq, chúng chỉ ở cùng với những người có đức tin trong lúc an bình và thịnh vượng nhưng lại ngoảnh mặt thờ ơ với họ lúc khó khăn và hiểm nguy; Allah I phán:
﴿ٱلَّذِينَ يَتَرَبَّصُونَ بِكُمۡ فَإِن كَانَ لَكُمۡ فَتۡحٞ مِّنَ ٱللَّهِ قَالُوٓاْ أَلَمۡ نَكُن مَّعَكُمۡ وَإِن كَانَ لِلۡكَٰفِرِينَ نَصِيبٞ قَالُوٓاْ أَلَمۡ نَسۡتَحۡوِذۡ عَلَيۡكُمۡ وَنَمۡنَعۡكُم مِّنَ ٱلۡمُؤۡمِنِينَۚ ﴾ [سورة النساء: 141]
{Những kẻ đang dòm ngó các ngươi, khi Allah ban cho các ngươi một thắng lợi nào đó thì chúng bảo (các ngươi): “Chẳng phải chúng tôi luôn đứng về phe của quí vị đó sao?” Và nếu những kẻ không có đức tin đạt một phần thắng lợi nào đó thì chúng bảo (với những người vô đức tin): “Há chúng tôi không nắm ưu thế hơn quí vị và che chở quí vị khỏi tay của những người tin tưởng đó sao?”} (Chương 4 – Annisa’, câu 141).
    Thăm viếng họ, thích gặp gỡ và họp mặt với họ. Trong Hadith Qudsi, Thiên sứ của Allah e nói:
{قَالَ اللهُ عَزَّ وَجَلَّ وَجَبَتْ مَحَبَّتِى لِلْمُتَحَابِّينَ فِىَّ وَالْمُتَجَالِسِينَ فِىَّ وَالْمُتَزَاوِرِينَ فِىَّ} رواه أحمد.
“Allah, Đấng Tối Cao phán: Sự yêu thương của Ta chắc chắn xảy đến với những người yêu thương nhau vì TA, những người họp mặt nhau vì TA, những người thăm viếng nhau vì TA” (Ahmad).
{أَنَّ رَجُلاً زَارَ أَخًا لَهُ فِى قَرْيَةٍ أُخْرَى فَأَرْصَدَ اللهُ لَهُ عَلَى مَدْرَجَتِهِ مَلَكًا فَلَمَّا أَتَى عَلَيْهِ قَالَ أَيْنَ تُرِيدُ قَالَ أُرِيدُ أَخًا لِى فِى هَذِهِ الْقَرْيَةِ. قَالَ هَلْ لَكَ عَلَيْهِ مِنْ نِعْمَةٍ تَرُبُّهَا قَالَ لاَ غَيْرَ أَنِّى أَحْبَبْتُهُ فِى اللهِ عَزَّ وَجَلَّ. قَالَ فَإِنِّى رَسُولُ اللهِ إِلَيْكَ بِأَنَّ اللهَ قَدْ أَحَبَّكَ كَمَا أَحْبَبْتَهُ فِيهِ} رواه مسلم.
“Có một người đàn ông đi thăm người anh em của y ở một ngôi làng khác. Trên đường đi của y Allah đã cử một Thiên thần hóa thân thành một người phàm đến gặp y. Khi gặp y, vị Thiên thần hỏi: Anh muốn đi đâu? Người đàn ông đó nói: Tôi muốn đi viếng thăm người anh em của tôi ở ngôi làng này. Vị Thiên thần hỏi tiếp: Có phải anh thường nhận ân huệ từ người ấy chăng? Người đàn ông đó nói: Không, tôi yêu mến người đó chỉ vì Allah Tối cao thôi. Vị Thiên thần nói: Quả thật, Ta chính là Thiên sứ của Allah được phái đến gặp ngươi để thông điệp cho ngươi biết rằng Allah đã yêu thương ngươi giống như ngươi đã yêu mến người anh em của ngươi vì Ngài.” (Muslim).
    Tôn trọng quyền lợi của họ, không mua bán phá giá họ cũng như không hỏi cưới người nữ đã hứa hôn với họ, bởi vì Thiên sứ của Allah e đã cấm việc làm đó.
    Có lòng trắc ẩn đối với những người yếu thế trong số họ. Thiên sứ của Allah e nói:
{لَيْسَ مِنَّا مَنْ لَمْ يَرْحَمْ صَغِيرَنَا وَيَعْرِفْ شَرَفَ كَبِيرِنَا} حديث صحيح رواه أبو داود والترمذي.
“Không thuộc cộng đồng tín đồ của Ta đối với ai không thương trẻ nhỏ và không nể trọng người già.” (Hadith Sahih do Abu Dawood và Tirmizdi ghi lại).
{هَلْ تُنْصَرُونَ وَتُرْزَقُونَ إِلاَّ بِضُعَفَائِكُمْ} رواه البخاري.
“Há chẳng phải các ngươi được phù hộ và được ban cho bổng lộc là bởi những người yếu thế trong các ngươi đó sao?” (Albukhari).
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَٱصۡبِرۡ نَفۡسَكَ مَعَ ٱلَّذِينَ يَدۡعُونَ رَبَّهُم بِٱلۡغَدَوٰةِ وَٱلۡعَشِيِّ يُرِيدُونَ وَجۡهَهُۥ وَلَا تَعۡدُ عَيۡنَاكَ عَنۡهُمۡ تُرِيدُ زِينَةَ ٱلۡحَيَوٰةِ ٱلدُّنۡيَاۖ﴾ [سورة الكهف: 28]
{Và Ngươi (Muhammad) hãy kiềm nén bản thân mình mà sống cùng với những người cầu nguyện Thượng Đế của họ sáng chiều vì muốn được sự hài lòng của Ngài. Và chớ vì lý do thèm muốn vẽ hào nhoáng của đời sống trần tục mà Ngươi không ngó ngàng đến họ (những người nghèo, yếu hèn và vô danh).} (Chương 18 – Al-Kahf, câu 28).
    Cầu nguyện điều tốt lành cho họ và xin Allah I tha thứ cho họ. Allah I phán:
﴿وَٱسۡتَغۡفِرۡ لِذَنۢبِكَ وَلِلۡمُؤۡمِنِينَ وَٱلۡمُؤۡمِنَٰتِۗ﴾ [سورة محمد : 19]
{Và Ngươi hãy xin Ngài tha thứ tội lỗi cho Ngươi và cho những người có đức tin nam và nữ.} (Chương 47 – Muhammad, câu 19).
﴿وَٱلَّذِينَ جَآءُو مِنۢ بَعۡدِهِمۡ يَقُولُونَ رَبَّنَا ٱغۡفِرۡ لَنَا وَلِإِخۡوَٰنِنَا ٱلَّذِينَ سَبَقُونَا بِٱلۡإِيمَٰنِ وَلَا تَجۡعَلۡ فِي قُلُوبِنَا غِلّٗا لِّلَّذِينَ ءَامَنُواْ رَبَّنَآ إِنَّكَ رَءُوفٞ رَّحِيمٌ ١٠﴾ [سورة الحشر: 10]
{Và những ai đến sau họ cầu nguyện: “Lạy Thượng Đế của bầy tôi! Xin Ngài tha thứ cho bầy tôi và cho những người anh em đã tin tưởng trước bầy tôi, xin Ngài chớ đặt trong lòng bầy tôi nỗi oán thù đối với những người đã tin tưởng bởi quả thật Ngài là Đấng Nhân Từ và Khoan Dung”.}  (Chương 59 – Al-Hashr, câu 10).
    Lưu ý: Allah I phán:
﴿لَّا يَنۡهَىٰكُمُ ٱللَّهُ عَنِ ٱلَّذِينَ لَمۡ يُقَٰتِلُوكُمۡ فِي ٱلدِّينِ وَلَمۡ يُخۡرِجُوكُم مِّن دِيَٰرِكُمۡ أَن تَبَرُّوهُمۡ وَتُقۡسِطُوٓاْ إِلَيۡهِمۡۚ إِنَّ ٱللَّهَ يُحِبُّ ٱلۡمُقۡسِطِينَ﴾ [سورةالممتحنة: 8]
{Allah không ngăn cấm các ngươi đối xử tử tế và công bằng với những ai đã không giao chiến với các ngươi và không trục xuất các ngươi ra khỏi nhà của các ngươi, bởi vì Allah yêu thương những người công bằng.} (Chương 60 – Al-Mumtahidah, câu 8).
Lời phán này có nghĩa rằng những người vô đức tin nào không gây chiến với những người Muslim cũng như không xua đuổi họ ra khỏi nhà cửa của họ thì những người Muslim phải đối lại với những người đó bằng sự tử tế và lẽ công bằng trong mối quan hệ đời sống xã hội của thế tục. Tuy nhiên, không yêu thương họ giống như tình yêu thương đối với những người có đức tin, bởi lời phán của Allah chỉ mang lệnh Ngài muốn chúng ta đối xử tử tế và công bằng với họ chứ Ngài không phán bảo chúng ta phải kết thân và yêu thương họ như yêu thương những người có đức tin.
Lời phán trên của Allah I cũng giống như lời phán của Ngài về việc Ngài ra lệnh những người có đức tin phải ăn ở tử tế với cha mẹ là người ngoại đạo trong lời phán:
﴿وَإِن جَٰهَدَاكَ عَلَىٰٓ أَن تُشۡرِكَ بِي مَا لَيۡسَ لَكَ بِهِۦ عِلۡمٞ فَلَا تُطِعۡهُمَاۖ وَصَاحِبۡهُمَا فِي ٱلدُّنۡيَا مَعۡرُوفٗاۖ﴾ [سورة لقمان: 15]
{Và nếu cha mẹ đấu tranh bắt ngươi làm điều Shirk với TA bởi những kẻ mà ngươi không biết thì ngươi chớ nghe theo hai người họ, nhưng ngươi hãy ăn ở và đối xử tử tế với hai người họ ở đời này.} (Chương 31 – Luqman, câu 15).
Quả thật, mẹ của bà Asma’ đã đến với bà muốn hàn gắn mối quan hệ mẹ con với bà trong khi mẹ của bà là người vô đức tin. Bà Asma’ đã xin phép Thiên sứ của Allah e về điều đó và Người nói với bà: “Hãy hàn gắn với mẹ của nàng!”
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿لَّا تَجِدُ قَوۡمٗا يُؤۡمِنُونَ بِٱللَّهِ وَٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِ يُوَآدُّونَ مَنۡ حَآدَّ ٱللَّهَ وَرَسُولَهُۥ وَلَوۡ كَانُوٓاْ ءَابَآءَهُمۡ أَوۡ أَبۡنَآءَهُمۡ أَوۡ إِخۡوَٰنَهُمۡ أَوۡ عَشِيرَتَهُمۡۚ﴾ [سورة المجادلة: 22]
{Ngươi sẽ không tìm thấy một đám người nào đã có đức tin nơi Allah và Ngày Sau lại kết thân với những ai là người chống đối Allah và Sứ giả của Ngài dẫu rằng đó là cha mẹ, con cái, anh em, hay bà con ruột thịt của họ đi chăng nữa.} (Chương 58 – Al-Mujadalah, câu 22).
Như vậy, hàn gắn mối quan hệ huyết thống và duy trì mối quan hệ đời sống thế tục là một chuyện còn sự yêu thương trong tình yêu vì Allah là một chuyện khác. Sự hàn gắn, cư xử tử tế trong mối quan hệ xã hội của thế tục là nhằm mục đích kêu gọi người ngoại đạo đến với Islam, nó là một trong các phương tiện tuyên truyền tôn giáo Islam, khác với tình yêu thương và sự kết thân bởi vì nó biểu hiện sự thừa nhận và hài lòng với tín ngưỡng mà người ngoại đạo đang theo cũng như biểu hiện sự thờ ơ trong việc kêu gọi người ngoại đạo đến với Islam.
Tương tự, việc cấm kết thân với những người ngoại đạo không có nghĩa là cấm quan hệ giao tế với họ trong trao đổi mua bán kinh doanh hay cấm quan hệ sản xuất và hợp tác sáng chế có lợi. Bởi lẽ, Thiên sứ của Allah từng thuê Ibnu Uraiqit Allaythi giúp đỡ Người trên đường trong lúc y là người vô đức tin, và Người cũng từng mượn đồ dùng từ một số người Do Thái; và những người Muslim vẫn luôn có mối quan hệ trao đổi trong mua bán và sản xuất với người ngoại đạo. Nhưng đó chỉ mang ý nghĩa trao đổi để thu lợi chứ không mang ý nghĩa yêu thương và kết thân mà Allah ra lệnh bảo những người có đức tin phải duy trì.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿إِنَّ ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ وَهَاجَرُواْ وَجَٰهَدُواْ بِأَمۡوَٰلِهِمۡ وَأَنفُسِهِمۡ فِي سَبِيلِ ٱللَّهِ وَٱلَّذِينَ ءَاوَواْ وَّنَصَرُوٓاْ أُوْلَٰٓئِكَ بَعۡضُهُمۡ أَوۡلِيَآءُ بَعۡضٖۚ وَإِنِ ٱسۡتَنصَرُوكُمۡ فِي ٱلدِّينِ فَعَلَيۡكُمُ ٱلنَّصۡرُ إِلَّا عَلَىٰ قَوۡمِۢ بَيۡنَكُمۡ وَبَيۡنَهُم مِّيثَٰقٞۗ وَٱللَّهُ بِمَا تَعۡمَلُونَ بَصِيرٞ ٧٢ وَٱلَّذِينَ كَفَرُواْ بَعۡضُهُمۡ أَوۡلِيَآءُ بَعۡضٍۚ إِلَّا تَفۡعَلُوهُ تَكُن فِتۡنَةٞ فِي ٱلۡأَرۡضِ وَفَسَادٞ كَبِيرٞ ٧٣﴾ [سورة الأنفال: 72]
{Quả thật, những ai có đức tin (và vì đức tin của họ) đã di cư đi tị nạn và hy sinh cả tài sản lẫn tính mạng của họ cho chính nghĩa của Allah và những ai đã cho họ chỗ tị nạn và giúp đỡ họ là đồng minh bảo vệ lẫn nhau. Và nếu vì tôn giáo, họ yêu cầu các ngươi giúp đỡ họ thì các ngươi phải có nghĩa vụ giúp đỡ họ ngoại trừ đối với đám người mà giữa họ và các ngươi đã ký một thỏa hiệp; và nên nhớ rằng Allah biết hết mọi điều các ngươi làm. Và những người không có đức tin thì là đồng minh lẫn nhau trừ phi các ngươi thực hiện điều này: (hãy bảo vệ lẫn nhau, nếu không) thì áp bức và loạn lạc sẽ đầy dẫy khắp nơi trên trái đất và sẽ có sự thối nát rất lớn.} (Chương 8 – Al-Anfal, câu 72).
Học giả Ibnu Katheer nói: “Lời phán {trừ phi các ngươi thực hiện điều này: (hãy bảo vệ lẫn nhau, nếu không) thì áp bức và loạn lạc sẽ đầy dẫy khắp nơi trên trái đất và sẽ có sự thối nát rất lớn} có nghĩa là nếu các ngươi không tránh những người thờ đa thần cũng như không thương yêu và kết chặt mối quan hệ với những người có đức tin thì điều Fitnah sẽ xảy ra trong nhân loại: sự pha trộn giữa những người có đức tin và những người ngoại đạo khiến những điều xấu và tội lỗi trở nên đầy dẫy và phổ biến”.
Và sự việc này đã và đang xảy ra trong thời đại ngày nay.
    Nhân loại dưới góc độ Al-Wila’ (kết thân) và Al-Bara’ (vô can) được phân thành ba nhóm:
Nhóm thứ nhất: Những người phải được yêu thương trọn vẹn, không có bất cứ sự hiềm khích nào đối với họ. Đó là những người có đức tin hoàn thiện: các vị Nabi, các vị Thiên sứ, những người Siddeed, những người Shaheed và những người ngoan đạo. Trong đó, Thiên sứ Muhammad e là người hàng đầu cần phải được yêu thương với tình yêu thương lớn hơn hết, lớn hơn cả cha mẹ, con cái và tất cả nhân loại. Sau đó là đến các bà vợ của Người – những người mẹ của những người có đức tin; kế đến là những người thân thích có đức tin trong gia quyến của Người và các vị Sahabah của Người – đặc biệt là bốn vị Khalifah chính trực, mười vị được báo tin mừng Thiên Đàng, những người Muhajir, những người Ansar, những người tham gia trận chiến Badr, và tất cả các vị Sahabah còn lại; sau đó là những người Tabi’un (tiếp theo sau các vị Sahabah) và những thế hệ ân phúc sau này – đặc biệt là bốn vị Imam lớn: Abu Hanifah, Malik, Ash-Shafi’y và Ahmad bin Hambal.
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَٱلَّذِينَ جَآءُو مِنۢ بَعۡدِهِمۡ يَقُولُونَ رَبَّنَا ٱغۡفِرۡ لَنَا وَلِإِخۡوَٰنِنَا ٱلَّذِينَ سَبَقُونَا بِٱلۡإِيمَٰنِ وَلَا تَجۡعَلۡ فِي قُلُوبِنَا غِلّٗا لِّلَّذِينَ ءَامَنُواْ رَبَّنَآ إِنَّكَ رَءُوفٞ رَّحِيمٌ ١٠﴾ [سورة الحشر: 10]
{Và những ai đến sau họ cầu nguyện: “Lạy Thượng Đế của bầy tôi! Xin Ngài tha thứ cho bầy tôi và cho những người anh em đã tin tưởng trước bầy tôi, xin Ngài chớ đặt trong lòng bầy tôi nỗi oán thù đối với những người đã tin tưởng, bởi quả thật Ngài là Đấng Nhân Từ và Khoan Dung”.}  (Chương 59 – Al-Hashr, câu 10).
Các vị Sahabah cũng như những người Salaf (thế hệ trước) của cộng đồng này không bị thù ghét bởi những ai có đức tin Iman mà họ chỉ bị thù ghét bởi những người lệch lạc, những kẻ giả tạo đức tin, và những kẻ thù của Islam như nhóm phái Rafidhah, Khawarij.
Nhóm thứ hai: Nhóm người hoàn toàn không được yêu thương và kết thân. Đó là những người vô đức tin: những người vô thần, những người thờ đa thần, những kẻ Munafiq (giả tạo đức tin) và những người bỏ Islam (hay bị trục xuất khỏi Islam). Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿لَّا تَجِدُ قَوۡمٗا يُؤۡمِنُونَ بِٱللَّهِ وَٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِ يُوَآدُّونَ مَنۡ حَآدَّ ٱللَّهَ وَرَسُولَهُۥ وَلَوۡ كَانُوٓاْ ءَابَآءَهُمۡ أَوۡ أَبۡنَآءَهُمۡ أَوۡ إِخۡوَٰنَهُمۡ أَوۡ عَشِيرَتَهُمۡۚ﴾ [سورة المجادلة: 22]
{Ngươi sẽ không tìm thấy một đám người nào đã có đức tin nơi Allah và Ngày Sau lại kết thân với những ai là người chống đối Allah và Sứ giả của Ngài dẫu rằng đó là cha mẹ, con cái, anh em, hay bà con ruột thịt của họ đi chăng nữa.} (Chương 58 – Al-Mujadalah, câu 22).
﴿تَرَىٰ كَثِيرٗا مِّنۡهُمۡ يَتَوَلَّوۡنَ ٱلَّذِينَ كَفَرُواْۚ لَبِئۡسَ مَا قَدَّمَتۡ لَهُمۡ أَنفُسُهُمۡ أَن سَخِطَ ٱللَّهُ عَلَيۡهِمۡ وَفِي ٱلۡعَذَابِ هُمۡ خَٰلِدُونَ ٨٠ وَلَوۡ كَانُواْ يُؤۡمِنُونَ بِٱللَّهِ وَٱلنَّبِيِّ وَمَآ أُنزِلَ إِلَيۡهِ مَا ٱتَّخَذُوهُمۡ أَوۡلِيَآءَ وَلَٰكِنَّ كَثِيرٗا مِّنۡهُمۡ فَٰسِقُونَ ٨١﴾ [سورة المائدة: 80، 81]
{Ngươi thấy đa số bọn họ kết bạn với những kẻ không có đức tin (để chống người Muslim). Tồi tệ thay điều mà tâm hồn của họ đã xúi giục và gởi đi trước cho họ khiến Allah giận dữ  họ và họ sẽ bị ở trong sự trừng phạt đó mãi mãi. Và nếu họ tin tưởng nơi Allah và Nabi (Muhammad) và những điều đã được ban xuống cho Y thì họ sẽ không kết bạn với những kẻ vô đức tin; nhưng đa số bọn họ là những kẻ dấy loạn, bất tuân.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 80, 81).
Nhóm thứ ba: Những người được yêu thương ở một mặt nhưng lại bị ghét ở một mặt khác. Họ là những người tội lỗi và sai trái trong những người có đức tin. Họ được yêu thương vì họ có đức tin nhưng bị ghét bởi việc làm trái đạo và tội lỗi. Yêu thương họ được biểu hiện bằng cách khuyên răn họ, phản đối và ngăn họ làm điều sai quấy. Không được phép im lặng trước những việc làm sai trái của họ mà phải phản đối, kêu gọi họ làm điều tốt và ngăn họ làm điều sai. Không ghét họ và tránh quan hệ với họ một cách hoàn toàn giống như nhóm phái Khawarij cũng không yêu thương và kết thân với họ một cách hoàn toàn giống như nhóm phái Marji-ah mà ở mức cân nhắc hợp lý như đã được trình bày. Đó là đường lối của trường phái Sunnah và Jama’ah: Yêu thương vì Allah và ghét bỏ cũng vì Allah, tất cả đều dựa trên đức tin Iman.
Một người sẽ ở cùng với người mà y yêu thương vào Ngày Phán Xét như đã được nói trong Hadith.
Tuy nhiên, yêu thương hay thù ghét đã thay đổi, nó không còn là vì Allah I mà là vị cuộc sống trần gian. Bởi thế, ai mà tấm lòng của y ham muốn cuộc sống thế tục thì y sẽ yêu thương và kết thân ngay cả đối với kẻ thù của Allah và Thiên sứ của Ngài, đồng thời y sẽ thù ghét ngay cả đối với những ai là Wali của Allah và Thiên sứ của Ngài. Ông Abdullah bin Abbas t nói: “Ai yêu thương vì Allah, ghét vì Allah, kết thân vì Allah và hiềm khích vì Allah thì y sẽ đạt được sự bảo vệ của Allah bởi những điều đó. Tuy nhiên, đa số người đã kết tình huynh đệ bởi những lợi ích của thế gian rồi y sẽ không tìm thấy bất cứ thứ gì từ người thân thích đó của y.” (Ibnu Jareer ghi lại).
Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّ اللهَ قَالَ مَنْ عَادَى لِى وَلِيًّا فَقَدْ آذَنْتُهُ بِالْحَرْبِ} رواه البخاري.
“Quả thật Allah đã phán: Ai thù ghét người Wali của TA thì coi như y đã tuyên bố chiến tranh với TA.” (Albukhari).
Người tuyên chiến mạnh bạo nhất với Allah I là những ai thù ghét, xúc phạm và hạ thấp các vị Sahabah của Thiên sứ e. Bởi Thiên sứ của Allah e đã nói:
{اللهَ اللهَ فِى أَصْحَابِى لاَ تَتَّخِذُوهُمْ غَرَضًا بَعْدِى فَمَنْ أَحَبَّهُمْ فَبِحُبِّى أَحَبَّهُمْ وَمَنْ أَبْغَضَهُمْ فَبِبُغْضِى أَبْغَضَهُمْ وَمَنْ آذَاهُمْ فَقَدْ آذَانِى وَمَنْ آذَانِى فَقَدْ آذَى اللهَ وَمَنْ آذَى اللهَ فَيُوشِكُ أَنْ يَأْخُذَهُ} رواه الترمذي.
“Hãy kính sợ Allah về các vị Sahabah của Ta, các ngươi chớ lấy họ ra làm mục tiêu ném đá sau thời của Ta. Ai yêu thương họ là yêu thương Ta và ai thù ghét họ là thù ghét Ta, ai xúc phạm đến họ là xúc phạm đến Ta và ai xúc phạm Ta là xúc phạm Allah, và ai xúc phạm Allah thì y đã rất mong muốn Ngài túm bắt y (trong sự hủy diệt)” (Tirmizdi).

k  k  k

 

 

 

 

 

 

 

 


Cảnh báo về điều Bid’ah

Khái niệm, phân loại và các giáo lý
Khái niệm Bid’ah:
Theo nghĩa của từ: Bid’ah được lấy từ tiếng “بَدْعٌ” có nghĩa là sự sáng chế ra một thứ gì chưa từng có trước đó như trong lời phán của Allah I:
﴿بَدِيعُ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِۖ﴾ [سورة البقرة: 117]
{Ngài (Allah) là Đấng khởi tạo các tầng trời và trái đất.} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 117).
Có nghĩa là Ngài là Đấng sáng tạo ra các tầng trời và trái đất mà trước đó nó chưa từng có.
﴿قُلۡ مَا كُنتُ بِدۡعٗا مِّنَ ٱلرُّسُلِ ﴾ [سورة الأحقاف: 9]
{Hãy bảo chúng: “Ta không phải là một người bịa đặt điều mới trong các sứ giả (của Allah).} (Chương 46 – Al-Ahqaf, câu 9).
Có nghĩa là Ta không mang đến điều mới mà trước Ta đã có nhiều vị Thiên sứ, nhiều vị Nabi mang đến.
Trong tiếng Ả Rập khi người ta nói người đó đã sáng lập ra một điều Bid’ah có nghĩa là họ muốn nói người đó đã thiết lập ra một đường lối mà trước đó chưa có.
Sự sáng lập hay sự sáng chế được phân thành hai dạng:
-    Dạng thứ nhất: Sự sáng lập hay sáng chế về một sự việc nào đó trong thói quen sinh hoạt và đời sống xã hội như các sáng chế hiện đại (bao gồm các phát minh và khám phá khoa học). Đây là sự sáng lập hay sáng chế được phép trong Islam bởi theo nguyên tắc giáo lý: Tất cả mọi thói quen sinh hoạt đời sống và xã hội theo nguyên tắc căn bản đều được phép.
-    Dạng thứ hai: Sự sáng lập hay sáng chế một sự việc nào đó trong tôn giáo. Đây là sự sáng chế không được phép (được gọi là Bid’ah), bởi lẽ theo nguyên tắc giáo lý: Tất cả mọi sự việc trong đạo theo nguyên tắc căn bản là dừng tức khắc, không ai được phép tự ý hành động. Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ أَحْدَثَ فِى أَمْرِنَا هَذَا مَا لَيْسَ فِيهِ فَهُوَ رَدٌّ} رواه البخاري ومسلم.
“Ai đổi mới, tự sáng lập ra một điều gì đó không nằm trong sứ mạng của Ta (tôn giáo mà Người mang đến) thì điều đó không được chấp nhận” (Albukhari, Muslim).
Trong một lời dẫn khác của Muslim:
{مَنْ عَمِلَ عَمَلاً لَيْسَ عَلَيْهِ أَمْرُنَا فَهُوَ رَدٌّ} رواه مسلم.
“Ai làm một việc làm nào đó mà nó không phải là mệnh lệnh của Ta thì việc làm đó không được chấp nhận” (Muslim).

Phân loại Bid’ah: (Bid’ah trong tôn giáo)
Bid’ah trong tôn giáo được phân thành hai dạng:
Dạng Bid’ah thứ nhất: Bid’ah bằng lời nói và tâm niệm như những lời của nhóm phái Jahmiyah, Mu’tazilah, Rafidhah và những nhóm phái lệch lạc khác.
Dạng Bid’ah thứ hai: Bid’ah trong các hình thức thờ phượng như thờ phượng Allah bằng những hình thức không được giáo lý qui định. Dạng Bid’ah này được phân thành bốn loại:
-    Loại thứ nhất: Không có nguồn gốc từ cơ sở căn bản của thờ phượng trong Islam – có nghĩa là khi họ thực hiện một sự thờ phượng nào đó mà sự thờ phượng đó không hề có trong giáo lý Islam, chẳng hạn như họ sáng lập ra một hình thức lễ nguyện Salah, một hình thức nhịn chay không có trong giáo lý hoặc một ngày lễ nào đó không có trong giáo lý Islam như lễ mừng sinh nhật Nabi hay những lễ hội khác.
-    Loại thứ hai: Thêm vào các hình thức thờ phượng đã được giáo lý qui định chẳng hạn như thêm một Rak’at cho lễ nguyện Salah Zhuhur hoặc Asr.
-    Loại thứ ba: Cung cách thực hiện các hình thức thờ phường không đúng với sự hướng dẫn của giáo lý, chẳng hạn như thực hiện các lời tụng niệm lớn tiếng theo tập thể một cách đồng loạt, hoặc thái quá trong việc thờ phượng tức bắt bản thân thờ phượng quá mức khả năng mà Thiên sứ của Allah e không hề yêu cầu và hướng dẫn.
-    Loại thứ tư: Ấn định thời gian cho sự thờ phượng trong khi giáo lý không ấn định, chẳng hạn như ấn định việc nhịn chay và lễ nguyện Salah vào ngày của nửa tháng Sha’ban – dĩ nhiên việc nhịn chay Sunnah và lễ nguyện Salah Sunnah trong đêm là có qui định của giáo lý nhưng việc ấn định thời gian đặc trưng cụ thể cho các việc làm đó thì cần phải có cơ sở giáo lý hẳn hoi.
Giới luật về những việc làm Bid’ah trong tôn giáo:
Tất cả mọi điều Bid’ah trong tôn giáo đều Haram và là lệch lạc bởi Thiên sứ của Allah e đã nói:
{وَإِيَّاكُمْ وَمُحْدَثَاتِ الأُمُورِ فَإِنَّ كُلَّ مُحْدَثَةٍ بِدْعَةٌ وَكُلَّ بِدْعَةٍ ضَلاَلَةٌ} رواه أبو داود والترمذي وقال حديث حسن صحيح.
“Các ngươi hãy tránh xa những điều cải biên và đổi mới, bởi quả thật tất cả mọi điều cải biên và đổi mới đều là Bid’ah và mọi điều Bid’ah đều là những việc lầm lạc.” (Abu Dawood, Tirmizdi ghi lại, Tirmizdi nói: hadith tốt và Sahih).
{مَنْ أَحْدَثَ فِى أَمْرِنَا هَذَا مَا لَيْسَ فِيهِ فَهُوَ رَدٌّ} رواه البخاري ومسلم.
“Ai đổi mới, tự sáng lập ra một điều gì đó không nằm trong sứ mạng của Ta (tôn giáo mà Người mang đến) thì điều đó không được chấp nhận” (Albukhari, Muslim).
{مَنْ عَمِلَ عَمَلاً لَيْسَ عَلَيْهِ أَمْرُنَا فَهُوَ رَدٌّ} رواه مسلم.
“Ai làm một việc làm nào đó mà nó không phải là mệnh lệnh của Ta thì việc làm đó không được chấp nhận” (Muslim).
Những điều Bid’ah được nói trong các Hadith là những điều Bid’ah trong thờ phượng và đức tin, và tất cả đều bị nghiêm cấm.
Tuy nhiên, mức độ nghiêm cấm khác nhau tùy theo các loại Bid’ah. Có những việc làm Bid’ah khiến người chủ thể trở thành kẻ vô đức tin chẳng hạn như đi Tawaf mồ mả, dâng cúng, cầu xin khấn vái và thề nguyện đến những người trong mộ; có những việc làm Bid’ah là phương tiện dẫn đến tội Shirk như xây tô mồ mả, lễ nguyện Salah và cầu nguyện tại đó; có những điều Bid’ah làm hư hại đức tin như những tư tưởng và đức tin của nhóm phái Khawarij, Qadriyah, Marji-ah; và có những điều Bid’ah mang tính tội lỗi chẳng hạn như sống độc thân, nhịn chay bằng hình thức đứng dưới ánh nắng mặt trời, cắt bỏ tinh hoàn hay buồng trứng với mục đích chấm dứt ham muốn tình dục.
Lưu ý:
Ai phân việc làm Bid’ah trong tôn giáo thành Bid’ah tốt và Bid’ah xấu thì người đó đã sai lệch và trái với lời di huấn của Thiên sứ của Allah e khi Người nói: “Tất cả mọi điều Bid’ah đều lệch lạc” bởi lẽ Thiên sứ của Allah e đã qui định tất cả mọi việc làm Bid’ah trong tôn giáo đều lầm lạc và sai quấy nhưng người đó lại nói rằng không phải tất cả mà có một số điều Bid’ah tốt đẹp.
Học giả Ibnu Rajab nói trong giảng giải bốn mươi Hadith: “Thiên sứ của Allah nói ‘tất cả mọi điều Bid’ah đều lầm lạc’ là lời nói thuộc Jawa-mi’ Al-Kalim (có nghĩa là lời ngắn nhưng mang ý nghĩa bao hàm). Lời đó của Người là một trong các nền tảng căn bản của giáo lý, nó cũng giống như lời di huấn khi Người nói:
{مَنْ أَحْدَثَ فِى أَمْرِنَا هَذَا مَا لَيْسَ فِيهِ فَهُوَ رَدٌّ} رواه البخاري ومسلم.
“Ai đổi mới, tự sáng lập ra một điều gì đó không nằm trong sứ mạng của Ta (tôn giáo mà Người mang đến) thì điều đó không được chấp nhận” (Albukhari, Muslim).
Có nghĩa là ai sáng lập ra một điều nào đó mà nó không có trong tôn giáo tức không dựa theo một cơ sở giáo lý nào cả thì người đó và việc làm đó là sai quấy và lầm lạc và Thiên sứ của Allah e là người vô can trong sự việc đó”.
Thật ra những người cho rằng có những việc làm Bid’ah tốt đẹp không hề có bất cứ một cơ sở giáo lý nào cho lời nói của họ cả trừ một cái lý lẽ duy nhất. Đó là họ lấy lời của ông Umar t về lễ nguyện Salah Tarawih khi ông nói: “Thật ân phúc cho việc làm Bid’ah này!” Họ nói: Có những sự việc được cải biên và đổi mới mà các vị Salaf không hề phản đối chẳng hạn như tập hợp Qur’an lại thành một quyển duy nhất, biên chép các sách Hadith.
Trả lời cho câu nói của họ: Tất cả các việc làm đó đều có cơ sở giáo lý chứ không phải việc làm đổi mới và cải biên gì cả. Câu nói của Umar “Thật ân phúc cho việc làm Bid’ah này!” là muốn nói Bid’ah theo ý nghĩa của từ ngữ chứ không mang ý về giáo lý, bởi lẽ Bid’ah về giáo lý là Bid’ah không có cơ sở giáo lý để căn cứ, đằng này tất cả các sự việc được nêu ra đều có cơ sở giáo lý. Việc tập hợp Qur’an thành một quyển kinh duy nhất là việc làm được dựa trên cơ sở giáo lý hẳn hoi, đó là Thiên sứ của Allah ra lệnh cho biên chép Qur’an – tuy nhiên, sự biên chép nằm rời rạc nên các vị Sahabah đã tập hợp lại thành một quyển Kinh duy nhất để giữ gìn và bảo tồn. Đối với lễ nguyện Salah Tarawih thì đó cũng không phải là việc làm Bid’ah mà nó đã được Thiên sứ của Allah thực hiện cùng với các vị Sahabah trong một số đêm, sau đó Người dừng và để mặc họ vì Người sợ nó sẽ trở thành nghĩa vụ bắt buộc cho họ. Tuy nhiên, các vị Sahabah vẫn duy trì lễ nguyện Salah Tarawih tập thể thành từng nhóm nhỏ riêng lẻ trong thời của Người và cho tới khi Người qua đời thì ông Umar đã cho tập hợp thành một nhóm lớn theo sau một vị Imam giống như họ đã từng lễ nguyện Salah Tarawih tập thể theo sau Người e. Như vậy, rõ ràng lễ nguyện Salah tập thể không hề là việc làm Bid’ah trong tôn giáo. Còn đối với việc biên chép Hadith cũng là việc làm có cơ sở giáo lý đàng hoàng. Đó là Thiên sứ của Allah đã ra lệnh cho biên chép một số Hadith theo yêu cầu của một số vị Sahabah. Vì sợ nhầm lẫn các Hadith với Qur’an cho nên sau khi Thiên sứ của Allah e qua đời, những người Muslim đã biên chép lại tất cả các Hadith nhằm giữ gìn và bảo tồn Sunnah của Người e.
Sự xuất hiện những điều Bid’ah trong đời sống người Muslim và các nguyên nhân

Thời điểm xuất hiện:
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: Hãy biết rằng những điều Bid’ah nói chung đều liên quan đến kiến thức và sự thờ phượng. Chúng xuất hiện trong cộng đồng này vào những giai đoạn cuối của các vị Khalifah chính trực giống như Thiên sứ của Allah e đã nói:
{مَنْ يَعِشْ مِنْكُمْ بَعْدِى فَسَيَرَى اخْتِلاَفًا كَثِيرًا فَعَلَيْكُمْ بِسُنَّتِى وَسُنَّةِ الْخُلَفَاءِ الْمَهْدِيِّينَ الرَّاشِدِينَ} رواه أبو داود وأحمد.
“Ai trong các ngươi sống thời sau Ta thì sẽ thấy nhiều sự mâu thuẫn và trái nghịch. Bởi thế, các ngươi hãy bám lấy Sunnan của Ta và Sunnah của các vị Khalifah được hướng dẫn ngay chính.” (Abu Dawood, Ahmad).
Bid’ah đầu tiên xuất hiện là Bid’ah của nhóm Qadiriyah, Marji-ah, Shi’ah và Khawarij. Nhóm phái Bid’ah này xuất hiện vào thế kỷ thứ hai trong lúc các vị Sahabah vẫn hiện diện, và quả thật các vị Sahabah đã phản đối các nhóm phái đó. Sau đó, xuất hiện Bid’ah của nhóm phái Mu’tazilah đồng thời xảy ra Fitnah giữa những người Muslim, các quan điểm và tư tưởng đều nghiêng về những điều Bid’ah và dục vọng của bản thân. Tiếp sau đó là xuất hiện Bid’ah của nhóm Sufi, rồi đến Bid’ah xây tô cho mồ mả. Cứ như thế, cứ càng về sau thì càng xuất hiện thêm những điều Bid’ah dưới các hình thức đa dạng.
Địa điểm xuất hiện:
Có sự bất đồng quan điểm về các quốc gia Islam trong vấn đề xuất hiện những điều Bid’ah. Sheikh Islam Ibnu Taymiyah nói: Có năm khu vực lớn mà các vị Sahabah của Thiên sứ đã sinh sống, những nơi là cái nôi của kiến thức giáo lý và đức tin Iman: Makkah, Madinah, Basrah, Kufah và Sham. Đây là những nơi đã cho ra Qur’an, Hadith, Fiqh, sự thờ phượng và tất cả các vụ việc của Islam. Và những nơi này cũng là những nơi xuất hiện các Bid’ah gốc rễ trừ Madinah. Ở Kufah thì xuất hiện Shi’ah và Marji-ah, ở Basrah và Sham thì xuất hiện Qadriyah và Mu’tazilah, riêng Jahmiyah thì xuất hiện ở hướng Kharasaan và đây là Bid’ah xấu nhất. Những điều Bid’ah này lúc đầu xuất hiện trong phạm vi xa vùng đất của Thiên sứ - Madinah, nhưng sau cái chết của Uthman thì những điều Bid’ah trở nên tự do hơn. Riêng ở Madinah thì vẫn an toàn khỏi những điều Bid’ah mặc dù vẫn có những thế lực bao che và thao túng cho những điều Bid’ah, khác với tình trạng ở Kufah, Basrah và Sham. Quả thật, Thiên sứ của Allah e đã nói trong một Hadith Sahih rằng Dajjaal sẽ không vào được Madinah. Và thực sự kiến thức cũng như đức tin Iman vẫn được duy trì cho tới thời học trò của Imam Malik và họ là những người của thế kỷ thứ tư.


Nguyên nhân xuất hiện những điều Bid’ah:
Không còn nghi ngờ gì nữa khi nói rằng việc bám chặt lấy Qur’an và Sunnah sẽ tránh rơi vào những điều Bid’ah và sự lầm lạc. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَأَنَّ هَٰذَا صِرَٰطِي مُسۡتَقِيمٗا فَٱتَّبِعُوهُۖ وَلَا تَتَّبِعُواْ ٱلسُّبُلَ فَتَفَرَّقَ بِكُمۡ عَن سَبِيلِهِۦۚ﴾ [سورة الأنعام: 153]
{Và quả thật đây là con đường ngay chính của Ta (Muhammad). Các ngươi hãy theo nó và chớ theo con đường nào khác sợ rằng nó sẽ đưa các ngươi lệch khỏi con đường của Ngài (Allah).} (Chương 6 – Al-An’am, câu 153).
Thiên sứ của Allah e đã làm rõ điều đó qua Hadith được Ibnu Mas’ud thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e vạch một đường kẽ rồi Người bảo: Đây là con đường của Allah. Sau đó Người lại vạch nhiều đường kẽ khác ở bên phải và bên trái của Người và bảo: Đây là những con đường mà Shaytan kêu gọi đến với chúng. Sau đó Người đọc lời phán của Allah:
﴿وَأَنَّ هَٰذَا صِرَٰطِي مُسۡتَقِيمٗا فَٱتَّبِعُوهُۖ وَلَا تَتَّبِعُواْ ٱلسُّبُلَ فَتَفَرَّقَ بِكُمۡ عَن سَبِيلِهِۦۚ ذَٰلِكُمۡ وَصَّىٰكُم بِهِۦ لَعَلَّكُمۡ تَتَّقُونَ ١٥٣﴾ [سورة الأنعام: 153]
{Và quả thật đây là con đường ngay chính của Ta (Muhammad). Các ngươi hãy theo nó và chớ theo con đường nào khác sợ rằng nó sẽ đưa các ngươi lệch khỏi con đường của Ngài (Allah). Ngài chỉ thị cho các ngươi như thế để các ngươi trở thành người ngay chính sợ Allah.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 153).
Bởi thế, ai nghịch lại với Qur’an và Sunnah thì sẽ rơi vào những con đường lầm lạc và Bid’ah.
Những nguyên nhân xuất hiện Bid’ah có thể được tóm gọn bởi những điều này: thiếu hiểu biết về kiến thức giáo lý, đi theo dục vọng của bản thân, thần tượng và ngưỡng mộ những tư tưởng cũng như nhóm người nào đó một cách mù quáng, bắt chước và đi theo những người ngoại đạo.
1.    Thiếu hiểu biết kiến thức giáo lý: Cứ mỗi thời đại càng về sau cũng như mỗi khi con người rời xa khỏi bức Thông Điệp thì kiến thức giáo lý càng ít đi và sự ngu dốt, thiếu hiểu biết về tôn giáo càng nhiều hơn. Sự việc này đã được Thiên sứ của Allah e di huấn:
{مَنْ يَعِشْ مِنْكُمْ بَعْدِى فَسَيَرَى اخْتِلاَفًا كَثِيرًا} رواه أبو داود وأحمد.
“Ai trong các ngươi sống thời sau Ta thì sẽ thấy nhiều sự mâu thuẫn và trái nghịch.” (Abu Dawood, Ahmad).
{إِنَّ اللَّهَ لاَ يَقْبِضُ الْعِلْمَ انْتِزَاعًا يَنْتَزِعُهُ مِنَ الْعِبَادِ، وَلَكِنْ يَقْبِضُ الْعِلْمَ بِقَبْضِ الْعُلَمَاءِ، حَتَّى إِذَا لَمْ يُبْقِ عَالِمًا، اتَّخَذَ النَّاسُ رُءُوسًا جُهَّالاً فَسُئِلُوا، فَأَفْتَوْا بِغَيْرِ عِلْمٍ، فَضَلُّوا وَأَضَلُّوا} رواه البخاري ومسلم.
“Quả thật Allah sẽ không lấy đi kiến thức (giáo lý) bằng một cái giật mạnh khỏi đám bầy tôi mà Ngài sẽ lấy đi kiến thức bằng cách lấy đi những người hiểu biết cho tới khi không còn người hiểu biết nào nữa thì nhân loại sẽ lấy những người ngu dốt làm nền tảng kiến thức giáo lý, khi họ được hỏi về giáo lý thì họ sẽ tư vấn và trình bày một cách vô kiến thức; thế là họ lầm lạc và làm cho mọi người lầm lạc.” (Albukhari, Muslim).
2.    Đi theo dục vọng và ham muốn của bản thân: Ai chống lại Qur’an – Kinh sách của Allah và Sunnah của Thiên sứ e thì người đó đã đi theo dục vọng và ham muốn của bản thân y như Allah I đã phán:
﴿فَإِن لَّمۡ يَسۡتَجِيبُواْ لَكَ فَٱعۡلَمۡ أَنَّمَا يَتَّبِعُونَ أَهۡوَآءَهُمۡۚ وَمَنۡ أَضَلُّ مِمَّنِ ٱتَّبَعَ هَوَىٰهُ بِغَيۡرِ هُدٗى مِّنَ ٱللَّهِۚ إِنَّ ٱللَّهَ لَا يَهۡدِي ٱلۡقَوۡمَ ٱلظَّٰلِمِينَ ٥﴾ [سورة القصص: 50]
{Nhưng nếu chúng không đáp lại lời Ngươi (Muhammad) thì có nghĩa là chúng chỉ đi theo sở thích của bản thân chúng mà thôi. Và còn ai lệch lạc hơn những kẻ chỉ biết đi theo dục vọng của bản thân thay vì tuân theo Chỉ Đạo của Allah. Quả thật, Allah không hướng dẫn đám người làm điều sai quấy.} (Chương 28 – Al-Qisas, câu 50).
﴿أَفَرَءَيۡتَ مَنِ ٱتَّخَذَ إِلَٰهَهُۥ هَوَىٰهُ وَأَضَلَّهُ ٱللَّهُ عَلَىٰ عِلۡمٖ وَخَتَمَ عَلَىٰ سَمۡعِهِۦ وَقَلۡبِهِۦ وَجَعَلَ عَلَىٰ بَصَرِهِۦ غِشَٰوَةٗ فَمَن يَهۡدِيهِ مِنۢ بَعۡدِ ٱللَّهِۚ أَفَلَا تَذَكَّرُونَ ٢٣﴾ [سورة الحاثية: 23]
{Thế Ngươi (Muhammad) có thấy kẻ đã lấy lòng ham muốn của bản thân làm thần linh của hắn không? Biết thế, cho nên Allah để mặc cho y lạc hướng và Ngài niêm kín thính giác và quả tim của y và Ngài tạo một tấm màn che khuất thị giác của y lại. Thế ai sẽ hướng dẫn y sau khi Allah đã không hướng dẫn y? Chẳng phải các người cần phải ghi tâm nhớ lấy điều đó hay sao?} (Chương 45 – Al-Jathiyah, câu 23).
Như vậy, những điều Bid’ah thường chỉ xuất phát từ sở thích và lòng ham muốn của con người chứ không đến từ nơi Allah I và Thiên sứ của Ngài e.
3.    Thần tượng và ngưỡng mộ những tư tưởng hay những cá nhân nào đó một cách mù quáng: Họ chỉ biết đi theo mà không cần nhận định đúng sai dù cho có bằng chứng hay không có bằng chứng chứng minh điều chân lý. Điều này được Allah cho biết trong lời phán của Ngài:
﴿وَإِذَا قِيلَ لَهُمُ ٱتَّبِعُواْ مَآ أَنزَلَ ٱللَّهُ قَالُواْ بَلۡ نَتَّبِعُ مَآ أَلۡفَيۡنَا عَلَيۡهِ ءَابَآءَنَآۚ أَوَلَوۡ كَانَ ءَابَآؤُهُمۡ لَا يَعۡقِلُونَ شَيۡ‍ٔٗا وَلَايَهۡتَدُونَ ١٧٠﴾ [سورة البقرة : 170]
{Và khi có lời bảo họ: “Hãy tuân theo điều được Allah ban xuống” thì họ nói: “Không, chúng tôi sẽ theo điều mà chúng tôi thấy cha mẹ của chúng tôi đã làm”. Chẳng lẽ họ đi theo ngay cả khi cha mẹ của họ không hiểu biết gì hoặc ngay cả khi cha mẹ của họ không được hướng dẫn ư?} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 170).
Sự việc được nói trong câu Kinh đang diễn ra trong thời đại ngày hôm nay đối với những người đi theo mù quáng những nhóm phái cũng như những cá nhân mà không chịu đi theo Qur’an và Sunnah. Họ chỉ làm theo các trường phái của họ, các vị giáo sư và học giả của họ, họ theo ông bà cha mẹ của họ cho dù những người đó có đi ngược lại với Qur’an và Sunnah.
Bắt chước những người ngoại đạo: Đây là nguyên nhân hàng đầu trong việc hình thành những điều Bid’ah. Điều này sẽ được hiểu rõ hơn qua Hadith được thuật lại bởi ông Abu Wa-qid Allaythi: Chúng tôi cùng Thiên sứ của Allah e xuất chinh đến Hunain. Chúng tôi nói chuyện với nhau về thời còn vô đức tin và chúng tôi nhắc về những người thờ đa thần có một cây táo cổ thụ, họ thường treo các binh khí của họ lên cây táo cổ thụ đó và họ gọi nó là Zda-tu Annawaat. Rồi khi chúng tôi đi ngang qua một cây táo, chúng tôi nói: Thưa Thiên sứ của Allah, hãy qui định cho chúng tôi một cái Zda-tu Annawaat giống như họ thì Người e nói:
{اللهُ أَكْبَرُ، إِنَّهَا السُنَنُ، قُلْتُمْ وَالَّذِى نَفْسِى بِيَدِهِ كَمَا قَالَ قَوْمُ مُوسَى ﴿اجْعَلْ لَنَا إِلَهاً كَمَا لَهُمْ آلِهَةٌ قَالَ إِنَّكُمْ قَوْمٌ تَجْهَلُونَ﴾ [سورة الأعراف: 138] إِنَّهَا لَسُنَنٌ لَتَرْكَبُنَّ سُنَنَ مَنْ كَانَ قَبْلَكُمْ سُنَّةً سُنَّةً} رواه الترمذي وصححه.
“Alla-hu-akbar, đó là những con đường... Ta thề bởi Đấng mà linh hồn Ta trong tay Ngài rằng các ngươi đã nói giống như cộng đồng của Musa đã nói: {“Xin thầy làm ra cho chúng tôi một thần linh giống như các thần linh của họ”. Musa nói: “Các ngươi đúng là một đám người ngu muội!”} (Chương 7 – Al-A’raf, câu 138). Quả thật, đó là những đường lối... rồi đây chắc chắn các ngươi sẽ đi trên những đường lối của những ai trước các ngươi từng lối từng lối một.” (Tirmizdi và ông xác nhận Hadith Sahih).
Và sự việc này thực tế đã diễn ra trong ngày hôm nay, rằng có không ít những Muslim đã bắt chước những người ngoại đạo trong các việc làm Bid’ah hoặc tham gia cùng với họ như lễ mừng sinh nhật, lễ giáng sinh, các ngày lễ kỹ niệm, các ngày lễ truyền thống và tín ngưỡng của họ. Có người Muslim còn bắt chước cách thức làm đám tang giống như họ, thậm chí còn xây cất mồ mả giống như họ.

 

Những nhóm người Bid’ah dưới góc nhìn của cộng đồng Islam và đường lối của phái Sunnah và Jama’ah trong việc phản hồi lại họ

Những nhóm người Bid’ah dưới góc nhìn của cộng đồng Islam – phái Sunnah và Jama’ah:
Những người của phái Sunnah và Jama’ah vẫn mãi chống đối và phản bác những người Bid’ah:
1.    Bà Ummu Addarda’  nói: Ông Abu Addarda’ t (chồng của bà) đi vào nhà với tâm trạng tức giận. Tôi bảo ông ấy: Có chuyện gì với mình vậy? Ông nói: Thề bởi Allah, tôi không hề thấy bất cứ việc làm nào của họ đến từ Muhammad cả, trừ mỗi việc họ dâng lễ nguyện Salah tập thể.
2.    Ông Amru bin Yahya thuật lại: Tôi đã nghe cha tôi kể lại lời của ông nội tôi: “Có lần, chúng tôi đang ngồi tại cửa nhà của ông Abdullah bin Mas’ud t để chờ ông đi ra rồi cùng nhau đến Masjid để hành lễ  Salah Fajar thì ông Abu Musa Al-Ash’ari t đến và nói: Abu Abdurrahman (Abdullah bin Mas’ud) ra chưa? Chúng tôi nói: Chưa. Thế là ông Abu Musa ngồi đợi cùng với chúng tôi. Rồi khi ông Abdullah bin Mas’ud bước ra thì tất cả chúng tôi đều đứng dậy tiến về phía ông. Ông Abu Musa nói: Này Abu Abdurrahman. Quả thật, tôi mới nhìn thấy trong Masjid một sự việc mà ông thường phản đối... và Alhamdulillah tôi thấy sự việc đó cũng tốt mà.
Ông Abdullah bin Mas’ud nói: Sự việc đó là gì?
Ông Abu Musa nói: Nếu ông còn sống thì ông sẽ thấy... tôi thấy trong Masjid một nhóm người đang ngồi đợi lễ nguyện Salah, họ ngồi chia thành nhiều nhóm nhỏ, các nhóm nhỏ ngồi thành các vòng tròn, mỗi nhóm có một người dẫn đầu, mỗi người trong nhóm cầm trên tay các viên sỏi, khi người dẫn đầu nói: các người hãy Takbir 100 lần thì họ cùng nhau Takbir 100 lần, khi người dẫn đầu nói: hãy Tahleel 100 lần (nói La ila-ha illollo-h) thì mọi người đồng loạt Tahleel 100 lần, và khi người dẫn đầu nói: hãy Tasbeeh 100 lần (nói Suha-nallah) thì mọi người đồng loạt Tasbeeh 100 lần... chẳng phải ông đã nói với họ rằng các người đã đếm những điều xấu của các người và tôi cần phải đảm bảo không làm mất đi điều tốt đẹp của các người.
Rồi khi đến Masjid, ông Abdullah bin Mas’ud tiến đến chỗ của các nhóm đang ngồi và nói: Các người đang làm trò gì vậy?
Họ nói: Này Abu Abdurrahman, chúng tôi chỉ đếm các viên sỏi để Takbir, Tahleel, Tasbeeh và Tahmeed (nói Alhamdulillah) thôi mà, có làm gì sai trái đâu.
Ông Abdullah bin Mas’ud nói: Các người đã đếm những điều xấu của các người và tôi cần phải đảm bảo không làm mất đi điều tốt đẹp của các người... các người thật đáng trách... này hỡi cộng đồng tín đồ của Muhammad, sao lại nhanh thay đổi thế này... chiếc áo của Người vẫn còn chưa mục rách, vật dụng dùng ăn uống của Người vẫn còn nguyên vẹn... thề bởi Đấng mà linh hồn tôi nằm trong tay Ngài, chẳng lẽ các người cho rằng các người đang ở trên đường lối được chỉ dẫn tốt hơn cả đường lối của Muhammad ư hay các người muốn mở ra một cánh cửa cho sự lệch lạc?
Họ nói: Thề bởi Allah, này Abu Abdurrahman, chúng tôi chỉ muốn điều tốt đẹp thôi mà.
Ông Abdullah bin Mas’ud nói: đã biết bao người muốn điều tốt đẹp nhưng không đạt được. Quả thật, Thiên sứ của Allah đã nói cho chúng tôi biết rằng sẽ có một nhóm người đọc Qur’an nhưng chẳng mang lại điều ân phước nào (đọc giống như không đọc), thề bởi Allah, tôi thực sự không biết nữa... e rằng đa số những người đó thuộc thành phần trong các người. Nói xong, ông quay đi khỏi họ.
Ông Amru bin Salimah nói: Chúng tôi thấy hầu hết những người đó đều đi theo nhóm Khawa-rij.” (Hadith đo Tirmizdi ghi lại).
3.    Một người đàn ông đến gặp Imam Malik bin Anas , nói: Tôi định tâm Ihraam từ chỗ nào? Imam Malik nói: Từ những địa điểm mà Thiên sứ của Allah đã ấn định, hãy định tâm Ihraam từ những địa điểm đó. Người đàn ông nói: Tôi sẽ định tâm tại điểm xa hơn vượt qua những điểm đó nữa. Imam Malik nói: Tôi không thấy như thế là đúng. Người đàn ông nói: Điều gì khiến ông ghét tôi làm thế. Imam Malik nói: Tôi ghét vì sợ Fitnah cho anh. Người đàn ông nói: Fitnah gì chứ, tôi chỉ làm thêm điều tốt mà? Imam Malik nói: Quả thật, Allah I đã phán:
﴿فَلۡيَحۡذَرِ ٱلَّذِينَ يُخَالِفُونَ عَنۡ أَمۡرِهِۦٓ أَن تُصِيبَهُمۡ فِتۡنَةٌ أَوۡ يُصِيبَهُمۡ عَذَابٌ أَلِيمٌ﴾ [سورة النور : 63]
{Bởi thế, hãy cảnh cáo những ai chống đối mệnh lệnh của Y (Thiên sứ Muhammad) nên biết rằng làm như thế chúng sẽ gặp phải tai kiếp hoặc sẽ gặp phải một sự trừng phạt đau đớn.} (Chương 24 – Annur, câu 63).
Còn điều Fitnah nào hơn việc một người tự mình cho rằng một việc làm nào đó tốt đẹp trong khi Thiên sứ của Allah I không hề qui định hay hướng dẫn.
Đường lối của phái Sunnah và Jama’ah trong việc phản bác lại những người Bid’ah:
Đường lối của họ được dựa trên nền tảng Qur’an và Sunnah. Họ luôn đi theo cơ sở Qur’an và Sunnah trong việc nắm lấy những điều Sunnah và ngăn cấm những điều đổi mới và cải biên. Họ luôn phản đối những người Bid’ah, họ đã biên soạn nhiều sách về các vấn đề niềm tin để phản bác lại nhóm phái Shi’ah, Khawa-rij, Jahmiyah, Mu’tazilah, Al-Asha’irah. Họ cũng biên soạn các cuốn sách để phản bác cho từng nhóm riêng biệt như Imam Ahmad đã biên soạn cuốn sách phản bác lại nhóm phái Jahmiyah, Sheikh Islam Ibnu Taymiyah và học trò của ông Ibnu Al-Qayyim, Sheikh Muhammad bin Abdul-Wahaab và các học giả khác đều có những biên soạn phản bác các nhóm phái lệch lạc.
Riêng những cuốn sách phản bác đến riêng những người Bid’ah thì rất nhiều, tiêu biểu như:
Các cuốn sách của các học giả trước:
-    Al-I’tisaam của Imam Ash-Shatibi.
-    Iqtidha’ Assira-t Al-Mustaqeem của Sheikh Islam Ibnu Taymiyah.
-    Inkaar Al-Hawa-dith Wal-Bid’ah của Ibnu Wedhaah.
-    Al-Hawa-dith Wal-Bid’ah của Atturtushi.
-    Al-Ba-ith Ala Inkaar Al-Bid’ Wal-Hawa-dith của Abu Sha-mah.
Các cuốn sách thời này, như:
-    Al-Ibda’ Fi Madhaar Al-Ibdaa’ của Sheikh Ali Mahfuozh (Một trong các học giả lớn của Al-Azhar)
-    Assunan Wal-Mubtadi’aat Al-Muta’allaqah Bil-Azdkaar Wassalawaat của Sheikh Muhammad bin Ahmad Asshaqi-ri Al-Hawamidi.
-    Risa-lah Attahzdeer Min Al-Bid’ của Sheikh Abdul-Aziz bin Baaz.
Và các học giả Muslim – Alhamdulillah – vẫn cứ phản đối những người Bid’ah thông qua báo đài, tạp chí, các bài thuyết giảng nhằm hướng dẫn mọi người trở về đúng với Qur’an và Sunnah.
Những điều Bid’ah tiêu biểu thời nay
1.    Tổ chức mừng sinh nhật của Nabi Muhammad được gọi là Mawlid.
2.    Tìm phúc lành từ các địa điểm, các khu di tích cổ xưa, những người đã khuất.
3.    Cải biên, đổi mới trong các hình thức thờ phượng và các hình thức muốn đến gần Allah I.
Những điều Bid’ah của thời nay rất nhiều nguyên nhân do thời đại ở cách xa thời đại trước và kiến thức giáo lý trở nên ít đi trong khi lại có nhiều kẻ tuyên truyền kêu gọi đến với những điều Bid’ah, những điều trái nghịch đạo và những lề lối bắt chước những người ngoại đạo trong phong tục tập quán cũng như trong nghi thức hành đạo của họ. Sự việc này đã xác thực lời di huấn của Thiên sứ của Allah e khi Người nói:
{لَتَتْبَعُنَّ سَنَنَ مَنْ كَانَ قَبْلَكُمْ شِبْرًا شِبْرًا وَذِرَاعًا بِذِرَاعٍ، حَتَّى لَوْ دَخَلُوا جُحْرَ ضَبٍّ تَبِعْتُمُوهُمْ} رواه البخاري.
“Chắc chắn các ngươi sẽ dần dần từng bước từng bước đi theo các đường lối của những ai trước các ngươi, thậm chí ngay cả họ chui đầu vào hang thằn lằn cát thì các ngươi cũng chui vào theo họ.” (Albukhari).
Tổ chức mừng sinh nhật cho Thiên sứ Muhammad vào tháng ba niên lịch Islam (được gọi lễ Mawlid):
Đây là việc làm theo lề lối của người Thiên Chúa giáo. Những người Muslim thiếu hiểu biết hoặc những học giả lệch lạc chọn lấy tháng ba mỗi năm theo niên lịch Islam để tổ chức mừng sinh nhật cho Thiên sứ Muhammad. Có người tổ chức lễ này trong các Masjid, con người tổ chức tại tư gia hoặc những địa điểm khác. Những người tổ chức việc làm này đã không nhận ra mình đang bắt chước theo những người Thiên Chúa giáo khi hàng năm họ đều tổ chức mừng sinh nhật Nabi Ysa được gọi là lễ Giáng Sinh (Christmas). Trong ngày lễ Mawlid, họ đứng hoặc ngồi tập trung lại để đồng loạt ca ngợi và tán dương Người, sự ca ngợi và tán dương của họ cho Thiên sứ Muhammad đến mức sùng kính và cầu xin đến Người. Đó là hành động thái quá đối với Thiên sứ của Allah e mà chính Người đã nghiêm cấm, Người nói:
{لاَ تُطْرُونِى كَمَا أَطْرَتِ النَّصَارَى ابْنَ مَرْيَمَ، فَإِنَّمَا أَنَا عَبْد، فَقُولُوا عَبْدُ اللَّهِ وَرَسُولُهُ} رواه البخاري ومسلم.
“Các ngươi chớ ca ngợi Ta một cách thái quá giống như những người Thiên Chúa giáo đã ca ngợi thái quá con trai của Maryam (Maria). Quả thật, Ta chỉ là người bề tôi, cho nên, các ngươi hãy nói: người bề tôi của Allah và vị Thiên sứ của Ngài.” (Albukhari, Muslim).
Một số người còn có niềm tin thái quá đến mức cho rằng Thiên sứ của Allah e đến tham dự cùng với họ trong Ngày lễ mừng sinh nhật Mawlid. Một số người lấy các lời tụng niệm Allah làm thành thơ để ngâm nga hòa cùng với tiếng trống và những điệu nhảy múa bắt chước theo nhóm phái Sufi trong ngày hôm đó. Một số khác lại tập hợp cả nam lẫn nữ trà trộn với nhau lễ ăn mừng này dẫn đến nhiều Fitnah. Nhưng cho dù ai đó không làm như những người đó mà chỉ tổ chức mừng sinh nhật cho Thiên sứ Muhammad e bằng cách tụ họp lại với nhau cùng ăn uống để biểu hiện niềm hân hoan trong việc tưởng nhớ đến Người e thì điều đó vẫn không được phép, bởi đấy là việc làm Bid’ah mà Thiên sứ của Allah e đã nói: “Tất cả mọi điều cải biên đều Bid’ah, và mọi điều Bid’ah đều lầm lạc”.
Quả thật, lễ mừng sinh nhật Mawlid cho Thiên sứ của Allah e không hề có một cơ sở nào từ Qur’an và Sunnah cả, cũng không hề có trong các việc làm của các vị Sahabah cũng như các vị Tabi’een và những người trong các thế kỷ ân phúc tiếp nối sau họ. Thật ra việc làm này chỉ được hình thành sau thế kỷ thứ tư theo niên lịch Islam do nhóm phái Shi’ah dòng Fatimiyah sáng lập.
Imam Abu Hafs Taaj Addin Al-Fa-kaha-ni  nói: Có một câu hỏi cứ được lặp đi lặp lại về việc một số người đã tổ chức mừng sinh nhật cho Thiên sứ của Allah vào tháng ba niên lịch Islam được gọi là Mawlid có cơ sở giáo lý nào không? Tôi đã trả lời: Tôi không hề biết lễ Mawlid này có cơ sở giáo lý từ Qur’an và Sunnah và cũng không hề thấy một ai trong giới học giả Islam, những người mà gương mẫu trong tôn giáo này nói rằng có cơ sở giáo lý cho việc làm đó. Thật ra, đó là việc làm Bid’ah do những người lệch lạc sáng lập. (Bức thông điệp về việc làm Mawlid).
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: “Đó là những gì mà một số người đã cải biên và đổi mới. Đó là hành động bắt chước Thiên Chúa giáo trong lễ mừng giáng sinh của Nabi Ysa (Giê-su) u. Còn đối với tình yêu dành cho Nabi cũng như muốn tôn vinh Người mà tổ chức mừng sinh nhật (Mawlid) cho Người trong khi ngày sinh của Người là điều vẫn còn bất đồng quan điểm giữa mọi người thì việc làm đó đã không được các vị Salaf (Sahabah và các vị Tabi’een) làm. Nếu việc làm đó thực sự mang ý nghĩa tốt lành thì chắc chắn các vị Salaf đã tiên phong, bởi vì họ yêu thương và tôn kính Thiên sứ của Allah hơn chúng ta, và họ luôn là những người tiên phong trong việc làm tốt và ân phước. Tuy nhiên, tình yêu thương và sự tôn kính dành cho Thiên sứ của Allah là biểu hiện ở việc đi theo đường lối của Người, làm theo những gì Người hướng dẫn và sai bảo, dừng và tránh xa những điều Người ngăn cấm, khôi phục và bảo tồn Sunnah của Người cũng như những gì Người yêu thích. Đó mới là đường lối đúng đắn của những người tiên phong trong thời kỳ đầu của Islam – Muhajir và Ansar và những ai đi theo họ trên con đường tốt đẹp.” (Iqtidha’ Assiraat Al-Mustaqeem: 2/615).
Tìm phúc lành từ các địa điểm, những dấu tích cổ xưa, hoặc từ những cá nhân con người còn sống hoặc đã chết:
Tìm phúc lành là phải tìm đến Đấng có khả năng ban cho phúc lành, và chỉ có một Đấng duy nhất có quyền năng đó, chính là Allah, chỉ có Ngài mới có quyền năng ban sự phúc lành xuống các tạo vật của Ngài, còn ngoài Ngài đều là tạo vật của Ngài, và trong tạo vật của Ngài không có ai, vật gì có thể ban bố phúc lành cho nhau. Bởi thế, việc tìm phúc lành từ các địa điểm, những dấu tích cổ xưa, hoặc từ những cá nhân con người còn sống hoặc đã chết đều là việc làm không được phép, bởi lẽ đó là hành vi Shirk nếu tin rằng cá nhân hoặc sự vật nào đó có khả năng ban cho phúc lành, hoặc là phương tiện dẫn đến tội Shirk nếu tin rằng việc đi viếng hay sờ chạm đến cá nhân nào đó hoặc sự vật nào đó là nguyên nhân đạt được sự phúc lành từ nơi Allah I.
Còn đối với việc các vị Sahabah tìm phúc lành từ tóc của Thiên sứ cũng như từ nước bọt và những gì từ cơ thể của Người thì đó là điều đặc biệt dành riêng cho Người e trong lúc Người còn sống. Bằng chứng cho điều đó là sau khi Người qua đời các vị Sahabah đã không tìm phúc lành từ nội phòng, ngôi mộ của Người và họ cũng không tìm phúc lành từ những nơi mà Người thường dâng lễ nguyện Salah hay nơi Người thường ngồi.
Các vị Sahabah không tìm phúc lành từ những cá nhân ngoan đạo và ân phúc như Abu Bakr, Umar, và những vị Sahabah ân phúc khác dù họ còn sống hãy đã chết.
Các vị Sahabah không đi vào hang Hira’ để dâng lễ nguyện Salah hay Du-a, và cũng không đi đến núi Tur nơi mà Allah đã nói chuyện với Nabi Musa u để dâng lễ nguyện Salah hay Du-a. Họ không đi đến bất cứ địa điểm nào được nói rằng các vị Nabi thường lui tới và cũng không đi bất cứ nơi nào được cho là có các vết tích của các vị Nabi. Ngay cả chỗ mà Thiên sứ của Allah e thường dâng lễ nguyện Salah khi Người ở Makkah và Madinah hay những khu vực khác thì họ vẫn không tìm đến đó để dâng lễ nguyện Salah, Du-a hoặc hôn hay sờ chạm vào nơi đó.
Những chỗ mà Thiên sứ của Allah e thường đứng, ngồi, nằm hay làm bất cứ việc gì dù đó là sự hành đạo hay sinh hoạt đời thường của Người thì Islam không có qui định hôn hay sờ chạm vào những chỗ đó. Nếu Islam không qui định cả khi đối với Thiên sứ của Allah thì làm sao ai đó dám nói rằng nên hôn và chạm vào những chỗ mà ai đó ngoài Người đã thường đứng, ngồi hoặc nằm ngủ để được phúc lành?
Những điều Bid’ah trong khía cạnh thờ phượng Allah và đến gần Ngài:
Những điều Bid’ah trong khía cạnh thờ phượng Allah I và đến gần Ngài ở thời nay thì rất nhiều. Theo nguyên tắc giáo lý là phải đứng yên đối với sự thờ phượng có nghĩa là không được tự ý có bất kỳ hành vi thờ phượng nào trừ phi được Qur’an hay Sunnah sai bảo và hướng dẫn; còn nếu như tự ý có những hành vi thờ phượng Allah I hay những hành vi để được đến gần Ngài mà không có sự sai bảo và hướng dẫn từ Qur’an cũng như Sunnah thì những hành vi đó đều là Bid’ah bởi Thiên sứ của Allah e đã nói:
{مَنْ عَمِلَ عَمَلاً لَيْسَ عَلَيْهِ أَمْرُنَا فَهُوَ رَدٌّ} رواه مسلم.
“Ai làm một việc làm nào đó mà nó không phải là mệnh lệnh của Ta thì việc làm đó không được chấp nhận” (Muslim).
Các hình thức thờ phượng Allah I cũng như các hành vi đến gần Ngài được đa số người Muslim thực hiện trong thời nay đa phần đều không có bằng chứng và cơ sở giáo lý từ Qur’an và Sunnah, chẳng hạn như:
-    Định tâm bằng lời cho lễ nguyện Salah. Người dâng lễ nguyện Salah thường nói trước khi Takbir Ihram với lời bằng tiếng Ả Rập: “نَوَيْتُ أَنْ أُصَلِّيَ لِلهِ ...” có nghĩa là “Bề tôi định tâm dâng lễ nguyện Salah vì Allah ...”. Đây là việc làm Bid’ah bởi nó không thuộc Sunnah của Thiên sứ trong khi Allah I đã phán:
﴿قُلۡ أَتُعَلِّمُونَ ٱللَّهَ بِدِينِكُمۡ وَٱللَّهُ يَعۡلَمُ مَا فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَمَا فِي ٱلۡأَرۡضِۚ وَٱللَّهُ بِكُلِّ شَيۡءٍ عَلِيمٞ ١٦﴾ [سورة الحجرات: 16]
{Ngươi (Muhammad) hãy bảo chúng: “Phải chăng các ngươi muốn dạy Allah về tôn giáo của các ngươi trong lúc Allah biết hết mọi vật trong các tầng trời và mọi vật dưới đất hay sao? Quả thật, Allah biết hết cả mọi điều.} (Chương 49 – Al-Hujuraat, câu 16).
Quả thật, sự định tâm là nơi con tim tức ở trong lòng, bởi đó là hành vi của tâm chứ không phải là hành vi của chiếc lưỡi.
-    Tụng niệm to tiếng một cách đồng loạt và tập thể sau lễ nguyện Salah bắt buộc là một việc làm Bid’ah, bởi lẽ giáo lý chỉ qui định khuyến khích mỗi người dâng lễ nguyện Salah tụng niệm riêng lẻ.
-    Yêu cầu đọc bài Fatihah vào các dịp nhân sự kiện gì đó hoặc đọc sau khi Du-a xong hoặc để tặng cho người chết.
-    Tổ chức các nghi lễ đau buồn để thể hiện sự thương tiếc cho người chết trước khi chôn cất, nấu đồ ăn thức uống và mời người đến cầu nguyện hoặc thuê mướn người đọc Qur’an cho người chết và cho rằng việc làm đó mang lại phúc lành cho người chết. Tất những việc làm này đều là Bid’ah không hề có cơ sở giáo lý từ Allah và Thiên sứ của Ngài.
-    Tổ chức các lễ tiệc nhân dịp các sự kiện trong tôn giáo như kỷ niệm ngày Isra’ và Mi’raaj (chuyến dạ hành và thăng thiên), kỷ niệm sự kiện Hijrah (cuộc dời cư của Thiên sứ đến Madinah).
-    Đi Umrah, khuyến khích lễ nguyện Salah cũng như nhịn chay vào tháng Rajab và cho rằng Umrah, lễ nguyện Salah và nhịn chay,... trong tháng đó phúc lành và tốt hơn các tháng khác.
-    Các hình thức tụng niệm của nhóm phái Sufi, tất cả đều là Bid’ah khác biệt hoàn toàn với cách thức tụng niệm được qui định trong giáo lý Islam.
-    Ấn định việc dâng lễ nguyện Salah trong đêm và nhịn chay Sunnah vào ngày nửa tháng Sha’baan trong khi không hề có bất cứ qui định đặc biệt nào cho sự việc đó trong Sunnah của Thiên sứ e cả.
-    Xây tô và trang hoàng mồ mả cũng như lấy mồ mả làm các Masjid và làm nơi thăm viếng để được phúc lành hoặc để nhờ những người đã khuất làm các vị trung gian can thiệp với Allah.
Tóm lại, những điều Bid’ah là những điều bổ sung thêm vào trong tôn giáo trong khi Allah và Thiên sứ của Ngài không qui định. Những điều Bid’ah là việc làm còn xấu hơn cả các đại tội. Shaytan vui với những ai làm điều Bid’ah hơn cả những ai làm điều đại tội, bởi lẽ người làm điều tội lỗi, y biết đó là tội thì sẽ sám hối cho tội lỗi đó; còn người làm điều Bid’ah, y làm điều Bid’ah nhưng cho rằng đó là hành vi đến gần Allah nên y không sám hối cho hành động đó của y. Những người Bid’ah không thích làm theo Sunnah và ghét những người làm đúng theo Sunnah. Những người Bid’ah sẽ ở cách xa Allah và chắc chắn bị Ngài phẫn nộ và giận dữ và sẽ bị Ngài trừng phạt.
Quan hệ với những người Bid’ah
Không được tới lui thăm viếng và ngồi cùng với những người Bid’ah trừ phi muốn khuyên răn và phản đối các việc làm của họ. Nên cảnh giác và tránh xa các việc làm của họ, bởi sự tác động và mối nguy hại đến tôn giáo là rất lớn. Và chúng ta hãy biết rằng những ngoại đạo luôn ủng hộ những người Bid’ah vì họ muốn Islam bị xáo trộn. Cầu xin Allah ban sự thắng lợi cho tôn giáo của Ngài và phù hộ cho các tín đồ Muslim luôn đi trên lời phán của Ngài!

وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلىَ نَبِيِّنَا مُحَمْدٍ وَعَلىَ آلِهِ وَصَحْبِهِ وَسَلَّمَ

 

 

 

 

 

 

 

 

Mục lục
Trang    Chủ đề    Stt
1    Lời mở đầu              1
7    Aqeedah Islam            2
17    Cần phải biết Aqeedah Islam            3
23    Kêu gọi đến với Aqeedah Islam            4
32    Tổng quát nền tảng Aqeedah Islam và các dẫn chứng        5
35    Nền tảng thứ nhất: Đức tin nơi Allah             6
36    Tawhid Rububiyah              7
40    Tawhid Uluhiyah             8
47    Mối liên hệ giữa Tawhid Uluhiyah với Tawhid Rububiyah    9
54    Phong cách Qur’an trong kêu gọi và rao truyền đến với Tawhid Uluhiyah        10
67    Shirk trong Tawhid Uluhiyah           11
74    Sự nguy hiểm của Shirk, bắt buộc phải cảnh giác và tránh xa những gì dẫn đến Shirk           12
78    Những lời nói và hành vi dẫn tới Shirk mà Thiên sứ của Allah e ngăn cấm       13
97    Loại bỏ những ngộ nhận cho việc làm Shirk          14
106    Các dạng đại Shirk             15
106    Shirk trong nỗi sợ                16
125    Shirk trong tình yêu với Allah           17
132    Học giả Ibnu Al-Qayyim  đã liệt kê ra mười điều giúp đạt được tình yêu dành cho Allah             18
134    Shirk trong sự phó thác            19
143    Shirk trong tuân lệnh                 20
162    Những điều phủ nhận Tawhid, bị trục xuất khỏi tôn giáo Islam         21
169    Những việc làm thuộc hành vi Shirk hoặc thuộc những phương tiện dẫn đến Shirk                  22
202    Tiểu Shirk            23
228    Kiên nhẫn và vai trò của nó trong Aqeedah             24
237    Giảng giải những ngôn từ không được phép nói đối với Allah I nhằm tôn vinh sự tối cao, quyền năng và sự vĩ đại của Ngài             25
242    Tawhid Asma’ Wasifaat                26
247    Bắt buộc phải tôn kính các tên gọi của Allah          27
255    Đường lối của phái Sunnah và Jama’ah về các tên gọi và các thuộc tính của Allah                28
261    Đường lối của nhóm phái Jahmiyah, Mu’tazilah và Asha’irah về các tên gọi và các thuộc tính của Allah         29
266    Phản hồi đến những người bóp méo các tên gọi và các thuộc tính của Allah bằng sự so sánh và suy diễn          30
280    Nền tảng thứ hai: Đức tin nơi các Thiên Thần          31
295    Nền tảng thứ ba: Đức tin nơi các Kinh Sách của Allah             32
305    Nền tảng thứ tư: Đức tin nơi các vị Thiên sứ             33
313    Những bằng chứng của sứ mạng Nabi                 34
320    Phép lạ của Qur’an            35
325    Ismah của các vị Nabi (Các vị Nabi được bảo vệ khỏi những điều sai quấy và tội lỗi)           36
341    Tôn giáo của các vị Nabi là một              37
349    Các đặc điểm riêng biệt của Thiên sứ Muhammad           38
377    Ý nghĩa sứ mạng Nabi cuối cùng Muhammad e           39
382    Những vinh dự (Kara-mah) dành cho các Wali            40
389    Trụ cột thứ năm: Tin nơi Ngày Sau               41
389    Đức tin nơi các dấu hiệu báo trước cho giờ Tận Thế             42
399    Sự xuất hiện của Mahdi            43
404    Sự xuất hiện của Dajjaal         44
409    Nabi Ysa u giáng thế         45
417    Xuất hiện Ya’jooj và Ma’jooj             46
427    Sự xuất hiện của một loài thú chui lên từ lòng đất           47
433    Mặt trời mọc ở hướng Tây          48
441    Nhân loại tập trung ở vùng đất Sham        49
444    Tiếng còi được thổi            50
452    Đức tin nơi Ngày Cuối Cùng              51
476    Sự thật về linh hồn          52
485    Có phải Ruh và Nafs đều là một (tức là tên gọi cho linh hồn)?        53
491    Sự tra hỏi, trừng phạt và hưởng thụ nơi cõi mộ             54
512    Những người phủ nhận sự trừng phạt cũng như sự hưởng thụ nơi cõi mộ và sự phản hồi lại họ             55
516    Những nguyên nhân bị trừng phạt nơi cõi mộ           56
517    Phục sinh                 57
528    Tin nơi những sự việc của Ngày Phục Sinh        58
550    Trụ cột thứ sáu: Tin nơi sự tiền định            59
558    Trái quả của đức tin nơi sự tiền định          60
567    Al-Wila’ (sự kết thân) và Al-Bara’ (vô can)           61
571    Những biểu hiện kết thân với những người vô đức tin         62
581    Những biểu hiện tình yêu và kết thân với những người có đức tin            63
589    Lưu ý           64
593    Nhân loại dưới góc độ Al-Wila’ (kết thân) và Al-Bara’ (vô can) được phân thành ba nhóm             65
599    Cảnh báo về điều Bid’ah             66
601    Khái niệm, phân loại và các giáo lý           67
606    Sự xuất hiện những điều Bid’ah trong đời sống người Muslim và các nguyên nhân             68
614    Những nhóm người Bid’ah dưới góc nhìn của cộng đồng Islam và đường lối của phái Sunnah và Jama’ah trong việc phản hồi lại họ         69
618    Những điều Bid’ah tiêu biểu thời nay        70

 

 

    

 

Hướng Dẫn Đến Với Aqeedah Đúng Đắn Và Phản Hồi Những Người Đa Thần Và Vô Thần

Tải về

Về cuốn sách

Tác giả :

Saleh Bin Fawzaan al-Fawzaan

Nhà xuất bản :

www.islamhouse.com

Thể loại :

Doctrine & Sects