Những Lưu Ý Về Các Giáo Lý Dành Riêng Cho Phụ Nữ Có Đức Tin

Những Lưu Ý Về Các Giáo Lý Dành Riêng Cho Phụ Nữ Có Đức Tin: Sheikh Saleh bin Fawzaan bin Adullah Al-Fawzaan nói: “Phụ nữ Muslim có một vị trí quan trọng nhất định trong Islam, họ cũng mang nhiều nghĩa vụ và trọng trách. Thiên sứ của Allah - cầu xin bình an & phúc lành cho Người - thường có những lời giảng giải và hướng dẫn dành riêng cho phụ nữ, chẳng hạn như trong lần thuyết giảng của Người tại Arafah Người đã có phần thuyết giảng hướng đến riêng cho họ; điều đó là một trong các cơ sở nói lên rằng cần phải có sự quan tâm đến phụ nữ trong mọi lúc, đặc biệt là trong thời đại này, thời đại mà phụ nữ Muslim bị tấn công dưới một hình thức riêng biệt nhằm mục đích tháo gỡ sự tôn vinh đối với họ cũng như loại bỏ họ ra khỏi vị trí và vai trò đích thực của họ. Do đó, cần phải làm cho phụ nữ Muslim nhận thức được sự nguy hiểm cũng như cần phải giải thích và chỉ dẫn cho họ con đường giải thoát để đến với sự thành công cho họ.
Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ là một bảng chỉ dẫn cho con đường đó với những giáo luật dành riêng cho phụ nữ Muslim. Cuốn sách này là một sự đóng góp nho nhỏ nhưng nó lại là một sự nỗ lực không nhỏ. Và tôi hy vọng Allah sẽ ban điều hữu ích với cuốn sách này bằng quyền năng của Ngài.
Cuốn sách coi như là bước đầu tiên trong con đường này, hy vọng theo sau nó sẽ có những bước tiếp nối mang tính tổng quát, đầy đủ hơn cũng như hoàn thiện và trọn vẹn hơn.”

Những Lưu Ý Về Các Giáo Lý Dành Riêng Cho Phụ Nữ Có Đức Tin
] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامية [


Sheikh - Tiến sĩ
 Saleh bin Fawzaan bin Abdullah Al-Fawzaan

 

Dịch thuật: Abu Zaytune Usman Ibrahim

Kiểm duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa

 

 

 

 

2015 - 1436
 
﴿ تنبيهات على أحكام تختص بالمؤمنات﴾
« باللغة الفيتنامية »

 

فضيلة الشيخ
د/ صالح بن فوزان بن عبد الله الفوزان

 

ترجمة: أبو زيتون عثمان إبراهيم

مراجعة: أبو حسان محمد زين بن عيسى

 

 


2015 - 1436
 

Mục lục
    Chủ đề    Trang
    1 - Lời mở đầu    10
    2 - Chương một: Giáo lý tổng quát    13
       - Địa vị của phụ nữ trước Islam    13
   - Địa vị của phụ nữ trong Islam    15
       - Ngày nay, kẻ thù của Islam muốn lôi kéo người phụ nữ ra khỏi giá trị, phẩm hạnh, và các quyền đích thực của họ         18
       - Không cấm phụ nữ ra ngoài làm việc khi đã đảm bảo các điều kiện theo qui định của giáo    19
    2 - Chương hai: Giáo lý về việc làm đẹp và chưng diện thân thể của phụ nữ    21
        - Phụ nữ được yêu cầu thực hiện những điều tự nhiên trên cơ thể họ         21
        - Tóc, lông mày của phụ nữ và giáo luật về việc nhuộm móng tay chân, nhuộm tóc, và chưng diện với các đồ trang sức bằng vàng và bạc          22
    3 - Chương ba: Giáo lý về kinh nguyệt, chứng rong kinh và máu hậu sản      32
        - Kinh nguyệt    32
        - Khái niệm kinh nguyệt      32
        - Độ tuổi của kinh nguyệt       32
        - Giáo lý cho kinh nguyệt    33
     - Những điều người phụ nữ phải làm ngay khi dứt chu kỳ kinh nguyệt    39
      - Chứng rong kinh         41
    - Giáo luật về chứng rong kinh       41
    - Những điều bắt buộc với những phụ nữ bị chứng rong kinh    45
    - Máu hậu sản       46
    - Khái niệm và thời gian của máu hậu sản        46
    - Những giáo lý liên quan đến máu hậu sản    47
    - Nếu máu hậu sản ngưng xuất ra trước thời gian bốn mươi ngày    47
    - Máu hậu sản là do sinh nở, máu rong kinh là máu bệnh lý và máu kinh nguyệt là máu căn bản    48
    - Uống thuốc tránh kinh nguyệt    48
    - Giới luật về việc phá thai    48
    4- Chương bốn: Giáo lý về y phục và Hijaab    52
    - Giáo lý qui định y phục cho phụ nữ Muslim    52
    - Ý nghĩa của Hijaab, bằng chứng và lợi ích của Hijaab    54
    5- Chương năm: Giáo lý về lễ nguyện Salah của phụ nữ    59
   - Phụ nữ không có qui định phải thực hiện Azaan và Iqa-mah    60
   - Trong Salah, toàn thân người phụ nữ đều là Awrah (cần phải che kín) trừ gương mặt    60
   - Phụ nữ nên dồn (thu) người lại trong Ruku’a (cúi mình) và Sujud (quỳ lạy) thay cho việc mở rộng người ra như nam giới    62
   - Phụ nữ dâng lễ nguyện Salah tập thể riêng biệt với Imam phụ nữ là vấn đề nằm trong sự bất đồng quan điểm của giới học giả        63
   - Phụ nữ được phép rời khỏi nhà đến Masjid dâng lễ nguyện Salah tập thể cùng với nam giới    64
    6- Chương sáu: Giáo lý về phụ nữ trong vấn đề mai táng    72
    - Nữ giới phải tắm cho nữ giới    72
    - Khuyến khích liệm thi thể nữ trong năm lớp vải trắng    73
    - Tóc của thi thể nữ    73
    - Giáo lý về việc phụ nữ tiễn đưa thi thể người chết đến nơi chôn cất       74
    - Cấm phụ nữ đi viếng mộ    74
    - Cấm Niya-hah    75
    7- Chương bảy: Giáo lý nhịn chay của phụ nữ    78
    - Ai có nghĩa vụ phải nhịn chay Ramadan?    79
    - Phụ nữ có những lý do riêng được phép không nhịn chay trong Ramadan     80
    8- Chương tám: Giáo lý về hành hương Hajj và Umrah của phụ nữ    85
    -  Mahram    86
    - Nếu chuyến hành hương Hajj mang tính khuyến khích thì phải có sự cho phép của chồng    87
    - Phụ nữ được phép đi làm Hajj và Umrah thế cho đàn ông    88
    - Nếu người phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc có máu hậu sản trên đường đi Hajj thì cô ta vẫn tiếp tục cuộc hành trình       88
    - Phụ nữ làm gì lúc định tâm vào Ihram    91
    - Lúc định tâm Ihram, người phụ nữ phải cởi mạng che mặt và bao tay ra    92
    - Người phụ nữ được phép mặc bất cứ loại y phục nào của phụ nữ trong tình trạng Ihram với điều kiện không có sự chưng diện    94
    - Phụ nữ được khuyến khích nói lời Talbiyah khi Ihram và sau Ihram với âm thanh vừa đủ nghe cho bản thân mình    94
    - Bắt buộc phụ nữ phải che kín toàn thân trong lúc Tawaaf Ka’bah    95
    - Hình thức Tawaf và Sa’i của phụ nữ đều là hình thức đi bộ    96
    - Những điều mà phụ nữ trong chu kì kinh nguyệt thực hiện và những điều không thể thực hiện cho đến khi đã dứt kinh       96
    - Phụ nữ được phép cùng với những người già yếu rời đi khỏi Muzdalifah sau nửa đêm    100
    - Phụ nữ cắt tóc cho Hajj và Umrah bằng cách cắt đều tất cả đuôi tóc khoảng một đốt ngón tay    101
    - Phụ nữ có kinh khi đã ném trụ Jamarat Aqabah và cắt tóc xong thì Tahallul    102
    - Nếu người phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt sau khi đã Tawaf Ifa-dah xong thì cô ta cứ rời đi khi nào cô ta muốn, việc Tawaf Wida’ đối với cô ta đã được miễn       102
    - Phụ nữ được khuyến khích viếng thăm Masjid Nabawi tại Madinah    103
    9- Chương chín: Giáo lý về kết hôn và ly dị      105
    - Phải lấy ý kiến của người phụ nữ trong kết hôn và cưới gả    110
    - Ý nghĩa của việc qui định sự kết hôn của người phụ nữ phải có Wali    114
       - Giới luật về việc phụ nữ đánh Duf (trống nông đáy) để tạo niềm vui cho ngày kết hôn    115
     - Phụ nữ có nghĩa vụ phải vâng lời chồng, cấm làm điều nghịch lại ý của chồng    116
     - Nếu người phụ nữ thấy người chồng không còn mặn nồng với mình nhưng cô ta vẫn muốn được sống chung với chồng thì giải pháp cho trường hợp này thế nào?       120
     - Nếu người phụ nữ không còn tình cảm với chồng và không muốn tiếp tục sống với chồng nữa thì cô ta sẽ làm thế nào?       121
     - Nếu người phụ nữ yêu cầu ly dị mà không có lý do thì người phụ nữ sẽ bị gì?    122
     - Những điều bắt buộc dành cho phụ nữ khi chấm dứt cuộc hôn nhân    123
     - Những điều cấm đối với người phụ nữ trong thời gian Iddah    125
     - Hai điều lưu ý hữu ích    127
     - Người phụ nữ trong thời gian Iddah do chồng qua đời bị cấm năm điều    129
    10- Chương mười: Giáo lý về việc bảo vệ danh dự và đức hạnh của phụ nữ    131
     - Phụ nữ cũng giống như nam giới được lệnh hạ thấp cái nhìn xuống và giữ phần kín (khỏi điều Haram)      131
     - Một trong các cách giữ gìn phần kín khỏi hành vi tình dục Haram là tránh nghe ca hát và tiếng nhạc      134
     - Một trong các cách giữ gìn phần kín khỏi hành vi tình dục Haram là không để phụ nữ đi xa mà không có người Mahram đi cùng        135
     - Một trong các cách giữ gìn phần kín khỏi hành vi tình dục Haram là không để phụ nữ và đàn ông ở trong một không gian riêng chỉ có hai người với nhau mà không có người Mahram của cô ta ở cùng        138
     - Phụ nữ không được phép bắt tay với đàn ông không thuộc thành phần Mahram của cô ta       143
     - Lời kết       147
       
    

 

 

 

 

 

Nhân danh Allah
Đấng Rất mực Độ lượng
Đấng Rất mực Khoan dung


Lời mở đầu
اَلْحَمْدُ لِلَّهِ الَّذِيْ قَدَّرَ فَهَدَى، وَخَلَقَ الزَّوْجَيْنِ الذَكَرِ وَالْأُنْثَى، مِنْ نُطْفَةٍ إِذَا تُمْنَى، وَأَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَحْدَهُ لَا شَرِيكَ لَهُ، لَهُ الْحَمْدُ فِيْ الْآخِرَةِ وَالْأُوْلَى، وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ، عُرِجَ بِهِ إِلَى السَّمَاءِ فَرَأَى مِنْ آيَاتِ رَبِّهِ الْكُبْرَى، صَلَّى اللهُ عَلَيْهِ وَعَلَى آلِهِ وَأَصْحَابِهِ أُولِي الْمَنَاقِبِ وَالنَّهَى، وَسَلَّمَ تَسْلِيْمَا كَثِيْرَا مُؤَبَّدَا.
Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah I, Đấng đã định đoạt, an bài rồi hướng dẫn, Đấng đã tạo cặp đôi nam và nữ từ giọt tinh dịch khi nó xuất ra. Tôi xin chứng nhận không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah, Đấng Duy Nhất không có đối tác ngang vai, Đấng đáng được ca ngợi và tán dương ở cõi đời này và cõi Đời Sau; và tôi xin chứng nhận Muhammad là người bề tôi và là vị Thiên sứ của Ngài, vị đã được đưa thăng thiên lên trời và đã nhìn thấy những dấu hiệu vĩ đại từ Thượng Đế của Người. Cầu xin bằng an và phúc lành cho Người, cho gia quyến của Người, cho các bạn đạo của Người, những người của phẩm chất đạo đức tốt đẹp ...
Phụ nữ Muslim có một vị trí quan trọng nhất định trong Islam, họ cũng mang nhiều nghĩa vụ và trọng trách. Thiên sứ của Allah e thường có những lời giảng giải và hướng dẫn dành riêng cho phụ nữ, chẳng hạn như trong lần thuyết giảng của Người tại Arafah Người đã có phần thuyết giảng hướng đến riêng cho họ; điều đó là một trong các cơ sở nói lên rằng cần phải có sự quan tâm đến phụ nữ trong mọi lúc, đặc biệt là trong thời đại này, thời đại mà phụ nữ Muslim bị tấn công dưới một hình thức riêng biệt nhằm mục đích tháo gỡ sự tôn vinh đối với họ cũng như loại bỏ họ ra khỏi vị trí và vai trò đích thực của họ. Do đó, cần phải làm cho phụ nữ Muslim nhận thức được sự nguy hiểm cũng như cần phải giải thích và chỉ dẫn cho họ con đường giải thoát để đến với sự thành công cho họ.
Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ là một bảng chỉ dẫn cho con đường đó với những giáo luật dành riêng cho phụ nữ Muslim. Cuốn sách này là một sự đóng góp nho nhỏ nhưng nó lại là một sự nỗ lực không nhỏ. Và tôi hy vọng Allah I sẽ ban điều hữu ích với cuốn sách này bằng quyền năng của Ngài.
Cuốn sách coi như là bước đầu tiên trong con đường này, hy vọng theo sau nó sẽ có những bước tiếp nối mang tính tổng quát, đầy đủ hơn cũng như hoàn thiện và trọn vẹn hơn.
Cuốn sách này tôi đã trình bày nó theo một cách ngắn ngọn, xúc tích, gồm các chương sau đây:
1-    Chương một: Giáo lý tổng quát
2-    Chương hai: Giáo lý về việc làm đẹp và chưng diện thân thể của phụ nữ
3-    Chương ba: Giáo lý về kinh nguyệt, chứng rong kinh và máu hậu sản
4-    Chương bốn: Giáo lý về y phục và Hijaab
5-    Chương năm: Giáo lý về lễ nguyện Salah của phụ nữ
6-    Chương sáu: Giáo lý về phụ nữ trong vấn đề mai táng
7-    Chương bảy: Giáo lý về nhịn chay của phụ nữ
8-    Chương tám: Giáo lý về hành hương Hajj và Umrah của phụ nữ
9-    Chương chín: Giáo lý về kết hôn và ly dị
10-    Chương mười: Giáo lý về việc bảo vệ danh dự và đức hạnh của phụ nữ
Tác giả

 

 

 

 

Chương một
Giáo lý tổng quát
   
1-    Địa vị của phụ nữ trước Islam:
Trước Islam ở đây ý muốn nói là thời tiền Islam – thời ngu muội Jahiliyah, thời đại của người Ả Rập nói riêng và những cư dân của trái đất nói chung, thời đại mà nhân loại sống trong lạc hậu, ngu muội và tàn bạo, thời đại mà nhân loại sống trong các tín ngưỡng lệch lạc, tín ngưỡng thờ đa thần, và quả thật Allah I đã nhìn xuống tất cả họ - như được nói trong Hadith do Muslim ghi lại – và Ngài ghét tất cả họ dù là dân Ả Rập hay không phải dân Ả Rập trừ những ai là dân Kinh sách.
Phụ nữ trong thời điểm đó hầu như đều sống trong thời kỳ khó khăn, đặc biệt là phụ nữ trong xã hội Ả Rập. Những người Ả Rập thời kỳ đó thường ghét con cái là nữ giới, trong số họ, có người chôn sống chính con gái ruột mới sinh của mình xuống lòng đất và có người giữ lại các con gái của họ nhưng họ phải sống trong sự hèn hạn và khổ nhục chỉ vì chúng là con gái. Tình trạng này của họ được Allah I phán bảo trong Qur’an:
 ﴿وَإِذَا بُشِّرَ أَحَدُهُم بِٱلۡأُنثَىٰ ظَلَّ وَجۡهُهُۥ مُسۡوَدّٗا وَهُوَ كَظِيمٞ ٥٨ يَتَوَٰرَىٰ مِنَ ٱلۡقَوۡمِ مِن سُوٓءِ مَا بُشِّرَ بِهِۦٓۚ أَيُمۡسِكُهُۥ عَلَىٰ هُونٍ أَمۡ يَدُسُّهُۥ فِي ٱلتُّرَابِۗ أَلَا سَآءَ مَا يَحۡكُمُونَ ٥٩ ﴾ [سورة النحل: 58، 59]
{Và một khi ai đó trong số họ được báo tin mừng với một đứa con gái thì mặt của y trở nên sầm tối và giận dữ. Y cố che giấu cộng đồng của y điều xấu mà y được báo tin, y do dự trong lòng không biết nên giữ đứa trẻ lại một cách hèn hạ hay phải chôn sống nó xuống lòng đất? Há đó không phải là điều tội tệ mà chúng đã định đoạt hay sao?} (Chương 16 – Annahl, câu 58, 59).
﴿وَإِذَا ٱلۡمَوۡءُۥدَةُ سُئِلَتۡ ٨ بِأَيِّ ذَنۢبٖ قُتِلَتۡ ٩﴾ [سورة التكوير: 8، 9]
{Và khi các bé gái bị chôn sống sẽ được tra hỏi vì tội gì mà chúng phải bị giết?} (Chương 81 – Attakwir, câu 8, 9).
Nếu những đứa bé gái không bị chôn sống mà được giữ lại thì chúng cũng chỉ sống trong cuộc sống hèn hạ, bị coi khinh và xem thường, chúng không được hưởng bất cứ quyền thừa kế nào từ gia tài của cha mẹ hay người thân để lại cho dù gia tài có nhiều như thế nào đi chăng nữa và cho dù chúng có nghèo đói ra sao; bởi lẽ quyền thừa kế gia tài chỉ dành riêng cho nam giới, nữ giới không có cái quyền này. Không những vậy, nữ giới còn được xem như một món vật thừa kế cho người thân của chồng khi người chồng của họ chết đi, những người hưởng quyền thừa kế gia tài từ chồng của họ là những người được quyền sở hữu họ như một món đồ trong gia tài mà người chồng chết của họ để lại. Nhiều người phụ nữ sống dưới quyền của một người chồng bởi vì xã hội lúc bấy giờ không có qui định giới hạn số lượng đa thê cho người đàn ông mà họ muốn cưới bao nhiêu người vợ tùy thích, và những người vợ chẳng có bất cứ nhân quyền nào của họ, họ bị áp bức, chà đạp, chèn ép và bị đối xử bất công rất tàn nhẫn.

 
2-    Địa vị của phụ nữ trong Islam:
Islam đến loại bỏ sự bất công đó cho người phụ nữ, trả lại cho họ quyền con người. Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلنَّاسُ إِنَّا خَلَقۡنَٰكُم مِّن ذَكَرٖ وَأُنثَىٰ﴾ [سورة الحجرات : 13]
{Này hỡi nhân loại, quả thật TA (Allah) đã tạo hóa các ngươi từ một người nam và một người nữ.} (Chương 49 – Al-Hujurat, câu 13).
Allah I đã nhắc đến nữ giới cùng với nam giới trong sự khởi tạo loài người để nói lên nam nữ có quyền con người như nhau, và nữ giới cũng như nam giới đều được ban ân phước hoặc bị trừng phạt tương ứng theo việc làm của họ như Allah I phán:
﴿مَنۡ عَمِلَ صَٰلِحٗا مِّن ذَكَرٍ أَوۡ أُنثَىٰ وَهُوَ مُؤۡمِنٞ فَلَنُحۡيِيَنَّهُۥ حَيَوٰةٗ طَيِّبَةٗۖ وَلَنَجۡزِيَنَّهُمۡ أَجۡرَهُم بِأَحۡسَنِ مَا كَانُواْ يَعۡمَلُونَ ٩٧ ﴾ [سورة النحل: 97]
{Ai làm việc thiện, dù nam hay nữ, và là một người có đức tin thì chắc chắn TA sẽ cho y sống một đời sống lành mạnh và tốt đẹp, và chắc chắn TA sẽ ban cho họ phần thưởng tùy theo điều tốt nhất mà họ đã làm.} (Chương 16 – Annaml, câu 97).
﴿لِّيُعَذِّبَ ٱللَّهُ ٱلۡمُنَٰفِقِينَ وَٱلۡمُنَٰفِقَٰتِ وَٱلۡمُشۡرِكِينَ وَٱلۡمُشۡرِكَٰتِ وَيَتُوبَ ٱللَّهُ عَلَى ٱلۡمُؤۡمِنِينَ وَٱلۡمُؤۡمِنَٰتِۗ وَكَانَ ٱللَّهُ غَفُورٗا رَّحِيمَۢا ٧٣﴾ [سورة الأحزاب: 73]
{Để Allah trừng phạt những tên Muna-fiq (giả tạo đức tin) nam và nữ, những kẻ thờ đa thần nam và nữ; và để Ngài lượng thứ cho những người có đức tin nam và nữ. Quả thật, Allah là Đấng Hằng Tha Thứ, Rất mực Khoan Dung.} (Chương 33 – Al-Ahzaab, câu 73).
Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc không cho phép thừa hưởng phụ nữ như là gia tài mà người chồng cô ta để lại khi y chết đi như Ngài đã phán:
﴿لَا يَحِلُّ لَكُمۡ أَن تَرِثُواْ ٱلنِّسَآءَ كَرۡهٗاۖ ﴾ [سورة النساء: 19]
{Các ngươi không được phép thừa hưởng phụ nữ một cách cưỡng ép} (Chương 4 – Annisa’, câu 19).
Phụ nữ được quyền hưởng tài sản mà người thân của họ để lại, họ được ban cho quyền thừa kế gia tài một cách nhất định cũng giống như nam giới. Allah I phán:
﴿لِّلرِّجَالِ نَصِيبٞ مِّمَّا تَرَكَ ٱلۡوَٰلِدَانِ وَٱلۡأَقۡرَبُونَ وَلِلنِّسَآءِ نَصِيبٞ مِّمَّا تَرَكَ ٱلۡوَٰلِدَانِ وَٱلۡأَقۡرَبُونَ مِمَّا قَلَّ مِنۡهُ أَوۡ كَثُرَۚ نَصِيبٗا مَّفۡرُوضٗا ٧﴾ [سورة ا لنساء: 7]
{Người đàn ông được hưởng một phần của gia tài do cha mẹ và bà con thân thuộc để lại; và người đàn bà được hưởng một phần của gia tài do cha mẹ và bà con thân thuộc để lại; dù gia tài có ít hay nhiều, các phần chia đều được chia theo mức đã được ấn định.} (Chương 4 – Annisa’, câu 7).
﴿يُوصِيكُمُ ٱللَّهُ فِيٓ أَوۡلَٰدِكُمۡۖ لِلذَّكَرِ مِثۡلُ حَظِّ ٱلۡأُنثَيَيۡنِۚ فَإِن كُنَّ نِسَآءٗ فَوۡقَ ٱثۡنَتَيۡنِ فَلَهُنَّ ثُلُثَا مَا تَرَكَۖ وَإِن كَانَتۡ وَٰحِدَةٗ فَلَهَا ٱلنِّصۡفُ﴾ [سورة ا لنساء: 11]
{Allah sắc lệnh cho các ngươi về việc con cái của các ngươi được hưởng gia tài thừa kế như sau: Phần của con trai bằng hai phần của con gái. Nhưng nếu tất cả là gái và số đứa con trên hai (tức từ hai trở lên) thì phần của tất cả con gái là hai phần ba gia tài để lại còn nếu chỉ có một đứa con gái duy nhất thì phần của cô ta là một nửa gia tài để lại.} (Chương 4 – Annisa’, câu 11).
Còn về vấn đề kết hôn thì Allah I giới hạn cho người đàn ông chỉ được phép cưới tối đa bốn vợ có kèm theo điều kiện, đó là phải sự cư xử công bằng giữa những người vợ. Allah I bắt buộc phải cư xử tử tế với những người vợ như Ngài phán:
﴿وَعَاشِرُوهُنَّ بِٱلۡمَعۡرُوفِۚ﴾ [سورة النساء: 19]
{Và các ngươi hãy ăn ở tử tế với họ (vợ).} (Chương 4 – Annisa’, câu 19).
Allah I qui định phải có tiền sính lễ mà người đàn ông có nghĩa vụ đưa cho người vợ mà anh ta muốn cưới như một món quà, trừ phi người nữ đó xí xóa cho anh ta; Ngài phán:
﴿وَءَاتُواْ ٱلنِّسَآءَ صَدُقَٰتِهِنَّ نِحۡلَةٗۚ فَإِن طِبۡنَ لَكُمۡ عَن شَيۡءٖ مِّنۡهُ نَفۡسٗا فَكُلُوهُ هَنِيٓ‍ٔٗا مَّرِيٓ‍ٔٗا ٤﴾ [سورة النساء: 4]
{Và các ngươi hãy đưa cho các bà vợ tiền cưới bắt buộc (Mahr) dành cho họ. Nhưng nếu họ vui lòng tặng lại một phần nào cho các ngươi thì các ngươi hãy hoan hỉ hưởng nó một cách có ích.} (Chương 4 – Annisa’, câu 4).
Allah I giao nhiệm vụ cho người phụ nữ trông coi nhà cửa của chồng và quyền quản lý chăm sóc con cái. Thiên sứ của Allah e nói:
))الْمَرْأَةُ رَاعِيَةٌ فِى بَيْتِ زَوْجِهَا وَمَسْئُولَةٌ عَنْ رَعِيَّتِهَا(( رواه البخاري ومسلم.
“Người phụ nữ là người trông coi nhà cửa của chồng cô ta và cô ta phải có trách nhiệm cho nghĩa vụ trông coi đó” (Albukhari, Muslim).
Islam bắt người chồng có bổn phận và nghĩa vụ chu cấp cho vợ (chỗ ở, cái ăn và cái mặc và những thứ cần thiết khác trong cuộc sống của gia đình) một cách tử tế; còn người vợ thì không có trách nhiệm này.
3-    Ngày nay, kẻ thù của Islam muốn lôi kéo người phụ nữ ra khỏi giá trị, phẩm hạnh, và các quyền đích thực của họ:
Quả thật, kẻ thù của Islam – kẻ thù ngày nay từ những người vô đức tin, những người giả tạo đức tin Muna-fiq và những người có trái tim bệnh hoạn – tìm cách lôi kéo phụ nữ Muslim ra khỏi vòng của sự được tôn vinh, được bảo vệ trong Islam. Những kẻ thù của Islam từ những người ngoại đạo và những người giả tạo đức tin muốn phụ nữ Muslim trở thành những công cụ hủy hoại, thành những sợi dây vây bắt những người yếu đức tin cũng như những người thích đi theo bản năng và dục vọng của bản thân.
﴿وَيُرِيدُ ٱلَّذِينَ يَتَّبِعُونَ ٱلشَّهَوَٰتِ أَن تَمِيلُواْ مَيۡلًا عَظِيمٗا ﴾ [سورة النساء: 27]
{Nhưng những kẻ đi theo dục vọng thì cứ muốn sa ngã vào ngõ cụt.} (Chương 4 – Annisa’, câu 27).
Còn những người có trái tim bệnh hoạn từ những người Muslim thì muốn phụ nữ Muslim trở thành một món hàng rẻ mạt được trưng bày dành cho những người đi theo dục vọng bản năng và sự cám dỗ của Shaytan. Họ muốn phụ nữ như hang hóa được phô bày trước mắt họ để họ thưởng thức vẻ đẹp thân thể của phụ nữ hoặc họ muốn phụ nữ với ‎ý nghĩa còn tồi tệ hơn thế. Chính vì lẽ này họ đã tìm cách đẩy phụ nữ ra khỏi nhà để cùng tham gia với đàn ông trong công việc, nam nữ gần kề không cần giữ khoảng cách, hoặc để phụ nữ làm công việc phụ tá cho đàn ông như y tá trong bệnh viện, tiếp viên trên máy bay, hoặc là những nữ sinh hay giáo viên trong các lớp học cùng trà trộn chung với nam giới, hoặc là diễn viên trong nhà hát, hoặc ca sĩ, phát thanh viên trong các phương tiện truyền thông khác nhau, các tạp chí lấy các hình ảnh những thiếu nữ ăn mặc hở hang khiêu dâm và gợi dục như một cách để quảng bá và tiếp thị cho sản phẩm tạp chí của họ, một số nhà kinh doanh và sản xuất cũng dùng những hình ảnh này làm phương tiện quảng bá hàng hóa của họ bằng cách đặt những hình ảnh đó lên những sản phẩm của họ. Vì những hành động sai trái này đã làm cho phụ nữ bỏ rơi công việc, chức năng đích thực và thiêng liêng của họ trong nhà mà đòi ra ngoài để phụ tá cho người ngoài và bỏ bê công việc trông nom con cái và quán xuyến nhà cửa. Đây là một trong các nguyên nhân tạo ra nhiều Fitnah và những điều tai hại khôn lường.
4-    Không cấm phụ nữ ra ngoài làm việc khi đã đã đảm bảo các điệu kiện sau:
    Phụ nữ cần công việc đó hoặc xã hội cần công việc đó nhưng lại không có người đàn ông nào đảm nhiệm công việc đó.
    Khi nào đã đảm bảo được công việc quán xuyến nhà cửa, bởi vì đó là công việc chính yếu của phụ nữ.
    Công việc phải trong môi trường dành riêng cho phụ nữ chẳng hạn như dạy học cho các nữ học sinh, bác sĩ hay y tá dành riêng cho nữ giới.
    Tương tự không cấm phụ nữ học hỏi kiến thức giáo lý, chẳng những không cấm mà còn bắt buộc phụ nữ phải học kiến thức giáo lý; và cũng không cấm phụ nữ học hỏi và tìm hiểu kiến thức hữu ích cho đời sống. Tuy nhiên, không được trong môi trường trà trộn với đàn ông, phụ nữ được phép dạy và học trong Masjid.

 

 

 

 

 

 


Chương hai
Giáo lý về việc làm đẹp và chưng diện thân thể của phụ nữ

   
1-    Phụ nữ được yêu cầu thực hiện những điều tự nhiên trên cơ thể họ:
Phụ nữ nên cắt móng tay, chân, không nên chừa móng dài. Theo sự đồng thuận của giới học giả thì đó là việc làm Sunnah, bởi vì nó thuộc vào những việc làm tự nhiên mà con người cần phải thực hiện như được nói trong Hadith( ); và bởi vì việc cắt móng tay, chân là một hình thức giữ vệ sinh thân thể và làm đẹp, còn nếu chừa móng dài là một hình thức làm dị dạng, bắt chước loài thú dữ, tích tụ bụi bẩn và ngăn không cho nước đến với da khi làm Wudu’.
Một số phụ nữ Muslim thích chừa móng tay dài, đó là việc làm bắt chước phụ nữ ngoại đạo và thiếu hiểu biết về Sunnah.
Theo Sunnah, người phụ nữ nên tẩy sạch lông tóc ở nách và ở bộ phận sinh dục. Đó cũng là việc làm khuyến khích được nói trong Hadith, và việc này mang ý nghĩa làm đẹp và giữ vệ sinh thân thể. Phụ nữ nên làm việc này mỗi tuần và giáo lý ghét phụ nữ bỏ việc làm này quá bốn mươi ngày.
2-    Tóc, lông mày của phụ nữ và giáo luật về nhuộm móng tay chân, nhuộm tóc, và chưng diện với các đồ trang sức bằng vàng, bạc:
    Phụ nữ Muslim được yêu cầu để tóc dài, cấm cạo đầu trừ trường hợp cần thiết.
Sheikh Muhammad bin Ibrahim Ali Ash-Sheikh, Mufti (cố vấn giáo lý)  nói: Đối với đầu tóc của phụ nữ thì không được phép cạo vì theo Hadith được Annasa-i ghi lại trong bộ Sunan của ông qua lời thuật của Ali , và trong lời dẫn do Al-Bazaar ghi lại qua lời thuật của Uthman , và trong lời dẫn do Ibnu Jareer ghi lại qua lời thuật của Akramah , tất cả đều nói:
))نَهَى رَسُولُ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- أَنْ تَحْلِقَ الْمَرْأَةُ رَأْسَهَا((
“Thiên sứ của Allah e cấm phụ nữ cạo đầu”.
Sự cấm đoán đến từ lời Thiên sứ của Allah e thì nó mang ý nghĩa Haram nếu không có văn bản giáo lý khác nghịch lại.
Mala Ali Qa-ri nói trong Al-Mirqaah Sharh Al-Mishkaah: Phụ nữ không được phép cạo đầu bởi vì tóc là nét đặc trưng của phụ nữ giống như râu cằm là nét đặc trưng của đàn ông trong cái đẹp ...( )
Còn đối với việc cắt tóc ngắn thì được phép trong trường hợp cần thiết chứ không phải mang ý nghĩa làm đẹp, chẳng hạn như tóc dài quá gây khó khăn trong sinh hoạt thì được phép cắt bớt đi theo mức lượng cần thiết, giống như một số người vợ của Thiên sứ e đã làm sau khi Người qua đời mục đích để không chưng diện.
Riêng việc phụ nữ Muslim cắt ngắn tóc của mình với mục đích làm giống những phụ nữ ngoại đạo hoặc làm giống đàn ông thì đó là việc làm Haram không cần phải nghi ngờ gì nữa; bời vì giáo lý cấm bắt chước người ngoại đạo một cách nói chung, và cấm phụ nữ bắt chước đàn ông. Còn cắt ngắn tóc với mục đích làm đẹp thì quan điểm đúng nhất là không được phép.( )
Sheikh của chúng tôi Muhammad Al-Ameen Ash-Shinqi-ti  nói trong Adhwa’ Al-Bayaan: Quả thật, việc phụ nữ cắt tóc ngắn, một phong cách quen thuộc và phổ biến ở nhiều nước là kiểu cách của châu Âu, ngược lại với phụ nữ Muslim và phụ nữ Ả Rập trước Islam. Đó là một trong những sai lệch trong tôn giáo, đạo đức và các phương diện khác.
Trả lời cho Hadith:
))كَانَ أَزْوَاجُ النَّبِىِّ -صلى الله عليه وسلم- يَأْخُذْنَ مِنْ رُءُوسِهِنَّ حَتَّى تَكُونَ كَالْوَفْرَةِ. ((رواه مسلم.
“Những người vợ của Thiên sứ e từng cắt ngắn tóc lên đến dái tai” (Muslim).
Những người vợ của Thiên sứ e thật ra chỉ cắt ngắn tóc sau khi Người qua đời; bởi vì họ thường làm đẹp trong lúc Người e còn sống, và một trong nét đẹp của họ là mái tóc của họ. Sau khi Thiên sứ của Allah e qua đời, giáo luật riêng cho họ mà không một phụ nữ nào trên trái đất này có cùng điều luật này với họ, đó là họ không được phép lấy chồng như Allah I đã phán:
﴿وَمَا كَانَ لَكُمۡ أَن تُؤۡذُواْ رَسُولَ ٱللَّهِ وَلَآ أَن تَنكِحُوٓاْ أَزۡوَٰجَهُۥ مِنۢ بَعۡدِهِۦٓ أَبَدًاۚ إِنَّ ذَٰلِكُمۡ كَانَ عِندَ ٱللَّهِ عَظِيمًا ٥٣﴾ [سورة الأحزاب: 53]
{Các ngươi không được phép quấy rầy vị Sứ giả của Allah và cũng không bao giờ được phép kết hôn với những người vợ của Y sau khi Y mất. Quả thật, điều đó dưới cái nhìn của Allah là một trọng tội.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 53).
Điều luật này có thể khiến họ không tha thiết muốn làm đẹp, và có thể điều luật này là lý do cho phép dành riêng cho họ trong hành động cắt tóc ngắn chứ không dành cho ai khác họ.( )
Do đó, người phụ nữ phải giữ và chăm sóc tóc của mình, không được bới cao lên trên đỉnh đầu.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói trong Fata-wa Tổng Hợp (22/145): Giống như một số phụ nữ mại dâm cột bím tóc cao trên đỉnh đầu rồi thả xuống giữa hai vai.
Sheikh Muhammad bin Ibrahim Ali Ash-Sheikh, Mufti (cố vấn giáo lý)  nói: Những gì mà một số phụ nữ Muslim làm trong thời đại ngày nay là cột tóc cao lên trên đỉnh đầu giống như những phụ nữ châu Âu, đó là điều không được phép bởi vì đó là sự bắt chước phụ nữ ngoại đạo. Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
))صِنْفَانِ مِنْ أَهْلِ النَّارِ لَمْ أَرَهُمَا قَوْمٌ مَعَهُمْ سِيَاطٌ كَأَذْنَابِ الْبَقَرِ يَضْرِبُونَ بِهَا النَّاسَ وَنِسَاءٌ كَاسِيَاتٌ عَارِيَاتٌ مُمِيلاَتٌ مَائِلاَتٌ رُءُوسُهُنَّ كَأَسْنِمَةِ الْبُخْتِ الْمَائِلَةِ لاَ يَدْخُلْنَ الْجَنَّةَ وَلاَ يَجِدْنَ رِيحَهَا وَإِنَّ رِيحَهَا لَيُوجَدُ مِنْ مَسِيرَةِ كَذَا وَكَذَا(( رواه مسلم.
“Có hai tốp người thuộc cư dân nơi Hỏa Ngục mà Ta chưa từng nhìn thấy (thời gian sau này): một nhóm người có những sợi dây giống như những cái đuôi của con bò mà họ dùng để đánh mọi người; và những phụ nữ mặc quần áo như không mặc quần áo, dâm dục quá mức, đầu của họ giống như cái bướu của con lạc đà, họ không được vào Thiên Đàng và không ngửi thấy mùi hương của nó mặc dù mùi hương của nó lan tỏa ra xa với khoảng cách thế này thế này.” (Muslim).( )
Tương tự, phụ nữ Muslim không được phép cạo đầu  hoặc cắt tóc ngắn mà không cần thiết; và họ cũng không được phép nối tóc giả cho dài thêm bởi vì Thiên sứ của Allah e đã cấm điều đó như Hadith được ghi trong hai bộ Sahih Albukhari và Muslim:
))لَعَنَ رَسُولُ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- الْوَاصِلَةَ وَالْمُسْتَوْصِلَةَ((
“Thiên sứ của Allah e nguyền rủa người ghép nối và người yêu cầu ghép nối (tóc giả)”
Cả hai người, người thợ nối ghép tóc giả và người được nối ghép tóc giả đều bị nguyền rủa tức đều mang tội như nhau. Và cũng nằm trong dạng Haram này là đội tóc giả, việc đội tóc giả rất phổ biến trong thời đại ngày nay. Albukhari, Muslim và những vị học giả khác ghi lại rằng Mua’wiyah t thuyết giảng khi ông đến Madinah, ông lấy ra một cái đội trên đầu được làm từ tóc và nói: Tại sao phụ nữ của các người lại đội trên đầu của họ những thứ như thế này? Tôi đã nghe Thiên sứ của Allah e nói:
))مَا مِنْ اِمْرَأَةٍ تَجْعَلُ فِيْ رَأْسِهَا شَعْرًا مِنْ شَعْرٍ غَيْرِهَا إِلَّا كَانَ زُوْرًا(( رواه البخاري.
“Bất cứ người phụ nữ nào để lên đầu của mình phần tóc không phải là tóc của cô ta thì đó là tóc giả” (Albukhari).
    Phụ nữ Muslim không được phép tẩy lông mày hoặc tẩy một phần lông mày dưới mọi hình thức: tỉa, nhổ, cạo hay chất tẩy lông.
Thiên sứ của Allah e nguyền rủa những phụ nữ làm điều này như trong Hadith được Annasa-i ghi lại:
))لَعَنَ الرَّسُوْلُ صَلَّى اللهُ عَلَيْهِ وَسَلَّمَ النَّامِصَةَ وَالْمُتَنَمِّصَةِ((
“Thiên sứ của Allah e nguyền rủa người nhổ lông mày và người thực hiện hành vi nhổ lông mày”.
Người nhổ lông mày là người muốn nhổ lông mày và được nhổ lông mày mục đích để làm đẹp, còn người thực hiện hành vi nhổ lông mày là người nhổ giùm hay là thợ nhổ lông mày. Đây là việc làm thay đổi sự tạo hóa của Allah I, điều mà Shaytan đã giao ước sẽ sai khiến và xúi giục con cháu Adam như Allah I đã phán về lời của hắn:
﴿وَلَأٓمُرَنَّهُمۡ فَلَيُغَيِّرُنَّ خَلۡقَ ٱللَّهِۚ ﴾ [سورة النساء: 119]
{Và tôi truyền lệnh cho chúng, bởi thế chúng thay đổi sự tạo hóa của Allah”.} (Chương 4 – Annisa’, câu 119).

Ông Ibnu Mas’ud t nói:
))لَعَنَ اللهُ الْوَاشِمَاتِ وَالْمُسْتَوْشِمَاتِ، وَالنَّامِصَةَ وَالْمُتَنَمِّصَاتِ وَالْمُتَفَلِّجَاتِ لِلْحُسْنِ، الْمُغَيِّرَاتِ خَلْقَ اللهِ(( رواه البخاري ومسلم.
“Allah nguyền rủa người phụ nữ xâm mình và người phụ nữ được xâm mình, người phụ nữ nhổ lông mày và người phụ nữ được nhổ lông mày, người phụ nữ làm hở răng cửa để làm đẹp và người phụ nữ thay đổi sự tạo hóa của Allah.” (Albukhari, Muslim).
Allah, Đấng Tối Cao phán bảo:
﴿وَمَآ ءَاتَىٰكُمُ ٱلرَّسُولُ فَخُذُوهُ وَمَا نَهَىٰكُمۡ عَنۡهُ فَٱنتَهُواْ ﴾ [سورة الحشر : 7]
{Và những gì mà Thiên sứ mang đến cho các ngươi thì các ngươi hãy nhận lấy nó, và những gì mà y ngăn cấm các ngươi thì các ngươi hãy kết thúc nó ngay.} (Chương 59 – Al-Hashr, câu 7).
Quả thật, việc cạo, nhổ lông mày trở nên rất phổ biến đối với phụ nữ thời nay, nó đã trở thành một thói quen cần thiết hằng ngày của họ. Và phụ nữ không được phép nghe lời chồng nếu chồng cô ta bảo cô ta làm thế, bởi vì đó là việc làm trái lệnh Allah I và Thiên sứ của Ngài e.
    Người phụ nữ Muslim không được phép đi chỉnh sửa làm hở những cái răng cửa mục đích làm đẹp, trừ trường hợp chỉnh sửa do hàm răng không cân đối hoặc bất thường cần chỉnh sửa lại thì không vấn đề gì, vì đó chỉ là sự điều trị bệnh tật.
    Người phụ nữ Muslim không được phép xâm mình bởi vì Thiên sứ của Allah e đã nguyền rủa người phụ nữ xâm mình và người thợ xâm mình. Đây là việc làm tội lỗi thuộc các đại tội vì Thiên sứ của Allah e nguyền rủa người xâm mình và người được xâm mình, và sự nguyền rủa là chỉ đối với những đại trọng tội.
    Giáo luật về việc nhuộm móng tay chân, nhuộm tóc, chưng diện với các đồ trang sức bằng vàng và bạc:
•    Đối với việc nhuộm móng: Imam Annawawi nói trong Al-Majmu’a – giảng giải Sahih Muslim (1/324): Đối việc nhuộm đỏ móng tay, móng chân bằng lá Henna (cây lá móng, một loại cây mà lá của nó có thể nhuộm thành màu nâu đỏ) là điều khuyến khích dành cho nữ giới đã có chồng bởi có nhiều Hadith làm cơ sở cho điều này ..
Abu Dawood ghi lại rằng có một người phụ nữ đã hỏi bà A’ishah  về việc nhuộm móng bằng Henna thì bà nói không vấn đề gì tuy nhiên tôi ghét việc làm đó, Thiên sứ của Allah e không thích mùi của nó.
Trong một Hadith khác được ghi lại rằng bà A’ishah  thuật lại: Có một phụ nữ từ phía sau bức màn, trên tay cầm một quyển sách đưa cho Thiên sứ của Allah e. Thiên sứ của Allah e cầm lấy tay và nói:
« مَا أَدْرِى أَيَدُ رَجُلٍ أَمْ يَدُ امْرَأَةٍ ؟»
“Ta không biết đây là tay của nam giới hay tay của nữ giới?”.
Người phụ nữ đó trả lời: Thưa, là tay của nữ giới.
Thiến sứ của Allah e nói:
« لَوْ كُنْتِ امْرَأَةً لَغَيَّرْتِ أَظْفَارَكِ » يَعْنِى بِالْحِنَّاءِ.
“Nếu Ta là người phụ nữ thì chắc chắn Ta đã thay đổi các móng này (ý nói móng tay được nhuộm Henna).” (Hadith do Abu Dawood ghi lại).
Tuy nhiên, không được nhuộm móng bằng những chất ngăn nước (chẳng hạn như nước sơn móng tay ngày nay).
•    Đối với việc nhuộm tóc: Nếu tóc bị bạc thì phụ nữ được phép nhuộm nhưng không nhuộm với màu đen bởi Thiên sứ của Allah e đã cấm nhuộm tóc với màu đen.
Trong Riyaadh Assaliheen trang 626 Imam Annawawi đã viết tựa đề của chương là “Cấm đàn ông và phụ nữ nhuộm tóc với màu đen”, và trong Al-Majmu’a – giảng giải Sahih Muslim (1/324) thì ông nói: Sự nghiêm cấm nhuộn tóc màu đen không phân biệt đối với nam hay nữ, đây là trường phái của chúng tôi. (Có nghĩa là cả nam và nữ đều không được phép nhuộm tóc với màu đen).
Còn đối với trường hợp người phụ nữ tóc đen nhưng lại nhuộm sang thành màu khác, tôi thấy việc làm này là không được phép bởi vì không có nguyên nhân nào kêu gọi làm vậy bởi tóc đen là nét đẹp chứ không phải là điều khiếm khuyết cần phải thay đổi, hơn nữa việc làm đó là hành động bắt chước những phụ nữ ngoại đạo.
•    Đối với việc chưng diện làm đẹp bằng các trang sức vàng và bạc: Phụ nữ được phép đeo các trang sức bằng vàng và bạc tùy theo tập quán của từng nơi, từng dân tộc. Giới luật này được đồng thuận quan điểm của giới học giả, tuy nhiên, phụ nữ không được phép chưng diện các trang sức trước những nam giới không phải là Mahram của họ, đặc biệt là mỗi khi ra khỏi nhà; bởi lẽ điều đó là việc làm dẫn đến điều Fitnah. Quả thật, phụ nữ bị cấm để cho đàn ông nghe thấy âm thanh của nữ trang đeo chân thì nói chi đến việc phơi bày cho thấy?
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَلَا يَضۡرِبۡنَ بِأَرۡجُلِهِنَّ لِيُعۡلَمَ مَا يُخۡفِينَ مِن زِينَتِهِنَّۚ ﴾ [سورة النور: 31]
{Và bảo họ chớ nên giậm bàn chân mạnh xuống đất để gây chú ý người khác về vẻ đẹp được giấu kín của họ.} (Chương 24 – Annur, câu 31).

 

 

 

 

 


Chương 3
Giáo lý về kinh nguyệt, chứng rong kinh và máu hậu sản

   
    Kinh nguyệt:
    Khái niệm kinh nguyệt: Theo giáo lý thì kinh nguyệt là máu xuất ra từ đáy tử cung của người phụ nữ trong những thời gian nhất định không do bệnh lý, tai nạn hay sự cố mà là một hiện tượng theo chu kỳ được Allah I định đoạt và an bài cho giới nữ thuộc con cháu của Adam (con người). Đây là lượng máu mà Allah I tạo ra trong tử cung của người phụ nữ để nuôi dưỡng bào thai trong dạ con suốt thời gian mang thai; sau đó, lượng máu này chuyển thành sữa sau khi thai nhi được hạ sinh. Do đó, khi người phụ nữ không mang thai cũng như không cho con bú thì phần máu này không được dùng nên phải xuất ra ngoài trong những thời gian nhất định được xác định qua các chu kỳ hàng tháng.
    Độ tuổi của kinh nguyệt:
Độ tuổi kinh nguyệt của nữ giới thông thường được diễn ra trong suốt thời gian từ chín đến năm mươi tuổi. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَٱلَّٰٓـِٔي يَئِسۡنَ مِنَ ٱلۡمَحِيضِ مِن نِّسَآئِكُمۡ إِنِ ٱرۡتَبۡتُمۡ فَعِدَّتُهُنَّ ثَلَٰثَةُ أَشۡهُرٖ وَٱلَّٰٓـِٔي لَمۡ يَحِضۡنَۚ ﴾ [سورة الطلاق: 4]
{Và người vợ nào trong số người vợ của các ngươi đã quá tuổi có kinh cũng như người vợ nào không có kinh (do bệnh lý hay một nguyên nhân nào đó) thì thời hạn Iddah của họ là ba tháng.} (Chương 65 – Attalaq, câu 4).
 {Quá tuổi có kinh} thường ở độ tuổi năm mươi, còn {không có kinh} do bệnh lý hoặc do chưa đến tuổi có kinh, và tuổi chưa có kinh thường dưới chín tuổi.
    Giáo lý cho kinh nguyệt:
•    Cấm quan hệ tình dục qua đường âm đạo trong thời gian kinh nguyệt.
Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:
﴿وَيَسۡ‍َٔلُونَكَ عَنِ ٱلۡمَحِيضِۖ قُلۡ هُوَ أَذٗى فَٱعۡتَزِلُواْ ٱلنِّسَآءَ فِي ٱلۡمَحِيضِ وَلَا تَقۡرَبُوهُنَّ حَتَّىٰ يَطۡهُرۡنَۖ فَإِذَا تَطَهَّرۡنَ فَأۡتُوهُنَّ مِنۡ حَيۡثُ أَمَرَكُمُ ٱللَّهُۚ إِنَّ ٱللَّهَ يُحِبُّ ٱلتَّوَّٰبِينَ وَيُحِبُّ ٱلۡمُتَطَهِّرِينَ ٢٢٢﴾ [سورة البقرة: 222]
{Họ hỏi Ngươi (Muhammad) về kinh kỳ của phụ nữ, Ngươi hãy bảo họ: “Nó là một sự gây hại. Bởi thế, các ngươi hãy tạm lánh xa phụ nữ của các ngươi (vợ) trong thời gian các nàng có kinh, các ngươi chớ đến gần họ trừ khi nào họ đã sạch sẽ. Nếu khi nào họ đã sạch sẽ trở lại (sau khi đã tắm) thì các ngươi hãy đến (có thể giao hợp) với họ lúc nào và như thế nào tùy thích như Allah đã chỉ thị cho các ngươi. Quả thật, Allah yêu thương những người biết ăn năn sám hối và yêu thương những người luôn giữ mình sạch sẽ.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 222).
Sự nghiêm cấm này sẽ được chấm dứt khi nào đã hết chu kỳ kinh nguyệt và đã tắm sạch sẽ bởi Ngài đã phán: {các ngươi chớ đến gần họ trừ khi nào họ đã sạch sẽ. Nếu khi nào họ đã sạch sẽ trở lại (sau khi đã tắm) thì các ngươi hãy đến (có thể giao hợp) với họ lúc nào và như thế nào tùy thích như Alah đã chỉ thị cho các ngươi}.
Tuy nhiên, người chồng được phép “ân ái” với người vợ khi cô ta đang trong chu kỳ kinh theo cách tùy thích ngoài âm đạo( ) như Thiên sứ của Allah e đã nói:
))اصْنَعُوا كُلَّ شَىْءٍ إِلاَّ النِّكَاحَ(( رواه مسلم.
“Hãy làm tất cả mọi thứ trừ giao hợp (qua âm đạo)” (Muslim).
•    Người trong thời gian kinh nguyệt không nhịn chay và không dâng lễ nguyện Salah:
Người trong thời gian kinh nguyệt không được phép nhịn chay cũng như dâng lễ nguyện Salah. Thiên sứ của Allah e nói:
)) أَلَيْسَ إِذَا حَاضَتْ لَمْ تُصَلِّ وَلَمْ تَصُمْ؟ (( رواه البخاري ومسلم.
“Chẳng phải là khi phụ nữ có kinh nguyệt là không dâng lễ nguyện Salah và cũng không nhịn chay đó sao?!” (Albukhari, Muslim).
Sau khi đã dứt kỳ kinh thì người phụ nữ phải nhịn chay bù lại nhưng không thực hiện lễ nguyện Salah bù lại bởi lời của bà A’ishah :
))كُنَّا نَحِيضُ عَلَى عَهْدِ رَسُولِ اللهِ صَلَّى اللهُ عَلَيْهِ وَسَلَّمَ فَكُنَّا نُؤْمَرُ بِقَضَاءِ الصَّوْمِ وَلاَ نُؤْمَرُ بِقَضَاءِ الصَّلاَةِ(( رواه البخاري ومسلم.
“Trong thời của Thiên sứ của Allah e, khi chúng tôi có kinh thì chúng tôi chỉ được lệnh phải nhịn chay bù lại chứ không được lệnh phải bù lại lễ nguyện Salah.” (Albukhari, Muslim).
Nguyên nhân về điều này chỉ có Allah I mới rõ hơn hết, tuy nhiên, từ góc độ nhìn cho thấy rằng lễ nguyện Salah là việc làm được lặp đi lặp lại nên không cần phải thực hiện bù lại vì điều đó gây sự khó khăn và bất tiện, khác với nhịn chay.
•    Người trong thời gian kinh nguyệt không được cầm quyển Qur’an:
Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:
﴿لَّا يَمَسُّهُۥٓ إِلَّا ٱلۡمُطَهَّرُونَ ٧٩﴾ [سورة الواقعة: 79]
{Không ai được phép sờ đến Nó (Qur’an) ngoại trừ những người thanh sạch.} (Chương 56 – Al-waqi’ah, câu 79).
Trong bức thông điệp mà Thiên sứ của Allah e cho viết qua lời thuật của Amru bin Hazm:
))لَا يَمَسُّ الْمُصْحَفَ إِلَا طَاهِر(( رواه النسائي.
“Không ai được sờ vào quyển Qur’an ngoại trừ người thanh sạch” (Annasa-i).
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: Trường phái của bốn vị Imam là không được sờ vào quyển Qur’an ngoại trừ người thanh sạch.
Riêng đối với việc đọc Qur’an mà không sờ chạm vào quyển Qur’an của phụ nữ trong thời gian kinh nguyệt thì giới học giả có sự bất đồng quan điểm, và quan điểm được cho là an toàn nhất là phụ nữ trong thời gian có kinh không đọc Qur’an ngoại trừ thực sự cần thiết chẳng hạn như nếu cô ta sợ quên. Allah I là Đấng hiểu biết hơn hết!
•    Phụ nữ trong thời gian kinh nguyệt không được phép đi Tawaf ngôi đền Ka’bah:
Thiên sứ của Allah e nói với bà A’ishah  khi bà đang trong kỳ kinh:
))افْعَلِى مَا يَفْعَلُ الْحَاجُّ غَيْرَ أَنْ لاَ تَطُوفِى بِالْبَيْتِ حَتَّى تَطْهُرِى(( رواه البخاري ومسلم.
“Nàng hãy làm những điều mà người đi Hajj làm ngoại trừ việc Tawaf ngôi đền (Ka’bah) cho đến khi nàng sạch (kinh) trở lại” (Albukhari, Muslim).
•    Phụ nữ trong thời gian kinh nguyệt không ở lại trong Masjid:
Thiên sứ của Allah e nói:
))إِنِّيْ لَا أُحِلُّ الْمَسْجِدَ لِحَائِضٍ وَلَا لِجُنُبٍ(( رواه أبو داود.
“Ta cấm Masjid đối với người kinh nguyệt và người trong tình trạng Junub (sau quan hệ vợ chồng nhưng chưa tắm)” (Abu Dawood).
))إِنَّ الْمَسْجِدَ لَا يحل لِحَائِضٍ وَلَا جُنُب(( رواه ابن ماجه.
“Quả thật, Masjid không được phép cho người trong thời kỳ kinh nguyệt và người trong tình trạng Junub” (Abu Dawood).
Tuy nhiên, phụ nữ có kinh được phép đi ngang qua Masjid bởi Hadith Sahih được ghi lại: Bà A’ishah  thuật lại: Thiên sứ của Allah e nói với tôi:
))نَاوِلِينِى الْخُمْرَةَ مِنَ الْمَسْجِدِ((.
“Nàng hãy vào Masjid lấy miếng lót chỗ Sujud cho Ta”.
Tôi (A’ishah) nói với Người: Quả thật, em đang trong chu kỳ kinh. Thiên sứ của Allah e nói:
))إِنَّ حَيْضَتَكِ لَيْسَتْ فِى يَدِكِ ((رواه مسلم.
“Quả thật, kinh nguyệt của nàng không ở trong tay của nàng (tức không do nàng quyết định)” (Muslim).
Người phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt có thể tụng niệm, tán dương và Du-a, được phép tụng các lời tụng niệm sáng, các lời tụng niệm chiều, khi đi ngủ và thức dậy; không vấn đề gì cho phụ nữ có kinh viết sách giáo lý như Tafseer, Hadith, Fiqh, ...
•    Dịch màu vàng và dịch màu nâu:
Dịch màu vàng: là dịch trông giống như mủ (vết thương) nhưng ngả vàng nhiều hơn; dịch màu nâu: là dịch có màu giống như màu của nước bị lẫn vào tạp chất màu nâu.
Nếu hai loại dịch này tiết ra từ âm đạo của phụ nữ trong khoảng thời gian của chu kỳ kinh nguyệt thì nó được xem là kinh nguyệt, giáo lý của nó cũng giống như giáo lý đối với kinh nguyệt như đã được nói; còn nếu hai dịch này tiết ra ngoài thời gian của chu kỳ kinh nguyệt thì không được xem là kinh nguyệt và người phụ nữ trong tình trạng này được xem là trong thể trạng sạch sẽ không kinh nguyệt bởi lời nói của Ummu Atiyah : Chúng tôi không xem dịch màu vàng và dịch màu nâu sau khi đã dứt kỳ kinh là gì cả (tức không xem các dịch đó là của kinh nguyệt). Hadith này do Abu Dawood ghi lại và Albukhari cũng ghi lại Hadith này nhưng không có lời “sau khi đã dứt kỳ kinh”.
•    Người phụ nữ nhận biết sự chấm dứt kỳ kinh của mình qua điều gì?
Người phụ nữ nhận biết sự chấm dứt kỳ kinh của mình qua việc hết máu, và có hai dấu hiệu để xác định máu đã hết không xuất ra nữa:
Thứ nhất: Âm đạo tiết dịch màu trắng giống như nước thạch cao, dịch trắng này tiết ra sau chu kỳ kinh; có thể nó không mang màu trắng, màu của nó sẽ khác nhau tùy theo cơ địa của từng phụ nữ.
Thứ hai: Sự khô ráo, cho miếng vải hay miếng bông gòn vào âm đạo rồi lấy ra thì thấy bông gòn hay miếng vải không dính gì cả.
    Những điều người phụ nữ phải làm ngay khi dứt chu kỳ kinh nguyệt:
Nếu dứt kinh nguyệt hay máu hậu sản trước khi mặt trời lặn thì người phụ nữ phải tắm với định tâm Taha-rah; bởi Thiên sứ của Allah e nói:
))فَإِذَا أَقْبَلَتْ حَيْضَتُكِ فَدَعِى الصَّلاَةَ ، وَإِذَا أَدْبَرَتْ فَاغْسِلِى وَصَلِّى(( رواه البخاري ومسلم.
“Khi nào kinh nguyệt đến thì hãy bỏ lễ nguyện Salah và khi nào nó ra đi thì hãy tắm và dâng lễ nguyện Salah” (Albukhari, Muslim).
Cách thức tắm:
1-    Định tâm tẩy sạch thân thể để dâng lễ nguyện Salah hoặc để thực hiện nghi thức thờ phượng nào đó.
2-    Nói Bismillah.
3-    Giội nước lên toàn thân, nếu tóc được bới thành bím tóc thì không cần phải cởi bím tóc ra mà chỉ cần giội nước lên là được; nếu có thể dùng lá táo hay những chất làm sạch (như xà phòng tắm) để tẩy rửa thân thể thì càng tốt.
4-    Khuyến khích dùng miếng bông thấm xạ hương hoặc các loại nước hoa làm thơm âm đạo sau khi tắm; như Thiên sứ của Allah e đã bảo Asma’ (được Muslim ghi lại).
Bắt buộc phải dâng lễ nguyện Salah Zhuhur, Asr của ngày hôm đó; và ai dứt kinh nguyệt trước giờ Fajar thì bắt buộc phải dâng lễ nguyện Salah Maghrib và I-sha’ của đêm hôm đó.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói trong Fata-wa (22/434): Quan điểm này là quan diểm của đại đa số học giả như Malik, Ash-Sha-fi’y và Ahmad rằng khi người có kinh dứt kinh vào cuối ngày thì cô ta phai dâng lễ nguyện Salah Zhuhur và Asr, còn nếu dứt kinh vào cuối đêm thì phải dâng lễ nguyện Salah Maghrib và I-sha’. Quan điểm này là quan điểm lấy từ Abdurrahman bin Awf, Abu Huroiroh, và Ibnu Abbas – cầu xin Allah I hài lòng về họ.
Đối với trường hợp nếu đã vào giờ Salah sau đó mới có kinh nguyệt hoặc máu hậu sản mà chưa thực hiện Salah đó theo quan điểm đúng nhất là không phải thực hiện bù lại lễ nguyện Salah đó.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói trong bộ Fata-wa tổng hợp (23/335) về vấn đề này: Nổi bật nhất về bằng chứng của phái Abu Hani-fah và Malik là không phải thực hiện bù lại bất cứ điều gì bởi vì sự việc chỉ bắt buộc việc làm mới chứ không bắt buộc thực hiện lại và bởi vì sự trì hoãn đó là sự trì hoãn được phép chứ không phải do người phụ nữ đó lơ là, khác với người ngủ và quên mặc dù không phải do lơ là nhưng những gì họ họ thực hiện không phải là bù lại mà là đó là giờ Salah trong bổn phận của họ phải thực hiện khi họ tỉnh giấc và nhớ lại.
    Chứng rong kinh:
    Giáo luật về chứng rong kinh:
Chứng rong kinh là máu xuất ra từ âm đạo không nằm trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của một người, máu này được giáo lý coi là một bệnh lý chứ không phải kinh nguyệt. Tuy nhiên, người phụ nữ khó phân biệt vì máu kinh nguyệt và máu của chứng rong kinh khá giống nhau.
Nếu máu xuất ra một cách liên tục hoặc quá thời gian của chu kỳ hàng tháng thì máu đó được coi là kinh nguyệt hay được coi là máu do chứng rong kinh? Đây là thắc mắc được quan tâm bởi lẽ máu do chứng rong kinh thì vẫn nhịn chay và dâng lễ nguyện Salah, người trong tình trạng rong kinh được giáo lý qui định giáo luật giống như người trong tình trạng sạch kinh chứ không giống như người trong chu kỳ kinh nguyệt.
Dựa trên cơ sở này thì người trong tình trạng rong kinh có ba trường hợp:
•    Trường hợp thứ nhất: Người phụ nữ có kinh nguyệt theo chu kỳ nhất định hàng tháng trước khi xảy ra tình trạng rong kinh. Chẳng hạn như một người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt nhất định hàng tháng là 5 ngày hoặc 8 ngày thì cô ta sẽ bỏ lễ nguyện Salah cũng như nhịn chay trong khoảng thời gian 5 hay 8 ngày đó, qua thời gian 5 hoặc 8 ngày này thì cô ta sẽ tắm và dâng lễ nguyện Salah bình thường trở lại bởi vì máu xuất ra sau thời gian đó được giáo lý xem là máu của chứng rong kinh chứ không phải máu của chu kỳ kinh nguyệt. Cơ sở cho điều này là lời của Thiên sứ e nói với Ummu Habibah:
))امْكُثِى قَدْرَ مَا كَانَتْ تَحْبِسُكِ حَيْضَتُكِ ثُمَّ اغْتَسِلِى وَصَلِّى(( رواه مسلم.
“Nàng hãy tính thời gian theo chu kì kinh nguyệt trước của nàng rồi sau đó hãy tắm và dâng lễ nguyện Salah.” (Muslim).
Thiên sứ của Allah e nói với Fatimah bintu Abu Hubaish khi bà đến than phiền với Người rằng bà là người phụ nữ rong kinh, kinh nguyệt không dứt:
))إِنَّمَا ذَلِكِ عِرْقٌ، وَلَيْسَ بِحَيْضٍ، فَإِذَا أَقْبَلَتْ حَيْضَتُكِ فَدَعِى الصَّلاَةَ (( رواه البخاري ومسلم.
“Đó chỉ là bệnh lý, không phải là kinh nguyệt, bởi thế, khi nào kinh nguyệt của nàng đến thì hãy bỏ lễ nguyện Salah” (Albukhari, Muslim).
•    Trường hợp thứ hai: Nếu người phụ nữ không có chu kỳ hàng tháng nhất định tức chu kỳ hàng tháng không ổn định nhưng máu xuất ra lại có sự khác biệt thì lúc bấy giờ sẽ dựa theo các thuộc tính của máu để phân biệt: thông thường máu kinh nguyệt có màu đỏ sậm ngã màu đen, đậm đặc và có mùi tanh; còn máu không phải kinh nguyệt thường có màu đỏ tươi hơn, không có mùi tanh cũng như không đậm đặc. Như vậy, nếu trong thời gian máu xuất ra mang những tính chất của máu kinh nguyệt thì bỏ lễ nguyện Salah cũng như bỏ nhịn chay; còn máu xuất ra sau đó không mang những tính chất của máu kinh nguyệt thì được xem là máu của chứng rong kinh, tắm và dâng lễ nguyện Salah cũng như nhịn chay bình thường. Cơ sở cho điều này là lời của Thiên sứ e nói với Fatimah bintu Abu Hubaish:
))إِذَا كَانَ دَمُ الْحَيْضَةِ فَإِنَّهُ دَمٌ أَسْوَدُ يُعْرَفُ فَإِذَا كَانَ ذَلِكَ فَأَمْسِكِى عَنِ الصَّلاَةِ فَإِذَا كَانَ الآخَرُ فَتَوَضَّئِى وَصَلِّى فَإِنَّمَا هُوَ عِرْقٌ(( رواه البخاري ومسلم.
“Nếu là máu kinh nguyệt thì nó có màu đen (đỏ sậm ngả đen) có thể nhận biết được. Nếu máu có tính chất như thế thì hãy bỏ lễ nguyện Salah còn nếu máu mang tính chất khác thì hãy làm Wudu’ và dâng lễ nguyện Salah bởi máu đó chỉ là một bệnh lý.” (Albukhari, Muslim).
•    Trường hợp thứ ba: Nếu người phụ nữ không có chu kỳ kinh nguyệt nhất định theo hàng tháng và cũng không thể xác định được đâu là máu kinh nguyệt và đâu là máu do  chứng rong kinh thì cô ta sẽ tính theo chu kỳ phổ biến nhất của phụ nữ, đó là 6 hoặc 7 ngày mỗi tháng; bởi vì đa số phụ nữ đều có chu kỳ kinh nguyệt trong khoảng thời gian như thế. Cơ sở cho điều này là lời của Thiên sứ e nói với Hamnah bintu Jahsh khi bà hỏi về tình trạng rong kinh kéo dài của bà:
))إِنَّمَا هِىَ رَكْضَةٌ مِنَ الشَّيْطَانِ فَتَحَيَّضِى سِتَّةَ أَيَّامٍ أَوْ سَبْعَةَ أَيَّامٍ فِى عِلْمِ اللهِ ثُمَّ اغْتَسِلِى، فَإِذَا اسْتَنْقَأْتِ فَصَلِّى أَرْبَعًا وَعِشْرِينَ لَيْلَةً أَوْ ثَلاَثًا وَعِشْرِينَ لَيْلَةً وَأَيَّامَهَا وَصُومِى وَصَلِّى فَإِنَّ ذَلِكِ يُجْزِئُكِ وَكَذَلِكِ فَافْعَلِى كَمَا تَحِيضُ النِّسَاءُ(( رواه أبو داود والترمذي والنسائي وابن ماجه وأحمد.
“Quả thật, đó chỉ là rong huyết từ Shaytan thôi, hãy ở trong thể trạng chu kỳ kinh nguyệt sáu hoặc bảy ngày trong kiến thức của Allah, rồi sau đó hãy tắm, khi đã tắm xong thì hãy dâng lễ nguyện Salah trong hai mươi bốn hoặc hai mươi ba ngày, hãy nhịn chay và hãy dâng lễ nguyện Salah, tương tự, hãy làm những gì như bao phụ nữ kinh nguyệt khác.” (Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i, Ibnu Ma-jah và Ahmad).
Như vậy, nếu có chu kỳ hàng tháng ổn định thì sẽ dựa theo chu kỳ hàng tháng, và nếu có sự khác biệt trong tính chất của máu huyết thì dựa theo tính chất khác biệt đó; còn nếu không thể dựa theo hai cơ sở này thì cứ tính chu kỳ kinh nguyệt là sáu hoặc bảy ngày. Đây là cách được ghi lại từ Thiên sứ của Allah e về vấn đề rong kinh.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: Những dấu hiệu để xác định kinh nguyệt và sự rong kinh có 6 điều: chu kỳ thường lệ, quả thật chu kỳ ổn định hàng tháng là dấu hiệu vững chắc nhất để xác định bởi vì nó dựa vào chu kỳ hàng tháng của bản thân chứ không phải của người khác; tính khác biệt của máu bởi vì máu kinh nguyệt thường là máu đen sậm và đặc hơn chứ không mang màu đỏ tươi và loãng; chu kỳ phổ biến của đa số phụ nữ bởi vì bản chất của sự việc là dựa theo sự phổ biến nhất và thông thường nhất. Đây là ba dấu hiệu để xác định máu kinh nguyệt và máu do chứng rong kinh theo Sunnah. Sau đó, Sheikh có nói thêm ba dấu hiệu khác nhưng trong lời kết thì Sheikh nói rằng quan điểm đúng nhất là những dấu hiệu được Sunnah lấy làm cơ sở và bỏ hết những dấu hiệu khác.
    Những điều bắt buộc đối với người bị chứng rong kinh
•    Bắt buộc phải tắm khi hết kinh nguyệt (theo giáo lý được trình bày ở trên).
•    Rửa vùng kín để tẩy sạch phần bên ngoài vào mỗi lễ nguyện Salah, đặt ở cửa ra của âm đạo miếng bong để chặn huyết rơi ra ngoài, rồi làm Wudu’ mỗi khi vào giờ lễ nguyện Salah. Cơ sở cho điều này là lời của Thiên sứ e nói về người bị chứng rong kinh:
))الْمُسْتَحَاضَةُ تَدَعُ الصَّلاَةَ أَيَّامَ أَقْرَائِهَا ثُمَّ تَغْتَسِلُ وَتُصَلِّى(( رواه أبو داود والترمذي.
“Người bị chứng rong kinh bỏ lễ nguyện Salah trong những ngày của chu kỳ kinh nguyệt ổn định rồi sau đó tắm và dâng lễ nguyện Salah.” (Abu Dawood, Tirmizdi).
))أَنْعَتُ لَكِ الْكُرْسُفَ فَإِنَّهُ يُذْهِبُ الدَّمَ(( رواه أبو داود والترمذي وابن ماجه وأحمد.
“Để miếng bông ở cửa mình bởi quả thật nó sẽ ngăn huyết xuất ra.” (Abu Dawood, Tirmizdi, Ibnu Ma-jah và Ahmad).
Chúng ta có thể dùng băng vệ sinh cho điều này.
    Máu hậu sản:
    Khái niệm và thời gian của máu hậu sản
Máu hậu sản là máu huyết xuất ra từ tử cung do sinh con và sau khi sinh. Đây là lượng máu dư thừa từ phần máu được lưu trữ ở tử cung trong thời gian mang thai, khi hạ sinh thì lượng máu này sẽ từ từ xuất ra. Và lượng máu xuất ra trước khi sinh song song với dấu hiệu sinh nở cũng được coi là máu hậu sản; các học giả giáo lý thực hành giới hạn hai hoặc ba ngày trước khi sinh, tuy nhiên, thông thường thời điểm bắt đầu của máu hậu sản là cùng với lúc hạ sinh. Việc sinh nở được coi là sự sinh nở khi nào bào thai đã thành hình, thời gian tối thiểu cho việc bào thai thành hình là tám mươi mốt ngày, thông thường là ba tháng. Nếu những gì xuất ra từ tử cùng trước thời gian này thì người phụ nữ không bỏ lễ nguyện Salah cũng như không bỏ nhịn chay bởi vì đó không phải là máu hậu sản mà là máu của bệnh lý, nó mang giáo luật giống như giáo luật đối với chứng rong kinh.
Thời gian tối đa của máu hậu sản là bốn mươi ngày tính từ lúc hạ sinh hoặc trước đó hai hay ba ngày. Cơ sở cho điều này là Hadith của Ummu Salmah , bà nói: “Trong thời của Thiên sứ, những người trong tình máu hậu sản ở vậy (tức không dâng lễ nguyện Salah và không nhịn chay) bốn mươi ngày” (Hadith do Tirmizdi ghi lại).
Giới học giả đều đồng thuận rằng thời gian tối đa cho máu hậu sản là bốn mươi ngày. Nếu máu ngừng xuất ra trước khoảng thời gian này thì được xem là đã sạch, người phụ nữ sẽ tắm và dâng lễ nguyện Salah bình thường trở lại. Không có thời gian tối thiểu dành cho máu hậu sản. Khi được bốn mươi ngày mà máu vẫn chưa ngưng xuất ra thì nếu thời gian nó xuất ra tương đương với chu kỳ kinh nguyệt  hàng tháng thì đó là kinh nguyệt còn nếu không tương đương với chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng mà nó vẫn cứ tiếp tục thì nó được xem là máu của chứng rong kinh. Nhưng nếu máu xuất ra hơn bốn mươi ngày nhưng không tiếp diễn và không tương đồng với chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng thì giới học giả có nhiều quan điểm khác nhau.  
    Những giáo lý liên quan đến máu hậu sản:
Giáo lý đối với máu hậu sản cũng giống như giáo lý đối với máu kinh nguyệt:
•    Không được quan hệ giao hợp qua đường âm đạo giống như kinh nguyệt.
•    Không được nhịn chay, dâng lễ nguyện Salah hay Tawaf đền Ka’bah.
•    Không sờ chạm vào quyển Kinh Qur’an, được đọc nếu như e sợ quên Qur’an.
•    Phải tắm khi đã dứt máu hậu sản cũng giống như người có kinh nguyệt phải tắm khi đã sạch kinh.
    Nếu máu hậu sản ngưng xuất ra trước thời gian bốn mươi ngày:
Nếu máu hậu sản ngưng xuất ra trước thời gian bốn mươi ngày thì người phụ nữ phải tắm, dâng lễ nguyện Salah và nhịn chay bình thường trở lại; trường hợp máu lại xuất ra sau đó trước thời gian bốn mươi ngày thì quan điểm đúng nhất rằng máu đó là máu hậu sản và những ngày nhịn chay trong khoảng thời gian ngưng máu hậu sản theo quan điểm đúng nhất là có giá giá trị không cần phải nhịn chay bù lại. (xem Fata-wa tổng hợp của Sheikh Muhammad bin Ibrahim – 2/102, Fata-wa của Sheikh Abdul-Aziz bin Baaz được xuất bản trong tạp chí Da’wah -1/44, phần chú thích của Ibnu Qa-sim giảng giải Al-Zaad – 1/405, Bức thông điệp về các loại máu huyết tự nhiên của phụ nữ trang 55 và 56, và Fata-wa Assa’diyah trang 137).
    Máu hậu sản là do sinh nở, máu do chứng rong kinh là máu bệnh lý và máu kinh nguyệt là máu căn bản.
    Sheikh Abdurrahman bin Sa’di  nói: dựa theo những gì được nói trên rằng: máu hậu sản là do sự sinh nở, máu rong kinh là máu do bệnh lý và máu kinh nguyệt là máu căn bản của cơ thể. Allah là Đấng biết hơn hết.( )
    Uống thuốc tránh kinh nguyệt: Không vấn đề gì về việc người phụ nữ uống thuốc tránh kinh nguyệt nếu như điều đó không gây hại đến sức khỏe của cô ta. Khi nào người phụ nữ uống thuốc tránh kinh nguyệt thì cô ta nhịn chay, dâng lễ nguyện Salah và Tawaf, tất cả đều có giá trị, cũng giống như những phụ nữ trong thể trạng sạch sẽ.
    Giới luật về việc phá thai: Hỡi chị em phụ nữ Muslim, các chị em là những người được Allah I giao phó cho nhiệm vụ vô cùng thiêng liêng, đó là giữ lấy tạo sinh mà Allah I đã tạo hóa và gởi nó trong dạ con của chị em; bởi thế, chị em không được giấu mất nó đi. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَلَا يَحِلُّ لَهُنَّ أَن يَكۡتُمۡنَ مَا خَلَقَ ٱللَّهُ فِيٓ أَرۡحَامِهِنَّ إِن كُنَّ يُؤۡمِنَّ بِٱللَّهِ وَٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِۚ﴾ [سورة البقرة: 228]
{Và họ không được giấu đi bào thai mà Allah đã tạo trong bụng của họ nếu họ tin tưởng nơi Allah và Ngày Sau.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 228).
Người phụ nữ Muslim không được phép bỏ đi bào thai dưới bất cứ hình thức nào vì Allah I đã tạo điều kiện dễ dàng cho họ bằng cách được phép ăn uống bình thường trong Ramadan nếu như sự nhịn chay gây khó khăn cho họ trong lúc mang thai hoặc sự nhịn chay gây hại đến sức khỏe của họ. Quả thật, những gì phổ biến trong thời đại ngày nay từ những việc làm nạo phá thái là những việc làm Haram. Và nếu như bào thai đã vào giai đoạn được thổi linh hồn vào rồi bị chết đi bởi việc nạo phá thai thì đó được coi là một hành đồng giết một mạng người vô tội mà Allah I đã nghiêm cấm. Giáo luật Islam liệt việc làm đó vào trách nhiệm hình sự buộc phải bồi thường tùy theo trường hợp và hoàn cảnh, và một số học giả cho rằng việc làm cần phải bị chịu phạt Kaffa-rah: giải phóng nữ nô lệ có đức tin, nếu không tìm thấy nữ nô lệ thì phải nhịn chay hai tháng liền. Thậm chí một số học giả gọi việc làm này là hành vi chôn sống em bé. Sheikh Muhammad bin Ibrahim  nói trong bộ Fata-wa tổng hợp (11/151): Đối với việc nạo phá thai thì không được phép nếu như chưa xác định rằng bao thai đã chết, còn nếu đã xác định được bào thai đã chết thì được phép.
Hội nghị các đại học giả số 140 ngày 20/6/1407 hijri đã khẳng định:
1-    Không được phép nạo phá thai ở bất kỳ giai đoạn nào trừ phi có lý chính đáng theo giáo luật nhưng trong phạm vi rất hạn hẹp.
2-    Nếu bào thai ở giai đoạn đầu tiên – trong thời gian bốn mươi ngày đầu -, việc nạo phá thai diễn ra trong giai đoạn này với lý do sợ gặp trở ngại trong việc dạy dỗ chăm sóc con cái hoặc lo sợ không thể chu cấp và nuôi dưỡng hoặc lo sợ cho tương lai hoặc do cảm thấy con cái hiện có đã đủ cho hai vợ chồng thì không được phép.
3-    Không được phép nạo phá thai khi bào thai đã là cục máu Alaqah hoặc cục thịt Mudhghah trừ phi có sự thẩm định từ đội ngũ bác sĩ giỏi, chuyên và đáng tin cậy rằng việc giữ bào thai sẽ nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.
4-    Sau giai đoạn thứ ba tức sau khi bào thai đã tròn bốn tháng thì không được phép phá thai trừ phi tất cả đội ngũ bác sĩ chuyên đáng tin cậy đều khẳng định việc giữ lại bào thai gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. Sự cho phép này chỉ nhằm mục đích phòng những thiệt hại lớn hơn.
Hội nghị các đại học giả khẳng định những điều nói trên nhằm khuyên chúng ta phải kính sợ Allah I và phải xác định tỉ mỉ và cẩn thận vấn đề này. Cầu xin Allah I ban cho sự tốt đẹp và thành công; cầu xin bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad, cho gia quyến của Người cùng tất cả các bạn đạo của Người.
Trong “Bức Thông Điệp Về Máu Tự Nhiên Của Phụ Nữ” của Sheikh Muhammad bin Uthaimeen: nếu có ý định phá thai sau khi linh hồn đã được thổi vào bào thai là việc làm Haram không cần phải bàn cãi gì nữa; bởi vì đó là giết một linh hồn vô tội, và việc giết một mạng người một cách không chân lý là điều Haram dựa trên cơ sở Qur’an, Sunnah và Ijma’ (sự thống nhất quan điểm của giới học giả Islam).( )
Imam Ibnu Al-Jawzi nói trong cuốn “Giáo lý dành cho phụ nữ” trang 108 và 109: Mục đích của việc kết hôn là để có con và không phải mỗi lần xuất tinh nào cũng đều hình thành con cái, bởi vậy, nếu cố ý phá bỏ bào thai là làm trái với mục đích và ý nghĩa của kết hôn trừ phi điều đó được tiến hành khi mới thụ thai tức trước khi được thổi linh hồn vào nhưng cũng là một hành vi đại trọng tội; nhưng nếu bỏ thai sau khi bào thai đã được thổi linh hồn vào thì đó là hành vi giết người vô tội. Allah, Đấng Tối Cao Phán:
﴿وَإِذَا ٱلۡمَوۡءُۥدَةُ سُئِلَتۡ ٨ بِأَيِّ ذَنۢبٖ قُتِلَتۡ ٩﴾ [سورة التكوير: 8، 9]
{Và khi các bé gái bị chôn sống sẽ được tra hỏi vì tội gì mà chúng phải bị giết?} (Chương 81 – Attakwir, câu 1- 11).
Hãy kính sợ Allah I hỡi chị em phụ nữ! Đừng để bản thân mình có hành vi làm xấu xa tội lỗi này dưới bất cứ hình thức nào; đừng đi theo sự lệch lạc và điều sai trái ngược lại với tôn giáo và lương tri.


Chương bốn
Giáo lý về y phục và Hijaab
   
    Giáo lý qui định y phục cho phụ nữ Muslim:
    Y phục của phụ nữ Muslim phải che kín toàn thân không được để lộ ra bất cứ bộ phận nào của cơ thể cho người đàn ông không thuộc những thành phần Mahram (không được phép lấy làm chồng) của họ, tương tự không được để lộ bất cứ bộ phận nào của cơ thể trước những người đàn ông Mahram ngoại trừ gương mặt, hai bàn tay và hai bàn chân.
    Y phục của phụ nữ Muslim không được mỏng có thể nhìn thấu bên trong từ bên ngoài.
    Y phục của phụ nữ Muslim không được bó sát làm lộ ra các bộ phận và đường nét của cơ thể. Thiên sứ của Allah e nói:
))صِنْفَانِ مِنْ أَهْلِ النَّارِ لَمْ أَرَهُمَا: قَوْمٌ مَعَهُمْ سِيَاطٌ كَأَذْنَابِ الْبَقَرِ يَضْرِبُونَ بِهَا النَّاسَ وَنِسَاءٌ كَاسِيَاتٌ عَارِيَاتٌ مُمِيلاَتٌ مَائِلاَتٌ رُءُوسُهُنَّ كَأَسْنِمَةِ الْبُخْتِ الْمَائِلَةِ لاَ يَدْخُلْنَ الْجَنَّةَ وَلاَ يَجِدْنَ رِيحَهَا وَإِنَّ رِيحَهَا لَيُوجَدُ مِنْ مَسِيرَةِ كَذَا وَكَذَا ((رواه مسلم.
“Có hai tốp người thuộc cư dân nơi Hỏa Ngục mà Ta chưa (không kịp) nhìn thấy: một nhóm người có những cây roi giống như cái đuôi của con bò, họ dùng để đánh thiên hạ; và những người phụ nữ trần truồng, dâm đãng, có cái đầu giống như cái bướu của con lạc đà (bới tóc thành bím to cao trên đỉnh đầu), họ sẽ không được vào Thiên Đàng, thậm chí không thể ngửi thấy mùi hương của Thiên Đàng mặc dù mùi hương của nó lan tỏa với khoảng cách thế này và thế này.” (Muslim).
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói trong bộ Fata-wa tổng hợp (22/146): Quả thật, lời của Thiên sứ “những phụ nữ trần truồng” được giảng giải rằng đó là những phụ nữ ăn mặc không kín đáo, ăn bận với những loại y phục hở hang, và đó thực sự là trần truồng, giống như ăn mặc với loại quần áo mỏng nhìn thấu cả làn da hoặc quần áo bó sát lộ ra các đường nét của cơ thể. Và quả thật, quần áo kín đáo của phụ nữ là không để lộ cơ thể, không lộ đường nét của cơ thể, có nghĩa là quần áo phải dày và rộng.
    Y phục của phụ nữ không được giống với y phục của nam giới. Quả thật, Thiên sứ của Allah e nguyền rủa những phụ nữ làm giống đàn ông và đàn ông làm giống phụ nữ. Việc ăn mặc giống đàn ông có nghĩa là phụ nữ mặc các loại y phục được dành riêng cho đàn ông theo sự thường lệ từng cộng đồng và dân tộc.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói trong bộ Fata-wa tổng hợp (22/148, 149, 155): Sự khác biệt giữa y phục của nam giới và y phục của nữ giới là dựa theo những gì phù hợp cho nam giới và những gì phù hợp cho nữ giới, đó là phù hợp theo những gì được sắc lệnh dành cho nam giới và những gì được sắc lệnh đối với nữ giới. Phụ nữ được sắc lệnh phải che kín toàn thân không được chưng diện và công khai ra ngoài, cũng vì lẽ này mà giáo lý không qui định cho phụ nữ phải Azaan, phải lớn tiếng trong Talbiyah, phải đi lên trên hai ngọn đồi Safa và Marwah giống như nam giới ...
    Y phục của phụ nữ không được phép có sự chưng diện và làm đẹp gây sự chú ý khi ra khỏi nhà, mục đích để không tạo sự khiêu khích trước đàn ông.
    Ý nghĩa của Hijaab, bằng chứng và lợi ích của Hijaab:
Hijaab: là người phụ nữ che kín toàn thân, không để lộ ra bộ phận của cơ thể mình trước những người nam giới không thuộc thành phần những Mahram của cô ta, như Allah Tối Cao và Ân Phúc phán:
﴿وَلَا يُبۡدِينَ زِينَتَهُنَّ إِلَّا مَا ظَهَرَ مِنۡهَاۖ وَلۡيَضۡرِبۡنَ بِخُمُرِهِنَّ عَلَىٰ جُيُوبِهِنَّۖ وَلَا يُبۡدِينَ زِينَتَهُنَّ إِلَّا لِبُعُولَتِهِنَّ أَوۡ ءَابَآئِهِنَّ أَوۡ ءَابَآءِ بُعُولَتِهِنَّ أَوۡ أَبۡنَآئِهِنَّ أَوۡ أَبۡنَآءِ بُعُولَتِهِنَّ أَوۡ إِخۡوَٰنِهِنَّ أَوۡ بَنِيٓ إِخۡوَٰنِهِنَّ﴾ [سورة النور: 31]
{Và họ chớ phô bày nhan sắc của họ ra ngoài ngoại trừ bộ phận nào lộ ra ngoài tự nhiên (hai bàn tay, gương mặt, ..); và họ phải kéo khăn choàng phủ lên ngực; và họ chớ phô bày nhan sắc ngoại trừ đối với chồng , cha ruột, cha chồng, con trai ruột, con trai của chồng, các anh em (trai) ruột, hoặc con trai của các anh em ruột, .. } (Chương 24 – An-Nur, câu 31).
﴿وَإِذَا سَأَلۡتُمُوهُنَّ مَتَٰعٗا فَسۡ‍َٔلُوهُنَّ مِن وَرَآءِ حِجَابٖۚ﴾ [سورة الأحزاب: 53]
{Và khi các ngươi muốn hỏi chuyện các bà (vợ của Nabi), hãy hỏi các bà từ sau Hijaab.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 53).
Hijaab ở đây có nghĩa là những gì che kín phụ nữ từ bức tường, vách, cửa hoặc quần áo. Mặc dù lời Kinh nói đến những người vợ của Thiên sứ e nhưng mang giáo luật cho tất cả các phụ nữ có đức tin nói chung bởi tiếp theo sau thì Allah I phán:
﴿ذَٰلِكُمۡ أَطۡهَرُ لِقُلُوبِكُمۡ وَقُلُوبِهِنَّۚ ﴾ [سورة الأحزاب: 53]
{Cách đó trong sạch cho tấm lòng của các ngươi và cho tấm lòng của các bà hơn.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 53).
Và trong câu Kinh khác Allah I phán mang ý nghĩa chung cho toàn phụ nữ Muslim:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلنَّبِيُّ قُل لِّأَزۡوَٰجِكَ وَبَنَاتِكَ وَنِسَآءِ ٱلۡمُؤۡمِنِينَ يُدۡنِينَ عَلَيۡهِنَّ مِن جَلَٰبِيبِهِنَّۚ ذَٰلِكَ أَدۡنَىٰٓ أَن يُعۡرَفۡنَ فَلَا يُؤۡذَيۡنَۗ ﴾ [سورة الأحزاب: 59]
{Hỡi Nabi (Muhammad!) hãy bảo các bà vợ của Ngươi, các đứa con gái của Ngươi và các bà vợ của những người có đức tin dùng Jilbaab (áo choàng) phủ kín cơ thể của họ. Như thế sẽ dễ nhận biết họ và họ sẽ không bị xúc phạm} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 59).
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói trong bộ Fata-wa tổng hợp (22/110, 111): Ibnu Mas’ud và những người khác gọi Jilbaab là cái áo choàng, và theo cách gọi chung thì Jalbaab có nghĩa là mảnh vải lớn dùng để phủ kín đầu và toàn thân; còn Abu Ubaidah và những người khác thì nói rằng đó là một loại y phục phủ kín toàn thân từ trên đầu xuống chỉ để lộ hai mắt.
Một trong những bằng chứng từ Sunnah của Thiên sứ e về việc bắt buộc người phụ nữ phải che kín mặt trước những người đàn ông không phải Mahram của cô ta là Hadith của A’ishah , bà nói:
))كَانَ الرُّكْبَانُ يَمُرُّونَ بِنَا وَنَحْنُ مَعَ رَسُولِ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- مُحْرِمَاتٌ فَإِذَا حَاذَوْا بِنَا سَدَلَتْ إِحْدَانَا جِلْبَابَهَا مِنْ رَأْسِهَا إِلَى وَجْهِهَا فَإِذَا جَاوَزُونَا كَشَفْنَاهُ(( رواه أبو داود وأحمد.
“Những người cưỡi con vật đi ngang qua chúng tôi khi chúng tôi ở cùng với Thiên sứ trong tình trạng Ihram, lúc họ đi ngang qua trước mặt chúng tôi thì chúng tôi kéo Jilbaab từ đầu xuống phủ gương mặt và lúc họ đi khỏi thì chúng tôi lại kéo lên.” (Abu Dawood và Ahmad).
Có rất nhiều bằng chứng từ Qur’an và Sunnah bắt buộc người phụ nữ che kín mặt trước những người đàn ông không phải Mahram của họ. Tôi chân thành khuyên các chị em phụ nữ Muslim tìm hiểu vấn đề này trong bức thông điệp “Hijaab của phụ nữ và y phục của họ trong lễ nguyện Salah” của Sheikh Islam Ibnu Taymiyah, “Giáo lý để lộ gương mặt và Hijaab” của Sheikh Abdul-Aziz bin Abdullah bin Baaz, bức thông điệp “Sự khắt khe nổi tiếng đối với những người Fata-wa cho phép không che mặt” của Sheikh Humud bin Abdullah Attuwaijiri, và “Bức thông điệp về Hijaab” của Sheikh Muhammad bin Saleh Al-Uthaimeen. Những cuốn sách này chứa đựng đủ nội dung cho vấn đề này.
Hỡi các chị em phụ nữ Muslim, xin hãy biết rằng những học giả cho phép các chị em để lộ gương mặt ra ngoài đều kèm theo điều kiện an toàn khỏi điều Fitnah. Tuy nhiên, đặc biệt trong thời đại ngày nay, thời đại ít giữ gìn giáo lý về đàn ông và phụ nữ, ít sự e ngại, nhiều yếu tố cám dỗ dẫn đến điều Fitnah, phụ nữ thường chưng diện và trang điểm gương mặt mình là một trong những yếu tố dẫn đến Fitnah. Bởi thế, các chị em phụ nữ Muslim hãy cẩn trọng trong sự việc đó, hãy dùng Hijaab che mặt để tránh những điều Fitnah dưới sự cho phép của Allah I. Không ai trong giới học giả Islam dù xưa hay nay cho phép những người phụ nữ Muslim thể hiện như sự thể hiện của ngày hôm nay; một số phụ nữ lại có sự giả dối trong Hijaab, khi họ ở cùng với xã hội tuân thủ Hijaab thì họ dùng Hijaab còn khi họ ở cùng với xã hội không tuân thủ Hijaab thì không dùng Hijaab; một số phụ nữ chỉ Hijaab ở những nơi công cộng nhưng khi đi vào một nơi riêng biệt nào đó vẫn có người nam không phải Mahram thì họ thản nhiên cởi Hijaab ra, họ không những để lộ gương mặt mà còn để lộ cả khuỷu tay như thể họ đang ở cùng với chồng của họ hoặc ở cùng với những người Mahram của họ.
Hỡi các chị em phụ nữ Muslim, hãy kính sợ Allah trong những hành vi đó, quả thật tôi đã chứng kiến một số phụ nữ khi họ xuất ngoại thì họ không Hijaab cho đến khi nào máy bay của họ đáp xuống tại các sân bay trong nước; và việc Hijaab đã trở thành như thể chỉ là một phong tục tập quán chứ không phải là giáo điều của tôn giáo.
Hỡi các chị em phụ nữ Muslim, quả thật Hijaab sẽ bảo vệ các chị em khỏi cái nhìn dâm dục từ những con người có tâm hồn bệnh hoạn và thú tính, giúp chị em hạn chế và giảm đi tham vọng để lộ phần Awrah. Các chị em phụ nữ Muslim đừng hướng mắt tới những kêu gọi đi ngược lại với Hijaab và đừng bắt chước theo những phụ nữ không quan tâm đến Hijaab bởi vì họ chỉ muốn điều xấu cho các chị em, như Allah I đã phán:
﴿ وَٱللَّهُ يُرِيدُ أَن يَتُوبَ عَلَيۡكُمۡ وَيُرِيدُ ٱلَّذِينَ يَتَّبِعُونَ ٱلشَّهَوَٰتِ أَن تَمِيلُواْ مَيۡلًا عَظِيمٗا ٢٧﴾ [سورة النساء: 27]
{Allah muốn tha thứ cho các ngươi nhưng những kẻ đi theo dục vọng thì cứ muốn sa ngã vào ngõ cụt.} (Chương 4 – Annisa’, câu 27).

 

 

 

 

 

 


Chương năm
Giáo lý về lễ nguyện Salah của phụ nữ
   
Hỡi các chị em phụ nữ Muslim, hãy giữ gìn lễ nguyện Salah đúng giờ giấc và thực hiện chu đáo đúng theo các điều kiện, các nghi thức Rukun và các nghi thức Wajib của Salah. Allah I phán với các bà mẹ của những người có đức tin:
﴿وَأَقِمۡنَ ٱلصَّلَوٰةَ وَءَاتِينَ ٱلزَّكَوٰةَ وَأَطِعۡنَ ٱللَّهَ وَرَسُولَهُۥٓۚ﴾ [سورة الأحزاب: 33]
{Các ngươi hãy dâng lễ nguyện Salah một cách chu đáo, đóng Zakah, và vâng lệnh Allah và Sứ giả của Ngài.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 33).
Đây là mệnh lệnh cho tất cả các phụ nữ Muslim nói chung. Lễ nguyện Salah là trụ cột thứ hai trong năm trụ cột của Islam, là nền tảng của Islam nếu một người Muslim bỏ nó sẽ trở thành Kafir bị trục xuất khỏi tôn giáo. Bởi thế, sẽ không có tôn giáo cũng như không có Islam đối với ai không có lễ nguyện Salah dù đó là nam hay nữ.
Việc trễ nải lễ nguyện Salah khỏi giờ giấc của nó mà không có lý do chính đáng theo giáo lý là hành vi bỏ bê và xao lãng. Allah I phán:
﴿فَخَلَفَ مِنۢ بَعۡدِهِمۡ خَلۡفٌ أَضَاعُواْ ٱلصَّلَوٰةَ وَٱتَّبَعُواْ ٱلشَّهَوَٰتِۖ فَسَوۡفَ يَلۡقَوۡنَ غَيًّا ٥٩ إِلَّا مَن تَابَ وَءَامَنَ وَعَمِلَ صَٰلِحٗا فَأُوْلَٰٓئِكَ يَدۡخُلُونَ ٱلۡجَنَّةَ وَلَا يُظۡلَمُونَ شَيۡ‍ٔٗا ٦٠﴾ [سورة مريم: 59، 60]
{Nhưng tiếp theo sau họ là một hậu thế bỏ bê lễ nguyện Salah và đi theo dục vọng thấp hèn; cho nên, họ sẽ gặp phải Al-Ghai (thung lũng nơi Hỏa Ngục). Ngoại trừ những ai biết hối cải và có đức tin và làm việc thiện tốt. Họ là những người sẽ đi vào Thiên Đàng và sẽ không bị đối xử bất công bất cứ điều gì.} (Chương 19 – Maryam, câu 59, 60).
Quả thật, học giả Ibnu Katheer  nói trong bộ Tafseer Qur’an của ông rằng tất cả các học giả Tafseer đều giảng giải ý nghĩa của việc bỏ bê lễ nguyện Salah: bỏ bê giờ giấc của nó, có nghĩa là một người dâng lễ nguyện Salah khi đã qua giờ giấc của nó; còn Al-Ghai có lời Tafseer rằng đó là sự thua thiệt và có lời Tafseer rằng đó là thung lũng trong Hỏa Ngục.
    Phụ nữ có những giáo lý riêng về lễ nguyện Salah, giáo lý riêng dành cho phụ nữ về lễ nguyện Salah gồm những điều sau:
    Phụ nữ không cần phải thực hiện Azaan và Iqa-mah.
Azaan và Iqa-mah không được qui định đối với phụ nữ bởi vì Azaan cần phải lớn tiếng còn phụ nữ thì không được lớn tiếng. Trong “Al-Mughni” (2/68) nói: Chúng tôi không biết trong vấn đề này có bất đồng quan điểm (có nghĩa là chúng tôi không thấy điều đó).
    Trong Salah, toàn thân người phụ nữ đều là Awrah (cần phải che kín) trừ gương mặt
Trong lễ nguyện Salah thì người phụ nữ phải che kín toàn thân trừ gương mặt; riêng hai bàn tay và hai bàn chân thì có bất đồng quan điểm giữa các học giả( ). Toàn thân người phụ nữ không được phép cho người đàn ông không phải Mahram nhìn thấy, và nếu như người đàn ông không được phép nhìn thấy tất cả thân thể người phụ nữ thì người phụ nữ phải che kín toàn thân dù trong Salah hay ngoài Salah. Bởi thế, trong Salah người phụ nữ phải phủ kín toàn thân từ đầu xuống cổ và phải che phủ toàn thân ngay cả hai bàn chân. Thiên sứ của Allah e nói:
))لاَ يَقْبَلُ اللهُ صَلاَةَ حَائِضٍ إِلاَّ بِخِمَارٍ(( رواه أبو دواد والترمذي والنسائي وابن ماجه وأحمد.
“Allah không chấp nhận lễ nguyện Salah của người kinh nguyệt (người phụ nữ đã đến tuổi kinh nguyệt) ngoại trừ phải che phủ bằng Khimaar” (Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i, Ibnu Ma-jah và Ahmad).
Khimaar có nghĩa là miếng vải phủ kín đầu và cổ. Bà Ummu Salmah  thuật lại rằng bà đã hỏi Thiên sứ của Allah e có phải người phụ nữ phải dâng lễ nguyện Salah trong chiếc áo dài liền xuống tới chân và Khimaar? Thiên sứ của Allah e nói:
))إِذَا كَانَ الدِّرْعُ سَابِغًا يُغَطِّى ظُهُورَ قَدَمَيْهَا(( رواه أبو داود.
“Nếu cái áo dài phủ kín cả hai bàn chân” (Abu Dawood).
Hai Hadith vừa nêu là bằng chứng khẳng định rằng người phụ nữ phải che kín toàn thân trong lễ nguyện Salah, phải phủ kín đầu và cổ như Hadith của A’ishah , và phải phủ kín toàn thân và phủ cả hai bàn chân như được nói trong Hadith của Ummu Salmah ; được phép để lộ gương mặt nếu không có người đàn ông Ajnabi, điều này được giới học giả thống nhất.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói trong bộ Fata-wa tổng hợp (22/113, 114): Quả thật, nếu người phụ nữ dâng lễ nguyện Salah một mình trong nhà thì phải phủ đầu bằng Khimaar, còn ngoài lễ nguyện Salah thì được phép để đầu trần khi ở trong nhà; việc người phụ nữ mặc đồ chỉnh chu sạch sẽ trong lễ nguyện Salah là điều lễ nghĩa đáng làm đối với Allah I ...
Trong “Al-Mughni” (2/328) có nói: Toàn thân người phụ nữ tự do phải được che kín trong lúc dâng lễ nguyện Salah, nếu để lộ một phần nào đó từ cơ thể thì lễ nguyện Salah của người phụ nữ không có giá trị trừ phi phần lộ đó không đáng kể. Đây là quan điểm của Imam Malik, Al-Awza’i và Ash-Sha-fi’y.
    Phụ nữ nên dồn (thu) người lại trong Ruku’a (cúi mình) và Sujud (quì lạy) thay cho việc mở rộng người ra như nam giới
Trong “Al-Mughni” (2/258): Phụ nữ nên thu gọn người lại trong lúc Ruku’a và Sujud thay vì giãn rộng người ra, và nên ngồi để hai chân sang bên phải.
Imam Annawawi nói trong “Majmu’a” (3/455): Ash-Sha-fi’y  nói trong “Al-Mukhtasar”: Không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong các động tác của lễ nguyện Salah trừ việc người phụ nữ được khuyến khích thu gọn người lại, khuyến khích người phụ nữ để bụng áp sát với đùi trong Sujud, và người phụ nữ được khuyến khích thu gọn người trong Ruku’a cũng như trong tất cả các nghi thức Salah.
    Phụ nữ dâng lễ nguyện Salah tập thể riêng biệt với vị Imam phụ nữ trong số họ là vấn đề nằm trong sự bất đồng quan điểm của giới học giả
Phụ nữ làm Imam chủ trì lễ nguyện Salah tập thể riêng biệt trong giới của họ là điều có sự bất đồng quan điểm trong giới học giả. Có học giả ngăn cấm và có học giả cho phép, nhưng đa số học giả không cấm việc làm này; bởi vì Thiên sứ của Allah e đã bảo Ummu Waraqah làm Imam cho những người trong gia đình của bà (Hadith do Abu Dawood ghi lại và được Ibnu Khuzaimah xác nhận Sahih). Và trong số những học giả không ngăn cấm, có người thấy rằng việc làm đó không phải là việc làm được khuyến khích, một số khác thì thấy việc làm đó Makruh (khuyến khích từ bỏ) và một số thì thấy rằng việc làm đó được phép chỉ đối với các lễ nguyện Salah Sunnah còn lễ nguyện Salah Fardu thì không; e rằng quan điểm đúng nhất là việc làm khuyến khích. Để hiểu thêm vấn đề này thì nên tham khảo “Al-Mughni” (2/202) và “Al-Majmu’a” của Annawawi (4/84, 85).
Nữ Imam được phép đọc lớn tiếng nếu như những người đàn ông không phải Mahram không nghe thấy.
    Phụ nữ được phép rời khỏi nhà đến Masjid dâng lễ nguyện Salah tập thể cùng với nam giới
Phụ nữ được phép đi Masjid tham gia lễ nguyện Salah tập thể cùng với nam giới, tuy nhiên, việc họ dâng lễ nguyện Salah tại nhà của họ tốt hơn. Quả thật, trong Sahih Al-Bukhari và Muslim có ghi một Hadith rằng Thiên sứ của Allah e nói:
))لاَ تَمْنَعُوا إِمَاءَ اللهِ مَسَاجِدَ اللهِ(( رواه البخاري ومسلم.
“Các ngươi đừng cấm nữ bề tôi của Allah đến các Masjid của Allah” (Al-Bukhari và Muslim).
))لاَ تَمْنَعُوا نِسَاءَكُمُ الْمَسَاجِدَ وَبُيُوتُهُنَّ خَيْرٌ لَهُنَّ(( رواه أبو داود وأحمد.
“Các ngươi đừng cấm phụ nữ của các ngươi đến Masjid, tuy nhiên, nhà của họ tốt hơn cho họ” (Abu Dawood, Ahmad).
Như vậy, việc phụ nữ ở nhà và việc họ dâng lễ nguyện Salah tại nhà của họ tốt hơn vì sự việc đó kín đáo cho họ.
Nhưng nếu phụ nữ ra khỏi nhà đến Masjid để tham gia lễ nguyện Salah tập thể thì cần phải quan tâm đến một số điều sau:
-    Phải ăn mặc kín đáo cùng với Hijaab, bà A’ishah  nói:
))كَانَ النِّسَاءُ يُصَلِّينَ مَعَ رَسُولِ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- الْفَجْرَ فَكَانَ إِذَا سَلَّمَ انْصَرَفْنَ مُتَلَفِّعَاتٍ بِمُرُوطِهِنَّ فَلاَ يُعْرَفْنَ مِنَ الْغَلَسِ(( رواه البخاري ومسلم.
“Những người phụ nữ dâng lễ nguyện Salah Fajar cùng với Thiên sứ của Allah e, khi Người cho Salam xong thì họ lặng lẽ rời đi một cách nhẹ nhàng và khi họ bước ngang qua thì không ai có thể nhận dạng họ do trời vẫn còn tờ mờ.” (Albukhari, Muslim).
-    Không dùng nước hoa khi rời khỏi nhà, bởi Thiên sứ của Allah e đã nói:
))لاَ تَمْنَعُوا إِمَاءَ اللهِ مَسَاجِدَ اللهِ وَلْيَخْرُجْنَ تَفِلاَتٍ(( رواه أحمد.
“Các ngươi đừng cấm nữ bề tôi của Allah đến các Masjid của Allah, và họ (phụ nữ) rời khỏi nhà không dùng nước hoa” (Ahmad).
Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
))أَيُّمَا امْرَأَةٍ أَصَابَتْ بَخُورًا فَلاَ تَشْهَدْ مَعَنَا الْعِشَاءَ الآخِرَةَ(( رواه مسلم.
“Bất cứ phụ nữ nào dính vào người khói trầm thì chớ tham gia cùng với Ta lễ nguyện Salah Isha’.” (Muslim).
Zainab vợ của Ibnu Mas’ud  thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói với phụ nữ chúng tôi:
))إِذَا شَهِدَتْ إِحْدَاكُنَّ الْمَسْجِدَ فَلاَ تَمَسَّ طِيبًا(( رواه مسلم.
“Nếu ai đó trong các nàng muốn đến Masjid thì đừng dùng nước hoa” (Muslim).
Imam Ash-Shawka-ni nói trong “Nil Al-Awtaar” (3/140, 141): Trong Hadith là bằng chứng rằng phụ nữ chỉ được phép rời nhà đi Masjid nếu sự việc đó không có Fitnah và một trong những điều dẫn đến Fitnah là nước hoa (trầm hương). Quả thật, có nhiều Hadith cho phép phụ nữ đến Masjid nếu như việc rời khỏi nhà của họ không có những điều dẫn tới Fitnah từ nước hoa, nữ trang hoặc bất cứ sự chưng diện nào.
-    Không được rời khỏi nhà với sự chưng diện và làm đẹp, bà A’ishah , người mẹ của những người có đức tin nói: Nếu Thiên sứ của Allah e nhìn thấy những gì mà chúng ta nhìn thấy từ phụ nữ thì Người sẽ cấm họ đến Masjid giống như dân Isra-il cấm phụ nữ của họ. (Albukhari, Muslim).
Imam Ash-Shawka-ni nói trong “Nil Al-Awtaar” về lời của bà A’ishah : “Nếu Thiên sứ của Allah e nhìn thấy những gì mà chúng ta nhìn thấy” có nghĩa là thấy ăn mặc đẹp, chưng diện và dùng nước hoa.
Imam Ibnu Al-Jawzi  nói trong cuốn “Giáo lý về phụ nữ” trang 39: Người phụ nữ nên cẩn trọng trong việc ra khỏi nhà theo khả năng có thể, nếu bản thân cô ta an toàn thì thiên ha chưa chắc an toàn; và nếu thật sự cần thiết phải ra ngoài thì hãy ra ngoài theo sự cho phép của chồng và nên ăn mặc không chưng diện và hãy nên đi trên đường không có đàn ông qua lại, hãy nhẹ nhàng đừng để nghe thấy tiếng của cô ta và hãy đi sát bên lề đường.
-    Nếu chỉ có một người phụ nữ thì người phụ nữ đó đứng một mình phía sau những người đàn ông. Anas bin Malik t thuật lại rằng khi Thiên sứ của Allah e làm Imam dâng lễ nguyện Salah với họ thì tôi và trẻ mồ côi đứng phía sau Người còn một người phụ nữ già đứng ở phía sau chúng tôi.( )
Anas bin Malik t nói trong một Hadith khác: tôi và một đứa trẻ mồ côi đứng dâng lễ nguyện Salah trong nhà phía sau Thiên sứ của Allah e và mẹ tôi thì đứng ở phía sau chúng tôi (chính là bà Ummu Sulaim).( )
Nếu số lượng phụ nữ nhiều hơn một người thì họ sẽ đứng thành một hàng hoặc những hàng phía sau các hàng của đàn ông; bởi vì Thiên sứ của Allah e để đàn ông đứng trước trẻ nhỏ và phụ nữ phía sau trẻ nhỏ, (Hadith do Ahmad ghi lại). Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
))خَيْرُ صُفُوفِ الرِّجَالِ أَوَّلُهَا وَشَرُّهَا آخِرُهَا وَخَيْرُ صُفُوفِ النِّسَاءِ آخِرُهَا وَشَرُّهَا أَوَّلُهَا(( رواه مسلم والترمذي والنسائي وأبو داود وابن ماجه وأحمد.
“Hàng tốt nhất của đàn ông là họ đứng đầu và hàng xấu nhất của họ là họ đứng cuối cùng; và hàng tốt nhất cho phụ nữ là họ đứng cuối cùng và hàng xấu nhất của họ là họ đừng đầu.” (Muslim, Tirmizdi, Annasa-i, Abu Dawood, Ibnu Ma-jah và Ahmad).
Hai Hadith trên là bằng chứng rằng phụ nữ đứng thành hàng phía sau đàn ông dù đối với lễ nguyện Salah Fardu hay lễ nguyện Salah Taraweeh.
-    Nếu Imam quên trong Salah thì phụ nữ nhắc nhở bằng cái vỗ tay, bởi vì Thiên sứ của Allah e nói:
))إِذَا نَابَكُمْ فِى الصَّلاَةِ شَىْءٌ فَلْيُسَبِّحِ الرِّجَالُ وَلْيُصَفِّقِ النِّسَاءُ(( رواه البخاري ومسلم.
“Nếu người Imam quên một điều đó trong lễ nguyện Salah thì đàn ông nhắc nhở bằng cách nói Subha-nallah còn phụ nữ nhắc nhở bằng cách vỗ tay” (Al-Bukhari, Muslim).
Như vậy, phụ nữ được phép vỗ tay để nhắc nhở khi Imam quên và bởi vì giọng nói của phụ nữ có sự Fitnah đối với đàn ông nên họ được lệnh vỗ tay thay cho nói chuyện.
-    Khi Imam đã cho Salam thì phụ nữ tranh thủ rời khỏi Masjid và đàn ông vẫn ngồi lại mục đích để đàn ông khỏi giáp mặt với họ trong lúc ra về. Bà Ummu Salmah  nói: Quả thật, phụ nữ khi cho Salam xong thì hãy liền đứng dậy còn đàn ông khi nào Thiên sứ của Allah e đứng dậy thì họ đứng dậy.
Azzahri nói: Tôi thấy rằng trong sự việc đó nhằm mục đích để phụ nữ rời đi hết. (Xem Ash-Sharh Ala Al-Muqna’ (1/422)).
Imam Ash-Shawka-ni nói trong “Nil Al-Awtaar” (2/326): Hadith cho thấy rằng khuyến khích người Imam phải trông coi tình trạng của những người Ma’mum (những người dâng lễ phía sau) để ngăn ngừa những gì dẫn đến những điều cấm đoán và Hadith cho thấy việc nam giới trà trộn chung với nữ giới trên các lối đi là điều Makruh.
Imam Annawawi  nói trong “Al-Majmu’a” (3/455): Những điều khác biệt trong lễ nguyện Salah tập thể giữa đàn ông và phụ nữ:
    Không bắt buộc phụ nữ phải dâng lễ nguyện Sala tập thể, còn đàn ông thì bắt buộc.
    Imam phụ nữ đứng chính giữa ngay trong hàng không đứng một mình ở phía trên.
    Nếu phụ nữ chỉ có một người thì cô ta sẽ đứng một mình ở phía sau đàn ông chứ không được đứng sát bên cùng hàng với đàn ông; điều này khác với đàn ông.
    Nếu các phụ nữ dâng lễ nguyện Salah tập thể cùng với đàn ông thì hàng cuối cùng của họ tốt hơn hàng đầu tức hàng gần ngay phía sau đàn ông.
-    Phụ nữ ra ngoài để tham gia lễ nguyện Salah Eid: Bà Ummu Atiyah  nói: Thiên sứ của Allah e ra lệnh bảo chúng tôi ra ngoài tham gia Eid Al-Fitri và Al-Adha, người ra lệnh cho người tự do, người đang trong chu kỳ kinh nguyệt và những người trong tình trạng kinh nguyệt thì không dâng lễ nguyện Salah (Albukhari, Muslim).
Ash-Shaw-kani nói: Hadith này và những Hadith khác cho thấy rằng phụ nữ được qui định tham gia trong hai ngày Eid tại chỗ dâng lễ nguyện Salah, không có sự phân biệt giữa phụ nữ còn con gái hay đã có chồng, già hay trẻ, đang trong thời gian sạch sẽ hay trong chu kỳ kinh nguyệt. (Xem Nil Al-Awtaar: 3/306).
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói trong Al-Majmu’a (6/458, 459): Quả thật, Thiên sứ của Allah e cho những người có đức tin biết rằng việc họ dâng lễ nguyện Salah tại nhà tốt hơn tham gia ngày thứ sáu và tập thể trừ Eid, riêng ngày Eid là họ được lệnh tham gia – Allah I là Đấng biết rõ hơn hết về nguyên nhân -  vì những nguyên do sau:
    Thứ nhất: bởi vì trong một năm chỉ có hai lần Eid trong khi Jumu’ah và tập thể thì hàng ngày và hàng tuần.
    Thứ hai: bởi vì Eid không có điều gì khác để thay thế riêng Jumu’ah và lễ nguyện tập thể thì Salah tại nhà tốt hơn.
    Thứ ba: Đi ra ngoài bãi trống để tụng niệm Allah I, việc làm này giống như Hajj ở một số phương diện, cũng chính vì vậy ngày đại lễ được diễn ra trong mùa Hajj.
Imam Sha-fi’y giới hạn rằng người phụ nữ có sắc đẹp không nên đi ra ngoài tham gia lễ nguyện Salah Eid.
Imam Annawawi nói trong Al-Majmu’a (5/13): Ash-Sha-fi’y và những người đồng hành của ông nói: khuyến khích phụ nữ không có sắc đẹp đi tham gia lễ nguyện Salah Eid, còn đối với phụ nữ có sắc đẹp thì khuyến khích không đi ra ngoài ... và nếu họ đi ra ngoài thì khuyến khích họ không ăn mặc quần áo làm họ nổi trội, khuyến khích họ tắm, khuyến khích họ không dùng nước hoa, đây là đối với những người hơi lớn tuổi. Riêng đối với người phụ nữ trẻ và đẹp thì khuyến khích không đi ra ngoài tham gia vì sợ điều Fitnah. Nếu có lời nói rằng điều này đi ngược lại với Hadith của Ummu Atiyah thì chúng ta nói: Hadith xác thực trong hai bộ Sahih Albukhari và Muslim đã ghi rằng bà A’ishah  thuật lại: nếu Thiên sứ của Allah e thấy được những gì mới mẻ (sự chưng diện và làm đẹp) của phụ nữ thì chắc chắn Người sẽ cấm họ giống như dân Isra-il cấm phụ nữ của họ; bởi lẽ Fitnah là nguyên nhân xấu cho các thời đại này nhiều hơn thời đại của giai đoạn đầu. Allah I là Đấng biết rõ hơn hết!
Tôi (tác giả) nói: Ở thời đại của chúng ngày này, sự việc này còn nghiêm trọng hơn và cần phải ngăn cản nhiều hơn.
Imam Ibnu Al-Jawzi nói trong cuốn “Giáo lý về phụ nữ” trang 38: quả thật, đã rõ rằng việc phụ nữ đi ra ngoài là được phép, tuy nhiên, nếu sợ có Fitnah thì việc ngăn họ ra ngoài là điều tốt hơn; bởi vì phụ nữ của thời kỳ đầu khác với phụ nữ ở thời đại này, và đàn ông cũng tương tự như thế.
Có nghĩa là những người của thời kỳ đầu ngoan đạo và Iman hơn.
Qua những lời trình bày trên, các chị em phụ nữ biết được rằng việc chị em ra ngoài để tham gia lễ nguyện Salah Eid là điều được phép trong giáo lý nhưng có điều kiện kèm theo. Và mục đích đi ra ngoài là để làm hài lòng Allah I trong việc tham gia cùng với những người Muslim biểu hiện những biểu hiệu của Islam chứ không phải vì để phô bày sắc đẹp và gây ra điều Fitnah. Bởi thế, các chị em phụ nữ cần lưu ý về vấn đề này.
Chương sáu
Giáo lý về phụ nữ trong vấn đề mai táng
   
Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc định cái chết cho tất cả mọi linh hồn và Ngài là Đấng Còn Mãi bởi vì Ngài là Đấng Bất Diệt, Ngài phán:
﴿وَيَبۡقَىٰ وَجۡهُ رَبِّكَ ذُو ٱلۡجَلَٰلِ وَٱلۡإِكۡرَامِ ٢٧﴾ [سورة الرحمن: 27]
{Và Sắc diện của Thượng Đế của Ngươi (Muhammad), Đấng Quyền Uy và Quang Vinh vẫn còn mãi.} (Chương 55 – Arrahman, câu 27).
Allah I sắc lệnh qui định cho con cháu Adam nghi thức an táng người chết với những giáo luật mà những người còn sống phải thực thi. Tuy nhiên, chúng ta chỉ đề cập trong chương này những gì liên quan đến phụ nữ.
    Nữ giới phải tắm cho nữ giới:
Đàn ông không được phép tắm rửa cho thi thể nữ trừ phi là chồng của cô ta bởi vì người chồng được phép tắm cho vợ; ngược lại, phụ nữ không được phép tắm cho thi thể nam ngoại trừ là vợ của anh ta bởi vì người vợ được phép tắm cho chồng. Cơ sở cho việc vợ chồng được phép tắm cho nhau: Ali t đã tắm cho vợ của ông, Fatimah  con gái của Thiên sứ e; Asma’ con gái của Umais  đã tắm cho chồng của bà Abu Bakr Assiddeeq t.
    Khuyến khích liệm thi thể nữ trong năm lớp vải trắng
Một miếng vải cho phần thân dưới, một miếng như cái áo cho thân trên, một miếng như một chiếc Khimaar (chiếc Hijaab) và sau đó quấn bên trên hai lớp vải nữa cho toàn thân. Cơ sở cho điều này là lời của bà Layla Ath-thaqafiyah:
))كُنْتُ فِيمَنْ غَسَّلَ أُمَّ كُلْثُومٍ بِنْتَ رَسُولِ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- عِنْدَ وَفَاتِهَا فَكَانَ أَوَّلُ مَا أَعْطَانَا رَسُولُ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- الْحِقَاءَ ثُمَّ الدِّرْعَ ثُمَّ الْخِمَارَ ثُمَّ الْمِلْحَفَةَ ثُمَّ أُدْرِجَتْ بَعْدُ فِى الثَّوْبِ الآخِرِ(( رواه أبو داود وأحمد.
“Tôi là người trong số những người đã tắm Ummu Kulthum  con gái của Thiên sứ e khi bà qua đời. Đầu tiên Thiên sứ của Allah e đưa cho tôi cái váy, kế đến là cái áo dài, kế tiếp là Khimaar, rồi đến cái áo choàng và cuối cùng là cái áo dài” (Abu Dawood và Ahmad).
Imam Ash-Shawka-ni nói trong “Nil Al-Awtaar” (4/24): Hadith là cơ sở rằng giáo lý qui định liệm thi thể nữ với: váy, cái áo dài, Khimaar, áo choàng, và cái áo choàng dài.
    Tóc của thi thể nữ:
Cột thành ba bím tóc và để ở phía sau, theo Hadith của Ummu Atiyah  nói về cách tắm cho con gái của Thiên sứ e: chúng tôi cột tóc của bà thành ba bím và chúng tôi để nó ra phía sau của bà, (Hadith do Al-Bukhari và Muslim ghi lại).
    Giáo lý về việc phụ nữ tiễn đưa thi thể người chết đến nơi chôn cất
Bà Ummu Atiyah  nói:
))نُهِينَا عَنِ اتِّبَاعِ الْجَنَائِزِ ، وَلَمْ يُعْزَمْ عَلَيْنَا(( رواه البخاري ومسلم.
“Chúng tôi bị ngăn không cho đưa tiễn thi thể người chết đến nơi chôn cất, chúng tôi không chắc.” (Albukhari, Muslim).
Hadith cho thấy rằng phụ nữ không được phép đưa tiễn người chết đến nơi chôn cất. Còn riêng lời nói ở vế sau của Hadith “chúng tôi không chắc” thì Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  đã nói trong Fata-wa tổng hợp (24/355): có thể ý của bà Ummu Atiyah  rằng bà không chắc chắn đó là điều cấm, nhưng như thế không phải là phủ nhận sự nghiêm cấm, và có thể bà nghĩ rằng sự ngăn cản không mang ý nghĩa ngăn cấm, tuy nhiên, cơ sở là ở lời nói của Thiên sứ e chứ không dựa theo sự suy nghĩ của ai khác.
    Cấm phụ nữ đi viếng mộ
Ông Abu Huroiroh t thuật lại:
))أَنَّ رَسُولَ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- لَعَنَ زَوَّارَاتِ الْقُبُورِ(( رواه الترمذي وابن ماجه وأحمد.
“Thiên sứ của Allah nguyền rủa những phụ nữ đi viếng mộ” (Tirmizdi, Ibnu Ma-jah và Ahmad).
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: Như đã biết, nếu mở cửa cho phụ nữ về vấn đề này thì có thể sẽ thúc đẩy họ đến với sự thể hiện cảm xúc thái quá (khóc la và vật vã) bởi vì họ rất yếu đuối, ít kiên nhẫn; hơn nữa, điều đó là nguyên nhân gây phiền đến người chết bởi tiếng khóc của họ và sẽ dẫn đến điều Fitnah khi đàn ông nghe thấy tiếng của họ cũng như nhìn thấy họ, như trong Hadith nói rằng: “Quả thật phụ nữ gây Fitnah cho xóm và làm phiền người chết”... và một trong những nền tảng của giáo lý rằng nếu có một điều gì đó liên quan đến một điều luật mặc dù chỉ là một cái nhìn xem xét thì điều đó sẽ bị nghiêm cấm mục đích để ngăn ngừa rơi vào điều Haram, chẳng hạn như giáo lý cấm Zina và giáo lý cũng cấm nhìn phụ nữ và cấm ở riêng với phụ nữ bởi vì nhìn và ở riêng với phụ nữ có nguy cơ dẫn đến Zina ... (xem Fata-wa tổng hợp: 24/355, 356).
    Cấm Niya-hah
Niya-hah là than khóc, gào thét, lăn lộn, xé quần áo, tự tát vào mặt, bứt tóc, vật vã nhằm thể hiện sự đau buồn và thương tiếc tột cùng cho người chết. Đây là việc làm thái quá bị cấm, bởi vì đó là hành động không chấp nhận những gì Allah I đã an bài và định đoạt, không biết kiên nhẫn. Thiên sứ của Allah e nói:
))لَيْسَ مِنَّا مَنْ لَطَمَ الْخُدُودَ ، وَشَقَّ الْجُيُوبَ ، وَدَعَا بِدَعْوَى الْجَاهِلِيَّةِ(( رواه البخاري ومسلم.
“Không phải là cộng đồng tín đồ của Ta những ai tự tát má của mình, xe áo và kêu gọi đến với những hành vi của thời Jahiliyah” (Albukhari, Muslim).
))فَإِنَّ رَسُولَ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- بَرِئَ مِنَ الصَّالِقَةِ وَالْحَالِقَةِ وَالشَّاقَّةِ((  رواه البخاري ومسلم.
“Quả thật, Thiên sứ của Allah e không can hệ đến người Saliqah, Haliqah và Shaaqqah” (Albukhari, Muslim).
Saliqah là người la hét và gào thét khi gặp phải điều bất hạnh, Haliqah là người khi gặp điều tại họa thì cạo đầu, và Shaaqqah là người xé quần áo khi gặp chuyện chẳng lành. (Đây là những việc làm của những người của thời Jahiliyah).
Ông Abu Sa’eed Al-Khudri t nói:
))لَعَنَ رَسُولُ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- النَّائِحَةَ وَالْمُسْتَمِعَةَ(( رواه أبو داود.
“Thiên sứ của Allah e nguyền rủa người có hành vi Niya-hah và người yêu thích nghe và ngắm người làm Niya-hah” (Abu Dawood).
Bởi thế, chị em phụ nữ hãy tránh xa những việc làm Haram này khi gặp phải tai ương và chuyện đau buồn, khi gặp phải những chuyện chẳng lành thì quí chị em phải nên kiên nhẫn và kiềm chế xúc cảm mong rằng điều không lành đó sẽ bôi xóa tội lỗi của quí chị em và gia tăng ân phước cho chị em.
Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:
﴿وَلَنَبۡلُوَنَّكُم بِشَيۡءٖ مِّنَ ٱلۡخَوۡفِ وَٱلۡجُوعِ وَنَقۡصٖ مِّنَ ٱلۡأَمۡوَٰلِ وَٱلۡأَنفُسِ وَٱلثَّمَرَٰتِۗ وَبَشِّرِ ٱلصَّٰبِرِينَ١٥٥ ٱلَّذِينَ إِذَآ أَصَٰبَتۡهُم مُّصِيبَةٞ قَالُوٓاْ إِنَّا لِلَّهِ وَإِنَّآ إِلَيۡهِ رَٰجِعُونَ ١٥٦ أُوْلَٰٓئِكَ عَلَيۡهِمۡ صَلَوَٰتٞ مِّن رَّبِّهِمۡ وَرَحۡمَةٞۖ وَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡمُهۡتَدُونَ ١٥٧﴾ [سورة البقرة: 155 - 157]
{Và quả thật TA (Allah) sẽ thử thách các ngươi với những điều sợ hãi, sự đọi khát, mất mát tài sản, thiệt hại tính mạng và thất bát mùa màng và hoa quả. Nhưng hãy báo tin vui cho những người biết kiên nhẫn. Những ai khi gặp phải thiêi tai sẽ nói: “Quả thật, chúng tôi là của Allah và chúng tôi chắc chắn phải quay trở về với Ngài”. Họ là những người sẽ nhận Phúc lành và sự Khoan dung của Thượng Đế của họ và họ là những người được hướng dẫn (đúng chính đạo).} (Chương 2 – Albaqarah, câu 155 - 157).
Dĩ nhiên là được khóc và được thể hiện cảm xúc tự nhiên của con người nhưng khóc không phải là gào thét và vật vã, thể hiện cảm xúc nhưng không mang hành vi thái quá bị nghiêm cấm, thể hiện cảm xúc nhưng không phẫn nộ và giận dữ trước sự an bài và định đoạt của Allah I. Khóc là để thể hiện sư đau buồn và thương tiếc cho người chết, biểu hiện cái tâm của con người, đó là cảm xúc rất tự nhiên của con người không ai có thể chối bỏ nó, và nó còn được khuyến khích.

 

 

 


Chương bảy
Giáo lý về nhịn chay của phụ nữ
   
Nhịn chay tháng Ramadan là bổn phận bắt buộc đối với mỗi tín đồ Muslim cả nam và nữ. Nó là một trong các trụ cột nền tảng của Islam. Allah, Đấng Tối Cao và Ân phúc phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ كُتِبَ عَلَيۡكُمُ ٱلصِّيَامُ كَمَا كُتِبَ عَلَى ٱلَّذِينَ مِن قَبۡلِكُمۡ لَعَلَّكُمۡ تَتَّقُونَ ١٨٣ ﴾ [سورة البقرة: 183]
{Hỡi những người có đức tin, việc nhịn chay đã được sắc lệnh cho các ngươi giống như nó đã được sắc lệnh cho những người trước các ngươi, mong rằng các ngươi sẽ ngay chính biết kính sợ Allah.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 183).
Khi đứa bé gái đạt đến tuổi phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình – một trong những dấu hiệu cho sự dậy thì của phụ nữ là kinh nguyệt – thì nhịn chay trở thành nghĩa vụ bắt buộc đối với cô ta. Độ tuổi có kinh sớm nhất của phụ nữ có thể là chín tuổi và có không ít những em bé gái không biết rằng mình phải có nghĩa vụ nhịn chay khi có kinh trong độ tuổi này cho nên đã không nhịn chay vì nghĩ rằng vẫn còn nhỏ chưa đến tuổi được Allah I sắc lệnh phải nhịn chay, và gia đình cũng không bảo ban chúng thực hiện nghĩa vụ này. Đây là sự lơ là và xao lãng điều trụ cột trong các điều trụ cột của Islam. Ai không nhịn chay khi đã có kinh nguyệt thì phải nhịn chay bù lại cho những ngày đã không nhịn chay vào thời điểm bắt đầu chu kỳ kinh, cho dù thời gian đã qua lâu như thế nào bởi vì người đó vẫn còn trong tình trạng chưa hoàn thành nghĩa vụ.( )
    Ai có nghĩa vụ phải nhịn chay Ramadan?
Khi vào tháng Ramadan, bắt buộc mỗi tín đồ Muslim nam và mỗi tín đồ Muslim nữ đã đến tuổi dậy thì phải nhịn chay; và ai trong số họ bị bệnh hoặc đi đường xa trong tháng này thì được phép ăn uống bình thường nhưng phải nhịn chay bù lại cho những ngày đã ăn uống. Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:
﴿فَمَن شَهِدَ مِنكُمُ ٱلشَّهۡرَ فَلۡيَصُمۡهُۖ وَمَن كَانَ مَرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۗ ﴾ [سورة البقرة: 185].
{Bởi thế, ai trong các ngươi chứng kiến tháng đó thì phải nhịn chay, và ai bị bệnh hoặc đi xa nhà thì phải nhịn chay bù lại số ngày đã thiếu.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 185).
Tương tự, những ai vào tháng Ramadan nhưng do tuổi già sức yếu không có khả năng nhịn chay hoặc bị bệnh với căn bệnh mãn tính (mạn tính) không có hy vọng khỏi, dù là nam hay nữ, được phép không nhịn chay và thay bằng việc nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo với nửa Sa’ lương thực của bản địa. Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:
﴿وَعَلَى ٱلَّذِينَ يُطِيقُونَهُۥ فِدۡيَةٞ طَعَامُ مِسۡكِينٖۖ ﴾ [سورة البقرة: 184].
{Còn đối với những ai không có khả năng nhịn chay thì có thể chuộc tội bằng cách nuôi ăn người thiếu thốn.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 184).
Abdullah bin Abbas t nói: điều này dành cho người già lớn tuổi không có khả năng nhịn chay (Albukhari), và người bệnh với căn bệnh không hy vọng chữa khỏi cũng mang giáo luật như người già lớn tuổi. Hai dạng người này không cần phải nhịn chay bù lại bởi vì họ không có khả năng.
    Phụ nữ có những lý do riêng được phép không nhịn chay trong Ramadan
Phụ nữ có những lý do riêng biệt được phép không nhịn chay trong tháng Ramadan nhưng phải nhịn bù lại cho những ngày đã không nhịn chay do những ly do đó vào những ngày của tháng khác.
Các lý do riêng biệt mà người phụ nữ được phép không nhịn chay:
    Kinh nguyệt, máu hậu sản: Phụ nữ bị cấm nhịn chay trong suốt thời gian kinh nguyệt và máu hậu sản, nhưng phải nhịn chay bù lại trong những ngày khác. Bà A’ishah  nói:
))كُنَّا نُؤْمَرُ بِقَضَاءِ الصَّوْمِ وَلاَ نُؤْمَرُ بِقَضَاءِ الصَّلاَةِ(( رواه البخاري ومسلم.
“Chúng tôi được lệnh phải nhịn chay bù lại nhưng không được lệnh phải dâng lễ nguyện Salah bù lại” (Albukhari, Muslim).
Đó là lời của A’ishah  khi bà trả lời cho một người phụ nữ đã hỏi bà: Tại sao người có kinh nguyệt phải nhịn chay bù mà không thực hiện bù lễ nguyện Salah?
Ý trong câu trả lời của bà A’ishah : Đây là điều luật trong giáo lý đã được qui định cần phải tuân thủ.
Ý nghĩa của việc phụ nữ bị cấm nhịn chay trong thời gian kinh nguyệt cũng như máu hậu sản: Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói trong bộ Fata-wa tổng hợp (25/251): Máu xuất ra theo chu kỳ kinh nguyệt là máu, và người phụ nữ có thể nhịn chay vào những thời điểm không có máu xuất ra; và sự nhịn chay vào những thời điểm không có máu xuất ra sẽ không làm suy yếu cơ thể do máu là nguồn năng lượng và dinh dưỡng của cơ thể. Bởi thế, nếu nhịn chay trong lúc kinh nguyệt thì cơ thể phụ nữ sẽ trở nên suy yếu và ảnh hưởng đến sức khỏe nên phụ nữ được lệnh phải nhịn chay bù vào lúc không kinh nguyệt.
    Phụ nữ mang thai và cho con bú: Hai trường hợp này nếu nhịn chay sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho người phụ nữ hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của bào thai và em bé. Do đó, người phụ nữ mang thai và cho con bú cần ăn uống bình thường; nếu việc ăn uống là lo sợ cho đứa con thì cô ta phải nhịn chay bù đồng thời phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo tương ứng; còn nếu việc ăn uống là lo sợ cho sức khỏe của bản thân thì cô ta chỉ cần nhịn chay là được. Phụ nữ mang thai và cho con bú được coi là những người không có khả năng như đã được nói trong câu Kinh:
﴿وَعَلَى ٱلَّذِينَ يُطِيقُونَهُۥ فِدۡيَةٞ طَعَامُ مِسۡكِينٖۖ ﴾ [سورة البقرة: 184].
{Còn đối với những ai không có khả năng nhịn chay thì có thể chuộc tội bằng cách nuôi ăn người thiếu thốn.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 184).
Học giả Ibnu Katheer  nói trong bộ Tafseer của ông (1/379): Nằm trong ý nghĩa của câu Kinh này có cả phụ nữ mang thái và cho con bú nếu như họ lo sợ cho sức khỏe của bản thân họ hoặc lo sợ cho đứa con của họ.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: Nếu người phụ nữ mang thai lo sợ cho bào thai của mình thì cô ta hãy ăn uống và nhịn chay bù lại cho những ngày không nhịn chay đó đồng thời phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo với một rotl bánh mì. (25/318).
    Những lưu ý:
1-    Người bị chứng rong kinh: máu xuất ra không được coi là máu kinh nguyệt, nên vẫn bắt buộc phải nhịn chay không được ăn uống bình thường.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói khi đề cập đến sự không nhịn chay của người đang trong chu kỳ kinh nguyệt: (Người mắc chứng rong kinh khác với người kinh nguyệt, chứng rong kinh diễn ra trong mọi thời gian nên không có thời điểm để ra lệnh cho việc nhịn chay, tương tự cũng như không thể đoán trước như ói, chảy máu do vết thương, áp-xe, mộng tinh, .. thuộc những điều không có thời điểm nhất định để phán đoán. Bởi thế, điều này không phải là thứ ngăn không cho nhịn chay giống như máu kinh nguyệt.) (25/251).
2-    Bắt buộc phụ nữ trong thời gian kinh nguyệt, phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú phải nhịn chay bù lại khi đã ăn uống trong những ngày nhịn chay bắt buộc của Ramadan, tốt nhất phải tranh thủ nhịn chay bù lại trước khi Ramadan tiếp đến. Nếu chưa nhịn chay bù lại mà Ramadan tiếp theo đã đến thì ngoài việc nhịn chay bù còn phải nuôi ăn mỗi ngày một người nghèo nếu không có lý do chính đáng cho việc trì hoãn và trễ nải, còn nếu có lý do chính đáng cho việc trì hoãn và trễ nải thì chỉ cần nhịn chay bù là được. Tương tự, người bị bệnh hoặc đi đường xa cũng mang giáo luật giống như người có kinh nguyệt.
3-    Người phụ nữ không được phép nhịn chay Sunnah khi người chồng đang có mặt bên cạnh trừ phi anh ta cho phép. Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
))لاَ يَحِلُّ لِلْمَرْأَةِ أَنْ تَصُومَ وَزَوْجُهَا شَاهِدٌ إِلاَّ بِإِذْنِهِ(( رواه البخاري ومسلم.
“Người phụ nữ không được phép nhịn chay (Sunnah) trong lúc chồng đang có mặt trừ phi anh ta cho phép” (Albukhari, Muslim).
Và trong một số lời dẫn khác do Ahmad và Abu Dawood ghi lại: “Người phụ nữ không được phép nhịn chay ngoài Ramadan trong lúc chồng đang có mặt trừ phi anh ta cho phép”.
Trường hợp người chồng cho phép người vợ nhịn chay Sunnah hoặc khi người chồng không có mặt bên cạnh hoặc người phụ nữ không có chồng thì người phụ nữ được khuyến khích nhịn chay Sunnah, đặc biệt là đối với những ngày được khuyến khích nhịn chay chẳng hạn như ngày thứ hai, thứ năm hàng tuần, ba ngày của mỗi tháng, sáu ngày của tháng Shauwaal, mười ngày đầu của tháng Zdul-Hijjah, ngày A’rafah, ngày A’shu-ra’ cùng với một ngày trước nó hoặc một ngày sau nó.
4-    Nếu người phụ nữ dứt kinh nguyệt trong ban ngày của Ramadan thì cô ta phải nhịn chay tiếp tục thời gian còn lại của ngày hôm đó và phải nhịn chay bù lại ngày đó cùng với những ngày mà cô ta trong thời gian kinh nguyệt. Việc nhịn trong thời gian còn lại của ngày mà cô ta dứt kinh nguyệt là nghĩa vụ bắt buộc đối với cô ta, mục đích là để tôn trọng thời gian.

 

 

 

 

 

Chương 8
Giáo lý về hành hương Hajj & Umrah của phụ nữ
   
Đi hành hương Hajj đến ngôi đền Ka’bah vào mỗi năm là nghĩa vụ bắt buộc đối cộng đồng tín đồ Islam. Mỗi người tín đồ Muslim có đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ Hajj phải đi Hajj một lần trong đời, còn nếu đi nhiều hơn một lần là điều khuyến khích.
Đi hành hương Hajj là một trong các trụ cột của Islam, là việc làm Jihaad đối với người Muslim nữ. Bà A’ishah  nói với Thiên sứ của Allah e: Thưa Thiên sứ của Allah, phụ nữ có phải đi Jihad không? Thiên sứ của Allah e nói:
))نَعَمْ عَلَيْهِنَّ جِهَادٌ لاَ قِتَالَ فِيهِ الْحَجُّ وَالْعُمْرَةُ(( رواه ابن ماجه وأحمد.
“Có, phụ nữ phải đi Jihaad, nhưng Jihaad không có đánh chiến, đó là Hajj và Umrah” (Ibnu Ma-jah và Ahmad ghi lại).
Còn theo sự ghi chép của Albukhari: bà A’ishah  nói với Thiên sứ của Allah e: Thưa Thiên sứ của Allah, chúng tôi thấy Jihaad là việc làm tốt nhất, vậy chúng tôi cũng nên đi Jihaad phải không? Thiên sứ của Allah e nói:
))لاَ ، لَكِنَّ أَفْضَلَ الْجِهَادِ حَجٌّ مَبْرُورٌ(( رواه البخاري.
“Không, nhưng Jihad tốt nhất là cuộc hành hương Hajj được chấp nhận” (Albukhari).
    Giáo lý dành riêng cho phụ nữ trong hành hương Hajj
1-    Mahram
Hajj có các điều kiện chung cho cả hai giới nam và nữ: Islam, tỉnh táo (không mất trí), tự do, trưởng thành (đã dậy thì), có khả năng về tài chính. Riêng đối với phụ nữ thì giáo lý có qui định thêm một điều kiện khác nữa, đó là phải có Mahram đi cùng; và người Mahram của người phụ nữ chính là chồng của cô ta hoặc những người đàn ông bị cấm kết hôn với cô ta do huyết thống như cha, con trai, anh (em trai); hoặc do nguyên nhân được phép như anh (em trai) cùng bầu vú. Bằng chứng cho điều đó là Hadith do Ibnu Abbas t thuật lại rằng ông đã nghe Thiên sứ của Allah e giảng thuyết:
))لاَ يَخْلُوَنَّ رَجُلٌ بِامْرَأَةٍ إِلاَّ وَمَعَهَا ذُو مَحْرَمٍ وَلاَ تُسَافِرِ الْمَرْأَةُ إِلاَّ مَعَ ذِى مَحْرَمٍ((
“Người đàn ông không được ở trong một không gian riêng cùng với người phụ nữ trừ phi bên cạnh cô ta có Mahram, và người phụ nữ không được đi đường xa ngoại trừ có Mahram đi cùng”.
Một người đứng dậy nói: Thưa Thiên sứ của Allah, quả thật vợ tôi đã ra đi làm Hajj và tôi thì đang còn nơi chinh chiến? Thiên sứ của Allah e nói:
))انْطَلِقْ فَحُجَّ مَعَ امْرَأَتِكَ(( رواه البخاري ومسلم.
“Ngươi hãy đi và làm Hajj cùng với vợ của Ngươi!” (Albukhari, Muslim).
Ông Ibnu Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
))لاَ تُسَافِرِ الْمَرْأَةُ ثَلاَثًا إِلاَّ مَعَ ذِى مَحْرَمٍ(( رواه البخاري ومسلم.
“Phụ nữ không được đi xa ba đêm mà không có Mahram đi cùng” (Albukhari, Muslim).
Có rất nhiều Hadith nghiêm cấm sự đi xa của phụ nữ mà không có Mahram đi cùng. Nguyên nhân là vì người phụ nữ là phái yếu và trong hành trình xa chắc sẽ gặp nhiều trở ngại và khó khăn cần được đàn ông đi theo tháp tùng và bảo vệ.
Người Mahram đi cùng với người phụ nữ trong hành hương Hajj phải là người đã trưởng thành, có trí tuệ bình thường (không bệnh tâm thần hay kém trí) và phải là người Muslim; và nếu không có Mahram thì người phụ nữ phải tìm người đi Hajj thay cho mình.
2-    Nếu chuyến hành hương Hajj mang tính khuyến khích thì phải có sự cho phép của chồng
Trong Al-Mughni (3/240): Đối với hành hương Hajj mang tín khuyến khích thì người chồng có quyền ngăn vợ của mình. Ibnu Al-Munzdir nói: tất cả những học giả uyên bác đều cho rằng người chồng có quyền ngăn không cho vợ đi Hajj khuyến khích bởi vì đó là quyền lợi của chồng và người vợ không được phép làm mất đi quyền của chồng bởi những điều không phải Wajib giống như quyền của chủ đối với nô lệ.
3-    Phụ nữ được phép đi làm Hajj và Umrah thế cho đàn ông
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói trong bộ Fata-wa tổng hợp (26/13): Phụ nữ được phép đi Hajj thế cho người phụ nữ khác dù là con gái hoặc không phải con gái, điều này được giới học giả thống nhất; tương tự, người phụ nữ cũng được phép đi Hajj thế cho đàn ông, đây là quan điểm của bốn vị Imam và đại đa số học giả. Cơ sở cho điều này Thiên sứ của Allah e đã bảo người phụ nữ Al-Khath’amiyah đi làm Hajj cho cha của bà khi bà ta nói: Thưa Thiên sứ của Allah, quả thật nghĩa vụ làm Hajj là bổn phần của các bề tôi đối với Allah, tôi thấy cha tôi lớn tuổi và già yếu. Thế là Thiên sứ của Allah e bảo bà ta đi làm Hajj cho cha của bà. (Hadith do Albukhari và Muslim ghi lại).
4-    Nếu người phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc có máu hậu sản trên đường đi Hajj thì cô ta vẫn tiếp tục cuộc hành trình
Nếu người phụ nữ gặp phải trường hợp đó lúc Ihram (nghi thức định tâm vào Hajj) thì cô ta vẫn làm Ihram giống như bào người phụ nữ trong thể trạng sạch sẽ khác bởi vì nghi thức Ihram không cần phải có Taha-rah.
Trong Al-Mughni (3/293, 294) có nói: Trong trường hợp đó, người phụ nữ được qui định cần tắm rửa sạch sẽ lúc làm Ihram giống như đàn ông; bởi vì đó là Hajj, là nghĩa vụ của người có kinh nguyệt và máu hậu sản. Ông Jabir t nói: Khi chúng tôi đến Zhul-Hulaifah thì Asma’  con gái ông Umais Muhammad bin Abu Bakr hạ sinh. Tôi đã gởi tin đến Thiên sứ của Allah e, hỏi Người phải làm như thế nào? Thiên sứ của Allah e nói:
))اغْتَسِلِى وَاسْتَثْفِرِى بِثَوْبٍ وَأَحْرِمِى(( رواه البخاري ومسلم.
“Cô ta hãy tắm và lấy miếng vải đặt ở cửa mình rồi làm Ihram” (Albukhari, Muslim).
Ông Ibnu Abbas t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
))الْحَائِضُ وَالنُّفَسَاءُ إِذَا أَتَتَا عَلَى الْوَقْتِ تَغْتَسِلاَنِ وَتُحْرِمَانِ وَتَقْضِيَانِ الْمَنَاسِكَ كُلَّهَا غَيْرَ الطَّوَافِ بِالْبَيْتِ(( رواه أبو داود.
“Người có kinh nguyệt và người trong tình trạng máu hậu sản khi vào thời điểm (Ihram) thì cả hai hãy tắm, làm Ihram và thực hiện tất cả các nghi thức trừ việc Tawaf ngôi đền Ka’bah” (Abu Dawood).
Thiên sứ của Allah e đã bảo bà A’ishah  tắm để thực hiện các nghi thức Hajj trong lúc bà đang trong chu kỳ kinh nguyệt.
Ý nghĩa của việc người có kinh và máu hậu sản cần phải tắm cho việc Ihram là để sạch sẽ và cắt đứt mùi tanh hôi mục đích không gây phiền và khó chịu cho mọi người xung quanh. Người có kinh nguyệt hoặc máu hậu sản vẫn làm Ihram, giữ nguyên trạng Ihram, tránh những điều cấm kỵ trong tình trạng Ihram, thực hiện các nghi thức Hajj nhưng không Tawaf đền Ka’bah cho đến khi nào đã dứt kinh nguyệt hoặc máu hậu sản; và nếu đến ngày A’rafah mà vẫn chưa dứt kinh hoặc máu hậu sản và họ đã định tâm Ihram làm Hajj Tamattu’a thì họ sẽ chuyển sang dạng Hajj Qiraan.
Bằng chứng cho điều này là Hadith được ghi lại: Bà A’ishah  có kinh trong lúc bà đã định tâm Ihram làm Umrah (dạng Hajj Tamattu’a: định tâm làm Umrah trước sau đó định tâm vào Hajj). Thế là bà vào gặp Thiên sứ của Allah e và khóc. Thiên sứ của Allah e hỏi:
))مَا يُبْكِيكِ مَا لَكِ لَعَلَّكِ نَفِسْتِ((
“Chuyện gì làm nàng khóc, có chuyện gì, chắc là nàng đến chu kỳ phải không?”
Bà A’ishah  trả lời: Vâng, đúng vậy. Thiên sứ của Allah e nói:
))هَذَا شَىْءٌ كَتَبَهُ اللهُ عَلَى بَنَاتِ آدَمَ افْعَلِى مَا يَفْعَلُ الْحَاجُّ غَيْرَ أَنْ لاَ تَطُوفِى بِالْبَيْتِ (( رواه البخاري ومسلم.
“Đây chỉ là điều mà Allah đã định cho những đứa con gái của Adam, nàng hãy làm tất cả những nghi thức mà người đi Hajj làm trừ việc Tawaf đền Ka’bah” (Albukhari, Muslim).
Trong Hadith của Jabir: Sau đó, Thiên sứ của Allah e vào gặp A’ishah  thì Người gặp bà đang khóc. Người hỏi: Có chuyện gì? A’ishah  nói: Em đã đến chu kỳ kinh, quả thật, mọi người đã Tahallul (kết thúc Ihram cho Umrah) còn em thì chưa Tahalull vì chưa Tawaf đền Ka’bah, bây giờ mọi người đang chuẩn bị đi Hajj. Thế là Thiên sứ của Allah e nói:
))إِنَّ هَذَا أَمْرٌ كَتَبَهُ اللهُ عَلَى بَنَاتِ آدَمَ فَاغْتَسِلِى ثُمَّ أَهِلِّى بِالْحَجِّ((
“Quả thật, đây là điều mà Allah đã định cho những đứa con gái của Adam, bởi thế, nàng hãy tắm rồi Ihram vào Hajj”.
Bà A’ishah  đã làm theo lời của Thiên sứ e và dừng lại việc Tawaf cho đến khi dứt kinh, sau khi dứt kinh bà tắm và Tawaf đền Ka’bah và đi Sa’i giữa hai đồi Safa và Marwah. Sau đó, Thiên sứ của Allah e nói:
))قَدْ حَلَلْتِ مِنْ حَجِّكِ وَعُمْرَتِكِ جَمِيعًا(( رواه البخاري ومسلم.
“Quả thật, nàng đã xong tất cả, Hajj và cả Umrah” (Albukhari, Muslim).
Học giả Ibnu Al-Qayyim  nói trong Tahzdeeb Assunan (2/303): Các Hadith Sahih ghi rằng Thiên sứ bảo bà A’ishah  định tâm Ihram cho Umrah trước sau đó mới bảo bà định tâm Ihram cho Hajj trong tình trạng kinh nguyệt cho nên Hajj đó trở thành dạng Hajj Qiraan. Cũng chính vì vậy mà Thiên sứ của Allah e đã nói với A’ishah :
))يَكْفِيْكِ طَوَافُكِ بِالْبَيْتِ وَبَيْنَ الصَّفَا وَالْمَرْوَةَ لَحَجِّكِ وَعُمْرَتِكِ(( رواه أبو داود.
“Việc Tawaf ngôi đền Ka’bah và giữa đồi Safa và Marwah của nàng đủ cho Umrah và Hajj của nàng” (Abu Dawood).
5-    Phụ nữ làm gì lúc định tâm vào Ihram
Phụ nữ cũng giống như nam giới, nên tắm và tẩy sạch thân thể, khử đi mùi hôi cơ thể nếu cần, nếu không cần thì đó cũng không phải là điều bắt buộc bởi vì đó không phải thuộc những nghi thức của Ihram; phụ nữ được phép làm thơm cơ thể với những gì không phải là những chất thơm quá hương bởi Hadith của bà A’ishah :
))كُنَّا نَخْرُجُ مَعَ النَّبِىِّ -صلى الله عليه وسلم- إِلَى مَكَّةَ فَنُضَمِّدُ جِبَاهَنَا بِالمِسْكِ عِنْدَ الإِحْرَامِ فَإِذَا عَرِقَتْ إِحْدَانَا سَالَ عَلَى وَجْهِهَا فَيَرَاهُ النَّبِىُّ -صلى الله عليه وسلم- فَلاَ يَنْهَاهَا(( رواه أبو داود.
“Chúng tôi ra đi cùng với Thiên sứ của Allah e đến Makkah,  chúng tôi có để xạ hương lên đỉnh trán của chúng tôi lúc định tâm Ihram, và khi một trong chúng tôi đổ mồ hôi thì xạ hương chảy xuống trên mặt, Thiên sứ của Allah e nhìn thấy nhưng đã không cấm” (Abu Dawood).
Học giả Ash-Shawka-ni nói trong Nil Al-Awtaar (5/12): Sự im lặng của Thiên sứ e là bằng chứng rằng Người cho phép bởi lẽ Người không được phép im lặng trước những điều không đúng.
6-    Lúc định tâm Ihram, người phụ nữ phải cởi mạng che mặt và bao tay ra
Nếu người phụ nữ đeo mạng che mặt và bao tay trước khi làm Ihram thì phải cởi ra khi làm Ihram bởi Thiên sứ của Allah e đã nói:
))لاَ تَنْتَقِبِ الْمَرْأَةُ الْمُحْرِمَةُ(( رواه  البخاري.
“Phụ nữ trong tình trạng Ihram không được che mặt” (Albukhari).
Nhưng hãy dùng Khimaar và áo để che mặt lại nếu như có đàn ông không phải Mahram nhìn, tương tự hãy lấy tay áo che lại bàn tay, bởi vì gương mặt và hai bàn tay cũng là Awrah trước đàn ông không phải Mahram.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: Phụ nữ là Awrah, do đó, họ được phép mặc quần áo che kín toàn thân, nhưng Thiên sứ của Allah e cấm dùng mạng che mặt và đeo bao tay. Tuy nhiên, nếu họ che mặt hoặc hai bàn tay không phải là mạng che mặt và bao tay thì được phép bởi sự đồng thuận và thống nhất quan diểm của giới học giả về điều này ...
Học giả Ibnu Al-Qayyim  nói trong Tahzdeeb Assunan (2/350): Không phải từ nơi Thiên sứ e chỉ có một lời di huấn nói về việc phụ nữ phải để hở mặt khi làm Ihram không thôi mà còn có một Hadith khác, như có một Hadith xác thực được ghi lại rằng bà Asma’  đã che mặt trong lúc bà trong tình trạng Ihram; và một Hadith khác rằng bà A’ishah  nói:
))كَانَ الرُّكْبَانُ يَمُرُّونَ بِنَا وَنَحْنُ مَعَ رَسُولِ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- مُحْرِمَاتٌ فَإِذَا حَاذَوْا بِنَا سَدَلَتْ إِحْدَانَا جِلْبَابَهَا مِنْ رَأْسِهَا إِلَى وَجْهِهَا فَإِذَا جَاوَزُونَا كَشَفْنَاهُ(( رواه أبو داود وأحمد.
“Chúng tôi đang trong tình trang Ihram cùng với Thiên sứ của Allah e thì có một nhóm người cưỡi ngựa (lừa) đi ngang qua, khi họ đi ngang qua trước mặt chúng tôi thì chúng tôi kéo Jibaab xuống che mặt và khi họ đi khỏi thì chúng lại kéo lên để hở mặt” (Abu Dawood và Ahmad).
Hãy biết rằng hỡi các chị em phụ nữ Muslim rằng các chị em bị cấm che mặt và hai bàn tay bởi mạng che mặt và bao tay, tuy nhiên, các chị em được lệnh phải che mặt và hai bàn tay trước đàn ông không phải là Mahram của các chị em bằng khimaar, áo choàng và những gì tương tự.
7-    Người phụ nữ được phép mặc bất cừ loại y phục nào của phụ nữ trong tình trạng Ihram với kiều kiện không có sự chưng diện
Người phụ nữ không được phép bắt chước đàn ông trong y phục, không được mặc các y phục bó sát làm nổi lên đường nét của cơ thể, không được mặc các y phục với chất liệu mỏng nhìn thấy những gì phía sau lớp vải, và không được mặc áo ngắn để hở cẳng chân hoặc hở cánh tay; mà y phục phải rộng, dày và phủ kín toàn thân.
Học giả Ibnu Al-Munzdir nói: Giới học giả đều đồng thuận rằng người nữ trong tình trạng Ihram được phép mặc y phục bình thường như áo, áo dài, áo choàng, quần, Khimaar (khăn quấn đầu, khăn phủ đầu và che xuống ngực) và được mang giày dép. (Al-Mughni: 3/328).
Không có qui định cụ thể màu sắc trong y phục cho phụ nữ mà họ được phép mặc y phục với các màu tùy thích, có thể màu đỏ, màu xanh, hay màu đen, … và phụ nữ được phép thay y phục khi cần.
8-    Phụ nữ được khuyến khích nói lời Talbiyah sau khi đã Ihram với âm thanh vừa đủ nghe cho bản thân mình
Ibnu Abdu-Albar nói: Các học giả đồng thuận rằng theo Sunnah phụ nữ không nói lớn tiếng mà chỉ cần phát tiếng nói vừa đủ nghe cho bản thân mình; việc lớn tiếng là điều Makruh vì sợ rằng sẽ gây điều Fitnah. Cũng chính vì lẽ này nên phụ nữ không có Sunnah Azaan và Iqa-mah cũng như họ chỉ vỗ tay mà không nói Subha-nallah khi nhắc nhở vị Imam lúc quên trong lễ nguyện Salah. (Al-Mughni: 2/330, 331).
9-    Bắt buộc phụ nữ che kín toàn thân trong lúc Tawaf Ka’bah
Trong lúc Tawaf Ka’bah, phụ nữ nên nhỏ tiếng, hạ thấp cái nhìn xuống, không chen lấn với đàn ông đặc biệt ở chỗ cục đá đen hoặc ở chỗ Ruknu Yama-ni (góc thứ tư của Ka’bah tính từ cục đá đen); và việc phụ nữ Tawaf cách xa Ka’bah nhưng không có sự đông đúc người Tawaf tốt hơn việc họ Tawaf gần sát Ka’bah nhưng lại có sự đông đúc người Tawaf; bởi lẽ việc chen lấn là Haram vì trong sự việc đó mang lại điều Fitnah. Riêng việc Tawaf gần sát Ka’bah cũng như hôn cục đá đen chỉ là điều Sunnah nếu không có gì trở ngại; do đó, không được phạm vào điều Haram chỉ vì muốn đạt được điều Sunnah; thậm chí đó không phải là Sunnah dành cho nữ giới bởi vì theo Sunnah đối với phụ nữ thì họ chỉ tay đến cục đá đen mỗi khi đi ngang qua.
Imam Annawawi  nói trong Al-Majmu’a (8/37): Những học giả của chúng tôi nói: không khuyến khích hôn cục đá đen đối với phụ nữ cũng như không khuyến khích sờ vào trừ phi họ Tawaf trong đêm bởi vì sợ có chuyện không hay cho họ hay cho người khác.
Trong Al-Mughni (3/331) nói: Khuyến khích phụ nữ Tawaf vào ban đêm bởi vì điều đó kín đáo cho họ và ít chen lấn hơn, và họ có thể đến gần Ka’bah và sờ vào cục đá đen.
10-    Hình thức Tawaf và Sa’i của phụ nữ đều là đi bộ
Trong Al-Mughni (3/394) nói: Hình thức Tawaf và Sa’i của phụ nữ đều là đi bộ. Học giả Ibnu Al-Munzdir nói: Giới học giả đều đồng thuận rằng phụ nữ không có hình thức chạy chậm quanh ngôi đền Ka’bah cũng như không có hình thức chạy giữa hai đồi Safa và Marwah; và họ cũng không có hình thức Idtiba’ (để hở vai bên phải), bởi vì bản chất trong sự việc đó là để lộ phần da và điều đó không đúng với tình trạng của phụ nữ do phụ nữ được yêu cầu phải che phủ kín đáo, nhưng trong việc chạy và để hở vai phải là hình thức phơi bày.
11-    Những điều mà phụ nữ trong chu kì kinh nguyệt thực hiện và những điều không thể thực hiện cho đến khi đã dứt kinh
Phụ nữ có kinh nguyệt thực hiện tất cả các nghi thức của Hajj: Ihram, dừng chân tại A’rafah, ngủ qua đêm tại Muzdalifah, ném trụ Jamarat. Riêng việc Tawaf ngôi đền Ka’bah thì đợi đến khi đã dứt kinh nguyệt. Cơ sở cho điều này là lời của Thiên sứ e khi Người nói với bà A’ishah  lúc bà có kinh:
))افْعَلِى مَا يَفْعَلُ الْحَاجُّ غَيْرَ أَنْ لاَ تَطُوفِى بِالْبَيْتِ حَتَّى تَطَهَّرِي(( رواه البخاري ومسلم.
“Nàng hãy làm tất cả những nghi thức mà người đi Hajj làm, trừ việc Tawaf đền Ka’bah thì phải đợi khi nàng dứt kinh” (Albukhari, Muslim).
Còn trong lời dẫn riêng của Muslim:
))فَاقْضِى مَا يَقْضِى الْحَاجُّ غَيْرَ أَنْ لاَ تَطُوفِى بِالْبَيْتِ حَتَّى تَغْتَسِلِى(( رواه مسلم.
“Nàng hãy thực hiện những điều mà người làm Hajj thực hiện, trừ việc Tawah đền Ka’bah thì đợi đến khi nàng đã tắm (khi dứt kinh)” (Muslim).
Học giả Ash-Shawka-ni nói trong Nil Al-Awtaar (5/49) nói: Hadith đã cho thấy rõ rằng người phụ nữ có kinh bị cấm Tawaf cho đến khi nào đã dứt kinh và đã tắm. Sự nghiêm cấm này mang ý nghĩa vô hiệu hóa việc Tawaf (tức việc Tawaf của phụ có kinh nguyệt là không có giá trị). Đây là câu nói của đại đa số học giả.
Và phụ nữ đang lúc kinh nguyệt cũng không được Sa’i giữa hai đồi Safa và Marwah bởi vì nghi thức Sa’i chỉ diễn ra sau nghi thức Tawaf; bởi vì Thiên sứ của Allah e không Sa’i ngoại trừ sau khi đã Tawaf.
Imam Annawawi nói trong Al-Majmu’a (8/82):  Nếu Sa’i trước khi Tawaf thì không đúng theo trường phái của chúng tôi, và đây cũng là qua điểm của đại đa số học giả, và học giả Al-Ma-wardi đã nói rằng điều này được giới học giả đồng thuận; và đây là trường phái của Imam Malik, Abu Hani-fah và Ahmad. Học giả Al-Munzdir thuật lại lời của A’taa và một số học giả chuyên về Hadith: Điều đó là đúng. Sheikh của chúng tôi đã nói điều này từ A’taa và Dawood.
Cơ sở và bằng chứng giáo lý của chúng tôi: Thiên sứ của Allah e đã Sa’i sau khi Tawaf và Người nói:
))لِتَأْخُذُوْا عَنِّيْ مَنَاسِكَكُمْ((
“Các ngươi hãy thực hiện các nghi thức Hajj theo Ta”.
Riêng Hadith do vị Sahabi Ibu Shareek t thuật lại: Tôi đi Hajj cùng với Thiên sứ của Allah e. Lúc đó, mọi người đến gặp Người, trong số họ có người đã hỏi: Thưa Thiên sứ của Allah, tôi đã Sa’i trước Tawaf hoặc tôi đã trễ một chút hoặc sớm hơn chút. Thiên sứ của Allah e nói:
))لاَ حَرَجَ لاَ حَرَجَ إِلاَّ عَلَى رَجُلٍ اقْتَرَضَ عِرْضَ رَجُلٍ مُسْلِمٍ وَهُوَ ظَالِمٌ فَذَلِكَ الَّذِى حَرِجَ وَهَلَكَ(( رواه أبو داود.
“Không vấn đề gì, không sao cả, trừ phi người nào lấy tài sản của người Muslim một cách bất công thì điều đó mới có tội và đó là điều hủy diệt” (Abu Dawood).
Đây là Hadith được Abu Dawood ghi lại với đường dẫn truyền Sahih, tất cả những người dẫn truyền Hadith này đều Sahih trừ Usa-mah bin Shareek. Hadith này nằm trong sự chưa rõ ràng về lời nói “tôi đã Sa’i trước Tawaf”: có thể là: tôi đã Sa’i sau Tawaf Qudum và trước Tawaf Ifa-dah.
Sheikh của chúng tôi Muhammad Al-Amin Ash-Shinqiti  nói trong Tafseer của ông (Adwa’ Al-Bayaan: 5/252): Hãy biết rằng đại đa số học giả cho rằng Sa’i không có giá trị ngoại trừ sau Tawaf. Bởi thế, nếu Sa’i trước Tawaf thì việc Sa’i đó không đúng đối với đại đa số học giả, và đại đa số học giả này chính là bốn vị Imam (Abu Hanifah, Malik, Shafi’y và Ahmad), và học giả Al-Ma-wardi và những học giả khác nói rằng điều này đã được đồng thuận bởi các học giả... lời Hadith “tôi đã Sa’i trước Tawaf” có nghĩa là Tawaf Ifadah, Tawaf Rukun và điều đó cũng không phủ nhận rằng đó là Sa’i sau Tawaf Qudum một nghi thức không phải Rukun.
Trong Al-Mughni (5/245) nói: Sa’i đi theo sau Tawaf, không được phép thực hiên Sa’i trước Tawaf, nếu Sa’i trước Tawaf thì không có giá trị. Đây là câu nói của Imam Malik, Ash-Sha-fi’y và những học giả của trường phái Hanifi. Học giả A’taa thì nói: Điều đó có giá trị. Ahmad thì nói: Có giá trị nếu như quên, còn nếu cố tình thì không có giá trị bởi Thiên sứ của Allah e khi được hỏi về việc Sa’i trước hay sau trong lúc không biết cũng như quên thì Người nói: không sao.
Hơn nữa Thiên sứ của Allah e chỉ Sa’i sau Tawaf và Người đã bảo:
))لِتَأْخُذُوْا عَنِّيْ مَنَاسِكَكُمْ((
“Các ngươi hãy thực hiện các nghi thức Hajj theo Ta”.
Dựa theo những gì được trình bày vừa nêu trên thì Hadith mà những người đã dùng làm cơ sở cho việc Sa’i trước Tawaf là có giá trị không phải là bằng chứng giáo lý; bởi vì nó mang một trong hai ý nghĩa: hoặc là đối với ai Sa’i trước Tawaf Ifa-dah có nghĩa là Sa’i cho lần Tawaf Qudum tức theo thực tế thì người đó Sa’i sau Tawaf; hoặc người đó không hiểu biết về giáo lý hay quên chứ không cố tình. Quả thật, vấn đề này được đề cập đến khá dài bởi vì hiện nay có người đã cho Fata-wa rằng được phép Sa’i trước Tawaf một cách tuyệt đối. Cầu xin Allah I soi sáng và phù hộ!
    Lưu ý:
Nếu người phụ nữ Tawaf, sau khi kết thúc việc Tawaf thì đến chu kỳ kinh nguyệt, trong trường hợp này thì cô ta sẽ Sa’i bởi vì Sa’i không yêu cầu phải có Taha-rah. Trong Al-Mughni (5/246) có nói: Đa số học giả đều thấy rằng việc Sa’i giữa hai đồi Safa và Marwah không cần phải có Taha-rah. Đây là câu nói của A’taa, Malik, Ash-Sha-fi’y, Abu Thawr, và những học giả khác. Abu Dawood nói: Tôi đã nghe Ahmad nói: Nếu người phụ nữ đã Tawaf Ka’bah rồi đến chu kỳ kinh nguyệt thì cô ta tiếp tục Sa’i giữa hai đồi Safa và Marwah. Có Hadith ghi lại rằng bà A’ishah  và Ummu Salmah  đều nói: Nếu người phụ nữ đã Tawaf đền Ka’bah và đã dâng lễ nguyện Salah hai Rak’at rồi sau đó đến chu kỳ kinh nguyệt thì cô ta Sa’i giữa hai đồi Safa và Marwah, (Hadith do Al-Athram ghi lại).
12-    Phụ nữ được phép cùng với những người già yếu rời đi khỏi Muzdalifah sau nửa đêm
Phụ nữ được phép ném trụ Jamarat khi vừa tới Mina bởi vì sợ chen lấn trong đám đông.
Al-Muwaffiq nói trong Al-Mughni (5/286): Không vấn đề gì khi phụ nữ và những người già yếu đi trước, những học giả cho phép điều này là Abdurrahman bin Awf, A’ishah, A’taa, Ath-Thawri, Ash-Sha-fi’y, Abu Thawri và những học giả khác, và chúng tôi không hề biết có sự bất đồng quan điểm trong vấn đề này; hơn nữa trong sự việc này mang ý nghĩa xí xóa cho những người phụ nữ và những người già yếu đuối giúp họ tránh được những khó khăn và cũng là sự tuân theo Thiên sứ của Allah e.
Imam Ash-Shawka-ni nói trong Nil Al-Awtaar (5/70) nói: Các bằng chứng đều cho thấy thời điểm cho việc ném trụ Jamarat là sau khi mặt trời mọc đối với ai không được phép giảm nhẹ, còn đối với ai được phép giảm nhẹ như phụ nữ và những người già yếu thì được thực hiện việc làm này trước trước thời điểm đó.
Imam Annawawi nói trong Al-Majmu’a (8/125): Ash-Sha-fi’y và những học giả trong trường phái của ông nói: Theo Sunnah là để cho phụ nữ và những yếu già yếu rời đi sau nửa đêm và trước khi mặt trời mọc để họ ném trụ Jamarat trước khi có sự đông đúc của mọi người; sau đó ông đã đưa ra các Hadith làm cơ sở cho điều đó.
13-    Phụ nữ cắt tóc cho Hajj và Umrah bằng cách cắt đều tất cả đuôi tóc khoảng một đốt ngón tay
Phụ nữ không được phép cạo đầu mà chỉ cắt tóc khoảng một đốt ngón tay.
Trong Al-Mughni (5/310) có nói: Phụ nữ được qui định cắt ngắn tóc chứ không cạo đầu, vấn đề này không có bất cứ sự bất đồng quan điểm nào trong giới học giả. Ibnu Al-Munzdir nói: Giới học giả đã có sự thống nhất với nhau về điều này, quả thật, Ibnu Abbas t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
))لَيْسَ عَلَى النِّسَاءِ حَلْقٌ إِنَّمَا عَلَى النِّسَاءِ التَّقْصِيرُ(( رواه أبو داود.
“Phụ nữ không cạo đầu mà chỉ cắt ngắn tóc thôi” (Abu Dawood).
Ông Ali bin Abu Ta-lib t nói:
))نَهَى رَسُولُ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- أَنْ تَحْلِقَ الْمَرْأَةُ رَأْسَهَا(( رواه الترمذي والنسائي.
“Thiên sứ của Allah e cấm phụ nữ cạo đầu” (Tirmizdi và Annasa-i).
Imam Ahmad nói: Cắt khoảng một đốt ngón tay, đây là câu nói của Ibnu Umar, Ash-Sha-fi’y, Ishaaq, Abu Thawr. Abu Dawood nói: tôi nghe người ta hỏi Ahmad rằng có phải phụ nữ nên cắt đều trên đầu của họ thì ông trả lời: đúng vậy, phụ nữ gom tóc lại và cắt đi phần đuôi tóc khoảng một đốt ngón tay.
Imam Annawawi nói trong Al-Majmu’a (8/150, 154): Các học giả đồng thuận rằng phụ nữ không được bảo cạo đầu mà chỉ cắt đều trên đầu của họ.
14-    Phụ nữ có kinh khi đã ném trụ Jamarat Aqabah và cắt tóc xong thì Tahallul
Sau khi đã ném trụ Jamarat Aqabah và cắt tóc xong thì phụ nữ được phép Tahallul (tức gở bỏ tình trạng Ihram: không còn cấm ký gì nữa) ngoại trừ một điều, đó là chứa được phép quan hệ vợ chồng, sự việc này chỉ được phép khi đã Tawaf Ifa-dah xong. Nếu người chồng quan hệ với vợ trong thời gian này (tức chưa xong phần Tawaf Ifa-dah) thì người phụ nữ đó phải chịu phạt Fidyah: giết một con cừu tại Makkah rồi phân phát cho người nghèo.
15-    Nếu người phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt sau khi đã Tawaf Ifa-dah xong thì cô ta cứ rời đi khi nào cô ta muốn, việc Tawaf Wida’ (chia tay) đối với cô ta đã được miễn.
Bà A’ishah  nói: Safiyah con gái của Hayi đến chu kỳ kinh nguyệt sau khi đã Tawaf Ifa-dah xong. Tôi nói với Thiên sứ của Allah e về sự việc đó thì Người nói: Cố ây đã giữ chúng ta lại rồi à? Tôi nói: Thưa Thiên sứ của Allah, quả thật bà ấy đã Tawaf Ifa-dah xong rồi mới có kinh. Người e nói: Thế thì đi thôi. (Albukhari).
Ông Ibnu Abbas  nói: Mọi người được lệnh phải Tawaf đền Ka’bah trước khi rời đi trừ phụ nữ có kinh thì được miễn. (Albukhari, Muslim).
Ông Ibnu Abbas t cũng nói: Thiên sứ của Allah e cho phép phụ nữ có kinh rơi đi trước khi Tawaf Ka’bah nếu họ đã Tawaf Ifa-dah xong. (Muslim).
Imam Annawawi  nói trong Al-Majmu’a (8/281): Ibnu Al-Munzdir nói: Đây là điều mà đa số học giả đều nói, tiêu biểu như Malik, Al-Awza’i, Ath-Thawri, Ahmad, Ishaaq, Abu Thawr, Abu Hanifah và những học giả khác.
Trong Al-Mughni (3/461) có nói: Đây là câu nói của hầu hết học giả đều nói, giáo lý của những người trong tình trạng máu hậu sản cũng giống như giáo lý đối với những người trong tình trạng kinh nguyệt.
16-    Phụ nữ được khuyến khích viếng thăm Masjid Nabawi
Phụ nữ được khuyến khích viếng thăm Masjid của Nabi ở Madinah để dâng lễ nguyện Salah và Du-a ở đó, tuy nhiên, họ không được phép viếng mộ của Nabi e bởi vì họ bị cấm viếng mộ.
Sheikh Muhammad bin Ibrahim Ali Ash-Sheikh, vị Mufti của Saudi  nói trong bộ Fata-wa tổng hợp của ông (3/239): Quan điểm đúng nhất trong vấn đề này là cấm phụ nữ viếng mộ của Thiên sứ e bởi hai nguyên nhân: nguyên nhân thứ nhất là các bằng chứng giáo lý cấm phụ nữ viếng mộ nói chung không có trường hợp cá biệt, nguyên nhân thứ hai ....
Sheikh Abdul-Aziz bin Baaz nói trong cuốn sách về Hajj: Sự viếng này (viếng mộ của Thiên sứ e) chỉ dành riêng cho nam giới, còn nữ giới không được bởi vì Thiên sứ của Allah e đã cấm như một Hadith xác thực:
))عَنِ ابْنِ عَبَّاسٍ قَالَ لَعَنَ رَسُولُ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- زَائِرَاتِ الْقُبُورِ وَالْمُتَّخِذِينَ عَلَيْهَا الْمَسَاجِدَ (( رواه الترمذي وابن ماجه وأحمد.
“Ông Ibnu Abbas t nói: Thiên sứ của Allah e đã nguyền rủa những phụ nữ viếng mộ và những người lấy các mộ làm Masjid” (Tirmizdi, Ibnu Ma-jah và Ahmad).
Nhưng nếu với ý định đến Madinah để dâng lễ nguyện Salah tại Masjid của Thiên sứ e cũng như để Du-a nơi đó thì được phép.

 

 

 

 

Chương chín
Giáo lý về kết hôn và ly dị
   
Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:
﴿وَمِنْ آيَاتِهِ أَنْ خَلَقَ لَكُم مِّنْ أَنفُسِكُمْ أَزْوَاجاً لِّتَسْكُنُواْ إِلَيْهَا وَجَعَلَ بَيْنَكُم مَّوَدَّةً وَرَحْمَةً إِنَّ فِي ذَلِكَ لآيَاتٍ لِّقَوْمٍ يَتَفَكَّرُونَ ﴾ [سورة الروم: 21]  
{Và một trong những dấu hiệu của Ngài là Ngài đã tạo ra từ bản thân các ngươi những người vợ cho các ngươi để các ngươi sống an lành với họ và Ngài đã đặt giữa các ngươi tình yêu thương và lòng bao dung, quả thật trong sự việc đó là những dấu hiệu cho nhóm người biết nghiền ngẫm.} (Chương 30 – Arrum, câu 21).
﴿وَأَنكِحُواْ ٱلۡأَيَٰمَىٰ مِنكُمۡ وَٱلصَّٰلِحِينَ مِنۡ عِبَادِكُمۡ وَإِمَآئِكُمۡۚ إِن يَكُونُواْ فُقَرَآءَ يُغۡنِهِمُ ٱللَّهُ مِن فَضۡلِهِۦۗ وَٱللَّهُ وَٰسِعٌ عَلِيمٞ ٣٢﴾ [سورة النور: 32]
{Và hãy kết hôn những người độc thân trong các ngươi và những người đức hạnh trong số những người nam và nữ giúp việc. Nếu họ nghèo, Allah sẽ làm cho họ giàu với thiên lộc của Ngài bởi quả thật Allah là Đấng Rộng rãi Bao la và Hằng Biết.} (Chương 24 – Annur, câu 32).
Imam Ibnu Katheer  nói: Đây là vấn đề kết hôn. Một nhóm học giả cho rằng việc kết hôn là nghĩa vụ bắt buộc đối với những ai có khả năng, họ lấy cơ sở giáo lý từ lời nói của Thiên sứ e:
))يَا مَعْشَرَ الشَّبَابِ، مَنِ اسْتَطَاعَ الْبَاءَةَ فَلْيَتَزَوَّجْ، فَإِنَّهُ أَغَضُّ لِلْبَصَرِ، وَأَحْصَنُ لِلْفَرْجِ، وَمَنْ لَمْ يَسْتَطِعْ فَعَلَيْهِ بِالصَّوْمِ، فَإِنَّهُ لَهُ وِجَاءٌ(( رواه البخاري ومسلم.
“Hỡi toàn thể thanh niên, ai trong các ngươi kết hôn thì hãy hãy kết hôn, bởi quả thật điều đó sẽ hạ thấp cái nhìn xuống, bảo vệ được phần kín (khỏi những hành vi tình dục không hợp thức hóa theo giáo lý); và ai không có khả năng thì hãy nhịn chay vì điều đó sẽ là tấm chắn bảo vệ y (khỏi những hành vi tình dục Haram)” (Albukhari, Muslim).
Hadith được thuật lại bởi Ibnu Mas’ud t.
Sau đó, Ibnu Katheer  nói rằng việc kết hôn là nguyên nhân cho sự giàu có với sự dẫn chứng qua lời phán của Allah I:
﴿إِن يَكُونُواْ فُقَرَآءَ يُغۡنِهِمُ ٱللَّهُ مِن فَضۡلِهِۦۗ﴾ [سورة النور: 32]
{Nếu họ nghèo, Allah sẽ làm cho họ giàu với thiên lộc của Ngài.} (Chương 24 – Annur, câu 32).
Imam Katheer  lại đưa ra một minh chứng khác, đó là lời của Abu Bakr Assiddeeq t: Các người hãy tuân lệnh Allah I về những gì mà Ngài đã bao ban các người trong việc kết hôn rồi Ngài sẽ làm cho các ngươi giàu có như Ngài đã hứa với các người:
﴿إِن يَكُونُواْ فُقَرَآءَ يُغۡنِهِمُ ٱللَّهُ مِن فَضۡلِهِۦۗ وَٱللَّهُ وَٰسِعٌ عَلِيمٞ ٣٢﴾ [سورة النور: 32]
{Nếu họ nghèo, Allah sẽ làm cho họ giàu với thiên lộc của Ngài bởi quả thật Allah là Đấng Rộng rãi Bao la và Hằng Biết.} (Chương 24 – Annur, câu 32).
Ông Ibnu Mas’ud t nói: Các người hãy tìm kiếm sự giàu có bằng việc kết hôn, Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:
﴿إِن يَكُونُواْ فُقَرَآءَ يُغۡنِهِمُ ٱللَّهُ مِن فَضۡلِهِۦۗ وَٱللَّهُ وَٰسِعٌ عَلِيمٞ ٣٢﴾ [سورة النور: 32]
{Nếu họ nghèo, Allah sẽ làm cho họ giàu với thiên lộc của Ngài bởi quả thật Allah là Đấng Rộng rãi Bao la và Hằng Biết.} (Chương 24 – Annur, câu 32), (Ibnu Jareer ghi lại).
Al-Baghwi thuật lại từ Umar và các vị khác. (Tafseer Ibnu Katheer 5/94, 95, nhà xuất bản Darul-Andalus).
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói trong bộ Fata-wa tổng hợp (32/90): Allah Tối Cao và Ân Phúc cho phép những người có đức tin kết hôn và ly dỵ và cho phép cưới người phụ nữ đã ly dị; còn những người Thiên Chúa đã nghiêm cấm một số và cho phép một số, một số cho phép kết hôn và một số không cho phép ly dị; và những người Do thái thì cho phép ly dị nhưng nếu người phụ nữ ly dị cưới chồng khác thì cấm người chồng cũ kết hôn lại với người vợ đó, và người Thiên Chúa thì không có sự ly dị, và người Do thái thì không cho phép hai vợ chồng đã ly dị bàn bạc với nhau để lo cho con cái sau khi mỗi người họ đã có lập gia đình khác; nhưng Allah I cho phép những người có đức tin những điều đó.
Imam Ibnu Al-Qayyim  nói trong Al-Hadyu Annabawi (3/149): Việc quan hệ tình dục là một trong các ý nghĩa của đời sống vợ chồng: giao hợp mang ba ý nghĩa nền tảng:
•    Ý nghĩa thứ nhất: Duy trì và bảo tồn giống nòi
•    Ý nghĩa thứ hai: Xuất một loại chất dịch ra ngoài để cân bằng cơ thể và tinh thần
•    Ý nghĩa thứ ba: Thực hiện nhu cầu ham muốn, đạt được sự khoái lạc và tận hưởng ân sủng của Allah I ban cho.
Bởi thế, giá trị và lợi ích mà kết hôn mang lại là rất lớn, trong đó, giá trị và lợi ích lớn nhất là: giúp tránh được việc Zina và hạn chế những cái nhìn Haram, bảo tồn nòi giống và giữ gìn dòng dõi, giúp bản thân con người bằng an và yên lành, xây dựng gia đình tốt đẹp và lành mạnh tạo thành một tế bào vững chắc và tốt lành cho xã hội người Muslim.
Việc kết hôn còn bắt người chồng phải chu cấp và bảo vệ người phụ nữ, bắt người vợ phải đảm đương việc chăm sóc nhà cửa, làm cho mỗi người có những trách nhiệm và quyền lợi thiết thực và đúng đắn trong cuộc sống. Không giống như sự kêu gọi từ kẻ thù của phụ nữ, kẻ thù của xã hội, họ luôn kêu gọi phụ nữ tham gia công việc của đàn ông ở bên ngoài, họ bắt phụ nữ ra khỏi nhà, bắt họ rời bỏ công việc phù hợp với bản chất của họ, bắt họ bỏ bê bổn phận với mái âm gia đình, thay đổi cái nhìn đúng đắn trong quan hệ vợ chồng, một trong những điều khiến nhiều gia đình phải chia ly và tan nát.
Sheikh của chúng tôi Muhammad Al-Amin Ash-Shinqiti nói trong bộ Tafseer của ông “Adwa’ Al-Bayaan” 3/422: Hãy biết rằng Allah là Đấng ban cho tôi và quí vị đạt được những gì Ngài yêu thương và hài lòng, quả thật đây là tư tưởng sai lệch đi ngược lại với tâm trí và ý thức của con người, đi ngược lại với lời phán của Thượng Đế, ngược lại với hệ thống giáo luật của Đấng Tạo Hóa trong việc tạo hóa nam nữ; và Ngài đã định đoạt cho mỗi giới có trách nhiệm và quyền lợi phù hợp trong hệ thống xã hội con người, chỉ những ai mà Allah I khiến cho mù mới không nhận thức được điều đó. Quả thật, Allah I đã tạo ra nữ giới với bản chất riêng phụ hợp trong việc tham gia xây dựng xã hội con người tốt đẹp qua nhiều công việc và chức năng thiêng liêng như mang thai, sinh nở, cho con bú, chắm sóc nuôi dạy con, đảm đương việc nhà. Những công việc và chức năng này là nghĩa vụ của nữ giới nhằm để phục vụ cho xã hội con người từ ngay trong nhà của họ dưới sự bảo vệ và che chở, đảm bảo an toàn cho tiết hạnh, nâng cao giá trị và sự cao quý của họ. Những người theo chủ nghĩa triết học với sự vô đức tin cũng như thiếu hiểu biết cùng với những người đồng tư tưởng cứ khẳng định phụ nữ phải có nghĩa vụ phục vụ ở bên ngoài như đàn ông chứ không phải chỉ ở trong nhà cho dù họ có phải mang thai, cho con bú, phải chịu cảnh kinh nguyệt, máu hậu sản không phù hợp với những công việc nặng nhọc. Như chúng ta đã thấy, nếu cả chồng và vợ ra ngoài làm việc thì những công việc cho gia đình sẽ bị bỏ bê, ai sẽ chăm sóc và nuôi dạy trẻ nhỏ, ai sẽ cho con bú nếu đứa trẻ vẫn còn trong thời gian bú sữa mẹ, và ai sẽ lo cơm nước cho người chồng khi từ công việc trở về và nếu thuê người lo cho việc này thì người phụ nữ thường dễ bị mất mát về đức tin và tôn giáo khi thường xuyên ra ngoài.
Bởi thế, hãy kính sợ Allah I hỡi quí chị em phụ nữ Muslim, quí chị em đừng để bị đánh lừa bởi những lời kêu gọi tưởng chừng là chân lý nhưng thực chất lại lệch lạc.
Quí chị em đừng trì hoãn việc kết hôn vì việc học tập hoặc công việc bởi vì kết hôn là điều mang lại hạnh phúc và bằng an, kết hôn có thể thay thế cho việc học tập và công việc những công việc và sự học tập không thể nào thay thế cho việc kết hôn.
Quí chị em hãy đãm trách công việc nhà và chăm sóc con cái, đó là công việc cơ bản mang lại trái ngọt cho cuộc sống và quí chị em không được yêu câu bất kỳ trách nhiệm nào khác và cũng không người đàn ông có khả năng đãm trách công việc này hơn quí chị em. Và quí chị em đừng để vuột mất người đàn ông ngoan đạo bởi Thiên sứ của Allah e đã nói:
))إِذَا جَاءَكُمْ مَنْ تَرْضَوْنَ دِينَهُ وَخُلُقَهُ فَأَنْكِحُوهُ إِلاَّ تَفْعَلُوا تَكُنْ فِتْنَةٌ فِى الأَرْضِ وَفَسَادٌ(( رواه الترمذي.
“Khi nào đến với các ngươi người đàn ông mà các ngươi thấy hài lòng về tôn giáo của y, phẩm chất đạo đức của y thì các ngươi hãy gả cho y, nếu các ngươi không làm thế (từng không gả cho người ngoan đạo) thì trên trái đất sẽ xảy ra nhiều điều Fitnah.” (Tirmizdi).
    Phải lấy ý kiến của người phụ nữ trong kết hôn
Người phụ nữ kết hôn không nằm ngoài ba trường hợp: trường hợp người nữ vẫn còn nhỏ tuổi, trường hợp đã trưởng thành những vẫn còn con gái, và trường hợp người nữ đã từng có chồng. Mỗi trường hợp đều có giới luật riêng.
1-    Trường hợp người nữ vẫn còn nhỏ tuổi (tức chưa trường thành: chưa dậy thì): Không có sự bất đồng quan điểm rằng người cha được phép hứa gả mà không cần phải xin phép con gái; bởi vì Abu Bakr Assideeq t đã gả con gái của ông, bà A’ishah , cho Thiên sứ của Allah e lúc bà sáu tuổi; và Thiên sứ của Allah e chung sống đời sống vợ chồng với bà A’ishah  lúc bà chín tuổi.( )
Imam Ash-Shawka-ni nói trong Nil Al-Awtaar (6/128, 129): Trong Hadith này có bằng chứng rằng người cha được phép gả con gái trước khi dậy thì và bằng chứng được phép kết hôn giữa người nữ nhỏ tuổi với người nam lớn tuổi; và Albukhari đã lấy nội dung này làm tự đề của chương và nói trong Al-Fath rằng điều này đã được thống nhất trong giới học giả Islam.
Trong Al-Mughni (6/487) có nói: Ibnu Al-Munzdir nói: tất cả những học giả mà tôi biết đều đồng thuận rằng người cha được phép gả con gái còn nhỏ khi nào người chồng có sự cân xứng về độ tuổi (ý nói không được gả cho người lớn tuổi).
Tôi (tác giả) nói: Trong việc Abu Bakr t đã gả bà A’ishah  cho Thiên sứ của Allah e lúc bà được sáu tuổi là bằng chứng để phản hồi lại những ai phản đối việc gả người nữ nhỏ tuổi cho người lớn tuổi.( )
2-    Trường hợp người nữ đã trưởng thành nhưng vẫn còn con gái: Không được phép gả trừ phi phải có sự đồng ý của họ và sự đồng ý của người nữ trong trường hợp này là sự im lặng. Thiên sứ của Allah e nói:
))لاَ تُنْكَحُ الأَيِّمُ حَتَّى تُسْتَأْمَرَ وَلاَ تُنْكَحُ الْبِكْرُ حَتَّى تُسْتَأْذَنَ((
“Không được gả người phụ nữ đã từng có chồng trừ phi cô ta yêu cầu và không được gả người phụ nữ vẫn còn con gái trừ phi xin phép cô ta”
 Các vị Sahabah nói: Thưa Thiên sứ của Allah, thế nào là sự cho phép của người phụ nữ vẫn còn con gái? Thiên sứ của Allah e nói:
))أَنْ تَسْكُتَ(( رواه البخاري.
“Cô ta im lặng” (Albukhari).
Như vậy bắt buộc phải có sự đồng ý của người nữ vẫn còn con gái, không ai được quyền ép cô ta ngay cả cha của cô ta trừ phi có sự đồng ý của cô ta.
Học giả Ibnu Al-Qayyim nói trong Al-Hady (5/96): Đây là câu nói của đại đa số học giả Salaf, là quan điểm  của trường phái Abu Hanifah và Ahmad. Đây là câu nói theo giáo luật nghiêm cấm và ra lệnh của Thiên sứ e.
3-    Trường hợp người phụ nữ là người đã từng có chồng: Không được phép gả họ trừ phi sự đồng ý của họ, và sự đồng ý của họ là nói bằng lời khác với người nữ vẫn còn con gái thì sự đồng ý của họ là im lặng.
Trong Al-Mughni (6/493): Đối với người nữ đã từng có chồng thì chúng tôi không hề thấy sự bất đồng quan điểm giữa các học giả rằng sự cho phép của họ là nói bằng lời, bởi vì lời nói trên chiếc lưỡi diễn đạt ý nghĩ trong tim trong tất cả mọi vấn đề.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói trong bộ Fata-wa tổng hợp (32/39, 40): Không ai được phép đứng ra gả người phụ nữ trừ phi được sự cho phép của cô ta giống như Thiên sứ của Allah e đã ra lệnh. Nếu cô ta không thích điều đó thì không được phép cưỡng ép cô ta trừ phi đối với người nữ còn nhỏ thì người cha có quyền mà không cần hỏi ý kiến của cô ta; riêng đối với người phụ nữ đã từng có chồng thì không được phép gả cô ta trừ phi có sự đồng ý của cô ta, dù đó là cha hay bất cứ ai khác, điều này được thống nhất bởi các tất cả người Muslim; tương tự, không được phép gả người nữ đã trưởng thành nhưng vẫn còn con gái trừ phí phải có phép của cô ta.
Các học giả bất đồng quan điểm với nhau về việc xin phép và hỏi ý kiến, đây là việc làm bắt buộc (Wajib) hay là việc làm khuyến khích (Sunnah)?
Quan điểm đúng nhất: Đó là điều bắt buộc (Wajib), bắt buộc người Wali phải kính sợ Allah I trong sự việc này, người Wali phải có trách nhiệm xem xét và lựa chọn người chồng sao cho phù hợp bởi vì việc kết hôn là để cải thiện sự tốt đẹp của người phụ nữ.
    Ý nghĩa của việc qui định sự kết hôn của người phụ nữ phải có Wali
Người phụ nữ không phải được quyền tự do không có giới hạn cũng như vô điều điện trong việc lựa chọn người chồng một cách tùy tiện. Nếu như vậy thì sẽ làm ảnh hưởng đến bà con họ hàng và gia đình của cô ta. Sự tự do lựa chọn của người phụ nữ phải bị ràng buộc với người Wali (người có quyền làm chủ hôn cho cô ta: như cha, ông nội, anh, (em) trai, chú bác, ...), hôn nhân của cô ta chỉ được chấp nhận và có hiệu lực trong Islam khi nào có người Wali đứng ra làm chủ hôn chứ người phụ nữ không thể tự mình làm chủ hôn cho bản thân cô ta, nếu cô ta tự đứng ra làm chủ hôn cho bản thân cô ta thì cuộc hôn ước đó không có hiệu lực trong Islam. Bà A’ishah  thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
))أَيُّمَا امْرَأَةٍ نَكَحَتْ بِغَيْرِ إِذْنِ مَوَالِيهَا فَنِكَاحُهَا بَاطِلٌ، فَنِكَاحُهَا بَاطِلٌ، فَنِكَاحُهَا بَاطِلٌ (( رواه أبو داود والترمذي وابن ماجه وأحمد.
“Bất cứ người phụ nữ nào tự mình làm chủ hôn mà không có sự đồng ý từ những người Wali của cô ta thì cuộc hôn ước đó vô hiệu lực, thì cuộc hôn ước đó vô hiệu lực, thì cuộc hôn ước đó vô hiệu lực” (Abu Dawood, Tirmzdi, Ibnu Ma-jah và Ahmad).
Trong một Hadith khác, Thiên sứ của Allah e nói:
))لاَ نِكَاحَ إِلاَّ بِوَلِىٍّ(( رواه أبو داود والترمذي والنسائي وابن ماجه.
“Hôn ước không có hiệu lực trừ phi có Wali” (Abu Dawood, Tirmizdi, Annasa-i và Ibnu Ma-jah).
Hai Hadith trên là những bằng chứng rằng cuộc hôn ước sẽ không có hiệu lực nếu như không có người Wali đứng ra làm chủ hôn. Học giả Tirmizdi nói: Các học giả đã làm theo điều này như Umar, Ali, Ibnu Abbas, Abu Huroiroh và các vị khác; tương tự, các học giả Fuqaha’ (chuyên về giáo lý thực hành) thời tiếp nối theo sau thời Sahabah đều nói “Hôn ước không có hiệu lực trừ phi có Wali”; và đây cũng là câu nói của Imam Ash-Sha-fi’y, Ahmad và Ishaaq) (Xem thêm trong Al-Mughni: 6/449).
    Giới luật về việc phụ nữ đánh Duf (trống nông đáy) để tạo niềm vui cho ngày kết hôn
Khuyến khích phụ nữ đánh Duf để tạo niềm vui cho ngày kết hôn, việc đánh Duf này chỉ dành riêng cho phụ nữ nhưng với điều kiện không có kèm theo bất cứ loại nhạc cụ nào khác, và cũng không vấn đề gì nếu phụ nữ cất tiếng với những bài ngâm thơ phù hợp cũng như những bài hát được phép miễn sao không để đàn ông nghe thấy. Thiên sứ của Allah e nói:
))فَصْلُ مَا بَيْنَ الْحَلاَلِ وَالْحَرَامِ الدُّفُّ وَالصَّوْتُ فِى النِّكَاحِ(( رواه الترمذي والنسائي وابن ماجه وأحمد .
“Sự khác biệt giữa điều Halal và Haram là Duf và tiếng (ngâm thơ, hát được phép) trong lễ hôn ước” (Tirmizdi, Annasa-i, Ibnu Ma-jah, Ahmad).
Ash-Shawka-ni nói trong Nil Al-Awtaar (6/200): Hadith là bằng chứng rằng được phép đánh Duf và cất tiếng với những lời được phép, không phải với những bài hát mang ý nghĩa dẫn đến điều Fitnah như mô tả sắc đẹp, kêu gọi đến việc làm tội lỗi, những thứ đó bị cấm trong hôn ước cũng trong các hoàn cảnh khác; tượng tự những thứ thú vui nghiêm cấm khác.
Hỡi quí chị em phụ nữ Muslim thân hữu, đừng quá lãng phí tiền bạc trong việc mua nữ trang và vải vóc nhân dịp kết hôn, bởi quả thật hoang phí là điều Allah I nghiêm cấm và Ngài cho biết rằng Ngài không yêu thương những kẻ phung phí, Ngài phán:
﴿وَلَا تُسۡرِفُوٓاْۚ إِنَّهُۥ لَا يُحِبُّ ٱلۡمُسۡرِفِينَ ١٤١﴾ [سورة الأنعام: 141]
{Và chớ phung phí bởi quả thật Ngài không yêu thương những kẻ phung phí.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 141).
Do đó, quí chị em nên vừa phải trong việc chi tiêu, tránh sự lãng phí.
    Phụ nữ có nghĩa vụ phải vâng lời chồng, cấm làm điều nghịch lại ý của chồng
Hỡi quí chị em phụ nữ Muslim, quí chị em phải có nghĩa vụ vâng lời chồng một cách đúng đắn theo giáo lý của Islam. Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
))إِذَا صَلَّتِ الْمَرْأَةُ خَمْسَهَا وَصَامَتْ شَهْرَهَا وَحَفِظَتْ فَرْجَهَا وَأَطَاعَتْ بَعْلَهَا دَخَلَتْ مِنْ أَىِّ أَبْوَابِ الْجَنَّةِ شَاءَتْ(( رواه ابه حبان في صحيحه.
“Nếu người phụ nữ hoàn tất năm lễ nguyện Salah, nhịn chay tháng Ramadan, giữ gìn phần kín của mình (giữ tiết hạnh), và vâng lời chồng thì sẽ được vào Thiên Đàng từ bất cứ cảnh cổng nào tùy thích” (Ibnu Hibban ghi lại trong bọ Sahih của ông).
Ông Abu Huroiroh t thuật lại lời của Thiên sứ e:
))لاَ يَحِلُّ لِلْمَرْأَةِ أَنْ تَصُومَ وَزَوْجُهَا شَاهِدٌ إِلاَّ بِإِذْنِهِ وَلاَ تَأْذَنَ فِى بَيْتِهِ إِلاَّ بِإِذْنِهِ(( رواه البخاري ومسلم.
“Người phụ nữ không được phép nhịn chay (Sunnah) trong lúc chồng đang có mặt trừ phi anh ta cho phép, và cũng không được phép cho bất cứ ai vào nhà của chồng ngoài trừ anh ta cho phép” (Albukhari, Muslim).
Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
))إِذَا دَعَا الرَّجُلُ امْرَأَتَهُ إِلَى فِرَاشِهِ فَأَبَتْ، فَبَاتَ غَضْبَانَ عَلَيْهَا، لَعَنَتْهَا الْمَلاَئِكَةُ حَتَّى تُصْبِحَ(( رواه البخاري ومسلم.
“Nếu người đàn ông gọi người vợ của y lên giường nhưng cô ta từ chối (không có lý do chính đáng theo giáo luật) khiến y ngủ trong tình trạng buồn giận thì các Thiên Thần sẽ nguyền rủa cô ta đến sáng” (Albukhari, Muslim).
Và trong một dẫn khác do Muslim ghi lại: Ông Abu Huroiroh t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
 ))وَالَّذِى نَفْسِى بِيَدِهِ مَا مِنْ رَجُلٍ يَدْعُو امْرَأَتَهُ إِلَى فِرَاشِهَا فَتَأْبَى عَلَيْهِ إِلاَّ كَانَ الَّذِى فِى السَّمَاءِ سَاخِطًا عَلَيْهَا حَتَّى يَرْضَى عَنْهَا(( رواه مسلم.
“Ta thề bởi Đấng nắm lấy linh hồn Ta trong tay Ngài rằng bất kỳ người đàn ông nào gọi người vợ của y lên giường nhưng cô ta từ chối (không có lý do chính đáng theo giáo luật) thì Đấng ở trên trời giận dữ đối với cô ta cho đến khi nào người chồng của cô ta hài lòng với cô ta trở lại” (Muslim).
Một trong những nghĩa vụ của người vợ đối vời chồng của cô ta là cô ta phải có bổn phận trông coi và quán xuyến nhà cửa của chồng và không được ra ngoài ngoại trừ có phép của chồng. Thiên sứ của Allah e nói:
))وَالْمَرْأَةُ رَاعِيَةٌ فِى بَيْتِ زَوْجِهَا وَمَسْئُولَةٌ عَنْ رَعِيَّتِهَا(( رواه البخاري ومسلم.
“Và người phụ nữ trông coi và quán xuyến nhà cửa của chồng và phải chịu trách nhiệm về những gì cô ta trông coi và quán xuyến.” (Albukhari, Muslim).
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói trong bộ Fata-wa tổng hợp (32/ 260, 261): ]Allah I phán:
﴿فَٱلصَّٰلِحَٰتُ قَٰنِتَٰتٌ حَٰفِظَٰتٞ لِّلۡغَيۡبِ بِمَا حَفِظَ ٱللَّهُۚ﴾ [سورة النساء: 34]
{Do đó, người phụ nữ đức hạnh nên vâng lời chồng và trông nom (nhà cửa) khi người chồng vắng mặt với sự giúp đỡ và trông chừng của Allah.} (Chương 4 – Annisa’, câu 34).
Lời phán của Allah I mang ý nghĩa bắt buộc người phụ nữ phải vâng lời chồng của cô ta trong việc quan xuyến và trông nom nhà cửa khi chồng đi xa hay ở nhà, giống như những gì mà trong Sunnah của Thiên sứ e đã chỉ dạy[.
Học giả Ibnu Al-Qayyim nói trong Al-Hady (5/188, 189): Những người cho rằng bắt buộc người phụ nữ có nghĩa vụ đảm đương việc nhà cửa và chăm sóc chồng con là bởi vì đó là điều hợp lẽ thường và đúng mực đối với những ai mà Allah đang nói với họ, còn bắt người chồng đảm đương việc nhà, lo cơm nước, giặt giũ, chăm sóc con cái là điều không đúng lẽ thường. Và Allah Tối Cao và Ân Phúc phán:
﴿وَلَهُنَّ مِثۡلُ ٱلَّذِي عَلَيۡهِنَّ بِٱلۡمَعۡرُوفِۚ وَلِلرِّجَالِ عَلَيۡهِنَّ دَرَجَةٞۗ ﴾ [سورة البقرة: 228]
{Và họ được hưởng quyền lợi giống như trách nhiệm của họ theo tiêu chuẩn sống. Tuy nhiên, người đàn ông được giao cho quyền hạn cao hơn một bậc.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 228).
﴿ٱلرِّجَالُ قَوَّٰمُونَ عَلَى ٱلنِّسَآءِ﴾ [سورة النساء: 34]
{Người đàn ông là trụ cột (của gia đình) trên phụ nữ (phải có trách nhiệm bảo vệ và che chở cho phụ nữ).} (Chương 4 – Annisa’, câu 34).
Nếu người phụ nữ không đảm đương việc nhà và chăm sóc con cái mà để người chồng đảm đương việc nhà và chăm sóc con cái thì có nghĩa là phụ nữ là trụ cột trên đàn ông. Allah I bắt đàn ông phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chu cấp tiền bạc, quần áo, chỗ ở cho vợ con nên người đàn ông phải được hưởng quyền lợi được vợ chăm sóc và hầu hạ và đảm đương việc nhà cũng như những gì đúng với lẽ thường trong đời sống vợ chồng.
Quả thật, theo lẽ thường và đạo lý vợ chồng thì người vợ phải đảm trách công việc trong nhà, điều đó không phân biệt giữa quyền quí và thấp hèn, giữa nghèo và giàu. Người phụ nữ cao quý nhất trong nhân loại, bà Fatimah, đã đảm đường việc nhà, chăm sóc con cái và hậu hà chồng; có lần bà đã đến than phiền với Thiên sứ của Allah e về sự vất vả, nhọc nhằn trong việc nội trợ và chăm lo chồng con nhưng Thiên sứ của Allah e không xem đó là lý do được phép bỏ đi trách nhiệm của người phụ nữ.
    Nếu người phụ nữ thấy người chồng không còn mặn nồng với mình nhưng cô ta vẫn muốn được sống chung với chồng thì giải pháp cho trường hợp này thế nào?
Trả lời cho thắc mắc này, Allah Tối Cao và Ân Phúc phán:
﴿وَإِنِ ٱمۡرَأَةٌ خَافَتۡ مِنۢ بَعۡلِهَا نُشُوزًا أَوۡ إِعۡرَاضٗا فَلَا جُنَاحَ عَلَيۡهِمَآ أَن يُصۡلِحَا بَيۡنَهُمَا صُلۡحٗاۚ وَٱلصُّلۡحُ خَيۡرٞۗ ﴾ [سورة النساء: 128]
{Và nếu người vợ sợ người chồng đối xử tàn tệ hoặc bỏ rơi thì hai bên không có tội nếu chịu hòa giải với nhau; và hòa giải luôn luôn là một giải pháp tốt.} (Chương 4 – Annisa’, câu 128).
Học giả Ibnu Katheer  nói: Nếu người phụ nữ lo sợ chồng mình bỏ rơi thì cô ta có thể giảm bớt đi quyền lợi mà chồng phải có trách nhiệm từ tiền bạc, quần áo, nhà cửa, .. và người chồng nên chấp nhận điều đó, và hai vợ chồng nên thỏa thuận với nhau để duy trì đời sống vợ chống. Điều đó sẽ tốt hơn việc ly dị. Cũng vì ý nghĩa này mà Allah I phán:
﴿ فَلَا جُنَاحَ عَلَيۡهِمَآ أَن يُصۡلِحَا بَيۡنَهُمَا صُلۡحٗاۚ وَٱلصُّلۡحُ خَيۡرٞۗ ﴾ [سورة النساء: 128]
{Thì hai bên không có tội nếu chịu hòa giải với nhau; và hòa giải luôn luôn là một giải pháp tốt.} (Chương 4 – Annisa’, câu 128).
Và sự hòa giải luôn luôn là một giải pháp tốt tức tốt hơn sự ly dị.
Sau đó, Ibnu Katheer  đưa ra một câu chuyện về bà Sawdah  con gái của Zam’ah rằng khi bà lớn tuổi thì Thiên sứ của Allah e muốn ly di bà vì thấy điều đó tốt hơn, và bà đã thỏa thuận nhường một ngày của bà cho bà A’ishah  và Người đã chấp nhận lời đề nghị của bà và bà vẫn là vợ của Người. (Xem Tafseer Ibnu Katheer: 2/406, bản in cuối).
    Nếu người phụ nữ không còn tình cảm với chồng và không muốn tiếp tục sống với chồng nữa thì cô ta sẽ làm thế nào?
Trả lời cho thắc mắc này, Allah Tối Cao và Ân Phúc phán:
﴿فَإِنۡ خِفۡتُمۡ أَلَّا يُقِيمَا حُدُودَ ٱللَّهِ فَلَا جُنَاحَ عَلَيۡهِمَا فِيمَا ٱفۡتَدَتۡ بِهِۦۗ﴾ [سورة البقرة: 229]
{Nhưng nếu các ngươi sợ đôi bên không thể giữ được những giới hạn của Allah thì hai bên sẽ không mắc tội về phần sính lễ mà người vợ dùng chuộc sự tự do của mình.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 229).
Học giả Ibnu Katheer nói trong Tafseer của ông 1/483: trường hợp người vợ không còn đáp ứng quyền lợi của chồng vì không thích sống cùng với chồng nữa do đã hết tình cảm với chồng thì cô ta được phép dùng sính lễ để chuộc sự tự do và người chồng được quyền nhận lấy và để hai người chia tay.
Đây được gọi là hình thức Khul’a.
    Nếu người phụ nữ yêu cầu ly dị mà không có lý do thì người phụ nữ sẽ bị gì?
Trả lời cho câu hỏi này: Ông Thawbaan t thuật lại lời của Thiên sứ e:
))أَيُّمَا امْرَأَةٍ سَأَلَتْ زَوْجَهَا طَلاَقًا فِى غَيْرِ مَا بَأْسٍ فَحَرَامٌ عَلَيْهَا رَائِحَةُ الْجَنَّةِ(( رواه أبو داود والترمذي وحسنه ابن حبان في صحيحه.
“Người phụ nữ nào đòi chồng ly dị khi chẳng có vấn đề gì thì người phụ nữ đó bị cấm mùi hương của Thiên Đàng” (Abu Dawood, Tirmizdi, và được Ibnu Hibban xác nhận Sahih).
Đó là bởi vì ly dị là điều Halal mà Allah I ghét nhất, và bởi vì sư ly dị chỉ diễn ra khi nào thật sự cần thiết, còn nếu như không có nguyên nhân gì để dẫn tới sự chia ly mà đòi ly dị thì đó là điều Makruh. Nhưng nếu đã quyết định thì Allah vẫn cho phép nhưng phải giải quyết và cư xử trong sự tốt đẹp. Allah Tối Cao và Ân Phúc phán:
﴿فَإِمۡسَاكُۢ بِمَعۡرُوفٍ أَوۡ تَسۡرِيحُۢ بِإِحۡسَٰنٖۗ﴾ [سورة البقرة: 229]
{Bởi thế, Chồng giữ vợ lại một cách tử tế hoặc trả tự do cho vợ một cách tốt đẹp.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 229).
﴿لِّلَّذِينَ يُؤۡلُونَ مِن نِّسَآئِهِمۡ تَرَبُّصُ أَرۡبَعَةِ أَشۡهُرٖۖ فَإِن فَآءُو فَإِنَّ ٱللَّهَ غَفُورٞ رَّحِيمٞ ٢٢٦ وَإِنۡ عَزَمُواْ ٱلطَّلَٰقَ فَإِنَّ ٱللَّهَ سَمِيعٌ عَلِيمٞ ٢٢٧﴾ [سورة البقرة: 226، 227]
{Đối với những ai thề thốt sẽ không ăn nằm với vợ nữa thì thời gian chờ đợi (cho họ suy nghĩ và quyết định) là bốn tháng. Nhưng nếu họ quyết định trở lại (với vợ) thì quả thật Allah là Đấng Hằng Tha Thứ, Đấng Khoan Dung. Còn nếu họ nhất định ly dị thì quả thật Allah là Đấng Hằng Nghe, Đấng Hằng Biết.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 226, 227).
    Những điều bắt buộc dành cho phụ nữ khi chấm dứt cuộc hôn nhân
Vợ chồng chia ly nhau theo hai dạng: dạng chia ly khi còn sống và dạng chia ly khi chết. Tất cả hai dạng này đều bắt phụ nữ phải có khoảng thời gian ở vậy không được kết hôn được gọi là Iddah, thời gian này được giáo lý qui định một cách cụ thể. Ý nghĩa cho sự việc này là để xác định những gì trong tử cung từ bào thai nhằm tránh sự lẫn lộn trong huyết thông và cũng để tôn trọng cuộc hôn nhân trước và người chồng trước.
    Iddah (thời gian người phụ nữ ở vậy) có bốn dạng:
•    Dạng thứ nhất: Iddah cho người mang thai: thời gian của nó cho đến khi hạ sinh, dù là ly dị hay chồng chết. Allah Tối Cao và Ân Phúc phán:
﴿وَأُوْلَٰتُ ٱلۡأَحۡمَالِ أَجَلُهُنَّ أَن يَضَعۡنَ حَمۡلَهُنَّۚ﴾ [سورة الطلاق: 4]
{Và những người vợ mang thai thì thời hạn Iddah của họ kéo dài cho đến khi hạ sinh.} (Chương 65 – Attalaq, câu 4).
•    Dạng thứ hai: Iddah của người ly dị nằm trong tuổi đời có chu kỳ kinh nguyệt hoạt động: thời gian của nó là ba kỳ kinh như Allah I đã phán:
﴿وَٱلۡمُطَلَّقَٰتُ يَتَرَبَّصۡنَ بِأَنفُسِهِنَّ ثَلَٰثَةَ قُرُوٓءٖۚ ﴾ [سورة البقرة: 228]
{Và người vợ ly dị, vì quyền lợi của bản thân, phải ở vậy trong ba kỳ kinh.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 228).
•    Dạng thứ ba: Iddah của người phụ nữ không có kinh, đó là người phụ nữ còn nhỏ tuổi chưa đến tuổi kinh nguyệt và người phụ nữ lớn tuổi đã mãn kinh. Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:
﴿وَٱلَّٰٓـِٔي يَئِسۡنَ مِنَ ٱلۡمَحِيضِ مِن نِّسَآئِكُمۡ إِنِ ٱرۡتَبۡتُمۡ فَعِدَّتُهُنَّ ثَلَٰثَةُ أَشۡهُرٖ وَٱلَّٰٓـِٔي لَمۡ يَحِضۡنَۚ ﴾ [سورة الطلاق: 4]
{Và người vợ nào trong số người vợ của các ngươi đã quá tuổi có kinh cũng như người vợ nào không có kinh (do bệnh lý hay một nguyên nhân nào đó) thì thời hạn Iddah của họ là ba tháng.} (Chương 65 – Attalaq, câu 4).
•    Dạng thứ tư: Iddah của người phụ nữ sau khi chồng chết, Allah I phán:
﴿وَٱلَّذِينَ يُتَوَفَّوۡنَ مِنكُمۡ وَيَذَرُونَ أَزۡوَٰجٗا يَتَرَبَّصۡنَ بِأَنفُسِهِنَّ أَرۡبَعَةَ أَشۡهُرٖ وَعَشۡرٗاۖ﴾ [سورة البقرة: 234]
{Và những ai trong các ngươi chết bỏ vợ lại, các góa phụ này vì quyền lợi của bản thân sẽ phải ở vậy bốn tháng và mười ngày.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 234).
Đây là giới luật đối với nữ giới còn nhỏ tuổi và đã lớn tuổi, không bao hàm người mang thai, bởi vì những người mang thai được qui định ở câu Kinh:
﴿وَأُوْلَٰتُ ٱلۡأَحۡمَالِ أَجَلُهُنَّ أَن يَضَعۡنَ حَمۡلَهُنَّۚ﴾ [سورة الطلاق: 4]
{Và những người vợ mang thai thì thời hạn Iddah của họ kéo dài cho đến khi hạ sinh.} (Chương 65 – Attalaq, câu 4).
(Xem thêm Al-Hadyu Annabawi của học giả Ibnu Al-Qayyim: 5/594, 595).
    Những điều cấm đối với người phụ nữ trong thời gian Iddah:
1-    Giới luật về đính hôn:
-    Đối với người nữ trong thời hạn Iddah thuộc trường hợp người chồng được phép quay lại: cấm đính hôn và cả việc ngỏ lời dạm hỏi cô ta, bởi vì theo giáo lý cô ta vẫn còn là người vợ của chồng cô ta; do dó, không một ai được phép đính hôn với cô ta và cũng không được phép ngỏ lời.
-    Đối với người phụ nữ trong thời hạn Iddah thuộc trường hợp người chồng không được phép quay lại (tức sau ba lần ly dị): cấm đính hôn với cô ta nhưng không cấm ngỏ lời bởi lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:
﴿وَلَا جُنَاحَ عَلَيۡكُمۡ فِيمَا عَرَّضۡتُم بِهِۦ مِنۡ خِطۡبَةِ ٱلنِّسَآءِ﴾ [سورة البقرة: 235]
{Và các ngươi không có tội trong việc các ngươi ngỏ lời đính hôn với các phụ nữ.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 235).
Đính hôn ở đây muốn nói là tiến hành cuộc giao ước đính hôn còn ngỏ lời là chỉ bày tỏ ý muốn nhưng chưa tiến hành cuộc giao ước đính hôn.
•    Thí dụ: Người phụ nữ trong thời hạn Iddah thuộc trường hợp người chồng không được phép quay lại (tức sau ba lần ly dị) được phép nói: tôi muốn, khi được ai đó ngỏ lời muốn đính hôn nhưng không được phép nhận lời đồng ý một cách chính thức cho đến khi đã hết thời hạn Iddah. Riêng người phụ nữ trong thời hạn Iddah thuộc trường hợp người chồng được phép quay lại thì không được phép dù là tiến hành đính hôn hay chỉ ngỏ lời dạm hỏi.
2-    Không được phép tiến hành hôn ước khi trong thời hạn Iddah:
Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:
﴿وَلَا تَعۡزِمُواْ عُقۡدَةَ ٱلنِّكَاحِ حَتَّىٰ يَبۡلُغَ ٱلۡكِتَٰبُ أَجَلَهُۥ﴾ [سورة البقرة: 235]
{Và các ngươi chớ tiến hành cuộc thành hôn cho đến khi đã mãn hạn (Iddah) theo qui định.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 235).
Học giả Ibnu Katheer nói trong Tafseer của ông (1/509): Có nghĩa là: các ngươi không được tiến hành cuộc giao ước Nikah cho đến khi nào đã mãn hạn Iddah, và quả thật các học giả đều đồng thuận rằng không được phép tiến hành cuộc thành hôn trong thời gian Iddah.
    Hai điều lưu ý hữu ích:
Điều thứ nhất: Ai ly dị trước khi “động phòng” thì không có thời gian Iddah bởi Allah I đã phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِذَا نَكَحۡتُمُ ٱلۡمُؤۡمِنَٰتِ ثُمَّ طَلَّقۡتُمُوهُنَّ مِن قَبۡلِ أَن تَمَسُّوهُنَّ فَمَا لَكُمۡ عَلَيۡهِنَّ مِنۡ عِدَّةٖ تَعۡتَدُّونَهَاۖ ﴾ [سورة الأحزاب: 49]
{Hỡi những người có đức tin! Khi các ngươi kết hôn với những phụ nữ có đức tin rồi ly dị họ trước khi chạm đến cơ thể họ thì các ngươi sẽ không áp dụng thời gian Iddah.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 49).
Học giả Ibnu Katheer nói trong Tafseer của ông (5/479): Đây là điều được thống nhất quan điểm của giới học giả rằng người phụ nữ khi ly dị trước khi có sự “quan hệ vợ chồng” thì cô ta không có thời hạn Iddah, cô ta được phép kết hôn ngay nếu muốn.
Điều thứ hai: Người phụ nữ ly dị trước khi có sự “quan hệ vợ chồng” và đã có ấn định tiền cưới thì cô ta được quyền hưởng một nửa phần tiền cưới đó; còn nếu không định lượng về tiền cưới thì cô ta được hưởng phần đền bù phù hợp.
Và nếu người phụ nữ ly dị sau khi đã có quan hệ với chồng thì người phụ nữ đó được hưởng trọn tiền cưới. Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:
﴿لَّا جُنَاحَ عَلَيۡكُمۡ إِن طَلَّقۡتُمُ ٱلنِّسَآءَ مَا لَمۡ تَمَسُّوهُنَّ أَوۡ تَفۡرِضُواْ لَهُنَّ فَرِيضَةٗۚ وَمَتِّعُوهُنَّ عَلَى ٱلۡمُوسِعِ قَدَرُهُۥ وَعَلَى ٱلۡمُقۡتِرِ قَدَرُهُۥ مَتَٰعَۢا بِٱلۡمَعۡرُوفِۖ حَقًّا عَلَى ٱلۡمُحۡسِنِينَ ٢٣٦﴾ [سورة البقرة: 236]
{Các ngươi không có tội nếu ly dị vợ trước khi chung đụng họ (quan hệ tình dục) hoặc chưa định cho họ một phần tặng (Mahr) bắt buộc nào thì các ngươi hãy tặng họ phần quà tặng thích hợp, người giàu tặng theo phương tiện của mình và người nghèo tặng theo phương tiện của mình, hãy tặng phần quà tặng phù hợp với lẽ thường, đó là điều đáng làm đối với những người làm tốt.} (Chương 2 – Albaqarah, câu  236).
﴿وَإِن طَلَّقۡتُمُوهُنَّ مِن قَبۡلِ أَن تَمَسُّوهُنَّ وَقَدۡ فَرَضۡتُمۡ لَهُنَّ فَرِيضَةٗ فَنِصۡفُ مَا فَرَضۡتُمۡ﴾ [سورة البقرة: 237]
{Và nếu các ngươi ly dị vợ trước khi chung đụng họ và các ngươi đã định cho họ một phần quà (Mahr) bắt buộc thì một nửa của phần quà tặng mà các ngươi đã tặng không còn là của các ngươi nữa.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 237).
Có nghĩa rằng này hỡi những người chồng, các ngươi không có tội trong việc các ngươi ly dị vợ của các ngươi trước khi các ngươi chung đụng họ và đã đưa họ tiền cưới; nhưng điều đó là thiệt thoài cho họ nên họ cần được cư xử tử tế. Bởi thế, Allah I ra lệnh phải cho những người chồng phải đưa cho những người vợ một nửa.
Học giả Ibnu Katheer nói trong bộ Tafseer  của ông (1/512): Đây là điều được đồng thuận bởi giới học giả, không có sự bất đồng quan điểm trong vấn đề này.
3-    Người phụ nữ trong thời gian Iddah do chồng qua đời bị cấm năm điều:
-    Dùng đến nước hoa các loại, dù là trên thân thể, quần áo; bởi Thiên sứ của Allah e nói:
))وَلاَ تَمَسَّ طِيبًا(( رواه البخاري و مسلم.
“Phụ nữ trong Iddah do chồng mất không được dùng đến nước hoa” (Albukhari, Muslim).
-    Chưng diện và làm đẹp
-    Ăn mặc quần áo đẹp
-    Đeo các nữ trang các loại
-    Không ngủ tại nhà, nơi ở của hai vợ chồng. Người vợ chỉ được phép chuyển đi nơi khác khi nào có lý do chính đáng theo giáo luật; không dược phép rời khỏi nhà để viếng người bệnh, thăm bạn bè hoặc người thân; được phép đi ra ngoài vào ban ngày khi có chuyện cần thiết.
Ngoài năm điều trên thì cô ta không bị cấm bất cứ điều gì khác.
Imam Ibnu Al-Qayyim nói trong Al-Hadyu Annabawi (5/507): Họ không bị cấm cắt móng tay, tẩy lông ở nách, phần kín, và cũng không bị cấm tắm và chải đầu.
Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói trong bộ Fata-wa tổng hợp (34/27, 28): Cô ta được phép ăn tất cả những gì Allah cho phép như trái cây và thịt, tương tự được phép uống những gì Allah cho phép ... Cô ta không bị cấm các việc làm được phép như như thêu, may, và những việc làm của nữ giới; cô ta được phép làm giống như được phép làm những điều trong thời gian không phải là Iddah. Những điều tôi nói này đây là Sunnah của Thiên sứ e, điều mà phụ nữ Sahabah đã làm trong thời của của Người khi chồng của họ qua đời.
Một số người thiếu hiểu biết nói rằng phụ nữ trong thời gian Iddah khi chồng qua đời không được phép che mặt khỏi ánh trăng, không được phép lên sân thượng, không được nói chuyện với đàn ông, phải che mặt trước những người Mahram, ... tất cả đều không có sở sở giáo lý. Allah là Đấng biết rõ hơn hết!

 

 

 

 


Chương mười
Giáo lý về việc bảo vệ danh dự và đức hạnh của phụ nữ
   
    Phụ nữ cũng giống như nam giới được lệnh hạ thấp cái nhìn xuống và giữ phần kín (khỏi điều Haram)
Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:
﴿قُل لِّلۡمُؤۡمِنِينَ يَغُضُّواْ مِنۡ أَبۡصَٰرِهِمۡ وَيَحۡفَظُواْ فُرُوجَهُمۡۚ ذَٰلِكَ أَزۡكَىٰ لَهُمۡۚ إِنَّ ٱللَّهَ خَبِيرُۢ بِمَا يَصۡنَعُونَ ٣٠ وَقُل لِّلۡمُؤۡمِنَٰتِ يَغۡضُضۡنَ مِنۡ أَبۡصَٰرِهِنَّ وَيَحۡفَظۡنَ فُرُوجَهُنَّ﴾ [سورة النور:30، 31]
{Hãy bảo những người đàn ông có đức tin hạ thấp cái nhìn xuống và giữ gìn phần kín của họ. Điều đó tốt cho họ hơn bởi vì Allah am tường mọi điều họ làm. Và hãy bảo những người phụ nữ có đức tin hạ thấp cái nhìn xuống và giữ gìn phần kín của họ.} (Chương 24 – Annur, câu 30, 31).
Sheikh của chúng tôi Muhammad Al-Amin Ash-Shanqiti  nói trong Tafseer của ông “Adwa Al-bayaan”: Allah Tối Cao ra lệnh bảo những người có đức tin nam và những người có đức tin nữ hạ thấp cái nhìn xuống và giữ gìn phần kín. Giữ gìn phần kín là giữ phần kín khỏi hành vi Zina, Liwaat (quan hệ đồng giới), và ăn mặc kín đáo ...
Sheikh  nói: Quả thật, Allah Tối Cao đã hứa tha thứ và ban cho phần ân thưởng những ai, dù đàn ông hay phụ nữ, thực hiện theo mệnh lệnh của Ngài. Allah I phán:
﴿إِنَّ ٱلۡمُسۡلِمِينَ وَٱلۡمُسۡلِمَٰتِ وَٱلۡمُؤۡمِنِينَ وَٱلۡمُؤۡمِنَٰتِ وَٱلۡقَٰنِتِينَ وَٱلۡقَٰنِتَٰتِ وَٱلصَّٰدِقِينَ وَٱلصَّٰدِقَٰتِ وَٱلصَّٰبِرِينَ وَٱلصَّٰبِرَٰتِ وَٱلۡخَٰشِعِينَ وَٱلۡخَٰشِعَٰتِ وَٱلۡمُتَصَدِّقِينَ وَٱلۡمُتَصَدِّقَٰتِ وَٱلصَّٰٓئِمِينَ وَٱلصَّٰٓئِمَٰتِ وَٱلۡحَٰفِظِينَ فُرُوجَهُمۡ وَٱلۡحَٰفِظَٰتِ وَٱلذَّٰكِرِينَ ٱللَّهَ كَثِيرٗا وَٱلذَّٰكِرَٰتِ أَعَدَّ ٱللَّهُ لَهُم مَّغۡفِرَةٗ وَأَجۡرًا عَظِيمٗا ٣٥ ﴾ [سورة  الأحزاب: 35]
{Quả thật, những nam nữ Muslim, những nam nữ có đức tin, những nam nữ có lòng kiên định, những nam nữ chân thật, những nam nữ biết kiên nhẫn chịu đựng, những nam nữ kính sợ Allah, những nam nữ dùng tiền của bố thí cho người, những nam nữ nhịn chay, những nam nữ biết gìn giữ nhục dục, và những nam nữ luôn tưởng nhớ Allah thật nhiều, tất cả sẽ được Allah tha thứ và ban thưởng phần thưởng vô cùng vĩ đại.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 35).
(Xem Adwa Al-Bayaan: 6/186, 187).
Trong Al-Mughni (8/198) có nói:]Nếu hai người phụ nữ có hành vi kích dục cho nhau thì hai người họ được xem là đã Zina bị nguyền rủa, Thiên sứ của Allah e nói:
))إِذَا أَتَتْ اَلْمَرْأَةُ اَلْمَرْأَةَ فَهُمَا زَانِيَتَانِ((
“Nếu người nữ đến với người nữ (để thực hiện hành vi kích dục) thì hai người phụ nữ đó Zina”
Hai người họ phải được khuyên bảo nhắc nhở bởi vì đây là hành vi Zinah không có qui định khung hình phạt.  [
Do đó, người phụ nữ Muslim, đặc biệt là những thanh thiếu niên phải nên tránh việc làm tội lỗi và xấu này.
Riêng đối với việc hạ thấp cái nhìn xuống, Sheikh Ibnu Al-Qayyim  nói trong Al-Jawaab Al-Ka-fi trang 129 và 135: ]Đối với những khoảnh khắc (nhìn) kích thích sự ham muốn và dẫn đến hành vi cho lòng ham muốn, việc ngăn những khoảnh khắc đó là cơ sở cho việc bảo vệ phần kín (khỏi hành vi tình dục Haram). Bởi thế, ai cứ thả đi cái nhìn của mình một cách tự do thì người đó đang đưa bản thân mình đến với các nguồn hủy diệt. Quả thật, Thiên sứ của Allah e nói:
))يَا عَلِىُّ لاَ تُتْبِعِ النَّظْرَةَ النَّظْرَةَ فَإِنَّمَا لَكَ الأُولَى (( رواه أحمد والدارمي.
“Này Ali, đừng tiếp nối một cài nhìn sau một nhìn bởi quả thật, cái nhìn đầu tiên mới là của ngươi” (Ahmad và Adda-rami).
Có nghĩa rằng cái nhìn bất chợt, cái nhìn diễn ra không có sự chủ ý tức cái nhìn một cách vô tình là cái nhìn được phép.
Trong Musnad của Ahmad có ghi rằng Thiên sứ của Allah e nói:
))اَلنَّظْرُ سَهْمٌ مَسْمُوْمٌ مِنْ سِهَامِ إِبْلِيْسٍ((
“Cái nhìn là mũi tên có tẩm độc từ những mũi tên của Iblis”...
Cái nhìn là nguồn gốc chung cho mọi diễn biến mà con người gặp phải. Cái nhìn nảy sinh sự tò mò, tò mò nảy sinh ý tưởng, ý tưởng nảy sinh sự ham muốn, sự ham muốn nảy sinh ý định, rồi tiếp đến là hành động khó có gì để cản trở. Chính vì thế mà người ta thường nói: việc kiên nhẫn và chịu đựng trong việc hạ thấp cái nhìn xuống dễ dàng hơn việc kiên nhẫn và chịu đựng về nỗi đau xảy ra sau cái nhìn[.
Hỡi quí chị em phụ nữ Muslim, quí chị em hãy hạ thấp cái nhìn xuống trước nam giới, không xem những hình ảnh khiêu khích lòng ham muốn được đăng tải trên các tạp chí hoặc trong các kênh truyền hình hay phim ảnh. Bởi đã có không biết bao nhiêu cái nhìn như thế đã khiến nhiều người phải hối tiếc và ân hận.
    Một trong các cách giữ gìn phần kín khỏi hành vi tình dục Haram là tránh nghe ca hát và tiếng nhạc
Imam Ibnu Al-Qayyim nói trong Igha-thah Al-Luhfaan (1/241, 248, 264, 265): ]Một trong những mưu đồ của Shaytan dùng để cám dỗ những ai ít kiến thức, thiếu sự nhận thức và yếu về tôn giáo là nó vây bủa trái tim của những người thiếu hiểu biết và sai quấy bằng cách lôi kéo họ đến với lời ca tiếng nhạc mục đích ngăn cách trái tim của họ với Kinh Qur’an khiến họ dễ dàng đến với điều tội lỗi và bất tuân Allah. Do đó, tiếng nhạc lời ca Haram là Qur’an của Shaytan, là bức màn dày ngăn cách với Đấng Arrahman, là bùa mê quyến rũ đến với hành vi Liwaat (tình dục đồng giới) và Zina, và với lời ca tiếng nhạc những cặp tình nhân chỉ biết đến nhục dục ... Còn đối với việc nghe lời ca tiếng nhạc từ phụ nữ và những người đàn ông mày râu nhẵn nhụi là điều Haram lớn nhất và là tội lỗi nghiêm trọng trong tôn giáo ... Và điều mà xã hội đều biết rằng khi người phụ nữ gặp trở ngại về đàn ông thì họ thường nghe nhạc bởi vì lời ca tiếng nhạc cho họ thoải mái, điều này là do cảm xúc của phụ nữ dễ bị tác động bởi các âm thanh; và tiếng của ca nhạc là thứ tác động đến cảm xúc từ hai phương diện: phương diện giọng hát và điệu nhạc và phương diện nội dung bài hát. Và nếu kết hợp thứ bùa mê này với những thiếu nữ, những điệu nhảy ẻo lả gợi dục, và những chất kích thích thì không biết bao nhiêu phụ nữ trở nên những người thác loạn trong chốn u mê khoái lạc?! [
Hãy kính sợ Allah hỡi quí chị em phụ nữ Muslim, hãy tránh xa những thứ bệnh hoạn đầy nguy hiểm này.
    Một trong các cách giữ gìn phần kín khỏi hành vi tình dục Haram là không để phụ nữ đi xa mà không có người Mahram đi cùng
Một trong những cách giữ gìn phần kín khỏi hành vi tình dục Haram là không để phụ nữ đi xa mà không có người Mahram đi cùng; bởi lẽ người Mahram có thể bảo vệ phụ nữ khỏi những điều không tốt lành.
Quả thật, có rất nhiều Hadith xác thực đã ngăn cấm phụ nữ đi xa mà không có người Mahram đi cùng. Tiêu biểu như:
Ông Ibnu Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
))لاَ تُسَافِرِ الْمَرْأَةُ ثَلاَثَةَ أَيَّامٍ إِلاَّ مَعَ ذِى مَحْرَمٍ(( رواه البخاري ومسلم.
“Phụ nữ không được đi xa quá ba ngày mà không có người Mahram đi cùng” (Albukhari, Muslim).
Ông Abu Sa’eed Al-Khudri t nói:
))أَنَّ رَسُولُ اللهِ صلى الله عليه وسلم نَهَى أَنْ تُسَافِرَ الْمَرْأَةُ مَسِيرَةَ يَوْمَيْنِ إِلاَّ وَمَعَهَا زَوْجُهَا أَوْ ذُو مَحْرَمٍ(( رواه البخاري ومسلم.
“Thiên sứ của Allah e cấm phụ nữ đi xa khoảng hai ngày đường ngoại trừ có chồng hoặc người Mahram đi cùng” (Albukhari, Muslim).
Ông Abu Huroiroh t thuật lại lời của Thiên sứ e:
))لاَ يَحِلُّ لاِمْرَأَةٍ تُؤْمِنُ بِاللهِ وَالْيَوْمِ الآخِرِ أَنْ تُسَافِرَ مَسِيرَةَ يَوْمٍ وَلَيْلَةٍ لَيْسَ مَعَهَا حُرْمَةٌ(( رواه البخاري ومسلم.
“Người phụ nữ có đức tin nơi Allah và Ngày Sau không được phép đi xa khoảng một ngày đường (ngày và đêm) mà không có người Mahram đi cùng.” (Albukhari, Muslim).
Mức lượng trong các Hadith: ba ngày, hai ngày và một ngày đêm chỉ mang tính nói về các phương tiện di chuyển thời đó từ việc đi bằng chân và đi bằng con vật cưỡi. Và việc khác nhau về mức lượng ba ngày, hai ngày hay một ngày đêm trong các Hadith không phải là ý nghĩa muốn nói mà ý nghĩa muốn nói là tất cả cuộc đi đường được gọi là đi xa thì người phụ nữ bị cấm đi một mình.
Imam Annawawi nói trong Sharh Sahih Muslim (9/103): ]Chốt lại vấn đề: tất cả cuộc đi đường được gọi là đi xa thì người phụ nữ bị cấm đi nếu như không có chồng hay người Mahram đi cùng, dù đó là ba ngày hay hai ngày hoặc một ngày đêm hoặc ít hơn hay nhiều hơn thế. Cơ sở cho điều này là lời thuật của Ibnu Abbas t mang tính tổng quát:
))لَا تُسَافِرُ اِمْرَأَةٌ إِلَّا مَعَ ذِيْ مَحْرَم(( رواه البخاري ومسلم.
“Phụ nữ không được đi xa mà không có người Mahram đi cùng” (Albukhari, Muslim).
Hadith này bao hàm tất cả những chuyến đi được gọi là đi xa. Allah I là Đấng biết hơn hết! [
Còn những ai Fata-wa rằng phụ nữ được phép đi xa cùng với tập thể phụ nữ để thực hiện chuyến hành hương Hajj thì những người đó đã đi ngược lại với Sunnah của Thiên sứ e. Imam Al-Khita-bi nói trong Ma’a-lim Assunan (2/276, 277) cùng với Tahzdeeb của Ibnu Al-Qayyim: Quả thật Thiên sứ của Allah e cấm phụ nữ đi xa ngoại trừ có người đàn ông thuộc Mahram của cô ta đi cùng cô ta; bởi thế, việc cho phép phụ nữ đi Hajj mà không có điều kiện này, điều kiện mà Thiên sứ của Allah e đã qui định, là điều trái với đường lối Sunnah của Thiên sứ e. Như vậy, nếu việc phụ nữ ra đi không có người Mahram đi cùng là điều tội lỗi, việc thực hiện Hajj của cô ta không có giá trị bởi vì cô ta đã làm điều ngoan đạo bằng điều dẫn đến điều tội lỗi.
Tôi (tác giả) nói: Họ không tuyệt đối cho phép phụ nữ đi xa mà không có người Mahram đi cùng mà họ chỉ cho phép phụ nữ thực hiện điều đó đối với Hajj bắt buộc mà thôi.
Imam Annawawi nói trong Al-Majmu’a (8/249): Không được phép đối với Hajj khuyến khích, đi xa để kinh doanh, thăm viếng hay những công việc khác ngoại trừ phải có Mahram đi cùng.
Sự lơ là trong thời đại ngày nay về việc phụ nữ đi xa độc thân một mình trong tất cả mọi trường hợp là điều mà không ai trong giới học giả Islam đồng thuận và tán thành.
Một số người nói rằng: Người Mahram của người phụ nữ đưa cô ta lên máy bay rồi sau đó một người Mahram khác của cô ta sẽ đón cô ta khi cô ta tới nơi; bởi vì trên máy bay an toàn vì họ cho rằng trên máy bay có nhiều hành khách từ đàn ông và phụ nữ.
Chúng ta trả lời cho câu nói của họ: Không đúng, trên máy bay còn nguy hiểm hơn ở những nơi khác, bởi vì các hành khách ngồi trà trộn với nhau, có thể nam ngồi sát cạnh bên nữ và nữ sát cạnh bên nam, và có thể máy bay sẽ chuyển hướng đến một sân bay khác và người đến đón cô ta không tìm thấy cô ta và điều đó càng nguy, người phụ nữ sẽ làm gì khi ở một đất nước xa lạ và không có người Mahram đi cùng?
    Một trong các cách giữ gìn phần kín khỏi hành vi tình dục Haram là không để phụ nữ và đàn ông ở trong một không gian riêng chỉ có hai người với nhau mà không có người Mahram của cô ta ở cùng
Thiên sứ của Allah e nói:
))مَنْ كَانَ يُؤْمِنُ بِاللهِ وَالْيَوْمِ الآخِرِ فَلاَ يَخْلُوَنَّ بِامْرَأَةٍ لَيْسَ مَعَهَا ذُو مَحْرَمٍ مِنْهَا فَإِنَّ ثَالِثَهُمَا الشَّيْطَانُ(( رواه أحمد.
“Ai có đức tin nơi Allah và Ngày Sau thì chớ ở riêng với người phụ nữ không có người Mahram ở cùng, bởi quả thật, kẻ thứ ba giữa hai người họ sẽ Shaytan” (Ahmad).
Ông Amir bin Rabi’a t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
))أَلاَ لاَ يَخْلُوَنَّ رَجُلٌ بِامْرَأَةٍ إِلاَّ كَانَ ثَالِثَهُمَا الشَّيْطَانُ، إِلَّا مَحْرَم(( رواه الترمذي وأحمد.
“Chẳng phải người đàn ông không được ở riêng với phụ nữ vì kẻ thứ ba sẽ là Shaytan trừ phi người đàn ông đó Mahram” (Tirmizdi và Ahmad).
Al-Majid nói trong Al-Muntaqa: Hai Hadith này đều được Ahmad ghi lại, nhưng trong Hadith do Ibn Abbas thuật lại mang cùng nội dung thì Hadith được Albukhari và Muslim ghi lại.
Imam Ash-Shawka-ni nói trong Nil Al-Awtaar (6/120): Sự ở riêng cùng với một người phụ nữ Ajnabi (được phép kết hôn) là điều Haram được sự đồng thuận của tất cả các học giả như đã được Al-Hafizh nói trong Al-Fath. Lý do nghiêm cấm được nêu trong Hadith đó là kẻ thứ ba của hai người ở riêng là Shaytan, và sự hiện diện của Shaytan là lôi kéo làm điều tội lỗi, còn nếu có Mahram ở cùng thì được phép bởi vì điều đó sẽ ngăn cản việc làm tội lỗi có thể diễn ra.
Quả thật, một số phụ nữ cũng như những người bảo hộ của họ đã rất lơ là về việc phụ nữ ở riêng với nam giới trong nhiều tính huống:
-    Phụ nữ ở riêng cùng với người bà con của chồng, để hở gương mặt khi ở cùng với người đàn ông đó. Đây là điều vô cùng nguy hiểm. Thiên sứ của Allah e nói:
))إِيَّاكُمْ وَالدُّخُولَ عَلَى النِّسَاءِ((
“Các ngươi hãy coi chừng việc đi vào với phụ nữ ở không gian riêng”
Những người đàn ông thuộc cư dân Madinah (Al-Ansar) nói: Thưa Thiên sứ của Allah, nhưng nếu đó là người Hamu thì sao? Thiên sứ của Allah e nói:
))الْحَمْوُ الْمَوْتُ(( رواه البخاري ومسلم.
“Hamu lại càng chết” (Albukhari, Muslim).
Hamu có nghĩa là anh (em trai) chồng.
Al-Hafizh Ibnu Hajar nói trong Fat-hu Al-Ba-ry (9/331): Annawawi nói: Giới học giả đều đồng thuận những người Hamu là những người bà con của chồng như cha chồng, chú (bác) chồng, anh (em trai) chồng, con trai chồng, anh em họ của chồng, ... ; họ cũng đồng thuận rằng ý nghĩa Hamu trong Hadith không phải cha chồng hay con trai của chồng bởi vì họ là Mahram của vợ, người vợ được phép ở riêng với họ, những người này không mô tả “lại càng chết”. Theo thói thường người anh (em trai) của chồng thường ở riêng với chị dâu, và diều đó được ví như cái chết, nó còn nặng hơn việc cấm.
Học giả Ash-Shawka-ni nói trong Nil Al-Awtaar (6/122):  Lời của Người “Hamu lại càng chết” có nghĩa là càng đáng sợ hơn những người khác giống như việc sợ chết đáng sợ hơn nỗi sợ về thứ khác.
Bởi thế, hãy kính sợ Allah I hỡi quí chị em phụ nữ Muslim, quí chị em chớ đừng lơ là vấn đề này, điều mà mọi người thường không mấy quan tâm; và vấn đề là ở giáo luật chứ không phải ở tập quán và thói quen của mọi người.
-    Một số phụ nữ cũng như những người bảo hộ của họ lơ là trong việc để mặc người phụ nữ đi xe một mình cùng với tài xế mà không có người Mahram đi cùng.
Sheikh Muhammad bin Ibrahim Ali Ash-Sheikh , Mufti của vương quốc Saudi nói trong bộ Fata-wa tổng hợp của ông (10/52): Hiện tại, không còn phải nghi ngờ gì nữa rằng việc phụ nữ đi xe một mình cùng với tài xế mà không có Mahram đi cùng là điều trái với giáo luật một cách rất rõ ràng, trong sự việc này dẫn đến nhiều điều xấu dù đó là phụ nữ kín đáo hay phụ nữ cởi mở; và người đàn ông đồng ý cho người phụ nữ Mahram của y làm điều này thì y là người rất yếu trong tôn giáo, thiếu bản chất của đàn ông, không có lòng ghen cho người phụ nữ Mahram của mình. Thiên sứ của Allah e nói:
))لاَ يَخْلُوَنَّ رَجُلٌ بِامْرَأَةٍ إِلاَّ كَانَ ثَالِثَهُمَا الشَّيْطَانُ(( رواه أحمد.
“Người đàn ông không được ở riêng với phụ nữ vì kẻ thứ ba sẽ là Shaytan” (Ahmad).
Và việc phụ nữ đi xe một mình cùng với tài xế mang tính chất riêng tư hơn cả ở trong nhà hay những nơi khác bởi vì trong xe người phụ nữ không thể di chuyển đi đâu khác ngoài việc phải ngồi lại một chỗ và người tài xế có thể đưa cô ta đến bất cứ nơi nào y muốn.
Và người tham gia vào để làm mất đi không riêng của hai người phụ nữ và đàn ông phải là người lớn chứ trẻ con thì chưa đủ điều kiện cho vấn đề. Một số phụ nữ cứ tưởng mang theo đứa trẻ là coi như đã không còn mang ý nghĩa không gian riêng tư với đàn ông khi họ ở riêng với đàn ông không phải Mahram.
Imam Annawawi nói (9/159): Khi người phụ nữ Ajnabi ở riêng với người đàn ông Ajnabi mà không có người thứ ba là người Mahram của người phụ nữ đó thì đấy là điều Haram được giới học giả đồng thuận. Tương tự, nếu ở cùng với hai người họ là một đứa bé thì điều đó vẫn chưa mất đi bản chất riêng không được phép của hai người họ.
-    Một số phụ nữ cũng như những người bảo hộ của họ lơ là trong việc để mặc người phụ nữ đi gặp bác sĩ nam một mình với cái lý rằng cô ta cần phải điều trị, đó là điều cấp bách.
Đây là điều trái với giáo luật và rất nguy hiểm, không được phép thừa nhận hoặc giữ im lặng.
Sheikh Muhammad bin Ibrahim  nói trong bộ Fata-wa tổng hợp của ông (10/13): Trong bất cứ hoàn cảnh nào, việc người phụ nữ Ajnabi ở riêng với người đàn ông Ajnabi là điều bị nghiêm cấm trong giáo luật, dù người đàn ông là bác sĩ điều trị cho cô ta bởi vì Thiên sứ của Allah e đã nói:
))لاَ يَخْلُوَنَّ رَجُلٌ بِامْرَأَةٍ إِلاَّ كَانَ ثَالِثَهُمَا الشَّيْطَانُ(( رواه أحمد.
“Người đàn ông không được ở riêng với phụ nữ vì kẻ thứ ba sẽ là Shaytan” (Ahmad).
Do đó, phải đi cùng với cô ta một người Mahram, chồng hay ai khác thuộc thành phần Mahram của cô ta, và nếu không có ai đi với cô ta thì ít nhất cũng phải có những người phụ nữ họ hàng của cô ta, còn nếu không có ai trong những thành phần vừa nói và người bệnh đang nguy kịch không thể chậm trễ thì ít nhất cũng phải có y tá hay hộ lý đi cùng cô ta; còn việc đi riêng một mình là không được phép.
Tương tự, người bác sĩ nam không được phép ở riêng cùng với một người nữ Ajnabi, dù đó là nữ bác sĩ đồng nghiệp hay y tá, người thầy giáo mù hay không mù không được phép ở riêng cùng với một nữ học sinh hay sinh viên, người phụ nữ tiếp viên trên máy bay không được phép ở riêng cùng với người đàn ông Ajnabi. Đây là những điều mà nhiều người đã lơ là và không mấy quan tâm, họ xem sự việc này là văn minh, họ đã bắt chước những người ngoại đạo một cách mù quáng mà không cần quan tâm đến các giáo lý của Islam.
Người chủ nam không được ở riêng cùng với người nữ giúp việc nhà của anh ta, người nữ chủ nhà không được ở riêng cùng với người nam giúp việc. Vấn đề giúp việc là vấn đề nguy hiểm mà nhiều người đã gặp phải trong thời đại ngày nay nguyên nhân là do phụ nữ ra ngoài đi dạy và làm việc. Bởi thế, những người có đức tin nam và những người có đức tin nữ phải hết sức cẩn trọng và tránh phải đi làm ở bên ngoài.
    Phụ nữ không được phép bắt tay với đàn ông không thuộc thành phần Mahram của cô ta
Sheikh Abdul-Aziz bin Abdullah bin Baaz , chủ tịch các phòng ban nghiên cứu giáo lý, tư vấn, tuyên truyền và hướng dẫn, nói trong bộ Fata-wa của ông do cơ quan tuyên truyền và báo chí Islam xuất bản (1/185): Phụ nữ không được phép bắt tay những người khác giới không phải là thành phần Mahram của họ, dù họ là thiếu nữ hay người già, và những người khác giới dù là thanh niên hay người già; bởi vì trong sự việc đó có nguy cơ dẫn đến điều Fitnah cho cả hai giới. Quả thật, Thiên sứ của Allah e nói:
))إِنِّى لاَ أُصَافِحُ النِّسَاءَ(( رواه الترمذي والنسائي وابن ماجه وأحمد.
“Quả thật Ta không bắt tay với phụ nữ” (Tirmizdi, Annasa-i, Ibnu Ma-jah và Ahmad).
Bà A’ishah  nói:
))مَا مَسَّتْ يَدُ رَسُولِ اللهِ -صلى الله عليه وسلم- يَدَ امْرَأَةٍ قَطُّ، مَا كَانَ يُبَايِعُهُنَّ إِلَّا بِالْكَلاَمِ(( رواه البخاري ومسلم.
“Tay Thiên sứ của Allah không hề chạm tay của bất cứ người phụ nữ nào, Người chỉ giao ước với họ bằng lời nói” (Albukhari, Muslim).
Không có sự khác biệt giữa việc bắt tay có sự chạm tay trực tiếp hay gián tiếp (bằng cách đeo bao tay hay vật ngăn cách sự tiếp xúc) bởi các bằng chứng giáo lý mang tính bao quát và bởi vì nhằm mục đích ngăn những yếu tố dẫn đến điều Fitnah.
Sheikh Muhammad Al-Amin Ash-Shinqiti  nói trong Tafseer của ông Adwa Al-Bayaan (6/602, 603): Hãy biết rằng người đàn ông Ajnabi không được phép bắt tay với người phụ nữ Ajnabi, và y cũng không được phép sờ, chạm vào cơ thể của cô ta và ngược lại; bằng chứng cho điều đó:
Bằng chứng thứ nhất: Thiên sứ của Alah e đã nói:
))إِنِّى لاَ أُصَافِحُ النِّسَاءَ(( رواه الترمذي والنسائي وابن ماجه وأحمد.
“Quả thật Ta không bắt tay với phụ nữ” (Tirmizdi, Annasa-i, Ibnu Ma-jah và Ahmad).
Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:
﴿لَّقَدۡ كَانَ لَكُمۡ فِي رَسُولِ ٱللَّهِ أُسۡوَةٌ حَسَنَةٞ لِّمَن كَانَ يَرۡجُواْ ٱللَّهَ وَٱلۡيَوۡمَ ٱلۡأٓخِرَ وَذَكَرَ ٱللَّهَ كَثِيرٗا ﴾ [سورة الأحزاب: 21]
{Quả thật, nơi Thiên sứ của Allah có được một tấm gương tốt đẹp cho các ngươi noi theo, đối với những ai hy vọng điều tốt đẹp nơi Allah và ở Ngày Sau và những ai luôn tưởng nhớ đến Allah thật nhiều.} (Chương 33 – Al-‘Ahzab, câu 21).
Bởi thế, chúng ta không được bắt tay phụ nữ để tuân thủ theo đường lối của Thiên sứ e. Qua Hadith vừa nêu cho thấy Thiên sứ của Allah e không bắt tay phụ nữ, và Người không bắt tay phụ nữ ngay cả lúc nguyện thề giao ước Al-Bai’ah là bằng chứng rõ rệt nhất rằng đàn ông không được phép bắt tay với phụ nữ, và cũng không được phép sờ, chạm vào bất cứ bộ phận nào từ cơ thể của họ; bởi lẽ cái tiếp xúc có mức độ nhẹ nhất là tiếp xúc ở việc bắt tay, nếu Thiên sứ của Allah e đã cấm nó trong thời điểm cần phải thực hiện khi diễn ra cuộc giao ước thề nguyện thì điều đó chứng tỏ nó không được phép trong bất cứ trường hợp nào khác; và không ai được phép làm trái lệnh của Thiên sứ e bởi vì Người là đại diện cho giáo lý của Allah I cho nên mọi lời nói của Người, hành động của Người, thái độ và phản ứng của Người phải được tất cả cộng đồng tín phải tuân theo.
Bằng chứng thứ hai: Những gì được trình bày ở trên cho thấy rằng toàn bộ thân thể của phụ nữ đều là Awrah cần được che đậy kín đáo, và việc giáo lý qui định hạ thấp cái nhìn xuống chỉ vì nhằm mục đích lo sợ xảy ra điều Fitnah; và không phải nghi ngờ gì nữa rằng việc cơ thể chạm cơ thể là cách kích thích gây hưng phấn mạnh nhất trong vấn đề bản năng tình dục, nó kêu gọi đến với Fitnah hơn là cái nhìn của cặp mắt, và điều này hầu như ai cũng biết.
Bằng chứng thứ ba: Đó là cách để hưởng thụ khoái lạc từ người phụ nữ Ajnabi khi mà con người trong thời buổi ngày nay ít có lòng có Taqwa và mất đi lòng trung thực và ngay chính. Quả thật, chúng tôi đã được nói cho biết rất nhiều rằng có một số người chồng hôn em vợ của họ bằng cách áp má với nhau (môi gần chạm môi) và họ gọi đó là hình thức hôn để chào Salam, đây là điều Haram được giới học giả đồng thuận.

 

 

 

Lời kết
     
Hỡi những người có đức tin nam, hỡi những người có đức tin nữ, tôi xin nêu ra cho quí đạo hữu lời phán dạy của Allah, Đấng Tối Cao:
﴿قُل لِّلۡمُؤۡمِنِينَ يَغُضُّواْ مِنۡ أَبۡصَٰرِهِمۡ وَيَحۡفَظُواْ فُرُوجَهُمۡۚ ذَٰلِكَ أَزۡكَىٰ لَهُمۡۚ إِنَّ ٱللَّهَ خَبِيرُۢ بِمَا يَصۡنَعُونَ ٣٠ وَقُل لِّلۡمُؤۡمِنَٰتِ يَغۡضُضۡنَ مِنۡ أَبۡصَٰرِهِنَّ وَيَحۡفَظۡنَ فُرُوجَهُنَّ وَلَا يُبۡدِينَ زِينَتَهُنَّ إِلَّا مَا ظَهَرَ مِنۡهَاۖ وَلۡيَضۡرِبۡنَ بِخُمُرِهِنَّ عَلَىٰ جُيُوبِهِنَّۖ وَلَا يُبۡدِينَ زِينَتَهُنَّ إِلَّا لِبُعُولَتِهِنَّ أَوۡ ءَابَآئِهِنَّ أَوۡ ءَابَآءِ بُعُولَتِهِنَّ أَوۡ أَبۡنَآئِهِنَّ أَوۡ أَبۡنَآءِ بُعُولَتِهِنَّ أَوۡ إِخۡوَٰنِهِنَّ أَوۡ بَنِيٓ إِخۡوَٰنِهِنَّ أَوۡ بَنِيٓ أَخَوَٰتِهِنَّ أَوۡ نِسَآئِهِنَّ أَوۡ مَا مَلَكَتۡ أَيۡمَٰنُهُنَّ أَوِ ٱلتَّٰبِعِينَ غَيۡرِ أُوْلِي ٱلۡإِرۡبَةِ مِنَ ٱلرِّجَالِ أَوِ ٱلطِّفۡلِ ٱلَّذِينَ لَمۡ يَظۡهَرُواْ عَلَىٰ عَوۡرَٰتِ ٱلنِّسَآءِۖ وَلَا يَضۡرِبۡنَ بِأَرۡجُلِهِنَّ لِيُعۡلَمَ مَا يُخۡفِينَ مِن زِينَتِهِنَّۚ وَتُوبُوٓاْ إِلَى ٱللَّهِ جَمِيعًا أَيُّهَ ٱلۡمُؤۡمِنُونَ لَعَلَّكُمۡ تُفۡلِحُونَ ٣١﴾ [سورة النور:30، 31]
{Hãy bảo những người đàn ông có đức tin hạ thấp cái nhìn xuống và giữ gìn phần kín của họ. Điều đó tốt cho họ hơn bởi vì Allah am tường mọi điều họ làm. Và hãy bảo những người phụ nữ có đức tin hạ thấp cái nhìn xuống và giữ gìn phần kín của họ; hãy bảo họ chớ phô bày nhan sắc ra ngoài ngoại trừ bộ phận nào lộ ra ngoài tự nhiên (hai bàn tay, gương mặt, ..); và họ phải kéo khăn choàng phủ lên ngực; và họ chớ phô bày nhan sắc ngoại trừ đối với chồng , cha ruột, cha chồng, con trai ruột, con trai của chồng, các anh em (trai) ruột, hoặc con trai của các anh (em trai) ruột, hoặc con trai của các chị (em gái) ruột, hoặc những người phụ nữ giúp việc, hoặc những người nô lệ thuộc quyền sỡ hữu của họ, hoặc những người đàn ông phục dịch đã mãn dục, hoặc những đứa bé chưa có cảm giác sinh lý với phần kín của phụ nữ; và hãy bảo họ chớ đi giậm chân mạnh xuống đất để gây chú ý người khác về vẻ đẹp được giấu kín của họ. Và hãy quay về sám hối với Allah, tất cả các ngươi, hỡi những người có đức tin, mong rằng các người được thành công.} (Chương 24 – Annur, câu 30, 31).