Xác Minh Và Trình Bày Các Ẩn Khúc Liên Quan Đến Hajj, U’mroh Và Thăm Viếng Dựa Theo Qur’an Và Sunnah

Đây là phần xuất bản cuối cùng của quyển sách "Xác Minh Và Trình Bày Các Ẩn Khúc Liên Quan Đến Hajj, U’mroh Và Thăm Viếng Dựa Theo Qur’an Và Sunnah" của Sheikh Ibnu Baaz, gồm việc xác minh và khẳng định rất nhiều giáo lý liên quan đến Hajj, U’mroh và thăm viếng Masjid Nabawi dựa theo Qur’an và Sunnah.

Xác Minh Và Trình Bày Các Ẩn Khúc Liên Quan Đến Hajj, U’mroh Và Thăm Viếng Dựa Theo Qur’an Và Sunnah

التحقيق والإيضاح لكثير من مسائل الحج والعمرة والزيارة على ضوء الكتاب والسنة
>Tiếng Việt – Vietnamese – <فيتنامية
        
Tác giả: Sheikh Abdul Aziz bin Abdullah bin Baaz



Chuyển ngữ: Abu Hisaan Ibnu Ysa


 

التحقيق والإيضاح
لكثير من مسائل الحج والعمرة والزيارة
على ضوء الكتاب والسنة


        

اسم المؤلف: عبد العزيز بن عبد الله بن باز




ترجمة: أبو حسان ابن عيسى

 


بِسْمِ اللهِ الرَّحْمَنِ الرَّحِيْمِ
Nhân danh Allah, Đấng Rất Mực Độ Lượng,
Đấng Rất Mực Khoan Dung

Lời Mở Đầu
الحَمْدُ لِلَّهِ وَحْدَهُ وَالصَّلَاةُ وَالسَّلَامُ عَلَى مَنْ لَا نَبِيَّ بَعْدَهُ، أَمَّا بَعْدُ:
Alhamdulillah, xin tạ ơn Allah Đấng duy nhất, và cầu xin bình an, phúc lành cho những ai sống sau Nabi, Ammaa Ba’d:
Đây là quyển sách xác minh và trình bày các ẩn khúc liên quan đến hành hương Hajj, U’mroh và thăm viếng dựa theo Kinh Sách của Allah và Sunnah của Thiên Sứ ﷺ của Ngài. Trước tiên, tôi viết nó vì bản thân, song dành cho những tín hữu Muslim nào được Allah cho cơ hội đọc nó.
Quyển sách đã được xuất bản lần đầu vào năm 1363 Hồi lịch dưới sự tài trợ của Quốc Vương Abdul Aziz bin Abdur Rohmaan Al-Faisol - cầu xin Allah vinh danh linh hồn ông và ban thưởng trọng hậu cho ông -.
Ngoài ra, tôi còn mở rộng việc xác minh do thấy đó là cần thiết và cho xuất bản lại nhằm mang lại hữu ích nhiều hơn cho cộng đồng, tôi đặt tên sách là “Xác Minh Và Trình Bày Các Ẩn Khúc Liên Quan Đến Hajj, U’mroh Và Thăm Viếng Dựa Theo Qur’an Và Sunnah”, và tôi thêm vào một vài chú ý quan trọng khác nhằm gia tăng hữu ích cho quyển sách. Nay quyển sách được tái xuất bản nhiều lần.
Bề tôi khẩn cầu Allah ban hữu ích cho quyển sách, xin hãy biến nó thành việc làm thành tâm của bề tôi, xin chấp nhận nó là lý do để bề tôi được thiên đàng vĩnh cửu, rằng Ngài là Đấng mà bề tôi phó thác, phúc thay cho việc phó thác đó, rằng không có chuyển động và quyền lực nào phát huy ngoại trừ Allah Đấng Tối Cao, Đấng Vĩ Đại muốn.
Tác giả
Abdul Aziz bin Abdullah bin Baaz
Mufti (tổng thẩm phán) của Vương Quốc Saudi Arabia
Tổng Hội U’lama cấp cao và Văn Phòng nghiên cứu giáo lý và phúc đáp

 

 

 

 


Nội Dung Quyển Sách

بِسْمِ اللهِ الرَّحْمَنِ الرَّحِيْمِ
Nhân danh Allah, Đấng Rất Mực Độ Lượng,
Đấng Rất Mực Khoan Dung

اَلْحَمْدُ لِلَّهِ رَبِّ الْعَالَمِيْنَ، وَالْعَاقِبَةُ لِلْمُتَّقِينَ، وَالصَّلَاةُ وَالسَّلَامُ عَلَى عَبْدِهِ وَرَسُولِهِ مُحَمَّدٍ وَعَلَى آلِهِ وَصَحْبِهِ أَجْمَعِيْنَ، أَمَّا بَعْدُ:
Alhamdulillah, xin tạ ơn Allah Đấng Chúa Tể của vủ trụ và muôn loài, và rằng kết quả tốt đẹp sẽ thuộc về nhóm người biết kính sợ. Cầu xin Ngài ban bình an và phúc lành cho vị nô lệ và là Thiên Sứ của Ngài Muhammad, cho gia quyến của Người và cho tất cả bằng hữu của Người, Ammaa Ba’d:
Đây là bức thông điệp sơ lược về hành hương Hajj bao gồm giá trị, văn hóa hành hương và những kiến thức cần thiết hỗ trợ cho những ai có ý định thực hiện bổn phận này. Song trình bày các vấn đề quan trọng liên quan đến Hajj, U’mroh và thăm viếng dưới hình thức sơ lược, bám sát Qur’an và Sunnah theo phương châm khuyên bảo và nhắc nhở tín đồ Muslim bởi sắc lệnh của Allah:
﴿وَذَكِّرۡ فَإِنَّ ٱلذِّكۡرَىٰ تَنفَعُ ٱلۡمُؤۡمِنِينَ ٥٥﴾ الذاريات: 55
Và hãy nhắc nhở vì sự nhắc nhở sẽ mang lại điều hữu ích cho những người có đức tin. Al-Zariyat: 55 (chương 51), và Allah phán:
﴿وَإِذۡ أَخَذَ ٱللَّهُ مِيثَٰقَ ٱلَّذِينَ أُوتُواْ ٱلۡكِتَٰبَ لَتُبَيِّنُنَّهُۥ لِلنَّاسِ وَلَا تَكۡتُمُونَهُۥ فَنَبَذُوهُ وَرَآءَ ظُهُورِهِمۡ وَٱشۡتَرَوۡاْ بِهِۦ ثَمَنٗا قَلِيلٗاۖ فَبِئۡسَ مَا يَشۡتَرُونَ ١٨٧﴾ آل عمران: 187
{Và hãy nhớ khi TA (Allah) đã lấy giao ước của những kẻ được ban cho Kinh Sách: “Rằng phải công bố cho thiên hạ (về sứ mạng của Muhammad), tuyệt đối không được giấu che”. Tiếc thay chúng lại quẳng lời giao ước ra sau lưng và bán nó đi với giá rẻ mạc, thật tồi tệ thay cho việc đổi chác của chúng.} Ali I’mron: 187 (Chương 3), và Allah phán:
﴿وَتَعَاوَنُواْ عَلَى ٱلۡبِرِّ وَٱلتَّقۡوَىٰۖ﴾ المائدة: 2
Và hãy giúp đỡ nhau trên phương diện đạo đức và kính sợ Allah. Al-Maa-idah: 2 (chương 5).
Tương tự, vì Hadith Soheeh từ Thiên Sứ ﷺ đã nói:
{الدِّينُ النَّصِيحَةُ}
“Din (tức tôn giáo) là lời khuyên bảo.” Mọi người hỏi: “Vì ai, thưa Thiên Sứ ?” Người đáp:
{لِلَّهِ وَلِكِتَابِهِ وَلِرَسُولِهِ وَلِأَئِمَّةِ الْمُسْلِمِينَ وَعَامَّتِهِمْ}
“Vì Allah, vì Kinh Sách của Ngài, vì Rasul của Ngài, vì những Imam của người Muslim và vì toàn thể cộng đồng.”( ) và theo Al-Tobaroni ghi từ Huzaifah  rằng Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَنْ لَمْ يَهْتَمْ بِأَمْرِ الْمُسْلِمِيْنَ فَلَيْسَ مِنْهُمْ وَمَنْ لَمْ يَمْسِ وَيُصْبِحْ نَاصِحاً لِلَّهِ وَلِكِتَابِهِ وَلِرَسُوْلِهِ وَلِأَئِمَّةِ الْمُسْلِمِيْنَ وَعَامَّتِهِمْ فَلَيْسَ مِنْهُمْ }
“Ai không quan tâm đến chuyện của người Muslim thì y không thuộc về họ và ai không sáng chiều khuyên bảo vì Allah, vì Kinh Sách của Ngài, vì Thiên Sứ của Ngài, vì lãnh đạo Muslim và vì giáo dân Muslim thì y không thuộc về họ.”
Bề tôi khẩn cầu Allah ban hữu ích cho quyển sách, xin hãy biến nó thành việc làm thành tâm của bề tôi, xin chấp nhận nó là lý do để bề tôi được thiên đàng vĩnh cửu, rằng Ngài là Đấng mà bề tôi phó thác, phúc thay cho việc phó thác đó, rằng không có chuyển động và quyền lực nào phát huy ngoại trừ Allah Đấng Tối Cao, Đấng Vĩ Đại muốn.

 

Chuyên mục
Về bằng chứng bắt buộc thực hiện Hajj và U’mroh và phải tranh thủ thực hiện
Rằng Allah đã bắt buộc đám nô lệ của Ngài phải thực hiện cuộc hành hương Hajj tại Ngôi Đền Ka’bah và Ngài định nó thành một trong năm nền tảng của Islam, Allah phán:
﴿وَلِلَّهِ عَلَى ٱلنَّاسِ حِجُّ ٱلۡبَيۡتِ مَنِ ٱسۡتَطَاعَ إِلَيۡهِ سَبِيلٗاۚ وَمَن كَفَرَ فَإِنَّ ٱللَّهَ غَنِيٌّ عَنِ ٱلۡعَٰلَمِينَ ٩٧﴾ آل عمران: 97
{Và việc đi hành hương Hajj dâng lên Allah tại ngôi đền (Ka'bah) là bổn phận đối với tín đồ Muslim nào trong nhân loại hội tụ đủ khả năng phải tìm đến đấy (hành hương). Còn ai phủ nhận việc hành hương thì y là kẻ phản đạo, quả thật, Allah rất giàu có không cần đến nhân loại. Ali I’mron: 97 (chương 3).
Và theo hai bộ Soheeh, từ Ibnu U’mar , rằng Thiên Sứ ﷺ đã nói:
{بُنِيَ الإِسْلاَمُ عَلَى خَمْسٍ: شَهَادَةِ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ وَإِقَامِ الصَّلاَةِ وَإِيتَاءِ الزَّكَاةِ وَصَوْمِ رَمَضَانَ وَحَجِّ الْبَيْتِ الْحَرَامِ}
“Islam được xây dựng trên năm trụ cột, lời tuyên thệ Laa i laa ha il lol loh và Muhammad là Rasul của Allah, dâng lễ Salah, xuất Zakat, nhịn chay Ramadan và hành hương Hajj tại Ngôi Đền Ka'bah.”( )  
Theo Sa-e’d ghi trong bộ Sunan từ U’mar bin Al-Khottob  đã nói:
{لَقَدْ هَمَمْتُ أَنْ أَبْعَثَ رِجَالاً إِلَى هَذِهِ الْأَمْصَارِ فَيَنْظُرُوْا كُلَّ مَنْ كَانَ لَهُ جِدَةٌ وَلَمْ يَحُجَّ لِيَضْرِبُوْا عَلَيْهِمُ الْجِزْيَةَ مَا هُمْ بِمُسْلِمِيْنَ مَا هُمْ بِمُسْلِمِيْنَ}
“Ta vốn có ý định cử những người đàn ông đi khảo sát toàn lãnh thổ này, xem rằng những người thừa của nhưng không đi hành hương Hajj bắt họ phải đóng thuế thân, bởi họ không thuộc người Muslim, rằng họ không thuộc người Muslim.” Và được ghi chép từ Aly  đã nói rằng:
{مَنْ قَدَرَ عَلَى الْحَجِّ فَتَرَكَهُ فَلَا عَلَيْهِ أَنْ يَمُوْتَ يَهُوْدِيًّا أَوْ نَصْرَانِيًّا}
“Rằng ai có khả năng hành hương Hajj nhưng lại không đi thì hãy mặc cho y chết là người Do Thái hoặc là người Thiên Chúa.”
Và bắt buộc những ai có khả năng hành hương Hajj phải tranh thủ thực hiện, bởi được truyền lại từ Ibnu A’bbaas , rằng Thiên Sứ ﷺ đã nói:
{تَعْجَّلُوا إِلَى الْحَجِّ - يَعْنِى الْفَرِيضَةَ - فَإِنَّ أَحَدَكُمْ لاَ يَدْرِي مَا يَعْرِضُ لَهُ}
“Các ngươi hãy tranh thủ hành hương Hajj – tức Hajj bắt buộc – vì rằng không ai trong các ngươi biết được chuyện gì sẽ xảy ra với mình.”( )
Và bổn phận hành hương Hajj phải thực hiện ngay khi đã đủ điều kiện và khả năng, bởi câu Kinh Allah phán rất rõ:
﴿وَلِلَّهِ عَلَى ٱلنَّاسِ حِجُّ ٱلۡبَيۡتِ مَنِ ٱسۡتَطَاعَ إِلَيۡهِ سَبِيلٗاۚ وَمَن كَفَرَ فَإِنَّ ٱللَّهَ غَنِيٌّ عَنِ ٱلۡعَٰلَمِينَ ٩٧﴾ آل عمران: 97
{Và việc đi hành hương Hajj dâng lên Allah tại ngôi đền (Ka'bah) là bổn phận đối với tín đồ Muslim nào trong nhân loại hội tụ đủ khả năng phải tìm đến đấy (hành hương). Còn ai phủ nhận việc hành hương thì y là kẻ phản đạo, quả thật, Allah rất giàu có không cần đến nhân loại. Ali I’mron: 97 (chương 3). Và vì Thiên Sứ ﷺ đã nói trong bài Khutbah:
{أَيُّهَا النَّاسُ قَدْ فَرَضَ اللَّهُ عَلَيْكُمُ الْحَجَّ فَحُجُّوا}
“Này mọi người, rằng Allah đã sắc lệnh các ngươi phải hành hương, các ngươi hãy hành hương đi.”( )
Và được truyền lại nhiều Hadith bắt buộc phải thực hiện U’mroh, trong số đó có câu trả lời của Thiên Sứ ﷺ khi Jibril  hỏi Người về Islam, Người ﷺ đáp:
{الإِسْلاَمُ أَنْ تَشْهَدَ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللَّهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللَّهِ وَأَنْ تُقِيمَ الصَّلاَةَ وَتُؤْتِيَ الزَّكَاةَ وَتَحُجَّ وَتَعْتَمِرَ وَتَغْتَسِلَ مِنَ الْجَنَابَةِ وَتُتِمَّ الْوُضُوءَ وَتَصُومَ رَمَضَانَ}
“Islam là anh phải tuyên thệ La i la ha il lol loh và Muhammad ro su lul loh, hành lễ Salah, xuất Zakat, hành hương Hajj và U’mroh, tắm Junub, chỉnh chu Wudu và nhịn chay Ramadan.”( ) Hadith do Ibnu Khuzaimah, Al-Daaruqotni ghi từ Hadith của U’mar bin Al-Khottob , và Al-Daaruqotni nói: “Đường truyền của Hadith này là rõ ràng Soheeh.”
Ngoài ra còn có Hadith của A’-ishah  đã hỏi: “Thưa Thiên Sứ, có bắt buộc phụ nữ phải Jihaad không ?” Người đáp:
{نَعَمْ عَلَيْهِنَّ جِهَادٌ لاَ قِتَالَ فِيهِ الْحَجُّ وَالْعُمْرَةُ}
“Có, buộc các nàng phải Jihaad không giết chóc trong nó, đó là Hajj và U’mroh.”( )
Và Hajj và U’mroh chỉ bắt buộc một lần duy nhất trong đời, bởi Thiên Sứ ﷺ đã nói:
{الْحَجُّ مَرَّةً فَمَنْ زَادَ فَهُوَ تَطَوُّعٌ}
“Hajj chỉ một lần, ai làm thêm thì xem đó là tự nguyện.”( )
Bên cạnh đó khuyến khích thực hiện Hajj và U’mroh càng nhiều càng tốt do được ghi chép trong hai bộ Soheeh từ Abu Huroiroh  dẫn lời Thiên Sứ ﷺ:
{الْعُمْرَةُ إِلَى الْعُمْرَةِ كَفَّارَةٌ لِمَا بَيْنَهُمَا وَالْحَجُّ الْمَبْرُورُ لَيْسَ لَهُ جَزَاءٌ إِلاَّ الْجَنَّةُ}
“Tội lỗi được xóa từ U’mroh này đến U’mroh tới, và không có phần thưởng nào dành cho Hajj được chấp nhận ngoài thiên đàng cả.”( )


Chuyên mục
Về bắt buộc phải sám hối và rời khỏi sự bất công
Khuyến khích tín đồ Muslim nào có quyết định hành hương Hajj hoặc U’mroh nhắn nhủ lại gia đình và bạn bè lời kính sợ Allah bằng cách thực thi theo sắc lệnh của Ngài và tránh xa mọi điều Ngài cấm.
Và nên viết lại khoản nợ thiếu người ta và người ta thiếu là bao nhiêu, xong cho người làm chứng. Sau đó hãy tranh thủ sám hối với Allah tất cả tội lỗi đã phạm bằng lòng thành khẩn, bởi Allah phán:
﴿وَتُوبُوٓاْ إِلَى ٱللَّهِ جَمِيعًا أَيُّهَ ٱلۡمُؤۡمِنُونَ لَعَلَّكُمۡ تُفۡلِحُونَ ٣١﴾ النور: 31
Và hãy quay về sám hối với Allah về tất cả mọi tội lỗi đã phạm đi hỡi những người có đức tin, để may ra các ngươi được chiến thắng. Al-Noor: 31 (chương 24).
Cách sám hối thật lòng là dừng và chấm dứt ngay tội lỗi, hối hận với hành động sai quấy đó và khẳng định với lòng sẽ không tái phạm, nếu có bất công với ai đó giống như đánh đập hoặc chiếm đoạt tiền bạc hoặc xúc phạm danh dự thì cần phải giải quyết đứt đoạn trước khi xuất phát cuộc hành hương, bởi được truyền lại Soheeh từ Thiên Sứ ﷺ đã nói:
{مَنْ كَانَ عِنْدَهُ مَظْلَمَةٌ لِأَخِيهِ مِنْ مَالٍ أَوْ عِرْضٍ فَلْيَتَحَلَّلِ الْيَوْمَ، قَبْلَ أَنْ لاَ يَكُونَ دِينَارٌ وَلاَ دِرْهَمٌ، إِنْ كَانَ لَهُ عَمَلٌ صَالِحٌ أُخِذَ مِنْهُ بِقَدْرِ مَظْلَمَتِهِ، وَإِنْ لَمْ تَكُنْ لَهُ حَسَنَاتٌ أُخِذَ مِنْ سَيِّئَاتِ صَاحِبِهِ فَحُمِلَ عَلَيْهِ}
“Ai đã từng chiếm đoạt tài sản hoặc xúc phạm đến danh dự của người anh em mình thì ngay hôm nay hãy giải quyết cho xong, trước khi vàng và bạc không còn giá trị nữa mà phải bồi thường bằng công đức tương ứng với trọng lượng bất công của y, nếu không có công đức để trả thì sẽ phải nhận lãnh tội lỗi thay cho người mà y đã bất công.”( )
Nên sử dụng đồng tiền Halal, sạch sẽ trong việc hành hương Hajj và U’mroh, bởi được truyền chính xác từ Thiên Sứ ﷺ rằng:
{إِنَّ اللهَ طَيِّبٌ لاَ يَقْبَلُ إِلاَّ طَيِّبًا}
“Rằng Allah là Đấng Toiyib không bao giờ chấp nhận ngoại trừ những điều tốt đẹp.”( ) và được Al-Tobaroni ghi từ Abu Huroiroh , rằng Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِذَا خَرَجَ الرَّجُلُ حَاجًّا بنفَقَةٍ طَيِّبَةٍ، وَوَضَعَ رِجْلَهُ فِي الْغَرْزِ، فَنَادَى: لَبَّيْكَ اللَّهُمَّ لَبَّيْكَ، نَادَاهُ مُنَادٍ مِنَ السَّمَاءِ: لَبَّيْكَ وَسَعْدَيْكَ، زَادُكَ حَلَالٌ، وَرَاحِلَتُكَ حَلَالٌ، وَحَجُّكُ مَبْرُورٌ غَيْرُ مَأْزُورٍ، وَإِذَا خَرَجَ بِالنَّفَقَةِ الْخَبِيثَةِ، فَوَضَعَ رِجْلَهُ فِي الْغَرْزِ، فَنَادَى: لَبَّيْكَ اللَّهُمَّ لَبَّيْكَ، نَادَاهُ مُنَادٍ مِنَ السَّمَاءِ: لَا لَبَّيْكَ وَلا سَعْدَيْكَ، زَادُكَ حَرَامٌ وَنَفَقَتُكَ حَرَامٌ، وَحَجُّكَ غَيْرُ مَبْرُورٍ}
“Khi người đàn ông hành hương Hajj bằng đồng tiền sạch sẽ, lúc y xuất phát nói: “Xin tuân lệnh Ngài, lạy Allah xin tuân lệnh Ngài” thì có lời gọi y từ trên trời: “Sẵn sàng đây vì lương thực của ngươi là Halal, chuyến đi của ngươi là Halal và Hajj của ngươi được công nhận không bị lãng phí.” Còn khi y ra đi bằng đồng tiền Harom, bẩn thiểu, lúc y xuất phát nói: “Xin tuân lệnh Ngài, lạy Allah xin tuân lệnh Ngài” thì có lời gọi y từ trên trời: “Không thấu đâu lời gọi của ngươi vì thương thực của ngươi là Harom, tiền bạc của ngươi cũng Harom và Hajj của Ngươi không được công nhận.””
Người hành hương nên tuyệt đối không xin xỏ người khác bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{وَمَنْ يَسْتَعْفِفْ يُعِفَّهُ اللَّهُ، وَمَنْ يَسْتَغْنِ يُغْنِهِ اللَّهُ}
“Và ai không xin xỏ người khác sẽ được Allah phù hộ y và ai hài lòng với gì mình có sẽ được Allah cho y thỏa mãn.”( ) và Thiên Sứ ﷺ nói:
{لَا يَزَالُ الرَّجُلُ يَسْأَلُ النَّاسَ حَتَّى يَأْتِىَ يَوْمَ الْقِيَامَةِ لَيْسَ فِي وَجْهِهِ مُزْعَةُ لَحْمٍ}
“Người đàn ông mãi xin xỏ thiên hạ đến nổi vào ngày tận thế trên mặt y không còn miếng thịt nào.”( ) Vì vậy, bắt buộc người hành hương phải định tâm việc hành hương Hajj và U’mroh của mình là chỉ vì Allah duy nhất và vì sự hưởng thụ vĩnh cửu ở ngày sau, tận dụng mọi thời gian làm Allah hài lòng bằng lời nói và hành động khôn ngoan tại các địa điểm hành hương thiêng liêng và trừ khử tạp niệm vì lợi nhuận trần gian hoặc khoe khoan để lấy làm hãnh diện, để lấy danh tiếng, nếu vậy thì đây là sự định tâm thối tha nhất và là nguyên nhân xóa sạch việc hành đạo, làm cho cuộc hành hương không được công nhận giống như Allah phán:
﴿مَن كَانَ يُرِيدُ ٱلۡحَيَوٰةَ ٱلدُّنۡيَا وَزِينَتَهَا نُوَفِّ إِلَيۡهِمۡ أَعۡمَٰلَهُمۡ فِيهَا وَهُمۡ فِيهَا لَا يُبۡخَسُونَ ١٥ أُوْلَٰٓئِكَ ٱلَّذِينَ لَيۡسَ لَهُمۡ فِي ٱلۡأٓخِرَةِ إِلَّا ٱلنَّارُۖ وَحَبِطَ مَا صَنَعُواْ فِيهَا وَبَٰطِلٞ مَّا كَانُواْ يَعۡمَلُونَ ١٦﴾ هود: 15 – 16
{Ai muốn đời sống trần tục này với vẻ hào nhoáng của nó thì TA sẽ trả đầy đủ phần công lao của chúng nơi đó và chúng sẽ không bị cắt giảm một tí nào nơi đó * Chúng là những kẻ không hưởng được gì ở đời sau ngoài hỏa ngục. (Lúc đó chúng sẽ nhận thấy rằng) công trình của chúng nơi trần gian sẽ tiêu tan, và những việc làm mà chúng đã từng làm sẽ trở thành vô nghĩa.} Hud: 15 - 16 (chương 11), và Allah phán:
﴿مَّن كَانَ يُرِيدُ ٱلۡعَاجِلَةَ عَجَّلۡنَا لَهُۥ فِيهَا مَا نَشَآءُ لِمَن نُّرِيدُ ثُمَّ جَعَلۡنَا لَهُۥ جَهَنَّمَ يَصۡلَىٰهَا مَذۡمُومٗا مَّدۡحُورٗا ١٨ وَمَنۡ أَرَادَ ٱلۡأٓخِرَةَ وَسَعَىٰ لَهَا سَعۡيَهَا وَهُوَ مُؤۡمِنٞ فَأُوْلَٰٓئِكَ كَانَ سَعۡيُهُم مَّشۡكُورٗا ١٩﴾ الإسراء: 18 - 19
Ai có tâm niệm hưởng thụ ngay trong đời sống trần tục thì TA sẽ toại nguyện cho kẻ nào TA muốn, sau đó TA quẳng y vào hỏa ngục đầy nhục nhã đau thương * Và ai có tâm niệm hướng về ngày sau nên luôn nổ lực hành đạo và hết lòng tin tưởng. Chắc chắn sự nổ lực đó sẽ được đền đáp xứng đáng. Al-Isro: 18 - 19 (chương 17).
Và được truyền lại Soheeh từ Thiên Sứ ﷺ, Người thuật lại lời phán của Allah:
{أَنَا أَغْنَى الشُّرَكَاءِ عَنِ الشِّرْكِ مَنْ عَمِلَ عَمَلاً أَشْرَكَ مَعِي فِيهِ غَيْرِي تَرَكْتُهُ وَشِرْكَهُ}
“TA rất giàu có không cần phải chia sớt, ai chia sớt việc hành đạo vì TA cho kẻ khác thì TA bỏ mặc y và việc chia sớt đó của y.”( )
Trong chuyến khi nên tìm kết bạn với những người ngoan đạo, biết kính sợ, có kiến thức Islam và tránh xa những người ăn chơi, hư đốn.
Trước khi hành hương nên học hỏi nghi thức hành hương Hajj và U’mroh, tư vấn những vấn đề chưa hiểu rõ có thế mới thờ phượng Allah bằng kiến thức. Đến khi an tọa trên vật cưỡi hoặc xe hoặc máy bay hoặc bất cứ phương tiện nào thì nên cầu xin như sau:
{بِسْمِ اللهِ، الحَمْدُ لِلَّهِ، اللهُ أَكْبَرُ، اللهُ أَكْبَرُ، اللهُ أَكْبَرُ ﴿سُبۡحَٰنَ ٱلَّذِي سَخَّرَ لَنَا هَٰذَا وَمَا كُنَّا لَهُۥ مُقۡرِنِينَ ١٣ وَإِنَّآ إِلَىٰ رَبِّنَا لَمُنقَلِبُونَ ١٤﴾ اللَّهُـمَّ إِنَّا نَسْـأَلُكَ فِـي سَفَـرِنَا هَـذَا الْبِرَّ وَالتَّقْـوَى، وَمِـنَ الْعَمَلِ مَـا تَرْضَى. اللَّهُـمَّ هَوِّنْ عَلَيْنَـا سَفَـرَنَا هَـذَا، وَاطْوِ عَنَّا بُعْـدَهُ. اللَّهُمَّ أَنْتَ الصَّـاحِبُ فِـي السَّـفَرِ، وَالْخَلِيفَةُ فِـي الْأَهْلِ. اللَّهُـمَّ إِنِّـي أَعُـوذُ بِكَ مِـنْ وَعْثَاءِ السَّـفَرِ، وَكَآبَةِ الْمَنْظَرِ، وَسُـوءِ الْمُنْقَلَبِ فِـي الْمَـالِ وَالْأَهْلِ}
“Bis mil lah, al ham du lil lah, Sub haa nal la zi sakh kho ro la naa haa za wa maa kun naa la hu muq ri n.i.n, wa in naa i la rab bi naa la mun qo li bun Ol lo hum ma in naa nas a lu ka fi sa fa ri naa haa zal bir ro wat taq wa, wa mi nal a’ ma li maa tar dho. Ol lo hum ma haw win a’ lai naa sa fa ro naa haa za, wot wi a’n naa bua’ dah. Ol lo hum ma an tos so hi bi fis sa far, wal kho li fa tu fil ah li. Ol lo hum ma in ni a u’ zu bi min wa’ thaa is sa far, wa ka ã ba til man zor, wa su il mun qo la bi fil maa li wal ah li.”( ) Hadith do Muslim ghi từ Ibnu U’mar .
Trong suốt chuyến hành hương nên duy trì việc tụng niệm, cầu xin tha thứ, khấn vái và van nài Allah, xướng đọc và tìm hiểu ý nghĩa Qur’an, bảo vệ các lễ nguyện Salah cùng tập thể, tránh xa mọi lời nói tán gẫu vô bổ, phù phiếm, hạn chế đùa giỡn, tuyệt đối không nói xấu, nói dóc, nói càng, nói bừa, chế giễu mọi người trong số tín đồ Muslim.
Nên cư xử tốt với mọi người đi cùng, giúp đỡ họ với khả năng có thể và tuyệt đối không làm phiền hoặc gây khó chịu tới mọi người, luôn thực thi sứ mạng kêu gọi mọi người làm tốt và khuyên bảo mọi người bỏ điều Harom theo cách không ngoan với khả năng có thể.

 

 

 

 

 

 

 

Chuyên mục
Về người hành hương Hajj cần làm gì khi đến Miqot
Khi đến Miqot khuyến khích người hành hương tắm và xịt dầu thơm lên cơ thể, bởi khi đến Miqot Thiên Sứ ﷺ cởi hết quần áo trên người mà mặc đồ Ehrom sau khi tắm như được ghi chép trong hai bộ Soheeh từ bà A’-ishah  kể:
{كُنْتُ أُطَيِّبُ رَسُولَ اللَّهِ ﷺ لِإِحْرَامِهِ قَبْلَ أَنْ يُحْرِمَ وَلِحِلِّهِ قَبْلَ أَنْ يَطُوفَ بِالْبَيْتِ}
“Tôi là người sức dầu thơm cho Thiên Sứ ﷺ của Allah trước khi Người Ehrom và sau khi Người Tahallul trước khi Tawwaaf.”( )
Và Thiên Sứ ﷺ đã ra lệnh A’-ishah  lúc đang có kinh sau khi đã Ehrom U’mroh tắm rửa và Ehrom lại Hajj, và Thiên Sứ ﷺ đã ra lệnh bà Asma  bint A’mis  sau khi đã hạ sinh tại Miqot Zul Hulaifah tắm rửa và băng kín, xong Ehrom.( ) Qua đây cho thấy khi phụ nữ đến Miqot trong lúc đang có kinh nguyệt hoặc ra máu hậu sản thì phải tắm, xong Ehrom cùng mọi người và thực hiện mọi nghi thức Hajj ngoại trừ việc Tawwaaf giống như Thiên Sứ ﷺ ra lệnh A’-ishah và Asma.
Ngoài ra còn khuyến khích người hành hương nên tỉa ngắn râu mép, hớt móng tay, cạo lông nách và lông phần kín bởi Thiên Sứ ﷺ đã ra lệnh phải thực hiện điều này trong khoảng thời gian nhất định như được chép trong hai bộ Soheeh từ Abu Huroiroh  dẫn lời Thiên Sứ ﷺ:  
{الْفِطْرَةُ خَمْسٌ الْخِتَانُ، وَالاِسْتِحْدَادُ، وَقَصُّ الشَّارِبِ، وَتَقْلِيمُ الأَظْفَارِ، وَنَتْفُ الآبَاطِ}
“Việc làm tự nhiên gồm năm: Cắt da qui đầu, sử dụng vật sắc cạo lông phần kín, tỉa râu mép, hớt móng tay và nhổ lông nách.”( ) và theo Soheeh Muslim từ Anas  kể:
{وُقِّتَ لَنَا فِى قَصِّ الشَّارِبِ وَتَقْلِيمِ الأَظْفَارِ وَنَتْفِ الإِبْطِ وَحَلْقِ الْعَانَةِ أَنْ لاَ نَتْرُكَ أَكْثَرَ مِنْ أَرْبَعِينَ لَيْلَةً}
“Đã qui định thời gian cho chúng ta phải tỉa râu mép, hớt móng tay, nhổ lông nách, cạo lông sinh dục, không được để quá bốn mươi ngày.”( ) và theo Al-Nasaa-i ghi rằng:
{وَقَّتَ لَنَا رَسُوْلُ اللهِ ﷺ}
“Thiên Sứ ﷺ đã qui định thời gian cho chúng ta.” Hadith do Ahmad, Abu Dawood, Al-Tirmizhi ghi và lời Hadith của Al-Nasaa-i.
Cấm cả nam lẫn nữ hớt hoặc cắt hoặc nhổ tóc.
Về râu cằm thì tuyệt đối không được cạo cứ mặc nó mọc tự nhiên như được ghi trong hai bộ Soheeh từ Ibnu U’mar  dẫn lời Thiên Sứ ﷺ:
{خَالِفُوا الْمُشْرِكِينَ، وَفِّرُوا اللِّحَى، وَأَحْفُوا الشَّوَارِبَ}
“Các ngươi hãy làm khác người Đa Thần, hãy nuôi râu cằm và tỉa râu mép.”( ) và theo Muslim ghi trong bộ Soheeh của ông từ Abu Huroiroh  dẫn lời Thiên Sứ ﷺ:
{جُزُّوا الشَّوَارِبَ وَأَرْخُوا اللِّحَى خَالِفُوا الْمَجُوسَ}
“Các ngươi hãy hớp râu mép, để mặc râu cằm để làm khác người thờ lửa.”( ) Tiếc thay ngày nay có rất nhiều tín đồ Muslim nghịch lại Sunnah, họ không ngần ngại cạo nhẵn râu cằm và nuôi râu mép giống như người ngoại đạo hoặc cạo nhẵn cả mặt giống như phụ nữ, đặc biệt là những người tự cho mình có kiến thức Islam. Khẩn cầu Allah hướng dẫn cộng đồng Islam luôn bám lấy và làm theo Sunnah, kêu gọi mọi người đến với nó cho dù có rất nhiều người không ưa thích. Xin phó thác mọi việc cho Allah.
Sau đó, nam giới nên mặc hai mãnh vải trắng một quấn bên dưới và mãnh còn lại khoác lên người và nên mang dép khi Ehrom, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{وَلْيُحْرِمْ أَحَدُكُمْ فِى إِزَارٍ وَرِدَاءٍ وَنَعْلَيْنِ}
“Các ngươi nên Ehrom bằng xà rông (không may dính), vải choàng lên người và dép.”( )
Về phụ nữ thì được phép mặc bất cứ quần áo nào thích nhưng phải tránh giống nam giới và cấm đeo mạng che mặt và găng tay suốt thời gian Ehrom nhưng được phép che mặt và đôi tay bằng thứ khác, bởi Thiên Sứ ﷺ đã cấm phụ nữ lúc Ehrom đeo mạng che mặt và đeo găng tay. Còn việc ai đó qui định phụ nữ chỉ được mặc màu đen hoặc màu xanh lá lúc Ehrom là việc làm không có nguồn gốc.
Sau khi chuẩn bị mọi thứ thì người hành hương mặc đồ Ehrom vào và định tâm trong lòng thể loại hành hương mình muốn Hajj hoặc U’mroh, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِنَّمَا الأَعْمَالُ بِالنِّيَّاتِ وَإِنَّمَا لِكُلِّ امْرِئٍ مَا نَوَى}
“Thực ra mọi hành động đều bắt nguồn từ định tâm và mỗi hành động của con người được thanh toán dựa vào định tâm của y.”( ) và được phép thốt lời định tâm này thành lời, nếu muốn U’mroh thì nói:
لَبَّيْكَ عُمْرَةً  
(Lab bai ka u’m roh)
Hoặc
لَبَّيْكَ اللَّهُمَّ عُمْرَةً  
(Lab bai kol lo hum ma u’m roh)
Nếu muốn Hajj thì nói:
لَبَّيْكَ حَجًّا
(Lab bai ka haj ja)
Hoặc
لَبَّيْكَ اللَّهُمَّ حَجًّا
(Lab bai kol lo hum ma haj ja)
Tốt nhất nên định tâm sau khi đã ngồi đàng hoàng trên vật cưỡi, trên xe v.v.. bởi Thiên Sứ ﷺ chỉ định tâm sau khi Người đã lên lưng con la và con la đã bước được vài bước. Đây là ý kiến đúng nhất trong các câu nói của U’lama.
Ngoài định tâm hành hương này ra không cho phép định tâm bất cứ việc thờ phượng nào bằng lời cả, bởi Thiên Sứ ﷺ chỉ định tâm bằng lời khi hành hương mà thôi.
Khi hành lễ Salah, Tawwaaf hoặc bất cứ việc hành đạo nào khác tuyệt đối không thốt ra lời định tâm, giống như nói: “Tôi định tâm hành lễ Salah như vầy, như vầy” cũng không được nói: “tôi định tâm Tawwaaf như thế này” tất cả định tâm thốt thành lời là việc làm Bid-a’h, là hành động xấu xa, nếu như việc định tâm bằng lời là tốt đẹp chắc rằng Thiên Sứ ﷺ đã phơi bày cho cộng đồng chúng ta biết bằng lời nói hoặc hành động của Người rồi và giới ngoan đạo xưa cũng đã thực hiện trước chúng ta rồi.
Một khi không được truyền lại từ Thiên Sứ ﷺ cũng như không một vị Sohabah nào làm nó chứng tỏ đây là việc làm Bid-a’h, trong khi đó Thiên Sứ ﷺ đã nói:
{وَشَرَّ الْأُمُورِ مُحْدَثَاتُهَا وَكُلَّ مُحْدَثَةٍ بِدْعَةٌ وَكُلَّ بِدْعَةٍ ضَلَالَةٌ}
“Còn điều tồi tệ nhất chính là việc cải biên, cải cách trong tôn giáo, tất cả mọi cải biên, cải cách đó bị xem là Bid-a’h, tất cả điều Bid-a’h là con đường lạc lối tối tăm.”( ) và Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَنْ أَحْدَثَ فِي أَمْرِنَا هَذَا مَا لَيْسَ مِنْهُ فَهُوَ رَدٌّ}
“Ai tạo ra cái mới trong việc làm này của Ta (tức trong Islam) mà nó không có trong đạo thì việc làm đó bị trả lại y.”( ) và Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَنْ عَمِلَ عَمَلًا لَيْسَ عَلَيْهِ أَمْرُنَا فَهُوَ رَدٌّ}
“Ai làm điều gì mà không có lệnh của Ta thì việc làm đó của y bị trả lại.”( )

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyên mục
Về địa điểm Miqot
Miqot gồm năm địa điểm:
Thứ nhất: Zul Hulaifah, địa điểm này ngày nay còn gọi là Abyaar Aly dành cho thị dân Madinah.
Thứ hai: Al-Juhfah, đây là ngôi làng cổ và là Miqot của thị dân Shaam. Ngày nay, ngôi làng này đã bị tàn phá nên mọi người Ehrom tại Robagh.
Thứ ba: Qarnul Manaazil, là Miqot của thị dân Najdi, ngày nay gọi là Al-Sail.
Thứ tư: Yalamlam, là Miqot của thị dân Yemen.
Thứ năm: Zaatu I’rq, là Miqot của thị dân I Rắc.
Đây là các Miqot mà Thiên Sứ ﷺ đã ấn định dành cho thị dân địa phương và cho tất cả những ai đi ngang qua các Miqot này với ý định U’mroh hoặc Hajj bắt buộc phải Ehrom tại các Miqot. Cấm tuyệt đối việc ai đó muốn đến Makkah để U’mroh hoặc Hajj mà không chịu Ehrom tại các Miqot này dù đi bằng đường bộ hay đường biển hay đường hàng không, bởi Thiên Sứ ﷺ đã qui định rằng:
{هُنَّ لَهُنَّ وَلِمَنْ أَتَى عَلَيْهِنَّ مِنْ غَيْرِ أَهْلِهِنَّ، مِمَّنْ أَرَادَ الْحَجَّ أَوْ الْعُمْرَةَ}
“Các địa điểm đó dành cho thị dân địa phương và cho những ai đi ngang qua các địa điểm đó với ý định Hajj hoặc U’mroh.”( )
Qui định cho những ai hướng đến Makkah bằng đường hàng không để U’mroh hoặc Hajj, chuẩn bị sẵn như tắm rửa, hớt móng v.v.. trước khi lên máy bay, đến khi gần đến Miqot thì thay đồ Ehrom hoặc có thể mặc trước khi lên máy bay cũng không sao, nhưng phải đợi gần đến Miqot mới định tâm thể loại hành hương mình muốn, bởi Thiên Sứ ﷺ chỉ định tâm khi đến Miqot nên bắt buộc tín đồ bắt chước theo tấm gương của Thiên Sứ ﷺ trong mọi vấn đề hành đạo, bởi Allah phán:
﴿لَّقَدۡ كَانَ لَكُمۡ فِي رَسُولِ ٱللَّهِ أُسۡوَةٌ حَسَنَةٞ﴾ الأحزاب: 21
Chắc chắn trong các ngươi có vị Rasul của Allah, Y là một gương đạo đức mẫu mực. Al-Ahzaab: 21(chương 33), và Thiên Sứ ﷺ nói trong lần Hajj Wida:
 {خُذُوا عَنِّي مَنَاسِكَكُمْ}
“Các ngươi hãy lấy từ Ta các nghi thức Hajj.”( )
Còn những ai không có ý định hành hương giống như tài xế, thương gia, người đưa thư .v.v.. thì không cần phải Ehrom gì cả, ngoài trừ  họ muốn hành hương bởi Thiên Sứ ﷺ đã nói rõ trong Hadith được đề cặp ở trên:
{هُنَّ لَهُنَّ وَلِمَنْ أَتَى عَلَيْهِنَّ مِنْ غَيْرِ أَهْلِهِنَّ، مِمَّنْ أَرَادَ الْحَجَّ أَوْ الْعُمْرَةَ}
“Các địa điểm đó dành cho thị dân địa phương và cho những ai đi ngang qua các địa điểm đó với ý định Hajj hoặc U’mroh.”( ) Đây là ân điển mà Allah ban cho đám nô lệ của Ngài, và để hổ trợ thêm vấn đề là vào năm khải hoàn về Makkah Thiên Sứ ﷺ đã không có ý định Hajj hay U’mroh gì cả mà chỉ muốn thống nhất Makkah và tẩy sạch nó khỏi việc thờ phượng Đa Thần.
Đối với những ai ở trong phạm vi Miqot giống như ở Jeddah, ở Um Al-Salam v.v.. thì không cần phải đi đến các địa danh Miqot khi muốn Hajj hoặc U’mroh, cứ Ehrom tại nhà bởi nhà y là Miqot. Ngoại trừ, ai có ngôi nhà khác ở ngoài Miqot thì y có quyền lựa chọn đến ngôi nhà đó để được Ehrom tại Miqot hoặc Ehrom tại nhà trong phạm vi Miqot, bởi Thiên Sứ ﷺ đã nói qua lời thuật của Ibnu A’bbaas  khi nói về Miqot:
{وَمَنْ كَانَ دُوْنَ ذَلِكَ فَمُهَلُّهُ مِنْ أَهْلِهِ حَتَّى أَهْلُ مَكَّةَ يُهِلُّونَ مِنْ مَكَّةَ}
“Và ai ở trong phạm vi Miqot thì Ehrom tại nhà y, kể cả thị dân Makkah Ehrom tại Makkah.”( )
Riêng những ai ở vùng đất Harom gồm Makkah, Mina và Muzdalifh, khi muốn U’mroh thì phải ra khỏi vùng đất này để Ehrom, bởi xưa kia khi bà A’-ishah  xin phép Thiên Sứ ﷺ được U’mroh thì Người ra lệnh anh (em) trai của bà Abdur Rohmaan  hộ tống bà ra vùng đất Halal (vùng đất ngoài vùng đất Harom) để Ehrom. Điều này cho thấy rằng bắt buộc người sống trong vùng đất Harom phải rời khỏi vùng đất này để Ehrom khi muốn U’mroh, đây cũng là ý nghĩa của Hadith của Ibnu A’bbaas :
{حَتَّى أَهْلُ مَكَّةَ يُهِلُّونَ مِنْ مَكَّةَ}
“kể cả thị dân Makkah Ehrom tại Makkah.” Nhưng chỉ được Ehrom Hajj mà thôi, nếu như Ehrom U’mroh được phép trong đất Harom là Thiên Sứ ﷺ đã không bảo A’-ishah  ra vùng đất ngoài đâu. Đây cũng là ý kiến của đại đa số U’lama, việc này rất phù hợp cho tín đồ Mumin do thực thi theo hai Hadith.
Còn việc mọi người cứ ùn ùn đến Tan-i’n hoặc các địa điểm khác để U’mroh sau khi Hajj là hành động không phù hợp với giáo lý, tốt nhất là không làm, bởi Thiên Sứ ﷺ và Sohabah đã không U’mroh sau hành hương Hajj của họ, riêng trường hợp của A’-ishah  là tại bà không được thực hiện U’mroh riêng lẻ giống như mọi người nên bà muốn thực hiện U’mroh lần nữa để thay thế lầm U’mroh đã Ehrom cùng mọi người tại Miqot và bà được Thiên Sứ ﷺ cho phép, thế là bà được hai U’mroh, một cùng với Hajj và một U’mroh riêng lẻ. Đối với phụ nữ nào có hoàn cảnh giống như bà A’-ishah  thì được phép thực hiện giống như bà. Vả lại việc ùn ùn U’mroh dẫn đến mặt tiêu cực là nguyên nhân làm ùn tắc, tai nạn và đặc biệt là đi ngược lại chỉ đạo của Thiên Sứ ﷺ.

 

 

 

 

 

Chuyên mục
Về giáo lý việc đến Miqot ngoài các tháng Hajj
Người đến Miqot vào hai thời điểm:
Thứ nhất: Đến Miqot ngoài các tháng Hajj như Sha’baan (tháng 8), Ramadan (tháng 9) thì theo Sunnah khuyến khích nên thực hiện U’mroh với định tâm trong lòng và thốt thành lời:
لَبَّيْكَ عُمْرَةً  
(Lab bai ka u’m roh)
Hoặc
لَبَّيْكَ اللَّهُمَّ عُمْرَةً  
(Lab bai kol lo hum ma u’m roh)
Xong luôn miệng duy trì và hô to Talbiyah:
لَبَّيْكَ اللَّهُمَّ لَبَّيْكَ، لَبَّيْكَ لاَ شَرِيكَ لَكَ لَبَّيْكَ، إِنَّ الْحَمْدَ وَالنِّعْمَةَ لَكَ وَالْمُلْكَ لاَ شَرِيكَ لَكَ
(Lab bai kol lo hum ma lab baik, lab bai ka la sha ri ka la ka lab baik, in nal ham da wan ne’ mata la ka wal mulk, la sha ri ka lak)( ) hoặc tụng niệm cho đến khi vào Makkah, khi vào Masjid nhìn thấy Ka’bah thì ngưng Talbiyah, xong Tawwaaf bảy vòng, rồi hành lễ hai Rak-at sau Maqom, rồi đến Sa-i’ từ Sofa đến Marwah, rồi hớt tóc hoặc cạo đầu. Thế là bạn đã hoàn thành cuộc hành hương U’mroh.
Thứ hai: Đến Miqot vào các tháng Hajj như Shawwaal (tháng 10), Zul Qe’dah (tháng 11) và mười ngày đầu của tháng Zul Hijjah (tháng 12).
Lúc này có quyền lựa chọn một trong ba loại hành hương như chỉ Hajj hoặc chỉ U’mroh hoặc U’mroh và Hajj chung, bởi xưa kia khi Thiên Sứ ﷺ đến Miqot vào tháng Zul Qe’dah Người đã bảo Sohabah lựa chọn một trong ba loại hành hương này. Theo Sunnah trong lúc này ai không dắt theo súc vật giết tế thì nên Ehrom U’mroh, xong làm giống hệt như trường hợp người đến Miqot ngoài các tháng Hajj, bởi khi gần đến Makkah Thiên Sứ ﷺ đã ra lệnh những Sohabah nào không dắt theo súc vật giết tế chuyển Hajj thành U’mroh. Xong họ Tawwaaf, Sa-i’, hớt tóc và trở lại hiện trạng bình thường, còn những ai dắt theo súc vật thì không hớt tóc và phải giử nguyên hiện trạng Ehrom cho đến ngày E’id mới Tahallul.
Theo Sunnah khuyến khích những ai dắt theo súc vật nên Ehrom U’mroh cùng Hajj bởi Thiên Sứ ﷺ đã làm thế, nếu ai chỉ Ehrom Hajj thì cả hai loại hành hương này phải duy trì hiện trạng Ehrom cho đến ngày E’id mới xả.
Và những ai chỉ Ehrom Hajj hoặc U’mroh cùng Hajj nhưng không có súc vật thì không nên duy trì hiện trạng Ehrom, theo Sunnah trong trường hợp này là chuyển thành U’mroh, rồi Tawwaaf, Sa-i’, hớt tóc, xong trở lại hiện trạng bình thường giống như Thiên Sứ ﷺ đã ra lệnh những ai không dắt theo súc vật trong số Sohabah, ngoại trừ ai sợ không kịp Hajj do đến trể thì không sao việc giử nguyên hiện trạng Ehrom. Wollohu A’lam.
Trường hợp người hành hương sợ mình sẽ không hoàn thành bổn phận Hajj do bệnh hoặc sợ bị kẻ thù v.v.. khuyến khích đặt điều kiện bằng câu:
حَبَسَنِي حَابِسٌ فَمَحَلِّي حَيْثُ حَبَسْتَنِي
(In ha ba sa ni haa bi sun fa ma hal li hai thu ha bas ta ni)( ) bởi khi bà Dhu-baa-a’h bint Al-Zubair than: “Thưa Thiên Sứ của Allah, tôi muốn hành hương Hajj nhưng sợ thân mình không chịu nổi.” Thiên Sứ ﷺ bảo:
{حُجِّي وَاشْتَرِطِي وَقُولِي: اللَّهُمَّ مَحِلِّي حَيْثُ حَبَسْتَنِي}
“Cô cứ hành hương và ra điều kiện mà nói: Fa ma hal li hai thu ha bas ta ni.”( )
Ý nghĩa việc đặt điều kiện này là khi người hành hương gặp phải nguyên nhân nào đó không thể tiếp tục hành hương như bệnh hoặc gặp kẻ thù v.v.. thì được phép trở lại hiện trạng bình thường mà không bị gì cả.

 

 

 

 

 

 

 

Chuyên mục
Về giáo lý Hajj của trẻ em có thay thế được Hajj Islam
Trẻ em hành hương Hajj thì cuộc hành hương đó được công nhận qua bằng chứng trong bộ Soheeh Muslim từ Ibnu A’bbaas  kể: Có người phụ nữ đã giơ cao đứa con mình lên mà hỏi Thiên Sứ ﷺ: “Đứa trẻ này có được hành hương Hajj không ?” Người đáp:
{نَعَمْ وَلَكِ أَجْرٌ}
“Có và nàng được ân phước.”( )
Và theo hai bộ Soheeh ghi từ ông Al-Saa-ib bin Yazid kể: “Tôi được dắt đi hành hương cùng Thiên Sứ ﷺ lúc đó tôi chỉ mới bảy tuổi.”( )
Tuy nhiên Hajj này không thay thế được Hajj Islam tức Hajj bắt buộc một lần trong đời khi có điều kiện và khả năng.
Tương tự, đối với nô lệ nam và nữ khi được cơ hội hành hương Hajj trong thời gian là nô lệ vẫn không thay thế Hajj Islam, bởi được truyền lại từ Ibnu A’bbaas  dẫn lời Thiên Sứ ﷺ:
{أَيُّمَا صَبِيٍّ حَجَّ ثُمَّ بَلَغَ الْحِنْثَ فَعَلَيْهِ الْحَجُّ حَجَّةً أُخْرَى، وَأَيُّمَا عَبْدٍ حَجِّ ثُمَّ أُعْتِقَ فَعَلَيْهِ حَجَّةٌ أُخْرَى}
“Bất cứ trẻ em nào đã hành hương lúc nhỏ, sau khi trưởng thành bắt buộc chúng phải hành hương lại. Và bất cứ nô lệ nào đã hành hương, sau đó được phóng thích bắt buộc phải hành hương lại.” Hadith do Ibnu Abi Shibah và Al-Baihaqi ghi bằng đường truyền Hasan.
Khi trẻ em chưa đến độ tuổi khôn ngoan thì người bảo hộ chúng phải Ehrom thay chúng, bắt chúng phải ăn mặc Ehrom bằng hai mãnh vải nếu là bé trai và mặc kín đáo nếu là bé gái, bảo vệ chúng không cho vi phạm điều cấm trong suốt thời gian Ehrom giống như người lớn và lúc Tawwaaf phải giử cơ thể và đồ Ehrom chúng sạch, bởi Tawwaaf giống Salah và sự sạch sẽ là điều kiện để Tawwaaf được công nhận.
Khi trẻ em đến độ tuổi khôn ngoan cũng khuyến khích là như người lớn khi đến Miqot như tắm, xịt dầu thơm .v.v.. xong định tâm Ehrom theo chỉ dẫn của người bảo hộ như cha hoặc mẹ hoặc bất cứ ai khác, người bảo hộ có nhiệm vụ hướng dẫn trẻ tuân thủ đúng mọi nghi thức hành hương và giúp chúng thực hiện những nghi thức mà chúng không thể tự làm như ném đá v.v.. ngoài ra bắt buộc trẻ phải tự thực hiện các nghi thức khác như đứng A’rofah, qua đêm tại Mina, Tawwaaf, Sa-i’. Nếu chúng không đủ sức Tawwaaf và Sa-i’ thì người bảo hộ bồng hoặc cõng chúng mà Tawwaaf và Sa-i’. Để tránh mọi nghi vấn người cõng trẻ không nên Tawwaaf và Sa-i’ cùng lúc với mình, hãy Tawwaaf cho bản thân mình trước, xong cõng chúng để Tawwaaf và Sa-i’ lần hai nhằm xóa bỏ mọi nghi ngờ, thực hiện theo Hadith:
{دَعْ مَا يَرِيبُكَ إِلَى مَا لَا يَرِيبُكَ}
“Hãy bỏ đi những gì làm cho bạn bâng khuâng, lo lắng để đến những gì làm bạn an tâm.”( ) Tuy nhiên người cõng vẫn được phép định tâm cho bản thân mình và cho trẻ cùng lúc, dựa theo một trong hai ý kiến đúng của U’lama, bởi Thiên Sứ ﷺ đã không ra lệnh người phụ nữ hỏi về việc hành hương Hajj của con bà là phải Tawwaaf và Sa-i’ riêng cho nó, nếu là bắt buộc là Thiên Sứ ﷺ đã giải thích rồi.
Đối với trẻ em ở tuổi khôn ngoan phải ra lệnh chúng lấy Wudu như người lớn khi Tawwaaf và việc dắt trẻ em hành hương không phải là điều bắt buộc, nếu dắt trẻ đi hành hương thì người dắt được ân phước còn khi không dắt đi thì không bị gì cả. Wollohu A’lam.

 


Chuyên mục
Về trình bày các khoản cấm lúc Ehrom và những điều cho phép người hành hương thực hiện
1) Cấm người hành hương sau khi định tâm dù nam hay nữ hớt tóc, hớt móng và xịt dầu thơm.
2) Cấm người hành hương nam mặc đồ may lên người giống như áo thun, áo sơ mi, quần, Khuf, vớ chân ngoại trừ ai không tìm thấy xà rông thì được phép mặc quần, tương tự khi không tìm thấy dép thì được phép mang Khuf mà không cần cắt ống Khuf, bởi Hadith Ibnu A’bbaas  được ghi trong hai bộ Soheeh, rằng Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَنْ لَمْ يَجِدْ نَعْلَيْنِ فَلْيَلْبَسْ خُفَّيْنِ وَمَنْ لَمْ يَجِدْ إِزَارًا فَلْيَلْبَسْ سَرَاوِيلَ}
“Ai không tìm thấy dép thì hãy mang Khuf và ai không tìm thấy xà rông thì hãy mặc quần.”( )
Về Hadith của Ibnu U’mar  dẫn lời Thiên Sứ ﷺ bảo phải cắt ống Khuf khi không tìm thấy dép, Hadith này được nói ở Madinah khi mọi người hỏi người hành hương phải ăn mặc như thế nào, Hadith này bị xóa và thay thế bởi Hadith của Ibnu A’bbaas  được Thiên Sứ ﷺ thuyết giảng tại A’rofah Người cho phép mang Khuf mà không cần cắt ống. Có những người chỉ nghe được bài thuyết giảng này nhưng không nghe được câu trả lời của Thiên Sứ ﷺ tại Madinah, nếu việc cắt ống Khuf là bắt buộc là Thiên Sứ ﷺ đã nói rõ cho mọi người biết rồi, bởi Thiên Sứ không được trì hoãn giáo lý trong lúc cần thiết. Qui tắc này đã được giới U’lama chuyên nguồn gốc Hadith và Fiqh đúc kết thành.
3) Người hành hương được phép mang Khuf không trùm mắc cá bởi nó giống như dép.
4) Người hành hương được phép dùng dây nịt cho dù có chỉ may để thắt xà rông, bởi không có bằng chứng cụ thể cấm điều này.
5) Người hành hương được phép tắm, gội, gảy ngứa nhưng nên nhẹ tay, nếu có bị rụng tóc trong trường hợp này thì không sao.
6) Cấm người hành hương nữ đeo mạng che mặt, mang vớ tay, bao tay vì Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ تَنْتَقِبُ الْمَرْأَةُ الْمُحْرِمَةُ وَلاَ تَلْبَسُ الْقُفَّازَيْنِ}
“Phụ nữ khi hành hương không đeo mạng che mặt và cũng không đeo găng tay.”( ) Ngoài ra, phụ nữ được mặc bất cứ loại quần áo nào muốn kể cả vớ chân. Tuy nhiên phụ nữ được phép che mặt khi cần thiết, bởi Hadith của A’-ishah  kể:
{كَانَ الرُّكْبَانُ يَمُرُّونَ بِنَا وَنَحْنُ مَعَ رَسُولِ اللَّهِ ﷺ مُحْرِمَاتٌ فَإِذَا حَاذَوْنَا سَدَلَتْ إِحْدَانَا جِلْبَابَهَا مِنْ رَأْسِهَا إِلَى وَجْهِهَا فَإِذَا جَاوَزُونَا كَشَفْنَاهُ}
“Lúc chúng tôi đang Ehrom ở cùng với Thiên Sứ ﷺ thì có những người cưỡi lạc đà ngang chúng tôi, khi họ đến gần thì phụ nữ chúng tôi kéo áo trên đầu trùm lên mặt và khi họ đi qua khỏi thì chúng tôi cởi ra.”( ) Hadith Abu Dawood và Ibnu Maajah ghi, và Hadith khác do Al-Daaruqutni ghi từ Um Salamah cũng mang ý nghĩa tương tự. Tương tự phụ nữ được phép che đôi bàn tay mình bằng tay áo hoặc bằng áo đang mặc và bắt buộc phải che mặt và đôi tay khi có xuất hiện đàn ông không phải Muhrim, bởi đây là phần cần phải che như Allah sắc lệnh:
﴿وَلَا يُبۡدِينَ زِينَتَهُنَّ إِلَّا لِبُعُولَتِهِنَّ﴾ النور: 31
Và hãy ăn mặc kín đáo toàn thân ngoại trừ trước mặt chồng. Al-Noor: 31 (chương 24). Tất nhiên vũ khí nhan sắc của phụ nữ chính là gương mặt và đôi bàn tay và Allah đã phán:
﴿وَإِذَا سَأَلۡتُمُوهُنَّ مَتَٰعٗا فَسۡ‍َٔلُوهُنَّ مِن وَرَآءِ حِجَابٖۚ ذَٰلِكُمۡ أَطۡهَرُ لِقُلُوبِكُمۡ وَقُلُوبِهِنَّۚ﴾ الأحزاب: 53
{Và khi các ngươi muốn hỏi chuyện các bà (vợ của Nabi), hãy hỏi các bà từ sau một bức màn. Cách đó trong sạch cho tấm lòng của các ngươi và cho tấm lòng của các bà hơn.} Al-Ahzaab: 53 (chương 33).
7) Người hành hương nam và nữ được phép giặt đồ Ehrom đang mặc khi bị dơ hoặc vì lý do nào khác, và được phép thay bộ Ehrom mới. Tuyệt đối cấm mặc loại Ehrom có dính dầu thơm, chất thơm bởi Thiên Sứ ﷺ đã cấm qua Hadith của Ibnu U’mar .
8) Bắt buộc người hành hương bỏ đi tật xấu như nói tục, nói dóc, cải lộn, không giao hợp bởi Allah phán:
﴿ٱلۡحَجُّ أَشۡهُرٞ مَّعۡلُومَٰتٞۚ فَمَن فَرَضَ فِيهِنَّ ٱلۡحَجَّ فَلَا رَفَثَ وَلَا فُسُوقَ وَلَا جِدَالَ فِي ٱلۡحَجِّۗ﴾ البقرة: 197
Hajj chỉ được thi hành trong vài tháng đã được ấn định. Ai bước vào cuộc hành hương Hajj thì chớ giao hợp, nói tục hay cải vả trong suốt thời gian làm Hajj. Al-Baqoroh: 197 (chương 2).
Và được truyền lại Soheeh từ Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَنْ حَجَّ فَلَمْ يَرْفُثْ وَلَمْ يَفْسُقْ رَجَعَ كَيَوْمِ وَلَدَتْهُ أُمُّهُ}
“Ai hành hương Hajj không nói tục, không giao hợp thì y giống như vừa lọt lòng mẹ.”( ) Còn việc tranh luận để phơi bày chân lý là điều được phép, đúng hơn là yêu cầu bởi Allah phán:
﴿ٱدۡعُ إِلَىٰ سَبِيلِ رَبِّكَ بِٱلۡحِكۡمَةِ وَٱلۡمَوۡعِظَةِ ٱلۡحَسَنَةِۖ وَجَٰدِلۡهُم بِٱلَّتِي هِيَ أَحۡسَنُۚ﴾ النحل: 125
(Ngươi Muhammad) hãy mời gọi đến với con đường (Islam) của Thượng Đế Ngươi bằng sự sáng suốt, bằng lời khuyên nhã nhặn và bằng lời tranh cãi lịch sự văn hóa. Al-Nahl: 125 (chương 16).
9) Cấm người hành hương nam đội trực tiếp lên đầu như đội nói, đội Kabbeh, quấn khăn v.v.. và mặt cũng vậy, bởi Thiên Sứ ﷺ ra lệnh mọi người liệm người đàn ông chết do rơi từ lạc đà tại A’-rofah:
{اغْسِلُوهُ بِمَاءٍ وَسِدْرٍ، وَكَفِّنُوهُ فِى ثَوْبَيْنِ، وَلاَ تُحَنِّطُوهُ وَلاَ تُخَمِّرُوا رَأْسَهُ، فَإِنَّهُ يُبْعَثُ يَوْمَ الْقِيَامَةِ مُلَبِّيًا}
“Hãy tắm y bằng nước pha lá táo, hãy liệm y bằng  hai mãnh vải, không được ướp chất thơm và cũng không được trùm đầu y. Rằng y sẽ được phục sinh vào ngày sau với hiện trạng hành hương.”( ) Hadith do Al-Bukhori và Muslim ghi và lời Hadith là của Muslim.
Còn việc trú dưới bóng mát của tán cây, xe, dù v.v.. thì không sao bởi được truyền lại Soheeh rằng Thiên Sứ ﷺ được che mát bằng tà áo khi người ném đá trụ A’qobah và được xác định rằng mọi người đã dựng một cái lều cho Thiên Sứ ﷺ tại Namiroh ở A’rofah sau khi mặt trời đã nghiên bóng.
10) Cấm người hành hương cả nam lẫn nữ săn thú hoặc hổ trợ thợ săn bằng cách chỉ điểm v.v.. và cấm kết hôn, giao hợp, hỏi vợ, mơn trớn nhau bằng thèm thuồng, bởi Hadith U’smaan  dẫn lời Thiên Sứ ﷺ:
{لاَ يَنْكِحُ الْمُحْرِمُ وَلاَ يُنْكَحُ وَلاَ يَخْطُبُ}
“Cấm người hành hương cưới vợ hoặc gã con hoặc hỏi vợ.”( )
Khi người hành hương nam mặc đồ may hoặc đậy đầu hoặc xịt dầu thơm do bị quên hoặc do không biết giáo lý thì không bị gì cả, nhưng bắt buộc chấm dứt khi biết được hoặc được nhắc. Tương tự, việc cạo đầu, hớt tóc, hớt móng do quên hoặc không biết giáo lý cũng không bị gì, đây là ý kiến đúng nhất.
11) Cấm tất cả mọi người dù đang hành hương hoặc không hành hương, dù nam hay nữ xâm hại động vật sinh sống trong khuôn viên đất Harom hoặc hổ trợ thợ săn bằng cách chỉ điểm hoặc ra dấu.
12) Cấm tất cả mọi người xâm hại đến cây cỏ mọc tự nhiên trong vùng đất Harom như nhổ, bẻ, chặt và cũng cấm nhặt đồ bị đánh rơi trừ phi biết của ai để giao lại chủ, vì Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِنَّ هَذَا الْبَلَدَ - يَعْنِي مَكَّةَ - حَرَامٌ بِحُرْمَةِ اللَّهِ إِلَى يَوْمِ الْقِيَامَةِ لاَ يُعْضَدُ شَجَرَهَا، وَلاَ يُنَفَّرُ صَيْدُهُ، وَلاَ يُخْتَلَى خَلاَهَا، وَلاَ تَحِلُّ سَاقِطَتُهَا إِلاَّ لِمُنْشِدٍ}
“Rằng quê hương này – tức Makkah – Allah cấm cho đến ngày tận thế việc xâm hại đến cỏ cây, săn thú, khai hoang và nhặc đồ bị đánh rơi ngoại trừ biết nó của ai.”( ) và vùng đất Harom gồm Makkah, Mina và Muzdalifah còn A’rofah là vùng đất Halal.
Chuyên mục
Về người hành hương làm gì khi vào Makkah và sau khi vào Masjid Harom
Khi người hành hương đến Makkah khuyến khích tắm rửa sạch trước khi vào Masjid, bởi Thiên Sứ ﷺ đã làm thế. Khi đến Masjid thì theo Sunnah bước vào chân phải và nói:
((بِسْـمِ اللهِ، وَالصَّـلاَةُ وَالسَّـلاَمُ عَلَـى رَسُـولِ اللهِ))
(Bis mil lah, wos so la tu was sa la mu a’ la ro su lil lah)( )
 ((اللَّهُـمَّ افْتَـحْ لِـي أَبْوَابَ رَحْـمَتِكَ))
(Ol lo hum maf tah li ab wa ba roh ma tik)( )
 ((أَعُـوذُ بِاللهِ الْعَـظِيمِ، وَبِوَجْهِـهِ الْكَـرِيمِ، وَسُـلْطَانِهِ الْقَـدِيمِ مِـنَ الشَّـيْطَانِ الرَّجِيـمِ))
(A u’ zu bil la hil a’ zim, wa bi vaj hi hil ka rim, wa sul to ni hil qo dim mi nash shay to nir ro jim)( )
Lời cầu xin này áp dụng cho tất cả Masjid chứ không riêng gì Masjid Harom này.
Khi đến Ka’bah thì ngưng ngay Talbiyah trước khi bắt đầu Tawwaaf Hajj hoặc U’mroh. Sau đó hướng đến đá đen, nếu ít người thì nên hôn đá đen, nếu không thể thì sờ đá đen bằng tay hoặc chạm bằng cây xong hôn lại tay và cây đó và nói: “Bis mil lah, Ol lo hu Akbar”, nếu quá đông người thì chỉ cần giơ tay chào nói: “Ol lo hu Akbar” là đủ.
Không hôn tay sau khi chào đá đen, sau đó bắt đầu Tawwaaf hướng ngược chiều kim đồng hồ, tức Ka’bah luôn nằm vai trái. Nếu bắt đầu Tawwaaf bằng câu Du-a’ sau sẽ tốt hơn bởi Thiên Sứ ﷺ đã làm:
{اللَّهُمَّ إِيمَانًا بِكَ وَتَصْدِيقًا بِكِتَابِكَ وَوَفَاءً بِعَهْدِكَ وَاتِّبَاعًا لِسُنَّةِ نَبِيِّكَ مُحَمَّدٍ ﷺ}
(Ol lo hum ma i maa nan bi ka, wa tos di qon bi ki taa bi ka, wa wa faa anh bi a’h di ka, wat ti baa a’nh li sun na ti na bi yi ka Mu ham mad ﷺ)
“Lạy Allah, bề tôi tin tưởng nơi Ngài, xin chứng nhận Kinh Sách của Ngài, thực hiện lời hứa với Ngài và noi theo Sunnah của Nabi của Ngài ﷺ.” Theo Sunnah nên chạy chậm ba vòng đầu trong bảy vòng của Tawwaaf đối với người vừa đặt chân đến Makkah làm U’mroh hoặc làm Hajj (lần Tawwaaf này gọi là Tawwaaf Qurdum) và đi bộ bốn vòng còn lại. Mỗi vòng bắt đầu tại đá đen và kết thúc tại đây.
Khuyến khích trong Tawwaaf Qudum để hở vai phải suốt bảy vòng Tawwaaf, tức choàng vải dưới nách vai phải và phủ kín vai trái, sau Tawwaaf thì che kín cả hai vai cho đến xong Hajj. Nếu xảy ra trường hợp không biết Tawwaaf được bao nhiêu vòng thì dựa vào số ít, thí dụ không rõ là đã ba hay bốn vòng thì lấy ba vòng rồi tiếp tục Tawwaaf, tương tự như thế lúc Sa-i’.
Sau khi đã đủ bảy vòng Tawwaaf thì lập tức kéo vải che kín cả hai vai trước khi hành lễ Salah Tawwaaf.
Chú ý: Đối với nữ hành hương khi Tawwaaf không mặc sặc sở, làm cho có mùi hương tỏa ra trên người và che kín người bởi cả cơ thể phụ nữ là phần kín cần phải che, bởi Tawwaaf là nơi lẫn lộn giữa nam và nữ, nên phụ nữ tuyệt đối không được gieo tạp niệm vào người khác tại nơi thiêng liêng này, bởi phụ nữ chỉ được phép phơi bày sắc đẹp cho riêng chồng cô ta mà thôi, Allah phán:
﴿وَلَا يُبۡدِينَ زِينَتَهُنَّ إِلَّا لِبُعُولَتِهِنَّ﴾ النور: 31
Và hãy ăn mặc kín đáo toàn thân ngoại trừ trước mặt chồng. Al-Noor: 31 (chương 24). Một khi người đông đúc thì cấm phụ nữ che lấn để hôn hoặc chạm đá đen, các nàng cứ lặng lẽ mà Tawwaaf sau lưng mọi người, được thế sẽ hưởng được ân phước to lớn. Lúc Tawwaaf phải có Wudu, thể hiện sự kính cẩn, khiêm nhường trong suốt thời gian Tawwaaf.
Khuyến khích lúc Tawwaaf luôn miệng tụng niệm Allah, cầu xin hoặc xướng đọc Qur’an.
Lưu ý: Không có bất cứ lời cầu xin nào dành riêng cho từng vòng của Tawwaaf hoặc Sa-i’ cả.
Còn việc mọi người cho rằng mỗi vòng Tawwaaf và Sa-i’ có lời Du-a’ riêng biệt, quả là việc làm không có cơ sở, chỉ cần tụng niệm, Du-a’ bất cứ gì bản thân muốn, và khi đến góc Yamaani nếu dễ dàng thì sờ nó còn không thì không chào gì cả, bởi Thiên Sứ ﷺ đã không làm gì ngoài việc sờ góc Yamaani này. Ngoài ra, theo Sunnah khi đến góc Yamaani này đọc lời cầu xin sau cho đến góc đá đen:
﴿رَبَّنَآ ءَاتِنَا فِي ٱلدُّنۡيَا حَسَنَةٗ وَفِي ٱلۡأٓخِرَةِ حَسَنَةٗ وَقِنَا عَذَابَ ٱلنَّارِ ٢٠١﴾ البقرة: 201
Lạy Allah, xin hãy ban cho bầy tôi tất cả mọi điều tốt lành ở trần gian này và ở đời sau. Và xin hãy bảo vệ bầy tôi thoát khỏi hành phạt của hỏa ngục. Al-Baqarah: 201 (chương 2). Tất cả bảy vòng Tawwaaf đều làm giống nhau, khi đến đá đen thì hôn hoặc chạm khi thuận lợi, còn không thì giơ tay chào mà nói: “Ol lo hu Ak bar” là đủ.
Nếu lượng người Tawwaaf quá đông thì được phép Tawwaaf phía sau Maqom hoặc vòng to hơn nữa bởi toàn Masjid đều được phép Tawwaaf nhưng càng gần Ka’bah thì càng tốt.
Sau khi Tawwaaf xong bảy vòng, nếu thưa người thì đến phía sau Maqom hành lễ Salah hai Rak-at còn nếu quá đông người thì hành lễ bất cứ đâu trong khuôn viên Masjid. Theo Sunnah là ở Rak-ah đầu đọc chương Al-Kaafirun( ) và ở Rak-at thứ hai đọc chương Al-Ikhlos( ). Xong Salah nếu dễ dàng thì trở lại đá đen mà sờ bằng tay phải bắt chước theo Thiên Sứ ﷺ.
Xong hướng đến Sofa, khi gần đến thì nên đọc câu đoạn Kinh:
﴿۞إِنَّ ٱلصَّفَا وَٱلۡمَرۡوَةَ مِن شَعَآئِرِ ٱللَّهِ ۖ﴾ البقرة: 158
{Quả thật, (hai ngọn núi) Al-Safa và Al-Marwah (tại Makkah) là một trong những dấu hiệu của Allah.} Al-Baqarah: 158 (chương 2).
Sau khi đứng trên Sofa hướng về Ka’bah giơ đôi tay lên cầu xin mà đọc:
اللهُ أَكْبَرُ
(Ol lo hu Ak bar)
Và đọc tiếp:
{لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيْكَ لَهُ، لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحُمْدُ وَهُوَ عَلَى كُلِّ شَيْءٍ قَدِيْرٌ، لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَحْدَهُ، أَنْجَزَ وَعْدَهُ، وَنَصَرَ عَبْدَهُ، وَهَزَمَ الأَحْزَابَ وَحْدَهُ}
(Laa i laa ha il lol lo hu wah da hu laa sha ri ka lah, la hul mul ku wa la hul ham du wa hu wa a’ la kul li shai in qo dir, laa i laa ha il lol lo hu wah dah, an ja zaa wa' dah, wa na so ro a’b dah, wa ha za mal ah zaa ba wah dah)( )
Xong cầu xin bất cứ gì bản thân muốn, rồi lại nhắc lại lời Du-a’ và cứ thế ba lần. Xong, rời Sofa đến Marwah, đến khi chạm đèn báo màu xanh lá thì người nam hành hương chạy thật nhanh đến đèn báo màu xanh lá thứ hai nhưng không gây phiền toái đến ai. Riêng phụ nữ thì vẫn đi bộ bình thường. Sau đó, đi bộ cho đến Marwah, tại Marwah vẫn là giống như trên Sofa ngoại trừ không đọc câu Kinh:
﴿۞إِنَّ ٱلصَّفَا وَٱلۡمَرۡوَةَ مِن شَعَآئِرِ ٱللَّهِ ۖ﴾ البقرة: 158
Bởi Thiên Sứ ﷺ chỉ đọc câu Kinh này khi đến Sofa lần đầu tiên. Cứ mỗi lần từ Sofa đến Marwah là một vòng và trở lại từ Marwah đến Sofa là vòng thứ hai. Sau khi Thiên Sứ ﷺ Sa-i’ đủ bảy vòng thì Người nói:
{خُذُوا عَنِّي مَنَاسِكَكُمْ}
“Các ngươi hãy lấy từ Ta các nghi thức Hajj.”( ) khuyến khích trong suốt thời gian Sa-i’ tụng niệm, cầu xin điều bản thân muốn, xướng đọc Qur’an và tốt nhất nên có Wudu. Nếu không có Wudu hoặc phụ nữ có kinh nguyệt ngay sau Tawwaaf và phụ nữ ra máu hậu sản đều được phép Sa-i’ bởi Wudu không phải là điều kiện để được Sa-i’, nó chỉ mang tính khuyến khích như đã đề cập.
Sau khi kết thúc bảy vòng Sa-i’ tại Marwah người hành hương nam cạo đầu hoặc hớt tóc, nên hớt tóc tốt hơn bởi để tóc cạo vào ngày E’id.
Chú ý: Khi hớt tóc phải hớt đều cả đầu không được hớt vài chổ như một số người đã làm. Riêng phụ nữ thì gom tóc lại mà hớt chót tóc khoảng một lóng tay, nhớ không cắt hơn lóng tay.
Khi người hành hương thực hiện được đến đây là bạn đã hoàn thành phần U’mroh và bạn tự do trở lại. Ngoại trừ những ai có dắt theo súc vật thì không hớt tóc và giử nguyên hiện trạng Ehrom của mình chờ đến ngày E’id mà Tahallul cùng với Hajj.
Đối với ai Ehrom Hajj Ifrod và Hajj Qiron nên chuyển thành U’mroh để làm Hajj Tamadtua’ bởi Thiên Sứ ﷺ đã ra lệnh Sohabah những ai không dắt theo súc vật giết tế, Thiên Sứ ﷺ nói:
{لَوْ لَا أَنِّي سُقْتُ الْهَدْيَ لَأَحْلَلْتُ مَعَكُمْ}
“Nếu như Ta không dắt theo súc vật giết tế là Ta đã Tahallul cùng mọi người.”( )
Nếu phụ nữ bị kinh nguyệt và ra máu hậu sản sau khi Ehrom thì cô ta không được Tawwaaf và Sa-i’ cho đến khi trở lại sạch sẽ thì bắt đầu Tawwaaf và Sa-i’ và hớt tóc. Nếu kịp sạch sẽ trước ngày Tarwiyah thì phụ nữ tiếp tục Ehrom thêm Hajj tại nơi mình ở, lúc này Hajj cô ta thành Hajj Qiron. Sau đó, hướng đến Mina cùng mọi người, rồi đến A’rofah, rồi Muzdalifah, rồi ném đá, rồi qua đêm ở Mina, rồi giết tế súc vật, rồi hớt tóc. Đến khi dứt máu kinh nguyệt và máu hậu sản thì hướng đến Makkah mà Tawwaaf bảy vòng và Sa-i’ bảy vòng, chỉ thực hiện một lần là đủ cho cả Hajj và U’mroh của cô ta, bởi Hadith của A’-ishah  là bà ta đã có kinh nguyệt sau khi Ehrom U’mroh, Thiên Sứ ﷺ bảo bà:
{افْعَلِي كَمَا يَفْعَلُ الْحَاجُّ غَيْرَ أَنْ لَا تَطُوفِي بِالْبَيْتِ حَتَّى تَطْهُرِي}
“Nàng hãy làm mọi nghi thức của Hajj ngoại việc Tawwaaf thì không, chờ đến khi sạch sẽ trở lại.”( )
     Sau khi phụ nữ bị kinh nguyệt và ra máu hậu sản ném đá ngày E’id, giết súc vật và hớt tóc là các nàng trở lại hiện trạng bình thường ngoại trừ việc gần gủi chồng, đến khi sạch máu kinh nguyệt và máu hậu sản thì tiếp tục phụ nữ Tawwaaf và Sa-i’ thêm nữa là các nàng được phép gần gủi chồng.

 

 

Chuyên mục
Về giáo lý Ehrom Hajj vào ngày mồng 8 tháng Zul Hijjah (tháng 12) và hướng đến Mina
Vào ngày Tarwiyah tức ngày mồng 8 tháng Zul Hijjah (tháng 12) những người đã xả Ehrom và những ai có ý định hành hương thì bắt đầu Ehrom Hajj tại nơi mình đang ở, bởi xưa kia tất cả Sohabah đều Ehrom tại Al-Abtoh nơi họ ở, vào ngày Tarwiyah theo lệnh của Thiên Sứ ﷺ. Thiên Sứ ﷺ đã không ra lệnh mọi người phải đến Ka’bah hoặc bất cứ nơi nào để Ehrom, Người cũng không bảo phải Tawwaaf Wida trước khi đến Mina, nếu như đó là giáo lý là Thiên Sứ ﷺ đã chỉ bảo mọi người rồi, rằng chỉ đạo tốt nhất là chỉ đạo của Thiên Sứ ﷺ và Sohabah.
Khuyến khích tắm, vệ sinh cơ thể, xịt dầu thơm trước khi Ehrom giống như đã thực hiện ở Miqot vậy. Sau Ehrom Hajj, tất cả người hành hương nên hướng đến Mina trước khi mặt trời nghiên bóng hoặc sau đó miễn vẫn còn trong ngày Tarwiyah, từ đó nên luôn miệng nó Talbiayh cho đến này ném đá trụ A’qobah vào ngày E’id. Tại Mina, người hành hương hành lễ Salah Zhuhr, O’sr, Maghrib, I’sha và Fajr, theo Sunnah là hành lễ Salah rút ngắn lễ Salah bốn Rak-at còn lại hai và hành lễ theo mỗi giờ riêng biệt.
Việc rút ngắn Salah bốn Rak-at còn hai Rak-at không phân biệt là người xứ ngoài hay là dân Makkah đều được rút ngắn cả, bởi Thiên Sứ ﷺ đã làm Imam dẫn lễ Salah tại Mina, tại A’rofah, tại Muzdalifah đều rút ngắn cả, Người không hề bảo thị dân Makkah phải hành lễ Salah đủ số Rak-at, nếu bắt buộc là Thiên Sứ ﷺ đã chỉ điểm mọi người rồi. Sáng hôm sau là ngày mồng 9 hay còn gọi là ngày A’rofah, sau mặt trời mọc tất cả người hành hương rời Mini hướng đến A’rofah, theo Sunnah nên ở lại Namiroh cho đến mặt trời đứng bóng, nếu có cơ hội thuận lợi và dễ dàng do Thiên Sứ ﷺ đã làm.
Sau khi mặt trời nghiên bóng Imam đứng lên thuyết giảng cho mọi người nghe giáo lý về Hajj kể từ ngày A’rofah này đi, khuyên bảo họ hết lòng kính sợ Allah, tôn thờ Ngài duy nhất và Ikhlos (thành tâm) trong mọi việc hành đạo, khuyến cáo họ về các điều Harom bị Allah cấm kỵ, nhắn nhủ họ luôn bám sát Qur’an và Sunnah của Thiên Sứ ﷺ, áp dụng và kêu gọi mọi người đến với hai nguồn gốc này, bắt chước theo Thiên Sứ ﷺ. Xong hành lễ Salah Zhuhr, xong đến O’sr theo hình thức rút ngắn bằng một lần Azaan và hai lần Iqomah do Thiên Sứ ﷺ đã làm. Hadith do Al-Bukhori và Muslim ghi từ Jaabir .
Sau đó, người hành hương phải xác định mình đã ở trong khu vực A’rofah, và toàn vùng đất A’rofah đều tạm trú được ngoại trừ thung lũng U’rnah. Xong hướng về Qiblah, nếu núi Rohmah cùng hướng Qiblah thì càng tốt, còn nếu không trùng mặc cho núi Rohmah nằm hướng nào cùng bất cần tới, quan trọng là hướng mặt về Qiblah. Xong tận dụng hết mọi thời gian trong việc tụng niệm Allah, cầu xin những gì bản thân muốn, hạ mình trước Allah, giơ tay lúc cầu xin, nếu phối hợp xướng đọc Qur’an, nói Talbiyah thì càng tốt. Theo Sunnah tụng niệm càng nhiều càng tốt câu:
{لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَحْدَهُ لَا شَرِيكَ لَهُ، لَهُ الْمُلْكُ، وَلَهُ الْحَمْدُ، يُحْيِي وَيُمِيْتُ، وَهُوَ عَلَى كُلِّ شَيْءٍ قَدِيرٌ}
“Laa i laa ha il lol lo hu wah da hu laa sha ri ka lah, la hul mul ku, wa la hul ham du, yuh yi wa yu mit, wa hu wa a’ la kul li shai in qo d.i.r”( ) bởi được truyền lại từ Thiên Sứ ﷺ đã nói:
{خَيْرُ الدُّعَاءِ دُعَاءُ يَوْمِ عَرَفَةَ وَخَيْرُ مَا قُلْتُ أَنَا وَالنَّبِيُّونَ مِنْ قَبْلِي لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَحْدَهُ لَا شَرِيكَ لَهُ، لَهُ الْمُلْكُ، وَلَهُ الْحَمْدُ، يُحْيِي وَيُمِيْتُ، وَهُوَ عَلَى كُلِّ شَيْءٍ قَدِيرٌ }
“Lời cầu xin tốt nhất vào ngày A’rofah, tốt hơn cả những gì Ta và các vị Thiên Sứ ﷺ trước Ta nói là câu: Laa i laa ha il lol lo hu wah da hu laa sha ri ka lah, la hul mul ku, wa la hul ham du, yuh yi wa yu mit, wa hu wa a’ la kul li shai in qo d.i.r” ( ) và được truyền lại chính xác từ Thiên Sứ ﷺ đã nói:
{أَحَبُّ الْكَلاَمِ إِلَى اللَّهِ أَرْبَعٌ سُبْحَانَ اللَّهِ وَالْحَمْدُ لِلَّهِ وَلاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللَّهُ وَاللَّهُ أَكْبَرُ}
“Có bốn câu nói được Allah yêu thích nhất: Sub haa nol loh, Wal ham du lil lah, Laa i laa ha il lol loh, Wol lo hu ak bar.”( )
Với những lời tụng niệm này cần phải lặp lại càng nhiều càng tốt với sự tập trung và kín cẩn, ngoài ra nên cầu xin thêm các lời tụng niệm khác được truyền lại từ Qur’an và Sunnah trong mọi thời gian, đặc biệt là thời khắc vàng này. Xin gởi đến một số lời cầu xin đó:
{سُبْـحَانَ اللهِ وَبِحَمْـدِهِ، سُبْـحَانَ اللهِ الْعَظِيمِ }
“Sub haa nol lo hi wa bi ham dih; Sub haa nol lo hil a’ zim”( )

﴿لَّآ إِلَٰهَ إِلَّآ أَنتَ سُبۡحَٰنَكَ إِنِّي كُنتُ مِنَ ٱلظَّٰلِمِينَ ٨٧﴾ الأنبياء: 87
“Laa i la ha il la anh ta, sub haa na ka in ni kun tu mi noz zo li min.”( )
{لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ، وَلَا نَعْـبُدُ إِلَّا إِيَاهُ، لَـهُ النِّعْمَةُ وَلَـهُ الْفَضْـلُ وَلَـهُ الثَّنَاءُ الْحَسَـنُ. لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ مُخْلِصِـينَ لَـهُ الدِّينَ وَلَوْ كَرِهَ الْكَافِـرُونَ، لَا حَـوْلَ وَلَا قُوَّةَ إِلَّا بِاللهِ}
“Laa i laa ha il lol loh, wa laa na' bu du il laa i yaa hu, la hun ne' ma tu, wa la hul fodh lu, wa la huth tha naa ul ha san. Laa i laa ha il lol lo hu mukh li si na la hud d.i.n, wa law ka ri hal kaa fi roon. Laa haw la wa laa qu wa ta il laa bil lah.”( )
﴿رَبَّنَآ ءَاتِنَا فِي ٱلدُّنۡيَا حَسَنَةٗ وَفِي ٱلۡأٓخِرَةِ حَسَنَةٗ وَقِنَا عَذَابَ ٱلنَّارِ ٢٠١﴾    
“Rab ba naa a ti naa fid dun yaa ha sa nah, wa fil a khi ro ti ha sa nah, wa qi naa a’ zaa bal naar.”( )

اللَّهُمَّ أَصْلِحْ لَنَا دِينَنَا الَّذِي هُوَ عِصْمَةُ أَمْرِنَا، وأَصْلِحْ لَنَا دُنْيَانَا الَّتِي فِيهَا مَعَاشُنَا، وَأَصْلِحْ لَنَا آخِرَتَنَا الَّتِي إِلَيْهَا مَعَادُنَا، وَاجْعَلِ الْحَيَاةَ زِيَادَةً لَنَا فِي كُلِّ خَيْرٍ، وَاجْعَلِ الْمَوْتَ رَاحَةً لَنَا مِنْ كُلِّ شَرٍّ
“Ol lo hum ma os leh la naa di na nal la zi hu wa i’s ma tu am ri naa, wa os leh la naa dun yaa nal la ti fi haa ma a’ shu naa, wa os leh la naa a khi ro ta nal la ti i lai haa ma a’ du naa, waj a’ lil ha yaa ta zi yaa da tal la naa fi kul li khoir, waj a’ lil maw ta ro ha tanh la naa min kul shar”( )  

اللهمّ إنِّي أعُوذُ بِكَ مِنْ جَهْدِ الْبَلَاءِ، وَدَرَكِ الشَّقَاءِ، وَسُوءِ الْقَضَاءِ، وَشَمَاتَةِ الْأَعْدَاءِ
“Ol lo hum ma in ni a u’ zu bi ka min jah dil ba lạ, wa da ro kil sha qó, wa su il qo dho, wa sha maa ta til a’ dá”( )

{اللَّهُـمَّ إِنِّـي أَعُـوْذُ بِكَ مِـنَ الْهَـمِّ وَالْحَـزَنِ، وَالْعَـجْزِ وَالْكَسَـلِ، وَالْبُخْلِ وَالْجُبْنِ، وَضَـلَعِ الدَّيْنِ وَغَلَبَةِ الرِّجَالِ، اللَّهُمَّ إِنِّي أَعُوذُ بِكَ مِنَ الْبَرَصِ، وَالْجُنُونِ، وَالْجُذَامِ، وَمِنْ سَيِّئِ الأَسْقَامِ}
“Ol lo hum ma in ni a u’ zu bi ka mi nal ham mi, wal ha zan, wal a’j zi wal ka sal, wal bukh li wal jub ni, wa dho la i’d dai ni wa gho la ba tir ri jaal. Ol lo hum ma in ni a u’ zu bi ka mi nal ba ros, wal ju nun, wal ju zam, wa min sai yi il as qom.”( )

{اللَّهُـمَّ إِنِّـي أَسْـأَلُكَ الْعَفْوَ، وَالْعَافِيَةَ فِـي الدُّنْيَا وَالآخِرَةِ. اللَّهُـمَّ إِنِّي أَسْـأَلُكَ الْعَفْوَ، وَالْعَافِيَةَ فِـي دِيْنِـي، وَدُنْيَايَ، وَأَهْلِـي، وَمَالِـي. اللًّهُـمَّ اسْـتُرْ عَوْرَاتِـي، وَآمِنْ رَوْعَاتِـي. اللَّهُـمَّ احْفَظْنِـي مِـنْ بَيْنَ يَدَيَّ، وَمِـنْ خَلْفِـي، وَعَـنْ يَمِيْنِـي، وَعَـنْ شِـمَالِـي، وَمِـنْ فَوْقِـي، وَأَعُـوذُ بِعَظَمَتِكَ أَنْ أُغْتَالَ مِـنْ تَحْتِـي، اللَّهُمَّ اغْفِرْ لِي خَطِيئَتِي، وَجَهْلِي، وَإِسْرَافِي فِي أَمْرِي، وَمَا أَنْتَ أَعْلَمُ بِهِ مِنِّي}
“Ol lo hum ma in ni as a lu kal a’f wa, wal a’ fi ya ta fid dun ya wal ã khi roh. Ol lo hum ma in ni as a lu kal a’f wa, wal a’ fi ya ta fi di ni, wa dun yai, wa ah li, wa maa li. Ol lo hum mas tur a’w ro ti, wa ã min raw ã’ ti. Ol lo hum mah fodh ni min bai na ya dai, wa min khol fi, wa a’n ya mi ni, wa a’n shi maa li, wa min faw qi, wa a u’ zu b a’ zo ma ti ka an ugh taa la min tah ti. Ol lo hum magh fir li kho ti a ti, wa jah li, wa is ro fi fi am ri, wa maa anh ta a’ la mi bi hi min ni.”( )
اللَّهُمَّ اغْفِرْ لِي جِدِّي، وَهَزْلِي، وَخَطَئي، وَعَمْدِي، وَكُلُّ ذَلِكَ عِنْدِي
“Ol lo hum magh fir li jid di, wa haz li, wa kho to i, wa a’m di, wa kul lu zaa li ka i’n di.”( )  

اللَّهُمَّ اغْفِرْ لِي مَا قَدَّمْتُ وَمَا أَخَّرْتُ وَمَا أَسْرَرْتُ وَمَا أَعْلَنْتُ وَمَا أَسْرَفْتُ وَمَا أَنْتَ أَعْلَمُ بِهِ مِنِّي أَنْتَ الْمُقَدِّمُ وَأَنْتَ الْمُؤَخِّرُ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ أَنْتَ
“Ol lo hum magh fir li maa qod dam tu, wa maa akh khar tu, wa maa as rar tu, wa maa a’ lanh tu wa maa as raf tu, wa maa anh ta a’ la mu bi hi min ni, anh tal mu qod dim, anh tal mu akh khir, laa i laa ha il laa anh ta.”( )  

 اللَّهُمَّ إِنِّي أَسْأَلُكَ الثَّبَاتَ فِي الْأَمْرِ وَالْعَزِيمَةَ عَلَى الرُّشْدِ، وَأَسْأَلُكَ شُكْرَ نِعْمَتِكَ، وَحُسْنَ عِبَادَتِكَ، وَأَسْأَلُكَ قَلْبَاً سَلِيمَاً، وَلِسَانَاً صَادِقَاً، وَأَسْأَلُكَ مِنْ خَيْرِ مَا تَعْلَمُ، وَأَعُوذُ بِكَ مِنْ شَرِّ مَا تَعْلَمُ، وَأَسْتَغْفِرُكَ لِمَا تَعْلَمُ، إِنَّكَ أنْتَ عَلاَّمُ الْغُيُوبِ
“Ol lo hum ma in ni as a lu kath tha baa ta fil am ri, wa a’ zi ma ta a’ lar rush di, wa as a lu ka shuk ro ne’ ma tik, wa hus na i’ baa da tik, wa as a lu ka qol ban sa li maa, wa li saa nanh so di qo, wa as a lu ka min khoi maa ta’ lam, wa a u’ zu bi ka min shar ri maa ta’ lam, wa as tugh fi ru ka li maa ta’ lam, in na ka anh ta a’l laa mul ghu yub.”( )  

اللَّهُمَّ رَبَّ النَّبِيِّ مُحَمَّدٍ عَلَيْهِ الصَّلَاةُ وَالسَّلَامَ اغْفِرْ لِي ذَنْبِي، وَأَذْهِبْ غَيْظَ قَلْبِي، وَأَعِذْنِي مِنْ مُضِلَّاتِ الْفِتَنِ مَا أَبْقَيْتَنِي
“Ol lo hum ma rab ranh na bi yi mu ham mad a’ lai his so la tu was sa la magh fir li zam bi, wa az hib ghoi zo qol bi, wa a i’z ni min mu dhil laa til fi tanh maa ab qoi ta ni.”( )

{اللَّهُمَّ رَبَّ السَّمَاوَاتِ السَّبْعِ، وَرَبَّ الْأَرْضِ، وَرَبَّ الْعَرْشِ الْعَظِيمِ، رَبَّنَا وَرَبَّ كُلِّ شَيْءٍ، فَالِقَ الْحَبِّ وَالنَّوَى، وَمُنْزِلَ التَّوْرَاةِ وَالإِنْجِيلِ وَالْفُرْقَانِ، أَعُوذُ بِكَ مِنْ شَرِّ كُلِّ شَيْءٍ، أَنْتَ آخِذٌ بِنَاصِيَتِهِ. اللَّهُمَّ أَنْتَ الْأَوَّلُ فَلَيْسَ قَبْلَكَ شَيْءٌ، وَأَنْتَ الآخِرُ فَلَيْسَ بَعْدَكَ شَيْءٌ، وَأَنْتَ الظَّاهِرُ فَلَيْسَ فَوْقَكَ شَيْءٌ، وَأَنْتَ الْبَاطِنُ فَلَيْسَ دُونَكَ شَيْءٌ، اقْضِ عَنَّا الدَّيْنَ، وَأَغْنِنَا مِنَ الْفَقْرِ}
“Ol lo hum ma rab bas sa maa tis sab i’, wa rab bal ardh, wa rab bal a’r shil a’ zim, rab ba naa wa rab ba kul li shai, faa li qol hab bi wan na wa, wa mun zi lat taw ro ti, wal in ji li, wal fur qon, a u’ zu bi ka min shar ri kul li shai an ta ã khi zun bi naa si ya tih, ol lo hum ma an tal aw wal fa lai sa qob la ka shai, wa an tal aa khir fa lai sa ba’ da ka shai, wa an taz zo hir fa lai sa faw qo ka shai, wa an tal baa til fa lai sa du na ka shai, iq dhi a’n nad dai ni, wa ugh ni naa mi nal faq ri.”( )

اللَّهُمَّ آتِ نَفْسِي تَقْوَاهَا، وَزَكِّهَا أَنْتَ خَيْرُ مَنْ زَكَّاهَا، أَنْتَ وَلِيُّهَا وَمَوْلَاهَا
“Ol lo hum ma a ti naf si taq waa haa, wa zak ki haa anh ta khoi ru manh zak kaa haa, anh ta wa li yu haa wa maw laa haa.”( )

اللَّهُمَّ إِنِّي أَعُوذُ بِكَ مِنَ الْعَجْزِ، وَالْكَسَلِ، وَالْجُبْنِ، وَالْهَرَمِ، وَالْبُخْلِ، وَعَذَابِ الْقَبْرِ
“Ol lo hum ma in ni a u’ zu bi ka mi nal a’j zi wal ka sal, wal jub ni, wal ha ram, wal bukh li wa a’ zaa bil qob ri.”( )

اللَّهُمَّ لَكَ أَسْـلَمْتُ، وَبِكَ آمَنْتُ، وَعَلَيْكَ تَوَكَّلْتُ، وَإِلَيْكَ أَنَبْتُ، وَبِكَ خَاصَمْتُ، أَعُوذُ بِعِزَّتِكَ أَنْ تُضِلَّنِي لَا إِلَـٰهَ إِلَّا أَنْتَ، أَنْتَ الْحَيُّ الَّذِي لَا يَمُوتُ، وَالْجِنُّ وَالْإِنْسُ يَمُوتُونَ
“Ol lo hum ma la ka as lam tu, wa bi ka a manh tu, wa a’ lai ka ta wak kal tu, wa i lai ka a nab tu, wa bi ka kho som tu, a u’ zu bi i’z za ti ka anh tu dhil la ni laa i laa ha il laa an ta, anh tal hai yul la zi laa ya mu tu, wal jin nu wal in su ya mu tun.”( )

اللَّهُمَّ إِنِّي أَعُوذُ بِكَ مِنْ عِلْمٍ لاَ يَنْفَعُ، وَمِنْ قَلْبٍ لاَ يَخْشَعُ، وَمِنْ نَفْسٍ لاَ تَشْبَعُ، وَمِنْ دَعْوَةٍ لاَ يُسْتَجَابُ لَهَا
“Ol lo hum ma in ni a u’ zu bi ka min i’l min laa yan fa’, wa min qol bin laa yakh sha’, wa min naf sin laa tash ba’, wa min da’ wa tin laa yus ta jaa bu la haa.”( )  
اللَّهُمَّ جَنِّبْنِي مُنْكَرَاتِ اَلْأَخْلَاقِ، وَالْأَهْوَاءِ، وَالْأَعْمَالِ، وَالْأَدْوَاءِ
“Ol lo hum ma jam nib ni mun ka ro til akh laq, wal ah wa, wal a’ mal, wal ad wa.”( )
اللَّهُمَّ أَلْهِمْنِي رُشْدِي، وَأَعِذْنِي مِنْ شَرِّ نَفْسِي
“Ol lo hum ma al him ni rush di, wa a i’z ni min shar ri naf si.”( )

اللَّهُمَّ اكْفِنِى بِحَلاَلِكَ عَنْ حَرَامِكَ وَأَغْنِنِي بِفَضْلِكَ عَمَّنْ سِوَاكَ
“Ol lo hum mak fi ni bi ha laa li ka a’nh ha ro mik, wa agh ni ni bi fodh li ka a’m manh si waak.”( )  

اللَّهُمَّ إِنِّي أَسْأَلُكَ الْهُدَى وَالتُّقَى وَالْعَفَافَ وَالْغِنَى
“Ol lo hum ma in ni as a lu kal hu da, wat tu qo, wal a’ faa fa, wal ghi na.”( )
اللَّهُمَّ إِنِّي أَسْأَلُكَ الْهُدَى وَالسَّدَادَ
“Ol lo hum ma in ni as a lu kal hu da, was sa daad.”( )

اللَّهُمَّ إِنِّى أَسْأَلُكَ مِنَ الْخَيْرِ كُلِّهِ عَاجِلِهِ وَآجِلِهِ مَا عَلِمْتُ مِنْهُ وَمَا لَمْ أَعْلَمْ، وَأَعُوذُ بِكَ مِنَ الشَّرِّ كُلِّهِ عَاجِلِهِ وَآجِلِهِ مَا عَلِمْتُ مِنْهُ وَمَا لَمْ أَعْلَمْ، وَأَسْأَلُكَ مِنْ خَيْرِ مَا سَأَلَكَ مِنْهُ عَبْدُكَ وَنَبِيُّكَ مُحَمَّدٌ ﷺ، وَأَعُوذُ بِكَ مِنْ شَرِّ مَا اسْتَعَاذَ مِنْهُ عَبْدُكَ وَنَبِيُّكَ مُحَمَّدٌ ﷺ
“Ol lo hum ma in ni as a lu ka mi nal khoi ri kul li hi a’ ji li hi wa a ji li hi, maa a’ lim tu min hu, wa maa lam a’ lam; wa a u’ zu bi ka mi nash shar ri kul li hi a’ ji li hi wa a ji li hi, maa a’ lim tu min hu, wa maa lam a’ lam; wa as a lu ka min khoi ri maa sa a la ka min hu a’b du ka wa na bi yu ka mu ham mad ﷺ; wa a u’ zu bi ka min shar ri mas ta a’ za min hu a’b du ka wa na bi yu ka mu ham mad ﷺ.”( )

اللَّهُمَّ إِنِّي أَسْأَلُكَ الْجَنَّةَ وَمَا قَرَّبَ إِلَيْهَا مِنْ قَوْلٍ أَوْ عَمَلٍ وَأَعُوذُ بِكَ مِنَ النَّارِ وَمَا قَرَّبَ إِلَيْهَا مِنْ قَوْلٍ أَوْ عَمَلٍ وَأَسْأَلُكَ أَنْ تَجْعَلَ كُلَّ قَضَاءٍ قَضَيْتَهُ لِي خَيْرًا
“Ol lo hum ma in ni as a lu kal jan nah, wa maa qar ro ba i lai haa min qaw linh aw a’ mal; wa a u’ zu bi ka mi nanh naar, wa maa qar ro ba i lai haa min qaw linh aw a’ mal; wa as a lu ka anh taj a’ la kul la qo dho in qo dhoi ta hu li khoi ro.”( )

{لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَحْدَهُ لَا شَرِيكَ لَهُ، لَهُ الْمُلْكُ، وَلَهُ الْحَمْدُ، يُحْيِي وَيُمِيْتُ، وَهُوَ عَلَى كُلِّ شَيْءٍ قَدِيرٌ، سُبْحَانَ اللَّهِ وَالْحَمْدُ لِلَّهِ وَلاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللَّهُ وَاللَّهُ أَكْبَرُ وَلَا حَـوْلَ وَلَا قُوَّةَ إِلَّا بِاللهِ الْعَلِيِّ الْعَظِيمِ}
“Laa i laa ha il lol lo hu wah da hu laa sha ri ka lah, la hul mul ku, wa la hul ham du, yuh yi wa yu mit, wa hu wa a’ la kul li shai in qo d.i.r. Sub haa nol loh, Wal ham du lil lah, Laa i laa ha il lol loh, Wol lo hu ak bar, wa laa haw la wa laa qu wa ta il laa bil la hil a’ li yil a’ zim.”( )

اللَّهُـمَّ صَـلِّ عَلَـى مُحَمَّـدٍ وَعَلَـى آلِ مُحَمَّـدٍ، كَمَـا صَـلَّيْتَ عَلَـى إِبْرَاهِيـمَ وَعَلَـى آلِ إِبْرَاهِيـمَ، إِنَّكَ حَمِيـدٌ مَجِيـدٌ. اللَّهُـمَّ بَارِكْ عَلَـى مُحَمَّـدٍ وَعَلَـى آلِ مُحَمَّـدٍ، كَمَـا بَارَكْتَ عَلَـى إِبْرَاهِيـمَ وَعَلَـى آلِ إِبْرَاهِيـمَ، إِنَّكَ حَـمِيدٌ مَجِيـدٌ
“Ol lo hum ma sol li a' la Mu ham mad wa a' la a li Mu ham mad, ka ma sol lay ta a' la ib ro h.i.m wa a' la a li ib ro h.i.m, in na ka ha mi dum ma j.i.d. Ol lo hum ma ba rik a' la Mu ham mad wa a' la a li Mu ham mad, ka ma ba rak ta a' la ib ro h.i.m wa a' la a li ib ro h.i.m, in na ka ha mi dum ma j.i.d)”( )
رَبَّنَآ ءَاتِنَا فِي ٱلدُّنۡيَا حَسَنَةٗ وَفِي ٱلۡأٓخِرَةِ حَسَنَةٗ وَقِنَا عَذَابَ ٱلنَّارِ
“Rab ba naa a ti naa fid dun yaa ha sa nah, wa fil a khi ro ti ha sa nah, wa qi naa a’ zaa bal naar.”( )
Khuyến khích trong hoàn cảnh long trọng như thế này, người hành hương lặp đi lặp lại lời các lời tụng niệm, các lời cầu xin này hoặc các lời cầu xin mang ý nghĩa tương tự, Solawat cho Nabi và tha thiết khấn vái, cuối cùng đừng quên cầu xin Allah sự tốt đẹp ở trần gian và ngày sau.
Xưa kia mỗi khi cầu xin Thiên Sứ ﷺ thường lặp lại mỗi câu cầu xin đến ba lần, tín đồ Muslim cần bắt chước theo. Đối với hoàn cảnh lúc này người hành hương cần phải khiêm tốn, kín cẩn, hạ mình trước Thượng Đế với hi vọng được ban cho lòng thương xót và sự tha thứ, sợ hãi hình phạt và sự ghét bỏ của Allah, tự kiểm điểm mình, sám hối thật lòng, bởi đây là ngày long trọng vĩ đại dưới hoàn cảnh tập trung đông như thế này. Đây là lúc thể hiện ân xá trước đám nô lệ của Ngài bằng cách phóng thích họ khỏi hỏa ngục, Ngài khoe họ với giới Thiên Thần. Ngược lại, ngày A’rofah này lại là ngày tồi tệ nhất, xấu xa nhất, hè hạ nhất đối với lũ Shayton giống như ngày ở Badr trước đây. Được Muslim ghi trong bộ Soheeh từ bà A’-ishah dẫn lời Thiên Sứ ﷺ:
{مَا مِنْ يَوْمٍ أَكْثَرَ مِنْ أَنْ يُعْتِقَ اللَّهُ فِيهِ عَبْدًا مِنَ النَّارِ مِنْ يَوْمِ عَرَفَةَ وَإِنَّهُ لَيَدْنُو ثُمَّ يُبَاهِي بِهِمُ الْمَلاَئِكَةَ فَيَقُولُ: مَا أَرَادَ هَؤُلاَءِ ؟}
“Không có ngày nào mà Allah phóng thích con người thoát khỏi hỏa ngục nhiều bằng ngày A’rofah cả, ngày đó Ngài xuống tầng trời hạ giới mà khoe (nhóm người hành hương) với Thiên Thần, Ngài hỏi: “Đám người này chúng muốn gì đây ?””( )
Người hành hương cần thể hiện cho Allah thấy điểm tốt trên cơ thể mình để kẻ thù Shayton phải đau buồn bằng cách tụng niệm nhiều, cầu xin thường xuyên và luôn miệng sám hối mọi tội lỗi đã phạm trên tại A’rofah này cho đến mặt trời lặn. Sau khi mặt trời đã lặn thì từ từ rời khỏi A’rofah và miệng luôn đọc Talbiyah và đi nhanh khi đến khoảng trống do Thiên Sứ ﷺ đã làm. Tuyệt đối không được rời A’rofah trước mặt trời lặn, bởi Thiên Sứ ﷺ đã đứng tại đây cho đến mặt trời lặn hẳn và nói:
{خُذُوا عَنِّي مَنَاسِكَكُمْ}
“Các ngươi hãy lấy từ Ta các nghi thức Hajj.”( )
Khi người hành hương đến Muzdalifah, việc đầu tiên là hành lễ Salah Maghrib với ba Rak-at và tiếp tục hành lễ Salah I’sha với hai Rak-at bằng một lần Azaan và hai lần Iqomah, bởi xưa kia khi vừa đến Muzdalifah là Thiên Sứ ﷺ bắt đầu Salah như đã trình bày.
Có số người nhằm tưởng khi đến Muzadilifah việc trước tiên là lượm đá trước, đây là hành động sai, bởi Thiên Sứ ﷺ chưa hề bảo và cũng không hề làm, cho đến khi Người rời khỏi Ma’shar hướng đến Mina. Vả lại, các viên đá để ném được phép lượm bất cứ đâu cũng được chứ không nhất thiết phải ở Muzdalifah mới được, và ngay cả lượm ở Mina gần nơi ném đá vẫn được. Theo Sunnah là lượm bảy viên đá vào ngày E’id để ném trụ A’qobah bắt chước theo Thiên Sứ ﷺ, còn ba ngày Tashriq sau đó thì mỗi ngày lượm hai mươi mốt viên để ném ba trụ.
Không khuyến khích rửa các viên đá trước khi ném, bởi không được truyền lại từ Thiên Sứ ﷺ hay bất cứ vị Sohabah nào đã làm.
Tại Muzdalifah bắt buộc người hành hương phải qua đêm tại đây, riêng người già yếu, phụ nữ và trẻ em có thể rời sớm hơn khi qua hơn nửa đêm, bởi Hadith của A’-ishah và Um Salamah. Còn tất cả người hành hương còn lại ở lại đến xong Salah Fajr ở lại giơ tay cầu xin hoặc tụng niệm cho đến khi mặt trời ửng đỏ thì khởi hành hướng đến Mina, nếu đứng được tại Ma’shar thì tốt còn không thì đứng bất cứ đâu cũng được, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{وَوَقَفْتُ هَهُنَا – يَعْنِي عَلى الْمَعْشَرِ - وَجَمْعٌ كُلُّهَا مَوْقِفٌ}
“Và Ta đứng tại đây – tức Ma’shar – và mọi nơi của Muzdalifah đều đứng được.”( )
Đến khi mặt trời ửng đỏ nhưng chưa mọc thì liền khởi hành hướng đến Mina, và luôn miệng nói Talbiyah trên đường đi, khi đến Mahsar khuyến khích nên đi nhanh.
Khi vừa đến trụ A’qobah tại Mina thì ngừng ngay Talbiyah và bắt đầu ném bảy viên đá vào trụ, ném lần một viên và nói Ol lo hu ak bar mỗi khi ném, tốt nhất ném với tư thế Makkah nằm bên trái và Mina nằm bên phải hoặc có thể ném bất cứ tư thế nào cũng được quan trọng là ném vào hố đá. Không bắt buộc viên đá phải nằm trong hố sau khi ném, chỉ cần nó được vào hố là xong bổn phận, sau đó nó có văng đi đâu thì bất cần, đây là ý kiến của đa số U’lama điển hình như Imam Al-Nawawi đã nói rõ trong trường phái của mình. Và về kích cỡ viên đá là to hơn đầu ngón tay chút đỉnh là được.
Sau khi ném đá thì người hành hương bắt đầu cắt cổ súc vật, khuyến khích nói lời sau đây khi cắt cổ:
{بِسْمِ اللهِ وَاللهُ أَكْبَرُ، اللهم هَذَا مِنْكَ وَلَكَ}
“Bis mil lah, wol lo hu ak bar, ol lo hum ma haa zaa min ka wa lak.”( ) Theo Sunnah là giết lạc đà theo tư thế cho đứng ba chân còn chân trái trước cột gập lại, còn bò, cừu và dê thì cho nằm nghiên bên trái mặt hướng về Qiblah khi giết, tuy nhiên điều này chỉ khuyến khích chứ không bắt buộc. Và khuyến khích ăn thịt giết tế và bố thí phần thịt còn lại, bởi Allah phán:
﴿فَكُلُواْ مِنۡهَا وَأَطۡعِمُواْ ٱلۡبَآئِسَ ٱلۡفَقِيرَ ٢٨﴾ الحج: 28
Thế nên, các người hãy ăn thịt (súc vật giết tế) đó, và mang phân phát cho người nghèo, người khó khăn. Al-Hajj: 28 (chương 22). Thời gian giết tế kể từ sau Salah ngày E’id cho đến ba ngày Tashriq sau đó
Sau khi giết súc vật xong thì hớt tóc nhưng cạo đầu sẽ tốt hơn, bởi Thiên Sứ ﷺ đã cầu xin lòng thương xót và sự tha thứ đến ba lần cho người cạo đầu và chỉ một lần cho người hớt tóc. Tất nhiên, khi hớt tóc phải hớt toàn cả đầu không được hớt chổ này bỏ chổ kia, còn phụ nữ thì gom tóc lại hớt ở chót tóc khoảng lóng tay hoặc ngắn hơn.
Sau khi người hành hương đã ném đá trụ A’qobah, giết súc vật và hớt tóc hoặc cạo đầu thì được phép trở lại hầu như bình thường ngoại trừ việc vợ chồng gần gủi nhau, khi thực hiện được ba điều này thì được gọi là Tahallul lần đầu. Sau Tahallul thì tắm rửa, ăn mặc tươm tấc và xịt dầu thơm, xong hướng đến Makkah để Tawwaaf Ifaadhoh (Tawwaaf của Hajj), bởi Hadith của A’-ishah kể:
{كُنْتُ أُطَيِّبُ رَسُولَ اللَّهِ ﷺ لإِحْرَامِهِ قَبْلَ أَنْ يُحْرِمَ وَلِحِلِّهِ قَبْلَ أَنْ يَطُوفَ بِالْبَيْتِ}
“Tôi đã xịt làm thơm cho Thiên Sứ ﷺ của Allah trước khi Người Ehrom, lúc Người đã Tahallul trước khi Tawwaaf quanh Ka’bah.”( ) lầ Tawwaaf này được xem là nền tảng của Hajj không được thiếu, và cũng là ý nghĩa của lời phán:
ثُمَّ لۡيَقۡضُواْ تَفَثَهُمۡ وَلۡيُوفُواْ نُذُورَهُمۡ وَلۡيَطَّوَّفُواْ بِٱلۡبَيۡتِ ٱلۡعَتِيقِ ٢٩﴾ الحج : 29
{Sau đó, chúng hãy kết thúc việc Ehraam của mình (mà trở lại hiện trạng bình thường); hãy giết tế súc vật vì Hajj (và tất cả súc vật đã nguyện trước) và chúng hãy đi Tawwaaf quanh ngôi đền Ka’bah thiên cổ.} Al-Hajj: 29 (chương 22).
Xong Tawwaaf thì đến sau Maqom để Salah hai Rak-at, và Sa-i’ giữa Sofa và Marwah nếu bạn làm Hajj Tamadtua’, lần Sa-i’ này là của Hajj còn lần trước là của U’mroh.
Theo ý kiến đúng của giới U’lama, đối với người làm Hajj Tamadtua’ thì không được Sa-i’ một lần bởi Hadith của A’-ishah  dẫn lời Thiên Sứ ﷺ:
{مَنْ كَانَ مَعَهُ هَدْىٌ فَلْيُهِلَّ بِالْحَجِّ مَعَ الْعُمْرَةِ، ثُمَّ لاَ يَحِلَّ حَتَّى يَحِلَّ مِنْهُمَا جَمِيعًا}
“Ai dắt theo súc vật thì hãy Ehrom Hajj và U’mroh cùng thể, sau đó Tahallul cùng thể.” A’-ishah  kể:
{فَطَافَ الَّذِينَ كَانُوا أَهَلُّوا بِالْعُمْرَةِ بِالْبَيْتِ وَبَيْنَ الصَّفَا وَالْمَرْوَةِ، ثُمَّ حَلُّوا، ثُمَّ طَافُوا طَوَافًا آخَرَ بَعْدَ أَنْ رَجَعُوا مِنْ مِنًى لِحَجِّهِمْ}
“Thế là những người Ehrom U’mroh Tawwaaf quanh Ka’bah và Sa-i’ giữa Sofa và Marwah, xong họ Tahallul, sau đó họ Tawwaaf thêm lần nữa sau khi trở về từ Mina vì Hajj của họ.”( ) Ý nghĩa Tawwaaf trong Hadith nghĩa là Sa-i’ giữa Sofa và Marwah, đây là ý kiến đúng nhất trong các ý kiến giải thích Hadith này. Còn ý kiến cho rằng ngụ ý Hadith là nói về Tawwaaf Ifaadhoh là không phù hợp, bởi Tawwaaf Ifaadhoh là Rukun (nền tảng) của tất cả các loại Hajj và họ đã thực hiện xong, chẳng qua Hadith muốn giải thích cho Hajj Tamadtua’ là phải Tawwaaf lần nữa giữa Sofa và Marwah sau khi trở về từ Mina để chỉnh chu Hajj của mình. Đây là ý kiến đúng của đại đa số U’lama, ngoài ra còn có Hadith khác do Al-Bukhori ghi khẳng định thêm cho điều này là từ Ibnu A’bbaas  rằng khi ông được hỏi về Hajj Tamadtua’, ông đáp: “Dân Muhaajirin và dân Ansor cùng các vợ của Nabi ﷺ đều Ehrom trong lần Hajj Wida, chúng tôi cũng vậy. Khi chúng tôi đến Makkah thì Thiên Sứ ﷺ bảo:
{اجْعَلُوا إِهْلاَلَكُمْ بِالْحَجِّ عُمْرَةً إِلاَّ مَنْ قَلَّدَ الْهَدْىَ}
“Mọi người hãy chuyển Ehrom Hajj của mình thành U’mroh đi, ngoại trừ ai dắt theo súc vật tế.” Sau khi chúng tôi xong Tawwaaf quanh Ka’bah và Sa-i’ giửa Sofa và Marwah thì chúng tôi ăn mặc bình thường và gần gủi vợ. Lúc này Thiên Sứ ﷺ bảo:
{مَنْ قَلَّدَ الْهَدْىَ فَإِنَّهُ لاَ يَحِلُّ لَهُ حَتَّى يَبْلُغَ الْهَدْىُ مَحِلَّهُ}
“Ai dắt theo súc vật tế thì không được Tahallul cho đến khi dắt con vật tế đó đến được nơi giết tế.” Cho đến ngày Tarwiyah chúng tôi được lệnh Ehrom Hajj, sau khi xong mọi nghi thức chúng tôi trở lại Tawwaaf quanh Ka’bah và Sa-i’ giửa Sofa và Marwah.”( ) đây là bằng chứng rõ ràng nhất cho việc Hajj Tamadtua’ phải Sa-i’ đến hai lần.
Về Hadith do Muslim ghi từ Jaabir  rằng:
{أَنَّ النَّبِيَّ ﷺ وَأَصْحَابَهُ لَمْ يَطُوْفُوْا بَيْنَ الصَّفَا وَالْمَرْوَةِ إِلَّا طَوَافاً وَاحِداً}
“Rằng Nabi ﷺ và Sohabah chỉ Tawwaaf giửa Sofa và Marwah chỉ một lần duy nhất.”( ) Hadith là bằng chứng cho những ai hành hương Hajj Qiron không được Tahallul cho đến khi Tahallul Hajj và U’mroh cùng lúc giống như Thiên Sứ ﷺ và một số Sohabah có dắt theo súc vật tế đã thực hiện nên đối với họ chỉ Sa-i’ một lần là đủ.
Tương tự, những ai hành hương Hajj Ifrod không được Tahallul cho đến ngày E’id và chỉ một lần Sa-i’ là đủ, khi người hành hương Hajj Ifrod và Hajj Qiron đã Sa-i’ cùng với Tawwaaf Qudum (Tawwaaf khi vừa đến Makkah) là đủ với bằng chứng là tập hợp hai Hadith của A’-ishah và Ibnu A’bbaas cùng với Hajj của Jaabir ở, thế là chúng ta đã áp dụng hết cả ba Hadith mà không có sự mâu thuẩn.

 

 

 


Chuyên mục
Về việc làm tốt nhất của ngày E’id đối với hành hương
Tốt nhất cho người hành hương trong ngày E’id nên làm bốn nghi thức sau theo thứ tự, trước tiên là ném đá vào hố trụ A’qobah, sau đó giết súc vật, sau đó cạo đầu hoặc hớt tóc, sau đó Tawwaaf quanh Ka’bah và Sa-i’ sau đó nếu là Hajj Tamadtua’, tương tự đối với Hajj Ifrod và Hajj Qiron khi chưa Sa-i’ cùng với Tawwaaf Qudum. Nếu người hành hương nào đảo lộn thứ tự của bốn nghi thức này vẫn không vấn đề gì, bởi được sự xác định của Thiên Sứ ﷺ cho việc đảo lộn thứ tự đó, giống như Sa-i’ trước Tawwaaf cũng được. Xưa kia, mỗi khi ai đó hỏi Thiên Sứ ﷺ họ đã bắt đầu nghi thức này trước nghi thức kia đều được Thiên Sứ ﷺ trả lời giống như nhau “cứ làm, không vấn đề gì” bởi con người vốn hay quên, thiếu kiến thức nên được hưởng ưu ái này. Được truyền lại có người hỏi Thiên Sứ việc họ Sa-i’ trước khi Tawwaaf thì Người bảo: “không vấn đề gì.”( )   
Người hành hương được hoàn toàn trở lại hiện trạng bình thường khi thực hiện được ba nghi thức, gồm: Ném đá trụ A’qobah, cạo đầu hoặc hớt tóc và Tawwaaf Ifaadhoh cùng Sa-i’ như đã giải thích. Khi đã thực hiện xong ba nghi thức này thì người hành hương được phép thực hiện mọi thức bị cấm trong lúc Ehrom như phụ nữ, dầu thơm v.v.., còn ai mới làm được hai trong ba nghi thức này thì được phép tất cả ngoại trừ phụ nữ.
Khuyến khích người hành hương tận dụng cơ hội lúc uống nước Zamzam mà cầu xin những điều hữu ích cho cuộc sống trần gian và ngày sau, bởi được truyền lại từ Thiên Sứ ﷺ do Muslim ghi từ Abu Zar  dẫn lời Thiên Sứ ﷺ nói về nước Zamzam:
{إِنَّهُ طَعَامُ طُعْمٍ}
“Rằng Nó là thức ăn làm no.”( ) và Abu Dawood ghi thêm:
{وَشَفَاءُ سُقْمٍ}
“và là thuốc chữa bệnh.”
Sau khi hoàn thành xong Tawwaaf và Sa-i’, người hành hương phải trở về Mina mà tạm trú ba ngày và ba đêm, cùng với việc phải ném đá mỗi ngày vào ba hố đá theo thứ tự, thời gian bắt đầu ném là sau mặt trời nghiên bóng, kể từ sau ngày E’id.
Trước tiên là ném trụ Sughro (trụ nhỏ), đây là trụ nằm gần Masjid Al-Khif, ném lần lượt bảy viên đá vào hố của trụ Sughro này, theo Sunnah sau khi ném xong thì tiến tới trước để hố đá bên trái, hướng về Qiblah mà giơ tay cầu xin điều bản thân muốn.
Sau đó ném đến trụ Wusto (trụ giửa), ném giống như trụ Sughro, xong nên tiến về trước để hố đá bên phải, hướng về Qiblah mà giơ tay cầu xin điều bản thân muốn.
Sau đó ném đến trụ A’qobah cũng giống như hai trụ trước nhưng không đứng lại cầu xin mà ra đi ngay sau ném xong.
Đến ngày thứ hai của những ngày Tashriq cũng ném giống như ngày đầu tiên, bắt chước theo Thiên Sứ ﷺ.
Việc ném đá và qua đêm ở Mina ở hai ngày đầu của các ngày Tashriq là một trong các nghi thức bắt buộc của Hajj, ngoại trừ người cung cấp nước và chăn gia súc.
Đối với người hành hương nào có ý định muốn rời Mina sớm thì sau khi đã hoàn thành các nghi thức của hai ngày đầu tiên của các ngày Tashriq thì được quyền rời Mina nhưng phải trước khi mặt trời lặn. Còn ai qua đêm của ngày thứ ba của các ngày Tashriq thì phải ném đá giống như hai ngày trước, tất nhiên ân phước sẽ hậu hĩnh hơn cho những ai ở lại thêm một ngày nữa, bởi Allah phán:
﴿وَٱذۡكُرُواْ ٱللَّهَ فِيٓ أَيَّامٖ مَّعۡدُودَٰتٖۚ فَمَن تَعَجَّلَ فِي يَوۡمَيۡنِ فَلَآ إِثۡمَ عَلَيۡهِ وَمَن تَأَخَّرَ فَلَآ إِثۡمَ عَلَيۡهِۖ لِمَنِ ٱتَّقَىٰۗ﴾ البقرة: 203
{Và các ngươi hãy tụng niệm và tán dương Allah vào những ngày (ở Mina) được ấn định. Những ai vội vã rời đi sau hai ngày (kể từ ngày E’id) thì không bị bắt tội và còn ai ở lại thêm thì cũng không mang tội. Vấn đề là ở người có lòng kính sợ Allah.} Al-Baqoroh: 203 (chương 2). Và bởi Thiên Sứ ﷺ đã cho phép người nào muốn rời khỏi Mina thì rời, riêng Thiên Sứ ﷺ đã ở lại ngày thứ ba của các ngày Tashriq này và Người đã ném đá sau mặt trời nghiên bóng, xong Người rời Mina trước khi hành lễ Salah Zhurh.
Đối với cha mẹ có con đi hành hương cùng hoặc người lớn có dắt trẻ nhỏ đi hành hương cùng thì được phép ném đá thay trẻ nhỏ nếu trẻ nhỏ không thể tự ném, nhưng phải ném cho mình trước xong mới ném thay trẻ, bởi Hadith của Jaabir  kể:
{حَجَجْنَا مَعَ رَسُولِ اللَّهِ ﷺ وَمَعَنَا النِّسَاءُ وَالصِّبْيَانُ فَلَبَّيْنَا عَنِ الصِّبْيَانِ وَرَمَيْنَا عَنْهُمْ}
“Chúng tôi đã hành hương Hajj cùng Thiên Sứ ﷺ của Allah, chúng tôi gồm có phụ nữ và trẻ em, thế là chúng tôi Ehrom và ném đá thay bọn trẻ.”( )
Đối với người không có khả năng tự ném do lớn tuổi, bị bệnh, mang thai v.v.. được phép nhờ người khác ném đá thay mình, bởi Allah phán:
﴿فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ﴾ التغابن: 16
{Bởi thế, các ngươi hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi.} Al-Taghaa-bun: 16 (chương 64), nguyên nhân cho phép những người này nhờ người khác thay mình là do họ không thể chen lấn với mọi người lúc ném đá được, cộng thêm thời gian ném đá quá ngắn, vả lại không cho phép ném bù nên Islam cho phép ném thay. Ngoài ra, tất cả các nghi thức hành hương còn lại không được phép nhờ người khác làm thay mà phải tự mình thực hiện cho dù đó chỉ là Hajj hoặc U’mroh Sunnah, Allah phán:
﴿وَأَتِمُّواْ ٱلۡحَجَّ وَٱلۡعُمۡرَةَ لِلَّهِ ۚ﴾ البقرة: 196
Và các ngươi hãy hoàn thành Hajj và U’mroh vì Allah. Al-Baqoroh: 196 (chương 2). Còn thời gian Tawwaaf và Sa-i’ là rất dài.
Về tạm dừng chân trên A’rofah và qua đêm tại Muzdalifah và Mina cũng có thời gian nhất định nhưng tất cả người hành hương đều có thể đến các khu vực này dù có khó khăn. Cộng thêm việc ném đá thay được giới U’lama xưa kia đã thực hiện cho người có lý do.
Về các việc hành đạo theo thời gian không ai được quyền qui định ngoại trừ có bằng chứng cụ thể. Người ném đá thay được phép tại một trụ ném cho mình trước xong ném dùm người khác, không bắt buộc ném cho mình xong ba trụ mới trở lại ném thay, đây là ý kiến đúng nhất trong hai ý kiến của U’lama do không có bằng chứng bắt buộc cho hành động này, bởi Islam không hề tạo khó khăn cho bắt cứ ai, Allah phán:
﴿وَمَا جَعَلَ عَلَيۡكُمۡ فِي ٱلدِّينِ مِنۡ حَرَجٖۚ﴾ الحج: 78
{Và Ngài đã không áp chế các ngươi rơi vào tình huống khó khăn bởi tôn giáo.} Al-Hajj: 78 (Chương 22), và Thiên Sứ ﷺ nói:
{يَسِّرُوْا وَلَا تُعَسِّرُوْا}
“Hãy tạo dễ dàng, đừng tạo khó khăn.”( ) và bởi không được truyền lại từ Sohabah những người ném đá thay trẻ nhỏ của họ và những người bất lực, rằng họ ném xong hết ba trụ cho thân mình xong mới ném thay người khác. Nếu có là đã được truyền đến chúng ta rồi.

 

 

 

 


Chuyên đề
Về bắt buộc giết súc vật đối với Hajj Tamadtua’ và Hajj Qiron
Bắt buộc người hành hương Hajj Tamadtua’ và Hajj Qiron không phải thị dân Makkah phải giết một con cừu hoặc một phần bảy con lạc đà hoặc một phần bảy con bò nhưng phải từ đồng tiền Halal, sạch sẽ bởi Allah là Đấng Toiyib chỉ chấp nhận những thứ sạch sẽ.
Tín đồ Muslim hãy tránh hoàn toàn việc xòe tay xin xỏ người khác để có được súc vật hoặc có tiền để mua súc vật, bởi có rất nhiều Hadith từ Thiên Sứ ﷺ chê bai hành động xin xỏ người khác và tuyên dương những ai bỏ được hành động này.
Một khi người hành hương Hajj Tamadtua’ và Qiron không có súc vật giết tế hoặc không có tiền để mua súc vật thì thay thế bằng nhịn chay mười ngày, nhịn ba ngày trong thời gian hành hương có thể trước ngày E’id hoặc có thể nhịn trong ba ngày Tashriq và nhịn bảy ngày còn lại sau khi trở về nhà, như Allah đã phán:
﴿فَمَن تَمَتَّعَ بِٱلۡعُمۡرَةِ إِلَى ٱلۡحَجِّ فَمَا ٱسۡتَيۡسَرَ مِنَ ٱلۡهَدۡيِۚ فَمَن لَّمۡ يَجِدۡ فَصِيَامُ ثَلَٰثَةِ أَيَّامٖ فِي ٱلۡحَجِّ وَسَبۡعَةٍ إِذَا رَجَعۡتُمۡۗ تِلۡكَ عَشَرَةٞ كَامِلَةٞۗ ذَٰلِكَ لِمَن لَّمۡ يَكُنۡ أَهۡلُهُۥ حَاضِرِي ٱلۡمَسۡجِدِ ٱلۡحَرَامِۚ﴾ البقرة: 196
Đối với ai muốn tiếp tục làm U’mroh rồi đến Hajj (tức làm Hajj Tamadtua’ hoặc Hajj Qiron) thì phải giết một con vật tế tùy theo khả năng có thể. Nhưng ai không có khả năng (dâng một con vật tế) thì phải nhịn chay ba ngày trong thời gian làm Hajj và bảy ngày sau khi trở về nhà, như vậy là đủ mười ngày hoàn chỉnh. Đấy là điều kiện dành cho người nào mà gia đình không ở trong vùng đất linh thiêng Makkah. Al-Baqoroh: 196 (chương 2).
Theo Soheeh Al-Bukhori từ A’-ishah  và Ibnu U’mar  đồng nói rằng:
{لَمْ يُرَخَّصْ فِى أَيَّامِ التَّشْرِيقِ أَنْ يُصَمْنَ، إِلاَّ لِمَنْ لَمْ يَجِدِ الْهَدْىَ}
“Không được phép nhịn chay trong các ngày Tashriq ngoại trừ những ai không tìm thấy súc vật giết tế.”( ) Và giáo lý này được truyền lại từ Thiên Sứ ﷺ. Tốt nhất nên nhịn chay trước ngày A’rofah để ngày A’rofah ăn uống bình thường bởi Thiên Sứ ﷺ đã không nhịn chay ngày này và Người cấm người hành hương nhịn chay vào ngày A’rofah, cốt để có sức khỏe mà tụng niệm, cầu xin trong ngày trọng đại này. Việc nhịn chay ba ngày được phép nhịn liên tiếp và được phép nhịn rời nhau, tương tự bảy ngày còn lại cũng vậy, bởi Allah đã không yêu cầu phải nhịn liên tiếp nhau, và tốt nhất nên nhịn bảy ngày này sau khi đã trở về nhà bởi Allah phán:
﴿وَسَبۡعَةٍ إِذَا رَجَعۡتُمۡۗ﴾ البقرة: 196
và bảy ngày sau khi trở về nhà Al-Baqoroh: 196 (chương 2).
Chắc chắn rằng người không có khả năng giết súc vật chọn con đường nhịn chay thay thế tốt hơn nhiều so với việc xin xỏ người khác, tuy nhiên có nhà hảo tâm nào tình nguyện cho súc vật hoặc cho tiền để mua súc vật thì được phép nhận.

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyên đề
Về bắt buộc kêu gọi làm tốt lúc hành hương và mọi lúc khác
Việc làm quan trọng bắt buộc người hành hương nói riêng và tất cả tín đồ Muslim nói chung phải thực hiện là duy trì trách nhiệm kêu gọi mọi người làm tốt và cản mọi ngượi phạm điều Haram, duy trì tốt năm lễ nguyện Salah bắt buộc cùng tập thể giống như Allah đã ra lệnh thông qua chiếc lưỡi của Thiên Sứ ﷺ của Ngài.
Còn việc có rất nhiều thị dân ở Makkah đã hành lễ Salah tại nhà, không đến Masjid là hành động sai, đi ngược lại giáo lý Islam, cần phải cấm và bày trừ hành động này, phải kêu gọi, phải động viên mọi người đến tham gia đủ năm lễ nguyện Salah tại các Masjid, như được truyền lại từ Thiên Sứ ﷺ đã hỏi ông Ibnu Um Maktum, khi ông xin phép được hành lễ Salah tại nhà do ông bị mù, cộng thêm nhà ông xa Masjid:
{هَلْ تَسْمَعُ النِّدَاءَ بِالصَّلاَةِ ؟}
“Ông có nghe được lời Azaan không ?” Ông đáp: “Có.” Thiên Sứ ﷺ bảo:
{فَأَجِبْ}
“Ông phải đáp lại lời gọi đó.”( ) theo đường truyền khác thì ghi:
{لاَ أَجِدُ لَكَ رُخْصَةً}
“Ta không tìm đâu lý do giảm cho ông.”( ) và Thiên Sứ ﷺ đã từng cảnh cáo:
{لَقَدْ هَمَمْتُ أَنْ آمُرَ بِالصَّلاَةِ فَتُقَامَ، ثُمَّ آمُرَ رَجُلاً فَيُصَلِّي بِالنَّاسِ، ثُمَّ أَنْطَلِقَ مَعِي بِرِجَالٍ مَعَهُمْ حُزَمٌ مِنْ حَطَبٍ إِلَى قَوْمٍ لاَ يَشْهَدُونَ الصَّلاَةَ فَأُحَرِّقَ عَلَيْهِمْ بُيُوتَهُمْ بِالنَّارِ}
“Rằng Ta đã có ý định ra lệnh bắt đầu lễ Salah, rồi ra lệnh cho ai đó thay Ta làm Imam, sau đó, Ta sẽ đi cùng với một số người mang theo củi khô hướng đến nhà của những người đàn ông đã không tham gia hành lễ Salah tập thể để đốt nhà chúng bằng lửa.”( ) Theo Sunan Ibnu Maajah và người khác bằng đường truyền Hasan từ Ibnu A’bbaas  rằng Thiên Sứ ﷺ đã nói:
{مَنْ سَمِعَ النِّدَاءَ فَلَمْ يَأْتِ فَلاَ صَلاَةَ لَهُ إِلَّا مِنْ عُذْرٍ}
“Ai nghe được lời Azan mà không đến tham gia Salah (cùng tập thể) thì Salah của y (dâng tại nhà) không được công nhận ngoại trừ có lý do (chính đáng).”( ) và theo Soheeh Muslim ghi từ Ibnu Mas-u’d đã nói:
{مَنْ سَرَّهُ أَنْ يَلْقَى اللَّهَ غَدًا مُسْلِمًا، فَلْيُحَافِظْ عَلَى هَذِهِ الصَّلَوَاتِ الْمَكْتُوبَاتِ حَيْثُ يُنَادَى بِهِنَّ، فَإِنَّهُنَّ مِنْ سُنَنِ الْهُدَى، وَإِنَّ اللَّهَ شَرَعَ لِنَبِيِّكُمْ ﷺ سُنَنَ الْهُدَى، وَلَوْ أَنَّكُمْ صَلَّيْتُمْ فِي بُيُوتِكُمْ كَمَا يُصَلِّي هَذَا الْمُتَخَلِّفُ فِي بَيْتِهِ لَتَرَكْتُمْ سُنَّةَ نَبِيِّكُمْ ﷺ، وَلَوْ تَرَكْتُمْ سُنَّةَ نَبِيِّكُمْ ﷺ لَضَلَلْتُمْ، وَمَا مِنْ رَجُلٍ يَتَطَهَّرُ فَيُحْسِنُ الطُّهُورَ ثُمَّ يَعْمِدُ إِلَى مَسْجِدٍ مِنْ هَذِهِ الْمَسَاجِدِ إِلاَّ كَتَبَ اللَّهُ لَهُ بِكُلِّ خَطْوَةٍ يَخْطُوهَا حَسَنَةً وَيَرْفَعُهُ بِهَا دَرَجَةً وَيَحُطُّ عَنْهُ بِهَا سَيِّئَةً، لَقَدْ رَأَيْتُنَا وَمَا يَتَخَلَّفُ عَنْهَا – أَيْ عَنْ صَلاَةِ الْجَمَاعَةِ - إِلَّا مُنَافِقٌ مَعْلُوْمُ النِّفَاقِ، أَوْ مَرِيضٌ، وَلَقَدْ كَانَ الرَّجُلُ يُوْتَى بِهِ يُهَادَى بَيْنَ الرَّجُلَيْنِ حَتَّى يُقَامُ فِي الصَّفِّ}
“Ai muốn ngày mai trình diện Allah bằng niềm vui là người Muslim thì hãy bảo vệ các lễ nguyện Salah bắt buộc này tại nơi đã réo gọi chúng – tức ở các Masjid – rằng Chúng chính là một trong các chỉ đạo đã được Allah ban cho Nabi ﷺ của các người. Nếu như các ngươi hành lễ Salah tại nhà giống như kẻ làm sái lệnh đã hành lễ tại nhà của y là các người đã bỏ đi đường lối Sunnah của Nabi ﷺ các ngươi và khi các ngươi bỏ đi đường lối Sunnah của Nabi ﷺ các ngươi là người đã bị lạc lối. Và không một ai lấy Wudu hoàn chỉnh, rối hướng thẳng đến Masjid mà y lại không được Allah viết cho mỗi bước đi là một ân phước, nâng cho một cấp và xóa đi cho y một tội lỗi. Và tôi đã thấy trong chúng tôi không ai vắng mặt trong Salah tập thể ngoại trừ kẻ Munaafiq biết rõ bản tính giả tạo của hắn hoặc là người bị bệnh. Và chính tôi đã thấy có người đàn ông được kè bởi hai người đàn ông khác đến xếp hàng hành lễ Salah.”( )  
Bổn phận của người hành hương nói riêng và tín đồ Muslim nói chung phải tránh xa mọi khoản cấm được Allah qui định, tránh trong vi phạm Zina (tình dục ngoài hôn nhân), tình dục đồng giới, trộm cắp, ăn tiền vay lãi, ăn tiền trẻ mồ côi, lường gạt trong quan hệ xã hội, thất tín trong lời hứa, uống chất gây say gây nghiện, mặc quần dài qua mắt cá đối với nam, tự cao, ganh tị, phô trương, khoe khoan, nói xấu, vu khống, nhạo báng người Muslim, sử dụng âm nhạc, nhạc cụ, cờ bạc, cá độ, xăm mình, vẻ hình động vật hoặc hài lòng cho người khác vẻ, tất cả đều bị Allah cấm đám nô lệ của Ngài vi phạm trong mọi nơi và mọi lúc. Bắt buộc tất cả tín đồ Muslim gồm cả người hành hương, đặc biệt là những người định cư trong lãnh địa Makkah phải luôn giử khoảng cách với các thể loại Haram này, những ai vi phạm trong lãnh địa thiêng liêng này chắc rằng tội sẽ nặng hơn và hành phạt cũng sẽ đau đớn hơn, Allah phán:
﴿وَمَن يُرِدۡ فِيهِ بِإِلۡحَادِۢ بِظُلۡمٖ نُّذِقۡهُ مِنۡ عَذَابٍ أَلِيمٖ ٢٥﴾ الحج: 25
{Và ai có ý định khả ố gây bất công tại (Makkah thiêng liêng) thì TA sẽ cho y nếm một hình phạt đau đớn.} Al-Hajj: 25 (chương 22). Chỉ mới có ý định xấu tại lãnh địa Makkah đã bị Allah cảnh cáo thế kia rồi, sẽ ra sao đối với ai thực hiện nó? Tất nhiên sẽ khủng khiếp hơn, đau đớn hơn, cho nên cần phải tránh xa.
Người hành hương sẽ chẳng được xóa sạch tội lỗi của mình trừ phi tránh xa các điều Haram này, giống như Hadith từ Thiên Sứ ﷺ đã nói:
{مَنْ حَجَّ فَلَمْ يَرْفُثْ وَلَمْ يَفْسُقْ رَجَعَ كَيَوْمِ وَلَدَتْهُ أُمُّهُ}
“Ai hành hương không nói bậy và tình dục giống như y trở về ngày mới được mẹ sinh ra.”( )
Tội lỗi lớn nhất, nguy hiểm nhất đó là khấn vái người chết, cầu xin họ phù hộ, thề nguyền với họ, giết tế cúng bái họ, cầu xin họ can thiệp dùm trước Allah, cầu xin họ cho hết bệnh, chỉ điểm đồ đã mất v.v.. tất cả đều là đại tội Shirk mà người thời xưa đã phạm, để cứu họ thoát khỏi vòng Shirk đó Allah đã cử phái Thiên Sứ đến gặp họ và ban cho Kinh Sách làm bộ giáo lý, làm căn cứ cấm họ làm các hành động Shirk kia.
Bổn phận của người hành hương cũng như tất cả tín đồ Muslim thường xuyên sám hối với Allah về các tội lỗi của quá khứ, bắt đầu cuộc đời bằng trang giấy mới, đặc biệt là đại tội Shirk bởi khi vi phạm nó tất cả ân phước bị xóa sạch, Allah phán:
﴿وَلَوۡ أَشۡرَكُواْ لَحَبِطَ عَنۡهُم مَّا كَانُواْ يَعۡمَلُونَ ٨٨﴾ الأنعام: 88
{Nhưng nếu họ tổ hợp (tôn thờ) những thần linh khác cùng với Allah (trong việc thờ phượng) thì tất cả các việc làm của họ đều trở nên hoài công vô ích.} Al-An’am: 88 (Chương 6).
Về các tiểu Shirk như thề thốt bằng các thứ ngoài Allah như thề bằng danh nghĩa Nabi, mặt trời, mặt trăng, uy tín, Ka’bah v.v..
Ngoại ra, việc phô trương, khoe khoang và các câu: “Allah và anh đã muốn” “nếu không có Allah và anh” “này là của Allah và của anh” đều bị xem là tiểu Shirk.
Tín đồ Muslim cần phải tự trao dồi kiến thức Islam để sống được phù hợp luật Islam, như được truyền lại từ Thiên Sứ ﷺ đã nói:
{مَنْ حَلَفَ بِغَيْرِ اللَّهِ فَقَدْ كَفَرَ أَوْ أَشْرَكَ}
“Ai thề thốt (với thứ gì khác) ngoài Allah là y đã phạm tội Kufr (phủ nhận đức tin) hoặc đã phạm Shirk.”( ) cũng trong bộ Soheeh từ U’mar dẫn lời Thiên Sứ ﷺ:
{مَنْ كَانَ حَالِفًا فَلْيَحْلِفْ بِاللَّهِ أَوْ لِيَصْمُتْ}
“Ai muốn thề thốt thì hãy thề với Allah còn không thì im lặng.”( ) và Thiên Sứ ﷺ cũng nói:
{مَنْ حَلَفَ بِالأَمَانَةِ فَلَيْسَ مِنَّا}
“Ai thề với sự uy tín thì y không phải tín đồ của Ta.”( ) và Thiên Sứ ﷺ còn nói:
{إِنَّ أَخْوَفَ مَا أَخَافُ عَلَيْكُمُ الشِّرْكُ الأَصْغَرُ}
“Rằng điều Ta sợ nhất cho các ngươi đó là tiểu Shirk.” Mọi người hỏi đó là gì, thưa Thiên Sứ ? Người ﷺ đáp:
{الرِّيَاءُ}
“Là phô trương, là khoe khoang, là thể hiện.”( ) và Thiên Sứ ﷺ còn nói:
{لاَ تَقُولُوا مَا شَاءَ اللَّهُ وَشَاءَ فُلاَنٌ وَلَكِنْ قُولُوا مَا شَاءَ اللَّهُ ثُمَّ شَاءَ فُلاَنٌ}
“Các ngươi chớ nói: “Allah và người đó đã muốn”, các ngươi hãy nói: “Allah đã muốn, sau đó người đó muốn.””( ) và Al-Nasaa-i ghi từ Ibnu A’bbaas  rằng: Có người đàn ông nói: “Thưa Thiên Sứ, Allah và Thiên Sứ đã muốn.” Thiên Sứ ﷺ hỏi:
{أَجَعَلْتَنِي لِلَّهِ نِدًّا بَلْ مَا شَاءَ اللَّهُ وَحْدَهُ}
“Phải chăng ngươi muốn tôn Ta lên làm đối thủ với Allah? Không, chỉ Allah duy nhất đã muốn.”( )
Đây là những Hadith chứng minh rằng Thiên Sứ ﷺ luôn duy trì và giử vững bức tường Tawhid (thuyết độc tôn Allah), Người khuyến cáo giáo dân về các tội liên quan đến Shirk để giử niềm tin Imam của họ luôn trong sáng và thoát được hình phạt, thoát được mọi nguyên nhân làm Allah giận. Cầu xin Allah ban thưởng trọng hậu cho Thiên Sứ ﷺ đã toàn tâm tuyên truyền, khuyến cáo và khuyên bảo vì Allah và vì đám nô lệ của Ngài, cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Người cho đến ngày tận thế.
Bổn phận của U’lama trong những người hành hương, dân bản địa Makkah và Madinah cố gắng hết sức trong việc tuyên truyền cho mọi người biết những gì Allah bắt buộc và những gì bị Ngài cấm từ các thể loại Shirk, tội lỗi, điều Harom và thuyết phục họ bằng các bằng chứng Soheeh (chính xác) để đưa mọi người rời vùng tối tăm đến với hào quang của Islam, có thế mỗi người trong cộng đồng mới làm đúng bổn phận của mình là một người Muslim ngoan đạo được, Allah phán:
﴿وَإِذۡ أَخَذَ ٱللَّهُ مِيثَٰقَ ٱلَّذِينَ أُوتُواْ ٱلۡكِتَٰبَ لَتُبَيِّنُنَّهُۥ لِلنَّاسِ وَلَا تَكۡتُمُونَهُۥ﴾ آل عمران: 187
{Và hãy nhớ khi TA (Allah) đã lấy giao ước của những kẻ được ban cho Kinh Sách: “Rằng phải công bố cho thiên hạ (về sứ mạng của Muhammad), tuyệt đối không được giấu che”} Ali I’mron: 187 (Chương 3).
Mục đích của việc khuyến cáo này là dành cho những U’lama Islam đừng vấp phải lối mòn sai lầm của thị dân Kinh Sách (Do Thái và Thiên Chúa) đã che dấu sự thật, che dấu chân lý, Allah phán:
﴿إِنَّ ٱلَّذِينَ يَكۡتُمُونَ مَآ أَنزَلۡنَا مِنَ ٱلۡبَيِّنَٰتِ وَٱلۡهُدَىٰ مِنۢ بَعۡدِ مَا بَيَّنَّٰهُ لِلنَّاسِ فِي ٱلۡكِتَٰبِ أُوْلَٰٓئِكَ يَلۡعَنُهُمُ ٱللَّهُ وَيَلۡعَنُهُمُ ٱللَّٰعِنُونَ ١٥٩ إِلَّا ٱلَّذِينَ تَابُواْ وَأَصۡلَحُواْ وَبَيَّنُواْ فَأُوْلَٰٓئِكَ أَتُوبُ عَلَيۡهِمۡ وَأَنَا ٱلتَّوَّابُ ٱلرَّحِيمُ ١٦٠ ﴾ البقرة: 159-  160
{Rằng những ai giấu giếm những gì mà TA ban xuống từ những bằng chứng rõ rệt cũng như chỉ đạo được trình bày minh bạch cho nhân loại trong Kinh Sách thì chúng là những kẻ sẽ bị Allah và người đời nguyền rủa * Ngoại trừ, những ai biết sám hối và phục thiện và công bố (sự thật) thì chúng mới là những người được TA chấp nhận sự sám hối. Và Quả thật, TA là Đấng Tha Thứ, Đấng Khoan Dung.} Al-Baqoroh: 159 - 160 (Chương 2).
Qua các câu Kinh và các Hadith khẳng định rằng việc Da’wah (kêu gọi) về với Allah và hướng dẫn con người đến với mục đích họ vốn được tạo ra là việc dâng hiến tốt đẹp nhất, là nhiệm vụ quan trọng nhất, do đây chính là con đường của giới Thiên Sứ và hậu duệ của họ cho đến ngày tận thế, giống như Allah phán:
﴿وَمَنۡ أَحۡسَنُ قَوۡلٗا مِّمَّن دَعَآ إِلَى ٱللَّهِ وَعَمِلَ صَٰلِحٗا وَقَالَ إِنَّنِي مِنَ ٱلۡمُسۡلِمِينَ ٣٣﴾ فصلت: 33
{Và còn ai lịch sự về lời nói trong việc mời gọi mọi người đến với Allah, rồi làm việc thiện và y bảo: “Tôi đây là một người Muslim”} Fussilat: 33 (Chương 41), Allah phán ở chương khác:
﴿قُلۡ هَٰذِهِۦ سَبِيلِيٓ أَدۡعُوٓاْ إِلَى ٱللَّهِۚ عَلَىٰ بَصِيرَةٍ أَنَا۠ وَمَنِ ٱتَّبَعَنِيۖ وَسُبۡحَٰنَ ٱللَّهِ وَمَآ أَنَا۠ مِنَ ٱلۡمُشۡرِكِينَ ١٠٨﴾ يوسف: 108
Hãy bảo chúng (Muhammad): “Đây (Islam) là đường lối của Ta và của nhóm hậu duệ noi theo Ta, các ngươi hãy mời gọi thiên hạ đến với Allah bằng kiến thức đúng thực của Islam. Và hiển vinh thay Allah, trong sáng thay Ngài, Ta không phải là người thờ Đa Thần.” Yusuf : 108 (chương 12), Thiên Sứ ﷺ đã từng nói:    
{مَنْ دَلَّ عَلَى خَيْرٍ فَلَهُ مِثْلُ أَجْرِ فَاعِلِهِ}
“Ai hướng dẫn làm tốt, y hưởng được ân phước giống như người làm.”( ) và Thiên Sứ ﷺ cũng nói:
{لَأَنْ يَهْدِىَ اللَّهُ بِكَ رَجُلاً وَاحِدًا خَيْرٌ لَكَ مِنْ حُمْرِ النَّعَمِ}
“Rằng Allah ban cho anh hướng dẫn được một người duy nhất tốt hơn việc anh có được con lạc đà hung đỏ.”( ) ngoài ra còn có vô số câu Kinh và Hadith mang ý nghĩa này.
Người có kiến thức Islam thật sự cần phải bỏ công sức thêm gấp nhiều lần trong việc Da’wah và hướn dẫn mọi người đi đúng chân lý Islam, vạch rõ cho họ thấy được điểm sai, điều đưa họ đến diệt vong đặc biệt trong thời đại chúng ta ngày nay lan tràn việc Harom xuất phát từ dục vọng, từ ham muốn trong khi đó rất ít người Da-i’ (người hướng dẫn đến với việc thiện) nhưng lại đầy rẫy người kêu gọi phủ nhận Allah, chống đối Ngài. Cầu xin Allah Đấng Vĩ Đại và Tối Cao phù hộ.

 

Chuyên mục
Về khuyến khích tích lũy việc hành đạo
Khuyến khích người hành hương luôn duy trì việc tụng niệm, tích lũy ân phước và hành đạo trong suốt thời gian ở Makkah như hành lễ Salah và Tawwaaf thật nhiều, bởi ân phước ở Makkah được nhân lên và việc làm tội lỗi tại đây cũng rất lớn, đồng thời khuyến khích Solawat cho Thiên Sứ ﷺ thường xuyên hơn.
Một khi người hành hương có ý định rồi Makkah bắt buộc phải Tawwaaf quanh Ka’bah lần cuối ngoại trừ phụ nữ bị kinh nguyệt và ra máu hậu sản, bởi Hadith Ibnu A’bbaas  kể:
{أُمِرَ النَّاسُ أَنْ يَكُونَ آخِرُ عَهْدِهِمْ بِالْبَيْتِ، إِلاَّ أَنَّهُ خُفِّفَ عَنِ الْحَائِضِ}
“Thiên hạ được lệnh phải thực hiện nghi thức hành hương cuối cùng tại Ka’bah, ngoại trừ, phụ nữ đang kinh nguyệt thì được miến.”( )
Sau khi hoàn thành xong Tawwaaf và muốn rời Masjid thì phải đi hướng mặt về trước, tuyệt đối không được đi lùi bởi Thiên Sứ ﷺ đã không làm, cũng không một Sohabah nào làm, đây là hành động Bid-a’h và Thiên Sứ ﷺ đã nói:
{مَنْ عَمِلَ عَمَلًا لَيْسَ عَلَيْهِ أَمْرُنَا فَهُوَ رَدٌّ}
“Ai làm điều gì mà không có lệnh của Ta thì việc làm đó của y bị trả lại.”( ) và Người ﷺ cũng nói:
{إِيَّاكُمْ وَمُحْدَثَاتُ الْأُمُورِ فَإِنَّ كُلَّ مُحْدَثَةٍ بِدْعَةٌ وَكُلَّ بِدْعَةٍ ضَلَالَةٌ}
“Ta khuyến cáo các ngươi hành động cải cách tôn giáo, rằng mọi cải cách bị xem là Bid-a’h, tất cả điều Bid-a’h là con đường lạc lối.”( )     
Bầy tôi khẩn cầu Allah luôn giử vừng bầy tôi trên tôn giáo của Ngài trước bao thử thách, rằng Ngài là Đấng Rộng Lượng.

 

 

Chuyên đề
Về giáo lý và văn hóa thăm viếng
Khuyến khích tín đồ Muslim thăm viếng Masjid của Thiên Sứ ﷺ trước hoặc sau hành hương, bởi được truyền lại trong hai bộ Soheeh từ Abu Huroiroh , Thiên Sứ ﷺ đã nói:
{صَلاَةٌ فِي مَسْجِدِي هَذَا خَيْرٌ مِنْ أَلْفِ صَلاَةٍ فِيمَا سِوَاهُ إِلاَّ الْمَسْجِدَ الْحَرَامَ}
“Một lần Salah tại Masjid này của Ta tốt hơn một ngàn lần Salah ở các Masjid khác ngoại trừ Masjid Harom (Makkah).”( ) Theo U’mar , thì Thiên Sứ ﷺ nói:
{صَلاَةٌ فِي مَسْجِدِي هَذَا أَفْضَلُ مِنْ أَلْفِ صَلاَةٍ فِيمَا سِوَاهُ إِلاَّ الْمَسْجِدَ الْحَرَامَ}
“Một lần Salah tại Masjid này của Ta hoàn hảo hơn một ngàn lần Salah ở các Masjid khác ngoại trừ Masjid Harom.”( ) Theo Abdullah bin Al-Zubair , thì Thiên Sứ ﷺ nói:
{صَلاَةٌ فِي مَسْجِدِي هَذَا أَفْضَلُ مِنْ أَلْفِ صَلاَةٍ فِيمَا سِوَاهُ إِلاَّ الْمَسْجِدَ الْحَرَامَ وَصَلَاةُ فِي الْمَسْجِدِ الْحَرَامِ أَفْضَلُ مِنْ مِائَةِ صَلَاةٍ فِي مَسْجِدِي هَذَا}
“Một lần Salah tại Masjid này của Ta hoàn hảo hơn một ngàn lần Salah ở các Masjid khác ngoại trừ Masjid Harom, còn một lần Salah tại Masjid Harom hoàn hảo hơn một trăm lần Salah tại Masjid này của Ta.”( ) Theo Jaabir , thì Thiên Sứ ﷺ nói:
{صَلاَةٌ فِى مَسْجِدِى هَذَا أَفْضَلُ مِنْ أَلْفِ صَلاَةٍ فِيمَا سِوَاهُ إِلاَّ الْمَسْجِدَ الْحَرَامَ وَصَلاَةٌ فِى الْمَسْجِدِ الْحَرَامِ أَفْضَلُ مِنْ مِائَةِ أَلْفِ صَلاَةٍ فِيمَا سِوَاهُ}
“Một lần Salah tại Masjid này của Ta hoàn hảo hơn một ngàn lần Salah tại các Masjid khác ngoại trừ Masjid Harom, và một lần Salah tại Masjid Harom hoàn hảo hơn một trăm ngàn lần tại các Masjid khác.”( ) ngoài ra còn có rất nhiều Hadith mang ý nghĩa tương tự.
Khi người thăm viếng đến Masjid khuyến khích bước vào chân phải và nói:
((بِسْـمِ اللهِ، وَالصَّـلاَةُ وَالسَّـلاَمُ عَلَـى رَسُـولِ اللهِ))
(Bis mil lah, wos so la tu was sa la mu a’ la ro su lil lah)( )
 ((اللَّهُـمَّ افْتَـحْ لِـي أَبْوَابَ رَحْـمَتِكَ))
(Ol lo hum maf tah li ab wa ba roh ma tik)( )
 ((أَعُـوذُ بِاللهِ الْعَـظِيمِ، وَبِوَجْهِـهِ الْكَـرِيمِ، وَسُـلْطَانِهِ الْقَـدِيمِ مِـنَ الشَّـيْطَانِ الرَّجِيـمِ))
(A u’ zu bil la hil a’ zim, wa bi vaj hi hil ka rim, wa sul to ni hil qo dim mi nash shay to nir ro jim)( )
Lời cầu xin này áp dụng cho tất cả Masjid chứ không riêng gì Masjid của Thiên Sứ ﷺ, sau đó hành lễ Salah Sunnah hai Rak-at và cầu xin những gì bản thân muốn và những điều tốt đẹp ở trần gian và ngày sau, nếu được hành lễ tại Rawdhoh càng tốt bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَا بَيْنَ بَيْتِي وَمِنْبَرِي رَوْضَةٌ مِنْ رِيَاضِ الْجَنَّةِ}
“Khoảng giữa từ nhà Ta đến Mimbar (bụt giảng) của Ta là một trong các ngôi vườn của thiên đàng.”( ) xong Salah nên thăm viếng mồ của Thiên Sứ ﷺ và hai bằng hữu của Người, Abu Bakr  và U’mar , khi đứng đối diện với mộ của Thiên Sứ ﷺ phải nghiêm trang và nhỏ giọng mà chào Salam cho Người:
السَّـلاَمُ عَلَيـكُمْ وَرَحْـمَةُ اللهِ
(As sa la mu a' lay kum va roh ma tul loh)( ) bởi được Abu Dawood ghi trong bộ Sunan bằng đường truyền Hasan từ Abu Huroiroh, Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَا مِنْ أَحَدٍ يُسَلِّمُ عَلَيَّ إِلاَّ رَدَّ اللَّهُ عَلَيَّ رُوحِي حَتَّى أَرُدَّ عَلَيْهِ السَّلاَمَ}
“Khi người Muslim nào chào Salam đến Ta thì Allah cho linh hồn Ta trở lại xác để đáp lại y lời Salam.”( ) hoặc có thể chào Salam Người bằng cách khác:
السَّلَامُ عَلَيْكَ يَا نَبِيَّ اللهِ
As sa laa mu a’ lai ka yaa na bi yol loh( ) hoặc nói
السَّلَامُ عَلَيْكَ يَا خِيْرَةَ اللهِ مِنْ خَلْقِهِ
As sa laa mu a’ lai ka yaa khi ro tol lo hi min khol qih( ) hoặc nói
السَّلَامُ عَلَيْكَ يَا سَيِّدَ الْمُرْسَلِيْنَ وَإِمَامَ الْمُتَّقِيْنَ، أَشْهَدُ أَنَّكَ قَدْ بَلَّغْتَ الرِّسَالَةَ وَأَدَّيْتَ الْأَمَانَةَ وَنَصَحْتَ الْأُمَّةَ وَجَاهَدْتَ فِي اللهِ حَقَّ جِهَادِهِ
As sa laa mu a’ lai ka yaa sai yi dal mur sa lin, wa i maa mal mut ta qin, ash ha du anh na ka qod bal lagh tar ri saa lah, wa ad dai tal a maa nah, wa na soh tal um mah, wa jaa had ta fil la hi haq qo ji haa dih( ) bởi tất cả đều là tính cách của Thiên Sứ ﷺ, và việc Solawat cho Thiên Sứ ﷺ là lệnh của Allah, Ngài phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ صَلُّواْ عَلَيۡهِ وَسَلِّمُواْ تَسۡلِيمًا ٥٦﴾ الأحزاب: 56
Hỡi những người có đức tin hãy cầu xin bình an và phúc lành cho Người cho thật nhiều. Al-Ahzaab: 56 (chương 33), xong chào Salam tiếp cho Abu Bakr và U’mar và cầu xin cho họ được sự hài lòng của Allah.
Xưa kia, mỗi lần con trai của U’mar  đi thăm viếng mồ của Thiên Sứ ﷺ và hai người bạn của Người, ông chỉ nói vỏn vẹn câu:
السَّلَامُ عَلَيْكَ يَا رَسُوْلَ اللهِ، السَّلَامُ عَلَيْكَ يَا أَبَا بَكْرٍ، السَّلَامُ عَلَيْكَ يَا أَبَتَاه
As sa laa mu a’ lai ka yaa ro su lol loh, as sa laa mu a’ lai ka yaa a baa bakr, as sa laa mu a’ lai ka yaa a ba taah.( ) dứt lời là ông quay đi. Và việc thăm viếng mồ mã này chỉ dành riêng cho nam giới, còn phụ nữ thì không được phép thăm viếng bất cứ mồ mã của ai như được truyền lại rằng:
{إِنَّهُ لَعَنَ زَائِرَاتِ الْقُبُورِ مِنَ النِّسَاءِ وَالْمُتَّخِذِينَ عَلَيْهَا الْمَسَاجِدَ وَالسُّرُجَ}
“Rằng Thiên Sứ ﷺ nguyền rủa phụ nữ đi thăm viếng mồ mã và những ai chọn mồ mã để xây Masjid và thắp đèn lên mộ.”( )
Còn việc đến Madinah để hành lễ Salah trong Masjid của Thiên Sứ ﷺ và cầu xin tại đó là điều được phép dành cho nam và nữ như được dẫn chứng ở các Hadith trên.
Khuyến khích người thăm viếng tận dụng thời gian ở Madinah mà hành lễ Salah thật nhiều, ngoài năm lễ nguyện bắt buộc nên Salah Sunnah, tụng niệm, cầu xin bởi ân phước tại đây được nhân lên.
Khuyến khích hành lễ Salah Sunnah tại Rawdhoh càng nhiều càng tốt như được nhắc ở Hadith ở trên,
{مَا بَيْنَ بَيْتِي وَمِنْبَرِي رَوْضَةٌ مِنْ رِيَاضِ الْجَنَّةِ}
“Khoảng giữa từ nhà Ta đến Mimbar (bụt giảng) của Ta là một trong các ngôi vườn của thiên đàng.”( )         
Về năm lễ nguyện Salah bắt buộc thì tín đồ Muslim nên cố gắng duy trì ở hàng đầu tiên với khả năng có thể, bởi có không ít lần Thiên Sứ ﷺ đã động viên mọi người:
{لَوْ يَعْلَمُ النَّاسُ مَا فِى النِّدَاءِ وَالصَّفِّ الأَوَّلِ ثُمَّ لَمْ يَجِدُوا إِلاَّ أَنْ يَسْتَهِمُوا عَلَيْهِ لاَسْتَهَمُوا عَلَيْهِ}
“Giá như mọi người biết được giá trị lời Azan và hàng đầu tiên, khi không còn cách nào để đạt được ngoài cách bắt thăm là họ sẵn sàng bắt thăm.”( ) và Thiên Sứ ﷺ đã nói với Sohabah:
{تَقَدَّمُوا فَأْتَمُّوا بِي وَلْيَأْتَمَّ بِكُمْ مَنْ بَعْدَكُمْ، وَلاَ يَزَالُ الرَّجُلُ يَتَأَخَّرُ عَنْ الصَّلَاةِ حَتَّى يُؤَخِّرَهُ اللَّهُ}
“Các ngươi hãy tiến đến trước nhìn Ta mà so hàng, và những người sau nhìn các ngươi mà so hàng. Thế như, vẫn có người chậm trể so hàng cho đến khi Allah chậm trể lại với y.”( ) và Abu Dawood ghi bằng đường truyền Hasan từ bà A’-ishah kể dẫn lời Thiên Sứ ﷺ:
{لَا يَزَالُ الرَّجُلُ يَتَأَخَّرُ عَنِ الصَّفِّ الْمُقَدَّمِ حَتَّى يُؤَخِّرَهُ اللهُ فِي النَّار}
“Vẫn còn người đàn ông không chịu bước lên hành trước cho đến khi Allah đẩy y vào hỏa ngục.” Và Thiên Sứ ﷺ đã nói với Sohabah:
{أَلاَ تَصُفُّونَ كَمَا تَصُفُّ الْمَلاَئِكَةُ عِنْدَ رَبِّهَا ؟}
“Mọi người không muốn xếp hàng giống như giới Thiên Thần xếp hàng trước Thượng Đế sao ?” Sohabah hỏi: “Thưa Thiên Sứ, giới Thiên Thần xếp hành như thế nào trước Thượng Đế ?” Thiên Sứ ﷺ đáp:
{يُتِمُّونَ الصُّفُوفَ الأُوَلَ وَيَتَرَاصُّونَ فِى الصَّفِّ}
“Họ xếp đầy các hàng đầu và so hàng cho thẳng.”( ) ngoài ra còn có rất nhiều Hadith có ý nghĩa tương tự.
Cấm tín đồ Muslim chạm, sờ vách tường hoặc hôn hoặc Tawwaaf quanh Masjid, bởi điều này không được một ai trong số người ngoan đạo trước đây đã làm. Điều này bị xem là Bid-a’h.
Cấm tín đồ Muslim cầu xin Thiên Sứ ﷺ phù hộ mình thoát nạn hoặc hết bệnh hoặc bất cứ điều gì khác, bởi tất cả điều này chỉ được phép cầu xin Allah duy nhất. Việc cầu xin ai khác ngoài Allah bị xem là Shirk (tổ hợp trong thờ phượng) với Allah, trong khi tôn giáo Islam được xây dựng nên hai nguồn gốc chính:
Thứ nhất: Không được phép thờ phượng ngoại trừ thờ phượng riêng Allah.
Thứ hai: Không được phép thờ phượng ngoại trừ theo đường lối của Thiên Sứ ﷺ di huấn.
Với hai nguồn gốc này là ý nghĩa của câu tuyên thệ
أَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ
Ash ha du al laa i laa ha il lol loh wa ash ha du anh na mu ham ma đanh ro su lul loh
Tương tự, cấm việc cầu xin Thiên Sứ ﷺ biện hộ cho mình bởi quyền biện hộ là thẩm quyền của Allah, không được cầu xin bất cứ ai ngoài Ngài, Allah phán:
﴿قُل لِّلَّهِ ٱلشَّفَٰعَةُ جَمِيعٗاۖ ﴾ الزمر: 44
Hãy báo đi (Muhammad): “Rằng tất cả sự biện hộ, bào chửa là phần riêng thuộc về Allah.” Al-Zumar: 44 (chương 39). Cho nên chỉ có thể cầu xin: “Lạy Allah xin cho bề tôi được hưởng lời biện hộ của Thiên Sứ của Ngài; hoặc lạy Allah xin cho bề tôi hưởng được lời biện hộ của giới Thiên Thần của Ngài và đám nô lệ ngoan đạo của Ngài trong số người Mumin.”
Về người chết họ hoàn toàn đến với thế giới khác, không có liên quan đến thế giới trần gian này, nên tuyệt đối không cầu xin bất cứ ai đã chết dù đó là Nabi. Như được Muslim ghi từ Abu Huroiroh dẫn lời Thiên Sứ ﷺ:
{إِذَا مَاتَ ابْنُ آدَمَ انْقَطَعَ عَمَلُهُ إِلاَّ مِنْ ثَلاَثٍ صَدَقَةٌ جَارِيَةٌ وَعِلْمٌ يُنْتَفَعُ بِهِ وَوَلَدٌ صَالِحٌ يَدْعُو لَهُ}
“Khi con cháu Adam - tức con người - chết thì mọi việc làm của y bị đứt đoạn ngoại trừ ba điều: Vật bố thí còn hữu dụng, kiến thích Islam hữu ích và đứa con ngoan đạo cầu xin cho y.”( )
Còn việc nhờ cậy cầu xin dùm lúc người đó còn sống là điều được phép giống như nói: “Nhờ anh cầu xin Allah dùm tôi như thế này, thế này.”
Đối với ngày sau thì bất cứ ai cũng không có quyền cầu xin cho ai khác ngoại trừ đã được Allah cho phép, Ngài phán:
﴿مَن ذَا ٱلَّذِي يَشۡفَعُ عِندَهُۥٓ إِلَّا بِإِذۡنِهِۦۚ﴾ البقرة: 255
Ai là người có thể biện hộ được với Ngài nếu không có sự cho phép của Ngài ? Al-Baqoroh: 255 (chương 2).
Con người không thể so sánh cuộc sống trần gian với cuộc sống sau chết, bởi cõi chết là một thế giới hoàn toàn khác với thế giới trần gian và cũng không phải thế giới ngày tận thế, chỉ riêng Allah mới rõ cuộc sống thế giới đó như thế nào. Allah đã cho Thiên Sứ ﷺ và những người chết Shahid được sống trong cõi đó như được dẫn chứng qua Hadith:
{مَا مِنْ أَحَدٍ يُسَلِّمُ عَلَيَّ إِلاَّ رَدَّ اللَّهُ عَلَيَّ رُوحِي حَتَّى أَرُدَّ عَلَيْهِ السَّلاَمَ}
“Khi người Muslim nào chào Salam đến Ta thì Allah cho linh hồn Ta trở lại xác để đáp lại y lời Salam.”( ) Hadith là bằng chứng khẳng định rằng linh hồn của Thiên Sứ ﷺ rời thể xác hoàn toàn chỉ được trở lại khi được chào Salam. Qua Qur’an và Sunnah đồng khẳng định Thiên Sứ ﷺ đã chết và được chuyển sang thế giới Barzakh (cõi chết) để sống và những người chết Shahid cũng được sống ở cõi Barzakh này, Allah phán:
 ﴿وَلَا تَحۡسَبَنَّ ٱلَّذِينَ قُتِلُواْ فِي سَبِيلِ ٱللَّهِ أَمۡوَٰتَۢاۚ بَلۡ أَحۡيَآءٌ عِندَ رَبِّهِمۡ يُرۡزَقُونَ ١٦٩﴾ آل عمران: 169
{Và các ngươi chớ nghĩ rằng những ai hy sinh vì chính nghĩa của Allah đã chết, mà thật ra chúng vẫn sống ở nơi Thượng Đế của chúng và chúng được cung dưỡng đầy đủ.} Ali I’mron: 169 (chương 3).  
Sở dĩ tôi đề cập đến vấn đề này ở đây là do có rất nhiều người không hiểu rõ vấn đề mà vi phạm đại tội Shirk đó là cầu xin người quá cố, thay vì cầu xin Allah. Khẩn cầu Allah ban bình an cho bề tôi và toàn thể tín đồ Muslim trước mọi điều mà giáo lý đã lo lắng.
Còn việc người thăm viếng mồ lớn tiếng tại mồ của Thiên Sứ ﷺ và đứng lại đó rất lâu là hành động ngược lại lệnh của Allah cấm lớn giọng với Thiên Sứ ﷺ, Allah phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تَرۡفَعُوٓاْ أَصۡوَٰتَكُمۡ فَوۡقَ صَوۡتِ ٱلنَّبِيِّ وَلَا تَجۡهَرُواْ لَهُۥ بِٱلۡقَوۡلِ كَجَهۡرِ بَعۡضِكُمۡ لِبَعۡضٍ أَن تَحۡبَطَ أَعۡمَٰلُكُمۡ وَأَنتُمۡ لَا تَشۡعُرُونَ ٢ إِنَّ ٱلَّذِينَ يَغُضُّونَ أَصۡوَٰتَهُمۡ عِندَ رَسُولِ ٱللَّهِ أُوْلَٰٓئِكَ ٱلَّذِينَ ٱمۡتَحَنَ ٱللَّهُ قُلُوبَهُمۡ لِلتَّقۡوَىٰۚ لَهُم مَّغۡفِرَةٞ وَأَجۡرٌ عَظِيمٌ ٣﴾ الحجرات: 2 - 3
Hỡi những người có đức tin, cấm các ngươi cất cao giọng với Nabi (Muhammad) và cấm các ngươi đáp lớn tiếng với Y khi nói chuyện với Y giống như việc các ngươi thường hay nói lớn tiếng với nhau, e rằng điều đó làm cho mọi việc làm thiện của các ngươi trở thành vô nghĩa trong khi các ngươi không cảm thấy được điều đó * Rằng những người hạ thấp giọng nói của chúng xuống trước mặt Thiên Sứ của Allah là những người mà tấm lòng của chúng đã được Allah rèn luyện đạt được lòng Taqwa (ngay chính và kính sợ). Chúng sẽ được tha thứ và được một phần thưởng vô cùng to lớn.} Al-Hujuraat: 2 - 3 (chương 49).
Việc đứng lâu tại mồ của Thiên Sứ ﷺ dẫn đến cảnh tượng chen lấn và gây ồn ào, trong khi giáo lý qui định tín đồ phải tôn trọng Thiên Sứ ﷺ trong mọi hoàn cảnh lúc sống cũng như sau khi chết. Cho nên, tín đồ Muslim khi thăm viếng mồ của Thiên Sứ ﷺ cần phải duy trì cung cách và văn hóa được giáo lý qui định, lại càng không được hướng mặt về mồ của Người mà giơ tay cầu xin. Đây là hành động đi ngược lại lời di huấn của Thiên Sứ ﷺ, đi lệch đường lối của Sohabah, và giới ngoan đạo xưa kia, hành động này bị xem là Bid-a’h bởi Thiên Sứ ﷺ bảo:
{عَلْيْكُمْ بِسُنَّتِي وَسُنَّةِ الْخُلَفَاءِ الرَّاشِدِينَ الْمَهْدِيِّينَ عَضُّوا عَلَيْهَا بِالنَّوَاجِذِ، وَإِيَّاكُمْ وَمُحْدَثَاتِ الْأُمُورِ فَإِنَّ كُلَّ مُحْدَثَةٍ بِدْعَةٌ، وَكُلَّ بِدْعَةٍ ضَلَالَةٌ}
“Ta chỉ thị cho các ngươi phải tuân theo đường lối Sunnah của Ta, và tuân theo sự hướng dẫn của những vị Khaleefah (thủ lĩnh) sau Ta. Bám chặt lấy nó và kiên quyết trung thành với nó. Và cảnh cáo các người bịa đặt ra các cái tân, bởi vì nó là sự đổi mới (Bid-a'h) và mọi Bid-a’h bị xem là lầm đường.”( ) và Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَنْ أَحْدَثَ فِي أَمْرِنَا هَذَا مَا لَيْسَ مِنْهُ فَهُوَ رَدٌّ}
“Ai tạo ra cái mới trong việc làm này của Ta (tức trong Islam) mà nó không có trong đạo thì việc làm đó bị trả lại y.”( ) và Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَنْ عَمِلَ عَمَلًا لَيْسَ عَلَيْهِ أَمْرُنَا فَهُوَ رَدٌّ}
“Ai làm điều gì mà không có lệnh của Ta thì việc làm đó của y bị trả lại.”( )
Khi ông Aly bin Al-Husain – biệt danh là Zainul A’bidin – là cháu cố của Thiên Sứ ﷺ thấy người đàn ông cầu xin tại mồ của Thiên Sứ ﷺ thì ông liền cấm và nói: Anh có muốn tôi nói cho anh nghe một Hadith mà chính tôi nghe được từ cha tôi, từ ông tôi và từ Thiên Sứ ﷺ nói rằng:
{لَا تَتَّخِذُوا قَبْرِي عِيداً وَلَا تَجْعَلُوا بُيُوتَكُمْ قُبُوراً وَصَلُّوا عَلَيَّ فَإِنَّ تَسْلِيْمَكُمْ يَبْلُغُنِي أَيْنَمَا كُنْتُمْ}
“Cấm các ngươi biến mộ Ta thành lễ tết, cũng đừng biến nhà của các ngươi thành khu nghĩa địa, hãy chào Salam cho Ta rằng lời Salam của các ngươi sẽ tới Ta dù các ngươi có ở đâu.”( )
Tương tự, việc người thăm viếng đứng trước mồ của Thiên Sứ ﷺ mà khoan tay để Salam cho Người giống như khoan tay lúc Salah là hình thức không được phép, bởi đây là hình thức nghiêm trang hạ mình chỉ dành riêng cho Allah, tuyệt đối không được làm hình ảnh đó trước bất cứ ai dù đó là vua hay người có địa vị ra sao. Trích từ học giả Ibnu Hajar ghi trong bộ Al-Fat-h.
Còn những ai làm hành động này do mù quáng, do sở thích, do dục vọng hoặc do nghe lời xúi dục của những người có kiến thức lệnh lạc mà cho rằng đó là đường lối của giới ngoan đạo xưa kia thì cần phải sửa đổi. Cầu xin Allah ban chỉ đạo cho bầy tôi và tất cả tín đồ Muslim đi đúng đường lối Qur’an và Sunnah.
Có một số người đứng từ xa hướng mặt về mồ của Thiên Sứ ﷺ với cái miệng lép nhép chào Salam hay cầu xin gì đó, đây cũng là hành động bị xem là Bid-a’h cấm tín đồ Muslim thực hiện, với hành động này sẽ đưa tín đồ rơi vào tự hủy, Imam Maalik  đã cấm mọi người có hành động tương tự mà nói: “Những người sống thời cuối của cộng đồng này sẽ không được thành công trừ phi làm theo người sống ở thời đại đầu.” Tất nhiên, người sống thời đại đầu chính là nhóm đi đúng đường lối của Thiên Sứ ﷺ đã vạch, đúng theo lối mà thế hệ Khulafa và tất cả Sohabah đã bước, giống như ngưỡi hậu duệ sau họ đã noi theo trên con đường tốt đẹp đó, có thế họ mới thành công.
Khẩn cầu Allah ban thành công và hạnh phúc cho toàn thể cộng đồng Islam ở trần gian và ngày sau, rằng Ngài rộng lượng, bác ái.
Chú ý:
Giáo lý thăm viếng mồ của Thiên Sứ ﷺ
Việc thăm viếng mồ của Thiên Sứ ﷺ không phải là điều bắt buộc, lại càng không phải là điều kiện để cuộc hành hương được công nhận giống như một số người lầm tưởng và ngộ nhận, việc thăm viếng chỉ là điều khuyến khích đối với những ai đến Masjid của Thiên Sứ ﷺ hoặc những ai ở gần Masjid.
Còn những người ở xa Madinah thì không được phép hau tốn thời gian và tiền bạc vì mục đích thăm viếng mồ của Thiên Sứ ﷺ, nhưng được phép vì Masjid của Người mà đến. Sau khi đến cho thì khuyến khích thăm viếng mồ của Người và hai bằng hữu của Người, bởi việc thăm viếng này theo sau việc thăm viếng Masjid, như được ghi trong hai bộ Soheeh rằng Thiên Sứ ﷺ đã nói:
{لاَ تُشَدُّ الرِّحَالُ إِلاَّ إِلَى ثَلاَثَةِ مَسَاجِدَ: مَسْجِدِي هَذَا والْمَسْجِدِ الْحَرَامِ وَالمَسْجِدِ الأَقْصَى}
“Cấm các ngươi vung tiền bạc để đi thăm viếng ngoại trừ thăm viếng ba Masjid: Masjid này của Ta, Masjid Harom Makkah và Masjid Al-Aqso.”( )
Giá như việc thăm viếng mồ của Thiên Sứ ﷺ hoặc mồ của ai khác là điều được phép trong Islam là Người đã di huấn, đã dạy tín đồ Muslim chúng ta rồi và Thiên Sứ ﷺ cũng đã không nói:
{لَا تَتَّخِذُوا قَبْرِي عِيداً وَلَا تَجْعَلُوا بُيُوتَكُمْ قُبُوراً وَصَلُّوا عَلَيَّ فَإِنَّ تَسْلِيْمَكُمْ يَبْلُغُنِي أَيْنَمَا كُنْتُمْ}
“Cấm các ngươi biến mộ Ta thành lễ tết, cũng đừng biến nhà của các ngươi thành khu nghĩa địa, hãy chào Salam cho Ta rằng lời Salam của các ngươi sẽ tới Ta dù các ngươi có ở đâu.”( )
Thiên Sứ ﷺ đã lo sợ tín đồ của mình thái trong việc thăm viếng mồ của Mình nên đã cấm hoặc con người sẽ tự qui định thời gian để thăm viếng rồi nó trở thành ngày lễ tết, vậy mà vẫn có số người đã có những suy nghĩ như thế.
Còn về các Hadith được mọi người dẫn chứng được phép vì mục đích thăm viếng mồ Thiên Sứ ﷺ mà đi toàn là Hadith yếu, không đúng hơn là bịa đặt như được giới học giả chuyên Hadith đã khuyến cáo như học giả Al-Daaruqutni, Al-Baihaqi, Ibnu Hajar và các học giả khác. Tín đồ Muslim không được dẫn chứng các bằng các Hadith bịa đặt này để đối chọi với Hadith:
{لاَ تُشَدُّ الرِّحَالُ إِلاَّ إِلَى ثَلاَثَةِ مَسَاجِدَ: مَسْجِدِي هَذَا والْمَسْجِدِ الْحَرَامِ وَالمَسْجِدِ الأَقْصَى}
“Cấm các ngươi vung tiền bạc để đi thăm viếng ngoại trừ thăm viếng ba Masjid: Masjid này của Ta, Masjid Harom Makkah và Masjid Al-Aqso.”( )
Xin gởi đến quí độc giả vài Hadith bịa đặt để tín đồ Muslim biết mà tránh:
Thứ nhất:
من حج ولم يزرني فقد جفاني
“Ai hành hương Hajj mà không thăm viếng Ta là y đã chống đối Ta.”


Thứ hai:
من زارني بعد مماتي فكأنما زارني في حياتي
“Ai thăm viếng Ta sau khi Ta chết giống như y đã thăm Ta lúc còn sống.”
Thứ ba:
من زارني وزار أبي إبراهيم في عام واحد ضمنت له على الله الجنة
“Ai thăm viếng Ta và ông Tổ Ibrohim trong cùng một năm, Ta đảm bảo cho y trước Allah được thiên đàng.”
Thứ tư:
من زار قبري وجبت له شفاعتي
“Ai thăm viếng mồ Ta là đã hưởng được lời biện hộ của Ta.”
Học giả Ibnu Hajar nói trong quyển Al-Talkhis sau khi đã kể các Hadith này và rất nhiều Hadith khác, Sheikh nói: “Tất cả đều là Hadith yếu.”
Học giả Al-U’qoili nói: “Không có Hadith nào nói về chương này đúng cả.”
Sheikh Al-Islam Ibnu Taimiyah đã khẳng định các Hadith này đều là bịa đặt. Đến đây tin rằng đã đủ cơ sở để bạn tin tưởng về tính xác thực của các Hadith này.
Nếu như các Hadith là xác thực là giới Sohabah là nhóm người tiên phong thực hiện nó và đã truyền nó lại cho chúng ta rồi, bởi họ luôn là nhóm người tiên phong trong mọi việc hành đạo, là nhóm người am tường nhất về giới luật của Allah, một khi không được họ truyền lại điều gì khẳng định việc vì mục đích mồ mã mà thăm viếng là điều bị Islam cấm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyên đề
Về khuyến khích thăm viếng Masjid Quba và nghĩa địa Baqe’
Khuyến khích người thăm viếng Madinah đi thăm viếng Masjid Quba và hành lễ tại đó như được ghi trong hai bộ Soheeh từ Ibnu U’mar  kể:
{كَانَ النَّبِيُّ ﷺ يَزُوْرُ مَسْجِدَ قُبَاءَ رَاكِباً وَمَاشِياً وَيُصَلِّي فِيْهِ رَكْعَتَيْنِ}
“Trước kia, Nabi ﷺ đã thăm viếng Masjid Quba khi thì cưỡi lạc đà, khi thì đi bộ và hành lễ tại đó hai Rak-at.”( )
Ông Sahl bin Hanif  dẫn lời Thiên Sứ ﷺ:
{مَنْ تَطَهَّرَ فِي بَيْتِهِ ثُمَّ أَتَى مَسْجِدَ قُبَاءٍ فَصَلَّى فِيهِ صَلاَةً كَانَ لَهُ كَأَجْرِ عُمْرَةٍ}
“Ai lấy Wudu tại nhà mình, xong đến Masjid Quba để hành lễ hai Rak-at là y được hưởng ân phước U’mroh.”( )
Khuyến khích thăm viếng khu nghĩa địa Baqe’, khu nghĩa địa Uhud và mộ của Hamzah , bởi Thiên Sứ ﷺ đã thăm viếng và cầu xin cho dân cư nơi đó. Và Thiên Sứ ﷺ còn nói:
{زُورُوا الْقُبُورَ فَإِنَّهَا تُذَكِّرُكُمُ الآخِرَةَ}
“Các ngươi hãy thăm viếng mồ mã đi, rằng điều đó sẽ nhắc các ngươi về ngày sau.”( )
Theo cha của Salman bin Buroidah  kể: Thiên Sứ ﷺ dạy mọi người khi thăm viếng mồ mã thì cầu xin rằng:
{السَّـلَامُ عَلَيْـكُمْ أَهْـلَ الدِّيَارِ، مِـنَ الْمُؤْمِنِينَ، وَالْمُسْـلِمِينَ، وَإِنَّا إِنْ شَـاءَ اللهُ بِكُمْ لَاحِقُونَ، وَيَرْحَمُ اللهُ الْمُسْـتَقْدِمِينَ مِنَّـا وَالْمُسْـتَأْخِرِينَ، أَسْـأَلُ اللهَ لَنَـا وَلَكُمُ الْعَافِيَةَ}
“As sa laa mu a’ lai kum ah lad di yaar, mi nal mu mi n.i.n, wal mus li m.i.n, wa i naa in shaa ol lo hu bi kum laa hi qun, wa yar ha mul lo hul mus taq di mi na min naa wal mus ta khi r.i.n, as a lul lo ha la naa wa la ku mul ã’ fi yah.”( )
Theo Ibnu A’bbaas  kể: Khi đi ngang nghĩa địa của Madinah là Thiên Sứ ﷺ quay mặt về hướng các ngôi mộ mà nói:
{السَّلاَمُ عَلَيْكُمْ يَا أَهْلَ الْقُبُورِ يَغْفِرُ اللَّهُ لَنَا وَلَكُمْ أَنْتُمْ سَلَفُنَا وَنَحْنُ بِالأَثَرِ}
“As sa laa mu a’ lai kum yaa ah lal qu bur, yagh fi rul lo hu la naa wa la kum, anh tum sa la fu naa, wa nah nu bil a thar.”( )
Qua các Hadith này cho thấy mục đích Islam cho phép thăm viếng mồ mã là để tưởng nhớ đến ngày sau, để cầu xin điều tốt đẹp cho thị dân nghĩa địa và cầu xin Allah thương xót họ.
Còn việc thăm viếng mồ mã để cầu xin người chết hoặc cúng bái người chết hoặc khẩn cầu người chết được bình an, được hết bệnh hoặc cầu xin Allah nể mặt họ mà ban cho mình thứ này thứ kia, tất cả đều là hành động Bid-a’h đáng bị lên án, không được Islam cho phép, không được Thiên Sứ ﷺ làm cũng không một ai thời trước thực hiện nó, điều này bị xem là điều xấu bị Thiên Sứ ﷺ cấm:
{زُورُوا الْقُبُورَ وَلاَ تَقُولُوا هُجْرًا}
“Các người hãy thăm viếng mồ mã nhưng chớ nói lời lẽ xấu.”( )
Những điều Bid-a’h này được chia thành nhiều loại, có loại không dẫn đến Shirk giống như cầu xin Allah tại mồ mã hoặc cầu xin Allah nể địa vị người chết mà ban cho điều này, điều kia; có loại là đại Shirk giống như cầu xin người chết, khấn vái họ phù hộ v.v..
Tất cả các thể loại này đã được phân tích ở trên, tín đồ Muslim cần phải cẩn trọng. Cầu xin Allah phù hộ và ban thành công cho tất cả tín đồ Muslim chúng ta.
Đây là những gì tôi muốn gởi đến quí tín hữu Muslim. Xin tạ ơn Allah từ đầu cho đến cuối, cầu xin bình an và phúc lành cho Thiên Sứ Muhammad, cho gia quyến của Người và cho tất cả bằng hữu của Người, cả cho những ai noi theo tấm gương cao quí của Người cho đến ngày tận thế.

 

 

 

 

Mục Lục

Trang    Chủ đề    STT
1    Lời mở đầu    1
3    Nội dung quyển sách    2
6    Chuyên mục về bằng chứng bắt buộc thực hiện Hajj và U’mroh và phải tranh thủ thực hiện    3
11    Chuyên mục về bắt buộc phải sám hối và rời khỏi sự bất công    4
19    Chuyên mục về người hành hương Hajj cần làm gì khi đến Miqot    5
27    Chuyên mục về địa điểm Miqot    6
32    Chuyên mục về giáo lý việc đến Miqot ngoài các tháng Hajj    7
36    Chuyên mục về giáo lý Hajj của trẻ em có thay thế được Hajj Islam (bắt buộc một lần trong đời)    8
39    Chuyên mục về trình bày các khoản cấm lúc Ehrom và những điều cho phép người hành hương thực hiện    9
46    Chuyên mục về người hành hương làm gì khi vào Makkah và sau khi vào Masjid Harom    10
55    Chuyên mục về giáo lý Ehrom Hajj vào ngày mồng 8 tháng Zul Hijjah (tháng 12) và hướng đến Mina    11
81    Chuyên mục về việc làm tốt nhất của ngày E’id đối với hành hương    12
87    Chuyên đề về bắt buộc giết súc vật đối với Hajj Tamadtua’ và Hajj Qiron    13
90    Chuyên đề về bắt buộc kêu gọi làm tốt lúc hành hương và mọi lúc khác    14
102    Chuyên mục về khuyến khích tích lũy việc hành đạo    15
104    Chuyên đề về giáo lý và văn hóa thăm viếng    16
126    Chuyên đề về khuyến khích thăm viếng Masjid Quba và nghĩa địa Baqe’    17