Giáo Lý Thực Hành Đơn Giản Từ Hào Quang Qur’an và Sunnah:
Chương Jihaad
< اللغة الفيتنامية >
Biên soạn
Tập thể U’lama ưu tú
Dịch thuật: Abu Hisaan Ibnu Ysa
الفقه الميسر في ضوء الكتاب والسنة:
كتاب الجهاد
اسم المؤلف:
جماعة من العلماء
ترجمة: أبو حسان محمد بن عيسى
Chương 6
Jihaad
gồm ba phần:
Phần Một: Về giáo lý, điều khoản bắt buộc và những điều hủy Jihaad
1. Chủ đề thứ nhất: Về định nghĩa, giá trị, ý nghĩa và khi nào bắt buộc Jihaad ?
1. Định nghĩa Jihaad:
- Theo tiếng Arab Jihaad là cố gắng, tận lực.
- Theo giáo lý là cố gắng và tận lực chiến đấu kẻ thù ngoại đạo.
2. Giá trị và ý nghĩa Jihaad:
Jihaad là đỉnh của Islam như Nabi ﷺ đã gọi như thế( ) vì Jihaad sẽ phơi bày được Islam, nâng Islam lên đỉnh điểm và bởi Allah đã đề cao giá trị của người đi Jihaad bằng chính tài sản và sinh mạng của mình, Ngài hứa hẹn ban cho thiên đàng như được dẫn chứng từ Qur’an và Sunnah.
Về mục đích Jihaah thì có rất nhiều điển hình như:
1- Jihaad nhằm giải thoát con người khỏi sự thờ phượng không đúng mục đích mà Đấng Tạo Hóa đã tạo hóa đến với sự tôn thờ Thượng Đế duy nhất không tổ hợp cùng Ngài, Allah phán:
﴿وَقَٰتِلُوهُمۡ حَتَّىٰ لَا تَكُونَ فِتۡنَةٞ وَيَكُونَ ٱلدِّينُ كُلُّهُۥ لِلَّهِۚ﴾ الأنفال: 39
Và các ngươi hãy chiến đấu với chúng đến khi nào chúng không còn gây hại (các tín đồ Muslim khác) và dành hết mọi hành động thờ phụng vì Allah duy nhất. Al-Anfaal: 39 (chương 8).
2- Jihaad để lập lại lẽ công bằng, công lý và đập tan mọi bất công, Allah phán:
﴿أُذِنَ لِلَّذِينَ يُقَٰتَلُونَ بِأَنَّهُمۡ ظُلِمُواْۚ وَإِنَّ ٱللَّهَ عَلَىٰ نَصۡرِهِمۡ لَقَدِيرٌ٣٩﴾ الحج: 39
(Allah) cho phép những ai bị tấn công (cầm vủ khí) đánh trả để tự vệ, bởi vì họ bị áp bức. Chắc chắn Allah có khả năng vô biên giúp đỡ, yểm trợ họ. Al-Hajj: 39 (chương 22).
3- Jihaad để hạn chế lực lượng người ngoại đạo, Allah phán:
﴿قَٰتِلُوهُمۡ يُعَذِّبۡهُمُ ٱللَّهُ بِأَيۡدِيكُمۡ وَيُخۡزِهِمۡ وَيَنصُرۡكُمۡ عَلَيۡهِمۡ وَيَشۡفِ صُدُورَ قَوۡمٖ مُّؤۡمِنِينَ ١٤﴾ التوبة: 14
Hãy chiến đấu với chúng, Allah sẽ hành hạ chúng bằng chính bàn tay của các người, Ngài sẽ hạ nhục chúng và trợ giúp các người chiến thắng chúng và chửa lành tấm lòng của nhóm người có đức tin. Al-Tawbah: 14 (chương 9).
3. Giáo lý và bằng chứng cho Jihaad.
Jihaad theo nghĩa chuyên sâu là đấu tranh với người ngoại đạo, nó là Fardhul Kifaayah tức chỉ bắt buộc một số người đủ làm nhiệm vụ đó còn những người khác vô tội và trở thành điều khuyến khích đối với họ, Allah phán:
﴿لَّا يَسۡتَوِي ٱلۡقَٰعِدُونَ مِنَ ٱلۡمُؤۡمِنِينَ غَيۡرُ أُوْلِي ٱلضَّرَرِ وَٱلۡمُجَٰهِدُونَ فِي سَبِيلِ ٱللَّهِ بِأَمۡوَٰلِهِمۡ وَأَنفُسِهِمۡۚ فَضَّلَ ٱللَّهُ ٱلۡمُجَٰهِدِينَ بِأَمۡوَٰلِهِمۡ وَأَنفُسِهِمۡ عَلَى ٱلۡقَٰعِدِينَ دَرَجَةٗۚ وَكُلّٗا وَعَدَ ٱللَّهُ ٱلۡحُسۡنَىٰۚ وَفَضَّلَ ٱللَّهُ ٱلۡمُجَٰهِدِينَ عَلَى ٱلۡقَٰعِدِينَ أَجۡرًا عَظِيمٗا ٩٥﴾ النساء: 95
Trong tín đồ có đức tin trừ nhóm người tật nguyền sẽ không hề ngang nhau giữa nhóm người đầu quân Jihaad bằng chính tài sản và sinh mạng của mình với nhóm người ở lại quê nhà. Allah đề cao địa vị nhóm người đầu quân Jihaad bằng chính tài sản và sinh mạng của mình hơn nhóm người ở lại quê nhà, nhưng cả hai nhóm đều được hứa hẹn tốt đẹp. Tuy nhiên, nhóm người đi Jihaad sẽ được Allah ban thưởng vĩ đại hơn nhóm người ở lại quê nhà. Al-Nisa: 95 (chương 4). Câu Kinh là bằng chứng việc Jihaad chỉ là Farrdul Kifaayah, bởi Allah đều hứa hẹn ban tốt đẹp và thiên đàng cho cả hai nhóm người đầu quân và nhóm người ở nhà.
Và bởi Allah phán:
﴿۞وَمَا كَانَ ٱلۡمُؤۡمِنُونَ لِيَنفِرُواْ كَآفَّةٗۚ فَلَوۡلَا نَفَرَ مِن كُلِّ فِرۡقَةٖ مِّنۡهُمۡ طَآئِفَةٞ لِّيَتَفَقَّهُواْ فِي ٱلدِّينِ﴾ التوبة: 122
Và những người có đức tin không bắt buộc phải đi chiến đấu tất cả. Nếu mỗi thành phần cử một nhóm người của họ đi chinh chiến để học hỏi (các vấn đề) tôn giáo. Al-Tawbah: 122 (chương 9). Vả lại, điều này chỉ bắt buộc khi Islam có lực lượng và thế lực mạnh còn không thì không bắt buộc bởi sẽ đẩy cộng đồng rơi vào tự sát.
4. Khi nào trở thành bắt buộc khẩn cấp ?
Trở thành bắt buộc khẩn cấp bắt buộc mỗi tín đồ đứng ra Jihad, khi:
Thứ nhất: Khi quê hương Islam bị kẻ thù tấn công, bị bao vây thì tất cả mỗi tín đồ đều có chung nhiệm vụ bảo vệ quê hương, bảo vệ xã tắc.
Thứ hai: Khi hai quân đối diện nhau cấm quân lính tháo chạy, Allah phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِذَا لَقِيتُمُ ٱلَّذِينَ كَفَرُواْ زَحۡفٗا فَلَا تُوَلُّوهُمُ ٱلۡأَدۡبَارَ ١٥﴾ الأنفال: 15
Hỡi tín đồ có đức tin, khi các ngươi đối mặt với kẻ thù thì cấm các ngươi quay lưng bỏ chạy. Al-Anfaal: 15 (chương 8). Và Rasul ﷺ đã nói việc tháo chạy lúc đối diện kẻ thù là đại tội bị hủy diệt.( ) Tuy nhiên, có hai trường hợp được phép tháo chạy: Một: Chạy để tìm lực lượng viện trợ. Hai: Chạy để dẫn địch vào vòng vây.
Thứ ba: Khi lãnh đạo chọn hoặc giao cho nhiệm vụ thì trở thành bắt buộc khẩn cấp, bởi Allah phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ مَا لَكُمۡ إِذَا قِيلَ لَكُمُ ٱنفِرُواْ فِي سَبِيلِ ٱللَّهِ ٱثَّاقَلۡتُمۡ إِلَى ٱلۡأَرۡضِۚ أَرَضِيتُم بِٱلۡحَيَوٰةِ ٱلدُّنۡيَا مِنَ ٱلۡأٓخِرَةِۚ فَمَا مَتَٰعُ ٱلۡحَيَوٰةِ ٱلدُّنۡيَا فِي ٱلۡأٓخِرَةِ إِلَّا قَلِيلٌ ٣٨ إِلَّا تَنفِرُواْ يُعَذِّبۡكُمۡ عَذَابًا أَلِيمٗا﴾ التوبة: 38 - 39
{Hỡi người có đức tin, tại sao khi được yêu cầu ra đầu quân Jihaad vì đường lối của Allah thì các ngươi lại ngồi lì ra đó? Phải chăng các ngươi hài lòng với đời sống trần tục này hơn cuộc sống Đời Sau ư? Quả thật, sự hưởng lạc ở đời sống trần gian này quá ít ỏi so với cuộc sống đời sau * Ngoại trừ các ngươi Jihaad, bằng không Ngài sẽ trừng trị các ngươi một cực hình đau đớn.} Al-Tawbah: 38 - 39 (Chương 9). Và Nabi ﷺ nói:
{وَإِذَا اسْتُنْفِرْتُمْ فَانْفِرُوا}
“Và khi các ngươi được chỉ định thì hãy chiến đấu.”( )
Thứ tư: Khi cần đến ai đó thì lúc đó trở thành bắt buộc.
5. Chủ đề thứ hai: Về điều khoản của Jihaad:
Có bảy điều khoản bắt buộc khi Jihaah:
1- Islam, tức không bắt buộc người ngoại đạo Jihaad, bởi đây là một hình thức thờ phượng nên cần phải có thành tâm, đáng tin và khả năng, nếu là người ngoại đạo thì không cho phép đầu quân phe Muslim bởi trong trận Badr Rasul ﷺ đã khướt từ một người đa thần đã xin đầu quân, Người hỏi:
{تُؤْمِنُ بِاللَّهِ وَرَسُولِهِ ؟}
“Cậu có tin Allah và Rasul của Ngài không ?” Y đáp: Không. Rasul ﷺ bảo y:
{فَارْجِعْ فَلَنْ أَسْتَعِينَ بِمُشْرِكٍ}
“Vậy cậu hảy trở về đi, Ta không cần người đa thần trợ giúp.”( )
2- Trưởng thành, tức Jihaad không bắt buộc trẻ em, bởi chúng chưa trở thành nhóm người bắt buộc hành đạo, với dẫn chứng từ Hadith Ibnu U’mar đã xin được Jihaad trong trận Uhud lúc đó ông 14 tuổi và bị từ chối.( )
3- Trí tuệ, tức người bị thần kinh, bị khùng điên không được phép Jihaad, bởi họ thuộc nhóm người không bị bắt tội.
4- Tự do, tức không phải người nô lệ bởi người nô lệ thuộc quyền sở hữu của chủ. Tương tự, phụ nữ cũng không buộc phải Jihaad, bởi Hadith do bà A’-ishah đã hỏi: Thưa Rasul của Allah, phụ nữ có bị bắt buộc Jihaad không ?, Người ﷺ đáp:
{جِهَادٌ لَا قِتَالَ فِيهِ: الحَجُّ وَالْعُمْرَةُ}
“Jihaah của phụ nữ là không có giết chóc: Hành hương Hajj và U’mrah.”( ) Theo đường truyền khác thì bà nói: Thiếp thấy rằng Jihaad là việc hành đạo vĩ đại, chẳng lẻ thiếp lại không Jihaad sao? Rasul ﷺ đáp:
{لَكِنَّ أَفْضَلَ الْجِهَادِ حَجٌّ مَبْرُورٌ}
“Nhưng Jihaad tốt hơn là hành hương Hajj được chấp nhận.”( )
5- Khả năng, tức người không có khả năng về sức khỏe như bệnh, già hoặc người nghèo phải lao động nuôi gia đình cũng không có tiền đóng góp cho Jihaad . . . tất cả họ được miễn Jihaad, bởi Allah phán:
﴿لَّيۡسَ عَلَى ٱلضُّعَفَآءِ وَلَا عَلَى ٱلۡمَرۡضَىٰ وَلَا عَلَى ٱلَّذِينَ لَا يَجِدُونَ مَا يُنفِقُونَ حَرَجٌ إِذَا نَصَحُواْ لِلَّهِ وَرَسُولِهِۦۚ﴾ التوبة: 91
{Những người yếu đuối, bệnh tật và nghèo khó không tìm ra bất cứ thứ gì đóng góp để tham chiến thì sẽ không bị khiển trách, miễn sao họ thành thật với Allah và Rasul của Ngài.} Al-Tawbah: 91 (Chương 9), Allah phán ở chương khác:
﴿لَّيۡسَ عَلَى ٱلۡأَعۡمَىٰ حَرَجٞ وَلَا عَلَى ٱلۡأَعۡرَجِ حَرَجٞ وَلَا عَلَى ٱلۡمَرِيضِ حَرَجٞۗ﴾ الفتح: 17
(Giáo lý Islam) không hề gây trở ngại cho người mù, người tật nguyền hay người bị bệnh. Al-Fat-h: 17 (chương 48).
6. Chủ đề thứ ba: Về các lý do miễn Jihaad:
Có một số lý do sau đây miễn Jihaad:
1 & 2- Khùng và trẻ em, bởi Rasul ﷺ nói:
{رُفِعَ الْقَلَمُ عَنْ ثَلاَثٍ: عَنِ النَّائِمِ حَتَّى يَسْتَيْقِظَ وَعَنْ الصَّبِيِّ حَتَّى يَبْلُغَ وَعَنِ الْمَجْنُونِ حَتَّى يَفِيقَ}
“Có ba loại người không bị bắt tội: Người ngủ say cho đến khi thức dậy; trẻ em đến khi trưởng thành; và người khùng cho đến khi tỉnh táo.”( )
3- Phụ nữ, Jihaad không bắt buộc đối với phụ nữ như đã giải thích ở phần trên.
4- Người nô lệ, bởi Hadith do Abu Hurairah t dẫn lời Rasul ﷺ:
{لِلْعَبْدِ الْمَمْلُوكِ الصَّالِحِ أَجْرَانِ، وَالَّذِي نَفْسِي بِيَدِهِ لَوْلاَ الْجِهَادُ فِى سَبِيلِ اللَّهِ وَالْحَجُّ وَبِرُّ أُمِّي، لَأَحْبَبْتُ أَنْ أَمُوتَ وَأَنَا مَمْلُوكٌ}
“Người nô lệ Saaleh (ngoan đạo) hưởng được hai ân phước, Ta xin thề với Allah nếu như không có Jihaad, hành hương Hajj và hiếu thảo với mẹ là Ta muốn chết là một nô lệ.”( )
5 & 6- Cơ thể yếu, nghèo, bệnh và bị tật nguyền như mù, què, cụt chân hoặc tay .v.v...
7- Không được phép của cha hoặc mẹ hoặc cả hai, nếu đó là Jihaad tự nguyện, bởi Hadith Ibnu U’mar kể: Có một người đàn ông đến xin phép Rasul ﷺ được Jihaad thì Người ﷺ hỏi:
{أَحَيٌّ وَالِدَاكَ ؟}
“Cha mẹ anh còn tại thế không ?” Người đàn ông đáp: Dạ, còn. Rasul ﷺ bảo:
{فَفِيهِمَا فَجَاهِدْ}
“Vậy, hãy về bên họ mà Jihaad.”( ) tức hiếu thảo với họ. Bởi hiếu thảo là Fardul A’in (bắt buộc mỗi người) còn Jihaad chỉ là Fardul Kifaayah (bắt buộc một số người nhất định) nên đặt Fardul A’in lên Fardul Kifaayah. Còn khi được chỉ thị phải đi Jihaad thì không cần xin phép cha mẹ và cha mẹ không có quyền cấm trong lúc này.
8- Thiếu nợ không có người trả thay, nếu là Jihaad tự nguyện thì không được phép Jihaad cho đến khi được phép của chủ nợ, bởi Rasul ﷺ nói:
{الْقَتْلُ فِى سَبِيلِ اللَّهِ يُكَفِّرُ كُلَّ شَيْءٍ إِلاَّ الدَّيْنَ}
“Chết vì Jihaad xóa hết mọi tội lỗi ngoại trừ nợ nần.”( ) Còn nếu được chỉ thị thì được Jihaad mà không cần phải có phép của chủ nợ.
9- A’lim (người có kiến thức Islam), chỉ có một người duy nhất ở quê hương do chiến tranh nên ít người học về giáo lý, nếu không có ai giỏi hơn người này thì vị A’lim được miễn Jihaad vì mục đích chung vĩ đại hơn cho cộng đồng Islam sau này.
Phần Hai: Về giáo lý tù binh và chiến lợi phẩm
7. Chủ đề thứ nhất: Về tù binh ngoại đạo:
Theo ý kiến đúng nhất của đa số U’lama (học giả Islam) cho rằng tất cả tù binh nam ngoại đạo do lãnh đạo quyết định nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho cộng đồng Islam qua các giải pháp như xử tử, làm nô lệ, phóng thích vô điều kiện hoặc có điều kiện hoặc trao đổi với lính Muslim; còn phụ nữ và trẻ em là tuyệt đối không được giết bởi Rasul ﷺ đã cấm, họ được xem như là chiến lợi phẩm chia cho tín đồ tham gia Jihaad để làm nô lệ.
A- Bằng chứng được phép giết họ: Allah phán:
﴿فَٱقۡتُلُواْ ٱلۡمُشۡرِكِينَ حَيۡثُ وَجَدتُّمُوهُمۡ﴾ التوبة : 5
{Thì hãy tiêu diệt những kẻ thờ đa thần ở nơi nào các ngươi tìm thấy chúng, các ngươi hãy túm bắt chúng.} Al-Tawbah: 5 (Chương 9), Allah phán ở chương khác:
﴿مَا كَانَ لِنَبِيٍّ أَن يَكُونَ لَهُۥٓ أَسۡرَىٰ حَتَّىٰ يُثۡخِنَ فِي ٱلۡأَرۡضِۚ﴾ الأنفال: 67
Đối với một Nabi không được phép giữ bên mình những kẻ tù nhân (ngoại đạo) bại trận cho đến khi giết hết bọn chúng không chừa tên nào sống trên trái đất. Al-Anfaal: 67 (Chương 8), và trong trận chiến đầu tiên của Islam, trận chiến Badr Allah đã bảo phải giết sạch tù binh ngoại đạo mà không chấp nhận bất cứ giải pháp nào khác.
Và bởi Hadith do Anas bin Maalik t rằng Rasul ﷺ khải hoàn về Makkah thì mọi người báo rằng ông Ibnu Khot-l đang bị treo trên vải che Ka’bah thì Rasul ﷺ bảo: “Hãy tử hình y.”( ) Và Người đã xử tử những người đàn ông tộc người Do Thái dòng Quraizah.
B- Bằng chứng bắt họ làm nô lệ: Ông Abu Sa-e’d Al-Khudri t kể về câu chuyện dòng Quraizah sau khi ông Sa’d bin Mu-a’z t đã xử xử tử tất cả những ai trực tiếp tham chiến còn những người khác thì bắt làm nô lệ.( )
C- Bằng chứng phóng thích vô điều kiện hoặc có điều kiện: Allah phán:
﴿فَإِذَا لَقِيتُمُ ٱلَّذِينَ كَفَرُواْ فَضَرۡبَ ٱلرِّقَابِ حَتَّىٰٓ إِذَآ أَثۡخَنتُمُوهُمۡ فَشُدُّواْ ٱلۡوَثَاقَ فَإِمَّا مَنَّۢا بَعۡدُ وَإِمَّا فِدَآءً حَتَّىٰ تَضَعَ ٱلۡحَرۡبُ أَوۡزَارَهَاۚ﴾ محمد: 4
{Một khi các ngươi giao chiến với những kẻ ngoại đạo thì hãy chém đầu chúng, đến khi các ngươi thắng được chúng thì hãy trói chặt chúng lại, sau đó (xử chúng bằng cách) hoặc trả tự do hoặc bắt chúng chuộc mạng kể cả việc kết thúc chiến tranh. Muhammad: 4 (chương 47).
Lãnh đạo toàn quyền quyết định sinh mạng của tù binh ngoại đạo miễn sao mang lại lợi ích cao nhất cho cộng đồng Islam bằng các giải pháp nêu trên, nếu lãnh đạo lựa chọn cách khác thì cũng phải vì lợi ích cộng đồng.
8. Chủ đề thứ hai: Về việc chia chiến lợi phẩm cho người tham gia Jihaad:
Chiến lời phẩm: Là tài sản chiếm được từ người ngoại đạo sau chiến tranh vì mục đích nêu cao lời phán của Allah.
Chiến lợi phẩm gồm tất cả tài sản di dời được, con người và đất đai.
Bằng chứng là lời phán của Allah:
﴿فَكُلُواْ مِمَّا غَنِمۡتُمۡ حَلَٰلٗا طَيِّبٗاۚ وَٱتَّقُواْ ٱللَّهَۚ إِنَّ ٱللَّهَ غَفُورٞ رَّحِيمٞ ٦٩﴾ الأنفال: 69
Các ngươi hãy hưởng thụ các chiến lợi phẩm hợp pháp và tốt sạch mà các ngươi đã tịch thu trong chiến tranh, quả thật, Allah là Đấng Tha Thứ, Đấng Nhân Từ. Al-Anfaal: 69 (Chương 8), việc hưởng chiến lợi phẩm đặc ân mà Allah ban riêng cho cộng đồng Islam chúng ta còn những cộng đồng trước là không được, như Rasul ﷺ nói:
{وَأُحِلَّتْ لِيَ الْغَنَائِمُ وَلَمْ تُحَلَّ لِأَحَدٍ قَبْلِي}
“Ta được đặc ân hưởng chiến lợi phẩm còn trước Ta là không được.”( )
Đại đa số U’lama (học giả Islam) cho rằng chiến lợi phẩm phải chia và chỉ được chia thành năm phần:
- Một phần năm do chính lãnh đạo hoặc người thay quyền lựa chọn trong tổng chiến lợi phẩm, rồi chia thành năm phần nhỏ như được Allah qui định trong Qur’an:
﴿وَٱعۡلَمُوٓاْ أَنَّمَا غَنِمۡتُم مِّن شَيۡءٖ فَأَنَّ لِلَّهِ خُمُسَهُۥ وَلِلرَّسُولِ وَلِذِي ٱلۡقُرۡبَىٰ وَٱلۡيَتَٰمَىٰ وَٱلۡمَسَٰكِينِ وَٱبۡنِ ٱلسَّبِيلِ﴾ الأنفال: 41
Các ngươi phải biết rằng những gì các ngươi tịch thu được từ chiến trường, trong đó một phần năm là của Allah, của Rasul, của dòng họ Rasul, của trẻ mồ côi, của người nghèo và của người lỡ đường. Al-Anfaal: 41 (chương 8).
Một phần năm đó chia thành năm phần nhỏ như sau đây:
1) Phần của Allah và Rasul của Ngài: Phần này là tài sản chung cho cộng đồng Islam dùng cho các việc phúc lợi cho cộng đồng, bởi Nabi ﷺ nói:
{وَالَّذِي نَفْسِي بِيَدِهِ، مَا لِي مِمَّا أَفَاءَ اللَّهُ إِلاَّ الْخُمُسُ وَالْخُمُسُ مَرْدُودٌ عَلَيْكُمْ}
“Ta xin thề với Đấng nắm lấy linh hồn Ta trong tay Ngài, bất cứ chiến lợi phẩm nào được Allah ban cho là Ta được hưởng một phần năm và một phần năm đó chia đều cho tất cả mọi người.”( )
2) Phần của dòng họ Rasul: Họ là những người thuộc con cháu của ông Haashim và ông Al-Muttalib.
3) Phần của trẻ mồ côi: Là những trẻ em chết cha trước khi trưởng thành, không phân biệt trai gái, giàu nghèo.
4) Phần của người nghèo: Gồm cả người cận nghèo.
5) Phần của người lỡ đường: Là những người không còn tiền vì một nguyên nhân nào đó, giúp họ số tiền đến nơi họ muốn đến.
Còn bốn phần lớn còn lại chia cho tất cả những ai tham chiến dù trực tiếp hai gián tiếp, dù mạnh khỏe hay già yếu thuộc người tự do và tinh thần bình thường, bởi U’mar t đã nói: “Chiến lợi phẩm thuộc về những ai chứng kiến chiến tranh.”( )
Cách thức chia: Ai tham chiến không có ngựa thì được hưởng một phần và ai tham chiến có ngựa thì hưởng ba phần, một phần cho người và hai phần cho ngựa, bởi Hadith Ibnu U’mar kể Rasul ﷺ đã chia như thế trong trận Khaibar( ) và trong các trận chiến khác Người ﷺ cũng chia tương tự( ), bởi lợi ích mà ngựa chiến mang đến nhiều hơn so với người cưỡi nó.
Trường hợp phụ nữ, trẻ em và người nô lệ cũng chứng kiến chiến tranh thì chỉ cho họ ít quà từ chiến lợi phẩm chứng không được chia phần như lính tham chiến, bởi ông Ibnu A’bbaas nói với người hỏi ông về việc phụ nữ và người nô lệ chứng kiến tham chiến có được chia phần không thì ông đáp: “Chỉ cho quà họ chứ họ không được hưởng phần.”( )
Trường hợp chiến lợi phẩm là đất đai thì lãnh đạo được toàn quyền quyết định chia cho người tham chiến hoặc làm tài sản chung cho cộng đồng rồi giao cho một người Muslim hoặc một người Zimmi( ) nào đó sản xuất rồi lấy thuế hàng năm một lần theo qui định, nhưng phải đặt lợi ích của cộng đồng lên hàng đầu.
9. Chủ đề thứ ba: Về chi tiêu chiến lợi phẩm thu được không có chiến tranh:
Là tất cả tài sản thu được từ người ngoại đạo mà không xảy ra chiến tranh, thí dụ: Địch hoản sợ bỏ chạy khi nghe tin quân Muslim tấn công.
Số tài sản này do lãnh đạo toàn quyền quyết định chi tiêu vì mục đích chung cho cộng đồng như phát lương của thẩm phán người làm việc, người Azaan, Imam dẫn lễ Salah, U’lama hoặc thầy dạy về giáo lý .v.v. nói chung vì phúc lợi chung của cộng đồng Islam, bởi được truyền lại từ U’mar t đã nói: “Về tài sản của tộc Do Thái dòng Al-Nudhair là tài sản được Allah ban cho riêng Rasul ﷺ mà không phải hao tốn lạc đà hay con ngựa nào cả (tức không có chiến tranh), Người đã trích cấp dưỡng cho gia đình tròn một năm, số còn lại Người dùng để mua vũ khí và ngựa chiến để phục vụ Jihaad.”( )
Về Qur’an, Allah đã qui định rằng:
﴿مَّآ أَفَآءَ ٱللَّهُ عَلَىٰ رَسُولِهِۦ مِنۡ أَهۡلِ ٱلۡقُرَىٰ فَلِلَّهِ وَلِلرَّسُولِ وَلِذِي ٱلۡقُرۡبَىٰ وَٱلۡيَتَٰمَىٰ وَٱلۡمَسَٰكِينِ وَٱبۡنِ ٱلسَّبِيلِ كَيۡ لَا يَكُونَ دُولَةَۢ بَيۡنَ ٱلۡأَغۡنِيَآءِ مِنكُمۡۚ﴾ الحشر: 7
Những chiếm lợi phẩm nào thu được từ xóm làng của kẻ thù không do chiến tranh là quà tặng mà Allah ban cho Rasul của Ngài, nó là của Allah, của Rasul (Muhammad), của dòng tộc Rasul, của trẻ mồ côi, của người nghèo và của người lỡ đường nhằm mục đích không để cho chiến lợi phẩm đó rơi vào vòng xoáy của những người giàu trong các người. Al-Hashr: 7 (chương 59). Lãnh đạo được quyền tự do lựa chọn trong tổng số chiến lợi phẩm đó mà chia cho dòng tộc Nabi ﷺ còn lại bao nhiêu thì sử dụng vì cộng đồng Islam.
Phần Ba: Về giáo lý đình chiến, thuế thân và bảo an
10. Chủ đề thứ nhất: Về đình chiến với người ngoại đạo:
1- Định nghĩa: Theo tiếng Arab nghĩa là bất động.
Theo nghĩa giáo lý là hiệp định do chính lãnh đạo hoặc người đại diện ký kết với phe đối lập tạm ngưng chiến tranh với một thời gian nhất định.
2- Bằng chứng: Lãnh đạo cộng đồng Islam được quyền ký kết hiệp định ngừng chiến tranh với người ngoại đạo trong một thời gian nhất định vì mục đích cải thiện cộng đồng như tăng cường lực lượng, có thời gian chuẩn bị hoặc hi vọng phe đối lập cải đạo sang Islam hoặc bất cứ lý do chính đáng nào khác, bởi Allah phán:
﴿وَإِن جَنَحُواْ لِلسَّلۡمِ فَٱجۡنَحۡ لَهَا﴾ الأنفال: 61
{Nhưng nếu kẻ thù chịu hòa thì hãy giải hòa với chúng.} Al-Anfaal: 61 (chương 8). Và bởi Nabi ﷺ đã ký hiệp định Hudaibiyah ngừng chiến tranh đến mười năm với người ngoại đạo và đã hòa giải với tộc người Do Thái ở Madinah.
3- Hiệu lực của hiệp định: Hiệp định có hiệu lực kể từ khi đôi bên ký kết, cấm tín đồ Muslim đơn phương bội ước hoặc vô hiệu hóa hiệp định trong lúc đối phương vẫn luôn tuân thủ hiệp ước và cũng không lo sợ họ sẽ bội ước, bởi Allah phán:
﴿فَمَا ٱسۡتَقَٰمُواْ لَكُمۡ فَٱسۡتَقِيمُواْ لَهُمۡۚ﴾ التوبة: 7
Chừng nào chúng ngay thẳng với các ngươi thì hãy ngay thẳng lại với chúng. Al-Tawbah: 7 (Chương 9), và Allah phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَوۡفُواْ بِٱلۡعُقُودِۚ﴾ المائدة: 1
Này hỡi những người có đức tin, các ngươi hãy làm tròn bổn phận mà các ngươi đã giao kèo, đã hứa hẹn. Al-Maa-idah: 1 (chương 5).
- Trường hợp khi đối phương có biểu hiện khiêu khích chiến tranh như sỉ nhục Islam, sỉ nhục Nabi ﷺ, giết hoặc cướp tài sản người Muslim thì hiệp định đình chiến giữa chúng ta và họ bị hủy bỏ, lúc này được quyền chiến tranh với họ, bởi Allah phán:
﴿وَإِن نَّكَثُوٓاْ أَيۡمَٰنَهُم مِّنۢ بَعۡدِ عَهۡدِهِمۡ وَطَعَنُواْ فِي دِينِكُمۡ فَقَٰتِلُوٓاْ أَئِمَّةَ ٱلۡكُفۡرِ إِنَّهُمۡ لَآ أَيۡمَٰنَ لَهُمۡ لَعَلَّهُمۡ يَنتَهُونَ ١٢﴾ التوبة: 13
{Và khi chúng đơn phương bội ước và sỉ nhục tôn giáo các ngươi sau khi đã ký hiệp định với chúng thì các ngươi hãy tiêu diệt nhóm đầu đãng của chúng, lúc này hiệp định với chúng đã hết hiệu lực, có thế hi vọng chúng biết tự chấm dứt (hành động sai quấy của chúng).} Al-Tawbah: 12 (chương 9).
- Trường hợp sợ họ sẽ bội ước trước do một số dấu hiệu thể hiện rõ ràng thì được phép tuyên bố hủy đình chiến với chúng, bởi Allah phán:
﴿وَإِمَّا تَخَافَنَّ مِن قَوۡمٍ خِيَانَةٗ فَٱنۢبِذۡ إِلَيۡهِمۡ عَلَىٰ سَوَآءٍۚ﴾ الأنفال: 58
{Và nếu Ngươi (Muhammad) sợ đám người nào bội ước thì Ngươi hãy ném trả lại chúng (giao ước của chúng) để được ngang bằng nhau.} Al-Anfaal: 58 (Chương 8). Nghĩa là cử đại diện đến thông báo với họ hiệp định đã ký đã hết hiệu lực để đôi bên đều biết và chuẩn bị. Cấm phe Muslim khởi chiến trước khi thông báo hủy hiệp định với họ.
11. Chủ đề thứ hai: Về thuế thân:
1- Định nghĩa: Theo tiếng Arab nghĩa là bảo vệ, đảm bảo.
Theo nghĩa giáo lý là sự chấp nhận của người ngoại đạo tiếp tục sống trên tôn giáo mình bằng điều kiện đóng thuế thân và chịu quản chế theo giáo luật Islam.
2- Bằng chứng: Là lời phán của Allah:
﴿قَٰتِلُواْ ٱلَّذِينَ لَا يُؤۡمِنُونَ بِٱللَّهِ وَلَا بِٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِ وَلَا يُحَرِّمُونَ مَا حَرَّمَ ٱللَّهُ وَرَسُولُهُۥ وَلَا يَدِينُونَ دِينَ ٱلۡحَقِّ مِنَ ٱلَّذِينَ أُوتُواْ ٱلۡكِتَٰبَ حَتَّىٰ يُعۡطُواْ ٱلۡجِزۡيَةَ عَن يَدٖوَهُمۡ صَٰغِرُونَ ٢٩﴾ التوبة : 29
{Các ngươi hãy chiếu đấu với những ai không tin tưởng Allah cũng không tin vào ngày tận thế và những ai cấm thiên hạ điều Allah và Rasul của Ngài cho phép, cũng không chấp nhận tôn giáo chân lý (Islam) để hành đạo trong số nhóm người được ban cho Kinh sách, cho đến khi chúng chịu cúi đầu chấp nhận đóng thuế thân (thì ngưng chiến tranh).} Al-Tawbah: 29 (chương 9).
Và Nabi ﷺ nói trong Hadith do Buraidah t thuật:
{ثُمَّ ادْعُهُمْ إِلَى الإِسْلاَمِ، فَإِنْ أَجَابُوكَ فَاقْبَلْ مِنْهُمْ وَكُفَّ عَنْهُمْ . . . فَإِنْ هُمْ أَبَوْا فَسَلْهُمُ الْجِزْيَةَ}
“Sau đó hãy mời gọi họ đến với Islam, khi họ đồng ý thì hãy dừng chiến tranh . . . còn nếu họ khướt từ thì yêu cầu họ nộp thuế thân.”( )
3- Ai phải đóng thuế thân: Chỉ bắt buộc những người nam đã trưởng thành, tự do, giàu có khả năng nộp thuế đóng thuế thân.
Cấm thu thuế thân từ người nô lệ bởi họ không sở hữu bất cứ gì, người nghèo, phụ nữ, trẻ em, người già, người bị bệnh mãn tính.
4- Những điều bắt buộc liên quan: Tín đồ Muslim phải tôn trọng hiệp định đã ký giữa đôi bên, không được xâm hại đến tính mạng, tài sản, danh dự, sự tự do của những ai thuộc hiệp định, bởi Rasul ﷺ đã di huấn:
{وَإِذَا لَقِيتَ عَدُوَّكَ مِنَ الْمُشْرِكِينَ فَادْعُهُمْ إِلَى ثَلاَثِ خِصَالٍ - أَوْ خِلاَلٍ - فَأَيَّتُهُنَّ مَا أَجَابُوكَ فَاقْبَلْ مِنْهُمْ وَكُفَّ عَنْهُمْ}
“Và khi anh đối diện với kẻ thù là người Đa Thần thì hãy mọi gọi họ đến với ba điều khoản – hoặc hạng mục -, khi họ đồng ý bất cứ điều khoản nào trong đó thì hãy dừng xâm hại họ.”( )
12. Chủ đề thứ ba: Về bảo an:
1- Định nghĩa: Theo nghĩa Arab là trái ngược với từ sợ hãi.
Theo nghĩa giáo lý là lời nói đảm bảo an toàn cho sinh mạng, tài sản người ngoại đạo với thời gian nhất định.
2- Bằng chứng: Là phán của Allah:
﴿وَإِنۡ أَحَدٞ مِّنَ ٱلۡمُشۡرِكِينَ ٱسۡتَجَارَكَ فَأَجِرۡهُ حَتَّىٰ يَسۡمَعَ كَلَٰمَ ٱللَّهِ ثُمَّ أَبۡلِغۡهُ مَأۡمَنَهُۥۚ﴾ التوبة: 6
Và nếu có một người Đa Thần nào đến xin Ngươi (Muhammad) chỗ tị nạn thì hãy che chở giúp y mãi cho đến khi y thấm nhuần lời phán của Allah, sau đó hộ tống y đến nơi an toàn. Al-Tawbah: 6 (Chương 9).
3- Ai có quyền bảo an: Bất cứ người Muslim nào cũng có quyền bảo an khi:
- Đã trưởng thành, có trí tuệ: Tức bị khùng và trẻ em là không được bảo an.
- Tự nguyện: Tức bị ép buộc, say xỉn và ngất xỉu không được quyền bảo an.
Kể cả phụ nữ cũng được quyền bảo an này, bởi Rasul ﷺ đã nói:
{قَدْ أَجَرْنَا مَنْ أَجَرْتِ يَا أُمَّ هَانِئٍ}
“Chắc chắn Ta đã bảo an cho ai mà bà đã bảo an, hỡi Um Hani.”( )
Kể cả nô lệ Muslim cũng có quyền bảo an này, như Rasul ﷺ đã nói:
{ذِمَّةُ الْمُسْلِمِينَ وَاحِدَةٌ يَسْعَى بِهَا أَدْنَاهُمْ}
“Quyền bảo an của cộng đồng Muslim là một, quyền đó được giao cho cả người thấp nhất.”( )
Quyền bảo an này có hai loại:
+ Bảo an diện rộng: Đây là đặc quyền của lãnh đạo một nước hoặc một khu vực dành cho toàn thể người ngoại đạo.
+ Bảo an riêng: Là quyền của thường dân Muslim đối với một người ngoại đạo nào đó.
Quyền bảo an cho ai đó có hiệu lực khi người Muslim nói: Tôi bảo vệ anh hoặc anh cứ tự do sống ở đây hoặc một hành động nào đó thể hiện sự bảo an.
Khi ai đó yêu cầu được hưởng bảo an để tìm hiểu về Islam thì phải đáp lại yêu cầu đó rồi hộ tống y đến nơi bình an, giống như câu Kinh đã ra lệnh.
4- Giáo lý bắt buộc về bảo an: Bắt buộc phải thực thi lệnh bảo an này khi được cấp lãnh đạo hoặc của một cá thể Muslim nào đó tuyên bố.
Cấm xâm phạm, gây hại đến người đang hưởng quyền bảo an theo đúng những gì đã thỏa thuận trước.
Và được phép hủy bảo quyền bảo an một khi biết được người đó có thể gây hại hoặc tạo mối nguy hiểm cho cộng đồng hoặc cá thể.