Giáo Lý Thực Hành Đơn Giản Từ Hào Quang Qur’an và Sunnah:
Hành Hương Hajj, Thăm Viếng Madinah, Giết Tế Qurbaan & A’qiqah
] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامية [
Biên soạn
Tập thể U’lama ưu tú
Dịch thuật:
Abu Hisaan Ibnu Ysa
2014 - 1435
الفقه الميسر في ضوء الكتاب والسنة:
كتاب الحج والزيارة والأضحية والعقيقة
« باللغة الفيتنامية »
جمع وترتيب:
جماعة من العلماء
ترجمة: أبو حسان محمد زين بن عيسى
2014 - 1435
Chương V
HÀNH HƯƠNG HAJJ
Phần I: Khái quát về Hajj.
Chủ đề thứ nhất: Định nghĩa Hajj.
- Nghĩa theo ngôn từ là sự định tâm.
- Nghĩa theo giáo lý là sự thờ phượng Allah bằng cách thực hiện một số động tác nhất định, tại vài nơi nhất định, trong thời gian nhất định đúng theo cung cách được truyền lại từ Nabi .
Chủ đề thứ hai: Giáo luật và giá trị của Hajj.
1- Giáo luật về Hajj: Hajj là một trong những trụ cột chính của Islam, bắt buộc mỗi tín đồ Muslim phải thực hiện khi có khả năng, bởi Allah phán:
﴿وَلِلَّهِ عَلَى ٱلنَّاسِ حِجُّ ٱلۡبَيۡتِ مَنِ ٱسۡتَطَاعَ إِلَيۡهِ سَبِيلٗاۚ وَمَن كَفَرَ فَإِنَّ ٱللَّهَ غَنِيٌّ عَنِ ٱلۡعَٰلَمِينَ ٩٧﴾ آل عمران: 97
{Và việc đi hành hương Hajj dâng lên Allah tại ngôi đền (Ka'bah) là bổn phận đối với tín đồ Muslim nào trong nhân loại hội tụ đủ khả năng phải tìm đến đấy (hành hương). Còn ai phủ nhận việc hành hương thì y là kẻ phản đạo, quả thật Allah rất giàu có không cần đến nhân loại. Ali I’mraan: 97 (chương 3), Allah phán ở chương khác:
﴿وَأَتِمُّواْ ٱلۡحَجَّ وَٱلۡعُمۡرَةَ لِلَّهِ ۚ﴾ البقرة: 196
Và các ngươi hãy hoàn thành việc hành hương Hajj và U’mrah vì Allah. Al-Baqarah: 196 (chương 2).
Và theo Hadith do ông Abdulah bin U’mar dẫn lời Nabi nói rằng: “Islam được xây dựng trên năm trụ cột ....” trong đó có việc hành hương Hajj.
Cả cộng đồng thống nhất rằng hành hương Hajj là nhiệm vụ bắt buộc tín đồ Muslim nào đã hội tụ đủ điều kiện phải thi hành một lần trong đời.
2- Giá trị của Hajj: Có rất nhiều Hadith nói về giá trị vĩ đại của việc hành hương Hajj, điển hình như:
Từ Abu Hurairah dẫn lời Rasul rằng:
((الْعُمْرَةُ إِلَى الْعُمْرَةِ كَفَّارَةٌ لِمَا بَيْنَهُمَا وَالْحَجُّ الْمَبْرُورُ لَيْسَ لَهُ جَزَاءٌ إِلاَّ الْجَنَّةُ))
“Từ U’mrah (này) đến U’mrah (khác) tội lỗi sẽ được xóa sạch trong khoảng đó, và hành hương Hajj được chấp nhận thì không có phần thưởng nào xứng đáng ngoại thiên đàng.”( )
Và Nabi nói:
((مَنْ حَجَّ لِلَّهِ فَلَمْ يَرْفُثْ وَلَمْ يَفْسُقْ رَجَعَ كَيَوْمِ وَلَدَتْهُ أُمُّهُ))
“Ai hành hương Hajj chỉ vì Allah, (trong suốt thời gian Hajj) y không quan hệ tình dục, không làm điều tội lỗi và không nói bậy thì giống như mới lọt lòng mẹ (lần nữa).”( ) ngoài ra còn có rất nhiều Hadith khác.
Chủ đề thứ ba: Hành hương Hajj bắt buộc mấy lần trong đời ?
Hajj chỉ bắt buộc một lần trong đời còn những lần kế tiếp chỉ khuyến khích, bởi có Hadith do Abu Hurairah dẫn lời Nabi nói: ((أَيُّهَا النَّاسُ، قَدْ فَرَضَ اللَّهُ عَلَيْكُمُ الْحَجَّ فَحُجُّوا)) “Hỡi mọi người! Quả thật Allah đã bắt buộc các người hành hương Hajj, vì thế, hãy hành hương đi.” Có người đàn ông hỏi: Bắt buộc mỗi năm hả gì, thưa Rasul của Allah ? Người trả lời: ((لَوْ قُلْتُ نَعَمْ لَوَجَبَتْ وَلَمَا اسْتَطَعْتُمْ)) “Nếu Ta ừ, là đã bắt buộc nhưng các người sẽ không có khả năng”( ). Và vì Rasul chỉ hành hương Hajj một lần duy nhất sau khi di cư đến Madinah; và tất cả U’lama (học giả của Islam) thống nhất rằng Hajj chỉ bắt buộc một lần trong đời.
Đối với ai đã hội tụ đủ điều kiện hành hương Hajj bắt buộc phải tranh thủ hành hương ngay bằng ngược lại phải chịu tội nếu tự cố ý trì trệ mà không có lý do, bởi Nabi nói: ((تَعْجَّلُوا إِلَى الْحَجِّ فَإِنَّ أَحَدَكُمْ لاَ يَدْرِى مَا يَعْرِضُ لَهُ)) “Các người hãy tranh thủ việc hành hương Hajj. Bởi, các người không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho y.”( )
Và có Hadith khác, Rasul nói:
((مَنِ اسْتَطَاعَ الْحَجَّ فَلَمْ يَحُجَّ، فَلْيَمُتْ يَهُوْدِيًّا أَوْ نَصْرَانِيًّا))
“Ai hội tụ đủ khả năng hành hương Hajj mà vẫn không hành hương, thì hãy chết như cái chết Do Thái giáo hoặc Thiên Chúa giáo.”( )
Chủ đề thứ tư: Các điều kiện của hành hương Hajj.
Hành hương Hajj gồm có năm điều kiện sau đây:
1- Islam: Phải là người Muslim còn người ngoại đạo (Kafir) không bắt buộc hành hương Hajj, nếu như y có hành hương thì cuộc hành hương đó vô hiệu, bởi Islam là điều kiện biến việc hành đạo có hiệu lực.
2- Trí tuệ: Hành hương Hajj không bắt buộc người khùng điên và cũng không được công nhận nếu y thực hiện trong lúc khùng điên đó, bởi Nabi nói:
((رُفِعَ الْقَلَمُ عَنْ ثَلاَثٍ: عَنِ النَّائِمِ حَتَّى يَسْتَيْقِظَ وَعَنْ الصَّبِيِّ حَتَّى يَبْلُغَ وَعَنِ الْمَجْنُونِ حَتَّى يَفِيقَ))
“Có ba loại người không bị bắt tội: Người ngủ say cho đến khi thức dậy; trẻ em đến khi trưởng thành; và người khùng cho đến khi tỉnh táo.”( )
3- Tuổi trưởng thành: Hành hương Hajj cũng không bắt buộc đối với trẻ em vì trẻ em thuộc nhóm người không bị bắt tội như Hadith nêu trên, “Có ba loại người không bị bắt tội:. . .” Tuy nhiên, nếu trẻ hành hương thì cuộc hành hương đó hữu hiệu nhưng bắt buộc người bảo hộ phải định tâm thay cho trẻ nếu là trẻ chưa biết gì. Và Hajj đấy không thể thay thế Hajj bắt buộc một lần trong đời mà buộc trẻ phải hành hương Hajj lại sau khi trưởng thành nếu có khả năng, đây là việc được tất cả U’lama thống nhất, bởi được truyền lại từ Ibnu A’bbaas kể: Có một phụ nữ nâng đứa trẻ lên cao và hỏi: Thưa Rasul của Allah, đứa trẻ này có được hành hương Hajj không? Người trả lời:
((نَعَمْ، وَلَكِ أَجْرٌ))
“Có và cô được ân phước.”( )
Và Hadith khác Nabi nói:
((أَيُّمَا صَبِيٍّ حَجَّ ثُمَّ بَلَغَ فَعَلَيْهِ حَجَّةٌ أُخْرَى))
“Bất cứ đứa trẻ nào đã hành hương Hajj lúc bé thì phải hành hương Hajj lại sau khi trưởng thành.”( )
4- Tự do: Hành hương Hajj cũng không bắt buộc với người nô lệ vì y không có quyền hay tài sản gì trong tay. Tuy nhiên, nếu được phép của chủ cho phép hành hương Hajj thì Hajj đó hữu hiệu nhưng buộc phải hành hương lại sau khi được trả tự do vì Hajj đó không thay thế được cho Hajj bắt buộc một lần trong đời, bởi Rasul nói:
((أَيُّمَا عَبْدٍ حَجِّ ثُمَّ أُعْتِقَ فَعَلَيْهِ حَجَّةٌ أُخْرَى))
“Bất cứ nô lệ nào đã hành hương Hajj trong lúc nô lệ thì phải hành hương Hajj lại sau khi được trả tự do.”( )
5- Khả năng: Bởi Allah phán:
﴿وَلِلَّهِ عَلَى ٱلنَّاسِ حِجُّ ٱلۡبَيۡتِ مَنِ ٱسۡتَطَاعَ إِلَيۡهِ سَبِيلٗاۚ﴾ آل عمران: 97
{Và việc đi hành hương Hajj dâng lên Allah tại ngôi đền (Ka'bah) là bổn phận đối với tín đồ Muslim nào trong nhân loại hội tụ đủ khả năng phải tìm đến đấy (hành hương). Ali I’mraan: 97 (chương 3)
Dựa vào lệnh phán trên: Đối với ai không có tiền đủ để đi hành hương Hajj; hoặc không có phương tiện đưa đến địa điểm Makkah; hoặc sức khỏe yếu do già, do bệnh không thể đi xa và sẽ gặp bất tiện nếu đi xa; hoặc trên đường đi không an toàn như có thổ phỉ, bệnh dịch, hoặc lo lắng gây hại đến sinh mạng và tài sản... thì những loại người này không bắt buộc phải hành hương Hajj cho đến khi có khả năng, bởi Allah phán:
﴿لَا يُكَلِّفُ ٱللَّهُ نَفۡسًا إِلَّا وُسۡعَهَاۚ﴾ البقرة: 286
Allah không bắt một ai gánh nặng trách nhiệm quá khả năng của mình. Al-Baqarah: 286 (chương 2).
Riêng đối với phụ nữ khi hành hương Hajj phải có người Muhrim( ) đi cùng vì phụ nữ bị cấm không được phép đi xa một mình, Rasul nói:
((لاَ يَحِلُّ لاِمْرَأَةٍ تُؤْمِنُ بِاللَّهِ وَالْيَوْمِ الآخِرِ أَنْ تُسَافِرَ سَفَرًا يَكُونُ ثَلاَثَةَ أَيَّامٍ فَصَاعِدًا إِلاَّ وَمَعَهَا أَبُوهَا أَوِ ابْنُهَا أَوْ زَوْجُهَا أَوْ أَخُوهَا أَوْ ذُو مَحْرَمٍ مِنْهَا))
“Đối với phụ nữ tin tưởng nơi Allah và ngày phán xử cuối cùng, không được phép đi du hành xa từ ba ngày trở lên ngoại trừ là đi cùng với cha ruột hoặc con trai ruột hoặc chồng hoặc anh em trai ruột hoặc cùng người Muhrim.”( ) Và vì câu hỏi của người đàn ông: Thưa Rasul của Allah, vợ tôi đã rời khỏi nhà vì hành hương Hajj còn tôi đã được ghi tên đầu quân chinh chiến. Rasul trả lời: ((اِنْطَلِقْ فَحَجَّ مَعَهَا)) “Anh hãy đi hành hương Hajj với vợ anh đi.”( )
Trường hợp phụ nữ đi hành hương Hajj một mình không có Muhrim đi cùng thì Hajj đó hữu hiệu nhưng mang tội.
Chủ đề thứ năm: Giáo lý về U’mrah & bằng chứng:
U’mrah cũng như Hajj chỉ bắt buộc làm một lần trong đời đối với người có khả năng, vì Allah phán:
﴿وَأَتِمُّواْ ٱلۡحَجَّ وَٱلۡعُمۡرَةَ لِلَّهِ ۚ﴾ البقرة: 196
Và các ngươi hãy hoàn thành việc hành hương Hajj và U’mrah vì Allah. Al-Baqarah: 196 (chương 2).
Và vì Rasul trả lời khi được vợ A’-ishah hỏi: Phụ nữ có bắt buộc Jihaad( ) không? Người trả lời:
((نَعَمْ، عَلَيْهِنَّ جِهَادٌ لاَ قِتَالَ فِيهِ: الْحَجُّ وَالْعُمْرَةُ))
“Có, bắt buộc họ Jihaad nhưng không có chém giết, đó là Hajj và U’mrah.”( )
Và vì ông Abu Zarin hỏi Rasul : Cha của tôi không có sức khỏe làm đi hành hương Hajj cũng như U’mrah. Người đáp: ((حُجَّ عَنْ أَبِيكَ وَاعْتَمِرْ)) “Anh hãy hành hương Hajj và U’mrah thay cha anh!”( )
U’mrah có ba nền tảng chính: Ehraam( ), Tawwaaf( ) và Sa-i’( ).
Chủ đề thứ sáu: Các Miqaat của Hajj và U’mrah.
- Miqaat nghĩa theo ngôn từ là ranh giới, địa điểm.
- Nghĩa theo giáo lý là nơi thờ phượng hoặc là thời gian thờ phượng.
Miqaat Hajj và U’mrah được chia làm hai loại: Miqaat về thời gian và Miqaat về địa điểm.
1- Miqaat về thời gian của Hajj và U’mrah: Đối với U’mrah được phép làm bất ngày, tháng nào trong năm. Riêng Hajj chỉ vỏn vẹn trong những tháng nhất định và hành hương Hajj không được công nhận nếu thực hiện ngoài các tháng này, bởi Allah phán:
﴿ٱلۡحَجُّ أَشۡهُرٞ مَّعۡلُومَٰتٞۚ ﴾ (البقرة: 197)
Hajj chỉ được thi hành trong vài tháng đã được ấn định. Al-Baqarah: 197 (chương 2). Đó là các tháng Shawwaal (tháng 10), Zul Qe’dah (tháng 11) và mười ngày đầu của Zul Hijjah (tháng 12) theo niên lịch Islam.
2- Miqaat về địa điểm của Hajj và U’mrah: Đó là các địa điểm bắt buộc người hành hương Hajj và U’mrah không được phép vượt qua ranh giới ngoại trừ đã định tâm xong. Và các Miqaat đó đã được Nabi qui định rõ rằng trong Hadith do Abdullah bin A’bbaas kể:
((وَقَّتَ رَسُولُ اللَّهِ لِأَهْلِ الْمَدِينَةِ ذَا الْحُلَيْفَةِ، وَلِأَهْلِ الشَّأْمِ الْجُحْفَةَ، وَلِأَهْلِ نَجْدٍ قَرْنَ الْمَنَازِلِ، وَلِأَهْلِ الْيَمَنِ يَلَمْلَمَ، فَهُنَّ لَهُنَّ وَلِمَنْ أَتَى عَلَيْهِنَّ مِنْ غَيْرِ أَهْلِهِنَّ، لِمَنْ كَانَ يُرِيدُ الْحَجَّ وَالْعُمْرَةَ، فَمَنْ كَانَ دُونَ ذَلِكَ فَمِنْ حَيْثُ أَنْشَأَ حَتَّى أَهْلُ مَكَّةَ مِنْ مَكَّةَ))
“Rasul đã qui định Miqaat cho dân cư Madinah là tại Zul Hulaifah; cho dân cư Shaam( ) là tại Al-Juhfah; cho dân cư Najj là tại Qarnul Manazil; và cho dân cư Yamen là tại Yalamlam. Đây là các Miqaat dành cho thị dân bản địa và tất cả lữ khách đi ngang có ý định hành hương Hajj và U’mrah. Còn những ai ở trong phạm vi nêu trên thì định tâm tại nơi mình ở, kể cả dân cư Makkah thì định tâm tại Makkah.”( )
Đối với ai có ý định hành hương Hajj và U’mrah vượt qua các Miqaat này mà chưa định tâm bắt buộc y phải trở lại Miqaat để định tâm nếu dể dàng, bằng không thì định tâm tại nơi đang ở và phải chịu phạt cắt cổ con trừu (cừu hoặc dê) tại Makkah và phân phát tất cả thịt cho dân nghèo vùng đất Haram.
Đối với ai định cư trong các khu vực Miqaat thì cứ việc định tâm tại nhà của mình khi muốn hành hương Hajj và U’mrah, giống như Hadith đã nêu ở trên.
Phần II: Các nền tảng và các điều khoản bắt buộc của hành hương Hajj.
Chủ đề thứ nhất: Các nền tảng của Hajj.
Hajj có bốn nền tảng cơ bản, gồm:
1- Ehraam là định tâm hành hương Hajj, bởi đây là việc hành đạo thuần túy nên bắt buộc phải có sự định tâm. Đây là ý kiến thống nhất của cộng đồng Islam, Nabi nói: ((إِنَّمَا الأَعْمَالُ بِالنِّيَّاتِ)) “Quả thật, mọi việc làm bắt đầu bằng sự định tâm.”( ) Sự định tâm vốn là nằm trong tim (tức trong nội tâm) nhưng tốt nhất khi định tâm hành hương Hajj và U’mrah nên thốt ra bằng lời cụ thể thể loại Hajj mình muốn làm, vì đó là hành động Nabi .
2- Đứng trên A’rafah là nền tảng chính đã được tất cả U’lama thống nhất vì Rasul nói: ((الحَجُّ عَرَفَةُ)) “Hành hương Hajj tại A’rafah.”( ) Thời gian bắt đầu đứng tại A’rafah sau khi mặt trời đứng bóng của ngày A’rafah( ) cho đến giờ Salah Al-Fajr của ngày đại lễ E’id.
3- Tawwaaf Ziyarah hay còn gọi là Tawwaaf Ifaa-dhoh, đây là nền tảng được tất cả U’lama thống nhất vì Allah đã phán:
﴿ثُمَّ لۡيَقۡضُواْ تَفَثَهُمۡ وَلۡيُوفُواْ نُذُورَهُمۡ وَلۡيَطَّوَّفُواْ بِٱلۡبَيۡتِ ٱلۡعَتِيقِ ٢٩﴾ الحج : 29
{Sau đó, chúng hãy kết thúc việc Ehraam của mình (mà trở lại hiện trạng bình thường); hãy giết tế súc vật vì Hajj (và tất cả súc vật đã nguyện trước) và chúng hãy đi Tawwaaf quanh ngôi đền Ka’bah thiên cổ.} Al-Haj: 29 (chương 22).
4- Sa-i’ giữa hai núi Safa và Marwah đây cũng là nền tảng chính, vì bà A’-ishah nói: “Allah sẽ không hoàn thành Hajj và U’mrah cho bất cứ ai khi y không đi Sa-i’ giữa hai núi Safa và Marwah.”( ) và vì Rasul nói:
((اسْعَوْا فَإِنَّ اللَّهَ كَتَبَ عَلَيْكُمُ السَّعْىَ))
“Các ngươi hãy Sa-i’ đi, bởi quả thật, Allah đã ấn định các người việc Sa-i’.”( )
Việc hành hương Hajj sẽ không được hoàn thành đúng theo giáo luật Islam cho đến khi hoàn thành đầy đủ bốn nền tảng này của Hajj. Tức ai bỏ sót một trong bốn nền tảng này thì việc hành hương đó của y vô hiệu.
Chủ đề thứ hai: Các điều khoản bắt buộc của Hajj.
1- Ehraam (tức định tâm) tại Miqaat.
2- Đứng trên A’rafah cho đến tối đối với ai đến vào ban ngày, vì Nabi đã đứng trên A’rafah cho đến mặt trời lặn hẳn và nói: ((خُذُوا عَنِّي مَنَاسِكَكُمْ)) “Các ngươi hãy lấy từ Ta các nghi thức Hajj.”
3- Ngủ lại Muzdalifah vào đêm đại lễ E’id cho đến nửa đêm đối với ai đến trước nửa đêm, vì Rasul đã làm thế.
4- Ngủ lại Mina vào các đêm Tashreeq.( )
5- Ném các trụ đá đúng theo thứ tự.
6- Cạo đầu hoặc hớt tóc, vì Allah phán:
﴿مُحَلِّقِينَ رُءُوسَكُمۡ وَمُقَصِّرِينَ﴾ الفتح: 27
Các ngươi cạo đầu hoặc hớt tóc. Al-Fat-h: 27 (chương 48).
7- Tawwaaf tạm biệt ngoại trừ phụ nữ trong kinh nguyệt và ra máu hậu sản, bởi Hadith của Abdullah bin A’bbaas nói: “Người hành hương Hajj nhận được lệnh phải Tawwaaf cuối cùng tại ngôi đền Ka’bah, ngoại trừ phụ nữ có kinh nguyệt và ra máu hậu sản thì được miễn.”( )
Đối với ai cố ý bỏ hoặc quên một trong bảy điều khoản bắt buộc trên thì phải nộp phạt một con trừu (cừu hoặc dê) nếu không thì Hajj đó bị thiếu, bởi Abdullah bin A’bbaas nói: “Ai lỡ quên hoặc cố ý bỏ một trong những điều khoản bắt buộc của Hajj thì phải nộp phạt một con vật tế.”( )
Ngoài những điều khoản bắt buộc nêu trên còn lại tất cả các nghi thức khác đều là Sunnah khuyến khích nên làm và dưới đây là những điều Sunnah tiêu biểu:
1- Tắm rửa trước khi Ehraam, xịt dầu thơm vào người trước khi định tâm và mặc hai mảnh vải trắng đối với nam.
2- Hớt móng tay và chân, cạo lông phần kín, nhổ hoặc cạo lông nách và cắt tỉa gọn gàng râu mép.
3- Tawwaaf Qudum( ) đối với người hành hương Hajj Mufrad và Hajj Qiron.
4- Chạy chậm ở ba vòng đầu khi Tawwaaf Qudum.
5- Để hở vai và tay phải khi Tawwaaf Qudum. Tức quấn Ehraam dưới nách phải.
6- Ngủ tại Mina vào đêm A’rafah (tức đêm mồng 8 tháng Zul Hijjah (tháng 12) theo niên lịch Islam.)
7- Đọc Talbiyah( ) từ khi Ehraam cho đến khi ném đá vào trụ đá A’qabah.
8- Rút ngắn và gom hai lễ nguyện Salah Al-Maghrib và Salah Al-I’sha trong giờ Salah Al-Maghrib khi đến Muzdalifah.
9- Đứng tại Mash-a’-rul Harom ở Muzdalifah từ sau Salah Al-Fajr đến mặt trời mọc nếu như dễ dàng bằng không thì đứng bất cứ nơi nào trong Muzdalifah cũng được.
Phần III: Những điều khoản cấm, nộp phạt và vật giết tế.
Chủ đề thứ nhất: Các điều khoản cấm của Ehraam.
Có chín điều khoản cấm người hành hương Hajj và U’mrah vi phạm trong suốt quá trình mặc Ehraam:
1- Cấm nam giới mặc những gì được may sẵn như các loại quần, áo... ngoại trừ những ai không tìm được gì che phần dưới thì được phép mặc quần. Còn phụ nữ thì được phép mặc quần áo bình thường ngoại trừ mạng che mặt và bao tay, sẽ được nói rõ hơn ở phần đưới.
2- Cấm cả nam lẩn nữ xịt dầu thơm lên người và lên quần áo cũng như cố ý ngửi dầu thơm, nhưng được phép ngửi mùi thơm từ thiên nhiên và được sử dụng phấn bôi mi mắt không mùi.
3- Cấm cả nam lẩn cắt móng tay, móng chân và hớt tóc nhưng khi gội đầu lở bị rụng tóc hay gãy móng tay thì không sao (không được gội bằng xà bông có mùi thơm).
4- Cấm nam giới che trực tiếp lên đầu như đội nón, đội khăn và những gì tương tự nhưng được phép che mát bằng dù, trại, lều, bóng cây và những gì tương tự. Còn phụ nữ bị cấm phụ nữ mang mạng che mặt và đeo găng tay ngoại trừ có đàn ông lạ xung quanh thì buộc phải che mặt tạm.
Ai sử dụng dầu thơm hoặc che trực tiếp lên đầu hoặc mặc những gì may sẵn do không hiểu biết về giáo lý hoặc do quên hoặc do bị ép buộc thì không sao cả. Vì Nabi nói: ((عُفِيَ لِأُمَّتِى الْخَطَأُ وَالنِّسْيَانُ وَمَا اسْتُكْرِهُوا عَلَيْهِ)) “Cộng đồng của Ta được tha thứ tội lỗi khi làm sai, khi bị quên và khi bị ép buộc.” Nhưng một khi hiểu biết được vấn đề hoặc sực nhớ lại hoặc không còn bị ép buộc nửa thì phải dừng ngay hành động sai trái đó.
5- Cấm cả nam và nữ cưới vợ hoặc gã chồng.
6- Cấm cả nam và nữ giao hợp qua đường sinh dục. Nếu vi phạm trước thi Tahallul đầu tiên( ) thì Hajj bị hủy bỏ cho dù có đã đứng trên A’rafah.
7- Cấm cả nam và nữ mơn trớn nhau, thủ dâm, hôn và nhìn người khát giới bằng thèm muốn tình dục nhưng khi vi phạm thì Hajj không bị hư.
8- Cấm cả nam và nữ giết và săn bắn động vật trên cạn nhưng được phép giết những loại động vật gây hại trong bất cứ lúc nào kể cả trong Ehraam, như: Quạ, chuột, bò cạp, diều hâu, rắn và chó dữ.
Đồng thời cấm tiếp tay thợ săn trong mọi tình huống như chỉ điểm con vật trú ẩn và cấm ăn các lại động vật mà thợ săn săn vì người hành hương.
9- Cấm toàn thể người Muslim, người hành hương hay người bình thường chặt phá cây mọc tự nhiên trong vùng đất Haram( ) ngoại trừ những cây làm cản trở trên đường đi, cây do con người trồng, đây là ý kiến thống nhất của giới U’lama.
Chủ đề thứ hai: Phạt khi vi phạm những điều khoản cấm.
1- Đối với ai cố ý cạo đầu hoặc hớt tóc hoặc cắt móng tay, móng chân hoặc mặc đồ may sẵn hoặc sử dụng dầu thơm hoặc che đậy đầu trực tiếp hoặc hưởng thụ qua cái người khác giới hoặc mơn trơn bạn tình nhưng chưa xuất tinh thì phải chịu phạt một trong ba điều sau đây:
a- Nhịn chay ba ngày.
b- Hoặc bố thí thức ăn cho sáu người nghèo một buổi.
c- Hoặc giết một con trừu (cừu hoặc dê).
Vì Rasul nói Ka'b bin U'jrah khi ông ta bị ghẻ ngứa trên đầu:
((احْلِقْ رَأْسَكَ وَصُمْ ثَلاَثَةَ أَيَّامٍ أَوْ أَطْعِمْ سِتَّةَ مَسَاكِينَ أَوِ انْسُكْ بِشَاةٍ))
“Anh hãy cạo đầu đi, rồi chuộc tội bằng nhịn chay ba ngày hoặc bố thí thức ăn cho sáu người nghèo hoặc cắt cổ một con trừu (cừu hoặc dê).”( ) Tương tự, các hành động vi phạm khác cũng chịu phạt như vậy nhưng không làm hư Hajj.
2- Đối với giết và săn bắn thú trên cạn thì thợ săn phải chịu phạt một trong những điều sau đây:
a- Giết một con vật tương đương như con vật đã săn thuộc ba loài cừu dê, bò và lạc đà.
b- Hoặc đánh giá con vật đó bao nhiêu tiền, sau đó mua thức ăn bố thí cho người nghèo, phát cho mỗi người nghèo một Mud lúa mì tương dương khoảng 600 gam hoặc nửa Sa’ tương đương khoảng 1,2 kg loại thức ăn khác như chà là hay lúa mạch.
c- Hoặc nhịn chay bằng số ngày tương ứng mỗi người nghèo nhận thức ăn, thí dụ: con giá trị con vật đó phát được cho 5 người nghèo thì nhịn chay 5 ngày; nếu giá trị con vật phát được 10 người nghèo thì phải nhịn chay 10 ngày.
Bằng chứng cho việc phạt này Allah phán:
﴿وَمَن قَتَلَهُۥ مِنكُم مُّتَعَمِّدٗا فَجَزَآءٞ مِّثۡلُ مَا قَتَلَ مِنَ ٱلنَّعَمِ يَحۡكُمُ بِهِۦ ذَوَا عَدۡلٖ مِّنكُمۡ هَدۡيَۢا بَٰلِغَ ٱلۡكَعۡبَةِ أَوۡ كَفَّٰرَةٞ طَعَامُ مَسَٰكِينَ أَوۡ عَدۡلُ ذَٰلِكَ صِيَامٗا﴾ المائدة: 95
Và nếu ai trong các người cố ý giết thú săn thì phải đền một con thú nuôi trong đàn súc vật tương đương như thú săn đã bị giết, dưới giám sát của hai người công minh trong các người và phải được dắt đến Ka'bah để giết tế hoặc có thể chuộc tội bằng cách bố thí thức ăn cho những người nghèo hoặc bằng cách nhịn chay tương đương với việc nuôi ăn đó. Al-Maa-idah: 95 (chương 5).
3- Đối với ai giao hợp trong thời gian hành hương Hajj hoặc mơn trớn người khác phái đến xuất tinh hoặc xuất tinh do thủ dâm, do hôn, do sờ soạn hoặc nhìn người khác giới nhiều lần trước khi Tahallul đầu tiên thì Hajj đó bị hủy bỏ, cho dù có giao hợp trong lúc bị quên hoặc do không biết giáo lý hoặc do bị ép buộc thì Hajj cũng bị hủy bỏ, và bắt buộc y phải:
a- Tiếp tục làm Hajj cho đến hết.
b- Giết phạt một con lạc đà.
c- Hành hương Hajj lại vào năm sau.
d- Sám hối với Allah.
Còn đối với ai giao hợp sau Tahallul đầu tiên thì Hajj đó vẫn còn hiệu lực nhưng phải giết phạt một con trừu (cừu hoặc dê).
4- Đối với ai cưới vợ hoặc gã chồng thì Hajj đó vẫn còn hiệu lực nhưng cuộc hôn ước vô hiệu không được công nhận.
5- Đối với ai cố ý chặt bẻ cây cối mọc tự nhiên ở thánh địa Haram: Nếu chặt, bẻ cây nhỏ thì giết phạt một con trừu (cừu hoặc dê), nếu chặt, bẻ cây lớn thì giết phạt con bò. Còn hái trái cây hay lá cây thì ước tính giá trị của vật đó thành tiền rồi đem bố thí cho người nghèo. Và việc chịu phạt sẽ vô hiệu nếu vi phạm trong lúc bị quên lãng hoặc do không biết về giáo lý.
Chủ đề thứ ba: Súc vật giết tế và giáo lý liên quan.
1) Súc vật giết tế là những loài súc vật như lạc đà, bò, trừu (cừu hoặc dê) được dắt đến giết thịt tại Makkah với mục đích hiến dâng cho Allah.
- Các mục đích giết tế súc vật:
1- Giết tế vì Hajj Tamattu' và Hajj Qiron, đây là loại giết tế bắt buộc đối với những ai không ở trong khu vực Makkah mà hành hương Hajj Tamattu' và Qiron, đây là thể loại nghi thức Hajj chứ không phải giết phạt, vì Allah phán:
﴿فَمَن تَمَتَّعَ بِٱلۡعُمۡرَةِ إِلَى ٱلۡحَجِّ فَمَا ٱسۡتَيۡسَرَ مِنَ ٱلۡهَدۡيِۚ﴾ البقرة: 196
Đối với ai muốn tiếp tục làm U’mrah rồi đến Hajj (tức hành hương Hajj Al-Tamadtu’ hoặc Hajj Al-Qiron) thì phải giết một con vật tế tùy theo khả năng có thể. Al-Baqarah: 196 (chương 2).
Nếu ai không có khả năng giết tế do không có vật nuôi hoặc không có tiền mua vật tế thì phải nhịn chay thay thế mười ngày, nhịn ba ngày trong thời gian hành hương Hajj và được phép nhịn chay trong những ngày Tashreeq còn bảy ngày nhịn khác thì nhịn tại về nhà, vì Allah phán:
﴿فَمَن لَّمۡ يَجِدۡ فَصِيَامُ ثَلَٰثَةِ أَيَّامٖ فِي ٱلۡحَجِّ وَسَبۡعَةٍ إِذَا رَجَعۡتُمۡۗ﴾ البقرة:196
Nhưng ai không có khả năng (dâng một con vật tế) thì phải nhịn chay ba ngày trong thời gian hành hương Hajj và bảy ngày sau khi trở về nhà. Al-Baqarah: 196 (chương 2).
Khuyến khích ai hành hương Hajj Tamadtu’ và Hajj Qiron nên ăn ít thịt của con vật mình giết tế, bởi Allah phán:
﴿فَكُلُواْ مِنۡهَا وَأَطۡعِمُواْ ٱلۡقَانِعَ وَٱلۡمُعۡتَرَّۚ﴾ الحج:36
{Các ngươi hãy dùng thịt của chúng và bố thí cho những người nghèo sống bằng lòng với số phận và những người ăn xin.} Al-Haj: 36 (chương 22).
2- Giết tế vì ép buộc là loại giết tế bắt buộc đối với ai đã bỏ lở bỏ xót một trong những nghi thức bắt buộc hoặc đã vi phạm một trong những điều khoản cấm hoặc bất cứ lý do nào khác tương tự trong suốt thời gian hành hương Hajj, vì Allah phán:
﴿فَإِنۡ أُحۡصِرۡتُمۡ فَمَا ٱسۡتَيۡسَرَ مِنَ ٱلۡهَدۡيِۖ﴾ البقرة: 196
Nếu các ngươi bị cản trở không thể tiếp tục thi hành Hajj thì hãy nộp phạt một con vật tế. Al-Baqarah: 196 (chương 2).
Và vì Abdullah bin A’bbaas nói: “Ai lỡ quên hoặc cố ý bỏ một trong những điều khoản bắt buộc của Hajj thì phải nộp phạt một con vật tế.”( )
Với loại thịt giết tế này cấm người nộp phạt ăn, buộc y phải lấy hết số thịt đó phân phát hết cho người nghèo sinh sống trong thánh địa Haram.
3- Giết tế vì tự nguyện là loại giết tế khuyến khích đối với tất cả những ai hành hương Hajj hoặc U’mrah, nhằm bắt chước theo đường lối Sunnah của Nabi , bởi trong lần hành hương Hajj Al-Wida Người đã giết tế một trăm con lạc đà.
Với loại thịt giết tế này khuyến khích người giết tế ăn một ít, bởi xưa kia sau khi giết tế xong thì Rasul ra lệnh người giết thịt lấy mỗi con một cụt thịt đem nấu chung rồi Người đã ăn và đã uống nước canh đó.
Ngoài ra, đối với tín đồ Muslim không hành hương Hajj được phép gởi súc vật tế đến Makkah để giết tế với mục đích kính dâng Allah, nhưng họ không cần phải hãm mình giống như người hành hương Hajj.
4- Giết tế vì lời nguyện là loại giết tế mà người hành hương Hajj đã nguyện giết tế kính dâng Allah tại Makkah, loại giết tế này bắt buộc phải thực hiện, bởi Allah phán:
﴿ثُمَّ لۡيَقۡضُواْ تَفَثَهُمۡ وَلۡيُوفُواْ نُذُورَهُمۡ﴾ الحج : 29
{Sau đó, chúng hãy kết thúc việc Ehraam của mình (mà trở lại hiện trạng bình thường); hãy giết tế súc vật vì Hajj (và tất cả súc vật đã nguyện trước).} Al-Haj: 29 (chương 22).
Với loại thịt giết tế này không được phép ăn thịt.
2) Thời gian giết tế đối với loại giết tế vì Hajj Tamadtu’, Hajj Qiron thì thời gian bắt đầu là sau lễ Salah đại lễ E’id của ngày đại lễ E’id cho đến giờ cuối cùng của ngày Tashreeq.
Đối với loại giết tế vì ép buộc thì thực hiện ngay khi vi phạm.
Đối với ai bị cấm cản không cho đến Makkah thì phải giết tế chịu phạt một con trừu (cừu hoặc dê) hoặc một phần bảy con bò hoặc một phần bảy con lạc đà, bởi Allah phán:
﴿فَإِنۡ أُحۡصِرۡتُمۡ فَمَا ٱسۡتَيۡسَرَ مِنَ ٱلۡهَدۡيِۖ﴾ البقرة: 196
Nếu các ngươi bị cản trở không thể tiếp tục thi hành Hajj thì hãy nộp phạt một con vật tế. Al-Baqarah: 196 (chương 2).
3) Địa điểm giết tế đối với loại giết tế vì Hajj Tamadtu’ và Hajj Qiron thì theo Sunnah thì giết tế tại Mina, nếu không thể thì giết ở bất cứ địa phận nào của vùng đất Haram cũng được.
Với loại giết tế vì ép buộc chỉ được phép giết tế trong vùng đất Haram. Riêng giết tế vì bị cấm cản thì giết tế ngay vị trí bị cấm.
Đối với việc nhịn chay thay thế giết tế súc vật thì nhịn bất cứ nơi đâu cũng được. Khuyến khích nên nhịn chay ba ngày trong thời gian hành hương Hajj và bảy ngày sau kế tiếp sau khi đã trở về quê nhà, như Allah phán:
﴿فَإِذَآ أَمِنتُمۡ فَمَن تَمَتَّعَ بِٱلۡعُمۡرَةِ إِلَى ٱلۡحَجِّ فَمَا ٱسۡتَيۡسَرَ مِنَ ٱلۡهَدۡيِۚ فَمَن لَّمۡ يَجِدۡ فَصِيَامُ ثَلَٰثَةِ أَيَّامٖ فِي ٱلۡحَجِّ وَسَبۡعَةٍ إِذَا رَجَعۡتُمۡۗ تِلۡكَ عَشَرَةٞ كَامِلَةٞۗ ﴾ البقرة: ١٩٦
Đối với ai muốn tiếp tục làm U’mrah rồi đến Hajj (tức hành hương Hajj Al-Tamadtu’ hoặc Hajj Al-Qiron) thì phải giết một con vật tế tùy theo khả năng có thể. Nhưng ai không có khả năng (dâng một con vật tế) thì phải nhịn chay ba ngày trong thời gian hành hương Hajj và bảy ngày sau khi trở về nhà, như vậy là đủ mười ngày hoàn chỉnh. Al-Baqarah: 196 (chương 2).
Khuyến khích người hành hương tự mình cắt cổ con vật giết tế, nếu không thể thì nhờ người khác giết thay cũng được.
Lúc cắt cổ vật giết tế nên nói:
((بِسْمِ اللهِ، اللَّهُمَّ هَذَا مِنْكَ وَلَكَ))
“Bis mil lah, Ol lo hum ma ha za min ka wa la ka”
((Nhân danh Allah, lạy Allah vật tế này là từ Ngài và của Ngài))
4) Các điều khoản về súc vật giết tế, là giống như các điều khoản của súc vật giết Qurbaan:
a- Phải thuộc loại súc vật như lạc đà, bò, trừu (cừu) và dê.
b- Phải hoàn toàn lành mạnh không thương tật như bệnh, què, mù, cụt đuôi, mất sừng, gầy ốm.
c- Phải đủ độ tuổi theo giáo lý Islam qui định như: Lạc đà phải đủ 5 năm tuổi trở lên; bò phải đủ 2 năm tuổi trở lên; dê phải đủ 1 năm tuổi trở lên và trừu (cừu) phải đủ 6 tháng tuổi trở lên.
Phần IV: Về nghi thức hành hương Hajj và U’mrah
Theo giới U’lama thì nghi thức Hajj nằm trong Hadith do Jaabir thuật lại.( )
Qua nghiên cứu từ các Hadith Soheeh chúng tôi tóm lược được nghi thức U’mrah và Hajj như sau:
Khi người hành hương U’mrah hoặc Hajj đến Miqaat khuyến khích làm những việc sau: Tắm rửa; nhổ hay cạo lông nách, lông bộ phận sinh dục; cắt tỉa râu mép đối với nam; hớt móng tay chân; xịt dầu thơm lên người nhưng không được xịt lên đồ Ehraam (tốt nhất nên làm những việc này ở nhà).
Ehraam đối với đàn ông thì mặc hai mảnh vải màu trắng một mảnh quấn làm quần và mảnh còn lại làm áo. Phải che toàn thân không được để hở hai vai ngoại trừ trong Tawwaaf Qudum. Còn phụ nữ thì mặc quần áo kín đáo bình thường nhưng không được quá sặc sỡ.
Bước tiếp theo là định tâm cho thể loại hành hương mình muốn:
- Nếu là U’mrah và Hajj Tamadtu’ thì định tâm:
لَبَّيْكَ اللَّهُمَّ عُمْرَةً
(Lab bai kol-lo-hum-ma u’m roh)
- Nếu là Hajj Qiron thì định tâm:
لَبَّيْكَ اللَّهُمَّ عُمْرَةً وَحَجّاً
(Lab bai kol-lo-hum-ma u’m roh và haj ja)
- Nếu là Hajj Ifraad (hoặc Mufrad) thì định tâm:
لَبَّيْكَ اللَّهُمَّ حَجّاً
(Lab bai kol-lo-hum-ma haj ja)
Khuyến khích nên định tâm khi đã ngồi đàng hoàng trên phương tiện như: xe, máy bay. . . và mặt hướng về Qiblah. Nếu trường hợp sợ bị ngăn cản trên đường đến Makkah như cướp đường, bệnh dịch. . . thì nên nói thêm:
إِنْ حَبَسَنِي حَابِسٌ فَمَحَلِّي حَيْثُ حَبَسْتَنِي
(In ha-ba-sa-ni haa-bi-sun fa-ma-hal-li hai-su ha-bas-ta-ni)( )
Khuyến khích lúc định tâm nói thêm:
اللَّهُمَّ هَذِهِ حَجَّةٌ لَا رِيَاءَ وَلَا سُمْعَةَ
(Ol lo hum ma hi zi hi haj ja tun la ri ya a wa la sum a’h)
Theo Sunnah Rasul sau khi định tâm xong khuyến khích nam giới nói lớn giọng câu Talbiyah, còn phụ nữ chỉ được phép nói nhỏ:
لَبَّيْكَ اللَّهُمَّ لَبَّيْكَ، لَبَّيْكَ لاَ شَرِيكَ لَكَ لَبَّيْكَ، إِنَّ الْحَمْدَ وَالنِّعْمَةَ لَكَ وَالْمُلْكَ لاَ شَرِيكَ لَكَ
(Lab bai kol lo hum ma lab baik, lab bai ka la sha ri ka la ka lab baik, in nal ham da wan ne’ mata la ka wal mulk, la sha ri ka lak)
Riêng tập thể Sahabah đã đọc thêm sau câu Talbiyah này:
لَبَّيْكَ ذَا الْمَعَارِجِ، لَبَّيْكَ ذَا الْفَوَاضِلِ
(Lab bai ka zal ma aa’ rij, lab bai ka zal fa waa dhil)
Khi đến được Makkah khuyến khích người hành hương tắm rửa sạch sẽ trước khi bắt đầu Tawwaaf. Khi Tawwaaf bắt buộc phải có nước Wudu, riêng nam giới khi Tawwaaf khuyến khích quấn khăn Ehraam choàng dưới nách phải và để hở vai phải, phần vải còn lại che vai trái còn nữ mặc bình thường. Bắt đầu tại cục đá đen, khi đến cục đá đen nếu dễ dàng thì hôn nó còn không thì dùng tay sờ nó rồi hôn lại tay còn không có khả năng thì giơ tay phải chào mà nói:
بِسْمِ اللهِ وَاللهُ أَكْبَرُ
(Bis mil lah, wol lo hu Akbar)
nhưng không được hôn tay. Tawwaaf bắt đầu từ cục đá đen và kết thúc tại đó đi nghịch chiều kim đồng hồ đi bảy vòng. Khi đến cột Yamany nếu dễ dàng thì sờ nó nhưng không hôn còn không có khả năng thì không chào gì cả mà tiếp tục đi, khuyến khích nên đọc câu cầu xin sau giữa cột Yamany và đá đen.
﴿رَبَّنَآ ءَاتِنَا فِي ٱلدُّنۡيَا حَسَنَةٗ وَفِي ٱلۡأٓخِرَةِ حَسَنَةٗ وَقِنَا عَذَابَ ٱلنَّارِ﴾ البقرة: 201
Lạy Thượng Đế của bầy tôi! Cầu xin Ngài ban cho bầy tôi tất cả những điều tốt lành ở trần gian và tất cả những điều tốt lành ở Ngày Sau và xin hãy bảo vệ, che chở bầy tôi tránh xa hỏa ngục. Al-Baqarah: 201 (chương 2).
Ngoài nơi đó ra thì người hành hương cầu xin bất cứ điều gì bản thân muốn bằng chính ngôn ngữ của mình.
Khuyến khích chạy chậm trong lúc Tawwaaf ở ba vòng đầu và bốn vòng cuối thì đi bình thường. Sau khi Tawwaaf xong bảy vòng che kín phần vai phải lại và không được để hở như trong lúc Tawwaaf.
Kế tiếp, nếu dễ dàng hãy đi ra phía sau Maqom Ibrahim để dâng lễ Salah hai Rak-at, ở Rak-at thứ nhất sau khi đọc chương Al-Fatihah xong đọc tiếp chương Al-Kafirum, ở Rak-at thứ hai sau khi đọc chương Al-Fatihah xong đọc chương Al-Ikhlos còn nếu tại khu vực Maqom quá chật chội thì cứ việc dâng lễ Salah ở bất cứ nơi nào cũng được miễn sau trong Masjid Makkah. Nếu đến được Maqom Ibrahim thì đọc câu:
﴿وَٱتَّخِذُواْ مِن مَّقَامِ إِبۡرَٰهِۧمَ مُصَلّٗىۖ ﴾ البقرة: 125
{“Hãy lấy chỗ đứng của Ibrahim làm địa điểm dâng lễ nguyện Salah.”} Al-Baqarah: 125 (Chương 2).
Lần Tawwaaf này được gọi là Tawwaaf Qudum đối với người hành hương Hajj Qiron và Hajj Ifraad, và là Tawwaaf U’mrah của người hành hương U’mrah và hành hương Hajj Tamadtu’.
Theo Sunnah Nabi thì sau khi dâng lễ Salah xong thì uống nước Zamzam và xối ít nước lên đầu rồi qua lại sờ và hôn đá đen (làm điều đó khi thấy dễ dàng).
Sau khi thực hiện Tawwaaf xong người hành hương hướng về núi Safa để thực hiện việc Sa-i’, khi đến chân núi Safa thì đọc câu:
﴿۞إِنَّ ٱلصَّفَا وَٱلۡمَرۡوَةَ مِن شَعَآئِرِ ٱللَّهِ ۖ﴾ البقرة: 158
{Quả thật, (hai ngọn núi) Safa và Marwah (tại Makkah) là một trong những dấu hiệu của Allah.} Al-Baqarah: 158 (chương 2).
((أَبْـدَأُ بِمَـا بَـدَأَ اللهُ بِـهِ))
(Ab da u bi ma ba da ol lo hu bi hi)( )
Xong tiếp tục leo lên núi đến khi nhìn thấy Ka’bah và hướng về đấy giơ hai tay lên đọc ba lần:
اللهُ أَكْبَرُ
(Allahu Akbar)
Và đọc tiếp:
((لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيْكَ لَهُ، لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحُمْدُ وَهُوَ عَلَى كُلِّ شَيْءٍ قَدِيْرٌ، لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَحْدَهُ، أَنْجَزَ وَعْدَهُ، وَنَصَرَ عَبْدَهُ، وَهَزَمَ الأَحْزَابَ وَحْدَهُ))
(La i la ha il lol lo hu wah da hu la sha ri ka lah, la-hul mul ku wa la hul ham du wa hu wa a’ la kul li shai in qo deer, la i la ha il lol lo hu wah dah, an ja za wa’ dah, wa na so ro a’b dah, wa ha za mal ah za ba wah dah)( )
Đọc như thế ba lần và cầu xin giữa ba lần đó thật lâu với những gì bản thân muốn. Sau khi cầu xin xong bước xuống đi bộ hướng về núi Marwah và cầu xin bất cứ điều gì muốn trong lúc đi bộ. Đến khi thấy ngọn đèn màu xanh lá thì chạy thật nhanh đến ngọn đèn xanh lá thứ hai và điều này chỉ khuyến khích nam giới còn phụ nữ thì đi bộ bình thường. Sau khi qua khỏi ngọn đèn thứ hai thì đi bộ trở lại cho đến khi đặt chân lên núi Marwah và thực hiện các động tác và lời cầu xin trên Marwah giống như ở trên núi Safa ngoại trừ không đọc hai câu sau và làm như thế bảy vòng.
﴿۞إِنَّ ٱلصَّفَا وَٱلۡمَرۡوَةَ مِن شَعَآئِرِ ٱللَّهِ ۖ﴾ ((أَبْـدَأُ بِمَـا بَـدَأَ اللهُ بِـهِ))
** Lưu ý: Khi đi từ núi Safa đến núi Marwah là được tính một vòng trở lại là vòng thứ hai. Vậy kết thúc Sa-i’ ở tại núi Marwah.
Lần Sa-i’ này là Sa-i’ của Hajj Qiron và Hajj Ifraad, và là Sa-i’ U’mrah của người hành hương U’mrah và hành hương Hajj Tamadtu’.
Đối với người hành hương Hajj Qiron và Hajj Ifraad vẫn phải giữ nguyên trạng thái ở hãm mình trong Ehraam.
Đối với người hành hương U’mrah nên cạo đầu hoặc hớt tóc và người hành hương Hajj Tamadtu’ thì chỉ nên hớt tóc (để chừa tóc cạo trong ngày E’id) sau đó cả hai trở lại trạng thái bình thường.
Riêng phụ nữ thì gom tất cả tóc lại và cắt ở chót tóc khoảng một lóng tay.
Đến sáng ngày mồng 8 tháng Zul Hijjah (tháng 12) theo niên lịch Islam, ngày này được gọi là ngày Tarwiyah, đối với người hành hương Hajj Tamadtu’ phải mặc Ehraam trở lại và định tâm tại nơi mình đang ở và khuyến khích làm giống như ở Miqaat như: tắm rửa, cắt tỉa ... trước khi định tâm. Sau khi hoàn thành xong khâu chuẩn bị thì định tâm câu:
لَبَّيْكَ اللَّهُمَّ حَجّاً
(Lab bai kol lo hum ma haj ja)
Còn người hành hương Hajj Ifraad và Hajj Qiron vẫn còn giữ nguyên trạng thấy Ehraam từ trước. Sau đó, tất cả người hành hương Hajj rời khỏi nơi ở hướng đến Mina với sự đềm tỉnh, trật tự và đọc lớn Talbiyah. Tại Mina người hành hương Hajj dâng lễ Salah Al-Zhuhr, Al-A’sr, Al-Maghrib, Al-I’sha và Al-Fajr, và qua đêm tại đây. Đối với các lễ Salah Al-Zhuhr, Al-A’sr và Al-I’sha thì rút ngắn từ bốn Rak-at lại thành hai Rak-at còn lễ Salah Al-Maghrib và Al-Fajr vẫn giữa nguyên số Rak-at nhưng phải dâng lễ Salah trong giờ riêng biệt của mỗi buổi lễ.
Sau khi qua đêm ở Mina đến sáng hôm sau là ngày mồng 9 tức là ngày trọng đại A’rafah tất cả người hành hương Hajj phải rời Mina hương đến vùng đất A’rafah, nếu dễ dàng thuận lợi nên tạm dừng chân tại Masjid Namirah chờ sau khi Imam đọc xong Khutbah (thuyết giảng) ngày A’rafah, rồi dâng lễ Salah Al-Zhuhr và Al-A’sr trong giờ Al-Zhuhr bằng một lần Azan và hai lần Iqomah đồng thời rút ngắn mỗi lễ Salah lại còn hai Rak-at. Khi hoàn thành xong lễ Salah thì đi vào khu vực A’rafah.
Chú ý: Mỗi người hành hương Hajj phải khẳng định chắc chắn rằng mình đang đứng trong ranh giới của A’rafah vì ai không đứng trong ranh giới của A’rafah thì Hajj đó vô nghĩa, vì Nabi nói: ((الحَجُّ عَرَفَةُ)) “Hành hương Hajj tại A’rafah.”( )
Sau đó, dành hết thời gian, hết tâm trí và sức lực mà hướng về Qiblah, giơ hai tay lên tán dương ca tụng Allah, sám hối với Ngài, cầu xin thật nhiều cho bản thân, cho cha mẹ, cho người thân và cho cộng đồng Muslim ... Quả thật, vào ngày A’rafah vĩ đại này Allah sẽ chấp nhận lời cầu xin của những người hành hương Hajj.( ) Trong ngày trọng đại này người hành hương Hajj không được phép nhịn chay để dành hết sức lực mà đứng kính cẩn, nghiêm trang trước Đấng Chúa Tể của toàn vủ trụ và muôn loài mà cầu xin cho đến mặt trời lặn hoàn toàn.
Theo sunnah, trong ngày trọng đại A’rafah này người hành hương Hajj nên cầu xin câu:
((لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيْكَ لَهُ، لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحُمْدُ وَهُوَ عَلَى كُلِّ شَيْءٍ قَدِيْرٌ))
(La i la ha il lol lo hu wah da hu la sha ri ka lah, la hul mul ku wa la hul ham du wa hu wa a’ la kul li shai in qo deer)( )
Sau khi mặt trời lặn hẳn tất cả người hành hương Hajj rời A’rafah đi đến Muzdalifah bằng sự điềm tỉnh, trật tự và đọc lớn Talbiyah. Khi đặt chân đến Muzdalifah thì bắt đầu ngay lễ Salah Al-Maghrib ba Rak-at, rồi đến Salah Al-I’sha hai Rak-at bằng một lần Azan và hai lần Iqomah.
Đối với người già yếu được phép rời Muzdalifah sau khi đã qua nửa đêm, còn người mạnh khỏe nên ở lại sau khi xong Salah Al-Fajr nên hướng mặt về Qiblah tán dương, ca tụng Allah cho đến mặt trời đỏ ửng nhưng chưa mọc thì rời Muzdalifah hướng đến Mina bằng sự bình thản, trật tự và đọc lớn Talbiyah. Trên đường đi tìm nhặt bảy viên đá nhỏ bằng đầu ngón tay và có thể nhặt bất cứ nơi nào cũng được.
Sau khi có trong tay bảy viên đá người hành hương Hajj hướng thẳng về trụ đá lớn A’qabah tại Mina và khuyến khích làm những việc sau theo thứ tự:
1- Bắt buộc ném đá vào lổ cột, ném mỗi lần một viên đá và đọc: اللهُ أَكْبَرُ (Allahu Akbar) không bắt buộc phải ném trúng cây cột và kết thúc ngay việc đọc Talbiyah.
Nếu là người già yếu thì được phép ném đá trước khi mặt trời mọc còn ai có sức khỏe thì ném đá sau khi mặt trời mọc.
Chú ý: Ở trụ A’qabah này sau khi ném đá xong thì không cầu xin gì cả.
2- Tự tay cắt cổ con vật tế (nếu dễ dàng còn không thì ai cắt dùm cũng được) chỉ bắt buộc đối với ai hành hương Hajj Tamadtu’ và Hajj Qiron.
3- Đối với nam cạo đầu hoặc hớt tóc, cạo đầu tốt hơn vì Nabi đã cầu xin Allah tha thứ tội cho người cạo đầu ba lần trong khi đó chỉ cầu xin một lần cho người hớt tóc. Còn đối với nữ gom tất cả tóc lại và cắt ở chót tóc khoảng một lóng tay. Xong, tắm rửa sạch sẽ, xịt dầu thơm rồi hướng về Makkah để Tawwaaf Ifaadhoh.
4- Tawwaaf Ifaadhoh cùng với Sa-i’ bắt buộc đối với ai hành hương Hajj Tamadtu’, hoặc đối với Hajj Ifraad và Hajj Qiron nếu chưa Sa-i’ cùng với Tawwaaf Qudum thì phải Sa-i’ cùng với Tawwaaf Al-Ifaadhah này.
Nếu ai có làm đảo lộn thứ tự nêu trên thì hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến Hajj cả.
Ai làm được hai trong ba điều như: ném đá, cạo đầu hoặc hớt tóc và Tawwaaf Ifaadhoh cùng với Sa-i’ (nếu có) thì được phép Tahallul lần đầu tức được phép làm tất cả những điều cấm trong lúc Ehraam chỉ ngoại trừ giao hợp với phụ nữ, còn khi làm hết ba thẩy điều thì đã trở lại trạng thái hoàn toàn bình thường.
Sau khi Tawwaaf xong bắt buộc quay trở lại Mina và ở lại đấy hai ngày 11 và 12 (theo sunnah Nabi thì ở thêm ngày 13) và làm những điều sau:
1- Dâng mỗi lễ Salah trong mỗi giờ riêng biệt, rút ngắn các lễ Salah Al-Zhuhr, Al-A’sr và Al-I’sha từ bốn Rak-at thành hai Rak-at, và giử nguyên số Rak-at của Salah Al-Fajr và Al-Maghrib.
2- Ném đá mỗi trụ bảy viên đá nhỏ bằng đầu ngón tay, ném mỗi lần một viên, ném theo thứ tự trước tiên là cột nhỏ Sugha kế tiếp cột giữa Wusto và cuối cùng cột lớn A’qabah, thời gian bắt đầu là sau khi mặt trời ngã bóng cho đến giờ Salah Al-Fajr hôm sau. Sau khi ném đá ở cột nhỏ Sugha xong nên tiến lên phía trước và bước sang phải vài bước, hướng mặt hướng về Qiblah giơ hai tay lên cầu xin những gì bản thân muốn. Ở cột giữa Wusto sau khi ném đá xong tiến về phía trước và bước sang trái vài bước, hướng về Qiblah giơ hai tay cầu xin nhưng gì bản thân muốn còn ở cột lớn A’qabah sau khi ném đá xong không cầu xin gì cả.
Ai có ý định rời khỏi Mina vào ngày 12 bắt buộc phải tranh thủ ra khỏi ranh giới Mina trước khi mặt trời lặn và nếu cố ý ở lại đến khi mặt trời lặn thì bắt buộc phải ở lại thêm ngày 13 và làm tất cả những gì đã làm ở ngày 11 và 12.
Cuối cùng người hành hương Hajj muốn rời khỏi Makkah để trở về nhà bắt buộc phải Tawwaaf Al-Wida (tức Tawwaaf chia tay). Riêng phụ nữ đang chu kỳ kinh nguyệt và ra máu hậu sản thì được miễn Tawwaaf.
Phần V: Các địa danh được phép thăm viếng trong Madinah.
Chủ đề thứ nhất: Thăm viếng Masjid của Nabi :
Khuyến khích người Muslim tranh thủ thăm viếng Masjid của Nabi không phân biệt thời gian nào trong năm, dù có thăm viếng trước hoặc sau khi hành hương Hajj vẫn được, bởi việc thăm viếng này không có qui định thời gian riêng biệt nào cả. Vả lại, việc thăm viếng này không hề liên quan gì đến việc hành hương Hajj hay U’mrah, cũng không thuộc các điều khoản bắt buộc hoặc là điều khoản để Hajj và U’mrah được công nhận gì cả. Tín đồ Muslim phải biết rằng việc thăm viếng này chỉ mang tính khuyến khích đối với ai đã đến được Makkah hành hương nên đến Madinah mà thăm viếng Masjid của Nabi , bởi lễ Salah tại Masjid này được nhân lên phần ân phước, cộng thêm người hành hương Hajj sẽ hưởng được hai loại ân phước: Ân phước hành hương và ân phước thăm viếng Masjid Al-Nabawi.
Bằng chứng cho việc nên thăm viếng và hành lễ Salah trong Masjid Al-Nabawi, có rất nhiều Hadith điển hình như:
Nabi nói:
((لاَ تُشَدُّ الرِّحَالُ إِلاَّ إِلَى ثَلاَثَةِ مَسَاجِدَ: الْمَسْجِدِ الْحَرَامِ، وَمَسْجِدِ الرَّسُولِ وَمَسْجِدِ الأَقْصَى))
“Không được phép du hành từ xa (với mục đích để thăm viếng, dâng lễ nguyện Salah, Du-a’) ngoại trừ đến ba Masjid: Masjid Haram (ở Makkah), Masjid của Rasul và Masjid Aqsa.”( )
Nabi nói:
((صَلاَةٌ فِى مَسْجِدِى هَذَا خَيْرٌ مِنْ أَلْفِ صَلاَةٍ فِيمَا سِوَاهُ إِلاَّ الْمَسْجِدَ الْحَرَامَ))
“Salah trong Masjid này của Ta tốt hơn một ngàn Salah so với các Masjid khác ngoại trừ Masjid Harom.”( ) tức Masjid Makkah.
Đây là những bằng chứng thúc giục tín đồ Muslim tranh thủ tìm cơ hội đến hành lễ Salah tại ba Masji nêu trong Hadith do công đức được nhân lên rất nhiều lần. Ngoài ba Masjid này cấm tín đồ Muslim đi du hành xa vì mục đích thờ phượng đến các Masjid khác ngoài ba Masjid nêu trong Hadith. Việc khuyến khích thăm viếng này áp dụng chung cho tất cả tín đồ Muslim nam cũng như nữ do bằng chứng nói chung chung.
Hình thức thăm viếng: Đối với tín đồ Muslim phương xa đến khuyến khích đi vào Masjid Nabawi cũng như bao Masjid khác bằng chân phải và đọc:
((بِسْـمِ اللهِ، وَالصَّـلاَةُ وَالسَّـلاَمُ عَلَـى رَسُـولِ اللهِ، اللَّهُـمَّ افْتَـحْ لِـي أَبْوَابَ رَحْـمَتِكَ))
(Bis mil lah wos so la tu was sa la mu a’ la ro su lil lah, ol la hum maf tah li ab waa ba roh ma tik)( )
Sau khi vào bên trong thì hãy hành lễ Salah hai Rak-at ở bất cứ nơi nào trong Masjid, nhưng nếu được tại vị Rawdhah là tuyệt vời nhất bởi Nabi nói:
((مَا بَيْنَ بَيْتِى وَمِنْبَرِى رَوْضَةٌ مِنْ رِيَاضِ الْجَنَّةِ))
“Khoảng cách giữa nhà Ta và bụt giảng của Ta chính là một trong các ngôi vườn của thiên đàng.”( )
Ai có cơ hội đến được Masjid Nabawi phải cố gắng hành đạo thật nhiều như hành lễ Salah Sunnah, xướng đọc Qur’an, tụng niệm, cầu xin trong phạm vi Rawdhah cao quí này, riêng năm lễ nguyện Salah bắt buộc thì nên tranh thủ đứng ở hàng đầu tiên thì tốt hơn nhiều bởi nó nằm phía trên phần Rawdhah.
Chủ đề thứ hai: Viếng mộ của Nabi :
Khi người Muslim thăm viếng Masjid Nabawi nên viếng mồ của Nabi và hai người bạn của Người Abu Bakr và U’mar . Tín đồ Muslim phải phân biệt rõ rằng thăm viếng mồ Nabi là phần phụ kèm theo chứ nó không phải là mục đích chính để đến Madinah, bởi giáo lý Islam cấm tuyệt đối tín đồ du hành xa vì mục đích thăm viếng mồ mã dù đó là mồ của ai (không phân biệt là Nabi hay là người sùng đạo), riêng ai có chủ định chính là thăm viếng mồ Nabi khi đến Madinah là người đó đã thành người bất tuân lại lời di huấn trong Hadith.
Hình thức viếng: Người viếng mộ khi đứng đối diện với mộ Nabi phải nghiêm trang và hạ giọng khi nói chuyện, xong gởi lời Salam cho Người:
((السَّلَامُ عَلَيْكُمْ وَرَحْمَةُ اللهِ وَبَرَكَاتُهُ))
(As sa la mu a’ lai kum wa rah ma tul lo hi wa ba ra kaa tuh)
Bởi Nabi nói:
((مَا مِنْ أَحَدٍ يُسَلِّمُ عَلَىَّ إِلاَّ رَدَّ اللَّهُ عَلَىَّ رُوحِي حَتَّى أَرُدَّ عَلَيْهِ السَّلاَمَ))
“Khi ai đó chào Salam đến Ta thì Allah cho linh hồn Ta trở lại xác để Ta đáp lại y lời Salam.”( )
Sau đó, chào salam đến Abu Bakr và U’mar , cầu xin Allah ban cho hai người họ tốt đẹp và ân xá nơi Ngài. Được truyền chính xác từ con trai ông U’mar mỗi khi đến thăm mộ của Rasul và hai người bạn của Người thì ông chỉ nói vỏn vẹn câu: “Xin chào Salam đến Người, hỡi Rasul của Allah; xin chào Salam đến ông, hỡi Abu Bakr; và xin chào Salam đến cha thân yêu.” Xong là ông quay đi.
Cấm tuyệt đối tín đồ Muslim lúc viếng mồ Nabi sờ, hôn vào các bức tường hoặc Tawwaaf hoặc hướng về mồ mà cầu xin hoặc cầu xin Rasul giúp thoát nạn, ban cho con cái, ban cho giàu có, ban cho hết bệnh . . . bởi tất cả chỉ được phép hướng về Allah duy nhất và cầu xin Allah duy nhất.
Chú ý: Việc viếng mồ mã Nabi , Abu Bakr và U’mar hoàn toàn không liên quan đến việc hành hương Hajj, nó chỉ mang tính cách khuyến khích những ai đã thăm viếng Masjid Nabawi mà thôi. Hiện tại, trong cộng đồng Islam đã có rất nhiều Hadith khống mang ý nghĩa bắt buộc người hành hương Hajj phải viếng mồ Nabi còn bằng không Hajj đó vô hiệu hoặc là Hajj đó chưa toàn mỹ, tín đồ Muslim cần biết rằng đó là các Hadith không có nguồn gốc hoặc là yếu hoặc là địa đặt, đại loại như Hadith: “Ai hành hương Hajj mà không viếng Ta là y đã ngoãnh mặt với Ta” hoặc Hadith: “Ai viếng mồ Ta là y đã được lời biện hộ của Ta.” Ngoài ra có rất nhiều Hadith khống khác mang ý nghĩa tương tự, tất cả thể loại Hadith này giới U’lama đều cho là bịa đặt vu khống.
Chủ đề thứ ba: Các địa danh cho phép thăm viếng khi đến Madinah.
Khuyến khích người thăm viếng Madinah không phân biệt nam hay nữ nên lấy nước Wudu tại nơi mình ở và hướng đến Masjid Quba và hành lễ Salah Sunnah hai Rak-at, bởi xưa kia Rasul đã thăm viếng Masjid Quba có khi cưỡi (lạc đà), có khi đi bộ và Người đã hành lễ Salah tại đó hai Rak-at.( )
Và vì Nabi đã nói:
((مَنْ تَطَهَّرَ فِى بَيْتِهِ ثُمَّ أَتَى مَسْجِدَ قُبَاءٍ فَصَلَّى فِيهِ صَلاَةً كَانَ لَهُ كَأَجْرِ عُمْرَةٍ))
“Ai lấy nước Wudu tại nhà rồi đến Masjid Quba để hành lễ Salah hai Rak-at thì y được ân phước hành hương U’mrah.”( )
Chỉ khuyến khích nam giới viếng khu nghĩa địa Bake’ nằm cạnh Masjid Nabawi, viếng khu nghĩa địa của các chiến sĩ tử vì đạo ở Uhud. Đến nơi chỉ cầu xin cho họ (những người quá cố) đúng theo khuôn khổ lời duy huấn của Nabi , bởi Người đã từng nói rằng:
((زُورُوا الْقُبُورَ فَإِنَّهَا تُذَكِّرُ الْمَوْتَ))
“Các ngươi hãy đi viếng mồ mã đi, bởi nó sẽ nhắc về cái chết.”( )
Xưa kia, Rasul đã dạy các Sahabah khi tảo mộ thì nói rằng:
((السَّـلاَمُ عَلَيْـكُمْ أَهْـلَ الدِّيَارِ، مِـنَ الْمُؤْمِنِينَ، وَالْمُسْـلِمِينَ، وَإِنَّا إِنْ شَـاءَ اللهُ بِكُمْ لاَحِقُونَ، أَسْـأَلُ اللهَ لَنَـا وَلَكُمُ الْعَافِيَةَ))
(As sa la mu a’ lai kum ah lad di yaar, mi nal mu mi neen, wal mus li meen, wa in naa in shaa Allahu bi kum la hi qoon, as a lul lo ha la na wa la ku mul a’ fi yah)( )
Đây là các địa danh cho phép thăm viếng khi đến Madinah. Ngoài ra, không có bất cứ địa danh nào trong Madinah khuyến thích tham viếng cả. Riêng một vài địa danh mà rất nhiều tín đồ ngộ nhận trong việc thăm viếng đó là nơi lạc đà đã dừng chân, Masjid Al-Jumu-a’h, giếng Al-Khaatim, giếng Usman, khu bảy Masjid, Masjid Al-Qiblatain, đối với những nơi này hoàn toàn không có bất cứ nguồn gốc nào từ Nabi khuyến khích thăm viếng các địa danh này, cũng như không một U’lama tiền nhân nào đã thăm viếng hay khuyên bảo tín đồ thăm viếng các địa điểm này, trong khi Nabi nói:
((مَنْ عَمِلَ عَمَلًا لَيْسَ عَلَيْهِ أَمْرُنَا فَهُوَ رَدٌّ))
“Ai làm điều gì mà không có lệnh của Ta thì việc làm đó của y bị trả lại.”( )
Tín đồ Muslim cần cẩn trọng trong việc thăm viếng Madinah không khéo rời vào các tội khác mà bản thân lại tưởng đó là tốt đẹp, bởi trong Madinah không có bất cứ Masjid nào có ân phước riêng ngoại trừ Masjid Nabawi và Masjid Quba.
Phần VI: Về việc giết tế Qurbaan.
Chủ đề thứ nhất: Về định nghĩa giết tế Qurbaan, giáo lý, bằng chứng và điều khoản bắt buộc.
1) Định nghĩa giết tế Qurbaan:
- Theo nghĩa ngôn từ là giết tế súc vật dâng hiến vào buổi sáng.
- Theo nghĩa giáo lý là giết súc vật từ lạc đà hoặc bò hoặc cừu (trừu) hoặc dê hiến dâng lên Allah trong ngày đại lễ E’id.
2) Giáo lý giết tế Qurbaan và bằng chứng:
Giết tế Qurbaan là Sunnah Mu-ak-ka-dah tức đây là việc làm mà Rasul hầu như không bỏ, bởi Allah phán:
﴿فَصَلِّ لِرَبِّكَ وَٱنۡحَرۡ ٢﴾ الكوثر: 2
Bởi thế, hãy dâng lễ Salah và giết tế súc vật chỉ riêng TA thôi. Al-Kawthar: 2 (chương 108).
Và vì Hadith do Anas kể: “Quả thật, chính tay Rasul đã giết tế Qurbaan bằng hai con cừu mập có sừng, lúc cắt cổ Người đã nói Bismillah và Allahu Akbar và dùng chân đè lên hông chúng.”( )
3) Các điều khoản giết tế Qurbaan:
Khuyến khích giết tế Qurbaan đối với tín đồ Muslim đã hội đủ các điều khoản sau:
a- Islam, tức phải là người Muslim, chứ không yêu cầu người ngoại đạo.
b- Đã trưởng thành và đủ lý trí, đối với ai chưa trưởng thành và không đủ lý trí thì không yêu cầu giết tế Qurbaan.
c- Khả năng, tức xác định người giết tế đã sở hữu trong tay súc vật giết tế Qurbaan hoặc số tiền đủ mua súc vật giết tế Qurbaan và có đủ tiền cung cấp cho những ai bắt buộc y phải chu cấp như vợ con . . . trong ngày đại lễ E’id và những ngày Tashreeq.
Chủ đề thứ hai: Về loại súc vật được phép giết tế Qurbaan.
Súc vật giết tế Qurbaan không được công nhận ngoại trừ phải:
1- Là lạc đà.
2- Là bò.
3- Là cừu (trừu) hoặc dê.
Bởi Allah phán:
﴿وَلِكُلِّ أُمَّةٖ جَعَلۡنَا مَنسَكٗا لِّيَذۡكُرُواْ ٱسۡمَ ٱللَّهِ عَلَىٰ مَا رَزَقَهُم مِّنۢ بَهِيمَةِ ٱلۡأَنۡعَٰمِۗ﴾ [سورة الحج: 34]
{Và mỗi cộng đồng TA ấn định cho mỗi nghi thức cúng tế riêng để họ có thể niệm đại danh Allah khi giết tế loài An-a’m mà TA đã chu cấp cho chúng làm thực phẩm.} Al-Haj: 34 (chương 22).
Và loài An-a’m chỉ vỏn vẹn ba loài nêu trên và bởi không hề được truyền lại từ Nabi cũng như Sahabah rằng họ đã giết tế Qurbaan bằng những súc vật khác ngoài ba loài này.
Mỗi con cừu (trừu) và dê được giết tế Qurbaan cho một người và gia đình mình, giống như Hadith do Abu Ayyoob kể: “Một người đàn ông trong thời Rasul đã giết tế Qurbaan cho anh ta và gia đình mình, rồi họ ăn và bố thí số thịt đó.”( )
Mỗi con lạc đà và bò được giết Qurbaan cho bảy người, giống như Hadith do Jaabir kể: “Chúng tôi đã giết tế cùng với Rasul trong năm Al-Hudaibiyah mỗi con lạc đà là bảy người và mỗi con bò cũng là bảy người.”( )
Chủ đề thứ ba: Về các điều khoản bắt buộc trong giết tế Qurbaan.
1- Về độ tuổi:
a) Lạc đà phải đủ 5 năm tuổi trở lên.
b) Bò phải đủ 2 năm tuổi trở lên.
c) Dê phải đủ 1 năm tuổi trở lên.
Bởi Hadith do Jaabir thuật lời Rasul :
((لاَ تَذْبَحُوا إِلاَّ مُسِنَّةً إِلاَّ أَنْ يَعْسُرَ عَلَيْكُمْ فَتَذْبَحُوا جَذَعَةً مِنَ الضَّأْنِ))
“Không được phép giết tế Qurbaan ngoại trừ là súc vật ở độ tuổi Musinnah, nếu các ngươi bất lực thì hãy giết tế bằng cừu (trừu) ở độ tuổi Jaza’.”( ) Độ tuổi Musinnah của lạc đà là 5 năm tuổi, của bò là 2 năm tuổi và của dê là 1 năm tuổi.
d) Cừu (hay còn gọi là trừu) ở độ tuổi Jaza’ là phải tròn một năm tuổi nhưng có ý kiến cho rằng 6 tháng tuổi, bởi Hadith do U’qbah bin A’mir kể: Thưa Rasul, tôi chỉ có mỗi con cừu ở độ tuổi Jaza’ thôi. Người đáp: “Anh hãy giết tế Qurbaan đi.”( )
Và vì Hadith do U’qbah bin A’mir : “Chúng tôi cùng Nabi đã giết tế Qurbaan một con cừu ở độ tuổi Jaza’.”( )
2- Về ngoại hình:
Yêu cầu súc vật giết tế Qurbaan phải lành lặn, mạnh khỏe, không bị bất cứ tật nguyền nào gây ảnh hưởng đến thịt con vật, cho nên những súc vật bị gầy ốm, bị què, bị đui mắt và bị bệnh là không được giết tế Qurbaan, bởi Hadith do Al-Barra bin A’zib dẫn lời Rasul :
((أَرْبَعٌ لاَ تَجُوزُ فِى الأَضَاحِي: الْعَوْرَاءُ البَيِّنُ عَوَرُهَا وَالْمَرِيضَةُ البَيِّنُ مَرَضُهَا وَالْعَرْجَاءُ البَيِّنُ عَرَجُهَا وَالْعَجْفَاءُ الَّتِى لاَ تُنْقِي))
“Có bốn loại khuyết điểm không được giết tế Qurbaan như đui hoàn toàn một mắt; bị bệnh rõ ràng; bị què đi khập khễnh và bị gầy ốm nhom.”( )
Dựa bốn khuyết điểm này thì các loại khuyết điểm như bị rụng răng cửa, bị gãy sừng, bị cụt lổ tai . . . đều không được giết tế Qurbaan.
Chủ đề thứ tư: Về thời gian giết tế Qurbaan.
Thời gian bắt đầu giết tế Qurbaan là sau buổi lễ Salah E’id đối với ai hành lễ Salah; và sau khi mặt trời mọc của ngày đại lễ E’id khoảng đủ thời gian để lễ hai Rak-at và đọc thuyết giảng đối với ai không hành lễ Salah E’id, bởi Hadith do Al-Barra bin A’zib dẫn lời Rasul :
((مَنْ صَلَّى صَلاَتَنَا وَنَسَكَ نُسُكَنَا فَقَدْ أَصَابَ النُّسُكَ وَمَنْ ذَبَحَ قَبْلَ أَنْ يُصَلِّىَ فَلْيُعِدْ مَكَانَهَا أُخْرَى))
“Ai đã hành lễ Salah cùng Ta, giết tế Qurbaan cùng lúc Ta giết tế là y đã hoàn thành nghi thức Qurbaan, còn ai giết tế trước lễ Salah thì hãy giết lại con vật khác.”( ) Thời gian kéo dài đến mặt trời lặn của ngày cuối cùng của những ngày Tashreeq, bởi Hadith do Jubair bin Mut-i’m dẫn lời Rasul : ((كُلُّ أَيَّامِ التَّشْرِيقِ ذَبْحٌ)) “Tất cả các ngày Tashreeq là để giết tế Qurbaan.”( )
Thời gian tốt nhất là sau khi xong lễ nguyện Salah E’id, bởi Hadith do Al-Barra bin A’zib dẫn lời Rasul :
((إِنَّ أَوَّلَ مَا نَبْدَأُ بِهِ يَوْمَنَا هَذَا نُصَلِّي، ثُمَّ نَرْجِعَ فَنَنْحَرَ، فَمَنْ فَعَلَ ذَلِكَ فَقَدْ أَصَابَ سُنَّتَنَا، وَمَنْ نَحَرَ قَبْلَ الصَّلاَةِ فَإِنَّمَا هُوَ لَحْمٌ قَدَّمَهُ لِأَهْلِهِ، لَيْسَ مِنَ النُّسْكِ فِى شَىْءٍ))
“Quả thật, việc làm đầu tiên chúng ta làm trong ngày (E’id) này là hành lễ Salah, xong trở về giết Qurbaan. Ai đã làm đúng như thế là đã làm đúng Sunnah của Ta, còn ai giết tế trước lễ Salah thì đó chỉ là thịt để cho gia đình y ăn mà thôi chứ không liên quan gì đến thịt Qurbaan.”( )
Chủ đề thứ năm: Về thịt giết tế Qurbaan và những điều bắt buộc chủ súc vật giết tế phải làm khi bước vào mười ngày đầu tháng Zul Hijjah.
1- Về thịt giết tế Qurbaan:
Khuyến khích người giết tế Qurbaan làm những điều sau:
- Ăn thịt con vật mình đã giết.
- Lấy thịt tặng bà con, hàng xóm, bạn bè.
- Lấy thịt bố thí cho người nghèo. Bởi Allah phán:
﴿فَكُلُواْ مِنۡهَا وَأَطۡعِمُواْ ٱلۡبَآئِسَ ٱلۡفَقِيرَ ٢٨﴾ الحج: 28
Thế nên, các người hãy ăn thịt (súc vật giết tế) đó, và mang phân phát cho người nghèo, người khó khăn. Al-Haj: 28 (chương 22).
Theo Sunnah của Nabi số lượng thịt giết tế Qurbaan nên chia làm ba phần: Một phần cho gia đình ăn, một phần bố thí cho người nghèo và hàng xóm, phần còn lại mang tặng cho bà con, bởi Hadith Ibnu A’bbaas kể về cung cách Nabi về thịt Qurbaan: “Người đã để cho gia đình Người một phần ba số thịt, bố thí cho người nghèo và hàng xóm một phần ba và một phần ba còn lại người mang tặng.”( )
Được phép dự trữ thịt Qurbaan nhiều hơn ba ngày, bởi Hadith do Buraidah dẫn lời Nabi :
((كُنْتُ نَهَيْتُكُمْ عَنْ ادِّخَارِ لُحُومِ الأَضَاحِي فَوْقَ ثَلاَثَةِ، فَأَمْسِكُوا مَا بَدَا لَكُمْ))
“Ta đã từng cấm các ngươi dự trữ thịt Qurbaan quá ba ngày, nhưng giờ thì các người cứ việc dự trữ tùy thích.”( )
2- Về những điều bắt buộc chủ súc vật giết tế phải làm khi bước vào mười ngày đầu tháng Zul Hijjah (tháng 12 lịch Islam).
Khi bước vào ngày đầu tiên của tháng Zul Hijjah cấm những ai có ý định giết tế Qurbaan hớt tóc hoặc hớt móng tay chân cho đến khi cắt cổ súc vật Qurbaan, bởi Hadith do Um Salamah dẫn lời Rasul :
((إِذَا دَخَلَ الْعَشْرُ وَعِنْدَهُ أُضْحِيَّةٌ يُرِيدُ أَنْ يُضَحِّىَ فَلاَ يَأْخُذَنَّ شَعْرًا وَلاَ يَقْلِمَنَّ ظُفُرًا))
“Khi bước vào ngày đầu tháng Zul Hijjah, đối với ai có súc vật muốn giết tế Qurbaan cấm tuyệt đối không hớt tóc và hớt móng tay, chân.” Có đường truyền khác ghi: “Cấm xâm phạm đến tóc và cơ thể.”( )
Phần VII: Về A’qiqah
Chủ đề thứ nhất: Về định nghĩa A’qiqah, giáo lý và thời gian.
1- Định nghĩa A’qiqah:
- Theo nghĩa ngôn từ A’qiqah được rút ra từ chữ Al-I’q nghĩa là cắt và trong nguyên thủy chữ này dùng trong việc cạo đầu trẻ sơ sinh sau trào đời.
- Theo nghĩa giáo lý A’qiqah là giết súc vật mừng trẻ mới trào đời vào ngày thứ bảy (của tuổi đời), trước lúc cạo đầu trẻ.
Đây là nhiệm vụ của cha đối với con anh ta.
2- Giáo lý A’qiqah:
A’qiqah là Sunnah Mu-ak-ka-dah, bởi Hadith do Salmaan bin A’mir Al-Dhabi kể: Tôi nghe được Rasul của Allah nói rằng:
((مَعَ الْغُلاَمِ عَقِيقَتُهُ فَأَهْرِيقُوا عَنْهُ دَمًا وَأَمِيطُوا عَنْهُ الأَذَى))
“Mỗi đứa trẻ đều có quyền hưởng A’qiqah được giết thay chúng và để xóa đi điều xấu cho chúng.”( )
Vì Hadith do Samurah dẫn lời Nabi :
((كُلُّ غُلاَمٍ رَهِينَةٌ بِعَقِيقَتِهِ، تُذْبَحُ عَنْهُ يَوْمَ السَّابِعِ وَيُسَمَّى وَيُحْلَقُ رَأْسُهُ))
“Tất cả trẻ đều thiếu nợ A’qiqah, hãy giết súc vật thay trẻ vào ngày thứ bảy của tuổi đời, rồi đặt tên và cạo đầu cho trẻ.”( )
Vì Hadith do Abdullah bin A’mr bin Al-A’s dẫn lời Nabi : ((مَنْ وُلِدَ لَهُ وَلَدٌ فَأَحَبَّ أَنْ يَنْسُكَ عَنْهُ فَلْيَنْسُكْ)) “Ai được sinh cho đứa con, nếu muốn giết súc vật thay trẻ thì hãy giết đi.”( )
Học giả Al-Khattaabi nói về ý nghĩa “thiếu nợ A’qiqah”: “Giới U’lama có bất đồng ý kiến về ý nghĩa của từ này, tuy nhiên ý kiến đúng nhất, hợp lý nhất là ý kiến của Imam Ahmad bin Hambal , rằng: “Việc này nói về lời biện hộ, tức khi trẻ chết lúc còn nhỏ trước khi cha mẹ làm A’qiqah cho trẻ thì cha mẹ không hưởng được lời biện hộ từ trẻ.””( )
3- Về thời gian A’qiqah.
Thời gian được phép A’qiqah cho trẻ là từ khi trẻ rời khỏi bụng mẹ hoàn toàn cho đến tuổi dậy thì, nhưng theo Sunnah thì nên làm sau khi trẻ được sinh ra bảy ngày, giống như Hadith do Samurah dẫn lời Nabi :
((كُلُّ غُلاَمٍ مُرْتَهِنٌ بِعَقِيقَتِهِ، تُذْبَحُ عَنْهُ يَوْمَ السَّابِعِ وَيُسَمَّى وَيُحْلَقُ رَأْسُهُ))
“Tất cả trẻ đều thiếu nợ A’qiqah, hãy giết súc vật thay trẻ vào ngày thứ bảy của tuổi đời, rồi đặt tên và cạo đầu cho trẻ.”( )
Chủ đề thứ hai: Về số lượng súc vật giết A’qiqah.
Khuyến khích giết súc vật A’qiqah cho bé trai là hai con cừu (trừu hoặc dê), cho bé gái là một con cừu (trừu hoặc dê), bởi Hadith do Um Kurzin Al-Ka’biyah kể: Tôi nghe được Rasul nói rằng:
((عَنِ الْغُلاَمِ شَاتَانِ مُكَافِئَتَانِ وَعَنِ الْجَارِيَةِ شَاةٌ))
“Giết cho trẻ trai hai con cừu cân đối nhau và cho bé gái một con cừu.”( )
Chủ đề thứ ba: Về đặt tên cho trẻ, cạo đầu, rơ lưỡi và Azaan vào lổ tai trẻ:
1- Về đặt tên cho trẻ:
Theo Sunnah nên đặt tên trẻ vào ngày thứ bảy của tuổi đời trẻ, bởi Hadith do Samurah dẫn lời Nabi :
((كُلُّ غُلاَمٍ رَهِينَةٌ بِعَقِيقَتِهِ، تُذْبَحُ عَنْهُ يَوْمَ السَّابِعِ وَيُسَمَّى وَيُحْلَقُ رَأْسُهُ))
“Tất cả trẻ đều thiếu nợ A’qiqah, hãy giết súc vật thay trẻ vào ngày thứ bảy của tuổi đời, rồi đặt tên và cạo đầu cho trẻ.”( )
Khuyến khích lựa chọn tên gọi cho thật đẹp và có ý nghĩa hay, xưa kia chính Nabi đã thay đổi tên xấu của một số Sahabah.( ) và tên tốt đẹp nhất đó là Abdullah và Abdur Rahmaan, bởi Hadith do Ibnu U’mar dẫn lời Rasul rằng: ((إِنَّ أَحَبَّ أَسْمَائِكُمْ إِلَى اللَّهِ عَبْدُ اللَّهِ وَعَبْدُ الرَّحْمَنِ)) “Quả thật, các tên gọi được Allah yêu thích nhất là Abdullah và Abdur Rahmaan.”( )
2- Về cạo đầu cho trẻ:
Theo Sunnah là cạo đầu cho trẻ sơ sinh không phân biệt là bé trai hay bé gái vào đúng ngày thứ bảy của tuổi đời trẻ, sau khi đã giết A’qiqah cho trẻ. Lấy số bạc bằng trọng lượng của tóc trẻ đi bố thí cho người nghèo, bởi Hadith do Aly bin Abi Taalib kể: Rasul đã giết A’qiqah cho Al-Hasan một con cừu và bả:
((يَا فَاطِمَةُ، اِحْلِقِى رَأْسَهُ وَتَصَدَّقِى بِزِنَةِ شَعْرِهِ فِضَّةً))
“Này Faatimah, con hãy cạo đầu cho nó và lấy số bạc bằng trọng lượng tóc của nó mà đi bố thí.”( )
3- Về rơ lưỡi cho trẻ:
Theo Sunnah dù là bé trai hay gái nên rơ lưỡi cho bé bằng trái chà là.
Cách rơ lưỡi: Là nhai nhuyễn trái chà là rồi cho vào miệng bé chà đều miệng làm sao để bé có thể nuốt được vào bụng, bởi Hadith do Abu Musa kể: “Khi vợ tôi sinh được đứa con trai là tôi bồng đến gặp Nabi , Người đã đặt nó tên là Ibrahim và rơ lưỡi nó bằng trái chà là.”( )
Và vì Hadith do A’-ishah kể: “Xưa kia mỗi khi có ai bồng trẻ sơ sinh đưa Nabi thì được Người rơ lưỡi cho nó.”( )
4- Về Azaan vào lổ tai trẻ:
Theo Sunnah sau khi đứa trẻ được sinh ra nên đọc Azaan vào bên tai phải và đọc Iqomah vào bên tai trái của trẻ dù là trai hay gái, bởi Hadith do Abu Raafe’ kể: “Tôi đã thấy Rasul đã Azaan vào tai của Al-Hasan bin Aly, con trai của Faatimah bằng lời Azaan gọi Salah.”( )
dkf