Giáo Lý Thực Hành Đơn Giản Từ Hào Quang Qur’an và Sunnah: Chương 1: Tẩy Rửa

Giáo Lý Thực Hành Đơn Giản Từ Hào Quang Qur’an và Sunnah: Chương 1: Tẩy Rửa: Quyển sách phân tích những mục sau:
1- Phần Một: Về giáo lý tẩy rửa & thể loại nước
2- Phần Hai: Về vật dụng ăn uống
3- Phần Ba: Về cung cách đi vệ sinh
4- Phần Bốn: Về Siwaak và Sunan Fit-rah
5- Phần Năm: Về Wudu
6- Phần Sáu: Về việc chùi lên giầy lót, khăn quấn đầu và lên vải băng hoặc nẹp bó vết thương
7- Phần Bảy: Về tắm Junub
8- Phần Tám: Về Tayammum

Giáo Lý Thực Hành Đơn Giản Từ Hào Quang Qur’an và Sunnah:
Chương Tẩy Rửa
] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامية [

Biên soạn
Tập thể U’lama ưu tú

Dịch thuật:
Abu Hisaan Ibnu Ysa




2014 - 1436

 

 
الفقه الميسر في ضوء الكتاب والسنة:
كتاب الطهارة
« باللغة الفيتنامية »


جمع وترتيب:
جماعة من العلماء

ترجمة: أبو حسان محمد زين بن عيسى








2014 – 1436
 



بِسْمِ اللهِ الرَّحْمَنِ الرَّحِيْمِ
Nhân danh Allah, Đấng Rất Mực Độ Lượng,
Đấng Rất Mực Khoan Dung

Khai Đề
اَلْحَمْدُ لِلَّهِ رَبِّ الْعَالَمِيْنَ، وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى عَبْدِهِ وَرَسُوْلِهِ  مُحَمَّدٍ خَاتِمِ الْمُرْسَلِيْنَ وَعَلَى آلِهِ وَصَحْبِهِ أَجْمَعِيْنَ، وَبَعْدُ:
Alhamdulillah, xin tạ ơn Allah Đấng chúa tể của toàn vũ trụ và muôn loài, cầu xin bình an và phúc lành cho vị nô lệ, cho vị Rasul của Ngài Muhammad, vị Rasul cuối cùng, cho dòng dõi của Người cùng cho tất cả bằng hữu của Người, Amma ba'd:
Việc thấu hiểu về bộ luật Islam và thông suốt mọi giáo lý là mục đích cao cả trong tôn giáo, và tôn giáo không đòi hỏi mỗi tín đồ phải học hỏi nhiều bằng chứng xác thực để thấu hiểu bộ luật Islam này mà chỉ cần họ học hỏi đầy đủ mỗi giáo lý để thông suốt được cung cách tôn thờ Allah đúng thực theo yêu cầu. Và một dấu hiệu tốt đẹp của một tín đồ Muslim có được là y được Allah ban cho trí nhận thức được bộ toàn bộ giáo luật Islam, như Nabi  đã nói: ((مَنْ يُرِدِ اللهُ بِهِ خَيْراً يُفَقِّهْهُ فِي الدِّيْنِ)) “Một khi Allah muốn một bề tôi nào tốt đẹp thì Ngài cho y sự thấu hiểu về bộ luật tôn giáo.”( ) 
Chắc chắn phải có sự khác biệt giữa hai tín đồ, một người kém cỏi về trí tuệ nên không thể học hỏi và tiếp thu được kiến thức giáo lý nên y không thể tôn thờ Allah đúng theo yêu cầu, và một tín đồ có trí tuệ thông minh có đủ năng lực tiếp thu kiến thức Islam nên y luôn tôn thờ Allah bằng kiến thưc học hỏi được và đó chính là chỉ đạo và ánh sáng, vì vậy mà Allah phán rằng:
﴿قُلۡ هَلۡ يَسۡتَوِي ٱلَّذِينَ يَعۡلَمُونَ وَٱلَّذِينَ لَا يَعۡلَمُونَۗ﴾  الزمر: ٩
{Hãy nói đi (Muhammad): “Phải chăng những người hiểu biết và những người thiếu hiểu biết lại ngang bằng nhau ư ?”} Al-Zumar: 9 (chương 39).
Trên thực tế, bằng kiến thức đúng thực và ánh sáng về Islam có nguồn gốc từ Vương Quốc Al-Haramain Al-Shareefain (Vương Quốc Saudi Arabia) này đã đặc biệt quan tâm đến kiến thức Qur’an và Sunnah, cộng thêm sự nổ lực của các nhà truyền giáo đã xóa được căn bệnh mù kiến thức Islam của vô số tín đồ Muslim, đồng thời xóa sạch mọi kiến thức sai trái bị mọi người lầm tưởng trong Qur’an và Sunnah. Dưới sự giám sát chặt chẽ của cấp lãnh đạo đứng đầu là Quốc Vương Khaadim Al-Haramain Al-Shareefain đã thành lập Bộ Vụ, Nguồn Lực, Tuyên Truyền & Hướng Dẫn Islam và tiêu biểu nhất là Trung Tâm Ấn Loát Quốc Vương Fahd chuyên in ấn Qur’an để xuất bản thể loại sách giáo luật đơn giản về luật Islam nhằm giúp tín đồ dễ dàng trao dồi học kiến thức đúng thực từ Qur’an và Sunnah mà giới U’lama (học giả Islam) tiền bối xưa kia của cộng đồng này đã học hỏi. Những quyển sách đã được Trung Tâm ấn loát và xuất bản:
1-    Nguồn gốc niềm tin Imaan từ ánh sáng Qur’an và Sunnah (أصول الإيمان في ضوء الكتاب والسنة)
2-    Tụng niệm và cầu xin từ ánh sáng Qur’an và Sunnah (الذكر والدعاء في ضوء الكتاب والسنة)
Và nay chúng tôi đã ấn loát và xuất bản thêm quyển sách mới với tựa đề “Al-Fiqh đơn giản từ ánh sáng Qur’an và Sunnah (الفقه الميسِّر في ضوء الكتاب والسنة) quyển sách bao gồm đầy đủ bộ luật Islam liên quan đến cuộc sống hành đạo và cuộc sống đời thường được dẫn chứng đầy đủ từ Qur’an và Sunnah Saheeh (xác thực) dưới cách trình bày đơn giản dễ hiểu, thuận tiện cho quí tín đồ Muslim tự học hỏi và trao dồi kiến thức bắt buộc bản thân phải hiểu biết.
Trung Tâm Ấn Loát đã trưng bày quyển sách này trước tập thể U’lama ưu tú, các giáo sư chuyên về giáo luật, đặc biệt là chuyên về Al-Fiqf và đã được họ hổ trợ, giám sát và kiểm duyệt từng chi tiết một của quyển sách, và rút được các điểm nổi bậc sau:
1-    Chính xác tuyệt đối các giáo lý qua các  bằng chứng từ các Hadith và ý kiến của giới U’lama về mỗi chủ đề.
2-    Trọn vẹn đầy đủ tất cả chủ đề về giáo lý mà mỗi tín đồ Muslim cần đến.
3-    Cách trình bày đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng từng chi tiết một mà mỗi tín đồ đều có thể tự nhận thức.
4-    Mỗi chương, mỗi chủ đề liên quan được phân tích rõ ràng, chi tiết và được tập hợp chung một chổ.
5-    Nêu rõ mọi sai sót, mọi hiểu lầm mà có rất nhiều người Muslim mắc phải do thiếu hiểu biết về kiến thức đúng thực hoặc mù quáng làm theo.
Khẩn cầu Allah chấp nhận việc làm này thành tâm chỉ vì Ngài, và xin Ngài biến việc làm này mang nhiều hữu ích cho cộng đồng Muslim, giúp ích họ thông suốt về bộ giáo luật Islam của tôn giáo mình.
Tôi xin chân thành cám ơn đến các U’lama ưu tú, các giáo sư đã góp công sức cho quyển sách thêm hoàn chỉnh như hiện tại. Khẩn cầu Allah gia tăng sức nặng trên bàn cân công đức của họ vào ngày trình diện trước Ngài.
Tôi xin chân thành cám ơn đến Tổng Ban Thư Ký của Trung Tâm Ấn Loát Quốc Vương Fahd chuyên in ấn Qur’an và tất cả anh em trong Vụ Giáo Lý.
Cuối cùng là xin tạ ơn Allah Đấng Chủ Tể của toàn vũ trụ và muôn loài.
Sheikh Saaleh bin Abdul Azeez bin Muhammad Ali Al-Sheikh
Bộ Trưởng Bộ Vụ, Nguồn Lực, Tuyên Truyền & Hướng Dẫn Islam
Tổng Giám Sát Trung tâm ấn loát


 


Lời Giới Thiệu Của Tổng Ban Thư Ký

الحَمْدُ لِلَّهِ الَّذِي أَكْمَلَ لَنَا الدِّيْنَ، وَأَتَمَّ عَلَيْنَا النِّعْمَةَ، وَجَعَلَ أُمَّةَ الْإِسْلَامِ خَيْرَ أُمَّةٍ، وَبَعَثَ فِيهَا رَسُوْلاً أَمِيناً يَتْلُوْ عَلَيْهَا آيَاتِ رَبِّهِ، وَيُزَكِّيْهَا، وَيُعَلِّمُهَا الْكِتَابَ وَالْحِكْمَةَ، صَلَّى اللهُ عَلَيْهِ وَعَلَى آلِهِ وَصَحْبِهِ وَسَلَّمَ تَسْلِيْماً كَثِيْراً، أَمَّا بَعْدُ:
Alhamdulillah, xin tạ ơn Allah, Đấng đã chu toàn cho chúng ta tôn giáo, đã gia tăng thêm cho chúng ta ân phúc từ Ngài và biến cộng động chúng ta là cộng đồng tốt đẹp nhất. Ngài đã gởi đến cộng đồng này vị Rasul Uy Tín xướng đọc cho giáo dân các dấu hiệu của Thượng Đế, tẩy trần họ, giáo huấn về họ Kinh Sách và Sunnah. Cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho vị Rasul này, cho gia quyến của Người, cho bằng hữu của Người, Ammaa Ba’d:
Chắc chắn việc trao dồi kiến thức về Thượng Đế của toàn vũ trụ và muôn loài, về cách thờ phượng Ngài chính là ánh sáng chói lọi, là sự chỉ đạo chân lý và là sự sáng suốt trong cuộc sống và là cơ hội chiến thắng cao nhất, vẻ vang nhất dành cho những ai đạt được kiến thức về giáo lý thực hành của tôn giáo. Vì lẽ đó mà giáo luật Islam luôn động viên giáo dân cố gắng trao dồi kiến thức bằng lời động viên của Rasul : ((مَنْ يُرِدِ اللهُ بِهِ خَيْراً يُفَقِّهْهُ فِي الدِّيْنِ)) “Một khi Allah muốn một bề tôi nào tốt đẹp thì Ngài cho y sự thấu hiểu về bộ luật tôn giáo.”( ) Rasul  đã khẳng định sự tốt đẹp trong Hadith là bao gồm tất cả sự tốt đẹp khi một tín đồ có được kiến thức đúng đắn rõ ràng về tôn giáo mình. Từ sự hiểu biết chính xác sẽ dẫn lối tín đồ luôn thờ phượng đúng đắn. Vì vậy mỗi tín đồ Muslim cần phải tự mình tìm kiếm kiến thức đúng thực về tôn giáo để thờ phượng Allah đúng theo chính đạo. Đồng thời luôn bám lấy Qur’an và Sunnah của Rasul Muhammad , có thế mới đi được đúng đường mà Allah đã hạ sắc lệnh và bởi Rasul  đã từng khuyến cáo:
((مَنْ عَمِلَ عَمَلًا لَيْسَ عَلَيْهِ أَمْرُنَا فَهُوَ رَدٌّ))
“Ai làm điều gì mà không có lệnh của Ta thì việc làm đó của y bị trả lại.”( ) 
Trung Tâm Ấn Loát Quốc Vương Fahd chuyên ấn loát Qur’an bằng nguyên bản Ả Rập, in ấn các loại bản Tafseer, các loại phiên bản phân tích và các loại bản dịch ý nghĩa và nội dung Qur’an sang rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới, bởi đây là việc làm hạnh phúc thật sự ở trần gian và ngày sau dành cho những ai biết bám lấy và áp dụng theo giáo điều trong Qur’an. Trung Tâm cũng là cầu nối mọi kiến thức tôn giáo đến với mỗi người Muslim trên toàn thế giới, cho nên, Trung Tâm đã in ấn rất nhiều sách vở hữu dụng cho tín đồ Muslim trong nhiều lĩnh vực như A’qidah, quan hệ xã hội bằng lối trình bày đơn giản dễ hiểu, súc tích, ngắn gọn nhưng đầy đủ rút ra từ Qur’an và Sunnah giúp thầy giáo dễ giảng dạy và giúp học sinh dễ tiếp thu.
Trung Tâm đã từ xuất bản quyển sách
“أصول الإيمان في ضوء الكتاب والسنة” (Căn bản về đức tin từ Qur’an và Sunnah). Theo dây truyền này Trung Tâm tiếp tục xuất bản quyển sách giáo lý thực hành gồm mọi thể loại hành đạo và cách quan hệ xã hội mà mỗi tín đồ Muslim đều cần đến nhằm đưa mỗi tín đồ bình an trở về với Allah, trở về với cuộc sống vĩnh cữu nơi thiên đàng.
Đây là quyển sách “Giáo lý thực hành đơn giản dễ hiểu” xin gởi đến quí đạo hữu Muslim trên toàn thế giới dưới cách trình bày đơn giản, súc tích với bằng chứng rút từ Qur’an và Sunnah. Với chủ định dành cho toàn thể tín đồ mới tìm hiểu về giáo lý Islam, không trình bày dài dòng, không nêu các quan điểm bất đồng mà chỉ nêu toàn những ý kiến đúng nhất, chính xác nhất về mọi lĩnh vực hành đạo và xã hội.
Trung Tâm chân thành cám ơn đội ngũ U’lama chuyên về giáo lý thực hành đã góp công làm cho quyển sách thêm hoàn thiện, họ gồm: Giáo sư Abdul Azeez Mabrook Al-Ahmadi, giáo sư Faihaan bin Shaali Al-Mutairi, giáo sư Abdul Kareem bin Sunaitaan Al-U’mri và giáo sư Abdullah bin Fahd Al-Shareef Al-Hajaari. Và lời cảm ơn sâu sắc đến giáo sư Abdul Azeez Mabrook Al-Ahmadi đã bỏ công sắp xếp, xác minh Hadith, chỉnh sửa lời văn thêm xuông.
Đồng thời chân thành cám ơn đến hai vị giáo sư Aly bin Muhammad Naasir Faqeehi và tiến sĩ Jamaal bin Muhammad Al-Saiyid đã kiểm thảo.
Chúng tôi khấn vái Allah, Đấng Hiển Vinh chấp nhận việc làm này và biến nó thành món quà hữu ích cho toàn thể tín đồ Muslim trên toàn thế giới, xin Ngài gia tăng thêm ân phước cho tất cả những ai đã góp phần làm cho quyển sách này đến tay tín đồ Muslim. Cầu xin Allah che chở và bảo hộ.
Cuối cùng xin muôn vàn tạ ơn Allah, Đấng Chúa Tể toàn vũ trụ và muôn loài.

Tổng Ban Thư Ký của Trung Tâm Ấn Loát Quốc Vương Fahd chuyên in ấn Qur’an


 








Cách Sắp Xếp

Quyển sách được sắp xếp gồm lời giới thiệu, mười bốn chương và mục lục.
Về lời giới thiệu gồm định nghĩa, tiêu chí, kết quả, ân phước của giáo lý thực hành.
Về các chương thì sắp xếp như sau:
    Chương 1: Tẩy rửa, gồm mười phần:
Phần Một: Về giáo lý tẩy rửa & thể loại nước
Phần Hai: Về vật dụng ăn uống
Phần Ba: Về cung cách đi vệ sinh
Phần Bốn: Về Siwaak và Sunan Fit-rah
Phần Năm: Về Wudu
Phần Sáu: Về việc chùi lên giầy lót, khăn quấn đầu và lên vải băng hoặc nẹp bó vết thương
Phần Bảy: Về tắm Junub
Phần Tám: Về Tayammum
Phần Chín: Về chất dơ và cách thức tẩy rửa
Phần Mười: Về kinh nguyệt, máu hậu sản 


    Chương 2: Salah, gồm mười lăm phần:
Phần Một: Về định nghĩa, giá trị và bắt buộc hành lễ năm lần
Phần Hai: Về giáo lý Azaan và Iqaamah
Phần Ba: Về các giờ giấc Salah
Phần Bốn: Về các điều khoản bắt buộc, các nền tản, các điều vô hiệu, các Sunnah, các điều không nên và giáo lý bỏ hành lễ Salah
Phần Năm: Về Salah Sunnah
Phần Sáu: Về quỳ lại Sahu, quỳ lại xướng đọc Qur’an và quỳ lại tạ ơn
Phần Bảy: Về Salah tập thể
Phần Tám: Về giáo lý làm Imam
Phần Chín: Về Salah những người có lý do
Phần Mười: Về Salah Jum-a’h thứ sáu
Phần Mười Một: Về Salah sợ (trong chiến tranh)
Phần Mười Hai: Về Salah hai ngày đại lễ E’id
Phần Mười Ba: Về Salah cầu mưa
Phần Mười Bốn: Về Salah nhật, nguyệt thực
Phần Mười Lăm: Về Salah cho người chết và giáo lý liên quan
    Chương 3: Zakat bắt buộc, gồm sáu chương:
Phần Một: Về giới thiệu Zakat bắt buộc
Phần Hai: Về Zakat vàng và bạc
Phần Ba: Về Zakat những gì xuất ra từ đất
Phần Bốn: Về Zakat súc vật
Phần Năm: Về Zakat Fit-r
Phần Sáu: Về những người xuất Zakat
    Chương 4: Nhịn chay, gồm năm chương:
Phần Một: Về Khái quát về sự nhịn chay, gồm những chủ đề sau:
Phần Hai: Về các lý do được phép ăn uống và các điều làm hư sự nhịn chay
Phần Ba: Về những khuyến khích và không nên lúc nhịn chay
Phần Bốn: Về nhịn bù, khuyến khích nhịn và những điều không nên và bị cấm trong lúc nhịn.
Phần Năm: Về Al-E’tikaaf
    Chương 5: Hành hương Hajj, gồm bảy phần:
Phần Một: Về khái quát về Hajj
Phần Hai: Về các nền tảng và các điều khoản bắt buộc của hành hương Hajj
Phần Ba: Về những điều khoản cấm, nộp phạt và vật giết tế
Phần Bốn: Về nghi thức hành hương Hajj và U’mrah
Phần Năm: Về các địa danh được phép thăm viếng trong Madinah
Phần Sáu: Về việc giết tế Qurbaan
Phần Bảy: Về A’qiqah
    Chương 6: Jihaad (thánh chiến), gồm ba phần:
Phần Một: Về giáo lý, điều khoản bắt buộc và những điều hủy Jihaad
Phần Hai: Về giáo lý tù binh và chiến lợi phẩm
Phần Ba: Về giáo lý hiệp ước, ký ước, bảo an và xuất thuế thân
    Chương 7: Về quan hệ xã hội, gồm hai mươi ba phần:
Phần Một: Về mua bán
Phần Hai: Về vay lãi
Phần Ba: Về cho mượn
Phần Bốn: Về cầm cố
Phần Năm: Về nhận tiền trước và giao hàng sau
Phần Sáu: Về lãnh nợ
Phần Bảy: Về đại diện
Phần Tám: Về bảo đảm, bảo hành
Phần Chín: Về ngăn cấm
Phần Mười: Về hợp tác
Phần Mười Một: Về thuê mướn
Phần Mười Hai: Về thuê đất và cây trồng
Phần Mười Ba: Về mua lại cổ phần
Phần Mười Bốn: Về giữ đồ dùm và hủy hoại
Phần Mười Lăm: Về chiếm đoạt
Phần Mười Sáu: Về hòa giải
Phần Mười Bảy: Về thi đua
Phần Mười Tám: Về mượn sử dụng
Phần Mười Chín: Về khai hoang
Phần Hai Mươi: Về treo thưởng
Phần Hai Mươi Mốt: Về tài sản bị rơi và nhặt được
Phần Hai Mươi Hai: Về tài sản hiến đi
Phần Hai Mươi Ba: Về quà tặng
    Chương 8: Thừa kế, di chúc và thả tự do nô lệ, gồm bốn phần:
Phần Một: Về các hành động của người bệnh
Phần Hai: Về di chúc
Phần Ba: Về nô lệ, Kitaabah và Tadbeer
Phần Bốn: Về tài sản thừa kế
    Chương 9: Hôn nhân và ly hôn, gồm mười một phần:
Phần Một: Về hôn nhân
Phần Hai: Về sính lễ, quyền lợi hôn nhân và tổ chức lễ cưới
Phần Ba: Về yêu cầu hủy hôn
Phần Bốn: Về ly hôn
Phần Năm: Về thề không ân ái
Phần Sáu: Về so sánh vợ như người thân ruột thịt
Phần Bảy: Về nguyền rủa nhau
Phần Tám: Về chu kỳ ly hôn và chịu tang
Phần Chín: Về bảo mẫu
Phần Mười: Về chăm sóc trẻ thơ
Phần Mười Một: Về cấp dưỡng
    Chương 10: Tội phạm, gồm ba phần:
Phần Một: Về tội phạm
Phần Hai: Về bồi thường
Phần Ba: Về thề thốt
    Chương 11: Thi hành án, gồm tám phần:
Phần Một: Về định nghĩa, bằng chứng và ý nghĩa việc thi hành án
Phần Hai: Về hành phạt tội Zina (tình dục ngoài hôn nhân)
Phần Ba: Về hành phạt vu khống ngoại tình
Phần Bốn: Về hành phạt uống rượu
Phần Năm: Về hành phạt trộm cắp
Phần Sáu: Về hành phạt răng đe
Phần Bảy: Về hành phạt cướp giật
Phần Tám: Về hành phạt phản đạo
    Chương 12: Thề nguyền và nguyện, gồm hai phần:
Phần Một: Về thề nguyền
Phần Hai: Về nguyện
    Chương 13: Lương thực, giết thịt & săn bắn, gồm ba phần
Phần Một: Về lương thực
Phần Hai: Giáo lý giết thịt
Phần Ba: Giáo lý săn bắn
    Chương 14: Phân xử và chứng cớ, gồm hai phần:
Phần Một: Về phân xử
Phần Hai: Về chứng cớ
Về mục lục gồm các mục lục chi tiết về các chương của sách.

 



Mở Đầu

Gồm các mục chính sau:
- Định nghĩa Fiqh (giáo lý thực hành) theo ngôn từ và theo giáo lý.
- Nguồn gốc của Fiqh (giáo lý thực hành).
- Tiêu chí của Fiqh (giáo lý thực hành).
- Kết quả của Fiqh (giáo lý thực hành).
- Giá trị của Fiqh (giáo lý thực hành).
    Định nghĩa Fiqh theo ngôn từ và theo giáo lý:
- Theo ngôn từ: Là hiểu biết, giống như Allah đã phán trong Qur’an:
﴿قَالُواْ يَٰشُعَيۡبُ مَا نَفۡقَهُ كَثِيرٗا مِّمَّا تَقُولُ﴾  هود: 91
Chúng nói: “Hỡi Shu-a’ib, chúng tao không hiểu được nhiều về những gì Ngươi nói.”  Hud: 91 (chương 11), Allah phán ở chương khác:
﴿وَلَٰكِن لَّا تَفۡقَهُونَ تَسۡبِيحَهُمۡۚ﴾الإسراء: 44
{Tuy nhiên, các ngươi không hiểu được lời tán dương của chúng mà thôi. Al-Isra: 44 (chương 17).
- Theo giáo lý: Là hiểu biết về giáo lý thực hành được rút ra từ các bằng chứng cụ thể.
    Nguồn gốc của Fiqh: Nguồn gốc chính từ:
1- Thiên Kinh Qur’an.
2- Hadith.
3- Al-Ijma’ (thống nhất của U’lama).
4- Qiyaas (so sánh).
    Tiêu chí của Fiqh:
Là qui định các giáo lý cho tất cả mối quan hệ giữa con người với Thượng Đế, với bản thân y và với xã hội.
Giáo lý thực hành này bao gồm hành động, lời nói, cuộc giao ước và được chia làm hai thể loại:
Thứ nhất: Giáo lý hành đạo như Salah, nhịn chay, Hajj ...
Thứ hai: Giáo lý đời sống như các cuộc giao ước, mua bán, thưởng phạt, kết án và tất cả mối quan hệ xã hội giữa người với người.
Tóm lại, có thể phân loại bộ giáo lý như sau:
1- Giáo lý gia đình từ khi kết hôn đến chết gồm: Giáo lý hôn nhân, li dị, xác nhận mối quan hệ, cấp dưỡng, thừa kế ...
2- Giáo lý đời sống vật chất gồm tất cả mối quan hệ cá thể như mua bán trao đổi, thuê mướn, hùng vốn mở công ty ...
3- Giáo lý hình sự là giáo lý liên quan đến tội phạm như bồi thường, kết án, xử phạt ...
4- Giáo lý dân sự là phân xử tranh chấp, cãi vả, thưa kiện và cách xác minh bằng chứng ...
5- Giáo lý ngoại giao qui định các mối quan hệ giữa đất nước Islam với các nước bạn trên thế giới trong thời bình, thời chiến và cách quan hệ với người ngoại đạo, đồng thời cũng nói đến Jihaad và hiệp ước.
    Kết quả của Fiqh:
Thấu hiểu và áp dụng giáo lý đó vào cuộc sống, gia tăng đức hạnh cho tín đồ, việc hành đạo trở nên chính xác và bản thân trở nên ngay chính. Một khi cá thể ngay chính thì thúc đẩy cộng đồng phát triển tốt đẹp, từ đó mang lại cho tín đố cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc ở trần gian và đạt được sự hài lòng và thiên đàng của Allah.
    Giá trị của Fiqh trong tôn giáo và khuyến khích trao dồi và đạt được kiến thức này:
Quả thật, học hỏi kiến thức Fiqh là việc làm tốt đẹp, toàn mỹ nhất trong Islam. Có rất nhiều câu Kinh và Hadith xác định cho vấn đề này, Allah phán:
﴿۞وَمَا كَانَ ٱلۡمُؤۡمِنُونَ لِيَنفِرُواْ كَآفَّةٗۚ فَلَوۡلَا نَفَرَ مِن كُلِّ فِرۡقَةٖ مِّنۡهُمۡ طَآئِفَةٞ لِّيَتَفَقَّهُواْ فِي ٱلدِّينِ وَلِيُنذِرُواْ قَوۡمَهُمۡ إِذَا رَجَعُوٓاْ إِلَيۡهِمۡ لَعَلَّهُمۡ يَحۡذَرُونَ ١٢٢﴾ التوبة: 122
Và những người có đức tin không bắt buộc phải đi chiến đấu tất cả. Nếu mỗi thành phần cử một nhóm người của họ đi chinh chiến để học hỏi (các vấn đề) tôn giáo và khi trở về để giáo dục lại cho dân chúng thì cách đó sẽ giúp họ tránh phạm tội. Al-Tawbah: 122 (chương 9).
Và Nabi  đã nói: ((مَنْ يُرِدِ اللهُ بِهِ خَيْراً يُفَقِّهْهُ فِي الدِّيْنِ)) “Một khi Allah muốn một bề tôi nào tốt đẹp thì Ngài cho y sự thấu hiểu về bộ luật tôn giáo.”( ) thấy rằng Nabi  đã sắp xếp việc làm tốt đẹp đầu tiên trong tôn giáo đó là trao dồi kiến thức giáo lý thực hành này, và bởi Nabi  nói:
((النَّاسُ مَعَادِنُ خِيَارُهُمْ فِي الْجَاهِلِيَّةِ خِيَارُهُمْ فِي الْإِسْلَامِ إِذَا فَقِهُوا))
“Con người là những kho báu, người đáng trọng trong thời tiền Islam sẽ vẫn được xem trọng sau khi cải đạo sang Islam miễn y biết trao dồi kiến thức Fiqh (giáo lý thực hành).”( )
Việc trao dồi kiến thức Fiqh (giáo lý thực hành) có địa vị vĩ đại trong tôn giáo Islam, bởi khi người Muslim có được kiến thức này sẽ biết được đâu là quyền lợi, đâu là nghĩa vụ của y, y tôn thờ Allah đúng với kiến thức của Islam và đạt được sự tốt đẹp, niềm hạnh phúc ở trần gian và ngày sau.

 


Chương 1:
TẨY RỬA
Gồm mười phần

Phần Một: Về giáo lý tẩy rửa & thể loại nước
Chủ đề thứ nhất: Định nghĩa, tầm quan trọng và phân loại việc tẩy rửa:
1- Tầm quan trọng và phân loại việc tẩy rửa: Tẩy rửa là chìa khóa của Salah, là điều kiện bắt buộc phải có khi hành lễ Salah.
Tẩy rửa được chia làm hai loại:
Thứ nhất: Tẩy rửa theo nội dung là tẩy nội tâm sạch khỏi sự tôn thờ đa thần, sạch khỏi tội lỗi và tất cả mọi thứ làm bẩn nội tâm. Việc tẩy rửa này quan trọng hơn cả việc tẩy rửa cơ thể, bởi không thể xác định được sự sạch sẽ của cơ thể trong khi nội tâm còn ô uế tội đa thần, giống như Allah phán:
﴿إِنَّمَا ٱلۡمُشۡرِكُونَ نَجَسٞ﴾ التوبة: ٢٨
Những người thờ đa thần (là những kẻ) dơ bẩn. Al-Tawbah – 28 (chương 9).
Thứ hai: Tẩy rửa theo hình thức, loại này sẽ được nói rõ ràng hơn ở phần dưới.
2- Định nghĩa tẩy rửa:
- Theo nghĩa của từ là tẩy rửa các chất dơ bẩn.
- Theo nghĩa giáo lý là làm mất đi Hadath và tẩy chất dơ.( )
Ý nghĩa việc làm mất đi Hadath: Là xóa đi tình trạng bị cấm hành lễ Salah bằng việc dùng nước tắm ướt toàn bộ cơ thể, nếu bị Hadath lớn; nếu bị Hadath nhỏ chỉ cần lấy nước Wudu cộng thêm định tâm; nếu trường hợp không dùng được nước thì được thay thế bằng đất bụi và làm theo cung cách giáo lý qui định. Sẽ được nó rõ ở phần Tayammum.
Hadath được chia làm hai loại: Hadith nhỏ bắt buộc phải lấy Wudu và Hadath lớn bắt buộc phải tắm Junub.
Ý nghĩa việc tẩy chất dơ: Là tẩy sạch mọi chất dơ bám dính trên cơ thể, dính trên quần áo và dính trên vị trí hành lễ.
Chất dơ được chia làm ba thể loại: Có loại bắt buộc phải tắm, có loại chỉ bắt buộc rưới nước và có loại bắt buộc phải chùi.

Chủ đề thứ hai: Loại nước có tác dụng tẩy rửa.
Việc tẩy rửa cần phải dùng thứ gì đó để tẩy rửa mới làm mất đi Hadath và tẩy đi chất dơ, và đó chính là nước trong sạch. Nước trong sạch là nước sạch có thể làm sạch được vật thể khác, đó chính là nước nguyên thủy trên tự nhiên giống như nước mưa, nước tuyết tan chảy, nước sông ao hồ, nước giếng, nước biển. Bởi Allah phán:
﴿وَيُنَزِّلُ عَلَيۡكُم مِّنَ ٱلسَّمَآءِ مَآءٗ لِّيُطَهِّرَكُم بِهِۦ﴾ الأنفال: 11
Và Ngài cho mưa từ trời xuống để tẩy sạch các ngươi.) Al-Anfaal: 11 (chương 8), Allah phán ở chương khác:
﴿وَأَنزَلۡنَا مِنَ ٱلسَّمَآءِ مَآءٗ طَهُورٗا ٤٨﴾  الفرقان: 48
Và TA đã ban xuống nước mưa dùng để tẩy rửa Al-Furqaan: 48 (chương 25).
Vì Nabi  đã từng nói:
((اللَّهُـمَّ اغْسِـلْنِي مِـنْ خَطَايَايَ بِالثَّلْجِ وَالْمَـاءِ وَالْبَرَدِ))
“Lạy Allah, xin hãy tẩy sạch tội lỗi của bề tôi bằng nước sạch trong tinh khiết (giống như tẩy sạch chất dơ).”( ) và Nabi  đã nói: ((هُوَ طَهُورٌ مَاؤُهُ، الحِلُّ مَيْتَتُهُ)) “Nước biển là nước trong sạch và xác chết (của sinh vật) biển là được phép dùng.”( )
Ngoài nước ra thì các chất lỏng khác không được phép dùng để tẩy rửa giống như giấm, xăng dầu, nước ép trái cây, hoặc những loại chất lỏng khác tương tự, bởi Allah phán:
﴿فَلَمۡ تَجِدُواْ مَآءٗ فَتَيَمَّمُواْ صَعِيدٗا طَيِّبٗا﴾ (المائدة: 6)
Một khi các ngươi không tìm được nước thì hãy Tayammum trên mặt đất sạch. Al-Maa-idah: 6 (Chương 5). Nếu những chất lỏng khác có thể tẩy rửa sạch chất dơ là đã không dùng đất bụi thay thế rồi.

Chủ đề thứ ba: Khi nước bị lẫn lộn chất dơ.
Một khi nước bị lẫn lộn chất dơ làm mất đi một trong ba tính chất - mùi, màu, vị - của nước thì tất U’lama giáo lý đồng thống nhất là nước dơ không được phép sử dụng dù nước có ít hay nhiều.
Trường hợp chất dơ đó không làm mất đi một trong ba tính chất của nước, nếu là nước nhiều thì vẫn được xem là nước trong sạch; nếu là nước ít thì bị xem là nước dơ. Giới hạn của nước nhiều là nước đạt được Qullatain( ) hoặc nhiều hơn. Còn ít hơn Qullatain thì xem là nước ít.
Bằng chứng là bởi Hadith Abu Sa-e’d Al-Khudri  dẫn lời Rasul : ((إِنَّ الْمَاءَ طَهُورٌ لاَ يُنَجِّسُهُ شَيْءٌ)) “Quả thật, nước trong sạch là nước không bị vật (chất) khác làm dơ.”( ) và vì Hadith do Ibnu U’mar  dẫn lời Rasul : ((إِذَا بَلَغَ الْمَاءُ قُلَّتَيْنِ لَمْ يُنَجِّسْهُ شَىْءٌ)) “Khi nước đã được Qullatain thì không gì có thể làm dơ nó.”( )

Chủ đề thứ tư: Khi nước bị lẫn lộn chất sạch.
Một khi nước bị lẫn lộn với chất sạch như lá cây, hoặc xà bông, hoặc chất hóa học..., và các chất sạch đó không tác động gì đến nước thì theo ý kiến đúng nước đó vẫn là nước trong sạch được phép sử dụng, bởi Allah phán:
﴿وَإِن كُنتُم مَّرۡضَىٰٓ أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٍ أَوۡ جَآءَ أَحَدٞ مِّنكُم مِّنَ ٱلۡغَآئِطِ أَوۡ لَٰمَسۡتُمُ ٱلنِّسَآءَ فَلَمۡ تَجِدُواْ مَآءٗ فَتَيَمَّمُواْ صَعِيدٗا طَيِّبٗا فَٱمۡسَحُواْ بِوُجُوهِكُمۡ وَأَيۡدِيكُمۡۗ﴾ (سورة النساء: 43)
{Còn nếu các ngươi đang bệnh hoặc đang du hành xa hoặc các ngươi đi vệ sinh hoặc đã gần gủi với vợ nhưng không tìm thấy nước thì các ngươi hãy Tayammum bằng đất bụi sạch mà chùi lên mặt và đôi bàn tay của các ngươi.} Al-Nisa: 43 (chương 4).
Trong câu Kinh Allah nhắc đến chữ “nước” theo ngữ văn chung chung không phân biệt nước nguyên chất và nước bị lẫn lộn.
Và vì Hadith Nabi  nói với nhóm phụ nữ tắm thi hài con gái Người:
((اغْسِلْنَهَا ثَلاَثًا أَوْ خَمْسًا أَوْ أَكْثَرَ مَنْ ذَلِكَ إِنْ رَأَيْتُنَّ ذَلِكَ بِمَاءٍ وَسِدْرٍ، وَاجْعَلْنَ فِى الآخِرَةِ كَافُورًا أَوْ شَيْئًا مِنْ كَافُورٍ))
“Các nàng hãy tắm nó ba lần hoặc năm lần hoặc nhiều hơn nữa nếu muốn bằng nước pha trộn lá táo và ở lần nước cuối cùng thì pha với long não hoặc chỉ một ít long não cũng được.”( )

Chủ đề thứ năm: Giáo lý về nước đã qua sử dụng trong Wudu và tắm Junub.
Theo ý kiến đúng nhất thì nước đã qua sử dụng lấy Wudu và tắm Junub vẫn được xem là nước sạch làm mất đi Hadath và xóa đi chất dơ miễn sao nước đó vẫn chưa bị mất đi một trong ba tính chất - mùi, màu, vị - của nước.
Bằng chứng: “Trước kia, mỗi lần Rasul  lấy Wudu thì giữa các Sahabah gần như xảy ra hỗn chiến do tranh giành nhau hứng lấy nước Wudu của Người.”( )
Bởi có lần ông Jaabir  bị bệnh thì Rasul  đã lấy nước thừa Wudu của mình mà đổ lên người ông.( ) Nếu là nước dơ là không được phép làm như vậy.
Bởi xưa kia cả Nabi  và tất cả Sahabah đều cùng vợ lấy nước Wudu chung trong các chậu và trong bình và họ cùng nhau tắm trong thau lớn, tất nhiên sẽ không tránh khỏi việc nước đã sử dụng văng trúng vào nhau.
Và bởi lúc Abu Hurairah  đang bị Junub thì Rasul  nói: ((إِنَّ الْمُؤْمِنَ لاَ يَنْجُسُ)) “Quả thật, người Mumin (có đức tin) không bị xem dơ.”( )
Tóm lại, khi nước không bị mất đi tính chất của nước thì là nước sạch kể cả sau khi đã qua sử dụng.

Chủ đề thứ sáu: Nước thừa của con người và súc vật.
Nước thừa: Là nước uống còn sót lại trong ly, trong ca sau  khi uống. Con người được xem là sạch sẽ thì nước uống thừa của họ cũng xem là sạch không phân biệt người Muslim hay Kaafir. Tương tự, người bị Junub và phụ nữ có kinh nguyệt, bởi Rasul  nói: ((إِنَّ الْمُؤْمِنَ لاَ يَنْجُسُ)) “Quả thật, người Mumin (có đức tin) không bị xem dơ.”( )
Và vì A’-ishah  kể: “Trước kia, khi bà uống nước bằng ca trong lúc có kinh nguyệt, xong thì Rasul  đã lấy ca đó uống nước và đặt môi Người ngay vị trí môi của bà.”( ) 
 Giới U’lama đồng thống nhất nước thừa của động vật được phép ăn thịt là sạch.
Và theo ý kiến đúng nhất là nước thừa của các loại động vật không được phép ăn thịt như báo, hổ, sư tử ... thuộc loại sạch, bởi loại động vật này có mặt khắp nơi, nguồn nước không tránh được chúng uống phải. Nhưng nếu như chỉ có chút ít nước và lại bị số súc vật này uống thì nước mới bị dơ.
Bằng chứng: Đó là Hadith ở trên, có người hỏi về nước đã bị thú dữ hoang dã uống thì Rasul :
((إِذَا بَلَغَ الْمَاءُ قُلَّتَيْنِ لَمْ يُنَجِّسْهُ شَىْءٌ))
“Khi nước đã được Qullatain thì không gì có thể làm dơ nó.”( ) và có lần được hỏi về nước uống bị mèo uống thì Rasul  đáp:
((إِنَّهَا لَيْسَتْ بِنَجَسٍ إِنَّهَا مِنَ الطَّوَّافِينَ عَلَيْكُمْ وَالطَّوَّافَاتِ))
“Mèo không thuộc loài dơ bẩn, bởi nó sinh sống xung quanh mọi người.”( ) và bởi thông thường con người không thể kiểm soát hết mọi việc xunh quanh mình. Nếu như nói nước bọt của mèo dơ bẩn bắt buộc phải rửa là đã tạo nên khó khăn trong khi điều này được xí xóa.
Riêng nước bọt của chó và heo là dơ bẩn, ô uế, bởi có Hadith do Abu Hurairah  dẫn lời Nabi  nói về chó:
((طُهُورُ إِنَاءِ أَحَدِكُمْ إِذَا وَلَغَ فِيهِ الْكَلْبُ أَنْ يَغْسِلَهُ سَبْعَ مَرَّاتٍ أُولاَهُنَّ بِالتُّرَابِ))
“Việc tẩy rửa vật dụng của các ngươi bị chó liếm phải là rửa bảy lần, lần đầu tiên dùng đất.”( ) 
Về con heo thì Allah phán:
﴿أَوۡ لَحۡمَ خِنزِيرٖ فَإِنَّهُۥ رِجۡسٌ﴾ الأنعام : 145
{“hoặc là thịt của con heo bởi vì nó Najis (ô uế, bẩn thỉu)”} Al-An-a'm: 145 (chương 6).







Phần Hai: Về vật dụng ăn uống
Vật dụng ăn uống là tất cả những gì có thể chứa đựng được thức ăn, nước uống được làm bằng kim loại sắt hoặc bất cứ loại gì. Trong nguyên thủy được phép sử dụng bởi Allah phán:
﴿هُوَ ٱلَّذِي خَلَقَ لَكُم مَّا فِي ٱلۡأَرۡضِ جَمِيعٗا ﴾    البقرة: 29
{Ngài là Đấng đã tạo cho các ngươi tất cả mọi vật trên trái đất.} Al-Baqarah: 29 (Chương 2)
Chủ đề thứ nhất: Sử dụng vật dụng ăn uống bằng vàng, bạc hoặc những thể loại khác thuộc dạng sạch:
Được phép sử dụng vật dụng ăn uống trong tất cả mọi nhu cầu, miễn đó là vật dụng thuộc dạng sạch không phân biệt rẻ tiền hay đắt tiền, bởi nó vẫn còn nằm trong khuôn khổ được phép. Ngoại trừ vật dụng đó được làm bằng vàng và bạc, bởi Nabi  đã cấm rằng:
((لاَ تَشْرَبُوا فِي آنِيَةِ الذَّهَبِ وَالْفِضَّةِ وَلاَ تَأْكُلُوا فِي صِحَافِهَا فَإِنَّهَا لَهُمْ فِي الدُّنْيَا وَلَنَا فِي الآخِرَةِ))
“Cấm các ngươi ăn uống trong chén bát bằng vàng và bạc. Những vật dụng đó của họ (người ngoại đạo) ở trần gian và của chúng ta ở ngày sau.”( ) và Nabi  ở Hadith khác:
((الَّذِي يَأْكُلُ أَوْ يَشْرَبُ فِي آنِيَةِ الذَّهَبِ وَالْفِضَّةِ إِنَّمَا يُجَرْجِرُ فِي بَطْنِهِ نَارَ جَهَنَّمَ))
“Người mà ăn uống bằng vật dụng bằng vàng, bạc chẳng qua là y tự kéo lửa hỏa ngục vào bụng mình.”( ) 
Qua hai Hadith cấm tin đồ Muslim sử dụng vật dụng ăn uống bằng vàng, bạc nguyên xi hoặc chỉ mạ vàng, bạc hoặc đính vàng, bạc đều bị cấm.

Chủ đề thứ hai: Việc dùng vật dụng ăn uống được hàn dính lại bởi vàng, bạc:
Cấm dùng vàng để hàn vật dụng ăn uống bị bể, bị vỡ, bị gãy trong mọi trường hợp bởi các Hadith cấm ở trên, nhưng có thể dùng bạc số lượng ít để hàn bởi Hadith do Anas bin Malik  kể: “Cái tách của Nabi  bị vỡ thế là Người dùng bạc kết lại.”( )

Chủ đề thứ ba: Vật dụng ăn uống của người ngoại đạo:
Trong nguyên thủy vật dụng ăn uống của người ngoại đạo được phép sử dụng, trừ phi biết được vật dụng đó bị bẩn thì không được phép sử dụng cho đến khi rửa sạch, bởi Hadith Abu Tha'labah Al-Khu-sha-ny  nói với Nabi : Thưa Rasul của Allah, chúng tôi ở cùng với thị dân Kinh Sách (Do Thái và Thiên Chúa) chúng tôi có được phép dùng vật dụng của họ không? Nabi  nói:
((لاَ تَأْكُلُوا فِيهَا إِلاَّ أَنْ لاَ تَجِدُوا غَيْرَهَا فَاغْسِلُوهَا وَكُلُوا فِيْهَا))
“Các ngươi không được ăn bằng vật dụng đó trừ khi các ngươi không tìm thấy cái nào khác, khi đó hãy rửa lại trước khi sử dụng.”( ) 
Trường hợp nhóm người ngoại đạo nào đó được biết đến không sử dụng vật dụng của họ chứa đựng chất dơ thì được phép sử dụng vật dụng của họ, bởi được truyền lại chính xác rằng Nabi  và nhóm bằng hữu của Người đã dùng túi da đựng nước của một phụ nữ đa thần mà lấy Wudu.( ) Và bởi Allah đã cho phép tín đồ Muslim ăn thức ăn của thị dân Kinh Sách và họ đã dùng vật dụng của mình mà đựng thức ăn gởi đến Rasul  và Người đã nhận giống như một đứa trẻ Do Thái đã mời Rasul  ăn bánh mì làm bằng lúa mạch, mỡ động vật và dầu ủ lên men, và Rasul  đã ăn.( ) 

Chủ đề thứ tư: Tẩy rửa vật dụng được làm từ da:
Da xác chết động vật khi qua khâu thuộc da là được phép sử dụng, bởi Nabi  nói: ((أَيُّمَا إِهَابٍ دُبِغَ فَقَدْ طَهُرَ)) “Một khi da đã qua khâu thuộc da là sạch sẽ (được phép sử dụng).”( ) và có lần Rasul  đi ngang qua xác chết một con cừu, Người  nói: ((هَلاَّ أَخَذُوا إِهَابَهَا فَدَبَغُوهُ فَانْتَفَعُوا بِهِ)) “Tại sao các người không lột da con vật này mà thuộc da để giúp ích cho các ngươi.” Sahabah đáp: Bởi nó đã chết. Rasul  nói: ((إِنَّمَا حَرُمَ أَكْلُهَا)) “Chỉ có bị cấm ăn thịt mà thôi.”( ) việc thuộc da xác chết động vật chỉ áp dụng cho những loại động vật được phép ăn thịt, còn những loài động vật khác như hổ, báu, mèo . . . thì không.
Lông xác chết động vật thuộc loài được phép ăn thịt là sạch, còn thịt xác chết là Haram (bị cấm), bởi Allah phán:
﴿إِلَّآ أَن يَكُونَ مَيۡتَةً أَوۡ دَمٗا مَّسۡفُوحًا أَوۡ لَحۡمَ خِنزِيرٖ فَإِنَّهُۥ رِجۡسٌ﴾ الأنعام : 145
{“trừ phi thức ăn đó là thịt của xác chết, hoặc là máu tuôn ra, hoặc là thịt của con heo bởi vì nó Najis (ô uế, bẩn thỉu).”} Al-An-a'm: 145 (chương 6).
Thuộc da là việc tẩy sạch da khỏi mọi tạp chất dính trên da bằng muối và nước hoặc bằng một số thảo dược khác hoặc bằng các loại hóa chất ngày nay.
Tóm lại: Tất cả xác chết động vật thuộc loài động vật được phép ăn thịt lúc còn sống như trâu, bò, dê... thì da của chúng được phép sử dụng sau khi đã thuộc da.
Đối với tất cả động vật không được phép ăn thịt như mèo, hổ, báu, cọp ... thì da của chúng bị cấm sử dụng cho dù đã qua khâu thuộc da.


















Phần Ba: Về cung cách đi vệ sinh
Chủ đề thứ nhất: Rửa và chùi, có thể dùng cách này thay thế cách kia:
Rửa là tẩy sạch những gì xuất ra từ hậu môn và đường tiểu.
Chùi là dùng vật sạch như đá, lá cây, giấy... chùi sạch hai đường vệ sinh đó. Và có thể dùng cách này thay thế cách khác, bởi được truyền lại chính xác từ Nabi  như được Anas  kể: “Xưa kia, khi Nabi  vào nhà vệ sinh là tôi mang cho Người túi da đựng nước và cây giáo ngắn (để làm vật chắn khi Salah), thế là Người dùng nước để rửa.”( ) 
Và A’-ishah  dẫn lời Rasul :
((إِذَا ذَهَبَ أَحَدُكُمْ إِلَى الْغَائِطِ فَلْيَسْتَطِبْ بِثَلاَثَةِ أَحْجَارٍ فَإِنَّهَا تُجْزِئُ عَنْهُ))
“Khi ai đó trong các ngươi đi đại tiện thì hãy tẩy sạch bằng ba cụt đá, như thế cũng đã đủ.”( ) Tốt nhất là sử dụng luôn cả hai cách chùi trước và rửa sau.
Việc chùi sau vệ sinh có thể dùng đá, hoặc giấy, hoặc lá cây, hoặc bất cứ gì sạch có thể chùi được, bởi xưa kia Rasul  đã dùng đá để chùi sau vệ sinh, cho nên có thể dùng những gì tương tự để tẩy sau vệ sinh. Nếu dùng cách dụng chùi thay thế rửa nước thì phải chùi ít nhất ba lần bởi Hadith Salmaan  kể: “Nabi  cấm chúng ta chùi vệ sinh bằng tay phải; cấm chùi ít hơn ba cụt đá và cấm dùng phân khô và xương để chùi.”( ) 
 
Chủ đề thứ hai: Xoay mặt và đưa lưng hướng về Qiblah lúc vệ sinh.
Khi vệ sinh ngoài trời không gì che chắn thì không được hướng mặt hoặc đưa lưng hướng về Qiblah, bởi Hadith Abu Ayyoob Al-Ansaari  dẫn lời Rasul :
((إِذَا أَتَيْتُمُ الْغَائِطَ فَلاَ تَسْتَقْبِلُوا الْقِبْلَةَ وَلاَ تَسْتَدْبِرُوهَا، وَلَكِنْ شَرِّقُوا أَوْ غَرِّبُوا))
“Khi các ngươi đại tiện thì chớ có hướng mặt hoặc xoay lưng về Qiblah, hãy hướng về đông hoặc hướng tây.” Abu Ayyoob  kể: “Có lần chúng tôi đến Shaam thì thấy các nhà vệ sinh được dựng hướng về Ka’bah, thế là chúng tôi bỏ đi nơi khác và cầu xin Allah tha thứ.”( ) 
Trường hợp, ở bên trong nhà vệ sinh hoặc giữ người vệ sinh và Qiblah có gì che chắn thì có thể hướng mặt hoặc xoay lưng về Qiblah, bởi Hadith Ibnu U’mar : “Rằng ông đã thấy Rasul  tiểu trong nhà vệ sinh hướng mặt về Shaam và xoay lưng về Ka’bah.” Và vì Hadith Marwaan Al-Osghar  kể: “Ông Ibnu U’mar đã cho lạc đà nằm xuống che ông với Qiblah rồi ông tiểu phía sau lạc đà.” Thấy vậy tôi nói: “Hỡi cha của Abdur Rahmaan, chẳng phải Rasul  đã cấm đi tiểu như thế sau?” Ông đáp: “Đúng rồi, nhưng khi không có gì che chắn giữa mình và Qiblah kìa, còn khi có gì đó che chắn giữa mình với Qiblah thì không sao.”( ) Nhưng tốt nhất không nên kể cả bên trong nhà vệ sinh. Wollahu A’lam.

Chủ đề thứ ba: Những việc nên làm khi ở trong nhà vệ sinh.
Theo Sunnah khi bước vào nhà vệ sinh thì nói:
((بِسْـمِ اللهِ، اللَّهُـمَّ إِنِّـي أَعُـوذُ بِكَ مِـنَ الْخُبُثِ وَالْخَبَائِثِ))
((Bis mil lah, ol lo hum ma in ni a u’ zu bi ka mi nal khu buth wal kha ba ith))
Khi bước ra thì nói: ((غُفْـرَانَكَ)) ((Ghuf raa nak)).
Khi vào thì bước chân trái, khi ra thì bước chân phải và không nên vén quần lên trước cho đến khi gần ngồi xuống hoàn toàn.
Khi vệ sinh nên tìm nơi xa và kín đáo không bị nhìn thấy. Bằng chứng cho những gì vừa nêu:
Hadith Jaabir  kể: “Trước kia, chúng tôi cùng Rasul của Allah  đi du hành, mỗi khi Người đi vệ sinh thì chúng tôi không nhìn thấy Người đâu.”( ) 
Hadith Aly  dẫn lời Rasul :
((سِتْرُ مَا بَيْنَ الْجِنِّ وَعَوْرَاتِ بَنِى آدَمَ إِذَا دَخَلَ الْخَلَاءَ أَنْ يَقُولَ: بِسْمِ اللَّهِ))
“Cách che chắn giữa loài Jin (ma, quỉ) và phần kín con người khi ở bên trong nhà vệ sinh là nói: Bismillah.”( ) 
Hadith Anas  kể: Xưa kia, mỗi khi Rasul  vào nhà vệ sinh là Người nói:
((اللَّهُـمَّ إِنِّـي أَعُـوذُ بِكَ مِـنَ الْخُبُثِ وَالْخَبَائِثِ))
“Lạy Allah, cầu xin Ngài che chở bề tôi tránh xa lũ Shaytaan nam và nữ.”( )
Hadith do A’-ishah  kể: Xưa kia, mỗi khi ra nhà vệ sinh là Rasul  nói: ((غُفْـرَانَكَ)) “Cầu xin sự tha thứ của Ngài.”( )
Hadith Ibnu U’mar  kể: “Xưa kia, mỗi khi muốn đi vệ sinh là Rasul  ngồi gần như hoàn toàn mới vén áo lên.”( ) 

Chủ đề thứ tư: Những điều cấm đối với ai muốn vệ sinh.
Cấm tiểu tiện vào nguồn nươc đứng không chảy, bởi Hadith Jaabir  kể: “Rằng Nabi  đã cấm tiểu vào nguồn nước đứng êm không chảy.”( )
Không cầm dương vật và rửa vệ sinh bằng tay phải, bởi Nabi  nói:
((إِذَا بَالَ أَحَدُكُمْ فَلاَ يَأْخُذَنَّ ذَكَرَهُ بِيَمِينِهِ، وَلاَ يَسْتَنْجِى بِيَمِينِهِ))
“Khi các ngươi tiểu thì chớ cầm dương vật bằng tay phải và cũng đừng rửa vệ sinh bằng tay này.”( )
Cấm đi vệ sinh trên đường đi hoặc dưới bóng cây hoặc công viên hoặc dưới gốc cây ăn trái hoặc ao hồ, bởi Hadith Mu-a’z  dẫn lời Rasul :
((اتَّقُوا الْمَلاَعِنَ الثَّلاَثَ: الْبَرَازَ فِى الْمَوَارِدِ وَقَارِعَةِ الطَّرِيقِ وَالظِّلِّ))
“Các ngươi hãy tránh ba điều bị nguyền rủa: Vệ sinh vào nơi lưu trữ nước, ven đường đi và dưới bóng mát.”( )
Và Hadith Abu Hurairah  dẫn lời Rasul :
((اتَّقُوا الْلاَعِنَيْنِ))
“Các ngươi hãy tránh xa hành động của hai kẻ bị nguyền rủa.” Sahabah hỏi: Hai người họ là ai, thưa Rasul của Allah? Người đáp: ((الَّذِى يَتَخَلَّى فِى طَرِيقِ النَّاسِ أَوْ ظِلِّهِمْ)) “Là kẻ đi vệ sinh trên đường hoặc nơi dừng chân công cộng.”( )
Đồng thời cấm đọc Qur’an lúc vệ sinh, cấm dùng phân khô và xương hoặc thức ăn để chùi vệ sinh, bởi Hadith Jaabir : “Nabi  cấm chùi vệ sinh bằng xương hoặc phân khô.”( ) 
Cấm đi vệ sinh trong khuôn viên nghĩa địa Muslim, bởi Nabi  nói:
((لَا أُبَالِي أَوَسَطَ الْقُبُورِ قَضَيْتُ حَاجَتِى أَوْ وَسَطَ السُّوقِ))
“Ta không thấy sự khác nhau giữa việc đi vệ sinh giữa mồ mã hay giữa chợ.”( ) 

Chủ đề thứ năm: Những hành động không nên khi vệ sinh.
Không nên tiểu hướng ngược gió mà không có gì che chắn, bởi gió sẽ làm văng nước tiểu lại người và quần áo, và không nên nói chuyện lúc vệ sinh, bởi có lần một người đi ngang qua chào Salam cho Nabi  lúc người đang tiểu nhưng Người không đáp lại lời Salam.( ) 
Không nên tiểu vào các lổ, hang, bởi Hadith Qataadah  dẫn lời ông Abdullah bin Sarjis : “Quả thật, Nabi  đã cấm tiểu vào lổ.” Có người hỏi ông Qataadah : Tại sao ? Ông đáp: “Bởi đó là nhà của Jin (ma, quỉ).”( ) và bởi có thể trong hang là chổ ở của động vật gây hại hoặc là nhà của Jin (ma, quỉ) sẽ gây hại đến người tiểu do xúc phạm chúng.
Không nên vào nhà vệ sinh cùng với vật gì đó có khắc, ghi tên Allah trừ phi bắt buộc, bởi mỗi khi vào nhà vệ sinh là Rasul  cởi chiếc nhẫn của Người ra do trên chiếc nhẫn có khắc tên Allah.( )
Nếu rơi vào tình thế bắt buộc thì không sao, giống như những vật có giá trị có khắc tên Allah nếu để bên ngoài e sẽ làm quà cho trộm hoặc sẽ bị quên.
Riêng Qur’an là không được mang vào nhà vệ sinh dù bất cứ trường hợp nào, bởi đó là lời phán của Allah, lời phán cao quí nhất. Cho nên, việc mang Qur’an vào nhà vệ sinh là điều sĩ nhục.
















Phần Bốn: Về Siwaak và Sunan Fit-rah
Siwaak là thanh que dạng tròn dùng chà răng và nướu để tẩy thức ăn thừa dính phải và khử mùi miệng.
Chủ đề thứ nhất: Giáo lý dùng Siwaak:
Dùng Siwaak là Sunnah khuyến khích làm trong mọi thời khắc của ngày đêm, kể cả người nhịn chay được phép dùng bất cứ lúc nào khi muốn buổi sáng hoặc buổi chiều, bởi Nabi  đã khuyến khích tín đồ dùng Siwaak mà lại không ấn định giờ giấc như đã nói:
((السِّوَاك مُطَهِّرٌ لِلْفَمِ، مَرْضَاةٌ لِلرَّبِّ))
“Dùng Siwaak làm sạch miệng và làm hài lòng Thượng Đế.”( )
Và Rasul  nói:
((لَوْلاَ أَنْ أَشُقَّ عَلَى أُمَّتِي لَأَمَرْتُهُمْ بِالسِّوَاكِ عِنْدَ كُلِّ صَلَاةٍ))
“Nếu như không gây khó khăn cho tín đồ Ta là Ta đã ra lệnh họ sử dụng Siwaak vào mỗi giờ Salah.”( ) 

Chủ đề thứ hai: Khi nào tốt nhất ?
Dùng Siwaak tốt nhất là lúc lấy Wudu, thức dậy sau ngủ, khi miệng nặng mùi, khi xướng đọc Qur’an, khi hành lễ Salah, khi vào Masjid, khi vào nhà, bởi Hadith Al-Miqdaam bin Shuraih rằng cha ông đã hỏi A’-ishah : Việc đầu tiên bước vào nhà là Rasul  là gì ? bà đáp: “Dùng Siwaak.”( ) 
Xưa kia mỗi lần thức dậy là Rasul  liền chà miệng bằng Siwak,( ) cho nên, là người tín đồ Muslim cần phải luôn giữa mình sạch sẽ, thơm tho trong mỗi lần hành đạo kính dâng Allah.

Chủ đề thứ ba: Dùng Siwaak loại nào ?
Khuyến khích dùng những loại Siwaak có mùi thơm, dẻo, không gây sát thương miệng, bởi trước kia Rasul  dùng loại cây Araak thơm và dẻo. Được phép dùng cả hai tay trái và phải để chà răng.
Nếu ai không có Siwaak lúc lấy Wudu thì có thể dùng ngón tay mà chà răng giống như Aly bin Abi Taalib đã miêu tả về cách thức lấy Wudu của Nabi .( )

Chủ đề thứ tư: Lợi ích của Siwaak.
Một lợi ích quan trọng qua việc sử dụng Siwaak là làm thơm miệng trong cuộc sống hiện tại và làm hài lòng Thượng Đế ở ngày sau. Cho nên, khuyến khích tín đồ Muslim thường xuyên thực hiện Sunnah này, không nên bỏ lở. Có một số người Muslim mặc dù có được Siwaak trong tay nhưng lại cả tháng hoặc nhiều hơn không sử dụng Siwaak do lười hoặc không biết, thế là y đã đánh mất đi biết bao là ân phước vĩ đại, trong khi đó Rasul  đã khuyến khích bằng lời nói và hành động, đến nổi nó muốn trở thành bắt buộc nếu như Người sợ gây khó khăn.
Ngoài ra còn có một vài ích lợi khác qua việc sử dụng Siwaak là giúp răng khỏe hơn, không bị bệnh nướu lợi, giúp âm thanh trong hơn và giúp tinh thần thêm sảng khoái.

Chủ đề thứ năm: Sunan Fit-rah
Sunan Fit-rah nghĩa là những cung cách tự nhiên, bởi nó liên quan đến việc tạo hóa tự nhiên mà Allah đã tạo và yêu thích nó, nhằm giúp con người có được ngoại hình đẹp nhất.
Ông Abu Hurairah  dẫn lời Rasul :
((خَمْسٌ مِنَ الْفِطْرَةِ: الاِسْتِحْدَادُ وَالْخِتَانُ وَقَصُّ الشَّارِبِ وَنَتْفُ الإِبْطِ وَتَقْلِيمُ الأَظْفَارِ))
“Năm loại Sunan Fit-rah gồm tẩy lông sinh dục; Khitaan; hớt râu mép; nhổ lông nách và hớt móng.”( ) 
1- Tẩy lông sinh dục tức cạo sạch phần lông bao quanh bộ phận sinh dục, và có thể sử dụng các cách hiện đại như tẩy lông bằng kem.
2- Khitaan là cắt phần da qui đầu bắt buộc đối với nam giới, và khuyến khích đối với phụ nữ là rạch rách da đỉnh âm vật là đủ.
Ý nghĩa việc Khitaan là:
- Đối với nam giúp vệ sinh sạch sẽ đầu khất dương vật và giúp ngừa được rất nhiều căn bệnh liên quan nếu không cắt da qui đầu
- Đối với phụ nữ làm giảm đi ham muốn dục vọng nhất là thời gian chồng vắng nhà.
Khuyến khích Khataan khi trẻ được bảy ngày tuổi sau sinh, sẽ giúp trẻ mau lành.
3- Hớt râu mép là hớt sát phần râu mọc ở môi trên thể hiện sự lịch lãm, sạch sẽ và sự khác biệt với người ngoại đạo.
Trong Sunnah có rất nhiều Hadith Soheeh ra lệnh và khuyến khích nam tín đồ Muslim hớt sát râu mép và nuôi dài râu cằm nhằm thể hiện vẻ lịch lãm và oai vệ của nam giới, nhưng thực tế thì có rất nhiều người lại làm trái ngược lại lệnh này họ cạo nhẵn râu cằm và nuôi râu mép, trong khi Hadith lại bảo:
Ông Abu Hurairah  dẫn lời Rasul :
((جُزُّوا الشَّوَارِبَ وَأَرْخُوا اللِّحَى خَالِفُوا الْمَجُوسَ))
“Các ngươi hãy hớt sát râu mép và nuôi dài râu cằm để làm khác tín đồ thờ lửa.”( ) 
Ông Ibnu U’mar  dẫn lời Nabi :
((خَالِفُوا الْمُشْرِكِينَ، وَفِّرُوا اللِّحَى، وَأَحْفُوا الشَّوَارِبَ))
“Để làm khác tín đồ Đa Thần các ngươi hãy nuôi râu cằm mà hớt sát râu mép.”( ) 
Là tín đồ Muslim nam có đức tin vào Allah và vào ngày tận thế thì cần phải làm theo chỉ đạo này của Nabi , làm khác với người ngoại đạo và không bị nhằm lẫn là nữ giới.
4- Hớt móng là hớt móng tay, chân cho gọn gàng không được nuôi dài nhằm mang lại vẻ thẩm mỹ và vệ sinh cho cơ thể. Mặc dù vậy, vẫn còn có một số tín đồ Muslim làm ngược lại chỉ đạo này, họ nuôi móng tay dài hoặc một ngón nhất định nào đó. Đây là điều mà Shaytaan đã mê hoặc họ và hành động bắt chước theo người ngoại đạo.
5- Nhổ lông nách là làm sạch phần lông mọc dưới hai nách bằng nhổ hoặc cạo hoặc bằng những cách khác, nhằm mang lại vệ sinh, cắt đứt mọi mùi khó chịu từ đó và mang lại cảm giác thoải mái.
Đây là năm điều mà tôn giáo Islam chúng ta đã khuyến khích tín đồ Muslim thực hiện để đạt được vẻ đẹp toàn mỹ, lịch lãm về ngoại hình, và thể hiện được lòng ngoan đạo tuân lệnh Allah và tuân lệnh Rasul của Ngài .
Ngoài năm loại Sunan Fit-rah này Islam còn khuyến khích làm thêm những điều sau đây: Sử dụng Siwaak, súc mủi và miệng bằng nước, rửa các gu tay chân, sử dụng nước để vệ sinh, bởi Hadith do A’-ishah  dẫn lời Nabi :
((عَشْرٌ مِنَ الْفِطْرَةِ: قَصُّ الشَّارِبِ وَإِعْفَاءُ اللِّحْيَةِ وَالسِّوَاكُ وَاسْتِنْشَاقُ الْمَاءِ وَقَصُّ الأَظْفَارِ وَغَسْلُ الْبَرَاجِمِ وَنَتْفُ الإِبْطِ وَحَلْقُ الْعَانَةِ وَانْتِقَاصُ الْمَاءِ))
“Mười điều Sunan Fit-rah là hớt râu mép, nuôi râu cằm, Siwaak, súc mủi, cắt móng, rửa các gu tay chân, nhổ lông nách, tẩy lông sinh dục, rửa vệ sinh bằng nước.” Ông Mus-a’b bin Shaibah nói: “Và tôi nhớ không lầm điều thứ mười chính là súc miệng bằng nước.”( ) 











Phần Năm: Về Wudu
Chủ đề thứ nhất: Định nghĩa và giáo lý lấy Wudu:
- Theo nghĩa ngôn từ: Wudu là thẩm mỹ và sạch sẽ.
- Theo nghĩa giáo lý: Wudu là dùng nước rửa bốn phần của cơ thể - gồm mặt, đôi tay, đầu và đôi chân - theo cung cách giáo lý Islam qui đinh mang ý nghĩa tôn thờ Allah.
- Giáo lý lấy Wudu, bắt buộc tín đồ Muslim bị Hadath (là mọi thứ xuất ra từ hậu môn và đường sinh dục) muốn hành lễ Salah, đi Tawwaaf hoặc sờ Qur’an phải lấy nước Wudu.

Chủ đề thứ hai: Bằng chứng cho lệnh bắt buộc này, bắt buộc những ai và khi nào ?
- Về bằng chứng, Allah phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِذَا قُمۡتُمۡ إِلَى ٱلصَّلَوٰةِ فَٱغۡسِلُواْ وُجُوهَكُمۡ وَأَيۡدِيَكُمۡ إِلَى ٱلۡمَرَافِقِ وَٱمۡسَحُواْ بِرُءُوسِكُمۡ وَأَرۡجُلَكُمۡ إِلَى ٱلۡكَعۡبَيۡنِۚ وَإِن كُنتُمۡ جُنُبٗا فَٱطَّهَّرُواْۚ وَإِن كُنتُم مَّرۡضَىٰٓ أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٍ أَوۡ جَآءَ أَحَدٞ مِّنكُم مِّنَ ٱلۡغَآئِطِ أَوۡ لَٰمَسۡتُمُ ٱلنِّسَآءَ فَلَمۡ تَجِدُواْ مَآءٗ فَتَيَمَّمُواْ صَعِيدٗا طَيِّبٗا فَٱمۡسَحُواْ بِوُجُوهِكُمۡ وَأَيۡدِيكُم مِّنۡهُۚ مَا يُرِيدُ ٱللَّهُ لِيَجۡعَلَ عَلَيۡكُم مِّنۡ حَرَجٖ وَلَٰكِن يُرِيدُ لِيُطَهِّرَكُمۡ وَلِيُتِمَّ نِعۡمَتَهُۥ عَلَيۡكُمۡ لَعَلَّكُمۡ تَشۡكُرُونَ ٦﴾ (المائدة: 6)
Hỡi những người có đức tin, khi nào các ngươi muốn dâng lễ nguyện Salah thì các ngươi hãy rửa mặt; rồi hai tay của các ngươi đến khỏi cùi chỏ; rồi lau vuốt đầu của các ngươi và rồi rửa hai bàn chân của các ngươi đến khỏi mắt cá; nếu trường hợp các ngươi bị Junub (do giao hợp hoặc bị xuất tinh) thì hãy tẩy rửa (bằng cách tắm); còn nếu như các ngươi bị bệnh hoặc đang đi du hành hoặc sau vệ sinh hoặc đã ăn nằm với vợ nhưng lại không tìm thấy nước thì các ngươi hãy Tayammum (tức vổ đôi bàn tay một lần) lên mặt đất bụi sạch rồi chùi đều lên gương mặt rồi đến đôi bàn tay của các người. Allah không hề muốn gây khó dễ cho các ngươi bao giờ, mà Ngài muốn dùng nó để tẩy sạch các ngươi và để ban đầy đủ thêm cho các ngươi hồng ân từ Ngài, mong rằng các ngươi biết tri ân. Al-Maa-idah: 6 (Chương 5).
Và vì Nabi  đã nói:
((لاَ تُقْبَلُ صَلاَةٌ بِغَيْرِ طُهُورٍ وَلاَ صَدَقَةٌ مِنْ غُلُولٍ))
“Lễ Salah sẽ không được chấp nhận nếu không được tẩy rửa (Wudu hoặc tắm Junub) và việc bố thí không được chấp nhận bằng tiền ăn cắp từ chiến lợi phẩm.”( )
Và vì Nabi  đã nói:
((لاَ تُقْبَلُ صَلاَةُ مَنْ أَحْدَثَ حَتَّى يَتَوَضَّأَ))
“Người bị Hadath (là mọi thứ xuất ra từ hậu môn và đường sinh dục) không được chấp nhận lễ Salah cho đến khi lấy Wudu.”( )
Việc lấy nước Wudu là nhiệm vụ được thống nhất trong cộng đồng Muslim với bằng chứng từ Qur’an, Sunnah và Ijma’.
- Người bị bắt buộc: Bắt buộc đối với tất cả tín đồ Muslim nam và nữ đã trưởng thành khi muốn hành lễ Salah hoặc muốn làm những việc tương tự.
- Bắt buộc khi nào: Bắt buộc khi đã đến giờ hành lễ Salah hoặc tín đồ Muslim phải thực hiện việc hành đạo buộc phải có Wudu như Tawwaaf hoặc sở Qur’an.

Chủ đề thứ ba: Về điều khoản bắt buộc Wudu:
Nước Wudu chỉ được công nhận khi:
a)    Phải là người Islam, có trí tuệ (bình thường) và biết nhận thức, cho nên sẽ không được công nhận nếu là người Kafir, người khùng và trẻ em chưa đến tuổi nhận thức.
b)    Phải định tâm, bởi Hadith: Nabi  nói:
((إِنَّمَا الأَعْمَالُ بِالنِّيَّاتِ))
“Quả thật, mọi việc làm bắt đầu bằng sự định tâm.”( ) cách định tâm chỉ nghỉ trong đầu là đủ, không được phép nói bằng lời bởi không được truyền lại từ Nabi .
c)    Phải có nước trong sạch như loại nước đã được phân tích ở chương trước, nếu nước dơ thì không được phép lấy Wudu.
d)    Phải tẩy sạch các thứ bám lấy cơ thể cản nước thấm vào da như sáp đèn cầy, bột, nước sơn móng của phụ nữ ...
e)    Phải rửa nước hoặc chùi sạch mọi thứ xuất ra từ hậu môn và bộ phận sinh dục như được đề cập trước.
f)    Phải liên tục.
g)    Phải thứ tự. Hai loại này sẽ được phân tích chi tiết ở phần dưới.
h)    Phải rửa toàn bộ các bộ phận bắt buộc phải rửa.

Chủ đề thứ tư: Về các bộ phận của Wudu: Gồm sáu bộ phận:
1-    Rửa toàn bộ khuôn mặt, bởi Allah phán:
﴿إِذَا قُمۡتُمۡ إِلَى ٱلصَّلَوٰةِ فَٱغۡسِلُواْ وُجُوهَكُمۡ﴾
khi nào các ngươi muốn dâng lễ nguyện Salah thì các ngươi hãy rửa mặt., kèm theo súc miệng và mủi bởi mủi và miệng thuộc khuôn mặt.
2-    Rửa đôi tay đến khỏi cùi chỏ, bởi Allah phán: ﴿وَأَيۡدِيَكُمۡ إِلَى ٱلۡمَرَافِقِ﴾ rồi hai tay của các ngươi đến khỏi cùi chỏ.
3-    Chùi toàn bộ phần đầu cùng với đôi lổ tai, bởi Allah phán: ﴿وَٱمۡسَحُواْ بِرُءُوسِكُمۡ﴾ rồi lau vuốt đầu của các ngươi. và bởi Rasul  nói: ((الأُذُنَانِ مِنَ الرَّأْسِ)) “Đôi lổ tai thuộc phần đầu.”( ) việc chỉ chùi một phần đầu là không được công nhận nước Wudu đó. 
4-    Rửa đôi bàn chân đến khỏi mắt cá, bởi Allah phán: ﴿وَأَرۡجُلَكُمۡ إِلَى ٱلۡكَعۡبَيۡنِۚ﴾  và rồi rửa hai bàn chân của các ngươi đến khỏi mắt cá.
5-    Phải rửa theo thứ tự bởi Allah đã liệt kê các bộ phận theo thứ tự và Rasul  cũng đã lấy Wudu theo thứ tự mà Allah đã liệt kê, trước tiên là mặt, đến đôi tay, đến đầu và cuối cùng là đôi chân, như đã được truyền lại về cung cách lấy Wudu của Nabi  do Abdullah bin Zaid( ) và những người khác thuật lại.
6-    Phải liên tục, tức khi rửa xong phần cơ thể này thì liền rửa đến phần cơ thể khác không được gián đoạn lâu làm khô nước phần cơ thể trước, bởi trước kia Rasul  đã lấy nước Wudu liên tục không gián đoạn và bởi Hadith Khaalid bin Me’daan  kể: “Quả thật, có lần Nabi  nhìn thấy một người đàn ông đứng hành lễ Salah nhưng trên bàn chân ông ta sót một khoảng cở đồng tiền chưa được thấm nước nên Nabi  bảo ông ta phải đi lấy Wudu lại.” Giá như việc lấy liên tục không phải là điều khoảng bắt buộc là Rasul  đã không ra lệnh cho người đàn ông đó phải lấy nước Wudu lại rồi. Việc sót này không chỉ được quan tâm trong Wudu mà còn tắm Junub cũng vậy.


Chủ đề thứ năm: Về Sunan Wudu:
Có một số điều khoản khuyến khích thực hiện lúc lấy Wudu và sẽ được ban thưởng đối với ai làm được nó, tuy nhiên sẽ không ảnh hưởng gì đối với ai bỏ nó, những điều khoản này được gọi là Sunan Wudu, gồm:
1-    Nói Bismillah khi bắt đầu lấy Wudu, bởi Nabi  nói:  ((لاَ وُضُوءَ لِمَنْ لَمْ يَذْكُرِ اسْمَ اللَّهِ عَلَيْهِ))“Nước Wudu sẽ không được hoàn mỹ nếu như không được nhắc tên Allah khi lấy.”( )
2-    Siwaak, bởi Nabi  nói:
 ((لَوْلاَ أَنْ أَشُقَّ عَلَى أُمَّتِي لَأَمَرْتُهُمْ بِالسِّوَاكِ مَعَ كُلِّ وُضُوءٍ))
“Nếu như không gây khó khăn cho tín đồ Ta là Ta đã ra lệnh họ sử dụng Siwaak vào mỗi lần Wudu.”( )
3-    Rửa đôi bàn tay trước tiên khi lấy Wudu, bởi trước kia Rasul  đã rửa đôi bàn tay trước tiên ba lần khi bắt đầu lấy Wudu như được truyền lại về cung cách lấy Wudu của Người.
4-    Hít nước mạnh vào mủi và súc miệng kỷ, ngoài trừ lúc đang nhịn chay, như đã được truyền lại cung cách lấy Wudu của Người là đã “súc miệng và hít nước vào mủi” và bởi Người đã  nói:
((وَبَالِغْ فِى الاِسْتِنْشَاقِ إِلاَّ أَنْ تَكُونَ صَائِمًا))
“Và hãy hít nước mạnh (khi lấy Wudu) trừ phi đang nhịn chay.”( )
5-    Làm thấm nước vào râu đối với người có râu rậm, bởi đó là hành động Nabi  “Khi lấy Wudu là Người chà đều đôi tay mình.”( ) và tương tự: “Người hứng nước đưa xuống dưới cằm mà chà râu.”( )
6-    Rửa bên phải trước bên trái, như rửa tay phải trước tay trái, chân phải trước chân trái, bởi hành động của Nabi  rằng: “Rasul  thích mọi việc bắt đầu bên phải như mang dép, chải đầu, tẩy rửa và tất cả mọi việc làm khác cũng vậy.”( )
7-    Rửa ba lần tất cả các bộ phận Wudu ngoại trừ đầu, tuy nhiên chỉ bắt buộc rửa một lần, bởi đó hành động của Nabi  “Rằng Người  đã lấy Wudu khi một lần, khi thì hai lần và khi là ba lần.”( )
8-    Tụng niệm sau khi xong Wudu, bởi Nabi  nói:
((مَا مِنْكُمْ أَحَدٌ يَتَوَضَّأُ فَيُسْبِغُ الْوُضُوءَ ثُمَّ يَقُولُ: أَشْهَدُ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللَّهُ وَحْدَهُ لَا شَرِيْكَ لَهُ، وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّداً عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ إِلاَّ فُتِحَتْ لَهُ أَبْوَابُ الْجَنَّةِ الثَّمَانِيَةُ يَدْخُلُ مِنْ أَيِّهَا شَاءَ))
“Khi ai đó trong các ngươi lấy Wudu hoàn chỉnh rồi nói:
((أَشْهَدُ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللَّهُ وَحْدَهُ لَا شَرِيْكَ لَهُ، وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّداً عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ))
((Ash ha du al la i la ha il lol lo hu wah da hu la sha ri ka lah, wa ash ha du an na mu ham ma danh a’b du hu wa ra su luh))
thì chắc chắn tám cánh cửa của thiên đàng đều mở toan, y muốn vào bất cứ cửa nào muốn.”( )

Chủ đề thứ sáu: Về các điều khoản hư Wudu
Những điều làm nước Wudu trở nên vô hiệu gồm sáu điều:
1-    Xuất ra từ hai đường phân và tiểu: Bất cứ chất gì xuất ra từ hai đường này là làm hư Wudu dù ít hay nhiều như nước tiểu, tinh dịch, nước hưng phấn, máu kinh nguyệt hoặc rong kinh, xì hơi, bởi Allah phán:
﴿أَوۡ جَآءَ أَحَدٞ مِّنكُم مِّنَ ٱلۡغَآئِطِ﴾ (سورة النساء: 43)
{Hoặc các ngươi đi vệ sinh.} Al-Nisa: 43 (chương 4), và bởi Nabi  đã nói: ((لاَ تُقْبَلُ صَلاَةُ مَنْ أَحْدَثَ حَتَّى يَتَوَضَّأَ)) “Người bị Hadath (là mọi thứ xuất ra từ hậu môn và đường sinh dục) không được chấp nhận lễ Salah cho đến khi lấy Wudu.”( ) và Nabi  nói ở Hadith:
((وَلَكِنْ مِنْ غَائِطٍ أَوْ بَوْلٍ وَنَوْمٍ))
“Nhưng khi tiểu hoặc đại tiện và ngủ (phải lấy Wudu).”( ) và vì Rasul  bảo với người nghi ngờ mình đã xì hơi hay chưa: ((فَلاَ يَنْصَرِفْ حَتَّى يَسْمَعَ صَوْتًا أَوْ يَجِدَ رِيحًا)) “Anh không được rời khỏi hành (hành lễ Salah) cho đến khi nghe được tiếng xì hơi hoặc ngửi được mùi hôi.”( )
2-    Xuất chất dơ từ các bộ phận khác của cơ thể, ngoài nước tiểu và phân làm hư nước Wudu như đã phân tích thì tất cả các chất dơ khác xuất ra từ cơ thể như máu và ói ra số lượng nhiều thì tốt nhất là lấy nước Wudu lại, còn nếu ra số lượng ít thì tất cả U’lama đồng thống nhất không ảnh hưởng đến Wudu.
3-    Mất trí hoặc bị xỉu hoặc ngủ, bởi Nabi  nói ở Hadith: ((وَلَكِنْ مِنْ غَائِطٍ أَوْ بَوْلٍ وَنَوْمٍ))  “Nhưng khi tiểu hoặc đại tiện và ngủ (phải lấy Wudu).”( ) và Nabi  nói: ((الْعَيْنُ وِكَاءُ السَّهِ فَمَنْ نَامَ فَلْيَتَوَضَّأْ)) “Mắt là sợi dây thắt lổ hậu môn, cho nên ai đã ngủ thì phải lấy nước Wudu lại.”( )
Giới U’lama đồng thống nhất rằng các trường hợp như khùng, ngất xỉu, say xỉn hoặc tương tự đều là hư nước Wudu.
Riêng trường hợp ngủ sâu, ngủ mê, ngủ không có cảm giác xung quanh mới làm hư nước Wudu, còn trường hợp chỉ ngủ gật và còn biết được mọi việc xung quanh thì không hư Wudu, bởi xưa kia trong lúc chờ đợi hành lễ Salah giới Sahabah đã ngủ gật, tuy vậy họ vẫn đứng dậy mà hành lễ Salah mà không lấy Wudu lại.( ) 
4-    Sờ trực tiếp vào bộ phận sinh dục người, bởi Hadith do Busrah bint Safwaan  dẫn lời Nabi :
((مَنْ مَسَّ ذَكَرَهُ فَلْيَتَوَضَّأْ))
“Ai sờ vào dương vật mình thì hãy lấy Wudu.”( ) và theo Hadith của Abu Ayyoob  và Um Habeebah  dẫn lời Rasul : ((مَنْ مَسَّ فَرْجَهُ فَلْيَتَوَضَّأْ))  “Ai sờ vào bộ phận sinh dục mình thì hãy lấy Wudu.”( )
5-    Ăn thịt lạc đà, bởi Hadith Jaabir bin Samurah , có người đàn ông hỏi Nabi : Có cần lấy nước Wudu sau khi ăn thịt dê, cừu không? Người  đáp:
((إِنْ شِئْتَ تَوَضَّأْ وَإِنْ شِئْتَ لاَ تَوَضَّأْ))
“Nếu muốn thì anh lấy còn không thì thôi vậy.” Người đàn ông hỏi tiếp: thế còn ăn thịt lạc đà có lấy Wudu lại không? Người  đáp: ((نَعَمْ، فَتَوَضَّأْ مِنْ لُحُومِ الإِبِلِ)) “Đúng vậy, phải lấy nước Wudu sau khi đã ăn thịt lạc đà.” ( )
6-    Phản đạo, bởi Allah phán:
﴿وَمَن يَكۡفُرۡ بِٱلۡإِيمَٰنِ فَقَدۡ حَبِطَ عَمَلُهُۥ﴾ [سورة المائدة: 5]
{Và ai phủ nhận đức tin (bởi phản đạo) thì mọi việc hành đạo của y đã bị hủy bỏ.} Al-Maa-idah: 5 (Chương 5). Ngoài ra, bất cứ trường hợp nào yêu cầu phải tắm đồng nghĩa bắt buộc phải lấy Wudu, trừ phi chết.

Chủ đề thứ bảy: Về các trường hợp buộc phải có Wudu:
1-    Salah, bởi Hadith Ibnu U’mar  dẫn lời Rasul  nói: ((لاَ تُقْبَلُ صَلاَةٌ بِغَيْرِ طُهُورٍ وَلاَ صَدَقَةٌ مِنْ غُلُولٍ)) “Lễ Salah sẽ không được chấp nhận nếu không được tẩy rửa (Wudu hoặc tắm Junub) và việc bố thí không được chấp nhận bằng tiền ăn cắp từ chiến lợi phẩm.”( )
2-    Tawwaaf xung quanh Ka’bah, bởi hành động của Nabi  “Rằng Người đã lấy nước Wudu rồi mới đi Tawwaaf quanh Ka’bah”( ), và bởi Nabi  nói:
((الطَّوَافُ بِالْبَيْتِ صَلاَةٌ إِلاَّ أَنَّ اللَّهَ أَبَاحَ فِيهِ الْكَلَامَ))
“Tawwaaf xung quanh Ka’bah chính là Salah, có điều Allah cho phép nói chuyện.”( ) và bởi phụ nữ có kinh nguyệt bị cấm Tawwaaf cho đến sạch kinh.( ) 
3-    Cầm, sờ trực tiếp Qur’an, bởi Allah phán:
﴿لَّا يَمَسُّهُۥٓ إِلَّا ٱلۡمُطَهَّرُونَ ٧٩﴾ الواقعة: 79
{Không được chạm vào Nó (Qur’an) ngoại trừ đã tẩy rửa.} Al-Waaqi-a'h: 79 (chương 56), và bởi Nabi  nói:
((لَا يَمَسُّ الْقُرْآنَ إِلَّا طَاهِرٌ))
“Không được chạm đến Qur’an ngoại trừ đã tẩy rửa.”( )

Chủ đề thứ tám: Về các trường hợp khuyến khích có Wudu:
Khuyến khích tín đồ Muslim lấy Wudu trong những trường hợp sau:
1-    Tụng niệm Allah và xướng đọc Qur’an.
2-    Mỗi lần hành lễ Salah cho dù vẫn còn nước Wudu, bởi Rasul  hầu như lấy nước Wudu vào mỗi giờ Salah, giống như Hadith Anas  kể: “Xưa kia, mỗi lần hành lễ Salah là Nabi  lấy Wudu.”( ) 
3-    Người bị Junub muốn giao hợp thêm lần nữa, hoặc muốn ngủ, hoặc muốn ăn uống, bởi Hadith Abu Sa-e’d Al-Khudri  dẫn lời Rasul  nói:
((إِذَا أَتَى أَحَدُكُمْ أَهْلَهُ ثُمَّ أَرَادَ أَنْ يَعُودَ فَلْيَتَوَضَّأْ))
“Sau khi các ngươi đã ân ái với vợ xong và có ý định ân ái thêm lần nữa thì hãy lấy Wudu.”( ) và bởi Hadith A’-ishah  kể: “Mỗi khi Rasul của Allah  muốn ngủ lúc bị Junub là Người lấy Wudu của lễ Salah rồi mới ngủ.”( ) Có đường truyền ghi: “Khi muốn ăn hoặc ngủ.”( )
4-    Lấy Wudu trước khi tắm Junub, bởi Hadith A’-ishah  kể: “Mỗi khi Rasul của Allah  tắm Junub thì Người rửa đôi bàn tay trước tiên, rồi dùng tay phải lấy nước xối và tay trái thì rửa bộ phận sinh, rồi Người lấy Wudu của lễ Salah . . .”( ) 
5-    Khi ngủ, bởi Hadith Al-Barra bin A’zib  dẫn lời Rasul :
((إِذَا أَتَيْتَ مَضْجَعَكَ فَتَوَضَّأْ وُضُوءَكَ لِلصَّلاَةِ، ثُمَّ اضْطَجِعْ عَلَى شِقِّكَ الأَيْمَنِ))
“Khi anh lên giường ngủ thì hãy lấy Wudu của Salah trước, sau đó nằm nghiên bên phải mà ngủ...”( )






Phần Sáu: Về việc chùi lên giầy lót, khăn quấn đầu và lên vải băng hoặc nẹp bó vết thương
Giầy lót là những loại giầy mang lót ở chân tựa như vớ ngày nay với chất liệu bằng da hoặc bằng chất liệu khác để giữ ấm vào mùa đông, ngoài ra, vớ hay tất cũng được xem như giầy lót.
Chủ đề thứ nhất: Về giáo lý chùi lên giầy lót và bằng chứng:
Tất cả U’lama đồng thống nhất tín đồ Muslim được phép chùi lên giầy lót. Đây là hình thức giảm nhẹ của Alalh dành cho đám bầy tôi của Ngài nhằm giúp họ tránh mọi khó khăn, phiền hà.
Bằng chứng cho sự việc là từ Sunnah và Ijma’:
    Từ Sunnah: Được truyền lại rất nhiều Hadith Tawaatur (liên tục) và Soheeh (chính xác) rằng Nabi  đã chùi lên giầy lót và đã ra lệnh việc chùi này.
-    Imam Ahmad bin Hambal  nói: “Trong tim tôi không có tí đắng đo về việc chùi này, bởi có đến bốn mươi Hadith truyền lại từ Nabi .”
-    Imam Hasan Al-Basri  nói: “Có đến bảy mươi vị Sahabah đã nói với tôi rằng Nabi  đã chùi lên giầy lót, và một trong những Hadith đó là Hadith Jareer bin Abdullah  kể: “Chính mắt tôi nhìn thấy Nabi  đi tiểu xong là Người lấy Wudu đến phần chân thì chỉ chùi lên giầy lót”.”( ) ông Al-A’mash bin Ibrahim  nói: “Với Hadith này làm cho mọi người rất thích thú bởi Jareer vào Islam sau khi chương Al-Maa-idah được mặc khải.” Tức câu Kinh nói về Wudu.
    Giới U’lama nhóm Sunnah và Jamaa-a’h đồng thống nhất tín đồ Muslim được phép chùi lên giầy lót lúc đi đường hoặc đang ở quê nhà, có lý do hoặc không cần lý do.
    Tương tự, được phép chùi lên vớ chân hoặc tất chân được làm bằng những chất liệu khác ngoài da, bởi mục đích của hai loại này là một, vả lại ngày nay việc mang vớ còn nhiều hơn rất nhiều so với giầy lót. Vì vậy, được phép chùi lên vớ miễn sao nó che kín được bàn chân.

Chủ đề thứ hai: Về điều khoản chùi lên giầy lót hoặc những gì thay thế giầy lót:
Các điều khoản đó là:
1-    Phải mang sau khi đã tẩy rửa xong (tức sau khi đã tắm Junub hoặc lấy Wudu), bởi Hadith Al-Mugheerah  kể: Lúc tôi cùng với Nabi  trong chuyến du hành, khi người lấy Wudu đến phần rửa chân thì tôi liền ngồi xuống định cởi giầy lót Người ra thì Người bảo:
((دَعْهُمَا، فَإِنِّى أَدْخَلْتُهُمَا طَاهِرَتَيْنِ))
“Hãy để mặc nó, Ta đã mang nó sau khi đã tẩy rửa.” Thế là Người chỉ chùi lên nó.( )
2-    Phải che kín toàn bộ phần bắt buộc rửa, tức phải che kín được cả bàn chân đến khỏi mắt cá, nếu như phần nào của bàn chân bị phơi bày ra ngoài thì không được chùi.
3-    Phải thuộc thể loại được phép, tức không thuộc loại chiếm đoạt hoặc cưỡng bức hoặc chất liệu tơ lụa đối với nam, bởi việc mang giầy lót, vớ hoặc tất bằng các loại đó là mang tội nên không hưởng được chế độ giảm nhẹ này.
4-    Giầy lót và vớ phải sạch, cho nên không được chùi lên các loại thuộc chất liệu bẩn như làm bằng da lừa, da cọp, da beo...
5-    Chỉ chùi trong thời gian giáo lý cho phép, đối với người ở quê nhà thời gian cho phép mỗi lần là một ngày đêm (tức 24 giờ), đối với người du hành thì thời gian cho phép là ba ngày, ba đêm (tức 72 giờ).
Cả năm điều khoản này được giới U’lama rút trích từ các Hadith Soheeh, và từ các qui tắc giáo luật chung bắt buộc mỗi tín đồ cần phải chú ý khi chùi lên giầy lót, lên vớ hoặc tất.
 
Chủ đề thứ ba: Về cách chùi giầy lót và vớ
Vị trí được phép chùi là chùi lên mu bàn chân, tức phải chùi gần toàn bộ mu lưng bàn chân, bởi Hadith Al-Mugheerah bin Shu’bah  miêu tả về cách chùi giầy lót của Rasul  trong lần lấy Wudu: “Tôi đã nhìn thấy Nabi chùi lên đôi giầy lót: Là chùi trên phần lưng.”( ) 
Tức nhiên không được phép chùi dưới bàn chân hoặc chùi sau gót chân, bởi Aly bin Abi Taalib  nói: “Nếu tôn giáo được phép dùng khói óc để suy nghĩ thì bên dưới bàn chân đáng được chùi hơn lưng bàn chân. Tuy nhiên, tôi đã thấy Nabi  chùi lên lưng của giầy lót.”( ) 
Nếu ai chùi đồng loạt cả lưng và lòng bàn chân thì cách chùi đó được công nhận nhưng không nên lặp lại.

Chủ đề thứ tư: Về thời gian chùi:
Đối với người đang ở quê nhà và người tuy đi đường xa nhưng không được phép rút ngắn lễ Salah từ bốn thành hai Rak-at thì thời gian chùi là một ngày đêm (tức 24 giờ) và đối với người đi đường được phép rút ngắn lễ Salah từ 4 thành 2 Rak-at thì thời gian chùi là ba ngày ba đêm (tức 72 giờ), bởi Hadith Aly bin Abi Taalib : “Rasul của Allahd đã qui định ba ngày ba đêm dành cho người du hành và một ngày đêm cho người ở quê nhà.”( )


Chủ đề thứ năm: Về làm hư việc chùi giầy lót:
Việc chùi lên giầy lót sẽ bị vô hiệu bởi những điều sau:
1-    Khi bị rơi vào trường hợp buộc phải tắm Junub thì việc chùi trở nên vô hiệu, bởi Hadith Safwaan bin A’ssaal  kể: “Trước kia Nabi  đã bảo chúng tôi đừng có cởi giầy lót ra trong thời gian ba ngày ba đêm, trừ phi bị Junub.”( ) 
2-    Khi một phần bộ phận nào của bàn chân bị phơi bày ra ngoài, lập tức việc chùi trở nên vô hiệu.
3-    Khi cởi giầy lót ra là hư việc chùi, dù chỉ cởi một hoặc cả đôi giầy lót đều làm hư việc chùi, đây là ý kiến của đa số U’lama.
4-    Khi thời gian chùi đã hết hạn thì việc chùi thành vô hiệu, bởi thời gian là do giáo lý ấn định, cho nên không được phép tự ý vượt mức thời gian qui định trên.

Chủ đề thứ sáu: Thời gian bắt đầu được tính trong việc chùi:
Thời gian được tính là ngay lúc bị Hadath (tức bị xuất ra hai đường phân và tiểu) sau khi đã mang giầy lót hoặc vớ.
Thí dụ: Một người sau khi lấy Wudu Salah Fajr rồi mang giầy lót hoặc vớ. Xong đến mặt trời mọc mới bị Hadath nhưng không lấy Wudu cho đến gần giờ Salah Zhuhr mới lấy Wudu. Thì thời gian bắt đầu là lúc mặt trời mọc tức lúc bị Hadath. Tuy nhiên có một số U’lama cho rằng thời gian bắt đầu là lúc lấy nước Wudu trước Zhuhr tức tính lúc chùi sau khi đã bị Hadath.

Chủ đề thứ bảy: Về việc chùi lên nẹp, bột băng vết thương, lên khăn quấn đầu của nam và khăn đội của nữ:
    Nẹp bó và bộ băng là hai loại dùng để nẹp, băng những bộ phận bị gãy như chân tay.
    Khăn băng là loại dùng để băng lên vết thương.
Tín đồ Muslim được phép chùi nước khi lấy Wudu thay cho việc rửa. Tuy nhiên không được nẹp hoặc băng với diện rộng hơn so với vết thương.
Được phép chùi lên đấy dù bị Hadath nhỏ hoặc Hadath lớn, với thời gian không giới hạn đến khi nào tháo ra hoặc lành lặn trở lại. Dẫn chứng, bởi đây là điều cần thiết không có cách lựa chọn nào khác, cho nên trường hợp này không khác với việc mang giầy lót hoặc vớ chân.
Tương tự, được phép chùi lên khăn quấn đầu của nam nhưng khăn đó phải quấn toàn bộ phần đầu, bởi Hadith Al-Mugheerah bin Shu’bah  kể: “Quả thật, Nabi  đã chùi lên khăn quấn đầu, lên phần tóc ở trán và lên giầy lót.”( )
Và bởi Hadith: “Rằng Người  đã chùi lên giầy lót và khăn quấn đầu.”( )
Việc chùi này không có thời gian giới hạn. Tuy nhiên, nếu chọn cách chỉ quấn khăn sau khi đã tẩy rửa và chùi giống như thời gian chùi lên giầy lót là cách tốt nhất.
    Khăn đội của phụ nữ phải là loại khăn che kín toàn bộ phần đầu. Đối với trường hợp này tốt nhất không nên chùi lên khăn đội trừ khi trên đầu bị thương, bị ghẻ hoặc sẽ gây khó khăn cho việc gở ra và đội vào hoặc các lý do tương tự khác thì được phép chùi lên khăn đội bởi hành động của Nabi  đã từng làm. Đây là một điều khoản giảm nhẹ cho cộng đồng Islam, bởi việc chùi đầu vốn mang tính dễ dàng cho tín đồ Muslim.









Phần Bảy: Về tắm Junub
Chủ đề thứ nhất: Về ý nghĩa, giáo lý và bằng chứng tắm Junub:
1- Ý nghĩa tắm Junub:
- Theo nghĩa ngôn từ là tẩy sạch toàn bộ thân thể.
- Theo nghĩa giáo lý là tẩy sạch toàn thân bằng nước hoặc dùng nước trong sạch xối đều lên cơ thể theo cách nhất định, trên phương diện tôn thờ Allah.
2- Giáo lý tắm Junub:
Tắm Junub là nhiệm vụ bắt buộc khi đã có lý do, bởi Allah phán:
﴿وَإِن كُنتُمۡ جُنُبٗا فَٱطَّهَّرُواْۚ﴾ (المائدة: 6)
Và nếu trường hợp các ngươi bị Junub (do giao hợp hoặc bị xuất tinh) thì hãy tẩy rửa (bằng cách tắm). Al-Maa-idah: 6 (Chương 5). Còn về các Hadith nói về cung cách tắm Junub của Nabi  thì có số lượng rất lớn Sahabah đã truyền lại nói lên tính bắt buộc này. Sẽ được dẫn chứng kỷ ở phần dưới.
3- Các lý do bắt buộc tắm Junub:
a)    Xuất tinh dịch từ bộ phận sinh dục, yêu cầu việc xuất tinh này phải phóng vọt sung sướng từ dương vật hoặc âm đạo, bởi Allah phán:
﴿وَإِن كُنتُمۡ جُنُبٗا فَٱطَّهَّرُواْۚ﴾ (المائدة: 6)
Và nếu trường hợp các ngươi bị Junub (do giao hợp hoặc bị xuất tinh) thì hãy tẩy rửa (bằng cách tắm). Al-Maa-idah: 6 (Chương 5), và bởi Nabi  nói:
((إِذَا فَضَخْتَ الْمَاءَ فَاغْتَسِلْ))
“Khi tinh dịch phóng vọt thì hãy tắm Junub.”( ) ngoại trừ trường hợp ngủ mộng tinh thì không yêu cầu phải sung sướng, bởi lúc ngủ đôi khi không có cảm giác đó. Và bởi có lần một phụ nữ hỏi: Thưa Rasul của Allah, phụ nữ có phải tắm Junub khi ngủ bị mộng tinh không ? Rasul  đáp: ((نَعَمْ، إِذَا رَأَتِ الْمَاءَ)) “Có, khi cô ta thấy tinh dịch.”( ) đây là tất cả liên quan.
b)    Đầu khất dương vật ẩn toàn bộ hoặc chỉ một phần trong âm đạo, thậm chí không xuất tinh, bởi Nabi  nói:
((إِذَا جَلَسَ بَيْنَ شُعَبِهَا الأَرْبَعِ وَمَسَّ الْخِتَانُ الْخِتَانَ، فَقَدْ وَجَبَ الْغَسْلُ))
“Khi bốn đùi chạm nhau và đầu khất dương vật và âm đạo chạm nhau là đã bắt buộc tắm Junub.”( )
c)    Cải đạo của người ngoại đạo hoặc phản đạo, “Bởi Nabi  đã ra lệnh Qais bin A’sim khi ông vào Islam, phải tắm rửa trước.”( )
d)    Chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt và máu hậu sản, bởi Hadith A’-ishah  dẫn lời Nabi  nói với bà Faatimah bin Hubaish :
((إِذَا أَقْبَلَتِ الْحَيْضَةُ فَدَعِي الصَّلاَةَ، وَإِذَا أَدْبَرَتْ فَاغْتَسِلِي وَصَلِّي))
“Khi chu kỳ kinh đến thì nàng hãy bỏ hành lễ Salah và khi dứt kinh thì hãy tắm Junub và hành lễ Salah.”( ) tất cả U’lama thống nhất rằng máu hậu sản được xem giống như máu kinh nguyệt.
e)    Chết, bởi Hadith nói về tắm con gái của Nabi , Zaynab : ((اِغْسِلْنَهَا)) “Các nàng hãy tắm nó.”( ) và Rasul  nói về người đàn ông chết khi đang làm Hajj: ((اِغْسِلُوهُ بِمَاءٍ وَسَدْرٍ)) “Các ngươi hãy tắm cho y bằng nước pha lá táo.”( ) việc tắm Junub này thể hiện sự tôn thờ Allah.





Chủ đề thứ hai: Về cung cách tắm:
Việc tắm Junub này có hai cách, tắm theo Sunnah và tắm xong nhiệm vụ:( )
    Cách tắm Sunnah:
- Định tâm cho việc tắm bắt buộc (sự định tâm chỉ cần suy nghỉ trong lòng là đủ không được nói thành lời).
- Đọc  بِسْمِ اللهِ(Bis mil lah).
- Rửa đôi bàn tay ba lần.
- Dùng tay phải xối nước và dùng tay trái rửa bộ phận sinh dục, tinh dịch hoặc máu kinh (đối với phụ nữ).
- Lấy nước Wudu như nước Wudu dâng lễ Salah.
- Dùng đôi tay lấy nước rồi chà lên đầu cho thấm vào da đầu ba lần.
- Xối nước ướt đều lên cơ thể nên bắt đầu từ bên phải. Sau khi tắm xong theo giáo luật thì được phép tắm gội bình thường. Đây là cách dựa theo Hadith A’-ishah  do Al-Bukhari và Muslim ghi.
    Các tắm xong nhiệm vụ:
- Định tâm cho việc tắm bắt buộc.
- Rửa sạch tinh dịch hoặc máu kinh (đối với phụ nữ) dính trên cơ thể. Rồi làm theo cách như bà Maimunah  kể: “Sau khi chuẩn bị nước thì Rasul  xối rửa đôi bàn tay hai hoặc ba lần, rồi người xúc miệng, xúc mủi, rửa mặt và hai khủy tay, rồi xối nước lên đầu, rồi xối đều lên cơ thể. Thấy tắm xong tôi mang khăn đến cho Người nhưng Người không muốn mà chỉ lấy tay vuốt nước trên người.”( ) Tương tự như Hadith này, Hadith A’-ishah  kể: “. . .Rồi Người dùng tay thấm nước chà sát lên đầu cho đến nghỉ rằng nước đã thấm đều da đầu thì Người xối nước lên đầu ba lần, rồi mới xối nước lên toàn cơ thể.”( )   
Đối với phụ nữ không bắt buộc phải gở tóc thắt bính để tắm Junub, nhưng bắt buộc phải phải gở khi tắm dứt kinh nguyệt, bởi Hadith Um Salamah  kể, tôi đã hỏi: Thưa Rasul của Allah, tôi là người phụ nữ rất thích thắt bính, vậy tôi có cần gở ra để tắm Junub không? Nabi  đáp:
((لاَ، إِنَّمَا يَكْفِيكِ أَنْ تَحْثِى عَلَى رَأْسِكِ ثَلاَثَ حَثَيَاتٍ ثُمَّ تُفِيضِينَ عَلَيْكِ الْمَاءَ فَتَطْهُرِينَ))
“Không, chỉ cần cô xối lên đầu mình ba bụm nước là đủ, rồi xối nước tắm toàn thân mà tẩy rửa.”( )




Chủ đề thứ ba: Về các thời điểm khuyến khích tắm:
Ngoài các nguyên nhân tắm bắt buộc đã trình bày rõ ở phần trên, thì giáo lý còn khuyến khích nên tắm trong những thời điểm sau:
1-    Nên tắm mỗi lần muốn ân ái lần nữa, bởi Hadith Abu Raafe’  kể: Vào một đêm nọ Nabi  đã tắm Junub một lần rồi đến một lần, thấy vậy tôi hỏi: Sao Người không để tắm một lần cho xong? Nabi  nói:
((هَذا أَزْكَى وَأَطْيَبُ وَأَطْهَرُ))
“Cách này hữu ích, tốt đẹp và sạch sẽ.”( )
2-    Tắm ngày thứ sáu vì Salah Jum-a’h, bởi Rasul  nói: ((إِذَا جَاءَ أَحَدُكُمْ الْجُمُعَةُ فَلْيَغْتَسِلْ)) “Khi đến ngày thứ sáu các ngươi nên tắm.”( )
3-    Tắm vào hai ngày tết.
4-    Tắm trước khi mặc Ehraam làm U’mrah và Hajj, bởi Rasul  đã làm thế.
5-    Tắm cho người chết, bởi Nabi  nói:
((مَنْ غَسَّلَ مَيِّتًا فَلْيَغْتَسِلْ))
“Ai tắm cho người chết nên tắm nước.”( )
Chủ đề thứ tư: Về những liên quan đến người buộc phải tắm Junub:
Người bị buộc tắm Junub không được làm những điều sau:
1-    Không được ngồi trong Masjid trừ phi chỉ băng ngang, bởi Allah phán:
﴿وَلَا جُنُبًا إِلَّا عَابِرِي سَبِيلٍ حَتَّىٰ تَغۡتَسِلُواْۚ﴾ (سورة النساء: 43)
{Và cấm người bị Junub đến gần (các Masjid), ngoại trừ chỉ băng ngang cho đến khi nào tắm xong.} Al-Nisa: 43 (chương 4), nếu cần thiết phải ngồi trong Masjid thì phải đi lấy Wudu, bởi việc làm của một số Sahabah đã làm thế trong thời của Nabi , và bởi Wudu làm giảm đi tình trạng dơ của cơ thể, cộng thêm Wudu làm một trong những cách tẩy rửa.
2-    Không được sờ Qur’an, bởi Allah phán:
﴿لَّا يَمَسُّهُۥٓ إِلَّا ٱلۡمُطَهَّرُونَ ٧٩﴾ الواقعة: 79
{Không được chạm vào Nó (Qur’an) ngoại trừ đã tẩy rửa.} Al-Waaqi-a'h: 79 (chương 56) và bởi Nabi  nói:
((لَا يَمَسُّ الْقُرْآنَ إِلَّا طَاهِرٌ))
“Không được chạm đến Qur’an ngoại trừ đã tẩy rửa.”( )
3-    Không được xướng đọc Qur’an. Người bị Junub tuyệt đối không được đọc bất cứ câu kinh nào của Qur’an, bởi Hadith Aly : “Rasul  đã không cấm xướng đọc Qur’an dù trên hiện trạng nào ngoại trừ bị Junub.”( ) ý nghĩa việc cấm xướng đọc Qur’an nhằm khuyến khích người bị Junub mau chóng tắm và xóa đi điều cấm xướng đọc Qur’an.
4-    Cấm Salah.
5-    Cấm Tawwaaf xung quanh Ka’bah.
Các vấn đề này cũng đã trình bày rõ trong phần 5 nói về Wudu.









Phần Tám: Về Tayammum
Định nghĩa Tayammum:
-    Theo nghĩa ngôn từ là chủ định.
-    Theo nghĩa giáo lý là việc chùi mặt và đôi bàn tay bằng đất bụi sạch theo đặc thù riêng thể hiện sự tôn thờ Allah.
Chủ đề thứ nhất: Về giáo lý Tayammum và bằng chứng:
Tayammum là được phép, nó là điều khoản giảm nhẹ từ Allah dành cho đám bầy tôi của Ngài, là một trong muôn mặt tốt đẹp của bộ giáo lý Islam dành riêng cho cộng đồng này, như Allah phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِذَا قُمۡتُمۡ إِلَى ٱلصَّلَوٰةِ فَٱغۡسِلُواْ وُجُوهَكُمۡ وَأَيۡدِيَكُمۡ إِلَى ٱلۡمَرَافِقِ وَٱمۡسَحُواْ بِرُءُوسِكُمۡ وَأَرۡجُلَكُمۡ إِلَى ٱلۡكَعۡبَيۡنِۚ وَإِن كُنتُمۡ جُنُبٗا فَٱطَّهَّرُواْۚ وَإِن كُنتُم مَّرۡضَىٰٓ أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٍ أَوۡ جَآءَ أَحَدٞ مِّنكُم مِّنَ ٱلۡغَآئِطِ أَوۡ لَٰمَسۡتُمُ ٱلنِّسَآءَ فَلَمۡ تَجِدُواْ مَآءٗ فَتَيَمَّمُواْ صَعِيدٗا طَيِّبٗا فَٱمۡسَحُواْ بِوُجُوهِكُمۡ وَأَيۡدِيكُم مِّنۡهُۚ مَا يُرِيدُ ٱللَّهُ لِيَجۡعَلَ عَلَيۡكُم مِّنۡ حَرَجٖ وَلَٰكِن يُرِيدُ لِيُطَهِّرَكُمۡ وَلِيُتِمَّ نِعۡمَتَهُۥ عَلَيۡكُمۡ لَعَلَّكُمۡ تَشۡكُرُونَ ٦﴾ (المائدة: 6)
Hỡi những người có đức tin, khi nào các ngươi muốn dâng lễ nguyện Salah thì các ngươi hãy rửa mặt; rồi hai tay của các ngươi đến khỏi cùi chỏ; rồi lau vuốt đầu của các ngươi và rồi rửa hai bàn chân của các ngươi đến khỏi mắt cá; nếu trường hợp các ngươi bị Junub (do giao hợp hoặc bị xuất tinh) thì hãy tẩy rửa (bằng cách tắm); còn nếu như các ngươi bị bệnh hoặc đang đi du hành hoặc sau vệ sinh hoặc đã ăn nằm với vợ nhưng lại không tìm thấy nước thì các ngươi hãy Tayammum (tức vổ đôi bàn tay một lần) lên mặt đất bụi sạch rồi chùi đều lên gương mặt rồi đến đôi bàn tay của các người. Allah không hề muốn gây khó dễ cho các ngươi bao giờ, mà Ngài muốn dùng nó để tẩy sạch các ngươi và để ban đầy đủ thêm cho các ngươi hồng ân từ Ngài, mong rằng các ngươi biết tri ân. Al-Maa-idah: 6 (Chương 5).
Và bởi Nabi  nói:
((الصَّعِيدُ الطَّيِّبُ كَافِيَكَ وَإِنْ لَمْ تَجِدِ الْمَاءَ عَشْرِ حِجَجٍ، فَإِذَا وَجَدْتَ الْمَاءَ فَأَمِسَّهُ بَشَرَتَكَ))
“Đất bụi sạch đã đủ cho anh (dùng để tẩy rửa) cho dù có kéo dài đến mười năm (không có nước). Nhưng khi gặp nước thì anh phải dùng nó mà tẩy rửa cơ thể anh.”( )
Và bởi Nabi  nói: ((جُعِلَتْ لِي الْأَرْضُ مَسْجِداً وَطَهُوراً)) “Ta được phép lấy mặt đất làm Masjid (hành lễ) và tẩy rửa.”( )
Giới U’lama đã thống nhất rằng được phép Tayammum khi đã hội đủ điều kiện, và Tayammum thay thế hoàn toàn cho việc tẩy rửa bằng nước, cho nên được phép dùng Tayammum để hành lễ Salah, Tawwaaf, xướng đọc Qur’an .v.v...
Việc Tayammum được chứng minh bởi Qur’an, Sunnah và Ijma’.

Chủ đề thứ hai: Về các điều khoản bắt buộc Tayammum và các lý do được phép:
Được phép Tayammum khi không thể dùng nước do không có nước hoặc sợ gây hại do cơ thể bị bệnh hoặc thời tiết đang rét, bởi Hadith I’mraan bin Husain  dẫn lời Nabi : ((بالصَّعِيدِ الطَّيِّبِ كَافِيَكَ)) “Chỉ cần anh dùng đất bụi sạch là đã đủ.”( ) sẽ nói chi tiết hơn vấn đề này ở phần dưới.
Việc Tayammum được công nhận khi hội đủ các điều kiện sau:
1-    Định tâm, tức phải định tâm được phép dùng thay thế nước và định tâm là điều kiện bắt buộc trong tất cả mọi việc hành đạo, Tayammum là việc thờ phượng.
2-    Islam, tức phải là người Muslim, bởi người ngoại đạo không bị bắt buộc, vả lại đây chính là việc thờ phượng.
3-    Trí tuệ, tức người đần, người khùng và người bị ngất xỉu không được công nhận việc làm của họ.
4-    Nhận thức, tức nếu trẻ em chưa biết nhận thức thì việc làm của chúng vô hiệu.
5-    Không thể sử dụng nước:
-    Hoặc do không có nước, bởi Allah phán:
﴿فَلَمۡ تَجِدُواْ مَآءٗ فَتَيَمَّمُواْ صَعِيدٗا طَيِّبٗا﴾ (المائدة: 6)
Một khi các ngươi không tìm được nước thì hãy Tayammum trên mặt đất sạch. Al-Maa-idah: 6 (Chương 5), và Nabi  nói:
((إِنَّ الصَّعِيدَ الطَّيِّبَ طَهُورُ الْمُسْلِمِ وَإِنْ لَمْ يَجِدِ الْمَاءَ عَشْرَ سِنِينَ فَإِذَا وَجَدَ الْمَاءَ فَلْيُمِسَّهُ بَشَرَتَهُ فَإِنَّ ذَلِكَ خَيْرٌ))
“Quả thật, đất bụi sạch cho người Muslim sử dụng để tẩy rửa cho dù đến mười năm (không có nước). Một khi có nước thì hãy dùng nó mà tẩy cơ thể mình, quả thật đó là điều tốt.”( )
-    Hoặc do sợ gây hại đến cơ thể như bệnh sẽ nặng thêm hoặc bệnh sẽ lâu khỏi, bởi Allah phán:
﴿وَإِن كُنتُم مَّرۡضَىٰٓ﴾ (سورة النساء: 43)
{Còn nếu các ngươi đang bệnh.} Al-Nisa: 43 (chương 4), trong câu Kinh Allah cho phép áp dụng Tayammum khi bị bệnh.
Và vì Hadith một nhóm Sahabah đi du hành thì một cục đá rơi trúng đầu một người đàn ông làm bị thương nặng. Sau đó ông ta bị Junub nên hỏi mọi người thấy tôi có được Tayammum không? Thì mọi người đáp: Anh còn khỏe thế này mà đòi Tayammum à. Thế là anh đi tắm làm gây hại đến vết thương và anh ta bị chết sau đó. Khi trở về mọi người kể cho Nabi  nghe thì Người nói:
((قَتَلُوهُ قَتَلَهُمُ اللَّهُ أَلاَّ سَأَلُوا إِذْ لَمْ يَعْلَمُوا فَإِنَّمَا شِفَاءُ الْعِىِّ السُّؤَالُ))
“Mọi người đã giết y, Allah sẽ giết mọi người, tại sao mọi người không chịu hỏi khi không biết cách giải quyết. Quả thật, chỉ cần y Tayammum rồi chùi lên khăn băng là được.”( )
-    Hoặc do thời tiết đang rét sợ sẽ gây hại sức khỏe hoặc sẽ chết nếu tẩy rửa bằng nước, bởi Hadith A’mr bin Al-A’ss  rằng ông được cử đi đánh trong trận Zatus Salaasil, ông kể: “Một đêm thời tiết vô cùng rét buốt tôi ngủ bị mộng tinh, tôi sợ sẽ chết nếu tắm nước nên tôi đã Tayammum rồi ra làm Imam dẫn lễ Salah cho mọi người trong đoàn.”( )  
6-    Phải Tayammum trên đất bụi sạch không có chất bẩn như nước tiểu, phân, bởi Allah phán:
﴿فَتَيَمَّمُواْ صَعِيدٗا طَيِّبٗا فَٱمۡسَحُواْ بِوُجُوهِكُمۡ وَأَيۡدِيكُمۡۗ﴾ (سورة النساء: 43)
{Thì các ngươi hãy Tayammum bằng So-e’d Toiyib mà chùi lên mặt và đôi bàn tay của các ngươi.} Al-Nisa: 43 (chương 4).
Ông Ibnu A’bbaas  nói: “Chữ So-e’d nghĩa là đất bụi, và chữ Toiyib là sạch sẽ.”
Nếu trường hợp không tìm được đất bụi thì hãy Tayammum bằng những gì tìm thấy như cát, đá, bởi Allah phán:
﴿فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ﴾ [سورة التغابن: 16]
{Bởi thế, các ngươi hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi.} Al-Taghaa-bun: 16 (chương 64). Ông Al-Awzaa-i’ nói: “Cát thuộc loại đất bụi.”

Chủ đề thứ ba: Về những điều làm hư Tayammum:
Có ba điều làm vô hiệu Tayammum:
1-    Tất cả những gì làm hư Wudu.
2-    Khi có nước, nếu lý do Tayammum vì không có nước, bởi Nabi  nói: ((فَإِذَا وَجَدْتَ الْمَاءَ فَأَمِسَّهُ بَشَرَتَكَ)) “Một khi có nước thì hãy dùng nó mà tẩy rửa cơ thể anh.”( )
3-    Không còn nguyên nhân vì nó mà giáo lý cho phép Tayammum như lành bệnh .v.v..

Chủ đề thứ tư: Về cách thức Tayammum:
-    Trước tiên định tâm Tayammum.
-    Nói Bismillah.
-    Đập lòng đôi bàn tay xuống đất bụi sạch một lần.
-    Thổi cho bớt bụi.
-    Chùi đôi bàn tay đều lên mặt.
-    Dùng tay trái chùi lên lưng bàn tay phải rồi dùng tay phải chùi lên lưng bàn tay trái bắt đầu từ khớp cổ tay.
Dẫn chứng bởi Hadith A’mmaar  dẫn lời Nabi : ((التَّيَمُّمُ ضَرْبَةٌ لِلْوَجْهِ وَالْكَفَّيْنِ)) “Tayammum là một cái đập dành cho mặt và đôi bàn tay.”( ) và Hadith cũng do A’mmaar  kể Nabi  đã dạy ông:
((إِنَّمَا كَانَ يَكْفِيكَ هَكَذَا))
“Chỉ cần anh làm như thế này.” Rồi Người vỗ đôi bàn tay xuống đất, rồi thổi cho bớt bụi, rồi Người chùi tay trái lên lưng tay phải, rồi tay phải lên lưng tay trái, rồi dùng cả đôi tay chùi lên mặt.( )





Phần Chín: Về chất dơ và cách thức tẩy rửa
Chủ đề thứ nhất: Về định nghĩa và hai nhóm chất dơ:
Chất dơ là những loại dơ bẩn mà giáo lý ra lệnh phải vệ sinh.
Chất dơ gồm hai loại:
1- Nhóm dơ không thể tẩy rửa được, bởi nó là một cơ thể dơ giống như phân lừa, máu, nước tiểu...
2- Nhóm bị xem là dơ là những loại chất dơ bám dính trên cơ thể, làm cho lễ Salah không được công nhận bao gồm cả hai dạng Hadath lớn và nhỏ, và sẽ mất đi hiện trạng dơ đó bằng cách tẩy rửa bằng tắm Junub hoặc lấy Wudu.
Theo nguyên thủy chất dơ được phép tẩy sạch bằng nước, bởi Allah phán:
﴿وَيُنَزِّلُ عَلَيۡكُم مِّنَ ٱلسَّمَآءِ مَآءٗ لِّيُطَهِّرَكُم بِهِۦ﴾ الأنفال: 11
Và Ngài cho mưa từ trời xuống để tẩy sạch các ngươi.) Al-Anfaal: 11 (chương 8)
Chất dơ được chia thành ba loại:
a) Loại dơ đặt biệt là chất dơ của con chó và những gì được sinh sản từ chó.
b) Loại dơ thấp là chất dơ nước tiểu của trẻ sơ sinh chưa ăn dặm.
c) Loại dơ trung bình là tất cả các thể loại dơ khác như nước tiểu, phân, xác chết.

Chủ đề thứ hai: Về những loại có bằng chứng chứng minh nó dơ:
1-    Nước tiểu, phân và những gì con người ói, ngoại trừ nước tiểu trẻ sơ sinh chưa ăn dặm, nên chỉ cần rưới nước lên nước tiểu đó là sạch, bởi Hadith Um Qais bint Muhsin : “Rằng bà đã bồng đứa con trai của bà vẫn chưa ăn dặm đến gặp Nabi , Người đã bế nó trong lòng và nó đã tiểu lên áo của Người. Thế mà Nabi  chỉ gọi nước mà rưới và đổ nước lên nó chứ không giặt.”( ) đối với những đứa trẻ đã ăn dặm và bé gái dù chưa ăn dặm đều phải giặt sạch như nước tiểu người lớn.
2-    Máu tuôn trào từ động vật được phép ăn thịt như gà vịt, trâu bò... riêng số máu còn sót lại trong thịt sau cắt cổ là máu sạch, bởi Allah phán:
﴿أَوۡ دَمٗا مَّسۡفُوحًا﴾ الأنعام : 145
{“hoặc là máu tuôn ra.”} Al-An-a'm: 145 (chương 6), tức loại máu phóng vọt ra khi cắt cổ.
3-    Tất cả phân và nước tiểu của tất cả động không được phép ăn thịt như mèo, chuột...
4-    Xác chết là tất cả động vật chết tự nhiên không do cắt cổ theo cách Islam, bởi Allah phán:
﴿إِلَّآ أَن يَكُونَ مَيۡتَةً﴾ الأنعام : 145
{“trừ phi thức ăn đó là thịt của xác chết.”} Al-An-a'm: 145 (chương 6).
Ngoại trừ, xác chết loài cá, loài cào cào và tất cả động vật không có dòng máu chảy là thuộc loại sạch sẽ.
5-    Mazi là loại nước màu trắng trong, nhờn chảy ra từ bộ phận sinh dục khi bị kích thích hoặc suy nghĩ về tình dục, loại nước này chỉ rỉ ra chứ không phóng vọt, đôi khi không có cảm giác nó chảy ra, đây là loại chất dơ bởi Nabi  nói với Aly bin Abi Taalib :
((تَوَضَّأْ، وَاغْسِلْ ذَكَرَكَ))
“Hãy rửa bộ phận sinh dục của con và lấy Wudu.”( ) đối với người bị ra nước này không buộc phải tắm mà chỉ cần rửa sạch, đây là sự giảm nhẹ cho tín đồ bởi con người rất khó kiểm soát được loại nước này.
6-    Wadi là loại nước màu trắng nhầy chảy ra sau khi tiểu tiện hoặc lao động quá gắng sức, ai bị thế chỉ cần rửa bộ phận sinh dục và lấy nước Wudu, không cần phải tắm.
7-    Máu kinh nguyệt, giống như Hadith Asma bint Abi Bakr  kể: Một người phụ nữ đến gặp Nabi  mà hỏi: Khi quần áo phụ nữ chúng tôi bị dính máu kinh nguyệt thì phải làm sao ? Người đáp:
((تَحُتُّهُ، ثُمَّ تَقْرُصُهُ بِالْمَاءِ، وَتَنْضَحُهُ وَتُصَلِّي فِيهِ))
“Hãy cạo nó (bằng móng, que), rồi rưới nước lên mà vò, rồi đổ nước lên nó, rồi mặc nó mà hành lễ Salah.”( )

Chủ đề thứ ba: Về cách thức tẩy rửa chất dơ:
1-    Đối với chất dơ dính trên đất hoặc vị trí nào đó tương tự thì chỉ cần xối nước rửa sạch làm mất đi chất dơ đó dù một lần xối cũng được, bởi có lần một người đàn ông Ả Rập du mục vào Masjid Nabi  mà tiểu vậy mà Người chỉ bảo mọi xối nước lên nó là xong.( ) 
2-    Đối với chất dơ dính trên quần áo hoặc vật dụng hành ngày như nồi, chảo, chén, dĩa...
    Nếu bị chó liếm thì cần rửa bảy lần, ở lần đầu tiên bằng đất, bởi Hadith Nabi  nói:
((إِذَا وَلَغَ الْكَلْبُ فِي إِنَاءِ أَحَدِكُمْ يَغْسِلْهُ سَبْعاً أُولاَهُنَّ بِالتُّرَابِ))
“Khi chó liếm phải vật dụng của các ngươi thì hãy rửa bảy lần, lần đầu tiên dùng đất.”( ) Hadith là dạy cách tẩy rửa chung cho tất mọi thứ bị chó liếm phải như quần áo, cơ thể, giường nệm, vật dụng hằng ngày...
    Nếu chất dơ từ con heo như mỡ heo, thịt heo thì theo ý kiến đúng nhất là chỉ cần rửa làm sao cho sạch mất mỡ và thịt của con heo là được, không bắt buộc phải rửa bảy lần như đã truyền miệng.
    Nếu chất dơ là nước tiểu, phân, máu... thì phải giặt giủ cho mất hoàn toàn chất dơ đó, không được sót lại dấu vết bẩn đó và có thể tẩy một lần cũng được.
    Nếu là nước tiểu của bé trai chưa ăn dặm thì chỉ cần rưới nước lên là được, bởi Nabi  nói:
((يُغْسَلُ مِنْ بَوْلِ الْجَارِيَةِ وَيُرَشُّ مِنْ بَوْلِ الْغُلاَمِ))
“Hãy giặt đối với nước tiểu bé gái và chỉ rưới nước đối với nước tiếu bé trai (chưa ăn dặm).”( ) cộng thêm Hadith Um Qais  ở trước.
    Nếu là da xác chết động vật thuộc loài được phép ăn thịt thì tẩy sạch bằng cách thuộc da, bởi Nabi  nói: ((أَيُّمَا إِهَابٍ دُبِغَ فَقَدْ طَهُرَ)) “Một khi da đã qua khâu thuộc da là sạch sẽ (được phép sử dụng).”( )
    Máu kinh nguyệt thì tẩy rửa bằng cách giặt giủ hoặc có thể vò với nước tại chổ phần bị dính máu.
Tóm lại, mỗi tín đồ Muslim hãy luôn cẩn trọng trong vấn đề vệ sinh tẩy rửa cơ thể, quần áo và nơi đứng hành lễ Salah bởi sự sạch sẽ là một điều kiện phải có để lễ Salah được chấp nhận.


Phần Mười: Về kinh nguyệt, máu hậu sản
    Định nghĩa máu kinh nguyệt.
- Theo ngôn từ nghĩa là dòng chảy.
- Theo giáo lý Islam là loại máu tự nhiên, có nguồn chảy từ đáy tử cung vào thời gian nhất định, trong tình trạng sức khỏe bình thường, không vì lý do sinh nở.
    Máu hậu sản là máu chỉ chảy ra vì lý do sinh nở.
Chủ đề thứ nhất: Về thời gian bắt đầu và kết thúc của kinh nguyệt:
Bé gái không thể có kinh nguyệt trước khi tròn chín tuổi, bởi đã chưa từng có trường hợp nào khẳng định cho sự việc. Cộng thêm được truyền lại từ A’-ishah  nói rằng: “Khi bé gái đã tròn chín tuổi là đã thành thiếu nữ.”( )
Và thông thường khi phụ nữ tròn năm mươi tuổi là hết kinh nguyệt, như được truyền lại từ A’-ishah  nói rằng: “Khi phụ nữ đã tròn năm mươi tuổi là đã mãn kinh.”( )




Chủ đề thứ hai: Thời gian ngắn nhất và dài nhất của kinh nguyệt:
Theo ý kiến đúng là không có thời gian ngắn nhất hay nhiều nhất cho một chu kỳ kinh nguyệt, cần phải dựa vào chất tố và sự di truyền trong mỗi người phụ nữ.

Chủ đề thứ ba: Về chu kỳ kinh nguyệt bình thường:
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường là từ sáu đến bảy ngày, bởi Hadith Nabi  đã nói với bà Himnah bint Jahsh :
((تَحَيَّضِي فِى كُلِّ شَهْرٍ فِى عِلْمِ اللَّهِ سِتَّةَ أَيَّامٍ أَوْ سَبْعَةَ أَيَّامٍ ثُمَّ اغْتَسِلِي وَصَلِّي ثَلاَثَةً وَعِشْرِينَ أَوْ أَرْبَعَةً وَعِشْرِينَ يَوْماً، كَمَا يُحَيِّضُ النِّسَاءُ وَيَطْهُرْنَ لِمِيقَاتِ حَيْضِهِنَّ وَطُهْرِهِنَّ))
“Allah đã ấn định cho nàng chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng là sáu hoặc bảy ngày. Sau khi dứt kinh nàng phải tắm và hành lễ Salah hai mươi ba hoặc hai mươi bốn ngày giống như bao phụ nữ khác như nàng đã có chu ky nhất định rồi trở lại sạch sẽ.”( )


Chủ đề thứ tư: Về các điều khoản cấm đối với kinh nguyệt và máu hậu sản:
Trong suốt thời gian kinh nguyệt và máu hậu sản phụ nữ bị cấm các điều sau:
1-    Giao hợp tình dục, bởi Allah phán:
﴿فَٱعۡتَزِلُواْ ٱلنِّسَآءَ فِي ٱلۡمَحِيضِ وَلَا تَقۡرَبُوهُنَّ حَتَّىٰ يَطۡهُرۡنَۖ﴾ البقرة: 222
Cho nên cấm các ngươi giao hợp với các bà vợ trong suốt thời gian kinh nguyệt cho đến khi các bà chấm đứt chu kỳ. Al-Baqarah: 222 (chương 2). Sau khi câu Kinh này được mặc khải thì Rasul  nói:
((اِصْنَعُوا كُلَّ شَيْءٍ إِلَّا النِّكَاحَ))
“Các ngươi được phép làm tất cả (với các nàng) ngoại trừ giao hợp.”( )
2-    Ly hôn, tức cấm chồng ly hôn vợ trong suốt khoảng thời gian kinh nguyệt, bởi Allah phán:
﴿فَطَلِّقُوهُنَّ لِعِدَّتِهِنَّ﴾ الطلاق:1
Cho nên, các ngươi hãy ly hôn với các nàng trong chu kỳ (sạch sẽ). Al-Talaaq: 1 (chương 65).
Và Nabi  đã bảo U’mar  khi con trai của ông đã thôi vợ y trong chu kỳ kinh nguyệt: ((مُرْهُ فَلْيُرَاجِعْهَا)) “Hãy ra lệnh nó ở lại với cô ta.”( )
3-    Hành lễ Salah, bởi Nabi  nói với Faatimah bint Abi Hubaish : ((إِذَا أَقْبَلَتِ الْحَيْضَةُ فَدَعِي الصَّلاَةَ)) “Khi bắt đầu kinh nguyệt, nàng hãy bỏ hành lễ Salah.”( )
4-    Nhịn chay, bởi Nabi  nói:
((أَلَيْسَ إِحْدَاكُنَّ إِذَا حَاضَتْ لَمْ تَصُمْ وَلَمْ تُصَلِّ ؟))
“Chẳng phải mỗi khi phụ nữ các nàng có kinh nguyệt là bị cấm nhịn chay và hành lễ Salah đó sao ?” nhóm phụ nữ đáp: Đúng vậy.( )
5-    Tawwaaf xung quanh Ka’bah, bởi Nabi  đã nói với A’-ishah :
((افْعَلِي مَا يَفْعَلُ الْحَاجُّ غَيْرَ أَنْ لاَ تَطُوفِي بِالْبَيْتِ حَتَّى تَطْهُرِي))
“Nàng hãy làm tất cả mọi việc mà người hành hương Hajj phải làm ngoại trừ Tawwaaf cho đến khi sạch sẽ.”( )
6-    Đọc Qur’an thuộc lòng, đây là ý kiến của rất nhiều U’lama từ giới Sahabah, Tabi-i’n và cả những người sau họ, nhưng khi có nhu cầu cần thiết như sợ sẽ bị quên những phần đã thuộc hoặc là giáo viên dạy môn Qur’an hoặc là học sinh phải ôn bài thì được phép. Đến khi không cần thiết thì không được xướng đọc Qur’an.( ) 
7-    Cầm trực tiếp Qur’an, bởi Allah phán:
﴿لَّا يَمَسُّهُۥٓ إِلَّا ٱلۡمُطَهَّرُونَ ٧٩﴾ الواقعة: 79
{Không được chạm vào Nó (Qur’an) ngoại trừ đã tẩy rửa.} Al-Waaqi-a'h: 79 (chương 56)
8-    Vào hoặc ngồi trong Masjid, bởi Nabi  nói:
((لَا أُحِلُّ المَسْجِدَ لِجُنُبٍ وَلَا حَائِضٍ))
“Masjid là nơi không cho phép người bị Junub và người có kinh nguyệt đến.”( )
Và có lần Rasul  ở trong Masjid đưa đầu vào phòng để A’-ishah  chải đầu trong lúc bà đang có kinh nguyệt.( )
Đồng thời cấm phụ nữ đi xuyên ngang Masjid trừ phi đảm bảo không làm dơ Masjid bởi máu kinh thì không cấm.

Chủ đề thứ năm: Về điều khoản bắt buộc khi có kinh nguyệt:
1-    Tắm sau khi sạch kinh, bởi Nabi  nói:
((دَعِي الصَّلاَةَ قَدْرَ الأَيَّامِ الَّتِى كُنْتِ تَحِيضِينَ فِيهَا، ثُمَّ اغْتَسِلِي وَصَلِّي))
“Nàng hãy bỏ hành lễ Salah trong suốt thời gian kinh nguyệt, khi sạch sẽ thì hãy tắm rồi hành lễ lại.”( )
2-    Ăn mặc kín đáo, bởi Nabi  nói:
((لاَ تُقْبَلُ صَلاَةُ الْحَائِضِ إِلاَّ بِخِمَارٍ))
“Lễ Salah của phụ nữ trưởng thành không được công nhận cho đến khi che kín toàn thân.”( )
Hadith là bằng chứng bảo một khi bé gái có kinh nguyệt là đã thành thiếu nữ, buộc phải ăn mặc kín đáo.
3-    Tự xác minh chu kỳ kinh nguyệt đối với phụ nữ ly hôn chồng, bởi Allah phán:
﴿وَٱلۡمُطَلَّقَٰتُ يَتَرَبَّصۡنَ بِأَنفُسِهِنَّ ثَلَٰثَةَ قُرُوٓءٖ﴾ البقرة: 228
Và đối với phụ nữ ly hôn phải giữ mình trong ba chu kỳ kinh nguyệt. Al-Baqarah: 228 (chương 2).
4-    Giáo lý liên quan đến việc dứt kinh.
Chú ý: Khi phụ nữ dứt kinh trước mặt trời lặn buộc cô ta phải hành lễ Salah Zhuhr và Salah A’sr của ngày hôn đó, còn nếu dứt kinh trước rạng đông thì buộc cô ta phải hành lễ Salah Maghrib và Salah I’sha của đêm hôn đó. Đây là ý kiến của đa số U’lama như Imam Maalik, Imam Shaafi-i’ và Imam Ahmad .( ) 

Chủ đề thứ sáu: Về số ngày ít nhất và nhiều nhất của máu hậu sản:
Không có giới hạn ít nhất của máu hậu sản, bởi không được truyền lại giới hạn trong vấn đề này, nên phải dựa vào sự ra máu và thực tế có khi ra máu nhiều và có khi ra máu ít. Và thời gian dài tối đa là bốn mươi ngày.
Học giả Al-Tirmizhi  nói: “Giới U’lama trong số bằng hữu của Nabi  và những U’lama sau họ đồng thống nhất phụ nữ ra máu hậu sản phải bỏ hành lễ Salah bốn mươi ngày, trừ phi họ sạch sẽ sớm hơn thời hạn thì phải tắm và hành lễ Salah.” 
Và vì Hadith Um Salamah  kể: “Trong thời Nabi  phụ nữ ra máu hậu sản bỏ Salah trong thời gian bốn mươi ngày.”( )

Chủ đề thứ bảy: Về máu rong kinh:
Rong kinh là loại máu xuất ra vô hạn định tựa như ra máu mủi (máu cam).
Phân biệt hai loại máu rong kinh và kinh nguyệt:
Máu kinh nguyệt    Máu rong kinh
Xuất ra từ đáy tử cung    Xuất ra từ mạch máu
Màu đen    Màu đỏ
Có dạng đặc sệt    Có dạng lỏng
Có mùi hôi khó chịu    Không có mùi hôi
Ra ngoại bị cô đặc    Ra ngoài không bị cô đặc
Máu rong kinh hoàn toàn khác với máu kinh nguyệt mà mỗi phụ nữ điều biết rõ, với loại máu này không cấm phụ nữ hành lễ Salah, nhịn chay và ân ái với chồng, bởi máu này được xem là sạch sẽ. Bằng chứng là Hadith Faatimah bint Abi Hubaish  nói: Thưa Rasul của Allah, tôi là người phụ nữ bị rong kinh mãi không dứt, vậy tôi có được phép bỏ lễ Salah không ? Nabi  đáp:
((لاَ، إِنَّمَا ذَلِكِ عِرْقٌ وَلَيْسَ بِحَيْضٍ فَإِذَا أَقْبَلَتْ حَيْضَتُكِ فَدَعِي الصَّلاَةَ وَإِذَا أَدْبَرَتْ فَاغْسِلِي عَنْكِ الدَّمَ ثُمَّ صَلِّي))
“Không, chẳng qua đó là máu xuất ra từ mạch máu chứ không phải là kinh nguyệt. Khi nào đến chu kỳ thì nàng hãy bỏ lễ Salah và khi nào hết thì tắm rửa sau đó dâng lễ Salah.”( )
Chỉ bắt buộc phụ nữ tắm rửa sau mỗi lần dứt kinh nguyệt mà mỗi người tự biết về mình. Trường hợp bị rong kinh thì trước khi lấy Wudu phải rửa sạch bộ phận sinh dục, dùng băng che chắn kỷ lưỡng, rồi lấy nước Wudu và hành lễ Salah ngay sao đó, bỏ mặc máu có ra nữa hay không. Phải làm như thế vào mỗi lần hành lễ Salah.
    Rong kinh được chia thành ba trường hợp:
    Trường hợp 1:
Thuộc loại phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt rõ ràng, tức biết được khi nào bắt đầu và kết thúc của mỗi chu kỳ hàng tháng trước khi bị rong kinh. Trường hợp này buộc phụ nữ phải ngưng lễ Salah và nhịn chay trong số ngày chu kỳ đó, qua khỏi số ngày đó thì buộc phải tắm rửa và hành lễ Salah, còn số máu tiếp tục ra đó chính là máu rong kinh, bởi Hadith Nabi  nói với Um Habibah :
((امْكُثِي قَدْرَ مَا كَانَتْ تَحْبِسُكِ حَيْضَتُكِ ثُمَّ اغْتَسِلِي وَصَلِّي))
“Nàng hãy ngưng hành lễ theo số ngày chu kỳ của nàng trước kia, sau đó tắm mà hành lễ Salah lại.”( )
    Trường hợp 2:
Thuộc loại phụ nữ không có chu kỳ hàng tháng rõ ràng, nhưng có thể phân biệt loại máu kinh nguyệt có màu đen, đặc sệt và có mùi với máu rong kinh màu đỏ không có mùi. Trường hợp này dựa vào việc phân biệt loại máu mà xác định chu kỳ kinh nguyệt, bởi Nabi  nói với Faatimah bint Abi Hubaish :
((إِذَا كَانَ دَمُ الْحَيْضَةِ فَإِنَّهُ دَمٌ أَسْوَدُ يُعْرَفُ، فَأَمْسِكِي عَنِ الصَّلاَةِ فَإِذَا كَانَ الآخَرُ فَتَوَضَّئِي وَصَلِّي فَإِنَّمَا هُوَ عِرْقٌ))
“Nếu là máu kinh sẽ có màu đen rõ ràng, khi đó thì ngừng hành lễ Salah, nếu loại máu khác thì hãy lấy Wudu mà dâng lễ Salah, chẳng qua đó là máu ra từ mạch máu.”( )
    Trường hợp 3:
Không có chu kỳ rõ ràng và cũng không thể phân biệt được hai loại máu. Trường hợp này khi bản thân nghi mình đã đến chu kỳ tự nhiên thì ngưng hành lễ sáu hoặc bảy ngày, bởi đây là chu kỳ bình thường của một phụ nữ mạnh khỏe, qua những ngày đó thì tắm rửa, rồi hành lễ Salah và nhịn chay, máu còn lại xem là máu rong kinh, bởi Nabi  đã nói với bà Himnah bint Jahsh :
((إِنَّمَا هِيَ رَكْضَةٌ مِنَ الشَّيْطَانِ فَتَحَيَّضِي سِتَّةَ أَيَّامٍ أَوْ سَبْعَةَ أَيَّامٍ، ثُمَّ اغْتَسِلِي فَإِذَا اسْتَنْقَأْتِ فَصَلِّي وَصُومِي وَصَلِّى فَإِنَّ ذَلِكِ يُجْزِئُكِ))
“Chẳng qua đó là sự quấy rối của Shaytaan, nàng hãy ngưng hành lễ sáu hoặc bảy ngày (khi nghi ngờ đã đến chu kỳ), sau đó tắm rửa khi đã thấy sạch sẽ, rồi hành lễ Salah và nhịn chay. Nàng cứ áp dụng như thế là được.”( )




