Giáo Lý Thực Hành Đơn Giản Từ Hào Quang Qur’an và Sunnah: Chương Zakat

Giáo Lý Thực Hành Đơn Giản Từ Hào Quang Qur’an và Sunnah: Chương Zakat: Quyển sách phân tích những mục sau:
1- Phần Một: Về giới thiệu Zakat
2- Phần Hai: Về Zakat vàng và bạc
3- Phần Ba: Về Zakat những gì xuất ra từ đất
4- Phần Bốn: Về Zakat súc vật
5- Phần Năm: Về Zakat Fit-ri
6- Phần Sáu: Về những người hưởng Zakat
Được trích từ quyển Giáo Lý Thực Hành Đơn Giản Từ Hào Quang Qur’an và Sunnah được in ấn tại Trung Tâm Ấn Loát Quốc Vương Fahd, do tập thể U’lama ưu tú soạn thảo và kiểm duyệt.

 

Giáo Lý Thực Hành Đơn Giản Từ Hào Quang Qur’an và Sunnah:
Chương Zakat

< اللغة الفيتنامية >
        
Biên soạn
Tập thể U’lama ưu tú





Dịch thuật: Abu Hisaan Ibnu Ysa

 


الفقه الميسر في ضوء الكتاب والسنة:
كتاب الزكاة

        

اسم المؤلف:
 جماعة من العلماء



ترجمة: أبو حسان محمد بن عيسى


 Chương 3
ZAKAT
gồm sáu chương:


Phần Một: Về giới thiệu Zakat
    Chủ đề thứ nhất: Về định nghĩa Zakat:
- Theo nghĩa tiếng Ả Rập: Là gia tăng và sinh lợi.
- Theo nghĩa giáo lý: Là bổn phận phải trích một ít trong tổng số tài sản khi số tài sản đã đủ số lượng dựa theo một số điều kiện nhất định và chỉ dành cho một số người nhất định.
Ý nghĩa của việc Zakat này là tẩy sạch bản thân khỏi tội lỗi và giúp nội tâm không keo kiệt như Allah phán:
﴿خُذۡ مِنۡ أَمۡوَٰلِهِمۡ صَدَقَةٗ تُطَهِّرُهُمۡ وَتُزَكِّيهِم بِهَا﴾ التوبة: 103
{Ngươi hãy lấy phần bố thí từ tài sản của họ (để phân phát cho người nghèo) nhằm tẩy sạch họ.} Al-Tawbah: 103 (chương 9). Đây chính là nguyên nhân trong các nguyên nhân giúp cộng đồng ngày càng quan tâm, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau hơn.

 

    Chủ đề thứ hai: Về giáo lý xuất Zakat và bằng chứng:
Zakat là bổn phận trong các bổn phận của Islam, là Rukun (nền tảng) trong năm nền tảng của tôn giáo, là Rukun quan trọng được xếp sau bổn phận Salah, Allah phán:
﴿وَأَقِيمُواْ ٱلصَّلَوٰةَ وَءَاتُواْ ٱلزَّكَوٰةَ﴾ البقرة: 43
Và hãy dâng lễ Salah một cách chu đáo và xuất Zakat. Al-Baqarah: 43 (chương 2), và Allah phán:
﴿خُذۡ مِنۡ أَمۡوَٰلِهِمۡ صَدَقَةٗ تُطَهِّرُهُمۡ وَتُزَكِّيهِم بِهَا﴾ التوبة: 103
{Ngươi hãy lấy phần bố thí từ tài sản của họ (để phân phát cho người nghèo) nhằm tẩy sạch họ.} Al-Tawbah: 103 (chương 9).
Và vì Rasul ﷺ đã nói
{بُنِيَ الإِسْلاَمُ عَلَى خَمْسٍ: شَهَادَةِ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللَّهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولَ اللَّهِ وَإِقَامِ الصَّلاَةِ وَإِيتَاءِ الزَّكَاةِ وَحَجِّ البَيْتِ وَصَوْمِ رَمَضَانَ}
“Tôn giáo Islam được xây dựng trên năm Rukun (trụ cột) chính: Lời tuyên thệ không có Thượng Đế đích thực nào ngoài Allah và Muhammad là Thiên Sứ của Ngài; dâng lễ Salah; xuất Zakat; hành hương Hajj tại ngôi đền Ka’bah và nhịn chay tháng Ramadan.”( )
Và Rasul ﷺ đã dặn Mu-a’z bin Jabal t khi sai ông đi Yemen:
{ادْعُهُمْ إِلَى شَهَادَةِ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللَّهُ، وَأَنِّي رَسُولُ اللَّهِ، فَإِنْ هُمْ أَطَاعُوا لِذَلِكَ فَأَعْلِمْهُمْ أَنَّ اللَّهَ قَدِ افْتَرَضَ عَلَيْهِمْ خَمْسَ صَلَوَاتٍ فِى كُلِّ يَوْمٍ وَلَيْلَةٍ، فَإِنْ هُمْ أَطَاعُوا لِذَلِكَ فَأَعْلِمْهُمْ أَنَّ اللَّهَ افْتَرَضَ عَلَيْهِمْ صَدَقَةً فِى أَمْوَالِهِمْ، تُؤْخَذُ مِنْ أَغْنِيَائِهِمْ وَتُرَدُّ عَلَى فُقَرَائِهِمْ}
“Anh hãy kêu gọi họ đến với lời tuyên thệ không có Thượng Đế nào đích thực ngoại trừ Allah và chứng nhận Ta là Rasul của Allah. Khi họ chấp nhận điều đó thì hãy báo cho họ biết Allah bắt buộc họ phải hành lễ ngày đêm năm lần. Khi họ chấp nhận điều này thì báo cho họ biết Allah bắt buộc họ phải xuất Zakat trong tài sản của họ, đó là trích từ tài sản của nhà giàu rồi phát lại cho người nghèo ngay trong đồng bào họ.”( )
Cộng đồng Muslim trên toàn thế giới đồng thống nhất việc xuất Zakat là bổn phận của những ai đã đủ điều kiện và tất cả Sahabah đều đã nhất chí chiến tranh với những ai dám bác bỏ nhiệm vụ này.
Cho nên, việc nhiệm vụ xuất Zakat được chứng minh từ Qur’an, từ Sunnah và từ Ijma’.


    Chủ đề thứ ba: Về giáo lý ai bác bỏ xuất Zakat:
Việc bác bỏ bổn phận xuất Zakat được chia làm hai trường hợp:
a) Nếu là người Muslim mới cải đạo hoặc là người ở vùng xa xôi hẻo lánh không có cơ hội tiếp xúc với trường học, cũng không có thầy giáo về giáo lý để tìm hiểu thêm về Islam thì việc bác bỏ bổn phận này của họ không bị xem là Kufr (phủ nhận đức tin) do họ có lý do chính đáng.
b) Nếu là người sinh trưởng trong khu vực Muslim, được tiếp cận với kiến thức, có thầy dạy, có trường học thì việc bác bỏ bổn phận Zakat bị xem là người phản đạo, cho y ba lần cơ hội mời gọi trở lại Islam nếu vẫn không chấp nhận thì bị kết án tử hình tội phản đạo, bởi bằng chứng rành rành từ Qur’an, từ Sunnah và từ Ijma’ của cộng đồng không thể nào y lại không biết, với hành động của y là đã phủ nhận Qur’an, phủ nhận Sunnah nên đáng lãnh hậu quả.

    Chủ đề thứ tư: Về giáo lý việc tiếc tài sản không xuất Zakat:
Ai không chịu xuất Zakat là do tiếc tài sản nhưng trong lòng vẫn chấp nhận Rukun Zakat này, người này đã phạm tội do hành động keo kiệt của y nhưng y vẫn còn là người Muslim, bởi Zakat chỉ là một nhánh bổn phận trong các bổn phận của tôn giáo không chỉ vì bỏ đi nhiệm vụ này mà trở thành người Kaafir, với bằng chứng là Rasul ﷺ nói về họ:
{ثُمَّ يُرَى سَبِيلَهُ إِمَّا إِلَى الْجَنَّةِ وَإِمَّا إِلَى النَّارِ}
“Sau đó, y (người không Zakat) được cho thấy hoặc là đường đến thiên đàng hoặc là con đường dẫn lối vào hỏa ngục.”( ) Hadith chứng minh rằng nếu là Kaafir sẽ không thấy được con đường dẫn đến thiên đàng, trường hợp này buộc phải cưỡng chế và cảnh cáo răng đe. Nếu y kháng cực thì dùng đến biện pháp mạnh thậm chí là chiến đấu cho đến khi y chịu quay trở lại thực hiện bổn phận xuất Zakat, bởi Allah hạ sắc lệnh:
﴿فَإِن تَابُواْ وَأَقَامُواْ ٱلصَّلَوٰةَ وَءَاتَوُاْ ٱلزَّكَوٰةَ فَخَلُّواْ سَبِيلَهُمۡۚ﴾ التوبة : 5
{Đến khi bọn chúng tự quay lại sám hối mà đứng hành lễ Salah và xuất Zakat thì các người hãy bỏ mặc bọn chúng.} Al-Tawbah: 5 (Chương 9).
Và vì Rasul ﷺ đã từng nói:
{أُمِرْتُ أَنْ أُقَاتِلَ النَّاسَ حَتَّى يَشْهَدُوا أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ وَيُقِيمُوا الصَّلَاةَ وَيُؤْتُوا الزَّكَاةَ فَإِذَا فَعَلُوا ذَلِكَ عَصَمُوا مِنِّي دِمَاءَهُمْ وَأَمْوَالَهُمْ إِلَّا بِحَقِّ الْإِسْلَامِ وَحِسَابُهُمْ عَلَى اللهِ تَعَالَى}
“Ta nhận được lệnh phải tranh đấu với mọi người cho đến họ chấp nhận Allah duy nhất để tôn thờ và Muhammad là Rasul của Ngài, dâng lễ Salah và xuất Zakat bắt buộc. Khi họ chấp nhận làm thế thì Ta bị cấm xâm phạm đến sinh mạng và tài sản của họ ngoại trừ vì quyền lợi của Islam và sự thanh toán của họ do Allah định đoạt.”( )
Và vì Abu Bakr Al-Sideeq t nói: “Thậm chí họ chỉ không chịu xuất Zakat một con dê thì ta đây cũng nhân danh Allah mà chiến đấu với họ.”( ) đây là ý kiến đúng nhất kiên cường nhất của thủ lãnh Abu Bakr t và đã được toàn thể Sahabah ủng hộ đấu tranh với những ai dám bác bỏ bổn phận Zakat và cả những ai tiếc tài sản không chịu xuất Zakat.

    Chủ đề thứ năm: Về các loại tài sản bắt buộc Zakat:
Zakat chỉ bắt buộc đối với năm loại tài sản sau:
    Thứ nhất: Là súc vật gồm lạc đà, bò, dê và cừu, bởi Nabi ﷺ nói:
{مَا مِنْ صَاحِبِ إِبِلٍ وَلاَ بَقَرٍ وَلاَ غَنَمٍ لاَ يُؤَدِّي زَكَاتَهَا إِلاَّ جَاءَتْ يَوْمَ الْقِيَامَةِ أَعْظَمَ مَا كَانَتْ وَأَسْمَنَهُ تَنْطِحُهُ بِقُرُونِهَا وَتَطَؤُهُ بِأَظْلاَفِهَا كُلَّمَا نَفِدَتْ أُخْرَاهَا عَادَتْ عَلَيْهِ أُولاَهَا حَتَّى يُقْضَى بَيْنَ النَّاسِ}
“Khi các ông chủ nuôi lạc đà, nuôi bò, nuôi dê và cừu không chịu xuất Zakat thì vào ngày phán xét họ bị bắt đứng trước những con vật nuôi mập nhất trong bầy súc vật họ nuôi để cho chúng hút họ bằng sừng, dẫm lên họ bằng móng cứ thế hết con này đến con khác cho đến khi Allah phán xử trong thiên hạ.”( )
    Thứ hai: Là vàng, bạc và những loại tiền giấy hiện tại có giá trị như vàng bạc, bởi Allah phán:
﴿وَٱلَّذِينَ يَكۡنِزُونَ ٱلذَّهَبَ وَٱلۡفِضَّةَ وَلَا يُنفِقُونَهَا فِي سَبِيلِ ٱللَّهِ فَبَشِّرۡهُم بِعَذَابٍ أَلِيمٖ ٣٤﴾ التوبة: 34
{Và những kẻ dự trữ vàng và bạc nhưng không chi dùng cho con đường chính nghĩa của Allah thì hãy báo cho họ biết về một sự trừng phạt đau đớn.} Al-Tawbah: 34 (chương 9).
Và vì Rasul ﷺ đã nói:
{مَا مِنْ صَاحِبِ ذَهَبٍ وَلاَ فِضَّةٍ لاَ يُؤَدِّي مِنْهَا حَقَّهَا إِلاَّ إِذَا كَانَ يَوْمُ الْقِيَامَةِ صُفِّحَتْ لَهُ صَفَائِحَ مِنْ نَارٍ فَأُحْمِيَ عَلَيْهَا فِى نَارِ جَهَنَّمَ فَيُكْوَى بِهَا جَنْبُهُ وَجَبِينُهُ وَظَهْرُهُ كُلَّمَا بَرَدَتْ رُدَّتْ لَهُ فِى يَوْمٍ كَانَ مِقْدَارُهُ خَمْسِينَ أَلْفَ سَنَةٍ}
“Khi chủ sở hữu vàng và bạc không chịu thực hiện bổn phận Zakat thì vào ngày phán xét Thiên Thần sẽ dùng tấm kim loại đốt trong lửa đến khi tấm kim loại đỏ hẳn thì mang ủi lên mặt, lên lưng và bên hông họ, khi tấm kim loại nguội lạnh thì lại tiếp tục đốt lại, lúc đó một ngày dài bằng năm mươi ngàn năm.”( )
    Thứ ba: Là hàng hóa mua bán, tất cả những gì có thể dùng để kinh doanh mua bán mang lại lợi nhuận đều phải xuất Zakat, bởi Allah phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَنفِقُواْ مِن طَيِّبَٰتِ مَا كَسَبۡتُمۡ﴾ البقرة: 267
Hỡi những người có đức tin, hãy chi dùng những thứ tốt đẹp mà các ngươi đã thu hoạch được (để Zakat). Al-Baqarah: 267 (chương 2), giới U’lama (học giả Islam) đều cho rằng câu Kinh này nói về việc Zakat hàng hóa mua bán.
    Thứ tư: Là quả và hạt
Hạt là tất cả các loại hạt có thể dự trữ được lâu như lúa nước, lúa mì, lúa mạch .v.v. còn quả là tất cả các loại trái cây như nho, chà là .v.v., bởi Allah phán:
﴿وَمِمَّآ أَخۡرَجۡنَا لَكُم مِّنَ ٱلۡأَرۡضِۖ﴾ البقرة: 267
Và những vật mà TA đã ban phát cho các ngươi từ đất. Al-Baqarah: 267 (chương 2), và Allah phán:
﴿وَءَاتُواْ حَقَّهُۥ يَوۡمَ حَصَادِهِۦۖ﴾ الأنعام: 141
{Và các ngươi hãy trả phần thuế (hoa lợi tức Zakat) vào ngày các ngươi thu hoạch.} Al-An-a'm: 141 (chương 6).
Và vì bởi Rasul ﷺ đã nói:
{فِيمَا سَقَتْ السَّمَاءُ وَالْعُيُونُ أَوْ كَانَ عَثَرِيًّا الْعُشْرُ وَفِيمَا سُقِيَ بِالنَّضْحِ نِصْفُ الْعُشْرِ }
“Những gì tưới tiêu bằng thiên nhiên (như nước mưa), nước giếng thì xuất Zakat một phần mười còn nếu tưới tiêu bằng sức (người và thú hoặc dùng máy móc) thì chỉ xuất phân nữa một phần mười (tức một phần hai mươi).”( )
    Thứ năm: Là kho báu và các quặng mỏ.
Kho báu là nơi chứa vàng, bạc, đá quý... được còn người giấu cất hoặc do thiên tai vùi lấp dưới mặt đất.
Quặng mỏ là vùng đất chứa khoáng sản có giá trị lợi nhuận như dầu, vàng, bạc, đồng, chì .v.v. được phát hiện trong lòng đất.
Bằng chứng bắt buộc Zakat cho thể loại này là lời phán của Allah mang ý nghĩa chung chung:
﴿أَنفِقُواْ مِن طَيِّبَٰتِ مَا كَسَبۡتُمۡ وَمِمَّآ أَخۡرَجۡنَا لَكُم مِّنَ ٱلۡأَرۡضِۖ﴾ البقرة: 267
Các ngươi hãy chi dùng những thứ tốt đẹp mà các ngươi đã thu hoạch được (để xuất Zakat) và những vật mà TA đã ban phát cho các ngươi từ đất. Al-Baqarah: 267 (chương 2). Theo học giả Tafseer Al-Qurtubi  giải thích về câu Kinh này: “Là tất cả quả, hạt, kho báu và quặng mỏ trong lòng đất.”
Và vì Rasul ﷺ nói:
{وَفِي الرِّكَازِ الْخُمُسُ}
“Và trong kho báu phải xuất Zakat một phần năm.”( )
Và cộng đồng Islam đồng thống nhất bắt buộc xuất Zakat về kho tàng và quặng mỏ.

    Chủ đề thứ sáu: Về ý nghĩa Zakat và ai phải Zakat (các điều kiện bắt buộc):
A) Về ý nghĩa Zakat:
Giáo lý Islam qui định tín đồ Muslim phải có bổn phận Zakat, bởi Zakat mang lại rất nhiều ý nghĩa vĩ đại, điển hình như:
1-    Tẩy rửa và gia tăng lợi nhuận cho tài sản, mở đường cho Barakat (tạm dịch là may mắn) đến với tài sản đó, xua đuổi mọi điều xấu và tai nạn vốn bắt nguồn từ tiền của.
2-    Giúp chủ sở hữu tránh được mọi căn bệnh keo kiệt, bủn xỉn, xóa tội cho chủ sở hữu và khích lệ y sẵn sàng chi tiêu vì các con đường phục vụ Allah.
3-    Hổ trợ và gia tăng kinh tế cho người nghèo, người thiếu thốn, người cơ hàn.
4-    Kéo gần và thắt chặt mối quan hệ giữa hai tầng lớp giàu và nghèo, thể hiện tình yêu thương, lo lắng của người giàu dành cho người nghèo và mang lại an toàn cho tài sản của người giàu sẽ không bị người nghèo cướp giật, và xua tan lòng hiềm khích ganh tị trong lòng người nghèo trước khối tài sản trong tay người giàu.
5-    Trong việc xuất Zakat thể hiện lòng tạ ơn Allah đã ban cho số tài sản đó và phục tùng theo sắc lệnh của Ngài.
6-    Thể hiện niềm tin thật sự của người xuất Zakat, bởi tài sản là thứ quí giá nhất của con người đã cực lực thu gom và thể hiện sự thành tâm muốn được Allah hài lòng và yêu thương.
7-    Là nguyên nhân đạt được sự hài lòng của Thượng Đế, được ban cho nhiều điều tốt đẹp khác, xóa đi tội lỗi đã phạm .v.v.

B) Về ai phải xuất Zakat (các điều kiện bắt buộc):
Bắt buộc Zakat khi ai đó đã hội đủ các điều kiện sau:
1-    Islam: Tức không bắt buộc Zakat đối với người Kaafir (ngoại đạo), bởi điều này cũng nằm trong các dạng thức thờ phượng mà người Muslim dùng để kính dâng lên Allah, vì vậy là người Kaafir việc hành đạo của họ không được chấp nhận cho đến khi cải đạo sang Islam, bởi Allah phán:
﴿وَمَا مَنَعَهُمۡ أَن تُقۡبَلَ مِنۡهُمۡ نَفَقَٰتُهُمۡ إِلَّآ أَنَّهُمۡ كَفَرُواْ بِٱللَّهِ وَبِرَسُولِهِۦ﴾ التوبة : 54
Và lý do tại sao việc đóng góp của chúng (người Kaafir) không được chấp nhận là vì chúng đã phủ nhận Allah và Rasul của Ngài. Al-Tawbah: 54 (Chương 9), một khi Allah không chấp nhận việc hành đạo người Kaafir thì có ích lợi gì bắt buộc họ thực hiện.
Và vì ông Abu Bakr t nói: “Việc xuất Zakat là sự bố thí bắt buộc mà Allah đã qui định cho toàn thể tín đồ Muslim.”( )  
2-    Tự do: Tức người nô lệ và người Mukaatab( ) không bắt buộc Zakat, bởi nô lệ không sở hữu bất cứ tài sản nào trong tay, tất cả những gì của y là thuộc về chủ và người Mukaatab thì quyền làm chủ rất yếu nên cả hai không bắt buộc Zakat.
3-    Chủ sở hữu hoàn toàn và liên tục( ): Tức phải là người sở hữu những tài sản thừa như nhà hàng, cửa tiệm, nhà ở .v.v. bởi Zakat không bắt buộc với người nghèo và người không có tài sản thừa, như Rasul ﷺ nói:
{لَيْسَ فِيمَا دُونَ خَمْسَةِ أَوْسُقٍ صَدَقَةٌ وَلَيْسَ فِيمَا دُونَ خَمْسِ ذَوْدٍ صَدَقَةٌ وَلَيْسَ فِيمَا دُونَ خَمْسِ أَوَاقٍ صَدَقَةٌ}
“Không phải Zakat khi ít hơn 720 kg; cũng không phải Zakat khi ít hơn năm con lạc đà và cũng không phải Zakat khi ít hơn 400 g bạc.”( )
4-    Đã giữ được tròn một năm: Tức khi sở hữu tài sản vừa đạt đủ số lượng Zakat, từ đó tiếp tục sở hữu đến tròn mười hai tháng tính theo lịch mặt trăng, khi đã tròn đủ mười hai tháng sở hữu thì buộc phải Zakat, bởi Rasul ﷺ nói:
{لاَ زَكَاةَ فِى مَالٍ حَتَّى يَحُولَ عَلَيْهِ الْحَوْلُ}
“Không phải Zakat với tài sản sở hữu đến khi đã giữ đủ tròn một năm.”( )
Điều kiện tròn một năm này chỉ áp dụng các loại tài sản như súc vật, vàng bạc và tiền giấy, hàng hóa mua bán; riêng đối với quả, hạt thì phải Zakat khi thu hoạch, bởi Allah phán:
﴿وَءَاتُواْ حَقَّهُۥ يَوۡمَ حَصَادِهِۦۖ﴾ الأنعام: 141
{Và các ngươi hãy trả phần thuế (hoa lợi tức Zakat) vào ngày các ngươi thu hoạch.} Al-An-a'm: 141 (chương 6).
Còn kho báu và quặng mỏ thuộc tài sản dưới đất nên khi nào khai thác mới bắt buộc xuất Zakat.

    Chủ đề thứ bảy: Về thể loại Zakat:
Zakat gồm có hai thể loại:
1- Zakat giúp cho tài sản được sạch sẽ như Zakat tiền bạc.
2- Zakat giúp con người trong sạch như Zakat Al-Fitr.

    Chủ đề thứ tám: Về Zakat tiền nợ:
Chủ nợ có hai cách để Zakat loại tiền nợ này:
1- Khi Zakat thì cộng luôn tiền nợ người khác thiếu mà Zakat một lượt.
2- Đến khi nào lấy được tiền nợ mới Zakat. Trường hợp này, nếu nợ thiếu một năm thì Zakat một năm, nếu thiếu đến hai năm thì phải Zakat hai năm, cứ thế tính dần lên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần Hai: Về Zakat vàng và bạc
    Chủ đề thứ nhất: Về giáo lý và bằng chứng:
Bắt buộc phải xuất Zakat về vàng và bạc bởi đây là lệnh của Allah, Ngài phán:
﴿وَٱلَّذِينَ يَكۡنِزُونَ ٱلذَّهَبَ وَٱلۡفِضَّةَ وَلَا يُنفِقُونَهَا فِي سَبِيلِ ٱللَّهِ فَبَشِّرۡهُم بِعَذَابٍ أَلِيمٖ ٣٤﴾ التوبة: 34
{Và những kẻ dự trữ vàng và bạc nhưng không chi dùng cho con đường chính nghĩa của Allah thì hãy báo cho họ biết về một sự trừng phạt đau đớn.} Al-Tawbah: 34 (chương 9). Sở dĩ lời cảnh cáo mạnh mẽ là để răng đe ai dám không thực hiện bổn phận.
Và vì Rasul ﷺ đã khuyến cáo:
{مَا مِنْ صَاحِبِ ذَهَبٍ وَلاَ فِضَّةٍ لاَ يُؤَدِّي مِنْهَا حَقَّهَا إِلاَّ إِذَا كَانَ يَوْمُ الْقِيَامَةِ صُفِّحَتْ لَهُ صَفَائِحَ مِنْ نَارٍ فَأُحْمِيَ عَلَيْهَا فِى نَارِ جَهَنَّمَ فَيُكْوَى بِهَا جَنْبُهُ وَجَبِينُهُ وَظَهْرُهُ كُلَّمَا بَرَدَتْ رُدَّتْ لَهُ فِى يَوْمٍ كَانَ مِقْدَارُهُ خَمْسِينَ أَلْفَ سَنَةٍ}
“Khi chủ sở hữu vàng và bạc không chịu thực hiện bổn phận Zakat thì vào ngày phán xét Thiên Thần sẽ dùng tấm kim loại đốt trong lửa đến khi tấm kim loại đỏ hẳn thì mang ủi lên mặt, lên lưng và bên hông họ, khi tấm kim loại nguội lạnh thì lại tiếp tục đốt lại, lúc đó một ngày dài bằng năm mươi ngàn năm.”( )
Tất cả U’lama (học giả Islam) đồng thống nhất bắt buộc phải xuất Zakat khi số vàng và bạc đã đủ điều kiện.

    Chủ đề thứ hai: Về số lượng và mức lượng Zakat.
Vàng, bạc phải Zakat 2,5% trong tổng tài sản tại thời điểm Zakat.
+ Đối với vàng: Mức lượng vàng khi đủ hai mươi Dinaar( ) phải Zakat. (một Dinaar tương đương 4,25g vậy 20 Dinaar × 4,25g = 85g). Và 85g vàng tương đương với 2 lượng 2 chỉ 6 phân 7 li.
Vậy, cứ mỗi 2 lượng 2 chỉ 6 phân 7 li vàng là phải Zakat 5 phân 7 li vàng, cứ thế nhân lên theo lượng vàng nhiều hơn.
Bằng chứng: Nabi ﷺ nói:
{وَلَيْسَ عَلَيْكَ شَىْءٌ - يَعْنِي فِى الذَّهَبِ - حَتَّى يَكُونَ لَكَ عِشْرُونَ دِينَارًا فَإِذَا كَانَ لَكَ عِشْرُونَ دِينَارًا وَحَالَ عَلَيْهَا الْحَوْلُ فَفِيهَا نِصْفُ دِينَارٍ}
“Và anh không phải bị gì cả - tức trong số vàng - cho đến khi nào số vàng đủ hai mươi Dinaar, khi anh đã có đủ hai mươi Dinaar và đã giữ được tròn một năm thì phải Zakat nửa Dinaar.”( )
Và được truyền lại chính xác từ Nabi ﷺ: “Rằng Người đã lấy Zakat trong mỗi hai mươi Mithqaal là nửa Mithqaal.”( )
+ Đối với bạc: Mức lượng bạc khi đủ hai trăm Dirham phải xuất Zakat. (Một Dirham tương đương 2,975g tức 200 Dirham × 2,975 = 595g). Và 595g bạc tương đương với 15 lượng 8 chỉ 6 phân 7 li.
Vậy, cứ mỗi 15 lượng 8 chỉ 6 phân 7 li bạc là phải Zakat 3 chỉ 9 phân 7 li bạc, cứ thế nhân lên theo lượng bạc nhiều hơn.
Bằng chứng: Nabi ﷺ nói:
{وَفِي الرِّقَةِ كُلُّ مِائَتَيْ دِرْهَمٍ رُبْعُ الْعُشْرِ}
“Và đối với bạc thì cứ trong mỗi hai trăm Dirham là xuất một phần bốn mươi.”( )

Và Nabi ﷺ nói:
{وَفِى الرِّقَةِ رُبْعُ الْعُشْرِ، فَإِنْ لَمْ تَكُنْ إِلاَّ تِسْعِينَ وَمِائَةً فَلَيْسَ فِيهَا شَىْءٌ ، إِلاَّ أَنْ يَشَاءَ رَبُّهَا}
“Về bạc thì xuất một phần bốn mươi, nếu như anh chỉ có một trăm chín mươi cũng không bị bắt buộc gì trừ khi chủ bạc muốn Zakat.”( )

+ Công thức tính mức xuất Zakah vàng và bạc:
Lấy tổng tài sản tài thời điểm Zakat nhân với 2,5%, kết quả bằng được chính là số lượng phải Zakat
Thí dụ: Tổng số lượng vàng tại thời điểm Zakat là ba lượng vàng.
Cách 1: (2,5%  × 3 lượng) = 7 phân 5 li
Cách 2: (2,5 × 3) : 100 = 7 phân 5 li
Cách 3: 3 : 40 = 7 phân 5 li
Cả ba cách đều cho kết quả như nhau, kết quả là số vàng cần phải Zakat.

 

    Chủ đề thứ ba: Về việc gom lại cho đủ số lượng Zakat.
Dựa theo ý kiến đúng nhất là không gom loại này vào loại khác cho đủ số lượng để Zakat. Thí dụ: Một người có cả ba loại lúa mì, lúa nước và lúa mạch nhưng mỗi thứ riêng lẻ thì không đủ để Zakat, nếu gom lại sẽ đủ số lượng để Zakat, trường hợp này không được gom lại và cũng không bắt buộc phải Zakat cho đến khi mỗi thứ đã đủ số lượng, bởi mỗi thứ là một loại thực phẩm khác nhau và Rasul ﷺ đã nói:  
{لَيْسَ فِيمَا دُونَ خَمْسَةِ أَوْسُقٍ صَدَقَةٌ}
“Không phải Zakat khi ít hơn năm 720 kg.”( )
Tương tự không được gom vàng và bạc lại chung để cho đủ số lượng Zakat, bắt buộc phải Zakat vàng riêng và Zakat bạc riêng.

    Chủ đề thứ tư: Về Zakat trang sức (nữ trang).
Giáo luật Islam cấm nam giới đeo vàng bằng mọi hình thức, không phân biệt đó là vàng bao nhiêu tuổi và cả vàng trắng; cấm tạc tượng bằng vàng hoặc có hình động vật trên vàng. Đối với phụ nữ thì được sử dụng vàng để làm trang sức.
Giới U’lama đồng thống nhất bắt buộc Zakat đối với số vàng, số bạc cất giữ và cho muợn.
Riêng về vàng, bạc dùng làm nữ trang cho phụ nữ thì theo ý kiến đúng là phải Zakat, bởi những nguyên nhân sau:
1- Các bằng chứng bảo Zakat về vàng và bạc mang ý nghĩa chung chung không phân biệt loại vàng và mục đích sử dụng vàng.
2- Theo nhóm học giả Sunnah thì Hadith từ ông nội của ông A’mr bin Shu-a’ib kể: Có một người phụ nữ dắt đứa con gái đến gặp Nabi ﷺ và trên tay có đeo hai cái vòng lớn bằng vằng, thấy hai vòng đó thì Rasul ﷺ hỏi:
{أَتُؤَدِّينَ زَكَاةَ هَذَا ؟}
“Bà có chịu Zakat cho cái này không ?” Bà ta đáp: “Không.” Thì Rasul ﷺ nói:
{أَيَسُرُّكِ أَنْ يُسَوِّرَكِ اللَّهُ بِهِمَا سِوَارَيْنِ مِنْ نَارٍ ؟}
“Vậy là bà muốn Allah sẽ biến hai chiếc vòng đó thành hai vòng lửa có phải không ?” Thế là bà ta liền tháu hai chiếc vòng đặt trước mặt Nabi ﷺ.( ) Đây là bằng chứng thiết thực nhất cho chủ đề này và đây là Hadith Soheeh.
3- Zakat nữ trang là ý kiến phù hợp nhất giúp tín đồ Muslim an toàn tránh mọi nguy hiểm, bởi Rasul ﷺ nói:
{دَعْ مَا يَرِيبُكَ إِلَى مَا لاَ يَرِيبُكَ}
“Hãy bỏ điều làm bạn bất an đến với điều làm bạn an tâm.”

    Chủ đề thứ năm: Về Zakat hàng hóa mua bán.
Hàng hóa mua bán là tất cả mọi thứ mà tín đồ Muslim có thể mua bán được, đây là loại hình thứ Zakat rộng và đa dạng nhất, bởi tín đồ Muslim không cần đến các loại hàng hóa này mà chỉ muốn lợi nhuận qua việc mua bán mà thôi.
Bắt buộc tín đồ Muslim phải Zakat cho hàng hóa kinh doanh, bởi Allah với ý nghĩa chung rằng:
﴿وَفِيٓ أَمۡوَٰلِهِمۡ حَقّٞ لِّلسَّآئِلِ وَٱلۡمَحۡرُومِ ١٩﴾ الذاريات: 15
Và họ chi dùng tài sản của họ bố thí cho người nghèo, người thiếu thốn, người ăn xin. Al-Zaa-ri-yaat: 15 (chương 51), và Allah phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَنفِقُواْ مِن طَيِّبَٰتِ مَا كَسَبۡتُمۡ﴾ البقرة: 267
Hỡi những người có đức tin, hãy chi dùng những thứ tốt đẹp mà các ngươi đã thu hoạch được (để Zakat). Al-Baqarah: 267 (chương 2)
Và vì Hadith, Rasul ﷺ đã dặn Mu-a’z bin Jabal t khi sai ông đi Yemen:
{فَأَعْلِمْهُمْ أَنَّ اللَّهَ افْتَرَضَ عَلَيْهِمْ صَدَقَةً فِى أَمْوَالِهِمْ، تُؤْخَذُ مِنْ أَغْنِيَائِهِمْ وَتُرَدُّ عَلَى فُقَرَائِهِمْ}
“Anh hãy báo họ biết Allah bắt buộc họ phải xuất Zakat trong tài sản của họ, đó là trích từ tài sản của nhà giàu rồi phát lại cho người nghèo ngay trong đồng bào họ.”( ) và chắc chắn hành hóa kinh doanh cũng là loại tài sản.
Điều kiện bắt buộc Zakat với hình thức này:
1- Chủ sở hữu theo danh nghĩa mua bán và quà tặng, còn việc thừa kế hoặc chiếm đoạt thì không bắt buộc Zakat.
2- Chủ sở hữu bằng định tâm mua bán.
3- Giá trị hàng hóa đã đạt được mức lượng Zakat và kèm thêm bốn điều kiện của Zakat được phân tích ở phần đầu.
Một khi đã kinh doanh mua bán được tròn một năm thì tính tổng giá trị của hàng hóa theo mức lượng vàng hoặc theo mức lượng bạc tùy ý rồi Zakat một phần bốn mươi trên tổng hàng hóa kinh doanh.
Giá trị hàng hóa không tính theo ngày tháng mua vào mà phải tính theo giá trị hiện tại lúc Zakat.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần Ba: Về Zakat những gì xuất ra từ đất
    Chủ đề thứ nhất: Về khi nào bắt buộc và bằng chứng.
Bằng chứng gốc cho việc Zakat này là lời phán của Allah:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَنفِقُواْ مِن طَيِّبَٰتِ مَا كَسَبۡتُمۡ وَمِمَّآ أَخۡرَجۡنَا لَكُم مِّنَ ٱلۡأَرۡضِۖ﴾ البقرة: 267
Hỡi những người có đức tin, hãy chi dùng những thứ tốt đẹp mà các ngươi đã thu hoạch được (để Zakat). Và những vật mà TA đã ban phát cho các ngươi từ đất. Al-Baqarah: 267 (chương 2).
Khi hạt và quả bắt đầu chuyển sang màu chín như vàng đối với đa số loại hạt; còn quả thì có thể ăn được là bắt buộc Zakat không phải chờ đến giáp năm, bởi Allah phán:
﴿وَءَاتُواْ حَقَّهُۥ يَوۡمَ حَصَادِهِۦۖ﴾ الأنعام: 141
{Và các ngươi hãy trả phần thuế (hoa lợi tức Zakat) vào ngày các ngươi thu hoạch.} Al-An-a'm: 141 (chương 6).
** Chú ý: Chỉ bắt buộc Zakat đối với các loại quả, hạt nào có thể đong lường và dự trữ được lâu như lúa nước, lúa mì, lúa mạch, bắp, chà là, ô liu, nho còn những loại nào không thể đong lường và dự trữ được lâu như trái cây và rau xanh thì không bắt buộc Zakat.

    Chủ đề thứ hai: Về các điều khoản bắt buộc.
Việc Zakat quả và hạt gồm có hai điều khoản bắt buộc sau:
1-    Đã đạt đủ trọng lượng đó là 720 kg, bởi Rasul ﷺ nói:
{لَيْسَ فِيمَا دُونَ خَمْسَةِ أَوْسُقٍ صَدَقَةٌ }
“Không phải Zakat khi ít hơn năm Wisq.”( ) một Wisq bằng một sức chở của con lạc đà, tức bằng sáu mươi So’ theo So’ của Nabi ﷺ, năm Wisq bằng ba trăm So’ và mỗi So’ bằng 2,4 kg. Vậy trọng lượng để Zakat quả và hạt là phải bảy trăm hai mươi kg.
2-    Sản phẩm phải nằm trong tay của chủ sở hữu lúc bắt buộc Zakat.

    Chủ đề thứ ba: Về mức lượng Zakat bắt buộc.
Đối với quả và hạt trồng trọt bằng nguồn nước tưới tiêu tự nhiên như nước mưa thì phải xuất Zakat một phần mười trong tổng số lượng thu hoạch. Còn nếu tưới tiêu bằng nhân lực, bằng sức kéo súc vật, bằng máy móc thì chỉ Zakat một phần hai mươi trong tổng số lượng thu hoạch. Bởi Rasul ﷺ đã nói:
{فِيمَا سَقَتْ السَّمَاءُ وَالْعُيُونُ أَوْ كَانَ عَثَرِيًّا الْعُشْرُ وَفِيمَا سُقِيَ بِالنَّضْحِ نِصْفُ الْعُشْرِ }
“Những gì tưới tiêu bằng thiên nhiên (như nước mưa), nước giếng thì xuất Zakat một phần mười còn nếu tưới tiêu bằng sức (người và thú hoặc dùng máy móc) thì chỉ xuất phân nữa một phần mười (tức một phần hai mươi).”( )

    Chủ đề thứ tư: Về Zakat mật ong.
Sheikh Ibnu Abdul Bar  nói: “Theo ý kiến của Jamhoor (đại đa số U’lama) khẳng định không Zakat về mật ong, bởi không có bằng chứng nào từ Qur’an cũng như trong Sunnah khẳng định việc Zakat về mật ong, theo nguyên tắc nguyên thủy là vô can cho đến khi có bằng chứng cụ thể cho việc bắt buộc, lúc đó mới trở thành bắt buộc.”
Imam Al-Shaafi-i’  nói: “Về Hadith “Về mật ong phải Zakat một phần mười” và Hadith “Sao lại không Zakat về mật ong” cả hai Hadith đều là yếu không có thực. Thủ lĩnh U’mar bin Abdul Azeez  và cả tôi đều đồng ý không Zakat về mật ong. Bởi không có bằng chứng nào chính xác cho việc xuất Zakat về mật ong cả.”
Sheikh Ibnu Al-Munzir  nói: “Không có bằng chứng chính xác nào cho việc Zakat về mật ong cả.”

    Chủ đề thứ năm: Về kho báu và quặng mỏ.
* Kho báu là nơi chứa đựng vàng, bạc hoặc những thứ giá trị khác không biết ai là chủ. Nếu khai thác không tốn nhiều sức lực, không tốn nhiều vốn đầu tư thì phải Zakat một phần năm trong tổng số lượng kho báu đó dù kho báu ít hay nhiều, và cũng không yêu cầu phải giữ lại tròn năm mới Zakat. Vì Rasul ﷺ nói:
{وَفِي الرِّكَازِ الْخُمُسُ}
“Và trong kho báu phải xuất Zakat một phần năm.”( )
Còn nếu như phải tốn nguồn nhân lực lớn và phải đầu tư ban đầu cao mới thu gom được thì nó không còn là kho báu nữa nên không cần Zakat.
* Quặng mỏ là vùng đất chứa khoáng sản như xăng, dầu, sắt, đồng, chì, vàng, bạc, thủy ngân .v.v. bắt buộc phải Zakat khi khai thác sử dụng. Bởi Allah đã bắt buộc với lời phán:
﴿أَنفِقُواْ مِن طَيِّبَٰتِ مَا كَسَبۡتُمۡ وَمِمَّآ أَخۡرَجۡنَا لَكُم مِّنَ ٱلۡأَرۡضِۖ﴾ البقرة: 267
Hãy chi dùng những thứ tốt đẹp mà các ngươi đã thu hoạch được (để Zakat). Và những vật mà TA đã ban phát cho các ngươi từ đất. Al-Baqarah: 267 (chương 2).

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần Bốn: Về Zakat súc vật
Súc vật gồm những loài lạc đà; trâu và bò; cừu và dê.
    Chủ đề thứ nhất: Về các điều kiện bắt buộc.
Bắt buộc Zakat súc vật khi đã đủ các điều kiện sau:
1- Đã đủ số lượng theo luật Islam đó là năm con lạc đà; trâu và bò là ba mươi con; cừu và dê là bốn mươi con, bởi Rasul ﷺ nói:
{وَلَيْسَ فِيمَا دُونَ خَمْسِ ذَوْدٍ صَدَقَةٌ}
“Và không phải Zakat khi ít hơn năm con lạc đà.”( )
Ông Mu-a’z t kể: “Rasul ﷺ đã bảo tôi đi Yemen lấy tiền Zakat, Người ra lệnh tôi cứ mỗi ba mươi con bò là Zakat một con bò tròn một tuổi; cứ mỗi bốn mươi con bò là Zakat một con bò tròn hai tuổi.”( )  


Và Rasul ﷺ nói:
{فَإِذَا كَانَتْ سَائِمَةُ الرَّجُلِ نَاقِصَةً مِنْ أَرْبَعِينَ شَاةً فَلَيْسَ فِيهَا صَدَقَةٌ}
“Một khi đàn dê, cừu được nuôi bằng cỏ tự nhiên có số lượng ít hơn bốn mươi con thì không phải Zakat.”( )
2- Đã nuôi đàn súc vật tròn một năm, bởi Nabi ﷺ nói:
{لاَ زَكَاةَ فِى مَالٍ حَتَّى يَحُولَ عَلَيْهِ الْحَوْلُ}
“Không phải Zakat với tài sản sở hữu đến khi đã giữ đủ tròn một năm.”( )
3- Nuôi ăn bằng thức ăn tự nhiên, tức nuôi bằng cỏ tìm được ngoài đồng mộc tự nhiên không do con người trồng. Bởi Rasul ﷺ nói:
{وَفِى صَدَقَةِ الْغَنَمِ فِى سَائِمَتِهَا إِذَا كَانَتْ أَرْبَعِينَ إِلَى عِشْرِينَ وَمِائَةٍ شَاة}
“Về Zakat cừu dê được nuôi bằng thức ăn tự nhiên, khi từ 40 đến 120 con là Zakat một con cừu trưởng thành.”( )
Và Rasul ﷺ nói:
{وَفِي كُلِّ إِبِلٍ سَائِمَةٍ فِي كُلِّ أَرْبَعِينَ بِنْتُ لَبُونٍ}
“Và về lạc đà nuôi bằng thức ăn tự nhiên thì cứ mỗi 40 con là Zakat một con lạc đà cái tròn hai năm tuổi.” Nếu nuôi chưa tròn năm và cho ăn bằng thức ăn không phải tự nhiên thì không buộc Zakat.
Nếu nuôi súc vật hoàn toàn bằng cỏ trồng hoặc đa phần thời gian là nuôi bằng cỏ trồng thì không Zakat.
4- Không phải là súc vật chuyên dụng gia đình, tức dùng súc vật để cày đất hoặc chuyên chở hàng hóa, hàng nặng cho gia đình, bởi con vật lúc này trở thành nhu cầu cần thiết của con người tựa như quần áo vậy. Nếu dùng súc vật để làm thuê mướn thì phải Zakat bằng số lợi nhuận thu được khi đã thuê mướn tròn một năm.

    Chủ đề thứ hai: Về mức lượng bắt buộc.
1- Mức lượng bắt buộc về lạc đà:
Khi có đủ năm con là Zakat một con cừu cái đã tròn một năm tuổi hoặc một con dê tròn hai năm tuổi.
Khi tăng lên mười con là Zakat hai con cừu cái trưởng thành.
Khi tăng lên mười lăm con Zakat ba con cừu cái trưởng thành.
Khi tăng lên hai mươi con là Zakat bốn con cừu cái trưởng thành.
Khi tăng lên hai mươi lăm con là Zakat một con lạc đà cái tròn một tuổi bước vào tuổi thứ hai, nếu không có thì Zakat con lạc đà đực tròn hai tuổi cũng được.
Khi tăng lên từ ba mươi sáu đến bốn mươi lăm con là Zakat con lạc đà cái tròn hai năm tuổi.
Khi tăng lên từ bốn mươi sáu đến sáu mươi con là Zakat con lạc đà tròn ba tuổi bước vào tuổi thứ tư.
Khi tăng lên từ sáu mươi mốt đến bảy mươi lăm con là Zakat con lạc đà tròn bốn tuổi bước vào tuổi thứ năm.
Khi tăng lên từ bảy mươi sáu đến chín mươi con là Zakat hai con lạc đà cái tròn hai năm tuổi bước vào tuổi thứ ba.
Khi tăng lên từ chín mươi mốt đến một trăm hai mươi con là Zakat hai con lạc đà tròn ba tuổi bước vào tuổi thứ tư.
Khi tăng lên hơn một trăm hai mươi con thì khi tăng bốn mươi con là Zakat con lạc đà cái tròn hai tuổi; khi tăng lên năm mươi con là Zakat con lạc đà tròn ba tuổi.
Bằng chứng là Hadith do Anas t kể trong sách Zakat, có đoạn: “Khi lạc đà có từ năm con đến ít hơn hai mươi bốn con là Zakat một con cừu cái trưởng thành; khi tăng lên từ hai mươi lăm con đến ba mươi lăm con là Zakat một con lạc đà cái tròn hai tuổi...”( )  
Bảng tóm tắt về Zakat lạc đà:
Số lượng    Số lượng phải Zakat
Từ    Đến    
5    9    Một con cừu cái trưởng thành
10    14    Hai con cừu cái trưởng thành
15    19    Ba con cừu cái trưởng thành
20    24    Bốn con cừu cái trưởng thành
25    35    Một con lạc đà cái tròn một tuổi
36    45    Một con lạc đà cái tròn hai tuổi
46    60    Một con lạc đà cái tròn ba tuổi
61    75    Một con lạc đà cái tròn bốn tuổi
76    90    Hai con lạc đà cái tròn hai tuổi
91    120    Hai con lạc đà cái tròn ba tuổi
Hơn 120 con    Khi thêm 40 con là Zakat một con lạc đà cái hai tuổi và khi thêm 50 con là Zakat một con lạc đà cái ba tuổi
    

2- Mức lượng bắt buộc về trâu, bò:
Khi bò đạt từ ba mươi con đến ba mươi chín con là Zakat một con bò tròn một tuổi.
Khi tăng từ bốn mươi đến năm mươi chín con là Zakat con bò tròn hai năm tuổi.
Khi tăng từ sáu mươi đến sáu mươi chín con là Zakat hai con bò tròn một tuổi.
Khi tăng lên hơn nữa thì cứ mỗi ba mươi con là Zakat con bò tròn một tuổi và cứ mỗi bốn mươi con là Zakat con bò tròn hai tuổi, bởi Hadith Mu-a’z t kể: “Người ﷺ ra lệnh tôi cứ mỗi ba mươi con bò là Zakat một con bò tròn một tuổi; cứ mỗi bốn mươi con bò là Zakat một con bò tròn hai tuổi.”( )  
Bảng tóm tắt về Zakat bò và trâu:
Số lượng    Số lượng phải Zakat
Từ    Đến    
30    39    Con bò tròn một tuổi
40    59    Con bò tròn hai tuổi
60    69    Hai con bò tròn một tuổi
70    79    Một con bò tròn một tuổi và một con bò tròn hai tuổi
Khi tăng lên hơn nữa thì cứ mỗi ba mươi con là Zakat con bò tròn một tuổi và cứ mỗi bốn mươi con là Zakat con bò tròn hai tuổi

3- Mức lượng bắt buộc về cừu, dê:
Khi đàn cừu và dê đủ từ bốn mươi đến một trăm hai mươi con là Zakat một con cừu cái.
Khi tăng từ một trăm hai mươi mốt đến hai trăm con là Zakat hai con cừu cái.
Khi tăng từ hai trăm lẻ một con đến ba trăm con là Zakat ba con cừu cái.
Khi đàn cừu và dê tăng hơn mức lượng này thì cứ mỗi một trăm con là Zakat một con cừu cái, cho dù số lượng có tăng lên bao nhiêu.
Bằng chứng là Hadith do Anas t kể trong sách Zakat, có đoạn: “Về Zakat dê và cừu, nếu được nuôi bằng thức ăn tự nhiên thì khi đạt đủ bốn mươi đến một trăm hai mươi con là Zakat con cừu cái; khi tăng hơn một trăm hai mươi đến hai trăm con là Zakat hai con cừu cái; khi tăng hơn hai trăm đến ba trăm con là Zakat ba con cừu cái và khi tăng hơn ba trăm con thì cứ mỗi một trăm con là Zakat một con cừu cái.”( )
Bảng tóm tắt về Zakat cừu và dê:
Số lượng    Số lượng phải Zakat
Từ    Đến    
40    120    Một con cừu cái
121    200    Hai con cừu cái
201    300    Ba con cừu cái
Khi tăng hơn 300 con thì cứ mỗi một trăm con là Zakat một con cừu cái.

    Chủ đề thứ ba: Về loại hạng tài sản bắt buộc Zakat.
Bộ giáo lý Islam luôn giữ công bằng cho hai giai cấp nghèo và giàu, nên khuyến khích người nghèo lấy trọn vẹn phần của mình không tí thiếu sót và khuyến khích người giàu Zakat đủ, đúng phần tài sản của mình, không tí bớt xén. Vì vậy, chỉ yêu cầu người giàu Zakat tài sản luôn ở loại hạng trung bình, không Zakat loại hạng tốt sẽ thiệt hại cho người giàu và cũng không Zakat loại hạng xấu sẽ thiệt hại cho người nghèo.
Không chấp nhận Zakat súc vật bị bệnh, bị tật nguyền, quá già, bởi loại súc vật này không giúp ích gì cho người nghèo.
Cũng không chấp nhận loại súc vật to mập, súc vật đang nuôi con, đang mang thai, con đực đang sử dụng sức kéo hoặc loại súc vật thượng hạng bởi tất cả thuộc loại tài sản tốt, nếu lấy Zakat sẽ thiệt hại đến người giàu, bởi Nabi ﷺ đã khuyến cáo:
{إِيَاكُمْ وَكَرَائِمَ أَمْوَالِهِمْ}
“Cấm các ngươi lấy Zakat từ loại tài sản tốt, loại thượng hạng của họ.”( )
Được truyền lại từ U’mar t đã nói với người hầu Sufyaan: “Ngươi hãy nói với cộng đồng của ngươi: Chúng tôi sẽ để lại những con vật mẹ đang nuôi con, đang mang thai, đang sử dụng sức kéo, những con mập mạp mà chúng tôi chỉ lấy những con cừu một tuổi và hai tuổi mà thôi, đó là công bằng giữa chúng tôi và các ngươi.”

    Chủ đề thứ tư: Về hùng vốn chăn nuôi.
Việc hùng vốn này có hai loại:
1- Không rõ ràng chủ quyền: Là hai người sở hữu chung đàn gia súc nhưng không rõ ràng là một người sở hữu được bao nhiêu con.
2- Rõ ràng về chủ quyền: Là hai người sở hữu chung đàn gia súc và biết rõ mỗi người sở hữu được bao nhiêu con.
Cả hai hình thức hùng vốn này khi đã đủ điều kiện Zakat là phải Zakat, bởi được xem giống như tài sản của một người, vả lại khi hùng vốn nuôi là cả hai đều chung bổn phận và quyền lợi như từ thức ăn, truồng trại và lợi nhuận từ đàn súc vật đó. Bởi Rasul ﷺ nói:
{لاَ يُجْمَعُ بَيْنَ مُتَفَرَّقٍ وَلاَ يُفَرَّقُ بَيْنَ مُجْتَمِعٍ خَشْيَةَ الصَّدَقَةِ وَمَا كَانَ مِنْ خَلِيطَيْنِ فَإِنَّهُمَا يَتَرَاجَعَانِ بَيْنَهُمَا بِالسَّوِيَّةِ}
“Không được gọp chung các nguồn vốn riêng biệt lại với nhau và cũng không được chia nhỏ nguồn vốn chung để tránh Zakat. Nếu ai gọp chung lại thì phải chia vốn đều cho mỗi người bằng nhau.”( ) Việc gọp lại và tách rời ra chỉ ảnh hưởng riêng về Zakat súc vật mà thôi còn những loại hình Zakat khác không bị ảnh hưởng.
Thí dụ:
1- Gọp chung các nguồn vốn riêng biệt: Ba người có ba đàn gia súc riêng biệt, mỗi đàn là bốn mươi con cừu. Nếu vẫn giữ riêng biệt thì mỗi người phải Zakat một con cừu cái tức Zakat sẽ là ba con cừu. Nhưng để tránh Zakat nhiều như vậy họ hợp lại thành một đàn lớn với một trăm hai mươi con thì Zakat chỉ một con cừu cái thay vì ba con cừu cái trước khi gọp lại.
2- Chia nhỏ nguồn vốn chung: Một người có đàn cừu là bốn mươi con, khi gần đến ngày người ta đến thu gom Zakat thì y tách thành hai đàn, một đàn ở khu vực này và đàn còn lại ở khu vực khác nhằm tránh việc chưa đủ số lượng để Zakat.
Cả hai hình thức này đều là Haram.

 

Phần Năm: Về Zakat Fit-ri
Zakat Fit-ri có nghĩa là đóng thuế ăn uống sau Ramadan, loại Zakat này không liên quan đến tiền bạc cũng như tài sản, loại Zakat này mang ý nghĩa tẩy sạch cơ thể khỏi những lời nói bậy trong suốt tháng Ramadan.

    Chủ đề thứ nhất: Về giáo lý và bằng chứng.
Zakat Fit-ri là bổn phận bắt buộc tất cả tín đồ Muslim phải thực hiện, như được Ibnu U’mar  kể: “Rasul ﷺ qui định Zakat Fit-ri là một So’ chà là hoặc một So’ lúa mạch, bắt buộc mỗi tín đồ Muslim phải Zakat dù là người nô lệ hay tự do, dù nam hay nữ, dù già hay trẻ.”( )  

    Chủ đề thứ hai: Về các khoản điều kiện bắt buộc.
Như được nhắc ở Hadith Ibnu U’mar  ở trên, Zakat Fit-ri là bổn phận của mỗi tín đồ Muslim không phân biệt lớn nhỏ, già trẻ, nam nữ, tự do hay nô lệ.
Tuy nhiên khuyến khích Zakat cho bào thai đã có linh hồn tức bào thai đã tròn được bốn tháng trở lên, bởi xưa kia giới hiền nhân đức hạnh đã Zakat như U’thmaan và những người khác đã thực hiện.
Bắt buộc mỗi tín đồ tự xuất Zakat cho bản thân mình, cho những người y có nhiệm vụ nuôi dưỡng như vợ con, cha mẹ. Và bắt buộc người chủ phải Zakat cho người nô lệ bởi người nô lệ vốn không có tài sản trong tay như Nabi ﷺ đã nói:
{لَيْسَ فِى الْعَبْدِ صَدَقَةٌ إِلاَّ صَدَقَةُ الْفِطْرِ}
“Người nô lệ không phải xuất bất cứ Zakat nào ngoài Zakat Fit-ri.”( )
Tóm lại, Zakat Fit-ri chỉ bắt buộc khi có đủ hai điều kiện sau:
1- Islam, tức chỉ bắt buộc người Muslim.
2- Có thừa lương thực cho y, cho cả gia đình vào đêm và ngày đại lễ E’id Fit-ri.

    Chủ đề thứ ba: Về ý nghĩa Zakat Fit-ri.
1- Tẩy sạch người nhịn chay khỏi những lỗi lầm đã lở phạm trong tháng Ramadan như nói sàm bậy, tục tĩu.
2- Hổ trợ người nghèo và người thiếu thốn khỏi phải xin vào ngày đại lễ E’id và tạo niềm vui, tạo hạnh phúc trọn vẹn cho họ trong ngày E’id để họ an tâm về kinh tế gia đình trong ngày vui hân hoan này, bởi Hadith Ibnu A’bbaas  kể: “Rasul ﷺ qui định Zakat Fit-ri nhằm để tậy sạch người nhịn chay những lời nói sàm bậy, tục tĩu và làm thức ăn cho người thiếu thốn.”( )
3- Thể hiện sự biết ơn Allah đã phù hộ hoàn thành được nhiệm vụ nhịn chay, đứng hành lễ Salah và các việc ngoan đạo khác trọn tháng Ramadan Hồng Phúc.

    Chủ đề thứ tư: Về mức lượng và hình thức Zakat.
Zakat Fit-ri là một So’ lương thực chính tùy theo từng vùng lãnh thổ như lúa mạch, lúa mình, chà là, nho, pho mát, bơ, gạo, bắp .v.v.. bởi được truyền lại chính xác từ Rasul ﷺ như được nhắc trong Hadith của Ibnu U’mar .
Người Muslim được phép gom nhiều phần Zakat để cho một người và cũng được phép chia nhỏ một phần Zakat mà cho nhiều người.
Cấm tuyệt đối không được xuất giá trị của thức ăn, giống như thay vì xuất So’ gạo thì lại cho tiền tương đương với So’ gạo đó, bởi đây là hành động sai lệch lệnh của Rasul ﷺ, khác với hành động của tập thể Sahabah  là tất cả họ đã Zakat một So’ thức ăn và bởi Zakat Fit-ri được qui định là xuất thức ăn nên không được xuất bắt cứ gì thay thế thức ăn.

    Chủ đề thứ năm: Về thời gian bắt buộc Zakat.
Loại hình Zakat này bắt buộc sau khi mặt trời lặn của đêm đại lễ E’id, bởi đó là thời gian đã được xả chay sau Ramadan.
Việc xuất Zakat này có hai khoảng thời gian:
1- Thời gian tốt nhất: Là sau Salah Fajr của ngày E’id kéo dài đến trước Salah E’id, bởi Hadith Ibnu U’mar  kể: “Quả thật, Nabi ﷺ đã ra lệnh xuất Zakat Fit-ri trước khi mọi người đến tham gia lễ Salah E’id.”( )
2- Thời gian được phép: Là trước ngày đại lễ E’id một hoặc hai ngày, bởi đó là hành động của Ibnu U’mar  và những vị Sahabah y khác.
Đến khi Salah E’id bắt đầu là kết thúc giờ Zakat, những ai Zakat sau Salah chỉ được xem là sự bố thí và lãnh lấy tội trì hoãn bổn phận Zakat, bởi Rasul ﷺ nói:
{مَنْ أَدَّاهَا قَبْلَ الصَّلاَةِ فَهِيَ زَكَاةٌ مَقْبُولَةٌ وَمَنْ أَدَّاهَا بَعْدَ الصَّلاَةِ فَهِيَ صَدَقَةٌ مِنَ الصَّدَقَاتِ}
“Ai thực hiện Zakat trước Salah E’id thì đó là Zakat Fit-ri được chấp nhận còn ai thực hiện nó sau Salah thì chỉ được xem là sự bố thí như các việc bố thí khác.”( )

 

 

 

 

 

 


Phần Sáu: Về những người hưởng Zakat
    Chủ đề thứ nhất: Về ai là người được hưởng Zakat ? và bằng chứng.
Những người xứng đáng được thừa hưởng Zakat gồm cả thảy tám nhóm người như được Allah nêu rõ ràng trong Thiên Kinh Qur’an:
﴿۞إِنَّمَا ٱلصَّدَقَٰتُ لِلۡفُقَرَآءِ وَٱلۡمَسَٰكِينِ وَٱلۡعَٰمِلِينَ عَلَيۡهَا وَٱلۡمُؤَلَّفَةِ قُلُوبُهُمۡ وَفِي ٱلرِّقَابِ وَٱلۡغَٰرِمِينَ وَفِي سَبِيلِ ٱللَّهِ وَٱبۡنِ ٱلسَّبِيلِۖ فَرِيضَةٗ مِّنَ ٱللَّهِۗ وَٱللَّهُ عَلِيمٌ حَكِيمٞ ٦٠﴾ التوبة: 60
Thật ra, tài sản Zakat chỉ dành cho người nghèo; người thiếu thốn; người thu và quản lý tài sản Zakat; dùng để tạo thiện cảm và động viên; người nô lệ; người thiếu nợ; lính chiến tranh vì chính nghĩa của Allah và người lỡ đường. Đó là mệnh lệnh của Allah bởi vì Allah là Đấng Am Tường, Đấng Sáng Suốt. Al-Tawbah: 60 (chương 9).
Phân tích rõ hơn tám nhóm người này:
1- Người nghèo: Là người không có tài sản gì trong tay, không lương thực, không quần áo, không nhà cửa đủ cho bản thân và cả gia đình hoặc chỉ có ít đỉnh để sống tạm. Nhóm này được hưởng Zakat đủ cho gia đình sống tròn một năm.
2- Người thiếu thốn: Là người có hoàn cảnh khá hơn người nghèo, có lương thực tạm đủ cho bản thân và gia đình. Họ cũng được hưởng Zakat đủ cho gia đình sống tròn một năm.
3- Người thu và quản lý tài sản Zakat: Họ là nhóm người được lãnh đạo giao cho nhiệm vụ thu gom, ghi chép, gìn giữ và phát Zakat, họ được quyền hưởng số tiền Zakat đủ trong suốt thời gian họ làm việc cho dù họ có giàu đi chăng nữa bởi họ đã bỏ công việc riêng để làm việc cộng đồng nên xứng đáng được hưởng thù lao.
4- Dùng để tạo thiện cảm và động viên: Họ là nhóm người được hưởng Zakat nhằm mục đích gây thân thiện với Islam nếu họ là Kaafir (người ngoại đạo); để củng cố niềm tin Iman cho những tín đồ Muslim yếu kém niềm tin Iman, lơ là với bổn phận hành đạo hoặc để bảo tín đồ Muslim tránh khỏi sự phiền hà của nhóm người ngoại đạo.
5- Người nô lệ: Là người nô lệ Muslim nam và nữ luôn cả người Mukaatab, dùng tiền Zakat chuộc thân cho họ để trở thành người tự do, chính thức trở thành cá thể giúp ích cho xã hội, trở thành người thờ phượng Allah trên mặt tốt nhất. Tương tự như họ là chuộc thân cho các tù binh Muslim để họ được tự do.
6- Người thiếu nợ: Là những ai đang gánh trên vai số nợ nhưng không phải nợ do bất tuân Allah như nợ cờ bạc, nợ số đề, nợ cá độ .v.v., đó chỉ là nợ nần thông thường hoặc những ai gánh nợ thay cho người khác kể cả người giàu thì những người này được quyền thừa hưởng Zakat để giải quyết nợ trên vai họ.
7- Lính chiến tranh vì chính nghĩa của Allah: Là những người lính đi chinh chiến vì chính nghĩa của Allah nhưng lại không có tiền công phát lương cho họ để họ an tâm hơn trong việc phục vụ chính nghĩa vì Allah, không phân biệt họ giàu hay nghèo đều xứng đáng được hưởng tiền Zakat
8- Người lỡ đường: Là những người không còn tiền để tiếp tục cuộc hành trình trở về quê nhà, cũng không có ai cho họ mượn tiền cả thì họ được quyền hưởng tiền Zakat để về đến quê nhà.

    Chủ đề thứ hai: Về những người bị cấm hưởng Zakat.
Những nhóm người sau đây bị cấm hưởng Zakat:
1- Người giàu, người có thu nhập cao, bởi Rasul ﷺ đã nói:
{لاَ حَظَّ فِيهَا لِغَنِىٍّ وَلاَ لِقَوِىٍّ مُكْتَسِبٍ}
“Không có phần Zakat cho người giàu và người có thu nhập cao.”( )
Trường hợp người có khả năng lao động thu nhập kinh tế nhưng lại chuyên tâm trao dồi kiến thức Islam nên không có tiền thì được hưởng tiền Zakat bởi người trao dồi kiến thức Islam là một loại hình chiến tranh vì chính nghĩa của Allah. Ngược lại một người có khả năng lao động thu nhập kinh tế nhưng lại không lao động mà chuyên tâm hành đạo thì y không được hưởng Zakat bởi lợi ích của y chỉ gói gọn cho bản thân y duy nhất, khác với người trao dồi kiến thức Islam sẽ truyền đạt kiến thức cho người khác.
2- Vợ con và những ai mà người xuất Zakat có nhiệm vụ cấp dưỡng họ: Cấm Zakat cho người mà người xuất Zakat có bổn phận nuôi dưỡng họ như ông bà, cha mẹ, vợ con, cháu chắt, bởi hành động này sẽ giúp người Zakat hưởng tròn tiền cấp dưỡng và chẳng khác nào y Zakat rồi tiên xài lại số tiền Zakat đó.
3- Người ngoại đạo không muốn tạo thiện cảm với họ: Người ngoại đạo không được nhận tiền Zakat bởi Rasul ﷺ đã nói:
{تُؤْخَذُ مِنْ أَغْنِيَائِهِمْ وَتُرَدُّ عَلَى فُقَرَائِهِمْ}
“. . . đó là trích từ tài sản của nhà giàu rồi phát lại cho người nghèo ngay trong đồng bào họ.”( ) người giàu và người nghèo trong Hadith toàn là người Muslim, bởi mục đích Zakat là muốn giúp người Muslim nghèo thoát nghèo và nhằm để xóa đi hiềm khích căm ghét giữa hai giới giàu và nghèo. Cho nên người Kaafir không được quyền hưởng Zakat.
4- Dòng họ của Nabi ﷺ: Không được đưa Zakat cho dòng họ Nabi ﷺ thể hiện sự tôn trọng và cao quí của họ, bởi Rasul ﷺ đã từng nói:
{لاَ تَحِلُّ الصَّدَقَةُ لِآلِ مُحَمَّدٍ إِنَّمَا هِيَ أَوْسَاخُ النَّاسِ}
“Dòng họ của Muhammad không được hưởng tiền Zakat, bởi đó là tài sản dơ của thiên hạ (tức là tiền đã qua sử dụng tẩy rửa cơ thể thiên hạ khỏi tội lỗi)”( )
Có hai ý kiến về dòng họ của Nabi ﷺ:
Thứ nhất: Là con cháu của hai ông Al-Haashim và ông Al-Muttalib.
Thứ hai: Chỉ là con cháu của ông Al-Haashim, đây là ý kiến đúng nhất. Nên Zakat được phép cho con cháu của ông Al-Muttalib bởi họ không phải dòng họ của Nabi Muhammad ﷺ, bởi Allah phán:
﴿۞إِنَّمَا ٱلصَّدَقَٰتُ لِلۡفُقَرَآءِ﴾ التوبة: 60
Thật ra, tài sản Zakat chỉ dành cho người nghèo. Al-Tawbah: 60 (chương 9). Và con cháu của ông Al-Muttalib trong số người này.
5- Mawla của dòng họ Muhammad ﷺ: Họ là những ai đã từng chuộc thân của dòng họ Nabi ﷺ, họ được xem là gia quyến của Nabi ﷺ nên họ không được hưởng Zakat.
6- Người nô lệ: Không được đưa tiền Zakat cho người nô lệ bởi tất cả tài sản của người nô lệ là của chủ y, khi đưa tiền cho nô lệ chẳng khác nào đưa cho chủ của y. Riêng người Mukaatab thì được nhận tiền Zakat để chuộc thân mình tự do hoặc là người nô lệ được chủ giao cho nhiệm vụ thu gom Zakat thì được hưởng tiền Zakat như tiền thù lao.
    Chú ý: Ai biết rằng sáu loại người này không được hưởng Zakat nhưng vẫn cố tình đưa cho họ thì y sẽ phải gánh tội cho hành động của mình.

    Chủ đề thứ ba: Về việc có bắt buộc phải chia Zakat đều cho tám nhóm người được hưởng không ?
Theo ý kiến đúng nhất là không cần, có thể chỉ cho một nhóm trong tám nhóm này là được, bởi Allah phán:
﴿إِن تُبۡدُواْ ٱلصَّدَقَٰتِ فَنِعِمَّا هِيَۖ وَإِن تُخۡفُوهَا وَتُؤۡتُوهَا ٱلۡفُقَرَآءَ فَهُوَ خَيۡرٞ لَّكُمۡۚ﴾ البقرة: 271
Nếu các ngươi công khai tiền bố thí (gồm cả tiền Zakat) của các ngươi cho thiên hạ biết, điều đó cũng tốt thôi. Giá như các ngươi giấu kín nó và âm thầm trao tận tay người nghèo thì quả là điều tốt hơn cho các ngươi. Al-Baqarah: 271 (chương 2).


Và bởi Rasul ﷺ đã nói:
{تُؤْخَذُ مِنْ أَغْنِيَائِهِمْ وَتُرَدُّ عَلَى فُقَرَائِهِمْ}
“. . . đó là trích từ tài sản của nhà giàu rồi phát lại cho người nghèo ngay trong đồng bào họ.”( ) và Rasul ﷺ nói với Qabisoh:
{أَقِمْ عِنْدَنَا حَتَّى تَأْتِيَنَا الصَّدَقَةُ فَنَأْمُرَ لَكَ بِهَا}
“Ông hãy ở đây với chúng tôi đến khi nào có tiền Zakat thì chúng tôi sẽ bảo ông phải làm sao.”( )
Ý nghĩa của câu Kinh:
﴿۞إِنَّمَا ٱلصَّدَقَٰتُ لِلۡفُقَرَآءِ﴾ التوبة: 60
Thật ra, tài sản Zakat chỉ dành cho người nghèo. Al-Tawbah: 60 (chương 9) là muốn trình bày rõ những nhóm người xứng đáng được hưởng Zakat chứ không có ý muốn mỗi khi có Zakat là phải chia đều cho tám nhóm người này.

    Chủ đề thứ tư: Về việc chuyển Zakat từ nơi này sang nơi khác.
Islam cho phép chuyển tiền Zakat từ nơi này đến nơi khác dù gần hay xa, thí dụ: ở vùng khác có người rất nghèo cần đến số tiền Zakat đó nhiều hơn hoặc người thân nghèo ở một nơi khác chẳng hạn. Cho nên việc chuyển tiền Zakat đến một nơi khác đặc biệt là cho người thân là hành động vừa bố thí vừa thắt chặt máu mủ.
Bằng chứng, là ý nghĩa chung chung của câu Kinh:
﴿۞إِنَّمَا ٱلصَّدَقَٰتُ لِلۡفُقَرَآءِ﴾ التوبة: 60
Thật ra, tài sản Zakat chỉ dành cho người nghèo. Al-Tawbah: 60 (chương 9) đó là người nghèo ở mọi nơi miễn sao là người Muslim là được.

 

 

 

    
    

 

    

 

Giáo Lý Thực Hành Đơn Giản Từ Hào Quang Qur’an và Sunnah: Chương Zakat

Tải về

Về cuốn sách

Tác giả :

جماعة من العلماء

Nhà xuất bản :

www.islamhouse.com

Thể loại :

Jurisprudence