Những Phương Tiện Giúp Kiên Định Trên Tôn Giáo Của Allah

Ông Muhammad Saleh Al-Munajjid: “...Quả thật việc kiên định trên tôn giáo của Allah I là điều căn bản được yêu cầu đối với mỗi tín đồ Muslim trung thực muốn đi trên con đường ngay chính một cách vững vàng và đúng đắn.
...
Không phải nghi ngờ gì nữa đối với những ai có bộ não rằng người Muslim ngày hôm nay thực sự cần đến những phương tiện giúp kiên định tôn giáo của mình hơn những người anh em đồng đạo của họ vào thời kỳ đầu của Islam. Họ phải cần đến một sự nỗ lực lớn hơn vì thời đại mang nhiều vấn nạn cho tôn giáo của họ, tình huynh đệ Islam giữa họ trở nên khan hiếm, sự giúp đỡ và ủng hộ lẫn nhau trở nên ít ỏi và hiếm hoi ...”.

 

Những Phương Tiện Giúp Kiên Định Trên Tôn Giáo Của Allah

وسائل الثبات على دين الله

>Tiếng Việt – Vietnamese – <فيتنامية
        
Muhammad Saleh Al-Munajjid

الشيخ  محمد صالح المنجد





Biên dịch: Abu Zaytune Usman Ibrahim
Kiểm thảo: Mohamed Djandal

ترجمة: أبو زيتون عثمان بن إبراهيم
مراجعة: محمد زيدان


 بِسْمِ اللهِ الرَّحْمَنِ الرَّحِيْمِ
Nhân danh Allah, Đấng Rất Mực Độ Lượng,
Đấng Rất Mực Khoan Dung


Lời mở đầu
إِنَّ الحَمْدُ للهِ نَحْمَدُهُ وَنَسْتَعِيْنُهُ وَنَسْتَغْفِرُهُ، وَنَتُوْبُ إِلَيْهِ، وَنَعُوْذُ بِاللهِ مِنْ شُرُوْرِ أَنْفُسِنَا وَمِنْ سَيِّئَاتِ أَعْمَالِنَا، مَنْ يَهْدِ اللهُ فَلاَ مُضِلَّ لَهُ، وَ مَنْ يُضْلِلْ فَلاَ هَادِيَ لَهُ. وَأَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَحْدَهُ لَا شَرِيكَ لَهُ وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ تَسْلِيْماً كَثِيْراً.
Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah! Bầy tôi xin ca ngợi và tán dương Ngài, bầy tôi cầu xin Ngài phù hộ và che chở, bầy tôi cầu xin Ngài tha thứ tội lỗi, bầy tôi xin quay về sám hối với Ngài, và bầy tôi cầu xin Ngài giúp cho bầy tôi tránh khỏi mọi điều xấu từ bản thân - từ việc làm và hành vi của bầy tôi. Quả thật, người nào được Allah hướng dẫn sẽ không bao giờ bị lạc lối, còn người nào bị Ngài làm cho lạc lối thì sẽ không bao giờ tìm thấy sự hướng dẫn của Ngài. Bề tôi xin chứng nhận rằng không có Thượng Đế đích thực nào ngoài Allah, Ngài là Thượng Đế duy nhất không có đối tác cùng Ngài, và bề tôi xin chứng nhận Muhammad là người bề tôi và là vị Sứ giả của Ngài.
Vấn đề kiên định trong tôn giáo của Allah I là điều căn bản được yêu cầu đối với mỗi tín đồ Muslim trung thực muốn đi trên con đường ngay chính một cách vững vàng và đúng đắn.
Những điều quan trọng cho chủ đề này:
-    Xã hội mà những người Muslim đang sống hiện nay đầy dẫy các loại Fitnah, muôn vàn sự cám dỗ cùng với nhiều dạng thức ham muốn dục vọng của bản thân cũng như những sự ngờ vực trong tâm trí và tư tưởng của họ đã làm cho tôn giáo trở nên lạ lẫm và kỳ quặc khiến những ai bám chặt lấy nó trở thành những hình ảnh kỳ lạ, những hình ảnh khiến người khác nhìn thấy sẽ có thái độ kinh ngạc và cho rằng đó là hình ảnh kỳ quái chưa từng có. Thật ra, hình ảnh này khi xưa Thiên sứ của Allah e đã cảnh báo trước:
{يَأْتِي عَلَى النَّاسِ زَمَانٌ، الْقَابِضُ عَلَى دِينِهِ كَالْقَابِضِ عَلَى الْجَمْرِ}
“Nhân loại sẽ đến một thời đại mà người nắm chặt lấy tôn giáo của y giống như một người đang nắm chặt cục than hồng (trong lòng bàn tay).” (Tirmizdi).
Những ai có bộ não thì không còn nghi ngờ vấn đề người Muslim ngày hôm nay thực sự rất cần đến những phương tiện để giúp kiên định tôn giáo của mình hơn những người anh em đồng đạo của họ vào thời kỳ đầu của Islam. Họ phải cần đến một sự nỗ lực lớn hơn vì thời đại mang nhiều vấn nạn cho tôn giáo của họ, tình huynh đệ Islam giữa họ trở nên khan hiếm, và sự giúp đỡ hay ủng hộ lẫn nhau trở nên rất hiếm thấy.
-    Tỉ lệ người Muslim bê tha - sa ngã rồi dẩn đến bỏ đạo càng ngày càng nhiều, sự việc này thậm chí xảy ra đối với cả những người làm việc cho Islam. Đây là điều khiến những người Muslim ngày hôm nay thực sự lo âu và họ cần phải tìm lấy những phương tiện để giúp họ củng cố vững bước trên tôn giáo của họ một cách bình an.
-    Để buộc chặt chủ đề này trong trái tim, một bộ phận của cơ thể con người mà Thiên sứ của Allah e đã có lời bình về nó:
{لَقَلْبُ ابْنِ آدَمَ أَشَدُّ انْقِلاَباً مِنَ الْقِدْرِ إِذَا اجْتَمَعَتْ غَلْياً}
“Trái tim của con cháu Adam (con người) thay đổi còn hơn tốc độ sôi của nước khi đun.” (Ahmad: 6/4, Alhakim: 2/289, và Hadith được ghi trong bộ Assilsilah Assahihah).
Thiên sứ của Allah e còn đưa một hình ảnh thí dụ khác về trái tim của con người, Người nói:
{إِنَّمَا سُمِّىَ الْقَلْبُ مِنْ تَقَلُّبِهِ إِنَّمَا مَثَلُ الْقَلْبِ كَمَثَلِ رِيشَةٍ مُعَلَّقَةٍ فِى أَصْلِ شَجَرَةٍ يُقَلِّبُهَا الرِّيحُ ظَهْراً لِبَطْنٍ}
“Sở dĩ trái tim được gọi là Qalb được lấy từ tiếng Taqallub (luôn thay đổi và thăng trầm) là bởi vì nó cứ luôn thay đổi liên tục. Quả thật, hình ảnh của trái tim giống như sợi lông vũ được treo ở gốc cây, nó cứ lật qua lại bởi cơn gió.” (Ahmad: 4/408, Hadith được ghi trong bộ Sahih Al-Jami’a 2361).
Có một thi sỉ đã ngâm vần thơ như thế này:
وَمَا سُمِّيَ الإِنْسَانُ إِلَّا لِنِسْيَانِهِ         وَلَا الْقَلْبَ إِلَا أَنَّه يَتَقَلَّبُ
Tạm dịch: “Con người được gọi là Insan (được lấy từ tiếng Nisyan có nghĩa là quên) vì con người thường hay quên; còn trái tim được gọi là Qalb (được lấy từ tiếng Taqallub có nghĩa là thay đổi, lật trở) vì trái tim thường hay thay đổi”.
Trái tim thay đổi bởi những cơn gió lòng ham muốn từ dục vọng của bản thân, và bởi những cơn gió của sự ngờ vực là một vấn đề nghiêm trọng. Cho nên, nó hết sức cần đến những phương tiện to lớn để đủ mạnh giữ cho trái tim ổn định trước những cơn gió triền miên không dứt.

Các phương tiện giúp kiên định trên Islam
Từ lòng thương xót và nhân từ của Allah I, Ngài đã trình bày cho chúng ta qua Kinh Sách của Ngài (Qur’an), qua chiếc lưỡi của vị Nabi của Ngài cùng với tiểu sử của Người nhiều phương tiện để giúp chúng ta kiên định trong tôn giáo của Ngài.
Sau đây là một số phương tiện tiêu biểu:
    Phương tiện thứ nhất: Quay về với Qur’an
Thiên kinh Qur’an là phương tiện hàng đầu giúp người bề tôi trong việc kiên định, Qur’an là sợi dây thừng vững chắc của Allah I, là ánh hào quang soi sáng. Ai bám chặt lấy Qur’an thì Allah I sẽ bảo vệ y; ai đi theo Qur’an thì Allah sẽ cứu rỗi y; và ai kêu gọi đến với Nó thì Ngài sẽ hướng dẫn y đến với con đường Ngày Chính.
Allah I cho biết rằng mục đích mà Ngài ban thiên kinh Qur’an xuống từng đợt từng đợt một là chủ yếu để làm kiên định trái tim cho những bề tôi của Ngài:
﴿وَقَالَ ٱلَّذِينَ كَفَرُواْ لَوۡلَا نُزِّلَ عَلَيۡهِ ٱلۡقُرۡءَانُ جُمۡلَةٗ وَٰحِدَةٗۚ كَذَٰلِكَ لِنُثَبِّتَ بِهِۦ فُؤَادَكَۖ وَرَتَّلۡنَٰهُ تَرۡتِيلٗا ٣٢ وَلَا يَأۡتُونَكَ بِمَثَلٍ إِلَّا جِئۡنَٰكَ بِٱلۡحَقِّ وَأَحۡسَنَ تَفۡسِيرًا ٣٣﴾ [سورة الفرقان: 32، 33]
{Và những kẻ không có đức tin lên tiếng: “Tại sao trọn bộ Qur’an không được mặc khải xuống cho Y một lần cùng lúc?” TA mặc khải Nó như thế là vì TA muốn củng cố tấm lòng của Ngươi (Muhammad); và TA đã đọc Nó dần dần theo từng giai đoạn. Và không một thí dụ nào do chúng mang đến hỏi Ngươi mà TA lại không mang đến cho Ngươi sự thật và lời giải thích tốt đẹp nhất (để đối đáp với chúng).} (Chương 25 – Al-Furqan, câu 32, 33).
Tại sao Qur’an là nguồn hướng dẩn kiên định trái tim?
-    Bởi vì thiên kinh Qur’an là mãnh đất gieo trồng những hạt giống đức tin Iman và là nơi để thanh lọc linh hồn bằng sự kết nối với Allah I.
-    Bởi vì những câu Kinh Qur’an làm mát dịu và bằng an cho trái tim người có đức tin khỏi những cơn gió Fitnah, đồng thời làm cho tâm hồn yên bình và thư thái qua sự tưởng nhớ Allah I.
-    Bởi vì Qur’an giúp người tín đồ Muslim nhận thức đúng đắn về mọi sự việc diễn ra xung quanh cũng như giúp y đưa ra sự phán xét của mình không bị xáo trộn bởi sự tác động của một ai đó, hay một thế lực nào đó… đồng thời các lời nói của y sẽ không có sự mâu thuẫn: lúc này thế nọ lúc kia thế khác khi có sự khác biệt giữa con người và hoàn cảnh.
-    Qur’an phản bác những điều không đúng mà kẻ thù của Islam từ những người vô đức tin và những kẻ giả danh Islam (Muna’fiq) đã cố ý kích động và làm bối rối đức tin, giống như một số hình ảnh được thấy trong thời kỳ đầu của Islam:
1.    Khi những người thờ đa thần bảo rằng Allah I đã bỏ rơi Thiên sứ Muhammad thì Allah I mặc khải xuống câu Kinh phản bác lại lời nói đó, Ngài phán:
﴿مَا وَدَّعَكَ رَبُّكَ وَمَا قَلَىٰ ٣﴾ [سورة الضحى: 3]
Rằng Thượng Đế của Ngươi (Muhammad) không bỏ rơi cũng không ghét Ngươi. (Chương 93 – Adh-Dhuha, Câu 3). (Xem bộ giảng giải Sahih Muslim của học Annawawi: 12/156).
2.    Khi những người vô đức tin Quraish cho rằng một người phàm nào đó đã dạy Thiên sứ Muhammad  những lời trong Qur’an, họ nói rằng Qur’an chỉ là những lời được lấy từ một người thợ mộc ở Makkah. Allah I mặc khải xuống câu Kinh phản bác lại lời của họ:
﴿وَلَقَدۡ نَعۡلَمُ أَنَّهُمۡ يَقُولُونَ إِنَّمَا يُعَلِّمُهُۥ بَشَرٞۗ لِّسَانُ ٱلَّذِي يُلۡحِدُونَ إِلَيۡهِ أَعۡجَمِيّٞ وَهَٰذَا لِسَانٌ عَرَبِيّٞ مُّبِينٌ ١٠٣﴾ [سورة النحل: 103]
{Và TA biết rõ chính họ đã nói: “Quả thật có một người phàm đã dạy Y (Muhammad)”. Rõ ràng ngôn ngữ của kẻ mà họ ám chỉ hoàn toàn khác lạ trong lúc đây là tiếng Ả Rập trong sáng.} (Chương 16 – Annahl, câu 103).
3.    Khi một người Muna-fiq (giả tạo Islam) bảo Thiên sứ Muhammad: “Hãy xin cho tôi miễn việc tham gia chinh chiến và chớ đừng thử thách tôi” thì Allah I phán:
﴿أَلَا فِي ٱلۡفِتۡنَةِ سَقَطُواْۗ﴾ [سورة  التوبة: 49]
{Há chúng không rơi vào vòng thử thách ư?} (Chương 9 – Attawbah, câu 49).
    Đó chẳng phải là sự củng cố trên sự củng cố đó sao? Đó chẳng phải là sự buộc chặt những con tim có đức tin và loại bỏ những điều ngờ vực đồng thời vạch mặt những kẻ sai trái đó sao?
Và từ đây, chúng ta có thể ngộ ra sự khác biệt giữa những người trói buộc cuộc sống của họ với Qur’an, họ hướng về Nó qua sự đón nhận, đọc xướng, ghi nhớ, Tafseer và suy ngẫm với những ai lấy lời lẽ của con người phàm tục làm mối quan tâm hàng đầu dành cho họ.
    Phương tiện thứ hai: Bám chặt lấy hệ thống giáo lý của Allah và làm việc thiện tốt
Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:
﴿يُثَبِّتُ ٱللَّهُ ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ بِٱلۡقَوۡلِ ٱلثَّابِتِ فِي ٱلۡحَيَوٰةِ ٱلدُّنۡيَا وَفِي ٱلۡأٓخِرَةِۖ وَيُضِلُّ ٱللَّهُ ٱلظَّٰلِمِينَۚ وَيَفۡعَلُ ٱللَّهُ مَا يَشَآءُ ٢٧﴾ [سورة إبراهيم: 27]
{Allah làm vững chắc lời nói của những người có đức tin trên cõi đời này và ở Đời Sau và Allah sẽ bỏ mặc những kẻ làm điều sai quấy đi lạc (khiến chúng không nói được), và Allah làm bất cứ điều gì Ngài muốn.} (Chương 14 – Ibrahim, câu 27).
Học giả Qatadah nói: “Đối với cuộc sống trần gian thì Ngài sẽ làm vững chắc họ (những người có đức tin) bằng điều phúc lành, sự ngoan đạo và hành thiện, còn ở cõi Đời Sau là ý nói nơi cõi mộ”. Đây là lời giảng giải của nhiều học giả Salaf được nêu ra trong Tafseer của Ibnu Katheer 3/421.
Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc phán:
﴿وَلَوۡ أَنَّهُمۡ فَعَلُواْ مَا يُوعَظُونَ بِهِۦ لَكَانَ خَيۡرٗا لَّهُمۡ وَأَشَدَّ تَثۡبِيتٗا ٦٦﴾ [سورة النساء: 66]
{Và nếu chúng làm theo điều được khuyên bảo thì điều đó tốt và vững chắc hơn cho chúng.} (Chương 4 – Annisa’, câu 66).
Có nghĩa là vững chắc hơn trên điều chân lý. Đây là điều quá rõ ràng, chẳng lẽ sự vững chắc trong đức tin Iman cũng như sự kiên định trong tôn giáo lại được củng cố bằng sự lười biếng, chỉ biết ngồi không mà chẳng hành động bất cứ việc làm ngoan đạo và thiện tốt nào sao? Chắc chắn không thể như vậy, chỉ có những ai có đức tin, ngoan đạo và làm việc thiện tốt thì mới được Allah I hướng dẫn con đường ngay chính qua đức tin Iman và sự ngoan đạo của họ. Chính vì lẽ này mà Thiên sứ Muhammad e luôn kiên trì những việc làm ngoan đạo và thiện tốt, Người thích các việc làm được duy trì một cách liên tục và bền lâu dù cho những việc làm đó có ít ỏi đi chăng nữa. Các vị Sahabah của Người khi biết được việc làm nào là ngoan đạo và thiện tốt thì họ thực hiện ngay và tiếp tục duy trì việc làm đó. Còn bà A’ishah, vợ của Thiên sứ e khi nào biết được một việc làm nào đó có ân phước thì bà nhất định phải thực hiện và duy trì.
Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ ثَابَرَ عَلَى ثِنْتَىْ عَشْرَةَ رَكْعَةً مِنَ السُّنَّةِ بَنَى اللهُ لَهُ بَيْتًا فِى الْجَنَّةِ أَرْبَعِ رَكَعَاتٍ قَبْلَ الظُّهْرِ وَرَكْعَتَيْنِ بَعْدَهَا وَرَكْعَتَيْنِ بَعْدَ الْمَغْرِبِ وَرَكْعَتَيْنِ بَعْدَ الْعِشَاءِ وَرَكْعَتَيْنِ قَبْلَ الْفَجْرِ}
“Ai duy trì mười hai Rak’at Sunnah (mỗi ngày) thì Allah sẽ xây cho người đó một ngôi nhà nơi Thiên Đàng: bốn Rak’at trước Zhuhur, hai Rak’at sau Zhuhur, hai Rak’at sau Maghrib, hai Rak’at sau I-sha’ và hai Rak’at trước Fajr.” (Tirmizdi: 2/273, Annasa-i: 1/388).
Mười hai Rak’at được nói trong Hadith được gọi lai Sunnah Ruwa-tib.
Và trong một Hadith Qudsi, Thiên sứ e nói rằng Allah I có phán:
{وَمَا يَزَالُ عَبْدِى يَتَقَرَّبُ إِلَىَّ بِالنَّوَافِلِ حَتَّى أُحِبَّهُ}
“Người bề tôi của TA vẫn cứ đến gần TA bởi những việc làm tự nguyện cho tới khi TA yêu thương y.” (Albukhari).
    Phương tiện thứ ba: Nghiền ngẫm các câu chuyện của các vị Nabi cũng như các bài học từ những câu chuyện của họ
Bằng chứng cho phương tiện này là lời phán của Allah I:
﴿وَكُلّٗا نَّقُصُّ عَلَيۡكَ مِنۡ أَنۢبَآءِ ٱلرُّسُلِ مَا نُثَبِّتُ بِهِۦ فُؤَادَكَۚ وَجَآءَكَ فِي هَٰذِهِ ٱلۡحَقُّ وَمَوۡعِظَةٞ وَذِكۡرَىٰ لِلۡمُؤۡمِنِينَ ١٢٠﴾ [سورة هود: 120]
{Và tất cả các câu chuyện của các vị Sứ giả mà TA (Allah) đã kể lại cho Ngươi (Muhammad) đều nhằm củng cố tấm lòng của Ngươi thêm vững chắc. Và trong (chương) này Ngươi tiếp thu được chân lý với lời động viên và nhắc nhở cho những người có đức tin.} (Chương 11 – Hud, câu 120).
Câu Kinh này được mặc khải xuống cho Thiên sứ Muhammad e để khẳng định cho Người rằng những câu chuyện về các vị Nabi trước đây được phán kể cho Người là nhằm củng cố trái tim của Người và trái tim của những người có đức tin đi theo Người.
Chúng ta hãy suy ngẫm lời phán sau đây của Allah I:
﴿قَالُواْ حَرِّقُوهُ وَٱنصُرُوٓاْ ءَالِهَتَكُمۡ إِن كُنتُمۡ فَٰعِلِينَ ٦٨ قُلۡنَا يَٰنَارُ كُونِي بَرۡدٗا وَسَلَٰمًا عَلَىٰٓ إِبۡرَٰهِيمَ ٦٩ وَأَرَادُواْ بِهِۦ كَيۡدٗا فَجَعَلۡنَٰهُمُ ٱلۡأَخۡسَرِينَ ٧٠﴾ [سورة الأنبياء: 68 - 70]
{Chúng nói: “Hãy bắt nó thiêu sống để trả thù cho các thần linh của các người nếu các người thực sự muốn trừng phạt nó”. TA (Allah) đã phán: “Hỡi lửa! Ngươi hãy nguội mát và hãy trở nên bằng an cho Ibrahim”. Và chúng đã mưu toan hại Y nhưng TA đã làm cho chúng thất bại.} (Chương 21 – Al-Ambiya’, câu 68 - 70).
Ông Ibnu Abbas t nói: “Lời nói cuối cùng của Nabi Ibrahim u lúc Người bị ném vào trong lửa: ‘حَسْبِيَ اللهُ وَنِعْمَ الْوَكِيْل’ – ‘Hasbiyollo-h wa ni’mal-waki-l’ có nghĩa là ‘Một mình Allah đã đủ giúp ta!’” (Fathu Al-Bary: 8/22).
Chẳng lẽ chúng ta không cảm nhận được một ý nghĩa nào đó từ ý nghĩa của niềm tin kiên định trước một hành động tàn ác khi chúng ta suy ngẫm về câu chuyện này hay sao?
Chúng ta hãy nghiền ngẫm lời phán của Allah I về câu chuyện của Nabi Musa u:
﴿فَلَمَّا تَرَٰٓءَا ٱلۡجَمۡعَانِ قَالَ أَصۡحَٰبُ مُوسَىٰٓ إِنَّا لَمُدۡرَكُونَ ٦١ قَالَ كَلَّآۖ إِنَّ مَعِيَ رَبِّي سَيَهۡدِينِ ٦٢﴾ [سورة الشعراء: 61، 62]
{Bởi thế, khi hai đoàn người đối diện nhau, các tông đồ của Musa nói: “Chắc chắn chúng ta sắp bị bắt đến nơi rồi!” Musa bảo: “Không đâu! Thượng Đế của ta đang ở cùng vơi ta và Ngài sẽ hướng dẫn ta”.} (Chương 26 – Ash-Shu’ara, câu 61, 62).
Chẳng lẽ chúng ta không cảm nhận được sự kiên định trong trái tim lúc phải đối mặt với sự hiểm nguy gần kề khi chúng ta suy ngẫm về câu chuyện này?
Nếu chúng ta suy ngẫm về câu chuyện của những thầy phù thủy mà Fir’aun triệu tập đến để thách đấu với Nabi Musa u thì chúng ta sẽ thấy được sự kiên định trong trái tim của những con người thực sự có niềm tin vững chắc nơi Allah I như thế nào trước những sự đe dọa của một tên vua bạo ngược và hung ác:
﴿قَالَ ءَامَنتُمۡ لَهُۥ قَبۡلَ أَنۡ ءَاذَنَ لَكُمۡۖ إِنَّهُۥ لَكَبِيرُكُمُ ٱلَّذِي عَلَّمَكُمُ ٱلسِّحۡرَۖ فَلَأُقَطِّعَنَّ أَيۡدِيَكُمۡ وَأَرۡجُلَكُم مِّنۡ خِلَٰفٖ وَلَأُصَلِّبَنَّكُمۡ فِي جُذُوعِ ٱلنَّخۡلِ وَلَتَعۡلَمُنَّ أَيُّنَآ أَشَدُّ عَذَابٗا وَأَبۡقَىٰ ٧١﴾ [سورة طه: 71]
{Và (Fir’aun) bảo (những người phù thủy của hắn): “Các ngươi bạo gan dám tin tưởng hắn (Musa) trước khi ta cho phép các ngươi ư? Chính hắn là tên cầm đầu đã dạy các ngươi pháp thuật. Chắc chắn ta sẽ cho chặt chân tay của các ngươi mỗi bên một cái, và chắc chắn ta sẽ cho đóng đinh các ngươi trên thân cây chà là để cho các ngươi biết ai trong hai bên sẽ trừng phạt nghiêm khắc và lâu hơn.} (Chương 20 – Ta-ha, câu 71).
Nhưng với niềm tin kiên định cũng như sự giác ngộ chân lý một cách vững chắc, những nhà pháp thuật của Fir’aun giờ đây đã là những người có đức tin nơi Allah, Thượng Đế của Nabi Musa u và tất cả nhân loại, đã không một chút hoang mang tuyên bố thẳng thừng với Fir’aun:
﴿قَالُواْ لَن نُّؤۡثِرَكَ عَلَىٰ مَا جَآءَنَا مِنَ ٱلۡبَيِّنَٰتِ وَٱلَّذِي فَطَرَنَاۖ فَٱقۡضِ مَآ أَنتَ قَاضٍۖ إِنَّمَا تَقۡضِي هَٰذِهِ ٱلۡحَيَوٰةَ ٱلدُّنۡيَآ ٧٢﴾ [سورة طه: 72]
{Họ nói: “Chúng tôi sẽ không bao giờ quy thuận ngài nữa khi mà những bằng chứng rõ rệt đã đến với chúng tôi và chúng tôi xin quy thuận Đấng đã tạo hóa chúng tôi. Bởi thế, ngài cứ định điều gì ngài muốn. Quả thật, ngài chỉ có thể định đoạt được những gì trên cuộc sống trần gian này mà thôi”.} (Chương 20 – Taha, câu 72).
Tương tự, nếu chúng ta suy ngẫm về câu chuyện của những người có đức tin trong chương Yasin, câu chuyện của người có đức tin thuộc gia quyến của Fir’aun, câu chuyện của những người bị thiêu đốt trong hố lửa và những câu chuyện khác trong Qur’an thì chúng ta sẽ học được những bài học giá trị làm vững chắc thêm đức tin Iman.
    Phương tiện thứ tư: Du-a (cầu nguyện, khấn vái)
Một trong những thuộc tính của người bề tôi có đức tin nơi Allah I là họ luôn hướng đến Ngài bằng sự cầu nguyện và khấn vái xin Ngài củng cố đức tin của họ cũng như làm vững bước chân của họ trên con đường ngay chính.
﴿رَبَّنَا لَا تُزِغۡ قُلُوبَنَا بَعۡدَ إِذۡ هَدَيۡتَنَا وَهَبۡ لَنَا مِن لَّدُنكَ رَحۡمَةًۚ إِنَّكَ أَنتَ ٱلۡوَهَّابُ ٨﴾ [سورة آل عمران: 8]
{Lạy Thượng Đế của bầy tôi, xin Ngài đừng làm cho tấm lòng của bầy tôi trệch hướng sau khi Ngài đã hướng dẫn bầy tôi, xin Ngài ban cho bầy tôi hồng ân và sự thương xót từ nơi Ngài. Quả thật, Ngài là Đấng Hằng Ban Bố.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 8).
﴿رَبَّنَآ أَفۡرِغۡ عَلَيۡنَا صَبۡرٗا وَثَبِّتۡ أَقۡدَامَنَا﴾ [سورة البقرة: 250]
{Lạy Thượng Đế của bầy tôi, xin Ngài xối lên bầy tôi tinh thần kiên trì nhẫn nại và xin Ngài làm cho bàn chân của bầy tôi vững bước.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 250).
Ông Ibnu Umar thuật lại rằng Thiên sứ của Allah u nói:
{إِنَّ قُلُوبَ بَنِى آدَمَ كُلَّهَا بَيْنَ إِصْبَعَيْنِ مِنْ أَصَابِعِ الرَّحْمَنِ كَقَلْبٍ وَاحِدٍ يُصَرِّفُهُ حَيْثُ يَشَاءُ. اللَّهُمَّ مُصَرِّفَ الْقُلُوبِ صَرِّفْ قُلُوبَنَا عَلَى طَاعَتِكَ}
“Quả thật, tất cả trái tim của con cháu Adam (con người) đều nằm giữa hai ngón tay trong các ngón tay của Đấng Arrahman (Đấng Độ Lượng) giống như một trái tim duy nhất, Ngài muốn chi phối nó như thế nào tùy ý Ngài. Lạy Allah, Ngài là Đấng chi phối trái tim của bầy tôi, xin Ngài hãy chi phối trái tim của bầy tôi luôn biết tuân lệnh Ngài.” (Muslim, Ahmad).
Thiên sứ của Allah e thường cầu xin với Allah I như sau:
{يَا مُقَلِّبَ الْقُلُوبِ ثَبِّتْ قَلْبِى عَلَى دِينِكَ}
“Này hỡi Đấng lật trở các con tim, xin Ngài hãy củng cố trái tim của bề tôi trên tôn giáo của Ngài!” (Tirmizdi).
    Phương tiện thứ năm: Tụng niệm Allah
Suy ngẫm hai điều được đề cập cùng với nhau trong câu Kinh sau đây:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِذَا لَقِيتُمۡ فِئَةٗ فَٱثۡبُتُواْ وَٱذۡكُرُواْ ٱللَّهَ كَثِيرٗا لَّعَلَّكُمۡ تُفۡلِحُونَ ٤٥﴾ [سورة الأنفال: 45]
{Hỡi những người có đức tin, khi các ngươi chạm mặt địch thì các ngươi kiên quyết (chớ lùi bước) và hãy tụng niệm Allah thật nhiều mong rằng các ngươi sẽ chiến thắng.} (Chương 8 Al-Anfal, câu 45).
Allah I đã làm cho việc tụng niệm Ngài thành nguyên nhân giúp người đi Jihaad kiên định không lùi bước cho đến khi đánh bại kẻ thù.
Nhớ lại câu chuyện của Nabi Yusuf u, Người đã làm gì để trở nên kiên định hướng về Allah I lúc đối mặt với sự quyến rũ của một người phụ nữ không những xinh đẹp mà còn lại giàu có và thế lực? Chẳng phải Người đã đi vào thành lũy “Cầu xin Allah phù hộ và che chở” để ngăn chặn những cơn sống của dục vọng và ham muốn ập đến trong lòng của Người?
Tương tự, những lời tụng niệm, sự tưởng nhớ Allah I sẽ giúp người có đức tin giữ vững con tim kiên định trên con đường ngay chính của Allah.
    Phương tiện thứ sáu: Bám chặt lấy con đường đúng đắn.
Chỉ có một con đường đúng đắn duy nhất mà mỗi tín đồ Muslim phải bám chặt lấy nó, đó là con đường của phái Sunnah và Jama’ah.
Đây là con đường của nhóm được ban cho sự thắng lợi. Họ là cư dân của Aqeedah thuần túy, đường lối của họ lành mạnh và luôn bám sát với Sunnah.
Những người không đi trên con đường này là những người của Bid’ah và lầm lạc, họ gồm có nhiều nhóm khác nhau, có những người theo phái triết lý, có những người theo chủ nghĩa hùng biện, có những người theo sở thích của bản thân, họ bóp méo và suy luận không đúng với tôn giáo đích thực, và có những người theo hệ phái thần bí cùng những nhóm phái tà đạo khác.
Những ai đã giác ngộ được con đường của phái Sunnah và Jama’ah thì chắc chắn họ không quay trở lại với con đường cũ trước kia của họ, bởi lẽ khi họ giác ngộ được phái Sunnah và Jama’ah thì họ sẽ nhận ra rằng những gì trước kia trên con đường cũ đều phản lại chân lý, thường đi theo dục vọng của bản thân và đi ngược lại với tâm trí lành mạnh của con người.
Cơ sở khẳng định điều này là những câu hỏi của Hoàng Đế Hercules - đế chế Byzantine (hay đế chế La Mã) đã hỏi ông Abu Sufyan - trước khi ông vào Islam – về những người đi theo Muhammad. Hercules hỏi: “Có ai trong số họ bỏ tôn giáo của Muhammad sau khi đã gia nhập vì lòng tức giận đối với y không?” Ông Sufyan đáp: “Không có”. Rồi Hercules nói: “Đó là vì đức tin Iman đã thấm nhuần trong trái tim.” (Albukhari).
Chúng ta đã nghe rằng có nhiều học giả lớn đã chuyển từ những nhóm phái Bid’ah lệch lạc để đến với sự hướng dẫn của Allah I, họ đã từ bỏ những điều đi ngược lại chân lý để đến với phái Sunnah và Jama’ah, nhưng chúng ta không nghe sự việc ngược lại?
Như vậy, nếu chúng ta muốn vững bước trên tôn giáo của Allah I thì chúng ta phải bám lấy con đường của những người có đức tin đúng đắn – phái Sunnah và Jama’ah.
    Phương tiện thứ bảy: Giáo dục
Giáo dục đức tin Iman, kiến thức, sự nhận thức một cách có kế hoạch và chiến lược là một trong các yếu tố ổn định tôn giáo.
Giáo dục đức tin: Làm cho trái tim và tấm lòng của người bề tôi biết sợ, biết hy vọng và biết yêu thương; giúp người bề tôi quay lưng với lời nói của con người mà luôn đi theo các văn bản giáo lý từ Qur’an và Sunnah
Giáo dục kiến thức: Giúp người bề tôi luôn biết dựa trên các bằng chứng giáo lý đúng đắn, tránh đi theo ai đó một cách mù quáng và vô căn cứ.
Giáo dục sự nhận thức: Giúp người bề tôi nhận biết đâu là con đường sai trái và xấu xa, biết được “đường đi nước bước” của những kẻ thù nghịch Islam, lưu ý thực tế và hiểu biết về các sự kiện, có cái nhìn bao quát và rộng chứ không thu hẹp trong một phạm vi giới hạn.
Giáo dục có kế hoạch và chiến lược: Tạo điều kiện dễ dàng cho tín đồ Muslim tiếp thu từng bước từng bước một, nâng cao kiến thức và sự hiểu biết của người bề tôi trong một kế hoạch hoàn chỉnh đã được thiết lập, tránh hấp tấp và vội vàng để rồi không đạt yêu cầu.
Để nhận ra tầm quan trọng của yếu tố này – một trong các yếu tố làm vững chắc tôn giáo – thì chúng ta hãy quay trở về với tiểu sử của Thiên sứ Muhammad và chúng ta hãy tự hỏi bản thân chúng ta:
-    Nguồn gốc cho sự kiên định của các vị Sahabah là gì trong khoảng thời gian bị đàn áp tại Makkah?
-    Bilal, Khabbaab, Mus’ab, gia đình của Yasir và những vị Sahabah thuộc tầng lớp yếu thế khác đã làm thế nào để có thể giữ vững được tôn giáo của họ?
-    Có phải sự kiên định và vững tin cũng như nhân cách Islam của họ được hình thành mà không cần đến một phương thức giáo dục thích hợp và sâu sắc nào từ vị Nabi của Allah – Đầng Toàn Năng và Thông Lãm chăng?
Chúng ta hãy lấy hình ảnh của một số vị Sahabah làm thí dụ điển hình:
Ông Khabbaab bin Al-Arat t, người chủ của ông đã dùng cây xiên bằng sắt đốt nóng đỏ rực rồi áp vào lưng trần của ông làm mỡ chảy ra nhưng điều gì đã làm cho ông kiên nhẫn chịu đựng trong hoàn cảnh đau đớn đó?
Còn ông Bilal t bị người chủ bắt nằm trên nền cát giữa buổi trưa nắng nóng của vùng sa mạc, tay chân bị xiềng xích và trên người bị đặt lên một tảng đá to nhưng ông không hề từ bỏ niềm tin nơi Allah. Điều gì làm cho ông một mực kiên định trên tín ngưỡng của mình như thế?
Và một câu hỏi bật lên từ một hoàn cảnh khác xảy ra trong một thời điểm ở Madinah. Đó là trận chiến Hunain, ai là những người đã vẫn kiên định cùng với Thiên sứ Muhammad e trong lúc nhiều tín đồ Muslim đã thất bại? Có phải họ là những người mới gia nhập Islam sau thời gian chinh phục được Makkah khi chưa được giáo dục đủ thời lượng trong lớp học của Thiên sứ? Câu trả lời là không - đa số họ đều là những người ở hàng ngũ có niềm tin kiên định sau khi đã tiếp thu được một sự giáo dục đức tin bởi một vị Thiên sứ của Allah e.
Nếu không có sự giáo dục từ Người e thì liệu họ có kiên định cùng với Người hay không?
    Phương tiện thứ tám: Lòng tin với con đường
Không phải nghi ngờ gì nữa rằng cứ càng có lòng tin nơi con đường đang đi thì người Muslim càng trở nên kiên định hơn trên nó. Những cách để chúng ta đạt được lòng tin này:
-    Cảm nhận con đường ngay chính mà chúng ta đang đi không phải là con đường mới mẻ, không phải là con đường của riêng chúng ta ở riêng thời đại của chúng ta mà nó là con đường cổ xưa được ca tụng qua bao đời, là con đường của những ai trước chúng ta từ các vị Thiên sứ, các vị Nabi, những người Siddeeq, những học giả, những người Shaheed và những người ngoan đạo và hiền đức; để chúng ta không còn bỡ ngỡ, không còn xa lạ và không cảm thấy bơ vơ, chúng ta sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc vì chúng ta cảm thấy tất cả những người đó đều là anh em đồng môn của chúng ta, chúng ta và họ cùng đi trên một con đường và chung một chương trình giảng dạy.
-    Cảm nhận rằng chúng ta là những người được lựa chọn. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿ٱلۡحَمۡدُ لِلَّهِ وَسَلَٰمٌ عَلَىٰ عِبَادِهِ ٱلَّذِينَ ٱصۡطَفَىٰٓۗ ﴾ [سورة النمل: 59]
{Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng Allah và lời chúc bằng an cho những người bề tôi của Ngài mà Ngài đã chọn (các vị Sahabah).} (Chương 27 – Annaml, câu 59).
﴿ثُمَّ أَوۡرَثۡنَا ٱلۡكِتَٰبَ ٱلَّذِينَ ٱصۡطَفَيۡنَا مِنۡ عِبَادِنَاۖ ﴾ [سورة فاطر :32 ]
{Rồi TA (Allah) đã lựa chọn ra những người trong số bầy tôi của TA thừa hưởng Kinh sách.}  (Chương 35 – Fatir, câu 32).
﴿وَكَذَٰلِكَ يَجۡتَبِيكَ رَبُّكَ وَيُعَلِّمُكَ مِن تَأۡوِيلِ ٱلۡأَحَادِيثِ﴾ [سورة يوسف :6]
{Và cũng như thế, Thượng Đế của con sẽ chọn con và Ngài sẽ dạy con cách giải thích những câu chuyện khúc mắc.} (Chương 12 – Yusuf, câu 6).
Allah I đã lựa chọn các vị Nabi cho nên những người ngoan đạo cũng hưởng được phần phước trong sự lựa chọn đó của Ngài, đó là họ đã kế thừa nguồn kiến thức từ các vị Nabi của Ngài.
-    Chúng ta tự hỏi bản thân mình, chúng ta sẽ cảm thấy thế nào nếu Allah tạo chúng ta ra là những vật vô tri hoặc là những con súc vật hoặc chúng ta không được hướng dẫn là những người có đức tin mà là những kẻ vô đức tin hoặc chúng ta là những người kêu gọi đến với điều Bid’ah hoặc chúng ta là những kẻ tội lỗi hoặc chúng ta là những người Muslim không biết tuyên truyền và kêu gọi đến với Islam hoặc chúng ta là những người Muslim có tinh thần kêu gọi nhưng chúng ta lại kêu gọi toàn bằng những con đường lệch lạc và sai quấy?
-    Tự hào vì được Allah lựa chọn làm người kêu gọi thuộc phái Sunnah và Jama’ah là một trong những yếu tố giữ trái tim của chúng ta kiên định trên con đường chúng ta đang đi.
    Phương tiện thứ chín: Thực hành việc kêu gọi đến với Allah
Cơ thể nếu không chuyển động sẽ chậm chạp, nếu không hoạt động thì sẽ ù lì và chai lười. Và một trong những phương tiện làm cơ thể trở nên tích cực và năng động là kêu gọi đến với Allah I. Bởi lẽ đó là công việc của các vị Thiên sứ, là điều cứu rỗi linh hồn khỏi sự trừng phạt, là việc làm mà trong đó các nguồn năng lượng được kích nổ, và là việc hoàn thiện các bổn phận. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿فَلِذَٰلِكَ فَٱدۡعُۖ وَٱسۡتَقِمۡ كَمَآ أُمِرۡتَۖ﴾ [سورة الشورى: 15]
{Bởi thế, hãy mời gọi (nhân loại theo Islam) và hãy đứng vững như đã được truyền.} (Chương 42 – Ash-Shura, câu 15).
Thật là điều không đúng chút nào nếu ai đó được đánh giá “không tiến cũng không tụt lùi”. Và quả thật, bản thân nếu không được bận rộn bởi sự ngoan đạo và tuân lệnh Allah I thì nó sẽ bận rộn với những điều tội lỗi và trái lệnh Ngài, và đức tin Iman có tăng và có giảm.
Sự kêu gọi và tuyên truyền Islam đúng cách – qua việc có đầu tư thời gian, kích hoạt suy nghĩ, thúc đẩy cơ thể năng nỗ và tích cực, cùng với chiếc lưỡi lưu loát và kiến thức thực thụ; sự tuyên truyền kêu gọi trở thành bổn phận của người Muslim mà y cần bận tâm – sẽ cắt đứt mọi sự nỗ lực và cố gắng của Shaytan khi nó muốn lôi kéo đến với sự sai trái và lầm lạc.
Hơn nữa, những gì xảy ra trong bản thân của người tuyên truyền và kêu gọi từ việc cảm thấy phải đối mặt với trở ngại khó khăn và thách thức khiến y tăng thêm đức tin và củng cố các trụ cột của nó thêm vững vàng hơn nữa.
Ngoài ra, việc tuyên truyền kêu gọi đến với Allah I còn mang lại ân phước vô cùng to lớn. Nó không những là một trong các phương tiện củng cố sự kiên định trong đức tin mà nó còn là yếu tố bảo vệ bản thân người tuyên truyền kêu gọi khỏi sự suy giảm và tụt lùi, bởi lẽ người tấn công không cần phải phòng thủ. Allah I luôn bên cạnh những người tuyên truyền và kêu gọi đến với Ngài, Ngài sẽ củng cố đức tin của họ, làm vững các bước chân của họ. Và người tuyên truyền kêu gọi đến với Allah I giống như một bác sĩ đang chiến đấu với những căn bệnh bằng kinh nghiệm và kiến thức của mình và dĩ nhiên kinh nghiệm và kiến thức của y sẽ giúp y có khả năng bảo vệ bản thân khỏi bệnh tật hơn hẳn những người khác.
    Phương tiện thứ mười: Vây lấy những thành phần con người có thể giúp củng cố sự kiên định
Ông Anas bin Malik t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{إِنَّ مِنَ النَّاسِ مَفَاتِيحَ لِلْخَيْرِ مَغَالِيقَ لِلشَّرِّ وَإِنَّ مِنَ النَّاسِ مَفَاتِيحَ لِلشَّرِّ مَغَالِيقَ لِلْخَيْرِ فَطُوبَى لِمَنْ جَعَلَ اللهُ مَفَاتِيحَ الْخَيْرِ عَلَى يَدَيْهِ وَوَيْلٌ لِمَنْ جَعَلَ اللهُ مَفَاتِيحَ الشَّرِّ عَلَى يَدَيْهِ}
“Quả thật trong nhân loại có những người là những chiếc chìa khóa mở những điều tốt lành đồng thời là những ổ khóa khóa chặt những điều xấu; nhưng cũng có những người là những chiếc chìa khóa mở những điều xấu đồng thời là những ổ khóa khóa chặt những điều tốt lành. Bởi thế, thật phúc lành cho ai mà Allah đã để những chiếc chìa khóa mở những điều tốt lành trên tay của y và thật thảm hại đối với ai mà Allah đã để chiếc chìa khóa mở những điều xấu trên tay của y.” (Ibnu Ma-jah: 237, Ibnu A’sim trong Kitab Sunnah: 1/127, và hãy xem: Assilsilah Assahih  1332).
Vì vậy, hãy tìm kiếm những học giả, những người ngoan đạo, những nhà tuyên truyền có đức tin mà vây hãm lấy họ vì họ sẽ là nguồn trợ giúp to lớn cho việc củng cố đức tin.
Quả thật, trong lịch sử Islam đã xảy ra nhiều thử thách mà trong đó Allah I đã củng cố đức tin của những người Muslim qua những người đàn ông, tiêu biểu như:
Ông Ali bin Al-Madi-ni – một trong những người thầy của Imam Albukhari nói: “Allah đã củng cố tôn giáo bởi Abu Bakr Assiddeeq vào ngày Riddah (ngày mà một số người đã muốn từ bỏ một số nghĩa vụ của Islam sau khi Thiên sứ qua đời) và Allah đã củng cố tôn giáo bởi Ahmad (Imam Ahmad bin Hambal) vào ngày Mih’nah (ngày mà ông đã đấu tranh chống lại câu nói: Qur’an là tạo vật của Allah)”.
Học giả Ibnu Al-Qayyim nói về vai trò của người thầy của ông, Sheikh Islam Ibnu Taymiyah, trong việc giúp ông vững lòng: “Khi chúng tôi lo sợ, suy nghĩ của chúng tôi trở nên xấu đi và chúng tôi cảm thấy trái đất trở nên thu hẹp lại thì chúng tôi đi gặp thầy và lắng nghe những lời của thầy. Sau khi gặp thầy và nghe được những lời khuyên bảo của thầy thì tất cả mọi sự lo âu và sợ hãi đều tan biến; chúng tôi vui vẻ trở lại, chúng tôi cảm thấy an lòng và vững tin hơn. Vinh quang thay cho Đấng mà khi Ngài muốn chứng thực Thiên Đàng cho đám bề tôi của Ngài trước khi họ trở về trình diện Ngài thì Ngài mở các cánh cửa Thiên Đàng cho họ trên cõi trần, Ngài mang hương thơm và sự tốt lành của Thiên Đàng đến cho họ để làm động lực cho họ tranh đua nhau tìm đến nơi đó.” (Al-Wabil Assib trang 97).
Như vậy, những người anh em đồng đạo Islam của chúng ta giống như nguồn nền tảng để củng cố đức tin và tinh thần. Những người anh em đồng đạo phúc đức và ngoan đạo thiện tốt sẽ là những tấm gương, những mô hình, những nhà giáo dục, họ sẽ hỗ trợ và giúp đỡ chúng ta trên con đường; họ sẽ là những trụ cột vững chắc để chúng ta tựa vào khi có sống gió, họ sẽ củng cố chúng ta qua những gì họ có được từ các lời phán của Allah I và sự khôn ngoan. Do đó, chúng ta cần sát cánh bên họ, chúng ta cần sống trong môi trường của họ, chúng ta chớ cô lập bản thân mà dửng dưng và hời hợt với họ, chúng ta không được rời xa họ để rồi những tên Shaytan sẽ vồ lấy chúng ta, bởi quả thật sói chỉ ăn con cừu nào khi nó rời đàn đi đơn lẻ một mình.
    Phương tiện thứ mười một: Niềm tin nơi sự phù hộ của Allah và niềm tin ở tương lai của Islam
Chúng ta cần phải có lòng tin và cần phải thật vững vàng khi Allah I trì hoãn sự phù hộ để khỏi bị trượt chân sau khi sự phù hộ của Ngài đã chứng thực. Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿وَكَأَيِّن مِّن نَّبِيّٖ قَٰتَلَ مَعَهُۥ رِبِّيُّونَ كَثِيرٞ فَمَا وَهَنُواْ لِمَآ أَصَابَهُمۡ فِي سَبِيلِ ٱللَّهِ وَمَا ضَعُفُواْ وَمَا ٱسۡتَكَانُواْۗ وَٱللَّهُ يُحِبُّ ٱلصَّٰبِرِينَ ١٤٦ وَمَا كَانَ قَوۡلَهُمۡ إِلَّآ أَن قَالُواْ رَبَّنَا ٱغۡفِرۡ لَنَا ذُنُوبَنَا وَإِسۡرَافَنَا فِيٓ أَمۡرِنَا وَثَبِّتۡ أَقۡدَامَنَا وَٱنصُرۡنَا عَلَى ٱلۡقَوۡمِ ٱلۡكَٰفِرِينَ ١٤٧ فَ‍َٔاتَىٰهُمُ ٱللَّهُ ثَوَابَ ٱلدُّنۡيَا وَحُسۡنَ ثَوَابِ ٱلۡأٓخِرَةِۗ وَٱللَّهُ يُحِبُّ ٱلۡمُحۡسِنِينَ ١٤٨﴾ [سورة آل عمران: 146 - 148]
{Và có bao nhiêu Nabi cùng với nhiều tín đồ ngoan đạo đã chiến đấu (cho chính nghĩa của Allah?) nhưng họ không sờn lòng nhụt chí, không tỏ ra yếu đuối và buông xuôi khi gặp hoạn nạn trên con đường chiến đấu cho chính nghĩa của Allah. Và Allah yêu thương những người kiên cường nhẫn nại. Và họ đã không thốt ra lời nào khác ngoài lời này: “Lạy Thượng Đế của bầy tôi! Xin Ngài tha tội cho bầy tôi và xí xóa những điều quá đáng mà bầy tôi đã phạm trong việc làm của bầy tôi và xin Ngài củng cố bàn chân của bầy tôi thêm vững chắc và giúp bầy tôi thắng được những kẻ vô đức tin”. Bởi thế, Allah đã ban cho họ phần thưởng ở trên thế gian và phần thưởng ưu việt ở Đời Sau, bởi vì Allah yêu thương những người làm tốt.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 146 – 148).
Khi Thiên sứ của Allah e muốn củng cố tấm lòng và đức tin của các vị Sahabah của Người đang bị đàn áp trong những thời điểm khó khăn đầy thử thách thì Người đã cho họ biết về tương lai của Islam, và Người đã nói gì trong lời thông tin này?
Ông Khabbaab t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:
{وَاللهِ لَيُتِمَّنَّ هَذَا الأَمْرَ حَتَّى يَسِيرَ الرَّاكِبُ مِنْ صَنْعَاءَ إِلَى حَضْرَمَوْتَ لاَ يَخَافُ إِلاَّ اللهُ أَوِ الذِّئْبَ عَلَى غَنَمِهِ}
“Thề bởi Allah, chắc chắn Allah sẽ hoàn thiện tôn giáo này cho tới khi một người đi từ Sana’a đến Hadhramaut mà không sợ bất cứ điều gì ngoại trừ sợ Allah hoặc sợ sói tấn công.” (Albukhari).( )
Hadith đã thông tin cho biết về tương lai tốt đẹp của Islam đang đón chờ  những người Muslim ở phía trước nhằm để củng cố đức tin và tấm lòng của họ. Và dĩ nhiên, lời thông điệp của Thiên sứ là sự thật.
    Phương tiện thứ mười hai: Nhận biết sự thật của điều ngụy tạo và không để bị lừa dối
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿لَا يَغُرَّنَّكَ تَقَلُّبُ ٱلَّذِينَ كَفَرُواْ فِي ٱلۡبِلَٰدِ ١٩٦ مَتَٰعٞ قَلِيلٞ ثُمَّ مَأۡوَىٰهُمۡ جَهَنَّمُۖ وَبِئۡسَ ٱلۡمِهَادُ ١٩٧﴾ [سورة آل عمران: 196، 197]
{Ngươi (Muhammad) chớ bị mắc lừa bởi việc đi lại hí hửng trên mặt đất của những kẻ không có đức tin. Đó chỉ là một sự hưởng thụ tạm bợ ngắn ngủi, rồi đây nơi ở của chúng sẽ là Hỏa ngục, một nơi ở thật tồi tệ và khủng khiếp nhất.} (Chương 3 – Ali – Imran, câu 196, 197).
﴿أَنزَلَ مِنَ ٱلسَّمَآءِ مَآءٗ فَسَالَتۡ أَوۡدِيَةُۢ بِقَدَرِهَا فَٱحۡتَمَلَ ٱلسَّيۡلُ زَبَدٗا رَّابِيٗاۖ وَمِمَّا يُوقِدُونَ عَلَيۡهِ فِي ٱلنَّارِ ٱبۡتِغَآءَ حِلۡيَةٍ أَوۡ مَتَٰعٖ زَبَدٞ مِّثۡلُهُۥۚ كَذَٰلِكَ يَضۡرِبُ ٱللَّهُ ٱلۡحَقَّ وَٱلۡبَٰطِلَۚ فَأَمَّا ٱلزَّبَدُ فَيَذۡهَبُ جُفَآءٗۖ وَأَمَّا مَا يَنفَعُ ٱلنَّاسَ فَيَمۡكُثُ فِي ٱلۡأَرۡضِۚ كَذَٰلِكَ يَضۡرِبُ ٱللَّهُ ٱلۡأَمۡثَالَ ١٧﴾ [سورة الرعد: 17]
{Ngài (Allah) ban mưa từ trời xuống, các thung lũng dồn nước tạo thành dòng chảy theo định lượng của chúng, dòng chảy mang theo những bọt nước trên bề mặt. Và từ những khoáng chất được nấu trong lò lửa để thu lấy kim loại làm đồ trang sức hay làm các vật dụng thì cũng có một lớp bọt tương tự. Đó là hình ảnh mà Allah đưa ra làm thí dụ cho điều chân lý và sự nguy tạo. Đối với bọt nước thì nó sẽ tan biến (vì không tồn tại bền lâu) còn đối với những gì hữu ích cho nhân loại thì sẽ còn bền vững trên mặt đất. Tương tự như thế, Allah thường đưa ra những hình ảnh thí dụ} (Chương 3 – Ali – Imran, câu 17).
Đây là một bài học dành cho những người hiểu biết: không sợ hãi và khuất phục trước những điều ngụy tạo.
Và qua những hình ảnh thí dụ, Qur’an cũng muốn phơi bày những điều ngụy tạo và giả dối, như Allah I đã phán:
﴿وَكَذَٰلِكَ نُفَصِّلُ ٱلۡأٓيَٰتِ وَلِتَسۡتَبِينَ سَبِيلُ ٱلۡمُجۡرِمِينَ ٥٥﴾ [سورة الأنعام: 55]
{Và TA đã trình bày các lời mặc khải đúng như thế để phơi bày rõ rệt con đường của những kẻ tội lỗi.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 55).
Mục đích để những người tín đồ Muslim không bị mắc lừa và để họ nhận biết Islam được mang đến từ đâu.
Chúng ta đã nhìn thấy không biết bao người đã bị trượt chân khỏi con đường tuyên truyền kêu gọi và bị mất đi sự kiên định do họ đã không hiểu biết về kẻ thù của họ.
    Phương tiện thứ mười ba: Tập hợp các phẩm chất và tính cách hỗ trợ cho sự kiên định
Phẩm chất và tính cách hỗ trợ hàng đầu cho sự kiên định và vững chắc là Sabr (kiên nhẫn và chịu đựng). Thiên sứ của Allah e nói:
{وَمَا أُعْطِىَ أَحَدٌ عَطَاءً خَيْرًا وَأَوْسَعَ مِنَ الصَّبْرِ}
“Không có điều gì mà ai đó được ban cho mà tốt đẹp và quý hơn lòng Sabr” (Albukhari, Muslim).
Và sự Sabr tốt đẹp nhất và quý nhất là sự Sabr ở cú sốc đầu tiên. Nếu một người gặp phải một biến cố nào đó hay một sự khó khăn nào đó khiến y trở nên lay động và mất đi lòng kiên định thì y đã không Sabr.
Chúng ta hãy suy ngẫm về lời nói của học giả Ibnu Al-Jawzi : “Tôi đã từng thấy một ông lão tuổi độ 80, ông đã từng luôn duy trì lễ nguyện Salah tập thể cho đến khi đứa cháu ngoại của ông qua đời thì ông lại nói: ai đó không nên cầu nguyện bởi vì nó chẳng được đáp lại... Quả thật, Allah không có lòng thương xót .. bởi Ngài không chừa lại một đứa con trai nào cho tôi.” (Kiên định khi đối mặt với cái chết của học giả Ibnu Al-Jawzi trang 34).
Nhớ lại những người Muslim gặp phải sự thất bại ở trận chiến Uhud, tất cả họ đều không nghĩ rằng họ sẽ thất bại trong trận chiến đó vì Allah I đã hứa giành chiến thắng cho họ. Tuy nhiên, Allah I muốn dạy họ một bài học về sự khắc nghiệt của sự đổ máu và hy sinh nơi chiến trường trên con đường chính nghĩa của Ngài. Allah I phán:
﴿أَوَلَمَّآ أَصَٰبَتۡكُم مُّصِيبَةٞ قَدۡ أَصَبۡتُم مِّثۡلَيۡهَا قُلۡتُمۡ أَنَّىٰ هَٰذَاۖ قُلۡ هُوَ مِنۡ عِندِ أَنفُسِكُمۡۗ إِنَّ ٱللَّهَ عَلَىٰ كُلِّ شَيۡءٖ قَدِيرٞ ١٦٥﴾ [سورة آل عمران: 165]
{Phải chăng khi các ngươi bị thất bại (ở trận Uhud) mặc dầu trước đó (ở trận Badr) các ngươi đã đập (kẻ thù) bằng một đòn mạnh gấp hai (đòn các ngươi đã bị tại Uhud) rồi các ngươi than thở: “Tai họa này đến từ đâu?” Ngươi (Muhammad) hãy bảo họ: “Tai họa này đến từ chính bản thân các ngươi đấy”. Quả thật, Allah là Đấng Toàn Năng trên mọi thứ”.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 165).
Bản thân họ đã làm gì mà phải hứng chịu tai họa đó?
﴿وَلَقَدۡ صَدَقَكُمُ ٱللَّهُ وَعۡدَهُۥٓ إِذۡ تَحُسُّونَهُم بِإِذۡنِهِۦۖ حَتَّىٰٓ إِذَا فَشِلۡتُمۡ وَتَنَٰزَعۡتُمۡ فِي ٱلۡأَمۡرِ وَعَصَيۡتُم مِّنۢ بَعۡدِ مَآ أَرَىٰكُم مَّا تُحِبُّونَۚ مِنكُم مَّن يُرِيدُ ٱلدُّنۡيَا وَمِنكُم مَّن يُرِيدُ ٱلۡأٓخِرَةَ﴾ [سورة آل عمران: 152]
{Và quả thật, Allah đã thực hiện đúng lời hứa của Ngài với các ngươi khi các ngươi gần đánh bại chúng (quân Quraish trong trận Uhud) với sự chấp thuận của Ngài cho đến lúc các ngươi không còn tự chủ được nữa và đâm cãi nhau về mệnh lệnh (của Muhammad) và không chấp hành nó sau khi Ngài trưng bày cho các ngươi thấy những thứ (chiến lợi phẩm) mà các ngươi yêu thích. Trong các ngươi, có người ham muốn đời sống trần tục nhưng cũng có người thực sự mong muốn Đời Sau.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 152).
    Phương tiện thứ mười bốn: Lời khuyên của người ngoan đạo
Khi một người tín đồ Muslim tiếp xúc với sự cám dỗ và sự thử thách từ Thượng Đế của y thì một trong các yếu tố giúp y trụ vững trong giới hạn của Ngài là những khuyên răn từ một người có đức tin ngoan đạo. Bởi những lời khuyên được Allah I ban sự hữu ích cho người đó, nó sẽ ngăn chặn điều sai quấy. Và những lời khuyên tốt đẹp và hữu ích là những lời nhắc về Allah, về sự trở về trình diện Ngài, về Thiên Đàng và Hỏa Ngục ở nơi Ngài.
Sau đây là một vài hình ảnh từ tiểu sử của Imam Ahmad bin Hambal , người đã đi vào vòng thử thách để mang ra một thỏi vàng nguyên chất và thanh khiết.
Khalif Al-Ma’mun đã chuẩn bị gông cùm và xiềng xích và hứa sẽ dùng hình phạt nặng đối với Imam Ahmad  nếu như Imam Ahmad không trả lời thỏa đáng về câu nói Qur’an không là tạo hóa của Allah I. Người giúp việc của Imam Ahmad nhận được tin và nói với ông: “Này hỡi Abu Abdullah, tôi thật lo sợ, Al-Ma’mun đã rút gươm khỏi vỏ một cách giận dữ và y thề với sự dính líu họ hàng của y với Thiên sứ của Allah rằng nếu ông không trả lời được y về câu nói Qur’an không phải là tạo vật của Allah thì chắc chắn y sẽ dùng cây gươm đó giết ông.” (Albidayah wanihayah: 1/332).
Đến đây, những người khôn ngoan có cơ hội nhắc nhỡ đến vị Imam của họ những lời để củng cố tấm lòng của ông. Trong cuốn Assair của học giả Azdzdahabi, ông Abu Ja’far Al-Nanbary nói: “Lúc ông Ahmad được áp giải đi đến chỗ của Al-Ma’mun thì tôi nhận được tin, tôi liền vội đến đó, khi tôi đến thì tôi thấy ông Ahmad đang ngồi trong Khan (một khu trọ dành cho khách lữ hành). Tôi chào Salam ông.
Ông nói: Này Abu Ja’far, anh đã đổ mồ hôi kia kìa.
Tôi nói: Này ông, ngày hôm nay ông là người dẫn đầu, mọi người đều đi theo ông. Thề bởi Allah, nếu ông trả lời rằng Qur’an là tạo vật của Allah I thì mọi người sẽ trả lời giống như ông còn nếu ông không trả lời thì chắc chắn ông sẽ ngăn được nhiều người nói như vậy. Nếu người đàn ông này không giết ông thì ông cũng sẽ chết bởi tất cả con người đều phải chết. Ông hãy kính sợ Allah và chớ đừng trả lời.
Lúc đó, ông Ahmad đã khóc và nói: Masha-Allah! này Abu Ja’far, anh hãy lặp lại lời nói đó thêm lần nữa.
Thế là tôi lặp lại lời nói khi nãy và ông lại nói: Masha-Allah”.
Imam Ahmad  kể lại trong lúc trên đường áp giải đến chỗ Al-Ma’mun: “Chúng tôi đang đi qua một khu đất rộng lúc nữa đêm thì bổng có một người đàn ông đến hỏi: trong các người ai là Ahmad bin Hambal. Y được cho biết: người này. Sau đó, y nói: “Này người đàn ông, với những gì anh bị giết ở đây, anh sẽ được vào Thiên Đàng... Astawdi’ukallah (xin tạm biệt và gửi anh lại cho Allah)”, rồi y bỏ đi. Tôi đã hỏi về người đàn ông đó thì được biết đó là một người thuộc cư dân Ả Rập làm nghề len tại khu dân cư sống nơi sa mạc tên là Jabir bin A’mir; y được biết đến là người phúc đức. (Sair A’laam Annubala’: 11/241).
Trong bộ Al-Bidayah Wannihayah: Một người đàn ông dân sa mạc nói với Imam Ahmad : “Này người đàn ông, quả thật anh là một người đại diện cho dân chúng, bởi thế anh chớ tạo hóa cho họ. Quả thật, ngày hôm nay anh là người dẫn đầu của dân chúng nên anh chớ trả lời họ với những điều mà anh bị kêu gọi đến với nó; nếu anh làm thế thì họ sẽ trả lời theo anh và anh phải gánh cả tội lỗi của họ vào Ngày Phục Sinh. Nhưng nếu anh yêu Allah thì hãy kiên nhẫn chịu đựng trên những gì mà anh sẽ đối mặt bởi lẽ chẳng còn gì ngăn cách giữa anh và Thiên Đàng ngoại trừ cái chết”.
Imam Ahmad  nói: “Lời nói của người đàn ông đó đã củng cố thêm sức mạnh tinh thần cho tôi, là động lực làm tôi vững chắc và kiên định hơn trong sự việc đó.” (Al-Bidayah Wannihayah: 1/332).
Trong một lời dẫn khác, Imam Ahmad  nói rằng tôi đã nghe một lời nói mà nó đã cho tôi nguồn động lực mạnh mẽ hơn cả lời nói của người dân sa mạc đã nói với tôi lúc trên đường bị áp giải đi: “Này Ahmad, nếu y giết anh thì anh sẽ chết trên chân lý một cách Shaheed, còn nếu anh vẫn còn sống thì anh sẽ sống đời sống đáng khen ngợi”; lời nói này đã làm trái tim tôi trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. (Sair A’laam Annubala’: 11/241).
Imam Ahmad  nói về một cậu thanh niên tên Muhammad bin Nuh cũng bị áp giải cùng với ông trong lần Fitnah đó: “Tôi chưa từng thấy người trẻ tuổi nào với kiến thức giới hạn lại có thể ngay chính một cách vững vàng như Muhammad bin Nuh. Tôi hy vọng cậu ta sẽ có kết cục tốt đẹp. Có một ngày nọ, cậu ta đã nói với tôi: ‘Này Abu Abdullah, quả thật, ông không giống như tôi, ông là người mà dân chúng luôn vươn chiếc cổ của họ để nghe theo lời của ông. Vì vậy, ông hãy kính sợ Allah và hãy giữ vững mệnh lệnh của Allah’. Rồi cậu ta đã chết, tôi đã dâng lễ nguyện Salah và chôn cất cậu ta” (Sair A’laam Annubala’: 11/242).
Và ngay cả những tù nhân mà Imam Ahmad  thường làm Imam dẫn lễ nguyện Salah cho họ lúc ở trong tù cũng đóng góp lời khuyên để củng cố tấm lòng của ông. Imam Ahmad  nói rằng có một lần ở trong trại giam, tôi nói: “Tôi không bận tâm đến việc tôi bị giam cầm, vì nó cũng giống như tôi đang ở trong ngôi nhà của tôi, và tôi cũng không bận tâm đến viêc bị giết bằng gươm đao nhưng tôi chỉ lo sợ Fitnah của những đòn roi. Sau đó, tôi nghe một số tù nhân nói: Không sao đâu Abu Abdullah, cũng chỉ là những đòn roi rồi sau đó ông sẽ không còn biết cảm giác đau đớn gì nữa đâu” (Sair A’laam Annubala’: 11/240).
Vì vậy, hỡi những anh em đồng đạo, chúng ta cần tìm lấy những lời khuyên và sự dặn dò từ những anh em ngoan đạo của chúng ta:
-    Chúng ta hãy xin lời khuyên và sự dặn dò từ người anh em ngoan đạo của chúng ta trước khi đi xa nếu như chúng ta sợ bản thân rơi vào điều tội lỗi nào đó.
-    Chúng ta hãy xin lời khuyên và sự dặn dò từ người anh em ngoan đạo của chúng ta trong suốt thời gian chúng ta đối mặt với thử thách hoặc trước khi điều thử thách xảy ra.
-    Chúng ta hãy xin lời khuyên răn từ người anh em ngoan đạo của chúng ta khi chúng ta được bổ nhiệm quản lý nguồn tài chính hoặc được thừa kế tài sản hoặc có được sự giàu có.
    Phương tiện thứ mười lăm: Nghĩ về cái chết, về niềm hạnh phúc nơi Thiên Đàng và sự trừng phạt nơi Hỏa Ngục
Thiên Đàng được rào chắn bởi những thử thách, gian truân và vất vả. Tuy nhiên, bên trong Thiên Đàng là vùng đất của niềm vui và khoái lạc, không tồn tại sự buồn phiền và nỗi đau, là nơi mà khoảng rộng của nó bao la như trời đất. Bởi thế, khi chúng ta nghĩ đến niềm vui và hạnh phúc nơi Thiên Đàng thì chúng ta sẽ chăm chỉ, nỗ lực, phấn đấu, bền chí và kiên nhẫn cũng như luôn vững bước trên con đường đến với Nó.
Thiên sứ của Allah e thường nhắc đến Thiên Đàng để củng cố tấm lòng của các vị Sahabah của Người. Trong Hadith Sahih ghi lại rằng khi Thiên sứ của Allah e đi ngang qua gia đình của Yasir đang bị những người Quraish hành hạ vì họ không chịu từ bỏ Allah I thì Người đã nói với họ:
{صَبْراً آلِ يَاسِر، صَبْراً آلِ يَاسِر، فَإِنَّ مَوْعِدَكُمْ الْجَنَّةُ}
“Hãy kiên nhẫn đi gia đình Yasir, hãy kiên nhẫn đi gia đình Yasir, quả thật điểm hẹn của các người là ở nơi Thiên Đàng” (Al-Hakim 3/383, Hadith tốt và Sahih).
Thiên sứ của Allah e cũng từng nói với những người Ansar:
{إِنَّكُمْ سَتَلْقَوْنَ بَعْدِى أَثَرَةً فَاصْبِرُوا حَتَّى تَلْقَوْنِى، وَمَوْعِدُكُمُ الْحَوْضُ}
“Quả thật rồi đây thời sau Ta, các ngươi sẽ gặp phải (Fitnah) về sự mưu cầu lợi ích cá nhân. Khi ấy, các ngươi hãy kiên nhẫn và chịu đựng cho tới khi được hội ngội với Ta, và điểm hẹn của các ngươi là hồ - Hawhd” (Albukhari, Muslim).
Tương tự, khi chúng ta nghĩ đến hoàn cảnh nơi cõi mộ, sự triệu tập, sự phán xét, chiếc cân các việc làm tốt xấu, chiếc cầu Sirat và những sự việc mà chúng ta phải đối mặt ở cõi Đời Sau thì chúng ta cũng sẽ cố gắng chăm chỉ hành đạo, cố gắng tránh xa những điều nghiêm cấm, sẽ kiên định và vững bước trên con đường rời xa Hỏa Ngục để vững tin trên con đường đến Thiên Đàng.
Và cũng giống như vậy, việc nghĩ đến cái chết sẽ làm cho người Muslim không lưỡng lự trong việc từ bỏ những điều nghịch lại mệnh lệnh của Allah, nó sẽ giúp y kiên định trong giới hạn của Ngài mà không dám vượt ra ngoài. Bởi lẽ, khi y biết rằng cái chết đang gần kề thì y sẽ quyết liệt chiến đấu với dục vọng và mọi sự cám dỗ. Chính vì lẽ này mà Thiên sứ của Allah e đã di huấn:
{أَكْثِرُوا مِنْ ذِكْرِ هَادِمِ اللّذَات}
“Các ngươi hãy nghĩ nhiều về cái chết” (Tirmizdi: 2/50 và ông xác thực Sahih trong Irwa’ Al-Ghaleel: 3/145).


    Những bối cảnh cần phải vững lòng và kiên định
    Bối cảnh thứ nhất: Cần vững lòng và kiên định trong Fitnah (thử thách)
Trái tim của con người sẽ trở nên lung lay khi đối mặt với Fitnah trừ những trái tim của những ai có đức tin kiên định và hiểu biết đúng đắn .
Các dạng Fitnah:
•    Fitnah vật chất: Lời phán của Allah:
﴿وَمِنۡهُم مَّنۡ عَٰهَدَ ٱللَّهَ لَئِنۡ ءَاتَىٰنَا مِن فَضۡلِهِۦ لَنَصَّدَّقَنَّ وَلَنَكُونَنَّ مِنَ ٱلصَّٰلِحِينَ ٧٥ فَلَمَّآ ءَاتَىٰهُم مِّن فَضۡلِهِۦ بَخِلُواْ بِهِۦ وَتَوَلَّواْ وَّهُم مُّعۡرِضُونَ ٧٦﴾ [سورة التوبة: 75، 76]
{Và trong bọn chúng có người giao ước với Allah (nguyện rằng): “Nếu Ngài ban cho bầy tôi thiên lộc của Ngài thì bầy tôi sẽ bố thí và sẽ là những người ngoan đạo”. Nhưng khi Ngài ban cho chúng thiên lộc thì chúng lại trở nên keo kiệt, ích kỷ và quay lưng với lời giao ước.} (Chương 9 – Attawbah, câu 75, 76).
•    Fitnah quyền thế và danh vọng:
﴿وَٱصۡبِرۡ نَفۡسَكَ مَعَ ٱلَّذِينَ يَدۡعُونَ رَبَّهُم بِٱلۡغَدَوٰةِ وَٱلۡعَشِيِّ يُرِيدُونَ وَجۡهَهُۥ وَلَا تَعۡدُ عَيۡنَاكَ عَنۡهُمۡ تُرِيدُ زِينَةَ ٱلۡحَيَوٰةِ ٱلدُّنۡيَاۖ وَلَا تُطِعۡ مَنۡ أَغۡفَلۡنَا قَلۡبَهُۥ عَن ذِكۡرِنَا وَٱتَّبَعَ هَوَىٰهُ وَكَانَ أَمۡرُهُۥ فُرُطٗا ٢٨﴾ [سورة الكهف: 28]
{Và Ngươi (Muhammad) hãy kiềm nén bản thân mình mà sống cùng với những người cầu nguyện Thượng Đế của họ sáng chiều vì muốn được sự hài lòng của Ngài. Và chớ vì lý do thèm muốn vẽ hào nhoáng của đời sống trần tục mà Ngươi không ngó ngàng đến họ (những người nghèo, yếu hèn và vô danh); và Ngươi chớ theo lời của kẻ mà TA (Allah) đã làm cho lòng của y lơ là việc tưởng nhớ TA và chỉ biết theo đuổi dục vọng của y; và công việc của y đã trở nên quá mức giới hạn.} (Chương 18 – Al-Kahf, câu 28).
Hai dạng Fitnah được nói trên là hai dạng Fitnah rất nguy hiểm cho đức tin của người bề tôi mà Thiên sứ của Allah e đã có lời cảnh báo, Người nói:
{مَا ذِئْبَانِ جَائِعَانِ أُرْسِلاَ فِى غَنَمٍ أَفْسَدَ لَهَا مِنْ حِرْصِ الْمَرْءِ عَلَى الْمَالِ وَالشَّرَفِ لِدِينِهِ}
“Hai con sói đang đói được thả đi để phá hại đàn cừu không nguy hiểm bằng lòng tham của cải vật chất và quyền thế danh vọng của một người đối với tôn giáo của y.” (Ahmad ghi lại trong bộ Al-Musnad: 3/460, Sahih Jami’a: 5496).
Có nghĩa là lòng tham của cải vất chất cũng như lòng tham danh vọng quyền thế của một người mang lại sự nguy hại cho tôn giáo của y hơn cả sự nguy hại của hai con sói đang đói tấn công tàn phá đàn cừu.
•    Fitnah vợ và con cái:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِنَّ مِنۡ أَزۡوَٰجِكُمۡ وَأَوۡلَٰدِكُمۡ عَدُوّٗا لَّكُمۡ فَٱحۡذَرُوهُمۡۚ﴾ [سورة التغابن: 14]
{Hỡi những người có đức tin, quả thật trong số người vợ và con cái của các ngươi, có người là kẻ thù (cản trở) các ngươi (tuân lệnh Allah và Thiên sứ của Ngài. Bởi thế, hãy cảnh giác và coi chừng họ!} (Chương 64 – Attaghabun, câu 14).
Thiên sứ của Allah e nói:
{اَلْوَلَدُ مَجْبَنَةُ مَبْخَلَةٌ مَحْزَنَةٌ}
“Con cái là nguyên nhân của sự hèn nhát, keo kiệt hẹp hòi và buồn rầu.” (Abu Ya’la: 2/305, Sahih Jami’a: 7037).( )
•    Fitnah của sự áp bức, độc tài và bất công: Allah Đấng Tối Cao phán về một hình ảnh tiêu biểu của một nhóm người đã đàn áp và bất công với những người có đức tin nơi Ngài:
﴿قُتِلَ أَصۡحَٰبُ ٱلۡأُخۡدُودِ ٤ ٱلنَّارِ ذَاتِ ٱلۡوَقُودِ ٥ إِذۡ هُمۡ عَلَيۡهَا قُعُودٞ ٦ وَهُمۡ عَلَىٰ مَا يَفۡعَلُونَ بِٱلۡمُؤۡمِنِينَ شُهُودٞ ٧ وَمَا نَقَمُواْ مِنۡهُمۡ إِلَّآ أَن يُؤۡمِنُواْ بِٱللَّهِ ٱلۡعَزِيزِ ٱلۡحَمِيدِ ٨ ٱلَّذِي لَهُۥ مُلۡكُ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِۚ وَٱللَّهُ عَلَىٰ كُلِّ شَيۡءٖ شَهِيدٌ ٩﴾ [سورة  البروج: 4 - 9]
{Đám người Ukhdud (đã đàn áp và hành hạ những người có đức tin nơi Allah bằng hố lửa) thật đáng nguyền rủa. Lửa bằng củi đốt. Chúng ngồi bên trên cái hào nhìn ngắm. Và chúng chứng kiến những gì mà chúng đang làm đối với những người có đức tin. Và điều khiến chúng hận thù họ chỉ vì họ tin tưởng nơi Allah, Đấng Uy quyền tối cao và đáng ca ngợi. Ngài là Đấng chế ngự và vận hành trời đất, và Allah là Nhân chứng cho mọi sự việc.} (Chương 85 – Al-Buruj, câu 4 – 9).
Ông Khabbaab t thuật lại: Chúng tôi đã đến gặp Thiên sứ của Allah e và than với Người về việc bị đàn áp, Người nói:
{قَدْ كَانَ مَنْ قَبْلَكُمْ يُؤْخَذُ الرَّجُلُ فَيُحْفَرُ لَهُ فِى الأَرْضِ فَيُجْعَلُ فِيهَا، فَيُجَاءُ بِالْمِنْشَارِ فَيُوضَعُ عَلَى رَأْسِهِ فَيُجْعَلُ نِصْفَيْنِ، وَيُمَشَّطُ بِأَمْشَاطِ الْحَدِيدِ مَا دُونَ لَحْمِهِ وَعَظْمِهِ ، فَمَا يَصُدُّهُ ذَلِكَ عَنْ دِينِهِ}
“Quả thật trước các ngươi, có một người đàn ông bị hành hạ, họ đào một cái hố dưới đất và để y trong đó, rồi họ lấy cưa cắt cơ thể của y ra làm đôi theo chiều dọc từ đầu xuống chân và dùng bàn chải sắt cào thịt của y ra khỏi xương nhưng y đã không từ bỏ tôn giáo của mình.” (Albukhari).
•    Fitnah Dajjaal: Đây là Fitnah lớn nhất trên cuộc sống thế gian
{إِنَّهُ لَمْ تَكُنْ فِتْنَةٌ فِى الأَرْضِ مُنْذُ ذَرَأَ اللهُ ذُرِّيَّةَ آدَمَ أَعْظَمَ مِنْ فِتْنَةِ الدَّجَّالِ ... يَا عِبَادَ اللهِ أَيُّهَا النَّاسُ فَاثْبُتُوا ...}
“Quả thật, chưa từng có Fitnah nào trên mặt đất từ khi Allah tạo ra con cháu của Adam lại khủng khiếp và to lớn Fitnah Dajjaal ... Hỡi các bề tôi của Allah, hỡi người dân, các ngươi hãy vững tin và kiên định trên tôn giáo của mình ...” (Ibnu Ma-jah: 2/1359, Sahih Al-Jami’a: 7752).
Các con tim lần lượt trở nên vững chắc và kiên định hoặc lần lượt trở nên lung lay và lệch lạc trước các Fitnah được thể hiện qua lời nói của Thiên sứ e:
{تُعْرَضُ الْفِتَنُ عَلَى الْقُلُوبِ كَالْحَصِيرِ عُودًا عُودًا فَأَىُّ قَلْبٍ أُشْرِبَهَا نُكِتَ فِيهِ نُكْتَةٌ سَوْدَاءُ وَأَىُّ قَلْبٍ أَنْكَرَهَا نُكِتَ فِيهِ نُكْتَةٌ بَيْضَاءُ حَتَّى تَصِيرَ عَلَى قَلْبَيْنِ عَلَى أَبْيَضَ مِثْلِ الصَّفَا فَلاَ تَضُرُّهُ فِتْنَةٌ مَا دَامَتِ السَّمَوَاتُ وَالأَرْضُ وَالآخَرُ أَسْوَدُ مُرْبَادًّا كَالْكُوزِ مُجَخِّيًا لاَ يَعْرِفُ مَعْرُوفًا وَلاَ يُنْكِرُ مُنْكَرًا إِلاَّ مَا أُشْرِبَ مِنْ هَوَاهُ}
“Các Fitnah lần lượt tác động đến trái tim giống như các cọng chiếu lần lượt in dấu lên mình của người ngủ trên nó. Bởi thế, bất cứ trái tim nào mỗi lần bị ảnh hưởng từ Fitnah thì mỗi lần trên nó sẽ xuất hiện một chấm màu đen, và bất cứ trái tim nào mỗi lần khống chế được tác động của Fitnah thì mỗi lần trên nó sẽ xuất hiện một chấm màu trắng. Cứ như thế, theo thời gian có trái tim trở nên trắng tinh đến mức những Fitnah không thể làm bẩn được sự tinh khiết của nó. Ngược lại, có trái tim trở nên đen đúa đến mức nó không còn có thể nhận biết điều đúng sai mà chỉ toàn nhận lấy những điều theo ham muốn và dục vọng.” (Imam Ahmad: 5/386, Muslim: 1/128).
    Bối cảnh thứ hai: Cần vững tin và kiên định trong Jihaad
Allah, Đấng Tối Cao phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِذَا لَقِيتُمۡ فِئَةٗ فَٱثۡبُتُواْ﴾ [سورة الأنفال: 45]
{Hỡi những người có đức tin, khi các ngươi chạm mặt địch thì các ngươi kiên quyết (chớ lùi bước).} (Chương 8 Al-Anfal, câu 45).
Trong tôn giáo Islam của chúng ta, việc chạy bỏ hàng ngũ khi giáp mặt với địch là một trong các đại tội. Thiên sứ của Allah e đã vác đất trên lưng cùng với những người có đức tin trong ngày đào chiến hào và miệng thì luôn lặp đi lặp lại câu nói “Quyết không lùi bước khi giáp mặt kẻ thù!” (Albukhari ghi lại trong phần “các cuộc chinh chiến” chương “trận chiến hào”, xem Fathu Al-Bary: 7/399).
    Bối cảnh thứ ba: Vững tin và kiên định trên đường lối
﴿مِّنَ ٱلۡمُؤۡمِنِينَ رِجَالٞ صَدَقُواْ مَا عَٰهَدُواْ ٱللَّهَ عَلَيۡهِۖ فَمِنۡهُم مَّن قَضَىٰ نَحۡبَهُۥ وَمِنۡهُم مَّن يَنتَظِرُۖ وَمَا بَدَّلُواْ تَبۡدِيلٗا ٢٣﴾ [سورة الأحزاب: 23]
{Và trong số những người có đức tin, có những người giữ đúng lời giao ước của mình với Allah. Bởi thế trong họ, có người đã hoàn tất lời thề (bằng sự tử vì đạo) và có người còn chờ (đến phiên của họ) và họ đã không thay đổi (lời giao ước) một chút nào.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 23).
    Bối cảnh thứ tư: Vững tin và kiên định lúc chết
Những người vô đức tin và những kẻ tội lỗi sẽ không thể thốt lên được lời Shahadah lúc chết. Đó là một trong các dấu hiệu cho kết cục xấu của một người. Thí dụ cho hình ảnh này là một người lúc chết khi được bảo: hãy nói la ila-ha illollo-h thì y cứ lắc đầu sang phải và sang trái không chịu nói. Và lời cuối cùng y nói ra lúc chết: “Đây là miếng ngon lành... nên mua miếng kia rẻ hơn...”, y chỉ nói những điều liên quan đến những thứ mà y đã cố gắng nỗ lực hành động và thực hiện trong cuộc sống vật chất và hưởng thụ trần tục của y. Bởi lẽ những thứ đó đã làm cho y bận rộn đến nỗi quên mất Allah I.
Còn đối với những người ngoan đạo trên con đường Sunnah đúng đắn thì lúc chết Allah I sẽ giữ vững chiếc lưỡi của họ kiên định đúng với đức tin của họ, họ sẽ nói lời Shahadah một cách dễ dàng.
Ông Abu Ja’far Muhammad bin Ali kể về giây phút lâm chung của ông Abu Zar’ah – một học giả chuyên về Hadith theo trường phái Sunnah và Jama’ah: Chúng tôi đến thăm Abu Zar’ah ở khu làng Shahran lúc đó ông đang trong tình trạng hấp hối. Ở cùng với ông thời điểm đó có Abu Hatim, Ibnu Warih, Al-Munzdir bin Shaazdaan và những người khác. Họ muốn nhắc ông Abu Zar’ah nói lời la ila-ha illollo-h nhưng họ cảm thấy ngại trước ông nên họ bảo nhau: Nào chúng ta hãy cùng nhau ôn lại Hadith. Ông Ibnu Warih nói: “Abu A’sim thuật lại từ Abdul-Hameed bin Ja’far, Abdul-Hameed thuật lại từ Saleh”, nói đến đây thì dừng lại. Kế đến ông Abu Hatim nói: “Abu A’sim thuật lại từ Abdul-Hameed bin Ja’far, Abdul-Hameed thuật lại từ Saleh”, nói đến đây thì ông cũng dừng lại. Còn những người khác thì im lặng không nói gì. Lúc đó, ông Abu Zar’ah mở mắt và nói trong tình trạng hấp hối: “Abu A’sim thuật lại từ Abdul-Hameed bin Ja’far, Abdul-Hameed thuật lại từ Saleh, Saleh thuật lại từ Ibnu Abi Ghareeb, Ibnu Abi Ghareeb thuật lại từ Katheer bin Marrah rằng ông Mu’azd bin Jabal thuật lại: Thiên sứ của Allah e nói:
{مَنْ كَانَ آخِرُ كَلاَمِهِ لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ دَخَلَ الْجَنَّةَ}
“Ai mà lời cuối cùng của y là la-ila-ha-illollo-h thì sẽ vào Thiên Đàng””. Dứt lời thì ông Abu Zar’ah tắt thở. (Sair A’laam Annubala’: 13 / 76 – 85).
 Hình ảnh của những người này là hình ảnh của những người mà Allah I đã phán về họ:
﴿إِنَّ ٱلَّذِينَ قَالُواْ رَبُّنَا ٱللَّهُ ثُمَّ ٱسۡتَقَٰمُواْ تَتَنَزَّلُ عَلَيۡهِمُ ٱلۡمَلَٰٓئِكَةُ أَلَّا تَخَافُواْ وَلَا تَحۡزَنُواْ وَأَبۡشِرُواْ بِٱلۡجَنَّةِ ٱلَّتِي كُنتُمۡ تُوعَدُونَ ٣٠﴾ [سورة فصلت: 30]
{Quả thật, những ai nói: “Thượng Đế của chúng tôi là Allah” rồi thẳng bước trên con đường ngay chính thì các Thiên thần sẽ xuống động viên họ, bảo: “Quí vị chớ lo sợ cũng chớ nên buồn phiền, quí vị hãy vui lên với tin mừng về Thiên Đàng mà quí vị đã được hứa hẹn.} (Chương 41 – Fussilat, câu 30).
Lạy Allah, xin Ngài hãy phù hộ bầy tôi là những người cùng hội cùng thuyền với họ.
Lạy Allah, xin Ngài củng cố đức tin của bầy tôi và củng cố bước chân của bầy tôi trên con đường Ngay Chính của Ngài.
Cuối lời xin nói:
اَلْحَمْدُ لِلهِ رَبِّ العَالَمِيْنَ