Phân Tích Sơ Lược Các Nền Tảng Islam

Bài luận án này chủ yếu nói về môn giáo lý thực hành mà mỗi tín đồ Muslim bắt buộc phải học hỏi để mà áp dụng cho việc hành đạo hàng ngày. Bởi hiện nay, vẫn còn một số tín đồ Muslim mà lại không hiểu biết bất cứ gì giáo lý nào nói về tôn giáo của mình, một số cũng rất nhiều nằm trong tình trạng hoang mang vì kiến thức của họ đã bị sai lệch từ lúc ban đầu do người chỉ dạy không nắm vững kiến thức Qur’an và Sunnah của Thiên sứ Muhammad.

Phân Tích Sơ Lược
Các Nền Tảng Islam

المختصر في شرح أركان الإسلام
>Tiếng Việt – Vietnamese – <فيتنامية


Soạn thảo: Nhóm sinh viên chuyên đề giáo lý

Kiểm duyệt và giới thiệu:
Sheikh Abdullah
bin Abdur Rohmaan bin Jibrin



Dịch thuật: Abu Hisaan Ibnu Ysa
Kiểm duyệt: Mohamed Djandal


 
المختصر في
 شرح أركان الإسلام

 

جمع وإعداد:  
بعض طلبة العلم

راجعه قدم له:
 فضيلة الشيخ عبد الله بن عبد الرحمن بن جبرين


ترجمة: أبو حسان ابن عيسى
مراجعة: محمد زيدان


بِسْمِ اللهِ الرَّحْمَنِ الرَّحِيْمِ
Nhân danh Allah,
Đấng Rất Mực Độ Lượng,
Đấng Rất Mực Khoan Dung.

Ông Abdullah bin U’mar  (cha của Abu Abdur Rohmaan) thuật lại có nghe Thiên Sứ ﷺ của Allah nói:
{بُنِيَ الإِسْلاَمُ عَلَى خَمْسٍ: شَهَادَةِ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ وَإِقَامِ الصَّلاَةِ وَإِيتَاءِ الزَّكَاةِ وَحَجِّ الْبَيْتِ وَصَوْمِ رَمَضَانَ}
“Islam được xây dựng trên năm trụ cột, lời tuyên thệ Shahadah (Laa i laa ha il lol loh và Muhammad là Thiên Sứ của Allah), dâng lễ Salah, xuất Zakat bắt buộc, hành hương Hajj tại ngôi đền Ka'bah và nhịn chay Romadon.” Hadith do Al-Bukhari và Muslim ghi lại.

 

 

 


بِسْمِ اللهِ الرَّحْمَنِ الرَّحِيْمِ
Nhân danh Allah,
Đấng Rất Mực Độ Lượng,
Đấng Rất Mực Khoan Dung

أَحْمَدُ اللهَ وَأَشْكُرُهُ وَأُثْنِي عَلَيْهِ وَأَسْتَغْفِرُهُ وَأَسْأَلُهُ أَنْ يُوْزِعَنَا شُكْرَ نِعَمِهِ وَأَنْ يَدْفَعَ عَنَّا نِقَمَهُ، وَأَشْهَدُ أَنَّهُ هُوَ الْإِلَهُ الْحَقُّ لَا إِلَـٰهَ غَيْرُهُ وَلَا مَعْبُوْدَ بِحِقٍّ سِوَاهُ، وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّداً مُرْسَلٌ مِنْ رَبِّهِ، وَأَنَّهُ بَلَّغَ الرِّسَالَةَ، وَأَدَّى الْأَمَانَةَ، وَأَشْهَدُ أَنَّ خُلَفَاءَهُ الرَّاشِدِيْنَ الْمَهْدِيِيْنَ وَصَحَابَتِهِ مِنَ الصِّدِّيْقِيْنَ وَالشُّهَدَاءِ وَالصَّالِحِيْنَ، وَأَنَّهُمْ قَدْ حَمَلُوْا شَرِيْعَتَهُ وَعَمِلُوْا بِهَا وَبَلَّغُوْهَا لِمَنْ بَعْدَهُمْ، فَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ وَبَارَكَ عَلَى نَبِيِّهِ مُحَمَّدٍ وَرَضِيَ اللهُ عَنْ أَصْحَابِهِ أَجْمَعِيْنَ وَمَنْ تَبِعَهُمْ بِإِحْسَانٍ إِلَى يَوْمِ الدِّيْنِ، أَمَّا بَعْدُ:
Alhamdulillah, bề tôi xin tạ ơn và ca tụng Allah, thành tâm cầu xin Ngài giúp đỡ và tha thứ. Khấn cầu Ngài bảo vệ bề tôi tránh mọi điều dẩn đến sự buồn khổ. Tôi xin tuyên thệ rằng, Ngài là Thượng Đế duy nhứt mà không có Thượng Đế nào khác ngoài Ngài, và xin chứng nhận Muhammad là Sứ giả cuối cùng được được Ngài gởi đến cho nhân loại, và Người đã hoàn thành sứ mạng truyền bá được giao ước, đồng thời xin chứng nhận nhóm Khulafa (những thủ lĩnh kế nhiệm) của Người và tất cả bằng hữu của Người từ nhóm Siddiq, Shahid và ngoan đạo… đã tiếp thu giáo lý rồi thực hành nó và họ đã truyền đạt lại cho thế hệ sau. Cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Thiên Sứ Muhammad, xin Ngài hài lòng về tất cả bằng hữu của Người và tất cả những ai noi theo tấm gương cao quí đó đến ngày tận thế, Ammaa Ba’d:
Sau khi tôi làm xong luận án thì tôi được một số sinh viên chuyên ngành giáo lý đã giúp đỡ tôi hiểu thêm phần phân tích ngắn gọn năm nền tảng của Islam gồm có: “Lời tuyên thệ (Shahadah), dâng lễ nguyện Salah, đóng thuế (Zakat), nhịn chay (tháng Romadon) và đi hành hương Hajj tại thánh địa Makkah”.
Bài luận án này chủ yếu nói về môn giáo lý thực hành mà mỗi tín đồ Muslim bắt buộc phải học hỏi để mà áp dụng cho việc hành đạo hàng ngày. Bởi hiện nay, vẫn còn một số tín đồ Muslim mà lại không hiểu biết bất cứ gì giáo lý nào nói về tôn giáo của mình, một số cũng rất nhiều nằm trong tình trạng hoang mang vì kiến thức của họ đã bị sai lệch từ lúc ban đầu do người chỉ dạy không nắm vững kiến thức Qur’an và Sunnah của Thiên sứ Muhammad .
Hi vọng quyển sách này sẽ là một tài liệu quí báu giúp ích cho tín đồ Muslim áp dụng đúng theo các nền tảng chủ lực của tôn giáo Islam, tất nhiên cũng sẽ giúp họ hoàn thành tốt các phần giáo lý còn lại và giúp họ ổn định niềm tin A’qidah, tìm nguồn thu nhập Halal và tránh xa mọi điều Haram, và thêm phần kiến thức về môn ứng xử của văn hóa Islam.
Bài luận án này tuy ngắn gọn nhưng phân tích chi tiết rõ ràng để giúp cho mọi trình độ dể tiếp thu. Trong quyển sách này, tác giả chỉ nêu ra một ý kiến đúng nhất trong các vấn đề nếu có sự bất đồng ý kiến của nhiều nhà học giả. Trong thực tế thì vẫn có nhiều người chọn ý kiến khác nhưng tác giả chỉ nêu ra chỉ một vì sợ trình bày nhiều ý kiến quá sẽ làm cho những người có trình độ thấp rơi vào tình trạng phân vân. Còn khi trình bày ngắn gọn chỉ một ý kiến duy nhất cùng với bằng chứng xác thực sẽ giúp tín đồ an tâm thực hiện.
Với luận án này hi vọng rằng sẽ giúp tín đồ Muslim hành đạo bằng nguồn kiến thức của Qur’an và Sunnah. Cho nên, rất mong quí vị đọc giả Muslim cùng chung tay góp sức để truyền bá quyển sách này, bởi ai hướng dẩn người khác làm đúng thì họ được hưởng ân phước giống như người thực hiện nó, còn ai mời gọi đến với chân lý thì họ được ân phước của sự mời gọi đó và cả ân phước của những ai thực hiện theo lời gọi đó.
Cầu xin Allah ban thưởng cho những người sáng tác đã phổ biến luận án này một phần thưởng trọng hậu. Và cầu xin bình an - phúc lành cho Thiên Sứ Muhammad, cho gia quyến của Người cùng tất cả bằng hữu của Người.
Ngày 23/tháng giêng/1415 Hồi lịch
Abdullah bin Abdur Rohmaan bin Abdullah bin Jibrin
Thành viên phúc đáp

Lời Mở Đầu
الْحَمْدَ لِلَّهِ نَحْمَدُهُ وَنَسْتَعِينُهُ وَنَسْتَغْفِرُهُ وَنَعُوذُ بِاللهِ مِنْ شُرُورِ أَنْفُسِنَا وَمِنْ سَيِّئَاتِ أَعْمَالِنَا، مَنْ يَهْدِهِ اللهُ فَلَا مُضِلَّ لَهُ، وَمَنْ يُضْلِلْ فَلَا هَادِيَ لَهُ، وَأَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَحْدَهُ لَا شَرِيكَ لَهُ وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ وَبَارَكَ عَلَيْهِ وَعَلَى آلِهِ وَأَصْحَابِهِ الطَّيِّبِيْنَ وَعَلَى مَنْ تَبِعَهُمْ بِإِحْسَانٍ إِلَى يَوْمِ الدِّيْنِ، أَمَّا بَعْدُ:
Alhamdulillah, mọi lời ca ngợi và tụng niệm đều kính dâng Allah, bầy tôi xin tạ ơn Ngài, thành tâm cầu xin Ngài giúp đỡ và tha thứ. Khẩn cầu Allah che chở tránh khỏi mọi điều xấu xuất phát từ bản thân và trong mọi việc làm của bầy tôi. Chắc chắn rằng ai đã được Ngài dẫn dắt thì sẽ không bao giờ lầm lạc và ai đã bị Ngài bỏ mặc sẽ không tìm được đâu là chân lý. Bề tôi xin tuyên thệ không có Thượng Đế nào đích thực ngoài Allah, Đấng duy nhất không có cộng tác (ai khác hay vật gì) cùng Ngài, và xin chứng nhận Muhammad là nô lệ và là Thiên Sứ của Ngài. Cầu xin Allah ban hồng phúc cho Người, cho gia quyến của Người, cho bằng hữu của Người và cho tất cả những ai noi theo tấm gương cao quí của Người cho đến Ngày tận thế, Ammaa Ba’d:
Đây là quyển sách tóm tắt về sự phân tích năm nền tảng Islam: “Lời tuyên thệ (Laa i la ha il lol loh wa Mu ham ma dar ro su lul loh), thực hiện dâng lễ nguyện Salah, xuất Zakat (thuế lợi tức), nhịn chay tháng Romadon và đi hành hương Hajj tại Ngôi Đền Al-Haram của Allah ở thánh địa Makkah”.
Trong quyển sách tóm lược này được trích bày đầy đủ những bằng chứng từ thiên kinh Qur’an, từ Sunnah Soheeh hoặc từ I’jma’ (sự thống nhất), đồng thời nêu rõ số câu Kinh, chương Kinh và trích rõ nguồn gốc từ những quyển sách chuyên về Hadith Soheh.
Quyển sách này tập trung vào các chủ đề chính và ghi rõ phần chú thích bên cạnh mỗi câu văn nào khó hiểu để giúp đọc giả dễ tiếp nhận hơn. Ngoài ra, quyển sách này chúng tôi còn trích từ những quyển sách đã từng được xuất bản, và sắp xếp theo đúng trình tự phù hợp với mọi trình độ người đọc.
Việc xuất bản lần này, chúng tôi đã bổ túc thêm những chủ đề quan trọng sau đây:
1- Những điều kiện khi đọc câu tuyên thệ.
2- Phương cách tẩy rửa dành cho người bệnh.
3- Hành lễ Salah Sunnah Rowaatib và Witir.
4- Phương cách Salah dành cho người bệnh.
Khẩn cầu Allah ban cho quyển sách này đến toàn thể tín đồ Muslim để họ nghiên cứu và áp dụng, Ngài là Đấng Quảng đại và Rộng lượng.
Cuối cùng, xin tạ ơn Allah Đấng Chúa Tể của vũ trụ và muôn loài.

 


Nền tảng thứ nhất
Lời tuyên thệ
لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ
“Laa i laa ha il lol loh wa anna muhammadar rosu lul loh”
(Không có Thượng Đế đích thực nào ngoài Allah và rằng Muhammad
là Thiên Sứ của Allah)

 

 

 

 


Lời tuyên thệ
لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ
(Laa i laa ha il lol loh
wa anna muhammadar rosu lul loh)

Câu tuyên thệ “Laa i laa ha il lol loh” là nền tảng đầu tiên trong năm nền tảng của Islam – bao gồm cả câu chứng nhận “wa anna muhammadar rosu lul loh” cho dù đôi khi không được nhắc – đây là loại kiến thức cơ bản nhứt được cộng đồng Muslim thống nhất.
Nền tảng vĩ đại này sẽ được phân tích như sau:
•    Thứ nhất: Các tên gọi của câu tuyên thệ.
Câu tuyên thệ “Laa i laa ha il lol loh” có nhiều cách đọc khác nhau, tất cả đều nói lên ý nghĩa của lời tuyên thệ, trong đó gồm có: Lời Tawhid (thuyết độc tôn Allah), lời Ikhlos (thành tâm), lời tuyên thệ và lời tuyên thệ chân lý.
•    Thứ hai: Hai nền tảng của lời tuyên thệ.
a)    Phủ nhận trong vế thứ nhứt:
 (لَا إِلَـٰهَ) Laa i laa ha.
b) Khẳng định ở vế thứ hai: (إِلَّا اللهُ) il lol loh.
Cụ thể là phủ nhận không có bất cứ Thượng Đế, thần linh nào đích thực để tôn thờ, ngoại trừ Allah duy nhất và không có đối tác với Ngài, với hai nền tảng này có rất nhiều câu Kinh khẳng định cho ý nghĩa lời tuyên thệ như sau:
1- Allah phán:
﴿لَآ إِكۡرَاهَ فِي ٱلدِّينِۖ قَد تَّبَيَّنَ ٱلرُّشۡدُ مِنَ ٱلۡغَيِّۚ فَمَن يَكۡفُرۡ بِٱلطَّٰغُوتِ وَيُؤۡمِنۢ بِٱللَّهِ فَقَدِ ٱسۡتَمۡسَكَ بِٱلۡعُرۡوَةِ ٱلۡوُثۡقَىٰ لَا ٱنفِصَامَ لَهَاۗ وَٱللَّهُ سَمِيعٌ عَلِيمٌ ٢٥٦﴾ البقرة: 256
Không có việc cưỡng bách (tín ngưỡng) trong lĩnh vực tôn giáo. Chắc chắn chân lý và lẽ phải bao giờ cũng khác biệt với điều ngụy tạo và sự sai lạc. Bởi thế ai phủ nhận Toghut và tin tưởng nơi Thượng Đế, thì chắc chắn sẽ nắm vững sợi dây cứu rỗi vĩnh cữu. Bởi Thượng Đế hằng nghe, hằng biết (mọi việc). Al-Baqoroh: 256 (chương 2).
- sợi dây cứu rỗi vĩnh cữu chính là lời tuyên thệ (لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ) laa i laa ha il lol loh đã được các ông: Ibnu A’bbaas, Sa-e’d bin Jubair, Al-Dhihaak và Sufyaan giải thích.
- Toghut là gồm tất cả những con người, sinh vật hay đồ vật nào mà được con người đưa (họ hay nó) lên một địa vị cao cả ngang bằng với Allah để tôn vinh sùng bái, thờ phượng, van vái, vâng lời và hài lòng.
Câu Kinh trên đã nêu rõ hai nền tảng của lời tuyên thệ là để phủ nhận Toghut và tin tưởng Allah, đây chính là ý nghĩa của lời tuyên thệ.

2- Allah phán:
﴿وَلَقَدۡ بَعَثۡنَا فِي كُلِّ أُمَّةٖ رَّسُولًا أَنِ ٱعۡبُدُواْ ٱللَّهَ وَٱجۡتَنِبُواْ ٱلطَّٰغُوتَۖ﴾ النحل: 36
Và chắc chắn TA đã cử phái cho mỗi cộng đồng một vị Thiên Sứ (với mệnh lệnh): “Hãy thờ phụng Allah (duy nhất) và tránh xa Toghut.” Al-Nahl: 36 (chương 16). Câu Kinh mang ý nghĩa giống câu trên.
3- Allah phán qua lời nói của nhóm A’d:
﴿قَالُوٓاْ أَجِئۡتَنَا لِنَعۡبُدَ ٱللَّهَ وَحۡدَهُۥ وَنَذَرَ مَا كَانَ يَعۡبُدُ ءَابَآؤُنَا فَأۡتِنَا بِمَا تَعِدُنَآ إِن كُنتَ مِنَ ٱلصَّٰدِقِينَ ٧٠﴾ الأعراف: 70
{Mọi người hỏi: “Chẳng lẽ Ngươi (hỡi Hud) đến là để bảo chúng tôi chỉ tôn thờ Allah duy nhất và từ bỏ hết các thần linh mà tổ tiên chúng tôi đã tôn thờ trước kia hay sao? Thế thì Ngươi hãy mang đến đi mọi hành phạt đã từng khuyến cáo chúng tôi, nếu Ngươi là người nói thật.”} Al-A'raaf: 70 (chương 7).
Câu trả lời của Thiên Sứ Hud  qua lời phán:
﴿وَإِلَىٰ عَادٍ أَخَاهُمۡ هُودٗاۚ قَالَ يَٰقَوۡمِ ٱعۡبُدُواْ ٱللَّهَ مَا لَكُم مِّنۡ إِلَٰهٍ غَيۡرُهُۥٓۚ أَفَلَا تَتَّقُونَ ٦٥﴾ الأعراف: 65
{Và với dân tộc A’d, Hud thuộc dân tộc chúng được gởi đến gặp chúng. Y bảo: “Hỡi dân ta, các ngươi hãy thờ phượng Allah, các ngươi không có một Thượng Đế nào khác ngoài Ngài. Chẳng lẽ các ngươi không sợ Ngài hay sao?”} Al-A'raaf: 65 (chương 7).
Câu Kinh trên cũng mang ý nghĩa “laa i laa ha il lol loh” giống như Allah phán về sứ mạng chung của toàn thể Thiên Sứ:
﴿وَمَا أَرْسَلْنَا مِنْ قَبْلِكَ مِنْ رَسُولٍ إِلا نُوحِي إِلَيْهِ أَنَّهُ لا إِلَهَ إِلا أَنَا فَاعْبُدُونِ ﭠ  ﴾ الأنبياء: 25
Và không một Thiên Sứ nào được cử phái trước Ngươi (Muhammad) mà TA lại không bảo Y: “Rằng không có Thượng Đế nào đích thực ngoài TA, do đó hãy thờ phụng riêng TA.” Al-Ambiya 21 : 25.
Nhìn chung tất cả Thiên Sứ của Allah đều kêu gọi con người hãy trở về với lời tuyên thệ (لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ) gồm có hai điều:
a- Nền tảng khẳng định:
﴿لِنَعۡبُدَ ٱللَّهَ وَحۡدَهُۥ﴾
{Là để bảo chúng tôi chỉ tôn thờ Allah duy nhất}
b- Nền tảng phủ định:
﴿وَنَذَرَ مَا كَانَ يَعۡبُدُ ءَابَآؤُنَا﴾
{Và từ bỏ hết các thần linh mà tổ tiên chúng tôi đã tôn thờ trước kia}
4- Theo bộ Soheeh Muslim có ghi Thiên Sứ ﷺ đã nói:
{مَنْ قَالَ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللَّهُ وَكَفَرَ بِمَا يُعْبَدُ مِنْ دُونِ اللَّهِ حَرُمَ مَالُهُ وَدَمُهُ وَحِسَابُهُ عَلَى اللَّهِ}
“Ai nói câu: “laa i laa ha il lol loh” và phủ nhận hết mọi sự thờ phượng ngoài Allah thì cấm chúng ta xâm hại đến tài sản và sinh mạng của người đó, còn việc tính sổ y thì chỉ dành riêng cho Allah xét xử.”( )
Và theo đường truyền của Imam Ahmad ghi lại:
{مَنْ وَحَّدَ اللَّهَ وَكَفَرَ بِمَا يُعْبَدُ مِنْ دُونِهِ حَرُمَ مَالُهُ وَدَمُهُ وَحِسَابُهُ عَلَى اللَّهِ}
“Ai thờ phượng Allah duy nhất và phủ nhận hết mọi sự thờ phượng ngoài Allah thì cấm chúng ta xâm hại đến tài sản và sinh mạng của y, còn việc tính sổ của y thì chỉ dành riêng cho Allah xét xử.”
•    Thứ ba: Sự thật và ý nghĩa của lời tuyên thệ.
a) Việc thờ phượng chỉ dành riêng cho Allah:
Việc thờ phượng chỉ dành cho Allah được dẩn chứng qua những câu kinh về các hình thức kính dâng lên Allah bằng các việc làm ngoan đạo, giết tế, cầu xin riêng Ngài như sau:
﴿قُلۡ إِنَّمَآ أَدۡعُواْ رَبِّي وَلَآ أُشۡرِكُ بِهِۦٓ أَحَدٗا ﴾ الجن: 20
{Hãy bảo chúng (Muhammad): “Rằng Ta chỉ cầu nguyện, khấn vái Thượng Đế của Ta và Ta không bao giờ gán ghép với Ngài bất kỳ một ai (điều gì).”} Al-Jin: 20 (chương 72).
﴿قُل لَّوۡ كَانَ مَعَهُۥٓ ءَالِهَةٞ كَمَا يَقُولُونَ إِذٗا لَّٱبۡتَغَوۡاْ إِلَىٰ ذِي ٱلۡعَرۡشِ سَبِيلٗا ٤٢﴾ الإسراء: 42
Hãy bảo chúng (Muhammad): “Giả sử như có thần linh khác ngoài Allah giống như các ngươi đã tuyên bố, vậy thì các ngươi hãy tìm đường đến chúng mà thờ phượng riêng chúng đi.” Al-Isro 17 : 42
﴿أُوْلَٰٓئِكَ ٱلَّذِينَ يَدۡعُونَ يَبۡتَغُونَ إِلَىٰ رَبِّهِمُ ٱلۡوَسِيلَةَ أَيُّهُمۡ أَقۡرَبُ وَيَرۡجُونَ رَحۡمَتَهُۥ وَيَخَافُونَ عَذَابَهُۥٓۚ إِنَّ عَذَابَ رَبِّكَ كَانَ مَحۡذُورٗا ٥٧﴾ الإسراء: 57
{Những thần linh mà chúng cầu nguyện, khấn vái cũng sẽ tìm phương cách để đến gần Thượng Đế của chúng, chũng cũng thi đua nhau xem ai là người được gần Allah hơn, chúng cũng hy vọng sự thương xót của Ngài và sợ hãi sự trừng phạt của Ngài. Rằng sự trừng phạt của Thượng Đế của Ngươi (Muhammad) là điều phải đáng sợ.} Al-Isro 17 : 57
﴿وَمِنۡ ءَايَٰتِهِ ٱلَّيۡلُ وَٱلنَّهَارُ وَٱلشَّمۡسُ وَٱلۡقَمَرُۚ لَا تَسۡجُدُواْ لِلشَّمۡسِ وَلَا لِلۡقَمَرِ وَٱسۡجُدُواْۤ لِلَّهِۤ ٱلَّذِي خَلَقَهُنَّ إِن كُنتُمۡ إِيَّاهُ تَعۡبُدُونَ ٣٧﴾ فصلت: 37
{Và ban đêm, ban ngày, mặt trời và mặt trăng là những dấu hiệu chỉ dẫn của Ngài. Chớ lạy mặt trời và cũng đừng lạy mặt trăng mà hãy quỳ lạy Allah, Đấng đã tạo ra chúng, nếu các ngươi thực sự chỉ thờ phụng riêng Ngài.} Fussilat: 37 (Chương 41).
﴿قُلۡ إِنَّ صَلَاتِي وَنُسُكِي وَمَحۡيَايَ وَمَمَاتِي لِلَّهِ رَبِّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ١٦٢﴾ الأنعام: 162
Hãy bảo chúng (hỡi Muhammad): “Quả thật, cuộc lễ Salah của Ta, việc giết tế động vật của Ta, cuộc sống và cái chết của Ta đều hiến trọn cho Allah Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài.” Al-An-a'm 6 : 162 – 163 (chương 6).
﴿۞وَمَن يُسۡلِمۡ وَجۡهَهُۥٓ إِلَى ٱللَّهِ وَهُوَ مُحۡسِنٞ فَقَدِ ٱسۡتَمۡسَكَ بِٱلۡعُرۡوَةِ ٱلۡوُثۡقَىٰۗ وَإِلَى ٱللَّهِ عَٰقِبَةُ ٱلۡأُمُورِ ٢٢﴾ لقمان: 22
Và ai đệ nạp diện mạo của mình cho Allah đồng thời là một người nhân đức, thì chắc chắn sẽ nắm được chiếc cán cứu rỗi vững chắc. Quả thật, kết quả mọi việc là do Allah quyết định cuối cùng. Luqman: 22 (chương 31).

b) Vô can với sự đa thần và những người đa thần giáo:
Không sùng bái bất cứ ai ngoài Allah và càng không ủng hộ những ai chống đối Allah, bằng chứng cho điều này Allah đã phán những dòng kinh sau đây:
﴿وَإِذۡ قَالَ إِبۡرَٰهِيمُ لِأَبِيهِ وَقَوۡمِهِۦٓ إِنَّنِي بَرَآءٞ مِّمَّا تَعۡبُدُونَ ٢٦ إِلَّا ٱلَّذِي فَطَرَنِي فَإِنَّهُۥ سَيَهۡدِينِ٢٧ وَجَعَلَهَا كَلِمَةَۢ بَاقِيَةٗ فِي عَقِبِهِۦ لَعَلَّهُمۡ يَرۡجِعُونَ ٢٨﴾ الزخرف: 26 - 28
Và khi Ibrohim thưa với phụ thân và thị dân của Y: “Ta vô can với những gì mà quí vị tôn thờ *Ngoại trừ Đấng đã tạo hóa ra Ta, rằng Ngài sẽ hướng dẫn Ta” *Và TA đã biến câu nói đó thành một lời trường cửu cho hậu thế, nhờ đó, may ra chúng có thể quay trở lại (với Allah) Al-Zukhruf: 26 – 28 (chương 43).
﴿قَالَ أَفَرَءَيۡتُم مَّا كُنتُمۡ تَعۡبُدُونَ ٧٥ أَنتُمۡ وَءَابَآؤُكُمُ ٱلۡأَقۡدَمُونَ ٧٦ فَإِنَّهُمۡ عَدُوّٞ لِّيٓ إِلَّا رَبَّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ٧٧﴾ الشعراء: 75 - 77
{(Ibrohim) hỏi: “Thế các người có quan sát những thứ mà các người thờ phượng chăng ? *Các người lẫn tổ tiên xưa kia của các người ? *Rằng những thần tượng của các người đều là kẻ thù của Ta ngoại trừ Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài.”} Al-Shu-a’-ra: 75 – 77 (chương 26).
﴿قُلۡ يَٰٓأَيُّهَا ٱلۡكَٰفِرُونَ ١ لَآ أَعۡبُدُ مَا تَعۡبُدُونَ ٢ وَلَآ أَنتُمۡ عَٰبِدُونَ مَآ أَعۡبُدُ ٣ وَلَآ أَنَا۠ عَابِدٞ مَّا عَبَدتُّمۡ ٤ وَلَآ أَنتُمۡ عَٰبِدُونَ مَآ أَعۡبُدُ ٥ لَكُمۡ دِينُكُمۡ وَلِيَ دِينِ ٦﴾ الكافرون
(Hỡi Muhammad) hãy bảo chúng: “Này hỡi những kẻ phủ nhận Allah *Ta không tôn thờ những thần linh mà các ngươi thờ cúng *Các ngươi cũng chẳng tôn thờ Ðấng (Allah) mà Ta thờ phượng *Và Ta sẽ không là một tín đồ của thần linh mà các ngươi đang tôn thờ *Và các ngươi cũng sẽ không tôn thờ Ðấng mà Ta thờ phượng *Các ngươi có tôn giáo của các ngươi và Ta có tôn giáo của riêng Ta.” Al-Kafiroon (chương 109).
﴿لَّا تَجِدُ قَوۡمٗا يُؤۡمِنُونَ بِٱللَّهِ وَٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِ يُوَآدُّونَ مَنۡ حَآدَّ ٱللَّهَ وَرَسُولَهُۥ وَلَوۡ كَانُوٓاْ ءَابَآءَهُمۡ أَوۡ أَبۡنَآءَهُمۡ أَوۡ إِخۡوَٰنَهُمۡ أَوۡ عَشِيرَتَهُمۡۚ أُوْلَٰٓئِكَ كَتَبَ فِي قُلُوبِهِمُ ٱلۡإِيمَٰنَ وَأَيَّدَهُم بِرُوحٖ مِّنۡهُۖ وَيُدۡخِلُهُمۡ جَنَّٰتٖ تَجۡرِي مِن تَحۡتِهَا ٱلۡأَنۡهَٰرُ خَٰلِدِينَ فِيهَاۚ رَضِيَ ٱللَّهُ عَنۡهُمۡ وَرَضُواْ عَنۡهُۚ أُوْلَٰٓئِكَ حِزۡبُ ٱللَّهِۚ أَلَآ إِنَّ حِزۡبَ ٱللَّهِ هُمُ ٱلۡمُفۡلِحُونَ ٢٢﴾ المجادلة: 22
Ngươi (Muhammad) sẽ không tìm thấy được nhóm người tin tưởng Allah và ngày tận thế lại kết thân với những kẻ chống đối Allah và Thiên Sứ của Ngài, cho dù chúng có là cha mẹ hay con cái hay anh em hay bà con ruột thịt của nhau. Những người (có đức tin) đó đã được Allah khắc ghi đức tin vào con tim của chúng và Ngài đã tăng cường cho chúng tinh thần từ Ngài. Rồi Ngài sẽ thu nhận chúng vào những ngôi vườn (thiên đàng) bên dưới có các dòng sông chảy để chúng vào trong đó sống đời đời. Allah sẽ hài lòng về chúng và chúng sẽ hài lòng về Ngài. Chúng thuộc đảng phái của Allah, chẳng lẽ đảng phái của Allah lại không thắng lợi vẻ vang hay sao! Al-Mujadalah: 22 (chương 58).
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تَتَّخِذُواْ ٱلۡكَٰفِرِينَ أَوۡلِيَآءَ مِن دُونِ ٱلۡمُؤۡمِنِينَۚ أَتُرِيدُونَ أَن تَجۡعَلُواْ لِلَّهِ عَلَيۡكُمۡ سُلۡطَٰنٗا مُّبِينًا ١٤٤﴾ النساء: 144
{Hỡi người có đức tin, các ngươi chớ chọn lấy người Kaafir (vô đức tin) làm thân tín thay vì tín đồ Mumin (có đức tin), chẳng lẽ các ngươi muốn Allah lấy đó làm cơ sở để trừ phạt các ngươi ư ?} Al-Nisa: 144 (chương 4)
﴿۞يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تَتَّخِذُواْ ٱلۡيَهُودَ وَٱلنَّصَٰرَىٰٓ أَوۡلِيَآءَۘ بَعۡضُهُمۡ أَوۡلِيَآءُ بَعۡضٖۚ وَمَن يَتَوَلَّهُم مِّنكُمۡ فَإِنَّهُۥ مِنۡهُمۡۗ إِنَّ ٱللَّهَ لَا يَهۡدِي ٱلۡقَوۡمَ ٱلظَّٰلِمِينَ ٥١﴾ المائدة: 51
Hỡi người có đức tin, chớ chọn người Do Thái và Thiên Chúa làm thân tín, trong khi chúng chỉ chọn bọn chúng làm thân tín của nhau. Vì vậy, ai chọn chúng làm thân tín thì y thuộc phe chúng. Allah chẳng bao giờ dẫn dắt nhóm người đã lầm lạc. Al-Maa-idah: 51 (Chương 5).
c) Không mù quáng chọn những giáo luật ngoài Islam:
Nghĩa là, vấn đề nào Halal (cho phép) và vấn đề nào Haram (cấm) thì chỉ có Allah quyết định. Cho nên, giáo lý chỉ tóm gọn những gì được Allah xác định từ Qur’an hoặc từ lời nói của Thiên Sứ ﷺ của Ngài, có nhiều bằng chứng khẳng định điều này từ lời phán của Allah:
﴿ أَفَغَيۡرَ ٱللَّهِ أَبۡتَغِي حَكَمٗا وَهُوَ ٱلَّذِيٓ أَنزَلَ إِلَيۡكُمُ ٱلۡكِتَٰبَ مُفَصَّلٗاۚ وَٱلَّذِينَ ءَاتَيۡنَٰهُمُ ٱلۡكِتَٰبَ يَعۡلَمُونَ أَنَّهُۥ مُنَزَّلٞ مِّن رَّبِّكَ بِٱلۡحَقِّۖ فَلَا تَكُونَنَّ مِنَ ٱلۡمُمۡتَرِينَ ١١٤﴾ الأنعام: 114
Há Ta phải đi tìm một ai đó ngoài Allah hay sao trong lúc Ngài là Đấng đã ban kinh sách với lời giải thích cặn kẻ xuống cho các ngươi? Và những kẻ mà TA (Allah) đã ban cho kinh sách đều biết rõ rằng Nó (Qur'an) đã được Thượng Đế của Ngươi ban xuống bằng sự thật. Bởi thế, Ngươi chớ là một người ngờ vực (về hiện tượng đó). Al-An'am: 114 (Chương 6).
﴿ٱتَّخَذُوٓاْ أَحۡبَارَهُمۡ وَرُهۡبَٰنَهُمۡ أَرۡبَابٗا مِّن دُونِ ٱللَّهِ وَٱلۡمَسِيحَ ٱبۡنَ مَرۡيَمَ وَمَآ أُمِرُوٓاْ إِلَّا لِيَعۡبُدُوٓاْ إِلَٰهٗا وَٰحِدٗاۖ لَّآ إِلَٰهَ إِلَّا هُوَۚ سُبۡحَٰنَهُۥ عَمَّا يُشۡرِكُونَ ٣١ ﴾ التوبة: 31
{Chúng (thị dân Kinh Sách) đã sùng bái các tu sĩ Do Thái và tu sĩ Công Giáo làm Thượng Đế thay vì Allah, và sùng bái cả Masih (Ysa) con trai của Mar-yam (làm Thượng Đế của chúng) trong lúc tất cả bọn chúng được lệnh chỉ thờ phượng một Thượng Đế duy nhất, không có Thượng Đế nào đích thực ngoài Ngài. Quang vinh thay và trong sạch thay Allah về những thứ mà chúng đã áp đặt cho Ngài.} Al-Tawbah 9 : 31
﴿أَمۡ لَهُمۡ شُرَكَٰٓؤُاْ شَرَعُواْ لَهُم مِّنَ ٱلدِّينِ مَا لَمۡ يَأۡذَنۢ بِهِ ٱللَّهُۚ وَلَوۡلَا كَلِمَةُ ٱلۡفَصۡلِ لَقُضِيَ بَيۡنَهُمۡۗ وَإِنَّ ٱلظَّٰلِمِينَ لَهُمۡ عَذَابٌ أَلِيمٞ ٢١﴾ الشورى: 21
Hoặc phải chăng chúng có những thần linh (do chúng tôn thờ) đã thiết lập cho chúng một tôn giáo trong khi Allah không cho phép (như thế). Nếu không vì một lời phán đã tuyên bố trước, thì vấn đề (tranh chấp) giữa chúng đã được giải quyết xong. Và chắc chắn những kẻ làm điều sai quấy sẽ chịu một sự trừng phạt vô cùng đau đớn. Al-Shura 42 : 21
﴿أَلَمۡ تَرَ إِلَى ٱلَّذِينَ يَزۡعُمُونَ أَنَّهُمۡ ءَامَنُواْ بِمَآ أُنزِلَ إِلَيۡكَ وَمَآ أُنزِلَ مِن قَبۡلِكَ يُرِيدُونَ أَن يَتَحَاكَمُوٓاْ إِلَى ٱلطَّٰغُوتِ وَقَدۡ أُمِرُوٓاْ أَن يَكۡفُرُواْ بِهِۦۖ وَيُرِيدُ ٱلشَّيۡطَٰنُ أَن يُضِلَّهُمۡ ضَلَٰلَۢا بَعِيدٗا ٦٠ وَإِذَا قِيلَ لَهُمۡ تَعَالَوۡاْ إِلَىٰ مَآ أَنزَلَ ٱللَّهُ وَإِلَى ٱلرَّسُولِ رَأَيۡتَ ٱلۡمُنَٰفِقِينَ يَصُدُّونَ عَنكَ صُدُودٗا ٦١ فَكَيۡفَ إِذَآ أَصَٰبَتۡهُم مُّصِيبَةُۢ بِمَا قَدَّمَتۡ أَيۡدِيهِمۡ ثُمَّ جَآءُوكَ يَحۡلِفُونَ بِٱللَّهِ إِنۡ أَرَدۡنَآ إِلَّآ إِحۡسَٰنٗا وَتَوۡفِيقًا ٦٢ أُوْلَٰٓئِكَ ٱلَّذِينَ يَعۡلَمُ ٱللَّهُ مَا فِي قُلُوبِهِمۡ فَأَعۡرِضۡ عَنۡهُمۡ وَعِظۡهُمۡ وَقُل لَّهُمۡ فِيٓ أَنفُسِهِمۡ قَوۡلَۢا بَلِيغٗا ٦٣ وَمَآ أَرۡسَلۡنَا مِن رَّسُولٍ إِلَّا لِيُطَاعَ بِإِذۡنِ ٱللَّهِۚ وَلَوۡ أَنَّهُمۡ إِذ ظَّلَمُوٓاْ أَنفُسَهُمۡ جَآءُوكَ فَٱسۡتَغۡفَرُواْ ٱللَّهَ وَٱسۡتَغۡفَرَ لَهُمُ ٱلرَّسُولُ لَوَجَدُواْ ٱللَّهَ تَوَّابٗا رَّحِيمٗا ٦٤ فَلَا وَرَبِّكَ لَا يُؤۡمِنُونَ حَتَّىٰ يُحَكِّمُوكَ فِيمَا شَجَرَ بَيۡنَهُمۡ ثُمَّ لَا يَجِدُواْ فِيٓ أَنفُسِهِمۡ حَرَجٗا مِّمَّا قَضَيۡتَ وَيُسَلِّمُواْ تَسۡلِيمٗا ٦٥﴾ النساء: 60 - 65
{Há Ngươi (Muhammad) không lưu ý đến những kẻ đã khẳng định việc chúng tin những gì đã mặc khải cho Ngươi và những gì được mặc khải vào thời trước Ngươi hay sao? Vậy mà chúng muốn nhờ Toghut xét xử công việc giữ chúng trong lúc chúng được lệnh phải tẩy chay Toghut. Trong khi lũ Shayton muốn dắt chúng lạc xa khỏi đạo *Và khi chúng được mời gọi đến với những gì Allah đã thiên khải và đến gặp Thiên Sứ thì Ngươi thấy những kẻ Munaafiq (đạo đức giả) liền quay mặt thể hiện cao ngạo mà bỏ đi *Rồi sẽ ra sao khi chúng gặp phải hậu quả do những gì do đôi tay chúng đã gây ra, lúc đó bọn chúng sẽ tìm đến Ngươi mà thề thốt bằng danh nghĩa của Allah: “Rằng chúng tôi chỉ muốn điều lành và hòa thuận mà thôi” *Đó là những kẻ mà Allah biết rõ mọi điều xấu giấu kín trong con tim chúng. Y hãy cảnh cáo chúng và nói với chúng lời lẽ thấm thía vào tâm can của chúng. *Và TA không cử phái Thiên Sứ xuống cho thiên hạ ngoài mục đích để thiên hạ tuân lệnh Y dưới sự ưng thuận của TA. Và một khi ai trong thiên hạ đã lỡ phạm phải tội lỗi hại bản thân mình, y vội tìm đến Ngươi (Muhammad) nhờ cậy cầu xin Allah tha thứ thì Thiên Sứ liền cầu xin dùm cho y thì sẽ nhận thấy rằng Allah luôn đoái hoài, luôn độ lượng *TA (Allah) thề bởi Thượng Đế của Ngươi (Muhammad), chúng sẽ không thật lòng tin tưởng cho đến khi nào chúng đến yêu cầu Ngươi đứng ra phân xử về điều chúng đang tranh chấp rồi chúng cảm thấy không uất ức trong lòng về quyết định mà Ngươi đã đưa ra và chúng hoàn toàn qui phục.} Al-Nisa 4 : 60 – 65
﴿إِنَّآ أَنزَلۡنَا ٱلتَّوۡرَىٰةَ فِيهَا هُدٗى وَنُورٞۚ يَحۡكُمُ بِهَا ٱلنَّبِيُّونَ ٱلَّذِينَ أَسۡلَمُواْ لِلَّذِينَ هَادُواْ وَٱلرَّبَّٰنِيُّونَ وَٱلۡأَحۡبَارُ بِمَا ٱسۡتُحۡفِظُواْ مِن كِتَٰبِ ٱللَّهِ وَكَانُواْ عَلَيۡهِ شُهَدَآءَۚ فَلَا تَخۡشَوُاْ ٱلنَّاسَ وَٱخۡشَوۡنِ وَلَا تَشۡتَرُواْ بِ‍َٔايَٰتِي ثَمَنٗا قَلِيلٗاۚ وَمَن لَّمۡ يَحۡكُم بِمَآ أَنزَلَ ٱللَّهُ فَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡكَٰفِرُونَ ٤٤ ﴾ المائدة: 44
Chắc chắn TA đã mặc khải cho (Musa) Kinh Tawrah, trong Nó chứa đựng chân lý và ánh sáng, với Kinh Sách này mà các Thiên Sứ, những tu sĩ, những người ngoan đạo (trong con cháu Isro-il) đã dùng để phân xử giữa chúng, chúng đã cố hết sức để bảo vệ Nó và rồi sau này chúng sẽ là những nhân chứng cho sự việc. Thế nên, các ngươi (những người Muslim) chớ cảm thấy sợ hãi trước chúng mà hãy kính sợ TA và các ngươi chớ có bán Kinh Sách của TA bằng những đồng tiền ít ỏi. Và ai không xét xử theo giáo lý được Allah mặc khải xuống thì đó là những kẻ không có đức tin. Al-Maa-idah 5 : 44
•    Thứ tư: Các yêu cầu của lời tuyên thệ:
Lời tuyên thệ (لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ) có cả thảy tám yêu cầu bắt buộc tín đồ Muslim phải học hỏi và áp dụng vào cuộc sống đời thường, các yêu cầu này được rút ra từ Qur’an và Sunnah qua các điều kiện sau đây:
1) Kiến thức: Bằng chứng là lời phán của Allah:
﴿فَٱعۡلَمۡ أَنَّهُۥ لَآ إِلَٰهَ إِلَّا ٱللَّهُ﴾ محمد: 19
Ngươi phải biết rằng (hỡi Muhammad): “Rằng không có Thượng Đế nào đích thực ngoại trừ Allah.” Muhammad: 19 (chương 47),
Và được Imam Muslim ghi lại rằng ông U’thmaan  thuật lại lời Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَنْ مَاتَ وَهُوَ يَعْلَمُ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللَّهُ دَخَلَ الْجَنَّةَ}
“Những ai đến giờ phút lâm chung mà (trong lòng) biết rõ không có Thượng Đế nào đích thực ngoại trừ Allah thì sẽ được vào thiên đàng.”
Nghĩa là phải hiểu tận tường và chi tiết về các yêu cầu của lời tuyên thệ, và bắt buộc áp dụng vào cuộc sống. Trái nghĩa với kiến thức là sự ngu dốt, cũng chỉ vì ngu dốt mà người đa thần giáo đã đi ngược lại ý nghĩa của câu tuyên thệ, họ không hiểu rõ thế nào là Thượng Đế nên họ đã không thực hiện được hai nền tảng khẳng định và phủ nhận. Và họ nói được Allah nhắc lại trong thiên kinh Qur’an:
﴿أَجَعَلَ ٱلۡأٓلِهَةَ إِلَٰهٗا وَٰحِدًاۖ﴾ ص: 5
Phải chăng Y (Muhammad) gom tất cả thần linh lại thành một Thượng Ðế duy nhất ư? Sõd 38 : 5
Và họ nói:
﴿أَنِ ٱمۡشُواْ وَٱصۡبِرُواْ عَلَىٰٓ ءَالِهَتِكُمۡۖ﴾ ص: 6
Các anh tiếp tục nhẫn nại, bám chắc vào các thần linh của các anh. Sõd: 6 (chương 38).
2) Lòng khẳng định:
Ngược lại với sự khẳng định là sự nghi ngờ. Cho nên, những ai nói lời tuyên thệ là phải khẳng định lời tuyên thệ của mình là chỉ có duy nhứt Allah mới xứng đáng được thờ phượng, và chắc chắn sứ mạng của Thiên Sứ Muhammad ﷺ là sự thật. Lời tuyên thệ sẽ đồng nghĩa bác bỏ tất cả những thần linh do con người tạo ra dù nó thuộc vật thể gì, đồng thời phủ nhận hết những ai tự xưng là thiên sứ sau Thiên Sứ Muhammad ﷺ. Nếu người nói lời tuyên thệ còn ý nghi ngờ hoặc thoáng chúc nghi ngờ hoặc dừng lại những việc thờ phượng Allah thì lời tuyên thệ của y sẽ không giúp ích được gì cho y cả. Bằng chứng cho yêu cầu này là Imam Muslim ghi lại từ ông Abu Huroiroh  dẫn lời của Thiên Sứ ﷺ như sau:
{لاَ يَلْقَى اللَّهَ بِهِمَا عَبْدٌ غَيْرَ شَاكٍّ فِيهِمَا إِلاَّ دَخَلَ الْجَنَّةَ}
“Ai trình diện Allah mà trong lòng không nghi ngờ về lời tuyên thệ thì y được vào thiên đàng.”
Và cũng trong bộ Soheeh Muslim, Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَنْ لَقِيتَ مِنْ وَرَاءِ هَذَا الْحَائِطِ يَشْهَدُ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللَّهُ مُسْتَيْقِنًا بِهَا قَلْبُهُ فَبَشِّرْهُ بِالْجَنَّةِ}
“Khi anh gặp ai từ sau bức tường này nói câu tuyên thệ ‘Laa i laa ha il lol loh’ từ sự khẳng định trong tim của y thì hãy báo cho y tin mừng về thiên đàng.”
Allah đã tuyên dương tín đồ Mu’min như sau:
﴿إِنَّمَا ٱلۡمُؤۡمِنُونَ ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ بِٱللَّهِ وَرَسُولِهِۦ ثُمَّ لَمۡ يَرۡتَابُواْ﴾ الحجرات: 15
Những người Mumin là những ai tin tưởng vào Allah và Thiên Sứ của Ngài mà trong lòng không một chút lưỡng lự đắn đo. Al-Hujuraat 49 : 15
Và Ngài đã phê phán đám người Munaafiq rằng:
﴿وَٱرۡتَابَتۡ قُلُوبُهُمۡ فَهُمۡ فِي رَيۡبِهِمۡ يَتَرَدَّدُونَ ٤٥﴾ التوبة : 45
{Bởi trong lòng của chúng lưỡng lự đắn đo làm chúng không biết phải làm sao.} Al-Tawbah 9 : 45
Ông Ibnu Masu’d  dẫn lời của Thiên Sứ ﷺ:
{الصَّبْرُ نِصْفُ الْإِيمَانِ، وَالْيَقِينُ الْإِيمَانُ كُلُّهُ}
“Kiên nhẫn là một nửa của đức tin cộng thêm lòng khẳng định là đức tin hoàn thiện.”( )
Và tin rằng ai thật lòng nói lời tuyên thệ sẽ giúp cho việc thờ phượng của y vì Allah duy nhất và thi hành theo lệnh của Thiên Sứ ﷺ.
3) Chấp nhận xóa đi tính từ chối:
Những người hiểu rõ ý nghĩa và sự yêu cầu của lời tuyên thệ nhưng vì bản tính cao ngạo, ganh tị nên từ chối gia nhập Islam. Thí dụ như những tu sĩ Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo, mặc dù họ công nhận Allah là Đấng duy nhất và biết rõ về thân thế của Thiên sứ Muhammad ﷺ giống như chúng biết rõ về con cái của họ nhưng chúng cố chấp không chấp nhận vào Islam, Allah phán:
﴿حَسَدٗا مِّنۡ عِندِ أَنفُسِهِم مِّنۢ بَعۡدِ مَا تَبَيَّنَ لَهُمُ ٱلۡحَقُّۖ ﴾ البقرة: 109
Chỉ vì lòng ganh tị mà chúng muốn kéo các ngươi trở lại tình trạng vô đức tin sau khi chân lý đã phơi bày rõ ràng cho chúng. Al-Baqoroh: 109 (chương 2).
Những người đa thần giáo ở thời Thiên Sứ ﷺ đã hiểu rõ ý nghĩa lời tuyên thệ (لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ) và biết rõ bản tính chất phát và thật thà của Thiên Sứ ﷺ, nhưng vì sự tự cao nên chúng đã từ chối chấp nhận Islam, Allah phán ở những đoạn kinh khác:
﴿ إِنَّهُمۡ كَانُوٓاْ إِذَا قِيلَ لَهُمۡ لَآ إِلَٰهَ إِلَّا ٱللَّهُ يَسۡتَكۡبِرُونَ ٣٥﴾ الصافات: 35
Chúng là những kẻ khi được ai đó nhắc nhở: “Không có Thượng Ðế nào đích thực ngoài Allah” thì chúng lại tỏ ra ngạo mạn. Al-Soffaat: 35 (chương 37)
﴿فَإِنَّهُمۡ لَا يُكَذِّبُونَكَ وَلَٰكِنَّ ٱلظَّٰلِمِينَ بِ‍َٔايَٰتِ ٱللَّهِ يَجۡحَدُونَ ٣٣﴾ الأنعام: 33
{Chúng không hề khẳng định Ngươi nói dối, chỉ có những kẻ xấc xược muốn chống đối các dấu hiệu của Allah mà thôi.} Al-An-a'm: 33 (chương 6).
4) Phục tùng:
Phục tùng có nghĩa là thực thi bằng hành động một cách ngoan ngoãn, không cảm thấy khó chịu hay bất mãn về bất cứ giáo lý nào của Allah, như Ngài đã phán:
﴿وَأَنِيبُوٓاْ إِلَىٰ رَبِّكُمۡ وَأَسۡلِمُواْ لَهُۥ﴾ الزمر: 54
Và các người hãy quay về sám hối với Thượng Đế của các người và hãy thuần phục Ngài (trong Islam). Al-Zumar: 54 (chương 39)
﴿وَمَنۡ أَحۡسَنُ دِينٗا مِّمَّنۡ أَسۡلَمَ وَجۡهَهُۥ لِلَّهِ وَهُوَ مُحۡسِنٞ﴾ النساء: 125
Và về tôn giáo, ai tốt hơn người dâng trọn bản thân mình cho Allah đồng thời là một người nhân đức. Al-Nisa: 125 (chương 4)
﴿۞وَمَن يُسۡلِمۡ وَجۡهَهُۥٓ إِلَى ٱللَّهِ وَهُوَ مُحۡسِنٞ فَقَدِ ٱسۡتَمۡسَكَ بِٱلۡعُرۡوَةِ ٱلۡوُثۡقَىٰۗ وَإِلَى ٱللَّهِ عَٰقِبَةُ ٱلۡأُمُورِ ٢٢﴾ لقمان: 22
Và ai đệ nạp diện mạo của mình cho Allah đồng thời là một người nhân đức, thì chắc chắn sẽ nắm được chiếc cán cứu rỗi vững chắc. Quả thật, kết quả mọi việc là do Allah quyết định cuối cùng. Luqman: 22 (chương 31).
Những bằng chứng về sự phục tùng Allah duy nhất đã được nêu phần trên, còn phục tùng Thiên Sứ ﷺ là phải noi theo đường lối của Người (Sunnah), thực hiện hết mọi giáo lý và mọi điều được Thiên Sứ ﷺ di huấn, bởi Allah phán:
﴿فَلَا وَرَبِّكَ لَا يُؤۡمِنُونَ حَتَّىٰ يُحَكِّمُوكَ فِيمَا شَجَرَ بَيۡنَهُمۡ ثُمَّ لَا يَجِدُواْ فِيٓ أَنفُسِهِمۡ حَرَجٗا مِّمَّا قَضَيۡتَ وَيُسَلِّمُواْ تَسۡلِيمٗا ٦٥﴾ النساء: 65
{TA (Allah) thề bởi Thượng Đế của Ngươi (Muhammad), chúng sẽ không thật lòng tin tưởng cho đến khi nào chúng đến yêu cầu Ngươi đứng ra phân xử về điều chúng đang tranh chấp, rồi chúng cảm thấy không uất ức trong lòng về quyết định mà Ngươi đã đưa ra và chúng hoàn toàn qui phục.} Al-Nisa: 65 (chương 4)
Điều kiện niềm tin Iman của tín đồ được công nhận là phải phục tùng theo mọi giáo lý, mọi giáo điều của Allah ban lệnh.
5) Ngược lại sự thật thà là giả dối:
Yêu cầu này được Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَنْ قَالَ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللَّهُ صَادِقاً مِنْ قَلْبِهِ دَخَلَ الْجَنَّةَ}
“Ai nói ‘Laa i laa ha il lol loh’ bằng lời nói thật lòng từ con tim ắt được vào thiên đàng.”( )
Còn ai giả vờ thốt bằng lời nhưng con tim của y không tí gì tin tưởng hoặc âm thầm chống đối thì lời tuyên thệ đó không giúp ích gì cho y, thí dụ như Allah phán về nhóm Munaafiq (đạo đức giả) khi họ công bố:
﴿نَشۡهَدُ إِنَّكَ لَرَسُولُ ٱللَّهِۗ﴾
{Chúng tôi chứng nhận Người đích thực là Thiên Sứ của Allah.}
Allah liền phủ nhận:
﴿وَٱللَّهُ يَعۡلَمُ إِنَّكَ لَرَسُولُهُۥ وَٱللَّهُ يَشۡهَدُ إِنَّ ٱلۡمُنَٰفِقِينَ لَكَٰذِبُونَ ١﴾ المنافقون: 1
{Trong khi Allah biết rất rõ ràng Ngươi đích thực là Thiên Sứ của Ngài. Và Allah cũng xác nhận những kẻ Munaa-fiq đó đích thực là những kẻ nói dối.} Al- Munaafiqoon: 1 (chương 63).
Tương tự thế, Allah phủ nhận đức tin của nhóm người Munaafiq:
﴿وَمِنَ ٱلنَّاسِ مَن يَقُولُ ءَامَنَّا بِٱللَّهِ وَبِٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِ وَمَا هُم بِمُؤۡمِنِينَ ٨﴾ البقرة: 8
{Và trong nhân loại, có người tuyên bố rằng: “Chúng tôi tin nơi Allah và tin vào ngày sau” nhưng thực chất chúng không hề tin gì cả.} Al-Baqoroh: 8 (chương 2).
6) Ikhlos (thành tâm) và trái nghĩa là Shirk (tổ hợp):
Allah phán:
﴿فَٱعۡبُدِ ٱللَّهَ مُخۡلِصٗا لَّهُ ٱلدِّينَ ٢ أَلَا لِلَّهِ ٱلدِّينُ ٱلۡخَالِصُۚ﴾ الزمر: 1 - 2
{Vì thế hãy thành tâm tôn thờ Allah *Duy chỉ Allah mới xứng đáng được thành tâm thờ phụng.} Al-Zumar: 1 - 2 (chương 39).
﴿قُلۡ إِنِّيٓ أُمِرۡتُ أَنۡ أَعۡبُدَ ٱللَّهَ مُخۡلِصٗا لَّهُ ٱلدِّينَ ١١﴾ الزمر: 11
Hãy bảo chúng: “Rằng, Ta (Muhammad) nhận lệnh phải thờ phượng Allah, phải thành tâm thuần phục riêng Ngài.” Al-Zumar: 11 (Chương 39)
﴿قُلِ ٱللَّهَ أَعۡبُدُ مُخۡلِصٗا لَّهُۥ دِينِي ١٤﴾ الزمر: 14
Hãy bảo chúng: “Ta thờ phượng Allah và thành tâm thần phục riêng Ngài.” Al-Zumar: 14 (Chương 39).
Ông Abu Huroiroh  thuật lại Thiên Sứ ﷺ của Allah nói:
{أَسْعَد النَّاس بِشَفَاعَتِي مَنْ قَالَ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللَّه خَالِصًا مِنْ قَلْبِهِ}
“Người hạnh phúc nhất được hưởng lời biện hộ của Ta là người nói ‘Laa i laa ha il lol loh’ bằng sựu thành tâm (Ikhlos) trong con con tim.”( )
Đây cũng là ý nghĩa của ông U’tbaan  thuật lại Thiên sứ ﷺ nói:
{فَإِنَّ اللَّهَ حَرَّمَ عَلَى النَّارِ مَنْ قَالَ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللَّهُ يَبْتَغِى بِذَلِكَ وَجْهَ اللَّهِ}
“Allah cấm hỏa ngục chạm đến những ai nói câu: ‘Laa i laa ha il lol loh’ vì muốn Ngài hài lòng.”( )
Ikhlos (sự thành tâm) chỉ có giá trị khi nào hành đạo vì Allah duy nhất mà không hướng đến bất cứ ai dù đó là Thiên Thần hay Thiên Sứ của Allah, và phải thành tâm thực hành theo Sunnah của Thiên Sứ Muhammad ﷺ do Người giáo huấn, không được tự ý thêm bớt hay tự sáng tác (Bid-a’h) những việc hành đạo trong giáo lý, không được dùng bộ luật do con người qui định hay đem những phong tục truyền thống của một dân tộc nào để phân xử nếu nó đi ngược lại giáo lý Islam. Nếu ai đã phá bộ luật Islam mà hài lòng về bộ luật do con người qui định thì y chưa phải là người Ikhlos (thành tâm).
7) Yêu thương xóa đi điều trái nghĩa là không thích, ghét bỏ:
Bắt buộc tín đồ Muslim phải yêu thương Allah, yêu thương Thiên Sứ của Ngài, yêu thương tất cả lời nói và hành động được di huấn trong Islam, yêu thương những vị Sahabah và Wali (người ngoan đạo). Nghĩa là, nếu ai đó thật lòng kính sợ Allah và luôn vâng lời khuyên bảo của Thiên Sứ ﷺ như : Tôn thờ Allah bằng tấm lòng kính sợ thật thụ, luôn hành đạo với sự chân tâm và chủ động, nhanh nhẹn đáp ứng những yêu cầu của Chủ Nhân bằng lời nói và hành động, luôn thận trọng tránh xa những điều tội lỗi vì hãy nhận thức rằng hỏa ngục luôn bao vây chực chờ những bản ngã sai đường và ngược lại thiên đàng luôn sẳn sàng đón nhận những trái tim xa lánh tội lỗi.
Có lần một người hỏi Sheikh Zul Nun : “Khi nào tôi mới thương yêu Thượng Đế của mình?” Ông đáp: “Khi nào anh cảm thấy rất ghét những điều Allah nghiêm cấm mỗi khi nó xuất hiện trước mặt của anh.”
Có học giả khác nói rằng: “Ai nói rằng mình thương yêu Allah nhưng có hành động trái ngược thì lời nói của y là khoác lác, bởi Allah đã trình bày dấu hiệu tình yêu dành cho Ngài là phải noi theo những điều Sunnah của Thiên Sứ ﷺ như Ngài phán:
﴿قُلۡ إِن كُنتُمۡ تُحِبُّونَ ٱللَّهَ فَٱتَّبِعُونِي يُحۡبِبۡكُمُ ٱللَّهُ وَيَغۡفِرۡ لَكُمۡ ذُنُوبَكُمۡۚ﴾ آل عمران: 31
Hãy bảo (hỡi Muhammad): “Nếu các ngươi thực sự yêu thương Allah thì hãy tuân lệnh Ta, có thế các ngươi mới được Allah yêu thương và tha tội.” Ali I’mron: 31 (chương 3).”
8) Phủ nhận mọi thứ thờ phượng ngoài Allah: Yêu cầu này được trích ra từ câu nói của Thiên sứ ﷺ:
{مَنْ قَالَ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللَّهُ وَكَفَرَ بِمَا يُعْبَدُ مِنْ دُونِ اللَّهِ حَرُمَ مَالُهُ وَدَمُهُ}
“Ai nói: “laa i laa ha il lol loh” và phủ nhận hết mọi thờ phượng ngoài Allah thì cấm xâm hại đến tài sản và sinh mạng của y.”( )
•    Thứ năm: Điều gì xóa sạch lời tuyên thệ?
Lời tuyên thệ (لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ) Laa i laa ha il lol loh sẽ bị xóa sạch nếu phạm tội phủ nhận đức tin (Kufr) hoặc tổ hợp trong sự thờ phượng (Shirk). Có rất nhiều hình thức cho hai thể loại này:
1) Cầu xin ai khác ngoài Allah: Điều này Allah đưa ra nhiều bằng chứng:
﴿قُلِ ٱدۡعُواْ ٱلَّذِينَ زَعَمۡتُم مِّن دُونِ ٱللَّهِ لَا يَمۡلِكُونَ مِثۡقَالَ ذَرَّةٖ فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَلَا فِي ٱلۡأَرۡضِ وَمَا لَهُمۡ فِيهِمَا مِن شِرۡكٖ وَمَا لَهُۥ مِنۡهُم مِّن ظَهِيرٖ ٢٢﴾ سبأ: 22
{Hãy bảo chúng (hỡi Muhammad): “Các ngươi cầu nguyện những kẻ (ngoài Allah) mà các ngươi cho rằng là thần linh của các ngươi. Thật ra, chúng chẳng kiểm soát được một vật gì trong các tầng trời và trái đất cho dù đó là sức nặng của một hạt nguyên tử đi chăng nữa; và chúng cũng không có sự hợp tác nào trong trời đất; và trong bọn chúng không có một tên nào là vị ủng hộ của Allah cả.”} Saba: 22 (chương 34).
﴿ٱلۡحَمۡدُ لِلَّهِ ٱلَّذِي خَلَقَ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضَ وَجَعَلَ ٱلظُّلُمَٰتِ وَٱلنُّورَۖ ثُمَّ ٱلَّذِينَ كَفَرُواْ بِرَبِّهِمۡ يَعۡدِلُونَ ١﴾ الأنعام: 1
Alhamduillah, xin tạ ơn Allah, Ngài là Đấng đã tạo các tầng trời và đất và là Đấng đã tạo ra mọi cái u tối và ánh sáng. Vậy mà những kẻ ngoại đạo (Kaafir) lại dám chống đối Thượng Đế của chúng. Al-An-a'm: 1 (chương 6).
﴿قُلۡ مَن رَّبُّ ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِ قُلِ ٱللَّهُۚ قُلۡ أَفَٱتَّخَذۡتُم مِّن دُونِهِۦٓ أَوۡلِيَآءَ لَا يَمۡلِكُونَ لِأَنفُسِهِمۡ نَفۡعٗا وَلَا ضَرّٗاۚ قُلۡ هَلۡ يَسۡتَوِي ٱلۡأَعۡمَىٰ وَٱلۡبَصِيرُ أَمۡ هَلۡ تَسۡتَوِي ٱلظُّلُمَٰتُ وَٱلنُّورُۗ أَمۡ جَعَلُواْ لِلَّهِ شُرَكَآءَ خَلَقُواْ كَخَلۡقِهِۦ فَتَشَٰبَهَ ٱلۡخَلۡقُ عَلَيۡهِمۡۚ قُلِ ٱللَّهُ خَٰلِقُ كُلِّ شَيۡءٖ وَهُوَ ٱلۡوَٰحِدُ ٱلۡقَهَّٰرُ ١٦﴾ الرعد: 16
Hãy hỏi chúng (Muhammad): “Ai là Đấng Chủ Tể của các tầng trời và trái đất?” Họ đáp: “Allah.” Hãy hỏi chúng: “Thế tại sao các ngươi lại tự chọn lấy những kẻ khác làm bảo hộ cho các ngươi trong khi chính bọn chúng không sở hữu trong tay bất cứ điều lợi hoặc điều hại nào cho bản thân chúng.” Hãy hỏi chúng: “Chẳng lẽ người mù và người sáng mắt giống nhau sao? Hoặc phải chăng ánh sáng và bóng tối tương đồng với nhau à? Hay là các ngươi tự tạo dựng các thần linh ngang bằng với Allah rồi tin rằng chúng có khả năng tạo hóa giống tạo vật của Allah, cho nên việc tạo hóa đối với chúng là như nhau chăng?” Hãy bảo chúng: “Chính Allah mới là Đấng Tạo Hóa ra tất cả, Ngài là Đấng Độc Tôn, Đấng Oai Nghiêm.” Al-Ra’d: 16 (chương 13).
Niềm tin này đã có rất nhiều người đa thần giáo ở thời của Thiên Sứ ﷺ đã vướng phải như Allah đã phán:
﴿قُلْ مَنْ يَرْزُقُكُمْ مِنَ السَّمَاءِ وَالْأَرْضِ أَمْ مَنْ يَمْلِكُ السَّمْعَ وَالْأَبْصَارَ وَمَنْ يُخْرِجُ الْحَيَّ مِنَ الْمَيِّتِ وَيُخْرِجُ الْمَيِّتَ مِنَ الْحَيِّ وَمَنْ يُدَبِّرُ الْأَمْرَ فَسَيَقُولُونَ اللَّهُ فَقُلْ أَفَلَا تَتَّقُونَ ٣١﴾ يونس: 31
Hãy hỏi chúng (Muhammad): “Ai cấp dưỡng cho các ngươi từ trên trời và dưới dất? Hoặc ai nắm quyền kiểm soát thính giác và thị giác của các ngươi? Ai đưa cái sống ra từ cái chết và đưa cái chết ra khỏi cái sống? Và ai quản lý điều hành mọi hoạt động của vũ trụ và vạn vật?” Tin rằng chúng sẽ đáp: “Allah”. Thế Ngươi hãy bảo chúng: “Vậy sao các ngươi còn chưa biết sợ Ngài ?” Yunus: 31 (Chương 10).
Nhưng người đa thần Quraish vẫn luôn ngoan cố không chịu nói câu tuyên thệ (لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ) Laa i laa ha il lol loh, ngược lại họ còn thể hiện, như Allah đã miêu tả:
﴿ إِنَّهُمۡ كَانُوٓاْ إِذَا قِيلَ لَهُمۡ لَآ إِلَٰهَ إِلَّا ٱللَّهُ يَسۡتَكۡبِرُونَ ٣٥ وَيَقُولُونَ أَئِنَّا لَتَارِكُوٓاْ ءَالِهَتِنَا لِشَاعِرٖ مَّجۡنُونِۢ ٣٦ ﴾ الصافات: 35 - 36
Mỗi khi được nhắc đến câu: “Không có Thượng Ðế nào đích thực ngoài Allah” thì chúng (Quraish) lại tỏ ra ngạo mạn. *Và chúng bảo: “Sao, chúng tôi phải bỏ các thần linh của chúng tôi chỉ vì một tên thi sĩ mất trí (Muhammad) hay sao?” Al-Soffaat 37 : 35 – 36
Và họ còn nói:
﴿أَجَعَلَ ٱلۡأٓلِهَةَ إِلَٰهٗا وَٰحِدًاۖ إِنَّ هَٰذَا لَشَيۡءٌ عُجَابٞ ٥﴾ ص: 5
Phải chăng Y (Muhammad) gom tất cả thần linh lại thành một Thượng Ðế duy nhất ư? Ðây thật là một điều hết sức quái dị. Sõd: 5 (chương 38).
Nhưng niềm tin của người đa thần Quraish vẫn không mang lại lợi ích gì cho họ, và những ai vốn đã không tin như thế cũng không ngoại lệ.
2) Chuyển hướng sự thờ phượng ai khác ngoài Allah:
Sự thờ phượng là tập hợp mọi thứ từ lời nói đến hành động, và từ bên ngoài lẫn nội tâm, tuyệt đối không được phép chuyển hướng thờ phượng ai khác ngoài Allah, các hình thức thò phượng này gồm có: Giết tế, nguyện cầu, quỳ lạy, sợ hãi, hi vọng, yêu thương, khấn vái, van xin… Vấn đề này Allah đã phán những dòng kinh sau đây:
﴿إِيَّاكَ نَعۡبُدُ وَإِيَّاكَ نَسۡتَعِينُ ٥﴾ الفاتحة: 5
Duy chỉ Ngài chúng tôi tôn thờ và cũng duy chỉ Ngài chúng tôi cầu xin sự giúp đỡ. Al-Faatihah 1 : 5.
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلنَّاسُ ٱعۡبُدُواْ رَبَّكُمُ ٱلَّذِي خَلَقَكُمۡ وَٱلَّذِينَ مِن قَبۡلِكُمۡ لَعَلَّكُمۡ تَتَّقُونَ ٢١﴾ البقرة: 21
Hỡi con người, hãy tôn thờ Thượng Đế của các ngươi, Đấng đã tạo hóa ra các ngươi và những thế hệ trước các ngươi, mong rằng qua (việc tạo hóa đó) mà các ngươi biết kính sợ Ngài. Al-Baqoroh: 21 (chương 2).
﴿وَٱعۡبُدُواْ ٱللَّهَ وَلَا تُشۡرِكُواْ بِهِۦ شَيۡ‍ٔٗاۖ وَبِٱلۡوَٰلِدَيۡنِ إِحۡسَٰنٗا وَبِذِي ٱلۡقُرۡبَىٰ وَٱلۡيَتَٰمَىٰ وَٱلۡمَسَٰكِينِ وَٱلۡجَارِ ذِي ٱلۡقُرۡبَىٰ وَٱلۡجَارِ ٱلۡجُنُبِ وَٱلصَّاحِبِ بِٱلۡجَنۢبِ وَٱبۡنِ ٱلسَّبِيلِ وَمَا مَلَكَتۡ أَيۡمَٰنُكُمۡۗ إِنَّ ٱللَّهَ لَا يُحِبُّ مَن كَانَ مُخۡتَالٗا فَخُورًا ٣٦﴾ النساء: 36
{Các ngươi hãy thờ phượng Allah và tuyệt đối không được tổ hợp với Ngài trong thờ phượng (Shirk) bất cứ cái gì, và các ngươi hãy ăn ở tử tế với cha mẹ, với bà con ruột thịt, với trẻ mồ côi, với người thiếu thốn, và hãy cư xử tử tế với xóm giềng gần xa, với bạn bè, với người lỡ đường và với những người là tù binh trong tay các ngươi. Bởi quả thật, Allah không yêu thương những kẻ tự phụ kiêu căng.} Al-Nisa: 36 (chương 4)
﴿وَمَنۡ أَضَلُّ مِمَّن يَدۡعُواْ مِن دُونِ ٱللَّهِ مَن لَّا يَسۡتَجِيبُ لَهُۥٓ إِلَىٰ يَوۡمِ ٱلۡقِيَٰمَةِ وَهُمۡ عَن دُعَآئِهِمۡ غَٰفِلُونَ ٥ وَإِذَا حُشِرَ ٱلنَّاسُ كَانُواْ لَهُمۡ أَعۡدَآءٗ وَكَانُواْ بِعِبَادَتِهِمۡ كَٰفِرِينَ ٦﴾ الأحقاف: 5 - 6
Và ai lầm lạc hơn kẻ cầu xin (những thần linh khác) thay vì cầu xin Allah, chúng (những thần linh đó) không hề đáp lại lời cầu xin nào cho đến ngày tận thế và chính chúng cũng chẳng biết đến lời cầu xin nào cả. *Và một khi loài người được phục sinh sống lại (thì những thần linh và người được cầu xin) lại là kẻ thù của nhau. Lúc đó (những thần linh) phủ nhận hết mọi sự tôn thờ dành cho chúng. Al-Ahqaaf : 5 – 6 (chương 46).
﴿وَأَنَّهُۥ كَانَ رِجَالٞ مِّنَ ٱلۡإِنسِ يَعُوذُونَ بِرِجَالٖ مِّنَ ٱلۡجِنِّ فَزَادُوهُمۡ رَهَقٗا ٦﴾ الجن: 6
Và rằng có số đàn ông trong loài người đã tìm đến số đàn ông trong loài Jin (ma quỉ) cầu xin sự che chở giúp đỡ, nhưng chúng (loài Jin) chỉ làm cho loài người mắc thêm tội mà thôi. Al-Jin: 6 (chương 72).
﴿فَصَلِّ لِرَبِّكَ وَٱنۡحَرۡ ٢﴾ الكوثر: 2
Bởi thế, hãy chỉ vì Thượng Đế của Ngươi mà dâng lễ Salah và giết tế (súc vật). Al-Kawthar 108 : 2
 3) Cân bằng Allah với những tạo vật của Ngài:
a)- Về mặt tình yêu, sự sùng bái, sự tôn vinh được Allah phán những dòng kinh như sau:
﴿قُلۡ هَلُمَّ شُهَدَآءَكُمُ ٱلَّذِينَ يَشۡهَدُونَ أَنَّ ٱللَّهَ حَرَّمَ هَٰذَاۖ فَإِن شَهِدُواْ فَلَا تَشۡهَدۡ مَعَهُمۡۚ وَلَا تَتَّبِعۡ أَهۡوَآءَ ٱلَّذِينَ كَذَّبُواْ بِ‍َٔايَٰتِنَا وَٱلَّذِينَ لَا يُؤۡمِنُونَ بِٱلۡأٓخِرَةِ وَهُم بِرَبِّهِمۡ يَعۡدِلُونَ ١٥٠﴾ الأنعام : 150
{Hãy bảo chúng (Muhammad): “Hãy đưa ra các nhân chứng của các ngươi đến để xác nhận Allah đã cấm điều này.” Nếu bọn chúng có xác nhận điều đó thì cấm Ngươi xác nhận cùng chúng, và cấm Ngươi hùa theo sở thích của những kẻ đã phủ nhận các dấu hiện của TA, và những kẻ không tin tưởng ngày sau. Bởi chúng đã tạo một đối tác ngang hàng với Thượng Đế của chúng.} Al-An-a'm 6 : 150
b)- Allah phán:
﴿وَمِنَ ٱلنَّاسِ مَن يَتَّخِذُ مِن دُونِ ٱللَّهِ أَندَادٗا يُحِبُّونَهُمۡ كَحُبِّ ٱللَّهِۖ وَٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَشَدُّ حُبّٗا لِّلَّهِۗ وَلَوۡ يَرَى ٱلَّذِينَ ظَلَمُوٓاْ إِذۡ يَرَوۡنَ ٱلۡعَذَابَ أَنَّ ٱلۡقُوَّةَ لِلَّهِ جَمِيعٗا وَأَنَّ ٱللَّهَ شَدِيدُ ٱلۡعَذَابِ ١٦٥﴾ البقرة: 165
{Và trong nhân loại có những kẻ đã dựng lên nhiều thần linh ngang hàng với Allah, chúng yêu thương thần linh đó giống như tình yêu dành cho Allah, còn những người có đức tin thì tình yêu dành cho Allah là mãnh liệt nhất. Và khi nhóm người sai quấy đối diện hình phạt thì lúc đó chúng mới vở lẽ tất cả quyền lực thật sự đều thuộc về Allah và rằng Allah rất cương quyết trong việc trừng phạt.} Al-Baqoroh: 165 (chương 2).
c)- Allah phán về lời than thở của nhóm đa thần giáo khi chúng sa vào hỏa ngục:
﴿تَٱللَّهِ إِن كُنَّا لَفِي ضَلَٰلٖ مُّبِينٍ ٩٧ إِذۡ نُسَوِّيكُم بِرَبِّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ٩٨﴾ الشعراء: 97 - 98
Thề với Allah, chúng tôi là những kẻ đã công khai lầm lạc *Khi chúng tôi đã sùng kính các người ngang vai với Chúa Tể của vũ trụ và muôn loài. Al-Shu-a’-ró: 97 – 98 (chương 26).
d)- Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَنْ حَلَفَ بِغَيْرِ اللَّهِ فَقَدْ كَفَرَ أَوْ أَشْرَكَ}
“Ai thề thốt ngoài Allah là y đã phạm điều Shirk và y đã trở thành Kufr.”( )
4) Tự đưa ai đó làm trung gian giữa con người với Allah.
Đừng bao giờ ngộ nhận rằng người trung gian đó có thể giúp mình đến gần Allah hơn hoặc sẽ có quyền biện hộ cho mình, hãy xem những bằng chứng sau đây:
﴿أَلَا لِلَّهِ ٱلدِّينُ ٱلۡخَالِصُۚ وَٱلَّذِينَ ٱتَّخَذُواْ مِن دُونِهِۦٓ أَوۡلِيَآءَ مَا نَعۡبُدُهُمۡ إِلَّا لِيُقَرِّبُونَآ إِلَى ٱللَّهِ زُلۡفَىٰٓ إِنَّ ٱللَّهَ يَحۡكُمُ بَيۡنَهُمۡ فِي مَا هُمۡ فِيهِ يَخۡتَلِفُونَۗ إِنَّ ٱللَّهَ لَا يَهۡدِي مَنۡ هُوَكَٰذِبٞ كَفَّارٞ ٣﴾ الزمر: 3
{Duy chỉ Allah mới xứng đáng được chúng tôi thành tâm thờ phụng. Riêng những kẻ đã nhận lấy những thần linh ngoài Ngài cho rằng chúng tôi không thờ phượng họ mà chỉ nhờ họ đưa chúng tôi đến gần với Allah hơn. Quả thật, Allah sẽ xét xử giữa bọn chúng về điều mà chúng tranh cãi. Allah sẽ không hướng dẫn ai nói dối và không có đức tin.} Al-Zumar: 3 (chương 39).
﴿وَيَعۡبُدُونَ مِن دُونِ ٱللَّهِ مَا لَا يَضُرُّهُمۡ وَلَا يَنفَعُهُمۡ وَيَقُولُونَ هَٰٓؤُلَآءِ شُفَعَٰٓؤُنَا عِندَ ٱللَّهِۚ قُلۡ أَتُنَبِّ‍ُٔونَ ٱللَّهَ بِمَا لَا يَعۡلَمُ فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَلَا فِي ٱلۡأَرۡضِۚ سُبۡحَٰنَهُۥ وَتَعَٰلَىٰ عَمَّا يُشۡرِكُونَ ١٨ ﴾ يونس: 18
Và chúng tôn thờ những thần linh khác ngoài Allah, trong khi các thần linh đó chẳng mang lại lợi ích hoặc gây tổn hại nào cho chúng và chúng bảo: “Những vị này là những người can thiệp giùm cho chúng tôi với Allah”. Hãy bảo chúng: “Phải chăng các người muốn báo cho Allah biết điều mà (các người tưởng rằng) Ngài không biết chuyện gì xảy ra trong các tầng trời và trái đất hay sao? Vinh Quang thay Ngài, Ngài tối cao vượt hẳn mọi điều mà chúng đã tổ hợp.” Yunus 10 : 18
5) Cấm dùng những bộ luật do con người soạn thảo đi ngược với giáo lý Islam để phân xử.
Allah phán đã phán những dòng kinh như sau:
﴿أَلَمۡ تَرَ إِلَى ٱلَّذِينَ يَزۡعُمُونَ أَنَّهُمۡ ءَامَنُواْ بِمَآ أُنزِلَ إِلَيۡكَ وَمَآ أُنزِلَ مِن قَبۡلِكَ يُرِيدُونَ أَن يَتَحَاكَمُوٓاْ إِلَى ٱلطَّٰغُوتِ وَقَدۡ أُمِرُوٓاْ أَن يَكۡفُرُواْ بِهِۦۖ وَيُرِيدُ ٱلشَّيۡطَٰنُ أَن يُضِلَّهُمۡ ضَلَٰلَۢا بَعِيدٗا ٦٠﴾ النساء: 60
{Há Ngươi (Muhammad) không lưu ý đến những kẻ đã khẳng định việc chúng tin những gì đã mặc khải cho Ngươi và những gì được mặc khải vào thời trước Ngươi hay sao? Vậy mà chúng muốn nhờ Toghut xét xử công việc giữ chúng trong lúc chúng được lệnh phải tẩy chay Toghut. Trong khi lũ Shayton muốn dắt chúng lạc xa khỏi đạo.} Al-Nisa: 60 (chương 4).
﴿وَأَنِ ٱحۡكُم بَيۡنَهُم بِمَآ أَنزَلَ ٱللَّهُ وَلَا تَتَّبِعۡ أَهۡوَآءَهُمۡ وَٱحۡذَرۡهُمۡ أَن يَفۡتِنُوكَ عَنۢ بَعۡضِ مَآ أَنزَلَ ٱللَّهُ إِلَيۡكَۖ فَإِن تَوَلَّوۡاْ فَٱعۡلَمۡ أَنَّمَا يُرِيدُ ٱللَّهُ أَن يُصِيبَهُم بِبَعۡضِ ذُنُوبِهِمۡۗ وَإِنَّ كَثِيرٗا مِّنَ ٱلنَّاسِ لَفَٰسِقُونَ ٤٩ أَفَحُكۡمَ ٱلۡجَٰهِلِيَّةِ يَبۡغُونَۚ وَمَنۡ أَحۡسَنُ مِنَ ٱللَّهِ حُكۡمٗا لِّقَوۡمٖ يُوقِنُونَ ٥٠﴾ المائدة: 49 - 50
Ngươi hãy phân xử giữa thiên hạ bằng thiên lệnh đã được Allah mặc khải, chớ làm theo ý muốn của chúng, hãy coi chừng bị chúng kéo Ngươi lệch khỏi chân lý mà Allah đã mặc khải cho Ngươi. Nếu như chúng quay mặc bỏ đi, hãy biết rằng chẳng qua Allah muốn trừng phạt chúng về những tội trạng chúng đã phạm nhưng đa số thiên hạ là hư hỏng *Phải chăng chúng mong được xét xử theo luật lệ của thời kỳ ngu muội? Và ai (là Đấng) xét xử tốt hơn Allah cho đám người có đức tin? Al-Maa-idah: 49 – 50 (chương 5).
Với lời tuyên thệ (لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ) Laa i laa ha il lol loh là sứ mạng vĩ đại đầu tiên mà tất cả Sứ giả của Allah phải thực hiện, điều này đã được Allah phán rất nhiều lần cho các Thiên Sứ nói với giáo dân:
﴿ٱعۡبُدُواْ ٱللَّهَ مَا لَكُم مِّنۡ إِلَٰهٍ غَيۡرُهُۥٓ﴾ الأعراف: 59
{Hãy thờ phượng riêng Allah, tại sao các ngươi lại thờ phượng thần linh khác ngoài Ngài.} Al-A'raaf 7 : 59
Allah lặp đi lặp lại nhiều lần trong thiên kinh Qur’an của lời phán nầy để con người lưu tâm về sự quan trọng của nó. Ngay cả thiên sứ Muhammad ﷺ sau khi nhận Mặc khải của Allah thì từ đó Người bôn ba lặn lội khắp nơi để kêu gọi người dân quay trở về tôn thờ Allah duy nhứt, Thiên Sứ ﷺ đã nói:
{بُعِثْتُ بِالسَّيْفِ بَيْنَ يَدَيْ السَّاعَةِ حَتَّى يُعْبَدَ اللَّهُ وَحْدَهُ لَا شَرِيكَ لَهُ، وَجُعِلَ رِزْقِي تَحْتَ ظِلِّ رُمْحِي وَجُعِلَ الذِّلَّةُ وَالصَّغَارُ عَلَى مَنْ خَالَفَ أَمْرِي}
“Ta nhận lãnh sứ mạng (kêu gọi đến với Islam) trước giờ Tận Thế bằng lưỡi kiếm (sau khi đã kêu gọi bằng sự rao truyền) cho tới khi chỉ có Allah được thờ phượng, không có đối tác ngang vai, và Ta được ban cho bổng lộc từ dưới cái bóng của ngọn giáo, và sự hèn hạ, sự thấp bé sẽ là kết quả của những ai nghịch lại Ta.”( )
Ghi chú: Hadith này muốn nói rằng, đây là sứ mạng chỉ dành riêng cho Thiên Sứ Muhammad ﷺ chứ không phải cho tất cả các tín đồ Muslim sau này. Lúc đầu, Thiên Sứ ﷺ của Allah rao truyền tôn giáo bằng lời nói thì bị nhiều thế lực đàn áp và cưỡng chế, sự áp bức đó càng ngày càng mang tính vũ lực và đe dọa thì Allah ra lệnh cho Người phải thành lập đội vũ trang để tự vệ và bảo vệ những người dân đến với Islam, và mặt khác để cho chúng biết Islam không phải dể để cho chúng hiếp đáp.
Và Thiên Sứ ﷺ nói:
{أُمِرْتُ أَنْ أُقَاتِلَ النَّاسَ حَتَّى يَشْهَدُوا أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللَّهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللَّهِ، وَيُقِيمُوا الصَّلاَةَ، وَيُؤْتُوا الزَّكَاةَ، فَإِذَا فَعَلُوا ذَلِكَ فَقَدْ عَصَمُوا مِنِّي دِمَاءَهُمْ وَأَمْوَالَهُمْ إِلاَّ بِحَقِّهَا، وَحِسَابُهُمْ عَلَى اللَّهِ تَعَالَى}
“Ta được lệnh đấu tranh với mọi người cho đến khi họ đọc câu tuyên thệ (لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللَّهِ) Laa ilaa ha il lol loh, wa anna muhammadan rosu lulloh, hành lễ Salah, xuất Zakat. Nếu họ làm theo thì Ta bị cấm xâm hại đến tính mạng và tài sản của họ, ngoại trừ quyền lợi của Islam, còn việc tính sổ với họ thì chỉ dành cho Allah - Đấng Tối Cao phán xét.”( )
Để hoàn thành sứ mạng vĩ đại, Thiên Sứ ﷺ phải gởi rất nhiều sứ giả đi khắp nơi cũng như gởi rất nhiều thư mời đến các vua chúa, đến các tù trưởng… kêu gọi họ trở về thờ phượng Allah duy nhứt, điển hình như câu chuyện của Mu-a’z bin Jabal  khi Thiên Sứ ﷺ cử ông đến Yemen làm sứ giả thì Thiên Sứ ﷺ dặn dò:
{إِنَّكَ تَأْتِى قَوْمًا مِنْ أَهْلِ الْكِتَابِ، فَادْعُهُمْ إِلَى شَهَادَةِ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللَّهُ وَأَنِّي رَسُولُ اللَّهِ. فَإِنْ هُمْ أَطَاعُوكَ لِذَلِكَ فَأَعْلِمْهُمْ أَنَّ اللَّهَ افْتَرَضَ عَلَيْهِمْ خَمْسَ صَلَوَاتٍ فِى كُلِّ يَوْمٍ وَلَيْلَةٍ. فَإِنْ هُمْ أَطَاعُوكَ لِذَلِكَ فَأَعْلِمْهُمْ أَنَّ اللَّهَ افْتَرَضَ عَلَيْهِمْ صَدَقَةً تُؤْخَذُ مِنْ أَغْنِيَائِهِمْ فَتُرَدُّ فِي فُقَرَائِهِمْ. فَإِنْ هُمْ أَطَاعُوكَ لِذَلِكَ، فَإِيَّاكَ وَكَرَائِمَ أَمْوَالِهِمْ، وَاتَّقِ دَعْوَةَ الْمَظْلُومِ فَإِنَّهُ لَيْسَ بَيْنَهَا وَبَيْنَ اللَّهِ حِجَابٌ}
“Anh sẽ đến gặp cộng đồng thuộc thị dân Kinh Sách, đầu tiên anh hãy gọi họ đến với lời tuyên thệ rằng ‘không có Thượng Đế đích thực nào ngoài Allah và rằng Ta là Thiên Sứ của Allah’. Khi họ chấp nhận lời tuyên thệ đó thì anh báo cho họ biết rằng Allah ra lệnh họ phải hành lễ Salah năm lần trong ngày đêm. Khi nào họ chấp nhận sự hành lễ Salah năm lần trong ngày đêm thì anh báo cho họ biết việc kế tiếp mà Allah ra lệnh là người nào giàu có thì phải xuất Zakat (2,5% trong khối tài sản của họ) đem phân phát cho người dân nghèo trong nhóm của họ. Nhưng anh hãy nhắn lại lời của Ta với họ rằng hãy xuất Zakat những loại tốt, và luôn tránh xa những lời cầu xin của những người bị bất công, bởi giữa lời cầu xin đó và Allah sẽ không có gì ngăn cách.”( )
Lời tuyên thệ (لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ) Laa i laa ha il lol loh là bổn phận đầu tiên bắt buộc con người phải đọc và cũng là điều nhắc nhở cuối cùng cho những người đang hấp hối, Thiên Sứ ﷺ nói:
{لَقِّنُوا مَوْتَاكُمْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللَّهُ}
“Hãy dạy người đang hấp hối lặp lại câu: ‘Laa i laa ha il lol loh’.”( )
{مَنْ كَانَ آخِرُ كَلاَمِهِ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللَّهُ دَخَلَ الْجَنَّةَ}
“Ai nói lời cuối cùng câu ‘Laa i laa ha il lol loh’ sẽ được vào thiên đàng.”( )
Cũng vì lời tuyên thệ này mà nhân loại chia ra thành hai nhóm: “Nhóm tin tưởng sẽ là dân cư của thiên đàng và nhóm không tin sẽ là dân cư của hỏa ngục.”
Ai đã xác định đúng và thực hiện phù hợp theo mọi yêu cầu của lời tuyên thệ từ hành động bên ngoài lẫn nội tâm bên trong là y đã đạt được sự bình an ở trần gian và Ngày sau, Allah phán:
﴿ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ وَلَمۡ يَلۡبِسُوٓاْ إِيمَٰنَهُم بِظُلۡمٍ أُوْلَٰٓئِكَ لَهُمُ ٱلۡأَمۡنُ وَهُم مُّهۡتَدُونَ ٨٢﴾ الأنعام: 82
{Những ai có đức tin mà không trộn lẫn đức tin thuần túy của mình với điều sai trái thì chúng là những người sẽ được an toàn nhất, bởi vì chúng được hướng dẫn đúng theo chính đạo.} Al-An’am 6 : 82
Và Thiên Sứ ﷺ nói:
{فَإِنَّ اللَّهَ حَرَّمَ عَلَى النَّارِ مَنْ قَالَ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللَّهُ يَبْتَغِى بِذَلِكَ وَجْهَ اللَّهِ}
“Allah cấm hỏa ngục chạm đến ai nói câu: ‘Laa i laa ha il lol loh’, vì Allah đã hài lòng về họ.”( )
Lời tuyên thệ (لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ) Laa i laa ha il lol loh là con đường thành công ở trần gian và Ngày sau, là lời ca tụng tốt đẹp nhất và là lối trở về bình an nhất. Khẩn cầu Allah – Đấng Hiển Vinh và Tối Cao – xin Ngài ban cho bầy tôi và toàn thể tín đồ Muslim từ những ai hiểu sự thật về các yêu cầu của lời tuyên thệ này và thốt ra bằng sự thành tâm. Ngài là Đấng Hằng Nghe và Hằng đáp.

***

 

 

 

Lời tuyên thệ
أَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ
Anna muhammadar rosu lulloh

Như đã đề cập từ đầu, lời tuyên thệ gồm hai câu (لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ) Laa i laa ha il lol loh là một vế và vế thứ hai là (أَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ) Anna muhammadar rosu lulloh. Nếu ai chỉ nói câu (لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ) thì câu (أَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ) vẫn tồn tại chứ không bị xóa bỏ. Việc kết hợp câu (أَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ) trong lời tuyên thệ mang rất nhiều ý nghĩa vĩ đại như:
1- Thương yêu thiên sứ Muhammad ﷺ:
Tình yêu dành cho thiên sứ Muhammad ﷺ là nguồn gốc của niềm tin (Imam), nếu ai chưa đặt tình thương cho thiên sứ Muhammad ﷺ thì người đó chưa phải là người tin tưởng (Mumin) thật thụ, và lại càng không đạt được đỉnh cao của niềm tin (Imam) nếu không trọn vẹn dành tình yêu thương cho Người, Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ يُؤْمِنُ أَحَدُكُمْ حَتَّى أَكُونَ أَحَبَّ إِلَيْهِ مِنْ وَالِدِهِ وَوَلَدِهِ وَالنَّاسِ أَجْمَعِينَ}
“Không ai trong các ngươi đạt được đức tin (Iman) (hoàn thiện) cho đến khi y yêu thương Ta hơn cả cha y, con y và cả thiên hạ.”( )
2- Vâng lời và thực hiện theo những gì thiên sứ Muhammad ﷺ giáo huấn:
Đây là bằng chứng vĩ đại nhất khẳng định tình yêu và niềm tin dành cho Thiên Sứ ﷺ, Allah phán:
﴿قُلۡ إِن كُنتُمۡ تُحِبُّونَ ٱللَّهَ فَٱتَّبِعُونِي يُحۡبِبۡكُمُ ٱللَّهُ وَيَغۡفِرۡ لَكُمۡ ذُنُوبَكُمۡۚ وَٱللَّهُ غَفُورٞ رَّحِيمٞ ٣١ قُلۡ أَطِيعُواْ ٱللَّهَ وَٱلرَّسُولَۖ فَإِن تَوَلَّوۡاْ فَإِنَّ ٱللَّهَ لَا يُحِبُّ ٱلۡكَٰفِرِينَ ٣٢﴾ آل عمران: 31 - 32
Hãy bảo (hỡi Muhammad): “Nếu các ngươi thực sự yêu thương Allah thì hãy tuân lệnh Ta, có thế các ngươi mới được Allah yêu thương và tha tội, bởi Allah là Đấng Tha Thứ, Đấng Khoan Dung.” *Hãy bảo chúng: “Các ngươi hãy tuân lệnh Allah và Thiên Sứ, nếu các ngươi dám quay lưng thì hãy biết rằng Allah không hề thương yêu đám người ngoại đạo (Kaafir).” Ali I’mron: 31 - 32 (chương 3).
Nếu ai nói rằng y không cần nghe Thiên Sứ ﷺ hoặc y trở về với Allah nhưng không phải do con đường Thiên Sứ ﷺ đã vạch thì y đã trở thành kẻ ngoại đạo (Kaafir), Allah phán:
﴿وَمَآ أَرۡسَلۡنَا مِن رَّسُولٍ إِلَّا لِيُطَاعَ بِإِذۡنِ ٱللَّهِۚ﴾ النساء: 64
Và TA không cử phái Thiên Sứ xuống cho thiên hạ ngoài mục đích để thiên hạ tuân lệnh Y dưới sự ưng thuận của Allah. Al-Nisa: 64 (chương 4).
3- Tin tưởng tất cả những sự giáo huấn của Thiên sứ Muhammad ﷺ:
Ai phủ nhận hoặc bác bỏ bất cứ điều gì của Thiên Sứ ﷺ truyền đạt, dù cho nguyên nhân nào đi nữa thì y là kẻ ngoại đạo (Kafeer), Allah phán:
﴿وَٱلَّذِي جَآءَ بِٱلصِّدۡقِ وَصَدَّقَ بِهِۦٓ أُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡمُتَّقُونَ ٣٣﴾ الزمر: 33
Và Y (Muhammad) đã mang chân lý đến và ai chứng nhận đó là chân lý thì y thuộc nhóm người biết kính sợ. Al-Zumar: 33 (chương 42)
﴿فَ‍َٔامِنُواْ بِٱللَّهِ وَرَسُولِهِۦ وَٱلنُّورِ ٱلَّذِيٓ أَنزَلۡنَاۚ﴾ التغابن: 8
{Thế các ngươi hãy tin tưởng vào Allah, vào Thiên Sứ của Ngài và vào ánh sáng (Qur’an) mà TA đã thiên khải.} Al-Taghaabun: 8 (chương 64)
﴿وَمَا يَنطِقُ عَنِ ٱلۡهَوَىٰٓ ٣ إِنۡ هُوَ إِلَّا وَحۡيٞ يُوحَىٰ ٤﴾ النجم: 2 - 4
Y (Muhammad) không hề nói theo sở thích *Mà những gì Y nói chính là điều đã được mặc khải.  Al-Najm: 2 – 4 (chương 53).

 

Thiên Sứ ﷺ nói:
{وَالَّذِي نَفْسِي بِيَدِهِ لاَ يَسْمَعُ بِي يَهُودِيٌّ وَلاَ نَصْرَانِيٌّ ثُمَّ لَا يُؤْمِنُ بِي إِلاَّ كَانَ مِنْ أَهْلِ النَّارِ}
“Xin thề với Đấng giử linh hồn Ta trong tay Ngài, rằng bất cứ ai dù là Do Thái hay là Thiên Chúa giáo sau khi nghe về sứ mạng của Ta mà vẫn không tin tưởng vào Ta thì y chính là dân cư của hỏa ngục.”( )
4- Hãy áp dụng theo giáo luật do thiên sứ Muhammad ﷺ giảng dạy trong mọi vấn đề:
Tuyệt đối không được tôn trọng đề cao ý kiến hoặc giáo lý nào của bất cứ một ai hơn Thiên Sứ ﷺ, Allah phán:
﴿فَلَا وَرَبِّكَ لَا يُؤۡمِنُونَ حَتَّىٰ يُحَكِّمُوكَ فِيمَا شَجَرَ بَيۡنَهُمۡ ثُمَّ لَا يَجِدُواْ فِيٓ أَنفُسِهِمۡ حَرَجٗا مِّمَّا قَضَيۡتَ وَيُسَلِّمُواْ تَسۡلِيمٗا ٦٥﴾ النساء: 65
{TA (Allah) thề bởi Thượng Đế của Ngươi (Muhammad), chúng sẽ không thật lòng tin tưởng cho đến khi nào chúng đến yêu cầu Ngươi đứng ra phân xử về điều chúng đang tranh chấp rồi chúng cảm thấy không uất ức trong lòng về quyết định mà Ngươi đã đưa ra và chúng hoàn toàn qui phục.} Al-Nisa: 65 (chương 4)
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تُقَدِّمُواْ بَيۡنَ يَدَيِ ٱللَّهِ وَرَسُولِهِۦۖ﴾ الحجرات: 1
{Hỡi những người có đức tin, cấm các ngươi vượt mặt Allah và Thiên Sứ của Ngài (về mọi vụ việc).} Al-Hujuraat: 1 (Chương 49)
﴿وَمَا كَانَ لِمُؤۡمِنٖ وَلَا مُؤۡمِنَةٍ إِذَا قَضَى ٱللَّهُ وَرَسُولُهُۥٓ أَمۡرًا أَن يَكُونَ لَهُمُ ٱلۡخِيَرَةُ مِنۡ أَمۡرِهِمۡۗ﴾ الأحزاب: 36
Không phù hợp với một người có đức tin nam và nữ khi đã được Allah và Thiên Sứ của Ngài quyết định cho một công việc nào đó thì chúng lại đòi quyền tự mình lựa chọn. Al-Ahzaab 33 : 36
Nếu ai dùng luật phản lại Sunnah của Thiên sứ để phân xử thì lời tuyên thệ (أَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ) anna muhammadar rosu lulloh của người đó sẽ không hoàn hão.
5- Không được thờ phượng Allah ngoài cung cách của Thiên sứ Muhammad ﷺ giáo huấn:
Vấn đề thờ phượng chỉ riêng mình Allah là điều bắt buộc nhất thiết phải làm, nhưng sự thờ phượng Allah không phải muốn làm theo lề lối nào cũng được, mà phải tôn thờ Ngài theo sự chỉ dẩn của Thiên Sứ ﷺ, theo cung cách của Người thờ phụng Allah hàng ngày, những gì Người khuyến cáo nghiêm cấm thì tuyệt đối không nên bày vẽ, hãy tránh xa mọi hành động cải biên trong tôn giáo (Bid-a’h), Allah phán:
﴿لَّقَدۡ كَانَ لَكُمۡ فِي رَسُولِ ٱللَّهِ أُسۡوَةٌ حَسَنَةٞ لِّمَن كَانَ يَرۡجُواْ ٱللَّهَ وَٱلۡيَوۡمَ ٱلۡأٓخِرَ وَذَكَرَ ٱللَّهَ كَثِيرٗا ٢١﴾ الأحزاب: 21
Chắc chắn trong các ngươi có vị Thiên Sứ của Allah, Y là một gương đạo đức mẫu mực cho những ai hy vọng về (cuộc gặp gỡ) với Allah và ngày (phán xử) cuối cùng và đồng thời họ tưởng nhớ Allah thật nhiều. Al-Ahzaab: 21(chương 33)
﴿وَمَن يُشَاقِقِ ٱلرَّسُولَ مِنۢ بَعۡدِ مَا تَبَيَّنَ لَهُ ٱلۡهُدَىٰ وَيَتَّبِعۡ غَيۡرَ سَبِيلِ ٱلۡمُؤۡمِنِينَ نُوَلِّهِۦ مَا تَوَلَّىٰ وَنُصۡلِهِۦ جَهَنَّمَۖ وَسَآءَتۡ مَصِيرًا ١١٥﴾ النساء: 115
{Và ai gây khó khăn, chống đối Thiên Sứ sau khi sự chỉ đạo hướng dẫn đã được trình bày rõ cho y, nhưng y vẫn theo con đường khác có tính phản nghịch với con đường của những người có đức tin, thì TA (Allah) sẽ bỏ mặc y đi theo cái mà y đã quay đi và TA sẽ nướng y trong hỏa ngục, một nơi đến cuối cùng thật tồi tệ. } Al-Nisa: 115 (chương 4)
Thiên Sứ ﷺ đã từng khuyến cáo:
{مَنْ عَمِلَ عَمَلًا لَيْسَ عَلَيْهِ أَمْرُنَا فَهُوَ رَدٌّ}
“Ai làm điều gì mà không có lệnh của Ta thì việc làm đó của y bị trả lại.”
{مَنْ أَحْدَثَ فِي أَمْرِنَا هَذَا مَا لَيْسَ مِنْهُ فَهُوَ رَدٌّ}
“Ai tạo ra cái mới trong việc làm này của Ta (tức trong Islam) vốn không có trong đạo thì việc làm đó bị trả lại cho y.”
Và Thiên Sứ ﷺ cũng khuyến cáo:
{لَقَدْ تَرَكْتُكُمْ عَلَى مِثْلِ الْبَيْضَاءِ لَيْلُهَا كَنَهَارِهَا لاَ يَزِيغُ عَنْهَا إِلاَّ هَالِكٌ}
“Ta đã bỏ lại cho các ngươi ánh mặt trời chiếu cả ngày lẫn đêm, không một kẻ nào tự tách khỏi nó mà lại không bị hủy diệt.”( )
Cầu xin Allah ban bình an và phúc lành cho Thiên Sứ, cho bằng hữu của Người và cho những ai noi theo chỉ đạo của Người và áp dụng đúng theo Sunnah của Người cho đến ngày tận thế. Amin.

 

 

 

 

 

 

 

Nền tảng thứ hai
***
Dâng lễ nguyện
Salah

 

 

 


Sơ lược về sự tẩy rửa

Định nghĩa và giáo lý nói về sự tẩy rửa trong Islam: Tẩy rửa là vệ sinh sạch sẽ khỏi chất dơ và ô uế, đây là điều bắt buộc đối với mỗi tín đồ Muslim, bởi Allah phán:
﴿وَثِيَابَكَ فَطَهِّرۡ ٤﴾ المدثر: 4
Và hãy giữ y phục của Ngươi sạch sẽ. Al-Muddaththir: 4 (chương 74)
﴿وَإِن كُنتُمۡ جُنُبٗا فَٱطَّهَّرُواْۚ﴾ المائدة: 6
Nếu trường hợp các ngươi bị Junub (do giao hợp, do xuất tinh) thì hãy tắm rửa toàn thân. Al-Ma’idah 5 : 6
Thiên Sứ ﷺ nói:
{لَا تُقْبَلُ صَلاَةٌ بِغَيْرِ طُهُورٍ}
“Sự dâng lễ Salah sẽ không được chấp nhận nếu không có sự tẩy rửa”( )
{الطُّهُورُ شَطْرُ الإِيمَانِ}
“Tẩy rửa là một nửa đức tin (Iman).”( )

Những thể loại về sự tẩy rửa:
Tẩy rửa gồm có hai thể loại: Tẩy rửa bên trong theo nghĩa bóng và tẩy rửa bên ngoài theo nghĩa đen.
1- Tẩy rửa bên trong theo nghĩa bóng:
Tẩy rửa bên trong tức là phải Ikhlos (thành tâm) vì Allah, một lòng chỉ thờ phượng Ngài và luôn hành đạo theo đường lối chỉ đạo của Thiên Sứ Muhammad ﷺ. Hãy luôn sám hối thật lòng với Allah, tránh xa những việc nghịch đạo như tà thần, dị đoan…, để con tim luôn luôn trong sạch.
2- Tẩy rửa bên ngoài theo nghĩa đen:
Tẩy rửa bên ngoài là tẩy rửa những chất ô uế, bẩn thiểu và tẩy rửa theo hình thức.
a) Tẩy rửa chất ô uế và bẩn thiểu khỏi cơ thể tức là dùng nước tẩy rửa những chất dính dơ trên quần áo.
b) Tẩy rửa theo hình thức thì có nhiều cách như: Lấy nước Wudu, tắm nước và Tayammum.
    Chất gì để tẩy rửa?
1- Nước thiên nhiên: là loại nước nguyên thủy không pha lẫn bất cứ chất nào khác, thí dụ như: nước mưa, nước giếng, nước suối, nước sông, ao, hồ, nước tuyết tan chảy, nước biển, bởi Allah phán:
﴿وَأَنزَلۡنَا مِنَ ٱلسَّمَآءِ مَآءٗ طَهُورٗا ٤٨﴾ الفرقان: 48
Và TA đã ban xuống nước mưa dùng để tẩy rửa. Al-Furqon: 48 (chương 25)
Thiên Sứ ﷺ nói:
{الْمَاءُ طَهُورٌ لاَ يُنَجِّسُهُ شَىْءٌ}
“Nước sạch là loại nước không bị pha lẫn bất cứ chất gì khác.”( )
2- Tayammum: là nếu chổ nào không có nước hoặc người bệnh không thể dùng nước thì có thể dùng hình thức Tayammum để tẩy rửa, thí dụ dùng bụi trên bề mặt sạch của mặt đất, hoặc cát, hoặc tảng đá, hoặc trên bề mặt nào đó có bụi, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{وَجُعِلَتْ لِيَ الأَرْضُ طَهُورًا وَمَسْجِدًا}
“Ta được phép dùng mặt đất để tẩy rửa vào việc hành lễ Salah.”( )
Chỉ được phép dùng đất sạch khi chổ đó không có nước, hoặc người bị bệnh không thể sử dụng được nước hoặc lý do chính đáng khác, bởi Allah phán:
﴿فَلَمۡ تَجِدُواْ مَآءٗ فَتَيَمَّمُواْ صَعِيدٗا طَيِّبٗا﴾ النساء: 43
Một khi các ngươi không tìm thấy nước thì hãy Tayammum trên bề mặt sạch. Al-Nisa: 43 (chương 4).


Và Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِنَّ الصَّعِيدَ الطَّيِّبَ طَهُورُ الْمُسْلِمِ وَإِنْ لَمْ يَجِدِ الْمَاءَ عَشْرَ سِنِينَ فَإِذَا وَجَدَ الْمَاءَ فَلْيُمِسَّهُ بَشَرَتَهُ}
“Người Muslim được dùng bề mặt sạch để tẩy rửa cho dù không thể tìm được nước cả mười năm, nhưng khi thấy nước thì hãy cho nước chạm lên cơ thể.”( )
    Mở rộng: Thể loại nước.
1- Nước nguyên thủy: như đã được trình bày ở phần trên là loại nước thiên nhiên không pha trộn một thứ gì khác.
2- Nước đã sử dụng vào việc lấy nước Wudu hoặc tắm thì nước này vẫn được xem là nước sạch như được truyền lại chính xác từ Thiên Sứ ﷺ: “Người đã chùi đầu bằng nước còn sót lại trên tay.”( )
3- Nước bị pha lẫn chất sạch như xà bông hoặc các thứ khác tương tự, nếu bị pha lẫn số lượng ít thì vẫn được xem là nước sạch được phép dùng lại để tẩy rửa, nhưng nếu đã bị pha lẫn những chất khác đến mức không còn gọi là nước nữa thì không được dùng lại vào việc tẩy rửa.
4- Nước bị chất dơ bẩn rơi vào, được chia thành hai loại:
a) Nước bị mất đi mùi vị hoặc bị đổi màu hoặc bị chuyển sang mùi khác, loại nước này bị cấm sử dụng để tẩy rửa. Đây là ý kiến chung của giới U’lama.
b) Nước vẫn còn giử được mùi vị và màu của nước nguyên thủy, loại nước này được xem là nước sạch nên được phép sử dụng tẩy rửa, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{الْمَاءُ طَهُورٌ لاَ يُنَجِّسُهُ شَىْءٌ}
“Nước sạch là nước không bị pha lẫn bất cứ chất gì.”( )
    Thể loại chất dơ bẩn:
Chất dơ bẩn là tất cả những gì xuất ra từ bộ phận sinh dục và hậu môn của con người như: phân, nước tiểu, tinh trùng, nước hương phấn; phân và nước tiểu của tất cả động vật không được phép ăn thịt; tương tự như máu, mủ và chất ói với số lượng nhiều; và tất cả xác động vật ngoại trừ da động vật sau khi qua khâu thuộc da thì được phép sử dụng, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{أَيُّمَا إِهَابٍ دُبِغَ فَقَدْ طَهُرَ}
“Bất cứ loại da nào đã thuộc thì loại da đó đều sạch sẽ.”( )

    Cung cách đi vệ sinh:
Mỗi khi tín đồ Muslim muốn đi vệ sinh cần phải áp dụng các hình thức sau:
1- Tìm chổ không bị bất cứ ai nhìn thấy, bởi được truyền lại: “Mỗi khi Thiên Sứ ﷺ muốn đi vệ sinh là Người tìm một nơi không ai nhìn thấy.”( )  
2- Không mang theo bất cứ gì có ghi tên Allah vào chổ vệ sinh, ngoại trừ sợ bị mất.
3- Hạn chế nói chuyện khi đang đi vệ sinh.
4- Nhằm tôn trọng Qiblah không nên hướng mặt hoặc quay lưng về hướng Qiblah lúc đi vệ sinh, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ تَسْتَقْبِلُوا الْقِبْلَةَ وَلَا تَسْتَدْبِرُوْهَا بِغَائِطٍ أَوْ بَوْلٍ}
“Các ngươi không nên hướng mặt, cũng như không nên quay lưng về hướng Qiblah lúc đại tiện hoặc tiểu tiện.”( )
5- Tránh đi vệ sinh ở các khu vực con người sử dụng và tới lui như: Bóng mát, đường đi, khu giải lao, nguồn nước, cây trồng, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{اتَّقُوا اللاَّعِنَيْنِ}
“Các ngươi hãy tránh xa hai thứ bị nguyền rủa.”
Mọi người hỏi: “Đó là hai điều gì, thưa Thiên Sứ?” Người đáp:
{الَّذِي يَتَخَلَّى فِي طَرِيقِ النَّاسِ أَوْ ظِلِّهِمْ}
“Đó là đi vệ sinh trên đường công cộng hoặc nơi mọi người giải lao.”( )
6- Bước vào nhà vệ sinh nên bước vào bằng chân trái, khi bước ra thì bằng chân phải. Ngược lại, khi đến Masjid thì bước vào bằng chân phải và khi bước ra thì bằng chân trái để phân biệt giữa nơi sạch sẽ và nơi dơ bẩn.
7- Mỗi khi bước vào nhà vệ sinh thì nói:
{بِسْـمِ اللهِ، اللَّهُـمَّ إِنِّـي أَعُـوذُ بِكَ مِـنَ الْخُبُثِ وَالْخَبَائِثِ}
“Bis mil lah, ol lo hum ma in ni a u’ zu bi ka mi nal khu buth, wal kha baa ith.”( )
Câu nói Bismillah trước khi vào nhà vệ sinh được Thiên Sứ ﷺ lý giãi:
{سِتْرُ مَا بَيْنَ الْجِنِّ وَعَوْرَاتِ بَنِي آدَمَ إِذَا دَخَلَ الْخَلَاءَ أَنْ يَقُولَ: بِسْمِ اللَّهِ}
“Sẽ che chắn được loài Jinn (ma quỷ) với phần kín của con người khi vào nhà vệ sinh là nói Bismilah.”( ) nhưng theo đường truyền khác ngoài câu nói Bismillah thì nói thêm câu Du-a’  kèm theo ở phía trên.( )
8- Không nên vén áo và cởi quần trước khi ngồi hẳn xuống đất (nếu là bãi đất trống), bởi Islam cấm phơi bày phần kín.
9- Sau khi đi vệ sinh xong, trong lúc bước ra nói:
}غُفْـرَانَكَ{
“Ghuf ro nak.”( )
    Cung cách tẩy rửa sau khi đi vệ sinh:( )
1- Không được dùng xương (động vật) hoặc phân khô để làm vệ sinh, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ تَسْتَنْجُوا بِالرَّوْثِ وَلاَ بِالْعِظَامِ فَإِنَّهُ زَادُ إِخْوَانِكُمْ مِنَ الْجِنِّ}
“Cấm các ngươi dùng xương và phân khô để tẩy vệ sinh, bởi đó là lương thực của anh em loài Jinn (Ma - Quỉ).”( )
2- Không được tẩy rửa vệ sinh bằng những chất  Haram (bị cấm).
3- Không dùng tay phải để tẩy rửa vệ sinh hoặc sờ mó (cầm) bộ phận sinh dục, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ يَمَسَّ أَحَدُكُمْ ذَكَرَهُ بِيَمِينِهِ وَلاَ هُوَ يَبُوْلُ وَلَا يَتَمَسَّحْ مِنَ الْخَلَاءِ بِيَمِينِهِ}
“Chớ đụng vào bộ phận sinh dục bằng tay phải khi đi tiểu tiện và cũng không dùng tay phải để tẩy rửa vệ sinh chổ đó.”( )
4- Vấn đề chùi sạch sau khi đại tiện nên kết thúc ở số lẻ như ba, năm lần hoặc nhiều hơn nếu thấy chưa sạch, bởi ông Salmaan nói:
{نَهَانَا رَسُوْلُ اللهِ ﷺ أَنْ نَسْتَقْبِلَ الْقِبْلَةَ لِغَائِطٍ أَوْ بَوْلٍ أَوْ أَنْ نَسْتَنْجِيَ بِالْيَمِينِ، أَوْ أَنْ نَسْتَنْجِيَ بِأَقَلَّ مِنْ ثَلاَثَةِ أَحْجَارٍ أَوْ أَنْ نَسْتَنْجِىَ بِرَجِيعٍ أَوْ بِعَظْمٍ}
“Thiên Sứ ﷺ của Allah đã cấm chúng tôi hướng về Qiblah lúc đại tiện hoặc tiểu tiện; cấm vệ sinh bằng tay phải; cấm chùi vệ sinh ít hơn ba viên đá; cấm chùi vệ sinh bằng phân khô và xương.”( )
5- Cách tốt nhất để tẩy sạch vệ sinh là kết hợp cả việc chùi và rửa bằng nước, chùi sạch trước sau đó rửa bằng nước; hoặc sử dụng một trong hai cách, nhưng nếu có nước thì nên dùng cả hai bởi nước luôn có độ sạch cao hơn.
LẤY NƯỚC TẨY RỬA
(Wudu)

    Bằng chứng bắt buộc phải lấy nước Wudu:
Việc lấy nước tẩy rửa (Wudu) là hình thức giáo lý qui định trong Islam qua ba bằng chứng sau đây:
Thứ nhất: Từ Qur’an, Allah phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِذَا قُمۡتُمۡ إِلَى ٱلصَّلَوٰةِ فَٱغۡسِلُواْ وُجُوهَكُمۡ وَأَيۡدِيَكُمۡ إِلَى ٱلۡمَرَافِقِ وَٱمۡسَحُواْ بِرُءُوسِكُمۡ وَأَرۡجُلَكُمۡ إِلَى ٱلۡكَعۡبَيۡنِۚ﴾ المائدة: 6
Hỡi những người có đức tin, khi nào các ngươi muốn dâng lễ nguyện Salah thì hãy rửa mặt; rồi hai tay của các ngươi đến khỏi cùi chỏ; rồi dùng tay thắm nước vuốt đầu của các ngươi và rồi rửa hai bàn chân của các ngươi đến khỏi mắt cá. Al-Maa-idah 5 : 6
Thứ hai: Từ Sunnah, Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ يَقْبَلُ اللَّهُ صَلاَةَ أَحَدِكُمْ إِذَا أَحْدَثَ حَتَّى يَتَوَضَّأَ}
“Allah không chấp nhận sự dâng lễ nguyện Salah mà không có nước Wudu.”( )
Thứ ba: Từ Ijma’, toàn thể cộng đồng Muslim đồng thống nhất rằng việc lấy nước Wudu là hình thức giáo lý được khởi điểm từ Thiên Sứ ﷺ đến ngày nay, lấy nước Wudu là hình thức phổ thông bắt buộc trong tôn giáo Islam.

    Giá trị của việc lấy nước Wudu:
Có rất nhiều Hadith nói về giá trị của sự lấy nước Wudu, ở đây chúng tôi chỉ nêu vài Hadith: Thiên Sứ ﷺ nói:
{أَلاَ أَدُلُّكُمْ عَلَى مَا يُكَفِّرُ اللَّهُ بِهِ الْخَطَايَا وَيَرْفَعُ بِهِ الدَّرَجَاتِ ؟}
“Chẳng lẽ mọi người không muốn Ta chỉ cho thứ mà Allah dùng nó để xóa tội và nâng cao địa vị hay sao?”
Mọi người đáp: “Chúng tôi muốn, thưa Thiên Sứ.”
 {إِسْبَاغُ الْوُضُوءِ عَلَى الْمَكَارِهِ، وَكَثْرةُ الْخُطَا إِلَى الْمَسَاجِدِ، وَانْتِظَارُ الصَّلاَةِ بَعْدَ الصَّلاَةِ فَذَلِكُمُ الرِّبَاطُ، فَذَلِكُمُ الرِّبَاطُ، فَذَلِكُمُ الرِّبَاطُ}
“Hãy chỉn chu nước Wudu dù những lúc khó chịu, thường xuyên đến Masjid, chờ đợi Salah sau khi Salah, đó mới là Jihad, đó mới là Jihad, đó mới là Jihad.”( )
{إِذَا تَوَضَّأَ الْعَبْدُ الْمُسْلِمُ أَوِ الْمُؤْمِنُ فَغَسَلَ وَجْهَهُ خَرَجَ مِنْ وَجْهِهِ كُلُّ خَطِيئَةٍ نَظَرَ إِلَيْهَا بِعَيْنَيْهِ مَعَ الْمَاءِ أَوْ مَعَ آخِرِ قَطْرِ الْمَاءِ، فَإِذَا غَسَلَ يَدَيْهِ خَرَجَ مِنْ يَدَيْهِ كُلُّ خَطِيئَةٍ كَانَ بَطَشَتْهَا يَدَاهُ مَعَ الْمَاءِ أَوْ مَعَ آخِرِ قَطْرِ الْمَاءِ، فَإِذَا غَسَلَ رِجْلَيْهِ خَرَجَتْ كُلُّ خَطِيئَةٍ مَشَتْهَا رِجْلاَهُ مَعَ الْمَاءِ أَوْ مَعَ آخِرِ قَطْرِ الْمَاءِ، حَتَّى يَخْرُجَ نَقِيًّا مِنَ الذُّنُوبِ}
“Những dòng nước Wudu của người Muslim hoặc người Mu’min khi rửa mặt thì tất cả tội lỗi trên gương mặt do đôi mắt đã nhìn (Haram) sẽ rơi theo dòng nước cho đến giọt nước cuối cùng; khi rửa đôi tay thì tất cả tội lỗi của đôi tay đã làm (Haram) sẽ rơi theo dòng nước cho đến giọt nước cuối cùng; khi rửa đôi chân thì tất cả tội lỗi do đôi chân đã làm sẽ rơi theo dòng nước cho đến giọt nước cuối cùng, cứ thế cho đến khi y sạch sẽ không còn tội lỗi.”( )

    Những điều bắt buộc khi lấy nước Wudu:
1- Định tâm: là sự khẳng định trong con tim rằng lấy nước Wudu là thực thi theo lệnh của Allah và hi vọng được Ngài hài lòng, bởi Thiên Sứ ﷺ đã nói:
{إِنَّمَا الأَعْمَالُ بِالنِّيَّاتِ}
“Tất cả mọi việc làm được phân biệt bằng sự định tâm.”( )
2- Rửa mặt một lần sao cho nước thấm từ đầu trán xuống đến dưới càm và từ lổ tai phải qua đến lổ tai trái (toàn bộ gương mặt), bởi Allah phán:
﴿فَٱغۡسِلُواْ وُجُوهَكُمۡ﴾
Hãy rửa mặt của các ngươi
3- Rửa đôi tay lên đến qua khỏi cùi chỏ, bởi Allah phán:
﴿وَأَيۡدِيَكُمۡ إِلَى ٱلۡمَرَافِقِ﴾
Rồi rửa hai tay của các ngươi đến khỏi cùi chỏ
4- Dùng đôi tay thấm nước vuốt đều đầu từ chân tóc trán xuống đến sau gáy, bởi Allah phán:
﴿وَٱمۡسَحُواْ بِرُءُوسِكُمۡ﴾
Rồi vuốt đầu của các ngươi bằng nước
5- Rửa đôi bàn chân đến khỏi mắt cá:
﴿وَأَرۡجُلَكُمۡ إِلَى ٱلۡكَعۡبَيۡنِۚ﴾
Rồi rửa hai bàn chân của các ngươi đến khỏi mắt cá.
6- Qui trình lấy nước Wudu theo thứ tự, bắt đầu rửa mặt, rồi rửa đôi tay, rồi vuốt đầu và rồi rửa đôi bàn chân, bởi Allah có phán thứ tự trong Qur’an.
7- Qui trình lấy nước Wudu phải thực hiện liên tục, không được ngưng cách khoảng thời gian quá lâu, bởi dừng việc hành đạo giữa chừng là điều cấm, Allah phán:
﴿وَلَا تُبۡطِلُوٓاْ أَعۡمَٰلَكُمۡ ٣٣﴾ محمد: 33
{Và các ngươi đừng tự xóa sạch việc hành đạo của mình.} Muhammad 47 : 33  (Nếu khoảng cách thời gian ngắn ngủi thì không sao).

    Những điều Sunnah (khuyến khích) khi lấy nước Wudu:
1- Nói Bismillah khi bắt đầu lấy nước Wudu, bởi Thiên Sứ ﷺ đã nói:
{لَا وُضُوءَ لِمَنْ لَمْ يَذْكُرِ اسْمَ اللَّهِ عَلَيْهِ}
“Nước Wudu không được chỉnh chu nếu không nhắc tên Allah sau khi định tâm.”( )
2- Sử dụng cây Siwak chà răng, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{لَوْلاَ أَنْ أَشُقَّ عَلَى أُمَّتِى لَأَمَرْتُهُمْ بِالسِّوَاكِ عِنْدَ كُلِّ وُضُوءٍ}
“Giá như không gây khó khăn cho tín đồ của TA là Ta đã ra lệnh họ sử dụng Siwak trong mỗi lần lấy nước Wudu.”( )
3- Rửa đôi bàn tay ba lần khi lấy nước Wudu, bởi khi ông Uthmaan bin A’ffaan  lấy nước Wudu thì ông rửa đôi bàn tay ba lần, sau khi xong Wudu ông nói: “Tôi đã thấy Thiên Sứ ﷺ của Allah lấy nước Wudu như tôi đã làm.”( )
4- Xúc miệng là ngậm nước xúc đều cả khoang miệng rồi phun ra, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِذَا تَوَضَّأْتَ فَمَضْمِضْ}
“Khi lấy nước Wudu thì nên xúc miệng.”( )
5- Hít nước vào mủi và hỉ ra, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{وَبَالِغْ فِى الاِسْتِنْشَاقِ إِلاَّ أَنْ تَكُونَ صَائِمًا}
“Và hãy hít nước mạnh vào mủi ngoại trừ lúc đang nhịn chay.”( )
6- Chà nước thấm vào chân râu, bởi câu nói của ông A’mmaar bin Yaasir  khi mọi người ngạc nhiên việc ông chà nước vào tận chân râu: “Tôi làm thế này bởi chính mắt tôi thấy Thiên Sứ ﷺ đã chà nước thấm vào râu Người.”( )
7- Chà nước vào các kẻ ngón tay và chân, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِذَا تَوَضَّأْتَ فَخَلِّلْ بَيْنَ أَصَابِعِ يَدَيْكَ وَرِجْلَيْكَ}
“Khi lấy nước Wudu thì hãy chà nước vào thấm những kẻ ngón tay và ngón chân.”( )
8- Dùng hai bàn tay thấm nước rồi vuốt từ trong ra ngoài hai lổ tai, bởi đây là sunnah của Thiên Sứ ﷺ.
9- Nên làm mỗi động tác là ba lần, nhưng chỉ bắt buộc là một lần.
10- Khi rửa tay chân thì nên bắt đầu từ bên phải, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِذَا لَبِسْتُمْ وَإِذَا تَوَضَّأْتُمْ فَابْدَءُوا بِأَيَامِنِكُمْ}
“Khi các ngươi mặc đồ và lấy nước Wudu thì hãy bắt đầu từ bên phải.”( )
Và bà A’-ishah  có nói:
{كَانَ رَسُولُ اللَّهِ ﷺ يُحِبُّ التَّيَامُنَ فِى تَنَعُّلِهِ وَتَرَجُّلِهِ وَطُهُورِهِ وَفِي شَأْنِهِ كُلِّهِ}
“Xưa kia, Thiên Sứ ﷺ của Allah làm việc gì cũng bắt đầu từ bên phải, như khi mang dép, chải đầu, lấy nước tẩy rửa, nói chung hầu như trong tất cả mọi việc.”( )
11- Rửa các bộ phận Wudu rộng hơn yêu cầu, cụ thể như rửa ướt phần trước của đầu khi rửa mặt, rửa tay thì lên đến bắp tay và rửa chân thì lên đến ống quyển, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِنَّ أُمَّتِي يَأْتُوْنَ يَوْمَ الْقِيَامَةِ غُرًّا مُحَجَّلِينَ مِنْ آثَارِ الْوُضُوءِ، فَمَنِ اسْتَطَاعَ مِنْكُمْ أَنْ يُطِيلَ غُرَّتَهُ فَلْيَفْعَلْ}
“Tín đồ Muslim sẽ đến trình diện trong Ngày tận thế với ánh sáng (trên mặt, đầu, tay và chân) do lấy nước Wudu, cho nên ai có thể làm cho ánh sáng đó nhiều hơn thì hãy làm đi.”( )
12- Nói câu Du-a’ sau khi kết thúc Wudu:
{أَشْـهَدُ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَحْـدَهُ لَا شَرِيكَ لَهُ، وَأَشْـهَدُ أَنَّ مُحَمَّداً عَبْـدُهُ وَرَسُولُهُ، اللَّهُـمَّ اجْعَلْنِـي مِـنَ التَّوَّابِينَ وَاجْعَلْنِـي مِـنَ الْمُتَطَهِّرِينَ}
“Ash ha du al laa i laa ha il lol lo hu wah da hu laa sha ri ka lah, wa ash ha du an na mu ham ma dan a’b du hu wa ra su luh. Ol lo hum maj a’l ni mi nat taw waa bin, waj a’l ni mi nal mu ta toh hi rin.”( )
Bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَا مِنْكُمْ مِنْ أَحَدٍ يَتَوَضَّأُ فَيُسْبِغُ الْوُضُوءَ ثُمَّ يَقُولُ: أَشْهَدُ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللَّهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُ اللَّهِ وَرَسُولُهُ إِلاَّ فُتِحَتْ لَهُ أَبْوَابُ الْجَنَّةِ الثَّمَانِيَةُ يَدْخُلُ مِنْ أَيِّهَا شَاءَ}
“Sau khi các ngươi đã lấy nước Wudu và đọc câu: Ash hadu allaa i laa ha il lollo hu wah da hu laa shari kalah, wa ash hadu anna muhammadan a’bdu hu wa rasu luh, thì tám cánh cửa của thiên đàng sẽ mỡ ra cho y lựa chọn vào bất cứ cửa nào y muốn.”( )  

 

    Những điều đáng trách khi lấy nước Wudu:
1- Bỏ một hoặc nhiều Sunnah khi lấy nước Wudu, bởi điều này sẽ giảm đi phần ân phước.
2- Lấy nước Wudu tại những nơi dơ bẩn, bởi không khéo sẽ làm chất dơ văng dính lên người.
3- Hoang phí nước trong lúc lấy nước Wudu, bởi Thiên Sứ ﷺ lấy nước Wudu “chỉ có một bụm nước”( ). Vì Islam cấm phung phí trên mọi phương diện.
4- Rửa hơn ba lần, bởi sau khi lấy Wudu mỗi bộ phận ba lần thì Thiên Sứ ﷺ nói:
{هَذَا الْوُضُوءُ فَمَنْ زَادَ عَلَى هَذَا فَقَدْ أَسَاءَ وَتَعَدَّى وَظَلَمَ}
“Đây là phương thức lấy nước Wudu, nếu ai làm hơn là y đã sai lầm, đã vượt mức và bất công.”( )
5- Vỗ nước vào mặt khi rửa, hành động này thể hiện sự thiếu văn hóa khi lấy nước Wudu, giống như hành động những người tự đánh vào mặt khi mất người thân.

    Hình thức lấy nước Wudu hoàn chỉnh:
Phương thức lấy nước Wudu  hoàn chỉnh:
- Định tâm lấy nước Wudu rồi đọc: (بِسْمِ اللهِ) Bismillah.
- Rửa hai bàn tay ba lần.
- Dùng tay phải lấy nước đưa vào miệng và lổ mủi, sau đó xúc miệng rồi nhổ ra và dùng tay trái hỉ mủi ra (ba lần).
- Rửa mặt từ chân tóc trán cho đến cằm tính theo chiều dài và từ lổ tai phải đến lỗ tai trái tính theo chiều ngang (ba lần).
- Rửa tay phải từ đầu ngón tay cho đến khỏi cùi chỏ, kế tiếp rửa tay trái như tay phải (mỗi bên ba lần)
- Dùng hai bàn tay thấm nước kế tiếp xòe hai bàn tay ra đồng thời áp sát vào đầu, sau đó bắt đầu vuốt từ chân tóc trán cho đến phía sau ót và vuốt ngược lại từ sau ót cho đến chân tóc trán, nếu có bị sót vài sợi tóc thì không sao. Tiếp đó, dùng hai ngón tay trỏ đặt trong lổ tai, dùng hai ngón tai cái đặt phía ngoài vành tai sau đó vuốt lổ tai từ trái tai ngược lên vành tai (không cần lấy nước lại khi vuốt vành tai).
- Rửa chân phải từ đầu ngón chân cho đến khỏi mắt cá, tiếp đó rửa chân trái như rửa chân phải (mỗi bên ba lần). Cuối cùng đọc câu sau đây:
{أَشْـهَدُ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَحْـدَهُ لاَ شَـرِيكَ لَهُ، وَأَشْـهَدُ أَنَّ مُحَمَّـداً عَبْـدُهُ وَرَسُـولُهُ اللَّهُـمَّ اجْعَلْنِـي مِـنَ التَّوَّابِينَ وَاجْعَلْنِـي مِـنَ الْمُتَطَهِّـرِينَ}
“Ash hadu allaa i laa ha il lollo hu wah dahu laa shari kalah, wa ash hadu anna muhamma dan a’b duhu wa rasu luh. Ollo hum maj a’l nimi nat taw waa bin, waj a’l nimi nal muta toh hirin.”( )

    Những điều làm hư nước Wudu:
1- Bất cứ chất gì tiết ra dù ít hay nhiều từ đường sinh dục và hậu môn, không phân biệt là phân, nước tiểu, tinh trùng, tinh dịch trắng hoặc là máu…, là cơ thể mất đi tính tinh khiết của nước Wudu, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ يَقْبَلُ اللَّهُ صَلاَةَ أَحَدِكُمْ إِذَا أَحْدَثَ حَتَّى يَتَوَضَّأَ}
“Allah không chấp nhận sự hành lễ Salah của ai sau khi đi vệ sinh mà không lấy lại nước Wudu.”( )
2- Ngủ mất hoàn toàn cảm giác và ngồi nghiêng ngữa mà không có cảm giác thì hư nước wudu, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{الْعَيْنُ وِكَاءُ السَّهِ فَمَنْ نَامَ فَلْيَتَوَضَّأْ}
“Con mắt là cánh cửa của sự xì hơi, nếu ai đã ngủ thì phải lấy lại nước Wudu.”( )
3- Nếu bàn tay hay những ngón tay chạm vào bộ phận sinh dục là hư nước wudu, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَنْ مَسَّ ذَكَرَهُ فَلْيَتَوَضَّأْ}
“Ai sờ bộ phận sinh dục của mình thì phải lấy lại nước Wudu”( )
4- Khi mất kiểm soát bản thân như: khùng điên, xỉu bất tỉnh, mất trí, say sưa, uống thuốc mê, dùng thuốc kích thích dù nhiều hay ít, không phân biệt đang ngồi trụ được hay sẽ té xuống đất, bởi việc mất cảm giác còn tệ hại hơn cả việc ngủ (gụt), vì nó hoàn toàn không còn biết chuyện gì xảy ra xung quanh trong suốt thời gian này. Tất cả U’lama đồng thống nhất bắt buộc phải lấy lại nước Wudu khi mất kiểm soát bản thân.
5- Ôm hôn phụ nữ dẫn đến xuất tinh hoặc tiết ra chất dịch trắng là mất nước wudu.
6- Nếu một người vi phạm một trong những điều luật bị trục xuất khỏi Islam như: Chửi rủa hoặc nghi ngờ những gì liên quan đến điều luật Islam… thì y đã hoàn toàn mất nước Wudu và tất cả hành động thờ phượng của y xem như đã bị hủy bỏ, khi nào y muốn quay lại Islam thì phải đọc lại câu tuyên thệ và lấy lại nước Wudu để hành lễ Salah, bởi Allah phán:
﴿وَمَن يَكۡفُرۡ بِٱلۡإِيمَٰنِ فَقَدۡ حَبِطَ عَمَلُهُۥ﴾ المائدة: 5
{Và ai phủ nhận đức tin (bởi phản đạo) thì mọi việc hành đạo của y bị hủy bỏ.} Al-Maa-idah 5 : 5
﴿لَئِنۡ أَشۡرَكۡتَ لَيَحۡبَطَنَّ عَمَلُكَ﴾ الزمر: 65
{Nếu Ngươi làm điều Shirk (thờ phượng một thần linh khác cùng với Allah) thì việc làm của các ngươi sẽ trở thành vô nghĩa.} Al-Zumar: 65 (Chương 39).
7- Ăn thịt lạc đà sẽ hư nước wudu, bởi có vị Sohabah đã hỏi Thiên Sứ ﷺ:  “Có cần lấy lại nước Wudu sau khi ăn thịt cừu và dê không?” Thiên Sứ ﷺ đáp:
{إِنْ شِئْتُمْ فَتَوَضَّئُوا وَإِنْ شِئْتُمْ لاَ تَوَضَّئُوا}
“Nếu muốn lấy lại nước Wudu thì lấy còn không thì không sao.” Một người đàn ông hỏi tiếp: “Vậy có cần lấy lại nước Wudu khi ăn thịt lạc đà không?” Thiên Sứ ﷺ đáp:
{نَعَمْ، تَوَضَّأْ مِنْ لُحُومِ الإِبِلِ}
“Có, phải lấy lại nước Wudu khi ăn thịt lạc đà.”( )
Imam Al-Nawawi  nói: “Đây là bằng chứng mạnh nhất của trường phái As-Shafi-i’, trong khi đó đại đa số U’lama cho rằng không cần lấy lại nước wudu khi ăn thịt lạc đà.” (hết lời dẩn).
Theo đại đa số U’lama trong số Sohabah và Tabi-i’n, dẫn đầu là bốn vị thủ lĩnh Khulafa Roshidin đồng cho rằng không bắt buộc lấy lại nước Wudu khi ăn thịt lạc đà, họ cũng đồng ý có Hadith đã nêu phần trên nhưng Hadith này đã bị hủy bỏ.

    Khi nào bắt buộc phải có nước Wudu:
Wudu chỉ bắt buộc trong ba trường hợp sau đây:
Thứ nhất: Khi muốn hành lễ Salah dù đó là Salah bắt buộc hay là Salah Sunnah hoặc Salah cho người chết (Janazah), bởi Allah phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِذَا قُمۡتُمۡ إِلَى ٱلصَّلَوٰةِ فَٱغۡسِلُواْ وُجُوهَكُمۡ وَأَيۡدِيَكُمۡ إِلَى ٱلۡمَرَافِقِ وَٱمۡسَحُواْ بِرُءُوسِكُمۡ وَأَرۡجُلَكُمۡ إِلَى ٱلۡكَعۡبَيۡنِۚ﴾ المائدة: 6
Hỡi những người có đức tin, khi nào các ngươi muốn dâng lễ nguyện Salah thì hãy rửa mặt; rồi hai tay của các ngươi đến khỏi cùi chỏ; rồi vuốt đầu của các ngươi bằng nước và rồi rửa hai bàn chân của các ngươi đến khỏi mắt cá. Al-Maa-idah: 6 (Chương 5)
Nghĩa là khi bề tôi của Ngài muốn đứng hành lễ Salah thì thân thể của họ phải có nước Wudu, và Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ يَقْبَلُ اللَّهُ صَلاَةً بِغَيْرِ طُهُورٍ وَلاَ صَدَقَةً مِنْ غُلُولٍ}
“Allah không chấp nhận ai đó hành lễ Salah mà không tẩy rửa và Ngài không chấp nhận những sự bố thí bằng tài sản ăn cắp.”( )
Thứ hai: Phải có nước wudu khi đi Tawwaaf xung quanh Ka’bah, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{الطَّوَافُ بِالْبَيْتِ صَلَاةٌ إِلَّا أَنَّ اللهَ تَعَالَى أَبَاحَ فِيهِ الْكَلَامَ}
“Thể thức đi Tawwaaf xung quanh Ka’bah giống như là Salah (tức phải có nước wudu), nhưng đi Tawwaaf thì Allah (Đấng Tối Cao) cho phép được nói chuyện.”( )
Thứ ba: Phải có nước wudu khi sờ hay cầm quyển thiên kinh Qur’an, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ يَمَسُّ الْقُرْآنَ إِلاَّ طَاهِرٌ}
“Nếu không có nước wudu thì không được đụng vào quyển thiên kinh Qur’an.”( )
Cả bốn vị Imam: Al-Hanafi, Maalik, Al-Shaafi-i’ và Ahmad – đồng thống nhất rằng việc đọc thuộc lòng không cầm Qur’an mà không có nước Wudu thì không sao, còn nếu muốn cầm Qur’an mà không có nước Wudu thì phải cầm gián tiếp.

    Những trường hợp được miễn có nước Wudu:
Những người hầu như không thể giữ gìn hay duy trì được nước Wudu, thí dụ như những người bị bệnh tiểu són, bệnh xì hơi, hoặc phụ nữ bị rong kinh ngoài thời gian chu kì kinh nguyệt và ra máu hậu sản, hoặc những ai bị tương tự… thì khuyến khích nên lấy nước Wudu theo mỗi giờ Salah – kèm với việc chữa bệnh theo khả năng – Salah của họ đúng do họ có nguyên nhân, bằng chứng là Thiên Sứ ﷺ đã bảo bà Faatimah bin Abi Hubaish khi bà bị bệnh rong kinh rất nặng:
{ثُمَّ تَوَضَّئِي لِكُلِّ صَلَاةٍ}
“Sau đó nàng nên lấy nước Wudu vào mỗi giờ Salah của nó.”( )

    Cách thức tẩy rửa dành cho người bệnh.
1- Bắt buộc người bệnh phải lấy nước Wudu sau khi tiểu Hadath( ) và bắt buộc phải tắm nước sau khi đại Hadath( ).
2- Khi nào không thể sử dụng nước vì bất lực hoặc sợ đụng nước bệnh sẽ nặng thêm, hoặc sẽ lâu hết bệnh thì lúc đó được phép làm Tayammum thay thế.
3- Cách thức Tayammum là vỗ hai lòng bàn tay xuống mặt đất sạch (hay tường có bụi) một lần, rồi vuốt cả đôi bàn tay đều lên gương mặt, rồi lấy tay này vuốt lên lưng bàn tay kia. Trường hợp bị bệnh nặng không thể tự mình lấy nước wudu hay làm Tayammum được thì nhờ người khác đến cầm tay làm dùm theo cách đã chỉ dẫn.
4- Được phép làm Tayammum trên tường hoặc trên bất cứ vật gì sạch nhưng phải có bụi trên vật đó.
5- Nếu chổ đó không có tường hoặc không có vật dụng nào có bụi thì được phép để đất vào miếng vải hay khăn hoặc thau rồi làm Tayammum trên vật đó.
6- Sau khi hành lễ Salah bằng phương thức Tayammum mà vẫn còn trong hiện trạng sạch sẽ cho đến giờ hành lễ Salah kế tiếp thì được quyền tiếp tục hành lễ Salah mà không cần làm Tayammum lại. Và cũng không khuyến khích làm Tayammum mỗi lần đến giờ hành lễ Salah.
7- Bắt buộc người bệnh phải làm vệ sinh mỗi khi thân thể bị dính chất ô uế như nước tiểu, phân... Nếu khi nào nằm trong trường hợp bất lực không thể làm gì được thì vẫn hành lễ Salah trên hiện trạng đó (không được bỏ Salah), và sự dâng lễ Salah trên hiện trạng đó vẫn được chấp nhận mà không cần hành lễ bù lại sau đó.
8- Bắt buộc người bệnh phải mặc quần áo sạch sẽ khi hành lễ Salah, ngoại trừ trường hợp bất lực không thể tự thay quần áo được, hoặc không có quần áo khác, hoặc lúc đó không có người phụ giúp thay đồ… thì cứ mặc quần áo hiện trạng đó mà hành lễ Salah, lễ Salah đó đúng mà không cần hành lễ bù lại sau đó.
9- Bắt buộc người bệnh phải hành lễ tại những  nơi sạch sẽ, nếu trên giường bệnh thì nên trải thảm hay thay những tấm phủ trùm sạch không có dính những chất ô uế, nếu chỉ có một mình không thể tự làm tốt hơn thì cứ hành lễ Salah trên hiện trạng đó, lễ Salah đó đúng mà không cần hành lễ bù lại.

    Tắm Junub.
Tắm Junub là dùng nước xối đều lên cơ thể với sự định tâm tẩy đại Hadath để xóa đi những nguyên nhân bị cấm hành đạo.
    Bằng chứng bắt buộc tắm Junub:
Việc tắm Junub là điều bắt buộc từ Qur’an và Sunnah của Thiên sứ ﷺ, Allah phán:
﴿وَإِن كُنتُمۡ جُنُبٗا فَٱطَّهَّرُواْۚ﴾ المائدة: 6
Nếu trường hợp các ngươi bị Junub (vợ chồng giao hợp, hoặc do xuất tinh, phụ nữ hết kinh nguyệt) thì hãy tắm toàn thân. Al-Maa-idah: 6 (Chương 5)
﴿وَلَا جُنُبًا إِلَّا عَابِرِي سَبِيلٍ حَتَّىٰ تَغۡتَسِلُواْۚ﴾ النساء: 43
{Và cấm dâng lễ nguyện Salah trong tình trạng các ngươi đang bị Junub, cho đến khi các ngươi đã tắm Junub xong, ngoại trừ trường hợp chỉ là người đi ngang qua (Masijd chứ không nán lại trong đó).} Al-Nisa: 43 (Chương 4)
Và Thiên Sứ ﷺ có nói:
{إِذَا تَجَاوَزَ الْخِتَانُ الْخِتَانَ وَجَبَ الْغُسْلُ}
“Khi dương vật phái nam nằm lọt vào bên trong âm đạo phái nữ là bắt buộc phải tắm Junub.”( )

    Những trường hợp bắt buộc tắm Junub:
1- Xuất tinh có cảm giác khoái cảm dù lúc đang ngủ hay đang thức (tính cả hai giới nam và nữ); sau khi vợ chồng giao hợp dù không xuất tinh hay thậm chí dương vật chỉ mới nằm trọn trong âm đạo thì bắt buộc phải tắm Junub, bởi Allah phán:
﴿وَإِن كُنتُمۡ جُنُبٗا فَٱطَّهَّرُواْۚ﴾ المائدة: 6
Nếu trường hợp các ngươi bị Junub (do giao hợp, do xuất tinh) thì hãy tắm toàn thân. Al-Ma-idah 5:6
Và Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِذَا الْتَقَى الْخِتَانَانِ فَقَدْ وَجَبَ الْغُسْلُ}
“Khi dương vật phái nam nằm lọt vào bên trong âm đạo phái nữ là bắt buộc phải tắm Junub.”
2- Phụ nữ sau khi chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt hay ngưng ra máu hậu sản thì phải tắm Junub, bởi Allah phán:
﴿فَٱعۡتَزِلُواْ ٱلنِّسَآءَ فِي ٱلۡمَحِيضِ وَلَا تَقۡرَبُوهُنَّ حَتَّىٰ يَطۡهُرۡنَۖ فَإِذَا تَطَهَّرۡنَ فَأۡتُوهُنَّ مِنۡ حَيۡثُ أَمَرَكُمُ ٱللَّهُۚ﴾ البقرة: 222
Cho nên, TA cấm các ngươi giao hợp với các người vợ trong suốt thời gian của chu kỳ kinh nguyệt cho đến khi nào chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt. Và sau khi chấm dứt kinh nguyệt thì họ phải tắm nước (dứt chu kỳ kinh nguyệt) thì các ngươi mới được phép giao hợp với vợ trở lại Al-Baqoroh: 222 (chương 2).
Và Thiên Sứ ﷺ nói với bà Faatimah binti Abi Hubaish :
{فَإِذَا أَقْبَلَتِ الْحَيْضَةُ فَدَعِي الصَّلاَةَ فَإِذَا أَدْبَرَتْ فَاغْتَسِلِي وَصَلِّي}
“Một khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu thì hãy ngưng sự dâng lễ Salah và khi kỳ kinh kết thúc thì phải tắm rửa Junub rồi mới được hành lễ Salah trở lại.”( )
(Trường hợp ra máu hậu sản được xem giống như trường hợp của máu kinh nguyệt, điều này được giới Sohabah đồng thống nhất.)
3- Khi có người Muslim nào chết thì bắt buộc những người Muslim còn sống phải tắm (làm vệ sinh) cho người chết, bởi có lần Thiên Sứ ﷺ đã ra lệnh cho những phụ nữ đến tắm cho bà Zaynab  (con gái của Người) sau khi bà qua đời, và sự kiện này đã được ghi chép trong hai bộ Hadith Soheeh.
4- Khi một người ngoại đạo muốn vào Islam bắt buộc người đó phải tắm làm sạch trước khi dạy họ lời tuyên thệ, bởi Thiên Sứ ﷺ đã ra lệnh cho ông Qois bin A’sim ( ), và ông Thamaamah Al-Hanafi( ) phải tắm làm sạch trước khi hai ông gia nhập Islam.

    Các trường hợp khuyến khích nên tắm nước làm sạch như sau:
1- Khuyến khích nên tắm rửa trước khi đi Salah Jum-a’h của ngày thứ sáu, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{غُسْلُ الْجُمُعَةِ وَاجِبٌ عَلَى كُلِّ مُحْتَلِمٍ}
“Việc tắm rửa để đi Salah Jum-a’h (ngày thứ sáu) là sự bắt buộc đối với những người ngủ mộng tinh.”( )
2- Khuyến khích những người đã tắm liệm thi hài xong nên đi tắm làm sạch cho thân thể của mình, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَنْ غَسَّلَ مَيِّتاً فَلْيَغْتَسِلْ وَمَنْ حَمْلَهُ فَلْيَتَوَضَّأْ}
“Ai đứng tắm thi hài xong thì nên tắm rửa lại, còn ai khiên thi hài thì nên lấy lại nước Wudu.”( )
3- Khuyến khích những người thi hành Hajj và U’mroh nên tắm nước sạch sẽ trước khi mặc đồ Ehrom, bởi ông Zaid bin Thaabit  thuật lại: “Tôi đã thấy Thiên Sứ ﷺ tắm rửa trước khi Người mặc đồ Ehrom.”( )
4- Trước khi đi vào thành phố Makkah trong ngày chiến thắng trở về và trước khi đứng trên ngọn đồi A’rofah thì Thiên Sứ ﷺ đã tắm rửa sạch sẽ.
*Bằng chứng có lần ông Ibnu U’mar  không đi vào thẳng trong thành Makkah mà ông ngủ qua đêm tại thung lũng Tuwa, cho đến sáng hôm sau thì ông đi tắm sạch sẽ xong mới đi vào Makkah, ông giải thích rằng Thiên Sứ ﷺ trước kia đã làm như vậy( ). Còn việc đứng ở đồi A’rofah thì ông Ibnu U’mar  xưa kia cũng đã tắm rửa trước khi mặc đồ Ehrom.( )
5- Toàn thể các vị U’lama khuyến khích nên tắm rửa trước khi đi hành lễ vào hai ngày đại lễ “E’id al Fitr & E’id al Adha” dù rằng chưa thấy Hadith Soheeh nào dẫn chứng.
Theo ông Al-Badr Al-Munir nói: “Các Hadith nói về việc tắm rửa vào hai ngày đại lễ E’id đều là Hadith Yếu, còn các vị Sohabah cho đó là việc làm tốt nên làm.”

    Những điều bắt buộc trong khi tắm Junub:
1- Định tâm, người tắm phải khẳng định trong tim rằng tắm để gở bỏ hiện trạng đại Hadath, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِنَّمَا الأَعْمَالُ بِالنِّيَّاتِ وَإِنَّمَا لِكُلِّ امْرِئٍ مَا نَوَى}
“Mọi hành động đều bắt nguồn từ sự định tâm và mỗi hành động của con người được thanh toán dựa vào sự định tâm của y.”( )  
2- Xối nước lên cơ thể và tin chắc rằng nước đã thấm đều lên toàn phần da của cơ thể.
3- Dùng tay chà nước thấm đều lên đầu và các bộ phận khác.
    Những điều khuyến khích khi tắm Junub:
1- Đọc Bismillah, đây là điều khuyến khích trong mọi hành động.
2- Trước tiên rửa đôi bàn tay ba lần.
3- Rửa sạch phần kín không còn dính chất tinh dịch hay máu xuất ra.
4- Lấy nước Wudu hoàn chỉnh giống như lấy nước Wudu để Salah trước khi tắm, và có thể khoan rửa đôi chân, hãy đợi đến khi tắm xong, theo như bà A’-ishah  thuật lại: “Thiên Sứ ﷺ tắm Junub là Người bắt đầu rửa đôi tay, xong Người dùng tay phải đổ nước còn tay trái thì rửa phần kín, xong Người lấy Wudu giống như lấy nước  Wudu của Salah.”( )  

    Những điều không nên khi tắm Junub:
1- Không nên lãng phí nước, bởi xưa kia Thiên Sứ ﷺ chỉ tắm bằng một So’ nước tức bằng bốn bụm tay của người bình thường.
2- Không nên tắm những nơi dơ bẩn để tránh nước dơ văng ngược dính lên người.
3- Không được tắm những chổ không có gì che chắn, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِنَّ اللَّهَ عَزَّ وَجَلَّ حَيِيٌّ سِتِّيرٌ يُحِبُّ الْحَيَاءَ وَالسَّتْرَ فَإِذَا اغْتَسَلَ أَحَدُكُمْ فَلْيَسْتَتِرْ}
“Allah – Đấng Hùng Mạnh và Tối Cao – là Đấng Hổ Thẹn Kín Đáo, Ngài yêu thích việc kín đáo. Vì vậy, khi tắm các ngươi hãy che bộ phận sinh dục lại.”( )
4- Không nên đứng tắm ở những chổ nước dơ không có cống thoát nước, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ يَغْتَسِلُ أَحَدُكُمْ فِى الْمَاءِ الدَّائِمِ وَهُوَ جُنُبٌ}
“Các ngươi không nên đứng tắm Junub ở những chổ nước đứng yên không có lối thoát.”( )

    Phương thức tắm Junub:
Đọc Bismillah bằng định tâm gỡ bỏ hiện trạng đại Hadath bằng việc tắm Junub; rồi rửa đôi bàn tay ba lần; rồi dùng tay phải xối nước còn tay trái rửa tinh trùng, máu; rồi lấy Wudu hoàn chỉnh và được phép chừa lại đôi chân đến sau khi tắm xong; rồi xối nước lên đầu và dùng tay chà cho nước thấm vào da đầu( ); rồi xối nước lên đầu cùng với hai bên lổ tai ba lần; rồi xối nước lên nửa người bên phải từ trên xuống dưới; rồi tương tự tắm nửa người bên trái từ trên xuống dưới; trong lúc tắm nên kỳ sạch ở phần rún và hai bên nách. Cách tắm này do bà A’-ishah  thuật lại: “Xưa kia Thiên Sứ ﷺ của Allah khi bắt đầu tắm Junub Người rửa đôi bàn tay trước, rồi dùng tay phải xối nước còn tay trái thì rửa phần kín, rồi Người lấy nước Wudu của Salah, rồi Người hốt ba bụm nước xối lên đầu và chà cho nước thắm và da đầu, rồi Người xối nước đều lên cơ thể và cuối cùng là Người rửa đôi bàn chân.”( )  

    Cấm người đang trong tình trạng Junub làm những điều sau đây:
1- Những người đang trong tình trạng Junub không được hành lễ Salah dù bắt buộc hay là Sunnah, bởi Allah phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تَقۡرَبُواْ ٱلصَّلَوٰةَ وَأَنتُمۡ سُكَٰرَىٰ حَتَّىٰ تَعۡلَمُواْ مَا تَقُولُونَ  وَلَا جُنُبًا إِلَّا عَابِرِي سَبِيلٍ حَتَّىٰ تَغۡتَسِلُواْۚ﴾ النساء: 43
{Này hỡi những người có đức tin, cấm các ngươi đến gần việc lễ nguyện Salah khi các ngươi say rượu cho đến khi các ngươi tỉnh táo và biết điều các ngươi nói ra; cũng như cấm dâng lễ nguyện Salah trong tình trạng Junub cho đến khi các ngươi đã tắm xong, ngoại trừ trường hợp chỉ là người đi ngang qua (Masijd chứ không nán lại trong đó).} Al-Nisa 4 : 43
2- Những người đang trong tình trạng Junub không được dùng tay đụng đến thiên kinh Qur’an dù bất cứ lý do nào, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ يَمَسُّ الْقُرْآنَ إِلاَّ طَاهِرٌ}
“Không được chạm tay vào thiên kinh Qur’an trừ phi có nước Wudu.”( )
3- Những người đang trong tình trạng Junub không được đi Tawwaaf xung quanh đền Ka’bah, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{الطَّوَافُ بِالْبَيْتِ صَلَاةٌ إِلَّا أَنَّ اللهَ تَعَالَى أَبَاحَ فِيهِ الْكَلَامَ}
“Việc đi Tawwaaf xung quanh đền Ka’bah giống như là Salah, nhưng Allah – Đấng Tối Cao – cho phép nói chuyện.”( )
4- Những người đang trong tình trạng Junub không được xướng đọc Qur’an trong lúc bị Junub, bởi ông Aly  thuật lại: “Trước kia, Thiên Sứ ﷺ đọc Qur’an cho chúng tôi nghe trong mọi trường hợp, ngoại trừ những lúc Người bị Junub.”( )
5- Đang trong tình trạng Junub (chưa tắm làm sạch) thì không được đi vào trong Masjid, nếu đi ngang qua Masjid khi có việc cần thì không sao, bởi Allah phán:
﴿وَلَا جُنُبًا إِلَّا عَابِرِي سَبِيلٍ حَتَّىٰ تَغۡتَسِلُواْۚ﴾ النساء: 43
{Và cấm dâng lễ nguyện Salah trong tình trạng Junub cho đến khi các ngươi đã tắm, ngoại trừ trường hợp chỉ là người đi ngang qua Masijd chứ không nán lại trong đó.} Al-Nisa: 43 (chương 4).

 

 

 

 
Hành lễ
Salah

    Giáo luật về hành lễ Salah:
Hành lễ Salah là bổn phận bắt buộc mỗi tín đồ Muslim có đức tin dù nam hay nữ, bổn phận này đã được Allah ra lệnh rất nhiều lần trong thiên kinh Qur’an, Ngài phán:
﴿فَأَقِيمُواْ ٱلصَّلَوٰةَۚ إِنَّ ٱلصَّلَوٰةَ كَانَتۡ عَلَى ٱلۡمُؤۡمِنِينَ كِتَٰبٗا مَّوۡقُوتٗا ١٠٣﴾ النساء: 103
Các ngươi hãy đứng hành lễ Salah, bởi nhiệm vụ hành lễ Salah đã được truyền xuống cho những người có đức tin phải hành lễ vào đúng giờ giấc đã ấn định. Al-Nisa: 103 (chương 4)
﴿حَٰفِظُواْ عَلَى ٱلصَّلَوَٰتِ وَٱلصَّلَوٰةِ ٱلۡوُسۡطَىٰ وَقُومُواْ لِلَّهِ قَٰنِتِينَ ٢٣٨﴾ البقرة: 238
Các ngươi hãy duy trì các lễ nguyện Salah (tại Masjid), nhất là cuộc lễ chính giữa (A’sr), và hãy đứng dâng lễ trước Allah với tinh thần sùng kính hoàn toàn. Al-Baqoroh: 238 (Chương 2)
Và Thiên Sứ ﷺ đã ấn định việc hành lễ Salah là nền tảng thứ hai trong năm nền tảng của Islam, Người nói:
{بُنِيَ الإِسْلاَمُ عَلَى خَمْسٍ: شَهَادَةِ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ وَإِقَامِ الصَّلاَةِ وَإِيتَاءِ الزَّكَاةِ وَحَجِّ الْبَيْتِ وَصَوْمِ رَمَضَانَ}
“Islam được xây dựng trên năm trụ cột: lời tuyên thệ Laa i laa ha il lol loh và Muhammad là Thiên Sứ của Allah, dâng lễ Salah, xuất Zakat bắt buộc, nhịn chay Romadon và hành hương Hajj tại ngôi đền Ka'bah.”( )

    Giá trị của sự hành lễ Salah:
Giá trị của sự hành lễ Salah trong tôn giáo Islam sẽ được Allah ban thưởng rất vĩ đại cho người hoàn thành bổn phận này, điển hình:
1- Có người hỏi Thiên Sứ ﷺ về việc hành đạo nào tốt đẹp nhất thì Người nói:
{الصَّلَاةُ لِوَقْتِهَا}
“Hãy hành lễ Salah theo giờ đã định.”( )
2- Thiên Sứ ﷺ nói:
{أَرَأَيْتُمْ لَوْ أَنَّ نَهَرًا بِبَابِ أَحَدِكُمْ يَغْتَسِلُ فِيهِ كُلَّ يَوْمٍ خَمْسًا، مَا تَقُولُ ذَلِكَ يُبْقِى مِنْ دَرَنِهِ شَيْءٌ ؟}
“Các ngươi nghĩ thế nào khi trước nhà các ngươi có một con sông, nếu mỗi ngày các ngươi ra đó tắm năm lần thì thử hỏi những chất dơ còn sót lại trên cơ thể của các ngươi không?”
Mọi người đáp: “Thưa thiên sứ, thiết nghĩ chắc không còn chất dơ nào sót lại trên cơ thể cả.”
Thiên Sứ ﷺ bảo:
{فَذَلِكَ مِثْلُ الصَّلَوَاتِ الْخَمْسِ، يَمْحُو اللَّهُ بِهَا الْخَطَايَا}
“Cũng giống như năm lần lễ nguyện Salah hàng ngày, đây là hình thức Allah thử thách để Ngài xóa đi tội lỗi (cho những người biết vâng lệnh Ngài).”( )
3- Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَا مِنِ امْرِئٍ مُسْلِمٍ تَحْضُرُهُ صَلاَةٌ مَكْتُوبَةٌ فَيُحْسِنُ وُضُوءَهَا وَخُشُوعَهَا وَرُكُوعَهَا إِلاَّ كَانَتْ كَفَّارَةً لِمَا قَبْلَهَا مِنَ الذُّنُوبِ مَا لَمْ يُؤْتِ كَبِيرَةً وَذَلِكَ الدَّهْرَ كُلَّهُ}
“Bất cứ tín đồ Muslim nào tham gia hành lễ Salah bắt buộc (cùng với tập thể) sau khi hoàn thành việc lấy nước Wudu, lòng tịnh tâm trong những động tác của Salah (như Rukua’) thì sẽ được xóa đi mọi tội lỗi trước đó (ngoại trừ đại tội), cứ thế suốt cả đời y.”( )


4- Thiên Sứ ﷺ nói:
{رَأْسُ الأَمْرِ الإِسْلاَمُ وَعَمُودُهُ الصَّلاَةُ وَذِرْوَةُ سَنَامِهِ الْجِهَادُ فِي سَبِيْلِ اللهِ}
“Đầu não của tôn giáo là Islam, trụ cột của nó là hành lễ Salah và đỉnh điểm của nó là Jihaad vì con đường chính nghĩa của Allah.”( )

    Khuyến cáo về việc bỏ bê hành lễ Salah:
Có rất nhiều câu Kinh và Hadith lên án những người Muslim nào bỏ bê hoặc cố tình trì hoãn những buổi hành lễ Salah ra khỏi giờ qui định. Allah phán:
﴿۞ فَخَلَفَ مِنۢ بَعۡدِهِمۡ خَلۡفٌ أَضَاعُواْ ٱلصَّلَوٰةَ وَٱتَّبَعُواْ ٱلشَّهَوَٰتِۖ فَسَوۡفَ يَلۡقَوۡنَ غَيًّا ٥٩﴾ مريم: 59
Nhưng tiếp sau chúng là một hậu duệ bỏ bê việc dâng lễ Salah và theo đuổi những dục vọng thấp hèn, rồi đám người đó sẽ bị ném vào hỏa ngục Ghoiya.} Mar-yam: 59 (chương 19).
﴿فَوَيۡلٞ لِّلۡمُصَلِّينَ ٤ ٱلَّذِينَ هُمۡ عَن صَلَاتِهِمۡ سَاهُونَ ٥ ﴾ الماعون: 4 - 5
{Thật khốn khổ thay cho những người dâng lễ nguyện Salah. *Chúng là những kẻ đã cố tình trì hoãn dâng lễ Salah đến hết giờ.} Al-Maa-u’n: 4 – 5 (chương 107).
     Thiên Sứ ﷺ nói:
{بَيْنَ الرَّجُلِ وَبَيْنَ الشِّرْكِ وَالْكُفْرِ تَرْكُ الصَّلاَةِ}
“Vách chắn bảo vệ con người với sự thờ đa thần và phủ nhận đức tin (vào Allah) sẽ bị đổ vỡ một khi y bỏ bê hành lễ Salah.”( )
{الْعَهْدُ الَّذِي بَيْنَنَا وَبَيْنَهُمْ الصَّلاَةُ فَمَنْ تَرَكَهَا فَقَدْ كَفَرَ}
“Sự khác biệt giữa chúng ta (người Muslim) và họ (người ngoại đạo) chính là hành lễ Salah. Ai bỏ bê nó thì y là kẻ ngoại đạo.”( )
{مَنْ حَافَظَ عَلَيْهَا كَانَتْ لَهُ نُوراً وَبُرْهَاناً وَنَجَاةً يَوْمَ الْقِيَامَةِ وَمَنْ لَمْ يُحَافِظْ عَلَيْهَا لَمْ يَكُنْ لَهُ نُورٌ وَلاَ بُرْهَانٌ وَلاَ نَجَاةٌ وَكَانَ يَوْمَ الْقِيَامَةِ مَعَ قَارُونَ وَفِرْعَوْنَ وَهَامَانَ وَأُبَىِّ بْنِ خَلَفٍ}
“Ai duy trì chúng (tức năm lễ nguyện Salah bắt buộc) y sẽ được ánh sáng, được nhân chứng và được chiến thắng trong Ngày tận thế, và ai không duy trì được chúng thì y sẽ không được ánh sáng, không có nhân chứng và bị thua thiệt vào Ngày tận thế. Rồi y sẽ bị phục sinh cùng với Qaaroon, Fir-a’wn, Haamaan và Abai bin Khalaf.”( )

    Điều kiện của sự hành lễ Salah:
Hành lễ Salah có những điều kiện bắt buộc của nó, nếu người hành lễ thiếu một trong các điều kiện  xem như lễ nguyện đó vô nghĩa:
1- Islam, sự hành lễ Salah sẽ trở nên vô giá trị nếu người thực hiện là người ngoại đạo (Kaafir), tương tự đối với tất cả việc hành đạo khác, Allah phán:
﴿مَا كَانَ لِلۡمُشۡرِكِينَ أَن يَعۡمُرُواْ مَسَٰجِدَ ٱللَّهِ شَٰهِدِينَ عَلَىٰٓ أَنفُسِهِم بِٱلۡكُفۡرِۚ أُوْلَٰٓئِكَ حَبِطَتۡ أَعۡمَٰلُهُمۡ وَفِي ٱلنَّارِ هُمۡ خَٰلِدُونَ ١٧﴾ التوبة: 17
Những người Đa Thần không xứng đáng làm công việc bảo quản các Masjid của Allah, bởi chúng tự xác nhận mình là nhóm người vô đức tin. Đó là những kẻ mà việc làm của chúng chẳng có kết quả gì và chúng sẽ vào trong hỏa ngục muôn đời. Al-Tawbah 9: 17
2- Trí tuệ, không bắt buộc những người khùng điên, mất trí hay người bị bịnh tâm thần hành lễ Salah, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{رُفِعَ الْقَلَمُ عَنْ ثَلاَثٍ: عَنِ النَّائِمِ حَتَّى يَسْتَيْقِظَ، وَعَنِ الصَّبِيِّ حَتَّى يَحْتَلِمَ، وَعَنِ الْمَجْنُونِ حَتَّى يَفِيقَ}
“Có ba loại người không bị bắt tội: Người ngủ say cho đến khi thức dậy; trẻ em đến khi dậy thì và người mất trí (khùng điên) cho đến khi tỉnh táo.”( )
3- Trưởng thành, không bắt buộc Salah đối với trẻ em chưa đến tuổi dậy thì (xem Hadith ở trên), nhưng khuyến khích khi những đứa trẻ lên bảy tuổi thì cha mẹ nên tập cho chúng quen dần về phương cách Salah, vì Thiên Sứ ﷺ nói:
{مُرُوا أَوْلاَدَكُمْ بِالصَّلاَةِ إِذَا بَلَغَ سَبْعُ سِنِيْنٍ، وَإِذَا بَلَغَ عَشْرُ سِنِيْنٍ فَاضْرِبُوهُ عَلَيْهَا}
“Hãy ra lệnh con cái các ngươi hành lễ Salah khi chúng bảy tuổi, và khi chúng được mười tuổi thì hãy đánh chúng (nếu chúng không chịu hay bỏ bê hành lễ Salah).”( )
4- Sạch sẽ, tức thân thể hoàn toàn rời khỏi hai hiện trạng tiểu Hadath và đại Hadath: Tiểu Hadath là rơi vào hiện trạng bắt buộc phải lấy Wudu còn đại Hadath là rơi vào hiện trạng bắt buộc phải tắm Junub, bởi Allah phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِذَا قُمۡتُمۡ إِلَى ٱلصَّلَوٰةِ فَٱغۡسِلُواْ وُجُوهَكُمۡ وَأَيۡدِيَكُمۡ إِلَى ٱلۡمَرَافِقِ وَٱمۡسَحُواْ بِرُءُوسِكُمۡ وَأَرۡجُلَكُمۡ إِلَى ٱلۡكَعۡبَيۡنِۚ وَإِن كُنتُمۡ جُنُبٗا فَٱطَّهَّرُواْۚ﴾ المائدة: 6
Hỡi những người có đức tin, khi nào các ngươi muốn dâng lễ nguyện Salah thì hãy rửa mặt; rồi hai tay của các ngươi đến khỏi cùi chỏ; rồi vuốt đầu của các ngươi bằng nước và rồi rửa hai bàn chân của các ngươi đến khỏi mắt cá. Nếu trường hợp các ngươi bị Junub (do giao hợp, do xuất tinh) thì hãy tắm toàn thân. Al-Maa-idah: 6 (Chương 5).
Và Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ يَقْبَلُ اللَّهُ صَلاَةً بِغَيْرِ طُهُورٍ}
“Allah không chấp nhận những ai hành lễ Salah mà không có nước tẩy rửa.”( )
5- Cơ thể, quần áo và nơi hành lễ phải sạch sẽ.
- Về cơ thể thì Thiên Sứ ﷺ đã bảo những phụ nữ bị bệnh rong kinh như sau:
{اِغْسِلِي عَنْكِ الدَّمَ وَصَلِّي}
“Bà hãy rửa sạch máu trước khi hành lễ Salah.”( )
- Về quần áo thì Allah phán:
﴿وَثِيَابَكَ فَطَهِّرۡ ٤﴾ المدثر: 4
Và hãy giữ y phục của Ngươi sạch sẽ. Al-Muddaththir: 4 (chương 74).
- Về nơi hành lễ thì theo Hadith do Abu Huroiroh thuật lại: Có một người đàn ông Ả Rập du mục đứng đái trong Masjid, ông liền bị mọi người cấm cản nhưng Thiên Sứ ﷺ bảo:
{دَعُوهُ وَهَرِيقُوا عَلَى بَوْلِهِ سَجْلاً مِنْ مَاءٍ، أَوْ ذَنُوبًا مِنْ مَاءٍ ، فَإِنَّمَا بُعِثْتُمْ مُيَسِّرِينَ، وَلَمْ تُبْعَثُوا مُعَسِّرِينَ}
“Hãy để mặc y, các ngươi đem thùng nước xối lên chổ nước tiểu của y, bởi các ngươi được lệnh gỡ rối chứ không phải làm cho rối thêm.”( )
6- Đến giờ, Salah chỉ bắt buộc thực hiện khi đã đến giờ, nếu hành lễ trước giờ thì không được công nhận, bởi Allah phán:
﴿إِنَّ ٱلصَّلَوٰةَ كَانَتۡ عَلَى ٱلۡمُؤۡمِنِينَ كِتَٰبٗا مَّوۡقُوتٗا ١٠٣﴾ النساء: 103
Nhiệm vụ hành lễ Salah đã được truyền xuống cho những người có đức tin phải hành lễ vào đúng giờ giấc đã ấn định. Al-Nisa: 103 (chương 4)
Thiên thần Jibril  đã đến dạy Thiên Sứ ﷺ giờ giấc Salah, Jibril đã làm Imam cho Thiên Sứ ﷺ khi giờ Salah bắt đầu trong ngày hôm trước và khi ở cuối giờ vào ngày hôm sau, xong Jibril  nói:
{مَا بَيْنَ هَذَيْنِ وَقْتٌ}
“Giữa hai khoảng là giờ (của Salah).”( )
7- Che phần cơ thể bắt buộc, bởi Allah phán:
﴿۞يَٰبَنِيٓ ءَادَمَ خُذُواْ زِينَتَكُمۡ عِندَ كُلِّ مَسۡجِدٖ﴾ الأعراف: 31
Hỡi con cháu của Adam, các ngươi hãy ăn mặc thật nghiêm trang chỉnh tề khi đến Masjid. Al-A'raaf: 31 (chương 7).
ăn mặc thật nghiêm trang chỉnh tề nghĩa là phải che phần cơ thể bắt buộc, vấn đề này tất cả những vị U’lama đồng thống nhất rằng che phần cơ thể là điều kiện bắt buộc để sự hành lễ Salah được công nhận, đối với ai hành lễ Salah lõa thể trong khi y có khả năng che kín phần cơ thể bắt buộc thì sự hành lễ Salah đó vô giá trị.
8- Định tâm, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِنَّمَا الأَعْمَالُ بِالنِّيَّاتِ وَإِنَّمَا لِكُلِّ امْرِئٍ مَا نَوَى}
“Mọi hành động đều bắt nguồn từ sự định tâm và mỗi hành động của con người được thanh toán dựa vào định tâm của y.”( )  
9- Hướng mặt về Qiblah, bởi Allah phán:
﴿قَدۡ نَرَىٰ تَقَلُّبَ وَجۡهِكَ فِي ٱلسَّمَآءِۖ فَلَنُوَلِّيَنَّكَ قِبۡلَةٗ تَرۡضَىٰهَاۚ فَوَلِّ وَجۡهَكَ شَطۡرَ ٱلۡمَسۡجِدِ ٱلۡحَرَامِۚ وَحَيۡثُ مَا كُنتُمۡ فَوَلُّواْ وُجُوهَكُمۡ شَطۡرَهُۥۗ﴾ البقرة: 144
{Rằng TA đã thấy Ngươi (Muhammad) ngước mặt trên trời (cầu xin Chỉ Đạo). Bởi thế, TA hướng Ngươi về phía Qiblah làm cho Ngươi hài lòng. Do đó, hãy quay mặt của Ngươi hướng về Masjid Haram (Makkah). Và ở bất cứ nơi nào, các ngươi hãy quay mặt về phía đó (để dâng lễ Salah).} Al-Baqoroh: 144 (chương 2).

    Các nền tảng của sựu hành lễ Salah:
Sụ hành lễ Salah có những nền tảng đặc trưng của nó, nếu thiếu sót thì sự Salah đó sẽ vô giá trị:
1- Định tâm, là sự khẳng định trong tâm muốn thực hiện một loại Salah nhất định nào đó, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِنَّمَا الأَعْمَالُ بِالنِّيَّاتِ وَإِنَّمَا لِكُلِّ امْرِئٍ مَا نَوَى}
“Mọi hành động đều bắt nguồn từ sự định tâm và mỗi hành động của con người được thanh toán dựa vào sự định tâm của y.”( )
(được phép định tâm dù chỉ trước Takbir Ehrom với thời gian rất ngắn).
2- Takbir Ehrom, nghĩa là nói “Ollohu Akb’ar”, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{مِفْتَاحُ الصَّلَاةِ الطَّهُوْرُ وَتَحْرِيمُهَا التَّكْبِيرُ وَتَحْلِيلُهَا التَّسْلِيمُ}  
“Chìa khóa của sự hành lễ Salah là tẩy rửa, bắt đầu hành lễ Salah bằng câu nói Takbir và kết thúc Salah là sự Tasleem.”( )
3- Đứng khi có khả năng đối với thể loại Salah bắt buộc, bởi Allah phán:
﴿حَٰفِظُواْ عَلَى ٱلصَّلَوَٰتِ وَٱلصَّلَوٰةِ ٱلۡوُسۡطَىٰ وَقُومُواْ لِلَّهِ قَٰنِتِينَ ٢٣٨﴾ البقرة: 238
Các ngươi hãy duy trì các lễ nguyện Salah (tại Masjid), nhất là cuộc lễ chính giữa (A’sr), và hãy đứng dâng lễ trước Allah với tinh thần sùng kính hoàn toàn. Al-Baqoroh: 238 (Chương 2),
Và bởi Thiên Sứ ﷺ đã bảo I’mron bin Husain :
{صَلِّ قَائِماً، فَإِنْ لَمْ تَسْتَطِعْ فَقَاعِداً، فَإِنْ لَمْ تَسْتَطِعْ فَعَلَى جَنْبٍ}
“Anh hãy đứng để hành lễ Salah, nếu không thể thì anh mới ngồi, còn nếu vẫn không thể nữa thì anh hãy nằm nghiêng.”( )
4- Đọc chương Al-Faatihah ở mỗi Rak-at dù là Salah bắt buộc hay Salah Sunnah, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ صَلاَةَ لِمَنْ لَمْ يَقْرَأْ بِفَاتِحَةِ الْكِتَابِ}
“Lễ Salah sẽ vô hiệu nếu như ai đó không xướng đọc chương Al-Faatihah.”( )
5- Cúi người (Rukua’) (tức cúi cong người 90o về phía trước) đây là động tác được thống nhất, bởi Allah phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ ٱرۡكَعُواْ وَٱسۡجُدُواْۤ وَٱعۡبُدُواْ رَبَّكُمۡ وَٱفۡعَلُواْ ٱلۡخَيۡرَ لَعَلَّكُمۡ تُفۡلِحُونَ۩ ٧٧﴾ الحج: 77
{Hỡi những người có đức tin, các ngươi hãy Rukua’, hãy quỳ lạy (Allah bằng lễ nguyện Salah) và hãy thờ phượng Thượng Đế của các ngươi; và hãy làm điều thiện để may ra các ngươi được thành đạt. Al-Hajj: 77 (chương 22)
Và bởi Thiên Sứ ﷺ đã bảo người đàn ông hành lễ Salah sai:
{ثُمَّ ارْكَعْ حَتَّى تَطْمَئِنَّ رَاكِعاً}
“Sau đó anh hãy cúi người (Rukua’) thật nghiêm chỉnh.”( )
6- Bật dậy sau cúi người (Rukua’), bằng chứng Thiên Sứ ﷺ đã bảo người đàn ông hành lễ Salah sai:
{ثُمَّ ارْفَعْ حَتَّى تَعْتَدِلَ قَائِمًا}
“Rồi sau đó anh đứng dậy cho đến khi nào đứng thẳng người.”( )
7- Đứng thẳng hoàn toàn, Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ يَنْظُرُ اللَّهُ إِلَى صَلاَةِ رَجُلٍ لاَ يُقِيمُ صُلْبَهُ بَيْنَ رُكُوعِهِ وَسُجُودِهِ}
“Allah chẳng thiết tha nhìn vào sự hành lễ Salah của ai khi các khớp xương không trở lại đúng vị trí khoảng giữa Rukua’ đến sự quỳ lạy.”( )
8- Quỳ lạy, bởi Allah phán:
﴿وَٱسۡجُدُواْۤ﴾ الحج: 77
{Và hãy quỳ lạy (Allah bằng lễ nguyện Salah). Al-Haj 22 : 77
Và bởi Thiên Sứ ﷺ đã bảo người đàn ông hành lễ Salah sai:
{ثُمَّ اسْجُدْ حَتَّى تَطْمَئِنَّ سَاجِدًا}
“Sau đó anh qùy lạy cho thật nghiêm chỉnh.”( )
9- Bật dậy sau quỳ lạy, bởi Thiên Sứ ﷺ đã bảo người đàn ông hành lễ Salah sai:
{ثُمَّ ارْفَعْ حَتَّى تَطْمَئِنَّ جَالِساً}
“Sau đó anh hãy ngồi ngẩng đầu (ngồi thẳng lưng) cho thật nghiêm chỉnh.”
10- Ngồi giữa hai lần quỳ lạy, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ يَنْظُرُ اللَّهُ إِلَى صَلاَةِ رَجُلٍ لاَ يُقِيمُ صُلْبَهُ بَيْنَ رُكُوعِهِ وَسُجُودِهِ}
“Allah chẳng thiết tha nhìn vào sự hành lễ Salah của ai khi các khớp xương không trở lại đúng vị trí khoảng giữa Rukua’ đến quỳ lạy.”( )
11- Điềm tĩnh trong tất cả nền tảng Rukua’, quỳ lạy, đứng và ngồi: Tức mỗi động tác phải chuẩn và đẹp, thời gian nghiêm chỉnh của mỗi động tác bằng khoảng thời gian đọc được hoàn toàn lời cầu xin rồi mới chuyển sang động tác kế tiếp, bởi Thiên Sứ ﷺ đã ra lệnh cho người đàn ông hành lễ Salah sai thực hiện mỗi động tác phải chuẩn và từ tốn. Và Thiên Sứ ﷺ cũng đã ra lệnh cho ông ta phải hành lễ Salah lại do đã làm mất đi sự điềm tĩnh.
12- Ngồi và đọc Tashahhud cuối:
Ông Ibnu Mas-u’d  thuật lại: Trước khi bắt buộc đọc Tashahhud thì chúng tôi đã nói: “As sa laa mu a’ lol loh, as sa laa mu a’ la jibril wa mi ka il” (Xin chào bình an đến Allah, đến Jibril và Mika-il) nghe vậy Thiên Sứ ﷺ bảo:
{لاَ تَقُولُوا السَّلاَمُ عَلَى اللَّهِ وَلَكِنْ قُولُوا: التَّحِيَّاتُ لِلَّهِ، وَالصَّـلَوَاتُ وَالطَّيِّبَـاتُ، السَّـلاَمُ عَلَيْكَ أَيُّهَا النَّبِـيُّ وَرَحْمَةُ اللهِ وَبَرَكَاتُـهُ، السَّـلاَمُ عَلَيْـنَا وَعَلَـى عِبَادِ اللهِ الصَّـالِحِينَ، أَشْـهَدُ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَأَشْـهَدُ أَنَّ مُحَمَّـداً عَبْـدُهُ وَرَسُـولُهُ}
“Các ngươi đừng nói chào bình an cho Allah mà hãy nói: Atta hida tu lillah, wos sola watu wat toy yi b.a.t; Assa lamu a'layka ay yuhan nabi yu va rohma tul lohi wa baroka tuh; Assa lamu a’lay na wa a'la i'badil lahis solih.i.n; Ashhadu alla ila hail lolloh wa ashhadu anna Muhammadan abduhu wa rosuluh.)”( )
Và Thiên Sứ ﷺ bảo:
{إِذَا جَلَسَ أَحَدُكُمْ فَلْيَقُلِ التَّحِيَّاتُ لِلَّهِ وَالصَّلَوَاتُ وَالطَّيِّبَاتُ}
“Khi các ngươi ngồi Tashahhud thì hãy nói: Atta hida tu lillah, wos sola wa tu wat toy yi b.a.t”( )
13- Chào Salam, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{مِفْتَاحُ الصَّلَاةِ الطَّهُوْرُ وَتَحْرِيمُهَا التَّكْبِيرُ وَتَحْلِيلُهَا التَّسْلِيمُ}  
“Chìa khóa của sự hành lễ Salah là tẩy rửa, bắt đầu Salah bằng Takbir và kết thúc bằng Tasleem.”( )
14- Thực hiện các nền tảng thứ tự trước sau, bởi Thiên Sứ ﷺ đã thực hiện các nền tảng theo thứ tự và Người nói:
{صَلُّوا كَمَا رَأَيْتُمُونِي أُصَلِّي}
“Các người hãy hành lễ Salah giống như thấy Ta hành lễ Salah vậy.”
Và Người đã dùng từ “sau đó” để dạy người đàn ông hành lễ Salah sai, chứng minh rằng phải thực hiện các nền tảng theo thứ tự trước sau, ai thay đổi thứ tự các nền tảng thì sự Salah đó vô giá trị.

 

    Những điều bắt buộc của hành lễ Salah.
Có tổng cộng tám điều khoản bắt buộc khi hành lễ Salah, nếu ai cố ý bỏ một trong các điều khoản này thì sự hành lễ Salah đó không giá trị, còn ai nhỡ quên hoặc không biết căn bản hành lễ Salah thì chỉ cần quỳ lạy Sahu là được.
1- Tất cả lời Takbir ngoài lời Takbir Ehrom, hay còn gọi là các lời Takbir thay đổi động tác, bởi ông Ibnu Mas-u’d  nói: “Tôi đã nhìn thấy Thiên Sứ ﷺ đã nói Takbir (tức nói Ollo hu akbar) mỗi khi cúi người Rukua’, cúi quỳ lạy, đứng thẳng người lại và ngồi lại.”( )
2- Nói: “سُبْـحَانَ رَبِّـيَ العَظِيْمِ” (Subha na rabbi yal a’z.i.m)( ) một lần trong cúi đầu Rukua’, bởi Hadith do ông Huzaifah  thuật lại: “Khi Thiên Sứ ﷺ hành lễ Salah lúc Rukua’ thì Người nói: (Subha na rabbi yal a’z.i.m) và lúc quỳ lạy thì nói: (Subha na rabbi yal a’la)”( )
3- Nói: “سُبْـحَانَ رَبِّـيَ الأَعْلَـى” (Subha na rabbi yal a’la)( ) một lần trong quỳ lạy, với bằng chứng là Hadith do Huzaifah  thuật lại ở trên.
4- Nói: “سَـمِعَ اللهُ لِمَـنْ حَمِـدَهُ” (Sami Ollo huliman hamidah)( ) đối với Imam và người hành lễ một mình, bởi theo Hadith do Abu Huroiroh  thuật lại: “Khi bắt đầu hành lễ Salah thì Thiên Sứ ﷺ nói (Ollo hu akbar), khi cúi đầu Rukua’ cũng nói (Ollo hu akbar), khi bật dậy sau Rukua’ thì người nói (Sami Allahu liman hamidah), đến khi đứng thẳng người hoàn toàn thì Người nói (Rabbana wa lakal hamdu).”( )  
5- Nói: “رَبَّنَـا وَلَكَ الْحَمْـدُ” (Rabbana wa lakal hamdu)( ) chỉ đối với Mamum, đối với Imam và người hành lễ một mình thì khuyến khích hai bên phối hợp, bởi Hadith do Abu Huroiroh  thuật lại ở trên và Hadith do Abu Musa  thuật lại có đoạn: “Khi Imam nói: (Sami ollo huliman hamidah) thì các ngươi hãy nói: (Rabbana wa lakal hamdu).”( )  
6- Nói giữa hai lần quỳ lạy câu:
{اللَّهُـمَّ اغْفِـرْ لِـي، وَارْحَمْنِـي، وَعَافِنِـي، وَاهْدِنِـي، وَارْزُقْنِـي}
“Ollo hum magh fir li, war hamni, wa a'fi ni, wah dini, war zuq ni”( )
Hoặc nói:
{رَبِّ اغْفِـرْ لِـي، رَبِّ اغْفِـرْ لِـي}
“Rab bigh fir li, Rab bigh fir li”( ) bởi Thiên Sứ ﷺ có lần nói câu này và có lần nói câu kia.
7- Đọc Tashahhud phần đầu.
8- Ngồi để đọc Tashahhud phần đầu, bởi Thiên Sứ ﷺ đã bảo ông Rufaa-a’h rằng:
{إِذَا أَنْتَ قُمْتَ فِى صَلاَتِكَ فَكَبِّرِ اللَّهَ تَعَالَى ثُمَّ اقْرَأْ مَا تَيَسَّرَ عَلَيْكَ مِنَ الْقُرْآنِ، فَإِذَا جَلَسْتَ فِى وَسَطِ الصَّلاَةِ فَاطْمَئِنَّ وَافْتَرِشْ فَخِذَكَ الْيُسْرَى ثُمَّ تَشَهَّدْ}
“Khi anh đứng hành lễ Salah thì anh hãy khai đề bằng câu ‘Ollo hu Akbar, rồi (sau bài Faatihah) anh đọc thêm chương Kinh nào anh thuộc từ Qur’an, đến khi anh ngồi giữa Salah thì hãy ngồi điềm tĩnh, ngồi đặt mông lên lòng bàn chân trái mà đọc bài Tashahhud.”( )

    Những điều Sunnah trong lễ nguyện Salah:
Khuyến khích tín đồ nên duy trì các điều Sunnah của Salah để hưởng được thêm ân phước:
1- Hai cánh tay đưa thẳng lên ngang vai hoặc ngang lổ tai trong các trường hợp sau:
a) Mỗi khi Takbir Ehrom để bắt đầu hành lễ Salah (Takbir đầu tiên của Salah)
b) Khi quặp người cúi 90° (Rukua’).
c) Đứng thẳng người sau khi Rukua’.
d) Lúc đứng dậy từ Rak-at thứ hai vào Rak-at thứ ba, bởi ông Ibnu U’mar  thuật lại: “Mỗi khi đứng hành lễ Salah là Thiên Sứ giơ đôi bàn tay lên ngang vai rồi Người nói ‘Ollohu Akbar’; trước khi Người muốn Rukua’ thì Người cũng giơ tay lên và nói câu tương tự rồi mới cúi người 90°; và khi bật dậy sau Rukua’ thì Người cũng giơ tay lên và nói câu tương tự.”( )
2- Đặt tay phải ôm lên cổ tay trái, trong tư thế cả hai tay đặt lên ngực hoặc lên trên phần rún, bởi ông Sahl bin Sa’d  thuật lại: “Trước đây, Thiên sứ ra lệnh hành lễ Salah phải đặt bàn tay phải lên cổ tay trái với tư thế hai tay ngang ngực trong lúc hành lễ.”( )
Và ông Waa-il bin Hajar thuật lại: “Tôi đã hành lễ Salah cùng với Thiên Sứ, Người đã đặt tay phải lên tay trái và đặt hai tay lên ngang ngực.”( )   
3- Đọc bài Du-a’ Istiftaah sau Takbir Ehrom:
{سُـبْحَانَكَ اللهُـمَّ وَبِحَمْـدِكَ، وَتَبَـارَكَ اسْـمُكَ، وَتَعَالَـى جَـدُّكَ وَلاَ إِلَـٰهَ غَيْـرُكَ}
“Subha na kollo humma wa biham dik, wata baaro kas muk, wata a'la jad duk wa la ila ha ghai ruk”( )
4- Đọc Ta-a’wwaz( ) ở Rak-at đầu tiên và đọc thầm Basmalah( ) ở mỗi Rak-at, bởi Allah phán:
 ﴿فَإِذَا قَرَأۡتَ ٱلۡقُرۡءَانَ فَٱسۡتَعِذۡ بِٱللَّهِ مِنَ ٱلشَّيۡطَٰنِ ٱلرَّجِيمِ ٩٨﴾ النحل: 98
{Thế nên, khi Người (Muhammad) đọc Qur’an thì Ngươi hãy cầu xin Allah che chở tránh xa Shayton bị nguyền rủa.} A-Nahl: 98 (Chương 16).
5- Nói Amin sau bài Faatihah, khuyến khích người hành lễ dù là Imam, những người hành lễ theo sau Imam hay dù cho đứng Salah một mình phải nói câu AMIN sau khi đọc bài Faatihah chấm dứt, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِذَا قَالَ الإِمَامُ ﴿غَيۡرِ ٱلۡمَغۡضُوبِ عَلَيۡهِمۡ وَلَا ٱلضَّآلِّينَ ٧﴾ فَقُولُوا: آمِينَ، فَإِنَّهُ مَنْ وَافَقَ قَوْلُهُ قَوْلَ الْمَلاَئِكَةِ غُفِرَ لَهُ مَا تَقَدَّمَ مِنْ ذَنْبِهِ}
“Khi Imam đọc hết: ﴿غَيۡرِ ٱلۡمَغۡضُوبِ عَلَيۡهِمۡ وَلَا ٱلضَّآلِّينَ ﴾ thì những người đứng Salah với Imam hãy nói: “Amin”, bởi lúc đó ai nói trùng với lời của Thiên Thần thì tất cả tội lỗi của y sẽ được xóa.”( )
Và khi Thiên Sứ ﷺ đọc đến câu:
﴿غَيۡرِ ٱلۡمَغۡضُوبِ عَلَيۡهِمۡ وَلَا ٱلضَّآلِّينَ ٧﴾ là Người nói Amin bằng giọng kéo dài.( )
6- Sau bài Faatihah nên đọc thêm một chương Kinh hoặc một đoạn kinh hoặc vài câu Kinh ở giờ hành lễ Salah Fajr, hai Rak-at đầu của các Salah Zhuhr, A’sr, Maghrib và I’sha, bởi được truyền lại từ Thiên Sứ ﷺ rằng: “Trước đây, ở giờ Salah Zhuhr với hai Rak-at đầu Người đọc Faatihah và hai chương Kinh; với hai Rak-at cuối Người chỉ đọc Faatihah, nhưng thỉnh thoảng (rất ít) mọi người có nghe Người đọc thêm một câu Kinh.”( )  
7- Đối với sự hành lễ Salah bắt buộc nên đọc lớn tiếng ở hai Rak-at đầu như Salah Maghrib, I’sha và Fajr. Những giờ Salah còn lại (Zhuhr và A’sr) thì đọc thầm; còn Salah Sunnah thì đọc thầm vào ban ngày và đọc lớn tiếng vào ban đêm, ngoại trừ sợ gây ảnh hưởng đến người khác thì khuyến khích đọc thầm trong lúc này.
8- Đọc đoạn kinh dài ở Salah Fajr; đọc trung bình ở Salah Zhuhr, A’sr và I’sha; ngắn ở Salah Maghrib.
Theo ông Sulaiman bin Yasaar thuật lại rằng ông Abu Huroiroh  có nói: “Tôi chưa từng thấy ai hành lễ Salah giống như sự hành lễ Salah của Thiên Sứ ﷺ (Imam của Masjid Madinah) cả.”
Ông Sulaiman thuật lại: “Thế là tôi đến hành lễ cùng vị Imam đó, Imam đã kéo dài hai Rak-at đầu của Salah Zhuhr và đọc ngắn ở hai Rak-at sau; Salah A’sr thì Imam đọc ngắn; Salah Maghrib ở hai Rak-at đầu đọc những chương ngắn; Salah I’sha ở hai Rak-at đầu thì Imam đọc trung bình; đến ngày hôm sau Salah Fajr thì Imam đọc dài.”( )
9- Hình thức ngồi trong lúc Salah được truyền lại chính xác từ Thiên Sứ ﷺ là Người luôn ngồi lên lòng bàn chân trái, ngoại trừ Salah có hai Tashahhud như Zhuhr, A’sr, Maghrib và I’sha thì ở Tashahhud cuối Người ngồi đặt mong xuống đất, như được ông Abu Hamid Al-Saa-i’di thuật lại lúc nghe được một Sohabah miêu tả về Salah của Thiên Sứ ﷺ, có đoạn: “...khi ngồi trong lúc Salah có hai Rak-at thì Thiên Sứ ﷺ ngồi trên lòng bàn chân trái còn bàn chân phải thì dựng đứng.”( )
    Mở rộng: Khi ngồi Tashahhud thì Thiên Sứ ﷺ đặt bàn tay trái lên đùi trái và còn tay phải đặt lên đùi phải, dùng ngón trỏ phải đưa ra chỉ về phía trước( ) và “Người không nhìn vượt xa tầm chỉ của ngón tay.”( )
10- Cầu xin lúc quỳ lạy, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{أَلَا وَإِنِّي نُهِيت أَنْ أَقْرَأَ الْقُرْآنَ رَاكِعًا أَوْ سَاجِدًا، فَأَمَّا الرُّكُوعُ فَعَظِّمُوا فِيهِ الرَّبَّ، وَأَمَّا السُّجُودُ فَاجْتَهَدُوا فِي الدُّعَاءِ فَقَمِنٌ أَنْ يُسْتَجَابَ لَكُمْ}
“Chẳng phải rằng Ta đã cấm các ngươi đọc Qur’an trong lúc Rukua’ và lúc quỳ lạy (Sujud) sao, lúc Rukua’ thì các ngươi hãy tán dương Thượng Đế vĩ đại và lúc quỳ lạy (sujud) thì hãy cầu xin, đó là lúc các ngươi đáng được đáp lại lời cầu xin.”( )
11- Solawat cho Nabi ở Tashahhud cuối, sau khi đọc xong phần Tashahhud:
{التَّحِيَّاتُ لِلَّهِ، . . . عَبْـدُهُ وَرَسُـولُهُ}
“Atta hida tu lillah ... ab duhu wa rosu luh.” thì nói:
{اللَّهُـمَّ صَـلِّ عَلَـى مُحَمَّـدٍ وَعَلَـى آلِ مُحَمَّـدٍ، كَمَـا صَـلَّيْتَ عَلَـى إِبْرَاهِيـمَ وَعَلَـى آلِ إِبْرَاهِيـمَ، إِنَّكَ حَمِيـدٌ مَجِيـدٌ. اللَّهُـمَّ بَارِكْ عَلَـى مُحَمَّـدٍ وَعَلَـى آلِ مُحَمَّـدٍ، كَمَـا بَارَكْتَ عَلَـى إِبْرَاهِيـمَ وَعَلَـى آلِ إِبْرَاهِيـمَ، إِنَّكَ حَـمِيدٌ مَجِيـدٌ}
“Ollo humma solli a'la Muhammad wa a'la ali Muhammad, kama sollay ta a'la ibroh.i.m wa a'la ali ibroh.i.m, innaka hami dum maj.i.d; Ollo humma barik a'la Muhammad wa a'la ali Muhammad, kama barak ta a'la ibroh.i.m wa a'la ali ibroh.i.m, innaka hamidum maj.i.d”( )
12- Du-a’ sau khi đã Tashahhud và Solawat cho Thiên Sứ ﷺ như Người đã dạy:
{إِذَا فَرَغَ أَحَدُكُمْ مِنْ صَلاَتِهِ فَلْيَدْعُ بِأَرْبَعٍ، ثُمَّ لْيَدْعُ بَعْدُ بِمَا شَاءَ: اللَّهُـمَّ إِنِّـي أَعُـوذُ بِكَ مِـنْ عَذَابِ الْقَبْـرِ، وَمِـنْ عَذَابِ جَهَنَّمَ، وَمِـنْ فِتْنَةِ الْمَحْيَا وَالْمَمَاتِ، وَمِـنْ شَـرِّ فِتْنَةِ الْمَسِـيحِ الدَّجَّالِ}
“Sau khi các ngươi xong phần tụng niệm của Salah thì hãy cầu xin Allah tránh khỏi bốn điều, sau đó cầu xin tiếp bất cứ gì mình muốn: Ollo humma inni a u’zu bikamin a’zaa bil qabri, wa min a’zaa bija hannăm, wa min fitna til mah yaa, wal ma maat, wa min shar rifit natil masi hid dajjaal.”( )
13- Chào Salam phía bên trái, được truyền lại Thiên Sứ ﷺ xoay mặt qua phải rồi qua trái khi chào Salam đến nổi Người nhìn thấy cả gò má của Người.( )  
14- Tụng niệm và cầu xin sau Salam, được truyền lại chính xác từ Thiên Sứ ﷺ các lời tụng niệm và cầu xin sau Salah, khuyến khích người hành lễ áp dụng các lời tụng niệm này:
a) Ông Thawban  thuật lại: Mỗi lần sau khi xong Salah là Thiên Sứ ﷺ nói ba lần câu:
أَسْـتَغْفِـرُ اللهَ
“Astagh firullah.”( ) và Người nói thêm một lần câu:
 {اللَّهُـمَّ أَنْتَ السَّـلَامُ، وَمِنْـكَ السَّـلَامُ تَبَـارَكْتَ ذَا الْجَـلَالِ وَالإِكْـرَامِ}
“Ollo humma antas salam, wa min kas salam, tabaa rak ta zal cha laa li wal ik rom.”( )
b) Ông Mu-a’z bin Jabal  thuật lại: Vào một ngày nọ Thiên Sứ ﷺ đã nắm tay tôi nói rằng:
{يَا مُعَاذُ، وَاللَّهِ إِنِّي لأُحِبُّكَ، أُوصِيكَ يَا مُعَاذُ لاَ تَدَعَنَّ فِي دُبُرِ كُلِّ صَلاةٍ أَنْ تَقُوْلَ: اللَّهُـمَّ أَعِنِّـي عَلَـى ذِكْرِكَ، وَشُـكْـرِكَ، وَحُسْـنِ عِبَادَتِكَ}
“Hỡi Mu-a’z, xin thề với Allah rằng tôi thương anh nên tôi khuyên anh mỗi lần xong Salah đừng quên nói câu đu’a sau đây: Ollo humma a i’n ni a’la zik rika, wa shuk rika, wa hus ni i’ baa dik.”( )     
c- Ông Al-Mughiroh bin Shua’bah  thuật lại: Trước đây, sau mỗi lần kết thúc Salah là Thiên Sứ ﷺ nói:
{لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَحْـدَهُ لَا شَـرِيْكَ لَـهُ، لَهُ الْمُـلْكُ وَلَـهُ الْحَـمْدُ وَهُوَ عَلَـى كُلِّ شَـيْءٍ قَدِيرٌ. اللَّهُـمَّ لَا مَـانِعَ لِمـاَ أَعْطَيْتَ، وَلَا مُعْطِيَ لِمَـا مَنَعْتَ، وَلَا يَنْفَعُ ذَا الْجَـدِّ مِنْكَ الْجَـدُّ}
“Laa i laa ha il lollo hu wah dahu laa shari kalah, lahul mul ku, wa lahul hamdu, wa huwa a’la kulli shai in qo d.i.r. Ollo humma laama ni a’li maa a'toi ta, wa laa mua’ ti ya li maa ma na’ta, wa laa yan fa u’zal jaddi min kal jad.”( )
d- Ông Abu Huroiroh  dẫn lời Thiên Sứ ﷺ:
{مَنْ سَبَّحَ لِلَّهِ فِى دُبُرِ كُلِّ صَلاَةٍ ثَلاَثًا وَثَلاَثِينَ، وَحَمِدَ اللَّهَ ثَلاَثًا وَثَلاَثِينَ، وَكَبَّرَ اللَّهَ ثَلاَثًا ثَلاَثِينَ، فَتِلْكَ تِسْعَةٌ وَتِسْعُونَ وَقَالَ تَمَامُ الْمِائَةِ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللَّهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيكَ لَهُ، لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحَمْدُ وَهُوَ عَلَى كُلِّ شَىْءٍ قَدِيرٌ غُفِرَتْ لَهُ خَطَايَاهُ، وَإِنْ كَانَتْ مِثْلَ زَبَدِ الْبَحْرِ}
“Ai tụng niệm Allah sau mỗi lần Salah ba mươi ba lần Subha nolloh; ba mươi ba lần Al hamdu lillah và ba mươi ba lần Ollo hu akbar, thế đã được chín mươi chín lần và để tròn một trăm thì nói Laa i laa ha il lollo hu wa dahu laa shari kalah, lahul mulku wa lahul hamdu wa hu wa a’la kulli shai in qo d.i.r thì lỗi lầm của y được xóa cho dù có nhiều như bọt biển.”( )
e) Ông Abu Mumaamah  thuật lại Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَنْ قَرَأَ آيَةَ الْكُرْسِيِّ دُبُرَ كُلِّ صَلَاةٍ مَكْتُوبَةٍ لَمْ يَمْنَعْهُ مِنْ دُخُولِ الْجَنَّةِ إلَّا الْمَوْتُ}
“Ai đọc Ayat Kursi sau mỗi lần Salah bắt buộc thì không có điều gì cản trở y vào thiên đàng ngoài cái chết.”( )
f) Ông Sa’d bin Abi Waqos  đã dạy con cái ông những lời tụng niệm giống như người thầy dạy học trò viết chữ vậy, ông nói: Trước đây Thiên Sứ ﷺ đã cầu xin Allah che chở sau mỗi lần hành lễ Salah với lời đu’a như sau:
{اللَّهُـمَّ إِنِّـي أَعُـوذُ بِكَ مِـنَ الْبُخْلِ، وَأَعُـوذُ بِكَ مِـنَ الْجُبْنِ، وَأَعُـوذُ بِكَ أَنْ أُرَدَّ إِلَـى أَرْذَلِ الْعُمْـرِ، وَأَعُـوذُ بِكَ مِـنْ فِتْنَةِ الدُّنْيَا، وَأَعُـوذُ بِكَ مِـنْ عَـذَابِ الْقَبْـرِ}
“Ollo humma inni a u’zu bika minal bukh li, wa a u’zu bika minal jub ni, wa a u’zu bika an u rodda ila ar za lil u’m ri, wa a u’zu bika min fit na tid dunya, wa a u’zu bika min a’ zaa bil qob ri.”( )

    Những điều được phép trong hành lễ Salah:
Người hành lễ Salah được phép làm những điều sau đây:
1- Nhắc nhở khi Imam quên một câu Kinh nào đó, theo ông Ibnu U’mar  thuật lại: Trong một lần Thiên Sứ ﷺ đã đọc lộn Qur’an trong hành lễ Salah, sau khi xong Salah Người hỏi cha tôi:
{أَشَهَدْتَ مَعَنَا ؟}
“Vừa rồi, ông có tham gia hành lễ Salah cùng với Ta không?” Cha tôi đáp: “Thưa Có.” Thiên Sứ hỏi:
{فَمَا مَنَعَكَ أَنْ تَفْتَحَ عَلَيَّ؟}
“Thế thì điều gì đã cấm ông không nhắc Ta.” ( )
2- Nếu trong lúc Salah mà Imam làm sai một động tác hoặc đọc sai lời kinh thì người hành lễ Salah theo Imam nói ‘Subha nollo’ hoặc vỗ tay là hình thức để nhắc Imam hoặc hướng dẫn Salah cho người mù, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَنْ نَابَهُ شَىْءٌ فِى صَلاَتِهِ فَلْيُسَبِّحْ فَإِنَّمَا التَّصْفِيحُ لِلنِّسَاءِ}
“Ai nhận việc nhắc nhở trong lúc Salah cho Imam thì y hãy nhắc bằng câu ‘Subha nolloh’, còn nhắc nhở bằng cách vỗ tay là dành cho nữ giới.”( )
3- Giết rắn, bò cạp và những con độc hại tương tự trong lúc Salah, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{اقْتُلُوا الأَسْوَدَيْنِ فِى الصَّلاَةِ الْحَيَّةَ وَالْعَقْرَبَ}
“Trong lúc các ngươi Salah mà thấy hai loài vật đen là rắn và bò cạp thì các ngươi hãy giết nó.”( )
4- Cản người đi ngang qua mặt, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِذَا صَلَّى أَحَدُكُمْ إِلَى شَىْءٍ يَسْتُرُهُ مِنَ النَّاسِ، فَأَرَادَ أَحَدٌ أَنْ يَجْتَازَ بَيْنَ يَدَيْهِ فَلْيَدْفَعْهُ، فَإِنْ أَبَى فَلْيُقَاتِلْهُ، فَإِنَّمَا هُوَ شَيْطَانٌ }
“Trước khi các ngươi hành lễ Salah thì hãy dùng vật gì đó chặn trước mặt đừng cho mọi người đi ngang qua (khu vực cúi lạy), (nếu quên không có để vật cản) mà có ai đó muốn đi ngang qua thì hãy đưa tay (một tay) làm dấu hiệu không cho y đi ngang qua, nếu y ngoan cố muốn bước qua thì hãy đấu tranh với y, bởi người đó chính là tên Shayton.”( )
5- Dùng tay đáp lại lời nói hay chào salam trong lúc đang hành lễ Salah, theo ông Jaabir bin Abdullah  thuật lại: Có lần Thiên Sứ ﷺ bảo tôi đi làm một công việc, lúc đó Người đến bộ lạc Al-Mustoliq. Sau khi xong việc tôi trở về thì thấy Người đang hành lễ Salah trên lưng con lạc đà, tôi đến gần cho salam và nói chuyện với Thiên Sứ ﷺ thì Người dùng tay đưa ra dấu để đáp lại lời salam của tôi, tôi lại nói chuyện tiếp tục với Thiên Sứ ﷺ thì Người chỉ gật đầu nhưng tôi nghe được Người đang đọc Qur’an. Sau khi Người Salah xong thì Người nói:
{مَا فَعَلْتَ فِي الَّذِي أَرْسَلْتُكَ لَهُ، فَإِنَّهُ لَمْ يَمْنَعْنِى أَنْ أُكَلِّمَكَ إِلاَّ أَنِّي كُنْتُ أُصَلِّي}
“Anh đã làm những điều Ta bảo anh đi làm chưa, lúc nãy Ta không thể nói chuyện với anh là bởi vì Ta đang hành lễ Salah.”( )
Và theo ông Ibnu U’mar  và ông Suhaib  nói: “Tôi không biết điều nào ngoại việc dùng ngón tay ra dấu.”( )
Những các Hadith vừa nêu, cho phép người hành lễ Salah được quyền dùng bàn tay, ngón tay và đầu ra dấu để trả lời người muốn nói chuyện với mình.
6- Được quyền bồng em bé để hành lễ Salah, theo ông Qotaadah Al-Ansori  thuật lại: “Có lần tôi thấy bé gái Umaamah bin Abi Al-O’s, là cháu ngoại của Thiên Sứ ﷺ con của bà Zaynab đang ngồi trên vai của Thiên Sứ ﷺ lúc Người đang làm Imam hướng dẫn hành lễ Salah, khi Thiên Sứ ﷺ Rukua’ thì đặt bé gái xuống đến khi quỳ lạy xong thì Người lại đặt bé gái lên vai.”( )
7- Được quyền bước vài bước khi có việc cần, theo A’-ishah  thuật lại: “Có lần Thiên Sứ ﷺ đang hành lễ Salah trong nhà nhưng cánh cửa nhà đang đóng lại, lúc đó tôi đến gõ cửa thì Người đi đến mở cửa cho tôi xong Người trở lại nơi hành lễ, lúc đó cánh cửa nằm ở hướng Qiblah.”( )  
8- Làm vài động tác đơn giản, giống như chỉnh người kế bên cho thẳng hàng hoặc chỉnh người đứng sai vị trí từ bên trái sang bên phải lúc làm Imam; sửa quần áo; tằng hắng khi cần thiết; gãi ngứa; che miệng khi ngáp, bằng chứng của ông Ibnu A’bbaas  thuật lại: “Tôi đã ngủ qua đêm tại nhà cô ruột Maimunah, khi Thiên Sứ ﷺ đứng hành lễ Salah trong đêm thì tôi vào đứng bên trái của Người, Thiên Sứ thấy vậy mới kéo tôi sang đứng bên phải của Người.”( )

    Những điều không nên trong lúc hành lễ Salah:
1- Ngước mắt nhìn lên cao, bởi Thiên Sứ ﷺ khuyến cáo:
{مَا بَالُ أَقْوَامٍ يَرْفَعُونَ أَبْصَارَهُمْ إِلَى السَّمَاءِ فِى صَلاَتِهِمْ لَيَنْتَهُنَّ عَنْ ذَلِكَ أَوْ لَتُخْطَفَنَّ أَبْصَارُهُمْ}
“Sao lại có những người cứ ngước mắt nhìn lên trời lúc hành lễ Salah, các ngươi có chịu ngưng ngay hành động đó hay là muốn Allah lấy đi ánh mắt của các ngươi”( )
2- Chóng nạnh (đặt bàn tay lên hông), bởi Thiên Sứ ﷺ đã cấm: “Cấm chóng nạnh trong lúc hành lễ Salah.”( )
3- Lắc đầu qua lại hoặc nhìn quanh trừ phi có nhu cầu, bởi theo A’-ishah  đã hỏi Thiên Sứ ﷺ về việc người đàn ông xoay đầu qua lại trong lúc hành lễ Salah thì Người đáp:
{هُوَ اخْتِلاَسٌ يَخْتَلِسُهُ الشَّيْطَانُ مِنْ صَلاَةِ الْعَبْدِ}
“Đó là hành động trộm cắp mà Shayton đã trộm từ người hành lễ Salah.”( )
4- Suy nghĩ lung tung làm mất tập trung lúc Salah, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{اسْكُنُوا فِى الصَّلاَةِ}
“Mọi người hãy tịnh tâm mà Salah.”( )
5- Người hành lễ cứ vuốt tóc và chỉnh sửa quần áo, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{أُمِرْتُ أَنْ أَسْجُدَ عَلَى سَبْعَةٍ أَعْظُمٍ، لاَ أَكُفُّ شَعَرًا وَلاَ ثَوْبًا}
“Ta được lệnh quỳ lạy trên bảy phần của cơ thể và cấm xoăn tay áo cũng như bới tóc trong lúc hành lễ Salah.”( )
6- Phủi đất, bụi cát nhiều hơn một lần khi quỳ lạy, theo ông Mu-a’iqib  thuật lại: Khi Thiên Sứ ﷺ được hỏi về vuốt lên mặt đất để quỳ lạy thì Người đáp:
{إِنْ كُنْتَ لَابُدَّ فَاعِلًا فَوَاحِدَةٌ}
“Nếu bắt buộc phải làm thì chỉ được làm một lần mà thôi.”( )
Và cũng do ông Mu-a’iqib  thuật lại việc Thiên Sứ ﷺ nói với người đàn ông làm bằng đất trước khi quỳ lạy:
{إِنْ كُنْتَ فَاعِلًا فَوَاحِدَةٌ}
“Nếu cần phải làm thì chỉ làm một lần mà thôi.”( )
7- Thả áo dài lê đất và che miệng, theo ông Abu Huroiroh  thuật lại:
{نَهَى رَسُولُ اللهِ ﷺ عَنِ السَّدْلِ فِى الصَّلاَةِ وَأَنْ يُغَطِّىَ الرَّجُلُ فَاهُ}
“Thiên Sứ cấm thả áo lê xuống đất trong lúc Salah và việc người đàn ông che miệng (lúc ngáp).”( )   
8- Hành lễ Salah khi thức ăn đã được dọn sẵn, Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ صَلاَةَ بِحَضْرَةِ الطَّعَامِ}
“Đừng nên hành lễ Salah khi mà thức ăn đã được dọn ra rồi.”( )
9- Hành lễ Salah lúc muốn đi tiểu hay đại tiện, bởi hai điều này làm mất tập trung như Thiên Sứ ﷺ đã nói:
{لاَ صَلاَةَ بِحَضْرَةِ الطَّعَامِ وَلاَ وَهُوَ يُدَافِعُهُ الأَخْبَثَانِ}
“Đừng nên hành lễ Salah khi thức ăn đã được dọn ra và cũng không nên hành lễ Salah lúc muốn tiểu tiện và đại tiện.”( )
10- Hành lễ Salah lúc mệt mõi và buồn ngủ, bởi Thiên Sứ ﷺ đã bảo:
{إِذَا نَعَسَ أَحَدُكُمْ وَهُوَ يُصَلِّي فَلْيَرْقُدْ حَتَّى يَذْهَبَ عَنْهُ النَّوْمُ، فَإِنَّ أَحَدَكُمْ إِذَا صَلَّى وَهُوَ نَاعِسٌ لاَ يَدْرِي لَعَلَّهُ يَذْهَبُ يَسْتَغْفِرُ فَيَسُبُّ نَفْسَهُ}
“Đến giờ hành lễ Salah mà ai đó cảm thấy mệt mỏi thì hãy đi nghỉ cho đến khi nào cảm thấy không còn buồn ngủ, bởi hành lễ Salah trong lúc mệt mỏi sẽ làm y không kiểm soát được mình, e rằng khi muốn cầu xin tha thứ thì y lại cầu xin những điều ngược lại.”( )

    Những điều hủy hoại Salah
Salah sẽ trở nên vô giá trị khi làm một trong các điều sau đây trong lúc đang hành lễ Salah:
1- Cố tình ăn và uống, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِنَّ فِي الصَّلاَةِ لَشُغْلاً}
“Salah chỉ làm trong bổn phận (nghĩa là không làm gì khác ngoài khuôn khổ của Salah).”( ) và các vị U’lama đồng thống nhất trong vấn đề này.
2- Cố tình nói những lời không lợi ích cho Salah, theo Zaid bin Arqom  thuật lại: Trước đây chúng tôi nói chuyện với người kế bên trong lúc hành lễ Salah, đến khi Allah thiên khải câu Kinh:
﴿وَقُومُواْ لِلَّهِ قَٰنِتِينَ ٢٣٨﴾ البقرة: 238
Và hãy đứng dâng lễ trước Allah với tinh thần sùng kính hoàn toàn. Al-Baqoroh: 238 (Chương 2)
Thế là chúng tôi đã bị cấm nói chuyện trong lúc hành lễ Salah( ), và Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِنَّ هَذِهِ الصَّلاَةَ لاَ يَصْلُحُ فِيهَا شَىْءٌ مِنْ كَلاَمِ النَّاسِ}
“Trong lúc Salah không được phép dùng ngôn ngữ của con người (tức không được nói chuyện riêng tư).”( )
Nếu trường hợp nói chuyện để chỉnh sửa sự Salah đó cho đúng thì được phép, giống như trường hợp Imam quên lời Qur’an hoặc hành lễ Salah thiếu được mọi người nhắc nhở (hoặc hỏi mọi người) rồi Imam tiếp tục đứng dậy Salah thêm. Ngày xưa, có lần vào giờ hành lễ Salah bốn Rak-at nhưng Thiên Sứ ﷺ mới hành lễ được hai Rak-at thì Người cho Salam. Mọi người ngạc nhiên hỏi: “Thưa, hôm nay Thiên Sứ rút ngắn Salah hay Người đã quên?” Người đáp là do quên, thế là Người tiếp tục đứng dậy hướng dẩn hành lễ thêm hai Rak-at nữa và sau đó quỳ lạy Sahu.( )  
3- Bỏ sót một trong các nền tảng của Salah do không biết hoặc sau Salah mới biết, bắt buộc phải hành lễ Salah lại, bởi Thiên Sứ ﷺ đã nói với ông hành lễ Salah sai:
{ارْجِعْ فَصَلِّ فَإِنَّكَ لَمْ تُصَلِّ}
“Anh hãy trở về nhà hành lễ Salah lại, bởi sự hành lễ vừa rồi của anh chưa đúng.”( )
Nghĩa là Thiên sứ thấy ông ta đã bỏ sót tính điềm tĩnh và chưa đứng thẳng hoàn toàn sau khi Rukua’, vì đây là một trong những nền tảng của Salah.
4- Có nhiều hành động làm mất đi ý nghĩa của sự thờ phượng, còn các hành động đơn giản (nhưng không làm nhiều lần) như đưa tay ra dấu chào Salam, chỉnh sửa quần áo, gảy ngứa, hoặc các động tác tương tự thì không làm hư sự Salah đó.
5- Cười ra tiếng, đây là hành động bị giới U’lama đồng thống nhất làm hư Salah, còn trường hợp mĩm cười thì Salah vẫn có giá trị.
6- Không hành lễ Salah theo thứ tự giống như hành lễ Salah I’sha trước Salah Maghrib, sự hành lễ Salah trong trường hợp này sẽ vô giá trị, bởi việc hành lễ Salah theo thứ tự là điều bắt buộc.
7- Hành động quá lố trong Salah giống như hành lễ Salah gấp đôi số lượng Rak-at bắt buộc, điều này khẳng định Salah chỉ có hình thức chứ không có sự tập trung.

 

 

 

Quỳ lạy
Sahu

•    Định nghĩa về sự quỳ lạy Sahu: là người hành lễ Salah bắt buộc phải cúi lạy hai lần sau khi cho salam vì lý do trong lúc Salah có xãy ra sự cố là quên nên làm dư, hay làm thiếu hoặc có sự nghi ngờ.
    Thứ nhất: Làm dư.
Một khi người hành lễ Salah cố ý muốn làm dư một lần đứng hoặc một lần ngồi hoặc một lần Ruku’a hoặc một lần quỳ lạy thì sự hành lễ Salah đó của y xem như không có giá trị, phải Salah lại. Nếu trường hợp sau khi cho salam thì sực nhớ mình đã hành lễ dư (một Rak-at) thì chỉ cần liền cúi lạy (Sujud) hai lần Sahu thì lễ Salah lúc này hữu hiệu. Nếu nhớ trong lúc đang hành lễ thì ngưng ngay liền động tác đó mà tiếp tục những phần còn lại cho đến khi salam và bắt buộc phải quỳ lạy hai lần Sahu sau khi cho salam, thì lễ Salah đó mới giá trị.
Thí dụ: Một người đứng hành lễ Salah Zhuhr đến năm Rak-at, đến khi ngồi đọc Tashahhud mới sực nhớ đã dư một Rak-at thì cách giải quyết thế nào ?
Giải quyết: Lúc này cứ tiếp tục đọc cho hết bài Tashahhud rồi chào Salam, rồi quỳ lạy hai lần Sahu và cho chào Salam thêm lần nữa.
Nếu đến xong buổi lễ mới nhớ thì chỉ việc quỳ lạy Sahu và chào Salam. Nếu nhớ trong lúc đang hành lễ Rak-at thứ năm thì ngồi xuống ngay lập tức và đọc Tashahhud rồi chào Salam, rồi quỳ lạy Sahu và chào Salam thêm lần nữa.
Bằng chứng: Ông Abdullah bin Mas-u’d  thuật lại: Có lần Thiên Sứ ﷺ hành lễ Salah Zhuhr đến năm Rak-at. Xong buổi lễ thì mọi người hỏi: Buổi hành lễ hôm nay đã được thêm sao, thưa Thiên Sứ? Người hỏi:
{وَمَا ذَاكَ ؟}
“Sự thể như thế nào?” Mọi người đáp: Thiên Sứ đã hành lễ năm Rak-at. Thế là Người vội quỳ lạy sujud Sahu và cho chào Salam.( )
Có đường truyền khác Người quay lại hướng về Qiblah rồi quỳ lạy sujud Sahu và cho chào Salam sau đó.( )

    Trường hợp chào Salam trước khi hoàn thành lễ nguyện Salah:
Trường hợp này được liệt kê vào loại dư thừa  bởi người dâng lễ đã thêm một lần chào Salam vào giữa buổi lễ. Nếu đây là trường hợp người hành lễ cố ý cho chào Salam ngay giữa buổi lễ thì lập tức sự hành lễ này vô hiệu.
    Nếu sau một thời gian dài mới sực nhớ thì bắt buộc phải hành lễ Salah lại.  
    Nếu chỉ có thời gian ngắn khoảng 2, 3 phút thì nên tiếp tục hành lễ thêm cho đủ số lượng Rak-at thiếu và chào Salam, rồi quỳ lạy Sahu và chào Salam lần nữa.
Bằng chứng: Ông Abu Huroiroh  thuật lại: Có lần Thiên Sứ ﷺ dâng lễ Salah Zhuhr hoặc A’sr nhưng chỉ mới được hai Rak-at thì Thiên Sứ ﷺ chào Salam và vội vã bước ra ngoài. Khi vừa bước đến cửa Masjid thì mọi người nói: Thiên Sứ đã rút ngắn lễ Salah, lập tức Người dừng lại mà đứng dựa vào cánh cửa cây của Masjid, lúc đó dường như Người tỏ vẻ hơi giận. Một người đàn ông đứng dậy nói: Thưa Thiên Sứ, Người quên hay Người rút ngắn lễ Salah? Thiên Sứ đáp ﷺ:
{لَمْ أَنْسَ وَلَمْ تُقْصَرْ}  
“Ta không quên cũng không rút ngắn.” Người đàn ông tiếp: Không, Người đã quên mà. Thế là Thiên Sứ ﷺ quay qua hỏi tập thể Sahabah:
{أَحَقٌّ مَا يَقُوْلُ ؟}
“Lời nói của người này có đúng không?” Mọi người đáp: Đúng vậy, thưa Thiên Sứ. Lập tức Thiên Sứ ﷺ trở về chổ hành lễ thêm những Rak-at đã thiếu và sau khi chào Salam thì Người quỳ lạy sujud Sahu và chào Salam thêm lần nữa.( )  
Ghi chú: Trường hợp nếu Imam lỡ quên mà cho chào Salam ngay giữa buổi Salah (tức thay vì Salah 4 Rak-at cho chào salam mà Imam mới Salah 2 hoặc 3 Rak-at thì đã cho salam) thì những người Salah theo sau Imam nên đứng dậy và nói ‘Subha Nolloh’ để nhắc nhở Imam tiếp tục hành lễ Salah, còn Imam sực nhớ mình dâng lễ thiếu thì liền đứng dậy hành lễ thêm. Lúc này, những người Salah theo Imam có hai sự lựa chọn:
1- Tiếp tục đứng dậy tự hành lễ thêm những gì đã thiếu rồi quỳ lạy sujud Sahu.
2- Nếu Imam đứng dậy tiếp tục Salah những phần còn thiếu thì nên Salah theo Imam cho đến khi Imam kết thúc buổi lễ rồi sau khi chào Salam thì quỳ lạy sujud Sahu cùng với Imam và chào Salam thêm lần nữa. Đây là cách lựa chọn hoàn hảo nhất dựa từ Hadith trên.

    Thứ hai: Làm thiếu:
a) Thiếu Rukun (nền tảng) Salah:
Người hành lễ Salah nếu thiếu Takbir Ehrom (tức câu Allahu Akbar đầu tiên bước vào Salah) hoặc những Rukun bắt buộc khác thì sự dâng lễ Salah đó vô giá trị cho dù đây là sự cố ý hay vô tình.
Trường hợp đang hành lễ ở Rak-at thứ hai thì sực nhớ ngay vị trí này ở Rak-at trước không có thực hiện (quên) một rukun bắt buộc nào đó thì những gì đã Salah ở Rak-at trước đều phải hủy bỏ và tính Rak-at hiện tại là Rak-at trước. Còn nếu nhớ sớm hơn thì phải quay lại vị trí đã thiếu và tiếp tục hành lễ tại vị trí đó. Cả hai trường hợp này sau khi cho salam đều phải quỳ lạy Sahu rồi cho chào Salam thêm lẫn nữa.
Thí dụ: Một người hành lễ quên lần lạy thứ hai ở Rak-at thứ nhất, đến khi ngồi lạy ở Rak-at thứ hai mới sực nhớ thì xem như Rak-at thứ nhất hủy bỏ và tính Rak-at thứ hai là Rak-at thứ nhất và tiếp tục hành lễ Salah đến hết và sau khi chào Salam thì quỳ lạy sujud Sahu và chào thêm Salam lần nữa.
Thí dụ khác: Một người hành lễ quên một lần ngồi và một lần quỳ lạy thứ hai ở Rak-at thứ nhất, đến khi đứng dậy sau Ruku’a ở Rak-at thứ hai mới sực nhớ, trường hợp này lập tức ngồi xuống làm tiếp tục những gì đã bỏ quên ở Rak-at thứ nhất và tiếp tục hành lễ cho đến chào Salam, rồi quỳ lạy Sahu và chào Salam thêm lần nữa.
b) Thiếu những điều bắt buộc:
•    Nếu người hành lễ Salah cố ý bỏ một trong những điều bắt buộc của Salah, lập tức Salah đó vô giá trị.
•    Nếu vô tình quên và sực nhớ liền ngay lúc đó trước khi chuyển qua động tác khác thì chỉ cần làm điều đã quên đó và tiếp tục hành lễ Salah mà không bị gì cả.
•    Nếu sực nhớ khi gần thực hành Rukun (nền tảng) kế tiếp, bắt buộc phải quay trở lại vị trí đã quên rồi tiếp tục hành lễ Salah cho đến hết rồi quỳ lạy Sahu và chào Salam lần nữa.
•    Nếu sực nhớ sau khi đã bước vào Rukun (nền tảng) tiếp theo thì y được xí xóa bỏ qua và tiếp tục hành lễ Salah, trường hợp này là phải quì lạy Sahu trước khi cho chào Salam.
Thí dụ: Một người chồm người đứng dậy sau lần lạy thứ hai của Rak-at thứ hai để bước vào Rak-at thứ ba nhưng trước đó quên đọc bài Tashahhud đầu tiên, nếu đứng chưa thẳng lưng thì lập tức ngồi xuống đọc bài Tashahhud và hành lễ Salah tiếp tục cho đến hết, không bắt buộc làm gì thêm cả.
Nếu nhớ lại lúc gần như đứng thẳng lưng thì lập tức ngồi xuống đọc bài Tashahhud và tiếp tục hành lễ Salah và trước khi chào Salam thì quỳ lạy Sahu.
Nếu đã đứng thẳng lưng rồi mới nhớ thì y được xí xóa bỏ qua (tức không cần ngồi xuống đọc bài Tashahhud) mà cứ tiếp tục hành lễ Salah cho đến hết nhưng phải quỳ lạy Sahu trước khi chào Salam.
Bằng chứng: Ông Abdullah bin Buhainah  thuật lại: Có lần trong lần dẫn lễ Salah Zhuhr, Thiên Sứ e đã đứng dậy từ Rak-at thứ hai vào Rak-at thứ ba mà quên ngồi đọc Tashahhud đầu tiên, thế là mọi người hành lễ phía sau đều đứng dậy cùng Người. Đến cuối buổi Salah mọi người chờ Thiên Sứ chào Salam nhưng người lại quỳ lạy thêm hai lần nữa (tức quỳ lạy Sahu) rồi Người mới cho chào Salam.

    Thứ ba: Do nghi ngờ:
Nghi ngờ: Là sự lưỡng lự giữa hai vấn đề không tự khẳng định đâu mới là điều đúng.
    Trong việc tôn thờ có ba trường hợp nghi ngờ không cần để tâm đến:
    Thứ nhất: Chỉ là sự nghi ngờ thoáng qua không phải là thật như suy nghĩ mong lung.
    Thứ hai: Một người thường hay bị sự nghi ngờ lấn lướt mỗi khi hành đạo.
    Thứ ba: Sau khi kết thúc hành đạo mới nẩy sinh sự nghi ngờ, lúc này không cần để tâm làm gì bởi sự thật đã hành đạo bằng lòng khẳng định.
Thí dụ: Một người sau khi hành lễ xong Salah Zhuhr thì lại nghi ngời mình đã hành lễ ba hay là bốn Rak-at. Lúc này không cần để tâm đến sự nghi ngờ này, ngoại trừ khẳng định đã hành lễ có ba Rak-at. Nếu thời gian cách khoảng ít ỏi thì phải hành lễ thêm một Rak-at nữa và chào Salam rồi quỳ lạy Sahu và chào Salam lẫn nữa. Nếu thời gian cách khoảng là dài đáng kể, bắt buộc phải hành lễ Salah lại.
Nếu sự nghi ngờ xảy ngoài ba trường hợp vừa nêu trên thì được công nhận.
    Nẩy sinh nghi ngờ lúc đang hành lễ Salah có hai trường hợp:
Trường hợp một: là tự khẳng định được điều nào mới là chắc chắn, lúc này làm theo sự chắc chắn mà tiếp tục hành lễ và chào Salam rồi quỳ lạy Sahu và chào Salam lần nữa.
Thí dụ:  Một người hành lễ Salah Zhuhr và nghi ngờ Rak-at đang hành lễ là thứ hai hay thứ ba, nhưng lại tự khẳng định được là thứ ba. Lúc này chỉ cần hành lễ thêm một Rak-at nữa và chào Salam, rồi quỳ lạy Sahu và chào Salam lần nữa.
Bằng chứng:  Ông Abdullah bin Mas-u’d  dẫn lời Thiên Sứ ﷺ:
{إِذَا شَكَّ أَحَدُكُمْ فِى صَلاَتِهِ فَلْيَتَحَرَّ الصَّوَابَ فَلْيُتِمَّ عَلَيْهِ ثُمَّ لْيُسَلِّمْ ثُمَّ يَسْجُدْ سَجْدَتَيْنِ}
“Một khi các người nẩy sinh nghi ngờ lúc đang hành lễ Salah, hãy tự khẳng định đâu mới là đúng, rồi tiếp tục hành lễ và chào Salam, rồi quỳ lại thêm hai lần nữa (và chào Salam).”( ) do Al-Bukhori ghi lại.
Trường hợp hai: Không thể tự khẳng định chắc chắn là bao nhiêu Rak-at. Lúc này dựa vào số lượng ít nhất, rồi tiếp tục hành lễ, rồi quỳ lạy Sahu trước khi cho chào Salam.
Thí dụ:  Một người hành lễ Salah A’sr và nghi ngờ Rak-at đang hành lễ là thứ hai hay thứ ba và cũng không tự khẳng định được là hai hay ba. Lúc này xem đó là Rak-at thứ hai mà ngồi lại đọc Tashahhud đầu tiên, rồi tiếp tục hành lễ thêm hai Rak-at nữa, sau bài Tashahhud thứ tư thi quỳ lạy Sahu rồi mới cho chào Salam.
Bằng chứng:  Ông Abu Sa-i’d Al-Khudri  dẫn lời Thiên Sứ ﷺ:
{إِذَا شَكَّ أَحَدُكُمْ فِى صَلاَتِهِ فَلَمْ يَدْرِ كَمْ صَلَّى ثَلاَثًا أَمْ أَرْبَعًا فَلْيَطْرَحِ الشَّكَّ وَلْيَبْنِ عَلَى مَا اسْتَيْقَنَ ثُمَّ يَسْجُدُ سَجْدَتَيْنِ قَبْلَ أَنْ يُسَلِّمَ فَإِنْ كَانَ صَلَّى خَمْسًا شَفَعْنَ لَهُ صَلاَتَهُ وَإِنْ كَانَ صَلَّى إِتْمَامًا لِأَرْبَعٍ كَانَتَا تَرْغِيمًا لِلشَّيْطَانِ}
“Một khi các người nẩy sinh nghi ngờ lúc hành lễ Salah và không tự khẳng định được là đã hành lễ hai Rak-at hay là ba Rak-at. Lúc này hãy dựa vào số lượng ít nhất, rồi quỳ lạy Sahu trước khi chào Salam. Nếu lễ Salah đó năm Rak-at thì y sẽ được lễ Salah đó biện hộ cho hoặc là đã vừa đủ bốn, cả hai đều làm cho lũ Shaytaan nhận sự nhục thể.”( )
Những thí dụ khác về sự nghi ngờ: Một người bước vào hàng hành lễ theo Imam nhưng y đến trể lúc mà Imam đang ở động tác Ruku’a, y vào hàng Takbir Ehrom (nói Allahu-Akbar) rồi Ruku’a theo Imam. Lúc này y rơi vào ba trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhứt: Nếu y khẳng định đã bắt kịp Ruku’a trước khi Imam đứng trở lại sau Ruku’a. Lúc này y được miễn đọc bài Al-Faatihah và đã được một Rak-at.
Trường hợp thứ hai: Nếu y khẳng định khi y làm Ruku’a thì Imam đã đứng trở lại sau Ruku’a nên y không bắt kịp Ruku’a đó. Cho nên, Rak-at đó xem như y đã bỏ lỡ.
Trường hợp thứ ba: Nếu nẩy sinh nghi ngờ là không biết Ruku’a kịp trước khi Imam đứng trở lại hay Imam đã đứng rồi. Lúc này, tự mình khẳng định thuộc trường hợp nào thì dựa vào trường hợp đó mà xử lý tiếp tục hành lễ cho đến hết, sau đó quỳ lạy Sahu và chào thêm Salam lần nữa.
Nếu không tự khẳng định được thì dựa vào số ít là không bắt kịp Rak-at đó, rồi tiếp tục hành lễ với Imam cho đến hết, sau khi Imam cho salam thì y quỳ lạy Sahu và chào Salam thêm lần nữa.
Chú ý: Một khi người hành lễ Salah nẩy sinh nghi ngờ rồi làm theo số lượng ít hoặc dựa theo lòng khẳng định chắc chắn như đã được phân tích chi tiết ở trên. Nhưng kịp nhận ra được mình đã hành lễ đúng không dư cũng không thiếu. Lúc này có hai ý kiến:
Thứ nhất: Không bắt buộc phải quỳ lạy Sahu. Đây là ý kiến trội nhất của trường phái Imam Ahmad.
Thứ hai: Bắt buộc phải quỳ lạy Sahu để hạ nhục lũ Shaytaan vì Thiên Sứ ﷺ đã nói:
{فَإِنْ كَانَ صَلَّى خَمْسًا شَفَعْنَ لَهُ صَلاَتَهُ وَإِنْ كَانَ صَلَّى إِتْمَامًا لِأَرْبَعٍ كَانَتَا تَرْغِيمًا لِلشَّيْطَانِ}
“Nếu lễ Salah đó năm Rak-at thì y sẽ được lễ Salah đó biện hộ cho hoặc là đã vừa đủ bốn, cả hai đều làm cho lũ Shaytaan mang nhục.”( )
Bởi y đã làm theo di huấn của Hadith. Câu nói này là đúng, chính xác và được phép áp dụng.
Thí dụ:  Một người hành lễ Salah A’sr và nghi ngờ Rak-at đang hành lễ là Rak-at thứ hai hay thứ ba và cũng không tự khẳng định được là hai hay ba. Nhưng kịp nhận ra được mình đã hành lễ đúng không dư cũng không thiếu. Nếu dựa theo câu nói trội của trường phái Imam Ahmad là không cần phải quỳ lạy Sahu. Nhưng câu nói được tôi (tác giả) chọn lựa là câu hai, tức bắt buộc người đó phải quỳ lạy Sahu trước khi chào Salam.

    Quỳ lạy Sahu đối với Mamum (người hành lễ theo sau Imam):
Nếu Imam quỳ lạy Sahu đồng nghĩa bắt buộc Mamum phải quỳ lạy Sahu theo Imam, bởi Thiên Sứ ﷺ đã nói:
{إِنَّمَا جُعِلَ الإِمَامُ لِيُؤْتَمَّ بِهِ فَلاَ تَخْتَلِفُوا عَلَيْهِ}
“Imam được bầu ra là để mọi người làm theo sau, cấm các người làm khác Imam.”


Trong Hadith có câu:
{وَإِذَا سَجَدَ فَاسْجُدُوا}
“Và một khi Imam quỳ lạy thì các người hãy quỳ lạy theo.”( )  Hadith được ghi lại từ Abu Huroiroh.
Tóm lại, dù Imam quỳ lạy Sahu trước hoặc sau chào Salam cũng bắt buộc những người hành lễ phía sau Imam quỳ lạy Sahu theo. Riêng những người không theo kịp Imam ngay từ đầu thì khi Imam chào Salam thì họ lại tiếp tục đứng dậy hành lễ tiếp những gì còn thiếu đến cuối Salah chào Salam, rồi quỳ lạy Sahu và chào Salam lần nữa.
Thí dụ:  Một người bước vào kịp Imam ở Rak-at cuối cùng, trong khi đó bắt buộc Imam phải quỳ lạy Sahu sau khi cho Salam (vì trong lúc hướng dẫn Salah Imam có lỡ quên việc gì đó). Đến khi Imam cho chào Salam thì người này phải đứng dậy tiếp tục hành lễ thêm những phần còn thiếu nên không quỳ lạy Sahu cùng Imam, nhiệm vụ của y lúc này là sau khi y cho chào Salam xong thì y quỳ lạy Sahu và chào Salam lần nữa.
Trường hợp Mamum (người hành lễ theo sau Imam) buộc phải qùy lạy Sahu còn Imam thì không. Nếu người Mamum này theo kịp Imam ngay từ đầu buổi lễ Salah thì không bắt buộc y phải quỳ lạy Sahu, nếu không sẽ dẫn đến việc làm khác với Imam, vả lại tất cả Sahabah cũng đã bỏ Tashahhud đầu tiên lúc Thiên Sứ ﷺ quên không ngồi Tashahhud, họ liền đứng dậy làm theo Thiên Sứ ﷺ sợ phải làm khác động tác với Người.
Trường hợp một người vào hàng Salah trể một Rak-at và trong khi Salah y phạm lỗi gì đó mà bắt buộc y phải quỳ lạy Sahu sau khi hành lễ Salah tập thể với Imam chấm dứt (tùy theo mỗi trường hợp mà y đã phạm theo phân tích ở trên), kể cả Imam bị bắt buộc quỳ lạy Sahu trước Salam thì y cũng phải quỳ lạy Sahu theo Imam rồi sau đó y vẫn phải quỳ lạy Sahu của riêng y.
Thí dụ:  Mamum hành lễ Salah cùng với Imam ngay từ đầu buổi lễ nhưng y lại quên không nói câu: “Sub ha na rab bi yal a’ zim”, trường hợp này không bắt buộc y phải quỳ lạy Sahu. Nếu y đến trể hơn Imam một Rak-at hoặc nhiều hơn thì bắt buộc phải quỳ lạy Sahu trước khi chào Salam.
Thí dụ khác:  Mamum hành lễ Salah cùng với Imam ngay từ đầu buổi lễ nhưng khi Imam đứng dậy từ Rak-at thứ ba vào Rak-at thứ tư, trong khi đó Mamum ngồi lại do tưởng đây là Rak-at cuối, đến khi nhận biết được Imam đã đứng thì đứng lên cùng Imam. Trường hợp này không bắt buộc Mamum quỳ lạy Sahu, nếu trể hơn Imam một Rak-at hoặc nhiều hơn thì sau khi chào Salam phải quỳ lạy Sahu và chào Salam lần nữa, bởi y đã thêm một lần ngồi giữa Rak-at thứ ba và thứ tư.


    Tóm lược:
Qua phần phân tích ở trên cho chúng ta thấy rõ được rằng việc quỳ lạy Sahu có khi trước khi chào Salam và có khi sau chào Salam.
    Quỳ lạy Sahu trước khi chào Salam khi người hành lễ rơi vào hai trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhứt: Do bị thiếu, với bằng chứng từ Hadith do Abdullah bin Buhainah  thuật lại: Thiên Sứ ﷺ đã quỳ lạy Sahu trước khi cho chào Salam do đã quên không ngồi đọc Tashahhud đầu tiên. Hadith đã được kể đầy đủ ở phần trước.
Trường hợp thứ hai: Do nghi ngờ và không thể tự khẳng định điều nào mới là chắc chắn, với bằng chứng từ Hadith do Abu Sa-i’d Al-Khudri  thuật lại rằng đối với ai nghi ngờ mình đang hành lễ Rak-at thứ ba hay là thứ tư và không tự khẳng định được đâu mới chắc chắn, trường hợp này Thiên Sứ đã ra lệnh phải quỳ lạy Sahu trước khi chào Salam. Hadith đã được kể đầy đủ ở phần trước.
    Quỳ lạy Sahu sau chào Salam khi người hành lễ rơi vào hai trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhứt: Do hành lễ dư thêm, với bằng chứng từ Hadith do Abdullah bin Mas-u’d  thuật lại: Khi Thiên Sứ ﷺ hành lễ Salah Zhuhr đến năm Rak-at, sau Salah mọi người nhắc nhở thì Người quay lại quỳ lạy Sahu và chào Salam lần nữa, rồi Người không giải thích gì thêm điều gì, chứng tỏ đây chính là giáo lý bắt buộc người nào làm dư thêm bất cứ động tác nào trong buổi Salam phải quỳ lạy Sahu sau khi chào Salam cho dù biết được mình đã làm dư ngay trong buổi lễ hoặc sau khi buổi lễ đã kết thúc.
Thí dụ:  Trường hợp quên cho chào Salam khi lễ Salah chưa kết thúc (tức mới Salah 3 Rak-at mà tưởng đã đủ 4 Rak-at chẳng hạn), sau khi cho salam thì sực nhớ mới Salah 3 Rak-at thì đứng dậy hành lễ thêm cho đủ. Trường hợp này bắt buộc y phải quỳ lạy Sahu sau khi chào Salam, vì y đã hành lễ dư một Salam, với bằng chứng từ Hadith do Abu Huroiroh  thuật lại: Rằng Thiên Sứ ﷺ đã hành lễ Salah Zhuhr hoặc A’sr và chào Salam khi ở Rak-at thứ hai, sau khi được mọi người nhắc nhở Thiên Sứ ﷺ tiếp tục hành lễ Salah hai Rak-at nữa và cho chào Salam, rồi Người quỳ lạy Sahu và chào Salam thêm lần nữa. Hadith được kể đầy đủ ở phần trước.
Trường hợp thứ hai: Khi nghi ngờ và tự khẳng định được vấn đề nào mới chính xác, với bằng chứng từ Hadith do Ibnu Mas-u’d   thuật lại: Rằng Thiên Sứ ﷺ đã nghi ngờ lúc hành lễ Salah và rồi Người kịp khẳng định được điều nào chính xác, rồi tiếp tục hành lễ Salah và chào Salam, rồi quỳ lạy Sahu. Hadith được kể đầy đủ ở phần trên.
Nếu trong cùng một lễ Salah mà bị phải hai lần quỳ lạy Sahu, một lần trước Salam và một lần sau Salam. Giới Ulama học giả Islam nói rằng việc quỳ lạy trước chào Salam mạnh hơn nên chỉ cần y quỳ lạy trước khi chào Salam là đủ.
Thí dụ: Một người hành lễ Salah Zhuhr, khi xong Rak-at thứ hai quên đứng dậy thay vì ngồi đọc Tashahhud đầu tiên, nhưng lại ngồi lại đọc Tashahhud ở Rak-at thứ ba do cứ tưởng đây là Rak-at thứ hai. Lập tức nhớ lại đây là Rak-at thứ ba, lúc này bắt buộc y phải tiếp tục đứng dậy hành lễ tiếp Rak-at thứ tư và quỳ lạy Sahu trước chào Salam.
Nguyên nhân: Do người này bỏ Tashahhud đầu tiên là phải quỳ lạy Sahu trước khi cho chào Salam và ngồi dư một lần ở Rak-at thứ ba là bắt buộc phải quỳ lạy Sahu sau khi cho chào Salam. Nhưng qùy lạy trước chào Salam mạnh hơn nên chỉ cần qùy lạy trước chào Salam là đủ. Wallahu A’lam.

 

 

 

 

 

 

Phương thức hành lễ
Salah

1- Khi đã đến giờ Salah thì mỗi tín đồ Muslim tẩy rửa cơ thể bằng cách thức lấy nước Wudu hoặc tắm Junub (nếu có), ăn mặc kín đáo, đứng hướng mặt thẳng về Qiblah với tư thế nghiêm trang.
2- Định tâm lễ Salah đó bằng con tim chứ không cần nói ra lời.
3- Đưa đôi bàn tay lên cao cho các đầu ngón tay ngang vai hoặc ngang lổ tai, lòng bàn tay hướng về trước (Qiblat) và đọc câu Takbir Ehrom “Ollohu akbar”.
4- Sau khi đọc câu Ollohu Akbar thì hạ hai tay xuống ngực (trên phần rún) với tư thế bàn tay phải ôm cổ tay trái.
5- Rồi bắt đầu đọc Du-a’ Istiftah, rồi đến Ta-a’wwaz, rồi đến Basmalah, rồi đọc hết bài Fatihah và nói Amin.
6- Sau đó, đọc tiếp bất cứ Chương Kinh hoặc một đoạn Kinh nào đó trong quyển thiên kinh Qur’an.
7- Kế tiếp, đưa hai tay lên giống tư thế Takbir Ehrom và nói “Ollohu akbar”, đồng thời cúi người về phía trước tạo góc vuông 90°, lưng và đầu phải thẳng, mắt nhìn xuống nơi lạy, đôi tay nắm lấy hai đầu gối (tư thế này gọi là Rukua’).
8- Du-a’ lúc Ruku’a là câu: “سُبْـحَانَ رَبِّـيَ العَظِيْمِ” (Subha na rabbi yal a’z.i.m) nói ba lần hoặc nhiều hơn.
9- Rồi đứng thẳng lưng trở lại và giơ tay lên giống Takbir Ehrom, rồi đọc câu Du-a’:
“سَـمِعَ اللهُ لِمَـنْ حَمِـدَهُ” (Sami Ollo huliman hamidah) đến khi đứng thẳng hoàn toàn thì nói:
“رَبَّنَـا وَلَكَ الْحَمْـدُ حَمْداً كَثِيْراً طَيِّباً مُبَارَكاً فِيْهِ” (Rabbana wa lakal hamdu, ham dan ka thi ron toi yi ban mubaa rakan f.i.h)
10- Sau đó, trong lúc hạ người xuống nền trước khi vào tư thế cúi lạy thì nói “Ollohu akbar”, khi quỳ lạy phải cho bảy bộ phận trên cơ thể tiếp xúc trực tiếp xuống bề mặt đất, gồm: Trán và mủi là một; đôi bàn tay; hai đầu gối và những ngón chân. Tuy nhiên cần chú ý mủi phải chạm xuống đất; hai cù chỏ phải nâng lên khỏi mặt đất và hở hai hông; các ngón tay phải hướng hết về Qiblah.
11- Đọc bài Du-a’ lúc quỳ lạy là:
“سُبْـحَانَ رَبِّـيَ الأَعْلَـى” (Subha na rabbi yal a’la) đọc ba lần hoặc nhiều hơn.
12- Rồi trong lúc ngồi dậy thì nói: “Ollohu akbar”, khi ngồi nên đặt mông lên lòng bàn chân trái, lòng bàn chân phải dựng đứng lên, đôi bàn tay đặt lên hai đùi và dọc câu Du-a’:
{اللَّهُـمَّ اغْفِـرْ لِـي، وَارْحَمْنِـي، وَعَافِنِـي، وَاهْدِنِـي، وَارْزُقْنِـي}
“Ollo hummagh firli, war ham ni, wa a' fini, wah dini, war zuq ni”
13- Rồi quỳ lạy thêm lần nữa giống như lần quỳ lại lần đầu, nhưng lần này đứng thẳng lên để vào Rak-at thứ hai. Rak-at thứ hai thực hiện giống hệt như Rak-at đầu ngoại trừ không đọc Du-a’ Istiftaah và Ta-a’wwaz. Nếu là Salah chỉ có hai Rak-at như Fajr và Salah Sunnah thì sau khi xong lần hai ở Rak-at thứ hai thì ngồi lại đọc Tashahhud và Solawat cho Nabi và cuối cùng là chào Salam bên phải và bên trái bằng câu:
“السَّلاَمُ عَلَيْكُمْ وَرَحْمَةُ اللهِ” (Assalaa mu a’laikum wa rohma tull.o.h)
14- Nếu là Salah hơn hai Rak-at thì sau khi đọc xong Tashahhud tức hết câu:
{أَشْـهَدُ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَأَشْـهَدُ أَنَّ مُحَمَّـداً عَبْـدُهُ وَرَسُـولُهُ}
“Ashhadu alla ila ha il lolloh wa ash hadu anna Muhammadan abduhu wa rosuluh.)” thì đứng dậy nói “Ollo hu akbar” và giơ tay lên giống như Takbir Ehrom, ở Rak-at thứ ba và thứ tư này chỉ đọc thầm trong miệng bài Fatihah sau đó là Rukua’ chứ không cần đọc thêm đoạn kinh Qur’an nào hết.
15- Ở Rak-at cuối, sau khi đã quỳ lạy đủ hai lần thì ngồi đặt mông xuống mặt đất, bàn chân phải dựng đứng lên và chân trái thì lòn dưới ống quyển chân phải, đôi bàn tay đặt lên hai đùi, rồi đọc bài Du-a’ Tashahhud, rồi Solawat cho Nabi và cầu xin Allah che chở khỏi bốn điều gồm hình phạt hỏa ngục, hình phạt cõi mộ, sự thử thách trong cuộc sống và lúc chết, và sự xuất hiện của Dajjaal bằng câu Du-a’:
{اللَّهُـمَّ إِنِّـي أَعُـوذُ بِكَ مِـنْ عَذَابِ الْقَبْـرِ، وَمِـنْ عَذَابِ جَهَنَّمَ، وَمِـنْ فِتْنَةِ الْمَحْيَا وَالْمَمَاتِ، وَمِـنْ شَـرِّ فِتْنَةِ الْمَسِـيحِ الدَّجَّالِ}
“Ollo humma inni a u’zu bika min a’zaa bil qabri, wa min a’zaa bija hannam, wa min fitna til mah yaa, wal ma maat, wa min shar ri fitna til ma si hid daj jaal.”
16- Và cuối cùng là chào Salam bên phải và bên trái bằng câu: “السَّلاَمُ عَلَيْكُمْ وَرَحْمَةُ اللهِ” (Assa laamu a’laikum wa rohma tull.o.h).

    Salah tập thể
    Giáo lý về Salah tập thể:
Salah tập thể là bổn phận bắt buộc tín đồ nam Muslim phải thực hiện tại Masjid trừ phi có lý do chính đáng, có rất nhiều Hadith khẳng định cho điều này:
1- Theo ông Abu Huroiroh  thuật lại rằng có một người đàn ông mù đến gặp Thiên Sứ ﷺ, nói: “Thưa Thiên Sứ của Allah, tôi không có người dẫn đường đưa đến Masjid” sau đó ông xin phép Thiên Sứ ﷺ được Salah tại nhà, mới đầu Thiên sứ nói được, nhưng khi ông ta quay lưng định ra đi thì Thiên Sứ ﷺ gọi lại hỏi:
{هَلْ تَسْمَعُ النِّدَاءَ فِي الصَّلَاةِ ؟}
“Nhưng ông có nghe tiếng Azaan báo gọi đến giờ Salah không?” Ông mù đáp: “Dạ có.” Thiên Sứ ﷺ bảo:
{فَأَجِبْ}
“Vậy bắt buộc ông phải đáp lại.”( )
2- Cũng theo Abu Huroiroh  dẫn lời Thiên Sứ ﷺ:
{أَثْقَلُ الصَّلاَةِ عَلَى الْمُنَافِقِينَ صَلاَةُ الْعِشَاءِ وَصَلاَةُ الْفَجْرِ وَلَوْ يَعْلَمُونَ مَا فِيهِمَا لَأَتَوْهُمَا وَلَوْ حَبْوًا، وَلَقَدْ هَمَمْتُ أَنْ آمُرَ بِالصَّلاَةِ فَتُقَامُ ثُمَّ آمُرَ رَجُلاً فَيُصَلِّي بِالنَّاسَ، ثُمَّ أَنْطَلِقُ مَعِي بِرِجَالٍ مَعَهُمْ  حُزَمٌ مِنْ حَطَبٍ إِلَى قَوْمٍ لاَ يَشْهَدُونَ الصَّلاَةَ فَأُحَرِّقَ عَلَيْهِمْ بُيُوتَهُمْ بِالنَّارِ}
“Lễ Salah nặng nề nhất đối với nhóm người Munaafiq thực hiện nó chính là buổi lễ Salah I’sha và Salah Fajr, giá như bọn họ biết được giá trị của hai giờ hành lễ Salah đó thế nào là họ đã đến tham dự cho dù phải bò bằng đầu gối. Và Ta đã có ý định ra lệnh cho người đọc Iqomah Salah rồi lệnh cho người khác thay Ta làm Imam hướng dẫn lễ Salah, còn Ta sẽ đi cùng nhóm đàn ông mang theo củi khô tìm đến nhà những người đàn ông nào không chịu (đến Masjid) tham gia hành lễ Salah tập thể để đốt nhà họ.”( )
3- Theo ông Abu Darda  thuật lại có nghe Thiên Sứ ﷺ của Allah nói:
{مَا مِنْ ثَلاَثَةٍ فِى قَرْيَةٍ وَلاَ بَدْوٍ لاَ تُقَامُ فِيهِمُ الصَّلاَةُ إِلاَّ قَدِ اسْتَحْوَذَ عَلَيْهِمُ الشَّيْطَانُ فَعَلَيْكُمْ بِالْجَمَاعَةِ فَإِنَّمَا يَأْكُلُ الذِّئْبُ الْقَاصِيَةَ}
“Khi đã có từ ba người trong một xóm (làng) là các ngươi phải thực hiện Salah tập thể, nếu không Shayton sẽ khống chế các ngươi, thế nên các ngươi phải bám lấy tập thể, bởi con cáo chỉ ăn thịt những con (vật) tách ra khỏi đàn của nó.”( )
4- Theo Ibnu A’bbaas  dẫn lời Thiên Sứ ﷺ:
{مَنْ سَمِعَ النِّدَاءَ فَلَمْ يَأْتِهِ فَلاَ صَلاَةَ لَهُ إِلاَّ مِنْ عُذْرٍ}
“Ai nghe được lời Azaan kêu gọi Salah mà không đến với nó thì sự Salah của y không được chấp nhận trừ phi có lý do.”( )
5- Theo Ibnu Mas-u’d  nói: “Ai muốn vui vẻ ngày mai trình diện Allah là người Muslim thì phải duy trì năm lễ nguyện Salah bắt buộc tại những điểm đã cất lời kêu gọi chúng (tức tại các Masjid). Allah đã ban cho Nabi Muhammad ﷺ rất nhiều chỉ đạo nằm trong Sunnah, mà việc hành lễ Salah bắt buộc tại các Masjid là một trong các chỉ đạo đó. Nếu như chúng ta hành lễ Salah bắt buộc đó tại nhà của chúng ta là chúng ta đã bỏ đi Sunnah của Nabi ﷺ của chúng ta và khi chúng ta bỏ đi Sunnah của Nabi ﷺ là chúng ta đã rơi vào lầm lạc. Ta đã thấy trong nhóm của Ta không ai bỏ Salah tập thể cả, ngoại trừ những ai đã biết rõ y là tên Munaafiq và rằng có những người đàn ông nhờ đến hai người đàn ông khác dìu đến Masjid để đứng vào hàng hành lễ Salah tập thể”
Theo đường truyền khác: “Thiên Sứ ﷺ của Allah đã dạy chúng ta phải bám theo chỉ đạo Sunnah và trong đó có Salah tại Masjid khi cất lời Azaan.”( )  
    Giáo trị Salah tập thể:
Salah tập thể tại Masjid có giá trị rất lớn và hưởng được ân phước vĩ đại như đã được rất nhiều Hadith khẳng định:
1- Theo ông Ibnu U’mar  dẫn lời Thiên Sứ ﷺ:
{صَلاَةُ الْجَمَاعَةِ أَفْضَلُ مِنْ صَلاَةِ الْفَذِّ بِسَبْعٍ وَعِشْرِينَ دَرَجَةً}
“Lễ nguyện Salah tập thể tốt hơn lễ nguyện Salah một mình đến hai mươi bảy cấp bậc.”( )  
2- Theo ông Abu Huroiroh  dẫn lời Thiên Sứ ﷺ:
{صَلاَةُ الرَّجُلِ فِى جَمَاعَةٍ تَزِيدُ عَلَى صَلاَتِهِ فِى بَيْتِهِ وَصَلاَتِهِ فِى سُوقِهِ بِضْعًا وَعِشْرِينَ دَرَجَةً وَذَلِكَ أَنَّ أَحَدَهُمْ إِذَا تَوَضَّأَ فَأَحْسَنَ الْوُضُوءَ ثُمَّ أَتَى الْمَسْجِدَ لاَ يَنْهَزُهُ إِلاَّ الصَّلاَةُ لاَ يُرِيدُ إِلاَّ الصَّلاَةَ فَلَمْ يَخْطُ خَطْوَةً إِلاَّ رُفِعَ لَهُ بِهَا دَرَجَةٌ وَحُطَّ عَنْهُ بِهَا خَطِيئَةٌ حَتَّى يَدْخُلَ الْمَسْجِدَ فَإِذَا دَخَلَ الْمَسْجِدَ كَانَ فِى الصَّلاَةِ مَا كَانَتِ الصَّلاَةُ هِيَ تَحْبِسُهُ وَالْمَلاَئِكَةُ يُصَلُّونَ عَلَى أَحَدِكُمْ مَا دَامَ فِى مَجْلِسِهِ الَّذِي صَلَّى فِيهِ يَقُولُونَ اللَّهُمَّ ارْحَمْهُ اللَّهُمَّ اغْفِرْ لَهُ اللَّهُمَّ تُبْ عَلَيْهِ مَا لَمْ يُؤْذِ فِيهِ مَا لَمْ يُحْدِثْ فِيهِ}
“Sự Salah của một người đàn ông cùng với tập thể được nâng lên Salah của y tại nhà hoặc tại nơi làm việc của y đến hơn hai mươi mấy lần, để được thế các ngươi hãy chỉn chu nước Wudu rồi đến Masjid, mục đích duy nhất khiến y rời khỏi nhà chỉ vì Salah thì cứ mỗi bước chân y bước được nâng lên một bậc và được xóa đi một tội cứ thế đến khi y vào Masjid. Sau khi vào Masjid, chỉ vì mục đích Salah y mới ở lại Masjid thì y được giới Thiên Thần luôn cầu xin cho y khi y vẫn còn ngồi đó, Thiên Thần khẩn cầu: “Lạy Allah, xin thương xót y, xin tha thứ cho y, xin xúi dục y quay lại sám hối” miễn sao y vẫn còn trên hiện trạng sạch sẽ.”( )

    Được xem là tập thể khi một người Salah cùng Imam:
Được xem là tập thể khi có ai đó dù chỉ là đứa trẻ hoặc phụ nữ đều được xem là Salah tập thể, tuy nhiên số lượng càng đông càng được Allah yêu thích.
- Theo ông Ibnu A’bbaas  thuật lại: “Tôi đã ngủ qua đêm tại nhà cô ruột Maimunah, khi Thiên Sứ ﷺ đứng hành lễ Salah trong đêm thì tôi vào đứng bên trái của Người, Thiên Sứ đã kéo tôi sang đứng bên phải.”( )
- Theo ông Abu Sa-i’d Al-Khudri  và ông Abu Huroiroh  đồng dẫn lời của Thiên Sứ ﷺ:
{مَنِ اسْتَيْقَظَ مِنَ اللَّيْلِ وَأَيْقَظَ أَهْلَهُ فَصَلَّيَا رَكْعَتَيْنِ جَمِيعًا كُتِبَا مِنَ الذَّاكِرِينَ اللَّهَ كَثِيرًا وَالذَّاكِرَاتِ}
“Ai thức dậy trong đêm và đánh thức vợ rồi cả hai cùng Salah hai Rak-at thì vợ chồng đó được xếp vào hàng ngũ những người nam và nữ tụng niệm Allah nhiều.”( )
- Theo ông Abu Sa-i’d Al-Khudri  thuật lại: Có người đàn ông vào Masjid sau khi Thiên Sứ ﷺ và mọi người đã hành lễ Salah xong, Thiên Sứ ﷺ nhìn nói với mọi người:
{مَنْ يَتَصَدَّقُ عَلَى هَذَا فَيُصَلِّى مَعَهُ}
“Ai bố thí cho người này thì hành lễ Salah cùng y đi.” Thế là một người đàn ông trong nhóm đứng dậy hành lễ Salah cùng với người đà ông đó.( )
- Theo ông Abai bin Ka’b  dẫn lời của Thiên Sứ ﷺ:
{وَإِنَّ صَلاَةَ الرَّجُلِ مَعَ الرَّجُلِ أَزْكَى مِنْ صَلاَتِهِ وَحْدَهُ وَصَلاَتُهُ مَعَ الرَّجُلَيْنِ أَزْكَى مِنْ صَلاَتِهِ مَعَ الرَّجُلِ وَمَا كَانَ أَكْثَرُ فَهُوَ أَحَبُّ إِلَى اللَّهِ تَعَالَى}
“Và Salah của người đàn ông cùng với một người đàn ông khác tốt hơn( ) là anh ta Salah một mình, và Salah cùng với hai người đàn ông thì tốt hơn với một người đàn ông duy nhất, và cứ số lượng càng đông càng được Allah thương yêu.”( )

    Việc phụ nữ tham gia Salah ở Masjid và giá trị Salah của họ ở tại nhà riêng:
Phụ nữ hoàn toàn được phép đến những Masjid để tham gia Salah tập thể với điều kiện không được nói chuyện lã lơi hay cách ăn mặc và sức dầu thơm để gây chú ý của người khác phái, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ تَمْنَعُوا إِمَاءَ اللَّهِ مَسَاجِدَ اللَّهِ وَلْيَخْرُجْنَ تَفِلاَتٌ}
“Các ngươi chớ cấm các nô lệ nữ của Allah đến các Masjid của Ngài, các nàng hãy rời (khỏi nhà) nhưng không có mùi dầu thơm.”( )
- Thiên Sứ ﷺ nói:
{أَيُّمَا امْرَأَةٍ أَصَابَتْ بَخُورًا فَلاَ تَشْهَدْ مَعَنَا الْعِشَاءَ الآخِرَةَ }
“Bất cứ phụ nữ nào đã sức dầu thơm thì chớ tham gia Salah I’sha cùng chúng ta.”( )

 

- Thiên Sứ ﷺ nói:
{أَيُّمَا امْرَأَةٍ تَطَيَّبَتْ ثُمَّ خَرَجَتْ إِلَى الْمَسْجِدِ لَمْ تُقْبَلْ لَهَا صَلاَةٌ حَتَّى تَغْتَسِلَ}
“Bất cứ phụ nữ nào sức dầu thơm rồi đến Masjid thì Salah của cô ta không được chấp nhận cho đến khi tắm (sạch mùi thơm đó).”( )
- Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ تَمْنَعُوا نِسَاءَكُمُ الْمَسَاجِدَ وَبُيُوتُهُنَّ خَيْرٌ لَهُنَّ}
“Các ngươi không được cấm nô lệ nữ của Allah đến các Masjid, tuy nhiên (Salah) của các nàng ở nhà sẽ tốt hơn.”( )
- Thiên Sứ ﷺ nói:
{صَلاَةُ الْمَرْأَةِ فِى بَيْتِهَا أَفْضَلُ مِنْ صَلاَتِهَا فِى حُجْرَتِهَا وَصَلاَتُهَا فِى مَخْدَعِهَا أَفْضَلُ مِنْ صَلاَتِهَا فِى بَيْتِهَا}
“Phụ nữ hành lễ Salah giữa nhà sẽ tốt hơn ở gần cửa (ra vào) và Salah trong phòng riêng sẽ tốt hơn Salah ở giữa nhà.”( )

- Thiên Sứ ﷺ nói:
{خَيْرُ مَسَاجِدِ النِّسَاءِ قَعْرُ بُيُوتِهِنَّ}
“Masjid tốt nhất dành cho phụ nữ là nơi kín nhất trong nhà của các nàng.”( )

 

 

 

 

 

 

 


Salah Jum-a’h
(thứ sáu)

    Giáo lý về Salah Jum-a’h:
Salah Jum-a’h vào ngày thứ sáu là bổn phận bắt buộc cho tất cả nam giới Muslim phải đến Masjid hành lễ Salah hai Rak-at qua những bằng chứng sau đây:
- Từ Qur’an: Allah phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِذَا نُودِيَ لِلصَّلَوٰةِ مِن يَوۡمِ ٱلۡجُمُعَةِ فَٱسۡعَوۡاْ إِلَىٰ ذِكۡرِ ٱللَّهِ وَذَرُواْ ٱلۡبَيۡعَۚ ذَٰلِكُمۡ خَيۡرٞ لَّكُمۡ إِن كُنتُمۡ تَعۡلَمُونَ٩﴾ الجمعة: 9
{(9) Hỡi những người có đức tin, khi tiếng Azan được cất lên gọi các ngươi đến dâng lễ nguyện Salah Jum-a’h vào ngày thứ sáu thì các ngươi hãy tạm gác lại việc mua bán mà nhanh chân đến (Masjid) để tưởng nhớ Allah. Đó là việc tốt đẹp cho các ngươi nếu các ngươi nhận thức được.} Al-Jumu-a’h: 9 (Chương 62).
- Từ Sunnah:
+ Thiên Sứ ﷺ nói:
{لَيَنْتَهِيَنَّ أَقْوَامٌ عَنْ وَدْعِهِمُ الْجُمُعَاتِ أَوْ لَيَخْتِمَنَّ اللَّهُ عَلَى قُلُوبِهِمْ ثُمَّ لَيَكُونُنَّ مِنَ الْغَافِلِينَ}
“Các ngươi hãy chấm dứt ngay việc bê tha tham gia hành lễ Salah Jum-a’h, hoặc là Allah sẽ niêm phong con tim chúng rồi chúng trở thành đám người sao lãng.”( )
+ Thiên Sứ ﷺ nói:
{لَقَدْ هَمَمْتُ أَنْ آمُرَ رَجُلاً يُصَلِّي بِالنَّاسِ ثُمَّ أُحَرِّقَ عَلَى رِجَالٍ يَتَخَلَّفُونَ عَنِ الْجُمُعَةِ بُيُوتَهُمْ}
“Ta đã định bảo người (đàn ông) khác thay Ta hướng dẫn lễ Salah, còn Ta sẽ đi đốt nhà những đàn ông nào không tham gia Salah Jum-a’h.”( )
+ Thiên Sứ ﷺ nói:
{الْجُمُعَةُ حَقٌّ وَاجِبٌ عَلَى كُلِّ مُسْلِمٍ فِى جَمَاعَةٍ إِلاَّ أَرْبَعَةً: عَبْدٌ مَمْلُوكٌ أَوِ امْرَأَةٌ أَوْ صَبِيٌّ أَوْ مَرِيضٌ}
“Salah Jum-a’h là bổn phận bắt buộc của mỗi tín đồ Muslim (nam) phải đến tham gia tập thể, ngoại trừ bốn loại người: Nam và nữ nô lệ; phụ nữ; trẻ em; và người bệnh.”( )
- Từ Ijma’: Giới U’lama đồng thống nhất Salah Jum-a’h là bổn phận bắt buộc cho mỗi tín đồ nam phải đến Masjid hành lễ Salah tập thể.
    Giá trị của Salah Jum-a’h:
Ngày thứ sáu là ngày hồng phúc, là ngày vĩ đại, là ngày tốt nhất trong tuần, vì Thiên Sứ ﷺ đã nói:
{خَيْرُ يَوْمٍ طَلَعَتْ فِيهِ الشَّمْسُ يَوْمُ الْجُمُعَةِ فِيهِ خُلِقَ آدَمُ وَفِيهِ أُهْبِطَ وَفِيهِ تِيبَ عَلَيْهِ وَفِيهِ مَاتَ وَفِيهِ تَقُومُ السَّاعَةُ وَمَا مِنْ دَابَّةٍ إِلاَّ وَهِىَ مُسِيخَةٌ يَوْمَ الْجُمُعَةِ مِنْ حِينَ تُصْبِحُ حَتَّى تَطْلُعَ الشَّمْسُ شَفَقًا مِنَ السَّاعَةِ إِلاَّ الْجِنَّ وَالإِنْسَ وَفِيهِ سَاعَةٌ لاَ يُصَادِفُهَا عَبْدٌ مُسْلِمٌ وَهُوَ يُصَلِّى يَسْأَلُ اللَّهَ حَاجَةً إِلاَّ أَعْطَاهُ إِيَّاهَا}
“Ngày tốt nhất khi mặt trời mọc lên là ngày thứ sáu, đó là ngày Adam được tạo ra, là ngày Người bị trục xuất, là ngày sự sám hối của Người được chấp nhận, là ngày mà Người đã qua đời, là ngày sẽ thiết lập ngày tận thế, thứ sáu cũng là ngày làm cho tất cả động vật lo sợ về ngày tận thế kể từ khi mặt trời mọc cho đến khi lặn ngoại trừ loài Jinn và loài người, và trong thứ sáu có một giờ khi người Muslim đứng Salah cầu xin Allah về nhu cầu bản thân chắc chắn sẽ được tội nguyện.”( )

 

    Những khuyến khích và văn hóa của ngày thứ sáu:
1- Tắm rửa sạch sẽ, sửa soạn quần áo, sức dầu thơm, dùng Siwaak, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{غُسْلُ يَوْمِ الْجُمُعَةِ وَاجِبٌ عَلَى كُلِّ مُحْتَلِمٍ}
“Việc tắm ngày thứ sáu là bắt buộc đối với người ngủ bị mộng tinh.”( )
- Thiên Sứ ﷺ nói:
{غُسْلُ يَوْمَ الْجُمُعَةِ عَلَى كُلِّ مُحْتَلِمٍ وَالسِّوَاكُ وَيَمَسُّ مِنَ الطِّيبِ مَا قَدَرَ عَلَيْهِ}
“Việc tắm ngày thứ sáu bắt buộc đối với người ngủ mộng tinh, còn dùng Siwak và xịt dầu thơm với khả năng có thể.”( )
- Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَا عَلَى أَحَدِكُمْ أَنْ وَجَدَ سَعَةً أَنْ يَتَّخِذَ ثَوْبَيْنِ لِيَوْمِ الْجُمُعَةِ سِوَى ثَوْبَىْ مِهْنَتِهِ}
“Đối với ai trong các ngươi khá giả hãy chọn cho mình hai bộ đồ của ngày thứ sáu ngoài hai bộ đồ đi làm.”( )
- Thiên Sứ ﷺ nói:
{حَقُّ كُلِّ مُسْلِمٍ السِّوَاكُ وَغُسْلُ يَوْمِ الْجُمُعَةِ وَأَنْ يَمَسَّ مِنْ طِيْبِ أَهْلِهِ إِنْ كَانَ}
“Bổn phận của mỗi người Muslim là dùng Siwak, tắm ngày thứ sáu và xịt dầu thơm tại nhà.”( )
2- Đi sớm vì Jum-a’h: Khuyến khích đi sớm đến Masjid vì Salah Jum-a’h trước khi vào giờ Salah, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَنِ اغْتَسَلَ يَوْمَ الْجُمُعَةِ غُسْلَ الْجَنَابَةِ ثُمَّ رَاحَ فِى السَّاعَةِ الأُولَى فَكَأَنَّمَا قَرَّبَ بَدَنَةً، وَمَنْ رَاحَ فِى السَّاعَةِ الثَّانِيَةِ فَكَأَنَّمَا قَرَّبَ بَقَرَةً، وَمَنْ رَاحَ فِى السَّاعَةِ الثَّالِثَةِ فَكَأَنَّمَا قَرَّبَ كَبْشًا أَقْرَنَ، وَمَنْ رَاحَ فِى السَّاعَةِ الرَّابِعَةِ فَكَأَنَّمَا قَرَّبَ دَجَاجَةً، وَمَنْ رَاحَ فِى السَّاعَةِ الْخَامِسَةِ فَكَأَنَّمَا قَرَّبَ بَيْضَةً، فَإِذَا خَرَجَ الإِمَامُ حَضَرَتِ الْمَلاَئِكَةُ يَسْتَمِعُونَ الذِّكْرَ}
“Ai tắm ngày thứ sáu giống như tắm Junub, rồi đến Masjid vào giờ đầu tiên giống như y đã hiến một con lạc đà, ai đến giờ thứ hai giống như y hiến một con bò, ai đến giờ thứ ba giống như y hiến một con cừu có sừng, ai đến giờ thứ tư giống như y hiến một con gà và ai đến giờ thứ năm giống như y hiến một cái trứng, đến khi Imam ra thuyết giảng là giới Thiên Thần tập trung lắng nghe lời giảng.”( )
3- Thực hiện Salah Sunnah theo khả năng khi vào Masjid trước khi Imam ra thuyết giảng, nhưng đến khi Imam ra thuyết giảng thì chỉ còn mỗi Salah chào Masjid, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ يَغْتَسِلُ رَجُلٌ يَوْمَ الْجُمُعَةِ، وَيَتَطَهَّرُ مَا اسْتَطَاعَ مِنْ طُهْرٍ، وَيَدَّهِنُ مِنْ دُهْنِهِ، أَوْ يَمَسُّ مِنْ طِيبِ بَيْتِهِ ثُمَّ يَرُوْحُ إِلَى الْمَسْجِدِ، وَلاَ يُفَرِّقُ بَيْنَ اثْنَيْنِ، ثُمَّ يُصَلِّى مَا كُتِبَ لَهُ، ثُمَّ يُنْصِتُ لِلْإِمَامِ إِذَا تَكَلَّمَ، إِلاَّ غُفِرَ لَهُ مِنْ الْجُمُعَةِ إِلَى الْجُمُعَةِ الأُخْرَى مَا لَمْ يُغْشَ الْكَبَائِرُ}
“Những người đàn ông nào tắm trong ngày thứ sáu, tẩy rửa với khả năng có thể, xịt dầu thơm hoặc dùng chất thơm tại nhà y rồi đi đến Masjid, khi vào Masjid không chen giữa hai người, rồi hành lễ Salah Sunnah bao Rak-at tùy thích, sau đó im lặng nghe Imam thuyết giảng thì sẽ được xóa tội lỗi từ thứ sáu này đến thứ sáu tới, ngoài những đại tội.”( )

 

Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِذَا جَاءَ أَحَدُكُمْ يَوْمَ الْجُمُعَةِ وَالإِمَامُ يَخْطُبُ فَلْيُصَلِّ رَكْعَتَيْنِ وَلْيَتَجَوَّزْ فِيهِمَ}
“Nếu ai vào Madjid ngày thứ sau đúng lúc Imam đang đứng đọc bài thuyết giảng thì hãy hành lễ hai Rak-at (Chào Masjid) và rút ngắn lễ Salah đó.”( )
4- Không nên bước ngang vai người ngồi trong Masjid và không nên chen giữa hai người đang ngồi, vì Thiên Sứ đã lệnh cho một người đàn ông khi thấy ông ta bước ngang vai người đang ngồi:
{اجْلِسْ فَقَدْ آذَيْتَ وَآنَيْتَ}
“Anh hãy ngồi xuống đi, anh đã làm phiền và đã trể rồi đó.”( )
Và Thiên Sứ ﷺ đã nói ở Hadith đã trình bày:
{. . . وَلاَ يُفَرِّقُ بَيْنَ اثْنَيْنِ، . . . إِلاَّ غُفِرَ لَهُ مِنْ الْجُمُعَةِ إِلَى الْجُمُعَةِ الأُخْرَى}
“...không chen giữa hai người, ... mà lại không được xóa tội từ thứ sáu này đến thứ sáu tới.”
5- Ngưng nói chuyện và nô đùa khi Imam đang đọc bài thuyết giảng, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِذَا قُلْتَ لِصَاحِبِكَ يَوْمَ الْجُمُعَةِ وَالإِمَامُ يَخْطُبُ أَنْصِتْ فَقَدْ لَغَوْتَ}
“Nếu anh nói với người kế bên lúc Imam đang thuyết giảng trong ngày thứ sáu: “im đi” là xem như anh đã nói sàm bậy.”( )
Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَنْ تَوَضَّأَ فَأَحْسَنَ الْوُضُوءَ ثُمَّ أَتَى الْجُمُعَةَ فَاسْتَمَعَ وَأَنْصَتَ غُفِرَ لَهُ مَا بَيْنَهُ وَبَيْنَ الْجُمُعَةِ وَزِيَادَةُ ثَلاَثَةِ أَيَّامٍ وَمَنْ مَسَّ الْحَصَى فَقَدْ لَغَا}
“Ai lấy nước Wudu rồi đến Salah Jum-a’h bằng sự lắng nghe và im lặng thì y sẽ được xóa tội giữa hai lần thứ sáu và cộng thêm ba ngày, còn ai nô đùa là xem như y đã làm điều sàm bậy.”( )
6- Cấm mua bán khi tiếng Azaan của Salah Jum-a’h cất lên, bởi Allah phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِذَا نُودِيَ لِلصَّلَوٰةِ مِن يَوۡمِ ٱلۡجُمُعَةِ فَٱسۡعَوۡاْ إِلَىٰ ذِكۡرِ ٱللَّهِ وَذَرُواْ ٱلۡبَيۡعَۚ﴾ الجمعة: 9
{Hỡi những người có đức tin, khi tiếng Azan được cất lên gọi các ngươi đến dâng lễ nguyện Salah Jum-a’h vào ngày thứ sáu thì các ngươi hãy tạm gác lại việc mua bán mà nhanh chân đến (Masjid) để tưởng nhớ Allah.} Al-Jumu-a’h: 9 (Chương 62).
 7- Cố gắng Solawat thật nhiều cho Thiên Sứ ﷺ trong đêm và ngày thứ sáu, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{أَكْثِرُوا الصَّلَاةَ عَلَيَّ فِي يَوْمِ الْجُمُعَةِ فَإِنَّهُ لَيْسَ أَحَدٌ يُصَلِّي عَلَيَّ يَوْمَ الْجُمُعَةِ إِلَّا عُرِضَتْ عَلَيَّ صَلَاتُهُ}
“Các ngươi hãy Solawat cho Ta thật nhiều vào ngày thứ sáu, rằng không một ai Solawat vào ngày thứ sáu ngoại trừ Solawat đó được mang đến Ta.”( )
Và Thiên Sứ ﷺ nói:
{أَكْثِرُوا الصَّلاَةَ عَلَىَّ يَوْمَ الْجُمُعَةِ وَلَيْلَةَ الْجُمُعَةِ فَمَنْ صَلَّى عَلَىَّ صَلاَةً صَلَّى اللَّهُ عَلَيْهِ عَشْرًا}
“Các ngươi hãy Solawat cho Ta thật nhiều vào đêm và ngày thứ sáu, rằng ai Solawat cho ta một lần được Allah Solawat cho y mười lần.”( )
8- Khuyến khích đọc chương Al-Kahf (số 18), bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَنْ قَرَأَ سُورَةَ الْكَهْفِ فِي يَوْمِ الْجُمُعَةِ أَضَاءَ لَهُ مِنَ النُّورِ مَا بَيْنَ الْجُمُعَتَيْنِ}
“Ai đọc chương Al-Kahf trong ngày thứ sáu sẽ được ánh sáng trùm giữa khoảng hai Jum-a’h.”( )
9- Tranh thủ cầu xin thật nhiều mong trùng với giờ chấp nhận lời cầu xin, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{ وَهُوَ يُصَلِّى يَسْأَلُ اللَّهَ حَاجَةً إِلاَّ أَعْطَاهُ إِيَّاهَا }
“Và trong ngày thứ sáu có một giờ khi người Muslim đứng Salah cầu xin Allah về nhu cầu bản thân chắc chắn sẽ được tội nguyện.”( )
Giờ khắc được nhắc trong Hadith là giờ cuối cùng của ngày thứ sáu, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{يَوْمُ الْجُمُعَةِ ثِنْتَا عَشْرَةَ سَاعَةً، مِنْهَا سَاعَةٌ لاَ يُوجَدُ مُسْلِمٌ يَسْأَلُ اللَّهَ عَزَّ وَجَلَّ شَيْئًا إِلاَّ آتَاهُ إِيَّاهُ، فَالْتَمِسُوهَا آخِرَ سَاعَةٍ بَعْدَ الْعَصْرِ}
“Ngày thứ sáu được chia thành mười hai giờ, trong đó có một giờ mà không một người Muslim nào đứng Salah để cầu xin Allah điều gì đó, ngoại trừ y được ban cho, các ngươi hãy tìm giờ khắc nằm ở giờ cuối ngày sau A’sr.”( )
10- Theo ông Abu Huroiroh  dẫn lời Thiên Sứ ﷺ:
{خَيْرُ يَوْمٍ طَلَعَتْ فِيهِ الشَّمْسُ يَوْمُ الْجُمُعَةِ فِيهِ خُلِقَ آدَمُ وَفِيهِ أُهْبِطَ وَفِيهِ تِيبَ عَلَيْهِ وَفِيهِ مَاتَ وَفِيهِ تَقُومُ السَّاعَةُ وَمَا مِنْ دَابَّةٍ إِلاَّ وَهِىَ مُسِيخَةٌ يَوْمَ الْجُمُعَةِ مِنْ حِينَ تُصْبِحُ حَتَّى تَطْلُعَ الشَّمْسُ شَفَقًا مِنَ السَّاعَةِ إِلاَّ الْجِنَّ وَالإِنْسَ وَفِيهِ سَاعَةٌ لاَ يُصَادِفُهَا عَبْدٌ مُسْلِمٌ وَهُوَ يُصَلِّى يَسْأَلُ اللَّهَ حَاجَةً إِلاَّ أَعْطَاهُ إِيَّاهَا}
“Ngày tốt nhất khi mặt trời mọc lên là ngày thứ sáu, đó là ngày Adam được tạo ra, là ngày Người bị trục xuất, là ngày sự sám hối của Người được chấp nhận, là ngày mà Người đã qua đời, là ngày sẽ thiết lập ngày tận thế, thứ sáu cũng là ngày làm cho tất cả động vật lo sợ về ngày tận thế kể từ khi mặt trời mọc cho đến khi lặn ngoại trừ loài Jinn và loài người, và trong ngày thứ sáu có một giờ khi người Muslim đứng Salah cầu xin Allah về nhu cầu bản thân chắc chắn sẽ được tội nguyện.”
Ông Ka’b  hỏi: Điều đó chỉ xảy ra một năm một lần à?
- Abu Huroiroh  trả lời: Không, thứ sáu của mỗi tuần.
Xong ông Ka’b đi đọc Kinh Tawroh rồi trở lại nói: Thiên Sứ ﷺ đã nói đúng.
Sau đó, tôi gặp Allah bin Salam và kể cho anh ta nghe về cuộc trò chuyện giữa tôi và Ka’b. Ông Abdulllah bin Salam  bảo: Tôi biết đó là giờ nà rồi.
Tôi hỏi: Vậy anh hãy cho tôi biết đó là giờ nào?
- Abdulllah bin Salam  đáp: Đó là giờ cuối cùng của ngày thứ sáu.
- Tôi hỏi: Sao lại là giờ cuối cho được trong khi Thiên Sứ nói: “và trong thứ sáu có một giờ khi người Muslim đứng Salah cầu xin Allah về nhu cầu bản thân chắc chắn sẽ được tội nguyện.” Trong khi sau Salah A’sr không phải là giờ Salah.
- Abdulllah bin Salam : Chẳng phải Thiên Sứ ﷺ đã nói:
{مَنْ جَلَسَ مَجْلِساً يَنْتَظِرُ الصَّلَاةَ فَهُوَ فِي الصَّلَاةِ حَتَّى يُصَلِّي}
“Ai đang ngồi chờ đợi để Salah là y đang hành lễ Salah cho đến khi hành lễ Salah (mà y chờ đợi).”
Tôi nói: Đúng vậy.
Abdullah bảo: Như thế đó.( )
Và có ý kiến khác bảo: Đó là thời khắc Imam ngồi xuống giữa hai lần thuyết giảng cho đến xong Salah.

    Các điều kiện bắt buộc về Jum-a’h:
Salah Jum-a’h thứ sáu chỉ bắt buộc đối với nam Muslim, tự do, trưởng thành, mạnh khỏe và đang ở quê nhà, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{الْجُمُعَةُ حَقٌّ وَاجِبٌ عَلَى كُلِّ مُسْلِمٍ فِى جَمَاعَةٍ إِلاَّ أَرْبَعَةً: عَبْدٌ مَمْلُوكٌ أَوِ امْرَأَةٌ أَوْ صَبِيٌّ أَوْ مَرِيضٌ}
“Salah Jum-a’h là bổn phận bắt buộc mỗi tín đồ Muslim đến tham gia tập thể, ngoại trừ bốn loại người: Nam và nữ nô lệ; phụ nữ; trẻ em; và người bệnh.”( )
Là người đi đường không bắt buộc phải Salah Jum-a’h bởi vấn đề này không được truyền lại từ Thiên Sứ ﷺ . Người chỉ Salah Jum-a’h lúc làm Jihaad và đi hành hương Hajj mà thôi. Và được truyền lại từ U’mar bin Al-Khottob rằng đã thấy một người đàn ông chuẩn bị du hành thì ông ấy nói: “Giá như hôm nay không phải là thứ sáu là tôi đã khởi hành đi xa...” Ông U’mar bảo: “Anh hãy đi đi bởi không có bắt buộc người đi đường hành lễ Jum-a’h.”( )   

    Các điều kiện để tổ chức buổi Salah Jum-a’h:
1- Phải được tổ chức tại xóm làng hoặc thành thị, bởi Thiên Sứ ﷺ không có Salah Jum-a’h tại những nơi hẽo lánh và cũng không trong lúc đi đường.
2- Phải đọc hai bài thuyết giảng liên tiếp nhau như Thiên Sứ ﷺ đã làm, và trong bài thuyết giảng phải có rất nhiều lời tụng niệm Allah, khuyên răn và nhắn nhủ đến tín đồ Muslim.
    Hình thức Salah Jum-a’h:
Vào ngày thứ sáu, sau khi mặt trời đã nghiên bóng thì Imam bước lên bụt giảng rồi quay mặt lại chào Salam đến tất cả tín đồ trong Masjid, xong Imam ngồi xuống chờ đợi Azan. Sau khi lời Azan kết thúc thì Imam đứng lên đọc lời khai đề là tạ ơn Allah, ca tụng và tán dương Ngài, rồi Solawat cho Thiên Sứ ﷺ, rồi lớn tiếng nhắc nhở mọi người về các lệnh mà Allah và Thiên Sứ ﷺ của Ngài đã ban lệnh và đã cấm; dùng lối thuyết giảng vừa khích lệ và vừa khuyến cáo; hứa hẹn và cảnh báo, đó là phần thứ nhứt.
Imam ngồi xuống nghỉ chút rồi đứng lên giảng tiếp phần thứ hai, trước khi vào đề tài thì Imam cũng phải đọc khai đề bằng lời cám ơn, tụng niệm Allah rồi mới tiếp tục bài thuyết giảng phần còn lại.
Hãy thuyết giảng bằng giọng hùng mạnh, sống động và dứt khoát giống như đang đứng trước dân quân. Khi đọc xong bài thuyết giảng thì người Bilal hay ai đó hô to Iqomah Salah để mọi người xếp hàng ngay ngắn. Imam phải đọc kinh lớn tiếng trong hai Rak-at, ở Rak-at thứ nhất sau bài Fatihah nên đọc chương Al-A’la (số 87) hoặc chương Al-Jumu-a’h (số 62), còn ở Rak-at thứ hai sau bài Fatihah thì đọc chương Al-Ghoshiyah (số 88) hoặc chương Al-Munaafiqun (số 63), hoạc đọc bất cứ bài nào khác trong thiên kinh Qur’an cũng được.


    Salah Sunnah trước và sau Jum-a’h:
Trước khi Salah Jum-a’h người vào Masjid được phép hành lễ Salah Sunnah bao nhiêu Rak-at tùy thích không có giới hạn, cứ mỗi hai Rak-at là cho Salam một lần. Khi Imam lên bụt đọc bài thuyết giảng thì lúc này chỉ được Salah hai Rak-at chào Masjid cho những ai đến sau Imam đọc thuyết giảng mà thôi và nên rút ngắn hai Rak-at đó như đã trình bày ở trên có kèm bằng chứng.
Sau Salah Jum-a’h khuyến khích Salah Sunnah bốn hoặc hai Rak-at như Thiên Sứ ﷺ đã nói:
{مَنْ كَانَ مُصَلِّيًا بَعْدَ الْجُمُعَةِ فَلْيُصَلِّ أَرْبَعًا}
“Ai có hành lễ Salah Sunnah sau Jum-a’h thì hãy Salah bốn Rak-at.”( )
Theo ông Ibnu U’mar  nói: “Trước đây, sau khi Salah Jum’at tại Masjid, Thiên Sứ ﷺ về nhà Salah sunnah hai Rak-at tại nhà của Người.”( )
Một số U’lama  nói: “Nhằm áp dụng hết các Hadith đã trình bày, tín đồ Muslim muốn Salah Sunnah sau Jum-a’h tại Masjid thì phải Salah bốn Rak-at, còn khi về nhà thì Salah hai Rak-at mà thôi.”


    Sunnah Rowaatib:
Islam cho phép và khuyến khích nên Salah Rowaatib hằng ngày, bởi giá trị của nó rất lớn như gia tăng ân phước và nâng cao địa vị, ngoài ra còn bù đắp cho những thiếu sót mà bổn phận chưa hoàn chỉnh, và bởi hành lễ Salah là loại hành đạo có địa vị rất vĩ đại hơn hẳn tất cả mọi việc hành đạo khác.
Theo ông Robi-a’h bin Ka’b Al-Aslami , người tạp vụ cho Thiên Sứ ﷺ thuật lại: Tôi đã ở qua đêm cùng với Thiên Sứ ﷺ của Allah, tôi mang nước cho Người lấy Wudu và để cho người sai vặt, Người bảo tôi:
{سَلْنِي}
“Cậu hãy yêu cầu Ta đi.”
Tôi nói muốn được bên cạnh Thiên Sứ ﷺ trong thiên đàng thì Người ﷺ nói:
{أَوْ غَيْرُ ذَلِكَ ؟}
“Còn điều gì khác nữa không?”
Chỉ có mỗi điều đó, ông đáp. Thiên Sứ ﷺ bảo:
{فَأَعِنِّي عَلَى نَفْسِكَ بِكَثْرَةِ السُّجُوْدِ}
“Thế thì cậu hãy tự giúp mình bằng cách quỳ lạy thật nhiều.”( )
Theo ông Abu Huroiroh  dẫn lời Thiên Sứ ﷺ:
{إِنَّ أَوَّلَ مَا يُحَاسَبُ بِهِ الْعَبْدُ يَوْمَ الْقِيَامَةِ مِنْ عَمَلِهِ صَلاَتُهُ، فَإِنْ صَلُحَتْ فَقَدْ أَفْلَحَ وَأَنْجَحَ، وَإِنْ فَسَدَتْ فَقَدْ خَابَ وَخَسِرَ، فَإِنِ انْتَقَصَ مِنْ فَرِيضَتِهِ شَىْءٌ قَالَ الرَّبُّ عَزَّ وَجَلَّ: انْظُرُوا هَلْ لِعَبْدِي مِنْ تَطَوُّعٍ فَيُكَمَّلَ بِهَا مَا انْتَقَصَ مِنَ الْفَرِيضَةِ ثُمَّ يَكُونُ سَائِرُ عَمَلِهِ عَلَى هَذَا}
“Việc hành đạo đầu tiên của một con người bị mang ra phán xét trong ngày tận thế đó là hành lễ Salah, nếu Salah đã chỉn chu thì y đã chiến thắng và thành đạt, còn khi Salah chẳng có gì thì y đã thất bại và thua thiệt. Nếu Salah bắt buộc bị thiếu sót thì Allah – Đấng Hùng Mạnh – phán: ‘Các ngươi hãy kiểm tra xem bề tôi này của TA có Salah Sunnah không và hãy bổ sung cho y những gì đã thiếu, cứ thế đối với tất cả việc hành đạo khác’.”( )

    Các thể loại Salah Sunnah:
Salah Sunnah được chia thành hai loại, không giới hạn và có giới hạn. Đối với Salah vô giới hạn thì chỉ cần định tâm Salah Sunnah là được, còn Salah có giới hạn kèm chung Salah bắt buộc được gọi là Salah Rowaatib gồm Salah Sunnah ở giờ Fajr, Zhuhr, A’sr, Maghrib và I’sha, sẽ được phân tích tỉ mỉ hơn ở phần dưới.

    Giá trị của Salah Rowaatib cùng với Salah bắt buộc:
Theo bà Um Habibah  thuật lại có nghe Thiên Sứ ﷺ của Allah nói rằng:
{مَا مِنْ عَبْدٍ مُسْلِمٍ يُصَلِّى لِلَّهِ كُلَّ يَوْمٍ ثِنْتَىْ عَشْرَةَ رَكْعَةً تَطَوُّعًا غَيْرَ فَرِيضَةٍ إِلاَّ بَنَى اللَّهُ لَهُ بَيْتًا فِى الْجَنَّةِ}
“Những tín đồ Muslim nào hành lễ Salah mỗi ngày vì Allah mười hai Rak-at ngoài các Salah bắt buộc, thì y được Allah xây cho một ngôi nhà trong thiên đàng.”( )
Trình bày về ít nhất, tốt nhất và mức trung bình của Salah Rowaatib:
1- Theo bà Um Habibah  thuật lại có nghe Thiên Sứ ﷺ của Allah nói rằng:
{مَنْ صَلَّى فِى يَوْمٍ وَلَيْلَةٍ اِثْنَتَىْ عَشْرَةَ رَكْعَةً بُنِىَ لَهُ بَيْتٌ فِى الْجَنَّةِ: أَرْبَعًا قَبْلَ الظُّهْرِ، وَرَكْعَتَيْنِ بَعْدَهَا، وَرَكْعَتَيْنِ بَعْدَ الْمَغْرِبِ، وَرَكْعَتَيْنِ بَعْدَ الْعِشَاءِ، وَرَكْعَتَيْنِ قَبْلَ صَلاَةِ الْفَجْرِ}
“Ai Salah trong ngày đêm mười hai Rak-at được kê khai sau đây thì Allah sẽ xây cho họ một ngôi nhà nơi thiên đàng: Bốn Rak-at trước Zhuhr và hai Rak-at sau Zhuhr; hai Rak-at sau Maghrib; hai Rak-at sau I’sha và hai Rak-at trước Fajr.”( ) Hadith này phân tích Hadith nói chung chung ở trên.
2- Theo ông Ibnu U’mar  thuật lại: “Tôi Salah cùng Thiên Sứ ﷺ hai Rak-at trước Zhuhr và hai Rak-at sau Zhuhr; hai Rak-at sau Jum-a’h; hai Rak-at sau Maghrib và hai Rak-at sau I’sha.”( )
3- Theo Abdullah bin Mughaffal  dẫn lời Thiên Sứ ﷺ:
{بَيْنَ كُلِّ أَذَانَيْنِ صَلاَةٌ، بَيْنَ كُلِّ أَذَانَيْنِ صَلاَةٌ، بَيْنَ كُلِّ أَذَانَيْنِ صَلاَةٌ} وقال في الثالثة {لِمَنْ شَاءَ}
“Giữa khoảng Azan và Iqomah Salah, giữa khoảng Azan và Iqomah Salah, giữa khoảng Azan và Iqomah Salah đối với ai muốn.” ( )
4- Theo Um Habibah  dẫn lời Thiên Sứ ﷺ:
{مَنْ حَافَظَ عَلَى أَرْبَعِ رَكَعَاتٍ قَبْلَ الظُّهْرِ وَأَرْبَعٍ بَعْدَهَا حَرُمَ عَلَى النَّارِ}
“Ai duy trì bốn Rak-at trước và bốn Rak-at sau Zhuhr được Allah cấm hỏa ngục chạm đến y.”( )
5- Theo Ibnu U’mar  thuật lại Thiên Sứ ﷺ của Allah có nói:
{رَحِمَ اللَّهُ امْرَءاً صَلَّى قَبْلَ الْعَصْرِ أَرْبَعاً}
“Allah thương xót người nào đó Salah Sunnah trước A’sr bốn Rak-at.”( )

Bảng liệt kê số Rak-at Salah
Salah     Sunnah trước    Bắt buộc    Sunnah sau
Fajr    2    2    0
Zhuhr    2 + 2    4    2 + 2
A’sr    2 + 2    4    0
Maghrib    2    3    2
I’sha    2    4    2
Lưu ý: Sunnah Rowaatib trước và sau Salah bắt buộc đã liệt kê trong bảng được trích ra từ các Hadith Soheeh nói về lĩnh vực này.

Salah Witir

Như đã giải trình ở phần trên về Salah Rowaatib, bên cạnh đó còn có Salah Sunnah khác cần phải đề cập để khuyến khích tín đồ Muslim thực hiện nó, đó là Salah Witir, đây là lễ nguyện Salah không nên bỏ dù trong hoàn cảnh nào. Thời gian tốt nhất cho tín đồ Muslim là thực hiện Salah này cuối cùng vào ban đêm, nghĩa là sau Salah I’sha, nếu ai đó Salah một Rak-at thì được gọi là Witir, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{صَلاَةُ اللَّيْلِ مَثْنَى مَثْنَى فَإِذَا خَشِىَ أَحَدُكُمُ الصُّبْحَ صَلَّى رَكْعَةً وَاحِدَةً تُوتِرُ لَهُ مَا قَدْ صَلَّى}
“Salah trong đêm là cứ mỗi hai Rak-at là Salam một lần, đến khi sợ rạng đông xuất hiện thì hãy Salah một Rak-at Witir kết thúc Salah đã thực hiện.”( )
    Điều khuyến khích trước Salah Witir:
Theo Sunnah là hành lễ Salah trước Witir hai hoặc bốn hoặc sáu... cho đến mười Rak-at rồi mới Salah Witir một Rak-at như Thiên Sứ ﷺ đã làm.
Ông Ishaq bin Ibrohim  nói: “Ý nghĩa việc Thiên Sứ ﷺ Salah đến mười ba Rak-at trong đêm là tính luôn Salah Witir.”
Với mười ba Rak-at này được phép thực hiện cứ hai Rak-at là ngồi Tashahhud và Salam một lần; hoặc được phép chia thành hai Tashahhud, nghĩa là Salah mười hai Rak-at liên tiếp thì ngồi Tashahhud rồi tiếp tục đứng dậy vào Rak-at thứ mười ba rồi ngồi Tashahhud lần hai và Salam sau đó; hoặc Salah mười ba Rak-at liên tiếp chỉ ngồi Tashahhud ở Rak-at cuối cùng và Salam. Tất cả các hình thức này đều được Thiên Sứ ﷺ thực hiện, tuy nhiên tốt nhất nên cứ mỗi hai Rak-at là Salam một lần. Và tất nhiên được phép Salah Witir bằng mười một Rak-at, bằng chín Rak-at, bằng bảy Rak-at, bằng năm Rak-at, bằng ba Rak-at hoặc chỉ bằng một Rak-at cũng được, tùy theo khả năng của mỗi người.
    Thời gian Salah Witir:
Salah Witir bắt đầu từ sau Salah I’sha cho đến rạng đông, càng gần rạng đông giá trị của Salah Witir càng lớn đối với ai có thể thức ở cuối giờ, còn ai sợ không thức nổi thì nên Salah trước khi đi ngủ.

 

 

 

Hình thức Salah của người bệnh
1- Bắt buộc người bệnh phải đứng hành lễ Salah dù phải đứng dựa tường, đứng chống gậy.
2- Nếu không thể đứng thì Salah ngồi, tốt nhất nên ngồi xếp bằng thay thế đứng và Rukua’ đến khi quỳ lạy thì ngồi lên lòng bàn chân.
3- Nếu không thể ngồi thì Salah nằm nghiên hướng mặt về Qiblah, nghiên bên phải tốt hơn bên trái, nếu không thể nằm nghiên được thì Salah theo hướng đang nằm, và không cần Salah bù lại sau đó.
4- Nếu không thể nằm nghiên thì nên nằm hướng chân đưa về Qiblah và kê đầu lên hơi cao để mặt hướng về Qiblah, nếu không thể thì được phép Salah theo hiện trạng đang nằm mà không cần Salah lại sau đó.
5- Bắt buộc người bệnh phải thực hiện động tác Rukua’ và quỳ lạy, nếu không thể thì ra dấu bằng đầu cho hai động tác này, hãy cúi đầu vì quỳ lạy thấp hơn là Rukua’; trường hợp có thể Rukua không thể quỳ lạy thì hãy Rukua’ còn quỳ lạy thì ra dấu; và trường hợp chỉ có thể lạy không thể Rukua’ thì hãy quỳ lạy còn Rukua’ thì ra dấu.
6- Nếu không thể ra dấu bằng đầu cho Rukua’ cũng như quỳ lạy thì hãy ra dấu bằng mắt, nghĩa là nhắm mắt giây lát thay thế Rukua’ và nhắm mắt lâu hơn cho sự quỳ lạy. Còn việc ra dấu bằng ngón tay như một số người bệnh đã làm là hành động không đúng những gì Qur’an và Sunnah chỉ dạy, lại không có một U’lama nào nói cả.
7- Nếu không thể ra dấu bằng đầu cũng như bằng mắt thì hãy Salah bằng con tim, hãy định tâm lúc đứng, lúc Rukua’, lúc quỳ lạy, bởi mỗi người sẽ được theo từng định tâm.
8- Bắt buộc người bệnh phải hành lễ mỗi Salah trong giờ của nó với khả năng có thể như đã trình bày, tuyệt đối không được phép trì hoãn lễ Salah ra khỏi giờ của nó. Đối với ai khó khăn trong việc lấy Wudu thì được phép gôm hai lễ Salah như người đi đường nhưng không được rút ngắn.
9- Nếu việc mỗi Salah thực hiện trong giờ riêng biệt gây khó khăn cho người bệnh thì lúc này được phép gôm hai Salah thực hiện cùng lúc, gôm Zhuhr cùng với A’sr trong giờ Zhuhr hoặc trong giờ A’sr tùy theo thuận lợi của mỗi người bệnh; tương tự gôm Maghrib và I’sha hành lễ cùng lúc trong giờ Maghrib hoặc trong giờ I’sha, riêng Salah Fajr không được gôm với bất cứ Salah nào khác, bởi đây là Salah riêng lẻ, Allah phán:
﴿أَقِمِ ٱلصَّلَوٰةَ لِدُلُوكِ ٱلشَّمۡسِ إِلَىٰ غَسَقِ ٱلَّيۡلِ وَقُرۡءَانَ ٱلۡفَجۡرِۖ إِنَّ قُرۡءَانَ ٱلۡفَجۡرِ كَانَ مَشۡهُودٗا ٧٨﴾ الإسراء: 78
{(78) (Này Muhammad) hãy hành lễ Salah từ sau mặt trời nghiên bóng cho đến màn đêm tối đặc( ) và cả Qur’an Al-Fajr. Quả thật, lễ Qur’an Al-Fajr này sẽ được (hai nhóm Thiên Thần ban đêm và ban ngày) chứng nhận.} Al-Isro: 78 (Chương 17). “Qur’an Al-Fajr” nghĩa là Salah Al-Fajr.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nền Tảng Thứ Ba
***
Zakat

 

 

 

Zakat

    Định nghĩa Zakat:
- Theo ngôn từ Zakat là tẩy rửa, loại trừ, gia tăng và hồng phúc.
- Theo giáo luật Islam Zakat là bắt buộc phải xuất ra một số lượng theo qui định khi nào tài sản của họ đã đạt trên số lượng đã qui định để trao cho số người nằm trong danh sách đáng được hưởng phần đó.

    Giáo lý Zakat:
Zakat là nền tảng thứ ba trong năm nền tảng của Islam. Đây là bổn phận của tất cả người Muslim nào đã sở hữu trong tay một số tài sản đã đạt trên số lượng qui định. Allah đã phán trong thiên kinh Qur’an đến tám mươi hai lần về sự Zakat đi đôi với Salah, cho nên bổn phận xuất Zakat được khẳng định bởi Qur’an, Sunnah và Ijma’ (thống nhất của cộng đồng).
Từ Qur’an: Allah phán:
﴿خُذۡ مِنۡ أَمۡوَٰلِهِمۡ صَدَقَةٗ تُطَهِّرُهُمۡ وَتُزَكِّيهِم بِهَا﴾ التوبة: 103
{Ngươi (Muhammad) hãy trích từ tài sản của chúng để Zakat nhằm tẩy sạch tài sản và cơ thể chúng.} Al-Tawbah: 103 (chương 9).


Và Allah phán:
﴿وَأَقِيمُواْ ٱلصَّلَوٰةَ وَءَاتُواْ ٱلزَّكَوٰةَۚ﴾ البقرة: 110
Và hãy chu đáo dâng lễ Salah và đóng Zakat. Al-Baqoroh: 110 (chương 2)
Từ Sunnah: Thiên Sứ ﷺ nói:
{بُنِيَ الإِسْلاَمُ عَلَى خَمْسٍ: شَهَادَةِ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ وَإِقَامِ الصَّلاَةِ وَإِيتَاءِ الزَّكَاةِ وَحَجِّ الْبَيْتِ وَصَوْمِ رَمَضَانَ}
“Islam được xây dựng trên năm trụ cột, lời tuyên thệ Laa i laa ha il lol loh và Muhammad là Thiên Sứ của Allah, dâng lễ Salah, xuất Zakat bắt buộc, hành hương Hajj tại ngôi đền Ka'bah và nhịn chay Romadon.”( )
Và khi Thiên Sứ ﷺ cử ông Mu-a’z bin Jabal  đến Yemen làm sứ giả thì Thiên Sứ ﷺ có căn dặn:
{إِنَّكَ تَأْتِى قَوْمًا مِنْ أَهْلِ الْكِتَابِ، فَادْعُهُمْ إِلَى شَهَادَةِ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللَّهُ وَأَنِّي رَسُولُ اللَّهِ. فَإِنْ هُمْ أَطَاعُوكَ لِذَلِكَ فَأَعْلِمْهُمْ أَنَّ اللَّهَ افْتَرَضَ عَلَيْهِمْ خَمْسَ صَلَوَاتٍ فِى كُلِّ يَوْمٍ وَلَيْلَةٍ. فَإِنْ هُمْ أَطَاعُوكَ لِذَلِكَ فَأَعْلِمْهُمْ أَنَّ اللَّهَ افْتَرَضَ عَلَيْهِمْ صَدَقَةً تُؤْخَذُ مِنْ أَغْنِيَائِهِمْ فَتُرَدُّ فِي فُقَرَائِهِمْ. فَإِنْ هُمْ أَطَاعُوكَ لِذَلِكَ، فَإِيَّاكَ وَكَرَائِمَ أَمْوَالِهِمْ، وَاتَّقِ دَعْوَةَ الْمَظْلُومِ فَإِنَّهُ لَيْسَ بَيْنَهَا وَبَيْنَ اللَّهِ حِجَابٌ}
“Anh sẽ đến gặp cộng đồng thuộc thị dân Kinh Sách, đầu tiên anh hãy gọi họ đến với lời tuyên thệ rằng không có Thượng Đế đích thực nào ngoài Allah và rằng Ta là Thiên Sứ của Allah. Khi họ chấp nhận lời gọi đó thì báo cho họ biết rằng Allah qui định họ phải hành lễ Salah năm lần trong ngày đêm. Khi họ chấp nhận lời gọi đó thì báo cho họ biết tiếp rằng Allah qui định người giàu trong họ phải xuất Zakat phát cho người nghèo trong nhóm họ. Khi họ chấp nhận lời gọi đó thì Ta khuyến cáo họ nên xuất Zakat chỉ toàn tài sản loại nhất, và luôn tránh xa lời cầu xin của những người bị bất công, bởi giữa lời cầu xin đó và Allah không có gì ngăn cách.”( )

    Giáo lý cho những ai không chịu xuất Zakat:
Chiếu theo giáo lý Islam nếu ai phủ nhận và chống đối bổn phận xuất Zakat thì người này trở thành Kaafir (kẻ ngoại đạo), nếu có hành vi quá đáng với islam tội có thể xử án tử hình (vì tội phản đạo).
Trường hợp những ai trong lòng thì chấp nhận việc xuất Zakat là bổn phận của tất cả những người Muslim, nhưng vì tính keo kiệt nên không thi hành xuất Zakat theo giá trị tài sản qua mức qui định. Theo giáo luật Islam trường hợp này họ vẫn là người Muslim nhưng thuộc diện tội phạm, những người lãnh đạo cộng đồng có nhiệm vụ phải thuyết phục y phải xuất Zakat, đồng thời kèm theo hình phạt răn đe, nếu y vẫn còn phản kháng thì được quyền dùng biện pháp mạnh hơn để y xuất Zakat thực hiện theo lệnh của Allah. Bằng chứng cho điều này là lệnh phán của Allah:
﴿فَإِن تَابُواْ وَأَقَامُواْ ٱلصَّلَوٰةَ وَءَاتَوُاْ ٱلزَّكَوٰةَ فَإِخۡوَٰنُكُمۡ فِي ٱلدِّينِۗ وَنُفَصِّلُ ٱلۡأٓيَٰتِ لِقَوۡمٖ يَعۡلَمُونَ ١١ ﴾ التوبة: 11
Nếu như bọn chúng quay lại sám hối, chịu đứng hành lễ Salah và xuất Zakat thì chúng sẽ là anh em cùng tôn giáo với các ngươi. Và TA (Allah) phân tích mọi điều cặn kẻ như thế để dành cho nhóm người có khối óc suy nghĩ. Al-Tawbah: 11 (chương 9).
Và Thiên Sứ ﷺ nói:
{أُمِرْتُ أَنْ أُقَاتِلَ النَّاسَ حَتَّى يَشْهَدُوا أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللَّهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللَّهِ، وَيُقِيمُوا الصَّلاَةَ، وَيُؤْتُوا الزَّكَاةَ، فَإِذَا فَعَلُوا ذَلِكَ فَقَدْ عَصَمُوا مِنِّي دِمَاءَهُمْ وَأَمْوَالَهُمْ إِلاَّ بِحَقِّهَا، وَحِسَابُهُمْ عَلَى اللَّهِ تَعَالَى}
“Ta được lệnh đấu tranh với mọi người cho đến khi họ đọc câu tuyên thệ (لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللَّهِ) Laa i laa ha il lol loh wa anna muhammadan rosu lulloh, hành lễ Salah, xuất Zakat. Một khi họ làm theo thì Ta cấm các ngươi xâm hại đến tính mạng và tài sản của họ, ngoại trừ quyền lợi của Islam, còn việc tính sổ họ thì chỉ dành cho Allah - Đấng Tối Cao  quyết định.”( )
Và thủ lĩnh Abu Bakr  tuyên bố với nhóm người không chịu xuất Zakat như sau: “Xin thề với Allah, nếu họ không chịu xuất Zakat dù chỉ con dê cái tơ làm ảnh hưởng đến Thiên Sứ ﷺ là ta sẵn sàng đấu tranh với họ.”( )  

    Ý nghĩa việc qui định Zakat:
Việc qui định xuất Zakat sẽ mang lại nhiều điều lợi ích cho sự phát triển và hưng thịnh của cộng đồng Islam, điển hình như:
1- Hình thức bố thí để xóa đi những tội lỗi đã vấp phải và gia tăng công đức, bảo tồn Barakat (sự may mắn) sau khi tuân lệnh Allah và xem trọng sắc lệnh của Ngài.
2- Tẩy sạch chủ tài sản khỏi các căn bệnh nội tâm như: keo kiệt, tham lam, ít kỷ, nhỏ mọn.
3- Tạo điều kiện cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người túng thiếu được vui vẽ.
4- Kết chặt tình cảm anh em Muslim dù có khác nhau về hoàn cảnh nhưng có chung niềm tin Iman và Islam, đồng thời cải thiện bản tính ngờ vực của những người yếu đức tin trở về với sự tin tưởng và lòng kiên định hoàn toàn.
5- Cải thiện cuộc sống tín đồ làm cho xã hội càng thêm hưng thịnh, hạnh phúc.

    Khuyến khích làm tròn bổn phận Zakat:
 Có rất nhiều câu Kinh và Hadith khuyến khích tín đồ Muslim làm tròn bổn phận Zakat này để đạt được ân phước vĩ đại mà Allah đã chuẩn bị cho những ai có cơ hội Zakat, Allah phán:
﴿وَٱلۡمُؤۡمِنُونَ وَٱلۡمُؤۡمِنَٰتُ بَعۡضُهُمۡ أَوۡلِيَآءُ بَعۡضٖۚ يَأۡمُرُونَ بِٱلۡمَعۡرُوفِ وَيَنۡهَوۡنَ عَنِ ٱلۡمُنكَرِ وَيُقِيمُونَ ٱلصَّلَوٰةَ وَيُؤۡتُونَ ٱلزَّكَوٰةَ وَيُطِيعُونَ ٱللَّهَ وَرَسُولَهُۥٓۚ أُوْلَٰٓئِكَ سَيَرۡحَمُهُمُ ٱللَّهُۗ إِنَّ ٱللَّهَ عَزِيزٌ حَكِيمٞ ٧١﴾ التوبة: 71
Những người có đức tin nam và nữ là những người bảo hộ lẫn nhau, chúng ra lệnh nhau thi hành điều thiện, điều ân phước và ngăn cản nhau làm điều tội lỗi, chúng luôn hành lễ Salah, xuất Zakat, luôn tuân lệnh Allah và Thiên Sứ của Ngài. Đấy là những người sẽ được Allah xót thương cứu rỗi, rằng Allah hùng mạnh sáng suốt. Al-Tawbah: 71 (chương 9), Và Allah phán:
﴿قَدۡ أَفۡلَحَ ٱلۡمُؤۡمِنُونَ ١ ٱلَّذِينَ هُمۡ فِي صَلَاتِهِمۡ خَٰشِعُونَ ٢ وَٱلَّذِينَ هُمۡ عَنِ ٱللَّغۡوِ مُعۡرِضُونَ ٣ وَٱلَّذِينَ هُمۡ لِلزَّكَوٰةِ فَٰعِلُونَ ٤ وَٱلَّذِينَ هُمۡ لِفُرُوجِهِمۡ حَٰفِظُونَ ٥ إِلَّا عَلَىٰٓ أَزۡوَٰجِهِمۡ أَوۡ مَا مَلَكَتۡ أَيۡمَٰنُهُمۡ فَإِنَّهُمۡ غَيۡرُ مَلُومِينَ ٦ فَمَنِ ٱبۡتَغَىٰ وَرَآءَ ذَٰلِكَ فَأُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡعَادُونَ ٧ وَٱلَّذِينَ هُمۡ لِأَمَٰنَٰتِهِمۡ وَعَهۡدِهِمۡ رَٰعُونَ ٨ وَٱلَّذِينَ هُمۡ عَلَىٰ صَلَوَٰتِهِمۡ يُحَافِظُونَ ٩ أُوْلَٰٓئِكَ هُمُ ٱلۡوَٰرِثُونَ ١٠ ٱلَّذِينَ يَرِثُونَ ٱلۡفِرۡدَوۡسَ هُمۡ فِيهَا خَٰلِدُونَ ١١ ﴾ المؤمنون: 1 - 11
(1) Quả thật, những người có niềm tin Iman chắc chắn sẽ thành đạt. (2) Chúng là những người dâng lễ Salah một cách sùng kính. (3) Chúng luôn tránh xa mọi chuyện tầm phào vô bổ. (4) Chúng luôn tích cực đóng thuế Zakat. (5) Chúng là những người luôn bảo vệ sự đoan trang và tiết hạnh. (6) Ngoại trừ đối với vợ hoặc với những người nô lệ nữ thuộc quyền sở hữu của chúng thì chúng không bị khiển trách (về việc đó). (7) Nhưng nếu ai tìm cách vượt quá mức giới hạn thì là những kẻ phạm tội. (8) Chúng là những người luôn thực hiện đúng lời ủy thác và lời hứa. (9) Và chúng là những người luôn duy trì việc dâng lễ Salah (tại Masjid). (10) Chúng thật sự được thừa kế. (11) Là những người thừa kế tầng Al-Firdaws thiên đàng hạnh phúc, nơi mà chúng sẽ vào đó sống đời đời. Al-Muminoon: 1 – 11 (chương 23).
Ông Abu Ayyub  thuật lại có một người đàn ông đến gặp Thiên Sứ ﷺ hỏi: “Xin Thiên sứ cho tôi biết việc làm nào đưa tôi vào thiên đàng?”

Thiên Sứ ﷺ trả lời những điều sau đây:
{تَعْبُدُ اللَّهَ، وَلاَ تُشْرِكُ بِهِ شَيْئًا، وَتُقِيمُ الصَّلاَةَ، وَتُؤْتِى الزَّكَاةَ، وَتَصِلُ الرَّحِمَ}
“Thờ phượng riêng Allah và không tổ hợp với Ngài bất cứ gì; dâng lễ Salah, xuất Zakat và kết nối tình dòng tộc.”( )
{ثَلاَثٌ مَنْ فَعَلَهُنَّ فَقَدْ طَعِمَ طَعْمَ الإِيمَانِ مَنْ عَبَدَ اللَّهَ وَحْدَهُ وَأَنَّهُ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللَّهُ وَأَعْطَى زَكَاةَ مَالِهِ طَيِّبَةً بِهَا نَفْسُهُ}
“Có ba điều ai thực hiện được tất cả sẽ nếm được đức tin Iman: Ai thờ phượng chỉ duy nhứt Allah và luôn biết rằng không có Thượng Đế nào đích thực ngoại trừ Allah; cảm thấy hài lòng khi xuất Zakat bằng tài sản của mình.”( )
{ثَلاَثٌ أُقْسِمُ عَلَيْهِنَّ مَا نَقَّصَ مَالَ عَبْدٍ صَدَقَةٌ وَلاَ ظُلِمَ عَبْدٌ بِمَظْلَمَةٍ صَبَرَ عَلَيْهَا إِلاَّ زَادَهُ اللَّهُ عَزَّ وَجَلَّ بِهَا عِزًّا وَلاَ يَفْتَحُ عَبْدٌ بَابَ مَسْأَلَةٍ إِلاَّ فَتَحَ اللَّهُ لَهُ بَابَ فَقْرٍ}
“Có ba thứ Ta xin thề: Quả thật, không bao giờ bị mất mác đối với người bố thí; không một ai bị đàn áp, bị bất công nhưng chịu đựng ngoại trừ được Allah – Đấng Hùng Mạnh và Tối Cao – gia tăng cho niềm vinh dự, và không một ai tìm cách để xin xỏ ngoại trừ bị Allah mở cho con đường nghèo khổ.”( )

    Khuyến cáo về việc không xuất Zakat:
Bên cạnh việc khuyến khích xuất Zakat thì cũng có rất nhiều bằng chứng nói về khuyến cáo những ai không chịu xuất Zakat thì sẽ nhận lãnh nhiều điều thất bại và sẽ nhận những hình phạt đau đớn vào Ngày Sau, qua những lời phán của Allah như sau:
﴿۞يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِنَّ كَثِيرٗا مِّنَ ٱلۡأَحۡبَارِ وَٱلرُّهۡبَانِ لَيَأۡكُلُونَ أَمۡوَٰلَ ٱلنَّاسِ بِٱلۡبَٰطِلِ وَيَصُدُّونَ عَن سَبِيلِ ٱللَّهِۗ وَٱلَّذِينَ يَكۡنِزُونَ ٱلذَّهَبَ وَٱلۡفِضَّةَ وَلَا يُنفِقُونَهَا فِي سَبِيلِ ٱللَّهِ فَبَشِّرۡهُم بِعَذَابٍ أَلِيمٖ ٣٤ يَوۡمَ يُحۡمَىٰ عَلَيۡهَا فِي نَارِ جَهَنَّمَ فَتُكۡوَىٰ بِهَا جِبَاهُهُمۡ وَجُنُوبُهُمۡ وَظُهُورُهُمۡۖ هَٰذَا مَا كَنَزۡتُمۡ لِأَنفُسِكُمۡ فَذُوقُواْ مَا كُنتُمۡ تَكۡنِزُونَ ٣٥﴾ التوبة: 34 - 35
{(34) Hỡi những người Mumin (có đức tin). Quả thật, có rất nhiều lãnh đạo của Do Thái và Thiên Chúa giáo đã ăn chặn tài sản của thiên hạ một cách bất công và chúng ngăn chặn mọi con đường dẫn đến Allah. Và đối với những ai dự trữ vàng và bạc nhưng không chi dùng cho con đường chính nghĩa của Allah (tức Zakat) thì hãy báo cho chúng biết về một sự trừng phạt đau đớn. (35) Vào ngày mà chính nó (số vàng bạc tích trữ) sẽ được nung đỏ trong lửa và sẽ được mang đến đóng vào trán, vào hông và trên lưng của chúng. Đấy chính là vật mà các ngươi đã tàn trữ cho bản thân của mình, bởi vậy các ngươi phải nếm lấy thứ mà các ngươi đã tàn trữ.} Al-Tawbah: 34 – 35 (chương 9)
﴿وَلَا يَحۡسَبَنَّ ٱلَّذِينَ يَبۡخَلُونَ بِمَآ ءَاتَىٰهُمُ ٱللَّهُ مِن فَضۡلِهِۦ هُوَ خَيۡرٗا لَّهُمۖ بَلۡ هُوَ شَرّٞ لَّهُمۡۖ سَيُطَوَّقُونَ مَا بَخِلُواْ بِهِۦ يَوۡمَ ٱلۡقِيَٰمَةِۗ ﴾ آل عمران: 180
Và những kẻ keo kiệt hà tiện chớ nghĩ rằng việc y ôm lấy hết thiên lộc được Allah ban cho (không chịu Zakat) là điều tốt đối với y. Không đâu, nó chỉ gây hại y mà thôi. Vào Ngày tận thế số tài sản đó sẽ mang ra treo lủng lẵng trên cổ của y. Ali I’mron: 180 (chương 3).
- Ông Abu Zar  thuật lại có lần đi tìm Thiên Sứ ﷺ thì thấy Người đang ngồi dưới bóng mát của Ka’bah, vừa gặp tôi Người nói:
{هُمُ الأَخْسَرُونَ وَرَبِّ الْكَعْبَةِ}
“Xin thề với Chủ Nhân của Ka’bah rằng họ là đám người thất bại.”
Tôi đến gần Người chưa kịp ngồi xuống thì tôi vội hỏi: “Thưa Thiên Sứ của Allah, họ là ai vậy?” Thiên Sứ ﷺ nói:
{هُمُ الأَكْثَرُونَ أَمْوَالاً إِلاَّ مَنْ قَالَ هَكَذَا وَهَكَذَا وَهَكَذَا - مِنْ بَيْنِ يَدَيْهِ وَمِنْ خَلْفِهِ وَعَنْ يَمِينِهِ وَعَنْ شِمَالِهِ - وَقَلِيلٌ مَا هُمْ مَا مِنْ صَاحِبِ إِبِلٍ وَلاَ بَقَرٍ وَلاَ غَنَمٍ لاَ يُؤَدِّي زَكَاتَهَا إِلاَّ جَاءَتْ يَوْمَ الْقِيَامَةِ أَعْظَمَ مَا كَانَتْ وَأَسْمَنَهُ تَنْطِحُهُ بِقُرُونِهَا وَتَطَؤُهُ بِأَظْلاَفِهَا كُلَّمَا نَفِدَتْ أُخْرَاهَا عَادَتْ عَلَيْهِ أُولاَهَا حَتَّى يُقْضَى بَيْنَ النَّاسِ}
“Họ là nhóm người có nhiều tiền bạc, ngoại trừ ai nói thế này, thế này và thế này – từ trước mặt, từ sau lưng, bên phải và bên trái – nhưng họ rất ít, Họ là những ông chủ nuôi lạc đà, nuôi bò, nuôi dê và cừu mà không chịu xuất Zakat, vào ngày phán xét họ bị bắt đứng trước những con vật nuôi mập nhất trong bầy súc vật họ nuôi để cho chúng hút họ bằng sừng, dẫm lên họ bằng móng, cứ thế hết con này đến con khác cho đến khi Allah phán xử xong thiên hạ.”( )
Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَنْ آتَاهُ اللَّهُ مَالاً، فَلَمْ يُؤَدِّ زَكَاتَهُ مُثِّلَ لَهُ يَوْمَ الْقِيَامَةِ شُجَاعًا أَقْرَعَ، لَهُ زَبِيبَتَانِ، يُطَوَّقُهُ يَوْمَ الْقِيَامَةِ، ثُمَّ يَأْخُذُ بِلِهْزِمَتَيْهِ - يَعْنِى شِدْقَيْهِ - ثُمَّ يَقُولُ أَنَا مَالُكَ، أَنَا كَنْزُكَ، ثُمَّ تَلَا: ﴿وَلَا يَحۡسَبَنَّ ٱلَّذِينَ يَبۡخَلُونَ بِمَآ ءَاتَىٰهُمُ ٱللَّهُ مِن فَضۡلِهِۦ هُوَ خَيۡرٗا لَّهُمۖ بَلۡ هُوَ شَرّٞ لَّهُمۡۖ سَيُطَوَّقُونَ مَا بَخِلُواْ بِهِۦ يَوۡمَ ٱلۡقِيَٰمَةِۗ ﴾ آل عمران: 180}
“Ai được Allah ban cho tiền bạc mà không chịu xuất Zakat thì vào ngày tận thế tài sản đó hóa thành con rắn độc, và nó có hai sợ lông như đôi chân mày, nó quấn lấy quanh cổ và cắn gò má và nói: Tôi là tiền bạc của anh, tôi là kho báu của anh. Sau đó, Người đọc câu kinh: và những kẻ keo kiệt hà tiện chớ nghĩ rằng việc y ôm lấy hết thiên lộc được Allah ban cho (không chịu Zakat) là điều tốt đối với y. Không đâu, nó chỉ gây hại y mà thôi. Vào ngày tận thế số tài sản đó sẽ mang ra treo lủng lẵng trên cổ y. Ali I’mron: 180 (chương 3).”( )     
{مَا مِنْ صَاحِبِ كَنْزٍ لاَ يُؤَدِّي زَكَاتَهُ إِلاَّ أُحْمِىَ عَلَيْهِ فِى نَارِ جَهَنَّمَ فَيُجْعَلُ صَفَائِحَ فَيُكْوَى بِهَا جَنْبَاهُ وَجَبِينُهُ حَتَّى يَحْكُمَ اللَّهُ بَيْنَ عِبَادِهِ فِى يَوْمٍ كَانَ مِقْدَارُهُ خَمْسِينَ أَلْفَ سَنَةٍ ثُمَّ يُرَى سَبِيلَهُ إِمَّا إِلَى الْجَنَّةِ وَإِمَّا إِلَى النَّارِ}
“Bất cứ chủ sở kho báu nào không chịu xuất Zakat thì sẽ bị (thiên thần) dùng tấm kim loại đốt trong lửa cho đến khi tấm kim loại đó đỏ hẳn thì đem ra chà lên thân thể và trán của y cho đến khi nào Allah phân xử đám nô lệ của Ngài trong một ngày dài bằng năm mươi ngàn năm. Sau đó, y sẽ thấy được hoặc là con đường thiên đàng hoặc là con đường hỏa ngục.”( )
{يَا مَعْشَرَ الْمُهَاجِرِينَ، خِصَالٌ خَمْسٌ إِذَا ابْتُلِيتُمْ بِهِنَّ وَأَعُوذُ بِاللَّهِ أَنْ تُدْرِكُوهُنَّ: لَمْ تَظْهَرِ الْفَاحِشَةُ فِى قَوْمٍ قَطُّ حَتَّى يُعْلِنُوا بِهَا إِلاَّ فَشَا فِيهِمُ الطَّاعُونُ وَالأَوْجَاعُ الَّتِى لَمْ تَكُنْ مَضَتْ فِى أَسْلاَفِهِمُ الَّذِينَ مَضَوْا. وَلَمْ يَنْقُصُوا الْمِكْيَالَ وَالْمِيزَانَ إِلاَّ أُخِذُوا بِالسِّنِينَ وَشِدَّةِ الْمَؤُنَةِ وَجَوْرِ السُّلْطَانِ عَلَيْهِمْ. وَلَمْ يَمْنَعُوا زَكَاةَ أَمْوَالِهِمْ إِلاَّ مُنِعُوا الْقَطْرَ مِنَ السَّمَاءِ وَلَوْلاَ الْبَهَائِمُ لَمْ يُمْطَرُوا وَلَمْ يَنْقُضُوا عَهْدَ اللَّهِ وَعَهْدَ رَسُولِهِ إِلاَّ سَلَّطَ اللَّهُ عَلَيْهِمْ عَدُوًّا مِنْ غَيْرِهِمْ فَأَخَذُوا بَعْضَ مَا فِى أَيْدِيهِمْ. وَمَا لَمْ تَحْكُمْ أَئِمَّتُهُمْ بِكِتَابِ اللَّهِ وَيَتَخَيَّرُوا مِمَّا أَنْزَلَ اللَّهُ إِلاَّ جَعَلَ اللَّهُ بَأْسَهُمْ بَيْنَهُمْ}
“Hỡi dân chúng Muhaajirin, có năm điều Ta cầu xin Allah đừng thử thách các ngươi, bởi chúng: Không một nhóm người nào đã công khai làm điều khả ố ngoại trừ họ sẽ phải bị bệnh dịch và đau đớn tràn lan, điều mà các thế hệ trước họ không hề có; khi cố tình cân đo đong thiếu họ sẽ bị nhiều năm liền đói khổ, và những lãnh đạo bất công không Zakat sẽ gặp phải ít mưa và giá như không có động vật là trời không đổ mưa nữa; khi phản bội lời giao ước với Allah và Thiên Sứ của Ngài sẽ bị Allah cho kẻ thù chiến thắng họ và chiếm đoạt mọi thứ trong tay họ; và khi các lãnh đạo không phân xử theo luật lệ của Allah sẽ bị Allah khiến cho nội bộ đấu đá nhau.”( )

    Thành phần nào bắt buộc phải xuất Zakat:
Xuất Zakat sẽ bắt buộc những người Muslim nào nằm trong những điều khoản sau đây:
1- Islam, nghĩa là người Muslim.
2- Tự do, nghĩa là không phải là nô lệ.
3- Đã sở hữu đủ số lượng bắt buộc cho các nhu cầu sinh hoạt đời sống của gia đình như: thức ăn, quần áo, nhà cửa, xe cộ...
4- Đã nắm giữ một số tài khoản (tiền bạc) hay tài sản (vàng bạc châu báu) tròn một năm, riêng về những sản phẩm nông sản và hoa mầu thì xuất Zakat theo mùa vụ, bởi Allah phán:
﴿وَءَاتُواْ حَقَّهُۥ يَوۡمَ حَصَادِهِۦۖ﴾ الأنعام: 141
{Và các ngươi hãy trả phần thuế (hoa lợi tức Zakat) vào ngày các ngươi thu hoạch.} Al-An-a'm: 141 (chương 6).
5- Tiền xuất Zakat không nằm trong khoản tiền dùng để trả nợ và cũng không bị ai đòi nợ.


    Thể loại tài sản bắt buộc phải xuất Zakat:
1- Vàng, bạc và tất cả tiền tệ có giá trị tương đương dùng để trao đổi mua bán và dự trữ, bởi Allah phán:
﴿وَٱلَّذِينَ يَكۡنِزُونَ ٱلذَّهَبَ وَٱلۡفِضَّةَ وَلَا يُنفِقُونَهَا فِي سَبِيلِ ٱللَّهِ فَبَشِّرۡهُم بِعَذَابٍ أَلِيمٖ ٣٤﴾ التوبة: 34
{Và đối với những ai dự trữ vàng và bạc nhưng không chi dùng cho con đường chính nghĩa của Allah (tức Zakat) thì hãy báo cho chúng biết về một sự trừng phạt đau đớn.} Al-Tawbah: 34 (chương 9)
Và Thiên Sứ ﷺ nói:
{لَيْسَ فِيمَا دُونَ خَمْسِ أَوَاقٍ صَدَقَةٌ}
“Nếu ai có ít hơn 400 gram bạc thì không nằm trong viện phải xuất Zakat.”( )
{الْعَجْمَاءُ جُرْحُهَا جُبَارٌ، وَالْبِئْرُ جُبَارٌ، وَالْمَعْدِنُ جُبَارٌ، وَفِى الرِّكَازِ الْخُمُسُ}
“Những động vật thả hoang, giếng nước bỏ hoang và quặng mỏ công cộng thì không cần xuất Zakat. Còn kho báu thì bắt buộc phải Zakat một phần năm.”( )
2- Súc vật gồm lạc đà, bò, cừu và dê, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَا مِنْ صَاحِبِ إِبِلٍ وَلاَ بَقَرٍ وَلاَ غَنَمٍ لاَ يُؤَدِّي زَكَاتَهَا إِلاَّ جَاءَتْ يَوْمَ الْقِيَامَةِ أَعْظَمَ مَا كَانَتْ وَأَسْمَنَهُ تَنْطِحُهُ بِقُرُونِهَا وَتَطَؤُهُ بِأَظْلاَفِهَا كُلَّمَا نَفِدَتْ أُخْرَاهَا عَادَتْ عَلَيْهِ أُولاَهَا حَتَّى يُقْضَى بَيْنَ النَّاسِ}
“Những ai làm chủ nuôi lạc đà, nuôi bò, nuôi dê và cừu mà không chịu xuất Zakat thì vào Ngày phán xét y sẽ bị bắt đứng trước những con vật nuôi mập nhất trong bầy súc vật của y để chúng hút y bằng sừng, dẫm lên y bằng móng, cứ thế hết con này đến con khác cho đến khi Allah phán xử xong thiên hạ.”( )
3- Nông sản và trái quả: Chỉ bắt buộc xuất Zakat đối với các loại nông sản có thể dự trữ thời gian dài như lúa mạch, lúa mì, lúa nước, đậu, bắp... và các loại quả như chà là, ô liu, nho khô, bởi Allah phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَنفِقُواْ مِن طَيِّبَٰتِ مَا كَسَبۡتُمۡ وَمِمَّآ أَخۡرَجۡنَا لَكُم مِّنَ ٱلۡأَرۡضِۖ﴾ البقرة: 267
Hỡi những người có đức tin, hãy chi dùng những thứ tốt đẹp mà các ngươi đã thu hoạch (để Zakat) và những gì mà TA đã ban phát cho các ngươi từ trong lòng đất. Al-Baqoroh: 267 (chương 2)
﴿وَءَاتُواْ حَقَّهُۥ يَوۡمَ حَصَادِهِۦۖ﴾ الأنعام: 141
{Và các ngươi hãy trả phần thuế (hoa lợi tức Zakat) vào ngày các ngươi thu hoạch.} Al-An-a'm: 141 (chương 6)
Và Thiên Sứ ﷺ nói:
{فِيمَا سَقَتْ السَّمَاءُ وَالْعُيُونُ أَوْ كَانَ عَثَرِيًّا الْعُشْرُ وَفِيمَا سُقِيَ بِالنَّضْحِ نِصْفُ الْعُشْرِ }
“Những gì tưới tiêu bằng thiên nhiên (như nước mưa), nước giếng thì xuất Zakat một phần mười, còn nếu tưới tiêu bằng sức (người và thú hoặc dùng máy móc) thì chỉ xuất phân nữa một phần mười (tức một phần hai mươi).”( )
{لَيْسَ فِيمَا دُونَ خَمْسَةِ أَوْسُقٍ صَدَقَةٌ}
“Nếu thu hoạch ít hơn 720 kilo thì không nằm trong viện phải xuất Zakat.”( )

    Các loại tài sản không bắt buộc xuất Zakat:
1- Trái cây và rau củ thì không có bằng chứng nào bắt buộc phải xuất Zakat ngoài việc đem tặng một ít cho người nghèo và hàng xóm nếu thu hoạch tốt, bởi Allah phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَنفِقُواْ مِن طَيِّبَٰتِ مَا كَسَبۡتُمۡ وَمِمَّآ أَخۡرَجۡنَا لَكُم مِّنَ ٱلۡأَرۡضِۖ﴾ البقرة: 267
Hỡi những người có đức tin, hãy chi dùng những thứ tốt đẹp mà các ngươi đã thu hoạch (để Zakat) và những gì mà TA đã ban phát cho các ngươi từ trong lòng đất. Al-Baqoroh: 267 (chương 2).
2- Nô lệ, ngựa nhà, ngựa vằn, con lừa, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{لَيْسَ عَلَى الْعَبْدِ فِى فَرَسِهِ وَغُلاَمِهِ صَدَقَةٌ}
“Người Muslim sở hữu ngựa và nô lệ thì không cần xuất Zakat.”( ) và Thiên Sứ ﷺ cũng không nhận xuất Zakat từ con lừa và ngựa vằn.
3- Tài sản chưa đủ số lượng theo qui định, ngoại trừ chủ nhân tự nguyện, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{لَيْسَ فِيمَا دُونَ خَمْسَةِ أَوْسُقٍ صَدَقَةٌ وَلَيْسَ فِيمَا دُونَ خَمْسِ ذَوْدٍ صَدَقَةٌ وَلَيْسَ فِيمَا دُونَ خَمْسِ أَوَاقٍ صَدَقَةٌ}
“Không cần phải xuất Zakat khi số lượng thu hoạch ít hơn 720 kilogram; cũng không cần phải xuất Zakat khi có ít hơn năm con lạc đà và cũng không cần phải xuất Zakat khi có ít hơn 400 gram bạc.”( )
4- Những loại tài sản dùng để sử dụng chứ không phải để kinh doanh, thí dụ như bàn ghế, nhà cửa, tủ áo, xe cộ...
5- Các loại đá quí như cẩm thạch, đá hồng ngọc, ngọc trai... dùng cho trang sức, trừ phi dự trữ để kinh doanh thì phải xuất Zakat theo sản lượng hàng hóa.
6- Tất cả loại nữ trang đang đeo trên người, còn các loại nữ trang cất giữ làm của trong thời gian dài thì phải xuất Zakat. Tuy nhiên, tốt nhất và an toàn nhất là nên xuất Zakat tất cả nữ trang, bởi bà A’-ishah thuật lại có lần Thiên Sứ ﷺ vào nhà thấy trên tay tôi đeo nhẫn bạc thì Người hỏi: “Đây là gì, hỡi A’-ishah?” Tôi đáp: “Em đeo để làm đẹp cho chàng nhìn, hỡi Thiên Sứ của Allah.” Người hỏi: “Em có chịu xuất Zakat trên nó không?” Tôi đáp: “Không (hoặc nói câu  Maashaa Allah).” Người nói: “Với nó đã đủ đưa nàng vào hỏa ngục rồi đấy.”( )  

    Số lượng qui định xuất Zakat đối với những tài sản bắt buộc phải xuất Zakat:
A- Vàng, bạc và hiện vật có giá trị tương ứng:
1- Vàng: Điều kiện để xuất Zakat là phải đủ số lượng 20 Dinar (tương đương 85 gram hay 2 lượng 2 chỉ 6 phân và 7 li), khi đã đủ số lượng và giử trong tay tròn một năm thì phải xuất Zakat một phần bốn mươi, nghĩa là cứ mỗi 20 Dinar phải Zakat nửa Dinar.
Thí dụ: Ngày 1/1/2016 bạn có 2,267 lượng vàng đến sang năm ngày 1/1/2017 số vàng tăng lên là 3 hoặc 4 lượng hoặc nhiều hơn, còn nếu ít hơn số lượng ban đầu là không bắt buộc phải xuất Zakat. Lúc này bạn lấy tổng số vàng có được là 3 hoặc 4 lượng chia cho 40 sẽ bằng:
 3 lượng : 40 = 0,075 lượng (tức 7 phân 5 li)
 hoặc  4 lượng : 40 = 0,1      lượng (tức 1 chỉ)
Kết quả có được chính là số vàng bắt buộc bạn phải xuất Zakat.
2- Bạc: Điều kiện để xuất Zakat là phải đủ số lượng 5 Awaq, mỗi Awaq bằng 40 Dirham, vậy 5 Awaq bằng 200 Dirham (tương đương 595 gram hay tương đương 15 lượng 8 chỉ 6 phân 7 li), khi đã đủ số lượng và giử trong tay tròn một năm phải Zakat một phần bốn mươi, nghĩa là cứ mỗi 200 Dirham phải Zakat 5 Dirham.
Thí dụ: Ngày 1/1/2016 bạn có 16 lượng bạc đến sang năm ngày 1/1/2017 số bạc tăng lên là 20 hoặc 30 lượng hoặc nhiều hơn, còn nếu ít hơn số lượng ban đầu là không bắt buộc phải xuất Zakat. Lúc này bạn lấy tổng số bạc có được là 20 hoặc 30 lượng chia cho 40 sẽ bằng:
20 lượng : 40 = 0,5    lượng (tức 5 chỉ)
 hoặc  30 lượng : 40 = 0,75  lượng (tức 7 chỉ rưỡi)
Kết quả có được chính là số bạc bắt buộc bạn phải xuất Zakat.)
3- Vàng và bạc tính chung: Khi bạn có số ít vàng và số ít bạc, nếu tính mỗi loại riêng rẽ thì sẽ không đủ số lượng để xuất Zakat, nhưng khi hai thứ đó cộng lại thì sẽ xuất Zakat. Lúc này được quyền gọp chung vàng và bạc cho đủ số lượng để xuất Zakat. Tuy nhiên, vàng Zakat theo vàng và bạc Zakat theo bạc và được phép Zakat bạc thay thế vàng và ngược lại.
Thí dụ: Xuất Zakat một Dinar vàng thì được phép qui ra mười Dirham bạc để xuất Zakat.
    Có một số ý kiến khác là không được phép gọp vàng và bạc chung để đủ số lượng xuất Zakat, cứ để khi nào vàng đủ số lượng và bạc đủ số lượng thì mới xuất Zakat.
4- Tiền tệ: Khi bạn sở hữu trong tay số tiền tương đương với số lượng vàng hoặc bạc và giử được tròn một năm thì phải xuất Zakat một phần bốn mươi hoặc hai phẩy năm phần trăm (2,5%).
5- Hàng hóa kinh doanh: Khi chủ kinh doanh sở hữu số lượng hàng hóa trị giá tương đương với số lượng vàng hoặc bạc, sau một năm kinh doanh thì chủ kinh doanh phải ước tính tổng giá trị hàng hóa của mình là bao nhiêu rồi xuất một phần bốn mươi hoặc hai phẩy năm phần trăm (2,5%). Chủ kinh doanh tự do chọn số lượng vàng hoặc bạc tùy thích.
6- Cho mượn nợ: Những ai cho người khác mượn tiền hay tài sản nằm trong viện phải xuất Zakat khi tròn một năm mà người mượn chưa hoàn trả lại thì cũng phải lấy tổng số cho mượn đó đem cộng chung với số tiền hay tài sản hiện có trong nhà để chiết tính xuất Zakat.
+ Trường hợp không có tài sản dư nào cả ngoài khoản nợ người ta đang thiếu, nếu khoản nợ đó đủ số lượng nằm trong xuất Zakat thì sau khi người mượn nợ hoàn trả thì phải xuất ra đóng Zakat.
+ Trường hợp người mượn nợ không khả năng để trả nợ như đã hứa thì chủ nợ chỉ cần xuất Zakat một lần duy nhất sau khi nhận lại số tiền cho mượn, cho dù có trải qua bao nhiêu năm.
7- Kho báu: Là những loại vàng, bạc, châu báu được chôn dưới đất hoặc bị bỏ hoang một nơi nào đó, khi ai phát hiện thì phải xuất Zakat một phần năm đưa cho người nghèo hay người khó khăn, hoặc các mục đích để làm việc từ thiện khác, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{الْعَجْمَاءُ جُرْحُهَا جُبَارٌ، وَالْبِئْرُ جُبَارٌ، وَالْمَعْدِنُ جُبَارٌ، وَفِى الرِّكَازِ الْخُمُسُ}
“Không cần bồi thường đối với những động vật thả rong, giếng nước bỏ hoang và quặng mỏ, còn kho báu thì phải xuất Zakat một phần năm.”( )
8- Quặng mỏ: Nếu là mỏ vàng hoặc bạc thì phải xuất Zakat ngay sau khi khai thác nếu số lượng khai thác nằm trong số lượng phải xuất Zakat vàng hoặc bạc mà không phải chờ đến giáp năm.
Câu hỏi được đặt ra, vậy phải xuất Zakat một phần năm giống như loại kho báu hay một phần bốn mươi giống như loại vàng và bạc?
Vấn đề này có hai ý kiến: Một bên cho rằng đây là nằm trong viện kho báu nên chỉ xuất một phần năm của kho báu (1/5). Ý kiến thứ hai cho đây là loại vàng bạc nên xuất Zakat một phần bốn mươi vàng hay bạc (1/40), bởi câu nói của Thiên Sứ ﷺ chỉ nói chung chung:
{لَيْسَ فِيمَا دُونَ خَمْسِ أَوَاقٍ صَدَقَةٌ}
“Nếu ít hơn 400 gram bạc thì không cần xuất Zakat.”( ) trong Hadith bao gồm cả quặng mỏ. Cho nên, suy ra áp dụng xuất Zakat theo cách nào cũng được.
Đối với những quặng mỏ là sắt, đồng, thau, dầu, lưu huỳnh hoặc loại khoáng sản nào khác thì khuyến chỉ khích nên xuất Zakat 2,5%, bởi vì không có bằng chứng bắt buộc phải xuất Zakat trong trường hợp này, vì Hadith chỉ nói mỏ vàng hay bạc mà thôi.
9- Lợi nhuận: Nếu tính lợi nhuận là tiền kinh doanh hoặc tổng số con (thú vật chăn nuôi) do phát triển của thú vật sinh đẻ, lúc này bắt buộc chủ đầu tư phải tính xuất Zakat theo số vốn ban đầu chứ không chờ số lợi nhuận đã tròn năm hay chưa.
Thí dụ: Số vốn ban đầu đã đủ số lượng phải xuất Zakat, khi qua sang năm thì lợi nhuận nhiều hơn hoặc số lượng đàn (dê cừu hay bò) tăng lên do sự sinh đẻ, lúc này khi Zakat phải tính tổng số lượng vốn ban đầu và số lượng con vật hiện có để xuất Zakat.
Nếu lợi nhuận không phải là tiền lời kinh doanh do số lượng tăng lên trong vấn đề sinh sản mà là do người khác tặng hoặc được thừa kế, lúc này thì phải chờ tròn một năm mới tính số lượng bao nhiêu để xuất Zakat.
B) Súc vật, gồm:
1- Lạc đà: Lạc đà chỉ bắt buộc xuất Zakat khi đủ số lượng từ năm con trở lên, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{لَيْسَ فِيمَا دُونَ خَمْسِ ذَوْدٍ صَدَقَةٌ}
“Nếu có ít hơn năm con lạc đà thì không cần phải xuất Zakat.”( ) (kèm theo điều kiện nếu nằm trong viện phải xuất Zakat là phải nuôi được một năm và nuôi cho ăn cỏ thiên nhiên.)
- Khi có đủ năm con thì xuất Zakat một con cừu cái đã tròn một năm tuổi hoặc một con dê tròn hai năm tuổi.
- Khi tăng lên mười con thì xuất Zakat hai con cừu cái trưởng thành.
- Khi tăng lên mười lăm con thì xuất Zakat ba con cừu cái trưởng thành.
- Khi tăng lên hai mươi con thì xuất Zakat bốn con cừu cái trưởng thành.
- Khi tăng lên hai mươi lăm con thì xuất Zakat một con lạc đà cái tròn một tuổi bước vào tuổi thứ hai, nếu không có thì xuất Zakat một con lạc đà đực tròn hai tuổi cũng được.
- Khi tăng lên từ ba mươi sáu đến bốn mươi lăm con thì xuất Zakat con lạc đà cái tròn hai năm tuổi.
- Khi tăng lên từ bốn mươi sáu đến sáu mươi con thì xuất Zakat một con lạc đà tròn ba tuổi bước vào tuổi thứ tư.
- Khi tăng lên từ sáu mươi mốt đến bảy mươi lăm con thì xuất Zakat một con lạc đà tròn bốn tuổi bước vào tuổi thứ năm.
- Khi tăng lên từ bảy mươi sáu đến chín mươi con thì xuất Zakat hai con lạc đà cái tròn hai năm tuổi bước vào tuổi thứ ba.
- Khi tăng lên từ chín mươi mốt đến một trăm hai mươi con thì xuất Zakat hai con lạc đà tròn ba tuổi bước vào tuổi thứ tư.
- Khi tăng lên hơn một trăm hai mươi con thì cứ tăng bốn mươi con là Zakat một con lạc đà cái tròn hai tuổi; khi tăng lên năm mươi con là Zakat con lạc đà tròn ba tuổi.
Mở rộng: Nếu nằm trong viện bị bắt buộc phải xuất Zakat một con vật ở độ tuổi nhất định mà trong tài sản không có thì được phép lấy con vật hiện có trong đàn nuôi dù tuổi ít hơn và phải kèm thêm 20 Dirham (59,5 gram bạc) hoặc hai con cừu để xuất Zakat.
2- Bò: Chỉ xuất Zakat khi nào nuôi đủ số lượng đã tròn một năm và cho chúng ăn bằng cỏ thiên nhiên:
- Khi bò đạt từ ba mươi con đến ba mươi chín con tì xuất Zakat một con bò tròn một tuổi.
- Khi bò tăng lên từ bốn mươi đến năm mươi chín con thì xuất Zakat một con bò tròn hai năm tuổi.
- Khi bò tăng từ sáu mươi đến sáu mươi chín con thì xuất Zakat hai con bò tròn một tuổi.
- Khi tăng lên hơn nữa thì cứ mỗi ba mươi con là xuất Zakat một con bò tròn một tuổi và cứ mỗi bốn mươi con thì xuất Zakat một con bò tròn hai tuổi, bởi ông Mu-a’z t thuật lại: “Người ﷺ ra lệnh tôi cứ mỗi ba mươi con bò là Zakat một con bò tròn một tuổi; cứ mỗi bốn mươi con bò là Zakat một con bò tròn hai tuổi.”( )  
3- Cừu và dê: Chỉ Zakat khi đã nuôi được một năm, cho ăn bằng cỏ thiên nhiên và đạt số lượng theo qui định:
- Khi đàn cừu và dê đủ từ bốn mươi đến một trăm hai mươi con thì xuất Zakat một con cừu cái.
- Khi tăng từ một trăm hai mươi mốt đến hai trăm con thì xuất Zakat hai con cừu cái.
- Khi tăng từ hai trăm lẻ một con đến ba trăm con thì xuất Zakat ba con cừu cái.
- Khi đàn cừu và dê tăng hơn mức lượng này thì cứ mỗi một trăm con thì xuất Zakat một con cừu cái, cho dù số lượng có tăng lên bao nhiêu cũng vậy.
Bằng chứng là ông Anas t thuật lại trong sách Zakat, có đoạn ghi: “Về Zakat dê và cừu, nếu được nuôi bằng thức ăn thiên nhiên thì khi đạt đủ bốn mươi đến một trăm hai mươi con là Zakat một con cừu cái; khi tăng hơn một trăm hai mươi đến hai trăm con là Zakat hai con cừu cái; khi tăng hơn hai trăm đến ba trăm con là Zakat ba con cừu cái và khi tăng hơn ba trăm con thì cứ mỗi một trăm con là Zakat một con cừu cái.”( )
C) Nông sản và trái quả: Chỉ bắt buộc xuất Zakat với một số loại nông sản nhất định và các loại nông sản đó có thể dự trữ thời gian dài như lúa mạch, lúa mì, lúa nước, đậu, bắp... và các loại trái quả như chà là, ô liu, nho khô...
Bắt buộc phải xuất Zakat từ khi nông sản có dấu hiệu chín có thể thu hoạch, tùy theo mỗi loại có dấu hiệu riêng, có loại chuyển sang màu đỏ hoặc màu vàng hoặc có vị ngọt, với bằng chứng xuất Zakat là câu Kinh:
﴿وَءَاتُواْ حَقَّهُۥ يَوۡمَ حَصَادِهِۦۖ﴾ الأنعام: 141
{Và các ngươi hãy trả phần thuế (hoa lợi tức Zakat) vào ngày các ngươi thu hoạch.} Al-An-a'm: 141 (chương 6).
Trọng lượng qui định Zakat là từ năm Wisq trở lên, một Wisq bằng sáu mươi So’, một So’ bằng bốn bụm tay đối của người trung bình (một So’ tương đương 2,4 kg, vậy năm Wisq tương đương 720 kg), Thiên Sứ ﷺ nói:
{لَيْسَ فِيمَا دُونَ خَمْسَةِ أَوْسُقٍ صَدَقَةٌ}
“Nếu thu hoạch ít hơn 720 kilo thì không xuất Zakat.”( ) Nghĩa là sản lượng nông sản được thu hoạch trừ 720 kg trở lên mới xuất Zakat.
Trường hợp trồng trọt bằng tưới tiêu thiên nhiên nghĩa là tưới tiêu bằng nước mưa, nước giếng, nước sông không cần tốn công sức thì xuất Zakat một phần mười.
Trường hợp trồng trọt phải có vốn đầu tư tưới tiêu thì xuất Zakat một phần hai mươi, Thiên Sứ ﷺ nói:
{فِيمَا سَقَتْ السَّمَاءُ وَالْعُيُونُ أَوْ كَانَ عَثَرِيًّا الْعُشْرُ وَفِيمَا سُقِيَ بِالنَّضْحِ نِصْفُ الْعُشْرِ }
“Những gì tưới tiêu bằng thiên nhiên (như nước mưa), nước giếng thì xuất Zakat một phần mười còn nếu tưới tiêu bằng sức (người và thú hoặc dùng máy móc) thì chỉ xuất phân nữa một phần mười (tức một phần hai mươi).”( )

Bảng tóm lược xuất Zakat súc vật
được nuôi bằng cỏ thiên nhiên
Lạc đà
Số lượng    Số lượng phải Zakat
Từ    Đến    
5    9    Một con cừu cái trưởng thành
10    14    Hai con cừu cái trưởng thành
15    19    Ba con cừu cái trưởng thành
20    24    Bốn con cừu cái trưởng thành
25    35    Một con lạc đà cái tròn một tuổi
36    45    Một con lạc đà cái tròn hai tuổi
46    60    Một con lạc đà cái tròn ba tuổi
61    75    Một con lạc đà cái tròn bốn tuổi
76    90    Hai con lạc đà cái tròn hai tuổi
91    120    Hai con lạc đà cái tròn ba tuổi
Hơn 120 con    Khi thêm 40 con là Zakat một con lạc đà cái hai tuổi và khi thêm 50 con là Zakat một con lạc đà cái ba tuổi
    


Số lượng    Số lượng phải Zakat
Từ    Đến    
5    9    Một con cừu cái trưởng thành
10    14    Hai con cừu cái trưởng thành
15    19    Ba con cừu cái trưởng thành
20    24    Bốn con cừu cái trưởng thành
25    35    Một con lạc đà cái tròn một tuổi
36    45    Một con lạc đà cái tròn hai tuổi
46    60    Một con lạc đà cái tròn ba tuổi
61    75    Một con lạc đà cái tròn bốn tuổi
76    90    Hai con lạc đà cái tròn hai tuổi
91    120    Hai con lạc đà cái tròn ba tuổi
Hơn 120 con    Khi thêm 40 con là Zakat một con lạc đà cái hai tuổi và khi thêm 50 con là Zakat một con lạc đà cái ba tuổi
    

Cừu và dê
Số lượng    Số lượng phải Zakat
Từ    Đến    
40    120    Một con cừu cái
121    200    Hai con cừu cái
201    300    Ba con cừu cái

    Các hướng chi tiêu Zakat
Zakat chỉ được chi tiêu trong tám hướng như được gói gọn trong câu Kinh:
﴿۞إِنَّمَا ٱلصَّدَقَٰتُ لِلۡفُقَرَآءِ وَٱلۡمَسَٰكِينِ وَٱلۡعَٰمِلِينَ عَلَيۡهَا وَٱلۡمُؤَلَّفَةِ قُلُوبُهُمۡ وَفِي ٱلرِّقَابِ وَٱلۡغَٰرِمِينَ وَفِي سَبِيلِ ٱللَّهِ وَٱبۡنِ ٱلسَّبِيلِۖ فَرِيضَةٗ مِّنَ ٱللَّهِۗ وَٱللَّهُ عَلِيمٌ حَكِيمٞ ٦٠﴾ التوبة: 60
Quả thật, tài sản Zakat chỉ dành cho người nghèo; cho người thiếu thốn; cho người thu và quản lý Zakat; dùng để tạo thiện cảm và động viên; cho nô lệ; cho người thiếu nợ; cho con đường chính nghĩa của Allah và cho người lỡ đường. Đó là mệnh lệnh của Allah bởi vì Allah là Đấng Am Tường, Đấng Sáng Suốt. Al-Tawbah: 60 (chương 9).
    Phân tích rõ hơn tám nhóm người này:
1- Người nghèo: là người không có tài sản gì trong tay, không lương thực dự trử, không đủ quần áo che thân, không nhà cửa hoặc chỉ có cái chòi rách không đủ che nắng tránh mưa cho bản thân và cả gia đình. Nhóm này được ưu tiên hưởng Zakat đủ cho gia đình sống tròn một năm.
2- Người thiếu thốn: là người có hoàn cảnh khá hơn người nghèo một chút, có lương thực tạm sống qua ngày cho bản thân và gia đình. Thành phần này cũng được hưởng Zakat đủ cho gia đình sống tròn một năm.
3- Người thu và quản lý tài sản Zakat: Họ là nhóm người được lãnh đạo giao cho nhiệm vụ quản lý ghi chép, gìn giữ thu chi và phân phát Zakat, họ được quyền hưởng số tiền Zakat đủ sống trong suốt thời gian họ làm việc này, cho dù họ có giàu đi chăng nữa, bởi họ đã bỏ công việc riêng để làm việc cộng đồng nên xứng đáng được hưởng thù lao.
4- Dùng để tạo thiện cảm và động viên: Họ là nhóm người được hưởng Zakat nhằm mục đích để gây thân thiện với Islam nếu họ là Kaafir (người ngoại đạo). Họ là nhóm người được hưởng Zakat nhằm để củng cố niềm tin Iman cho những tín đồ Muslim yếu kém niềm tin thường lơ là với bổn phận hành đạo. Hoặc để đảm bảo tín đồ Muslim tránh khỏi sự phiền hà của nhóm người ngoại đạo.
5- Người nô lệ: là người nô lệ Muslim nam và nữ luôn cả người Mukaatab, dùng tiền Zakat chuộc thân để họ trở thành người tự do, chính thức trở thành cá thể giúp ích cho xã hội, trở thành người thờ phượng Allah trên mặt tốt nhất. Tương tự như họ là chuộc thân cho các tù binh Muslim để họ được tự do.
6- Người thiếu nợ: là những ai đang gánh trên vai số nợ nhưng không phải nợ do bất tuân Allah như nợ cờ bạc, nợ số đề, nợ cá độ..., đó chỉ là nợ nần thông thường hoặc những ai gánh nợ thay cho người khác kể cả người giàu thì những người này được quyền thừa hưởng Zakat để giải quyết nợ trên vai họ.
7- Con đường chính nghĩa của Allah: là những người đi chinh chiến vì Allah, giống như đây là tiền lương để họ an tâm phục vụ quân đội, không phân biệt họ giàu hay nghèo.
8- Người lỡ đường: là những người không còn tiền để tiếp tục cuộc hành trình trở về quê nhà, cũng không có ai cho họ mượn tiền cả thì họ được quyền hưởng tiền Zakat để về đến quê nhà.
Mở rộng:
1- Cấm chuyển Zakat từ khu vực này sang khu vực khác, xứ này sang xứ khác dù khoảng cách có gần hay xa, bởi khi Thiên Sứ ﷺ dặn dò ông Mu-a’z  trước khi đi Yemen như sau:
{. . . فَإِنْ هُمْ أَطَاعُوكَ لِذَلِكَ فَأَعْلِمْهُمْ أَنَّ اللَّهَ افْتَرَضَ عَلَيْهِمْ صَدَقَةً تُؤْخَذُ مِنْ أَغْنِيَائِهِمْ فَتُرَدُّ فِي فُقَرَائِهِمْ}
“...Khi họ chấp nhận lời gọi đó thì báo cho họ biết tiếp rằng Allah qui định người giàu trong họ phải xuất Zakat phát cho người nghèo trong nhóm họ.”( )
Ngoại trừ những trường hợp ngoại lệ như người dân tại khu vực có Zakat đều có cuộc sống ấm no, hoặc khu vực cộng đồng Islam (làng khác hay xứ khác) đang trong tình trạng nghèo đói, hoặc trợ giúp những người đang trên đường Jihaad, hoặc các trường hợp cứu đói hay thiên tai đang cần sự giúp đỡ thì được phép chuyển phần Zakat của địa phương đến những nơi đang cần hưởng phần Zakat đó.
2- Zakat được phép xuất cho bất cứ nhóm nào trong tám nhóm hưởng Zakat đều được; trường hợp có tiền nhiều thì tốt nhất nên chia cho tám nhóm; trường hợp tiền ít thì đưa một nhóm là được nhưng ưu tiên cho nhóm khó khăn nhất.
3- Cấm giao tiền Zakat cho dòng họ của Nabi ﷺ do sự cao quí của họ, họ là dòng họ Haashim gồm: Con cháu của Aly, của A’qil, của Ja’far, của Al-A’bbaas và của Al-Haarith, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِنَّ الصَّدَقَةَ لاَ تَنْبَغِي لِآلِ مُحَمَّدٍ ﷺ، إِنَّمَا هِيَ أَوْسَاخُ النَّاسِ}
“Quả thật, dòng họ của Muhammad ﷺ không được hưởng loại tiền bố thí, vì đó là tài sản ( ) của thiên hạ.”( ) Bên cạnh đó có một số U’lama cho phép giao Zakat cho họ khi họ rơi vào khó khăn và thiếu thốn.
4- Những ai bắt buộc phải cấp dưỡng cho cha mẹ, vợ hoặc con cháu thì những người đó không được hưởng tiền Zakat. Ngược lại, vợ được phép trao số tiền muốn xuất Zakat cho người chồng đang nghèo khổ, bởi có một Hadith do ông Abu Sa-e’d Al-Khudri  thuật lại rằng Bà Zanab  vợ của ông Abdullah bin Mas-u’d  đến thưa chuyện với Thiên sứ như sau: Thưa Thiên Sứ của Allah, hôm nay Người đã ra lệnh phải bố thí và tôi có một số nữ trang muốn đem ra bố thí thì chồng tôi Ibnu Mas-u’d  khẳng định rằng anh ta và con anh ta đáng hưởng số bố thí đó hơn ai khác. Thiên Sứ ﷺ bảo:
{صَدَقَ ابْنُ مَسْعُودٍ، زَوْجُكِ وَوَلَدُكِ أَحَقُّ مَنْ تَصَدَّقْتِ بِهِ عَلَيْهِمْ}
“Ibnu Mas-u’d đã nói đúng, chồng và con của cô đáng hưởng số tiền bố thí đó hơn người khác.”( )
5- Cấm đưa Zakat cho những người Kaafir (những ngoại đạo nói chung), người vô thần, những người Muslim hư đốn giống như bỏ hành lễ Salah, người nhạo báng một trong các biểu hiệu của Islam, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{تُؤْخَذُ مِنْ أَغْنِيَائِهِمْ فَتُرَدُّ فِي فُقَرَائِهِمْ}
“Quả thật, Allah qui định người giàu trong họ phải xuất Zakat phát cho người nghèo trong nhóm họ.”( ) Ý của Hadith là người giàu và người nghèo trong cộng đồng Muslim, ngoại trừ trường hợp tạo thiện cảm với người ngoại đạo thì được phép.
Tương tự, cấm giao Zakat cho người giàu, người có năng lực lao động bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ حَظَّ فِيهَا لِغَنِيٍّ وَلاَ لِقَوِيٍّ مُكْتَسِبٍ}
“Zakat không có phần cho người giàu và người có năng lực lao động.”( )
6- Zakat là một trong các hình thức thờ phượng, bắt buộc phải có sự định tâm lúc xuất Zakat là vì muốn hoàn thành bổn phận chỉ vì làm hài lòng Allah, và mong rằng được ân phước nơi Ngài, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِنَّمَا الأَعْمَالُ بِالنِّيَّاتِ}
“Mọi hành động đều bắt nguồn từ sự định tâm.”( )

 

 

 

 


Zakat Fit-ri

Đây là loại Zakat bắt buộc chỉ xuất bằng thức ăn trong tháng Romadon.
    Giáo lý về Zakat Fit-ri:
Bắt buộc mỗi tín đồ Muslim dù nhỏ hay lớn, dù nam hay nữ, dù tự do hay nô lệ đều phải xuất Zakat Fit-ri này, bởi ông Ibnu U’mar  nói: “Thiên Sứ ﷺ của Allah bắt buộc tất cả tín đồ Muslim dù nô lệ hay tự do, dù nam hay nữ, dù già hay trẻ… mỗi người phải xuất Zakat Fit-ri trong tháng Romadon là một So’ chà là hoặc lúa mạch.”( )

    Ý nghĩa của Zakat Fit-ri:
1) Nhằm giúp người nhịn chay xóa đi những điều vô ý thức có thể đã vi phạm trong tháng Romadon như các lời nói và hành động vô bổ, tục tiểu...
2) Nhằm giúp đỡ những người Muslim nghèo hay những người Muslim có hoàn cảnh khó khăn không lo lắng miếng ăn trong ngày đại lễ E’id. Ông Ibnu A’bbaas  thuật lại: “Thiên Sứ ﷺ của Allah ra lệnh mỗi người Muslim phải đóng Zakat Fit-ri để thanh tẩy những lời nói tục tiểu và hành động vô bổ trong tháng nhịn chay Romadon đó là thức ăn cho người nghèo.”( )  

    Thành phần nào bị bắt buộc:
Bắt buộc đối với tất cả những ai sở hữu trong tay hơn phần thực phẩm cho bản thân và gia đình trong một ngày đêm.

    Số lượng và loại thực phẩm nào bắt buộc xuất Zakat Fit-ri:
Số lượng phải xuất Zakat Fit-ri là một So’ (khoảng bốn bụm của hai bàn tay của người đàn ông trung bình - tương đương khoảng 2,4 kg), phải xuất bằng chính lương thực của tại địa phương mình ở như lúa mì, lúa mạch, chà là, gạo, bắp, nho khô hoặc pho mai, bởi ông Abu Sa-e’d Al-Khudri  thuật lại: “Trước đây chúng tôi cùng Thiên Sứ ﷺ của Allah xuất Zakat Fit-ri cho tất cả người già và trẻ, người tự do và nô lệ là một So’ thức ăn hoặc So’ pho mai hoặc So’ lúa mạch hoặc So’ chà là hoặc So’ nho khô.”( )  

 

    Khi nào bắt buộc xuất Zakat Fit-ri?
Bắt buộc phải xuất Zakat Fit-ri kể từ khi mặt trời lặn của đêm đại lễ E’id cho đến trước khi hành lễ Salah E’id, bởi đó là thời gian được phép ăn uống sau khi nhịn chay trọn tháng Romadon. Tuy nhiên, giáo lý cũng không cấm xuất Zakat trước giờ bắt buộc hay thời gian nào cảm thấy thuận tiện cho người xuất Zakat. Zakat Fit-ri cũng được phép xuất trước ngày đại lễ E’id một hoặc hai ngày như ông Ibnu U’mar  và một số vị Sohabah đã làm; còn thời gian tốt nhất để xuất Zakat là sau rạng đông của ngày lễ E’id cho đến trước khi hành lễ Salah E’id.
Theo ông Ibnu U’mar  thuật lại: “Thiên Sứ ﷺ của Allah đã ra lệnh chúng tôi phải xuất Zakat Fit-ri trước khi mọi người đến tham gia hành lễ Salah E’id.”
Ông Naafe’ nói: “Trước đây, Ibnu U’mar  đã Zakat trước ngày đại lễ E’id một hoặc hai ngày.”
Cũng theo ông Naafe’ nói: “Trước đây, Ibnu U’mar  đã xuất Zakat Fit-ri cho những người nhận nó trước ngày E’id một hoặc hai ngày.”( )
Và theo ông Ibnu A’bbaas  thuật lại: “Thiên Sứ ﷺ của Allah qui định xuất Zakat Fit-ri nhằm tẩy trần người nhịn chay khỏi lời nói tục và hành động vô bổ và là thức ăn cho người nghèo, phải xuất trước khi mọi người đến tham gia hành lễ Salah E’id thì Zakat đó được chấp nhận còn ai xuất sau Salah E’id thì đó chẳng qua là sự bố thí mà thôi.”( )  

    Hướng chi tiêu Zakat Fit-ri:
Chi tiêu Zakat Fit-ri này giống như các loại Zakat khác như Allah đã phán:
﴿۞إِنَّمَا ٱلصَّدَقَٰتُ لِلۡفُقَرَآءِ وَٱلۡمَسَٰكِينِ . . .﴾ التوبة: 60
Quả thật, tài sản Zakat chỉ dành cho người nghèo; cho người thiếu thốn . . . Al-Tawbah: 60 (chương 9).
Ưu tiên cho người nghèo và người thiếu thốn hơn các nhóm còn lại như được khẳng định trong Hadith ở trên: “Thiên Sứ ﷺ của Allah qui định Zakat Fit-ri nhằm tẩy trần người nhịn chay khỏi lời nói tục và hành động vô bổ và là thức ăn cho người nghèo.”

 

 

 

 

 

 


Nền tảng thứ tư
***
Nhịn Chay
ROMADON

 

 

 

Nhịn chay
Romadon


    Định nghĩa của sự nhịn chay:
- Theo ngôn ngữ Ả Rập: Nhịn chay là kiêng ăn.
- Theo nghĩa giáo lý Islam: Nhịn chay là không ăn uống, không gần gủi phụ nữ và không phạm những điều làm hư nhịn chay kể từ ánh rạng đông xuất hiện cho đến mặt trời lặn bằng sự định tâm thờ phượng Allah - Đấng Tối Cao.

    Giá trị của việc nhịn chay:
Nhịn chay có giá trị rất lớn Islam, mà Thiên sứ ﷺ đã báo trước như sau:
{مَنْ صَامَ يَوْمًا فِى سَبِيلِ اللَّهِ بَعَّدَ اللَّهُ وَجْهَهُ عَنِ النَّارِ سَبْعِينَ خَرِيفًا}
“Ai nhịn chay một ngày vì Allah sẽ được Ngài kéo mặt y ra xa hỏa ngục đến bảy mươi năm.”( )
{إِنَّ فِى الْجَنَّةِ بَابًا يُقَالُ لَهُ الرَّيَّانُ، يَدْخُلُ مِنْهُ الصَّائِمُونَ يَوْمَ الْقِيَامَةِ، لاَ يَدْخُلُ مِنْهُ أَحَدٌ غَيْرُهُمْ، فَإِذَا دَخَلُوا أُغْلِقَ فَلَمْ يَدْخُلْ مِنْهُ أَحَدٌ}
“Trong thiên đàng có một cánh cửa mang tên Al-Roiyaan, cánh cửa đó dành riêng cho người nhịn chay đi vào trong ngày tận thế, ngoài họ không ai được vào cửa đó. Sau khi họ đã vào hết thì cửa đó sẽ tự động đóng lại và sau đó không người nào được bước vào trong đó.”( )
{الصِّيَامُ جُنَّةٌ كَجُنَّةِ أَحَدِكُمْ مِنَ الْقِتَالِ}
“Nhịn chay là cái chiên bảo vệ (khỏi hỏa ngục) giống như cái chiên bảo vệ trong chiến trường.”( )

    Giáo lý nhịn chay Romadon:
Nhịn chay là bổn phận bắt buộc với bằng chứng từ Qur’an, Sunnah và I’jma’:
Từ Qur’an: Allah phán:
﴿شَهۡرُ رَمَضَانَ ٱلَّذِيٓ أُنزِلَ فِيهِ ٱلۡقُرۡءَانُ هُدٗى لِّلنَّاسِ وَبَيِّنَٰتٖ مِّنَ ٱلۡهُدَىٰ وَٱلۡفُرۡقَانِۚ فَمَن شَهِدَ مِنكُمُ ٱلشَّهۡرَ فَلۡيَصُمۡهُۖ﴾ البقرة: 185
Tháng Romadon chính là tháng mà Thiên Kinh Qur’an được (khởi đầu) mặc khải, nhằm hướng dẩn nhân loại đến với chân lý và qua Qur’an chúng ta sẽ biết được đâu là thiện và đâu là ác (đâu là chân lý sáng chói và đâu là lầm lạc không lối thoát). Bởi thế, ai trong các ngươi chứng kiến (tức có mặt tại quê nhà) trong tháng (Romadon) thì phải nhịn chay trọn tháng đó. Al-Baqoroh: 183 (chương 2).
Từ Sunnah: Thiên Sứ ﷺ nói:
{بُنِيَ الإِسْلاَمُ عَلَى خَمْسٍ: شَهَادَةِ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ وَإِقَامِ الصَّلاَةِ وَإِيتَاءِ الزَّكَاةِ وَحَجِّ الْبَيْتِ وَصَوْمِ رَمَضَانَ}
“Islam được xây dựng trên năm trụ cột, lời tuyên thệ Laa i laa ha il lol loh và Muhammad là Thiên Sứ của Allah, dâng lễ Salah, xuất Zakat bắt buộc, hành hương Hajj tại ngôi đền Ka'bah và nhịn chay tháng Romadon.”
Từ I’jma’: Cộng đồng Islam đồng thống nhất việc bắt buộc nhịn chay tháng Romadon và xem đây là một trong các nền tảng của tôn giáo mà mỗi tín đồ cần phải học hỏi, ai bát bỏ điều này thì y là Kaafir (ngoại đạo).
Giáo lý nhịn chay Romadon được bắt buộc vào ngày thứ hai mồng 2 tháng Sha’baan (tháng 8) năm thứ 2 Hijroh.

 

    Giá trị của tháng Romadon:
Tháng Romadon là tháng đặc biệt nhất trong năm mà Thiên sứ ﷺ vinh danh qua các Hadith sau:
{الصَّلَوَاتُ الْخَمْسُ وَالْجُمُعَةُ إِلَى الْجُمُعَةِ وَرَمَضَانُ إِلَى رَمَضَانَ مُكَفِّرَاتٌ لِمَا بَيْنَهُنَّ مَا اجْتُنِبَتِ الْكَبَائِرُ}
“Giữa năm lần lễ nguyện Salah trong ngày, giữa khoảng hai Jum-a’h (từ thứ sáu này đến thứ sáu tuần sau) và giữa khoảng hai Romadon (Rammadan năm nay cho đến Romadon năm sau), những tội lỗi nhỏ sẽ được xóa đi, ngoại trừ các đại tội.”( )
{مَنْ صَامَ رَمَضَانَ إِيمَانًا وَاحْتِسَابًا غُفِرَ لَهُ مَا تَقَدَّمَ مِنْ ذَنْبِهِ}
“Ai nhịn chay trọn tháng Romadon bằng niềm tin (đây là bổn phận) và hi vọng (phần thưởng nơi Allah) sẽ được Ngài xóa sạch các tội trước đó.”( )

    Giá trị việc làm công đức trong tháng Romadon:
Ân phước việc hành đạo trong tháng Romadon sẽ được nhân lên bởi một số lý do nhất định như về thời gian của tháng Romadon, dưới đây sẽ là một vài hình ảnh ân phước được nhân lên trong tháng hồng phúc Romadon như sau:
1- Hành lễ Salah trong đêm, Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَنْ قَامَ رَمَضَانَ إِيمَانًا وَاحْتِسَابًا غُفِرَ لَهُ مَا تَقَدَّمَ مِنْ ذَنْبِهِ}
“Ai dâng lễ Salah trong tháng Romadon bằng niềm tin và hi vọng (phần thưởng nơi Allah) sẽ được Ngài xóa sạch các tội trước đây.”( )
2- U’mroh, Thiên Sứ ﷺ nói:
{عُمْرَةٌ فِى رَمَضَانَ تَعْدِلُ حَجَّةٌ}
“Đi làm U’mroh trong tháng Romadon thì ân phước của nó tương đương như đi làm Hajj.”( ) ngoài ra còn rất nhiều việc hành đạo khác.

    Chứng minh nào để xác định đã vào tháng Romadon:
Muốn biết khi nào vào tháng Romadon thì dựa vào một trong hai yếu tố sau đây:
1- Những người Muslim nào có nhiệm vụ xem trăng sẽ thông báo nếu họ thấy trăng lưỡi liềm mọc lên trong đêm ba mươi của tháng Sha’baan thì rạng đông hôm sau tất cả người Muslim (ở khu vực đó hay xứ đó) bắt buộc phải nhịn chay, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِذَا رَأَيْتُمْ الْهِلَالَ فَصُوْمُوْ وَإِذَا رَأَيْتُمُوْهُ فَأَفْطِرُوا}
“Khi nào các ngươi nhìn thấy trăng lưỡi liềm (tháng Romadon) thì hãy nhịn chay và khi nhìn thấy trăng lưỡi liềm kế tiếp thì hãy xả chay.”( )   
Vấn đề này chỉ cần một người Muslim đáng tin cậy nhìn thấy trăng lưỡi liềm mọc lên là đủ, còn để xác định trăng lưỡi liềm cho việc xả chay là phải cần đến hai người Muslim đáng tin cậy nhìn thấy.
2- Hoàn thành đủ 30 ngày cho tháng Sha’baan, khi tháng Sha’baan đủ 30 ngày thì ngày 31 chính là ngày mồng 1 của tháng Romadon, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{فَإِنْ غُبِّيَ عَلَيْكُمْ فَأَكْمِلُوا الْعِدَّةَ ثَلاَثِينَ يَوْماً}
“Trường hợp bị án mây che nên không thể thấy được trăng lưỡi liềm (trong đêm 29) thì tính tháng Sha’baan là 30 ngày.” ( )
Như vậy, ngày hôm sau bắt buộc đó là ngày mồng 1 của tháng Romadon.

    Các điều kiện để nhịn chay:
Để được nhịn chay của tháng Romadon thì bắt buộc người đó phải là người Muslim, trưởng thành và có lí trí bình thường, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{رُفِعَ الْقَلَمُ عَنْ ثَلاَثَةٍ: عَنِ النَّائِمِ حَتَّى يَسْتَيْقِظَ، وَعَنِ الصَّبِيِّ حَتَّى يَحْتَلِمَ، وَعَنِ الْمَجْنُونِ حَتَّى يَعْقِلَ}
“Có ba loại người không bị bắt tội: Người ngủ cho đến khi thức, trẻ em đến khi trưởng thành và người khùng đến khi tỉnh táo.”( )
Ngoài ra, người nhịn chay phải có sức khỏe bình thường, không bị bệnh tâm thần hay mất trí nhớ, đang ở tại quê nhà chứ không phải đang đi du hành xa nhà, còn phụ nữ thì không có kinh nguyệt và không có ra máu hậu sản, bởi Thiên Sứ ﷺ đã thông báo về hai yếu tố của phụ nữ là:
{أَلَيْسَ إِذَا حَاضَتْ لَمْ تُصَلِّ، وَلَمْ تَصُمْ؟}
“Chẳng phải phụ nữ khi hành kinh là không được phép dâng lễ Salah và cũng không được phép nhịn chay đó sao ?”( )  

    Thành phần nào được tạm miễn nhịn chay trong tháng Romadon và phải nhịn bù lại vào ngày khác:
1- Người bị bệnh thông thường hi vọng khỏi bệnh thì được phép ăn uống bình thường (xả chay), nhưng bắt buộc phải nhịn trả lại số ngày tương ứng vào lúc khác, còn nếu trong lúc bị bệnh mà cảm thấy khả năng có thể nhịn chay được thì cứ nhịn (giáo lý không cấm), bởi Allah phán:
﴿فَمَن كَانَ مِنكُم مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ﴾ البقرة: 184
Đối với những ai trong các ngươi bị bệnh hoặc đang đi đường xa nhà thì được phép hoãn việc nhịn chay lại và nhịn bù vào những ngày khác tương ứng với số ngày đã thiếu. Al-Baqarah: 184 (chương 2).
2- Người du hành: Nếu người Muslim nào đi du hành từ khoảng đường cho phép rút ngắn( ) sự hành lễ Salah thì họ được phép ăn uống bình thường (không nhịn chay), nhưng phải nhịn bù lại số ngày tương ứng  vào dịp khác trong năm, nếu trường hợp đi đường xa mà không có gì gây cản trở trong lúc nhịn chay thì nên nhịn, còn nếu cảm thấy khó khăn thì tốt nhất là không nên nhịn, bởi ông Abu Sa-e’d Al-Khudri  thuật lại: “Chúng tôi xuất trận cùng với Thiên Sứ ﷺ trong tháng Romadon, trong số chúng tôi có người nhịn chay và có người thì không, và cả hai phe không ai có cảm giác khó chịu với nhau. Ai cảm thấy mình có thể nhịn chay được thì nên nhịn và ai không thể nhịn chay được thì nên ăn uống tốt hơn.”( )  

    Giáo lý về phụ nữ mang thai và cho con bú trong tháng Romadon:
Nếu phụ nữ đang mang thai hay cho con bú lo sợ nhịn chay sẽ tác hại đến sức khỏe của họ hoặc đến con nhỏ hoặc cho cả hai thì giáo lý cho phép họ ăn uống bình thường, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِنَّ اللَّهَ وَضَعَ عَنِ الْمُسَافِرِ شَطْرَ الصَّلاَةِ وَالصَّوْمَ وَعَنِ الْحُبْلَى وَالْمُرْضِعِ الصَّوْمَ}
“Quả thật, Allah đã giảm cho người đi du hành xa nhà phân nữa hành lễ Salah. Nhưng vấn đề nhịn chay bắt buộc thì người đi du hành, phụ nữ mang thai hay đang cho con bú thì được quyền tạm ngưng sự nhịn chay đó (nhưng phải nhịn bù lại vào ngày tháng khác).”( )  
Nghĩa là, khi nào hết nguyên nhân thì người mang thai và cho con bú phải nhịn chay bù lại số ngày tương ứng trong cả ba trường hợp. Riêng trường hợp thứ hai là sợ ảnh hưởng đến con nhỏ thì ngoài sự nhịn chay bù lại còn phải bố thí tương ứng mỗi ngày một phần thức ăn là một bụm tay lúa mì (hoặc lương thực của địa phương), việc này giúp người mẹ được ân phước hoàn mỹ nhất. Chú ý, chỉ bắt buộc xuất thêm thức ăn khi nào người mẹ sợ ảnh hưởng đến con nhỏ duy nhất mà thôi, đây là câu nói của ông Ibnu A’bbaas  và ông Ibnu U’mar , cũng là câu nói của Imam Al-Shaafi-i’ , Imam Ahmad . Còn theo ý kiến của Imam Abu Hanifah  thì chỉ bắt buộc nhịn chay không phần phải xuất thức ăn. Allah A’lam.

    Thành phần nào được phép miễn nhịn chay nhưng phải xuất thức ăn thay thế:
Đối với người già yếu, người bị bệnh kinh niên (không hi vọng khỏi bệnh), người không có khả năng nhịn chay (đói) dù là thời gian nào trong năm và những ai tương tự như họ thì được phép miễn nhịn chay, nhưng bắt buộc phải xuất thức ăn một ngày một bụm lương thực cho người nghèo và sau đó không cần nhịn bù trả lại, bởi ông Ibnu A’bbaas  nói: “Người già yếu được phép miễn nhịn chay bằng cách xuất thức ăn thay thế mỗi ngày một người nghèo và không cần nhịn bù lại.”( )  

    Các nền tảng của nhịn chay:
1- Nhịn: là nhịn tất cả những điều giáo lý qui định như nhịn ăn, uống, giao hợp...
2- Định tâm: là sự khẳng định trong tim rằng nhịn chay là theo lệnh của Allah hoặc vì thờ phượng Allah, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِنَّمَا الأَعْمَالُ بِالنِّيَّاتِ}
“Những việc làm được xác định bằng sự định tâm.”( ) nếu là nhịn chay bắt buộc thì phải được định tâm trong đêm trước rạng đông xuất hiện, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَنْ لَمْ يَجْمَعِ الصِّيَامَ مِنَ اللَّيْلِ فَلاَ صِيَامَ لَه}
“Ai không có định tâm nhịn chay trong đêm thì sự nhịn chay của y vô hiệu.”( )
Còn nếu là nhịn chay Sunnah thì được phép định tâm sau khi mặt trời mọc với điều kiện vẫn chưa ăn uống gì kể từ sau rạng đông, bởi bà A’-ishah  thuật lại: Một ngày nọ Thiên Sứ ﷺ vào nhà hỏi tôi:
{هَلْ عِنْدَكُمْ شَيْءٍ ؟} “Có gì ăn không em?”
Tôi đáp: Dạ không, thưa Thiên Sứ.
Người nói: {فَإِنِّي إذًا صَائِمٌ} “Vậy Ta sẽ nhịn chay.”( )
3- Thời gian: là toàn bộ thời gian ban ngày của tháng Romadon kể từ sau rạng đông cho đến mặt trời lặn, bởi Allah phán:
﴿وَكُلُواْ وَٱشۡرَبُواْ حَتَّىٰ يَتَبَيَّنَ لَكُمُ ٱلۡخَيۡطُ ٱلۡأَبۡيَضُ مِنَ ٱلۡخَيۡطِ ٱلۡأَسۡوَدِ مِنَ ٱلۡفَجۡرِۖ﴾ البقرة: 187
Và hãy ăn uống (thỏa thích vào ban đêm) cho đến khi các ngươi thấy rõ sợi chỉ trắng của buổi rạng đông tách rời khỏi sợi chỉ đen của nó. Al-Baqarah: 187 (chương 2).

    Các Sunnah trong sự nhịn chay:
1- Ăn uống trước khi nhịn chay: Nên ăn uống và định tâm nhịn chay, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{تَسَحَّرُوا فَإِنَّ فِى السُّحُورِ بَرَكَةً}
“Các ngươi hãy ăn thức ăn để nhịn chay, bởi trong thức ăn đó có nhiều hồng phúc.”( )
2- Nên ăn uống vào khoảng thời gian cuối cùng của đêm trước khi ánh rạng đông xuất hiện, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ تَزَالُ أُمَّتِي بِخَيْرٍ مَا عَجَّلُوا الفِطْرَ وَأَخَّرُوا السُّحُورَ}
“Cộng đồng của Ta vẫn luôn được tốt đẹp khi họ xả chay ngay (khi mặt trời lặn) và thức đêm để ăn.”( )
3- Xả chay ngay khi xác định mặt trời đã lặn, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ تَزَالُ النَّاسُ بِخَيْرٍ مَا عَجَّلُوا الفِطْرَ}
“Mọi người sẽ luôn được tốt đẹp miễn sao họ biết tranh thủ xả chay ngay (khi mặt trời lặn).”( )
4- Xả chay bằng quả chà là tươi hoặc chà là khô hoặc nước lả, đây là thứ tự xả chay tốt nhất bởi ông Anas bin Maalik  thuật lại: “Trước đây, Thiên Sứ xả chay bằng vài trái chà là tươi trước khi Salah Maghrib, khi nào không có chà là tươi thì Người dùng chà là khô, và nếu không có chà là khô thì Người uống vài ngụm nước lả là xong.”( )  
5- Cầu xin (đu’a) trong suốt thời gian nhịn chay, đặc biệt nhứt là lúc xả chay, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{ثَلاَثُ دَعَوَاتٍ مُسْتَجَابَاتٍ: دَعْوَةُ الصَّائِمِ وَدَعْوَةُ الْمَظْلُوْمِ وَدَعْوَةُ الْمُسَافِرِ}
“Có ba loại cầu xin được đáp lại: Lời cầu xin của người nhịn chay, của người bị đàn áp, bị bất công và của người đi du hành.”( )
Và ông Abdullah bin A’mr bin Al-A’sr dẫn lời của Thiên Sứ ﷺ:
{إِنَّ لِلصَّائِمِ عِنْدَ فِطْرِهِ لَدَعْوَةً مَا تُرَدُّ}
“Quả thật, lời cầu xin của người nhịn chay lúc xả chay không bị khướt từ.”
Và ông Abdullah đã cầu xin lúc xả chay câu đu’a như sau:
{اللَّهُمَّ إِنِّي أَسْأَلُكَ بِرَحْمَتِكَ الَّتِي وَسِعَتْ كُلَّ شَيْءٍ أَنْ تَغْفِرَ لِي}
(Ollo humma inni as aluka bi rohma tikal lati wa si a’t kulla shai in an tagh firoli.)
“Lạy Allah, bề tôi cầu xin với lòng nhân từ của Ngài bao trùm tất cả, xin hãy tha thứ cho bề tôi.”( )

    Các điều không nên làm trong lúc nhịn chay:
Trong suốt thời gian nhịn chay không nên làm những điều có thể dẩn đến hư sự nhịn chay, những điều đó như sau:
1- Hít nước vào mũi và súc miệng quá mạnh lúc lấy nước Wudu, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{وَبَالِغْ فِى الاِسْتِنْشَاقِ إِلاَّ أَنْ تَكُونَ صَائِمًا}
“Và hãy hít nước mạnh vào mủi (khi lấy Wudu) ngoại trừ khi đang nhịn chay.”( ) chỉ sợ lở nước vào trong bụng thì hư nhịn chay.
2- Không nên hôn hít, ôm ấp, sờ mó (vợ chồng) đối với những ai không có khả năng kềm chế tình dục.
3- Không nên nhìn vợ bằng ánh mắt thèm muốn quan hệ.
4- Không nên nêm nếm thức ăn hoặc nước uống không có lý do.
5- Không nên nhai kẹo cao su e rằng nuốt nước miếng vào miệng.

    Những điều làm hư nhịn chay:
Có những điều vi phạm chỉ bắt buộc nhịn chay bù lại và có những điều vi phạm thì bắt buộc nhịn chay bù lại và cộng thêm phần chuộc tội.
A) Những điều vi phạm hư sự nhịn chay, nhưng chỉ bắt buộc nhịn chay bù lại:
1- Nếu cố tình ăn hoặc uống xem như là đã xả chay thì phải nhịn bù lại sau đó (nếu ăn uống do lỡ quên hoặc bị ép buộc thì không cần nhịn bù lại), bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَنْ نَسِىَ وَهُوَ صَائِمٌ فَأَكَلَ أَوْ شَرِبَ فَلْيُتِمَّ صَوْمَهُ فَإِنَّمَا أَطْعَمَهُ اللَّهُ وَسَقَاهُ}
“Ai vô tình (không cố ý) ăn uống trong lúc đang nhịn chay thì vẫn tiếp tục nhịn chay. Việc ăn uống vô tình đó là đặc ân Allah dành riêng cho y.”( )  
2- Tưởng rằng mặt trời đã lặn nên tự do ăn uống hoặc giao hợp, nhưng sau đó phát hiện thời điểm đó mặt trời chưa có lặn thì phải nhịn bù lại.
3- Bất cứ thứ gì lọt vào bụng như nuốt nước lúc xúc miệng hoặc tiêm thuốc dinh dưỡng vào cơ thể thì phải nhịn bù ngày chay đó lại.
4- Truyền dịch dinh dưỡng vào cơ thể bằng mạch máu thì phải nhịn bù lại.
5- Xuất tinh lúc còn thức do mơn trớn hôn hít (vợ chồng) hoặc chăm chú nhìn phụ nữ thì phải nhịn bù lại, riêng vấn đề mộng tinh thì không hư sự nhin chay.
6- Cố tình làm cho ói ra khỏi miệng thì phải nhịn bù lại, còn việc bị say sóng tàu xe nên bị ói thì không sao, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَنْ ذَرَعَهُ الْقَىْءُ فَلَيْسَ عَلَيْهِ قَضَاءٌ وَمَنِ اسْتَقَاءَ عَمْدًا فَلْيَقْضِ}
“Ai bị ói mửa do không kiềm chế được thì không cần phải nhịn bù lại, còn ai cố tình làm cho ói mửa thì phải nhịn bù lại.”( )
7- Cắt đứt định tâm nhịn chay, khi ai định tâm hủy nhịn chay thì sự nhịn chay lập tức bị hư cho dù không vi phạm những thứ bị hư nhịn chay, thì phải nhịn bù lại.
8- Phản đạo cho dù có quay lại Islam sau đó, bởi Allah phán:
﴿لَئِنۡ أَشۡرَكۡتَ لَيَحۡبَطَنَّ عَمَلُكَ﴾ الزمر: 65
{Nếu Ngươi (Muhammad) làm điều Shirk (thờ phượng một thần linh khác cùng với Allah) thì việc làm của các Ngươi sẽ trở thành vô nghĩa.} Al-Zumar: 65 (Chương 39).
B) Những điều vi phạm bắt buộc nhịn chay bù lại và chuộc tội:
1- Cố tình giao hợp (vợ chồng), bởi ông Abu Huroiroh  thuật lại: Trong lúc chúng tôi đang ngồi với Thiên Sứ ﷺ thì có một người đàn ông chạy đến nói: “Chết tôi rồi, thưa Thiên Sứ.”
- Thiên Sứ ﷺ hỏi: {مَالَكَ ؟} “Có chuyện gì vậy?”
- Người đàn ông nói: Tôi đã giao hợp với vợ trong lúc tôi đang nhịn chay.
- Thiên Sứ ﷺ:nói: {هَلْ تَجِدُ رَقَبَةً تُعْتِقُهَا ؟}
“Anh có nô lệ để phóng thích không?”
- Người đàn ông: Thưa không.
- Thiên Sứ ﷺ nói tiếp:
{فَهَلْ تَسْتَطِيعُ أَنْ تَصُومَ شَهْرَيْنِ مُتَتَابِعَيْنِ ؟}
“Vậy anh có thể nhịn chay hai tháng liên tiếp không?”
- Người đàn ông: Thưa không.
- Thiên Sứ ﷺ: {فَهَلْ تَجِدُ إِطْعَامَ سِتِّينَ مِسْكِينًا ؟} “Vậy anh có thể xuất thức ăn cho sáu mươi người nghèo không?”
- Người đàn ông: Thưa không.
Thế là Thiên Sứ ﷺ không nói gì, lúc sau có người mang đến tặng cho Thiên Sứ ﷺ một chậu chà là thì Thiên Sứ ﷺ hỏi: {أَيْنَ السَّائِلُ ؟}
“Người đàn ông khi nảy đâu rồi?”
- Người đàn ông: Tôi đây, thưa Thiên Sứ.
- Thiên Sứ ﷺ: {خُذْهَا فَتَصَدَّقْ بِهِ}
“Anh hãy lấy số chà là này mà bố thí đi.”
- Người đàn ông nói: Đi cho người nghèo hơn tôi hả, thưa Thiên Sứ? Tôi xin thề với Allah trong khu vực này không còn ai lại nghèo hơn gia đình tôi nữa đâu.
Lời nói đó làm Thiên Sứ ﷺ cười ngây ngất thấy cả hàm răng. Xong Thiên Sứ nói: {أَطْعِمْهُ أَهْلَكَ} “Vậy anh mang về cho gia đình ăn đi.”( )  
Bằng chứng trên cho thấy, ngoài nhịn chay còn phải chuộc tội là thả nô lệ có đức tin; nếu không thể thì nhịn chay hai tháng liên tiếp; nếu không thể nữa thì xuất sáu mươi phần thức ăn cho người nghèo bằng giá trị thức ăn nuôi gia đình. Cách chuộc tội phải theo thứ tự khi bất lực thực thi điều đầu tiên mới đến điều thứ hai, không thể điều thứ hai mới thực thi điều thứ ba. Số lượng xuất thức ăn là một bụm lúa mạch hoặc lúa mì hoặc chà là khô tùy theo khả năng. Đối với ai cố tình giao hợp lần đầu chưa chuộc tội, qua ngày sau giao hợp thêm lần thứ hai thì phải chuộc tội đến hai lần, nhưng đúng nhất chỉ chuộc tội một lần là đủ.

    Những điều được phép trong lúc nhịn chay: Người nhịn chay được phép làm những điều sau đây:
1- Được phép định tâm nhịn chay lúc đang trong tình trạng Junub và làm mát như tắm, sử dụng máy lạnh khi cần thiết, bởi bà A’-ishah  nói: “Trước đây,  sáng sớm nào Thiên Sứ ﷺ đang bị junub thì Người  định tâm nhịn chay rồi mới đi tắm.”( ) Và trước đây Thiên Sứ ﷺ vẫn xối nước lên đầu trong lúc nhịn chay vì khát hoặc do nóng bức.”( )  
2- Được phép định tâm nhịn chay trong hiện trạng bị Junub như được nhắc ở Hadith do A’-ishah thuật lại dù là đang nhịn chay trong tháng Romadon.
3- Tự do ăn, uống và tình dục cho đến khi khẳng định ánh rạng đông xuất hiện, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِنَّ بِلاَلاً يُؤَذِّنُ بِلَيْلٍ، فَكُلُوا وَاشْرَبُوا حَتَّى يُؤَذِّنَ ابْنُ أُمِّ مَكْتُومٍ}
“Quả thật, Bilaal Azan vẫn còn trong đêm, các người tự do ăn uống đến khi nghe Ibnu Um Maktum Azan thì ngưng.”( )
4- Phụ nữ dứt máu kinh nguyệt và máu hậu sản trong đêm được phép trì hoãn việc tắm để định tâm nhịn chay, xong mới tắm để Salah.
5- Theo ý kiến của đa số U’lama là được phép sử dụng Siwak trong bất cứ thời điểm nào trong ngày nhịn chay, bởi các bằng chứng đều khuyến khích sử dụng Siwak không giới hạn thời gian nào cả, riêng các Hadith bảo không nên sử dụng Siwak sau khi mặt trời nghiên bóng đối với những người nhịn chay thì các vị U’lama cho rằng đây là Hadith yếu.
6- Được phép đi du hành khi có việc cần miễn không phải với mục đích Haram.
7- Được phép chữa bệnh bằng các phương tiện Halal, nếu dùng thuốc uống vào bụng là không được, được phép tiêm thuốc trị bịnh nhưng không được tiêm thuốc dinh dưỡng.
8- Được phép nếm thức ăn nhưng không được nuốt.
9- Được phép sử dụng dầu thơm, khói thơm, mùi thơm.

    Các thể loại nhịn chay khuyến khích:
Thiên Sứ ﷺ đã khuyến khích và khuyên bảo tín đồ Muslim nên nhịn chay một số ngày sau đây:
1- Nhịn chay sáu ngày trong tháng Shawwaal (tháng 10 Hijroh):
{مَنْ صَامَ رَمَضَانَ ثُمَّ أَتْبَعَهُ سِتًّا مِنْ شَوَّالٍ كَانَ كَصِيَامِ الدَّهْرِ}
“Ai nhịn chay Romadon rồi nhịn tiếp sáu ngày trong tháng Shawwaal thì tựa như y nhịn chay trọn một năm.”( )
2- Nhịn chay vào thứ hai và thứ năm, bởi ông Abu Huroiroh  thuật lại:  Thiên Sứ ﷺ thường nhịn chay vào thứ hai và thứ năm, có người hỏi tại sao, Người nói:
{إِنَّ الأَعْمَالَ تُعْرَضُ كُلَّ اثْنَيْنِ وَخَمِيسٍ فَيَغْفِرُ اللَّهُ لِكُلِّ مُسْلِمٍ أَوْ لِكُلِّ مُؤْمِنٍ إِلاَّ الْمُتَهَاجِرَيْنِ فَيَقُولُ: أَخِّرْهُمَا}
“Quả thật, việc hành đạo được trình duyệt mỗi thứ hai và thứ năm, Allah sẽ tha thứ cho mọi tín đồ Muslim hoặc người Mu’min, ngoại trừ hai người cắt đứt quan hệ với nhau, Allah phán: “Hãy để mặc hai bọn chúng.”“( )  
3- Nhịn chay ba ngày mỗi tháng, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{صِيَامُ ثَلاَثَةِ أَيَّامٍ مِنْ كُلِّ شَهْرٍ صِيَامُ الدَّهْرِ وَأَيَّامُ الْبِيضِ صَبِيحَةَ ثَلاَثَ عَشْرَةَ وَأَرْبَعَ عَشْرَةَ وَخَمْسَ عَشْرَةَ}
“Nhịn chay ba ngày mỗi tháng là sự nhịn chay cả năm, đó là những ngày Al-Baidh ngày 13, 14 và 15 (Hijri).”( )
4- Nhịn chay chín ngày đầu của tháng Zul Hijjah (tháng 12), bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَا مِنْ أَيَّامٍ الْعَمَلُ الصَّالِحُ فِيهَا أَحَبُّ إِلَى اللَّهِ مِنْ هَذِهِ الأَيَّامِ الْعَشْرِ}
“Không có việc hành đạo nào được Allah yêu thích bằng việc hành đạo trong mười ngày đầu tháng (Zul Hijjah).” Có người hỏi: “Thưa Thiên Sứ của Allah, kể cả Jihaad ?” Người đáp:
{وَلاَ الْجِهَادُ فِى سَبِيلِ اللَّهِ إِلاَّ رَجُلٌ خَرَجَ بِنَفْسِهِ وَمَالِهِ فَلَمْ يَرْجِعْ مِنْ ذَلِكَ بِشَىْءٍ}
“Kể cả Jihaad, ngoại trừ người đàn ông rời khỏi nhà mình cùng với tài sản rồi sau đó không có thứ nào trở về cả.”( )
Đặc biệt là ngày mồng chín của tháng được gọi là ngày A’rofah đối với người không hành hương, Thiên Sứ ﷺ bảo:
{صَوْمُ يَوْمِ عَرَفَةَ يُكَفِّرُ ذُنُوْبَ سَنَتَيْنِ مَاضِيَةً وَمُسْتَقْبَلَةً}
“Nhịn chay ngày A’rofah sẽ được xóa tội của hai năm, năm vừa qua và năm sắp tới.”( )
5- Nhịn chay trong tháng Muharram (tháng một), bởi Thiên Sứ ﷺ trả lời câu hỏi: “Nhịn chay ngày nào tốt nhất sau nhịn chay Romadon?”
{شَهْرُ اللَّهِ الَّذِي تَدْعُونَهُ الْمُحَرَّمَ}
“Tháng của Allah được gọi là tháng Muharram.”( )
6- Nhịn chay ngày A’shuro, đó là ngày mồng mười của tháng Muharram, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{صَوْمُ عَاشُورَاءَ يُكَفِّرُ سَنَةً مَاضِيَةً}
“Nhịn chay ngày A’shuro sẽ được xóa tội của năm cũ.”( )
Khuyến khích nên nhịn thêm ngày mồng chín tức ngày trước ngày A’shuro này nhằm làm khác với người Do Thái và Thiên Chúa giáo, bởi có người đến báo với Thiên sứ rằng nhóm Do Thái và Thiên Chúa giáo rất sùng bái ngày A’shuro này thì Thiên Sứ ﷺ bảo:
{فَإِذَا كَانَ الْعَامُ الْمُقْبِلُ إِنْ شَاءَ اللهُ صُمْنَا يَوْمَ التَّاسِعِ}
“InShaAllah năm tới chúng ta sẽ nhịn thêm ngày mồng chín.” nhưng chưa đến năm tới là Thiên Sứ đã băng hà.( )  

    Những ngày cấm (Haram) không được nhịn chay:
1- Đó la hai ngày đại lễ trong năm: “E’id Fit-ri và Adh-ha”, bởi ông U’mar bin Al-Khottob  nói: “Quả Thật, đây là hai ngày mà Thiên Sứ của Allah cấm nhịn chay, đó là ngày xả chay ngay sau khi Romadon chấm dứt và ngày mà mọi người ăn uống để hành hương Hajj.”( )  
2- Những ngày Tashriq gồm có: ngày 11, 12 và 13 của tháng Zul Hijjah (tháng 12), rằng Thiên Sứ đã ban lệnh cho ông Abdullah bin Huzaifah đi vòng quanh Mina để thông báo: “Mọi người không nên nhịn chay vào những ngày này, đây là những ngày ăn, uống và tụng niệm Allah.”( ) ngoại trừ người hành hương Tamadtua’ hoặc Qiron không có vật giết tế thì được nhịn trong ba ngày này.
3- Những ngày phụ nữ trong thời kỳ có kinh nguyệt hay ra máu hậu sản, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{أَلَيْسَ إِذَا حَاضَتْ لَمْ تُصَلِّ، وَلَمْ تَصُمْ؟ فَذَلِكِ مِنْ نُقْصَانِ دِينِهَا}
“Chẳng phải phụ nữ khi hành kinh là không được phép dâng lễ Salah và cũng không được phép nhịn chay đó sao? Đấy là điều thiếu sót trong việc hành đạo của cô ta.”( )
Ijma’ thống nhất sự nhịn chay sẽ vô giá trị đối với phụ nữ có kinh nguyệt và ra máu hậu sản.
4- Phụ nữ không được nhịn chay lúc chồng ở nhà ngoại trừ chồng cho phép, Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ تَصُمِ الْمَرْأَةُ وَبَعْلُهَا شَاهِدٌ إِلاَّ بِإِذْنِهِ غَيْرَ رَمَضَانَ}
“Ngoài tháng Romadon ra, cấm phụ nữ nhịn chay lúc chồng đang ở nhà ngoại trừ chồng cho phép.”( )

    Những ngày không nên nhịn chay:
     1- Những người nào đang đi hành hương Hajj thì không nên nhịn chay ngày A’rofah, Thiên Sứ ﷺ nói:
{يَوْمُ عَرَفَةَ وَيَوْمُ النَّحْرِ وَأَيَّامُ التَّشْرِيقِ عِيدُنَا أَهْلَ الإِسْلاَمِ وَهِىَ أَيَّامُ أَكْلٍ وَشُرْبٍ}
“Ngày A’rofah, ngày giết tết Qurb’an và các ngày Tashriq là những ngày tết của Islam chúng ta, đó là những ngày ăn và uống.”( )  
2- Không được nhịn chay riêng lẽ chỉ trong ngày thứ sáu, Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ تَصُومُوا يَوْمَ الْجُمُعَةِ إِلاَّ وَقَبْلَهُ يَوْمٌ أَوْ بَعْدَهُ يَوْمٌ}
“Các ngươi không nên nhịn chay riêng ngày thứ sáu, trừ phi đã nhịn chay trước đó một ngày hoặc sau đó một ngày.”( )
3- Không được Chỉ nhịn chay riêng lẽ ngày thứ bảy, Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ تَصُومُوا يَوْمَ السَّبْتِ إِلاَّ فِيمَا افْتُرِضَ عَلَيْكُمْ، وَإِنْ لَمْ يَجِدْ أَحَدُكُمْ إِلاَّ لِحَاءَ عِنَبٍ أَوْ عُودَ شَجَرَةٍ فَلْيَمْضُغْهُ}
“Các người không nên nhịn chay riêng vào ngày thứ bảy trừ phi Allah đã ấn định cho các ngươi phải nhịn chay, trường hợp không có gì để ăn ngày đó thì dù chỉ có vỏ nho hoặc nhành cây cũng phải gặm nó.”( )  
4- Không được nhịn chay suốt năm, Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ صَامَ مَنْ صَامَ الأَبَدَ}
“Chẳng phải là các ngươi đã nhịn chay suốt năm sao.”( )
Và Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَنْ صَامَ الأَبَدَ فَلاَ صَامَ وَلاَ أَفْطَرَ}
“Ai nhịn suốt năm thì đó chẳng phải là nhịn chay cũng chẳng phải là ăn uống.”( )
5- Nhịn chay liên tiếp hai ngày liền hoặc nhiều hơn, Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِيَّاكُمْ وَالْوِصَالَ}
“Ta khuyến cáo các ngươi việc nhịn chay liên tiếp.”( ) và Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ تَقَدَّمُوا رَمَضَانَ بِصَوْمِ يَوْمٍ وَلاَ يَوْمَيْنِ إِلاَّ رَجُلٌ كَانَ يَصُومُ صَوْمًا فَلْيَصُمْهُ}
“Chớ nhịn chay trước Romadon một hoặc hay ngày, trừ phi ai đó có thói quen nhịn chay thì được.”( )

 

 

 

 

 

 


Nền tảng thứ năm
***
Hành hương
Hajj

 

 

 


Hành hương
Hajj

    Định nghĩa về sự hành hương Hajj:
- Theo ngôn ngữ Ả Rập là chủ định và ý nghĩa là một việc làm được lặp lại thường xuyên.
- Theo nghĩa giáo lý là chủ định hướng đến ngôi đền của Allah Al-Haram để thực hiện một số nghi thức nhất định được Thiên kinh Qur’an mặc lệnh và được Sunnah của Thiên sứ hướng dẫn.

    Giáo lý về sự hành hương Hajj:
Hành hương Hajj là bổn phận bắt buộc của tín đồ Muslim dù nam hay nữ khi có điều kiện và khả năng thì phải thực hiện nó, điều này được xác định bởi Qur’an, Sunnah và Ijma’.
- Từ Qur’an: Allah phán:
﴿وَلِلَّهِ عَلَى ٱلنَّاسِ حِجُّ ٱلۡبَيۡتِ مَنِ ٱسۡتَطَاعَ إِلَيۡهِ سَبِيلٗاۚ وَمَن كَفَرَ فَإِنَّ ٱللَّهَ غَنِيٌّ عَنِ ٱلۡعَٰلَمِينَ ٩٧﴾ آل عمران: 97
{Và việc đi hành hương Hajj dâng lên Allah tại ngôi đền (Ka'bah) là bổn phận đối với tín đồ Muslim nào trong nhân loại hội tụ đủ khả năng phải tìm đến đấy (hành hương). Còn ai phủ nhận việc hành hương thì y là kẻ phản đạo, quả thật Allah rất giàu có không cần đến nhân loại. Ali I’mraan: 97 (chương 3.
- Từ Sunnah: Thiên Sứ ﷺ nói:
{بُنِيَ الإِسْلاَمُ عَلَى خَمْسٍ: شَهَادَةِ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ وَإِقَامِ الصَّلاَةِ وَإِيتَاءِ الزَّكَاةِ وَحَجِّ الْبَيْتِ وَصَوْمِ رَمَضَانَ}
“Islam được xây dựng trên năm trụ cột, lời tuyên thệ Laa i laa ha il lol loh và Muhammad là Thiên Sứ của Allah, dâng lễ Salah, xuất Zakat bắt buộc, hành hương Hajj tại ngôi đền Ka'bah và nhịn chay tháng Romadon.”( )
- Từ Ijma’: Cộng đồng Islam đồng thống nhất việc hành hương Hajj là bổn phận bắt buộc, là một trong những nền tảng của Islam, là kiến thức cơ bản của tôn giáo và ai bác bỏ bổn phận này thì y là người phản đạo, rời khỏi Islam.
Giới U’lama đồng thống nhất rằng việc hành hương Hajj và U’mroh chỉ bắt buộc một lần trong đời, ngoại trừ người Muslim nào đó có ý nguyện hành hương thì trở thành bắt buộc đối với y, còn khi hành hương thêm hơn một lần được gọi là Sunnah.
Theo ông Abu Huroiroh  thuật lại Thiên Sứ ﷺ đã tuyên bố:
{أَيُّهَا النَّاسُ، قَدْ فَرَضَ اللَّهُ عَلَيْكُمُ الْحَجَّ فَحُجُّوا}
“Hỡi mọi người! Quả thật Allah đã bắt buộc các ngươi phải đi hành hương Hajj. Vì thế, các ngươi hãy đi hành hương đi.”
Có người đàn ông hỏi: Bắt buộc mỗi năm phải không, thưa Thiên Sứ của Allah? Người trả lời:
{لَوْ قُلْتُ نَعَمْ لَوَجَبَتْ وَلَمَا اسْتَطَعْتُمْ}
“Nếu là Ta là đã bắt buộc, nhưng các ngươi sẽ không có khả năng”( )
Và Thiên Sứ ﷺ nói:
{ذَرُونِى مَا تَرَكْتُكُمْ فَإِنَّمَا هَلَكَ مَنْ كَانَ قَبْلَكُمْ بِكَثْرَةِ سُؤَالِهِمْ وَاخْتِلاَفِهِمْ عَلَى أَنْبِيَائِهِمْ فَإِذَا أَمَرْتُكُمْ بِشَىْءٍ فَأْتُوا مِنْهُ مَا اسْتَطَعْتُمْ وَإِذَا نَهَيْتُكُمْ عَنْ شَىْءٍ فَدَعُوهُ}
“Hãy tiếp nhận những gì Ta đã diễn trình cho các ngươi, rằng thế hệ thời trước đã bị diệt vong là bởi họ hỏi nhiều và thường tranh luận với các Nabi của họ. Khi Ta lệnh các ngươi điều gì thì hãy thực thi nó với khả năng có thể và khi Ta cấm các ngươi điều gì thì hãy tránh xa nó ngay.”( )
Ông Ibnu A’bbaas  thuật lại Thiên Sứ ﷺ có tuyên bố:
{أَيُّهَا النَّاسُ، قَدْ فَرَضَ اللَّهُ عَلَيْكُمُ الْحَجَّ فَحُجُّوا}
“Hỡi mọi người! Quả thật, Allah đã bắt buộc các người hãy đi hành hương Hajj. Vì thế, các người hãy đi hành hương đi.”
Dứt lời thì ông Al-Aqro’ bin Haabis hỏi: Bắt buộc mỗi năm phải không, thưa Thiên Sứ của Allah?
Người trả lời:
{لَوْ قُلْتُهَا لَوَجَبَتْ وَلَوْ وَجَبَتْ لَمْ تَعْمَلُوا بِهَا وَلَمْ تَسْتَطِيعُوا، الْحَجُّ مَرَّةً فَمَنْ زَادَ فَهُوَ تَطَوُّعٌ}
“Nếu Ta là đã bắt buộc, nhưng các người sẽ không làm và cũng không có khả năng làm, hành hương Hajj chỉ một lần còn ai làm hơn thì là Sunnah.”( )

    Giá trị của hành hương Hajj:
Islam khuyến khích và khuyên bảo tín đồ Muslim hãy nên thực hiện nền tảng Hajj này, bởi ân phước dành cho nó rất là vĩ đại, điển hình như:
1- Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَنْ حَجَّ لِلَّهِ فَلَمْ يَرْفُثْ وَلَمْ يَفْسُقْ رَجَعَ كَيَوْمِ وَلَدَتْهُ أُمُّهُ}
“Ai hành hương Hajj chỉ vì Allah, (trong suốt thời gian Hajj) y không quan hệ tình dục, không làm điều tội lỗi và không nói bậy bạ thì giống như y mới lọt lòng mẹ (lần nữa).”( )    
2- Thiên Sứ ﷺ nói:
{الْعُمْرَةُ إِلَى الْعُمْرَةِ كَفَّارَةٌ لِمَا بَيْنَهُمَا وَالْحَجُّ الْمَبْرُورُ لَيْسَ لَهُ جَزَاءٌ إِلاَّ الْجَنَّةُ}
“Từ U’mroh (này) đến U’mroh (khác) tội lỗi sẽ được xóa sạch trong khoảng đó, và hành hương Hajj được chấp nhận thì không có phần thưởng nào xứng đáng ngoài thiên đàng.”( )  
3- Có người hỏi Thiên Sứ ﷺ về việc làm ân phước nhất, Người nói:
{إِيمَانٌ بِاللَّهِ وَرَسُوْلِهِ}
“Niềm tin vào Allah và Thiên Sứ của Ngài.” Họ hỏi: “Rồi đến điều gì thưa Thiên sứ?” Thiên Sứ ﷺ đáp:
{ثُمَّ جِهَادٌ فِى سَبِيلِ اللَّهِ}
“Đến Jihaad vì Allah” Họ hỏi: “Rồi đến điều gì nữa thưa Thiên sứ?” Thiên Sứ ﷺ đáp:
{وَحَجٌّ مَبْرُورٌ}
“Hành hương Hajj được chấp nhận.”( )
4- Thiên Sứ ﷺ nói:
{تَابِعُوا بَيْنَ الْحَجِّ وَالْعُمْرَةِ فَإِنَّهُمَا يَنْفِيَانِ الْفَقْرَ وَالذُّنُوبَ كَمَا يَنْفِى الْكِيرُ خَبَثَ الْحَدِيدِ وَالذَّهَبِ وَالْفِضَّةِ وَلَيْسَ لِلْحَجَّةِ الْمَبْرُورَةِ ثَوَابٌ إِلاَّ الْجَنَّةُ}
“Hãy thường xuyên hành hương Hajj và U’mroh, bởi hai điều này sẽ xua đuổi nghèo khó và tội lỗi giống như lò rèn tẩy những tạp chất ra khỏi thanh sắt, vàng và bạc vậy, và rằng hành hương Hajj được chấp nhận thì không phần thưởng nào ban cho ngoại trừ thiên đàng.”( ) ngoài ra còn có rất nhiều Hadith tương tự.

    Các điều kiện bắt buộc đi hành hương Hajj:
Khi ai hội tụ đủ các điều kiện sau đây thì bắt buộc phải đi hành hương Hajj:
1- Islam.            2- Trưởng thành.
3- Trí tuệ.            4- Tự do.
Các điều kiện này đã được trình bày ở phần nhịn chay trong tháng Romadon.
5- Khả năng, bởi Allah phán:
﴿وَلِلَّهِ عَلَى ٱلنَّاسِ حِجُّ ٱلۡبَيۡتِ مَنِ ٱسۡتَطَاعَ إِلَيۡهِ سَبِيلٗاۚ﴾ آل عمران: 97
{Và việc đi hành hương Hajj dâng lên Allah tại ngôi đền (Ka'bah) là bổn phận đối với tín đồ Muslim nào trong nhân loại hội tụ đủ khả năng thì phải tìm đến đấy (hành hương). Ali I’mraan: 97 (chương 3).

    Các nền tảng của hành hương Hajj:
Hajj gồm tất cả bốn nền tảng: Ehrom, đứng tại đồi A’rofah, đi Tawwaaf vòng quanh Kab’ah và đi Sa-i’ qua hai đồi Safar và Marwah, nếu thiếu một trong bốn nền tảng này thì việc thi hành Hajj đó vô giá trị.
    Nền tảng thứ nhất: Ehrom.
1- Ehrom nghĩa là định tâm vào phần hành hương mình muốn thi hành Hajj hay U’mroh, việc định tâm này chỉ được thực hiện sau khi đã mặc xong Ehrom. Và Ehrom gồm ba thể loại: Tamadtua’, Qiron và Ifrod.
Tamadtua’ là người hành hương định tâm vào U’mroh trong các tháng Hajj. Sau khi đến Makkah thì Tawwaaf và Sa-i’ của U’mroh rồi cạo đầu hoặc hớt tóc. Cho đến ngày mồng 8 tháng Zul Hijjah hay còn gọi là ngày Tarwiyah thì Ehrom vào Hajj, rồi thực hiện các nghi thức Hajj và giết súc vật đối với ai định cư ngoài Masjid Haram.
Qiron là Ehrom U’mroh và Hajj cùng thời điểm tại Miqot hoặc Ehrom U’mroh trước rồi tiếp Ehrom Hajj trước khi Tawwaaf. Sau khi Tawwaaf và Sa-i’ thì không cạo đầu, cũng không hớt tóc và phải giử nguyên hiện trạng Ehrom cho đến ném đá trụ A’qobah vào ngày E’id, rồi cạo đầu và giết tế giống như Tamadtua’.
Ifrod là Ehrom Hajj và ở trên hiện trạng Ehrom cho đến ném đá vào ngày E’id và cạo đầu hoặc hớt tóc nhưng không phải giết súc vật.
    Các điều bắt buộc của Ehrom:
A) Với các điều bắt buộc này nếu quên thì phải trả Dam tức giết súc vật hoặc nhịn chay mười ngày nếu không khả năng giết súc vật, các điều bắt buộc gồm:
1- Ehrom tại Miqot: Thiên Sứ ﷺ đã qui định các địa danh Miqot không được phép vượt qua nó trừ phi đã Ehrom đối với ai muốn hành hương Hajj hoặc U’mroh, các địa danh này gồm có:
a) Zul Hulaifah còn gọi là Abyaar Ali, đây là Miqot của thị dân Madinah và những ai đi ngang qua bằng đường bộ hoặc đường hàng không.
b) Al-Juhfah tọa lạc tại ngôi làng cũ ven biển, ngày nay vết tích ngôi làng không còn nữa, mọi người đã thay thế bởi địa danh mới tên Robigh, đây là Miqot của thị dân Ai Cập, Sham (Syria, Palestine, Jordan và Li Băng) và những ai đi ngang qua bằng đường bộ, hoặc đường biển hoặc hàng không.
c) Yalamlam là ngọn núi nay được gọi là Sa’diyah là Miqot của thị dân Yemen và những ai đi ngang qua.
d) Qarnul Manaazil hay còn gọi là Sail là Miqot của thị dân Nadj và những ai đi ngang qua bằng đường bộ hoặc đường hàng không.
e) Zatu I’rq là Miqot của thị dân I-rắc và những ai đi ngang qua bằng đường bộ hoặc đường hàng không.
f) Còn những ai ở trong khu vực Miqot cho đến gần Makkah thì Ehrom Hajj hoặc U’mroh tại nhà mình, riêng thị dân ở trong vùng đất Makkah thì phải rời vùng đất Haram Makkah để Ehrom U’mroh còn Hajj thì được phép Ehrom tại nơi mình ở.
Bằng chứng là ông Abdullah bin A’bbaas  thuật lại:
{وَقَّتَ رَسُولُ اللَّهِ ﷺ لِأَهْلِ الْمَدِينَةِ ذَا الْحُلَيْفَةِ، وَلِأَهْلِ الشَّأْمِ الْجُحْفَةَ، وَلِأَهْلِ نَجْدٍ قَرْنَ الْمَنَازِلِ، وَلِأَهْلِ الْيَمَنِ يَلَمْلَمَ، فَهُنَّ لَهُنَّ وَلِمَنْ أَتَى عَلَيْهِنَّ مِنْ غَيْرِ أَهْلِهِنَّ، لِمَنْ كَانَ يُرِيدُ الْحَجَّ وَالْعُمْرَةَ، فَمَنْ كَانَ دُونَ ذَلِكَ فَمِنْ  حَيْثُ أَنْشَأَ حَتَّى أَهْلُ مَكَّةَ مِنْ مَكَّةَ}
“Thiên Sứ ﷺ đã qui định Miqot cho dân cư Madinah là tại Zul Hulaifah; cho dân cư Shaam là tại Al-Juhfah; cho dân cư Najj là tại Qarnul Manaazil; và cho dân cư Yemen là tại Yalamlam. Đây là các Miqot dành cho thị dân bản địa và tất cả lữ khách đi ngang có ý định hành hương Hajj và U’mroh. Còn những ai ở trong phạm vi nêu trên thì định tâm tại nơi mình ở, kể cả dân cư Makkah thì định tâm tại Makkah.”( )  
Ngoài Miqot về nơi chốn còn có Miqot về thời gian, đó là các tháng được phép Ehrom để hành hương Hajj như Allah phán:
 ﴿ٱلۡحَجُّ أَشۡهُرٞ مَّعۡلُومَٰتٞۚ ﴾ البقرة: 197
Hajj chỉ được thi hành trong vài tháng đã được ấn định. Al-Baqarah: 197 (chương 2)
Các tháng Hajj gồm có: Tháng Shawwaal, tháng Zul Qe’dah và mười ngày đầu tháng Zul Hijjah. Những ai Ehrom Hajj ngoài các tháng này thì Ehrom đó vô hiệu và những ai Ehrom vào ngày đứng A’rofah lúc trước rạng đông của ngày E’id thì Ehrom đó có hiệu lực.
2- Sau khi Ehrom cấm người nam hành hương mặc những gì may sẵn như quần áo, cũng không quấn đầu, không đội trực tiếp lên đầu, không mang vớ, không đeo bao tay, không mặc loại Ehrom đã xịt dầu thơm hoặc khói thơm, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ يَلْبَسُ الْمُحْرِمُ الْقَمِيصَ، وَالْعِمَامَةَ وَلاَ السَّرَاوِيلَ، وَلاَ الْبُرْنُسَ، وَلاَ ثَوْباً مَسَّهُ وَرْسٌ وَلَا زَعْفَرَانٌ، وَلاَ الْخُفَّيْنِ، إِلاَّ أَنْ لاَ يَجِدَ نَعْلَيْنِ فَلْيَلْبَسْ الْخُفَّيْنِ وَلْيَقْطَعْهُمَا حَتَّى يَكُونَا أَسْفَلَ مِنَ الْكَعْبَيْنِ }
“Người Muhrim (là người đang hành hương) không được mặt áo, quấn khăn đầu, mặc quần, đội nón và áo dài có xịt dầu thơm hoặc chất tạo thơm và không mang Khuf, ngoại trừ ai đó không tìm thấy dép thì hãy cắt hai ống Khuf thấp dưới mắt cá chân.”( )
Riêng phụ nữ thì được phép ăn mặc bình thường và không cần che mặt, không đeo bao tay nhưng được phép dùng khăn đội che mặt lúc đàn ông lạ đi ngang mà không phải là người Mahrim, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ تَنْتَقِبُ الْمَرْأَةُ الْمُحْرِمَةُ وَلاَ تَلْبَسُ الْقُفَّازَيْنِ}
“Phụ nữ Muhrim không được che mặt và đeo găng tay.”( )
    Các Sunnah Ehrom:
1- Tắm trước khi thay đồ Ehrom dù là phụ nữ trong kinh nguyệt và ra máu hậu sản, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِنَّ النُّفَسَاءَ وَالْحَائِضَ تَغْتَسِلُ وَتُحْرِمُ وَتَقْضِى الْمَنَاسِكَ كُلَّهَا غَيْرَ أَنْ لاَ تَطُوفَ بِالْبَيْتِ حَتَّى تَطْهُرَ}
“Quả thật, phụ nữ ra máu hậu sản và đang kinh nguyệt nên tắm( ) trước khi mặc Ehrom, sau đó thực hiện hết mọi nghi thức Hajj ngoại trừ việc Tawwaaf quanh Ka’bah phải đợi cho đến khi nào sạch sẽ.”( )
2- Mặc bộ Ehrom màu trắng, sạch sẽ bởi ông Ibnu A’bbaas  nói: “Thiên Sứ ﷺ rời Madinah sau khi đã chải chuốc, xịt chất thơm (lên cơ thể) và mặc bộ Ehrom và mọi người cũng vậy.”( )  
3- Cắt móng tay chân, tỉa râu mép, nhổ lông nách, cạo lông bộ phận sinh dục, bởi đó là Sunnah của Thiên Sứ ﷺ.
4- Nên Ehrom sau Salah bắt buộc hoặc Salah Sunnah.
5- Đọc Talbiyah sau khi định tâm, đó là câu:
لَبَّيْكَ اللَّهُمَّ لَبَّيْكَ، لَبَّيْكَ لاَ شَرِيكَ لَكَ لَبَّيْكَ، إِنَّ الْحَمْدَ وَالنِّعْمَةَ لَكَ وَالْمُلْكَ، لاَ شَرِيكَ لَكَ
(Lab bai kol lo hum ma lab baik, lab bai ka la sha ri ka la ka lab baik, in nal ham da wan ne’ ma ta la ka wal mulk, la sha ri ka lak)( )
Đàn ông thì đọc Talbiyah lớn tiếng còn phụ nữ chỉ vừa đủ người kế bên nghe thôi, khuyến khích duy trì việc đọc Talbiyah, cầu xin và Solawat cho Nabi ﷺ.
    Các điều khoản cấm sau khi mặc Ehrom:
Sau khi đã mặc Ehrom thì người hành hương bị cấm vi phạm các điều khoản sau đây:
1- Nhổ, bức, cắt hoặc cạo tóc và tương tự thế tất cả lông trên trên cơ thể.
2- Hớt móng tay và chân.
3- Đội trực tiếp lên đầu dù bất cứ vật gì.
4- Không được mặc những loại may sẵn (có đường chỉ may).
5- Cấm xịt dầu thơm, khói thơm lên cơ thể hoặc đồ Ehrom.
Đối với ai vi phạm một trong năm điều khoản cấm trên buộc phải chuộc tội bằng nhịn chay ba ngày hoặc xuất thức ăn cho sáu người nghèo, mỗi người nghèo là một bụm tay lúa mạch hoặc giết một con cừu, bỏi Allah phán:
﴿فَمَن كَانَ مِنكُم مَّرِيضًا أَوۡ بِهِۦٓ أَذٗى مِّن رَّأۡسِهِۦ فَفِدۡيَةٞ مِّن صِيَامٍ أَوۡ صَدَقَةٍ أَوۡ نُسُكٖۚ﴾ البقرة: 196
Nhưng đối với ai trong các ngươi bị bệnh hoặc bị nấm da đầu (cần phải cạo) thì phải chịu phạt bằng cách nhịn chay hoặc bố thí (cho người nghèo) hoặc giết tế (một con vật). Al-Baqoroh: 196 (chương 2).
6- Cấm đi săn thú, nghĩa là cấm săn những con vật Halal ăn thịt, bởi Allah phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تَقۡتُلُواْ ٱلصَّيۡدَ وَأَنتُمۡ حُرُمٞۚ﴾ المائدة: 95
Hỡi những người có đức tin, cấm các ngươi giết thú hoang dã trong lúc các ngươi đang hành hương. Al-Maa-idah: 95 (chương 5)
Những ai cố ý săn thú thì phải bồi thường con thú như đã săn, Allah phán:
﴿وَمَن قَتَلَهُۥ مِنكُم مُّتَعَمِّدٗا فَجَزَآءٞ مِّثۡلُ مَا قَتَلَ مِنَ ٱلنَّعَمِ﴾ المائدة: 95
Và nếu ai trong các ngươi cố ý giết thú hoang dã thì phải đền một con thú nuôi trong đàn súc vật tương đương như thú săn đã bị giết. Al-Maa-idah: 95 (chương 5) hoặc xuất số lượng thức ăn tương đương giá trị con vật, phân phát hết cho người nghèo hoặc nhịn chay theo số ngày tương đương số người nghèo, đây là trường hợp có con vật thay thế. Trường hợp không có con vật thay thế thì định giá con vật là bao nhiêu tiền rồi dùng tiền mua thức ăn phát hết cho người nghèo hoặc nhịn chay bù số ngày tương ứng với số người nghèo.
7- Không được mơn trớn, hôn vợ... Allah phán:
﴿ٱلۡحَجُّ أَشۡهُرٞ مَّعۡلُومَٰتٞۚ فَمَن فَرَضَ فِيهِنَّ ٱلۡحَجَّ فَلَا رَفَثَ وَلَا فُسُوقَ وَلَا جِدَالَ فِي ٱلۡحَجِّۗ﴾ البقرة: 197
Hajj chỉ được thi hành trong vài tháng đã được ấn định. Ai bước vào cuộc hành hương Hajj thì chớ giao hợp, nói tục hay cải vả trong suốt thời gian làm Hajj. Al-Baqoroh: 197 (chương 2).
Đối với ai giao hợp trong thời gian mặc Ehrom thì Hajj đó vô hiệu nhưng bắt buộc phải tiếp tục hành hương cho xong bổn phận, đồng thời phải giết tế một con lạc đà và năm sau phải đi hành hương bù lại, như đã được hỏi U’mar bin Al-Khottob , Ali bin Abi Tolib  và Abu Huroiroh  về việc người đàn ông đã ân ái với vợ lúc đang hành hương Hajj, họ đồng trả lời: “Cả hai phải tiếp tục hành hương cho xong bổn phận, năm sau phải hành hương bù lại và phải giết tế súc vật.”( )  

    Nền tảng thứ hai:
Tawwaaf là đi vòng quanh Ka’bah bảy vòng.
    Thể loại Tawwaaf:
1- Tawwaaf Qudum.
2- Tawwaaf Ifaadhoh, đây là một trong các nền tảng của Hajj, ai bỏ sót thì Hajj đó vô giá trị.
3- Tawwaaf Wida’, đây là nghi thức cuối cùng của người hành hương Hajj khi muốn rời Makkah, loại Tawwaaf này là một trong các điều bắt buộc, nếu ai bỏ sót phải giết tế súc vật.
4- Tawwaaf Sunnah.
    Các điều kiện của Tawwaaf:
1- Định tâm là khẳng định trong lòng đi Tawwaaf là vì tuân lệnh và làm hài lòng Allah.
2- Tẩy sạch mọi chất dơ và phải có nước Wudu hoặc tắm Junub khi bị Junub, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{الطَّوَافُ بِالْبَيْتِ صَلاَةٌ إِلاَّ أَنَّ اللَّهَ أَبَاحَ فِيهِ الْكَلَامُ}
“Tawwaaf quanh Ka’bah là Salah, có điều Alalh cho phép nói chuyện lúc đi Tawwaaf.”( )
3- Che phần kín bởi Hadith trên và Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ يَحُجُّ بَعْدَ الْعَامِ مُشْرِكٌ، وَلاَ يَطُوفُ بِالْبَيْتِ عُرْيَانٌ}
“Kể từ sau năm này người Đa Thần không được hành hương và cấm Tawwaaf trong hiện trạng lõa thể.”( )
4- Phải đi Tawwaaf đủ bảy vòng bắt đầu và kết thúc tại đá đen, bởi ông Jaabir  thuật lại: “Khi đến Makkah Thiên Sứ ﷺ của Allah đã đến đá đen sờ nó rồi bắt đầu đi theo chiều bên phải của Ka’bah, ở ba vòng đầu Người chạy chậm và đi bộ bốn vòng sau.”
5- Nghĩa là Ka’bah phải nằm bên tay trái của người đi Tawwaaf.
6- Đi Tawwaaf bắt buộc phải nằm trong khuôn viên của Masjid al-Haram dù cho có khoảng cách xa Ka’bah.
7- Đi Tawwaaf phải ở ngoài vòng cung bởi, vòng cung thuộc khuôn viên Ka’bah.
8- Các vòng đi phải liên tiếp nhau, nhưng vẫn có thể cách khoảng thời gian khi có lý do.
    Các loại Sunnah trong khi đi Tawwaaf:
1- Khi bắt đầu đi Tawwaaf, kiếm hướng đi thẳng đến góc có cục đá đen (đứng thẳng nhìn vào mặt nào có cửa Kabah thì nó nằm phía bên trái), nếu có thể thì hôn cục đá đen hoặc dùng tay hay gậy sờ nó rồi hôn lại tay hay gậy đó hoặc dùng ngón tay chỉ về phía cục đá đen, đó là theo Sunnah của Thiên Sứ ﷺ.
2- Để hở vai bên phải suốt bảy vòng đi Tawwaaf, đó là loàng khăn Ehrom dưới nách vai phải và phần khăn còn lại trùm lên vai trái. Sau khi xong Tawwaaf thì quấn khăn trùm cả hai vai.
3- Chạy chậm: là chạy chậm ở ba vòng đầu đối với nam giới có khả năng (phụ nữ thì đi bình thường) và bốn vòng còn lại thì đi bộ bình thường.
4- Sờ góc Yamaani bằng tay nhưng không hôn lại bàn tay và cũng không hôn góc này, nếu quá đông thì không cần phải sờ nữa và cũng không chỉ tay như chào cục đá đen.
5- Đu’a cầu xin giữa góc Yamaani và cục đá đen:
﴿رَبَّنَآ ءَاتِنَا فِي ٱلدُّنۡيَا حَسَنَةٗوَفِي ٱلۡأٓخِرَةِ حَسَنَةٗ وَقِنَا عَذَابَ ٱلنَّارِ ٢٠١﴾ البقرة: 201
Lạy Thượng Đế của bầy tôi, xin hãy ban cho bầy tôi mọi điều tốt lành ở trần gian này và mọi điều tốt lành ở đời sau. Và xin hãy bảo vệ bầy tôi thoát khỏi hành phạt của hỏa ngục. Al-Baqoroh: 201 (chương 2).
6- Cố gắng cầu xin giữa khoảng đá đen và cửa Ka’bah bởi được truyền lại từ Thiên Sứ ﷺ như thế.
7- Sau khi đã đủ bảy vòng Tawwaaf thì đi về hướng đến Maqom Ibrahim , vì Allah phán:
﴿وَٱتَّخِذُواْ مِن مَّقَامِ إِبۡرَٰهِ‍ۧمَ مُصَلّٗىۖ﴾ البقرة: 125
{Và hãy lấy chỗ đứng của Ibrohim làm địa điểm dâng lễ nguyện Salah.} Al-Baqoroh: 125 (Chương 2).
Hãy chọn một điểm quay mặt nhìn thấy Maqom Ibrahim và Ka’bah mà hành lễ Salah hai Rak-at, ở Rak-at đầu sau Fatihah thì đọc chương Al-Kaafirun và ở Rak-at thứ hai sau Fatihah thì đọc chương Al-Ikhlos.
8- Uống nước Zamzam sau khi xong Salah.
9- Trở lại sờ đá đen trước khi điđến Sa-i’ nếu thuận lợi, nếu đông người thì không cần thiết.
    Các văn hóa lúc Tawwaaf:
1- Cần phải tập trung lúc đi Tawwaaf và cảm giác sự vĩ đại của Allah và kỳ vọng điều tốt đẹp nơi Ngài.
2- Không nên nói chuyện riêng tư ngoại trừ cần thiết, còn nếu nói thì nên nói những điều tốt đẹp, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{الطَّوَافُ بِالْبَيْتِ صَلاَةٌ إِلاَّ أَنَّ اللَّهَ أَبَاحَ فِيهِ الْكَلَامُ، فَمَنْ تَكَلَّمَ فِيهِ فَلاَ يَتَكَلَّمُ إِلاَّ بِخَيْرٍ }
“Tawwaaf quanh Ka’bah là Salah, có điều Alalh cho phép nói chuyện lúc Tawwaaf. Ai muốn nói chuyện thì phải nói điều tốt đẹp.”( )
Thiên Sứ ﷺ có nói:
{الطَّوَافُ صَلاَةٌ فَأَقِلُّوا الْكَلاَمَ}
“Tawwaaf là Salah nên cố gắng ít nói chuyện ở nơi đó.”( )
4- Cầu xin và tụng niệm thật nhiều.
5- Cố gắng không làm phiền đến người Muslim khác dù lời nói hay hành động.

    Nền tảng thứ ba: Sa-i’:
Sa-i’ là việc đi qua lại giữa hai đồi núi Sofa và Marwah, bằng sự định tâm thờ phượng Allah, đây là một trong các nền tảng của Hajj và U’mroh, bởi Allah phán:
﴿۞إِنَّ ٱلصَّفَا وَٱلۡمَرۡوَةَ مِن شَعَآئِرِ ٱللَّهِ ۖ﴾ البقرة: 158
{Quả thật, đồi Sofa và Marwah là một trong những dấu hiệu của Allah.} Al-Baqoroh: 158 (chương 2)
Và Thiên Sứ ﷺ nói:
{اسْعَوْا فَإِنَّ اللَّهَ كَتَبَ عَلَيْكُمُ السَّعْىَ}
“Các ngươi hãy đi Sa-i’, bởi vì Allah đã ấn định các người phải đi Sa-i’.”( )
    Các điều kiện khi đi Sa-i’:
1- Định tâm, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{إِنَّمَا الأَعْمَالُ بِالنِّيَّاتِ}
“Mọi hành động đều bắt nguồn từ định tâm.”( ) tín đồ Muslim định tâm vì tuân lệnh và làm hài lòng Allah.
2- Phải thực hiện sau Tawwaaf.
3- Bắt đầu tại Sofa và kết thúc tại Marwah.
4- Phải gồm tất cả bảy vòng.
5- Phải được đi Sa-i’ đúng nơi qui định.
    Các Sunnah trong khi đi Sa-i’:
1- Nên thực hiện Sa-i ngay sau khi Tawwaaf xong,  nếu để trể nãi trừ phi có lý do chính đáng.
2- Lên đồi Sofa và Marwah, tụng niệm và cầu xin những ước nguyện của mình.
3- Chạy nhanh nhất có thể giữa hai ngọn đèn xanh lá cây đối với nam (còn nữ thì đi bộ bình thường) và đi bộ bình thường ở các khoảng còn lại.
Được truyền lại từ Thiên Sứ ﷺ, những lời tụng niệm trên hai đồi Sofa và Marwah là:
{لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيْكَ لَهُ، لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحُمْدُ وَهُوَ عَلَى كُلِّ شَيْءٍ قَدِيْرٌ، لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَحْدَهُ، أَنْجَزَ وَعْدَهُ، وَنَصَرَ عَبْدَهُ، وَهَزَمَ الأَحْزَابَ وَحْدَهُ}
(La i la ha il lol lo hu wah da hu la sha ri ka lah, la-hul mul ku wa la hul ham du wa hu wa a’ la kul li shai in qo deer, la i la ha il lol lo hu wah dah, an ja za wa’ dah, wa na so ro a’b dah, wa ha za mal ah za ba wah dah)( )
Lặp lại lời tụng niệm này ba lần và cầu xin giữa các lần đó.


    Văn hóa khi đi Sa-i’:
1- Khi đặt chân đến đồi Sofa thì nên xướng đọc câu Kinh dưới đây:
﴿۞إِنَّ ٱلصَّفَا وَٱلۡمَرۡوَةَ مِن شَعَآئِرِ ٱللَّهِ ۖ فَمَنۡ حَجَّ ٱلۡبَيۡتَ أَوِ ٱعۡتَمَرَ فَلَا جُنَاحَ عَلَيۡهِ أَن يَطَّوَّفَ بِهِمَاۚ وَمَن تَطَوَّعَ خَيۡرٗا فَإِنَّ ٱللَّهَ شَاكِرٌ عَلِيمٌ ١٥٨﴾ البقرة: 158
{Quả thật, đồi Sofa và Marwah là một trong những biểu hiệu (hành hương) của Allah. Đối với ai hành hương Hajj hoặc U’mroh sẽ không bị bắt tội khi Sa-i’ qua lại hai ngọn đồi đó. Và ai tự nguyện làm thêm thì rằng Allah là Đấng Ghi Công, Đấng Am Tường.}  Al-Baqoroh: 158 (chương 2).
2- Bắt buộc phải có nước Wudu khi đi Sa-i’.
3- Tự đi bộ lúc Sa-i’ khi không khó khăn.
4- Tụng niệm và cầu xin thật nhiều.
5- Thông cảm mọi người và tránh xa việc gây phiền người khác bằng lời nói cũng như hành động.
6- Người Sa-i’ cảm nhận thấp hèn, nghèo khổ và rất cần được Allah chỉ đạo, soi sáng, tẩy sạch bản thân và cải thiện mọi việc.

    Nền tảng thứ tư: Đứng trên đồi A’rofah:
Thiên Sứ ﷺ nói:
{الحَجُّ عَرَفَةُ}
“Hajj tại A’rofah.”( )
Ý nghĩa việc đứng trên đồi A’rofah là bắt buộc những người đi hành hương phải có mặt tại A’rofah dù những giây phút ngắn ngủi hay nhiều hơn với định tâm đứng trên đồi A’rofah kể từ sau Salah Zhuhr của ngày mồng 9 đến trước khi rạng đông của ngày mồng 10 (tức ngày E’id của tháng Zul Hijjah). Sau khi đã rạng đông mà ai chưa đứng trên A’rofah là xem như sự hành hương đó vô giá trị.
    Các bắt buộc của Hajj:
Hajj gồm cả thẩy bảy điều khoản bắt buộc:
1- Ehrom tại Miqot.
2- Đứng trên đồi A’rofah cho đến khi mặt trời lặn.
3- Qua đêm tại Muzdalifah vào đêm E’id.
4- Qua đêm tại Mina trong những ngày Tashriq.
5- Ném đá ba trụ cột.
6- Cạo đầu hoặc hớt tóc.
7- Tawwaaf Wida’.
Mở rộng:
o    Các nền tảng U’mroh:
U’mroh có tất cả ba nền tảng: Ehrom, Tawwaaf và Sa-i’.
o    Hai điều bắt buộc của U’mroh:
1- Thay đồ Ehrom ngoài vùng đất Haram al-Makkah (Miqot).
2- Cạo đầu hoặc hớt ngắn tóc.
Ai bỏ sót một trong các nền tảng của Hajj cũng như U’mroh thì cuộc hành hương đó vô giá trị; ai bỏ sót một trong các điều khoản bắt buộc của Hajj và U’mroh thì phải chuộc tội bằng cách giết súc vật tại Makkah và chia thịt cho thị dân nghèo nơi đấy, tuyệt đối không được ăn số thịt đó.
    Những điều quan trọng cần biết khác:
A) Những điều cần làm trong ngày Tarwiyah (mồng 8 tháng Zul Hijjah):
1- Trong ngày Tarwiyah, đối với những người định tâm làm Hajj Tamadtua’ thì phải mặc đồ Ehrom trở lại giống như đã mặc Ehrom tại Miqot lúc định tâm làm U’mroh: như tắm rửa, vệ sinh thân thể, xịt dầu thơm và mặc đồ Ehrom, sau đó định tâm vào Hajj bằng câu:
لَبَّيْكَ اللَّهُمَّ حَجّاً
(Lab bai kol-lo-hum-ma haj ja)
Và có thể đọc thêm câu dưới đây vì lo lắng không biết có hoàn thành bổn phận thi hành Hajj hay không?
إِنْ حَبَسَنِي حَابِسٌ فَمَحَلِّي حَيْثُ حَبَسْتَنِي
(In ha-ba-sa-ni haa-bi-sun fa-ma-hal-li hai-su ha-bas-ta-ni)( )
Sau đó, bắt đầu đọc câu Talbiyah trong suốt hành trình làm Hajj (nếu có thể), người định tâm làm Hajj Tamadtua’ phải làm tất cả điều ghi phần trên tại nơi mình ở, không cần đi bất cứ đâu cả. Nhưng đối với Hajj Qiron và Ifrod thì phải luôn trong hiện trạng Ehrom ban đầu.
2- Tất cả những người hành hương tập trung đến Mina và hành lễ tại đây của các giờ hành lễ Salah Zhuhr, A’sr, Maghrib, I’sha và Fajr của ngày A’rofah, hành lễ Salah trong mỗi giờ riêng biệt và rút ngắn Salah nào có bốn Rak-at. Nên cố gắng ngủ qua đêm tại Mina, bởi đây là Sunnah của Thiên sứ ﷺ còn ai không ngủ qua đêm tại đây cũng không sao.
B) Những điều cần làm trong ngày A’rofah:
1- Khi mặt trời đã mọc vào ngày A’rofah – ngày mồng 9 – tất cả người hành hương rời Mina tập trung đến A’rofah bằng sự điềm tĩnh, từ từ và luôn miệng đọc Talbiyah, khi đến A’rofah tự xác định mình đã trong khu vực vùng đất A’rofah và được phép ở bất cứ đâu trên vùng đất A’rofah cũng được.
2- Sau khi mặt trời nghiêng bóng bắt đầu Salah Zhuhr hai Rak-at, xong Salah A’sr hai Rak-at bằng một lần Azan và hai lần Iqomah.
3- Tận dụng hết thời gian còn lại trong việc tụng niệm, cầu xin, hạ mình trước Allah với tâm trạng tập trung và giơ đôi tay lên hướng về Qiblah lúc cầu xin.
Trong hiện trạng này cho đến khi mặt trời lặn. Sau khi xác định mặt trời lặn thì rời A’rofah hướng đến Muzdalifah bằng sự điềm tĩnh, từ từ và đọc Talbiyah, tụng niệm, cầu xin tha thứ.
4- Người hành hương không được quyền rời khỏi A’rofah trước khi mặt trời lặn bởi vào ngày trọng đại này Thiên Sứ ﷺ đã đứng cho đến khi mặt trời lặn rồi Người nói:
{خُذُوا عَنِّي مَنَاسِكَكُمْ}
“Các ngươi hãy lấy từ Ta các nghi thức Hajj.”( ) Ai lỡ rời khỏi A’rofah trước mặt trời lặn buộc y phải trở lại A’rofah đến mặt trời lặn còn ai không trở lại là y đã mắc tội và phải chịu phạt giết một con vật chia thịt cho người nghèo tại đó.
5- Những ai đến A’rofah sau mặt trời lặn thì chỉ cần vào đứng chóc lát hoặc đi ngang qua cũng đã đủ. Thời gian đứng tại A’rofah kéo dài đến rạng đông ngày E’id. Còn ai lỡ không kịp đứng ở A’rofah và y có đặt điều kiện lúc Ehrom thì được phép thay đồ bình thường mà không bị gì cả. Còn ai không đặt điều kiện lúc mặc Ehrom thì trở lại Makkah đi Tawwaaf, Sa-i’ và cạo đầu và chịu phạt giết súc vật. Đến năm sau trở lại hành hương Hajj bù lại và giết súc vật, nếu không có súc vật giết thì nhịn chay mười ngày, ba ngày lúc hành hương và bảy ngày còn lại sau khi về quê nhà.
C) Những điều cần làm tại Muzdalifah:
1- Sau khi người hành hương đến Muzdalifah, việc đầu tiên phải làm là Salah Maghrib và I’sha bằng một Azan và hai Iqomah và rút ngắn Salah I’sha còn hai Rak-at, sau đó nghỉ ngơi qua đêm tại đây.
2- Sau nửa đêm những người yếu do tuổi già, trẻ em, phụ nữ và những ai như họ, kể cả người mạnh khỏe theo phục vụ họ, tất cả được phép rời Muzdalifah đến Mina. Khi đến Mina thì ném đá trụ A’qobah, riêng những người mạnh khỏe đi cùng những người yếu đuối không được phép ném đá trụ A’qobah cho đến khi mặt trời mọc.
3- Đối với người mạnh khỏe không có người yếu đuối đi cùng thì tiếp tục qua đêm tại Muzdalifah cho đến sáng, rồi hành lễ Salah Fajr tại Muzdalifah ngay khi vào giờ, sau đó đứng tại Ma’shar Al-Haram nếu có thể để tụng niệm, cầu xin, hạ mình trước Allah cho đến mặt trời gần mọc.
4- Tất cả người hành hương rời Muzdalifah mà hướng đến Mina trước khi mặt trời mọc.
5- Cấm người hành hương rời Muzdalifah trước nửa đêm, nếu sai phạm là y đã mắc tội buộc phải chuộc tội bằng giết súc vật hoặc phải trở lại mà ngủ qua đêm tại Muzdalifah, bởi việc qua đêm tại đây là một trong các điều bắt buộc của Hajj với thời gian ít nhất là đến nửa đêm.
6- Những ai qua đêm tại Muzdalifah đến nữa đêm là đã xong nhiệm vụ.
7- Ai không kịp đến Muzdalifah mãi đến khi chỉ kịp Salah Fajr tại Muzdalifah và y đã đứng trên A’rofah thì Hajj đó vẫn có hiệu lực, bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَنْ شَهِدَ صَلاَتَنَا هَذِهِ - يعني الفجر بمزدلفة - وَوَقَفَ مَعَنَا حَتَّى نَدْفَعَ وَقَدْ وَقَفَ بِعَرَفَةَ قَبْلَ ذَلِكَ لَيْلاً أَوْ نَهَارًا فَقَدْ أَتَمَّ حَجَّهُ وَقَضَى تَفَثَهُ}
“Ai đã tham gia Salah này cùng Ta – Salah Fajr tại Muzdalifah – cho đến khi Ta rời đi, trong khi đó y đã đứng trên A’rofah dù ban ngày hay đêm là xem như y đã hoàn thành Hajj và xong bổn phận.”( )
D) Những điều cần làm trong ngày đại lễ E’id:
Ngày đại lễ E’id chính là ngày mồng 10 tháng Zul Hijjah.
1- Sau khi người hành hương rời Muzdalifah đến Mina, trên đường đi nhặt bảy viên đá nhỏ cở đầu ngón tay hoặc nhặt tại Muzdalifah hoặc tại Mina cũng được. Khi đến Mina thì hướng thẳng đến trụ A’qobah là trụ nằm gần Makkah nhất rồi nhắm ném vào đó mỗi lần một viên đá nhỏ kèm theo lời Allahu Akbar, ném 7 lần cho hết bảy viên đá. Không yêu cầu ném phải trúng cột đá chỉ cần ném vào hố đá là được, nếu ném mạnh trúng trụ đá văng ra khỏi hố đá thì bắt buộc phải ném lại.
2- Thời gian ném trụ A’qobah là từ nửa đêm cho đến mặt trời lặn của ngày E’id.
3- Ném đá xong bắt đầu giết súc vật đối với Hajj Tamadtua và Qiron.
4- Thời gian giết súc vật từ mặt trời mọc của ngày E’id cho đến mặt trời lặn của ngày 13, tất cả gồm bốn ngày, được phép giết ban ngày hay ban đêm đều được, tuy nhiên giết ban ngày tốt hơn ban đêm. Và được phép giết súc vật  tại Makkah, nhưng nếu giết tại vùng đất Mina thì tốt hơn, trừ khi giết tại Makkah có ích hơn thì nên làm, ngoài ra còn khuyến khích người giết con vật nên ăn thịt con vật đó chút ít và phần còn lại đem bố thí cho mọi người.
5- Giết súc vật xong thì cạo đầu hoặc hớt tóc nhưng cạo thì tốt hơn. Đối với phụ nữ thì chỉ cần gom hết tóc lại rồi cắt khoảng một lóng tay ở ngọn tóc là đủ.
6- Trong ngày E’id sau khi người hành hương ném đá trụ A’qobah, cạo đầu hoặc hớt tóc là đã Tahallul đầu tiên nghĩa là được phép làm tất cả mọi thứ đã bị cấm, ngoại trừ phụ nữ phải chờ đến khi đi Tawwaaf và Sa-i’ đối với Hajj Tamadtua’ hoặc những ai không Tawwaaf và Sa-i’ Qudum (lúc mới đến) thì được phép tất cả.
7- Sau khi ném đá, giết súc vật, cạo đầu hoặc hớt tóc, người hành hương nên đến Makkah ngay trong ngày khi có thể để hoàn thành việc Tawwaaf Ifaadhoh và Sa-i’ đối với Hajj Tamadtua’ hoặc những loại Hajj khác mà chưa Tawwaaf và Sa-i’ lúc mới đến Makkah. Tốt nhất là thực hiện trong ngày E’id còn nếu để trể hơn vẫn được.
8- Thời gian bắt đầu Tawwaaf Ifaadhoh là từ nửa đêm mồng mười (đêm E’id) cho đến không giới hạn, nhưng không nên để trể hơn ba ngày Tashriq.
    Những chú ý trong ngày đại lễ E’id:
1- Các việc làm nên làm theo thứ tự, gồm:
a) Ném đá trụ A’qobah.
b) Giết súc vật đối ai bị bắt buộc.
3) Cạo đầu hoặc hớt tóc.
4) Tawwaaf Ifaahdhoh và Sa-i’ đối với ai bị bắt buộc. Tốt nhất thực hiện các điều này theo thứ tự, nếu ai đó đảo lộn vị trí các điều này thì cũng không sao, bởi khi được hỏi đảo lộn các vị trí có bị gì không thì Thiên Sứ ﷺ bảo:
{اِفْعَلْ وَلَا حَرَجَ}
“Cứ làm, không sao cả.”( )
2- Sau Tahallul đầu tiên người hành hương được phép làm tất những điều đã cấm (ngoại trừ phụ nữ). Để được Tahallul đầu tiên cần phải làm hai trong ba điều sau: Ném đá trụ A’qobah, cạo đầu hoặc hớt tóc và Tawwaaf Ifaadhoh cùng với Sa-i’ đối với ai chưa Sa-i’. Đến khi làm hết ba điều đó thì được gọi là Tahallul thứ hai thì lúc này đã được tự do.
3- Súc vật được giết vì Hajj hoàn toàn giống như súc vật giết tế Qurbaan, như cừu đủ độ tuổi từ sáu tháng tuổi trở lên, dê từ một năm tuổi trở lên, bò từ hai năm tuổi trở lên và lạc đà từ năm năm tuổi trở lên, những con vật phải lành lặn không có dị tật, mạnh khỏe không bệnh, không què, không mù.
4- Số lượng bắt buộc đối với Hajj Tamadtua’ và Qiron là một con cừu hoặc một con dê hoặc một phần bảy con bò hoặc một phần bảy con lạc đà.
5- Ai không có con vật giết tế thì phải nhịn chay mười ngày, ba ngày trong lúc đi hành hương và bảy ngày sau khi về quê nhà, ba ngày nhịn trong thời gian hành hương có thể nhịn trong ba ngày Tashriq 11, 12 và 13 bởi theo bà A’-ishah  và Ibnu U’mar  thuật lại: “Thiên Sứ ﷺ không cho phép nhịn chay trong những ngày Tashriq ngoại trừ ai đó không có con vật giết tế.”( )
Được phép nhịn chay trước những ngày này giống như những ngày sau khi Ehrom U’mroh, nhưng không được nhịn chay trong những ngày A’rofah và ngày E’id, bởi “Thiên Sứ ﷺ cấm nhịn chay trong hai ngày E’id và ngày A’rofah.”  
E) Những điều cần làm trong những ngày Tashriq:
Có hai điều cần làm trong những Tashriq (ngày 11, 12 và 13 tháng Zul Hijjah):
1- Ngủ qua đêm tại vùng đất Mina trong những ngày Tashriq, đây là một trong các điều bắt buộc, ai không qua đêm tại đây mà không có lý do thì phải chịu phạt giết một con vật. Tuy nhiên, chỉ bắt buộc ở tại Mina một khoảng thời gian ngắn cũng được, giống như ai đó ở Makkah lúc đầu hôm rồi đi đến Mina trước nửa đêm hoặc ở Mina cho đến hơn nửa đêm thì đi Makkah là xem như y đã hoàn thành điều bắt buộc.
2- Ném đá vào ba trụ đá trong những ngày này sau khi mặt trời đã nghiêng bóng:
+ Bắt đầu ném trụ Sughro (nhỏ) trước, đó là trụ xa Makkah nhất với bảy viên đá, mỗi lần ném một viên kèm theo lời Allahu Akbar, ném bảy lần xong rồi tiến tới phía trước đưa hai bàn tay hướng về Kabah cầu xin những gì bản thân muốn ở trần gian và ngày sau.
+ Kế tiếp tiến về trụ cột Wusto (trung) và cũng ném bảy viên đá lọt vào trong trụ, ném bảy lần mỗi  lần một viên kèm theo lời Allahu Akbar, ném xong tiến tới phía trước đưa hai bàn tay mặt hướng về Kabah cầu xin những gì bản thân muốn ở trần gian và ngày sau.
+ Sau đó tiến lên trụ cột A’qobah (lớn), trụ cột cuối cùng và ném bảy lần mỗi lần một viên kèm theo lời Allahu Akbar, ném xong là đi thẳng về trại chứ không được đứng lại cầu xin bất cứ gì tại đây. Bắt buộc phải ném theo thứ tự Sughro trước, đến Wusto và cuối cùng là A’qobah.
Nhắc lại, tại Mina chỉ hành lễ Salah theo mỗi giờ riêng biệt nhưng được rút ngắn Salah nào có bốn Rak-at chỉ còn lại hai Rak-at mà thôi.
3- Sau khi ném đá xong của ngày thứ hai, tức ngày 12 ai muốn rời Mina thì phải rời trước mặt trời lặn, nếu mặt trời đã lặn là bắt buộc phải ở lại qua đêm thêm đêm 13 nữa và qua nagfy 13 cũng phải ném đá giống như hai ngày trước. Tất nhiên, ở lại ném đá thêm một ngày thì sẽ hưởng thêm phước, cho nên mỗi người hành hương tự xem xét khả năng của mình.
    Tawwaaf Wida’:
Bắt buộc người hành hương sau khi hoàn thành mọi nghi thức Hajj và có ý định rời Makkah thì phải đi Tawwaaf bảy vòng nhưng không đi Sa-i’ (đó là Tawwaaf Wida’ tức Tawwaaf từ biệt’), bởi Thiên Sứ ﷺ nói:
{لاَ يَنْفِرَنَّ أَحَدٌ حَتَّى يَكُونَ آخِرُ عَهْدِهِ بِالْبَيْتِ}
“Các ngươi không được rời khỏi Makkah cho đến khi nào đã thực hiện nghi thức cuối cùng tại Ka’bah.”( )
Riêng phụ nữ đang bị kinh nguyệt hay ra máu hậu sản thì được phép miễn đi Tawwaaf Wida’ này, ngoại trừ trở lại sạch sẽ trước khi rời Makkah thì bắt buộc phải Tawwaaf.
    Tóm lược nghi thức U’mroh:
1- Ehrom: Sau khi đã thực hiện những điều khuyến khích như được trình bày và mặc đồ Ehrom rồi định tâm vào U’mroh tại Miqot bằng câu:
لَبَّيْكَ اللَّهُمَّ عُمْرَةً  
(Lab bai kol-lo-hum-ma u’m roh)
Sau đó luôn miệng đọc Talbiyah.
2- Tawwaaf: Khi đến Makkah thì vào Masjid Haram hướng đến Ka’bah để đi Tawwaaf bảy vòng, bắt đầu và kết thúc tại cục đá đen. Xong Tawwaaf thì hành lễ hai Rak-at sau Maqom Ibrohim .
3- Sau Tawwaaf hướng đến đồi Sofa để đi Sa-i’, khi đến gần đồi Sofa thì đọc câu kinh sau đây:
﴿۞إِنَّ ٱلصَّفَا وَٱلۡمَرۡوَةَ مِن شَعَآئِرِ ٱللَّهِ ۖ﴾ البقرة: 158
{Rằng Sofa và Marwah là một trong những dấu hiệu của Allah.} Al-Baqoroh: 158 (chương 2).
{أَبْـدَأُ بِمَـا بَـدَأَ اللهُ بِـهِ}
(Abda ubima bada ollo hu bihi)
Xong tiếp tục leo lên đồi Sofa mặt hướng về Ka’bah giơ hai tay lên đọc ba lần câu:
اللهُ أَكْبَرُ
 (Allahu Akbar)
Và đọc tiếp câu sau đây:
{لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيْكَ لَهُ، لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحُمْدُ وَهُوَ عَلَى كُلِّ شَيْءٍ قَدِيْرٌ، لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَحْدَهُ، أَنْجَزَ وَعْدَهُ، وَنَصَرَ عَبْدَهُ، وَهَزَمَ الأَحْزَابَ وَحْدَهُ}
(La i la ha il lol lo hu wah dahu la sharika lah, la-hul mulku wa lahul hamdu wa hu wa a’ la kul li shai in qo deer, la i la ha il lol lo hu wah dah, an ja za wa’ dah, wa na so ro a’b dah, wa ha za mal ah za ba wah dah)
Đọc như thế ba lần và cầu xin giữa ba lần đó thật nhiều với những gì mình muốn. Sau khi cầu xin xong bước xuống đi bộ về hướng đồi Marwah và trên đường đi nên cầu xin bất cứ điều gì mình muốn. Và trên đoạn đường đi về hướng đồi Marwah chú ý sẽ có ngọn đèn màu xanh lá cây thì phái nam nên chạy thật nhanh đến ngọn đèn xanh lá cây thứ hai (còn phụ nữ thì đi bộ bình thường). Sau khi qua khỏi ngọn đèn xanh lá cây thứ hai thì đi bộ trở lại bình thường cho đến khi đặt chân lên đồi Marwah thì thực hiện động tác cầu xin (đu’a) giống như ở trên đồi Sofa và cứ thế đi qua đi lại đếm đủ bảy vòng (từ Sofa đến Marwah là một vòng và đi ngược trở lại là vòng thứ hai).
4- Cạo đầu hoặc hớt tóc: Sau khi cạo đầu hoặc hớt tóc là bạn đã xong cuộc hành hương U’mroh và trở lại hiện trạng bình thường.

 

    Tóm lược nghi thức Hajj:
1- Người hành hương mặc lại đồ Ehrom vào ngày mồng 8 tháng Zul Hijjah tại nơi mình ở và định tâm vào Hajj bằng câu:
لَبَّيْكَ اللَّهُمَّ حَجّاً
 (Labbai kollo humma hajja)
Sau đó tập trung đến Mina và hành lễ Salah tại đây của những giờ Salah Zhuhr, A’sr, Maghrib, I’sha và Fajr của ngày A’rofah, hành lễ Salah trong mỗi giờ riêng biệt nhưng rút ngắn Salah nào có bốn Rak-at.
2- Đến ngày mồng 9 tức ngày A’rofah sau khi mặt trời mọc thì tất cả người đi hành hương rời Mina để đến vùng đất A’rofah. Tại đây, hành lễ Salah Zhuhr hai Rak-at, xong Salah A’sr hai Rak-at bằng một lần Azan và hai lần Iqomah, nhưng phải khẳng định mình đã ở trong khu vực A’rofah.
3- Rời A’rofah đến Muzdalifah sau khi mặt trời lặn. Tại Muzdalifah hành lễ Salah Maghrib và I’sha bằng một Azan và hai Iqomah và rút ngắn Salah I’sha còn lại hai Rak-at. Xong nên ngủ hay nghĩ mệt qua đêm tại đây cho đến sau khi Salah Fajr thì tụng niệm Allah tại Ma’shar Al-Haram, còn những ai có lý do thì được phép rời Muzdalifah trong đêm.
4- Trước khi mặt trời mọc của ngày E’id rời Muzdalifah hướng đến những trụ cột tại Mina và ném bảy viên đá vào trụ A’qobah, ném lần một viên kèm theo câu Allahu Akbar.
5- Giết súc vật tại Mina hoặc Makkah trong thời gian từ ngày E’id đến ba ngày sau đó, nên ăn thịt con vật và bố thí phần con lại. Nếu không đủ tiền giết con vật thì nhịn chay ba ngày trong thời gian thi hành Hajj và nhịn tiếp bảy ngày sau khi về quê nhà.
6- Cạo đầu hoặc hớt tóc là xong, đến đây được phép làm mọi điều đã bị cấm ngoại trừ phụ nữ.
7- Hướng đến Makkah để Tawwaaf Ifaadhoh và Sa-i’ nếu là Hajj Tamadtua’ hoặc Hajj khác khi chưa Sa-i’ cùng Tawwaaf lúc mới đến Makkah. Đến đây tất cả đều được phép kể cả phụ nữ.
8- Sau khi Tawwaaf Ifaadhoh xong thì phải trở lại Mina (trước khi mặt trời lặn) để ngủ qua đêm trong những ngày Tashriq và tiếp tục ném đá ba trụ trong ba ngày Tashriq, bắt đầu trụ Sughro, đến trụ Wusto và đến trụ A’qobah.
9- Khi muốn rời Makkah thì bắt buộc phải đi Tawwaaf Wida’ (Tawwaaf từ biệt), xong rồi thì rời Makkah liền tức khắc.

 

 

 

Thăm viếng
Masjid Nabawi

Việc đến thăm Masjid Nabawi chẳng những phù hợp với giáo lý Islam mà còn khuyến khích tín đồ viếng thăm với thời gian các ngày trong năm. Chắc chắn rằng việc thăm viếng này không phải là nằm trong nghi thức để hoàn chỉnh việc hành hương, lại càng không phải là một trong các nghi thức của Hajj. Bởi những ai hành hương mà không có cơ hội đi thăm viếng Masjid Nabawi thì Hajj của y vẫn đúng và hữu hiệu. Và việc thăm viếng này có một số văn hóa như sau:
1- Định tâm đến Madinah cốt ý để thăm viếng Masjid Nabawi và hành lễ Salah tại đó. Bên cạnh đó được phép thăm mộ Thiên Sứ ﷺ và các khu vực khác của Madinah.
2- Khi vào Masjid nên vào bằng chân phải và đọc:
{بِسْـمِ اللهِ، وَالصَّـلاَةُ وَالسَّـلاَمُ عَلَـى رَسُـولِ اللهِ، اللَّهُـمَّ افْتَـحْ لِـي أَبْوَابَ رَحْـمَتِكَ}
(Bis mil lah wos so la tu was sa la mu a’ la ro su lil lah, ol la hum maf tah li ab waa ba roh ma tik)( )
3- Hành lễ Salah hai Rak-at chào Masjid, tốt nhất nên Salah tại Rawdhoh, đó là khoảng giữa Mimbar (bụt giảng) và nhà của Thiên Sứ ﷺ.
4- Đứng hướng mặt về mộ của Thiên Sứ ﷺ bằng tinh thần nghiêm trang nói:
{السَّلَامُ عَلَيْكُمْ وَرَحْمَةُ اللهِ وَبَرَكَاتُهُ}
(Assa lamu a’ laikum wa rahma tullohi wa barakaatuh)
5- Bước sang phải chút xíu để Salam cho ông Abu Bakr với câu chào:
{السَّلَامُ عَلَيْكُمْ وَرَحْمَةُ اللهِ وَبَرَكَاتُهُ}, xong bước sang phải chút nữa để chào Salam cho ông U’mar bin Khottob cũng bằng câu: {السَّلَامُ عَلَيْكُمْ وَرَحْمَةُ اللهِ وَبَرَكَاتُهُ} sau đó rời khỏi khu vực này liền tức khắc.
6- Một khi muốn cầu xin Allah bất cứ điều gì thì hãy tránh xa mồ mã dù đó là mộ của Thiên Sứ ﷺ, mặt hướng về Qiblah suốt thời gian cầu xin. Như thế là bạn đã hoàn thành việc thăm viếng Masjid.
7- Nhân cơ hội đến Madinah khuyến khích thăm viếng Masjid Quba, khu nghĩa trang Baqe’ và những khu vực của các anh hùng tử vì đạo ở đồi núi Uhud.

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Hình thức hành hương của
Thiên Sứ ﷺ

Theo Jaabir bin Abdullah  thuật lại: Thiên Sứ của Allah đã định cư tại Madinah đến chín năm nhưng không đi hành hương Hajj. Đến năm thứ mười thì Người thông báo: Quả thật, Thiên Sứ của Allah sẽ về Makkah để hành hương, thế là rất nhiều người kéo đến Madinah, mọi người tập trung cao độ xem Thiên Sứ ﷺ làm gì để bắt chước làm theo.
Đến ngày chúng tôi cùng Thiên Sứ rời Madinah đến Zul Hulaifah thì bà Asma bintu A’mis (vợ của ông Abu Bakr) hạ sinh đứa con trai và đặt tên là Muhammad bin Abu Bakr, bà cũng muốn đilàm Hajj trong dịp này nên bà cử người đến hỏi Thiên Sứ ﷺ sau khi sinh nỡ bà phải làm gì? Người bảo:
{اغْتَسِلِي وَاسْتَثْفِرِي بِثَوْبٍ وَأَحْرِمِي}
“Bà phải tắm rửa sạch sẽ và dùng băng che lại vùng kín nơi ra máu rồi mặc đồ Ehrom.” Sau khi hành lễ Salah tại Masjid thì Thiên Sứ lên lưng con Qoswa (tên con lạc đà của Người), đến khi con lạc đà bước lên Al-Baida thì tôi nhìn bên phải, bên trái và sau lưng đều đầy ấp người, người thì cưỡi con vật, người thì đi bộ, còn Thiên Sứ ﷺ thì cưỡi con Qoswa đi trước chúng tôi. Dĩ nhiên, Qur’an được Allah thiên khải cho Người, chỉ có Người mới hiểu được ý nghĩa của Qur’an, khi Người biết điều gì thì chúng tôi biết điều đó. Xong Thiên Sứ ﷺ hô lớn câu Talbiyah
لَبَّيْكَ اللَّهُمَّ لَبَّيْكَ، لَبَّيْكَ لاَ شَرِيكَ لَكَ لَبَّيْكَ، إِنَّ الْحَمْدَ وَالنِّعْمَةَ لَكَ وَالْمُلْكَ، لاَ شَرِيكَ لَكَ
(Lab bai kol lo hum ma lab baik, lab bai ka la sha ri ka la ka lab baik, in nal ham da wan ne’ ma ta la ka wal mulk, la sha ri ka lak)
Lúc này tất cả mọi người và Thiên Sứ ﷺ chỉ lặp đi lặp lại mỗi câu Talbiyah.
Jaabir thuật lại tiếp: Lúc này tất cả chúng tôi đều định tâm thi hành Hajj duy nhất, không hề biết U’mroh. Sau đó chúng tôi đến Ka’bah sờ vào góc có cục đá đen, chạy chậm ba vòng đầu và đi bộ bốn vòng còn lại, rồi hướng đến Maqom Ibrahim thì Người đọc:
﴿وَٱتَّخِذُواْ مِن مَّقَامِ إِبۡرَٰهِ‍ۧمَ مُصَلّٗىۖ﴾ البقرة: 125
{Và hãy lấy chỗ đứng của Ibrahim làm địa điểm dâng lễ nguyện Salah.} Al-Baqoroh: 125 (Chương 2).
Thiên sứ ﷺ đứng sau Maqom, mặt hướng về Ka’bah và hành lễ Salah hai Rak-at và Người đọc hai chương Al-Kaafirun và Al-Ikhlos sau khi đọc bài Fatihah, xong Salah Người trở lại sờ góc đá đen lần nữa. Sau đó, Người rời Masjid từ cửa Sofa đi về hướng đồi Sofa, khi gần đến đồi Sofa thì Người đọc:
﴿۞إِنَّ ٱلصَّفَا وَٱلۡمَرۡوَةَ مِن شَعَآئِرِ ٱللَّهِ ۖ﴾ البقرة: 158
{Quả thật, đồi Sofa và Marwah là một trong những dấu hiệu của Allah.} Al-Baqoroh: 158 (chương 2).
{أَبْـدَأُ بِمَـا بَـدَأَ اللهُ بِـهِ}
(Ab da u bi ma ba da ol lo hu bi hi)
Rồi Người bắt đầu leo lên đồi Sofa đến khi nhìn thấy Ka’bah thì Người hướng mặt về Qiblah nói:
{اللهُ أَكْبَرُ، لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَحْدَهُ لاَ شَرِيْكَ لَهُ، لَهُ الْمُلْكُ وَلَهُ الْحُمْدُ وَهُوَ عَلَى كُلِّ شَيْءٍ قَدِيْرٌ، لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَحْدَهُ، أَنْجَزَ وَعْدَهُ، وَنَصَرَ عَبْدَهُ، وَهَزَمَ الأَحْزَابَ وَحْدَهُ}
(Ol ol hu Ak bar , La i la ha il lol lo hu wah da hu la sha ri ka lah, la-hul mul ku wa la hul ham du wa hu wa a’ la kul li shai in qo deer, la i la ha il lol lo hu wah dah, an ja za wa’ dah, wa na so ro a’b dah, wa ha za mal ah za ba wah dah) rồi Người cầu xin và lặp lại như thế ba lần.
Xong, Thiên Sứ ﷺ xuống đồi Sofa đi về hướng đồi Marwah, đến khi chân Người bước đến thung lũng thì người chạy mạnh để qua bờ bên kia thì Người đi bộ lại bình thường, mãi khi đến đầu đồi Marwah thì Người thực hiện giống như ở đồi Sofah và cuối cùng kết thúc tại Marwah thì Người nói:
{لَوْ أَنِّي اسْتَقْبَلْتُ مِنْ أَمْرِي مَا اسْتَدْبَرْتُ لَمْ أَسُقِ الْهَدْيَ وَجَعَلْتُهَا عُمْرَةً، فَمَنْ كَانَ مِنْكُمْ لَيْسَ مَعَهُ هَدْيٌ فَلْيَحِلَّ وَلْيَجْعَلْهَا عُمْرَةً}
“Nếu như Ta được quyền quyết định là Ta đã không dắt theo đàn súc vật giết tế này để Ta đổi Hajj thành U’mroh. Những ai trong các ngươi không dắt theo súc vật thì hãy Tahallul mà thay đổi nó thành U’mroh.”
Ông Suroqoh bin Maalik bin Jua’shum hỏi: “Thưa Thiên Sứ của Allah, điều này là dành riêng cho năm nay hay là mãi mãi.” Thiên Sứ đang các ngón tay vào nhau rồi nói:
{دَخَلَتِ الْعُمْرَةُ فِى الْحَجِّ - مَرَّتَيْنِ - لاَ بَلْ لِأَبَدٍ أَبَدٍ}
“U’mroh được nhập chung với Hajj (đến hai lần) như thế và mãi mãi như thế.”
Lúc này, ông Ali dắt đàn lạc đà của Thiên Sứ ﷺ đến từ Yemen, khi thấy bà Faatimah nằm trong số những người Tahallul mặc quần áo nhuộm màu và sức dầu thơm thì ông Ali cấm vợ không được theo đám người Tahallul, thế thì bà Faatimah nói: “Cha em đã bảo em như thế.”
Ông Ali nói với bà Faatimah tại Iraq: “Ta sẽ đến gặp Thiên Sứ để hỏi rõ sự việc này”
Khi ông Ali kể sự việc cho Thiên sứ ﷺ nghe thì Người nói: “Nó đã nói đúng, nó đã nói đúng, vậy con đã định tâm như thế nào?”
Ông Ali đáp: “Lạy Allah, bề tôi định tâm Hajj giống như những gì Thiên Sứ của Ngài đã định tâm. Và đây là số súc vật con dắt theo nên đã không Tahallul.”
Và số động vật đó ông Ali dắt đến từ Yemen với số lượng là một trăm con. Sau đó, mọi người đều Tahallul ngoại trừ Thiên Sứ ﷺ cùng những ai có dắt theo súc vật.
Đến ngày Tarwiyah, mọi người mặc Ehrom Hajj trở lại và Thiên Sứ cưỡi lạc đà hướng đến Mina. Tại Mina, Thiên Sứ hành lễ Salah Zhuhr, A’sr, Maghrib, I’sha và Fajr, xong Người chờ đợi mặt trời mọc lên thì hướng đến A’rofah. Tất nhiên, Quraish thời bấy giờ không rời khỏi Ma’shar Haram( ), còn Thiên Sứ ﷺ thì đi xa hơn khi đến Namiroh( ) thấy cái lều được dựng sẵn thì Người vào tạm nghĩ. Đến khi mặt trời đã nghiêng bóng thì Người ra lệnh con Qoswa đi về hướng thung lũng U’rnah, và Người thuyết giảng rằng:
{إِنَّ دِمَاءَكُمْ وَأَمْوَالَكُمْ حَرَامٌ عَلَيْكُمْ، كَحُرْمَةِ يَوْمِكُمْ هَذَا، فِى شَهْرِكُمْ هَذَا، فِى بَلَدِكُمْ هَذَا، أَلاَ كُلُّ شَىْءٍ مِنْ أَمْرِ الْجَاهِلِيَّةِ تَحْتَ قَدَمَىَّ مَوْضُوعٌ، وَدِمَاءُ الْجَاهِلِيَّةِ مَوْضُوعَةٌ، وَإِنَّ أَوَّلَ دَمٍ أَضَعُ مِنْ دِمَائِنَا دَمُ ابْنِ رَبِيعَةَ بْنِ الْحَارِثِ، كَانَ مُسْتَرْضِعًا فِى بَنِى سَعْدٍ فَقَتَلَتْهُ هُذَيْلٌ، وَرِبَا الْجَاهِلِيَّةِ مَوْضُوعٌ، وَأَوَّلُ رِبًا أَضَعُ رِبَانَا رِبَا عَبَّاسِ بْنِ عَبْدِ الْمُطَّلِبِ، فَإِنَّهُ مَوْضُوعٌ كُلُّهُ، فَاتَّقُوا اللَّهَ فِى النِّسَاءِ، فَإِنَّكُمْ أَخَذْتُمُوهُنَّ بِأَمَانِ اللَّهِ، وَاسْتَحْلَلْتُمْ فُرُوجَهُنَّ بِكَلِمَةِ اللَّهِ، وَلَكُمْ عَلَيْهِنَّ أَنْ لاَ يُوطِئْنَ فُرُشَكُمْ أَحَدًا تَكْرَهُونَهُ. فَإِنْ فَعَلْنَ ذَلِكَ فَاضْرِبُوهُنَّ ضَرْبًا غَيْرَ مُبَرِّحٍ، وَلَهُنَّ عَلَيْكُمْ رِزْقُهُنَّ وَكِسْوَتُهُنَّ بِالْمَعْرُوفِ، وَقَدْ تَرَكْتُ فِيكُمْ مَا لَنْ تَضِلُّوا بَعْدَهُ إِنِ اعْتَصَمْتُمْ بِهِ كِتَابَ اللَّهِ. وَأَنْتُمْ تُسْأَلُونَ عَنِّى فَمَا أَنْتُمْ قَائِلُونَ}
“...Quả thật, máu và tài sản của các người là điều Haram, cấm các ngươi xâm hại giống như sự cấm xâm hại trong ngày hôm nay, trong tháng này và tại quê hương này. Rằng tất cả mọi việc làm thời tiền Islam đang nằm dưới chân Ta đều bị hủy bỏ, hận thù thời tiền Islam hủy bỏ và rằng người đầu tiên châm ngòi hận thù này chính là Ibnu Robi-a’h bin Al-Haarith được vú nuôi tại dòng họ Sa’d đã bị Huzail sát hại. Việc vay lãi cũng bị hủy bỏ, rằng người đầu tiên qui định lời lãi chính là A’bbaas bin Abdul Muttolib, rằng tất cả bị hủy bỏ. Tất cả các ngươi hãy kính sợ Allah trong việc cư xử với vợ, rằng các ngươi đã cưới các nàng trong sự bảo vệ của Allah và các ngươi được ân ái các nàng theo lệnh phán của Allah. Với các người, các nàng không được quyền cho phép bất cứ ai ngồi lên giường của các ngươi làm các người không thích. Với các nàng, các người phải chu cấp tiền tài và quần áo đúng theo phong tục. Và rằng Ta đã để lại cho các ngươi một thứ khi các ngươi bám chặt lấy sẽ không bị lầm lạc bao giờ, đó là Kinh Sách của Allah. Đó là điều các ngươi đã yêu cầu nơi Ta, giờ các ngươi nói gì đi.”
Mọi người đáp: “Chúng tôi chứng nhận rằng Thiên Sứ đã thông báo, đã thực thi và đã khuyên bảo.”
Xong Thiên Sứ ﷺ giơ ngón tay trỏ lên trời rồi chỉ xuống mọi người nói:
{اللَّهُمَّ اشْهَدِ، اللَّهُمَّ اشْهَدْ، اللَّهُمَّ اشْهَدْ }
“Lạy Allah, xin hãy làm chứng, lạy Allah xin hãy làm chứng, lạy Allah xin hãy làm chứng.”
Dứt lời thì  Người ra lệnh Azan, rồi Iqomah và Người hướng dẫn hành lễ Salah Zhuhr, sau đó Người ra lệnh Iqomah lần hai rồi Người hướng dẫn hành lễ Salah A’sr. Thiên Sứ không có hành lễ bất cứ Salah nào khác ngoài hai Salah này. Rồi sau đó, Người leo lên con Qoswa đi đến một nơi có thể nói là trung tâm của A’rofah, trước mặt Người là Qiblah và núi Rohmah. Với hiện trạng đó Thiên Sứ ﷺ đứng đưa tay cầu xin cho đến khi mặt trời lặn mất luôn phần màu vàng. Sau đó, Thiên Sứ ﷺ cho Usaamah ngồi sau lưng Người rồi Thiên Sứ ﷺ lệnh mọi người rời A’rofah: “Này mọi người, hãy đềm tĩnh, hãy đềm tĩnh.”
Sau khi đến Muzdalifah thì Thiên Sứ ﷺ hành lễ Salah Maghrib và I’sha bằng một lời Azan và hai lần Iqomah, Người không có tụng niệm giữa hai thể Salah đó bất cứ những gì, xong Người đi nằm nghỉ cho đến rạng đông thì Người dâng lễ Salah Fajr khi giờ vừa bắt đầu bằng Azan và Iqomah. Sau đó, Người leo lên lưng con lạc đi về hướng Ma’shar Al-Haram. Tại đây, Người hướng mặt về Qiblah đưa hai tay cầu xin và tụng niệm cho đến khi mặt trời ửng đỏ thì Người liền rời nơi đó trước khi mặt trời mọc. Lúc này, Thiên Sứ cho Al-Fodhl bin A’bbaas leo lên ngồi sau lưng của Người, đó là người đàn ông có mái tóc bạch kim rất đẹp. Khi Người cưỡi con lạc đà đi ngang qua một phụ nữ cũng đang cưỡi lạc đà thì ông Al-Fodhl hướng mắt theo dõi người phụ nữ đó, lập tức Thiên Sứ ﷺ choàng tay kéo mặt ông ấy quay qua chổ khác, nhưng rồi y cũng quay lại dõi mắt nhìn theo người phụ nữ ấy, và lần nữa Thiên Sứ ﷺ xoay lại kéo mặt y ngó sang hướng khác. Khi đến Mina, Thiên Sứ ﷺ đi đến trụ cột A’qobah ném bảy viên đá vào thung lũng, ném mỗi lần một viên kèm theo câu Ollohu Akbar (viên đá to hơn hạt đậu chút ít), rồi Thiên Sứ ﷺ đi đến nơi tập trung súc vật, tự tay Người cắt cổ sáu mươi ba con vật rồi trao con dao lại cho ông Ali cắt cổ số con còn lại. Xong Thiên Sứ ﷺ ra lệnh lấy mỗi con vật một ít thịt trộn nấu chung trong một cái nồi và Người đã ăn thịt và uống nước thịt đó. Sau đó, Thiên Sứ ﷺ lên lạc đà đi về Makkah và hành lễ Zhuhr tại Makkah, rồi Người ghé qua dòng tộc của ông Abdul Muttalib để uống nước Zamzam, Người nói:
{انْزِعُوا بَنِى عَبْدِ الْمُطَّلِبِ فَلَوْلاَ أَنْ يَغْلِبَكُمُ النَّاسُ عَلَى سِقَايَتِكُمْ لَنَزَعْتُ مَعَكُمْ}
“Hãy cho Ta xin ít nước hỡi dòng họ Abdul Muttalib, nếu không sợ thiên hạ tranh dành việc múc nước này là Ta đã dành việc nước chia cho mọi người với các người rồi.”
Thế là mọi người múc cho Thiên Sứ ﷺ một gáo nước và Người đã uống nó.( )
Mục Lục

Trang    Chủ đề    STT
2    Lời giới thiệu của Sheikh Abdullah bin Abdur Rohmaan bin Abdullah bin Jibrin    1
5    Lời nói đầu    2
    Nền tảng thứ nhất: Lời tuyên thệ
لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ    3
8      Thứ nhất: Các tên gọi của câu tuyên thệ:    4
8      Thứ hai: Hai nền tảng của lời tuyên thệ:    5
12      Thứ ba: Sự thật và ý nghĩa của lời tuyên thệ:    6
12         a) Việc thờ phượng chỉ dành cho Allah:    7
15         b) Vô can với sự đa thần và người đa thần:    8
18         c) Không mù quáng chọn lấy giáo luật ngoài Islam:    9
22      Thứ tư: Các yêu cầu của lời tuyên thệ:    10
22         1) Kiến thức:    11
23         2) Lòng khẳng định:    12
25         3) Chấp nhận xóa đi tính từ chối:    13
26         4) Phục tùng:    14
28         5) Ngược lại thật thà là giả dối:    15
29         6) Ikhlos (thành tâm) và trái nghĩa là Shirk (tổ hợp):    16
31        7) Yêu thương xóa di điều trái nghĩa là không thích, ghét bỏ:    17
32        8) Phủ nhận mọi thứ được thờ phượng ngoài Allah:    18
32      Thứ năm: Điều gì xóa sạch lời tuyên thệ ?    19
32         1) Cầu xin ai khác ngoài Allah    20
36        2) Chuyển hướng thờ phượng vì ai khác ngoài Allah,    21
39        3) Cân bằng Allah với bất cứ ai đó    22
40        4) Tự dựng ai đó làm trung gian giữa mình với Allah,    23
41        5) Muốn các bộ luật ngoài giáo lý Islam để phân xử    24
48    Lời tuyên thệ أَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ    25
48       1- Thương yêu Muhammad ﷺ:    26
49       2- Noi theo và vân lời Người ﷺ:    27
50       3- Tin tưởng hết mọi thứ được Người ﷺ truyền đạt:    28
51       4- Áp dụng theo luật của Người ﷺ trong mọi vấn đề:    29
52       5- Không thờ phượng Allah ngoại trừ theo cung cách Người ﷺ di huấn:    30
    Nền tảng thứ hai: Salah    31
56    Sơ lược về tẩy rửa    32
56       Định nghĩa và giáo lý tẩy rửa:    33
57       Thể loại nước:    34
60       Thể loại chất dơ bẩn:    35
61       Cung cách đi vệ sinh:    36
65    Wudu    37
65       Bằng chứng bắt buộc Wudu:    38
66       Giá trị của Wudu:    39
68       Những bắt buộc của Wudu:    40
69       Những Sunnah (khuyến khích) trong Wudu:    41
74       Những điều đáng trách khi lấy Wudu:    42
74       Hình thức Wudu hoàn chỉnh:    43
76       Những điều làm hư Wudu:    44
79       Khi nào bắt buộc Wudu:    45
81       Những trường hợp được miễn Wudu:    46
81    Cách thức tẩy rửa dành cho người bệnh    47
83    Tắm Junub    48
83       Bằng chứng bắt buộc tắm Junub:    49
84       Những trường hợp bắt buộc tắm Junub:    50
86       Các trường hợp khuyến khích tắm Junub:    51
88       Những bắt buộc khi tắm Junub:    52
89       Những khuyến khích khi tắm Junub:    53
89       Những điều không nên khi tắm Junub:    54
90       Hình thức tắm Junub:    55
91       Cấm người bị Junub làm những điều sau:    56
94    Salah    57
94       Luật về Salah:    58
95       Giá trị của Salah:    59
97       Khuyến cáo bỏ bê Salah:    60
99       Điều kiện để Salah:    61
104       Các nền tảng của Salah:    62
111       Các bắt buộc của Salah.    63
114       Các Sunnah của Salah:    64
129       Những điều được phép trong Salah:    65
129       Những điều không nên lúc Salah:    66
132    Những điều hủy hoại Salah    67
135    Quỳ lạy Sahu    68
151       Hình thức hành lễ Salah    69
154    Salah tập thể    70
154       Giáo lý về Salah tập thể:    71
158       Giáo trị Salah tập thể:    72
159       Được xem là tập thể khi một người Salah cùng Imam    73
161       Việc phụ nữ tham gia Salah ở Masjid và giá trị Salah của họ ở tại nhà riêng:    74
164    Salah Jum-a’h (thứ sáu)    75
164       Giáo lý về Jum-a’h:    76
166       Giá trị của Salah Jum-a’h:    77
167       Những khuyến khích và văn hóa của ngày thứ sáu:    78
175       Các điều kiện bắt buộc về Jum-a’h:    79
176       Các điều kiện tạo nên Salah Jum-a’h:    80
177       Hình thức Salah Jum-a’h:    81
178       Salah Sunnah trước và sau Jum-a’h:    82
179       Sunnah Rowaatib:    83
184    Salah Witir    84
186    Hình thức Salah cho Người bệnh    85
    Nền Tảng Thứ Ba: Zakat    86
190       Định nghĩa Zakat:    87
190       Giáo lý Zakat:    88
193       Giáo lý việc không chịu Zakat:    89
194       Ý nghĩa việc qui định Zakat:    90
195       Khuyến khích tròn bổn phận Zakat:    91
198       Khuyến cáo về việc không Zakat:    92
203       Thành phần nào bắt buộc xuất Zakat:    93
204       Thể loại tài sản bắt buộc Zakat:    94
206       Các loại tài sản không bắt buộc Zakat:    95
208       Số lượng qui định Zakat đối với những tài sản bắt buộc Zakat:    96
218       Bảng tóm lược Zakat súc vật được nuôi bằng cỏ tự nhiên:    97
220    Các hướng chi tiêu Zakat    98
226    Zakat Fit-ri    99
226       Giáo lý, ý nghĩa về Zakat Fit-ri    100
227       Thành phần nào bị bắt buộc    101
227       Số lượng và loại thực phẩm bắt buộc Zakat Fit-ri:    102
228       Khi nào bắt buộc và xuất Zakat Fit-ri: ?    103
229       Hướng chi tiêu Zakat Fit-ri:    104
    Nền tảng thứ tư: Nhịn Chay    105
231    Định nghĩa nhịn chay    106
231    Giá trị việc nhịn chay    107
232    Giáo lý nhịn chay Romadon    108
234    Giá trị tháng Romadon    109
234    Giá trị việc làm công đức trong Romadon    110
235    Dựa vào đâu để xác định Romadon    111
236    Các điều kiện nhịn chay    112
237    Thành phần nào được tạm miễn nhịn chay và phải bù lại vào ngày khác    113
239    Giáo lý về phụ nữ mang thai và cho con bú    114
240    Được phép miễn nhịn chay nhưng phải xuất thức ăn thay thế    115
240    Các nền tảng của nhịn chay    116
242    Các Sunnah trong nhịn chay    117
244    Các điều không nên lúc nhịn chay    118
245    Những điều làm hư nhịn chay    119
249    Những điều được phép lúc nhịn chay    120
251    Các thể loại nhịn chay khuyến khích    121
254    Những ngày Haram (cấm) nhịn chay    122
256    Những ngày không nên nhịn chay    123
    Nền tảng thứ năm: Hành hương Hajj    124
260    Định nghĩa và giáo lý về hành hương Hajj    125
260    Giá trị của hành hương Hajj    126
265    Các điều kiện bắt buộc  hành hương Hajj    127
266    Các nền tảng của  hành hương Hajj    128
266       Nền tảng thứ nhất: Ehrom    129
267          Các bắt buộc, các Sunnah và các điều cấm của Ehrom    130
274       Nền tảng thứ hai: Tawwaaf    131
274          Thể loại Tawwaaf    132
275          Các điều kiện của Tawwaaf    133
276          Các Sunnah trong Tawwaaf    134
277          Các văn hóa lúc Tawwaaf    135
278       Nền tảng thứ ba: Sa-i’    136
279          Các điều kiện trong Sa-i’    137
279          Các Sunnah trong Sa-i’    138
281          Văn hóa Sa-i’    139
281       Nền tảng thứ tư: Đứng trên A’rofah    140
282    Các bắt buộc của Hajj    141
282    Các nền tảng U’mroh    142
283       Các điều bắt buộc của U’mroh    143
283       A) Những điều cần làm trong ngày Tarwiyah (mồng 8 tháng Zul Hijjah)    144
283       B) Những điều cần làm trong ngày A’rofah    145
286       C) Những điều cần làm tại Muzdalifah    146
287       D) Những điều cần làm trong ngày E’id    147
289            Những chú ý trong ngày E’id    148
291       E) Những điều cần làm trong những này Tashriq    149
292    Tawwaaf Wida’    150
293    Tóm lược nghi thức U’mroh    151
295    Tóm lược nghi thức Hajj    152
297    Thăm viếng Masjid Nabawi cao quí    153
300    Hình thức hành hương của Thiên Sứ ﷺ    154
309    Mục lục    155