Những Câu Hỏi Đáp Quan Trọng Nhất

Đây là bài viết ngắn gọn về các vấn đều quan trọng của tôn giáo và nguồn gốc của Iman, được Sheikh Al-Sa’di soạn dưới dạng hỏi đáp.


Những Câu Hỏi Đáp
Quan Trọng Nhất

سؤال وجواب في أهم المهمات
>Tiếng Việt – Vietnamese – <فيتنامية
        
Nhà thông thái Sheikh
Abdur Rohman bin Naasir bin Al-Sa’di




Dịch thuật: Abu Hisaan Ibnu Ysa
Kiểm duyệt: Mohamed Djandal

 

سؤال وجواب في أهم المهمات
        
لفضيلة الشيخ :
عبد الرحمن بن ناصر بن السعدي



ترجمة: أبو  حسان بن عيسى
مراجعة: محمد زيدان


 بِسْمِ اللهِ الرَّحْمَنِ الرَّحِيْمِ
Nhân danh Allah, Đấng Rất Mực Độ Lượng,
Đấng Rất Mực Khoan Dung

الحَمْدُ لِلَّهِ عَلَى مَا لَهُ مِنَ الْأَسْمَاءِ الْحُسْنَى وَالصِّفَاتِ الْكَامِلَةِ، وَالنِّعَمِ السَّابِغَةِ، وَأُصَلِّي عَلَى مُحَمَّدٍ الْمَبْعُوْثِ لِصَلَاحِ الدِّيْنِ وَالدُّنْيَا وَالْآخِرَةِ، أَمَّا بَعْدُ:
Alhamdulillah, xin tạ ơn Allah, Đấng sở hữu các đại danh tốt đẹp - các đức tính hoàn hảo và nguồn bổng lộc vô tận, bề tôi cầu xin bình an cho Muhammad, Người mà Ngài chọn giao nhiệm vụ đi truyền bá chân lý để cải thiện trần gian, Ammaa Ba’d:
Với tập tài liệu ngắn này nhưng nó chứa đựng những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến tôn giáo của Ngài, bởi đức tin Iman vốn là kiến thức cơ bản mà mỗi tín đồ Muslim cần phải học hỏi. Tập tài liệu ngắn này được chúng tôi soạn thảo theo lối hành văn: "Hỏi – Đáp" rất dễ hiểu, dể tiếp thu và dể truyền đạt.

 

Hỏi 1: Tawhid là gì và các thể loại của nó như thế nào?
Đáp 1: Tawhid là kiến thức, là niềm tin của một nô lệ hoàn toàn thuần phục vào các thuộc tính tuyệt đối của Đấng Chủ Nhân, với niềm tin khẳng định Ngài là Đấng Duy Nhất chỉ có một không hai, và chắc chắn không có ai hay vật gì để so sánh hay đối tác với Ngài, và chỉ có Ngài là Đấng Xứng đáng cho tất cả vạn vật trong vũ trụ cúi đầu thờ phượng.
Có ba thể loại Tawhid tạm định nghĩa như sau:
1- Tawhid Rububiyah: là tin rằng chỉ có Allah là Đấng Duy Nhất trong sự tạo hóa, sự ban phát, sự quản lý và giáo dục.
2- Tawhid Asma và Sifaat: là tin rằng Allah sở hữu các đại danh và đức tính tuyệt đối tốt đẹp được Ngài khẳng định hoặc được Thiên Sứ ﷺ của Ngài truyền đạt, và phải dừng lại ngay giới hạn của giáo lý giải thích mà không được quyền đưa ra so sánh, không được suy luận và không được thêm bớt.
3- Tawhid Uluhiyah: là tin rằng chỉ có Allah duy nhứt là Đấng xứng đáng để con người hướng đến Ngài mọi việc hành đạo và thành tâm thờ phượng chỉ mình Ngài mà không được quyền tổ hợp con người hay vật thể nào chung với Ngài.
Với ba thể loại Tawhid này, dù thấy đơn giản nhưng bắt buộc tín đồ Muslim cần phải hiểu rõ mới trở thành một người Muslim thật thụ.

Hỏi 2: Nguồn gốc cơ bản của hai thể loại Iman và Islam như thế nào?
Đáp 2: Iman là niềm tin kiên định vào tất cả những gì được Allah và Thiên Sứ ﷺ của Ngài ra lệnh, để chứng minh ai đó có niềm tin kiên định thì người đó cần phải thực hành thì đó gọi là Islam. Cho nên, Islam là thuần phục Allah và thực thi theo sắc lệnh của Ngài.
Nguồn gốc của hai thể loại này được trích từ lời phán của Allah sau đây:
﴿قُولُوٓاْ ءَامَنَّا بِٱللَّهِ وَمَآ أُنزِلَ إِلَيۡنَا وَمَآ أُنزِلَ إِلَىٰٓ إِبۡرَٰهِ‍ۧمَ وَإِسۡمَٰعِيلَ وَإِسۡحَٰقَ وَيَعۡقُوبَ وَٱلۡأَسۡبَاطِ وَمَآ أُوتِيَ مُوسَىٰ وَعِيسَىٰ وَمَآ أُوتِيَ ٱلنَّبِيُّونَ مِن رَّبِّهِمۡ لَا نُفَرِّقُ بَيۡنَ أَحَدٖ مِّنۡهُمۡ وَنَحۡنُ لَهُۥ مُسۡلِمُونَ ١٣٦﴾ البقرة: 136
Hãy bảo (thị dân Kinh Sách): “Chúng tôi đã tin tưởng vào Allah, tin tưởng vào tất cả mọi điều mà Thượng Đế đã mặc khải cho chúng tôi, cho Ibrohim, cho Isma-i’l, cho Ishaaq, cho Ya’qub, cho (mười hai) bộ lạc (của Isro-il), cho Musa, cho Ysa và cho tất cả các vị Nabi khác, chúng tôi không bao giờ phân biệt, không kỳ thị một ai trong Họ và tất cả chúng tôi là những người Muslim chân chính chỉ thuần phục Allah duy nhất.” Al-Baqoroh: 136 (chương 2).
Ngoài ra, niềm tin Iman còn được Thiên Sứ ﷺ phân tích qua Hadith Jibril và một số Hadith khác, Người nói:
{الإِيْمَانُ أَنْ تُؤْمِنَ بِاللهِ وَمَلاَئِكَتِهِ وَكُتُبِهِ وَرُسُلِهِ وَالْيَوْمِ الآخِرِ وَتُؤْمِنَ بِالْقَدَرِ خَيْرِهِ وَشَرِّهِ، وَالإِسْلاَمُ أَنْ تَشْهَدَ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ وَتُقِيمَ الصَّلاَةَ وَتُؤْتِيَ الزَّكَاةَ وَتَصُومَ رَمَضَانَ وَتَحُجَّ الْبَيْتَ}
“Iman là anh tin tưởng vào Allah, vào các Thiên Thần của Ngài, vào các Kinh Sách của Ngài, vào các Thiên Sứ của Ngài, vào Ngày tận thế và vào định mệnh tốt xấu. Và Islam là anh hài lòng đọc câu tuyên thệ ‘laa i laa ha il lol loh và Muhammad ro su lul loh’ (tức không có Thượng Đế nào đích thực ngoại trừ Allah và Muhammad là Thiên Sứ của Allah), rồi dâng lễ Salah chu đáo, xuất Zakat, nhịn chay tháng Romadon và hành hương tại ngôi đền Ka’bah.”
Iman được xem là niềm tin của con tim (nội tâm) và Islam được xem là hành động bên ngoài (thể xác).
Hỏi 3: Các nền tảng đức tin Iman về các đại danh và thuộc tính của Allah là gì?
Đáp 3: Niềm tin Iman gồm có ba nền tảng:
    Niềm tin vào tất cả đại danh tốt đẹp của Allah.
    Niềm tin vào những điều chứng thực về thuộc tính của Allah.
    Niềm tin vào những giáo lý liên quan đến các thuộc tính đó.
Chúng ta phải tin rằng Allah có rất nhiều đại danh, trong đó có những đại danh như sau:
-    A’lim – Đấng Am Tường – tên này thể hiện kiến thức của Allah là bao quát tất cả.
-    Qodir – Đấng Có Năng Lực – thể hiện năng lực vĩ đại làm được mọi thứ.
-    Rohim và Rohman – Đấng Khoan Dung và Đấng Độ Lượng – thể hiện lòng nhân từ bao trùm tất cả, với lòng nhân từ đó Allah thương sót bất cứ ai Ngài muốn.
Tương tự thế với tất cả các đại danh còn lại.

Hỏi 4: Quí Sheikh có thể giải thích vấn đề Allah ở trên cao tất cả và Ngài ngự trị (Istawa) trên ngai vương của Ngài là gì?
Đáp 4: Hãy biết rõ Thượng Đế của chúng ta là Đấng Tối Cao, tức thể xác - kiến thức và năng lực của Ngài ở trên tất cả mọi vạn vật, Ngài hoàn toàn độc lập với mọi tạo vật và Ngài tự ngự trị trên ngai vương như Ngài đã phán, việc Ngài ngự trị (Istawa) trên cao thì đã quá rõ ràng hầu như ai ai cũng hiểu, còn vấn đề hình thức ngự trị như thế nào thì không có bằng chứng nào miêu tả, bởi Allah chỉ cho biết rằng Ngài Istawa chứ Ngài không cho biết hình thức Istawa ra sao, cho nên bổn phận tín đồ Muslim chỉ biết như thế và dừng lại tại đây. Bổn phận của chúng ta chỉ biết tin tưởng vào tất cả thông tin đã được Allah phán trong Qur’an và Thiên Sứ ﷺ của Ngài giải thích, và nghiêm cấm không ai tự thêm hay bớt về những thuộc tính của Ngài.

Hỏi 5: Quí Sheikh có thể giải thích về chữ Rohmah (lòng nhân từ), Allah giáng thế xuống tầng trời hạ giới, và các điều tương tự khác như thế nào?
Đáp 5: Chúng ta phải tuyệt đối tin tưởng và khẳng định rằng tất cả mọi vấn đề nào Allah đã phán cho chúng ta biết thì đó là sự thật. Chẳng hạn như là Ngài có Rohmah, Ngài có sự hài lòng, Ngài xuống tầng trời hạ giới mỗi đêm, Ngài đến… tất cả chúng ta phải tin những điều đó, và chúng ta cũng phải tin vào những gì Thiên Sứ ﷺ của Ngài đã khẳng định. Nhưng hãy nên biết rằng, hình dáng của Allah không giống bất cứ những ai trên đời này, Ngài có thể xác nhưng thể xác của Ngài không giống bất cứ thể xác nào của loài người, Ngài có thuộc tính nhưng không có thuộc tính nào giống thuộc tính của Ngài, bằng chứng cho điều này đã được phân tích từng chi tiết (không cần hình ảnh so sánh hay thí dụ) trong quyển thiên kinh Qur’an và Hadith của Thiên sứ của Ngài ﷺ.

Hỏi 6: Quí Sheikh có thể giải thích lời phán của Allah trong thiên kinh Qur’an như thế nào?
Đáp 6: Chúng tôi khẳng định rằng Thiên kinh Qur’an là lời phán của Allah được Ngài Mặc khải cho Thiên sứ Muhammad ﷺ chứ không phải do con người  tạo ra. Nó được khởi xướng từ Ngài và sẽ trở về với Ngài, Allah phán những lời có ý nghĩa cụ thể và Ngài vẫn đang nói chuyện về bất cứ điều gì khi Ngài muốn và lời phán của Ngài là vô tận không bao giờ cạn.

Hỏi 7: Niềm tin Iman có tăng và giảm không?
Đáp 7: Iman là tên tổng hợp nói về niềm tin và hành động của con tim, của lời nói cũng như hành động chân tay, tất cả những gì liên quan đến tôn giáo đều nằm trong Iman. Cho nên, Iman sẽ tăng khi niềm tin có lời nói và hành động tốt đẹp, và Iman sẽ giãm nếu có những hành động và suy nghĩ ngược lại.

Hỏi 8: Giáo lý nói gì đối với những người Mu’min hư đốn?
Đáp 8: Nếu là một người Mu’min luôn tôn thờ chỉ Allah duy nhứt, nhưng đôi khi cũng vướng tội lỗi thì y cũng vẫn là người Mu’min nhưng phụ thuộc vào đức tin của y. Một người Mu’min nếu bê bối những rukun bắt buộc của đức tin Iman thì bị khuyến cáo nhưng sẽ không ở trong hỏa ngục vĩnh viễn. Còn những người Mu’min có đức tin Iman hoàn chỉnh sẽ được Allah cấm hỏa ngục đụng vào người bề tôi trung kiên của Ngài.

Hỏi 9: Xin cho biết những chi tiết về Người Mu’min và có bao nhiêu cấp bậc?
Đáp 9: Người tin tưởng (Mu’min) được phân ra thành ba cấp bậc:
•    Nhóm tiên phong hành đạo, họ là những người luôn duy trì bổn phận bắt buộc và không bỏ những điều nào khuyến khích trong hành đạo, họ tránh xa những điều giáo lý (Cấm – Haram) và những điều nào giáo lý cho là Makruh (là làm không bị phạt nhưng bỏ được thì hưởng  ân phước).
•    Thứ hai là nhóm chỉ làm tròn bổn phận bắt buộc trong sự hành đạo và tránh xa những điều giáo lý Cấm – Haram mà thôi.
•    Thứ ba là nhóm tự bất công với bản thân mình, họ là những người vừa làm tốt ở mặt này nhưng lại làm những điều tội lỗi ở mặt khác.

Hỏi 10: Giáo lý nói gì về hành động của con người?
Đáp 10: Tất cả hành động của con người dù làm tốt hay xấu đều là sản phẩm của Allah, bởi Ngài đã định sẵn về tất cả hành động của mỗi người nhưng họ là người tự do lựa chọn cho hành động của mình mà không có sự ép buộc, mặc dù hành động đó vẫn nằm trong ý muốn và sự tiền định của Allah. Vì hành động con người đã chọn làm thì y sẽ chịu trách nhiệm dù nó tốt hay xấu. Chúng ta phải hết mực tin tưởng vào tất cả bằng chứng từ Qur’an và Sunnah khẳng định về việc tạo hóa bao quát của Allah và tiền định cho mỗi vật một định mệnh riêng, bên cạnh đó chúng ta tin tưởng tuyệt đối từ Qur’an và Sunnah khi khẳng định mọi hành động của con người là do con người lựa chọn muốn thực hiện nó dù tốt hay xấu, nhưng tất cả hành động tốt hay xấu đều nằm trong ý muốn của Allah và tiền định của Ngài. Allah tạo cho con người ý muốn và khả năng để y có năng lực thực hiện mọi thứ theo ý riêng của y, Allah là Đấng Vĩ Đại nhất, Đấng Công Minh nhất, nên Ngài không bao giờ ép buộc con người làm bất cứ điều gì nếu y không muốn.

Hỏi 11: Shirk có mấy thể loại?
Đáp 11: Shirk có hai thể loại:
•    Thứ nhất là Shirk trong Rububiyah: tin rằng Allah có đồng minh trong việc tạo hóa và quản lý vũ trụ.
•    Thứ hai là Shirk trong thờ phượng: loại thứ hai này được chia ra Đại Shirk và tiểu Shirk.
    Đại Shirk tức là một người hướng một trong các hình thức thờ phượng ra ngoài Allah, thí dụ như cầu xin, hi vọng hoặc sợ hãi ai đó (hay vật gì) không phải là Allah, nếu ai phạm vào đại Shirk sẽ bị trục xuất ra khỏi Islam và sẽ muôn đời trong hỏa ngục.
    Tiểu Shirk là những hành động chưa đạt đến cấp bậc như đại Shirk, giống như thề thốt với ai khác ngoài Allah hoặc làm Riya (phô trương, khoe khoang).

Hỏi 12: Chi tiết về niềm tin Iman vào Allah là như thế nào?
Đáp 12: Niềm tin vào Allah là chúng ta chấp nhận, khẳng định một lòng và công nhận bằng lời là Allah đã tạo ra tất cả vạn vật, Đấng Duy Nhất Độc Lập, Tự Hữu, thuộc tính của Ngài là tuyệt đối, là Đấng Khởi Tạo, Đấng Vĩ Đại, Đấng Kiêu Hãnh, Đấng Cao Cả… không một tạo vật nào có khả năng bao quát được thuộc tính của Ngài.
Ngài là Đấng Đầu Tiên không gì trước Ngài, là Đấng Cuối Cùng không gì sau Ngài, là Đấng Tối Cao không gì cao hơn Ngài, là Đấng Trung Tâm của tất cả.
Ngài là Đấng Tối Cao ngự trị trên tất cả, tối cao bằng thể xác - năng lực - sức mạnh và kiến thức của Ngài bao trùm mọi vạn vật. Ngài nghe và hiểu hết tất cả âm thanh dù là ngôn ngữ nào để Ngài đáp ứng nhu cầu khi được ai đó khấn vái Ngài. Ngài nhìn thấy tất cả, Ngài sáng suốt với mọi giáo lý mà Ngài đã qui định, Ngài là Đấng đáng được ca tụng bởi các thuộc tính và hành động của Ngài, Ngài là Đấng Kiêu Hãnh với những gì Ngài sở hữu, Ngài là Đấng Độ Lượng - Khoan Dung mà lòng nhân từ của Ngài sẽ bao trùm lấy nó, Ngài là Đấng Chúa Tể của tất cả các vì vua, tất cả vạn vật đều là nô lệ của Ngài, Ngài là Đấng Sống Mãi bằng sự sống hoàn mỹ, Ngài là Đấng Duy Trì vạn vật, Ngài làm bất cứ những gì Ngài muốn, mỗi khi Ngài muốn thì bất cứ gì chắc chắn sẽ đạt được điều đó và những gì Ngài không muốn sẽ không bao giờ có kết quả tốt.
Chúng ta hãy khẳng định rằng Thượng Đế của chúng ta là Đấng Tạo Hóa, Đấng Quản Lý, duy chỉ Ngài khởi điểm mọi thứ với hình dạng đẹp đẻ và trung thực, rằng không có Thượng Đế đích thực nào ngoài Ngài. Vì vậy, chúng ta không cần phải khiêm nhường, không hạ mình, không khúm núm hướng đến bất cứ ai ngoài Allah duy nhất, Đấng Hùng Mạnh, Đấng Cao Quí, Đấng Nhân Từ. Duy chỉ Ngài chúng ta thờ phượng, cầu xin, khấn vái, hi vọng, sợ hãi, kỳ vọng vào lòng thương sót của Ngài. Và lo lắng về sự phán xét công bằng của Ngài, về hình phạt của Ngài, bởi không có Thượng Đế nào cứu vớt chúng ta ngoài Ngài. Chúng ta chỉ cầu xin mỗi mình Ngài, khấn vái Ngài, Ngài chính là Chủ Nhân của chúng ta ở trần gian và Ngày sau, Ngài là Đấng duy nhất bảo vệ chúng ta tránh khỏi mọi điều xấu và tai nạn.

Hỏi 13: Xin cho biết những chi tiết nói về niềm tin Iman đến những vị Nabi (Sứ giả của Allah)?
Đáp 13: Bắt buộc người Muslim là phải tin tưởng hết tất cả các vị Sứ giả (Nabi) hay Thiên Sứ đã được Allah cử phái xuống trần gian, không được phân biệt và kỳ thị bất cứ ai trong họ. Hãy tin tưởng rằng Allah đã lựa chọn họ bằng sự thiên khải của Ngài, Allah chọn họ là nhóm người trung gian giữa Ngài và con người, để họ truyền tải những thông điệp của Ngài đến con người qua hình thức giáo lý của tôn giáo, Ngài hỗ trợ cho mỗi vị Sứ giả của Ngài bằng các phép mầu riêng biệt  nhằm khẳng định sứ mạng của họ là sự thật. Hãy tin tưởng các vị Sứ giả của Ngài là nhóm người hoàn mỹ về kiến thức, về nhân cách, về hành động, về lời nói. Allah đã ban cho họ những đức tính cao cả nhất mà không ai có thể so sánh. Bởi mọi đức tính hèn hạ, xấu xa, đê tiện…, đã được Allah bảo vệ họ tránh mọi điều sai lầm trong việc truyền tải sứ mạng của Ngài, tất cả thông tin mà những ai nhân danh Thiên sứ của Ngài truyền tải đều chính xác và chân lý. Bắt buộc những ai có đức tin phải hết lòng tin tưởng những gì họ truyền tải thông điệp từ Allah. Hãy thương yêu, phò trợ, bảo vệ, tôn trọng tất cả các vị Sứ giả của Ngài. Phải luôn tin tưởng rằng vị Nabi mẫu mực nhất trong tất cả các vị Nabi chính là Nabi Muhammad ﷺ của chúng ta, bổn phận của tín đồ Muslim là phải tìm tòi học hỏi tất cả những gì mà Người đã giáo huấn, tùy theo từng khả năng của mỗi người. Để thực hiện được điều này thì con người cần tin tưởng hết những gì được Thiên Sứ Muhammad ﷺ truyền đạt; thực hiện theo lệnh mà Người đã bảo; tránh xa mọi điều bị Người cấm và chỉ hành đạo theo cung cách Người chỉ dạy, tin là Muhammad ﷺ là vị Nabi cuối cùng, sẽ không có bất cứ Nabi nào nhận sứ mạng sau Người nữa, với giáo lý của Người sẽ thay thế mọi giáo lý trước đó và giáo lý của Người truyền đạt sẽ tồn tại cho đến Ngày tận thế được thiết lập. Và đức tin của một tín đồ Muslim sẽ không đầy đủ cho đến khi nào y tin tưởng hết những gì do Muhammad ﷺ mang đến là chân lý, bởi chúng ta đã chứng nhận Muhammad ﷺ chính là vị Thiên Sứ của Allah.
Hỏi 14: Niềm tin Iman của sự tiền định và định mệnh gồm có mấy cấp bậc?
Đáp 14: Niềm tin Iman của sự tiền định và định mệnh gồm có bốn cấp bậc, niềm tin của tín đồ sẽ không trọn vẹn nếu không tin tưởng hết bốn cấp bậc này.
1.    Niềm tin vào kiến thức của Allah bao trùm tất cả vạn vật.
2.    Tin tưởng tất cả hiện tượng của những sự việc xảy ra trong thế gian này dù lớn hay nhỏ đều được Ngài sắp đặt.
3.    Hãy tin rằng Allah đã định tất cả mọi thứ trong quyển Kinh Mẹ, tất cả mọi việc đều xảy ra theo ý muốn của Ngài, điều gì Ngài muốn nó sẽ thành còn Ngài không muốn nó sẽ không thành.
4.    Mọi hành động của con người là do con người lựa chọn thực hiện theo ý muốn và năng lực của họ, bởi Allah phán:
﴿أَلَمۡ تَعۡلَمۡ أَنَّ ٱللَّهَ يَعۡلَمُ مَا فِي ٱلسَّمَآءِ وَٱلۡأَرۡضِۚ إِنَّ ذَٰلِكَ فِي كِتَٰبٍۚ﴾  الحج : 70
{Há Ngươi (Muhammad) không biết rằng Allah hiểu biết tất cả mọi điều trên trời và dưới đất hay sao? Rằng tất cả mọi việc đều nằm trong một Quyển Sổ.} Al-Hajj: 70 (chương 22), và Allah phán:
﴿لِمَن شَآءَ مِنكُمۡ أَن يَسۡتَقِيمَ ٢٨ وَمَا تَشَآءُونَ إِلَّآ أَن يَشَآءَ ٱللَّهُ رَبُّ ٱلۡعَٰلَمِينَ ٢٩﴾ التكوير: 28 - 29
(28) Dành cho những ai trong các ngươi muốn đi đúng đường. (29) Nhưng điều mà các ngươi muốn sẽ không thành tựu trừ phi Allah, Chủ Nhân của vũ trụ và muôn loài muốn. Al-Takweer: 28 – 29 (chương 81).

Hỏi 15: Niềm tin vào Ngày tận thế là thế nào?
Đáp 15: Tất cả những gì được Qur’an và Sunnah của Thiên sứ miêu tả mọi việc xảy ra sau khi chết đều nằm trong niềm tin Ngày tận thế. Nghĩa là tất cả những gì liên quan như cuộc sống nơi cỏi mộ, sự hưởng thụ hay hình phạt trong cõi mộ; và những sự kiện trong ngày tận thế như tính sổ, biện hộ, thiên đàng, hỏa ngục, tất cả đều nằm trong niềm tin vào Ngày tận thế.

Hỏi 16: Nifaq là gì, thể loại và cách nhận biết?
Đáp 16: Nifaq là sự thể hiện bên ngoài thì rất tốt đẹp nhưng che giấu những điều xấu xa bên trong. Nifaq được chia ra thành hai loại:
•    Đại Nifaq là nhóm người bề ngoài tỏ vẽ yêu thích Islam nhưng che giấu bản tính bác bỏ Islam trong lòng, loại người này mãi mãi ở trong hỏa ngục như Allah đã thông báo về kết quả của họ:
﴿وَمِنَ ٱلنَّاسِ مَن يَقُولُ ءَامَنَّا بِٱللَّهِ وَبِٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِ وَمَا هُم بِمُؤۡمِنِينَ ٨﴾ البقرة: 8
{Và trong nhân loại, có người tuyên bố rằng: “Chúng tôi tin nơi Allah và tin vào ngày sau” nhưng thực chất chúng không hề tin gì cả.} Al-Baqoroh: 8 (chương 2), họ là nhóm người giấu che lòng thù hằn Islam nhưng thể hiện là người ngoan đạo.
•    Tiểu Nifaq là những người được Thiên Sứ ﷺ liệt kê gồm có:
{آيَةُ الْمُنَافِقِ ثَلاَثٌ: إِذَا حَدَّثَ كَذَبَ، وَإِذَا وَعَدَ أَخْلَفَ، وَإِذَا اؤْتُمِنَ خَانَ}
“Có ba dấu hiệu nhận biết người Nifaq: Khi nói là nói dóc, khi hứa là quỵt và khi được ai đó gởi niềm tin là họ phản bội.” Hadith do Al-Bukhori và Muslim ghi.
Đối với đại Nifaq thì niềm tin Iman chẳng giúp ích gì cho y cũng như việc hành đạo của y, còn tiểu Nifaq có thể nằm trong một người vừa làm tốt vừa làm xấu, làm những điều được thưởng và cũng phạm những điều bị trừng phạt.
Hỏi 17: Bid-a’h là gì và thể loại của nó?
Đáp 17: Bid-a’h là đi ngược lại đường lối  Sunnah của Thiên sứ, nó gồm có hai loại:
    Thứ nhất: Bid-a’h trong lòng tin, nghĩa là tin tưởng những gì đi ngược lại Allah và Thiên Sứ ﷺ truyền giảng, Thiên Sứ ﷺ có nói:
{وَسَتَفْتَرِقُ أُمَّتِي عَلَى ثَلاَثٍ وَسَبْعِينَ فِرْقَةً كُلُّهَا فِي النَّارِ إِلاَّ وَاحِدَةً}
“Và cộng đồng của Ta sẽ bị chia thành bảy mươi ba nhóm nhỏ, tất cả chúng đều trong hỏa ngục ngoại trừ một nhóm.”
Sohabah hỏi: “Là nhóm nào thưa Thiên Sứ của Allah?” Thiên Sứ ﷺ nói:
{مَا أَنَا عَلَيْهِ الْيَوْمَ وَأَصْحَابِي}
“Là nhóm người đi theo Ta và Sahabah của Ta ngày hôm nay đây.”
Những ai làm giống theo yêu cầu này chính là những người đã đi theo Sunnah chính thống, nhóm còn lại chính là những nhóm Bid-a’h, tất cả Bid-a’h là sự lầm lạc và tùy theo mỗi loại Bid-a’h có khoảng cách xa với điều Sunnah.
    Thứ hai: Bid-a’h trong hành động, có nghĩa là thờ phượng Allah bằng những nghi thức không nằm trong giáo lý của Allah và Thiên Sứ ﷺ của Ngài giáo huấn, hoặc họ cấm làm những điều nào được Allah và Thiên Sứ ﷺ cho phép và họ cho phép làm những điều Allah đã cấm.

Hỏi 18: Bổn phận của người Muslim đối với tín đồ Muslim là gì?
Đáp 18: Allah phán:
﴿إِنَّمَا ٱلۡمُؤۡمِنُونَ إِخۡوَةٞ﴾ الحجرات: 10
Chỉ có những người có đức tin mới là anh em của nhau. Al-Hujurot: 10 (chương 49).
Với câu Kinh này thì bổn phận của người Muslim đối với người Muslim là anh em của mình, thương họ như thương chính mình, tránh gây hại họ giống như bảo vệ bản thân mình tránh mọi điều xấu, cố gắng cải thiện mối quan hệ cộng đồng, kết chặt tình cảm với các tín đồ Muslim khác và luôn ghi nhớ người Muslim là anh em với người Muslim, không được gây bất công, đàn áp, sỉ nhục, xem thường, lừa gạt, dối trá và luôn làm tròn bổn phận với họ đặc biệt là song thân, họ hàng, láng giềng và bằng hữu.

Hỏi 19: Bổn phận người Muslim đối với các vị Sohabah (các bằng hữu của Thiên Sứ ﷺ) là như thế nào?
Đáp 19: Trong những điều hoàn thiện niềm tin Iman của một tín đồ là thể hiện tình yêu đối với Sohabah tùy theo địa vị của mỗi người, luôn công nhận họ là nhóm người tốt đẹp nhất của cộng đồng Islam. Việc thương yêu họ được xem là cách thờ phượng Allah nên cần phải bảo vệ danh dự và tiếng tăm của họ, bám sát những gì họ để lại, luôn tin họ là nhóm người có nhân cách tốt, nhóm tiên phong hành đạo và đã được Allah hài lòng.

Hỏi 20: Quí Sheikh giải thích thế nào về tư cách của người lãnh đạo?
Đáp 20: Việc lãnh đạo là địa vị dành cho một số người nhất định, cộng đồng Islam rất cần đến vị lãnh đạo để thực thi các giáo lý Islam, bảo vệ Islam và yêu cầu vị lãnh đạo phải biết kính sợ Allah, luôn năng nổ khuyến khích động viên giáo dân làm tốt và cấm cản họ làm điều tội lỗi.

Hỏi 21: Như thế nào là con đường chính đạo và cách nào để nhận biết về nó?
Đáp 21: Con đường chính đạo là kiến thức hữu ích và việc làm tốt đẹp, kiến thức hữu ích là kiến thức được Thiên Sứ ﷺ truyền dạy qua Qur’an và Sunnah, còn việc làm tốt đẹp là việc hành đạo hướng về Allah qua niềm tin Iman chuẩn mực, thực hiện những bổn phận bắt buộc và khuyến khích, đồng thời tránh xa những gì bị cấm. Ngoài việc làm tròn bổn phận với Allah thì cũng phải đối xử tốt với con người. Nhưng tất cả việc hành đạo chưa được công nhận cho đến khi nào người thực hiện phải thành tâm vì Allah duy nhất (Ikhlos) và noi theo cung cách hành đạo được Thiên Sứ ﷺ truyền dạy. Nghĩa là tôn giáo Islam luôn xoay quanh của hai nguồn gốc chính này, nếu đánh mất Ikhlos sẽ bị rơi vào tội Shirk và khi đi lệch ra ngoài quỉ đạo Sunnah của Thiên sứ ﷺ là rơi vào tội Bid-a’h.

Hỏi 22: Làm thế nào để phân biệt được người Mu’min (có đức tin) với người Kaafir (ngoại đạo) và người vô thần?
Đáp 22: Để phân biệt giữa người Mu’min và nhóm khác, giữa chân lý và lầm lạc, giữa nhóm hạnh phúc và nhóm bất hạnh, chúng ta cần phải nắm rõ những điều sau đây:
    Người Mu’min thật sự là những người hết lòng tin tưởng Allah qua tất cả đại danh của Ngài đã được liệt kê trong Qur’an và Sunnah, hiểu đúng theo những gì được giải thích và luôn tránh xa mọi suy nghĩ lệch lạc làm mất đi ý nghĩa của các đại danh đó. Con tim của y tràn đầy niềm tin, kiến thức, lòng kiên định, thỏa mãn và tưởng nhớ Allah; y hướng mình hoàn toàn về Allah duy nhất, y thờ phượng Ngài đúng theo cung cách mà Thiên Sứ ﷺ đã truyền dạy, y thành tâm vì Allah trong hành đạo, kỳ vọng vào phần thưởng nơi Ngài, lo lắng vấp phải hình phạt của Ngài, biết tạ ơn Ngài bằng con tim lẫn lời nói và hành động, không ngừng tụng niệm và tưởng nhớ Allah trong mọi thời khắc và hoàn cảnh. Y luôn chấp nhận rằng không có ân huệ nào tốt hơn, vĩ đại hơn những gì y đang có, y không bận tâm nhiều đến trần gian, ngược lại luôn tập trung hướng mình về Allah duy nhất, có thế y sẽ hưởng được cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn, đây là những niềm tin mà nhóm người vô thần, nhóm sống bất cần không thể nào có được. Người Mu’min cảm nhận được hạnh phúc qua việc làm tròn bổn phận với Allah và với con người, điều đó giúp y thỏa mãn, hài lòng, an nhàn không khó chịu, bực tức với những gì không ưa thích. Đây chính là thứ mà Allah đã ban riêng cho người Mu’min hưởng nó ở cuộc sống hiện tại và y sẽ tiếp tục được hưởng ở Ngày sau.
    Còn nhóm người chống đối Islam và nhóm người vô thần là họ bác bỏ sự tồn tại của Thượng Đế, vì kiến thức kém cỏi nên suy luận về vũ trụ bao la một cách ngu ngốc. Họ phủ nhận sự tồn tại của Thượng Đế nên họ hướng việc thờ phượng theo lý tưởng và dục vọng không logic. Từ đó, cuộc sống của họ chỉ biết ăn chơi trụy lạc, cuộc sống hưởng thụ theo lối suy nghĩ ngu muội rồi dần dần giống như một động vật không hơn không kém. Trong lòng họ không bao giờ tìm thấy được sự an nhàn, thường rơi vào tình trạng lo lắng bâng khuâng, nôn nao, sợ hãi trong cuộc sống. Sở dĩ họ bị thế là do chính họ đã làm Allah giận dữ nên bị Ngài lấy rút lại sự ngọt ngào của niềm tin Iman vốn đã được Ngài đặt ở trong tim, và cuối cùng họ sẽ chẳng hưởng được gì ở trần gian và cả Ngày sau.
    Người Mu’min luôn khiêm tốn, biết chấp nhận sự thật, luôn khuyên bảo mọi người vì Allah, nên địa vị của họ nơi Allah tùy thuộc vào định tâm, lời nói và hành động ra sao; còn người vô đức tin thì luôn tỏ vẻ tự cao, luôn tâm đắc và tự hào mà không chấp nhận lời khuyên của bất cứ ai.
    Người Mu’min sống thật thà không lừa gạt, không gian dối, không ganh tỵ, biết chịu đựng nhường nhịn, ôn hòa, điềm tĩnh, nhân từ, uy tín, dễ gần gủi, khéo léo trong quan hệ và luôn biết thương yêu anh em Muslim đồng đạo khác như thể thương yêu bản thân mình, luôn gắng sức có thể trong việc cải thiện mối quan hệ và tránh xa mọi điều bất công dù bất cứ trường hợp nào; còn người vô thần thì luôn tìm cách lừa gạt, gian manh, nghi kỵ, không muốn ai hơn mình dù ở bất cứ mặt nào, bất cần thiên hạ nghĩ sao chỉ cần thỏa mãn bản thân là được, sẵn sàng ra tay không nhân từ đối với ai dám xúc phạm, y thường bực tức, cáo gắt, nổi giận mỗi khi gặp điều không ưa thích vì nhân cách kém.
    Người Mu’min không chịu phủ phục, hạ mình trước bất cứ ai ngoại trừ trước Allah duy nhất, ngoài Ngài họ luôn mạnh mẽ, gan dạ, tự trọng, kiên quyết và chỉ lựa chọn những gì tốt đẹp. Còn người vô đức tin thì ngược lại, họ chỉ quan tâm đến tâm trạng của thiên hạ, lo sợ bị người khác ám hại và ao ước được mọi người giúp đỡ, họ không biết tự trọng, yếu đuối, nhác gan không cần quan tâm những gì mình có được dù tốt hay xấu và sẵn sàng hạ mình cầu khẩn bất cứ ai.
    Người Mu’min luôn tìm mọi cách hữu ích để giúp mình đạt được mục đích, song họ không quên việc phó thách kết quả cho Allah quyết định bằng niềm tin kiên định và hài lòng thành quả có được; còn người vô đức tin chẳng biết gì về phó thác, y chỉ biết ỷ vào kiến thức ít ỏi và sức mạnh yếu ớt của mình, thế là họ đã bị  Allah bỏ mặc y sống tùy thích và chẳng màng đến lời cầu xin của y, nếu như y được tiền định hưởng điều tốt thì chẳng qua đó là cách đẩy họ đi lệch xa hơn, lún sâu vào tội lỗi.
    Người Mu’min đối diện với những ân huệ bằng lời tạ ơn và sử dụng nó một cách hữu ích, chỉ mong mang đến cho y điều tốt đẹp; còn những người không phải Mu’min thì đối diện với ân huệ bằng sự tâm đắc, phủi ơn và sử dụng ân huệ đó cho những chuyện đối nghịch lại Đấng Ban Phát, cho nên những ân huệ đó mau chống tiêu tan.
    Người Mu’min khi bị nạn kiếp thì kiên nhẫn tin rằng trong tai nạn này sau cái rủi sẽ có cái mai, sau tai nạn này sẽ có điều khác đến tốt hơn những gì mình đã mất mác. Còn người vô đức tin khi gặp tai nạn thì sẽ bực dọc, gào thét nhưng thái độ đó không thay đổi gì ở hiện tại. Ngược lại, chỉ làm cho tình cảnh thêm tệ hại hơn, lúc này y sẽ gặp phải hai đau khổ cả thể xác lẫn tinh thần, chỉ vì y mất lòng kiên nhẫn, không có lòng hi vọng có được ân phước, còn gì bằng sự đau khổ mà họ phải đối diện.
    Người Mu’min tôn thờ Allah bằng niềm tin và tôn trọng tất cả các vị Thiên Sứ, đặt tình yêu cho họ lên trên mọi tình yêu, do Thiên Sứ là những người đã truyền đạt cho mọi điều tốt đẹp nhằm giúp con người được bình an vào ngày phục sinh và họ trình bày rõ ràng mọi điều xấu gây hại đến con người, họ là nhóm người tốt nhất trong cách cư xử với thiên hạ, đặc biệt là vị Thiên Sứ cuối cùng Muhammad ﷺ, Người được Allah bảo mang đến sự nhân từ và cứu rỗi thiên hạ, sứ mạng của Người là cải thiện, là hướng dẫn. Còn người vô thần thì ngược lại, y xem trọng kẻ thù của giới Thiên Sứ, y lấy lời nói của Thiên Sứ ra nhạo báng, chê bai, điều này nói lên sự nhận định kém cõi của họ.
    Người Mu’min thờ phượng Allah qua việc yêu thương Sohabah, các lãnh đạo Islam và các vị Imam; còn người vô thần thì ngược lại.
    Người Mu’min luôn thành khẩn thờ phượng Allah và cư xử tốt với thiên hạ; còn người vô thần thì làm mọi việc chỉ vì sỉ diện và tiếng tăm.
    Người Mu’min có tấm lòng rộng mở qua kiến thức Islam, mang lại cho họ niềm tin đúng đắn, biết hướng về Allah, luôn miệng tụng niệm Ngài, đối xử tốt với mọi người và trong lòng hoàn toàn không có những đức tính xấu hại người. Còn người vô thần hoàn toàn không có được cảm giác này do họ đánh mất đi mọi nguyên nhân tạo nên thư thản.
Hỏi: Nếu thật sự niềm tin Iman như anh nói là mang lại hạnh phúc cho con người ở trần gian và ngày sau, nó sẽ cải thiện diện mạo bên ngoài lẫn nội tâm bên trong của con người, hướng con người đến với cái thiện và mọi điều tốt đẹp khác, vậy tại sao đối với tôn giáo và niềm tin Iman lại bị đa số mọi người ngoãnh mặt, chống đối ra mặt trong khi con người sở hữu trí thông minh biết phân biệt tốt xấu, hữu ích và bất lợi, chẳng lẽ họ không nhận thức được điều này hay sao?
Đáp: Với những lời lẽ đanh đá này đã được Allah liệt kê rõ trong Qur’an và Ngài đã đáp lại bằng cách liệt kê các lý do, nguyên nhân mà đa số thiên hạ không chịu tin, cho nên điều này không có gì lạ cả.
Allah đã liệt kê rất nhiều lý do làm thiên hạ không tin vào Islam như do thiếu kiến thức đúng thật về Islam, không tìm thấy được hình ảnh thật của tôn giáo, không chịu tìm hiểu bộ giáo lý cũng như sự chỉ đạo từ Qur’an, do không có kiến thức nên họ không nhận thức được sự tinh túy của Islam, Allah phán:
﴿بَلۡ كَذَّبُواْ بِمَا لَمۡ يُحِيطُواْ بِعِلۡمِهِۦ وَلَمَّا يَأۡتِهِمۡ تَأۡوِيلُهُۥ﴾ يونس: 39
Không, chúng đã phủ nhận những gì mà kiến thức kém cõi của chúng không thể quán triệt nổi và chúng chưa đạt được lời giải thích của Nó. Yunus: 39 (chương 10).
Câu Kinh này cho biết nguyên nhân họ phủ nhận là do họ dốt nát, không thấu hiểu được sự thật và họ chưa tiếp nhận được lời khuyến cáo về hình phạt mà họ phải đối diện khi trở về trình diện với Đấng Tạo Hóa sau khi chết, và Allah phán:
﴿وَلَٰكِنَّ أَكۡثَرَهُمۡ يَجۡهَلُونَ ١١١﴾  الأنعام: 111
Bởi vì đa số bọn chúng là những kẻ dốt nát. Al-An-a'm: 111 (chương 6), và Allah phán:
﴿صُمُّۢ بُكۡمٌ عُمۡيٞ فَهُمۡ لَا يَعۡقِلُونَ ١٧١﴾ البقرة: 171
Chúng không nghe (được chân lý), không nói được lẽ phải và cũng không thấy được con đường chính đạo làm chúng trở thành đám người mù quáng. Al-Baqoroh: 171 (chương 2), và Allah phán:
﴿إِنَّ فِي ذَٰلِكَ لَأٓيَٰتٖ لِّقَوۡمٖ يَعۡقِلُونَ ٢٤﴾ الروم: 24
Rằng trong sự việc đó là những dấu hiệu cho những người thông hiểu. Al-Room: 24 (chương 30), ngoài ra còn rất nhiều câu Kinh mang ý nghĩa tương tự khẳng định điều này.

Sự dốt nát có hai dạng:
    Thứ nhất: Do trình độ văn hóa kém, số người này rất nhiều, họ chỉ biết ùa theo số đông, làm theo lãnh đạo của họ để phủ nhận sứ mạng của các vị Thiên Sứ mãi đến khi họ bị rơi vào hình phạt, họ lại cầu xin:
﴿رَبَّنَآ إِنَّآ أَطَعۡنَا سَادَتَنَا وَكُبَرَآءَنَا فَأَضَلُّونَا ٱلسَّبِيلَا۠ ٦٧﴾ الأحزاب: 67
{Lạy Thượng Đế của bầy tôi, rằng bầy tôi đã nghe theo các vị cầm đầu và các ông lớn của bầy tôi; và họ đã dẩn dắt bầy tôi đi lạc đường.} Al-Ahzaab: 67 (chương 33).
    Thứ hai: Là dạng ngoan cố được chia thành hai loại nhỏ:
a) Do trưởng thành trên một tôn giáo của cộng đồng và ông bà, họ bất cần đến chân lý nào khác bởi họ hài lòng tôn giáo mình đang thờ phượng và chấp nhận là tín đồ mù quáng. Đây là hiện trạng của rất nhiều người đã phủ nhận sứ mạng của Thiên Sứ, Allah phán:
﴿وَكَذَٰلِكَ مَآ أَرۡسَلۡنَا مِن قَبۡلِكَ فِي قَرۡيَةٖ مِّن نَّذِيرٍ إِلَّا قَالَ مُتۡرَفُوهَآ إِنَّا وَجَدۡنَآ ءَابَآءَنَا عَلَىٰٓ أُمَّةٖ وَإِنَّا عَلَىٰٓ ءَاثَٰرِهِم مُّقۡتَدُونَ ٢٣﴾ الزخرف: 23
Và tương tự thế, không một người Thiên Sứ nào trước Ngươi được TA cử phái đến cho một thị trấn mà lại không bị nhóm thượng lưu nơi đó tuyên bố: “Chúng tôi thấy cha mẹ của chúng tôi theo một tôn giáo nào đó và chắc chắn chúng tôi theo dấu chân của họ.” Al-Zukhruf: 23 (chương 43).
Đây có khác gì là hành động bắt chước mù quáng cứ tưởng rằng mình đúng không ngờ họ đang lầm lạc. Hiện trạng của nhóm người vô thần và nhóm người sống vật chất là thế đó, với họ những ai được họ tôn sùng làm thần tượng thì tất cả lời nói của thần tượng đều được họ chấp nhận và mực mực chấp hành tựa như đó là lời thiên khải vậy, thậm chí thần tượng đó có nói sai thì nhóm tín đồ vẫn mực mực làm theo. Các mối nguy hiểm tiềm ẩn trong nhóm này rất cao do họ là nhóm người trí thức.
b) Nhóm người vô thần có kiến thức về khoa học, họ dựa dẫm vào những gì họ chứng minh, phát minh, tìm tòi bằng kiến thức ít ỏi của mình về vũ trụ bao la. Từ đó họ tỏ vẻ chống đối Thiên Sứ và tín đồ của Người, họ tuyên bố rằng thực trạng của vũ trụ chỉ gói gọn trong kiến thức của họ mà thôi, rằng Thượng Đế không tồn tại, họ phủ nhận sứ mạng của Thiên Sứ và lại càng không tin vào những điều huyền bí, nhóm người này nằm trong số người bị Allah khuyến cáo như sau:
﴿فَلَمَّا جَآءَتۡهُمۡ رُسُلُهُم بِٱلۡبَيِّنَٰتِ فَرِحُواْ بِمَا عِندَهُم مِّنَ ٱلۡعِلۡمِ وَحَاقَ بِهِم مَّا كَانُواْ بِهِۦ يَسۡتَهۡزِءُونَ ٨٣﴾ غافر: 83
{Đến khi nhóm Thiên Sứ trong chúng đến gặp chúng với những bằng chứng rõ rệt (để răn chúng) thì chúng ỷ lại và tự hào về kiến thức (và tài năng) đang có, và những điều mà chúng thường chế giễu sẽ bao vây chúng trong đó.} Ghofir: 83 (chương 40),
Họ dùng kiến thức và trí thông minh để nghiên cứu, cho nên họ chỉ tin vào mỗi kết quả họ nghiên cứu được, họ tin đó mới là chân lý nhưng thực tế họ đang trong lầm lạc. Với thành quả nhặc được, họ thẳng thừng phủ nhận kiến thức và chỉ đạo của Thiên Sứ, họ nhạo báng giễu cợt, bình luận về mọi thông tin được Thiên Sứ truyền đạt, vì vậy họ đáng nhận lãnh hậu quả do hành động phỉ báng của họ gây nên.
Đa số người vô thần chỉ biết dựa giẫm vào kiến thức hiện đại mà lôi kéo giới trẻ vào thuyết vô thần duy vật như họ, họ bác bỏ hoàn toàn về tôn giáo làm giới trẻ ngộ nhận một điều chỉ họ mới đúng nên sẵn sàng chê bai tôn giáo và tín đồ tôn giáo, đây là mối hiểm họa lớn đối với tôn giáo Islam. Bổn phận của cộng đồng Muslim, đặc biệt là các trường dạy giáo lý cần phải đặt hàng đầu giáo dục học sinh và con em về kiến thức Islam trước tất cả kiến thức, có thế mới thật sự thành công. Đây chính là nhiệm vụ trọng đại nhất đối với tất cả những ai đảm nhận bổn phận giáo dục, như các giáo viên, các bậc cha mẹ hãy biết kính sợ Allah mà làm tròn trách nhiệm giáo dục này, đổi lại các bạn sẽ được ân phước vĩ đại từ Allah, có thể các bạn sẽ đào tạo ra một thế hệ biết bảo tồn tôn giáo.
Trong những nguyên nhân không chấp nhận Islam và niềm tin Iman là lòng ganh tị, đố kỵ chẳng hạn như người Do Thái, họ biết rõ về Thiên Sứ Muhammad ﷺ là người thành thật và biết rõ sứ mạng của Người như họ tận tường về con cái của họ vậy, dù vậy họ vẫn cố tình che giấu sự thật trong khi họ biết điều đó mới đúng. Họ ưu tiên cho cuộc sống thực tại, đam mê sự uy nga của nó hơn là niềm tin Iman, đây cũng là căn bệnh của cấp lãnh đạo Quraish trước đây như được nhắc trong sách sử và cũng là căn bệnh của tất cả những ai lớn lên trong sự tự cao trong khi tự cao là bức tường lớn cấm cản đến với chân lý, Allah phán:
﴿سَأَصۡرِفُ عَنۡ ءَايَٰتِيَ ٱلَّذِينَ يَتَكَبَّرُونَ فِي ٱلۡأَرۡضِ بِغَيۡرِ ٱلۡحَقِّ﴾ الأعراف : 146
{TA sẽ làm cho những kẻ ngạo mạn và khinh thường phải trái trên trái đất xa lánh các dấu hiệu của TA.} Al-A’raaf: 146 (Chương 7).
Với bản tính tự cao ngạo mạn sẽ gạt bỏ chân lý, xem thường thiên hạ, cấm cản thiên hạ đuổi theo chân lý và luôn chống đối mặc dù đã chứng kiến các dấu hiệu và bằng chứng của Đấng Tạo Hóa, Ngài phán:
﴿وَجَحَدُواْ بِهَا وَٱسۡتَيۡقَنَتۡهَآ أَنفُسُهُمۡ ظُلۡمٗا وَعُلُوّٗاۚ فَٱنظُرۡ كَيۡفَ كَانَ عَٰقِبَةُ ٱلۡمُفۡسِدِينَ ١٤﴾ النمل: 14
Và chúng đã chống đối nó (chân lý) một cách ngang tàn và ngạo mạn trong khi thâm tâm chúng lại công nhận nó, nhưng Ngươi (Muhammad) hãy xem kết quả của đám người ngang tàn đó ra sao! Al-Naml: 14 (Chương 27).
Trong những điều cấm cản thiên hạ tin tưởng là họ không muốn nghe và không muốn nhận thức, Allah phán:
﴿وَمَن يَعۡشُ عَن ذِكۡرِ ٱلرَّحۡمَٰنِ نُقَيِّضۡ لَهُۥ شَيۡطَٰنٗا فَهُوَ لَهُۥ قَرِينٞ ٣٦ وَإِنَّهُمۡ لَيَصُدُّونَهُمۡ عَنِ ٱلسَّبِيلِ وَيَحۡسَبُونَ أَنَّهُم مُّهۡتَدُونَ ٣٧ ﴾ الزخرف: 36 - 37
{(36) Và ai nhắm mắt làm ngơ trước Lời Nhắc nhở của Đấng Ar-Rohman (Nhân Từ), TA sẽ chỉ định một tên Shayton làm bạn đời với y. (37) Và rằng chúng (những tên Shayton) sẽ tìm cách cản trở khiến chúng rời xa con đường (của Allah) nhưng chúng luôn tưởng rằng chúng đang được hướng dẫn đúng đường} Al-Zukhruf: 36 - 37 (chương 43), và Allah phán:
﴿وَقَالُواْ لَوۡ كُنَّا نَسۡمَعُ أَوۡ نَعۡقِلُ مَا كُنَّا فِيٓ أَصۡحَٰبِ ٱلسَّعِيرِ ١٠﴾ الملك: 10
{(10) Và chúng than: “Ôi phải chi chúng tôi biết lắng nghe hoặc chịu suy nghĩ thì chúng tôi đâu phải trở thành những kẻ bầu bạn với hỏa ngục như thế này.” Al-Mulk: 10 (chương 67).
Nhóm người này chỉ vì không chịu vận dụng trí não và lắng nghe thông tin chính xác về giới Thiên Sứ và các Kinh Sách được thiên khải từ Allah nên đã đẩy họ đi lạc đường. Họ chỉ biết dựa dẫm vào mỗi kiến thức cõn con của mình và mù quáng đi theo cấp lãnh đạo nên họ đã bị đẩy vào hỏa ngục, thật đáng đời cho nhóm người tự cao.
Sau khi mọi dấu hiệu và bằng chứng đã phơi bày cho thiên hạ nhưng họ vẫn bác bỏ, vẫn cự tuyệt không tin tưởng thì liền bị Allah trừng phạt họ như sau:
﴿فَلَمَّا زَاغُوٓاْ أَزَاغَ ٱللَّهُ قُلُوبَهُمۡۚ﴾ الصف: 5
{Bởi thế, khi chúng ngoãnh mặt làm ngơ đáng bị Allah làm cho tấm lòng của chúng lệch lạc.} Al-Saf: 5 (chương 61), và Allah phán:
﴿وَنُقَلِّبُ أَفۡ‍ِٔدَتَهُمۡ وَأَبۡصَٰرَهُمۡ كَمَا لَمۡ يُؤۡمِنُواْ بِهِۦٓ أَوَّلَ مَرَّةٖ وَنَذَرُهُمۡ فِي طُغۡيَٰنِهِمۡ يَعۡمَهُونَ ١١٠﴾  الأنعام: 110
Và TA (Allah) thay đổi tấm lòng và cái nhìn của chúng sang hướng khác đúng như việc chúng đã không tin nơi Nó (Qur'an) ngay lần đầu và TA sẽ bỏ mặc chúng lang thang trong sự thái quá. Al-An-a'm: 110 (chương 6).
Đấy là hậu quả họ phải gánh đúng như câu gieo nhân nào gặt quả ấy, và chính họ cũng đã tự nhận việc sai trái của mình:
﴿إِنَّهُمُ ٱتَّخَذُواْ ٱلشَّيَٰطِينَ أَوۡلِيَآءَ مِن دُونِ ٱللَّهِ﴾ الأعراف: 30
Điều đó chính đáng bởi vì chúng nhận Shayton làm kẻ bảo hộ thay vì Allah. Al-A'raaf: 30 (chương 7).
Trong những nguyên nhân cấm cản niềm tin Iman là hưởng thụ và hoang phí trong sự giàu có làm con người chỉ biết đáp ứng và thỏa mãn dục vọng như Allah đã phán về việc hưởng thụ này:
﴿بَلۡ مَتَّعۡنَا هَٰٓؤُلَآءِ وَءَابَآءَهُمۡ حَتَّىٰ طَالَ عَلَيۡهِمُ ٱلۡعُمُرُۗ ﴾ الأنبياء: 44
Không! TA cho chúng và cha mẹ chúng hưởng lạc cho đến chúng ngộ nhận tuổi thọ chúng rất dài. Al-Ambiya: 44 (chương 21), và Allah phán:
﴿إِنَّهُمۡ كَانُواْ قَبۡلَ ذَٰلِكَ مُتۡرَفِينَ ٤٥﴾ الواقعة: 45
Rằng trước đó chúng là những kẻ sống xa hoa lộng lẫy. Al-Waaqi-a’h: 45 (chương 56).
Mãi đến khi tôn giáo đến đưa ra điều luật cấm tiêu xài phung phí và tôn giáo qui định nên làm những điều gì có lợi cho bản thân, hãy tránh xa những thứ dẫn đến hủy diệt thì họ cho rằng điều đó xâm phạm đến quyền riêng tư. Hơn nữa, bạn bè của họ toàn những người có tâm địa ăn chơi nên càng bày vẽ cho họ tiếp tục vui chơi chứ cần chi đến tôn giáo chỉ biết thờ phượng Allah và tạ ơn Ngài đã ban phát bổng lộc cho họ.
Trong những nguyên nhân cấm cản niềm tin Iman là hành động lăng mạ của nhóm người phủ nhận sứ mạng của giới Thiên Sứ như Allah đã phán cho biết về những lời hóng hách của thị dân Nuh ﷺ:
﴿۞قَالُوٓاْ أَنُؤۡمِنُ لَكَ وَٱتَّبَعَكَ ٱلۡأَرۡذَلُونَ ١١١﴾ الشعراء: 111
Chúng hỏi: “Bọn ta phải tin tưởng Ngươi hay sao trong lúc chỉ có những kẻ bần hàn đi theo Ngươi?” Al-Shu-a’-ró: 111 (chương 26),
Và Allah phán ở chương khác:
﴿وَمَا نَرَىٰكَ ٱتَّبَعَكَ إِلَّا ٱلَّذِينَ هُمۡ أَرَاذِلُنَا بَادِيَ ٱلرَّأۡيِ وَمَا نَرَىٰ لَكُمۡ عَلَيۡنَا مِن فَضۡلِۢ﴾ هود: 27
Bọn ta cũng nhận thấy chỉ những kẻ tồi tệ nhất trong bọn ta mới mù quáng theo Ngươi và các ngươi chẳng có gì trội hơn bọn ta cả. Hud: 27 (chương 11).
Những kẻ này vốn sinh trưởng trong môi trường cao ngạo, hống hách nên họ luôn xem thường người khác, không chịu chấp nhận chân lý dù có phơi bày rõ ràng, họ thẳng thừng bác bỏ không suy nghĩ, Allah phán về họ:
﴿كَذَٰلِكَ حَقَّتۡ كَلِمَتُ رَبِّكَ عَلَى ٱلَّذِينَ فَسَقُوٓاْ أَنَّهُمۡ لَا يُؤۡمِنُونَ ٣٣﴾ يونس: 33
Thế đó, giống y như lời phán mà Thượng Đế Ngươi (Muhammad) phán về nhóm hư đốn, rằng chúng sẽ không tin tưởng. Yunus: 33 (chương 10).
Hư đốn là hành động bất tuân Allah quay sang nghe lời Shayton, đây là hành động xấu xa ngăn cản con người chấp nhận chân lý. Với hành động này Allah bỏ mặc họ ngày càng lún sâu vào những việc xấu xa và thác loạn. Ngoài ra, hư đốn luôn đi đôi với lầm lạc, họ chỉ biết làm sao thỏa mãn dục vọng nên họ đã bị Shayton điều khiển như Allah đã phán:
﴿وَيَتَّبِعُ كُلَّ شَيۡطَٰنٖ مَّرِيدٖ ٣ كُتِبَ عَلَيۡهِ أَنَّهُۥ مَن تَوَلَّاهُ فَأَنَّهُۥ يُضِلُّهُۥ وَيَهۡدِيهِ إِلَىٰ عَذَابِ ٱلسَّعِيرِ ٤﴾ الحج: 3 - 4
{(3) Và y mãi đuổi theo tên Shayton ương ngạnh. (4) Điều đã được qui định cho hắn (Shayton) là ai quay sang kết bạn với hắn thì sẽ bị hắn dắt đi lạc và sẽ bị hắn dắt đi đến sự trừng phạt trong hỏa ngục. Al-Hajj: 3 - 4 (chương 22).
Trong những nguyên nhân lớn nhất cấm cản theo chân lý và niềm tin Iman là việc chỉ loanh quanh trong một loại kiến thức nhất định, giống như nhóm vô thần duy vật họ chỉ công nhận sự tồn tại sự vật bằng giác quan, khi có thể tiếp cận sự vật đó bằng giác quan nào đó thì họ công nhận là vật thể đó tồn tại còn khi không cảm nhận được thì họ phủ nhận sự tồn tại của vật thể đó. Giá như họ xác minh bằng các phương pháp chứng minh là đã mang lại cho họ biết bao điều tốt đẹp hơn là việc cảm nhận bằng giác quan. Quả thật, đây là một thử thách lớn lôi kéo bao người rơi vào lầm lạc, là phương pháp tệ hại nhất trong việc phủ nhận sự tồn tại của Thượng Đế và bác bỏ sứ mạng của các vị Thiên Sứ, bác bỏ luôn mọi thông tin huyền bí được truyền đạt trong khi các thông tin đã được chứng minh bằng nhiều hình thức khác nhau khẳng định sự thật về sứ mạng của Thiên Sứ, ngoài ra còn có các bằng chứng thực tế xác minh cho sự thật đó, kèm theo kiến thức bẩm sinh đinh ninh về sự tồn tại của Thượng Đế Đấng Duy Nhất trong việc tạo hóa, quản lý mà không một vật thể nào có thể mang ra so sánh hoặc tương đồng với Ngài cho được. Tất cả đã được xác định với đa dạng bằng chứng như nghe, thấy, suy nghĩ và bản năng tự nhiên. Và các bằng chứng đó đã được trình bày khắp mọi nơi như ở trên trời, ở ngay trên cơ thể của con người, tất cả đều khẳng định sứ mạng của Thiên Sứ là thật, việc thưởng phạt là thật, tất cả mọi thông tin được Thiên Sứ thông báo là thật và tôn giáo Islam là chân lý, nhưng khi con người không chấp nhận chân lý thì sẽ phải sa vào lầm lạc. Xin tạ ơn Allah đã hướng dẫn bề tôi là tín đồ Muslim.
Trong những nguyên nhân lớn nhất cấm cản theo chân lý và niềm tin Iman kế tiếp là sống theo thuyết duy vật, họ khẳng định con người trước đây không thể nhận định đúng đắn mãi cho đến thời hiện đại do áp dụng công nghệ kỷ thuật, nhờ nó mà con người đạt được cảnh giới của kiến thức. Quả là lời xúc phạm, ngụy biện láo khoét, ngạo mạn đến sự cống hiến của thế hệ trước, bởi sự thật không thể giấu kín dù đối với người có kiến thức kém cõi nhất. Nếu họ nói: Không có công nghệ và khoa học con người không thể đi đến đỉnh điểm vinh quang mãi cho đến khi con người áp dụng nó như thời hiện đại ngày nay, có lẽ sẽ được mọi người chấp nhận nhiều hơn. Còn gì dối trá hơn lời tuyên bố trên của họ. Chỉ cần một khối óc bình thường được tiếp thu kiến thức đúng đắn tức thời sẽ biết phân biệt và nhận định đúng sai về đức tin, về nhân cách, về tôn giáo, về cuộc sống, về lòng nhân từ và sự sáng suốt mà Thiên Sứ Muhammad ﷺ đã truyền đạt, được toàn thể tín đồ Muslim tiếp nhận, học hỏi và truyền dạy lại thế hệ sau cho đến hiện tại, với kiến thức đúng đắn đó đã mang lại cho Islam mọi điều tốt đẹp ở trong tôn giáo và cuộc sống thực tại. Đối với những ai sống theo chủ nghĩa duy vật luôn thoi thúc họ đuổi theo cuộc sống vật chất và chỉ muốn lấp đầy mỗi ham muốn cuồng tín, từ đó họ ngày càng chìm sâu xuống đáy, tuy nhiên đối với nhóm này đừng tưởng Allah sẽ không tính sổ với họ, hãy nghe Allah phán:
﴿وَلَا تَحۡسَبَنَّ ٱللَّهَ غَٰفِلًا عَمَّا يَعۡمَلُ ٱلظَّٰلِمُونَۚ﴾ إبراهيم: 42
{Và Ngươi (Muhammad) đừng tưởng rằng Allah đã cố tình làm ngơ trước mọi bất công của những kẻ tàn bạo.} Ibrohim: 42 (chương 14).
Giá như không còn sót lại trần gian này một số biểu hiệu của các tôn giáo trước đây trong một số dân tộc con người là đã không giúp cho xã hội con người phát triển đến tận bây giờ được, thấy rằng những ai biết bám lấy tôn giáo làm lề lối sống thì họ có cuộc sống rất tốt đẹp và hạnh phúc, chẳng hạn như nhóm đa thần Ả Rập. Nhóm này chỉ đi lệch mỗi niềm tin Iman về thờ phượng Allah duy nhất là không công nhận sự thưởng phạt, mặc dù vậy nhưng họ vẫn còn tốt hơn nhiều so với nhóm sống theo chủ nghĩa duy vật.
Các vị Thiên Sứ đã mang đến cho quần chúng những lời thiên khải và chỉ đạo từ Thượng Đế để hướng con người đến mọi điều tốt đẹp, đến với ánh sang của kiến thức và làm cuộc sống giáo dân được cải thiện tốt hơn về mọi mặt. Chỉ với một khói óc bình thường biết chấp nhận chân lý sẽ rất cần đến tôn giáo, sẽ biết hạ mình đón nhận tất cả những gì được giới Thiên Sứ truyền đạt, bởi họ biết được cho dù con người có tập trung lại tất cả cũng chẳng đạt được đỉnh điểm của vinh quanh nếu như không áp dụng theo chỉ dẫn của các vị Thiên Sứ đã trình bày và nếu như không có giới Thiên Sứ là con người sẽ vô trật tự, sống mù quáng, tự đẩy mình vào chổ diệt vong:
﴿لَقَدۡ مَنَّ ٱللَّهُ عَلَى ٱلۡمُؤۡمِنِينَ إِذۡ بَعَثَ فِيهِمۡ رَسُولٗا مِّنۡ أَنفُسِهِمۡ يَتۡلُواْ عَلَيۡهِمۡ ءَايَٰتِهِۦ وَيُزَكِّيهِمۡ وَيُعَلِّمُهُمُ ٱلۡكِتَٰبَ وَٱلۡحِكۡمَةَ وَإِن كَانُواْ مِن قَبۡلُ لَفِي ضَلَٰلٖ مُّبِينٍ ١٦٤﴾ آل عمران: 164
Chắc chắn rằng Allah đã gia ân nhiều cho nhóm người có đức tin khi Ngài đã lựa chọn một vị Thiên Sứ trong số chúng để truyền đạt cho chúng các lời mặc khải của Ngài, để tẩy sạch chúng, để dạy chúng Kinh Sách và chân lý trong khi trước đây chúng là đám người lầm lạc dốt nát. Ali I’mron: 164 (chương 3).
Bởi lẽ, chỉ với một khối óc đơn thuần sẽ không thể đưa con người đạt đến chân lý đúng đắn cho đến khi con người tiếp nhận luôn những gì của các vị Thiên Sứ truyền đạt, có thế con người mới được thắng lợi vinh quang. Đối với những ai nghiên cứu tôn giáo Islam qua hai nguồn gốc chính từ Qur’an và Sunnah dù chỉ tìm hiểu khái quát hay tỉ mỉ cũng đều nhận ra một điều con người sẽ không đạp chân lên đỉnh điểm của thành công cho đến khi họ biết bám lấy chỉ đạo và di huấn của Islam, rằng Nó (Islam) sẽ cải thiện niềm tin (bày trừ mê tín dị đoan), rèn luyện nhân cách, đạo đức con người và thúc đẩy con người luôn có hành động đứng đắn, gương mẫu, từ đó cải thiện được mọi vấn đề xã hội và hướng con người đến với sự tốt đẹp mỹ mãn.
Cuối cùng cầu xin bình an và phúc lành cho Thiên Sứ Muhammad ﷺ và cho gia quyến của Người.