Giáo Lý Thực Hành Đơn Giản Từ Hào Quang Qur’an và Sunnah:
Thức Ăn, Giết Thịt & Săn Bắn
] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامية [
Biên soạn
Tập thể U’lama ưu tú
Dịch thuật:
Abu Hisaan Ibnu Ysa
2014 - 1435
الفقه الميسر في ضوء الكتاب والسنة:
كتاب الأطعمة والذبائح والصيد
« باللغة الفيتنامية »
جمع وترتيب:
جماعة من العلماء
ترجمة: أبو حسان محمد زين بن عيسى
2014 - 1435
Chương 5:
LƯƠNG THỰC, GIẾT THỊT & SĂN BẮN
Gồm Tất Cả Ba Phần
Phần Một: Về lương thực.
Chủ đề thứ nhất: Định nghĩa và giáo lý nguyên thủy lương thực.
1- Định nghĩa: Lương thực là tất cả những gì mà con người có thể ăn được từ những thực phẩm xung quanh.
2- Giáo lý nguyên thủy về lương thực: Dựa vào các câu Kinh sau để làm chuẩn mực đâu là lương thực được phép và không được phép ăn, Allah phán:
﴿قُل لَّآ أَجِدُ فِي مَآ أُوحِيَ إِلَيَّ مُحَرَّمًا عَلَىٰ طَاعِمٖ يَطۡعَمُهُۥٓ إِلَّآ أَن يَكُونَ مَيۡتَةً أَوۡ دَمٗا مَّسۡفُوحًا أَوۡ لَحۡمَ خِنزِيرٖ فَإِنَّهُۥ رِجۡسٌ أَوۡ فِسۡقًا أُهِلَّ لِغَيۡرِ ٱللَّهِ بِهِۦۚ فَمَنِ ٱضۡطُرَّ غَيۡرَ بَاغٖ وَلَا عَادٖ فَإِنَّ رَبَّكَ غَفُورٞ رَّحِيمٞ ١٤٥﴾ (سورة الأنعام : 145)
{Hãy bảo họ (hỡi Muhammad!): “Rằng Ta không thấy trong những gì được mặc khải cho Ta có khoản nào cấm người Muslim không dùng đến thức ăn trừ phi thức ăn đó là thịt của xác chết, hoặc là máu tuôn ra, hoặc là thịt của con heo bởi vì nó Najis (ô uế, bẩn thỉu) hoặc là những gì được dâng cúng thần linh khác ngoài Allah.” Nhưng ai vì nhu cầu sống chết đành phải ăn (những thức ăn cấm này) chứ không cố ý hay quá độ (thì hãy biết) quả thật, Thượng Đế của Ngươi (Muhammad) là Đấng Tha Thứ, Đấng Khoan Dung.} Al-An-a'm: 145 (chương 6), Allah phán ở chương khác:
﴿وَيُحِلُّ لَهُمُ ٱلطَّيِّبَٰتِ وَيُحَرِّمُ عَلَيۡهِمُ ٱلۡخَبَٰٓئِثَ﴾ الأعراف: 157
“Và Y (Muhammad) cho phép họ dùng mọi thứ tốt đẹp, sạch sẽ và cấm họ dùng mọi thứ dơ bẩn, ô uế, không sạch sẽ.” Al-A’raaf: 157 (chương 7), Allah phán ở chương khác:
﴿قُلۡ مَنۡ حَرَّمَ زِينَةَ ٱللَّهِ ٱلَّتِيٓ أَخۡرَجَ لِعِبَادِهِۦ وَٱلطَّيِّبَٰتِ مِنَ ٱلرِّزۡقِۚ﴾ الأعراف: 32
Hãy hỏi chúng (Muhammad): “Ai dám cấm sự tráng lệ (từ các món trang sức xin đẹp) và các loại thức ăn tốt sạch khác mà Allah đã tạo ra cho các bề tôi của Ngài sử dụng và hưởng thụ.” Al-A'raaf: 32 (chương 7).
Qua các câu Kinh nói lên rằng lương thực có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về trí não và tư cách của con người, nếu ăn thức ăn sạch, thức ăn tốt sẽ tạo nên bản tính tốt đẹp và bằng ngược lại thì kết quả sẽ ngược lại. Vì thế, Allah chỉ cho phép tín đồ Muslim chỉ được phép dùng lương thực sạch tốt và cấm tất cả lương thực dơ có hại.
Theo nguyên thủy thì tất cả lương thực đều được phép dùng ngoại trừ những loại lương thực bị giáo lý liệt kê cấm, bởi Allah đã phán:
﴿وَقَدۡ فَصَّلَ لَكُم مَّا حَرَّمَ عَلَيۡكُمۡ إِلَّا مَا ٱضۡطُرِرۡتُمۡ إِلَيۡهِۗ﴾ الأنعام: 119
Và chắc chắn (Allah) đã giải thích rất rõ ràng cho các người thực phẩm nào đã cấm các người dùng ngoại trừ trường hợp bất đắc dĩ bắt buộc phải dùng (để sống). Al-An-a'm: 119 (chương 6).
Sự phân tích đó được nêu rõ trong các thể loại sau:
1- Về những điều được phép.
2- Về những điều bị cấm.
3- Về những điều giáo lý im lặng về nó.
Nabi đã nói về ba vấn đề trên trong Hadith:
((إِنَّ اللهَ فَرَضَ فَرَائِضَ فَلاَ تُضَيِّعُوهَا، وَحَدَّ حُدُودًا فَلاَ تَعْتَدُوهَا، وَحَرَّمَ حُرُمَاتٍ فَلاَ تَنْتَهِكُوهَا، وَسَكَتَ عَنْ أَشْيَاءَ رَحْمَةً لَكُمْ غَيْرَ نِسْيَانٍ فَلاَ تَبْحَثُوا عَنْهَا))
“Quả thật, Allah Đấng Hùng Mạnh và Tối Cao đã qui định nhiệm vụ cho các ngươi bởi thế chớ lơ là về nó, Ngài đã định ra nhiều giới luật bởi thế chớ vi phạm nó, Ngài đã nghiêm cấm nhiều điều bởi thế chớ có làm nó và Ngài đã im lặng về một số điều đó là hồng ân dành cho các người chứ Ngài không bị quên bởi thế chớ tìm kiếm đến nó.”( )
Chủ đề thứ hai: Về các loại lương thực giáo luật cho phép.
Trong vấn đề có một qui tắc quan trọng là “tất cả thức ăn sạch, không chứa độc tố là được phép dùng” và lương thực được phép dùng chia làm hai loại: Thực vật như hoa, quả; và thứ hai là động vật, loại này chia thành hai thể loại nữa đó là động vật trên cạn và động vật dưới nước (gồm nước ngọt và nước mặn).
1- Về động vật dưới nước: Là những loại động vật chỉ sống duy nhất trong nước như tất cả các loài cá và những loài sinh vật khác, ngoại trừ loài động vật nào có chứa độc tố thì bị cấm bởi chất độc trên cơ thể chúng. Tương tự, cấm tất cả động vật ăn thức ăn bẩn như họ loài ếch, cộng thêm có Hadith không cho phép giết loài ếch và cá sấu bởi chúng là loại ăn tạp và có nanh dùng để tấn công với bằng chứng Allah phán mang ý nghĩa chung rằng:
﴿وَيُحَرِّمُ عَلَيۡهِمُ ٱلۡخَبَٰٓئِثَ﴾ الأعراف: 157
“Và cấm họ dùng mọi thứ dơ bẩn, ô uế, không sạch sẽ.” Al-A’raaf: 157 (chương 7).
Được phép ăn động vật dưới nước không phân biệt được người Muslim hay người ngoại đạo đánh bắt, kể cả động vật dưới nước đó có giống tên gọi hoặc hình dạng với động vật trên cạn, tất cả đều được phép ăn thịt mà không cần giết theo luật Islam, bởi Allah phán:
﴿ أُحِلَّ لَكُمۡ صَيۡدُ ٱلۡبَحۡرِ وَطَعَامُهُۥ مَتَٰعٗا لَّكُمۡ وَلِلسَّيَّارَةِۖ ﴾ المائدة: 96
Các người được phép tự do đánh bắt trên biển và dùng nó làm lương thực dự trữ tại nhà và đi đường. Al-Maa-idah: 96 (chương 5). Ibnu A’bbaas nói: “Tức tất cả những sinh vật được săn bắt từ nước là được phép dùng làm lương thực để ăn.”( )
Và vì Hadith do Abu Hurairah kể: Một người đàn ông nói: Thưa Rasul của Allah, khi chúng tôi ra khơi chỉ mang theo ít nước ngọt, nếu dùng lấy Wudu từ số nước đó thì chúng tôi sẽ chết khát, vậy chúng tôi có được phép lấy Wudu từ nước biển không ? Rasul đáp:
((هُوَ طَهُورٌ مَاؤُهُ، الحِلُّ مَيْتَتُهُ))
“Nước biển là tinh khiết và xác chết (của sinh vật) biển là được phép dùng.”( )
2- Về động trên cạn: Những loại động vật được phép ăn qua bằng chứng từ Qur’an và Hadith:
a) Loài An-a’m, bởi Allah phán:
﴿وَٱلۡأَنۡعَٰمَ خَلَقَهَاۖ لَكُمۡ فِيهَا دِفۡءٞ وَمَنَٰفِعُ وَمِنۡهَا تَأۡكُلُونَ ٥﴾ النحل: 5
Và loài An-a’m Ngài đã tạo ra chúng, Ngài cho các ngươi sử dụng chúng để cưỡi, để mang lại các nguồn lợi khác cho các ngươi và để các ngươi dùng thịt chúng. Al- Nahl: 5 (chương 16), Allah phán ở chương kinh khác:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَوۡفُواْ بِٱلۡعُقُودِۚ أُحِلَّتۡ لَكُم بَهِيمَةُ ٱلۡأَنۡعَٰمِ ﴾ المائدة: 1
Này hỡi những người có đức tin, các ngươi hãy làm tròn bổn phận mà các ngươi giao kèo, đã hứa hẹn. Các ngươi được phép dùng loài gia súc An-a’m. Al-Maa-idah: 1 (chương 5).
Và loài gia súc An-a’m gồm lạc đà, bò, cừu (trừu) và dê.
b) Ngựa, bởi Hadith do Jaabir bin Abdullah kể: “Trong trận chiến Khaibar Rasul đã cấm ăn thịt lừa và cho phép ăn thịt ngựa.”( )
c) Dhob là động vật thuộc loài bò sát có hình dạng giống kỳ đà Châu Phi, dương vật của nó chia làm hai nhánh nên được gọi là con vật có hai dương vật, sống thọ được bảy trăm năm, không bao giờ uống nước, cứ mỗi bốn mươi ngày thì tiểu một giọt, răng không bao giờ rụng, có lời nói rằng răng loài động vật này là một khối duy nhất, có lời kể rằng ăn thịt Dhob sẽ không bị khát nước và Dhob không bao giờ ra khỏi hang vào mùa đông.
Loài động vật này được phép ăn vì có Hadith do Ibnu A’bbaas kể: “Mọi người đã ăn thịt con Dhob ngay trên bàn ăn cùng với Rasul của Allah.”( ) Và Rasul đã nói: ((كُلُوا فَإِنَّهُ حَلاَلٌ وَلَكِنَّهُ لَيْسَ مِنْ طَعَامِى)) “Mọi người cứ ăn đi, quả thật, nó được phép ăn thịt nhưng nó không phải loại thức ăn của bộ tộc Ta.”( )
d) Ngựa vằn, bởi Hadith do Abu Qataadah kể rằng ông đã săn được con ngựa vằn và đã giết thịt, Rasul hỏi: ((هَلْ مَعَكُمْ مِنْ لَحْمِهِ شَىْءٌ ؟)) “Các ngươi còn thịt của nó không ?” Abu Qataadah đáp: còn cái chân. Thế là Người đã lấy cái chân đó đi ăn.( )
e) Thỏ, vì Hadith do Anas kể ông đã săn được con thỏ, ông Abu Talhah đã giết thịt và gởi phần hông con thỏ cho Nabi và Người đã nhận.( )
f) Linh cẩu, bởi Hadith do Jaabir kể: Tôi đã hỏi Rasul của Allah về loài linh cẩu thì Người đáp:
((هُوَ صَيْدٌ وَيُجْعَلُ فِيهِ كَبْشٌ إِذَا صَادَهُ الْمُحْرِمُ))
“Nó là thú để săn ăn thịt, nếu người hành hương Hajj (hoặc U’mrah) săn phải chúng phải bồi thường một con cừu.”( )
Học giả chuyên Hadith Ibnu Hajar nói: “Việc được phép ăn thịt linh cẩu là có bằng chứng từ vài Hadith chấp nhận được tính xác thực của Hadith.”( )
g) Gà, bởi do Abu Musa kể: “Tôi nhìn thấy Rasul của Allah ăn thịt gà.”( ) và được xem tương tự như gà đó là ngỗng và vịt bởi chúng cũng thuộc loài sạch sẽ nằm trong lời phán chung của Allah,
﴿أُحِلَّ لَكُمُ ٱلطَّيِّبَٰتُ﴾ المائدة: 4
Các ngươi được phép dùng mọi thứ sạch tốt. Al-Maa-idah: 4 (chương 5).
h) Châu chấu, cào cào, bởi do Hadith Abdullah bin Abi Awfa kể: “Chúng tôi đã tham chiến cùng Nabi sáu hoặc bảy trận chiến, lúc đó chúng tôi đã ăn cào cào.”( )
Chủ đề thứ ba: Về các loại lương thực bị cấm ăn.
Nguyên nhân chính làm cho lương thực bị cấm ăn đó là tất cả lương thực phát triển từ nguồn thức ăn bẩn, có chứa độc tố thì không được phép dùng, cụ thể như:
1- Trong Qur’an Allah liệt kê ra mười loại lương thực cấm người Muslim dùng,
﴿حُرِّمَتۡ عَلَيۡكُمُ ٱلۡمَيۡتَةُ وَٱلدَّمُ وَلَحۡمُ ٱلۡخِنزِيرِ وَمَآ أُهِلَّ لِغَيۡرِ ٱللَّهِ بِهِۦ وَٱلۡمُنۡخَنِقَةُ وَٱلۡمَوۡقُوذَةُ وَٱلۡمُتَرَدِّيَةُ وَٱلنَّطِيحَةُ وَمَآ أَكَلَ ٱلسَّبُعُ إِلَّا مَا ذَكَّيۡتُمۡ وَمَا ذُبِحَ عَلَى ٱلنُّصُبِ﴾ المائدة: 3
Các ngươi bị cấm dùng (thịt của) xác chết, máu, thịt heo, các món vật dâng cúng cho ai khác ngoài Allah, những con vật bị chết ngạt thở, những con vật bị đập chết, những con vật bị rơi từ trên cao xuống chết, những con vật bị húc chết (bằng sừng), những con vật bị thú dữ ăn đi mất một phần trừ phi các ngươi làm cho sạch (bằng cách cắt cổ chúng theo nghi thức), những món vật cúng tế trên bàn thờ (hay trên đá). Al-Maa-idah: 3 (Chương 5).
- Xác chết là động vật chết tự nhiên không do cắt cổ theo luật Islam, cấm là do gây hại đến sức khỏe bởi máu bị tồn động trong cơ thể con vật và con vật có thể ăn phải thức ăn có độc. Nhưng khi rơi vào trường hợp bất đắc dĩ thì được phép ăn xác chết động vật để duy trì mạng sống.
- Máu bị cấm là loại máu tuôn trào từ cơ thể động vật, loại máu này bị cấm dùng bởi ở câu Kinh Allah phán rất chi tiết,
﴿أَوۡ دَمٗا مَّسۡفُوحًا﴾ (سورة الأنعام : 145)
{“hoặc là máu tuôn ra.”} Al-An-a'm: 145 (chương 6). Riêng phần máu tồn động trong thịt sau khi cắt cổ thì đó là máu được phép dùng, ngoài ra được phép dùng hai loại máu khác đó là gan và lá lách.
- Thịt heo bởi đây là loại động vật ô uế, ăn tạp mọi thức ăn bẩn gây hại trực tiếp đến sức khỏe từ loại thịt này rất cao, những điều bẩn thiểu này được Allah nói rõ trong câu Kinh:
﴿إِلَّآ أَن يَكُونَ مَيۡتَةً أَوۡ دَمٗا مَّسۡفُوحًا أَوۡ لَحۡمَ خِنزِيرٖ فَإِنَّهُۥ رِجۡسٌ أَوۡ فِسۡقًا أُهِلَّ لِغَيۡرِ ٱللَّهِ بِهِۦۚ﴾ (سورة الأنعام : 145)
{“trừ phi thức ăn đó là thịt của xác chết, hoặc là máu tuôn ra, hoặc là thịt của con heo bởi vì nó Najis (ô uế, bẩn thỉu) hoặc là những gì được dâng cúng thần linh khác ngoài Allah.”} Al-An-a'm: 145 (chương 6).
- Cúng tế thần linh ngoài Allah, tức cắt cổ con vật không nhắc tên Allah, hoặc không vì Allah mà vì một ai đó hay một thần linh nào đó thì xác con vật đó bị cấm dùng, bởi đã vi phạm đại tội Shirk (tổ hợp) xóa đi bản chất Tawhid (độc thần). Bởi một con vật bị giết thịt mang ý nghĩa là thờ phượng và sự thờ phượng buộc phải vì Allah duy nhất, như Allah đã phán:
﴿فَصَلِّ لِرَبِّكَ وَٱنۡحَرۡ ٢﴾ الكوثر: 2
Bởi thế, hãy chỉ vì Thượng Đế Ngươi (Muhammad) mà dâng lễ Salah và giết thịt (súc vật). Al-Kawthar: 2 (chương 108).
- Chết ngạt thở, là con vật chết do bị thắt cổ không phân biệt là bị hành động vô tình hay cố ý.
- Bị đập chết, là con vật bị đập chết bằng gậy hoặc bằng vật nặng đến chết.
- Bị rơi từ trên cao xuống chết, là con vật chết do rơi từ trên núi, đồi xuống chết.
- Bị húc chết (bằng sừng), là con vật bị con vật khác dùng sừng đâm chết.
- Bị thú dữ ăn đi mất một phần, là con vật bị thú dữ như sư tử, hoặc cọp, hoặc cáo, hoặc báo, hoặc chó ăn đi một phần cơ thể và chết vì lý do đó thì không được phép ăn thịt, nhưng khi phát hiện kịp và cắt cổ lúc con vật vẫn còn sống thì được phép ăn thịt bởi Allah phán:
﴿إِلَّا مَا ذَكَّيۡتُمۡ﴾ المائدة: 3
trừ phi các ngươi làm cho sạch (bằng cách cắt cổ chúng theo nghi thức). Ma-i-dah: 3 (Chương 5).
- Cúng tế trên bàn thờ, là tất cả lương thực được bày ra cúng trên bàn thờ, trên phiếm đá là bị cấm dùng.
2- Các loại gây hại như có chứa chất độc, rượu, tất cả chất gây say, gây nghiện, bởi Allah phán:
﴿وَلَا تُلۡقُواْ بِأَيۡدِيكُمۡ إِلَى ٱلتَّهۡلُكَةِ﴾ البقرة: 195
{Và cấm các ngươi dùng tự tay đẩy các ngươi vào chỗ tự hủy.} Al-Baqarah: 195 (chương 2), và Allah phán ở chương khác:
﴿وَلَا تَقۡتُلُوٓاْ أَنفُسَكُمۡۚ﴾ النساء: 29
Và các người chớ giết hại bản thân các người. Al-Nisa: 29 (chương 4).
3- Phần cơ thể bị cắt lìa lúc con vật còn sống, bởi Hadith do Abu Waaqid Al-Laithi dẫn lời Rasul của Allah: ((مَا قُطِعَ مِنَ الْبَهِيمَةِ وَهِيَ حَيَّةٌ فَهِيَ مَيْتَةٌ)) “Phần cơ thể bị cắt đứt khỏi động vật lúc còn sống thì đó là xác chết.”( )
4- Thú săn mồi, là tất cả động vật dùng nanh để săn mồi như sư tử, cọp, báo, beo, cáo, chó... bởi Hadith do Abu Tha’labah Al-Khushani nói: “Rasul của Allah cấm ăn thịt tất cả động vật dùng nanh để săn mồi.”( ) và Nabi đã nói: ((كُلُّ ذِى نَابٍ مِنَ السِّبَاعِ فَأَكْلُهُ حَرَامٌ)) “Tất cả động vật dùng nanh săn mồi, việc ăn thịt chúng là bị cấm.”( )
5- Chim săn mồi, là tất cả loài chim dùng móng vuốt để săn mồi như diều hâu, đại bàng, chim cắt, chim ưng, chim cú mèo... bởi Hadith Ibnu A’bbaas kể: “Rasul của Allah cấm ăn thịt tất cả động vật săn mồi bằng nanh và tất cả loài chim săn mồi bằng móng vuốt.”( )
6- Cấm ăn thịt loài chim ăn xác chết như đại bàng, kền kền, quạ, bởi chúng ăn thức ăn bẩn.
7- Cấm ăn tất cả động vật khuyến khích giết chúng như rắn, bò cạp, chuột, diều hâu, bởi Hadith A’-ishah dẫn lời Rasul :
((خَمْسٌ مِنَ الدَّوَابِّ كُلُّهُنَّ فَاسِقٌ، يُقْتَلْنَ فِي الْحَرَمِ: الْغُرَابُ وَالْحِدَأَةُ وَالْعَقْرَبُ وَالْفَأْرَةُ وَالْكَلْبُ الْعَقُورُ))
“Năm loại động vật có hại, hãy giết chúng dùng đang hãm mình hành hương: Quạ, diều hâu, bò cạp, chuột và chó dữ.”( ) bởi chúng thuộc loài động vật ăn bẩn.
8- Cấm ăn thịt lừa, bởi Hadith do Jaabir kể: “Quả thật, Nabi đã cấm ăn thịt lừa trong trận chiến Khaibar.”( )
9- Cấm ăn những loại động vật ăn thức ăn bẩn như chuột, rắn, ruồi, ong, bởi Allah phán:
﴿وَيُحَرِّمُ عَلَيۡهِمُ ٱلۡخَبَٰٓئِثَ﴾ الأعراف: 157
“Và cấm họ dùng mọi thứ dơ bẩn, ô uế, không sạch sẽ.” Al-A’raaf: 157 (chương 7),
10- Cấm ăn loại động vật mà thức ăn chúng phần lớn là thức ăn bẩn dù đó là động vật được phép ăn thịt như lạc đà, bò, cừu, dê, gà, vịt, cá nuôi cầu vệ sinh. Trừ khi nuôi chúng lại bằng thức ăn sạch sẽ trong khoảng thời gian dài thì được phép ăn thịt chúng trở lại, bởi Hadith Ibnu U’mar kể: “Rasul cấm ăn thịt động vật mà phần lớn thức ăn của chúng là thức ăn bẩn.”( )
Xưa kia, mỗi lần muốn ăn loại động vật này là Ibnu U’mar đã nhốt lại ba ngày, có người nói là nhiều hơn ba ngày trước khi ăn thịt.
Chủ đề thứ tư: Những loại lương thực mà giáo lý im lặng.
Tất cả những loại lương thực mà giáo lý im lặng, không có bằng chứng cấm thì đó là thực phẩm được phép ăn bởi trong nguyên thủy tất cả lương thực được phép dùng, bởi Allah phán:
﴿هُوَ ٱلَّذِي خَلَقَ لَكُم مَّا فِي ٱلۡأَرۡضِ جَمِيعٗا ﴾ البقرة: 29
{Ngài là Đấng đã tạo cho các ngươi tất cả mọi vật trên trái đất.} Al-Baqarah: 29 (Chương 2).
Vì Hadith Abu Al-Darda dẫn lời Rasul rằng:
))مَا أَحَلَّ اللَّهُ فِى كِتَابِهِ فَهُوَ حَلاَلٌ وَمَا حَرَّمَ فَهُو حَرَامٌ وَمَا سَكَتَ عَنْهُ فَهُوَ عَافِيَةٌ، فَاقْبَلُوا مِنَ اللَّهِ عَافِيَتَهُ، فَإِنَّ اللَّهَ لَمْ يَكُنْ نَسِيًّا((
“Những gì Allah cho phép trong Qur’an thì nó Halal (được phép), những gì cấm thì đó là Haram (bị cấm), còn những gì im lặng là sự rộng lượng cho các ngươi. Các ngươi hãy đón tiếp hồng ân đó nơi Allah cho các ngươi chứ Ngài không hề bị sơ suất, quê lãng bất cứ gì” rồi Người đọc:
﴿وَمَا كَانَ رَبُّكَ نَسِيّٗا ٦٤﴾ (مريم: 64)
{Thế nên Thượng Đế của Người chẳng bao giờ bị quên lãng.} Mar-yam: 64 (Chương 19)( )
Chủ đề thứ năm: Những loại lương thực không nên ăn.
Không nên ăn tỏi, hành đỏ và tất cả thực phẩm có mùi hôi tương tự hành tây, củ cải trắng đặc biệt khi muốn đến Masjid hoặc những nơi tập trung để tụng niệm, thờ phượng, bởi Hadith Jaabir dẫn lời Rasul rằng:
((مَنْ أَكَلَ مِنْ هَذِهِ الشَّجَرَةِ الْمُنْتِنَةِ فَلاَ يَقْرَبَنَّ مَسْجِدَنَا فَإِنَّ الْمَلاَئِكَةَ تَأَذَّى مِمَّا يَتَأَذَّى مِنْهُ الإِنْسُ))
“Ai ăn loại thực phẩm hôi tanh này (tỏi và hành) thì đừng đến gần Masjid của Ta, quả thật, Thiên Thần thấy khó chịu giống như con người cảm thấy khó chịu vậy.”( ) có đường truyền khác ghi: ((حَتَّى يَذْهَبَ رِيحُهَا)) “Cho đến khi mất hết mùi.” Nhưng sau khi đã nấu chín làm chúng mất mùi thì được ăn, bởi U’mar bin Khattaab nói: “Ai muốn ăn hai lại thực phẩm này thì hãy nấu chín trước khi ăn.”( ) Và theo đường truyền do Jaabir truyền lại: “Ta nhận thấy không nên ăn tươi sống.”( )
Chủ đề thứ sáu: Cung cách ăn uống theo Nabi .
Islam có giáo dục rõ ràng cung cách ăn uống mà tín đồ Muslim cần phải học hỏi và áp dụng, gồm:
1- Đọc Bismillah khi bắt đầu ăn, bởi Hadith U’mar bin Abi Salamah kể: Lúc tôi còn nhỏ ở trong nhà của Rasul , tôi cứ mãi dùng tay khuấy mâm thức ăn, nên Rasul nói với tôi:
((يَا غُلاَمُ سَمِّ اللَّهَ، وَكُلْ بِيَمِينِكَ، وَكُلْ مِمَّا يَلِيكَ))
“Này cháu bé, hãy nói Bismillah, ăn bằng tay phải và ăn những phần thức ăn trước mặt cháu.” Từ đó tôi ăn theo phong cách đó.( )
2- Ăn bằng tay phải, bởi Hadith ở trên.
3- Ăn những phần thức ăn trước mặt, cũng với bằng chứng là Hadith trên, trừ phi ăn cùng với tập thể không cảm thấy khó chịu về tác phong ăn uống thì được phép lấy thức ăn xung quanh mâm ăn trước, bởi Hadith Anas kể về câu chuyện người thợ may mời Nabi dùng bửa: “Tôi thấy Nabi chỉ lựa bí ngô xunh quanh mâm mà ăn.”( ) Hoặc chỉ ăn một mình hoặc trước mặt bày ra nhiều loại thức ăn khác nhau thì được phép lấy những thức ăn không có trước mặt mình từ chổ khác nhưng không gây phiền đến người khác.
4- Nói Alhamdulillah sau bửa ăn, bởi Hadith Abu Umaamah kể: Sau khi Rasul ăn uống xong là người liền nói:
((الْحَمْدُ لِلَّهِ حَمْداً كَثِيراً طَيِّباً مُبَارَكاً فِيهِ غَيْرَ مُوَدَّعٍ وَلاَ مُسْتَغْنًى عَنْهُ رَبُّنَا))
((Al ham du lil la hi ham dan ka thi ran, tai yi ban mu baa ra kan fi hi, ghai ra mu wad da i’n, wa la mus tagh nan a’n hu rab bu na))( )
Vì Nabi nói:
((إِنَّ اللَّهَ لَيَرْضَى عَنِ الْعَبْدِ أَنْ يَأْكُلَ الأَكْلَةَ فَيَحْمَدَهُ عَلَيْهَا أَوْ يَشْرَبَ الشَّرْبَةَ فَيَحْمَدَهُ عَلَيْهَا))
“Quả thật, Allah lấy làm hài lòng đối với bề tôi nào sau khi ăn, uống biết nói lời tạ ơn Ngài.”( )
5- Nên bày thức ăn trên tấm trải, bởi Hadith do Anas bin Maalik kể: “Nabi chưa từng ăn trên bàn, cũng không bằng chén và cũng chưa từng ăn loại bánh mì loại đắt tiền.” Anas hỏi Qataadah : “Anh có biết Rasul ăn như thế nào không ?” Qataadah đáp: “Người bày thức ăn trên tấm trải.”( )
Hadith nói lên cuộc sống giản dị của Nabi không màng đến cuộc sống cơ hàn, khốn khó. Tuy nhiên, không cấm người Muslim sử dụng vật dụng thời hiện đại để ăn uống như bàn, chén, dĩa, nĩa...
6- Không nên ngồi dựa khi ăn, bởi Hadith A’-ishah nói: Thưa Rasul của Allah, hãy dựa lưng mà ăn sẽ dễ dàng hơn cho Chàng. Người đáp:
((لَا، بَلْ آكُلُ كَمَا يَأْكُلُ الْعَبْدُ وَأَجْلِسُ كَمَا يَجْلِسُ الْعَبْدُ))
“Không Ta sẽ ăn như cách của một nô lệ và ngồi như cách ngồi của một nô lệ.”( )
Và vì Hadith Abu Juhaifah dẫn lời Rasul :
((إِنِّي لَا آكُلُ مُتَّكِئاً))
“Quả thật, Ta không bao giờ dựa lưng để ăn.”( )
7- Không chê thức ăn không ưa thích, bởi Hadith do Abu Hurairah kể: “Rasul của Allah chưa từng chê thức ăn bao giờ, thích thì Người ăn, không thích thì Người không ăn.”( )
8- Nên ăn thức ăn xung quanh dĩa trước, không nên bắt đầu ăn ngay chính giữa, bởi Hadith Ibnu A’bbaas đã mang cho Nabi một bát thức ăn bằng Thareed( ), Nabi nói:
((كُلُوا مِنْ جَوَانِبِهَا وَلاَ تَأْكُلُوا مِنْ وَسَطِهَا، فَإِنَّ الْبَرَكَةَ تَنْزِلُ فِى وَسَطِهَا))
“Hãy bắt đầu ăn xung quanh trước, đừng có ăn ngay phần chính giữa bởi hồng phúc được ban xuống ở chính giữa thức ăn.”( )
9- Nên ăn bóc bằng ba ngón tay và liếm sạch sau khi xong bữa, bởi Hadith Ka’b bin Maalik kể: “Xưa kia, Nabi ăn bóc bằng ba ngón tay và không chùi tay cho đến khi liếm sạch chúng.”( )
10- Ăn thức ăn bị rơi trong lúc đang ăn hoặc sau khi xong bữa, bởi Nabi nói:
((إِذَا سَقَطَتْ لُقْمَةُ أَحَدِكُمْ فَلْيُمِطْ عَنْهَا الأَذَى وَلْيَأْكُلْهَا وَلاَ يَدَعْهَا لِلشَّيْطَانِ))
“Khi thức ăn các ngươi bị rơi thì hãy lượm lên phủi sạch phần dơ và hãy ăn nó, đừng để cơ hội cho lũ Shaytaan.”( )
11- Ăn sạch các vật dụng đựng thức ăn, bởi có Hadith Nabi bảo chúng ta phải ăn hết tất cả thức ăn còn sót trên vật dụng đựng thức ăn và có đường truyền khác ghi rằng: Sau khi Nabi bảo liếm các ngón tay và vật dụng đựng thức ăn thì bảo: ((إِنَّكُمْ لاَ تَدْرُونَ فِى أَيِّهِ الْبَرَكَةُ)) “Chắc chắc các ngươi không biết được trong phần thức ăn nào chứa hồng phúc.”( )
Phần Hai: Giáo lý giết thịt
Chủ đề thứ nhất: Ý nghĩa, thể loại giết thịt và giáo lý liên quan.
1- Định nghĩa giết thịt.
- Theo nghĩa ngôn ngữ là cắt cổ động vật.
- Theo nghĩa giáo lý là giết động vật trên cạn theo đường lối Islam. Cách giết thịt là cắt cổ - hoặc đâm yết hầu - đối với động vật sống trên cạn, được phép ăn, có khả năng khống chế, bằng cách cắt đứt hai cuống họng dẫn thức ăn, thức uống và hai sợi gân máu cặp hai bên hoặc làm chảy máu trên bất cứ bộ phận nào của động vật đối với động vật không thể khống chế.
2- Thể loại giết thịt, việc giết thịt động vật sống trên cạn theo đường lối Islam được chia làm ba loại:
a) Cắt cổ, là cắt đứt cuống họng của động vật theo điều khoản bắt buộc.
b) Đâm yết hầu, tức đâm vào phần lỏm nằm ở dưới cần cổ giáp với phần ngực, cách đâm này dành riêng cho giết thịt lạc đà, bởi Allah phán:
﴿فَصَلِّ لِرَبِّكَ وَٱنۡحَرۡ ٢﴾ الكوثر: 2
Bởi thế, hãy chỉ vì Thượng Đế Ngươi (Muhammad) mà dâng lễ Salah và đâm yếu hầu (súc vật). Al-Kawthar: 2 (chương 108).
c) Làm chảy máu, là cách giết động vật không bằng cắt cổ cũng không đâm yết hầu đối với con vật không có khả năng khống chế như săn động vật hoang dã bằng cách làm chảy máu bất cứ bộ phận nào của cơ thể con vật, bởi Hadith Raafe’ kể: Một con lạc đà sổng chạy thì liền bị một người đàn ông dùng tên bắt chết, Rasul bảo:
((مَا نَدَّ عَلَيْكُمْ فَاصْنَعُوا بِهِ هَكَذَا))
“Con vật nào sổng chạy thì các ngươi cứ làm như thế.”( )
3- Giáo lý giết thịt, giết thịt theo cách Islam đối với động vật có khả năng khống chế là điều bắt buộc mỗi khi muốn ăn thịt, đây là ý kiến đồng nhất của giới U’lama, bởi Allah phán:
﴿حُرِّمَتۡ عَلَيۡكُمُ ٱلۡمَيۡتَةُ﴾ المائدة: 3
Các ngươi bị cấm dùng (thịt của) xác chết. Maa-idah: 3 (Chương 5), câu Kinh cấm dùng xác chết động mà lý do chết không do giết thịt, ngoại trừ xác chết của cá, cào cào và tất cả sinh vật chỉ sống dưới nước.
Chủ đề thứ hai: Các điều khoản về giết thịt.
Điều khoản về giết thịt được chia làm ba thể loại:
1) Điều khoản liên quan đến người giết thịt.
2) Điều khoản liên quan đến con vật giết thịt.
3) Điều khoản liên quan đến vật dụng giết thịt.
Thứ nhất: Điều khoản liên quan đến người giết thịt.
1- Phải là người Muslim hoặc là người dân Kinh Sách( ); có lý trí bình thường; biết tự kiểm soát hành động không phân biệt nam hay nữ, bởi Allah phán:
﴿إِلَّا مَا ذَكَّيۡتُمۡ﴾ المائدة: 3
trừ phi các ngươi làm cho sạch (bằng cách cắt cổ chúng theo nghi thức). Al-Maa-idah: 3 (Chương 5), câu Kinh là bằng chứng phải là người Muslim. Còn bằng chứng về dân Kinh Sách thì Allah phán:
﴿وَطَعَامُ ٱلَّذِينَ أُوتُواْ ٱلۡكِتَٰبَ حِلّٞ لَّكُمۡ﴾ [سورة المائدة: 5]
{Và thực phẩm của những người dân Kinh sách là Halah (được phép) cho các ngươi (tín đồ Muslim dùng).} Al-Maa-idah: 5 (Chương 5). Ibnu A’bbaas nói: “Thực phẩm của họ chính là động vật do họ giết thịt.”( )
Ngoài ra, tất cả người ngoại đạo khác dù theo bất cứ tôn giao nào, hoặc người khùng điên, người say xỉn, trẻ em chưa biết tự kiểm soát thì động vật do họ giết đều không được phép dùng.
2- Không giết thịt vì thần linh khác ngoài Allah hoặc dùng tên tuổi ngoài các đại danh của Allah để giết, nếu giết thịt vì thần linh, hoặc vì người Muslim nào đó, hoặc vì Nabi thì thịt đó không được dùng, bởi Allah đã cấm về thực phẩm:
﴿وَمَآ أُهِلَّ لِغَيۡرِ ٱللَّهِ بِهِۦ﴾ المائدة: 3
Các món vật dâng cúng cho ai khác ngoài Allah. Al-Maa-idah: 3 (Chương 5).
Một khi con vật được giết thịt đúng theo hai điều khoản này thì thịt con vật được phép dùng, không phân biệt người giết thịt là nam hay nữ, đã già hay còn trẻ, người tự do hay là người nô lệ.
Thứ hai: Điều khoản liên quan đến con vật giết thịt.
1- Con vật phải bị cắt đứt hai cuống họng dẫn thức ăn, thức uống và hai mạch máu cặp bên hai bên cổ, bởi Hadith Raafe’ bin Khadeej dẫn lời Rasul :
((مَا أَنْهَرَ الدَّمَ وَذُكِرَ اسْمُ اللَّهِ عَلَيْهِ، فَكُلُوهُ، لَيْسَ السِّنَّ وَالظُّفُرَ))
“Bất cứ gì làm máu con vật tuôn trào và được nhắc tên Allah thì các ngươi hãy ăn thịt nó, ngoại trừ dùng xương và móng tay (chân).”( ) yêu cầu lúc cắt cổ máu phải chảy ra, cắt phải nhanh lẹ để con vật cảm thấy chết nhẹ nhành. Nếu con vật chết cho các lý do ngạc thở, bị đập đầu, bị rơi từ trên cao, bị sừng hút, bị thú dữ ăn thịt, bị bệnh, bị dính lưới hoặc bị tai nạn, trừ khi phát hiện con vật vẫn còn cử động các chi hoặc mắt còn nhắm mở thì được phép cắt cổ và con vật trở nên Halal (được phép) ăn thịt, bởi Allah phán:
﴿إِلَّا مَا ذَكَّيۡتُمۡ﴾ المائدة: 3
trừ phi các ngươi làm cho sạch (bằng cách cắt cổ chúng theo nghi thức). Al-Maa-idah: 3 (Chương 5), tức sau khi cắt cổ đúng luật Islam thì con vật là Halal.
Đối với những loại động vật không thể khống chế chúng được như thú rừng hoang dã, động vật bị sổng chuồng, con vật bị rơi xuống giếng... thì giết thịt chúng bằng cách đâm hoặc cắt chảy máu bất cứ bộ phận nào trên cơ thể chúng, bởi Hadith Raafe’ kể: Một con lạc đà sổng chạy thì liền bị một người đàn ông dùng tên bắt chết, Rasul bảo: ((مَا نَدَّ عَلَيْكُمْ فَاصْنَعُوا بِهِ هَكَذَا)) “Con vật nào sổng chạy thì các ngươi cứ làm như thế.”( )
2- Nhắc đại danh Allah lúc cắt cổ tức đọc Bis mil lah, bởi Allah phán:
﴿وَلَا تَأۡكُلُواْ مِمَّا لَمۡ يُذۡكَرِ ٱسۡمُ ٱللَّهِ عَلَيۡهِ وَإِنَّهُۥ لَفِسۡقٞۗ﴾ [سورة الأنعام: 121].
{Và các ngươi chớ ăn thịt từ con vật không được nhân danh Allah lên nó, bởi vì đó là một sự phạm giới.} Al-An-a'm: 121 (chương 6).
Khuyến khích nên nói Allahu cùng với câu Bis mil lah, bởi được truyền lại lúc Nabi giết tế Qurbaan đã nói: “Bismillah và Allahu Akbar.”( )
Thứ ba: Điều khoản liên quan đến vật dụng giết thịt.
Vật dụng cắt cổ phải bén như sắt, đồng, đá hoặc bắt cứ gì khác có thể cắt đứt cổ họng và tuôn máu ngoại trừ tất cả các loại xương người, xương động vật và móng tay chân, bởi Hadith Raafe’ bin Khadeej dẫn lời Rasul :
((مَا أَنْهَرَ الدَّمَ وَذُكِرَ اسْمُ اللَّهِ عَلَيْهِ، فَكُلُوهُ، لَيْسَ السِّنَّ وَالظُّفُرَ ))
“Con vật bị cắt cổ không bằng xương, không bằng móng tay (chân) và được nhắc tên Allah khi cắt cổ thì các ngươi hãy ăn thịt nó.”( )
Lý do, cấm dùng xương để cắt cổ bởi sẽ làm dơ xương trong khi xương là thức ăn của anh em Muslim thuộc loài Jinn (ma), còn dùng móng tay chân bấm cuống là hành động cao ngạo của người ngoại đạo.( )
Chủ đề thứ ba: Cung cách giết thịt.
Giết động vật làm thịt có một số cung cách nhất định mà người giết thịt cần phải chú ý, gồm:
1- Cần mài bén dụng cụ giết như dao, bởi Hadith Shaddaad bin Aws dẫn lời Rasul :
((إِنَّ اللهَ كَتَبَ الْإِحْسَانَ عَلَى كُلِّ شَيْءٍ فَإِذَا قَتَلْتُمْ فَأَحْسِنُوا الْقِتْلَةَ وَإِذَا ذَبَحْتُمْ فَأَحْسِنُوا الذِّبْحَةَ وَلْيُحِدَّ أَحَدُكُمْ شَفْرَتَهُ فَلْيُرِحْ ذَبِيحَتَهُ))
“Quả thật, Allah đã định sự tốt đẹp trong tất cả mọi việc, cho nên khi các ngươi giết (con vật gây hại) thì hãy giết cho thật tốt và một khi giết con vật ăn thịt thì hãy giết cho thật đàng hoàng, hãy mài dụng cụ (như dao) cho bén rồi cho con vật tự do (sau khi cắt cổ).”( )
2- Đè con vật nằm nghiên bên trái và cho con vật tự do cử động sau khi cắt cổ, bởi trong Hadith Shaddaad ở trên và bởi Hadith Abu Al-Khair rằng Nabi đã nhờ một người đàn ông dân Al-Ansaar tiếp Người đè con vật giết tế Qurbaan mà nói: ((أَعِنِّي عَلَى ضَحِيَّتِي)) “Hãy tiếp Ta trong việc giết tế Qurbaan này của Ta.” và người đàn ông đã tiếp tay.( )
3- Đâm yết hầu dành khi giết lạc đà, cách giết như sau: Nên trói co chân trái trước, để con vật đứng ba chân còn lại và đâm vào phần lỏm nằm giao tiếp giữa cổ và ngực, bởi Allah phán:
﴿فَٱذۡكُرُواْ ٱسۡمَ ٱللَّهِ عَلَيۡهَا صَوَآفَّۖ﴾ الحج: 36
{Do đó, hãy nhắc tên Allah khi các người giết tế Sawaaf.} Al-Haj: 36 (chương 22). Từ “Sawwaaf có nghĩa là đứng bằng ba chân”( ), lúc Ibnu U’mar đi ngang qua một người đàn ông đã giật con lạc đà nằm xuống định giết Qurbaan thì ông nói: “Anh hãy để con lạc đà đứng bằng ba chân, bởi đó là Sunnah của Nabi Muhammad .”( )
4- Tất cả động vật khác ngoài lạc đà thì cắt cổ khi giết thịt, bởi Allah phán:
﴿إِنَّ ٱللَّهَ يَأۡمُرُكُمۡ أَن تَذۡبَحُواْ بَقَرَةٗۖ ﴾ البقرة: 67
Quả thật, Allah ra lệnh các ngươi cắt cổ con bò (khi giết thịt). Al-Baqarah: 67 (chương 2).
Và bởi Hadith Anas kể: “Quả thật, Nabi đã cắt cổ hai con cừu để tế Qurbaan.”( )
Chủ đề thứ tư: Những điều không nên khi giết thịt.
1- Không nên dùng dụng cụ lụt – cắt không đứt – bởi nó sẽ hành hạ con vật, bởi Hadith Shaddaad bin Aws dẫn lời Rasul : ((وَلْيُحِدَّ أَحَدُكُمْ شَفْرَتَهُ فَلْيُرِحْ ذَبِيحَتَهُ)) “hãy mài dụng cụ (như dao) cho bén rồi cho con vật tự do (sau khi cắt cổ).”( )
Và bởi Hadith Ibnu U’mar nói: “Quả thật, Rasul của Allah đã ra lệnh mài bén dụng cụ cắt cổ (động vật khi giết thịt) và đừng cho động vật thấy cảnh mài dụng cụ đó.”( )
2- Không nên cắt lìa đầu con vật, hoặc lột la động vật trước khi con vật chết hoàn toàn, bởi Hadith Shaddaad bin Aws dẫn lời Rasul : ((وَإِذَا ذَبَحْتُمْ فَأَحْسِنُوا الذِّبْحَةَ)) “Và một khi giết con vật ăn thịt thì hãy giết cho thật đàng hoàng.”( ) và vì U’mar nói: “Mọi người đừng vội vã, hãy để con vật chết hoàn toàn trước.”( )
3- Không nên để con vật nhìn thấy cảnh mài dụng cụ như dao, bởi Hadith Ibnu U’mar nói: “Và đừng cho động vật thấy cảnh mài dụng cụ đó.”( )
Chủ đề thứ năm: Giáo lý con vật do thị dân Kinh Sách giết thịt.
Động vật do thị dân Kinh Sách như Do Thái và Thiên Chúa giết được phép cho người Muslim dùng, bởi Allah phán:
﴿وَطَعَامُ ٱلَّذِينَ أُوتُواْ ٱلۡكِتَٰبَ حِلّٞ لَّكُمۡ﴾ [سورة المائدة: 5]
{Và thực phẩm của những người dân Kinh sách là Halah (được phép) cho các ngươi (tín đồ Muslim dùng).} Al-Maa-idah: 5 (Chương 5), Ibnu A’bbaas nói: “Thực phẩm của họ chính là động vật do họ giết thịt.”( )
U’lama Muslim đồng thống nhất được phép ăn thịt do người Do Thái và Thiên Chúa cắt cổ, bởi họ cũng tin rằng không được phép ăn thịt cắt cổ không vì Allah, không nhắc tên Allah khi cắt cổ và cả xác chết. Ngoài họ, tất cả người ngoại đạo như tín đồ thờ bụt tượng, thờ lửa, thờ thần linh ngoài Allah, người phạm đại tội Shirk, thờ mồ mã... thì thịt do họ giết cấm người Muslim sử dụng.
Phần Ba: Giáo lý săn bắn
Chủ đề thứ nhất: Định nghĩa săn bắn và bằng chứng.
1- Định nghĩa săn bắn:
- Theo nghĩa ngôn từ săn bắn là đuổi bắt thú.
- Theo nghĩa giáo lý săn bắn là lùng kiếm bắt động vật hoang dã tự nhiên được phép ăn thịt, không có khả năng khống chế.
Hoang dã là tất cả động vật trên cạn sống tự nhiên không do ai nuôi.
2- Bằng chứng: Săn bắn là điều được phép, bởi Allah phán:
﴿أُحِلَّتۡ لَكُم بَهِيمَةُ ٱلۡأَنۡعَٰمِ إِلَّا مَا يُتۡلَىٰ عَلَيۡكُمۡ غَيۡرَ مُحِلِّي ٱلصَّيۡدِ وَأَنتُمۡ حُرُمٌۗ ﴾ المائدة: 1
Các ngươi được phép dùng loài gia súc An-a’m, ngoại trừ những loài đã liệt kê cấm các ngươi dùng, các ngươi không được săn bắn trong suốt thời gian hãm mình hành hương (Hajj và U’mrah). Al-Maa-idah: 1 (chương 5), Allah phán ở chương khác:
﴿وَإِذَا حَلَلۡتُمۡ فَٱصۡطَادُواْۚ﴾ المائدة: 2
Và khi các ngươi trở lại trạng thái bình thương (sau hành hương Hajj và U’mrah) thì hãy tự do săn bắn. Al-Maa-idah: 2 (chương 5).
Và vì Hadith A’di bin Haatim dẫn lời Nabi :
((إِذَا أَرْسَلْتَ كَلْبَكَ الْمُعَلَّمَ وَذَكَرْتَ اسْمَ اللَّهِ عَلَيْهِ فَكُلْ))
“Khi anh nhắc tên Allah lúc thả chó săn có huấn luyện thì hãy ăn (con thú nó bắt được).”( )
Chú ý: Người Muslim được phép săn bắn do mưu cầu cần thiết như ăn hoặc bán, còn nếu như lấy việc săn bắn làm thú tiêu khiển là hành động không nên, bởi đó là hành động phù phiếm và bởi Nabi đã cấm lấy thú vật làm mục tiêu tập bắn.( )
Chủ đề thứ hai: Được phép và không được phép trong săn bắn.
Việc săn bắn trên cạn và đánh bắt dưới biển là hành động được phép, ngoại trừ vài trường hợp sau:
- Thứ nhất: Cấm săn bắn trong khu vực Haram (khu vực thiêng liêng), đây là ý kiến được tất cả cộng đồng thống nhất, bởi Nabi đã nói trong ngày khải hoàn về Makkah:
((إِنَّ هَذَا الْبَلَدَ حَرَّمَهُ اللَّهُ ، لاَ يُعْضَدُ شَوْكُهُ ، وَلاَ يُنَفَّرُ صَيْدُهُ))
“Quả thật, đây là vùng đất mà Allah đã cấm xâm hại kể từ khi trời đất được tạo dựng, cho nên, không được xâm hại đến cây cỏ và không được làm hoảng sợ động vật của nó.”( ) Ibnu Hajar nói: “Hadith ngụ ý cấm săn bắn. Và giới U’lama nói: Bài học rút được từ việc cấm làm hoảng sợ, thì việc cấm phá hoại là điều ưu tiên.”( )
- Thứ hai: Cấm người đang hãm mình hành hương Hajj và U’mrah săn bắn trên cạn hoặc trợ giúp thợ săn như chỉ điểm hoặc ra dấu cho thợ săn săn thú, bởi Allah phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تَقۡتُلُواْ ٱلصَّيۡدَ وَأَنتُمۡ حُرُمٞۚ﴾ المائدة: 95
Hỡi những người có đức tin! Chớ giết thú săn trong lúc các người đang trong tình trạng hãm mình làm Hajj. Al-Maa-idah: 95 (chương 5).
Tương tự, cấm người hành hương Hajj và U’mrah ăn thịt của động vật do tự săn bắn hoặc do người khác săn bắn vì y hoặc tiếp tay trong săn bắn, bởi Allah phán:
﴿وَحُرِّمَ عَلَيۡكُمۡ صَيۡدُ ٱلۡبَرِّ مَا دُمۡتُمۡ حُرُمٗاۗ﴾ المائدة: 96
Nhưng các người bị cấm giết thú săn trên cạn trong lúc các người đang trong tình trạng Ehraam (đi làm Haj và U’mrah). Al-Maa-idah: 96 (chương 5).
Và Nabi đã không nhận con ngựa vằn do ông Al-Sa’b bin Jaththaamah săn để tặng Người, Nabi nói:
((إِنَّ هَذَا الْبَلَدَ حَرَّمَهُ اللَّهُ ، لاَ يُعْضَدُ شَوْكُهُ ، وَلاَ يُنَفَّرُ صَيْدُهُ))
“Ta đã không nhận quà của anh là bởi Ta đang trong tình trạng hãm mình.”( )
Chủ đề thứ ba: Điều khoản bắt buộc liên quan săn bắn.
Các điều khoản bắt buộc liên quan đến thợ săn và dụng cụ săn.
- Thứ nhất: Điều khoản về thợ săn.
Các điều khoản yêu cầu về thợ săn giống như các điều khoản yêu cầu đối với người giết động vật để ăn thịt như phải là người Muslim hoặc dân Kinh Sách, trí óc bình thường, cho nên người bị khùng điên, hoặc say xỉn, hoặc người thờ lửa, thờ bụt tượng hoặc người bỏ đạo, tất cả không thuộc loại người được phép giết thịt. Riêng đối với động vật biển và cào cào thì dù ai đánh bắt thì người Muslim đều dùng được.
Một điều khoản bắt buộc khác bắt buộc thợ săn là thợ săn phải có chủ định săn bắn bởi khi buông dụng cụ săn bắn được xem như cắt cổ con vật.
- Thứ hai: Về dụng cụ săn bắn được chia làm hai loại:
a) Tất cả dụng cụ sắc bén sát thương được như kiếm, dao, đao, mủi tên, súng săn... yêu cầu các dụng cụ này giống như yêu cầu đối với dụng cụ dùng để cắt cổ động vật tức phải làm tuôn máu ngoài trừ xương và móng tay chân.
Và phải giết chết con vật bằng đầu sắc bén chứ không phải bằng sức nặng, bởi Hadith Raafe’ bin Khadeej dẫn lời Rasul : ((مَا أَنْهَرَ الدَّمَ وَذُكِرَ اسْمُ اللَّهِ عَلَيْهِ، فَكُلُوهُ)) “Bất cứ gì làm máu con vật tuôn trào và được nhắc tên Allah thì các ngươi hãy ăn thịt nó.”( )
Có người hỏi Rasul của Allah về việc dùng những vật không sắn bén để săn như cục đá, cục sắt, gậy, bẫy đập v.v..., Người đáp:
((مَا خَرَقَ فَكُلْ، وَمَا قُتِلَ بِعَرْضِهِ فَلَا تَأْكُلْ))
“Vật nào đâm thủng thì hãy ăn, còn khi bị giết chết bằng mặt lưng thì không được ăn.”( )
Ngoại trừ súng, bởi với sức mạnh của súng làm viên đạn sẽ đâm thủng và làm tuôn trào máu.
b) Dùng động vật để săn như chó, báo, cọp... hoặc chim săn như đại bàng, diều hâu, chim cắt... đã qua khóa huấn luyện đặc biệt, bởi Allah phán:
﴿وَمَا عَلَّمۡتُم مِّنَ ٱلۡجَوَارِحِ مُكَلِّبِينَ تُعَلِّمُونَهُنَّ مِمَّا عَلَّمَكُمُ ٱللَّهُۖ فَكُلُواْ مِمَّآ أَمۡسَكۡنَ عَلَيۡكُمۡ وَٱذۡكُرُواْ ٱسۡمَ ٱللَّهِ عَلَيۡهِۖ﴾ المائدة: 4
“Và những gì động vật săn mồi mà các ngươi đã huấn luyện chúng với những gì Allah đã dạy các ngươi, hãy ăn thịt khi chúng săn được và hãy nhắc tên Allah khi thả động vật săn.” Al-Maa-idah: 4 (chương 5).
Một con vật được phép dùng để săn là con vật đã trải qua khóa huấn luyện đặc biệt về săn mồi, gồm:
- Chỉ hướng thẳng vào mục tiêu mà người chủ đã thả và chỉ điểm.
- Đối với chó săn là phải khi bảo rượt là rượt và khi bảo dừng quay lại là liền dừng quay lại, còn đối với báo và cọp có thể sẽ không vân lời như thế này mặc dù đã trải qua khóa huấn luyện. Đối với chim săn là phải khi thả mới bay và khi bảo quya lại là liền đáp lời.
- Động vật săn không ăn thịt con mồi săn được mà mang về nộp cho chủ.
Bằng chứng các điều khoản này là câu Kinh:
﴿قُلۡ أُحِلَّ لَكُمُ ٱلطَّيِّبَٰتُ وَمَا عَلَّمۡتُم مِّنَ ٱلۡجَوَارِحِ مُكَلِّبِينَ تُعَلِّمُونَهُنَّ مِمَّا عَلَّمَكُمُ ٱللَّهُۖ فَكُلُواْ مِمَّآ أَمۡسَكۡنَ عَلَيۡكُمۡ﴾ المائدة: 4
Hãy trả lời chúng: “Các ngươi được phép dùng mọi thứ sạch tốt và những gì động vật săn mồi mà các ngươi đã huấn luyện chúng với những gì Allah đã dạy các ngươi, hãy ăn thịt khi chúng săn được và hãy nhắc tên Allah khi ăn.” Al-Maa-idah: 4 (chương 5).
Và bởi Hadith A’di bin Haatim dẫn lời Nabi :
((إِذَا أَرْسَلْتَ كَلْبَكَ الْمُعَلَّمَ وَسَمَّيْتَ، فَأَمْسَكَ وَقَتَلَ فَكُلْ، وَإِنْ أَكَلَ فَلاَ تَأْكُلْ فَإِنَّمَا أَمْسَكَ عَلَى نَفْسِهِ))
“Khi anh nhắc tên Allah lúc thả chó săn có huấn luyện thì hãy ăn (con thú nó bắt được) cho dù có chết, nếu như thú săn ăn thịt (con mồi) thì không được ăn bởi thú săn chỉ săn cho nó.”( )
Nói Bismillah khi thả động vật săn.
Điều khoản bắt buộc nữa là khi thả con vật thì phải nói Bismillah, bởi Allah phán:
﴿فَكُلُواْ مِمَّآ أَمۡسَكۡنَ عَلَيۡكُمۡ وَٱذۡكُرُواْ ٱسۡمَ ٱللَّهِ عَلَيۡهِۖ﴾ المائدة: 4
“Hãy ăn thịt khi chúng săn được và hãy nhắc tên Allah khi thả chúng.” Al-Maa-idah: 4 (chương 5).
Và vì Hadith A’di bin Haatim dẫn lời Nabi :
((إِذَا أَرْسَلْتَ كَلْبَكَ فَاذْكُرِ اسْمَ اللَّهِ . . . وَإِنْ رَمَيْتَ سَهْمَكَ فَاذْكُرِ اسْمَ اللَّهِ))
“Khi anh thả chó săn có huấn luyện thì hãy nhắc lên Allah. . . và khi anh bắn tên thì hãy nhắc tên Allah.”( ) nhắc tên Allah là nói Bismillah. Có đường truyền khác ghi:
((إِذَا أَرْسَلْتَ كَلْبَكَ الْمُعَلَّمَ وَذَكَرْتَ اسْمَ اللَّهِ عَلَيْهِ، فَكُلْ))
“Khi anh nhắc tên Allah lúc thả chó săn có huấn luyện thì hãy ăn (con thú nó bắt được).”( )
Trường hợp lỡ quên lúc thả động vật săn thì con mồi vẫn được phép ăn thịt. Wallahu A’lam.
Giáo lý khi đến kịp con mồi còn sống.
Khi chủ thú săn đến kịp con mồi vẫn còn sống thì bắt buộc y phải cắt cổ con mồi. Nếu như con mồi đã chết thì được phép ăn mà không cần cắt cổ.
dkf
Mục Lục
Chủ đề Trang
Chương 5:
LƯƠNG THỰC, GIẾT THỊT & SĂN BẮN
Phần Một: Về lương thực 3
Chủ đề thứ nhất: Định nghĩa và giáo lý nguyên thủy lương thực 3
Chủ đề thứ hai: Về các loại lương thực giáo luật cho phép 6
Chủ đề thứ ba: Về các loại lương thực
bị cấm ăn 10
Chủ đề thứ tư: Những loại lương thực mà giáo lý im lặng 16
Chủ đề thứ năm: Những loại lương thực không nên ăn 17
Chủ đề thứ sáu: Cung cách ăn uống
theo Nabi 17
Phần Hai: Giáo lý giết thịt 22
Chủ đề thứ nhất: Ý nghĩa, thể loại giết thịt và giáo lý liên quan 22
Chủ đề thứ hai: Các điều khoản về giết thịt 24
Chủ đề thứ ba: Cung cách giết thịt 28
Chủ đề thứ tư: Những điều không nên
khi giết thịt 29
Chủ đề thứ năm: Giáo lý con vật do thị dân Kinh Sách giết thịt 31
Phần Ba: Giáo lý săn bắn 31
Chủ đề thứ nhất: Định nghĩa săn bắn và bằng chứng 31
Chủ đề thứ hai: Được phép và không được phép trong săn bắn 33
Chủ đề thứ ba: Điều khoản bắt buộc liên quan săn bắn 34