Giáo Lý Thực Hành Đơn Giản Từ Hào Quang Qur’an và Sunnah: Chương 4:Nhịn Chay Ramadan

Giáo Lý Thực Hành Đơn Giản Từ Hào Quang Qur’an và Sunnah: Chương 4: Nhịn Chay Ramadan: Việc thấu hiểu về bộ luật Islam và thông suốt mọi giáo lý là mục đích cao cả trong tôn giáo, và tôn giáo không đòi hỏi mỗi tín đồ phải học hỏi nhiều bằng chứng xác thực để thấu hiểu bộ luật Islam này mà chỉ cần họ học hỏi đầy đủ mỗi giáo lý để thông suốt được cung cách tôn thờ Allah đúng thực theo yêu cầu. Và một dấu hiệu tốt đẹp của một tín đồ Muslim có được là y được Allah ban cho trí nhận thức được bộ toàn bộ giáo luật Islam, như Nabi – cầu xin bình an & phúc lành cho Người - đã nói: “Một khi Allah muốn một bề tôi nào tốt đẹp thì Ngài cho y sự thấu hiểu về bộ luật tôn giáo.”


Al-Fiqh (Giáo Lý) Đơn Giản Từ Hào Quang Qur’an và Sunnah: Chương Nhịn Chay Ramadan
] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامية [

Biên soạn
Tập Thể U’lama Ưu Tú



Dịch thuật:
Abu Hisaan Ibnu Ysa




2014 - 1435

 



 

الفقه الميسر في ضوء الكتاب والسنة:
كتاب الصيام
« باللغة الفيتنامية »
جمع وترتيب:
نخبة من العلماء


ترجمة:
محمد زين بن عيسى



2014 - 1435
 

بِسْمِ اللهِ الرَّحْمَنِ الرَّحِيْمِ
Nhân danh Allah, Đấng Rất Mực Độ Lượng,
Đấng Rất Mực Khoan Dung

Khai Đề
اَلْحَمْدُ لِلَّهِ رَبِّ الْعَالَمِيْنَ، وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلَى عَبْدِهِ وَرَسُوْلِهِ  مُحَمَّدٍ خَاتِمِ الْمُرْسَلِيْنَ وَعَىََ آلِهِ وَصَحْبِهِ أَجْمَعِيْنَ، وَبَعْدُ:
Alhamdulillah, xin tạ ơn Allah Đấng chúa tể của toàn vũ trụ và muôn loài, cầu xin bình an và phúc lành cho vị nô lệ, cho vị Rasul của Ngài Muhammad, vị Rasul cuối cùng, cho dòng dõi của Người cùng cho tất cả bằng hữu của Người, Amma ba'd:
Việc thấu hiểu về bộ luật Islam và thông suốt mọi giáo lý là mục đích cao cả trong tôn giáo, và tôn giáo không đòi hỏi mỗi tín đồ phải học hỏi nhiều bằng chứng xác thực để thấu hiểu bộ luật Islam này mà chỉ cần họ học hỏi đầy đủ mỗi giáo lý để thông suốt được cung cách tôn thờ Allah đúng thực theo yêu cầu. Và một dấu hiệu tốt đẹp của một tín đồ Muslim có được là y được Allah ban cho trí nhận thức được bộ toàn bộ giáo luật Islam, như Nabi  đã nói:
((مَنْ يُرِدِ اللهُ بِهِ خَيْراً يُفَقِّهْهُ فِي الدِّيْنِ))
“Một khi Allah muốn một bề tôi nào tốt đẹp thì Ngài cho y sự thấu hiểu về bộ luật tôn giáo.”( ) 
Chắc chắn phải có sự khác biệt giữa hai tín đồ, một người kém cỏi về trí tuệ nên không thể học hỏi và tiếp thu được kiến thức giáo lý nên y không thể tôn thờ Allah đúng theo yêu cầu, và một tín đồ có trí tuệ thông minh có đủ năng lực tiếp thu kiến thức Islam nên y luôn tôn thờ Allah bằng kiến thưc học hỏi được và đó chính là chỉ đạo và ánh sáng, vì vậy mà Allah phán rằng:
﴿قُلۡ هَلۡ يَسۡتَوِي ٱلَّذِينَ يَعۡلَمُونَ وَٱلَّذِينَ لَا يَعۡلَمُونَۗ﴾  الزمر: ٩
{Hãy nói đi (Muhammad): “Phải chăng những người hiểu biết và những người thiếu hiểu biết lại ngang bằng nhau ư ?”} Al-Zumar: 9 (chương 39).
Trên thực tế, bằng kiến thức đúng thực và ánh sáng về Islam có nguồn gốc từ Vương Quốc Al-Haramain Al-Shareefain (Vương Quốc Saudi Arabia) này đã đặc biệt quan tâm đến kiến thức Qur’an và Sunnah, cộng thêm sự nổ lực của các nhà truyền giáo đã xóa được căn bệnh mù kiến thức Islam của vô số tín đồ Muslim, đồng thời xóa sạch mọi kiến thức sai trái bị mọi người lầm tưởng trong Qur’an và Sunnah. Dưới sự giám sát chặt chẽ của cấp lãnh đạo đứng đầu là Quốc Vương Khaadim Al-Haramain Al-Shareefain đã thành lập Bộ Vụ, Nguồn Lực, Tuyên Truyền & Hướng Dẫn Islam và tiêu biểu nhất là Trung Tâm Ấn Loát Quốc Vương Fahd chuyên in ấn Qur’an để xuất bản thể loại sách giáo luật đơn giản về luật Islam nhằm giúp tín đồ dễ dàng trao dồi học kiến thức đúng thực từ Qur’an và Sunnah mà giới U’lama (học giả Islam) tiền bối xưa kia của cộng đồng này đã học hỏi. Những quyển sách đã được Trung Tâm ấn loát và xuất bản:
1-    Nguồn gốc niềm tin Imaan từ ánh sáng Qur’an và Sunnah (أصول الإيمان في ضوء الكتاب والسنة)
2-    Tụng niệm và cầu xin từ ánh sáng Qur’an và Sunnah (الذكر والدعاء في ضوء الكتاب والسنة)
Và nay chúng tôi đã ấn loát và xuất bản thêm quyển sách mới với tựa đề “Al-Fiqh đơn giản từ ánh sáng Qur’an và Sunnah (الفقه الميسِّر في ضوء الكتاب والسنة)” quyển sách bao gồm đầy đủ bộ luật Islam liên quan đến cuộc sống hành đạo và cuộc sống đời thường được dẫn chứng đầy đủ từ Qur’an và Sunnah Saheeh (xác thực) dưới cách trình bày đơn giản dễ hiểu, thuận tiện cho quí tín đồ Muslim tự học hỏi và trao dồi kiến thức bắt buộc bản thân phải hiểu biết.
Trung Tâm Ấn Loát đã trưng bày quyển sách này trước tập thể U’lama ưu tú, các giáo sư chuyên về giáo luật, đặc biệt là chuyên về Al-Fiqf và đã được họ hổ trợ, giám sát và kiểm duyệt từng chi tiết một của quyển sách, và rút được các điểm nổi bậc sau:
1-    Chính xác tuyệt đối các giáo lý qua các  bằng chứng từ các Hadith và ý kiến của giới U’lama về mỗi chủ đề.
2-    Trọn vẹn đầy đủ tất cả chủ đề về giáo lý mà mỗi tín đồ Muslim cần đến.
3-    Cách trình bày đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng từng chi tiết một mà mỗi tín đồ đều có thể tự nhận thức.
4-    Mỗi chương, mỗi chủ đề liên quan được phân tích rõ ràng, chi tiết và được tập hợp chung một chổ.
5-    Nêu rõ mọi sai sót, mọi hiểu lầm mà có rất nhiều người Muslim mắc phải do thiếu hiểu biết về kiến thức đúng thực hoặc mù quáng làm theo.
Khẩn cầu Allah chấp nhận việc làm này thành tâm chỉ vì Ngài, và xin Ngài biến việc làm này mang nhiều hữu ích cho cộng đồng Muslim, giúp ích họ thông suốt về bộ giáo luật Islam của tôn giáo mình.
Tôi xin chân thành cám ơn đến các U’lama ưu tú, các giáo sư đã góp công sức cho quyển sách thêm hoàn chỉnh như hiện tại. Khẩn cầu Allah gia tăng sức nặng trên bàn cân công đức của họ vào ngày trình diện trước Ngài.
Tôi xin chân thành cám ơn đến Tổng Ban Thư Ký của Trung Tâm Ấn Loát Quốc Vương Fahd chuyên in ấn Qur’an và tất cả anh em trong Vụ Giáo Lý.
Cuối cùng là xin tạ ơn Allah Đấng Chủ Tể của toàn vũ trụ và muôn loài.
Sheikh Saaleh bin Abdul Azeez bin Muhammad Ali Al-Sheikh
Bộ Trưởng Bộ Vụ, Nguồn Lực, Tuyên Truyền & Hướng Dẫn Islam
Tổng Giám Sát Trung tâm ấn loát

d / f






Chương IV:
NHỊN CHAY
Chương này bao gồm cả thấy năm phần:

Phần I: Khái quát về sự nhịn chay, gồm những chủ đề sau:
    Chủ đề thứ nhất: Định nghĩa nhịn chay & phân tích các Rukun (nền tảng, trụ cột) nhịn chay:
1- Định nghĩa:
    Nhịn chay theo nghĩa ngôn từ: Là sự kiêng cử về vấn đề gì đó.
    Nhịn chay theo nghĩa luật Islam: Là nhịn ăn, nhịn uống và nhịn không vi phạm mọi điều làm hư nhịn chay, cộng với sự định tâm, bắt đầu từ rạng đông thật sự cho đến mặt trời lặn.
2- Các Rukun nhịn chay: Qua lời định nghĩa nhịn chay theo luật Islam rút ra được hai Rukun chính.
a) Nhịn không vi phạm mọi điều làm hư nhịn chay, bắt đầu từ rạng đông cho đến mặt trời lặn.
Bằng chứng cho Rukun này, Allah phán:
﴿فَٱلۡـَٰٔنَ بَٰشِرُوهُنَّ وَٱبۡتَغُواْ مَا كَتَبَ ٱللَّهُ لَكُمۡۚ وَكُلُواْ وَٱشۡرَبُواْ حَتَّىٰ يَتَبَيَّنَ لَكُمُ ٱلۡخَيۡطُ ٱلۡأَبۡيَضُ مِنَ ٱلۡخَيۡطِ ٱلۡأَسۡوَدِ مِنَٱلۡفَجۡرِۖ ثُمَّ أَتِمُّواْ ٱلصِّيَامَ إِلَى ٱلَّيۡلِۚ﴾ البقرة: ١٨٧
Bởi thế, bây giờ các ngươi được phép chung chạ với các nàng và hãy cố gắng tìm kiềm những gì Allah đã sắp đặt cho các ngươi (tức con cái). Và hãy ăn uống (thỏa thích vào ban đêm) cho đến khi các ngươi thấy rõ sợi chỉ trắng của buổi rạng đông tách rời khỏi sợi chỉ đen của nó. Từ đó hãy hoàn tất việc nhịn chay cho đến màn đêm xuống. Al-Baqarah: 187 (chương 2). Ý nghĩa của sợi chỉ trắng và sợi chỉ đen là giữa màn đêm đen tối xuất hiện vệch trắng dài ở chân trời đông.
b) Sự định tâm, là mục đích của người nhịn ăn, nhịn uống và nhịn không vi phạm mọi điều làm hư nhịn chay để tôn thờ Allah. Bởi có định tâm mới phân biệt được đâu việc tôn thờ Allah so với các việc làm thông thường khác, cũng nhờ vào định tâm mới phân biệt được sự hành đạo này với sự hành đạo khác, giống như nhịn chay Ramadan hoặc một thể loại nhịn chay nào khác.
Và bằng chứng cho Rukun này, Nabi  nói:
((إِنَّمَا الأَعْمَالُ بِالنِّيَّاتِ، وَإِنَّمَا لِكُلِّ امْرِئٍ مَا نَوَى))
“Tất cả mọi việc làm được phân biệt bằng sự định tâm, và việc làm của con người được tính bằng sự định tâm của y.”( )
    Chủ đề thứ hai: Giáo luật về nhịn chay tháng Ramadan và bằng chứng:
Allah  đã ấn định bắt buộc người Muslim phải nhịn chay vào tháng Ramadan, và việc nhịn chay là một trong năm Rukun chính của tôn giáo Islam, như Allah đã phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ كُتِبَ عَلَيۡكُمُ ٱلصِّيَامُ كَمَا كُتِبَ عَلَى ٱلَّذِينَ مِن قَبۡلِكُمۡ لَعَلَّكُمۡ تَتَّقُونَ ١٨٣﴾ البقرة: 183
Hỡi những người có đức tin! (Allah) đã ấn định sự nhịn chay bắt buộc các ngươi cũng như những thế hệ trước các ngươi phải nhịn hồng (rèn luyện các ngươi) trở thành người biết kính sợ (Ngài). Al-Baqarah: 183  (chương 2), và Allah phán ở câu khác:
﴿شَهۡرُ رَمَضَانَ ٱلَّذِيٓ أُنزِلَ فِيهِ ٱلۡقُرۡءَانُ هُدٗى لِّلنَّاسِ وَبَيِّنَٰتٖ مِّنَ ٱلۡهُدَىٰ وَٱلۡفُرۡقَانِۚ فَمَن شَهِدَ مِنكُمُ ٱلشَّهۡرَ فَلۡيَصُمۡهُۖ﴾ البقرة: 185
Tháng Ramadan chính là tháng mà Thiên Kinh Qur’an được (khởi đầu) mặc khải, nhằm hướng nhân loại đến với chân lý và qua Qur’an họ sẽ biết được đâu là thiện và đâu là ác (đâu là chân lý sáng chói và đâu là lầm lạc không lối thoát). Bởi thế, ai trong các ngươi chứng kiến (tức có mặt tại quê nhà) trong tháng (Ramadan) thì phải nhịn chay trọn tháng. Al-Baqarah: 185 (chương 2).
Có Hadith do Abdullah bin U’mar   thuật về lời của Nabi :
((بُنِيَ الإِسْلاَمُ عَلَى خَمْسٍ: شَهَادَةِ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللَّهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولَ اللَّهِ وَإِقَامِ الصَّلاَةِ وَإِيتَاءِ الزَّكَاةِ وَصَوْمِ رَمَضَانَ وَحَجِّ بَيْتِ اللَّهِ الحَرَامِ مَنِ اسْتَطَاعَ إِلَيهِ سَبِيلاً))
“Tôn giáo Islam được xây dựng trên năm Rukun (trụ cột) chính: Lời tuyên thệ không có Thượng Đế đích thực nào ngoài Allah và Muhammad là Thiên Sứ của Ngài; dâng lễ Salah; xuất Zakat bắt buộc; nhịn chay tháng Ramadan và đi hành hương Haji tại ngôi đền Ka’bah đối với người có khả năng.”( )
Có Hadith do Talhah bin U’baidillah  kể: Có người Ảrập du mục đến gặp Nabi  và nói: “Thưa Rasul! Xin hãy báo cho tôi biết khi nào thì Allah bắt buộc tôi phải nhịn chay ?” Rasul  đáp: ((شَهْرُ رَمَضَانَ)) “Vào tháng Ramadan.” “Thế ngoài tháng đó ra có bắt buộc tôi nhịn tháng nào nữa không ?” Người Ả Rập du mục hỏi tiếp. Rasul  trả lời: ((لاَ، إِلاَّ أَنْ تَطَوَّعَ شَيْئاً)) “Không, ngoại trừ anh muốn nhịn thêm.”( )
Và toàn thể cộng đồng Muslim đồng thống nhất rằng bắt buộc tín đồ Muslim phải nhịn chay vào tháng Ramadan, đây một giáo điều cơ bản mà mỗi tín đồ cần phải hiểu rõ vì nhịn chay là một trong năm Rukun chính của tôn giáo Islam, ai chống đối thì y là Kafir, là kẻ phản đạo.
    Chủ đề thứ ba: Thể loại nhịn chay:
Sự nhịn chay được chia làm hai loại: Nhịn chay bắt buộc và nhịn chay tự nguyện.
Nhịn chay bắt buộc được chia làm ba phần:
1- Nhịn chay tháng Ramadan.
2- Nhịn chay chuộc tội.
3- Nhịn chay đáp lại lời nguyền.
Trong phần này chỉ phân tích về nhịn chay Ramadan và nhịn chay tự nguyện, còn các thể loại nhịn chay khác sẽ được đề cập ở vài vị trí khác, Inshaa Allah.
    Chủ đề thứ tư: Giá trị nhịn chay tháng Ramadan và lợi ích của nhịn chay.
1- Giá trị nhịn chay tháng Ramadan.
Từ ông Abu Hurairah  dẫn lời Nabi  nói:
((مَنْ قَامَ لَيْلَةَ الْقَدْرِ إِيمَانًا وَاحْتِسَابًا غُفِرَ لَهُ مَا تَقَدَّمَ مِنْ ذَنْبِهِ، وَمَنْ صَامَ رَمَضَانَ إِيمَانًا وَاحْتِسَابًا غُفِرَ لَهُ مَا تَقَدَّمَ مِنْ ذَنْبِهِ))
“Ai đứng dâng lễ Salah vào đêm định mệnh bằng niềm tin (vào Allah) và hy vọng được phần thưởng (nơi Ngài) y sẽ được tha thứ cho tất cả tội lỗi đã phạm. Và ai nhịn chay vào tháng Ramadan bằng niềm tin (vào Allah) và hy vọng được phần thưởng (nơi Ngài) y sẽ được tha thứ cho tất cả tội lỗi đã phạm.”( )
Và cũng do ông Abu Hurairah  thuật lại lời Nabi  nói:
((الصَّلَوَاتُ الْخَمْسُ وَالْجُمْعَةُ إِلَى الْجُمْعَةِ وَرَمَضَانُ إِلَى رَمَضَانَ مُكَفِّرَاتٌ لِمَا بَيْنَهُنَّ إِذَا اجْتَنَبَتْ الْكَبَائِرَ))
“Lễ Salah ngày đêm năm lần; từ lễ Salah Al-Jum-a’h (thứ sáu này) đến Salah Al-Jum-a’h (thứ sáu tới); từ tháng Ramadan này đến tháng Ramadan tới tội lỗi sẽ được xóa sạch giửa các khoảng đó ngoại trừ các trọng tội.”( ) 
Đây chỉ là một vài Hadith điển hình nói về giá trị nhịn chay tháng Ramadan, ngoài ra còn rất nhiều Hadith khác nữa.
2- Lợi ích của việc nhịn chay Ramadan: Việc nhịn chay Ramadan mang lại rất nhiều ý nghĩa và lợi ích to lớn cho tín đồ ngoan đạo, điển hình như:
    Đề cao và tẩy rửa bản thân tránh khỏi mọi thói hư tật xấu, mọi bản tính thấp hèn, bởi khi nhịn chay sẽ làm cho đường đi của Shaytaan bị hẹp trong cơ thể con người.
    Sự nhịn chay là sự kiềm chế bản thân tránh được mọi dục vọng, mọi tham vọng ở trần gian, và thúc đẩy niềm hi vọng ao ước đến ngày sau và sự hưng thịnh trường tồn.
    Sự nhịn chay làm cho con người thấu hiểu được nổi khổ và cảm giác đau đớn của người nghèo bởi vì người nhịn chay cũng nếm được cái đói và cái khát.
Ngoài ra, còn có rất nhiều lợi ích và ý nghĩa khác.


    Chủ đề thứ năm: Các điều kiện bắt buộc nhịn chay tháng Ramadan.
Sự nhịn chay bắt buộc đối với ai phù hợp những điều kiện sau:
1) Phải là người Muslim.
Sự nhịn chay không bắt buộc đối với người ngoại đạo và cũng sẽ không có hiệu lực nếu y nhịn chay. Bởi, nhịn chay là thể loại thờ phượng bắt buộc người Muslim, đến khi người ngoại đạo cải đạo sang Islam lúc đó mới buộc y phải nhịn bù lại số ngày đã thiếu trong Ramadan.
2) Phải là người trưởng thành.
Sự nhịn chay không bắt buộc đối với ai chưa đến tuổi trưởng thành vì Nabi  nói:
((رُفِعَ الْقَلَمُ عَنْ ثَلاَثَةٍ: عَنْ الصَّبِيِّ حَتَّى يَبْلُغَ))
“Có ba loại người không bị bắt tội: Trẻ em đến khi trưởng thành...”( ) Nhưng một khi trẻ em tinh khôn thì sự nhịn chay đó có hiệu lực, và một lời khuyên dành các bậc cha mẹ nên rèn luyện cho trẻ nhịn chay ngay từ nhỏ để tập trẻ làm quen và khỏi bỡ ngỡ khi đến tuổi trưởng thành.

3) Phải là người có lý trí.
Sự nhịn chay không bắt buộc đối với người khùng điên và người ngu khờ. Vì Nabi  nói:
((رُفِعَ الْقَلَمُ عَنْ ثَلاَثَةٍ ... وَعَنْ الْمَجْنُونِ حَتَّى يَعْقِلَ))
“Có ba loại người không bị bắt tội: . . . và người khùng điên đến khi có lý trí.”
4) Sức khỏe.
Đối với ai bị bệnh không có khả năng nhịn chay thì không bắt buộc phải nhịn chay, nhưng một khi muốn nhịn chay thì sự nhịn chay đó hữu hiệu, vì Allah phán:
﴿فَمَن كَانَ مِنكُم مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ ﴾ البقرة: 184
Đối với những ai trong các ngươi bị bệnh hoặc đang đi đường xa nhà thì được phép hoãn việc nhịn chay lại và nhịn bù vào những ngày khác tương ứng số ngày đã thiếu. Al-Baqarah: 184 (chương 2). Đến khi khỏi bệnh buộc phải nhịn bù lại số ngày đã ăn trong tháng Ramadan.
5) Đang thường trú.
Đối với người du hành không bắt buộc phải nhịn chay, nhưng nếu muốn nhịn chay lúc đang đi đường thì thì sự nhịn chay đó hữu hiệu, vì Allah phán:
﴿فَمَن كَانَ مِنكُم مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ ﴾ البقرة: 184
Đối với những ai trong các ngươi bị bệnh hoặc đang đi đường xa nhà thì được phép hoãn việc nhịn chay lại và nhịn bù vào những ngày khác tương ứng số ngày đã thiếu. Al-Baqarah: 184 (chương 2). Và bắt buộc phải nhịn bù lại số ngày ăn trong tháng Ramadan trên đường du hành nếu không nhịn.
6) Riêng phụ nữ không bị kinh nguyệt và ra máu hậu sản sau sinh nở.
Phụ nữ đang hành kinh hoặc đang ra máu hậu sản bị cấm nhịn chay, bởi Rasul  nói:
((أَلَيْسَ إِذَا حَاضَتْ لَمْ تُصَلِّ، وَلَمْ تَصُمْ؟ فَذَلِكِ مِنْ نُقْصَانِ دِينِهَا))
“Chẳng phải phụ nữ khi hành kinh là không được phép dâng lễ Salah và cũng không được phép nhịn chay đó sao? Đấy là điều thiếu sót trong việc hành đạo của cô ta.”( ) 
Nhưng bắt buộc phải nhịn chay bù vào những ngày khác, bởi bà A’-ishah  kể:
((كَانَ يُصِيبُنَا ذَلِكَ فَنُؤْمَرُ بِقَضَاءِ الصَّوْمِ، وَلاَ نُؤْمَرُ بِقَضَاءِ الصَّلاَةِ))
“Trước kia khi chúng tôi bị thế (tức hành kinh) chỉ bắt buộc nhịn chay bù mà không bắt buộc phải dâng lễ Salah bù.”( ) 
    Chủ đề thứ sáu: Việc xác nhận bắt đầu và kết thúc tháng Ramadan:
Tháng Ramadan được xác định qua việc nhìn thấy lưỡi liềm của tháng, do tự nhìn hoặc dựa vào thông báo của cá thể sùng đạo hoặc tập thể đáng tin cậy như Ban Đại Diện chẳng hạn, bởi Allah phán:
﴿فَمَن شَهِدَ مِنكُمُ ٱلشَّهۡرَ فَلۡيَصُمۡهُۖ﴾ البقرة: 185
Bởi thế, ai trong các ngươi chứng kiến (tức có mặt tại quê nhà) trong tháng (Ramadan) thì phải nhịn chay trọn tháng. Al-Baqarah: 185 (chương 2).
Và Nabi  đã từng nói: ((إِذَا رَأَيْتُمُوْهُ فَصُوْمُوا)) “Một khi các ngươi nhìn thấy lưỡi liềm (tháng Ramadan) thì hãy nhịn chay.”( )
Và vì Hadith do Ibnu U’mar  kể:
((أَخْبَرْتُ النَّبِيَّ بِرُؤْيَةِ رَمَضَانَ فَصَامَ وَأَمَرَ النَّاسَ بِصِيَامِهِ))
“Tôi đã báo với Nabi  việc tôi nhìn thấy lưỡi liềm Ramadan, thế là Người liền nhịn chay và ra lệnh mọi người nhịn chay cùng.”( )  
Nếu trường hợp không nhìn thấy được lưỡi liềm tháng Ramadan vì bất cứ lý do nào đó thì bắt buộc phải tính tháng Sha’baan (tháng 8) là tháng đủ 30 ngày. Ngoài ra, việc xác định tháng Ramadan không được dựa theo bất cứ phương pháp nào khác mà chỉ có hai cách, một là nhìn thấy lưỡi liềm hoặc hai là tính tháng Sha’baan đủ 30 ngày, bởi Nabi  đã từng nói:
((صُومُوا لِرُؤْيَتِهِ، وَأَفْطِرُوا لِرُؤْيَتِهِ، فَإِنْ غُبِّىَ عَلَيْكُمْ فَأَكْمِلُوا عِدَّةَ شَعْبَانَ ثَلاَثِينَ))
“Các ngươi hãy nhịn chay khi thấy lưỡi liềm (tháng Ramadan) và hãy xả chay khi thấy lưỡi liềm (tháng Shawwaal). Nếu như trường hợp bị mây che không thấy lưỡi liềm được thì tính tháng Sha’baan là 30 ngày.”( )
Còn việc xác định kết thúc tháng Ramadan thì cần đến lời xác định của hai người Muslim sùng đạo, nếu không ai nhìn thấy lưỡi liềm tháng Shawwaal thì tính tháng Ramadan là 30 ngày.
    Chủ đề thứ bảy: Thời gian định tâm nhịn chay và giáo lý cho việc định tâm đó:
Bắt buộc người nhịn chay phải có định tâm trước khi bước vào nhịn chay, bởi định tâm là một trong hai Rukun chính như đã đề cập, bởi Nabi  nói:
((إِنَّمَا الأَعْمَالُ بِالنِّيَّاتِ، وَإِنَّمَا لِكُلِّ امْرِئٍ مَا نَوَى))
“Tất cả mọi việc làm được phân biệt bằng sự định tâm, và việc làm của con người được tính bằng sự định tâm của y.”( )
Đối với nhịn chay bắt buộc như nhịn chay tháng Ramadan, nhịn chay chuộc tội, nguyện nhịn chay, nhịn chay bù, bắt buộc phải định tâm trong đêm cho đến trước giờ Azaan Al-Fajr dù chỉ trước một phút, bởi Nabi  nói:
((مَنْ لَمْ يُبَيِّتِ الصِّيَامَ قَبْلَ الْفَجْرِ فَلاَ صِيَامَ لَهُ))
“Ai không phân biệt rõ định tâm nhịn chay trước Salah Al-Fajr thì sự nhịn chay của y vô hiệu.”( )
Đối với nhịn chay Sunnah (tự nguyện) thì được phép định tâm bất cứ lúc nào vào ban ngày miễn sao vẫn chưa ăn, chưa uống, chưa vi phạm bất cứ điều gì làm hư nhịn chay kể từ khi rạng đông của ngày muốn nhịn, bởi có lần sau Salah Al-Fajr Rasul  hỏi vợ A-i’-shah : ((هَلْ عِنْدَكُمْ شَيْءٍ ؟)) “Nàng có gì ăn không ?” bà đáp: Không, thưa Rasul. Thì Người nói: ((فَإِنِّي إذًا صَائِمٌ)) “Vậy Ta sẽ nhịn chay.”( ) 
Chỉ cần định tâm một lần cho trọn cả tháng ngay ngày đầu tháng, nhưng khuyến khích nên định tâm mới vào mỗi tối trước nhịn.

Phần II: Các lý do được phép ăn uống và các điều làm hư sự nhịn chay:
    Chủ đề thứ nhất: Các lý do được phép ăn uống trong tháng Ramadan.
Việc ăn uống vào ban ngày tháng Ramadan chỉ được phép khi có một trong các lý do sau:
    Thứ nhất: Người bị bệnh và già yếu:
Người bị bệnh có hi vọng khỏi bệnh được phép ăn uống trong khoảng thời gian bị bệnh, sau khi khỏi bệnh thì nhịn bù lại số ngày đã ăn uống, bởi Allah phán:
﴿أَيَّامٗا مَّعۡدُودَٰتٖۚ فَمَن كَانَ مِنكُم مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ﴾ البقرة: 184
(Nhịn chay chỉ bắt buộc) trong một số ngày đã ấn định (tức trong tháng Ramadan). Đối với những ai trong các ngươi bị bệnh hoặc đang đi đường xa nhà thì được phép hoãn việc nhịn chay lại và nhịn bù vào những ngày khác tương ứng số ngày đã thiếu. Al-Baqarah: 184 (chương 2), và Allah phán ở câu khác:
﴿فَمَن شَهِدَ مِنكُمُ ٱلشَّهۡرَ فَلۡيَصُمۡهُۖ وَمَن كَانَ مَرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۗ ﴾ البقرة: 185
Bởi thế, ai trong các ngươi chứng kiến (tức có mặt tại quê nhà) trong tháng (Ramadan) thì phải nhịn chay trọn tháng và đối với ai bị bệnh hoặc đi du hành xa nhà thì được phép hoãn việc nhịn chay lại và nhịn bù vào những ngày khác tương ứng số ngày đã thiếu. Al-Baqarah: 185 (chương 2).
Đối với người bị bệnh nan y không chửa khỏi, hoặc người già yếu không thể nhịn chay thì họ được miễn nhịn chay nhưng phải xuất thức ăn thay thế mỗi ngày một phần ăn, bởi Allah đã qui định việc xuất thức ăn tương ứng với việc nhịn chay ở ngay thời kỳ đầu của việc nhịn chay. Cho nên, việc xuất thức ăn là thay thế cho việc nhịn chay khi có lý do chính đáng.
 Imam Al-Bukhari  nói: “Và đối với người già lớn tuổi không có khả năng nhịn chay, thì  xưa kia ở tuổi xế chiều ông Anas  đã xuất thức ăn thay thế mỗi ngày cho một phần thức ăn cho một người nghèo trong một hoặc hai năm cuối đời của ông.”( )
Và ông Ibnu A’bbaas  nói: “Đối với các cụ già không có khả năng nhịn chay thì xuất thức ăn thay thế mỗi ngày một người nghèo.”( ) 
Định lượng xuất thức ăn thay thế đối với người bất lực nhịn chay do bệnh nan y hoặc đã già yếu, là mỗi ngày xuất nửa Sa’ thức ăn của chính quê hương mình đang sinh sống, và nửa Sa’ tương đương khoảng 1,2 kg.
Còn nếu cố gắng nhịn chay thì sự nhịn chay đó hữu hiệu, có giá trị.


    Thứ hai: Du hành, đi đường xa nhà.
Đối với người đi đường xa nhà thì được phép ăn uống rồi nhịn bù lại số ngày đã thiếu, bởi Allah đã phán:
﴿فَمَن كَانَ مِنكُم مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ﴾ البقرة: 184
Đối với những ai trong các ngươi bị bệnh hoặc đang đi đường xa nhà thì được phép hoãn việc nhịn chay lại và nhịn bù vào những ngày khác tương ứng số ngày đã thiếu. Al-Baqarah: 184 (chương 2), và Allah phán ở câu khác:
﴿فَمَن شَهِدَ مِنكُمُ ٱلشَّهۡرَ فَلۡيَصُمۡهُۖ وَمَن كَانَ مَرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۗ ﴾ البقرة: 185
Bởi thế, ai trong các ngươi chứng kiến (tức có mặt tại quê nhà) trong tháng (Ramadan) thì phải nhịn chay trọn tháng và đối với ai bị bệnh hoặc đi du hành xa nhà thì được phép hoãn việc nhịn chay lại và nhịn bù vào những ngày khác tương ứng số ngày đã thiếu. Al-Baqarah: 185 (chương 2).
Và bởi Nabi  đã trả lời một người khi ông ta hỏi về nhịn chay trong lúc đi đường xa:
((إِنْ شِئْتَ فَصُمْ وَإِنْ شِئْتَ فَأَفْطِرْ))
“Nếu muốn thì anh nhịn và nếu không thì anh tự do ăn uống.”( ) Có lần Nabi nhịn chay trên đường đến Makkah nhưng khi đi đến Al-Kadeed thì Người đã xả chay và mọi người đều xả theo.( )
Thể loại du hành được phép rút ngắn và gom lễ Salah lại( ) như đi vì công việc, làm tài xế xe khách chạy tuyến dài. . . mới được phép ăn uống vào ban ngày Ramadan tức người đó đi rời khỏi nhà với khoảng cách 80 km trở lên.
Đối với ai đi du hành để làm tội lỗi hoặc để diện lý do du hành để khỏi nhịn chay thì loại này bắt buộc phải nhịn chay không được ăn uống dù có đi xa hơn hàng trăm ki lô mét.
Trường hợp người đang du hành muốn nhịn chay thì sự nhịn chay đó hữu hiệu, bởi ông Anas  kể:
((كُنَّا نُسَافِرُ مَعَ النَّبِىِّ  فَلَمْ يَعِبِ الصَّائِمُ عَلَى الْمُفْطِرِ، وَلاَ الْمُفْطِرُ عَلَى الصَّائِمِ))
“Xưa kia, chúng tôi đã đi du hành cùng Nabi  thì giữa người nhịn chay và người không nhịn chay không cảm thấy hổ thẹn lẫn nhau.”( ) Với điều kiện việc nhịn chay không gây khó khăn trong suốt thời gian đi du hành.
Đối với trường hợp tạo cảm giác khó khăn, gây trở ngại, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc thì tốt nhất là xả chay làm theo cung cách dễ dàng, bởi xưa kia, có một người đàn ông nhịn chay lúc du hành giữa lúc trời nắng gay gắt thì mọi người bu xung quanh ông ta, thấy vậy Rasul  nói: ((لَيْسَ مِنَ الْبِرِّ الصِّيَامُ فِى السَّفَرِ)) “Không phải hành động ngoan đạo là nhịn chay trong lúc đang du hành.”( ) 
    Thứ ba: Phụ nữ bị kinh nguyện và ra máu hậu sản sau sinh nở:
Một khi phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt và ra máu hậu sản sau khi sinh nở thì cấm các nàng nhịn chay, nếu cố tình nhịn chay thì sự nhịn chay đó vô hiệu mà còn mang tội, bởi ông Sa-e’d Al-Khudri  dẫn lời Nabi  nói:
((أَلَيْسَ إِذَا حَاضَتْ لَمْ تُصَلِّ، وَلَمْ تَصُمْ؟ فَذَلِكِ مِنْ نُقْصَانِ دِينِهَا))
“Chẳng phải phụ nữ khi hành kinh là không được phép dâng lễ Salah và cũng không được phép nhịn chay đó sao? Đấy là điều thiếu sót trong việc hành đạo của cô ta.”( ) 
Và bắt buộc các nàng phải nhịn chay bù vào những ngày khác, bởi bà A’-ishah  kể:
((كَانَ يُصِيبُنَا ذَلِكَ فَنُؤْمَرُ بِقَضَاءِ الصَّوْمِ، وَلاَ نُؤْمَرُ بِقَضَاءِ الصَّلاَةِ))
“Trước kia khi chúng tôi bị thế (tức hành kinh) chỉ bắt buộc nhịn chay bù mà không bắt buộc phải dâng lễ Salah bù.”( )
    Thứ tư: Mang thai và cho con bú:
Đối với phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú, nếu sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân, đến sức khỏe bào thai hoặc đến trẻ sơ sinh thì các nàng được phép ăn uống trong tháng Ramadan, bởi ông Anas  dẫn lời Rasul :
((إِنَّ اللَّهَ وَضَعَ عَنِ الْمُسَافِرِ شَطْرَ الصَّلاَةِ وَالصَّوْمَ وَعَنِ الْحُبْلَى وَالْمُرْضِعِ الصَّوْمَ))
“Quả thật, Allah đã giảm cho người đi du hành xa nhà phân nữa lễ Salah và nhịn chay còn đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú sự nhịn chay.”( ) 
Riêng phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nếu sợ ảnh hưởng đến sức khỏe bào thai hoặc trẻ sơ sinh thì ngoài việc nhịn chay bù còn phải xuất thức ăn cho người nghèo mỗi ngày một phần thức ăn, bởi Ibnu A’bbaas  nói: ((وَالْمُرْضِعُ وَالْحُبْلَى إِذَا خَافَتَا عَلَى أَوْلاَدِهِمَا أَفْطَرَتَا وَأَطْعَمَتَا)) “Một khi phụ nữ cho con bú và mang thai sợ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và trẻ sơ sinh thì được ăn uống nhưng phải xuất thức ăn thay thế.”( )
Đến đây xong phần tóm lược các lý do được phép ăn uống trong tháng Ramadan, gồm bốn lý do: Du hành xa nhà, bị bệnh, kinh nguyệt, ra máu hậu sản, sợ bị ảnh hưởng giống như trường hợp của thai nhi và trẻ sơ sinh.
    Chủ đề thứ hai: Các thứ làm vô hiệu sự nhịn chay.
Một khi người nhịn chay vi phạm một trong các điều sau đây là đã làm hư sự nhịn chay của mình:
    Thứ nhất: Cố ý ăn uống, bởi Allah phán:
﴿وَكُلُواْ وَٱشۡرَبُواْ حَتَّىٰ يَتَبَيَّنَ لَكُمُ ٱلۡخَيۡطُ ٱلۡأَبۡيَضُ مِنَ ٱلۡخَيۡطِ ٱلۡأَسۡوَدِ مِنَٱلۡفَجۡرِۖ ثُمَّ أَتِمُّواْ ٱلصِّيَامَ إِلَى ٱلَّيۡلِۚ﴾ البقرة: ١٨٧
Và hãy ăn uống (thỏa thích vào ban đêm) cho đến khi các ngươi thấy rõ sợi chỉ trắng của buổi rạng đông tách rời khỏi sợi chỉ đen của nó. Từ đó hãy hoàn tất việc nhịn chay cho đến màn đêm xuống. Al-Baqarah: 187 (chương 2). Trong câu khi nói rõ rằng người nhịn chay không được phép ăn uống trong suốt thời gian từ sau ánh rạng đông xuất hiện cho đến mặt trời lặn hẳn. Còn đối với ai ăn uống do vô tình thì sự nhịn chay đó vẫn còn hiều lực buộc y phải tiếp tục nhịn và buộc y phải ngừng ăn, uống khi được ai đó nhắc nhở hoặc tự nhớ ra, bởi Nabi  nói:
((مَنْ نَسِىَ وَهُوَ صَائِمٌ فَأَكَلَ أَوْ شَرِبَ فَلْيُتِمَّ صَوْمَهُ فَإِنَّمَا أَطْعَمَهُ اللَّهُ وَسَقَاهُ))
“Ai vô tình ăn uống trong lúc đang nhịn chay thì vẫn tiếp tục nhịn chay. Việc ăn uống vô tình đó là đặc ân Allah dành riêng cho y.”( ) 
Thuốc nhỏ mủi làm hư nhịn chay và bất cứ thứ gì đến được bao tử là đã làm hư sự nhịn chay, thậm chí không vào bằng đừng miệng thì cũng được xem là ăn uống giống như tiêm thuốc dinh dưỡng.
    Thứ hai: Giao hợp,
Quan hệ tình dục vào ban ngày Ramadan làm hư sự nhịn chay. Ai vi phạm phải quay lạy sám hối, cầu xin sự tha thứ từ Allah, nhịn bù lại ngày hôm đó và phải chịu phạt nặng nề. Đó là, phóng thích một nô lệ; nếu không có khả năng phải nhịn chay hai tháng liên tiếp; nếu không có khả năng nữa thì xuất 60 phần thức ăn cho sáu mươi người nghèo, bởi Hadith do Abu Hurairah  kể: Trong lúc chúng tôi đang ngồi cùng Nabi  thì có một người đàn ông chạy đến nói: “Chết tôi rồi, thưa Rasul.”
- Rasul  hỏi: ((مَالَكَ ؟)) “Có chuyện gì ?”
- Người đàn ông: Tôi đã giao hợp với vợ trong lúc tôi đang nhịn chay.
- Rasul : ((هَلْ تَجِدُ رَقَبَةً تُعْتِقُهَا ؟)) “Anh có nô lệ để phóng thích không ?”
- Người đàn ông: Thưa không.
- Rasul : ((فَهَلْ تَسْتَطِيعُ أَنْ تَصُومَ شَهْرَيْنِ مُتَتَابِعَيْنِ ؟))  “Vậy anh có thể nhịn chay hai tháng liên tiếp không?”
- Người đàn ông: Thưa không.
- Rasul : ((فَهَلْ تَجِدُ إِطْعَامَ سِتِّينَ مِسْكِينًا ؟)) “Vậy anh có thể xuất thức ăn cho sáu mươi người nghèo không?”
- Người đàn ông: Thưa không.
Thế là Rasul  không nói gì, lúc sau có người mang đến tặng cho Rasul  một chậu chà là thì Rasul  hỏi:
((أَيْنَ السَّائِلُ ؟))
“Người đàn ông khi nảy đâu rồi ?”
- Người đàn ông: Tôi đây, thưa Rasul.
- Rasul : ((خُذْهَا فَتَصَدَّقْ بِهِ)) “Anh hãy lấy số chà là này mà bố thí đi.”
- Người đàn ông: Đi cho người nghèo hơn tôi hả, thưa Rasul? Tôi xin thề với Allah trong khu vực này không còn ai lại nghèo hơn gia đình tôi nữa đâu.
Lời nói đó làm Nabi  ngây ngất thấy cả hàng răng. Xong Rasul  nói: ((أَطْعِمْهُ أَهْلَكَ)) “Vậy anh mang về cho gia đình ăn đi.”( ) 
     Đối với các trường hợp cố ý xuất tinh không bằng giao hợp giống như thủ dâm, mơn trơn vợ, hôn vợ hoặc xem phim ảnh. . . thì khi xuất tinh là đã hư sự nhịn chay ngày hôm đó buộc y phải nhịn bù lại vào ngày khác nhưng không phải chịu phạt bởi hành phạt chỉ dành riêng cho việc giao hợp mà thôi.
     Đối với các trường hợp xuất tinh do ngủ mộng tinh (hay gọi là giấc mộng ướt) hoặc bị bệnh về sinh lý thì sự nhịn chay vẫn còn hiệu lực, bởi sự việc nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân.
    Thứ ba: Cố ý ói.
Là cố ý làm cho thức ăn, thức uống trong bao tử trở ra ngoài bằng đường miệng.
Đối với việc bị ói do say sóng tàu xe, bị nhức đầu, bị bệnh thì sự nhịn chay vẫn còn hiệu lực, bởi nó nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân như Nabi  nói:
((مَنْ ذَرَعَهُ الْقَىْءُ فَلَيْسَ عَلَيْهِ قَضَاءٌ وَمَنِ اسْتَقَاءَ عَمْدًا فَلْيَقْضِ))
“Ai bị ói do không kiềm chế được thì không phải nhịn bù, còn ai cố tình làm cho ói thì phải nhịn bù lại.”( )
    Thứ tư: Giác nẻ,
Là dùng vật nhọn bén như lưỡi lam gạch nhẹ lên da và dùng ống giác hút máu đó ra khỏi cơ thể để chửa bệnh. Đối với loại giác nẻ này làm hư sự nhịn chay của người được giác, bởi Nabi  nói: ((أَفْطَرَ الْحَاجِمُ وَالْمَحْجُومُ)) “Thợ giác và người được giác đều hư sự nhịn chay.”( ) riêng đối với thợ giác nếu làm theo cách dùng ống hút máu trực tiếp trên da thì làm hư sự nhịn chay của mình, còn nếu dùng dụng cụ giác thì không làm hư sự nhịn chay. Allahu A’lam.
     Đối với loại bị chảy máu từ gân máu, hiến máu đều mang ý nghĩa như giác nẻ tức làm hư sự nhịn chay.
     Đối với việc bị chảy máu do bị thương xay xác, chảy máu răng, ra máu cam thì không làm hư sự nhịn chay, bởi nó không mang ý nghĩa như giác nẻ.
    Thứ năm: Ra máu kinh nguyệt và máu hậu sản.
Một khi phụ nữ ra máu kinh nguyệt và máu hậu sản là sự nhịn chay của cô ta vô hiệu cho dù ra trước mặt trời lặn vài giây và bắt buộc cô ta nhịn bù lại ngày hôm đó, bởi Rasul  nói: ((أَلَيْسَ إِذَا حَاضَتْ لَمْ تُصَلِّ، وَلَمْ تَصُمْ؟)) “Chẳng phải phụ nữ khi hành kinh là không được phép dâng lễ Salah và cũng không được phép nhịn chay đó sao ?”( )


    Thứ sáu: Định tâm xả chay,
Một khi người nhịn chay định tâm xả chay thì sự sự chay đó trở nên vô hiệu ngay thậm chí không ăn uống gì sau đã định tâm xả chay, bởi sự định tâm là một Rukun cốt lỏi của nhịn chay một khi Rukun này không còn thì sự nhịn chay trở nên vô hiệu.
    Thứ bảy: Bỏ đạo,
Đây là hành động xóa sạch mọi việc hành đạo trước đó, bởi Allah phán:
﴿لَئِنۡ أَشۡرَكۡتَ لَيَحۡبَطَنَّ عَمَلُكَ﴾ الزمر: 65
{Nếu Ngươi (Muhammad) làm điều Shirk (thờ phượng một thần linh khác cùng với Allah) thì việc làm của các Ngươi sẽ trở thành vô nghĩa.} Al-Zumar: 65 (Chương 39).

Phần III: Những khuyến khích và không nên lúc nhịn chay:
    Chủ đề thứ nhất: Những khuyến khích trong nhịn chay.
Khuyến khích người nhịn chay nên quan tâm đến những điều sau đây:
    Thứ nhất: Suhoor là ăn thức ăn nhịn, bởi Nabi  nói: ((تَسَحَّرُوا فَإِنَّ فِى السُّحُورِ بَرَكَةً)) “Các ngươi hãy ăn Suhoor, bởi trong thức ăn Suhoor có hồng phúc.”( ) Người nhịn chay nên đặt biệt quan tâm đến khẩu phần ăn Suhoor này dù ăn nhiều hay ăn ít thậm chỉ chỉ uống ngụm nước cũng không nên bỏ và thời gian ăn Suhoor là từ sau nữa đêm đến giờ rặng đông (tức đến giờ Azaan Al-Fajr).
    Thứ hai: Trì hoãn việc ăn Suhoor, bởi Hadith do ông Zaid bin Thaabit  kể: “Chúng tôi đã ăn Suhoor cùng với Nabi  xong là chúng tôi đứng dậy cùng hành lễ Salah.” Có người hỏi: Khoảng thời gian từ lúc ăn đến giờ Azaan là bao lâu? Zaid đáp: “Khoảng một người đọc được năm mươi câu Kinh.”( ) Dựa vào Hadith này thì chỉ cần nửa tiếng hoặc tối đa một tiếng trước giờ Azaan Al-Fajr là tốt nhất.
    Thứ ba: Tranh thủ xả chay liền, một khi đã xác định mặt trời đã lặn thì lập tức xả chay liền ngay không chờ đợi gì thêm nữa, bởi ông Sahl bin Sa’d  dẫn lời Nabi  rằng: ((لاَ تَزَالُ النَّاسُ بِخَيْرٍ مَا عَجَّلُوا الفِطْرَ)) “Mọi người sẽ luôn được tốt đẹp miễn sao họ biết tranh thủ xả chay ngay (khi đến giờ).”( )
    Thứ tư: Xả chay bằng vài trái chà là tươi, nếu không có thì bằng vài trái chà là khô và ăn theo số lẻ, nếu không có thì nên xả với nước lả, bởi có Hadith do ông Anas  kể:
((كَانَ رَسُولُ اللَّهِ  يُفْطِرُ عَلَى رُطَبَاتٍ قَبْلَ أَنْ يُصَلِّىَ فَإِنْ لَمْ تَكُنْ رُطَبَاتٌ فَعَلَى تَمَرَاتٍ فَإِنْ لَمْ تَكُنْ حَسَا حَسَوَاتٍ مِنْ مَاءٍ))
“Trước kia, Rasul  của Allah đã xả chay bằng vài trái chà là tươi trước khi hành lễ Salah, khi không có chà là tươi thì Người xả bằng vài trái chà là khô và khi không có chà là khô thì người uống vài ngụm nước lả.”( ) Khi không có bất cứ gì ăn uống thì chỉ cần định tâm xả chay là đủ.
    Thứ năm: Cầu xin lúc xả chay và trong suốt thời gian nhịn, bởi Nabi  nói:
((ثَلاَثَةٌ لاَ تُرَدُّ دَعْوَتُهُمُ: الصَّائِمُ حَتَّى يُفْطِرُ وَالإِمَامُ الْعَادِلُ وَالْمَظْلُومِ))
“Có ba loại cầu xin không bị khướt từ khi họ cầu xin: Người nhịn chay cho đến khi xả chay, Imam (người lãnh đạo) công chính liêm minh và người bị đàn áp, bị đối xử bất công.”( )
    Thứ sáu: Bố thí nhiều hơn, xướng đọc Qur’an, cho thức ăn người nhịn chay và mọi việc hành đạo tốt lành khác, như ông Ibnu A’bbaas  kể:
((كَانَ النَّبِىُّ  أَجْوَدَ النَّاسِ بِالْخَيْرِ، وَكَانَ أَجْوَدُ مَا يَكُونُ فِى رَمَضَانَ، حِينَ يَلْقَاهُ جِبْرِيلُ، وَكَانَ جِبْرِيلُ  يَلْقَاهُ كُلَّ لَيْلَةٍ فِى رَمَضَانَ، فَيُدَارِسُهُ الْقُرْآنَ، فَرَسُوْلُ اللهِ  حِينَ يَلْقَاهُ جِبْرِيلُ  أَجْوَدَ بِالْخَيْرِ مِنَ الرِّيحِ الْمُرْسَلَةِ))
“Xia kia, Nabi  là Người rộng lượng trong việc làm thiện, nổi bậc nhất là trong tháng Ramadan khi mà Jibreel  đến gặp Người để cùng nhau ôn lại Qur’an vào mỗi đêm của tháng Ramadan. Từ khi gặp được Jibreel  thì sự rộng lượng đó trổi lên nhanh hơn cả gió thổi.”( )
    Thứ bảy: Cố gắng hành lễ Salah trong đêm, đặc biệt là vào mười ngày cuối của tháng Ramadan, như bà A’-ishah  kể:
((كَانَ النَّبِيُّ  إِذَا دَخَلَ الْعَشْرُ شَدَّ مِئْزَرَهُ وَأَحْيَا لَيْلَهُ وَأَيْقَظَ أَهْلَهُ))
“Xia kia, khi bước vào mười ngày cuối (Ramadan) thì Nabi  không gần gủi các bà vợ, mà đứng hành lễ suốt đêm và đánh thức người thân cùng hành lễ.”( ) và vì Hadith mang ý nghĩa chung chung rằng:
((مَنْ قَامَ رَمَضَانَ إِيمَاناً وَاحْتِسَاباً غُفِرَ لَهُ مَا تَقَدَّمَ مِنْ ذَنْبِهِ))
“Ai đứng hành lễ Salah trong tháng Ramadan bằng sự tin tưởng( ) và kỳ vọng được phần thưởng từ Allah sẽ được tha thứ cho tất cả tội lỗi đã phạm.”( )
    Thứ tám: Làm U’mrah, bởi Nabi  nói:
((عُمْرَةٌ فِي رَمَضَانَ تَعْدِلُ حَجَّةٌ))
“U’mrah trong tháng Ramadan tương đương với Hajj.”( )
    Thứ chín: Nói câu: “Tôi đang nhịn chay” khi bị mắn chửi, bởi Nabi  đã từng di huấn:
((وَإِذَا كَانَ يَوْمُ صَوْمِ أَحَدِكُمْ فَلاَ يَرْفُثْ وَلاَ يَصْخَبْ فَإِنْ سَابَّهُ أَحَدٌ أَوْ قَاتَلَهُ فَلْيَقُلْ: إِنِّي امْرَؤُ صَائِمٌ))
“Khi các ngươi nhịn chay chứ văng tục, la hét. Nếu bị một ai chửi hoặc bị đuổi giết thì hãy nói: “Quả thật, tôi đang nhịn chay.”” ( )
    Chủ đề thứ hai: Những điều không nên làm khi đang nhịn chay.
Khi đang nhịn chay nên cố gắng tránh xa những hành động sau kẻo làm giảm đi ân phước:
    Thứ nhất: Cố hít nước mạnh vào mủi lúc lấy nước Wudu, do bởi sợ nước sẽ đi vào trong cơ thể như Nabi  đã nói: ((وَبَالِغْ فِى الاِسْتِنْشَاقِ إِلاَّ أَنْ تَكُونَ صَائِمًا)) “Và hãy hít nước mạnh vào mủi (khi lấy Wudu) ngoại trừ khi đang nhịn chay.”( )
    Thứ hai: Hôn khi không kiềm chế được sinh lý, đối với người không thể kiểm soát được sinh lý mình thì không nên hôn vợ trong lúc nhịn chay, bởi e sẽ dẫn đến sinh lý trổi dậy dẫn đến mơn trớn và giao hợp rồi hệ lụy đến hư sự nhịn chay ngày hôm đó. Còn nếu như ai có thể kiểm soát được sinh lý bản thân thì được phép hôn vợ mà không ảnh hưởng gì đến sự nhịn chay cả, bởi xưa kia, Nabi  cũng đã từng hôn vợ trong lúc Người nhịn chay giống như bà A’-ishah  kể: ((وَكَانَ أَمْلَكَكُمْ لِإِرْبِهِ)) “Xưa kia, Người đã hoàn toàn khống chế được thân mình.”( )
Tương tự, trong suốt thời gian nhịn chay không nên khấy động đến sinh lý bằng trí tưởng tượng, ngắm nhìn vợ nhiều bằng cảm xúc, bởi đây là khởi động của việc dẫn đến mơn trớn và tình dục.
    Thứ ba: Nuốt đờm, bởi khi đờm trở vào bên trong cơ thể sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe.
    Thứ tư: Nếm thức ăn khi không cần thiết, nếu như đang chuẩn bị thức ăn xả chay thì được phép nếm thử rồi nhả ra, nhưng nhớ tránh kẻo nuốt vào bên trong.

Phần IV: Nhịn bù, khuyến khích nhịn và những điều không nên và bị cấm trong lúc nhịn.
    Chủ đề thứ nhất: Nhịn chay bù.
     Một khi người Muslim không nhịn chay một ngày nào đó trong tháng Ramadan mà không có bất cứ lý do nào chính đáng, thì bắt buộc y phải sám hối và cầu xin Allah tha thứ cho đại tội sai quấy này, đồng thời phải nhịn chay bù lại ngay số ngày đã không nhịn trong tháng Ramadan, đối với loại người này không được phép trì hoãn giống như những người khác có lý do, bởi y tự ý không thi hành nhiệm vụ ngay trong thời gian bắt buộc. Đây là ý kiến đúng nhất giống các ý kiến của giới học giả Al-Fiqh (giáo luật Islam).
     Đối với các trường hợp ăn uống có lý do chính đáng như bị kinh nguyệt hoặc ra máu hậu sản hoặc bị bệnh hoặc đi du hành hoặc bất cứ lý do nào khác được phép ăn uống trong tháng Ramadan thì buộc y phải nhịn bù lại số ngày tương ứng đã không nhịn vào các ngày khác nhưng không bắt buộc phải nhịn trả ngay mà được phép trì hoãn đến tháng Ramadan tới. Tuy nhiên, khuyến khích nên nhịn trả liền bởi sẽ sớm thoát đi nợ nhịn chay, bởi mỗi người không biết được việc gì sẽ xảy ra với mình vào thời gian tới, e phải bị bệnh không thể nhịn trả được cũng có thể.
     Đối với trường hợp trì hoãn việc nhịn bù ra khỏi Ramadan năm sau mà không có lý do thì ngoài việc phải nhịn bù còn phải xuất thức ăn mỗi ngày tương ứng một phần ăn cho người nghèo.
     Không bắt buộc phải nhịn trả số ngày thiếu nợ liên tiếp nhau, ngược lại được phép nhịn vào các ngày rời nhau trong năm, bởi Allah phán:
﴿فَمَن كَانَ مِنكُم مَّرِيضًا أَوۡ عَلَىٰ سَفَرٖ فَعِدَّةٞ مِّنۡ أَيَّامٍ أُخَرَۚ ﴾ البقرة: 184
Đối với những ai trong các ngươi bị bệnh hoặc đang đi đường xa nhà thì được phép hoãn việc nhịn chay lại và nhịn bù vào những ngày khác tương ứng số ngày đã thiếu. Al-Baqarah: 184 (chương 2), thấy rằng Allah không đặt điều kiện phải nhịn trả trong các ngày liên tiếp nhau, nếu là bắt buộc là Ngài đã chỉ đạo tận tường.
    Chủ đề thứ hai: Nhịn chay Sunnah (tự nguyện).
Với lòng nhân từ và bác ái, Allah đã khuyến khích đám nô lệ của Ngài nhịn chay Sunnah thêm nhằm gia tăng thêm ân phước cho người hành đạo và để bù đáp những thiếu xót trong phần nhịn chay bắt buộc, bởi việc hành đạo Sunnah (tự nguyện) sẽ bù đáp cho những thiếu xót của việc hành đạo bắt buộc, và số ngày khuyến khích nhịn chay trong năm là:
    Thứ nhất: Nhịn sáu ngày trong tháng Shawwaal (tháng 10), bởi có Hadith do Abu Ayyoob Al-Ansaari  kể: Tôi đã nghe được Rasul  nói rằng:
((مَنْ صَامَ رَمَضَانَ ثُمَّ أَتْبَعَهُ سِتًّا مِنْ شَوَّالٍ كَانَ كَصِيَامِ الدَّهْرِ))
“Ai nhịn chay Ramadan rồi nhịn tiếp sáu ngày trong tháng Shawwaal thì tựa như y nhịn chay trọn một năm.”( )
    Thứ hai: Nhịn chay vào ngày A’rafah đối với người không đi làm Hajj, bởi có Hadith từ Abu Qataadah  dẫn lời Rasul  rằng:
((صِيَامُ يَوْمِ عَرَفَةَ أَحْتَسِبُ عَلَى اللَّهِ أَنْ يُكَفِّرَ السَّنَةَ الَّتِى قَبْلَهُ وَالسَّنَةَ الَّتِى بَعْدَهُ))
“Nhịn chay ngày A’rafah, Ta hi vọng rằng Allah sẽ xóa đi tội lỗi của năm ngoái và năm tới.”( ) Đối với nhưng ai đang làm Hajj thì theo Sunnah là không nhịn chay vào ngày này, bởi chính Nabi  đã công khai với mọi người việc người ăn uống trong ngày A’rafah vĩ đại hôm đó nhằm giúp người làm Hajj đầy đủ sức khỏe mà hành đạo như Du-a’ trong ngày vàng quí báu này.
    Thứ ba: Nhịn chay vào ngày A’shura, có người hỏi Nabi  về ân phước nhịn chay ngày A’shura thì Người nói: ((أَحْتَسِبُ عَلَى اللَّهِ أَنْ يُكَفِّرَ السَّنَةَ الَّتِى قَبْلَهُ)) “Ta hi vọng rằng Allah sẽ xóa đi tội lỗi của năm ngoái.”( )
Theo Sunnah nên nhịn chay thêm một ngày trước hoặc sau ngày A’shura này, bởi Nabi  quyết định rằng:
((لَئِنْ بَقِيتُ إِلَى قَابِلٍ لَأَصُومَنَّ التَّاسِعَ)) “Nếu được sống đến năm tới Ta phải nhịn chay thêm ngày mồng chín.”( )
Và Nabi  cũng đã từng ra lệnh:
((صُومُوا يَوْمًا قَبْلَهُ أَوْ يَوْمًا بَعْدَهُ، خَالِفُوا الْيَهُودَ)) “Các ngươi hãy nhịn chay thêm một ngày trước hoặc sau ngày A’shura để làm khác với người Do Thái giáo.”( )
    Thứ tư: Nhịn chay vào thứ hai và thứ năm mỗi tuần, bởi có Hadith bà A’-ishah  kể:
((كَانَ النَّبِيُّ  يَتَحَرَّى صِيَامَ الاِثْنَيْنِ وَالْخَمِيسِ))
“Xưa kia, Nabi  thường xuyên nhịn chay vào thứ hai và thứ năm.”( )
Và Nabi  cũng từng nói:
((تُعْرَضُ الأَعْمَالُ يَوْمَ الاِثْنَيْنِ وَالْخَمِيسِ، فَأُحِبُّ أَنْ يُعْرَضَ عَمَلِي وَأَنَا صَائِمٌ))
“Việc hành đạo được trình duyệt (trước Allah) vào mỗi thứ hai và thứ năm, nên Ta thích việc hành đạo của Ta được trình duyệt trong lúc Ta đang nhịn chay.”( )
    Thứ năm: Nhịn chay ba ngày vào mỗi tháng, bởi có Hadith Rasul  nói với Abdullah bin A’mr : 
((صُمْ مِنْ الشَّهْرِ ثَلاثَةَ أَيَّامٍ، فَإِنَّ الْحَسَنَةَ بِعَشْرِ أَمْثَالِهَا، وَذَلِكَ مِثْلُ صِيَامِ الدَّهْرِ))
“Cậu hãy nhịn chay ba ngày trong mỗi tháng, quả thật mỗi ân phước được nhân lên gấp mười lần, và nhịn chay đó giống như nhịn chay cả năm.”( )
Ông Abu Hurairah  kể:
((أَوْصَانِي خَلِيلِي  بِثَلاثٍ: صِيَامِ ثَلاثَةِ أَيَّامٍ مِنْ كُلِّ شَهْرٍ، وَرَكْعَتَيْ الضُّحَى، وَأَنْ أُوتِرَ قَبْلَ أَنْ أَنَامَ))
“Nabi  thân tín đã căn dặn tôi ba điều: Nhịn chay ba ngày vào mỗi tháng, hành lễ hai Rak-at trong giờ Al-Dhuha và hành lễ Salah Al-Witr trước khi ngủ.”( )
Nhịn chay ba ngày trong tháng được gọi là những ngày Al-Baidh (ngày trắng) đó là ba ngày 13,14 và 15 tính theo lịch Hijri, bởi có Hadith Abu Zar  dẫn lời Rasul  nói: ((مَنْ كَانَ مِنْكُمْ صَائِماً مِنَ الشَّهْرِ فَلْيَصُمِ الثَلاَثَ الْبِيضَ)) “Ai trong các ngươi muốn nhịn chay mỗi tháng thì hãy nhịn chay vào ba ngày Al-Baidh.”( )
    Thứ sáu: Nhịn một ngày và xả một ngày, bởi Nabi  nói:
((أَفْضَلُ الصِّيَامِ صِيَامُ دَاوُدَ عَلَيْهِ السَّلاَمُ كَانَ يَصُومُ يَوْمًا وَيُفْطِرُ يَوْمًا))
“Sự nhịn chay hoàn hảo nhất là sự nhịn chay của Nabi Dawood  là nhịn chay một ngày và xả một ngày.”( ) đây chính là sự nhịn chay Sunnah tuyệt vời nhất.
    Thứ bảy: Nhịn chay trong tháng Al-Muharram (tháng giêng), bởi có Hadith do Abu Hurairah  dẫn lời Rasul  rằng:
((أَفْضَلُ الصِّيَامِ بَعْدَ رَمَضَانَ شَهْرُ اللَّهِ الْمُحَرَّمُ، وَأَفْضَلُ الصَّلاَةِ بَعْدَ الْفَرِيضَةِ صَلاَةُ اللَّيْلِ))
“Nhịn chay hoàn hảo nhất sau nhịn chay Ramadan là nhịn chay trong tháng của Allah Al-Muharram, và lễ Salah hoàn hảo nhất sau lễ Salah bắt buộc là Salah trong đêm.”( )
    Thứ tám: Nhịn chay chín ngày trong tháng Zul Hijjah, bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng đến ngày mồng chín và đó là ngày A’rafah, bởi có rất nhiều Hadith nói về ân phước việc hành đạo trong các ngày đầu này của tháng Zul Hijjah, điển hình như Hadith Nabi  nói:
((مَا مِنْ أَيَّامٍ الْعَمَلُ الصَّالِحُ فِيهِنَّ أَحَبُّ إِلَى اللَّهِ مِنْ هَذِهِ الأَيَّامِ الْعَشْرِ))
“Không có những ngày nào việc hành đạo được Allah yêu thích bằng khi hành đạo trong mười ngày đầu tháng (Zul Hijjah) này.”( ) và nhịn chay là việc hành đạo.
    Chủ đề thứ ba: Không nên và bị cấm khi nhịn chay.
    Thứ nhất: Không nên chỉ chọn tháng Rajab (tháng 7) để nhịn chay, bởi đây là biểu hiệu thời ngu muội tiền Islam, xưa kia họ rất sùng bái tháng này. Nếu như ai có thói quen thường xuyên nhịn chay thì không bị rơi vào lời cấm này, như được ghi lại từ Ahmad bin Kharshah bin Al-Har kể: Tôi đã thấy U’mar  cầm roi dài mà chỉ vào thức ăn mà bảo:
((كُلُوا، فَإِنَّمَا هُوَ شَهْرُ كَانَتْ تُعَظِّمُهُ الْجَاهِلِيَةُ))
“Mọi người hãy ăn uống đi, bởi đây là tháng mà thời ngu muội tiền Islam đã tôn sùng nó.”( )
    Thứ hai: Không nên chỉ nhịn chay vào ngày thứ sáu, bởi Rasul  đã nói:
((لاَ تَصُومُوا يَوْمَ الْجُمُعَةِ إِلاَّ أَنْ تَصُوْمَ يَوْماً قَبْلَهُ أَوْ يَوْماً بَعْدَهُ))
“Các ngươi không được nhịn chay riêng ngày thứ sáu, trừ phi đã nhịn chay trước đó một ngày hoặc sau đó một ngày.”( )
    Thứ ba: Chỉ nhịn chay ngày thứ bảy, bởi Rasul  đã nói:
((لاَ تَصُومُوا يَوْمَ السَّبْتِ إِلاَّ فِيمَا افْتُرِضَ عَلَيْكُمْ))
“Các người không được nhịn chay riêng vào ngày thứ bảy trừ phi Allah đã ấn định cho các ngươi.”( )
Có Hadith khác từ bà mẹ của tín đồ Mumin Juwairiyah , khi Nabi  bước vào nhà bà vào thứ sáu thì bà đang nhịn chay thì Người hỏi: ((أَصُمْتِ أَمْسٍ ؟)) “Hôm qua này có nhịn chay không ?” 
- Juwairiyah  đáp: Không.
- Rasul  hỏi tiếp: ((تُرِيدِينَ أَنْ تَصُومَ غَداً ؟)) “Vậy nàng có ý định nhịn chay tiếp vào ngày mai không ?”
- Juwairiyah  đáp: Không.
- Rasul  hỏi tiếp: ((فَأَفْطِرِي)) “Vậy nàng hãy xả chay liền đi.”( ) Dựa vào câu: ((تُرِيدِينَ أَنْ تَصُومَ غَداً ؟)) “Vậy nàng có ý định nhịn chay tiếp vào ngày mai không ?” chứng minh được phép nhịn chay ngày thứ bảy cùng với một ngày khác.
Imam Al-Tirmizhi  nói sau khi đã ghi lại Hadith này: “Ý nghĩa việc không nên nhịn chay vào ngày thứ bảy duy nhất là bởi người Do Thái giáo rất sùng bái ngày này.”
    Thứ tư: Cấm nhịn chay vào ngày Shak và đó là ngày 30 tháng Sha’baan, một khi ngày 30 tháng Sha’baan bị mây che không thể nhìn thấy được lưỡi liềm tháng Ramadan thì đó chính là ngày Shak, còn nếu bầu trời trong sáng bình thường thì không gọi là ngày Shak.
Bằng chứng cho việc cấm nhịn chay vào ngày Shak là Hadith A’mmaar  nói:
((مَنْ صَامَ الْيَوْمَ الَّذِى يُشَكُّ فِيهِ فَقَدْ عَصَى أَبَا الْقَاسِمِ ))
“Ai nhịn chay vào ngày có sự nghi ngờ trong đó là y đã kháng lệnh của Abu Qaasim .”( )
    Thứ năm: Cấm nhịn chay vào hai ngày E’id (đại lễ tết), bởi Hadith của Abu Sa-e’d Al-Khudri  kể:
((نَهَى النَّبِىُّ  عَنْ صَوْمِ يَوْمِ الْفِطْرِ وَالنَّحْرِ))
“Nabi  cấm nhịn chay vào hai ngày E’id Al-Fit-r và E’id Al-Adhha.”( )
Và theo Hadith của U’mar bin Al-Khattaab  nói:
((هَذَانِ يَوْمَانِ نَهَى رَسُولُ اللَّهِ  عَنْ صِيَامِهِمَا: يَوْمُ فِطْرِكُمْ مِنْ صِيَامِكُمْ، وَالْيَوْمُ الآخَرُ تَأْكُلُونَ فِيهِ مِنْ نُسُكِكُمْ))
“Đây là hai ngày mà Rasul  của Allah cấm nhịn chay: Là ngày đầu tiên sau khi các người đã hoàn thành nhiệm vụ nhịn chay (tức E’id Al-Fit-r) và vào ngày khác là ngày các ngươi ăn uống để thi hành Hajj (tức ngày E’id Al-Adhha.”( )
    Thứ sáu: Không nên nhịn chay vào những ngày Al-Tashreeq, tức ba ngày sau ngày E’id Al-Adhah, ngày 11, 12 và 13, bởi Rasul  đã nói về các ngày này: ((هِىَ أَيَّامُ أَكْلٍ وَشُرْبٍ وَذِكْرِ اللَّهِ)) “Đó là các ngày ăn, uống và tụng niệm tán dương Allah.”( )
Có Hadith khác Rasul  nói:
((يَوْمُ عَرَفَةَ وَيَوْمُ النَّحْرِ وَأَيَّامُ التَّشْرِيقِ عِيدُنَا أَهْلَ الإِسْلاَمِ وَهِىَ أَيَّامُ أَكْلٍ وَشُرْبٍ))
“Ngày A’rafah, ngày giết tết Qurbaan và các ngày Al-Tashreeq là các ngày tết của Islam chúng ta, đó là những ngày ăn và uống.”( )
Trong những ngày Al-Tashreeq chỉ cho phép những ai làm Hajj Al-Tamadtu’ và Hajj Al-Qaarin không tìm thấy vật giết tế thì được phép nhịn chay, bởi có Hadith do A’-ishah  và Ibnu U’mar , cả hai nói rằng:
((لَمْ يُرَخَّصْ فِى أَيَّامِ التَّشْرِيقِ أَنْ يُصَمْنَ، إِلاَّ لِمَنْ لَمْ يَجِدِ الْهَدْىَ))
“Không cho phép nhịn chay trong những ngày Al-Tashreeq, ngoại trừ những ai không tìm thấy vật giết tế khi làm Hajj.”( )

Phần V: Về Al-E’tikaaf
    Chủ đề thứ nhất: Định nghĩa Al-E’tikaaf và giáo lý Al-E’tikaaf.
    Thứ nhất: Định nghĩa.
- Theo nghĩa ngôn từ: Al-E’tikaaf là bắt buộc bản thân phải làm điều gì đó.
- Theo nghĩa giáo lý: Al-E’tikaaf là việc người Muslim ẩn thân mình trong Masjid để hành đạo tôn thờ Allah.
    Thứ hai: Giáo lý Al-E’tikaaf.
Al-E’tikaaf là việc hành đạo tôn thờ Allah theo khuôn khổ Sunnah khuyến khích, bởi Allah phán:
﴿أَن طَهِّرَا بَيۡتِيَ لِلطَّآئِفِينَ وَٱلۡعَٰكِفِينَ وَٱلرُّكَّعِ ٱلسُّجُودِ ١٢٥﴾ البقرة: 125
{Cam kết giữ Ngôi đến của TA cho trong sạch (để khách đi thập phương đến thăm và) đi vòng quanh Nó và cho những người lánh trần.} Al-Baqarah: 125 (Chương 2). Câu Kinh là bằng chứng cho việc được phép Al-E’tikaaf dành cho cộng đồng này và các cộng đồng trước ta, và Allah phán ở chương khác:
﴿وَلَا تُبَٰشِرُوهُنَّ وَأَنتُمۡ عَٰكِفُونَ فِي ٱلۡمَسَٰجِدِۗ﴾ البقرة: ١٨٧
Và cấm các ngươi mơn trớn với các nàng trong lúc các ngươi đang E’tikaaf (ẩn thân hành đạo) trong các Masjid. Al-Baqarah: 187 (chương 2).
Bà A’-ishah  kể:
((أَنَّ النَّبِىَّ  كَانَ يَعْتَكِفُ الْعَشْرَ الأَوَاخِرَ مِنْ رَمَضَانَ حَتَّى تَوَفَّاهُ اللَّهُ))
“Quả thật, xưa kia Rasul  đã Al-E’tikaaf vào mười ngày cuối của Ramadan cho đến khi trở về với Allah.”( )
Cộng đồng Muslim thống nhất việc Al-E’tikaaf chỉ là Sunnah khuyến khích tín đồ Muslim thi hành, ngoại trừ ai đó nguyện Al-E’tikaaf thì điều này trở thành bắt buộc đối với riêng y.
Bằng chứng cho việc Al-E’tikaaf là được phép từ Qur’an, từ Sunnah và từ sự thống nhất của cộng đồng.
    Chủ đề thứ hai: Điều kiện Al-E’tikaaf.
Al-E’tikaaf là việc hành đạo tôn thờ Allah, nếu thiếu một trong các điều kiện sau là việc Al-E’tikaaf trở nên vô giá trị:
    Thứ nhất: Người Al-E’tikaaf phải là người Muslim, trưởng thành và lí trí bình thường, cho nên khi người Kafir (người ngoại đạo), người khùng điên, trẻ em chưa có trí khôn muốn Al-E’tikaaf thì việc Al-E’tikaaf đó vô giá trị.
Đối với trẻ em có trí khôn dù nam hay nữ thì Al-E’tikaaf của chúng có giá trị.
    Thứ hai: Định tâm, bởi Nabi  nói:
((إِنَّمَا الأَعْمَالُ بِالنِّيَّاتِ)) “Tất cả mọi việc làm được phân biệt bằng sự định tâm.”( ) cho nên người Al-E’tikaaf phải định tâm ẩn thân tôn thờ Allah.
    Thứ ba: Nơi Al-E’tikaaf phải là Masjid, bởi Allah phán:
﴿وَأَنتُمۡ عَٰكِفُونَ فِي ٱلۡمَسَٰجِدِۗ﴾ البقرة: ١٨٧
Trong lúc các ngươi đang E’tikaaf (ẩn thân hành đạo) trong các Masjid. Al-Baqarah: 187 (chương 2). Và hành động của Nabi  là Người chỉ Al-E’tikaaf trong Masjid, chưa từng có bất cứ lời nói nào rằng lúc sinh thời Nabi  Al-E’tikaaf ngoài Masjid cả.
    Thứ tư: Phải là Masjid có hành lễ Salah tập thể thường xuyên.
Đối với nam buộc phải hành lễ Salah tập thể tại Masjid, nên sẽ gặp khó khăn nếu phải đến giờ là đi đến Masjid rồi trở lại Masjid Al-E’tikaaf, hành động này làm giảm đi ý nghĩa việc Al-E’tikaaf.
Đối với phụ nữ thì được phép Al-E’tikaaf ở bất cứ Masjid nào cũng được, bởi các nàng không buộc phải hành lễ Salah cùng tập thể, ngoại trừ trường hợp nếu sẽ gây xáo trộn trong thời gian Al-E’tikaaf thì các nàng bị cấm Al-E’tikaaf.
Tốt nhất là chọn lấy các Masjid có hành lễ Salah Al-Jum-a’h thứ sáu, nhưng đây không phải là điều kiện của Al-E’tikaaf.
    Thứ năm: Không bị Junub, người bị Junub, phụ nữ bị hành kinh và ra máu hậu sản không được phép ở trong Masjid.
Việc nhịn chay không phải là điều kiện để Al-E’tikaaf, bởi được ghi lại từ Ibnu U’mar  rằng ông U’mar  đã nói với Rasul : “Thưa Rasul, trước khi vào Islam tôi đã nguyện Al-E’tikaaf một đêm tại Masjid Al-Haraam.” Rasul  bảo: ((أَوْفِ بِنَذْرِكَ)) “Vậy, ông hãy thực hiện lời nguyện đó đi.”( ) Qua Hadith chứng minh rằng nếu nhịn chay là điều kiện được Al-E’tikaaf là việc Al-E’tikaaf không đúng vào ban đêm bởi sự nhịn chay không bắt buộc vào ban đêm. Cho nên, hai việc nhịn chay và Al-E’tikaaf là hai việc hành đạo hoàn toàn tách rời nhau.
    Chủ đề thứ ba: Thời gian Al-E’tikaaf, những điều khuyến khích và được phép dành cho người Al-E’tikaaf.
    Thứ nhất: Thời gian Al-E’tikaaf.
Rukun đầu tiên của Al-E’tikaaf là ẩn thân trong Masjid, nếu không ẩn thân trong Masjid thì không gọi là Al-E’tikaaf.
Về thời lượng ẩn thân Al-E’tikaaf thì giữa U’lama (giới học giả) có nhiều ý kiến, tuy nhiên theo ý kiến đúng nhất – Inshaa Allah – là không có giới hạn thời lượng ngắn nhất cho việc Al-E’tikaaf, cho nên việc Al-E’tikaaf với thời gian ngắn cũng được. Nhưng tốt nhất là không nên ngắn hơn một ngày hoặc một đêm, bởi xưa kia Nabi  cũng như Sahabah đều không Al-E’tikaaf ngắn hơn một ngày hoặc một đêm.
Thời gian tốt nhất cho việc Al-E’tikaaf là vào mười ngày cuối của tháng Ramadan, bởi Hadith do bà A’-ishah  đã kể:
((أَنَّ النَّبِىَّ  كَانَ يَعْتَكِفُ الْعَشْرَ الأَوَاخِرَ مِنْ رَمَضَانَ حَتَّى تَوَفَّاهُ اللَّهُ))
“Quả thật, xưa kia Rasul  đã Al-E’tikaaf vào mười ngày cuối của Ramadan cho đến khi trở về với Allah.”( )
Riêng những ai muốn Al-E’tikaaf vào các thời gian khác thì vẫn được nhưng tốt nhất nên bỏ.
Ai định tâm Al-E’tikaaf vào mười ngày cuối Ramadan thì sau khi hành lễ Salah Al-Fajr của ngày 21 thì phải vào ẩn thân trong Masjid đã định tâm ẩn thân cho đến mặt trời lặn của ngày cuối cùng Ramadan.
    Thứ hai: Những khuyến khích của Al-E’tikaaf.
Việc Al-E’tikaaf là việc hành đạo đặc biệt giữa nô lệ với Thượng Đế Allah, nên tạm thời cần phải cắt đứt hết mọi quan hệ của trần tục để chuyên tâm và dành hết thời gian cho việc hành đạo thiêng liêng này, như hành lễ Salah, tụng niệm tán dương, cầu xin, xướng đọc Qur’an, sám hối, cầu xin tha thứ . . . hoặc bất cứ việc hành đạo nào khác.

    Thứ ba: Những điều được phép dành cho người Al-E’tikaaf.
Người Al-E’tikaaf được phép rời khỏi Masjid trong các trường hợp cần thiết như ăn, uống, vệ sinh, tắm rửa, lấy nước Wudu.
Đồng thời được phép trò chuyện về những điều hữu ích cho đôi bên, còn những việc không mang lại lợi ích đôi khi lại gây phiền hà thì không nên nói bởi sẽ làm giảm đi ý nghĩa của việc ẩn thân. Và người thân được phép vào thăm viếng người Al-E’tikaaf với thời gian khoảng ngắn và người Al-E’tikaaf được phép tiển họ về đến cửa Masjid, bởi Hadith Safeeyah  kể:
((كَانَ رَسُولُ اللَّهِ  مُعْتَكِفًا، فَأَتَيْتُهُ لَيْلاً، فَحَدَّثْتُهُ ثُمَّ قُمْتُ، فَانْقَلَبْتُ فَقَامَ مَعِى لِيَقْلِبَنِى))
“Xưa kia, lúc Rasul  của Allah đang Al-E’tikaaf thì tôi đến thăm Người vào ban đêm, sau khi trò chuyện xong tôi đứng dậy thì Người cũng đứng dậy mà tiển tôi về.”( )
Người Al-E’tikaaf được phép ăn, uống, ngủ trong Masjid và cố gắng giử gìn vệ sinh chung và chăm sóc Masjid.

    Chủ đề thứ tư: Các điều làm vô hiệu Al-E’tikaaf.
Việc Al-E’tikaaf sẽ trở nên vô hiệu nếu bị vi phạm các điều sau:
    Thứ nhất: Cố tình rời khỏi Masjid không có lý do, cho dù có rời khỏi thời gian ngắn, bởi Hadith A’-ishah  kể: ((وَكَانَ لاَ يَدْخُلُ الْبَيْتَ إِلاَّ لِحَاجَةِ الإِنْسَانِ، إِذَا مُعْتَكِفاً))
“Và xưa kia, lúc Al-E’tikaaf Người không vào nhà trừ phi vì nhu cầu vệ sinh.”( ) bởi việc rời Masjid sẽ xóa việc ý nghĩa ẩn thân trong khi ẩn thân là Rukun của Al-E’tikaaf.
    Thứ hai: Giao hợp.
Một khi người Al-E’tikaaf giao hợp với vợ là đã làm hư Al-E’tikaaf kể cả giao hợp vào ban đêm hoặc ở bên ngoài Masjid, bởi Allah phán:
﴿وَلَا تُبَٰشِرُوهُنَّ وَأَنتُمۡ عَٰكِفُونَ فِي ٱلۡمَسَٰجِدِۗ﴾ البقرة: ١٨٧
Và cấm các ngươi mơn trớn với các nàng trong lúc các ngươi đang E’tikaaf (ẩn thân hành đạo) trong các Masjid. Al-Baqarah: 187 (chương 2).
Tương tự, một khi bị xuất tinh do mơn trớn vợ nhưng không giao hợp hoặc thủ dâm cũng làm mất giá trị Al-E’tikaaf.
    Thứ ba: Mất trí.
Một khi người Al-E’tikaaf bị mất trí do khùng hoặc say xỉn thì Al-E’tikaaf trở nên vô giá trị bởi người khùng và người say xỉn không thuộc loại người hành đạo.
    Thứ tư: Kinh nguyệt và máu hậu sản, bởi phụ nữ trong hai thời kỳ này không cho phép ở trong Masjid.
    Thứ năm: Bỏ đạo,
Đây là hành động xóa sạch mọi việc hành đạo trước đó, bởi Allah phán:
﴿لَئِنۡ أَشۡرَكۡتَ لَيَحۡبَطَنَّ عَمَلُكَ﴾ الزمر: 65
{Nếu Ngươi (Muhammad) làm điều Shirk (thờ phượng một thần linh khác cùng với Allah) thì việc làm của các Ngươi sẽ trở thành vô nghĩa.} Al-Zumar: 65 (Chương 39).
Khẩn cầu Allah chấp nhận việc hành đạo của tất cả chúng ta.
Và cầu xin Ngài ban bình an và phúc lành cho vị Nabi Muhammad, cho gia quyến cùng tât cả bằng hữu cao quí của Người.
Thứ 4 ngày 27/Sha’baan/1435 H nhằm ngày 25/06/2014
Mục Lục

Chủ đề    Trang
     KHAI ĐỀ    3
     Chương IV: NHỊN CHAY    8
    Phần I: Khái quát về nhịn chay    8
    Chủ đề thứ nhất: Định nghĩa nhịn chay & phân tích các Rukun nhịn chay    8
    Chủ đề thứ hai: Giáo luật về nhịn chay tháng Ramadan & bằng chứng    10
    Chủ đề thứ ba: Thể loại nhịn chay    12
    Chủ đề thứ tư: Giá trị nhịn chay tháng Ramadan & lợi ích của nhịn chay    13
    Chủ đề thứ năm: Các điều kiện bắt buộc nhịn chay tháng Ramadan    15
    Chủ đề thứ sáu: Việc xác nhận bắt đầu và kết thúc tháng Ramadan    18
    Chủ đề thứ bảy: Thời gian định tâm nhịn chay & giáo lý cho việc định tâm đó    20
    Phần II: Các lý do được phép ăn uống & các điều làm hư sự nhịn chay    21
    Chủ đề thứ nhất: Các lý do được phép ăn uống trong tháng Ramadan    21
    Chủ đề thứ hai: Các thứ làm vô hiệu                                                       sự nhịn chay    28
    Phần III: Những khuyến khích & không nên lúc nhịn chay        34
    Chủ đề thứ nhất: Những khuyến khích trong
                                                                         nhịn chay    34    32
    Chủ đề thứ hai: Những điều không nên làm khi đang nhịn chay    39
    Phần IV: Nhịn bù, khuyến khích nhịn chay, những điều không nên và bị cấm trong lúc nhịn    41
    Chủ đề thứ nhất: Nhịn chay bù    41
    Chủ đề thứ hai: Nhịn chay Sunnah (tự nguyện)    42
    Chủ đề thứ ba: Không nên & bị cấm khi nhịn chay    48
    Phần V: Về Al-E’tikaaf    53
    Chủ đề thứ nhất: Định nghĩa Al-E’tikaaf & giáo lý về Al-E’tikaaf    53
    Chủ đề thứ hai: Điều kiện Al-E’tikaaf    55
    Chủ đề thứ ba: Thời gian Al-E’tikaaf, những điều khuyến khích & được phép dành cho người Al-E’tikaaf    57
    Chủ đề thứ tư: Các điều làm vô hiệu Al-E’tikaaf    60