Giáo Lý Thực Hành Đơn Giản Từ Hào Quang Qur’an và Sunnah:
Chương Salah
< اللغة الفيتنامية >
Biên soạn
Tập thể U’lama ưu tú
Dịch thuật: Abu Hisaan Ibnu Ysa
الفقه الميسر في ضوء الكتاب والسنة:
كتاب الصلاة
اسم المؤلف:
جماعة من العلماء
ترجمة: أبو حسان محمد بن عيسى
Chương 2
SALAH
gồm mười lăm chương:
Phần Một: Về định nghĩa, giá trị và bắt buộc hành lễ năm lần
Chủ đề thứ nhất: Về định nghĩa Salah:
- Theo ngôn từ, Salah nghĩa là cầu xin.
- Theo giáo luật Islam, Salah nghĩa là sự thờ phượng bằng các lời nói và các hành động đặc thù, được mở đầu bằng Takbeer (tức nói Allahu Akbar) và kết thúc bằng Tasleem (tức nói As sa la mu a’ lai kum Wa Rah ma tul lah)
Sẽ được phân tích chi tiết hơn ở phần dưới Inshaa Allah.
Chủ đề thứ hai: Về giá trị lễ Salah:
Salah là nền tảng xác định đức tin của người Muslim sau khi tuyên thệ Sahaadah vào Islam, là gường cột cốt lỏi của tôn giáo, bởi chính Allah đã sắc lệnh cho Nabi Muhammad ﷺ trong đêm thăng thiên tại tầng trời thứ bảy. Điều này khẳng định rằng vị trí rất quan trọng của lễ Salah trong cuộc sống người Muslim, vì vậy trước kia, mỗi khi gặp phải khó khăn, gian truân là Rasul ﷺ liền tìm đến Salah.
Có rất nhiều Hadith nói về giá trị của lễ Salah này, điển hình như, Nabi ﷺ nói:
{الصَّلَوَاتُ الْخَمْسُ وَالْجُمْعَةُ إِلَى الْجُمْعَةِ وَرَمَضَانُ إِلَى رَمَضَانَ مُكَفِّرَاتٌ لِمَا بَيْنَهُنَّ إِذَا اجْتَنَبَتْ الْكَبَائِرَ}
“Lễ Salah ngày đêm năm lần; từ lễ Salah Al-Jum-a’h (thứ sáu này) đến Salah Al-Jum-a’h (thứ sáu tới); từ tháng Ramadan này đến tháng Ramadan tới tội lỗi sẽ được xóa sạch giửa các khoảng đó ngoại trừ các trọng tội.”( )
Và Nabi ﷺ nói:
{أَرَأَيْتُمْ لَوْ أَنَّ نَهَرًا بِبَابِ أَحَدِكُمْ يَغْتَسِلُ مِنْهُ كُلَّ يَوْمٍ خَمْسَ مَرَّاتٍ، هَلْ يُبْقِي مِنْ دَرَنِهِ شَيْءٍ}
“Mọi người thấy sao việc ngay trước cửa nhà của mỗi người có một con sông, y xuống tắm mỗi ngày năm lần, vậy trên cơ thể còn dính dơ không ?” Mọi người đáp: Không còn sót gì trên cơ thể cả. Người tiếp:
{فَذَلِكَ مِثْلُ الصَّلَوَاتِ الْخَمْسِ، يَمْحُو اللَّهُ بِهَا الْخَطَايَا}
“Thế đó, giống như hình ảnh Salah năm lần, Allah dùng nó mà xóa tội lỗi.”( )
Chủ đề thứ ba: Về nhiệm vụ Salah:
Salah là nhiệm vụ bắt buộc đối với người Muslim như được dẫn chứng từ Qur’an, từ Sunnah và từ Ijma’, đây một nhiệm vụ tất yếu của tôn giáo, Allah phán:
﴿وَأَقِيمُواْ ٱلصَّلَوٰةَ﴾ البقرة: 43
Và hãy dâng lễ Salah. Al-Baqarah: 43 (chương 2), Allah phán ở chương khác:
﴿قُل لِّعِبَادِيَ ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ يُقِيمُواْ ٱلصَّلَوٰةَ﴾ إبراهيم: 31
(Hỡi Muhammad) hãy bảo với những người bề tôi của TA, những người có đức tin hãy dâng lễ Salah. Ibrahim: 31 (chương 14). Ngoài ra còn có rất nhiều câu khi khác bảo tín đồ Muslim phải hành lễ Salah.
Về Sunnah, trong Hadith Al-Me’raaj (thăng thiên) có ghi: {هِيَ خَمْسٌ وَهِيَ خَمْسُوْنَ} “Salah tuy năm lần (thực hiện) nhưng hưởng được đến năm mươi lần (ân phước).”( )
Có lần một người hỏi Rasul ﷺ về các biểu hiệu Islam thì Người đáp: {خَمْسُ صَلَوَاتٍ فِي الْيَوْمِ وَاللَّيْلَةِ} “Năm lễ Salah trong ngày đêm.” Người đó hỏi tiếp: Ngoài tôi còn phải hành lễ Salah nào khác không? Người đáp: {لَا، إِلَّا أَنْ تَطَوَّعَ} “Không, trừ phi anh tự nguyện.”( )
Lễ Salah chỉ bắt buộc đối với người Muslim, trưởng thành, trí tuệ, nên không bắt buộc người Kafir, trẻ em và người bị khùng, bởi Rasul ﷺ nói:
{رُفِعَ الْقَلَمُ عَنْ ثَلاَثٍ: عَنِ النَّائِمِ حَتَّى يَسْتَيْقِظَ وَعَنِ الْمَجْنُونِ حَتَّى يَفِيقَ وَعَنْ الصَّبِيِّ حَتَّى يَبْلُغَ}
“Có ba loại người không bị bắt tội: Người ngủ say cho đến khi thức dậy; người khùng cho đến khi tỉnh táo và trẻ em đến khi trưởng thành.”( )
Đối với cha mẹ, bậc bảo hộ trẻ em phải ra lệnh trẻ hành lễ Salah lúc tròn bảy tuổi và đánh chúng khi đã mười tuổi khi bỏ lễ Salah.
Đối với ai chống đối hoặc bỏ hành lễ Salah là người Kafir, là người phản đạo tôn giáo Islam, bởi Nabi ﷺ nói:
{الْعَهْدُ الَّذِي بَيْنَنَا وَبَيْنَهُمْ الصَّلاَةُ فَمَنْ تَرَكَهَا فَقَدْ كَفَرَ}
“Sự khác biệt giữa chúng ta (người Muslim) và họ (người ngoại đạo) chính là Salah. Ai bỏ bê nó thì y là kẻ ngoại đạo.”( )
Phần Hai: Về Azaan và Iqaamah
Chủ đề thứ nhất: Về định nghĩa Azaan và Iqaamah, giáo lý về hai hình thức này:
a) Định nghĩa Azaan và Iqaamah:
Azaan theo nghĩa ngôn từ là thông báo. Allah phán:
﴿وَأَذَٰنٞ مِّنَ ٱللَّهِ وَرَسُولِهِۦٓ﴾ التوبة: 3
Và một bản tuyên cáo từ Allah và Sứ giả của Ngài đã thông báo. Al-Tawbah: 3 (Chương 9).
Theo nghĩa giáo lý là sự thông báo đã đến giờ Salah bằng phong cách riêng biệt.
Iqaamah theo nghĩa ngôn từ là dựng người ngồi đứng dậy.
Theo nghĩa giáo lý là thông báo đứng dậy hành lễ Salah bằng phong cách riêng biệt được giáo lý ra lệnh.
b) Giáo lý về hai hình thức này:
Azaan và Iqaamah là hai nhiệm vụ bắt buộc tín đồ nam Muslim thực hiện thông báo về năm lễ Salah chính. Tuy nhiên đây chỉ là Fardhul Kifaayah tức ai thực hiện được thì tội lỗi của những người khác được tha, bởi đây là hai biểu hiệu của Islam không được phép lơ đễnh, cẩu thả.
Chủ đề thứ hai: Về các điều khoản bắt buộc của hai hình thức này:
1- Islam, tức phải là người Muslim, sẽ vô hiệu nếu là người Kafir thực hiện.
2- Trí tuệ, tức phải là người bình thường, nếu người khùng, người say xỉn và trẻ chưa hiểu chuyện thì không được công nhận.
3- Nam giới, tức sẽ vô hiệu nếu là nữ thực hiện bởi chất giọng nữ sẽ tạo ảnh hưởng xấu và nếu là người lưỡng tính cũng không được bởi không xác định được giới tính nam của y.
4- Azaan phải được cất trong giờ Salah, nếu Azaan trước giờ lễ Salah là vô hiệu trừ phi lời Azaan đầu tiên của Salah Fajr và Salah Jum-a’h thì được phép Azaan trước giờ Salah. Còn Iqaamah thực hiện khi có ý định đứng hành lễ Salah.
5- Phải Azaan và Iqaamah phải thứ tự và liên tiếp như được truyền lại từ Sunnah. Sẽ được phân tích chi tiết ở phần dưới.
6- Phải Azaan và Iqaamah bằng nguyên văn tiếng Ả Rập như được truyền lại từ Sunnah.
Chủ đề thứ ba: Về các hình thức khuyến khích cho người thực hiện Azaan:
1- Nên là người thật thà đáng tin, bởi giáo dân sẽ dựa vào lời Azaan đó mà thực hiện lễ Salah và nhịn chay, nên sẽ không an tâm với người không có bản tính đó.
2- Nên là người trưởng thành, có trí tuệ. Tuy nhiên, nếu là trẻ em hiểu việc thì Azaan của nó được công nhận.
3- Nên là người biết rõ giờ giấc để Azaan ngay giờ đầu của lễ Salah, bởi khi không biết rõ giờ giấc sẽ Azaan sai.
4- Nên là người có giọng khỏe để truyền âm thanh đến các giáo dân khác.
5- Đã tẩy rửa sau khi bị Hadith lớn hoặc Hadith nhỏ.
6- Nên đứng Azaan hướng về Qiblah.
7- Nên nhét hai ngón trỏ vào hai lổ tai, và xoay mặt sang phải khi đến câu: “حَيَّ عَلَى الصَّلَاةِ” (Hay ya a’ los so l.a.h) và xoay mặt sang trái khi đến câu:
“حَيَّ عَلَى الْفَلَاحِ” (Hay ya a’ lal fa l.a.h).
8- Nên Azaan với giọng từ từ và Iqaamah với giọng hơi nhanh.
Chủ đề thứ tư: Về cách thức Azaan và Iqaamah:
Về cách Azaan được truyền lại từ rất nhiều Hadith điển hình như Hadith Abi Mahzurah , rằng Nabi ﷺ đã dạy ông cách Azaan, Người nói: “Anh hãy hô:
اللهُ أَكْبَرُ، اللهُ أَكْبَرُ، اللهُ أَكْبَرُ، اللهُ أَكْبَرُ،
أَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ، أَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ،
أَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ، أَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ،
حَيَّ عَلَى الصَّلَاةِ، حَيَّ عَلَى الصَّلَاةِ،
حَيَّ عَلَى الْفَلَاحِ، حَيَّ عَلَى الْفَلَاحِ،
اللهُ أَكْبَرُ، اللهُ أَكْبَرُ، لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ
Allahu Akbar, Allahu Akbar, Allahu Akbar, Allahu Akbar,
Ash ha du al la i la ha il lol l.o.h, Ash ha du al la i la ha il lol l.o.h,
Ash ha du an na mu ham ma dar ro su lul l.o.h, Ash ha du an na mu ham ma dar ro su lul l.o.h
Hay ya a’ los so l.a.h, Hay ya a’ los so l.a.h
Hay ya a’ lal fa l.a.h, Hay ya a’ lal fa l.a.h
Allahu Akbar, Allahu Akbar, La i la ha il lol l.o.h”( )
Về cách thức Iqaamah như sau:
اللهُ أَكْبَرُ، اللهُ أَكْبَرُ،
أَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ، أَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللهِ،
حَيَّ عَلَى الصَّلَاةِ، حَيَّ عَلَى الْفَلَاحِ،
قَدْ قَامَتِ الصَّلَاةُ، قَدْ قَامَتِ الصَّلَاةُ،
اللهُ أَكْبَرُ، اللهُ أَكْبَرُ، لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ
Allahu Akbar, Allahu Akbar,
Ash ha du al la i la ha il lol l.o.h, Ash ha du an na mu ham ma dar ro su lul l.o.h
Hay ya a’ los so l.a.h, Hay ya a’ lal fa l.a.h
Qad qaa ma tis so l.a.h, Qad qaa ma tis so l.a.h,
Allahu Akbar, Allahu Akbar, La i la ha il lol l.o.h” Bởi Hadith Anas kể: “Rasul ﷺ đã ra lệnh cho Bilaal hô chẳn khi Azaan và hô lẻ khi Iqaamah.”( )
Trên là cách Azaan và Iqaamah mà Bilaal đã Azaan khi đang ở quê nhà và lúc đi du hành cùng với Rasul ﷺ cho đến khi Người qua đời.
Khuyến khích trong Azaan Salah Fajr nên nói hai lần câu: “الصَّلَاةُ خَيْرٌ مِنَ النَّوْمِ” (Os so l.a tu khoi rum mi nan nawm)( ) sau câu “Hay ya a’ lal fa l.a.h” bởi Hadith Abi Mahzurah dẫn lời Rasul ﷺ đã bảo ông: {إِنْ كَانَ فِي أذَانِ الصُّبْحِ قُلْتَ: الصَّلَاةُ خَيْرٌ مِنَ النَّوْمِ} “Khi Azaan Salah Fajr thì hãy hô: Os so l.a tu khoi rum mi nan nawm”( )
Chủ đề thứ năm: Về nói gì khi nghe được lời Azaan và lời cầu xin sau Azaan:
Khuyến khích những ai nghe được lời Azaan thì hãy nói theo giống lời Azaan, bởi Hadith Abi Sa-e’d dẫn lời Nabi ﷺ:
{إِذَا سَمِعْتُمُ النِّدَاءَ فَقُولُوا مِثْلَ مَا يَقُولُ الْمُؤَذِّنُ}
“Khi các ngươi nghe được lời Azaan thì hãy nói theo giống lời người Azaan.”( ) Ngoại trừ hai câu “Hay ya a’ los so l.a.h” thì nói: “لَا حَوْلَ وَلَا قُوَّةَ إِلَّا بِاللهِ” (La haw la wa la qu wa ta il la bil lah) và câu: “Hay ya a’ lal fa l.a.h” cũng nói: “لَا حَوْلَ وَلَا قُوَّةَ إِلَّا بِاللهِ” (La haw la wa la qu wa ta il la bil lah), bởi Hadith do U’mar bin Al-Khattaab đã dẫn chứng thế.( )
Chú ý khi người Azaan hô trong Salah Fajr “Os so l.a tu khoi rum mi nan nawm” thì nói theo giống như lời đó. Còn trong Iqaamah thì không hô câu này.
Sau khi nghe xong lời Azaan thì người nghe nên Solawaat( ) cho Nabi ﷺ sau đó thì cầu nguyện thêm:
{اللَّهُـمَّ رَبَّ هَـذِهِ الدَّعْوَةِ التَّـامَّةِ، وَالصَّـلاَةِ الْقَـائِمَةِ، آتِ مُحَمَّـدًا الْوَسِـيلَةَ وَالْفَضِـيلَةَ، وَابْعَثْـهُ مَقَامـاً مَحْمُـوداً الَّذِي وَعَـدْتَهُ}
Ol lo hum ma rab ba ha zi hid da’ wa tit taam mah, wos so la til qaa i mah, a ti mu ham ma dal wa si la ta wal fa dhi lah, wab a’th hu ma qaa mam mah du dal la zi wa a’d tah.( )
Phần Ba: Về các giờ giấc Salah
Mỗi tín đồ Muslim đều phải hành lễ Salah năm lần trong ngày đêm theo đúng giờ giấc mà giáo lý đã ấn định, Allah phán:
﴿إِنَّ ٱلصَّلَوٰةَ كَانَتۡ عَلَى ٱلۡمُؤۡمِنِينَ كِتَٰبٗا مَّوۡقُوتٗا ١٠٣﴾ النساء: 103
Bởi nhiệm vụ hành lễ Salah đã được truyền xuống cho những người có đức tin phải hành lễ vào đúng giờ giấc đã ấn định. Al-Nisa: 103 (chương 4). Tức giờ giấc mỗi lễ Salah đã được ấn định sẵn, tuyệt đối không được thực hiện trước giờ giấc đó.
Các giờ giấc này đã được đề cập trong Hadith Ibnu U’mar dẫn lời Rasul ﷺ:
{وَقْتُ الظُّهْرِ إِذَا زَالَتِ الشَّمْسُ وَكَانَ ظِلُّ الرَّجُلِ كَطُولِهِ مَا لَمْ يَحْضُرِ الْعَصْرُ، وَوَقْتُ الْعَصْرِ مَا لَمْ تَصْفَرَّ الشَّمْسُ، وَوَقْتُ صَلاَةِ الْمَغْرِبِ مَا لَمْ يَغِبِ الشَّفَقُ، وَوَقْتُ صَلاَةِ الْعِشَاءِ إِلَى نِصْفِ اللَّيْلِ الأَوْسَطِ، وَوَقْتُ صَلاَةِ الصُّبْحِ مِنْ طُلُوعِ الْفَجْرِ مَا لَمْ تَطْلُعِ الشَّمْسُ}
“Giờ Zhuhr từ khi mặt trời nghiên bóng đến bóng của một người gần bằng với chính mình; giờ A’sr từ đó cho đến bóng mặt trời ửng vàng ở chân trời; giờ Maghrib từ sau mặt trời lặn đến ánh sáng đỏ gần mất hẳn; giờ I’sha từ đó cho đến giữa đêm và giờ Fajr từ sau rạng đông xuất hiện đến mặt trời gần mọc.”( )
Giờ Salah Zhuhr bắt đầu lúc mặt trời nghiên về hướng tây, kéo dài đến bóng của mọi vật đều bằng chính nó. Khuyến khích nên hành lễ Salah này ngay đầu giờ trừ phi thời tiết quá nóng thì có thể trì hoãn đến thời tiết dịu lại mới hành lễ, và có thể trì hoãn gẫn đến giờ A’sr.
Giờ Salah A’sr bắt đầu sau khi giờ Zhurh kết thúc – tức khi bóng của mọi vật bằng chính nó – kéo dài đến mặt trời lặn. Khuyến khích hành lễ Salah này này ngay đầu giờ, đây chính là lễ Salah chính giữa mà Allah đã ra lệnh bảo vệ, với câu:
﴿حَٰفِظُواْ عَلَى ٱلصَّلَوَٰتِ وَٱلصَّلَوٰةِ ٱلۡوُسۡطَىٰ وَقُومُواْ لِلَّهِ قَٰنِتِينَ ٢٣٨﴾ البقرة: 238
Các ngươi hãy duy trì các lễ nguyện Salah (tại Masjid), nhất là cuộc lễ chính giữa (lễ A’sr), và hãy đứng dâng lễ trước Allah với tinh thần sùng kính hoàn toàn. Al-Baqarah: 238 (Chương 2).
Ngoài ra, Nabi ﷺ còn bảo giáo dân phải bảo vệ đặc biệt lễ Salah này, Người nói:
{مَنْ فَاتَتْهُ صَلاَةُ الْعَصْرِ فَكَأَنَّمَا وُتِرَ أَهْلَهُ وَمَالَهُ}
“Ai bỏ lỡ Salah A’sr (cùng tập thể là một thiệt hại hơn việc) y đã đánh mất cả gia đình và tài sản.”( ) và Nabi ﷺ nói ở Hadith khác:
{مَنْ تَرَكَ صَلَاةَ الْعَصْرِ حَبَطَ عَمَلُهُ}
“Ai (cố tình) bỏ Salah A’sr thì việc hành đạo của y bị hủy bỏ.”( )
Giờ Salah Maghrib bắt đầu từ sau mặt trời lặn kéo dài đến ánh sáng đỏ gần mất hẳn, bởi Nabi ﷺ nói: {وَوَقْتُ صَلاَةِ الْمَغْرِبِ مَا لَمْ يَغِبِ الشَّفَقُ} “Giờ Maghrib từ sau mặt trời lặn đến ánh sáng đỏ gần mất hẳn.”( )
Khuyến khích hành lễ Salah ngay ở giờ đầu bởi Nabi ﷺ nói:
{لاَ تَزَالُ أُمَّتِى بِخَيْرٍ مَا لَمْ يُؤَخِّرُوا الْمَغْرِبَ إِلَى أَنْ تَشْتَبِكَ النُّجُومُ}
“Cộng đồng Ta sẽ luôn tốt đẹp miễn họ không trì hoãn Salah Maghirb cho đến sao phủ đầy trời.”( ) ngụ ý “sao phủ đầy trời” là trời đã hoàn toàn tối đen hết giờ Salah này.
Ngoại trừ trường hợp vào đêm Muzdalifah những người hành hương Hajj nên trì hoãn Salah Maghrib để hành lễ cùng với Salah I’sha, cách này được gọi là Jam-u’ Takheer.
Giờ Salah I’sha bắt đầu từ ánh sáng đỏ mất hẳn kéo dài đến nữa đêm, bởi Nabi ﷺ nói:
{وَقْتُ صَلَاةِ الْعِشَاءِ إِلَى نِصْفِ اللَّيْلِ الْأَوْسَطِ}
“Giờ I’sha từ đó cho đến giữa đêm.”( )
Chú ý: Nữa đêm ở đây không phải là 12 giờ khuya như mọi người biết. Cách tính nữa đêm là tính từ giờ Salah Maghrib đến Salah Fajr hôm sau chia đôi thì đó chính là nữa đêm, và tùy vào mỗi tháng mà giờ giấc thay đổi theo. Thí dụ: Salah Maghrib hôm nay là 6 giờ tối và giờ Salah Fajr ngày mai là 4 giờ sáng, cộng hai giờ lại là 10 tiếng đồng hồ, xong chia đôi là 5 tiếng đồng hồ, tức nữa đêm trong lúc này là 11 giờ khuya.
Khuyến khích trì hoãn lễ Salah I’sha về khuya nếu thuận lợi, và không nên ngủ trước Salah I’sha và vẫn thức sau lễ Salah này nếu không vì việc hữu ích, bởi Hadith Abi Barzah nói: “Quả thật, Rasul không thích ngủ trước Salah I’sha và trò chuyện sau Salah ﷺ này.”( )
Giờ Salah Fajr bắt đầu từ ánh rạng đông thứ hai xuất hiện đến mặt trời mọc, khuyến khích nên hành lễ Salah này khi đã khẳng định rạng đông thứ hai đã bắt đầu.
Trên là năm giờ giấc của năm lễ Salah bắt buộc mỗi tín đồ Muslim cố gắng hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian đã nêu. Tuyệt đối tránh xa việc cố ý trì hoãn các lễ Salah này vô lý do, bởi Allah đã khuyến cáo mạnh mẽ đối với ai dám tự ý trì hoãn các giờ giấc này bằng lời phán:
﴿فَوَيۡلٞ لِّلۡمُصَلِّينَ ٤ ٱلَّذِينَ هُمۡ عَن صَلَاتِهِمۡ سَاهُونَ ٥﴾ الماعون: 4 - 5
{Thật khốn khổ thay cho những người dâng lễ nguyện Salah * Chúng là những kẻ đã cố tình trì hoãn buổi lễ đến hết giờ.} Al-Maa-u’n: 4 - 5 (Chương 107), Allah phán ở chương khác:
﴿۞ فَخَلَفَ مِنۢ بَعۡدِهِمۡ خَلۡفٌ أَضَاعُواْ ٱلصَّلَوٰةَ وَٱتَّبَعُواْ ٱلشَّهَوَٰتِۖ فَسَوۡفَ يَلۡقَوۡنَ غَيًّا ٥٩﴾ مريم: 59
Nhưng tiếp sau họ là một hậu duệ bỏ bê việc dâng lễ Salah và theo đuổi những dục vọng thấp hèn, rồi họ sẽ bị ném vào hỏa ngục Ghaiya.} Mar-yam: 59 (chương 19). Ghaiya} là tên của một trong các thung lũng của hỏa ngục, có đáy rất sâu, có mùi hôi tanh rất khủng khiếp do dòng chảy của nó chính là máu mủ được chảy ra từ những cơ thể người đang bị hành hạ trong hỏa ngục và đây là thung lũng có sức nóng cao nhất trong tất cả các thung lũng của hỏa ngục.
Việc hành lễ Salah đúng khoảng thời gian đã ấn định là việc thờ phượng tốt đẹp nhất, được Allah yêu thích nhất giống như có người hỏi Rasul ﷺ đâu việc hành đạo được Allah yêu thương nhất, thì Người đáp:
{الصَّلَاةُ عَلَى وَقْتِهَا}
“Hành lễ Salah trong giờ của nó.”( )
Phần Bốn: Về các điều khoản bắt buộc, các nền tảng, các điều vô hiệu, các Sunnah, các điều không nên và giáo lý bỏ hành lễ Salah
Chủ đề thứ nhất: Về số lượng Salah bắt buộc:
Số lượng Salah bắt buộc gồm Fajr, Zhuhr, A’sr, Maghrib và I’sha, đây là năm giờ Salah được thống nhất trong cộng đồng Islam như được dẫn chứng bởi Hadith Talhah bin U’baidillah kể: Một người Ả Rập du mục hỏi: Thưa Rasul của Allah, Allah bắt buộc tôi như thế nào với lễ Salah? Người ﷺ đáp:
{خَمْسُ صَلَوَاتٍ فِي الْيَوْمِ وَاللَّيْلَةِ . . .}
“Chỉ bắt buộc năm lần trong ngày đêm. . .”( )
Và Hadith Anas về người đàn ông thôn quê đã hỏi Nabi ﷺ: Thưa Rasul của Allah, quả thật sứ giả của Người đã khẳng định với chúng tôi rằng, Allah đã ấn định phải hành lễ Salah năm lần trong ngày đêm. Rasul ﷺ đáp: “Y nói thật.”( )
Chủ đề thứ hai: Về ai bắt buộc ?
Lễ Salah chỉ bắt buộc mỗi người Muslim trưởng thành trí tuệ bình thường, không có kinh nguyệt và ra máu hậu sản. Tuy nhiên, hãy ra lệnh trẻ nhỏ bắt đầu Salah khi tròn bảy tuổi và hãy đánh chúng nếu bỏ lễ Salah khi tròn mười tuổi, bởi Hadith:
{رُفِعَ الْقَلَمُ عَنْ ثَلاَثٍ: . . . وَعَنْ الصَّبِيِّ حَتَّى يَبْلُغَ}
“Có ba loại người không bị bắt tội: . . . và trẻ em đến khi trưởng thành.”( ) và Nabi ﷺ nói ở Hadith khác:
{مُرُوا أَوْلاَدَكُمْ بِالصَّلاَةِ لِسَبْعٍ، وَاضْرِبُوهُمْ عَلَيْهَا لِعَشْرٍ، وَفَرِّقُوا بَيْنَهُمْ فِى الْمَضَاجِعِ}
“Hãy ra lệnh con cái các ngươi hành lễ Salah lúc bảy tuổi, hãy đánh chúng khi đã mười tuổi (nếu bỏ lễ Salah) và hãy cho chúng ngủ riêng.”( )
Chủ đề thứ ba: Về các điều khoản lễ Salah được công nhận:
Gồm chín điều khoản:
1- Islam, tức là người Muslim bởi người Kafir thì việc hành đạo của họ bị hủy bỏ.
2- Trí tuệ, tức là người khùng thì không thuộc nhóm bắt buộc.
3- Trưởng thành, tức không bắt buộc trẻ em cho đến trưởng thành, nhưng ra lệnh cho chúng khi tròn bảy tuổi và đánh chúng nếu bỏ Salah khi tròn mười tuổi như đã dẫn chứng ở Hadith trên.
4- Tẩy rửa khỏi hai Hadath nếu có khả năng, tức phải lấy Wudu nếu bị Hadath nhỏ như tiểu – trung – đại tiện... hoặc bị Hadath lớn như bị Junub do ân ái..., bởi Hadith Ibnu U’mar dẫn lời Rasul ﷺ:
{لاَ تُقْبَلُ صَلاَةٌ بِغَيْرِ طُهُورٍ}
“Lễ Salah sẽ không được chấp nhận nếu không được tẩy rửa.”( )
5- Đã đến giờ được ấn định, bởi Allah phán:
﴿إِنَّ ٱلصَّلَوٰةَ كَانَتۡ عَلَى ٱلۡمُؤۡمِنِينَ كِتَٰبٗا مَّوۡقُوتٗا ١٠٣﴾ النساء: 103
Bởi nhiệm vụ hành lễ Salah đã được truyền xuống cho những người có đức tin phải hành lễ vào đúng giờ giấc đã ấn định. Al-Nisa: 103 (chương 4).
Và bởi Hadith sau khi Jibreel đã dẫn lễ Salah cho Nabi ﷺ ở hai giờ đầu và cuối của năm lễ Salah bắt buộc thì nói: {مَا بَيْنَ هَذَيْنِ وَقْتَيْنِ وَقْتٌ} “Khoảng giữa hai giờ này là giờ Salah.”( )
Nếu dâng lễ Salah trước giờ ấn định là vô hiệu, tương tự dâng lễ Salah sau khi đã hết giờ trừ khi có lý do.
6- Che phần kín nếu có khả năng bằng những loại quần áo không mô phỏng cơ thể, bởi Allah phán:
﴿۞يَٰبَنِيٓ ءَادَمَ خُذُواْ زِينَتَكُمۡ عِندَ كُلِّ مَسۡجِدٖ﴾ الأعراف: 31
Hỡi con cháu của Adam! Các người hãy ăn mặc thật nghiêm trang chỉnh tề khi đến Masjid. Al-A'raaf: 31 (chương 7).
Và bởi Nabi ﷺ nói:
{لاَ تُقْبَلُ صَلاَةُ الْحَائِضِ إِلاَّ بِخِمَارٍ}
“Lễ Salah của phụ nữ trưởng thành không được công nhận cho đến khi che kín toàn thân.”( )
Phần kín của nam giới trưởng thành là từ trên rốn đến khỏi đầu gối, bởi Hadith Jaabir nói: “Khi anh hành lễ Salah bằng một chiếc áo duy nhất, nếu rộng thì hãy quấn toàn thân, còn nếu chỉ vừa thì hãy làm quần.”( )
Tuy nhiên, hình ảnh tốt nhất là nên dùng gì đó che phần vai lại, bởi Nabi ﷺ đã từng cấm nam giới đứng hành lễ Salah mà trên vai không được che lại tí nào.
Phần kín của phụ nữ là toàn thân cô ta trừ gương mặt và đôi bàn tay.
Trường hợp đứng hành lễ trước mặt là người không phải Muhrim thì phải che cả gương mặt, bởi Nabi ﷺ nói: {المَرْأَةُ عَوْرَةٌ} “Phụ nữ là phần kín.”( )
Và bởi Nabi ﷺ nói:
{لاَ تُقْبَلُ صَلاَةُ الْحَائِضِ إِلاَّ بِخِمَارٍ}
“Lễ Salah của phụ nữ trưởng thành không được công nhận cho đến khi che kín toàn thân.”
7- Không chất dơ dính trên cơ thể, quần áo và nơi hành lễ nếu có khả năng, bởi Allah phán:
﴿وَثِيَابَكَ فَطَهِّرۡ ٤﴾ المدثر: 4
Và hãy giữ y phục của Ngươi sạch sẽ ! Al-Muddaththir: 4 (chương 74).
Và bởi Nabi ﷺ nói:
{تَنَزَّهُوا عَنْ الْبَوْلِ، فَإِنَّ عَامَّةَ عَذَابِ الْقَبْرِ مِنْهُ}
“Các ngươi hãy cẩn thận với tiểu tiện, bởi đa số người bị trừng phạt trong cỏi mộ là bởi nước tiểu.”( )
Và Nabi ﷺ nói với Asma khi bị máu kinh nguyệt dính quần áo:
{تَحُتُّهُ، ثُمَّ تَقْرُصُهُ بِالْمَاءِ، وَتَنْضَحُهُ وَتُصَلِّي فِيهِ}
“Hãy cạo nó (bằng móng, que), rồi rưới nước lên mà vò, rồi đổ nước lên nó, rồi mặc nó mà hành lễ Salah.”( )
Và Nabi ﷺ đã bảo Sahabah xối nước lên nước tiểu của người Ả Rập du mục đã tiểu trong Masjid:
{أَرِيقُوا عَلَى بَوْلِهِ سَجْلاً مِنْ مَاءٍ}
“Mọi người hãy xối lên nước tiểu của y một thùng nước.”( )
8- Hướng đến Qiblah nếu có khả năng, bởi Allah phán:
﴿فَوَلِّ وَجۡهَكَ شَطۡرَ ٱلۡمَسۡجِدِ ٱلۡحَرَامِۚ﴾ البقرة: 144
{Do đó, hãy quay mặt của Ngươi hướng về Thánh đường Al-Haram (Makkah).} Al-Baqarah: 144 (chương 2),
Và bởi Nabi ﷺ nói:
{إِذَا قُمْتَ إِلَى الصَّلاَةِ فَأَسْبِغِ الْوُضُوءَ، ثُمَّ اسْتَقْبِلِ الْقِبْلَةَ}
“Một khi anh muốn đứng hành lễ Salah thì hãy lấy Wudu chu toàn, rồi hướng mặt về Qiblah.”( )
9- Định tâm, là điều bắt buộc trong tất cả việc thờ phượng, bởi Hadith U’mar dẫn lời Rasul ﷺ: {إِنَّمَا الأَعْمَالُ بِالنِّيَّاتِ} “Quả thật, mọi việc làm bắt đầu bằng sự định tâm.”( ) Vị trí định tâm là con tim được thể hiện bằng lòng khẳng định, nhưng không được định tâm bằng lời bởi Nabi ﷺ chưa từng định tâm bằng lời và tất cả Sahabah cũng không ai từng định tâm bằng lời.
Chủ đề thứ tư: Về các nền tảng Salah:
Nền tảng là bộ phận chắc chắn, không thể thiếu nhằm chống đở mọi việc hành đạo.
Sự khác biệt giữa nền tảng và điều khoản.
- Điều khoản phải có trước và luôn sát cách với việc hành đạo.
- Còn nền tảng thì nằm trong việc hành đạo bao gồm có lời nói và động tác.
Lễ Salah sẽ vô hiệu nếu bỏ qua do cố ý hoặc do lơ là hoặc do không biết, và gồm cả thảy mười bốn nền tảng sắp xếp theo thứ tự sau:
1- Đứng: Là điều bắt buộc đối với người có khả năng, bởi Allah phán:
﴿وَقُومُواْ لِلَّهِ قَٰنِتِينَ ٢٣٨﴾ البقرة: 238
Và hãy đứng dâng lễ trước Allah với tinh thần sùng kính hoàn toàn. Al-Baqarah: 238 (Chương 2).
Và bởi Nabi ﷺ đã bảo I’mraan bin Husain :
{صَلِّ قَائِماً، فَإِنْ لَمْ تَسْتَطِعْ فَقَاعِداً، فَإِنْ لَمْ تَسْتَطِعْ فَعَلَى جَنْبٍ}
“Anh hãy đứng mà hành lễ Salah, nếu không thể thì hãy ngồi và nếu vẫn không thể thì hãy nằm nghiên.”( )
Đối với các lễ Salah bắt buộc như năm lễ Salah trong ngày đêm... không được phép hành lễ ngồi trừ phi có lý do như không thể đứng do bệnh, do sợ hoặc do bất cứ lý do nào tương tự thì được phép hành lễ theo khả năng ngồi hoặc nằm nghiên.
Đối với các lễ Salah Sunnah khác thì việc đứng này chỉ là Sunnah chứ không phải nền tảng, nhưng đứng hành lễ sẽ tốt hơn nhiều so với ngồi hành lễ, bởi Nabi ﷺ nói: {صَلاَةُ الْقَاعِدِ عَلَى النِّصْفِ مِنْ صَلاَةِ الْقَائِمِ} “Ngồi hành lễ Salah chỉ được một nữa (ân phước) so với đứng hành lễ Salah.”( )
2- Takbeer Ehraam ở lần đầu tiên: Tức nói “Allahu Akbar” bằng nguyên văn Ả Rập không được thay thế, bởi Nabi ﷺ đã bảo người hành lễ sai:
{إِذَا قُمْتَ إِلَى الصَّلاَةِ فَكَبِّرْ}
“Khi anh đứng hành lễ Salah thì hãy khai đề bằng Takbeer.”( )
Và bởi Nabi ﷺ nói:
{تَحْرِيمُهَا التَّكْبِيرُ وَتَحْلِيلُهَا التَّسْلِيمُ}
“Salah bị cấm bởi Takbeer và được giải thoát bởi Tasleem.”( )
Cho nên lễ Salah không được khai đề bằng bắt cứ từ nào khác.
3-Đọc Faatihah đúng chuẩn trong mỗi Rak-at, bởi Nabi ﷺ nói: {لاَ صَلاَةَ لِمَنْ لَمْ يَقْرَأْ بِفَاتِحَةِ الْكِتَابِ} “Lễ Salah sẽ vô hiệu nếu như không được xướng đọc chương Faatihah.”( )
Riêng người đến trể, khi đến là Imam gần cúi đầu Rukua’ đọc Faatihah không kịp hoặc Imam đang cúi đầu Rukua’ không đọc được Faatihah thì được miễn đọc. Tương tự, đối với lễ Salah đọc lớn tiếng thì Mamoom (người đứng hành lễ sau Imam) có thể không đọc Faatihah nhưng tốt nhất nên đọc lúc Imam im lặng sau khi đọc xong Faatihah.
4- Cúi đầu Rukua’ (tức cúi gập người 90o về trước) trong mỗi Rak-at, bởi Allah phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ ٱرۡكَعُواْ وَٱسۡجُدُواْۤ﴾ الحج: 77
{Hỡi những ai có đức tin! Hãy cúi đầu Rukua’, hãy quỳ lạy (Allah bằng lễ nguyện Salah). Al-Haj: 77 (chương 22).
Và bởi Hadith Nabi ﷺ đã bảo người đàn ông hành lễ Salah sai: {ثُمَّ ارْكَعْ حَتَّى تَطْمَئِنَّ رَاكِعاً} “Sau đó hãy cúi đầu Rukua’ thật nghiêm chỉnh.”( )
5 & 6- Bật dậy sau cúi đầu Rukua’ và đứng thẳng hoàn toàn, bởi Hadith Nabi ﷺ đã bảo người đàn ông hành lễ Salah sai:
{ثُمَّ ارْكَعْ حَتَّى تَطْمَئِنَّ رَاكِعاً، ثُمَّ ارْفَعْ حَتَّى تَعْتَدِلَ قَائِمًا}
“Sau đó hãy cúi đầu Rukua’ thật nghiêm chỉnh, rồi bật dậy cho đến khi đứng thẳng người.”
7- Quỳ lạy, bởi Allah phán:
﴿وَٱسۡجُدُواْۤ﴾ الحج: 77
{Hãy quỳ lạy (Allah bằng lễ nguyện Salah). Al-Haj: 77 (chương 22).
Và bởi Hadith Nabi ﷺ đã bảo người đàn ông hành lễ Salah sai: {ثُمَّ اسْجُدْ حَتَّى تَطْمَئِنَّ سَاجِدًا} “Sau đó qùy lạy cho thật nghiêm chỉnh.” Ở mỗi Rak-at phải quỳ lạy hai lần như vậy, và lúc quỳ lạy bảy bộ phận cơ thể phải tiếp xúc với đất như được kể trong Hadith do Ibnu A’bbaas dẫn lời Rasul ﷺ:
{أُمِرْتُ أَنْ أَسْجُدَ عَلَى سَبْعَةِ أَعْظُمٍ: عَلَى الْجَبْهَةِ - وَأَشَارَ بِيَدِهِ عَلَى أَنْفِهِ - وَالْيَدَيْنِ، وَالرُّكْبَتَيْنِ، وَأَطْرَافِ الْقَدَمَيْنِ}
“Ta được lệnh phải quỳ lạy trên bảy bộ phận của cơ thể: Trán – và Người chỉ thêm lổ mủi –; đôi bàn tay; hai đầu gối và các ngón chân của hai bàn chân.”( )
8 & 9- Bật dậy sau quỳ lạy và ngồi giữa hai lần quỳ lạy, bởi Hadith Nabi ﷺ đã bảo người đàn ông hành lễ Salah sai: {ثُمَّ ارْفَعْ حَتَّى تَطْمَئِنَّ جَالِساً} “Sau đó hãy ngẩn đầu dậy mà ngồi cho thật nghiêm chỉnh.”
10- Điềm tĩnh trong tất cả nền tảng: Tức mỗi động tác phải chuẩn và đẹp, thời gian nghiêm chỉnh của mỗi động tác bằng khoảng thời gian đọc được hoàn toàn lời cầu xin rồi mới chuyển sang động tác kế tiếp, bởi Nabi ﷺ đã ra lệnh cho người đàn ông hành lễ Salah sai thực hiện mỗi động tác phải chuẩn, từ từ và bởi Rasul ﷺ cũng đã ra lệnh cho ông ta phải hành lễ Salah lại do đã làm mất đi sự điềm tĩnh.
11- Đọc Tashahhud cuối, bởi Ibnu Mas-u’d kể: Trước khi bắt buộc đọc Tashahhud thì chúng tôi đã nói: “As sa laa mu a’ lol loh hi min i’ baa di hi” (Đám nô lệ xin chào Allah lời bình an) nghe vậy Nabi ﷺ bảo: {لاَ تَقُولُوا السَّلاَمُ عَلَى اللَّهِ وَلَكِنْ قُولُوا: التَّحِيَّاتُ لِلَّهِ} “Các ngươi chớ nói chào bình an cho Allah mà hãy nói: At ta hi ya tu lil lah...”( ) hiểu được từ câu: “Trước khi bắt buộc” tức Tashahhud là lời bắt buộc.
12- Ngồi đọc Tashahhud cuối, bởi Rasul ﷺ đã làm vậy trong mỗi lần hành lễ Salah và nói:
{صَلُّوا كَمَا رَأَيْتُمُونِي أُصَلِّي}
“Các người hãy hành lễ Salah giống như thấy Ta hành lễ Salah vậy.”( )
13- Tasleem, bởi Nabi ﷺ nói:
{وَتَحْلِيلُهَا التَّسْلِيمُ}
“và được giải thoát bởi Tasleem.”( ) tức xoay mặt qua bên phải mà nói: “السَّلَامُ عَلَيْكُمْ وَرَحْمَةُ اللهِ” (As sa la mu a’ lai kum wa rah ma tul lah) rồi xoay mặt sang bên trái cũng nói “السَّلَامُ عَلَيْكُمْ وَرَحْمَةُ اللهِ”.
14- Thực hiện các nền tảng thứ tự trước sau, bởi Nabi ﷺ đã thực hiện các nền tảng theo thứ tự và nói: {صَلُّوا كَمَا رَأَيْتُمُونِي أُصَلِّي} “Các người hãy hành lễ Salah giống như thấy Ta hành lễ Salah vậy.” Và Người đã dùng từ “sau đó” để dạy người đàn ông hành lễ Salah sai chứng minh rằng phải thực hiện các nền tảng theo thứ tự trước sau.
Chủ đề thứ năm: Về các điều khoản bắt buộc:
Có tổng cộng tám điều khoản bắt buộc, nếu ai cố ý bỏ một trong các điều khoản này thì lễ Salah đó vô hiệu còn ai nhỡ quên hoặc không biết căn bản hành lễ Salah thì chỉ cần quỳ lạy Sahu là được.
Sự khác nhau giữa nền tảng và điều khoản bắt buộc:
- Ai lỡ quên một trong các nền tảng thì lễ Salah đó vô hiệu cho đến khi thực hiện lại nền tảng đó.
- Còn ai lỡ quên một trong các điều khoản này thì chỉ cần quỳ lạy Sahu là bù lại được. Bởi nền tảng quan trọng hơn các điều khoản bắt buộc.
Các điều khoản đó như sau:
1- Tất cả lời Takbeer ngoài lời Takbeer Ehraam, hay còn gọi là các lời Takbeer thay đổi động tác, bởi ông Ibnu Mas-u’d nói: “Tôi đã nhìn thấy Nabi ﷺ đã Takbeer (tức nói Allahu Akbar) mỗi khi cúi đầu Rukua’, cúi quỳ lạy, đứng thẳng người lại và ngồi lại.”( ) và bởi Nabi ﷺ đã làm thế mỗi lần hành lễ Salah cho đến rời khỏi trần gian và Nabi ﷺ đã từng nói: {صَلُّوا كَمَا رَأَيْتُمُونِي أُصَلِّي} “Các người hãy hành lễ Salah giống như thấy Ta hành lễ Salah vậy.”
2- Nói: “سَـمِعَ اللهُ لِمَـنْ حَمِـدَهُ” (Sa mi Ol lo hu li man ha mi dah)( ) đối với Imam và người hành lễ một mình, bởi Hadith Abi Hurairah kể: “Khi bắt đầu lễ Salah thì Rasul ﷺ nói (Allahu Akbar), khi cúi đầu Rukua’ cũng nói (Allahu Akbar), khi bật dậy sau Rukua’ thì người nói (Sa mi Allahu li man ha mi dah), đến khi đứng thẳng người hoàn toàn thì Người nói (Rab ba na wa la kal ham du).”( )
3- Nói: “رَبَّنَـا وَلَكَ الْحَمْـدُ” (Rab ba na wa la kal ham du)( ) chỉ đối với Mamum, đối với Imam và người hành lễ một mình thì khuyến khích hai bên phối hợp, bởi Hadith Abi Hurairah ở trên và Hadith Abi Musa , có đoạn: “Khi Imam nói: (Sa mi ol lo hu li man ha mi dah) thì các ngươi hãy nói: (Rab ba na wa la kal ham du).”( )
4- Nói: “سُبْـحَانَ رَبِّـيَ العَظِيْمِ” (Sub ha na rab bi yal a’ z.i.m)( ) một lần trong cúi đầu Rukua’.
5- Nói: “سُبْـحَانَ رَبِّـيَ الأَعْلَـى” (Sub ha na rab bi yal a’ la)( ) một lần trong quỳ lạy, bởi Hadith Huzaifah : “Khi Nabi ﷺ hành lễ Salah lúc Rukua’ thì nói: (Sub ha na rab bi yal a’ z.i.m) và lúc quỳ lạy thì nói: (Sub ha na rab bi yal a’ la)”( )
Tuy nhiên khuyến khích nói thêm các lời cầu xin này đến ba lần trong mỗi lần Rukua’ và quỳ lạy.
6- Nói: “رَبِّ اغْفِـرْ لِـي، رَبِّ اغْفِـرْ لِـي” (Rab bigh fir ly, Rab bigh fir ly)( ) giữa hai lần quỳ lạy, bởi Hadith Huzaifah : “Khi Nabi ﷺ hành lễ Salah thì lúc ngồi giữa hai lần quỳ lạy thì nói: (Rab bigh fir ly, Rab bigh fir ly)”( )
7- Đọc Tashahhud đầu, nếu như Imam quên Tashhud này mà đứng dậy thì không bắt buộc Mamoon phía sau phải đọc Tashahhud này, bởi buộc y phải đi theo Imam, do trước khi mỗi lần bị quên Tashahhud này mà đứng dậy thì Nabi ﷺ không hề ngồi xuống lại nhưng phải bù lại bằng cái lạy Sahu.( )
Cách Tashahhud đầu như sau:
{التَّحِيَّاتُ لِلَّهِ، وَالصَّـلَوَاتُ وَالطَّيِّبَـاتُ، السَّـلاَمُ عَلَيْكَ أَيُّهَا النَّبِـيُّ وَرَحْمَةُ اللهِ وَبَرَكَاتُـهُ، السَّـلاَمُ عَلَيْـنَا وَعَلَـى عِبَادِ اللهِ الصَّـالِحِينَ، أَشْـهَدُ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَأَشْـهَدُ أَنَّ مُحَمَّـداً عَبْـدُهُ وَرَسُـولُهُ}
(At ta hi da tu lil lah, wos so la wa tu wat toy yi b.a.t
As sa la mu a' lay ka ay yu han na bi yu va roh ma tul lo hi wa ba ro ka tuh
As sa la mu a’ lay na wa a' la i' ba dil la his so li h.i.n
Ash ha du al la i la ha il lol loh wa ash ha du an na Mu ham ma dan ab du hu wa ro su luh.)( )
8- Ngồi để đọc Tashahhud đầu, bởi Hadith Ibnu Mas-u’d dẫn lời Nabi ﷺ:
{إِذَا قَعَدْتُمْ فِى كُلِّ رَكْعَتَيْنِ فَقُولُوا التَّحِيَّاتُ لِلَّهِ . . . }
“Sau khi các ngươi đã hành lễ đủ hai Rak-at thì hãy ngồi lại mà đọc: At ta hi ya tu li lah. . .”( )
Và bởi Hadith Rufaa-a’h bin Raafe’ dẫn lời Rasul ﷺ:
{فَإِذَا جَلَسْتَ فِى وَسَطِ الصَّلاَةِ فَاطْمَئِنَّ وَافْتَرِشْ فَخِذَكَ الْيُسْرَى ثُمَّ تَشَهَّدْ}
“Khi anh ngồi giữa lễ Salah thì hãy ngồi điềm tĩnh, ngồi đặt mông lên lòng bàn chân trái mà đọc Tashahhud.”( )
Chủ đề thứ sáu: Về Sunnah của Salah:
Thể loại Sunnah này được chia làm hai loại: Lời nói và động tác.
Về động tác Sunnah: Gồm giơ đôi bàn tay khi Takbeer Ehraam, lúc Rukua’, lúc bật dậy sau Rukua’, bởi ông Maalik bin Al-Huwairith kể: “Khi hành lễ Salah, mỗi lần Takbeer là Rasul ﷺ giơ đôi bàn tay lên, khi muốn Rukua’ Người cũng giơ đôi bàn tay lên và khi bật dậy sau Rukua’ Người cũng giơ đôi bàn tay lên.”( )
Trong những hành động Sunnah trong Salah là bàn tay phải nắm lấy cổ tay trái đặt lên lòng ngực trong lúc đứng; mắt nhìn xuống nơi quỳ lạy; đứng dang hai chân ra vừa phải; lúc Rukua’ thì xòe đôi bàn tay nắm chặt lấy hai đầu gối; lưng chỉnh vuông thẳng và đầu thì cúi nhìn xuống sau cho lưng và đầu ngang bằng nhau.
Về lời nói Sunnah: Gồm lời Du-a’ Istiftaah( ); Ta-a’wwaz( ); Basmalah( ); nói Amin( ); đọc thêm Qur’an sau khi đọc xong Faatihah; đọc đến ba lần hoặc nhiều hơn nữa lời cầu xin trong Rukua’; quỳ lạy và cầu xin sau Tashahhud cuối trước khi chào Salam.
Chủ đề thứ bảy: Về những điều làm hư Salah:
Salah sẽ lập tức vô hiệu khi bị rơi vào những điều sau:
1- Salah sẽ bị hư khi việc tẩy rửa đã bị hư, bởi việc tẩy rửa là điều khoản bắt buộc giúp lễ Salah được công nhận, một khi điều khoản không còn thì lễ Salah lập tức vô hiệu.
2- Cười thành tiếng, tất cả U’lama đồng thống nhất rằng khi cười phát ra âm thanh là làm hư lễ Salah, bởi cười là lời nói hoặc hơn cả lời nói và bởi cười là hình thức đùa giỡn làm mất đi tính tôn nghiêm của lễ Salah. Còn nếu như mĩm cười thì không ảnh hưởng đến lễ Salah, như được truyền lại từ Ibnu Al-Munzir và những người khác.
3- Cố ý phát ngôn những lời không giúp ích( ) lễ Salah, bởi Hadith Zaid bin Arqam kể: Trước kia, trong lúc đang hành lễ Salah chúng tôi vẫn còn nói chuyện với người kế bên, nên Allah đã thiên khải:
﴿وَقُومُواْ لِلَّهِ قَٰنِتِينَ ٢٣٨﴾ البقرة: 238
Và hãy đứng dâng lễ trước Allah với tinh thần sùng kính hoàn toàn. Al-Baqarah: 238 (Chương 2). Lập tức Rasul ﷺ ra lệnh cấm nói chuyện trong lúc Salah.( ) Nếu như vô tình hoặc không biết về giáo lý thì không hư lễ Salah.
4- Phụ nữ trưởng thành hoặc con lừa hoặc chó mực đi ngang khoảng cách quỳ lạy, bởi Nabi ﷺ đã nói:
{إِذَا قَامَ أَحَدُكُمْ يُصَلِّي فَإِنَّهُ يَسْتُرُهُ، إِذَا كَانَ بَيْنَ يَدَيْهِ مِثْلُ آخِرَةِ الرَّحْلِ فَإِذَا لَمْ يَكُنْ بَيْنَ يَدَيْهِ مِثْلُ آخِرَةِ الرَّحْلِ فَإِنَّهُ يَقْطَعُ صَلاَتَهُ الْحِمَارُ وَالْمَرْأَةُ وَالْكَلْبُ الأَسْوَدُ}
“Khi các ngươi đứng hành lễ Salah thì hãy dùng vật gì đó che trước vị trí y quỳ lạy, nếu không có thì lễ Salah đó sẽ bị hư nếu bị con lừa, phụ nữ (trưởng thành) và chó mực đi ngang.”( )
5- Cố tình phơi bày phần kín, bởi đây là điều khoản bắt buộc của Salah.
6- Xoay lưng về Qiblah, bởi hướng về Qiblah là điều khoản bắt buộc của Salah.
7- Người hành lễ bị dính chất ô uế, y biết rõ sự việc nhưng vẫn không xóa ngay.
8- Cố tình bỏ một nền tảng hoặc một điều khoản nào đó không có lý do.
9- Hành động ngoài những động tác bắt buộc như ăn, uống.
10- Cố tình ngồi đối với người không có lý do bởi việc đứng hành lễ là điều khoản bắt buộc của Salah.
11- Cố ý thêm một nền tảng, như cố ý quỳ lạy hoặc Rukua’, bởi y đa làm thay đổi đi hình thức của Salah. Đây là điều Ijma’.
12- Cố tình thay đổi vị trí thứ tự, bởi thứ tự là một nền tảng của Salah như đã được trình bày ở trên.
13- Cố tình Salam trước khi lễ Salah hoàn thành.
14- Không đọc chương Faatihah bằng nguyên văn Ả Rập, bởi đây là nền tảng của Salah.
15- Tự hủy bỏ định tâm, bởi định tâm là điều khoản luôn đi kèm suốt lễ nguyện Salah.
Chủ đề thứ tám: Về những điều bị ghét( ) trong Salah:
Những điều sau đây bị ghét trong lễ Salah:
1- Chỉ đọc Faatihah ở hai Rak-at đầu, bởi đã làm khác Sunnah của Nabi và chỉ đạo của Người.
2- Lặp lại Faatihah, bởi đã làm khác Sunnah của Nabi ﷺ nhưng nếu lặp lại vì lý do giống như một người bị phân tâm nên muốn đọc Faatihah lần nữa để tập trung hơn, thành tâm hơn, trường hợp này thì được phép như không nên làm thường xuyên để tránh sự quấy nhiễu của Shaytaan.
3- Xoay liên tục không lý do, bởi Hadith Nabi ﷺ trả lời một người hỏi về việc xoay qua lạy trong Salah, Người đáp:
{هُوَ اخْتِلاَسٌ يَخْتَلِسُهُ الشَّيْطَانُ مِنْ صَلاَةِ الْعَبْدِ}
“Đó là hành động cướp bóc, trộm cắp của Shaytaan trong Salah của con người.”( )
Đối với trường hợp xoay để phun Shaytaan khi bị quấy nhiễu là hành động theo lệnh của Nabi ﷺ. Hoặc mẹ sợ mất con trong lúc Salah thì được phép đảo mắt theo dõi con.
Việc xoay này chỉ trong giới hạn xoay mặt ít đỉnh qua một bên chứ còn xoay hẳn mặt qua một bên là làm hư lễ Salah, trừ trường hợp do quá sợ thì có thể.
4- Nhắm mắt trong Salah, bởi đây là hành động của người đạo thờ lửa và Do Thái, trong khi Islam cấm bắt chước theo người ngoại đạo.
5- Áp cù chỏ sát mặt đất lúc quỳ lạy, bởi Nabi ﷺ đã bảo:
{اعْتَدِلُوا فِى السُّجُودِ، وَلاَ يَبْسُطْ أَحَدُكُمْ ذِرَاعَيْهِ انْبِسَاطَ الْكَلْبِ}
“Các ngươi hãy dựng đứng (cù chỏ) khi quỳ lạy, chớ có trải khủy tay mình giống như lúc con chó nằm.”( ) tín đồ Muslim cần chú ý lúc mình quỳ lạy, đừng để hai khủy tay mình áp sáp giống như hình ảnh động vật.
6- Mãi tiêu khiển tay chân, bởi hành động này làm mất đi sự tập trung một yêu cầu trong Salah.
7- Khoan tay đặt dưới rốn, bởi Hadith Abi Hurairah kể: “Rasul ﷺ đã không cho khoan tay đặt dưới rốn trong lúc hành lễ Salah.”( ) Bà A’-ishah giải thích bởi đó giống hành động của người Do Thái.( )
8- Xuôi hai tay xuống và che miệng lúc Salah, bởi Hadith Abi Hurairah kể: “Rasul ﷺ đã không cho xuôi tay lúc hành lễ Salah và cũng không che miệng.”( )
9- Đua với Imam, tức chuyển động tác trước Imam, bởi Nabi ﷺ nói:
{أَمَا يَخْشَى أَحَدُكُمْ إِذَا رَفَعَ رَأْسَهُ قَبْلَ الإِمَامِ أَنْ يَجْعَلَ اللَّهُ رَأْسَهُ رَأْسَ حِمَارٍ أَوْ يَجْعَلَ اللَّهُ صُورَتَهُ صُورَةَ حِمَارٍ}
“Chẳng lẽ các ngươi lại không sợ khi các người ngẩn đầu trước Imam thì Allah sẽ thay đổi đầu các ngươi thành đầu con lừa hay sao ! hoặc biến hình dạng các ngươi thành hình dạng con lừa.”( )
10- Đan các ngón tay vào nhau, bởi Nabi ﷺ đã cấm người lấy Wudu rồi đến Masjid có ý định hành lễ Salah có hành động đó( ), và tất nhiên hành động này bị ghét mạnh hơn khi Salah. Còn sau khi đã hành lễ Salah xong thì không thành vấn đề gì bởi Rasul ﷺ cũng đa từng làm thế.
11- Săn tay áo và chỉnh sửa tóc sau quỳ lạy, tức tay áo dài săn cao khỏi cù chỏ và quỳ lạy xong lại vuốt mái tóc lên, bởi Nabi ﷺ đã nói:
{أُمِرْتُ أَنْ أَسْجُدَ عَلَى سَبْعَةِ أَعْظُمٍ وَلاَ أَكُفَّ ثَوْبًا وَلاَ شَعْرًا}
“Ta được lệnh phải quỳ lạy trên bảy bộ phận của cơ thể, cũng như Ta không được phép săn tay áo và vuốt tóc (sau quỳ lạy).”( ) bởi hành động này làm mất đi tính nghi trang của lễ Salah, và thể hiện sự cao ngạo.
12- Hành lễ Salah lúc thức ăn được dọn sẵn và cố nhịn tiểu, trung hoặc đại tiện, bởi Nabi ﷺ nói: {لاَ صَلاَةَ بِحَضْرَةِ الطَّعَامِ وَلاَ وَهُوَ يُدَافِعُهُ الأَخْبَثَانِ} “Không có Salah lúc thức ăn được dọn sẵn và cũng không trong lúc cố nhịn tiểu – trung – đại tiện.”( )
Nguyên nhân không hành lễ lúc thức ăn được dọn là bởi sẽ bị lôi cuốn bởi màu sắc, mùi thơm của thức ăn hoặc thức ăn đang nóng hoặc y đang nhịn chay... với những điều đó làm mất đi tập trung. Còn cố nhịn tiểu và đại tiện sẽ làm người hành lễ mất hết tập trung và không còn tâm trí về lễ Salah, cộng thêm việc nhịn nó gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
13- Ngẩn đầu nhìn lên trời, bởi Nabi ﷺ nói:
{لَيَنْتَهِيَنَّ أَقْوَامٌ يَرْفَعُونَ أَبْصَارَهُمْ إِلَى السَّمَاءِ فِى الصَّلاَةِ أَوْ لَتُخْطَفَنَّ أَبْصَارُهُمْ}
“Rằng sẽ cấm nhóm người ngẩn đầu nhìn lên trời trong lúc Salah hoặc là sẽ tước đi cái nhìn đó của chúng.”( )
Chủ đề thứ chín: Về giáo lý người bỏ lễ Salah:
Đối với ai bỏ lễ Salah và kháng cự về nhiệm vụ Salah thì y là người phản đạo, bởi y đã bác bỏ Allah, bác bỏ Rasul ﷺ và bác bỏ Ijma’ (sự thống nhất của cộng đồng Islam).
Đối với ai bỏ lễ Salah do lơ là, lười biếng, theo ý kiến đúng nhất y là người phản đạo nếu y bỏ Salah liên tục hoặc bỏ hoàn toàn, bởi Allah phán về người Đa Thần:
﴿فَإِن تَابُواْ وَأَقَامُواْ ٱلصَّلَوٰةَ وَءَاتَوُاْ ٱلزَّكَوٰةَ فَإِخۡوَٰنُكُمۡ فِي ٱلدِّينِۗ﴾ التوبة: 11
Nếu như bọn chúng quay lại sám hối, chịu đứng hành lễ Salah và xuất Zakat bắt buộc thì chúng sẽ là anh em cùng tôn giáo với các người. Al-Tawbah: 11 (chương 9). Qua câu Kinh khẳng định rằng một khi ai không hoàn thành nhiệm vụ Salah thì y chẳng phải là người Muslim, cũng không phải là anh em với chúng ta trong tôn giáo. Và bởi Nabi ﷺ nói:
{الْعَهْدُ الَّذِي بَيْنَنَا وَبَيْنَهُمْ الصَّلاَةُ فَمَنْ تَرَكَهَا فَقَدْ كَفَرَ}
“Sự khác biệt giữa chúng ta (người Muslim) và họ (người ngoại đạo) chính là Salah. Ai bỏ bê nó thì y là kẻ ngoại đạo.”( ) Và Nabi ﷺ nói ở Hadith khác:
{بَيْنَ الرَّجُلِ وَبَيْنَ الشِّرْكِ وَالْكُفْرِ تَرْكُ الصَّلاَةِ}
“Vách chắn bảo vệ con người với sự thờ đa thần và phủ nhận đức tin (vào Allah) sẽ bị đổ vỡ một khi y bỏ hành lễ Salah.”( )
Đối với ai hành lễ một lúc rồi bỏ một lúc khác hoặc một ngày chỉ hành lễ một hoặc hai lễ Salah bắt buộc, thì theo thể hiện bên ngoài y vẫn là người Muslim, bởi y vẫn chưa bỏ hẳn lễ Salah giống như lời Hadith: “bỏ hành lễ Salah.” Tức chỉ có ai bỏ hoàn toàn lễ Salah thì mới bị xem là người phản đạo, bởi nguyên thủy y vẫn còn là người Muslim, theo qui tắc điều gì đã được xác minh bởi khẳng định thì phải dùng sự khẳng định mới hủy được nó.( )
Phần Năm: Về Salah Sunnah
Sunnah có nghĩa là những việc hành đạo tự nguyện, không bị bắt buộc.
Chủ đề thứ nhất: Về giá trị và nguyên nhân cho phép Salah Sunnah:
1- Giá trị Salah Sunnah: Salah Sunnah là việc hành đạo tốt đẹp nhất được xếp sau Jihaad và việc học hỏi giáo lý Islam, do bởi chính Rasul ﷺ đã rất thường xuyên kính dâng Allah bằng Salah Sunnah, và bởi Hadith do Abu Hurairah dẫn lời Rasul ﷺ:
{إِنَّ اللهَ تَعَالَى قَالَ: مَنْ عَادَى لِي وَلِيًّا فَقَدْ آذَنْتُهُ بِالْحَرْبِ. وَمَا تَقَرَّبَ إِلَيَّ عَبْدِي بِشَيْءٍ أَحَبَّ إِلَيَّ مِمَّا افْتَرَضْتُ عَلَيْهِ. وَمَا يَزَالُ عَبْدِي يَتَقَرَّبُ إِلَيَّ بِالنَّوَافِلِ حَتَّى أُحِبَّهُ}
“Quả thật, Allah đã phán bảo: ai chống đối lại Waly (tức người được Allah bảo hộ) thì Ngài sẽ công khai khai chiến với y. Không điều gì mà bề tôi TA dâng hiến được TA yêu thích bằng điều TA bắt buộc chúng làm. Và bề tôi của TA không ngừng dâng hiến cho TA bằng nhiều điều khuyến khích cho đến khi TA thương yêu y.”( )
2- Ý nghĩa cho phép Salah Sunnah: Là để thể hiện lòng nhân từ của Allah đối với đám bầy tôi của Ngài, nên Ngài đã cho phép ở mỗi cung cách hành đạo bắt buộc kèm theo việc hành đạo Sunnah nhằm gia tăng niềm tin, nâng cao địa vị của tín đồ, bù đắp những thiếu xót trong việc hành đạo bắt buộc, như được ghi thuật lại từ Abu Hurairah dẫn lời Rasul ﷺ:
{إِنَّ أَوَّلَ مَا يُحَاسَبُ بِهِ الْعَبْدُ الْمُسْلِمُ يَوْمَ الْقِيَامَةِ الصَّلاَةُ فَإِنْ أَتَمَّهَا وَإِلاَّ قِيلَ: انْظُرُوا هَلْ لَهُ مِنْ تَطَوُّعٍ؟ فَإِنْ كَانَ لَهُ تَطَوُّعٌ أُكْمِلَتِ الْفَرِيضَةُ مِنْ تَطَوُّعِهِ ثُمَّ يُفْعَلُ بِسَائِرِ الأَعْمَالِ الْمَفْرُوضَةِ مِثْلُ ذَلِكَ}
“Quả thật, việc làm đầu tiên của nô lệ Muslim bị mang ra tính sổ trong ngày tận thế chính là Salah, nếu đã đầy đủ thì thôi, nếu chưa thì được phán: “Các ngươi hãy xem y có làm Salah Sunnah không ?” Nếu có Salah Sunnah thì đắp vào khoảng thiếu của Salah bắt buộc, cứ thế đối với tất cả việc hành đạo bắt buộc khác.”( )
Chủ đề thứ hai: Về thể loại Salah Sunnah.
Salah Sunnah được chia làm hai loại:
Thứ nhất: Salah được thực hiện trong giờ giấc nhất định được gọi Salah Sunnah có qui định như các Salah theo sau các Salah bắt buộc điển hình là Salah Rawaatib và có loại không theo sau các Salah bắt buộc như Salah Witir, Salah Dhuha, Salah nhật nguyệt thực.
Thể loại này được sắp xếp thứ tự quan trọng nhất như Salah nhật nguyệt thực, rồi đến Salah Witir, rồi đến Salah cầu mưa, rồi đến Salah Taraaweeh.
Thứ hai: Salah Sunnah không theo giờ giấc được gọi là Salah tự do.
Thể loại này được phép thực hiện cả ngày lẫn đêm trừ những giờ bị cấm hành lễ, nhưng Salah trong đêm tốt hơn Salah trong ngày.
Chủ đề thứ ba: Về Salah Sunnah dành cho tập thể.
Khuyến khích tập thể duy trì các lễ Salah Taraaweeh, cầu mưa và nhật nguyệt thực.
Chủ đề thứ tư: Về số lượng Rak-at Salah Rawaatib.
Salah Rawaatib là Salah được duy trì thường xuyên kèm chung các Salah bắt buộc, nhằm bổ sung vào các thiếu xót cho các Salah bắt buộc như đã đề cập ở trên.
Số lượng Rak-at Rawaatib là mười Rak-at như được liệt kê trong Hadith Ibnu U’mar : “Tôi biết được từ Rasul ﷺ của Allah hai Rak-at trước và hai Rak-at sau Zhuhr; hai Rak-at sau Maghrib; hai Rak-at sau I’sha và hai Rak-at trước Fajr. Có khi buổi sáng tôi không vào kịp gặp Nabi ﷺ thì Hafsah kể: Sau khi rạng đông xuất hiện thì người thông báo cất lời Azaan, xong là Người hành lễ hai Rak-at.”( )
Riêng học giả Muslim thì ghi đến mười hai Rak-at như Nabi ﷺ nói:
{مَا مِنْ عَبْدٍ مُسْلِمٍ يُصَلِّى لِلَّهِ كُلَّ يَوْمٍ ثِنْتَىْ عَشْرَةَ رَكْعَةً تَطَوُّعًا غَيْرَ فَرِيضَةٍ إِلاَّ بَنَى اللَّهُ لَهُ بَيْتًا فِى الْجَنَّةِ أَوْ إِلاَّ بُنِيَ لَهُ بَيْتٌ فِى الْجَنَّةِ}
“Không một nô lệ Muslim nào hành lễ mỗi ngày mười hai Rak-at Sunnah ngoài các Salah bắt buộc mà lại không được Allah ban cho ngôi nhà nơi thiên đàng - hoặc được ban cho ngôi nhà nơi thiên đàng.”( )
Mười hai Rak-at đó được sắp xếp như được liệt kê trong Hadith do Al-Tirmizhi ghi từ Um Habeebah :
{أَرْبَعًا قَبْلَ الظُّهْرِ وَرَكْعَتَيْنِ بَعْدَهَا وَرَكْعَتَيْنِ بَعْدَ الْمَغْرِبِ وَرَكْعَتَيْنِ بَعْدَ الْعِشَاءِ وَرَكْعَتَيْنِ قَبْلَ صَلاَةِ الْفَجْرِ}
“Bốn Rak-at trước Zhuhr; hai Rak-at sau Zhuhr; hai Rak-at sau Maghrib; hai Rak-at sau I’sha và hai Rak-at trước Fajar.”( )
Được truyền chính xác, A’-ishah kể rằng: “Trước kia Nabi chưa từng bỏ lở bốn Rak-at Sunnah trước Zhuhr.”( )
Quan trọng nhất trong số Salah Rawaatib là hai Rak-at trước Salah Fajr, bởi Nabi ﷺ nói:
{رَكْعَتَا الْفَجْرِ خَيْرٌ مِنَ الدُّنْيَا وَمَا فِيهَا}
“Là hai Rak-at (Sunnah trước Salah) Fajr tốt đẹp hơn trần gian và mọi thứ trong nó.”( ) và A’-ishah nói: “Người chưa từ bỏ lở hai Rak-at này bao giờ.”( )
Chủ đề thứ năm: Về Salah Witir và giá trị của nó.
Witir là Salah Sunnah Mu-akkadah (tức Rasul ﷺ hầu như không bỏ lở), Witir nghĩa là lẻ, đây là loại Salah rất được Allah và Rasul ﷺ yêu thích nên có Hadith: {إِنَّ اللَّهَ وِتْرٌ يُحِبُّ الْوِتْرَ} “Quả thật, Allah là Đấng Độc Nhất, Ngài yêu điều đơn lẻ.”( ) và Rasul ﷺ còn nói: {يَا أَهْلَ الْقُرْآنِ أَوْتِرُوا فَإِنَّ اللَّهَ وِتْرٌ يُحِبُّ الْوِتْرَ} “Hỡi những người xướng đọc Qur’an, hãy hành lễ Salah Witir, bởi quả thật, Allah là Đấng Độc Nhất, Ngài yêu điều đơn lẻ.”( )
Thời gian Salah Witir: Tất cả U’lama thống nhất là từ sau Salah I’sha cho đến Salah Fajr, bởi Rasul ﷺ nói:
{إِنَّ اللَّهَ أَمَدَّكُمْ بِصَلاَةٍ وَهِيَ خَيْرٌ لَكُمْ مِنْ حُمْرِ النَّعَمِ: صَلَاةُ الْوِتْرِ مَا بَيْنَ صَلَاةِ الْعِشَاءِ إِلَى طُلُوعِ الْفَجْرِ}
“Quả thật, Allah đã gia ân cho các ngươi một lễ Salah tốt hơn cho các ngươi mọi sự hưởng thụ, đó là Salah Witir ở khoảng giữa Salah I’sha và ánh rạng đông.”( )
Một khi ánh rạng đông xuất hiện là không được thực hiện Salah Witir, bởi Rasul ﷺ nói:
{صَلاَةُ اللَّيْلِ مَثْنَى مَثْنَى فَإِذَا خَشِيَ أَحَدُكُمُ الصُّبْحَ صَلَّى رَكْعَةً وَاحِدَةً تُوتِرُ لَهُ مَا قَدْ صَلَّى}
“Salah trong đêm mỗi lần hai Rak-at, hai Rak-at. Đến khi các ngươi lo lắng rạng đông xuất hiện thì hãy Salah một Rak-at kết thúc cho buổi Salah đó.”( ) Hadith chứng minh giờ Salah Witir kết thúc khi rạng đông xuất hiện.
Học giả chuyên Hadith Ibnu Hajar nói: “Bằng chứng rõ ràng hơn cho vấn đề này như được Abu Dawood và Al-Nasaa-i ghi và được Abu A’waanah và những người khác xác minh là Soheeh rằng ông Ibnu U’mar nói: “Ai hành lễ Salah trong đêm thì hãy để Salah Witir ở cuối cùng, bởi xưa kia Rasul ﷺ đã chỉ bảo như vậy, đến khi giờ rạng đông xuất hiện là Salah ban đêm và Salah Witir đã kết thúc”.”( )
Hành lễ Witir ở thời khắc cuối đêm tốt hơn ở thời khắc đầu của đêm, nhưng đối với ai không thể thức được cuối đêm thì nên hành lễ Witir này trước khi ngủ, bởi được Jaabir dẫn lời Rasul ﷺ:
{مَنْ خَافَ أَنْ لاَ يَقُومَ مِنْ آخِرِ اللَّيْلِ فَلْيُوتِرْ أَوَّلَهُ، وَمَنْ طَمِعَ أَنْ يَقُومَ آخِرَهُ فَلْيُوتِرْ آخِرَ اللَّيْلِ، فَإِنَّ صَلاَةَ آخِرِ اللَّيْلِ مَشْهُودَةٌ وَذَلِكَ أَفْضَلُ}
“Ai sợ không thể thức được ở cuối đêm thì hãy hành lễ Witir ở thời gian đầu của đêm, còn ai an tâm sẽ thức được cuối đêm thì hãy hành lễ Witir ở cuối đêm, quả thật lễ Salah đó được Thiên Thần làm chứng và là Salah tốt đẹp nhất.”( )
Chủ đề thứ sáu: Về cách thức và số lượng Rak-at của Witir.
Witir ít nhất là một Rak-at, bởi Hadith Ibnu U’mar và Ibnu A’bbaas dẫn lời Rasul ﷺ:
{الْوِتْرُ رَكْعَةٌ مِنْ آخِرِ اللَّيْلِ}
“Witir là một Rak-at cuối cùng của đêm”( ) và bởi Hadith Ibnu U’mar dẫn lời Rasul ﷺ:
{صَلَّى رَكْعَةً وَاحِدَةً تُوتِرُ لَهُ مَا قَدْ صَلَّى}
“Hãy Salah một Rak-at kết thúc cho buổi Salah đó.”( )
Witir được phép ba Rak-at, bởi Hadith A’-ishah kể: “Xưa kia Rasul ﷺ hành lễ Salah bốn Rak-at liên tiếp không màng đến mức dài của Salah, rồi tiếp tục hành lễ thêm bốn Rak-at nữa vẫn không quan tâm đến mức dài của Salah rồi Người hành lễ thêm ba Rak-at.”( )
Với ba Rak-at Witir này có thể chia thành hai lần Salah, bởi Hadith Abdullah bin U’mar kể: “Xưa kia, cứ mỗi hai Rak-at là Rasul ﷺ chào Salam để sai bảo một vài điều cần thiết.”( ) và có thể gom cả ba Rak-at trong một lần Salam, như Hadith A’-ishah kể: “Xưa kia, Rasul ﷺ hành lễ Salah Witir với ba Rak-at, Người đã không ngồi cho đến Rak-at cuối cùng.”( ) nhưng không được phép hành lễ Salah Witir với ba Rak-at giống như Salah Maghrib bởi Rasul ﷺ đã cấm như vậy.( )
Salah Witir được phép năm Rak-at, bảy Rak-at tức không ngồi Tashahhud cho đến ở Rak-at cuối cùng, bởi Hadith A’-ishah kể: “Xưa kia, Rasul ﷺ hành lễ Salah trong đêm với mười ba Rak-at trong đó năm Rak-at là Salah Witir và Người chỉ ngồi ở Rak-at cuối cùng.”( ) Và vì Hadith Um Salamah kể: “Xưa kia, Rasul ﷺ hành lễ Salah Witir với bảy hoặc năm Rak-at liên tiếp không hề tách biệt bởi chào Salam cũng như lời nói.”( )
Chủ đề thứ bảy: Về các thời gian cấm hành lễ Salah.
Salah Sunnah này chỉ bị cấm hành lễ trong năm khoảng thời gian sau:
Thứ nhất: Sau hành lễ Salah Fajr cho đến mặt trời mọc, bởi Nabi ﷺ nói:
{لاَ صَلاَةَ بَعْدَ صَلَاةِ الْفَجْرِ حَتَّى تَطْلَعَ الشَّمْسُ}
“Không được hành lễ Salah từ sau Salah Fajr cho đến mặt trời mọc.”( )
Thứ hai: Sau khi mặt trời mọc đến cao khoảng một cây giáo tức khoảng 15 đến 20 phút và khi mặt trời cao khoảng cây giáo là đã hết lệnh cấm, bởi Rasul ﷺ nói với A’mr bin A’basah :
{صَلِّ صَلاَةَ الصُّبْحِ ثُمَّ أَقْصِرْ عَنِ الصَّلاَةِ حَتَّى تَطْلُعَ الشَّمْسُ حَتَّى تَرْتَفِعَ . . .}
“Dâng lễ Salah Fajr xong thì hãy dừng hành lễ Salah (Sunnah) cho đến khi mặt trời mọc và thậm chí mặt trời đã lên cao . . .”( ) và bởi Hadith U’qbah bin A’mir bên dưới.
Thứ ba: Lúc mặt trời đứng bóng cho đến khi ngã về hướng tây, khi đó giờ Salah Zhuhr cũng bắt đầu, bởi Hadith U’qbah bin A’mir kể: “Có ba thời khắc mà xưa kia Rasul ﷺ đã cấm chúng ta hành lễ Salah và chôn người chết: Khi mặt trời vừa mọc cho đến đã nhô cao; khi mặt trời đứng bóng cho đến khi nghiên bóng và khi mặt trời chuẩn bị lặn đến khi đã lặn hẳn.”( )
Thứ tư: Từ sau Salah A’sr cho đến mặt trời lặn, bởi Rasul ﷺ nói:
{وَلاَ صَلاَةَ بَعْدَ صَلاَةِ الْعَصْرِ حَتَّى تَغِيبَ الشَّمْسُ}
“Và không hành lễ Salah (Sunnah) từ sau Salah A’sr cho đến mặt trời lặn.”( )
Thứ năm: Khi mặt trời chuẩn bị lặn cho đến khi lặn hoàn toàn như đã được đề cập ở trên.
Tóm lại, năm giờ cấm này có thể gom lại thành ba giờ cấm: Từ sau Salah Fajr cho đến mặt trời lên cao khoảng một cây giáo; khi mặt trời đứng bóng đến khi ngã về hướng tây và sau Salah A’sr cho đến mặt trời lặn hoàn toàn.
Ý nghĩa cấm hành lễ trong các giờ này là bởi Nabi ﷺ đã bao rằng tín đồ thờ mặt trời đã hành lễ cúng bái trong các khoảng thời gian này, nên cấm người Muslim có hành động thờ phượng giống như nhóm người ngoại đạo đó, vả lại cộng thêm Hadith A’mr bin A’basah dẫn lời Rasul ﷺ:
{فَإِنَّهَا تَطْلُعُ حِينَ تَطْلُعُ بَيْنَ قَرْنَىْ شَيْطَانٍ وَحِينَئِذٍ يَسْجُدُ لَهَا الْكُفَّارُ . . . فَإِنَّهَا تَغْرُبُ بَيْنَ قَرْنَىْ شَيْطَانٍ وَحِينَئِذٍ يَسْجُدُ لَهَا الْكُفَّارُ}
“Khi mặt trời mọc nằm ở khoảng giữa hai sừng của Shaytaan thì người ngoại đạo bắt đầu quỳ lạy ... và khi lặn vào khoảng giữa hai sừng Shaytaan thì người ngoại đạo lại bắt cầu quỳ lạy.”( )
Đó là hai thời khắc mặt trời mọc và lặn, còn nguyên nhân cấm lúc mặt trời nhô cao và giờ đứng bóng thì Rasul ﷺ bảo: {فَإِنَّ حِينَئِذٍ تُسْجَرُ جَهَنَّمُ} “Quả thật lúc đó lửa hỏa ngục đang bùn cháy.”( )
Tín đồ Muslim tuyệt đối không được hành lễ Salah Sunnah trong các khoảng thời gian cấm này, trừ phi có bằng chứng khác cho phép hành lễ trong các giờ này điển hình như hai Rak-at sau Tawwaaf quanh Ka’bah, bởi Rasul ﷺ nói:
{يَا بَنِي عَبْدِ مَنَافٍ لاَ تَمْنَعُوا أَحَدًا طَافَ بِهَذَا الْبَيْتِ وَصَلَّى أَيَّةَ سَاعَةٍ شَاءَ مِنْ لَيْلٍ أَوْ نَهَارٍ}
“Hỡi dòng tộc Abdu Manaaf, các ngươi không được cấm bất cứ ai đi Tawaaf quanh Ngôi Đền này và cũng như hành lễ Salah vào bất cứ thời gian nào họ muốn dù ban đêm hay ban ngày.”( )
Tương tự, được phép dâng lễ bù hai Rak-at Sunnah trước Salah Fajr sau khi hành lễ Salah Fajr; bù lễ Salah Zhuhr sau Salah A’sr đặc biệt khi gom hai lễ Salah Zhuhr và A’sr hành lễ cùng lúc; và khi đã có lý do chính đáng thì được phép hành lễ Salah trong các khoảng này như Salah cho người chết, Salah chào Masjid, Salah nhật nguyệt thực hoặc các lễ Salah khác bắt buộc phải làm bù, bởi Hadith mang ý nghĩa chung chung, Rausl ﷺ nói:
{مَنْ نَامَ عَنْ صَلَاةٍ أَوْ نَسِيَهَا فَلْيُصَلِّهَا إِذَا ذَكَرَهَا}
“Ai lỡ ngủ quên hoặc bị quên lãng thì hãy hành lễ ngay khi (thức), ngay khi sực nhớ ra.”( ) Do bởi các lễ Salah bắt buộc là nhiệm vụ của tín đồ buộc phải thực hiện khi sực nhớ.
Phần Sáu: Về quỳ lạy Sahu, quỳ lạy xướng đọc Qur’an và quỳ lạy tạ ơn
Chủ đề thứ nhất: Về quỳ lạy Sahu và nguyên nhân.
Định nghĩa quỳ lạy Sahu: Là cách quỳ lạy bắt buộc ở cuối Salah do bị thiếu hoặc dư hoặc nẩy sinh lưỡng lự.
Quỳ lạy Sahu là hợp luật Islam, bởi Nabi ﷺ nói: {إِذَا نَسِيَ أَحَدُكُمْ فَلْيَسْجُدْ سَجْدَتَيْنِ} “Khi ai trong các ngươi bị quên thì hãy quỳ lạy hai lần.”( ) và do bởi Rasul ﷺ cũng đã quỳ lạy như thế, và giới U’lama đồng thống nhất tính hợp pháp này.
Các nguyên nhân quỳ lạy Sahu là do dư, do bị thiếu và nẩy sinh lưỡng lự.
Chủ đề thứ hai: Về khi nào bắt buộc ?
Bắt buộc quỳ lạy Sahu khi:
- Thứ nhất: Khi làm thừa một động tác của Salah, như làm thừa một Rukua’ hoặc một lần lạy hoặc một lần đứng hoặc một lần ngồi cho dù chỉ bằng khoảng thời gian ngồi tạm trước khi đứng dậy vào Rak-at mới, bởi Hadith Ibnu Mas-u’d kể: Một lần nọ Rasul ﷺ dẫn lễ đến năm Rak-at, xong Salah thì có tiếng thì thào từ những người phía sau. Thấy vậy Rasul ﷺ hỏi: “Có chuyện gì vậy ?” Mọi người đáp: “Quả thật, Người đã hành lễ đến năm Rak-at.” Lập tức Rasul ﷺ xoay lại hướng về Qiblah mà quỳ lạy hai lần rồi chào Salam. Xong Nabi ﷺ nói:
{إِنَّمَا أَنَا بَشَرٌ مِثْلُكُمْ أَنْسَى كَمَا تَنْسَوْنَ، فَإِذَا نَسِيَ أَحَدُكُمْ فَلْيَسْجُدْ سَجْدَتَيْنِ}
“Quả thật, Ta cũng chỉ là con người như các ngươi, Ta bị quên giống như các ngươi, cho nên khi ai trong các ngươi bị quên thì hãy quỳ lạy hai lần.”( ) Một khi tự phát hiện hoặc được nhắc đang làm dư thì phải ngồi xuống ngay cho dù đang lúc Rukua’ chẳng hạn, bởi nếu tiếp tục hành lễ là trở thành cố ý, đây là điều không được phép.
2- Thứ hai: Chào Salam trước khi kết thúc Salah, bởi Hadith I’mraan bin Husain kể: “Rasul ﷺ đã chào Salam ở Rak-at thứ ba trong Salah A’sr, xong Người đứng dậy đi vào phòng.” Lúc đó ông đứng dậy nói với theo: “Có phải Người rút ngắn lễ Salah không ?” Nghe được Rasul ﷺ quay ra hành lễ thêm Rak-at đã bỏ lỡ, rồi chào Salam, rồi quỳ lạy thêm hai lần Sahu, xong thì chào Salam lần nữa.( )
3- Thứ ba: Du dương như điệu nhạc, nếu cố ý là hư lễ Salah nên phải quỳ lạy Sahu.
4- Thứ tư: Bỏ điều bắt buộc, bởi Hadith Ibnu Buhainah kể: “Trong một lần Rasul ﷺ hành lễ mới đến Rak-at thứ hai thì đã đứng dậy thay vì ngồi (Tashahhud), và mọi người đứng lên theo sau. Khi Người ngồi ở Rak-at cuối cùng thì chúng tôi chờ Người chào Salam thì Người lại Takbeer rồi quỳ lạy Sahu, rồi chào Salam.”( )
Được truyền lại chính xác dựa vào sự việc ai bở lở Tashahhud đầu hoặc bỏ các điều bắt buộc khác như bởi lời tụng niệm lúc Rukua’, lúc quỳ lạy, lúc ngồi giữa hai lần quỳ lạy và các lời Takbeer chuyển động tác trong Salah.
5- Thứ năm: Bắt buộc quỳ lạy Sahu khi nẩy sinh lưỡng lự số lượng Rak-at không biết đã hành lễ bao nhiêu Rak-at ? Tức đang trong Salah khi bắt đầu bước vào Rak-at mới thì nẩy sinh lưỡng lự nên bắt buộc phải quỳ lạy Sahu, bởi Hadith mang ý nghĩa chung của Abu Hurairah dẫn lời Rasul ﷺ nói:
{إِنَّ أَحَدَكُمْ إِذَا قَامَ يُصَلِّي جَاءَ الشَّيْطَانُ فَلَبَّسَ عَلَيْهِ، حَتَّى لاَ يَدْرِي كَمْ صَلَّى، فَإِذَا وَجَدَ ذَلِكَ أَحَدُكُمْ فَلْيَسْجُدْ سَجْدَتَيْنِ وَهُوَ جَالِسٌ}
“Khi ai trong các người đang hành lễ Salah thì bị Shaytaan quấy nhiễu không biết đã hành lễ bao nhiêu Rak-at, khi bị như thế thì các ngươi hãy quỳ lạy hai lần trong lúc y đang ngồi.”( )
Lúc này người hành lễ rơi vào hai trường hợp:
a) Hoặc là lưỡng lự không thể tự phán là bao nhiêu Rak-at, trường hợp này thì lấy số Rak-at ít nhất rồi tiếp tục hành lễ đến hết, rồi lạy Sahu bởi Rasul ﷺ nói:
{إِذَا شَكَّ أَحَدُكُمْ فِى صَلاَتِهِ فَلَمْ يَدْرِ كَمْ صَلَّى ثَلاَثًا أَمْ أَرْبَعًا فَلْيَطْرَحِ الشَّكَّ وَلْيَبْنِ عَلَى مَا اسْتَيْقَنَ ثُمَّ يَسْجُدُ سَجْدَتَيْنِ قَبْلَ أَنْ يُسَلِّمَ}
“Khi ai đó trong các ngươi lưỡng lự trong Salah không biết đã hành lễ bao nhiêu Rak-at ba hay bốn, thì hãy dựa vào số ít nhất mà tiếp tục hành lễ, rồi quỳ lạy hai lần trước khi chào Salam.”( )
b) Hoặc là lưỡng lự có thể tự quyết được bao nhiêu Rak-at, dựa vào sự khẳng định đó mà tiếp tục hành lễ đến hết rồi quỳ lạy Sahu, bởi Nabi ﷺ nói:
{وَإِذَا شَكَّ أَحَدُكُمْ فِى صَلاَتِهِ فَلْيَتَحَرَّ الصَّوَابَ ثُمَّ لْيُسَلِّمْ، ثُمَّ لْيَسْجُدْ سَجْدَتَيْنِ بَعْدَ أَنْ يُسَلِّمَ}
“Và khi ai trong các ngươi lưỡng lự trong lễ Salah thì hãy tự quyết định số Rak-at chính xác (mà tiếp tục hành lễ) rồi chào salam, rồi quỳ lạy thêm hai lần quỳ lạy nữa sau khi đã Salam.”( )
Chủ đề thứ ba: Về khuyến khích quỳ lạy Sahu.
Khuyến khích quỳ lạy Sahu khi lỡ tụng niệm những lời tụng niệm sai vị trí điển hình như đọc Qur’an lúc Rukua’ hoặc lúc quỳ lạy; đọc Tashahhud lúc đang đứng hoặc đã tụng niệm đúng vị trí thì vô tình đọc thêm Qur’an, bởi Nabi ﷺ nói:
{إِذَا نَسِيَ أَحَدُكُمْ فَلْيَسْجُدْ سَجَدَتَيْنِ}
“Khi ai trong các ngươi bị nhầm thì hãy lạy thêm hai lần.”( )
Chủ đề thứ tư: Về vị trí và hình thức lạy Sahu.
- Thứ nhất: Vị trí lạy Sahu: Qua các Hadith ở trên thấy rằng việc lạy Sahu được chia làm hai loại, lạy trước chào Salam và lạy sau chào Salam. Giới xác minh Hadith nói: “Người hành lễ tự lựa chọn muốn chào trước Salam hoặc sau Salam đều được, bởi các Hadith đều nói đến cả hai vấn đề, cho dù tất cả mọi trường hợp đề chọn lạy Sahu trước Salam hoặc sau Salam đều được cả.”
- Thứ hai: Hình thức lạy Sahu: Là hai lần lạy giống hoàn toàn với lạy trong Salah gồm có Takbeer mỗi lần chuyển động tác, rồi chào Salam. Một số U’lama cho rằng phải Tashahhud với lạy Sahu sau Salam, bởi được truyền lại ba Hadith Hasan (giá trị tốt), giống như học giả Ibnu Al-Haafizh Ibnu Hajar nói.( )
Chủ đề thứ năm: Về quỳ lạy xướng đọc Qur’an.
1- Tính hợp pháp và giáo lý việc quỳ lạy này: Được phép quỳ lạy khi xướng đọc hoặc lắng nghe xướng đọc Qur’an.
Ông Ibnu U’mar nói: “Trước kia, khi Nabi ﷺ đọc cho chúng tôi nghe chương Kinh có quỳ lạy là Người liền quỳ lạy và chúng tôi cũng quỳ lạy theo sau đến nổi trong chúng tôi có người không tìm ra khoảng trống để đặt trán xuống lạy.”( ) Đây chính là Sunnah chính xác từ Nabi ﷺ mang tính khuyến khích chứ không bắt buộc, bởi có lần ông Zaid bin Thaabit đã đọc chương Al-Najm nhưng không quỳ lạy( ) chứng tỏ nó việc quỳ lạy này không phải bắt buộc.
Người xướng đọc Qur’an hoặc người lắng nghe Qur’an đều được phép quỳ lạy, không phân biệt trong hay ngoài Salah, bởi Nabi ﷺ đã quỳ lạy thì tất cả Sahabah đều quỳ lạy theo sau như được nhắc trong Hadith Ibnu U’mar ở trên “Người liền quỳ lạy và chúng tôi quỳ lạy theo sau.” Còn bằng chứng được phép quỳ lạy đang lúc hành lễ Salah là Hadith do Al-Bukhari và Muslim ghi từ Abu Raafe’ kể: “Tôi đã hành lễ Salah I’sha sau lưng Abu Hurairah , khi ông đọc chương Al-Inshiqaaq (chương 84) thì ông đã quỳ lạy. Xong Salah tôi hỏi: “Tại sao quỳ lạy?” Abu Hurairah đáp: “Như thế đó tôi đã quỳ lạy sau lưng Abu Al-Qaasim ﷺ” từ đó tôi đã quỳ lạy mỗi lần đọc đến các câu Kinh đó đến khi tôi lìa đời.”( )
Một khi người xướng đọc Qur’an không quỳ lạy thì người lắng nghe cũng không quỳ lạy theo, bởi người nghe chỉ làm theo người xướng đọc và bởi Hadith Zaid bin Thaabit ở trên rằng ông đã không quỳ lạy nên Nabi ﷺ đã không quỳ lạy theo.
2- Giá trị quỳ lạy xướng đọc Qur’an: Ông Abu Hurairah dẫn lời Nabi ﷺ:
{إِذَا قَرَأَ ابْنُ آدَمَ السَّجْدَةَ فَسَجَدَ اعْتَزَلَ الشَّيْطَانُ يَبْكِى، يَقُولُ: يَا وَيْلَهُ أُمِرَ ابْنُ آدَمَ بِالسُّجُودِ فَسَجَدَ فَلَهُ الْجَنَّةُ وَأُمِرْتُ بِالسُّجُودِ فَأَبَيْتُ فَلِيَ النَّارُ}
“Khi con cháu Adam (tức người Muslim) xướng đọc Qur’an đến câu Kinh quỳ lạy thì liền quỳ lạy, lúc đó Shaytaan đau khổ vừa khóc vừa than: “Thật là khổ thân ta, con cháu Adam khi được ra lệnh quỳ lạy thì y liền quỳ lạy nên y được thiên đàng còn khi ta được lệnh quỳ lạy nhưng đã bất tuân nên ta bị sa hỏa ngục”.”( )
3- Hình thức quỳ lạy: Chỉ quỳ lạy một lần kèm theo Takbeer khi cúi lạy và đọc
{سُبْـحَانَ رَبِّـيَ الأَعْلَـى}
(Sub ha na rab bi yal a’ la)
và đọc thêm:
{سُبْحَانَكَ اللَّهُمَّ رَبَّنَا وَبِحَمْدِكَ، اللَّهُمَّ اغْفِرْ لِي}
(Sub ha na kol lo hum ma rab ba na wa bi ham dik, Ol lo hum magh fir li)( )
hoặc đọc thêm:
{سَجَدَ وَجْهِي لِلَّذِي خَلَقَهُ وَشَقَّ سَمْعَهُ وَبَصَرَهُ بِحَوْلِهِ وَقُوَّتِهِ}
(Sa ja da waj hi lil la zi kho la qo hu, wa shaq qo sam a’ hu, wa ba so ro hu bi haw li hi wa qu wa tih)( )
4- Các vị trí quỳ lạy trong Qur’an: Trong Qur’an có cả thảy mười lăm chổ để quỳ lạy được sắp xếp theo thứ tự sau:
1- Ở phần cuối chương Al-A’raaf (chương 7) câu 206.
2- Chương Al-Ra’d (chương 13) câu 15.
3- Chương Al-Nahl (chương 16) câu 49 – 50.
4- Chương Al-Isra (chương 17) câu 107 – 109.
5- Chương Mar-yam (chương 19) câu 59.
6- Phần đầu chương Al-Hajj (chương 22) câu 18.
7- Phần cuối chương Al-Hajj (chương 22) câu 77.
8- Phần cuối chương Al-Furqaan (chương 25) câu 73.
9- Chương Al-Naml (chương 27) câu 25 – 26.
10- Chương Al-Sajadah (chương 32) câu 15.
11- Chương Al-Fussilat (chương 41) câu 37 – 38.
12- Chương Al-Najm (chương 53) câu 62.
13- Chương Al-Inshiqaaq (chương 84) câu 20 – 21.
14- Phần cuối chương Al-A’laq (chương 96) câu 19.
15- Riêng chương Sod thuộc loại quỳ lạy tạ ơn, như được ghi từ Ibnu A’bbaas kể: “Chương Sod không thuộc các chương Kinh phải quỳ lạy, nhưng tôi đã thấy Nabi ﷺ quỳ lạy ở chương Kinh này.”( )
Chủ đề thứ sáu: Về quỳ lạy tạ ơn.
Khuyến khích ai được ban cho hồng phúc hoặc được giúp thoát nạn hoặc được báo cho tin mừng thì hãy cúi đầu tạ ơn Allah bắt chước Nabi ﷺ. Cái lạy này không yêu cầu phải hướng đến Qiblah nhưng nếu được hướng đến Qiblah thì tốt hơn.
Trước kia, Rasul ﷺ đã từng làm như vậy, ông Abu Bakrah kể: “Quả thật, mỗi khi Nabi ﷺ nhận được tin vui, tin tốt lành thì liền cúi lạy tạ ơn Allah Đấng Hồng Phúc và Tối Cao.”( ) và tương tự thế Sahabah đã từng làm.
Cách lạy tạ ơn giống hoàn toàn với cách lại xướng đọc Qur’an về hình thức cũng như lời tụng niệm.
Phần Bảy: Về Salah tập thể hàng ngày
Chủ đề thứ nhất: Về giá trị Salah tập thể và giáo lý liên quan.
1- Giá trị Salah tập thể: Salah tập thể tại các Masjid là biểu hiệu vĩ đại trong các biểu hiệu của Islam. Toàn tín đồ Muslim đồng thống nhất việc hành lễ Salah tập thể ngày đêm năm lần tại các Masjid là cách hành đạo vĩ đại nhất được Allah yêu thương, bởi giờ giấc này do chính Allah đã qui định để các tín đồ tập trung hành lễ Salah trong các Masjid như Salah ngày đêm năm lần, Salah Jum-a’h thứ sáu, Salah hai ngày Đại lễ E’id, Salah nhật nguyệt thực, và sự tập trung vĩ đại nhất, quan trọng nhất là tập trung ở vùng đất A’rafah nhằm thể hiện sự thống nhất của cộng đồng Islam về đức tin, về hành đạo và về các biểu hiệu tôn giáo. Việc tập trung này mang ý nghĩa vĩ đại trong Islam, nó mang lại sự cải thiện rất nhiều mặt cho tín đồ Muslim như kết nối thắc chặt mối quan hệ giữa các tín đồ, giúp họ hiểu rõ hơn hoàn cảnh của nhau hơn ngoài ra còn có rất nhiều mặt lợi khác... mặc dù có khác nhau về sắc tộc và màu da, Allah phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلنَّاسُ إِنَّا خَلَقۡنَٰكُم مِّن ذَكَرٖ وَأُنثَىٰ وَجَعَلۡنَٰكُمۡ شُعُوبٗا وَقَبَآئِلَ لِتَعَارَفُوٓاْۚ إِنَّ أَكۡرَمَكُمۡ عِندَ ٱللَّهِ أَتۡقَىٰكُمۡۚ﴾ الحجرات: 13
Hỡi nhân loại! Quả thật, TA (Allah) đã tạo hóa ra các người từ một cá thể nam và một cá thể nữ và từ đó tạo cho các người thành quốc gia và bộ lạc để các người nhận biết nhau (như anh em). Quả thật, dưới cái nhìn của Allah, người vinh dự nhất là người ngay chính và sợ Allah nhất trong các người. Al-Hujuraat: 13 (chương 49).
Salah tập thể là việc làm vĩ đại mà Nabi ﷺ đã khuyến khích, đã phân tích giá trị vĩ đại và ân phước vĩ đại của loại hành đạo này, Nabi ﷺ nói:
{صَلاَةُ الْجَمَاعَةِ أَفْضَلُ مِنْ صَلاَةِ الْفَذِّ بِسَبْعٍ وَعِشْرِينَ دَرَجَةً}
“Salah tập thể tốt hơn Salah một mình đến hai mươi bảy cấp bậc.”( )
Và Rasul ﷺ cũng nói:
{صَلاَةُ الرَّجُلِ فِى الْجَمَاعَةِ تُضَعَّفُ عَلَى صَلاَتِهِ فِى بَيْتِهِ وَفِى سُوقِهِ خَمْسًا وَعِشْرِينَ ضِعْفًا، وَذَلِكَ أَنَّهُ إِذَا تَوَضَّأَ فَأَحْسَنَ الْوُضُوءَ، ثُمَّ خَرَجَ إِلَى الْمَسْجِدِ لاَ يُخْرِجُهُ إِلاَّ الصَّلاَةُ، لَمْ يَخْطُ خَطْوَةً إِلاَّ رُفِعَتْ لَهُ بِهَا دَرَجَةٌ، وَحُطَّ عَنْهُ بِهَا خَطِيئَةٌ، فَإِذَا صَلَّى لَمْ تَزَلِ الْمَلاَئِكَةُ تُصَلِّى عَلَيْهِ مَا دَامَ فِى مُصَلاَّهُ اللَّهُمَّ صَلِّ عَلَيْهِ، اللَّهُمَّ ارْحَمْهُ}
“Salah của đàn ông cùng tập thể được nhân lên hai mươi lăm lần so với Salah tại nhà y, tại công xưởng y. Đó là khi y lấy Wudu hoàn chỉnh rồi rời khỏi nhà chỉ vì Salah thì cứ mỗi bước đi y được nâng lên một cấp và được xóa đi một tội. Sau khi y đã hành lễ Salah thì được giới Thiên Thần không ngừng cầu xin cho y suốt thời gian y ở trong Masjid, (Thiên Thần) khẩn cầu: “Lạy Allah xin hãy tha thứ cho y, xin hãy thương xót”.”( )
2- Giáo lý Salah tập thể: Salah tập thể tại các Masjid trong năm giờ Salah bắt buộc là nhiệm vụ bắt buộc tín đồ Muslim như đã được Qur’an và Sunnah ra lệnh.
Về Qur’an, Allah phán:
﴿وَإِذَا كُنتَ فِيهِمۡ فَأَقَمۡتَ لَهُمُ ٱلصَّلَوٰةَ فَلۡتَقُمۡ طَآئِفَةٞ مِّنۡهُم مَّعَكَ﴾ النساء: 102
Và khi Ngươi (Muhammad) ở cùng với họ (nhóm người Muslim) thì hãy làm Imam dẫn lễ Salah cho họ. Al-Nisa: 102 (Chương 4), đây là lệnh bắt buộc đối với thời chiến, tức nhiên thời bình lệnh này càng mạnh hơn.
Về Sunnah: Ông Abu Hurairah dẫn lời Rasul ﷺ:
{إِنَّ أَثْقَلَ الصَّلاَةِ عَلَى الْمُنَافِقِينَ صَلاَةُ الْعِشَاءِ وَصَلاَةُ الْفَجْرِ وَلَوْ يَعْلَمُونَ مَا فِيهِمَا لَأَتَوْهُمَا وَلَوْ حَبْواً، وَلَقَدْ هَمَمْتُ أَنْ آمُرَ بِالصَّلاَةِ فَتُقَامَ ثُمَّ آمُرَ رَجُلاً يُصَلِّى بِالنَّاسِ، ثُمَّ أَنْطَلِقَ مَعِى بِرِجَالٍ مَعَهُمْ حُزَمٌ مِنْ حَطَبٍ إِلَى قَوْمٍ لاَ يَشْهَدُونَ الصَّلاَةَ فَأُحَرِّقَ عَلَيْهِمْ بُيُوتَهُمْ بِالنَّارِ}
“Lễ Salah nặng nề nhất đối với nhóm Munaafiq thực hiện nó chính là Salah I’sha và Salah Al-Fajr, giá như bọn họ biết được giá trị của hai buổi lễ đó thế nào là họ đã đến tham dự cho dù phải bò bằng đầu gối. Và rằng Ta đã có chủ định ra lệnh mọi người Iqaamah Salah rồi bảo người khác thay Ta làm Imam, còn Ta thì bảo nhóm người đàn ông chuẩn bị củi khô vác đến nhà những kẻ không đến hành lễ Salah tập thể mà đốt nhà họ bằng lửa.”( ) Đây là bằng chứng bắt buộc phải hành lễ Salah tập thể, bởi Rasul ﷺ đã miêu tả:
Thứ nhất: Bản tính của những người không hành lễ Salah tập thể là Munaafiq (đạo đức giả). Những ai làm khác Sunnah bị xem là Munaafiq, chứng tỏ rằng họ đã làm trái ngược với điều bắt buộc.
Thứ hai: Rasul ﷺ đã muốn trừng trị những người làm trái Sunnah là do họ dám lơ là với nhiệm vụ. Nguyên nhân mà Nabi ﷺ không thực hiện chủ định là do không được phép dùng lửa trừng phạt ngoại trừ Chủ Nhân lửa tức Allah. Và có ý kiến bảo: Là do trong các ngôi nhà có phụ nữ và trẻ con, họ không bắt buộc hành lễ Salah tập thể.
Ngoài ra, có người đàn ông mù mắt tự đến gặp Nabi ﷺ xin phép được hành lễ Salah tại nhà bởi không có người dắt đến Masjid, thì Rasul ﷺ hỏi:
{هَلْ تَسْمَعُ النِّدَاءَ ؟}
“Anh có nghe được Azaan không ?” Ông đáp: Có. Rasul ﷺ đáp: {أَجِبْ، لاَ أَجِدُ لَكَ رُخْصَةً} “Bắt buộc, Ta không thấy đâu cho ông sự giảm nhẹ.”( )
Và Nabi ﷺ nói:
{مَنْ سَمِعَ النِّدَاءَ فَلَمْ يَجِبْ فَلاَ صَلاَةَ لَهُ إِلاَّ مِنْ عُذْرٍ}
“Ai nghe được lời Azaan mà không đáp lại thì lễ Salah của y không được chấp nhận trừ phi có lý do.”( )
Và Ibnu Mas-u’d nói: “Tôi chỉ thấy những người không hành lễ Salah tập thể toàn là những kẻ Munaafiq biết rõ đức tính đạo đức giả của chúng.”( )
Salah tập thể chỉ bắt buộc nam giới còn phụ nữ và trẻ chưa trưởng thành thì không, bởi Nabi ﷺ đã nói về phụ nữ: {وَبُيُوتُهُنَّ خَيْرٌ لَهُنَّ} “Trong nhà của các nàng tốt hơn cho các nàng.”( ) Tuy nhiên không cấm phụ nữ đến tham gia Salah tập thể tại các Masjid nhưng phải ăn mặc kín đáo, không gây ồn ào và phải có phép của chồng. Và theo ý kiến đúng nhất thì chỉ bắt buộc thực hiện Salah tập thể tại các Masjid, những ai bỏ tập thể mà hành lễ Salah một mình thì lễ Salah đó đúng nhưng mắc tội đã bỏ nhiệm vụ hành lễ tập thể.
Chủ đề thứ hai: Khi người đàn ông đã hành lễ Salah xong, rồi bước Masjid thì Imam đang hành lễ Salah, vậy có bắt buộc bước vào cùng tập thể hay không ?
Không bắt buộc y phải vào hành lễ Salah cùng tập thể mà chỉ khuyến khích, lần hành lễ đầu tiên là bắt buộc và lần thứ hai là khuyến khích, bởi Hadith Abu Zar dẫn lời Rasul ﷺ:
{كَيْفَ أَنْتَ إِذَا كَانَ عَلَيْكَ أُمَرَاءُ يُؤَخِّرُونَ الصَّلاَةَ عَنْ وَقْتِهَا أَوْ يُمِيتُونَ الصَّلاَةَ عَنْ وَقْتِهَا ؟}
“Anh sẽ làm sao khi cấp lãnh đạo trì trệ lễ Salah hoặc giết chết giờ giấc Salah ?” Ông Abu Zar nói: Xin Rasul chỉ dạy.
{صَلِّ الصَّلاَةَ لِوَقْتِهَا فَإِنْ أَدْرَكْتَهَا مَعَهُمْ فَصَلِّ فَإِنَّهَا لَكَ نَافِلَةٌ}
“Anh hãy hành lễ Salah đúng giờ giấc, nếu (Salah xong) anh kịp Imam (ở Masjid) thì hãy cùng hành lễ Salah, quả thật đó là ân phước Sunnah cho anh.”( )
Và bởi lời Rasul ﷺ nói với hai người đàn ông đã không tham gia Salah tập thể ở Masjid:
{إِذَا صَلَّيْتُمَا فِى رِحَالِكُمَا ثُمَّ أَتَيْتُمَا مَسْجِدَ جَمَاعَةٍ فَصَلِّيَا مَعَهُمْ فَإِنَّهَا لَكُمَا نَافِلَةٌ}
“Khi hai ngươi đã hành lễ Salah tại nhà rồi đến Masjid thì thấy đang hành lễ Salah thì hãy hành lễ cùng tập thể, được vậy hai ngươi được ân phước Salah Sunnah.”( )
Chủ đề thứ ba: Về số lượng ít nhất để thực hiện Salah tập thể.
Tất cả U’lama đồng thống nhất ít nhất là hai người được phép hành lễ Salah tập thể, bởi Nabi ﷺ nói với Maalik bin Al-Huwairith :
{إِذَا حَضَرَتِ الصَّلاَةُ فَأَذِّنَا ثُمَّ أَقِيمَا، وَلِيَؤُمَّكُمَا أَكْبَرُكُمَا}
“Khi đến giờ Salah thì một trong hai người hãy Azaan, rồi Iqaamah và người lớn trong hai người làm Imam.”( )
Chủ đề thứ tư: Về điều gì bắt kịp Salah tập thể.
Bắt kịp được Salah tập thể khi bắt kịp Rak-at của Salah, khi bắt kịp Rukua’ đầy đủ (về hình thức và lời tụng niệm) tức đã kịp Rak-at, rồi tiếp tục theo Imam, bởi Hadith Abu Hurairah dẫn lời Rasul ﷺ:
{إِذَا جِئْتُمْ إِلَى الصَّلاَةِ وَنَحْنُ سُجُودٌ فَاسْجُدُوا وَلاَ تَعُدُّوهَا شَيْئًا وَمَنْ أَدْرَكَ الرَّكْعَةَ فَقَدْ أَدْرَكَ الصَّلاَةَ}
“Khi các ngươi đến Salah tập thể thì thấy chúng tôi đang quỳ lạy thì hãy quỳ lạy theo nhưng không được xem là Rak-at và ai bắt kịp Rak-at là đã bắt kịp Salah.”( )
Chủ đề thứ năm: Về những người có lý do không tham gia Salah tập thể.
Người Muslim được phép không tham gia Salah tập thể khi rơi vào những hoàn cảnh sau:
1- Bị bệnh được xếp vào loại không thể đến tham gia Salah tập thể, bởi Allah phán:
﴿لَّيۡسَ عَلَى ٱلۡأَعۡمَىٰ حَرَجٞ وَلَا عَلَى ٱلۡأَعۡرَجِ حَرَجٞ وَلَا عَلَى ٱلۡمَرِيضِ حَرَجٞۗ﴾ الفتح: 17
(Giáo lý Islam) không hề gây trở ngại cho người mù, người tật nguyền hay người bị bệnh. Al-Fat-h: 17 (chương 48).
Và khi Rasul ﷺ bị bệnh cũng đã không đến tham gia Salah tập thể mà bảo:
{مُرُوا أَبَا بَكْرٍ فَلْيُصَلِّ لِلنَّاسِ}
“Hãy ra lệnh Abu Bakr thay Ta làm Imam dẫn lễ Salah.”( )
Và vì Ibnu Mas-u’d nói: “Tôi chỉ thấy những người không hành lễ Salah tập thể toàn là những kẻ Munaafiq biết rõ đức tính đạo đức giả của chúng hoặc là người bị bệnh.”( )
2- Chờ tiểu tiện và đại tiện hoặc thức ăn đã được dọn sẵn, bởi Hadith A’-ishah dẫn lời Rasul ﷺ: {لاَ صَلاَةَ بِحَضْرَةِ الطَّعَامِ وَلاَ وَهُوَ يُدَافِعُهُ الأَخْبَثَانِ} “Không có Salah lúc thức ăn được dọn sẵn và cũng không trong lúc cố nhịn tiểu – trung – đại tiện.”( )
3- Ai đang tìm người lạc hoặc sợ phải mất tài sản hoặc sợ bị gây hại, bởi Hadith Ibnu A’bbaas dẫn lời Rasul ﷺ: {مَنْ سَمِعَ النِّدَاءَ فَلَمْ يَمْنَعْهُ مِنْ اتِّبَاعِهِ عُذْرٌ} “Ai nghe được Azaan thì không có gì cả y (đến Masjid) trừ phi có lý do.” Mọi người hỏi: Lý do đó là gì? Người đáp:
{خَوْفٌ أَوْ مَرَضٌ - لَمْ يَقْبَلْ اللهُ مِنْهُ الصَّلاَةُ الَّتِي صَلَّى}
“Là sợ hãi hoặc bị bệnh – ngoài ra Allah không chấp nhận Salah của ai hành lễ.”( ) Tương tự, đối với những ai gây hại đến bản thân, tài sản, gia đình con cái cũng được xem trong thể loại sợ hãi... là lý do được phép không hành lễ tập thể.
4- Ngoài đường có mưa lớn, bùn lầy, tuyết, gió lạnh trong đêm tối, bởi Hadith Ibnu U’mar kể: “Trước kia, trong những đêm lạnh cộng thêm mưa là Rasul ﷺ bảo người Azaan thông báo (sau Azaan): Mỗi người tự hành lễ tại nhà.”( )
5- Imam tạo cảm giác khó chịu do đọc Qur’an quá dài, bởi có người đàn ông đã hành lễ Salah cùng Mu-a’z đã tự tách không theo Imam do Mu-a’z làm bởi đọc Qur’an quá dài, thế mà Rasul ﷺ đã không quở trách người đàn ông đó khi nhận được tin.( )
6- Sợ lỡ chuyến đi (tàu, xe, máy bay...) nếu chờ đợi để hành lễ cùng tập thể.
7- Người thân đang hấp hối, muốn ở lại để nhắc câu Shahaadah, lúc này được phép không tham gia Salah tập thể.
8- Bị người khác giữ lại để giải quyết công việc hệ trọng, lúc này được phép không tham gia hành lễ Salah tập thể.
Chủ đề thứ sáu: Về việc tạo lại Salah tập thể trong cùng Masjid.
Đối với nhóm người đến Masjid trể không kịp cùng Imam chính thức hành lễ thì nhóm này được phép tạo tập thể thứ hai để hành lễ Salah, bởi Hadith mang ý nghĩa chung, Rasul ﷺ nói:
{صَلاَةُ الرَّجُلِ مَعَ الرَّجُلِ أَزْكَى مِنْ صَلاَتِهِ وَحْدَهُ}
“Salah của người đàn ông cùng với người đàn ông khác tốt hơn hành lễ Salah một mình.”( )
Và bởi Rasul ﷺ đã nói với người đàn ông có mặt sau lễ Salah kết thúc: {مَنْ يَتَصَدَّقُ عَلَى هَذَا فَيُصَلِّى مَعَهُ} “Ai sẽ tự nguyện bố thí cho người này bằng cách hành lễ Salah cùng y.”( ) Lập tức có một người đàn ông trong nhóm đã đứng dậy hành lễ cùng người đàn ông đến trể.
Đặc biệt là các Masjid ở chợ, trên đường đi hoặc ở Masjid không có Imam chính thức hoặc những nơi tương tự thì hoàn toàn được phép lặp lại Salah tập thể.
Riêng Masjid thường xuyên lặp lại Salah tập thể mỗi ngày hai ba lần là hành động không được phép, bởi Nabi ﷺ và Sahabah đều không làm như vậy, do đây là hành động chia rẻ tập thể của những người cố ý muốn trì hoãn Salah ở giờ đầu.
Chủ đề thứ bảy: Về giáo lý liên quan đến việc Salah bắt buộc được Iqaamah (thông báo đứng hành lễ).
Khi Salah bắt được Iqaamah là cấm tất cả (tín đồ đang trong Masjid) không được hành lễ Salah Sunnah, do Salah Sunnah chỉ khuyến khích còn khi đã Iqaamah là nhiệm vụ bắt buộc, bởi Rasul ﷺ nói:
{إِذَا أُقِيمَتِ الصَّلاَةُ فَلاَ صَلاَةَ إِلاَّ الْمَكْتُوبَةَ}
“Khi Salah (bắt buộc) được Iqaamah thì không được hành lễ Salah nào ngoài Salah bắt buộc.”( )
Và khi Rasul ﷺ nhìn thấy một người đàn ông hành lễ Salah Sunnah lúc Salah Fajr đang được Iqaamah thì Người nói: {أَتُصَلِّى الصُّبْحَ أَرْبَعًا ؟} “Chẳng lẻ ngươi lại hành lễ Salah Fajr đến bốn Rak-at sao ?”( )
Riêng trường hợp người đang hành lễ Salah Sunnah gần kết thúc thì Salah bắt buộc được Iqaamah thì cố gắng kết thúc nhanh để bắt kịp Takbeer Ehraam của Salah bắt buộc.
Một số U’lama nói rằng: “Nếu đang ở Rak-at thứ nhất thì hãy dừng ngay để vào Salah bắt buộc, và khi đang ở Rak-at thứ hai thì cố gắng kết thúc để bắt kịp Salah bắt buộc.”
Phần Tám: Về giáo lý làm Imam
Ý nghĩa Imam là người dẫn đầu hành lễ Salah bắt buộc.
Chủ đề thứ nhất: Về người xứng đáng làm Imam.
Rasul ﷺ đã nói rất rõ trong Hadith ai là người xứng đáng nhất trong việc làm Imam, Người nói:
{يَؤُمُّ الْقَوْمَ أَقْرَؤُهُمْ لِكِتَابِ اللَّهِ، فَإِنْ كَانُوا فِى الْقِرَاءَةِ سَوَاءً فَأَعْلَمُهُمْ بِالسُّنَّةِ، فَإِنْ كَانُوا فِى السُّنَّةِ سَوَاءً فَأَقْدَمُهُمْ هِجْرَةً، فَإِنْ كَانُوا فِى الْهِجْرَةِ سَوَاءً فَأَقْدَمُهُمْ سِلْمًا}
“Người xứng đáng làm Imam chính là người giỏi Qur’an nhất, nếu tất cả đều ngang nhau thì đến mặt giỏi nhất về Sunnah, nếu tất cả đều nhau thì đến mặt di cư Hijrah lâu nhất, nếu tất cả đều ngang nhau thì đến mặt vào Islam lâu nhất.”( )
Dựa vào Hadith thì vị trí xứng đáng làm Imam được xếp thứ tự như sau:
1- Người đọc Qur’an rành, giỏi nhất tức là người giỏi nhất về Qur’an về mọi mặt (như xướng đọc đúng luật Tajweed) và giỏi về giáo lý Salah. Trường hợp có hai người một người giọng Qur’an hay và một người có giọng không hay bằng nhưng giỏi hơn về giáo lý Salah, lúc này cho người giỏi về giáo lý Salah xứng làm Imam bởi lúc này cần người giỏi giáo lý Salah hơn là giọng đọc hay.
2- Đến người giỏi về Sunnah. Trường hợp hai người đều ngang nhau về Qur’an nhưng người này lại giỏi hơn người kia về Sunnah thì tiến cử người giỏi về Sunnah làm Imam, bởi Rasul ﷺ nói:
{فَإِنْ كَانُوا فِى الْقِرَاءَةِ سَوَاءً فَأَعْلَمُهُمْ بِالسُّنَّةِ}
“Nếu tất cả đều ngang nhau thì đến mặt giỏi nhất về Sunnah.”
3- Nếu vẫn ngang nhau về Sunnah thì xét lâu nhất về Hijrah từ quê hương Kafir đến quê hương Islam.
4- Nếu vẫn ngang nhau về Hijrah thì xét về mặt vào Islam lâu nhất.
5- Nếu vẫn ngang nhau về mặt này thì xét về tuổi tác, bởi Hadith ở trên,
{فَإِنْ كَانُوا فِى الْهِجْرَةِ سَوَاءً فَأَقْدَمُهُمْ سِلْمًا}
“Nếu tất cả đều ngang nhau thì đến mặt vào Islam lâu nhất.” có đường truyền ghi: “lớn tuổi nhất.” và Rasul ﷺ cũng đã nói: {وَلْيَؤُمَّكُمْ أَكْبَرُكُمْ} “Để người lớn tuổi nhất trong các ngươi làm Imam.”
Nếu trường hợp tất cả các mặt này đều ngang nhau thì dùng cách bắt thăm mà chọn Imam.
- Chủ nhà xứng đáng làm Imam hơn khách, bởi Rasul ﷺ nói: {لاَ يُؤَمُّ الرَّجُلُ فِى أَهْلِهِ وَ لَا فِي سُلْطَانِهِ} “Người đàn ông không được làm Imam trong nhà và trong vương quyền của người khác.”( )
Tương tự, người cầm quyền xứng đáng làm Imam hơn những người khác bởi Hadith ở trên.
Chủ đề thứ hai: Về ai bị cấm làm Imam.
Bị cấm làm Imam trong các trường hợp sau:
1- Phụ nữ làm Imam cho đàn ông, bởi Rasul ﷺ nói: {لَنْ يُفْلِحَ قَوْمٌ وَلَّوْا أَمْرَهُمُ امْرَأَةً} “Một nhóm người nào đó sẽ không thành đạt nếu người cầm đầu họ là phụ nữ.”( ) và bởi trong nguyên thủy phụ nữ phải hành lễ ở hàng cuối nhằm được bảo vệ, còn nếu đưa phụ nữ làm Imam là đã làm khác giáo luật Islam.
2- Imam bị hư Wudu hoặc bị dính chất ô uế và biết rõ hoàn cảnh của mình, nếu trường hợp không biết mình hư Wudu thì lễ Salah đó đúng.
3- Người mù chữ và người không đọc rõ chương Faatihah, đọc Qur’an không rõ Tajweed, phát âm từ không chuẩn, dừng không đúng chổ làm thay đổi ý nghĩa câu Kinh, trừ phi không còn ai ngoài y.
4- Người hư đốn và người làm Bid-a’h nếu việc hư đốn và Bid-a’h của y hiển nhiên, và nếu y còn tuyên truyền điều Bid-a’h phủ nhận đức tin đó thì mọi người tuyệt đối không hành lễ sau y, bởi Allah phán:
﴿أَفَمَن كَانَ مُؤۡمِنٗا كَمَن كَانَ فَاسِقٗاۚ لَّا يَسۡتَوُۥنَ ١٨﴾ السجدة: 18
{Một người có đức tin có giống với một kẻ bất tuân hay không? Chắc chắn là không ngang bằng nhau.} Al-Sajadah: 18 (chương 32).
5- Người già không thể đứng ngồi dễ dàng, cần phải chọn người khác có khả năng này hơn ông.
Chủ đề thứ ba: Về ai không nên làm Imam.
1- Xướng đọc Qur’an sai rất nhiều, đặc biệt nếu sai nhiều ở chương Faatihah, nếu đọc sai làm cho ý nghĩa sai theo thì không được hành lễ Salah sau lưng người này như được trình bày ở trên, bởi Nabi ﷺ nói: {يَؤُمُّ الْقَوْمَ أَقْرَؤُهُمْ لِكِتَابِ اللَّهِ} “Người xứng đáng làm Imam chính là người giỏi Qur’an nhất.”
2- Người mà cả nhóm không thích làm Imam hoặc đa số mọi người không ưa thích, bởi Rasul ﷺ nói:
{ثَلاَثَةٌ لاَ تَرْتَفِعُ صَلاَتُهُمْ فَوْقَ رُءُوسِهِمْ شِبْرًا: رَجُلٌ أَمَّ قَوْمًا وَهُمْ لَهُ كَارِهُونَ . . .}
“Nhóm ba người lễ Salah sẽ không được nâng lên cao khỏi đầu một gang: Đó là người đàn làm Imam mà cả nhóm đều ghét...”( )
3- Đọc không rõ chữ, phát âm không chuẩn, lặp lại chữ cái vốn không có như chỉ có một chữ “Fa” nhưng lại đọc đến hai chữ “Fa” hai chữ “Ta”.
Chủ đề thứ tư: Vị trí Imam đứng dẫn lễ Salah.
- Theo Sunnah Imam đứng trước Mamum (tức người đứng sau Imam) khi Mamum từ hai người trở lên, bởi mỗi khi dẫn lễ Salah là Rasul ﷺ luôn đứng trước còn tất cả Sahabah đều đứng sau lưng, và được Muslim và Abu Dawood ghi: “Khi Jaabir và Jibaar một người đứng bên phải và người còn lại đứng bên trái của Rasul ﷺ lúc hành lễ Salah thì Rasul ﷺ lấy tay đẩy hai người họ về phía sau.”( ) Và vì Anas kể lúc Rasul ﷺ làm Imam trong nhà của ông: “Rồi Rasul ﷺ làm Imam dẫn lễ Salah, Người đứng trước còn chúng tôi đứng sau.”( )
- Nếu một người thì đứng ngang với Imam phía bên tay phải Imam, bởi Rasul ﷺ đã ra dấu bảo Ibnu A’bbaas và Jaabir đứng từ bên trái sang bên phải.( )
Imam đứng giữa dẫn lễ Salah là đúng nhất, bởi Ibnu Mas-u’d đã đứng ở giữa A’lqamah và Al-Aswad và nói: “Như thế đó tôi nhìn thấy Rasul ﷺ đã làm như thế.”( ) nhưng chỉ trường hợp không có khoảng trống thì vậy còn khi có không gian thì tốt nhất là đứng hẳn phía sau Imam..
- Còn phụ nữ thì đứng hẳn phía sau hàng cuối của hàng đàn ông, bởi Hadith Anas kể: “Lúc hành lễ tôi và một trẻ mồ côi đứng sau lưng Rasul ﷺ còn phụ nữ đứng sau chúng tôi.”( )
Chủ đề thứ năm: Về điều Imam làm thay Mamum.
Imam thay Mamum đọc bài Faatihah trong các lễ Salah đọc lớn tiếng, bởi Rasul ﷺ nói:
{وَإِذَا قَرَأَ فَأَنْصِتُوا}
“Và khi Imam xướng đọc Qur’an thì các ngươi hãy im lặng.”( )
Và bởi Rasul ﷺ nói:
{مَنْ كَانَ لَهُ إِمَامٌ فَإِنَّ قِرَاءَةَ الإِمَامِ لَهُ قِرَاءَةٌ}
“Ai làm Imam thì lời đọc Qur’an của y thay thế (mamum).”( )
Còn trong các lễ Salah thầm như Salah Zhuhr và A’sr thì Imam không thay Mamum lời đọc Qur’an.
Chủ đề thứ sáu: Về việc tranh đua với Imam.
Cấm Mamum chuyển động tác trước Imam, ai nói Takbeer Ehraam trước Imam thì Salah đó vô hiệu, bởi điều kiện Salah của Mamum được công nhận là phải theo sau Imam, cho nên bắt buộc Mamum phải chuyển động tác sau động tất cả động tác của Imam, bởi Hadith:
{إِنَّمَا جُعِلَ الإِمَامُ لِيُؤْتَمَّ بِهِ، فَإِذَا كَبَّرَ فَكَبِّرُوا، وَإِذَا رَكَعَ فَارْكَعُوا، وَإِذَا رَفَعَ فَارْفَعُوا، وَإِذَا قَالَ سَمِعَ اللَّهُ لِمَنْ حَمِدَهُ. فَقُولُوا رَبَّنَا لَكَ الْحَمْدُ. وَإِذَا سَجَدَ فَاسْجُدُوا}
“Imam được đặt ra là để mọi người làm theo sau, khi y Takbeer thì các ngươi mới Takbeer, khi y Rukua’ thì các ngươi mới Rukua’, khi y đứng dậy thì các ngươi mới đứng dậy, khi y nói “Sa mi a’l lo hu li man ha mi dah” thì các ngươi nói: “Rab ba na wa la kal ham du” và khi y quỳ lạy thì các ngươi mới quỳ lạy.”( )
Nếu Mamum chuyển động tác cùng với Imam là điều bị ghét do không làm đúng Sunnah của Nabi ﷺ nhưng không làm hư lễ Salah của y, còn nếu chuyển động tác trước Imam là điều Haram (bị cấm) bởi Nabi ﷺ nói: {لاَ تَسْبِقُونِي بِالرُّكُوعِ وَلاَ بِالسُّجُودِ وَلاَ بِالْقِيَامِ} “Cấm các ngươi chuyển động tác Rukua’, quỳ lạy hoặc đứng dậy trước Ta.”( )
Và bởi Hadith do Abu Hurairah dẫn lời Nabi ﷺ nói:
{أَمَا يَخْشَى أَحَدُكُمْ إِذَا رَفَعَ رَأْسَهُ قَبْلَ الإِمَامِ أَنْ يَجْعَلَ اللَّهُ رَأْسَهُ رَأْسَ حِمَارٍ أَوْ يَجْعَلَ اللَّهُ صُورَتَهُ صُورَةَ حِمَارٍ}
“Chẳng lẽ các ngươi lại không sợ khi các người ngẩn đầu trước Imam thì Allah sẽ thay đổi đầu các ngươi thành đầu con lừa hay sao! hoặc biến hình dạng các ngươi thành hình dạng con lừa.”( )
Chủ đề thứ bảy: Về các giáo lý khác liên quan đến Imam và Salah tập thể hàng ngày.
Ngoài các những giáo lý liên quan đến Imam và Salah tập thể hàng ngày được giải trình ở trên còn có những giáo lý như sau:
1- Khuyến khích đứng gần Imam là những người có kiến thức Islam, người thuộc lòng Qur’an, bởi Nabi ﷺ nói:
{لِيَلِنِي مِنْكُمْ أُولُو الأَحْلاَمِ وَالنُّهَى ثُمَّ الَّذِينَ يَلُونَهُمْ ثُمَّ الَّذِينَ يَلُونَهُمْ}
“Để đứng gần Ta là những người có kiến thức về Islam, rồi đến những người thua họ, rồi đến những người thua họ.”( )
Ý nghĩa của việc sắp xếp này là để học hỏi theo Imam (nếu là Imam tập sự), để nhắc Imam khi bị sai, bị quên về động tác hoặc Qur’an hoặc để thay thế Imam nếu Imam bị hư ở giữa Salah.
2- Tranh thủ đứng hành đầu, khuyến khích Mamum tranh thủ xếp đứng được hàng đầu và cố gắng không xếp những hàng phía sau, bởi Nabi ﷺ nói:
{تَقَدَّمُوا فَأْتَمُّوا بِي وَلْيَأْتَمَّ بِكُمْ مَنْ بَعْدَكُمْ وَلاَ يَزَالُ قَوْمٌ يَتَأَخَّرُونَ حَتَّى يُؤَخِّرَهُمُ اللَّهُ}
“Mọi người hãy tiến đến trước lấy Ta làm trọng điểm mà xếp hàng, rồi đến những người sau các ngươi lấy các ngươi làm trọng điểm (và cứ thế), vẫn có những người luôn trể nảy (về xếp hàng Salah) đến khi Allah bỏ mặc họ.”( )
Và Rasul ﷺ nói:
{لَوْ يَعْلَمُ النَّاسُ مَا فِى النِّدَاءِ وَالصَّفِّ الأَوَّلِ ثُمَّ لَمْ يَجِدُوا إِلاَّ أَنْ يَسْتَهِمُوا عَلَيْهِ لاَسْتَهَمُوا}
“Giá như mọi người biết được giá trị của Azaan và đứng hàng đầu, rồi không có cách này để đạt được ngoại trừ rút thăm thì họ sẵn sàng rút thăm.”( )
Đối với phụ nữ khuyến khích đứng ở hàng càng xa đàn ông càng tốt, bởi Rasul ﷺ nói:
{خَيْرُ صُفُوفِ الرِّجَالِ أَوَّلُهَا وَشَرُّهَا آخِرُهَا وَخَيْرُ صُفُوفِ النِّسَاءِ آخِرُهَا وَشَرُّهَا أَوَّلُهَا}
“Hàng tốt nhất cho đàn ông (trong Salah) là hành đầu tiên và tệ nhất là hàng cuối cùng, còn hàng tốt nhất cho phụ nữ là hàng cuối cùng và tệ nhất là hàng đầu tiên.”( )
3- So hàng bằng nhau, đứng sát nhau và luôn xếp đầy hàng trên trước: Khuyến khích Imam ra lệnh so hàng bằng nhau, đứng sát nhau trước khi bắt đầu Salah, bởi hành động của Nabi ﷺ là thế và Người còn nói:
{سَوُّوا صُفُوفَكُمْ فَإِنَّ تَسْوِيَةَ الصُّفُوفَ مِنْ تَمَامِ الصَّلاَةِ}
“Các ngươi hãy so hàng, quả thật, việc xếp hàng ngay thẳng làm Salah thêm hoàn hảo.”( )
Và ông Anas kể: Khi Salah được Iqaamah thì Rasul ﷺ quay mặt lại chúng tôi mà bảo:
{أَقِيمُوا صُفُوفَكُمْ وَتَرَاصُّوا، فَإِنِّي أَرَاكُمْ مِنْ وَرَاءِ ظَهْرِي}
“Các ngươi hãy xếp hàng ngay ngắn và đứng sát nhau, quả thật, Ta thấy được mọi người đứng phía sau lưng Ta.”( )
Và ông Anas kể: “Lúc hành lễ Salah chúng tôi đứng vai kề vai và bàn chân kề bàn chân.”( )
Khuyến khích xếp hàng trên đầy trước, rồi đến hành kế tiếp cứ thế cho đến hết người, bởi Rasul ﷺ nói: {أَلاَ تَصُفُّونَ كَمَا تَصُفُّ الْمَلاَئِكَةُ عِنْدَ رَبِّهَا ؟} “Chẳng lẽ các ngươi không muốn xếp hàng giống như Thiên Thần xếp trước mặt Thượng Đế sao ?”, mọi người đáp: Chúng tôi muốn, thưa Rasul của Allah, vậy Thiên Thần xếp hàng trước Thượng Đế như thế nào ? Rasul ﷺ đáp: {يُتِمُّونَ الصُّفُوفَ الأُوَلَ وَيَتَرَاصُّونَ فِى الصَّفِّ} “Họ xếp đầy hàng đầu và đứng sát cạnh nhau.”( )
4- Đứng một mình ở hàng sau: Salah của người đàn ông không được công nhận khi đứng một mình ở hàng sau, bởi Rasul ﷺ nói:
{لَا صَلَاةَ لِمُنْفَرِدٍ خَلْفَ الصَّفِّ}
“Salah của người đứng một mình sau hàng là vô hiệu.”( )
Và có lần Rasul ﷺ nhìn thấy một người đàn ông đứng Salah sau hàng chỉ một mình thì Người bảo ông ta hành lễ Salah lại.( )
Phần Chín: Về Salah những người có lý do
Những người có lý do là những người bị bệnh, đi đường, mang tâm trạng sợ hãi không đủ bình tỉnh để hoàn thành Salah, với những dạng này được phép hành lễ Salah không giống như những người bình thường, họ được thực hiện theo khả năng có thể, Allah phán:
﴿وَمَا جَعَلَ عَلَيۡكُمۡ فِي ٱلدِّينِ مِنۡ حَرَجٖۚ﴾ الحج: 78
{Và Ngài (Allah) đã không áp chế các ngươi rơi vào tình huống khó khăn bởi tôn giáo.} Al-Hajj: 78 (Chương 22), và Allah phán:
﴿لَا يُكَلِّفُ ٱللَّهُ نَفۡسًا إِلَّا وُسۡعَهَاۚ﴾ البقرة: 286
Allah không bắt một ai gánh nặng trách nhiệm quá khả năng của mình. Al-Baqarah: 286 (chương 2), và Allah còn phán:
﴿فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ﴾ التغابن: 16
{Bởi thế, các ngươi hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi.} Al-Taghaa-bun: 16 (chương 64).
A- Người bệnh hành lễ Salah thế nào ?
Người bệnh là người bị mất đi sức khỏe cả cơ thể hoặc chỉ một phần.
- Yêu cầu người bị bệnh phải hoàn thành nhiệm vụ Salah ngày đêm năm lần bằng với tư thế đứng bằng mọi cách có thể dù đứng dựa tường, đứng chống gậy hoặc đứng cong lưng đối với người bị đau lưng, bởi Nabi ﷺ nói: {وَإِذَا أَمَرْتُكُمْ بِأَمْرٍ فَأْتُوا مِنْهُ مَا اسْتَطَعْتُمْ} “Và khi Ta ra lệnh các ngươi điều gì thì hãy thực hiện nó với khả năng có thể.”( )
- Nếu không có thể đứng thì hãy hành lễ ngồi, nếu vẫn không thể thì hãy nằm nghiên một bên, bởi Nabi ﷺ bảo I’mraan bin Husain :
{صَلِّ قَائِماً، فَإِنْ لَمْ تَسْتَطِعْ فَقَاعِداً، فَإِنْ لَمْ تَسْتَطِعْ فَعَلَى جَنْبٍ}
“Anh hãy đứng mà hành lễ Salah, nếu không thể thì hãy ngồi và nếu vẫn không thể thì hãy nằm nghiên một bên.”( )
- Nếu vẫn không có khả năng thì được phép hành lễ Salah theo hiện trạng đang nằm dù chỉ cử động bằng mắt, bởi lễ Salah không được phép bỏ khi đầu óc người đó vẫn còn tỉnh táo, Allah phán:
﴿فَٱتَّقُواْ ٱللَّهَ مَا ٱسۡتَطَعۡتُمۡ﴾ التغابن: 16
{Bởi thế, các ngươi hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi.} Al-Taghaa-bun: 16 (chương 64).
Trường hợp hành lễ ngồi thì hãy cúi đầu lúc quỳ lạy thấp hơn lúc Rukua’, nếu không thể dùng đầu thì bằng mắt ra dấu cũng được.
B- Salah lúc đi đường xa (du hành), gồm:
Thứ nhất: Rút ngắn các lễ Salah nào có bốn Rak-at:
Chủ đề thứ nhất: Về giáo lý rút ngắn.
Giới U’lama (học giả) về giáo lý Islam đồng thống nhất người đi đường xa như du hành được phép rút ngắn lễ Salah gồm bốn Rak-at lại còn hai Rak-at, với bằng chứng từ Qur’an, từ Sunnah và Ijma’.
- Về Qur’an thì Allah phán:
﴿وَإِذَا ضَرَبۡتُمۡ فِي ٱلۡأَرۡضِ فَلَيۡسَ عَلَيۡكُمۡ جُنَاحٌ أَن تَقۡصُرُواْ مِنَ ٱلصَّلَوٰةِ إِنۡ خِفۡتُمۡ أَن يَفۡتِنَكُمُ ٱلَّذِينَ كَفَرُوٓاْۚ﴾ النساء: 101
Và khi các ngươi di chuyển xa trên trái đất thì sẽ không bị bắt tội khi các ngươi rút ngắn lễ Salah vì sợ người ngoại đạo gây khó khăn, tạo áp lực cho các ngươi. Al-Nisa: 101 chương 4). Qua câu Kinh chứng tỏ việc rút ngắn lễ Salah lúc đi đường xa là được phép dù với tâm trạng sợ hãi hoặc với tâm trạng khác.
- Về Sunnah thì khi được hỏi về việc rút ngắn lễ Salah thì Rasul ﷺ nói:
{صَدَقَةٌ تَصَدَّقَ اللَّهُ بِهَا عَلَيْكُمْ فَاقْبَلُوا صَدَقَتَهُ}
“Đó là sự bố thí mà Allah đã ban, các ngươi hãi tiếp nhận sự bố thí đó của Ngài.”( )
Và bởi Rasul ﷺ và tất cả Khulafa sau Người đều làm theo như vậy, như được Ibnu U’mar kể: “Tôi đã từng đi xa cùng Nabi ﷺ và Người luôn hành lễ Salah bằng hai Rak-at cho đến khi Allah rút hồn Người; tôi cũng từng đi xa cùng Abu Bakr và ông cũng chỉ hành lễ Salah hai Rak-at cho đến cuối đời...”( ) Rồi ông kể đến U’mar , đến U’thmaan .
Imam Ahmad ghi lại từ Ibnu U’mar dẫn lời Nabi ﷺ:
{إِنَّ اللَّهَ يُحِبُ أَنْ تُؤْتَى رُخَصُهُ كَمَا يَكْرَهُ أَنْ تُؤْتَى مَعْصِيَتُهُ}
“Quả thật, Allah rất yêu thích việc thực hiện mọi điều được Ngài giảm nhẹ giống như Ngài ghét bỏ việc vi phạm mọi điều bị cấm vậy.”( )
- Về Ijma’: Quả thật, việc rút ngắn lễ Salah lúc đi đường xa là kiến thức tất yếu mà mỗi tín đồ Muslim cần phải biết rõ, đây là điều được thống nhất trong cộng đồng. Dựa vào điều này việc noi theo Sunnah và thực hiện điều được giảm nhẹ tốt đẹp hơn nhiều việc không thực hiện, và có một số U’lama ghét việc hành lễ đầy đủ đang lúc đi đường xa, vì lẽ đó mà Rasul ﷺ và tất cả Sahabah đều luôn làm theo Sunnah mỗi lúc rời khỏi nhà đi xa, đây chính là chỉ đạo phải luôn được di trì và bảo tồn.
Chủ đề thứ hai: Về các lễ Salah được phép rút ngắn.
Các lễ Salah được phép rút ngắn là những lễ Salah gồm có bốn Rak-at như Zuhr, A’sr và I’sha, còn Salah Maghrib và Fajr là phải giữ nguyên số Rak-at, đây là Ijma’ (sự thống nhất) của giới U’lama Islam, bởi đó là hành động của Nabi ﷺ và tất cả Sahabah , kèm theo lời nói của Abdullah bin U’mar : “Allah đã ấn định Salah thông qua lệnh của Nabi ﷺ của các ngươi là hành lễ Salah lúc ở nhà là bốn Rak-at nhưng khi đi đường xa thì chỉ hai Rak-at...”( ) chứng tỏ chỉ được rút ngắn các lễ Salah gồm bốn Rak-at.
Chủ đề thứ ba: Về giới hạn khoảng cách được phép rút ngắn Salah và thể loại đi đường xa.
Khoảng cách rời khỏi nhà phải từ 80 km trở lên, ông Ibnu A’bbaas và Ibnu U’mar đã rút ngắn lễ Salah và xả chay khi cả hai rời khỏi nhà từ 80 km trở lên.
Về thể loại đi đường được phép rút ngắn là loại đi đường tự do như đi buôn, đi du lịch; hoặc thể loại bắt buộc như đi hành hương Hajj và U’mrah, thánh chiến; hoặc thể loại khuyến khích như thăm viếng… riêng đối với việc đi đường làm điều Haram như đi xem nhạc hội… thì đa số U’lama không cho phép rút ngắn lễ Salah cho dù có rời khỏi nhà bao xa.
Chủ đề thứ tư: Về việc có được định tâm rút ngắn Salah khi đang tạm trú ?
Việc định tâm lúc này được phân loại như sau:
- Khi định tâm hành lễ Salah như bao Salah trước thì không được phép rút ngắn lễ Salah, bởi không thể hiện được nguyên nhân rút ngắn Salah.
- Khi rời khỏi nhà có định tâm số ngày trở về thì chỉ được phép rút ngắn lễ Salah trong thời gian bốn ngày, bốn đêm, bởi Nabi ﷺ chỉ rút ngắn hai mươi mốt lễ Salah lúc ở Makkah, tức sau khi hành lễ Salah Fajr là Người rời Makkah. Kể từ ngày thứ tư trở lên là phải hành lễ Salah đầy đủ Rak-at.( )
- Khi rời khỏi nhà không biết ngày nào trở về do không biết công việc khi nào giải quyết xong hoặc bị bắt oan thì được phép rút ngắn lễ Salah đến khi nào quay về nhà cho dù có kéo dài hàng năm trời. Ông Ibnu Al-Munzir nói: “Giới U’lama đồng thống nhất rằng người đi đường được phép rút ngắn lễ Salah vô giới hạn khi không rõ số ngày quay về nhà.”
Chủ đề thứ năm: Về các trường hợp bắt buộc phải hành lễ Salah đủ Rak-at.
Có một số trường hợp cấm rút ngắn lễ Salah lúc đi đường xa, như:
1- Khi người đi đường hành lễ sau Imam của địa phương, lúc này bắt buộc phải hành lễ đủ Rak-at, bởi Nabi ﷺ nói: {إِنَّمَا جُعِلَ الإِمَامُ لِيُؤْتَمَّ بِهِ} “Imam được đặt ra là để mọi người làm theo sau.”( )
Và khi ông Ibnu A’bbaas được hỏi về việc người đi đường hành lễ Salah đầy đủ Rak-at với Imam địa phương, ông nói: “Đó chính là đường lối Sunnah của Abu Al-Qaasim ﷺ.”( )
2- Khi không biết Imam là người đi đường hay người của địa phương giống như đang ở sân bay, ở bến xe chẳng hạn, lúc này bắt buộc phải hành lễ Salah đầy đủ Rak-at, bởi việc rút ngắn Salah phải có định tâm kiên định còn khi có sự lưỡng lự buộc phải hành lễ đầy đủ Rak-at.
3- Sực nhớ đã chưa hành lễ Salah lúc ở nhà, tức một người khi đang đi đường xa mới sực nhớ mình chưa hành lễ Salah Zhuhr chẳng hạn, lúc này buộc phải hành lễ Salah bù phải đầy đủ Rak-at bởi Nabi ﷺ nói:
{مَنْ نَامَ عَنْ صَلَاةٍ أَوْ نَسِيَهَا فَلْيُصَلِّهَا إِذَا ذَكَرَهَا}
“Ai lỡ ngủ quên hoặc bị quên lãng thì hãy hành lễ ngay khi (thức), ngay khi sực nhớ ra.”( ) tức phải hành lễ bù bằng nguyên hiện trạng của lễ Salah đã quên đó.
4- Khi đã bắt đầu bằng Salah đầy đủ Rak-at, nếu có bị hư cũng phải hành lễ lại đầy đủ Rak-at, giống như một người hành lễ cùng Imam địa phương thì lễ Salah của anh ta bị hư thì khi hành lễ lại buộc anh ta phải hành lễ đầy đủ Rak-at, bởi anh ta đã bị hư lễ Salah đầy đủ Rak-at nên phải thực hiện lại cho đẩy đủ.
5- Khi định tâm tạm trú dài hạn hoặc tạm định cư, khi người đi đường định tâm tạm trú dài hạn ở một sứ sở nào đó hoặc chọn nơi đó làm quê hương thứ hai do công việc chẳng hạn, lúc này bắt buộc phải hành lễ Salah đầy đủ Rak-at, bởi y không còn được xem là người đi đường nữa.
Thứ hai: Gom hai lễ Salah lại, gồm những chủ đề sau:
Chủ đề thứ nhất: Về phép được gom hai lễ Salah và ai được phép thực hiện.
Đối với các loại đi đường nào được phép rút ngắn lễ Salah là được phép gom hai lễ Salah lại, như gom Zhuhr cùng A’sr, gom Maghrib cùng I’sha trong giờ của một trong hai lễ nguyện đó, bởi Hadith do Mu-a’z kể: “Quả thật, trong trận chiến Tabuk lúc Nabi ﷺ rời vị trí trước khi mặt trời nghiên bóng là Người trì hoãn Salah Zhuhr cho đến giờ A’sr mới hành lễ chung cả hai lễ Salah. Còn khi khởi hành sau khi mặt trời đã nghiên bóng là người hành lễ Salah Zhuhr và A’sr chung, xong rồi mới xuất phát. Đối với Salah Maghrib và I’sha Người cũng làm tương tự.”( ) không phân biệt là đang di chuyển hoặc đang ở tạm bởi đây là sự giảm nhẹ mang ý nghĩa chung, tuy nhiên, đối với người tạm ở một thời gian thì không nên gom hai lễ Salah lại, bới lúc ở tạm Mina trong lúc hành hương Hajj Nabi ﷺ đã không gom các lễ Salah lại.
Người bị bệnh nặng được phép gom lễ Salah lại, bởi lời kể của Ibnu A’bbaas : “Rasul ﷺ đã gom hai lễ Salah Zhuhr và A’sr; hai lễ Maghrib và I’sha lại lúc ở Madinah không phải vì sợ cùng không phải vì mưa.” Có đường truyền ghi: “không phải vì sợ cũng không vì đi đường.”( ) Thì chỉ còn mỗi lý do là bị bệnh nên Rasul ﷺ mới gom các lễ Salah lại và bởi “Rasul ﷺ đã từng ra lệnh cho phụ nữ bị rong kinh gom hai lễ Salah lại.” bởi rong kinh là một thể loại của bệnh lý, và có người hỏi ông Ibnu A’bbaas nguyên nhân mà Nabi ﷺ lại cho phép như thế, ông đáp: “Nhằm không gây khó khăn cho giáo dân của Người.” Cho nên, khi nào tín đồ Muslim bị rơi vào trường hợp khó khăn nếu hành lễ đúng theo từng giờ giấc thì lúc này được phép gom hai lễ Salah lại, không phân biệt đang bị bệnh hoặc có lý do gì đó không phải bệnh, dù đang ở địa phương hoặc đang đi đường.
Ngoài các lý do bệnh và đi đường thì những trường hợp sau vẫn được phép gom các lễ Salah lại, như:
1- Mưa lớn kéo dài gây khó khăn nếu rời khỏi nhà.
2- Đường đến Masjid rất bẩn do sìn, nước cống ngập...
3- Khí hậu thay đổi khác thường đột nhiên gió mạnh kèm theo lạnh buốt, hoặc những lý do khác tương tự tạo khó khăn khi rời khỏi nhà.
Chủ đề thứ hai: Về giới hạn gom lễ Salah được phép.
Người đi đường xa hoặc người bị bệnh hoặc những ai tương tự như hai dạng này thì được phép gom hai lễ Salah Zhuhr và A’sr chung; và gom hai lễ Salah Maghrib và I’sha chung, bởi Hadith Ibnu A’bbaas ở trên và cũng là hành động của Abu Bakr , U’mar , U’thmaan và bởi trong sự việc gây khó khăn nếu không gom các lễ Salah lại.
Chú ý: Đối với người ở tại địa phương gom hai lễ Salah lại hành lễ cùng lúc thì không được phép rút ngắn bởi họ không nằm trong số người được phép rút ngắn.
Phần Mười: Về Salah Jum-a’h thứ sáu
Chủ đề thứ nhất: Về giáo lý và bằng chứng.
Thực hiện Salah Jum-a’h vào trưa ngày thứ sáu là Fardh A’in đối với nam giới tức bắt buộc mỗi người, bởi Allah phán:
﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ إِذَا نُودِيَ لِلصَّلَوٰةِ مِن يَوۡمِ ٱلۡجُمُعَةِ فَٱسۡعَوۡاْ إِلَىٰ ذِكۡرِ ٱللَّهِ وَذَرُواْ ٱلۡبَيۡعَۚ﴾ الجمعة: 9
{Hỡi những ai có đức tin, khi tiếng Azan được cất lên gọi các ngươi đến dâng lễ nguyện Salah Al-Jum’ah vào ngày thứ sáu thì các ngươi hãy tạm gác lại việc mua bán mà nhanh chân đến (Masjid) để tưởng nhớ Allah.} Al-Jumu-a’h: 9 (Chương 62).
Và bởi Rasul ﷺ đã nói:
{رَوَاحُ الْجُمُعَةِ وَاجِبٌ عَلَى كُلِّ مُحْتَلِمٍ}
“Việc tham gia Salah Jum-a’h là nhiệm vụ của mỗi người đã trưởng thành.”( )
Và bởi Rasul ﷺ đã nói:
{لَيَنْتَهِيَنَّ أَقْوَامٌ عَنْ وَدْعِهِمُ الْجُمُعَاتِ أَوْ لَيَخْتِمَنَّ اللَّهُ عَلَى قُلُوبِهِمْ ثُمَّ لَيَكُونُنَّ مِنَ الْغَافِلِينَ}
“Là hãy dừng ngay việc không tham gia các lễ Salah Jum-a’h hay là các ngươi muốn Allah niêm phong con tim các ngươi, rồi các ngươi thành nhóm người sao lãng việc hành đạo.”( )
Imam Al-Nawawi nói: “Salah Jum-a’h là nhiệm vụ bắt buộc mỗi người nam.”( )
Và bởi Hadith: {الْجُمُعَةُ حَقٌّ وَاجِبٌ عَلَى كُلِّ مُسْلِمٍ . . . } “Salah Jum-a’h là nhiệm vụ bắt buộc mỗi tín đồ Muslim nam.”
Chủ đề thứ hai: Về ai bắt buộc ?
Salah Jum-a’h chỉ bắt buộc mỗi tín đồ Muslim nam, tự do, trưởng thành, có trí tuệ bình thường, có khả năng đến Masjid và đang ở địa phương.
Không bắt buộc đối với người nô lệ, người mất tự do, phụ nữ, trẻ em, người tâm thần, người bị bệnh hoặc đang đi đường xa, bởi Nabi ﷺ nói:
{الْجُمُعَةُ حَقٌّ وَاجِبٌ عَلَى كُلِّ مُسْلِمٍ فِى جَمَاعَةٍ إِلاَّ أَرْبَعَةً عَبْدٌ مَمْلُوكٌ أَوِ امْرَأَةٌ أَوْ صَبِيٌّ أَوْ مَرِيضٌ}
“Salah Jum-a’h là nhiệm vụ bắt buộc mỗi tín đồ Muslim nam sống trong tập thể ngoại trừ bốn loại người: Người nô lệ mất tự do, phụ nữ, trẻ em và người bệnh.”( )
Người đi đường xa không bắt buộc Salah Jum-a’h, bởi Nabi ﷺ chưa từng hành lễ Salah Jum-a’h trong tất cả những lần đi đường, nhất là vào ngày A’rafah trùng với ngày thứ sáu nhưng Nabi ﷺ vẫn hành lễ Salah Zhuhr và A’sr với hình thức rút ngắn và gom lại. Nhưng khi ở trong khu vực người Muslim thì người đi đường hãy tham gia Jum-a’h cùng tập thể Muslim tại đó.
Nếu như người nô lệ, phụ nữ, trẻ em, người bệnh và người đi đường tham gia Salah Jum-a’h thì lễ Salah đó có giá trị hoặc nếu muốn họ được phép hành lễ Zhuhr.
Chủ đề thứ ba: Về thời gian Salah Jum’ah.
Thời gian hành lễ Salah Jum-a’h là thời gian của Salah Zhuhr, tức kể từ sau mặt trời nghiên bóng cho đến bóng của mỗi vật bằng chính nó, bởi Hadith do Anas bin Maalik kể: “Xưa kia, Nabi ﷺ đã hành lễ Salah Jum-a’h ngay khi mặt trời nghiên bóng.”( ) và được truyền lại Sahabah cũng đã hành lễ Salah Jum-a’h như vậy( ). Dựa vào điều này ai bắt kịp Rak-at cuối của Salah Jum-a’h trước khi hết giờ là xem như y đã hành lễ Salah Jum-a’h trong giờ của nó, còn không thì phải hành lễ Salah Zhuhr, bởi Nabi ﷺ nói:
{مَنْ أَدْرَكَ رَكْعَةً مِنَ الصَّلاَةِ فَقَدْ أَدْرَكَ الصَّلاَةَ}
“Ai bắt kịp Rak-at của Salah là xem như đã bắt kịp Salah.” Như đã được phân tích ở trên.
Chủ đề thứ tư: Về Khutbah (bài thuyết giảng).
Bài Khutbah được xem là một Ruknun (nền tảng) chính của lễ Salah Jum-a’h, bởi Rasul ﷺ đã luôn thực hiện nó chưa hề bỏ. Bài Khutbah gồm hai phần và phải được thực hiện trước Salah.
Chủ đề thứ năm: Về Sunnah bài Khutbah.
- Khuyến khích Imam chào Salam đến mọi người Muslim sau khi bước lên bụt giảng và xoay mặt về họ, bởi ông Jaabir kể: “Khi Rasul ﷺ bước lên bụt giảng là Người chào Salam.”
- Khuyến khích Imam ngồi trên bụt giảng trong suốt thời gian Azaan, bởi Ibnu U’mar đã nói: “Rasul ﷺ đã ngồi sau khi bước lên bụt giảng cho đến khi xong Azaan Người mới đứng dậy nói Khutbah.”
- Khuyến khích nên đứng vịnh trên cây gậy hoặc vật gì đó tương tự.
- Khuyến khích Imam hướng thẳng mặt đến mọi người trong suốt bài Khutbah nhằm bắt chước theo hành động của Nabi .
- Khuyết khích người đọc Khutbah cầu xin mọi điều tốt đẹp cho tín đồ Muslim trong cuộc sống trần gian và ngày sau, kèm theo lời cầu xin cho các cấp lãnh đạo luôn gương mẫu và cương trực, bởi “Xưa kia, Nabi ﷺ mỗi khi đọc Khutbah vào Jum-a’h là Người cầu xin và mọi người bên dưới thì nói Amin.”
- Khuyến khích người đọc Khutbah kim luôn dẫn lễ Salah, nói Khutbah và dẫn lễ Salah lớn tiếng với khả năng có thể.
- Khuyến khích đứng nói Khutbah, bởi Allah phán:
﴿وَتَرَكُوكَ قَآئِمٗاۚ﴾ الجمعة: 11
{Và họ đã bỏ mặc Ngươi (Muhammad) đứng một mình.} Al-Jumu-a’h: 11 (Chương 62), và ông Jaabir nói: “Xưa kia, mỗi lần nói Khutbah là Rasul ﷺ đứng, rồi lại ngồi, rồi lại tiếp tục đứng mà nói Khutbah, nếu có ai đó nói Rasul ﷺ đã ngồi nói Khutbah thì đó là kẻ nói dóc.”( )
- Khuyến khích đứng trên bụt giảng hoặc ở nơi hơi cao, bởi “Rasul ﷺ khi nói Khutbah là Người đứng trên bụt giảng.” Có thế lời nói mạnh mẽ, gây ấn tượng đến người nghe.
- Khuyến khích ngồi giải lao chút ít để tách bài Khutbah thành hai phần, bởi ông Ibnu U’mar kể: “Rasul ﷺ khi nói Khutbah là Người tách bài Khutbah ra làm hai phần bởi lần ngồi giải lao.”( )
- Khuyến khích nói Khutbah thứ hai ngắn hơn Khutbah thứ nhất, bởi Hadith A’mmaar dẫn lời Rasul :
{إِنَّ طُولَ صَلاَةِ الرَّجُلِ وَقِصَرَ خُطْبَتِهِ مَئِنَّةٌ مِنْ فِقْهِهِ فَأَطِيلُوا الصَّلاَةَ وَاقْصُرُوا الْخُطْبَةَ}
“Quả thật, người đàn ông hành lễ Salah dài và đọc Khutbah ngắn là dấu hiện của người hiểu biết giáo lý, cho nên, hãy kéo dài Salah và rút ngắn Khutbah.”( )
Chủ đề thứ sáu: Về các điều bị cấm trong Salah Jum-a’h.
- Cấm nói chuyện lúc Imam đang nói Khutbah, bởi Rasul nói:
{مَنْ تَكَلَّمَ يَوْمَ الْجُمُعَةِ وَالإِمَامُ يَخْطُبُ فَهُوَ كَمَثَلِ الْحِمَارِ يَحْمِلُ أَسْفَاراً وَالَّذِى يَقُولُ لَهُ أَنْصِتْ لَيْسَ لَهُ جُمُعَةٌ}
“Hình ảnh người nói chuyện trong ngày thứ sáu lúc Imam nói Khutbah giống như hình ảnh con lừa chở trên lưng Kinh Thánh và ai bảo người khác im lặng thì y chẳng được ân phước của Jum-a’h.”( )
Và Rasul nói:
{إِذَا قُلْتَ لِصَاحِبِكَ أَنْصِتْ وَالإِمَامُ يَخْطُبُ يَوْمَ الْجُمُعَةِ فَقَدْ لَغَوْتَ}
“Khi anh nói với người khác hãy im lặng trong lúc Imam đang nói Khutbah trong ngày thứ sáu là anh đã nói lời phù phiếm.”( )
- Cấm bước ngang vai người ngồi trong lúc đang đọc Khutbah, bởi có lần đang nói Khutbah Rasul thấy một người đàn ông bước ngang vai những người đang ngồi nghe Khutbah thì bảo: {اِجْلِسْ فَقَدْ آذَيتَ} “Anh hãy ngồi xuống đi, anh đã làm phiền mọi người rồi đó.”( ) trong hành động đó ít nhiều làm khó chịu người ngồi và ảnh hưởng đến việc lắng nghe bài Khutbah của họ, riêng Imam thì có thể đi như thế nếu đó là cách duy nhất để đến được bụt giảng.
- Không nên chen vào giữa mà tách hai người đang ngồi sát nhau, bởi Rasul nói:
{مَنِ اغْتَسَلَ يَوْمَ الْجُمُعَةِ، وَتَطَهَّرَ بِمَا اسْتَطَاعَ مِنْ طُهْرٍ، ثُمَّ ادَّهَنَ أَوْ مَسَّ مِنْ طِيبٍ، ثُمَّ رَاحَ فَلَمْ يُفَرِّقْ بَيْنَ اثْنَيْنِ، فَصَلَّى مَا كُتِبَ لَهُ، ثُمَّ إِذَا خَرَجَ الإِمَامُ أَنْصَتَ، غُفِرَ لَهُ مَا بَيْنَهُ وَبَيْنَ الْجُمُعَةِ الأُخْرَى}
“Ai tắm vào ngày thứ sáu và vệ sinh thân thể với khả năng có thể, rồi xức hoặc xịt dầu thơm, rồi đến Masjid nhưng không tách rời hai người đang ngồi sát nhau, rồi hành lễ Salah (Sunnah) với bao nhiêu Rak-at tùy thích), đến khi Imam đứng đọc Khutbah thì im lặng, y sẽ được xóa tội từ thứ sáu này đến thứ sáu tới.”( )
Chủ đề thứ bảy: Về điều gì bắt kịp Salah Jum-a’h.
Để bắt kịp Salah Jum-a’h thì Mamum phải bắt kịp Rak-at cùng với Imam, bởi Hadith Abu Hurairah dẫn lời Rasul : {مَنْ أَدْرَكَ الْجُمُعَةَ رَكْعَةٌ فَقَدْ أَدْرَكَ الصَّلاَةَ} “Ai bắt kịp Salah Jum-a’h một Rak-at là đã bắt kịp Salah.”( ) và khi chỉ bắt kịp những động tác từ sau Rukua’ là phải hành lễ Salah Zhuhr.
Chủ đề thứ tám: Về Salah Sunnah trong ngày Jum-a’ah.
Với Salah Jum-a’h không có Salah Sunnah trước, tuy nhiên ai muốn hành lễ Salah Sunnah trước giờ Jum-a’h vẫn được phép, bởi Rasul đã khuyến khích điều đó như được nhắc trong Hadith ở trên do Salmaan dẫn lời Rasul nói:
{مَنِ اغْتَسَلَ يَوْمَ الْجُمُعَةِ . . . ثُمَّ رَاحَ فَلَمْ يُفَرِّقْ بَيْنَ اثْنَيْنِ، فَصَلَّى مَا كُتِبَ لَهُ}
“Ai tắm vào ngày thứ sáu . . . rồi đến Masjid nhưng không tách rời hai người đang ngồi sát nhau, rồi hành lễ Salah (Sunnah) với bao nhiêu Rak-at tùy thích).” Và bởi Sahabah cũng đã làm thế và bởi đây là thời gian tốt để hành lễ Salah Sunnah. Và ai không muốn thực hiện loại Sunnah này vẫn được, bởi Salah Rawaatib được thực hiện sau Salah Jum-a’h bằng hai Rak-at hoặc bốn Rak-at hoặc sáu Rak-at, bởi hành động của Rasul “Là Người đã hành lễ Salah Sunnah sau Salah Jum-a’h hai Rak-at.”( ) và Rasul nói:
{إِذَا صَلَّى أَحَدُكُمُ الْجُمُعَةَ فَلْيُصَلِّ بَعْدَهَا أَرْبَعَ رَكْعَاتٍ}
“Khi các ngươi hành lễ Salah Jum-a’h xong thì nên hành lễ Sunnah thêm bốn Rak-at.”( ) theo đường truyền khác thì ghi:
{مَنْ كَانَ مِنْكُم مُصَلِّياً بَعْدَ الْجُمُعَةِ فَلْيُصَلِّ أَرْبَعًا}
“Ai trong các ngươi có hành lễ Sunnah sau Salah Jum-a’h thì hãy hành lễ bốn Rak-at.”( ) còn về sáu Rak-at thì có Hadith do Abdullah bin U’mar kể: “Quả thật, Nabi ﷺ đã hành lễ Sunnah sau Salah Jum-a’h đến sáu Rak-at.”( ) và ông Ibnu U’mar đã làm theo điều này.( )
Qua các dẫn chứng vừa nêu rằng Salah Rawaatib sau Salah Jum-a’h ít nhất là hai Rak-at và nhiều nhất là sáu Rak-at. Được truyền lại Sheikh Al-Islam Ibnu Taimiyah nói: “Nếu hành lễ Salah Rawaatib tại Masjid thì hành lễ bốn Rak-at còn nếu hành lễ tại nhà thì chỉ hai Rak-at.”( ) Thấy rằng Salah Sunnah rất đa dạng hình thức.
Chủ đề thứ chín: Về hình thức Salah Jum-a’h.
Salah Jum-a’h gồm hai Rak-at đọc lớn tiếng, bởi đó là hành động của Rasul và tất cả U’lama đồng thống nhất điều này. Khuyến khích ở Rak-at đầu sau khi đọc Faatihah thì đọc chương Al-Jumu-‘ah (số 62) và ở Rak-at thứ hai sau bài Faatihah thì đọc chương Al-Munaafiqoon (số 63)( ) hoặc ở Rak-at thứ nhất đọc chương Al-A’la (số 87) và ở Rak-at thứ hai thì đọc chương Al-Ghaashiyah (số 88)( ), do Nabi đã làm thế.
Chủ đề thứ mười: Về Sunnah trong ngày thứ sáu.
1- Khuyến khích đến Masjid thật sớm để đạt được ân phước vĩ đại như được nhắc trong Hadith do Abu Hurairah dẫn lời Rasul :
{مَنِ اغْتَسَلَ يَوْمَ الْجُمُعَةِ غُسْلَ الْجَنَابَةِ ثُمَّ رَاحَ فِى السَّاعَةِ الْأُوْلَى فَكَأَنَّمَا قَرَّبَ بَدَنَةً، وَمَنْ رَاحَ فِى السَّاعَةِ الثَّانِيَةِ فَكَأَنَّمَا قَرَّبَ بَقَرَةً، وَمَنْ رَاحَ فِى السَّاعَةِ الثَّالِثَةِ فَكَأَنَّمَا قَرَّبَ كَبْشًا أَقْرَنَ، وَمَنْ رَاحَ فِى السَّاعَةِ الرَّابِعَةِ فَكَأَنَّمَا قَرَّبَ دَجَاجَةً، وَمَنْ رَاحَ فِى السَّاعَةِ الْخَامِسَةِ فَكَأَنَّمَا قَرَّبَ بَيْضَةً، فَإِذَا خَرَجَ الإِمَامُ حَضَرَتِ الْمَلاَئِكَةُ يَسْتَمِعُونَ الذِّكْرَ}
“Ai tắm trong ngày thứ sáu giống như tắm Junub, rồi đến Masjid trong giờ đầu tiên là giống như y hiến cho Allah một con lạc đà; ai đến trong giờ thứ hai là giống như y hiến dâng con bò; ai đến trong giờ thứ ba là giống như y hiến dâng con cừu mập; ai đến trong giờ thứ tư là giống như y hiến con gà và ai đến trong giờ thứ năm là giống như y hiến quả trứng. Đến khi Imam bước ra là Thiên Thần ngồi xuống lắng nghe bài Khutbah.”( )
Và Người còn nói:
{مَنْ غَسَّلَ يَوْمَ الْجُمُعَةِ وَاغْتَسَلَ ثُمَّ بَكَّرَ وَابْتَكَرَ، كَانَ لَهُ بِكُلِّ خُطْوَةٍ يَخْطُوْهَا أَجْرُ سَنَةٍ صِيَامِهَا وَقِيَامِهَا}
“Ai vệ sinh tắm rửa vào ngày thứ sáu, rồi đến Masjid thật sớm thì mỗi bước chân y bước được ân phươc của một năm nhịn chay và đứng hành lễ Salah trong đêm.”( )
2- Khuyến khích tắm rửa ngày thứ sáu, bởi Hadith Abu Hurairah ở trên:
{مَنِ اغْتَسَلَ يَوْمَ الْجُمُعَةِ غُسْلَ الْجَنَابَةِ}
“Ai tắm trong ngày thứ sáu giống như tắm Junub.” Tín đồ Muslim hãy luôn bảo tồn loại Sunnah này, không nên bỏ, đặc biệt là những người có mùi hôi nặng. Và trong U’lama có người bắt buộc phải tắm bởi Hadith: {غُسْلُ يَوْمِ الْجُمُعَةِ وَاجِبٌ عَلَى كُلِّ مُحْتَلِمٍ} “Việc tắm trong ngày thứ sáu là nhiệm vụ bắt buộc mối tín đồ đã trưởng thành.”( ) và có lẽ ý kiến bắt buộc phải tắm mạnh hơn, đúng hơn và điều này không được bỏ trừ phi có lý do thiết thực.
3- Khuyến khích vệ sinh cơ thể như tỉ râu tóc, hớt móng, tẩy lông nách, lông vùng kín, xịt dầu thơm, bởi Hadith Salmaan :
{مَنِ اغْتَسَلَ يَوْمَ الْجُمُعَةِ، وَتَطَهَّرَ بِمَا اسْتَطَاعَ مِنْ طُهْرٍ، ثُمَّ ادَّهَنَ أَوْ مَسَّ مِنْ طِيبِ بَيْتِهِ}
“Ai tắm vào ngày thứ sáu và vệ sinh thân thể với khả năng có thể, rồi xức hoặc xịt dầu thơm tại nhà.”
Sheikh Ibnu Hajar nói: “Trong Hadith khuyến khích tín đồ Muslim tẩy rửa cơ thể thật sạch như vệ sinh râu tóc, móng và lông phần kín.”( )
4- Khuyến khích mặc quần áo đẹp nhất, mới nhất bởi Hadith do Ibnu U’mar kể: “Ông U’mar nhìn thấy bộ áo rất sang trọng được bày bán ngay cửa Masjid thì ông nói: Thưa Rasul của Allah, Người nghĩ sao việc tôi mua bộ áo đó để mặc trong ngày thứ sáu và để tiếp đón các phái đoàn đến trình diện Người.” Với Hadith này Imam Al-Bukhari đã dùng làm bằng chứng phải mặc bộ áo đẹp nhất trong ngày thứ sáu như Imam đã nói ở chương “Chương: Mặc bộ áo đẹp nhất có thể.” Còn học giả chuyên Hadith Ibnu Hajar thì nhận xét: “Sự im lặng của Nabi ﷺ trước lời nói của U’mar là bằng chứng gốc cho việc phải ăn mặc trang trọng vào ngày thứ sáu.”( ) và bởi Hadith:
{مَا عَلَى أَحَدِكُمْ لَوِ اشْتَرَى ثَوْبَيْنِ لِيَوْمِ الْجُمُعَةِ سِوَى ثَوْبَىْ مِهْنَتِهِ}
“Việc các ngươi mua bộ đồ đẹp cho ngày thứ sáu tốt hơn việc mua để đi làm.”( )
5- Khuyến khích cả đêm và ngày thứ sáu Solawaat thật nhiều cho Nabi , bởi Người nói:
{أَكْثِرُوْا مِنَ الصَّلَاةِ عَلَيَّ يَوْمَ الْجُمُعَةِ}
“Các ngươi hãy Solawaat cho Ta thật nhiều vào thứ sáu.”( )
6- Khuyến khích trong Salah Fajr của ngày này đọc hai chương Al-Sajdah (số 32) và chương Al-Insaan (số 76), bởi Rasul đã rất thường xuyên đọc như thế. Và khuyến khích đọc chương Al-Kahf (số 18) bởi Rasul nói:
{مَنْ قَرَأَ سُوْرَةَ الْكَهْفِ يَوْمَ الْجُمُعَةِ سُطِعَ لَهُ نُوْرٌ مِنْ تَحْتَ قَدَمَيْهِ إِلَى عَنَانِ السَّمَاءِ يُضِيءُ لَهُ يَوْمَ الْقِيَامَةِ وَغُفِرَ لَهُ مَا بَيْنَ الْجُمُعَتَيْنِ}
“Ai đọc chương Al-Kahr trong ngày thứ sáu sẽ được ban cho ánh sáng từ dưới đôi bàn chân y lên đến tận bầu trời và nó tiếp tục chiếu sáng cho y trong ngày tận thế và tội lỗi của y trong hai Jum-a’h được xóa.”( )
7- Khuyến khích sau khi vào Masjid nên hành lễ Sunnah hai Rak-at trước khi ngồi, bởi Rasul đã từng ra lệnh như vậy( ), và được phép không hành lễ Sunnah khi Imam đang đọc Khutbah.
8- Khuyến khích cầu xin thật nhiều hồng trùng khớp với giờ chấp nhận lời cầu xin, như Nabi nói:
{إِنَّ فِى الْجُمُعَةِ لَسَاعَةً لاَ يُوَافِقُهَا مُسْلِمٌ قَائِمٌ يُصَلِّى يَسْأَلُ اللَّهَ شَيْئاً إِلاَّ أَعْطَاهُ إِيَّاهُ}
“Quả thật, trong ngày thứ có một giờ mà khi bề tôi Muslim đứng hành lễ Salah cầu xin Allah điều gì đó, ắt được Ngài ban cho.”( )
Phần Mười Một: Về Salah lo lắng (trong chiến tranh)
Đây là loại lý do thứ ba trong các lý do được phép hành lễ Salah khác với Salah ngày thường về hình thức lẫn số lượng Rak-at. Và ở phần trước đã nói đến hai lý do bị bệnh và đi đường xa.
Chủ đề thứ nhất: Về giáo lý, bằng chứng và điều kiện cho loại hình thức lo lắng này.
1- Về giáo lý: Trong giáo lý Islam cho phép tín đồ Muslim thực hiện Salah theo hình thức này trong các trường hợp chiến tranh với Kaafir (người ngoại đạo), với nhóm tách li và những ai tương tự như họ, bởi Allah phán:
﴿إِنۡ خِفۡتُمۡ أَن يَفۡتِنَكُمُ ٱلَّذِينَ كَفَرُوٓاْۚ﴾ النساء: 101
Vì sợ người ngoại đạo gây khó khăn, tạo áp lực cho các ngươi. Al-Nisa: 101 (chương 4).
Ngoài ra, trong trường hợp bị kẻ thù tấn công, đang bị kẻ thù truy sát kể cả con người và thú dữ hoặc bị đàn áp bởi thế lực ác bá nào đó đều được áp dụng loại Salah này.
2- Về bằng chứng: Hình thức Salah này được Qur’an, Sunnah và sự Ijma’ cho phép.
- Về Qur’an: Allah phán:
﴿وَإِذَا كُنتَ فِيهِمۡ فَأَقَمۡتَ لَهُمُ ٱلصَّلَوٰةَ فَلۡتَقُمۡ طَآئِفَةٞ مِّنۡهُم مَّعَكَ وَلۡيَأۡخُذُوٓاْ أَسۡلِحَتَهُمۡۖ فَإِذَا سَجَدُواْ فَلۡيَكُونُواْ مِن وَرَآئِكُمۡ وَلۡتَأۡتِ طَآئِفَةٌ أُخۡرَىٰ لَمۡ يُصَلُّواْ فَلۡيُصَلُّواْ مَعَكَ وَلۡيَأۡخُذُواْ حِذۡرَهُمۡ وَأَسۡلِحَتَهُمۡۗ﴾ النساء: 102
{Và khi Ngươi (Muhammad) ở cùng với họ (nhóm người Muslim) thì hãy làm Imam dẫn lễ Salah cho họ và dặn họ luôn mang theo vũ khí bên mình. Một khi các người quỳ lạy thì nhóm người khác phải bảo vệ phía sau. Rồi tiếp tục nhóm người khác chưa hành lễ Salah đến hành lễ Salah cùng Ngươi và dặn họ nên đề phòng và mang theo vũ khí cùng với họ.} Al-Nisa: 102 (Chương 4)
- Về Sunnah: Rasul đã hành lễ Salah với hình thức như thế.
- Về Ijma’: Giới Sahabah đều thống nhất hình thức Salah này.
3- Về điều kiện: Hình thức Salah là chỉ được phép khi hội tụ đủ hai điều kiện sau:
a- Kẻ thù phải là người được phép giết như kẻ thù xâm lược, người tàn ác, kẻ cướp đường.
b- Sợ kẻ thù lợi dụng tấn công lúc hành lễ Salah.
Chủ đề thứ hai: Về hình thức Salah lo lắng.
Được truyền lại có rất nhiều có rất nhiều hình thức cho loại Salah này nhưng hình thức phù hợp với Qur’an nhất là Hadith do ông Sahl bin Abi Hathmah Al-Ansaari kể trong lần xuất trận Zatur Raqa’: “Đoàn quân chia làm hai nhóm, một nhóm đứng vào hành lễ cùng Nabi ﷺ, nhóm còn lại canh gát. Sau khi đã xong một Rak-at đến phần đứng dậy để vào Rak-at thứ hai thì Rasul ﷺ đứng tạm ngừng Salah còn nhóm người phía sau tự mỗi người hoàn thành Salah của mình rồi ra canh gát cho nhóm người canh gát lúc nảy vào hành lễ Salah với Rasul ﷺ, đến phần ngồi Tashahhud thì Rasul ﷺ ngồi im chờ những người phía sau tiếp tục hoàn thành Salah của mình để cùng nhau chào Salam, kết thúc buổi Salah.”( )
Phần Mười Hai: Về Salah hai ngày đại lễ E’id
Hai ngày đại lễ E’id đó là: Ei’d Al-Fit-r và E’id Al-Adhha, cả hai đại lễ này nhằm vào hai dịp hành đạo của tôn giáo. E’id Al-Fit-r ngay sau dịp nhịn chay Ramadan và E’id Al-Adhha ngay sau mười ngày đầu tháng Zul Hijjah kết thúc. Sở dĩ được gọi là tết E’id là do nó được lặp lại hàng năm vào thời gian nhất định của năm.
Chủ đề thứ nhất: Về giáo lý và bằng chứng.
Salah E’id là Fardhul Kifaayah tức khi một số người đứng ra thực hiện loại Salah này thì những người khác được miễn, nếu như cả tập thể không thực hiện Salah này thì tất cả đều phải gánh tội, bởi đây là một trong các biểu hiệu bên ngoài của tôn giáo, chính Rasul đã luôn duy trì hình thức Salah này và tập thể Sahabah sau Người cũng luôn duy trì nó. Rasul cũng đã ra lệnh mọi người phải tham gia Salah này kể cả phụ nữ, riêng phụ nữ bị kinh nguyệt thì ngồi ngoài để lắng nghe bài Khutbah, điều này nói lên tầm quan trọng và ân phước vĩ đại của người tham gia Salah. Và có số U’lama đã cho rằng Salah này là nhiệm vụ của mỗi tín đồ dù nam hay nữ.
Chủ đề thứ hai: Về điều kiện.
Trong các điều kiện quan trọng là đã đến giờ, đủ số lượng và là người địa phương. Tức không được phép hành lễ Salah này trước khi đến giờ, số lượng không được ít hơn ba người và không bắt buộc người đi đường xa.
Chủ đề thứ ba: Về chọn vị trí để Salah.
Khuyến khích hành lễ Salah ở khu vực trống như sân, bãi, sa mạc, bởi Hadith do Abu Sa-e’d Al-Khudri kể: “Trước kia, Rasul ﷺ hành lễ Salah E’id Al-Fit-r và E’id Al-Adhha ở khu vực trống.”( )
Mục đích hành lễ ngoài khu vực trống là để thể hiện biểu hiện vĩ đại này, tuy nhiên vẫn được phép hành lễ trong Masjid vì lý do mưa gió, thời tiết không thuận lợi hoặc các lý do tương tự.
Chủ đề thứ tư: Về thời gian Salah.
Thời gian của Salah này giống như thời gian của Salah Dhuha, tức từ sau mặt trời một khoảng một sào (khoảng 20 phút) đến trước mặt trời nghiên bóng, bởi Rasul và bốn Khulafa đều hành lễ Salah E’id ngay sau khi mặt trời đã lên được một sào, bởi thời gian trước mặt trời mọc là thời gian bị cấm hành lễ Salah.( )
Tuy nhiên, khuyến khích trì hoãn hành lễ Salah E’id Al-Fit-r để mọi có thời gian xuất Zakat Fitir và nên hành lễ Salah E’id Al-Adhha ngay đầu giờ để mọi người còn giết Qurbaan.
Chủ đề thứ năm: Về hình thức Salah E’id và các lời nên đọc trong Salah.
- Về hình thức Salah E’id: Là hành lễ hai Rak-at trước khi đọc bài Khutbah, bởi U’mar đã nói: “Salah E’id Al-Fit-r và Al-Adhha gồm hai Rak-at đầy đủ như Nabi ﷺ đã nói, và ai hư cấu thêm quả là kẻ thua thiệt.”( )
Ở Rak-at thứ nhất:
- Trước tiên là nói Takbeer Al-Ehraam (nói Allahu Akbar).
- Đọc Du-a’ Istiftaah.( )
- Nói thêm sáu lần Takbeer.
- Đọc Ta-a’wwaz( ) và đến Basmalah.( )
- Đọc bài Faatiahah, và chương Al-A’la (số 87) hoặc chương Qaaf (số 50).
Ở Rak-at thứ hai:
- Nói Takbeer lúc đứng dậy sau quỳ lạy.
- Nói thêm năm Takbeer nữa.
- Đọc Ta-a’wwaz và đến Basmalah.
- Đọc bài Faatiahah, và chương Al-Ghaashiyah (số 88) hoặc chương Al-Qamar (số 54).
Bằng chứng: Hadith do A’-ishah kể: “Takbeer trong E’id Al-Fit-r và Al-Adhha ở Rak-at thứ nhất là bảy Takbeer và ở Rak-at thứ hai là năm Takbeer không tính hai lần Takbeer Rukua’ (cúi người về trước).”( )
Hadith Samurah kể: “Trước kia, Nabi ﷺ đã đọc trong hai ngày E’id, ở Rak-at thứ nhất là chương Al-A’la (số 87) và ở Rak-at thứ hai là chương Al-Ghaashiyah (số 88).”( ) và có đường truyền Soheeh khác ghi rằng Rasul cũng từng đọc ở Rak-at thứ nhất là chương Qaaf (số 50) và ở Rak-at thứ hai là chương Al-Qamar (số 54).( )
Imam nên thay đổi lần này đọc chương này và lần khác đọc chương khác, và tuy theo hoàn cảnh cho phép mà đọc dài ngắn cho phù hợp.
Chú ý: Lúc Takbeer phải giơ đôi bàn tay lên, bởi “Nabi ﷺ đã giơ đôi bàn tay lên mỗi lần Takbeer.”( ) Và đọc Qur’an lớn tiếng. Đây là điều được thống nhất.
Chủ đề thứ sáu: Về vị trí bài Khutbah.
Bài Khutbah được đọc ngay sau lễ Salah kết thúc, bởi Ibnu U’mar nói: “Trước kia, Nabi ﷺ, ông Abu Bakr và U’mar đều hành lễ Salah E’id trước bài Khutbah.”( )
Chủ đề thứ bảy: Về việc bù lại Salah E’id.
Không khuyến khích việc bù lại Salah E’id khi không kịp Salah với Imam, bởi không có dẫn chứng nào từ Nabi rằng Người cho làm thế, và bởi Salah này phải được thực hiện dưới hình thức tập thể nên chỉ được phép thực hiện dưới dạng tập thể duy nhất.
Chủ đề thứ tám: Về Sunnah Salah E’id.
1- Nên tổ chức Salah tại khu vực rộng trống, tập trung nhiều tín đồ Muslim nhằm phơi bày biểu hiệu Islam, hoặc tổ chức tại Masjid nếu thời tiết không thuận lợi.
2- Nên trì hoãn Salah E’id Al-Fit-r, còn Salah E’id Al-Adhha càng sớm càng tốt, như đã giải thích ở phần trên.
3- Nên ăn điểm tâm như vài trái chà là (hoặc bất cứ gì) trước khi đến với Salah E’id Al-Fit-r và không nên ăn gì trước khi đến với Salah E’id Al-Adhha để ăn thịt Qurbaan, bởi Nabi đã làm như vậy, rằng Người không đến với Salah E’id Al-Fit-r cho đến khi ăn vài trái chà là( ) và Người không ăn gì trước Salah E’id Al-Adhha.( )
4- Nên đến với Salah E’id thật sớm, bằng đi bộ để được ở gần Imam và hưởng được ân phước chờ đợi hành lễ Salah.
5- Nên tắm rửa, sửa soạn, xịt dầu thơm và mặt quần áo đẹp nhất.
6- Nên nói Khutbah bao gồm các chủ đề tôn giáo, khuyến khích xuất Zakat Fit-ri, khuyến khích giết tế Qurbaan, lời khuyên dành cho phụ nữ vì phụ nữ cũng rất cần bắt chước theo Sunnah, và bởi xưa kia phụ nữ đã đến tham gia nghe lời Rasul dặn dò.( )
7- Nên tụng niệm nhiều các câu: Takbeer (tức nói: Allahu Akbar) và Tahleel (tức nói: La i la ha il lol loh), bởi Allah phán:
﴿وَلِتُكۡمِلُواْ ٱلۡعِدَّةَ وَلِتُكَبِّرُواْ ٱللَّهَ عَلَىٰ مَا هَدَىٰكُمۡ وَلَعَلَّكُمۡ تَشۡكُرُونَ ١٨٥﴾ البقرة: 185
Thế nên các ngươi hãy hoàn thành tốt thời gian nhịn chay và hãy tụng niệm Ngài với lời Allahu Akbar (tức Allah vĩ đại nhất) sau khi đã hoàn thành sự nhịn chay (tức trong đêm Eid), đây cũng là cơ hội cho các ngươi có dịp tạ ơn Ngài bởi chân lý mà Ngài đã ban. Al-Baqarah: 185 (chương 2). Nam giới thì nói lớn tiếng ở tại nhà, trong Masjid, ngoài chợ... còn phụ nữ thì nói nhỏ tiếng.
8- Nên đến nơi hành lễ Salah E’id bằng một đường và quay về bằng một đường khác, bởi Hadith Jaabir kể: “Xưa kia, trong các ngày E’id là Rasul ﷺ đi và về bằng đường khác nhau.”( ) ý nghĩa cho việc làm này là để cả hai con đường làm nhân chứng cho y. Có lời khác nói: Nhằm thể hiện biểu hiện tôn giáo Islam trên hai con đường đi qua. Và cũng có lời giải thích khác.
Được phép chúng mừng nhau trong ngày tết điển hình như câu: “Ngày tết hồng phúc, cầu xin Allah chấp nhận mọi việc làm thiện của anh”, bởi xưa kia giới Sahabah đã làm như vậy, và nên luôn tươi cười, vui vẻ trong ngày đáng vui này.
Phần Mười Ba: Về Salah cầu mưa
Chủ đề thứ nhất: Về định nghĩa, giáo lý liên quan và bằng chứng cho Salah cầu mưa.
1- Định nghĩa: Cầu mưa là sự cầu xin Allah ban nước từ trên trời xuống trong lúc cần thiết bằng hình thức riêng biệt, đó là trong những lúc đất khô cằn, thời tiết hạn hán, bởi không ai có thẩm quyền ban mưa ngoại trừ Allah duy nhất.
2- Giáo lý liên quan: Salah cầu mưa là loại Sunnah Mu-akkadah (tức Nabi làm rất thường xuyên), bởi Abdullah bin Zaid kể: “Vào một này nọ, Rasul ﷺ của Allah đã ra cầu xin mưa bằng cách hướng mặt về Qiblah mà cầu xin, rồi người xoay áo khoát lại mặt trái, rồi Người hành lễ hai Rak-at với đọc Qur’an lớn tiếng.”( )
Chủ đề thứ hai: Về nguyên nhân.
Đó là những lúc hạn hán làm đất đai khô cằn, do Nabi đã cầu mưa vào những lúc như vậy.
Chủ đề thứ ba: Về thời gian và hình thức cầu mưa.
Hình thức Salah cầu mưa giống như hình thức Salah E’id, bởi Ibnu A’bbaas kể: “Nabi ﷺ hành lễ Salah cầu mưa giống như Salah E’id.”( )
- Khuyến khích thực hiện Salah này ngoài khu vực trống giống như Salah E’id, với hai Rak-at đọc lớn tiếng, trước bài Khutbah, cả số lượng Takbeer và các chương Kinh. Ngoài ra, có tín đồ Muslim được quyền cầu xin mưa bằng bất cứ hình thức nào khác như cầu xin lúc quỳ lạy trong Salah, Imam cầu xin lúc đọc bài Khutbah thứ sáu, như có lần Rasul đã cầu xin mưa đang lúc nói Khutbah thứ sáu.( )
Chủ đề thứ tư: Về việc đến với Salah.
Đến với Salah Imam hãy ra lệnh tín đồ trong tập thể sám hối với Allah, cầu xin Ngài tha thứ, từ bỏ những việc làm bất công, sai trái, thù hằn, tranh chấp bởi những điều này ngăn cản mọi tốt lành đến từ Allah, và tội lỗi làm lu mờ lòng kính sợ và làm mất đi hồng phúc từ Allah, Ngài phán:
﴿وَلَوۡ أَنَّ أَهۡلَ ٱلۡقُرَىٰٓ ءَامَنُواْ وَٱتَّقَوۡاْ لَفَتَحۡنَا عَلَيۡهِم بَرَكَٰتٖ مِّنَ ٱلسَّمَآءِ وَٱلۡأَرۡضِ وَلَٰكِن كَذَّبُواْ فَأَخَذۡنَٰهُم بِمَا كَانُواْ يَكۡسِبُونَ ٩٦﴾ الأعراف: 96
{Và nếu dân cư trong xóm làng hết lòng tin tưởng và kính sợ TA (Allah) là TA đã trút lên chúng ân phúc từ trên trời xuống và dưới đất lên, tiếc thay do chúng đã phủ nhận đức tin nên TA đã bắt phạt chúng về những gì mà chúng đã làm.} Al-A'raaf: 96 (chương 7).
Còn các tín đồ thì đến với Salah bằng sự sạch sẽ nhưng không xịt dầu thơm, không mặc quần áo đẹp bởi đây là ngày khấn cầu cần phải có lòng thành, sự khiêm tốn, kính cẩn, hạ mình bởi Ibnu A’bbaas kể: “Lúc Rasul ﷺ đến với Salah cầu mưa dưới bộ dạng khúm núm, khiêm nhường và kính cẩn.”( )
Chủ đề thứ năm: Về bài Khutbah.
Khuyến khích Imam đọc Khutbah cầu mưa một phần duy nhất sau Salah, gồm đầy đủ các nội dung như bảo mọi người sám hối, bố thí nhiều, quay trở lại với Allah mà bỏ đi tội lỗi với Ngài.
Trong bài Khutbah nên nhắc nhiều đến việc cầu xin tha thứ, đọc các câu Kinh cầu xin tha thứ, cầu xin Allah ban mưa nhiều điển hình như câu:
{اللَّهُمَّ أَغِثْنَا}
(Ol lo hum ma a ghith naa)
Ý nghĩa: “Lạy Allah, xin hãy ban mưa cho bầy tôi”( )
Và câu:
{اللَّهُمَّ أَنْتَ اللَّهُ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ أَنْتَ الْغَنِىُّ وَنَحْنُ الْفُقَرَاءُ أَنْزِلْ عَلَيْنَا الْغَيْثَ وَاجْعَلْ مَا أَنْزَلْتَ لَنَا قُوَّةً وَبَلاَغًا إِلَى حِينٍ}
(Ol lo hum ma an tol lo hu la i la ha il la an tal gha ni, wa nah nu fu qo ra, an zil a’ lai nal ghoith, waj a’l maa an zal ta la na qu wah, wa ba laa ghon i laa h.i.n)
“Lạy Allah, Ngài chính là Allah mà không có Thượng Đế nào đích thực ngoài Ngài, Ngài giàu có bất tận còn bầy tôi là đám nghèo khổ, xin hãy ban mưa xuống cho bầy tôi, xin hãy biến những hạt mưa đó thành sức mạnh cho bầy tôi và biến bầy tôi thành nhóm người biết ghi ơn”( )
Xong giơ cao đôi bàn tay mà cầu xin, do Nabi đã giơ cao đôi bàn tay thấy được màu trắng dưới nách Người và những người bên dưới cũng giơ tay lên mà cầu xin, do trong ngày thứ sáu Rasul trên bụt giảng giơ tay cầu xin mưa thì những người bên dưới cũng giơ tay họ lên, sau đó Solawaat cho Nabi thật nhiều bởi đây là lý do trong các lý do Allah chấp nhận lời cầu xin.
Chủ đề thứ sáu: Về các Sunnah nên làm trong Salah cầu mưa.
1- Khuyến khích dùng các Hadith của Nabi để cầu xin, trước khi kết thúc lời cầu xin thì xoay mặt về Qiblah, xoay ngược áo khoác lại, do được truyền lại ở phần cuối bài cầu xin là Rasul xoay lưng về mọi người mà hướng mặt về Qiblah mà cầu xin, rồi Người cởi áo khoát mà mặc lại bề trái.( ) Có lời giải thích ý nghĩa việc xoay áo này hi vọng được thay đổi hoàn cảnh khó khăn hiện tại được tốt đẹp hơn.
2- Khuyến khích cả tập thể đều tham gia hành lễ Salah cầu mưa từ nam giới, phụ nữa và cả trẻ em.
3- Khuyến khích đến với Salah bằng sự khiêm nhường, khúm núm, lễ độ, nói năng nhỏ nhẹ bởi xưa kia Rasul đã đến với Salah bằng cung cách đó.
4- Khuyến khích khi trời bắt đầu mưa nên đứng một lát cho mưa ướt mình và nói:
{اللَّهُمَّ صَيِّباً نَافِعاً} (Ol lo hum ma soi yi ban naa fi a’n)
“Lạy Allah, xin ban cho mưa hữu ích.” Và nói thêm:
{مُطِرْنَا بِفَضْلِ اللهِ وَرَحْمَتِهِ}
(Mu tir naa bi fogh lil la hi wa rah ma tih)
“Mưa là thiên ân và hồng phúc từ nơi Allah trúc lên bầy tôi.”
5- Trường hợp mưa lớn lo sợ gây hại như ngậy lụt chẳng hạn thì nên cầu xin:
{اللَّهُمَّ حَوَالَيْنَا وَلاَ عَلَيْنَا. اللَّهُمَّ عَلَى الآكَامِ وَالظِّرَابِ، وَبُطُونِ الأَوْدِيَةِ، وَمَنَابِتِ الشَّجَرِ}
(Ol lo hum ma ha waa lai naa, wa laa a’ lai naa. Ol lo hum ma a’ lal aa kaam wazd raab, wa bu tu nil aw di yah, wa ma naa bi tish sha jar)
“Lạy Allah, xin hãy cho mưa mang lợi ích cho bầy tôi, đừng gây hại bầy tôi. Lạy Allah, xin cho mưa xuống vườn tược, đồng ruộng, đồi núi và thung lũng.”( )
Phần Mười Bốn: Về Salah nhật, nguyệt thực
Chủ đề thứ nhất: Về định nghĩa và giáo lý liên quan.
Nhật thực và nguyệt thực: Là hai hiện tượng do hai nguồn ánh sáng của mặt trời và mặt trăng che lẫn nhau, do một nguyên nhân khác thường tạo nên. Với hiện tượng này Allah muốn dùng để hăm dọa loài người để họ biết sợ mà quay về với Ngài, Nabi ﷺ nói:
{إِنَّ الشَّمْسَ وَالْقَمَرَ آيَتَانِ مِنْ آيَاتِ اللهِ، لاَ يَنْكَسِفَانِ لِمَوْتِ أَحَدٍ وَلاَ لِحَيَاتِهِ وَإِنَّمَا يُخَوِّفُ اللَّهَ بِهِمَا عِبَادَهُ}
“Quả thật, mặt trời và mặt trăng là hai dấu hiệu trong các dấu hiệu của Allah, chúng không tạo nên nhật thực (cũng như nguyệt thực) vì cái chết hay sự sống của bất cứ ai. Chẳng qua, Allah muốn dùng hai dấu hiệu này hăm dọa đám bầy tôi của Ngài.”( )
Chủ đề thứ hai: Về giáo lý hành lễ Salah nhật, nguyệt thực và bằng chứng liên quan.
Salah nhật, nguyệt thực là bổ phận bắt buộc được giới U’lama đã khẳng định như: Abu A’wwaanah , Imam Abu Haneefah , Imam Maalik , Ibnu Al-Qaiyim , Sheikh Ibnu U’thaimeen với bằng chứng là Nabi ﷺ đã ra lệnh mọi người đến tham dự Salah này và cho họ biết rằng đây là hiện tượng mà Allah dùng để hăm dọa nhân loại.( )
Chủ đề thứ ba: Về thời gian Salah nhật, nguyệt thức.
Là từ khi bắt đầu nhật thực hoặc nguyệt thực cho đến hết, bởi Nabi ﷺ nói:
{إِذَا رَأَيْتُمْ شَيْئًا مِنْ ذَلِكَ فَصَلُّوا حَتَّى يَنْجَلِي}
“Khi các ngươi thấy được hiện tượng đó thì hãy hành lễ Salah cho đến mất nhật, nguyệt thực.”( )
Chủ đề thứ tư: Về hình thức và các chương Kinh đọc trong Salah.
Hình thức loại Salah này gồm hai Rak-at, đọc lớn tiếng dù ban ngay hay ban đêm, sau bài Al-Faatihah là đọc chương Kinh dài, rồi Rukua’ thật lâu, rồi đứng trở lại mà đọc lại Al-Faatihah và thêm chương Kinh dài nhưng ngắn hơn lần trước, rồi Rukua’, rồi đứng dậy, rồi quỳ lại hai lần cho thật lâu, rồi tiếp tục vào Rak-at kế tiếp làm giống như Rak-at thứ nhất có điều mỗi phân đoạn đều ngắn hơn rồi ngồi đọc Tashahhud và chào Salam, bởi Hadith do Jaabir kể: “Trong thời Nabi ﷺ có lần xảy ra nhật thực trong ngày nóng bức tột cùng, Nabi ﷺ đã dẫn lễ Salah cho tập thể Sahabah đứng phía sau. Người đứng đọc Qur’an rất dài đến nổi mọi người phía sau thở dài, rồi Người Rukua’ rất dài, rồi Người đứng trở lại đọc tiếp Qur’an rất lâu, rồi Rukua’ cũng rất lâu, rồi Người quỳ lạy hai lần, rồi đứng dậy làm giống như lần trước. Salah đó gồm bốn Rak-at và bốn lần quỳ lạy.”( )
Khuyến khích Imam khuyên tất cả giáo dân về hành động lơ đễnh, cẩu thả với bổn phận hành đạo, đừng quan tâm quá cuộc sống trần gian mà giành phần lớn thời gian cho việc cầu xin Allah và cầu xin tha thứ, bởi đó là hành động của Nabi ﷺ như Người đã nói sau khi xong lễ Salah nhật thực:
{إِنَّ الشَّمْسَ وَالْقَمَرَ آيَتَانِ مِنْ آيَاتِ اللهِ، لاَ يَنْكَسِفَانِ لِمَوْتِ أَحَدٍ وَلاَ لِحَيَاتِهِ فَإِذَا رَأَيْتُمْ ذَلِكَ فَادْعُوا اللَّهَ وَكَبِّرُوا، وَصَلُّوا وَتَصَدَّقُوا}
“Quả thật, mặt trời và mặt trăng là hai dấu hiệu trong các dấu hiệu của Allah, chúng không tạo nên nhật thực (cũng như nguyệt thực) vì cái chết hay sự sống của bất cứ ai. Khi các ngươi nhìn thấy hiện tượng này thì hãy cầu xin Allah, hãy hành lễ Salah và hãy bố thí.”( )
- Trường hợp kết thúc Salah mà vẫn chưa hết nhật, nguyệt thực thì không cần tiếp tục hành lễ Salah thêm nữa mà ngồi lại mỗi người tự tụng niệm Allah và tự cầu xin, bởi Nabi ﷺ nói:
{فَصَلُّوا، وَادْعُوا حَتَّى يُكْشَفَ مَا بِكُمْ}
“Các ngươi hãy hành lễ Salah, hãy cầu xin cho đến khi hết hiện tượng bao trùm các ngươi.” Đây là bằng chứng rằng khi kết thúc Salah mà hiện tượng nhật, nguyệt thực vẫn chưa hết thì mọi người tự cầu xin.
- Trường hợp đang hành lễ Salah thì nghe được tin đã hết nhật, nguyệt thực thì bắt đầu giảm lễ Salah lại chứ không được cắt ngang Salah.
Phần Mười Lăm: Về Salah cho người chết và các giáo lý liên quan
Tín đồ Muslim nên thường xuyên liên tưởng đến bước đi cuối cùng của mỗi người ở trần gian đó là cái chết, hãy giành thời gian nhiều cho việc chuẩn bị cho ngày sau bằng việc hành đạo đúng đắn, sám hối các tội lỗi đã làm, từ bỏ mọi bất công với bản thân và mọi người.
Khuyến khích tín đồ Muslim thăm viếng người bệnh, nhắc nhở họ sám hối và chăn chối điều hệ trọng cho gia đình, tranh thủ nhắc người hấp hối nói câu Shahadah “la i la ha il lol loh” và hướng mặt y về Qiblah. Khi người hấp hối tắt thở nên vuốt mắt cho nhắm sát hơn và lo hậu sự tắm liệm chôn cất càng nhanh càng tốt.
Chủ đề thứ nhất: Về giáo lý tắm người chết và hình thức tắm.
1- Giáo lý tắm người chết: Tắm người chết là nhiệm vụ bắt buộc, đây là lệnh của Nabi ﷺ đó là trong lần làm hành hương Hajj có người qua đời do rơi từ trên lưng lạc đà xuống và bị lạc đà dẫm chết:
{اِغْسِلُوهُ بِمَاءٍ وَسَدْرٍ}
“Các ngươi hãy tắm cho y bằng nước qua lá táo.”( )
Và Nabi ﷺ đã ra lệnh cho mọi người tắm con gái Người, bà Zaynab : {اغْسِلْنَهَا ثَلاَثًا أَوْ خَمْسًا أَوْ سَبْعًا} “Các nàng hãy tắm cho nó ba lần hoặc năm lần hoặc bảy lần.”( )
Tuy nhiên đây chỉ là Fardh Kifaayah (tức chỉ cần một số người đứng ra làm), đây là điều Ijma’.
2- Hình thức tắm: Sau khi để thi hài lên bàn tắm, dùng khăn bàn tắm lớn che phần kín của thi hài từ rốn xuống đến hai đầu gối, rồi cởi hết quần áo đang mặc trên người.
Kế tiếp, kéo giảng tay chân thi hài cho mềm mại, rồi tỉa râu mép, hớt móng tay chân nếu bị dài, thấm nước ướt nách và nhổ sạch lông hai nách, riêng lông ở bộ phận sinh dục tuyệt đối không được đụng đến, lại càng không được nhìn bởi đây là phần kín chỉ có vợ (hoặc chồng) mới được tiếp cận.
Kế tiếp, đỡ đầu người chết lên hơi cao gần như ngồi, rồi dùng cẳng tay đè lên bụng người chết để tống ra những gì có thể ra.
Kế tiếp, xối nước thật nhiều lên thi hài, dùng tay trái cầm bông tắm kỳ đều lên thi thể và rửa sạch mọi dơ bẩn dính trên người. Rửa ở phần kín là dùng tay lòn dưới khăn tắm để rửa chứ không được lấy khăn ra.
Kế tiếp, người tắm thi hài định tâm lấy Wudu thay người chết, rồi đọc Bismillah và lấy Wudu giống như để hành lễ Salah ngoại trừ không xúc miệng và mũi, chỉ cần dùng miếng vải thấm nước chà đều hàm rằng và hai hóc mũi, không cần phải đổ nước vào miệng và mũi
Kế tiếp, lấy lá táo nhã nhuyễn pha với nước sạch, đánh mạnh cho lên bọt. Rồi lấy bọt đó gội đầu và râu, nếu dùng nước lá táo không tẩy được mùi và chất dơ thì có thể dùng đến dầu gội đầu, xà bông tắm hoặc những loại chất tẩy khác trong lần tắm thứ hai.
Gội đầu xong, tắm tiếp phần cơ thể bên phải. Bắt đầu bằng phần cổ bên phải, rồi xuống tay phải, rồi phần ngực bên phải, rồi phần bụng phải, rồi đùi phải kéo dài xuống bàn chân phải. Kế tiếp lật người chết nghiên qua trái để tắm phần lưng phải.
Xong phần bên phải quay lại tắm phần bên trái giống y như tắm phần bên phải lúc nảy. Có thể pha nước tắm với lá táo giả nhuyễn hoặc tắm bằng xà bông tắm
Ý kiến của nhà thông thái Sheikh Abdul A’zeez bin Baaz trong quyển Shar-h Al-Bulugh Al-Maraam, ở mục Al-Janaazah, nói rằng: “Người chết phải được tắm ít nhất ba lần, kể cả khi không cần thiết vì đó là nhu cầu sạch sẽ và hoàn mỹ...”( )
Khuyến khích tắm lần nước cuối cùng với nước pha long não, để làm cơ thể thơm hơn và mọi người dễ gần gủi.
Tắm xong dùng khăn lau khô cơ thể người chết, riêng phụ nữ thì gom tóc lại thành một chùm cột thành ba đoạn và đặt tóc để xuôi phía sau lưng.
Yêu cầu phải tắm cho người chết bằng nước sạch, ở nơi kín đáo và những ai không có nhiệm vụ không được vào khu vực tắm đó.
+ Chú ý: Trong suốt quá trình tắm không được gở bỏ khăn che phần kín thi hài, nếu muốn thay thì dùng khăn mới che chồng lên rồi rút khăn dưới ra.
Trường hợp, không có nước hoặc thi hài không còn nguyên dạng như bị chết cháy, chết chìm v.v. . . thì Tayammum thay thế.
Khuyến khích người trực tiếp tắm thi hài nên tắm rửa sau khi đã tắm.
Chủ đề thứ hai: Về người xứng đáng tắm cho thi hài.
Nên lựa người đáng tin biết về giáo lý tắm thi hài để giao cho nhiệm vụ. Ưu tiên cho người được trăng trối, rồi đến người ruột thịt như cha, ông, con trai, người trong tộc nếu họ biết về giáo lý tắm rửa này, bởi những người tắm cho Nabi ﷺ là Aly và những người thân tộc khác.( ) Còn không thì giao cho người chuyên môn về việc tắm này. Nam tắm cho nam; nữ tắm cho nữ; cả nam lẫn nữ được tắm cho trẻ dưới bảy tuổi. Riêng vợ chồng được phép tắm cho nhau, bởi Hadith A’-ishah kể: “Rasul ﷺ chưa từng tắm thi hài nào ngoài các bà vợ của Người.”( ) và bởi Nabi ﷺ đã nói với bà A’-ishah :
{لَوْ مِتِّ قَبْلِي لَغَسَلْتُكِ وَكَفَنْتُكِ}
“Nếu như nàng chết trước Ta thì tự Ta sẽ tắm và liệm cho nàng”( ) và bà Asma bint A’mees đã tắm thi hài chồng là ông Abu Bakr Al-Siddeeq .( )
Đối với những ai chết Shaheed (tử trận) trên chiến trường thì không tắm, không liệm bởi “Nabi ﷺ đã bảo mọi người chôn các liệt sĩ tử trận ở Uhud dưới hiện trạng của họ, không tắm cũng không hành lễ Salah.”( )
Đối với trường hợp bị sẩy thai trước khi tròn bốn tháng thì chỉ mang đi chôn, nếu đã tròn bốn tháng trở lên dù trai hay gái đều phải tắm, liệm, hành lễ Salah (đặt tên và nên làm A’qiqah nếu có khả năng), bởi bào thai đã thành người.
Riêng người Muslim dù nam hay nữ đều không được tắm, liệm, khiên, hành lễ Salah cho người chết là Kaafir (người ngoại đạo) kể cả người thân như cha mẹ.
Chủ đề thứ ba: Về giáo lý và hình thức liệm thi hài.
Liệm thi hài là nhiệm vụ bắt buộc bởi Rasul ﷺ đã ra lệnh khi người đàn ông chết lúc đang hành hương Hajj: {كَفِّنُوهُ فِي ثَوْبَيْنِ} “Các ngươi hãy liệm y bằng hai mãnh vải.”( )
Bắt buộc phải liệm che kín toàn cơ thể thi hài, nếu như không đủ vải hoặc không đủ quần áo để che toàn cơ thể thì hãy che phần đầu còn phần chân thì dùng cỏ, lá cây mà che kín, như ở trường hợp của ông Mos-a’b bin U’mair : “Rasul ﷺ đã ra lệnh mọi người che phần đầu của Mos-a’b còn phần chân thì dùng cỏ mà che.”( ) Còn ai chết trong lúc đang hành hương Hajj thì không che đầu nếu là nam giới, bởi Rasul ﷺ bảo: {وَلَا تُخَمِّرُوا رَأْسَهُ} “Các ngươi đừng trùm đầu của y.”
Chú ý: Không liệm bằng thứ vải đắt tiền mà chỉ liệm bằng loại vải bình thường.
Hình thức liệm:
Chuẩn bị vải cotton màu trắng khổ 1,2 hoặc 1,6 mét, cắt vải dài hơn thi hài khoảng nữa mét đến 1 mét. Đối với nam thì ba lớp vải còn nữ thì năm lớp vải, cắt bảy sợi dây vải và sắp xếp sẵn với khoảng cách đều nhau. Nếu trẻ em thì chỉ cần một mãnh vải là đủ hoặc có thể ba mãnh vải cũng được.
Trải vải liệm ra thành ba lớp chất chồng lên nhau. Nếu là nam thì đặt thi hài lên ba lớp vải đó, còn nữ thì dùng một mảnh vải (trong số năm mảnh vải đã cắt) cắt một cái lổ to bằng cái đầu ngay giữa mảnh vải rồi chồng lên cổ thi hài, phần trước thì che ngực và phần sau thì che lưng; dùng mảnh vải thứ hai (trong số năm mảnh vải đã cắt) lòn dưới háng một phần che bụng và phần còn lại che mông.
Kế tiếp cắt bông gòn ra từng miếng và xịt hoặc thấm dầu thơm lên và đặt lên những bộ phận sau đây: giữa xương sống từ cổ xuống lưng; quấn quanh hàm; trán, hai mắt và lổ mũi; hai bàn tay; hai đầu gối; phần dưới hai đầu gối; những ngón chân và hai nách.
+ Chú ý: Dùng dây vải cột hai ngón cái chân lại; và xịt dầu thơm vào mỗi lớp vải liệm và ở đầu thi hài.
Khi đặt thi hài lên vải liệm là phần vải dư ở đầu phải nhiều hơn phần dư ở chân.
Sau khi đã đặt các mãnh bông gòn thấm dầu thơm vào các vị trí yêu cầu, tiếp tục lấy mép vải bên trái trùm lên trước, rồi lấy mép vải bên phải trùm chồng lên mép vải kia. Đến đây rút khăn tắm ra. Tiếp theo trùm lớp vải thứ hai và thứ ba, giống như trùm mãnh vải thứ nhất.
Sau khi trùm ba mảnh vải lên thi hài thì gom hết phần dư ở phía trên đầu và phía dưới chân, đồng thời xoe tròn lại thành cuộn, rồi cuốn ngược lại áp sát lên mặt và lên bàn chân.
Tiếp theo dùng bảy sợi dây vải đã cắt và sắp sẵn với khoảng cách đều nhau cột chặt thi hài lại, nhưng không cột mối chết để xuống huyệt còn gở các mối cột đó ra.
Bằng chứng: Mẹ của tín đồ có đức tin, bà A’-ishah kể: “Rasul ﷺ được liệm bằng ba lớp vải trắng tinh, không mặc kèm áo, cũng không khăn quấn đầu.”( ) và Nabi ﷺ đã bảo:
{الْبَسُوا مِنْ ثِيَابِكُمُ الْبَيَاضَ فَإِنَّهَا مِنْ خَيْرِ ثِيَابِكُمْ وَكَفِّنُوا فِيهَا مَوْتَاكُمْ}
“Mọi người hãy mặc quần áo màu trắng đi, đó là loại quần áo tốt nhất cho các ngươi mặc và để liệm cho thi hài.”( )
Chủ đề thứ tư: Về Salah cho người chết, giáo lý liên quan và bằng chứng.
Salah cho người chết là Fardhul Kifaayah tức có một số người đứng ra hành lễ Salah này thì tập thể được miễn tội. Và bằng chứng, Rasul ﷺ nói:
{صَلُّوا عَلَى صَاحِبِكُمْ}
“Các ngươi hãy hành lễ Salah cho người anh em này.”( ) và Rasul ﷺ bảo trong ngày đức vua Al-Najaashi qua đời:
{إِنَّ أَخاً لَكُمْ قَدْ مَاتَ، فَقُومُوا فَصَلُّوا عَلَيْهِ}
“Quả thật, người anh em của các ngươi đã qua đời, các ngươi hãy đứng dậy mà hành lễ Salah cho y.”( )
Chủ đề thứ năm: Về các điều kiện, các Rukun (nền tảng) và các Sunnah của Salah cho người chết.
1- Về các điều kiện: Gồm:
- Định tâm.
- Đã trưởng thành.
- Hướng về Qiblah.
- Che phần kín.
- Tránh xa mọi chất ô uế bởi đây cũng là Salah.
- Thi hài được đặt ở trước mặt nếu ở tại địa phương.
- Người hành lễ và người chết đều là Muslim.
- Phải có nước Wudu hoặc Tayammum nếu có nguyên nhân.
2- Về các Rukun (nền tảng): Gồm:
- Đứng đối với người có khả năng bởi đây là nền tảng trong mọi lễ Salah bắt buộc.
- Bốn Takbeer (tức nói Allahu Akbar) “Bởi Nabi ﷺ đã hành lễ Salah cho vua Al-Najaashi gồm bốn Takbeer.”
- Đọc bài Faatihah bởi Hadith mang ý nghĩa chung: {لاَ صَلاَةَ لِمَنْ لَمْ يَقْرَأْ بِفَاتِحَةِ الْكِتَابِ} “Lễ Salah sẽ vô hiệu nếu như không được xướng đọc chương Faatihah.”( )
- Solawaat cho Nabi ﷺ; cầu xin cho Người chết, bởi Rasul ﷺ nói:
{إِذَا صَلَّيْتُمْ عَلَى الْمَيِّتِ فَأَخْلِصُوا لَهُ الدُّعَاءَ}
“Khi các ngươi hành lễ Salah cho người chết thì hãy chuyên tâm mà cầu xin cho y.”( )
- Chào Salam, bởi Hadith mang ý nghĩa chung,
{وَتَحْلِيلُهَا التَّسْلِيمُ}
“Và được giải thoát bởi Tasleem.”( )
- Thực hiện tất cả Rukun theo thứ tự trước sau, tuyệt đối không được đảo lộn vị trí các Rukun này.
3- Về các Sunnah: Gồm:
- Xòe đôi bàn tay và giơ lên ngang vai hoặc ngang trái tai ở mỗi lần Takbeer.
- Đọc Ta-a’wwaz( ) và Basmalah( ) trước khi đọc Faatihah.
- Cầu xin cho bản thân và cho tín đồ Muslim.
- Đọc thầm Qur’an và các lời Du-a’.
Chủ đề thứ sáu: Về thời gian Salah cho người chết, giá trị của người hành lễ và hình thức Salah.
1- Về thời gian: Nếu là người ở địa phương thì sau khi tắm, liệm và hoàn tất việc chuẩn bị; còn nếu người ở xa thì sau khi nhận được tin người đó qua đời.
2- Về giá trị người hành lễ: Rasul ﷺ nói:
{مَنْ شَهِدَ الْجَنَازَةَ حَتَّى يُصَلِّيَ عَلَيْهَا فَلَهُ قِيرَاطٌ، وَمَنْ شَهِدَهَا حَتَّى تُدْفَنَ كَانَ لَهُ قِيرَاطَانِ}
“Ai tham dự hành lễ Salah cho người chết thì y được ân phước của một Qiraat và ai tham gia chờ đợi chôn cất xong thi hài thì được ân phước của một Qiraat nữa.” Mọi người hỏi: Qiraat là gì, thưa Rasul của Allah ? Người đáp: {مِثْلُ الْجَبَلَيْنِ الْعَظِيمَيْنِ} “Là hai ngọn núi vĩ đại.”( )
3- Về hình thức: Nếu thi hài nam thì Imam đứng ngang phần đầu còn thi hài nữ thì đứng ngang giữa người, bởi đó là hành động của Nabi ﷺ giống như ông Anas kể.( ) Salah này gồm cả thảy bốn Takbeer.
- Sau khi đứng đúng vị trí thì bắt đầu Takbeer Ehraam, rồi đọc Ta-a’wwaz, đọc Basmalah, và đọc chương Faatihah, tất cả đều đọc thầm dù là hành lễ ban đêm.
- Tiếp tục Takbeer thứ hai thì Solawaat cho Nabi ﷺ:
{اللَّهُـمَّ صَـلِّ عَلَـى مُحَمَّـدٍ وَعَلَـى آلِ مُحَمَّـدٍ، كَمَـا صَـلَّيْتَ عَلَـى إِبْرَاهِيـمَ وَعَلَـى آلِ إِبْرَاهِيـمَ، إِنَّكَ حَمِيـدٌ مَجِيـدٌ. اللَّهُـمَّ بَارِكْ عَلَـى مُحَمَّـدٍ وَعَلَـى آلِ مُحَمَّـدٍ، كَمَـا بَارَكْتَ عَلَـى إِبْرَاهِيـمَ وَعَلَـى آلِ إِبْرَاهِيـمَ، إِنَّكَ حَـمِيدٌ مَجِيـدٌ}
((Ol lo hum ma sol li a' la Mu ham mad wa a' la a li Mu ham mad, ka ma sol lay ta a' la ib ro h.i.m wa a' la a li ib ro h.i.m, in na ka ha mi dum ma j.i.d
Ol lo hum ma ba rik a' la Mu ham mad wa a' la a li Mu ham mad, ka ma ba rak ta a' la ib ro h.i.m wa a' la a li ib ro h.i.m, in na ka ha mi dum ma j.i.d))( )
- Tiếp tục Takbeer thứ ba thì cầu xin cho Người chết
{اللَّهُـمَّ اغْفِـرْ لِحَيِّنَـا، وَمَيِّتِنَـا، وَشَـاهِدِنَا، وَغَـائِبِنَا، وَصَغِـيرِنَا، وَكَبِـيرِنَا، وَذَكَرِنَا، وَأُنْثَانَـا. اللَّهُـمَّ مَـنْ أَحْيَيْتَهُ مِنَّا فَأَحْـيِهِ عَلَـى الإِسْـلاَمِ، وَمَـنْ تَوَفَّيْتَهُ مِنَّـا فَتَوَفَّهُ عَلَـى الإِيْمَـانِ}
((Ol lo hum magh fir li hay yi naa, wa may yi ti naa, wa shaa hi di naa, wa gho i bi naa, wa so ghi ri naa, wa ka bi ri naa, wa un tha naa. Ol lo hum ma manh ah yay ta hu min naa fa ah yi hi a’ lal is lam, wa manh ta waf fay ta hu min naa fa ta waf fa hu a’ lal i man))( )
Và có thể cầu xin thêm:
{اللَّهُـمَّ اغْفِرْ لَـهُ وَارْحَـمْهُ، وَعَافِهِ، وَاعْفُ عَنْهُ، وَأَكْرِمْ نُزُلَهُ، وَوَسِّـعْ مُدْخَـلَهُ، وَاغْسِـلْهُ بِالْمَاءِ وَالثَّلْجِ وَالْبَرَدِ، وَنَقِّهِ مِـنَ الْخَطَايَا كَمَـا نَقَّيْتَ الثَّوْبَ الأَبْيَضَ مِـنَ الدَّنَسِ، وَأَبْدِلْهُ دَارًا خَيْرًا مِـنْ دَارِهِ، وَأَهْلاً خَيْرًا مِـنْ أَهْلِهِ، وَزَوْجًا خَيْرًا مِـنْ زَوْجِهِ، وَأَدْخِـلْهُ الْجَـنَّةَ، وَأَعِذْهُ مِـنْ عَذَابِ الْقَبْـرِ، وَعَذَابِ النَّارِ}
((Ol lo hum magh fir la hu, war ham hu, wa a’ fi hi, wa’ fu a’n hu, wa ak rim nu zu la hu, wa was se’ mud kho la hu, wagh sil hu bil ma i, wath thal ji, wal ba rad, wa naq qi hi mi nal kho to ya ka ma naq qoi tath thaw bal ab ya dho ni nad da nas, wa ab dil hu da ron khoi ron min da ri hi, wa ah lan khoi ron min ah li hi, wa zaw jan khoi ron min zaw ji hi, wa ad khil hul jan nah, wa a i’z hu min a’ za bil qob ri, wa a’ za bil naar, waf sah la hu fi qab ri hi, wa naw war la hu fi hi))( )
Nếu thi hài là trẻ em thì cầu xin:
{اللَّهُمَّ اجْعَلْهُ سَلَفاً لِوَالِدَيْهِ وَفَرَطاً وَأَجْراً}
((Ol lo hum maj a’l hu sa la fan li wa li day hi, wa fa ro ton wa aj ro))( )
- Tiếp tục Takbeer thứ tư thì chờ một tí hoặc có thể cầu xin câu: {اللَّهُـمَّ لاَ تَحْـرِمْنَا أَجْـرَهُ، وَلاَ تَفْتِنَّا بَعْـدَهُ} ((Ol lo hum ma laa tah rim naa aj ra hu, wa la taf tin naa ba’ da hu))( )
- Rồi chào Salam một lần duy nhất bên phải hoặc có thể Salam luôn bên trái.
+ Trường hợp ai vào Salah trể hơn Imam thì sau khi Imam chào Salam thì hành lễ tiếp số Takbeer còn lại.
+ Trường hợp ai không kịp hành lễ Salah cùng với tập thể thì được phép hành lễ tại mộ, bởi Nabi ﷺ đã hành lễ Salah tại mộ cho nữ tạp vụ Masjid.
+ Được phép hành lễ Salah vắng mặt (tức thi hài ở một nơi và người hành lễ Salah ở một nơi khác) khi nhận được tin người đó qua đời, thậm chí có trể cả tháng hoặc nhiều hơn.
+ Trường hợp sẩy thai khi bào thai đã tròn bốn tháng trở lênh thì hành lễ Salah, còn dưới bốn tháng thì không hành lễ Salah.
Chủ đề thứ bảy: Về khiên thi hài và cách thức bước đi.
Theo Sunnah là thi hài được khiên trên vai nhằm một đích những người khác nhìn thấy mà tự nhắc bản thân mình rằng mình sẽ có ngày giống như vậy, có thế sẽ quan tâm nhiều hơn nữa bổn phận hành đạo.
Khuyến khích nên đi theo người chết đến nơi an nghĩ cuối cùng, bởi Rasul ﷺ động viên bằng câu:
{مَنْ شَهِدَ الْجَنَازَةَ حَتَّى يُصَلِّيَ عَلَيْهَا فَلَهُ قِيرَاطٌ، وَمَنْ شَهِدَهَا حَتَّى تُدْفَنَ كَانَ لَهُ قِيرَاطَانِ}
“Ai tham dự hành lễ Salah cho người chết thì y được ân phước của một Qiraat và ai tham gia chờ đợi chôn cất xong thi hài thì được ân phước của một Qiraat nữa.” Mọi người hỏi: Qiraat là gì, thưa Rasul của Allah ? Người đáp: {مِثْلُ الْجَبَلَيْنِ الْعَظِيمَيْنِ} “Là hai ngọn núi vĩ đại.”( )
Khuyến khích một khi tín đồ Muslim nhận được tin một anh em Muslim qua đời thì đến tham gia mai táng, bởi Rasul ﷺ nói:
{حَقُّ الْمُسْلِمِ عَلَى الْمُسْلِمِ خَمْسٌ: رَدُّ السَّلاَمِ، وَعِيَادَةُ الْمَرِيضِ، وَاتِّبَاعُ الْجَنَائِزِ، وَإِجَابَةُ الدَّعْوَةِ، وَتَشْمِيتُ الْعَاطِسِ}
“Có năm bổn phận bắt buộc người Muslim thực hiện cho người anh em Muslim khác: Đáp lời chào Salam, thăm viếng khi bệnh, đi theo thi hài (đến mồ), đáp lại lời mời và cầu xin khi nhảy mủi.”( )
Được phép dùng phương tiện như xe cộ để chuyển thi hài đến mộ nếu nghĩa địa ở xa và mọi người hãy giúp nhau khiên thi hài.
Luật Islam cho phép mỗi tập thể lập một khu nghĩa địa dành cho người quá cố, bởi Nabi ﷺ đã tập trung chôn mọi người tại nghĩa địa Al-Baqe’ và giới U’lama đều chôn người chết tại các khu nghĩa địa.
Khuyến khích lo mai táng người chết càng nhanh càng tốt, bởi Rasul ﷺ bảo:
{إِذَا مَاتَ أَحَدُكُمْ فَلَا تَحْبِسُوهُ وَأَسْرَعُوا بِهِ إِلَى قَبْرِهِ}
“Khi ai đó trong các ngươi qua đời thì chớ có lưu xác lại mà hãy tranh thủ khiên y đi chôn.”( ) Ngày nay có một số tín đồ Muslim cố tình lưu xác lại vài ngày, hoặc không có nhu cầu cũng chuyển thi hài đi nơi khác để chôn hoặc lựa ngày nào đó mới chôn... tất cả hành động này đều làm trái ngược Sunnah.
Đồng thời khuyến khích đi nhanh trong lúc khiên thi hài đến mộ, bởi Rasul ﷺ nói:
{أَسْرِعُوا بِالْجِنَازَةِ فَإِنَّهَا إنْ تَكُ صَالِحَةً فَخَيْرٌ تُقَدِّمُونَهَا إلَيْهِ. وَإِنْ تَكُ سِوَى ذَلِكَ فَشَرٌّ تَضَعُونَهُ عَنْ رِقَابِكُمْ}
“Các ngươi hãy nhanh chân đưa thi hài chôn, nếu là thi hài đức hạnh thì sự tốt đẹp đang chờ đón y, còn nếu là thi hài tội lỗi thì vai của các ngươi sớm được giải thoát xấu xa từ thi hài đó.”( ) tuy nhiên sự nhanh cũng vừa phải chứ không phải chạy, như một số U’lama đã giải thích.
Những ai tham gia khiên thi hài phải luôn giữ trật tự, không nói lớn tiếng, không đọc bất cứ lời cầu xin nào cũng như không đọc Qur’an, bởi Rasul ﷺ đã không làm, ai dám làm là đã đi ngược lại với Sunnah.
Riêng đối với phụ nữ tuyệt đối không được đi theo thi hài đến nghĩa địa, bởi Hadith Um A’tiyah kể: “Phụ nữ chúng ta bị cấm đi theo thi hài đến mộ.”( ) và bởi bổn phận chôn cất người chết là của nam giới.
Và những ai tham gia chôn cất người chết không nên ngồi xuống cho đến khi thi hài được đặt xuống mặt đất, bởi Rasul ﷺ đã cấm mọi người ngồi cho đến khi thi hài được đặt xuống mặt đất.( )
Chủ đề thứ tám: Về chôn người chết, hình thức ngôi mộ và các Sunnah liên quan.
Khuyến khích đào mộ sâu (khoảng ngang đầu người trung bình), rộng vừa phải và móc Lahad (là móc một bên hướng Qiblah ở đáy huyệt một khoảng rộng vừa cho thi hài vào), còn nếu không thể móc được Lahad thì móc ở giữa lỗ huyệt. Tuy nhiên móc Lahad tốt hơn bởi Nabi ﷺ nói: {اللَّحْدُ لَنَا وَالشَّقُّ لِغَيْرِنَا} “Lahad là của chúng ta còn móc giữa huyệt là của nhóm khác ngoài chúng ta.”( )
Sau khi đưa thi hài xuống huyệt thì đặt thi hài nằm nghiên bên phải mặt hướng về Qiblah bên trong Lahad, rồi gở các nuột dây cột thi hài ra nhưng không mở mặt và chân ra, rồi chặn Lahad đó bằng ván hoặc bằng bất cứ gì có thể cản không cho đất ép thi hài rồi từ từ cho lấp đất lại.
Được phép đắp mộ nhô cao hơn mặt đất và đặt đá ở đầu và chân để mọi người biết đó là mồ mà không dẫm phải, bởi ngôi mộ của Rasul ﷺ, mộ của Abu Bakr và mộ của U’mar được đắp với hình ảnh tương tự.
Khuyến khích sau khi lấp đất xong thì cầu xin cho người chết, bởi trước kia sau khi chôn người chết xong là Rasul ﷺ đứng tại mộ mà nói:
{اسْتَغْفِرُوا لأَخِيكُمْ وَاسْأَلُوا لَهُ التَّثْبِيتَ فَإِنَّهُ الآنَ يُسْأَلُ}
“Các ngươi hãy cầu xin sự tha thứ cho người anh em vừa chôn, hãy cầu xin cho y sự bình tĩnh bởi ngay giờ đây y đang bị hỏi.”( )
Việc đọc Faatihah và Qur’an tại mộ quả là một việc làm Bid-a’h đáng bài trừ, bởi Nabi ﷺ đã không từng làm và cả tập thể Sahabah cũng không làm, Rasul ﷺ nói: {مَنْ عَمِلَ عَمَلًا لَيْسَ عَلَيْهِ أَمْرُنَا فَهُوَ رَدٌّ} “Ai làm điều gì mà không có lệnh của Ta thì việc làm đó của y bị trả lại.”( )
Sau khi chôn cất xong cấm tuyệt đối làm các điều sau đối với mồ mã:
1- Cấm xây mộ, sơn mộ, viết tên tuổi trên bia cắm trên mộ và ngồi lên mộ, bởi Hadith do Jaabir kể: “Rasul ﷺ cấm sơn lên mộ, ngồi lên mộ và việc xây nấm mộ.”( ) Theo Al-Tirmizhi thì ghi thêm: “Và cấm viết tên tuổi lên mộ.” Bởi đây là các phương án giúp cho đại tội Shirk phát triển mà tín đồ Muslim không hay biết, đặt biệt là những tín đồ không hiểu biết về giáo lý Islam và những người có lòng mê tín dị đoan.
2- Cấm thắp sáng mồ mã dù bằng loại ánh sáng nào, bởi đó là hành động của người ngoại đạo và phí tiền bạc.
3- Cấm xây Masjid lên mộ, hành lễ Salah tại mộ hoặc hướng về mộ, bởi Nabi ﷺ nói:
{لَعَنَ اللَّهُ الْيَهُودَ وَالنَّصَارَى، اتَّخَذُوا قُبُورَ أَنْبِيَائِهِمْ مَسْجِدًا}
“Allah nguyền rủa người Do Thái và Thiên Chúa do chúng đã lấy mồ mã của các Nabi mà xây Masjid.”( )
4- Cấm xúc phạm đến mồ mã như đi, bước, dẫm, đạp, ngồi . . . bởi Hadith Abu Hurairah dẫn lời Rasul ﷺ:
{لَأَنْ يَجْلِسَ أَحَدُكُمْ عَلَى جَمْرَةٍ فَتُحْرِقَ ثِيَابَهُ فَتَخْلُصَ إِلَى جِلْدِهِ خَيْرٌ لَهُ مِنْ أَنْ يَجْلِسَ عَلَى قَبْرٍ}
“Thà là các ngươi ngồi lên than hồng làm cháy hết quần áo và cháy cả da thịt các ngươi còn tốt hơn việc các ngươi ngồi lên mồ mã.”( ) và Rasul ﷺ cấm đạp lên mồ mã.( )
Chủ đề thứ chín: Về chia buồn, giáo lý liên quan và hình thức chia buồn.
Chia buồn là động viên thân nhân người quá cố, giúp họ củng cố tinh thần và nhắc nhở họ về các Hadith nói về ân phước của người kiên nhẫn khi bị nạn, bị mất người thân.
Giáo lý Islam cho phép tín đồ Muslim chia buồn thân nhân người chết để làm giảm đi phần nào sự thiệt hại tinh thần và để họ kiên định hơn về niềm tin, bởi được truyền lại chính xác là Rasul ﷺ đã chia buồn bằng các lời lẽ giúp thân nhân phấn trấn hơn, nhưng tuyệt đối không được làm quá mức. Được truyền lại từ Usaamah bin Zaid kể: Trong lúc chúng tôi đang ngồi cùng Nabi ﷺ thì con gái của Nabi ﷺ sai người đến báo tin cái chết của cháu ngoại Người, Nabi ﷺ bảo:
{إِنَّ لِلَّهِ مَا أَخَذَ وَلَهُ مَا أَعْطَى وَكُلٌّ عِنْدَهُ بِأَجَلٍ مُسَمًّى، فَمُرْهَا فَلْتَصْبِرْ وَلْتَحْتَسِبْ}
“Trở về nói với nó: Tất cả mọi thứ có được và mất đi đều là của Allah. Hãy bảo nó: Hãy kiên nhẫn và kỳ vọng vào phần thưởng nơi Allah.”( ) đây quả là lời chia buồn tốt đẹp nhất.
Lúc đến chia buồn tín đồ Muslim cần phải tránh xa các sai trái đang phổ biến rộng trong cộng đồng Islam vốn không có nguồn gốc trong giáo lý:
1- Tổ chức chia buồn tập trung tại một nhà tang lễ được trang bị bàn ghế, đèn và đọc điếu văn.
2- Gia đình bộn rộn với cơm nước, bánh trái để tiếp đón người đến chia buồn, bởi Hadith Jareer Al-Bajali kể: “Trong thời chúng tôi xem việc tập trung đến nhà người chết và đãi ăn sau khi đã mai táng thuộc loại than van, kể lể.”( )
3- Lặp đi lặp lại việc chia buồn, có một số người đến nhà người chết nhiều hơn một lần trong khi việc chia buồn vốn chỉ một lần duy nhất. Nếu việc viếng thăm lần hai, lần ba là để động viên thân nhân cố gắng kiên nhẫn và chấp nhận định mệnh mà Allah đã xếp đặt thì không thành vấn đề, còn nếu đến ngoài mục đích này thì không nên đến, bởi không được truyền lại từ Nabi ﷺ và cũng không một vị Sahabah nào làm thế.
Theo Sunnah dòng họ và hành xóm của gia đình người chết nấu cơm tiếp đãi gia đình, bởi Rasul ﷺ đã bảo: {اصْنَعُوا لِآلِ جَعْفَرٍ طَعَامًا فَإِنَّهُ قَدْ أَتَاهُمْ أَمْرٌ شَغَلَهُمْ} “Các ngươi hãy nấu thức ăn cho gia đình Ja’far, bởi gia đình họ đã gặp phải chuyện tang lễ.”( )
Tất nhiên là con người sẽ khóc và buồn bã về người quá cố, đây là lẽ tự nhiên, bởi Nabi ﷺ cũng đã từng khóc khi con trai Ibrahim của người qua đời, Người nói:
{إِنَّ الْعَيْنَ تَدْمَعُ، وَالْقَلْبَ يَحْزَنُ، وَلاَ نَقُولُ إِلاَّ مَا يَرْضَى رَبُّنَا، وَإِنَّا بِفِرَاقِكَ يَا إِبْرَاهِيمُ لَمَحْزُونُونَ}
“Tất nhiên con mắt sẽ khóc và con tim sẽ buồn, Ta sẽ không nói điều gì ngoài các lời làm hài lòng Thượng Đế và chắc rằng việc con ra đi làm cha rất buồn hỡi Ibrahim.”( )
Tuy nhiên, không được khóc gào thét, than van, kể lể, đấm ngực, xé quần áo, bứt tóc, đập đồ đạc . . . bởi Nabi ﷺ đã không chấp nhận hành động đó:
{لَيْسَ مِنَّا مَنْ لَطَمَ الْخُدُودَ، وَشَقَّ الْجُيُوبَ، وَدَعَا بِدَعْوَى الْجَاهِلِيَّةِ}
“Sẽ không phải là tín đồ của Ta đối với ai tự tát vào mặt mình, xé quần áo và gào thét bằng các lời ngu muội.”( ) và Nabi ﷺ nói:
{النَّائِحَةُ إِذَا لَمْ تَتُبْ قَبْلَ مَوْتِهَا تُقَامُ يَوْمَ الْقِيَامَةِ وَعَلَيْهَا سِرْبَالٌ مِنْ قَطِرَانٍ وَدِرْعٌ مِنْ جَرَبٍ}
“Đối với người khóc lóc kể lể nếu không sám hối trước khi chết thì vào ngày tận thế sẽ bị bôi lên người lớp dầu hắc và bị ghẻ lở khắp người.”( )